Khóa luận Tìm hiểu công tác hoạt động tại thư viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

pdf 72 trang thiennha21 16/04/2022 4412
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu công tác hoạt động tại thư viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_cong_tac_hoat_dong_tai_thu_vien_quan_tren.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu công tác hoạt động tại thư viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

  1. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế lớn của cả nước. Việc bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa truyền thống của thủ đô ngàn năm văn hiến, xây dựng người thủ đô văn minh, thanh lịch, tiêu biểu cho trí tuệ của cả nước là vấn đề được các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân quan tâm thực hiện. Để xây dựng và tiếp tục phát triển thủ đô Hà Nội trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa đầu não của cả nước thì phải phát triển từ từng cá nhân, từng địa phương và trên mọi lĩnh vực của đời sống. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, vị trí quan trọng của thư viện càng trở lên quan trọng trong việc nâng cao trình độ văn hóa cho người dân. Được thành lập từ những thập niên 60 của thế kỷ XX, cho đến nay hệ thống thư viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội đã có những bước phát triển đáng kể và khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong việc tìm hiểu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi mới, hệ thống thư viện quận ở thủ đô Hà Nội đang bộc lộ những hạn chế về tổ chức về hoạt động, đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc đáp ứng nhu cầu của người dân. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu công tác hoạt động tại thư viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.” làm đề tài khóa luận với hy vọng đưa ra thực trạng thư viện quận, từ đó mạnh dạn đề ra những giải pháp nhằm phát triển hệ thống thư viện quận trên địa bàn Thủ đô Hà Nội góp phần vào công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động của thư viện quận trên địa bàn thủ đô. - Phạm vi không gian: Các thư viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 1
  2. Khóa luận tốt nghiệp - Phạm vi thời gian: Trong thời điểm hiện nay 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Điều tra khảo sát thực trạng hoạt động của các thư viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội - Đánh giá mặt mạnh và yếu, những mặt đã là được và những hạn chế tồn tại. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của các thư viện trên địa bàn Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận, tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Điều tra bằng bảng hỏi - Khảo sát thực tế - Phỏng vấn trực tiếp - Phân tích, tổng hợp tài liệu - Thống kê xã hội học 5. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu, trước đây đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu viết về thư viện Hà Nội như sản phẩm và dịch vụ, tổ chức quản lý tại thư viện Hà Nội Cụ thể như khóa luận tốt nghiệp của Hoàng Thị Trang K43 TTTV đã làm về đề tài: “Nghiên cứu về Tổ chức và quản lý mạng lưới thư viện cơ sở ở ngoại thành Hà Nội”. Đề tài rất hay nhưng nó ở phạm vi cơ sở. Và đề tài khóa luận tốt nghiệp của Bàn Thị Năm – K52 – TTTV thì tìm hiểu về một thư viện quận cụ thể “Tình hình tổ chức và hoạt động tại thư viện Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội”. Và một số đề tài khác nhưng các đề tài này chỉ đi vào những vấn đề nhỏ hẹp và cụ thể chưa đi vào tầm bao quát rộng. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 2
  3. Khóa luận tốt nghiệp 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có cấu trúc gồm 3 chương. Chƣơng 1: Giới thiệu chung về thƣ viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động của thƣ viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội Chƣơng 3: Một số nhận xét và kiến nghị Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 3
  4. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THƢ VIỆN QUẬN TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 1.1. Một vài nét về thư viện thành phố Hà Nội – đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống thư viện tuyến cơ sở - Quá trình hình thành và phát triển của thư viện Hà Nội Thư viện Hà Nội được thành lập ngày 15/10/1956 với tên gọi ban đầu “Phòng đọc sách nhân dân”. Thư viện đã qua nhiều lần thay đổi địa điểm. Lúc ở bên hồ Hoàn Kiếm (nhà Thuỷ Toạ), khi về Lò Đúc, Mai Dịch, Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đến tháng 1/1959 Thư viện chính thức đóng tại 47 Bà Triệu và mang tên “Thư viện nhân dân Hà Nội”, nay là Thư viện Thành phố Hà Nội. Số lượng cán bộ trong những ngày đẩu mới thành lập chỉ có 4 người, với vốn sách nhỏ bé vài ngàn cuốn được chuyển từ kháng chiến về, ngoài ra là một số báo, tạp chí. Cơ sở vật chất của Thư viện còn nghèo nàn. Cán bộ của Thư viện đã tìm mọi cách khắc phục khó khăn để từng bước đưa Thư viện thành phố Hà Nội đi lên. Trong hoàn cảnh hoà bình vừa lập lại một nửa, đất nước bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế, Thư viện Hà Nội đã tập trung sách báo phục vụ nhân dân Thủ đô, đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới các thư viện cơ sở, từ một Thư viện thành phố sau này phát triển thêm 12 thư viện quận, huyện phục vụ nhân dân nội và ngoại thành. T2/2009 thư viện Hà Nội đã hợp nhất 2 thư viện là: thư viện Hà Nội (cũ) và thư viện Hà Tây, xếp loại thư viện hạng 2 (theo thông tư 67/2006 của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch về việc xếp hạng thư viện). Hiện nay thư viện Hà Nội có 2 cơ sở: - Cơ sở 1: 47 Bà Triệu – Hoàn Kiếm – Trụ sở làm việc: 8 tầng với 7.500 m2 sử dụng – đây là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. - Cơ sở 2: 2B Quang Trung – Hà Đông – trụ sở làm việc: 2029 m2. Thư viện đang lưu giữ một kho tàng thư tịch khá đồ sộ của Thủ đô và nhân loại, với 300 ngàn bản sách; 436 loại báo, tạp chí, hơn một vạn tư liệu địa chí, hơn hai ngàn sách chữ nổi giành cho người khiếm thị; có phòng tra cứu, phòng địa chí về Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 4
  5. Khóa luận tốt nghiệp Thăng Long – Hà Nội. Trong kho sách có vài ngàn bản tư liệu Hán – Nôm, các loại sách ngoại văn, các bản đồ cổ, ảnh Hà Nội xưa và nay rất quý hiếm. - Chức năng và nhiệm vụ - Chức năng Thư viện Hà Nội là đơn vị sự nghiệp có chức năng tàng trữ, luân chuyển sách báo kể cả các loại sách, báo, tài liệu do địa phương xuất bản. Thư viện Hà Nội vừa phục vụ bạn đọc rộng rãi, kể cả thiếu nhi, vừa phục vụ những người nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Vì vậy, Thư viện Hà Nội là một Thư viện khoa học tổng hợp đồng thời có chức năng nghiên cứu và hướng dẫn nghiệp vụ thư viện cơ sở. - Nhiệm vụ Là trung tâm nghiên cứu và hướng dẫn phương pháp hoạt động của hệ thống thư viện, tủ sách và phong trào đọc sách của quần chúng, đề xuất phương hướng nội dung, kế hoạch tổ chức và hoạt động của từng loại hình thư viện, tủ sách đối với từng loại người đọc. Bảo quản và bổ sung các loại sách báo cũ và mới xuất bản ở trong nước và sách báo bằng tiếng nước ngoài phù hợp với đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương phục vụ yêu cầu công tác nghiên cứu, góp phần nâng cao kiên thức văn hoá cho quần chúng. Tổ chức việc tuyên truyền giới thiệu sách báo với bạn đọc. Tổ chức việc đọc sách tại chỗ và luân chuyển cho mượn sách báo rộng rãi trong quần chúng. bảo vệ, bảo quản kho sách báo, tài sản của thư viện. Hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện quận, huyện, thị xã và các ngành Hiện nay được giao thêm nhiệm vụ mới: nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện. - Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ - Cơ cấu tổ chức Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 5
  6. Khóa luận tốt nghiệp - Đội ngũ cán bộ Hiện nay thư viện có 75 cán bộ, trong đó có 56 cán bộ trong biên chế và 19 lao động hợp đồng. 100% cán bộ chuyên môn có trình độ cử nhân; 7 cán bộ là thạc sĩ khoa học thư viện. 7 cán bộ có văn bằng 2: ngoại ngữ, báo chí, hành chính. Để nâng cao chất lượng cán bộ, cơ quan luôn tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các chương trình hội thảo, tập huấn về chuyên môn do Vụ Thư viện, Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức về: các chuẩn nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa tài liệu, về kỹ năng phục vụ người khiếm thị và kỹ năng xử lý, chuyển dạng file trong sách cho người khiếm thị tại thành phố Hồ Chí Minh các chương trình tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, chuyên ngành ở nước ngoài; tập huấn về công tác phục vụ bạn đọc tại Singapore – do Quỹ SIDA Thụy Điển tài trợ; về kỹ năng tập huấn và hội thảo tại Singapore – do thư viện Quốc gia Singapore tài trợ. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 6
  7. Khóa luận tốt nghiệp Có 4 cán bộ được đào tạo 2 tháng tại Ấn Độ về tiếng Anh Tin học, được học tập và làm việc với các chuyên gia nước ngoài góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng và tác phong làm việc. Các cán bộ đi học đều đã áp dụng những kiến thức được học vào thực tiễn cơ quan. Thư viện Hà Nội cũng tổ chức cho cán bộ đi tham quan học tập các thư viện trong nước và nước ngoài: tham quan các trung tâm học liệu khu vực miền Trung, thư viện trường đại học FPT là những mô hình thư viện hiện đại; tham gia các đoàn học tập, tập huấn tại nước ngoài: Trung Quốc, Malaixia, Hàn Quốc, Singapore. Kế họach năm tới thư viện Hà Nội đang đề xuất cử 3 cán bộ đi dự Đại hội COLSAL lần thứ 15 tại Inđônêxia. Nhìn chung, hiện nay đội ngũ cán bộ thư viện Hà Nội vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ thư viện, kinh nghiệm công tác, yêu nghề. Tuy nhiên, cán bộ vẫn hạn chế về kỹ năng tin học và ngoại ngữ. Số cán bộ xử lý được tài liệu ngoại văn, hay giao tiếp, làm việc trực tiếp với người nước ngoài còn quá ít. - Người dùng tin và nhu cầu tin tại thư viện Hà Nội - Người dùng tin tại thư viện Hà Nội rất đa dạng gồm nhiều lứa tuổi khác nhau trên địa bàn thủ đô Hà Nội như: học sinh, sinh viên, công nhân viên chức, nghiên cứu sinh, cán bộ về hưu, người già, trẻ em. Đặc biệt tại thư viện Hà Nội còn phục vụ cho cả người khiếm thị bằng các sản phẩm chữ nổi, sách nói, băng caste và duy nhất trên địa bàn Hà Nội, thư viện có phòng phục vụ độc giả là thiếu nhi. Chính vì nhiều đối tượng người dùng tin khác nhau nên thư viện cũng có rất nhiều nhu cầu khác nhau đòi hỏi thư viện Hà Nội luôn luôn phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin. Đi cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhu cầu tin của người dùng tin cũng đòi hỏi cao hơn nên ngoài việc phát triển nguồn tin truyền thống thì thư viện cũng đã và đang xây dựng nguồn tin số hóa để có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dùng tin. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 7
  8. Khóa luận tốt nghiệp Như vậy dưới sự chỉ đạo trực tiếp của thư viện Hà Nội, Đảng, Nhà nước và các cấp ban, ngành, địa phương, một hệ thống thư viện quận, huyện trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã được xây dựng và phát triển ngày một hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu đọc trong rộng rãi quần chúng nhân dân. 1.2. Vài nét về hệ thống thư viện quận trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Hệ thống thư viện và các thiết chế của nó được xây dựng gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần, mà cụ thể là đời sống văn hóa của con người. Thư viện đáp ứng nhu cầu đọc sách, báo và sáng tạo làm theo sách, tạo ra văn hóa đọc, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống con người Thư viện mang lại lợi ích to lớn xây dựng nên nền văn minh, văn hóa của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, ngay từ khi hòa bình lập lại, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành ở Trung ương và địa phương đã quan tâm đến vấn đề đáp ứng nhu cầu thông tin cho mọi tầng lớp nhân dân. Trong chiến lược xây dựng đời sống văn hóa trước kia và hiện tại đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu tin cho mọi người dân. Từ quan điểm nhận thức: “Thư viện là một cơ quan văn hóa, giáo dục vủa Đảng và Nhà nước. Nó là công cụ trọng yếu ngoài nhà trường để giáo dục tư tưởng, chính trị, nâng cao trình độ, kiến thức của nhân dân lao động về mọi mặt, động viên quần chúng thực hiện tốt các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho đời sống tinh thần, tình cảm quần chúng thêm phong phú.” Ngay từ đầu thành lập, Thư viện Hà Nội đã khẳng định phương hướng hoạt động của mình là cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ mang tính chất chiến lược: Không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động tại thư viện trung tâm; Tập trung xây dựng và phát triển hệ thống thư viện quận, huyện và cơ sở, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân sống xa trung tâm thành phố, đặc biệt là ngoại thành. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 8
