Khóa luận Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông, tại xã Huổi Lèng - Mường Chà - Điện Biên

pdf 82 trang thiennha21 16/04/2022 5570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông, tại xã Huổi Lèng - Mường Chà - Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_chuc_nang_nhiem_vu_cua_can_bo_khuyen_nong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông, tại xã Huổi Lèng - Mường Chà - Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– GIÀNG A CÁNG Tên đề tài: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ HUỔI LÈNG, HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp Khoa : Kinh Tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––– GIÀNG A CÁNG Tên đề tài: TÌM HIỂU CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG TẠI XÃ HUỔI LÈNG, HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Kinh Tế Nông Nghiệp Khoa : Kinh Tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Bùi Thị Minh Hà Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau những năm học tập tại Khoa Kinh tế &PTNT Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo cùng các bạn sinh viên cùng lớp, trường, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp cử nhân kinh tế nông nghiêp với đề tài: “Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuến nông tại xã Huổi Lèng” Để hoàn thành khóa luận này, em gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Kinh tế &PTNT đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức lý luận và thực tiễn vô cùng quý báu cho em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới Cô giáo ThS. Bùi Thị Minh Hà trong suốt thời gian qua đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo UBND xã Huổi Lèng, cùng các ban ngành, đoàn thể tại UBND xã đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực tập tại UBND xã Huổi Lèng. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới anh Hồ A Tàng và Hạng A Cáng cán bộ khuyến nông viên xã đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập làm quen với công việc thực tế. Trong quá trình thực tập dù đã cố gắng hết sức thực hiện bài khóa luận bằng những kiến thức học tập tại trường, cũng như những kiến thức có được trong thời gian đi thực tập, nhưng em cũng không thể tránh được những thiếu sót do tuổi đời còn non trẻ. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô và các anh chị trong UBND xã Huổi Lèng để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị trong UBND xã Huổi Lèng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Giàng A Cáng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của xã Huổi Lèng 24 Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Huổi Lèng qua 3 năm (2015 – 2017) 28 Bảng 3.3 Hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Huổi Lèng năm 2017 30 Bảng 3.4. Hiện trạng tình hình dân số và lao động năm 2017 33 Bảng 3.5. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức của UBND xã Huổi Lèng 42 Bảng 3.6 . Đánh giá viêc thực hiện nhiệm vụ của khuyến nông xã 55
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã 43 Hình 3.2. Hệ thống tổ chức của khuyến nông xã Huổi Lèng 48
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ANTQ An ninh tổ quốc ATXH An toàn xã hội BCĐ – SXNLN Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp BCH Ban chấp hành CNH – HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DQTV Dân quân tự vệ GCN Giấy chứng nhận HĐND Hội đồng nhân dân KD Khang dân KH Kế hoạch KHKT Khoa học kỹ thuật KN – KNo Khuyến nông, nông nghiệp KNV Khuyến nông viên KTXH - ANQP Kinh tế xã hội – An ninh quốc phòng LLVT Lực lượng vũ trang NĐ-CP Nghị định chính phủ QĐ-UBND Quyết định của Uỷ ban nhân dân TB Trung bình TDĐKXDNTM, ĐTVM Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, Đô thị văn minh TDTT Thể dục thể thao UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 4 1.2.1. Mục tiêu chung 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 4 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 5 1.3.1. Nội dung thực tập 5 1.3.2. Phương pháp thực hiện 6 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập 6 Phần 2: TỔNG QUAN 7 2.1. Về cơ sở lý luận 7 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập 7 2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập 14 2.2. Cơ sở thực tiễn 14 2.2.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương lân cận 15 2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương 21 Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP 23 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập 23 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội 28 3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập 39
  8. vi 3.2. Tóm tắt kết quả thực tập 40 3.2.1. Mô tả nội dung thực tập 40 3.2.2. Kết quả thực tập 55 3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 62 3.2.4. Đề xuất giải pháp 64 Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 4.1. Kết luận 66 4.2. Kiến nghị 67 4.2.1. Kiến nghị chung 67 4.2.2. Đối với trạm khuyến nông huyện Huyện Mường Chà 67 4.2.3. Đối với Ủy ban nhân dân xã Huổi Lèng 67 4.2.4. Đối với trường Đại học Nông Lâm, đặc biệt là Khoa kinh tế và Phát triển nông thôn Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính nhà nước Việt Nam, chính quyền cấp cơ sở luôn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chính quyền cấp xã là nền tảng của toàn bộ hệ thống chính quyền, là cấp gần dân nhất, là cấp chính quyền trực tiếp chăm lo đến đời sống của nhân dân, là cầu nối giữa Nhà nước và nhân dân, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của hoạt động quản lý nhà nước trên tất cả các mặt ở địa phương, đảm bảo cho chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. Qua từng thời kỳ lịch sử, chính quyền cấp xã không ngừng được xây dựng và củng cố, bảo đảm cho chính quyền nhà nước vững mạnh từ cơ sở. Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến Pháp và Luật tổ chức và hoạt động của HĐND, UBND các cấp. Sự vững mạnh của chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của hệ thống chính quyền trong cả nước và ngược lại. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức cấp xã có vai trò rất quan trọng, bởi đội ngũ cán bộ công chức, viên chức xã là lực lượng nòng cốt, điều hành hoạt động của bộ máy tổ chức chính quyền cấp xã. Vì vậy, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của hệ thống chính trị cấp xã là một trong những nhân tố có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành bại của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
  10. 2 Mục tiêu của CNH, HĐH đất nước là đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công chức, viên chức cấp xã là những người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân hàng ngày, giải đáp, hướng dẫn, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện theo Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên cấp trên những ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, chất lượng hoạt động của cán bộ công chức, viên chức cấp xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác động đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước. Huổi Lèng là xã miền núi nằm phía Đông Bắc huyện mường Chà, có Quốc lộ 12 đi qua với tổng chiều dài đi qua địa phận là 11km, xã Huổi Lèng cách thị trấn Mường chà 20 km và cách thành phố Điện Biên 75 km với tổng diện tích 10.828,74 ha với 571 hộ = 3.158 nhân khẩu. Xã có 07 thôn bản gồm : Huổi Toóng 1, Huổi Toóng 2, Trung Dình, Huổi Lèng, Ma Lù thàng, Nậm Chua và bản Ca Dính Nhè. Gồm 03 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn. Trong đó : Dân tộc mông chiếm 89% ; Dân tộc hoa chiếm 7%; Dân tộc kinh chiếm 4%, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, nhận thức còn chậm và không đồng đều, đời sống của nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nương rẫy , chỉ có 1 vụ / năm và chăn nuôi. Phát triển sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của xã, giữ một vai trò quan trọng. Nông nghiệp là tiền đề quan trọng để thúc đẩy và đưa xã phát triển đi lên điều đó chính là năng lực lãnh đạo và điều hành của tất cả
  11. 3 các cán bộ công chức, viên chức xã mà quan trọng hơn là phải nói tới vai trò của người cán bộ khuyến nông xã về lĩnh vực nông lâm nghiệp và nhận thức được vai trò quan trọng đó của người cán bộ khuyến nông xã, Chính phủ đã ban hành một số nghị định như: Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Để các tổ chức chuyên ngành thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có cơ sở tuyển chọn, hợp đồng hoặc điều động, hướng dẫn hoạt động đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn, kỹ thuật về công tác trên địa bàn xã; Nghị định số 13/NĐ-CP ra đời 02/03/1993 ban hành bản quy định về công tác khuyến nông; Nghị định số 56/NĐ-CP ra đời ngày 26/4/2005 Phân tích hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam; và mới nhất là nghị định số 02/2010NĐ-CP ban hành ngày 08/01/2010 về Khuyến nông; góp phần hoàn thiện hệ thống khuyến nông từ Trung ương đến địa phương, giúp nông dân có cơ hội tiếp cận với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới nâng cao chất lượng, và khả năng cạnh tranh nhờ đó tăng thu nhập và cải hiện đời sống của dân cư vùng nông thôn. Đối với bản thân em, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức, em cần phải trau dồi kỹ năng thực hành để áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Với những lý thuyết như vậy em muốn đi thực tập để nhằm: Tăng thêm vốn kiến thức và học hỏi thực tế không chỉ đơn thuần là ngày ngày đọc lý thuyết và những văn bản ban hành ra vì lẽ đó em muốn đi thực tập thực tế để thấy được lý thuyết và những văn bản đó được áp dụng như thế nào vào trong thực tế; bản thân em luôn mong muốn được trải nghiệm thực tế để trau dồi kinh nghiệm; cũng là để trả lời cho những câu hỏi mà bản thân em luôn băn khoăn chưa hiểu như: Cán bộ khuyến nông xã làm những công việc gì?, có chức năng, nhiệm vụ gì?, giải pháp nào để nâng cao năng lực công tác của cán bộ khuyến nông xã?. Để trả lời những câu hỏi trên, em
  12. 4 lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông, tại xã Huổi Lèng – Mường Chà – Điện Biên” để từ đó có những những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề khó khăn và đưa ra cái nhìn chính xác và cụ thể hơn về những người cán bộ sống và làm việc cùng nông dân. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu được chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, tại xã Huổi Lèng, Huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác của cán bộ khuyến nông xã. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về chuyên môn Trong đợt đi thực tập này em xác định cho mình một số mục tiêu về chuyên môn như sau: - Nắm được những thông tin cơ bản về địa bàn thực tập. - Biết lồng ghép và gắn kết giữa lý thuyết và thực hành từ nhà trường về cơ sở thực tập, tạo điều kiện cọ sát với những công việc thực tế về lý thuyết em đã được các thầy cô trang bị trong nhà trường. - Nâng cao khả năng tư duy sáng tạo, chủ động trong công việc ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế tại cơ sở thực tập. - Chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành và hành trang để em áp dụng vào thực tế trong tương lai. - Học hỏi để nâng cao khả năng chuyên môn, tác phong làm việc độc lập, tinh thần trách nhiệm, tự chủ giải quyết các vấn đề có khoa học trong học tập cũng như công tác sau này.
  13. 5 1.2.2.2. Về thái độ - Luôn có thái độ lễ phép với các ban ngành, đoàn thể và lãnh đạo của Ủy ban. - Luôn có ý thức thực hiện tốt các nhiệm vụ hay công việc của Ủy ban giao phó. - Biết được thái độ của cán bộ khuyến nông xã đối với các đồng nghiệp, lãnh đạo Ủy ban. - Thái độ của cán bộ khuyến nông khi tiếp xúc với người dân. - Luôn lắng nghe và học hỏi từ các cán bộ Ủy ban. - Chấp hành nghiêm các nội quy, quy định của Ủy ban đề ra. 1.2.2.3. Về kỹ năng sống và kỹ năng làm việc - Luôn phải hoàn thành công việc được giao một cách nhanh và đạt hiệu quả cao. - Sẵn sàng tham gia các công việc của Ủy ban giao để biết thêm nhiều thông tin về tình hình hoạt động và phát triển sản xuất trên địa bàn. - Thực hiện phương châm vừa học hỏi, lắng nghe, chia sẻ, cầu thị để nâng cao hiệu quả tại cơ sở thực tập và công việc trong tương lai. 1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.3.1. Nội dung thực tập - Đánh giá tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã. - Tìm hiểu bộ máy, tổ chức, quản lý của xã và môi trường làm việc của các cán bộ. Bên cạnh đó tìm hiểu sâu về chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã, từ đó phân tích đánh giá được những thuận lợi, khó khăn mà cán bộ khuyến nông xã đang gặp phải. - Cùng Cán bộ khuyến nông xã tham gia chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp tại cơ sở.
