Khóa luận Thiết kế xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị xuyên tỉnh Hà Giang

pdf 57 trang thiennha21 19/04/2022 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thiết kế xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị xuyên tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thiet_ke_xay_dung_vuon_giong_goc_cay_kim_ngan_loni.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thiết kế xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị xuyên tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN MẠNH Đề tài: “THIẾT KẾ XÂY DỰNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY KIM NGÂN (Lonicera japonica Thunb.) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN MẠNH Đề tài: “THIẾT KẾ XÂY DỰNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY KIM NGÂN (Lonicera japonica Thunb.) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47 - Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Mạn THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo “Thiết kế xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang” là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Chúng tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện chuyên đề này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong chuyên đề đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên,ngày tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! ThS. Nguyễn Văn Mạn Nguyễn Tiến Mạnh XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Mục tiêu của Khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm là đào tạo được những kỹ sư không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi vậy,thực tập tốt nghiệp là giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể vận dụng được những gì mình đã học và làm quen với thực tiễn, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và tích lũy những kinh nghiệm cần thiết sau này. Để đạt được mục tiêu đó, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài : “Xây dựng và đánh giá sinh trưởng vườn giống gốc cây Kim Ngân tại tỉnh Hà Giang” Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần phát triển nông lâm nghiệp và môi trường Việt Nam, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VĂN MẠN đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Gia đình, bạn bè đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý và nhận xét chân thành của quý thầy cô giáo và toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thành hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày .tháng .năm 2019 Sinh viên thực tập Nguyễn Tiến Mạnh
  5. iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Bảng tổng hợp đặc điểm sinh thái tại 04 xã huyện Vị Xuyên 28 Bảng 4.2. Kết quả phân tích thành phần cơ giới đất tại 4 xã khảo sát 29 Bảng 4.3. Kết quả phân tích một số chất vi lượng trong đất tại 4 xã khảo sát 30 Bảng 4.4 Bảng chi phí xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang 34 Bảng 4.5. Tỷ lệ sống cây Kim Ngân tại vườn giống gốc 37 Bảng 4.6. Tỷ lệ bật chồi cây Kim Ngân tại vườn giống gốc 38
  6. iv DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1. Hình ảnh cây Kim ngân tại Vị Xuyên Hà Giang 6 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên 11 Hình 3.1. Sơ đồ ô theo dõi 23 Hình 4.1. Sơ đồ tổng quan vườn giống gốc cây Kim ngân tại Vị Xuyên Hà Giang 32 Hình 4.2. Chuẩn bị hố trồng cây Kim ngân tại vườn giống gốc Vị Xuyên Hà Giang 33 Hình 4.3. Sơ đồ bố trí trồng các xuất xứ 35 Hình 4.4. Sơ đồ bố trí vườn tập hợp giống gốc cây Kim Ngân ở Vị Xuyên Hà Giang 36 Hình 4.5. Đo đếm tỷ lệ bật chồi cây Kim ngân ở vườn giống gốc tại Vị Xuyên Hà Giang 39 Hình 4.6. Vườn giống gốc Kim ngân tại Vị Xuyên Hà Giang sau 90 ngày trồng 39
