Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn vịt C.V Super Meat tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn vịt C.V Super Meat tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_t.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn vịt C.V Super Meat tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ THẢO Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN VỊT C.V SUPER MEAT TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ THẢO Tên chuyên đề: “THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN VỊT C.V SUPER MEAT TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIÊN CỨU GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ VẬT NUÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: 48 CNTY POHE Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Hoan Thái Nguyên, năm 2020
- LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại giảng đường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và quá trình thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu Giống cây trồng và vật nuôi Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa đã tận tình giảng dạy, dìu dắt em hoàn thành tốt chương trình học, tạo cho em có được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này Em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc nhất tới: Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo TS. Trần Thị Hoan, thầy giáo PGS.TS Từ Trung Kiên đã trực tiếp chỉ bảo, động viên và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Tất cả những bài học đó sẽ giúp em vững tin hơn trong cuộc sống cũng như công tác sau này. Một lần nữa em xin kính chúc thầy giáo, cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. Cuối cùng em xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, cô giáo trong hội đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 07 năm 2020 Sinh viên Dương Thị Thảo
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu đàn gia cầm Trung tâm từ 2018 đến tháng 6 năm 2020 30 Bảng 2.2 Mật độ nuôi nhốt vịt nuôi trên sàn lưới xvi Bảng 2.3. Tiêu chuẩn sử dụng một số loại máng uống cho vịt 18 Bảng 2.4. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam 641 19 Bảng 2.5. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam 641 xx Bảng 2.6. Tiêu chuẩn sử dụng một số loại máng ăn cho vịt xx Bảng 2.7. Lịch phòng bệnh cho đàn vịt C.V Super Meat xxii Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi đàn vịt 27 Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn vịt 32 Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của vịt từ 01 đến 8 tuần tuổi xxxv Bảng 4.4. Khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn vịt trực tiếp theo dõi 36 Bảng 4.4. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho vịt 38 Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại xlii
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự KHKT: Khoa học kỹ thuật Nxb: Nhà xuất bản TĂ: Thức ăn TB: Trung bình TTTĂ: Tiêu tốn thức ăn KH&CN: Khoa học và Công nghệ
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề 2 1.2.2. Yêu cầu 2 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập 3 2.1.2. Mô tả về Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 5 2.2. Tổng quan tài liệu 8 2.2.1. Cơ sở khoa học 8 2.2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng sinh trưởng 13 2.2.3. Sức sống và khả năng cảm nhiễm bệnh 15 2.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng 16 2.4. Vệ sinh và phòng bệnh xxii 2.5. Một số bệnh thường gặp ở vịt 22 2.5.1. Bệnh viêm gan virus ở vịt 22 2.5.2. Bệnh dịch tả vịt 23 2.5.3. Bệnh tụ huyết trùng 23 2.5.4. Bệnh phó thương hàn 24 2.5.5. Bệnh nhiễm khuẩn E.coli 24 2.5.6.Bệnh tụ cầu trùng 24
- 2.5.7. Bệnh nấm phổi 25 2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 25 2.6.1.Tình hình nghiên cứu trong nước 25 2.6.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 26 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 27 3.1 Đối tượng 27 3.2 Địa đểm và thời gian tiến hành 27 3.3 Nội dung nghiên cứu 27 3.4. Phương pháp theo dõi và các chỉ tiêu 27 3.4.1. Phương pháp theo dõi 27 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 28 3.4.3. Các phương pháp xử lý số liệu 29 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN xxx 4.1.Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh và phòng bệnh xxx 4.1.1.Kết quả công tác nuôi dưỡng và chăm sóc xxx 4.1.2.Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống 35 4.1.3.Khả năng sinh trường của đàn vịt qua các tuần tuổi 35 4.1.4.Tiêu thụ thức ăn 36 4.2. Kết quả quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn vịt 36 4.2.1.Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho vịt 36 4.2.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh xl Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2.Kiến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 47 PHỤ LỤC
- Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 80% dân số sống làm nghề nông nghiệp. Trong đó, ngành chăn nuôi gia cầm được ưu tiên phát triển hàng đầu, do có khả năng đáp ứng nhanh về nhu cầu thịt, trứng. Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm còn đóng góp môt phần không nhỏ trong việc phát triển công nghiệp nước ta nói chung và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn gia súc nói riêng. Chăn nuôi vịt ở nước ta là một nghề truyền thống lâu đời gắn bó với nền sản xuất lúa nước. Vịt là loài dễ nuôi, có khả năng tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp, các loài côn trùng thủy sinh như ốc, cua, để chuyển thành các sản phẩm như thịt, trứng, lông phục vụ nhu cầu dân sinh. Trước đây, chăn vịt thường theo hướng quảng canh, tận dụng. Những năm gần, xu hướng phát triển chăn nuôi hướng thâm canh, chăn nuôi tập trung. Nhiều gia đình chăn nuôi với số lượng lên đến hàng vạn con. Đặc biệt là chăn nuôi công nghiệp đã khắc phục được một số nhược điểm của đàn vịt như tốc độ sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn, dịch bệnh Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nước ta đã nhập một số giống chuyên dụng hướng thịt hướng trứng có giá trị cao nhằm thay đổi cơ cấu giống, nâng cao năng xuất, hạ giá thành sản phẩm bước dầu có kết quả tôt. Vịt Cherry Valley Super Meat (C.V Super Meat) là giống vịt nuôi cao sản, thích hợp với phương thức nuôi chăn thả có kiểm soát và tập trung thâm canh (nuôi công nghiệp). Hiện nay ở các trại nuôi thương phẩm thì nuôi giống vịt này là phổ biến. Vịt C.V Super Meat có khả năng sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi đến khi xuất bán khoảng từ 7-10 tuần, phụ thuộc vào hình thức nuôi.
- Chăn nuôi vịt thịt theo phương thức nuôi công nghiệp (nuôi thâm canh) ở nước ta đã phát triển khá nhanh. Với những thuận lợi có được từ con giống điều kiện tự nhiên cũng như tiến bộ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là ngành chăn nuôi đòi hỏi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó, em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn vịt C.V Super Meat tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại cơ sở. - Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn vịt C.V Super Meat. - Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn vịt C.V Super Meat. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại cơ sở. - Thực hiện được quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn vịt C.V Super Meat. - Thực hiện được quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn vịt C.V Super Meat.
- Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía Tây. Ranh giới của trung tâm được xác định như sau: - Phía Đông giáp khu vườn cây ăn quả của khoa Công nghệ sinh học - Phía Tây giáp trại lợn của khoa Chăn nuôi thú y - Phía Nam giáp vườn hoa Tường Vi garden của khoa Công nghệ sinh học - Phía Bắc giáp đường dân sinh. 2.1.1.2. Khí hậu Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, vì vậy khí hậu của trung tâm mang tính chất khí hậu đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên đó là khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới với hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 10, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 - 300C, ẩm độ trung bình từ 80 - 85 %, lượng mưa trung bình là 155 mm/tháng tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8. Với khí hậu như vậy trong chăn nuôi cần chú ý tới công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Mùa khô kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong các tháng này khí hậu lạnh và khô, nhiệt độ dao động từ 13 – 26 0 C, độ ẩm từ 75 - 85 %. Về mùa đông còn có gió mùa Đông Bắc gây rét và có sương muối ảnh hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi.
- 2.1.1.3. Điều kiện đất đai Xã Quyết Thắng có tổng diện tích là 1.292,78 ha, trong đó: Diện tích đất trồng lúa và hoa màu: 565 ha. Diện tích đất lâm nghiệp: 199 ha. Diện tích đất chuyên dùng: 170 ha. Diện tích đất của xã Quyết Thắng lớn. Trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ dốc lớn, thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém, dẫn đến năng suất cây trồng thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng, diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hóa có xu hướng ngày một giảm, gây khó khăn trong phát triển chăn nuôi. Chính vì thế, trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất ngành nông nghiệp. 2.1.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân cư: Xã Quyết Thắng có tổng dân số là 10500 người với 2700 hộ. Quyết Thắng là xã nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có rất nhiều dân tộc cùng tham gia sinh sống. Đại đa số là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu - Y tế: Trạm y tế mới của xã được khánh thành và hoạt động từ tháng 6/2009 với nhiều trang thiết bị hiện đại; là nơi thường xuyên khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em. - Giáo dục: Địa bàn xã là nơi tập trung nhiều trường học lớn và trụ sở chính của Đại học Thái Nguyên và các trường thành viên như: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Khoa học, Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh cùng một số trường Trung học phổ thông vùng cao Việt Bắc và các trường Trung học cơ sở, trường Tiểu học khác. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho trình độ dân trí của người dân được nâng lên rõ rệt, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. Trong những năm vừa qua, xã đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ cập trung học cơ sở.
- - An ninh chính trị: Xã có dân cư phân bố không đồng đều, gây ra không ít khó khăn cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội. Khu vực các nhà máy, trường học, trung tâm tập trung đông dân cư, nhiều cư dân từ nhiều nơi đến cư trú, học tập và làm việc nên việc quản lý xã hội ở đây khá phức tạp. Quyết Thắng là một xã trực thuộc thành phố Thái Nguyên, có cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế hoạt động đồng thời. Các ngành kinh tế Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Về sản xuất nông nghiệp: Khoảng 80% số hộ dân sản xuất nông nghiệp với sự kết hợp hài hòa giữa 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi. Về Lâm nghiệp: Xã tiến hành việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. Hiện nay đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống đồi trọc của xã. Đã có một phần diện tích đến tuổi được khai thác. Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo thêm việc làm và góp phần tăng thu nhập cho người dân. 2.1.2. Mô tả về Trung tâm đào tạo, nghiên cứu Giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của trung tâm Trung tâm đào tạo, nghiên cứu Giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên được thành lập năm 2018 trên cơ sở sáp nhập từ Trung tâm nghiên cứu cây trồng ôn đới miền núi phía Bắc Việt Nam và Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng và vật nuôi. Được xây dựng trên nền Trung tâm thực hành thực nghiệm của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Chức năng, nhiệm vụ và loại hình hoạt động Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hoặc sản xuất kinh doanh liên quan đến nhiệm vụ KH&CN tuyển chọn/giao trực tiếp
- Chức năng, nhiệm vụ - Nghiên cứu và chuyển giao + Triển khai các đề tài nghiên cứu do Trường Đại học Nông Lâm giao và các đề tài cấp bộ, ngành, các địa phương khác. + Triển khai các đề tài nghiên cứu của sinh viên đại học và sau đại học + Triển khai các nghiên cứu ứng dụng cho các cơ sở sản xuất nông lâm nghiệp địa phương. + Sản xuất phân bón hữu cơ, hữu cơ sinh học và vi sinh từ các kết quả đề tài nghiên cứu + Sản xuất giá thể hữu cơ phục vụ nhân giống quy mô công nghiệp và phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững - Đào tạo + Đào tạo sinh viên các bậc học khi thực tập nghề nghiệp trên thực địa. + Hướng dẫn các bố trí thí nghiệm cho các nghiên cứu sinh sau Đai học. + Thực hiện các khóa đào tạo ngắn hạn về: tập huấn kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc, sản xuất các cây trồng ôn đới, kỹ thuật nông lâm kết hợp cho các cán bộ kỹ thuật, đơn vị kinh doanh và các hộ nông dân khi có yêu cầu. - Chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất + Chuyển giao và phổ cập các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp và các tiến bộ KHKT có liên quan phục vụ cho ngành nông lâm nghiệp, ngoài ngành và các địa phương. + Tư vấn kỹ thuật, tổ chức các lớp hội thảo tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và cung cấp nguồn giống cây trồng và vật nuôi phục vụ phát triển nông lâm nghiệp. + Tiếp nhận và triển khai các dự án hợp tác KHKT với các tổ chức Quốc tế, Chính phủ và phi Chính phủ khi có hợp tác. + Tổ chức sản xuất và thiết lập kênh tiêu thụ các sản phẩm đặc sản, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.
