Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_du_lich_trai_ng.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG HỒNG NHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN DU LỊCH TRẢI NGHIỆM TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNTN & DLST Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG HỒNG NHUNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN DU LỊCH TRẢI NGHIỆM TẠI HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNTN & DLST Lớp : K48 QLTNTN &DLST Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Ngọc Nông Thái Nguyên, năm 2020
- 1 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, trong thời gian vừa qua các thầy, cô khoa Quản lý Tài nguyên đã tạo điều kiện cho em được trải nghiệm thực tế rất nhiều về ngành nghề mà mình đang học. Trên cơ sở đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường mã SV2019-47 do tập thể gồm ba sinh viên Nguyễn Văn Công, Hoàng Hồng Nhung và Đoàn Nguyễn Anh Tú nghiên cứu, đã nghiệm thu và được đánh giá loại B em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên”. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Ngọc Nông đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 16, tháng 7, năm 2020 Sinh viên Hoàng Hồng Nhung
- 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Các loại hình dân ca, dân vũ tiêu biểu của Định Hóa 19 Bảng 4.2. Các làng nghề truyền thống của Định Hóa 21 Bảng 4.3. Danh sách các Homestay xã Điềm Mặc huyện Định Hóa 26 Bảng 4.4. Lượng du khách tới homestay tại huyện Định Hóa từ năm 2016- 2018 27 Bảng 4.5: Phân kỳ khách du lịch Quốc tế đến tham quan Định Hóa. 38 Bảng 4.6. Tỷ lệ du khách theo mục đích du lịch 40 Bảng 4.7: Mức độ hài lòng của khách du lịch về giá cả chất lượng dịch vụ lưu trú 41
- 3 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Khai mạc lễ hội Lồng Tồng 18 Hình 4.2. Đặc sản cơm lam Định Hóa 20 Hình 4.3. Lễ vinh danh các làng nghề chè huyện Định Hóa. 22 Hình 4.4. Du lịch Định Hóa 22 Hình 4.5. Làng du lịch homestay tại huyện Định Hóa 25 Hình 4.6. Homestay hộ gia đình ông Hoàng Thanh Sáu 26 Hình 4.7. ATK Định Hóa 27 Hình 4.8. Bản đồ Khu du lịch huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên. [4] 30 Hình 4.9: Dấu tích nhà tù chợ Chu 32 Hình 4.10. Lán Nà Mòn 33 Hình 4.11. Di tích Đồi Khau Tý 34 Hình 4.12. Ngôi lán Bác ở và làm việc tại Đồi Khau Tý 35
- 4 DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của cụm từ ATK : An Toàn Khu BQL: Ban quản lý UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UBND: Ủy ban nhân dân CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- 5 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 DANH MỤC BẢNG 2 DANH MỤC HÌNH 3 MỤC LỤC 5 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài 2 3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3 2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu, cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh du lịch tại huyện Định Hóa 3 2.1.1. Khái niệm về du lịch 3 2.1.2. Các loại hình du lịch 4 2.1.3. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch 6 2.2. Khái quát về du lịch trải nghiệm 6 2.2.1. Khái niệm và sự khác biệt của du lịch trải nghiệm 6 2.3. Những nghiên cứu và hoạt động về du lịch trải nghiệm 7 2.3.1 Những điều cần lưu ý, chuẩn bị khi chọn du lịch trải nghiệm 8 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 3.2. Nội dung của nghiên cứu 10 3.3. Phương pháp nghiên cứu 10 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 10 3.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 10 3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí và biểu đạt thông tin 11
- 6 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 12 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến phát triển du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa 12 4.1.1 Vị trí địa lí 12 4.1.2 Khí hậu 12 4.1.3 Địa hình, địa chất 13 4.1.4 Hệ sinh thái 14 4.1.5 Thủy văn 14 4.1.6. Dân cư xã hội 15 4.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 17 4.2.1. Thực trạng các điểm du lịch và giá trị lịch sử tại huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên 17 4.3. Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên. 41 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 44 5.1. Kết luận 44 5.2. Kiến nghị 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
- 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay du lịch là nhu cầu thiết yếu đối với mọi người trong xã hội, những năm qua du lịch là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trên toàn cầu và chiếm khoảng 65% tổng sản phẩm quốc dân của toàn thế giới, là ngành đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm và đem lại nhiều lợi nhuận. Đất nước Việt Nam đang trên đà vươn lên mạnh mẽ cùng với khát vọng lớn lao. Không chỉ vậy, dải đất hình chữ S lại có một tiềm năng du lịch to lớn: thiên nhiên đẹp và thơ mộng, lịch sử hào hùng ngàn năm với nền văn hóa mang đậm chất Á Đông. Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới với sự thông thoáng của chính sách, cộng thêm vị trí địa lí thuận lợi khi nằm ở cửa ngõ của khu vực Đông Nam Á, du lịch Việt Nam hội nhập với trào lưu chung trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đà phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng, Định Hóa được đánh giá là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc trong tỉnh Thái Nguyên. Du lịch Định Hóa được phát triển với bề dày lịch sử lâu đời. Chính nhờ những lợi thế này, trong những năm qua, ngành công nghiệp không khói của huyện Định Hóa cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Một trong những vùng đất đẹp với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú của Thái Nguyên hiện nay chính Định Hóa, nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc có nhiều đường bộ đi các địa phương, có thể lên biên giới phía Bắc, đi Tây Bắc, Đông Bắc tới trung du, xuống đồng bằng thuận lợi. Với lợi thế đó, các loại hình du lịch sinh thái cũng là xu hướng bùng nổ trong thời gian gần đây như: du lịch tâm linh, du lịch thăm quan, đặc biệt là du lịch trải nghiệm. Huyện Định Hóa không những là một vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc, nơi đây còn có nền văn hóa dân tộc bản địa đặc trưng,
- 2 cùng với đó là những lễ hội và văn hóa ẩm thực với những đặc sản như cơm lam, măng Tuy nhiên, thực tế cho thấy du lịch tại huyện Định Hóa vẫn chưa thực sự phát triển, lượng khách tới tham quan trải nghiệm và lưu trú lại còn rất hạn chế. Xuất phát từ những vấn đề trên, em muốn chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cùng với hi vọng rằng kết quả nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ vào chiến lược kinh phát triển ngành du lịch của huyện. 2. Mục tiêu của đề tài - Khái quát điều kiện tự nhiên kinh tế xã có lien quan đến phát triển du lịch huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên - Đề xuất giải pháp phát triển du lịch huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 3. Ý nghĩa của đề tài Kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu phục vụ sử dụng cho việc quản lý và là nguồn dữ liệu tin cậy để xây dựng các dự án khác. Đồng thời cung cấp nguồn tư liệu tin cậy để phát triển lĩnh vực du lịch trải nghiệm tại Định Hóa, Thái Nguyên.
- 3 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu, cơ sở lí luận về hiệu quả kinh doanh du lịch tại huyện Định Hóa 2.1.1. Khái niệmề v du lịch Ngày nay du lịch đang là một ngành kinh tế được sự quan tâm của nhiều người, khái niệm du lịch theo nghĩa rộng là các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và nhân văn trong đó du lịch tồn tại và phát triển, tuy nhiên cho đến nay nhiều quan điểm và nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa được thống nhất do mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có mỗi cách hiểu khác nhau về du lịch, và hiện nay có rất nhiều định nghĩa về du lịch, theo một số tổ chức quốc tế và các nhà nghiên cứu từ các góc độ khác nhau đã đưa ra nhiều định nghĩa về du lịch. Du lịch là những hoạt động của con người đi đến nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian rảnh để vui chơi, giải trí, vì công việc hay vì mục đích khác mà ngoài mục đích kiếm tiền ở nơi mà họ đến. [1] Du lịch còn là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mặt kinh tế đồng thời còn nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc. Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, chính vì vậy mà hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với môi trường, du lịch không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho những nơi có những điểm đến hấp dẫn mà còn mang lại cho người tham quan những kiến thức bổ ích mà còn là nơi nghỉ ngơi, thư giản giúp con người thỏa mái sau những ngày dài lao động mệt mỏi. Hoạt động du lịch ở một chừng mực nhất định tạo nên một môi trường mới góp phần cải thiện môi trường, bên cạnh nếu việc khai thác, phát triển du lịch không hợp lý
- 4 có thể là nguyên nhân môi trường bị ô nhiểm, tài nguyên cạn kiệt, suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch. Do đó một loại hình du lịch mới đã xuất hiện và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của du lịch nhưng vẫn bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên và đảm bảo phát triển du lịch lâu dài đó là du lịch. 2.1.2. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây [1] - Phân loại theo môi trường – tài nguyên: + Du lịch giải trí. + Du lịch nghỉ dưỡng. + Du lịch khám phá. + Du lịch thể thao. + Du lịch lễ hội. + Du lịch tôn giáo. + Du lịch nghiên cứu (học tập). + Du lịch hội nghị. + Du lịch chữa bệnh. + Du lịch thăm thân nhân. + Du lịch công vụ. – Phân loại theo lãnh thổ hoạt động. + Du lịch quốc tế. + Du lịch nội địa. + Du lịch quốc gia. – Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch. + Du lịch miền biển. + Du lịch núi.
- 5 + Du lịch đô thị. + Du lịch thôn quê. – Phân loại theo phương tiện giao thông. + Du lịch bằng xe đạp. + Du lịch bằng ô tô. + Du lịch bằng tàu hoả. + Du lịch bằng tàu thuỷ. + Du lịch bằng máy bay. – Phân loại theo loại hình lưu trú. + Du lịch ở khách sạn. + Du lịch ở nhà trọ. + Du lịch ở lều trại. + Du lịch ở làng du lịch. – Phân loại theo lứa tuổi du lịch. + Du lịch thiếu niên. + Du lịch thanh niên. + Du lịch trung niên. + Du lịch người cao tuổi – Phân loại theo độ dài chuyến đi + Du lịch ngắn ngày. + Du lịch dài ngày. – Phân loại theo hình thức tổ chức. + Du lịch tập thể. + Du lịch cá nhân. + Du lịch gia đình – Phân loại theo phương thức hợp đồng. + Du lịch trọn gói. + Du lịch từng phần.