  9. Khóa luận tốt nghiệp Thủ đô Hà Nội gồm có tất cả 10 quận: Quận Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân. Hiện tại đã có 9 quận có thư viện, riêng Quận Hoàng Mai thì vẫn chưa có thư viện. Các thư viện Quận được thành lập từ những năm 1960 trở về đây. Thư viện quận Hà Đông được thành lập sớm nhất từ năm 1957. Trong quá trình xây dựng và phát triển, một số thư viện nhận được sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vốn tài liệu của các cấp lãnh đạo, cùng với sự năng động, sáng tạo của cán bộ thư viện, nên đã phát triển khá mạnh thu hút đông đảo bạn đọc đến thư viện. Điển hình như Thư viện quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, các thư viện này đã nhận được cờ thi đua, bằng khen cấp Trung ương và tỉnh thành. Tuy nhiên cũng có những thư viện chậm phát triển hơn do điều kiện khách quan và chủ quan như thư viện quận Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân. Ra đời và phát triển trong những điều kiện khác nhau, ở những địa phương với hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau, do đó thư viện quận trên địa bàn Thủ đô phát triển không đồng đều. Có những thư viện được thành lập lâu đời nên vốn tài liệu, cơ sở vật chất rất lớn tạo những thuận lợi bước đầu thúc đẩy thư viện ngày càng phát triển nhưng cũng có những cơ quan mới được thành lập còn trong thời kỳ bước đầu phát triển. Nhưng với chung một mục tiêu, nhiệm vụ, các thư viện quận đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực đạt được những hiệu quả hết sức to lớn. Bằng những hoạt động cụ thể, nỗ lực cụ thể, các thư viện đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng và phát triển địa phương, hình thành phong trào đọc sách, báo sâu rộng trong nhân dân. Thư viện quận đã thực sự trở thành một địa chỉ văn hóa hấp dẫn không thể thiếu đối với người dân trên địa bàn Hà Nội. 1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ 1.2.1.1 Chức năng Cũng như mọi thư viện khác, thư viện quận thực hiện 4 chức năng cơ bản sau: Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 9
  10. Khóa luận tốt nghiệp Thứ nhất phải nói đến chức năng giáo dục của sách, báo, của thư viện đối với con người và xã hội. Thư viện công cộng được coi như một thiết chế giáo dục ngoài nhà trường, là bạn đồng hành của các cơ quan giáo dục, cung cấp tri thức cho mỗi cá nhân, mỗi nhóm người để họ vươn lên hoàn thiện nhân cách, văn hóa của mình. Thư viện góp phần vào công cuộc xóa mù chữ, nâng cao trình độ dân trí cho người dân ở các địa phương. Do đó, thư viện quận mang một vai trò giáo dục hết sức to lớn. Thứ hai, thư viện còn là cơ quan cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ và chính xác cho người dùng tin. Nguồn thông tin ngày càng đa dạng phong phú, nhưng có những nguồn tin đáng tin cậy cũng có những nguồn tin không đáng tin cậy do vậy chỉ có những nguồn tin trong sách, báo nhập vào thư viện đã được cán bộ thư viện lựa chọn một cách kỹ càng, chính xác những nội dung xác thực với người dung tin. Thứ ba, thư viện trở thành một thiết chế văn hóa, thực hiện chức năng văn hóa ở nhiều nơi, nó trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá chủ yếu của cộng đồng dân cư, giúp con người hiểu biết về các giá trị văn hóa trong và ngoài nước. Như vậy, thư viện trở thành nơi lưu trữ kho tàng văn hóa của nhân loại. Cuối cùng, thư viện còn là nơi để cho mọi người thư giãn, giải trí trong thời gian rảnh rỗi hay những giờ làm việc căng thẳng. Với vị trí trung tâm kinh tế, xã hội, với tư cách là thủ đô của một nước, đòi hỏi Hà Nội phải chú ý đến nhiều vấn đề, đặc biệt là vấn đề văn hóa, trình độ dân trí Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện công cộng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói chung và thư viện quận nói riêng là một vấn đề hết sức bức thiết. Bởi thư viện quận là cầu nối giữa tỉnh, thành phố và cơ sở trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, luôn giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thủ đô. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 10
  11. Khóa luận tốt nghiệp Chức năng của thư viện quận cũng được quy định chung rất rõ theo quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh quy định. - Thư viện huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là thư viện cấp huyện) là đơn vị sự nghiệp văn hóa - thông tin, do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập; có chức năng xây dựng và tổ chức việc sử dụng chung vốn tài liệu thư viện phục vụ nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương. - Tùy theo quy mô tổ chức, hoạt động và điều kiện cụ thể của từng địa phương, thư viện cấp huyện có thể trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Trung tâm Văn hóa - Thông tin (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản). Thư viện trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật. 1.2.1.2. Nhiệm vụ Theo quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện huyện, quận, thị xã thành phố thuộc tỉnh quy định. - Xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của thư viện và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan chủ quản phê duyệt; - Tổ chức phục vụ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người đọc sử dụng vốn tài liệu thư viện, tổ chức các hình thức phục vụ, mở cửa thư viện theo ngày, giờ nhất định phù hợp với điều kiện công tác, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân địa phương; không đặt ra các quy định làm hạn chế quyền sử dụng thư viện của người đọc; - Xây dựng vốn tài liệu phù hợp với trình độ, nhu cầu của nhân dân, với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Tăng cường vốn tài liệu thư viện thông qua việc tiếp nhận sách luân chuyển từ thư viện tỉnh hoặc thực hiện việc mượn, trao đổi tài liệu với các thư viện khác trên địa bàn. Thực hiện việc thanh lọc ra khỏi kho các tài liệu không còn giá trị sử dụng theo quy định của Bộ Văn hóa - Thông tin; Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 11
  12. Khóa luận tốt nghiệp - Thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo để thu hút người đọc đến sử dụng vốn tài liệu thư viện; tổ chức các đợt vận động đọc sách, báo; xây dựng phong trào và hình thành thói quen đọc sách, báo trong nhân dân địa phương; - Tổ chức các dịch vụ thông tin - thư viện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; - Tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện, phòng đọc sách; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện, phòng đọc sách trên địa bàn, - Từng bước triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của thư viện; - Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, 6 tháng, hàng năm và báo cáo đột xuất vê tình hình hoạt động của thư viện với cơ quan chủ quản và thư viện cấp tỉnh; - Thực hiện các nhiệm vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện do cơ quan chủ quản giao. Đối với thư viện có tư cách pháp nhân còn có nhiệm vụ quản lý tổ chức, cán bộ, viên chức, tài chính và tài sản của thư viện theo quy định của cấp có thẩm quyền; được ký kết hợp đồng lao động và quản lý lao động theo quy định của pháp luật. Trong quá trình hoạt động của mình thì các thư viện quận đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ được quy định nhưng cũng có những nhiệm vụ chưa làm được và mới bước đầu đưa vào thực hiện như nhiệm vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của thư viện. Gần đây đã có một số thư viện triển khai nhiệm vụ đó nhưng mới thực hiện ở bước đầu chưa phù hợp với sự phát triển hiện nay của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Còn lại hầu như các thư viện quận trên địa bàn thủ đô chưa triển khai được nhiệm vụ trên. Như vậy, trong quá trình phát triển hoạt động của thư viện cần được quan tâm đầu tư hơn nữa của các cấp, ban, ngành, địa phương để thư viện có thể thực hiện được đầy đủ các nhiệm vụ của mình để có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu của người dùng tin. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ Pháp lệnh thư viện quy định, đối với mỗi thư viện quận có tổ chức như sau. Một thư viện quận gồm có giám đốc thư viện và các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 12
  13. Khóa luận tốt nghiệp - Đối với thư viện có tư cách pháp nhân người phụ trách thư viện được gọi là Giám đốc thư viện. Giám đốc thư viện chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan chủ quản về hoạt động của thư viện và việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Giám đốc thư viện cần nắm vững các tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ thư viện và phải được bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính nhà nước và lý luận ở trình độ trung cấp hoặc tương đương. Mỗi thư viện cấp quận huyện còn có 2 bộ phận riêng biệt: bộ phận nghiệp vụ và bộ phận phục vụ. Bộ phận nghiệp vụ có những nhiệm vụ sau: - Xây dựng, bổ sung và xử lý kỹ thuật vốn tài liệu thư viện; lập danh mục tài liệu theo yêu cầu người đọc; biên soạn các bản thông tin thư mục; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu qua sách báo trên quy mô toàn huyện và các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo khác; - Tham gia xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở; hướng dẫn nghiệp vụ cho các thư viện trên địa bàn. Bộ phận phục vụ có những nhiệm vụ sau: - Tổ chức phục vụ tại thư viện, đáp ứng yêu cầu về sử dụng vốn tài liệu thư viện thông qua các hình thức đọc tại chỗ và mượn về nhà; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu sách, báo nhằm thu hút người đọc tới sử dụng vốn tài liệu thư viện; - Tổ chức phục vụ ngoài thư viện, thực hiện luân chuyển sách báo xuống các thư viện, phòng đọc sách cơ sở, các điểm Bưu điện Văn hóa xã, Tủ sách pháp luật và các mô hình thư viện mang tính chất công cộng khác; tiếp nhận sách luân chuyển từ thư viện tỉnh; thực hiện mượn, trao đổi tài liệu với các thư viện khác trên địa. Căn cứ quy mô hoạt động, hạng thư viện, Giám đốc thư viện tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan chủ quản xây dựng phương án tổ chức các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Đó là theo quy định thì ít nhất mỗi thư viện phải có những phòng ban chuyên trách riêng nhưng hiện tại có rất ít thư viện quận làm được điều đó. Mỗi thư viện trung bình chỉ có từ một đến hai cán bộ thư viện họ phải kiêm nhiệm toàn bộ công việc của thư viện, từ các hoạt động nghiệp vụ đến phục vụ bạn đọc và quản lý các hoạt động khác của thư viện. Hiện tại, chỉ có thư viện quận Hoàn Kiếm là có ba cán bộ thư viện làm các nhiệm vụ khác nhau còn lại các thư viện khác chỉ có từ Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 13
  14. Khóa luận tốt nghiệp một đến hai cán bộ. Đó là một bất cập lớn gây khó khăn cho hoạt động của thư viện quận trong thời kỳ hiện nay. 1.2.3. Người dùng tin và nhu cầu tin của các thư viện quận, huyện, thị xã trên địa bàn thủ đô Hà Nội Đối tượng người dùng tin của thư viện cấp huyện được quy định khá rõ ràng trong văn bản do Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành: “Đối tượng phục vụ của thư viện quận, huyện là toàn thể nhân dân và cán bộ trong phạm vi huyện, nhưng chủ yếu là phục vụ cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ khoa học, kỹ thuật trong các cơ quan, tổ chức sản xuất, (như xí nghiệp, nông trường, trạm, trại ). Ngoài ra, thư viện quận, huyện phải thông qua thư viện xã, phục vụ các tầng lớp nhân dân, kể cả thiếu nhi, học sinh trong và ngoài trường, thỏa mãn nhu cầu về sách báo của họ” “Đối tượng phục vụ cuả thư viện cấp huyện, quận là các tầng lớp nhân dân và cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ khoa học, kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn, tổ chức sản xuất, người làm công tác giảng dạy, học tập ở địa phương” Tựu trung lại, đối tượng phục vụ của thư viện cấp huyện, quận chính là người dân sống trên địa bàn, thuộc nhiều thành phần, đối tượng khác nhau và đọc sách với nhiều mục đích khác nhau nhằm: nâng cao trình độ, nghiên cứu, học tập, ứng dụng vào sản xuất và giải trí . Thủ đô Hà Nội với những đặc trưng về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nên đối tượng phục vụ hay người dùng tin và nhu cầu tin cũng mang nững đặc điểm riêng Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin - Trong lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển của Thăng Long - Hà Nội với vai trò, vị trí là thủ đô của một quốc gia trong nhiều thời đại, Thăng Long – Hà Nội luôn xác định được là “trung tâm đầu não chính trị, kinh tế - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và du Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 14
