Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn bò sữa tại trại bò Phạm Thị Lam, Mộc Châu, Sơn La
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn bò sữa tại trại bò Phạm Thị Lam, Mộc Châu, Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_phong_va_d.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn bò sữa tại trại bò Phạm Thị Lam, Mộc Châu, Sơn La
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI MAI LAN Tên chuyên đề: “ THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI TRẠI BÒ PHẠM THỊ LAM, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 - 2020 Thái Nguyên - năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI MAI LAN Tên chuyên đề: “ THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO ĐÀN BÒ SỮA NUÔI TẠI TRẠI BÒ PHẠM THỊ LAM, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA ” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Mạnh Cường Thái Nguyên - năm 2020
- i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập, để hoàn thành khóa luận của mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của BCN khoa Chăn nuôi Thú y. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Mạnh Cường đã rất tận tình và trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận này. Em xin cảm ơn BCN khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi và cho phép em thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học. Đặc biệt là cô Nguyễn Thu Quyên đã giúp em liên hệ thực tập tại Mộc Châu. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Cô: Phạm Thị Lam – Chủ hộ chăn nuôi cùng toàn thể các cô, chú trong đơn vị chăn nuôi 77, chú Long, anh Cường, anh Đặng Đạt - Kỹ thuật viên tại Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đã giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình cô chú Giang Thúy cùng anh Vũ Đạt và chị Phương đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp. Qua đây em xin được cảm ơn sự động viên từ gia đình, bạn bè trong 4 năm học tập tại trường. Cuối cùng, em xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng đánh giá khóa luận lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Bùi Mai Lan
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thức ăn cho bê giai đoạn sơ sinh 0 – 6 tháng 9 Bảng 2.2: Khối lượng thức ăn cho bê hậu bị trong 1 ngày đêm 9 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh khử trùng 35 Bảng 4.2. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn bò sữa tại trại 36 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò sữa 39 Bảng 4.4. Kết quả điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trại 40 Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò sữa nuôi tại trại 41 Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn bê nuôi tại trại 42
- iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập 3 2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở 6 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề 8 2.2.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa 8 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở bò sữa và cách điều trị 11 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 33 3.1. Đối tượng 33 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 33 3.3. Nội dung thực hiện 33 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 33 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 33 3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin 33 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 34 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh 35 4.1.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh khử trùng 35
- iv 4.1.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng 36 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò ữs a tại trung tâm 37 4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở bò sữa tại trung tâm 39 4.3.1.Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trung tâm 40 4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò sữa nuôi tại trung tâm 41 4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn bê nuôi tại trại 42 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 44 5.1. Kết luận 44 5.2. Đề nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
- v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CMT : California Masttis Test CNTY : Chăn nuôi thú y cs : Cộng sự NCKH : Nghiên cứu khoa học NXB : Nhà xuất bản Vsv : Vi sinh vật UI : Đơn vị P : Thể trọng UHT : Ultra High Temperature HF : Bò sữa Holstein Friesian LSS : Lauril Sulfata Sodium TMR : Total Mixed Ration
- 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với sự phát triển nhanh số lượng đàn bò trong nước, đàn bò sữa nước ta trong những năm gần đây tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng. Các đàn bò lai F1, F2 dần được thay thế bằng đàn bò lai F3 và bò cao sản được nhập từ Mỹ, Úc và vì thế sản lượng sữa tươi trong nước cũng tăng, đáp ứng được một phần nhu cầu sữa tươi trong nước. Theo Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp, tính đến tháng 10/2018, số lượng bò sữa đạt 294,38 ngàn con với sự phân bố đều khắp cả nước. Với tổng đàn bò sữa như trên, theo số liệu ngày 1/10/2018 của Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước đạt 936 ngàn tấn. Huyện Mộc Châu có tổng đàn bò 25.000 con (gồm cả bò sữa liên kết với gần 600 hộ dân dưới sự giám sát chặt chẽ về quy trình chăn nuôi cũng như chất lượng của doanh nghiệp), sản lượng sữa mỗi ngày của Mộc Châu Milk đạt 250 tấn. Tuy nhiên song hành với phát triển ngành chăn nuôi thì luôn tồn tại các vấn đề như con giống, dinh dưỡng, kỹ thuật chăm sóc, dịch bệnh và rác thải chăn nuôi. Trong đó dịch bệnh là khâu khó giải quyết nhất, gây thiệt hại lớn nhất, và người chăn nuôi luôn quan tâm nhiều nhất. Đối với những bệnh lây lan nhanh, mạnh, khó kiểm soát như bệnh truyền nhiễm thì đã có vaccine can thiệp rất hiệu quả, hay khó điều trị như bệnh ký sinh trùng thì luôn được người chăn nuôi phòng và tẩy trừ rất sớm nên 2 nhóm bệnh này thường ít xảy ra trên bò sữa. Duy chỉ có các bệnh sản khoa, các bệnh về chân móng và bệnh viêm vú thì rất hay gặp ở đối tượng bò sữa, ngoài ra còn có bệnh viêm khớp ở bê non, mà các bệnh này thường xảy ra không dự báo trước được, gây nhiều khó khăn và thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Xuất phát từ những yêu cầu trên, dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo TS. Nguyễn Mạnh Cường, em tiến hành chuyên đề: “Thực hiện quy
- 2 trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và điều trị bệnh cho đàn bò sữa tại trại bò Phạm Thị Lam, Mộc Châu, Sơn La ”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại bò Phạm Thị Lam, H. Mộc Châu, Sơn La. - Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn bò sữa nuôi tại trại - Xác định tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trại. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại bò Phạm Thị Lam, H. Mộc Châu, Sơn La. - Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn bò sữa nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Xác định được tình hình nhiễm, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn bò sữa nuôi tại trại.
- 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất của cơ sở thực tập 2.1.1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Nông trường Mộc Châu được thành lập từ ngày 15 tháng 11 năm 1968. Đến ngày 26 tháng 2 năm 1980, toàn bộ xã Chờ Lồng và hai bản Bó Bun, Chiềng Đi của xã Phiêng Luông được hợp nhất với thị trấn Nông trường Mộc Châu trước đó để tạo thành thị trấn Nông trường Mộc Châu như ngày nay. Thị trấn Nông trường Mộc Châu có diện tích là 108,39 km², và dân số năm 2018 là 23.507 người, mật độ dân số đạt 315 người/km². Thị trấn Nông trường Mộc Châu có tuyến đường liên xã nối đến quốc lộ 6 tại xã Phiêng Luông. Nền kinh tế của thị trấn phụ thuộc vào nông nghiệp, đặc biệt là trồng chè, chăn nuôi bò
- 4 sữa và trồng hoa. Những đồi chè rộng lớn trên địa bàn thị trấn tạo ra một phong cảnh tươi đẹp 2.1.1.2. Điều kiện khí hậu Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,5 0C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Mộc Châu thấp hơn so với các khu vực lân cận như Thành phố Sơn La (21,10C), Hòa Bình (23,00C), Điện Biên (23,00C). Nền nhiệt độ thấp như vậy được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, chỉ có ở các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Việt Nam như Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã mới có những điều kiện khí hậu tương tự. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trại Cơ cấu của trại được tổ chức như sau: - 01 chủ trại - 02 quản lý kỹ thuật của công ty (không thường trực tại trại) - 02 công nhân và 01 sinh viên thực tập Với đội ngũ trên, trại phân ra làm 3 nhóm là: Chăm sóc, vắt sữa và điều trị. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi đều được giao khoán với từng công nhân, riêng khâu điều trị thuộc trách nhiệm của các kỹ thuật viên trong Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, nhằm nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, thúc đẩy sự phát triển của trại
- 5 2.1.1.4. Cơ sở vật chất của trại Trại được xây dựng thành các khu riêng biệt ứng với từng khâu trong hoạt động chăn nuôi - Chuồng nuôi: Diện tích xây dựng 10ha chiều dài của 1 chuồng là 100 m, rộng 10 m, mỗi chuồng chia thành 2 dãy (có đường đi ở giữa). Mỗi dãy đều có mỗi chuồng có 1 sân chơi. Một dãy nuôi bò vắt sữa, một dãy nuôi bò cạn, bê cai sữa, bê hậu bị. Khu chuồng nuôi bê ăn sữa nằm phía cuối chuồng, cách biệt khu chăn nuôi bò. - Nhà vắt sữa: Nằm đầu dãy nuôi bò vắt sữa, được thiết kế và lắp đặt 3 máy vắt sữa, hệ thống ống khí, dây dẫn khí, dụng cụ vắt sữa luôn được vệ sinh bằng dung dịch NaOH sau mỗi lần vắt, có đầy đủ khăn lọc, khăn lau và dung dịch nhúng núm vú, - Có hệ thống quạt gió, phun sương, điện sáng, máng uống nước tự động. - Có hệ thống đèn điện sưởi ấm cho bê con vào mùa đông. - Có một máy phát điện công suất lớn đủ cung cấp điện cho cả trang trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi khi mất điện. - Trại có một nhà kho là nơi chứa thức ăn cho bò và ộm t kho thuốc là nơi cất giữ và bảo quản các loại thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật để phục vụ công tác chăm sóc, điều trị cho đàn bò sữa. - Ngoài diện tích chăn nuôi đã kể trên trang trại còn có khu vực trồng cỏ làm thức ăn chính cho bò sữa rộng khoảng 20ha để canh tác trồng cỏ voi, ngô và lúa mạch gối mùa vụ phù hợp với khí hậu theo từng mùa trong năm tại Mộc Châu. 2.1.1.5. Thuận lợi và khó khăn - * Thuận lợi - Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu đã quan tâm và tạo điều kiện, có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ công tác chăn nuôi của trại.
- 6 - Với đội ngũ kỹ thuật viên từ công ty có trình độ chuyên môn vững vàng, công nhân nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao trong chăn nuôi. - Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao, quy trình chăn nuôi khép kín và khoa học đã mang lại hiệu quả chăn nuôi cao. - * Khó khăn - Dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành và khả năng sinh trưởng, phát triển của đàn bò sữa. - Trong thiết bị vật tư, hệ thống chăn nuôi đã cũ, có phần bị hư hỏng ảnh hưởng đến công tác chăn nuôi. - Số lượng bò sữa nhiều, lượng nước thải lớn, việc đầu tư cho công tác xử lý nước thải của trại gặp nhiều khó khăn. 2.1.2. Đối tượng và các kết quả sản xuất của cơ sở 2.1.2.1. Đối tượng và kết quả chăn nuôi bò sữa tại H. Mộc Châu, Sơn La - Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, H. Mộc Châu giờ đây đã trở thành một cao nguyên xanh tươi và trù phú với sự phát triển không ngừng của ngành chăn nuôi bò sữa và những sản phẩm từ sữa mang thương hiệu Mộc Châu Milk. - Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu thực hiện quy trình chăn nuôi tốt theo tiêu chuẩn VietGAP trong tất cả các hộ chăn nuôi liên kết với công ty. Hàng năm bò được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin như: Tụ huyết trùng, nhiệt thán, lở mồm long móng. - Tổ chức mạng lưới khuyến nông, thú y, phối giống bám sát địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý để thực hiện công tác điều trị và chăm sóc sức khỏe cho đàn bò. Ngoài ra Công ty còn tăng cường các biện pháp quản lý dịch tễ, tiêm phòng miễn phí, lấy mẫu xét nghiệm giám sát dịch tễ và điều trị kịp thời các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng, kiểm tra chất lượng và vệ sinh sữa. Nâng cao trình độ cán
- 7 bộ kỹ thuật, tổ chức tập huấn cho các hộ nông dân về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y, về công tác theo dõi quản lý đàn bò. - Nhà máy sữa của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu không ngừng được đầu tư nâng cấp để đáp ứng năng lực sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm với công suất 250 tấn sữa UHT/ ngày. Công ty đầu tư xây dựng nhiều trạm thu mua sữa nhằm đảm bảo chất lượng sữa và thu mua hết sữa từ các hộ; có dây chuyền sản xuất sữa chua ăn và sữa chua uống được nhập từ Thụy Điển và I-ta- li-a; đầu tư dây chuyền sản xuất sữa thanh trùng hộp giấy, sữa thanh trùng chai và sữa bánh chất lượng cao nhằm đa dạng hóa các sản phẩm. - Công ty có nhà máy Chế biến thức ăn TMR, thức ăn hỗn hợp dạng viên để cung cấp cho các đợn vị chăn nuôi; tập trung trồng cỏ, trồng ngô dày, trồng cây thức ăn theo mùa để chủ động thức ăn thô xanh cho đàn bò ngay tại địa phương. Tiếp tục chọn lọc đàn bò sữa giống, xây dựng đàn bò hạt nhân để tạo ra đàn bò sữa có năng suất cao, giống tốt. Vận dụng và triển khai một số chính sách của Trung ương, địa phương vào phát triển chăn nuôi bò sữa; chủ động chính sách nội bộ khuyến khích người chăn nuôi bò sữa theo mô hình khoán hộ, tổ chức làm tốt công tác dịch vụ cung ứng trang thiết bị vật tư cần thiết cho các hộ chăn nuôi bò sữa. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa trên khắp các tỉnh thành trong cả nước và thị trường xuất khẩu. 2.1.2.2. Tình hình chăn nuôi bò sữa tại trại - Nhiệm vụ chính của trại là chăn nuôi và khai thác sữa, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật từ Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu. - Giống bò nuôi tại trại là Holstein Friesian (HF), có nguồn gốc từ đàn bò Hà Lan – Cuba, trải qua nhiều thế hệ được bổ sung thêm nguồn gen quý của đàn bò nhập từ Mỹ, Úc đã thích nghi, sinh trưởng, có khả năng sản xuất sữa đạt khá cao so với khu vực, giúp hình thành nên giống bò HF Việt Nam hiện nay. - Trại có 60 con bao gồm cả bò và bê, sản lượng sữa trung bình đạt 150- 200 tấn/năm.