- 6 2.1.3. Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch – Tài nguyên du lịch: Du lịch là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên một cách rõ rệt vì vậy “Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”. [1] – Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đây là điều kiện quan trọng để có thể tiếp cận khai thác các tiềm năng tài nguyên du lịch và tổ chức các dịch vụ du lịch. [1] – Đội ngũ lao động: Là yếu tố quản lý, vận hành hoạt động du lịch. Chất lượng của đội ngũ lao động trong hoạt động nghiệp vụ còn quyết định chất lượng sản phẩm du lịch. [1] – Cơ chế, chính sách: Là môi trường pháp lý để tạo sự tăng trưởng của “Cung” trong hoạt động du lịch. Trong du lịch đây cũng được xem là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho khách đến. [1] – Thị trường khách du lịch : Du lịch không thể tồn tại và phát triển nếu không có khách du lịch. Chính vì vậy đây là điều kiện tiên quyết để hình thành “Cầu” du lịch và cũng có nghĩa là để hình thành hoạt động du lịch. [1] 2.2. Khái quát về du lịch trải nghiệm 2.2.1. Khái niệm và sự khác biệt của du lịch trải nghiệm * Khái niệm du lịch trải nghiệm: Du lịch trải nghiệm là hình thức du lịch giúp du khách có cơ hội trải nghiệm thực tế cuộc sống trong những môi trường mới. Tham gia du lịch trải nghiệm là hoạt động hòa mình vào thực tế cuộc sống tại các điểm đến du lịch của du khách thông qua việc tìm hiểu thông tin và tham gia vào các hoạt động cụ thể trong vai trò là những thành viên trực tiếp của môi trường và cộng đồng bản địa. Những hoạt động đó sẽ giúp du khách sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị về cuộc sống trong những môi trường mới khác biệt với cuộc sống thường ngày.
- 7 Ngoài ra, du khách cũng sẽ tích lũy thêm những tri thức và kinh nghiệm thực tế về thiên nhiên, văn hóa, xã hội nhờ việc tham gia vào các hoạt động cụ thể cùng với cộng đồng tại địa phương. Sự khác biệt với các loại hình du lịch khác Du lịch trải nghiệm có thể là du lịch văn hóa, du lịch di sản, du lịch sinh thái hay du lịch mạo hiểm Nói cách khác, du lịch trải nghiệm có thể là bất kì loại hình du lịch nào mà có thêm yếu tố "trải nghiệm". Sự trải nghiệm được thể hiện qua việc du khách trực tiếp tham gia hoạt động, cảm nhận bằng các giác quan của mình, sau đó tự rút ra kinh nghiệm hay tạo kỉ niệm riêng biệt cho bản thân. Với loại hình du lịch này du khách thường lưu trú tại homestay và hòa mình vào cuộc sống của người dân, trải nghiệm phong tục tập quán địa phương. Điểm khác biệt duy nhất và cũng là quan trọng nhất chính là du lịch trải nghiệm không đi theo lối mòn, không dựa trên bất kì tiêu chuẩn lựa chọn điểm thông thường hay các hoạt động nhàm chán, khác xa so với du lịch tham quan với mục đích hưởng thụ, nhìn ngắm phong cảnh, chụp ảnh lưu niệm là chính. Nó đòi hỏi du khách năng động hơn, chủ động hơn và phải tự mình làm tất cả. Hướng dẫn viên không còn là người thuyết trình xuyên suốt hay là hoạt náo viên thông thường mà lúc này, hướng dẫn viên đóng vai trò như một người khơi gợi, dẫn dắt du khách vào những hoạt động, quan sát, hỗ trợ khi cần thiết. 2.3. Những nghiên cứu và hoạt động về du lịch trải nghiệm Trên thế giới hình thức “du lịch trai nghiệm” này được được khai thác và phát triển khá lâu. Trong nhiều năm trở lại đây hình thức du lịch hấp dẫn này cung đang trở thành xu thế không chỉ của các bạn trẻ mà còn dành cho các gia đình ở mọi lứa tuổi. Tại chuỗi Hội thao về chủ đề xu hướng du lịch tự trai nghiệm (Solo Traveler) do Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị
- 8 quốc tế tổ chức ngày 6/9, nhiều chuyên gia nhận định, Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến hấp dẫn về du lịch trai nghiệm trên thế giới, đang mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành du lịch nội địa phát triển. Đặc biệt, trong bối canh nhiều doanh nghiệp ngoại đầu tư vào Việt Nam, ngành du lịch mỗi địa phương cần có những giai pháp hấp dẫn về điểm đến để thu hút dòng vốn này. Cụ thể, công bố top 10 quốc gia có du lịch trai nghiệm tốt nhất thế giới của TripAdvisor - một công ty du lịch nổi tiếng ở Mỹ chuyên cung cấp những thông tin đánh giá liên quan đến du lịch, thì Việt Nam xếp thứ 3. Cùng với đó, sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều ứng dụng và công cụ đa năng hỗ trợ du lịch trai nghiệm của người dân toàn cầu dễ dàng hơn trước đây. Du lịch trai nghiệm thường tập trung ở phân khúc du khách mong muốn trai nghiệm, khám phá những điểm đến mới lạ, văn hóa ban địa độc đáo Chính vì vậy, thách thức đặt ra cho các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp là cần có chiến lược quang bá thông tin, hình anh để thu hút khách du lịch trai nghiệm và tận dụng cơ hội từ xu hướng này. Đồng thời, những nhà đầu tư, kinh doanh nên kịp thời tiếp cận và ứng dụng công nghệ 4.0 mới có thể khai thác hiệu qua tiềm năng du lịch trai nghiệm tại Việt Nam, cung như giúp du khách thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm điểm đến du lịch trai nghiệm. Hiện nay, du lịch trai nghiệm đang được nhiều đơn vị lữ hành, doanh nghiệp nhận định là lĩnh vực tiềm năng cho ca phân khúc du khách chi tiêu tiết kiệm đến cao cấp. Hay nói cách khác, đơn vị lữ hành, doanh nghiệp cần làm sao để thỏa mãn những yêu cầu tự do trai nghiệm, khám phá điều mới lạ thì sẽ thành công trong việc hấp dẫn khách du lịch trai nghiệm. Đặc biệt, sự chuyển dịch thói quen du lịch của người dân đang mở ra sân chơi mới các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp trong ngành du lịch. 2.3.1 Những điều cần lưu ý, chuẩn bị khi chọn du lịch trải nghiệm Tuy chú trọng đến yếu tố trải nghiệm thực tế nhưng để cho chuyến đi trở nên hoàn hảo hơn, bạn cần lưu ý các điều sau đây: [7]
- 9 – Chuẩn bị kỹ lưỡng trước chuyến đi: bạn hãy tìm hiểu về phong tục, tập quán, văn hoá nơi mà bạn sắp đến. Điều này sẽ giúp ích bạn dễ tiếp cận, làm quen với người dân bản địa. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm các thông tin về địa hình, điều kiện khí hậu địa phương để có thể chuẩn bị quần áo, hành trang, dụng cụ thích hợp ( ví dụ như nếu chỗ lạnh thì mang thêm nhiều áo ấm ). Tuy người dân sẵn sàng giúp đỡ bạn, nhưng có nhiều nơi sẽ không có sẵn các tiệm tạp hoá, siêu thị vì vậy chuẩn bị kỹ lưỡng là việc hết sức quan trọng. – Nhập gia tuỳ tục: khác với ở khách sạn, resort không gian sẽ là của riêng bạn thì khi ở chung với người dân bạn hãy “nhập gia tuỳ tục” và ứng xử như người dân bản địa. Hãy nhớ tôn trọng sự khác biệt của họ (nhất là về tôn giáo), hạn chế bày tỏ quan điểm riêng, luôn vui vẻ – tránh tỏ ra khó chịu, chê bai – Sẵn sàng hỏi nếu không biết: nếu bạn còn phân vân loay hoay không biết làm sao cho đúng thì cứ mạnh dạn đặt câu hỏi cho chủ nhà. – Lịch sự, thân thiện, tôn trọng: hãy nhớ luôn tôn trọng không gian riêng tư của chủ nhà, sử dụng đồ đạc trong nhà một cách cẩn thận nhất. Và nếu bạn thân thiện, cởi mở với chủ nhà thì họ sẽ càng nhiệt tình, yêu quý bạn hơn.
- 10 PHẦN III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng là tiềm năng du lịch trải nghiệm ở Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu: Các loại hình du lịch trải nghiệm thuộc khu vực huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Nội dung của nghiên cứu - Nội dung 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến phát triển du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Nội dung 2: Thực trạng về du lịch và du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa - Nội dung 3: Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp - Thu thập thông tin thứ cấp từ: UBND xã Điềm Mạc, UBND huyện Định Hóa , người dân và du khách đây là nguồn tài quan trọng nhằm xác định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn hiện hữu, phục vụ cho quá trình tìm hiểu tiềm năng phát triển du lịch, xác định số lượng du khách đến tham quan, tạo cơ sở cho quá trình khảo sát tìm hiểu tình hình phát triển du lịch. - Thu thập thông tin liên quan tới đề tài từ các sách báo, tạp chí khoa học, mạng internet 3.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa Là phương pháp tiếp cận trực tiếp, rõ ràng và thực tế. Nội dung khảo sát bao gồm: - Khảo sát các điều kiện tự nhiên của huyện Định Hóa
- 11 - Tham quan khảo sát các điểm du lịch - Khảo sát lượng khách du lịch đến du lịch Định Hóa - Khảo sát về đời sống của người dân trên huyện Định Hóa - Quan sát và thu thập các hình ảnh. Sử dụng hai mẫu phiếu điều tra dành cho khách du lịch(1) và cho người dân(2) tại khu du lịch. - Đối với mẫu phiếu khảo sát khách du lịch (50 phiếu): khảo sát khách du lịch vào 4 ngày cuối tuần của tháng 2(tháng có nhiều lễ hội) và tháng 3 tại các điểm ATK Định Hóa, Đồi Khau Tý - Đối với mẫu phiếu khảo sát người dân tại khu du lịch: khảo sát đối với 30 hộ dân kinh doanh sản phẩm du lịch như ẩm thực, lưu trú tại các điểm ATK Định Hóa, Làng văn hóa du lịch Bản Quyên và 20 hộ dân sinh sống tại các điểm du lịch nhưng không kinh doanh. 3.3.3. Phương pháp tổng hợp, xử lí và biểu đạt thông tin - Thống kê các thông tin, tài liệu đã thu thập được về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, tổng lượng du khách tới huyện, những nhận định và đánh giá của người dân, chuyên gia và khách du lịch. - Biểu đạt thông tin đạt bằng câu văn viết, bảng số liệu, hình ảnh, bản đồ, đồ thị thông qua các phần mềm Microsoft office word, Microsoft office excel.
