Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại Trần Văn Tuyên xã Đoàn Kết - huyện Yên Thủy - tỉnh Hòa Bình

pdf 74 trang thiennha21 19/04/2022 3270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại Trần Văn Tuyên xã Đoàn Kết - huyện Yên Thủy - tỉnh Hòa Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại Trần Văn Tuyên xã Đoàn Kết - huyện Yên Thủy - tỉnh Hòa Bình

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VŨ THẠCH LAM Tên chuyên đề : THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRANG TRẠI TRẦN VĂN TUYÊN XÃ ĐOÀN KẾT HUYỆN YÊN THỦY - TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VŨ THẠCH LAM Tên chuyên đề : THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI TRANG TRẠI TRẦN VĂN TUYÊN XÃ ĐOÀN KẾT HUYỆN YÊN THỦY - TỈNH HÒA BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY – N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Văn Doanh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trang trại chăn nuôi Trần Văn Tuyên. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt quá trình học tập tại trường. Trang trại chăn nuôi Trần Văn Tuyên, xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập, giúp em hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập tại cơ sở. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Hà Văn Doanh đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn, chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học này. Để góp phần cho việc thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đạt kết quả tốt, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và động viên của gia đình, bạn bè.Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Trong quá trình viết báo cáo, sẽ không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn trong lớp để em được tích lũy thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm giúp cho em định hướng nghề được tốt hơn trong tương lai. Em xin chân thành cảm ơn. Thái Nguyên, ngày 05 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Vũ Thạch Lam
  4. ii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự Nxb: Nhà xuất bản Kg: Kilogam Ml: Mililit STT: Số thứ tự Ts: Tiến sỹ TT: Thể trọng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ii MỤC LỤC iii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu- yêu cầu 2 2.1. Mục tiêu 2 2.2. Yêu cầu 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện của trang trại 3 2.1.2. Đánh giá chung 8 2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 9 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 9 2.2.2. Những hiểu biết về đặc điểm sinh lý tiết sữa của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng 13 2.2.3. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con 16 2.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái 21 2.2.5. Những hiểu biết về phòng và trị bệnh cho vật nuôi 22 2.2.6. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ nuôi con. 26 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 35 2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước 35 2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài 36 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 39 3.1. Đối tượng 39 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 39 3.3. Nội dung thực hiện 39
  6. iv 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 39 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi thực hiện 39 3.4.2. Phương pháp thực hiện 39 3.4.3. Công thức tính toán các chỉ tiêu. 48 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu: 49 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 50 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại qua 3 năm từ 2017 – 2019 50 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại trại 51 4.2.1. Số lượng nái đẻ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại 51 4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 52 4.2.3. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của đàn lợn nái sinh sản tại trại 53 4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái tại trại 54 4.3.1. Kết quả công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại 54 4.3.2. Kết quả công tác tiêm phòng bằng vắc xin 55 4.3.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại 56 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Đề nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 64 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 64
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả sản xuất của trang trại ông Trần Văn Tuyên. 9 Bảng 2.2. Ý nghĩa của dịch chảy ra từ âm đạo qua thời gian xuất hiện 18 Bảng 3.1. Quy định lượng thức ăn chuồng đẻ 41 Bảng 3.2. Lịch sát trùng trại lợn nái 48 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Trần Văn Tuyên qua 3 năm 2017 - 2019 50 Bảng 4.2. Số lượng lợn nái đẻ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập 51 Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại 52 Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái 54 Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại 54 Bảng 4.6. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh lợn nái sinh sản tại trại 55 Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại 56 Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại 57
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp có bề dày hàng ngàn năm lịch sử có những lợi thế về tiềm năng đất đai, lao động, môi trường sinh thái, cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành không thể thiếu trong nông nghiệp, nó gắn liền với cuộc sống của người lao động. Đặc biệt là ngành chăn nuôi không chỉ cung cấp khối lượng thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ trứng, sữa mà còn là nguyên liệu cho ngành sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), dược phẩm và là nguồn cung cấp phân hữu cơ cho ngành trồng trọt. Chăn nuôi lợn ở Việt Nam nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi. Lợn là loại gia súc được nuôi nhiều và được sử dụng để làm thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng rất cần thiết không thể thiếu trong đời sống con người. Tuy nhiên, Việt Nam là đất nước có nền chăn nuôi với trang thiết bị và kỹ thuật chưa cao dẫn đến khả năng tăng trưởng, sinh trưởng và sinh sản chưa cao nên chưa đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi và tăng nền kinh tế cho đất nước. Năm 2018, Việt Nam cần phải loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, nó đòi hỏi sản phẩm của ngành chăn nuôi phải chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao với các sản phẩm của nước ngoài, Những năm gần đây do chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, mọi ngành kinh tế đều phát triển, ngành chăn nuôi cũng có những chuyển biến mạnh, tích cực. Nhiều giống lợn cao sản được nhập về nuôi thuần thử nghiệm ở nước ta, đồng thời cải tạo các giống lợn nội để tạo ra thế hệ con lai có năng suất chất lượng cao hơn nhưng vẫn thích nghi với điều kiện Việt Nam.
  9. 2 Theo Bộ NN&PTNT, tình hình chăn nuôi năm 2018 gặp nhiều biến động, đặc biệt là giá trị lợn thịt giảm sâu từ đầu năm khiến người chăn nuôi chịu thua lỗ. Sau nhiều tháng chạm đáy, giá lợn hơi những tháng cuối năm đang có dấu hiệu tăng trở lại nhưng vẫn không đủ để người chăn nuôi có lãi. Tình trạng giá lợn thấp kéo dài, khó khăn trong khâu tiêu thụ khiến người chăn nuôi lợn giảm đàn, bỏ đàn, treo chuồng. Theo kết quả điều tra chăn nuôi năm kỳ 01/10/2018, đàn lợn cả nước có 28,15 triệu con, tăng 2,72% sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 3,8 triệu tấn, tăng 1,45% so với năm 2017. Trước thực trạng trên, được sự đồng ý của khoa CNTY - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn của thầy Hà Văn Doanh, tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại trang trại Trần Văn Tuyên xã Đoàn Kết - huyện Yên Thủy - tỉnh Hòa Bình”. 2. Mục tiêu- yêu cầu 2.1. Mục tiêu - Đánh giá khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại ở trang trại Trần Văn Tuyên xã Đoàn Kết-huyện Yên Thủy-tỉnh Hòa Bình. 2.2. Yêu cầu - Theo dõi thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu có liên quan đến khả năng sinh sản của đàn lợn nái ngoại ở trại.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện của trang trại 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trại chăn nuôi Trần Văn Tuyên nằm trên địa phận xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, nằm ở đông nam tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hoà Bình khoảng 85 km, thành phố Ninh Bình đường quốc lộ 1A khoảng 50km, cách thủ đô Hà Nội, sân bay quốc tế nội bài khoảng 100 km, cách thành phố Sơn la tỉnh Sơn La khoảng 250 km. Trại bắt đầu hoạt động từ năm 2013 là trại tư nhân và do ông Trần Văn Tuyên làm chủ trại. Vị trí địa lý của huyện Yên Thủy được xác định như sau: - Phía đông giáp huyện Lạc Thủy. - Phía tây giáp huyện Lạc Sơn. - Phía nam giáp huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. - Phía bắc giáp huyện Kim Bôi. Huyện có 13 đơn vị hành chính, gồm 12 xã và 1 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 282,1 km2. 2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu Yên thủy có khí hậu tương đối đặc trưng của Miền Bắc Việt Nam, lạnh về mùa đông, nóng về mùa hè, vào mùa Hè còn có cả gió phơn từ phía tây thổi qua, mát mẻ mùa thu và ấm áp vào mùa xuân. Đặc biệt do địa hình có độ dốc nhẹ về phía đông và không có nhiều sông suối nên trên địa bàn hầu như không có lũ lụt vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 22,8oC. Nhiệt độ lúc cao nhất trong năm là 38,90oC, thấp nhất là 2,7oC.
  11. 4 Lượng mưa trung bình hàng năm là 1900 mm, năm cao nhất là 2460 mm, năm thấp nhất là 1300 mm, lượng mưa nhiều nhất thường xuất hiện vào tháng 7, 8 hàng năm. Đoàn Kết là một xã thuộc huyện Yên Thủy, nằm ở tỉnh Hòa Bình, trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Do đó trại Trần Văn Tuyên cũng chịu ảnh hưởng chung của khí hậu vùng. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại Cơ cấu tổ chức gồm 3 nhóm: + Nhóm quản lý: 1 chủ trại phụ trách chung, 1 bảo vệ chịu trách nhiệm bảo vệ tài sản chung của trại. + Nhóm kỹ thuật: 2 kỹ sư chăn nuôi, 1 kỹ sư di truyền, 1 kỹ thuật điện, 1 kế toán phụ trách chuyên môn. + Nhóm công nhân: 15 công nhân, 7 sinh viên thực tập thực hiện công việc chuyên môn. Với đội ngũ nhân công trên, trại phân ra làm các tổ khác nhau như tổ chuồng nái đẻ, tổ chuồng nái chửa. Các tổ có bảng chấm công riêng cho từng công nhân trong tổ, ngoài ra các tổ trưởng có nhiệm vụ đôn đốc, quản lý các thành viên trong tổ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và thúc đẩy sự phát triển của trang trại. 2.1.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại Trang trại có tổng diện tích là 4,2 ha, nằm trên địa bàn xã Đoàn Kết, có địa hình chủ yếu là núi đá vôi nhưng đường giao thông đã được nâng cấp, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển. Để đảm bảo công tác phát triển sản xuất chăn nuôi và sinh hoạt của công nhân, trại được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật gồm: Khu nhà điều hành, khu nhà ở cho công nhân, bếp ăn tập thể, các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại.
  12. 5 Khu chăn nuôi có hàng rào bao bọc xung quanh và có cổng vào riêng. Chuồng trại được quy hoạch, bố trí xây dựng phù hợp với hướng chăn nuôi công nghiệp, hệ thống chuồng nuôi lồng, nền sàn bê tông cho lợn nái, lợn đực, sàn nhựa cho lợn con cùng với hệ thống vòi nước tự động và máng ăn.Chuồng nuôi được xây dựng đảm bảo đủ cho 1200 nái cơ bản, bao gồm: + 3 chuồng nái đẻ: mỗi chuồng gồm khu A và khu B, mỗi khu có 2 dãy, mỗi dãy có 29 ô chuồng được thiết kế sàn nhựa cho lợn con và sàn bê tông cho lợn mẹ. + 2 chuồng nái chửa: chuồng 1 và chuồng 2, mỗi chuồng gồm 6 dãy, mỗi dãy có 89 ô để nuôi và chăm sóc lợn nái trong thời gian mang thai, được sắp xếp theo các kỳ mang thai khác nhau. Riêng chuồng 1: dãy 1 được thiết kế cho lợn nái chờ phối, có khu thử lợn, ép lợn và dãy 2 có khu làm nơi thụ tinh nhân tạo cho lợn nái. + 1 chuồng đực giống: bao gồm 34 ô để nuôi lợn đực và 1 ô để khai thác tinh. + 4 chuồng cách ly: dùng để nuôi lợn hậu bị được nhập từ các trại gia công lợn hậu bị của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, mỗi chuồng có thể nuôi được từ 30 - 40 lợn hậu bị.Lợn được nuôi ở đây trong thời gian 3 tháng, thời gian này lợn được sử dụng vắc xin đầy đủ trước khi được đưa lên làm lợn nái sinh sản. Hệ thống chuồng được xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát, cuối chuồng được thiết kế quạt hút gió, có hệ thống điện chiếu sáng và bóng đèn hồng ngoại để sưởi ấm, úm lợn con, đảm bảo thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông bằng cách điều chỉnh hệ thống quạt, giàn mát và bóng đèn sưởi ấm trong chuồng. Mỗi chuồng được lắp đặt máy bơm nước để tắm cho lợn và vệ sinh chuồng trại hằng ngày, cuối chuồng có hệ thống thoát phân và nước thải. Bên cạnh chuồng lợn đực có xây dựng phòng pha chế tinh, với đầy đủ dụng cụ và thiết bị như: kính hiển vi, nhiệt kế, đèn cồn, máy
  13. 6 ép ống tinh, tủ lạnh bảo quản tinh, nồi hấp, panh, kéo Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có các chậu nước sát trùng để trước cửa ra vào chuồng. Nhìn chung khu vực chuồng nuôi được xây dựng khá hợp lý, thuận lợi cho việc chăm sóc, đi lại, đuổi lợn giữa các dãy chuồng. Ngay tại cổng vào khu chăn nuôi có xây dựng 5 phòng tắm sát trùng cho cán bộ kỹ thuật và công nhân trước khi ra, vào chuồng chăm sóc lợn, 1 kho thuốc, 2 kho cám, 1 phòng ăn và 2 phòng nghỉ trưa cho công nhân. Một số thiết bị khác cũng được trang bị đầy đủ: tủ lạnh bảo quản vắc xin, tủ thuốc để bảo quản và dự trữ thuốc của trại, xe chở cám từ nhà kho xuống các dãy chuồng, máy nén khí phun sát trùng di động khu vực trong và ngoài chuồng nuôi 2.1.1.5. Tình hình chăn nuôi tại cơ sở trong những năm qua * Công tác chăn nuôi: Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,40- 2,45 lứa/năm. Số con sơ sinh là 13 con/đàn, số con cai sữa là 11,46 con/đàn, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 26 ngày thì tiến hành cai sữa và chuyển sang các trại chăn nuôi lợn giống của công ty CP. Theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam thì mức độ sản xuất của trại vào loại khá. Trang trại có 29 con lợn đực giống. Các lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác từ 3 giống lợn là Landrace, Yorkshire và Duroc. Lợn nái được phối 3 lần và được luân chuyển giống cũng như lợn đực. Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp cho từng đối tượng lợn của trại.
