Khóa luận Tìm hiểu một số sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

pdf 70 trang thiennha21 15/04/2022 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu một số sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_mot_so_san_pham_thong_tin_phuc_vu_tam_non.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu một số sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia

  1. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn 3 6. Bố cục của khóa luận 3 Chƣơng 1: Khái quát về tam nông và nguồn thông tin phục vụ phát triển tam nông tại Việt Nam 4 1.1 Khái quát về tình hình Tam nông ở Việt Nam 4 1.1.1 Khái niệm "Tam nông" 4 1.1.2 Hiện trạng tam nông tại Việt Nam 4 1.1.3 Chính sách phát triển tam nông cho giai đoạn 2010 -2020 8 1.1.3.1 Quan điểm 8 1.1.3.2. Mục tiêu phát triển 9 1.1.3.3 Giải pháp phát triển tam nông 10 1.2. Nhu cầu thông tin phục vụ phát triển tam nông 17 1.3. Sơ lược về nguồn tin phục vụ phát triển tam nông ở Việt 18 1.3.1 Nguồn thông tin nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 19 1.3.1.1 Kho tư liệu 19 1.3.1.2 Cơ sở dữ liệu trực tuyến 19 1.3.1.3 Cơ sở dữ liệu trên CD-ROM (tại Thư viện) 20 1
  2. 1.3.2. Nguồn tin của một số viện nghiên cứu và trường đại học phục vụ tam nông 22 1.3.3 Hệ thống điểm bưu điện văn hoá xã 23 1.3.4 Hệ thống thư viện công cộng 1.3.5. Nguồn tin trên mạng Internet phục vụ tam nông 24 Chƣơng 2: Một số sản phẩm thông tin phục vụ phát triển tan nông của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 27 2.1. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 27 2.1.1 Quá trình thành lập 27 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 30 2.1.2.1. Chức năng 31 2.1.2.2. Nhiệm vụ 31 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 33 2.1.4. Đặc điểm nguồn lực thông tin 39 2.1.5. Định hướng hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 43 2.2. Một số sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 47 2.2.1. Thư viện điện tử công nghệ nông thôn 48 2.2.1.1 Về nội dung 48 2.2.1.2 Về hệ thống phân loại 49 2.2.1.3. Về tra cứu, tìm tin 53 2.2.1.4 Yêu cầu về hệ thống 54 2.2.2 Sưu tập điện tử xây dựng bằng phần mềm Greenstone 55 2.2.3. Hệ chuyên gia nông nghiệp 56 2.2.4. Website “Khoa học và Công nghệ địa phương 58 Chƣơng 3: Một số nhận xét và đề xuất giải pháp tăng cƣờng chất lƣợng sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 60 2
  3. 3.1 Nhận xét về sản phẩm thông tin phục vụ phát triển tam nông của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 60 3.1.1 Ý nghĩa 60 3.1.2 Những ưu, nhược điểm 61 3.1.2.1 Thư viện điện tử 61 3.1.2.2 Sưu tập điện tử kỹ thuật nông nghiệp bằng phần mềm Greenstone 61 3.1.2.3 Hệ chuyên gia nông nghiệp và Website “Khoa học và Công nghệ địa phương 62 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 63 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước có tới 70% dân số là nông dân, do đó vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn là một vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Đảng và nhà nước ta đang rất quan tâm đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Trung ương Đảng đã ban hành nghị quyết riêng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì thế trong nghị quyết Đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng”,“Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”. Với quan điểm này, Đảng đã đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở một tầm 3
  4. quan trọng đặc biệt, coi đó là cơ sở là lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy một trong những biện pháp để tăng cường phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân là hỗ trợ người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa tiếp cận được thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN). Tuy nhiên có một thực tế là người dân những vùng nay rất khó để tiếp cận các loại thông tin, đặc biệt là các thông tin KH&CN. Để góp phần cung cấp thông tin cho nhân dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (Trước đây là Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia) đã xác định một trong những định hướng hoạt động của mình là tăng cường công tác thông tin cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa, và Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã phát triển một số sản phẩm thông tin chuyên phục vụ nông dân, nông thôn và đã mang lại những hiệu quả nhất định. Với mong muốn tìm hiểu về thông tin phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Cục Thông tin, đưa ra những nhận xét và giải pháp nhằm hoàn thiện nâng cao chất lượng phục vụ thông tin, tôi đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu một số sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” làm khóa luận của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu hệ thống sản phẩm chuyên phục vụ cho việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, Tôi muốn tìm hiểu cách xây dựng và sử dụng sản phẩm này. Đồng thời phân tích, đánh giá nhận xét những mặt đã đạt được và chưa đạt được của hệ thống sản phẩm đã đến được với người dân, nông thôn giống như mục đích khi tiến hành xây dựng hệ thống sản phẩm này hay chưa. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra 4
  5. những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đáp ứng thông tin cho người dùng tin tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết tốt những nhiệm vụ đã đề ra. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: 3.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là cách xây dựng và sử dụng một số sản phẩm thông tin phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài: một số loại hình sản phẩm thông tin phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và quán triệt những quan điểm của Đảng, Nhà nước vào hoạt động Thông tin KH&CN. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: - Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu - Phương pháp phỏng vấn, mạn đàm với các chuyên gia 5. Đóng góp về mặt thực tiễn và lí luận của khóa luận Ý nghĩa về mặt lý luận: Nêu lên cách xây và sử dụng một số hệ thống sản phẩm thông tin KH&CN phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn và nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho người dùng tin. Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Khóa luận đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả khả năng đảm bảo thông tin cho việc ứng dụng vào đời sống, sản xuất nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ta. Tăng cường hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống sản phẩm dịch vụ thông tin KH&CN đã được Cục Thông tin tạo lập. 5
  6. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Khóa luận được chia làm 3 phần chính. Đó là: Chương 1. Khái quát về tam nông và nguồn tin phục vụ phát triển tam nông Chương 2. Một số sản phẩm thông tin phục vụ phát triển tam nông của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia Chương 3. Nhận xét và đề xuất giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin phục vụ tam nông ở Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TAM NÔNG VÀ NGUỒN TIN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN TAM NÔNG TẠI VIỆT NAM 1.1 Khái quát về tình hình Tam nông ở Việt Nam 1.1.1 Khái niệm "Tam nông" Với khoảng 70% dân số là nông dân, Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Tự bao đời nay, văn hóa lúa nước là cụm từ gốc nói về cội nguồn phát triển của nền kinh tế nước ta. Văn hóa lúa nước gắn với làng xã đã kiện tạo nên thuần phong mỹ tục của người Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Nông thôn được coi là không gian văn hóa. Nông thôn là nơi sinh sống, hoạt động của nông dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất chính ở nông thôn nó gắn với cây lúa nước, nuôi sống con người bao đời nay và theo đó chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp song hành phát triển. 6
  7. Nông dân là chủ thể của ruộng đồng, nương rẫy, hồ ao, rừng núi trong hợn bốn ngàn năm lịch sử đã làm giàu thêm cho văn hóa làng xã và đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước trong suốt chặng đường dài dựng nước và giữ nước và đã viết nên trang sử Việt Nam cùng với văn minh lúa nước. "Tam nông" là thuật ngữ được tạo ra từ 3 chữ "nông" đầu tiên của các từ nông dân, nông nghiệp và nông thôn. 1.1.2 Hiện trạng tam nông tại Việt Nam Trong 10 năm qua, sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển, đạt nhiều thành công lớn. ● Sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp tăng trƣởng nhanh Từ năm 2000 đến nay, tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp bình quân đạt gần 5,5%/năm. Trong giai đoạn gần đây, mặc dù trung bình mỗi năm giảm đi khoảng 70.000 ha đất nông nghiệp, trên 100 nghìn lao động, tỷ trọng trong đầu tư xã hội giảm, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng nông, lâm, thủy sản vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 3,8%/năm. ● Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực Cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản chuyển dịch tích cực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường. Tỷ trọng nông nghiệp (bao gồm cả nông, lâm, diêm nghiệp và thuỷ sản) trong tổng GDP cả nước giảm từ 24,5% năm 2000 xuống còn 20,3% năm 2007 và tăng trở lại 22,1% năm 2008. Trong nội bộ ngành đang có xu hướng tăng nhanh tỷ trọng thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt trong giá trị sản lượng. Trong giai đoạn 2000 - 2008, tỷ trọng thuỷ sản tăng từ 16% lên 23% trong khi trồng trọt giảm từ 65% xuống còn 57%. ● Đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia 7
  8. Sản xuất nông nghiệp phát triển từng bước đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước. Mức tiêu dùng lương thực giảm xuống (tiêu dùng gạo giảm từ 12 kg/người/tháng năm 2002 xuống 11,4 kg/người/tháng năm 2006; tương tự, tiêu dùng các loại lương thực khác cũng giảm từ 1,4 kg/người/tháng năm 2002 xuống 1,0 kg/người/tháng năm 2006). Ngược lại, tiêu dùng thực phẩm tăng lên (tiêu dùng thịt các loại tăng từ 1,3 kg/người/tháng năm 2002 lên 1,5 kg/người/tháng năm 2006, tiêu dùng tôm, cá tăng mạnh từ 1,1 kg/người/tháng năm 2002 lên 1,5 kg/người/tháng năm 2006 ). Mười năm qua, vượt qua biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh, sản xuất lương thực thực phẩm tiếp tục phát triển, nhờ đó bình quân lương thực đầu người tăng từ 445 kg năm 2000 lên 501 kg năm 2008, Việt Nam đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu trung bình hơn 4 triệu tấn gạo/năm. ● Xuất khẩu tăng nhanh, một số mặt hàng có vị thế trên thị trƣờng quốc tế Xuất khẩu các loại nông, lâm sản tiếp tục được mở rộng, một số ngành có thị phần lớn trong khu vực và thế giới như: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, sản phẩm đồ gỗ, thuỷ sản Giá trị kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2007 đạt 51,9 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt khoảng 6,5 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 14,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 11,2 tỷ USD, gấp 2,7 lần năm 2000. ● Đời sống vật chất và tinh thần của cƣ dân nông thôn cải thiện rõ rệt Về cơ bản, Việt Nam đã xóa được đói. Công tác giảm nghèo được tập trung đẩy mạnh, hướng vào các đối tượng khó khăn vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo cũ giảm nhanh từ 19% năm 2000 (3,1 triệu hộ) xuống còn 7% năm 2005 (1,2 triệu hộ), trung bình mỗi năm 8
  9. giảm 2 - 2,5%. Tuy vậy, nếu so với chuẩn mới, số hộ nghèo vẫn còn cao, khoảng 12% năm 2008 trong đó khu vực nông thôn là 16,2%. Thu nhập bình quân đầu người hộ nông dân tăng từ 2,7 triệu đồng/người năm 1999 lên khoảng 7,8 triệu đồng/người năm 2007 tính theo giá hiện hành. Từ năm 2001 đến 2006, tích lũy để dành của hộ nông thôn tăng lên gấp 2,1 lần, bình quân từ 3,2 triệu đồng/hộ lên 6,7 triệu đồng/hộ. Năm 2002, tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố ở khu vực nông thôn tương ứng là 12,6% và 59,2% thì năm 2006 đã tăng lên 17,2% và 61,0%. Tỷ lệ nhà tạm từ 28,2% năm 2002 xuống còn 19,3% năm 2006. Năm 2007, 12,2% xã có hệ thống thoát nước thải chung, 28,4% xã có tổ chức thu gom rác thải, 54% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh. Đến năm 2006, 38% cư dân nông thôn được khám chữa bệnh, gần 52% cư dân nông thôn có bảo hiểm y tế. Chương trình bảo hiểm xã hội cho nông dân đã được triển khai tại một số điểm. Tỷ lệ cư dân trên 10 tuổi biết chữ ở nông thôn đã lên đến 92% năm 2006. Các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao được tăng cường, nâng cao mức hưởng thụ về văn hoá cho nhân dân. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" khơi dậy tinh thần đoàn kết ở cộng đồng dân cư. Tính đến cuối năm 2006, cả nước có 72,58% gia đình văn hoá và 46% số làng (bản, thôn, ấp ) văn hóa. Theo báo cáo của các địa phương, đã có trên 80% gia đình văn hóa và gần 70% làng văn hóa giữ vững được danh hiệu. ● Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn đƣợc tăng cƣờng làm thay đổi bộ mặt nông thôn Đầu tư thuỷ lợi đang hướng sang phục vụ đa mục tiêu. Đến 2008, diện tích lúa được tưới chủ động là 6,92 triệu ha (đạt 84,8%), rau màu và cây công nghiệp 1,5 triệu ha (đạt 41,3%); đảm bảo tiêu thoát nước cho 1,72 triệu ha đất nông nghiệp; ngăn mặn 0,87 triệu ha, cải tạo chua phèn 1,6 triệu ha; góp phần đáng kể 9