- 12 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến phát triển du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa 4.1.1 Vị trí địa lí Định Hoá là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong khoảng toạ độ 105o29” đến 105o43” kinh độ đông, 21o45’ đến 22o30’ vĩ độ bắc; Phía tây - tây bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Phía bắc - đông bắc giáp tỉnh Bắc Cạn, Phía nam - đông nam giáp huyện Đại Từ, Phú Lương; huyện lỵ là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía tây bắc. [15] 4.1.2 Khí hậu Định Hoá có khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Tháng nóng nhất là tháng 8, nhiệt độ trung bình lên tới 280C. Mùa lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình xuống tới 150C. Mùa nóng có những ngày nhiệt độ lên trên 41 0C, mùa lạnh có lúc nhiệt độ xuống tới 10C. Định Hoá có hai loại gió chính thổi theo mùa: gió mùa đông bắc, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa lạnh. Mỗi khi có những đợt gió mùa đông bắc tràn về nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối, rất có hại cho sức khoẻ con người và sự phát triển của cây trồng. Gió mùa đông nam, thời gian ảnh hưởng trùng với mùa nóng, mưang theo hơi nước từ biển Đông vào gây ra mưa lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm của Định Hoá vào khoảng 1.655mm. Mùa mưa trùng với mùa nóng chiếm 85% đến 90% Lượng mưa cả năm. Mùa khô trùng với mùa lạnh, Lượng mưa ít, chỉ chiếm 10% đến 15% Lượng mưa cả năm. Những tháng đầu
- 13 mùa khô thời tiết thường hanh khô, có khi cả tháng không mưa gây nên tình trạng hạn hán. [15] 4.1.3 Địa hình, địa chất Địa hình huyện Định Hoá khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao. Xen giữa các dãy núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp. Hướng địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, phân làm hai vùng. Vùng núi bao gồm các xã ở phía bắc huyện. Vùng này có các dãy núi cao từ 200 đến 400 m so với mặt biển, thuộc phần cuối của dãy núi đá vôi cánh cung Sông Gâm, chạy theo Hướng tây bắc - đông nam, từ phía bắc qua trung tâm huyện đến xã Trung Hội, tạo nên bức tường thành ở phía đông thị trấn Chợ Chu và những thung lũng nhỏ hẹp. Nhiều hang động trong các dãy núi đá này có những nhũ đá hình thù kỳ thú, đẹp mắt. Vùng núi thấp bao gồm thị trấn Chợ Chu và các xã ở phía nam. Đây là vùng núi đất, có độ cao từ 50 đến dưới 200m, độ thoải lớn; có nhiều rừng già và những cánh đồng tương đối rộng, phì nhiêu. Định Hoá có 520.75km2 ha đất tự nhiên, trong đó: 99.29km2đất nông nghiệp, 221.7km2 ha đất lâm nghiệp, 8.46km2 đất chuyên dùng, 7.33km2 đất ở, 183.98km2 đất chưa sử dụng. Thảm thực vật của Định Hoá rất phong phú, chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế, với các loại lâm sản quý như gỗ nghiến, lim, lát, sến và các loại tre, nứa, vầu, trám Đặc biệt, vùng đất các xã phía nam có nhiều cây cọ, lá để lợp nhà, cuộng để làm mành, thân làm kèo, xà nhà rất bền. Từ những năm giữa thế kỷ XX trở về trước động vật rừng Định Hoá rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, ngày nay rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, nguồn tài nguyên rừng bị kiệt quệ, các loại lâm sản quý còn không đáng kể, các động vật quý hiếm nhổ, báo, gấu hầu như không còn. [15]
- 14 4.1.4 Hệ sinh háit Ẩm độ trung bình trong năm biến động từ 80 – 85 %, các tháng mưa có độ ẩm khá cao từ 83-87%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng và sinh vật. Nằm giữa trung tâm Việt Bắc, núi non liên hoàn hiểm trở, nên Định Hóa đặc trưng cho hệ sinh thái rừng vùng Đông Bắc với các kiểu chính đó là rừng nhiệt đới trên núi đá và núi đất. Độ che phủ 47% rừng có các loại lâm sản quý như gỗ, nghiến, lim, lát, sến và các loại tre nứa, vầu, trám, cọ Đặc biệt rừng ở các xã phía nam có nhiều cây cọ, đây là một cây đặc trưng của huyện Định Hoá. Không những vậy rừng còn có nhiều cây thuốc quý phục vụ chữa bệnh cho nhân dân. Động thực vật trong rừng rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên ngày nay rừng đã bị thu hẹp nhanh chóng, nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt, hệ sinh thái rừng và động thực vật có nguy cơ bị hủy hoại, nhiều loại đã biến mất như báo, gấu Do đặc điểm địa lí và tập quán tín ngưỡng của cư dân nơi đây nên cảnh quan đặc trưng của Định Hóa là sự phân chia thành các khu nhỏ, ứng với mỗi khu đó là bản làng lưng dựa vào đồi, phía trước là cánh đồng nhỏ hẹp nằm hai bên bờ suối. [15] 4.1.5 Thủy văn Huyện Định Hoá có ba con sông chính. Con sông lớn nhất là sông Chu, có lưu vực rộng 437 km 2 ; lưu lượng nước bình quân trong năm 3,06 m 3 /giây. Sông Chu được hợp lưu bởi nhiều khe suối nhỏ bắt nguồn từ sườn núi các xã phía Tây, phía Bắc huyện, với ba nhánh chính là suối Chao, suối Múc, suối Tao. Đoạn chảy qua xã Tân Dương là đoạn lớn nhất; sau đó dòng sông chảy qua xã Yên Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với sông Cầu ở khu vực Chợ Mới. Sông Công trên địa bàn huyện (thượng nguồn) có lưu vực rộng 128 km 2; lưu lượng nước bình quân trong năm là 3,06 m 3 /giây. Dòng sông này có hai nhánh. Nhánh thứ nhất bắt nguồn từ xã Thanh Định, chảy qua các xã Bình Yên, Sơn Phú. Nhánh thứ hai bắt nguồn từ dãy núi Khuôn Tát (xã Phú Đình),
- 15 hợp lưu với nhánh thứ nhất ở xã Bình Thành rồi chảy sang xã Minh Tiến (huyện Đại Từ). Sông Đu có tổng diện tích lưu vực 70 km 2 ; lưu lượng nước bình quân trong năm là 1,68 m 3 /giây. Dòng sông này bắt nguồn từ xã Yên Trạch (huyện Phú Lương), chảy qua xã Phú Tiến dài khoảng 3,5 km, xuôi dọc phía tây huyện Phú Lương rồi hợp lưu với sông Cầu ở xã Sơn Cẩm. Ngoài ba con sông chính, trên địa bàn huyện Định Hoá có nhiều khe suối nhỏ len lỏi qua các khu rừng, toả đi khắp các thôn bản. Sông, suối Định Hoá tuy không có giá trị giao thông đường thuỷ, nhưng nhờ phân bố tương đối đều khắp nên có vai trò quan trọng trong việc tưới, tiêu cho gần 7.200 ha đất canh tác. Đây còn là nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân các dân tộc trong huyện. [15] 4.1.6. Dân cư xã hội - Dân số Dân số toàn huyện hiện có 26.206 hộ với 89.288 nhân khẩu, trong đó, nam giới 44.929 người (chiếm 50,31%); nữ giới 44.359 người (chiếm 49,69%). Số hộ ở thành thị 1.908 hộ (chiếm 7,28%); số hộ ở nông thôn 24.298 (chiếm 92,7%). So sánh với kết quả Tổng điều tra năm 2009, sau 10 năm số hộ gia đình trên địa bàn huyện đã tăng 2.221 hộ, số nhân khẩu tăng 3.205 khẩu. Về cơ cấu dân tộc, toàn huyện có 17 dân tộc (tăng 3 dân tộc so với năm 2009), trong dó, dân tộc Tày chiếm đa số với 48.897 người, bằng 54,74%; tiếp đến là dân tộc Kinh với 23.589 người, chiếm 26,42% Người Tày có lịch sử cư trú lâu đời ở huyện Định Hóa, chiếm hơn 50% dân số toàn huyện và là dân tộc đông nhất ở đây. Một số xã của Định Hóa có 90% dân số là người dân tộc Tày như Linh Thông, Bộc Nhiêu, Điềm Mặc, Bình Yên. Đây chính là cơ sở quan trọng để cộng đồng nơi đây hình thành và gìn giữ nét văn hóa truyền thống của mình. Người Tày Định Hóa có nền văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc. Bản là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ người Tày,
- 16 lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những quy định riêng. Bản thường đặt tên theo người đến khai phá mở đất đầu tiên hoặc tên cầm thú có ở đó. Các bản đều có địa vực cư trú riêng bao gồm đất ở , đất canh tác, rừng rú, sông suối, bãi chăn thả gia súc. Ranh giới giữa các bản thường được xác định bằng đường phân thủy, eo núi, sông suối hoặc đường xá. Quy mô các bản vừa và nhỏ, mỗi bản thường chỉ có 30 đến 60 hộ gia đình, sống mật tập hay rải rác thành nhiều chòm xóm phân bố tương đối độc lập [16] - Kinh tế Kinh tế truyền thống của người dân Định Hóa là sản xuất nông nghiệp, trong đó nổi lên vai trò của việc canh tác lúa đặc sản – Bao Thai – và hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống như: chuyên canh chè, dệt mành cọ, nuôi cá ruộng Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào nhân dân trong huyện, Huyện ủy đã chỉ đạo xây dựng và triển khai các đề án toàn khóa trong lĩnh vực này như xây dựng vùng lúa cao sản, lúa bao thai, khôi phục và củng cố các công trình thủy lợi, mở rộng và phát triển vùng chè được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Công nghiệp - thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ có bước phát triển tích cực, nhất là từ khi củng cố mạng lưới đường giao thông liên xã và mạng lưới điện nông thôn. Huyện đã quy hoạch được 4 khu công nghiệp truyền thống của địa phương như: đan mành cọ, cót, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản và phát triển nghề mây tre đan Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2 nhà máy chè và 1 nhà máy giấy, gỗ đang hoạt động. - Xã hội Trong những năm gần đây do kinh tế của huyện có nhiều thay đổi theo hướng CNH - HĐH nên tỷ lệ dân số thành thị cũng có thay đổi song phần lớn dân tập trung chủ yếu ở nông thôn sống bằng nghề nông lâm nghiệp. Được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, huyện Định Hóa trong những năm gần đây đã thực hiện các chương trình, dự án của chính phủ đầu tư cho kinh tế xã hội miền núi, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo góp phần nâng cao đời sống vật chất