  14. 7 *Công tác vệ sinh: Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại luôn được thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. - Công tác vệ sinh: Chuồng trại được xây dựng thoáng mát về mùa Hè, ấm áp về mùa Đông, xung quanh các chuồng nuôi được trồng cây xanh nhằm tạo sự thoáng mát tự nhiên. Hàng ngày luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng, hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. Công nhân, kỹ sư, khách tham quan trước khi vào khu chăn nuôi đều phải sát trùng tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo bảo hộ lao động. * Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin luôn được trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm phòng riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực cho đến lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn luôn đạt 100%. * Công tác trị bệnh: Cán bộ kỹ thuật có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trại luôn được kỹ thuật viên phát hiện sớm, cách ly, điều trị ngay ở giai đoạn đầu, vì vậy hiệu quả điều trị thường cao (85 – 95%) trong một thời gian ngắn, không gây thiệt hại nhiều cho trang trại.
  15. 8 2.1.2. Đánh giá chung 2.1.2.1. Thuận lợi - Được sự quan tâm, tạo điều kiện và có các chính sách hỗ trợ đúng đắn của UBND xã Đoàn Kết, Trạm Thú y huyện Yên Thủy. - Được Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp về con giống, thức ăn và thuốc thú y có chất lượng tốt. -Trại được xây dựng ở vị trí thuận lợi: xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. - Chuồng trại được trang bị bằng các thiết bị hiện đại, điện lưới và hệ thống nước sạch luôn cung cấp đầy đủ cho sinh hoạt và chăn nuôi. - Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ kỹ thuật và công nhân. - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn vững vàng; đội ngũ công nhân rất nhiệt tình, năng động và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Do đó đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho trang trại. 2.1.2.2. Khó khăn - Đội ngũ công nhân trong trại còn thiếu về số lượng, do đó ảnh hưởng đến tiến độ công việc. - Trang thiết bị,vật tư, hệ thống chăn nuôi còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. - Trong những năm gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp kèm theo dịch bệnh khó kiểm soát, gây khó khăn cho chăn nuôi. Những khó khăn trên đòi hỏi trại phải đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh và nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn tại trại. 2.1.3 Kết quả sản xuất của cơ sở trong 3 năm gần đây Kết quả sản xuất của trang trại được trình bày chi tiết ở bảng 2.1
  16. 9 Bảng 2.1. Kết quả sản xuất của trang trại ông Trần Văn Tuyên. STT Chỉ tiêu 2017 2018 5/2019 1 Tổng số nái sinh sản TB (con) 1.208 1.071 1.066 2 Tổng phối (con) 3.268 2.602 1.212 3 Tổng phối đạt (con) 2.911 2.353 1.123 4 Tỷ lệ phối đạt (%) 89,08 90,43 92,66 5 Tổng số nái xuống đẻ (con) 2.911 2.353 1.123 6 Tổng số lợn con sinh ra (con) 36.992 35.122 16.070 7 Trung bình số lợn con sinh ra/nái (con) 12,71 15,31 13,00 8 Tổng số lợn con sơ sinh chết (con) 3688 4532 978 9 Tỷ lệ lợn con sơ sinh chết (%) 9,97 12,58 6,69 Qua bảng 2.1 cho thấy: Trại đã chăn nuôi lợn đạt năng suất khá cao và có chiều hướng tăng dần theo các năm từ năm 2017 đến tháng 5 năm 2019. Tỷ lệ phối từ 2017 đến tháng 5 năm 2019 tăng dần từ 89,08% lên 92,66%. Và trung bình số lợn con sinh ra/nái cũng tăng dần từ 12,71 đến 13 con/nái. Đỉnh điểm là năm 2018 trung bình số lợn con sinh ra/nái đạt 15,31 con/nái. Bên cạnh đó tỷ lệ lợn con sơ sinh chết cũng giảm từ 9,97 xuống chỉ còn 6,69%. 2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Đặc điểm sinh lý, sinh dục của lợn nái 2.2.1.1. Sự thành thục về tính và thể vóc * Sự thành thục về tính Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định thì sẽ có biểu hiện về tính dục. Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có khả năng sinh sản theo Hoàng Toàn Thắng và cs. (2006) [25].Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối. Khi đó ở con cái các noãn bào chín và rụng trứng (lần đầu), con đực có phản xạ sinh tinh. Đối với các giống gia súc khác nhau thì thời gian thành thục
  17. 10 về tính khác nhau, ở lợn nội thường từ 4-5 tháng tuổi (120-150 ngày), ở lợn ngoại (180-210 ngày) (Võ Trọng Hốt và cs. (2000) [11]). Tuy nhiên thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng, khí hậu, chuồng trại, trạng thái sinh lý của từng cá thể. + Giống Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính cũng khác nhau. Ở lợn lai tuổi động dục đầu tiên muộn hơn so với lợn nội thuần. Lợn lai F1 bắt đầu động dục lúc 6 tháng tuổi, khi khối lượng cơ thể đạt 50-55kg. Lợn ngoại động dục lần đầu muộn hơn so với lợn lai vào lúc 6-7 tháng tuổi, khi lợn có khối lượng 65-68kg. Còn đối với lợn nội tuổi thành thục về tính từ 4-5 tháng tuổi. Cụ thể lợn Landrace nhập vào nuôi ở Việt Nam có tuổi động dục lần đầu là 208-209 ngày. Tùy theo giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý mà lợn có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Lợn Ỉ, Móng Cái có tuổi động dục lần đầu vào 4 - 5 tháng tuổi (121 - 158 ngày tuổi), các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace muộn hơn từ 7 - 8 tháng tuổi. + Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn nái. Thường những lợn được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt thì tuổi thành thục về tính sớm hơn những lợn được nuôi trong điều kiện dinh dưỡng kém. Dinh dưỡng thiếu làm chậm sự thành thục về tính là do sự tác động xấu lên tuyến yên và sự tiết kích tố, nếu thừa dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sự thành thục là do sự tích lũy xung quanh buồng trứng và cơ quan sinh dục làm giảm chức năng bình thường của trứng, mặt khác do béo quá ảnh hưởng đến hoocmôn oestrogen và progesteron trong máu làm cho hàm lượng của chúng trong cơ thể không đạt mức cần thiết để thúc đẩy sự thành thục. + Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng: Mùa vụ và thời kỳ chiếu sáng cũng là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến tuổi động dục. Mùa hè lợn cái hậu bị thành thục chậm hơn so với mùa thu – đông,
  18. 11 điều đó có thể do ảnh hưởng của nhiệt độ trong chuồng nuôi gắn liền với mức tăng trọng thấp trong các tháng nóng bức. Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng 14 ngày (mùa xuân) và 17 ngày (mùa thu). Mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày thấp hơn so với các mùa khác trong năm, bóng tối cũng làm chậm tuổi thành thục về tính so vớinhững biến động ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo 112 giờ mỗi ngày (Dwane và cs. (2000) [8]) + Mật độ nuôi nhốt: Mật độ nuôi nhốt đông trên 1 đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Nhưng cần tránh nuôi cái hậu bị tách biệt đàn trong thời kỳ phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nuôi nhốt lợn cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính so với lợn cái được nuôi nhốt theo nhóm. Bên cạnh những yếu tố trên thì đực giống cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi động dục của lợn cái hậu bị. Nếu cái hậu bị thường xuyên tiếp xúc với đực giống sẽ nhanh động dục hơn cái dự bị không tiếp xúc với lợn đực giống. Lợn cái hậu bị ngoài 90kg thể trọng ở 165 ngày tuổi cho tiếp xúc 2 lần trên ngày với lợn đực, mỗi lần cho tiếp xúc 15-20 phút thì tới 83% lơn cái hậu bị động dục lần đầu. *Sự thành thục về thể vóc Sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính. Sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới độ trưởng thành về thể vóc. Tuổi thành thục về thể vóc là tuổi có sự phát triển về ngoại hình và thể chất đạt mức độ hoàn chỉnh, xương đã được cốt hóa hoàn toàn, tầm vóc ổn định. Tuổi thành thục về thể vóc thường chậmhơn so với tuổi thành thục về tính. Thành thục về tính được đánh dấu bằng hiện tượng động dục lần đầu tiên.Lúc này sự sinh trưởng và phát dục của cơ thể vẫn còn tiếp tục, trong giai đoạn lợn thành thục về tính mà ta cho giao phối ngay sẽ không tốt. Vì lợn mẹ có thể thụ thai nhưng cơ thể mẹ chưa đảm bảo cho bào
  19. 12 thai phát triển tốt, nên chất lượng đời con kém. Đồng thời cơ quan sinh dục, đặc biệt là xương chậu vẫn còn hẹp dễ gây hiện tượng khó đẻ. Điều này ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Do đó không nên cho phối giống quá sớm. Đối với lợn cái nội khi được 7-8 tháng khối lượng đạt 40-50kg nên cho phối, đối với lợn ngoại khi được 8-9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100- 110 kg mới nên cho phối. 2.2.1.2. Những hiểu biết về sinh lý đẻ Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7] gia súc cái mang thai trong một thời gian nhất định tùy từng loài gia súc, khi bào thai phát triển đầy đủ, dưới tác động của cơ chế thần kinh - thể dịch, con mẹ sẽ xuất hiện những cơn rặn để đẩy bào thai, nhau thai và các sản phẩm trung gian ra ngoài. Đẻ là quá trình đưa thai đã phát triển thành thục theo đường sinh dục của mẹ ra ngoài. Nếu không đủ hai điều kiện trên tức là đẻ không bình thường. Trước khi đẻ, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi quan trọng có liên quan tới việc đẩy thai ra ngoài như: dây chằng xương chậu giãn, gia tăng chiều dài từ 25 - 30% so với bình thường (người ta gọi là hiện tượng sụt lưng), nút cổ tử cung loãng. Trước khi đẻ từ 12 - 48 giờ thân nhiệt hơi hạ xuống. Cổ tử cung mở, sữa bắt đầu tiết. Đẻ là một quá trình sinh lý phức tạp chịu sự điều hòa của cơ chế thần kinh - thể dịch.Khi thai đã thành thục thì quan hệ sinh lý giữa mẹ và nhau thai không còn cần thiết nữa, lúc này thai đã trở thành như một ngoại vật trong tử cung nên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ. Khi lợn đẻ toàn thân co bóp, thường gọi là cơn đau, lúc này áp lực bên trong tăng cao đẩy thai ra ngoài. Khi thai ra rốn thai tự đứt, lợn là một loài đa thai nên đẻ từng con một, cách khoảng 10-15 hoặc 20 phút đẻ 1 con. Thời gian đẻ của lợn trung bình kéo dài từ 1-6 giờ, nếu quá 6 giờ mà thai chưa ra thì cần xem xét để có biện pháp tác động ngay.
