Khóa luận Thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và bảo quản Bơ Hass tại moshav Habonim, Haifa, Israel

pdf 50 trang thiennha21 19/04/2022 4001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và bảo quản Bơ Hass tại moshav Habonim, Haifa, Israel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_mot_so_bien_phap_ky_thuat_trong_cham_soc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và bảo quản Bơ Hass tại moshav Habonim, Haifa, Israel

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỤC VĂN VIỆT Đề tài: “THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN BƠ HASS TẠI MOSHAV HABONIM, HAIFA, ISRAEL” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LỤC VĂN VIỆT Đề tài: “THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRONG CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN BƠ HASS TẠI MOSHAV HABONIM, HAIFA, ISRAEL” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : ST&BTĐDSH Lớp : 46-ST&BTĐDSH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và bảo quản bơ hass tại Moshav Habonim, Haifa, Israel” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân em, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn Lục Văn Việt XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Là sinh viên chúng ta đêu nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện thực tập tốt nghiệp và đây cũng là gia đoạn quyết định đến toàn bộ quá trình học rèn luyện của mỗi chúng ta. Qua thời gian thực tập tốt nghiệp em đã cố gắng rèn luyện và học hỏi để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp của bản thân. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm và giúp đỡ từ nhiều tập thể và cá nhân. Xuất phát từ lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm và tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Lâm nghiệp, đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Thu Hoàn đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Với trình độ và năng lực bản thân có hạn, mặc dù đã hết sức cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Lục Văn Việt
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng chính của 100g cơm trái Bơ tươi 2 Bảng 2.1: Sản lượng trái Bơ tươi của thế giới gian đoạn 2001-2005 (tấn) 12 Bảng 2.2: Chỉ tiêu về dinh dưỡng của 12 giống Bơ 14
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Bơ Hass 6 Hình 2.2: Sản lượng Bơ các năm trên toàn thế giới 8 Hình 2.3: Tỷ lệ sản lượng Bơ giữa các nước trên thế giới 8 Hình 2.4: Nhập khẩu Bơ của Hoa Kỳ 11 Hình 4.1: Cây Bơ sau khi ghép 20 Hình 4.2: Cây Bơ giống đạt tiêu chuẩn 20 Hình 4.3: Vườn Bơ trước khi trồng 21 Hình 4.4: Ống nước tưới nhỏ giọt trên hàng Bơ 22 Hình 4.5: Bọc bảo vệ gốc Bơ 24 Hình 4.6: Băng keo bảo vệ vết ghép 25 Hình 4.7: Cây Bơ sau khi quét hỗn hợp bảo vệ 25 Hình 4.8: Cắt bỏ cành dưới vết ghép 25 Hình 4.9: Cắt tỉa hoa Bơ 26 Hình 4.10: Bơ sau khi tỉa ngọn 26 Hình 4.11: Trạm kiểm soát nước và phân bón tại vườn Bơ 27 Hình 4.12: Quả Bơ Hass đạt tiêu chuẩn thu hoạch 28 Hình 4.13: Thu hoạch Bơ tại trang trại 29 Hình 4.14: Cất giữ Bơ sau thu hoạch 30 Hình 4.15: Các giai đoạn chín trong nhiệt độ phòng 31 Hình 4.16: Kho lạnh bảo quản Bơ 33 Hình 4.17: Bơ được dán nhãn 33
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Cs Cộng sự Lbs Pound Nxb Nhà xuất bản PTNT Phát triển nông thôn
  8. vi MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 5 1.2.1. Mục đích của đề tài 5 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 5 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6 2.1. Tổng quan về cây Bơ Hass 6 2.2. Tổng quan về nguồn gốc giống 9 2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Bơ Hass trên thế giới và Việt Nam 10 2.3.1. Trên thế giới 10 2.3.2. Trong nước 13 2.4. Tổng quan cơ sở thực tập 14 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 17 3.1. Thời gian và phạm vi thực hiện 17 3.1.1. Thời gian 17 3.1.2. Phạm vi thực hiện 17 3.2. Nội dung thực hiện 17 3.3. Phương pháp thực hiện 17 3.3.1. Phương pháp kế thừa 17 3.3.2. Phương pháp thực hành 17 3.3.3. Phương pháp ghi chép, xử lý số liệu 17 PHẦN 4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN 19
  9. vii 4.1. Một số biện pháp kỹ thuật trong trồng và chăm sóc Bơ Hass 19 4.1.1. Lựa chọn giống 19 4.1.2. Xử lý thực bì, làm đất 21 4.1.3. Chăm sóc cây Bơ 22 4.2. Một số biện pháp kỹ thuật trong thu hoạch Bơ 27 4.3. Một số biện pháp kỹ thuật trong bảo quản Bơ 30 4.4. Một số tiêu chuẩn xuất khẩu Bơ 34 4.5. Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị sản xuất Bơ tại Việt Nam 36 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 5.1. Kết luận 38 5.2. Kiến nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Bơ (Persea Americana Mills.,) thuộc họ Lauraceae (Long não). Có nguồn gốc vùng nhiệt đới Trung Mỹ, ngày nay Bơ được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở Châu Á, cây Bơ được trồng khá rộng rãi ở Indonesia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Indonesia là quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới và đứng đầu Châu Á về sản xuất Bơ. (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam , 2003)[3]. Trái Bơ là một trong những loại trái cây rất giàu chất dinh dưỡng. Các khảo sát hóa học cơm trái Bơ đã được nhiều tác giả nghiên cứu và kết quả cho thấy rằng hàm lượng protein, carbohydrat và lipid thay đổi tùy theo vùng sinh thái (nhiệt đới hay cận nhiệt đới), giống Bơ, độ chín cũng như thời gian thu hái. Ngoài ra cơm trái Bơ còn chưa 12 loại vitamin và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. So với các loại cây ăn quả khác Bơ là loại cây dễ trồng, khả năng thích nghi rộng, chống chịu khá với các bất lợi của môi trường như hạn hán, gió, đất nghèo dinh dưỡng (Hoàng Mạnh Cường ,2001)[1]. Ngoài vấn đề về dinh dưỡng, Bơ còn là một loại trái cây khá an toàn, do có vỏ dày nên hạn chế được các loài sâu hay côn trùng chích hút, thuốc bảo vệ thực vật rất ít được dùng cho cây Bơ. Bơ có thể ăn tươi, dùng làm kem, bánh sandwiches hay dùng làm các món ăn nhanh, Ngoài ra dầu trái Bơ còn được dùng làm xà phòng hảo hạn hay các loại mỹ phẩm cao cấp nhờ vitamin E trong Bơ có tác dụng bảo vệ các axit chống lại sự oxy hóa, nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi sáng và căng hơn.