  14. 6 - Tham gia các hoạt động xã hội do UBND xã tổ chức trong thời gian thực tập. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu qủa công tác của cán bộ khuyến nông . 1.3.2. Phương pháp thực hiện * Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật các báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện kinh tế, xã hội, sách báo, internet, số liệu thống kê của các phòng ban trong UBND xã. * Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp để thu thập thông tin về cán bộ xã như: thông tin về họ tên, chức vụ, công việc, chức năng, quyền hạn. - Sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp tình hình sản xuất tại địa phương. - Các thông tin sẽ được thu thập và tổng hợp. 1.4. Thời gian và địa điểm thực tập - Thời gian: Từ ngày 22/08/2018 đến ngày 24/12/2018. - Địa điểm: Tại UBND xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
  15. 7 Phần 2 TỔNG QUAN 2.1. Về cơ sở lý luận 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập Khái niệm khuyến nông Theo nghĩa rộng: Là khái niệm chung dùng để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn.[7] Theo nghĩa hẹp: Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối tượng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân những thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giả quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống của nông dân và gia đình họ.[7] Nông nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho côngnghiệp.[14] Lâm nghiệp: Là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân có chức năng trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế biến lâm sản và phát huy các chức năng phòng hộ văn hóa, xã hội, của rừng.[12] Khái niệm đất đai: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.[6] Khái niệm đất nông nghiệp: Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Theo nghĩa hẹp, đất nông nghiệp chỉ gồm
  16. 8 đất đai sử dụng vào sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm). Theo nghĩa rộng, đất nông nghiệp bao gồm cả đất đai dùng cho sản xuất nông nghiệp lẫn dùng sản xuất lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.[6] - Theo luật đất đai 2003, nhóm đất nông nghiệp được phân thành các loại sau: + Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; + Đất trồng cây lâu năm + Đất rừng sản xuất + Đất rừng phòng hộ + Đất rừng đặc dụng + Đất nuôi trồng thuỷ sản + Đất làm muối + Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ. Khái niệm về cán bộ Hiện nay đang có nhiều quan niệm khác nhau về cán bộ. Để nhận thức đầy đủ và đúng đắn vấn đề này, tôi xét một số khái niệm sau đây: Theo cuốn Đại từ điển Tiếng việt do Nguyễn Như Ý chủ biên thì: “Cán bộ là người làm việc trong cơ quan Nhà nước – cán bộ Nhà nước, là người giữ chức vụ phân biệt với người bình thường”. Theo điều 1 của Hiến pháp công chức do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 9/3/1998: “Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách”. Từ những nhận định nêu trên, có thể hiểu “cán bộ” là khái niệm dùng để chỉ những người ở trong cơ cấu của một tổ chức nhất định, có trọng trách hoàn thành nhiệm vụ theo chức năng được tổ chức đó phân công.
  17. 9 Như vậy, có nhiều quan niệm về cán bộ nhưng tựu chung lại có hai hướng hiểu cơ bản: Một là, cán bộ bao gồm những người trong biên chế Nhà nước, làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội, các doanh nghiệp Nhà nước và các lực lượng vũ trang nhân dân từ Trung ương đến địa phương và cơ sở. Hai là, cán bộ là những người giữ chức vụ trong một cơ quan hay một tổ chức để phân biệt với người không chức vụ. Từ những khái niệm về cán bộ nêu trên cho thấy, người cán bộ có bốn đặc trưng cơ bản: + Cán bộ được sự ủy nhiệm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị , lấy danh nghĩa của các tổ chức đó để hoạt động. + Cán bộ giữ một chức vụ, một trọng trách nào đó trong một tổ chức của hệ thống chính trị. + Cán bộ phải thông qua tuyển chọn hay phân công công tác sau khi hoàn thành chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; cán bộ được bổ nhiệm, đề bạt hoặc bầu cử. + Cán bộ được hưởng lương và chính sách đãi ngộ căn cứ vào chức danh, nội dung, chất lượng hoạt động và thời gian công tác của họ. Như vậy, hiểu Theo nghĩa chung nhất, cán bộ là người lãnh đạo, quản lý hoặc người làm chuyên môn, nhà khoa học hay công chức, viên chức làm việc, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc từ các nguồn khác. Họ được hình thành từ tuyển dụng, phân công công tác sau khi tốt nghiệp ra trường, từ bổ nhiệm, đề bạt đến bầu cử. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát, giản dị và dễ hiểu. Theo Người: “Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình
  18. 10 hình dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.[1] Khái niệm cán bộ công chức: Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức năm 2008 quy định: Công chức: Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”[3] Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Từ khái niệm trên, ta thấy cán bộ công chức là những người có những đặc điểm sau: + Tính chất công việc của công chức Công chức là người làm việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội nhất định và có tính chuyên môn nghiệp vụ rõ rệt. Tính thường xuyên thể hiện ở việc tuyển dụng là không giới hạn về
  19. 11 thời gian. Khi đã được tuyển dụng vào một ngạch, chức danh, chức vụ thì một người là công chức sẽ làm việc thường xuyên, liên tục, không gián đoạn về mặt thời gian. Tính chuyên môn nghiệp vụ được thể hiện là công chức được xếp vào một ngạch. Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức. Ngạch công chức bao gồm: chuyên viên cao cấp và tương đương; chuyên viên chính và tương đương; chuyên viên và tương đương; cán sự và tương đương; nhân viên. Như vậy, công chức là chuyên viên cao cấp và tương đương có thứ bậc về năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ là cao nhất, thứ bậc đó giảm dần cho đến nhân viên + Con đường hình thành công chức Có hai con đường hình thành công chức là thông qua tuyển dụng và bổ nhiệm. Việc tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao. Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức bao gồm những cơ quan được quy định tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức. Đó là: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ; UBND cấp tỉnh; Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội. Các cơ quan này đều tiến hành tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. Ví dụ: UBND cấp tỉnh tiến hành tuyển dụng công chức trong các Văn phòng UBND, các sở, các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND. Người được tuyển dụng phải là người đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức và không phải những người được quy định tại Khoản 2 Điều 36. Khi đáp ứng đầy đủ các
  20. 12 điều kiện người được tuyển dụng phải trải qua kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển theo quy định của pháp luật. Thi tuyển là một phương thức tuyển dụng công chức, trong đó, hình thức, nội dung thi tuyển phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. Bên cạnh đó, đối với những người thỏa mãn các điều kiện tuyển dụng và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ. Hết thời gian tập sự, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó; nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch. Bên cạnh việc bổ nhiệm vào một ngạch sau khi người được tuyển dụng hoàn thành chế độ tập sự thì bổ nhiệm còn là một con đường trực tiếp hình thành công chức. Đó là việc công chức được bổ nhiệm để giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý. Việc bổ nhiệm công chức giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc sở. Như vậy, con đường hình thành công chức là tuyển dụng và bổ nhiệm, trong đó, tuyển dụng là con đường đặc thù. - Nhiệm kỳ: Là thời gian có tính chất chu kỳ trong đó người được bầu thực hiện một nhiệm vụ vì lợi ích chung. Một nhiệm kỳ thường kéo dài 5 năm.[3]
  21. 13 - Bổ nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật.[3] - Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.[3] Khái niệm viên chức Theo Luật số 58/2010/QH12 của Quốc hội quy định Luật viên chức tại chương I, Điều 2. Viên chức: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.[4] Khái niệm viên chức khuyến nông xã Theo Quy chế quy định công tác khuyến nông xã trên địa bàn huyện Mường Chà quy định tại Chương II, Điều 4 thì: Viên chức khuyến nông xã: Là viên chức sự nghiệp của nhà nước, thuộc biên chế sự nghiệp của UBND huyện được UBND tỉnh giao hàng năm, làm việc tại UBND các xã trên địa bàn huyện, nhằm đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới.[8] Các khái niệm khác: Hội đồng nhân dân cấp xã: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.[2] Ủy ban nhân dân cấp xã: Do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa
  22. 14 phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.[2] 2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập - Nghị định số 13/NĐ-CP ra đời 02/03/1993 ban hành bản quy định về công tác khuyến nông; - Nghị định số 56/NĐ-CP ra đời ngày 26/4/2005 của Chính phủ về khuyến nông, khuyến ngư; - Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ban hành ngày 08/01/2010 của chính phủ về khuyến nông; -Nghị định số 83/NĐ-CP 1/7/2018. 2.2. Cơ sở thực tiễn Trong công tác phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thì mỗi địa phương có những kinh nghiệm quản lý và cách tiếp cận, triển khai các chương trình, chính sách, dự án đến người nông dân là khác nhau. Huổi Lèng là một xã thuần nông mà cán bộ khuyến nông tuổi còn trẻ do đó chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất. Vì vậy, để đẩy mạnh việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp xã, theo kịp đà phát triển của các xã trên địa bàn huyện thì ngoài việc phát huy kiến thức chuyên môn của bản thân thì cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm của các địa phương khác để áp dụng cho công tác tham mưu cho UBND xã cũng như chỉ đạo trực tiếp vào quá trình sản xuất của nông dân trên địa bàn xã mình thì sau đây là kinh nghiệm của một số địa phương như:
  23. 15 2.2.1. Kinh nghiệm ở một số địa phương lân cận * Kinh nghiệm ở huyện Mường Ẳng, tỉnh Điện Biên Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác khuyến nông và các mô hình trình diễn điểm. Trong những năm qua, huyện Mường Ảng thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện để phòng nông nghiệp huyện, trạm khuyến nông tổ chức thực hiện nhiều mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thực tế sản xuất. Đặc biệt, quan tâm đầu tư xây dựng, hỗ trợ giúp trạm khuyến nông khuyến ngư huyện trở thành đơn vị đi đầu trong việc thực hiện và nhân rộng mô hình khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn. Địa điểm mới của trạm khuyến nông khuyến ngư huyện Mường Ảng tọa lạc trên một mặt bằng rộng hơn 2,5 ha. Với sự quan tâm đặc biệt của địa phương, cơ sở vật chất của trạm đã được xây dựng quy mô với dãy nhà làm việc khang trang, khu chăn nuôi, khu vườn ươm, ao nuôi, hệ thống hàng rào đồng bộ. Cơ sở vật chất được đầu tư lớn đã góp phần giúp trạm khuyến nông Mường Ảng xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông ngay tại trạm cũng như thí điểm đưa các loại cây trồng, vật nuôi mới vào thử nghiệm xem có phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương hay không. Trạm đã tổ chức ghép thí điểm các loại cây trồng như Mắc Ca, Bơ, Cà phê; Giẻ bước đầu đã có kết quả tích cực. Trạm đã tiến hành ghép và chăm sóc được 20.000 cây Mắc ca, chăm sóc trên 10 nghìn cây Bơ để làm gốc ghép, ươm và ghép hàng chục vạn cây cà phê để cung cấp giống cho người dân trên địa bàn huyện và các địa bàn lân cận. Ngoài ra, trạm cũng đã thực hiện trồng cỏ Ghi nê làm thức ăn gia súc; trồng đậu Răng ngựa phục vụ cho nuôi cá chép giòn; trồng và ươm các loại giống lâm nghiệp mới như cây Thiên ngân, thử nghiệm trồng cây phật thủ, cây cam Pháp.v.v. Trong thực tế, những năm gần đây trạm khuyến nông huyện đã trở thành địa chỉ tin cậy cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cho các chương trình,
  24. 16 dự án nông nghiệp trên địa bàn cũng như cung cấp cho người dân có nhu cầu. Và các mô hình khuyến nông như hướng dẫn kỹ thuật ủ chua các phế phẩm nông nghiệp như rơm, rạ, cây ngô, cây sắn làm thức ăn cho gia súc; kỹ thuật thâm canh lúa nước và quản lý dịch hại; các mô hình nuôi ngan, gà, nuôi giun quế, nuôi cá, trồng chăm sóc cà phê, bơ, mắc ca đã phát huy hiệu quả và ngày càng được nhân rộng. Ông Nguyễn Trọng Kính – Trạm trưởng trạm khuyến nông khuyến ngư huyện Mường Ảng cho biết: Thực hiện chủ trương của UBND huyện Mường Ảng trong những năm gần đây huyện đã chuyển trạm khuyến nông từ làm thần túy hành chính sang làm cả về vấn đề thực tế để nâng cao tay nghề về kỹ thuật từ đó chọn lọc những mô hình có hiệu quả chuyển xuống cho bà con nông dân. Trong những năm qua trạm khuyến nông đã làm nhiều mô hình để phát triển kinh tế, trồng trọt chăn nuôi sản xuất cho người dân như: ươm cây giống, nuôi giun quế và trong quá trình làm trạm cũng nhận thấy mô hình nuôi giun quế đem lại hiệu quả cao nhất cho người dân trên địa bàn. Cũng theo chia sẻ của đồng chí trưởng trạm, các mô hình khuyến nông là khi áp dụng vào thực tế phát huy hiệu quả thì điều quan trọng nhất là duy trì và nhân rộng mô hình đó trong nhân dân. Mô hình nuôi giun quế là một trong những mô hình đã và đang được nông dân nhiều thôn bản trên địa bàn huyện Mường Ảng đón nhận. Trong thực tế sản xuất, các nhà khoa học đã chứng minh việc nuôi giun quế đơn giản, tận dụng được nguồn phân, chất thải từ gia súc, gia cầm mức đầu tư không lớn trong khi đó hiệu quả mang lại cao trong việc cung cấp nguồn thức ăn giàu đạm cho gia cầm, thủy sản Sau khi mô hình được triển khai thí điểm tại trạm và chuyển giao cho các hộ gia đình tại 4 xã Ẳng Cang, Ẳng Tở, Ẳng Nưa, Nặm Lịch, trạm khuyến nông Mường Ảng tiếp tục phối hợp với phòng lao động thương binh và xã hội huyện triển khai dự án giảm nghèo PRPP tại xã Mường Đăng nuôi giun quế để chăn nuôi
