Khóa luận Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng

pdf 141 trang thiennha21 21/04/2022 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng

  1. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỨC TƯỜNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2016 - 2020 i SVTH: Ngô Thị Na
  2. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỨC TƯỜNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Tác giả: Ngô Thị Na Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K50C Kế toán ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Niên khóa: 2019 - 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2016 - 2020 ii SVTH: Ngô Thị Na
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của quý thầy cô khoa Kế toán - Kiểm toán Trường Đại Học Kinh tế Huế sau hơn ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “ Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng ”. Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bên cạnh sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô hướng dẫn, bạn bè xung quanh cũng như các anh chị tại đơn vị thực tế. Em chân thành cảm ơn ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời gian làm báo cáo thực tập. Mặc dù công việc giảng dạy của cô cũng bận rộn nhưng không ngần ngại chỉ dẫn em, định hướng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dào sức khoẻ. Đặc biệt, em xin bày tỏ lời cảm ơn đến các cô, các chú, các anh, các chị tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm chuyên môn, tạo cơ hội cho em được thực tập, được tiếp xúc với công việc thực tế tại Quý công ty, làm cơ sở để hoàn thiện báo cáo của mình. Cũng như lời cảm ơn gửi đến gia đình và bạn bè đã luôn đồng hành, bên cạnh em trong suốt hơn 3 tháng làm đề tài. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân vẫn chưa tiếp xúc nhiều với kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét và chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin kính chúc Quý thầy cô, các anh các chị luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong công việc. Huế, ngày 04 tháng 01 năm 2020 Sinh viên thực hiện Trường Đại học KinhNgô Thtếị Na Huế iii SVTH: Ngô Thị Na
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỀU ĐỔ ix DANH MỤC BẢNG, BIỂU x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2 I.3. Đối tượng nghiên cứu đề tài 2 I.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 I.5. Phương pháp nghiên cứu 2 I.6. Bố cục của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANG NGHIỆP THƯƠNG MẠI 4 1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại 4 1.2 Một số vấn đề chung về hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 4 1.2.1 Một số vấn đề liên quan đến hoạt động bán hàng 4 1.2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4 1.2.1.2 Các phương thức bán hàng 7 1.2.1.3 Các phương thức thanh toán 8 1.2.2 Một số vấn đề liên quan đến hoạt động xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 8 1.2.2.1 Sự cần thiết của công tác xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 8 1.2.2.2 Công thức tính và các chỉ tiêu liên quan 9 1.3 Nội dung công tác bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 10 Trường1.3.1 Kế toán doanh thu Đạibán hàng và cunghọc cấp dịch Kinhvụ tế Huế10 1.3.1.1 Chứng từ sử dụng 10 1.3.1.2 Sổ sách kế toán sử dụng 10 1.3.1.3 Tài khoản sử dụng 10 1.3.1.4 Phương pháp hạch toán 11 iv SVTH: Ngô Thị Na
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 12 1.3.2.1 Chứng từ sử dụng 12 1.3.2.2 Sổ sách kế toán sử dụng 12 1.3.2.3 Tài khoản sử dụng 12 1.3.2.4 Phương pháp hạch toán 12 1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán 13 1.3.3.1 Chứng từ sử dụng 13 1.3.3.2 Sổ sách kế toán sử dụng 13 1.3.3.3 Tài khoản sử dụng 13 1.3.3.4 Phương pháp hạch toán 14 1.4 Nội dung công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 15 1.4.1 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 15 1.4.1.1 Chứng từ sử dụng 15 1.4.1.2 Sổ sách kế toán sử dụng 15 1.4.1.3 Tài khoản sử dụng 15 1.4.2 Kế toán chi phí bán hàng 17 1.4.2.1 Chứng từ sử dụng 17 1.4.2.2 Sổ sách kế toán sử dụng 17 1.4.2.3 Tài khoản sử dụng 17 1.4.2.4 Phương pháp hạch toán 18 1.4.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 19 1.4.3.1 Chứng từ sử dụng 19 1.4.3.2 Sổ sách kế toán sử dụng 19 1.4.3.4 Phương pháp hạch toán 19 1.4.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 20 1.4.4.1 Chứng từ sử dụng 20 1.4.4.2 Sổ sách kế toán sử dụng 20 1.4.4.3 Tài khoản sử dụng 20 Trường1.4.4.4 Phương pháp h ạchĐại toán học Kinh tế Huế21 1.4.5 Kế toán thu nhập khác 21 1.4.5.1 Chứng từ sử dụng 21 1.4.5.2 Sổ sách kế toán sử dụng 21 1.4.5.3 Tài khoản sử dụng 22 v SVTH: Ngô Thị Na
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.4.6 Kế toán chi khí khác 23 1.4.6.1 Chứng từ sử dụng 23 1.4.6.2 Sổ sách kế toán sử dụng 23 1.4.6.3 Tài khoản sử dụng 23 1.4.6.4 Phương pháp hạch toán 23 1.4.7 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 24 1.4.7.1 Chứng từ sử dụng 24 1.4.7.2 Sổ sách kế toán sử dụng 24 1.4.7.3 Tài khoản sử dụng 24 1.4.7.4 Phương pháp hạch toán 25 1.4.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 25 1.4.8.1 Chứng từ sử dụng 25 1.4.8.2 Sổ sách kế toán sử dụng 26 1.4.8.3 Tài khoản sử dụng 26 1.4.8.4 Phương pháp hạch toán 27 1.5 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 27 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường và Chi nhánh tại Đà Nẵng 28 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 28 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 30 2.2.1. Chức năng 30 2.2.2. Nhiệm vụ 30 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 30 2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 32 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 32 33 2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 34 2.1.4.3 Hình thức sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính 34 Trường2.1.5 Các nguồn lực ho ạĐạit động tại công học ty qua 3 năm Kinh 2016 – 2018 tế Huế36 2.1.5.1 Tình hình lao động 36 2.1.5.2 Tình hình Tài sản – Nguồn vốn 39 2.1.5.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 42 vi SVTH: Ngô Thị Na
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.2.1 Đặc điểm công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty 45 2.2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm 45 2.2.1.2 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm 47 2.2.1.3 Các phương thức thanh toán 47 2.2.2 Thực trạng công tác kế toán bán hàng tại Công ty 48 2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 48 2.2.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán 59 2.2.3 Thực trạng công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường – Chi nhánh Đà Nẵng 66 2.2.3.1 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 66 2.2.3.2 Kế toán chi phí bán hàng 74 2.2.3.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 81 2.2.3.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 87 2.2.3.5 Kế toán chi phí khác 94 2.2.3.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 100 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỨC TƯỜNG -CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 106 3.1 Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán tại Công ty 106 3.1.1 Ưu điểm 106 3.1.2 Nhược điểm 108 3.2 Đánh giá về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng 108 3.2.1 Ưu điểm 108 3.2.2 Nhược điểm 109 3.3 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng 111 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 TrườngPHỤ LỤC Đại học Kinh tế Huế119 vii SVTH: Ngô Thị Na
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CKTM Chiết khấu thương mại CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp DT BH & CCDV Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ GGHB Giảm giá hàng bán GTGT Giá trị gia tăng HBBTL Hàng bán bị trả lại KPCĐ Kinh phí công đoàn KQKD Kết quả kinh doanh NSNN Ngân sách Nhà nước QL-BH Quản lý - Bán hàng SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định XHCN Xã hội chủ nghĩa Trường Đại học Kinh tế Huế viii SVTH: Ngô Thị Na
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỀU ĐỔ Sơ đồ 1.1: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo phương thức bán hàng trực tiếp (Trang 11) Sơ đồ 1.2: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu (Trang 12) Sơ đồ 1.3: Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên (Trang 14) Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp (Trang 16) Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí bán hàng (Trang 18) Sơ đồ 1.6: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính (Trang 19) Sơ đồ 1.7: Kế toán chi phí hoạt động tài chính (Trang 21) Sơ đồ 1.8: Kế toán thu nhập khác (Trang 22) Sơ đồ 1.9: Kế toán chi phí khác (Trang 23) Sơ đồ 1.10: Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Trang 25) Sơ đồ 1.11: Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 26) Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 30) Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng (Trang 32) Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính (Trang 34) Sơ đồ 2.4: Kế toán xác định kết quả kinh doanh (Trang 99) Trường Đại học Kinh tế Huế ix SVTH: Ngô Thị Na
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty từ năm 2016 đến năm 2018 (Trang 36) Bảng 2.2: Tình hình Tài sản - Nguồn vốn của Công ty từ năm 2016 đến năm 2018 (Trang 39) Bảng 2.3: Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2016 đến năm 2018 (Trang 42) Bảng 2.4: Một số sản phẩm của Công ty (Trang 45) Biểu 2.1 Chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ ngày 13/02/2019 (Trang 51) Biểu 2.2: Trích Sổ Nhật ký chung (TK 5111) Quý I/2019 (Trang 54) Biểu 2.3: Trích Sổ chi tiết TK 5111 Quý I/2019 (Trang 55) Biểu 2.4: Trích Sổ cái TK 5111 Quý I/2019 (Trang 56) Biểu 2.5: Các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ ngày 31/01/2019 (Trang 59) Biểu 2.6: Trích Sổ Nhật ký chung (TK 632) Quý I/2019 (Trang 61) Biểu 2.7: Trích Sổ chi tiết TK 632 Quý I/2019 (Trang 62) Biểu 2.8: Trích Sổ cái TK 632 Quý I/2019 (Trang 63) Biểu 2.9: Các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ ngày 31/1/2019 (Trang 66) Biểu 2.10: Trích Sổ Nhật ký chung (TK 642) Quý I/2019 (Trang 69) Biểu 2.11: Trích sổ chi tiết TK 642 Quý I/2019 (Trang 70) Biểu 2.12: Trích Sổ cái TK 642 Quý I/2019 (Trang 71) Biểu 2.13: Các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ ngày 22/02/2019 (Trang 73) Biểu 2.14: Trích Sổ Nhật ký chung (TK 641) Quý I/2019 (Trang 76) Biểu 2.15: Trích Sổ chi tiết TK 641 Quý I/2019 (Trang 77) Biểu 2.16: Trích Sổ cái TK 641 Quý I/2019 (Trang 78) Biểu 2.17: Các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ ngày 25/02/2019 (Trang 80) Biểu 2.18: Trích sổ Nhật ký chung (TK 515) Quý I/2019 (Trang 82) Biểu 2.19: Trích sổ Chi tiết TK 515 Quý I/2019 (Trang 83) Biểu 2.20: Trích Sổ cái TK 515 Quý I/2019 (Trang 84) TrườngBiểu 2.21: Các chứng t ừĐạidùng làm căn học cứ ghi sổ ngày Kinh 28/02/2019 (Trang tế 86 ) Huế Biểu 2.22: Trích sổ Nhật ký chung (TK 635) Quý I/2019 (Trang 88) Biểu 2.23: Trích Sổ chi tiết TK 635 Quý I/2019 (Trang 89) Biểu 2.24: Trích Sổ Cái TK 635 Quý I/2019 (Trang 90) x SVTH: Ngô Thị Na
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Biểu 2.25: Các chứng từ dùng làm căn cứ ghi sổ ngày 11/01/2019 (Trang 92) Biểu 2.26: Trích sổ Nhật ký chung (TK 811) Quý I/2019 (Trang 94) Biểu 2.27: Trích Sổ chi tiết TK 811 Quý I/2019 (Trang 95) Biểu 2.28: Trích Sổ cái TK 811 Quý I/2019 (Trang 96) Biểu 2.29: Trích Sổ nhật ký chung (TK 911) Quý I/2019 (Trang 99) Biểu 2.30: Trích Sổ chi tiết TK 911 Quý I/2019 (Trang 100) Biểu 2.31: Trích Sổ cái TK 911 Quý I/2019 (Trang 101) Trường Đại học Kinh tế Huế xi SVTH: Ngô Thị Na
