Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè

pdf 87 trang thiennha21 20/04/2022 3910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_don.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA : QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG Giảng viên hướng dẫn : ThS. TRẦN THỊ TRANG Sinh viên thực hiện : NGUYỄN HOÀNG TRÚC MY MSSV : 0854010201 Lớp : 08DQN1 TP. Hồ Chí Minh, 2012
  2. BM05/QT04/ĐT Khoa: PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN/ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP (Phiếu này được dán ở trang đầu tiên của quyển báo cáo ĐA/KLTN) 1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài (sĩ số trong nhóm ): (1) MSSV: Lớp: Ngành : Chuyên ngành : 2. Tên đề tài : 3. Các dữ liệu ban đầu : 4. Các yêu cầu chủ yếu : 5. Kết quả tối thiểu phải có: 1) 2) 3) 4) Ngày giao đề tài: 03/06/2012 Ngày nộp báo cáo: 25/08/2012 TP. HCM, ngày 30 tháng 06 năm2012. Chủ nhiệm ngành Giảng viên hướng dẫn
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại Tổng công ty may Nhà Bè – Công ty cổ phần, không sao chép bất kì nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nghiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2012 Tác giả Nguyễn Hoàng Trúc My i
  4. LỜI CÁM ƠN Trong khoảng thời gian thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, hỗ trợ và động viên từ phía gia đình, quý thầy cô, và các anh chị trong Tổng công ty may Nhà Bè. Nhờ đó mà em đã hoàn thành được bài khóa luận như mong muốn và đúng thời hạn quy định, nay em xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến: Mẹ và ông bà ngoại, những người đã dạy dỗ và nuôi em lớn khôn, là nguồn cổ vũ tinh thần cho em, giúp em có thể vượt qua được mọi khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Các thầy cô trong khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kỹ thuật công nghệ, là người đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em có thể vận dụng và phát triển thêm vốn hiểu biết của mình để ứng dụng vào trong quá trình thực tập cũng như trong công việc sau này. Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn cô Trần Thị Trang, người đã trực tiếpd hướng ẫn đề tài cho em. Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp em giải quyết các vấn đề nảy sinh trong suốt quá trình làm bài, nhờ đó em có thể hoàn thành bài khóa luận đúng định hướng ban đầu. Em cũng xin chân thành cám ơn Ban giám đốc, các anh chị trong phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu của Tổng công ty may Nhà Bè đã hướng dẫn, chỉ bảo em rất nhiều để em có thể tiếp cận thực tế với các công việc tại công ty. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! TP. HCM, Tháng 8 năm 2012 Nguyễn Hoàng Trúc My ii
  5. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN TP. HCM, ngày 24 thàng 8 năm 2012 Giáo viên hướng dẫn iv
  6. MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG 3 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NHẬP GIA CÔNG 3 1.1.1 Khái niệm nhập khẩu 3 1.1.2 Khái niệm nhập gia công 3 1.1.2.1 Hình thức gia công quốc tế 3 1.1.2.2 Nhập gia công 4 1.1.3 Đặc điểm của hoạt động nhập gia công 4 1.1.4 Vai trò của hoạt động nhập gia công 4 1.2 ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU 5 1.2.1 Tổ chức đàm phán 5 1.2.1.1 Các hình thức đàm phán 5 1.2.1.2 Các bước đàm phán 7 1.2.2 Lập và ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu 8 1.2.2.1 Khái niệm về hợp đồng gia công xuất khẩu 8 1.2.2.2 Hình thức và nội dung chính của hợp đồng gia công xuất khẩu 8 1.3 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NHẬP GIA CÔNG 9 1.3.1 Lập phương án kinh doanh 9 1.3.2 Quy trình đăng ký Hải quan đối với hoạt động nhập gia công 9 1.3.2.1 Đăng ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng gia công xuất khẩu 10 1.3.2.2 Đăng ký định mức sản phẩm xuất khẩu, điều chỉnh định mức 10 1.3.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập gia công 11 1.3.3.1 Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có) 11 1.3.3.2 Thực hiện công việc đầu của khâu thanh toán 11 1.3.3.3 Thúc giục bên đặt gia công giao hàng 11 1.3.3.4 Thuê phương tiện vận tải 11 1.3.3.5 Mua bảo hiểm cho hàng hóa 12 1.3.3.6 Làm thủ tục Hải quan nhập khẩu 12 1.3.3.7 Nhận bộ chứng từ 12 v
  7. 1.3.3.8 Nhận hàng từ người vận tải 13 1.3.3.9 Giám định số lượng và chất lượng hàng hóa 13 1.3.3.10 Thông báo cho bên đặt gia công nếu có tổn thất xảy ra 13 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 14 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 15 2.1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 15 2.1.1 Giới thiệu về công ty 15 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 16 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh và các hoạt động 17 2.1.4 Thị trường và khách hàng của công ty 17 2.1.4.1 Thị trường 17 2.1.4.2 Khách hàng 19 2.1.5 Tổ chức nhân sự 19 2.1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty 19 2.1.5.2 Cơ cấu tổ chức 21 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty từ 2009 đến 2011 21 2.1.6.1 Nguồn vốn 21 2.1.6.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 22 2.2 THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ TRONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 26 2.2.1 Quy trình nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè 26 2.2.1.1 Đàm phán và ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu 27 2.2.1.2 Đăng ký Hải quan 27 2.2.1.3 Lập hợp đồng nhập gia công 29 2.2.1.4 Nhận chứng từ nhập khẩu 29 2.2.1.5 Làm thủ tục Hải quan nhập khẩu 30 2.2.1.6 Nhận hàng từ người vận tải 31 2.2.1.7 Giám định số lượng và chất lượng hàng hóa 32 2.2.1.8 Thông báo cho bên đặt gia công khi có tổn thất 32 2.2.2 Cơ cấu sản phẩm nhập gia công 33 2.2.3 Cơ cấu thị trường nhập gia công 36 vi
  8. 2.2.4 Kết quả hoạt động nhập gia công của Công ty 38 2.2.5 Những ưu điểm và hạn chế của Công ty trong việc tiến hành hoạt động nhập gia công 42 2.2.5.1 Những ưu điểm 42 2.2.5.2 Những hạn chế 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 45 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 46 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ TRONG NĂM 2012 46 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 46 3.2.1 Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường 47 3.2.2 Giải pháp 2: Đầu tư đổi mới các thiết bị văn phòng và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý dữ liệu 49 3.2.3 Giải pháp 3: Quản lý tốt chi phí của hoạt động nhập gia công 51 3.2.4 Giải pháp 4: Nâng cao nguồn nhân lực cả chất lượng và số lượng 53 3.2.5 Giải pháp 5: Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức 57 3.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC 59 KẾT LUẬN 60 PHỤ LỤC 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 vii
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT DIỄN GIẢI NBC Tổng công ty may Nhà Bè HĐQT Hội đồng quản trị XNK Xuất nhập khẩu NK Nhập khẩu NGC Nhập gia công GC Gia công SX -XK Sản xuất – xuất khẩu EU Châu Âu VND Việt Nam đồng USD Đô la Mỹ B/L Vận tải đơn D/O Lệnh giao hàng viii
  10. DANH SÁCH HÌNH, SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ  Hình Hình 3.1: Quy trình quản lý lưu trữ hồ sơ của iBom 50  Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động nhập gia công 10 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty may Nhà Bè 21 Sơ đồ 2.2: Quy trình nhập gia công của may Nhà Bè 26 Sơ đồ 2.3: Quy trình theo dõi chứng từ nhập gia công 29  Bảng Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn của công ty giai đoạn 2009 – 2011 21 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 22 Bảng 2.3: Cơ cấu sản phẩm nhập gia công của công ty 33 Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường nhập gia công của công ty 36 Bảng 2.5: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty 38 Bảng 2.6: Số lượng hợp đồng nhập khẩu được thực hiện 40  Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Thị trường xuất khẩu chính của Tổng công ty may Nhà Bè 18 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận 23 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng sản phẩm nhập gia công của công ty 34 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng thị trường nhập gia công của công ty 36 Biểu đồ 2.5: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty năm 2009 – 2011 38 Biểu đồ 2.6: Số lượng hợp đồng nhập khẩu được thực hiện 40 ix
  11. Khóa luận tốt nghiệp 1 GVHD: ThS Trần Thị Trang LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa, xuất nhập khẩu trở thành hoạt động không thể thiếu đối với tất cả quốc gia trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng. Không những thế, trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới càng trở nên chắt chẽ. Tất cả những điều này đòi hỏi Việt Nam phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác có hiệu quả những thế mạnh của nền kinh tế trong nước. Đứng trước yêu cầu trên, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những chủ trương đúng đắn giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta trong những năm qua đạt được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt, không thể không kể đến ngành dệt may với những đóng góp lớn trong việc thu dụng lao động, ổn định đời sống xã hội cũng như đóng góp vào kim ngạch xuất nhập khẩu. Đáng chú ý, hình thức sản xuất hàng dệt may chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là dựa trên hợp đồng gia công xuất khẩu, mà nguồn nguyên liệu để thực hiện hợp đồng gia công hầu hết đều được nhập khẩu từ các nước khác. Có thể thấy, để hợp đồng gia công xuất khẩu có thể mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp thì hoạt động nhập gia công phải được tiến hành một cách thuận lợi. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc và có trong tay những hợp đồng gia công xuất khẩu lớn, Tổng Công ty may Nhà Bè đã và đang cố gắng hoàn thiện hơn nữa quá trình sản xuất kinh doanh hàng gia công xuất khẩu đặc biệt đảm bảo hoạt động nhập gia công được thực hiện một cách có hệ thống tránh được những rủi ro. Tuy nhiên, hiện nay với sự canh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp gia công hàng dệt may trong và ngoài nước, thì mục tiêu nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động nhập gia công đối với may Nhà Bè là một vấn đề không hề đơn giản. Nhận thấy tầm quan trọng củ a hoạt động nhập gia công đối với công ty nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung cùng với việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  12. Khóa luận tốt nghiệp 2 GVHD: ThS Trần Thị Trang gia công ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, em xin chọn đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Kết hợp các lý thuyết đã được thầy cô truyền tải ở trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh cùng với quá trình tìm hiểu thực tiễn tại Tổng công ty may Nhà Bè để đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệduụ ngsử cho gia công sả n xuất của công ty, và qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè. 3. Đối tƣợng và ph ạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về thực trạng hoạt động nhập gia công tại Tổng Công ty may Nhà Bè qua các tài liệu, số liệu được cung cấp từ phòng Kế hoạch thị trường – Xuất Nhập khẩu, phòng Kế toán tài chính và kiến thức có được qua thời gian thực tập. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các mặt hàng và thị trường chủ lực mà công ty đang nhập gia công, đồng thời nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế mà công ty đạt được từ hoạt động nhập gia công trong giai đoạn 2009 - 2011. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp tập hợp và xử lý thông tin đa cấp hệ: thông qua sách, báo, Internet và các tài liệu thực tế ghi chép từ Công ty. Phương pháp thống kê, chọn mẫu: các thông tin sẽ được thể hiện qua các biểu bảng thông qua các số liệu đã thu thập được. 5. Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài gồm ba chương chính: Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  13. Khóa luận tốt nghiệp 3 GVHD: ThS Trần Thị Trang CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG 1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NHẬP GIA CÔNG 1.1.1 Khái niệm nhập khẩu Trong hoạt động ngoại thương: Nhập khẩu được hiểu là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ của quốc gia khác. Hay theo Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể tại điều 28: Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. 