  25. 17 gia súc, gia cầm. Gia đình anh Lò Văn Quý ở bản Đắng xã Mường cho biết: Từ số tiền hỗ trợ của dự án gia đình đã xây bể nuôi giun quế theo đúng tiêu chuẩn và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Và qua lớp tập huấn được tổ chức tại xã, anh đã cơ bản nắm được cách thức, quy trình nuôi, chăm sóc con giun quế. Đến nay, sau hơn 1 năm nuôi, các bể giun quế của gia đình phát triển rất tốt cung cấp một lượng lớn thức ăn giàu chất đạm cho đàn gà, vịt của gia đình. Thời điểm bắt đầu thực hiện dự án có 30 hộ gia đình tại 3 bản của xã Mường Đăng tham gia. Đến nay, 100% số hộ vẫn duy trì được mô hình và qua đánh giá của cán bộ khuyến nông các hộ tham gia mô hình đều đảm bảo được yêu cầu đề ra, giun sinh trưởng và phát triển tốt, lượng giun nuôi được đã đáp ứng được nhu cầu thức ăn giàu đạm cho gia cầm quy mô hộ gia đình. Không những vậy nhiều hộ gia đình tại các thôn, bản khác đã thấy rõ lợi ích của việc nuôi gian quế đã tự đầu tư mua giống, xây bể nuôi giun quế. Theo thống kê của UBND xã, số hộ gia đình có nuôi giun đã tăng lên trên 50 hộ. Trong số các mô hình đã được triển khai, các mô hình trình diễn trồng lúa lai, phòng trừ dịch hại trên lúa của trạm khuyến nông cũng được cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân đánh giá cao. Trong vụ chiêm xuân 2017 này, phát huy những kết quả đã đạt được, trạm tiếp tục thực hiện mô hình trình diễn lúa lai tại bản Bánh xã Ẳng Cang. 3 giống lúa mới được thí điểm canh tác với diện tích 4 ha, cụ thể giống lúa NH12 có 10 hộ tham gia, giống JH1 24 hộ và giống DS1 13 hộ tham gia. Bước đầu đánh giá, các giống lúa mới đều sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh hơn so với các giống lúa địa phương. Xã Ẳng Cang là xã có diện tích canh tác lúa 2 vụ lớn nhất trong số 10 xã, thị trấn của huyện Mường Ảng. Trong số 255 ha ruộng lúa nước của xã thì có tới 200 ha canh tác được cả 2 vụ. Trong những năm gần đây, một số mô
  26. 18 hình về canh tác, phòng trừ dịch hại cho lúa cũng như đưa các giống lúa mới năng suất cao vào sản xuất đã góp phần tăng năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế từ việc canh tác lúa. Năng suất bình quân vụ chiêm xuân năm 2014 của xã đạt gần 62 tạ/ha, năng suất lúa vụ mùa đạt trên 51 tạ/ha. Ông Lò Văn Chiến – Chủ tịch UBND xã Ẳng Cang cho biết: Trong thời gian qua nhiều mô hình khuyến nông cả trồng trọt, chăn nuôi đã được triển khai trên địa bàn xã. Và hiệu quả lớn nhất những mô hình mang lại là góp phần thay đổi tập quán canh tác, chăn nuôi của bà con. Đơn cử như mô hình trồng lúa lai đang triển khai tại bản Bánh, mặc dù chưa thể khẳng định kết quả của mô hình nhưng qua việc thực hiện mô hình bà con nông dân tham gia đã được tiếp cận với những kiến thức mới trong việc canh tác lúa từ khâu làm đất, ngâm ủ giống đến gieo cấy, chăm sóc, bón phân theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông. Từ đó, giúp bà con nông dân từng bước từ bỏ những tập quán, thói quen canh tác lạc hậu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao hiệu quả trong phát triển kinh tế. Có thể khẳng định, các mô hình khuyến nông, khuyến ngư được triển khai trên địa bàn huyện Mường Ảng đã góp phần không nhỏ trong việc giúp người dân thay đổi dần tập quán canh tác cũ, có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ trong canh tác, chăn nuôi. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông tại cơ sở vẫn gặp không ít những khó khăn xuất phát từ các yếu tố như trình độ canh tác lạc hậu, thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất.v.v. Chính vì vậy, với trách nhiệm là đơn vị được huyện giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các mô hình điểm, trạm khuyến nông, khuyến ngư huyện đã xây dựng kế hoạch và đề ra nhiều giải pháp cụ thể, như: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất của trạm đặc biệt là khu chuồng nuôi, vườn ươm cây giống; Từng bước nẫng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, kỹ thuật của trạm để thự hiện hiệu quả các mô hình tại trạm và tại cơ
  27. 19 sở; Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy chính quyền địa phương nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ khuyến nông cơ sở. Từ đó, có căn cứ để xây dựng các mô hình khuyến nông đưa các giống, cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của từng xã, thị trấn trên địa bàn huyện; Khi xây dựng các mô hình đề cao tính hiệu quả và mức độ nhân rộng của các mô hình khuyến nông, khuyến ngư Có thể nói, dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác khuyến nông đã góp phần đáng kể trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Từ đó, hình thành nhiều mô hình kinh tế mới giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội địa phương. Chính vì vậy, sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy chính quyền địa phương, sự phối hợp hỗ trợ của các phòng chuyên môn trong việc tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện và nhân rộng các mô hình tại cơ sở sẽ là động lực quan trọng để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác khuyến nông. [11] * Kinh nghiệm ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên Trong quá trình thực hiện mô hình, mặc dù thời tiết diễn biến bất thường, nắng nóng kéo dài từ khi xuống giống tới khi thu hoạch, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Tuy nhiên, sau 4 tháng triển khai, mô hình đã cho thu hoạch đạt năng suất 85tạ/ha, cao hơn so với diện tích ngoài mô hình từ 40 - 50tạ/ha; lợi nhuận của mô hình tăng gần 4 triệu đồng so với diện tích sản xuất ngoài mô hình. Chị Mùa Thị Dính, bản Rạng Ðông chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi trồng giống ngô địa phương, không bón phân, phun thuốc trừ sâu nên thu được ít ngô lắm. Khi tham gia mô hình, được cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn sử dụng giống ngô lai nên thu được nhiều ngô hơn”.
  28. 20 Ngoài trồng trọt, các mô hình chăn nuôi gà, cá cũng được trạm KN - KN huyện triển khai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi gà an toàn sinh học (gà Lương phượng) tại xã Chiềng Ðông sau hơn 1 năm thực hiện đã mang lại niềm vui cho người chăn nuôi, đến nay được người dân và chính quyền địa phương nhân rộng. Trước khi nuôi gà, người dân được cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn làm chuồng nuôi, xử lý phun hóa chất khử trùng khu vực nuôi thả, cách chăm sóc con giống. Nuôi gà Lương phượng theo mô hình tuy chi phí cao nhưng lợi nhuận cao hơn nhiều lần so với phương pháp nuôi truyền thống. Sau 6 tháng nuôi, tỷ lệ gà sống đạt trên 90% (cao hơn 30% so với gà nuôi ngoài mô hình). Mỗi con gà giống giá 22.000 đồng, thức ăn trong 6 tháng là 85.000 đồng (4,5kg); trừ chi phí thuốc tiêm phòng, công chăm sóc gà thương phẩm đạt từ 3 - 3,2kg/con, giá bán trên thị trường hiện nay 90.000 đồng/kg, người dân sẽ thu về từ 70.000 - 90.000 đồng tiền lãi/con. Nuôi theo hình thức thả vườn, gà vận động nhiều nên thịt chắc, chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tại xã Chiềng Ðông, mô hình nuôi gà an toàn sinh học được đa số người dân áp dụng, nhiều gia đình đã thoát nghèo Ông Trang Ðức Dũng, Trạm trưởng trạm KN - KN huyện Tuần Giáo, cho biết: Hiệu quả của những mô hình khuyến nông không chỉ bằng số tiền lãi thu về mà còn giúp nông dân tiếp cận, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa những cây, con có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đồng thời bổ sung cơ cấu cây giống, thâm canh tăng vụ tại địa phương. Ðây cũng là điều kiện tiên quyết trong quá trình chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp huyện theo hướng thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nông dân. Nhiều mô hình đang được nhân rộng trên địa bàn và giúp người dân làm giàu trên mảnh đất của mình. Thời gian tới, đơn vị hướng tới việc liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp để tìm đầu ra
  29. 21 ổn định cho các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi, đảm bảo các mô hình hiệu quả tiếp tục được nhân rộng, tránh tình trạng sau khi mô hình kết thúc thì người dân cũng bỏ. [13] 2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương Kinh nghiệm là một quá trình học hỏi và tích lũy trong quá trình công tác và tiếp xúc với những người sản xuất và mỗi một cán bộ khuyến nông có những kinh nghiệm, trình độ, các tiếp cận và triển khai các chính sách, KHKT, kinh nghiệm tới người nông dân là khác nhau. Do vậy qua tìm hiểu về kinh nghiệm trong công tác khuyến nông - nông nghiệp của một số địa phương thì em rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác của một số địa phương như sau: - Thứ nhất: Cần phải tuyển dụng những người cán bộ khuyến nông nghiệp trẻ, có sức khỏe tốt, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo, tâm huyết, yêu nghề luôn vì sự phát triển của nhân dân mà phục vụ, sẵn sàng gắn bó với những người nông dân. - Thứ hai: Những việc làm cần phải thực tế hơn là lý thuyết đó chính là đưa ra các mô hình sản xuất, chăn nuôi phù hợp với nhu cầu của người dân và địa phương. - Thứ ba: Cán bộ khuyến nông phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân tiếp cận các nguồn vốn tín dụng nông thôn để phát triển sản xuất - Thứ tư: Cần phải có sự phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương để công tác triển khai các chương trình thực hiện đạt hiệu quả cao. - Thứ năm: Phải thành lập Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp để kiểm tra giám sát tình hình sản xuất của người nông dân - Thứ sáu: Đưa ra các chính sách để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi sao cho hiểu quả, tận dụng được đất đai một cách hợp lý.
  30. 22  Với những kinh nghiệm rút ra trên sẽ là kinh nghiệm mới cho các cán bộ thế hệ trẻ đi sau học hỏi và là cơ sở để đánh giá về năng lực công tác của người cán bộ khuyến nông viên cấp xã.
  31. 23 Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý - Xã Huổi Lèng là xã miền núi nằm ở phía Đông Bắc của huyện Mường Chà, có Quốc lộ 12 đi qua với tổng chiều dài là 11 km, cách thị trấn Mường Chà 20 km và cách thành phố Điện Biên 75 km với tổng diện tích đất tự nhiên 10.828,74 ha, có vị trí tiếp giáp như sau: + Phía Đông giáp với xã Hừa Ngài và xã Huổi Mí; + Phía Tây giáp với xã Chà Tở huyện Nậm Pồ; + Phía Nam giáp với xã Ma Thì Hồ và xã Sa Lông; + Phía Bắc giáp với xã Mường Tùng. Tháng 11/ 2018 xã Huổi Lèng có 571 hộ gồm 3.158 nhân khẩu phân bố trên 07 thôn bản gồm: Huổi Toóng 1, Huổi Toóng 2, Trung Dình, Huổi Lèng, Ma Lù Thàng, Nậm Chua và bản Ca Dính Nhè. 3.1.1.2. Địa hình, Địa mạo Địa hình của xã chủ yếu là dạng địa hình đồi núi, nghiêng dần theo hướng Bắc xuống Nam. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến và chiến phần lớn diện tích đất tự nhiên của xã, xem kẽ có những thung lũng hẹp và đồi nhỏ thuận lợi cho việc quần cư của các bản và hoạt động sản xuất nông nghiệp.
  32. 24 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 của xã Huổi Lèng Thứ Diện tích Cơ cấu Chỉ tiêu Mã tự (ha) (%) (1) (2) (3) (4) (5) DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 10828.74 100 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 5848.98 54.01 1.1 Đất lúa nước LUA 75.63 0.7 1.2 Đất trồng lúa nương LUN 288.02 2.66 1.3 Đất trông cây hàng năm còn lại HNK 237 2.19 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 10 0.09 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 1616.23 14.93 1.6 Đất rừng phòng hộ RPH 3621.9 33.45 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 0.2 0 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP PNN 98.2 0.91 2.1 Đất trụ sở cơ quan, CT sự nghiệp CTS 0.2 0 2.2 Đất quốc phòng CQP 1.2 0.01 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0.06 0 2.6 Đất sông, suối SON 14.48 0.13 2.7 Đất phát triển hạ tầng DHT 62.41 0.58 2.8 + Đất giao thông DGT 40.01 0.37 2.9 + Đất thủy lợi DTL 3.1 0.03 2.10 + Đất công trình năng lượng DNL 15.27 0.14 2.11 + Đất công trình BC viễn thông DBV 1.05 0.01 2.12 + Đất cơ sở y tế DYT 0.21 0 2.13 + Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 2.47 0.02 2.14 Đất ở tại nông thôn ONT 15 0.14 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG CSD 4816.72 44.48 4 ĐẤT KHU DÂN CƯ NÔNG DNT 64.84 0.6 THÔN (Nguồn: Phòng TN&MT huyện Mường Chà) Qua bảng trên ta thấy rằng diện tích đất tự nhiên của xã Huổi Lèng năm 2017 là 10.828,74 ha. Trong đó - Đất nông nghiệp là: 5848.98 ha, chiếm 54.02% diện tích tự nhiên. - Phi nông nghiệp là: 98,2 ha, chiếm 0,91% diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng là: 4816.72 ha, chiếm 44.48% diện tích tự nhiên. - Đất khu dân cư nông thôn là: 64.84 ha, chiếm 0.6% diện tích tự nhiên. * Diện tích đất đai phân theo đối tượng sử dụng và quản lý.