  15. Khóa luận tốt nghiệp lịch quốc tế và cả nước ”. Do vị thế là “trung tâm đầu não”, nên Hà Nội tập trung khá lớn các cơ quanTrung ương, các viện, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học - Do đó Hà Nội tập trung khá lớn các nhà quản lý, các nhân tài, tri thức. Đối tượng công nhân, nông dân, học sinh, thợ thủ công, người làm nghề tự do chiếm số lượng đông đảo. Do đó, người dùng tin rất đa dạng cả về trình độ, đặc tính tâm sinh lý, sinh hoạt xã hội Vì vậy có thể phân ra các nhóm người dùng tin và nhu cầu tin sau: - Nhu cầu tin của nhóm người dùng tin là các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp: trung ương, thành phố, quận, phường, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp Tuy số lượng không nhiều, nhưng họ đóng vai trò quan trọng, bởi họ là những người tiếp nhận, nhưng đồng thời lại là những người xử lý thông tin và ra quyết định, thực hiện và điều chỉnh các quyết định nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương. Do tính chất như vậy, nên ngoài những thông tin tổng hợp về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các vấn đề phát triển và quản lý kinh tế - xã hội của đất nước liên quan đến các địa phương, họ rất cần thông tin mang tính chất chuyên sâu liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực quản lý và điều hành. Trong điều kiện có ít thời gian cho việc đọc sách, thì những thông tin nhanh, chính xác, chọn lọc, cô đọng theo yêu cầu sẽ thật sự phù hợp với nhóm người dùng tin là cán bộ, lãnh đạo. - Đối với nhóm người dùng tin là các nhà khoa học, mặc dầu số lượng không lớn nhưng lại tập trung nhiều ở thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, yêu cầu và đòi hỏi về thông tin của nhóm người dùng tin là nhà khoa học rất cao, bởi họ là những chuyên gia đầu ngành, những nhà nghiên cứu sâu về từng lĩnh vực cụ thể. Đó là những thông tin về các thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, các kết quả công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài khoa học đã và đang được triển khai, những phát hiện khoa học có giá trị Do vậy, nhu cầu tin của họ là những thông tin Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 15
  16. Khóa luận tốt nghiệp chuyên đề, thông báo tài liệu khoa học, tóm tắt các công trình khoa học có nội dung sâu về một lĩnh vực cụ thể. - Nhóm người dùng tin đại chúng là công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên, người cao tuổi. Đối với thư viện cấp quận, phường, các tủ sách đây là lực lượng bạn đọc đông đảo nhất, đến với thư viện và sử dụng tài liệu nhiều nhất. Nhu cầu tin của người dùng tin đại chúng thường rất rộng, bao quát nhiều lĩnh vực. Có thể mang nhu cầu tìm kiếm thông tin đến những công việc liên quan mà mình công tác, cũng có thể chỉ là nhu cầu giải trí. 1.2.4. Mục tiêu phát triển Thư viện cấp quận trở thành trung tâm thông tin địa phương, bao trùm và đáp ứng được mọi nhu cầu thông tin trên địa bàn của mình. Có khả năng tiếp nhận, xử lý và phân phối thông tin từ nhiều nguồn thông tin khác nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 16
  17. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THƢ VIỆN QUẬN TRÊN ĐỊA BÀN THỦ ĐÔ HÀ NỘI 2.1. Những vấn đề chung về hoạt động của hệ thống thư viện quận trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Trong hoạt động của hệ thống thư viện công cộng Hà Nội, thư viện quận có vai trò, vị trí rất quan trọng. Thư viện cấp quận được coi là mắt xích trọng yếu nối liền giữa thư viện trung tâm thành phố với thư viện tủ sách cơ sở. Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn nghiệp vụ các thư viện trên địa bàn huyện, đồng thời thông qua thư viện, tủ sách cơ sở, thư viện quận đã và đang tích cực đưa sách báo đến tận tay người dân, bằng phương thức phục vụ tại thư viện trung tâm quận và tổ chức luân chuyển sách, báo giữa các thư viện, tủ sách trên địa bàn. Với vai trò của mình trong hệ thống thư viện công cộng, những năm qua các thư viện quận trên địa bàn thành phố đã cố gắng trong điều kiện có thể để xây dựng vốn tài liệu phù hợp với trình độ, nhu cầu của nhân dân, với đặc điểm và yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương khai thác, sử dụng vốn tài liệu thư viện trung tâm quận và phục vụ lưu động xuống cơ sở trên địa bàn. Song, nhìn chung mạng lưới thư viện quận trên địa bàn thành phố hiện đang gặp khó khăn về mô hình tổ chức quản lý, trụ sở, về kinh phí hoạt động, thiếu về trang thiết bị thư viện, số lượng cán bộ thư viện. Tình trạng cán bộ thư viện còn phải kiêm nhiệm các công việc khác của đơn vị chủ quản (phòng văn hóa thông tin, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa) và thời gian dành cho công tác chuyên môn còn hạn chế là vấn đề tương đối phổ biến ở phần lớn các thư viện quận. Hiện nay 9/10 quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội đã có thư viện cấp quận (quận Hoàng Mai chưa có thư viện quận), tuy nhiên mạng lưới thư viện cấp quận phát triển và hoạt động không đồng đều do sự quan tâm, đầu tư cho hoạt động thư viện ở mỗi địa phương có điều kiện khác nhau. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 17
  18. Khóa luận tốt nghiệp Để đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của thư viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội, trong số 9 thư viện quận, đề tài chọn ra 5 thư viện: thư viện quận Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Long Biên. Đây là những thư viện điển hình cho sự phát triển mạnh và yếu của thư viện quận để so sánh chỉ ra những ưu và nhược điểm dẫn đến hoạt động của thư viện có phát triển không và có thu hút được bạn đọc đến với thư viện hay không. 2.1.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị * Trụ sở Trong pháp lệnh thư viện do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 2000 và có hiệu lực từ ngày 1/4/2001, tại điều 9 quy định: Thư viện được thành lập khi có những điều kiện sau: 1. Vốn tài liệu thư viện 2. Trụ sở, trang thiết bị chuyên dùng 3. Người có chuyên môn, nghiệp vụ thư viện 4. Kinh phí đảm bảo cho thư viện hoạt động ổn định và phát triển Như vậy, trụ sở, trang thiết bị là một trong 4 yếu tố để thư viện có thể hoạt động. Trụ sở càng khang trang rộng rãi, thiết bị hiện đại đầy đủ sẽ làm tăng thêm sức hấp dẫn thu hút bạn đọc đến sử dụng thư viện. Ngược lại, nếu trụ sở, nghèo nàn, lạc hậu, trang thiết bị không đầy đủ thì việc thu hút bạn đọc đến với thư viện là một điều hết sức khó khăn. Đặt trong bối cảnh bùng nổ của thông tin và các phương tiện truyền thông hiện đại, các thư viện phải đối mặt với sự cạnh tranh hết sức to lớn để giành lại ưu thế, chiếm lĩnh được thị trường thông tin, đòi hỏi các thư viện phải đầu tư rất lớn, trước hết là về trụ sở và trang thiết bị. Theo số liệu thống kê mới nhất tại thư viện Hà Nội năm 2011, trụ sở cũng như trang thiết bị của thư viện quận trên địa bàn Hà Nội cho thấy sự phát triển chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội và xu thế hội nhập. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 18
  19. Khóa luận tốt nghiệp 9/10 thư viện có trụ sở dành cho thư viện bao gồm trụ sở riêng và trụ sở chung trong các trung tâm văn hóa hay nhà văn hóa. Diện tích sử dụng, trên 100m2 có 5 thư viện, rộng nhất là thư viện Quận Hoàn Kiếm 800m2, tiếp đến là thư viện Quận Cầu Giấy 300m2 . Còn có 4 thư viện dưới 100m2, riêng Quận Hoàng Mai không có diện tích dành cho thư viện. Có 4 thư viện có diện tích sử dụng riêng (chiếm 44.5%), trong đó nổi bật nhất là thư viện Quận Hoàn Kiếm. Có 4/9 thư viện sử dụng diện tích chung, chiếm 44.5%. Thường là thuộc trong trung tâm văn hóa hay nhà văn hóa, hoặc nằm ở một tầng nào đó của tòa nhà nhiều tầng, cùng với nhiều cơ quan khác. Thư viện quận Ba Đình nằm ở tầng của trung tâm văn hóa, thư viện quận Thanh Xuân nằm ở tầng 2 của nhà văn hóa quận; Thư viện quận Long Biên phải mượn trụ sở thư viện vì thư viện mới được thành lập năm 2009, chiếm 11%; không có thư viện nào phải đi thuê trụ sở. (xem biểu đồ 1) Nội dung Diện tích sử dụng Hình thức Chung với nhà văn hoá Riêng biệt Mượn Số thư viện 4 4 1 Tỷ lệ (%) 44.5% 44.5% 11% 11% Riêng 44.5% 44.5% chung Biểu đồ 1: Trụ sở thư viện Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 19
  20. Khóa luận tốt nghiệp Trong thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương của hệ thống thư viện quận trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã có sự quan tâm đầu tư hơn nữa đến các hoạt động bằng các hoạt động cụ thể như tăng cường đầu tư kinh phí, xậy dựng trụ sở cho thư viện hoạt động, nhưng sự quan tâm đầu tư của chính quyền mỗi quận lại có sự khác nhau và không đồng đều thể hiện ở chỗ: một phần các thư viện quận đã có trụ sở riêng nhưng phần lớn các thư viện đều chưa có trụ sở riêng cho các hoạt động của thư viện, thậm chí có thư viện vẫn phải đi mượn địa điểm để cho thư viện hoạt động. Như vậy, có thể thấy trụ sở các thư viện quận chưa thực sự ổn định, đặc biệt là thư viện nằm trong trung tâm văn hóa hay nhà văn hóa. Bởi lẽ, đặc thù của thư viện cần có một môi trường đặc biệt yên tĩnh để tạo không gian thoải mái cho bạn đọc có thể tiếp thu được thông tin một cách hiệu quả nhất. Do vậy thư viện quận nằm trong nhà văn hóa hay trung tâm văn hóa sẽ khó hoạt động, bởi nơi đây thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao sôi động Mặt khác, một thư viện muốn hoạt động ổn định lâu dài trước hết phải có trụ sở ổn định để làm việc lâu dài, bố trí kho sách, chỗ ngồi cho bạn đọc Một vài thư viện cứ hoạt động khoảng 3 đến 5 năm, do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan phải di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, hoặc từ địa điểm này sang địa điểm khác, làm gián đoạn hoạt động của thư viện trong một khoảng thời gian nhất định. Cùng với đó, vốn tài liệu của thư viện cũng bị thất thoát, mất đi những nguồn tài liệu quý hiếm. Đặc biệt là làm thay đổi thói quen của bạn đọc vì vậy sẽ làm giảm lượng bạn đọc đến với thư viện. * Trang thiết bị Trang thiết bị của các thư viện quận trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong những năm qua đã từng bước được đầu tư và hiện đại hơn, tạo ra sự thay đổi đáng kể, làm tăng thêm năng lực hoạt động của thư viện, với mục đích tạo điều kiện thuận lợi và thu hút bạn đọc đến với thư viện. Song sự phát triển còn khá chậm, còn thiếu và Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 20
  21. Khóa luận tốt nghiệp yếu, nhiều nơi chưa thực sự được lãnh đạo quản lý quan tâm đầu tư. Các trang thiết bị như giá để sách, tủ mục lục, máy tính, bàn ghế cho cán bộ thư viện và độc giả được đầu tư ở mỗi địa phương là khác nhau. Theo số liệu điều tra tại các thư viện, được hỏi ý kiến về số lượng giá sách và tủ mục lục tại các thư viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội với các câu trả lời. - Tỷ lệ thư viện đáp ứng về kệ, giá sách theo đánh giá của cán bộ thư viện như sau: Nội dung Số phiếu đánh giá Đánh giá Đủ Tạm đủ Không đủ Số phiếu 1 7 1 Tỷ lệ (%) 11% 78% 11% 11% 11% Đủ Tạm đủ 78% Không đủ Biểu đồ 2: Tỷ lệ đánh giá số lượng giá sách - Tỷ lệ thư viện đáp ứng về tủ mục lục được cán bộ đánh giá như sau: Nội dung Số phiếu đánh giá Đánh giá Đủ Tạm đủ Không đủ Số lượng 1 6 2 Tỷ lệ (%) 11% 67% 22% Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 21
  22. Khóa luận tốt nghiệp 22% 11% Đ? T?m đ? 67% Không đ? Biểu đồ 3: Tỷ lệ đánh giá số lượng tủ mục lục (xem lại font chữ ở biểu đồ) Như vậy, Số lượng giá sách và tủ mục lục tại hầu hết các thư viện quận là chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động của thư viện. Số lượng đó chỉ ở trong tình trạng tạm đủ. Chỉ có rất ít thư viện số lượng giá sách và tủ mục lục là đủ. Cùng với sự phát triển không ngừng của vốn tài liệu, các thư viện cần đầu tư kinh phí nhiều hơn cho việc bổ sung giá sách và tủ mục lục. Nhiều thư viện có kinh phí bổ sung giá sách và tủ mục lục nhưng lại không có diện tích để do diện tích quá trật hẹp. Đó là các trang thiết bị hết sức cần thiết và là một yếu tố để một thư viện hoạt động, có những thư viện quận trang thiết bị rất đồng bộ nhưng có những thư viện thì vẫn còn thiếu thốn do nhiều điều kiện khác nhau. Có nhiều thư viện thì quá trật hẹp nên không thể để được nhiều giá sách cũng như không kê được nhiều bàn ghế để phục vụ độc giả. Tủ mục lục dùng cho việc sắp xếp phích và tra cứu của bạn đọc có vai trò rất quan trọng, nhất là đối với các thư viện quận chưa có hệ thống tra cứu hiện đại bằng máy tính. Tuy nhiên, nó lại chưa được quan tâm đúng mức. Các tờ phích không được thường xuyên sửa chữa hoặc thay thế mới khi bị rách nát hoặc bị mất. Nhiều thư viện do tổ chức kho ở dạng kho mở nên phích phiếu làm ra nhưng cũng không có tác dụng vai trò trong việc tra cứu. Như vậy, tủ mục lục sẽ làm mất dần Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 22
  23. Khóa luận tốt nghiệp đi vai trò là một phương tiện tra cứu hữu ích cho bạn đọc. Thư viện quận Hoàn Kiếm chỉ có một tủ mục lục với số lượng tài liệu gần 3 vạn bản sách. Thực tế cho thấy số lượng phích phiếu thì quá lớn do vậy với một tủ mục lục thì không đủ chứa cho những phích phiếu của tài liệu mới bổ sung vào thư viện. Phích phiếu của tài liệu mới bổ sung về thư viện được cán bộ thư viện mô tả cẩn thận nhưng cuối cùng lại phải xếp vào một chỗ mà không được đưa vào sử dụng bởi không còn tủ mục lục để cho phích mới vào. Đó là một bất cập rất lớn đối với các thư viện thiếu tủ mục lục như thư viện quận Hoàn Kiếm. Còn đối với những thư viện có vốn tài liệu nhỏ thì một tủ mục lục có thể tạm coi là đủ nhưng mỗi năm vốn tài liệu bổ sung về thư viện càng lớn vì vậy trong tương lai mỗi thư viện đều cần đầu tư thêm tủ mục lục để đáp ứng yêu cầu nguồn tài liệu ngày càng phát triển. Đặc biệt, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện nay nhưng hầu hết các thư viện quận chưa đầu tư về trang thiết bị điện tử như máy tính. Một thư viện có vốn tài liệu lớn như quận Ba Đình cũng chưa sử dụng máy tính vào hoạt động thư viện. Nhìn chung, trang thiết bị dành cho hoạt động của hệ thống thư viện quận còn rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin. Nếu một thư viện có vốn tài liệu lớn, phong phú, cán bộ thư viện nhiệt tình nhưng trang thiết bị thiếu, không đủ để phục vụ thì cũng sẽ làm giảm đi chất lượng hoạt động của thư viện. Vì vậy, để thu hút bạn đọc đến với thư viện quận, trong thời gian tới cùng với việc phát triển các yếu tố khác, các thư viện quận cần được quan tâm đầu tư hơn nữa trang thiết bị phục vụ cho thư viện. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức. Theo pháp lệnh thư viện quy định, thư viện cấp quận, huyện gồm có giám đốc thư viện và các phòng ban: phòng nghiệp vụ và phòng phục vụ nhưng trên thực tế các thư viện chỉ có chung một phòng và cán bộ thư viện phải làm tất cả các Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 23