  11. 2 Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng chính của 100g cơm trái Bơ tươi Thành phần Đơn vị Hàm lượng Calories Kcal 171,0 Thành phần dinh dưỡng chính g Protein 2,2 Chất béo 17,0 Carbonhydrat tổng 6,0 Chất khoáng mg Kali 340-723 Phospho 20-80 Canxi 10-15 Magie 40-60 Sắt 0,5-2 Vitamin β-caroten iu 370-750 Vitamin B2 µg 95-230 Vitamin B1 µg 60-240 Cholin mg 17-22 Folacin µg 30-62 Vitamin C iu 1,6-30 Vitamin E iu 1,6-2,4 Phytochemical β-sitosterol mg 75 Lutein mcg 293 (Nguồn: Võ Tấn Hậu , 2008) Đặc biệt nó còn là nguồn giàu β-sitosterol giúp giảm cholesterol, lutein có thể ngăn chặn ung thư đại tràng và glutathion giúp cơ thể chống lại các chất sinh ung thư (Võ Tấn Hậu , 2008)[4]. Bơ rất giàu dầu và protein, trong
  12. 3 100g Bơ có chứa từ 150 – 300 calo là một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất trên thế giới. Ngoài ra hàm lượng lipit trong quả Bơ rất cao, dưới dạng dầu, rất dễ dàng để tiêu hóa, cơ thể có thể hấp thu tới 92,8%. Kết quả nghiên cứu ngày nay đã xác nhận rằng Bơ không chỉ la nguồn cung cấp năng lượng và vitamin mà còn cung cấp cho cơ thể con người lợi ích sinh lý đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Theo định nghĩa của Mazza (1998) Bơ được coi là thực phẩm chức năng vì thành phần chất chống oxy hóa như vitamin E hoặc tocopherols và glutathione đã được tìm thấy trong quả Bơ. Những thành phần này có tác dụng chống oxy hóa, trung hòa các gốc tự do gây lão hóa tế bào, tim và giảm phát triển một số dạng ung thư như ung thư miệng và mũi họng. Bơ cũng giàu lutein (248m / 100g), một loại carotene giúp bảo vệ mắt chống lại bệnh đục thủy tinh thể, Bơ có lợi cho bệnh nhân tiểu đường bằng cách giảm tryglycerides trong máu đẫm máu. Trước đây ở Đông Nam Á cũng như ở Việt Nam trái Bơ ít được ưa thích nhưng ở các nước Âu, Mỹ đây là loại trái cây rất được ưa chuộng do giá trị dinh dưỡng và mùi vị của nó. Ở nước ta, từ năm 2006 trở lại đây, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 80.000 tấn Bơ, trong đó Đăk Lăk khoảng 40.000 tấn, Lâm Đồng khoảng 30.000 tấn. (Phạm Thị Mỹ Phương và cs, 2017)[2]. Bơ Hass (Persea americana Hass) được đặt tên bởi nhà làm vườn có tên là Rudolph Hass, thuộc chủng guatamalan. Tất cả các cây Bơ Hass ăn quả đã được trồng từ những cây ghép được nhân giống từ một cây duy nhất được trồng từ hạt giống được Rudolph Hass mua vào năm 1926 từ Rideout of Whittier, California. Thành phần chính của thịt Bơ có chứa đến 20 loại vitamin và khoáng chất, hàm lượng kalo cao. Có chứa chất béo và chất béo bão hòa không no cung cấp hàm lượng dinh dưỡng lớn cho cơ thể và làm đẹp
  13. 4 da. Khi chín thời gian bảo quản lên đến 1 tháng mà chất lượng quả vẫn thơm ngon, chính vì vậy mà giống Bơ này được xếp vào danh sách loại Bơ xuất khẩu hàng đầu hiện nay. Do hương vị, kích cỡ, thời hạn sử dụng, năng suất tăng trưởng cao và ở một số khu vực thu hoạch quanh năm, giống Hass là Bơ phổ biến nhất trên thị trường thương mại. Tại Hoa Kỳ, nó chiếm hơn 80% lượng Bơ, 95% vụ mùa ở California và là Bơ được trồng phổ biến nhất ở New Zealand. Đây cũng chính là giống cây trồng chủ chốt tại nước Úc mang doanh thu lên đến 1 tỷ USD/1 năm cho nông dân. Israel là một đất nước có khí hậu khô hạn nhưng được biết đến với nền nông nghiệp thần kỳ, chỉ với 2,5% dân số làm nông nghiệp nhưng mỗi năm Israel xuất khẩu chừng 3,5 tỷ USD nông sản và là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, năm 2015 ước chừng khoảng 7000 ha trồng Bơ và thu hoạch được khoảng 100000 tấn quả. Đặc biệt khí hậu và điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thích hợp để phát triển loại Bơ này. Tuy nhiên ở Việt Nam bơ Hass thường được trồng theo quy mô hộ gia đình, diện tích không cao, nên việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như các nước phát triển là điều rất hạn chế. Hậu quả tất yếu là năng suất mang lại không cao, chất lượng quả Bơ không đáp ứng được các yêu cầu về xuất khẩu. Bên cạnh đó quả Bơ chưa được bảo quản và chế biến ở quy mô công nghiệp mà chỉ được dùng chủ yếu làm sinh tố Bơ với nhu cầu không ổn định, dẫn đến nguồn lợi kinh tế mang lại cho người dân cũng không ổn định. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, tôi chọn thực hiện đề tài “Thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc, thu hoạch và bảo quản Bơ Hass tại moshav Habonim, Haifa, Israel”. Góp phần nâng cao chất lượng quả Bơ, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân trồng bơ, góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước.
  14. 5 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích của đề tài Dựa vào các số liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại moshav Habonim, Haifa, Israel tổng hợp lại các biện pháp kỹ thuật trong chu trình trồng Bơ tại Israel. Từ đó đưa ra các khuyến nghị cho người nông dân trồng Bơ tại Việt Nam. Góp phần phát triển ngành nông nghiệp trồng Bơ của Việt Nam. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài Thu thập các số liệu về điều kiện ngoại cảnh tại trang trại trồng Bơ Hass nơi thực hiện đề tài. Thu thập số liệu và các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc Bơ Hass Thu thập số liệu và các biện pháp kỹ thuật trong thu hoạch Bơ Hass Thu thập số liệu và các biện pháp kỹ thuật trong bảo quản Bơ Hass Đưa ra khuyến nghị cho người dân trồng Bơ ở Việt Nam.
  15. 6 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan về cây Bơ Hass Bơ Hass là loài cây thân thường phát triển cành ngang sớm, tán trung bình, không cao, ít vươn thẳng, lá thuôn dài hơi mỏng, màu xanh tươi. Quả có kích thước trung bình đến nhỏ, trồng ở vùng cao-hơi lạnh sẽ cho quả to hơn. Vỏ quả thường sần sùi, quả tươi màu xanh, khi chín chuyến sang màu nâu đen. Hình 2.1: Bơ Hass Cây Bơ Hass sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng nhiệt đới và vùng cận nhiệt đới nhưng cho năng suất cao nhất khi sống ở vùng có khí hậu lạnh. Còn nếu sống ở vùng nhiệt đới thấp có khí hậu nóng ẩm cây sẽ cho năng suất thấp quả nhỏ. Kích thước quả nhỏ, trọng lượng quả chỉ khoảng 140 – 400g, nhưng có chứa tới 20 loại vitamin và khoáng chất, hàm lượng kalo, chất béo và các chất béo bão hòa không no giúp làm đẹp da và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  16. 7 Cơm rất vàng, có mùi thơm, ăn rất béo, độ sáp dẻo cao (E. Lahav and A.W. Whiley , 2002)[9]. Thời gian nuôi trái trên cây lâu nên thường cho thu hoạch muộn. Thuộc hoa nhóm A, hoa thường tung phấn vào 3 giờ chiều, sau đó đóng lại và hoa cái nhận phấn vào lúc 9 giờ sáng hôm sau. Năng suất trung bình đạt 100-120 kg/cây. Tỉ lệ thịt quả đạt 70 – 72%, thịt quả có màu vàng kem, nhiều chất béo, Bơ có vị thơm ngon như hạt dẻ. Hạt chắc và khít vào quả, nhưng dễ tách. Thời gian thu hoạch từ tháng 11 đến tháng 2. Đây là giống Bơ chín muộn, có khả năng đậu trái cao và quả mang chất lượng tốt. Cây hoàn toàn có thể sinh trưởng mạnh ở Việt Nam ta và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Cây giống đạt chất lượng phải đảm bảo những yêu cầu sau: - Chồi ghép được tách từ cây mẹ khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng. - Chồi Bơ HASS được ghép trên gốc ghép thực sinh khỏe mạnh. - Chồi ghép cứng cáp, tỷ lệ sống cao. - Đã ra được 10-20 lá mới. - Không mang mầm bệnh, sâu hại, không dùng thuốc kích thích tăng trưởng. Các quốc gia Trung và Nam Mỹ thống trị sản lượng Bơ toàn cầu, với Indonesia và Hoa Kỳ cũng là những nhà sản xuất nổi tiếng. Mexico là nước sản xuất Bơ hàng đầu thế giới. Năm 2012, sản lượng Bơ của nước này đạt 1.300 tấn, tương đương với 30% sản lượng Bơ toàn cầu. Con số này gần gấp bốn lần Indonesia, nhà sản xuất cao thứ hai. Sản lượng tại Chile, nhà sản xuất lớn thứ hai trong năm 2009, đã giảm 45% trong 3 năm qua do thời tiết và hạn hán kém (Fresh Fruit Portal , 2012)[10]. Châu Phi chiếm 16% sản lượng toàn cầu trong năm 2012, tăng một chút từ 15% trong năm 2008. Các nhà sản xuất lớn khác bao gồm Brazil, Colombia, Cộng hòa Dominican và Peru.