  20. 13 2.2.2. Những hiểu biết về đặc điểm sinh lý tiết sữa của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng * Sinh lý tiết sữa của lợn nái Theo Hoàng Toàn Thắng và cs. (2005) [25] sữa là sản phẩm tiết ra từ tuyến vú, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hóa, hấp thu, rất cần thiết cho gia súc non đang bú sữa và là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đối với con người. Đối với lợn bầu vú không có bể sữa. Sữa được sản xuất ra từ các tuyến bào và được tích lũy trong các xoang tuyến bào. Việc tiết sữa của chúng được thực hiện theo cơ chế thần kinh, thể dịch và theo ba pha. Sự tiết sữa của lợn nái trong quá trình nuôi con là một quá trình sinh lý phức tạp.Khi lợn con mút bú, đầu tiên lợn con ngậm và thúc vào vú mẹ, luồng xung động hưng phấn thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm truyền về vỏ não, rồi tới vùng dưới đồi, tiết các yếu tố giải phóng, các yếu tố giải phóng tác động lên thùy sau tuyến yên, kích thích tiết kích tố oxytoxin, oxytoxin đi tới tuyến vú và làm co bóp tế bào biểu mô, cơ tuyến bào và cơ tuyến vú. Nhờ vậy sữa được thải ra từ các xoang tuyến bào, qua ống dẫn sữa nhỏ, rồi ống dẫn sữa lớn và chảy ra ngoài theo ống tiết sữa, từđó lợn con mới bú được. Do vậy, khi lợn con bú sữa, chúng được thực hiện theo ba pha như sau: Pha ngậm và thúc vú (80-100s), pha nằm im (20s) và pha mút vú (20s). Do tác động của oxytoxin trong máu khác nhau cho nên các vú khác nhau và cho sản lượng sữa khác nhau. Sản lượng sữa và chất lượng sữa ở các vị trí khác nhau của bầu vú cũng không giống nhau: các vú trước ngực sản lượng sữa cao, phẩm chất tốt, các vú phía sau nhìn chung kém (Nguyễn Khánh Quắc và cs. 1995) [22]. Theo Trương Lăng (2000) [12] vú nằm ở trước ngực sản lượng sữa tiết nhiều hơn, trong thời kỳ tiết sữa lợn con bú ở vú sau được 32 - 39 kg thì vú trước cho 36 - 45 kg sữa vì oxytoxin theo máu đến vú trước sớm hơn. Vì vậy để đảm bảo tính đồng đều của toàn ổ lợn ta nên cố định những con nhỏ hơn bú vú trước, nhất thiết phải
  21. 14 cho lợn con bú sữa đầu chậm nhất là 2 giờ sau đẻ để lợn con có đủ kháng thể trong năm đầu sau khi sinh vì trong sữa đầu của lợn mẹ có chứa  globulin giúp cho cơ thể lợn con có sức đề kháng với ngoại cảnh. Theo Phan Đình Thắm (1996) [24] thì nhất thiết phải cho lợn con bú sữa đầu vì trong sữa đầu có hàm lượng globulin cao hơn sữa thường và đây là chất chủ yếu giúp lợn con có sức đề kháng. Lượng sữa của lợn nái tiết sữa tăng cao dần từ lúc mới đẻ, cao nhất lúc 21 ngày sau khi đẻ, sau đó giảm dần. Do đó ở tuần thứ tư có sự khủng hoảng vì thiếu sữa mẹ khi đàn lợn con đang sức tăng trưởng cao. Để tránh hiện tượng đàn con tăng trưởng chậm lại, tập cho lợn con ăn sớm là một biện pháp kỹ thuật cần thiết. * Sữa lợn mẹ Sữa lợn mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ nuôi sống của lợn con. Để lợn con phát triển tốt thì cần rất nhiều sữa, lượng sữa mẹ sau khi sinh đến khoảng 3 tuần sẽ đạt mức cao nhất, sau đó sẽ từ từ giảm dần. Việc cai sữa cho lợn con có thể thực hiện được ngay từ khi đẻ ra, tuy nhiên sữa lợn mẹ luôn được coi là nguồn thức ăn lý tưởng cho lợn con. Nguyên liệu để tạo nên sữa đều được lấy từ máu, phải có một máu rất lớn chảy qua bầu vú mới đảm bảo cho nhu cầu tạo sữa: khoảng 540 lít máu chảy qua bầu vú mới tạo được thành 1 lít sữa lợn mẹ. Sữa lợn mẹ tiết ra trong vòng 2-3 ngày đầu sau khi đẻ gọi là sữa đầu. Theo Trịnh Văn Thịnh (1978) [26] cho rằng thức ăn đầu tiên của lợn con là sữa đầu. Sữa đầu có đặc điểm là màu vàng đặc và hơi mặn, khi đun dễ ngưng kết. Thành phần dinh dưỡng của sữa đầu khác hẳn so với sữa thường, trong sữa đầu các thành phần như protein, vitamin đều cao hơn so với sữa thường. Trong sữa đầu lượng vật chất khô đạt 22,3%, cao hơn sữa thường chỉ có 19,6%. Hàm lượng protein cũng cao hơn là 11,5% so với 6,8% của sữa thường, tuy nhiên hàm lượng khoáng, chất béo và đường lactose lại thấp hơn.
  22. 15 Đặc biệt trong sữa đầu có chứa nhiều kháng thể globulin (gama globulin) và các chất khác bảo vệ lợn con mới đẻ chống lại sự tấn công của các vi rút, vi trùng gây bệnh. Lượng globulin chiếm khoảng 50% tổng số protein của sữa đầu, sau đó giảm dần. Khả năng hấp thụ globulin của lợn con chỉ xảy ra trong những giờ đầu sau khi sinh (trong vòng 24 giờ đầu tiên). Do vậy sữa đầu đóng vai trò quan trọng đối với lợn con theo mẹ. * Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái Theo Trương Lăng (2000) [12], khả năng tiết sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng thức ăn, giống lợn và số lượng lợn con và một số yếu tố khác. + Giống và cá thể Các giống lợn khác nhau có khả năng tiết sữa khác nhau. Các giống lợn được cải tạo có năng suất sữa cao hơn các giống lợn chưa được cải tạo. Ví như lợn Ỉ có sản lượng sữa bình quân là 20,1 - 25 kg, lợn Móng Cái là 27,5 - 29,1 kg, lợn Đại Bạch nuôi tại Việt Nam có sản lượng sữa bình quân là 40 - 50 kg. Các tài liệu gần đây cho biết lợn nái Yorkshire và Landrace có thể tiết >10 lít sữa / ngày. Thể trạng của lợn mẹ cũng ảnh hưởng đến năng suất sữa trong thời kỳ đầu của quá trình tiết sữa. Lợn mẹ gầy yếu thì khả năng tiết sữa kém hơn lợn mẹ có thể trạng trung bình. Chúng ta có thể tăng lượng thức ăn sử dụng cho lợn mẹ trong những ngày đầu tiên sau khi đẻ, tuy nhiên nếu lợn mẹ gầy yếu được ăn thức ăn cao chỉ có thể làm tăng tỷ lệ mỡ sữa mà không làm tăng sản lượng sữa. Đối với lợn có thể trạng trung bình, nếu cho ăn nhiều thức ăn trong giai đoạn đầu của quá trình tiết sữa sẽ làm tăng sản lượng sữa và có xu hướng làm giảm hao hụt của lợn mẹ trong quá trình tiết sữa. + Tuổi và lứa đẻ lợn mẹ Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [5], lứa đẻ tốt nhất là lứa thứ 2 đến lứa thứ 6-7. Tuổi sinh sản ổn định từ năm tuổi thứ 2 đến năm tuổi thứ 4, sang năm đẻ thứ 5 lợn có thể đẻ tốt nhưng con đẻ ra bị còi cọc, chậm lớn, nái già thường hay đẻ khó, thai chết lưu và cắn con.
  23. 16 Sản lượng sữa của lợn mẹ tăng dần từ lứa thứ 1 - 3, ổn định từ lứa 3 - 8, sau đó giảm dần theo sự tăng lên của tuổi. Đó là do lợn nái đẻ lứa đầu, các tuyến bào chưa phát dục hoàn chỉnh, chưa có thói quen cho lợn con bú nên sản lượng sữa ở lứa đầu thấp nhất. Còn ở lứa đẻ tiếp theo sản lượng sữa bắt đầu tăng, đạt đỉnh cao ở lứa thứ 3, sau đó ổn định và giảm dần từ lứa thứ 8,9 trở đi. Do vậy hiện nay nhiều nước loại thải lợn mẹ sau khi đẻ 7 - 8 lứa. Trong một chu kỳ tiết sữa, lượng sữa tăng dần sau khi đẻ và đạt cao nhất ở tuần thứ 3, sau đó giảm dần đến tuần thứ 8. + Nuôi dưỡng và chăm sóc Là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến sản lượng sữa của lợn nái. Nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sản lượng sữa vì những chất dinh dưỡng cần thiết để tạo thành sữa đều lấy từ thức ăn. Tỷ lệ nuôi sống ở lợn con được tăng lên nếu chúng ta cho lợn mẹ ăn khẩu phần ăn có nhiều chất béo ở giai đoạn cuối của giai đoạn chửa và thời kỳ tiết sữa đầu. Cơ sở của vấn đề này là khi cho lợn mẹ ăn nhiều chất béo sẽ làm tăng tỷ lệ mỡ sữa, do vậy cung cấp cho lợn con nhiều năng lượng hơn. Khẩu phần ăn của lợn nái trong quá trình có chửa và tiết sữa có ảnh hưởng đến các thành phần hóa học của sữa. Khi cho lợn nái ăn tăng khẩu phần ăn, sẽ làm tăng thành phần hóa học của sữa thông qua tăng quá trình trao đổi đến bầu vú lợn mẹ. Quá trình hình thành các chất dinh dưỡng của sữa lợn mẹ được thông qua quá trình tổng hợp, một số thông qua quá trình lọc và một số chuyển thẳng trực tiếp từ máu. Hàm lượng các vitamin của sữa phụ thuộc vào hàm lượng các vitamin trong thức ăn và cả lượng vitamin dự trữ ở gan hoặc các tế bào. 2.2.3. Những hiểu biết về quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ và lợn nái nuôi con 2.2.3.1. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái đẻ - Quy trình nuôi dưỡng Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [21], thức ăn dùng cho lợn nái đẻ phải
  24. 17 là những thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao,dễ tiêu hóa. Không cho lợn nái ăn thức ăn có hệ số choán cao gây chèn ép thai sinh ra đẻ non, đẻ khó, hoặc ép thai chết ngạt. Trước khi sinh 3 ngày phải giảm thức ăn xuống từ 3 - 1kg/ngày. Đối với những lợn nái có sức khỏe tốt thì một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, đẻ trước 2 - 3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Đối với những lợn nái có sức khỏe yếu thì không giảm lượng thức ăn mà giảm dung tích của thức ăn bằng cách tăng cường cho ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Lợn nái sắp đẻ có những biểu hiện: ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng, bóp đầu vú sữa chảy ra, khi thấy có nước ối và phân xu, lợn nái rặn từng cơn là lợn con sắp ra. Ngày lợn nái đẻ có thể không cho lợn nái ăn mà chỉ có uống nước ấm có pha muối hoặc ăn cháo loãng. Sau khi đẻ 2 - 3 ngày không cho lợn nái ăn nhiều một cách đột ngột mà tăng từ từ đến ngày thứ 4 - 5 thì cho ăn đủ tiêu chuẩn. - Quy trình chăm sóc Việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Cần phải vệ sinh chuồng trại, tắm chải lợn mẹ sạch sẽ, diệt ký sinh trùng ngoài da. Cần giữ vệ sinh sạch sẽ vùng giữa âm hộ với hậu môn, vùng này thường chứa nhiều lớp nhăn, da chết bẩn hoặc dính phân, chúng dễ vấy nhiễm vào âm đạo khi can thiệp móc thai. Cần giữ không khí yên tĩnh, thoáng mát vì khi nhiệt độ cao, không khí nóng, không thông thoáng sẽ làm nái thở mệt, lười rặn, đẻ chậm gây ngộp thở nhiều lợn con. Bên cạnh đó sự ồn ào, lạ người chăm sóc sẽ làm nái hoảng sợ hoặc hung dữ, ngưng đẻ hoặc đẻ chậm dẫn đến số lợn con tử vong lúc đẻ tăng cao. Trước khi lợn đẻ 10 - 15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng 5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Chuồng đẻ cần phải trải đệm lót, có che chắn và thiết bị sưởi ấm trong những ngày mùa đông giá rét. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ những
  25. 18 đất hoặc phân bám dính trên người, tắm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó cũng là một quá trình quan trọng trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ. Ô úm có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp, giúp giữ ấm nhiệt độ cho lợn con đặc biệt vào mùa đông. Theo dõi thường xuyên sức khỏe của lợn mẹ, quan sát bầu vú,thân nhiệt lợn mẹ liên tục trong 3 ngày đầu sau khi đẻ để phát hiện sót nhau, sốt sữa hoặc nhiễm trùng để có biện pháp xử lý kịp thời. Bảng 2.2. Ý nghĩa của dịch chảy ra từ âm đạo qua thời gian xuất hiện Thời gian xuất hiện dịch Ý nghĩa 1 – 4 ngày sau khi đẻ Bình thường >5 ngày sau khi đẻ Viêm Khi phối Bình thường >5 ngày sau khi phối Bình thường 14 – 21 ngày sau khi phối giống Viêm Trong khi mang thai Viêm 2.2.3.2. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái nuôi con - Quy trình nuôi dưỡng Lợn nái đẻ xong nên cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho ăn tự do (4 - 6kg/ngày/nái). Đảm bảo đủ nước uống cho nái vì lợn tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước, từ 30 - 50 lít nước mát, sạch/ngày/nái. Thức ăn cho lợn nái nuôi con phải đủ và cân bằng dưỡng chất, phải là
  26. 19 những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Máng ăn phải sạch sẽ, không để thức ăn mốc, thừa, không nên thay đổi thức ăn của lợn nái. Vì trong thời gian nuôi con, lớp mỡ bọc thân của nái bị mất đi do phải rút lượng canxi, phospho, chất béo dự trữ trong cơ thể để hỗ trợ cho sự tiết sữa, do đó sau khi đẻ nái nhanh gầy, xương trở nên xốp, chân dễ bại liệt. Nếu cung cấp dư thừa sắt trong khẩu phần ăn của nái nuôi con cũng không đảm bảo đủ lượng sắt mà lợn con nhận được, mà còn dẫn đến tình trạng lợn con thiếu sắt ở tuần tuổi thứ 2, thứ 3 trở đi. Vì vậy cần bổ sung đầy đủ sắt trong khẩu phần ăn của lợn nái từ giai đoạn mang thai để đảm bảo cung cấp đủ sắt cho lợn con sau khi sinh. Việc bổ sung chế phẩm iod cho nái để tăng hoạt động của tuyến giáp cũng giúp cho nái tiết sữa nhiều, nhưng cần phải thận trọng vì nếu dùng quá liều sẽ dẫn đến các triệu chứng viêm vú, sốt sữa, tuyến sữa bị teo, tắc sữa. Có thể tiêm thêm các vitamin ADE, cho nái sau khi đẻ, thức ăn nái nuôi con cần có crom hữu cơ giúp nái hấp thu tốt tối đa lượng đường, bảo toàn thể trạng khi nuôi con. Cần bổ sung các loại thức ăn là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, cám gạo, các loại thức ăn bổ sung đạm thực vật, khoáng, vitamin Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn. Trong quá trình nuôi con, lợn nái được cho ăn như sau: - Đối với lợn nái ngoại + Ngày cắn ổ đẻ: cho lợn nái ăn ít thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (0,5 kg) hoặc không cho ăn, nhưng cho uống nước tự do. + Sau ngày đẻ thứ 1, 2 và 3 cho ăn thức ăn hỗn hợp với lượng thức ăn từ 1 -2-3kg tương ứng. + Ngày nuôi con thứ 4 đến ngày thứ 7: cho ăn 4kg thức ăn hỗn hợp/nái/ngày.