- + Nghiên cứu tạo sản phẩm mới và cung cấp một số sản phẩm, dịch vụ theo quy định của pháp luật Tổng số các bộ của trung tâm có 18 người, bao gồm: Giám đốc: 1 người Phó giám đốc: 1 người Kế toán: 1 người Văn phòng khoa: 1 người Cán bộ kiêm nhiệm, giảng viên: 14 người 2.1.2.3.Cơ cấu tổ chức của trại gia cầm Trại gia cầm trực thuộc Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được khoa Chăn nuôi Thú y trực tiếp quản lý và điều hành. Có 1 cán bộ quản lý trực tiếp tại trại và phụ trách công tác kỹ thuật của trại. Ngoài ra, còn có mặt thường xuyên của các sinh viên thực tập tốt nghiệp và các nhóm sinh viên rèn nghề. Các mô hình đề tài NCKH của giảng viên và sinh viên khoa Chăn nuôi Thú y. 2.1.2.4. Cơ sở vật chất trại gia cầm Khu trại ga cầm có tổng diện tích là 11.960m2 Trong đó: + Khu chăn nuôi quy hoạch tại trại gia cầm cũ với dện tích là 7100 m2. Gồm 2 dãy chuồng với diện tích 316,6 m2 và 2 kho rộng 40 m2. Phần diện tích còn lại dùng để chăn thả, trồng cỏ và trồng cây bóng mát. Toàn bộ khu vực được rào bằng thép B40 với tổng chiều dài 220m đảm bảo ngăn cách với khu vực khác + Khu nhà điều hành dành cho sinh viên có diện tích là 96m2 được chia làm 4 phòng gồm phòng điều hành, bếp nấu và 2 phòng ở cho sinh viên. + Hố sát trùng nằm ngay cổng vào có diện tích 20 m2 + Phòng thay đồ thay quần áo bảo hộ có diện tích là 10 m2
- + Khu nhà xưởng và công trình phụ có diện tích 120 m2. Trong đó có các công trình như sau: 01 kho thuốc, dụng cụ thú y: 20 m2. 01 phòng ấp trứng gia cầm (máy ấp điện) 30m2. 01 kho chứa và chế biến thức ăn chăn nuôi 50 m2. 01 kho dụng cụ (máng ăn, uống, đệm lót, ) + Diện tích đất còn lại là 3.960 m2 được quy hoạch để trồng cây thức ăn bổ sung cho gà Toàn bộ diện tích được rào bằng tường gạch kết hợp lưới thép B40 với tổng chiều dài 180m 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1. Cơ sở khoa học 2.2.1.1. Nguồn gốc, phân loại vịt ngan Thủy cầm (Waterfowl) là nhóm chim thuộc bộ Anserifomes, họ Anatidae gồm một số loài: vịt (common ducks), ngan (moscovy ducks), vịt lai ngan (mula); ngỗng và thiên nga. Trong đó: vịt, ngan, ngỗng được thuần hóa từ lâu đời và được nuôi nhiều ở điều kiện sinh thái của nhiều nước trên thế giới. Vịt nhà có nguồn gốc từ vịt trời đầu xanh (Green headed Mallad Ducks). Vịt trời hoang dễ thuần hóa và được thuần hóa ở nhiều nước khác nhau trong một thời gian dài và điều kiện môi trường hết sức khác nhau nên các giống vịt hiện nay có kích thước hình dáng và màu lông khác nhau. Nơi thuần hóa vịt sớm nhất là vùng Đông Nam châu Á, với số lượng quần thể vịt ở vùng này chiếm 75% tổng số vịt toàn cầu. Hiện nay, số lượng các giống vịt rất lớn, có khoảng 50 giống, vịt nhà được chia làm 3 loại: - Vịt hướng trứng: mục đích để sản xuất trứng - Vịt hướng thịt : mục đích để sản xuất thịt - Vịt kiêm dụng (trứng- thịt và thịt- trứng): để sản xuất thịt và trứng.
- Các giống vịt chuyên thịt là các giống cho năng xuất thịt cao, tỷ lệ thịt xẻ cao, tuổi thành thục muộn, khối lượng cơ thể lớn và thể hiện rõ ngoại hình chuyên thịt. Vịt Cherry Valley Super Meat (vịt C.V. Super M) là dòng vịt cao sản, thông qua chọc lọc và di truyền nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và chuyển hóa thức ăn. Vịt C.V Super Meat ra đời năm 1976 tại công ty Cherry Valley Far Ldt Rothwell, Lincon, UK. Việt Nam nhập giống vịt C.V Super Meat bố mẹ tháng 11/1989 và ông bà tháng 09/1990 với sự tài trợ của FAO và UNDP hiện nay giống vịt này được nuôi phổ biến ở các trang trại, gia trại nuôi vịt thịt của nước ta. 2.2.1.2. Đặc điểm và khả năng sản xuất của vịt C.V Super Meat * Đặc điểm về ngoại hình của vịt C.V Super Meat Vịt C.V Super Meat có màu lông trắng tuyền; chân, mỏ có màu vàng; da vàng nhạt hoặc trắng; đầu cổ hơi thô dài; lưng phẳng và rộng; ngực sâu; chân vững chắc. Đặc điểm ngoại hình đặc trưng cho vịt hướng thịt. * Khả năng sản xuất của vịt C.V Super Meat Đây là giống vịt cho năng suất thịt cao nhất trên thế giới hiện nay. Vịt thịt thương phẩm 47 ngày đạt 3,07 và 52 ngày đạt 3,24 kg. Hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,8. Trên cơ sở giống vịt C.V Super M hãng Cherry Valley đã chọn lọc và tạo ra giống vịt C.V Super M2 có năng suất thịt còn cao hơn giống C.V Super M, khi nuôi tập trung thâm canh đến 49 ngày tuổi, vịt có thể đạt khối lượng cơ thể 3,2-3,3kg, hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,4 Tại Việt Nam: Vịt ông bà: Tuổi đẻ 168-170 ngày; khối lượng lúc đẻ là 3094g ở dòng ông và 2681g ở dòng bà. Năng suất trứng 40 tuần đạt 170 quả ở dòng ông và 180 quả ở dòng bà. Vịt bố mẹ: khối lượng vịt mái vào đẻ: 3,1- 3,5 kg, vịt trống: 3,5-4,2 kg; Tuổi đẻ đầu 196 ngày; Năng suất trứng đạt 180- 200 quả/ 40 tuần đẻ; Tỷ lệ trứng có phôi 92%; Tỷ lệ nở/ trứng có phôi đạt 78%.
- Vịt thương phẩm: Tỷ lệ nuôi sống đến 60 ngày: 97- 98%; Khối lượng vịt lúc 55-60 ngày tuổi: 2,8-3,2 kg (có nơi đạt 3,6 kg/con); Hệ số chuyển hóa thức ăn là 2,8 kg; Tỷ lệ thịt đùi 15%, thịt ức 20%, thịt rút xương xuất khẩu là 40,13%. 2.2.1.3. Một số hiểu biết về sự di truyền của các tính trạng ở gia cầm Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học không những nghiên cứu về đặc điểm di truyền mà còn nghiên cứu đến các yếu tố ngoại cảnh tác động lên tính trạng đó. Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của gia cầm như: sinh trưởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt đều là những tính trạng số lượng (quantitative character) và do các gen nằm trên cùng nhiễm sắc thể qui định. Tính trạng số lượng là những tính trạng mà ở đó sự sai khác nhau về mức độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác về chủng loại. Sự sai khác nhau này chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự nhiên cũng như chọn lọc nhân tạo. Các tính trạng số lượng được qui định bởi nhiều gen, các gen điều khiển tính trạng số lượng phải có môi trường phù hợp mới được biểu hiện hoàn toàn. Theo Dương Mạnh Hùng và cs (2017) [3], thì giá trị đo lường của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là giá trị kiểu hình (phenotypic value) của cá thể đó. Các giá trị có liên quan đến kiểu gen là giá trị kiểu gen (genotypic value) và giá trị có liên quan đến môi trường là sai lệch môi trường (environmental deviation). Như vậy kiểu gen quy định một giá trị nào đó của kiểu hình và môi trường gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hướng này hoặc hướng khác. Quan hệ đó được biểu thị như sau: P = G + E Trong đó: P: Là giá trị kiểu hình G: Là giá trị kiểu gen E: Là sai lệch môi trường Tuy nhiên, khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng
- số lượng do nhiều gen nhỏ (minorgene) cấu tạo thành. Đó là hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (polygene) gồm các thành phần: cộng gộp, trội, tương tác gen nên được biểu thị theo công thức sau: G = A+ D + I Trong đó: G: Là giá trị kiểu gen A: Là giá trị cộng gộp D: Là giá trị sai lệch trội I: Là giá trị sai lệch tương tác Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống quy định, là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền lại cho thế hệ sau, có ý nghĩa trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho việc chọn giống. Hai thành phần sai lệch trội (D) và tương tác gen (I) cùng có vai trò quan trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định được thông qua con đường thực nghiệm. D và I không di truyền được và phụ thuộc vào vị trí và sự tương tác giữa các gen. Chúng là cơ sở của việc lai giống, đồng thời tính trạng số lượng cũng chịu ảnh hưởng của môi trường chung và môi trường riêng: Sai lệch môi trường chung (general environmental) (Eg) là sai lệch do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại này có tính chất thường xuyên không cục bộ như: thức ăn, khí hậu do vậy đó là sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các thành phần khác nhau trên một cơ thể. Sai lệch môi trường riêng (environmental deviation) (Es) là các sai lệch do các yếu tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật nuôi hoặc một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các phần khác nhau của con vật. Loại này có tính chất không thường xuyên và cục bộ như: thay đổi về thức
- ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý gây ra Như vậy, quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G), môi trường (E) của một cá thể biểu hiện như sau: P = A + D + I + Eg + Es Do đó để đạt được năng suất, chất lượng cao trong chăn nuôi (giá trị kiểu hình như mong muốn) chúng ta cần phải có giống tốt và tạo ra môi trường thích hợp để phát huy hết tiềm năng của giống.