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Kế toán nói chung và kế toán bán hàng, xác định kết quả kinh doanh nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp dù đang hoạt động trong lĩnh vực nào. Nhiệm vụ của một kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh lúc này được thể hiện rõ nét nhất thông qua việc cung cấp các con số “biết nói” giúp các nhà quản trị nắm bắt được tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ để từ đó đưa ra các biện pháp kinh doanh đúng đắn và phù hợp. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ hơn thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là hết sức thiết yếu trong việc hoàn thiện công tác kế toán trong doanh nghiệp. Đối tượng kinh doanh thương mại là hàng hóa - đó là những sản phẩm do các doanh nghiệp thương mại mua về rồi cung cấp ra lại cho thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại nói chung cũng như Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng thì hàng hóa vừa là yếu tố đầu vào và cũng là yếu tố đầu ra chủ lực của doanh nghiệp. Tuy nhiên phải cần thông qua một quá trình tiêu thụ để có thể chuyển đổi giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa. Do đó việc đặt ra kế hoạch tổ chức khâu bán hàng đem lại hiệu quả là yêu cầu cấp thiết, vì nếu một khi thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp các khoản chi phí bỏ ra và xác định đúng đắn kết quả kinh doanh hướng đến mục tiêu mang lại lợi nhuận cho sự phát triển bền vững và lâu dài. Hơn thế nữa, còn giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, giải quyết tình trạng thiếu việc làm, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động. Thực tế nền kinh tế thị trường đã và đang chứng minh rõ, doanh nghiệp nào sản xuất ra sản phẩm, nhưng không tiêu thụ được, không bù đắp được chi phí, không xác định chính xác kết quả kinh doanh của mình dẫn tới tình trạng “lãi giả, lỗ thật” thì sớm muộn cũng đi tới chổ phá sản. TrườngCông ty Cổ phần TĐạiập đoàn Đ ứchọc Tường – Chi Kinh nhánh Đà Nẵng tế là công Huế ty kinh doanh thương mại về mặt hàng: dây điện dân dụng, dây cáp điện, ống nước và thiết bị điện. Cho nên nhu cầu hiểu rõ hơn về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh để đưa ra những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, xác định đúng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn 1 SVTH: Ngô Thị Na
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc đề trên, qua thời gian thực tập tại công ty, tôi đã chọn đề tài “ Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng ” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. I.2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Thứ nhất, tổng hợp và hệ thống hóa về một số lý luận, những lý thuyết có liên quan đến kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp Thương mại và Dịch vụ. Thứ hai, tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty, thực trạng công tác tổ chức bộ máy kế toán. Đặc biệt là kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng. Thứ ba, kết hợp và đối chiếu giữa lý thuyết được học với sự trải nghiệm thực tế từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét cũng như đề xuất một số quan điểm cá nhân nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường. I.3. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài là công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng. I.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi về không gian: Do giới hạn về kiến thức và thời gian thực tập, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường – Chi nhánh Đà Nẵng. Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng để phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh của công ty được thu thập từ năm 2016 đến năm 2018. Số liệu sử dụng để phán ánh thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty là số liệu trong 3 tháng đầu năm 2019. I.5. Phương pháp nghiên cứu TrườngMột số phương pháp nghiênĐại cứu đư họcợc tôi sử dụ ngKinh để hoàn thành bàitế khóa Huếluận này bao gồm:  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: (1) Từ các văn bản pháp luật có liên quan đến đề tài 2 SVTH: Ngô Thị Na
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc (2) Thu thập các thông tin về công ty: Lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức, thông qua trang website chính thức của công ty: ductuong.com.vn. (3) Tham khảo các bài khóa luận của các anh/chị khóa trước thông qua thư viện của trường và kèm theo đó là nghiên cứu các khóa luận được chia sẻ trên Internet: “Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tấn Lập” của sinh viên Nguyễn Ánh Ngọc, “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản nợ phải thu tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng” của sinh viên Tống Thị Ngọc Thu.  Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn của phòng kế toán, phòng kinh doanh. Đặc biệt là số liệu liên quan đến công tác bán hàng và xác định kết qủa kinh doanh lấy trong Quý I/2019 thông qua chụp ảnh trực tiếp, scan, ghi chép lại các hóa đơn, chứng từ.  Phương pháp quan sát: Trong quá trình được thực tập tại đơn vị quan sát công tác kế toán diễn ra như thế nào (cách thức ghi hóa đơn, cách thức nhập liệu các nghiệp vụ kinh tế vào phần mềm, trình tự luân chuyển chứng từ, cách thức hạch toán, ghi sổ, lưu trữ chứng từ ). Kết hợp với việc đặt ra các câu hỏi nhờ các anh chị nhân viên kế toán trong công ty giải đáp để hiểu rõ hơn các vấn đề.  Phương pháp so sánh, tổng hợp và phân tích: Từ những số liệu đã thu thập được tiến hành tổng hợp và so sánh giữa 2 năm 2017 - 2018, mức độ tăng giảm các chỉ tiêu để hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp. So sánh giữa lý thuyết được học và thực tế công tác kế toán diễn ra ở doanh nghiệp khác nhau như thế nào. Cuối cùng tiến hành phân tích vấn đề và đưa ra các nhận xét, đánh giá. I.6. Bố cục của đề tài Đề tài “Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường – Chi nhánh Đà Nẵng” gồm 3 phần như sau: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu TrườngChương 1: Cơ sở lýĐại luận về k ếhọctoán bán hàng Kinh và xác định k ết tếquả kinh Huế doanh trong doanh nghiệp thương mại Chương 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường – Chi nhánh Đà Nẵng. 3 SVTH: Ngô Thị Na
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường – Chi nhánh Đà Nẵng. Phần III: Kết luận và kiến nghị PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANG NGHIỆP THƯƠNG MẠI 1.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau. Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp kinh doanh thương mại và doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp thương mại không trực tiếp tạo ra sản phẩm, nó đóng vai trò trung gian môi giới cho người sản xuất và người tiêu dùng. Còn doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Doanh nghiệp thương mại thừa hưởng kết quả của doanh nghiệp sản xuất, vì thế chi phí mà doanh nghiệp thương mại bỏ ra chỉ bao gồm: giá phải trả cho người bán và các phí bỏ ra để quá trình bán hàng diễn ra thuận tiện, đạt hiệu quả cao. Đối tượng kinh doanh thương mại là các hàng hóa phân theo từng ngành hàng:  Hàng vật tư, thiết bị (tư liệu sản xuất – kinh doanh)  Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng  Hàng lương thực, thực phẩm chế biến 1.2 Một số vấn đề chung về hoạt động bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 1.2.1 Một số vấn đề liên quan đến hoạt động bán hàng Trường1.2.1.1 Một số khái niệm Đạicơ bản học Kinh tế Huế  Khái niệm về bán hàng: Theo giáo trình “ Nguyên lý kế toán của TS. Phan Thị Minh Lý, 2008” : Bán hàng là quá trình cuối cùng trong chu kỳ kinh doanh. Thông qua bán hàng mà giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm được thực hiện trên thị trường giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn bỏ ra. Cũng chính thông qua quá trình bán hàng mà bộ 4 SVTH: Ngô Thị Na
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc phận giá trị gia tăng tạo ra trong quá trình sản xuất được thực hiện và biểu hiện dưới hình thức lợi nhuận. Nếu đẩy mạnh được quá trình bán hàng sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Quá trình bán hàng được hình thành khi quyền sở hữu về hàng hóa, dịch vụ đã chuyển từ người bán sang người mua.  Khái niệm về doanh thu (Chuẩn mực số 14: Doanh thu và thu nhập khác): Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau: (a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; (b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; (c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Các khoản giảm trừ doanh thu Chiết khấu thương mại: Là một khoản mà bên người bán giảm trừ hoặc thanh toán cho người mua do đã mua hàng với số lượng lớn và theo thương lượng bên bán sẽ dành cho bên mua một khoản chiết khấu thương mại (đã được ghi trên hợp đồng mua bán Trườnghoặc các cam kết mua, bán Đại hàng). học Kinh tế Huế Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ được doanh nghiệp (bên bán) chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã thỏa thuận trong hóa đơn, vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách, hoặc không đúng thời hạn ghi trong hợp đồng. 5 SVTH: Ngô Thị Na
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng kinh tế như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, đính kèm hóa đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bản sao hóa đơn (nếu trả lại một phần. Và đính kèm theo chứng từ nhập lại kho của doanh nghiệp sô hàng nói trên). Trị giá hàng bán bị trả lại = Số lượng hàng bị trả lại x Đơn giá bán  Khái niệm giá vốn hàng bán: Là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm được xuất bán trong kỳ hoặc là giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành đã được xác định là tiêu thụ và các khoản chi phí khác được phân bổ cho hàng bán ra trong kỳ. Đối với doanh nghiệp thương mại, trị giá vốn của hàng hóa xuất dùng gồm: trị giá mua thực tế của hàng xuất bán và chi phí thu mua hàng phân bổ cho số hàng đã bán. Theo chuẩn mực số 02 “Hàng tồn kho” có 4 phương pháp tính giá vốn hàng bán gồm: (1) Phương pháp đích danh: Giá trị HTK xuất ra thuộc lần nhập kho nào thì lấy giá đích danh nhập cho lần nhập đó làm giá xuất kho. Phương pháp này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng hoặc ổn định được và nhận diện được như vàng bạc, đá quý. (2) Phương pháp đơn giá bình quân: Giá trị của từng loại HTK được tính theo giá trị trung bình của từng loại HTK tương tự đầu kỳ và HTK được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc theo mỗi lần nhập hàng. (3) Phương pháp nhập trước – xuất trước (FIFO): Áp dụng dựa trên giả định là HTK được mua trước hoặc sản xuất từ thời điểm cuối kỳ là HTK được mua hoặc sản xuất từ thời điểm cuối kỳ. (4) Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO): Áp dụng dựa trên giả định HTK được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất trước và HTK còn lại cuối kỳ là HTK được mua hoặc sản xuất trước đó. Trường Khái niệm chi phí bánĐại hàng: Theo học giáo trình kKinhế toán chi phí của tế TS. Huỳnh Huế Lợi. Chi phí bán hàng được gọi là: chi phí lưu thông, là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chính sách chiến lược bán hàng của doanh nghiệp như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong việc bán hàng v.v 6 SVTH: Ngô Thị Na