  10. vào việc tăng năng suất, sản lượng và chất lượng các loại cây trồng. Tăng khả năng cung cấp nước sinh hoạt nông thôn và đô thị, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cấp thoát nước phục vụ công nghiệp và phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, giao thông nông thôn có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ năm 1999 đến nay làm mới được 24.167 km đường; sửa chữa, nâng cấp 150.506 km đường. Năm 2007 có tới 96,7% xã có đường ôtô đến khu trung tâm, trong đó 42,6% xã có đường liên thôn được nhựa, bê tông hoá trên 50%. Năm 2007, 98% huyện, 96,8% xã và 93,3% hộ nông thôn có điện lưới quốc gia. Điện lưới quốc gia đã cấp điện cho 525/536 huyện, đạt 98%, 10.522 xã phường, đạt 97%; và 93% hộ. Hầu hết các xã (98,9%) có giá điện thấp hơn 700 đ/kwh. Cả nước có 47 tỉnh, thành phố có 100% số xã có điện; 6 tỉnh, thành phố có 100% số thôn, bản có điện lưới (thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Ninh Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang). Đến nay, hầu hết các huyện, cụm xã và nhiều xã xây dựng được chợ. Từ 2001 đến 2006 đã xây mới và nâng cấp 1.016 chợ, nâng tổng số chợ cả nước có 9.266 chợ/10.522 xã, phường; riêng địa bàn nông thôn có 6.940 chợ, chiếm 74,9% số chợ trong cả nước. Đến năm 2006 có 99,3% số xã có trường tiểu học, 90,8% số xã có trường trung học cơ sở, có 54,5% số thôn có lớp mẫu giáo, 16,1% số thôn có nhà trẻ. Đến nay cả nước có 45% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. 99,3% xã có trạm y tế. Khu vực nông thôn có 44% trạm y tế xây dựng kiên cố. Đến năm 2006 có 36,9% xã có cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân. 55,6% xã có cửa hàng dược phẩm. 10
  11. Tính đến năm 2006 lắp được hơn 2.848 tổng đài bưu điện tại vùng nông thôn, 91% số xã có báo đến trong ngày, 100% xã có điện thoại cố định, bình quân 6,67 máy/100 dân; 85,5% xã có điểm bưu điện văn hóa. 1.1.3 Chính sách phát triển tam nông cho giai đoạn 2010 -2020 1.1.3.1 Quan điểm • Phát triển nông nghiệp - nông thôn đóng vai trò chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái đất nước. • Các vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn phải giải quyết đồng bộ gắn với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. • Phát triển nông nghiệp, nông thôn phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai, rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế • Phát triển phải vững bền cả về tự nhiên và xã hội. Đảm bảo môi trường sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong sạch; thực phẩm vệ sinh; tài nguyên sinh học đa dạng; giảm thiểu rủi ro do bệnh tật, thiên tai và quá trình biến đổi khí hậu gây ra; thu hẹp khoảng cách về cơ hội phát triển giữa đô thị và nông thôn 1.1.3.2. Mục tiêu phát triển - Mục tiêu tổng quát: + Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. 11
  12. + Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. + Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. - Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 + Giai đoạn 2011-2015: phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, bảo vệ môi trường. + Giai đoạn 2016-2020: phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, vững bền; phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của cư dân nông thôn, bảo vệ môi trường. 1.1.3.3 Giải pháp phát triển tam nông Để phát triển tam nông, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều giải pháp, trong đó có: - Giải pháp về khoa học công nghệ - Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực - Giải pháp về cơ sở hạ tầng - Giải pháp tổ chức sản xuất và kinh doanh 12
  13. - Giải pháp về chính sách - Tăng cường hợp tác quốc tế. ● Giải pháp về khoa học công nghệ Thực hiện những biện pháp đột phá về chính sách và tổ chức để đổi mới cơ chế quản lý khoa học công nghệ theo hướng chuyển từ quản lý theo đề tài khoa học sang khoán đặt hàng sản phẩm khoa học công nghệ. Tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông nghiệp theo tỷ lệ tương đương với mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực. Tạo ra bước chuyển đột phá trong hoạt động nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ, nâng tỷ lệ đóng góp của khoa học công nghệ và quản lý cho tăng trưởng của ngành lên trên 50%. Quy hoạch các viện nghiên cứu và trường đại học nông nghiệp tại hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thành hai trung tâm nghiên cứu - đào tạo tập trung để có thể khai thác hiệu quả cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ. Xây dựng các cụm khoa học công nghệ gắn kết giữa trường đại học với các viện nghiên cứu vùng và hình thành các khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ, trung tâm đào tạo nghề cho từng vùng trọng điểm về sản xuất nông nghiệp ở từng vùng sinh thái. Đối với các tổ chức khoa học công nghệ công lập, chuyển từ đầu tư chủ yếu để “nuôi quân” sang xây dựng thị trường khoa học công nghệ hướng về nông dân như khách hàng chính. Xây dựng các chính sách đãi ngộ thỏa đáng để tạo động lực phát huy tốt năng lực cán bộ khoa học công nghệ (hình thành quyền sở hữu trí tuệ gắn với kết quả sáng tạo, đãi ngộ cán bộ theo sản phẩm và năng lực thực tế), khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ; thu hút thanh niên, trí thức trẻ về nông thôn, nhất là các ngành nông nghiệp, y tế, giáo dục, văn hoá. 13
  14. Gắn chặt nghiên cứu với đào tạo và khuyến nông, hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp (giảm thuế, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ đào tạo cho những đơn vị áp dụng khoa học công nghệ mới) để khuyến khích tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Kết hợp nghiên cứu với đào tạo, huy động lực lượng các trường đại học tham gia vào nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Tăng cường năng lực của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ khác ở nông thôn; gắn hiệu quả cung cấp dịch vụ với lợi ích vật chất và tinh thần của đội ngũ cán bộ, chọn lọc và đào tạo chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ theo tiêu chuẩn các nước tiên tiến trong vùng, chuyển những cán bộ không có năng lực hoạt động khoa học công nghệ sang công tác khác. Huy động cơ chế thị trường, đẩy nhanh xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ (giảm tiền thuê đất, cho vay ưu đãi đầu tư xây dựng cơ bản, cho tham gia đấu thầu các đề tài nghiên cứu và chương trình đào tạo từ ngân sách nhà nước, ). Nhập nội, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật sẵn có từ bên ngoài (miễn thuế nhập khẩu thiết bị, công nghệ, tạo điều kiện thu hút chuyên gia, liên doanh liên kết, thu hút đầu tư gắn với việc chuyển giao công nghệ cao). Tập trung nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật của những ngành mũi nhọn. Ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. công nghệ thông tin, vật liệu mới, định hướng vào các vấn đề bức xúc do sản xuất và đời sống đặt ra như nghiên cứu thị trường, phòng chống thiên tai, quản lý tài nguyên môi trường, phòng chống bệnh dịch, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, ● Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Chuyên môn hóa nông dân: đăng ký chính thức nông dân có đủ trình độ tay nghề chuyên môn thành hội viên Hội nông dân và được hưởng các quyền lợi nhà nước ưu tiên cho nông dân (sử dụng đất nông nghiệp, tích tụ đất nông 14
  15. nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp, vay vốn phát triển sản xuất ) Nông dân không đáp ứng yêu cầu được hỗ trợ chuyển sang lao động trong các lĩnh vực khác. Đào tạo nghề một cách hệ thống có cấp bằng cho lao động nông nghiệp. Ban hành chính sách khuyến khích nông dân học nghề (tay nghề càng cao thì càng ưu đãi vay vốn, ưu đãi tích tụ ruộng đất, hỗ trợ áp dụng khoa học công nghệ, ). Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân và những nông dân cần chuyển nghề, theo từng nhóm đối tượng như lao động làm thuê nông nghiệp, lao động công nghiệp, lao động dịch vụ, lao động xuất khẩu; các đối tượng này được tổ chức thành nghiệp đoàn (có đăng ký lao động, có bảo hiểm, được bảo vệ quyền lợi). Xây dựng đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp nông thôn. Mở rộng quỹ cho sinh viên vay để học tập (mở rộng diện sang toàn bộ sinh viên nông thôn, tăng lượng vay, thời gian vay); xây dựng quỹ cho trí thức trẻ vay lập nghiệp ở nông thôn (xây dựng doanh nghiệp, xây dựng trang trại, mở dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ phục vụ đời sống, ). Xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn. Tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở. Xây dựng 3 trung tâm đào tạo quy mô quốc gia ở Bắc, Trung, Nam để đào tạo cán bộ phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn. Xây dựng đội ngũ quản lý nhà nƣớc, quản lý ngành. Trên cơ sở xác định rõ tầm nhìn của Bộ và ngành, xây dựng tầm nhìn của các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp, từng bước xác định lại chức năng nhiệm vụ để hình thành tiêu chuẩn mới của đội ngũ cán bộ. ● Giải pháp về cơ sở hạ tầng Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản. Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi theo hướng đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới tiêu chủ động cho các loại cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, cấp nước sinh hoạt cho dân cư và công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Xây dựng hồ chứa nước ở vùng thường xuyên bị khô hạn, phát triển thủy lợi nhỏ kết hợp thủy điện ở miền núi. Củng cố, xây dựng hệ thống đê 15
  16. sông, đê biển, hệ thống ngăn lũ, thoát lũ. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi có hiệu quả. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thị trường và xúc tiến thương mại: hệ thống các chợ bán buôn, các sàn giao dịch, chợ đấu giá, và các công trình phụ trợ (kho tàng, bến bãi, cầu cảng, sân bay, trang bị chuyên dụng, ) tại các vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và các thị trường chính. Tập trung đầu tư cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, cơ sở chuyển giao khoa học - công nghệ nông nghiệp đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; hình thành các cụm trung tâm nghiên cứu - đào tạo - sản xuất chế biến công nghệ cao cho các vùng sinh thái. Đầu tư gắn với đào tạo cán bộ, đầu tư tập trung, liên kết phối hợp khai thác. Phát triển nhanh các trung tâm, trạm giống, cơ sở khuyến nông ở các huyện, xã. ● Giải pháp tổ chức sản xuất và kinh doanh Từng bước chuyên môn hóa nông dân, chỉ có nông dân có đủ trình độ tay nghề chuyên môn mới được đăng ký chính thức trở thành hội viên Hội nông dân và được hưởng các quyền lợi nhà nước ưu tiên cho nông dân (như sử dụng đất nông nghiệp, được tích tụ đất nông nghiệp, được bảo hiểm nông nghiệp, được vay vốn phát triển sản xuất ). Hỗ trợ các hộ nông nghiệp làm ăn không hiệu quả chuyển sang ngành nghề phi nông nghiệp (đào tạo nghề, vay vốn chuyển nghề, ). Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên một bước mới theo hướng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, sản xuất quy mô lớn. Tạo điều kiện cho hộ dồn điền đổi thửa, cho thuê đất, tích tụ đất, chuyển bớt các hộ làm ăn không hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp sang ngành nghề và sản xuất phi nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ. Đặc biệt ưu tiên khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác (vay vốn, đào tạo, thuê đất, ưu đãi kinh doanh trong một số lĩnh vực), tổ chức hiệp hội ngành hàng nhằm liên kết phối hợp các hộ gia đình, các trang trại, các hộ tiểu thương nhỏ lẻ trong nông thôn hiện nay, giúp tăng cường quy mô sản xuất, thay đổi chất lượng 16