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC HÌNH ẢNH iv MỤC LỤC v Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Yêu cầu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Giới thiệu chung về cây Kim Ngân 4 2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn, nhân giống cây Kim Ngân ở Việt Nam 6 2.3. Tình hình nghiên cứu về cây Kim Ngân trên thế giới 8 2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 10 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 10 2.4.1.1. Vị trí địa lý 10 2.4.1.2. Địa hình - thổ nhưỡng 12 2.4.1.3. Khí hậu - thủy văn 15 2.4.1.4. Tài nguyên 16 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 17 2.4.2.1. Dân cư và nguồn lao động 17 2.4.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật 18
  8. vi 2.4.2.3. Văn hoá, xã hội 20 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Nội dung nghiên cứu 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu 21 3.3.1. Phương pháp lựa chọn địa điểm phù hợp để xây dựng vườn giống gốc cho cây Kim Ngân 21 3.3.2. Phương pháp lựa chọn vật liệu giống 22 3.3.3. Phương pháp bố trí vườn giống gốc cây Kim Ngân 22 3.3.4. Phương pháp theo tỉ lệ sống, bật chồi của cây Kim ngân tại vườn giống gốc 23 3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 24 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Kết quả khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Kim Ngân 25 4.1.1. Đặc điểm sinh thái học của cây Kim Ngân 25 4.1.2. Kết quả điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Kim Ngân 26 4.1.2.1. Vị trí địa lỹ các khu vực khảo sát 26 4.1.2.2. Khảo sát về đặc điểm khí hậu 28 4.1.2.3.Khảo sát về điều kiện đất đai 28 4.2. Thiết kế và xây dựng vườn giống gốc cây Kim Ngân tại thị trấn Vị xuyên, huyện Vị Xuyên 31 4.3. Kết quả đánh giá tỉ lệ sống, bật chồi của cây Kim Ngân tại vườn giống gốc 36 4.3.1. Đánh giá tỷ lệ sống cây Kim Ngân 36
  9. vii 4.3.2. Đánh giá tỷ lệ bật chồi của cây Kim Ngân trồng tại vườn giống gốc 38 4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn giống gốc cây Kim ngân trong giai đoạn tiếp theo 40 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Kiến nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU 45
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc với tổng diện tích tự nhiên là 792.261 ha. Trong đó đất được quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm 71,4% diện tích tự nhiên của tỉnh. Theo kết quả điều tra đã công bố, tỉnh Hà Giang có trên 1.100 loài cây dược liệu trong tổng số hơn 5000 loài cây dược liệu của cả nước. Hà Giang được đánh giá là vùng có độ đa dạng sinh học cao về các loài cây dược liệu quý. Cùng với đó đây là vùng được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu và điều kiện tự nhiên nên có nhiều tiềm năng để phát triển cây dược liệu gắn với phát triển du lịch sinh thái vùng cao. Với những thế mạnh của vùng, Hà Giang sẽ có những thuận lợi trong sản xuất giống, bảo tồn và sản xuất các sản phẩm dược liệu từ nguồn cây thuốc quý bản địa. Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài cây thuốc quý đang bị khai thác quá mức và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thực trạng bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu tại địa phương còn nhiều hạn chế từ giống cho đến trồng và thu hoạch. Giống sử dụng không rõ nguồn gốc, giống tạp, chất lượng chưa cao, nhân giống bằng phương pháp truyền thống nên giống không được đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao đã và đang được tỉnh Hà Giang xem là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách theo Kết luận sô 71-KL/TW ngày 24/9/2014 của Ban Bí thư Trung ương và triển khai mục tiêu phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu của tỉnh và vùng Tây Bắc. Trong số các loài thảo dược quý, cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) được biết đến là một trong số loài có giá trị kinh tế cao và cây dược liệu dễ trồng. Cây Kim ngân phân bố ở hầu hết các huyện của tỉnh Hà Giang, thường mọc ở vùng chân và sườn núi.
