Khóa luận Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN

pdf 66 trang thiennha21 16/04/2022 6820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_mang_nghien_cuu_va_dao_tao_viet_nam_vinar.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN

  1. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung Khóa luận do bản thân tự nghiên cứu, tìm tòi và học hỏi, dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo của giáo viên hướng dẫn là Thạc sỹ Đồng Đức Hùng. Lê Thị Thúy 1 K52 TTTV
  2. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận, bên cạnh sự nỗ lực không ngừng cố gắng của bản thân, tôi đã luôn nhận được sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình từ phía các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo và các học khoa Thông tin – Thư viện khóa 2007 – 2011. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thạc sỹ Đồng Đức Hùng đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Do còn hạn chế về kiến thức, thời gian cũng như các nguồn tài liệu tham khảo, khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận của tôi có thể hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, Ngày 20/05/2011 Sinh viên Lê Thị Thúy Lê Thị Thúy 2 K52 TTTV
  3. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt Tên đầy đủ APAN Asia Pacific Advanced Network (Mạng thông tin Châu Á – Thái Bình Dương) CSDL Cơ sở dữ liệu ĐHBK HN Đại học Bách Khoa Hà Nội KH&CN Khoa học và Công nghệ NASATI National Agency for Science and Technology Information (Cục Thông tin Khoa học Công nghệ và Quốc gia) NOC Network Operation Centre (Trung tâm vận hành mạng) POP Point of Present (Điểm kết nối) TEIN Trans – Eurasia Information Network (Mạng thông tin liên châu lục Á- Âu) VinaREN Vietnam Research and Education Network (Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam) VISTA Vietnam Information for Science and Technology Advance (Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam) VNNOC Vietnam Network Operating Centre (Trung tâm vận hành mạng Quốc gia) Lê Thị Thúy 3 K52 TTTV
  4. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 7 2. Mục đích của đề tài 8 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 9 5. Đóng góp của khóa luận 9 6. Cấu trúc của Khóa luận 9 PHẦN NỘI DUNG 10 CHƢƠNG 1: CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẠNG VINAREN 10 1.1. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 10 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 10 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 11 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 11 1.1.4. Những dịch vụ thông tin cơ bản 13 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của mạng VinaREN 16 1.2.1. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu (TEIN) 16 1.2.2. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu giai đoạn 2 (TEIN 2) 16 1.2.3. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu giai đoạn 3 (TEIN 3) 17 1.2.4. Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VINAREN) 18 CHƢƠNG 2: HẠ TẦNG MẠNG VÀ CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA VINAREN 25 2.1. Hạ tầng mạng và cơ sở kỹ thuật của VinaREN 25 2.1.1. Hạ tầng mạng của VinaREN 25 2.1.2. Cơ sở kỹ thuật 27 2.1.3. Hạ tầng viễn thông 29 Lê Thị Thúy 4 K52 TTTV
  5. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 2.1.4. Phân bố và sử dụng IP của VinaREN 30 2.1.5. Quản lý kỹ thuật VinaREN 31 2.2. Các dịch vụ cơ bản của VinaREN 33 2.2.1. Dịch vụ IP, định tuyến và tên miền 34 2.2.2. Dịch vụ IP Telephone trong VinaREN 36 2.2.3. Dịch vụ Video conference và truyền hình chất lượng cao (DVTS) 36 2.2.4. Dịch vụ e-learning 37 2.2.5. Dịch vụ tính toán lưới (Grid computing) 39 2.2.6. Dịch vụ y tế từ xa (Telemedicine) 40 2.2.7. Dịch vụ dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai 41 2.2.8. Dịch vụ truy cập các cơ sở dữ liệu trực tuyến 41 CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG MẠNG VINAREN TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN VÀ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 42 3.1. Ứng dụng mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghê Quốc gia 42 3.1.1. Quá trình triển khai mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 42 3.1.2. Thực trạng ứng dụng mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 42 3.1.3. Nhận xét, đánh giá 47 3.2. Ứng dụng mạng VinaREN tại Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội 48 3.2.1. Quá trình triển khai mạng VinaREN tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 48 3.2.2. Thực trạng ứng dụng mạng VinaREN/ TEIN 3 tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 50 3.2.3. Nhận xét, đánh giá 51 Lê Thị Thúy 5 K52 TTTV
  6. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 3.3. Ứng dụng mạng VinaREN tại Trung tâm Dự báo khí tƣợng Thủy Văn Trung 52 3.3.1. Quá trình triển khai mạng VinaREN tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương 53 3.3.2. Thực trạng ứng dụng VinaREN tại Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương 55 3.3.3. Nhận xét, đánh giá 57 3.4. Nhận xét, đánh giá và giải pháp về mạng nghiên cứu và đào tạo VinaREN. 58 3.4.1. Ưu điểm 58 3.4.2. Nhược điểm 61 3.4.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của Mạng nghiên cứu và đào tạo VinaREN 61 PHẦN KẾT LUẬN 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC Lê Thị Thúy 6 K52 TTTV
  7. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỷ XXI cuộc cách mạng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hiện đại tiếp tục có những tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội. KH&CN thực sự trở thành nguồn lực, động lực cho sự phát triển và sự phồn vinh của mỗi quốc gia, việc xây dựng và phát triển hệ thống thông tin KH&CN là nhiệm vụ hàng đầu, là tiền đề cho sự phát triển hiện đại của đất nước. Đồng thời, nhu cầu kết nối để cập nhật, trao đổi và chia sẻ thông tin về KH&CN, về nghiên cứu đào tạo trở thành một nhu cầu tất yếu của mọi ngành, mọi nghề trong xã hội. Các Viện nghiên cứu, các Bệnh viện hay các trường Đại học đều muốn chủ động nắm giữ những thông tin mới nhất ở trong nước và trên thế giới để phục vụ cho công tác nghiên cứu và đào tạo. Chính vì điều đó đã sớm đưa VinaREN (Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam) đến với cộng đồng các nhà khoa học, các bệnh viện và các trung tâm nghiên cứu. Đến nay, VinaREN kết nối 60 mạng thành viên, bao gồm hàng trăm Viện nghiên cứu, trường Đại học, Bệnh viện lớn tại 11 tỉnh và Thành phố trong cả nước tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam kết nối mạng tốc độ và hiệu năng cao với 45 triệu đồng nghiệp tại hơn 8.000 trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thê giới. Tuy ra đời chưa lâu nhưng VinaREN đã kết nối các nhà nghiên cứu và đào tạo Việt Nam với cộng đồng 30 triệu nhà khoa học ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Âu và các khu vực khác. Với việc xây dựng và đưa VinaREN vào khai thác trên quy mô toàn quốc, Việt Nam có thể sánh vai với các quốc gia có hệ thống mạng tiên tiến và hiện đại trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo trên thế giới. Lê Thị Thúy 7 K52 TTTV
  8. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Nhằm tìm hiểu quá trình ra đời, phát triển và cơ sở hạ tầng của mạng Nghiên cứu và đào tạo (VinaREN) cũng như vai trò, ý nghĩa và ứng dựng của VinaREN tại một trung tâm cụ thể, tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam – VinaREN (Vietnam Research and Education Network)” làm đề tài khóa luận. Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu sâu về cách thức tổ chức, vận hành hoạt động của mạng cũng như những ứng dụng của mạng mang lại hiệu quả ở một số đơn vị thành viên. Qua đó, giới thiệu một mạng nghiên cứu và đào tạo quy mô lớn nhất Việt Nam tới đông đảo bạn đọc ở các viện nghiên cứu, các bênh viện và các trường đại học 2. Mục đích của đề tài - Giới thiệu chung về Mạng VinaREN (quá trình ra đời, sự phát triển, hạ tầng cơ sở vật chất, các dịch vụ ); - Tìm hiểu các ứng dụng hiệu quả của VinaREN ở các Viện nghiên cứu, các Bệnh viện và các trường Đại học; - Tìm hiểu ứng dụng của mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về không gian: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương Đại học Bách Khoa Hà Nội Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. + Phạm vi về thời gian: Từ tháng 6/ 2006 – nay Lê Thị Thúy 8 K52 TTTV
  9. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Khảo sát thực tế - Phỏng vấn - Phân tích và tổng hợp tài liệu - Trao đổi 5. Đóng góp của khóa luận - Khóa luận giới thiệu Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN) tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. - Đánh giá hiệu quả ứng dụng thực tiễn của Mạng VinaREN tại Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. - Khóa luận đưa ra một số nhận xét, đánh giá về Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN). Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt đông của mạng VinaREN. 6. Cấu trúc của Khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận bao gồm 3 phần chính sau: Chƣơng 1: Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia với quá trình hình thành Mạng VinaREN Chƣơng 2: Hạ tầng mạng và một số dịch vụ cơ bản của VinaREN Chƣơng 3: Ứng dụng VinaREN tại một số đơn vị thành viên. Nhận xét, đánh giá và giải pháp Lê Thị Thúy 9 K52 TTTV
  10. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA VỚI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẠNG VINAREN 1.1 . Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia( sau đây viết tắt là Cục TT KH&CN QG) là đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là Bộ KH&CN), được thành lập trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ KH&CN cũng như các Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, Nghị định 30/2006/NĐ-CP ngày 29/03/2006 của Chính phủ về Thống kê khoa học và công nghệ. Cục TT KH&CN QG được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia được thành lập ngày 24/09/1990 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Thông tin – Tư liệu KH&CN Quốc gia theo Quyết định số 487/TCCB của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Nhà nước (nay là Bộ KH&CN). Trung tâm Thông tin – Tư liệu được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị đuợc thành lập trước đó là : Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (thành lập năm 1960) và Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (thành lập năm 1972). Tên giao dịch quốc tế của Cục là National Agency for Science and Technology Information (viết tắt là NASATI) Cục TT KH&CN QG thực hiện chức năng thông tin, phổ biến, tuyên truyền về KH&CN; tổ chức hoạt động và quản lý Chợ Công nghệ và thiết bị Việt Nam; Thư viện trung tâm về KH&CN; Mạng thông tin KH&CN quốc Lê Thị Thúy 10 K52 TTTV
  11. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN gia; thực hiện đăng ký chính thức các tài liệu, kết quả thực hiện các chương trình đề tài, dự án nghiên cứu và phát triển, điều tra cơ bản cấp nhà nước và cấp bộ”. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ Những nhiệm vụ chính của Cục gồm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển công tác thông tin KH&CN; Thu thập, xử lý, lưu giữ và phát triển nguồn tin KH&CN trong nước và ngoài nước; Tuyên truyền thông tin KH&CN; Tổ chức các Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart); Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin thư viện; Đại diện Việt Nam tham gia một số tổ chức hoặc mạng lưới thông tin thư viện quốc tế như IFLA, Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc tế (ICSTI), Mạng lưới ISSN Quốc tế; Phát triển mạng thông tin KH&CN (VISTA), Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN). 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ Hiện nay, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có đội ngũ cán bộ thông tin - thư viện có trình độ cao, có tính chuyên nghiệp với trên 160 cán bộ, trong đó 72% số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên, trong đó có 7 tiến sỹ (chiếm 4,37%), trên 20 thạc sỹ (chiếm trên 13 %). Bộ máy lãnh đạo của Cục bao gồm: Cục trưởng và một số Cục phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ KH&CN bổ nhiệm chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ KH&CN và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Trong cơ cấu tổ chức của Cục có 2 loại đơn vị: - Các tổ chức quản lý Nhà nước Lê Thị Thúy 11 K52 TTTV