  27. 20 + Từ ngày thứ 8 đến cai sữa cho ăn theo công thức: Lượng thức ăn/nái/ngày = 2kg + (số con x 0,40kg/con). + Số bữa ăn trên ngày: 3 (sáng, chiều và đêm). + Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, lợn mẹ béo thì giảm 0,5 kg thức ăn/ngày. + Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20 - 30% + Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn. - Đối với lợn nái nội + Công thức tính nhu cầu thức ăn cho lợn nái nội nuôi con/1 ngày đêm Lợn nái nội có khối lượng cơ thể dưới 100 kg, mức ăn trong 1 ngày đêm được tính như sau: Thức ăn tinh = 1,2 kg + ( số lợn con theo mẹ x 0,18 kg ). Thức ăn thô xanh: 0,3 đơn vị. Lợn nái nội có khối lượng cơ thể từ 100 kg trở lên, mức ăn cho 1 ngày đêm giai đoạn nuôi con được tính như sau: Thức ăn tinh = 1,4 kg + ( số con theo mẹ x 0,18 kg ). Thức ăn thô xanh: 0,4 đơn vị. - Quy trình chăm sóc Sau khi nái đẻ xong cần theo dõi nhiệt độ cơ thể (giai đoạn sau đẻ 7 ngày), thường thì thân nhiệt nái ở khoảng 390C, nếu thân nhiệt trên 400C nái sốt cao,bỏ ăn là tình trạng báo động có viêm nhiễm trùng sau đẻ (cần phân biệt hội chứng viêm vú- viêm tử cung- mất sữa (MMA) với sốt sữa- milk fever).Vì vậy giai đoạn này cần phải có biện pháp vệ sinh sát trùng khu vực nái đẻ, theo dỗi để phát hiện kịp thời và điều trị bệnh một cách thích hợp. Cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin. Chuồng trại của lợn nái nuôi con yêu cầu phải đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ, không có mùi hôi thối, ẩm ướt. Do vậy hàng ngày phải vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ. Chuồng lợn nái nuôi con phải có ô úm lợn
  28. 21 con và ngăn tập ăn sớm cho lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 18 - 200C, độ ẩm 70 - 75% và ánh sáng phải chiếu 24/24 giờ. 2.2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó phụ thuộc vào khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, trình độ phối giống của người nuôi dưỡng chăm sóc và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa. Trong 24 giờ sau khi sinh những con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, dị dạng thì sẽ bị loại thải. Lợn con mới sinh có thể chia thành 3 dạng dưới đây: Loại thai non: Là loại thai phát triển không hoàn toàn, chết trong thời gian có chửa và trước khi sinh ra. Loại thai gỗ: là loại thai chết trong tử cung lợn mẹ lúc 25 - 90 ngày tuổi. Dịch thai và tất cả các dịch trong tế bào tổ chức bào thai được cơ thể mẹ hấp thụ qua niêm mạc tử cung, các tổ chức khác của thai rắn lại, thể tích co nhỏ thành cục màu nâu đen, cứng. Loại đẻ ra còn sống: trong vòng 24 giờ sau khi sinh, những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn, dị dạng, thì sẽ bị loại thải. Ngoài ra, một số lợn con mới sinh chưa nhanh nhẹn dễ bị lợn mẹ đè chết. Số con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ là nguyên nhân làm giảm số lượng lợn con sơ sinh sống đến 24 giờ/lứa. 2.2.4.1. Số con cai sữa/ nái/ năm Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng, quyết định năng suất trong chăn nuôi lợn nái, nó phụ thuộc vào kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa, khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [21] hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản được đánh giá bằng số lợn con cai sữa/nái/năm. Các nhà nghiên cứu tập trung vào vấn đề lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa đã thống
  29. 22 kê khoảng 3 - 5% số lợn con chết khi sơ sinh, bao gồm: lợn con chết do lợn mẹ đẻ khó và lợn con chết trong giai đoạn chửa kỳ cuối. Các nguyên nhân chủ yếu lợn con chết trong giai đoạn từ sơ sinh đến cai sữa là bị lợn mẹ đè và không bú được chiếm 50%, nhiễm khuẩn 11,1%, dinh dưỡng kém 8%, di truyền 4,5%, các nguyên nhân khác 26,4%. Do đó, cùng với việc cải tạo điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, tích cực kiểm tra thành tích sinh sản của lợn nái thì khả năng truyền giống của lợn đực rất cần thiết, có ý nghĩa trong công tác giống và thực tiễn sản xuất chăn nuôi. 2.2.5.Những hiểu biết về phòng và trị bệnh cho vật nuôi 2.2.5.1. Phòng bệnh Như ta đã biết “Phòng bệnh hơn chữa bệnh ", nên khâu phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh được tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vật chủ. Do vậy,việc phòng bệnh cũng như trị bệnh phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau: - Phòng bệnh bằng vệ sinh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt: Bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm, hoặc không truyền nhiễm, hoặc không truyền nhiễm hoặc có sự kếp hợp cả hai. Có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng nhằm kiểm soát các khả năng bệnh tật xảy ra trên đàn lợn. Phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lan truyền các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của lợn. Theo Lê Văn Năm và cs.(2009)[16], vi khuẩn E.coli gây bệnh ở lợn là vi khuẩn tồn tại trong môi trường, đường tiêu hoá của vật chủ.Khi môi trường quá ô nhiễm do vệ sinh chuồng trại kém,nước uống thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, điều kiện ngoại cảnh thay đổi, lợn giảm sức đề kháng dễ bị cảm nhiễm E.coli, bệnh sẽ nổ ra vì vậy mà khâu vệ sinh, chăm sóc có một ý nghĩa to lớn trong phòng bệnh. Trong chăn nuôi việc đảm bảo đúng quy trình kĩ thuật là điều rất
  30. 23 cần thiết, chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ tạo ra những gia súc khoẻ mạnh, có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt và ngược lại. Ô chuồng lợn nái phải được vệ sinh tiêu độc trước khi vào đẻ. Nhiệt độ trong chuồng phải đảm bảo 27 - 30ºC với lợn cai sữa. Chuồng phải luôn khô ráo, không thấm ướt. Việc giữ gìn chuồng trại sạch sẽ kín, ấm áp vào mùa đông và đầu xuân. Nên dùng các thiết bị sưởi điện hoặc đèn hồng ngoại trong những ngày thời tiết lạnh ẩm để đề phòng bệnh lợn con phân trắng mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi. - Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi,thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi bằng phương pháp: Rửa sạch, để khô sau đó phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng ít nhất 15 ngày với vật nuôi thương phẩm, 30 ngày đối với vật nuôi sinh sản.Với những chuồng nuôi lưu cữu hoặc những chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm, cần phải vệ sinh tổng thể và triệt để: Sau khi đưa hết vật nuôi ra khỏi chuồng, xử lý theo hướng dẫn của thú y, cần phun sát trùng kỹ ( pha dung dịch sát trùng và phun theo hướng dẫn khi chống dịch ) toàn bộ chuồng nuôi từ mái, các dụng cụ và môi trường xung quanh, để khô và dọn, rửa. Các chất thải rắn trong chăn nuôi cần thu gom để đốt hoặc ủ sinh học, chất thải lỏng, nước rửa chuồng cần thu gom để xử lý, không thải trực tiếp ra môi trường. Cần phải phun sát trùng 1-2 lần/ tuần trong suốt thời gian trống chuồng, ít nhất trong 30 ngày. Các thiết bị, dụng cụ chăn nuôi cần phải rửa sạch, phơi khô, sát trùng và đưa vào kho bảo quản. Vệ sinh và phun sát trùng quanh chuồng nuôi. - Phòng bệnh bằng vắc xin: Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất.
  31. 24 Theo Nguyễn Bá Hiên và cs, (2012) [10], vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN, ADN ) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hoá học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới - vắc xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch làm cho động vật có miễn dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ứng. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch 2.2.5.2. Điều trị bệnh Theo Đoàn Thị Kim Dung và cs.(2002) [6] nguyên tắc để điều trị bệnh là: + Toàn diện: Phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, đúng thuốc. + Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan. + Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. + Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa nhưng gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa. + Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa. Các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là: + Hộ lý: Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu. phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó.Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh.
  32. 25 + Dùng kháng huyết thanh: chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố). + Dùng hóa dược:phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm bệnh.Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau.Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị,vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn. + Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn.Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh.Vì vậy, khi dùng thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây: - Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữa không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn. - Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng. - Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh. - Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.
  33. 26 - Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt, dùng thêm vitamin, tiêm nước sinh lý 2.2.6. Những hiểu biết về một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái đẻ nuôi con. 2.2.6.1. Bệnh viêm tử cung Theo Nguyễn Văn Thanh và cs, (2016) [23], viêm tử cung là một hội chứng thường xuất hiện trên lợn nái sau khi đẻ. Lợn nái viêm tử cung sẽ bị tổn thương lớp niêm mạc từ đó gây ảnh hưởng sự tiết Prostagladin F2α và làm xáo trộn chu kỳ động dục, làm tăng tình trạng chậm sinh và vô sinh. * Nguyên nhân Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], bệnh viêm tử cung xảy ra ở những thời gian khác nhau nhưng bệnh xảy ra nhiều nhất vào thời gian sau khi đẻ 1 - 10 ngày. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs, (2016) [23], có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc và quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi nhưng nguyên nhân chính luôn có trong các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng. Theo Đoàn Kim Dung, Lê Thị Tài (2002) [6], nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết (Streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgais, Klebriella, E.coli, còn có thể do trùng doi (Trecbomonas fortus) và do nấm Candda albicans. Mặt khác, khi gia súc đẻ, nhất là trường hợp đẻ khó phải can thiệp, niêm mạc tử cung bị xây sát và tạo các ổ viêm, mặt khác các bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, lao thường gây viêm tử cung, âm đạo. * Triệu chứng:
  34. 27 Sản dịch của lợn nái bình thường kéo dài trong vòng 4 - 5 ngày cá biệt tới 6 - 7 ngày, sản dịch có màu sắc hơi đỏ do lẫn máu, sau chuyển dần sang vàng hay trắng và trong. Trong trường hợp viêm thì sản dịch có thể có màu đen hôi thối, mùi tanh rất khó chịu. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái được chia làm hai thể: + Thể cấp tính: Con vật sốt 41 - 42˚C trong vài ngày đầu âm môn sưng tấy đỏ, dịch xuất tiết từ trong âm đạo chảy ra trắng đục đôi khi có máu lờ nhờ. + Thể mãn tính: Không sốt, âm môn không sưng đỏ nhưng vẫn có dịch nhầy trắng đục tiết ra từ âm đạo, dịch nhầy thường không liên tục mà chỉ chảy ra từng đợt từ vài ngày đến 1 tuần. Lợn nái thường thụ tinh không có kết quả hoặc khi đã có thai sẽ bị tiêu thai vì quá trình viêm nhiễm niêm mạc âm đạo tử cung lan sang thai làm chết thai. Khi bị bệnh, gia súc có biểu hiện một số triệu chứng chủ yếu: Thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái đau đớn nhẹ, đôi khi cong lưng rặn tỏ vẻ không yên tĩnh. Từ cơ quan sinh dục thải ra ngoài hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ Khi con vật nằm, dịch viêm thải ra ngoài càng nhiều hơn.Xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm,có khi nó khô lại thành từng đám vẩy, màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch niêm thải ra nhiều. Cổ tử cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường. * Hậu quả Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan sinh dục của lợn nái, nếu tử cung xảy ra bất kỳ quá trình bệnh lý nào thì đều ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của lợn con. Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7]; Trần Thị Dân (2004) [4], khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau: - Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn đến sảy thai.
  35. 28 Lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung. Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều Prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch hoặc thoái hoá các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đến thể vàng. Thể vàng bị phá huỷ, không tiết progesterone nữa, do đó hàm lượng Progesterone trong máu sẽ giảm làm cho tính trương lực co của cơ tử cung tăng, nên gia súc cái có chửa dễ bị sảy thai. - Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc thai chết lưu. Lớp nội mạc của tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để giúp phôi thai phát triển. Khi lớp nội mạc bị viêm cấp tính, lượng progesterone giảm nên khả năng tăng sinh và tiết dịch của niêm mạc tử cung giảm, do đó bào thai nhận được ít thậm chí không nhận được dinh dưỡng từ mẹ nên phát triển kém hoặc chết lưu. - Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy. Khi lợn nái bị nhiễm trùng tử cung, trong đường sinh dục thường có mặt của vi khuẩn E.coli, vi khuẩn này tiết ra nội độc tố làm ức chế sự phân tiết kích thích tố tạo sữa prolactin từ tuyến yên, do đó lợn nái ít hoặc mất hẳn sữa. Lượng sữa giảm, thành phần sữa cũng thay đổi nên lợn con thường bị tiêu chảy, còi cọc. - Theo Trần Thị Dân (2004) [4] lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ không có khả năng động dục trở lại. Nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể vàng vẫn tồn tại, vẫn tiếp tục tiết progesterone.