- 17 và tinh thần của nhân dân. Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, công tác văn hóa thông tin, thể dục thể thao, truyền thanh truyền hình có nhiều hoạt động thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, tích cực tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và từng bước đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. - Cơ sở hạ tầng Được hỗ trợ của Nhà nước, các tuyến đường giao thông thường xuyên được tu bổ, sửa chữa và nâng cấp. Trên địa bàn huyện hiện có đường liên tỉnh 254 dài 37km là đường rải nhựa. Đường liên xóm, đường trong khu dân cư dài 655 km, cũng đã bê tông hóa ở một số thôn. Kết quả năm 2013, chỉ với nguồn lực từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ 29,515 tỷ đồng, cùng với xã hội hóa nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng, các xã trong huyện đã xây dựng được 36,45 km đường bê-tông, trong đó có 32,13 km đường loại B, 4,32 km đường loại C. Trong những năm qua huyện đã huy động xã hội hóa để làm giao thông nông thôn, do đó đến nay các tuyến đường liên xã, liên huyện, liên thôn được nâng cấp, sửa chữa, việc đi lại vận chuyển hàng hóa trên địa bàn huyện được cải thiện, tạo điều kiện góp phần phát triển kinh tế xã hội nông nghiệp và nông thôn. Điều này đồng nghĩa với việc khách du lịch sẽ dễ dàng tiếp cận, đi lại thuận tiện đến các điểm du lịch của Định Hóa. 4.2. Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 4.2.1. Thực trạng các điểm du lịch và giá trị lịch sử tại huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên * Các Di tích lịch sử Nhắc đến Định Hóa chúng ta không thể không nói đến hệ thống di tích lịch sử cách mạng dày đặc, trải dài ở 23/24 xã và 1 thị trấn (Chợ Chu). Bởi đây chính là An toàn khu Trung tâm, là “thủ đô kháng chiến” của dân tộc. Lịch sử đã ghi dấu son chói lọi trên 128 di tích (126 di tích lịch sử cách mạng,
- 18 02 điểm danh lam thắng cảnh), trong đó có 13 điểm di tích được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia, 5 điểm xếp hạng di tích cấp tỉnh. Quần thể di tích này được chia làm các trung tâm: Chợ Chu – Quán Vuông, Phú Đình – Điềm Mặc, Định Biên – Bảo Linh, Thanh Định, Trung Lương, Bình Thành, Đồng Thịnh và các xã phía Nam – Đông Nam huyện Định Hóa (Phượng Tiến, Quy Kỳ, Linh Thông ). Đây chính là nguồn tài nguyên quan trọng để Định Hóa đẩy mạnh khai thác loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là hình thức du lịch gắn liền với loại hình di tích lịch sử - cách mạng. * Các Lễ hội Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa – TT Định Hóa (năm 2010) thì hằng năm toàn huyện có tới gần 30 lễ hội, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội phát triển nên đã có nhiều lễ hội bị lãng quên. Trong bức tranh lễ hội truyền thống đa dạng và phong phú ấy, có thể kể đến những lễ hội đặc sắc và nổi bật như: Lễ hội Lồng Tồng (mùng 10 giáng Giêng AL, tại xã Phú Đình), Lễ hội Nàng Hai (mời nàng Trăng) được tổ chức vào tháng 3 âm lịch, Lễ hội chùa Hang (diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng tại tại xóm Đồng Chùa, thị trấn Chợ Chu), Lễ hội rước Đất, rước Nước diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm. Hình 4.1. Khai mạc lễ hội Lồng Tồng
- 19 * Các làn điệu dân ca Ngoài tính chất phong phú về lễ hội truyền thống thì sự cộng cư lâu đời của 9 dân tộc anh em trên mảnh đất Định Hóa cũng đã góp phần làm nên sự đặc sắc, và đa dạng của các điệu múa, lời ca dân gian. Bảng 4.1. Các loại hình dân ca, dân vũ tiêu biểu của Định Hóa Chủ thể TT Tên gọi Mô tả khái quát sáng tạo Soọng Dân tộc Là phương tiện truyền tải những tâm tư, tình cảm và 1 Cô Sán Dìu ước muốn trong cuộc sống thường ngày Hát Sli Dân tộc Dùng trong các ngày hội, ngày chợ, ngày cưới, ngày 2 (vả Sli) Nùng vào nhà mới. Phản ánh tập quán, tín ngưỡng, cuộc sống sinh hoạt, tâm Dân tộc Lượn tư nguyện vọng con người, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên 4 Tày của người Tày Dân tộc Hát Là một thể loại ca nhạc tín ngưỡng của người Tày, 5 Tày, Then Nùng. Nùng là loại hình rối que thể hiện khá sinh động cuộc sống Dân tộc 6 Rối cạn lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người Tày dân Dân tộc 7 Sình ca hát đối đáp nam – nữ giao duyên vào mùa xuân Sán Chí Là phương tiện chuyển tải những tâm tư, tình cảm và Páo Dân tộc 8 ước muốn của người Dao trong cuộc sống thường dung Dao ngày. Múa Dân tộc Vũ điệu dân giã trong các dịp lễ hội, đặc biệt là trong 9 Tắc Cao Lan lễ hội Cầu mùa. Xình Là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Tày ở Múa Dân tộc Việt Bắc, có âm nhạc hay, vũ đạo đẹp, biểu hiện sự 10 nàng Tày đoàn kết thân thiện gắn bó cộng đồng có tính tập thể và Then dân chủ cao Những làn điệu dân ca mượt mà, tha thiết cùng với những hình thức nghệ thuật dân gian truyền thống khác của cộng đồng các dân tộc Định Hóa là di sản văn hóa tộc có giá trị lớn không chỉ đối với phát triển du lịch văn hóa.
- 20 Nhưng do nhiều tác động, hiện nay các loại hình nghệ thuật dân gian này đã ít nhiều bị mai một, hay không còn được sử dụng rộng khắp. * Văn hóa ẩm thực và đặc sản địa phương Bức tranh dân tộc đa sắc màu cũng mang lại cho Định Hóa nét văn hóa ẩm thực rất riêng biệt. Đó là những món ăn hết sức lạ và ngon miệng như Khẩu thuy của người Tày, món Khẩu nhục của người Nùng/Sán Dìu, bánh ngải của người Tày, bánh Cooc mò của người Tày, Nùng Đặc biệt là đặc sản Cơm Lam Ngoài ra, nhờ những đặc điểm về khí hậu và chất đất riêng nên Định Hóa rất phù hợp với giống lúa “Bao Thai lùn”, sản phẩm gạo Bao Thai Định Hóa đã trở thành một loại đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất chiến khu xưa. Các sản phẩm được chế biến từ loại gạo này (như mì sợi, bánh đa, bánh phở, bánh cuốn ) cũng có những hương vị riêng rất đặc biệt. Hình 4.2. Đặc sản cơm lam Định Hóa
- 21 * Làng nghề truyền thống Bảng 4.2. Các làng nghề truyền thống của Định Hóa Tên làng nghề TT Địa điểm truyền thống Xã Đồng Thịnh (Làng Bầng, Co Quân, Ru 1 Làng nghề dệt mành cọ Nghệ 1, Ru Nghệ 2) 2 Nghề Mộc xã Lam Vỹ xóm Quỳnh Hội xã Trung Hội, thôn Phú 3 Làng nghề chè Hội 1 và 2 xã Sơn Phú, làng chè Điềm Mặc Làng nghề nuôi cá xã Bảo Cường, Đồng Thịnh, Kim Phượng, 4 ruộng Phượng Tiến, Đồng Thịnh + Các làng nghề dệt mành cọ xã Đồng Thịnh (Làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2): Sản phẩm mành cọ của Đồng Thịnh khá đặc biệt với nan mành dệt kín, phẳng, đều và có độ xanh bóng hơn sản phẩm của các nơi khác bởi người làm cẩn thận từ khâu chọn nguyên liệu và có kỹ thuật dệt điêu luyện + Nghề Mộc (xã Lam Vỹ): Nghề làm mộc ở xã Lam Vỹ đã có từ lâu đời, hiện nay trên toàn huyện có 10 xưởng làm mộc, nhưng do không được quan tâm thích đáng của cơ quan chính quyền nên hiện nay 10 xưởng này tuy vẫn còn hoạt động nhưng không lớn, các mặt hàng sản phẩm chủ yếu là đóng đồ gia dụng phục vụ trên địa bàn xã.
- 22 Hình 4.3. Lễ vinh danh các làng nghề chè huyện Định Hóa. 4.2.1.1 Làng văn hóa du lịch Bản Quyên, Định Hóa Ngày 19-5-2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1235/QĐ- UBND về việc công nhận điểm du lịch địa phương: Làng văn hóa du lịch Bản Quyên, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa. [10] Hình 4.4. Du lịch Định Hóa
- 23 Theo đó, UBND huyện Định Hóa có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện việc quản lý điểm du lịch địa phương: Làng văn hóa du lịch Bản Quyên với những nội dung: Bảo vệ, giữ gìn và phát triển tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan; bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia giao thông của các phương tiện vận chuyển khách tham quan, du lịch. Thẩm định phê duyệt phương án quản lý, khai thác, thuyết minh; tổ chức công bố tuyến, điểm du lịch bảo đảm quy định hiện hành. Ban hành quy chế, nội quy quản lý và khai thác điểm du lịch địa phương theo đúng quy định của Luật Du lịch và các văn bản có liên quan. Xây dựng nội dung thuyết minh, các ấn phẩm quảng bá, giới thiệu về điểm du lịch địa phương nhằm phát huy giá trị Di tích Lịch sử - Danh thắng Làng văn hóa dân tộc Tày Bản Quyên. [10] Tại Bản Quyên – Làng văn hóa Tày tiêu biểu, người dân vẫn gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Tày: Nhà sàn, ngôn ngữ, văn hóa sinh hoạt cộng đồng, công cụ lao động Bản Quyên có 158 nhân khẩu sinh sống trong 36 mái nhà trong đó có 20 ngôi nhà sàn được xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống dân tộc Tày. Năm 2009, 15 nhà sàn ở Bản Quyên được Nhà nước hỗ trợ tiền sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn khi đón tiếp các đoàn khách du lịch trong nước, quốc tế đến thăm quan, ăn, uống, ngủ, nghỉ. Tại Làng văn hóa du lịch Bản Quyên, cấp ủy, chính quyền xã và đồng bào tổ chức một số các hoạt động thường xuyên như trưng bày các sản phẩm hàng hóa đặc trưng có thế mạnh của địa phương, trình diễn nghệ thuật pha trà, mời trà, biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các câu lạc bộ hát Then. Không gian của bản luôn được vệ sinh sạch sẽ từ nhà ra ngõ và các trục liên thôn liên xóm, khuôn viên vườn, nhà từng hộ dân đảm bảo tiêu chí "3 sạch" (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ). Cùng với đó, xã Điềm Mặc còn phối hợp với Trạm Khuyến
- 24 nông của huyện trồng và chăm sóc 2ha chè có chất lượng cao; phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng chuẩn bị các sản phẩm gồm chè, các loại bánh truyền thống, mành cọ, nón Tày, gạo Bao Thai, rượu nếp, mật ong rừng, thịt trâu khô và một số đặc sản khác của quê hương vùng ATK trưng bày tại gian hàng ở Bản Quyên phục vụ khách tham quan. Bản Quyên không chỉ đặc trưng bởi nếp nhà sàn của người Tày mà còn là hương vị của món ăn truyền thống, là những nét đẹp của văn hóa dân gian như tung còn, đánh vật, thi giã bánh dày Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay Bản Quyên chưa được nhiều khách du lịch biết đến. Đối với những đoàn khách ghé đến bản, họ tham quan một số ngôi nhà sàn; nghe đàn tính, hát sli, lượn; thưởng thức văn hóa ẩm thực với xôi ngũ sắc, nộm hoa chuối, gà đồi, khẩu nhục, rau bồ khai, ngót rừng và chụp ảnh với các “diễn viên” mang trang phục của người Tày nhưng du khách ít có nhu cầu lưu trú lại bản. Và thực tế số khách hằng năm đến thăm bản cũng rất hạn chế, theo khảo sát sơ bộ thì một trong những lý do là đường vào bản quá chật hẹp, chỉ vừa đủ 1 làn xe, nên không ít đoàn khách khi dừng chân đầu bản, đã vội lên xe đi ngay vì ngại phải đi bộ. Bên cạnh đó du lịch Bản Quyên mới có dịch vụ “đàn, hát” được phục vụ bất cứ thời điểm nào trong ngày; còn ẩm thực, nếu du khách không đặt từ ngày hôm trước, cũng đành chịu đói ra thị trấn huyện, hoặc về thành phố tìm quán ăn Theo như các hộ dân ở đây thì cũng vì không có du khách đến thường xuyên, nên đồng bào không thể mua thực phẩm, chế biến sẵn món ăn để chờ đợi. Vì những đặc sản như xôi ngũ sắc chí ít phải lấy lá dã, ngâm rất lâu để chế biến; gà chạy đồi cũng phải nhốt lại từ đêm trước vì vậy, người Bản Quyên đang sống nhờ trồng lúa, trồng ngô nuôi du lịch.