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.1.2 Các phương thức bán hàng Có nhiều phương thức bán hàng khác nhau. Và mỗi doanh nghiệp thương mại lựa chọn cho mình phương thức bán hàng riêng phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Dưới đây là hai phương thức bán hàng mà Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng đang áp dụng: (1) Phương thức bán buôn: Là hình thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất, Đặc điểm của hàng hóa bán buôn là hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Do vậy, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chưa được thực hiện. Hàng bán buôn thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. Giá bán biến động tùy thuộc vào số lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường gồm hai phương thức:  Phương thức bán buôn hàng hóa qua kho: Là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp. Bán buôn hàng hóa qua kho có thể thực hiện theo hai hình thức: + Bán buôn hàng hóa qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, bên mua của đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hóa giao trực tiếp cho đại diện bên mua. Đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hóa được xác định là tiêu thụ. + Bán buôn hàng hóa qua kho theo hình thức chuyển hàng: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao. Chi phí vận chuyển do Trườngdoanh nghiệp thương mạ i Đạichịu sẽ đượ c ghihọc vào chi phí Kinh bán hàng. tế Huế (2) Phương thức bán lẻ Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. 7 SVTH: Ngô Thị Na
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc + Đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng nhỏ, giá bán thường ổn định. + Hình thức này bao gồm bán hàng thu tiền tập trung và bán hàng thu tiền trực tiếp. Thời điểm ghi nhận doanh thu là lúc doanh nghiệp nhận được báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng. 1.2.1.3 Các phương thức thanh toán Sau khi giao hàng cho bên mua và nhận được chấp nhận thanh toán, bên bán có thể nhận được tiền hàng theo nhiều phương thức khác nhau tùy vào sự thỏa thuận giữa hai bên mà lựa chọn phương thức thanh toán cho phù hợp. Hiện nay các doanh nghiệp thương mại thường sử dụng hai phương thức thanh toán phổ biến là:  Thanh toán trực tiếp Là hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Theo phương thức thanh toán này, sau khi mua hàng khách hàng trao tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản ngay cho đơn vị bán hàng.  Thanh toán chậm trả Doanh nghiệp cho khách hàng mua nợ trong một thời gian. Sau hết thời gian nợ, khách hàng phải trả tiền cho doanh nghiệp hoặc có thể tiến hành thanh toán bù trừ trong trường hợp đối tượng mua hàng vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp. 1.2.2 Một số vấn đề liên quan đến hoạt động xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 1.2.2.1 Sự cần thiết của công tác xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại Cơ chế thị trường là sự cạnh tranh gay gắt, muốn tồn tại và kinh doanh có lãi buộc các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại phải tự tìm nguồn vốn và nơi tiêu thụ hàng hoá. Doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường, được thị trường chấp nhận về chất lượng sản phẩm điều này được doanh nghiệp đặc biệt quan tâm, làm thế Trườngnào để tăng lượng sản phĐạiẩm tiêu thụ trênhọc một thị trưKinhờng rộng lớn v ớtếi đầy rẫHuếy những cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Vì vậy mà công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ là một trong những phần hành chủ yếu trong doanh nghiệp. 8 SVTH: Ngô Thị Na
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.2.2.2 Công thức tính và các chỉ tiêu liên quan Tiêu thụ hàng hoá là quá trình các doanh nghiệp thực hiện việc chuyển hoá vốn sản xuất kinh doanh của mình từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền tệ và hình thành kết quả tiêu thụ, phản ánh dưới dạng lãi (lỗ) của doanh nghiệp. Đây là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và được xác định như sau: Lãi (Lỗ) tiêu thụ sản phẩm = DTT – (GVHB + CPBH + CPQLDN) Trong đó: DTT = DT BH & CCDV - (Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại) Để xác định được một doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay lỗ cần xác định thêm một số chỉ tiêu liên quan sau đây:  Chi phí quản lý doanh nghiệp: Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp như chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu phục vụ cho quản lý doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp (chi phí điện, nước; chi phí tiếp khách; ),  Theo hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam - chuẩn mực số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành hoặc và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.  Doanh thu hoạt động tài chính: Là toàn bộ các khoản thu về tiền lãi, thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn hiệu thương mại, phần mềm vi tính, ), cổ tức, lợi nhuận được chia, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, , khoản chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn, thu nhập từ đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn và thu từ các hoạt động đầu tư khác.  Chi phí tài chính: bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh , Trườngliên kết, lỗ chuyển nhượ ngĐại chứng khoán học ngắn hạn, chiKinh phí giao dịch bántế chứ ngHuế khoán; dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái,  Chi phí khác bao gồm các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp: chi phí thanh lý, 9 SVTH: Ngô Thị Na
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc nhượng bán TSCĐ; giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ; tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; truy nộp thuế;  Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán – chuẩn mực số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” có nêu: Thu nhập khác là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: (1) Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ (2) Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng (3) Thu tiền bảo hiểm được bồi thường (4) Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước (5) Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập (6) Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại (7) Các khoản thu khác 1.3 Nội dung công tác bán hàng trong doanh nghiệp thương mại 1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.3.1.1 Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT, Hóa đơn bán hàng - Phiếu xuất kho, Phiếu định khoản chứng từ - Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, Giấy báo Có, Bảng sao kê giao dịch của ngân hàng, 1.3.1.2 Sổ sách kế toán sử dụng Doanh nghiệp theo dõi và phản ánh chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”, sử dụng các loại sổ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau: - Sổ Nhật ký chung: TK 511 - Sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản: TK 111, TK 112, TK 131, TK 5111, 1.3.1.3 Tài khoản sử dụng Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sử dụng tài khoản 511 – Doanh Trườngthu bán hàng và cung cấ p Đạidịch vụ học Kinh tế Huế  Nguyên tắc kế toán: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh như bán hàng (bán sản phẩm do doanh 10 SVTH: Ngô Thị Na
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa mua vào), cung cấp dịch vụ (cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch )  TK 511 không có số dư cuối kỳ, tại công ty sử dụng tài khoản cấp 2 TK 5111- Doanh thu bán hàng hóa  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản: Bên Nợ Bên Có - Các khoản thuế gián thu phải nộp, bao gồm: - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất Thuế GTGT, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của Xuất khẩu, Thuế Bảo vệ môi trường doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán - Kết chuyển DTT vào tài khoản 911 1.3.1.4 Phương pháp hạch toán  Áp dụng cho trường hợp bán trực tiếp cho khách hàng: Căn cứ vào hóa đơn GTGT (hóa đơn bán hàng ) và các chứng từ thanh toán để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 511 TK 111, 112, 131 TK 521 TK 911 Doanh thu bán hàng K/c doanh thu thuần và cung cấp Doanh thu hàng bán dịch vụ bị trả lại, bị giảm giá chiết khấu thương mại TK 33311 Thuế GTGT đầu ra Trường ThuĐạiế GTGT hàng học bán bị trả lKinhại, tế Huế bị giảm giá, chiết khấu thương mại Kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại, bị giảm giá chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ 11 SVTH: Ngô Thị Na
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Sơ đồ 1.1: Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo phương thức bán hàng trực tiếp 1.3.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.3.2.1 Chứng từ sử dụng - Biên bản xác nhận hàng bán bị trả lại, biên bảng xác nhận giảm giá hàng bán - Hóa đơn GTGT, giấy báo Nợ, phiếu chi - Các chứng từ gốc khác 1.3.2.2 Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ nhật ký chung: TK 521 - Sổ chi tiết các tài khoản: TK 521, TK 5111, - Sổ cái các tài khoản: TK 521, TK 5111, TK 112, TK 156, 1.3.2.3 Tài khoản sử dụng  Nguyên tắc kế toán: Được dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp.  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản: Tài khoản 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu có 3 tài khoản cấp 2 (TK 5211 - Chiết khấu thương mại; TK 5212 - Hàng bán bị trả lại; TK 5213 - Giảm giá hàng bán). Bên Nợ Bên Có - Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số - Số giảm giá hàng bán đã chấp nhận chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán thanh toán cho khách hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại sang TK - Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả 511 đề xác định doanh thu thuần của kỳ tiền cho người mua hoặc trừ vào khoản báo cáo. Trườngphải thu khách hàng về sốĐạisản phẩm, hànghọc Kinh tế Huế hóa đã bán. Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ 1.3.2.4 Phương pháp hạch toán Quá trình hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu được khái quát như sau: 12 SVTH: Ngô Thị Na
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc TK 521 TK 111, 112, 131 TK 511 Khi phát sinh các khoản Kết chuyển GGHB, CKTM, GGHB, CKTM, HBBTL HBBTL TK 3331 Giảm các khoản thuế phải nộp Sơ đồ 1.2: Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.3.3 Kế toán giá vốn hàng bán 1.3.3.1 Chứng từ sử dụng - Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu chi, - Biên bản kiểm kê hàng hóa - Hóa đơn GTGT đầu vào, 1.3.3.2 Sổ sách kế toán sử dụng Để phản ánh và theo dõi giá vốn hàng bán các doanh nghiệp có thể sử dụng các sổ kế toán sau: - Bảng kê hóa đơn mua vào, bảng kê bán hàng - Sổ chi tiết các tài khoản: 156, 632, 1563, - Sổ cái các tài khoản: 156, 632, 1563, 331, 911 1.3.3.3 Tài khoản sử dụng  Nguyên tắc kế toán: Kế toán giá vốn hàng bán sử dụng tài khoản 632, dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Tài khoản này còn sử dụng để phản ánh giá vốn và các chi phí liên quan đến hoạt động bất động sản đầu tư, tuy nhiên trong đề tài nghiên cứu này chỉ tiến hành kế toán sử dụng tài khoản 632 cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Trường Kết cấu và nội dung Đại phản ánh c ủhọca tài khoản Kinh tế Huế Bên Nợ Bên Có 13 SVTH: Ngô Thị Na
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Trị giá vốn của hàng hóa, dịch vụ đã bán - Kết chuyển giá vốn của hàng hóa, sản ra trong kỳ. phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” công vượt trên mức bình thường và chi phí - Trị giá hàng bán bị trả lại sản xuất chung cố định không bổ được tính - Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá vào giá vốn hàng bán trong kỳ hàng bán nhận được sau khi hàng mua đã tiêu thụ Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ 1.3.3.4 Phương pháp hạch toán Có hai phương pháp các doanh nghiệp thường sử dụng để kế toán giá vốn hàng bán đó là phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên, thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Nên trong phần cơ sở lý luận này chỉ đề cập đến kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên thông qua sơ đồ sau: TK 632 TK 154, 155 TK 911 Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán Kết chuyển giá vốn TK 156, 157 khi xác định kết quả Trị giá vốn của hàng hóa xuất bán kinh doanh TK 138, 152, 153, 155, 156 Phần hao hụt, mất mát HTK được tính vào giá vốn TK 627 TK 155, 156 TrườngChi phí sản xuất chung Đại cố định khônghọc Kinh tế Huế phân bổ được ghi vào giá vốn Hàng bán bị trả lại nhập kho Sơ đồ 1.3: Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường xuyên 14 SVTH: Ngô Thị Na