1.1.2 Khái niệm nhập gia công 1.1.2.1 Hình thức gia công quốc tế Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Bên nhận gia công trong nước tổ chức sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Sau đó giao lại sản phẩm cho người đặt gia công và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó, gọi là phí gia công. Gia công quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sản xuất. Trong thực tế có 3 loại hình thức gia công: Hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm: Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo, quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. Hình thức mua đứt bán đoạn: Là hình thức dựa trên hợp đồng mua bán dài hạn với nước ngoài. Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo, sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này, quyền sở hữu nguyên vật liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. Hình thức kết hợp: Trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên vật liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp những nguyên phụ liệu. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  14. Khóa luận tốt nghiệp 4 GVHD: ThS Trần Thị Trang 1.1.2.2 Nhập gia công Nhập gia công là một phương thức kinh doanh xuất nhập khẩu, trong đó bên nhận gia công nhập khẩu nguyên vật liệu về để sản xuất theo hợp đồng gia công xuất khẩu, sản phẩm hoàn thành sẽ được xuất sang cho bên đặt gia công. Một cách khái quát hơn thì nhập gia công là nhập khẩu nguyên vật liệu để gia công sản xuất hàng xuất khẩu. 1.1.3 Đặc điểm của hoạt động nhậ p gia công Hoạt động nhập gia công là hoạt động phức tạp hơn so với hoạt động nhập khẩu để sản xuất thông thường và nó mang một số đặc điểm sau: Về bản chất là hoạt động xuất khẩu lao động tại chỗ. Về quy trình hoạt động trải qua các công đoạn: Nhập khẩu nguyên vật liệu – Gia công sản xuất sản phẩm – Xuất khẩu. Bên nhận gia công phụ thuộc vào bên đặt gia công về mẫu mã hàng hóa, nguyên vật liệu, số lượng, thị trường xuất khẩu Do đó, hoạt động nhập gia công cũng phụ thuộc vào hợp đồng gia công xuất khẩu. Ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu nhập khẩu để gia công hàng xuất khẩu. 1.1.4 Vai trò của hoạt động nhập gia công Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quan trọng của nhập gia công được thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Khai thác được lợi thế về nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc làm, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống xã hội. Nước ta là nước có lợi thế về nguồn nhân lực: lực lượng lao động dồi dào, trẻ về độ tuổi, trình độ học vấn phổ thông tương đối khá, có khả năng tiếp thu nhanh những ứng dụng công nghệ mới Khi hoạt động gia công xuất khẩu phát triển cần thiết phải tuyển dụng nhân công vào làm việc tại các công ty, nhà máy Do đó đã góp phần giải quyết nhiều công ăn việc làm, tạo cho người lao động có thu nhập ổn định, vì vậy đã từng bước góp phần nâng cao đời sống xã hội. Giúp tích lũy được kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, trong tiếp cận thị trường quốc tế. Trong hợp đồng gia công xuất khẩu, doanh nghiệp nhận gia công thường được đối tác cung cấp nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ cần thiết để gia công sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhận gia công còn tiếp cận được các SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  15. Khóa luận tốt nghiệp 5 GVHD: ThS Trần Thị Trang phương pháp quản lý do đối tác nước ngoài cung cấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn và đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế về chất lượng, số lượng sản phẩm do bên đặt gia công yêu cầu, từ đó giúp doanh nghiệp tích lũy được kinh nghiệm trong tổ chức quản lý và trong tiếp cận thị trường quốc tế. Tranh thủ được vốn, khoa học công nghệ của nước ngoài, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược hướng về xuất khẩu. Đối với nguyên vật liệu, máy móc, công nghệ nhập để gia công xuất khẩu đều được hưởng những ưu đãi về thuế, do đó đã khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị với công nghệ thích hợp bằng nhiều hình thức như vay vốn, liên doanh, sử dụng vốn trong nước, tiếp nhận đầu tư nước ngoài và do vậy đã tranh thủ được vốn, khoa học công nghệ của nước ngoài, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chiến lược hướng về xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Thông qua hoạt động nhập gia công dựa theo hợp đồng gia công xuất khẩu, doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ vào quá trình phân công lao động quốc tế theo từng cấp độ khác nhau, theo từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau; khi hoạt động nhập gia công được tiến hành thuận lợi hay hoạt động gia công xuất khẩu đủ mạnh đồng nghĩa với việc khẳng định vị trí, thương hiệu hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới. 1.2 ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU 1.2.1 Tổ chức đàm phán 1.2.1.1 Các hình thức đàm phán Đàm phán thương mại là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể trong một quan hệ kinh doanh nhằm đi tới thống nhất các điều kiện trong nội dung của hợp đồng, để sau khi kết thúc đàm phán, người mua và người bán có thể đi đến ký kết hợp đồng. Phân loại đàm phán: Có ba hình thức đàm phán: đàm phán giao dịch bằng thư tín, đàm phán giao dịch qua điện thoại, và đàm phán gặp mặt trực tiếp. a) Đàm phán giao dịch bằng thƣ tín: Đây là hình thức mà qua thư từ gửi bằng bưu điện, telex, fax, hoặc email, người mua và người bán đàm phán thỏa thuận với nhau những điều khoản cần thiết của một hợp đồng. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  16. Khóa luận tốt nghiệp 6 GVHD: ThS Trần Thị Trang Ƣu điểm: Ít tốn kém. Người viết thư có thời gian và điều kiện để cân nhắc, tham khảo ý kiến của nhiều người khác trước khi gửi thư đi. Cùng một thời gian, người viết có thể giao dịch đàm phán bằng thư với nhiều bạn hàng khác nhau. Nhƣợc điểm: Thời gian đàm phán kéo dài, có thể trải qua nhiều lần viết thư mới đạt được kết quả cuối cùng. b) Đàm phán giao dịch qua điện thoại: Đây là hình thức qua đường dây điện thoại quốc tế, người mua và người bán thực hiện giao dịch đàm phán với nhau để đi đến ký kết hợp đồng ngoại thương. Ƣu điểm: có được kết quả đàm phán nhanh chóng. Nhƣợc điểm: Rất tốn kém. Trình bày không được hết ý. Trao đổi qua điện thoại là trao đổi miệng, không có gì làm bằng chứng cho sự thỏa thuận, quyết định trong trao đổi. c) Đàm phán gặp mặt trực tiếp: Đây là hình thức đàm phán có ưu điểm so với cả hai hình thức đàm phán qua thư từ và điện thoại. Ƣu điểm: Đàm phán trực tiếp: Giúp đẩy nhanh tốc độ đàm phán. Cho phép giải quyết những bất đồng phức tạp giữa các bên gặp gỡ, tạo được sự thông hiểu lẫn nhau và duy trì được mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhau. Kết quả đàm phán có được sự xác nhận pháp lý ngay của các bên khiến cho hợp đồng nhanh chóng đi vào thực hiện. Nhƣợc điểm: Chi phí đàm phán rất tốn kém. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  17. Khóa luận tốt nghiệp 7 GVHD: ThS Trần Thị Trang 1.2.1.2 Các bƣớc đàm phán  Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị Muốn đàm phán thành công trước hết cần chuẩn bị tốt các yếu tố sau: . Ngôn ngữ: trong giao dịch ngoại thương, sự bất đồng ngôn ngữ là trở ngại lớn nhất, để khắc phục khó khăn này người cán bộ đàm phán cần nắm vững và sử dụng thành thạo các ngôn ngữ. . Chuẩn bị thời gian và địa điểm: chuẩn bị thời gian phần lớn phụ thuộc vào sự thỏa thuận trước giữa hai bên, trên cơ sở tính toán sự khác biệt múi giờ giữa hai nước cũng như sự thuận tiện cho các bên. . Thiết lập những mục tiêu cần thương lượng: để có thể linh hoạt trong đàm phán nên đề ra một tập hợp mục tiêu bao gồm mục tiêu tối đa (kết quả tốt nhất có thể đạt được), mục tiêu tối thiểu (kết quả thấp nhất có thể chấp nhận), và mục tiêu chính (cái mà doanh nghiệp thật sự hướng tới). . Đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp: Trước cuộc đàm phán phải đánh giá lại những điểm mạnh, điểm yếu của mình một cách khách quan, toàn diện, có như vậy mới có thể tránh rơi vào thế bị động, bất ngờ.  Giai đoạn 2: Giai đoạn tiếp xúc Cuộc đàm phán sẽ diễn ra thuận lợi khi tạo được không khí thân mật, hữu nghị. Nên thường xuyên thăm dò đối tác và từ đó biết linh động sửa đổi lại kế hoạch.  Giai đoạn 3: Giai đoạn đàm phán Đây là giai đoạn quan trọng nhất của toàn bộ quá trình đàm phán, trong giai đoạn này các bên tiến hành bàn bạc, thỏa thuận những vấn đề đôi bên cùng quan tâm như: hàng hóa, chất lượng, số lượng, giá cả, phương thức giao hàng, thanh toán nhằm đi đến thống nhất các ý kiến để ký kết hợp đồng thương mại. Giai đoạn này bao gồm: . Đưa ra những yêu cầu và lắng nghe đối tác trình bày yêu cầu của họ. . Tỏ thái độ nhượng bộ khi cần thiết. . Phá vỡ những bế tắc. . Tiến tới những thỏa thuận.  Giai đoạn 4: Giai đoạn kết thúc – ký kết hợp đồng Khi đàm phán thành công, các bên sẽ tiế n hành ký kết hợp đồng, khi soạn thảo hợp đồng cần lưu ý những điểm sau: a. Cần thỏa thuận thống nhất với nhau tất cả những điều khoản cần thiết trước khi ký hợp đồng. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  18. Khóa luận tốt nghiệp 8 GVHD: ThS Trần Thị Trang b. Cần đề cập đến cơ sở pháp lý và mọi vấn đề liên quan, tránh phải dùng tập quán thương mại địa phương để giải quyết những tranh chấp phát sinh sau này. c. Hợp đồng không được có những điều khoản trái với luật hiện hành. d. Khi soạn hợp đồng cần trình bày rõ ràng, chính xác, tránh dùng những từ mập mờ, có thể suy luận ra nhiều cách. e. Hợp đồng thường do một bên soạn thảo, trước khi ký kết bên kia cần kiểm tra kĩ lưỡng, đối chiếu với những thỏ a thuận đã đạt được trong đàm phán. f. Người đứng ra ký hợp đồng phải là người có thẩm quyền. g. Ngôn ngữ dùng để xây dựng hợp đồng phải là ngôn ngữ các bên cùng thông thạo.  Giai đoạn 5: Giai đoạn rút kinh nghiệm Đây là giai đoạn kiểm tra lại kết quả của những giai đoạn trước, nhằm rút kinh nghiệm cho những lần đàm phán sau. Sau những cuộc đàm phán quan trọng cần tổ chức họp để đánh giá ưu, nhược điểm, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó là chưa đủ, mà còn phải theo dõi suốt quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng, ghi nhận lại những vướng mắc, đặc biệt những vướng mắc do hợp đồng gây ra, để lần sau kịp thời sửa chữa. 1.2.2 Lập và ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu 1.2.2.1 Khái niệm về hợp đồng gia công xuất khẩu Hợp đồng gia công hàng xuất khẩu là sự thỏa thuận giữa hai bên đặt gia công và nhận gia công. Trong đó, bên đặt gia công là một cá nhân hay một tổ chức kinh doanh ở nước ngoài. Còn bên nhận gia công Việt Nam trong Điều 9 về gia công với thương nhân nước ngoài theo tinh thần Nghị định 12/2006/NĐ-CP về chi tiết thi hành luật thương mại Việt Nam nêu rõ: Thƣơng nhân Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế đƣợc phép nhận gia công cho các thƣơng nhân nƣớc ngoài, không hạn chế số lƣợng, chủng loại hàng gia công. Đối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất nhập khẩu, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của bộ thương mại. 1.2.2.2 Hình thức và nội dung chính của hợp đồng gia công xuất khẩu Theo chi tiết thi hành Luật Thương mại – Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Việt Nam, Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản, bao gồm 10 nội dung sau: a. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng. b. Tên, số lượng sản phẩm gia công. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  19. Khóa luận tốt nghiệp 9 GVHD: ThS Trần Thị Trang c. Giá gia công. d. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán. e. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệ u, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công, định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệ u, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công. f. Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng để phục vụ gia công (nếu có). g. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công. h. Địa điểm và thời gian giao hàng. i. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa. j. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng. 1.3 CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH NHẬP GIA CÔNG Hoạt động kinh doanh nhập gia công là một hoạt động hết sức phức tạp và nhạy cảm với môi trường kinh doanh, chính vì vậy để hoạt động nhập gia công được tiến hành thuận lợi cần thực hiện các bước sau: 1.3.1 Lập phƣơng án kinh doanh Bao gồm các bước sau: . Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân. . Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh. . Đề ra những mục tiêu cụ thể như: sẽ nhập khẩu bao nhiêu trong thời gian nào, nhập ở thị trường nào. . Đề ra biện pháp thực hiện: Lên kế hoạch và nêu chỉ tiêu thời gian cụ thể để thực hiện quy trình nhập gia công. . Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động nhập gia công. 1.3.2 Quy trình đăng ký Hải quan đối với hoạt động nhập gia công Để thống nhất trong quản lý hoạt động nhập gia công theo hợp đồng gia công xuất khẩu với thương nhân nước ngoài, Bộ Tài Chính đã ban hành thông tư số 116/2008/TT-BTC ngày 04/12/2008 hướng dẫn quy trình nghiệp vụ quản lý đối với hàng nhập gia công và được khái quát qua sơ đồ sau: SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  20. Khóa luận tốt nghiệp 10 GVHD: ThS Trần Thị Trang DOANH NGHIỆP HẢI QUAN - Đăng ký hợp đồng GC - Tiếp nhận, theo dõi hợp xuất khẩu. đồng GC, phụ lục hợp đồng - Đăng ký phụ lục hợp GC xuất khẩu. đồng GC xuất khẩu. - Tiếp nhận, theo dõi bảng - Đăng ký định mức tiêu đăng ký định mức của hao nguyên vật liệu/sản doanh nghiệp. phẩm. - Lấy mẫu nguyên vật liệu - Đăng ký nhập khẩu chính, niêm phong, giao nguyên vật liệu, máy doanh nghiệp bảo quản. móc thiết bị. - Làm thủ tục thông quan lô - Đăng ký nguyên vật hàng nhập khẩu nguyên vật liệu tự cung ứng. liệu, máy móc thiết bị. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quản lý Nhà nƣớc về Hải quan đối với hoạt động nhập gia công 1.3.2.1 Đăng ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng gia công xuất khẩu Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công xuất khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng gia công xuất khẩu, danh mục nguyên vật liệu, máy móc thiết bị thuộ c hợp đồng gia công xuất khẩu phải có đầy đủ các tiêu chí: Tên gọi, mã thuế nguyên vật liệu, máy móc thiết bị; đơn vị tính theo danh mục thống kê Việt Nam; nguyên vật liệu chính (đối với ngành dệt may thì nguyên vật liệu chính là vải); các tiêu chí trên phải được thống nhất trong suốt quá trình từ khi nhập khẩu đến khi thanh khoản. Lấy mẫu nguyên vật liệu chính: trừ những nguyên vật liệu chính là vàng, đá quý và những hàng hóa không thể bảo quản mẫu lâu dài được, cơ quan hải quan phải lấy mẫu niêm phong giao cho doanh nghiệp bảo quản để làm cơ sở đối chiếu với sản phẩm xuất khẩu sau này. 1.3.2.2 Đăng ký định mức sản phẩm xuất khẩu, điều chỉnh định mức Thời điểm đăng ký định mức được tiến hành cùng với việc đăng ký hợp đồng gia công hoặc tại thời điểm đăng ký tờ khai làm thủ tục hải quan nhập khẩu lô hàng nguyên vật liệu đầu tiên của hợp đồng gia công (số lượng từng loại nguyên vật liệu tiêu hao, tỷ lệ hao hụt trên một đơn vị sản phẩm) hoặc điều chỉnh định mức đã đăng ký trước khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm có mã hàng cần điều chỉnh định mức. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  21. Khóa luận tốt nghiệp 11 GVHD: ThS Trần Thị Trang 1.3.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập gia công Sau khi đăng ký hợp đồng gia công xuất khẩu, bên nhận gia công tiến hành mở hợp đồng nhập nguyên vật liệu và tiến hành các thủ tục để nhập nguyên vật liệu cho hợp đồng gia công xuất khẩu. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập gia công thường gồm các bước sau: 1.3.3.1 Xin giấy phép nhập khẩu (nếu có): Chỉ thực hiện khi doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên quan đến những mặt hàng quy định phải có giấy phép nhập khẩu. 1.3.3.2 Thực hiện công việc đầu của khâu thanh toán: Đây là công việc mà bên nhận gia công phải thực hiện nếu sử dụng một trong ba phương thức thanh toán: Thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit – L/C), Thanh toán chuyển tiền bằng điện ứng trước (Telegraphic Transfer – T/T) và Thanh toán bằng phương thức đổi chứng từ trả tiền (Cash Against Documents – CAD); và hợp đồng gia công xuất khẩu ký kết theo hình thức kết hợp hay mua đứt bán đoạn. Đối với thanh toán bằng L/C: Bên nhận gia công làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần thiết, thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu (có thể là bên đặt gia công hay bên thứ ba) hưởng lời. Đối với thanh toán bằng T/T: Bên nhận gia công đến ngân hàng viết lệnh chuyển tiền và nộp các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng (Hợp đồng ngoại thương: 1 bản chính và 1 bản sao, Giấy phép nhập khẩu nếu có ). Đối với thanh toán bằng CAD: Bên nhận gia công đến ngân hàng ở nước người xuất khẩu ký một bản ghi nhớ (memorandum), đồng thời thực hiện đăng ký quỹ 100% giá trị của thương vụ để lập tài khoản ký thác. 1.3.3.3 Thúc giục bên đặt gia công giao hàng: Sau khi đã làm thủ tục ban đầu của khâu thanh toán, để hoạt động nhập gia công đảm bảo được tiến hành theo đúng tiến độ thì bên nhận gia công cần hối thúc bên đặt gia công (hay bên thứ ba) giao nguyên vật liệu đúng thời gian quy định. 1.3.3.4 Thuê phƣơng tiện vận tải: Thực hiện công việc này khi nhập khẩu theo điều kiện nhóm E và F; đồng thời ký kết hợp đồng gia công theo hình thức kết hợp, có hai phương thức vận tải là: vận tải bằng đường biển và vận tải bằng đường hàng không: SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  22. Khóa luận tốt nghiệp 12 GVHD: ThS Trần Thị Trang Đối với vận tải biển: Ngày nay, phổ biến nhất là phương thức vận chuyển bằng tàu container. Bên nhận gia công liên hệ với hãng tàu để biết lịch trình tàu chạy, sau khi nghiên cứu về lịch trình tàu chạy và thấy phù hợp với quy định của hợp đồng ngoại thương thì bên nhận gia công tiến hành ký kết hợp đồng vận tải với hãng tàu. Đối với vận tải hàng không: Đây là phương thức vận tải có chi phí cao và hạn chế v ề số lượng, khối lượng lô hàng, chính vì vậy trừ trường hợp bên nhận gia công cần lô hàng gấp, nếu không rất ít khi sử dụng phương thức vận chuyển này. Các bước để vận chuyển hàng bằng đường không tương tự với vận chuyển bằng đường biển. 1.3.3.5 Mua bảo hiểm cho hàng hóa: Thực hiện công việc này khi nhập khẩu theo điều kiện nhóm E, F, CFR và CPT; đồng thời ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu theo hình thức kết hợp: Bên nhận gia công cần làm những công việc sau: Chọn điều kiện thích hợp để mua bảo hiểm: Bên nhận gia công cần căn cứ vào tính chất của hàng hóa, cách đóng gói, phương tiện vận chuyển để chọn điều kiện bảo hiểm thích hợp đảm bảo an toàn cho hàng hóa và đạt hiệu quả kinh tế. Có ba điều kiện bảo hiểm chính: Bảo hiểm mọi rủi ro (Điều kiện ), Bảo hiểm có tổn thất riêng (Điều kiện B) và Bảo hiểm miễn tổn thất riêng (Điều kiện C). Làm giấy yêu cầu bảo hiểm gửi cho công ty bảo hiểm. Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm: Sau khi công ty bảo hiểm tính phí bảo hiểm, bên nhận gia công đóng phí bảo hiểm và nhận chứng thư bảo hiểm theo yêu cầu. 1.3.3.6 Làm thủ tục Hải quan nhập khẩu: Hàng hoá khi đi qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phải làm thủ tục Hải quan. Thủ tục Hải quan là một công cụ quản lý hành vi mua bán theo pháp luật của Nhà nước để ngăn chặn buôn lậu. Việc làm thủ tục Hải quan gồm ba bước chủ yếu: Khai báo Hải quan, xuất trình hàng hoá và thực hiện các quyết định của Hải quan. 1.3.3.7 Nhận bộ chứng từ:  Nếu hợp đồng gia công xuất khẩu được ký kết theo hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm: Trong trường hợp này, bên nhận gia công không phải tốn khoảng phí nào để mua nguyên vật liệu gia công, mà bên đặt gia công sẽ giao nguyên vật liệu cho bên nhận gia công. Khi bên đặt gia công tiến hành cung cấp nguyên vật liệu, họ sẽ thông báo SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  23. Khóa luận tốt nghiệp 13 GVHD: ThS Trần Thị Trang cho bên nhận gia công biết và đồng thời gửi bộ chứng từ nhập khẩu. Căn cứ vào những thông tin mà bên đặt gia công thông báo về thời gian và địa điểm nhận bộ chứng từ, bên nhận gia công tổ chức theo dõi và nhận bộ chứng từ nhập khẩu để tiến hành nhập gia công nguyên vật liệu.  Nếu hợp đồng gia công xuất khẩu được ký kết theo hình thức kết hợp hay mua đứt bán đoạn: Sau khi bên đặt gia công nộp bộ chứng từ thanh toán cho ngân hàng, nếu không thấy sai sót ngân hàng tiến hành trả tiền cho bên đặt gia công và yêu cầu bên nhận gia công đến ngân hàng thanh toán tiền hàng (Thực chất tiền này đã được bên nhận gia công tính vào tiền công sẽ nhận sau này). Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, bên nhận gia công tiến hành thanh toán tiền hàng cho ngân hàng và nhận bộ chứng từ đ ể đi nhận hàng. 1.3.3.8 Nhận hàng từ ngƣời vận tải: Theo quy định của nhà nước Các cơ quan vận tải (ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hoá đó trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị đặt hàng theo lệnh giao hàng của tổng công ty đã nhập hàng đó . Do đó, khi hàng đến công ty vận tải sẽ trực tiếp đứng ra giao nhận hàng với cảng, rồi đưa hàng về vị trí an toàn: kho hoặc bãi. Trước khi hàng đến, công ty vận tải sẽ gửi giấy thông báo hàng đến cho bên nhận gia công, để họ biết và tới nhận Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) tại công ty vận tải. Khi đi nhận D/O cần mang theo vận đơn gốc (B/L) và giấy giới thiệu của đơn vị. Công ty vận tải giữ lại B/L gốc và giao 3 bản D/O cho bên nhận gia công. Có D/O bên nhận gia công có thể nhận lô hàng của mình tại các cơ quan vận tải (ga, cảng). 1.3.3.9 Giám định số lƣợng và chất lƣợng hàng hóa: Sau khi nguyên vật liệu, máy móc thiết bị nhập kho, các kho tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng dựa trên cơ sở phiếu yêu cầu mua hàng và phiếu đóng gói. 1.3.3.10 Thông báo cho bên đặt gia công nếu có tổn thất xảy ra: Trong quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc cho hợp đồng gia công nếu bên nhận gia công phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát thì bên nhận gia công ghi nhận vào biên bản kiểm tra chất lượng. Sau đó, thông báo ngay cho bên đặt gia công và theo dõi hướng giải quyết của họ. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  24. Khóa luận tốt nghiệp 14 GVHD: ThS Trần Thị Trang KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chương 1 trình bày những kiến thức cơ bản liên qua đến hoạt động nhập gia công cùng quy trình nhập gia công một lô hàng sử dụng cho hợp đồng gia công xuất khẩu. Hoạt động nhập gia công thực chất là hoạt động xuất nhập khẩu, quy trình nhập gia công được thực hiện tương tự với quy trình nhập khẩu hàng hóa thông thường. Tuy nhiên, hoạt động này có điểm khác với các hoạt động nhập khẩu thông thường ở chỗ nguyên vật liệu nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công thuộc diện miễn thuế khi nhập khẩu, do vậy thủ tục Hải quan và nội dung quản lý của Hải quan đối với hoạt động nhập gia công cũng có điểm khác biệt: Ngoài việc thực hiện như đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu thông thường, cơ quan Hải quan còn phải tập trung chủ yếu vào quản lý định mức nguyên vật liệu, quản lý máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ hợp đồng gia công xuất khẩu. Trên lý thuyết, để tổ chức thực hiện nhập gia công một lô hàng phải trải qua những công đoạn như đã trình bày ở trên. Tuy nhiên, tùy theo mặt hàng, hình thức gia công xuất khẩu đã ký kết trong hợp đồng và điều kiện thương mại hai bên đã thống nhất mà trình tự các quy trình này có thể thực hiện hoặc không, có thể đơn giản hay phức tạp hơn. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  25. Khóa luận tốt nghiệp 15 GVHD: ThS Trần Thị Trang CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 2.1 TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 2.1.1 Giới thiệu về công ty Tên doanh nghiệp phát hành: Tổng Công ty may Nhà Bè – Công ty Cổ phần Tên giao dịch quốc tế: Nha Be Garment Corporation Joint – Stock Company Tên viết tắt: NHABECO Trụ sở chính: 04 đường Bến Nghé, phường Tân Thuận Đông, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103003232 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/03/2005. Vốn điều lệ: 140.000.000.000 (Một trăm bốn mươi tỷ đồng) Mã số thuế: 0300398889 Website: www.nbc.com.vn Email: info@ nbc.com.vn Điện thoại: (08) 38720077 (08) 38729124 Fax: (08) 38725107 Tổng Công ty Cổ phần may Nhà Bè đã xây dựng và đang từng bước thực hiện sứ mệnh đặt ra một cách suất xắc, theo đó:  Sứ mệnh: Tổng công ty may Nhà Bè (NBC) cung cấp cho khách hàng và người tiêu dùng những sản phẩm thời trang đáng tin cậy cùng những dịch vụ chuyên nghiệp, tạo nên sự tự tin khi đồng hành cùng thương hiệu NBC. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  26. Khóa luận tốt nghiệp 16 GVHD: ThS Trần Thị Trang  Tầm nhìn: Tổng Công ty may Nhà Bè mang những xu thế thời trang mới nhất đến với người tiêu dùng Việt Nam và thế giới trong vai trò nhà cung cấp sản phẩm thời trang công nghiệp hàng đầu.  Giá trị cốt lõi: Tổng Công ty may Nhà Bè luôn hành động dựa trên những giá trị sau: Khách hàng là trọng tâm: Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược. Trách nhiệm xã hội: Với trách nhiệm của một doanh nghiệp chủ lực, Tổng Công ty may Nhà Bè hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà bên cạnh đó may Nhà Bè cam kết đóng góp một cách tích cực vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần phát triển xã hội. Sáng tạo và chất lƣợng: Những yếu tố trung tâm của sáng tạo là kỹ năng tạo ra mẫu mã phù hợp, lựa chọn chất liệu, cải tiến thiết bị và quy trình. Luôn xây dựng nhằm đạt được những tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thị trường và người tiêu dùng. Linh động và hiệu quả: Hệ thống quản trị và sản xuất mang tính linh động cao nhằm đáp ứng nhu cầu thời trang. Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực một cách hiệu quả và trách nhiệm. 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tổng công ty may Nhà Bè khởi đầu từ hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc khu chế xuất Sài Gòn hoạt động từ trước năm 1975. Sau ngày thống nhất, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận và đổi tên hai đơn vị này thành Xí nghiệp may khu chế xuất. Vào thời điểm đó số lượng công nhân của xí nghiệp khoảng 200 người. Tháng 4/2005, Công ty may Nhà Bè cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần may Nhà Bè. Cũng trong giai đoạn này Công ty triển khai những kế hoạch đầu tư theo chiều sâu về quy trình công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ công nhân. Mục tiêu là hình thành nên những dòng sản phẩm chủ lực như bộ veston, sơmi cao cấp có giá trị gia tăng cao, tạo được lợi thế cạnh tranh SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  27. Khóa luận tốt nghiệp 17 GVHD: ThS Trần Thị Trang và nhắm đến những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU. Đến nay may Nhà Bè được khách hàng đánh giá là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về sản phẩm veston. Tháng 10/2008 Công ty đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần may Nhà Bè với tên giao dịch là NBC và giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới. Với 34 đơn vị thành viên, 17.000 cán bộ công nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực với địa bàn trải rộng khắp cả nước. Sau hơn 30 năm, thành công lớn nhất của Tổng công ty may Nhà Bè là tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được một đội ngũ cán bộ vững mạnh, đoàn kết hướng đến những mục tiêu cao hơn. 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh và các hoạt động: Tổng công ty may Nhà Bè ngoài thế mạnh truyền thống là sản xuất mua bán các sản phẩm dệt may, công ty còn tham gia một số lĩnh vực khác trên cơ sở phát huy tối đa năng lực sẵn có của Tổng công ty và các đơn vị thành viên. Hoạt động của may Nhà Bè gồm ba lĩnh vực: Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế Các hoạt động đầu tư, thương mại và dịch vụ khác Trong đó, các hoạt động: Sản xuất, mua bán sản phẩm dệt – may, nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện phục vụ ngành dệt may (hoạt động chính của Tổng Công ty may Nhà Bè); Giặt, tẩy, in trên sản phẩm thêu; Cho thuê máy móc, thiết bị ngành dệt may; Mua, bán sản phẩm chế biến từ nông – lâm – hải sản, máy móc thiết bị, phụ tùng kim khí điện máy gia dụng và công nghiệp, điện tử, công nghệ thông tin; Xây dựng, kinh doanh nhà và môi giới bất động sản Dịch vụ kho bãi; 2.1.4 Thị trƣờng và khách hàng của Công ty 2.1.4.1 Thị trƣờng Như đã trình bày ở trên, hoạt động của Tổng công ty may Nhà Bè gồm ba thị trường chính: Thị trường trong nước, thị trường quốc tế, các hoạt động đầu tư, thương SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  28. Khóa luận tốt nghiệp 18 GVHD: ThS Trần Thị Trang mại và dịch vụ khác. Trong phạm vi của đề tài, em xin tóm gọn hai thị trường chính của công ty đó là thị trường trong nước và thị trường quốc tế:  THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC: Thị trường trong nước của Tổng công ty may Nhà Bè chiếm 10% doanh thu trên tổng doanh thu trong và ngoài nước của công ty. Với mạng lưới các điểm bán hàng rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước và đội ngũ bán hàng tận tâm, công ty đang ngày càng chiếm được lòng tin nơi người tiêu dùng, bằng chứng là danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Những sản phẩm chính của Tổng công ty may Nhà Bè được trưng bày tại các cửa hàng trong nước là: De Celso, Mattana và Novelty.  THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ: Tổng công ty may Nhà Bè là doanh nghiệp thuộc nhóm đầu của Việt Nam về năng lực và kinh nghiệm sản xuất, gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu. Từ nhiều năm qua công ty đã gia công sản xuất sản phẩm của các nhãn hàng nổi tiếng thế giới như JCPenney, Decathlon, Tommy Hilfiger và được các đối tác quốc tế đánh giá cao về chất lượng sản phẩm, trình độ sản xuất và các yếu tố liên quan khác. Trong đó thị trường chính của công ty là Hoa Kỳ (35%), Nhật Bản (15%), các nước Châu Âu (40%), và các nước khác như Nam Phi, Úc, Na Uy Cụ thể: 10% Hoa Kỳ 15% 35% Châu Âu Nhật Bản 40% Khác (Nguồn: www.nbc.com.vn) Biểu đồ 2.1: Thị trƣờng xuất khẩu chính của Tổng Công ty may Nhà Bè SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  29. Khóa luận tốt nghiệp 19 GVHD: ThS Trần Thị Trang 2.1.4.2 Khách hàng Tương ứng với hai thị trường chính của Tổng công ty may Nhà Bè, thì đối tượng khách hàng chính của công ty cũng được chia làm hai đối tượng, đó là: người tiêu dùng trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài. 2.1.5 Tổ chức nhân sự 2.1.5.1 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty Tổng công ty May Nhà Bè (NBC) được tổ chức theo mô hình đầy đủ về quản trị doanh nghiệp của một công ty cổ phần đại chúng. Theo đó: Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ chế với quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất một lần. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ công ty quy định. Đại hội đồng cổ đông thông qua các báo cáo tài chính hằng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của công ty Hội đồng quản trị Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Hội đồng quản trị bổ nhiệm Ban giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Số thành viên của Hội đồng quản trị có từ 5 đến 7 thành viên. Hiện tại, Hội đồng quản trị của Tổng công ty may nhà bè – Công ty cổ phần có 5 thành viên, nhiệm kì 5 năm. Ban kiểm soát Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất của Tổng công ty may Nhà Bè. Hiện Ban kiểm soát công ty gồm 3 thành viên, có nhiệm kì 5 năm. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Ban giám đốc Ban giám đốc của công ty gồm có Tổng giám đốc và 3 Phó Tổng giám đốc là Phó Tổng giám đốc phụ trách hành chính, Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất và Phó Tổng giám đốc thường trực. Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  30. Khóa luận tốt nghiệp 20 GVHD: ThS Trần Thị Trang người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Phòng Kế hoạch thị trƣờng – Xuất nhập khẩu Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, thực hiện tiếp thị và các hoạt động đối ngoại tạo môi trường kinh doanh cho Tổng công ty may Nhà Bè. Phòng FOB Có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, lên kế hoạch sản xuất hàng xuất khẩu FOB. Phòng Kế toán tài chính Quản lý vốn, hạch toán kinh tế, kiểm tra việc sử dụng tài sản, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động trong kinh doanh Phòng Kỹ thuật Nhận mẫu hàng, tiến hành đo đạc kỹ thuật để lên định mức sản phẩm, kiểm tra kỹ thuật về cơ sở vật chất và máy móc. Phòng Quản trị chất lƣợng Xác định mục tiêu, các phương tiện, nguồn lực và biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu chất lượng. Quản lý các hoạt động tác nghiệp thông qua những kỹ thuật, phương tiện và phương pháp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng yêu cầu đề ra. Phòng Tổ chức lao động và tiền lƣơng Có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý nhân sự, thưởng, các chế độ chính sách và lương bỗng. Phòng Hành chính Lập lịch công tác tuần, phổ biến đến các đơn vị, theo dõi đôn đốc việc thực hiện lịch công tác này. Quản lý, sử dụng con dấu và công văn giấy tờ của Tổng công ty may Nhà Bè theo đúng quy định của nhà nước. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  31. Khóa luận tốt nghiệp 21 GVHD: ThS Trần Thị Trang 1.2.5.2 Cơ cấu tổ chức ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ THƢ KÝ HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KỸ THUẬT PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH THỊ TRƢỜNG- XNK PHÒNG CÔNG NGHỆ & PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG FOB PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH PHÒNG TRUYỀN PHÒNG TỔ CHỨC LAO PHÒNG QUẢN TRỊ THÔNG THƢƠNG HIỆU ĐỘNG – TIỀN LƢƠNG CHẤT LƢỢNG Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Tổng Công ty may Nhà Bè 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty từ 2009 đến 2011 2.1.6.1 Nguồn vốn Bảng 2.1: Tổng nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2009 - 2011 Đơn vị tính: Tỷ VND 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Giá trị % Giá trị % Tổng 1.004,48 1.374,11 1.711,56 369,63 37 337,45 25 nguồn vốn (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  32. Khóa luận tốt nghiệp 22 GVHD: ThS Trần Thị Trang Nhận xét: Bảng số liệu trên cho thấy nguồn vốn củ a Tổng công ty may Nhà Bè tăng dần qua các năm, cụ thể: Với tổng nguốn vốn năm 2009 là 1.004,48 tỷ VND, sang năm 2010 nguồn vốn của công ty đã tăng thêm 369,63 tỷ VND, tương ứng tăng 37% so với năm 2009. Tương tự, tổng nguồn vốn của công ty năm 2011 tiếp tục tăng lên thêm 337,45 tỷ VND, đạt 1.711,56 tỷ VND tương ứng tăng 25% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ Tổng công ty may Nhà Bè có khả năng phân phối, đầu tư và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh. Vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp. Với thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì vốn lại là một điều kiện vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt của Tổng công ty may Nhà Bè nói riêng. Với kết quả tích lũy nguồn vốn của công ty cho thấy một dấu hiệu khả quan về khả năng cạnh tranh và tích lũy vốn cao, nó tạo một tiền đề thuận lợi cho việc ký kết các hợp đồng lớn đối với các đối tác nước ngoài. 2.1.6.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ 2009 - 2011 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Đơn vị tính: Tỷ VND, % 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tuyệt Tƣơng Tuyệt Tƣơng đối đối đối đối Doanh thu 1.469,64 1.841,46 2.636,03 371,82 25,30 794,57 43,15 thuần Tổng chi phí 1.427,85 1.789,98 2.570,56 362,13 25,36 780,58 43,60 Lợi nhuận sau 37,19 45,49 56,97 8,3 22,31 11,48 25,23 thuế (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  33. Khóa luận tốt nghiệp 23 GVHD: ThS Trần Thị Trang Tỷ đồng 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2009 2010 2011 Doanh thu Lợi nhuận sau thuế Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tăng trƣởng về doanh thu và lợi nhuận Qua số liệu báo cáo ở bảng trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty may Nhà Bè đạt hiệu quả tương đối tốt, qua đó phản ánh sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của Tổng công ty qua các năm. Cụ thể: So sánh kết quả kinh doanh của năm 2010 với 2009: Doanh thu thuần: Doanh thu thuần năm 2010 tăng so với năm 2009 là 371,82 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng doanh thu thuần là 25,30%. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cùng doanh thu từ hoạt động trao đổi sản phẩm, dịch vụ tăng lên. Tổng chi phí: Chi phí năm 2010 tăng 25,36% so với năm 2009 tương đương với giá trị tăng là 362,13 tỷ đồng, tuy tốc độ tăng chi phí của công ty có cao hơn so với tốc độ tăng doanh thu nhưng dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch là không cao và giá trị doanh thu thuần vẫn cao hơn giá trị tổng chi phí, chứng tỏ công ty vẫn kiểm soát tốt các khoản mục chi phí. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  34. Khóa luận tốt nghiệp 24 GVHD: ThS Trần Thị Trang Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của năm 2010 so với năm 2009 tăng 22,31% đạt giá trị 45,49 tỷ đồng. Điều này cho thấy trong năm 2010, Công ty thực hiện việc quản lý chi phí và quản lý giá thành khá tốt. So sánh kết quả kinh doanh của năm 2011 với 2010: Doanh thu thuần: Doanh thu thuần năm 2011 so với năm 2010 tăng đáng kể 43,15% tương ứng tăng 794,57 tỷ đồng, đưa doanh thu thuần năm 2011 đạt giá trị là 2.636,03 tỷ đồng. Nguyên nhân là do doanh thu từ các hoạt động đều tăng. Tổng chi phí: Tuy chi phí năm 2011 tăng 43,60% so với năm 2010 tương ứng tăng 780,58 tỷ đồng nhưng do công ty có chính sách tăng năng xuất sản xuất và mở rộng thị trường do đó đã đầu tư thêm máy móc, dây chuyền sản xuất hiện đại đồng thời từng bước nâng cao chất lượng đời sống cho công nhân viên. Mặt khác, sự biến động giá của một số nguyên nhiên vậ t liệu và chính sách giảm giá sản phẩm nhằm thu hút người tiêu dùng cũng làm cho tổng chi phí của công ty tăng lên. Tuy tổng chi phí bỏ ra tăng song doanh thu thu về cũng tăng vọt, điều này cho thấy Tổng công ty may Nhà Bè có hiệu suất sử dụng chi phí tương đối tốt. Lợi nhuận sau thuế: Tuy chi phí tăng lên nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty đạt được cũng không ngừng tăng lên theo các năm. Cụ thể: Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 11,48 tỷ đồng tương đương tăng 25,23% so với năm 2010. Điều này chứng tỏ Tổng công ty may Nhà Bè ngày càng quan tâm đến việc quản lý chi phí và quản lý giá thành hơn, bởi vì công ty biết rằng hoàn thiện tốt công tác này sẽ góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dẫn đến nâng cao lợi nhuận cho công ty. Tóm lại, có thể thấy doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều trong ba năm, đáng chú ý năm sau tăng cao hơn năm trước chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty may Nhà Bè từ năm 2009 đến năm 2011 đã đạt được hiệu quả tương đối tốt. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  35. Khóa luận tốt nghiệp 25 GVHD: ThS Trần Thị Trang  Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của Tổng công ty may Nhà Bè: Giai đoạn 2009 – 2011, tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam gặp không ít biến động, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như Tổng công ty may Nhà bè. Kèm theo đó, sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong và ngoài nước không thể không kể đến các doanh nghiệp của Trung Quốc, Nhật Bản Trong bối cảnh như vậy, để tồn tại và phát triển, Tổng công ty may Nhà Bè đã sớm nhận biết cho mình những mục tiêu và từ đó đưa ra hướng đi đúng với tình hình kinh tế trong giai đoạn này. Qua các số liệu trên ta thấy được Tổng công ty may Nhà Bè đã và đang cố gắng định hướng đi đúng cho toàn công ty bằng chứng là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có lời và vẫn theo chiều hướng tăng trưởng. Với khả năng tăng trưởng như vậy kỳ vọng rằng những năm sau công ty sẽ nâng cao thêm hiệu suất hoạt động, tạo ra nhiều lợi nhuận với mức chi phí hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  36. Khóa luận tốt nghiệp 26 GVHD: ThS Trần Thị Trang 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ TRONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011 2.2.1 Quy trình nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè Sau đây, chúng ta cùng nghiên cứu quy trình nhập gia công của Tổng Công ty may Nhà Bè gồm các bước sau: Đàm phán và ký kết hợp đồng gia công XK Đăng ký hợp đồng với Hải quan Lập hợp đồng nhập gia công Liên hệ với khách hàng để nhận chứng từ Kiểm tra bộ chứng từ Làm thủ tục Hải Quan nhập khẩu Liên hệ với hãng tàu để nhận D/O Giao D/O cho nhân viên hãng tàu tại cảng để nhận hàng Chở hàng về nhập kho công ty Kiểm tra số lượng, chất lượng Thông báo cho khách nguyên vật liệu nhập hàng nếu có tổn thất Sơ đồ 2.2: Quy trình nhập gia công của may Nhà Bè SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  37. Khóa luận tốt nghiệp 27 GVHD: ThS Trần Thị Trang 2.2.1.1 Đàm phán và ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu Sau khi xem xét các điều kiện và năng lực của công ty, trưởng phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng về áo mẫu, mẫu rập và tài liệu kỹ thuật rồi chuyển cho cán bộ mặt hàng để giao cho phòng kỹ thuật. Trên cơ sở áo mẫu (hoặc hình vẽ) tiến hành đàm phán với khách hàng, gồm các bước sau: Tổng giám đốc (hay người đại diện hợp pháp của Công ty) sẽ liên hệ với đối tác chọn địa điểm và thời gian phù hợp để tiến hành đàm phán. Nội dung của cuộc đàm phán sẽ liên quan đến số lượng, giá cả, thời gian giao hàng và các điều khoản khác. Kết quả của cuộc đàm phán sẽ được ghi nhận vào phiếu thỏa thuận . Căn cứ vào kết quả đàm phán trên phiếu thỏa thuận, bộ phận thủ tục sẽ lập phiếu đề xuất lập hợp đồng gia công xuất khẩu. Đồng thời tiến hành lập hợp đồng gia công xuất khẩu và gửi khách hàng ký. Hợp đồng gia công xuất khẩu mà may Nhà Bè ký kết với khách hàng thường theo hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm và được lập thành văn bản, với thời hạn hợp đồng thường là 1 năm. Nhận lại hợp đồng khách hàng đã ký (Bản gốc). Trình hợp đồng và phiếu đề xuất cho Tổng giám đốc ký duyệt hợp đồng. Sau khi đã có chữ ký của hai bên, hợp đồng được chuyển xuống phòng hành chính để ban hành. 2.2.1.2 Đăng ký hải quan Tiếp đến, nhân viên phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu sẽ tiến hành đăng ký hợp đồng gia công xuất khẩu, phụh lục ợp đồng gia công xuất khẩu (nếu có), đăng ký định mức sản phẩm và điều chỉnh định mức nếu có sai sót. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên việc đăng ký hải quan đã được chuyển từ phương thức truyền thống sang phương thức điện tử, giúp cho không chỉ Tổng công ty may Nhà Bè mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức.  Đăng ký hợp đồng và phụ lục hợp đồng gia công xuất khẩu Để nhập khẩu lô hàng đầu tiên của hợp đồng gia công xuất khẩu, Tổng công ty may Nhà Bè phải khai thông tin về hợp đồng gia công xuất khẩu qua hệ thống khai SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  38. Khóa luận tốt nghiệp 28 GVHD: ThS Trần Thị Trang hải quan điện tử đã được nối mạng. Tất cả các tiêu chí về tên gọi, mã nguyên liệu, vật tư, máy móc, hàng mẫu, đơn vị tính, nhân viên làm thủ tục phải khai thống nhất từ khi nhập khẩu nguyên liệu đến khi thanh khoản hợp đồng gia công. Vì nguyên vật liệu nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè không thuộc danh mục hàng xin giấy phép nhập khẩu và công ty đã đăng ký các hợp đồng gia công khác trước đây, nên thực tế nhân viên làm thủ tục chỉ cần chuẩn bị: 02 bản chính Hợp đồng gia công và các phụ lục hợp đồng (nếu có); 01 bản Hải quan lưu và 01 bản trả lại cho may Nhà Bè sau khi tiếp nhận hợp đồng. Sau khi đã gửi thông tin cho hải quan, nhân viên làm thủ tục tiếp tục chờ phản hồi của hải quan, nếu: - Nhận Thông báo từ chối hợp đồng gia công , thì bộ phận thủ tục tiến hành sửa đổi, bổ sung thông tin về hợp đồng gia công theo yêu cầu của cơ quan hải quan. - Đối với hợp đồng gia công được chấp nhận đăng ký trên cơ sở thông tin khai hải quan điện tử thì nhân viên khai hải quan căn cứ hợp đồng đã được chấp nhận đăng ký để thực hiện thủ tục nhập khẩu.  Đăng ký định mức sản phẩm Định mức sản phẩm được Tổng công ty may Nhà Bè đăng ký cùng với lúc đăng ký hợp đồng gia công xuất khẩu. Định mức này phải phù hợp với định mức thực tế công ty thực hiện. Nếu hợp đồng gia công không quy định tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, vật tư thì coi như tỷ lệ hao hụt bằng 0%. Đơn vị tính trong bản đăng ký định mức tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và phải thống nhất với đơn vị tính trong hợp đồng gia công đã đăng ký. Lƣu ý: Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nếu do thay đổi tính chất nguyên liệu, điều kiện gia công, yêu cầu của từng đơn hàng xuất khẩu dẫn đến thay đổi định mức thực tế thì may Nhà Bè sẽ điều chỉnh định mức mã hàng đã đăng ký với cơ quan Hải quan sao cho phù hợp với định mức thực tế mới. Lúc này, nhân viên định mức giải trình bằng văn bản lý do cụ thể cho từng trường hợp điều chỉnh. Sau đó, công ty và đơn vị Hải quan thống nhất bổ sung thêm mã phụ cho mã hàng đó trên bảng điều chỉnh định mức. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  39. Khóa luận tốt nghiệp 29 GVHD: ThS Trần Thị Trang 2.2.1.3 Lập hợp đồng nhập gia công Sau khi đã được Hải quan tiếp nhận theo dõi hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công xuất khẩu (nếu có) và theo dõi bảng đăng ký định mức của Tổng công ty may Nhà Bè thì bộ phận thủ tục tiến hành lập phiếu đề xuất lập hợp đồng nhập gia công nguyên vật liệu đồng thời soạn thảo hợp đồng nhập gia công. Hợp đồng nhập gia công thường được lập thành 4 bản (2 bản giao cho khách hàng, 2 bản lưu tại bộ phận thủ tục) và đưa khách hàng ký; nhận lại bốn bản từ khách hàng. Trình phiếu đề xuất cùng 4 bản hợp đồng lên Tổng giám đốc ký duyệt. Sau khi hợp đồng nhập khẩu có hiệu lực, may Nhà Bè gửi 2 bản hợp đồng cho khách hàng, đồng thời theo dõi tiến trình cung cấp nguyên vật liệu của khách hàng. 2.2.1.4 Nhận chứng từ nhập khẩu Căn cứ vào hợp đồng nhập khẩu nguyên vật liệu đã ký, nhân viên làm thủ tục liên hệ với khách hàng (bên đặt gia công) để nhận bộ chứng từ. Sau khi đã nhận được chứng từ từ khách hàng, nhân viên làm thủ tục tiến hành: Nhận chứng từ NGC Không Xử lý và làm hợp lệ Kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ hóa chứng từ Hợp lệ Lấy số bộ chứng từ Sơ đồ 2.3: Quy trình theo dõi chứng từ nhập gia công Kiểm tra bộ chứng từ: theo quy định của Tổng công ty may Nhà Bè thì thời gian kiểm tra bộ chứng từ mà nhân viên làm thủ tục được tiến hành là 30 phút. Và cần kiểm tra: - Chứng từ phải là bản gốc: có chữ ký và dấu sống. - Bộ chứng từ có đầy đủ: Vận đơn (B/L), hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, phiếu đóng gói chi tiết. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  40. Khóa luận tốt nghiệp 30 GVHD: ThS Trần Thị Trang - Nội dung giữa các chứng từ phải đồng bộ về tên hàng, số lượng, trọng lượng, số kiện, cũng như điều kiện giao hàng đúng như hợp đồng nhập gia công. - Nguyên phụ liệ u cần nhập khẩu đã có tên trong bảng định mức tạm tính chưa? Nếu chưa phải chuyển ngay cho bộ phận thủ tục thông tin để lập phụ kiện bổ sung. Thông tin phải đưa trước hai ngày hàng đến. - Nếu người gửi hàng không phải là bên đặt gia công thì phải có công văn xác nhận của bên đặt gia công xác nhận lô hàng được cung cấp cho hợp đồng gia công xuất khẩu theo yêu cầu của bên đặt gia công. - Dịch ra tiếng Việt danh điểm vật tư (theo đúng tên gọi trong bảng định mức tạm tính). Hợp lệ hóa chứng từ: Chỉ thực hiện bước này khi phát hiện bộ chứng từ không thống nhất, đồng bộ. Lúc này bộ phận thủ tục sẽ làm việc với bên đặt gia công để xử lý và làm đồng bộ chứng từ. Lấy số bộ chứng từ và vào sổ theo dõi chứng từ: Cán bộ mặt hàng lấy số bộ chứng từ theo số thứ tự và tiến hành ghi các thông tin vào sổ theo dõi như: số bộ chứng từ, số hợp đồng, người gửi hàng, số kiện, số kí, số B/L, tình trạng bộ chứng từ, ngày nhận chứng từ 2.2.1.5 Làm thủ tục Hải quan nhập khẩu: Sau khi nhận được thông báo hàng đến (Notice of Arrival – N.O. ) do người vận chuyển gửi cho biết thời gian và địa điểm hàng đến, nhân viên làm thủ tục sẽ mang vận tải đơn (B/L) gốc đến hãng tàu hay công ty vận tải để đổi lấy 3 lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O). Tại phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu, nhân viên bộ phân thủ tục sẽ tiến hành đăng ký tờ khai hải quan điện tử bằng phần mềm ECUS căn cứ theo nội dung của bộ chứng từ và D/O mới lấy từ hãng tàu, thời gian khai Hải quan điện tử theo quy định của Công ty là 30 phút. (Cách khai tờ khai Hải quan điện tử: Xem phụ lục số 1) Sau khi truyền tờ khai điện tử cho Hải quan và nhận được phản hồi của Hải quan về số tờ khai cũng như kết quả phân luồng, nhân viên làm thủ tục ghi nhận số tờ khai, SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  41. Khóa luận tốt nghiệp 31 GVHD: ThS Trần Thị Trang in tờ khai và chuẩn bị bộ hồ sơ khai Hải quan. Thời gian quy định cho việc soạn bộ chứng từ đi khai Hải quan là 30 phút. Bộ hồ sơ đi khai Hải quan thực tế của công ty gồm: - Tờ khai Hải quan: 2 bản gốc (in màu xanh). - Hóa đơn thương mại: 1 bản gốc. - Phiếu đóng gói: 1 bản gốc. - Vận tải đơn: 1 bản sao y. Nhân viên làm thủ tục trình ký bộ hồ sơ khai Hải quan và kiểm tra lần cuối để đảm bảo bộ hồ sơ đi khai không bị sai sót trước khi chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận giao nhận. Từ đây nhân viên bộ phận giao nhận sẽ chịu trách nhiệm đi khai Hải quan và nhận hàng về, đồ ng thời trả định mức cho nhân viên định mức để lưu trữ phục vụ cho công tác kiểm hóa hàng nhập. Cụ thể công việc của nhân viên giao nhận được tiến hành như sau: Sau khi nhân viên làm thủ tục của Tổng Công ty may Nhà Bè đổi B/L gốc lấy ba D/O tại hãng tàu đồng thời đóng các khoảng phí, nhân viên giao nhận của Tổng công ty may Nhà Bè cầm 3 D/O này cùng bộ hồ sơ khai Hải quan hàng nhập đã có chữ ký của ban giám đốc đến chi cục Hải quan ở đường Hàm Nghi để làm thủ tục Hải quan. Tại chi cục Hải quan, nhân viên giao nhận nộp bộ hồ sơ vào cửa có đánh số theo quy định đối với hàng nhập gia công. Vì hàng nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè hầu hết đều được phân luồng xanh, nên sau khi kiểm tra chi tiết hồ sơ thấy phù hợp, nhân viên hải quan sẽ nhập thông tin chấp nhận vào máy tính. Lúc này, thủ tục Hải quan hàng nhập gia công gần như là hoàn tất. 2.2.1.6 Nhận hàng từ ngƣời vận tải: Nhân viên giao nhận của may Nhà Bè rút tờ khai cùng với lệnh giao hàng (D/O) tại Chi cục Hải quan đến văn phòng đại lý hãng tàu tại cảng, đưa cho họ bộ chứng từ gồm: Lệnh giao hàng có chữ ký của cán bộ Hải quan khâu đăng ký thủ tục. Biên lai thu tiền phí lưu trữ container. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  42. Khóa luận tốt nghiệp 32 GVHD: ThS Trần Thị Trang Đơn xin mượn container đã được chấp nhận. (Vì hầu hết các đơn hàng nhập gia công của công ty đều được đóng trong nguyên container nên nhân viên thủ tục cũng phải làm đơn xin mượn container khi đến hãng tàu để đổi D/O). Sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nhân viên hãng tàu sẽ giữ lại một D/O. Sau đó, nhân viên giao nhận của Tổng công ty may Nhà Bè cùng nhân viên hãng tàu phụ trách bãi nhập số container vào máy tính tại cảng để xác định vi trí container. Tiếp đến xuống bãi container (Container Yard – CY) để kiểm tra tình trạng bên ngoài của container nếu thấy bất thường như lủng lỗ, container bị móp méo, số seal không còn nguyên vẹn thì tiến hành lập biên bản kiểm tra sơ bộ để quy trách nhiệm; nếu không có gì bất thường thì có thể hoàn tất thủ tục Hải quan. Khi đã hoàn thành thủ tục, nhân viên giao nhận của may Nhà Bè đến phòng thương vụ cảng đổi lệnh D/O lấy phiếu giao nhận container. Chuyển phiếu giao nhận cho lái xe chỉ định và đưa hàng về kho riêng của Tổng công ty may Nhà Bè. Khi hàng về tới kho riêng của công ty, nhanh chóng rút hàng ra khỏi container để trả vỏ container cho hãng tàu. 2.2.1.7 Giám định số lƣợng và chất lƣợng hàng hóa Sau khi nguyên vật liệu nhập khẩu được đưa về kho của Tổng công ty may Nhà Bè, các kho tiến hành nhập kho nguyên vật liệu theo đúng như tờ khai thực nhập do cán bộ giao nhận chuyển về. Các kho tiến hành kiểm tra số lượng, và phòng Quản trị chất lượng kiểm tra chất lượng dựa trên cơ sở phiếu yêu cầu mua hàng, phiếu đóng gói từ phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu chuyển về. Phòng Quản lý chất lượng chuyển biên bản kiểm tra chất lượng và mẫu lỗi (nếu có) cho phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu chậm nhất 1,5 ngày làm việc sau khi hàng về kho. Trên cơ sở phiếu đóng gói và phiếu nhập kho cập nhật lại bảng cân đối nguyên vật liệu để biết tình hình đồng bộ nguyên vật liệu. 2.2.1.8 Thông báo cho bên đặt gia công khi có tổn thất Nếu có mẫu lỗi, hay thiếu hụt số lượng nguyên vật liệu, cán bộ mặt hàng sẽ làm việc với khách hàng (bên đặt gia công) chậm nhất là 1,5 ngày làm việc từ khi nhận được biên bản kiểm tra và theo dõi hướng giải quyết của khách hàng. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  43. Khóa luận tốt nghiệp 33 GVHD: ThS Trần Thị Trang Sau khi khách hàng đưa ra hướng giải quyết, cán bộ mặt hàng sẽ chuyển ý kiến giải quyết của khách hàng cho phòng Quản lý chất lượng, tại đây nhân viên phòng sẽ cân nhắc và giải quyết tổn thất theo hướng khả thi nhất. 2.2.2 Cơ cấu sản phẩm nhập gia công Các mặt hàng nhập gia công của công ty khá đa dạng và phong phú ta cùng điểm qua các mặt hàng nhập gia công chính đó là: Bảng 2.3: Cơ cấu sản phẩm nhập gia công của Công ty Đơn vị tính: Tỷ VND, % 2009 2010 2011 Sản phẩm Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng Vải 476,74 37 365,89 25 508,23 22 -12 -2 Nút 77,31 6 160,99 11 184,81 8 5 -3 Dây kéo 219,04 17 307,35 21 462,03 20 4 -1 Chỉ 193,27 15 292,71 20 438,93 19 5 -1 Nhãn chính 220,09 17 131,73 9 485,13 21 -8 12 Đệm vai 102,04 8 204,90 14 231,01 10 6 -4 Tổng 1.288,49 100 1.463,57 100 2.310,14 100 - - (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu) SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  44. Khóa luận tốt nghiệp 34 GVHD: ThS Trần Thị Trang 8% 14% 17% 25% 37% 9% 11% 15% 20% 6% 17% 21% 2009 2010 10% 22% Vải 21% Nút 8% Dây kéo 19% 20% Chỉ Nhãn chính Đệm vai 2011 Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng sản phẩm nhập gia công của công ty  Phân tích: Từ bảng số liệu về cơ cấu sản phẩm nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè trong ba năm 2009 – 2011, ta thấy: Vải là mặt hàng chiếm tỷ trọng nhập khẩu cao nhất qua ba năm. Cụ thể năm 2009, vải chiếm tỷ trọng là 37%, sang năm 2010 chiếm tỷ trọng là 25% và năm 2011 tỷ trọng là 22%. Tuy tỷ trọng nhập khẩu của sản phẩm vải có sự sụt giảm 12% năm 2010 so với năm 2009 và giảm 2% năm 2011 so với năm 2010, song nếu so với các sản phẩm nhập khẩu khác trong cùng một năm thì vải vẫn là sản phẩm chiếm tỷ trọng nhập gia công cao nhất. Sản phẩm chiếm tỷ trọng nhập gia công cao thứ hai của may Nhà Bè là dây kéo. Dễ dàng nhận thấy có một sự dao động tương đối nhỏ trong số lượng sản phẩm dây kéo được nhập khẩu trong giai đoạn 2009 – 2011. Năm 2009, chiếm tỷ trọng là 17%, SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  45. Khóa luận tốt nghiệp 35 GVHD: ThS Trần Thị Trang sang năm 2010 tăng nhẹ 4% so với năm 2009. Và tỷ trọng của sản phẩm dây kéo vào năm 2011 lại có sự giảm nhẹ 1% so với năm 2010. Tiếp theo là sản phẩm chỉ và nhãn chính. Các sản phẩm này có tỷ trọng nhập khẩu xấp xỉ nhau qua ba năm. Năm 2009, chỉ chiếm tỷ trọng là 15% và nhãn chính là 17%. Sang năm 2010, trong khi chỉ có tỷ trọng tăng lên 5% thì nhãn chính lại giảm 8% so với năm 2009. Đặc biệt, có sự đảo chiều vào năm 2011, tỷ trọng của mặt hàng chỉ giảm 1%, trong khi của mặt hàng nhãn chính lại tăng 12% so với năm 2010. Tỷ trọng nhập gia công của sản phẩm đệm vai năm 2010 là 14%, tăng 6% so với năm 2009. Tuy nhiên, vào năm 2011 tỷ trọng của sản phẩm này lại giảm 4% so với năm 2010. Cuối cùng, sản phẩm có tỷ trọng nhập gia công thấp nhất là sản phẩm nút. Năm 2009, nút chỉ chiếm tỷ trọng là 6%, sang năm 2010 có sự tăng nhẹ 5% so với năm trước. Nhưng vào năm 2011, tỷ trọng nhập khẩu của sản phẩm nút lại giảm xuống mức 8%, tương ứng giảm 3% so với năm 2010.  Nhận xét: Nhìn chung, về cơ cấu sản phẩm nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè thì vải luôn là sản phẩm chiếm tỷ trọng nhập gia công cao nhất và nút là sản phẩm chiếm tỷ trọng nhập gia công thấp nhất trong giai đoạn 2009 – 2011. Dễ hiểu vì sao vải là sản phẩm chiếm tỷ trọng nhập gia công cao nhất so với các sản phẩm còn lại bởi vì vải là nguyên liệu chính sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty may Nhà Bè. Ta cũng nhận thấy tỷ trọng nhập gia công của các sản phẩm khác có sự giao động tương đối qua ba năm. Nếu năm này sản phẩm này có tỷ trọng nhập khẩu cao, thì năm sau tỷ trọng của sản phẩm đó lại giảm xuống và ngước lại. Điều này cho thấy Tổng công ty may Nhà Bè đã biết cân đối cơ cấu mặt hàng nhập gia công qua từng năm, tránh tình trạng nhập khẩu quá nhiều một sản phẩm, và công ty đã biết kết hợp chặt chẽ giữa khâu lên kế hoạch số lượng hàng nhập gia công với kết quả hàng tồn kho từng năm và nhu cầu từng sản phẩm tương ứng với các hợp đồng nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè qua từng năm. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  46. Khóa luận tốt nghiệp 36 GVHD: ThS Trần Thị Trang 2.2.3 Cơ cấu thị trƣờng nhập gia công Bảng 2.4: Cơ cấu thị trƣờng nhập gia công của Công ty Đơn vị tính: Ngàn USD, % 2009 2010 2011 Thị trƣờng Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị trọng trọng trọng Châu Âu 1.506 5,36 2.479 6,67 4.291 7,50 1,31 0,83 Châu Á 25.083 89,29 32.158 86,52 48.532 84,82 -2,77 -1,70 Châu Mỹ 1.438 5,12 2.438 6,56 4.263 7,45 1,44 0,89 Khác 65 0,24 94 0,25 132 0,24 0,01 -0,01 Tổng 28.092 100 37.169 100 57.218 100 - - (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu) 2011 2010 2009 0% 20% 40% 60% 80% 100% Châu Âu Châu Á Châu Mỹ Khác Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng thị trƣờng nhập gia công của Công ty  Phân tích: Qua biểu đồ ta thấy nổi bật lên một điều là Châu là thị trƣờng nhập gia công quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất của Tổng công ty may Nhà Bè, liên tục trong 3 năm liền tỷ trọng nhập gia công từ thị trường này luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này có xu hướng giảm qua ba năm, cụ thể vào năm 2009 chiếm tỷ trọng 89,29%, song vào năm 2010 thị SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  47. Khóa luận tốt nghiệp 37 GVHD: ThS Trần Thị Trang trường Châu Á chiếm 86,52% con số này giảm 2,77% so với năm 2009. Và năm 2011 chiếm 84,82%, con số này tiếp tục giảm 1,70% so với năm 2010. Khu vực thị trường Châu bao gồm các nước chủ lực như: Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu quan trọng nhất. Thị trường Châu Âu bao gồm một số nước như: Pháp, Đức, nh, , Thu sỹ , vào năm 2009 tỷ trọng chiếm 5,36% thì tăng lên 6,67% năm 2010 và tiếp tục tăng lên 7,50% vào năm 2011. Các mặt hàng nhập gia công chủ yếu từ Châu Âu là các thiết bị, công nghệ, và phụ liệu may trong đó thị trường Đức là thị trường quan trọng. Hiện nay, may Nhà Bè đang nhận gia công phần lớn cho thị trường Châu Âu. Một chiều hướng tương tự đối với thị trường Châu Mỹ. Năm 2009, Công ty đã nhập gia công từ thị trường khu vực Châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canada và Mexico) giá trị hàng hoá đạt 1.438 ngàn USD chiếm 5,12%. Năm 2010, tỷ trọng nhập gia công từ thị trường này tăng lên 6,56% và tiếp tục tăng lên 7,45% vào năm 2011, với tổng giá trị nhập gia công mặt hàng chủ yếu là phụ liệu may trong đó nhập từ thị trường Hoa Kỳ là chủ yếu. Do khu vực thị trường này có vị trí địa lý xa nên việc mở rộng nhập khẩu từ thị trường này gặp khó khăn do cước phí vận chuyển cao.  Nhận xét: Một trong các nguyên nhân chính khiến bên đặt gia công của Tổng công ty may Nhà Bè đa phần lấy nguồn nguyên vật liệt u ừ thị trường Châu Á vì lợi thế về địa lý khá gần với Việt Nam, nên các chi phí vận chuyển cũng thấp hơn các thị trường khác. Không những thế, vì Việt Nam là một trong những thành viên của AFTA (Khu vực mậu dịch tư do SE N), nên khi giao dịch ngoại thương với các nước thuộc thành viên của AFTA sẽ được hưởng thuế suất thuế ưu đãi đặc biệt. Bên cạnh đó, thị trường Châu Âu và Châu Mỹ cũng là các thị trường mà Tổng công ty may Nhà Bè nhập gia công với số lượng không nhỏ, cụ thể là tỷ trọng nhập gia công từ các thị trường này tăng lên sau 3 năm. Có lẽ do hai thị trường này là hai thị trường gia công xuất khẩu lớn của Tổng công ty may Nhà Bè, để đáp ứng được những tiêu chuẩn đưa ra cần phải có nguồn nguyên liệu và phụ liệ u chuẩn. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  48. Khóa luận tốt nghiệp 38 GVHD: ThS Trần Thị Trang Các thị trường khác như Châu Phi và Châu Úc chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, có lẽ do không có ưu thế về hiệu quả kinh tế khi nhập khẩu nguyên vật liệu từ các thị trường này vì vị trí địa lý khá xa, tốn nhiều thời gian và chi phí vận chuyển. 2.2.4 Kết quả hoạt động nhập gia công của Công ty Bảng 2.5: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Đơn vị tính: Ngàn USD, % 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tăng Tăng Giá trị Giá trị trƣởng trƣởng Tổng kim ngạch 28.092 37.169 57.218 9.077 32,31 20.049 53,94 nhập GC Tổng kim ngạch 36.597 46.508 47.060 9.911 27,08 552 1,19 nhập SX-XK Tổng kim ngạch 64.689 83.677 104.278 18.988 29,35 20.601 24,62 NK (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu) Ngàn USD 120,000 100,000 80,000 Tổng kim ngạch NGC Tổng kim ngạch nhập SX-XK 60,000 Tổng kim ngạch NK 40,000 20,000 0 2009 2010 2011 Biểu đồ 2.5: Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty năm 2009 – 2011  Phân tích: Từ biểu đồ biểu diễn các dữ liệu của bảng 2.5 ta nhận thấy một xu hướng chung đó là cả tổng kim ngạch nhập gia công và tổng kim ngạch nhập sản xuất - xuất khẩu SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  49. Khóa luận tốt nghiệp 39 GVHD: ThS Trần Thị Trang của Tổng công ty may Nhà Bè đều tăng qua các năm. Điều này dẫn đến Tổng kim ngạch nhập khẩu nói chung cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể: Năm 2010 so với năm 2009: Tổng kim ngạch nhập gia công năm 2010 đạt 37.169 ngàn USD, tăng 9.077 ngàn USD tương đương tăng 32,31% so với năm 2009. Tương tự, Tổng kim ngạch nhập sản xuất - xuất khẩu đạt 46.508 ngàn USD năm 2010, tăng 9.911 ngàn USD tương đương tăng 27,08% so với năm 2009. Do Tổng kim ngạch nhập gia công và nhập sản xuất - xuất khẩu đều tăng nên tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2010 so với năm 2009 tăng 29,35% tương đương tăng 18.988 ngàn USD. Năm 2011 so với năm 2010: Tổng kim ngạch nhập gia công năm 2011 so với 2010 tăng vọt lên 53,94% tương đương tăng 20.049 ngàn USD, đạt 57.218 ngàn USD. Tương tự, Tổng kim ngạch nhập sản xuất - xuất khẩu năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010 là 1,19% tương đương tăng 522 ngàn USD, đạt 47.060 ngàn USD. Do Tổng kim ngạch nhập gia công và nhập sản xuất - xuất khẩu đều tăng nên tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2011 so với năm 2010 tăng 24,62% tương đương tăng 20.601 ngàn USD.  