  17. 8 Hình 2.2: Sản lượng Bơ các năm trên toàn thế giới Bơ đang trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới vì giá trị của nó đang được biết đến nhiều hơn. Vì vậy sản lượng Bơ trên thế giới đang ngày càng tăng lên theo nhu cầu của thị trường. Hình 2.3: Tỷ lệ sản lượng Bơ giữa các nước trên thế giới Bơ Hass là một trong những loại Bơ được ưa chuộng nhất trên thế giới vì có mùi vị thơm ngon, hàm lượng chất dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt Bơ có thời gian bảo quản rất lâu nên rất được ưa chuộng trên thị
  18. 9 trường. Ngoài ra Bơ hass còn ưược sử dụng để chế biến thành nguyên liệu, tinh dầu. Hiện nay trên thế giới rất ưa chuộng loại Bơ hass này và nó được trồng rất phổ biến ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. 2.2. Tổng quan về nguồn gốc giống Tất cả các cây Bơ Hass ăn quả đã được trồng từ những cây ghép được nhân giống từ một cây duy nhất được trồng từ hạt giống do Rudolph Hass mua vào năm 1926 từ Rideout of Whittier, California. Mục đích chính của ông là khi cây con đủ lớn sẽ tiến hành ghép chồi giống Bơ Fuerte, giống Bơ đang được ưa chuộng tại Mỹ ở thời điểm này. Theo phương pháp ghép Bơ truyền thống lúc đó, mỗi hố người ta sẽ trồng 3 hạt, khi hạt mọc thành cây con sẽ giữ lại một cây khỏe mạnh nhất để làm gốc ghép. Rudolph Hass cũng thực hiện tương tự. Không rõ ông trồng tổng cộng bao nhiêu cây con. Chỉ biết rằng quá trình ghép gặp khó khăn và gần như thất bại. Điều này khiến ông quyết định chặt bỏ các cây làm gốc ghép, chỉ giữ lại một cây con sinh trưởng tốt, sức sống mạnh mẽ nhất theo lời khuyên của một người bạn tên là Caulkins. Khi cây Bơ này lớn lên, những đợt quả đầu tiên chín, gia đình của Rudolph Hass ăn thử thì thấy hương vị rất tuyệt vời. Những năm về sau khi sản lượng tăng lên, ông quyết định mang tặng một phần cho những người đồng nghiệp ở bưu điện, phần còn lại ông bán cho một cửa hàng tạp hóa tên Model trên phố Colorado ở Pasadena, California. Giống Bơ với quả màu nâu đen của Rudolph Hass đã tạo nên một cơn sốt tại khu vực lúc đó. Những thời điểm khan hiếm người ta còn sẵn sàng trả 1$/quả (tương đương 16$ bây giờ). Nhận thấy giống Bơ mới có nhiều tiềm năng phát triển, Rudolph Hass đã tiến hành mang giống đi đăng ký sáng chế, đến năm 1935 thì được công nhận và đặt tên giống Bơ mới theo tên của mình: Bơ Hass (đây là bằng sáng chế đầu tiên dành cho thực vật ở nước Mỹ lúc bấy giờ).
  19. 10 Rudolph Hass đã thực hiện một hợp đồng với vườn ươm cây Harold Brokaw của Whittier để phát triển và tuyên truyền bán cây giống ghép từ cành giâm của nó với Brokaw nhận được 75% tiền thu được, còn Rudolph Hass nhận được 25%. Đó không phải là một quyết định dễ dàng trong những ngày đó vì quả Hass khác biệt rất nhiều so với Fuerte (loại Bơ tiêu chuẩn lúc bấy giờ), tuy nhiên Brokaw đã bắt đầu tuyên truyền các Hass thô, màu đen độc quyền và thúc đẩy nó cùng với các giống tiêu chuẩn sau đó. Brokaw sau đó chuyên về Hass và thường bán cây ghép vì không giống như Fuerte, sản lượng Hass quanh năm và cũng phong phú hơn, với trái cây lớn hơn, một đời sống lâu hơn và hương vị phong phú hơn do hàm lượng dầu cao hơn. Rudolph Hass tiếp tục vận hành bưu thiếp trong suốt cuộc đời và chết vì cơn đau tim tại Bệnh viện Fallbrook ở Fallbrook , California năm 1952, cùng năm đó bằng sáng chế của ông hết hạn. Sau khi ông mất, người cháu tên Dick Stewart tiếp nhận và quản lý cây Bơ mẹ đến năm 2002 thì cây chết, tính ra cây tồn tại được 76 năm. Vào đầu thế kỷ 21, ngành Bơ Hoa Kỳ đã thu được trên 1 tỷ USD/năm từ giống Hass chất lượng cao, chiếm khoảng 80% trong số tất cả Bơ được trồng trên toàn thế giới. 2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Bơ Hass trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Trên thế giới Hoa Kỳ là một nước xuất khẩu Bơ không đáng kể, thực tế tất cả 245.000 tấn sản xuất trong nước được tiêu thụ trong nước. Kết hợp sản xuất trong nước với nhập khẩu 571.827 tấn trong năm 2012, tổng tiêu thụ trong nước tương đương 816.827 tấn - tương đương với 19% mức tiêu thụ toàn cầu. Lệnh cấm nhập khẩu Bơ đã được thực hiện từ năm 1914 để bảo vệ khỏi sâu bệnh hại nông nghiệp (đặc biệt là các loại hạt Bơ). Những hạn chế này bắt đầu được nới lỏng vào năm 1997 và đến năm 2007 tất cả các hạn chế đã được gỡ bỏ. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã phát triển thành nhà nhập khẩu Bơ lớn nhất thế giới.
  20. 11 Nhập khẩu của Mỹ hiện chiếm khoảng 12% tổng sản lượng toàn cầu. Năm 2013, Mỹ đã nhập 571.827 tấn, trị giá 1,08 tỷ USD. Hơn 98% Bơ nhập khẩu từ Hoa Kỳ có nguồn gốc từ ba nước: Mexico, Chile và Peru. Hình 2.4: Nhập khẩu Bơ của Hoa Kỳ Qua hình 2.4 có thể thấy rằng sau khi những hạn chế về nhập khẩu Bơ bị loại bỏ thì hoạt động nhập khẩu Bơ của Hoa Kỳ phát triển một cách mạnh mẽ. Ngoại trừ việc suy giảm số lượng nhập khẩu trong giai đoạn 2009-2010, tất cả các năm sau số lượng nhập khẩu ngày càng tăng, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Các thị trường Tây Âu chủ yếu thích Bơ Hass đã sẵn sàng để ăn, trong khi khách hàng Đông Âu, Hy Lạp và Ý vẫn thường đi mua Bơ xanh, chẳng hạn như Fuerte và Pinkerton. Sự phổ biến của Bơ Hass dự kiến sẽ tăng lên. Thị trường Anh đã tăng 30% so với cùng kỳ năm trước và các nhà cung cấp không thể theo kịp nhu cầu đang tăng lên. Hiện nay, có Bơ Tây Ban Nha, Ma-rốc và Israel trên thị trường. Hơn nữa, có một số nguồn cung cấp từ Peru,
  21. 12 nhưng chất lượng của những quả Bơ này không đạt tiêu chuẩn cao nhất (Rudolf Mulderij , 2016)[11]. Bảng 2.1: Sản lượng trái Bơ tươi của thế giới gian đoạn 2001-2005 (tấn) (Nguồn: Võ Tấn Hậu , 2008)
  22. 13 Miền Nam Trung Quốc, cụ thể là các tỉnh Quảng Châu và Hải Nam, có sản lượng Bơ nhỏ. Việc trồng vẫn còn hạn chế và không có sản xuất thương mại. Bơ đang trở thành một loại trái cây nhập khẩu phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn trên bờ biển phía Đông. Mexico và Chile đang tiếp cận thị trường Trung Quốc, và năm ngoái Peru cũng được phép xuất khẩu vào Trung Quốc. Bộ trưởng Peru ước tính tiềm năng của Trung Quốc là 50 triệu đô la. 2.3.2. Trong nước Ở Việt Nam Bơ Hass được nhập về thông qua tư nhân và một số cơ quan nông nghiệp thuộc nhà nước (Viện Eakmat – WASI, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền nam – SOFRI ) trồng thử nghiệm lần đầu vào năm 2000. Kết quả khảo nghiệm cho thấy khi trồng càng cao so với mực nước biển thì có sự chênh lệch rõ ràng về năng suất và sinh trưởng. Chẳng hạn theo Viện Eakmat, cây trồng ở khu vực Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho năng suất cao hơn, ít sâu bệnh, sinh trưởng mạnh hơn cây trồng ở khu vực TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk). Ở Việt Nam, các giống Bơ bản địa thường có trái to, mẫu mã đẹp, nên thị trường nội địa ít quan tấm đến giống Bơ Hass, trái nhỏ, da sần sùi. Tuy nhiên ở Mỹ thì 80-90% diện tích trồng Bơ đều trồng Bơ Hass, đây là sản phẩm rất được ưa chuộng tại Mỹ. Do đó nếu có khả năng áp dụng các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP thì khả năng xuất khẩu của Bơ Hass là rất lớn. Ngoài thị trường, đặc tính của Bơ Hass là chín muộn, thu hoạch trái vụ, vỏ lại dày vận chuyển đi xa rất thuận tiện. Cơm sáp dẻo, ăn rất ngon. Do đó thời gian tới chắc chắn sẽ dần chiếm một vị trí quan trọng tại thị trường Việt Nam. Tại các siêu thị, có thời điểm Bơ Hass được bày bán với giá lên đến 400.000đ/1kg, rất có tiềm năng. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn sản xuất, từ năm 2002 Viện Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Tây Nguyên đã tiến hành đánh giá, chọn lọc giống từ tập đoàn 26 giống Bơ được thu thập từ 4 tỉnh Đắc Lăk, Gia Lai, Đăk Nông, Lâm Đồng và 12 giống nhập nội từ Mỹ nhằm xác định