  12. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN - Các đơn vị sự nghiệp Các tổ chức giúp Cục thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Văn phòng Phòng Quản lý thông tin và Thống kê Phòng Hợp tác quốc tế Phòng Kế hoạch- Tài chính Các tổ chức giúp Cục thực hiện chức năng sự nghiệp Thư viện Khoa học Công nghệ và Quốc gia Trung tâm Xử lý và Phân tích Thông tin Trung tâm Thông tin phát triển Trung tâm Thống kê Khoa học và Công nghệ Trung tâm Giao dịch Thông tin Công nghệ Việt Nam Trung tâm Quản lý Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam Trung tâm Tin học và Đào tạo Tạp chí Thông tin Tư liệu . Lê Thị Thúy 12 K52 TTTV
  13. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 1.1.4. Những dịch vụ thông tin cơ bản 1.1.4.1. Dịch vụ tra cứu, cung cấp tài liệu Với nguồn lực thông tin phong phú, đa dạng và đội ngũ cán bộ thông tin chuyên nghiệp, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia thực hiện dịch vụ tra cứu, tìm tin theo yêu cầu của người dùng tin. Kết quả tìm tin có thể là danh mục các tài liệu phù hợp tra cứu từ các CSDL trong nước và nước ngoài. Người dùng tin có thể yêu cầu được sử dụng dịch vụ cung cấp tài liệu toàn văn (Document Delivery Service). Với nguồn tạp chí điện tử và kho dữ liệu quy mô lớn, Bộ phận Tra cứu và chỉ dẫn thuộc Thư viện KH&CN Quốc gia và những đơn vị liên quan khác sẽ đáp ứng yêu cầu của người dùng tin một cách nhanh nhất (như chuyển file qua thư điện tử hoặc gửi file trên CDROM). 1.1.4.2. Dịch vụ xử lý, phân tich thông tin Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia cung cấp các dịch vụ thông tin phân tích như: - Biên soạn các tài liệu phân tích tổng hợp; biên soạn các tổng luận, tổng quan theo yêu cầu; - Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tổng hợp, thông tin chuyên đề, thông tin chiến lược, chính sách, định hướng phát triển; - Bao gói, xây dựng CSDL thư mục hoặc toàn văn theo chuyên đề; - Dịch thuật tài liệu KH&CN 1.1.4.3. Dịch vụ số hoá Với hệ thống số hoá tài liệu hiện đại và công suất cao gồm 2 máy Kirtas 1600 và hệ thống thiết bị và phần mềm xử lý và lưu trữ dữ liệu số, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia cung cấp dịch vụ số hoá tài liệu cho các trường đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm lưu trữ, thư viện ở quy mô công nghiệp.Với các máy Kirtas, tài liệu gốc được bảo đảm không phải tháo rời. Lê Thị Thúy 13 K52 TTTV
  14. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Công suất số hoá của thiết bị đạt đến 1.600 trang/giờ. Sản phẩm số hoá có thể ở nhiều khổ mẫu dữ liệu theo lựa chọn như: dạng PDF, ảnh GPEG, dạng TIFF, 1.1.4.4. Dịch vụ mạng, hội nghị thông tin Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan chủ trì xây dựng và phát triển Mạng thông tin KH&CN Việt Nam (VISTA), xây dựng, vận hành và quản lý Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN) có đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin lành nghề và cơ sở hạ tầng mạng mạnh cung cấp đa dạng các dịch vụ mạng, từ nghiên cứu phân tích hệ thống, tư vấn xây dựng các hệ thống mạng thông tin và thư viện điện tử đến tổ chức các hội nghị hội thảo trực tuyến. Đặc biệt với cơ sở hạ tầng mạng của VinaREN, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có thể tổ chức các cuộc hội thảo nhiều điểm cầu. 1.1.4.5. Dịch vụ bạn đọc đặc biệt Đây là loại hình dịch vụ thư viện đặc biệt mà Cục Thông Tin- KH&CN Quốc gia cung cấp cho một số bạn đọc nhất định của mình nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng đọc và sử dụng tài liệu điện tử theo phương thức trực tuyến. Khi tham gia sử dụng dịch vụ, người dùng tin được cấp quyền truy cập trực tuyến thông qua mạng internet đến các nguồn tin khoa học và công nghệ có giá trị cao trong và ngoài nước. Dịch vụ được cung cấp theo thời hạn 1năm trên cơ sở đóng góp cho phí tổ chức và đảm bảo thực hiện dịch vụ. Phí đăng ký sử dụng và khai thác Dịch vụ bạn đọc đặc biệt năm 2011 là 300.000VNĐ/năm/bạn đọc. 1.1.4.6. Mạng Thông tin Khoa học Công nghệ Việt Nam– VISTA Mạng VISTA là một hệ thống thông tin - tư liệu khoa học và công nghệ do Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường xây dựng. Thời kỳ ban đầu mạng có tên là IDNET (Information Databasse Network). Đến năm 1995 đổi thành mạng Lê Thị Thúy 14 K52 TTTV
  15. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN thông tin khoa học kỹ thuật, kinh tế Việt Nam (VESTENET) và ngày nay gọi là mạng thông tin khoa học công nghệ Việt Nam (VietNam information Network for Science and Technology Advance). Mạng được xây dựng phục vụ cho các đối tượng làm công tác khoa học và công nghệ, đồng thời phổ biến kiến thức cho quảng đại quần chúng nhân dân, nâng cao dân trí trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Từ năm 1996 trở đi, VISTA được hình thành công nhờ sự kết hợp việc sử dụng công nghệ mạng dựa trên nền tảng Internet. Tháng 11/1998, mạng VISTA đã được cấp giấy phép và trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet dùng riêng. Mạng VISTA bao gồm các ngâ hang dữ liệu. Ngoài việc truy cập các thông tin dưới dạng thư điện tử, tạp chí điện tử nước ngoài, mạng còn cung cấp dịch vụ Internet cho người dùng tin của mạng. Mạng VISTA hiện nay bao gồm các cơ sở dữ liệu( CSDL) sau: - CSDL thư mục về các tài liệu khoa học và công nghê: + CSDL thư mục về tài liệu khoa học công nghệ Việt Nam( STD); + CSDL về mục lục tạp chí mới nhập về ở Thư viện khoa học kỹ thuật trung ương; + CSDL sách của Thư viện khoa học kỹ thuật trung ương; + CSDL tài liệu tiếng nước ngoài từ CD- ROM như Pascal, DIALOG; + CSDL về đăng ký và kết quả các đề tài nghiên cứu; - Các cơ sở dữ liệu toàn văn: + Các tạp chí điện tử của nước ngoài; + Các tài liệu nước ngoài thu thập được qua Internet; + Các tài liệu công nghệ; - Các cơ sở dữ liệu dữ kiện: + CSDL các “ Công ty ASEAN ở Việt Nam”; + CSDL các “ Cơ quan thông tin công nghệ”; Lê Thị Thúy 15 K52 TTTV
  16. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của mạng VinaREN 1.2.1. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu (TEIN) TEIN (Trans – Eurasia Information Network viết tắt là TEIN) là một sáng kiến nhằm thiết lập mạng thông tin liên châu lục Á – Âu của các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 3 thông qua vào tháng 10 năm 2000. Mạng TEIN có mục đích kết nối mạng nghiên cứu khoa học giữa Châu Á và Châu Âu để nâng cao năng lực trao đổi thông tin trong nghiên cứu phát triển và giáo dục đào tạo. Vào tháng 12/ 2001 đã thực hiện kết nối thành công mạng thông tin Á- Âu với mạng viễn thông cho nghiên cứu và đào tạo của Pháp và Hàn Quốc, nhằm nâng cao khả năng phối hợp chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin qua môi trường mạng trong công tác nghiên cứu và đào tạo giữa hai nước. Dự án kết nối mạng thông tin Á – Âu của Việt Nam (TEIN- VN) do Bộ Khoa học và Công nghệ (sau đây viết tắt là Bộ KH&CN) triển khai có mục tiêu là xây dựng Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (Vietnam Research and Education Network - VINAREN) và kết nối với mạng thông tin Á- Âu giai đoạn 2 (TEIN 2). 1.2.2. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu giai đoạn 2 (TEIN 2) TEIN 2 là một dự án bắt đầu vào năm 2004 nhằm nâng cao khả năng kết nối mạng trong nghiên cứu và đào tạo giữa Châu Âu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vì lợi ích các nước đang phát triển trong ASEM (The Asia-Europe Meeting - Diễn đàn hợp tác Á–Âu) nhằm đóng góp để phát triển hơn nữa sáng kiến mạng thông tin Á - Âu TEIN. Khi phạm vi của mạng TEIN được mở rộng sang khu vực Châu Đại Dương, Châu Á, Châu Âu (EC) và DANTE (Delivery of Adanced Network Technology to Europe - Delivery của công nghệ mạng tiên tiến Châu Âu) đã nhất trí để tài trợ để kết nối mạng thông tin Á - Âu giai đoạn 2 (TEIN 2) nhằm Lê Thị Thúy 16 K52 TTTV
  17. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN hỗ trợ các nước đang phát triển trong ASEM. Mục đích của TEIN 2 là cung cấp, củng cố đường trục cho liên khu vực Âu- Á, tạo điều kiện bình đẳng trong truy nhập tài liệu nghiên cứu, làm cầu nối trong hợp tác về công nghệ thông tin, truyền thông và nâng cao khả năng phối hợp trong nghiên cứu và giáo dục của các nước trong ASEM, đặc biệt chú trọng các nước đang phát triển Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Hiện nay, ngoài các nước khối EC cam kết tài trợ 9,75 triệu euro cho TEIN 2 còn có sự đóng góp tài chính của các nước tham gia như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển được hưởng thụ việc kết nối liên Châu Âu – Châu Á. Tại Việt Nam, công ty Viettel là công ty cung cấp đường truyền quốc tế cho mạng Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam. Việc kết nối mạng thông tin Á – Âu (TEIN - VN) do Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai với mục tiêu là xây dựng Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (Vietnam Research and Education Network VINAREN) và kết nối với mạng thông tin Á-Âu giai đoạn 2 (TEIN 2). Mụch đích sẽ cung cấp hạ tầng mạng tốc độ cao cho mạng VINAREN truy cập tới mạng trong TEIN 2 tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức Nghiên cứu và Giáo dục Việt Nam trao đổi thông tin, chia sẻ tài nguyên mạng, hợp tác chặt chẽ với nhau và với cộng đồng các nước trên Thế giới. 1.2.3. Mạng thông tin liên châu lục Á – Âu giai đoạn 3 (TEIN 3) TEIN 3 là giai đoạn 3 của sáng kiến Mạng Thông tin Á - Âu do ASEM đề xuất tại ASEM 7, Bắc Kinh 2008 với khoản đầu tư 12 triệu Euro do Liên minh Châu Âu tài trợ. Một trong những mục tiêu chính của TEIN 3 là giúp xây dựng 1 tương lai ổn định lâu dài cho các hoạt động nghiên cứu trong Châu Á. Hiện nay, TEIN 3 đã kết nối các tổ chức nghiên cứu và đào tạo ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Lê Thị Thúy 17 K52 TTTV
  18. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Malaysia, Nepal, Pakistan, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thai Lan, Viet Nam, Đài Loan và Australia, Bangladesh, Bhutan và Campuchia đang được kết nối trong thời gian tới và nâng tổng số thành viên TEIN 3 lên 19 nước. 1.2.4. Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VINAREN) VinaREN (Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - Vietnam Research anh Education Network) là kết quả triển khai thực hiện Dự án Mạng Thông tin Á - Âu giai đoạn 2 tại Việt Nam (viết tắt là TEIN 2 VN). VinaREN chính thức được khai truơng toàn quốc tại Hội nghị Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam lần thứ ba (từ 27 đến 28 tháng 3 năm 2008) tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Đến nay, VinaREN đã thực sự trở thành mạng nghiên cứu và đào tạo quốc gia của Việt Nam với 6 Trung tâm vận hành mạng (Network Operation Centre, gọi tắt là NOC). VinaREN kết nối 60 mạng thành viên, bao gồm hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện lớn tại 11 tỉnh và thành phố trong cả nước tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam kết nối mạng tốc độ và hiệu năng cao với 45 triệu đồng nghiệp tại hơn 8.000 trung tâm nghiên cứu và đào tạo Thê giới. VinaREN là Mạng viễn thông dùng riêng được cho giới Nghiên cứu và Đào tạo, được Nhà nước cấp giấy phép hoạt động vào tháng 5 năm 2008 và Giấy phép bổ sung năm 2009. a, Mục tiêu và ý nghĩa của VinaREN Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam - VinaREN là mạng viễn thông dùng riêng, phục vụ hoạt động nghiên cứu và đào tạo của Việt Nam, mang tính học thuật và phi lợi nhuận. VinaREN được kết nối vào Mạng thông tin xuyên Âu - Á TEIN2. VinaREN liên kết mạng máy tính của các tổ chức nghiên cứu phát triển, trường đại học, trung tâm thông tin, thư viện để chia sẻ nguồn lực thông tin, hợp tác giải quyết các bài toán khoa học Lê Thị Thúy 18 K52 TTTV
  19. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN VinaREN là mạng hiện đại có tốc độ cao, chất lượng và hiệu năng lớn; khả năng cung cấp, chia sẻ nội dung thông tin phong phú, thiết thực cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo cùng các ứng dụng, dịch vụ quan trọng trên mạng đòi hỏi tốc độ và hiệu năng cao như hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa, y học từ xa, cảnh báo động đất và sóng thần, truy cập thư viện điện tử, dự báo thời tiết VinaREN sau khi kết nối với TEIN2 đã tạo ra một môi trường mạng toàn cầu để các tổ chức nghiên cứu, giáo dục Việt Nam và trên thế giới trao đổi thông tin, hợp tác nghiên cứu khoa học, cùng nhau hợp tác giải quyết các bài toán khoa học trên quy mô quốc tế. Thông qua VinaREN, các tổ chức khoa học và công nghệ, nhà nghiên cứu có cơ hội tham gia tích cực vào các chương trình hợp tác nghiên cứu của khu vực và toàn cầu. Các ứng dụng tiên tiến của y tế từ xa, học trên mạng, trao đổi văn hóa trên mạng được triển khai và đem lại những lợi ích thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. b, Các thành viên chính của VinaREN Về nguyên tắc, các thành viên của VinaREN bao gồm các mạng của các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các trường đại học có nhiều hoạt động nghiên cứu và đào tạo sau đại học, có nhiều nội dung hợp tác nghiên cứu và đào tạo trong và ngoài nước, các tổ chức dịch vụ KH&CN, các thư viện, các trung tâm thông tin KH&CN có tiềm năng và năng lực chia sẻ nguồn lực phục vụ nghiên cứu và đào tạo cũng như các tổ chức, cơ quan có vai trò thúc đẩy, phát triển môi trường hợp tác nghiên cứu và đào tạo của đất nước. Các thành viên chính của VinaREN bao gồm: - Các tổ chức nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, các viện nghiên cứu tầm quốc gia và đầu ngành; - Các đại học Quốc gia, đại học khu vực, các trường đại học lớn; Lê Thị Thúy 19 K52 TTTV