  17. quản lý và đầu tư của nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tăng cường liên kết sản xuất của nông hộ với doanh nghiệp và thị trường. Phát động mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới để các tổ chức của nông dân đóng vai trò chủ động trong việc huy động lực lượng và tham gia quản lý các chương trình phát triển nông thôn. Phát huy sức mạnh cộng đồng, phát huy dân chủ cơ sở, tham gia cùng chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong quá trình xây dựng, triển khai chính sách và quản lý xã hội, quản lý tài nguyên. ● Giải pháp về chính sách + Chính sách đất đai Sửa đổi Luật Đất đai theo hướng: khẳng định đất đai là sở hữu toàn dân, Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch, kế hoạch để sử dụng có hiệu quả, phát huy cơ chế thị trường, để quyền sử dụng đất trở thành hàng hóa trên thị trường, trở thành nguồn vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh. + Chính sách tài chính Rà soát, điều chỉnh cơ cấu đầu tư ngân sách, tăng đầu tư phát triển cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước. Thường xuyên tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư công để kịp thời điều chỉnh cơ cấu đầu tư bám sát hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, bám sát thay đổi của thị trường và bám sát các ưu tiên định ra từ chiến lược và kế hoạch dài hạn. Căn cứ vào cam kết WTO và khả năng ngân sách, từng bước nâng mức hỗ trợ trực tiếp cho nông nghiệp, chuyển từ hỗ trợ thu mua nông sản sang đầu tư khuyến nông, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, phát triển tiếp thị, xây dựng hệ thống phân phối, dành một phần phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Miễn giảm các khoản thuế, phí thu từ nông nghiệp, nông thôn, nông dân về ngân sách nhà nước, đồng thời khuyến khích nhân dân trên cơ sở thu nhập được nâng cao và hoàn toàn tự nguyện đóng góp cho các công trình và hoạt động của cộng đồng, tổ chức đoàn thể do nhân dân quản lý, trả phí cho các dịch vụ để phát triển sản xuất và đời sống do tư nhân và kinh tế hợp tác cung cấp. 17
  18. + Chính sách thƣơng mại Chủ động tham gia vào tiến trình đàm phán thực hiện chính sách tự do hóa thương mại trong nông nghiệp. Tuân thủ các cam kết của Việt Nam với WTO và các tổ chức quốc tế khác. Tiến hành các đàm phán về kỹ thuật song phương (thú y, bảo vệ thực vật, ) với các đối tác để tạo điều kiện thuận lợi phát triển thị trường. Tổ chức thông báo rộng rãi và tích cực hỗ trợ cho người sản xuất kinh doanh theo sát lộ trình thực hiện cam kết quốc tế. Chủ động chuẩn bị cho việc áp dụng cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hệ thống phân phối hàng hóa, tham gia cung cấp dịch vụ cho nông nghiệp nông thôn. Ban hành các chính sách quy định sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Đối với các chính sách thương mại liên quan đến việc điều hành xuất nhập khẩu những mặt hàng nông sản và vật tư nông nghiệp chiến lược, có thể làm thay đổi giá cả trên thị trường thế giới và tác động đến các cân đối quan trọng trong sản xuất và đời sống trong nước, cần tổ chức chương trình nghiên cứu đánh giá, dự báo tác động và hình thành hệ thống giám sát việc thực hiện để đảm bảo tránh các tác động xấu có thể xảy ra. + Chính sách khác Sửa đổi và xây dựng một số văn bản pháp luật như: nâng Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ kiểm dịch thực vật lên thành Luật, Nghị định về Quản lý sản xuất kinh doanh phân bón thành Pháp lệnh. Sửa đổi Luật khoa học công nghệ nhằm phát triển thị trường khoa học công nghệ, đa dạng hóa cơ quan tham gia cung cấp dịch vụ, khuyến khích mạnh mọi thành phần kinh tế tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ. Sửa đổi Luật Hợp tác xã theo hướng phân biệt rõ giữa kinh tế hợp tác và doanh nghiệp, thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện của xã viên, đáp ứng đúng đặc tính phi lợi nhuận, cung cấp dịch vụ cho tập thể của kinh tế hợp tác vừa điều chỉnh được các loại hình đa dạng của kinh tế hợp tác trong tương lai. Hình thành mạng lưới giám sát tình hình nông hộ trên cả nước để giám sát mọi diễn biến trong sản xuất đời sống và theo dõi tác động chính sách (thu nhập, dinh dưỡng, bệnh dịch, việc làm, học vấn, mâu thuẫn xã hội, ). 18
  19. Xây dựng mạng lưới giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất các mặt hàng nông sản chiến lược ở các vùng chuyên canh chính, theo dõi tình hình tiêu thụ ở các thị trường chính. Đầu tư xây dựng lực lượng nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường, hình thành các hoạt động thông tin thị trường thường xuyên (hội nghị dự báo ngành hàng, bản tin thị trường, kênh truyền thanh truyền hình về thị trường, ) làm chỗ dựa tin cậy cho người sản xuất kinh doanh. ● Tăng cƣờng hợp tác quốc tế Thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; có biện pháp bảo vệ thị trường nội địa hợp lý, phát triển thị trường xuất khẩu nông sản phù hợp với luật pháp quốc tế. Chủ động xây dựng quan hệ đối tác, dựa trên lợi thế của từng tổ chức quốc tế và quốc gia, tổ chức vận động thu hút viện trợ, công nghệ và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh công tác tiếp thị thương mại, đàm phán các hiệp định kỹ thuật, mở rộng thị trường quốc tế. Chủ động đầu tư sản xuất nông nghiệp, đưa chuyên gia, xuất khẩu lao động nông thôn ra nước ngoài. 1.2. NHU CẦU THÔNG TIN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN TAM NÔNG Hiện nay cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật vận dụng trong các ngành sản xuất, kinh doanh. Vì vậy muốn có một nền kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn phát triển thì cần phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân, nhu cầu thông tin của người dân có thể là: + Những thông tin về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới + Chương trình mục tiêu quốc gia về thích ứng với sự biến đổi khí hậu + Chương trình đào tạo nguồn nhân lực nông thôn + Đề án Phát triển ngành trồng trọt + Đề án bảo vệ, phát triển rừng 19
  20. + Đề án Phát triển nuôi trồng thuỷ sản + Cơ giới hoá và giảm tổn thất sau thu hoạch trong nông nghiệp + Phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn (bao gồm: cơ khí, hoá chất, năng lượng); phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn + Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp + Phát triển thông tin, truyền thông nông thôn (bao gồm: phát triển viễn thông, đưa internet về nông thôn; đầu tư có trọng điểm bưu điện - văn hoá xã; cơ cấu kích cầu đầu tư, hỗ trợ dịch vụ viễn thông công ích cho vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo) + Phát triển y tế nông thôn + Phát triển giống cây nông nghiệp, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thuỷ sản + Cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao Từ nhu cầu thông tin đó ta có thể phân nhóm người dùng tin ra thành: + Nhóm các nhà quản lý: người làm công tác chính sách về phát triển tam nông; + Nhóm những người làm công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công tại nông thôn; + Nhóm người là chính bà con nông dân + Nhóm người là cán bộ nghiên cứu KH&CN phục vụ tam nông. 1.3. SƠ LƢỢC VỀ NGUỒN TIN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN TAM NÔNG Ở VIỆT NAM Để góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và phát triển ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân ở nông 20
  21. thôn ngành thông tin thư viện đã có những lỗ lực về mọi mặt. Một mạng lưới thư viện, tủ sách và cơ quan thông tin đã được thiết lập để hướng tới người dân ở nông thôn. 1.3.1 Nguồn thông tin nông nghiệp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tam nông. Bộ đã hình thành và phát triển hệ thống thông tin phục vụ phát triển tam nông. Bộ đã thành lập Trung tâm Tin học và Thống kê thực hiện chức năng thông tin KH&CN bên cạnh chức năng tin học và thống kê nông nghiệp. Thư viện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là kho tư liệu đầu ngành về các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy lợi và thủy sản, do Trung tâm Tin học và thống kê quản lý, chuyên cung cấp tài liệu cho các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên và sinh viên trong hoạt động quản lý, nghiên cứu triển khai và phân tích phục vụ toàn ngành. 1.3.1.1 Kho tƣ liệu Thư viện hiện có 15.000 đầu sách (tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp) với 19.000 bản sách; 200 tên ấn phẩm định kỳ (tạp chí, bản tin). 1.3.1.2 Cơ sở dữ liệu trực tuyến + Sách là cơ sở dữ liệu thư mục có tóm tắt các tư liệu có trong thư viện (sách, qui trình qui phạm, báo cáo kết quả nghiên cứu, ). cơ sở dữ liệu có 15 nghìn biểu ghi và được cập nhật thường xuyên. + Luận án: cơ sở dữ liệu thư mục có tóm tắt các luận án thạc sĩ, tiến sĩ trong ngành + Ấn phẩm định kỳ: cơ sở dữ liệu thư mục về tạp chí, bản tin + Khoa học công nghệ (Tiếng Việt): cơ sở dữ liệu thư mục có tóm tắt hoặc toàn văn các kết quả nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật, báo cáo khoa học của 21
  22. các Viện, các Trung tâm Nghiên cứu và các Trường Đại học trong ngành và một số ngành có liên quan về khoa học công nghệ, kinh tế, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, thuỷ lợi, phát triển nông thôn Hiện cơ sở dữ liệu có trên 14 nghìn biểu ghi và được cập nhật thường xuyên. + Khoa học công nghệ 1 và Khoa học công nghệ 2 (Tiếng Anh): cơ sở dữ liệu thư mục có tóm tắt các công trình nghiên cứu trên thế giới về mọi khía cạnh quan trọng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi và ngư nghiệp. Chủ đề chính bao gồm quản lý vật nuôi, cây trồng, di truyền, nhân giống, bảo vệ thực vật, thú y, kinh tế, công nghệ sau thu hoạch Đây là bộ sưu tập từ nhiều nguồn cơ sở dữ liệu CD-ROM của nước ngoài, hiện có trên 2 triệu biểu ghi và được cập nhật hàng quí. + Báo cáo đề tài: cơ sở dữ liệu toàn văn về báo cáo kết quả nghiên cứu của các đề tài trong và ngoài ngành liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, phát triển nông thôn. Hiện có trên 1000 báo cáo và được cập nhật thường xuyên + Sách điện tử: các sách có liên quan đến ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn + Tạp chí điện tử: tạp chí trong nước và nước ngoài về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 1.3.1.3 Cơ sở dữ liệu trên CD-ROM (tại Thƣ viện) + TEEAL- The Essential Electronic Agricultural Library (tiếng Anh) là bộ sưu tập các bài viết từ hầu hết các tạp chí quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp trên thế giới, chủ yếu chọn lọc cho các nhà nghiên cứu ở các nước đang phát triển. Gồm 140 tạp chí do 600 nhà khoa học trên thế giới chọn lọc. TEEAL cung cấp nguồn tin tham khảo, thông tin tóm tắt và thông tin toàn văn kèm hình ảnh về tất cả mọi khía cạnh quan trọng trong nông nghiệp, lâm nghiệp từ 1993 trở lại đây, thông tin được cập nhật hàng năm (khoảng 220.000 trang/năm). 22
  23. Là nguồn tài liệu thiết yếu cho nghiên cứu và giáo dục trong các lĩnh vực: Phát triển nông thôn; Nông nghiệp bền vững; Tài nguyên thiên nhiên; Môi trường; Chế biến lương thực thực phẩm; Thuốc thú y; Quản lý; Công nghệ nông nghiệp; Phát triển cây trồng; Chăn nuôi; Kinh tế phòng trừ sâu hại; Khoa học đất; Dinh dưỡng; Lâm nghiệp; + CAB ABSTRACTS (tiếng Anh) là bộ sưu tập tài liệu chuyên môn lớn nhất của ngành, phản ánh tất cả các vấn đề nông nghiệp, lâm nghiệp và tất cả các bộ môn khoa học sinh học và các ngành liên quan trên toàn thế giới. Bộ cơ sở dữ liệu này chứa đựng trên 4 triệu bản ghi được khai thác từ 11.000 tạp chí, sách báo, biên bản hội nghị, báo cáo khoa học và một số tài liệu khác xuất bản trên thế giới. Chủ đề chính bao gồm vật nuôi, cây trồng, di truyền, nhân giống, bảo vệ thực vật, thú y, lâm nghiệp, kinh tế, dinh dưỡng đối với con người, phát triển nông thôn Phạm vi thông tin từ năm 1984 đến nay với các bản tóm tắt bằng tiếng Anh và được cập nhật hàng quí. + AGRIS (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha) là bộ đĩa cơ sở dữ liệu thư mục bao quát toàn bộ các tài liệu khoa học và công nghệ về nông nghiệp hiện có trên thế giới. Đó là những thông tin về rất nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, khoa học thuỷ sản và ngư nghiệp, lương thực thực phẩm và dinh dưỡng từ 135 nước thành viên. Tài liệu tham khảo còn bao gồm một số nguồn tư liệu có giá trị như các bản báo cáo khoa học chuyên môn chưa xuất bản, luận văn, báo, các bài thuyết trình tại các hội nghị, ấn phẩm của chính phủ Xấp xỉ 130,000 bản ghi được bổ sung hàng năm. Các đĩa lưu trữ thông tin hồi cố từ năm 1975 đến nay. + Ngân hàng dữ liệu “Cẩm nang hội nhập 2006” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xuất bản là một hệ thống thông tin, kiến thức bao quát trên các lĩnh vực liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. Với khối lượng hơn 40 ngàn trang văn bản từ những khái niệm cơ bản nhất đến những kiến thức, 23
