Khóa luận Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

pdf 80 trang thiennha21 19/04/2022 3650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_xay_dung_nong_thon_moi_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ THỊ HOA Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế và PTNT Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ THỊ HOA Tên đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ TRUNG THÀNH, HUYỆN ĐÀ BẮC, TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Lớp: K47 - PTNT - NO1 Khoa: Kinh tế và PTNT Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên HD: TS.Hà Quang Trung Cán bộ hướng dẫn: Hà Văn Thủy Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của thầy giáo TS.Hà Quang Trung đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các cán bộ tại Ủy ban nhân dân xã Trung Thành và toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, điều tra và nghiên cứu tại cơ sở. Trong quá trình nghiên cứu do có những lý do chủ quan và khách quan nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để giúp em hoàn thành khoá luận được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hà Thị Hoa
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1 Ý nghĩa học tập 3 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý luận về đề tài 4 2.1.1. Các khái niệm cơ bản về nông thôn và phát triển nông thôn 4 2.1.1.1. Khái niệm về nông thôn 4 2.1.2. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới 8 2.1.3 Các bước xây dựng nông thôn mới 9 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 10 2.2.1. Xây dựng nông thôn mới tại Hòa Bình 10 2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số tỉnh 10 2.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Điện Biên 11 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới tại một số xã 12 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16
  5. iii 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 16 3.2. Nội dung nghiên cứu 16 3.3. Phương pháp nghiên cứu 16 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 16 3.3.1.1. Phương pháp thu tập số liệu thứ cấp 16 3.3.2. Phương pháp phân tích thông tin số liệu 17 3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 18 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 4.1. Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và thủy văn 19 4.1.1. Vị trí địa lý 19 4.1. 2. Điều kiện khí hậu và thủy văn 19 4.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của xã Trung Thành 20 4.2.1.Điều kiện kinh tế-xã hội 20 4.2.2.Nguồn tài nguyên 23 4.3. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện KT - XH trong tiến trình xây dựng NTM 27 4.4. Thực trạng xây dựng Nông thôn mới tại xã Trung Thành 28 4.4.1.Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã 28 4.4.2. Kết quả tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. [Phụ lục 1] 29 4.4. Đánh giá của người dân về xây dựng nông thôn mới 35 4.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành. 41 4.5.1. Điểm mạnh 41 4.5.2. Điểm yếu 41 4.5.3. Cơ hội 41
  6. iv 4.5.4. Thách thức 41 4.6. Giải pháp phát triển xây dựng NTM tại xã Trung Thành trong giai đoạn tới 42 4.6.1 Giải pháp chung 42 4.6.2. Giải pháp cụ thể 46 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa viết đầy đủ BT : Bê tông CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa GTVT : Giao thông vận tải HĐND : Hội đồng nhân dân HVS : Hợp vệ sinh KHKT : Khoa học Kỹ thuật MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NN : Nông nghiệp NTM : Nông thôn mới THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân VH – TT - DL : Văn hóa – Thể thao – Du lịch
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Dân số, lao động, hộ nghèo xã Trung Thành năm 2017 21 Bảng 4.2. Tình hình sản xuất 1 số cây trồng chính của xã Trung Thành qua 3 năm 22 Bảng 4.3. Kết quả chăn nuôi của xã Trung Thành 3 năm qua 23 Bảng 4.5. Số hộ dân được tiếp cận thông tin về chương trình NTM 36 Bảng 4.6. Ý kiến của người nông dân về chương trình xây dựng NTM 36 Bảng 4.7. Những công việc người dân tham gia vào xây dựng NTM 37 Bảng 4.8. Ý kiến của người dân về chất lượng điều kiện cơ sở hạ tầng tại địa phương 38 Bảng 4.9. Ý kiến của cán bộ UBND xã Trung Thành về xây dựng nông thôn mới (N=22) 38
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cùng với quá trình Công nghiệp hóa Hiện đại hóa đất nước bộ mặt của đất nước có nhiều thay đổi. Đất nước phát triển hơn, đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó kéo theo sự chênh lệch khoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực, nhất là khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Phần lớn hoạt động sản xuất ở khu vực nông thôn là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sử dụng công cụ thô sơ, kỹ thuật lạc hậu Dẫn đến việc đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều nhu cầu phát sinh ở khu vực nông thôn cần giải quyết như thiếu việc làm, y tế, giáo dục Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn của Nhà nước đã có những thay đổi căn bản, song nhìn chung các chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn chưa thật sự hiệu quả, và còn thiếu tính bền vững. Từ năm 2001 đến năm 2006 cả nước đã triển khai Đề án thí điểm “Xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã theo hướng CNH, HĐH, hợp tác hóa, dân chủ hóa” do Ban kinh tế Trung Ương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo trên 200 làng điểm ở các địa phương. Những thử nghiệm này tuy rất quan trọng và có ý nghĩa nhưng vẫn chưa xác định được đầy đủ những tiêu chí, cấu trúc, khả năng áp dụng của mô hình nông thôn mới. Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa X đã ban hành nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị Quyết đã xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới đến năm 2020[1]. Để thực hiện nhiệm vụ mà Nghị Quyết 26-NQ/TW đề ra, Chính phủ đã có quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 Ban hành bộ tiêu chí quốc gia
  10. 2 về nông thôn mới[2] và Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 phê duyệt trương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới 2010 – 2020[3]. Nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng Nông thôn mới trên cả nước. Cùng với quá trình thực hiện đầy đủ chủ trương của Đảng về Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình đã tiến hành xây dựng mô hình Nông thôn mới xây dựng làng xã có cuộc sống mới ấm no ổn định. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã có 50 xã đạt 19/19 tiêu chí Nông thôn mới chiếm 26,2% có 14 xã đạt 15-18 tiêu chí (chiếm 7,3%) trung bình đạt 12 tiêu chí[9]. Công cuộc xây dựng Nông thôn mới từ năm 2011 Xã Trung Thành đã đạt được một số thành tựu nhất định trong phát triển nông thôn cũng như cải thiện đời sống của nhân dân. Tuy nhiên do đặc thù là vùng miền núi khó khăn,trình độ dân chí chưa cao và một số khó khăn khác nên xã Trung Thành vừa đạt 9/19 tiêu chí về Nông thôn mới. Để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình xây dựng nông thôn mới em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới xã Trung Thành huyện, Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới. - Phân tích những nguyên nhân các tồn tại trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại xã.
  11. 3 - Đề xuất giải pháp nhằm xây dựng Nông thôn mới tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. 1.3 Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa học tập - Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên tổng hợp và củng cố những kiến thức đã được học. - Có được tư duy một cách lôgic và biết cách vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tế và cũng là cơ hội gặp gỡ, học tập trao đổi kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương. - Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi sinh viên. - Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các cơ quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo địa phương đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng Nông thôn mới hợp lý, hiệu quả để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Trung Thành nói riêng và người dân nông thôn nói chung.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận về đề tài 2.1.1. Các khái niệm cơ bản về nông thôn và phát triển nông thôn 2.1.1.1. Khái niệm về nông thôn Cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về nông thôn, và khi nói về nông thôn người ta thường đặt nó trong mối tương quan với đô thị. Trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, nông thôn được định nghĩa “là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông”. Thành thị được định nghĩa “là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp”. Hai định nghĩa nêu trên mới chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị[4]. Thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội. Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị. Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp . Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa cũng kém hơn đô thị. Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư thành thị. Tuy nhiên những di sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn thành thị. Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường. Nhưng có ý kiến khác
  13. 5 lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất nông nghiệp. Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối theo thời gian, theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội. Khái niệm về nông thôn chỉ có tích chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” [4]. Như vậy khi nói về nông thôn người ta nghĩ ngay đến các hoạt động nông nghiệp và những hoạt động, tổ chức liên quan đến nông nghiệp. * Khái niệm về phát triển nông thôn: Phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường, ngày nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo ra sự phát triển lâu dài, ổn định không những cho các vùng nông thôn mà còn đối với cả quốc gia. Có thể hiểu phát triển nông thôn bền vững một cách ngắn gọn là sự phát triển tập trung vào người dân (tiếp cận từ dưới lên), đồng thời phải phát triển đa ngành và giải quyết thích đáng mối liên hệ đa ngành (tiếp cận tổng hợp) và phát triển đảm bảo sự cân xứng với việc quản lý môi trường (tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên). Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chất và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sự đóng góp
  14. 6 tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của cả đất nước. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học thì: Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác[4]. 2.1.1.2. Khái niệm về nông thôn mới Phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường, ngày nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo ra sự phát triển lâu dài, ổn định không những cho các vùng nông thôn mà còn đối với cả quốc gia. Có thể hiểu phát triển nông thôn bền vững một cách ngắn gọn là sự phát triển tập trung vào người dân (tiếp cận từ dưới lên), đồng thời phải phát triển đa ngành và giải quyết thích đáng mối liên hệ đa ngành (tiếp cận tổng hợp) và phát triển đảm bảo sự cân xứng với việc quản lý môi trường (tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên). Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chất và môi trường. Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương trình phát triển quốc gia. Sự phát triển của các vùng nông thôn sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của cả đất nước. Khái niện về phát triển nông thôn có thể được hiểu như sau: Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và
  15. 7 có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác [4]. * Khái niệm Nông thôn mới: Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị. Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ. Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội . * Khái niệm xây dựng nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh [4]. * Đặc trưng của nông thôn mới: Theo cuốn “Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới” (Nhà xuất bản Lao động 2010)[5], đặc trưng của nông thôn mới thời kỳ CNH - HĐH, giai
  16. 8 đoạn 2010 – 2020, bao gồm: Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao. Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ. Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy; An ninh tốt, quản lý dân chủ. Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao 2.1.2. Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển. Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ. Do thu nhập của nông dân thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao,
  17. 9 cơ hội có việc làm mới tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục ); nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột nát. Hiện nay, kinh tế – xã hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch. Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cần 3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc xây dựng nông thôn mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó. 2.1.3 Các bước xây dựng nông thôn mới Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính[6] quy định các bước xây dựng nông thôn mới như sau: Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện. Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã . Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã. Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án. Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình.