  36. 29 Progesterone ức chế thuỳ trước tuyến yên tiết ra LH, do đó ức chế sự phát triển của noãn bao trong buồng trứng, nên lợn nái không thể động dục trở lại được và không thải trứng được. - Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Mặt khác, viêm tử cung là một trong các nguyên nhân dẫn đến hội chứng MMA, từ đó làm cho tỷ lệ lợn con nuôi sống thấp. Đặc biệt, nếu viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì còn ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng. * Chẩn đoán lâm sàng bệnh viêm tử cung Xuất phát từ quan điểm kỳ tiền động đực, vì đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch viêm có thể chảy ra ngoài. Số lượng mủ không ổn định, từ vài ml cho tới 200 ml hoặc hơn nữa. Tính chất mủ cũng khác nhau, từ dạng dung dịch màu trắng loãng cho tới màu xám hoặc vàng, đặc như kem, có thể màu lâm sàng thì bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào lúc đẻ và thời máu cá. Người ta thấy rằng thời kì sau sinh đẻ hay xuất hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mãn tính thường gặp trong thời kì cho sữa. Hiện tượng chảy mủ ở âm hộ có thể cho phép nghi viêm nội mạc tử cung. Tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đôi khi có những mảnh trắng giống như mủ đọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kết tinh của nước tiểu từ trong bàng quang chảy ra. Các chất đọng ở âm hộ lợn nái còn có thể là do viêm bàng quang có mủ gây ra. Khi lợn nái mang thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt vì vậy nếu có mủ chảy ra thì có thể là do viêm bàng quang. Nếu mủ chảy ở thời kỳ động đực thì có thể bị nhầm lẫn. Như vậy, việc kiểm tra mủ chảy ra ở âm hộ chỉ có tính chất tương đối. Với một trại có nhiều biểu hiện mủ chảy ra ở âm hộ, ngoài việc kiểm tra mủ nên kết hợp xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cơ quan tiết niệu sinh dục. Mặt khác,
  37. 30 nên kết hợp với đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái để chẩn đoán cho chính xác. * Biện pháp phòng trị - Phòng bệnh Theo Nguyễn Tài Năng và cs. (2016) [18], vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vôi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú. Theo Lê Văn Năm (2009) [16], trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kĩ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaselin hoặc dầu lạc. Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ dẫn tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn. Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh. - Điều trị Tiêm thuốc hạ sốt analgin 2-3 ống/ngày Tiêm kháng sinh: amoxicylin tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 15kg thể trọng/ngày. Điều trị liên tục trong 3 - 4 ngày. Tiêm thuốc trợ sức: vitamin và các loại thuốc bổ. Theo Nguyễn Văn Điền (2015) [9], đối với lợn nái viêm nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracyclin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxi 15 % 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao. Đối với lợn nái sau khi đẻ, sảy thai và viêm nặng: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch iodine 10% pha 10 ml/2 lit nước, thụt rửa 2 lần/ngày trong 2 ngày đầu và thụt rửa 1 lần/ngày từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi đẻ. 2.2.6.2. Bệnh viêm khớp * Nguyên nhân gây bệnh.
  38. 31 Do thai quá to, tư thế và chiều hướng của thai không bình thường. Quá trình thủ thuật kéo thai quá mạnh hay không đúng thao tác. Từ đó gây tổn thương thần kinh tọa hoặc ảnh hưởng đến đấm rối hông khum làm cho lợn mẹ bại liệt. * Triệu chứng: Lúc đầu lợn mẹ đi lại khó khăn, về sau không đứng được lên được mà nằm bẹp một chỗ. Bệnh thường kế phát với một số bệnh ở hệ tiêu hóa, hô hấp như: chướng bụng đầy hơi, viêm phế quản cấp. Nếu bệnh kéo dài, con vật dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền chuồng. Sau 3 - 4 tuần con vật gầy dần và chết * Điều trị: Thao tác can thiệp kịp thời, đúng kỹ thuật. Hằng ngày trở mình cho lợn mẹ để tránh bầm huyết, hoại tử da và kế phát với chướng bụng, đầy hơi. Tăng cường thức ăn có bổ sung nguyên tố vi lượng chất là canxi và photpho Dùng các loại dầu nóng xoa bóp mạnh hai chân cho lợn mẹ. Tiêm diclofenac kết hợp với mutivit. Đồng thời kết hợp với phương pháp châm cứu. 2.2.6.3. Bệnh viêm vú  Nguyên nhân Trầy xước vú do sàn, nền chuồng nhám, vi trùng xâm nhập vào tuyến sữa. Hai loài vi trùng chính gây bệnh là Staphylococcus aureus và Streptococcus agalactiae Ngoài ra còn các nguyên nhân gây viêm như số con quá ít không bú hết lượng sữa sản xuất, kế phát từ viêm tử cung nặng hoặc do kỹ thuật cạn sữa không hợp lý trong trường hợp cai sữa sớm.Do vệ sinh không đảm bảo, chuồng trại quá nóng hoặc quá lạnh. Do lợn mẹ sát nhau, lợn con khi sinh ra không được bấm răng nanh ngay. Lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao làm sữa tiết ra quá nhiều ứ đọng lại trong vú tạo điều kiện cho
  39. 32 vi khuẩn xâm nhập phát triển mạnh mẽ về số lượng và độc lực (Nguyễn Như Pho (2002) [19]).  Triệu chứng Theo Ngô Nhật Thắng (2006) [27], viêm vú thường xuất hiện ở một vài vú nhưng đôi khi cũng lan ra toàn bộ các vú. Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy nóng, hơi cứng ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, trường hợp nặng thì bỏ ăn, sốt cao 40,5 - 42°C kéo dài trong suốt thời gian viêm, sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Lợn con thiếu sữa kêu la chạy vòng quanh lợn mẹ đòi bú, lợn con ỉa chảy, xù lông, gầy tọp, tỷ lệ chết cao 30 - 100% ( Lê Hồng Mận (2002) [17]). Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có những cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện những mảnh cazein màu vàng, xanh lợn cợn, đôi khi có máu.  Hậu quả Khi bị viêm vú, sản lượng sữa của lợn nái nuôi con giảm, trong sữa có nhiều chất độc, sữa không đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con hoặc khi lợn con bú sữa sẽ dẫn đến tiêu chảy, ốm yếu, sức đề kháng giảm, dễ mắc bệnh và trọng lượng cai sữa thấp. Nếu viêm vú nặng dẫn đến huyết nhiễm trùng, huyết nhiễm mủ thì khó chữa, lợn nái có thể chết. Viêm vú kéo dài dẫn đến teo đầu vú, vú hóa cứng, vú bị hoại tử ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của lợn nái ở lứa đẻ sau.  Điều trị Các loại kháng sinh thường dùng: Norsulphazol, Ampicilline, Cephalexine, Gentamycine, Norfloxacine và có thể dùng Corticoide để giảm viêm kết hợp với vitamin. Ngoài ra trong trường hợp nái đẻ bị viêm nặng chúng ta có thể chườm cát nóng kết hợp xoa bóp bầu vú trong lúc đẻ. Nếu điều trị hợp lý lợn sẽ khỏi trong vòng 3 - 5 ngày. 2.2.6.4. Bệnh viêm phổi * Nguyên nhân
  40. 33 Nguyên nhân do vi khuẩn Nguyên nhân chính phát ra gây bệnh là vi khuẩn Gram âm Mycoplasma thuộc nhóm PPLO (nằm giữa vi rus và vi khuẩn) bao gồm các chủng M. Hyopneumonia, M.hyorhinitis, M,granularum và M.suipneumoniae (M.pneumoniae suis) Nguyên nhân kế phát và thúc đẩy bệnh nặng thêm là - Brodetella bronchiseptica: căn nguyên gây viêm teo mũi. - Pasteurella multocida typ D và Pasteurella haemolytica: căn nguyên gây bệnh tụ huyết trùng. - Haemophillus pleuropneumoniae: căn nguyên gây bệnh viêm mũi và viêm dính màng phổi. - Streptococcus và Staphylococcus: căn nguyên gây viêm amidal, viêm dính phổi, màng phổi và viêm khớp. - Người ta còn phân lập được vi khuẩn Bacteria pyogenes suis: căn nguyên gây viêm áp xe mủ ở phổi và nhiều cơ quan khác. Tất cả các vi khuẩn trên đều là những vi sinh vật thường trú ở amidal, niêm mạc đường hô hấp trên (mũi, xoang mũi). *Triệu chứng Các triệu chứng bệnh điển hình ở lợn con 6-10 tuần tuổi hoặc lớn hơn: Ho khan vài tiếng hoặc từng cơn vào sáng sớm hay khi vận động, ho có thể kéo dài 1 -2 tháng. Mặc dù lợn vẫn ăn uống bình thường nhưng rất chậm lớn, nhịp thở thường tăng cao, đôi khi có biểu hiện khó thở và khi thở ngồi lên hai chân sau như kiểu chó ngồi, nhất là khi nhiễm bệnh kế phát. Ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh bên cạnh các vi sinh vật nhiễm hoặc bội nhiễm, yếu tố môi trường rất quan trọng (hệ thống sản xuất, chuồng trại, dinh dưỡng và biện pháp chăm sóc quản lý). Các yếu tố như khoảng cách giữa các ô ở chuồng càng ngắn, quy mô đàn và mật độ đàn càng cao, không đồng đều về lứa tuổi trong cùng đàn, lợn càng lớn tốc độ lây lan càng nhanh và mức độ lây lan càng trầm trọng hơn.
  41. 34 Chẩn đoán bệnh cần phải phối hợp giữa quan sát lâm sàng, mổ khám và khảo sát bệnh lý giải phẫu tổ chức học và xét nghiệm kháng thể huỳnh quang. Nếu đàn lợn bị ho nhưng không sốt, ăn uống bình thường mà vẫn chậm lớn, khi mổ khám thấy hạch phổi sưng to, có bệnh tích viêm phổi dạng gan hóa xám một cách đối xứng ở rìa thùy tim và thùy đỉnh thì có thể kết luận sơ bộ đó là viêm phổi do Mycoplasma gây ra. Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh tụ huyết trùng, cúm lợn và giun phổi. Hai bệnh đầu thường có sốt cao và kèm theo các triệu chứng khác. *Phòng bệnh An toàn sinh học là biện pháp tốt nhất phòng App. Kiểm dịch nghiêm ngặt để không đưa các lợn mang trùng vào trại. Hạn chế sự phát tán mầm bệnh trong trại bằng cách vệ sinh, tẩy uế chuồng trại định kỳ, kết hợp với việc phát hiện nhanh và loại thải các trường hợp ghi ngờ mang trùng. Mật độ nuôi phải hợp lý. Thực hiện “cùng vào – cùng ra”. Bổ sung kháng sinh vào thức ăn khi có các điều kiện bất lợi về môi trường có thể có hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa bệnh. Phòng bệnh bằng vaccine giải độc tố. Có thể tiêm cho lợn nái để bảo vệ đàn con. Lợn con có thể được kháng thể mẹ truyền bảo vệ trong vòng 4 tuần tuổi. Tuy nhiên, vaccine gây nhiều tác dụng phụ. Đây là bệnh kế phát nên phải tiêm phòng triệt để phòng cách bệnh khác bao gồm phòng bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả lợn. *Trị bệnh Trị bệnh bằng kháng sinh với liệu trình từ 3 ngày trở lên. Các loại kháng sinh thường được dùng như Penicillin, cephalexin, ampicillin, amoxicillin, oxytetracycline, doxycycline, trimethoprim sulphonamide, Tiamulin, florfenicol, Enrofloxacin, ceftiofur và lincospectine. Lưu ý kết hợp với trợ sức và hạ sốt cho con vật. Sự kháng thuốc có thể xảy ra và tổn thương phổi có thể vẫn còn ở lợn đã được điều trị cho đến lúc giết mổ, làm giảm năng suất chăn nuôi.