- 2.2.2. Khả năng sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng sinh trưởng 2.2.2.1.Khái niệm về sinh trưởng Ở vật nuôi từ khi hình thành phôi đến khi trưởng thành khối lượng và thể tích cơ thể tăng lên. Điều này trước tiên là tế bào tăng lên về số lượng, các cơ quan bộ phận trong cơ thể đều có sự tăng lên về khối lượng và kích thước. Từ đó, dẫn đến khối lượng và thể tích của cơ thể tăng lên. Sự lớn lên của cơ thể là do sự tích luỹ các chất hữu cơ thông qua việc trao đổi chất. Tác giả Nguyễn Hải Quân và cs (2005) [5], đã khái quát: “Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự tăng lên về chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của từng cơ quan, bộ phận cũng như toàn bộ cơ thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”. Sinh trưởng của vật nuôi nói chung và sinh trưởng của vịt nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, quan trọng nhất là yếu tố giống, dinh dưỡng và các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác. 2.2.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng và sức cho thịt của gia cầm *Ảnh hưởng của giống Mỗi giống có một tốc độ sinh trưởng nhất định. Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhưng ở các môi trường khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau. Cho nên việc cần thiết là phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống. Jaap và Morris (1997) [13] đã phát hiện ra những sai khác trong cùng một giống về cường độ sinh trưởng. Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [9] cho biết, vịt con chỉ cần 20 ngày tuổi để tăng gấp 10 lần khối lượng so với lúc 01 ngày tuổi. Sự sai khác nhau về sinh trưởng và khối lượng cơ thể còn chịu ảnh hưởng của tính biệt, thông thường con trống phát triển hơn con mái.Theo tài liệu của Chambers (1990) [10], cho biết: Có nhiều gen ảnh hưởng tới sự sinh trưởng chung, có gen ảnh hưởng đến một vài tính trạng riêng lẻ. Godfry và Raap [12], và nhiều tác giả khác cho rằng có nhiều hơn
- 15 gen qui định tốc độ sinh trưởng. Như vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng tỏ sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng do di truyền, mà cơ sở di truyền là do gen, có ít nhất một gen về sinh trưởng liên kết giới tính cho nên con trống thường lớn hơn con mái. Điều này chứng tỏ di truyền có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng của gia cầm. *Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của từng mô khác nhau gây nên sự biến động trong quá trình phát triển và có sự khác nhau giữa mô này với mô khác. Chế độ dinh dưỡng không những ảnh hưởng tới sinh trưởng mà còn làm biến động di truyền về sinh trưởng. Nhu cầu protein thích hợp cho vịt thịt cho năng suất cao đã được xác định, tỷ lệ giữa năng lượng và protein trong thức ăn cũng rất quan trọng, để phát huy được khả năng sinh trưởng tối đa cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng với sự cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, axit amin với năng lượng. Chi phí thức ăn chiếm tới 70% giá thành trong chăn nuôi, nên bất cứ yếu tố nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn đều đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành chăn nuôi. Do vậy, để có năng suất cao trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt để phát huy được tiềm năng sinh trưởng thì trong những vấn đề căn bản là lập ra những khẩu phần dinh dưỡng hoàn hảo, cân đối, trên cơ sở tính toán nhu cầu của vịt trong từng giai đoạn nuôi. Trong quá trình nuôi dưỡng, người ta chia nhu cầu dinh dưỡng của vịt thành 2 giai đoạn để phù hợp với tốc độ sinh trưởng của vịt và đạt hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi. Giai đoạn úm (gột vịt): 0-4 tuần tuổi : Sử dụng thức ăn khởi động. Giai đoạn vỗ béo: 5 tuần tuổi đến xuất bán: Sử dụng thức ăn vỗ béo. * Ảnh hưởng của nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) của vịt thương phẩm, do vậy tiêu thụ thức ăn của vịt chịu sự
- chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường. Trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức tiêu tốn thức ăn của vịt cũng khác nhau. Theo Cerniglia và Herrtand (1983) [11], thì nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 10C tiêu thụ năng lượng của vịt biến đổi tương đương 2 kcal, mà nhu cầu về năng lượng và các vật chất dinh dưỡng khác cũng bị thay đổi theo nhiệt độ môi trường. * Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, nếu mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển mạnh làm ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng và sức khoẻ của đàn vịt, gà dễ bị cảm nhiễm với bệnh, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Ngược lại mật độ nuôi nhốt thấp thì chi phí chuồng trại cao. 2.2.3. Sức sống và khả năng cảm nhiễm bệnh Sức sống của gia cầm là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật giúp ta đánh giá được khả năng thích nghi và chống đỡ bệnh tật của đàn gia cầm. Sức sống cũng là tính trạng di truyền số lượng, nó đặc trưng cho từng loài, giống và từng cá thể. Sức sống được biểu hiện ở tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn, từ sơ sinh đến lúc giết thịt. Sức sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như: điều kiện thời tiết, khí hậu, thức ăn, nước uống, quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y. Theo Trần Ngọc Bích (2012) [1], trên vỏ trứng gia cầm (vịt, vịt xiêm, ngỗng) ở tỉnh Hậu Giang nhiễm vi khuẩn Salmonella spp. là 13,73 %, thậm chí lòng đỏ cũng nhiễm vi khuẩn mặc dù chỉ 0,13 %. Trương Hà Thái và cs (2017) [7] cho biết: các mẫu trứng thu thập tại các chợ bán lẻ ở TP. Hà Nội có tỷ lệ nhiễm E. coli trên vỏ trứng là 29,10 %. Owen và cs (2016) [15] đã phát hiện sự xuất hiện của Salmonella spp. trong trứng vịt bán tại các cửa hàng bán lẻ hoặc từ các cơ sở ăn uống ở Anh năm 2011 với tỷ lệ 1,4 %. Lucia Rivas and Nicola King (2016) [14] cho rằng, mật độ vi khuẩn Salmonella trên vỏ quả
- trứng giảm theo thời gian nhưng tỷ lệ giảm là không thể đoán trước được. Nếu trứng không được vệ sinh sạch mầm bệnh sẽ sâm nhập vào vịt con làm vịt con nhiễm bệnh ngay từ khi mới nở, vịt yếu ớt và không có khả năng chống chịu bệnh tật làm giảm sức sống của đàn vịt. Ngoài ra, sức sống còn phụ thuộc vào khả năng di truyền giống, nếu mức độ giao phối cận huyết tăng lên cũng làm giảm khả năng thích ứng, giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, làm cho sức sống giảm rõ rệt. Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn vịt đó là sức sống của đàn vịt bố mẹ. Nếu đàn vịt bố mẹ khoẻ mạnh, sạch bệnh, sinh sản tốt thì tỷ lệ nuôi sống của đàn con cao và ngược lại. 2.3. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng * Chuồng nuôi Vịt ở trại được nuôi trên chuồng sàn lưới. Trước khi nhập vịt chuồng nuôi đã được để trống 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, vách ngăn đước quét vôi. Chuồng được phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Iodine 10% pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:100. Sàn cách mặt đất 0,8 m đảm bảo độ thông thoáng cũng như khoảng cách để các chất thải, thức ăn rơi xuống phía dưới đảm bảo vệ sinh. Mật độ nuôi nhốt như sau: Bảng 2.2 Mật độ nuôi nhốt vịt nuôi trên sàn lưới Thời gian Mật độ (con/m2) 1 – 4 tuần 0,15 5 – 8 tuần 0,20 * Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi Vịt con ở tuần đầu có nhu cầu nhiệt độ cao: Từ 33 - 35oC sau đó giảm dần đến 24oC. Từ tuần thứ 3 nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp là 24 - 28oC (nhiệt
- kế treo tầm ngang lưng vịt). Ở vụ Xuân - Hè - Thu, nhiệt độ ban ngày thường ấm áp, ta nên cho vịt sưởi nắng, nếu ban đêm nhiệt độ xuống thấp mới cần cung cấp nhiệt sưởi. Ẩm độ thích hợp 60 – 70%. * Quây vịt con Nuôi vịt con tuần đầu cần phải có quây, quây được làm bằng cót cật, cao 0,5 – 0,6 m đường kính 3 – 3,5 m, với kích thước trên có thể quây được 200 vịt. Thông thường trong chuồng đóng kín cửa thì một quây như vậy chỉ cần bố trí một chụp sưởi và 2 bóng điện 75 W đến 100 W là đủ cung cấp nhiệt. Lưu ý, không nên đậy phía trên quây bằng các vật liệu không thoát được hơi nước, để tạo điều kiện cho thoát hơi nước từ lông vịt ướt và nước từ quá trình hô hấp của vịt con. * Chế độ chiếu sáng Chương trình chiếu sáng: Thời gian và cường độ chiếu sáng phụ thuộc vào giai đoạn tuổi. Hai tuần đầu, thời gian chiếu sáng là 24/24 giờ với cường độ 3 w/m2 nền chuồng, sau đó giảm dần xuống 18 giờ/ ngày. Đến tuần thứ 4 chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên. Ban ngày, sử dụng ánh sáng tự nhiên, ban đêm chiếu sáng nhẹ, chủ yếu là để vịt khỏi sợ bóng đêm (0,5 w/m2 nền chuồng). Lưu ý: Trong giai đoạn úm vịt, cần tập cho vịt làm quen với bóng tối bằng cách tắt điện khoảng 30 -45 phút/ đêm * Nước uống Nước uống cho vịt rất quan trọng vì vậy nước uống phải có thường xuyên trong suốt thời gian chiếu sáng. Nước uống phải sạch, mát. Sử dụng máng uống tròn chuyên dụng ở giai đoạn vịt nhỏ và máng dài có chụp ở giai đoạn vịt lớn. Máng nước phải đặt ở cầu máng nước, nếu ở chuồng có nền đệm lót thì khu vực gần sàn ăn – uống không trải đệm lót. Nếu là nuôi vịt trên sàn, khu vực ăn uống phải đặt ở nơi dễ dàng vệ sinh. Trước khi thả vịt vào chuồng phải pha sẵn nước uống cho vịt. Nước uống