  18. 10 2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.2.1. Xây dựng nông thôn mới tại Hòa Bình Giai đoạn 2016 - 2018 tổng nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh khoảng 6.600 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách nhà nước là hơn 2.000 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình dự án 1.287,3 tỷ đồng; vốn tín dụng 2.847,2 tỷ đồng; vốn huy động từ doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 143,1 tỷ đồng; vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư 343,3 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 51 xã đạt chuẩn NTM, bình quân số tiêu chí các xã đạt được là 12,62 tiêu chí. Không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí. Bộ mặt nông thôn thay đổi toàn diện, từng bước phát triển theo quy hoạch với 100% số xã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch phát triển sản xuất. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện nâng cao. Đời sống vật chất và tinh thần nông dân nông thôn nhìn chung được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2018 ước đạt 24,8 triệu đồng/người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 21%. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao. 100% trạm y tế xã đã có bác sỹ, các thiết chế văn hóa cơ sở giáo dục, hệ thống cơ sở hạ tầng văn hóa xã hội được quan tâm đầu tư, chất lượng và hoạt động hiệu quả được nâng cao[7]. 2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số tỉnh 2.2.2.1. Kinh nghiệp xây dựng nông thôn mới tại Cao Bằng Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành và sự đồng thuận của người dân các địa phương trong tỉnh, năm 2017 toàn tỉnh có thêm 5 xã về đích xây dựng nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn lên 10 xã. Đó là các xã: Nam Tuấn, Hồng Việt (huyện Hòa An), Cao Chương (Trà Lĩnh), Đào Ngạn (Hà Quảng) và Đức Long (Thạch An). Riêng xã Đức Long đạt chuẩn NTM trước thời hạn 1 năm, đó là nhờ sự nỗ lực và quyết tâm của
  19. 11 địa phương trong việc thu hút kêu gọi nguồn lực chung sức xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, các địa phương trong tỉnh tiếp tục phấn đấu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM. Trong đó đặc biệt quan tâm đến tiêu chí thu nhập, phát triển sản xuất, cải thiện môi trường nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đến nay, toàn tỉnh có 25 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí, 129 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí và 13 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Ngoài việc phấn đấu đưa các xã về đích xây dựng nông thôn mới và tăng dần các tiêu chí đối với các xã chưa đạt. Năm 2017, các huyện, thành phố tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đạt chuẩn năm 2016. Hoàn thành phê duyệt Đồ án quy hoạch và Đề án nông thôn mới xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh. Bên cạnh đó tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách chương trình xây dựng nông thôn mới; triển khai và thực hiện Chương trình quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm nông sản” để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ; liên kết chuỗi giá trị và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả và bền vững. Phấn đấu đưa thêm 5 xã về đích nông thôn mới trong năm 2018[8]. 2.2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Điện Biên Điện Biên là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thuộc nhóm cao nhất toàn quốc, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Điện Biên đã từng bước khắc phục khó khăn và đạt được một số kết quả cụ thể trong lĩnh vực xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2017, toàn tỉnh Điện Biên có 8/116 xã đã nhận Quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM và xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 6,88%. Trong đó, 04/116 xã đạt chuẩn NTM 19/19 tiêu chí, 04/116 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 15 - 18 tiêu chí. Có 13 xã đạt từ 10 - 14 tiêu
  20. 12 chí, chiếm 11,20%; 54 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí, chiếm 46,55%; 41 xã đạt dưới 5 tiêu chí, chiếm 35,34%; số tiêu chí đạt bình quân/xã là 6,29 tiêu chí/xã, tăng 0,14 tiêu chí/xã so với năm 2016. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên có 2 huyện dẫn đầu trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Đối với thành phố Điện Biên Phủ, có 2 xã Thanh Minh, Tả Lèng đã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đến tháng 9/2017 kết quả thực hiện bộ tiêu chí của thành phố đạt 30 tiêu chí, bình quân đạt 15 tiêu chí/xã. Đối với huyện Điện Biên, có 25 xã trong đó có 02 xã là Thanh Chăn và Noong Hẹt đã có Quyết định công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 19/19 tiêu chí; 03 xã cơ bản đạt chuẩn từ 15 - 18 tiêu chí. Tuy nhiên, là một tỉnh nghèo, địa bàn rộng, đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vốn cho xây dựng nông thôn mới tại Điện Biên là rất lớn, nhất là cho xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được nhu cầu, năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, nhất là cấp cơ sở Đây cũng là những khó khăn, thách thức lớn đối với Điện Biên trong quá trình xây dựng nông thôn mới[9]. 2.2.3. Bài học kinh nghiệm về xây dựng nông thôn mới tại một số xã 2.2.3.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại xã Yên Mông, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình Xã Yên Mông – thành phố Hòa Bình là 1 trong 11 xã được lựa chọn làm điểm của tỉnh trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xác định được vai trò, tầm quan trọng trong việc xây dựng kinh nghiệm, bài học trong xây dựng nông thôn mới, ngay trong những ngày đầu khởi động chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Thành phố Hòa Bình đã
  21. 13 xây dựng kế hoạch, tập trung nguồn lực đầu tư cho xã làm điểm của tỉnh là Yên Mông và xã Dân Chủ là xã làm điểm cho thành phố. Dưới sự hỗ trợ đầu tư và sự chỉ đạo của tỉnh và thành phố, sau 5 năm xây dựng nông thôn mới. Ngày 30/06/2015, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình đã được UBND tỉnh ra Quyết định công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn mới tại xã Yên Mông không có sự nặng nề của những khối bê tông, đường làng, ngõ xóm, những ngôi nhà xây mái ngói, vườn cây tất cả đều được quy hoạch ngăn nắp, đồng bộ và tính đến yếu tố môi trường. Với tổng mức đầu tư trong 5 năm xây dựng nông thôn mới là trên 95 tỷ đồng. Xã Yên Mông đã bê tông hóa, cứng hóa được trên 95% tổng diện tích đường giao thông trên địa bàn; trên 3 tỷ đồng được đầu tư xây mới Trạm y tế; 2/3 trường học trên địa bàn xã đã đạt chuẩn Quốc gia; 9/9 xóm đã xây dựng được cổng làng và có nhà văn hóa cộng đồng. Với phương trâm “xây dựng nông thôn mới không chỉ xây dựng những cây cầu mới, những con đường mới mà xây dựng nông thôn mới phải tạo được nguồn thu nhập mới cho nhân dân”. Do đó tiêu trí tổ chức sản xuất đã và đang được thành phố Hòa Bình nói chung và xã Yên Mông nói riêng tập trung thực hiện, bằng việc xây dựng thí điểm các mô hình kinh tế và nhân ra diện rộng với những mô hình sản xuất hiệu quả. Xã Yên Mông đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, đưa những cây trồng mới có năng xuất cao vào sản xuất như các giống lúa lai, phát triển rau tập trung, cải tạo vườn tạp, mở rộng chăn nuôi Từng bước mở rộng diện tích cây có múi trên địa bàn xã, hiện nay toàn xã có gần 60ha bưởi của trên 50 hộ gia đình, nhờ đa đạng hóa các hình thức phát triển kinh tế trong nhân dân nên thu nhập bình quân đầu người tại xã ngày một tăng. Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người tại xã Yên Mông là 11 triệu đồng/người/năm, đến năm 2015 đã tăng lên 28,6 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,3%; Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 81%, an ninh
  22. 14 chính chị trật tự an toàn xã hội được đảm bảo nhân dân yên tâm lao động sản xuất. Trong 5 năm xây dựng nông thôn mới nhân dân xã Yên Mông đã hiến trên 45.000 m2 đất các loại để xây dựng các công trình phúc lợi, trong đó có 17.000m2 đất để làm được giao thông nông thôn, nhân dân đóng góp bằng ngày công lao động với tổng trị giá trên 3 tỷ đồng để xây dựng các công trình giao thông nông thôn, tạo bước đột phá và tô đẹp thêm những đổi thay ngay chính quê hương mình.[10]. 2.2.3.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại xã xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Thực hiện phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 – 2015 trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu trong việc đổi mới phong trào thi đua và đã đạt được nhiều thành tích góp phần đưa phong trào thi đua yếu nước của tỉnh sâu rộng thiết thực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Trong phong trào thi đua thực hiện chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới đã có nhiều địa phương có những cách làm hay, sáng tạo đạt hiệu quả trong công tác lãnh đạo nhân dân tích cực hưởng ứng Chương trình, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên là một điển hình. Thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ xã Thanh Xương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã, các Ban phát triển thôn, bản tích cực tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, các văn bản của nhà nước tới cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân; xây dựng quy hoạch tổng thể, hạ tầng kinh tế xã hội từng bước được đầu tư xây dựng, hệ thống chính trị vững mạnh, năng lực cán bộ được nâng lên, an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, môi trường sinh thái được bảo vệ. Đến thời điểm này, xã đã hoàn thành 13/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia quy định. Là một trong những địa phương điển hình
  23. 15 của huyện và tỉnh có kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện Chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới. Nhờ có chủ trương, định hướng, chính sách đúng đắn của Nhà nước, nhất là chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ cấu kinh tế của Thanh Xương chuyển biến nhanh. Cơ cấu ngành nông nghiệp có xu hướng dịch chuyển giảm, cơ cấu ngành tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, ngành nghề nông thôn có chiều hướng tăng, cơ cấu thương mại dịch vụ có bước tiến mạnh. Bình quân lương thực đầu người 760 kg/ người/năm. Hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Xã xác định mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm tiếp theo tập trung vào các tiêu trí: Xây dựng nhà ở dân cư; giao thông; thủy lợi và hệ thống chính trị. Đảng bộ xã xây dựng các giải pháp trọng tâm tập trung lãnh đạo nhân dân chung sức đồng lòng sớm về đích chương trình xây dựng nông thôn mới[11].
  24. 16 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các nội dung liên quan đến xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, Tỉnh Hòa Bình. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, Tỉnh Hòa Bình. - Thời gian lấy số liệu sơ cấp: Từ năm 2015 - 2017. - Thời gian lấy số liệu thứ cấp: Từ 13/8 đến 23/12/2018. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Thực trạng xây dưng nông thôn mới tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. - Những thuận lợi và khó khăn trong viêc xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. - Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.3.1.1. Phương pháp thu tập số liệu thứ cấp - Thu thập thông tin từ các báo cáo tổng kết, các bài viết liên quan đến nông thôn mới. - Là những thông tin được thu thập thông qua các tài liệu có sẵn như: Các báo cáo thông kê, các thông tin trên internet, các thông tin trên sách, báo, - Đối với các thông tin liên quan với địa bàn nghiên cứu: Lấy thông tin tại UBND xã Trung Thành.
  25. 17 - Đối với các thông tin về cơ sở lý luận, thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam được thu thập chủ yếu qua ấn phẩm và sách báo, trên internet sau đó tiến hành tổng hợp, chọn lọc các vấn đề liên quan đến đề tài. 3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - Điều tra phỏng vấn thu thập tại xã Trung Thành huyện Đà Bắc tỉnh Hòa Bình bằng các phương pháp phỏng vấn nhanh người dân về quá trình xây dưng nông thôn mới tại địa bàn. Gặp gỡ cán bộ địa phương trao đổi về tình hình chung của xã. Cùng cán bộ địa phương có chuyên môn,tham khảo ý kiến của một số người dân bản địa có kinh nghiệm trong sản xuất để đánh giá tình hình triển khai chương trình nông thôn mới. - Phương pháp quan sát: Là phương pháp quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp chọn mẫu. Do điều kiện của các xóm nghiên cứu tương đồng với nhau nên lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Đề tài được thực hiện 3/6 xóm (Thượng, Hạ, Búa) tại xã Trung Thành Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Với tổng số hộ là 449 hộ. Mỗi xóm chọn điều tra 20 hộ theo danh sách của xóm theo tiêu chí thu nhập của xóm và từ thấp đến cao. Và khoảng cách lựa chọn theo danh sách là 5 hộ và lấy hộ thứ 6 cho dến khi đủ 20 hộ trên xóm. Và 3 xóm này đại diện về đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và thực trạng xây dưng NTM trong cho toàn xã. - Phương pháp chọn mẫu toàn bộ: Chọn điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên, phỏng vấn 16 cán bộ trong UBND xã Trung Thành và 6 trưởng thôn nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp phân tích thông tin số liệu - Phương pháp thống kê mô tả các chỉ số lớn nhất, nhỏ nhất, tổng số, khối lượng thực hiện được các tiêu chí nông thôn mới của xã.
  26. 18 - Phương pháp so sánh: Là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công tác nghiên cứu. Thông qua phương pháp này mà ta rút ra được các kết luận về hiệu quả công tác hiệu quả việc xây dựng nông thôn mới. - Phương pháp SWOT: Phân tích các thuận lợi, khó khăn, những cơ hội và thách thức khi thực hiện xây dựng nông thôn mới từ đó đưa ra những giải pháp phát triển phù hợp với tiềm năng và lợi thế của xã. 3.3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu - Tỷ lệ km trục xã, liên xã được nhựa hóa hoạc bê tông hóa: 푆ố đườ푛𝑔 푙𝑖ê푛 ã đượ 푛ℎự ℎó ℎ표ặ ê ℎó × 100% ổ푛𝑔 푠ố đườ푛𝑔 ủ ã - Tỷ lệ km trục thôn, xóm được nhựa hóa hoặc bê tông hóa: ỷ 푙ệ đườ푛𝑔 푡 ụ 푡ℎô푛, ó đượ 푛ℎự ℎó ℎ표ặ ℎó × 100% ổ푛𝑔 푠ố đườ푛𝑔 푡 ụ 푡ℎô푛 -Tỷ lệ kênh mương: ℎ𝑖ề à𝑖 ê푛ℎ ươ푛𝑔 đã 𝑖ê푛 ố × 100% ổ푛𝑔 ℎ𝑖ề à𝑖 ê푛ℎ ươ푛𝑔 ủ ã - Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: 푆ố đườ푛𝑔 푛𝑔õ ó 푠ạ ℎ 푣à ℎô푛𝑔 푙ầ 푣à표 ù ư × 100% ổ푛𝑔 푠ố đườ푛𝑔 푛𝑔õ ó - Số chỉ tiêu cần đạt được: Xã dự kiến đến năm 2018 sẽ đạt được tiêu chí số 17 môi trường, và đạt được tiêu chí số 15 y tế.