  24. bài phân tích chuyên sâu. Hy vọng "Cẩm nang hội nhập" sẽ trở thành công cụ đắc lực cho mỗi doanh nghiệp trên con đường hội nhập. Bố cục của ngân hàng dữ liệu được chia làm 5 phần, tương ứng với 5 mảng thông tin và kiến thức: Phần 1 – Hội nhập – Những điều cần biết; Phần 2 – Hành trang của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập; Phần 3 – Pháp luật thương mại Việt Nam và tập quán thương mại quốc tế; Phần 4 – Hội nhập và vấn đề sở hữu trí tuệ; Phần 5 – Hồ sơ thị trường. + CD-ROM và VCD khác về khuyến nông, dự án xoá đói giảm nghèo, nƣớc sạch nông thôn, thuỷ sản Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn còn xây dựng Cổng thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn để cung cấp thông tin cho phát triển tam nông ( Đây là trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp cho mọi người có thể truy cập các thông tin về các hoạt động chỉ đạo điều hành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các thông tin chuyên ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, thông tin khuyến nông, thông tin thủy lợi, thông tin về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, thông tin về kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, 1.3.2. Nguồn tin của một số viện nghiên cứu và trƣờng đại học phục vụ tam nông Việt Nam có nhiều viện nghiên cứu liên quan đến tam nông như: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển hỗ trợ nông thôn, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 2, Viện nghiên cứu thiết kế chế tạo máy nông nghiệp, Viện Chăn nuôi. Các viện này đều xây dựng Website, trong đó có thông tin phục vụ tam nông. Một số thí dụ về trang thông tin điện tử của một số viện nghiên cứu liên quan đến tam nông (Xem ở phụ lục). 24
  25. Việt Nam cũng có nhiều trường đại học giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực liên quan đến phát triển tam nông như: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Lâm nghiệp, Tại những viện và trường đại học trong lĩnh vực này có bộ phận thông tin-thư viện có thể phục vụ phát triển tam nông. Một số thí dụ về trang thông tin điện tử của một số trường đại học liên quan đến tam nông (Xem ở Phụ lục). Các trang web của các trường đại học này cung cấp thông tin về các cơ cấu tổ chức của trường, các phòng ban và lĩnh vực đào tạo. Mục thư viện điện tử cung cấp các luận án Tiến sĩ, luận văn thạc sĩ cũng như các giáo trình bài giảng trên các lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm cả dinh dưỡng thú y. Ngoài ra trang web có nhiều đường dẫn liên kết với các website thư viện trong nước, nước ngoài. 1.3.3 Hệ thống điểm bƣu điện văn hoá xã Tính đến hết năm 2007, VNPT đã quyết định đầu tư xây dựng 8.355 điểm bưu điện văn hóa xã với tổng vốn đầu tư là 564 tỷ đồng, tổng vốn mua sắm trang thiết bị ban đầu là 80,2 tỷ đồng, đưa vào sử dụng 8.021 điểm trong đó có 1.524 điểm thuộc các xã đặc biệt khó khăn, tổng diện tích đất được cấp 1.137.268 m2, trung bình 185m2/điểm. Các bưu điện tỉnh, thành phố có số điểm điểm bưu điện văn hóa xã đưa vào sử dụng nhiều nhất là Thanh Hóa 565 điểm, Nghệ An 398 điểm, Hà Tây 264 điểm, Phú Thọ 239 điểm, Thái Bình 232 điểm; Hà Tĩnh 227 điểm, Nam Định 198 điểm, Hòa Bình 192 điểm, Bắc Giang 186 điểm, Hải Dương 187 điểm. Điểm bưu điện văn hóa xã là nơi phục vụ nhân dân đến đọc sách báo miễn phí nhằm giúp người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận với thông tin tri thức, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn. Sách báo, tạp chí tại điểm bưu điện văn hóa xã được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. VNPT cấp cho mỗi điểm một số sách báo ban đầu với kinh phí 1,5 triệu đồng và được bổ sung hàng năm 0,5 triệu đồng bằng nguồn kinh phí của VNPT. Chính 25
  26. phủ, các Bộ/ngành, tổ chức, đoàn thể và cá nhân đã cấp miễn phí, ủng hộ hoặc tổ chức quyên góp gửi tặng sách báo, tạp chí cho các điểm bưu điện văn hóa xã. Tính đến nay có tổng số 65 ngàn tờ, cuốn được trang cấp cho 8.021 điểm, đạt số đầu sách, báo bình quân là 375 tờ, cuốn/điểm. Tính tới năm 2003 có 2.865 điểm bưu điện văn hóa xã được kết nối INTERNET để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. 1.3.4 Hệ thống thƣ viện công cộng Để đến gần với người dân, một hệ thống thư viện công cộng bao gồm Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hơn 600 thư viện cấp huyện và hơn 4000 thư viện xã đã được xây dựng. Với rất nhiều tài liệu phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu của người dân ví như Thư viện Quốc gia Việt Nam với tổng vốn tài liệu là: - Sách: 1.500.000 đơn vị (hàng năm tăng từ 100-120 nghìn bản sách). - Sách lƣu chiểu : Được thành lập từ tháng 10 năm 1954. Đến nay kho lưu chiểu đã có gần 200.000 tên với khoảng 300.000 bản và tăng dần theo mức độ tăng trưởng của ngành xuất bản nước ta. Kho Lưu chiểu được lưu trữ riêng, được bảo quản với điều kiện tốt và an toàn nhằm chuyển giao cho các thế hệ mai sau như là một phần di sản văn hoá thành văn của dân tộc Việt Nam. - Báo, tạp chí: hơn 9.000 tên báo, tạp chí trong nước và nước ngoài. - Sách, báo, tạp chí xuất bản về Đông Dƣơng trƣớc 1954: với hơn 67 nghìn bản và 1.700 tên báo, tạp chí. Đây là những tài liệu rất quý để nghiên cứu về Đông Dương và Việt Nam. - Sách Hán – Nôm: có hơn 5.000 tên, trong đó có những cuốn sách có tuổi thọ từ thế kỷ XV – XVI. - Kho Luận án tiến sĩ: của công dân Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nước và của công dân nước ngoài bảo vệ tại Việt Nam gồm hơn 16.000 bản. Hàng năm trung bình kho này tăng từ 700 đến 900 bản. 26
  27. - Sách kháng chiến: 3.996 tên sách của Việt Nam được xuất bản trong các vùng giải phóng thời kỳ kháng chiến chống Pháp, được thư viện sưu tầm trong nhiều năm sau ngày giải phóng Thủ đô. Ngoài ra còn nhiều ấn phẩm đặc biệt và vật mang tin khác như: tranh, ảnh , bản đồ, hàng ngàn tên sách của nước ngoài viết về Việt Nam, của người Việt Nam viết và xuất bản ở nước ngoài - Tài liệu số hóa toàn văn: Từ năm 2003, TVQGVN đã tiến hành số hóa tài đến nay đã số hóa được gần 2 triệu trang tài liệu, trong đó phần lớn là kho quý hiếm của thư viện như : Luận án Tiến sĩ, Hán Nôm, Đông Dương, sách tiếng Anh viết về Việt Nam - Microfilm: Đặc biệt TVQGVN có 10.000 tên sách xuất bản ở Việt Nam trước năm 1954 do TVQG Pháp trao tặng dưới dạng Microfilm. Mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đều có thư viện tỉnh/thành phố với nguồn tin phong phú có thể phục vụ cho phát triển tam nông. Tại cấp huyện cũng có mạng lưới thư viện công cộng có thể hỗ trợ cho phát triển tam nông. Chính nhờ có mạng lưới thư viện ở cơ sở, mà người dân ở các vùng khác nhau trên địa bàn huyện có điều kiện để tiếp cận và đọc sách báo được dễ dàng. Nhờ vậy , mà đời sống văn hóa tinh thần của họ được cải thiện, đáp ứng được nhiều các chủ đề phục vụ nhu cầu tìm hỏi của người dân: Văn học, nghệ thuật, các thông tin nông lâm, ngư nghiệp, khuyến nông khuyến lâm, các thông tin xây dựng nông thôn mới Các thư viện công cộng đã tiến hành phục vụ cho người dân với nhiều hình thức: đọc tại chỗ, đưa sách luân chuyển về cơ sở, biên soạn các bản thư mục chuyên đề, phục vụ thông tin theo chế độ hỏi đáp Có thể nói các thư viện đã tích cực tham gia cung cấp sách báo, thông tin cho nông dân giúp họ nâng cao đời sống tinh thần, “xóa đói giảm nghèo”, làm giàu trên mảnh đất quê hương của mình. 27
  28. 1.3.5. Nguồn tin trên mạng Internet phục vụ tam nông Cùng với các trang tin điện tử của các viện nghiên cứu và các trường đại học, còn có nhiều nguồn tin khác trên mạng Internet có nguồn tin phong phú phục vụ phát triển tam nông. Một thí dụ về trang thông tin điện tử phục vụ phát triển tam nông là trang "Nông thông Việt Nam" ( Trang thông tin điện tử này cung cấp thông tin phổ biến kiến thức Nông – Lâm – Ngư nghiệp và nông thôn tới người dân các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa thông qua các cán bộ kĩ thuật tại địa phương, góp phần tích cực phổ biến kiến thức xóa đói giảm nghèo, công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn Việt Nam. Trang Web Thông tin Nông – Lâm – Ngư nghiệp và nông thôn bao gồm nhiều chuyên mục và thông tin khá đầy đủ, thiết thực và người nông dân như: phổ biến kiến thức khuyến nông, khuyến Lâm, khuyến ngư; tin tức thời sự, thị trường tiêu thụ sản phẩm Nông – Lâm – Ngư nghiệp, bản tin cảnh báo thiên tai, dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe; những chính sách, văn bản hướng dẫn của đảng, Nhà nước phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 28
  29. CHƢƠNG 2 MỘT SỐ SẢN PHẨM THÔNG TIN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN TAM NÔNG CỦA CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 2.1. CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 2.1.1 Quá trình thành lập Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và công nghệ, chính phủ đã giao Bộ Khoa học công nghệ nhiệm vụ “Quy định và hướng dẫn hoạt động thông tin, truyền thông, thư viện, thống kê Khoa học và công nghệ và phát triển thị trường công nghệ; chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin Khoa học và công nghệ; xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thông tin và thống kê Khoa học và công nghệ, tổ chức các chợ công nghệ và thiết bị, các trung tâm giao dịch công nghệ, triển lãm Khoa học và công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân lực và thành tựu Khoa học và công nghệ đầu tư phát triển các mạng thông tin Khoa học và công nghệ tiên tiến kết nối với khu vực và quốc tế". Nghị định đã quy định trong cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ có Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Tháng 12/2009, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2880/QĐ-BKHCN thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Do được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, nên Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có truyền thống lâu năm về công tác thông tin KH&CN, kế thừa truyền thống, thành tích của các đơn vị tiền thân. Sau đây tôi giới thiệu một số mốc của quá trình hình thành và phát triển của Cục từ khi thành lập những đơn vị tiền thân của Cục 29
  30. [ ] là Thư viện KH&KT Trung ương, Viện Thông tin KH&PT Trung ương, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. - Năm 1960: Thành lập Thư viện KH&CN Trung ương (CLST). trên cơ sở nền tảng của Thư viện Học viện Viễn Đông Bác Cổ (do nhà nước đô hộ Pháp thành lập từ tháng 01/1901 với mục đích nghiên cứu Viễn Đông và Đông Dương). Trải qua quá trình hình thành và phát triển, từ năm 1960, thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương được coi là trung tâm tư vấn, điều hòa, phối hợp các hoạt động nghiệp vụ của thư viện Khoa học kỹ thuật ở miền Bắc. Chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Khoa học và Kỹ thuật là quản lý tài liệu khoa học kỹ thuật trong cả nước, hướng dẫn, giúp đỡ về tài liệu cho các ngành, các cấp. - Năm 1972: Thành lập Viện Thông tin KH&CN Trung ương (CISTI); tiền thân của nó là phòng Thông tin Khoa học được thành lập vào tháng 08 năm 1961. Theo Nghị định số 89/CP, Viện Thông tin KH&KT Trung ương có nhiệm vụ phục vụ thông tin cho các cán bộ lãnh đạo, các cơ quan tham mưu của Đảng và Chính phủ, lãnh đạo các ngành và các cơ sở nghiên cứu khác. - Năm 1990: Thành lập Trung tâm Thông tin-Tư liệu KH&CN Quốc gia (NACESTID) trên cơ sở sát nhập Thư viện KH&CN Trung ương và Viện Thông tin KH&CN Trung ương; - Năm 2003: Đổi tên thành Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (NACESTI); Nhằm thực hiện công tác thông tin KH&CN có hiệu quả, Trung tâm đã hoàn thành việc soạn thảo và trình Chính phủ ban hành Nghị định 159/2004/NĐ- CP ngày 31/08/2004 về hoạt động thông tin KH&CN. Một sự kiện đánh dấu bước đột phá trong việc tạo lập và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam, đó là, Trung tâm được Lãnh đạo Bộ KH&CN giao làm đầu mối, thường trực, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức thành công 30