  11. 2 Tuy nhiên, nguồn giống cây Kim ngân chưa đáp ứng đủ về cả số lượng và chất lượng. Đa số việc thu mua cây Kim ngân từ nguồn tự nhiên, chưa có quy hoạch do vậy, việc phát triển vùng nguyên liệu cho ngành dược gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tiễn và nhu cầu sản xuất giống, việc xây dựng mô hình vườn giống gốc cho cây Kim ngân là rất cần thiết nhằm cung cấp nguồn vật liệu nhân giống cho cây Kim ngân tốt nhất cả về sinh trưởng, phát triển và hàm lượng dược liệu, chúng Tôi tiến hành thực hiện đề tài “Thiết kế xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị xuyên tỉnh Hà Giang” làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát triển và nhân giống loài cây này của tỉnh Hà Giang. 1.2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng được vườn giống gốc bao gồm các cây mẹ Kim ngân sau khi được tuyển chọn, đáp ứng được các tiêu chí gồm: chất lượng dược liệu tốt, sinh trưởng phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh hại phục vụ công tác nhân giống trên quy mô lớn 1.3. Yêu cầu nghiên cứu - Lựa chọn được địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. - Thiết kế xây dựng được mô hình vườn giống gốc cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang với diện tích 2000 m2. - Đánh giá được tỉ lệ sống, bật chồi của vườn giống gốc. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo phục vụ cho các nghiên cứu chuyên sâu về loài cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) có xuất xứ tại tỉnh Hà Giang
  12. 3 - Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp nguồn vật liệu cây giống gốc phục vụ cho các đề tài nghiên cứu về bảo tồn phát triển nguồn gen cây Kim ngân và sản xuất các sản phẩm dược liệu từ cây Kim ngân. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết vấn đề cung cấp cây giống cho hoạt đồng trồng và phát triển dược liệu của tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung. - Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại các kiến thức đã học và bổ sung vào kiến thức lý thuyết được học thông qua hoạt động thực tiễn. - Giúp bản thân sinh viên học hỏi kiến thức, tích lũy được kinh nghiệm thực tế cũng như tác phong làm việc, nghiên cứu khoa học phục cho cho công tác sau này.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu chung về cây Kim Ngân Cây Kim ngân có tên Khoa học là Lonicera japonica Thunb, ngoài ra có các tên khác như Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc kim ngần (Tày), Chừa giang khằm (Thái) (Võ Văn Chi, 1997). [1] Đặc điểm thực vật học: Kim ngân thuộc họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Dây leo bằng thân quấn phân cành nhiều Lá mọc đối, hình trái xoan cỡ 3 - 7 x 2 - 3 cm, không lông, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới hơi nhạt màu. Cụm hoa xim mọc từng đôi từ kẽ lá, tập trung ở đầu cành, cuống lá rất ngắn, lá bắc dạng lá. Hoa hình ống màu trắng sau ngả vàng nhạt, có mùi thơm, dài 3 - 4 cm, đài nhỏ. Cánh hoa 5 chỉ có 2 cánh hợp thành 1 môi cánh hoa ngắn hơn nhiều so với ống hoa. Nhị 5, nhị nhỏ, vòi nhụy dài hơn nhị. Quả hình trứng dài 0,5 - 0,6 mm có 1 hạt nhỏ (Võ Văn Chi, 1997).[1] Đặc điểm nông sinh học: Kim ngân thường mọc hoang ở những vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng. Kim ngân thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau, thường phân bố ở vùng cao và trung du miền núi. Kim Ngân thích hợp với vùng đất có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500- 2000m, nhiệt độ trung bình từ 20-230C, độ ẩm 83-86%. Kim ngân thường mọc ở trên núi cao, trong rừng ở vị trí chân và sườn đồi núi do đó nó thích hợp với loại đất thịt nhẹ. (Võ Văn Chi, 1997; Lê Trần Đức, 1997).