  33. 25 - Đối tượng sử dụng: Đối tượng sử dụng đất trên địa bàn xã gồm: Hộ gia đình cá nhân, UBND cấp xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác. Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2017 là 10.828,74 ha. Trong đó + Diện tích đất theo đối tượng sử dụng: 3.025,68 ha chiếm 27,94% diện tích tự nhiên. Cụ thể: Hộ gia đình cá nhân sử dụng: 3.004,20 ha chiếm 27,74% diện tích tự nhiên. Uỷ ban nhân dân xã sử dụng: 2,20 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên. Tổ chức kinh tế sử dụng: 16,92 ha chiếm 0,16% diện tích tự nhiên. Cơ quan đơn vị của nhà nước: 2,30 ha chiếm 0,02% diện tích tự nhiên. - Đối tượng quản lý: + Diện tích đất theo đối tượng được giao để quản lý: 7.803,06 ha chiếm 72,06% diện tích tự nhiên. Trong đó Diện tích do UBND xã quản lý là: 7.793,20 ha, chiếm 71,97% diện tích tự nhiên. Diện tích do tổ chức khác là: 9,77 ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên. 3.1.1.3. Khí hậu Khí hậu xã Huổi Lèng nói riêng và huyện Mường Chà nói chung là khí hậu nhiệt đới, gió mùa vùng cao, mùa Đông lạnh, mưa ít, mùa hè nóng mưa nhiều. 3.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước Hệ thống thủy văn trên địa bàn xã chịu sự chi phối của các suối chính trên địa bàn xã là suối Nậm Lay và suối Sa Lương, suối Hầu Di Thàng. Suối Sa Lương là danh giới giữa xã Mùng Tùng và xã Huổi Lèng. Ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ, khe nhỏ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân 3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
  34. 26 Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 10.828,74 ha. Trên địa bàn xã có các nhóm đất chính sau: Đất nâu đỏ trên đá Macma bazơ và trung tính: Đây là loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, hàm lượng mùn khá, rất thích hợp với trồng ngô, cây công nghiệp, cây ăn quả. Song do phân phối ở những vị trí: sườn núi cao, độ dốc lớn nên sản xuất nông nghiệp bị hạn chế, chỉ khoản 14% diện tích loại đất này phân bố ở những nơi có địa hình dốc thoải có thể khai thác sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Đất đỏ vàng trên sét và đá biến chất: Đây là loại đất có cấu trúc khá, thành phần cơ giới thịt trung bình - nặng, càng xuống sâu tỷ lệ sét càng cao. Mức độ feralit từ trung bình đến mạnh và có xu hướng giảm dần theo độ cao. Phản ứng của đất chua toàn phẫu diện. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá, giảm nhanh xuống các tầng dưới. Loại đất này cần được sử dụng hợp lý để phát triển nông, lâm nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có một số loại đất: Đất mùn vàng nhạt trên núi cao và đất đỏ vàng trên đá Macman axit. b. Tài nguyên nước Nước mặt: Nguồn nước mặt của xã chủ yếu được cung cấp bởi hệ thống suối, các khe nhỏ trên địa bàn. Tuy nhiên chế độ nước phụ thuộc theo mùa, về mùa khô việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn. Nước ngầm: nguồn nước ngầm chủ yếu trong các khe núi đá rạng Caster, các mạch nước được hình thành do bị đứt gãy của các tầng địa chất và nước mưa ngấm qua quá trình thẩm thấu nước trên bền mặt, nhiều mạch nước ngầm đã được nhân dân khai thác và đưa vào sử dụng, lưu lượng dao động mạnh theo mùa.
  35. 27 c. Tài nguyên rừng Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2017 diện tích đất lâm nghiệp của xã là 5238,13 ha chiếm 89,56% đất nông nghiệp và 48,37% diện tích tự nhiên. Trong đó: Rừng sản xuất là 1.616,23 ha chiến 27,63% đất nông nghiệp; Rừng phòng hộ là 3.621,9 ha chiến 61.92% đất nông nghiệp. Phần lớn rừng hiện nay thuộc loại rừng có tác dụng phòng hộ với một số loại gỗ có giá trị kinh tế như: Chò, lim, lát, nghiến còn lại ít. Ngoài các loại hình cây bụi, cây gỗ rải rác, các trảng cỏ cao nhiệt đới núi thấp và á nhiệt đới trung bình, các loại cây đặc sản như cánh kiến, tre, nứa, Động vật rừng còn ít, chủ yếu là lợn rừng, nai, hoẵng, khỉ. Cùng với việc mất rừng do khai thác bừa bãi, săn bắt thú rừng của người dân là nguyên nhân của sự suy giảm nhanh tới mức báo động các lâm sản và động vật hoang giã, dẫn đến mất cân bằng sinh thái, xói mòn, lũ quét gây sụt lở, thiệt hại lớn vào mùa mưa và thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô. d. Tài nguyên nhân văn Trên địa bàn xã có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống: Dân tộc mông chiếm 89%; dân tộc Kinh chiến 4%; dân tộc hoa là 7 %. Trong đó dân tộc mông chiến tỷ lệ cao nhất. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc trưng riêng gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Những nét văn hóa truyền thống của từng dân tộc như: phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè, cùng với những văn hóa ẩm thực mang đậm nét vùng Tây Bắc. 3.1.1.6. Môi trường Huổi Lèng là xã vùng cao với cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông – lâm - ngư nghiệp. Môi trường của xã là tốt. Tuy nhiên một số năm gần đây, do việc phát triển sản xuất, sử dụng ngày càng nhiều chất hóa học như phân bón,
  36. 28 thuốc trừ sâu cùng chất thải từ chăn nuôi, sinh hoạt nên phần nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường. 3.1.2. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội Hiện tại, nền kinh tế của xã Huổi Lèng phần lớn chỉ dựa vào sản xuất Nông - lâm nghiệp với quy mô nhỏ chủ yếu là kinh tế hộ gia đình tự cung tự cấp. 3.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế a. Sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi  Nông nghiệp Phát triển kinh tế là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, căn cứ vào báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2018 của UBND xã Huổi Lèng thì xã đã đạt được những kết quả về kinh tế như sau: Bảng 3.2: Diện tích gieo trồng cây hàng năm của xã Huổi Lèng qua 3 năm (2015 – 2017) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Cây Diện Năng Sản Diện Năng Sản Diện Năng Sản tích suất lượng tích suất lượng tích suất lượng trồng (ha) (tạ/ha) (tấn (ha) (tạ/ha) (tấn (ha) (tạ/ha) (tấn 1.Cây 150 45 611,2 152 40 605,2 174 46 688,8 lúa mùa 2.Cây lúa 110 13 143,0 110 13 143,0 112 13,5 151,2 nương 3. Cây 300 18 540,0 300 18 540,0 280 18,4 515,2 ngô 4. Cây đậu 38 10 6,5 28,8 10 28,8 20 10 20 tương 5.Cây 6,5 10 6,5 7,0 10 7,0 8,3 10 6,3 lạc (Nguồn: Văn phòng – Thống kê xã Huổi Lèng)
  37. 29 Qua bảng trên cho thấy diện tích gieo trồng cây hàng năm qua 3 năm 2015-2017 đều tăng: Trong đó diện tích tăng từ 260 ha lên 286 ha, năng suất tăng từ 58 tạ/ha lên 59,5 tạ/ha và sản lượng là 754,2 tấn lên 840,0 tấn. Tuy nhiên trong giai đoạn 2015 - 2016 năng suất và sản lượng có xu hướng giảm mạnh từ 45 tạ/ha xuống còn 40 tạ/ha đối với năng suất và 611,2 tấn xuống 605,2 tấn. Đối với cây ngô năm suất và sản lượng luôn giữ ổn định từ 18 tạ/ha với sản lượng là 540,0 tấn. Đến năm 2017 sản lượng ngô có xu hướng giảm từ 540 tấn xuống 515,2 tấn, do giảm diện tích gieo trồng 20 ha. Cuối cùng là năng suất và sản lượng cây đậu tương, cây lạc có xu hướng tăng nhưng tăng không đều giữa các năm cụ thể sản lượng cây lạc năm 2017 là giảm 0,2 tấn so với năm 2015 và 0,7 tấn năm 2016. Cây đậu tương mặc dù giảm diện tích gieo trồng từ 38 ha năm 2015 xuống 20 ha năm 2017 nhưng năm suất và sản lượng vẫn luôn ổn đinh và có xu hướng tăng từ 6,5 tấn lên 20 tấn, tăng mạnh nhất là năm 2016 với sản lượng là 28,8 tấn.  Lâm nghiệp: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật bảo vệ rừng, phòng chống, chữa cháy rừng quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số: 25/QĐ- UBND ngày 12/01/2015 của Ủy ban nhân dân huyện Mường Chà, về việc phê duyệt danh sách các chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, thực hiện giao 4.023,33 ha, rừng sản xuất, rừng phòng hộ cho 7/7 thôn bản. Trong đó: Rừng sản xuất 3.192,15 ha; rừng phòng hộ 831,18 ha. Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng, kiên quyết ngăn chăn tình trạng đốt rừng, chặt phá rừng làm nương rẫy, đảm bảo tỷ lệ độ che phủ rừng 45%.
  38. 30  Công tác chăn nuôi, thú y  Về chăn nuôi: Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm 11 tháng đầu năm nói chung ổn định, không có dịch bệnh xảy ra, số lượng gia súc gia cầm tính đến cuối tháng 11/2018 như sau: Bảng 3.3 Hiện trạng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại xã Huổi Lèng năm 2017 Hiện có Kế hoạch Tỷ lệ đạt kế hoạch Chỉ tiêu (con) (con) (%) Trâu 1545 1580 97,7 Bò 843 439 192,0 Dê 300 400 75 Lợn 2197 2250 97,6 Gia cầm 11230 12110 92,7 (Nguồn: Văn phòng – Thống kê xã Huổi Lèng năm 2018) Nhìn chung, số lượng gia súc gia cầm 11 tháng đầu năm đã đạt được 85% so với kế hoạch đầu năm. Số lượng gia cầm, lợn, dê tăng lên so với năm 2016 và chăn nuôi có số lượng đàn trâu, bò có chiều hướng tăng so với năm 2016 trong đó bò tăng so với mức kế hoạch là 404 con chiến 192,0% so với chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.  Công tác thú y: Trong 9 tháng đầu năm 2018 đàn gia súc đang phát triển tốt, chưa có dịch bệnh xảy ra ở gia súc. UBND xã đã chỉ đạo thú y xã làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân trú trọng tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc vào thời điểm cuối tháng 3 - 6/2018, đến nay đã tiêm xong 1.600 con trâu, bò; 1.400 con lợn, đang tiếp tục tiêm phòng đợt 2 cho đàn gia súc và phum thuốc khử trùng cho đàn gia súc, gia cầm, đến thời điểm này không dịch bệnh xảy ra lớn ở gia súc, tuy nhiên trong tháng 4-5/2018 đàn gia súc vẫn xảy ra dịch bệnh lở mồm long móng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của gia súc.