  31. Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam 2003 (Techmart Việt Nam 2003) với quy mô quốc gia lần đầu tiên ở nước ta. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ra quyết định tổ chức Techmart định kỳ 2 năm 1 lần ở quy mô quốc gia và khuyến khích tổ chức Techmart tại các khu vực và địa phương trong cả nước. Từ đó, Trung tâm đã được giao nhiệm vụ tổ chức và quản lý hoạt động Techmart Việt Nam. Cùng với Techmart Việt Nam 2003, Techmart ảo cũng được triển khai đã hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân trong tìm kiếm, giao dịch và chuyển giao công nghệ. Trung tâm đã chủ động triển khai thực hiện việc nhân rộng mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, miền núi, thúc đẩy ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu nhờ KH&CN tại hàng trăm xã/phường trong cả nước. Mô hình cung cấp thông tin này hiện đang được hàng chục địa phương nhân rộng và phát huy hiệu quả thiết thực. Năm 2004, Trung tâm đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen và Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. - Năm 2009: Thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (NASATI) trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Trải qua chặng đường lịch sử 50 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động thông tin KH&CN Việt Nam đã phát triển từ một thư viện khoa học đơn lẻ đến một mạng lưới thư viện Khoa học và kỹ thuật (KH&KT) rộng lớn, từ một phòng thông tin khoa học đến một hệ thống thông tin KH&CN như ngày nay. Với thành tích đạt được như: + Từng bước hình thành và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam; 31
  32. + Hình thành và phát triển hệ thống các tổ chức thông tin, thư viện KH&CN rộng khắp trong cả nước, phục vụ tích cực cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, sản xuất, kinh doanh; + Cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin và tri thức KH&CN phục vụ công cuộc xoá đói, giảm nghèo và phát triển bền vững trên cơ sở ứng dụng các thành tựu KH&CN trong sản xuất và đời sống; + Hình thành và tăng cường dịch vụ giao dịch thông tin công nghệ, góp phần tích cực vào hình thành và phát triển thị trường công nghệ ở Việt Nam; + Xây dựng và phát triển tiềm lực thông tin KH&CN; hiện đại hoá hạ tầng mạng thông tin KH&CN. Với những thành tích như vậy, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu và phần thưởng cao quý: → Huân chương Độc lập hạng Ba → 02 Huân chương Lao động Hạng Nhất → Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ → Cờ của Chính phủ tặng "Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua" → Cục cũng được nhiều Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương khác Cục Thông tin KH&CN Quốc Gia có tên giao dịch quốc tế National Agency on Science and Technology Information, viết tắt là NASATI 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan Thông tin – tư liệu lớn nhất trong cả nước về lĩnh vực KH & CN. Với nguồn tài liệu phong phú với rất nhiều 32
  33. sản phẩm, dịch vụ thông tin đa dạng, Cục đã và đang đáp ứng được nhu cầu thông tin khoa học – kỹ thuật và sản phẩm thông tin trong cả nước. Theo điều lệ tổ chức và Hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 116/QĐ-BKHCN ngày 28/1/2010 của Bộ trưởng Bộ KH&CN, Cục có chức năng và nhiệm vụ như sau: 2.1.2.1. Chức năng Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN trong phạm vi cả nước đồng thời là đại diện của Việt Nam trong quan hệ hợp tác quốc tế về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN. Cục Thông tin KH&CN có chức năng tham mưu và giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, thư viện và thống kê KH&CN. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Cục Thông tin KH&CN quốc gia có các nhiệm vụ cơ bản, gồm: - Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị và phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến; - Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ thuộc lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị và phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến; - Xây dựng chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, đề án xây dựng cơ sở hạ tầng cho thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, trung tâm giao dịch thông tin công nghệ và đầu tư phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến; 33
  34. - Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN; - Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, các mạng thông tin KH&CN tiên tiến, như: + Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu KH&CN tiên tiến; + Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; + Đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin kết quả các nhiệm vụ KH&CN; Quản lý và cấp mã số chuẩn quốc tế cho các xuất bản phẩm kế tiếp (ISSN); + Hoạt động hợp tác quốc tế; - Phối hợp thanh tra; Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, các mạng thông tin KH&CN tiên tiến theo quy định của pháp luật; - Tổ chức và phát triển Thư viện khoa học và công nghệ Quốc gia và Liên hiệp thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin KH&CN (Vietnam Library Consortium); Chủ trì cập nhật, bổ sung và phát triển nguồn thông tin KH&CN cho cả nước; - Tổ chức và thực hiện xử lý phân tích-tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý nhà nước, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi; Cập nhật và phát triển Cổng điện tử về thông tin KH&CN Việt Nam; Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về 34
  35. KH&CN, CSDL thống kê KH&CN; Xuất bản các sách KH&CN, Tạp chí Thông tin và Tư liệu và các xuất bản phẩm thông tin KH&CN khác; - Tổ chức và phát triển dịch vụ giao dịch thông tin công nghệ, Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam; Tổ chức, tham gia các triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế; Cung cấp thông tin công nghệ phục vụ các doanh nghiệp; - Tổ chức và thực hiện công tác thống kê KH&CN; - Tổ chức, vận hành và phát triển Mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN). 2.1.3. Cơ cấu tổ chức Hiện nay Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có trên 160 cán bộ, trong đó có 6 tiến sĩ, trên 20 thạc sĩ và nhiều kỹ sư và cử nhân thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia ban hành kèm theo quyết định số 116/QĐ-BKHCN của Bộ trưởng Bộ KH&CN, Cục có cấu trúc gồm hai khối đơn vị: Các đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp. Sơ đồ tổ chức của Cục trình bày trong Hình 1 Các đơn vị giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước gồm: - PHÒNG QUẢN LÝ THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ Phòng thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: + Chủ trì, tham gia xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong các lĩnh vực quản lý theo chức năng của Cục để trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; 35
  36. CỤC TRƯỞNG CÁC PHÓ CỤC CÁC PHÓ CỤC TRƯỞNG TRƯỞNG CÁC ĐƠN VỊ CÁC ĐƠN VỊ SỰ QUẢN LÝ LNN NGHIỆP Phòng Quản lý Thư viện KH&CN Trung tâm Xử lý và Thông tin-Thống kê Quốc gia Phân tích Thông tin Phòng Kế hoạch-Tài Trung tâm Thống kê Trung tâm Tin học chính KH&CN và Đào tạo Trung tâm Giao dịch Trung tâm Quản lý Phòng Hợp tác Quốc Thông tin Công nghệ Mạng Nghiên cứu và tế Việt Nam Đào tạo Việt Nam Tạp chí Thông tin và Trung tâm Thông tin Văn phòng Tư liệu Phát triển Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia + Chủ trì, tham gia xây dựng dự thảo chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động thông tin, thống kê KH&CN (dài hạn, 5 năm, hàng năm), đề án xây dựng hạ tầng cho hoạt động thông tin, thư viện, thống kê KH&CN để trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; 36
  37. + Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt trong các lĩnh vực quản lý theo chức năng của Cục; + Tham gia thực hiện việc phát triển và trao đổi tiềm lực thông tin KH&CN, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin, thư viện và thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, phát triển mạng thông tin tiên tiến trong phạm vi cả nước; + Phối hợp thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thông tin, thư viện và thống kê KH&CN; + Đăng ký kết quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; thực hiện nhiệm vụ đầu mối quốc gia về đăng ký các xuất bản phẩm kế tiếp (ISSN). - PHÒNG HỢP TÁC QUỐC TẾ Phòng có các nhiệm vụ chính sau: + Quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế của Cục về thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, mạng thông tin KH&CN tiên tiến; + Đảm nhận các công tác liên quan đến hợp tác quốc tế, duy trì và phát triển các quan hệ với các tổ chức quốc tế, các nước, các cơ quan thông tin, thư viện và thống kê KH&CN quốc tế; + Đề xuất, xây dựng các dự án, các nội dung hợp tác và tổ chức, theo dõi triển khai các kế hoạch, dự án hợp tác quốc tế được phê duyệt. - PHÒNG KẾ HOẠCH-TÀI CHÍNH Phòng thực hiện các nhiệm vụ chính: + Chủ trì, tham gia xây dựng các văn bản quy phạm nội bộ về kế hoạch-tài chính; 37
  38. + Tham gia xây dựng cơ chế tài chính trong lĩnh vực thông tin, thư viện và thống kê KH&CN; + Đầu mối công tác kế hoạch-tổng hợp của Cục, bao gồm: xây dựng quy hoạch, kế hoạch công tác hàng năm và 5 năm; hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Cục xây dựng kế hoạch công tác hàng năm và 5 năm; Tổng hợp kế hoạch trình Cục trưởng phê duyệt; theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch theo tiến độ đã được duyệt; + Đảm bảo công tác Tài chính-Kế toán của Cục; quản lý công tác tài chính-kế toán của các đơn vị trực thuộc. - VĂN PHÒNG Văn phòng có các nhiệm vụ chính sau: + Thực hiện công tác hành chính, văn thư - lưu trữ; + Nghiên cứu, tham mưu về tổ chức bộ máy và sắp xếp bố trí nhân sự của Cục; + Xây dựng quy hoạch cán bộ và phối hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của Cục; + Thường trực công tác thi đua khen thưởng của Cục; + Quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển của Cục; + Thực hiện các chế độ về lao động và tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và HĐLĐ của Cục; + In–sao, số hoá và phát hành tài liệu; + Thường trực, bảo vệ, lễ tân, vệ sinh và phòng cháy chữa cháy; + Tổ chức thực hiện công tác xây dựng, sửa chữa, chống xuống cấp trụ sở cơ quan; + Đảm bảo vật tư, quản trị tài sản, trang thiết bị của Cục. + Quản lý cán bộ, tài sản, hồ sơ tài liệu do Cục trưởng giao; + Những nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao. 38
  39. Các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Thông tin KH&CN Quốc gia gồm các đơn vị: - THƢ VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA Thư viện KH&CN Quốc gia có chức năng và nhiệm vụ chính sau: + Tham gia xây dựng chính sách, tổ chức cập nhật, bổ sung và phát triển nguồn thông tin KH&CN cho cả nước; + Phân loại và biên mục tài liệu, xây dựng và cập nhật các cơ sở dữ liệu sách, tạp chí; + Đầu mối thường trực của Liên hiệp thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin KH&CN (Vietnam Library Consortium on S&T resources); + Thực hiện công tác bạn đọc, phục vụ đọc; + Lưu giữ, bảo quản sách, tạp chí, patent, báo cáo kết quả nghiên cứu, - TRUNG TÂM XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục, có các nhiệm vụ chính: + Nghiên cứu và phân tích thông tin để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ thông tin có tính phân tích, tổng hợp và dự báo; + Thực hiện chức năng đầu mối cung cấp thông tin phục vụ Trung ương Đảng; + Tổ chức đáp ứng các yêu cầu thông tin phân tích cho lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách; + Tổ chức xây dựng các CSDL, xuất bản các ấn phẩm thông tin KH&CN và cập nhật thông tin lên Cổng điện tử về thông tin KH&CN Việt Nam. - TRUNG TÂM THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trung tâm Thống kê KH&CN thực hiện các nhiệm vụ chính sau: + Tổ chức triển khai hoạt động nghiệp vụ thống kê KH&CN; + Tổ chức và thực hiện các cuộc điều tra thống kê; 39