  20. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN - Các bệnh viện đầu ngành có nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu trong nước và quốc tế; - Các trung tâm thông tin, thư viện KH&CN tầm quốc gia và khu vực. Đầu năm 2008, VinaREN đã có 44 thành viên chính thức. Năm 2009 được bổ sung thêm 12 thành viên nâng tổng số lên 56 đơn vị. 4 thành viên mới là Học viện Bưu chính Viễn Thống, Bệnh viện Việt Đức, Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc và Cục An toàn và Bức xạ hạt nhân kêt nối VinaREN vào đầu năm 2010 nâng tổng số thành viên lên 60 thành viên. Các cơ quan, tổ chức KH&CN có nhu cầu kết nối với VinaREN cần có văn bản đề nghị và cam kết tự nguyện tham gia. VNNOC sẽ xem xét và quyết định phù hợp với Quy chế quản lý và khai thác VinaREN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Cục TT KH&CN QG thay mặt Bộ KH&CN trực tiếp quản lý, vận hành VNNOC/NOC-HN, kết nối quốc tế của VinaREN, duy trì mạng trục quốc gia, triển khai và chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các NOC cấp 1 và cấp 2 cũng như phối hợp cùng các cơ quan chức năng hữu quan, các thành viên của VinaREN thúc đẩy và hỗ trợ triển khai mạnh mẽ các hoạt động ứng dụng, khai thác và phát huy vai trò của VinaREN trong nghiên cứu và đào tạo của đất nước. Cục TT KH&CN QG là đầu mối của Việt Nam trong hợp tác với các mạng nghiên cứu và đào tạo của các nước và các tổ chức quốc tế (TEIN2/TEIN3, APAN, GLORIAD, ) c, Cơ quan quản lý và triển khai VinaREN: Bộ KH&CN là cơ quan chủ quản VinaRen. Cục TT KH&CN QG là cơ quan thực hiện chức năng quản lý VinaRen. Cục TT KH&CN QG đã thành lập Trung tâm quản lý mạng VinaRen (Gọi tắt là trung tâm VinaREN). Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục có chức năng quản trị, vận hành và phát triển VinaREN và là đầu mối kế hoạch Lê Thị Thúy 20 K52 TTTV
  21. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN hoạt động chung hàng năm của VinaREN. Trung tâm VinaREN chịu trách nhiệm quản lý tài sản và tổ chức thực hiện công việc được giao với nguồn kinh phí do Bộ KH&CN cấp theo kế hoạch hàng năm và số kinh phí do các đơn vị thành viên mạng VinaREN đóng góp theo Quy chế tạm thời về quản lý, khai thác và sử dụng mạng VinaREN. Tài sản, trang thiết bị của VinaREN đặt tại các Trung tâm vận hành mạng, các nút (POP) của VinaREN do Trung tâm VinaREN thay mặt Cục Thông tin Khoa học Công nghệ và Quốc gia trực tiếp quản lý. d, Tài chính - Tài trợ quốc tế về đường truyền kết nối VinaREN với TEIN2 và TEIN3. Trong giai đoạn 2 triển khai Mạng Thông tin xuyên Á-Âu (TEIN2), từ tháng 5-2006 đến 30-9-2008, Việt Nam được hưởng 80% kinh phí kết nối quốc tế do EU tài trợ. Bộ Khoa học và Công nghệ đóng góp 20% kinh phí kết nối quốc tế Hà Nội – Hồng Kông. TEIN2 sẽ kết thúc vào 30 tháng 9 năm 2008. Giai đoạn 3 của Mạng Thông tin xuyên Á-Âu (TEIN3) sẽ bắt đầu từ 30-10-2008 đến 31-12-2011. Ủy ban Châu Âu đã quyết định tài trợ cho TEIN3, theo đó, từ 1-10-2008 đến 31-12- 2010, Việt Nam được hưởng 70% và từ 1-1-2011 được hưởng 60% phí kết nối quốc tế do EU tài trợ. Số kinh phí tương ứng 30% và 40% được Bộ Khoa học và Công nghệ đóng góp cho việc thuê đường truyền kết nối quốc tế. Từ năm 2012, Việt Nam phải trả nhiều hơn và dần đi đến trả hoàn toàn phí kết nối quốc tế (nếu không có nguồn tài trợ quốc tế khác). Bộ Khoa học và Công nghệ đã có thư cam kết với EU về việc Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia và đóng góp tài chính đối với TEIN3 trong thời gian từ tháng 10-2008 đến hết tháng 12 năm 2011. - Nhà nước đảm bảo chi trả các chi phí sau: Lê Thị Thúy 21 K52 TTTV
  22. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Chi phí kết nối quốc tế với TEIN2/TEIN3 và kết nối Internet thương mại. Các chi phí quản lý chung và xúc tiến VinaREN, đảm bảo hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban tư vấn chính sách và kỹ thuật, Nhóm chuyên gia của VinaREN. Chi phí tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế liên quan tới VinaREN. - Các đơn vị tham gia kết nối VinaREN sẽ đảm bảo các chi phí: Thuê bao đường truyền kết nối đến NOC khu vực hoặc miền. Chi đảm bảo các hoạt động thường xuyên vận hành mạng, vật tư, năng lượng và bảo trì, bảo hành hệ thống thiết bị của đơn vị. Chi phí khai thác, sử dụng, ứng dụng trên mạng phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, đào tạo, quản lý của mình. Để có đường truyền tốc độ cao, giá thành hạ Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ để phát triển cơ sở hạ tầng riêng cho VinaREN. Ngoài ra, các thành viên tham gia VinaREN có nghĩa vụ đóng góp kinh phí tham gia sử dụng mạng. Phí tham gia sẽ bù đắp một phần chi phí đường truyền do Nhà nước chi trả. Sau năm 2008, mạng VinaREN từng bước chuyển thành mạng tự quản của các đơn vị tham gia, mở rộng và phát triển các hoạt động, dịch vụ có thu đảm bảo tự trang trải một phần, đảm bảo vận hành và khai thác hiệu quả mạng VinaREN. Cơ chế chính sách và quản lý VinaREN từ năm 2009 trở đi sẽ được nghiên cứu xây dựng và ban hành trong quá trình triển khai VinaREN 2008Từ năm 2008 trở về trước, toàn bộ chi phí xây dựng, vận hành NOC và triển khai các hoạt động trên mạng do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp thông qua dự án Lê Thị Thúy 22 K52 TTTV
  23. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Mạng Thông tin Á- Âu giai đoạn 2 tại Việt Nam. Chi phí đường truyền kết nối quốc tế được Cộng đồng Châu Âu tài trợ 80% (từ 2006 đến hết tháng 9/2008) và 70% từ tháng 10/2008 đến 31/12/2010 và 60% trong năm 2011. e, Những ứng dụng của mạng Khi kết nối vào mạng VinaREN, các thành viên sẽ có điều kiện thuận lợi để trao đổi chia sẻ và cập nhật thông tin với nhau và với các tổ chức nghiên cứu, giáo dục khác trên thế giới có kết nối vào mạng. Qua đó các thành viên có thể phối hợp nghiên cứu, tận dụng các nguồn lực của nhau. Các nhà khoa học Việt Nam, thông qua VinaREN sẽ có cơ hội tham gia vào các chương trình hợp tác nghiên cứu của khu vực và toàn cầu, ví dụ tham gia Chương trình sáng kiến truyền dữ liệu điện tử giữa các đài thiên văn vô tuyến của thế giới (e-VLBI), tham gia vào các hệ thống cảnh báo thiên tai, v.v Thông qua VinaREN các ứng dụng tiên tiến của y tế từ xa (e-health), học trên mạng (e-learning), trao đổi văn hoá trên mạng (e-culture) v.v có thể đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. VinaREN kết nối nghiên cứu và đào tạo nước ta với cộng đồng nghiên cứu và đào tạo của các nước châu Á - Thái Bình dương, châu Âu, Bắc Mỹ và toàn cầu. Việt Nam đã xuất hiện trên bản đồ thế giới các mạng nghiên cứu và đào tạo. Chúng ta có đủ điều kiện sẵn sàng tham gia các dự án hợp tác trong nước và quốc tế trên cơ sở mạng thông tin hiện đại, hiệu ứng cao, tốc độ lớn, tạo điều kiện tối đa để giới nghiên cứu và đào tạo nước ta tham gia và tiến hành các chương trình hợp tác nghiên cứu và đào tạo ở quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nước và với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Lê Thị Thúy 23 K52 TTTV
  24. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Với việc đưa VinaREN vào khai thác trên quy quốc gia và toàn cầu, giới nghiên cứu và đào tạo nước ta chắc chắn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường sự gắn kết, hợp tác giữa nghiên cứu và đào taọ với sản xuất, kinh doanh, góp phần khẳng định vai trò quốc sách hàng đầu của khoa học, công nghệ và giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đối tượng phục vụ của Vinaren là các tổ chức nghiên cứu - phát triển, các trường đại học, bệnh viện, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, thư viện, trung tâm thông tin khoa học và công nghệ có năng lực chia sẻ nguồn lực phục vụ nghiên cứu và đào tạo, cũng như các tổ chức cơ quan có vai trò thúc đẩy, phát triển môi trường hợp tác nghiên cứu và đào tạo của cả nước. Với những lợi ích như vậy, VinaREN thực sự là môi trường và công cụ kết nối, hợp tác cùng phát triển trong thời kỳ hội nhập. Là một “xa lộ” thông tin lớn, cho phép người sử dụng vừa truy cập nhanh, vừa chuyển tải được khối lượng lớn thông tin. Lê Thị Thúy 24 K52 TTTV
  25. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN CHƢƠNG 2: HẠ TẦNG MẠNG VÀ CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA VINAREN 2.1. Hạ tầng mạng và cơ sở kỹ thuật của VinaREN 2.1.1. Hạ tầng mạng của VinaREN a, Mạng trục quốc gia Mạng trục quốc gia của VinaREN được hình thành trên cơ sở kết nối 6 NOC (Network Operation Centre - Trung tâm vận hành mạng) đặt tại các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Huế, Cần Thơ và Thái Nguyên. Đường kết nối giữa các NOC là kênh riêng thuê của các công ty viễn thông trong nước. b, Hạ tằng mạng của VinaREN tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh Các mạng thành viên được kết nối với VinaREN thông qua các NOC hoặc các điểm kết nối (Point Of Present, sau đây viết tắt là POP) bằng cáp quang trực tiếp theo chuẩn Fast Ethernet/Giga Ethernet (sau đây viết tắt là FE/GE - Chuẩn cáp mới truyền thông Ethernet Gigabit) hoặc bằng kênh thuê riêng của các công ty viễn thông trong nước. Tại Hà Nội, do nhu cầu thực tế về kết nối mạng giữa các thành viên viên với Trung tâm vận hành mạng quốc gia (sau đây viết tắt là VNNOC) rất lớn nên đã hình thành các POP. Các POP này được kết nối với VNNOC tạo thành vòng RING (Mạng dạng vòng - Ring Topology), đảm bảo kết nối cho các mạng thành viên tại Hà Nội. Tại TP.Hồ Chí Minh, kết nối của các mạng thành viên vào VinaREN thông qua NOC-HCM. c, Hạ tầng mạng VinaREN tại các tỉnh và thành phố khác Việc kết nối các mạng thành viên vào VinaREN tại các thành phố như Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Thái Nguyên được thực hiện bằng kết nối cáp quang trực tiếp vào các NOC tương ứng. Lê Thị Thúy 25 K52 TTTV
  26. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Kết nối các mạng thành viên vào VinaREN tại các tỉnh và thành phố khác được thực hiện thông qua kênh thuê riêng và được kết nối vào NOC gần nhất. Trong tương lai, ở các tỉnh và thành phố nói trên khi có nhiều đơn vị tham gia VinaREN sẽ xem xét để hình thành các NOC/POP tương ứng. d, Băng thông kết nối của VinaREN Băng thông kết nối mạng trục quốc gia của VinaREN từ năm 2009 đến nay như sau: + Hà Nội – TP.Hồ Chí Minh: 155 Mbps + Hà Nội – Đà Nẵng: 45 Mbps + Hà Nội – Thái Nguyên: 45 Mbps + Đà Nẵng - Huế: 45 Mbps + Đà Nẵng – TP.Hồ Chí Minh: 45 Mbps + TP.Hồ Chí Minh - Cần Thơ 45 Mbps Đường kết nối Đà Nẵng – TP.Hồ Chí Minh là đường dự phòng (backup), đảm bảo duy trì đường trục quốc gia khi tuyến HN – TP.HCM có sự cố. Kết nối đến các địa phương khác như: Hải Phòng, Nghệ An, Nha Trang, An Giang, Lâm Đồng là kênh riêng 20 Mbps thuê của các công ty viễn thông trong nước. Các POP tại Hà Nội được kết nối với nhau theo chuẩn FE/GE. Các mạng thành viên kết nối với các NOC theo chuẩn FE/GE với băng thông 100 Mbps. Tốc độ này có thể được nâng lên theo chuẩn Giga khi cần thiết. e, Kết nối quốc tế VinaREN có hai cổng kết nối quốc tế: - Kết nối với mạng TEIN3 thông qua NOC- TEIN ở Hồng Kông Lê Thị Thúy 26 K52 TTTV