  42. 35 2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó không chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà còn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [13], thì: Bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo. Theo tác giả Nguyễn Xuân Bình (2000) [1], cho biết: Ở những nái bị viêm tử cung thường biểu hiện sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng). Theo Phạm Hữu Doanh và cs. (2003) [5], cho biết: Trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1 giờ đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục. Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [7], cho biết: Viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: Bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ
  43. 36 thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và cs. 2004) [14]. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung của nái là do: Thiếu về dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau khi sinh. Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung. Do nhiễm vi khuẩn Staphylococcus, Streptococcus vì các nguyên nhân như lợn con có răng nanh làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện vi trùng xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa đọng nhiều tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm. Theo Trần Tiến Dũng và cs.(2002) [7],bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó cơ quan ngoài chiếm 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Theo Trần Tiến Dũng (2002) [7], tỷ lệ viêm tử cung sau khi đẻ, lợn nái ngoại cũng cao từ 1,82% - 23,33%. 2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển, các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Do vậy, ưu tiên hàng đầu và liên tục của chăn nuôi lợn sinh sản là tạo được nhiều lợn con sinh ra và sống sót cho tới lúc cai sữa và đồng thời giảm thời gian phi sản xuất của lợn nái nhất là do không thụ thai. Mục tiêu trên, đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản. Do vậy các cơ quan sinh sản đóng vai trò rất quan trọng quyết định năng suất chăn nuôi. Những bất thường của cơ quan sinh sản, nói rõ hơn là các rối loạn kiểu viêm tử cung, làm năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh hưởng (Popkov, 1999[20]). Theo Bilken (1994) [2], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp
  44. 37 sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó theo Gardner (1990) [30], Smith (1995) [31], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Winson khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: Viêm vòi tử cung có mủ. Theo F. Madec (1995) [15] viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt một vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ ngày hôm sau và bệnh thường kéo dài 48 - 72 giờ. Theo Pierre Brouillet và Bernarrd Farouilt (2003) [3] đã nghiên cứu và kết luận: điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị. Theo Bidwell C. và William S. (2005) [29] đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái sinh sản do virus, vi khuẩn gây ra. Các tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc bệnh PRRS trên lợn nái sinh sản: Để điều tra nguyên nhân gây nhiễm trùng của bệnh sinh sản cần có hồ sơ điều trị bệnh. Triệu chứng lâm sàng, trật tự xuất hiện các triệu chứng. Kết hợp của các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp là cần thiết. Gửi tất cả các mẫu lấy từ lợn con bị hủy bỏ và chết non và nhau thai đến phòng thí nghiệm hoặc gửi ít nhất một lít huyết thanh từ các con tiêu hủy.
  45. 38 Các phân tích từ phòng thí nghiệm là rất cần thiết để có biện pháp hạn chế sự bùng phát của dịch. Theo Andrew Gresham (2003) [28], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh, thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh Enzootic và bệnh dicḥ sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây ra thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản của lợn ở Anh thường là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như: hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS), Parvovirus và Leptospires (đặc biệt là Leptospira interrogans serovar Bratislava).
  46. 39 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng Đàn lợn nái ngoại giai đoạn đẻ và nuôi con tại trang trại. 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện - Địa điểm: Trại chăn nuôi lợn Trần Văn Tuyên, xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. - Thời gian thực hiện: từ ngày 20/11/2018 đến ngày 25/05/2019 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi Trần Văn Tuyên, Yên Thủy, Hòa Bình. - Thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản. - Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn nái tại cơ sở. - Tham gia chẩn đoán và phòng trị bệnh tại cơ sở. - Tham gia vào các công tác khác tại cơ sở. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi thực hiện - Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại trong 3 năm (2017 - 2019). - Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. - Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái sinh sản. - Vệ sinh, khử trùng chuồng trại. - Tiêm phòng vắc-xin cho lợn nái tại trại. - Chẩn đoán và điều trị một số bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1 Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
  47. 40 3.4.2.2 Thời gian và công việc hàng ngày ở khu chuồng đẻ - Thời gian: + Sáng: 6 giờ 45 phút – 11 giờ. + Chiều: 13 giờ 30 phút - 18 giờ (mùa hè); 13 giờ – 17 giờ 45 giờ (mùa đông). - Nội dung công việc: + Kiểm tra tổng thể lợn trong chuồng, đếm lợn con và giao ca. + Kiểm tra môi trường chuồng nuôi. + Kiểm tra sức khỏe lợn mẹ và lợn con. + Chăm sóc nái đẻ, vệ sinh phòng bệnh. + Úm lợn con, cho lợn con bú sữa đầu, ghép lợn con. + Cho lợn con tập ăn và uống. + Làm công tác thú y, chăm sóc và điều trị bệnh. + Ghi chép sổ sách, làm báo cáo kết quả. 3.4.2.3 Đối với lợn nái đẻ * Chuyển lợn nái lên chuồng đẻ: Trước khi chuyển lợn nái lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp sạch sẽ và sát trùng, đủ thời gian trống chuồng; lợn nái được tắm và xịt sát trùng trước khi đưa vào chuồng đẻ với thuốc sát trùng IOD MAR 5%, liều 1/3200. Chuyển lợn nái lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 5-7 ngày. Mục đích: cho nái thích nghi với chuồng mới trước khi đẻ; bảo vệ được lợn con nếu nái đẻ sớm hơn dự kiến; giảm thức ăn trước khi đẻ. * Nuôi dưỡng lợn nái đẻ: Quá trình cho ăn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng sinh sản và tiết sữa của lợn nái. Chính vì vậy, cần phải cho lợn nái ăn đúng bữa và đủ lượng thức ăn theo quy định. Lợn nái đẻ và nuôi con được cho ăn 2 lần/ngày (bữa sáng và bữa chiều).
  48. 41 Thức ăn cho lợn nái đẻ sử dụng cám 567SF, lượng cho ăn được trình bày trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Quy định lượng thức ăn chuồng đẻ Chế độ ăn (kg/con/ngày) Trước/sau ngày đẻ Đối với nái đẻ từ lứa 2 Đối với nái hậu bị Sáng Chiều Tổng Sáng Chiều Tổng Trước đẻ dự kiến 4 ngày 1,5 1,5 3,0 1,2 1,0 2,2 Trước đẻ dự kiến 3 ngày 1,5 1,0 2,5 1,0 1,0 2,0 Trước đẻ dự kiến 2 ngày 1,0 1,0 2,0 1,0 0,7 1,7 Trước đẻ dự kiến 1 ngày 1,0 0,5 1,5 1,0 0,5 1,5 Ngày đẻ 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 Sau đẻ 1 ngày 0,5 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 Sau đẻ 2 ngày 1,0 1,0 2,0 1,0 1,0 2,0 Sau đẻ 3 ngày 1,5 1,5 3,0 1,5 1,5 3,0 Sau đẻ 4 ngày 2,0 2,0 4,0 2,0 2,0 4,0 Sau đẻ 5 ngày 2,5 2,5 5,0 2,5 2,5 5,0 Sau đẻ 6 ngày 3,0 3,0 6,0 2,5 2,5 5,0 * Quản lý môi trường chuồng lợn nái: - Kiểm tra nhiệt độ môi trường chuồng nuôi tối thiểu 2 lần/ngày (cả buổi sáng và buổi chiều). - Tạo nhiệt độ chuồng thích hợp: 24-28oC. - Lượng nước uống tự do (thường lợn nái chờ đẻ là 12-15 lít/con/ngày, nái nuôi con > 40 lít/con/ngày. Chất lượng nước uống sạch, mát và không bị nhiễm khuẩn. * Đỡ đẻ: - Biểu hiện của nái sắp đẻ: + Trằn trọc, bứt rứt, đứng ngồi không yên, cắn phá chuồng; + Nặn vú thấy chảy sữa, lợn nái sẽ đẻ trong khoảng 24h;
  49. 42 + Nếu thấy nước nhờn ở âm hộ chảy ra (vỡ ối), lợn nái sẽ đẻ trong khoảng 30-60 phút sau; + Nếu có phân su, lợn nái sẽ đẻ trong khoảng 15-20 phút sau. - Khi thấy lợn nái có biểu hiện gần đẻ (vỡ ối, ra phân su, ) thì phải tiến hành: + Vệ sinh phần mông và chân sau của lợn nái trước khi đẻ; + Chuẩn bị chậu và lưới hứng sản dịch và nhau khi nái đẻ; + Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: lồng úm, thảm lót, đèn úm, khăn lau, thuốc sát trùng, cồn Iod, kéo cắt rốn, dây buộc rốn, gel bôi trơn, nước rửa tay, - Cách đỡ đẻ: Bước 1: Vuốt nước ối, màng ối ở miệng và mũi để lợn con dễ thở. Bước 2: Vuốt nước ối, màng ối và dùng khăn sạch lau khô mình lợn con để không bị lạnh. Bước 3: Tiến hành buộc rốn, vị trí buộc khoảng 2,5cm; vị trí cắt 3,75 - 4cm. Bước 4: Sát trùng rốn bằng cồn Iod. Bước 5: Bôi bột lăn lợn để lợn giữ ấm lợn con, hút ẩm và sát trùng. Bước 6: Cho lợn con nằm ở lồng úm, sau khi lợn con khô thì cho bú sữa đầu (chú ý: kiểm tra vú lợn mẹ và vệ sinh sạch sẽ trước khi cho lợn con bú). Bước 7: Tiến hành cắt đuôi cho lợn con, khoảng cách từ gốc đuôi đến vị trí cắt khoảng 3cm. * Vệ sinh lợn nái sau khi đẻ: - Dụng cụ: Thùng đựng nước sạch pha thuốc sát trùng (1/3200), khăn lau, bàn chải. - Gom nhau và sản dịch vào bao tải. - Cho lợn mẹ đứng dậy. - Vệ sinh phần mông và 2 chân sau; vệ sinh bầu vú; vệ sinh sàn chuồng đẻ (sàn bê tông và sàn nhựa). - Chờ khô nước, sạch sẽ.
  50. 43 - Chờ lợn mẹ nằm xuống, cho lợn con vào bú. - Vệ sinh và thay tấm thảm lót lồng úm. * Làm báo cáo đẻ: Ghi vào bảng, thẻ nái và sổ sách theo dõi ngày đẻ thực tế, số con sinh ra, số con chết khi sinh, số con sinh sống, khối lượng sơ sinh. * Truyền dịch cho lợn nái: Truyền dịch cho lợn nái trong trang trại được sử dụng trong trường hợp lợn mẹ trong hoặc sau quá trình đẻ mất sức, đau đớn, hoặc thời tiết quá nóng. Thường truyền bổ sung đường (MD Glucoza 5%) và muối (MD Normal Saline 0,9%). Phương thức truyền chủ yếu qua tĩnh mạch tai. * Xử lý đẻ khó: - Các trường hợp đẻ khó: + Đẻ khó do lợn mẹ rặn đẻ yếu: Nguyên nhân: Nái không rặn hoặc đẻ chậm vì dạ con không co bóp, có thể do nái già nên sức rặn đẻ kém, nái có thể trạng gầy, sức khỏe không tốt. Biểu hiện: nái sinh khác thường như tổng thời gian đẻ kéo dài, khoảng cách giữa các con đẻ ra quá lâu, lợn mẹ không có biểu hiện rặn đẻ hoặc rặn đẻ yếu. Can thiệp: Tiêm Oxytocine; truyền dịch + Anagin để bổ sung năng lượng và giảm đau; massage bầu vú kích thích lợn mẹ rặn đẻ; có thể can thiệp bằng cách móc lợn con ra. + Đẻ khó do con quá to hoặc nằm không đúng tư thế: Nguyên nhân: con quá to do chế độ ăn cho nái chửa không hợp lý; âm hộ hẹp do phối giống lợn hậu bị ban đầu có thể trạng và tuổi còn nhỏ; lợn con nằm không đúng tư thế gây khó sinh. Biểu hiện: vỡ ối lâu mà không đẻ, lợn mẹ rặn liên tục, bụng căng lên do rặn mạnh, chân co lại, đuôi cong lên run run hoặc quay tròn, Can thiệp: Kiểm tra lợn con đã xuống vùng xương chậu chưa, nếu đã xuống thì can thiệp bằng cách móc lợn con ra.
  51. 44 - Chú ý khi móc lợn con: + Phải kiểm tra lợn con đã xuống tới vùng xương chậu chưa. + Móng tay phải cắt ngắn. Tay phải rửa sạch và sát trùng. + Theo dõi và điều trị kỹ lợn mẹ sau khi đẻ xong, cần phải tiêm thuốc bổ và truyền glucose trợ sức. * Chương trình điều trị cho lợn nái sau khi sinh: - Để ngăn ngừa lợn bị viêm và sót nhau, lợn nái sau khi sinh phải tiêm 3 mũi Oxytocine/3 ngày liên tiếp và 2 mũi kháng sinh LA, mũi 1 ngày đẻ, mũi 2 sau khi đẻ 1 ngày. - Đối với lợn nái đẻ khó hoặc có mủ phải tiêm thêm Oxytocine và kháng sinh (nhưng không quá 5 mũi). - Khi tiêm phải đánh dấu lên mình lợn, thẻ nái và ghi sổ điều trị để kiểm tra. - Kiểm tra dịch âm hộ hàng ngày sau khi đẻ: + Nếu dịch có màu hồng hoặc màu đen thì có thể sót nhau hoặc sót con. + Dịch bình thường phải có màu trắng trong hoặc hơi vàng. - Phải theo dõi sức khỏe lợn nái sau sinh như: nái có còn rặn, sốt, vú bị sưng, cứng, lợn nái bỏ ăn hay không để điều trị kịp thời. 3.4.2.4 Đối với lợn con * Úm lợn con: Trong quá trình chăm sóc, luôn đảm bảo nhiệt độ ô úm thích hợp từ 33- 350C, ô úm sạch sẽ và không có gió lùa. Tạo khu vực có nhiệt độ phù hợp cho lợn con nhằm giữ ấm và chống mất nhiệt cho lợn con, giảm tỷ lệ chết đè ở lợn con theo mẹ. Tập cho lợn con vào lồng úm trong 3 ngày đầu sau sinh, mỗi ngày thực hiện 3-4 lần. Thời điểm tập cho lợn con vào lồng úm là lúc cho lợn mẹ ăn và khi quan sát thấy lợn con nằm ngoài lồng úm có biểu hiện bị lạnh.