  40. + Tổ chức thu thập, xử lý các báo cáo thống kê cơ sở, báo cáo thống kê tổng hợp; xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp theo quy định; + Xây dựng và cập nhật CSDL thống kê KH&CN. - TRUNG TÂM GIAO DỊCH THÔNG TIN CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ chính sau: + Tổ chức thực hiện Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam (Techmart vùng và quốc gia); + Tổ chức và thúc đẩy giao dịch thông tin công nghệ; + Tổ chức và tham gia Techmart, triển lãm, hội chợ trong nước và quốc tế; + Duy trì, cập nhật và phát triển Techmart Việt Nam trên Internet; + Tổ chức và thực hiện công tác thông tin công nghệ phục vụ các doanh nghiệp, phát triển kinh tế-xã hội nông thôn miền núi; + Tổ chức và thực hiện công tác thông tin tuyên truyền của Cục. - TRUNG TÂM QUẢN LÝ MẠNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO VIỆT NAM Trung tâm thực hiện các nhiệm vụ chính sau: + Quản lý và phát triển Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN); + Quản trị và vận hành Trung tâm vận hành mạng quốc gia (VNNOC) và Trung tâm vận hành mạng miền Bắc (NOC-HN ) của VinaREN; + Tổ chức và thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, đào tạo, hợp tác trong nước và quốc tế trong lĩnh vực mạng tiên tiến. - TRUNG TÂM TIN HỌC VÀ ĐÀO TẠO Trung tâm có các nhiệm vụ chính sau: + Quản trị và vận hành mạng nội bộ (Intranet) và hệ thống thư điện tử của Cục; 40
  41. + Quản trị hệ thống thư viện điện tử của Cục; + Quản trị Cổng điện tử về KH&CN Việt Nam và hỗ trợ các Website của Cục; + Quản trị và phát triển website Tạp chí Việt Nam trực tuyến (VJOL); + Đảm bảo kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin của Cục; + Tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của Cục; + Tổ chức và tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, giao dịch thông tin công nghệ, mạng thông tin tiên tiến; + Tổ chức biên soạn các giáo trình, bài giảng và tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thông tin, thư viện, thống kê KH&CN, giao dịch thông tin công nghệ, mạng thông tin tiên tiến; - TẠP CHÍ THÔNG TIN VÀ TƢ LIỆU Tạp chí thực hiện các nhiệm vụ chính sau: + Tổ chức công tác xuất bản Tạp chí Thông tin và Tư liệu; + Tổ chức xây dựng và phát triển đội ngũ cộng tác viên; + Xuất bản phụ trương của Tạp chí; + Cập nhật nội dung Tạp chí Thông tin và Tư liệu lên mạng VJOL; Trong cơ cấu tổ chức của Cục còn có đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Thông tin Phát triển. Tuy nhiên Trung tâm này vẫn chưa được thành lập và hoạt động. 2.1.4. Đặc điểm nguồn lực thông tin Cục Thông tin KH&CN Quốc gia sở hữu một nguồn lực thông tin về KH & CN phong phú vào bậc nhất ở Việt Nam : 41
  42. Sách : Kho sách của thư viện hiện có hơn 350.000 cuốn sách, trong đó sách tiếng Việt chiếm 10%, sách ngôn ngữ gốc Slavơ chiếm 30%, sách ngôn ngữ La tinh chiếm 60%. Về môn loại, 32% vốn sách của thư viện thuộc các ngành khoa học cơ bản, 45% thuộc các ngành khoa học và công nghệ, 23% thuộc các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, y tế, kinh tế, quản lý, thông tin học và thư viện học. Thư viện có một kho tài liệu tra cứu quý, với hơn 17.000 sách chuyên khảo gồm nhiều loại hình từ bách khoa toàn thư, cẩm lang, sổ tay tra cứu, đến các từ điển chuyên ngành, tạp chí tóm tắt trong đó có các tài liệu tra cứu rất nổi tiếng và quý hiếm ở Việt Nam như bộ Chemical Abstracts (thư viện có trọn bộ từ 1907 tới nay). Tạp chí : Kho tạp chí lưu giữ và bảo quản gần 7.000 tên tạp chí và ấn phẩm kế tiếp gồm 5.695 tên tạp chí gỗ Latin (chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Pháp), 830 tên tạp chí tiếng Nga và 345 tên tạp chí tiếng Việt, gần đây có bổ sung gần 50 tên tạp chí tiếng Trung Quốc, trong đó có hơn 1000 tên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, KH & CN, khoa học kinh tế được bổ sung thường xuyên. Bên cạnh nguồn tạp chí dưới dạng giấy, còn có một kho tài liệu dưới dạng vi phim với hơn 1000 tên tạp chí tiếng Anh, pháp thuộc các chuyên ngành khoa học kỹ thuật. Ngoài ra có gần 1000 tài liệu về Đông Dương thời Pháp thuộc dưới dạng vi phim, thuộc các ngành : Địa lý, địa chính, sinh học, nông nghiệp, xây dựng Những tạp chí KH & CN các tỉnh thành trong phạm vi cả nước, những bài tạp chí dưới dạng tờ rời, những số tạp chí lẻ cũng được lưu giữ tại đây. Tƣ liệu xám : Kho tư liệu xám được cập nhật thường xuyên, bao gồm các kết quả nghiên cứu của các đề tài từ cấp Nhà nước đến cấp cơ sở. Hiện nay, có trên 10.000 báo cáo kết quả nghiên cứu lưu tại Cục. 42
  43. Tài liệu tra cứu : Có hơn 12000 cuốn bao gồm nhiều loại hình : Sách tham khảo, từ điển, cẩm nang, từ điển chuyên ngành Kho tờ rời và nguồn thông tin điện tử với hàng chục cơ sở dữ liệu (CSDL) quy mô từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn biểu ghi thư mục các tài liệu Việt Nam và thế giới. Diện bao quát đề tài của các báo cáo rất phong phú, bao gồm : Tại kho Báo cáo các kết quả nghiên cứu, của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia có trên 10.000 báo cáo kết quả nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, kho học xã hội và nhân văn. Đặc biệt, có một số lượng lớn các báo cáo kết quả nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học ưu tiên như : nông – lâm – ngư nghiệp, y tế, công nghệ thông tin, kinh tế, giáo dục, có khả năng triển khai thành các công nghệ để áp dụng vào thực tế. Tại Cục Thông tin có phòng đọc và bạn đọc có thể đọc tại chỗ các báo cáo kết quả nghiên cứu, tìm tin thư mục trong CSDL kết quả nghiên cứu trên mạng Vista, sao chụp báo cáo kết quả nghiên cứu, bao gói và nhận chuyển giao CSDL thư mục và toàn văn kết quả nghiên cứu theo yêu cầu. CSDL : Các CSDL được coi là nền tảng của hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, CSDL là phương tiện hữu hiệu nhất để lưu trưc và phục vụ thông tin, đảm bảo việc tra cứu và cung cấp thông tin phù hợp cho các đối tượng một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Từ CSDL có thể bao gói và in ra các sản phẩm tạo thành bản tin điện tử theo chuyên đề, có thể chuyển giao một phần hoặc toàn bộ CSDL trên CD-ROM hoặc đưa các CSDL lên mạng để phục vụ rộng rãi trong nước và trên thế giới. Tư nhiều năm nay Cục Thông tin đã xây dựng các CSDL Thư mục, CSDL tóm tắt và gần đây là xây dựng CSDL toàn văn Hiểu rõ vai trò của mình Trong việc chuyền tải thanh tựu KH & CN vào thực tiễn, Cục Thông tin đã tạo ra số lượng sản phẩm thông tin phong phú nhằm cung cấp một cách kịp thời, thuận tiện các thông tin khoa học và công nghệ đến người dùng tin, bao gồm : 43
  44. Ấn phẩm thông tin Trước kia toàn hệ thống có 11 ấn phẩm thông tin định kỳ, trong đó có một số ấn phẩm thông tin bằng tiếng Anh dùng để trao đổi quốc tế như : Tạp chí tóm tắt tài liệu khoa học và công nghệ, thông báo sách mới, Việt Nam Infoterra Newletter Ngoài ra Cục thông tin còn xuất bản sách chuyên đề, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tài liệu dịch, 1. Tạp chí Thông tin và tư liệu (4 số/năm, 48 trang) 2. Thông tin Khoa học công nghệ môi trường (12 số/năm, 48 trang) 3. Tạp chí Tóm tắt tài liệu Khoa học và Công nghệ Việt Nam (12 số/năm, 80 – 100 trang) 4. Thông báo Tư liệu mới (6 số/năm, 50 – 60 trang) 5. Tổng luận Khoa học Công nghệ Kinh tế (12 số/năm, 40 – 50 trang) 6. VDN – Viet Nam Delopment News (6 số/năm, 12 trang) 7. Vietnamese Sciencific & Technological Abstracts (6 số/năm, 40 – 50 trang) 8. Viet Nam Inforttera Newletters (4 số/năm, 20 trang) Tới năm 2011 một số ấn phẩm đã đình bản, hiện tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia chỉ còn xuất bản Tạp chí Thông tin và Tư liệu, Tổng luận KH&CN kinh tế, Thông tin KH&CN môi trường. Các bản tin điện tử Là loại sản phẩm mới của Cục Thông tin, sản phẩm này bắt đầu xuất hiện và xuất bản nhanh chóng khi Việt Nam bắt đầu phát triển dịch vụ Internet. Sản phẩm này càng chứng tỏ những ưu điểm nổi bật như : Trao đổi thuận tiện, nhanh chóng, bao gói thông tin dễ dàng (do tận dụng nhanh, nhiều nguồn tin, đa dạng và linh hoạt trong xuất bản ), loại sản phẩm này ngày càng tăng. Hầu hết các ấn phẩm thông tin KH&CN, ngoài bản in trên giấy còn có bản điện tử đưa trên mạng hoặc được lưu giữ trên CD – ROM 44
  45. 1. Tin nhanh Kinh tế - Khoa học – Công nghệ và môi trường (số/tuần) 2. Chiến lược phát triển (2 số/tháng) 3. Khoa học Công nghệ Thế giới (2 số/tháng) 4. MPB – Môi trường và phát triển bền vững (2 số/tháng) 5. Nông thôn đổi mới (1 số/tuần) 6. Hội nhập và phát triển (1 số/tháng) Đến nay hầu hết các bản tin điện tử này đã đình bản. Hiện chỉ còn bảng tin "Nông thôn đổi mới" vẫn còn đang được tiếp tục xuất bản với tần xuất 1 số/tuần. Những bản tin còn lại đã được chuyển sang xuất bản dưới dạng tin hàng ngày và đăng trên Website của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. 2.1.5. Định hƣớng hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia Để thực hiện được nhiệm vụ được giao, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã đề ra một số đinh hướng hoạt động cơ bản trong thời gian tới như sau [Cao Minh Kiểm, 2010]: ► Phát triển tin lực KH&CN của đất nước nhằm đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu của xã hội trên cơ sở bổ sung và đẩy mạnh khai thác các nguồn tin trọng yếu của thế giới và trong nước - Tăng cường bổ sung tạp chí KH&CN thế giới, trong đó khoảng 6.000- 8.000 tạp chí hàng đầu có ý nghĩa thiết thực đối với Việt Nam; - Bổ sung một cách hệ thống và chọn lọc các sách chuyên khảo và sách tra cứu có giá trị cao về các lĩnh vực KH&CN ưu tiên phát triển của Việt Nam; - Bổ sung và tổ chức khai thác các nguồn thông tin sáng chế và thông tin tiêu chuẩn; - Thu thập một cách hệ thống và đầy đủ các nguồn tin KH&CN trong nước, đặc biệt là các nguồn tài liệu báo cáo kết quả nghiên cứu, tài liệu hội nghị, hội thảo (thường gọi là "tài liệu xám”); 45
  46. - Tăng cường mua quyền truy cập và sử dụng hiệu quả các nguồn tin có tính công cụ định hướng nghiên cứu, đánh giá hiệu quả, tác động của các công bố khoa học quốc tế (ISI Web of Knowledges, Scopus, Science finder, ); - Đẩy mạnh công tác điều hòa, phối hợp trong bổ sung và phát triển nguồn tin KH&CN nước ngoài trên cơ sở phát triển Liên hiệp thư viện Việt Nam về nguồn tin KH&CN. ► Phát triển dịch vụ phân tích thông tin có giá trị gia tăng cao đáp ứng nhu cầu lãnh đạo, quản lý trong hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển, chiến lược kinh doanh, mở rộng thị trường - Tổ chức nghiên cứu và cung cấp các tổng quan phân tích theo các vấn đề thời sự hoặc theo đặt hàng (phản ánh đầy đủ lịch sử, hiện trạng, xu thế phát triển trên thế giới và ở nước ta có kèm theo các khuyến nghị được cân nhắc một cách toàn diện); - Tổ chức nghiên cứu và cung cấp thông tin mang tính tình báo cạnh tranh (competitive intelligence), cảnh báo công nghệ (la veille technologique) hoặc thông tin phân tích thị trường, - Đáp ứng kịp thời, đầy đủ và chính xác thông tin cần thiết cho những yêu cầu tin đột xuất của lãnh đạo, quản lý. - Tổ chức dịch vụ phân tích tin đặc nhiệm theo yêu cầu của Bộ trưởng. ► Triển khai và phát triển công tác thống kê KH&CN - Tổ chức triển khai Nghị định 30/2006/NĐ-CP về thống kê KH&CN trên quy mô cả nước; - Hình thành và phát triển Trung tâm thống kê KH&CN – tổ chức thống kê ngành KH&CN; ► Đẩy mạnh dịch vụ thông tin giao dịch công nghệ góp phần phát triển thị trường công nghệ Việt Nam 46
  47. - Tổ chức và quản lý Techmart Việt Nam theo hướng xã hội hóa từng bước; - Tổ chức và triển khai Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên cho khu vực phía Bắc và cả nước nói chung; - Tăng cường và thúc đẩy thông tin giao dịch công nghệ giữa Việt Nam và các nước trên thế giới; - Hoàn thiện và phát triển Sàn giao dịch công nghệ trên Internet (Techmart ảo); - Tham gia các hoạt động hỗ trợ “hậu Techmart”; - Tổ chức và triển khai Mạng thông tin công nghệ phục vụ các doanh nghiệp. ► Phát triển Thư viện KH&CN Quốc gia hiện đại, ngang tầm khu vực Đông nam Á Thư viện KH&CN Quốc gia sẽ được phát triển với các tiêu chí để trở thành: - Thiên đường văn hóa đọc ở Việt Nam với sự phong phú và chất lượng tài liệu, tiện nghi hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp, môi trường thúc đẩy sáng tạo; - có thể phục vụ hàng ngàn bạn đọc tại chỗ và hàng triệu bạn đọc từ xa; - Thư viện tích hợp hài hòa giữa thư viện truyền thống và thư viện số; - Nơi giao tiếp, gặp gỡ, trao đổi và chia sẻ ý tưởng sáng tạo của giới tri thức nước nhà; - Trung tâm phổ biến và quảng bá tri thức khoa học của nhân loại và của Việt Nam. ► Đẩy mạnh phát triển và khai thác Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam – VinaREN, hạ tầng thông tin tiên tiến của Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo 47