- phải đảm bảo sạch, không có dị vật. Pha nước với vitamin, đường glucoza, điện giải Ulyte Vit C theo tỷ lệ 2g/1 lít nước giúp giảm stress cho đàn vịt. Máng uống phải được vệ sinh sạch sẽ, nước uống phải có sẵn trong máng trước khi thả vịt. Tiêu chuẩn sử dụng một số loại máng uống cho vịt: Bảng 2.3. Tiêu chuẩn sử dụng một số loại máng uống cho vịt Dụng cụ Vịt thịt Máng uống tròn loại 1,5 - 2 lít 50-100 con/1 máng cho 2 ngày đầu tiên Máng uống tròn tự động 13 mm chu vi vành máng/con Máng uống dài đổ tay 13 mm/con Núm uống + chén hứng 10 con/núm uống Cho vịt con uống nước sau 2 giờ mới được cho ăn. Vịt phải được uống nước tự do 24/24 giờ. Nhu cầu nước uống của vịt như sau: Tuần đầu từ 200 - 220 ml; tuần thứ 2 từ 450 - 500 ml; tuần thứ 3 từ 550 - 650 ml; tuần thứ 4 từ 650 - 700 ml; tuần thứ 5 từ 750 - 800 ml; sau tuần thứ 6 từ 1000 - 1200 ml. Lưu ý: không bao giờ cho vịt ăn mà không có nước. * Thức ăn và cách cho ăn Nên sử dụng thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh, vì khi sử dụng thức ăn viên vịt sẽ ăn được nhiều hơn, giảm lượng thức ăn rơi vãi. Yêu cầu, kích thước viên của thức ăn phải phù hợp với tuổi của vịt, giai đoạn nhỏ hơn 3 tuần tuổi, kích thước viên thức ăn là 3,18 mm, sau 3 tuần tuổi là 4,76 mm. Nếu sử dụng thức ăn dạng bột, nên trộn ướt trước khi cho ăn. Khi không sử dụng thức ăn viên hoàn chỉnh, khẩu phần ăn của vịt phải được xây dựng dựa trên nhu cầu sinh dưỡng theo giai đoạn tuổi. Mọi sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng so với nhu cầu đều làm cho vịt chậm lớn, còi cọc, dễ mắc bệnh từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế. Nguyên liệu đảm bảo chất lượng, không bị mối mọt. Thức ăn sau khi trộn
- chỉ nên bảo quản và sử dụng trong 1 tuần. Lượng thức ăn thu nhận của vịt phụ thuộc vào giống, tuổi và loại hình thức ăn. Ở đây,trại gia cầm của trung tâm sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên dành cho vịt thịt của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Comfeed 641- thức ăn hỗn hợp dành cho vịt con từ 1- 21 ngày tuổi; Giai đoạn 2: Comfeed 642- thức ăn hỗn hợp dành cho vịt thịt từ 21 ngày tuổi đến xuất bán Bảng 2.4. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam 641 Thành phần dinh dưỡng Đạm thô (% min) 19 Độ ẩm (% max) 14 Năng lượng trao đổi ME (Kcal/kg) 2900 Canxi (% min-max) 0,7 - 1,5 Photpho (% min) 0,6-1,2 Xơ thô (% max) 6,0 Lysine tổng số (% min) 1 Methionine + Cystine tổng số (% min) 0,75
- Bảng 2.5. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam 641 Thành phần dinh dưỡng Đạm thô (% min) 17 Độ ẩm (% max) 14 Năng lượng trao đổi ME (Kcal/kg) 3000 Canxi (% min-max) 0,7 - 1,5 Photpho (% min) 0,6-1,2 Xơ thô (% max) 6,0 Lysine tổng số (% min) 0,8 Methionine + Cystine tổng số (% min) 0,6 Thức ăn được cung cấp tự do theo nhu cầu của vịt Khay, máng ăn phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi cho ăn, sau mỗi lần cho ăn đều phải vệ sinh bằng nước sạch. Máng ăn phải được đặt đúng vị trí cho vịt ăn, để vịt có thể tận dụng hết cả những thức ăn bị rơi vãi trong khi ăn. Đảm bảo mật độ (số con/loại dụng cụ cho ăn) như bảng dưới đây: Bảng 2.6. Tiêu chuẩn sử dụng một số loại máng ăn cho vịt Dụng cụ Vịt thịt Khay ăn tròn, đường kính 40-50 con/ khay cho 2 ngày tuổi đầu 35 cm Máng ăn tròn đổ tay - 9,5 mm/con giai đoạn úm - 16 mm/con giai đoạn sinh trưởng và kết thúc Máng ăn dài đổ tay - 9,5 mm/con giai đoạn úm - 16 mm/con giai đoạn sinh trưởng và kết thúc
- Lưu ý: - Máng ăn luôn treo, kê, đặt sao cho gờ miệng máng ngang lưng vịt. - Lượng thức ăn không quá 1/3 chiều cao vành máng. - Thức ăn cho vào máng theo bữa và không tồn dư qua đêm. Hàng ngày thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn thu nhận của đàn vịt để điều chỉnh lượng thức ăn cung cấp cho phù hợp. Không được để thức ăn thừa nhiều trong máng, đặc biệt là thức ăn dạng trộn ướt. Chú ý khi cho ăn, cần tính toán lượng thức ăn và dụng cụ cho ăn (diện tích chỗ cho vịt ăn) sao cho vịt ăn hết thức ăn, thức ăn không dính vào lông vịt và không bị bẩn. * Chăm sóc và quản lý vịt thịt thương phẩm Hàng ngày thường xuyên kiểm tra đàn vịt ở chuồng nuôi để đánh giá chính xác trạng thái sinh lý sức khỏe của đàn vịt. Thông qua trạng thái đàn vịt cho phép ta đánh giá sức khỏe cũng như nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi. Kiểm tra chuồng nuôi vài lần để điều chỉnh nhiệt độ, dãn quây cho phù hợp với lứa tuổi của đàn vịt. Đồng thời loại bỏ những con vịt ốm yếu phải được tách ra khỏi đàn để điều trị hay xử lý. Vịt chết được mổ khám, chẩn đoán và xử lý theo quy định cho từng loại bệnh. Chất độn chuồng, phân vịt phải được đưa đi ủ - xử lý đúng nơi, đúng phương pháp để tránh lây lan mầm bệnh. Kiểm tra khối lượng đàn vịt 1 tuần/1 lần. Căn cứ vào điều kiện cụ thể để quyết định thời gian xuất bán. Thời gian kết thúc thích hợp thông thường từ 53- 56 ngày tuổi. Ngoài ra có thể dựa vào độ dài lông cánh để quyết định thời gian xuất bán, điểm xác định là lông cánh thứ 4 của hàng thứ nhất với độ dài từ 12 – 14 cm. Ghi chép theo dõi về số lượng đầu vịt, thời gian nuôi, cân nặng, tình trạng sức khỏe, bệnh tật, lượng thức ăn, nước uống sử dụng, khả năng sinh trưởng, khối lượng khi xuất bán, lịch dùng vắc xin, phác đồ sử dụng kháng sinh điều trị bệnh.
- 2.4. Vệ sinh và phòng bệnh Việc vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh trang trại là việc làm cần thiết và thường xuyên để ngăn chặn hạn chế những tác động xấu từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài chuồng nuôi. Do đó việc thực hiện vệ sinh sát trùng thường xuyên rất quan trọng để hạn chế dịch bệnh và tạo cho vịt môi trường nuôi tốt nhất trong quá trình nuôi dưỡng. Phòng bệnh trong quá trình chăn nuôi là việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao tỷ lệ sống, tăng hiệu quả chăn nuôi. Bảng 2.7. Lịch phòng bệnh cho đàn vịt C.V Super Meat Ngày Thuốc và cách dùng tuổi - Dùng Ampicolis pha trộn thức ăn với liều lượng 1g/ 2 lít nước hoặc 1- 3 1g/10 kg P - Pha điện giải Ulyte Vit C+ B.complex với liều 1g/ 1 lít nước uống Tiêm phòng vắc xin Viêm gan vịt lần 1 7 Trước và sau khi tiêm cho uống điện giải Gluco KC với liều 2g/ 1 lít Tiêm phòng vắc xin Dịch tả vịt lần 1 10 Trước và sau khi tiêm cho uống điện giải Gluco KC với liều 2g/ 1 lít Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm lần 1 15 Trước và sau khi tiêm cho uống điện giải Gluco KC với liều 2g/ 1 lít Tiêm vắc xin dịch tả vịt lần 2 28 Trước và sau khi tiêm cho uống điện giải Gluco KC với liều 2g/ 1 lít Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng 35 Trước và sau khi tiêm cho uống điện giải Gluco KC với liều 2g/ 1 lít Tiêm vắc xin cúm gia cầm lần 2 42 Trước và sau khi tiêm cho uống điện giải Gluco KC với liều 2g/ 1 lít 2.5. Một số bệnh thường gặp ở vịt 2.5.1. Bệnh viêm gan virus ở vịt Triệu chứng: Thời gian nung bệnh 2- 4 ngày, bệnh tiến triển nhanh khó phát hiện kịp.Vịt sã cánh, buồn ngủ, bỏ ăn, mệt mỏi nặng, nằm đầu nghoẹo ra sau hay về một bên, co giật toàn thân sau đó mới chết ở tư thế duỗi thẳng. Bệnh
- tiến triển rất nhanh, trong vòng 2 giờ, tỷ lệ nhiễm bệnh 100% đàn, tỷ lệ chết 95- 100% ở vịt con 1- 3 tuần tuổi , 50% ở vịt 4 tuần trở lên. Phòng, chữa bệnh: Không có thuốc đặc trị nên chỉ dùng biện pháp vệ sinh thú y để phòng, tiêm phòng vắc xin cho vịt con và vịt trưởng thành, cách ly tốt vịt con 1- 5 tuần tuổi tránh lây nhiễm. 2.5.2. Bệnh dịch tả vịt Triệu chứng: thường xảy ra ở vịt từ 15 ngày tuổi trở lên, và 1- 5 ngày sau khi phát bện thì vịt bắt đầu chết. Vịt chết đột ngột cả những con đang béo, vịt đẻ giảm 25- 40%. Vịt ốm bỏ ăn, tiêu chảy phân loãng màu trắng xanh, thối khắm, lông xù, mắt nửa nhắm, nửa mở, nước mũi chảy,cánh sã, ít vận động, sốt có 43- 43,5oC, liên tục trong 2 ngày, nhiều con đứng 1 chân, tỷ lệ chết 5- 100%. Phòng, chữa bệnh: Bệnh không có thuốc điều trị. Khi dịch tả xuất hiện phải bao vây nơi có dịch, loại bỏ vịt ốm, xử lý diệt virus bằng nhiệt. Không tiêm vắc xin phòng khi vịt đang bị dịch. Liều vắc xin cho vịt khỏe lúc này = 1,5 lần, có thể gấp 2. 2.5.3. Bệnh tụ huyết trùng Triệu chứng: Bệnh thể quá cấp tính, ngan vịt chết đột ngột rất nhanh mà chưa có dấu hiệu bệnh tật. Bệnh cấp trong 1- 3 ngày. Khi bị chết đột ngột báo hiệu bệnh tụ huyết trùng gia cầm, thể hiện sốt, bỏ ăn, xù lông, dịch tràn ra miệng, ỉa chảy, thở gấp, tỷ lệ chết 50%. Phòng, chữa bệnh: Phòng bệnh bằng cách pha trộn vào thức ăn, hoặc uống liên tục 2- 3 ngày trong tuần khánh sinh: amoxillin 20% 2g/ lít nước; cosumix 2g/ lít nước hoặc 2g/ kg thức ăn, tetracyclin 1g/ 4 lít nước hoặc 1g/ 4kg thức ăn. Tiêm vắc xin lúc vịt 20- 30 ngày tuổi và 4- 5 tháng tuổi cho vịt đẻ.
- 2.5.4. Bệnh phó thương hàn Triệu chứng: vịt con 3- 15 ngày tuổi thường bị nhiều ở thể cấp tính, vịt lớn 45 ngày tuổi trở lên thường bị thể mạn tính. Vịt ốm, tiêu chảy, phân loãng, có bọt khí, lông đít dính, ít đi lại, chúng tách đàn tụ tập thành nhóm tìm chỗ ấm. Vịt khát nước, bỏ ăn. Bệnh có chứng lên cơn, run rẩy 2 chân, co giật, kéo dài 3- 4 ngày thì chết đến 70%. Phòng, chữa bệnh: Trộn thuốc furazolidon liều phòng cho vịt đến 2 tuần tuổi 100g/ tấn thức ăn, sau 2 tuần 50g/ tấn thức ăn, liều chữa 150g/ tấn, chữa cho từng con thì 50mg/ con. 2.5.5. Bệnh nhiễm khuẩn E.coli Triệu chứng: vịt trên 3 ngày tuổi bị bệnh có triệu trứng lông xù, rụt cổ, mắt lim dim như buồn ngủ và tiêu chảy phân màu trắng rồi chết. Nhiều con ốm bị thần kinh co giật, nghoẹo cổ. Vịt đẻ giảm, vỏ trứng có máu, chết rải rác Phòng, chữa bệnh: Đề phòng tốt các bệnh cầu trùng, kí sinh trùng, viêm đường hô hấp mãn tính. Điều trị: Trộn kháng sinh liều vào thức ăn: tetracyclin 50- 60mg/ kg thể trọng. 2.5.6.Bệnh tụ cầu trùng Triệu chứng: vịt bị sưng khớp nhất là khớp đầu gối, nước lùng bùng, nóng kéo dài 2- 3 tuần lễ. Trong ổ khớp viêm có fibrin, mủ bã đậu. Ổ khớp viêm dễ bị tróc ra, có khi viêm cả xương rồi què. Ruột bị xung huyết, vịt tiêu chảy, mỏi mệt, gầy giảm đẻ rồi ngưng đẻ. Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại, tránh gây vết thương cho vịt, ngan. Cách li gia cầm ốm. Chăm sóc nuôi dưõng tốt đàn vịt, đảm bảo thức ăn đủ dinh dưỡng. Trị bệnh: Tiêm kháng sinh thẳng vào khớp, streptomycin 100-150mg/ kg thể trọng, hoặc penicilline 100.000UI/ kg thể trọng.