  27. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Từ tháng 3 năm 2009 đến nay, đường kết nối đi TEIN3 theo tuyến Hà Nội - Hồng Kông thuê kênh trắng với băng thông 155 Mbps do các nhà cung cấp đường truyền quốc tế PCCW thực hiện. Phần đường truyền trên lãnh thổ Việt Nam do Tổng Công ty Viễn thông Quân đội (nhà thầu phụ) thực hiện. - Kết nối Internet. VinaREN được kết nối Internet trực tiếp với băng thông 40 Mbps để phục vụ chủ yếu cho việc truy cập và khai thác các nguồn tin điện tử (các CSDL, các tạp chí, sách điện tử do Liên hợp Thư viện Việt Nam mua của nước ngoài, một số CSDL miễn phí, một số site thường sử dụng trên Internet và các CSDL của Cục TT KH&CN QG). 2.1.2. Cơ sở kỹ thuật a, Tổ chức mạng của VinaREN Giải pháp thiết kế kỹ thuật mạng VinaREN tuân thủ theo mô hình phân lớp: lớp lõi - lớp xương sống; lớp phân phối và lớp truy cập. Đây là mô hình kiến trúc tiêu chuẩn, thuận tiện cho việc vận hành, mở rộng và phân bố lại, dễ quản lý, cân bằng tải, tối ưu hóa năng suất mạng, có tính dự trữ và độ sẵn sàng cao, hạn chế tắc nghẽn và khôi phục nhanh khi sự cố xảy ra. Hệ thống được xây dựng bao gồm 6 NOC đặt tại các thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Các lớp mạng khác nhau đảm nhiệm các chức năng khác nhau: Lớp lõi (Core): cung cấp khả năng chuyển giao các gói tin với tốc độ cao giữa các thiết bị định tuyến lớp lõi với nhau và với thiết bị định tuyến lớp phân phối. Trong mô hình thiết kế của mạng VinaREN, lớp lõi gồm các thiết bị định tuyến đặt tại sáu NOC: VNNOC, NOC - TN, NOC - HCM, NOC - ĐN, NOC - HUE, NOC - CT. Kết nối giữa các thiết bị định tuyến lớp lõi theo mô hình Partial Mesh, trong đó ba NOC bao gồm VNNOC, NOC - HCM, NOC - Lê Thị Thúy 27 K52 TTTV
  28. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN ĐN kết nối tam giác với nhau. NOC - TN kết nối với VNNOC, NOC - HUE kết nối với NOC - ĐN, NOC - CT kết nối với NOC - HCM. Lớp phân phối (Distribution): cung cấp các kết nối tới lớp truy cập. Lớp phân phối cung cấp các chính sách về mặt kết nối như an ninh, chính sách về QoS (Chất lượng dịch vụ). Các thiết bị mạng như; firewall, IPS, IDS, NAM (Network Analysis Module) và VPN được tích hợp trong các thiết bị chuyển mạch trung tâm (Core switch) nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Trong mô hình thiết kế, lớp phân phối là lớp các thiết bị định tuyến và chuyển mạch đặt tại sáu NOC: VNNOC, NOC - TN, NOC - HCM, NOC - ĐN, NOC - HUE, NOC - CT. Các thiết bị chuyển mạch trung tâm cung cấp các kết nối cáp quang tốc độ cao (FE/GE) đến các mạng đơn vị thành viên. Các thiết bị định tuyến lớp phân phối cung cấp các kết nối WAN đến các mạng thành viên bằng kênh thuê riêng – leased line . Lớp truy cập (Access): cung cấp các kết nối tới các mạng thành viên và những người dùng đầu cuối. Tại Trung tâm vận hành mạng quốc gia – VNNOC được trang bị các thiết bị mạng và phần mềm nhằm thực hiện các chức năng quản lý toàn bộ hệ thống mạng. b, Thiết bị kỹ thuật và phần mềm Tại các NOC được trang bị các thiết bị định tuyến và chuyển mạch với bộ xử lý của Router CISCO 7906S cùng các thiết bị mạng phục vụ việc tổ chức mạng cho từng NOC. Riêng VNNOC, được trang bị đầy đủ các thiết bị và phần mềm để quản trị toàn bộ hệ thống. Các phần mềm sử dụng để quản trị hệ thống như sau: + Phần mềm quản trị mạng LAN (CiscoWorks LMS 3.0, 300 devices license); Lê Thị Thúy 28 K52 TTTV
  29. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN + Phần mềm quản trị, theo dõi năng lực mạng (Cisco Performace Visibility Manager 1.0); + Phần mềm quản trị, cấu hình Qos tập trung (Cisco Works QPM V4.0); + Hệ thống giám sát tích hợp (IMS – Intergrated Monitoring System); + Một số phần mềm về an ninh mạng. Ngoài ra, VNNOC đã nghiên cứu thử nghiệm các phần mềm nguồn mở có thể áp dụng để quản trị hệ thống mạng tại các NOC như sau: + Phần mềm quản lý băng thông và hiệu năng + Phần mềm quản trị mạng LAN + Phần mềm phòng và phản ứng lại các cuộc tấn công; Với các trang thiết bị và các phần mềm được trang bị đã giúp cho hệ thống hoạt động ổn định, đáp ứng được yêu cầu của các mạng thành viên. c, Trang thiết bị hỗ trợ cho đào tạo cán bộ Để đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định, việc đào tạo nguồn nhân lực cho VinaREN phải được đặt lên hàng đầu. Các kỹ sư vận hành hệ thống phải được học qua các lớp đào tạo về routing, switching, bảo mật và an ninh mạng. Mục đích đào tạo là triển khai và duy trì phát triển VinaREN. Mỗi khóa tổ chức đào tạo có khoảng 10 – 15 học viên với chương trình đào tạo ngắn hạn từ 2 đến 4 tuần. 2.1.3. Hạ tầng viễn thông +) Hạ tầng viễn thông tại thành phố Hà Nội Hạ tầng viễn thông của VinaREN tại thành phố Hà Nội được xây dựng theo vòng RING bao gồm 3 nút chính (VNNOC, POP-VAST – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và POP-WRU – Trường đại học Thủy lợi). Các mạng thành viên được kết nối trực tiếp vào VNNOC, POP-VAST, POP-WRU Lê Thị Thúy 29 K52 TTTV
  30. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN bằng cáp quang theo chuẩn Fast Ethernet. Các mạng có điều kiện kỹ thuật có thể kết nối trực tiếp vào POP hoặc NOC theo chuẩn Giga Ethernet. +) Hạ tầng viễn thông tại thành phố Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng có bốn mạng kết nối vào NOC-ĐN. Các mạng thành được kết nối vào NOC-ĐN bằng cáp quang trực tiếp. +) Hạ tầng viễn thông tại thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh có mười bốn mạng kết nối vào NOC-HCM bằng cáp quang trực tiếp theo Fast Ethernet hoặc Giga Ethernet. +) Hạ tầng viễn thông tại thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ có bốn mạng kết nối vào NOC-CT. Các mạng thành viên được kết nối vào NOC-CT bằng cáp quang trực tiếp theo chuẩn FE hoặc GE. 2.1.4. Phân bố và sử dụng IP của VinaREN Dự kiến đến tháng 12 năm 2010 sẽ sử dụng 24 lớp C địa chỉ IPv4. Các đơn vị thành viên VinaREN được cấp n x 32 địa chỉ IP (số n tùy thuộc vào nhu cầu thực tế của từng đơn vị). Toàn bộ mạng VinaREN đã được cấp 2406:9000::/32 địa chỉ Ipv6. Căn cứ vào nhu cầu về Ipv4 và IPv6 của các mạng thành viên, VNNOC sẽ phân bổ số lượng IP tương ứng. Trong trường hợp có nhu cầu sử dụng Ipv4 nhiều hơn, VNNOC sẽ xin cấp thêm để phân bổ cho các mạng thành viên. Lê Thị Thúy 30 K52 TTTV
  31. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Danh sách phân bổ IP của VinaREN 2006-2009 IP Khu vực Ghi chú 3 lớp C VNNOC Tổ chức mạng 8 lớp C Hà Nội + Miền Bắc 3,5 lớp C Đà Nẵng + Huế Khu vực miền Trung 6,5 lớp C TP HCM + Cần Thơ 3 lớp C Dự phòng Phân cho các miền Trong giai đoạn 2008-2009 sẽ sử dụng thử nghiệm IPv6, từ năm 2010 trở đi, khuyến khích các đơn vị sử dụng Ipv6 và dần dần chuyển sang sử dụng IPv6. 2.1.5. Quản lý kỹ thuật VinaREN Các Trung tâm vận hành mạng hoạt động dưới sự điều hành triển khai các NOC. Ban triển khai các NOC được thành lập tháng 3 năm 2008 tại Hội nghị VinaREN lần thứ 3. Ban triển khai các NOC được trang bị đầy đủ các phương tiện và thiết bị văn phòng cũng như thiết bị mạng đảm bảo liên lạc thông suốt giữa các NOC. Việc quản lý kỹ thuật do các NOC đảm nhiệm. Các NOC được chia thành ba cấp: Quốc gia; miền và khu vực. VinaREN có các NOC sau: - NOC quốc gia gọi tắt là VNNOC; - NOC miền Nam gọi tắt là NOC-HCM; Lê Thị Thúy 31 K52 TTTV
  32. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN - NOC miền Trung gọi tắt là NOC-ĐN; - NOC khu vực Bắc Trung Bộ - NOC-HUE; - NOC khu vực đồng bằng sông Cửu Long- NOC-CT; - NOC khu vực trung du miền núi phí Bắc- NOC-TN a, Trung tâm vận hành mạng quốc gia – VNNOC Trung tâm vận hành mạng quốc gia (Vietnam Network Operating Centre - VNNOC) được đặt tại 24 Lý Thường Kiệt- Hà Nội, Cục TT KH&CN QG. VNNOC có nhiệm vụ quản trị và giám sát hoạt động của toàn bộ VinaREN và các cổng kết nối quốc tế của VinaREN. Trước mắt VinaREN có kết nối quốc tế với TEIN2/TEIN3 và kết nối với Internet thương mại phục vụ truy cập tới các nguồn tin điện tử trong nước và trên thế giới qua Liên hợp các thư viện Việt Nam. Sau này có thể có các kết nối với mạng GLORIAD cũng như VNNOC là đầu mối quốc gia của VinaREN, VNNOC có các nhiệm vụ cụ thể sau: - Xúc tiến, triển khai, duy trì và phát triển mạng VinaREN; - Quản lý tài nguyên và hoạt động của mạng VinaREN; - Đảm bảo Cổng truy cập tới các nguồn tin điện tử trên Internet; - Làm đầu mối hợp tác quốc tế của mạng VinaREN; - Đầu mối tổ chức các hoạt động triển khai trên mạng qui mô quốc gia và quốc tế. Để triển khai các nhiệm vụ trên, VNNOC được trang bị các máy chủ cài đặt các phần mềm để quản trị mạng (Ciscowork LML 2.6), phòng chống virus, quản lý băng thông, quản lý hiệu năng, giám sát hoạt động hệ thống và v.v Năm 2009 và 8 tháng đầu năm 2010, về cơ bản VNNOC hoạt động ổn định, không có lỗi kỹ thuật. Một số lần VNNOC phải ngừng hoạt động trong thời gian ngắn do nguồn điện cung cấp không ổn định. Vấn đề này đã được Lê Thị Thúy 32 K52 TTTV
  33. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN khắc phục bằng máy phát điện dự phòng. Trong thời gian qua, việc cắt điện thường xuyên và lâu dài đã làm ảnh hưởng không ít việc duy trì kết nối cũng như tính ổn định của thiết bị mạng. b, Các Trung tâm vận hành mạng miền và khu vực – NOC Các NOC miền và khu vực của VinaREN thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau: - Duy trì hoạt động ổn định NOC; - Đảm bảo kết nối NOC với các NOC khác và các thành viên của VinaREN thuộc miền, khu vực; - Theo dõi, phát hiện và phối hợp với VNNOC, các NOC khác cũng như các nhà cung cấp đường truyền để khắc phục sự cố; - Phối hợp với các VNNOC và hỗ trợ các mạng thành viên triển khai các hoạt động trên mạng của VinaREN/APAN/TEIN3. Tình hình hoạt động của các NOC miền và khu vực cũng tương tự như VNNOC và bị ảnh hưởng nhiều do cắt điện thường xuyên. Từ năm 2009 đến nay, hoạt động của các NOC ổn định, không có sự cố kỹ thuật xảy ra. Năm 2010 do tình trạng nguồn điện bị cắt thường xuyên, máy nổ và acquy dự phòng hoạt động quá công suất, thêm vào đó việc cải tạo, sửa chữa các công trình giao thông, nhất là việc hạ ngầm các tuyến cáp đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc duy trì hoạt động của các NOC cũng như hạ tầng viễn thông VinaREN. 2.2. Các dịch vụ cơ bản của VinaREN Các dịch vụ trên mạng của VinaREN từ năm 2009 đến nay được triển khai mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. VinaREN có tất cả 8 dịch vụ cơ bản. Bao gồm: - Dịch vụ IP, định tuyến và tên miền - Dịch vụ IP Telephone trong VinaREN - Dịch vụ Video conference và DVTS Lê Thị Thúy 33 K52 TTTV
  34. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN - Dịch vụ đào tạo từ xa (e-learning) - Dịch vụ tính toán lưới (Grid computing) - Dịch vụ y tế từ xa (Telemedicine) - Dịch vụ dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai - Dịch vụ truy cập các cơ sở trực tuyến Các dịch vụ này đều đã và đang được triển khai ở các đơn vị thành viên. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của các dịch vụ này thì không đồng đều. Có những dịch vụ được triển khai phổ biến và được khai thác hiệu quả cao như: dịch vụ đào tạo từ xa (e-learning), dịch vụ y tế từ xa (telemedicine), dịch vụ dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai Sau đây, khóa luận xin trình bày các dịch vụ cơ bản của VinaREN: 2.2.1. Dịch vụ IP, định tuyến và tên miền VinaREN sử dụng địa chỉ IP public kết nối với các mạng thành viên và các mạng nghiên cứu và đào tạo trên thế giới. Hiện nay, VinaREN được cấp: - 32 dải địa chỉ public lớp C - Một Autonomous - System (AS Number); - Một dải IPv6 2406:9000::/32; Để hệ thống mạng hoạt động ổn định, VinaREN đã thiết kế giải pháp mạng, phân hoạch địa chỉ IP cũng như sử dụng các giao thức định tuyến hợp lý trên mạng. +) Phân hoạch IPv4 32 dải IP public lớp C được cấp, trong đó: - 8 dải lớp C được cấp 2006; - 16 dải public lớp C đuợc cấp 2007; - 8 dải pulic lớp C được cấp 2009. Các dải địa chỉ IP nói trên đã được phân cho các thành viên và một số để dự phòng. +) Phân hoạch IPV6 Lê Thị Thúy 34 K52 TTTV
  35. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN - VinaREN được cấp một dải IPv6: 2406:9000::/32, tương đương với 280 địa chỉ IP. Tương tự với IPv4, dải IPV6 được chia thành các dải địa chỉ nhỏ hơn 2406:9000::/48 để cấp phát cho các thành viên. Như vậy, trước mắt chỉ sử dụng một phần dải địa chỉ được cấp phát, phần còn lại được dùng để dự trữ cho tương lai. Ngoài các dải địa chỉ IPv6 được cấp, một số đơn vị còn sử dụng IPv6 do các tổ chức quốc tế cấp. VNNOC đã hỗ trợ để các đơn vị sử dụng thông qua cổng kết nối quốc tế của VinaREN Trên Router của VinaREN đã cài đặt IPv6 đảm bảo để các đơn vị có thể triển khai các dịch vụ trên IPv6. Dịch vụ Unicast và Multicast đã được hệ thống thiết bị hỗ trợ. Năm 2009 và 8 tháng đầu năm 2010 đã phối hợp cùng Viện Công nghệ Châu Á (AIT) và TEIN-NOCtại Hồng Kông triển khai thử nghiệm với các thành viên trên TEIN3/APAN về Unicast và Multicast trên IPv4 và IPv6. +) IP cho Video conferencing Hệ thống Video conferencing đòi hỏi những yêu cầu khắt khe về băng thông, tốc độ truyền, độ trễ, Để đảm bảo các yêu cầu đó, VNNOC đa áp dụng các công nghệ giám sát và quản lý chất lượng đường truyền, độ trễ cũng như chất lượng hình ảnh và âm thanh. Để thực hiện việc quản lý chất lượng dịch vụ (QoS) đuợc tốt, Router đã được cấu hình đảm bảo cho : - VLAN sử dụng cho Video conferencing; - Dải địa chỉ sử dụng cho Video conferencing gồm 4 địa chỉ cuối cùng trong dải 32 địa chỉ pulic được cấp cho từng thành viên; - Trên các router kết nối đường truyền backbone và đường kết nối đi quốc tế sẽ thực hiện các chính sách QoS nhằm đảm bảo chất lượng băng thông cho các hoạt động Video conferencing; Lê Thị Thúy 35 K52 TTTV