  24. Khóa luận tốt nghiệp công việc trong thư viện: quản lý cả mặt chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ bạn đọc, hoạt động phong trào cơ sở và ngoài ra cán bộ thư viện còn kiêm nhiệm các công việc khác của cơ quan chủ quản. Theo số liệu điều tra thì 100% thư viện đều thuộc trung tâm văn hóa hay nhà văn hóa không có thư viện quận nào thuộc Ủy ban nhân dân hay phòng văn hóa. Có 6/9 thư viện chỉ có 1 bộ phận, chiếm 67%; 2/9 thư viện có 2 bộ phận, chiếm 22%; 1/9 thư viện các phòng ban tổ chức không rõ ràng nhưng thực chất là 1 bộ phận. (xem biểu đồ 5) Nội dung Tổ chức Hình thức 1 bộ phận 2 bộ phận Không rõ ràng Số lượng thư viện 6 2 1 Tỷ lệ (%) 67% 22% 11% 11% 22% 1 bộ phận 67% 2 bộ phận không rõ ràng Biểu đồ 5: Hình thức tổ chức thư viện Có 9 thư viện quận thì có đến 6 thư viện chỉ có một bộ phận, có nghĩa bộ phận nghiệp vụ và bộ phận phục vụ đều chung một phòng. Như vậy đã hợp lý và Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 24
  25. Khóa luận tốt nghiệp đủ điều kiện để một thư viện quận phát triển hay chưa? Như vậy cùng một lúc, cán bộ thư viện phải làm quá nhiều việc trong cùng một lúc: xử lý nghiệp vụ, phục vụ bạn đọc Do đó, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của thư viện. Cán bộ thư viện không thể chuyên tâm làm một việc, làm việc này thì sẽ nghỉ việc kia, bạn đọc cũng sẽ bi ảnh hưởng theo. Như vậy, tất cả các thư viện quận trên địa bàn thành phố đều có hình thức tổ chức chưa hợp lý do rất nhiều nguyên nhân cần có sự quan tâm đầu tư hơn nữa của cơ quan chủ quản để thư viện ngày càng phát triển và giữ đúng vai trò của mình. 2.1.2.2. Đội ngũ cán bộ Cán bộ thư viện là linh hồn của thư viện là một trong 4 yếu tố cấu thành thư viện. Cán bộ thư viện là người lựa chọn, xử lý, sắp xếp, bảo quản tài liệu theo một trật tự nhất định và giới thiệu chúng đến với người dùng tin để phát triển được hoạt động của thư viện. Hiện nay số lượng cán bộ thư viện quận trên địa bàn Hà Nội, bình quân là 1,7 cán bộ/ 1 thư viện. Số lượng thư viện có 1 cán bộ là 5/9 (chiếm 55,5%); số lượng thư viện có 2 cán bộ là 3/9 (chiếm 33,5%); Số lượng thư viện có 3 cán bộ là 1/9 (chiếm 11%). (xem biểu đồ 6). Với bình quân 1,7 cán bộ thư viện sẽ rất khó khăn trong việc triển khai các hoạt động thư viện. Do đó các cán bộ thư viện phải làm cả hoạt động nghiệp vụ và phục vụ độc giả và điều đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn chế các hoạt động khác như hoạt động phong trào. Nếu có hoạt động phong trào cũng chỉ diễn ra được vào các dịp hè với hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách, như vậy, ở một trừng mực nào đó, hoạt động của thư viện quận sẽ bị hạn chế nếu không có sự tham gia tích cực của thư viện thành phố, thông qua công tác luân chuyển sách, báo và kiểm tra đôn đốc hoạt động thư viện cơ sở. Nội dung Cán bộ thư viện Số lượng 1 2 3 Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 25
  26. Khóa luận tốt nghiệp Số lượng thư viện 5 3 1 Tỷ lệ (%) 55,5% 33,5% 11% 11% 55.5% Số lượng một cán bộ 33.5% Số lượng 2 cán bộ Số lượng 3 cán bộ Biểu đồ 6: Nguồn nhân lực tại các TV quận Như vậy, số lượng cán bộ thư viện hoàn toàn không đầy đủ, trong số 9 thư viện thì có đến 5 thư viện có 1 cán bộ, ngoài ra họ phải kiêm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau. Nhưng được hỏi lấy ý kiến về số lượng cán bộ thư viện thì có 1 thư viện cho rằng số lượng cán bộ như họ hiện có là đủ, 5 thư viện cho rằng là tạm đủ, 3 thư viện nhận thấy là không đủ. Như vậy có thể khẳng định rằng, rất nhiều cán bộ thư viện chưa nhận thức được vai trò chức năng, nhiệm vụ quan trọng của thư viện quận và hoạt động mà thư viện quận cần phải tổ chức thực hiện. Mặt khác, hoạt động của hệ thống thư viện quận không được sự quan tâm của các cấp, ban ngành trong hoạt động xây dựng đời sống văn hóa của người dân thủ đô. Nếu căn cứ vào quy chế về tổ chức và hoạt động của thư viện cấp huyện do Bộ Văn hóa Thông tin ban hành năm 1979, cứ 10.000 bản sách có thêm một cán bộ thư viện thì số lượng cán bộ không tỷ lệ thuận với vốn tài liệu. Ví dụ như thư viện quận Ba Đình có 26.843 bản sách thì số lượng cán bộ thư viện Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 26
  27. Khóa luận tốt nghiệp phải có 3 cán bộ, nhưng hiện tại thư viện quận Ba Đình mới chỉ có 1 cán bộ. Họ phải thực hiện tất cả các công việc trong thư viện: phục vụ bạn đọc, xử lý nghiệp vụ tài liệu, hoạt động phong trào cơ sở luân chuyển sách báo. Một cán bộ mà phải làm tất cả các công việc của thư viện sẽ là điều không thể. Nếu họ làm hoạt động này, đồng thời với việc bê trễ các hoạt động khác dẫn đến tình trạng kém phát triển hoạt động thư viện. Nhưng hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào quy định số lượng cán bộ thư viện và bổ sung cán bộ thư viện trong quá trình hoạt động và phát triển. Đây thực sự là một khó khăn lớn đối với thư viện quận. Trình độ chuyên môn, đại đa số cán bộ thư viện quận đều được đào tạo ở trình độ đại học thư viện, có tới 14/15 cán bộ thư viện (chiếm 93%) cán bộ thư viện được đào tạo đại học; 1/15 cán bộ thư viện có trình độ trung cấp (chiếm 7%). (Xem biểu đồ 8). Trình độ cán bộ Số lượng Tỷ lệ (%) Đại học 14 93% Trung cấp 1 7% 7% 93% Đại học Trung cấp Biểu đồ 8: Trình độ cán bộ thư viện Có thể nói 100% số cán bộ thư viện đều tốt nghiệp chuyên ngành thư viện và đại đa số đã có trình độ đại học. Đây là một lợi thế lớn đối với các thư viện cấp quận tại thủ đô Hà Nội, là tiền đề để xây dựng nguồn nhân lực thư viện có trình độ Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 27
  28. Khóa luận tốt nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển của thủ đô. Song qua trao đổi thực tế, hầu hết cán bộ thư viện quận đều chưa biết sử dụng thành thạo về máy tính và không có kiến thức về ngoại ngữ. Nói chung, trình độ cán bộ thư viện chỉ dừng lại ở bước đầu nên nó gây khó khăn cản trở trong việc hiện đại hóa thư viện trong thời đại thông tin và xu thế hội nhập quốc tế. Nhiều thư viện quận hiện nay chỉ có một cán bộ thư viện mà họ lại có tuổi đời công tác rất lâu năm, có nghĩa họ có rất nhiều kinh nghiệm trong nghề, họ rất giỏi về chuyên môn nghiệp vụ nhưng vấn đề tiếp cận với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin thì họ lại có phần hạn chế. Điều đó sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của thư viện. Như vậy những thư viện có cán bộ nhiều tuổi thì họ lại phát triển hơn về vấn đề tổ chức và hoạt động thư viện theo hình thức truyền thống nhưng lại hạn chế về việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư viện. Ngược lại, những thư viện có cán bộ thư viện trẻ thì tuổi đời kinh nghiệm của họ còn non trẻ, nhưng họ lại nhanh nhạy về công nghệ thông tin. Vì vậy mỗi thư viện, bên cạnh những cán bộ thư viện đã cống hiến lâu năm cần tuyển them những cán bộ trẻ với trình độ chuyên môn cao và có thể tiếp thu nhanh chóng công nghệ thông tin để mỗi thư viện có thể phát triển hoàn chỉnh cả về mảng truyền thống và hiện đại và đặc biệt là đáp ứng yêu cầu về số lượng cán bộ thư viện đang còn thiếu ở hầu hết các thư viện quận hiện nay. 2.1.3. Vấn đề kinh phí cấp cho hoạt động của thư viện Nằm trong 4 yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của thư viện, kinh phí hoạt động là yếu tố hết sức cần thiết. Đảm bảo kinh phí cho thư viện hoạt động ổn định và phát triển đã được xác đinh ở pháp lệnh thư viện. Muốn cho thư viện hoạt động, dù ở mức tối thiểu vẫn cần đến kinh phí, ít nhất là để duy trì hoạt động, còn muốn hoạt động có hiệu quả, thì kinh phí đầu tư cho thư viện phải không ngừng tăng cường. Có thể nói gần đây các thư viện quận đã chú ý quan tâm hơn, nguồn kinh phí cấp cho hoạt động của thư viện ổn định và có tăng lên. Điều đó thư Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 28
  29. Khóa luận tốt nghiệp viện ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình và nhận thức của các cấp lãnh đạo địa phương cũng đã phần nào thay đổi. Đây chính là điều kiện để thư viện quận, huyện tiếp tục phát triển và hoạt động có hiệu quả hơn. Kinh phí hoạt động của các thư viện quận không đều nhau tùy từng địa phương. Trong mạng lưới thư viện quận năm 2011 có 3/8 thư viện quận được cấp kinh phí hoạt động trên 150 triệu đồng/năm (nhiều nhất là thư viện quận Hoàn Kiếm 375 triệu đồng, thư viện Ba Đình là 200 triệu đồng Cầu Giấy là 150 triệu đồng); 6/28 thư viện quận có kinh phí hoạt động từ 50 đến 130 triệu đồng/năm. 450000000 400000000 350000000 300000000 Ba Đình 250000000 Cầu Giấy 200000000 Đống Đa 150000000 Hoàn Kiếm 100000000 Long Biên 50000000 0 2008 2009 2010 2011 Biểu đồ 9: Kinh phí (triệu đồng) >150 50 – 130 Kinh phí hoạt Số lượng thư viện 3 6 động Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 29
  30. Khóa luận tốt nghiệp Nhìn vào biểu đồ thể hiện kinh phí đầu tư của thư viện quận qua các năm, có thể thấy kinh phí đầu tư không đều nhau. Trong 5 thư viện thì cả 5 thư viện kinh phí đầu tư qua các năm có tăng giảm khác nhau. Có duy nhất thư viện Quận Ba Đình kinh phí tăng đều qua các năm. Các thư viện còn lại, kinh phí đầu tư cho thư viện tăng rồi lại giảm thất thường. Như thư viện quận Hoàn Kiếm, kinh phí đầu tư rất lớn, tăng đều qua các năm nhưng đến năm 2011 kinh phí lại giảm từ 450 triệu đồng xuống còn 375 triệu đồng. Còn thư viện Quận Đống Đa gần đây đã trên đà phát triển rất nhanh thể hiện qua kinh phí đầu tư từ kinh phí đầu tư cho năm 2009 là 10 triệu đồng đã lên tới 150 triệu đồng năm 2011. Thư viện Quận Long Biên thì kinh phí đầu tư cho thư viện rất thất thường. Năm 2007, 2008 thư viện không có kinh phí đầu tư cho thư viện, đến năm 2009 thì bắt đầu có kinh phí đầu tư cho thư viện nhưng lại giảm dần qua các năm. (Xem biểu đồ 9). Kinh phí đầu tư cho thư viện ở mỗi quận trong những năm đều khác nhau và không đồng đều giữa các quận vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trên. Thứ nhất, đa số các thư viện đều thuộc nhà văn hóa hay trung tâm văn hóa nên kinh phí đầu tư cho thư viện phụ thuộc vào tình hình hoạt động của cơ quan chủ quản. Thứ hai do nguồn kinh phí ở mỗi quận có những điều kiện khác nhau. Nguyên nhân thứ ba là do thư viện phải chuyển địa điểm theo nhà văn hóa hay trung tâm văn hóa nên thư viện không thể hoạt động được. Như thư viện Quận Cầu Giấy năm 2010 không có kinh phí hoạt động là do thu viện phải di chuyển địa điểm đến một nơi khác nên các hoạt động của thư viện bị ngưng trệ. Kinh phí chi cho hoạt động của thư viện gồm các hoạt động sau: - Xây dựng và phát triển vốn tài liệu. - Mua sắm trang thiết bị, sửa chữa, bảo quản. - Tổ chức nói chuyện, hội thi giới thiệu sách. - Mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho mạng lưới thư viện cơ sở. - Đào tạo cán bộ và các hoạt động nghiệp vụ khác. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 30
  31. Khóa luận tốt nghiệp - Hoạt động phong trào cơ sở. Vấn đề kinh phí là vấn đề hết sức quan trọng cho tất cả mọi hoạt động, chứ không riêng gì hoạt động của thư viện. Tuy nhiên, thư viện quận trên địa bàn Hà Nội đang hoạt động trong điều kiện kinh phí hết sức bấp bênh. Mặc dù không phải hoàn toàn không được đầu tư, nhưng với mức đầu tư thấp của nhiều thư viện như hiện nay, sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức hoạt động của các thư viện. 2.1.4. Vốn tài liệu (nên có bảng biểu thống kê vốn tài liệu của mỗi thư viện) Vốn tài liệu là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hoạt động thư viện. Vốn tài liệu càng đầy đủ phong phú, đa dạng phù hợp với người dùng tin, với nhu cầu tin bao nhiêu thì càng chứng tỏ thư viện hoạt động hiệu quả bấy nhiêu. Thư viện quận, huyện nằm trong hệ thống thư viện công cộng vì vậy vốn tài liệu mang tính chất tổng hợp. Trong nghị định của thủ tướng chính phủ Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh thư viện ban hành năm 2003, điều 4 quy định: “Thư viện công cộng là thư viện có vốn tài liệu tổng hợp thuộc mọi ngành, lĩnh vực khoa học, phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc”. Vốn tài liệu tại các thư viện quận trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng gồm đầy đủ vốn tài liệu như pháp lệnh thư viện quy định, nhưng chủ yếu là các tài liệu truyền thống, hầu như có nguồn tài liệu điện tử. Nguồn tài liệu tại các thư viện thì chủ yếu là sách, báo, tạp chí chưa có tài liệu là các cơ sở dữ liệu, tài liệu nghe nhìn. Đối với nguồn tài liệu là sách Nguồn tài liệu là sách tại các thư viện quận hầu hết gồm có tất cả môn loại, tài liệu tổng hợp thuộc mọi ngành, lĩnh vực khoa học văn học, toán học, lịch sử, địa lý nhưng chủ yếu là tài liệu tham khảo. Đối với nguồn tài liệu là báo, tạp chí Trung bình mỗi thư viện có khoảng 20 đến 30 đầu báo để phục vụ độc giả. Vốn tài liệu tại mỗi thư viện là khác nhau. Có thư viện có vốn tài liệu rất lớn nhưng có thư viện lại chỉ có rất ít tài liệu không đáp ứng được nhu cầu của người dùng Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 31