  27. 19 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và thủy văn 4.1.1. Vị trí địa lý Trung Thành nằm phía tây huyện Đà Bắc, là xã vùng xâu vùng xa của huyện có vị trí như sau: - Phía Đông giáp xã Tân Minh - Phía Bắc giáp xã Cao Sơn - Phía Nam giáp xã Yên Hòa - Phía Tây giáp Đoàn Kết 4.1. 2. Điều kiện khí hậu và thủy văn Khí hậu: Xã Trung Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô: - Mùa mưa: Được bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. - Mùa khô: Kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ giảm dần, thường có sương mù và sương muối, nhiệt độ trung bình từ 150C - 200C. - Nhiệt độ trung bình năm là 180C; Nhiệt độ cao nhất là 380C. - Độ ẩm trung bình là 81%. - Lượng mưa trung bình năm 1.665,5 mm; Lượng mưa lớn nhất 286,3 mm. - Nhìn chung khí hậu và thời tiết của xã tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt và chăn nuôi.
  28. 20 Thủy văn: Về thủy văn ở xóm Thượng, xóm Hạ , xóm Tằm và xóm Sổ có suối chảy qua và một số mạch nước nguồn cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ cho việc tưới tiêu. Tuy nhiên khu vực xóm Bay và xóm Búa là những khu vực thường xuyên thiếu nước sinh hoạt và nước tưới tiêu do hệ thống sông bị thiếu nước vào nhũng mùa trọng điểm như mùa khô. Một số diện tích ruộng lúa phải chuyển đổi sang trồng ngô. 4.2. Điều kiện kinh tế-xã hội của xã Trung Thành 4.2.1.Điều kiện kinh tế-xã hội 4.2.1.1. Tình hình xã hội - Dân số: Xã Trung Thành có tổng số dân là 1828 người. Chủ yếu là dân tộc Tày. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua luôn được thực hiện tốt góp phần ổn định dân số, phát triển kinh tế - xã hội. Dân cư nông thôn của xã được hình thành từ lâu đời, sống tập trung thành làng bản. - Lao động, việc làm và thu nhập: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi chiếm 63,24 % tổng dân số. Lao động nông nghiệp tại xã Trung Thành vẫn chiếm tỷ lệ cao. Dân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 988 người chiếm 98,7 %. Số hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp là 13 người chiếm 1,3 %. Lao động dồi dào nhưng số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ chưa cao sản xuất theo kinh nghiệm là chính.
  29. 21 Bảng 4.1. Dân số, lao động, hộ nghèo xã Trung Thành năm 2017 Số Hộ STT Tên xóm Số hộ Số khẩu Hộ nghèo lao động chính cận nghèo 1 Xóm Bay 128 487 320 48 49 2 Xóm Búa 103 397 258 59 50 3 Xóm Thượng 89 343 178 41 34 4 Xóm Hạ 59 150 118 28 25 5 Xóm Tằm 60 240 144 25 27 6 Xóm Sổ 60 211 138 28 28 Tổng cộng 499 1828 1156 229 213 (Nguồn UBND xã Trung Thành năm 2018) 4.2.1.1.Tình hình phát triển kinh tế của địa phương * Về Nông lâm nghiệp Ngành nông lâm nghiệp có vai trò quan trong trong việc phát triển kinh tế của địa phương: Trồng trọt Sản lượng cây lương thực có hạt 1.045,36 tấn. Cây lúa chiêm xuân là 49,3ha,năng xuất đạt được 62 tạ/ha đạt 305,66 tấn. Diện tích cây ngô 105,7 ha, năng xuất đạt được 70 tạ/ha đạt 739,7 tấn. Diện tích trồng sắn và cây khác là 120 ha.
  30. 22 Bảng 4.2. Tình hình sản xuất 1 số cây trồng chính của xã Trung Thành qua 3 năm Cây Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) trồng 2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 Lúa 60 55 49,3 60 61 62 36,0 33,55 305,66 Ngô 98 100 105,7 68 69 70 66,64 69,0 73,97 Sắn 120 100 80 37 38 40 44,40 38,0 32,0 (Nguồn: UBND xã Trung Thành năm 2018) Qua bảng trên ta có thể thấy, tình hình sản xuất nông nghiệp của xã tương đối ổn định. Có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng cụ thể diện tích lúa năm 2015 là 60 ha nhưng đến năm 2017 là 49,3 ha. Có sự chuyển dịch vậy là do những diện tích không có nước canh tác đã chuyển sang trồng ngô dẫn đến diện tích trồng ngô tăng từ 98 ha lên 105,7 ha.Và kéo theo đó là tăng của sản lượng từ 66,64 tấn năm 2015 lên 73,97 tấn năm 2017. Còn diện tích sắn giảm mạnh do có sự biến động giá cả thị trường nên người dân chuyển đổi sang trồng loại cây khác. Ngoài ra ta có thể thấy năng suất tăng do có sự thay đổi về giống cây trồng và chú trọng chăm bón. Chăn nuôi Trong lĩnh vực chăn nuôi được sự quan tâm chỉ đạo, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác chăn nuôi, chăm sóc bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc, gia cầm đã thống kê được của 3 năm như sau :
  31. 23 Bảng 4.3. Kết quả chăn nuôi của xã Trung Thành 3 năm qua Năm 2015 2016 2017 STT % so với % so với % so với Số con Số con Số con KH KH KH Bò 201 90 220 90,3 235 100 Trâu 201 80 389 88 406 90 Lợn 700 85 722 83,3 733 91,1 Gia cầm 16.551 85,6 17.250 89,2 18.567 89 (Nguồn :UBND xã Trung Thành năm 2018) Qua bảng trên ta có thể thấy tình hình chăn nuôi của xã tăng nhanh về tổng đàn qua các năm cụ thể đàn trâu tăng từ 201 con năm 2015 lên 406 con năm 2107. Đà bò tăng từ 201 con năm 2015 lên 235 con năm 2017. Tổng đàn lơn tăng từ 700 con lên 733 con năm 2017. Tăng nhiều nhất là tổng đà gia cầm từ 16551 con năm 2015 lên 18567 con năm 2017.Có sự tăng trưởng như vậy do bà con đã ý thức hơn về phát triển kinh tế mạnh dạn đầu tư cho đàn gia súc và gia cầm. * Về ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản Xã hầu như chưa phát triển về ngành này. * Về ngành thương mại và dịch vụ Có sự phát triển nhưng rất ít chủ yếu là một số dịch vụ như bán hàng tạp hóa, quán ăn, 4.2.2.Nguồn tài nguyên 4.2.2.1.Tài nguyên đất a. Đất đai : Đánh giá do địa hình xã chia cắt, có độ dốc cao hiểm trợ đã tạo nên sự đa dạng và phong phú về thảm thực vật có khả năng phát triển tài nguyên rừng.
  32. 24 Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất xã Trung Thành năm 2017 Diện tích Cơ cấu STT Loại đất (ha) (%) Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 3.002,27 100 1 Nhóm đất nông nghiệp 2.893,53 96 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 32,63 11,1 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 209,49 7,2 1.1.1.1 Đất trồng lúa 108,44 3,7 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 101.04 3,4 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 114,14 3,9 1.2 Đất lâm nghiệp 2.566,88 88,7 1.2.1 Đất rừng phòng hộ 772,02 26.6 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 3,02 0,1 2 Nhóm đất phi nông nghiệp 69,78 2,3 2.1 Đất ở 20,68 29,6 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 20,68 29,6 2.2 Đất chuyên dùng 17,58 25,1 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở, cơ quan 0,44 0,6 2.2.2 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 2,98 4,2 2.2.3 Đất xử dụng vào mục đích công cộng 14,16 20,29 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 14 20,06 3 Nhóm đất chưa sử dụng 38,75 1,7 3.2 Núi đá không có rừng cây 38,75 100 (Nguồn: UBND xã Trung Thành, năm 2018) Qua bảng trên ta có thể thấy tổng diện tích đất của xã là là 3.002,27 ha. Trong đó có 3 nhóm đất chính là nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng. Nhóm đất nông nghiệp có diện tích là 2893,53 ha chiếm 96% tổng diện tích, trong nhóm đất nông nghiệp có những
  33. 25 nhóm đất chính là đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp,đất nuôi trồng thủy sản. Nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 69,78 ha chiếm 2,3%. Cuối cùng là nhóm đất chưa sử dụng là 38,75 ha chiếm 1,7% có thể thấy nhóm đất này chiếm tỷ trọng thấp nhất. 4.2.2.2. Tài nguyên nước Do điều kiện địa hình, tài nguyên nước của xã Trung Thành khá nghèo nàn. Trên địa bàn chỉ có ít suối nhỏ, tập trung chủ yếu ở phía Bắc của xã. Nước dùng cho sinh hoạt và canh tác chủ yếu dựa vào nước mưa, nước mỏ, nước ngầm. - Nước mặt: Chủ yếu là nước mưa, nước mỏ, nước ngầm là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong xã. Lượng mưa: Trung bình khoảng 1.665,5 mm/năm, lượng mưa lớn nhất: 286,3 mm. Trong mùa mưa, lưu lượng nước và mực nước ở các con suối, mạch nước ngầm tăng nhanh, ngập úng cục bộ, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Môi trường nước mặt của xã Trung Thành nhìn chung là hợp vệ sinh, ít bị ô nhiễm, chưa có thay đổi gì lớn về môi trường nước. - Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò trên địa bàn xã cho thấy nguồn nước ngầm trong, không mùi, chất lượng nước đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, tuy nhiên do địa hình cao nên giữ nước bị hạn chế. 4.1.2.3. Tài nguyên rừng Theo thống kê năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp (đất rừng phòng hộ) là 2566.88 ha chiếm tổng diện tích tự nhiên của xã. Những năm gần đây với chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển và bảo vệ rừng, xã đã tổ chức triển khai giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng tới từng hộ gia đình, từ đó nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Do đó chất lượng rừng được tăng lên góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đất chống xói mòn, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.
  34. 26 Các loại cây lâm nghiệp có giá trị trên địa bàn xã như, xoan, keo, bồ đề Chủ yếu là mọc trên núi đá vôi, đã giao cho hộ gia đình quản lý khoanh nuôi bảo vệ. 4.1.2.4. Tài nguyên nhân văn Trên địa bàn xã có duy nhất một dân tộc Tày sinh sống, nên vẫn giữ được phong tục tập quán riêng, đặc trưng. Hàng năm trên địa bàn xã có Lễ hội truyền thống (lồng tồng,mừng lúa mới ), đã tạo ra các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Nhân dân có tinh thần đoàn kết, có đức tính cần cù, chăm chỉ, vượt qua mọi khó khăn để sản xuất và phát triển kinh tế và được chủ tịch nước tặng danh hiệu xã anh hùng thời kỳ trong đổi mới. Ngoài ra trên địa bàn xã có khu di tích Mường Diềm là di tích lịch sử cấp quốc gia. 4.1.2.5.Thực trạng môi trường Trong những năm gần đây với sự tăng nhanh về các phương tiện giao thông cũng như hình thành nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, việc sử dụng ngày càng tăng lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp của nhân dân đã phần nào ảnh hưởng đến môi trường đất, nước ở các mức độ khác nhau như: - Suy thoái môi trường đất: Môi trường đất đã và đang bị thoái hóa nguyên nhân chủ yếu là do mưa lớn làm ngập úng, đất bị rửa trôi, làm cho thảm thực vật bị phá vỡ, nguồn nước ngầm cạn kiệt, tác động xấu đến sản xuất, môi trường và đời sống của người dân. - Môi trường nước: Gồm nước mặt, nước ngầm, nước mưa được đánh giá chung là đạt về tiêu chuẩn lý, hóa nhưng hạn chế về trữ lượng. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm như: - Tập quán chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới gầm nhà sàn.