  36. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN +) Dịch vụ tên miền VinaREN được cấp tên miền vinaren.vn. Tên miền cấp 3 được VinaREN cấp cho các đơn vị thành viên theo nguyên tắc ai xin trước được cấp trước và đặt tên miền theo quy tắc sau: XXX.YYY.vinaren.vn Trong đó: XXX là tên miền xin cấp YYY là tên tổ chức, đơn vị hoặc nhóm công tác của đơn vị xin cấp tên miền Ví dụ: Tên miền cho nhóm Grid computing: Vngrid.vinaren.vn 2.2.2. Dịch vụ IP Telephone trong VinaREN IP Telephone – hay điện thoại IP là một thuật ngữ chung chỉ công nghệ sử dụng kết nối IP để trao đổi Voice, Fax và các dạng thông tin khác trên kênh riêng của mạng chuyển mạch điện thoại công cộng. Điện thoại IP có thể thực hiện bằng cách sử dụng phần mềm softphones hoặc hệ thống các thiết bị phần cứng. Sử dụng điện thoại IP trong mạng VinaREN cho phép người dùng có thể sử dụng không hạn chế về thời gian gọi. Dịch vụ này rất hữu ích cho việc hỗ trợ kỹ thuật giữa các NOC/POP trong VinaREN. Từ năm 2009 đến nay, VinaREN đã triển khai hệ thống IP Telephone ở tất cả các NOC/POP nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các NOC/POP. Với hệ thống này, các mạng thành viên có thể trang bị IP phone để kết nối và sử dụng thay cho các điện thoại thông thường trong VinaREN. Do được trang bị IP phone nên việc tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật giữa các NOC/POP được thực hiện dễ dàng và thuận tiện hơn so với trước đây. 2.2.3. Dịch vụ Video conference và truyền hình chất lượng cao (DVTS) Trong những năm qua, các hoạt động sử dụng dịch vụ Vide conference diễn ra ở nhiều mạng thành viên và các NOC với các đối tác trong và ngoài nước. Nội dung các cuộc video conference theo các chủ đề: Lê Thị Thúy 36 K52 TTTV
  37. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN - Hội thảo trực tuyến về đào tạo theo tín chỉ; - Giao lưu giữa các đơn vị; - Giới thiệu dịch vụ khai thác các CSDL trực tuyến trên Internet; - Hội thảo chuyên đề về phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các Nghị quyết Trung ương; - Hội thảo với World Bank về trao đổi kinh nghiệm xây dựng mạng nghiên cứu và đào tạo quốc gia; - Techmart trực tuyến nhằm thúc đẩy phổ biến và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế; - Các hoạt động trong ngành y tế về tư vấn khám chữa bệnh từ xa. Dịch vụ DVTS hay Dịch vụ truyền hình chất lượng cao (Digital Video Transport System - một phương pháp ít tốn kém để truyền dữ liệu video và âm thanh trên mạng đòi hỏi băng thông từ 30sMbps trở lên) được sử dụng rộng rãi tại một số mạng thành viên VinaREN. Thực hiện dịch vụ này vừa đơn giản, thiết bị đầu cuối không đắt tiền, nhưng chất lượng và hiệu quả rất cao, đặc biệt đối với các hội nghị tư vấn khám chữa bệnh, mổ nội soi trong ngành y tế. Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã sử dụng DTVS trong y học từ xa đạt kết quả tốt. 2.2.4. Dịch vụ e-learning E-learning (viết tắt của Electronic Learning). Hiểu theo nghĩa rộng , E- learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin. Theo quan điểm hiện đại, E-learing là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng internet, intranet, trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưói các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video Lê Thị Thúy 37 K52 TTTV
  38. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Có hai hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng bộ (Asynchronous). Dịch vụ này được thực hiện rộng rãi tại các mạng thành viên đặc biệt là tại các trường đại học như Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học Huế, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. a, Học qua mạng Các đơn vị tham gia dự án School of Internet và Asean Internet Interconnection Innitiatives Project (SOI-AI3)gồm: - Đại học Bách khoa Hà Nội; - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trong thời gian qua do đường truyền kết nối VinaREN so với SOI-AI3 không ổn định nên hoạt động này chưa được thực hiện thường xuyên. b, Bảo vệ đề cương và luận án qua VinaREN: Sinh viên và nghiên cứu sinh của các trường đại học đã tổ chức bảo vệ đề cương qua mạng để xin học bổng thạc sỹ, tiến sỹ cũng qua bảo vệ luận án qua mạng với các trường đại học nước ngoài. Các đơn vị sau đây đã tiến hành thường xuyên hoạt động này: - Trường đại học Bách khoa Hà Nội; - Trường đại học Cần Thơ; - Trường đại học Huế; - Đại học Quốc gia Hà Nội; - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. c, Dự án e-learning kết nối các trường đại học Các trường đại học của Việt Nam và thế giói tham gia dự án e-learning trên TEIN2/APAN gồm: - Đại học Tokyo, kết nối qua Sinet; Lê Thị Thúy 38 K52 TTTV
  39. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN - Đại học Quốc gia Seoul, kết nối qua KISDI; - Đại học Bắc Kinh, kết nối qua Cernet; - Đại học Quốc gia Hà Nội, kết nối qua VinaREN. 2.2.5. Dịch vụ tính toán lưới (Grid computing) Tính toán lưới là một hệ thống tính toán phân tán, cho phép chia sẻ và tập hợp một cách linh hoạt các nguồn tài nguyên phân tán về địa lý, tùy theo khả năng sẵn có, công suất, hoạt động, chi phí và yêu cầu về chất lượng dịch vụ của người sử dụng nhằm tạo ra một cơ sở hạ tầng mạnh tương đương với siêu máy tính về khả năng tính toán và có khả năng lưu trữ cực lớn, đủ sức giải quyết song song nhiều bài toán phức tạp. Hiện nay, trên thế giới có khá nhiều các hệ thống tính toán lưới trên quy mô quốc gia và quốc tế đang hoạt động rất hiệu quả như: LHC (Large Hadron Collider là máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới của Châu Âu đặt trong đường hầm dài 27 Km thuộc biên giới Pháp và Thụy Sỹ) của Viện nghiên cứu hạt nhân châu Âu, RDIG (Rusian Data Intensive Grid, thành lập năm 2003) của Nga, TeraGrid (thành lập năm 2001) của Mỹ nhằm phục vụ giải các bài toán phức tạp trong hoạt động nghiên cứu của các nước. Ở Việt Nam cũng đã có những đề tài nghiên cứu về tính toán lưới như: Xây dựng dữ liệu lưới cho khí tượng thủy văn của Đại học Bách Khoa Hà Nội, Chương trình cấp nhà nước KC-01 về công nghệ tính toán lưới. Dự án tính toán lưới do Cộng hòa Pháp giúp Việt Nam xây dựng 5 nút tính toán lưới để hòa vào mạng EGEE (Enabling Gridss E-sicencE là một hạ tầng siêu tính toán lưới lớn nhất thế giới do EU xây dựng). Sau 2 năm triển khai, từ năm 2007, các nút tính toán này đã đi vào hoạt động từ tháng 10 năm 2009, khi VinaREN được sử dụng như một hạ tầng viễn thông tócc độ cao và ổn định. Chương trình tính toán lưới được Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện với các dự án: 1. Hoàn thiện hạ tầng tính toán lưới Lê Thị Thúy 39 K52 TTTV
  40. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 2. Xây dựng hệ thống cảnh báo cúm A H5N1 3. Telemedicine - Chuẩn đoán bệnh từ xa 4. Xây dựng CSDL về chất thải độc hại; 5. Tính toán vòng lặp cho máy gia tốc hạt lớn. Một số đơn vị đã xây dựng các nút lưới để hòa vào mạng quốc tế như Đại học Bách Khoa Hà Nội (IFI với tên miền *ifi.vinagrid.vinaren.vn và hòa vào mạng EGEE). 2.2.6. Dịch vụ y tế từ xa (Telemedicine) Dịch vụ y tế từ xa – Telemedicine bao gồm tư vấn khám chữa bệnh từ xa cho các ca bệnh hiểm nghèo và phức tạp, nghiên cứu khoa học và đào tạo, hội thảo trực tuyến, tư vấn giái phẫu bệnh từ xa, phẫu thuật nội soi, chuẩn đoán hình ảnh từ xa, thăm khám bệnh nhân sau phẫu thuật từ xa. Dịch vụ này được triển khai đều khắp giữa các mạng thành viên thuộc lĩnh vực y tế cũng như với các đối tác quốc tế. Các bệnh viện trong nước đã và đang tăng cường và mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Úc, Pháp, Hàn Quốc, Hoa Kỳ thông qua hoạt động y tế từ xa. Các đơn vị thành viên của VinaREN vừa qua đã tích cực triển khai dịch vụ teledicine: - Bệnh viện Chợ Rẫy - Bệnh viện Nhi Trung ương - Bệnh viện Trung ương quân đội 108 - Bệnh viện Việt - Đức - Trường Đại học Y Hà Nội Các tổ chức quốc tế mà một số đơn vị thành viên VinaREN đã thực hiện dịch vụ Teledicine trong năm qua như sau: 1. Bệnh viện Thượng Hải – Trung Quốc 2. Bệnh viện Nhi Hoàng gia Úc Lê Thị Thúy 40 K52 TTTV
  41. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 3 Đại học Quốc tế Singapore (National University of Singapore – NUS) Theo đánh giá của các đơn vị tổ chức dịch vụ teledicine, chất lượng hình ảnh và âm thanh rất tốt. Các buổi teledicine thường có 20 - 30 người là các bác sĩ tham dự. Chủ yếu là các bác sĩ chuyên khoa có liên quan đến chuyên đề tổ chức của từng hội thảo. Các cuộc hội thảo đã đem lại những kết quả tốt, giúp nâng cao trình độ chuyên môn, học hỏi và trao đổi học thuật giữa các nhà chuyên môn trong và ngoài nước. 2.2.7. Dịch vụ dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai Sử dụng đường truyền tốc độ cao của VinaREN, một số đơn vị thuộc lĩnh vực khí tượng thủy văn thường xuyên kết nối vào các Trung tâm dữ liệu khí tượng thủy văn của Mỹ theo các địa chỉ: ftpprd.ncep.noaa.gov và tgftp.nws.noaa.gov; Canada theo địa chỉ: dd. weatheroffice.ec.gc.ca của các trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để lấy các dữ liệu của các mô hình toàn cầu và các sản phẩm dự báo tổ hợp toàn cầu. Các thông tin thu thập được xử lý tại các Trung tâm Dự Báo Khí tượng thủy văn để dự báo thời tiết hàng ngày cho Việt Nam, đặc biệt là dự báo bão ở Biển Đông. 2.2.8. Dịch vụ truy cập các cơ sở dữ liệu trực tuyến Với kênh riêng kết nối Internet, VinaREN đã tạo điều kiện để các nhà khoa học, các cán bộ nghiên cứu thuộc các mạng thành viên truy cập vào các cơ sở dữ liệu do Liên hợp thư viện Việt Nam mua ở nước ngoài như: Proquest Central, PERI/INASP, với khoảng trên 15.000 đầu tên tạp chí. Để phục vụ việc truy cập, tìm kiếmthông tin trên Internet thuận lợi, VNNOC thường xuyên tổ chức các buổi hướng dẫn truy cập và khai thác các thông tin trong các CSDL của Cục Thông tin khoa học và công nghệ Quốc gia và cơ sở dữ liệu online của nước ngoài trên Internet. Lê Thị Thúy 41 K52 TTTV
  42. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG MẠNG VINAREN TẠI MỘT SỐ ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN VÀ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 3.1. Ứng dụng mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghê Quốc gia 3.1.1. Quá trình triển khai mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Từ năm 2006, Cục TT KH&CN QG đuợc lãnh đạo Bộ KH&CN giao làm đầu mối và chủ trì triển khai kết nối Mạng thông tin Á – Âu giai đoạn 2 (TEIN 2) và triển khai thành lập Mạng VinaREN. Sau một thời gian tích cực triển khai , VinaREN đã được khai trương và chính thức đưa vào vận hành từ tháng 2/2008. Cục TT KH&CN QG đã thành lập Trung tâm quản lý mạng VinaREN (gọi tắt là trung tâm VinaREN). Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục có chức năng quản trị, vận hành và phát triển VinaREN và là đầu mối kế hoạch hoạt động chung hàng năm của VinaREN. Trung tâm VinaREN chịu trách nhiệm quản lý tài sản và và tổ chức thực hiện công việc được giao với nguồn kinh phí do Bộ KH&CN cấp theo kế hoạch hàng năm và số kinh phi do các đơn vị thành viên mạng VinaREN đóng góp theo Quy chế tạm thời về quản lý, khai thác và sử dụng mạng VinaREN. Cùng với các nguồn tin truyền thống và không trực tuyến, Cục TT KH&CN QG còn có nguồn tin điện tử trực tuyến phong phú và có giá trị cáo có thể chia sẻ trên mạng VinaREN với các thành viên của mạng. Sau đây, là những nguồn tin chính có thể chia sẻ trên mạng VinaREN. 3.1.2. Thực trạng ứng dụng mạng VinaREN tại Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Các nguồn tin được chia sẻ trên mạng VinaREN là: Lê Thị Thúy 42 K52 TTTV