- 2.5.7. Bệnh nấm phổi Triệu chứng: Gia cầm nhiễm nấm khó thở, kém ăn, gầy, chết nhanh vài giờ sau khi có triệu chứng. Phòng chữa bệnh: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn vịt, bổ sung vitamin A, D, E vào thức ăn. Làm tốt vệ sinh chuồng trại. Chữa bệnh bằng kháng sinh trộn vào thức ăn: nystatin 2g/kg thức ăn trong 5 ngày, quixalus 1g/ 1kg thức ăn liền trong 5 ngày, mycostain 2g/ kg thức ăn trong 7- 10 ngày. 2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.6.1.Tình hình nghiên cứu trong nước Chăn nuôi vịt ở Việt Nam đã có từ lâu đời với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con, chăn nuôi theo phương thức quảng canh nên năng suất thấp. Trong những năm gần đây, do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi vịt ở nước ta đã phát triển nhanh và đạt được những tiến bộ rõ rệt. Hiện nay, trong thực tế sản xuất vẫn tồn tại 2 phương thức nuôi vịt thương phẩm: Đó là phương thức nuôi công nghiệp (nuôi thâm canh) và phương thức nuôi chăn thả. Tuy nhiên, với điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay thì phương thức nuôi công nghiệp có xu hướng phát triển mạnh. Việc sử dụng thịt vịt ở nước ta rất phong phú đa dạng. Để đáp ứng nhu cầu về con giống vịt cho thịt chất lượng cao trong những năm gần đây bên cạnh việc nhân thuần các giống vịt nội như vịt Bầu, vịt Cỏ, nước ta đã nhập nhiều giống cao sản như Bầu cánh trắng (Bầu Hà Lan), Star, Mt, đặc biệt là C.V Super Meat. Tính đến nay đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về khả năng thích nghi của giống vịt C.V Super Meat ở nhiều địa phương trên cả nước cũng như các đề tài thực hiện quy trình nuôi dưỡng chăm sóc cho đàn vịt C.V
- Super Meat đều mang lại kết quả tốt. Ở vịt bố mẹ trung bình giai đoạn 1 ngày tuổi đến 56 ngày tuổi tỷ lệ nuôi sống là 96,36 - 99,28% [17]; Kêt quả nghiên cứu về tỷ lệ nuôi sống của vịt M14 khi nhập về từ Pháp va nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên đạt từ 97,97 - 98,06% (Nguyễn Đức Trọng và cs, 2007) [6], tỷ lệ nuôi sống của vịt C.V Super M sau 5 thế hệ nuôi tại điều kiện nước ta có tỷ lệ nuôi sống đạt 98,1% -98,7% (Hoàng Thị Lan và cs, 2007 )[4]. 2.6.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Tình hình ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm tăng lên, các nước trên thế giới không ngừng cải tiến con giống cũng như dinh dưỡng để đưa năng suất chất lượng chăn nuôi gia cầm phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn nhưng khắt khe của thị trường. Gia cầm nói chung, vịt nói riêng có nguồn gốc từ chim hoang dã. Qua quá trình thuần hóa, nuôi dưỡng hàng nghìn năm, con người đã tạo nên các giống gia cầm ngày nay. Sau những thành công về chăn nuôi công nghiệp ở trình độ cao, từ năm 1980 trở lại đây một số nước như: Anh, Mỹ, Pháp, Israel có xu hướng lai tạo ra các giống vật nuôi có khả năng thich nghi cao, chống chịu được với thời tiết khắc nghiệt, có khả năng sản xuất tốt và tiêu thụ thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng thấp [16]. Việc lai tạo các giống vịt với nhau cũng được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm giữ lại các đặc điểm quý, cải thiện những tính trạng còn hạn chế và dần hình thành một số giống mới có khả năng sản xuất tốt, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người.
- Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1 Đối tượng Đối tượng: đàn vịt C.V Super Meat giai đoạn 1 ngày tuổi đến xuất bán 3.2 Địa đểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành: từ 18/11/2019 đến 18/05/2020. 3.3 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại gia cầm - Thực hiện quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn vịt C.V Super Meat. - Thực hiện quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn vịt C.V Super Meat. 3.4. Phương pháp theo dõi và các chỉ tiêu 3.4.1. Phương pháp theo dõi - Trực tiếp thực hiện các khâu trong quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng đàn vịt (chuẩn bị chuồng, quây úm, cho ăn, uống, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, điều trị bệnh, quản lý đàn, ) - Quan sát trực tiếp đàn vịt hàng ngày. - Theo dõi khối lượng của vịt trong quá trình sinh trưởng. - Theo dõi lượng thức ăn tiêu thụ để tính tiêu tốn thức ăn. - Theo dõi tình hình sức khỏe đàn vịt để có biện pháp phòng, điều trị bệnh và xử lý kịp thời. Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi đàn vịt STT Diễn giải Lứa 1 Lứa 2 1 Giống vịt Vịt C.V Super Meat Vịt C.V Super Meat 2 Thời gian theo dõi 1-56 ngày tuổi 1-56 ngày tuổi Khối lượng sơ sinh 3 52,68 53,06 (g/con) 4 Số lượng (con) 9000 3000 Hỗn hợp thức ăn Hỗn hợp thức ăn 5 Thức ăn hoàn chỉnh hoàn chỉnh Nuôi chuồng sàn kết Nuôi chuồng sàn kết 6 Phương thức nuôi hợp thả ao hợp thả ao
- 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi * Tỷ lệ nuôi sống: là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh sức sống và khả năng chống bệnh của vịt. Tỷ lệ nuôi sống được xác định bằng cách theo dõi số lượng vịt chết hàng ngày, hàng tuần từ 1 ngày tuổi đến khi xuất bán. Toàn bộ số vịt chết được đem ra mổ khám và chẩn đoán bệnh Tỷ lệ nuôi sống được tính theo công thức sau: ∑ số vịt sống đến cuối kỳ (con) ỷ 푙ệ 푛 ô푖 푠ố푛 (%) = ∗ 100 ∑ số vịt đầu kỳ (con) * Chỉ tiêu về sinh trưởng Hàng tuần, cân ngẫu nhiên 50 con vịt có trong các ngăn chuồng lúc sơ sinh. Cân vào buổi sáng sớm thứ 4 trước khi cho ăn (chỉ cho uống nước). Cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa có độ chính xác từ 50-100 gram. - Sinh trưởng tích lũy: Khi nhận vịt con về ta cân ngẫu nhiên 50 con vịt để tính khối lượng trung bình. Từ 7 ngày tuổi đễn xuất bán cân khoảng 50 con vịt tại các vị trí trong chuồng rồi tính khối lượng trung bình. * Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn ∑ Lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày Tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) = ∑ Số vịt trong chuồng (con) * Hiệu quả trong công tác vệ sinh, phòng và điều trị bệnh - Tỷ lệ mắc bệnh: được xác định bằng cách theo dõi số vịt chết do mắc bệnh hoặc có những triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh. ∑ Số vịt mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) = ∗ 100 ∑ Số vịt trong chuồng (con) - Tỷ lệ khỏi bệnh:
- ∑ Số con khỏi bênh (con) Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = ∗ 100 ∑ Số con điều trị (con) 3.4.3. Các phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu được tiến hành xử lý bằng phương pháp thống kê sinh vật học của Trương Hữu Dũng và cs. (2018) [2] và trên phần mềm Microsoft Excel.
- Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình chăn nuôi tại trại gia cầm Sau thời gian xây dựng lại cơ sở hạ tầng, trại tiến hành đưa vào nuôi gà đẻ, gà thịt thương phẩm và vịt broiler. Hiện nay trại đang có 600 con gà thương phẩm Mía lai Lương Phượng và 9000 vịt C.V Super Meat. Bảng 4.1: Cơ cấu đàn gia cầm Trung tâm từ 2018 đến tháng 6 năm 2020 Số lượng đàn gia cầm của trại (con) Loại gà Năm 2018 Năm 2019 T6 năm 2020 Gà đẻ 1000 200 200 Gà thịt 600 500 600 Vịt C.V Super Meat 0 9000 3000 Tổng số 1.600 9.700 3.800 Số liệu bảng 2.1 cho thấy, số lượng đàn gia cầm của năm 2019 tăng hơn so với năm 2018 là 8.100 con, đến tháng 6 năm 2020 đàn gia cầm giảm 5900 so với 2019. Cuối năm 2019, trại được quy hoạch thêm để nuôi vịt C.V Super Meat. 4.2.Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh và phòng bệnh 4.2.1.Kết quả công tác nuôi dưỡng và chăm sóc Trong quá trình thực tập tại tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và các bạn cùng thực tập, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau: - Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi vịt
- Trước khi nhận vịt vào nuôi, chuồng đã được để trống 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn được quét xi măng đặc. Sau đó được tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Iodine 10% với tỷ lệ pha loãng là 1:100. Cây cỏ xung quanh khu vực nuôi được phát quang, đặt các miếng dính chuột để hạn chế sự tiếp xúc của các tác nhân gây bệnh. Sàn nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ . Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: khay ăn, máng ăn, máng uống đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng, sau đó được tráng rửa dưới vòi nước sạch và phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi. - Công tác chọn giống Tiến hành chọn những con giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo khối lượng trung bình lúc mới nhập chuồng là 50-55g trở lên. Những con vịt yếu, quá nhỏ không đảm bảo tiêu chuẩn tiến hành loại bỏ. - Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng Tùy theo từng giai đoạn phát triển của vịt mà ta áp dụng quy trình nuôi dưỡng cho phù hợp. + Giai đoạn úm vịt con (gột vịt): trước khi nhập chúng em đã chuẩn bị sẵn nước uống và thức ăn cho vịt tập ăn, bật bóng hồng ngoại sao cho nhiệt độ trong chuồng ấm trước khi thả vịt vào 1 tiếng. Nước uống của vịt là nước sạch đã pha điện giải Ulyte Vit C với tỷ lệ 2g/lít. Khi nhập vịt về, chúng em tiến hành cân khối lượng của 50 vịt con ngẫu nhiên, ghi chép lại sau đó cho vịt con vào quây đã có sẵn nước, sau khi vịt uống nước và nghỉ ngơi được 2 giờ đồng hồ thì tiến hành cho thức ăn vào khay ăn. Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, nhiệt độ trong ô úm phải đảm bảo 33 - 350C, sau một tuần tuổi nhiệt độ chuồng nuôi giảm dần đến 24oC. Khi vịt từ 3 tuần tuổi trở đi nhiệt độ của chuồng đạt 24 - 280C.