  35. 27 - Công trình nhà tắm, nhà vệ sinh. - Nguồn nước ngầm dần dần bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất của người dân. -Vệ sinh môi trường xóm chưa được quan tâm, chưa có bãi rác tập trung. 4.1.2.6. Tình hình thiên tai Trong những năm qua do biến đổi khí hậu nên đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Mùa hè nhiệt độ tăng cao có khi lên tới 380C, mùa đông gây ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài, sương muối Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa lớn, dễ gây ra nhiều dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi ảnh hưởng đến năng suất, cũng như hiệu quả sản xuất nông nghiệp. 4.3. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện KT - XH trong tiến trình xây dựng NTM Thuận lợi: - Là 1 trong những xã khó khăn nhất trên địa bàn huyện Đà Bắc nên xã luôn nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền huyện và được hưởng những dự án giảm nghèo. - Có hệ thống đường giao thông thông đến thị trấn và hiện đang được nâng cấp để phục vụ cho việc giao thương hàng hóa. Ngoài ra có đường bê tông đến các xóm. - Có đất đai rộng lớn, dân cư thưa thớt thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trang trai, kinh tế tập chung, trồng cây lâm nghiệp cây ngắn ngày để nâng cao thu nhập. - Các công trình như UBND, trạm y tế, trường học được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân. - Các công tác văn hóa giáo dục, y tế phát triển, và được chú trọng quan tâm. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp qua các cấp cao.
  36. 28 Khó khăn: Điểm xuất phát thấp, nền kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, cơ cấu kinh tế chậm chuyển đổi, kết cấu hạ tầng còn kém phát triển. - Lực lượng lao động dồi dào nhưng phần lớn chưa qua đào tạo, ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hầu như chưa phát triển, dịch vụ chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ nguồn tài nguyên khoáng sản không có. - Chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình chưa có sự đầu tư lớn. - Trình độ cán bộ viên chức chưa đồng đều, năng lực quản lý còn hạn chế. Để xây dựng nông thôn mới và đạt được các tiêu chí mà Chính phủ đề ra, xã Trung Thành cần chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất. Tìm ra sản phẩn chủ lực của địa phương và tiến hành nhân rộng sản phẩm và quảng báo rộng rãi sản phẩm nhằm tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. 4.4.Thực trạng xây dựng Nông thôn mới tại xã Trung Thành 4.4.1.Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã - Bộ máy quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình cấp xã, thôn được thành lập ngay từ khi triển khai chương trình từ năm 2011 và được củng cố kiện toàn qua các năm, đến nay, xã có 01 ban chỉ đạo do đồng chí chủ tịch UBND xã là trưởng ban; thành viên là lãnh đạo UBND xã và ban ngành của xã; 01 ban quản lý xã do đồng chí phó chủ tịch UBND xã làm trưởng ban và 06 Ban phát triển thôn. - UBND xã đã phân công cán bộ địa chính NN xã kiêm nghiệm công tác theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã. Ban quản lý xã hoạt động có hiệu quả góp phần đáng kể cho việc triển khai thực hiện chương trình. - Thành lập Ban phát triển tại các thôn gồm Bí thư chi bộ, trưởng xóm,
  37. 29 các trưởng đoàn thể xóm, tổ chức tập huấn về các tiêu chí, phân loại và đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội của thôn, hướng dẫn nghiệp vụ , thu thập số liệu để UBND xã có cơ sở đánh giá việc thực hiện các tiêu chí. - Đến nay 6/6 xóm trên địa bàn xã đã thành lập Ban phát triển thôn để vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới, đồng thời thực hiện giám sát quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở xóm, bản. 4.4.2. Kết quả tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. [Phụ lục 1] 4.4.2.1.Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch Căn cứ nguồn vốn được phân bổ, UBND xã đã chỉ đạo các thôn hành xây dựng quy hoạch nông thôn mới, tính đến nay xã đã được phê duyệt Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, trong đó có quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết. Đã tiến hành công bố quy hoạch xây dựng nông thôn mới vào ngày 10 tháng 5 năm 2013. Đề án xây dựng nông thôn mới xã Trung Thành được tiến hành và hoàn thành đúng tiến độ Đánh giá về tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch: Đã đạt. 4.4.2.2.Tiêu chí giao thông Hiện trạng và thống kê chiều dài các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã, cụ thể ; - Đường xã, liên xã: Tổng số 11 km, trong đó: + Số km nhựa hóa hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo quy định của Bộ GTVT 11 km; đạt 100 % so với tổng số; - Đường thôn, xóm: Tổng số 24 km, trong đó + Số km cứng hóa hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo quy định của Bộ GTVT 11 km; đạt 45 % so với tổng số.
  38. 30 - Đường ngõ, xóm: Tổng số 10 km, số km sạch không lầy lội vào mùa mưa:4 km, đạt 40 % so với tổng số; - Đường trục chính nội đồng: Tổng số 5km, số km được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện: 0 km so với tổng số. Dự kiến xã sẽ hoàn thành tiêu chí vào năm 2019 Đánh giá tiêu chí về giao thông: Chưa đạt. 4.4.2.2.Tiêu chí thủy lợi - Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm: tổng số là: 02 công trình, chiều dài kênh mương 10,35 km đã kiên cố hóa 8 km = 77% -Trạm bơm Xã không có trạm bơm nào Đánh giá tiêu chí về thủy lợi: Đã đạt. 4.4.2.4 .Tiêu chí điện Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, luôn được duy tu, bảo dưỡng; thay mới những đường dây cũ. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn là: 98%. Số trạm biến áp là 6/6 trạm; số km đường dây cao thế, trung thế: 8,3 km. Đường dây hạ thế 12,45 km, đạt chuẩn Đánh giá về tiêu chí điện: Đã đạt. 4.4.2.5.Tiêu chí trường học Tổng số trường học có 02 trường : Trường THCS,TH Trung Thành và Trường mầm non Trung Thành. -Trường mần non Gồm có 01 trường chi chính, và có 06 chỉ lẻ. Tuy nhiên còn thiếu nhà hiệu bộ của chi chính. Diện tích sân chơi, bãi tập đã có nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu vui chơi của học sinh
  39. 31 - Trường tiểu học. Số phòng học 12 phòng đạt chuẩn, 12 phòng nhà công vụ khu vệ sinh còn thiếu . - Trường THCS Trường đã được xây mới hai tầng, số phòng học 6 phòng, đạt chuẩn 6 phòng, cần xây nhà phụ trợ và nhà bán trú cho học sinh. Cần hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa giáo dục như : Xây dựng, nhà đa năng, nhà thư viện, hệ thống rào, Đánh giá về tiêu chí trường học: Chưa đạt. 4.4.2.6. Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa . Hiện nay, sở vật chất của xã còn thiếu. Xã chưa có nhà văn hoá và khu thể thao, thiếu hội trường nhà đa năng, sân thể thao phục vụ văn hóa. Xã chưa có điểm vui chơi, giá trí và thể thao cho trẻ em người cao tuổi Trong tổng số 6 xóm số xóm có nhà văn hóa đạt 5/6 xóm. Nhà văn hóa và hội trường 1 số thôn không đảm bảo yêu cầu, cần tu sửa bổ sung nội thất bên trong để đảm bảo cho việc sinh hoạt, hoạt động. Tỷ lệ xóm có nhà văn hoá đạt quy định của Bộ VH-TT-DL là 0%. Đánh giá về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa: Chưa đạt. 4.4.2.7.Tiêu chí chợ nông thôn Xã Trung Thành có quy hoạch chợ nhưng chưa thực hiện được do chưa có mặt bằng. Đánh giá về tiêu chí chợ nông thôn: Chưa đạt. 4.4.2.8.Tiêu chí thông tin và truyền thông Xã có 01 điểm phục vụ bưu chính viễn thông đáp ứng nhu cầu sử dụng của các tổ chức, cá nhân tại địa phương. 100% số hộ gia đình trong xã có sử dụng dịch vụ viễn thông riêng. 6/6 và có tủ sách pháp luật phục vụ tìm hiểu pháp luật của nhân dân .
  40. 32 Xã có hệ thông loa, đài truyền thanh dẫn đến các xóm tuy nhiên đã xuống cấp. Tuy nhiên bưu điện xây dựng đã lâu cần xây mới . Đánh giá về tiêu chí bưu điện: Đã đạt. 4.4.2.9.Tiêu chí nhà ở dân cư Tính đến năm 2017: Trên đại bàn xã không có nhà tạm, nhà dột nát. Toàn xã có 449 hộ nhà ở, số nhà ở đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng là 75 nhà chiếm 15.5% Đánh giá về tiêu chí nhà ở: Chưa đạt. 4.4.2.10.Tiêu chí thu nhập - Cơ cấu kinh tế + Nông, lâm, ngư nghiệp: 87% đạt 100% KH + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 3% đạt 100% KH + Dịch vụ, thương mại, du lịch: 10% đạt 100% KH - Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 14% đạt 100% KH - Thu nhập bình quân đầu người/năm: 12tr.đ/người/năm = 85% KH Đánh giá về tiêu chí thu nhập: Chưa đạt. 4.4.2.11.Tiêu chí hộ nghèo - Tổng số hộ nghèo xã năm 2017 là 229 / 449 hộ - Tỷ lệ hộ nghèo của xã là: = 51,00 % Đánh giá tiêu chí hộ nghèo : Chưa đạt. 4.4.2.12.Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm Số lao động trong độ tuổi lao động: 1.159 người Số lao động có việc làm: 1.088 người Tỷ lệ lao động có việc làm: của xã chiếm 98,8% dân số trong độ tuổi lao động. Đánh giá về tiêu chí tỷ lệ lao đông có việc làm: Đã đạt.
  41. 33 4.4.2.13. Hình thức tổ chức sản xuất - Xã chưa có tổ hợp tác. Xã đã tuyên truyền khuyến khích các cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã hợp thành Tổ hợp tác, hợp tác xã; nhất là thành lập được Tổ hợp tác thu gom và bao tiêu sản phẩm nông sản tập trung cho bà con. Đánh giá tiêu chí tổ chức sản xuất: Chưa đạt. 4.4.2.14. Giáo dục và đào tạo Xã Trung Thành đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS. Hàng năm, các cấp học đều đảm bảo sĩ số học sinh từ đầu năm đến cuối năm học, chất lượng dạy và học được nâng cao, tỷ lệ học sinh giỏi, giáo viên giỏi tăng hàng năm. Huy động 100% số trẻ trong độ tuổi được đến trường, không có học sinh bỏ học và mắc các tệ nạn xã hội.100% số học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên THPT, bổ túc học nghề. Đánh giá về tiêu chí giáo dục và đào tạo: Đã đạt. 4.4.2.15.Y tế Tổng số người dân tham gia bảo hiểm y tế của xã là 1828 người chiếm tỷ lệ 100% -Đánh giá hiện trạng trạm Y tế xã Trạm y tế xã đã xuống cấp trầm trọng, tuy nhiên xã đang tiến hành khởi công xây dựng lại trạm y tế mới -Xã Trung Thành phấn đấu đến năm 2018 sẽ đạt tiêu chí này. Đánh giá tiêu chí y tế: Chưa đạt. 4.4.2.16. Tiêu chí văn hóa Các phong trào Văn hoá - Văn nghệ - Thể dục thể thao được phát triển mạnh mẽ, tham gia phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hiện 6/6 xóm có đội văn nghệ . Tham gia các giải thể thao và hội diễn nghệ thuật quần chúng do cấp trên tổ chức và đạt giải.