  43. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 3.1.2.1 .Nguồn tin Khoa học và Công nghệ trong nước a, Cơ sở dữ liệu tài liệu KH&CN Việt Nam (STD) STD là CSDL có quy mô lớn nhất Việt Nam với trên 120.000 biểu ghi về các tài liệu KH&CN đăng tải trên khoảng 300 tạp chí KH&CN của Việt Nam trong đó có 45.000 biểu ghi có đính kèm tài liệu dạng PDF được cập nhật hàng tuần và hàng nghìn kỷ yếu hội thảo khoa học. STD là CSDL đa ngành và liên ngành, bao quát hầu hết các lĩnh vực khoa học, công nghệ và các ngành kinh tế - kỹ thuật: Khoa học tự nhiên; Khoa học kỹ thuật (Công nghệ); Y tế và Y - Dược học; Khoa học xã hội & nhân văn. Đây là CSDL rất có giá trị đối với việc giảng dạy của các thày cô giáo và học tập của sinh viên. b, Cơ sở dữ liệu Báo cáo kết quả nghiên cứu (KQNC) KQNC là CSDL thư mục lớn nhất Việt Nam về báo cáo kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu các cấp có đăng ký và lưu giữ tại Kho Báo cáo kết quả nghiên cứu của Cục. Hiện có khoảng hơn 10.000 báo cáo biểu ghi các đề tài nghiên cứu KH&CN từ 1975 đến nay bao gồm các báo cáo thuộc: Các đề tài dự án thuộc các Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước; Các đề tài, dự án độc lập cấp nhà nước; Các đề tài, dự án cấp bộ; Các đề tài, dự án cấp tỉnh/thành phố; Các đề tài, dự án cấp cơ sở. 3.1.2.2. Nguồn tin Khoa học và Công nghệ nước ngoài Bên cạnh nguồn thông tin KH&CN trong nước, Cục còn chia sẻ các nguồn thông tin KH&CN nước ngoài trên mạng VinaREN. Danh mục một số nguồn tin điện tử trực tuyến nước ngoài có thể được chia sẻ trên mạng VinaREN được trình bày dưới bảng sau: Lê Thị Thúy 43 K52 TTTV
  44. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Bảng 1: Danh mục một số nguồn tin nƣớc ngoài có thể chia sẻ trên mạng VinaREN STT Tên nguồn tin Mô tả 1 IEEEXplore Viện Kỹ sư Điện và Điện Tử Hoa Kỳ là tổ Digital Library chức về các lĩnh vực điện, điện tử và công (Thƣ viện điện tử nghệ thông tin lớn nhất trên thế giới. Viện hiện của Viện các kỹ sƣ có 40.000 thành viên ở 160 quốc gia. Thư viện điện và điện tử điện tử của Viện cung cấp hơn 2,8 triệu tài liệu Hoa Kỳ) nằm trong 254 tạp chí, 1172 tiêu chuẩn và 5000 kỷ yếu hội thảo. Đây là CSDL không chỉ cần thiết cho các nhà nghiên cứu mà còn rất có ích cho các doanh nghiệp. 2 ScienceDirect- Tạp ScienceDirect là dịch vụ trực tuyến của NXB chí điện tử của Elsevier cung cấp khả năng truy cập đến hơn Nhà xuất bản 2.184 tạp chí điện tử hàng đầu thế giới về Elservier KH&CN do chính NXB này phát hành, hơn 6.000 sách KH&CN điện tử, sách tra cứu, cẩm nang, cung cấp hơn 9,1 triệu bài báo KH&CN toàn văn. Bạn đọc có thể truy cập và xem nhiều bài báo, tạp chí điện tử trước khi có bản in trên giấy từ 2-3 tháng. Người dùng tin có thể xem và tải được file toàn văn bài báo (dạng tệp tin PDF) hoặc tải về máy tính Lĩnh vực KH&CN mà ScienceDirect bao quát gồm: Khoa học tự nhiên: Toán học ; Vật lý và thiên văn học; Hóa học; Khoa học máy tinh; Sinh Lê Thị Thúy 44 K52 TTTV
  45. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN hóa, di truyền, sinh học phân tử; Khoa học về trái đất và hành tinh khác; Khoa học vật liệu; Khoa học môi trường; 3 CSDL chỉ dẫn Web of Knowledge là công cụ cho phép tìm trích dẫn khoa học kiếm và đánh giá chất lượng các công trình ISI – Web of khoa học trên cơ sở trích dẫn khoa học từ hơn Knowledge 8600 tên tạp chí nổi tiếng thế giới, trong đó có: 6100 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ, 1790 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học xã hội. 4 SpingernLink - SpringerLink là một trong những cơ sở Tạp chí điện tử dữ liệu hàng đầu thế giới về các tạp chí khoa của NXB Spinger học, công nghệ, y học cũng như các sách tham khảo và là điểm truy cập hiệu quả cho các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu. SpringerLink cung cấp khả năng truy cập đến hơn 2.000 tên tạp chí khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực như khoa học sự sống, y học và y tế, kỹ thuật, hóa học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính, các khoa học trái đất và môi trường khoa học xã hội và nhân văn 5 Proquest Central ProQuest Central là CSDL đa ngành xử lý trên 11.000 tạp chí, trong đó có hơn 8.000 tạp chí toàn văn. Dữ liệu của ProQuest Central bao quát trên 160 lĩnh vực chủ đề khác nhau thuộc nhiều ngành khoa học như kinh tế, kinh doanh, Lê Thị Thúy 45 K52 TTTV
  46. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN y học, công nghệ, khoa học xã hội, v.v ProQuest Newspapers cho phép truy cập 15 loại báo hàng đầu nước Mỹ Tài liệu không thuộc loại xuất bản phẩm định kỳ: Báo cáo của OxResearch và EIU về 252 quốc gia và khu vực; Gần 30.000 luận văn toàn văn; Proquest Central bao quát trên 160 chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau. 6 ACS Publications Cục mua và tạo điều kiện truy cập từ xa đến nguồn tin của Hội Hoá học Hoa Kỳ (American Chemistry Society – ACS) gồm : - 30 tạp chí điện tử hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hoá học và liên quan; - 750.000 bài báo toàn văn do ACS xuất từ 130 năm nay; Bản tin hàng tuần về doanh nghiệp và công nghệ hoá học 7 ASME Digital Hội Kỹ sư Cơ khí Hoa Kỳ (American Library Society of Mechanical Engineers – ASME) xây dựng Thư viện số ASME, với nguồn tin bao gồm: CCác tạp chí ASME's Transaction Journals từ 1990 đến nay; KKỷ yếu hội nghị của ASME từ 2002 đến nay; Sách điện tử của ASME từ 1999 đến nay Lê Thị Thúy 46 K52 TTTV
  47. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 8 AIP Journals Viện Vật lý Hoa Kỳ (American Institute of Physics – AIP) cung cấp việc truy cập đến nhiều tạp chí hàng đầu thế giới do Viện phối hợp xuất bản về các lĩnh vực như: Vật lý ứng dụng, Vật lý hoá học, Vật lý y học, Vật lý hạt nhân, Điện tử học, Địa vật lý, Khoa học vật liệu 9 APS Journals Hệ thống lưu trữ điện tử của Hội Vật Lý Hoa Kỳ (American Physics Society -APS) bao gồm một số tạp chí rất có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu vật lý như: Physical Review Letters, Reviews of Modern Physics, Physical Review series. Hệ thống lưu trữ điện tử trực tuyến cho phép truy cập đến các bài báo của những tạp chí này từ khi bắt đầu xuất bản (1893) đến nay 10 Ebrary Ebrary là cơ sử dữ liệu toàn văn sách điện tử về khoa học và công nghệ với hơn 36.000 tên sách điện tử toàn về các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội, nông nghiệp, y học; khoa học quân sự, khoa học thông tin - thư viện, giáo dục, nghệ thuật, địa lý, nhân chủng học, văn học, ngôn ngữ, luật, Tuy nhiên để đọc được tài liệu trên Ebrary phải cài đặt phần mềm Ebrary Reader. 3.1.3. Nhận xét, đánh giá Lê Thị Thúy 47 K52 TTTV
  48. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Cục TT KH&CN QG là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thông tin, thư viện và thống kê KH&CN. Cục có nhiệm vụ xây dựng, vận hành, phát triển và quản lý Mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN). Để các thành viên của mạng VinaREN có thể sử dụng một cách tốt nhất các tài nguyên của mạng, Cục TT KH&CN QG đã chia sẻ trên mạng những nguồn tin KH&CN trong nước và quốc tế có giá trị. Các nguồn tin của Cục đều là những CSDL có giá trị khoa học cao bao quát hầu hết các lĩnh vực khoa học như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật, y học Mạng VinaREN là môi trường chia sẻ các nguồn tin giũa các thành viên với nhau nhằm tạo ra một cộng đồng mạng nghiên cứu và đào tạo lớn nhât Việt Nam. Các nguồn tin này sẽ cung cấp những thông tin mới nhất phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo. Tuy nhiên, tốc độ đường truyền khi tra cứu các nguồn tin còn chậm gây khó khăn cho việc khai thác thông tin của các thành viên mạng khi có nhu cầu sử dụng. 3.2. Ứng dụng mạng VinaREN tại Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội 3.2.1. Quá trình triển khai mạng VinaREN tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Với đặc thù là một trường đại học kỹ thuật, Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK HN) có nhu cầu khai thác thông tin và tài nguyên, tài liệu trên mạng (internet, intranet, NRENS) phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của nhà trường là rất lớn và hết sức cần thiết. Từ năm 1997 đến nay, nhà Trường đã xây dựng mạng truyền thông nội bộ có kết nối ra Internet (gọi là mạng Bknet) hiện đang phục vụ khoảng trên 40 nghìn sinh viên, 2.500 cán bộ và giảng viên với 4000 nút mạng kết nối tới tất cả các Khoa, Viện, Phòng ban trong trường. Mục tiêu lớn của Nhà trường đang hướng tới là phát triển thành một trường đại học nghiên cứu tiên tiến mang tầm quốc tế. Lê Thị Thúy 48 K52 TTTV
  49. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Trên cơ sở đó, ĐHBK HN đã xây dựng hệ thống Internet, kết hợp với kết nối đường truyền VinaREN / TEIN 3 nhằm phát triển cho các ứng dụng cần kết nối internet băng thông lớn, đáp ứng nhu cầu thông tin, truy cập tài nguyên và dữ liệu mạng của cán bộ và sinh viên trong trường a. Hệ thống mạng Internet và kết nối mạng VinaREN của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Mạng Bknet của ĐHBK HN hiện nay có 2 đường leasedlines internet 8Mbps/line, 1đường ASDL 4 Mbp. Từ năm 2006, Trung tâm Mạng Thông tin (BKNIC – BK Network Information Center) là một trong những đơn vị trong nước đầu tiên tham gia xây dựng và vận hành kỹ thuật mạng VinaREN. Hiện nay, Nhà trường đã có 01 đường VinaREN/TEIN3 băng thông rộng 100Mbps, tháng 1/2009, ĐHBK HN đã tăng cường thêm 2 đường NIX (dịch vụ leaseline trong nước), mỗi đường có tốc độ 100 Mbps. Thông qua mạng Intranet của Nhà trường, tất cả các máy tính đều có thể truy cập vào các địa chỉ web, cơ sở dữ liệu điện tử trong mạng VinaREN, mạng TEIN 3 hay các mạng truyền thông quốc tế như APAN, GRAN, KOREN. Hiện mạng Bknet của ĐHBK HN đã có 4 dải địa chỉ Internet thương mại IPv4 do mạng VinaREN cung cấp, 2 lớp địa chỉ IPv6 (do VNNIC và VinaREN cung cấp). Số hiệu mạng riêng của ĐHBK HN (AS#) được quảng bá lên các mạng trên toàn thế giới với việc BKNIC là thành viên đầy đủ của VNNIC và VinaREN. Lê Thị Thúy 49 K52 TTTV
  50. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 3.2.2. Thực trạng ứng dụng mạng VinaREN/ TEIN 3 tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội * Những kết quả ban đầu: Với sự hỗ trợ hữu hiệu của mạng VinaREN, ĐHBK HN đã bước đầu khai thác hiệu quả tài nguyên mạng, các ứng dụng và dịch vụ thông tin trong việc hợp tác và đào tạo quốc tế. Về khai thác tài nguyên mạng, đường truyền VinaREN/TEIN 2 được kết hợp với đường truyền Internet thương mại của hệ thống Bknet hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và sinh viên của trường khai thác hiệu quả thông tin qua Internet cũng như mạng nghiên cúu đào tạo toàn cầu (NRENS, trong đó có Việt Nam), tra cứu tài liệu, phần mềm các thư viện của các trường đại học trên thế giới, các website của cộng đồng mã nguồn mở (SourceForge) cũng như các cộng đồng giáo dục và đào tạo trên thế giới Đồng thời việc truy cập các mạng trên toàn cầu là hoàn toàn trong suốt với người dùng, người dùng không cần phải khai báo gì thêm khi truy cập nên việc tải (download) các tài liệu, các phần mềm nguồn mở trên các cộng đồng nguồn mở là rất thuận tiện, tốc độ rất cao. Đặc biệt, việc khai thác dịch vụ đuờng truyền, trong năm 2009, thông qua các chương trình hợp tác và đào tạo quốc tế, Trường ĐHBK HN đã tổ chức nhiều hội thảo truyền hình, các buổi họp và đào tạo qua mạng với các đối tác trong và ngoài nước như: - Tổ chức các buổi bảo vệ đề cương xin học bổng thạc sỹ và tiến sỹ tại các trường nước ngoài (Học viện Công nghệ Shibaura - Nhật Bản, trường đại học Marseil – Pháp). - Hợp tác với NOC-ĐN tổ chức các buổi hội thảo, lớp tập huấn về quản trị mạng, an ninh mạng, virus cho các cán bộ sở ban ngành của TP. Đà Nẵng Lê Thị Thúy 50 K52 TTTV
  51. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN - Tổ chức họp từ xa (tại SIE) với các đối tác tại ĐH Troy, Đại học Leibniz Hannover, Đại học Công nghệ Nagaoka - Nhật Bản, Đại học Victoria Wellington (VUW) – New-Zealand,vv - Tổ chức các buổi hội thảo qua mạng trong việc trao đổi kinh nghiệm học tập và làm việc giữa các sinh viên đang học tại trường ĐH nước ngoài với các sinh viên hệ đào tạo quốc tế của viện SIE. Bên cạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng và sử dụng đường truyền cho các ứng dụng phổ biến, ĐHBKHN cũng đã triển khai một số ứng dụng, dịch vụ trên mạng VinaREN/ TEIN2, cụ thể là: - Triển khai các nút tính tóan lưới (GridComputing) và gia nhập cộng đồng tính toán lưới thế giới (Pragma Grid) phục vụ các bài toán yêu cầu mô hình tính toán lớn hoặc các bài toán mô phỏng tại Trung tâm Tính toán hiệu năng cao (HPCC). - Xây dựng 10 nút lưới đặt tại Viện IFI (*.ifi.vinagrid.vinaren.vn). Các nút lứới này đã được cài đặt và hòa mạng EGEE, chạy ổn định 24/7 trên nền mạng VinaREN với thời gian sử dụng (available time) >96% (theo thông báo của Grid Regional Operation Centre tai Taiwan) từ tháng 10/2009 - Triển khai hệ thống e-Learning thử nghiệm cho cán bộ và sinh viên của trường - Triển khai các website, dịch vụ eMail và các dịch vụ khác cho cán bộ và sinh viên của trường truy cập từ nội bộ, từ mạng Internet cũng như truy cập từ các mạng của các trường đại học trên thế giới khi học tập, công tác ở nước ngoài. 3.2.3. Nhận xét, đánh giá Bên cạnh sự thành công bước đầu trong khai thác và sử dụng truyền thông đa phương tiện trên nền mạng VinaREN vào các hoạt động hợp tác quốc tế của nhà trường, vẫn còn nhiều hạn chế bới những lý do khách quan trong vấn đề nhân lực, kinh phí đầu tư, cơ sở vật chất. Vì vậy, ứng dụng mạng Lê Thị Thúy 51 K52 TTTV