- 25 Hình 4.5. Làng du lịch homestay tại huyện Định Hóa Danh sách Homestay tại Bản Quyên: Hiện nay có 3 hộ gia đình kinh doanh mô hình dịch vụ homestay tại Bản Quyên đó là: Tuy nhiên hiện nay do các địa điểm du lịch vẫn còn chưa liên kết được với nhau chặt chẽ, cũng như người dân vẫn chưa thực sự chú trọng vào việc du lịch. Họ vẫn chưa đem đến được cho du khách những trải nhiệm gần gũi nhất với dân bản địa. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý cũng là một vấn đề nan giải. Do khoảng cách giữa các địa điểm tham quan là khá lớn, cộng them việc thiếu phương tiện di chuyển cũng là một bất lợi vô cùng lớn cho du lich homestay. Bởi hầu
- 26 hết những khách du lịch có phương tiện di chuyển là người trẻ, tuy nhiên họ lại không lựa chọn homestay là địa điểm lưu trú. Hình 4.6. Homestay hộ gia đình ông Hoàng Thanh Sáu Bảng 4.3. Danh sách các Homestay xã Điềm Mặc huyện Định Hóa TT Tên homestay Địa chỉ Số điện thoại 1 Homestay Bản Quyên, Điềm Mặc, Định 0383431384 Hoàng Thanh Sáu Hóa, Thái Nguyên 2 Homestay Bản Quyên, Điềm Mạc, Định 0963936678 Ma Đình Thành Hóa, Thái Nguyên 3 Homestay Bản Quyên, Điềm Mạc, Định 0388178374 Nông Đình Dược Hóa, Thái Nguyên (Nguồn: Số liệu nhóm tác giả điều tra) Ba homestay trên vẫn chưa thực sự phát triển tốt bởi lẽ Bản Quyên vẫn chưa thực sự là một địa điểm hấp dẫn được du khách, không có được sự đầu tư cũng như định hướng phát triển tốt.
- 27 Bảng 4.4. Lượng du khách tới homestay tại huyện Định Hóa từ năm 2016-2018 Tháng Tháng Tháng Tháng TT Homestay 1-2-3 4-5-6 7-8-9 10-11-12 1 Hoàng Thanh 57 32 34 23 Sáu 2 Ma Đình Thành 37 25 48 32 3 Nông Đình Dược 43 23 47 37 (Nguồn: Số liệu nhóm tác giả điều tra) Nhận xét: Lượng khách đến nhiều nhất vào khoảng tháng 1,2,3 Do thời gian này chủ yếu diễn ra các lễ hội chính trong năm. 4.2.1.2. ATK Định Hóa Hình 4.7. ATK Định Hóa ATK có diện tích trên 5.200km2, giáp ranh các tỉnh Tuyên Quang, Bắc Kạn. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nơi đây Bác Hồ và Trung
- 28 ương Đảng đã chọn đặt căn cứ chỉ huy cuộc kháng chiến từ năm 1946 đến 1954. ATK Định Hóa hôm nay trở thành điểm đến hấp dẫn ở tỉnh Thái Nguyên, hằng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan và tưởng niệm một thời hào hùng của dân tộc. Huyện miền núi Định Hóa cách TP Thái Nguyên 50km về phía Tây Bắc. Định Hóa có địa hình lý tưởng “Tiến có thể đánh, lui có thể giữ”. Và là vùng đất khá thuận lợi trong việc tự cung cấp lương thực, thực phẩm cũng như giao thương với các địa phương khác. Không những thế Định Hóa còn là nơi có phong trào quần chúng vững mạnh, cán bộ, nhân dân ở đây trung kiên với Đảng, đầm ấm, mặn mà và tình nghĩa. Định Hóa là địa phận tỉnh Thái Nguyên, cầu nối giữa vùng Trung du miền núi với các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Hà Nội Do địa hình thuận lợi, các điều kiện kinh tế, xã hội đặc thù, có thể giúp cho cách mạng Việt Nam phát triển tốt trong thời kỳ kháng chiến Nhìn thấy những ưu thế đó Bác Hồ đã chọn tỉnh Thái Nguyên với An Toàn khu Định Hóa (ATK) làm địa bàn đứng chân của Chính phủ non trẻ lúc bấy giờ. Và từ đây ta mở rộng căn cứ địa Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái, trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp từ cuối năm 1946 đến năm 1954. Từ mùa Xuân năm 1947 ở khu vực Việt Bắc đã hình thành ATK của các cơ quan Trung ương, chủ yếu nằm trên địa bàn 4 huyện: Định Hóa - Thái Nguyên, Chợ Đồn - Bắc Cạn, Sơn Dương và Yên Sơn - Tuyên Quang, là đại bản doanh của Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ, quân đội và mặt trận Liên Việt (nay là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) như đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, Tôn Đức Thắng, Văn Tiến Dũng ở và làm việc từ năm 1946 đến 1954. Nơi đây còn là nơi ở và làm việc của Văn phòng Trung ương Đảng, Cục Chính trị, Cục Quân khí, Cục Quân pháp, Cục
- 29 Thông tin – Bộ Quốc phòng, Cục Điện ảnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông vận Trung ương, Ủy ban hữu nghị hòa bình thế giới, Cục Bưu chính thông tin, nơi sản xuất vũ khí, đạn dược để phục vụ cho cuộc kháng chiến, do vậy ATK được ví như Thủ đô kháng chiến của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa những ngày đầu trứng nước. Cũng từ đây nhiều chủ trương, quyết sách quan trọng, quyết định vận mệnh của dân tộc đã được ban hành dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Nơi phong quân hàm đợt đầu tiên cho tướng lĩnh Việt Nam (1948), đồng chí Võ Nguyên Giáp được phong hàm Đại tướng tại đây Năm 1981, ATK Định Hóa được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTTDL) xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Ngày 10/5/2012 Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng ATK Định Hóa là Di tích quốc gia đặc biệt. ATK Định Hóa có có 13 di tích thành phần gồm: 1. Nhà tù Chợ Chu (thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa) 2. Địa điểm thành lập Việt Nam Giải phóng quân (xã Định Biên, huyện Định Hóa) 3. Địa điểm Bác ở và làm việc tại đồi Khau Tý năm 1947 (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa) 4. Địa điểm Bác ở và làm việc tại đồi Tỉn Keo (1948 - 1954), xã Phú Đình, huyện Định Hóa 5. Cụm di tích Bác ở Khuôn Tát: Cây đa, Đoạn suối Khuôn Tát, nơi Bác tắm, giặt và câu cá, Nhà sàn và hầm Bác ở đồi Nà Đình (xã Phú Đình, huyện Định Hóa) 6. Địa điểm Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng làm việc tại Phụng Hiển (1947 - 1949), xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa 7. Địa điểm Cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949 - 1954) tại xã Bảo Linh, huyện Định Hóa 8. Thắng cảnh thác Khuôn Tát (xã Phú Bình, huyện Định Hóa)
- 30 9. Địa điểm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa) 10. Địa điểm thành lập Ủy ban hòa bình Việt Nam (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa) 11. Địa điểm thành lập Ủy ban Kiểm tra Trung ương (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa) 12. Địa điểm Báo Quân đội nhân dân ra số đầu (20/10/1950) xã Định Biên, huyện Định Hóa 13. Địa điểm đồi Pụ Đồn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì lễ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp (1948) (xã Phú Đình, huyện Định Hóa). Hình 4.8. Bản đồ Khu du lịch huyện Định Hóa – tỉnh Thái Nguyên. [4] 4.2.1.3. Thác Khuôn Tát Thác Khuôn Tát là một thắng cảnh của tỉnh Thái Nguyên. Thác nằm trên địa phận xóm Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hóa và cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 70km. Thác Khuôn Tát thuộc khu vực di tích lịch sử ATK Định Hóa, là trung tâm căn cứ địa Việt Bắc và đại bản doanh lãnh đạo cuộc kháng chiến trường kỳ do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo trong chiến
- 31 tranh Đông Dương (1946 – 1954). Thác Khuôn Tát được xếp hạng danh thắng cấp quốc gia vào năm 2002. Thác Khuôn Tát nằm giữa núi rừng hoang vu và khá yên tĩnh, xung quanh thác có nhiều cây cổ thụ. Thác bao gồm 7 tầng, nước từ trên cao đổ xuống tung bọt trắng xoá, phía dưới tạo thành dòng suối. Theo truyền thuyết của cư dân bản địa, xưa kia, các loài động vật hoang dã trong vùng thường đến đây uống nước, vào những hôm trời xanh, nước trong, mây trắng vờn trên đỉnh núi có bầy Tiên nữ từ trên trời xuống thác tắm. Từ trên đỉnh Đèo De, có thể nhìn xuống Thác Khuôn Tát với bảy tầng trông giống những bậc thang nhà sàn của cư dân miền núi. Độ cao tính từ đỉnh thác xuống chân thác là trên 20m. Tầng dưới cùng đẹp nhất và cao khoảng 12m, rộng 15m, các tầng còn lại phía trên cao chênh lệch nhau trên dưới 2 đến 3m và chiều rộng thu nhỏ dần lên đỉnh thác. Người ta có thể leo lên các tầng thác, mỗi tầng đều có bóng cây tỏa mát, phía dưới từng tầng, nước đổ xuống tạo thành bồn tắm. Thác Khuôn Tát có nguồn nước trong với nhiều tảng đá bằng phẳng. Ở chân thác Khuôn Tát, nước dội xuống thành bồn tắm tự nhiên, chỗ nước sâu nhất chừng 2 đến 3m, nông dần ra phía ngoài tạo thành con suối. Suối Khuôn Tát chảy ngoài thác độ 100m là bãi cát, sỏi nhỏ và đá tự nhiên nằm giữa dòng chảy như: hình cá voi, hình con rùa, con trâu đầm Hai bên suối là bãi cỏ bằng phẳng xanh tươi rất thuận lợi cho việc cắm trại, dựng lều lán nghỉ ngơi, vui chơi cho các đoàn khách du lịch đông người. 4.2.1.4 Nhà tù Chợ Chu Di Tích Chợ Chu được nhiều người biết đến, nơi đây lịch sử hình thành từ năm 1916, thực dân Pháp đã xây nhà tù chợ Chu ở xóm vườn rau, thị trấn Chợ Chu, huyện Đinh Hoá, tỉnh Thái Nguyên để giam giữ những người Việt Nam yêu nước và các chiến sỹ cách mạng mà chúng bắt được bằng các cuộc săn lùng ráo riết.