  42. 34 Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được đông đảo nhân dân hưởng ứng và thực hiện tốt. Đến nay toàn xã có 80% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá, có 5/6 xóm được công nhận là làng văn hoá. Đánh giá về tiêu chí văn hóa: Đã đạt. 4.4.2.17. Tiêu chí môi trường Số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 268/449 hộ = 55,37%. Môi trường nông thôn toàn xã đảm bảo, không có hoạt động nào làm suy giảm môi trường. Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Chất thải, nước thải được xử lý và thu gom theo quy định. Dự kiến xã sẽ đạt tiêu chí trong năm 2018 Đánh gá về tiêu chí môi trường: Chưa đạt. 4.4.2.18. Tiêu chí tổ chức chính trị Số cán bộ xã đạt chuẩn 21/21 đồng chí = 100%. Các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở được cơ cấu và định biên đầy đủ. Bộ máy tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể từ xã đến xóm được Đảng bộ thường xuyên chăm lo, củng cố, kiện toàn. Hiện trên toàn xã có 6/6 xóm có Chi bộ Đảng. Chỉ đạo các chi bộ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2015 -2017 đảm bảo đúng nguyên tắc, yêu cầu, kế hoạch, hướng dẫn của cấp trên. Đảng bộ liên tục được công nhận Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Lãnh đạo, chỉ đạo thành công cuộc bầu cử đại biểu quốc hội trên địa bàn, tổ chức tốt việc sơ tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng. Thực hiện tốt quy định 76 của Bộ chính trị về đảng viên giữ mối liên hệ với cấp uỷ nơi cư trú. Công tác quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ được đặc biệt quan tâm. Đến nay đội ngũ cán bộ xã đã cơ bản đáp ứng và đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của địa phương, các đồng chí lãnh đạo từ Đảng uỷ - HĐND - UBND, các Ban, ngành, đoàn thể, các đồng chí đại biểu HĐND, bí thư chi bộ,
  43. 35 trưởng thôn đều được tham gia các lớp tập huấn do xã và cấp trên mở để nâng cao trình độ nghiệp vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đánh giá tiêu chí tổ chức chính trị: Đã đạt. 4.4.2.19. Tiêu chí an ninh trật tự xã hội An ninh trật tự của xã Trung Thành được giữ vững liên tục qua các năm. Dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng ủy, sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của hệ thống chính trị từ xã đến các cơ sở đã phát huy sức mạnh tổng hợp, thường xuyên nắm bắt kịp thời những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân, tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong xã luôn nêu cao tinh thần cách mạng, làm tốt công tác bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tai tệ nạn xã hội; Thực hiện tốt phong trào “ Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; Chủ động đấu tranh ngăn chặn các âm mưu, hoạt động chống phá của các thê lực thù địch, giữ vững đảm bảo ổn định chính trị ở các xóm; xử lý các tình huống phát sinh từ cơ sở, không để bị động, bất ngờ; đẩy mạnh công tác tấn công, trấn áp tội phạm, tạo sự chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn. Đánh giá về tiêu chí an ninh trật tự xã hội: Đã đạt. KẾT LUẬN: Đến năm 2017 xã đã đạt được 9 tiêu chí trong 19 tiêu chí theo mới theo quyết định QĐ số 1980/QĐ-TTg đó là: Quy hoạch, Thủy lợi, Điện, Bưu điện, Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, Giáo dục, Văn hóa , Hệ thống tổ chức chính trị xã hội, An ninh trật tự xã hội 4.4. Đánh giá của người dân về xây dựng nông thôn mới Khi tìm hiểu về khả năng tiếp cận chính sách về phát triển nông thôn và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, 100% người dân đều có nghe thông tin về các chính sách.
  44. 36 Bảng 4.5. Số hộ dân được tiếp cận thông tin về chương trình NTM Xóm Xóm Xóm Bình Quân Thượng Hạ Búa Nguồn tiếp cận Chung (%) (hộ) (hộ) (hộ) Từ cán bộ xã, thôn 17 16 16 81,67 Từ cán bộ khuyến nông 15 13 14 70 Từ các tập huấn 16 15 16 78,4 Từ các phương tiên thông 20 20 20 100 tin đại chúng Từ bạn bè, hàng xóm và 18 19 20 95 các nguồn khác (Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2018) Tuy nhiên, phần lớn các chính sách mà nông dân tiếp cận được thông qua chính quyền địa phương thông qua các buổi họp thôn, và các đoàn thể (81,67%). Kênh thông tin từ các buổi tập huẩn (78,4%), qua cán bộ khuyến nông (70%). Kênh thông tin được sử dụng nhiều nhất là từ bạn bè, hàng xóm, các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo, truyền hình Bảng 4.6. Ý kiến của người nông dân về chương trình xây dựng NTM Xóm Thượng Xóm Hạ Xóm Búa Bình quân Chỉ tiêu (Hộ) (%) (Hộ) (%) (Hộ) (%) (%) Rất cần thiết 14 70 16 80 12 60 70 Cần thiết 6 30 4 20 8 40 30 Không cần thiết 0 0 0 0 0 0 0 (Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2018) Qua bảng số liệu điều tra cho thấy hầu hết người dân ở 3 thôn nghiên cứu đều có biết về chương trình nông thôn mới, mặc dù sự hiểu biết của người dân còn rất mơ hồ về chương trình nông thôn mới nhưng khi được hỏi thì đa phần ý kiến của người dân đều cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết cho các địa phương (chiếm 70% số ý kiến), còn lại các hộ điều tra đều cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng chương trình nông thôn mới là không cần thiết.
  45. 37 Bảng 4.7. Những công việc người dân tham gia vào xây dựng NTM Số lượng hộ Tỷ lệ STT Nội dung công việc (n=60) (%) 1 Bầu tiểu ban xây dựng nông thôn mới tại xóm 30 50,0 Đóng góp ý kiến vào bản quy hoạch và bản đề 2 25 41,67 án xây dựng NTM Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung 3 40 66,66 thực hiện 4 Xây dựng kế hoạch thực hiện 0 0 5 Trực tiếp thi công, thực hiện các công trình 56 93,33 6 Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm 50 83,3 7 Giám sát thi công công trình 39 65 (Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2018) Qua bảng số liệu trên, khi được hỏi về những công việc mà gia đình tham gia vào xây dựng nông thôn mới ở địa phương thì thấy được người dân đã tham gia vào các công việc.Tuy nhiên tỷ lệ người dân tham gia vào các công việc là khác nhau: chỉ có 50% ý kiến cho rằng được tham gia bầu tiểu ban xây dựng NTM; 66,66% ý kiến cho rằng có đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn công việc gì thực hiện trước công việc gì thực hiện sau. Tham gia các lớp tập huấn chiếm 83,3 %. Công việc trực tiếp thi công và thực hiện công trình được người dân tham gia nhiều nhất (93,33%). Khi được hỏi về việc tham gia đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới của thôn, xã mình bằng các hình thức khác nhau: tiền, ngày công lao động, đất đai, cây cối, ý kiến thì cho thấy. 100% các hộ điều tra đều tham gia đóng góp vào các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nằm trong nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới của xóm bằng ngày công lao động. Tuy nhiên, thì việc huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay vẫn gặp rất nhiều khó khăn.
  46. 38 Bảng 4.8. Ý kiến của người dân về chất lượng điều kiện cơ sở hạ tầng tại địa phương Tốt Khá Trung bình STT Hạng mục (Hộ) (%) (Hộ) (%) (Hộ) (%) 1 Giao thông 0 0 20 33,3 40 67,7 2 Thủy lợi 58 96,6 2 3,4 0 0 3 Điện 56 93,3 11 18,3 0 0 4 Trường học 10 16,6 18 30,0 32 53,3 5 Chợ nông thôn 0 0 0 0 0 0 6 Bưu điện 28 46,6 40 66,6 15 50 7 Y tế 0 0 10 16,6 50 83,3 (Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2018) Về thủy lợi có 96,6% ở mức tốt, ở 3,4% mức khá, 0% ở mức trung bình; Về trường học có 16,6% ở mức tốt, 30,0% mức khá, còn lại là trung bình; Về bưu điện có 46,6% ý kiến cho là tốt, 66,6% là khá và 50% trung bình; Về y tế chỉ có 0% ý kiến cho là tốt, 16,6% là khá và trung bình là 83,3%; Ở đây duy nhất có hạ tầng cơ sở về thủy lợi được 96,6% ý kiến người dân cho rằng là khá và 3,4% ở mức khá Như vậy, qua ý kiến của người dân cho thấy chất lượng điều kiện hầu hết cơ sở hạ tầng tại địa phương chưa phát triển, tuy nhiên một số công trình cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu của người dân, người dân mong muốn cơ sở được đầu tư tốt hơn phục vụ người dân. Bảng 4.9. Ý kiến của cán bộ UBND xã Trung Thành về xây dựng nông thôn mới (N=22) Số người Tỷ lệ TT Nội dung đồng ý (%) 1 Nhận thức chung về chương trình xây dựng nông thôn mới a Đã hiểu rõ 22 100 b Chưa hiểu rõ 0 0 c Không rõ 0 0
  47. 39 Số người Tỷ lệ TT Nội dung đồng ý (%) 2 Hoạt động của ban quản lý xã a Nhiệt tình, có trách nhiệm 22 100 b Bình thường 0 0 c Không có trách nhiệm 0 0 3 Hoạt động của ban phát triển nông thôn a Hiệu quả 16 83,33 b Bình thường 6 20 c Chưa hiệu quả 0 0 Những thuận lợi trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa 4 phương Được Đảng và Nhà nước cấp trên quan a 22 100 tâm chỉ đạo Nhờ có thành tựu của sự nghiệp CNH b 9 30 HĐH đất nước trong thời gian vừa qua Là địa phương có truyền thống cách c 0 0 mạng Học tập được kinh nghiêm của nhiều d 0 0 nơi Những khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới 5 ở địa phương Địa bàn rộng, địa hình miền núi phức a 20 96,67 tạp b Nguồn lực của địa phương có hạn 8 26,67 Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn c 5 16,67 chế Ruộng đất manh mún, khó khăn cho d 6 20 việc phát triển nông nghiệp hàng hóa
  48. 40 Số người Tỷ lệ TT Nội dung đồng ý (%) Các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và e 9 30 ít Các khu dân cư cũ lộn xộn, khó khăn f 3 10 cho việc chỉnh trang Khó khăn cho việc đóng góp của nhân g 12 40 dân 6 Các giải pháp để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để a 19 93,33 nhân dân hiểu và tự giác thực hiện Tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi, b 2 6,67 tích tụ ruộng đất Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ c 2 6,67 cán bộ Xây dựng và phát triển các tổ chức d 0 0 chính trị ở nông thôn Phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn e thể, vận động nhân dân hiến đất để xây 7 23,33 dựng nông thôn mới Đẩy nhanh việc quy hoạch và xây dựng f 0 0 các thị trấn g Xây dựng một số công trình liên xã 10 33,33 h Ban hành các cơ chế chính sách 0 0 Ban hành một số văn bản quy phạm i 0 0 pháp luật về xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Số liệu điều tra cán bộ xã)
  49. 41 4.5. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại xã Trung Thành. 4.5.1. Điểm mạnh - Điều kiện khí hậu và tài nguyên đất đai của xã thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp. - Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống: Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã khá phát triển như trường học, y tế, trụ sở UBND xã. 4.5.2. Điểm yếu - Kinh phí hỗ trợ của nhà nước phân bổ hàng năm từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là rất thấp trong khi nhu cầu thực hiện là rất lớn. - Khối lượng công việc trong xây dựng nông thôn mới rất nhiều, trong khi cán bộ trong Ban quản lý của xã phải kiêm nhiệm nhiều công việc. - Công tác tập huấn cho cán bộ cấp xã đặc biệt là cán bộ khối đoàn thể và cán bộ các thôn, xóm còn ít do vậy công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới còn hạn chế. 4.5.3. Cơ hội Có nhiều chủ chương chính sách phát triển nông nghiệp, công nghiệp của Đảng và Nhà nước. Ưu tiên cho huyện tạo điều kiện thuận lợi để xã phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng hóa. 4.5.4. Thách thức - Cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ ít phát triển, chưa có các cơ sở công nghiệp quy mô vừa, dịch vụ chủ yếu để phục vụ nhu cầu tại chỗ. Thu nhập của người dân vẫn chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp và nghề truyền thống. - Số lượng lao động được qua đào tạo nghề còn thấp, chủ yếu lao động của xã vẫn nằm trong khu vực nông nghiệp.