  23. 14 được giống phù hợp giới thiệu cho sản xuất (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam , 2003)[3]. Kết quả của các giống Bơ trồng thử nghiệm ở Tây Nguyên được thể hiện trong bảng 2.2. Bảng 2.2: Chỉ tiêu về dinh dưỡng của 12 giống Bơ ( Nguồn: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam , 2003) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng các giống TA1, TA3, TA5, Booth 7 đạt được kết quả tốt nhất và được ưu tiên lựa chọn. Bơ Hass có hàm lượng chất khô khá cao nên không đảm bảo được các tiêu chuẩn quốc tế, vì vậy không được ưu tiên phát triển. 2.4. Tổng quan cơ sở thực tập Israel có tên chính thức là Nhà nước Israel, nằm ở rìa phía đông của Biển Địa Trung Hải. Nó có biên giới phía bắc giáp với Liban, phía đông bắc với Syri, phía đông và đông nam với Jordan, phía tây nam với Ai Cập, phía tây
  24. 15 với Biển Địa Trung Hải. Trung tâm tài chính và công nghệ của Israel là Tel Aviv và Jerusalem được tuyên bố là thủ đô vào năm 1980, song chủ quyền của Israel đối với Đông Jerusalem không được quốc tế công nhận. Lãnh thổ chủ quyền của Israel có diện tích khoảng 20.770 kilômét vuông, trong đó hai phần trăm là mặt nước. Israel được nhận định là quốc gia tiến bộ nhất tại Tây Nam Á và Trung Đông về phát triển kinh tế và công nghiệp. Giáo dục đại học có chất lượng ưu tú và việc hình thành một cộng đồng dân chúng có động lực và giáo dục cao là nguyên nhân chính khích lệ bùng nổ công nghệ cao và phát triển kinh tế nhanh chóng tại Israel. Quốc gia này xếp hạng 24 trong Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2016-2017 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và đứng thứ 52 về Chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới vào năm 2017. Israel có số lượng công ty khởi nghiệp nhiều thứ hai thế giới (sau Hoa Kỳ) theo một nghiên cứu năm 2005 và đứng thứ ba về số lượng công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Israel là quốc gia dẫn đầu về nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong khoa học tự nhiên, kỹ thuật và khoa học y tế cũng là một trong các lĩnh vực phát triển nhất tại Israel. Israel xếp hạng năm trong số các quốc gia sáng tạo nhất theo Chỉ số sáng tạo Bloomberg 2015. Vùng nông thôn Israel gồm nhiều kiểu khu định cư, đặc biệt nổi tiếng là Moshav và Kibbutz. Ban đầu những nơi đó là những khu định cư kiểu tập trung và hợp tác xã, theo thời gian mức độ hợp tác của những khu định cư đó đã giảm bớt và nhiều cơ cấu kiểu đó đã bị loại trừ. Tất cả các khu định cư vùng nông thôn và nhiều thị trấn nhỏ (một số trong số chúng được gán cho cái tên "các khu định cư nông thôn") được ghép vào các hội đồng địa phương. Haifa là thành phố lớn nhất miền Bắc Israel, lớn thứ năm trên toàn quốc với dân số hơn 265.000 người và 300.000 người sống tại các tỉnh lân cận,
  25. 16 trong đó có các thành phố như Krayot, Tirat Carmel, Daliyat al-Karmel và Nesher. Haifa nằm trên đồng bằng duyên hải Địa Trung Hải của Israel, vùng đất này là cây cầu lịch sử bắc ngang châu Âu, châu Phi và châu Á. HaBonim là một moshav shitufi (là một loại làng hợp tác ở Israel và các vùng lãnh thổ Palestine có các nguyên tắc tổ chức đặt nó giữa kibbutz và moshav về quy mô hợp tác) ở miền bắc Israel . Nằm cách Atlat 5 km về phía nam và Kibbutz Nahsholim 3 km về phía bắc, nó thuộc thẩm quyền của Hội đồng vùng Hof HaCarmel. Moshav được thành lập vào năm 1949 bởi phong trào HaBonim trên mảnh đất thuộc về làng người Ả Rập ở Kafr Lam bị tàn phá. Những người đầu tiên đến từ Vương quốc Anh và Nam Phi. Năm 2016, moshav này có dân số 363 người. Nằm ở phía đông của căn cứ moshav là pháo đài trung cổ bị hủy hoại của Cafarlet, đôi khi được gọi là Pháo đài HaBonim. Habonim có khí hậu Địa Trung Hải với mùa hè nóng, khô và mùa đông mát mẻ có mưa. Mùa xuân đến vào tháng ba khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên. Đến cuối tháng 5, nhiệt độ ấm lên đáng kể báo trước những ngày hè ấm áp. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 26 °C (79 °F) và 12 °C (54 °F) vào mùa đông. Độ ẩm có xu hướng cao quanh năm và mùa mưa thường diễn ra vào giữa tháng 9 và tháng 5. Lượng mưa hàng năm khoảng 629 milimét (25 in). Điều kiện tự nhiện tại Habonim khá thuận lợi cho việc canh tác cây Bơ trên diện tích lớn, vì vậy cây Bơ đã được những người nông dân ở đây quan tâm và tiến hành trồng từ rất lâu. Diện tích trồng Bơ Hass tại moshav Habonim là 10ha. Sản lượng thu hoạch mỗi năm khoảng 400 tấn/năm.
  26. 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Thời gian và phạm vi thực hiện 3.1.1. Thời gian Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 7 năm 2018. 3.1.2. Phạm vi thực hiện Đề tài được thực hiện tại moshav Habonim, Haifa, Israel. 3.2. Nội dung thực hiện - Thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trong quá trình chăm sóc Bơ Hass. - Thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trong quá trình thu hoạch Bơ Hass. - Thực hiện một số biện pháp kỹ thuật trong quá trình bảo quản Bơ Hass. - Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị cho người dân trồng Bơ ở Việt Nam. 3.3. Phương pháp thực hiện 3.3.1. Phương pháp kế thừa - Kế thừa các thông tin, kết quả của các nghiên cứu đã thực hiện và được công nhận. - Kế thừa các biện pháp kỹ thuật trong chu trình trồng Bơ được khuyến khích thực hiện. 3.3.2. Phương pháp thực hành Trong thời gian thực tập tại moshav Habonim, Haifa, Israel trực tiếp thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong các giai đoạn chăm sóc, thu hoạch và bảo quản Bơ Hass. Tiến hành ghi chép lại các phương pháp thực hiện và quan sát tác động của các biện pháp kỹ thuật. Từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm trong chu trình sản xuất Bơ. 3.3.3. Phương pháp ghi chép, xử lý số liệu Sau khi trực tiếp thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngoài thực địa tiến hành quan sát các tác động của các biện pháp kỹ thuật đó đến kết quả của
  27. 18 công việc, tìm hiểu nguyên nhân và tác dụng mà các biện pháp kỹ thuật mang lại. Tiến hành ghi chép lại cách thực hiện, hiệu quả mang lại và sự cần thiết của các biện pháp đó. Kết hợp với thông tin tìm hiểu được từ các nghiên cứu đã thực hiện, tổng hợp lại kết quả, đưa ra một số biện pháp kỹ thuật trong từng giai đoạn chăm sóc, thu hoạch và bảo quản Bơ.