- 8 - Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi chủ yếu là cỏ voi, cỏ mật, cỏ Alfalfa, rơm, thức ăn ủ chua, bã bia, lúa mạch được sử dụng luân phiên theo tính chất thời vụ cùng với đó là thức ăn hỗn hợp dạng viên và thức ăn TMR chất lượng cao của Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu sản xuất. - Là cơ sở chăn nuôi có thành tích cao nhiều lần nhận được giấy khen của Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu với sản lượng sữa trung bình năm đạt chỉ tiêu công ty đưa ra, 5 năm liên tiếp có bò tham dự hội thi Hoa hậu bò sữa, tỷ lệ bò loại thải thấp. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước có liên quan đến nội dung của chuyên đề 2.2.1. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng bò sữa 2.2.1.1. Kỹ thuật chăm sóc bê sơ sinh (0- 6 tháng tuổi) - Sau khi đẻ ra, bê được lau khô và đặt ở chuồng sạch sẽ, có lót rơm rạ hoặc cỏ khô, cắt rốn và sát trùng bằng dung dịch iod 10%. - Cho bê uống sữa đầu sau khi đẻ l giờ, bởi sữa đầu có giá trị dinh dưỡng cao, nhiều vitamin A và đặc biệt là chứa nhiều kháng thể, giúp bê con khỏe mạnh, sinh trưởng tốt và có sức đề kháng với bệnh tật. - Tách bê con khỏi bò mẹ ngay sau khi sinh, sử dụng bình nhựa có núm vú cao su hoặc tập cho bê uống trực tiếp bằng xô. - Thời gian ăn sữa đầu là 2-5 ngày, cho bê uống sữa 2 lần/ ngày, mỗi ngày khoảng 3 – 4 kg sữa. - Sữa phải được lọc qua vải lọc, sau khi lọc cho bê uống ngay, dụng cụ cho bê uống được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng. - Chuồng bê rộng rãi, có sân chơi để vận động, việc vận động mỗi ngày trung bình từ 1-2 giờ góp phần làm giảm nguy cơ gây bệnh viêm khớp thường xảy ra ở bê. - Đảm bảo cho bê uống nước sạch và đầy đủ.
- 9 - Vệ sinh chuồng, cống thoát nước 1 lần/ tuần, thay rơm lót chuồng bẩn thường xuyên. Bảng 2.1. Thức ăn cho bê giai đoạn sơ sinh 0 – 6 tháng Loại thức ăn Khối lượng (kg) Ghi chú Sữa đầu 1-3 ngày tuổi Sữa thường Bắt đầu sử dụng vào ngày thứ 4 450 - 500 Sữa thay thế Bắt đầu sử dụng vào ngày thứ 10 Thức ăn tinh hỗn hợp 144 Tháng thứ 2 Bắt đầu thêm cỏ Alfalfa vào khẩu Cỏ khô 90 phần khi bê được 10 ngày tuổi Thay vào khẩu phần khi bê cai sữa ở Cỏ xanh 1500 2 tháng tuổi Muối 3-4 Thức ăn bổ sung Khoáng 4-5 2.2.1.2. Kỹ thuật chăm sóc bê hậu bị (7-24 tháng tuổi) - Đây là giai đoạn phát triển sau khi cai sữa, có sự thiếu hụt chất dinh dưỡng từ sữa mẹ nên cần được chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo, ăn uống đầy đủ, đảm bảo cho cơ thể phát triển tốt và có thể đạt 250 kg trở lên vào tháng tuổi thứ 24 để phối giống, chuyển sang đàn cái sinh sản. - Mùa hè tắm 1-2 lần/ ngày, mùa đông tắm ít nhất 1-2 lần/ tuần vào trưa nắng. - Hàng ngày cho bò vận động sau khi ăn xong, nước uống đầy đủ. - Chuồng trại đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ. - Cho ăn và tác động đúng giờ quy định. Khi phát hiện bò động dục phải ghi vào sổ và báo cho kỹ thuật phối giống kịp thời. Bảng 2.2: Khối lượng thức ăn cho bê hậu bị trong 1 ngày đêm Loại thức ăn Khối lượng (kg) Cỏ xanh (Cỏ voi, cỏ mật, cây ngô ) 25
- 10 Cỏ khô (Cỏ Alfalfa) 1 Tinh hỗn hợp 1,2 Ủ chua 2 2.2.1.3.Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò chửa đẻ - Bò sau khi đẻ 30 - 60 ngày nếu động dục cần phối giống ngay. Sau khi phối 3 tháng nếu không động dục trở lại, khám thai xác định bò có chửa cần được bổ sung thêm thức ăn để nuôi thai. - Vào tháng thứ 7 - 9, mỗi ngày ăn thêm 0,5kg thức ăn tinh hỗn hợp. Chú ý chăm sóc quản lý tốt, đi lại nhẹ nhàng không cho đi ăn xa và không để cho bò húc và đánh lẫn nhau. - Trước khi đẻ 10 - 15 ngày bò nhốt tại chuồng riêng chờ đẻ và trực đỡ đẻ kịp thời. - Ngày cho ăn ba bữa theo khẩu phần bò cai sữa, uống nước sạch đầy đủ . - Hàng ngày lau bầu vú nhưng không tác động, chải lông ve 2 phút/ngày. - Bò phải tắm chải sạch sẽ, chuồng trại vệ sinh thường xuyên. - Trước khi bò đẻ cần phải rửa phần sau của bò sạch sẽ, lót rơm cho bò đẻ . - Bình thường để bò tự đẻ (thai thuận), nếu thai không thuận (thai ngược) qua kỹ thuật kiểm tra thì phải can thiệp, xoay lại ngôi thai để cho bò tự đẻ. - Nếu bê to, bò mẹ yếu, có thể hỗ trợ bằng cách nắm hai chân trước của bê kéo ra theo nhịp rặn của bò mẹ. - Bình thường sau khi đẻ 30 phút đến 4 giờ thì nhau thai sẽ ra hết. - Nếu sau 8 - 12 giờ mà nhau thai chưa ra có thể tiêm oxytocin từ 1 - 2 ống, gọi bác sĩ thú y can thiệp kịp thời. - Khi nhau thai ra hết, dùng nước sát trùng rửa sạch phần sau mình bò, ăn cỏ non để bò nhanh hồi phục sức khoẻ.
- 11 - Khi bê mới đẻ ra, lấy khăn (cỏ khô) lau sạch mồm, mũi. Móc hết nhớt và nước ở trong mồm, làm cho bê thở đều, tiếp đến bóc móng cho bê, lau khô toàn thân (hoặc để mẹ liếm) rồi để vào ổ rơm, nếu trời rét phải sưởi cho bê. - Rốn bê thường khô và tự đứt sau khi đẻ vài ngày. Nhưng tốt nhất sau khi lau khô cho bê, cầm đầu cuống rốn vuốt máu hướng vào bụng bê, buộc cách bụng 5 - 10cm rồi cắt phía ngoài và sát trùng bằng cồn 70 độ. - Trong tuần bò đẻ, hàng ngày phải dùng nước sát trùng rửa phần sau của bò sạch sẽ, theo dõi bò ăn uống, sức khoẻ, đặc biệt là bầu vú và âm hộ, nếu thấy bò bỏ ăn, nhiệt độ lên cao, bầu vú và âm hộ không bình thường phải báo thú y kịp thời xử lý. - Sau khi 7 - 10 ngày bò đẻ ăn theo chế độ cho bò sữa bình thường, người chăn nuôi phải chú ý theo dõi bò động dục trở lại để phối giống chuẩn bị cho lứa tiếp theo. 2.2.1.4. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng bò có chửa, bò đẻ, bò cái vắt sữa - Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và vắt sữa phải tuân thủ theo trình tự công việc, đúng kỹ thuật và cố định người v.v tạo nên một phản xạ có điều kiện cho gia súc. Người chăn nuôi cần có thời gian biểu là công việc trong ngày. - - Vắt sữa thường là: + Mùa hè: Sáng từ 4 giờ 30 phút - 5 giờ 30 phút Chiều từ 5 giờ - 6 giờ + Mùa đông: Sáng từ 5 giờ - 6 giờ Chiều từ 4 giờ 30 phút - 5 giờ 30 phút - Bò vắt sữa cần đảm bảo uống đủ nước (tự do) và có chế độ vận động thích hợp, ngày vận động 1 - 2 giờ trong sân chuồng - Bò sữa ngày tắm chải 2 lần về mùa hè. Mùa đông tắm vào lúc ấm 1 lần ngày. 2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở bò sữa và cách điều trị 2.2.2.1. Bệnh viêm khớp ở bê * Nguyên nhân Bệnh viêm khớp ở bê do một số nguyên nhân sau gây ra:
- 12 - Do nuôi nhốt trong chuồng trại chật hẹp, hạn chế vận động: - Do kế phát các bệnh viêm rốn, viêm tử cung Vi khuẩn di căn vào máu gây viêm. - Vi khuẩn Mycoplasma mycoides là tác nhân chính gây ra bệnh viêm khớp. - Thường xảy ra ở bê sau sinh 1 tháng, cũng có thể bị ở bò lớn nhưng ít hơn vì bê nhỏ thường bị ngã làm xây xát các khớp. - Viêm khớp thoái hoá: là nguyên nhân hay gặp nhất. Bệnh gây thoái hóa lớp sụn lót của khớp hoặc mọc những gai xương gây đau khớp, cứng khớp, có khi gây mất chức năng khớp. Triệu chứng: đau, sưng, cứng một hay nhiều khớp làm hạn chế cử động. Lâu ngày các khớp bị to ra, teo cơ do ít hoạt động vì đau khớp. - Viêm khớp dạng thấp: là một bệnh tự miễn (là bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại các mô của chính cơ thể - ở đây là các mô của khớp và xung quanh khớp). Triệu chứng: thường thấy là sốt nhẹ, đau toàn thân, các khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau, có thể xuất hiện các nốt dưới da, xét nghiệm máu tìm kháng thể đặc hiệu. - Viêm khớp nhiễm trùng: do vi trùng từ các vết thương gần khớp hoặc do nhiễm trùng huyết xâm nhập vào khớp. Các khớp bị viêm có mủ, sưng, nóng, đỏ đau. - Ngoài ra viêm khớp còn do vi trùng lao gây ra gọi là lao khớp. * Điều trị: - Viêm khớp chưa hình thành ổ bã đậu: sử dụng penicillin, ampicillin hoặc tiamulin với liều 30000UI/ kg P phối hợp với oxytetracyclin hoặc kanamycin liều 20mg/ kg P. Khi tiêm không trộn lẫn penicillin và oxytetracyclin, tiêm 2 chỗ khác nhau. + Thuốc chống viêm Dexamethazon theo liều 1ml dung dịch cho 15 kg P, tiêm bắp sâu.
- 13 + Giảm đau khớp bằng Novocain dưới da quanh ổ khớp bị viêm, liều tiêm 20ml/ lần/ ngày, ngày tiêm 2 lần. + Kết hợp trợ sức bằng vitamin B12, C, B2 và cafein. + Thời gian điều trị từ 7-10 ngày, từ ngày 5-10 liều kháng sinh giảm 30%. - Viêm khớp hình thành ổ bã đậu: Điều trị bằng tiểu phẫu kết hợp với kháng sinh và thuốc chống viêm. + Chích ổ viêm: Nạo vét hết mủ và ổ bã đậu, rửa sạch ổ viêm bằng các dung dịch thuốc tím 5‰ hoặc oxy già 2-3%. + Trộn bột sulfamide với penicillin nhét đầy ổ viêm sau khi lấy hết bã đậu, rồi rửa bằng cồn iod và băng vết thương lại. + Sử dụng kháng sinh kết hợp với kháng viêm tiêm cho bò như điều trị ổ viêm chưa hình thành bã đậu. + Sử dụng các loại thuốc trợ sức như vitamin B1, C kết hợp với cafein. + Thời gian điều trị từ 5-7 ngày sau khi tiểu phẫu. * Phòng bệnh - Cho bò vận động 1-2 giờ/ ngày. Bò được đi lại, vận động dưới ánh nắng mặt trời sẽ giảm tỷ lệ viêm khớp. Bãi chăn thả hoặc sân chơi chỉ nên có độ dốc từ 15-20 độ, bò đi ạl i dễ dàng không trượt ngã, hạn chế được khả năng mắc bệnh viêm khớp. - Khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Chú ý bổ sung khẩu phần ăn có các vitamin nhóm B (B1, B2, B6), vitamin A, D, E sẽ giúp bò khỏe mạnh, phòng chống lại đc bệnh viêm khớp. 2.2.2.2. Bệnh viêm vú bò sữa * Nguyên nhân: Gồm ba nguyên nhân chính: Do bản thân bò Nguyên nhân xuất phát do chính bản thân bò sữa: tuỳ thuộc vào cá thể của bò như giống bò, bò có bầu vú quá to và dài dễ gây xây xát, lỗ thông đầu vú
- 14 to dễ rò rỉ. Bò cao sản, sức đề kháng của bò giảm là điều kiện thuận lợi để bệnh viêm vú xảy ra. Do Vi sinh vật Có nhiều loại vi trùng gây bệnh viêm vú Liên cầu khuẩn (Streptococcus): Trong các loại vi khuẩn gây bệnh viêm vú, liên cầu khuẩn (Streptococcus) chiếm 86%, chủ yếu là S. agalacting, S. dysgalactiae và S. uberis. S. agalactiae là vi khuẩn Gram + và chỉ phát triển được trên mô tuyến vú nhưng dễ bị khống chế và tiêu diệt. Trong khi đó S. desgalactiae và S. tuberis có thể phát triển bên ngoài mô tuyến vú và khó loại trừ. Ba loại này chủ yếu phát triển trong sữa và tấn công lớp tế bào bề mặt của các ống dẫn sữa. Tụ cầu khuẩn (Staphylococcus): Chiếm 5,4% trường hợp, trong đó S. aureus (vi khuẩn Gram +) là vi khuẩn gây bệnh mạnh và thường ở dạng cấp tính. Vi khuẩn này xâm nhập và tấn công vào các tế bào nang và có tính kháng penicilline (có những chủng vi khuẩn có khả năng hình thành penicillinaza phân huỷ penicilline), vì vậy nó rất khó xử lý. Bên cạnh đó, nó còn sản sinh ra các độc tố (coagulaza, hemolysine) gây co thắt mạch máu và hoại tử mô tế bào. Trực khuẩn: Bao gồm các trực khuẩn sinh mủ 2,7%, E.coli 12%, các loài vi trùng khác 3,75%. Các vi khuẩn này sống chủ yếu trong môi trường (phân, chất độn, nguồn nước bị ô nhiễm ) Gây viêm vú truyền nhiễm cho bò sữa có 80% gây viêm vú là do Streptococcus agalactiae và Streptococcus dysagalactiae. Bệnh biểu hiện viêm vú, sưng tụ máu, sữa màu xanh lợn cợn máu, vú teo dần. Hai nguyên nhân này quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng một loài vi trùng gây bệnh nhưng sức đề kháng của cơ thể và tuyến vú con vật khác nhau nên có thể gây ra bệnh viêm vú khác nhau. Ngược lại, những vi trùng khác nhau khi tác động lên bầu vú cũng có thể gây ra những triệu chứng giống nhau. Ngoài những vi khuẩn đặc trưng trên bệnh viêm vú cũng có thể xảy ra do Mycoplasma.
- 15 Do môi trường Các tác nhân của bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi bò sữa như nhiệt độ, ẩm độ đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên tỷ lệ mắc bệnh viêm vú của bò sữa. Mặt khác nhiệt độ cao, ẩm độ cao cũng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh, các côn trùng mang tác nhân gây bệnh phát triển và từ đó gián tiếp gây bệnh. Tại một số nước có khí hậu theo 4 mùa, thường có một dạng viêm vú gọi là “viêm vú mùa hè” gây ra bởi các côn trùng chích cắn truyền vi khuẩn Corynebacterium pyogenes và một số vi khuẩn kỵ khí khác. Bệnh này thường xuất hiện ở vùng khí hậu có độ ẩm cao (thường ở các vùng thấp, các thung lũng). Nguyên nhân stress (tiếng ồn, thái độ chăm sóc bò, mật độ nuôi quá cao ) làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bò sữa, từ đó cũng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm vú. Đặc biệt nhiệt độ, ẩm độ cao gây ra stress nhiệt trên bò sữa. Chuồng trại: Chăn nuôi với hình thức hiện nay chủ yếu là nuôi nhốt, bò ít được vận động, nền chuồng thường xuyên ẩm ướt sẽ khiến cho bệnh chân móng của bò phát triển, cộng thêm khi bò nằm nghỉ, bầu vú bò sẽ tiếp xúc với nền và chất lót (một ngày bò có thể nằm nghỉ tới 14 giờ) nên nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào bầu vú là rất cao. Tuy nhiên, khi chăn thả ngoài đồng cỏ, không kiểm soát được hoàn toàn, thì cần phải chú ý đến các tổn thương trên bầu vú từ đó cũng dễ mắc bệnh. Tóm lại, chuồng trại vệ sinh kém, không thông thoáng và ánh sáng thiếu, mật độ nuôi cao, chăm sóc quản lý không đúng kỹ thuật, dinh dưỡng không phù hợp là nguyên nhân làm tỷ lệ bệnh viêm vú tăng cao. Nguồn thức ăn, nước uống: Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của bò. Người ta nhận thấy cũng có mối liên hệ giữa khẩu phần ăn và bệnh viêm vú, trong đó chú ý đến mức cân bằng dưỡng chất trong khẩu phần và việc thay đổi khẩu phần ăn quá nhanh. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn quá dư thừa nitơ đặc biệt là nitơ phi protein là một trong những yếu tố gây ra bệnh viêm vú. Việc sử dụng
- 16 quá nhiều nitơ phi protein trong khẩu phần sẽ tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể bò sữa. Khẩu phần có năng lượng cao cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm vú. Việc bổ sung quá nhiều thức ăn thô xanh họ đậu, đặc biệt là có Alfalfa, có chứa nhiều chất estrogen, cũng làm ảnh hưởng đến tỷ lệ viêm vú. Đối với bò tơ, khi cho ăn khẩu phần nhiều có họ đậu, các chất estrogen ngoại lai này sẽ làm cho bầu vú bò tơ trưởng thành sớm từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm các vi khuẩn cơ hội từ môi trường , bò dễ mắc bệnh viêm vú. Hàm lượng Vitamin E và Selenium cao trong khẩu phần thức ăn sẽ giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể bò sữa từ đó cũng làm giảm tỉ lệ viêm vú. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh viêm vú tiềm ẩn, việc bổ sung Selenium đã làm giảm rõ rệt tỷ lệ bò mắc bệnh. Việc bổ sung Selenium cũng giúp cho bò đề kháng với các bệnh viêm vú gây ra do nhóm coliform (như E.coli). Tuy nhiên, không được bổ sung Selenium riêng lẻ mà phải bổ sung chung với Vitamin E. Thức ăn nhiều vi trùng, nấm mốc sẽ theo hệ thống tiêu hóa gây bệnh tiêu chảy, từ đó vi khuẩn và độc tố xâm nhập vào máu đến bầu vú. Vi khuẩn, nấm mốc cũng tiết ra các độc tố làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Chăm sóc, vắt sữa: Phương pháp vắt sữa, kỹ thuật vắt sữa không đúng, thời gian và số lần vắt, áp lực vắt không đảm bảo dễ gây ảnh hưởng đến bầu vú. Người vắt sữa có trách nhiệm, lau bầu vú gia súc, dọn nơi vắt sữa, rửa dụng cụ vắt sữa và tay rửa trước khi vắt sữa. Người vắt sữa phải khỏe mạnh không mang vi khuẩn hay bệnh tật có khả năng lây bệnh. Chú ý có ngăn sát trùng ở cửa chuồng vì người vắt sữa có thể đi từ chuồng này qua chuồng khác hoặc nhà này sang nhà khác. * Phân loại viêm vú bò sữa Viêm vú bò sữa có hai dạng là viêm vú lâm sàng và viêm vú cận lâm sàng Viêm vú lâm sàng
- 17 Viêm vú lâm sàng là sự nhiễm trùng của bầu vú thể hiện rõ triệu chứng lâm sàng như sự thay đổi tính chất của sữa (sữa bị vón, loãng, màu sắc và mùi khác thường), hình dạng bầu vú (bầu vú sung huyết, sưng to ) và một số trường hợp có triệu chứng toàn thân (sốt, kém hay bỏ ăn ) Viêm vú lâm sàng được phân chia thành các loại sau: - Theo thời gian Viêm vú thể quá cấp tính: Viêm vú thể quá cấp tính có đặc điểm là bệnh xảy ra đột ngột, bầu vú viêm sưng lớn, cứng, nóng, đỏ, đau. Sữa có các chất tiết bất thường. Viêm vú quá cấp tính có thể dẫn đến mất sữa. Sự viêm là kết quả tác động của vi khuẩn và độc tố của chúng hay những sản phẩm của bạch cầu (Menzies và cs, 2001)[28]. Viêm vú quá cấp tính thường kèm theo triệu chứng toàn thân do nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc huyết bao gồm: rối loạn hô hấp, tuần hoàn, sốt, biếng ăn, suy nhược, giảm nhu động dạ cỏ, tiêu chảy, mất nước, trường hợp nặng có thể làm chết bò. Triệu chứng toàn thân thường xảy ra trước những thay đổi ở bầu vú và sữa (Quinn và cs, 1994)[31]. Viêm vú thể cấp tính: Viêm thể cấp tính cũng có đặc điểm là xảy ra đột ngột. Bầu vú viêm có biểu hiện sưng, nóng, đau ở mức trung bình tới nặng, giảm sản lượng sữa, sữa có chứa sợi huyết, sữa vón cục và các chất tiết bất thường trong tuyến vú (Quinn và cs, 1994)[31]. Những dấu hiệu của rối loạn toàn thân (trở ngại cơ năng như sốt, suy nhược, biếng ăn và suy yếu. Tuy nhiên, những triệu chứng này không nghiêm trọng bằng thể quá cấp tính (Menzies và cs, 2001)[28]. Viêm vú thể bán cấp tính: Đặc điểm của viêm vú lâm sàng bán cấp tính là viêm nhẹ. Mặc dù có thể không có thay đổi nào ở bầu vú nhưng vẫn xuất hiện các chất tiết bất thường từ tuyến vú và sữa có màu khác thường. Không có dấu hiệu rối loạn toàn thân.
- 18 Viêm vú thể mạn tính:Thường có những ổ mủ bên trong bầu vú, to nhỏ tùy mức độ. Bầu vú có thể mềm bình thường nhưng có thể sưng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng thậm chí nhiều năm. Bệnh có thể làm cho thùy vú bị xơ cứng hay teo lại. Thế bệnh này là hậu quả của việc không phát hiện kịp thời hay điều trị không triệt để khi bò bị viêm vú (Quinn và cs, 1994)[31]. - Theo tính chất viêm Dựa vào tính chất vú viêm lâm sàng, phân làm các loại viêm vú như sau Viêm vú thể thanh dịch: Bầu vú sung huyết, thường hay xảy ra sau khi bò sinh vài ngày, do vi trùng tấn công vào nơi bầu vú bị xây xát hay do kế phát của quá trình viêm tử cung hay nội mạc tử cung hóa mủ. Khi vi trùng theo máu vào sâu trong tuyên vú thì toàn bộ tuyến vú sưng to. Sờ nhẹ không đau nhưng ấn mạnh con vật đau và phản ứng. Lượng sữa của thùy vú viêm giảm rõ, chất lượng sữa lúc đầu biến đổi không rõ, sau loãng, lợn cợn. Ngoài các triệu chứng cục bộ, có thể bò còn có triệu chứng toàn thân như kém ăn, sốt cao, ủ rủ. Bệnh nhẹ thì sau 7 - 9 ngày hiện tượng viêm giảm nhưng dễ trở thành mãn tính. Khi tổ chức tuyến vú bị tổn thương nghiêm trọng thì bầu vú có thể bị xơ cứng. Viêm vú thể cata: Triệu chứng cục bộ không rõ, nhìn bên ngoài không thấy có thay đổi nơi bầu vú nhưng lượng sữa giảm. Lúc đầu sữa loãng, khi bệnh tiến triển, trong sữa thấy có lợn cợn hay cục vón. Đôi khi cục sữa vón làm tắc đầu vú. Con vật không có biểu hiện triệu chứng toàn thân. Viêm vú có mủ Gồm 2 thể là viêm cata có mủ và viêm vú thể áp - xe Thể viêm cata có mủ: Do vi khuẩn gây bệnh đa số là Staphylococcus, ngoài ra còn có Streptococcus, E. coli và các vi khuẩn gây mủ khác. Ở bò bệnh, bể sữa, ống tiết sữa, tuyến vú bị viêm làm cho dịch thẩm xuất và mủ chảy vào bể sữa và các ống dẫn sữa. Bệnh dễ lây sang bò khỏe. Bệnh có 2 thể cấp tính và mạn tính
- 19 Cấp tính: Bò sốt cao, ủ rủ, kém ăn. Thùy vú bị viêm sưng, đỏ, nóng, đau. Sữa loãng, màu hồng nhạt, vị đắng, trong sữa có mủ lợn cợn, hạch lam ba vú sưng to. Mạn tính: sau 3 - 4 ngày tiếp theo, hiện tượng viêm giảm dần, nhưng sữa vẫn loãng, nhớt màu vàng nhạt hay màu vàng do lẫn mủ. Cuối cùng tuyến vú bị teo và các tổ chức tăng sinh làm tắc ống dẫn sữa. Do đó, điều trị không có kết quả và nếu để bệnh kéo dài sẽ lây sang các thùy vú khác. Thường trường hợp này phải xử lý thùy vú cho teo đi và làm cho vú mất khả năng tiết sữa. Viêm vú thể áp – xe: Một phần của thùy vú viêm sưng đỏ, da căng, nóng, đau, đôi khi sờ có cảm giác bùng nhùng. Nếu bọc mủ nông thì hiện tượng viêm rất rõ, nếu có nhiều bọc mủ làm bề mặt thùy vú viêm có nhiều chỗ phồng lên. Nếu bọc mủ ở sâu bên trong thì khó nhận diện. Lượng sữa giảm, khi tuyến sữa bị nhiễm mủ thì sữa tiết ra có lẫn mủ, có khi bầu vú vỡ mủ. Khi bọc mủ to, con vật đi lại khó khăn và có triệu chứng toàn thân, hạch vú sưng to, có thể gây ra huyết nhiễm mủ hay lan sang các cơ quan nội tạng khác như phổi, thận Viêm vú có máu Bệnh gây các tổ chức của ống tiết sữa bị xuất huyết. Thường gặp ở bò sau khi sinh vài ngày. Bò sốt đến 40°C, ủ rủ, kém ăn hay bỏ ăn. Vú viêm sưng rõ rệt, bề mặt xuất hiện những đám đỏ. Khi vắt sữa, con vật tỏ ra đau đớn. Sữa loãng, màu hồng hay đỏ như máu. Viêm vú hoại tử Bò có những dấu hiệu toàn thân rất rõ ràng: sốt, suy nhược do nhiễm trùng huyết, biếng ăn Lúc đầu, bầu vú viêm sưng rất lớn, đỏ và bò tỏ ra rất đau. Sau đó, bề mặt bầu vú xuất hiện những đám màu tím hồng, hạch lâm ba vú sưng to. Cuối cùng, những đám này vỡ ra, ấn tay vào có dịch màu hồng hay mủ chảy ra. Sữa viêm lẫn mủ, máu, các mảnh mô vú hoại tử và có mùi thôi. Viêm vú cận lâm sàng Theo Quinn và cs (1994)[31], viêm vú cận lâm sàng là sự nhiễm trùng không lộ rõ của bầu vú, không có triệu chứng đặc trưng. Viêm vú cận lâm sàng
- 20 được phát hiện bởi sự gia tăng tổng số bạch cầu trong sữa hoặc bằng phương pháp gián tiếp khác như phương pháp thử CMT (California Mastitis Test), nuôi cấy vi sinh vật, tính dẫn điện của sữa, sự thay đổi nồng độ các enzyme Thường tỉ lệ viêm vú cận lâm sàng nhiều hơn viêm vú lâm sàng và luôn luôn xảy ra trước dạng viêm vú lâm sàng. Viêm vú cận lâm sàng làm giảm sản lượng sữa cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sữa, có thể chuyển thành dạng viêm vú lâm sàng (Barkema và cs, 1998)[22]. Viêm vú được gọi là cận lâm sàng khi chưa có dấu hiệu viêm trên lâm sàng, nghĩa là số lượng tế bào bản thể trong sữa cao nhưng không có bất kỳ sự bất thường rõ ràng nào trong sữa hoặc bầu vú (Radostits và cs, 2002)[32]. * Chẩn đoán bệnh viêm vú Chẩn đoán bệnh viêm vú là giai đoạn quyết định để khống chế nhiễm trùng bầu vú. Chẩn đoán sớm giúp điều trị nhanh chóng, bò mau khỏi và ngăn cản chuyển sang thể bệnh khác. Có nhiều phương pháp để chẩn đoán và xác định viêm vú. * Chẩn đoán lâm sàng Kiểm tra lâm sàng bầu vú và tính chất sữa là một trong những yếu tố để chẩn đoán viêm vú. Bằng biện pháp kiểm tra đơn giản, ít tốn kém người chăn nuôi có thể phát hiện ra sớm bệnh viêm vú, nhằm giúp cho điều trị và tiên lượng hiệu quả trong khi điều trị. Kiểm tra bằng mắt thường Quan sát sự đối xứng của các núm vú gồm 2 núm vú trước (bên phải, trái), 2 núm vú sau (phải, trái). Kích thước, hình dạng bầu vú, núm vú, núm vú: phía mặt ngoài da của bầu vú như: độ căng, độ đàn hồi, nhăn nheo, chỗ sưng chứa bọc mủ, máu, da sừng hóa và màu sắc của da bầu vú (đỏ, hồng, trắng ); hình dạng các núm vú, đầu núm vú và lỗ tiết sữa; sự phát triển hệ thống mạch máu trên bầu vú; tình trạng và hình dạng của hạch lâm ba vú; kiểm tra các phần phụ như: viêm hạch lâm ba phía sau bầu vú, nhạy cảm ánh nắng; phần trước bầu vú
- 21 như phù, da có mủ, hay các bọc máu; kiểm tra bên hông bầu vú như phần sát đùi nóng, sưng, da đỏ hay có mủ. * Kiểm tra bằng biện pháp sờ nắn bầu vú. Sờ nắn bầu vú được thực hiện khi đã vắt hết sữa trong bầu vú ra, xác định được tình trạng của bầu vú như: trạng thái, kích thước đều đặn và độ rắn chắc của bầu vú; tình trạng bên trong ống dẫn sữa của núm vú (sừng hóa,cứng, hay mềm mại), xoang sữa dưới gốc núm vú; sự di động giữa da vú với các phần mềm dưới da vú, xem độ đàn hồi, chắc chắn của da vú. Kiểm tra các chùm mô tuyến vú và các nang, khối u trong bầu vú, các vùng vú bị đau hay vùng có nhiệt độ cục bộ cao; sự thay đổi về hình dáng và kích thước hạch sau vú. * Kiểm tra sữa và dịch tiết trong sữa Màu sắc: Sữa bình thường có màu trắng, sữa có màu hồng hay đỏ, màu xanh của mủ khi viêm vú. Sữa màu vàng khi bị viêm vú thể thanh dịch. Mùi: Sữa bình thường có mùi đặc trưng dễ chịu, sữa của bò bị viêm vú có mùi trứng thối (vi khuẩn sinh mủ), mùi chua (vi khuẩn yếm khí, mùi chua của trái cây, vi khuẩn E.coli). Độ nhớt: Độ nhớt tăng ở giai đoạn tiết sữa non hay cuối thời kỳ cho sữa. Độ nhớt thay đổi khi nhiễm trùng trong sữa hay lẫn mủ máu, dịch tiết viêm mủ lẫn các cục sữa làm mất tính đồng nhất – kiểm tra tia sữa đầu qua cốc lọc màng đen). Kiểm tra lượng sữa: Lượng sữa giảm từ nhẹ đến mạnh tùy theo mức độ viêm vú lâm sàng hay tiềm ẩn ở thời điểm cho sữa. Khi lượng sữa trở lại bình thường là biểu hiện sự hồi phục bệnh. Phương pháp thử CMT (California Mastitis Test): là phương pháp nhằm phát hiện bệnh viêm vú qua số lượng tế bào bạch cầu trong 1ml sữa. Tỷ lệ sữa và dung dịch CMT là 1:1. Đầu tiên là lau sạch núm vú trước khi vắt sữa, rồi vắt sữa của 4 núm vú vào 4 đĩa Petri khác nhau, mỗi đĩa lấy 2ml sữa. Cho 2ml dung dịch CMT vào từng đĩa. Sau dó xoay tròn đĩa, đặt đĩa Petri trên nền hơi tối để
- 22 quan sát. Đọc kết quả dựa trên sự đóng vón và thay đổi màu sắc của hỗn hợp. Kết quả nếu bò khỏe mạnh thì dưới 300.000 tế bào bạch cầu/ 1ml sữa. Bò bị nhiễm bệnh trên 800.000 tế bào/ 1ml sữa. *Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa - Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa trên thế giới Bệnh viêm vú bò sữa đã được nghiên cứu từ rất lâu và đã thu được nhiều kết quả. + Về vật chủ (bò) Theo Hungerford và cs (1970)[25], đã chỉ ra rằng sự nhiễm trùng của bầu vú và viêm vú lâm sàng của bò đều tăng theo tuổi và thời kỳ tiết sữa. Poutrel và cs (1983)[30], chứng minh chất keratin trong ống dẫn sữa ở đầu vú được coi là yếu tố quan trọng giúp bà chống lại hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Nghiên cứu của Anri Akita và cs (2002)[2], keratin là chất ức chế vi khuẩn, nhăn quá trình xâm nhập của vi khuẩn qua kênh núm vú đến tuyến sữa. + Về vi khuẩn gây bệnh . Schalm và cs (1976)[34], cho rằng thành phần độc tố chính gây viêm vú hoại thư của Staphylococcus aureus là toxin. Macdoland và cs (1976)[27], cho biết : Các loại vi khuẩn gây bệnh viêm vú chủ yếu là Streptococcus agalactiac và Streptococcus tuberis. Các tác giả Heidrick và cs (1976)[24], cho rằng các vi khuẩn dạng E.coli có thể gây viêm vú cata mãn tính ở đàn bò sữa. Theo Wenz và cs (2001)[37], thì Coliforms có vai trò lớn trong các nguyên nhân gây viêm vú thể cấp tính bò sữa ở Mỹ. - Tình hình nghiên cứu bệnh viêm vú bò sữa ở Việt Nam Bệnh viêm vú bò sữa là vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Tình trạng bệnh có thể khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng chương trình kiểm soát dịch bệnh ở các nước thì cơ bản giống nhau (Anri Akita và cs, 2002)[2].
- 23 Ở Việt Nam, bệnh viêm vú bò sữa đã được nghiên cứu từ lâu. Nguyễn Ngọc Nhiên (1986)[8], tiến hành phân lập vi khuẩn từ các mẫu sữa bò nghi bị viêm vú Đã phát hiện thấy các vi khuẩn Streptococcus agalactiac (21,3%): Staphylococcus aureus (27,2%): E.coli (12,5%): Streptococcus uberis (13,7%) và klebsilla (5,1%) Nguyễn Ngọc Nhiên và cs (1996-1997)[9], nghiên cứu chẩn đoán bệnh viêm vú bò bằng phương pháp CMT ở một số cơ sở chăn nuôi bò sữa thấy tỷ lệ viêm vú phi lâm sàng là 24,8%. Bạch Đằng Phong và cs (1995)[12], cho rằng ở Việt Nam có thể có tới 50% số bò đang cho sữa mắc bệnh viêm vú thể tiềm tàng. Trịnh Quang Phong (1998)[14], nghiên cứu phương pháp chẩn đoán nhanh bệnh viêm vú ở bò sữa và biện pháp phòng ngừa thấy 3 dung dịch thử nhanh là: Deterol, Teenol và LSS (Lauril Sulfata Sodium) có thể thay thế nhau để tiến hành chẩn đoán nhanh bệnh này. Điều trị: Khi phát hiện bò bị viêm vú cần cách ly bò sữa ốm, giảm khẩu phần thức ăn tinh, thức ăn chứa nhiều nhựa, nhiều nước và thức ăn có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao khi bò bị viêm vú nhằm giảm quá trình tạo và tiết sữa. Tăng cường vắt sữa từ 3-5/lần/ngày để thải trừ mầm bệnh, giảm cương cứng bầu vú, thường xuyên tiến hành xoa bóp bầu vú bị viêm bằng khăn sạch nhúng vào nước ấm, vắt kiệt sữa bị viêm ra ngoài, ngày 3-4 lần và vệ sinh bầu vú và chuồng trại sạch sẽ. Kiểm tra sau điều trị: kiểm tra sau trị xong 5 ngày. Nếu lượng tế bào soma và mức CMT vẫn cao, phải thực hiện thêm liệu trình điều trị mới. 2.2.2.3. Bệnh viêm móng bò sữa Nguyên nhân Hiện nay, phần lớn bò sữa được nuôi nhốt thường xuyên trong chuồng nền bằng xi măng nên móng chân bò sữa bị bào mòn liên tục. Hơn nữa, đa số
- 24 chuồng trại của hộ chăn nuôi có độ dốc kém và mỗi ngày phải xịt nước để dội phân, tắm rửa bò. Do đó, nền chuồng luôn bị ẩm ướt, có nhiều chỗ bị đọng nước. Đàn bò luôn đứng trên nền chuồng ẩm ướt nên móng chân của chúng bị mềm, chỗ nối giữa lớp da với thành móng dễ bị nứt, khe giữa hai móng bị viêm, phân nhét vào kẽ nứt này hoặc kẽ giữa hai móng chân. Đây là cơ hội tốt cho vi khuẩn trong phân bám trên nền chuồng, nhất là các vi khuẩn yếm khí gây viêm móng và hình thành ổ viêm có mủ. Vết nứt ngày càng sâu, vi khuẩn tiếp tục xâm nhập và phát triển nên bệnh ngày càng trầm trọng. Khi vi khuẩn xâm nhập lên phía trên gây ra viêm khớp cổ chân, khớp gối rồi tiếp tục gậy viêm đa khớp rất khó điều trị. Ngoài ra, khi bò nằm do đau chân nhưng vẫn được vắt sữa, sữa rơi vãi trên nền chuồng tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển nhanh. Thức ăn tinh rơi vải trên nền chuồng, vi khuẩn lên men sản sinh acid cũng gây hại thêm cho móng chân bò. Ngoài ra, móng chân bò luôn chịu áp lực rất lớn khối lượng cơ thể khi đi đứng nên gây vỡ mạch máu nhỏ trong móng chân, vành móng, tạo điều kiện cho vi khuẩn đi lên phía trên gây viêm khớp. Theo Phạm Hồ Hải (2012)[4]: Nguyên nhân gây bệnh chân móng trên đàn bò sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố qui mô chăn nuôi, độ khô thoáng của nền chuồng, sát trùng chuồng trại và phương thức cho ăn là những nguyên nhân chính gây bệnh chân móng trên đàn bò sữa hiện nay. * Triệu chứng: Bệnh thường xảy ra ở hai chân sau. Nếu nhẹ, bò vẫn đi lại nhưng chậm chạp, dáng đi khập khiễn, các chân bị đau thẳng đơ không gấp lại khi bước đi, sống lưng cong lên, bò đứng lên nằm xuống khó khăn, mệt mỏi, các cơ bắp thịt chân sau bị run, bò có trọng lượng càng lớn hiện tượng bị run càng rõ. Bệnh nặng bò ít đi lại, thích nằm, giảm ăn uống nên sản lượng sữa cũng như khả năng sinh sản giảm nhanh. Nếu cả hai chân đều bị bệnh, con vật sẽ nằm không dậy được. Do nằm lâu con vật dễ bị trướng hơi dạ cỏ, liệt dạ cỏ hoặc bị loét toàn
- 25 thân. Kiểm tra đế móng chân thấy lõm đều, dùng dao cạo vết lõm, có màu đen như than bùn nát, mùi thối đặc biệt; quan sát rõ ở giữa đế móng, thành móng bị nhô ra. * Biện pháp phòng bệnh: - Nền chuồng phải có độ dốc khoảng 3 đến 5% hướng ra hai bên nền đất chung quanh; tráng xi măng ở những chỗ nền bị lõm, đọng nước, nhất là chỗ bò đứng. - Có một khoảng nền đất cao ở gần chuồng, không bị đọng nước để bò đi lại vài giờ trong ngày sau khi vắt sữa. Bò được đi lại nhiều dưới ánh nắng mặt trời giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả, làm cho móng chân và cẳng chân được khỏe mạnh, vững chắc hơn. - Nên sử dụng đệm lót cao su chỗ bò nằm hoặc xây chuồng theo kiểu đi lại tự do, có chỗ ăn riêng, chỗ vắt sữa riêng, chỗ nằm riêng. Dùng cát hoặc mùn cưa đổ vào khu vực dành cho bò nằm nhằm làm giảm bớt thời gian bò phải đứng trên nền xi măng cứng. - Vệ sinh chuồng trại bằng các chất sát trùng hoặc bằng vôi bột, định kỳ 7 - 10 ngày một lần. - Cần trang bị thêm hệ thống quạt trong chuồng để làm khô nhanh nền chuồng, đồng thời làm mát tiểu khí hậu chuồng nuôi. Nền chuồng khô ráo, sạch sẽ hạn chế sự phát triển của vi sinh vật. Nên hốt phân khô trước, rửa nước sau để làm giảm ẩm độ trong chuồng. - Các trang trại lớn cần xây thêm hố ngâm chân có chứa CuSO4 giúp sát trùng chân móng và làm cho móng bò bền chắc hơn. - Cho bò ăn khẩu phần thức ăn TMR để hạn chế việc chuyển đột ngột từ thức ăn thô sang thức ăn tinh, làm tăng lượng acid lactic ngấm vào máu gây độc là một nguyên nhân gây ra bệnh đau móng trên bò. - Có thể làm tăng độ bền chắc của móng chân và lớp da chung quanh móng bằng cách bổ sung vào thức ăn của bò các loại vitamin như biotin, B3, A,
- 26 C và kẽm. Trong đó, Biotin (vitamin H) giúp tổng hợp chất keratin, là chất làm cho móng chân cứng, ngăn ngừa các tổn thương ở móng chân; Vitamin B3 (niacin hay nicotinamide) giúp ngăn ngừa da bị khô, giúp da bám chắc vào móng, ngăn chặn sự xâm nhập các vi khuẩn có hại; Vitamin A duy trì tốt hệ thống xương, giúp lớp biểu bì da phát triển tốt và bám chặt vào móng chân, ngăn chặn sự xâm nhập vi khuẩn có hại vào móng chân; Vitamin C tăng sức đề kháng bệnh; Zn (kẽm) vì thiếu kẽm gây sừng hóa da, lông (paraketosis), da bị dầy lên và nứt nẻ, da không bám chắc vào vành móng. Các vết nứt này là nơi vi khuẩn xâm nhập vào gây ra viêm mủ trên móng. Có thể bổ sung thêm Mn (mangan) nhằm giảm sự yếu chân. Ngoài ra khẩu phần bò sữa phải đầy đủ canxi để bộ xương vững chắc. - Định kỳ hàng năm gọt móng cho bò. - Theo Lê Đăng Đảnh (2013)[3], việc vệ sinh, giữ khô chuồng nuôi và cải thiện khẩu phần ăn, phương thức nuôi dưỡng là vô cùng quan trọng để phòng bệnh viêm móng cho bò sữa. - Theo Phan Việt Thành (2010)[16], cải thiện chăm sóc nuôi dưỡng bằng cách cho bò vận động đi lại tự do trong chuồng và cho ăn khẩu phần cân đối dinh dưỡng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh chân móng, kéo dài thời gian xuất hiện bệnh chân móng (thời gian giữ cho bò không bị bệnh chân móng được lâu hơn), tăng lượng thức ăn thu nhận được, tăng năng xuất sữa. * Điều trị Móng chân bị viêm (người chăn nuôi thường gọi là hà ăn chân) thì phần móng thường bị khuyết (lõm), có khi xuất huyết hoặc mưng mủ nên có màu nâu, đen; bò đi lại khập khiểng, đứng lên nằm xuống khó khăn, sống lưng bị võng xuống khi viêm móng nặng ở 2 chân sau. Trong trường hợp này phải gọt móng cho bò. Gọt sạch chỗ bị viêm, nạo hết tổ chức bị hoại tử, đáy móng cắt gọt thật bằng phẳng để không còn lồi lõm, sau đó bôi cồn lốt 5% lên chỗ bị bệnh. Sau đó cho bò mang guốc để tránh bị phân nhét vào. Nếu không có guốc, nhốt bò bệnh
- 27 ở một chỗ riêng, lót rơm khô và thay rơm thường xuyên. Trong thời gian điều trị chuồng nuôi phải sạch sẽ, không để tích tụ phân, nước tiểu trên nền chuồng. Trong trường hợp bệnh nặng, bò có biểu hiện triệu chứng toàn thân như sốt, bỏ ăn thì chúng ta cần phải điều trị toàn thân bằng tiêm kháng sinh (pen-strep, lincomycin, gentamycin) kết hợp thuốc giảm đau (analgine), giảm viêm (dexa). Đồng thời ngâm móng chân bò trong CuSO4 5% mỗi ngày khoảng 5 - 10 phút. Tuy nhiên, khi điều trị bằng kháng sinh thì người chăn nuôi phải vắt bỏ sữa. Theo Phạm Quang Phúc (2005)[15] Dùng dao, nạo móng cắt gọt, nạo hết tổ chức bị hoại tử, đáy móng cắt gọt thật bằng phẳng để không còn lồi lõm, sau đó bôi cồn lốt 5% lên chỗ bị bệnh. Nếu vết thương sâu, phải rắc oxytetracylin hoặc mỡ enicillin, bên ngoài bôi Ichthyol. Trong thời gian điều trị chuồng nuôi phải sạch sẽ, độn nhiều cỏ, rơm khô, không để tích tụ phân, nước tiểu trên nền chuồng. 2.2.2.4. Bệnh viêm tử cung bò sữa Theo tác giả Settergreen và cs (1986)[35] thì một gia sức cái được đánh giá là có khả năng sinh sản tốt trước hết phải kể đến sự nguyên vẹn và bình thường của cơ quan sinh dục. Bất kì bộ phận nào của cơ quan sinh dục cai bị bệnh đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của gia súc (Anberth Youssef, 1997)[20]. Theo Phạm Trung Kiên (2012)[6] trong số các bệnh ở đường sinh dục trâu bò cái, bệnh thường gặp và gây hại về kinh tế lớn nhất là bệnh ở tử cung, chúng bao gồm: viêm tử cung và viêm cổ tử cung Theo các tác giả Đặng Đình Tín (1985)[17], Nguyễn Kim Ninh và Bạch Đằng Phong (1994)[10], Huỳnh Văn Kháng (1995)[5], Bạch Đằng Phong (1995)[13], đã có những nghiên cứu và tổng kết về một số bệnh cơ quan sinh dục cái ở đại gia súc. Hiện nay những tư liệu nghiên cứu về bò sữa đã có khá nhiều, trong đó nội dung bệnh ở từng bộ phận cơ quan sinh dục được nghiên cứu toàn diện
- 28 Nguyên nhân Cổ tử cung được cấu tạo bởi nhiều lớp cơ rắn chắc, niêm mạc có nhiều nếp gấp, cổ tử cung là hàng rào bảo vệ của tử cung. Cổ tử cung luôn ở trạng thái đóng, nó chỉ hé mở khi động dục hoặc bị viêm, chỉ mở hoàn toàn khi đẻ (Kenneth. Mc Enter và cs, 1986)[26] Những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tử cung: bệnh viêm tử cung thường là do sai sót về thụ tinh nhân tạo, do thao tác đỡ đẻ nhất là những trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay hay các dụng cụ không phù hợp, làm niêm mạc cổ tử cung bị xây xát dẫn đến viêm. Viêm cổ tử cung còn do kể phát từ viêm âm đạo (Shafik Ebrahim Taufik và cs, 1986)[36]. Dùng các thiết bị kỹ thuật để soi qua âm đạo thấy cổ tử cung mở với đường kính từ 1 - 2 cm, niêm mạc sung huyết hoặc phù rõ, trường hợp nặng có vết loét và dính mủ (Nongthombam Babu Singh và cs, 1986)[29]. Có trường hợp cổ tử cung sưng to và cứng là do tổ chức tăng sinh (Đặng Đình Tín, 1985)[17]. Hậu quả của viêm cổ tử cung là khi gia súc động dục thì niêm dịch không thoát ra ngoài được việc này có thể dẫn đến viêm tử cung. Không chăm sóc tốt, thời kỳ hồi phục tử cung sau khi đẻ không giữ vệ sinh, sót nhau, sát nhau, dãn cổ tử cung, âm đạo tích chất dơ, tích nước tiểu,những thao tác đưa dụng cụ vào cổ tử cung không an toàn, không vệ sinh là những yếu tố thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển gây viêm tử cung. - Do nhiễm vi khuẩn khi giao phối do bò đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc thụ tinh nhân tạo không đảm bảo vô trùng và sau khi đẻ khó phải can thiệp từ bên ngoài. - Những vi khuẩn gây viêm tử cung thường gặp: Streptococcus hemolitica, Staphylococcus aureus, Proteus vulgalis, Klebsiella, E.coli - Kế phát của bệnh viêm âm đạo và viêm phúc mạc
- 29 Theo Liễu Kiều (11/2017) [7] Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như giảm sức sản xuất sữa, chậm động dục trở lại, giảm 8 – 10% tỷ lệ thụ thai ở lần phối giống đầu tiên * Triệu chứng Nhiều nhà khoa học như: Athur (1964)[21], nghiên cứu về các thể viêm tử cung, A. Ban và cs (1986)[19] nhiên cứu về sự liên quan giữa các trạng thái bệnh lý ở tử cung với hiện tượng vô sinh của bò. Trong nước, các tác giả Nguyễn Tấn Anh và cs (1984)[1], Đặng Đình Tín (1985)[17], Nguyễn Kim Ninh và Bạch Đằng Phong (1994)[10], Bạch Đằng Phong (1995)[13] đã tổng hợp những thành tựu khoa học và kết hợp với các công trình nghiên cứu của mình đã chia bệnh viêm tử cung ra làm 3 thể: viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung và viêm tương mạc tử cung. - Viêm nội mạc tử cung: Viêm nội mạc tử cung là sự nhiễm trùng. Nguyên nhân chung nhất của sự nhiễm trùng là sự xây thai, quá trình đẻ và sát nhau sau khi đẻ; đỡ đẻ và can thiệp không cẩn thận, không vô trùng kỹ các dụng cụ và tay người làm Theo Debois (1989)[23] viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc tử cung. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm khả năng sinh sản của gia súc cái do làm ảnh hưởng đến sự phân tiết PGF2a để làm tiêu biến thể vàng đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm tổ của thai. Đây là thể viêm chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thể viêm tử cung. Samad và cs (1987)[33] theo dõi 293 con trâu bị mắc bệnh ở cơ quan sinh dục thì những trường hợp trâu bị viêm nội mạc tử cung là cao nhất, chiếm 35,9% so với các bệnh sản khoa còn lại. Theo Settergreen và cs (1986)[34] thì ở bò bệnh viêm nội mạc tử cung thường xảy ra sau khi đẻ, nhất là các trường hợp đẻ khó phải can thiệp làm niêm mạc tử cung tổn thương. Sau đó là các vi khuẩn như: Steptococcus,
- 30 Staphylococcus, E. Coli, Brucela, Salmonella, C. Pyogenes, trùng roi Trycomonas Foetus tác động gây viêm nội mạc tử cung Khi bị bệnh, con vật có triệu chứng: thân nhiệt hơi cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm, đau nhẹ có hiện tượng cong lưng rặn ra hỗn dịch như mủ, dịch viêm, các mảnh hoại tử niêm mạc tử cung ra khỏi cơ quan sinh dục. Trường hợp dịch chảy ra nhiều thì xung quanh âm môn, gốc đuôi, hai bên hông dính nhiều dịch bần khô lại thành những đám vầy màu trắng, xám. Khi kiểm tra âm đạo thì cổ tử cung hơi mở, dịch viêm và niêm dịch chảy ra nhiều. Kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện tử cung sưng to, hai sừng tử cung không cân xứng nhau, thành tử cung sưng dày và mềm hơn bình thường, kích thích nhẹ sừng tử cung co lại yếu. Có hiện tượng chuyển động sáng trong trường hợp có nhiều dịch viêm, mủ tích lại trong tử cung - Viêm cơ tử cung: Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung, niêm mạc bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập, quá trình viêm phát triển sâu làm các tế bào tổ chức bị phân giải, hệ thống mạch quản và lâm ba quản bị tổn thương, các lớp cơ và một ít lớp tương mạc bị hoại tử (Settergreen và cs, 1986)[35]. Khi bị viêm cổ tử cung con vật thường sốt cao, mệt mỏi, ủ rũ, ăn uống kém, giảm hoặc ngừng nhai lại, sản lượng sữa giảm hay mất hẳn. Thường kế phát các bệnh như: chướng bụng, đầy hơi, viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Gia súc đau đớn và rặn liên tục ra những hỗn dịch mùi tanh, hôi thối màu đỏ nâu bao gồm: mủ, những mảnh tổ chức thối rữa từ đường sinh dục. Kiểm tra qua âm đạo thấy cổ tử cung mở, hỗn dịch chảy nhiều, con vật nu đớn. Kiểm tra qua trực tràng thì tử cung to hơn, hai sừng tử cung to nhỏ không đều, thành tử cung dày và cứng. Kích thích nhẹ vật rất đau và rặn mạnh, nhiều hỗn dịch bẩn từ tử cung thải ra ngoài. Viêm cổ tử cung rất dễ gây nhiễm trùng huyết hoặc huyết nhiễm mủ do lớp cơ và lớp tương mạc bị hoại tử, tử cung bị hoại tử, thậm chí thủng từng đám.
- 31 -Viêm tương mạc tử cung Theo Samad và cs (1987)[33], Đặng Đình Tín (1985)[17] viêm tương mạc tử cung thường kể phát từ viêm cổ tử cung. Thể viêm này thường tiến triển cấp tính với các triệu chứng cục bộ và toàn thân rất điển hình. Khi bị bệnh con vật có biểu hiện thân nhiệt tăng cao, mạch nhanh, ủ rũ, kém ăn, đại tiểu tiện khó khăn, giảm ăn và nhai lại kém đôi khi ngừng nhai lại, lượng sữa còn rất ít hay mất hẳn, thường kể phát viêm vú. Con vật luôn đau đớn, Cong lưng, cong đuôi rặn liên tục, hỗn dịch màu nâu được đẩy ra khỏi đường sinh dục là: mủ, tổ chức hoại tử, mùi thối khắm. Kiểm tra qua trực tràng thấy thành tử cung dày, cứng, hai sừng tử cung không cân đối, kích thích có biểu hiện đau đớn rõ rệt, mặn mạnh hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc dính với các bộ phận xung quanh có thể phát hiện được vì hình dáng của tử cung thay đổi, có trường hợp không tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng. Lúc đầu, lớp tượng mạc tử cung có màu hồng, sau chuyển thành màu đỏ sẫm và trở lên sần sùi, mất tính trơn bóng. Các tế bào bị hoại tử, bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Trường hợp viêm nặng, lớp tương mạc đính với các tổ chức xung quanh, dẫn đến viêm mô tử cung, viêm phúc mạc. Viêm tượng mạc thường dân đến kế phát viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ. Theo Nguyễn Văn Phát và Nguyễn Văn Thành (12/2004)[11],Viêm tử cung mức độ 2 và 3 ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian động dục lại sau khi sinh, làm gia tăng khoảng cách giữa 2 lứa đẻ. * Chẩn đoán - Chẩn đoán lâm sàng: quan sát các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu như dịch mủ từ âm hộ chảy ra, kiểm tra âm đạo, tử cung. - Xét nghiệm vi sinh vật từ dịch âm đạo và tử cung, xác định vi khuẩn gây bệnh, làm kháng sinh đồ giúp cho việc điều trị. *Phòng bệnh - Giữ vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả.
- 32 - Tắm chải gia súc hàng ngày, thường xuyên lau rửa cơ quan sinh dục, vùng chân sau, bầu vú bằng NEO-XANH - Kiểm tra gia súc hàng ngày để phát hiện bệnh và điều trị sớm. - Nâng cao sức đề kháng cho bò để chống lại vi khuẩn. Theo các tác giả Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm 2004[18]: sau khi đẻ thì tử cung cần phỉ được hồi phục cả về mặt thực thể và sinh lý, buồng trứng phải được trỏ lại hoạt động bình thường để bò cái lại có thể có thai tiếp *Điều trị Thụt rửa âm đạo, tử cung bằng một trong các dung dịch sát trùng: Iodine 0.5% ; Rinanol 0.3% ; thuốc tím 0.1% ngày 1-2 lần Dùng kháng sinh điều trị: ampicillin 30mg/kg TT/ngày, liệu trình 4-5 ngày, Hanocyclin – LA 1mg/15kg TT, 3 ngày/lần.
- 33 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng - Đàn bò ữs a tại trại bò Phạm Thị Lam, H. Mộc Châu, Sơn La. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Trại bò Phạm Thị Lam, H. Mộc Châu, Sơn La. - Thời gian thực tập: 01/07/2019 đến 18/11/2019 3.3. Nội dung thực hiện - Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho đàn bòữ s a. - Xác định tỷ lệ bò mắc một số bệnh thường gặp ở bò đang trong chu kì sản xuất cho sữa. - Đánh giá kết quả điều trị bệnh. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Điều tra cơ cấu đàn bò sữa của trại. - Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cho bò sữa. - Trực tiếp theo dõi và chẩn đoán một số bệnh thường gặp ở đàn bò sữa của trại. - Sử dụng thuốc điều trị bệnh cho bò sữa. Tổng số con mắc bệnh - Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x100 Tổng số con theo dõi Tổng số con khỏi bệnh - Tỷ lệ khỏi bệnh (%) = x100 Tổng số số con con điều trị 3.4.2. Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên bò sữa: - Thống kê toàn bộ đàn bò sữa cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu. - Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc,vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn bò sữa của trại.
- 34 - Quan sát trực tiếp đàn bò sữa hàng ngày để chuẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn bò sữa. - Ghi chép số liệu cẩn thận, tỉ mỉ và tính toán các chỉ tiêu theo dõi. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 trên máy vi tính.
- 35 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả công tác vệ sinh phòng bệnh 4.1.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh khử trùng Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một khâu quyết định tới sự thành bại trong chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại Trong quá trình thực tập, em đã thực hiện tốt quy trình vệ sinh trong chăn nuôi. Hàng ngày, em tiến hành dọn vệ sinh chuồng, quét lối đi lại trong chuồng và giữa các dãy chuồng. Định kỳ tiến hành phun khử trùng, rửa nền chuồng, rửa máng uống nước của bò và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng và hành lang trong chuồng nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại sạch sẽ hạn chế, ngăn ngừa dịch bệnh xảy ra. Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng dung dịch khử trùng Bencocid định kỳ, pha với tỷ lệ 1/3200. Lịch khử trùng của trại được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh khử trùng Công việc Lần/tuần Số tuần Kết quả (lần) Phun khử trùng 4 18 72 Rửa máng nước 7 18 126 Rửa nền chuồng 7 18 126 Vệ sinh xung quanh 3 18 54 chuồng trại
- 36 4.1.2. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng Tại Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu, công tác phòng bệnh cho đàn bò là hết sức cần thiết, luôn được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất, luôn được thực hiện một cách tích cực, chủ động. Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, đi từ khu vực này sang khu vực khác và hạn chế đi ra khỏi trung tâm, khi các phương tiện vào trung tâm phải được sát trùng nghiêm ngặt tại cổng vào trung tâm. Quy trình tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho đàn bò sữa luôn được trung tâm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng kỹ thuật, đúng quy trình. Tiêm phòng cho đàn bò sữa nhằm tạo ra trong cơ thể bò sữa có miễn dịch chủ động, để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhằm hạn chế những rủi ro, bất cập trong chăn nuôi. Để đạt được hiệu quả tiêm phòng tốt nhất cho đàn bò sữa thì ngoài hiệu quả của vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin, loại vắc xin còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ bò sữa. Trên cơ sở đó, trại chỉ tiêm phòng vắc xin cho những con khoẻ mạnh không mắc bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh mãn tính khác để tạo khả năng miễn dịch tốt nhất cho đàn bò sữa. Kết quả thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn bò được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho đàn bò sữa tại trại Kết quả Tiêm phòng Loại vắc Số lượng Số lượng Tỷ lệ Cách dùng vắc xin xin (con) (con) (%) An toàn Tụ huyết trùng Tụ huyết Tiêm bắp 60 60 100 (lần 2) trùng P52 Lở mồm long Aftopor Tiêm bắp 60 60 100 móng (lần 2)
- 37 Kết quả bảng 4.2 cho thấy, trong thời gian thực tập tại trại, em đã được tham gia tiêm phòng cho bò sữa và bê giống nuôi tại trung tâm. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số bò và bê đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc. Qua quá trình thực hiện tiêm phòng, em đã nâng cao được nhận thức về ý nghĩa của công tác phòng bệnh và tự tin hơn, vững tay nghề hơn. 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò ữs a tại trung tâm Trong thời gian thực tập tại trại, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư, bác sĩ thú y và chủ trang trại em đã được tiến hành chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò sữa đạt năng suất cao và chất lượng tốt. Trại thường xuyên thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, khu vực xung quanh cũng như môi trường chung, đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và tạo môi trường thuận lợi để bò sữa sinh trưởng phát triển nhanh, đạt hiệu quả kinh tế cao. Chuồng nuôi được xây dựng theo kiểu mô hình bán kép kín, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu mọi mặt của bò sữa, chủ động điều chỉnh độ thông thoáng của chuồng nuôi. Ở mỗi chuồng đều có hệ thống phun sương làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi ngày nắng nóng. Có bạt che chắn gió lạnh vào mùa đông. Khu vực chuồng nuôi bê con đang ăn sữa còn có thêm hệ thống đèn sưởi. Máng thức ăn đều được vệ sinh sạch sẽ. Thức ăn sử dụng cho bò sữa là loại thức ăn hỗn hợp (TMR) do nhà máy thức ăn chăn nuôi của Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu sản xuất * Tổ chức thực hiện quy trình chăn nuôi Hiện nay, để đảm bảo yêu cầu kiểm soát dịch bệnh, trại áp dụng quy trình đảm bảo vệ sinh thú y trong quá trình chăn nuôi, nâng cao các biện pháp an toàn sinh học. Hệ thống phun sát trùng đặt ở cổng hoạt động tự động giúp ngăn ngừa, tiêu diệt mầm bệnh triệt để. * Chăm sóc và quản lý bò sữa Chuồng trại phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè, nền chuồng luôn luôn khô ráo và có độ dốc khoảng 1,5 - 2% để
- 38 đảm bảo cho phân và nước tiểu được thoát xuống hệ thống cống thoát. Đặc biệt, chuồng trại phải được đối lưu không khí tốt để giảm bớt độ ẩm trong chuồng, tránh cho bò sữa khỏi các bệnh về đường hô hấp. Biện pháp khắc phục điều kiện thời tiết mùa hè là chuồng nên theo hướng Đông - Nam để đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, đảm bảo ánh sáng chiếu vào chuồng hạn chế được lượng nhiệt sinh ra do ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Biện pháp khắc phục thời tiết mùa đông của trại là hệ thống bạt dày quây xung quanh chuồng nuôi tránh gió rét và hệ thống đèn sưởi cho bê con. Công việc hàng ngày em đã tiến hành làm ở chuồng bò sữa: kiểm tra nguồn nước: trại dùng vòi nước uống tự động, nên cần kiểm tra nước chảy mạnh hay yếu hay không có nước. Phải kiểm tra hàng ngày tránh bị kẹt hoặc bị rò rỉ làm ướt nền chuồng. Hàng ngày, làm vệ sinh chuồng, máng ăn, máng uống đồng thời quan sát các biểu hiện của đàn bò sữa. * Công tác theo dõi chăm sóc phát hiện bò ốm Trong chăn nuôi bò các yếu tố kỹ thuật, giống, thức ăn, chuồng trại, thú y, công tác quản lý sẽ quyết định đến năng suất và chất lượng, giá thành và lợi nhuận. Với yêu cầu như vậy, trại cũng đã tiến hành phân loại bò (tách bò ốm ra chuồng riêng để điều trị) để có kế hoạch và phương pháp chăm sóc cho đúng nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của đàn bò ữs a. Sáng sớm, em được tiến hành kiểm tra tình hình bệnh tật trên đàn bò, sau đó, quan sát bò ăn, cho bò ra khỏi gióng để thoải mái vận động, vệ sinh chuồng trại và điều trị bệnh cho đàn bò nếu có phát hiện bò bị bệnh. Bằng các biện pháp quan sát thông thường, ta có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của đàn bò sữa và nhận biết được bò khỏe, bò yếu, bò bệnh để tiến hành điều trị. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn bò sữa trong 5 tháng thực tập tốt nghiệp tại trung tâm được trình bày ở bảng 4.3.
- 39 Qua bảng trên cho thấy, em đã được kỹ sư của trại hướng dẫn thực hiện nghiêm túc công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn bò sữa theo đúng quy trình. Em cũng đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho bò ăn, kiểm tra và cách ly bò ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao. Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc và quản lý đàn bò sữa Khối lượng Tỷ lệ hoàn Số lượng công việc thành so với cần thực TT Công việc thực hiện nhiệm vụ hiện được được giao (số lần) (số lần) (%) 1 Vệ sinh máng ăn 126 126 100 2 Kiểm tra vòi nước uống 126 126 100 3 Quan sát bò ăn hàng ngày 252 252 100 4 Tách bò ốm để cách ly 8 8 100 4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở bò sữa tại trung tâm Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trung tâm, em đã được tham gia vào công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn bò sữa cùng với các bác sĩ thú y của trại. Qua đó, giúp em trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm về chẩn đoán một số bệnh thường gặp, nguyên nhân gây ra bệnh và cách khắc phục, điều trị bệnh cho bò sữa. Làm tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp phát hiện được nhanh và chính xác, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả cao, tỷ lệ bò khỏi bệnh cao, giảm tỷ lệ chết, giảm thời gian dùng thuốc và giảm thiệt hại về kinh tế. Vì vậy, hàng ngày em đã được cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi bò ở các chuồng phát hiện những bò có biểu hiện khác thường.
- 40 4.3.1.Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trung tâm Kết quả của quá trình điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trung tâm được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.4. Bảng 4.4. Kết quả điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa nuôi tại trại Số con Tỉ lệ Số con Tỷ lệ Tháng Số con Phác đồ áp điều mắc khỏi khỏi theo theo dõi dụng trị bệnh bệnh bệnh dõi (con) (con) (%) (con) (%) 7 30 Ancomast 1 3,3 1 100 loại 10g 8 25 bơm vào vú 1 4 1 100 bị viêm 1 9 27 2 7,4 2 100 lần/ngày 10 30 DOXYTYL- 4 13,3 3 75 L tiêm bắp 1 11 32 lần/ngàyLiều 5 15,6 4 75 1ml/10kgTT Tổng 60 13 11 90 số Qua bảng 4.4 cho thấy, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh viêm vú cho đàn bò sữa trong 5 tháng 7, 8, 9, 10 và 11. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư, bác sĩ thú y tại trung tâm em đã phát hiện được 13 con bò có biểu hiện viêm vú và sử dụng phác đồ điều trị. Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ bò khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực điều trị trung bình là 90%. Từ kết quả trên, em có nhận xét sơ bộ như sau: Mặc dù với số mẫu còn ít nhưng nó đã phản ánh được sự ảnh hưởng của bệnh viêm vú tới cơ thể bò sữa
- 41 thông qua triệu chứng lâm sàng. Khi bò bị bệnh ở thể nặng thì triệu chứng lâm sàng thể hiện rõ rệt: Triệu chứng chung là bầu vú sưng, bò sốt, bỏ ăn, sờ có phản ứng đau, khó vắt sữa hoặc ngưng tiết sữa. Sữa có mùi lạ (hôi, tanh), màu khác thường (sữa chuyển từ màu trắng sang xanh, vàng, đỏ). Sữa không đồng nhất, có nhiều cặn do đông vón protein hoặc ngưng kết máu tạo thành. Bò sữa bị viêm vú nếu không điều trị kịp thời sẽ biến chứng, gây hại đến tuyến vú của bò, như: teo bầu vú (làm giảm khả năng tiết sữa hoặc mất hẳn), xơ cứng bầu vú hoặc hoại tử vú 4.3.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò sữa nuôi tại trung tâm Kết quả của quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò ữs a nuôi tại trung tâm được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.6. Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò sữa nuôi tại trại Số con Tỉ lệ Số con Tỷ lệ Số con Tháng theo mắc khỏi khỏi Phác đồ áp dụng điều trị theo dõi dõi bệnh bệnh bệnh (con) (con) (%) (con) (%) 7 60 Gọt móng, xịt 5 8,3 4 80 8 60 TETRAVET 6 10 6 100 AEROSOL Blue 9 60 4 6,7 2 50 1 lần/ngày 10 60 7 11,7 6 85,7 Tiêm Pharty 1 lần/ngày 11 60 10 16,7 10 100 Liều 50ml/con Tổng số 32 26 83,1 Kết quả bảng 4.5 cho thấy, trong 5 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh viêm móng cho đàn bò sữa. Nhờ sự
- 42 hướng dẫn tận tình của kỹ sư, bác sĩ thú y và công nhân tại trại, em đã phát hiện được 32 con bò có biểu hiện bệnh viêm móng và áp dụng phác đồ điều trị. Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ bò khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực trung bình đạt 83,1% 4.3.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh viêm khớp cho đàn bê nuôi tại trại Kết quả của quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh khớp cho đàn bê nuôi tại trại được em theo dõi, ghi chép và thể hiện trong bảng 4.6. Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh viêm khớp cho đàn bê nuôi tại trại Tháng Số con Số con khỏi Tỷ lệ khỏi theo Phác đồ áp dụng điều trị bệnh bệnh dõi (con) (con) (%) 7 Penicillin liều 2 2 100 8 30000UI/ kg TT phối 1 1 100 hợp với 9 3 2 66,7 oxytetracyclin hoặc 10 1 1 100 kanamycin liều 20mg/ kg TT. Dexamethazon theo liều 1ml dung dịch 11 cho 15 kg TT, tiêm 1 1 100 bắp Tiểu phẫu trích ổ viêm. Tổng 8 7 93,3 số Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong 5 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã được tham gia trực tiếp vào công tác điều trị bệnh viêm tử cung cho đàn bò sữa. Nhờ
- 43 sự hướng dẫn tận tình của kỹ sư, bác sĩ thú y và công nhân tại trại, em đã phát hiện được 8 con bò có biểu hiện bệnh viêm khớp và áp dụng phác đồ điều trị. Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ bò khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực từ trung bình đạt 93,3%
- 44 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua 5 tháng thực tập tại trung tâm, em đã được học hỏi và chỉ dạy rất nhiều điều về kiến thức cũng như các thao tác kỹ thuật trong chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn bò sữa. Những công việc em đã được học và thực hiện như sau: - Được tham gia tiêm phòng 60 con bò và bê nuôi tại trại. Sau khi sử dụng vắc xin, 100% số bò và bê đều không có biểu hiện bất thường hay phản ứng thuốc. - Đã trực tiếp tham gia vệ sinh máng ăn, kiểm tra vòi nước uống, cho bò ăn, kiểm tra và cách ly bò ốm đạt 100% khối lượng công việc được giao. - Đã chẩn đoán, phát hiện được 13 con bò có biểu hiện bệnh viêm vú bò sữa và áp dụng phác đồ điều trị. Tỷ lệ bò khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực trung bình là 90%. - Đã chẩn đoán, phát hiện được 32 con bò có biểu hiện bệnh viêm móng và sử dụng 1 phác đồ điều trị. Tỷ lệ bò khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực điều trị trung bình đạt 83,1%. - Đã chẩn đoán, phát hiện được con bò có biểu hiện bệnh viêm khớp và sử dụng phác đồ điều trị. Tỷ lệ bò khỏi bệnh là tương đối cao với hiệu lực điều trị trung bình đạt 93,3%. 5.2. Đề nghị - Trại cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn bò sữa để giảm tỷ lệ bò mắc các bệnh viêm vú, viêm móng, viêm tử cung, viêm khớp. - Thực hiện tốt công tác vệ sinh, sát trùng trong chuồng và xung quanh chuồng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để tránh lây lan mầm bệnh.
- 45 - Nhà trường và ban chủ nhiệm khoa tiếp tục cho các sinh viên khóa sau về trung tâm thực tập tốt hơn để có được nhiều kiến thức thực tế và nâng cao tay nghề.
- 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện, Lưu Kỷ, Trịnh Quang Phong Đào Đức Thà (1969 - 1995). “Biện pháp nâng cao khả năng sinh sản cho bò cái”. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học chăn nuôi, Viện chăn nuôi, NXB nông nghiệp Hà Nội. 2. Anri A. và Kanameda M (2002), Tập huấn về bệnh viêm vú bò sữa. JICA- NIVR. Phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm và kiểm soát hiệu quả tại Việt Nam, Bản dịch, lưu hành nội bộ. Dự án Nâng cao năng lực JICA - Viện Thú y, tr. 15–22. 3. Lê Đăng Đảnh (01/2013) “ Bệnh viêm móng bò sữa” Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam 4. Phạm Hồ Hải (6/2012), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh chân móng bò sữa khu vực Đông Nam Bộ và các giải pháp phòng trị bệnh tổng hợp” Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam 5. Huỳnh Văn Kháng (1991 - 1995). “Những bệnh thường xảy ra đối với đàn bò sữa nuôi trong hộ gia đình thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội và phương pháp điều trị”. Kỷ yếu kết quả NCKH CNTY, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 6. Phạm Trung Kiên (9/2012), “Nghiên cứu thực trạng bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa nuôi tại khu vực đồng bằng sông hồng và thử nghiệm biện pháp phòng trị”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. 7. Liễu Kiều (11/2017), “Bệnh viêm tử cung trên bò sữa và biện pháp phòng trị”, khuyennongvn.gov.vn 8. Nguyễn Ngọc Nhiên (1986), “Kết quả chẩn đoán bệnh viêm vú phi lâm sàng bằng phương pháp California Masttis Test (CMT) và phân lập vi khuẩn tại cơ sở chăn nuôi bò sữa”, Kết quả nghiên cứu khoa học và kĩ thuật 1985 - 1989.
- 47 9. Nguyễn Ngọc Nhiên, Cù Hữu Phú, Phạm Bảo Ngọc (1996 – 1997), “Kết quả nghiên cứu chẩn đoán bệnh viêm vú bò bằng phương pháp California Masttis Tets (CMT) và phân lập vi khuẩn ở một số cơ sở chăn nuôi bò sữa”, Kết qủa nghiên cứu khoa học công nghiệp. 10. Nguyễn Kim Ninh, Bạch Đằng Phong (1994). Giáo trình bệnh sinh sản gia súc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Phát và Nguyễn Văn Thành (12/2004), “Nghiên cứu quy trình phòng và trị một số bệnh trên bò sữa để góp phần tăng nguồn sữa sạch cho nhà máy sữa tại khu vực Tp Hồ Chí Minh”, Sở khoa học và công nghệ. 12. Bạch Đằng Phong (1995), “Bệnh viêm vú bò sữa”. Khoa học kỹ thuật,Hội thú y Việt Nam, Tập 2 13. Bạch Đằng Phong (1995). “Hiện tượng vô sinh ở bò sữa”. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, số 4. 14. Trịnh Quang Phong, Nguyễn Ngọc Nhiên, Phạm Bảo Ngọc, (1995-1999) “Kết quả nghiên cứu bệnh viêm vú ở bò sữa và biện pháp phòng ngừa”, Báo cáo tại hội nghị khoa học Huế ( 28/6 – 30/6 năm 1999), chăn nuôi thú y. 15. Phạm Quang Phúc (10/2005), “ Bệnh hà, thối móng ở trâu, bò” Khoa học và đời sống, số 59. 16. Phan Việt Thành (9/2010), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng và thử nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh chân móng cho bò sữa khu vực Đông Nam Bộ” Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp. 17. Đặng Đình Tín (1985). Giáo trình sản khoa và bệnh sản khoa thú y, KhoaCNTY - Trường Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội. 18. Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004) Giáo trình chăn nuôi trâu bò (dành cho học viên ngành chăn nuôi), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
- 48 II. Tài liệu tiếng Anh 19. A.Ban (1986). Control and Prevention of inherited desorder causing infertility. Technical Managemen A. I Programmes Swisdish University of Agricaltural sciences. Uppsala Sweden. 20. Anberth Youssef (1997). Reproductive diseases in livestocks Egyptian International Center for Agriculture. Course on Animal Production andH 21. Athur G. H (1964). Wrights Veterinary obsterics. The Williams and Wilkins Company. 22. Barkema, H. W., Schukken, Y.H., Lam, T.J.G.M., Beiboer, M.L.,Wilmink, H., Benedictus, G., Brand, A., (1998). “Incidence of clinical mastitis in dairy herds grouped in three categories by bulk milk somaticcell count. Journal of Dairy Science”, 81, tr. 411 - 419. 23. Debois. С. Н. W. (1989). Endometritis and fertility in the cow, Thesis,Utrecht. 24. Heidric jj and renl w. (1976), Inflammation of the udder, In : Diseasesof the mammary glands of Domestic animals, W. B. Sanndersphiladelpha P. A. 25. Hungerford T.G. (1970), Disease of Livestock, -7th Ed Sydney: Angus and Roberson. 26. Kenneth. Mc Enter (1986). Reproductive Pathology in Dometic Animal, Second Course on Technical Managament A. I. Programmes. Swidish University of Agricutural Sciences. Uppsala Sweden. 27. Mac Donald T. J., Mac Donald J. S. (1976), “Steptococci isolatedfrom bovine intramamanary infections”, A. J. Vet. Res. 28. Menzies F.D., Mackie D.P., (2001), Bovin toxic mastitis: risk factors andcontrol measures, Department of Agriculture and Rural Development,Veterinary Sciences Division, Stoney road, Stormont, Belfast BT4 3SD.
- 49 29. Nongthombam Babussingh (1986). The A. I service cattle development inManipur state (India), Suedish university of Agricultural SciencesUppsala Sweden. 30. Poutrel B (1983), “Cell content of milk ; California mastitistest coulter conter, and fossomatic for predicting half infection> Dairy Sci. 31. Quinn P.J., Carter M.E., Markey Carter G.R., (1994) Clinical veterinarymicrobiology, University College Dublon, London, USA. pp. 331 - 340. 32. Radostits O.M., Gay C.C., Blood D.C., and Hinchcliff . W.(2002), Veterinary medicine, 9rd edition, pp. 501 - 523. 33. Samad. A., C. S. Ali, N. Rchman, N. Ahmad (1987). Clinicalincidence ofreproduction disorder in the buffaloes. Pakistan - Veterinary - Jounal,7:1, 16- 19: 8th Ref. 34. Schalm O.W., Carroll E.J. and Jain N.C. (1976), Bovine mastitiss leaand febiger, Philadelphia P.A. 35. Settergreen. I (1986). Cause of infertility in femal reproduction system.Technical Management A. I. Programmes. Sweish University of Agricutural Sciences, Uppsala Sweden. 36. Shafik Ebrahim Taufik (1986). Artificial Insemination of Cattle in Egypt.Second Course on Technical Management of A. I. Programmes.Swedish Univercity of Agricultural Sciences Uppsala Sweden. P 47–56. 37. Wenz J. R., Barrington G.M., Garry E.B., Dinmore R.P., CallanR.J. (2001), “Use of systemic disease sing to assess disease sensivity in dairy cows with acute coliform mastitis”, J. Am. Vet. Med. Assoc.
- 50 PHỤ LỤC: MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC HIỆN CHO ĐỀ TÀI Hình 1: Bầu vú bò viêm và sữa viêm Hình 2: Phương pháp chẩn đoán viêm vú CMT
- 51 Hình 3: Điều trị viêm vú Hình 4: Xử lý bò bị sát nhau và vệ sinh tử cung chống viêm nhiễm
- 52 Hình 5: Điều trị viêm khớp ở bò và bê con Hình 6: Bò bị viêm bờ móng đang được điều trị Hình 7: Các loại thuốc đã được sử dụng tại trại
- 53 Hình 8: Một số hoạt động chăn nuôi tại cơ sở thực tập