  39. 31  Thủy sản: Kế hoạch giao 1,5 ha, ước thực hiện 1,7 ha đạt 113,3% kế hoạch, tăng 0,7 ha so với cùng kỳ 2017, sản lượng 1,2 tấn, đạt 52,2 % b. Công tác khuyến nông, khuyến ngư Đầu năm 2018 trạm khuyến nông cấp phát giống như sau: - Ngô lai 885 là: 405 kg - Giống lúa 838 là: 522 kg - Các loại giống cây trồng được cấp trên, UBND xã đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn cấp phát kịp thời cho nhân dân, để đảm bảo gieo trồng đúng thời vụ, đạt năng suất, chất lượng cho cây trồng. Trong 9 tháng đầu năm 2018 Khuyến nông xã đã mở 01 lớp trồng trọt với trên 35 người tham gia về quản lý rừng trên cây thân lúa. - Địa điểm tại Huổi Toóng I, Huổi Toóng II Trung Dình. -Tháng 11/2018 khuyến nông xã thực hiện chương trình dự án 135 và nông thôn mới phát cho các hộ gia đình với tổng số 22 con trâu, trong đó 14 hộ 135 với 7 con trâu chia nhau nuôi còn lại là nông thôn mới. c. Công tác tư pháp, quản lý địa giới hàng chính, cải cách hành chính, xây dựng chính quyền  Công tác tư pháp: - Chỉ đạo thực hiện công tác quản lý hộ tích, trong 9 tháng đầu năm 2018, toàn xã đăng ký khai sinh: 234 trường họp; đăng ký khai tử: 10 trường hợp; đăng ký kết hôn: 44 cặp; Xác nhận tình trạng hôn nhân 25. - Tiếp nhận đơn hòa giải về hôn nhân gia đình 4 vụ, dân sự 5 vụ. Trong đó hôn nhân gia đình hòa giải thành 2 vụ còn 1 vụ chuyển lên cơ quan cấp trên giải quyết. * Quản lý địa giới hàng chính và công tác hòa giải tranh chấp đất nương: - Công tác quản lý địa giới hành chính được thực hiện tốt, tuân thủ theo đúng quy định của Nhà nước. Các vụ tranh chấp được hòa giải dứt điểm,
  40. 32 không để tồn động kéo dài. Tổ chức tiếp nhận đơn thư khiếu nại về tranh chấp đất đai 8 vụ (hòa giải thành 7 vụ; còn lại 1 vụ hòa giải không thành đang trong thời gian hòa giải).  Công tác xây dựng chính quyền, cải cách hành chính: - Uỷ ban nhân dân xã tập trung chỉ đạo các công chức chuyên môn được phân công làm đầu mối tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công quản lý, áp dụng cơ chế một cửa liên thông trên các lĩnh vực theo quy định của chính Phủ.  Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách trong năm 2018 - Thu từ lệ phí công chứng ước thực hiện trong năm là: 21.000.000 đồng . - Thu xử phạt hành chính 9.000.000 đồng . -Thu Chi cục thuế chuyển sang: 20.460.000 đồng, tổng thu trên địa bàn là: 39.423.000 đồng, đạt 200% kế hoạch. * Thu từ ngân sách cấp trên 6 tháng đầu năm 2018: - Dự toán giao đầu năm là: 5.771.000.000 đồng, ước thực hiện thu trong năm là: 5.771.000.000 đồng . - Thu chuyển nguồn năm trước sang : 38.121.011 đồng. + Phần chi: Ước thực hiện chi trong năm 2018, dự toán giao đầu năm là 5.771.000.000 đồng, ước thực hiện chi 5.686.000.000 đồng . d. Về công tác xây dựng nông thôn mới: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường bê tông giai đoạn 2017 – 2018 Bản Ca Dính Nhè, xã Huổi Lèng, tổng mức đầu tư là 2 tỷ đồng. Trong đó nhà nước hỗ trợ 1 tỷ 399 triệu 532 nghìn đồng, nhân dân đóng góp 600 triệu 467 nghìn đồng, tổng chiều dài đường bê tông là: 2,8 km; bề rộng bê tông Bn = 1,5m. - Công trình khởi công ngày 09 tháng 10 năm 2017. - Hoàn thành: 30/10/2018.
  41. 33 - Khối lượng của công việc xây dựng đã hoàn thành 2.574 m, chưa làm được 226 m vì vướng vào đất của nhà dân không thi công tiếp được.UBND xã đã báo vể phòng kinh tế hạ tầng huyện, giúp xã kiểm tra kỹ thuật, chất lượng công trình để tiến hành nghiêm thu đưa vào sử dụng.  Công tác phòng chống lũ bão năm 2018. - Chỉ đạo công tác phòng chống lũ bão của xã, bản , kiểm tra các điểm dân cư nằm trong vùng lũ quyết, sạt lợ đất. Xây dựng phương án sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực có nguy cơ cao về thiên tai, sạt lở đất.Trong thời gian mùa mưa lũ năm 2018 UBND xã đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động di rời 1 hộ dân Sùng Trùng Sính bản Nậm Chua đến nơi an toàn,được UBND huyện hỗ trợ 20.000.000 đồng, UBMTTQ huyện hỗ trợ 15.000.000 đồng, cộng =35.000.000 đồng - Công tác phòng chống thiên tai đầu năm 2018, trong tháng 3 năm 2018 UBND xã đã tuyên truyền vận động di dời 1 hộ dân Hồ Páo Dế bản Huổi Toóng II đến nơi an toàn, được UBMTTQ hỗ trợ 15.000.000 đồng.Tháng 7/2018 di dời 01 hộ dân Cháng A Dế đã có quyết định hỗ trợ 20.000.000 đồng của UBND huyện. 3.1.2.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội a. Dân số và lao động: Tình hình dân số và lao động được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.4. Hiện trạng tình hình dân số và lao động năm 2017 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số Lượng 1 Tổng số hộ Hộ 571 2 Tổng số nhân khẩu Người 3.158 3 Tổng số lao động Người 1.730 4 Mật độ dân số Người/ km2 15 5 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên %/năm 1.43 (Nguồn: Trạm y tế xã Huổi Lèng năm 2018)
  42. 34 Theo số liệu thống kê, tháng 9 năm 2018 dân số xã có 3.094 người, 571 hộ và gồm các dân tộc Mông, Kinh và dân tộc Hoa cùng sinh sống, phân bố trên 07 bản mật độ dân số 15 người/km2 thấp thứ hai sau xã Hừa Ngài. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã là 1,43%/năm. b. Về y tế Năm 2017 trạm y tế xã có 01 bác sỹ, 02 y sỹ, 03 y tá, 01 hộ lý, 01 dược và 07 cộng tác viên y tế thôn bản. - Khám chữa bệnh tại phòng khám khu vực xã Huổi Lèng, cán bộ y tế đã đươc duy trì thường xuyên khám chữa bệnh, cấp phát thuốc và điều trị nội trú, ngoại trú cho bệnh nhân, tổng số phòng điều trị 03 phòng, số giường bệnh nhân 13 giường. Tổng số lần khám chữa bệnh 3.974/5000 lần, đạt 79,48 % kế hoạch , điều trị nội trú 09/50 người bệnh, đạt 1,80%, điều trị ngoại trú: 236/40 người, đạt 590 % kế hoạch, kê đơn 2.140, chuyển tuyến 21 người bệnh. - Trạm y tế xã thường xuyên duy trì hoạt động giao ban hàng tháng với y tá bản nắm tình hình kiểm tra dịch bệnh cunh cấp thông tin kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra. - Năm 2018, tiêm chủng trẻ em dưới 01 tuổi là:74/102 trẻ, đạt 72,5 % ; - Trẻ em được tiêm não mũi 1 + mũi 2 là : 72/102 trẻ, đạt 70,5 % ; - Não mũi 3 la: 75/88 trẻ,đạt 85,2 % - phụ nữ khám thai định kỳ hàng tháng 162/340 lần/98 bà mẹ có thai, đạt 47,6 % ; -Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng 15,3 % ; -Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao 35,48 % ; - Tỷ sinh con thứ ba còn ở mưc cao 18,09 % ; - Công tác dân số - Kế hoạch hóa gia đình, ban dân số xã đã thường xuyên tuyên truyền vận động các cặp vợ chồng thực hiện các biển pháp tránh thai, hạn chế sinh con thứ 3, tuyên truyền rộng rãi và quan tâm đến vùng sâu,
  43. 35 vùng xa để các cặp vợ chồng tự nguyện đăng ký thực hiện các biện pháp tránh thai. c. Về giáo dục Bước vào năm học mới 2018 – 2019 UBND xã tiếp tục chỉ đạo các trường thường xuyên quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước đối với giáo dục – đào tạo; đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua học tốt; huy động trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi ra lớp đạt 100 %; Tiểu học: tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 01 đạt 100 %; tre từ 11 – 14 tuổi ra lớp THSC đạt 99,7 %. d. Về công tác thực hiện chế độ chính sách Thực hiện đầy đủ và đúng quy định đối với người có công và các gia đình chính sách, gia đình hộ nghèo trong dịp tết, UBND xã đã phối hợp với UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân chuyển các loại quà tết của cấp trên và các tổ chức khác đến đối tượng trên địa bàn xã: - Quà chủ tịch nước chúc tết Nguyên đán 2018, 02 gia đình liệt sỹ mỗi hộ 200.000 đồng; Phòng LĐTB-XH kèm theo chủ tịch nước 200.000 đ/ hộ, mỗi hộ 400.000 đồng. - Phòng lao động thương binh xã hội huyện hỗ trợ gạo cứu đói cho những hộ không có khả năng tổ chức tết Nguyên đán 2018 là: 28 hộ = 97 nhân khẩu, 15 kg/ khẩu = 1.455 kg. - Hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt cho nhân dân đầu năm 2018 là: 121 hộ = 7687 khẩu, 15 kg/ khẩu x 3 tháng = 10.300 kg . Phòng dân tộc cấp muối I ốt, bột canh i ốt cho hộ nghèo, muối I ốt cấp phát 1.133 nhân khẩu = 5.608,91 kg, bột canh i ốt cấp 848 nhân khẩu = 1.057,39 kg. - Ủy ban nhân huyện Mường chà tăng 10 xuất quà cho 10 hộ nghèo , tại 03 bản Huổi Toóng I, II, Trung Dình, mỗi xuất 500.000 đồng .
  44. 36 - Ban nội chính tỉnh Điện Biên tặng 30 xuất quà cho 30 hộ nghèo tại 03 bản Huổi Toóng I, II, Trung Dình, mỗi xuất 300.000 đồng, 04 xuất quà đặc biệt cho 02 gia đình liệt sĩ và 02 hộ nghèo đặc biệt khó khăn . e. Về văn hóa, thể dục thể thao - Tăng cường quản lý về văn hoá, dịch vụ văn hoá đẩy mạnh phong trào “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” xây dựng gia đình văn hoá mới thực hiện xây dựng hương ước và quy ước theo quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội chú trọng nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất trong các trường học. - Phong trào TDTT xã vẫn duy trì tập luyện những môn thế mạnh như: bắn nỏ, tù lu, cầu lông. Thường xuyên tổ chức các giải đấu vào dịp lễ tết nhằm nâng cao sức khỏe, tinh thần thể dục thể thao, gắn tình đoàn kết. f. Công tác giảm nghèo và công tác “TDĐKXDNTM, ĐTVM” Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và các chính sách ưu đãi người có công, bảo trợ xã hội đúng đối tượng, kịp thời tham hỏi (02 gia đình có công với cách mạng, bảo trợ xã hội cho 41 người) Ngay từ đầu năm UBND xã đã phối hợp với UBMTTQ và các đoàn thể nhân dân tổ chức Hội nghị lồng ghép triển khai, quán triệt công tác giảm nghèo, công tác thực hiện cuộc vận động “TDĐKXDNTM, ĐTVM” đối với cơ sở thôn bản thực hiện được các chỉ tiêu năm 2017. - Số hộ nghèo giảm còn 391 hộ, chiếm 71,61 %; - Số trẻ em từ 3-5 tuổi đến lớp đạt 100 %; - Số thôn/làng/ bản đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 6 bản = 85,71%; - Số hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hóa 401 hộ = 72,51%; - Tỷ lệ số hộ được dùng điện 75,8 %; - Tỷ lệ số hộ có hố tiêu hợp vệ sinh 23,8 %;
  45. 37 Các thôn bản đã rà soát được 78 hộ dự kiến thoát nghèo, để tập trung cho hỗ trợ phát triển kinh tế. 3.1.2.3. Lĩnh vực an ninh quốc phòng a. Về tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội Tình hình an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được đảm bảo, tăng cường các biện pháp quản lý hành chính về TTATXH, quản lý chặt chẽ nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng, làm tốt công tác quản lý dân di cư tự do.Nhưng xã vẫn còn còn tiền ẩn nhiều yếu tố phức tạp như; hoạt động tuyên truyền đạo trái pháp luật 36 hộ = 187 nhân khẩu. Trật tự xã hội cơ bản ổn định, hoạt động của các lọai tội phạm và tệ nạn xã hội được kiềm chế, tuy nhiên một số loại tội phạm vẫn còn diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, xử lý 04 trường hợp vi phạm hình chính về ANTT, nghiện ma túy 23 đối tượng. Công an xã tham mưu UBND xã xây dựng kế hoạch, phân công cán bộ xuống thôn bản triển khai lấy phiếu thu thập thông tin về dân cư, đã thu thập xong 7/7 bản. Công tác an ninh chính trị TTATXH trong 9 tháng đầu năm cơ bản được giữ vững, UBND xã đã chỉ đạo lực lượng quân sự, công an phối hợp với các ngành đoàn thể thường xuyên tăng cường cán bộ thôn bản vận động nhân dân chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, ổn định sản xuất, xóa đói giảm nghèo, không di cư tự do đồng thời giải quyết tốt các vụ việc bức xúc, phức tạp liên quan đến ANTT ngay tại cơ sở, không để đột xuất bất ngờ xảy ra. b. Công tác quốc phòng -Trong năm 2018 đã duy trì nghiêm chế độ khám tuyển nghĩa vụ quân sự, xã có 07 công dân đủ tiêu chuẩn tham gia nhập ngũ đạt 100% kế hoạch.