[1] Phân bố: Kim ngân mọc hoang hay được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình, (Võ Văn Chi, 1997).[1] Giá trị y học: Từ lâu con người đã biết đến và sử dụng cây Kim ngân để làm thuốc. Họ cho rằng cây Kim ngân có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng Người dân thường sử dụng chủ yếu là hoa,
  14. 5 ngoài ra còn lấy cành và lá để đun nước tắm (Lê Trần Đức, 1997).[2] Cây Kim ngân có chứa nhiều dược chất tốt như tannin, Inositol, Luteolin, b-Sitosterol-D-Glucoside, Isochlorogenic acid, Ginnol, Nhờ các hợp chất sinh học này mà Kim ngân được sử dụng để điều trị bệnh, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm. Nước sắc hoa kim ngân giúp ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, não cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, cũng như các loại nấm ngoài da, virus cúm Spirochete Tác dụng kháng viêm, kháng virus. Ngoài ra, sử dụng sinh khối cây Kim Ngân làm nước uống có tác dụng giải nhiệt, giảm chất xuất tiết, làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu . Kỹ thuật trồng và chăm sóc - Thời vụ trồng: quanh năm - Giống : Trồng bằng hom, có hai loại kim ngân, loại có lông và không lông - Xử lý thực bì, làm đất: Tùy vào địa địa hình đất ruộng, đất đồi, ruộng bậc thang người ta có cách xử lý thực bì khác nhau. Đối với đất bằng phẳng ít đá; đất ruộng có thể xử lý thực bì và làm đất toàn diện; lên luống rộng từ 0,80 đến 1,0m; cao 15 đến 20 cm. Đối với đất đồi, đất dốc xử lý thực bì toàn diện cuốc hố theo hàng, kích thước hố 30x30x30cm hoặc 40x40x40cm. - Mật độ trồng: Tùy theo loại đất và phương thức trồng mật độ dao động từ 2.500 cây/ha đến 10.000 cây/ha - Tùy vào mật độ trồng và phương thức trồng có thể bắc dàn hoặc cắm cọc để cho cây leo. - Sản lượng theo quy trình trồng năm đầu tiên đạt trên 15 đến 25tấn/ha. Năm thứ 2 có thể đạt gấp 2 đến 3 lần năm đầu tiên. Cây trồng có thể thu hái trong nhiều năm. - Chăm sóc: Luôn tưới tiêu để giữ ẩm cho đất, có thể tưới ngày 2 lần
  15. 6 vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát, đất giữ ẩm tốt có thể vài ngày tưới 1 lần, tránh tưới quá nhiều tránh gây úng thối rễ. Sau khi cây bén rễ có thể tận dụng phân chuồng đã ủ hoai hoặc phân NPK để cây phát triển tốt. Thu hái và chế biến - Thu dây: Sau khi trồng có thể thu lứa đầu tiên sau 50-60 ngày, sau đó cứ 6 tháng thu một lần.Cắt cành cách mặt đất khoảng 30 cm, cắt khúc nhỏ dài 3- 4cm, đem phơi hoặc sấy khô độ ẩm đạt dưới 12%. - Thu hoa: Thường cuối tháng 5 đầu tháng sáu (Miền bắc). Cây ra hoa tập trung trong khoảng 15 ngày. Thời điểm thu hái tốt nhất khi nụ hoa chuyển bị nở, vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm. Sau khi thu đem phơi hoặc sấy ở nhiệt độ 20 – 25 oC. Tình hình thị trường: Kim ngân là cây dược liệu có hiệu quả kinh tế cao đang được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta. Cây Kim ngân chủ yếu được sử dụng để chữa bệnh và trồng làm cảnh. Nhu cầu thị trưởng của cây Kim ngân ngày càng tăng. Giá bán thân cành Kim ngân có giá khoảng 130.000 đồng/kg. Nụ hoa Kim ngân bán với giá: 350.000 đồng/kg. Hình 2.1. Hình ảnh cây Kim ngân tại Vị Xuyên Hà Giang 2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn, nhân giống cây Kim ngân ở Việt Nam Kim ngân được nhân giống hữu tính hoặc vô tính bằng hạt, giâm hom