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.4 Nội dung công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 1.4.1 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 1.4.1.1 Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT, phiếu chi - Bảng kê, bảng phân bổ khấu hao - Bảng chấm công, bảng thanh toán lương - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, giấy đề nghị tạm ứng, 1.4.1.2 Sổ sách kế toán sử dụng Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi thông qua các sổ sách như: - Sổ chi tiết các tài khoản: TK 642, TK 111, TK 112, TK 331, TK 334, - Sổ cái các tài khoản: TK 111, TK 112, TK 642, TK 334, 1.4.1.3 Tài khoản sử dụng TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp  Nguyên tắc kế toán: Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của bộ phận quản lý; chi phí vật liệu văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập; dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng, ).  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản: Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2 đó là TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng TrườngTK 6424 - Chi phí Đạikhấu hao TSCĐ học Kinh tế Huế TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí TK 6426 - Chi phí dự phòng TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 15 SVTH: Ngô Thị Na
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác 1.4.1.4 Phương pháp hạch toán Bên Nợ Bên Có - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực - Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý tế phát sinh trong kỳ doanh nghiệp - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911 “Xác định kết qủa kinh doanh Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ Sơ đồ mô tả phương pháp hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp như sau: TK 642 TK 111, 112 TK 111, 112 152, 153, 242, 331 Chi phí vật liệu, công cụ Các khoản thu giảm chi phí TK 133 TK 334, 338 TK 911 Chi phí tiền lương Kết chuyển chi phí quản lý và các khoản trích theo lương doanh nghiệp TK 214 TrườngTrích khấu khaoĐại TSCĐ học Kinh tế Huế TK 111, 112, 153, Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác 16 SVTH: Ngô Thị Na
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc TK 133 Thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào (nếu có) không được khấu trừ Sơ đồ 1.4: Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 1.4.2 Kế toán chi phí bán hàng 1.4.2.1 Chứng từ sử dụng - Bảng thanh toán lương, Bảng tỷ lệ trích đóng bảo hiểm xã hội,Bảng trích khấu hao TSCĐ - Hóa đơn GTGT, hóa đơn đặc thù, - Phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu, dụng cụ, Phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng, 1.4.2.2 Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ nhật ký chung: TK 641 - Sổ chi tiết, sổ cái các TK: TK 111, TK 112, TK 334, TK 641, 1.4.2.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng là tài khoản được dùng để hạch toán và kế toán chi phí bán hàng trong doanh nghiệp  Nguyên tắc kế toán: Các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ được phản ánh vào chi phí bán hàng như: chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí đóng gói, bảo quản và vận chuyển,  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản: TK 641 được chi tiết ra thành 7 tài khoản cấp 2 dưới đây: TK 6411 - Chi phí nhân viên TK 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì TrườngTK 6413 - Chi phí Đạidụng cụ, đồ dùnghọc Kinh tế Huế TK 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6415 - Chi phí bảo hành TK 6416 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6417 - Chi phí bằng tiền khác 17 SVTH: Ngô Thị Na
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bên Nợ Bên Có - Các chi phí phát sinh liên quan đến quá - Khoản được ghi giảm chi phí bán hàng trình bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong kỳ phát sinh trong kỳ - Kết chuyển chi phí bán hàng vào tào khoản 911 để tính kết quả kinh doanh trong kỳ Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ 1.4.2.4 Phương pháp hạch toán TK 641 TK 111, 112 TK 111, 112 152, 153, 242 Chi phí vật liệu, công cụ Các khoản thu giảm chi phí TK 133 TK 334, 338 TK 911 Chi phí tiền lương Kết chuyển chi phí quản lý và các khoản trích theo lương doanh nghiệp TK 214 Trích khấu khao TSCĐ TrườngTK 331, 131 Đại học Kinh tế Huế Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác TK 133 18 SVTH: Ngô Thị Na
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào (nếu có) không được khấu trừ Sơ đồ 1.5: Kế toán chi phí bán hàng 1.4.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 1.4.3.1 Chứng từ sử dụng - Phiếu thu, Phiếu định khoản chứng từ - Bảng sao kê giao dịch ngân hàng, Giấy báo Có, 1.4.3.2 Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ nhật ký chung các tài khoản: TK 515, TK 111, TK - Sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản: TK 515, TK 112, TK 111, 1.4.3.3 Tài khoản sử dụng  Nguyên tắc kế toán: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, gồm: Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi ngân hàng, Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác. Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ; lãi do bán ngoại tệ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản Bên Nợ Bên Có - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính - Các khoản doanh thu hoạt động tài chính thuần sang tài khoản 911 “Xác định kết quả phát sinh trong kỳ. kinh doanh”. Trường TàiĐại khoản 515 họckhông có số dưKinh cuối kỳ tế Huế 1.4.3.4 Phương pháp hạch toán TK 515 TK 138 TK 911 Cổ tức, lợi nhuận được chia Kết chuyển doanh thu hoạt TK 222, 228 Phần 19 SVTH: Ngô Thị Na
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc động tài chính cổ tức trước khi mua khoản đầu tư TK 331 CKTT mua hàng được hưởng TK 221, 222, TK111,112 Nhượng bán, thu hồi các khoản đầu tư tài chính Lãi bán các khoản đầu tư Sơ đồ 1.6: Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 1.4.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính 1.4.4.1 Chứng từ sử dụng Một số chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán vào chi phí tài chính gồm: Giấy báo Nợ, Bảng sao kê giao dịch ngân hàng, Giấy thông báo trả tiền lãi, Phiếu chi, các chứng từ có liên quan khác. 1.4.4.2 Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ Nhật ký chung các tài khoản: TK 635, TK 112, TK 331, - Sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản: TK 635, TK 111, TK 112, TK 331, 1.4.4.3 Tài khoản sử dụng  Nguyên tắc kế toán: TK 635 - Chi phí tài chính, những khoản chi phí được liệt kê vào chi phí hoạt động tài chính ví dụ như: Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính; Chi phí cho vay và đi vay vốn; Chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn; Chi phí giao dịch bán chứng khoán; Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phồng tổn thất đầu tư vào đơn Trườngvị khác; Khoản lỗ phátĐại sinh khi bánhọc ngoại tệ, lỗKinhtỷ giá hối đoái, tế Huế  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản chi phí hoạt động tài chính: Bên Nợ Bên Có - Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, - Các khoản được ghi giảm chi phí tài 20 SVTH: Ngô Thị Na
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc lãi thuê tài sản tài chính. chính - Chiết khấu thanh toán cho người mua - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết chính khác. quả kinh doanh. Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ 1.4.4.4 Phương pháp hạch toán TK 635 TK 111, 112, 131 CKTT cho người mua TK 911 Kết chuyển chi phí tài chính TK 111, 112, 335, Lãi tiền vay phải trả, phân bổ lãi Sơ đồ 1.7: Kế toán chi phí hoạt động tài chính 1.4.5 Kế toán thu nhập khác 1.4.5.1 Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT - Phiếu thu, Giấy báo Có - Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Hợp đồng kinh tế Trường- Các chứng từ liên Đại quan khác. học Kinh tế Huế 1.4.5.2 Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ Nhật ký chung các tài khoản: 711, 2111, 111, 112, - Sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản: 711, 2111, 111, 112, 21 SVTH: Ngô Thị Na
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.4.5.3 Tài khoản sử dụng  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản: Kế toán thu nhập khác sử dụng tài khoản 711 theo Thông tư 200/2014/TT-BTC Bên Nợ Bên Có - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT - Các khoản thu nhập khác phát sinh theo phương pháp trực tiếp trong kỳ - Cuối kỳ, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ 1.4.5.4 Phương pháp hạch toán TK 711 TK 911 TK 111, 112 Kết chuyển thu nhập Thu phạt vi phạm hợp đồng kinh vào tài khoản 911 tế, tiền bảo hiểm bồi thường TK 152, 156, 211 TK 333 Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư, Các khoản thuế trừ vào thu nhập khác TK 111, 112 (nếu có) Thu được khoản phải thu khó đòi đã xóa sổ TK 3387 Định kỳ phân bổ doanh thu chưa thực hiện nếu được tính vào Trường Đại họcthu nhKinhập khác tế Huế TK 156 Trị giá hàng khuyến mãi không phải trả lại Sơ đồ 1.8: Kế toán các khoản thu nhập khác 22 SVTH: Ngô Thị Na
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.4.6 Kế toán chi khí khác 1.4.6.1 Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT, Phiếu chi, Giấy báo Nợ - Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên lai nộp thuế, nộp phạt; Biên bản vi phạm hợp đồng, 1.4.6.2 Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ Cái các tài khoản: TK 811, TK 111, TK 331, TK 211, 1.4.6.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản 811 “Chi phí khác” được sử dụng để kế toán các khoản chi phí khác  Nguyên tắc kế toán: Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp. Chi phí khác của một doanh nghiệp có thể bao gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có) Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư dài hạn khác; Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính Các khoản chi phí khác.  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản: Bên Nợ Bên Có - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí - Các khoản chi phí khác phát sinh khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 TrườngTài Đại khoản 811 khônghọc có số dư Kinh cuối kỳ tế Huế 1.4.6.4 Phương pháp hạch toán Quá trình hạch toán các khoản chi phí khác được khái quát qua sơ đồ sau: TK 811 TK 111, 112, 131, 141 TK 911 23 SVTH: Ngô Thị Na
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Các chi phí khác phát sinh (Chi hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ) Kết chuyển chi phí khác để xác định KQKD TK 331, 333, 338 Khi nộp Khoản phạt do vi phạm phạt hợp đồng Sơ đồ 1.9: Kế toán các khoản chi phí khác 1.4.7 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.4.7.1 Chứng từ sử dụng - Tờ khai tạm tính thuế TNDN, Tờ khai quyết toán thuế TNDN - Các chứng từ có liên quan khác 1.4.7.2 Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản: TK 911, TK 821, TK 112, 1.4.7.3 Tài khoản sử dụng TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp  Nguyên tắc kế toán: Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản: Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2: TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại TrườngBên Nợ Đại học KinhBên Có tế Huế 24 SVTH: Ngô Thị Na