  28. 19 PHẦN 4 KẾT QUẢ THỰC HIỆN VÀ THẢO LUẬN 4.1. Một số biện pháp kỹ thuật trong trồng và chăm sóc Bơ Hass 4.1.1. Lựa chọn giống Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất của cây trồng chính là giống cây. Giống cây trồng có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhất là những nước công nghiệp hóa nông nghiệp. Trên thế giới, người ta đã đặt trọng tâm vào phát triển nông nghiệp trên quy mô công nghiệp hiện đại, bằng các phương pháp sinh học tối tân, họ đã sản xuất hàng loạt giống cây trồng mới, được chọn lọc và cho nhân giống, lai tạo ra những thế hệ cây trồng nhiều ưu điểm, cải tạo gen thành những giống cây kháng bệnh, giảm bớt chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chăm sóc, tạo nên ưu thế vững chắc trong sản xuất nông nghiệp. Vấn đề quan trọng và trọng tâm là chọn giống, lai tạo, chọn đất trồng phù hợp trên quy mô công nghiệp hiện đại, chuyên nghiệp, bền vững. Vì vậy việc lựa chọn giống Bơ đạt chất lượng cao là một việc vô cùng quan trọng. Theo tìm hiểu thông tin từ người quản lý trang trại thì tất cả các cây Bơ tại moshav Habonim đều được nhập từ các công ty cây giống có uy tín, đảm bảo chất lượng. Tất cả các cây giống này đều là cây ghép được cấy ghép tại vườn ươm của công ty giống theo các quy trình chuyên nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Israel, chúng tôi đã được đi thăm quan tại các cơ sở sản xuất cây giống, được trực tiếp chứng kiến và nghe những người công nhân giải thích về các công đoạn để sản xuất cây Bơ giống và nguồn gốc của những cây Bơ. Điều đó giúp chúng tôi thu thập được nhiều kiến thức quan trọng cho việc xây dựng khóa luận cũng như tích lũy được thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân mình.
  29. 20 Hình 4.1: Cây Bơ sau khi ghép Những cành ghép được tuyển chọn từ những cây mẹ khỏe mạnh và đạt chất lượng cao, cây sau khi được ghép thành công sẽ được chăm sóc trong vườn ươm đến khi đạt tiêu chuẩn sẽ được xuất bán ra thị trường. Hình 4.2: Cây Bơ giống đạt tiêu chuẩn Cây Bơ đạt tiêu chuẩn để gieo trồng phải là cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Vỏ thân không có vết trầy xước phạm vào phần gỗ. Phần thân từ vị trí ghép trở xuống gốc và cổ rễ phải thẳng và không có chồi phát sinh. Cây cao từ 70cm trở lên và đường kính gốc từ 0.7-1.2cm.
  30. 21 Ở Việt Nam cây giống được bán một cách tràn lan trên thị trường. Nhiều cây giống không có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng giống không đảm bảo, được bán một cách phổ biến trên thị trường. Cơ chế quản lý nguồn gốc giống và chất lượng giống ở nước ta vẫn còn rất hạn chế. Những người nông dân rất khó khăn trong việc lựa chọn được những cơ sở uy tín, có chất lượng giống tốt, nếu người dân mua phải những cây giống chất lượng không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng. 4.1.2. Xử lý thực bì, làm đất Trước khi tiến hành trồng Bơ ta phải sử dụng các phương pháp để xử lý thực bì, làm sạch cây cỏ, rác thải và các vật có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Bơ. Hình 4.3: Vườn Bơ trước khi trồng Đất trồng được xử lý trở nên tơi xốp và được tạo thành các hàng đều nhau. Đồng thời xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt tại vườn Bơ và kiểm tra hoạt động của hệ thống trước khi tiến hành trồng. Bơ Hass được trồng với khoảng cách 4 x 6 (cây trên hàng cách nhau 4m, hàng cách hàng 6m), hố trồng Bơ có hình trụ tròn với đường kính từ 25cm
  31. 22 đến 40cm, chiều sâu khoảng 30cm. Khi trồng chú ý để mặt bầu cao ngang mặt đất và vun đất ở gốc cây thành hình mâm xôi để gốc cây không bị úng nước. 4.1.3. Chăm sóc cây Bơ Sau khi trồng xong, dùng cọc sắt hoặc gỗ có đường kính từ 1-1.5cm cắm xuống gần gốc cây Bơ nhỏ và dùng dây để cố định cây Bơ với cọc sắt, để tránh cây bị ngã đổ vì cây mới trồng còn rất yếu và rất dễ bị đổ do gió. Cọc cần được đóng chắc vì nó sẽ giúp cây đứng vững trong khoảng 2 năm đầu tiên, sau khoảng 2 năm những cây Bơ đã đủ cứng cáp thì có thể tháo cọc ra. Những vườn Bơ tại moshav Habonim đều sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước, vì Israel là một đất nước bán sa mạc nên việc tiết kiệm nước là một việc làm vô cùng quan trọng, đồng thời tưới tiêu có thể là chi phí sản xuất lớn nhất nên cần phải được sử dụng hiệu quả nhất có thể (California Avocado Commission , 2017)[5]. Việc tưới nhỏ giọt được thiết kế, lắp đặt và quản lý đúng cách có thể giúp bảo tồn nước bằng cách giảm sự bốc hơi và thoát nước sâu khi so sánh với các loại tưới khác như vòi phun hoặc vòi phun nước vì nước có thể được áp dụng chính xác hơn cho rễ cây. Ngoài ra, nhỏ giọt có thể loại bỏ nhiều bệnh lây lan qua nước tiếp xúc với lá. Hình 4.4: Ống nước tưới nhỏ giọt trên hàng Bơ
  32. 23 Trong 5 năm đầu tiên chỉ cần sử dụng 1 vòi nước tưới nhỏ giọt có thể đảm bảo nhu cầu về nước của cây Bơ. Nước theo các ống dẫn nước đến tận gốc cây Bơ, vì vậy cây có thể tận dụng tối đa được lượng nước tưới và có thể tiết kiệm nước ở mức tối đa. Sau khi trồng Bơ xong cần tiến hành kiểm tra lại hệ thống nước dẫn tránh cây bị chết do thiếu nước. Ở Việt Nam trong trồng Bơ nói riêng và trồng các loại cây ăn quả nói chung thì việc tưới nhỏ giọt hầu như không được sử dụng. Các vườn Bơ ở nước ta thường sử dụng cách tưới nước phun trực tiếp bằng vòi, trong đó nhiều vườn sử dụng loại vòi lớn để tưới. Làm như vậy ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng đặc biệt là cây Bơ, tưới phun trực tiếp vào cây có thể làm gãy cành, gãy ngọn, thậm chí là gãy thân cây nếu cây còn nhỏ. Đồng thời tưới phun không hợp lý sẽ làm lãng phí nước, nếu không cẩn thận có thể làm cho cây bị úng. Bên cạnh đó việc tưới nước trực tiếp vào lá và thân có thể tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho cây. Ngoài ra nguồn nước tưới ở các vườn Bơ chủ yếu được người dân lấy trực tiếp từ các giếng nước ngầm hoặc là từ sông, suối, không qua xử lý trước khi tưới. Các nguồn nước này có thể mang mầm bệnh gây hại cho cây. Cần phải có hệ thống xử lý nưới tưới để đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho cây Bơ. Thời tiết tại Israel vô cùng khắc nghiệt, vì vậy những người nông dân ở đây đã sử dụng rất nhiều biện pháp kỹ thuật để giúp những cây Bơ có thể chống chọi được những điều kiện khắc nghiệt đó như bọc gốc Bơ, quét thuốc bảo vệ, Cây Bơ sau khi được trồng khoảng 2 tháng sẽ tiến hành bọc bảo vệ gốc bằng một tấm nhựa để cách nhiệt cho gốc cây, tránh ánh nắng trực tiếp quá mạnh của mặt trời, đồng thời tránh những va chạm từ bên ngoài tác động vào gốc cây.
  33. 24 Hình 4.5: Bọc bảo vệ gốc Bơ Đến khi cây Bơ được 2 năm tuổi sẽ tiến hành tháo bỏ miếng bảo vệ, vì lúc này cây đã thích nghi được với điều kiện tự nhiên tại vườn và thân cây đã đủ cứng cáp. Cây Bơ sẽ được thường xuyên quét hỗn hợp thuốc bảo vệ trên toàn thân và cành của cây trong 3 năm đầu tiên nhằm bảo vệ cây khỏi ánh nắng của mặt trời với cường độ quá lớn và sự phá hoại của các loài sâu bọ. Hỗn hợp còn có tác dụng hạn chế tối đa mầm bệnh phát sinh, để đảm bảo sự phát triển bình thường của cây. Khi cây trồng được 6 tháng sẽ tiến hành quét hỗn hợp lần đầu tiên, sau khoảng 8-12 tháng sẽ tiến hành quét hỗn hợp lại một lần trong thời gian 3 năm đầu tiên sau khi trồng. Trong quá trình quét hỗn hợp bảo vệ thì có thể tháo bỏ băng bảo vệ vết ghép để quét hỗn hợp lên cả vết ghét. Tuy nhiên chỉ tháo bỏ băng bảo vệ vết ghép đối với cây đã đạt ít nhất 2 năm tuổi và cứng cáp.