  46. 38 - Thường xuyên xây dựng củng cố lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, duy trì nghiêm chế độ sinh hoạt, học tập, chấp hành nghiêm kỷ luật quân sự, pháp luật của nhà nước; Làm tốt công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ; Đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch giao đạt 100%. 3.1.2.4. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập Với sự hình thành và phát triển trong nhiều năm qua xã Huổi Lèng luôn quan tâm chỉ đạo, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực đã đạt được những thành tựu to lớn như: - Được UBND tỉnh Điện Biên tặng cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ANTT năm 2016. - Bộ trưởng bộ công an tặng bằng khen cán bộ và nhân dân xã Huổi Lèng đã hoàn thành xuất sắc chương trình bảo vệ ANTQ Năm 2016. - Bằng khen của Hội nông dân tỉnh đối với cán bộ nông dân trong chương trình phối hợp phòng chống tội phạn và công an năm 2016. - Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên tặng bằng khen nhân dân và cán bộ UBND xã Huổi Lèng “ Đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ “ năm 2014. - UBND huyện Mường Chà tặng giấy khen đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2015. - Giám đốc công an tỉnh tặng bằng khen cán bộ và nhân dân xã Huổi Lèng đã hoàn thành xuất sắc chương trình ANTT năm 2012. - UBND huyện Mường Chà tặng giấy khen đã có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2011. - UBND huyện Mường Chà tặng giấy khen lực lượng dân quân xã Huổi Lèng đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua quyết thắng của LLVT huyện Mường Chà.
  47. 39 - UBND huyện Mường Chà tặng giấy khen nhân dân và cán bộ xã Huổi Lèng đã có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện các chỉ tiêu chính trị - KTXH - ANQP năm 20012. - Hằng năm Công an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên. 3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập * Những thuận lợi - Luôn được các cán bộ trong UBND xã quan tâm và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện một số công việc được giao. Đặc biệt, em luôn được cán bộ khuyến nông viên xã nhiệt tình giúp đỡ, luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em từng bước làm quen với công việc mới. - Được các phòng ban cung cấp những thông tin, tài liệu, số liệu để phục vụ trong công việc thực tế và làm báo cáo thực tập. - Được gặp và học hỏi kinh nghiệm từ các lãnh đạo ở Trạm khuyến nông huyện lên các bản để khảo sát tình hình phát triển sản xuất và phát triển các mô hình. * Những khó khăn trở ngại trong công việc Bên cạnh những thuận lợi trên thì trong quá trình thực hiện các công việc được giao bước đầu còn nhiều khó khăn như: - Do môi trường làm việc còn mới mẻ nên chưa thích ứng được với công việc ngay, còn lúng túng, rụt rè. - Trình độ chuyên môn còn hạn chế: Chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa nắm rõ được toàn bộ tình hình của toàn thể nhân dân vì địa phương có diện tích rộng và dàn trải. - Do trình độ dân trí của người dân còn thấp chưa nhận thức đúng và đầy đủ về các chính sách của nhà nước nên việc tuyên truyền còn gặp nhiều khó khăn.
  48. 40 - Về đường giao thông và việc đi lại ở địa phương, ở cơ sở thôn bản còn nhiều khó khăn vì vị trí địa lý của địa phương không thuận lợi, đường đến các trung tâm bản chưa được rải cấp phối. 3.2. Tóm tắt kết quả thực tập 3.2.1. Mô tả nội dung thực tập Sau khi đến UBND xã Huổi Lèng thực tập tốt nghiệp tôi đã được Ủy ban nhân dân xã phân về thực tập tại khuyến nông xã dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cán bộ KNV xã là anh Hồ A Tàng và anh Hạng A Cáng phụ trách về lĩnh vực nông lâm nghiệp của xã. Những ngày đầu ở cơ sở thực tập do chưa làm quen được ngay với công việc của cơ sở nên những công việc đầu tiên em tiến hành làm là đi quan sát và thâm nhập cộng đồng, tìm hiểu về những phong tục, tập quán, các hoạt động sản xuất nơi đây. Sau khi đã quen dần với những công việc trong Ủy ban thì em đã bắt đầu được phân cho làm những công việc cụ thể hơn cũng có phần khó khăn hơn và trong suốt 4 năm học tập ở trường cũng như ở nhà em chưa từng làm những công việc cụ thể đó là: - Nội dung thứ nhất: Cùng cán bộ khuyến nông xã và cán bộ khuyến nông huyện tham gia vào bản kiểm tra về sự phát triển của cây táo mèo tại bản Ma Lù Thàng, bản Huổi Lèng. - Nội dung thứ hai: Cùng cán bộ xã đi đo đặc mà trận mưa lũ 28/8/2018 đã gây ra lũ quyết ruộng của bà con. - Nội dung thứ ba: Thăm quan và kiểm tra các mô hình sản xuất trên địa bàn xã. - Nội dung thứ tư: Lập bảng biểu cập nhật thông tin số liệu bảng Exel về danh sách đăng ký giống bò sinh sản và đánh máy danh sách các hộ đăng ký cây trồng năm 2018. - Nội dung thứ năm: Nghiên cứu và đọc tài liệu; - Nội dung thứ sáu: Tham gia các hoạt động xã hội;
  49. 41 - Tham gia tổ chức Đại hội TDTT đoàn thanh niêm UBND xã Huổi Lèng năm 2018; - Nội dung thứ bảy: Giúp ghi chép văn bản ; - Nội dung thứ tám: Soạn thảo một số văn bản và công văn; - Nội dung thứ chín: Cùng cán bộ văn phòng Uỷ ban, khuyến nông viên và chủ tịch HCCB xã tham gia tổng kết “Đại đoàn kết toàn dân” tại bản Huổi Toóng 1. - Nội dung thứ mười: Tham dự các hội thảo. 3.2.1.1.Thông tin chung về Ủy ban nhân dân xã Huổi Lèng a. Thông tin chung về UBND xã Ủy ban nhân dân xã Huổi Lèng có trụ sở tại bản Huổi Toóng 1, UBND thực hiện nhiệm vụ theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ và thực hiện theo nghị quyết của HĐND huyện Mường Chà trong việc phát triển kinh tế, chính trị - văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng Lãnh đạo toàn thể các tổ chức cá nhân trên toàn xã, tuyên truyền giáo dục và định hướng cho sự phát triển của nhân dân trên địa bàn. UBND xã Huổi Lèng có trụ sở làm việc bao gồm 01 nhà 02 tầng, 01 nhà trụ sở cấp 4, 01 hội trường phòng họp của UBND xã với 100 chỗ ngồi chuyên để tổ chức các cuộc họp, các hội nghị của địa phương; các phòng làm việc của các ngành chuyên môn đều được trang bị máy vi tính và mạng internet nhằm phục vụ cho công việc chuyên môn của cán bộ nhân viên được hiệu quả. b. Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức xã UBND xã Huổi Lèng gồm có 23 cán bộ công chức trong đó bao gồm 11 cán bộ chuyên trách, 12 cán bộ công chức. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
  50. 42 Bảng 3.5. Số lượng và cơ cấu cán bộ, công chức của UBND xã Huổi Lèng Trình độ văn hóa Trình độ lý luận Số cán Chưa Cơ quan bộ phụ Nữ Đảng Đại Cao Trung THP Trung Sơ qua trách giới viên học đẳng cấp T cấp cấp đào tạo Đảng ủy 4 01 04 1 0 1 2 3 1 và HĐND UBND 14 02 10 6 1 7 0 7 3 4 MTTQ và 5 01 05 1 0 2 2 5 0 TCĐT TỔNG 23 4 19 8 1 10 4 15 4 4 (Nguồn: Văn phòng – Thống kê xã Huổi Lèng năm 2018) Thông qua bảng trên, ta có thể thấy một số đặc điểm cụ thể của đội ngũ cán bộ, công chức xã Huổi Lèng. Về tỷ lệ cán bộ, công chức phân theo giới tính: Trong tổng số cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn xã Huổi Lèng thì: Nam giới chiếm 82.61%; nữ giới chiếm tỉ lệ thấp 17.39%. Trong đó cán bộ, công chức xã là nữ giới chủ yếu giữ chức vụ là Chủ tịch hội phụ nữ, Phó Chủ tịch hội đồng, Tư pháp Hộ tịch, kế toán, còn các chức vụ khác thì đều do nam giới đảm nhiệm, đặc biệt là các chức vụ chủ chốt. Thực tế, nam giới có nhiều cơ hội thăng tiến hơn phụ nữ, nam giới có nhiều điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng di chuyển và chấp nhận công tác xa tốt hơn nữ giới, trong khi nữ giới khi lập gia đình thường tập trung sinh con, chăm lo việc nhà nên ít nhiều ảnh hưởng tới công việc. Vấn đề này là thực trạng chung của nước ta, ngoài ra vẫn còn nhiều định kiến về giới và bất bình đẳng giới, ít chú trọng sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ giới một cách chủ động và có kế hoạch.
  51. 43 Về trình độ chuyên môn: Ta nhận thấy rằng số cán bộ, công chức có trình độ Đại học có 8 đồng chí chiếm 34.78%, trình độ Cao đẳng có 01 đồng chí chiếm 4.35%, Trung cấp 10 đồng chí chiếm 43.48%, còn lại là 4 đồng chí có trình độ THPT chiếm 17.39%. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Đảng và Nhà nước số CBCC được tham gia các lớp Đại học ngày càng đông, số CBCC cấp xã có trình độ đại học ngày càng tăng. Về trình độ lý luận: Trong tổng số 23 cán bộ, công chức xã thì có 19 đồng chí đã được kết nạp Đảng, còn lại 4 đồng chí chưa được kết nạp. Về trình độ lý luận của CBCC tại xã UBND Huổi Lèng tương đối cao, số cán bộ, công chức có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên là 15 người chiếm 65.22%; số cán bộ có trình độ sơ cấp là 4 người chiếm 17,39%, công chức chưa qua đào tạo là 4 người chiếm 17.39%. 3.2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức của xã Huổi Lèng a, Sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã Đảng ủy HĐ ND UBND Ủy ban MTTQ và Tổ chức đoàn thể Các phòng ban Các hội đặc thù chuyên môn Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức cấp xã
  52. 44 b, Các liên thông * Các liên thông dọc - Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ xã giữa 2 nhiệm kỳ Đại hội, là cơ quan có quyền lực cao nhất của hệ thống chính quyền cấp cơ sở, có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác tư tưởng, công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và công tác tổ chức cán bộ. - HĐND là cơ quan quyền lực của Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng cũng như quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra. HĐND chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, khối cơ quan UBND xã Huổi Lèng và cơ quan HĐND huyện Mường Chà. HĐND ban hành ra các Nghị quyết về các biện pháp đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ và quản lý ngân sách xã và địa phương, quản lý về quốc phòng an ninh địa phương, có các biện pháp cụ thể để ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, làm tròn nghĩa vụ là cơ quan đại diện cho nhân dân địa phương. - UBND : Quan hệ với Đảng ủy: + Chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy xã trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản chỉ đạo của cơ quan Nhà nước cấp trên. + UBND xã chủ động đề xuất với Đảng ủy phương hướng, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và những vấn đề quan trọng khác ở địa phương, có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng để giới thiệu với Đảng ủy những cán bộ Đảng viên có phẩm chất, năng lực đảm nhiệm các chức vụ công tác chính quyền.