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập hiện hành phát sinh trong năm. doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong - Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện năm. hành của các năm trước phải nộp bổ - Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp sung do phát hiện sai sót không trọng được ghi giảm do phát hiện sai sót không yếu của các năm trước được ghi tăng trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành hành của năm hiện tại. trong năm hiện tại. - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào tài khoản 911 Tài khoản 8211 không có số dư cuối kỳ 1.4.7.4 Phương pháp hạch toán Phương pháp hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được mô tả thông qua hai sơ đồ sau: TK 8211 TK 3334 TK 911 Số thuế thu nhập hiện hành phải nộp K/c chi phí thuế TNDN trong kỳ do doanh nghiệp tự xác định hiện hành Sơ đồ 1.10: Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Trường1.4.8 Kế toán xác định kếĐạit quả kinh doanhhọc Kinh tế Huế 1.4.8.1 Chứng từ sử dụng - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 25 SVTH: Ngô Thị Na
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.4.8.2 Sổ sách kế toán sử dụng - Sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết, sổ cái các tài khoản: TK 511, TK 635, TK 711, TK 911, 1.4.8.3 Tài khoản sử dụng Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng tài khoản 911.  Nguyên tắc kế toán: Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết qủa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh khác - Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, ), chi phí bàn hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các thu nhập hoạt động khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.  Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản Bên Nợ Bên Có - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch - Doanh thu thuần về sản phẩm, hàng hóa, vụ, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế kỳ thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí nghiệTrườngp Đại họcthuế thu nh ậpKinh doanh nghiệp tế Huế - Kết chuyển lãi - Kết chuyển lỗ Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ 26 SVTH: Ngô Thị Na
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 1.4.8.4 Phương pháp hạch toán TK 911 TK 632, 635 TK 511, 515, 711 641, 642, 811 Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu TK 8211, 8212 TK 8212 Kết chuyển chi phí thuế TNDN Kết chuyển khoản giảm chi phí hiện hành và chi phí thuế TNDN thuế TNDN hoãn lại hoãn lại TK 421 TK 421 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ hoạt động kinh doanh trong kỳ Sơ đồ 1.11: Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 1.5 Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại Trong doanh nghiệp thương mại, hàng hóa là tài sản chủ yếu và biến động nhất, vốn hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn lưu động cũng như toàn bộ vốn kinh doanh của doanh nghiệp cho nên kế toán bán hàng là khâu quan trọng đồng thời nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ quyết định sự sống còn đối với mỗi doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, thu nhận, xử lý và cung cấp kịp thời thông tin cho chủ doanh nghiệp, cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính, thuế, ngân hàng Do tính chất quan trọng của bán hàng và xác định kết quả kinh doanh như vậy đòi hỏi kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tiêu thụ cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Trường Ghi chép, phản ánh Đại đầy đủ kịp thhọcời lượng hàng Kinhmua vào và bán tế ra và tìnhHuế hình tiêu thụ đối với mặt hàng đó. Tổ chức tốt kế toán chi tiết hàng hóa ở khâu bán nhằm đảm bảo phản ánh hàng hóa cả về số lượng, chủng loại và giá trị. Tính toán đúng đắn giá vốn của hàng hoá và dịch vụ đã cung cấp, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh 27 SVTH: Ngô Thị Na
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc nghiệp và các chi phí khác. Từ đó tạo cơ sở cho việc xác định đầy đủ và chính xác doanh thu bán hàng tạo ra được trong kỳ.  Phản ánh đầy đủ, kịp thời sự biến động của hàng hóa ở tất cả các trạng thái: hàng đi đường, hàng trong kho, trong quầy, hàng gia công chế biến, hàng gửi bán đại lý, nhằm đảm bảo an toàn cho hàng hóa.  Phản ánh kịp thời doanh thu bán hàng để xác định kết quả, đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng, tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý.  Phản ánh và giám đốc tình hình thực hiện kết quả tiêu thụ, cung cấp số liệu, lập quyết toán đầy đủ, kịp thời để đánh giá đúng hiệu quả tiêu thụ cũng như thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN ĐỨC TƯỜNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG Trường2.1. Tổng quan về Công Đại ty Cổ ph ầnhọc Tập đoàn ĐKinhức Tường và Chitế nhánh Huếtại Đà Nẵng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển - Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường – chi nhánh Đà Nẵng 28 SVTH: Ngô Thị Na
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc - Địa chỉ: 382 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng. - Điện thoại: 02363551198 Fax: 02363551196 - Mã số thuế: 1701884951-003 - Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế Quận Cẩm Lệ, Thành phố Đà Nẵng - Giám đốc chi nhánh: Đỗ Thị Gái - Ngày cấp giấy phép: 15/11/2016 Ngày bắt đầu hoạt động: 15/11/2016 - Tài khoản ngân hàng: 115 000 191 550 (Ngân hàng Vietinbank- CN Đà Nẵng) 211188 (Ngân hàng ACB – Đà Nẵng) - Website: ductuong.com.vn Công ty Cổ phần Tập Đoàn Đức Tường (Duc Tuong Group Joint Stock Company), tiền thân là Công ty TNHH Thương mại & Dịch vụ Đức Tường, được thành lập từ năm 1999. Đến năm 2015 chuyển đổi từ loại hình công ty TNHH sang loại hình công ty Cổ phần - Công ty cổ phần tập đoàn Đức Tường. Đây là nhà phân phối hàng đầu về các mặt hàng: Dây cáp điện, các mặt hàng thiết bị điện, ống nhựa, phục vụ cho các công trình dân dụng và công nghiệp, các ngành điện lực, hạ tầng cấp thoát nước. Với số vốn điều lệ ban đầu là 1.000.000.000 đồng, công ty Đức Tường đã không ngừng mở rộng, phát triển về quy mô, uy tín thương hiệu và chất lượng phục vụ cung ứng hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả với vốn điều lệ hiện tại là 300.000.000.000 đồng. Thương hiệu Đức Tường không những được biết ở thị trường Phú Quốc mà còn được nhiều bạn hàng ở TPHCM, miền Tây Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ, miền Trung, Hiện nay công ty đã ký kết hợp đồng phân phối hàng hóa với hơn 30 nhà sản xuất có uy tín trong và ngoài nước. Doanh thu hàng năm của công ty đạt trên 200 tỷ đồng. Sau 20 năm không ngừng phát triển, hiện Công ty có 3 chi nhánh đóng trên địa bàn Hồ Chí Minh, Phú Quốc và Đà Nẵng. Trong đó, chi nhánh Đà Nẵng được thành lập và chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 15 tháng 11 năm 2016 nhằm mục đích mở rộng thị trường thị trường kinh doanh cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ của Trườngcác công trình dân dụng vĐạià các dự án điệnhọc nước tại thịKinh trường Đà Nẵng, tế khu vựcHuế miền Trung và Tây Nguyên. Cho đến nay, lượng khách khách hàng có quan hệ kinh tế với chi nhánh đã lên đến gần 500 khách hàng, bao gồm cả khách lẻ, đại lý cấp 2, cấp 3, các chủ thầu xây dựng, 29 SVTH: Ngô Thị Na
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Với sứ mệnh là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, tiêu chí hợp tác đôi bên cùng có lợi, sản phẩm chất lượng, bạn hàng thân thiết, khách hàng là trọng tâm hướng đến sự phát triển và hoàn thiện; không ngừng cài tiến nâng cao năng lực phục vụ và cung ứng. Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Tường nói chung và chi nhánh tại Đà Nẵng nói riêng luôn nỗ lực mang đến sự hài lòng và hiệu quả cao nhất cho quý khách hàng, quý đối tác 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.2.1. Chức năng Là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thương mại do đó Công ty TNHH TM và DV có chức năng chính là nhà phân phối hàng đầu chuyên mua và phân phối các mặt hàng phục vụ cho các công trình dân dụng và công nghiệp, các ngành điện lực, cấp thoát nước: o Dây cáp điện o Ống nhựa và phụ kiện o Thiết bị điện o Thiết bị chiếu sáng 2.2.2. Nhiệm vụ  Kinh doanh đúng ngành nghề, đúng mục đích đăng kí giấy phép kinh doanh.  Tuân thủ đúng quy định của pháp luật.  Thực hiện tốt bảo vệ vệ sinh môi trường, tự bảo quản vốn, phát triển vốn và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả nhằm nâng cao đời sống công nhân viên đồng thời nâng cao trình độ cho nhân viên kĩ thuật và nhân viên quản lý doanh nghiệp.  Đảm bảo đời sống cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động được làm việc trong môi trường tốt nhất.  Thực hiện nghiêm túc đầy đủ chính sách, chủ trương chế độ thuế Nhà nước theo quy định của pháp luật. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TrườngBộ máy quản lý c ủaĐại công ty đư ợchọc tổ chức theo Kinh kiểu trực tuyến, đtếứng đ ầuHuế là Tổng Giám Đốc trực tiếp thực hiện tất cả các chức năng quản trị của công ty thông qua Giám đốc điều hành. TỔNG GIÁM ĐỐC 30 SVTH: Ngô Thị Na
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÒNG KẾ PHÒNG KINH PHÒNG PHÒNG TOÁN DOANH NHÂN SỰ BẢO HÀNH BP KINH BP KINH DOANH DOANH DỰ ÁN ĐẠI LÝ (Nguồn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường – Chi nhánh Đà Nẵng) Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:  Tổng Giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất trong công ty, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Có toàn quyền đề ra các chủ trương chính sách, quyết định các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh hàng năm, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Giám sát, chỉ đạo giám đốc trong điều hành công việc kinh doanh.  Giám đốc điều hành: TrườngTham mưu, giúp việc và chĐạiịu trách nhi ệhọcm trước Tổ ngKinh Giám đốc công tytế và pháp Huế luật về các lĩnh vực công tác do Tổng Giám đốc phân công và ủy quyền  Phòng Kế toán Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý toàn bộ nguồn thu - chi tài chính của công ty. Kiểm soát việc mua sắm, 31 SVTH: Ngô Thị Na
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc sữa chữa, xây dựng. Tổng hợp báo cáo tình hình tài chính của công ty. Xây dựng dự toán thu chi ngân sách, thanh toán, quyết toán các nguồn vốn. Phối hợp với các phòng ban khác thực hiện tốt việc quản lí tài sản hoặc các hoạt động có liên quan đến tài chính. Tham mưu cho Ban Giám đốc về các vấn đề trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính của công ty. Phòng Kinh doanh Có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường cung ứng nguồn sản phẩm. Xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các chiến lược PR, marketing cho sản phẩm theo từng giai đoạn và từng đối tượng khách hàng. Theo dõi quá trình nhập xuất hàng hóa, tổ chức nghiệm thu, bàn giao sản phẩm cho khách hàng theo hợp đồng đã ký. Trong phòng kinh doanh chia thành hia nhóm bộ phận đó là: Bộ phận kinh doanh dự án sẽ đảm nhiệm nhóm khách hàng là các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, mảng M&E, và còn lại bộ phận kinh doanh đại lý sẽ đảm nhiệm nhóm khách hàng là các đại lý cấp 2, đại lý cấp 3, các khách lẻ,  Phòng nhân sự: Giúp hỗ trợ cho Ban Giám đốc giải quyết những vấn đề liên quan thuộc lĩnh vực nhân sự trong công ty. Hỗ trợ các phòng ban khác trong vấn đề nhân sự. Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển, duy trì và quản lí, cung cấp, truyền tin và dịch vụ nhân sự, công tác thi đua khen thưởng và kỷ luật.  Phòng bảo hành: Hỗ trợ bảo hành sản phẩm. Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sửa chữa, bảo hành các sản phẩm của công ty. Chăm sóc và hỗ trợ khách hàng về lỗi sản phẩm, cách thức sử dụng, Lập báo cáo đánh giá và phân tích tình hình hàng lỗi, tiến độ thực hiện giao sản phẩm cho khách hàng. 2.1.4 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Hiện nay, để phù hợp với đặc điểm hoạt động và tình hình quản lý kinh tế tài chính Trườngnội bộ, công ty đã tổ ch ứcĐại bộ máy kế toánhọc theo mô hìnhKinh tập trung. Theo tế mô hìnhHuế này, các công việc như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp và lập báo cáo tài chính đều được thực hiện tập trung ở Phòng Kế toán. Kế toán trưởng kiêm Kế toán tổng hợp 32 SVTH: Ngô Thị Na