Nhận xét: Qua các số liệvu ừa phân tích cho biết tổng kim ngạch nhập gia công tăng qua các năm, đáng chú ý tổng kim ngạch nhập gia công năm 2011 tăng gấp đôi so với năm 2010. Điều này cho thấy một dấu hiệu tích cực cho Tổng công ty may Nhà Bè đó là khả năng gia công sản xuất của Tổng công ty may Nhà Bè đang ngày một tăng nên nhu cầu về nguyên vật liệu gia công có xu hướng tăng lên. Bên cạnh có, ta cũng nhận thấy tuy tổng kim ngạch nhập sản xuất – xuất khẩu cũng tăng qua các năm song nếu so với kim ngạch nhập gia công thì tốc độ tăng trưởng còn chậm, đặc biệt vào năm 2011 tổng kim ngạch nhập sản xuất – xuất khẩu còn thấp hơn tổng kim ngạch nhập gia công. Nên, mặc dù tổng kim ngạch nhập gia công tăng vọt nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu nói chung của công ty có tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2011 chậm hơn giai đoạn 2009 – 2010 là do kim ngạch nhập sản xuất – xuất khẩu tăng khá ít. Chính vì vậy, may Nhà Bè cần có những chính sách thích hợp để giúp cho cả hai phương thức nhập khẩu cùng tăng trưởng cao. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  50. Khóa luận tốt nghiệp 40 GVHD: ThS Trần Thị Trang Cùng nghiên cứu số lượng hợp đồng nhập khẩu được thực hiện, đặc biệt là hợp đồng nhập gia công để thấy rõ hơn về khả năng tiến hành hoạt động nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè: Bảng 2.6: Số lƣợng hợp đồng nhập khẩu đƣợc thực hiện Đơn vị tính: Hợp đồng, % 2010/2009 2011/2010 Hợp đồng 2009 2010 2011 Tuyệt Tƣơng Tuyệt Tƣơng đối đối đối đối Nhập gia công 2.299 2.545 3.272 246 10,70 727 28,57 Nhập sản xuất xuất khẩu 2.552 2.823 2.943 271 10,62 120 4,25 Tổng 4.851 5.368 6.215 517 10,65 847 15,78 (Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu) 3500 3000 2500 2000 Nhập gia công 1500 Hợp đồng Nhập sản xuất xuất khẩu 1000 500 0 2009 2010 2011 Biểu đồ 2.6: Số lƣợng hợp đồng nhập khẩu đƣợc thực hiện  Phân tích: Tổng số lượng hợp đồng nhập khẩu được thực hiện năm 2010 là 5.368 hợp đồng, tăng 10,65% tương đương tăng 517 hợp đồng so với năm 2009 . Tương tự, Tổng số lượng hợp đồng nhập khẩu được thực hiện trong năm 2011 là 6.215 hợp đồng, tăng lên 847 hợp đồng tương ứng tăng 15,78% so với năm 2010. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  51. Khóa luận tốt nghiệp 41 GVHD: ThS Trần Thị Trang Trong đó: Hợp đồng nhập gia công: Năm 2010, số hợp đồng nhập gia công được thực hiện là 2.545 hợp đồng, tăng 246 hợp đồng, tương đương tăng 10,70% so với năm 2009. Năm 2011, số lượng hợp đồng nhập gia công là 3.272 hợp đồng, tiếp tục tăng 727 hợp đồng, tương đương tăng 28,57% so với năm 2010. Hợp đồng nhập sản xuất - xuất khẩu: Năm 2010, số lượng hợp đồng nhập sản xuất - xuất khẩu thực hiện được là 2.823 hợp đồng, tăng 271 hợp đồng (10,62%) so với năm 2009. Năm 2011, số hợp đồng nhập sản xuất - xuất khẩu tăng nhẹ đạt 2.943 hợp đồng, tăng 120 hợp đồng (4,25%) so với năm 2010.  Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ trên có thể dễ dàng biết được Tổng công ty may Nhà Bè ngày càng chú trọng hơn đến hoạt động nhập gia công. Đặc biệt, số lượng hợp đồng nhập gia công tăng đều qua ba năm cho thấy công ty đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động gia công xuất khẩu, qua đó Công ty đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, đồng thời đào tạo hàng vạn công nhân lành nghề, làm tăng thêm thu thập cho đời sống của công nhân.  ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ TỪ 2009 ĐẾN 2011 Trong ba năm vừa qua, nhìn chung hiệu quả nhập gia công nguyên vật liệu của Tổng công ty may Nhà Bè đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Kim ngạch nhập gia công tăng đều qua các năm và luôn tăng với tốc độ ổn định, tổng số lượng hợp đồng nhập gia công tăng lên, và cơ cấu sản phẩm nhập gia công luôn được quan tâm để cân đối sao cho phù hợp với năng lực sản xuất của Công ty. Có được kết quả này là do được sự quan tâm giúp đỡ của toàn Công ty, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của ban Giám đốc, cán bộ công nhân viên phòng Kế hoạch thị trường - Xuất nhập khẩu đã đoàn kết nhất trí trong công tác, nỗ lực phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Phòng Kế hoạch thị trường - Xuất nhập khẩu đã từng bước thiết lập và mở rộng quan hệ với các Bộ, ngành có liên quan, với SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  52. Khóa luận tốt nghiệp 42 GVHD: ThS Trần Thị Trang các khách hàng trong nước cũng như ngoài nước, với chiến lược khách hàng mềm dẻo, lấy chất lượng sản phẩm, uy tín và năng lực triển khai các công việc làm ưu thế cạnh tranh. Tóm lại hoạt động nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè đã và đang đạt được những hiệu quả cao. Với kinh nghiệm trong hoạt động nhập khẩu đã được tích lũy qua nhiều năm, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt của ban Giám đốc công ty và đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ nắm vững kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hóa; những nhân tố này chắc chắn sẽ giúp Tổng công ty may Nhà Bè phát triển ngày càng lớn mạnh, đồng thời các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước sẽ ngày càng được mở rộng và củng cố. 2.2.2 Những ƣu điểm và hạn chế của công ty trong việc tiến hành hoạt động nhập gia công 2.2.2.1 Những ƣu điểm: May Nhà Bè qua những năm hoạt động đã tạo được uy tín cao nơi các đối tác làm ăn, nên công ty thường xuyên có những hợp đồng gia công dài hạn. Phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu đã phối hợp tốt với các phòng ban khác trong công ty để tổ chức thực hiện tốt việc nhập gia công nguyên vật liệu. Trong quá trình hoạt động đã chuyên môn hoá được công việc (tổ chức các bộ phận chuyên trách các mảng riêng trong quá trình nhập khẩu, ví dụ như phân chia bộ phận làm thủ tục, bộ phận mặt hàng, bộ phận định mức và bộ phận giao nhận) nên dễ dàng trong việc xác định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cá nhân trong mỗi quá trình. Tổng công ty may Nhà Bè có một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng với chuyên ngành phù hợp, có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ và tin học. Tại văn phòng làm việc, mỗi nhân viên đều được trang bị hệ thống máy tính nối mạng, giúp thuận tiện cho việc trao đổi e-mail giữa các phòng với với nhau và giữa cán bộ nhân viên với khách hàng, đồng thời việc truyền mạng khai báo và nhận phản hồi của Hải quan cũng tiện lợi hơn. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  53. Khóa luận tốt nghiệp 43 GVHD: ThS Trần Thị Trang Công ty cũng có các mối quan hệ tốt với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu như: Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Bộ Văn hoá và Thông tin 2.2.2.2 Những hạn chế:  Vẫn sử dụng hình thức gia công xuất khẩu truyền thống là nhận nguyên liệu giao thành phẩm: Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay thì hình thức gia công xuất khẩu nhận nguyên liệu giao thành phẩm đang dần bộc lộ những những mặt hạn chế của nó. Với hình thức gia công xuất khẩu này, Tổng công ty may Nhà Bè phụ thuộc khá nhiều vào bên đặt gia công như: phụ thuộc về thị trường, giá bán sản phẩm, giá đặt gia công, nguyên vật liệu, nhãn hiệu sản phẩm vì vậy, đây chính là sự kiềm hãm khiến cho công ty khó có thể phát triển thương hiệu ra thị trường thế giới. Đồng thời, tình hình cạnh tranh trong gia công ngày càng gay gắt làm cho giá gia công ngày càng sụt giảm, do đó nếu may Nhà Bè tiếp tục nhận các đơn hàng gia công xuất khẩu theo phương thức truyền thống này thì công ty đang đánh mất cơ hội nâng cao hiệu quả kinh tế của mình với việc sử dụng các hình thức gia công xuất khẩu khác như hình thức gia công kết hợp hay mua đứt bán đoạn. Nguyên nhân: Do lâu nay may Nhà Bè đã thực hiện gia công xuất khẩu theo hình thức này, chính vì vậy chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu đáng tin cậy.  Về công nghệ, thiết bị: Hiện nay, các thiết bị văn phòng như máy fax, máy scan, và máy photo phải dùng chung cho toàn phòng. Chỉ riêng phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu đã gồm nhiều bộ phận cùng làm việc nên việc dùng chung các thiết bị văn phòng như thế sẽ gây chậm trễ cho việc tiến hành hoạt động nhập gia công nói riêng và hoạt động kinh doanh sản xuất nói chung. Chưa áp dụng được công nghệ kỹ thuật trong việc quản lý các hồ sơ, tài liệu lưu trữ. Hiện tại, công ty vẫn dùng phương pháp lưu trữ truyền thống đó là bằng văn bản giấy, phương pháp này gây tốn diện tích, khó khăn trong việc tìm kiếm và dễ thất thoát nếu xảy ra hỏa hoạn. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  54. Khóa luận tốt nghiệp 44 GVHD: ThS Trần Thị Trang Nguyên nhân: Do ban Giám đốc chưa thật sự nhìn thấy mọi điều kiện khi đưa ra chính sách mở rộng quy mô tổ chức, nên khi quy tổ chức được mở rộng nhưng các thiết bị văn phòng và công nghệ vẫn như cũ dẫn đến tình trạng thiếu thiết bị văn phòng và công nghệ để hỗ trợ nhân viên làm việc.  Tốn nhiều chi phí cho hoạt động nhập gia công: Nguyên nhân chính cho việc tốn nhiều chi phí là do sự chậm trễ trong các khâu của hoạt động nhập gia công, như chậm trễ lấy hàng ở cảng khiến phí lưu kho tăng cao, không có kế hoạch thống nhất giữa bộ phận giao nhận với đội xe nên chi phí vận chuyển hàng về kho công ty khá lớn  Về mặt nhân sự: Mặc dù đội ngũ cán bộ nhân viên của Tổng công ty may Nhà Bè đa số đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng; tuy nhiên, do công tác tuyển dụng và đào tạo chưa thật sự nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp lãnh đạo dẫn đến tình trạnh trình độ chưa đồng đều giữa các bộ phận dễ tạo sơ hở trong việc xử lý cùng một sự vụ, gây khó khăn trong công tác điều động luân chuyển, sắp xếp cán bộ theo yêu cầu cải cách. Hơn nữa, nhân viên của phòng Kế hoạch thị trường – Xuất nhập khẩu lại phải kiêm nhiệm nhiều việc do nguồn nhân lực còn hạn chế, và phần lớn còn khá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên phản ứng còn khá chậm khi có tổn thất xảy ra.  Về phƣơng pháp tổ chức quản lý: Để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu một lô hàng dùng cho hợp đồng gia công xuất khẩu phải trải qua nhiều lần ký duyệt ở công ty mới có thể tiến hành khai hải quan dẫn đế n chậm tiến trình nhận hàng để sản xuất. Bên cạnh đó, các cấp lãnh đạo chưa thật sự có sự phối hợp với nhau trong công tác điều hành và chưa có sự rõ ràng trong công tác thưởng phạt. Nên khi có sự cố, các phòng các bộ phận đẩy trách nhiệm cho nhau. Dễ gây mâu thuẫn trong nội bộ, ảnh hưởng đến tiến trình nhập gia công và có thể dẫn đến tổn thất lớn. Nguyên nhân: may Nhà Bè đang áp dụng mô hình tổ chức theo chức năng nghiệp vụ, nhược điểm của mô hình này là cồng kềnh, qua nhiều cấp bậc. Bên cạnh đó, vì chuyên môn hóa quá máy móc nên tạo sự xa cách, khó phối hợp cùng làm việc giữa các cấp lãnh đạo. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  55. Khóa luận tốt nghiệp 45 GVHD: ThS Trần Thị Trang KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Chương 2 giới thiệu một cách tổng quát về Tổng công ty may Nhà Bè, qua đó ta biết được kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và kết quả hoạt động nhập gia công nói riêng của công ty. Từ đó có thể thấy được hoạt động nhập gia công đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Tổng công ty may Nhà Bè. Tổng công ty may Nhà Bè chủ yếu nhập gia công xuất khẩu theo hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm, nên nguyên vật liệu gia công đều do bên đặt gia công cung cấp, công ty không phải tốn khoảng phí nào cho việc mua nguyên vật liệu và thuế nhập khẩu cho hình thức gia công xuất khẩu là 0%. Cũng vì hợp đồng gia công xuất khẩu theo phương thức truyền thống nên quy trình của hoạt động nhập gia công thực tế của Tổng công ty may Nhà Bè đơn giản hơn so với lý thuyết: Thứ nhất, vì các mặt hàng nhập gia công của công ty không nằm trong danh sách hàng nhập phải xin phép nhập khẩu, nên công ty không phải xin giấy phép nhập khẩu. Thứ hai, vì trị giá nhập khẩu của những lô hàng nhập gia công là do bên đặt gia công chịu nên công ty cũng không phải thực hiện khâu thanh toán. Thứ ba, công ty cũng không phải thuê phương tiện vận tải hay mua bảo hiểm cho lô hàng nhập gia công vì những công việc đó đã được quy định trong hợp đồng gia công là do bên đặt gia công thực hiện. Có thể thấy kim ngạnh nhập gia công của Tổng công ty may Nhà Bè trong vòng ba năm qua có mức tăng trưởng khá cao xấp xỉ 50% và đang có xu hướng tiếp tục tăng cao. Với những thế mạnh hiện nay của may Nhà Bè trong việc thực hiện hoạt động nhập gia công cùng uy tín công ty đã gây dựng với các bạn hàng quốc tế thì kì vọng hoàn thiện hoạt động nhập gia công, tránh các phí tổn không đáng có, để nâng cao năng xuất và doanh thu là điều không khó để thực hiện. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  56. Khóa luận tốt nghiệp 46 GVHD: ThS Trần Thị Trang CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG TẠI TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ 3.1 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ TRONG NĂM 2012 Để phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được trong năm 2011, tận dụng những thuận lợi và khắc phục những khó khăn thử thách, Tổng công ty may Nhà Bè đã xác định mục tiêu cho năm 2012 như sau: Phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo giữ vững các mặt hàng truyền thống của công ty. Mở rộng danh mục hàng hoá nhập khẩu. Nâng cao tay nghề của công nhân cũng như đội ngũ thiết kế, nhằm sáng tạo ra những sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo và bán hàng đến từng khách hàng. Giảm tối thiểu nhập khẩu các nguyên phụ liệu có nguồn cung ứng trong nước. Mở rộng thêm các chuỗi cửa hàng, đại lý trong nước. Tăng cường mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các đơn vị ban ngành như: Ngân hàng nhà nước, các cục thuộc Ngân hàng nhà nước, Bộ Thương mại, Bộ Văn hoá - Thông tin, Tổng cục Hải quan Nhằm tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ trong hoạt động kinh doanh của công ty. 3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP GIA CÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY MAY NHÀ BÈ Tổng công ty may Nhà Bè, qua 35 năm hoạt động, đã có những bước tiến đáng kể về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, có nhiều thành tích đáng được biểu dương. Song vẫn còn một số hạn chế, chưa tận dụng được triệt để những thuận lợi và khả năng sẵn có của mình. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập gia công nói riêng, công ty cần thiết phải đưa ra những giải pháp hợp lý, khả thi để khắc phục hạn chế. Về ý kiến cá nhân em xin nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập gia công tại Tổng công ty may Nhà Bè dựa trên cơ sở những SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  57. Khóa luận tốt nghiệp 47 GVHD: ThS Trần Thị Trang tồn tại, vướng mắc và phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới của Công ty, các giải pháp đó là: 3.2.1 Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng thị trƣờng. 3.2.1.1 Mục tiêu của giải pháp Nghiên cứu và dự báo thị trường là công việc đầu tiên và quan trọng quyết định đến mức độ thành công của mọi doanh nghiệp. Với Tổng công ty may Nhà Bè thì nghiên cứu thị trường không chỉ giúp công ty có thể mở rộng thêm thị trường kinh doanh mà còn giúp công ty chủ động hơn trong việc tự tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của công ty. Thông qua giải pháp này may Nhà Bè có thể mạnh dạn thay đổi hình thức gia công xuất khẩu truyền thống sang các hình thức kết hợp hay mua đứt bán đoạn để công ty chủ động hơn trong hoạt động nhập gia công của mình. Thêm vào đó, nếu công tác nghiên cứu thị trường được thực hiện tốt, Công ty dễ dàng mở rộng thị trường kinh doanh hơn nữa, từ đó có thêm nhiều khách hàng đặt may gia công xuất khẩu và sẽ có thêm nhiều đơn hàng nhập gia công, giúp Công ty gia tăng năng suất hoạt động cùng thu về lời nhuận cao. 3.2.1.2 Cách thực hiện  Lập bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường: Trực thuộc phòng Kế hoạch thị trường – Xuất Nhập khẩu. Số lượng nhân viên trong bộ phận: từ 5 đến 7 nhân viên. Trong đó, có 1 nhóm trưởng chịu trách nhiệm giao việc và quản lý các nhân viên trong bộ phận, đồng thời là người báo cáo và nhận lệnh trực tiếp từ cấp trên.  Bộ phận thực hiện những công việc: Tổ chức giới thiệu sản phẩm, tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo quốc tế nhằm thu hút khách hàng. Nghiên cứu thị trường trong nước nhằm tìm kiếm và khai thác nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thuộc phạm vi công ty. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu để lựa chọn nhà cung ứng đáp ứng tốt nhất yêu cầu chất lượng, mẫu mã, giá cả. Lên kế hoạch nhập khẩu hàng trong tương lai bằng cách sử dụng linh hoạt các hình thức tạo nguồn nguyên vật liệu đầu vào như: SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  58. Khóa luận tốt nghiệp 48 GVHD: ThS Trần Thị Trang Mua theo nhu cầu đặt hàng: Vì may Nhà Bè thường xuyên có những đơn hàng đặt may gia công nên bộ phận có thể tính được nhu cầu nguyên vật liệu cần cho các đơn hàng. Mua theo lốBi tíchộ ph trậnữ :d ự tính trước nhu cầu và khả năng biến động của thị trường để mua vào khi giá thấp, tích trữ dùng dần mà không rơi vào tình trạng thiếu hàng khi giá cao. Tổ chức hệ thống thông tin về nguồn hàng đồng thời cộng tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc tạo nguồn mua hàng. Tìm kiếm và mở rộng các nhà cung ứng mới: bên cạnh những nhà cung ứng truyền thống, việc tìm kiếm các nhà cung ứng mới sẽ tạo ra được sự đa dạng cho nguồn hàng nhập khẩu, giúp công ty giảm rủi ro bị nhà cung ứng ép giá do số lượng nhà cung ứng mặt hàng đó quá ít. Có thể tìm kiếm nhà cung ứng mới bằng cách: Công ty thông qua mạng Internet thường xuyên cập nhật các thông tin từ phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các thương vụ, các lãnh sự quán để có nguồn thông tin phong phú, từ đó có quyết định lựa chọn nhà cung ứng tối ưu nhất. Không những thế, thông qua thương mại điện tử và Internet cũng dễ dàng biết được các thông tin về các buổi hội chợ triễn lãm quốc tế sẽ được tổ chức khi nào. Từ đó, Công ty có thể tham gia để vừa giới thiệu sản phẩm của mình với bạn hàng thế giới, vừa là cơ hội để tìm kiếm nhà cung ứng đáp ứng được những yêu cầu của Công ty. 3.2.1.3 Dự kiến hiệu quả của giải pháp mang lại Với việc mở rộng thêm thị trường, và khả năng tự tìm kiếm nguồn hàng nhập gia công, Tổng công ty may Nhà Bè có thể tiế t kiệm được chi phí nhập do tận dụng lợi ích của việc đặt mua hàng theo quy mô và kết hợp được đơn hàng nhập gia công với đơn hàng nhập sản xuất. Không chỉ có thế, thông qua việc tự cung cấp nguyên vật liệu gia công, may Nhà Bè có thể nâng cao giá trị của hợp đồng gia công xuất khẩu. Với việc dùng các công thức tính tham số và hàm xu thế qua ba năm (2009 – 2011) tính được như sau: ̅ Dự báo giá trị hợp đồng nhập gia công xuất khẩu theo hàm xu thế tuyến tính: SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  59. Khóa luận tốt nghiệp 49 GVHD: ThS Trần Thị Trang Năm DB Giá trị hợp đồng (Triệu USD) 2012 ̂ ( ) 2013 ̂ ( ) 2014 ̂ ( ) Qua kết quả dự báo ta thấy được giá trị hợp đồng gia công xuất khẩu sẽ tăng trong ba năm tới (2012 – 2014). Song, kết quả dự báo này cũng có sai số nhất định vì số năm dùng để tính toán khá ít (chỉ 3 năm gần đây nhất 2009 – 2011). Tuy nhiên, khi so giá trị hợp đồng gia công xuất khẩu thực tế thực hiện trong 7 tháng đầu năm 2012 cho kết quả là 318,89 triệu USD với trung bình giá trị hợp đồng gia công xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2012 được dự báo là 313,49 triệu USD thì kết quả không chênh lệch quá cao nên mức độ tin cậy của dự báo vẫn có giá trị trong trường hợp không có biến động kinh tế thế giới xảy ra trong 3 năm tới. 3.2.2 Giải pháp 2: Đầu tƣ đổi mới các thiết bị văn phòng và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý dữ liệ u 3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp Giải pháp nhằm khắc phục sự chậm trễ trong quá trình tiến hành làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nhập gia công cũng như tiết kiệm được thời gian và diện tích trong việc lưu trữ, quản lý dữ liệu. Hơn thế nữa, đem lại sự chuyên nghiệp trong cách quản lý, dễ dàng tổng hợp và báo cáo vào cuối ngày. 3.2.2.2 Cách thực hiện  Đầu tư đổi mới các thiết bị văn phòng, cụ thể: Máy Photo Máy Scan Máy Fax Bộ phận thủ tục 4 1 Bộ phận mặt hàng 4 2 Bộ phận định mức 1 1 Bộ phận giao nhận Dự trù chi phí (VND) 18,837,000/máy 1,318,182/máy 3,090,910/máy TỔNG CHI PHÍ 55,718,858 VND (Dự trù chi phí được khảo sát từ trang web: www.sieuthimayvanphong.com) Nguồn kinh phí dùng để mua thêm các thiết bị văn phòng được trích trong quỹ đầu tư phát triển của công ty cộng với các khoản bán thiết bị văn phòng cũ. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  60. Khóa luận tốt nghiệp 50 GVHD: ThS Trần Thị Trang Với các thiết bị văn phòng đang sử dụng, Công ty nên cử người thường xuyên bảo trì, thay mực; đồng thời quy định định mức sử dụng giấy với thời gian dùng máy, tránh trường hợp 1 máy làm việc quá tải.  Ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý dữ liệu: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp các phần mềm quản lý dữ liệu như Intel, Microsoft, việc lựa chọn phần mềm nào là tùy vào điều kiện của Công ty. Tuy nhiên, em cũng xin đưa một ứng dụng đang rất thịnh hành hiện nay, đó là: iBom (Intelligence Business Operation Management) – Giải pháp thông minh và tối ưu trong công tác quản trị và điều hành doanh nghiệp. Ứng dụng tích hợp các giải pháp quản lý và điều hành doanh nghiệp chuyên nghiệp như quản lý kế hoạch, báo cáo kế hoạch, theo dõi công việc, lưu trữ hồ sơ văn bản, lưu trữ hồ sơ tài chính (hợp đồng, phụ lục, hóa đơn ), lưu trữ hồ sơ nhân sự iBom tích hợp các dữ liệu từ email, fax, văn bản, hồ sơ để liên kết thông suốt và chuyên sâu giữa các dự án, hợp đồng, văn bản, hồ sơ, kế hoạch công việc thông qua hệ thống quy trình xử lý có khả năng thiết lập rất linh động. Từ đó tạo ra một bức tranh toàn cảnh về năng suất làm việc trong doanh nghiệp cho lãnh đạo công ty, lãnh đạo phòng ban và nhân viên. Hình 3.1: Quy trình quản lý lƣu trữ hồ sơ của iBom SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  61. Khóa luận tốt nghiệp 51 GVHD: ThS Trần Thị Trang Lợi ích có được từ iBom: Không giới hạn về không gian và thời gian lưu trữ do đó tiết kiệm được thời gian và chi phí vận hành. Với hệ thống lưu trữ thông tin khoa học, tự động tích hợp các dữ liệ u từ nhiều nguồn nên giảm được thời gian làm việc thêm giờ của nhân viên. Giúp cán bộ công nhân viên của công ty nắm bắt thông tin đầy đủ và kịp thời. 3.2.2.3 Dự kiến hiệu quả của giải pháp HIỆN TẠI CẢI TIẾN DỰ KIẾN HIỆU QUẢ - Các thiết bị văn phòng phải Đầu tư thêm thiết bị - Tiết kiệm thời gian trong dùng chung cho toàn phòng. văn phòng cho mỗi bộ công tác làm thủ tục nhập gia Gây chậm trễ trong quá phận. công nguyên vật liệu. Dẫn đến trình làm thủ tục nhận hàng. giảm các chi phí phát sinh do chậm lấy hàng như phí kho - Lưu trữ, quản lý hồ sơ theo Ứng dụng công nghệ bãi phương pháp thủ công. thông tin để quản lý - Việc lưu trữ và quản lý hồ sơ Tốn nhiều thời cho việc dữ liệu được tiến hành nhanh chóng, tìm kiếm. tránh thất thoát. Dễ thất thoát. - Nâng cao khả năng hoàn Chiếm diện tích lớn. thành công việc đúng thời hạn. - Tiết kiệm chi phí thuê kho để lưu trữ hồ sơ 3.2.3 Giải pháp 3: Quản lý tốt chi phí của hoạt động nhập gia công 3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp Chi phí kinh doanh nhập gia công nguyên vật liệu là nhân tố cấu thành nên giá thành của hàng hóa, doanh thu, lợi nhuận thu được và do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Qua công thức tính lợi nhuận: Lợi nhuận = ∑ ∑ í Vì vậy, giảm chi phí của hoạt động nhập gia công là một yếu tố tất yếu để tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh tại Tổng công ty may Nhà Bè. SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My
  62. Khóa luận tốt nghiệp 52 GVHD: ThS Trần Thị Trang 3.2.3.2 Cách thực hiện giải pháp và hiệu quả mang lại: Hiện tại Cải tiến Hiệu quả Chi phí cho việc sửa Các cán bộ lãnh đạo thường Tạo cho nhân viên ý chữa những sai sót xuyên kiểm tra và đôn đốc nhân thức cao trong việc kiểm trong công tác kiểm tra viên để họ kiểm tra chính xác tra chứng từ, từ đó: bộ chứng từ và khai từng thông tin của bộ chứng từ Giảm tối đa các chi Hải quan còn khá cao. và tiến hành trong thời gian quy phí phát sinh do sửa định của công ty. chữa những sai sót đó. Đưa ra một hệ thống thưởng, Tránh tốn kém thời phạt dùng cho toàn phòng, qua gian qua đó nhân viên đó nhân viên nào thực hiện công có thể thực hiện được việc chính xác và nhanh nhất sẽ nhiều công việc hơn. được tặng danh hiệu nhân viên tiêu biểu của tháng cùng phần thưởng (giá trị tùy theo ngân sách của phòng). Đồng thời, tiến hành phạt những nhân viên nào thường xuyên mắc những sai phạm gây chậm trễ cho hoạt động nhập gia công. Tình trạng hàng tồn Nhanh chóng đưa nguyên vật Giảm được tình trạng kho nguyên vật liệu liệu vào sản xuất hàng gia công. hàng tồn kho. Từ đó, nhập gia công còn quá Cán bộ ở các bộ phận nên có giảm được các chi phí cao, dẫn đến chi phí sự phối hợp và thường xuyên bảo quản hàng. bảo quản tăng cao. trao đổi trong việc xác định lượng hàng nhập và thời gian nhập gia công sao cho hợp lý, tránh lượng hàng dự trữ trong kho quá cao. Chưa quản lý tốt chi Các nhân viên trong phòng Giảm chi phí vận phí vận chuyển và chi Kế hoạch thị trường – Xuất nhập chuyển do phải đi nhiều phí lưu kho ở cảng do khẩu nên phối hợp với nhau chuyến hàng nhỏ. chậm nhận hàng. trong công đoạn lấy hàng. Nếu SVTH: Nguyễn Hoàng Trúc My