  53. 45 - MTTQ và Tổ chức đoàn thể: MTTQ và các đoàn thể gồm: Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên đều có quan hệ chặt chẽ với các phòng ban của UBND xã. Thực hiện các kế hoạch, Nghị quyết, huy động quần chúng nhân dân và sức người, sức của để làm cho nền kinh tế xã hội phát triển, tuyên truyền giáo dục chính sách của Đảng, Nhà nước đến nhân dân địa phương. - Các phòng ban chuyên môn hay còn gọi là các chức danh chuyên môn: + Các chức danh chuyên môn bao gồm Trưởng Công An xã, Trưởng ban chỉ huy quân sự xã (hay Xã đội trưởng), Văn phòng thống kê, Địa chính xây dựng, Kế toán - ngân sách, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa – Xã hội và nông - lâm nghiệp. + Các chức danh này có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình và lĩnh vực ngành mà mình phụ trách, chủ động giải quyết các công việc được giao, sâu sát cơ sở tận tụy phục vụ nhân dân, không gây khó khăn phiền hà cho nhân dân. Nếu có vấn đề cần giải quyết vượt quá thẩm quyền, phải kịp thời báo cáo Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch để xin ý kiến. + Có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác hàng tuần, tháng, quý, năm, báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của ngành, lĩnh vực mình phụ trách và các báo cáo khác của UBND, theo sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND xã. - Các hội đặc thù bao gồm: Hội người mù, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, Hội chất độc da cam, Trung tâm học tập cộng đồng, Các hội này có mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân, với chính quyền UBND xã, là cánh tay đắc lực để vận động nhân dân thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
  54. 46 * Các liên thông ngang - Quan hệ giữa HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể: + HĐND, UBND phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể nhân dân cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ công tác, chăm lo đời sống và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Tạo điều kiện cho các tổ chức này hoạt động có hiệu quả, định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi thấy cần thiết. + Thông báo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội địa phương và các hoạt động của UBND cho các tổ chức này biết, để phối hợp vận động, tổ chức các tầng lớp nhân dân chấp hành đúng đường lối chính sách pháp luật và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước. - Quan hệ giữa Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị thể hiện sâu sắc tính tôn trọng, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau và chủ động phối hợp với nhau, không cản trở nhau, cùng mục đích mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc; thể hiện tính trách nhiệm đối với nhau giữa Uỷ ban Mặt trận với các tổ chức và giữa cá nhân tổ chức với Uỷ ban Mặt trận. Mối quan hệ biểu hiện sâu sắc, phong phú không mang tính chất hành chính nặng nề. Khi bàn bạc các công việc mọi tổ chức đều dân chủ trình bày ý kiến của mình, trao đổi, thuyết phục nhau, không áp đặt, ép buộc, quyết nghị trên cơ sở ý kiến đa số đồng thuận, thống nhất. Quan hệ giữa các phòng ban chuyên môn: Các phòng ban này có quan hệ phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt các công việc đồng thời tham mưu giúp UBND thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của UBND tiến đến phát triển nền kinh tế xã hội trong sạch, vững mạnh. 3.2.2.3. Ban địa chính nông nghiệp xã Huổi Lèng a. Thông tin chung về cán bộ khuyến nông xã * Nghề nghiệp: KNV xã - Đợn vị công tác: UBND xã Huổi Lèng - CB khuyến nông xã. * Quá trình công tác và đào tạo KNV Hồ A Tàng
  55. 47 - Từ 09/2008 - 10/2010: Trung cấp nông lâm nghiệp. - Từ 06/2011 đến nay: Khuyến nông viên tại xã Huổi Lèng. KNV Hạng A Cáng - Từ 09/2009 - 10/2012: Trung cấp nông lâm nghiệp. - Từ 01/2014 đến nay: Khuyến nông viên tại xã Huổi Lèng. * Kỹ năng làm việc - Soạn thảo các văn bản, hồ sơ, chứng từ thuộc các lĩnh vực liên quan. - Kỹ năng giao tiếp, tập huấn, tổ chức chương trình hội nghị, hội thảo, thuyết trình trước đám đông. - Thành thạo vi tính văn phòng: Word, Excel, Power point, xử lý các vấn đề phần cứng và phần mềm máy tính. - Kỹ năng Anh văn: Cơ bản. - Kỹ năng lập kế hoạch, triển khai, giám sát. * Kinh nghiệm làm việc - Hỏi, học, làm + Kinh nghiệm làm việc thực tế trong quá trình học tập và làm việc được tích luỹ qua quá trình vừa làm, vừa học và vừa hỏi. Các kiến thức được đào tạo rất hữu ích nhưng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ trong quá trình làm việc. * Điểm mạnh, điểm yếu của khuyến nông xã - Điểm mạnh: + Đội ngũ cán bộ khuyến nông xã tuổi đời còn trẻ có nhiệt huyết trong công việc có khả năng ứng phó được công việc cấp trên giao phó; + Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước ; + Sự sáng tạo: Với niềm đam mê trong lĩnh vực nông nghiệp; + Được chính quyền xã quan tâm đến sản xuất nông nghiệp. - Điểm yếu: + Phần lớn cán bộ làm công tác KN cơ sở chưa được đào tạo chính quy về chuyên ngành KN nên năng lực nhiều khi chưa theo kịp nhu cầu của người sản xuất. Trong khi hoạt động SXNN tại địa phương rất đa dạng, cán bộ
  56. 48 KNVX lại chỉ có năng lực chuyên môn đơn ngành, rất ít người có kinh nghiệm tổng hợp, ngoài ra, họ còn hạn chế về các kỹ năng khác như: tổ chức nông dân, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, phát triển chuỗi giá trị Sở dĩ hiệu quả hoạt động của đội ngũ KNVX chưa được như mong muốn, bên cạnh yếu tố chủ quan còn do những khó khăn khách quan như địa bàn rộng, khối lượng công việc lớn, cơ chế đãi ngộ chưa thỏa đáng, phụ cấp thấp Hiện nay, cán bộ KNVX không phải là công chức xã, không được đóng BHXH, không được hưởng các quyền lợi như công chức Nhà nước. Thêm vào đó, khi tham gia hoạt động KN, KNVX không được trả kinh phí đi lại tương ứng với khối lượng công việc mà họ triển khai trên thực địa. Chính những khó khăn này đã trở thành rào cản chi phối hiệu quả hoạt động của đội ngũ KNVX. b. Sơ đồ hệ thống tổ chức của khuyến nông xã Huổi Lèng Trạm Khuyến nông huyện Khuyến nông xã/thôn Cộng tác viên Khuyến nông Nông dân Hình 3.2. Hệ thống tổ chức của KNV xã Huổi Lèng
  57. 49 * Quan hệ với trạm khuyến nông huyện - Trạm khuyến nông huyện chịu trách nhiệm trực tiếp hướng dẫn, quản lý về chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện chế độ chính sách theo quy định đối với khuyến nông viên xã. - Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Trạm trưởng tạm khuyến nông huyện. - Báo cáo định kỳ về công tác ở cơ sở xã cho Trạm khuyến nông huyện. * Quan hệ với UBND xã - Chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý trực tiếp của chủ tịch UBND xã. - Tham mưu tốt cho UBND xã triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác của ngành. - Tham mưu cho UBND xã xây dựng các chương trình, đề án khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn hàng năm. * Quan hệ với cộng tác viên khuyến nông và nông dân Tuyên truyền, hướng dẫn cộng tác viên khuyến nông thôn bản và nông dân về các chủ trương, chính sách và biện pháp kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. c. Chức năng của khuyến nông xã - Cán bộ khuyến nông viên xã là viên chức sự nghiệp của nhà nước do huyện quản lý được UBND tỉnh giao phân công giúp việc tại xã trực tiếp phụ trách và thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy lợi. Tham mưu giúp UBND xã triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách, kế hoạch công tác của ngành. - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thông qua các nội dung, hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông.
  58. 50 - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường khả năng chống chịu thiên tai; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. e. Nhiêm vụ và quyền hạn của cán bộ khuyến nông xã Mỗi một bộ phận, một tổ chức nào cũng đều có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau. Do đó Cán bộ khuyến nông trực tiếp làm việc tại xã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ theo quy chế, quy định công tác khuyến nông xã, do UBND huyện giao và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: * Nhiệm vụ: Nhiệm vụ chủ yếu: - Theo dõi, kiểm tra sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng và vật nuôi hàng năm. - Tổ chức tập huấn cho người dân theo nhu cầu. - Tổ chức các chương trình hội thảo, tập huấn, mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, - Thực hiện triển khai các dự án, đề án thuộc lĩnh vực nông nghiệp; - Cán bộ thường trực chương trình NTM. - Thực hiện chương trình trợ giá giống lúa ngô cho người dân trên địa bàn xã - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND trực tiếp phân công và các công việc khác do đoàn thể và các đơn vị phối hợp cùng thực hiện . - Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các tiến bộ khoa học công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến các gương điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.
  59. 51 - Hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng nhiều hình thức, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác. - Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; tham gia tập huấn cho lao động nông thôn theo lĩnh vực của Trạm. - Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. - Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm cho người sản xuất. - Xây dựng mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất. - Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. - Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng. - Quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mặt hàng nông lâm sản trên địa bàn; phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết sản xuất hàng hóa tập trung gắn với tiêu thụ nông sản; hướng dẫn, giúp nông dân tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập. - Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: Đất đai, nông, lâm nghiệp, thủy sản, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản. - Dịch vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả, đầu tư tín dụng, xây dựng dự án, cung cấp vật tư, kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông, lâm nghiệp và thủy sản theo quy
  60. 52 định của pháp luật. - Tư vấn, hỗ trợ trong việc lập các dự án đầu tư phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn phù hợp với quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn của tỉnh theo đúng quy định của pháp luật. - Tư vấn, hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản. - Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. - Phối hợp với các đơn vị liên quan, các đoàn thể, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện công tác khuyến nông tại địa phương. - Nắm vững tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và các hoạt động khuyến nông trên địa bàn để báo cáo định kỳ, đột xuất với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị có liên quan. - Quản lý tài chính, tài sản được giao và đội ngũ cán bộ, viên chức theo đúng quy định của Nhà nước. - Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phân công. Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng kế hoạch hàng năm về sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi và thuỷ lợi trình UBND xã phê duyệt. - Cấp pháp giống vật nuôi, cây trồng cho nông dân. - Quản lý chung về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và các ngành phụ trợ cho lĩnh vực. - Quản lý giám sát các công trình thuỷ lợi trên địa bàn, lập hồ sơ thu lệ phí theo quy định.
  61. 53 - Tuyên truyền, hướng dẫn cộng tác viên Khuyến nông thôn bản và nông dân về các chủ trương, chính sách và các biện pháp kỹ thuật trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp thông tin về giá cả, thị trường, khoa học công nghệ và tổ chức hội thảo, thăm quan học tập cho nông dân trên địa bàn. - Tiếp thu và phản ánh lên cấp có thẩm quyền nguyện vọng của nông dân về khoa học công nghệ, cơ chế chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Thường xuyên kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. * Quyền hạn - Làm việc trực tiếp tại UBND xã Huổi Lèng theo quyết định phân công công tác của UBND huyện. - Được tham gia vào các cuộc họp của Ủy ban và làm việc trực tiếp với UBND xã. - Được tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã việc tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và cùng chính quyền địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch có hiệu quả. - Được trực tiếp tham gia vào BCĐ-SXNLN. - Được tham gia sinh hoạt Đảng tại UBND xã. - Được hưởng mọi quyền lợi theo Luật Viên chức và Luật lao động quy định. - Được báo cáo và đề xuất với UBND xã, Trạm Khuyến nông những biện pháp nhằm giúp xã thực hiện kế hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, khắc phục thiên tai và các nội dung khác có liên quan.
  62. 54  Đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông trong năm 2018 Bảng 3.6: Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông xã năm 2018 T ổ ng s ố Chưa hoàn Hoàn thành Hoàn thành Diễn giải người thành NV tốt đánh giá Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) (người) (người) (người) Đánh giá của 4 0 0 1 25 3 75 lãnh đạo đơn vị Đánh giá của 6 0 0 2 33,3 4 66,7 đồng nghiệp Người dân 30 2 6,7 10 33,3 18 60 Tổng 40 2 5 13 32,5 25 62,5 ( Nguồn: số liệu điều tra ) Thông qua bản đánh giá trên, ta có thể thấy được: Về đánh giá của lãnh đạo đơn vị là 4 người, chưa hoàn thành NV là 0 chiếm 0 %, hoàn thành là 1 người chiếm 25%, hoàn thành tốt là 3 người chiếm 75%. Đánh giá của đồng nghiệp 6 người,chưa hoàn thành NV 0 chiếm 0 %, hoàn thành là 2 người chiếm 33,3 %, hoàn thành tốt 4 người chiếm 66,7%. Đánh giá của người dân là 30 người, chưa hoàn thành là 2 người chiếm 6,7% , hoàn thành NV là 10 người chiếm 33,3 %, hoàn thành tốt là 18 người chiếm 60 %. Tổng tất cả số người tham gia đánh giá là 40 người trong số đó người đánh giá chưa hoàn thành NV là 2 người chiếm 5 %, hoàn thành la 13
  63. 55 người chiếm 32,5 %, hoàn thành tốt là 25 người chiếm 62,5 %. Vậy ta có thể kết luận được cán bộ khuyến nông đã hoàn thành tốt trong công tác khuyến nông của xã năm 2018. f. Những thuận lợi và khó khăn đối với khuyến nông xã * Thuận lợi - Được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Lãnh đạo huyện, sự kết hợp chặt chẽ của của nông dân và các phòng ban chuyên môn, các đơn vị trong ngành, phòng Nông nghiệp và PTNT, chính quyền địa phương. Kế hoạch của Chương trình các năm gần đây có thông báo sớm cho các địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn cụ thể cho các BQL xã thực hiện tốt nhiệm vụ, nông dân sử dụng nguồn vốn đầu tư đúng mục đích có hiệu quả, nhiều hộ đã có thu nhập khá, góp phần vào công tác xoá đói giảm nghèo. * Khó khăn - Diễn biến tình hình về thời tiết ngày càng phức tạp, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn. - Nông dân trình độ dân trí còn thấp nên khi được nhà nước hộ trợ giống cây trồng như cây cam, cây chuối được cán bộ khuyến nông xã cấp pháp cho xong rồi có người nông dân còn vứt đi đó cũng là một phần khó khăn cho khuyến nông. 3.2.2. Kết quả thực tập 3.2.2.1. Nội dung thứ nhất: Cùng khuyến nông xã và cán bộ xã đi đo đất ruộng và đất nương của dân mà do trận mưa 28/8/2018 tại bản Huổi Toóng I và bản Huổi Lèng để báo cáo cho huyện để nắm bắt tình hình và có biện pháp khắc phục. - Công việc được giao là: + Là cần thươc đo và sổ ghi chép, kéo dây.