  34. 25 Hình 4.6: Băng keo bảo vệ vết ghép Hình 4.7: Cây Bơ sau khi quét hỗn hợp bảo vệ Trong quá trình thực hiện quét hỗn hợp bảo vệ Bơ đồng thời kiểm tra thân cây Bơ và cắt bỏ những cành Bơ mọc ra ở phía dưới vết ghép. Vì những cành ở phía dưới vết ghép sẽ cho ra những sản phẩm không đạt yêu cầu của người trồng. Hình 4.8: Cắt bỏ cành dưới vết ghép
  35. 26 Thường xuyên dọn dẹp, làm cỏ trong vườn Bơ tránh những cây cỏ dại tranh giành nước, phân bón, ánh sáng của cây Bơ. Ngoài ra trong 3 năm đầu tiên tất cả những cây Bơ tại moshav Habonim sẽ không thu hoạch quả. Những người nông dân làm như vậy là để cây Bơ phát triển tối đa về mặt hình thái trong 3 năm đầu tiên. Hình 4.9: Cắt tỉa hoa Bơ Để hạn chế sự ra quả và mong muốn tập trung chất dinh dưỡng cho cây Bơ phát triển hình thái thì những nhà quản lý sử dụng biện pháp kỹ thuật là cắt tỉa hoa Bơ. Trong 3 năm đầu tiên tất cả các cây Bơ khi ra hoa sẽ được cắt tỉa hết tất cả các hoa để hạn chế tối đa sự ra quả. Đồng thời cũng áp dụng biện pháp tỉa cành, tỉa ngọn. Hình 4.10: Bơ sau khi tỉa ngọn
  36. 27 Đối với những cây Bơ có chiều cao trên 180cm sẽ đều bị cắt bỏ những cành cao trên 180cm. Mục đích của công việc này là để những cây dưới 3 tuổi tập trung phát triển nhiều về chiều rộng của tán cây, tận dụng tối đa diện tích chiếu sáng trong vườn. Ngoài ra, mỗi năm sẽ tiến hành tỉa ngọn Bơ 1 lần nhằm mục đích để Bơ ra nhiều cành hơn, phát triển tán rộng hơn và sẽ đem lại năng suất cao hơn vào mùa vụ sau. Mỗi vườn Bơ đều có một trạm điều khiển hệ thống nước tưới của vườn Bơ đó. Nước tưới tại vườn Bơ đều được mua và dẫn trực tiếp đến trang trại, phân chia đến các trạm điều khiển của từng vườn Bơ. Phân bón được pha trực tiếp và nguồn nước tưới tại trạm điều khiển của vườn Bơ theo một tỷ lệ và quy trình nhất định. Hình 4.11: Trạm kiểm soát nước và phân bón tại vườn Bơ 4.2. Một số biện pháp kỹ thuật trong thu hoạch Bơ Thu hoạch Bơ là một quá trình quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng Bơ sau thu hoạch và giá thành sản phẩm. Đặc biệt là xác định chính xác thời điểm thu hoạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến chất lượng quả, có rất nhiều tiêu chí và biện pháp để xác định thời gian thu hoạch Bơ chính xác.
  37. 28 Hình 4.12: Quả Bơ Hass đạt tiêu chuẩn thu hoạch Để xác định những quả Bơ đã đủ trưởng thành hay chưa ta có thể thu hoạch vài quả lớn nhất và để chúng ở trong phòng cho đến khi Bơ mềm. Quả Bơ đạt tiêu chuẩn là quả đáp ứng được các yêu cầu như quả đủ mềm, da không cứng và đắng, không co lại hoặc nhăn nheo và có mùi vị tốt. Trái cây còn lại sau đó có thể được hái từ cây khi cần thiết, cho phép thời gian làm mềm. [8] Việc sử dụng tỷ lệ chất khô làm chỉ số chín cho quả Bơ được chấp nhận rộng rãi và các giá trị tối thiểu đã được thiết lập như một tiêu chuẩn pháp lý cho mỗi giống cây trồng ở hầu hết các quốc gia. Yêu cầu tối thiểu của chất khô thay đổi từ 19 đến 25%, tùy thuộc vào giống (19.0% cho Fuerte, 20.8% cho Hass và 24.2% cho Gwen) và quốc gia (21% cho Úc, 21.6-22.8% cho Hoa Kỳ và 23.0 % cho Mexico, Nam Mỹ và Nam Phi cho Bơ 'Hass'). Sử dụng tiêu chuẩn dầu tối thiểu 11,2% làm tài liệu tham khảo, chỉ số chất khô tối thiểu để thu hoạch Bơ 'Hass' ở Colombia được xác định là 23,5% (Catarina Pedro Carvalho , 2014)[6]. Theo Chính quyền Queensland: Trái cây Hass phải chứa ít nhất 23% chất khô và trái cây Shepard phải chứa 21% chất khô để tiếp thị ở hầu hết các bang của Úc. Tuy nhiên, trái cây sẽ ngon miệng hơn và có hương vị tốt hơn nếu
  38. 29 được phép đạt mức chất khô từ 3% đến 5% cao hơn mức 21%. Tiêu chuẩn này cũng đòi hỏi trái cây phải chín mà không bị phân rã. Bạn phải học cách đánh giá khi nào trái cây xanh cứng, chín muồi và sẵn sàng thu hoạch. Nếu một quả Bơ chưa chín được hái, nó sẽ không chín đến một chất lượng chấp nhận được và thường sẽ bị teo và phát triển thối quả. Kiểm tra sự trưởng thành của vụ trước khi thu hoạch bằng cách làm một thử nghiệm chín và thử nghiệm chất khô (Department of Agriculture and Fisheries)[7]. Hình 4.13: Thu hoạch Bơ tại trang trại Quả Bơ được hái bằng tay, có thể sử dụng thang hoặc máy móc hỗ trợ. Điều quan trọng là phải đảm bảo người hái có đủ kiến thức về những gì được yêu cầu. Một số phần kiến thức chính là: - Tránh hái trong thời tiết ẩm ướt vì trái cây dễ bị tổn thương da và nhiễm nấm hơn. - Tránh làm tổn thương quả Bơ, sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian bảo quản của quả. Đồng thời có thể tạo điều kiện cho nấm, bệnh xâm nhập vào quả Bơ. - Tránh hái trong thời tiết cực nóng (trên 30 ° C) nếu trái cây được giữ mát trong hơn hai tuần vì trái cây dễ bị tổn thương hơn.
  39. 30 - Loại bỏ quả lớn đầu tiên, cho phép trái nhỏ còn lại để tăng kích thước. -Thu hoạch ít nhất 50% quả trong vòng một đến hai tháng sau khi trưởng thành. - Giữ quả thu hoạch dưới bóng râm. Hình 4.14: Cất giữ Bơ sau thu hoạch Tại trang trại Bơ ở Habonim, người quản lý là người sẽ quyết định thời điểm thu hoạch Bơ. Để xác định thời điểm thu hoạch Bơ thì người quản lý sẽ gửi những quả Bơ lớn trong vườn đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm chỉ số chất béo và các chỉ số khác. Chỉ số chất béo tối thiểu được chấp nhận thu hoạch là 20.4%. Ở Việt Nam, những người nông dân thu hoạch Bơ chủ yếu là để xuất bán ra ngoài chợ hoặc để sử dụng trong gia đình nên việc thu hoạch Bơ không được áp dụng theo đúng các biện pháp kỹ thuật cần thiết. Bên cạnh đó thời gian thu hoạch cũng được những chủ trang trại quyết định dựa trên cảm tính nên ảnh hưởng đến chất lượng quả Bơ, không đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về xuất khẩu, cũng như chất lượng quả thấp sẽ dẫn đến giá bán không cao. 4.3. Một số biện pháp kỹ thuật trong bảo quản Bơ Tùy vào mục đích của người trồng mà lựa chọn các phương pháp bảo quản Bơ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Nếu các hộ gia đình muốn sử dụng Bơ
  40. 31 sau vài ngày thì nên bảo quản trong phòng, ngăn xếp thùng carton để đảm bảo lưu thông không khí tốt. Nghiền trong lòng bàn tay, quả Bơ chín sẽ tạo ra áp lực nhẹ nhàng. Sự thay đổi của Bơ trong điều kiện nhiệt độ phòng được thể hiện theo các giai đoạn sau đây: Hình 4.15: Các giai đoạn chín trong nhiệt độ phòng - Giai đoạn 1: Trái cây cứng - Quả rất cứng, thường có màu xanh lá cây (25 lbs áp lực hoặc hơn). - Giai đoạn 2: Pre-Conditioned - Sẵn sàng để ăn trong khoảng 3 ngày nếu được giữ ở nhiệt độ phòng (15-25 lbs áp lực). - Giai đoạn 3: BREAKING (Pre-ripened) - Sẵn sàng ăn trong khoảng 2 ngày nếu được giữ ở nhiệt độ phòng (10-15 lbs áp lực). - Giai đoạn 4: Firm Ripe (Pre-ripened) – Tốt để cắt. Hoàn toàn chín vào ngày hôm sau nếu được giữ ở nhiệt độ phòng (5-10 lbs áp lực).