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng Chức năng, nhiệm vụ chính của các bộ phận trong Phòng Kế toán:  Kế toán trưởng (kiêm Kế toán tổng hợp): Là người đứng đầu, tổ chức quản lý toàn bộ công tác kế toán của đơn vị. Có nhiệm vụ theo dõi, ghi chép và phản ánh các khoản công nợ với người bán, các khoản thanh toán với khách hàng, theo dõi và thanh toán các khoản tạm ứng và các khoản phải thu khác. Đồng thời tập hợp và tính đúng, đủ kịp thời các khoản thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước như: thuế GTGT, các loại thuế khác và tập hợp chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Kiểm tra, giám sát mọi số liệu trên sổ sách kế toán, đôn đốc các kế toán viên chấp hành đúng quy chế, chế độ kế toán Nhà nước ban hành. Báo cáo thường xuyên tình hình hoạt động của tài chính kế toán cho Ban Giám đốc. Tiếp nhận, phổ biến, triển khai các chỉ thị cấp trên. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cao nhất về kế toán trước Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc công ty.  Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ và kịp thời tình hình biến động, số dự hiện tại của tiền mặt, tiền gửi, công nợ phải thu chi tiết cho từng đối tượng khách hàng. Thường xuyên báo cáo tình hình thu chi, tồn quỹ các khoản tiền mặt, tiền gửi, theo dõi thời hạn đáo hạn của các khoản nợ để Giám đốc đưa ra quyết định xử lý kịp thời.  Kế toán tiền lương: TrườngCó nhiệm vụ tổ ch ứĐạic ghi chép đầhọcy đủ, phản ánhKinh kịp thời tình hình tế hiệ n Huếcó và sự biến động về số lượng, chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Thực hiện các công việc khác được cấp trên chỉ thị.  Kế toán bán hàng: 33 SVTH: Ngô Thị Na
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Có nhiệm vụ tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời tình hình hình tăng, giảm giá trị của tài sản cố định, công cụ dụng cụ. Tính và trích khấu hao tài sản cố định, phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ định kỳ hàng tháng.  Thủ quỹ: Thực hiện các khoản thu, chi tiền mặt tại quỹ của công ty dựa trên các phiếu thu, phiếu chi hàng ngày do kế toán tổng hợp lập. Ghi chép kịp thời, phản ánh chính xác thu, chi và quản lý tiền mặt hiện có. Ngoài ra thủ quỹ còn giúp kế toán tổng hợp theo dõi thời gian làm việc của công nhân viên trong Công ty thông qua các báo cáo: Bảng chấm công  Thủ kho: Hàng hóa trong kho là hàng hóa khách hàng gửi chờ xuất khẩu hoặc vận chuyển nội địa. Để đảm bảo hàng hóa ổn định, không bị mất mát, hỏng hóc trong quá trình lưu kho. Thủ kho cần phải thực hiện kiểm tra chứng từ Nhập xuất trong ngày, trong tháng. Lập bảng nhập xuất tồn để theo dõi hàng hóa về mặt số lượng cho từ đối tượng khách hàng. Ghi chép phiếu nhập, phiếu xuất hàng ngày, hàng tháng. Trực tiếp kiểm tra hàng khi nhập. Tổ chức, sắp xếp hàng hóa và tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc phòng cháy chữa cháy trong kho. 2.1.4.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty  Chế độ kế toán áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp. Áp dụng hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam.  Hình thức kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với phần mềm Kế toán Việt Nam và tổ chức ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung.  Các chính sách kế toán áp dụng - Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01/N, kết thúc vào ngày 31/12/N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Đồng Việt Nam (VND). Trường- Phương pháp hạch Đại toán hàng tồnhọc kho: Phương Kinh pháp kê khai thường tế xuyên. Huế - Phương pháp khấu khao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ 2.1.4.3 Hình thức sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính  Hình thức sổ kế toán 34 SVTH: Ngô Thị Na
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Công ty sử dụng cả sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh: số lượng nghiệp vụ phát sinh trong một ngày tương đối nhiều, yêu cầu quản lý cao và dựa vào trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán nên công ty sử dụng phần mềm Kế toán Việt Nam kết hợp với phần mềm Excel, phần mềm hỗ trợ kê khai thuế vào kế toán, tổ chức ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung, sổ tổng hợp áp dụng là sổ cái. Trình tự ghi sổ kế toán được mô tả như sau: SỔ KẾ TOÁN CHỨNG TỪ KẾ - Sổ tổng hợp TOÁN - Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ MÁY VI TÍNH - Báo cáo kế toán KẾ TOÁN CÙNG quản trị LOẠI Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính Chú thích: Nhập liệu hằng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ. Xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập liệu vào phần mềm trên máy vi tính theo các mẫu bảng, biểu đã được thiết kế sẵn trên máy vi tính Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào Trườngsổ kế toán tổng hợp và các Đại sổ, thẻ chi tiếhọct có liên quan. Kinh tế Huế Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện khóa sổ và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu giữa sổ kế toán với 35 SVTH: Ngô Thị Na
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc các báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in các báo cáo tài chính theo quy định.  Hệ thống báo cáo tài chính Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được trình bày tổng quát, phản ánh tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Là căn cứ quan trọng để Hội đồng quản trị, Giám đốc và các cơ quan khác có được thông tin cho việc định hướng và đưa ra các mục tiêu phát triển lâu dài, tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - chi nhánh Đà Nẵng, hệ thống Báo cáo tài chính được tổ chức như sau: (1) Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính. (2) Báo cáo tài chính giữa niên độ gồm: Bảng cân đối kế toán giữa niên độ. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ. Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính giữa niên độ. 2.1.5 Các nguồn lực hoạt động tại công ty qua 3 năm 2016 – 2018 2.1.5.1 Tình hình lao động Nhân lực là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ một đơn vị doanh nghiệp nào. Không một đơn vị nào có thể tồn tại nếu không có nguồn nhân lực đáp ứng được sự hoạt động và vận hành của bộ máy công ty. Có thể nói, đây là nguồn chính quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty. Chính vì thế trong những năm qua, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường – Chi nhánh luôn chú trọng đến chính sách Trườngtuyển dụng, đào tạo và b ồĐạii dưỡng ngu ồnhọc nhân lực, đ ồKinhng thời có chính sáchtế khen Huế thưởng kịp thời cho những lao động có thành tích xuất sắc. Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty từ năm 2016 đến năm 2018 ĐVT: lao động 36 SVTH: Ngô Thị Na
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Chỉ tiêu Giá Giá Giá 2017/2016 2018/2017 % % % trị trị trị +/- % +/- % Tổng số lao động 16 100 15 100 20 100 -1 -6.25 5 33.33 1. Phân theo giới tính Nam 6 37.50 7 46.67 9 45.00 1 16.67 2 28.57 Nữ 10 62.50 8 53.33 11 55.00 -2 20.00 3 37.50 2. Phân theo trình độ Đại học 11 68.75 8 53.33 12 60.00 -3 -27.27 4 50.00 Cao đẳng 3 18.75 4 26.67 6 30.00 1 33.33 2 50.00 Trung cấp 2 12.50 3 20.00 2 10.00 1 50.00 -1 33.33 (Nguồn: Phòng nhân sự Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường – Chi nhánh Đà Nẵng) Từ bảng 2.1 ta có thể thấy rằng tình hình biến động về nguồn nhân sự tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng từ năm 2016 đến năm 2018 là không đồng đều: Năm 2017 giảm không đáng kể, giảm đi 1 lao động so với năm 2016, tương ứng với tỉ lệ giảm là 6.25%. Nhưng đến năm 2018, số lượng nhân viên có sự tăng lên rõ rệt (tăng 5 lao động tương ứng với tỷ lệ tăng 33.33%) so với mốc là năm 2017. Tình hình biến động này được phân tích cụ thể theo các chỉ tiêu dưới đây:  Phân theo giới tính Nhìn chung, số lượng lao động phân theo giới tính có sự biến động trái chiều nhau. Năm 2017, trong tổng số 15 lao động của công ty thì có 7 lao động là nam chiếm 46.67%, đã tăng thêm 1 lao động so với năm 2016 tương ứng với mức tăng là 16.67%. Qua năm 2018, số lượng lao động nam tiếp tục tăng thêm 2 lao động so với năm 2017 tương ứng tăng 28.57%. Ngược lại, tỷ lệ lao động nữ lại có sự biến động không đều: TrườngNăm 2017 có 8 lao động làĐại nữ, chiếm thọcỷ lệ là 53.33%, Kinh so với mốc so sánhtế là nămHuế 2016 thì đã giảm đi 2 lao động tương ứng với tỷ lệ giảm 20.00%. Đến năm 2018 lại tăng lên 3 lao động so với năm 2017 tương ứng với tỷ lệ tăng 37.50%. Có sự thay đổi cả về số lượng lao động nam và lao động nữ như vậy là do trong năm 2017 chi nhánh mới đi vào hoạt động được gần 1 năm, nên còn gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, mức tiêu thụ 37 SVTH: Ngô Thị Na
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc sản phẩm, phải cắt giảm nhân viên để tiết kiệm chi phí. Để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh chiến lược kinh doanh và sức cạnh tranh trên thị trường, công ty đã tuyển dụng thêm lao động (đặc biệt là lao động ở bộ phận kinh doanh) vì vậy cả tỷ lệ lao động nam và lao động nữ năm 2018 đều tăng lên rõ rệt. Mặc dù có sự biến động nhưng tỷ lệ lao động nữ vẫn chiếm trên 50% tổng số lượng lao động trong công ty, điều này được xem là phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Lao động nữ phù hợp hơn với việc bán hàng, chăm sóc khách hàng, đàm phán, thương lượng,  Phân theo trình độ chuyên môn Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng lao động của doanh nghiệp. Cũng từ bảng phân tích trên cho thấy rằng lao động của doanh nghiệp ở trình độ đại học chiếm đa số (chiếm trên 53%) qua các năm, tiếp theo đó là số lượng lao động ở trình độ cao đẳng và lao động ở trình độ trung cấp. Số lượng lao động trình độ đại học năm 2016 là 11 lao động, sang năm 2017 đã giảm 3 lao động (tương ứng với tỷ lệ giảm 27.27%). Tuy vậy đến năm 2018 đã tăng thêm 4 lao động so với năm 2017, tương ứng với tỷ lệ tăng 50.00%. Số lượng lao động ở trình độ cao đẳng từ năm 2016 đến năm 2018 đều tăng liên tục nhưng không đáng kể. Năm 2017 tăng 1 lao động tương ứng tỷ lệ tăng 33.33% và năm 2018 tiếp tục tăng thêm 2 lao động so với năm 2017 (tương ứng với tỷ lệ tăng 50.00%). Còn số lượng lao động trình độ trung cấp tuy chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng số lao động của toàn công ty nhưng cũng ảnh hưởng đến sự biến động về nguồn lao động trong doanh nghiệp và nguồn lao động theo trình độ này có sự biến động không đều qua 3 năm. Năm 2016, số lượng lao động ở trình độ trung cấp là 2 lao động chiếm 12.50%. Sang năm 2017 đã tăng thêm được 1 lao động so với năm 2016 (tương ứng với tỷ lệ tăng 50.00%). Nhưng sang năm 2018 lại biến động theo chiều hướng giảm xuống nhưng không đáng kể, đã giảm đi 1 lao động tương ứng với tỷ lệ giảm 33.33% so với mốc so sánh là năm 2017. Qua việc phân tích trên có thể thấy tình hình biến động về nguồn lao động tại công ty nhìn chung được đánh giá là tốt. Điều này phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh Trườngdoanh của công ty, thự c Đại tế chính sách học tuyển dụng laoKinh động những laotế động Huế có kinh nghiệm và năng lực làm việc trách nhiệm để thực hiện tốt công tác bán hàng luôn được chú trọng và quan tâm. Tất cả điều này minh chứng cho việc quy mô và thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đang ngày càng được mở rộng, góp phần tạo thêm thu nhập cho người lao động. 38 SVTH: Ngô Thị Na