  64. 56  Thông qua công việc trên em nhận thấy rằng nhà nước luôn quan tâm tới đời sống của các dân tộc sống ở những vùng núi sâu xa cuộc sống còn nhiều khó khăn và đưa các chính sách hỗ trợ, các mô hình để giúp người dân tiếp cận với khoa học kỹ thật, thúc đẩy người dân phát triển kinh tế và ổn định sản xuất. Bản thân em là một dân tộc thiểu số em rất biết ơn Đảng và Chính phủ đã quan tâm giúp đỡ cho người dân nghèo đặc biệt là người dân tộc thiểu số như chúng em. 3.2.2.2. Nội dung thứ hai: Tham dự các cuộc họp của Ủy ban - Họp “Kế hoạch tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm đợt II năm 2018”. - Tham dự cuộc họp định kỳ của UBND xã về việc đánh giá kết quả hoạt động 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ tháng 9 và các tháng còn lại. Cách bố trí các cuộc họp - Người chủ trì các cuộc họp thường là Chủ tịch UBND. - Chủ tịch khái quát và đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động của các tháng trước và đưa ra các kết quả đã đạt được trong tháng, nêu những việc chưa đạt được, các thành viên ủy ban xã đưa ra các ý kiến, đề xuất về những khó khăn, công việc còn tồn đọng chưa giải quyết được. - Đưa ra các giải pháp để giải quyết những tồn đọng và triển khai nhiệm vụ của tháng tiếp theo.  Công việc được giao: - Lên sớm để chuẩn bị phòng họp, dọn dẹp phòng họp, kê bàn ghế, chuẩn bị nước chè. - Phát tài liệu cho đại biểu. - Lắng nghe cách tổ chức và triển khai công việc của của chủ tịch. - Kết thúc cuộc họp dọn dẹp, kê lại bàn ghế .
  65. 57  Thông qua các cuộc họp trên thì em biết được cách thức để tổ chức điều hành một cuộc họp, cách triển khai và giải quyết các công việc của người chủ trì cuộc họp. 3.2.2.3. Nội dung thứ ba : Thăm quan và kiểm tra các mô hình sản xuất trên địa bàn xã. Mục đích là theo và học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ khuyến nông viên xã. - Đi cùng cán bộ khuyến nông xã đi vào các bản: Huổi Toóng 1, Huổi Toóng 2, Ca Dính Nhè, Nậm Chua, để khảo sát và kiểm tra về tình hình sâu bệnh hại lúa, cây ăn quả tại các bản trên. - Lúa chủ yếu bị sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh khô vàng. - Cây ăn quả( Xoài, chanh, vải, nhãn) chủ yếu kiểm tra về tỷ lệ sống sót sau khi trồng, sâu bệnh chủ yếu là bị các loại côn trùng cắn như: châu chấu, dế, .  Công việc của bản thân là: + Chủ yếu là nghe, hỏi những vấn đề chưa biết, học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ KNV về khảo sát thực tế tai nghe, mắt thấy. + Đối với Lúa biết được các dấu hiệu bị thừa đạm thiếu kali, các dấu hiệu về từng loại sâu bện hại. + Đối với cây ăn quả biết được cách trồng, chăm sóc trên các loại đất khác nhau. + Biết được cách phòng trừ một số loại sâu bệnh hại ở giai đoạn thích hợp nhất. 3.2.2.4. Nội dung thứ tư : Lập bảng biểu cập nhật thông tin số liệu bảng Exel về danh sách đăng ký giống bò sinh sản và đánh máy danh sách các hộ dân mà có ruộng bị lũ cuốn trôi đăn và cây trồng năm 2018.
  66. 58 - Được sự hướng dẫn trước của cán bộ khuyến nông xã và căn cứ vào công văn của tỉnh gửi về sau đó lập bảng biểu theo mẫu. - Từ các danh sách đã được đăng ký thông tin tại các bản. - Tổng hợp thông tin, sau đó điền vào bảng biểu tổng hợp dùng cho cấp xã.  Qua nội dung công việc như trên em có thể xây dựng thành thạo các bảng biểu trên excel, Word biết được cách xây dựng một bảng biểu để cập nhật và tổng hợp thông tin. 3.2.2.5. Nội dung thứ năm :Nghiên cứu và đọc tài liệu  Ngoài những công việc được giao thì việc nghiên cứu và đọc tài liệu cũng rất quan trọng, đọc tài liệu giúp bản thân biết thêm về nhiều thông tin khác nhau từ các nguồn và số liệu tổng kết qua các năm, những hoạt động của UBND xã trong những năm qua. Một số tài liệu như: + Báo cáo về đánh giá về tình hình tổ chức và hoạt động của UBND trong nhiệm kỳ 2011-2016 và phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới (tại kỳ họp thứ 12 HDND xã, nhiệm kỳ 2011-2016). + Báo cáo Đảng Uỷ xã về về tình hình nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng năm 2017. + Báo cáo UBND xã về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2017. + Quy chế làm việc của UBND xã Huổi Lèng khóa XX nhiệm kỳ 2016 – 2021 3.2.2.6. Nội dung thứ sáu : Tham gia các hoạt động xã hội Tổ chức Đại hội TDTT lần thứ nhất UBND xã Huổi Lèng năm 2018 - Tham gia tổ chức đại hội TDTT của UBND xã Huổi Lèng năm 2018.
  67. 59 - Công việc của bản thân là: Cùng cán bộ văn hóa xã, bí thư và phó bí thư Đoàn xã làm bảng biểu, căn phông chữ, băn dôn khẩu hiệu, dọn dẹp kê bàn ghế và chuẩn bị loa đài v - Cùng tổ nấu nướng nấu ăn phục vụ Đại hội TDTT tại UBND xã.  Đây là các hoạt động rất có ích để xây dựng các mối quan hệ với tất cả mọi người, là những kỷ niệm vui và có ích trong đợt thực tập. Đồng thời cũng là cơ hội để em học hỏi và tiếp thu được nhiều kiến thức quan trọng và hữu ích. 3.2.2.7. Nội dung thứ bảy : Giúp ghi chép văn bản Ngoài những công việc chính của cán bộ khuyến nông giao thì em còn tham gia một số công việc khác của Văn phòng trong Ủy ban giao như: Đi photo tài liệu, xin chữ ký, đóng dấu và ghi chép một số văn bản.  Đây cũng là một công việc rất có ích và thú vị, hằng ngày chỉ làm việc với máy tính do đó đây cũng là một công việc để thay đổi những hoạt động làm việc. Đồng thời biết thêm thông tin trong nội dung bài viết là gì, cũng như giúp đỡ và làm tăng thêm các mối quan hệ với cán bộ xã. 3.2.2.8. Nội dung thứ tám : Soạn thảo một số văn bản và công văn Một số văn bản như: - Báo cáo về các hộ dân có ruộng đất bị lũ cuốn trôi -Báo cáo về số hộ nghèo. Một số công văn như: - Xây dựng công văn cho các bản về việc thống kê diện tích lúa và ngô lai bị thiệt hại do thiên tai lũ lụt trong vụ mùa 2018. - Xây dựng tờ trình gửi UBND huyện Mường Chà và phòng NN&PTNT huyện Mường Chà về việc hỗ trợ mất mùa lúa và ngô lai do thiên tai lũ lụt.
  68. 60  Thông qua công việc này em học hỏi được nhiều bài học như: biết được cách trình bày nội dung của từng loại văn bản và cũng là để rèn luyện kỹ năng và thao tác khi soạn thảo văn bản. 3.2.2.9. Nội dung thứ chín: Cùng cán bộ văn phòng Uỷ ban, Khuyến nông viên và chủ tịch HCCB xã tham gia tổng kết “Đại đoàn kết toàn dân” và đăng ký giống năm 2018 tại bản Huổi Toóng I. Huổi Toóng I là một bản vùng cao của xã Huổi Lèng, chủ yếu là dân tộc Mông sinh sống có địa hình đồi núi cao, giao thông đi lại khó khăn, mà bên cạnh đó do địa hình bản Huổi Toóng I chủ yếu là núi đá nên khó khăn trong việc tận dụng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển các loại cây trồng khác. Do đó cuộc sống của người dân ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân còn thấp nên chưa tiếp cận được các tiến bộ KHKT vào trong sản xuất và thiếu kinh nghiệm trong sản xuất. Bản Huổi Toóng I gồm 102 hộ với 350 nhân khẩu, đa số là hộ nghèo và cận nghèo. Vì vậy để thúc đẩy bản này phát triển sản xuất thì việc đưa các loại giống mới vào trong sản xuất là rất cần thiết. Xuất phát từ những khó khăn đó cán bộ khuyến Nông nhận thấy tầm quan trọng của KHKT cũng như hỗ trợ các loại giống mới vào trong sản xuất để tăng năng suất, sản lượng và giúp người dân phát triển sản xuất. Do đó em đã được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn và đi cùng để trực tiếp lắm nghe những ý kiến của nông dân nhằm giúp cho kỹ thuật canh các loại giống mới để thay đổi tập quán canh tác cũ. Sau khi đăng ký xong em cận thận đưa lại cho cán bộ KNV xã xem, phê duyệt và sau đó cùng cán bộ KNV tham dự buổi tổng kết “Đại đoàn kết toàn dân” với nhân dân bản Huổi Toóng I.  Thông qua công việc này em học hỏi được nhiều bài học và là cơ hội để em học hỏi và tiếp thu được nhiều kiến thức quan trọng và hữu ích.
  69. 61 Đồng thời là cơ hội để em có thể vận dụng những lý thuyết và kỹ năng của bản thân vào trong thực tế để bản thân được trải nghiệm với môi trường mới, vai trò, nhiệm vụ mới. Qua công việc trên em thấy bản thân tự tin hơn, học hỏi được nhiều điều từ người nông dân cũng như kinh nghiệm làm việc với người nông dân và lấp đi những thiếu sót mà trong những đợt đi thực tập nghề nghiệp em đã vấp phải. 3.2.2.10. Nội dung thứ mười : Tham dự các hội thảo Trong quá trình thực tập tại UBND xã Huổi Lèng, em cũng được tham dự các cuộc hội thảo, hội nghị của UBND xã cụ thể là:  Hội thảo về mô hình trồng lúa lai Nghi hương 2308 chất lượng cao vụ mùa năm 2018 thực hiện tại xã Huổi Lèng. Hội thảo này nhằm hướng tới cho nông dân các mô hình sản xuất tiên tiến đồng thời để thay đổi tập quán canh tác lạc hậu của nông dân và cho nông dân thấy được hiệu quả từ các mô hình sản xuất đó để dân làm theo nhằm phát triển kinh tế gia đình thúc đẩy việc tăng năng suất, chất lượng nông sản đáp ứng được nhu cầu của hộ gia đình. - “Mô hình trồng lúa lai Nghi hương 2308 chất lượng cao vụ mùa năm 2018” tại xã Huổi Lèng. - Công việc cụ thể: + Nghe giới thiệu về chương trình hội thảo + Đi thăm quan ruộng lúa của các hộ tham gia mô hình thực tế tại các thửa ruộng. + Sau đó trở về hội trường Ủy ban để nghe báo cáo về quá trình sinh trưởng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cũng như dự tính năng suất giống lúa lai Nghi hương chất lượng cao 2308 có thể đạt được.
  70. 62 + So sánh với các giống lúa mà địa phương gieo trồng như giống lúa 838, 64 và đưa ra kết luận xem giống nào vượt trội hơn sẽ đem vào sản xuất thay thế cho các giống lúa khác có năng suất thấp hơn. + Ý kiến đánh giá của các đại biểu tham gia cuộc hội thảo.  Qua hội thảo này em nhận thấy rằng việc đưa các mô hình sản xuất mới này vào trong hoạt động sản xuất của người dân là rất phù hợp và cần thiết để giúp cho nông dân thấy dược hiệu quả mới, các kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất để nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn. 3.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế Trong suốt thời gian thực tập tại UBND xã Huổi Lèng em đã học hỏi và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm từ trong thực tế làm việc cùng với nhân dân và các cán bộ Ủy ban nhân dân xã Huổi Lèng như sau: - Thứ nhất: Ngôn ngữ hình thể Về cách ăn, mặc là một người cán bộ phải có phong cách ăn, mặc gọn gàng, quần áo, giày, dép phải phù hợp với công việc và tư cách của một người cán bộ. - Thứ hai: Về thái độ Luôn phải có thái độ ứng xử thân thiện và đúng mực, ăn nói lịch sự, cởi mở, vui tính, luôn tôn trọng mọi người, lắng nghe và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương. - Thứ ba: Về tác phong công việc Năng động, sáng tạo và nhanh nhẹ, có trách nhiệm cao trong công việc, không được ỷ nại, lợi dụng quyền lực mà bỏ bê công việc, bắt ép người khác làm thay cho mình. - Thứ tư: Tinh thần ham học hỏi và tìm hiểu