- Thường xuyên theo dõi đàn vịt để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với sự phát triển của vịt. Ô úm, máng uống, máng ăn đều được điều chỉnh phù hợp theo ngày của tuổi vịt, ánh sáng được đảm bảo cho vịt hoạt động bình thường. + Giai đoạn chăn thả: sau thời gian nuôi gột (28 ngày đầu) vịt được chăn thả ngoài ao. Vịt tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, trước khi thả vịt không nên cho vịt ăn để vịt đói sẽ chịu khó tìm thức ăn, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên. Cuối buổi khi đưa vịt về cần quan sát kỹ đàn vịt để quyết định lượng thức ăn cung cấp cho đàn vịt sao cho vịt phải được ăn thật no. Thức ăn cho vịt: sử dụng hoàn toàn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên dành cho vịt của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam. Có 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 sử dụng thức ăn Comfeed 641 dành cho vịt từ 01- 21 ngày tuổi Giai đoạn 2 sử dụng thức ăn Comfeed 642 dành cho vịt từ 22 ngày đến xuất bán 4.2.2.Kết quả theo dõi tỷ lệ nuôi sống Trong thời gian thực tập 6 tháng tại cơ sở, em được trực tiếp thực hiện hoàn chỉnh quy trình nuôi vịt C.V Super Meat. Qua theo dõi và ghi chép tỷ lệ nuôi sống của đàn vịt như sau: Bảng 4.2. Tỷ lệ nuôi sống của đàn vịt Lứa 1 Lứa 2 Số con còn Tỷ lệ nuôi Số con còn Tỷ lệ nuôi Tuần tuổi sống sống cộng dồn sống sống cộng dồn (con) (%) (con) (%) 1 ngày tuổi 9000 100 3000 100 1 8985 99,83 2995 99,83 2 8979 99,76 2990 99,66 3 8957 99,52 2982 99,40 4 8936 99,28 2977 99,23 5 8913 99,03 2972 99,06 6 8903 98,92 2968 98,93 7 8903 98,92 2966 98,86
- 8 8903 98,92 2966 98,86 Số liệu bảng 4.2 cho thấy: thông qua kết quả theo dõi tỷ lệ sống của đàn vịt ở 2 lứa vịt với tổng số vịt là 12.000 con. Ở cả hai lứa số vịt còn sống khi kết thúc 4 tuần tuổi đều đạt > 99%. Kết quả này cho thấy hoàn toàn phù hợp với quy định cho phép của giống. Trong giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 4 tuần tuổi trại cũng áp dụng theo đúng quy định trong chăn nuôi vịt mà em đã được học đó là: đối với những vịt chết trong thời gian 1 - 3 ngày tuổi và những vịt yếu, không đạt tiêu chuẩn thì được loại trực tiếp. Căn cứ vào kết quả theo dõi đàn vịt mà em trực tiếp nuôi, do các yếu tố khách quan về tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, tốc độ gió, nồng độ NH3, ) cũng như các yếu tố chủ quan trong công tác quản lý, chăm sóc đàn vịt chưa được đáp ứng đúng chuẩn theo lý thuyết đưa ra. Vì vậy, tỷ lệ hao hụt của vịt đến khi xuất chuồng là 1,2%. Qua thời gian làm trực tiếp tại trại, em cũng rút ra được những lưu ý quan trọng trong quá trình úm vịt đó là: - Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của chuồng nuôi: nhiệt độ chuồng nuôi được đo ở độ cao phía trên ngang đầu vịt. Nhiệt độ chuồng nuôi trong đầu tiên là 33 - 350C, sau đó giảm dần đến 24oC vào tuần thứ 3. Nhiệt độ chuồng nuôi phải được điều chỉnh phù hợp với thời tiết và mùa vụ. Do đàn vịt được nuôi ở vụ Xuân - Hè , ban ngày thường ấm áp, ban đêm nhiệt độ thấp mới cần sử dụng đến nhiệt sưởi. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi tập tính của vịt để xác định và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho đàn. + Nếu vịt con phân tán đều khắp chuồng chứng tỏ đàn vịt khỏe mạnh, thoải mái, nhiệt độ trong chuồng đạt yêu cầu. + Nếu vịt con dồn đống là do lạnh, nhiệt độ môi trường thấp cần tăng nhiệt sưởi. Tăng nhiệt sưởi bằng cách tăng số bóng úm hồng ngoại hoặc tăng chụp sưởi
- + Vịt con nằm há mỏ và dơ cánh lên là do nhiệt độ trong chuồng cao cần giảm nhiệt. Giảm nhiệt bằng cách tăng độ thông thoáng của chuồng đồng thời giảm bớt chụp sưởi. + Vịt hạn chế vận động, tập trung ở khu vực nhất định là do chuồng bị gió lùa. + Lông vịt bị bết dính, là do chuồng ẩm. - Cần kiểm tra chất lượng không khí chuồng nuôi: chất thải từ phân của vịt sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng không khí của chuồng nuôi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của đàn vịt. Ngoài việc bố trí các thiết bị hỗ trợ đo lượng CO2, NH3 ở trong chuồng nuôi, người chăn nuôi còn phải sử dụng những kinh nghiệm để đánh giá bằng cảm quan, nếu lượng NH3 thải ra trong phân vịt nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự thông thoáng của chuồng nuôi. Đối với vịt con giai đoạn nuôi úm nếu hàm lượng này quá cao, sẽ cản trở việc hấp thu khí O2 và có hại cho vịt con. Chính vì vậy cần phải theo dõi thường xuyên. - Chế độ chiếu sáng: Trong hai tuần đầu chiếu sáng 24/24 giờ. Sau đó tập cho vịt làm quen với bóng tối bằng cách tắt điện 30-45 phút mỗi đêm. Từ tuần thứ 4 trở đi là 8/24 giờ. Nếu mất điện phải dùng máy phát điện để đảm bảo đủ sáng cho vịt đi lại ăn, uống một cách bình thường, chống xô đàn và đè nhau gây tỷ lệ chết cao. - Quản lý tốt về thức ăn, nước uống: + Nước uống: vịt cần rất nhiều nước uống. Nước uống cho vịt phải đảm bảo sạch và thường xuyên, cho vịt uống cả ngày lẫn đêm. Cần phải làm sạch và sát trùng đường nước trước khi sử dụng cho vịt . Vì nước là dinh dưỡng thiết yếu tác động mạnh đến tất cả các chức năng sinh lý của cơ thể động vật. Ở tuần đầu tiên không cho vịt uống nước quá lạnh. + Thức ăn cũng phải đảm bảo về dinh dưỡng và chất lượng cho vịt ở từng giai đoạn tuổi. Thức ăn phải thường xuyên được kiểm tra để đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Tuyệt đối không sử dụng thức ăn ôi thối và mốc cho vịt ăn để tránh
- nhiễm độc tố, đặc biệt là độc tố Aflatoxin. Trước khi cho vịt ăn phải dọn máng, quét bỏ những thức ăn thừa, hôi thối. Tách những con vịt nhỏ ra cho ăn riêng. 4.2.3.Khả năng sinh trưởng của đàn vịt qua các tuần tuổi Trong 8 tuần theo dõi khả năng sinh trưởng của vịt, em tiến hành cân vịt từ lúc sơ sinh đến 8 tuần tuổi, cố định một ngày trong tuần để cân, cân trước khi cho vịt ăn. Kết quả sinh trưởng tích lũy của đàn vịt trung bình em trực tiếp theo dõi được thể hiện tại bảng 4.3: Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của vịt từ 01 đến 8 tuần tuổi Tuần tuổi Lứa 1 (g/ con) Lứa 2(g/ con) Ss 52,68 ± 0,06 53,06 ± 0,08 1 226,88 ± 2,39 230,52 ± 2,86 2 557,38 ± 9,30 558,40 ± 8,94 3 1027,48 ± 20,12 1004,21 ± 18,58 4 1604,08 ± 19,38 1589,49 ± 20,56 5 2136,00 ± 30,62 2094,70 ± 31,12 6 2705,90 ± 31,17 2734,50 ± 33,09 7 3063,80 ± 40,73 3106,00 ± 40,57 8 3292,00 ± 50,35 3317,10 ± 50,86 Số liệu bảng 4.3 cho biết sinh trưởng tích lũy của đàn vịt từ 1 đến 8 tuần tuổi. Trong suốt thời gian theo dõi vịt từ 1 đến 8 tuần tuổi, em tiến hành cân vịt định kì vào mỗi sáng thứ 4 hàng tuần bằng cân Nhơn Hòa. Qua bảng 4.3 cho thấy vịt sinh trưởng rất nhanh ở tuần đầu tiên, khối lượng cơ thể tăng gấp 3 lần so với lúc mới nở. Tốc độ sinh trưởng của vịt cao nhất ở 3 tuần đầu vì vậy trong giai đoạn này việc cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống và tạo cho vịt có tiểu khí hậu phù hợp là việc hết sức quan trọng. Đến 8 tuần tuổi, khối lượng trung bình của lứa 1 đạt 3292,00 g/ con, lứa 2 đạt 3317,10 g/ con 4.2.4.Tiêu thụ thức ăn Thức ăn cho vịt là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Sau mỗi lần cho ăn em ghi
- chép và tổng hợp lại lượng thức ăn mỗi ngày vào sáng thứ 4 hàng tuần, em sẽ thống kê và tính toán lượng thức ăn đã tiêu thụ trong tuần, đơn vị tính là gam/con/tuần. Lượng thức ăn tiêu thụ trong các tuần của vịt được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn vịt trực tiếp theo dõi Tuần Lứa 1 Lứa 2 tuổi g/con/ngày g/con/tuần g/con/ngày gam/con/tuần 1 23,3 163,1 23,7 165,9 2 65,4 457,8 66,1 462,7 3 135,6 949,2 136,1 952,7 4 175,8 1230,6 176,5 1235,5 5 188,9 1322,3 187,6 1313,2 6 223,5 1564,5 224,3 1570,1 7 238,3 1668,1 237,9 1665,3 8 249,5 1746,5 249,8 1748,3 1-8 162,54 9120,1 162,75 9133,7 FCR 2,81 2,79 FCR: số kg thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng Số liệu bảng 4.4 cho thấy, lượng thức ăn tiêu thụ của vịt tăng dần theo tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn nuôi vịt theo chế độ ăn tự do từ 1-8 tuần tuổi của lứa 1 là 9120,1 g/con; của lứa 2 là 9133,7 g/con; trung bình mỗi vịt tiêu thụ hết 9126,9 g thức ăn và khối lượng trung bình đạt 3304g/con; số kg thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là 2,8 kg. Các kết quả này phù hợp với đặc điểm của giống. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Dương Xuân Tuyển và cs (2006) [8] tại trại vịt giống Vigova (2,58 kg). 4.3. Kết quả quy trình phòng và điều trị bệnh cho đàn vịt 4.3.1.Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho vịt Phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn cho môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho con người trong tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp là một trong những mong muốn mà người chăn nuôi, người
- quản lý hướng tới. Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho gia cầm là một trong những yếu tố làm hạn chế dịch bệnh và công tác quản lý dịch bệnh được tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi, giúp cho người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong thực tế chăn nuôi, vịt có thể mắc phải một số bệnh gây thiệt hại lớn đến kinh tế như: Viêm gan vịt, dịch tả vịt, tụ huyết trùng, cúm gia cầm, vv Do đó trại tiến hành phòng bệnh bằng vắc xin cho một số bệnh trên.