  50. 42 - Cơ chế chính sách và phương thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới ở tất cả các lĩnh vực. Thiếu các chính sách để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. - Nghề truyền thống và các sản phẩm nông nghiệp đã phát triển nhưng chưa có thương hiệu, chưa có nhà doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. 4.6. Giải pháp phát triển xây dựng NTM tại xã Trung Thành trong giai đoạn tới 4.6.1 Giải pháp chung * Xây dựng quy hoạch - Giải pháp về quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp: Vận động người dân nông thôn tiến hành dồn điền, đổi thửa đất sản xuất, để tạo được diện tích tập trung cho mỗi hộ tham gia sản xuất hàng hoá tại cánh đồng đã được quy hoạch, với phương châm các hộ gia đình tự nguyện bàn bạc thống nhất, chính quyền xã tạo điều kiện làm thủ tục cấp lại quyền sử dụng đất kịp thời cho cho người nông dân. - Nâng cao vai trò của khuyến nông, khoa học công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Cách thức tuyên truyền nhân rộng mô hình khuyến nông; kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc - giống, thức ăn, canh tác, bảo vệ thực vật, thú y, hình thức tổ chức - câu lạc bộ khuyến nông. - Phát triển nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y. - Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Xây dựng các dịch vụ cộng đồng về tiếp thị nông sản và vật tư nông nghiệp. - Giải pháp về quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới. - Cần tiến hành bố trí một cách hợp lý mạng lưới giao thông, điện, trường
  51. 43 học các cấp, trạm xá, trung tâm văn hoá, thể thao xã, nhà văn hoá và khu thể thao thôn, bưu điện và hệ thống thông tin liên lạc, chợ, nghĩa trang, bãi xử lý rác, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước thải, công viên cây xanh, hồ nước sinh thái * Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội Căn cứ vào đánh giá thực trạng và quy hoạch, đối chiếu với bộ tiêu chí NTM, xác định rõ ở từng xóm, bản và xã cần nâng cấp hoặc xây dựng mới những hạng mục, loại công trình, tận dụng tối đa các công trình hiện có. Xác định thứ tự ưu tiên xây dựng các công trình cụ thể từ nay đến năm 2018. - Giải pháp về giao thông: Khuyến khích, vận động nhân dân đóng góp công sức tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, phục vụ cho việc lưu thông, đi lại, trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi. Đường trục thôn, đường ngõ vào nhà dân, đường nội đồng thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ xi măng, cát sỏi, nhân dân thực hiện thi công. - Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, xã hội như: Trường học, hệ thống điện, bưu điện và cơ sở vật chất văn hóa xã: Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cần tiến hành rà soát, đánh giá xem những chỉ tiêu nào còn thiếu và chưa đạt những yêu cầu, rồi báo cáo lên cấp trên, để được phê duyệt và tiến hành xây dựng theo kế hoạch triển khai lồng ghép thực hiện từng chỉ tiêu theo tiến độ, lịch trình của dự án để sử dụng hiệu quả nhất, tránh gây lãng phí. * Phát triển kinh tế và các tổ chức sản xuất - Giải pháp về nâng cao thu nhập: Xã cần quy hoạch vùng đất cho sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, phát triển trang trại. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
  52. 44 phát triển sản xuất hàng hóa, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch cộng đồng. Khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống của địa phương. Khuyến khích sự đầu tư từ các cá nhân, các tổ chức từ bên ngoài nhằm khai thác triệt để nguồn lực của địa phương một cách có hiệu quả. Từ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân. Xây dựng kế hoạch để đào tạo nghề cho nông dân để chuyển lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đối với ngành nông nghiệp, cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, cần thay đổi các giống cây trồng đã tồn tại lâu trên địa bàn có năng suất thấp bằng các giống cho năng suất cao chịu điều kiện khắc nghiệt tốt. - Giải pháp về hình thành các tổ chức sản xuất: Khuyến khích, tạo điều kiện cho việc hình thành các tổ chức sản xuất, các HTX, các câu lạc bộ, nhóm sở thích để giúp đỡ nhau trong sản xuất. Tổ chức một số chương trình liên kết sản xuất, chế biến sản phẩm, nông dân hoặc khu trang trại với doanh nghiệp và nhà khoa học trong sản xuất, chế biến nông sản. Khuyến khích thành lập và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn xã. * Văn hoá, xã hội và môi trường. - Giải pháp về xây dựng đời sống văn hoá phong phú, lành mạnh: Bổ sung các quy ước, hương ước thôn bản về việc tang, việc cưới, nếp sống văn hoá. Tiếp tục chỉnh trang các nhà văn hóa xóm, sân thể thao, có các hoạt động tôn tạo, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. Thi đua thực hiện tốt phong trào thi đua xây dựng Làng văn hóa, Gia đình văn hóa và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”.
  53. 45 - Giải pháp về giáo dục: Tiếp tục nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên đạt chuẩn. Có chính sách khuyến khích trẻ em trong độ tuổi đến trường, nâng cao tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề). Cần đẩy mạnh nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, nâng cao vai trò hỗ trợ tích cực của giáo viên và tinh thần chủ động học tập của học sinh, chống bệnh tiêu cực và thành tích trong thi cử. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong xã: Mở các lớp tập huấn về nâng cao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho nông dân, mở các lớp dạy nghề theo nhu cầu đào tạo của người dân có định hướng của chính quyền - Giải pháp về bảo vệ môi trường nông thôn: Phát động các phong trào cộng đồng vì môi trường xanh, sạch, tổ chức trồng cây xanh ở nơi công cộng, đường giao thông, thu dọn, khai thông cống rãnh, phát quang dọn cỏ đường giao thông và các công trình công cộng Hướng dẫn nông dân sản xuất nông nghiệp sạch, phòng trừ sâu bệnh bằng các phương pháp cổ truyền tránh sự lạm dụng vào các yếu tố hoá học độc hại. Các chất thải phải được thu gom và xử lý theo quy định, thành lập tổ quản lý phân công trách nhiệm cho việc thu gom rác thải. Vận động các hộ dân xây dựng 3 công trình vệ sinh (nhà tắm, nhà tiêu, chuồng trại chăn nuôi) hợp vệ sinh, đưa gia súc ra khỏi gầm nhà sàn. Hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi, hộ chăn nuôi lớn xây dựng hầm khí sinh học Biogas xử lý chất thải chăn nuôi. Quy tập và cải tạo nghĩa trang hiện có, hình thành khu vực nghĩa trang cho phát triển lâu dài, tạo điều kiện chôn cất văn minh, hợp vệ sinh, tiết kiệm đất đai. * Nâng cao chất lượng và vai trò của các tổ chức chính trị Quan tâm và có chính sách ưu tiên hợp lý để khuyến khích cán bộ tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ
  54. 46 đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng và phát triển địa phương. Thường xuyên củng cố tổ chức cơ sở Đảng, Chính quyền, đoàn thể nhân dân. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Tăng cường vận động nhân dân thực hiện tốt các Chủ trương, Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc triển khai, tổ chức thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của cấp uỷ, Chính quyền đối với các đoàn thôn xóm nhằm phấn đấu thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương. 4.6.2. Giải pháp cụ thể - Phát động các phong trào của các hội phụ nữ, hội thanh niên, tạo ra các mô hình để thúc đẩy sự tham ra của mọi người. Có thể phát động mỗi xóm một mô hình như trồng hoa quanh đường làng, hoặc sản xuất 1 sản phẩm nào đó như rau , dệt thổ cẩm - Khuyến khích các em học sinh sau khi tốt nghiệp THPT tiếp tục theo học lên Đại học nhằm thay đổi nhận thức, tạo cơ hội việc làm cho chính bản thân và quy về phục vụ địa phương. - Xây dựng ở xã 1 quầy bán hàng bán những sản phẩn hàng hóa do người dân tự sản xuất ra. Nhằm quảng bá sản phẩn nông nghiệp của xã nâng cao thu nhập. Khuyến khích người dân sản xuất nông nghiệp. - Đối với ngành nông nghiệp, cần đẩy mạnh phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, cần thay đổi các giống cây trồng đã tồn tại lâu trên địa bàn có năng suất thấp bằng các giống cho năng suất cao chịu điều kiện khắc nghiệt tốt. - Thành lập các tổ chức hợp tác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Hội nông dân cùng sở thích, nhóm liên kết - Hướng nghề cho các em học sinh ngay từ trên nghế nhà trường nhằm tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với các em hơn.
  55. 47 - Có chính sách phát huy lợi thế của địa phương đó là khu di tích lịch sử Mường Diềm có chính sách quảng bá để mọi người biết đến. - Diện tích đất lâm nghiệp của địa phương rất lớn nên cần phải khai thác các lâm sản trong rừng như: cây dược liệu, cây cảnh, - Địa phương có nhiều lợi thế phát huy thế mạnh về cây rau dại như: Rau bò khai, rau dương sỉ
  56. 48 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi đã rút ra được một số kết luận sau: Trung Thành là một xã miền núi, có địa hình phức tạp, dân số ít, mật độ dân số thấp. Thu nhập bình quân trên đầu người chưa cao, lao động chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn chưa cao, hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính tự cung tự cấp. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ có phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng còn chậm. Việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xã chưa đạt mô hình phát triển nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng năm 2017 xã đã đạt được 9 tiêu chí trong 19 tiêu chí theo mới theo quyết định QĐ số 1980/QĐ-TTg đó là: Quy hoạch, Thủy lợi, Điện, Bưu điện, Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, Giáo dục, Văn hóa , Hệ thống tổ chức chính trị xã hội, An ninh trật tự xã hội. Từ đó, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi lớn, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định và giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Về thuận lợi, khó khăn của xã khi thực hiện mô hình NTM bao gồm các vấn đề chính như sau: Thuận lợi chính của xã là trong quá trình thực hiện mô hình NTM đó là có nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp. Xã nhận được sự quan tâm giúp đỡ đầu tư của huyện và của tỉnh. Bên cạnh đó xã còn gặp một số khó khăn như: vị trí địa lý không tập trung gây khó khăn cho việc tập trung sản xuất hàng hóa, cơ cấu kinh tế, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển chậm. Số lượng lao động có chuyên môn chưa cao, cơ sở hạ
  57. 49 tầng còn thiếu thốn và đang trong tình trạng xuống cấp. Thiếu cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào địa phương. Một số giải pháp thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới trong giai đoạn tới đó là: Tập trung tuyên truyền, triển khai nhiều biện pháp để đưa công tác xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia chủ động, tích cực, tự giác của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư, của cả hệ thống chính trị ở cơ sở. Bổ xung hoàn thiện thành viên trong Ban chỉ đạo chương trình xây dựng thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Thực hiện rà soát định kỳ các kết quả thực hiện các tiêu chí. Thực hiện tốt phương châm “Huy động nội lực tại chỗ là chính”. 5.2. Kiến nghị * Đối với huyện Đà Bắc: - Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn tới cần dựa trên những tiêu chí về NTM của Chính phủ ban hành để có phương hướng hành động cụ thể xây dựng các mô hình NTM. - Các phương án xây dựng NTM cần đưa ra thảo luận sâu, rộng trong cộng đồng, xác định nội dung các Quy hoạch; lựa chọn và xác định thứ tự ưu tiên các công trình kết cấu hạ tầng cần xây dựng, các phương án sản xuất để nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân. - Việc xây dựng mô hình NTM cần tạo thành phong trào quần chúng rộng lớn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, để lôi kéo sự tham gia chủ động tích cực, tự giác của mỗi người dân, mỗi cộng đồng dân cư nhằm phát huy cao nhất nội lực, có sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền các cấp. - Huyện, Tỉnh cần huy động đa dạng các nguồn vốn để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới.