  32. Khóa luận tốt nghiệp tin. Năm 2011 có 3 thư viện có vốn tài liệu trên 1,5 vạn sách: thư viện Quận Hoàn Kiếm có vốn tài liệu lớn nhất là 28.341 cuốn tài liệu; thư viện Quận Ba Đình có 26.843 cuốn tài liệu; thư viện Quận Tây Hồ có 15.000 cuốn tài liệu. Còn lại các thư viện Quận khác có tài liệu dưới 1,5 vạn sách. Thư viện có vốn tài liệu ít nhất là thư viện Quận Long Biên với tổng số tài liệu năm 2011 là 3.164 bản. Như vậy ta có thể thấy sự phát triển chưa đồng đều của các thư viện Quận nên vốn tài liệu tại các thư viện có sự khác nhau. Nguồn tài liệu sách, báo tại các thư viện quận chủ yếu là tiếng Việt, ít tài liệu là ngôn ngữ nước ngoài vì nó phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân trên điah bàn địa phương và do hạn chế về trình độ ngoại ngữ của cán bộ thư viện. 2.2. Thực trạng về hoạt động của các thƣ viện trên địa bàn thủ đô Hà Nội 2.2.1. Thực trạng bổ sung, phát triển vốn tài liệu 30000 25000 20000 Ba Đình Cầu Giấy 15000 Đống Đa 10000 Hoàn Kiếm Long Biên 5000 0 2007 2008 2009 2010 2011 Biểu đồ 10: Vốn tài liệu - Bổ sung vốn tài liệu Theo số liệu điều tra tại 5 thư viện quận cho thấy cả 5 thư viện vốn tài liệu đầu tăng. Nhưng riêng thư viện quận Đống Đa vốn tài liệu có tăng nhưng không Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 32
  33. Khóa luận tốt nghiệp đáng kể và có xu hướng giảm qua những năm gần đây. Thư viện quận Hoàn Kiếm và quận Cầu Giấy, thư viện quận Long Biên có vốn tài liệu tăng đều qua các năm qua. Nhưng cũng có thư viện vốn tài liệu tăng nhanh nhưng có thư viện thì tài liệu tăng ít hơn. Nguyên nhân là do thư viện thanh lý khi chuyển địa điểm, cùng với việc đầu tư quá ít kinh phí. Một số thư viện, kinh phí bổ sung sách, báo thường phải đến cuối năm, trên cơ sở cân đối nguồn chi thu của TTVH hoặc NVH mới tính đến các khoản kinh phí cho việc bổ sung, ít có thư viện đầu tư kinh phí theo một kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động vì vậy mà vốn tài liệu bổ sung của mỗi thư viện hàng năm không đồng đều nhau. Một thư viện muốn hoạt động có hiệu quả, ngoài việc đầu tư cho nhiều hoạt động khác nhau, thì đầu tư kinh phí cho việc bổ sung vốn tài liệu là rất quan trọng. Thư viện có thu hút được bạn đọc đến với thư viện nhiều hay ít, chính là vốn tài liệu có hấp dẫn họ hay không. Do đó, vốn tài liệu của mỗi thư viện cần thường xuyên được đổi mới, với sự đa dạng của các loại hình tài liệu, chất lượng kho sách cũng phải nâng cao. Về cơ cấu vốn tài liệu, hiện nay, cơ bản vẫn thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của thư viện huyện do Bộ Văn Hóa – Thông tin ban hành năm 1979: 30% sách về khoa học, chính trị 30% sách khoa học kỹ thuật 30% sách văn học, nghệ thuật 10% các loại sách khác. Tuy nhiên, một số thư viện cũng đã căn cứ vào nhu cầu của người dùng tin để bổ sung vốn tài liệu cho sát với nhu cầu. Đặc biệt các thư viện đã chú ý đến bổ sung sách thiếu nhi, bởi đang là đối tượng bạn đọc đông đảo nhất của các thư viện hiện nay. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 33
  34. Khóa luận tốt nghiệp Các xuất bản phẩm định kì như báo, tạp chí đã được các thư viện chú ý bổ sung. Trong đó, bổ sung báo, tạp chí nhiều nhất là thư viện quận Hoàn Kiếm: 70 loại, còn lại các thư viện khác số lượng báo, tạp chí đều trên 30 loại. Gần đây các thư viện chú ý đến việc bổ sung sách báo, tạp chí cho thiếu nhi, người cao tuổi. Đối với tài liệu điện tử như: băng từ, đĩa từ, đĩa quang gần như chưa có trong các thư viện quận, huyện hay tài liệu bằng ngôn ngữ nước ngoài cũng chưa có. Do nguồn kinh phí dành cho bổ sung sách tại hầu hết thư viện quận, huyện trên địa bàn thành phố còn quá ít, nên đại đa số các thư viện bổ sung vốn tài liệu mới chỉ quan tâm đầu tư số lượng bản sách mà chưa xây dựng được cơ cấu thành phần vốn tài liệu đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong tổng số vốn tài liệu của thư viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội hiện nay, nguồn vốn tài liệu được thụ hưởng từ chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hóa hàng năm cũng góp phần đáng kể, nhất là với các quận còn quá khó khăn về ngân sách chi cho hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động thư viện nói riêng. Thực tế, nguồn vốn tài liệu và nguồn kinh phí hoạt động của thư viện quận như trên cho thấy, hoạt động thư viện phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thủ đô đang được đầu tư tích cực trong những năm gần đây nhưng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà mỗi quận huyện đầu tư kinh phí cho việc bổ sung sách báo khác nhau. Có những thư viện rất được quan tâm đầu tư kinh phí cho việc bổ sung sách báo nhưng có những thư viện kinh phí đầu tư cho bổ sung sách báo lại rất ít. Thậm chí còn có nhiều thư viện trong những năm gần đây vốn tài liệu lại giảm đi do tài liệu không được bổ sung thêm vào mà lại thanh lý đi do thay đổi địa điểm hay tài liệu quá cũ nát. Vốn tài liệu được bổ sung vào các thư viện thì theo 2 phương thức bổ sung chủ yếu đó là bổ sung mất tiền và bổ sung không mất tiền. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 34
  35. Khóa luận tốt nghiệp Bổ sung mất tiền: Đây là phương thức bổ sung chủ yếu của các thư viện. Hàng năm dựa trên việc điều nghiên nhu cầu của bạn đọc và điều kiện kinh tế của các địa phương, thư viện sẽ tiến hành bổ sung tài liệu cho thư viện. Từ đó họ tham khảo các danh mục tài liệu bên nhà xuất bản, chọn ra những cuốn tài liệu cần bổ sung để mua. Thường mỗi cuốn sách thì thư viện chỉ bổ sung từ 1 đến 3 quyển. Bổ sung không mất tiền: Chủ yếu là các nguồn tặng biếu. Nguồn tặng biếu này có thể là trực tiếp các nhà xuất bản tặng cho thư viện như nhà xuất bản Chính Trị thường xuyên tặng biếu sách báo cho thư viện quận và thư viện Hà Nội tặng cho thư viện quận. Tại hệ thống thư viện quận thì nguồn tài liệu xám như các luận văn, luận án hầu như không có do đặc thù của thư viện quận là thư viện công cộng không như các thư viện đại học hay các viện nghiên cứu. - Thanh lý tài liệu Bổ sung không chỉ là quá trình tăng cường, làm giàu cho vốn tài liệu về số lượng mà công tác bổ sung còn phải đảm bảo chất lượng của kho tài liệu đáp ứng nhu cầu của người dùng tin và bắt kịp với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật. Như vậy bổ sung còn là quá trình thường xuyên đổi mới và giải phóng kho tài liệu không còn giá trị, tài liệu cũ, hỏng nát đó là công tác thanh lý tài liệu. Công tác thanh lý tài liệu tại các thư viện dựa trên các quy tắc. + Tài liệu lỗi thời, nhất là tài liệu Khoa học kỹ thuật + Tài liệu cũ, hỏng, nát, mất trang. + Bản Trùng. + Quà tặng có nội dung không phù hợp. Đó là nguyên tắc thanh lý tài liệu của các thư viện nhưng hầu hết các thư viện quận trên địa bàn thủ đô Hà Nội chưa thực hiện được công tác thanh lý tài liệu. Các thư viện không thanh lý tài liệu do các nguyên nhân sau: Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 35
  36. Khóa luận tốt nghiệp + Vốn tài liệu tại hầu hết các thư viện còn ít có những thư viện chỉ có vài nghìn cuốn tài liệu. + Công tác thanh lý tài liệu tại các thư viện quận huyện rất phức tạp, phải phụ thuộc vào cơ quan chủ quản. Vì vậy các thư viện quận hầu như không có công tác thanh lý tài liệu. Tài liệu thuộc diện thanh lý thì cán bộ thư viện sẽ xếp vào những giá riêng trong thư viện. - Kiểm kê tài liệu Kiểm kê tài liệu là hoạt động thường niên của các thư viện. Các thư viện quận sẽ tiến hành kiểm kê tài liệu vào tháng cuối năm. Công tác kiểm kê tài liệu tại các thư viện quận vẫn tiến hành bằng công tác thủ công: kiểm tra từ sổ đăng ký cá biệt và số đăng ký cá biệt xếp trên giá. Công tác kiểm kê giúp cán bộ thư viện quản lý tài liệu trong kho một cách chính xác. Từ đó có thể xác định được tài liệu nào có nhiều bản, vẫn còn đủ, đã mất, sách còn mới hay đã cũ nát để tiến hành bổ sung tài liệu cho phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin. 2.2.2. Công tác xử lý tài liệu Hoạt động xử lý tài liệu là hoạt động tiến hành mô tả các đặc tính vật lý, hình thức và nội dung của tài liệu, giúp người dùng tin có thể tìm kiếm, xác định vị trí và tiếp cận nhanh chóng, chính xác với tài liệu cần tìm trong hệ thống kho tài liệu của thư viện. Hoạt động xử lý tài liệu tạo ra nguồn tin mới, thể hiện đầy đủ vốn tài liệu trong kho đưa ra phục vụ người dùng tin. Chính vì vậy, hoạt động xử lý tài liệu là khâu khó khăn nhất và quan trọng nhất trong hoạt động nghiệp vụ của các thư viện. - Xử lý kỹ thuật - Công tác xử lý kỹ thuật được tiến hành ngay sau khi được bổ sung tài liệu về thư viện. Việc đầu tiên của công tác xử lý kỹ thuật là đăng ký tài liệu. - Đăng ký tài liệu gồm 3 khâu là: đăng ký tổng quát (ĐKTQ) và đăng ký cá biệt (ĐKCB). Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 36
  37. Khóa luận tốt nghiệp - ĐKTQ là đăng ký theo từng đơn mua tài liệu vào sổ tổng quát. Ví dụ tổng số sách mua, số hóa đơn, số tiền - ĐKCB là khai báo thông tin về cuốn sách vào sổ đăng ký cá biệt. Thành phần thông tin sổ ĐKCB bao gồm các thông tin: - Ngày vào sổ - Số thứ tự - Tên tác giả - Tên tài liệu - Nơi xuất bản - Năm xuất bản Sau khi vào sổ ĐKCB, cán bộ thư viện tiến hành đóng dấu và ghi số ĐKCB vào trong trang tên sách và trang 17 của cuốn sách. Đây là hoạt động nghiệp vụ chung mà tất cả các thư viện quận đều phải làm. - Mô tả thư mục Mô tả thư mục là việc đưa ra những thông tin đầy đủ, chính xác và ngắn gọn một tài liệu như: Tên sách, tên tác giả, nơi xuất bản, năm xuất bản, lần xuất bản từ những thông tin này mà người dùng tin có thể tìm được tài liệu đáp ứng nhu cầu của mình. Hiện nay, các thư viện quận trên địa bàn Thủ đô đều áp dụng quy tắc biên mục Anh – Mỹ AACR2 rút gọn vào công tác biên mục. Nhưng do các thư viện quận chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào thư viện nên công tác mô tả tài liệu đều được cán bộ thư viện làm bằng phương pháp thủ công. - Phân loại tài liệu Phân loại tài liệu là công việc quan trọng trong quá trình xử lý nội dung tài liệu. Phân loại tài liệu là sự phân chia tài liệu theo từng môn loại tri thức, dựa trên cơ sở nội dung của chúng, gắn cho chúng một ký hiệu phân loại nhất định. Ký hiệu Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 37
  38. Khóa luận tốt nghiệp phân loại của tài liệu là cơ sở đầu tiên và quan trọng để tổ chức mục lục phân loại và xếp giá tài liệu theo môn loại tài liệu phản ánh. Trong mạng lưới thư viện quận chưa thống nhất về công tác xử lý tài liệu, hiện nay khung phân loại DDC và khung phân loại do thư viện Quốc Gia Việt Nam biên soạn dùng cho thư viện khoa học tổng hợp là hai khung phân loại được sử dung cho việc phân loại tài liệu tại các thư viện quận, huyện. Tuy nhiên, áp dụng khung phân loại DDC mới chỉ có thư viện quận Hoàn Kiếm và thư viện quận Tây Hồ đã làm được. Tài liệu bổ sung về có thư viện thì đã vào sổ đăng ký tổng quát và sổ đăng ký cá biệt. - Làm tóm tắt Tóm tắt là công việc quan trọng trong hoạt động thông tin – thư viện, nó được coi là hoạt động tiếp theo của hoạt động xử lý thư mục. Nhiệm vụ của tóm tắt tài liệu là cung cấp cho người dùng tin hình ảnh khái quát về nội dung tài liệu gốc, tức là vấn đề mà nội dung tài liệu gốc đề cập đến. Hay nói cách khác là miêu tả nội dung tài liệu gốc. Do đặc thù của các thư viện quận là thiếu cán bộ nên việc làm tóm tắt chưa được chú trọng. Hiện nay tất cả các thư viện quận trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đều chưa làm được việc này. Vì chưa làm được điều này nên dẫn đến hạn chế về sản phẩm thông tin của các thư viện quận. Hiện chưa có một thư viện quận nào có sản phẩm là bản tóm tắt tài liệu. Bản tóm tắt tài liệu là một sản phẩm thông tin rất hữu ích đối với người dùng tin, nó giúp cho người dùng tin có thể hiểu được nội dung của một cuốn tài liệu trước khi mà bạn đọc có nhu cầu tham khảo. Qua đó, bạn đọc sẽ biết được mình có nên mượn cuốn tài liệu đó hay không và cuốn tài liệu nào là tốt nhất phục vụ cho nhu cầu của người dùng tin. Vì vậy, các thư viện quận huyện trong thời gian tới nên lưu ý đến việc này để làm tăng lên hiệu quả hoạt động của thư viện. - Định từ khóa. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 38