- Bảng 4.5. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho vịt Lứa 1 Lứa 2 Tỷ Kết Tỷ Loại vắc Phương Kết Ngày lệ quả lệ xin pháp sử Tác dụng quả tuổi an thực an và thuốc dụng thực toàn hiện toàn hiện (%) (%) 1 Chống nhiễm 2 Apicolis Pha nước khuẩn giảm stress Điện giải hoặc trộn do vận chuyển, 9000 100 3000 100 3 Ulytevit C thức ăn tăng sức đề kháng cho vịt Vắc xin Tiêm dưới Phòng được bệnh Viêm gan da Viêm gan siêu virus 8985 100 7 vịt lần 1 2995 100 Bcomplex Pha nước Giảm stress do làm + điện giải cho uống vắc xin Vắc xin Dịch tả vịt Tiêm dưới Phòng được bệnh 10 lần 1 da dịch tả vịt 8985 100 2982 100 Bcomplex Pha nước Giảm stress do làm + điện giải cho uống vắc xin Vắc xin Phòng được cúm Tiêm dưới Cúm gia gia cầm do chủng da cổ 15 cầm lần 1 virus H5N1 8979 100 2990 100 Pha nước Giảm stress do làm Điện giải cho uống vắc xin Vắc xin Tiêm dưới Phòng được bệnh dịch tả vịt da dịch tả vịt 28 lần 2 8936 100 2977 100 Pha nước Giảm stress do làm Điện giải cho uống vắc xin Vắc xin Tiêm dưới Phòng bệnh tụ Tụ huyết 35 da huyết trùng trùng 8913 100 2972 100 Pha nước Giảm stress do làm Điện giải cho uống vắc xin Vắc xin Phòng được cúm Tiêm dưới 42 Cúm gia gia cầm do chủng 8903 100 2968 100 da cổ cầm lần 2 virus H5N1
- Trong thực tiễn sản xuất, chương trình vắc xin cho đàn vịt nói riêng và đàn vật nuôi nói chung phụ thuộc tình hình dịch tễ, giống, thời gian nuôi, số lượng nuôi, của từng nơi, từng trang trại. Từ đó sẽ có những quy trình vắc xin và thuốc phòng bệnh khác nhau. Xét tình hình dịch tễ và thực tiễn sản xuất tại trại, chúng em tiến hành phòng bệnh cho đàn vịt C.V Super Meat theo chương trình vắc xin trên và vẫn đảm bảo được sức khỏe của vịt cũng như an toàn dịch bệnh. Cũng qua đợt thực tập này, bản thân em được trực tiếp tham gia làm vắc xin cho vịt nuôi tại trang trại, em đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình làm vắc xin để đạt hiệu quả cao, cụ thể như: Thực hiện nghiêm ngặt lịch làm vắc xin, tuyệt đối không được bỏ qua một giai đoạn làm vắc xin nào thì hiệu quả vắc xin mới phát huy được tác dụng cao nhất. Hạn chế tối đa việc xê dịch ngày làm vắc xin. Chỉ nên sử dụng vắc xin cho đàn vịt khỏe mạnh, trong trường hợp phát hiện đàn vịt đang bị bệnh thì không nên sử dụng vắc xin phòng bệnh, nếu dùng vắc xin phải có sự kiểm soát và cố vấn của kỹ thuật. Để giảm stress cho vịt, trước và sau khi làm vắc xin nên cho vịt uống thêm điện giải. Tuyệt đối không cho đàn vịt uống nước có sử dụng thuốc sát trùng (nước máy thường có chất sát trùng). Khi pha vắc xin thao tác pha phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay, khi pha nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ của vắc xin. Chúng em thường pha vắc xin rồi tiêm trực tiếp cho từng con vịt. Khi pha vắc xin cần tính toán sao cho lượng thuốc đã pha dùng hết trong vòng 2 giờ, nếu quá thời gian trên mà vẫn còn vịt thì tiến hành pha đợt mới rồi làm tiếp, tránh việc vắc xin pha quá lâu làm ảnh hưởng đến tác dụng của vắc xin. Đối với vắc xin phải sử dụng theo đường tiêm, đối và nuôi với số lượng lớn nên sử dụng xi lanh tự động để tiêm cho đảm bảo đúng liều lượng và tiết kiệm được thời gian.
- Khi sử dụng vắc xin phải khử trùng dụng cụ pha chế bằng cách luộc sôi 5 - 10 phút. Vắc xin vừa lấy ở tủ lạnh bảo quản ra, nên có thời gian hoạt hoá vi rút trong điều kiện mát (15 - 25 0C) ít nhất 30 phút. Sau khi sử dụng vắc xin 2 - 4 giờ, gia cầm có biểu hiện hội chứng "nhiễm vắc xin", chậm chạp, ăn kém trong 6 - 12 giờ thì mới tốt. Trước và sau khi sử dụng vắc xin ít nhất 12 giờ không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh khác cho vịt (uống hoặc tiêm) để không ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin. Hai loại vắc xin khác nhau nên dùng cách nhau ít nhất là 48 giờ. 4.3.2. Công tác vệ sinh phòng bệnh Việc vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh trang trại là việc làm cần thiết và thường xuyên để ngăn chặn và hạn chế những tác động xấu nhất từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài chuồng nuôi. Do đó việc thực hiện vệ sinh sát trùng thường xuyên rất quan trọng để hạn chế dịch bệnh và tạo cho vịt môi trường nuôi tốt nhất trong quá trình nuôi dưỡng. Công tác vệ sinh chuồng trại ở trại vịt được thực hiện như sau: - Vệ sinh sát trùng trước khi nhập vịt: dọn, rửa sạch sẽ toàn bộ chất thải của những lứa trước trong và bên ngoài chuồng. Làm cỏ sạch sẽ bên ngoài chuồng. Phun thuốc sát trùng Iodine 10% lên toàn bộ bề mặt chuồng. Quét xi măng toàn bộ xung quanh chuồng và lối đi. Trước khi vào chuồng phải nhúng chân qua hố khử trùng ở cửa chuồng. - Sau khi vào vịt: hàng ngày quét dọn kho thức ăn, đường đi lại. Hàng tuần phun khử trùng toàn bộ khu vực quanh chuồng trại, đường đi. Phun toàn bộ những phương tiện ra vào trại. Phun khử trùng khu vực chuồng nuôi 2 lần 1 tuần. Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh nên việc phòng bệnh cho vịt được thực hiện hết sức nghiêm túc và đúng quy trình kỹ thuật.
- * Một số kiến thức đã tiếp thu được thông qua việc thực hành vệ sinh sát trùng chuồng nuôi vịt trong thời gian thực tập tại cơ sở. Phân vịt có nhiều nước kết hợp với thức ăn rơi vãi ôi thiu ẩm mốc gây mùi hôi khó chịu, gây ô nhiễm môi trường, do đó cần có kế hoạch vệ sinh chuồng trại nuôi vịt. Trong vệ sinh chuồng nuôi vịt có nhiều công việc khác nhau. + Vệ sinh máng ăn, máng uống Máng đựng thức ăn và máng đựng nước uống của vịt cần được rửa sạch và phơi nắng sát trùng vì đã quá dơ bẩn, không thể để vậy dùng tiếp được. Phải thay vào đó máng mới sạch sẽ và đã được sát trùng để cho vịt ăn uống. Các máng bẩn phải đem ra cọ rửa và phơi nắng để dùng vào hôm sau. + Thu dọn thức ăn vương vãi trên nền Do tập tính lấy thức ăn của vịt dùng mỏ sục vào thức ăn nên thức ăn bị văng ra ngoài. Mà vịt không có khả năng nhặt nhạnh từng hột rơi vãi đó, nên ta cần phải năng thu dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy thức ăn sẽ bị rữa ra hoặc ẩm mốc gây hại cho sức khoẻ của vịt. + Quét dọn chuồng trại Những lối đi trong chuồng và hành lang xung quanh khu vực chuồng vịt cần phải được quét dọn sạch sẽ hàng ngày. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi. - Những việc vệ sinh sát trùng hàng tuần, hàng tháng: + Tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại: những dụng cụ trong chuồng trại nuôi vịt như cuốc xẻng, xe rùa, thau, xô, thúng rổ, chổi cần được tẩy uế sau mỗi lần sử dụng mới hợp vệ sinh. Nhưng thường thì ta chỉ rửa qua loa cho sạch đất cát sau đó khi cần lại lấy ra dùng tiếp. Vì vậy, định kì phải tẩy uế những dụng cụ này một lần bằng các loại thuốc sát trùng hay chỉ đơn giản là chế nước sôi lên sau khi đã cọ rửa sạch sẽ, rồi đưa ra phơi nắng. + Tẩy mùi hôi thối: mùi này không những gây khó chịu cho người chăn nuôi mà còn có hại đến sức khoẻ của vịt, dễ gây cho vịt các bệnh đường hô hấp.