  58. 50 * Đối với xã Trung Thành: - Cần lập các quy hoạch xây dựng nông thôn mới (theo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới). Quy hoạch hoàn thành làm nền tảng và cơ sở cho lãnh đạo và nhân dân trong xã cùng nhau phấn đấu để đạt được những mục tiêu đề ra. - Việc quy hoạch cần được xây dựng trên cơ sở có sự tham gia của người dân vào quá trình lập và thực hiện quy hoạch. Cần phải tạo ra các phong trào để toàn dân tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới. - Tích cực vận động nhân dân trồng bổ sung rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng và công tác bảo vệ môi trường. - Có các hoạt động tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu và tham gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc hiến đất mở đường hiện nay đang là một khó khăn trong xây dựng nông thôn mới. Có các hoạt động giữ gìn và phát huy thế mạnh của xã. * Đối với người dân xã Trung Thành: Tích cực đóng góp tiền của, vật chất, công lao động theo đúng tinh thần toàn dân tham gia chung tay xây dựng nông thôn mới. Toàn thể cộng đồng và người dân phải có ý thức xây dựng, giữ gìn nơi ở, sinh hoạt, hay sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh. Xây dựng, nâng cấp nhà ở, xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh, cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới.
  59. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 26/NG/TW ngày 5/8/2008 của Trung ương về vấn đề Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn 2. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 491/QĐ-TTg, Ngày 16/04/2009 của đã ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới 3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 4/06/2010 Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-20120 4. Từ điển Tiếng Việt (2010) Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa 5. Sổ tay hướng dẫn xây dựng nông thôn mới (2010), Nhà xuất bản Lao động 6. Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2010/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính II. Tài liệu từ Internet 7. ây đựng nông thôn mới ở Hòa Bình 8. ây dựng nông thôn mới tại Cao Bằng 9. Điện Biên đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới 10. diem-ntm-tai-xa-yen-mong-2 11. trong-lanh-dao-xay-dung-nong-thon-moi-o-dang-bo-xa-thanh-xuong- 2399324/
  60. PHỤ LỤC 1 KẾT QUẢ THỰC HIỆN 19 TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NTM XÃ TRUNG THÀNH Tiêu Tên tiêu chuẩn STT Nội dung tiêu chí Kết quả Đánh chí đạt giá chuẩn I. QUY HOẠCH 1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch Đạt vụ. Quy 1.2. Quy hoạch phát triển Đã lập quy hoạch và mở hội hoạch và hạ tầng kinh tế - xã hội - nghị công bố quy hoạch. thực Đạt 1 môi trường theo chuẩn Đã niêm yết công khai quy Đạt hiện quy mới. hoạch tại UBND xã. hoạch 1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn Đạt hóa tốt đẹp. II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. Tỷ lệ km đường trục -Tổng số đường trục xã và xã, liên xã được nhựa đường từ trung tâm xã đến Chưa Giao hóa hoặc bê tông hóa đạt 100% đường huyện được nhựa đạt thông chuẩn theo cấp kỹ hóa hoặc bê tông hóa là thuật của Bộ GTVT. 55km. 2 2.2.Tỷ lệ km đường trục -Tổng số km đường trục thôn, xóm được cứng hóa ≥50% thôn,bản và đường liên đạt chuẩn theo cấp kỹ nhựa Đạt thôn được cứng hóa 11km. thuật của Bộ hóa, BT GTVT. hóa.
  61. 2.3. Tỷ lệ km đường 100% Tổng số 10 km, số km sạch ngõ (≥50% Chưa không lầy lội vào mùa mưa:4 xóm sạch và không cứng đạt km, đạt 40 % so với tổng số. lầy lội vào mùa mưa. hóa) 2.4. Tỷ lệ km đường Tổng số 5km, số km được trục cứng hóa, xe cơ giới đi lại >50% Chưa chính nội đồng được thuận tiện: 0 km so với tổng cứng đạt cứng hóa, xe cơ giới số. hóa đi lại thuận tiện. 3.1. Hệ thống thủy lợi Hệ thống công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng được bao gồm: tổng số là: 02 công yêu cầu sản xuất và dân trình. ≥70% Đạt sinh. 3 Thủy lợi Chiều dài kênh mương 10,35 3.2. Tỷ lệ km kênh km đã kiên cố hóa 8 km = mương do xã quản lý 50% 77% được kiên cố hóa. Đạt Số trạm biến áp là 6/6 trạm; 4.1. Hệ thống điện số km đường dây cao thế, đảm bảo yêu cầu kỹ trung thế: 8,3 km. Đường thuật của ngành điện. Đạt dây hạ thế 12,45 km, đạt Đạt 4 Điện chuẩn. 4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an 95% điện thường xuyên, an toàn toàn Đạt là: 98%. từ các nguồn. Gồm có 01 trường 02 chi, có số phòng học là 8 đạt Tỷ lệ trường học các chuẩn 4 phòng. Còn thiếu cấp: mầm non, mẫu Trường công trình phụ trợ ở 02 chi giáo, tiểu học, THCS Chưa 5 học ≥70% nhà hiệu bộ của chi chính, có cơ sở vật chất đạt dạt diện tích sân chơi, bãi tập đã chuẩn quốc gia. có nhưng còn thiếu.
  62. 6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ Chưa đạt Chưa Đạt sinh hoạt văn hóa,thể đạt thao cuả toàn xã,cụ thể. 6.1.1. Diện tích đất quy hoạch đối với hội Chưa đạt Chưa trường nhà văn hóa đa ≥300m đạt năng tối thiểu. 2 6.1.2. Diện tích khu thể ≥1.200 Chưa thao(chưa tính sân vận Chưa đạt m2 đạt động)tối thiểu. 6.1.3. Quy mô xây ≥150 Chưa Cơ sở dựng hội trường đa chỗ Chưa đạt đạt vật chất năng. ngồi 6 văn hóa 6.2. Xã có điểm vui chơi,giải trí và thể thao Xã có điểm vui chơi, giải trí và Chưa Đạt cho trẻ em và người thể thao theo quy định. đạt cao tuổi theo quy định. Tổng số thôn của xã có 6 thôn, một số thôn không đủ diện tích 6.3. Tỷ lệ thôn,bản,ấp khuôn viên hội trường thôn, nhà có nhà văn hóa hoặc văn hóa kiêm trụ sở thôn không Chưa nơi sinh hoạt văn Đạt đảm bảo theo yêu cầu, không có đạt hóa,thể thao phục vụ sân thể thao, thôn thiếu tăng âm công đồng. loa đài, thôn không có bàn ghế ngồi trong hội trường, phông bạt trang trí khánh tiết.
  63. 7. Xã có chợ nông thôn Xã Trung Thành có quy hoạch hoặc nơi mua bán,trao chợ nhưng chưa thực hiện được đổi hàng hóa,cụ thể yêu do chưa có mặt bằng. Chưa cầu đạt tiêu chí đạt một Đạt đạt trong 2 nội dung sau. 7 Cơ sở hạ 7.1. Có chợ nông thôn tầng trong quy hoạch được Chưa thương cấp có thẩm quyền phê Đạt Xã chưa thực hiện được đạt mại nông duyệt và đạt chuẩn theo thôn quy định. 7.2. Có siêu thị mini hoặc cửa hàng tiên lợi Chưa hoặc cửa hàng kinh Đạt Xã không có đạt doanh tỏng hợp đạt chuẩn theo quy định. 8.1. Xã có điểm phục vụ bưu chính,cụ thể:có ít nhất 01 điểm phục vụ bưu chính để đáp ứng Đạt Số điểm phục vụ : 01 Đạt nhu cầu sử dụng dịch Thông vụ của tỏ chức,cá nhân tin và tại địa phương. 8 8.2. Xã có điểm viễn truyền thông thông internet, cụ thể . Tất cả các thôn trên địa Tổng số thôn: 6 bàn có khả năng đáp Đạt Đạt Số thôn có internet: 5/6 ứng nhu cầu sử dụng điên thoại và dịch vụ truy cập internet hoặc
  64. có ít nhất 01 điểm phục vụ viễm thông công cộng đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoạt hoặc dịch vụ truy cập internet. 8.3. Xã có đài truyền thanh được thiết lập Đạt Không Đạt đáp ứng quy định the hiện hành. 8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thông tin Đạt Không trong công tác quản lý,điều hành, cụ thể. - Có trang thông tin điện tử riêng của xã hoặc trang thông tin điện tử thành phần trên trang/cổng thông tin Đạt Đạt Đạt điện tử của tỉnh Hòa Bình hoặc trang/cổng thong tin của huyện , thành phố. - Máy tính của cơ quan : Đảng ủy, HĐND xã và UBND xã có sử Đạt Đạt Đạt dụng dịch vụ internet và thực hiện nhận gửi văn bản chỉ đạo, điều
  65. hành qua mạng internet. -Hệ số máy tính/số cán bộ, công chức xã đạt tối thiểu là 03. - Có ít nhất 2/3 số cán bộ, công chức xã theo quy định tại điều 4 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày Đạt Đạt Đạt 22/10/2009 của Chính phủ sử dụng máy tính trong công tác quản lý,chuyên môn,nghiệp vụ. - Có ít nhất 02 hoạt động chuyên môn nghiệp vụ có ứng dụng Đạt Đạt Đạt công nghệ thông tin trong quản lý. -Tổng số nhà: 596 9.1. Nhà tạm, dột nát. Không -Số nhà tạm: 0 Đạt Nhà ở -Số nhà dột nát: 0 9 dân cư 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở -Tổng số nhà:100% Chưa đạt tiêu chuẩn Bộ Xây ≥75% -Số hộ có nhà đạt tiêu chuẩn: Đạt dựng. 75
  66. III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT 10. Thu nhập bình quân đầu người đến năm Chưa ≥36% Chưa đạt 2020(triệu đạt đồng/người). Thu 10 nhập - Thu nhập bình quân đầu 10.1. Năm 2017(Triệu Chưa ≥26% người/năm: 12 đồng/ người). đạt tr.đ/người/năm. - Tổng số hộ nghèo xã năm 11 Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều 2017 là 229 / 449 hộ Hộ Giai đoạn 2016-2020. ≤12% - Tỷ lệ hộ nghèo của xã Chưa nghèo là: = 51,0 %. đạt -Số lao động trong độ tuổi lao động: 1.101 người. Tỷ lệ lao Tỷ lệ người làm việc -Số lao động có việc làm: 12 động có trên dân số trong độ ≥90% 1.088 người. Đã đạt việc làm tuổi lao động. -Tỷ lệ lao động có việc làm: của xã chiếm 98,8% dân số trong độ tuổi lao động. Hình 13.1. Xã có hợp tác xã thức tổ hoạt động có hiệu quả Chưa 13 chức sản theo đúng quy định của Đạt Xã không có hợp tác xã đạt xuất luật HTX năm 2013.