  39. Khóa luận tốt nghiệp Định từ khóa là quá trình thể hiện nội dung tài liệu bằng những thuật ngữ, khái niệm dựa trên quan hệ ngữ nghĩa. Khi sử dụng hệ thống tìm tin tự động hóa thì từ khóa được coi là một công cụ tìm tin chủ yếu, là điểm truy cập nhanh chóng đến tài liệu. Mỗi từ khóa là một điểm truy cập tìm tin độc lập. Hiện nay các thư viện quận đều định từ khóa tự do chưa có một bộ từ khóa chuẩn nào. Nhưng trong tương lai nguồn tin ngày càng phong phú đa dạng, cũng đồng nghĩa với việc nhiễu tin tăng lên vì vậy yêu cầu đặt ra với mỗi thư viện cần sử dụng một bộ từ khóa chuẩn tránh gây việc nhiễu tin cho bạn đọc trong quá trình tra tìm tài liệu. Sau đó là các hoạt động nghiệp vụ khác như dán nhãn vào gáy sách, đóng dấu được cán bộ thư viện làm một cách tỷ mỉ và cẩn thận trước khi đưa ra phục vụ độc giả. Như vậy, công tác xử lý tài liệu là công việc phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian nhất đối với cán bộ thư viện và nó còn đòi hỏi độ chính xác cao. Vì vậy, trong quá trình hoạt động của hệ thống thư viện quận cần quan tâm hơn nữa của thư viện Hà Nội giúp đỡ cán bộ thư viện quận, huyện trong những công tác nghiệp vụ để họ có thể hoàn thành tốt công tác nghiệp vụ của mình. 2.2.3. Công tác tổ chức kho và bảo quản tài liệu 2.2.3.1. Công tác tổ chức kho Như đã nói ở trên, nhiều thư viện còn khó khăn về trụ sở nên nó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức và sắp xếp kho sách. Hầu hết các thư viện quận tổ chức kho theo 2 phương thức: kho đóng và kho mở nhưng chủ yếu vẫn là kho mở để bạn đọc có thể tự do chọn lựa tài liệu theo nhu cầu của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tin. Tài liệu thì được sắp xếp theo môn loại. Ví dụ như: văn học, toán học, địa lý, lịch sử, tài liệu tham khảo. Tất cả các thư viện đều sắp xếp tài liệu một cách rất ngăn nắp theo môn loại đối với kho mở hay theo số đăng ký cá biệt đối với kho đóng. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 39
  40. Khóa luận tốt nghiệp Mỗi hình thức tổ chức kho sách theo hình thức kho đóng hay kho mở nó đều có những ưu cũng như nhược điểm riêng. Ví dụ đối với việc tổ chức kho sách theo kho mở nó có rất nhiều ưu điểm như bạn đọc có thể tự do lựa chọn tài liệu để thỏa mãn nhu cầu tin của mình; giảm thiểu sự tiếp cận trung gian giữa cán bộ thư viện với người dùng tin Nhưng bên cạnh đó nó lại cũng gây ra những hạn chế như tài liệu bị sắp xếp không đúng quy định, gây khó khăn cho bạn đọc tiếp theo sử dụng, tài liệu dễ bị hư hỏng. Còn đối với kho đóng thì bạn đọc không được tiếp cận trực tiếp với tài liệu làm giảm thiểu việc đáp ứng nhu cầu tin của họ; cán bộ thư viện mất công trong việc tìm tài liệu cho người dùng tin nhưng nó lại có những ưu điểm như tài liệu được xếp ngăn nắp, cẩn thận bảo quản tốt những nguồn tài liệu quý hiếm. Như vậy, các thư viện quận cũng nên xem xét lại cách tổ chức kho của mình trong hoạt động của thư viện. Mỗi thư viện nên tổ chức tài liệu thành hai hình thức: kho đóng và kho mở riêng biệt để có thể khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm của cả hai kho nhằm bảo vệ vốn tài liệu thư viện để có thể đáp ứng lâu dài đối với nhu cầu của người dùng tin. Những tài liệu quý hiếm nên tổ chức theo hình thức kho đóng để có thể bảo vệ tài liệu một cách tốt nhất. Cách bố trí giá sách còn chưa thực sự hợp lý ở nhiều thư viện vì diện tích hẹp nên giá sách bị kê quá dày, ánh sáng thì thiếu nên chưa đảm bảo cho kho sách và gây khó khăn trong việc tìm tài liệu của bạn đọc. Báo và tạp chí thì cũng được sắp xếp tại kho mở để bạn đọc có thể tự do đọc những báo, tạp chí mà mình yêu thích hay quan tâm. Báo, tạp chí ở thư viện quận thì hầu hết thư viện đều xếp vào trong những tủ báo nhưng cũng có những thư viện do diện tích chật hẹp nên báo được bày lên bàn để phục vụ bạn đọc. Đó là cách tổ chức kho rất tân tiến của cán bộ thư viện nhưng trong quá trình đưa ra phục vụ độc giả cán bộ thư viện cũng cần nhắc nhở bạn đọc có ý thức bảo vệ nguồn tài liệu chung của thư viện. 2.2.3.2. Bảo quản tài liệu Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 40
  41. Khóa luận tốt nghiệp Để sách có tuổi thọ dài hơn nhằm phục vụ bạn đọc thì công tác bảo quản vốn tài liệu cần phải làm tốt từ ý thức của con người đến yếu tố phòng kho, phòng chống hỏa hoạn và đóng bìa, sửa chữa tài liệu. - Giáo dục bạn đọc Để bảo quản vốn tài liệu, giáo dục ý thức của người dùng tin là vô cùng quan trọng và là biện pháp có giá trị nhất để giữ gìn vốn tài liệu. Để giáo dục bạn đọc, cán bộ thư viện cần nhắc nhở người dùng tin có ý thức bảo vệ tài liệu trước khi họ mượn về nhà. Bên cạnh đó, các thư viện còn giáo dục gián tiếp bạn đọc thông qua nội quy sử dụng thư viện. Bạn đọc đến thư viện cần đọc nội quy thư viện trước khi sử dụng. Đặc biệt, các thư viện cần có hình thức phạt nghiêm khác đối với những trường hợp làm mất hoặc hư hỏng tài liệu. - Đóng và sửa chữa tài liệu Đây là một trong những biện pháp quan trọng để bảo quản lâu dài kho sách thư viện. Bởi lẽ trong quá trình sử dụng, tài liệu bị lão hóa, rách nát và xuống cấp. Muốn bảo vệ tài liệu lâu dài cần phải đóng bìa và tu sửa kịp thời nhằm đưa chúng trở lại hiện trạng gần như ban đầu. Hiện nay, hầu hết các thư viện đã làm được việc này. - Vệ sinh kho tài liệu Kho tài liệu của các thư viện quận chủ yếu là các tài liệu truyền thống với chất liệu là giấy nên rất dễ bị hủy hoại bởi môi trường bên ngoài tác động đặc biệt là trong điều kiện cơ sở hạ tầng của các thư viện quận còn rất nhiều khó khăn. Vị trí kho của một số thư viện phải di chuyển do chuyển đổi địa điểm. Nhưng nhận thức được điều đó các thư viện đều có chính sách vệ sinh kho một cách hợp lý. Do điều kiện còn hạn chế nên tại các thư viện quận trên địa bàn thành phố chưa đầu tư thích đáng cho công tác bảo quản tài liệu. Công tác vệ sinh vẫn được các thư viện tiến hành bằng phương pháp thủ công, các thư viện quận chưa được đầu tư máy hút bụi hay các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tự động. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 41
  42. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.4. Phục vụ bạn đọc Phục vụ bạn đọc là công đoạn cuối cùng nhằm tuyên truyền và đưa ra phục vụ các dạng tài liệu, giúp đỡ người tới thư viện trong việc lựa chọn và sử dụng tài liệu. Phục vụ bạn đọc là giúp cho việc vận hành kho sách đã được bổ sung và tổ chức tốt, giúp cho bạn đọc thỏa mãn nhu cầu của mình, đồng thời đánh giá được hiệu quả của thư viện. Thư viện càng phục vụ được nhiều bạn đọc thì vai trò, tác dụng xã hội càng lớn. Nếu như tài liệu được xử lý xong, đưa ra phục vụ mà không được bạn đọc quan tâm thì tài liệu đó trở thành vô nghĩa và sẽ bị lãng quên theo thời gian. Nguồn tài liệu tốt mà công tác phục vụ không tốt thì cũng sẽ không gây dựng được hứng thú đọc sách cho người dùng tin, làm cho độc giả không muốn đến thư viện. Công tác phục vụ là một công việc rất khó. Công việc này đòi hỏi sự nhiệt tình, vui vẻ, tận tình của cán bộ thư viện đối với bạn đọc. Hiện nay tại các thư viện quận dịch vụ chủ yếu là cung cấp tài liệu gốc, thông qua các hình thức đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà. Hầu hết các thư viện đều sử dụng dịch vụ này. Người dùng tin tra tìm tài liệu thông qua hệ thống mục lục truyền thống hoặc tủ mục lục, đây vẫn được coi là phương tiện quan trọng nhất để tra tìm tài liệu. Hình thức tra cứu truyền thống này có ưu điểm dễ hiểu, dễ sử dụng, phù hợp với mọi tầng lớp người dùng tin. Mục lục thường được xếp theo môn loại tài liệu, cũng có nơi xếp theo vần chữ cái. Tuy nhiên, một số nơi tủ mục lục không thường xuyên được củng cố, hiệu đính, dẫn đến khó khăn trong việc tra tìm tài liệu của người dùng tin. Dịch vụ mượn tài liệu về nhà được người dùng tin sử dụng nhiều hơn cả do họ không có thời gian ngồi đọc tại chỗ, hoặc nhiều thư viện không có diện tích dành cho việc đọc sách, như Thư viện quận Đống Đa, hoặc có nhưng rất nhỏ như Thư viện quận Hai Bà Trưng. Còn các dịch vụ như sao chép, in ấn tài liệu, hay cung cấp thông tin theo chuyên đề, cung cấp bản tóm tắt tài liệu gốc thì tất cả các thư viện quận chưa làm được. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 42
  43. Khóa luận tốt nghiệp 200000 150000 Ba Đình Cầu Giấy 100000 Đống Đa Hoàn Kiếm 50000 Long Biên 0 2008 2009 2010 2011 Biểu đồ số 11: Lượt sách luân chuyển 35000 30000 25000 Ba Đình 20000 Cầu Giấy 15000 Đống Đa Hoàn Kiếm 10000 Long Biên 5000 0 2008 2009 2010 2011 Biểu đồ 12: Lượt bạn đọc Qua 2 biểu đồ có thể thấy, số lượt bạn đọc và lượt tài liệu là không đều nhau, có năm tăng lên nhưng có năm lại giảm đi. Số lượt bạn đọc tại 5 thư viện hầu như là giảm đi đáng kể. Còn lượt luân chuyển tài liệu thì có thư viện tăng lên nhưng lại có thư viện giảm đi. Qua đó có thể thấy một vấn đề đang nổi lên, đó là sự giảm sút về số lượng bạn đọc. Có thể thấy 2 nguyên nhân cơ bản là: Hiệu quả hoạt động của thư viện kém đi cùng với nó là nguyên nhân của sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông, giải trí đang cạnh tranh quyết liệt. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 43
  44. Khóa luận tốt nghiệp Trong những năm qua nhiều thư viện do chuyển địa điểm hoạt động nên hoạt động của thư viện có sự gián đoạn thể hiện qua sự giảm sút về số lượng bạn đọc. Cùng với điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, thư viện thì không theo kịp sự phát triển đó nên số lượng bạn đọc đến với thư viện ngày càng ít đi. Ở hầu hết các thư viện đều chưa có chính sách đổi mới để thu hút bạn đọc đến với thư viện. Bạn đọc đến với các thư viện ở hầu hết các độ tuổi nhưng đông nhất là vào dịp hè nhiều thư viện mở cửa miễn phí để thu hút bạn đọc đến với thư viện. Còn những ngày thường bạn đọc đến với thư viện ít hơn do tài liệu không đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu, giải trí của bạn đọc. Theo số liệu tổng kết năm 2011, số thẻ cấp cho thiếu nhi ở mỗi thư viện đều nhiều hơn số thẻ cấp cho người lớn. Ví dụ Thư viện quận Ba Đình tổng số thẻ cấp cho thiếu nhi là 280/510; thư viện quận Cầu Giấy là 81/150; thư viện quận Hà Đông là 150/200. Đa số các thư viện quận, huyện tổ chức kho sách theo hình thức kho mở phục vụ đọc tại chỗ, mượn về nhà và chỉ tổ chức thành một kho duy nhất vì các điều kiện về trụ sở, cán bộ phục vụ, về vốn tài liệu còn hạn chế. Chỉ có một số ít thư viện đã tổ chức phục vụ theo đối tượng với từng phòng riêng biệt như thư viện quận Hoàn Kiếm. 2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin Vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện cấp quận, huyện hiện nay hầu như các thư viện quận chưa ứng dụng. Hiện nay mới chỉ có 3 thư viện sử dụng vào việc xây dựng cơ sở dự liệu là: Thư viện Quận Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ. Thư viện Quận Hoàn Kiếm đã ứng dụng phần mềm INFORLIB 5.1 cho hoạt động của thư viện nhưng trên thực tế thư viện mới sử dụng phân hệ biên mục tài liệu. Như vậy có thể thấy hầu hết các thư viện chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư viện, nếu có cũng chỉ là một số ít thiếu đồng bộ. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 44
  45. Khóa luận tốt nghiệp Nguyên nhân chủ yếu là thiếu quan tâm đầu tư của các cấp lãnh đạo và sự yếu kém về trình độ CNTT của cán bộ thư viện cấp huyện. Như vậy, mục tiêu để thư viện cấp huyện trở thành trung tâm thông tin ở địa phương đang đứng trước những khó khăn to lớn và cần được quan tâm đầu tư hơn nữa. 2.2.6. VÒ ho¹t ®éng tuyªn truyÒn giíi thiÖu s¸ch Hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách được coi là thế mạnh của thủ đô Hà Nội, góp phần vào việc phát triển phong trào đọc sách, làm theo sách trong nhân dân. Chủ yếu tập trung vào một số hoạt động sau: 2.2.6.1. Nói chuyện chuyên đề và giới thiệu sách Hầu hết các thư viện quận đều có tổ chức các buổi nói chuyện theo chuyên đề hoặc giới sách nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và của thủ đô Hà Nội. Chủ đề của các buổi nói chuyện, cũng thường gắn với việc phục vụ cho các nhiệm vụ chính trị, như: 60 năm cách mạng tháng tám và quốc khánh 2/9 (2005), 60 năm ngày thương binh liệt sĩ, 55 năm giải phóng thủ đô. Trong mỗi buổi nói chuyện, giới thiệu sách thường kết hợp với ban ngành, đoàn thể khác để thu hút độc giả như: hội phụ nữ, đoàn thanh niên 2.2.6.2. Các hội thi, liên hoan tuyên truyền, giới thiệu sách. Tập trung chủ yếu vào dịp hè với hội thi thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách do ngành văn hóa thủ đô tổ chức, các thư viện quận đều phát động cuộc thi đến tận xã, phường, cụm dân cư 100% các quận tổ chức chung khảo hội thi cấp quận sau đó lựa chọn đội tuyển xuất sắc tham dự chung khảo cấp thành phố. Trong những năm qua, các đội tuyển thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách xuất sắc của thành phố Hà Nội như quận Ba Đình, Hoàn Kiếm đã tham gia liên hoan thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách cấp khu vực và toàn quốc, đều đoạt giải cao. Các hội thi, liên hoan thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách hàng năm đã thu hút hàng vạn học sinh thủ đô và hàng triệu học sinh cả nước hăng hái tham gia, đồng thời cũng được đông đảo các bậc phụ huynh, các thày cô giáo, các anh chị Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 45
  46. Khóa luận tốt nghiệp phụ trách nhiệt tình gủng hộ. Có thể nói hội thi thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách tổ chức hàng năm đã góp phần không nhỏ trong việc giáo dục các em về truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng của cha ông, tình yêu quê hương đất nước. Năm 2010 các thư viện quận, huyện trên địa bàn thủ đô Hà Nội hòa cùng không khí kỷ niệm Hà Nội ngàn năm văn hiến đã tưng bừng tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu với chủ đề ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Điểm nhấn mạnh màu sắc nhất trên địa bàn thành phố là hoạt động Liên hoan thiếu nhi tuyên truyền giới thiệu sách hè 2010 – với chủ đề ngàn năm Thăng Long – Hà Nội. Hầu hết các quận huyện đều tổ chức tốt các buổi liên hoan giới thiệu sách. 2.2.6.3 Trưng bày, triển lãm sách, báo Hình thức trưng bày, triển lãm sách báo cũng được các thư viện tổ chức, chủ yếu là các hình thức trưng bày quy mô nhỏ gọn, từ vài chục đến khoảng 100 cuốn sách. Hoạt động trưng bày gắn liền với các nhiệm vụ chính trị như chào xuân vào dịp đầu năm hay dịp 30 – 04, giải phóng Thủ đô hoặc cũng có những cuộc trưng bày gắn liền với chủ đề văn học, nghệ thuật nhân dịp các hội nghị chuyên đề về văn học nghệ thuật diễn ra hàng năm. Tất cả các thư viện đều tổ chức trưng bày, triển lãm sách, báo bằng các tủ sách trưng bày sách báo để cho bạn đọc có thể theo dõi những sách báo mới mà bạn đọc quan tâm tìm hiểu. 2.2.7. Công tác luân chuyển sách, báo và xây dựng phát triển mạng lưới thư viện cơ sở Thư viện quận là cầu nối giữa thư viện tỉnh, thành phố với thư viện, tủ sách, phòng đọc ở cơ sở. Sách, báo luân chuyển cần phải có nội dung phù hợp, đúng đối tượng, đúng mục đích và trình độ của người dân sống trên địa bàn, thường xuyên phải bám sát các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 46
  47. Khóa luận tốt nghiệp Thư viện thành phố, hàng năm thường tổ chức 2 đợt luân chuyển sách, báo tới hàng trăm thư viện xã, phòng đọc sách cơ sở, số lượng luân chuyển mỗi đợt lên đến vài trăm cuốn tài liệu. Thư viện quận chỉ làm cầu nối hoặc đề xuất các điểm luân chuyển để thư viện thành phố luân chuyển sách trực tiếp bàn giao cho cơ sở. Sau thời gian khoảng 6 tháng sẽ tiến hành thu lại, đồng thời luân chuyển vốn sách mới. Xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở là một trong những mục tiêu quan trọng của chương trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Thiết chế thư viện cơ sở được hình thành đã góp phần đáng kể vào việc xây dựng bộ mặt văn hóa ở khu dân cư, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân. Hiện nay trên địa bàn thủ đô Hà Nội có 93 thư viện cấp xã, phường; 738 thư viện, tủ sách tại các cụm dân cư, thôn, làng, bản. Trong những năm qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền các cấp, trực tiếp là ngành Văn hóa – Thông tin, mạng lưới thư viện cơ sở (bao gồm thư viện cấp xã, phòng đọc, tủ sách các thôn làng, tổ dân phố, cụm dân cư) trên địa bàn Hà Nội phát triển nhanh và đã có những thay đổi đáng kể, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, đặc biệt là nhu cầu hưởng thụ sách báo của nhân dân. Thư viện cơ sở đã thực sự trở thành những địa chỉ văn hóa hấp dẫn với nhân dân địa phương. Không chỉ là nơi đọc sách, thư viện cơ sở còn là địa chỉ sinh hoạt câu lạc bộ thơ, cờ tướng, bóng bàn, cầu lông, sinh hoạt Đoàn, Đội, Hội Bên cạnh một số quận có mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở phát triển mạnh hiệu quả như quận Ba Đình, Hoàn Kiếm còn một số ít quận mạng lưới thư viện, tủ sách chưa được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển như quận Hoàng Mai. Hướng về cơ sở, đưa sách, báo về cơ sở phục vụ nhân dân là một hình thức đem lại hiệu quả thiết thực. Để thúc đẩy phong trào cơ sở ngày càng phát triển và đi vào chiều sâu, đặc biệt với phần lớn các thư viện cơ sở còn gặp nhiều khó khăn về vốn tài liệu phục vụ nhu cầu của người dân địa phương. Trong những năm qua Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 47
  48. Khóa luận tốt nghiệp đã có nhiều phường, tổ dân phố đã đăng ký mượn tủ sách lưu động của Thư viện Hà Nội. Tuy nhiên, để phát triển mạng lưới thư viện, tủ sách cơ sở cần có sự quan tâm hơn nữa của chính quyền địa phương đến cán bộ thư viện. Nhiều thư viện, tủ sách cơ sở hiện không có cán bộ thư viện vì hầu hết các thư viện cấp xã, tủ sách cơ sở, thôn, bản đều không có chế độ phụ cấp cho cán bộ thư viện. Họ chủ yếu là làm không công, do họ yêu nghề, nhiệt huyết với công việc. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 48
  49. Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Nhận xét 3.1.1. Ưu điểm Tính đến hết năm 2011, Thư viện Hà Nội đã xây dựng được một mạng lưới thư viện quận tương đối rộng khắp trên địa bàn thành phố 8/9 quận có thư viện, tạo điều kiện cho người dân có điều kiện tiếp xúc với sách, báo, thư viện phát huy được vai trò của văn hóa đọc trong đời sống xã hội. Thư viện quận trở thành một thiết chế văn hóa không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương. Cơ sở vật chất của các thư viện quận ngày càng được quan tâm đầu tư mở rộng. Trụ sở các thư viện khang trang, thoáng đãng tạo điều kiện thu hút bạn đọc đến với thư viện. Hầu hết các thư viện quận đều được bố trí ở không gian yên tĩnh phù hợp với hoạt động của thư viện không làm ảnh hưởng đến bạn đọc. Trang thiết bị thư viện ngày càng được đầu tư hiện đại hơn. Vốn tài liệu phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng được một phần nhu cầu thông tin của nhân dân, khẳng định được vị trí vai trò của thư viện đối với đời sống xã hội trong bối cảnh ngày càng xuất hiện nhiều các phương tiện thông tin đại chúng. Phương thức hoạt động của thư viện đã từng bước cải thiện với việc đa dạng hóa các hình thức phục vụ, giảm đến mức thấp nhất các thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân đến với thư viện. Chính vì vậy hầu hết các thư viện quận đều tổ chức kho theo kho mở để bạn đọc có thể tự do tìm kiếm tài liệu, thông tin mà mình quan tâm. Đội ngũ cán bộ thư viện cấp huyện từng bước nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, chủ động sáng tạo trong công việc, có khả năng tiếp cận và thích ứng nhanh việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào hoạt động thông tin thư viện. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 49
  50. Khóa luận tốt nghiệp 3.1.2. Hạn chế Vấn đề nhận thức và quan tâm đầu tư của các cấp, ngành cho hoạt động thư viện còn hạn chế đã dẫn đến việc tổ chức và hoạt động còn thiếu và yếu. Đặc biệt là ngân sách đầu tư cho việc bổ sung vốn tài liệu và mua sắm các trang thiết bị chuyên dùng đáp ứng cho hoạt động thư viện còn gặp khó khăn. Có nhiều thư viện trang thiết bị thư viện còn yếu kém không đủ điều kiện để phục vụ bạn đọc, diện tích quá trật hẹp, thiếu giá sách, chỗ ngồi cho bạn đọc . Phương thức hoạt động của thư viện nói chung còn đơn điệu, hiệu quả xã hội chưa cao, chủ yếu phục vụ việc đọc và mượn sách báo. Các hoạt động thường tập trung vào công tác phục vụ chính trị mà chưa gắn với các nhiệm vụ phát triển sản xuất của địa phương. Nguồn tài liệu thư viện còn ít không đủ để phục vụ bạn đọc, tài liệu không đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc yêu cầu. Nguồn tài liệu bổ sung không đáp ứng được yêu cầu. Công tác bảo quản tài liệu tại nhiều thư viện chưa được tốt. Nhiều tài liệu cũ, nát chưa được đóng bìa, sửa chữa. Hệ thống kho sách còn chật hẹp, sách bổ sung về không có chỗ chứa, không được xếp giá vì vậy mà nhiều nguồn tài liệu quý không được đưa vào sử dụng gây ra lãng phí. Hệ thống đèn chiếu sáng của nhiều thư viện không đảm bảo cho người dùng tin. Hầu hết các thư viện quận chưa được trang bị hệ thống báo cháy tự động. Sản phẩm và dịch vụ thông tin tại các thư viện còn quá nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dùng tin. Dịch vụ thông tin tại các thư viện mới chỉ dừng lại ở các dịch vụ truyền thống: đọc tại chỗ và mượn về nhà do chưa áp dụng công nghệ thông tin nên các thư viện quận không có dịch vụ nào khác. Đó là hạn chế lớn nhất của các thư viện quận. Đội ngũ cán bộ còn thiếu cả về trình độ và chuyên môn cũng như sự năng động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động, đã làm giảm đi tính hiệu quả của Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 50
  51. Khóa luận tốt nghiệp hoạt động thư viện, Về cơ bản, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và vận hành thư viện trong điều kiện mới, đặc biệt là ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin thư viện. Chính vì vậy nên cán bộ thư viện còn hạn chế trong khả năng tạo lập các sản phẩm, dịch vụ thông tin – thư viện. Các thư viện còn yếu kém trong vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực thư viện, chỉ có một số các thư viện đã dùng phần mềm thư viện vào quản lý các hoạt động thư viện nhưng chỉ dừng lại ở mức độ hẹp đó là ứng dụng một hoặc một số phân hệ của phần mềm còn lại chưa được ứng dụng. Chính vì chưa ứng dụng được công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện nên các thư viện chưa có thể chia sẻ, trao đổi được nguồn tin với các thư viện khác. Sự phát triển của thư viện quận nhìn chung chưa đồng đều, chênh lệch cả về cơ sở vật chất, cán bộ, kinh phí. 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện tuyến quận trên địa bàn Hà Nội. Trong thời gian tới hoạt động thư viện phải được các cấp, ngành quan tâm đầu tư hơn nữa cho thư viện cấp huyện phát huy được vai trò của mình. 3.2.1. Cơ chế Hiện nay, hầu hết các thư viện quận đều thuộc nhà văn hóa hay trung tâm văn hóa, đó là một trở ngại rất lớn cho sự phát triển của thư viện quận. Các thư viện đều gặp khó khăn không chủ động được kinh phí hoạt động. Từ thực tiễn đó dẫn đến hoạt động kém hiệu quả. Nhà văn hóa hay trung tâm văn hóa không quan tâm đầu tư thích đáng cho hoạt động thư viện. Cán bộ thư viện phải kiêm nhiệm nhiều công việc của nhà văn hóa, trung tâm văn hóa, do đó thiếu sự đầu tư tập trung cho hoạt động thư viện. Về lâu dài cần tách thư viện ra khỏi nhà văn hóa, trung tâm văn hóa để các thư viện có tính độc lập trong việc tổ chức hoạt động. Thực tế, thư viện quận và nhà văn hóa, trung tâm văn hóa là cơ quan đồng cấp. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 51
  52. Khóa luận tốt nghiệp Khi được hỏi ý kiến về mô hình tổ chức, cán bộ thư viện quận cho ý kiến trả lời sau: Mô hình tổ chức 7/ 9 thư viện cho rằng thư viện nên là thiết chế độc lập chiếm 78%. 2/ 9 thư viện cho rằng thư viện nên là bộ phận của phongv ăn hóa, chiếm 22%. Gồm có mấy bộ phận: 1/9 thư viện cho rằng thư viện nên có 1 bộ phận, chiếm 11% 8/9 thư viện cho rằng thư viện nên có 2 bộ phận chiếm 89% Căn cứ vào tình hình thực tế, mô hình tổ chức thư viện quận nên: - Là thiết chế độc lập, có con dấu, tài khoản riêng, dưới sự quản lý chuyên môn của Thư viện TP Hà Nội và ngân sách do UBND qạân cấp và quản lý - Thư viện quận bao gồm 2 bộ phận rõ ràng: bộ phận nghiệp vụ và bộ phận phục vụ. Bộ phận nghiệp vụ có nhiệm vụ xây dựng, bổ sung và xử lý kỹ thuật vốn tài liệu thư viện. Bộ phận phục vụ nên tách riêng các phòng kho riêng, đọc tại chỗ và mượn về nhà và phục vụ ngoài thư viện. Thực hiện luân chuyển sách báo xuống thư viện cơ sở, trao đổi tài liệu với các thư viện khác trên địa bàn. 3.2.2. Tích cực đầu tư trụ sở, trang thiết bị chuyên dùng. Để làm được việc này, trước hết cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đầu tư thêm kinh phí cho hoạt động của thư viện để có thể trang bị thêm nhiều thiết bị dành cho thư viện hoạt động. Cán bộ thư viện cũng cần tham mưu cho cấp Đảng, chính quyền địa phương bởi chính cán bộ thư viện là người trực tiếp quản lý các tổ chức cũng như hoạt động của thư viện nên họ biết được thư viện cần gì. Cơ sở, vật chất là vấn đề đầu tiên mà các thư viện cần tính đến, muốn thư viện hoạt động tốt, cần phải có trụ sở riêng biệt với những trang thiết bị chuyên Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 52
  53. Khóa luận tốt nghiệp dùng tương đối khang trang hiện đại. Thư viện phải có một diện tích đúng theo quy định để có thể tổ chức các hoạt động thư viện và phục vụ bạn đọc một cách tốt nhất. Mặt khác địa điểm đi lại cũng cần thuận lợi, xây dựng ở những nơi thuận tiện cho việc đi lại, môi trường yên tĩnh, trong lành có thể thích hợp với việc đọc sách, báo. Các thư viện quận cần xem xét, đầu tư, mở rộng hơn nữa phòng kho của thư viện. Hiện nay, nhiều thư viện quận kho phòng quá chật chội. Cần phải đầu tư hơn nữa phòng đọc tại chỗ cho bạn đọc vì nhu cầu của bạn đọc lớn mà diện tích dành cho phục vụ tại chỗ thì lại hạn chế. Trang thiết bị đầu tư cho thư viện cấp huyện cũng phải tương xứng. Điều kiện làm việc của thủ thư, cũng như của bạn đọc phải đầy đủ và từng bước được hiện đại hóa. Giá để sách, báo và trưng bày cần được thường xuyên bổ sung để đáp ứng sự tăng trưởng của vốn tài liệu, cũng như việc tuyên truyền giới thiệu tài liệu. Mỗi thư viện cần ít nhất 1 tủ mục lục để bạn đọc tra cứu tài liệu, những thư viện có điều kiện, có thể bố trí 2 tủ mục lục, 1 tủ xếp theo môn loại và 1 tủ theo vần chữ cai tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc tra tìm. 3.2.3. Tăng cường ngân sách cho thư viện cấp huyện Ngân sách của thư viện cấp huyện, bao gồm ngân sách của nhà nước, của cộng đồng và quốc tế, ngân sách từ các dịch vụ. trong đó cần xác định rõ nguồn đầu tư của nhà nước mang tính chủ đạo. Có thể nguồn tài chính nhà nước là xương sống, là sự sống còn của các thư viện nói chung và thư viện quận nói riêng. Kinh phí cho hoạt động thư viện cần được phân bổ theo từng đầu việc, kinh phí để trả lương cho cán bộ thư viện, kinh phí để bổ sung tài liệu, kinh phí để tổ chức các hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách, kinh phí để bảo quản tài liệu, ứng dụng công nghệ thông tin. Đặc biệt phải chú ý đến kinh phí bổ sung vốn tài liệu và ứng dụng công nghệ thông tin. Trong thời đại bùng nổ thông tin , thì thư viện cấp huyện cần quan tâm Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 53