  52. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN VinaREN tại trường ĐHBK HN mới chỉ tập trung cho các ứng dụng Multimedia như tổ chức sự kiện, hội thảo, phỏng vấn qua mạng, họp và đào tạo qua truyền hình của các hệ đào tạo quốc tế như Viện Đào tạo Quốc tế (SIE), Viện Đào tạo Tin học Pháp ngữ (IFI) va chưa thực sự hiệu quả trong khai thác và truy cập triệt để tài nguyên mạng VinaREN phục vụ đông đảo cán bộ và sinh viên của Trường. Lực lượng kỹ thuật viên còn thiếu về số lượng, chưa đủ để đáp ứng các nhu cầu về tư vấn, phát triển, triển khai và khai thác các ứng dụng, các dịch vụ công nghệ thông tin cho các đơn vị trong và ngoài trường. Kinh phí bảo trì, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện còn hạn chế. Bên cạnh đó các đơn vị trong trường chưa thực sự làm quen việc khai thác khả năng truyền tải thông tin băng thông rộng trong công tác (như ứng dụng multimedia, truy cập các CSDL của mạng VinaREN và các mạng NRENS quốc tế). Một lý do chính yếu là Nhà trường chưa có nguồn tài chính đầu tư cơ sở vật chất để kết nối toàn bộ hạ tầng mạng Bknet với mạng VinaREN. Chính vì vậy, mức khai thác đường truyền VinaREN còn ở mức thấp (hiện ở mức dưới 25% khả năng của băng thông). Những tồn tại, hạn chế này đã được Nhà trường đưa vào là một trong những mục tiêu của kế hoạch khai thác, phát triển tài nguyên thông tin và công nghệ truyền thông của Nhà trường. Trong những năm tới, mạng VinaREN sẽ phải được khai thác một cách hiệu quả, xứng tầm là mạng truyền thông trọng yếu của nhiệm vụ phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học công nghệ. 3.3. Ứng dụng mạng VinaREN tại Trung tâm Dự báo khí tƣợng Thủy Văn Trung Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương (Trung tâm DB KTTV TW - National Centre for Hydrometeorological Forecasting - NCHMF) là đơn vị trực thuộc Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn trước đây), Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Thị Thúy 52 K52 TTTV
  53. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Trung tâm DB KTTV TW được thành lập theo quyết định 15/2002/QĐ-BTNMT ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương quy định tại Quyết định số 785 /QĐ-KTTVQG ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia. 3.3.1. Quá trình triển khai mạng VinaREN tại Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Để phục vụ công tác dự báo khí tượng thủy văn (sau đây viết tắt là KTTV) hàng ngày, rất nhiều các nguồn số liệu quan trắc truyền thống (quan trắc bề mặt, thám không vô tuyến, mưa tự động, ), phi truyền thống (rađa, vệ tinh, QuikSCAT, AMV, ) và sản phẩm dự báo số trị (NWP) được thu thập và sử dụng tại Trung tâm DB KTTV TW qua nhiều kênh viễn thông khác nhau như mạng GTS, mạng WAN, mạng Internet, và một số trạm thu vệ tinh. Trong khi các số liệu quan trắc truyền thống và phi truyền thống cho dự báo viên biết kiến thức về quá khứ và hiện tại của khí quyển, thì các nguồn số liệu NWP toàn cầu lại cung cấp nhiều thông tin có giá trị về tương lai của khí quyển. Nói chung, các nguồn số liệu quan trắc truyền thống và phi truyền thống thường được thu thập qua mạng GTS, WAN và vệ tinh trong khi các nguồn số liệu NWP toàn cầu chủ yếu được khai thác từ quốc tế qua các đường Internet. Trước tháng 6 năm 2006, Trung tâm DB KTTV TW sử dụng một đường Internet có tốc độ 1 Mbps của VDC để thu thập số liệu NWP toàn cầu từ Nhật Bản và Úc. Tuy nhiên, do tốc độ đường truyền hạn chế nên chỉ một số sản phẩm NWP cơ bản được khai thác và hiệu quả phục vụ rất thấp (chủ yếu mang tính tham khảo). Sau tháng 6 năm 2006, nhận thức được hạn chế nói trên, Trung tâm DB KTTV TW đã đầu tư nâng cấp đường truyền Internet của VDC từ 1 Mbps lên Lê Thị Thúy 53 K52 TTTV
  54. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN thành 5 Mbps. Với đường truyền mới này, bên cạnh các sản phẩm NWP của Nhật Bản và Úc, các sản phẩm NWP toàn cầu của Đức và Mỹ bắt đầu được khai thác thường xuyên với dung lượng lớn hơn nhiều so với trước. Qua đó các nguồn số liệu NWP toàn cầu không chỉ cung cấp các thông tin tham khảo chi tiết cho dự báo viên, mà còn được ứng dụng để chạy các hệ thống mô hình hóa khu vực phân giải cao như: HRM và ETA. Tuy nhiên, do dung lượng số liệu là rất lớn (~500MB/ngày) nên thời gian đáp ứng cho bài toán nghiệp vụ vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, để lấy được số liệu toàn cầu của Mỹ để chạy mô hình khu vực HRM phải mất từ 40-60 phút, thậm chí lên tới 120 phút khi có sự cố về nghẽn mạng. Do đó, nhiều khi việc khai thác số liệu NWP toàn cầu chỉ mang tính chất lưu trữ dữ liệu và phục vụ nghiên cứu thay vì phục vụ cho dự báo nghiệp vụ (lấy xong số liệu thì đã qua giờ làm dự báo tác nghiệp). Đến tháng 11 năm 2006, được sự đồng ý của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm KTTV Quốc gia, Trung tâm DB KTTV TW đã chính thức là thành viên của mạng VinaREN và bắt đầu chính thức khai thác mạng này từ tháng 12 năm 2006. Với tốc độ đường truyền nhanh và ổn định, bên cạnh các nguồn số liệu NWP toàn cầu, Trung tâm DB KTTV TW còn khai thác các nguồn số liệu vệ tinh qua mạng VinaREN với khối lượng rất lớn. Không những đáp ứng được nhu cầu khai thac số liệu quốc tế, mạng VinaREN còn đảm bảo các nguồn số liệu khai thác được cập nhật liên tục và đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ. Ngoài ra, nhờ có mạng VinaREN, công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác trao đổi số liệu với quốc tế ngày càng được cải thiện tại Trung tâm DB KTTV TW do các nguồn số liệu phục vụ nghiên cứu được khai thác triệt để và nhanh chóng. Lê Thị Thúy 54 K52 TTTV
  55. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Cho đến nay, việc triển khai ứng dụng mạng VinaREN trong công tác thu thập các nguồn số liệu quốc tế được thực hiện 24/24 tại Trung tâm DB KTTV TW. 3.3.2. Thực trạng ứng dụng VinaREN tại Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương Từ khi đưa vào khai thác mạng VinaREN từ cuối năm 2006 đến nay, các nguồn số liệu quốc tế được thu thập tại Trung tâm DB KTTV TW đã được tăng cường đáng kể. Trung tâm thường xuyên kết nối vào các Trung tâm dữ liệu khí tượng thủy văn của Mỹ theo các địa chỉ: ftpprd.ncep.noaa.gov và tgftp.nws.noaa.gov; Canada theo địa chỉ: dd. weatheroffice.ec.gc.ca của các trung tâm dự báo khí tượng thủy văn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để lấy các dữ liệu của các mô hình toàn cầu và các sản phẩm dự báo tổ hợp toàn cầu. Cho đến nay, có 4 nguồn số liệu NWP đang được khai thác qua mạng VinaREN là số liệu phân tích và dự báo toàn cầu từ mô hình GFS của Trung tâm dự báo môi trường Mỹ (NCEP), mô hình NOGAPS của Hải quân Mỹ (US Navy), mô hình GEM của Cơ quan khí tượng Canada (CMC) và mô hình KUM của Cơ quan khí tượng Hàn Quốc (KMA). Tổng dung lượng của các loại số liệu này lên đến hơn 500GB/ngày. Gần đây, Trung tâm DB KTTV TW bắt đầu khai thác một số nguồn số liệu quan trắc viễn thám như số liệu vệ tinh MTSAT, AMV, qua Mạng VinaREN với tổng dung lượng khoảng vài chục GB/ngày. Thời gian để hoàn tất toàn bộ khối lượng dữ liệu cần thu thập là chỉ mất từ 15-20 phút cho mỗi phiên làm việc. Do đó, thời gian phải mất để hiển thị các sản phẩm nghiệp vụ và chạy các hệ thống mô hình dự báo thời tiết khu vực đã được cải thiện đáng kể, qua đó đáp ứng được như cầu phục vụ tác nghiệp của dự báo viên. Việc triển khai Mạng VinaREN đã mang lại những hiệu quả: Lê Thị Thúy 55 K52 TTTV
  56. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN - Cung cấp thêm nhiều nguồn số liệu và sản phẩm tham khảo hữu ích và kịp thời cho các dự báo viên, đặc biệt là công tác dự báo khí tượng hạn ngắn (từ 1-3 ngày) và hạn vừa (từ 3-5 ngày); - Cung cấp thêm nhiều lựa chọn đầu vào cho các hệ thống mô hình dự báo khu vực, rút ngắn được thời gian chạy mô hình do phải chờ đợi đủ nguồn số liệu, qua đó nâng cao hiệu quả phục vụ của các hệ thống mô hình hóa khu vực; - Hỗ trợ hiệu quả công tác nghiên cứu trong nước và hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ số liệu và nghiên cứu khoa học: do Mạng VinaREN được kết nối tới rất nhiều trường đại học và Trung tâm nghiên cứu trên thế giới nên các nghiên cứu viên tại Trung tâm DB KTTV TW có thể truy cập tới rất nhiều nguồn số liệu và tài liệu tham khảo một cách nhanh chóng và miễn phí; - Góp phần tạo ra sự đột phá trong công nghệ dự báo số trị: trước khi kết nối Mạng VinaREN, các nguồn số liệu quốc tế được thu thập và việc chạy các hệ thống mô hình khu vực là rất hạn chế. Do đó, công nghệ dự báo số trị chủ yếu đi theo hướng dự báo tất định. Sau khi kết nối với Mạng VinaREN, nguồn số liệu được thu thập đầy đủ và phong phú hơn, cộng thêm sự đầu tư về hiệu năng tính toán, công nghệ dự báo tổ hợp đã được nghiên cứu và triển khai vào dự báo nghiệp vụ tại Trung tâm TT DB KTTV. Với công nghệ dự báo tổ hợp, bên cạnh các thông tin dự báo định lượng và khách quan, các thông tin về độ tin cậy của dự báo sẽ được đưa ra. Loại hình dự báo này không thể được tạo ra với công nghệ dự báo số trị tất định; - Cung cấp thêm một đường truyền thu thập số liệu mới tại Trung tâm DB KTTV TW và đóng vai trò như một đường truyền dự phòng cho đường truyền Internet. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đường VinaREN đóng vai trò chính trong quá trình thu thập các nguồn số liệu NWP (hơn 70% dung lượng số liệu NWP được lấy qua đường VinaREN). Lê Thị Thúy 56 K52 TTTV
  57. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Ông Võ Văn Hòa, Trung tâm DB KTTV TW khẳng định: "Hiện tại, đường truyền của VinaREN có vai trò quan trọng trong hệ thống viễn thông tổng thể của Trung tân DB KTTV TW và là thành phần không thể thiếu trong thu thập số liệu khí tượng thủy văn quốc tế". Ông Võ Văn Hòa cho biết thêm, VinaREN cung cấp thêm nhiều lựa chọn "đầu vào" cho các hệ thống mô hình dự báo khu vực, rút ngắn thời gian chạy mô hình do phải chờ đợi đủ nguồn số liệu, góp phần tạo ra sự đột phá trong công nghệ dự báo số trị. Do VinaREN có kết nối tới nhiều trường Đại học và trung tâm nghiên cứu trên thế giới nên các nghiên cứu viên của ở Trung tâm DB KTTV TW có thể truy cập tới nhiều số liệu, tài liệu tham khảo nhanh chóng và miễn phí. 3.3.3. Nhận xét, đánh giá Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam (VinaREN) đã được khai thác rất hiệu quả tại Trung tâm DB KTTV TW từ cuối năm 2006 và góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dự báo KTTV nói chung và công tác nghiên cứu khoa học nói riêng.Cho đến nay, VinaREN đã trở thành một kênh thông tin không thể thiếu tại Trung tâm DB KTTV TW và đóng vai trò là kênh thông tin chính trong việc thu thập và khai thác các nguồn số liệu dự báo số trị toàn cầu từ các Trung tâm dự báo quốc tế. Tuy nhiên, còn rất nhiều chức năng khác của Mạng VinaREN vẫn chưa được khai thác hiệu quả tại Trung tâm DB KTTV TW như tổ chức hội thảo trực tuyến, truy cập các thư viện quốc tế, trao đổi dữ liệu nội địa, Để tiếp tục phát huy hơn nữa hiệu quả phục vụ của mạng VinaREN đối với công tác dự báo KTTV tại Trung tâm DB KTTV TW tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau: - Thử nghiệm xây dựng một mạng KTTV chuyên ngành dựa trên cơ sở hạ tầng của Mạng VinaREN trong đó kết nối Trung tâm DB KTTV TW với các Đài KTTV khu vực Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ để chia sẻ dữ liệu hai chiều và tổ chức tập huấn và hội thảo trực tuyến. Đồng thời kết nối Lê Thị Thúy 57 K52 TTTV
  58. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Trung tâm DB KTTV TW với một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường như Viện Khoa học KTTV và Môi trường, Trung tâm Viễn thám, - Tổ chức các khóa học ngắn hạn và dài hạn cho các cán bộ làm công tác quản trị mạng VinaREN tại Trung tâm DB KTTV TW. - Thường xuyên cập nhập các thông tin mới nhất về Mạng VinaREN và TEIN 2, TEIN3 và thường xuyên thông báo các thành viên mới ra nhập các mạng nói trên có liên quan tới vấn đề KTTV. 3.4. Nhận xét, đánh giá và giải pháp về mạng nghiên cứu và đào tạo VinaREN. Năm 2009, 2010 và 4 tháng đầu năm 2011, mạng VinaREN đã đi vào hoạt động ổn định, tạo ra môi trường hợp tác cho các tổ chức nghiên cứu và đào tạo. 3.4.1. Ưu điểm a, VinaREN đã được mở rộng về quy mô địa lý và kết nối với hầu hết các đơn vị nghiên cứu và đào tạo quan trọng trong cả nước. Quy mô của VinaREN đã vươn tới hầu hết các trung tâm nghiên cứu và đào tạo quan trọng của đất nước, kết nối thêm một số thành viên mới, nâng số địa phương được kết nối lên 11 tỉnh, thành phố trong cả nước. Số mạng thành viên được kết nối cũng tăng từ 44 lên 57 với hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học và bệnh viện tham gia. Thành phố Vinh, Nha Trang, Đà Lạt, Vĩnh Long, Thái Nguyên và Hải Phòng đã được kết nối VinaREN (số liệu cập nhật năm 2010). b, Mạng trục quốc gia hoạt động tốt Về cơ bản, các trung tâm vận hành mạng của VinaREN hoạt động tốt, duy trì hoạt động ổn định của mạng trục quốc gia. Một số trung tâm vận hành mạng vừa làm tốt vai trò đầu mối kết nối vừa chủ động, tích cực trong tổ chức và hỗ trợ các đơn vị thành viên trong khu vực triển khai các hoạt động ứng Lê Thị Thúy 58 K52 TTTV