  48. Được khai trương và đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2008, VinaREN là mạng truyền thông dùng riêng cho lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo với hạ tầng thông tin hiện đại bậc nhất nước ta, đạt trình độ khu vực và quốc tế. VinaREN hiện đã kết nối 53 viện nghiên cứu, trường đại học hàng đầu của nước ta tại 11 tỉnh, thành phố trong cả nước với cộng đồng trên 30 triệu nhà khoa học và đào tạo trên thế giới. Trong thời gian tới, VinaREN cần được phát triển và khai thác mạnh mẽ theo hướng: - Đẩy mạnh việc ứng dụng tại các đơn vị thành viên trên cơ sở triển khai các chương trình hợp tác về nghiên cứu-đào tạo có sử dụng các ứng dụng và dịch vụ mạng tiên tiến, hiệu năng cao như: đào tạo từ xa, hội nghị trực tuyến, truyền hình chất lượng cao, điện toán lưới, multicasts, y học từ xa, nông nghiệp điện tử, văn hóa điện tử (e-culture), khoa học điện tử (e-science), - Chia sẻ thông tin và truy cập các nguồn tin trực tuyến, các thư viện điện tử trong nước và trên thế giới; - Nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm các dịch vụ và ứng dụng mạng tiên tiến quy mô quốc gia và quốc tế; - Duy trì đường truyền và nâng cấp công nghệ và băng thông theo nhu cầu trong nước và hội nhập quốc tế; - Tăng cường và mở rộng hợp tác khu vực và quốc tế trong khuôn khổ TEIN3/TEIN4, APAN và GLORIAD; - Từng bước mở rộng phạm vi kết nối và phục vụ để hỗ trợ thiết thực cho tất cả các phòng thí nghiệm trọng điểm, viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm xuất sắc, bệnh viện chủ chốt, doanh nghiệp KH&CN quan trọng của đất nước. ► Đẩy mạnh công tác thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương, nông thôn, miền núi 48
  49. - Tiếp tục hỗ trợ các địa phương nhân rộng mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tới tuyến huyện, xã; - Hỗ trợ các địa phương xây dựng thư viện tích hợp về KH&CN và hình thành mạng lưới thông tin KH&CN tại địa phương kết nối với Trung ương và quốc tế; ► Phát huy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc, triển khai mạnh mẽ các sản phẩm và dịch vụ có thu, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo nguồn lực và động lực phát triển cơ quan, đơn vị một cách mạnh mẽ và bền vững - Hình thành và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trực thuộc hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; - Xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính nội bộ đảm bảo phát triển bền vững. ► Đẩy mạnh quản lý nhà nước về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN - Quy định và hướng dẫn hoạt động thông tin, thư viện, thống kê KH&CN; - Chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN; - Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thông tin và thống kê KH&CN; - Đầu tư phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến kết nối với khu vực và quốc tế; - Phát triển Mạng thông tin nghiên cứu và phát triển Việt Nam; - Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về thông tin, thư viện và thống kê KH&CN. 49
  50. 2.2. MỘT SỐ SẢN PHẨM THÔNG TIN PHỤC VỤ TAM NÔNG CỦA CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA Trước khi tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ phục vụ tam nông của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia ta cần hiểu rõ một số khái niệm: ● Sản phẩm thông tin: Sản phẩm thông tin là kết quả của quá trình xử lý thông tin do một các nhân hoặc tập thể nào đó thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin. ● Dịch vụ thông tin: Dịch vụ thông tin là những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan thông tin thư viện nói chung Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (trước đây là Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia) đã phát triển được một số sản phẩm thông tin đặc thù phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn : 2.2.1. Thƣ viện điện tử công nghệ nông thôn Trong khuôn khổ dự án “Bước đầu tăng cường cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa” tại Ninh Bình năm 2002 và dự án “Cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa”, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã xây dựng mô hình cung cấp thông tin KH&CN cho nông thôn và miền núi, trong đó một thành phần rất quan trọng là Thư viện điện tử nông thôn. Mô hình thư viện điện tử KH&CN được các địa phương quan tâm nhân rộng. Đến nay Thư viện điện tử KH&CN đã được triển khai tại khoảng 330 điểm thuộc 43 tỉnh trên toàn quốc. Sau đây tôi xin giới thiệu sơ bộ về thư viện điện tử này: 2.2.1.1 Về nội dung Đây là bộ sưu tập điện tử phong phú và tiện dụng trong việc tìm kiếm và tra cứu thông tin có khoảng 130.000 tài liệu toàn văn đã được số hóa (mỗi tài 50
  51. liệu tương đương với một cuốn sách) thuộc nhiều lĩnh vực như: Khoa học xã hội và nhân văn, tâm lý học, tôn giáo, kinh tế, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường, y tế, pháp luật, ngôn ngữ, nông nghiệp, công nghiệp, nghệ thuật, văn học, Thư viện điện tử còn có hơn 750 phim KH&CN, trong đó có nhiều phim về nông nghiệp, nông thôn như giống cây con, chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, máy móc và thiết bị nông nghiệp, trồng rừng, giao thông nông thôn, chế biến nông sản, thú y, thổ nhưỡng, y tế, văn hóa, du lịch và dịch vụ, công nghệ sau thu hoạch Trong thư viện điện tử có hàng nghìn sách và tài liệu kĩ thuật trong mọi lĩnh vực, các tài liệu này hầu hết đã được các nhà xuất bản phát hành rộng rãi từ trước đến nay và đã được số hóa toàn văn vào thư viện điện tử này. Các tài liệu này tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây; kĩ thuật nuôi và chăm sóc các loại vật nuôi, kể cả các loại vật nuôi trong nhà và vật nuôi hoang dã; kĩ thuật chế tạo và cải tiến các máy móc nông nghiệp), kĩ thuật nuôi các loại thủy hải sản, kĩ thuật chế biến các món ăn, kĩ thuật hạt nhân phục vụ các ngành kinh tế Bên cạnh các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp còn có các tài liệu y học đề cập đến những vấn đề như chăm sóc và rèn luyện sức khỏe, nuôi dạy và chăm sóc sức khỏe con cái, các phương pháp chăm sóc sức khỏe, phòng chữa bệnh ở người cao tuổi, cẩm nang chăm sóc người bệnh (từ các loại bệnh thông thường đến các loại bệnh nan y), Thư viện còn có các tài liệu về phong tục truyền thống của các vùng, miền như: lễ thờ cúng tổ tiên; nghi lễ thờ cúng tại nhà và tại các nơi thờ cúng (như chùa, đình, đền, miếu, phủ), nghi lễ cưới hỏi, v.v 2.2.1.2 Về hệ thống phân loại 51
  52. Tài liệu trong thư viện điện tử được sắp xếp theo bảng phân loại thập phân Dewey (DDC). Tuy nhiên những tài liệu liên quan đến tam nông được phân loại chi tiết hơn. Những mục chính như sau: 0 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG 020 Thông tin, thư viêṇ , lưu trữ 005 Công nghê ̣thông tin 1 TRIẾ T HOC̣ . TÂM LÝ HOC̣ 2 TÔN GIÁ O 3 KHOA HOC̣ XÃ HÔỊ VÀ NHÂN VĂN 300 Xã hội học 310 Thống kê 320 Chính trị 330 Kinh tế 340 Luâṭ 350 Hành chính công. Khoa hoc̣ quân sư ̣ 360 Dịch vụ xã hội. Bảo hiểm xã hội. Đoàn thể xa ̃ hôị. 370 Giáo dục và đào tạo 380 Thương nghiêp̣ . Giao thông vâṇ tải. Bưu chính viêñ thông 390 Phong tuc̣ tâp̣ quán. Văn hoá dân gian. Phong tuc̣ hoc̣ 4 NGÔN NGƢ̃ 5 KHOA HOC̣ TƢ ̣ NHIÊN VÀ TOÁ N HOC̣ 6 KHOA HOC̣ KỸ THUÂṬ VÀ CÔNG NGHÊ ̣ 600 Công nghê.̣ Tổ chứ c quản lý KHCN. Cán bộ KHCN. Hoạt động nghiên cứ u triển khai. Sáng chế phát minh 61 Y tế 62 Chế taọ máy 52
  53. 620 Tiêu chuẩn, vâṭ iêụ , an toàn, rung.Hê ̣thống CAD /CAM, máy điều khiển bằng chương trình số 621 Công nghê ̣ 621.1 Chế taọ máy hơi nướ c 621.2 Công nghê ̣thủy lưc̣ 621.3 Máy điện , chiếu sáng, bán dẫn, từ tính, quang hoc̣ , điêṇ tử , máy thông tin liên lạc, máy tính 621.4 Máy nhiệt. Động cơ đốt trong. 621.5 Máy khí nén, chân không, nhiêṭ đô ̣thấp 621.6 Quạt điện, bơm 621.8 Chi tiết máy. Đường ống. Thang máy 621.9 Máy công cụ. Dụng cụ 622 Ngành mỏ 623 Chế taọ máy quân sư ̣ 624 Chế taọ máy dân duṇ g 625 Chế taọ máy ngành đườ ng sắt, đườ ng bô ̣ 627 Máy thủy lực 628 Máy móc thiết bị vệ sinh . Bảo vệ môi trường. Giao thông công chính. Xử lý chất thải 629 Máy móc thiết bị giao thông vận tải . Ô tô, xe máy, xe đap̣ , máy bay 63 Nông nghiêp̣ 630 Các vấn đề chung. VAC 631 Máy móc, thiết bi.̣Thổ nhưỡng hoc̣ . Thủy lợi. Cấp thoát nướ c . Phân bón. Làm đất và thu hoạch 632 Phòng trị bệnh cho cây trồng, vâṭ nuôi 633 Trồng troṭ ngũ cốc, cây màu 53
  54. 634 Lâm nghiêp̣ , cây ăn quả 635 Rau, hoa, cây cảnh 636 Vâṭ nuôi. Gia súc, gia cầm 637 Chế biến sữa 638 Côn trùng. Ong, bướ m, tằm 639 Săn bắn, nuôi trồng thủy sản 64 Kinh tế gia đình 640 Phần chung về máy móc, thiết bi,̣ vâṭ liêụ , thương maị, quản lý, giáo dục 641 Thưc̣ phẩm, đồ uống 642 Nhà hàng, khách sạn 643-645 Máy móc, thiết bi, ̣ đồ dùng gia đình 646 May măc̣ 647-649 Chăm sóc gia đình, nuôi daỵ con cái 65 Tổ chƣ́ c, quản lý, kế toá n, tài vụ, kiểm toá n , dịch vụ văn phòng , quảng cáo 66 Công nghiêp̣ hoá chấ t 660 Vấn đề chung. Công nghê ̣sinh hoc̣ 661 Hoá chất công nghiệp 662 Chất nổ, nhiên liêụ , than, dầu, khí 663 Công nghê ̣bia 664 Chế biến thưc̣ phẩm 665 Dầu công nghiêp̣ , mỡ, sáp, khí đốt 666 Gốm, sứ , thủy tinh, xi măng, gạch, ngói, đá, sỏi, keo 667 Tẩy, nhuôṃ , mưc̣ , sơn, men, mạ 668 Mỹ phẩm, nướ c hoa, xà phòng, thuốc trừ sâu, nhưạ , polymer 669 Luyêṇ kim 54
  55. 67 Sản xuất 670 Tiêu chuẩn, kế hoac̣ h, thiết kế 671 Gia công kim loaị 672 Gang, thép 673 Kim loaị màu 674 Gỗ 675 Da, lông 676 Bôṭ giấy, giấy 677 Dêṭ 678 Cao su 68 Gia công chính xá c , rèn, đồ gỗ, in ấ n, sao chup̣ , dụng cụ gia đ ình, khí cụ đo, đồng hồ cá c loaị. Công nghê ̣bao bi ̀ 69 Xây dƣṇ g, thông gió 7 NGHÊ ̣ THUÂṬ 8 VĂN HOC̣ 9 ĐIẠ LÝ , LỊCH SỬ. ĐIỆN ẢNH. SÂN KHẤU 2.2.1.3. Về tra cứu, tìm tin Để khai thác thư viện điện tử này, chúng ta có thể sử dụng máy vi tính đơn lẻ hoặc sử dụng mạng LAN ở bất kỳ máy tính nào trong mạng được kết nối với thư viện điện tử. Thư viện điện tử có thể được tra cứu theo các yếu tố sau: + Mọi trườ ng + Mã số tài liệu + Ngày nhập tin + Phân loaị DDC + Tên tài liêụ /Công nghệ + Nước + Tóm tắt 55
  56. + Dạng tài liệu (Sách, Tra cứ u, Văn, Thơ, Kỷ yếu, Kết quả nghiên cứ u, Tạp chí, Bản tin , Báo, Bài báo, Bản nhạc, Catalo, Phim, ảnh, Bản ghi âm, Bản nhạc, Karaokê, Bản đố, Bản vẽ, Văn bản pháp luâṭ, Tiêu chuẩn, Định mức, Nhãn hiệu hàng hóa, Tư vấn và chuyển giao công nghệ, Tổng luận, Giáo trình, Dự án) + Tên tác giả/Doanh nghiệp + Nguồn trích/Địa chỉ + Tên têp̣ tài liêụ gốc + Số trang + Số Mb Việc tra cứu tài liệu hoặc phim khoa học thực hiện với các từ khóa. Các tài liệu toàn văn của thư viện điện tử được số hoá theo định dạng PDF. Để đọc toàn văn tài liệu cần có phần mềm Adobe Reader. Chúng ta có thể xem trực tiếp trên thư viện điện tử hoặc có thể tải về ổ cứng trong máy tính của chúng ta để lưu giữ hoặc cũng có thể in trực tiếp ra giấy các tài liệu cần thiết. Phim KH&CN được xem bằng phần mềm video tích hợp của hệ điều hành Windows. 2.2.1.4 Yêu cầu về hệ thống Để cài đặt thư viện điện tử cần có thiết bị với cấu hình tối thiểu như sau: ● Về phần cứng: Máy tính cá nhân với bộ vi xử lý từ Pentium IV trở lên; 512Mb RAM trở lên; khoảng trống đĩa cứng trên 1Gb; một ổ CD-ROM đọc và ghi ● Về phần mềm cần có: + Hệ điều hành window 2000 sp4 hoặc window XP sp2 hoặc windows vista. Đặt độ phân giải màn hình 1024 x 768pixel. Chất lượng màu 32bit. + Dotnetfx.exe 2.0 + Crystalreport For. NET 2.0 + Windows Installer 3.1 56
  57. + SQL Server 2005 + Acrobat 7.0 hoặc 6.0 + Photoshop 9.0 + WinZip + Nero OEM để sao đĩa CD-ROM + Bộ gõ tiếng unikey hoặc vietkey Toàn bộ dữ liệu của thư viện điện tử được lưu trên ổ đĩa cứng 2.2.2 Sƣu tập điện tử xây dựng bằng phần mềm Greenstone Trong khuôn khổ nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo Nghị định thư do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia chủ trì "Xây dựng công trình mẫu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nông thôn. Giai đoạn II: ứng dụng hệ PAID 4.0 để xây dựng một số hệ chuyên gia và hình thành một số điểm trình diễn", nhóm thực hiện nhiệm vụ đã nghiên cứu lựa chọn giải pháp và đã xây dựng một sưu tập điện tử về công nghệ kỹ thuật nông nghiệp thích hợp để giúp người dân các vùng nông thôn tiếp cận với các nguồn tin khoa học và công nghệ, phục vụ sản xuất kinh doanh của các địa phương Sưu tập này được xây dựng trên phần mềm mã nguỗn mở Greenstone Digital Library (Viết tắt GSDL). Greenstone Digital Library (GSDL) là phần mềm dùng để xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số. GSDL là phần mềm nguồn mở, đa ngôn ngữ. Mục đích của việc phát triển phần mềm GSDL là cung cấp cho người dùng một công cụ mạnh và miễn phí để xây dựng, phổ biến các sưu tập số. GSDL rất dễ cài đặt và sử dụng, nó có thể chạy trên hầu hết các phiên bản của hệ điều hành Windows, Unixx/Linux và Mac OS-X. Nhiều tổ chức trên thế giới đã sử dụng GSDL để tạo và xuất bản các bộ sưu tập trên Web. Tại Việt Nam, một số nơi đã sử dụng GSDL để tạo bộ sưu tập của mình. 57