- 32 Đến năm 1933, một số tù nhân từ nhà tù Sơn La và một số nhà tù ở các nơi khác được chuyển về tập trung tịa nhà tù Chợ Chu. Vào năm 1940, sau cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bị thất bại, giặc Pháp còn đưa về giam giữ ở đây các chiến sỹ tham gia khởi nghĩa và gia đình của họ. Đến năm 1943, gần 100 tù chính trị từ nhà tù Hoả Lò Hà Nội, ở Hoà Bình, Sơn La, Thái Nguyên, cũng được chuyển về giam ở nhà tù Chợ Chu. Tuy dưới chế độ giam giữ, kiểm tra khắc nghiệt của thực dân Pháp, nhà tù Chợ Chu vẫn có chi bộ Đảng hoạt động bí mật và ngày mồng 2 tháng 10 năm 1944 đã có 12 đảng viên cộng sản vượt ngục thành công, trong đó có các đảng viên: Song Hào, Nhị Quý, Lê Hiến Mai, Tạ Xuân Thu, Vũ phong, Phạm Ngọc Bảy, Chu Nhữ, Lê Cung Đình, Nguyễn Cao, Hoàng bá Sơn, Trần Tùng, Trần Thị Môn. Nhiều đồng chí đã nêu cao tấm gương sáng về tinh thần học tập, yêu nước, chiến đấu dũng cảm kiên cường và đã có công lao to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Hình 4.9: Dấu tích nhà tù chợ Chu
- 33 Di Tích Chợ Chu đã được bộ văn hoá thông tin, xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia vào ngày 25/2/1998. [6] 4.2.1.5. Di tích Nà Mòn Từ đầu năm 1947, sau khi rời khỏi thủ đô Hà Nội, hầu hết các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ đều lần lượt chuyển lên ATK Việt Bắc, trong đó có ATK Định Hoá và một số địa phương khác của Thái Nguyên. Cơ quan trung ương Đảng và Tổng bí thư Trường Chinh chuyển đến ở và làm việc tại Nà Mòn- xã Phú Đình - huyện Định Hoá (Thái Nguyên). Đồng chí Trường Chinh đã ở và làm việc ở đây trong những năm 1949, 1952-1953. Để giữ gìn an toàn tuyệt đối cho ATK, tất cả các cơ quan Đảng, nhà nước, các đoàn thể không bao giờ ở một địa điểm cố định và lâu dài mà phải thường xuyên di chuyển và mỗi lần di chuyển không được phép để lại dấu ấn theo tinh thần “Lai vô ảnh, khứ vô hình”. Và do vậy cùng với năm tháng chiến tranh, nhu cầu sống cộng với sự khắc nghiệt của khí hậu nên toàn bộ các di tích về ATK chỉ còn là những địa danh, chỉ còn trong kí ức của các nhân chứng lịch sử. Hình 4.10. Lán Nà Mòn
- 34 Lán Nà Mòn được phục hồi tôn tạo trên nền móng cũ. Đó là nhà sàn rộng 4 gian, lợp lá cọ nằm giữa một khu vườn râm mát. Qua cổng chúng ta bước vào một vườn Mơ xanh lá. Mùa xuân quanh nhà nở đầy hoa Mơ trắng. Phía sau nhà sàn là một đồi cây. Khi đồng chí Trường Chinh ở đây có 1 hào nhỏ được đào xuyên qua đồi ra con suối ở phía sau. Căn nhà sàn rộng rãi và thoáng mát, gian ngoài cùng là bếp, gian trong cùng là nơI ở và làm việc của Tổng bí thư Trường Chinh. ở đây có kê 2 chiếc giường nhỏ hai đầu nhà sàn là 2 cầu thang lên xuống tiện lợi Qua cổng di tích, ở bên tay phải là một tấm bia giới thiệu. Tìm hiểu di tích để thấy được cuộc sống giản dị, mộc mạc và những tháng năm kháng chiến gian khổ của người chiến sỹ cách mạng [6] 4.2.1.6. Đồi Khau Tý Hình 4.11. Di tích Đồi Khau Tý Nằm ở xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên, đồi Khau Tý là một di tích lịch sử đặc biệt về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khau Tý – theo tiếng dân tộc Tày nghĩa là đồi Cây Thị, là một
- 35 quả đồi cao nổi lên giữa vùng ruộng đồng của đồng bào dân tộc Tày, trước mặt là một con suối nước trong và đầy. Bác Hồ đã chọn nơi đây làm điểm dừng chân đầu tiên khi đến ATK Định Hóa lãnh đạo nhân dân ta thực hiện công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hồ Chủ tịch đã sinh sống và làm việc tại đồi Khau Tý từ ngày 20/5 đến tháng 10 năm 1947. Tại đây, người sống trong một ngôi lán được dựng bên gốc cây đa cổ thụ trên đỉnh đồi. Ngôi lán của người được làm từ tre, lá rất đơn sơ với những đồ dung giản dị như chăn, màn, vài bộ quần áo, chiếc máy chữ, một ít tài liệu sách báo đựng trong chiếc túi nhỏ Bên cạnh lán, Bác trồng một cây hoa dâm bụt, một loài cây gợi nhớ về các vùng quê Đồng bằng Việt Nam. Hình 4.12. Ngôi lán Bác ở và làm việc tại Đồi Khau Tý Trong thời gian làm việc tại Đồi Khau Tý, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chỉ đạo sáng suốt để cuộc cách mạng vượt qua những ngày đầu gian
- 36 khổ. Tại đây, người đã viết “Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp”, “Sửa đổi lối làm việc” với bút danh XYZ – tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, tài liệu học tập, tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc của cán bộ. Cũng tại đồi Khau Tý, Bác Hồ đã ký Sắc lệnh lấy ngày 27 tháng 7 là ngày “Thương binh, liệt sỹ” của cả nước. Bên gốc đa cổ thụ, trong một đêm tĩnh mịch Người đã viết bài thơ “Cảnh khuya” nổi tiếng. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ, bong lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Năm 2009, đồi Khau tý đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam. [6] 4.2.2. Thực trạng về du khách tại huyện Định Hóa * Lượng khách và phân kỳ khách du lịch đến Định Hóa Vốn dĩ là vùng đất nghèo của Thái Nguyên nhưng nhờ có chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, Định Hóa ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Tuy nhiên sự phát triển mau lẹ ấy không phá vỡ cảnh quan chung của hệ thống hàng trăm di tích lịch sử nằm rải khắp núi rừng nơi đây. Chính vì vậy, mỗi năm ATK đón tới hàng trăm nghìn lượt khách đến thăm quan và đang là điểm du lịch văn hóa, cội nguồn cách mạng thu hút đông du khách khi đến Việt Bắc. Tính từ ngày Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt cắt băng khai trương Nhà trưng bày ATK Định Hoá (19/5/1997) đến nay có gần 10 triệu lượt khách về với ATK Định Hoá. Trên cơ sở đó, Định Hóa phấn đấu đến năm 2020 sẽ vào khoảng 800.000 lượt khách. [8]
- 37 * Phân kỳ khách du lịch đến Định Hóa Số liệu kế thừa và khảo sát thực địa cho thấy khách du lịch trong nước đến Định Hóa thường tập trung nhiều vào mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm). Bởi đây là khoảng thời gian diễn ra các lễ hội đặc sắc như lễ hội Lồng tồng (được tổ chức vào ngày 10/01 Âm lịch), hội chùa Hang và có ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02), ngày truyền thống Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/03 và ngày Thống nhất đất nước 30/04. Khách đến Định Hóa cũng tập trung nhiều vào mùa hè và mùa thu (khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8), bởi một trong số lượng khách chủ đạo của điểm đến này là học sinh-sinh viên, do đặc thù về thời gian rỗi nên họ chọn những chuyến đi thăm quan Định Hóa vào dịp hè. Ngoài ra, các đoàn khách là cựu chiến binh hoặc công nhân-viên chức của các đơn vị/doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức cũng thường đến “thủ đô kháng chiến” vào dịp này và một số ngày lễ kỷ niệm lớn trong năm như sinh nhật Bác 19/05, ngày Cách mạng tháng Tám 19/08, Quốc khánh 02/09, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ 07/05, ngày Giải phóng Thủ đô 10/10 Ở Thái Nguyên hiện nay có số lượng khách Hàn Quốc và Trung Quốc khá cao, họ có nhu cầu tham quan Định Hóa vào các dịp cuối tuần, nhất là từ tháng 5 đến hết tháng 7 dương dịch (chiếm tỉ lệ 28.4%). Ngoài ra, từ tháng 11 đến tháng 1 dương lịch, Định Hóa cũng là điểm dừng chân của một số khách du lịch đến từ Anh, Pháp, Mỹ (chiếm khoảng 14.9%). Khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch thông thường là dịp lễ hội Lồng tồng và một số các hội truyền thống khác của đồng bào các dân tộc huyện Định Hóa, vì vậy đây là thời điểm 35.8% du khách nước ngoài đến tham quan. Tiết trời mùa thu mát mẻ, cùng với dịp kỷ niệm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và dịp kỷ niệm ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, vì vậy khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch Định Hóa cũng thu hút khoảng 20.9% du khách nước ngoài.