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.1.5.2 Tình hình Tài sản – Nguồn vốn Tài sản và nguồn vốn được xem là các yếu tố hàng đầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vậy yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp là cần phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Để hiểu rõ hơn nguồn lực tại công ty, đề tài chỉ đánh giá tình hình tài sản - nguồn vốn về mặt giá trị mà không đi sâu đánh giá về tỷ trọng của các khoản mục, hơn nữa Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường mang đặc điểm của một công ty kinh doanh thương mại nên thường có tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế 39 SVTH: Ngô Thị Na
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.2: Tình hình Tài sản - Nguồn vốn của Công ty từ năm 2016 đến năm 2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Chỉ tiêu 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % (+/-) % A. TỔNG TÀI SẢN 23,263,644,383 100 67,902,376,291 100 56,126,672,104 100 (11,775,704,187) -17.34 I. Tài sản ngắn hạn 22,590,033,666 97.10 66,765,023,342 98.33 54,501,052,634 97.10 (12,263,970,708) -18.37 1. Tiền, tương đương tiền 1,207,302,649 5.34 1,323,689,991 1.98 1,195,148,120 2.19 (128,541,871) -9.71 2. Khoản phải thu 20,938,007,178 92.69 64,256,333,394 96.24 51,375,582,235 94.27 (12,880,751,159) -20.05 3. Hàng tồn kho 317,284,044 1.40 1,077,698,126 1.61 1,881,183,534 3.45 803,485,408 74.56 II. Tài sản dài hạn 673,610,717 2.90 1,137,352,949 1.67 1,625,619,470 2.90 488,266,521 42.93 1. Tài sản cố định 673,610,717 2.90 1,137,352,949 1.67 1,625,619,470 2.90 488,266,521 42.93 B. TỔNG NGUỒN VỐN 23,263,644,383 100 67,902,376,291 100 56,126,672,104 100 (11,775,704,187) -17.34 I. Nợ phải trả 23,263,644,383 100 67,902,376,291 100 56,126,672,104 100 (11,775,704,187) -17.34 1. Nợ ngắn hạn 21,263,644,383 91.40 65,902,376,291 97.05 54,126,672,104 96.44 (11,775,704,187) -17.87 2. Nợ dài hạn 2,000,000,000 8.60 2,000,000,000 2.95 2,000,000,000 3.56 - - ĐVT: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo tài chính, Phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng) 40 SVTH: Ngô Thị NaTrường Đại học Kinh tế Huế
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Tất cả hai bảng số liệu về tình hình tài sản - nguồn vốn và tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường-Chi nhánh Đà Nẵng được thu thập qua 3 năm nhưng chỉ so sánh được năm 2017 với năm 2018, bởi vì số liệu của năm 2016 là số liệu của hai tháng cuối năm (đây là giai đoạn Công ty mới thành lập tháng 11/2016) nên không thể so sánh với số liệu 12 tháng của năm 2017 và năm 2018. Bảng 2.2: Tình hình tài sản - nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường có sự biến động giảm qua 2 năm. Kết quả này là chấp nhận được bởi tính đến năm 2018 thì Công ty mới thành lập được hơn 2 năm, với mục tiêu tìm chỗ đứng trên thị trường và chiếm được nhiều thị phần từ người tiêu dùng. Cụ thể là:  Về tài sản: Khoản mục tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản dài hạn (chiếm hơn 97% tổng tài sản của Công ty). Năm 2018 giá trị tổng tài sản là hơn 56 tỷ đồng chiếm 97.10% đã giảm gần 12 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng với tỷ lệ giảm là 17.34%. Nguyên nhân của sự giảm đi này là do tài sản dài hạn năm 2018 tăng lên khoảng 0,48 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 42.93% nhưng không bù đắp được sự giảm đi của tài sản ngắn hạn (giảm hơn 12 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 17.34%). Đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu tác động đến sự biến động giảm của tài sản ngắn hạn có thể thấy: Hàng tồn kho của doanh nghiệp chủ yếu là hàng hóa mua về để bán lại cho nên chỉ tiêu này tăng hơn 0,8 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 74.56% là một dấu hiệu tốt, Công ty tăng thêm lượng hàng tồn kho nhằm đảm bảo cho tình trạng thiếu hàng không diễn ra và đảm bảo cung ứng kịp thời sản phẩm cho khách hàng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại. Trái lại, hai chỉ tiêu tiền và tương đương tiền giảm hơn 0,12 tỷ đồng tương ứng giảm 9.71% và khoản phải thu giảm hơn 12 tỷ đồng tương ứng giảm 20.05%. Kết quả này phản ánh chính sách bán chịu và thời hạn khách hàng thanh toán nợ cho Công ty được kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh tình trạng nợ phải thu khó đòi tác động đến lợi nhuận sau này. Khoản mục tài sản dài hạn tuy chỉ chiếm Trườngtỷ trọng nhỏ trong cơ Đạicấu tổng tài shọcản của Công Kinhty nhưng cũng tăngtế 0,49 Huếtỷ đồng tương ứng tăng 42.93%, đây cũng ứng với sự tăng lên của tài sản cố định do số lượng khách hàng đã tăng từ 238 khách hàng lên 262 khách hàng so với năm 2017 nên Công ty đã tiến hành mua sắm thêm Công ty đầu tư mua sắm thêm một xe ô tô tải 41 SVTH: Ngô Thị Na
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc ISUZU - 43C-199.33 để phục vụ cho việc vận chuyển và giao hàng được kịp thời, nhanh chóng.  Về nguồn vốn: Nợ phải trả được phân tích từ bảng 2.2 là khoản mục chiếm tất cả trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty (trong đó nợ phải trả ngắn hạn chiếm trên 91% trong tổng cơ cấu), còn đối với khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu thì do đây là chi nhánh của một công ty tổng nên hằng năm sẽ được nhận trợ cấp vốn từ Công ty mẹ để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Chính vì lẽ đó, phân tích sự biến động của nợ phải trả cũng chính là phân tích sự biến động của cơ cấu tổng nguồn vốn và khoản mục này có sự biến động giảm qua 2 năm. Năm 2018, tổng nợ phải trả là hơn 56 tỷ đồng (chiếm 96.44%) đã giảm đi gần 12 tỷ đồng, tương ứng giảm 17.34% so với năm 2017. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do sự tác động của cả nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn, với nợ phải trả ngắn hạn năm 2018 giảm gần 11,8 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 17.87% so với mốc so sánh là năm 2017. Còn lại theo thông tin được biết thì nguồn nợ phải trả dài hạn là khoản tiền 2000 tỷ đồng được vay kể từ khi Công ty bắt đầu thành lập vào năm 2016 của các cá nhân trong nội bộ công ty chứ không vay của các tổ chức tín dụng bên ngoài như ngân hàng hay các tổ chức khác cho nên không có sự biến động thêm nào đến năm 2018. Việc nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng nguồn vốn được xem là một dấu hiệu tốt, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí lãi vay. 2.1.5.3 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích chính là thu được nhiều lợi nhuận để nguồn vốn của họ tăng lên. Vì lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp cũng như những người có quyền lợi liên quan. Nếu như việc phân tích giá trị của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán chỉ giúp nhà quản trị thấy được các thông tin tại một thời điểm nhất định về các chỉ tiêu nào hình thành nên giá trị của tài sản, hiện có doanh nghiệp đang sử dụng những tài sản gì và quy mô hoạt động của Công ty đang như thế nào. Nhưng không cho ta biết được việc Trườngsử dụng tài sản, nguồ n Đạivốn có đạt hi ệhọcu quả hay không, Kinh doanh nghiệ ptế đạt đư ợHuếc những thành tựu nào, tình hình doanh thu và chi phí ở mỗi lĩnh vực kinh doanh biến động ra sao. Chình vì lẽ đó, việc phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh thông qua việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giúp chúng ta khắc phục được các nhược điểm nói trên 42 SVTH: Ngô Thị Na
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Bảng 2.3: Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2016 đến năm 2018 ĐVT: đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Chỉ tiêu 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12,885,470,095 263,220,705,795 222,957,191,537 (40,263,514,258) -15.30 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 - - 3. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12,885,470,095 263,220,705,795 222,957,191,537 (40,263,514,258) -15.30 4. Giá vốn hàng bán 13,099,497,555 256,876,858,625 217,078,912,997 (39,797,945,628) -15.49 5. LNG về bán hàng và cung cấp dịch vụ -214,027,460 6,343,847,170 5,878,278,540 (465,568,630) -7.34 6. Doanh thu hoạt động tài chính 0 1,234,236,511 454,380,517 (779,855,994) -63.19 7. Chi phí tài chính 0 0 0 - - Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0 0 - - 8. Chi phí bán hàng 0 5,077,750,771 2,377,537,672 (2,700,213,099) -53.18 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 138,207,233 1,278,807,713 805,547,027 (473,260,686) -37.01 10. LNT từ hoạt động kinh doanh -352,234,693 1,221,525,197 3,149,574,358 1,928,049,161 157.84 11. Thu nhập khác 0 144,821,744 656,816 (144,164,928) -99.55 12. Chi phí khác 0 68,374 419,988 351,614 514.25 13. Lợi nhuận khác 0 144,753,370 236,828 (144,516,542) -99.84 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế -352,234,693 1,366,278,567 3,149,811,186 1,783,532,619 130.54 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 273,255,713 630,046,235 356,790,522 130.57 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp -352,234,693 1,093,022,854 2,519,764,951 1,426,742,097 130.53 (Nguồn: Báo cáo tài chính, Phòng Kế toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng) 43 SVTH: Ngô Thị NaTrường Đại học Kinh tế Huế
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Nhìn một cách tổng quát từ năm 2016 đến năm 2018 tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty tuy ở năm 2016 kết quả phản ánh lỗ nhưng đến năm 2017 và 2018 đều có lãi và lãi của năm 2018 còn cao hơn gấp 2 lần so với năm 2017. Giải thích cho kết quả lỗ trong năm 2016 là do Công ty mới bắt đầu đi vào hoạt động tháng 11/2016 nên doanh thu bán hàng sẽ không đủ để bù đắp cho sự gia tăng của các khoản mục chi phí: mua sắm, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc kinh doanh; chi phí trả lương nhân viên, Sau đây chúng ta sẽ tiến hành phân tích các khoản mục đã tác động đến kết quả kinh doanh lãi/lỗ của Công ty trong 2 năm tiếp theo như sau: Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2017 hơn 263 tỷ đồng, bước sang năm 2018 giá trị của khoản mục này có sự giảm đi khoảng 40 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 15.30%. Tuy vậy đây vẫn được xem là một dấu hiệu tốt, cho thấy được sự thích ứng nhanh vào thị trường khi doanh nghiệp chỉ mới được thành lập được hơn 2 năm. Con số hơn 263 tỷ đồng vào cuối năm 2017 là minh chứng cho bước phát triển rõ rệt đó, Công ty dần dần tìm kiếm được nhiều đối tác khách hàng mới cũng như đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra vào đầu năm. Sự chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và giá vốn hàng bán sẽ phản ánh giá trị của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, dưới sự tác động của cả hai chỉ tiêu này kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng có sự thay đổi: Năm 2018, lợi nhuận gộp đạt giá trị gần 5,9 tỷ đồng có sự giảm đi nhưng không đáng kể khoảng 0,5 tỷ đồng so với mốc so sánh năm 2017 tương ứng với tỷ lệ giảm 7.34%. Giải thích cho sự giảm đi này là do, giá vốn hàng bán có sự biến động theo chiều hướng giảm mạnh hơn so với chỉ tiêu doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ (15.43% > 15.30%), các giá trị đạt được lần lượt vào các năm 2017 và năm 2018 lần lượt khoảng: 257 tỷ đồng và 217 tỷ đồng (đã giảm đi hơn 39,8 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 15.43%). Doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ phát sinh trong hai năm sau và có sự biến động giảm. Năm 2018, doanh thu tài chính đạt giá trị gần 0,5 tỷ đồng đã giảm đi so với năm 2017 khoảng 0,8 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 63.19%. Nguồn thu từ hoạt động tài chính củTrườnga Công ty chủ yếu đến t ừĐạicác nghiệp vụhọcphát sinh khiKinh gửi tiền vào ngân tế hàng Huếđể thu lãi (mức tiền lãi thu được khá nhỏ), mức chiết khấu thanh toán được hưởng từng tháng khi mua hàng từ nhà cung cấp, 44 SVTH: Ngô Thị Na