  52. 45 * Tập cho lợn con bú sữa đầu: Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thực hiện tập cho lợn con bú sữa đầu như sau: - Vệ sinh bầu vú lợn mẹ trước khi cho bú. - Vắt sữa đầu cho lợn con nhỏ ký uống bổ sung, cho uống càng nhiều càng tốt, đảm bảo cung cấp đủ sữa đầu trong 6-8 giờ sau sinh, sữa đầu vắt được bảo quản ở 30-350C, cho uống 2 giờ/lần. - Phân chia 2 nhóm lợn con: Khối lượng lớn và khối lượng nhỏ. Cố định đầu vú cho lợn con bú: lợn con có khối lượng nhỏ cho bú vú phía trước. Thời gian bú sữa đầu là 2 giờ/lần. - Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng nhiều càng tốt. - Tiến hành chọn ghép những con lợn nhỏ cho một con lợn mẹ đẻ cùng ngày có nhiều sữa nuôi, và úm lợn con cho tốt. * Mài nanh lợn con: - Mục đích: Mài nanh để trong quá trình bú sữa lợn con không dùng răng cắn vú lợn mẹ và tránh làm bị thương vùng vú lợn nái cũng như làm bị thương mặt các lợn con khác. - Tiến hành mài nanh cho lợn con sau khi đẻ được 24 giờ. Vị trí mài nanh: 1/3 từ cổ răng lên. * Tiêm sắt cho lợn con: - Tiến hành tiêm sắt cho lợn con sau khi đẻ được 24 giờ (làm cùng khi mài nanh). - Liều lượng 2ml/con, vị trí tiêm là bắp cổ. * Bấm số tai lợn con: - Mục đích: Bấm số tai cho lợn con nhằm mục đích theo dõi chương trình giống, xác định tuần sinh và mã trại sản xuất. - Bấm số tai lợn con được thực hiện cùng lúc với mài nanh để tiện thao tác, tránh làm lợn con stress do bắt nhiều lần. Nếu lợn con nhỏ yếu hoặc có vấn đề tiêu chảy thì bấm số tai lúc 7-10 ngày tuổi.
  53. 46 - Để ngừa viêm cho lợn con, cần tiêm kháng sinh sau khi thao tác, bôi cồn vào vết bấm. Các dụng cụ sử dụng khi bấm số tai phải sắc và được vệ sinh sát trùng kỹ. - Loại bỏ những con bị dị tật bẩm sinh. * Thiến lợn con: - Thiến lợn con nhằm mục đích giảm thiểu mùi hôi của thịt lợn đực khi sử dụng làm thực phẩm cho người. - Thời điểm thiến thích hợp là từ 4-7 ngày tuổi. Việc thiến lợn con khi tuổi còn nhỏ dễ cầm bắt, lợn con mất ít máu, hạn chế stress. Nếu lợn con nhỏ yếu hoặc có vấn đề tiêu chảy thì tiến hành thiến lúc 7-10 ngày tuổi, khi lợn con đã khỏi bệnh. - Tương tự như bấm tai, để ngừa viêm cho lợn con, cần tiêm kháng sinh sau khi thiến, bôi cồn vào vết thương để sát trùng. Các dụng cụ sử dụng khi thiến phải sắc và được vệ sinh sát trùng kỹ. * Tập ăn sớm cho lợn con: - Mục đích của việc tập ăn sớm cho lợn con: + Giúp lợn con biết ăn sớm, tỷ lệ đồng đều cao và giảm stress khi cai sữa. + Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn con khi lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tuổi. + Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa của lợn con hoàn thiện về kích thước và khối lượng. + Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn của lợn nái, từ đó lợn nái sớm động dục trở lại sau khi cai sữa. + Tránh sự cắn xé bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú. + Tạo điều kiện cai sữa sớm cho lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm. - Lợn con được 3 ngày tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu tập ăn. Thời gian tập ăn trong ngày cho lợn con từ 6 giờ đến 18 giờ.
  54. 47 Lượng thức ăn cho lợn con tăng dần, từ 5-10 g/con vào những ngày tập ăn đầu tiên đến 90-100g/con/ngày lúc 16 ngày tuổi. - Cách cho ăn: + Giai đoạn 3-7 ngày tuổi: 1 tiếng đồng hồ cho cám 1 lần, mỗi lần 10-20 viên cám. Cuối buổi chiều treo máng tập ăn để hôm sau tập ăn tiếp. + Giai đoạn 7-14 ngày tuổi: 2 tiếng đồng hồ cho cám 1 lần, tăng dần số lượng thức ăn theo ngày tuổi của lợn con. + Giai đoạn trên 14 ngày tuổi: 3 tiếng đồng hồ cho cám 1 lần, lượng cho ăn tự do. Chú ý: vệ sinh máng ăn mỗi lần cho cám mới, không để cám thừa trong máng quá 6 tiếng đồng hồ. * Các loại thức ăn cho lợn con: - Thức ăn hỗn hợp dạng bột 550P (cho lợn con từ 2 ngày tuổi – 8 kg TT). - Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên 550SF (cho lợn con từ 5 ngày tuổi – 12 kg TT). * Chương trình phòng và trị bệnh cho lợn con: - Giữ chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ. - Phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với độ tuổi của lợn con. - Kiểm tra sức khỏe của lợn con hàng ngày để kịp thời xử lý nhanh nhất trong những trường hợp như: tiêu chảy, viêm khớp, viêm phổi, thiếu sắt, ốm yếu, không đủ ấm, ăn không tốt, - Tiến hành điều trị, đánh dấu và ghi chép để theo dõi khi lợn con bị bệnh. - Tiêm vaccine cho lợn con theo lịch của trang trại. 3.4.2.4 Đối với vệ sinh sát trùng Thực hiện phương châm ‘‘Phòng bệnh hơn chữa bệnh’’‚ nên khâu phòng bệnh được ưu tiên hàng đầu, nếu phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh tổng hợp được đưa lên hàng đầu, xoay quanh các yếu tố môi trường, mầm bệnh, vâṭ chủ. Gồm các khâu dọn phân, rửa chuồng, phun thuốc sát trùng, rắc vôi khử trùng cho chuồng trại và phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, máng ăn.
  55. 48 Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, mùa vụ mà việc vệ sinh chăm sóc có nhiều thay đổi cho phù hợp. Khử trùng: Chuồng trại có chế độ phun thuốc sát trùng định kỳ và không định kỳ bằng các thuốc sát trùng: IOD MAR 5% Nguồn nước uống:Hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về bể lớn rồi được xử lý bằng chlorine với nồng độ khoảng 3 – 5 ppm. Lịch khử trùng tại trại được trình bày qua bảng 3.2. Bảng 3.2. Lịch sát trùng trại lợn nái Ngoài Ngoài khu Trong chuồng Chuồng vực chăn Thứ nuôi Chuồng nái Chuồng Chuồng đẻ chửa cách ly Chủ Phun sát trùng Phun sát trùng nhật Phun sát Phun sát Quét hoặc rắc Phun sát trùng Phun sát Thứ 2 trùng toàn trùng toàn bộ vôi đường đi + rắc vôi trùng bộ khu vực khu vực Phun sát trùng + Quét hoặc rắc Thứ 3 Phun sát trùng quét vôi đường đi vôi đường đi Thứ 4 Xả vôi gầm Phun sát trùng Rắc vôi Rắc vôi Phun sát trùng Thứ 5 Phun ghẻ Phun ghẻ + xả vôi gầm Phun sát trùng Phun sát Phun sát Phun sát Thứ 6 Phun sát trùng + rắc vôi trùng trùng trùng Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng Vệ sinh tổng Thứ 7 chuồng chuồng chuồng khu (Nguồn: phòng kỹ thuật công ty CP) 3.4.3. Công thức tính toán các chỉ tiêu. Số liệu thu được được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2010 với các tham số như sau: - lợn mắc bệnh: ∑ số lợn mắc bệnh Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 ∑ số lợn theo dõi
  56. 49 - Tỷ lệ lợn khỏi: ∑ số con khỏi bệnh Tỷ lệ khỏi (%)= x 100 ∑ số con điều trị - Tỷ lệ tiêm phòng: ∑ số con được tiêm phòng Tỷ lệ tiêm phòng (%)= ∑ số con lợn x100 - Số ngày khỏi bệnh (điều trị): ∑ số ngày điều trị Số ngày khỏi bệnh (điều trị) (ngày) = ∑ số con lợn 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu: - Các số liệu thu thập được xử lý Excel bằng máy tính cá nhân với các tham số: - Tính số trung bình mẫu: x x x x X 1 2 n  i n n Tính tổng mẫu S = sum(x1,xn) Tính số trung bình X = average(x1,xn) S Tính độ lệch chuẩn X = stdev(x1,xn) Sai số của số trung bình mX = Sx/sqrt(n-1) Chú giải: n : Dung lượng mẫu : Số trung bình cộng : Sai số của số trung bình x1, x2, xn : Giá trị của các biến số : Độ lệch tiêu chuẩn
  57. 50 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại qua 3 năm từ 2017 – 2019 Để đánh giá tình hình chăn nuôi của trại thông qua số liệu thống kê và sổ sách thống kê trên thực tế tổng đàn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Trần Văn Tuyên qua 3 năm 2017 – 2019 STT Loại lợn 2017 2018 05/2019 1 Lợn đực giống 35 31 29 2 Lợn nái sinh sản 1.208 1.071 1.066 3 Lợn nái hậu bị 150 233 126 4 Lợn con 36.992 35.122 16.070 5 Tổng số 38.385 36.457 17.291 (Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP) Qua bảng 4.1 cho thấy, trang trại nuôi lợn nái sinh sản, sản xuất lợn giống, không nuôi lợn thịt. Số lượng nuôi giữa các loại lợn của trang trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt trong đó, số lợn nái và lợn con là cao nhất. Cơ cấu đàn lợn của trại tính đến tháng 5 năm 2019 gồm có 17291 con trong đó có 29 lợn đực giống, 1066 lợn nái sinh sản, 126 lợn hậu bị, 16070 lợn con. Số lượng lợn đực giống từ năm 2017 cho đến năm 2018 giảm từ 35 con xuống 31 con (giảm 4 con)và từ năm 2018 đến tháng 5 năm 2019 giảm từ 31 con xuống 29 con (giảm 2 con) do tiến hành loại thải những con đực giống già, chất lượng tinh trùng kém. Số lượng lợn nái sinh sản có chiều hướng giảm: ở thời điểm tháng 5 năm 2019 so với năm 2018 giảm 5 con và so với năm 2017 giảm 142 con, do số lượng lợn nái già bị loại nhiều, lợn nái chết do nhiều nguyên nhân khác.
  58. 51 Số lượng lợn con giao động từ 35.122 con đến 36.992 con và tính đến tháng 5 năm 2019 số lượng lợn con là 16.070 con. Như vậy số lượng lợn con có chiều hướng giảm qua các năm do số lượng lợn nái sinh sản giảm. Vì trại chỉ nuôi lợn nái sinh sản nên lợn con đến tuổi cai sữa thì sẽ được xuất đi đến các trại nuôi lợn hậu bị của công ty. Những lợn nái nhập về trại sẽ được theo dõi tỉ mỉ. Hàng tháng vẫn có sự loại thải những con nái sinh sản kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giống. Những nái sinh sản được nhập thêm về trại chủ yếu nhằm gia tăng quy mô đàn cũng như phát triển chăn nuôi theo hướng ổn định hơn. 4.2. Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn lợn tại trại 4.2.1. Số lượng nái đẻ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại Trong thời gian về thực tập và làm việc tại trại em đã được phân công vào làm chuồng đẻ và được tham gia trực tiếp các quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái sinh sản và lợn con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 Bảng 4.2. Số lượng lợn nái đẻ trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập Tháng Nái đẻ nuôi con Số lượng lợn con 12/2018 34 424 1/2019 30 385 2/2019 32 419 3/2019 40 521 4/2019 37 473 5/2019 21 268 Tổng 194 2490 Kết quả bảng 4.2 cho thấy trong thời gian thực tập tại trại số lợn nái đẻ, nuôi con được em chăm sóc và nuôi dưỡng là 194 con tương ứng với tổng số lợn con là 2490 con theo mẹ.
  59. 52 Quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng sinh sản của lợn nái. Do vậy đòi hỏi người chăn nuôi cần phải chú ý đến các khâu có liên quan đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Sau thời gian thực tập bản thân em cũng đã rút ra được rất nhiều những kinh nghiệm cho bản thân từ cách phân chia khẩu phần ăn, quy trình chăm sóc cả lợn mẹ và lợn con cho đến vệ sinh chuồng trại nhằm hạn chế dịch bệnh. 4.2.2. Tình hình sinh sản của đàn lợn nái tại trại được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng Trong thời gian thực tập tại trại em được trực tiếp chăm sóc đàn lợn nái đẻ, nuôi con. Do yêu cầu của công việc và có những công nhân khác làm trong các chuồng nên em không trực tiếp chăm sóc đàn nái chửa, hậu bị và lợn đực giống. Kết quả về chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ trong quá trình thực tập tại cơ sở được trình bày qua bảng 4.3. Bảng 4.3. Tình hình sinh sản của lợn nái nuôi tại trại Số nái đẻ Số nái đẻ khó Số nái đẻ Tỷ lệ Tháng bình thường Tỷ lệ (%) phải can (con) (%) (con) thiệp (con) 12/2018 34 32 94,12 2 5,88 1/2019 30 30 100 0 0 2/2019 32 30 93,75 2 6,25 3/2019 40 38 95,00 2 5,00 4/2019 37 36 97,30 1 2,70 5/2019 21 21 100 0 0 Tổng 194 187 96,39 7 3,61 Từ kết quả bảng 4.3 cho thấy:trong 6 tháng, từ tháng 12 đến tháng 5 được giao nhiệm vụ làm tại chuồng lợn đẻ, em đã trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng và theo dõi 194 con lợn nái thì có 187 nái đẻ bình thường, chiếm tỷ lệ 96,39%; có 7 nái đẻ khó phải can thiệp, chiếm tỷ lệ 3,61%.