  16. 7 và nuôi cấy mô tế bào. Loài đã được nghiên cứu bảo tồn và phát triển ở nước ta. Một số nghiên cứu đã được công bố về nhân giống Kim ngân ở nước ta. Hoàng Thị Thùy Dương, (2015) “Nghiên cứu đăc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài cây Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl.)[3] tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình hình thành mô sẹo của hom cây Kim ngân rừng (IAA 750 ppm) có tỷ lệ số hom ra mô sẹo cao nhất đạt 91,11%. Nồng độ NAA 750 ppm cho tỷ lệ số hom sống cao nhất. Tỷ lệ ra rễ cao nhất ở công thức (IBA 1000 ppm) 46,67%. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) đã chỉ ra thời vụ giâm cành tốt nhất là 15/8, cành bánh tẻ giâm trên nền cát có thời gian nảy mầm và ra rễ nhanh, tỷ lệ nảy mầm và ra rễ và tỷ lệ sống cao nhất (Trần Danh Việt, 2006).[5] Đề tài "Khai thác và phát triển các nguồn gen dược liệu Kim ngân hoa, Huyền sâm" do Viện Y học cổ truyền Quân đội tiến hành trong thời gian từ năm 2011 – 2015[4] đã nghiên cứu xây dựng được các quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế Kim ngân hoa. Đã nghiên cứu xây dựng được Tiêu chuẩn dược liệu sạch Kim ngân hoa trồng theo tiêu chuẩn GACP: Kết quả định tính so sánh sắc ký đồ của dược liệu trồng theo GACP và dược liệu trên thị trường thấy rằng cả 2 mẫu đều có vết của acid chlorogenic và có các vết cơ bản giống nhau. Định lượng chất chiết được trong ethanol 96 % và hàm lượng trong các mẫu Kim ngân hoa trên thị trường trung bình là 33,4 % và các mẫu trồng theo GACP trung bình là 35,6 %. Định lượng acid chlorogenic, kết quả là: Mẫu trồng theo GACP 2,56 % và mẫu kim ngân hoa trên thị trường 2,14 %. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tiến hành chọn giống, xây dựng vườn giống gốc và bảo tồn phục vụ phát triển vì vậy nguồn gen đang bị mất đi. Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia
  17. 8 Hà Nội công bố kết quả đề tài “Nghiên cứu nhân nhanh cây Kim Ngân (Lonicera japonicaThumb.) bằng phương pháp tạo mô sẹo”[6] kết quả đã xây dựng thành công quy trình nhân nhanh cây Kim ngân trong điều kiện in vitro bằng việc sử dụng vật liệu mảnh lá non và đỉnh chồi trong môi trường MS có bổ sung các chất kích thích sinh trưởng. Đề tài đã chọn ra vật liệu tốt nhất để tạo mô sẹo là đỉnh chồi trên môi trường MS có bổ úng 0,5mg/l BAP để tăng sinh trong điều kiện tối hoàn toàn. Sau bốn tuần tỷ lệ hình thành mô sẹo đạt 92,31% và chiều dài trung bình của chúng đạt 1,8cm. Sau đó các khối mô sẹo được cấy chuyển sang môi trường MS có bổ sung 0,5mg/l BAP để tăng sinh trong điều kiện sáng. Khối mô sẹo tăng sinh nhanh chóng lên năm lần so với ban đầu chỉ sau hai tuần nuôi cấy. Chồi được tái sinh tốt nhất trong môi trường MS bổ sung 1mg/l với 100% các khối mô sẹo có khả năng tái sinh chồi, số lượng chồi trên một khối mô sẹo từ 14 đến 20 chồi. 2.3. Tình hình nghiên cứu về cây Kim Ngân trên thế giới Kim ngân có tên khoa học Lonicera japonica Thunb, thuộc họ Kim ngân (Caprifoliaceae) (Wagner et al, 1999)[13]. Kim Ngân được tìm thấy đầu tiên ở Châu Á. Chi Kim Ngân có hơn 150 loài khác nhau, phân bố ở hầu hết các khu vực như Bắc Mỹ, phía Nam Eurasia, tới phía Bắc châu Phi, vùng Philipines và Tây nam Malesia, khu vực châu Á (Wagner et al, 1999)[13]. Trên thế giới có nhiều loài thuộc họ Kim Ngân đã được gây trồng trong điều kiện canh tác trồng trọt. Hiện nay, thứ “Halliana” thuộc họ Kim Ngân đã được trồng và nhân rộng ở nhiều khu vực (Brickell và Zuk, 1997).