  54. Khóa luận tốt nghiệp đến việc bổ sung tài liệu nghe nhìn (các chương trình giáo dục, phim khoa học, ngoại ngữ, pháp luật ). Số lượng bạn đọc đến với các thư viện quận trên địa bàn thành phố Hà Nội có số lượng bạn đọc là thiếu nhi rất lớn. Vì vậy việc tăng cường bổ sung sách cho thiếu nhi là rất cần được các thư viện quan tâm. Hầu hết các thư viện quận ở Hà Nội chưa quan tâm tới công tác địa chí, đây là hoạt động mang tính đặc thù, nếu hoạt động tốt sẽ đem lại hiệu quả thiết thực. Trong thời gian tới các thư viện quận cần tính đến việc bổ sung tài liệu địa chí, những tài liệu của địa phương nói về địa phương. Đây là nguồn tài liệu nghiên cứu mọi mặt của địa phương, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Và nó góp phần bảo tồn và phát huy vốn di sản văn hóa của địa phương. - Kinh phí để bảo quản sách Bảo quản sách, báo là vấn đề hết sức quan trọng, các thư viện quận hiên nay do vốn tài liệu không nhiều, kho tàng chật hẹp, nên việc bảo quản vốn tài liệu mới chỉ dừng lại ở việc đóng bìa sách, hút bụi. Với những thư viện có vốn tài liệu ít khoảng 3 đến 5 năm mới đống bìa sách một lần. Ngoài ra, còn kinh phí cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, biên soạn thư mục, công tác luân chuyển sách, báo. 3.2.4. Kiện toàn và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thư viện. Khi thư viện trở thành một thiết chế độc lập, đòi hỏi nhân lực được đáp ứng đầy đủ, chất lượng cũng được nâng cao để có thể thực hiện các nhiệm vụ của thư viện. Đào tạo và nâng cao chất lượng cán bộ thư viện có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy hoạt động thư viện đi vào chiều sâu. Thực tiễn hoạt động thư viện cho thấy nhiều năm qua đội ngũ cán bộ thư viện chưa đáp ứng được yêu cầu, còn yếu trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai thực hiện. Trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng công tác còn yếu chủ yếu là làm theo kinh nghiệm. Vì vậy Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 54
  55. Khóa luận tốt nghiệp trong thời gian tới việc đào tạo và đào tạo lại cán bộ thư viện là việc làm hết sức cần thiết. Có thể nói trình độ và năng lực của cán bộ thông tin – thư viện là những yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các dịch vụ cung cấp cho người dung tin. Việc xây dựng hệ thống thông tin thư viện hiện đại đòi hỏi người cán bộ thư viện ngoài các kiến thức chuyên môn và phải được cập nhật, phát triển và hoàn thiện các năng lực mới như: Kiến thức tin học văn phòng, kiến thức về phần cứng, phần mềm máy tính, thành thạo tin học cơ bản, bồi dưỡng cán bộ thư viện về ngoại ngữ. Khác với trước đây, người cán bộ thư viện ngày nay không chỉ đơn thuần là người lưu giữ và cho mượn tài liệu, mà phải là cán bộ đa năng, có thể xử lý, phổ biến, dẫn dắt người đọc đến với nguồn tin cần thiết. Vì vậy, cán bộ thư viện cần hiểu biết sâu rộng để hướng người dùng tin đến những nguồn tin xác thực nhất và nhanh chóng nhất. - Tiến hành chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ trong từng khâu hoạt động thông tin – thư viện. Tổ chức, bố trí cán bộ theo từng phòng ban một cách hợp lý như đề xuất của các thư viện. Thư viện quận Ba Đình cho ý kiến cần ít nhất 3 cán bộ thư viện: một cán bộ phục vụ, một cán bộ nghiệp vụ, một cán bộ phong trào cơ sở. - Đào tạo cán bộ thư viện phải hướng vào mục tiêu phát triển hoạt động thông tin – thư viện dưới sự tác động của công nghệ thông tin. 3.2.5. Đầu tư trang thiết bị CNTT cho hoạt động thư viện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện quận sẽ trở thành một nhu cầu cấp bách. Trong những năm tới, các thư viện cần được trang bị máy tính có nối mạng để tạo lập cơ sở dữ liệu, cung cấp tin cho người dùng tin bằng cách tra tìm các trang mạng trong nước và quốc tế. Thư viện cần có một web riêng đưa thông tin về thư viện cho bạn đọc cập nhật. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 55
  56. Khóa luận tốt nghiệp Xu thế hội nhập và chia sẻ thông tin đang trở thành xu hướng phát triển chủ yếu. Vì vậy các thư viện huyện cần tiến tới dùng chung một phần mềm thư viện để có thể chia sẻ thông tin một cách dễ dàng. 3.2.6. Tăng cường các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện. Hệ thống thư viện quận hiện còn đang rất nghèo nàn về sản phẩm cũng như dịch vụ thư viện. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trước hết các thư viện quận cần tăng cường hơn nữa các sản phẩm và dịch vụ thông tin. Cán bộ thư viện cần tìm hiểu người dùng tin để biết được họ cần những sản phẩm cũng như dịch vụ thông tin nào để nhanh chóng bổ sung nhằm đáp ứng tốt cho nhu cầu tin của người dùng tin. Ví dụ như đối tượng người dùng tin của thư viện là những nhà lãnh đạo, quản lý nhà nước thì họ cần những nguồn tài liệu nào. Đặc biệt, họ không có nhiều thời gian thì cán bộ thư viện cần xem họ phù hợp với sản phẩm thông tin nào để cung cấp cho họ những dịch vụ phù hợp. Họ là những nhà lãnh đạo thì họ cần thông tin một cách tổng quát để ra quyết định, do vậy cần cung cấp cho họ những dịch vụ như hội nghị, hội thảo. Đối với những nhà kinh doanh thì họ cần những sản phẩm như tổng quan, tổng luận hay một số sản phẩm trên mạng như bản tin điện tử phù hợp với các dịch vụ như dịch tài liệu, cung cấp thông tin chọn lọc, thư điện tử. Nhưng thực tế, các thư viện có rất ít các sản phẩm và dịch vụ thư viện phục vụ cho người dùng tin vì vậy các thư viện cần bổ sung thêm nữa các sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng cho nhu cầu tin đa dạng của đối tượng người dùng tin. Trước hết cần củng cố và hoàn thiện hệ thống mục lục tra cứu tìm tin truyền thống – tủ mục lục để bạn đọc tra cứu tài liệu một cách thuận lợi. Các thư viện quận cần phải biên soạn các thư mục chuyên đề và thư mục thông báo sách mới. Đối với các thư viện đã có máy tính cần từng bước tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu và phục vụ bạn đọc. Cần làm phong phú thêm sản phẩm thư viện nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện. Trong công tác phục vụ cũng nên chú ý trao đổi nhằm Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 56
  57. Khóa luận tốt nghiệp định hướng cho người dùng tin nên chọn những tài liệu nào có trong thư viện. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, thì việc định hướng cho người dùng tin là hết sức cần thiết. 3.2.7. Tăng cường công tác luân chuyển sách, báo Hướng về cơ sở, đưa sách xuống cơ sở, với phương châm “sách đi tìm người”. Các thư viện quận có khả năng cần tiến hành công tác luân chuyển sách để đáp ứng được nhu cầu của người dân xa trung tâm quận. Vốn tài liệu luân chuyển có thể do thư viện thành phố chuyển xuống, và cũng có thể có nếu thư viện xây dựng được kho sách luân chuyển. Trong thời gian tới công tác luân chuyển phải được xác định là hình thức phục vụ quan trọng, vì người dân có ít thời gian, phương tiện đi lại khó khăn Việc luân chuyển cần chú ý đến đối tượng bạn đọc. Hiện nay trên địa bàn Hà Nội, đơn vị hành chính cấp quận, huyện có những điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội rất khác nhau. Vì vậy, cơ cấu vốn tài liệu luân chuyển cho từng huyện cũng phải phù hợp với đối tượng bạn đọc và nhu cầu bạn đọc cũng như chú ý đến số lượng tài liệu mỗi lần luân chuyển đến các cơ sở tránh tình trạng những nơi thiếu nhưng có nơi lại thừa tài liệu Như vậy cần có một sự phối hợp chặt chẽ giữa thư viện quận, thư viện cơ sở với thư viện Hà Nội để có thể mang đến cho người dân những nguồn tri thức mới, nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân thủ đô trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, khi thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng phát triển, cơ quan các cấp, các nghành từ trung ương đến địa phương cần có sự đầu tư hơn nữa để phát triển mạng lưới cơ sở tạo thêm nguồn lực phát triển. 3.2.8. Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu sách, báo. Công tác tuyên truyền, giới thiệu sách, báo với các hình thức đa dạng, phong phú, như loa truyền thanh, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ của các đoàn thể quần chúng, mời diễn giả nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu sách báo, thi tuyên truyền Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 57
  58. Khóa luận tốt nghiệp giới thiệu sách báo Thông qua những hình thức này, bạn đọc sẽ thu nhận được nhiều thông tin, kiến thức, kinh nghiệm hay để áp dụng vào cuộc sống sản xuất. Hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách cần phải làm thường xuyên, liên tục coi đó là hoạt động thường kỳ của thư viện, Thời gian tổ chức, nên chọn một ngày nhất định hàng tuần hoặc hàng tháng, để trở thành thói quen với bạn đọc. Chủ đề của các buổi giới thiệu sách, bên cạnh việc phục vụ các nhiệm vụ chính trị, cần chú ý đến nhu cầu của bạn đọc. trước khi tổ chức, nên có thông báo của thư viện trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên bảng thông báo của thư viện, phát giấy mời cho các câu lạc bộ, ban ngành, đoàn thể Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 58
  59. Khóa luận tốt nghiệp KẾT LUẬN Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội, gắn văn hóa với phát triển, coi văn hóa là động lực thúc đẩy phát triển, Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao vai trò của văn hóa trong sự phát triển của xã hội, phát triển của đời sống vật chất và tinh thần, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đa dạng phát triển ngày càng cao, không chỉ ở đô thị mà ở cả nông thôn. Do đó nhu cầu về đời sống văn hóa, về hưởng thụ giá trị văn hóa, trong đó có sách báo cũng ngày càng lớn và được thỏa mãn. Thủ đô Hà Nội đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với sự tác động mạnh mẽ vào các thiết chế văn hóa xã hội. Do vậy, việc nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài được đặt ra cấp bách. Chính vì vậy, cần có chính sách cụ thể để củng cố và phát triển hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và hệ thống giáo dục Thủ đô nói riêng, trong đó có nhà văn hóa, thư viện trong bối cảnh vai trò của văn hóa, của sách, báo, thư viện đối với sự phát triển xã hội ngày càng tăng. Trong các hoạt động của mình, thư viện cấp huyện đã đạt được những kết quả nhất định, đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thông tin của người dùng tin. Tuy nhiên, mặc dù được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của chính quyền Thủ đô, hoạt động thư viện công cộng nói riêng và các thư viện cấp huyện, quận trên địa bàn thủ đô nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đó là cơ cấu tổ chức, trụ sở, trang thiết bị, vốn tài liệu, nguồn nhân lực thực sự chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người dùng tin. Vấn đề đặt ra là làm thế nào khắc phục tình trạng trên, đề tài đã tiếp cận vấn đề, lý giải được vì sao phải nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của hệ thống thư viện cấp huyện, quận trên địa bàn Thủ đô và đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 59
  60. Khóa luận tốt nghiệp DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO em cần mô tả theo quy tắc mô tả tài liệu 1. Báo cáo tổng kết hoạt động thư viện quận huyện thành phố Hà Nội năm 2007 - phương hướng, nhiệm vụ năm 2008. 2. Báo cáo tổng kết hoạt động thư viện quận huyện thành phố Hà Nội năm 2008 – Phương hướng, nhiệm vụ năm 2009. 3. Báo cáo tổng kết hoạt động thư viện quận huyện thành phố Hà Nội năm 2009 – Phương hướng, nhiệm vụ năm 2010. 4. Báo cáo tổng kết hoạt động thư viện quận huyện thành phố Hà Nội năm 2010 – Phương hướng, nhiệm vụ năm 2011. 5. Báo cáo tổng kết hoạt động thư viện quận huyện thành phố Hà Nội năm 2011 – Phương hướng, nhiệm vụ năm 2012. 6. Hoàng Thị Trang (2002), Tổ chức và quản lý mạng lưới thư viện cơ sở ở ngoại thành Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp K43 TT-TV Đại học khoa học xã hội và nhân văn. 7. Kỷ yếu hội thảo 50 năm đào tạo nguồn nhân lực thư viện – thông tin/ Trường Đại học Văn Hóa hà Nội.-H.,Đại học Văn Hóa, 2011. 8. Lê Văn Viết (2000), cẩm nang nghề thư viện, Nxb Văn Hóa – thông tin, Hà Nội. 9. Lê Văn Viết, Thư viện công cộng: tập bài giảng, Bộ Văn hóa thông tin, Hà Nội. 10. Pháp lệnh thư viện 11. Trần Thị Quý, Xử lý thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 12. ThS. Trần Hữu Huỳnh, Tập bài giảng Phát triển nguồn tin, Đại học khoa học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 13. Trần mạnh Tuấn, Sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện, Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường, Hà Nội. Nguyễn Thị Tâm K53 TT-TV 60