  67. 13.2. Xã có mô hình liên kết sã xuất gắn Xã chưa có mô hình liên Chưa với tiêu thụ nông sản Đạt kết đạt chủ lực đảm bả bền vững. IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƢỜNG 14.1. Phổ cập giáo dục mần non trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, hoặc phổ cập Đạt giáo dục tiêu học đúng Đã hoàn thành phổ cập giáo dục độ tuổi, phổ cập giáo Đạt THCS dục trung học cơ sở. 14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp 14 Giáo dục Đạt tục học trung học (Phổ ≥70% Đạt thông, bổ túc,trung cấp) 14.3. Tỷ lệ lao động ≥25% -Tổng số lao động: 1.101 qua người Đạt đào tạo. 15.1. Tỷ lệ người dân Số người dân tham gia bảo Đạt t.ham gia BHYT >85% hiểm:1.790 người 15 15.2. Tỉ lệ y tế xã đạt Chưa Y tế chuẩn Đạt Chưa đạt chuẩn đạt quốc gia. 15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh Đạt dưỡng thấp còi (chiều <26,7% Đạt
  68. cao theo tuổi). Tỷ lệ thôn bản,đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy Số thôn đạt tiêu chuẩn văn hóa 16 Văn hóa >70% Đạt định theo quy định của 5/6 thôn Bộ VH-TT-DL. 17.1. Tỷ lệ hộ được sử ≥90%( Số hộ dùng nước HVS 483/499 Đạt dụng nước sạch hợp vệ ≥50% hộ Môi sinh theo quy định . nước 17 trƣờng sạch) 17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất-kinh doanh,nuôi -Số cơ sở xuất kinh doanh 12 cơ trông thủy sản,làng nghề sở đảm bảo quy định về -Số đạt tiêu chuẩn HVS 12/12 Đạt bảo vệ môi trường. 100% 17.3. Xây dựng cảnh quan ,môi trường xanh- sạch-đẹp, an toàn. Đạt Đạt Đạt 17.4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy định, cụ thể: Nghĩa trang được quy hoạch, xây dựng theo quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. Mai táng theo quy định, phù hợp với tín ngưỡng, phong
  69. tục tập quán, truyền Đạt Diện tích nghĩa trang17,5 Đạt thống, văn hóa và nếp ha. sống văn minh hiện đại và được chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân cấp của UBND tỉnh. 17.5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập Chưa Đạt chung,cơ sở sản xuất Diện tích bãi rác thải. đạt kinh doanh được thu gom,xử lý theo quy định. 17.6. Tỉ lệ hộ có nhà Số hộ có nhà tiêu,nhà tắm,bể tiêu,nhà tắm ,bể chứa ≥70% chứa sinh hoạt hợp vệ sinh và Đạt nước sinh hoạt hợp vệ đảm bảo 3 sạch 481 hộ/499 hộ. sinh và đảm bảo 3 sạch. 17.7. Tỉ lệ hộ chăn nuôi Số hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi ≥60% chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi Đạt trường. trường 473 hộ,499 hộ. 17.8. Tỉ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất 100% kinh doanh thực Đạt Đạt phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm .
  70. V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ 18.1. Cán bộ, công chức - Tổng số cán bộ xã 21 Đạt xã đạt chuẩn theo quy - Số cán bộ xã đạt chuẩn: 21 định. Hệ thống 18.2. Có đủ các tổ chức tổ chức trong hệ thống chính trị Đạt Đạt Đạt 18 chính trị cơ sở theo quy định. xã hội 18.3. Đảng bộ,chính vững quyền xã đạt tiêu Đạt Đạt 10 năm Đạt mạnh chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”. 18.4. Các tổ chức chính trị xã hội đạt loại khá trở Đạt Đạt Đạt lên. 18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy Đạt Đạt Đạt định. 18.6. Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những Đạt Đạt Đạt người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực gia đình và đời sông xã hội. An ninh, 19.1. Xây dựng lực trật tự lượng dân Đạt Đạt xã hội quân”Vững mạnh 19 Đạt và,rộng khắp và hoàn
  71. thành các chỉ tiêu quốc phòng”. 19.2. Xã đạt chuẩn về an toàn và an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài: không đế sảy ra trọng án: tội Đạt Đạt Đạt phạm và tệ nạn xã hôi(ma túy, trộm cắp , cờ bạc, nghiện hút) được kiềm chế, giảm liên tục so với năm trước.
  72. PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Phụ lục 2: PHIẾU ĐIỀU TRA THÔNG TIN NÔNG HỘ Tên người phỏng vấn: Địa chỉ : xóm .xã Trung Thành, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Phần I. Thông tin chung về hộ điều tra 1. Họ tên chủ hộ: 2. Tuổi: 3.Giới tính: Nam Nữ 4. Dân tộc: 5. Trình độ học vấn 6. Nghề nghiệp: 7. Số nhân khẩu 8. Số lao động chính Phần II. Nội dung phỏng vấn A Tình hình chung của hộ 2.1. Nghề nghiệp của hộ 9. Phân loại hộ theo nghành nghề - Chăn nuôi + trồng trọt - Chăn nuôi + trồng trọt + lâm nghiệp - Chăn nuôi + trông trọt + lâm nghiệp + thủy sản - Hộ nông nghiệp kết hợp TTCN và dịch vụ Ngành nghề khác (ghi rõ): 10. Gia đình gặp khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp Hệ thống sản xuất nghèo nàn Thiếu sự đầu tư cho sản xuất Năng suất và chất lượng sản phẩm còn thấp
  73. 11. Thu nhập của hộ năm 2017 Thu nhập bình quân của hộ gia đình / năm đồng. Thu nhập từ: (đánh số thứ tự 1,2,3, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ) Nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp Thương mại và dịch vụ Khác lương, trợ cấp 11. Các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi nhằm mục đích: Bán Để phục vụ gia đình Cả 2 12. Thu nhập của hộ trước và sau khi có mô hình NTM tại xã như thế nào? Cao hơn Xấp xỉ bằng Kém hơn 13. Tự xếp loại kinh tế hộ trong xã. Giàu Khá Trung bình Nghèo 2.2 Tình trạng nhà ở, vệ sinh của hộ 14. Tình trạng nhà ở hiện nay Nhà kiên cố và bán kiên cố Nhà sàn, nhà gỗ 15. Nguồn nước sử dụng trong gia đình hiện nay: Nước máy Nước giếng Nước suối, nước mỏ Nguồn nước khác
  74. 16. Gia đình có hố đổ rác thải sinh hoạt không? Có Không 2.3 Nếp sống văn hóa của hộ gia đình 17. Trong năm 2017 gia đình ông bà có đạt danh hiệu gia đình văn hóa không? Có Không có 18. Theo gia đình đến nay những giá trị văn hóa truyền thống đã bị mai một chưa? Đã bị mai một Vẫn được lưu giữ 19. Tình trạng sức khỏe và chăm sóc sức khỏe của gia đình hiện nay? STT Tình trạng sức khỏe Số lượng 1 Số thành viên bị ốm phải nằm viện 2 Số thành viên bị ốm phải đi khám 3 Số trẻ bị suy dinh dưỡng 4 Số thành viên tham gia bảo hiểm y tế 5 Số thành viên tham gia các loại bảo hiểm y tế khác B. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VỀ MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI 20. Ông (bà) đã biết chủ trương chính sách xây dựng mô hình nông thôn mới ở xã ta chưa? Có Không Nghe nhưng chưa rõ 21. Ông (bà ) thấy chủ trương chính sách của Nhà nước về xây dựng mô hình nông thôn mới có cần thiết không? Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
  75. 22. Nếu có ông (bà ) biết qua kênh thông tin nào: Từ cán bộ xã, thôn Từ cán bộ khuyến nông Từ các chương trình tập huấn Từ bạn bè, hàng xóm Từ các phương tiện thông tin quần chúng Từ các nguồn khác 23. Theo ông ( bà) mục đích của chương trình xây dựng nông thôn mới là gì? Xây dựng cơ sở hạ tầng Nâng cao thu nhập cho người dân Cải thiện cuộc sống của người dân bền vững trên tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường. Cả 3 phương án trên 24. Ông bà có tham gia các cuộc họp về chương trình nông thôn mới của thôn, xóm không? Có Không 25. Ông (bà) có tham gia đóng góp vào chương trình nông thôn mới của thôn, xóm không? Góp tiền Góp công lao động Hiến đất Chưa tham gia đóng góp 26. Đóng góp của ông (bà) vào chương trình nông thôn mới được huy động từ nguồn lực nào? Thu nhập gia đình Khai thác nguồn tài nguyên sẵn có Công lao động gia đình Nguyên liệu sẵn có Đi vay ngân hàng, vay bạn bè
  76. 27. Những công việc mà gia đình ông ( bà) đã tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã mình? - Bầu tiểu ban xây dựng nông thôn mới của thôn, xóm - Đóng góp ý kiến vào ban quy hoạch đề án NTM của xã - Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung nào thực hiện trước, nội dung nào thực hiện sau - Xây dựng kế hoạch thực hiện - Trực tiếp thi công, thực hiện các công trình - Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm - Giám sát thi công công trình Khác Ông (bà) hãy cho ý kiến về chất lượng cơ sở hạ tầng của các hạng mục sau: TT Hạng mục Tốt Khá Trung bình Kém 1 Giao thông 2 Thủy lợi 3 Điện 4 Trường học 5 Nhà văn hóa thôn, xã 6 Chợ nông thôn 7 Bưu điện 8 Y tế 28. Theo ông (bà) đội ngũ cán bộ có đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ? Đáp ứng tốt Đáp ứng trung bình Chưa đáp ứng Từ khi thực hiện chương trình NTM gia đinh được hưởng lợi gì? Thuận lợi và khó khăn của địa phương trong quá trình thực hiện NTM?
  77. Thuận lợi: Khó khăn: 29. Theo ông (bà) để XD nông thôn mới được phát triển bền vững và lâu dài tại địa phương cần phải làm gì? Ông (bà) có đề xuất hay kiến nghị gì không? Xin chân thành cảm ơn! Trung Thành, ngày tháng năm 2018 NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN NGƯỜI ĐIỀU TRA (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
  78. Phụ lục 3: Phiếu điều tra cán bộ PHIẾU XIN Ý KIẾN CÁN BỘ VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Xin Ông (bà) cho biết: - Họ và tên: . - Chức vụ: . - Đơn vị công tác: . Xin Ông (bà) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây: (Khoanh tròn vào những ý kiến được cho là đúng) 1.Ông (bà) đã hiểu rõ về nội dung và các yêu cầu của 19 tiêu chí đánh giá NTM chưa ? a. Đã hiểu b. Chưa hiểu lắm c. Không hiểu 2.Ban quản lý xã hoạt động như thế nào ? a. Nhiệt tình, có trách nhiệm b. Bình thường c. Không có trách nhiệm 3. Ban phát triển thôn hoạt động như thế nào ? a. Hiệu quả b. Bình thường c. Không hiệu quả 4. Những thuận lợi trong việc xây dựng NTM ở địa phương là gì ? a. Được Đảng và Nhà nước cấp trên quan tâm chỉ đạo; b. Nhờ có thành tựu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian vừa qua; c. Là địa phương có truyền thống cách mạng;
  79. d. Học tập được kinh nghiêm của nhiều nơi ( cả trong nước và ngoài nước). Những thuận lợi khác ( viết thêm vào phần trống này) 5. Những khó khăn trong việc xây dựng NTM ở địa phương là gì ? a.Địa bàn rộng, địa hình miền núi phức tạp; b.Nguồn lực của địa phương có hạn; c.Năng lực của đội ngũ cán bộ còn hạn chế; d.Ruộng đất manh mún, khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp hàng hóa; e.Các khu dân cư cũ lộn xộn, khó khăn cho việc chỉnh trang; f.Các doanh nghiệp ở địa phương nhỏ và ít; g.Khó khăn trong việc huy động đóng góp của nhân dân. Những khó khăn khác ( viết thêm vào phần trống này) 6. Để đẩy mạnh xây dựng NTM ở địa phương trong thời gian tới, theo Ông (bà) cần áp dụng những giải pháp nào sau đây ? a. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu và tự giác thực hiện; b. Tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi, tích tụ ruộng đất; c. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; d. Xây dựng và phát triển các tổ chức ở nông thôn; e. Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thế, vận động nhân dân hiến đất để xây dựng NTM; f. Đẩy nhanh việc quy hoạch và xây dựng các thị trấn; g. Xây dựng một số công trình liên xã; h. Ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng nông thôn mới.
  80. Các giải pháp khác (viết thêm vào phần trống này) Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của Ông (bà). NGƯỜI ĐƯỢC PHỎNG VẤN NGƯỜI ĐIỀU TRA (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)