[7] Ở New Zealand, Lonicera japonica được biết đến vào những năm 1872, thời điểm này họ sử dụng cây Kim Ngân với mục đích làm cây cảnh. Ngày nay, cây Kim Ngân được trồng nhiều ở các hòn đảo phía Bắc và phía Nam của New Zealand, đặc biệt ở các khu vực vùng cao (Williams và Timmins, 1997). [12]. Ở Trung Quốc, Cây Kim Ngân được biết đến là loại thảo dược từ nhiều
  18. 9 năm trước, người dân sử dụng thân, lá và hoa để đun nước uống giúp điều trị một số bệnh về đường tiêu hoá và đường tiết niệu. Tương tự ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philipine và Thái Lan, ngoài việc sử dụng cây Kim Ngân làm thuốc họ còn xem chúng như một loại cây cảnh, vật trang trí cho ngôi nhà. Trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hợp chất hoá học có trong sinh khối cây Kim ngân, theo công bố của Shang năm 2011 có hơn 140 hợp chất sinh học được tìm thấy trong cây Kim Ngân gồm các nhóm dầu thực vật, acid amin, và flavonoid. Những hợp chất này có ý nghĩa như tác nhân ức chế nhóm vi khuẩn, virus và đặc biệt có tác dụng chống ôxi hoá, tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Hoa Kim ngân chứa nhóm flavonoid là scolymosid lonicerin và một số carotenoid (S. caroten, cryptoxanthin, auroxanthin). Ở Trung Quốc, Kim ngân được dùng từ lâu đời như một loại thuốc hạ sốt, giúp dễ tiêu hoá và trị lỵ. Ngoài ra bộ phận hoa khi phơi khô có thể dùng để uống chữa một số bệnh về đường tiết liệu. Ngoài ra, Kim ngân còn có tác dụng cải thiện chuyển hoá chất béo cho các bệnh nhân mắc bệnh tăng lipid máu, hợp chất lonicerin trong cây làm giảm các ester trong huyết thanh. Nước cất nụ hoa Kim ngân (Kim ngân hoa) được dùng tiêm để điều trị bệnh nhiễm khuẩn (Thomas, 2006; Shang et al., 2011).[11] Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về hoạt chất của Kim ngân. Tuy nhiên nghiên cứu về nhân giống, bảo tồn và phát triển loài vẫn còn ít được công bố. Một số nghiên cứu tiêu biểu như Jiang et al., (2012)[9] đã nhân giống Kim ngân sử dụng các đoạn cành nhánh làm vật liệu nuôi cấy trong môi trường WPM. Guo et al., (2007)[8] đã nghiên cứu ảnh hưởng của ABT1 và NAA đến ra rễ hom giâm thân bánh tẻ kim ngân. Đoạn hom thân được nhúng
  19. 10 vào ABT1 (150 mg/L) trong 30 phút cho kết quả ra rễ tốt nhất. Lan et al., (2006)[10] đã tiến hành thí nghiệm và tìm được nồng độ 100 mg/l IBA nhúng trong 30 phút hoặc NAA 75 mg/l trong 40 phút cho tỷ lệ hom ra rễ cao nhất. 2.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1. Vị trí địa lý Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 22029’30’’B đến 23002’30’’B và 104023’30’’Đ đến 105009’30’’Đ. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thành phố Hà Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Về mặt hành chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện tích 1.478,4095 km2. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Vị Xuyên, nằm cách thành phố Hà Giang 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 265 km về phía Bắc. Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn thành phố Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc chiều dài 32,6 km. Với vị trí địa lý như vậy huyện Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời còn có vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía bắc Tổ quốc.