  60. 53 Nhìn chung tình hình sinh sản của đàn lợn nái rất ổn định, khả năng sinh sản tốt, ít phải can thiệp. Sở dĩ tỷ lệ nái phải can thiệp thấp là do quy trình chăm sóc nuôi dưỡng của trại tốt, hợp lý, không để lợn nái quá gầy hoặc quá béo, thức ăn đủ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo cho quá trình phát triển bào thai và sức khỏe của đàn lợn nái sinh sản. Tỷ lệ lợn nái đẻ khó dao động trong khoảng 2,7 – 6,25%. Đẻ khó do rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do quá trình chăm sóc nuôi dưỡng không được tốt, khẩu phần ăn của con mẹ không được cân đối dẫn đến lợn mẹ có con quá béo con lại quá gầy, bên cạnh đó lợn mẹ không được vận động cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản bình thường của lợn mẹ. Một số lợn nái đã già nhưng vẫn chưa được thay thế cũng làm tỷ lệ đẻ khó tăng lên. Số lượng lợn đẻ khó chiếm trung bình 3,61%. Trong quá trình tham gia đỡ đẻ cho lợn mẹ và can thiệp các trường hợp đẻ khó em nhận thấy quá trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ trước khi đẻ hết sức quan trọng, đặc biệt là khẩu phần ăn của lợn mẹ, khẩu phần ăn của lợn mẹ không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ bình thường của lợn mẹ. Người đứng chuồng đẻ thì cần liên tục di chuyển, quan sát, nhớ thời gian của từng lợn mẹ khi bắt đầu đẻ, khi lợn mẹ đẻ quá lâu hoặc gặp biểu hiện gì bất thường thì cần nhanh chóng can thiệp. Khi can thiệp bằng tay thì cần chú ý vệ sinh sạch sẽ tay cũng như cơ quan sinh sản của lợn mẹ, thao tác can thiệp phải nhẹ nhàng tránh làm xây sát niêm mạc tử cung lợn mẹ. 4.2.3. Một số chỉ tiêu kỹ thuật của đàn lợn nái sinh sản tại trại Để đánh giá về chỉ tiêu kỹ thuật trên đàn lợn nái tại trại, chúng em tiến hành theo dõi 102 lợn nái của trại, kết quả được trình bày ở bảng 4.4. Từ kết quả bảng 4.4 cho ta thấy các chỉ tiêu kỹ thuật của đàn lợn nái về khả năng sinh sản là tương đối cao. Trong đó tổng số con đẻ ra/lứa trung bình trong 6 tháng đạt 12,84(con/lứa). Số con còn sống đến cai sữa trung bình trong 6 tháng là 11,60(con/lứa). Tháng 2 có số con đẻ ra/lứa trung bình cao nhất là
  61. 54 13,09 ± 0,21 (con/lứa), tháng 12 có số con đẻ ra/lứa trung bình thấp nhất là 12,47 ± 0,28 (con/lứa). Tháng 3 có số con còn sống đến cai sữa/ lứa cao nhất là 11,83 ± 0,19 (con/lứa), tháng 4 có số con còn sống đến cai sữa/ lứa thấp nhất là 11,38 ± 0,11(con/lứa). Bảng 4.4 Một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái Số con đẻ Số lợn Số con còn sống đến cai Tháng Số nái ra/lứa sữa/ lứa ( ) đẻ (con) con ( x mx ) 12 34 424 12,47 ± 0,28 11,47 ± 0,13 1 30 385 12,83 ± 0,27 11,43 ± 0,10 2 32 419 13,09 ± 0,21 11,63 ± 0,09 3 40 521 13,03 ± 0,30 11,83 ± 0,19 4 37 473 12,78± 0,26 11,38 ± 0,11 5 21 268 12,76 ± 0,28 11,57 ± 0,15 Tổng 194 2490 12,84 ± 0,11 11,60 ± 0,06 Như vậy đạt tỷ lệ mà trại đã đề ra, chứng tỏ ngoài yếu tố năng suất sinh sản của con mẹ thì yếu tố nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh kịp thời tốt cho nái trong suốt quá trình từ thời gian phối giống cho đến khi đẻ. 4.3.Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái tại trại 4.3.1. Kết quả công tác vệ sinh, sát trùng chuồng trại Trong quá trình thực tập em đã tham gia vào công tác vệ sinh phòng bệnh. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.5. Bảng 4.5. Kết quả thực hiện vệ sinh, sát trùng tại trại Số lượng Tỷ lệ STT Công việc Kết quả (lần) (%) 1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 126 126 100 2 Xả vôi gầm 48 40 83,33 3 Quét và rắc vôi đường đi 126 126 100 Từ bảng 4.6 cho thấy: trong thời gian thực tập tại trại chúng em đã tiến hành một số công việc sau: vệ sinh chuồng trại định mức trong đợt thực tập là
  62. 55 126 lần, số lần thực hiện là 126 lần đạt 100%. Xả vôi gầm định mức là 24 lần, số lần thực hiện 20 lần đạt 83,33%. Quét vôi và rắc vôi đường đi định mức là 126 lần, số lần thực hiện là 126 lần, chiếm tỷ lệ 100%. 4.3.2. Kết quả công tác tiêm phòng bằng vắc xin Để đánh giá kết quả công tác tiêm phòng bằng vắc xin trên đàn lợn nái tại trại, em tiến hành theo dõi trên 194 lợn nái. Kết quả được trình bày ở bảng 4.6. Bảng 4.6 Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh lợn nái sinh sản tại trại Số con An Loại Thời điểm Số lượng Bệnh được phòng được toàn lợn phòng bệnh con tiêm (%) Mang thai tuần thứ 25 Dịch tả 194 100 10 Mang thai tuần thứ 22 Lở mồm long móng 194 100 11 Lợn nái Mang thai tuần thứ 15 Khô thai 194 100 12 Trước đẻ 1 tuần Tẩy ký sinh trùng 194 100 100 Sau đẻ Viêm tử cung 194 94 100 Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt các quy trình tiêm phòng vắc xin cần thiết phòng bệnh trên đàn lợn nái. Cụ thể đối với lợn nái sinh sản được tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dịch tả, vacxin LMLM và được tẩy ký sinh trùng. Tỷ lệ lợn an toàn sau tiêm là 100%. Dưới sự hướng dẫn và giám sát của kỹ thuật trại, em đã được trực tiếp theo dõi tiêm phòng cho lợn nái và lợn con theo mẹ. Nhưng do phân công công việc chính của em là phụ trách chuồng đẻ nên em chưa được tham gia tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho lợn nái.
  63. 56 Em đã rút ra được nhiều kinh ngiệm về công tác tiêm phòng: vị tri tiêm đúng và nhanh; cách bảo quản vắc xin; biết được thời điểm tiêm vắc xin phòng bệnh. 4.3.3. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại Để đánh giá được tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại chúng em tiến hành theo dõi 194 con. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái sinh sản của trại Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tên bệnh Tỷ lệ (%) (con) (con) Viêm tử cung 9 4,64 Viêm khớp 4 2,06 194 Viêm vú 5 2,58 Viêm phổi 2 1,03 Bảng 4.7 là kết quả tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản tại trại. Trong các bệnh gặp phải ở lợn nái thì tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung chiếm 4,64% là cao nhất sau đó là bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 1,03%. Ngoài ra, còn các bệnh viêm khớp, viêm vú có tỷ lệ khỏi lần lượt là 2,06% và 2,58%. Cần thực hiện quản lý chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản nghiêm túc, từ đó hạn chế được dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn nái. Mặt khác, do trong quá trình phối giống cho lợn nái bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đúng kỹ thuật không làm sây sát niêm mạc tử cung của lợn nái. Do chuồng trại được vệ sinh thường xuyên thức ăn dinh dưỡng đảm bảo, từ đó làm cho sức đề kháng của lợn nái được nâng cao. Vì vậy, tỷ lệ mắc các bệnh trên đàn lợn nái thấp. 4.3.3.4. Kết quả điều trị bệnh ở đàn lợn nái sinh sản Kết quả bảng 4.8 cho ta biết được kết quả điều trị một số bệnh trên đàn lợn nái sinh sản tại trại trong đó tỷ lệ khỏi bệnh là khá cao, cao nhất là bệnh viêm khớp và bệnh viêm phổi với tỷ lệ khỏi là 100%. Và bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất
  64. 57 là bệnh viêm tử cung em đã điều trị khỏi 7 con trên tổng số 9 con mắc bệnh đạt tỷ lệ 77,78% Trong quá trình thực tập em đã tích cực học hỏi những kỹ năng điều trị lợn nái, cụ thể là bệnh viêm vú em đã điều trị khỏi 4 con trên tổng số 5 con mắc bệnh đạt tỷ lệ 80%. Bảng 4.8 Kết quả điều trị bệnh trên đàn nái sinh sản tại trại Số nái S Số nái Thời Tên khỏi Tỷ lệ Liệu lượng Đường T điều trị Tên thuốc gian bệnh bệnh (%) (ml) tiêm T (con) điều trị (con) Viêm tử 1ml/10 - Tiêm 1 9 7 77,78 Amoxinject LA 3-5 ngày cung 15kg TT bắp liều 1ml/10 - Viêm Amoxinject LA Tiêm 2 4 4 100 15kg 2 3-5 ngày khớp + Dexa bắp ngày/1 lần Viêm 1ml/10kgTT/ Tiêm 3 5 4 80 Vetrimoxin LA 3-5 ngày vú 2 ngày/1 lần bắp Viêm Amoxinject 1ml/15kgTT Tiêm 4 2 2 100 3-5 ngày phổi LA+Tilogenta 1 lần/ ngày bắp Qua quá trình được tham gia điều trị cùng với kỹ thuật trại em đã rút ra được những bài học, kinh nghiệm tích luỹ cho bản thân nhằm hạn chế tỷ lệ mắc bệnh trên nái sinh sản như sau: - Cần phải phát hiện bệnh sớm kịp thời để công tác điều trị được hiệu quả. - Chuồng trại phải được giữ khô ráo, sạch sẽ, không ẩm ướt, vệ sinh chuồng phải được thực hiện nghiêm ngặt, hạn chế bụi bẩn trong chuồng nuôi. - Đối với lợn nái đẻ hạn chế moi móc, không can thiệp khi thấy lợn đẻ bình thường. - Lợn nái đẻ có các biểu hiện đẻ khó phải can thiệp ngay, các dụng cụ can thiệp phải qua sát trùng trước khi đưa vào cơ thể mẹ.
  65. 58 - Sử dụng đúng thuốc, kết hợp với chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng con vật. 4.3.3.5.Kết quả thực hiện một số công tác khác trong thời gian thực tập Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái và tiến hành chuyên đề khoa học, em còn tham gia một số công việc sau: - Đỡ đẻ cho lợn nái: đỡ đẻ cho 194 nái đẻ, tổng số lợn con đỡ đẻ được là 2490 con.
  66. 59 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Trong thời gian thực tập tại trang trại nái Trần Văn Tuyên, Xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, em đã trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc 194 nái đẻ và được tham gia vào quá trình đỡ đẻ tại trại, kết quả đạt được như sau: - Rắc vôi đường đi: 126 lần, xả vôi gầm: 40 lần, vệ sinh tổng chuồng:126 lần. - Đỡ đẻ cho 194 nái đẻ, tổng số lợn con đã đỡ là 2490 con. - Chỉ tiêu sinh sản của 194 lợn nái sinh sản tại trại: Tỷ lệ lợn sơ sinh là 12,84 ± 0,48 con/đàn và lợn cai sữa là 11,60 ± 0,06 con/đàn. Công tác chẩn đoán và điều trị trên đàn lợn nái tại trại cho thấy số lợn mắc bệnh viêm tử cung là 9 con, trong đó số con chữa khỏi là 7 con, chiếm tỷ lệ 77,78%. Bệnh viêm khớp có số con mắc là 4 con, trong đó chữa khỏi hoàn toàn cả 4 con, chiếm tỷ lệ 100%. Bệnh viêm phổi có số con mắc bệnh là 2 con, trong đó số con chữa khỏi là 2 chiếm tỷ lệ 100%. Bệnh viêm vú có số con mắc là 5 trong đó chữa khỏi cả 4 con, chiếm tỷ lệ 80%. Thực hiện các công tác thú y như đỡ lợn đẻ;tham gia công tác vệ sinh sát trùng để phòng bệnh cho đàn lợn và tham gia một số công tác khác tại trại đạt hiệu quả cao và hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao. 5.2. Đề nghị Xuất phát từ thực tế của trại, qua phân tích đánh giá bằng những hiểu biết của mình, em có một số ý kiến nhằm nâng cao hoạt động của trại như sau: - Trang trại cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái để giảm tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh.