Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Bảy Tuân, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

pdf 51 trang thiennha21 20/04/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Bảy Tuân, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_phong_tri.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Bảy Tuân, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MINH THÀNH Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BẢY TUÂN, XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (MỚI) Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN MINH THÀNH Tên chuyên đề: THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG, PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN VÀ LỢN CON THEO MẸ TẠI TRẠI LỢN BẢY TUÂN, XÃ TIÊN PHƯƠNG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY- N04 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGÂN Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập tại trường và thực tập tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trại lợn Bảy Tuân, thuộc công ty TNHH đầu tư kinh doanh và dịch vụ Bảo Lộc. Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt em trong suốt quá trình học tập tại trường. Công ty TNHH đầu tư kinh doanh và dịch vụ Bảo Lộc, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt công việc trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Ngân luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tình, trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè luôn quan tâm, động viên em hoàn thành khóa luận đạt kết quả tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12, năm 2019 Sinh viên Nguyễn Minh Thành
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục đích của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Công tác thú y 4 2.1.3. Nhận định chung 5 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 6 2.2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 13 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 18 3.1. Đối tượng 18 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 18 3.3. Nội dung thực hiện 18 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 18 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện 18 3.4.2. Phương pháp thực hiện 19 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 25
  5. iii Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Bảy Tuân, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 26 4.2. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn tại cơ sở 28 4.2.1. Công tác chăn nuôi 28 4.2.2. Công tác thú y 29 4.2.3. Công tác điều trị bệnh 32 4.2.4. Công tác khác 34 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38 5.1. Kết luận 38 5.2. Đề nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ 22 Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Bảy Tuân từ năm 2017 đến tháng 11/2019 26 Bảng 4.2. Định mức cho ăn cho đàn lợn tại trại 28 Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh thú y 29 Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn tại cơ sở 31 Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho lợn tại cơ sở 33 Bảng 4.6. Kết quả thực hiện các công tác khác 35 Bảng 4.7. Công tác đỡ lợn đẻ tại cơ sở (từ tháng 6 – 11/2019) 36
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT cs : Cộng sự. Ha: Hecta. KH: Kế hoạch. LMLM: Lở mồm long móng. Ml: Minilit. Nxb : Nhà xuất bản. STT: Số thứ tự. Tr: Trang. TT: Thể trọng. TTTN: Thực tập tốt nghiệp. UI: Đơn vị.
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng cao và được sự quan tâm của nhà nước, chăn nuôi lợn đang ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng và cả chất lượng. Chăn nuôi lợn cung cấp một lượng lớn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn phân bón hữu cơ tốt, giữ cân bằng hệ sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Ngoài ra, chăn nuôi lợn còn mang lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi, góp phần vào ổn định đời sống người dân. Do đó chăn nuôi lợn giữ vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi của nước ta. Muốn chăn nuôi lợn đạt hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có con giống tốt. Muốn có giống lợn tốt thì chăn nuôi lợn nái sinh sản có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì ngoài việc chọn được giống lợn có khả năng sinh trưởng nhanh, tỷ lệ thịt nạc cao, tiêu tốn thức ăn thấp thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý dịch bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ là rất quan trọng. Nếu nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái và lợn con không đúng kỹ thuật thì chất lượng đàn con sẽ kém, do đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn con ở giai đoạn sau và hiệu quả chăn nuôi sẽ thấp. Trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ sau khi đẻ còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại đặc biệt là những bệnh dịch thường xuyên xảy ra ở lợn nái nuôi con sau khi đẻ và lợn con theo mẹ. Khi bệnh dịch xảy ra đối với lợn mẹ và lợn con trong giai đoạn này đã làm cho chất lượng lợn con cai sữa kém, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của lợn sau này.
  9. 2 Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa CNTY - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và cơ sở nơi thực tập nên em thực hiện chuyên đề: “Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Bảy Tuân, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài - Áp dụng quy trình phòng bệnh cho lợn nái. - Đánh giá được tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn Bảy Tuân, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Đề xuất được biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. 1.2.2. Yêu cầu - Vận dụng các kiến thức đã học được vào thực tiễn sản xuất đồng thời học tập bổ sung thêm kiến thức mới từ thực tiễn sản xuất. - Ứng dụng các biện pháp điều trị bệnh cho lợn có hiệu quả vào thực tiễn chăn nuôi tại địa phương.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý Trại lợn Bảy Tuân của công ty TNHH đầu tư và kinh doanh và dịch vụ Bảo Lộc nằm ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Xã Tiên Phương nằm gần trung tâm huyện: - Phía Đông giáp xã Phụng Châu - Phía Đông Nam giáp thị trấn Trúc Sơn - Phía Nam giáp xã Ngọc Hòa - Phía Tây giáp xã Phú Nghĩa - Phía Bắc giáp xã Tân Hòa Trại lợn Bảy Tuân có diện tích 10ha, cách quốc lộ 6 khoảng 7km. Xung quanh là các ao hồ nuôi thủy sản và đất trồng cây ăn quả. Trại được xây dựng các xa khu dân cư luôn đảm bảo thông thoáng, không ảnh hưởng tới môi trường. 2.1.1.2. Điều kiện địa hình, đất đai Trại nằm trên địa hình của khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình bằng phẳng với tổng diện tích là 10 ha gồm: Khu làm việc, khu chuồng trại, khu ao hồ, đất trồng trọt, diện tích còn lại là khu sinh hoạt cho công nhân, phòng quản lý và đường giao thông. 2.1.1.3. Điều kiện khí hậu và thời tiết Khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ướt. Có sự phân hóa rõ rệt, chia làm 4 mùa: mùa Xuân, mùa Hạ, mùa Thu và mùa Đông. Gió Tây Nam thổi mùa Hạ và gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa Đông. Có nhiều ao hồ và mạch nước ngầm chảy quanh năm, chất lượng nước đảm bảo thuận lợn cho sinh hoạt, vệ sinh và chăn nuôi.
  11. 4 - Nhiệt độ trung bình năm 23 – 24 C - Tổng lượng mưa trung bình năm là 1900 – 2000 mm - Độ ẩm không khí trung bình năm 85% - Nhiệt độ chênh lệch giữa mùa Hè và mùa Đông là 10- 15 C 2.1.1.4. Điều kiện giao thông Cách quốc lộ 6 khoảng 7km, giao thông đi lại thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn, con giống, cũng như các sản phẩm, hàng hóa bán ra. 2.1.2. Công tác thú y * Cơ sở vật chất của trang trại - Hệ thống chuồng trại: Khu sản xuất được xây dựng trên khu đất bằng phẳng, dễ tháo nước. Được bố trí tách biệt với khu hành chính nơi ở của công nhân. Xung quanh trang trại có hàng rào bao bọc và có cổng ra vào riêng. Khu chuồng nuôi lợn của trại gồm có các chuồng sau: 2 chuồng bầu, 2 chuồng đẻ, 2 chuồng cai sữa, 6 chuồng thịt. - Hệ thống chuồng bầu: Chuồng bầu 1 gồm 3 ngăn, nuôi lợn chờ lên giống, lợn đang phối, lợn mới phối xong đang ở giai đoạn đầu và lợn đực giống, lấy tinh. Cuối ngăn 1 là khu lợn có vấn đề và lợn loại thải. Sàn chuồng đều được làm bằng bê tông, sàn cao hơn hẳn nền chuồng, giúp công việc vệ sinh khử trùng được dễ dàng. Bên cạnh chuồng bầu 1 là phòng tinh, phòng tinh được trang bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết như: kính hiển vi, tủ lạnh, mấy ép túi tinh, nhiệt kế, Mỗi chuồng bầu đều được trang bị giàn mát và hệ thống quạt thông gió. - Hệ thống chuồng đẻ: Gồm có 2 chuồng là chuồng đẻ 1 và chuồng đẻ 2, các ô được đánh thứ tự để dễ dàng chăm sóc và quản lý. Sàn chuồng lợn mẹ làm bằng bê tông, sàn lợn con làm bằng nhựa cứng. Phần chuồng cho lợn con khá rộng, một góc để lồng úm, lồng úm được làm bằng khung sắt và đan bao tải thức ăn đã được ngâm qua sát trùng, mỗi lồng úm được trang bị một bóng
  12. 5 đèn sưởi ấm, bên ngoài là một máng tập ăn cho lợn con. Mỗi ngăn chuồng được trang bị 2 giàn mát riêng, 8 quạt thông gió và một hệ thống đo nhiệt độ, độ ẩm trong chuồng. - Hệ thống chuồng cai sữa: Gồm 2 chuồng cai sữa, chuồng được chia ra 18 - 20 ô, mỗi ô rộng 25m2, mỗi ô nuôi 50 - 60 con. Hai ô cuối dãy chuồng dùng để chứa lợn con bị vấn đề. - Hệ thống chuồng lợn thịt: Gồm 6 chuồng lợn thịt, mỗi chuồng gồm 10 ô, mỗi ô có diện tích 50m2 Ô cuối dãy chuồng chứa lợn có vấn đề. * Cơ cấu tổ chức của trang trại - 1 chủ trại là Giám đốc công ty. - 1 Quản lý trại. - 2 Kỹ thuật trại. - 2 Kỹ thuật hỗ trợ thức ăn chăn nuôi Deheus. - 5 Công nhân. - 3 sinh viên thực tập. - 1 Kỹ thuật điện nước. - 1 Kế toán. - 1 Tạp vụ. - 3 Cán bộ quản giáo. - 25 phạm nhân. 2.1.3. Nhận định chung * Thuận lợi - Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư. - Đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Công nhân có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc.
  13. 6 - Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. * Khó khăn - Trại chăn nuôi nằm trên địa bàn có thời tiết diễn biến phức tạp, thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại, nguy cơ hạn hán, thiên tai, dịch bệnh có thể xảy ra trên diện rộng. - Trong quá trình phòng trừ bệnh còn gặp nhiều khó khăn, không triệt để, chi phí phòng ngừa và chữa bệnh lớn, ảnh hưởng tới giá thành chăn nuôi. - Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một biến động gây ảnh hưởng tới chăn nuôi của trang trại. - Chi phí đầu tư tương đối lớn, dễ xảy ra rủi ro trong quá trình chăn nuôi. 2.2. Tổng quan tài liệu và những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 2.2.1.1. Những bệnh thường gặp ở lợn nái trong và sau khi đẻ, bệnh của lợn con theo mẹ xảy ra tại cơ sở * Bệnh viêm tử cung: Thường xảy ra sau khi sinh 1-5 ngày. - Nguyên nhân: + Bị nhiễm trùng khi phối giống do: Dụng cụ thụ tinh, tinh nhiễm khuẩn, thao tác thụ tinh không đúng kỹ thuật, không vệ sinh vùng âm hộ của lợn nái khi phối, lợn đực bị viêm niệu quản (khi phối trực tiếp). + Bị nhiễm trùng sau khi sinh do: Chuồng trại thiếu vệ sinh, dụng cụ, tay không sát trùng, đỡ đẻ không đúng kỹ thuật, lợn con quá lớn khi đẻ gây xây xát, kế phát của bệnh sót nhau. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016) [8], cho biết: hầu hết lợn nái can thiệp bằng tay sau khi đẻ đều mắc bệnh viêm tử cung (96,47%), trong khi đó lợn không có sự can thiệp bằng tay khi đẻ có tỷ lệ viêm tử cung là 69,06%.
  14. 7 - Triệu chứng: Lợn sốt 40-41C, kém ăn hoặc bỏ ăn, chất nhầy và mủ chảy ra ở âm hộ trắng đục hôi thối. Theo Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002) [4], viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm phá huỷ các tế bào, tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí mất khả năng sinh sản của gia súc cái. - Điều trị: + Dùng một trong những loại kháng sinh sau: Ampicillin: 2g/ngày; Penicillin: 3-4triệu UI/2lần/ngày; Tylan: 7-8 mg/kg trọng lượng/ngày; Septotrim 24% 1 ml/15 kg trọng lượng/ngày. Để tăng sức đề kháng và mau lành ta dùng thêm: Anagin: 2 ống 5ml; Vitamin C: 2g/ngày; Dexamethasol: 5- 10 mg/ngày. + Thụt rửa tử cung bằng thuốc tím 0,1% ngày 1 lần từ 2-4 lít, cồn sát trùng. Sau khi thụt rửa 30 phút dùng Penicillin 2-3 triệu UI bơm vào tử cung. Theo Phùng Quang Trường, Tăng Xuân Lưu, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Hoài Nam (2016) [14]: lợn viêm tử cung tiêm dưới da 1 mũi 2 ml lutalyse, thụt rửa tử cung 100 ml dung dịch lugol 0,1% và sau đó là 100 ml dung dịch neomycin (5mg/kg). * Bệnh viêm vú: - Nguyên nhân: Vú bị xây xát dẫn đến nhiễm trùng (do răng lợn con cắt không sát, chuồng trại thiếu vệ sinh), do lợn bị viêm âm đạo, tử cung, sót nhau dẫn đến viêm vú, sữa mẹ quá nhiều, lợn con bú không hết dẫn đến viêm vú. - Triệu chứng: Lợn sốt cao 40-41C, bỏ ăn, phân táo, vú sưng, nóng, đỏ, đau, vú viêm không cho sữa, vắt sữa thấy lợn cợn màu trắng xanh vàng. Lợn con bú sữa viêm bị tiêu chảy.
  15. 8 - Điều trị: + Dùng thuốc kháng sinh và tăng sức đề kháng tương tự viêm tử cung. + Chườm lạnh vú viêm để giảm hiện tượng viêm đồng thời vắt bỏ sữa bị viêm. + Khi đã phục hồi để tăng khả năng cho sữa: Chườm nóng bầu vú, tiêm Oxytocin 10UI/ngày dùng từ 3 – 4 ngày, dùng chế phẩm có chứa các chất khoáng, vitamin bổ sung cho lợn nái. + Dùng khăn sạch nhúng nước ấm 37oC xoa bầu vú ngày 3 lần. Chú ý: Ta nên tiêm kháng sinh vào quanh gốc vú hoặc tĩnh mạch để bệnh mau lành. * Bệnh mất sữa: Thường xảy ra từ 1-3 ngày sau khi sinh. - Nguyên nhân: Kế phát bệnh viêm vú, bệnh viêm tử cung, sót nhau, suy dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu canxi, năng lượng, Vitamin C, suy nhược một số cơ quan nội tiết. Theo Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004) [7], bệnh viêm tử cung và viêm vú là hai nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm, mất sữa ở lợn nái nuôi con. - Triệu chứng: Vú căng nhưng không có sữa, sau đó teo dần, không sốt hoặc sốt cao (kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau), dịch nhầy chảy ra ở âm hộ, đi đứng loạng choạng, có khi bị bại liệt, lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn. - Điều trị: Nếu là kế phát bệnh viêm vú, viêm tử cung, sót nhau thì ta phải điều trị các bệnh này. Ngoài ra ta còn sử dụng: Thyroxine: 2 mg/ngày tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 4-5 ngày; tiêm Oxytocin: 10 UI/lần/ngày dùng 4-5 ngày; Glucoza 5%: 250 ml/ngày 3-4 ngày tiêm tĩnh mạch, phúc mạc hay dưới da; Gluconatcanxi 10%: 10 ml/ngày chích tĩnh mạch 3-4 ngày (nếu nái bị bại liệt ta dùng Gluconatcanxi: 50 ml/ngày 3-4 ngày) đồng thời ta dùng thêm Vitamin C, Vitamin B12, Bcomlex và khoáng chất.
  16. 9 * Bệnh sót nhau: - Nguyên nhân: Bệnh sót nhau có thể do nhiều nguyên nhân như: + Định mức cho ăn thiếu khoáng, nhất là canxi. + Lợn nái bị viêm niêm mạc tử cung nên sau đẻ nhau không ra hết. + Giai đoạn chửa nhất là thời gian cuối lợn không được vận động thích hợp, dẫn đến cơ tử cung bị liệt, khi đẻ tử cung co bóp yếu, không đẩy được nhau và thai ra. + Can thiệp vội vàng, thô bạo, không đúng kỹ thuật nên nhau thai bị đứt và sót lại. + Tử cung co bóp kém không đẩy được nhau thai ra được. + Lợn nái quá già, đẻ nhiều đuối sức, lợn mẹ quá gầy hoặc quá béo. Theo Trịnh Đình Thâu và Nguyễn Văn Thanh (2010) [12], sau khi đẻ tử cung co bóp yếu trong thời gian mang thai nhất là giai đoạn cuối con vật không được vận động thỏa đáng. Trong thức ăn thiếu các chất khoáng, nhất là Ca và P. Hoặc tử cung bị sa liệt, con vật quá gầy yếu hoặc quá béo, chửa quá nhiều thai, thai quá to, khó đẻ, nước ối quá nhiều làm tử cung giãn nở quá mức. - Khi bị sót nhau lợn nái có các triệu chứng như: Con vật đứng nằm không yên, đuôi cong và có hiện tượng rặn. Nhiệt độ cơ thể hơi tăng, con vật thích uống nước, có dịch màu nâu chảy ra từ âm đạo. Để phát hiện lợn có sót nhau hay không, sau khi đỡ đẻ xong người ta thường gom toàn bộ nhau lại rồi đếm số nhau và số lợn con sẽ phát hiện được có sót nhau hay không. - Điều trị: + Can thiệp từ từ, nhẹ nhàng, không quá mạnh tay tránh làm tổn thương niêm mạc đường sinh dục. + Tiêm Oxytocin dưới da để tăng cường co bóp cơ trơn, để đẩy nhau thai ra ngoài và kết hợp với thụt rửa bằng nước muối sinh lý 0,9% trong 3 ngày liên tục để tránh gây viêm tử cung.
  17. 10 * Bệnh heo con tiêu chảy: Bệnh thường xảy ra ở heo con theo mẹ dưới 30 ngày tuổi. Theo Nguyễn Chí Dũng (2013) [5], ở các tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy thường cao (26,98 - 38,18%). - Nguyên nhân: + Chuồng trại thiếu vệ sinh, lạnh, bẩn, ẩm ướt. + Đối với lợn mẹ: Do thiếu dinh dưỡng lúc mang thai, đặc biệt thiếu vitamin A, thay đổi đột ngột khẩu phần lợn mẹ lúc nuôi con, lợn mẹ có thể bị một số bệnh: Phó thương hàn, viêm vú, viêm tử cung, sót nhau + Đối với lợn con: Thiếu sữa đầu, thiếu nguyên tố vi lượng, đặc biệt là thiếu sắt, lợn con bị viêm rốn, thức ăn cho lợn con bị chất lượng kém, chua mốc, heo con bị nhiễm một số virus: Rotavirus, Coromavirus; Vi trùng Ecoli, Clostridium, Samonilla, cầu trùng. Theo Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Văn Diên, Tạ Thúy Hạnh, Trần Đức Hạnh, Nguyễn Hữu Hưng, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Năm, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thọ (2014) [6], bệnh tiêu chảy ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E. coli, Salmonella, trong đó Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy. - Triệu chứng: Lợn con thường không sốt hoặc sốt nhẹ, thời kỳ đầu bụng hơi chướng, về sau bụng tóp, lông xù, đít dính phân nhoe nhoét, ói mửa (ít xảy ra). Đặc trưng là phân lỏng trắng như vôi, vàng đôi khi có bọt, cá biệt có thể có máu, phân có mùi tanh đặc biệt. - Điều trị: Trước khi điều trị ta phải xác định rõ nguyên nhân, vừa điều trị nguyên nhân, vừa điều trị triệu chứng tiêu chảy trên lợn con thì mới có kết quả. + Điều trị tiêu chảy: Thuốc cầm tiêu chảy (se niêm mạc ruột) cho uống các chất chát: Lá ổi, cỏ sữa, măng cụt Bổ sung vi khuẩn đường ruột: Dùng Biolactyl: 1g/con/ngày. Dùng kháng sinh uống hoặc tiêm một trong những
  18. 11 loại sau (từ 2-3 ngày liên tục): + Uống: Baytrill 0,5%: 1ml/5 kg trọng lượng/ngày; Flumcolistin: 1ml/3-5 kg trọng lượng/ngày; Spectinomycine: 1ml/4-5 kg trọng lượng/ngày; Baycox 2,5%: 0,8ml/kg trọng lượng/ngày (nghi bị cầu trùng). + Tiêm: Baytrill 2,5%: 1ml/ 10 kg trọng lượng/ngày; Septotrim 24%: 1ml/10 kg trọng lượng/ngày; Bencomycine S: 1ml/ 15-20 kg trọng lượng/ngày; TyloPC: 1ml/5 kg trọng lượng/ngày. Để phòng mất nước, chất điện giải ta bổ sung thêm Orezol, Lactatringer + Trộn thức ăn với thuốc: amoxcillin + colistin + men tiêu hóa cho lợn con ăn, tiêm nofloxacin 1ml/10 kg thể trọng. * Bệnh suyễn (Viêm phổi) - Nguyên nhân và cơ chế gây bệnh: + Bệnh suyễn do vi khuẩn MH (Mycoplasma hyopneumoniae) là trung gian giữa vi khuẩn và virus gây nên, có khả năng biến đổi ngoại hình liên tục. Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp (ho, hắt hơi). + Lợn bị bệnh có nhiều dịch nhầy trên đường hô hấp (chảy nước mũi) tạo điều kiện cho nhiều mầm bệnh khác xâm nhập gây bệnh lợn. Ngoài ra tùy thuộc vào cơ địa vật nuôi mầm bệnh có thể gây ra bệnh viêm phế quản, viêm phổi dẫn đến teo phổi và tử vong. - Triệu chứng: Tùy vào cơ địa của vật nuôi mà bệnh thường có 4 thể sau: + Thể cấp tính (thường xảy ra trên lợn hơn 2 tháng tuổi): Lợn có biểu hiện sốt cao, nằm ủ rũ, ho (thường ho vào sáng sớm hoặc chiều muộn). Bệnh nặng làm vật nuôi ho cả ngày. Lợn thở mạnh, thở bằng bụng đến hóp bụng, ngồi thở như chó ngồi. Lợn chảy nước mũi do nhiều dịch nhày. Lợn có thể bị chết do suy kiệt, khó thở. + Thể thứ cấp: Thường xảy ra ở lợn con theo mẹ hoặc lợn mẹ đang cho con bú. Triệu chứng chủ yếu là ho, khó thở, há mồm ra thở. + Thể mãn tính: Xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi lợn, triệu chứng chủ yếu là ho, khó thở, hắt hơi, thở khò khè.
  19. 12 + Thể ẩn tính: Đối tượng chủ yếu là lợn vỗ béo hay lợn đực giống. Triệu chứng chủ yếu là ho, ho khàn. Đây là thể người nuôi rất khó có thể chẩn đoán bệnh, tuy nhiên mầm bệnh vẫn được phát tán ra môi trường nên có nguy cơ lây lan rất cao. - Phòng và trị bệnh: + Phòng bệnh: Cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên và luôn giữ ấm, khô ráo, phun thuốc sát trùng 3 lần/tuần, kiểm soát nguồn gốc vật nuôi và vật nuôi ốm Thường xuyên bổ sung vitamin, điện giải, men tiêu hoá để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Đảm bảo mật độ nuôi phù hợp. Sử dụng vắc xin phòng bệnh: Tiêm phòng định kỳ cho lợn sơ sinh, lợn nái và lợn hậu bị. Tốt nhất nên tiêm vắc xin suyễn cho lợn sau sinh 7 - 10 ngày tuổi. Đối với lợn hậu bị tiêm phòng trước khi nhập lợn về trại. + Điều trị: Cần kiểm soát tốt lợn ốm, lợn có biểu hiện bệnh, cách ly những lợn bị ho, khó thở để giảm tỷ lệ lây lan. Sử dụng một trong các kháng sinh trộn vào thức ăn cho cả toàn đàn. Kháng sinh có hiệu lực cao là một trong các loại sau: Doxytylan (1kg/800 - 100kg thức ăn); Flopheniol (1kg/800 - 100 kg thức ăn); Tylosin với liều 10 - 20 mg/kg TT 2.2.1.2. chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh chuồng trại * Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh và chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. - Theo Nguyễn Ngọc Phụng (2005) [11], bệnh xuất hiện trong một đàn lợn thường do nguyên nhân phức tạp, có thể là bệnh truyền nhiễm hoặc không truyền nhiễm. có rất nhiều biện pháp đã được đưa ra áp dụng, nhằm kiểm soát khả năng xảy ra dịch bệnh trên đàn lợn. phần lớn các biện pháp này đều nhằm làm giảm khả năng lây lan các tác nhân gây bệnh và nâng cao sức đề kháng của đàn lợn. - Gardner J. A. A và cs (1990) [15], Smith B. B. Martineau, G., Bisaillon, A. (1995) [16], cho biết: tăng cường vệ sinh chuồng trại vệ sinh cơ thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh.
  20. 13 - Theo Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004) [10], từ 3-5 ngày trước ngày đẻ dự kiến, ô chuồng lợn nái đã được cọ rửa sạch sẽ, phun khử trùng bằng hóa chất như crezin 5% hoặc bằng các loại hóa chất khác nhằm tiêu độc khử trùng chuồng trước khi đẻ. * Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi. - Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, thông thoáng, mát vào mùa hè ấm vào mùa đông, đảm bảo cách li với môi trường xung quanh. - Vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi lứa nuôi. - Với những chuồng nuôi có vật nuôi bị bệnh truyền nhiễm cần vệ sinh tổng thể, triệt để, sát trùng từ nền chuồng đến mái và môi trường xung quanh. Các dụng cụ và các chất thải rắn cần thu gom lại để xử lý, các chất thải lỏng phải xử lý trước khi đưa ra môi trường. - Tiến hành công tác phun sát trùng định kỳ 3 lần/ tuần, hằng ngày quét dọn sàn nền chuồng, hót phân, đổ phân, xịt gầm, dội vôi * Phòng bệnh bằng vắc xin : là biện pháp phòng bệnh chủ động và hiệu quả nhất. Vắc xin là một chế phẩm sinh học trong đó chứa mầm bệnh đã được làm giảm độc lực hoặc vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, làm mất khả năng gây bệnh của chúng nhưng vẫn kích thích cơ thể vật nuôi sinh miễn dịch để chống lại bệnh đó. - Khi tiêm vắc xin vào cơ thể không có kháng thể ngay mà phải sau 7- 21 ngày tùy từng loại vắc xin thì cơ thể vật nuôi mới sinh kháng thể. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Theo Bilken và cs (1994) [1], viêm tử cung thường xảy ra trong lúc sinh do nhiễm vi khuẩn E.coli gây dung huyết và các vi khuẩn gram dương. Theo Urban V. P (1983) [18], Bilken (1994) [1], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử
  21. 14 cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E.coli, Staphylocomlus aureus, Streptocomlus spp. Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Smith B. B (1995) [16], Taylor D. J (1995) [17] cho rằng: tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Winson khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý, viêm vòi tử cung có mủ. Ở Pháp Pierre Brouillet và Bernard Farouilt (2003) [9], đã nghiên cứu và kết luận: điều trị bệnh viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả, xác định nguyên nhân không chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn nuôi và có thể dựa vào các kết quả của phòng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược động học cho phép đáp ứng tốt hơn cách điều trị. Trekaxova A. V. (1983) [13], cho biết: chữa bệnh viêm vú cho lợn nái hướng vào việc đưa ra các phương pháp chữa kết hợp. Dùng novocain phong bế phối hợp với điều trị bằng kháng sinh cho kết quả tốt. Để phong bế thần kinh tuyến sữa, tác giả đã dùng dung dịch novocain 0,5% liều từ 30 - 40ml cho mỗi túi vú. Thuốc tiêm vào mỗi thuỳ vú bệnh, sâu 88 - 10cm. Dung dịch novocain còn được bổ sung 100 - 200 ngàn đơn vị penicillin hay kháng sinh khác. Đồng thời, lợn nái còn được tiêm bắp cùng một loại kháng sinh trong novocain này, từ 400 - 600 đơn vị, mỗi ngày 2 - 3 lần.
  22. 15 2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002) [4], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50%, trong đó viêm cơ quan bên ngoài ít, chiếm tỷ lệ 20%, còn lại 80% là viêm tử cung. Viêm tử cung là một quá bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Phạm Hữu Doanh, Lưu Ký, (2003) [3], cho biết: trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1 giờ đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục. Theo Nguyễn Xuân Bình (2000) [2]: những nái bị viêm tử cung thường sốt theo quy luật sáng chiều (sáng sốt nhẹ, chiều sốt nặng). Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002) [4] cho rằng: khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì không nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn không được đẩy ra ngoài, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytocin kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ. Theo Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Văn Diên, Tạ Thúy Hạnh, Trần Đức Hạnh, Nguyễn Hữu Hưng, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Năm, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thọ (2002) [6], bệnh viêm tử cung do vi khuẩn Streptocomlus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.
  23. 16 Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ, (2004) [7] cho biết: trong quá trình mang thai lợn ăn khẩu phần nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu dẫn đến viêm tử cung. Theo Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004) [10], thức ăn cho lợn nái nuôi con phải là những thức ăn có ảnh hưởng tốt đến sản lượng và chất lượng sữa. Đó là các loại thức ăn xanh non như các loại rau xanh, các loại củ quả như bí đỏ, cà rốt, đu đủ. Thức ăn tinh tốt như gạo tấm, bột mì, các loại thức ăn bổ sung đạm động vật, đạm thực vật, các loại khoáng, vitamin Không cho lợn nái nuôi con ăn các loại thức ăn thối mốc, biến chất, hư hỏng. Thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con dùng trong chăn nuôi công nghiệp phải đảm bảo đủ protein, năng lượng và các thành phần vitamin, khoáng theo đúng tiêu chuẩn quy định như năng lượng trao đổi 3100 kcal, protein 15%, Ca từ 0,9 - 1,0 %, photpho 0,7 %. Theo Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004) [10], vận động tắm nắng là điều kiện tốt giúp cho lợn nái nhanh hồi phục sức khỏe và nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ. Do vậy sau khi lợn đẻ được từ 3 -7 ngày, trong điều kiện chăn nuôi có sân vận động, nếu thời tiết tốt thì có thể cho lợn nái vận động, thời gian vận động lúc đầu là 30 phút/ngày, sau tăng dần số giờ vận động lên. Trong chăn nuôi công nghiệp, hầu hết lợn nái nuôi con đều bị nhốt trong các cũi đẻ, không được vận động, vì vậy cần phải chú ý đến thành phần dinh dưỡng của thức ăn, đặc biệt các chất khoáng và vitamin. Theo Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo 2004 [10], việc chăm sóc lợn nái mẹ có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sức khỏe của cả lợn mẹ và lợn con. Chuồng trại phải
  24. 17 được vệ sinh sạch sẽ. Trước khi lợn đẻ 10 -15 ngày cần chuẩn bị đầy đủ chuồng đẻ. Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Yêu cầu chuồng phải khô ráo, ấm áp, sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng. Sau khi vệ sinh tiêu độc nên để trống chuồng từ 3 -5 ngày trước khi lợn nái vào đẻ. Chuồng đẻ cần phải trải đệm lót, có che chắn và thiết bị sưởi ấm trong những ngày mùa đông giá rét. Trước khi đẻ 1 tuần, cần vệ sinh lợn nái sạch sẽ, lợn nái được lau rửa sạch sẽ đất hoặc phân bám dính trên người, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lợn con mới sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có vi khuẩn gây bệnh. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho lợn nái, chúng ta chuyển nhẹ nhàng từ chuồng bầu sang chuồng đẻ để lợn quen dần với chuồng mới.
  25. 18 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng - Lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ nuôi tại trang trại lợn Bảy Tuân, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: tại trang trại lợn Bảy Tuân, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Thời gian tiến hành: từ ngày 18/05/2019 đến ngày 25/11/2019. 3.3. Nội dung thực hiện - Thực hiện đánh giá tình hình chăn nuôi tại cơ sở. - Thực hiện các quy trình phòng bệnh cho đàn lợn của cơ sở. - Tham gia chẩn đoán và điều trị cho đàn lợn nái của cơ sở và lợn con theo mẹ. - Tham gia công tác xác định và chăm sóc lợn nái mang thai và lợn con theo mẹ tại cơ sở. - Tham gia các công tác chăn nuôi tại cơ sở. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện - Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại lợn Bảy Tuân, xã tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. - Biện pháp vệ sinh phòng bệnh. - Tình hình mắc bệnh, phương pháp điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. - Khối lượng công việc nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.
  26. 19 3.4.2. Phương pháp thực hiện * Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Bảy Tuân, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. + Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi tại trại lợn Bảy Tuân, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. + Theo dõi tình trạng sức khỏe đàn lợn hàng ngày bằng cách quan sát kỹ đàn lợn để phát hiện triệu chứng bệnh. * Phương pháp phòng bệnh cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại, phòng bệnh cho vật nuôi cần duy trì thường xuyên, đặc biệt tăng cường vào dịp cuối năm, khi thời tiết thay đổi. + Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi Cần giữ chuồng trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi. Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau đó để trống chuồng trước khi nuôi lứa mới. Phân, rác và chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung riêng để xử lý. Hạn chế người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi. + Các biện pháp khử trùng tiêu độc Sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Rắc vôi hoặc quét nước vôi pha loãng nồng độ 10% (1kg vôi/10 lít nước), xịt gầm, dội vôi hằng ngày xung quanh và bên trong chuồng nuôi. Thường xuyên tiến hành vệ sinh, sát trùng chuồng trại, khử trùng dụng cụ chăn nuôi và tắm sát trùng trước và sau khi vào khu chăn nuôi. + Vệ sinh thức ăn và nước uống Hàng ngày vét máng lợn mẹ và lau máng lợn con sạch sẽ. Các thiết bị chứa nước định kỳ dọn rửa, loại bỏ cặn bẩn, rong rêu.
  27. 20 + Chăm sóc nuôi dưỡng Thường kiểm tra đàn lợn vào đầu giờ sáng hàng ngày, quan sát dáng đi, tiếng kêu, mắt, mũi, trạng thái phân. Kiểm tra tình trạng ăn uống của lợn. Cách ly kịp thời những con có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết. Đảm bảo quy trình chăm sóc nuôi dưỡng như mật độ, độ ẩm và ánh sáng trong, ngoài chuồng nuôi; chế độ cho ăn, uống, + Phòng bệnh bằng vắc xin Bên cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy mà việc tiêm phòng vắc xin được chú trọng. * Tình hình mắc bệnh, phương pháp điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. Một số bệnh thường gặp trên đàn lợn tại cơ sở: - Bệnh viêm tử cung: Tiêm kháng sinh (Hanoxylin LA) 1 ml/10 kg TT + tiêm kháng viêm (kettovet) 1ml/16kg TT - Bệnh viêm vú: Tiêm kháng sinh (Hanoxylin LA) + tiêm kháng viêm (kettovet) - Bệnh mất sữa: Tiêm oxytocin: 10 UI/lần/ngày, dùng 4-5 ngày. - Bệnh sót nhau: Tiêm oxytocin + thụt rửa tử cung, tiêm kháng sinh. - Bệnh lợn con tiêu chảy: Tiêm nofloxacin (MD NOR 100) 1ml/10kg TT - Bệnh viêm phổi: Tiêm Bromhexine 0,3% (1-3ml/ 10kg TT). * Công việc nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ. a) Công tác xác định lợn nái mang thai + Lợn nái sau khi được phối giống sẽ được kiểm tra hàng ngày, thông qua việc quan sát các biểu hiện bên ngoài của cơ thể lợn, trạng thái sinh hoạt vận động.
  28. 21 + Để xác định lợn nái có mang thai hay không cần nắm rõ các thông tin sau: - Thời gian phối giống cho lợn lần cuối, số lần phối giống. - Sau khi phối giống lợn có động dục lại không. - Lợn có bệnh về đường sinh dục không. - Tình hình nuôi dưỡng lợn nái. + Phương pháp dùng để xác định lợn nái mang thai: - Quan sát bên ngoài: thành bụng, tuyến vú phát triển to, bè ra. Lợn yên tĩnh ăn uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên. Lợn không có biểu hiện động dục lại sau 21 ngày kể từ lúc phối. Lợn đã có chửa thường nằm sấp, thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng. - Ngoài ra đối với những lợn không có những biểu hiện bên ngoài có thể sử dụng phương pháp sờ nắn thành bụng. b) Chăm sóc lợn nái mang thai Lợn nái sau khi được phối giống tùy theo thời gian chửa sẽ được nhốt ở các chuồng bầu theo tuần chửa. Các lợn nái chửa từ tuần thứ nhất đến khoảng tuần thứ 8 sẽ được nuôi nhốt ở chuồng bầu 1, còn các lợn nái chửa từ khoảng tuần thứ 8 trở đi sẽ được đuổi sang nhốt ở chuồng bầu 2. Hàng ngày lợn sẽ được kiểm tra để phát hiện các lợn phối không đạt, lợn bị sảy thai, mang thai giả. Lợn được vệ sinh tắm trải hàng tuần, phân được thu gom tránh lợn đè phân gây nhiễm trùng cơ quan sinh dục. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 3060 của công ty thức ăn Dehues với định mức cho ăn tùy theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ. Lợn được tiêm vắc xin định kỳ theo lịch của trại. c) Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng nái đẻ - Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, sát
  29. 22 trùng và cọ, rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 3 bữa sáng, chiều và tối. - Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 1 kg/con/bữa. - Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 1,5 - 2kg/con/bữa chia làm ba bữa sáng, chiều và tối. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên 2kg/con/bữa. d) Công tác đỡ lợn đẻ Để công tác đỡ lợn đẻ thành công cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc đỡ đẻ, dụng cụ bao gồm : lồng úm, bóng đèn hồng ngoại, khay đựng cồn, kéo, chỉ buộc rốn, khăn khô. Kéo và chỉ buộc rốn phải được ngâm trong khay đựng nước sát trùng. Biểu hiện lợn sắp đẻ được thể hiện qua bảng 3.1. Bảng 3.1. Những biểu hiện khi lợn sắp đẻ Thời gian trước khi đẻ Biểu hiện 0-10 ngày trước đẻ Vú căng lên và cứng, âm hộ căng mọng 2 ngày trước đẻ Bầu vú cương cứng hơn và tiết ra chất lỏng trong 12-14 giờ trước khi đẻ Lợn nái bồn chồn, tuyến vú bắt đầu tiết sữa 6 giờ trước khi đẻ Sữa tiết ra nhiều hơn qua 2 lỗ tia sữa 2-4 giờ trước khi đẻ Các vú đều có sữa non vọt thành tia dài 30 phút – 2 giờ trước khi đẻ Tăng nhịp thở, đứng nằm không yên Âm hộ tiết ra dịch nhờn màu hồng, có lẫn 15-30 phút trước khi đẻ phân su Lợn nái nằm nghiêng sang 1 bên, hơi thở đứt 5 phút trước khi đẻ quãng, cong đuôi rặn đẻ Thao tác đỡ đẻ: Trước khi đẻ lợn mẹ phải được vệ sinh (tắm) sạch sẽ, bộ phận sinh dục và bầu vú cũng được lau chùi sạch sẽ. Khi lợn con được đẩy ra ngoài nhanh chóng dùng tay vuốt mồm cho lợn dễ thở sau đó dùng khăn khô
  30. 23 mềm lau sạch nhớt và lớp màng trên người lợn con. Sau đó dùng chỉ buộc dây rốn (cách rốn khoảng 3cm) rồi cắt bên dưới nút buộc, xịt cồn vào rốn và thả lợn vào lồng úm đã chải sẵn thảm và thắp đèn úm .Trường hợp lợn mẹ khó đẻ sau 15 -20 phút phải có biện pháp can thiệp. Sau khi lợn mẹ đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ bầu vú, cơ quan sinh dục và cho lợn con vào bú sữa đầu. Trong khi lợn con bú mẹ cần chú ý quan sát để tránh trường hợp lợn mẹ đè con. e) Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ * Cho lợn con bú - Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa đầu là sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ) vì sữa đầu là nguồn cung cấp kháng thể giúp cho lợn con đề kháng bệnh tật, đặc biệt là trong 3 tuần đầu. - Cố định vú bú, giữ cho con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều. - Nếu số lợn con đẻ ra nhiều hơn số vú của lợn mẹ thì nên chia làm 2 thực hiện cho bú luân phiên. Nhóm 1 bú xong cho vào ổ ấm, chờ 1-2 tiếng sau cho nhóm 2 vào. * Tiêm sắt + uống cầu trùng cho lợn con - Cần bổ sung sắt để chống thiếu máu cho lợn con. - Tiêm vào bắp cổ hoặc cơ đùi dung dịch sắt . - Lợn con tiêm 1 lần 2 ml/con (Prolongal) vào ngày thứ 3 sau đẻ. - Khi tiêm sắt xong cho lợn con uống cầu trùng (Polycox.sol) 0,2ml/con vào ngày thứ 3 sau đẻ. * Thiến lợn con - Lợn đực không làm giống thiến từ ngày thứ 5 trở đi sau đẻ. - Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ: dao thiến sắc, không rỉ, panh kẹp, kim khâu, chỉ, bông và cồn I – ôt 2,5%, thuốc kháng sinh dạng bột - Đề phòng nhiễm trùng sau khi thiến:
  31. 24 + Sát trùng dụng cụ trước khi thiến; + Sát trùng vị trí mổ trên bao tinh hoàn bằng cồn I-ốt, rắc kháng sinh bột vào chỗ mổ trước khi khâu. * Mài nanh + cắt đuôi lợn con - Mài nanh và cắt đuôi được thực hiện bằng máy. - Cố định lợn con, dùng tay bóp miệng, mài răng lợn con 2 bên dưới và hai bên trên, sau khi mài kiểm tra xem răng đã mài còn sót hay dài quá không để mài lại. - Cắt đuôi sao cho phần còn lại của đuôi lợn con chỉ dài 2-3 cm, sau đó dùng cồn sát trùng vết cắt. * Cho lợn con tập ăn sớm - Để đảm bảo lợn con phát triển bình thường khi lượng sữa mẹ đã giảm và giúp cai sữa sớm cho lợn con, nên tập ăn cho lợn con. - Thức ăn cho lợn con tập ăn phải có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu, ngon miệng và đảm bảo vệ sinh. Thức ăn tự phối chế phải nấu chín, không dùng thức ăn ôi, thiu. - Cho lợn con ăn nhiều lần trong ngày - Vệ sinh máng ăn, máng uống thường xuyên (2-3 lần ngày) không giữ thức ăn lâu trong máng gây lên men chua dễ tiêu chảy. * Cai sữa cho lợn con - Chỉ cai sữa cho lợn khi lợn con đã quen thức ăn tập ăn. Không cai sữa khi trong đàn có lợn con ốm, lợn con có thể cai sữa sớm hoặc muộn phụ thuộc vào thể trạng của lợn mẹ và lợn con. Nên cai sữa cho lợn con khi 4 đến 5 tuần tuổi. - Trong thời gian 3-5 ngày trước khi cai sữa, hạn chế lượng thức ăn nước uống hàng ngày của lợn mẹ. - Trước khi cai sữa 3-5 ngày hạn chế số lần cho bú. Thời điểm tách mẹ tốt nhất là vào ban ngày.
  32. 25 - Khi cai sữa nên để lợn con ở lại chuồng một thời gian để tránh lợn con bị thay đổi môi trường đột ngột và chuyển lợn mẹ đi nơi khác nếu có điều kiện. - Giảm lượng thức ăn của lợn con trong 3-4 ngày đầu để tránh lợn bị tiêu chảy, không nên thay đổi thức ăn cho lợn con trong ngày cai sữa. Tiếp tục cho lợn con ăn thức ăn chất lượng cao trong 20 ngày sau cai sữa. - Khi lợn mẹ đã cạn sữa, cho ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng lượng thức ăn trong 3-5 ngày để chuẩn bị phối giống. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu * Phương pháp xác định các chỉ tiêu.  số lợn mắc bệnh (con) - Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100  số lợn theo dõi (con)  số lợn khỏi bệnh (con) - Tỷ lệ khỏi sau điều trị (%) = x 100  số lợn điều trị (con)  thời gian điều trị từng con (ngày) - Thời gian điều trị trung bình (ngày) = Số lợn điều trị (con)  số lợn chết (con) - Tỷ lệ lợn chết (%) = x 100  số lợn điều trị (con) - Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel 2016.
  33. 26 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Bảy Tuân, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tiến hành tìm hiểu tình hình chăn nuôi của trại trong năm 2017-2018 với năm 2019. Kết quả được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn Bảy Tuân từ năm 2017 đến tháng 11/2019 Số lượng (con) STT Loại lợn 2017 2018 11/2019 1 Lợn đực giống 12 14 7 2 Lợn nái 632 521 268 3 Lợn cái hậu bị 74 75 40 4 Lợn con 14044 13504 9338 Tổng 14762 14114 9653 (Nguồn: kỹ thuật trang trại ) Từ bảng 4.1 cho thấy trại lợn Bảy Tuân là một trại có quy mô tương đối lớn nhưng số lượng lợn của qua các năm có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2017 và năm 2018 tăng về số lợn đực giống và lợn cái hậu bị để thay số lợn đã già, giảm về số đầu nái và lợn con phù hợp với tình hình kinh tế của trại. Tới năm 2019 do trải qua đợt dịch tả lợn Châu Phi làm thiệt hại to lớn cho trại nên số lợn của trại giảm đi gần một nửa. Nhờ thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ nên tình hình đã ổn định hơn và đang dần hồi phục. Tổng số lợn nuôi tại trại từ năm 2017 đến tháng 11/2019 được thể hiện rõ hơn qua hình 4.1.
  34. 27 16000 14762 14114 14000 12000 10000 9653 8000 6000 4000 2000 0 2 0 1 7 2 0 1 8 11/2 0 1 9 Hình 4.1. Biểu đồ tổng số lợn nuôi tại trại Bảy Tuân từ năm 2017 đến tháng 11/2019 Qua bảng 4.1 và hình 4.1 trên thấy rằng: * Năm 2019 so với năm 2018 giảm 4461 con, giảm 68,4%. Cụ thể: - Lợn đực giống: giảm 7 con (từ 14 con xuống còn 7 con). Tỷ lệ giảm 50%. - Lợn nái: giảm 253 con (từ 521 con xuống còn 268 con). Tỷ lệ giảm 51,4%. - Lợn cái hậu bị: giảm 35 con (từ 75 con xuống còn 40 con). Tỷ lệ giảm 53,3%. - Lợn con: giảm 4166 con (từ 13504 con xuống còn 9338 con). Tỷ lệ giảm 69%. * Năm 2019 so với năm 2017 giảm 5109 con, giảm 65,4%. Cụ thể: - Lợn đực giống: giảm 5 con (từ 12 con xuống còn 7 con). Tỷ lệ giảm 58%. - Lợn nái : giảm 364 con (từ 632 con xuống còn 268 con). Tỷ lệ giảm 42%. - Lợn cái hậu bị: giảm 34 con (từ 74 con xuống còn 40 con). Tỷ lệ giảm 54%. - Lợn con: giảm 4706 con (từ 14044 con xuống còn 9338 con). Tỷ lệ giảm 66,5%.
  35. 28 4.2. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn tại cơ sở 4.2.1. Công tác chăn nuôi Để đạt hiệu quả cao trong quá trình chăn nuôi cần chú trọng tới định mức cho ăn của lợn, định mức cho ăn của lợn được trình bày qua bảng 4.2. Bảng 4.2. Định mức cho ăn cho đàn lợn tại trại Khối lượng thức Đối tượng Giai đoạn ăn/con/ngày (kg) 100 kg 2,5 Lợn nái chờ phối Sau cai sữa 3 Chửa kỳ 1 3 (từ 1 - 84 ngày) Chửa kỳ 2 2 Lợn nái mang thai (từ 85 - 110 ngày) Chửa kỳ 3 3 (từ 110 - 114 ngày) Ngày đẻ 2,5 Ngày đầu tiên 2,5 Ngày thứ 2 3 Ngày thứ 3 4 Lợn nái nuôi con Ngày thứ 4 5 Ngày thứ 5 trở đi 6 Ngày cai sữa Không cho ăn Lợn con theo mẹ Tập ăn từ 3 ngày tuổi Tự do (Nguồn: kỹ thuật trang trại)
  36. 29 Qua bảng 4.2 nhận thấy: chế độ ăn theo ngày thay đổi tùy từng đối tượng lợn cho ăn và giai đoạn phát triển của lợn, số lượng thức ăn cho ăn sẽ ngày càng tăng lên để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cũng như năng lượng cần cho hoạt động của lợn nái. Cụ thể: Lợn cái hậu bị cho ăn từ 2 - 2,5kg/con/ngày. Lợn nái mang thai cho ăn từ 2,5 - 3kg/con/ngày Lợn nái nuôi con là từ 2,5 - 6 kg/con/ngày. Lượng thức ăn cho lợn nái nuôi con cũng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và khả năng điều tiết sữa của lợn mẹ. Vì cần chế độ ăn hợp lý để nuôi con nên nái nuôi con được cho ăn với khẩu phần 3 bữa/ ngày đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Lợn nái ăn loại thức ăn 3060, lợn con ăn loại thức ăn 3800 của công ty Dehues. Lợn con theo mẹ 3 ngày tuổi rắc một ít thức ăn cho làm quen dần với mùi thức ăn và tăng dần lượng thức ăn theo thời gian để sau khi tách mẹ, lợn con ăn thức ăn một cách chủ động, nâng cao hiệu quả kinh tế. 4.2.2. Công tác thú y Kết quả thực hiện công tác thú y tại cơ sở được trình bày qua bảng 4.3 và bảng 4.4. Bảng 4.3. Kết quả thực hiện công tác vệ sinh thú y Công việc Đơn vị tính Số lần Kết quả (lần) Phun sát trùng Lần/tuần 3 70 Dội vôi Lần/ngày 1 167 xịt gầm Lần/ngày 1 167 Lau sàn Lần/ngày 2 334 Vét máng, lau máng Lần/ngày 2 334 Rắc vôi sàn và quét sàn Lần/ngày 2 334
  37. 30 Qua bảng 4.3, cho thấy: đối với công tác thú y thì phòng bệnh được đặt lên hàng đầu, phòng bệnh tốt thì có thể hạn chế hoặc ngăn chặn được bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng bệnh phải phù hợp điều kiện và tình hình dịch tễ của trại. Công việc vệ sinh chuồng trại chăn nuôi được tiến hành thường xuyên, định kỳ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh giúp vật nuôi tránh được mầm bệnh, giảm thiểu tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao chất lượng, sức khỏe vật nuôi. Phun sát trùng bằng thuốc virkon S với liều 100g/ 10 lít nước vào thứ 3, 5, 7 trong tuần. Số lần đã thực hiện trong 6 tháng là 70 lần. Khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đội mũ Để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tạo môi trường phù hợp cho lợn sinh trưởng, phát triển tốt chúng ta phải đảm bảo tiểu khí hậu chuồng nuôi, khi thời tiết nóng ta phải tăng quạt thông gió, bật giàn mát. Khi trời lạnh ta bật đèn úm, giảm số lượng quạt, tắt dàn mát và che chắn dàn mát lại, đóng kín cửa tránh nhiệt độ bên ngoài ùa vào làm ảnh hưởng đến tiểu khí hậu trong chuồng nuôi. Các công việc vệ sinh khác: dội vôi, xịt gầm, lau sàn, vét máng, lau máng, rắc vôi sàn và quét sàn được thực hiện hằng ngày, vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra tiến hành quét dọn khu vực ngoài chuồng và lối đi. * Ngoài công tác vệ sinh thú y thì bên cạnh đó công tác tiêm phòng vắc xin cũng vô cùng quan trọng và được ưu tiên hàng đầu. Nếu như công tác tiêm phòng vắc xin được thực hiện tốt thì gia súc ít mắc bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí thuốc thú y thấp, làm cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn. Vắc xin là một chế phẩm sinh học trong đó chứa mầm bệnh (mầm bệnh có thể là vi khuẩn, virus hoặc vật chất di truyền của chúng như ARN,ADN) đã được là giảm độc lực hoặc vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, làm mất khả năng gây bệnh của chúng nhưng vẫn kích thích cơ thể vật nuôi sinh miễn dịch để chống lại bệnh đó.
  38. 31 Kết quả tiêm phòng vắc xin được thể hiện qua bảng 4.4. Bảng 4.4. Kết quả tiêm phòng vắc xin cho lợn tại cơ sở Kết quả (an toàn) Số lượng Tiêm phòng vắc xin Loại vắc xin Thời gian (con) Số lượng Tỷ lệ (con) (%) * Lợn nái sinh sản Tả Pest - Vac Tuần 10 268 265 98,9 Tai xanh PRRS Tuần 10 268 268 100 Giả dại Begonia Tuần 11 268 268 100 LMLM Aftogen oleo Tuần 12 268 266 99,3 * Lợn con theo mẹ Suyễn (Myco) Mycoplasma Ngày 14 3216 3216 100 Còi cọc (Circo) Circo FLEX Ngày 14 3216 3216 100 * Lợn con sau cai sữa Tả Coglapest Ngày 35 3216 3211 99,8 LMLM Aftogen oleo Tuần thứ 7 3216 3197 99,4 Qua bảng 4.4 thấy rằng: - Tỷ lệ tiêm thành công đạt gần 100%. - Vắc xin cho lợn nái: Tai xanh, Tả, giả dại, LMLM. Các loại vắc xin trên được tiêm với liều 2ml/con. - Vắc xin cho lợn con: Mycoplasma (suyễn), Circo (còi cọc). Các loại vắc xin trên này được tiêm chung một ngày, với liều 2ml/con. - Công việc tiêm phòng vắc xin được tiến hành cẩn thận, do chính cán bộ kỹ thuật của trại trực tiếp thực hiện, sinh viên tham gia hỗ trợ tiêm nhằm đảm
  39. 32 bảo hiệu quả cao nhất tránh các trường hợp như: tiêm ra ngoài, tiêm thiếu thuốc, tiêm gây áp xe, chảy máu - Tiêm phòng vắc xin là biện pháp thiết thực và hiệu quả nhất nhằm tạo miễn dịch cho đàn nái mới lên chống lại mầm bệnh, phòng bệnh cho đàn nái đang sinh sản tránh được các mầm bệnh lây nhiễm. - Vắc xin được bảo quản cẩn thận ở nhiệt độ từ 2 - 8 C. - Trước khi sử dụng vắc xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc vắc xin. - Khi tiêm vắc xin vào cơ thể không có kháng thể ngay mà phải sau 7- 21 ngày tùy từng loại vắc xin thì cơ thể vật nuôi mới sinh kháng thể, nên ta phải để ý theo dõi lợn sau khi tiêm. - Ngoài ra còn được hỗ trợ tiêm vắc xin: Tả, LMLM cho lợn con sau cai sữa. Vắc xin trên tiêm với liều 2ml/con. - Theo sự hướng dẫn chỉ đạo của kỹ thuật trại, em được hỗ trợ trong quá trình tiêm phòng. 4.2.3. Công tác điều trị bệnh Công tác điều trị bệnh tại cơ sở được tiến hành nghiêm túc: “phát hiện sớm, chẩn đoán đúng bệnh, dùng đúng thuốc và điều điều trị dứt điểm”. Có thể dùng một số loại thuốc để điều trị bệnh như: Kháng sinh, kháng viêm, kháng huyết thanh, dùng hóa dược, tiêm một số loại thuốc đặc trị các bệnh hay xảy ra Bên cạnh đó cần bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp đàn vật lợn nuôi mau chóng hồi phục sức khỏe. Ngoài ra cần phối hợp các biện pháp hộ lý, chăm sóc và nuôi dưỡng thật cẩn thận, chu đáo. Nhốt riêng cá thể bị bệnh tiện cho việc theo dõi và chữa trị. Kết quả điều trị bệnh được thể hiện qua bảng 4.5.
  40. 33 Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho lợn tại cơ sở Kết quả (an toàn/khỏi) Số Số STT Loại bệnh Loại thuốc lượng lượng Tỷ lệ (con) khỏi (%) (con) * Bệnh lợn nái Tiêm Kettovet 1 Bệnh viêm vú 12 11 91,7 Tiêm Hanoxylin LA Tiêm Hanoxylin LA 2 Bệnh viêm tử cung 15 12 80,0 Tiêm Kettovet 3 Bệnh sót nhau Tiêm oxytocin 9 9 100 4 Bệnh mất sữa Tiêm oxytocin 10 10 100 * Bệnh lợn con theo mẹ 5 Bệnh tiêu chảy Tiêm nofloxacin 471 463 98,3 6 Lợn viêm phổi Tiêm Bromhexine 0,3% 314 289 92,0 Qua bảng 4.5 cho thấy kết quả điều trị khá cao: - Bệnh viêm vú: có 12 con mắc bệnh, điều trị khỏi 11 con, tỷ lệ khỏi là 91,7 %. - Bệnh viêm tử cung: có 15 con mắc bệnh, điều trị khỏi 12 con, tỷ lệ khỏi đạt 80%. - Bệnh sót nhau: có 9 con mắc bệnh, điều trị khỏi 9 con, tỷ lệ khỏi là 100%. - Bệnh mất sữa: có 10 con mắc bệnh, điều trị khỏi hoàn toàn 10 con, tỷ lệ khỏi là 100%. - Bệnh tiêu chảy lợn con: có 471 con mắc bệnh, đã điều trị khỏi 463 con, tỷ lệ khỏi đạt 98,3%.
  41. 34 - Bệnh viêm phổi: có 314 con mắc bệnh, điều trị khỏi 289 con, tỷ lệ khỏi là 92,0%. Tỷ lệ điều trị các bệnh trên đạt mức cao, giảm thiểu tối đa tỷ lệ chết, tránh được sự lây lan từ những con mắc bệnh ra những con khỏe mạnh giúp con vật trở lại hoạt động bình thường nhờ vào quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cẩn thận, vệ sinh sạch sẽ của cán bộ kỹ thuật và công nhân trong trại. Một số bệnh xảy ra trên lợn tại cơ sở chủ yếu là: - Lợn nái: viêm tử cung, viêm vú, sót nhau, mất sữa. Bệnh xảy ra với mức độ ít, được sử lý điều trị kịp thời nên ít ảnh hưởng đến sản xuất và kinh tế. - Lợn con: tiêu chảy, ho. Bệnh do nhiều nguyên nhân (thay đổi thời tiết, thức ăn có vấn đề, nhiễm vi khuẩn do vệ sinh không kĩ ) phát hiện kịp thời, chữa trị đúng cách làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết. - Ngoài ra còn một số bệnh nhẹ và xảy ra lẻ tẻ như lợn sốt, bỏ ăn, viêm da Đều được xử lý, chữa trị khỏi hoàn toàn. 4.2.4. Công tác khác Công tác khác gồm một số công việc như: Đỡ đẻ, tiêm sắt, uống cầu trùng, mài nanh, cắt đuôi, thiến lợn đực, thụt rửa âm đạo. Các công việc này được làm cẩn thận, thường xuyên và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Kết quả thực hiện các công việc trên được thể hiện qua bảng 4.6.
  42. 35 Bảng 4.6. Kết quả thực hiện các công tác khác Kết quả Số lượng Số lượng STT Nội dung công việc Tỷ lệ (con) trực tiếp (%) làm (con) 1 Đỡ đẻ lợn con 3216 607 18,9 2 Tiêm sắt + Uống cầu trùng 3216 2041 63,7 3 Mài nanh + cắt đuôi 3216 1727 53,7 4 Thiến lợn đực 1537 1368 89,0 5 Thụt rửa tử cung lợn mẹ 268 185 69,0 Kết quả ở bảng 4.6 cho biết: Các công việc được tiến hành ở mức tương đối, nhưng tỷ lệ thành công đạt mức cao, đảm bảo vệ sinh và kết quả tốt. Sau khi đỡ đẻ lợn xong, thả lợn con vào lồng úm, bật đèn úm, cho lợn con bú sữa đầu ngay sau khi đẻ và giữ ấm cơ thể cho lợn con. Một ngày sau đẻ ta tiến hành mài nanh + cắt đuôi lợn con. Một và hai ngày đầu ta cho lợn con uống amoxcillin + colistin + men tiêu hóa để nâng cao sức đề kháng cho lợn con. Công việc tiêm sắt + uống cầu trùng đối với lợn con được tiến hành vào ngày thứ 3 sau khi đẻ (tiêm sắt 2ml/con, uống cầu trùng 0,2ml/con). Tiến hành thiến lợn từ ngày thứ 5 trở đi, khi thiến tiêm cùng với kháng sinh Hanoxylin LA (1ml/con) và dùng cồn sát trùng chỗ vừa thiến. Khi đẻ xong lợn mẹ hay bị viêm nhiễm và sót nhau vì thế ta vệ sinh thường xuyên bằng cách thụt rửa tử cung và tiêm oxytocin 2ml/con giúp đẩy chất bẩn và nhau còn sót ra ngoài tránh viêm nhiễm. Ngoài ra bệnh cạnh các công việc chính thì làm thêm một số việc như: chuyển lợn nái sắp đẻ, chuyển lợn mẹ đi để cai sữa lợn con, tháo và lắp lồng úm, chôn lợn chết, quét dọn vệ sinh trong và ngoài chuồng.
  43. 36 * Công tác đỡ lợn đẻ được làm trực tiếp thể hiện qua bảng 4.7 Bảng 4.7. Công tác đỡ lợn đẻ tại cơ sở (từ tháng 6 – 11/2019) Tháng Nái đẻ (con) Số lợn con (con) 6 9 114 7 10 115 8 7 104 9 9 108 10 9 110 11 5 56 Tính chung 49 607 Công tác đỡ lợn đẻ được thể hiện rõ hơn qua hình sau: 120 114 115 108 110 104 100 80 60 56 40 20 9 10 9 9 7 5 0 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Lợn nái Lợn con Hình 4.2: Biểu đồ công tác đỡ lợn đẻ qua 6 tháng
  44. 37 Qua bảng 4.7 và hình 4.2 nhận thấy rằng: - Về số lượng còn ít so với tổng số lợn hiện có tại trại. Số lượng đỡ lợn đẻ ít là do ngoài công tác đỡ đẻ lợn ra còn thực hiện nhiều công tác khác như: vệ sinh chuồng, điều trị bệnh, công tác tiêm phòng, chăm sóc lợn con và lợn nái đẻ Bên cạnh đó cũng đó số lượng công nhân làm việc cũng tương đối nhiều. - Nhưng về chất lượng thì đỡ thành công 100% và tỷ lệ chết sau sinh hầu như rất ít. Công tác chuẩn bị trước khi đẻ, trong khi đỡ lợn đẻ và công tác sau khi sinh, chăm sóc được tiến hành đúng kỹ thuật, vệ sinh sạch sẽ. Giảm thiểu tỷ lệ chết, tăng khả năng sinh trưởng, phát triển của lợn con cũng như tránh được cái bệnh viêm nhiễm cho lợn mẹ. - Khi đỡ đẻ cho lợn người thực hiện phải thao tác nhẹ nhàng, khéo léo, để tránh làm tổn thương cơ quan sinh dục của lợn mẹ, toàn bộ dụng cụ, tay của người thực hiện đỡ đẻ phải được sát trùng.
  45. 38 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua 6 tháng thực tập tại trại lợn Bảy Tuân xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội em có một số kết luận về trại như sau: - Về hiệu quả chăn nuôi của trại: • Trại lợn Bảy Tuân là một trại lợn có quy mô lớn và có kết quả sản xuất tốt. • Công tác tiêm phòng vắc xin tại trại an toàn gần như đạt 100%. • Lợn nái tại trại có tỷ lệ mắc bệnh: viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó thấp. • Tỷ lệ lợn sơ sinh và lợn cai sữa của trại cũng đã tăng lên cao. - Về công tác thú y của trại: • Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại sản xuất lợn giống luôn thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên trang trại. • Công tác vệ sinh: Hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hàng ngày có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, vệ sinh cống rãnh, đường đi trong trại được quét dọn và rắc vôi theo quy định. • Công nhân, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động. • Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hạn chế đi lại giữa các chuồng, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Với phương châm phòng bệnh là chính nên tất cả lợn ở trại đều được cho uống thuốc, tiêm phòng vắc xin đầy đủ.
  46. 39 • Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Đối với từng loại lợn có quy trình tiêm riêng, từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực và lợn con. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn. Những chuyên môn đã được học tại trại: Qua 6 tháng thực tập tại trại ngoài việc thành thạo về thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, quy trình phòng và điều trị bệnh, em đã thực hiện và thành thạo một số thao tác kỹ thuật sau: • Đỡ đẻ lợn nái • Cắt đuôi, mài nanh • Tiêm sắt • Thiến lợn đực • Tiêm phòng vắc xin • Điều trị một số bệnh: lợn con bị ho, tiêu chảy. lợn mẹ bị sốt, bỏ ăn, viêm nhiễm đường sinh dục. 5.2. Đề nghị - Thực hiện tốt công tác vệ sinh trước, trong và sau khi đẻ, có thao tác đỡ đẻ khoa học để giảm bớt tỷ lệ mắc các bệnh về đường sinh sản ở lợn nái. - Trại lợn cần thực hiện tốt hơn nữa quy trình vệ sinh phòng bệnh và quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn nái, phát hiện và điều trị kịp thời nếu bệnh xảy ra, tránh những hậu quả xấu ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của đàn lợn nái nói riêng và bệnh tật nói chung. - Lợn con cần được chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như để ý hơn để tránh những trường hợp lợn mẹ đè lợn con, lợn con bị lọt sàn, lợn con mắc bệnh tiêu chảy, hô hấp, giảm thiểu tỷ lệ chết xuống mức thấp nhất.
  47. 40 - Với Khoa Chăn nuôi thú y: Tiếp tục cử sinh viên về trại lợn Bảy Tuân, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội để thực tập, tạo điều kiện tốt cho sinh viên nâng cao tay nghề và học hỏi kinh nghiệm tổ chức sản xuất chăn nuôi lợn nái quy mô lớn.
  48. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Bilken và cs (1994), Quản lý lợn nái và lợn cái hậu bị để sinh sản có hiệu quả. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân Bình (2000), Phòng trị bệnh heo nái - heo con - heo thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 29 - 35. 3. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp - Hà Nội. 5. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 6. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên, Nguyễn Văn Diên, Tạ Thúy Hạnh, Trần Đức Hạnh, Nguyễn Hữu Hưng, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Lê Văn Năm, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thọ (2014), Bệnh của lợn tại Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 7. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ (2004), Một số bệnh quan trọng ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Văn Thanh (2016), “Một số yếu tố liên quan tới viêm tử cung sau đẻ ở lợn nái”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 14, số 5, tr 720 – 726. 9. Pierre Brouillt và Bernarrd Farouilt (2003), Điều trị viêm vú lâm sàng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  49. 11. Nguyễn Ngọc Phụng (2005), Công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi lợn, Nxb lao động xã hội, Hà Nội. 12. Trịnh Đình Thâu, Nguyễn Văn Thanh (2010), “Tình hình bệnh viêm tử cung trên đàn lợn nái ngoại và các biện pháp phòng trị”, Tạp chí KHKT Thú y, tập 17. 13. Trekaxova A. V., Đaninko L. M., Ponomareva M. I., Gladon N. P. (1983), Bệnh của lợn đực và lợn nái sinh sản, (Nguyễn Đình Chí dịch), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Phùng Quang Trường, Tăng Xuân Lưu, Nguyễn Văn Thanh, Nguyễn Hoài Nam (2016), “Một số bệnh sinh sản thường gặp và kết quả điều trị bệnh viêm tử cung ở lợn rừng trong điều kiện nuôi nhốt”, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 14, số 5, tr 885 – 890. II. Tài liệu tiếng nước ngoài 15. Gardner J. A. A., Dunkin A. C., Lloyd L. C. (1990), “Metritis - Mastitis - Agalactia”, in Pig production in Autralia. Butterworths, Sydney, pp. Hughes, P.E. (2000), “Feed sows by their backfat”, Feed international, Kotowski, K. (1990), “The efficacy of wisol-T in pig production”, Medycyna weterynaryjna, 46(10). 16. Smith B. B. Martineau, G., Bisaillon, A. (1995), “Mammary gland and lactaion problems”, In disease of swine, 7th edition, Iowa state university press, pp. 40- 57. 17. Taylor D. J. (1995), Pig diseases 6th edition, Glasgow university, U.K., pp. 293. 18. Urban V. P., Schnur V. I., Grechukhin A. N. (1983), “The metritis, mastitis agalactia syndome of sows as seen on a large pig farm”, Vestnik selskhozyaistvennoinauki, 6, pp. 69 – 7.
  50. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ảnh 1: Tiêm sắt Ảnh 2: Đỡ đẻ Ảnh 3: Mài nanh Ảnh 4: Thụt rửa Ảnh 5: Thiến lợn Ảnh 6: Phun sát trùng
  51. Ảnh 7: Kháng sinh Ảnh 8: Nofloxacine Ảnh 9: Oxytocin Ảnh 10: Vắc xin Myco Ảnh 11: Vắc xin circo Ảnh 12: Vắc xin LMLM