  20. 11 Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên (Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Vị Xuyên)
  21. 12 2.4.1.2. Địa hình - thổ nhưỡng a. Địa hình Địa hình phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng. Phía tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2419 m, phía bắc có núi Pu Tha Ca 2.274 m. Sông suối có độ dốc lớn tạo ra những tiểu vùng mang những đặc điểm riêng khác nhau. Nhìn chung địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, chính vì vậy toàn huyện chia thành 3 dạng địa hình chính - Địa hình núi cao: Có độ cao trung bình trên 1000 m gồm các xã như Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy, Thượng Sơn, Quảng Ngần, Cao Bồ, Phương Tiến, thuận lợi cho các cây đặc sản như chè Shan, Quế, Thảo mộc, chăn nuôi gia súc và phát triển nghề rừng. - Địa hình núi thấp: Có độ cao từ 500 - 800 m bao gồm các xã như Trung Thành, Bạch Ngọc, Ngọc Minh, Ngọc Linh, Minh Tân, Thuận Hòa, Việt Lâm, Linh Hồ, thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chè, chăn nuôi gia súc và trồng rừng. - Địa hình thấp dạng xen kẽ các đồi núi cao trung bình dưới 500 m bao gồm các xã như Tùng Bá, Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh, Kim Thạch, Đạo Đức, TT. Việt Lâm, TT. Vị Xuyên, thuận lợi cho phát triển lúa nước, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi. b. Thổ nhưỡng Tổng diện tích đất tự nhiên 147.840,95 ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp là 126.506,41 ha, chiếm 85,57%; diện tích đất phi nông nghiệp 7.227,93 ha, chiếm 4,89%; đất chưa sử dụng 14.106,61 ha, chiếm 9,54% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng, ngoài ra còn có đất phù sa ven các sông, suối, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích không đáng
  22. 13 kể. Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu và cây công nghiệp. Trên địa bàn huyện gồm những nhóm đất chính sau: - Nhóm đất phù sa: Có diện tích 1.998,57 ha chiếm 1,352% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác ở các sông, suối lớn trong huyện. Đất có thành phần cơ 0 giới nhẹ, độ dốc dưới 3 là chủ yếu, đất có phản ứng chua vừa (PHKCl = 5,3 - 5,5), hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình, thích hợp trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Nhóm đất đen (Đất đen các bo nát Rv):Có diện tích 76,88 ha chiếm 0,052% diện tích tự nhiên. Kết cấu đất viên, hoặc cục nhỏ, đất tương đối tơi xốp, thích hợp trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. - Nhóm đất đỏ vàng: + Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): Có diện tích 6.862,68 ha, chiếm 4,642% đất tự nhiên, đất có độ dốc từ 8 - 150, tầng đất dày 100 cm, có thành phần cơ giới thịt nặng, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất khá, thích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả. + Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có diện tích 4.214,46 ha, chiếm 2,851% đất tự nhiên. Đất có nhiều đá lộ đầu, đá lẫn, nhiều tầng mỏng dưới 50 cm, thích hợp trồng ngô và các loại hoa màu như đậu tương. Những nơi tầng đất dầy 70 cm thích hợp trồng cà phê, chè và các loại cây ăn quả. + Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Fs): Có diện tích 55.805,88 ha, chiếm 37,747% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu các xã phía nam huyện trên địa hình đồi bát úp kéo dài, đất chủ yếu có thành phần cơ giới thịt trung bình, thích hợp trồng chè, cây ăn quả và hoa màu lương thực + Đất đỏ vàng trên đá macma axit (Fa): Có diện tích 32.667,03 ha, chiếm 22,096% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở độ dốc trên 150, (PHKCl = 4,5 - 5), đất có thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp cho trồng chè, mơ mận và hoa màu.