  41. 32 - Giai đoạn 5: Ripe - Dễ dàng tạo ra áp lực nhẹ nhàng. Tốt cho mọi công dụng. Sẽ vẫn còn trong tình trạng này trong 2-3 ngày nếu được giữ ở nhiệt độ phòng (5 lbs hoặc ít hơn áp lực) (Division of Agriculture and Natural Resources , 2018)[8]. Mỗi khu vực, mỗi quốc gia và mỗi gia đình lại có những phương pháp bảo quản Bơ khác nhau. Sau đây là một số phương pháp bảo quản Bơ được “Hiệp hội những người trồng Bơ Nam Phi” (SAAGA) khuyên dùng: - Để kích hoạt làm mềm trái cây, Bơ có thể được giữ ở nhiệt độ 20 - 25°C ở độ ẩm tương đối 95% trong một hoặc hai ngày. - Trái cây Hass thường được hái mà không có cành, vì chúng rất cứng. - Trong một quả Bơ cứng, chưa chín và vẫn sẽ mất nhiều ngày để làm mềm, cuống trái cây vẫn được gắn chặt. - Trong giống Hass, vỏ quả thay đổi màu từ xanh sang tím, đen trong suốt quá trình chín. - Trong bất kỳ hộp Bơ nào, các trái cây sẽ thay đổi theo thời gian chúng được làm chín. Điều này là bởi vì các trái cây trên cây đã được 'thiết lập' trong một thời gian dài. - Tuy nhiên, bằng cách kích hoạt quả như mô tả ở trên, việc chín có thể được đồng bộ hóa. - Các cửa hàng thương mại và phòng chứa quả chín nơi trái cây được giữ nên có thông gió đầy đủ để ngăn chặn sự tích tụ carbon dioxide và ethylene, có thể gây hại cho chất lượng trái cây. - Bơ không nên được lưu trữ trong bất kỳ khoảng thời gian nào với chuối, táo hoặc bắp cải, vì khí ethylene được tạo ra bởi những loại cây trồng này có thể có tác động tiêu cực đến chất lượng trái cây, gây ra sự đổi màu bên trong. - Trái cây bắt đầu biến màu xám ở bên trong, đặc biệt là Fuerte, nói chung do đã được chọn quá muộn trong mùa giải, hoặc đã được lưu trữ quá lâu. - Nếu Bơ được bảo quản quá lâu ở nhiệt độ thấp (dưới 5 ° C), chúng sẽ có dấu hiệu tổn thương lạnh đặc trưng. (Đen da và màu xám hoặc màu nâu bên trong). (SAAGA , 2018)[12]
  42. 33 Toàn bộ số Bơ thu hoạch được tại trang trại Bơ thuộc moshav Habonim đều được sử dụng với mục đích thương mại, vì vậy chủ trang trại sử dụng cách bảo quản riêng phù hợp với mục đích của mình. Công nhân chỉ thu hoạch Bơ vào buổi sáng và muộn nhất là đến 12 giờ. Tất cả Bơ sau khi thu hoạch sẽ được mang về kho lạnh của công ty để bảo quản. Hình 4.16: Kho lạnh bảo quản Bơ Sau đó Bơ được làm sạch, dán nhãn và đóng hộp để xuất kho. Hình 4.17: Bơ được dán nhãn
  43. 34 Để đầu tư một hệ thống kho lạnh với quy mô lớn ở Việt Nam là việc rất tốn kém, nên các trang trại trồng Bơ thường không đầu tư vào xây dựng kho lạnh mà thường bảo quản trong kho với nhiệt độ thường. Dẫn đến thời gian bảo quản của quả Bơ sẽ không được lâu, đồng thời việc bảo quản trong nhiệt độ phòng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng quả Bơ và khiến Bơ dễ bị sâu bệnh hơn so với bảo quản lạnh. 4.4. Một số tiêu chuẩn xuất khẩu Bơ Phần lớn Bơ Hass của trang trại đều được xuất khẩu, chủ yếu là đến các nước Châu Âu và Mỹ. Để quả Bơ có thể xuất khẩu thì phải đáp ứng được rất nhiều các yêu cầu và tiêu chuẩn vô cùng khắt khe. Họ có một hệ thống các tiêu chuẩn áp dụng cho nhập khẩu Bơ Hass, đồng thời các chủ sở hữu, những người bán hàng trong nước cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn này đối với những sản phẩm mà họ buôn bán trên thị trường. UNECE (United Nations Economic Commission For Europe) đã ban hành một văn bản có tên “UNECE STANDARD FFV-42” liên quan đến tiếp thị và kiểm soát chất lượng thương mại của Bơ, trong đó có một hệ thống các tiêu chuẩn về chất lượng của quả Bơ. Mục đích của tiêu chuẩn này là tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế, khuyến khích sản xuất chất lượng cao, nâng cao lợi nhuận và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiêu chuẩn UNECE được sử dụng bởi các chính phủ, nhà sản xuất, thương nhân, nhà nhập khẩu, xuất khẩu và các tổ chức quốc tế khác. Bao gồm một loạt các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm cả trái cây tươi và rau quả, sản phẩm khô, khoai tây, thịt, hoa cắt, trứng và các sản phẩm trứng. Một số tiêu chuẩn về Bơ Hass như:  Yêu cầu tối thiểu: Trái Bơ phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Còn nguyên vẹn. - Âm thanh đảm bảo, sản phẩm không bị mục nát. - Sạch sẽ, không nhìn thấy bất kỳ vật chất lạ nào.