- 38 Bảng 4.5: Phân kỳ khách du lịch Quốc tế đến tham quan Định Hóa. (Đơn vị: %) T11-T1 T2-T4 T5-T7 T8-T10 Du khách quốc tế 14.9 35,8 24,4 20,9 Khách nội địa đến Định Hóa tập trung rất nhiều vào dịp lễ Tết – chiếm tỉ lệ 67%, điển hình là thời gian địa phương tổ chức lễ hội Lồng Tồng, hội Chùa Hang Ngoài ra, có khoảng 17% lượng khách thích chọn Định Hóa làm điểm du lịch cuối tuần, đối tượng khách này hầu hết đều là học sinh – sinh viên, họ đến Định Hóa với các tour về nguồn cách mạng kết hợp sinh hoạt lửa trại, đồng thời cuối tuần cũng là dịp để các “phượt tử” từ nhiều nơi chinh phục những cung đường đến Định Hóa. Bên cạnh đó, vào ngày thường cũng có khoảng 14% du khách đến Định Hóa, họ chủ yếu là khách lẻ, đi thành nhóm (số lượng ít) theo hình thức tour tự tổ chức. [8] * Mục đích của chuyến đi của du khách Hầu hết chuyến đi của du khách đến Định Hóa chủ yếu tập trung vào một số mục đích như: tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử, thăm lại chiến khu xưa, tìm hiểu phong tục của đồng bào Định Hóa; tham gia lễ hội như Lồng Tồng Với vị thế là “thủ đô gió ngàn” giữa lòng Việt Bắc, Định Hóa trở thành “địa chỉ đỏ” phục vụ nhu cầu tham quan di tích lịch sử cách mạng của 32% du khách. Bên cạnh đó, hàng năm cứ vào dịp lễ hội của các đồng bào dân tộc thiểu số (hội Lồng Tồng, hội Chùa Hang, hội nàng Hai ), điểm đến này cũng thu hút khoảng 20.7% số lượng khách du lịch (so với số liệu tổng kết cả năm). Đặc biệt là từ 2002, chính quyền và nhân dân huyện Định Hóa đã khôi phục lễ hội Lồng tồng và tổ chức hàng năm với quy mô càng ngày càng rộng khắp thì lượng khách tới điểm đến này ngày càng cao. Ngoài ra, không thể không kể tới 17.3% khách du lịch là cựu chiến binh đã từng sống, công tác ở Định
- 39 Hóa, họ trở về với mảnh đất này để thăm lại chiến khu xưa - nơi từng là an toàn khu Việt Bắc, là thủ đô kháng chiến của dân tộc. Vì thế, đối với họ, mỗi di tích lịch sử đều mang dáng dấp của một thời oai hùng. Tuy mục đích du lịch khi đến Định Hóa là khác nhau, nhưng điều quan tâm chung của du khách chính là du lịch văn hóa. Nắm bắt được cán cân cung – cầu của thị trường du lịch ở địa phương này sẽ giúp các nhà kinh doanh xác định được thị trường mục tiêu, sản phẩm chủ đạo, sản phẩm kế thừa, đối tượng du khách, đối tượng cạnh tranh Đồng thời, việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp chính quyền, cơ quan quản lý Nhà nước có chính sách quy hoạch và phát triển du lịch văn hóa với mục tiêu vừa phát triển kinh tế, vừa phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa. [8] * Nhu cầu lưu trú của du khách Ngày lưu trú của khách có vai trò rất lớn trong việc gia tăng doanh thu cho ngành du lịch. Tuy nhiên, hiện nay ở Định Hóa đang đối mặt với hiện tượng khách du lịch có thời gian lưu lại ít. Như đã phân tích ở trên, thế mạnh của du lịch ở Định Hóa là loại hình du lịch văn hóa. Tuy nhiên, so với các điểm đến và vùng phụ cận, thị trường du lịch văn hóa Định Hóa không mấy nhộn nhịp. Mặc dù lượng khách du lịch đến đây tương đối ổn định và có tăng trưởng qua các năm nhưng chủ yếu họ có nhu cầu tham quan di tích lịch sử cách mạng. Thời gian lưu trú của khách du lịch ở Định Hóa thường ngắn, phổ biến nhất là hành trình đi về trong ngày (80%). Tuy nhiên, cũng có khoảng 20% lượng du khách có như cầu lưu trú qua đêm. Đối tượng khách này thường chọn những nhà nghỉ hoặc khách sạn tiêu chuẩn trung bình làm nơi lưu trú. Có một số ít khách du lịch có nhu cầu lưu trú ở những khách sạn cao cấp hơn nhưng do cơ sở vật chất kỹ thuật ở Định Hóa còn hạn chế nên tập khách này lại không nghỉ ở Định Hóa mà lại quay về thành phố Thái Nguyên để nghỉ đêm. Điều này làm thất thoát một số lượng khá lớn doanh thu từ lưu trú của Định Hóa. Đặc biệt, không thể không kể đến một số lượng hiếm hoi
- 40 khách du lịch quốc tế tham gia các tour du lịch trọn gói hay các tour du lịch từng phần (open tour) thông qua các công ty du lịch ở Hà Nội (là chủ yếu). Tập khách này lại thích thú với việc lưu trú homestay cùng cộng đồng bản địa.Và bản Quyên (xã Điềm Mặc) là một địa chỉ homestay được nhiều du khách nước ngoài yêu thích. Tuy nhiên có tới rất nhiều khách nội địa đến đây với những tour đi về trong ngày, chỉ có số ít lượng du khách nghỉ lại Định Hóa một đêm. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của du lịch Định Hóa. Khách đến Định Hóa chủ yếu là theo những tour tham quan di tích lịch sử kết hợp thưởng lãm giá trị văn hóa bản địa. Chính vì vậy ngoài những nhu cầu cơ bản ăn, ở đi lại và nhu cầu đặc trưng tham quan tìm hiểu, khách du lịch đến đây còn có một số nhu cầu khác như mua sắm đặc sản, quà lưu niệm hay giải trí vui chơi. Tuy nhiên, du lịch văn hóa Định Hóa còn nhiều hạn chế, trong đó có sự nghèo nàn về sản phẩm và dịch vụ du lịch chính vì vậy, các nhu cầu này của du khách hầu như không được đáp ứng một cách thỏa đáng. Điều này, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh du lịch nói chung và hiệu quả kinh doanh du lịch văn hóa nói riêng. Đồng thời, đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp làm giảm công suất lưu trú của du khách và thất thoát một nguồn lợi nhuận lớn cho các nhà kinh doanh du lịch cũng như người lao động (bao gồm cả quản lý) của các ngành nghề có liên quan. Bảng 4.6. Tỷ lệ du khách theo mục đích du lịch Lưu trú Đi trong ngày Tổng Mục đích TT Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) phiếu chuyến đi điều tra 1 Đi thăm quan 12 24,00 38 76,00 50 2 Đi trải nghiệm 21 42,00 29 58,00 50 3 Đi học, nghiên cứu 42 84,00 08 16,00 50 (Tổng hợp từ phiếu điều tra)
- 41 Nhận xét số liệu : Định Hóa Vẫn còn rấ t ít các địa điểm cư chú dành cho du khách. Nhóm người đi học, nghiên cứu có tỉ lệ lưu trú lại khá cao do họ muốn trải nghiệm văn hóa địa phuơng cũng như học tập, nghiên cứu về lịch sử nơi đây. Bảng 4.7: Mức độ hài lòng của khách du lịch về giá cả chất lượng dịch vụ lưu trú. 50 40 30 20 10 0 rất hài lòng hài lòng bình thường không hài lòng 4.3. Đề xuất một số giải pháp để phát triển du lịch trải nghiệm tại huyện Định Hóa, Tỉnh Thái Nguyên. - Thứ nhất, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Cơ quan quản lý cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa huy động các thành phần kinh tế, nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; Cần quy hoạch sắp xếp và xây dựng các cơ sở dịch vụ như nhà nghỉ, y tế, ăn uống, vui chơi giải trí ; Quản lý chặt chẽ các loại dịch vụ, phí dịch vụ phục vụ du khách; Nâng cao ý thức phục vụ trong kinh doanh, tránh làm mất giá trị văn hóa truyền thống của người dân tộc bản địa. Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp ứng mọi nhu cầu của du khách, đi đôi với bảo tồn, phát triển, quảng bá hình ảnh và phát huy vai trò các vùng di tích lịch sử, các điểm đến và khu du lịch; Xây dựng hình ảnh và thương hiệu, nhận diện du lịch quốc gia có chiều sâu và tầm cao.
- 42 Đẩy mạnh lien kết với các điểm du lịch khác, khai thác triệt để các tuyến du lịch để hình thành các tour du lịch chung, đa dạng hóa sản phẩm tour du lịch và nâng cao sức hấp dẫn. + Thứ hai, xây dựng môi trường du lịch nhân văn bền vững. Đẩy mạnh công tác truyền thông, định hướng, nâng cao nhận thức của xã hội, cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng phong trào ứng xử văn minh thân thiện với du khách, giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường Tăng cường quản lý bảo đảm về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; Cung cấp thông tin về dịch vụ tại địa phương cho du khách qua internet và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch. + Thứ ba, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hài hòa các mục tiêu phát triển du lịch với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Thực hiện quản lý theo quy hoạch gồm: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước; quy hoạch phát triển du lịch theo các vùng, địa phương; quy hoạch các khu du lịch tổng hợp và khu du lịch chuyên đề, để tập trung thu hút đầu tư phát triển theo hướng bền vững. Đồng thời, trước khi phát triển ngành, lĩnh vực khác, địa phương cần có những đánh giá tác động đối với ngành Du lịch để từ đó có sự lựa chọn ưu tiên phát triển ngành nào dựa trên tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. - Thứ tư, đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch. Ngành du lịch cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách và các cơ chế quản lý về phát triển nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo đảm thống nhất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.
- 43 Các trường học và doanh nghiệp cần trang bị cho nhân lực du lịch những kiến thức về hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp quốc tế - Thứ năm, phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch. Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch; Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân đoạn khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch gắn với quảng bá hình ảnh dân tộc bản địa, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.
- 44 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Định Hóa là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có khí hậu nhiệt đới và địa hình khá phức tạp. Tuy nhiên nơi đây lại có thảm thực vật vô cùng phong phú, chứa đựng nhiều tiềm năng kinh tế. Cùng với sự chung sống của 17 dân tộc anh em, trong đó dân tộc tày chiếm tới 54,74%, đây cũng là nơi bảo tồn và lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc tày còn khá nguyên vẹn, là nơi có tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm. - Tài nguyên du lịch huyện Định Hóa vô cùng đa dạng từ tự nhiên cho đến tài nguyên du lịch nhân văn. Nơi đây có tới 128 di tích quốc gia trong đó có 13 điểm di tích được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia và 5 điểm xếp hạng di tích cấp tỉnh. Ngoài ra, với sự cộng cư của 9 dân tộc anh em, đồng bào Định Hóa đang bảo lưu một khối lượng di sản văn hóa tộc người quý giá với gần 30 lễ hội, 10 làn điệu dân ca,4 làng ghề và các đặc sản ẩm thực như cơm lam hay giống gạo bao thai lùn - Đề tài đã đề xuất được 5 giải pháp: +Thứ 1: Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch +Thứ 2: Xây dựng môi trường du lịch nhân văn, bền vững +Thứ 3: Phát triển du lịch trở thành nguồn kinh tế mũi nhọn, hài hòa các mục tiêu phát triển du lịch với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. +Thứ 4: Đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch +Thứ 5: Phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch. Trong đó giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là quan trọng nhất vì khi chất lượng dịch vụ du lịch tốt, khách du lịch hài long họ sẽ review tốt về địa điểm du lịch đó, góp phần quảng bá điểm du lịch tới bộ phận khách hàng nhanh chóng và thiết thực.
- 45 5.2. Kiến nghị - Đối với huyện Định Hóa: Cần chú trọng khai thác tiềm năng các điểm du lịch, đẩy mạnh phát triển du lịch, tuyên truyền tới cộng đồng địa phương tự nguyện tham gia làm và phát triển du lịch địa phương. - Đối với các nhà quản lý du lịch huyện Định Hóa có thể tham khảo bản đồ nghiên cứu đã xây dựng trong công tác quản lý du lịch tại huyện Định Hóa, đào tạo và cải thiện nguồn nhân lực du lịch như hướng dẫn viên tại điểm, tăng cường quản lí đảm bảo về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường Cung cấp thông tin về dịch vụ của địa phương qua các nguồn internet, báo chí và hệ thống các ấn phẩm quảng bá du lịch. Nâng cao chất lượng các dịch vụ như ăn uống, lưu trú, y tế - Đối với người dân: Cần giữ gìn các nét văn hóa truyền thống riêng của bản địa để thu hút du khách, bảo vệ an ninh trật tự, cảnh quan môi trường, học hỏi, đổi mới và sáng tạo để phát triển các sản phẩm du lịch. - Đối với du khách: Giữ ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, không phá hoại các di tích và các sản phẩm du lịch để đảm bảo lưu giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc bản địa một cách tốt nhất.