- Trong quá trình chăn nuôi nếu làm đúng kỹ thuật, chuồng vịt lúc nào cũng được thông thoáng, phần chất thải ở dưới sàn phải được sịt rửa thường xuyên và giữ gìn vệ sinh tốt thì sẽ hạn chế được mùi hôi do quá trình nuôi gây nên. + Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập bằng vôi bột là một cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại nuôi vịt tránh được mầm bệnh xâm nhập rất hữu hiệu. Ngay cửa vào chuồng nên đặt một khay chứa vôi bột để tất cả những ai có phận sự vào chuồng vịt đều phải giẫm chân (cả giày dép đang mang) lên đó để tiệt trùng trước. Nên bổ sung vôi hàng ngày và sau một tuần nên bỏ hết vôi cũ (thường đã vón cục), thay vôi mới vào. + Để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào chuồng vịt, chỉ những người có phận sự như quét dọn, cho vịt ăn uống mới được phép ra vào, còn người không có phận sự thì hạn chế tối đa. Hạn chế tối đa khách thăm quan, đối với khách thăm quan trước khi đi vào khu vực nuôi vịt cũng phải bước vào khay vôi, nhúng giày dép để khử trùng như cách làm của các nhân viên của trại. - Những việc cần làm hàng quý: Phát quang và khai thông cống rãnh: xung quanh khu vực chuồng trại, cứ ba tháng một lần nên chặt phá, đốn bỏ hết những cây tạp và làm sạch cỏ dại, vun thành đống rồi đốt để ngăn ngừa ruồi muỗi, chuột bọ. Ngoài ra, còn phải khai thông các mương rãnh để nước rửa chuồng, nước mưa có lối thoát, không tù đọng dơ bẩn. Bảng 4.6. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại Kết quả so với Đơn vị Số STT Công việc nhiệm vụ được tính lượng giao (%) Vệ sinh chuồng trại hàng 1 lượt/ngày 2 100 ngày 2 Sát trùng định kỳ xung lượt/tuần 1 100 quanh chuồng trại 3 Quét và rắc vôi, xi măng lượt/tháng 1 100 Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong 6 tháng thực tập, em luôn nỗ lực hoàn
- thành tốt tất cả các công việc được giao. Vệ sinh sát trùng được xem là một khâu hết sức quan trọng, nhằm hạn chế tối đa nguôn lây nhiễm bệnh từ bên ngoài vào trong chuồng nuôi. Qua đó, em đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi cũng như giảm thiểu chi phí trong chăn nuôi. 4.3.3. Một số triệu chứng lâm sàng điển hình của các bệnh trên đàn vịt trong thời gian thực tập Trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia cùng cán bộ kỹ thuật của trại tực tiếp quan sát mổ khám bệnh cho những con vịt yếu, có triệu chứng, bệnh tích của một số bệnh. Kết quả mổ khám, chẩn đoán và phác đồ điều trị được ghi chép lại một các cẩn thận và đầy đủ Trong suốt quá trình nuôi dưỡng đàn vịt mắc phải một số các bệnh sau: Ecoli bại huyết: Bệnh sảy ra với lứa vịt thứ 2 ở tuần tuổi thứ 3 + Triệu chứng: bênh sảy ra đột ngột, với các biểu hiện: vịt giảm ăn, mệt mỏi, lông xơ xác; vịt lười vận động; tiêu chảy phân màu xanh trắng; có các triệu chứng hô hấp như sổ mũi khó thở và triệu chứng thần kinh như co giật, quay đầu, nghẹo cổ, liệt chân Bệnh tích : viêm ruột, tim gan phủ fibrin màu trắng ngà, gan sưng, xuất huyết lấm tấm bề mặt, mật sưng to, tim phù thũng, túi khí dày, đục Điều trị: - Cách ly và tách những con yếu để theo dõi điều trị tích cực - Sử dụng kháng sinh đặc trị E.coli là Five-Cefquinome tiêm trực tiếp cho đàn đã mắc bệnh với liều 1ml/2-2,5kgP/ngày. Tiêm dưới da cổ. Tiêm 3 ngày liên tục - Sử dụng hạ sốt Hado-Paradol liều 2/1 lít nước uống kết hợp với bổ gan thận 1g/ 1 lít nước. Bệnh tụ huyết trùng:
- Bệnh sảy ra với lứa vịt thứ 2 ở tuần tuổi thứ 7 +Triệu chứng: Bệnh xảy ra ở cả 2 thể biểu hiện: - Thể cấp tính: Sốt cao, chảy nước mũi làm vịt khó thở. Vịt chết đột ngột, xác chết tụ máu tím bầm. Phổi, gan, ruột đều bị viêm và xuất huyết. - Thể mạn tính: Thường những vịt còn sống sót sau thời gian ở thể cấp tính. Ở thể này, vịt có những biểu hiện sau: chảy nước mũi, khó thở, vịt gầy ốm dần, sưng khớp làm vịt bị liệt, viêm màng não làm vịt bị nghoẹo cổ. + Điều trị: Nếu vịt bị bệnh nặng thì có thể tiêm và cho uống các loại kháng sinh sau: - Sử dụng amox-colis 1g/25kg thể trọng trộn thức ăn. - Bổ sung thêm điện giải Ulyte vit C+ Bcomplex với liều 2g/ lít nước uống. Tiêu chảy phân xanh phân trắng ở vịt Bệnh sảy ra với lứa vịt thứ 1 ở tuần tuổi thứ 7 + Triệu chứng: Vịt ốm, tiêu chảy, phân xanh, phân trắng, ủ rũ, xù lông, khô chân, xã cánh, lông đít dính, ít đi lại, chúng tách đàn tụ tập thành nhóm tìm chỗ ấm. Vịt khát nước, bỏ ăn. Bệnh có chứng lên cơn, run rẩy 2 chân, co giật, kéo dài 3- 4 ngày thì chết đến 70% + Điều trị: Sử dụng ampistep với liều 1g/5kg P trộn thức ăn trong 5 ngày liên tục. -Bổ sung điện giải Glucose KC kết hợp với men tiêu hóa pha nước. Qua quá trình trực tiếp mổ khám chẩn đoán và điều trị cho đàn vịt, em rút được một số kinh nghiệm sau: Về nguyên tắc khi phát hiện trong đàn vịt có một số vịt có biểu hiện ủ rũ bỏ ăn cần tiến hành kiểm tra và mổ khám để xác định được bệnh càng sớm càng tốt. Khi đã xác định được bệnh cần tiến hành dùng thuốc để điều trị cho toàn đàn vịt; tách riêng những con yếu, bệnh nặng để tiến hành điều trị tích cực,
- tránh lây lan ra toàn đàn. Trong quá trình điều trị, tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh và mức độ mắc bệnh của đàn vịt, thì thời gian điều trị có thể khác nhau. Cần thường xuyên kiểm tra theo dõi mức độ tiến triển của bênh nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
- Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua đợt thực tập này, em nhận thấy mình đã trưởng thành hơn về nhiều mặt và bằng sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Điều quan trọng hơn là em đã rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn từ thực tiễn sản xuất. Cụ thể là: - Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý trong chăn nuôi vịt. - Biết cách sử dụng một số loại vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh trong chăn nuôi vịt. - Chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị một số bệnh thông thường. - Hiểu biết về xã hội, cách sống và quan hệ trong một tập thể. - Nâng cao niềm tin và lòng yêu nghề của bản thân. Từ kết quả thu được qua theo dõi đàn vịt chúng em sơ bộ rút ra một số kết luận sau: +Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng vịt tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên: Tỷ lệ nuôi sống của vịt từ 1-8 tuần tuổi lứa 1 đạt 98,92%s, lứa 2 đạt 98,86% Sinh trưởng tích lũy của vịt lúc 08 tuần tuổi lứa 1 đạt 3292,00 g/ con, lứa 2 đạt 3317,10 g/ con. Tiêu tốn thức ăn của vịt từ 1 đến 8 tuần tuổi lứa 1 là 9120,1 g/con; của lứa 2 là 9133,7 g/con. Vịt C.V Super Meat thương phẩm được nuôi tại Trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có khả năng thích nghi cao và cho thịt tốt, tốc độ sinh trưởng và mọc lông nhanh, hệ số chuyển hóa thức ăn tốt; FCR=2,8 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. + Áp dụng quy trình phòng bệnh cho đàn vịt đã đạt được một số kết quả
- như sau: - Phòng các bệnh dịch tả vịt, viêm gan vịt, cúm gia cầm, và bổ sung thêm thuốc tăng sức đề kháng và phòng một số bệnh. Kết quả đều an toàn. - Trại chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi, tạo vành đai chăn nuôi an toàn. + Áp dụng quy trình chẩn đoán lâm sàng và bệnh tích một số bệnh trên vịt thịt. Các bệnh thường gặp tại trại đó là: Ecoli bại huyết, tụ huyết trùng, hội chứng tiêu chảy phân xanh phân trắng ở vịt mỗi bệnh đều có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích điển hình và rất rõ rệt. + Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp: về nguyên tắc là điều trị cho toàn đàn, kết quả sau điều trị đều được đánh giá là an toàn và bảo hộ được đàn vịt. 5.2.Kiến nghị Đề nghị mở các lớp tập huấn quy trình chăn nuôi vịt thương phẩm, nhân rộng phạm vi chăn nuôi vịt C.V Super Meat trên địa bàn Tp Thái Nguyên nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung vì đây là giống vịt ngắn ngày, cho năng xuất cao, hệ số chuyển hóa thức ăn tốt. Tiếp tục cho các lớp sinh viên được tham gia thực tập nhiều hơn tại cơ sở chăn nuôi, để sinh viên được trải nghiệm và học tập thực tiễn nhiều hơn. Từ đó, củng cố kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp một cách hiệu quả nhất.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Ngọc Bích (2012), "Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella trên thủy cầm và sản phẩm thủy cầm tại tỉnh Hậu Giang", Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, 2012:23a, tr. 235 - 242. 2. Trương Hữu Dũng, Phan Đình Thắm, Trần Văn Thăng (2018), Giáo trình phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi - thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 3. Dương Mạnh Hùng, Trần Huê Viên, Phan Đình Thắm, Nguyễn Mạnh Hà, Nguyễn Hưng Quang, Hồ Thị Bích Ngọc (2017), Chọn lọc và nhân giống vật nuôi, Nxb Nông nghiệp. 4. Hoàng Thị Lan, Hoàng Văn Tiệu, Nguyễn Đức Trọng, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Tùng Lâm, Võ Văn Sự, Doãn Văn Xuân, Nguyễn Thúy Ngọc, “Nghiên cứu chọn lọc tạo hai dòng vịt cao sản SM tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên”,2003. Báo cáo Khoa học năm 2003- Phần nghiên cứu giống vật nuôi-Viện chăn nuôi. 5. Nguyễn Hải Quân, Đặng Vũ Bình, Đinh Văn Chỉnh, Ngô Đoan Trinh (2005), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông Nghiệp. 6. Trương Hà Thái, Phạm Hồng Ngân, Chu Thị Thanh Hương, Cam Thị Thu Hà (2017), "Khả năng kháng kháng sinh của E. coli và Salmonella phân lập từ trứng gia cầm bán tại một số chợ trên địa bàn Thành Phố Hà Nội", Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(6), tr. 770 - 775. 7. Nguyễn Đức Trọng,Lương Thị Bột, Phạm Văn Chung, Nguyễn Thị Thúy Nghĩa, Đồng Thị Quyên, 2003, “Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu về khả năng sản suất của vịt C.V Super M3 ông bà nuôi tại Trung tâm nghiên cứu vịt Đại Xuyên”, Báo cáo Khoa học năm 2006-Viện chăn nuôi. 8. Dương Xuân Tuyển, Nguyễn Văn Bắc, Lê Thanh Hải, Hoàng Văn Tiệu, “Xác định năng xuất của vịt bố mẹ và vịt thương phẩm lai 4 dòng CV Super
- M tại trại giống vịt VIGOVA”, 2006, Tạp chí khoa học Công nghệ Chăn nuôi, Số đặc biệt. 9. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan và Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo Trình chăn nuôi gia cầm, ISBN 978 - 604 - 60 -1989 - 3, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. II. Tài liệu tiếng Anh 10. Chambers J.R (1990), Genetic of growth and Meat production in chicken, Edited by R.D Craw ford - Elsevier - Amsterdam - Oxford - Tokyo, pp.9. 11. Cerniglia J.A, Herrtand A.B Walt (1983), “The effect of constant ambient temperature and ration on the performance of Sussex broiler”. Poultry Science 62. 12. Godfry E.F, Jaap R.G (1992), Evirence of breed and sex differnces in the weight of chicken hat cher from eggs sinrilar weight, Pouitry Sci, pp. 13. Jaap, Morris (1997), “Genetic differences in eight weeks of weight” Poultry Science 16, Page 44, 48. 14. Lucia Rivas, Nicola King (2016), Risk profile (update): Salmonella (Non typhoidal) in and on eggs, pp.16. 15. Owen M., Jorgensen F., Willis C., McLauchli J., Elviss N., Aird H., Fox A., Kaye M., Lane C., DePinna E. (2016), "The occurrence of Salmonella spp. in duck eggs on sale at retail or from catering in England", Journal Applied Microbiology, 63:5, pp. 335 - 339. III. Tài liệu Internet 16. Vịt thịt thúc đẩy xuất khẩu thịt gia cầm up-Russian-poultry-exports-505627E/?intcmp=related- content&intcmp=related-content 17. Bùi Hữu Đoàn, Phạm Kim Đăng, Hoàng Anh Tuấn, Đặng Vũ Bình, “Khả năng sản xuất của vịt CV super M ông bà nuôi trên khô, không cần nước
- bơi lội tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam”: nang-san-xuat-cua-vit-cv-super-m-ong-ba-nuoi-tren-kho-khong-can-nuoc- boi-loi-tai-hoc-vien-nong 1780597.html PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ Hình 1: Cho vịt ăn Hình 2: Kiểm tra máng nước Hình 3: Vệ sinh máng ăn, máng uống