  44. 35 - Không có dấu hiệu của sâu bệnh. - Quả không bị hư hại do sâu bệnh. - Không bị hư hại do nhiệt độ thấp. - Có thân cây dài không quá 10 mm và phải được cắt sạch. Tuy nhiên, sự vắng mặt của nó không được coi là một khiếm khuyết với điều kiện là nơi bám dính của thân cây khô và còn nguyên vẹn. - Không có độ ẩm bên ngoài bất thường. - Không có mùi lạ hoặc mùi vị lạ. - Sự phát triển và tình trạng của quả Bơ phải cho phép chúng: Chịu được vận chuyển và xử lý. Đảm bảo được điều kiện thỏa đáng tại nơi đến.  Yêu cầu về độ chín: Sự phát triển của Bơ nên đạt đến một giai đoạn sinh lý, mà sẽ đảm bảo sự tiếp tục của quá trình chín để hoàn thành. Quả chín không nên có vị đắng. Quả phải có hàm lượng chất khô tối thiểu, được đo bằng cách sấy đến trọng lượng không đổi: - 21% đối với giống Hass. - 20% cho các giống Fuerte, Pinkerton, Reed và Edranol. - 19% cho các giống khác ngoại trừ các giống Antillian có thể cho thấy hàm lượng chất khô thấp hơn.  Phân loại: Quả Bơ được phân thành ba loại, được định nghĩa dưới đây: - Loại đặc biệt: Bơ trong lớp này phải có chất lượng vượt trội. Về hình dạng và màu sắc, chúng phải có đặc tính của giống hoặc loại thương mại. Nó không có các khuyết tật, ngoại trừ các khiếm khuyết bề mặt rất nhẹ, miễn là chúng không ảnh hưởng đến sự xuất hiện chung của sản phẩm, chất lượng, khả năng bảo quản và trình bày trong bao bì. Nếu có, thân cây phải còn nguyên vẹn. - Loại I: Bơ trong lớp này phải có chất lượng tốt. Chúng phải có đặc tính của giống hoặc loại thương mại. Trong mọi trường hợp, các khuyết tật có thể
  45. 36 ảnh hưởng đến thịt quả. Thân cây (nếu có) có thể bị hư hại nhẹ. Tuy nhiên, các khiếm khuyết nhỏ sau đây có thể được cho phép với điều kiện không ảnh hưởng đến sự xuất hiện chung của sản phẩm, chất lượng, chất lượng lưu giữ và trình bày trong gói: + Một khiếm khuyết nhỏ trong hình dạng. + Khuyết tật nhỏ trong màu. + Khuyết tật da nhẹ và cháy nắng, miễn là chúng không phát triển thêm, tổng diện tích tối đa không được vượt quá 4 cm2. - Loại II: Lớp này bao gồm Bơ không đủ điều kiện để đưa vào các lớp cao hơn nhưng đáp ứng các yêu cầu tối thiểu được chỉ định ở trên. Trong mọi trường hợp, các khuyết tật có thể ảnh hưởng đến thịt quả. Thân cây (nếu có) có thể bị hư hại. Các khuyết tật sau có thể được cho phép, với điều kiện Bơ giữ lại các đặc tính thiết yếu của chúng về chất lượng, lưu trữ và cách trình bày: + Khuyết điểm trong hình dạng. + Khuyết điểm trong màu. + Khiếm khuyết da và cháy nắng, miễn là chúng không phát triển thêm, tổng diện tích tối đa không được vượt quá 6 cm2.  Quy định liên quan đến kích thước: Kích thước được xác định bởi trọng lượng hoặc số lượng quả. Trọng lượng tối thiểu cho Bơ là 123g ngoại trừ Hass ở 80g và đối với các giống Antillea ở mức 170g (United Nations Economic Commission For Europe , 2009)[13]. 4.5. Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị sản xuất Bơ tại Việt Nam Qua quá trình thực tập nghề nghiệp tại Israel và qua nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin về Bơ Hass, tôi nhận thấy rằng Việt Nam hoàn toàn có khả năng để phát triển Bơ Hass và tiềm năng tiêu thụ cũng rất to lớn. Tuy nhiên, trong việc phát triển cây Bơ Hass tại Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó
  46. 37 khăn và hạn chế như: thiếu kinh nghiệm, chất lượng giống thấp, nguồn nước không đảm bảo, thiếu các chính sách hỗ trợ, Nhằm góp phần phát triển Bơ Hass tại Việt Nam tôi có một số khuyến nghị cho những người dân trồng Bơ Hass như sau: - Lựa chọn các cây giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt kỹ thuật. - Chủ động tìm kiếm các thông tin về các biện pháp kỹ thuật trong trồng và chăm sóc Bơ Hass nói riêng và các loại Bơ nói chung. - Cung cấp được nguồn nước tưới đảm bảo chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu của cây và đem lại hiệu quả cao. - Áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong trồng và chăm sóc Bơ nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa. - Cần mạnh dạn đầu tư hệ thống kho lạnh bảo quản Bơ Hass đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật, để kéo dài thời gian bảo quản bơ và nâng cao chất lượng quả Bơ. - Chủ động tìm kiếm các thị trường tiêu thụ Bơ Hass, đặc biệt là thị trường xuất khẩu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên cần phải có sự đầu tư để đáp ứng các tiêu chuẩn tại các thị trường lớn.
  47. 38 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình nghiên cứu và tìm tòi các tài liệu trong và ngoài nước tôi nhận thấy rằng: Bơ có giá trị vô cùng lớn về dinh dưỡng cũng như về mặt kinh tế. Những giá trị to lớn mà Bơ mang lại đã được thế giới công nhận và người dân Viêt Nam cũng ngày càng biết đến giá trị của Bơ nhiều hơn. Hứa hẹn về một thị trường rất tiềm năng ở Việt Nam. Việc trồng Bơ hiện nay ở nước ta chủ yếu được đẩy mạnh ở khu vực Tây Nguyên chưa thực sự đáp ứng với tiềm năng thị trường lớn tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Điều kiện sinh thái tại moshav Habonim không quá khác biệt so với điều kiện sinh thái ở một số tỉnh tại Việt Nam, vì vậy chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng được những biện pháp trong các chu trình trồng Bơ tại tại Israel để áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên cần phải chú ý điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế của các trang trại trồng Bơ tại Việt Nam. Một số điểm cần lưu ý như: - Trong lựa chọn giống cần lựa chọn các cơ sở uy tín, cây giống phải đảm bảo chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn. Lựa chọn cây giống có vai trò vô cùng quan trọng đến toàn bộ kết quả của quá trình trồng Bơ. - Khi xử lý thực bì phải đảm bảo sạch sẽ, không còn rác thải, cây cỏ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây Bơ. Đặc biệt là cây cỏ sẽ tranh giành nước, chất dinh dưỡng của cây Bơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của Bơ, đặc biệt là giai đoạn mới trồng. Vì vậy xung quanh gốc Bơ cần phải được đảm bảo sạch sẽ.
  48. 39 - Dân gian ta có câu “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” để nói lên sự quan trọng của nước đối với cây trồng. Vì vậy đảm bảo được nguồn nước tưới sạch sẽ, đủ tiêu chuẩn là một trong những việc quan trọng nhất trong chu trình trồng Bơ Hass. Bên cạnh đó khuyến khích sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt vừa để tiết kiệm nước vừa hạn chế một số loài sâu bệnh phát triển. - Lựa chọn các biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng trong việc chăm sóc Bơ Hass tại moshav Habonim như: tỉa hoa, tỉa ngọn, dọn cỏ, để áp dụng vào trang trại trồng Bơ tại Việt Nam. - Thu hoạch một cách đúng kỹ thuật và áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong bảo quản Bơ, đặc biệt là đầu tư kho lạnh để bảo quản Bơ được lâu dài và nâng cao chất lượng quả Bơ. Chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các quy trình sản xuất hiện đại để sản xuất được những sản phẩm Bơ Hass đảm bảo các yêu cầu của quốc tế, nhắm đến mục tiêu xuất khẩu mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn. 5.2. Kiến nghị Để người dân có thể thành công trong lĩnh vực này thì cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ từ phía bộ máy chính quyền, các nhà khoa học trong nước, Đặc biệt là về phía chính quyền cần phải có các chương trình hỗ trợ người dân vay vốn, hỗ trợ về mặt khoa học kỹ thuật cho người dân để họ có thể tạo ra được các sản phẩm chất lượng có thể đạt các yêu cầu về xuất khẩu, nâng cao chất lượng các sản phẩm từ Bơ. Đồng thời hỗ trợ người dân tìm kiếm các thị trường xuất khẩu Bơ nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn cho người trồng Bơ.
  49. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Hoàng Mạnh Cường, (2001), Điều tra, thu thập một số giống Bơ năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu tại Đăk Lăk, Nxb Nông nghiệp. 2. Phạm Thị Mỹ Phương, Lê Tất Khương, Nguyễn Ngọc Quý, Đoàn Văn Tú, Phan Lê Nga, (2017), Nghiên cứu chất lượng một số giống Bơ được trồng ở Tây Bắc và Tây Nguyên để làm nguyên liệu chế biến, Nxb Bộ Khoa học & Công nghệ. 3. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, (2003), Tuyển chọn giống Bơ (Persea americana Mills) tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ phục vụ xuất khẩu, Nxb Nông Nghiệp. 4. Võ Tấn Hậu, (2008), Nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu béo và bột Bơ loại béo từ trái Bơ (avocado), Nxb Bộ Công thương, Hà Nội. II. Tài liệu nước ngoài 5. California Avocado Commission, (2017), Irrigating Avocados. 6. Catarina Pedro Carvalho, María Alejandra Velásquez and Zelda Van Rooyen, (2014), Determination of the minimum dry matter index for the optimum harvest of ‘Hass’ avocado fruits in Colombia, Agronomía Colombiana 32(3), 399-406, 2014. 7. Department of Agriculture and Fisheries, (2015), Avocado harvesting and yields, Queensland Government, /plants/fruit-and-vegetables/fruit-and-nuts/avocados/harvesting-and-yields. 8. Division of Agriculture and Natural Resources, (2018), When to pick avocados, University of California. 9. E. Lahav and A.W. Whiley, (2002), The Avocado: Botany, Production and Uses, Irrigation and Mineral Nutrition, CAB International Publisher.
  50. 41 10. Fresh Fruit Portal, (2012), Avocados from Chile – Season Forecasts 2012/13, 11. Rudolf Mulderij, (2016), Overview Global Avocado Market. 12. SAAGA, (2018), Ripening And Storage, ripening-and-storage/ 13. United Nations Economic Commission For Europe, (2009), UNECE STANDARD FFV-42 concerning the marketing and commercial quality control of avocados.