  58. Nhóm nghiên cứu đã xem xét, đánh giá kỹ càng những khía cạnh trên để lựa chọn được khổ mẫu dữ liệu phù hợp, có thể lưu trữ lâu dài, có khả năng thay đổi, đảm bảo sự truy cập của thế hệ tương lai. Nhóm dự án đã lựa chọn so sánh 03 loại khổ mẫu tài liệu điện tử là: MS Word, HTML và PDF Trên cơ sở kết quả so sánh 3 loại khổ mẫu tài liệu điện tử: MS Word, HTML và PDF, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã lựa chọn khổ mẫu HTML cho các tài liệu trong sưu tập số. Ưu điểm chính của HTML là nó có thể dễ dàng được nhập vào GSDL và tạo chỉ mục bởi các công cụ phần mềm nhúng (plug –in) sẵn có chứa GSDL. Các plug-in này có khả năng nhận dạng và chuyển đổi chính xác tiếng việt. Một vấn đề nữa trong mô tả các đối tượng số trong sưu tập là lựa chọn khổ mẫu siêu dữ liệu. Siêu dữ liệu (còn gọi là dữ liệu đặc tả) (Metadata) là những thông tin mô tả các đặc tính của dữ liệu như nội dung, định dạng, chất lượng, điều kiện và các đặc tính khác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ dữ liệu. Nhóm nghiên cứu đã chọn siêu dữ liệu Dublin Core để làm khổ mẫu siêu dữ liệu cho dữ liệu số. Siêu dữ liệu được nhập bằng Giao diện thủ thư (GLI – Greenstone Librarian Interface) của phần mềm GSDL Sưu tập số có thể được tra cứu theo 3 cách: Tìm theo từ khóa; duyệt xem theo nhan đề và duyệt xem theo đề mục (chủ đề). Tìm theo từ khoá cho phép người dùng tin có thể sử dụng các từ hoặc cụm từ để tra cứu tài liệu trong sưu tập. Người sử dụng có thể tìm trong toàn văn tài liệu hoặc trong một số yếu tố siêu dữ liệu chọn lọc (như nhan đề, chủ đề, ) Trong duyệt xem theo nhan đề, các tài liệu trong sưu tập được sắp xếp theo vần chữ cái của từ đầu tiên trong nhan đề. Người tim tin có thể lựa chọn tài liệu dựa trên vần chữ cái. Trong duyệt theo đề mục, tài liệu được xếp theo chủ đề. Các chủ đề có thể có những đề mục con. 58
  59. Sưu tập đã được đưa lên trên Website Khoa học và Công nghệ địa phương để khai thác 2.2.3. Hệ chuyên gia nông nghiệp Trong nhiệm vụ hợp tác quốc tế theo nghị định thư “ xây dựng công trình mẫu về ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nông thôn. Giai đoạn II: ứng dụng hệ PAID 4.0 để xây dựng một số hệ chuyên gia và hình thành một số điểm trình diễn”. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cũng đã tiếp nhận được phần mềm PAID (Platform for Agricultural Intellegent System Development) dùng để xây dựng “Hệ thống chuyên gia nông nghiệp”. Đây là phần mềm do Trung tâm nghiên cứu Kỹ thuật Quốc gia về Công nghệ thông tin trong nông nghiệp (National Engineering Research Center for Information Technology in Agriculture, viết tắt là NERCITA) của trung Quốc phát triển. NERCITA bắt đầu xây dựng PAID từ đầu những năm 1990. PAID đã được ứng dụng để phát triển các hệ chuyên gia và triển khai tại 800 huyện trên tổng số 2.400 huyện của Trung Quốc. Quá trình khảo sát thực tiễn việc áp dụng phần mềm PAID 4.0 trong nông nghiệp ở Trung Quốc, tham gia đào tạo cài đặt và sử dụng hệ chương trình PAID đã cho thấy PAID 4.0 là một hệ chương trình bổ ích trong ứng dụng Công nghệ thông tin trong nông nghiệp. Hệ chuyên gia trong khuôn khổ nhiệm vụ này được hiểu là những hệ thông ứng dụng chuyên gia được xây dựng bằng PAID 4.0. Chúng được hiểu là cụm chương trình được thiết kế để mô phỏng một hành vi xử lý vấn đề của chuyên gia trong lĩnh vực. Trong hệ chuyên gia nông nghiệp xây dựng bằng PAID 4.0, những tri thức về một đối tượng (thí dụ về chăn nuôi gà) được tổng hợp lại một cách hợp lý để đáp ứng một cách nhanh chóng và tốt nhất nhu cầu thông tin cụ thể của người nông dân về khía cạnh nào đó của vấn đề. 59
  60. Ứng dụng này được kết xuất, tách khỏi phần mềm khuôn mẫu và có thể cài đặt một cách độc lập trên các máy tính cá nhân hoặc đưa lên trên Web khai thác. Hệ chuyên gia đuợc thiết kế riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể (như gà, lợn, lúa, ngô, ) và có thể cung cấp cho người sử dụng tham khảo các kỹ thuật cụ thể tùy theo câu hỏi lựa chọn. Ví dụ: hệ chuyên gia nông nghiệp chuyên về trồng lúa có thể cung cấp thông tin về kỹ thuật làm mạ, thời vụ, chăm sóc, thông tin về bảo vệ thực vật, Khi cần tham khảo hệ chuyên gia, người dùng tin kích chuột vào nút và hệ thống sẽ đưa ra một loạt các lựa chọn để người sử dụng tiếp tục lựa chọn để có câu trả lời. Ví dụ: hệ chuyên gia về lúa cho phép tra cứu theo các khía cạnh khác nhau như: chọn giống, chăm sóc mạ, tính thời gian gieo cấy, tính thời gian lúa trỗ, tính lượng giống, tính giai đoạn sinh trưởng, phòng trừ bệnh lúa, Câu trả lời là một văn bản cung cấp thông tin đã được lưu trữ về khía cạnh được lựa chọn. Trong hệ chuyên gia câu trả lời được gọi là báo cáo quyết sách Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã xây dựng được 5 hệ chuyên gia nông nghiệp thử nghiệm về : Lúa lai, Ngô lai, đậu tương (đậu nành) lợn và gà. Những hệ chuyên gia này đã được đưa lên Website “Khoa học và công nghệ địa phương” của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia để phục vụ khai thác trực tuyến. 2.2.4. Website “Khoa học và Công nghệ địa phƣơng Để cung cấp thông tin KH&CN cho địa phương, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã xây dựng Website “Khoa học và Công nghệ địa phương” có URL là Website có các chuyên mục chính sau: 60
  61. + Mục tin tức nổi bật: Cung cấp những tin tức mới nhất về tất cả các vấn đề kinh tế, xã hội + KH&CN địa phương: bao gồm tin tức và sự kiện về kinh tế, chính trị, y tế, giáo dục, khoa học kĩ thuật, và các hoạt động KH&CN. + Hệ chuyên gia: Gồm 5 hệ chuyên gia (về lúa lai, ngô lai, đậu tương, gà và lợn) + Thư viện tra cứu: Tài liệu lỹ thuật nông nghiệp và một số phim hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp. 61
  62. CHƢƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM THÔNG TIN PHỤC VỤ TAM NÔNG CỦA CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 3.1 Nhận xét về sản phẩm thông tin phục vụ phát triển tam nông của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 3.1.1 Ý nghĩa Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Trong thời gian qua, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã coi việc phát triển các công tác thông tin phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn là một trong những nội dung hoạt động quan trọng của mình. Cục đã phát triển được những sản phẩm và dịch vụ thông tin đặc thù cho công tác này và thu được hiệu quả nhất định. Thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước và các tổ chức xã hội đối với đầu tư và phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Khẳng định vai trò của thông tin KH&CN trong xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội. Mô hình xây dựng sản phẩm thông tin KH&CN được triển khai và đưa vào sử dụng dần từng bước tăng cường, cung cấp, cập nhật thông tin đa dạng, góp phần củng cố hệ thống chính trị cơ sở. Giúp người sử dụng có khả năng khai thác tìm tin ngoại tuyến (off-line) và tìm tin trực tuyến online trên mạng VISTA/Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu thông tin của mình. 3.1.2 Những ƣu, nhƣợc điểm 3.1.2.1 Thƣ viện điện tử 62
  63. ● Ƣu điểm: Thư viện điện tử được cài đặt tại trên 330 điểm ở 43 tỉnh và thành phố. Đem lại hiệu quả to lớn giúp người dân nắm bắt được thông tin để lao động và sản xuất có hiệu quả. + Thư viện điện tử chứa nguồn tin phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực giúp đáp ứng nhu cầu thông tin, nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân + Cách tra cứu tìm tin đơn giản, dễ khai thác không đòi hỏi trình độ của người sử dụng + Khai thác thông tin dễ dàng chỉ cần máy tính cài đặt phần mềm thư viện điện tử bạn có thể xem bất cứ lúc nào mà không cần mạng Interner ● Nhƣợc điểm + Chưa ứng dụng cài đặt thư viện điện tử được khắp các tỉnh thành trong cả nước vì vậy có nhiều nơi người dân không tiếp cận được với thông tin cần thiết. + Khả năng cập nhật thông tin: Khả năng cập nhật thông tin hạn chế sau khi cài đặt vì phải được Cục Thông tin KH&CN cung cấp dữ liệu mới + Tài liệu quá đa dạng, không theo chuyên đề nên có thể là khó đáp ứng đối với từng khu vực. Vì có thể tài liệu phù hợp với khu vực này nhưng lại không phù hợp với khu vực khác + Cài đặt lại không đơn giản đối với những địa phương không có nhân lực công nghệ thông tin phù hợp nếu máy tính bị Virus và phải cài đặt lại hệ thống 3.1.2.2 Sƣu tập điện tử kỹ thuật nông nghiệp bằng phần mềm Greenstone ● Ƣu điểm + Sưu tập điện tử kỹ thuật nông nghiệp xây dựng bằng phần mềm mã nguồn mở cung cấp thông tin theo phương thức trực tuyến cho người dùng tin 63
  64. + Hệ thống dễ khai thác và có thể truy cập trực tuyến qua mạng Internet rất thuận tiện cho người sử dụng + Người dân có thể khai thác dữ liệu từ bất cứ máy tính nào có kết nối với mạng Internet (thí dụ tại điểm bưu điện văn hóa xã, Internet café hoặc dịch vụ Internet, ) + Khai thác dễ dàng không đòi hỏi trình độ của người sử dụng + Có thể được cập nhật nhanh chóng do chỉ cần một CSDL tập trung trên máy chủ ● Nhƣợc điểm + Sưu tập điện tử kỹ thuật nông nghiệp còn ít dữ liệu hình ảnh + Khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng tuy nhiên hiện nay sưu tập điện tử này không được cập nhật thường xuyên 3.1.2.3 Hệ chuyên gia nông nghiệp và Website “Khoa học và Công nghệ địa phƣơng ● Ƣu điểm + Hệ chuyên gia nông nghiệp là công cụ phần mềm đặc thù cung cấp thông tin đầy đủ chuyên biệt theo đối tượng đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết về một đối tượng cụ thể của người dùng tin. + Cung cấp thông tin về quy trình, hoặc giải pháp chi tiết cho từng đối tượng cây trồng vật nuôi. + Website “Khoa học và công nghệ địa phương” luôn cập nhật thông tin về tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học công nghệ, Hình ảnh đẹp, nội dung phong phú và đa dạng. ● Nhƣợc điểm - Số lượng hệ chuyên gia quá ít (5 hệ), chỉ đáp ứng được yêu cầu giới hạn 64
  65. - Cách trình bày còn khá phức tạp vì vậy người dùng tin gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin (đặc biệt đối với người dùng tin là những người nông dân). - Các bước khai thác thông tin không đơn giản đối với người dùng tin có sự hiểu biết hạn chế về tin học điều này gây nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin đặc biệt là người nông dân ít hiểu biết về máy tính và trình độ hạn chế về tin học. 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm thông tin phục vụ tam nông của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia ● Tổ chức triển khai ứng dụng cài đặt Thư viện điện tử cho khắp các tỉnh thành trong cả nước. Để đưa thông tin đến được với người dân (đặc biệt là người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa) giúp họ nắm bắt được thông tin áp dụng vào nuôi trồng, sản xuất làm tăng năng xuất cây trồng vật nuôi cải thiện đời sống và phát triển kinh tế xã hội. ● Đưa các chuyên gia thông tin xuống hỗ trợ các địa phương cài đặt phần mềm thư viện điện tử (đặc biệt các địa phương vùng sâu, vùng xa thiếu nguồn nhân lực hiểu biết về công nghệ thông tin). ● Tại các địa phương mở lớp tập huấn tin học cho bà con nông dân, cách sử dụng máy tính, sử dụng thư viện điện tử, sưu tập điện tử kĩ thuật nông nghiệp, cách tra cứu thông tin trong hệ chuyên gia nông nghiệp và sử dụng Website KH&CN. ● Tập trung xây dựng tài liệu điện tử theo hướng chuyên sâu về những chủ đề cụ thể để có thông tin phù hợp với từng miền trong cả nước. ● Đơn giản hóa tới mức tối thiểu có thể các bước khai thác và tìm kiếm thông tin để người nông dân ở trình độ thấp cũng có thể tìm kiếm và sử dụng thông tin một cách dễ dàng. 65
  66. ● Thường xuyên cập nhật thông tin mới vào thư viện điện tử cho các vùng miền giúp người dân luôn luôn nắm bắt được thông tin mới nhất để áp dụng vào sản xuất. ● Xây dựng hệ chuyên gia ngày càng đa dạng và phong phú, chứ không dừng lại ở 5 hệ như hiện nay để đáp ứng được nhu cầu sản xuất ngày càng đa dạng của bà nông dân. ● Đưa thêm nhiều hình ảnh vào sưu tập điện tử kĩ thuật nông nghiệp để giúp cho việc cung cấp thông tin ngày càng phong phú và sinh động, và chú ý thường xuyên cập nhật thông tin mới vào bộ sưu tập điện tử kĩ thuật nông nghiệp này. 66