  59. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN dụng một cách hiệu quả, trong đó đặc biệt phải kể đến Trung tâm vận hành mạng miền Trung - NOC - ĐN và Trung tâm vận hành mạng đồng bằng sông Cửu Long - NOC - CT. c, Hoạt động ứng dụng trên VinaREN được mở rộng và tăng cường Mặc dù việc ứng dụng các dịch vụ trên mạng hiện đại trên VinaREN nhìn chung còn rất mới mẻ với đại đa số các thành viên, song trong thời gian qua, ngày càng nhiều ứng dụng trên VinaREN được triển khai. Nếu như trong năm 2007, 2008 một số ứng dụng như y học từ xa được triển khai ở các đơn vị thành viên như: Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, với một số đối tác nước ngoài thì trong năm 2009 và đàu 2010, các ứng dụng này đã được nhân rộng và được tiến hành khá thường xuyên. Ngoài việc tham gia các chương trình hợp tác khu vực và quốc tế, các thành viên VinREN trong lĩnh vực y tế đã bắt đầu triển khai các hoạt động hợp tác giữa các thành viên trong nước. Đào tạo từ xa, E-learning, trong năm qua cũng đã đạt được nhiều thành viên sử dụng để thúc đẩy các chương trình hợp tác trong nước và quốc tế, tiêu biểu là Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Mạng tính toán lưới của Việt Nam (VNGrid) đã được thúc đẩy hoạt động trên cơ sở sử dụng mạng VinaREN. d, Hoạt đông nghiên cúu, đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật đuợc ứng dụng hiệu quả Trong năm qua, VNNOC đã có nhiều chủ động trong việc ứng dụng các công nghệ và dịch vụ mạng tiên tiến để từng bước nắm bắt, làm chủ và hướng dẫn các thành viên VinaREN cũng khai thác, sử dụng. Dịch vụ trên nền IPv6, Hệ thống cảm biến perfsonar được triển khai cũng như các phần mềm nguồn mở phục vụ quản lý mạng đã được nghiên cứu và áp dụng nhằm đưa các công nghệ mới vào việc quản lý, vận hành mạng ngày một hiệu quả Lê Thị Thúy 59 K52 TTTV
  60. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN Đặc biệt, VNNOC đã hỗ trợ tích cực cho nhiều thành viên trong việc kết nối liên thông mạng nội bộ của thành viên với VinaREN, tổ chức kết nối giữa các thành viên mới với các thành viên khác trong và ngoài nước. Để có thể nâng cao hơn nữa vai trò nghiên cứu và đào tạo trên mạng, áp dụng các công nghệ mạng mới tại Việt Nam, VinaREN cần tổ chức nhóm nghiên cứu thực hiện một số đề tài độc lập cấp nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. e, Việc chia sẻ và khai thác thông tin KH&CN được triển khai rộng khắp Hầu hết các cơ sở dữ liệu toàn văn của NACESTI (nay là NASATI) đã được số hóa và đưa lên mạng Vista. Các cơ sở dữ liệu trực tuyến bao gồm hàng chục vạn tài liệu số hóa được đưa lên VinaREN để truy cập và khai thác theo chế độ mạng. Nhiều nguồn tin KH&CN trực tuyến có giá trị được chia sẻ trên VinaREN, bao gồm trên 15.000 tạp chí đienẹ tử trực tuyến về hầu hết các lĩnh vực KH&CN, giáo dục và đào tạo. VinaREN đã phối hợp hữ cơ với Liên hợp thư viện các nguồn tin KH&CN Việt Nam để mua bản quyền truy cập tập thể nhiều nguồn tin quan trọng của Thế giới như: CSDL Proquest Central, các nguồn tin điện tử của Tổ chức quốc tế về nguồn thông tin nghiên cứu (PERI/INASP), Học liệu mở Việt Nam Nhờ vậy việc triển khai các dịch vụ thư viện điện tử nói trên, các thành viên VinaREN đã có khả năng và cơ hội truy nhập và khai thác, cập nhật hàng ngày, hàng giờ các nguồn tri thức KH&CN, phục vụ thiết thực cho nghiên cứu và đào tạo của các thành viên. f, Hoạt động hợp tác quốc tế đi vào chiều sâu Với tư cách thành viên của TEIN3 và APAN, VinaREN tham gia và có đóng góp tích cực trong khuôn khổ hợp tác với các dự án nói trên và được các đối tác quốc tế đánh giá cao. VinaREN đã hỗ trợ tích cực cho các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng và phát triển VinaREN cũng như triển khai các hoạt động trên cơ sở Thỏa thuận đã ký kết với các nước khác trên thế giới. Lê Thị Thúy 60 K52 TTTV
  61. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN 3.4.2. Nhược điểm Tuy đã thu được nhiều kết quả trong thời gian qua, song hoạt động của VinaREN còn không ít những tồn tại cần trong những năm tới. Những tồn tại là: + Tuy đã được kết nối với mạng từ một vài năm nay nhưng hoạt động ứng dụng của nhiều thành viên VinaREN còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò của VinaREN đối với công tác nghiên cứu và đào tạo; + Nhiều thành viên còn thụ động trong việc tổ chức, khai thác, ứng dụng VinaREN trong hoạt động chức năng thường xuyên của mình, chưa kết hợp và chưa biết phát huy vai trò của VinaREN trong triển khai các chương trình và nội dung hợp tác trong nước và quốc tế; + Trình độ cán bộ vận hành mạng còn chưa cao, chưa có khả năng xử lý các trục trặc phức tạp xảy ra ở đường truyền khi kết nối với các mạng thành viên. + Hoạt động của Nhóm công tác hoạt động chưa thường xuyên và hiệu quả thúc đẩy hoạt động của các mạng thành viên chưa cao. + Chất lượng đường truyền còn chưa ổn định ở một số mạng thành viên. Hay xảy ra hiện tượng đứt cáp làm ngăt kết nối. + Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành hữu quan và các cơ quan quản lý với các đơn vị của VinaREN còn lỏng lẻo và hạn chế. Việc triển khai các dự án về ứng dụng công nghệ thông tin của các Bộ, ngành còn đọc lập với việc triển khai, khai thác các tiện ích và năng lực của VinaREN như một hạ tầng mạng tiên tiến của cả nước về nghiên cứu đào và tạo. 3.4.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động của Mạng nghiên cứu và đào tạo VinaREN Nhằm phát huy các kết quả đạt được cũng như khắc phục những hạn chế, tồn tại của VinaREN trong thời gian qua, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp: + Tăng cường các hoạt động ứng dụng tới các mạng thành viên. Triển khai công tác khai thác và sử dụng VinaREN một cách hợp lý ở từng thành viên cụ thể để phù hợp với tình hình mới. Lê Thị Thúy 61 K52 TTTV
  62. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN + Nâng cao trình độ cán bộ vận hành mạng ở các NOC/POP bằng cách tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ nguồn được cử đi học. Đối tượng được cử đi đào tạo là cán bộ thuộc các đơn vị thành viên của mạng VinaREN. Đào tạo về kỹ thuật sử dụng trong Video conference và DTVS, các phần mềm nguồn mở sử dụng trong quản trị các hệ thống mạng và vận hành các thiết bị mạng tại các NOC của NREN. + Các nhóm công tác cần phải được tổ chức lại và hoạt động thường xuyên hơn cả về bề rộng lẫn bề sâu. Các nhóm phải là nòng cốt trong việc thúc đẩy hoạt động ở các mạng thành viên, tổ chức và triển khai các hoạt động tập thể về nghiên cứu và đào tạo liên quan; + VNNOC cần phải được củng cố và tăng cường hoạt động hỗ trợ các đơn vị trong việc kết nối mạng (chất lượng đường truyền), đào tạo cán bộ và chuyển giao các phần mềm nguồn mở phục vụ quản lý các trung tâm vận hành mạng; + Để đảm bảo sự phát triển bền vững của VinaREN cần thành lập một đơn vị dịch vụ công ích để duy trì và phát triển mạng VinaREN. Kinh phí hoạt động của VinaREN sẽ được huy động từ ngân sách Nhà nước để bảo đảm duy trì hoạt động ổn định của đường trục trong nước và kết nối quốc tế, nâng cấp trang thiết bị của các NOC, POP, đảm bảo an ninh và chi phí quản lý chung và xúc tiến khai thác, sử dụng VinaREN, đảm bảo hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban tư vấn chính sách và kỹ thuật, Nhóm chuyên gia của VinaREN, chi phí tham dự hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế liên quan tới VinaREN; Kinh phí đóng góp hàng năm của các đơn vị tham gia VinaREN (cho việc thuê bao đường truyền, bảo dưỡng mạng, bảo đảm an ninh mạng, giao dịch và các ứng dụng trên mạng);Nguồn thu từ cung cấp các dịch vụ đối với những ứng dụng có giá trị gia tăng trên VinaREN;Tài trợ của các tổ chức quốc tế như EU, APAN, Gloriad, . Lê Thị Thúy 62 K52 TTTV
  63. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN + Tăng cường tổ chức hội thảo nghiên cứu kinh nghiệm quản lý, vận hành của các mạng tương tự trên thế giới và khu vực, từ đó sẽ đề xuất cụ thể các chính sách và mô hình quản lý, vận hành thích hợp cho VinaREN để đảm bảo sự phát triển bền vững theo một lộ trình phù hợp với điều kiện Việt Nam. + Thúc đẩy việc quảng bá hình ảnh của VinaREN tới các đơn vị nhằm tăng cườg số lượng thành viên tham gia mạng VinaREN. Giới thiệu vai trò, chức năng và các dịch vụ hữu ích của VinaREN tới đông đảo các đơn vị trên phạm vị toàn quốc. Lê Thị Thúy 63 K52 TTTV
  64. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN PHẦN KẾT LUẬN Việt Nam đã bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế và bắt nhịp các xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá. Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo của nước nhà cũng trên con đường hội nhập quốc tế với không ít thời cơ và thách thức. Việc xây dựng, phát triển và khai thác VinaREN, một trong những yếu tố hàng đầu của hạ tầng cơ sở hiện đại cho nghiên cứu và đào tạo của một quốc gia, là một việc khó nhưng chúng ta đã nỗ lực hoàn thành. VinaREN đã kết nối 60 viện, trường, cơ sở nghiên cứu và đào tạo hàng đầu trong nước với nhau bằng một mạng hiện đại, tốc độ và hiệu năng cao. Thông qua TEIN2, VinaREN kết nối nghiên cứu và đào tạo nước ta với cộng đồng nghiên cứu và đào tạo của các nước châu Á-Thái Bình dương, châu Âu, Bắc Mỹ và toàn cầu. Việt Nam đã xuất hiện trên bản đồ thế giới các nước có hệ thống mạng nghiên cứu và đào tạo. Chúng ta có đủ điều kiện sẵn sàng tham gia các dự án hợp tác trong nước và quốc tế trên cơ sở mạng thông tin hiện đại, hiệu ứng cao, tốc độ lớn, tạo điều kiện tối đa để giới nghiên cứu và đào tạo nước ta tham gia và tiến hành các chương trình hợp tác nghiên cứu và đào tạo ở quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế, góp phần thu hẹp khoảng cách số giữa các vùng miền, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nước và với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Cục TT KH&CN QG, Trường ĐHBK HN, Trung tâm DB KTTV TW và đã ứng dụng mạng VinaREN vào công tác dự báo KTTV, nghiên cứu đào tạo và hợp tác quốc tế . Nhờ vậy mà hiệu quả hoạt động của ba thành viên mạng ngày càng cao. Các thông tin thu thập được xử lý ngay để phục vụ cho công tác chuyên môn của từng thành viên. Có thể tin tưởng rằng với sự ủng hộ, hợp tác và tham gia tích cực của các Bộ, ngành và các địa phương hữu quan, các đơn vị nghiên cứu và đào tạo trong cả nước, VinaREN sẽ được triển khai, phát triển và khai thác một cách mạnh mẽ, rộng rãi, mang lại hiệu quả thiết thực cho đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay của nước ta. Lê Thị Thúy 64 K52 TTTV
  65. Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu Mạng Nghiên cứu và Đào tạo Việt Nam - VINAREN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Minh Kiểm (2009), Nguồn tin của Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia phục vụ nghiên cứu và đào tạo: Báo cáo trình bày tại Hội nghị Mạng nghiên cứu và đào tạo (VINAREN) lần thứ IV, tổ chức tại Hà Nội tháng 3/2009/Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội. 2. Kỷ yếu hội nghị mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam lần thứ 5 – VINAREN 5, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Bộ Khoa học và Công Nghệ 3. Trần Thị Phƣợng(2007), Tìm hiểu Mạng Thông tin Khoa học và Công nghệ VISTA và Mạng Nghiên cứu và Đào tạo VINAREN, Niên luận, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Tạ Bá Hƣng (2009). Thông tin KH&CN Việt Nam – 50 năm xây dựng và phát triển. Tạp chí Hoạt động khoa học. Số 11/2009 (606). tr. 12-14. 5. Nguyễn Thị Thúy Hạnh (2010), Tra cứu tin trong hoạt động thông tin thư viên: Tập bài giảng, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Bùi Loan Thùy, Lê Văn Viết. Thư viện học đại cương.- H: Đại học Văn hóa Hà Nội, 2005 7. Trần Mạnh Tuấn. Sản Phẩm và dịch vụ Thông tin thư viện: giáo trình.- Hà Nội, 1998.-324tr 8. Nguyễn Minh Hiệp, Lê Ngọc Oánh, Dƣơng Thúy Hƣơng. Tổng quan Khoa học Thông tin và Thư viện.- TP. Hồ Chí Minh, ĐHQG HCM, 2001.-179tr. Lê Thị Thúy 65 K52 TTTV