- 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Bá Lâm (2007), Giáo trình tổng quan về du lịch và phát triển du lịch bền vững 2. Nhân Luân (2015), Thông tin chuyên ngành du lịch, 3. Trần Thị Mai (2005), Du lịch cộng đồng, Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Huế. 4. Trần Hoàng Sơn (2018), Đề tài nghiên cứu khoa học “Ứng dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu về khu di tích lịch sử ATK Định Hóa nhằm quảng bá và phát triển du lịch huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.” 5. Đình Anh Vũ: Homestay là gì? Sự lên ngôi của loại Hình du lịch kiểu mới Thông tin từ các trang web: 6. Du lịch Việt Nam diem-den-hap- dan-o-Thai-Nguyen-03-8513.html 7. Kinh nghiệm du lịch và khám phá ATK Định Hóa an-toan-khu-atk-dinh-hoa-thai-nguyen/ 8. Định hóa portal 9. Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa huyện Định Hóa org/document/3050235-nghien-cuu-phat-trien-du-lich- van-hoa-huyen-dinh-hoa-tinh-thai-nguyen-luan-van-ths-du-lich.htm/ 10. Internet nhan-lang-van-hoa-du-lich-ban-quyen-thai-nguyen-565c9.html/ 11. Hiệp hội lữ hành Việt Nam VISTA su-van-hoa/di-tich-na-mon.html 12. Du lịch Việt
- 47 13. Ban quản lí khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa – Thái Nguyên. 14. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; 15. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, Huyện Định Hóa /asset_publisher/qae6RUchMAqw/content/-ieu-kien-tu-nhien-inh- hoa?inheritRedirect=true\ 16. Báo Thái Nguyên aothainguyen.org.vn
- PHIẾU KHẢO SÁT (1) DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại Định Hóa Thái Nguyên” 1. Vui lòng cho biết đây là lần thứ mấy anh/chị đến huyện Định Hóa? Lần đầu tiên Lần thứ 2 Lần thứ 3 trở đi 2. Kênh thông tin nào anh/chị thấy dễ dàng tiếp cận và tin cậy để tìm hiểu về điểm du lịch của huyện ĐịnhHóa? (Có thể chọn nhiều câu trả lời) Internet Bạn bè /đồng nghiệp/ người thân Báo chí Nguồn khác 3. Anh/chị lựa chọn đi du lịch trải nghiệm của huyện Định Hóa vì những lý do nào sau đây? (Có thể chọn nhiều câu trả lời) Tìm kiếm cơ hội đầu tư ở đây Có sản phẩm du lịch đa dạng (sông, núi, suối, thác, di tích ) Là nơi phù hợp để thư giãn và nghỉ Kết hợp đi công tác/công vụ Để thăm người thân ở đây Đã từng đến ĐịnhHóa và muốn quay lại Khác 4. Trong thời gian ở lại Định Hóa, anh/chị ước tính sẽ chi tiêu hết khoảng bao nhiêu? Dưới 1 triệu đồng Từ 1 đến dưới 3 triệu đồng Từ 3 đến dưới 5 triệu đồng
- 5. Anh/chị đã từng đến những điểm du lịch trải nghiệm huyện Định Hóa nào dưới đây? ATK Định Hóa Đền Đuốm Lễ hội LồngTồng Nhà tù chợ Chu Thác KhuônTát 6. Anh chị đã từng trải nghiệm dịch vụ homestay ở Định Hóa hay chưa? Đã từng Chưa từng 7. Khi du lịch qua đêm ở Địnhhóa, anh chị đã sử dụng dịch vụ nghỉ nào? Nhà nghỉ Nhà trọ Homestay Khác 8. Anh chị cảm thấy giá cả và chất lượng dịch vụ lưu trú ở đây như thế nào? Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng 9.Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng của anh/chị đối với du lịch trải nghiệm của Định Hóa theo các tiêu chí sau: TT Các tiêu chí đánh giá Mức độ hài lòng Rất không hài lòng Rất hài long 1 Phong cảnh, sự hấp dẫn của các 1 2 3 4 5 điểm du lịch 2 Sự đa dạng của các sản phẩm 1 2 3 4 5 du lịch 3 Sự hấp dẫn của các lễ hội dân 1 2 3 4 5 gian 4 Giá vé tham quan tại các điểm 1 2 3 4 5 du lịch 5 Chất lượng, uy tín của các 1 2 3 4 5 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và các dịch vụ đi kèm 6 Giá tour 1 2 3 4 5
- TT Các tiêu chí đánh giá Mức độ hài lòng Rất không hài lòng Rất hài long 7 Chất lượng nhà nghỉ và các 1 2 3 4 5 dịch vụ đi kèm 8 Giá cả phòng nghỉ và các loại 1 2 3 4 5 phí dịch vụ 9 Sự đa dạng và phong phú của 1 2 3 4 5 món ăn (ẩm thực) 10 Giá cả món ăn 1 2 3 4 5 11 Chất lượng giao thong đường 1 2 3 4 5 bộ 14 Chi phí đi lại (vận chuyển) 1 2 3 4 5 17 Chất lượng các mặt hang mua 1 2 3 4 5 sắm, quà lưu niệm 18 Sự đa dạng của hang hóa, quà 1 2 3 4 5 lưu niệm 19 Giá cả hàng hóa, quà lưu niệm 1 2 3 4 5 20 Nguồn nhân lực phục vụ du 1 2 3 4 5 lịch 22 Dịch vụ y tế, khám chữa bệnh 1 2 3 4 5 24 Dịch vụ bưu chính, viễn thông 1 2 3 4 5 (điện thoại, internet) 25 Chất lượng nguồn điện, nước 1 2 3 4 5 26 Khí hậu, thời tiết 1 2 3 4 5 27 Vị trí địa lí 1 2 3 4 5 28 Sự thân thiện và hiếu khách của 1 2 3 4 5 người dân 29 An ninh trật tự 1 2 3 4 5 30 Ổn định chính trị 1 2 3 4 5 31 Sự quản lý và kiểm soát giá cả 1 2 3 4 5 sản phẩm, dịch vụ du lịch của chính quyền địa phương 32 Hướng dẫn, cung cấp thông tin 1 2 3 4 5 cho du khách 33 Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên 1 2 3 4 5 trong khai thác du lịch
- 10. Vui lòng cho biết mức độ hài lòng chung của anh/chị sau khi đến với du lịch huyện Định Hóa Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài Lòng Rất hài lòng 9. Sau chuyến đi này anh/chị có ý định trở lại du lịch Định Hóa không? Anh/chị vui long cho biết lý do? Ý kiến Lý do cơ bản của sự lựa chọn Chắc chắn có Có thể có Không biết Có thể không Chắc chắn không 11. Anh/chị có đóng góp ý kiến gì để phát triển ngành du lịch trải nghiệm của huyện Định Hóa? Anh chị nghĩ sao về chất lượng dịch vụ lưu trú tại đây? 12. Anh chị có thể cho vài ý kiến đóng góp để cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch.
- PHIẾU KHẢO SÁT (2) DÀNH CHO NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG Ở KHU DU LỊCH Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch trải nghiệm tại Định Hóa Thái Nguyên”. Để nghiên cứu phát triển du lịch homestay tại ĐịnhHóa. Xin trân thành cảm ơn! Họ và tên: Địachỉ: Giớitính: Tuổi: .Sốđiệnthoại: 1. Anh (chị) vui lòng cho biết lượng khách đến với khu du lịch như thế nào? Rất đông khách Đông khách Bình thường Ít khách 2. Anh(chị) cho biết đối tượng thường đến khu du lịch là ai? (có thể chọn nhiều đáp án) Người cao tuổi Trung niên Thanh niên Học sinh, sinh viên 3. Anh(chị) cho biết ở khu vực này phù hợp với loại hình du lịch nào? Du lịch phượt Du lịch tham quan Du lịch nghỉ dưỡng Du lịch trải nghiệm
- 4. Anh(chị) cho biết mức độ phát triển du lịch trải nghiệm ở tại khu du lịch này? Chưa phát triển Bắt đầu phát triển Đang phát triển Phát triển rất tốt 5. Anh(chị) cho biết từ khi có du lịch trải nghiệm phát triển đã tạo cơ hội việc làm cho anh(chị) như thế nào? Có Không 6. Anh(chị) cho biết mức thu nhập của anh(chị)/tháng từ khi làm du lịch (trong một tháng) ? Dưới 1 triệuđồng Từ 1 đếndưới 3 triệuđồng Từ 3 đếndưới 5 triệuđồng Từ 5 triệu đến 10 triệu đồng 7. Anh( chị) cho biết mức độ ảnh hưởng của du lịch đến môi trường ở nơi đây? Ảnh hưởng tích cực Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng nhiều 8. Anh (chị) có thể cho biết về tình hình an ninh tại đây? Rất an toàn An toàn Bìnhthường Ít an toàn
- 9. Tình hình cơ sở hạ tầng tại Định Hóa như thế nào? Hiện đại Bình thường Lạc hậu Khác 10. Anh (chị) thấy những người làm du lịch ở đây phát triển như thế nào? Phát triển Bình thường Ít phát triển Không rõ 11. Anh (chị) hãy tự đánh giá chất lượng tài nguyên du lịch ở đây có tiềm năng như thế nào? Rất tiềm năng Bình thường Ít tiềm năng Không rõ 12. Anh (chị) có thể tự nhận xét về sự chênh lệch giá cả dịch vụ giữa các gia đình làm dịch vụ du lịch quanh đây không? Không chênh lệch Chênh lệch ít Chênh lệch nhiều 13. Anh chị cảm nhận về sự hài long của du khách sau khi đến thăm Định Hóa như thế nào? Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng
- 14. Anh(chị) hãy nhận xét về giá cả sản phẩm du lịch của mình ( nếu có)? Rẻ Hợp lý Bình thường Đắt 15. Anh (chị) có thể cho biết số lượng người làm homestay quanh đây có nhiều không? Nhiều Bình thường Ít Không rõ 16. Anh (chị) có thể cho biết sự khác biệt của chất lượng dịch vụ homestay? Anh (chị) có thể nói them về một vài phàn nàn của du khách về chất lượng dịch vụ tại đây? Anh (chị) có thể nói thêm về một vài ưu và nhược điểm của việc làm homestay? Anh (chị) nghĩ mình cần phải làm gì để phát triển thêm du lịch tại đây ? Theo ý kiến cá nhân của anh (chị) du lịch trải nghiệm tại đây liệu có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hay không?
- HÌNH ẢNH THỰC TẾ Hình 1. Di tích Khuôn Tát Hình 2. Lễ hội Lồng Tồng.
- Hình 3. Di tích suối Khuôn Tát Hình 4. Quà lưu niệm được bán tại ATK Định Hóa
- Hình 5. Các hộ kinh doanh tại ATK Định Hóa Hình 6. Di tích Đồi Khau Tý
- Hình 7. Thực trạng cọn nước tại Làng du lịch văn hóa cộng đồng Bản Quyên