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Chi phí quản lý - bán hàng bao gồm chi phí quản ý doanh nghiệp và chi phí bán hàng đều được cắt giảm một cắt rõ rệt, trong đó chi phí bán hàng được cắt giảm nhiều nhất. Cụ thể là: Chi phí bán hàng năm 2018 tiết kiệm được khoảng 2,7 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng với tỷ lệ giảm là 53.18%, tương tự chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tiết kiệm được hơn 0,4 tỷ đồng (tương ứng với tỷ lệ cắt giảm được 37.01%). Kết quả này là một dấu hiệu tốt, góp phần gia tăng đáng kể lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh từ hơn 1,2 tỷ đồng năm 2017 lên hơn 3,4 tỷ đồng vào năm 2018 (tương ứng với tỷ lệ tăng 157.84%). Tuy nhiên, nếu việc cắt giảm hai loại chi phí này ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng thì cần phải được xem xét điều chỉnh cắt giảm sao cho phù hợp nhằm không ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp cũng như kết quả kinh doanh cuối mỗi năm của Công ty. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế có sự tăng lên rõ rệt, năm 2018 đạt giá trị hơn gấp 2 lần so với năm 2017 tương ứng với tỷ lệ tăng 130.54%. Nguyên nhân là do sự tăng lên vượt bậc của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bù đắp được cho sự giảm đi của phần lợi nhuận khác, khi lợi nhuận khác giảm khoảng 0,2 tỷ đồng thì lợi nhuận thuần đã tăng hơn 1,9 tỷ đồng. Đây được xem là một dấu hiệu tốt nhưng để xác định được trong năm doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ và đạt giá trị bao nhiêu phải tính được lợi nhuận sau khi đã trừ đi phần thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc dù, phần thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm 2018 tăng hơn 0,3 tỷ đồng so với năm 2017 nhưng lợi nhuận thuần tăng mạnh hơn sự tăng lên của chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã giúp doanh nghiệp thu được hơn 2,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2018 (so với năm 2017 đã tăng hơn 2,4 tỷ đồng tướng ứng với tỷ lệ tăng 130.53%). Qua đó cho thấy được sự tăng trưởng nhanh chóng của Công ty sau hơn hai năm hoạt động kinh doanh trên thị trường, 2.2 Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường – Chi nhánh Đà Nẵng 2.2.1 Đặc điểm công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty 2.2.1.1 Đặc điểm về sản phẩm và tình hình tiêu thụ sản phẩm  Đặc điểm về sản phẩm TrườngCông ty Cổ phần T ậpĐại đoàn Đức Tưhọcờng – Chi nhánhKinh Đà Nẵng kinh tế doanh Huế các mặt hàng chủ yếu về dây cáp điện, thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng, ống nhựa cấp thoát nước đa dạng về cả số lượng và chủng loại sản phẩm kéo theo lượng hàng tồn kho tương đối nhiều nên rất khó để phân biệt và nhớ rõ tên của từng mặt hàng. Do đó, để thuận lợi cho việc quản 45 SVTH: Ngô Thị Na
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc lý, theo dõi và sắp xếp thì từng loại hàng sẽ được phân biệt bằng một ký hiệu riêng. Bảng sau đây minh họa một số sản phẩm mà Công ty đang cung cấp trên thị trường: Bảng 2.4: Một số sản phẩm của Công ty STT Tên sản phẩm Tên viết tắt Mã ký hiệu ĐVT Cáp điện lực hạ thế 2 lõi ruột đồng, cách 1 CVV 2x1.5 1050202 Mét điện PVC, vỏ PVC Cáp điện hạ thế 1 lõi ruột đồng, cách điện 2 CXV 2.5 1060104 Mét XPLE, vỏ PVC Cáp điện lực hạ thế 3 lõi pha, ruột đồng, 3 CVV 3x2.5 1050309 Mét cách điện PVC, vỏ PVC Cáp điện lực hạ thế có giáp bảo vệ 1 lõi, ruột CVV/DATA 4 đồng, cách điện PVC có giáp băng nhôm 10512322 Mét 70 bảo bảo vệ, vỏ PVC. 5 Dây đồng trần xoắn 25 mm2 C 25 10002223 Mét Dây đôi mềm dẹt, ruột dẫn, cách điện PVC 6 VCmd 2x0.75 1021203 Mét 0.75 mm2  Tình hình tiêu thụ sản phẩm Một cách tổng quát tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn gần đây (sau khi được thành lập vào tháng 11/2016) đang có xu hướng giảm. Lượng hàng hóa mua về nhập kho gia tăng trong khi lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường lại giảm sút đã kéo theo sự gia tăng của giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ. Từ năm 2017 đến năm 2018: Hàng tồn kho tăng khoảng 0,78 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 70.55% thì lượng hàng hóa tiêu thụ đo lường thông qua chỉ tiêu doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ lại giảm khoảng 15.30%. Giải thích cho sự giảm này là do Công ty mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, thêm vào đó lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh là các mặt hàng dây điện dân dụng, dây cáp điện, chưa thể cạnh tranh lại với Công ty có nhiều năm kinh nghiTrườngệm về kinh doanh mặ t hàngĐại tương tựhọcnày đã làm Kinhcho chi nhánh c ũngtế như cácHuế doanh nghiệp vừa và nhỏ khác cũng bị ảnh hưởng đến mức tiêu thụ. 46 SVTH: Ngô Thị Na
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc 2.2.1.2 Các phương thức tiêu thụ sản phẩm Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh, mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình có thể một hoặc nhiều phương thức khác nhau trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng cũng không là ngoại lệ, để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của khách hàng, đảm bảo lượng đầu ra của sản phẩm và sự tín nhiệm từ khách hàng Công ty đã lựa chọn các phương thức tiêu thụ sản phẩm sau đây: (1) Phương thức bán buôn hàng hóa Hướng đến đối tượng khách hàng là các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất, hàng hóa được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. Giá bán biến động tùy thuộc vào số lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Phương thức này bao gồm hai hình thức là bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng. Dây điện dân dụng, dây cáp điện, ống cấp thoát nước, là những mặt hàng dễ bảo quản, cất trữ, có thời hạn sử dụng lâu do vậy nếu có mua về để lưu tại kho hay vận chuyển thẳng cho khách hàng mà không qua nhập kho đều là thích hợp. Cho nên tại Công ty đã vận dụng cả hai hình thức tiêu thụ sản phẩm kể trên. Đây được xem là hình thức tiêu thụ sản phẩm phổ biến nhất tại Công ty (2) Phương thức bán lẻ Đối tượng khách hàng mà phương thức này hướng đến là người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ. Bán lẻ hàng hóa cũng được chia làm hai hình thức là bán lẻ thu tiền tập trung và bán lẻ thu tiền trực tiếp, ở đây doanh nghiệp chỉ lựa chọn hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp, nhân viên đi giao hàng cho khách hàng có nhiệm vụ thu tiền trực tiếp từ khách hàng rồi đem nộp cho thu quỹ. Tuy nhiên các nghiệp vụ liên quan đến phương thức bán lẻ này có xảy ra nhưng rất ít. 2.2.1.3 Các phương thức thanh toán Lựa chọn được một phương thức thanh toán hợp lý với khách hàng không chỉ có tác động đến tình hình tiêu thụ sản phẩm mà còn ảnh hưởng rất lớn đến việc phản ánh lợi nhuận thu được sau một năm kinh doanh. Chính vì lẽ đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng luôn chú trọng đến việc đa dạng hóa các hình thức thanh toán sao cho vừTrườnga đảm bảo hiệu quả trong Đạiviệc theo dõi cônghọc nợ vừa tKinhạo sự thuận tiện chotế khách Huế hàng khi thanh toán tiền hàng. Các phương thức thanh toán được Công ty sử dụng là: (1) Thanh toán trực tiếp Là hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Trong đó: 47 SVTH: Ngô Thị Na
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt: Việc chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng và việc thu tiền được thực hiện đồng thời. Hình thức này thường được Công ty áp dụng cho những hóa đơn thanh toán có giá trị dưới 10 triệu đồng và thường cho khách lẻ. Thanh toán theo phương thức chuyển khoản qua ngân hàng: Áp dụng cho các đơn đặt hàng có giá trị lớn, các khách hàng ở các tỉnh thành phố khác cũng thường thanh toán theo hình thức này. Đây là phương thức thanh toán phổ biến và được Công ty khuyến khích khách hàng sử dụng bởi vì sự an toàn, nhanh chóng và tiện lợi. Chính vì lẽ đó, Công ty đã mở tài khoản tại 4 ngân hàng khác nhau mà khách hàng thường xuyên sử dụng để phục vụ cho việc thanh toán này: Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng (ACB), Ngân hàng Quân Đội (MB), Ngân hàng Công thương Việt Nam – Hội sở Nguyễn Văn Linh (VietinBank), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sông Hàn (BIDV). (2) Thanh toán chậm trả: Là hình thức thanh toán cho khách hàng nợ hoặc cấn trừ công nợ. Với: Cho nợ: Đối với những khách hàng truyền thống, thường xuyên hoặc khách hàng có uy tín, doanh nghiệp có thể bán chịu trong khoảng thời gian thỏa thuận ghi trong hợp đồng bán hàng. Thời hạn thanh toán tối đa mà công ty áp dụng là 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Công ty không tiến hành chiết khấu thanh toán đối với những khách hàng thanh toán nợ trước hạn. Thanh toán bù trừ: Phương thức này thường được áp dụng đối với những đối tượng vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp thường xuyên. Khách hàng mua nợ hàng của công ty, khi công ty có nhu cầu mua hàng thì sẽ tiến hành cấn trừ công nợ. Nếu như khoản chênh lệch lớn hoặc trong khoảng thời gian nhất định thì công ty sẽ tiến hành thu nợ khách hàng. 2.2.2 Thực trạng công tác kế toán bán hàng tại Công ty 2.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (1) Chứng từ sử dụng Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được thực hiện trong Quý I/2019 khôngTrườngcó xảy ra các nghiệp vĐạiụ liên quan đếhọcn bán lẻ hàng Kinh hóa. Vì vậy trong tế phần nàyHuế chỉ tập trung đề cập đến trường hợp bán buôn hàng hóa 48 SVTH: Ngô Thị Na
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Phạm Thị Bích Ngọc Để hạch toán bất kỳ một nghiệp vụ phát sinh nào liên quan đến doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, kế toán tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Tường - Chi nhánh Đà Nẵng đã thu thập những chứng từ gồm: Hợp đồng kinh tế / Hợp đồng nguyên tắc Hóa đơn GTGT Phiếu xuất kho, Phiếu định khoản chứng từ Biên bản giao hàng, Phiếu thu / giấy báo Có (nếu có) Trong đó: Hợp đồng kinh tế hoặc Hợp đồng nguyên tắc do phòng kinh doanh lập cũng như có trách nhiệm liên hệ với khách hàng đề ký hợp đồng bán hàng (trường hợp nếu là hợp đồng nguyên tắc thì chỉ cần lập và ký một lần). Hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng nguyên tắc phải có chữ ký của người đại diện hai bên và phải được lập thành 06 bản, khách hàng giữa 03 bản còn 03 bản phía Công ty giữ thì Giám đốc chi nhánh sẽ giữ 01 bản; Phòng Kinh doanh lưu 01 bản và Kế toán lưu 01 bản . Hóa đơn GTGT do nhân viên kế toán bán hàng lập theo mẫu đã được Bộ tài chính chấp nhận và cho phép phát hành. Hóa đơn GTGT này được lập thành 03 liên, với: Liên 1 (Màu trắng, chữ đỏ): Lưu tại cuốn Liên 2 (Màu đỏ) : Giao cho khách hàng Liên 3 (Màu xanh dương) : Lưu hành nội bộ Biên bản giao hàng được phòng kinh doanh lập trong trường hợp kế toán chưa lập hóa đơn GTGT theo yêu cầu của khách hàng (những khách hàng mua hàng chưa thanh toán), giấy giao hàng được xem như là đơn đặt hàng của khách hàng. Giấy giao hàng được lập làm 02 liên giao cho bộ phận vận chuyển, sau khi giao hàng xong sẽ yêu cầu cho khách ký xác nhận cả 2 bản này, 01 bản sẽ gửi khách hàng, bản còn lại sẽ đem về giao cho phòng kế toán giữ. Phiếu xuất kho do bộ phận kho lập thành 02 liên: 01 liên lưu tại bộ phận lập phiếu, 01 chuyển cho thủ kho làm căn cứ xuất kho. (2)Trường Tài khoản sử dụng Đại học Kinh tế Huế Tài khoản 511 (Tài khoản cấp 2: TK 5111 - Doanh thu bán hàng hóa) là tài khoản trung tâm được sử dụng để hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Ngoài ra 49 SVTH: Ngô Thị Na