  23. 14 + Đất vàng nhạt trên đá cát (Fq): Có diện tích 12.534,59 ha chiếm 8,478% diện tích tự nhiên, phân bố ở dạng địa hình bị chia cắt, độ dốc trên 150. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng các chất dinh dưỡng nghèo, những nơi có độ dốc cao nên bố trí nông lâm kết hợp hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng. + Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): Có diện tích 1.115,23 ha, chiếm 0,754% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có độ phì khá, phân bố chủ yếu ở độ dốc từ 8 -150, thích hợp trồng chè và cây ăn quả. + Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước (Fl): Có diện tích 943,36 ha, chiếm 0,638% diện tích tự nhiên. Phân bố hầu hết ở các xã trong huyện, đây là loại đất được hình thành từ đất feralit trên các nền đá mẹ khác nhau như: Đá sét, đá biến chất, đá macma axít, đá cát kết được con người khai phá thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: + Đất mùn đỏ vàng trên đá macma axit (Ha): Có diện tích 10.682,96 ha, chiếm 7,226% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 900 m, thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh + Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất (Hs): Có diện tích 498,55 ha, chiếm 0,337% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 900 m, nơi đất có độ dốc từ nhỏ hơn 250 thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh, đất có độ dốc cao hơn thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng. + Đất mùn vàng nhạt trên đá cát (Hq): Có diện tích 2.356,36 ha, chiếm 1,594% diện tích tự nhiên. phân bố ở độ cao trên 900 m, thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh, đất có độ dốc cao hơn thực hiện khoanh nuôi bảo vệ rừng. - Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi cao (A): Có diện tích 3.920,14 ha, chiếm 2,652% diện tích tự nhiên. Phân bố ở độ cao trên 1800m, thích hợp trồng cây lâm nghiệp ưa lạnh và khoanh nuôi bảo vệ rừng
  24. 15 - Nhóm đất thung lũng dốc tụ (D): Có diện tích 1.776,27 ha, chiếm 1,201% diện tích tự nhiên. Phân bố hầu hết các xã trong huyện, ở các thung lũng vùng đồi núi. Đất được hình thành do các sản phẩm bồi tụ từ trên các đồi núi xung quanh đưa xuống, tầng đất thường lẫn đá, nơi thấp thường có glây, thích hợp với trồng lúa ở những nơi chủ động được nguồn nước, trồng hoa màu những nơi thiếu nước. 2.4.1.3. Khí hậu - thủy văn Vị Xuyên nằm trong phạm vi của đới khí hậu gió mùa ẩm, có hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh kéo dài, khô hạn. Nhiệt độ trung bình năm 23 0C, biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 120C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất từ giữa tháng 12 đến tháng 1; tổng lượng nhiệt trong năm từ 8300 - 85000C, số giờ nắng trung bình năm trên 1200 giờ. Lượng mưa trung bình khá lớn 3000 - 4000 mm/năm. Độ ẩm trung bình 84%, độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm, lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 (trên 87%) và thấp nhất vào tháng 3 (80%). Tuy nhiên, cũng có một số bất lợi như sương muối trong mùa đông, mùa hè mưa nhiều nên thường xảy ra lụt lội, lũ quétả nh hưởng không nhỏ đến phát triển KTXH của huyện. Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam, sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh Thủy (Vị Xuyên), sông chảy theo hướng Bắc - Nam, đoạn sông chảy qua địa bàn huyện dài 70 km; diện tích lưu vực khoảng 8700km2, có chế độ thủy chế phức tạp và khác biệt lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Huyện Vị Xuyên còn là nơi bắt nguồn của sông Chảy, Sông Miện chảy qua Thuận Hòa và sông Nậm Điêng chảy qua Minh Tân. Hệ thống suối, ao hồ khá phát triển đã đáp ứng nhu cầu xây dựng thủy điện nhỏ, sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu nước nghiêm trọng, nhất là các xã vùng cao.
  25. 16 2.4.1.4. Tài nguyên - Tài nguyên khoáng sản và thủy điện: Vị Xuyên nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam. Qua khảo sát thăm dò của các nhà địa chất bước đầu đã phát hiện 12 mỏ và điểm quặng với một số khoáng sản có giá trị thương mại quy mô địa phương. Đó là khoáng sản kim loại (1) quặng sắt (Tùng Bá) trữ lượng 223 triệu tấn, hàm lượng sắt 36,69%; (2) mangan (Linh Hồ); (3) chì - kẽm (Na Sơn - Tùng Bá) trữ lượng 1,6 triệu tấn; (4) vàng sa khoáng ở Bình Vàng - Đạo Đức. Khoáng sản phi kim loại: (5) cao lanh (Tùng Bá); (6) sét (Hồ Noong - Phú Linh) 1,6 triệu m3; (7) đá vôi có nhiều ở Thanh Thủy; (8) than bùn ở Hồ Noong - Phú Linh có trữ lượng khoảng 88,45 nghìn m3, đang khai thác để sản xuất phân vi sinh; (9) nước khoáng nóng (Quảng Ngần) có nhiệt độ trung bình khoảng 610C. Vị Xuyên còn có một số mỏ khoáng sản đã phát hiện nhưng chưa có đánh giá chi tiết về chất lượng và trữ lượng như: (10) thủy ngân (Bản Cam, Cao Lộc); (11) quặng Acsen (Lũng Vàng); (12) đá quý (Tùng Bá). Hệ thống sông suối thuộc lưu vực sông Lô phân bố tương đối đều, có độ dốc lớn là điều kiện phát triển thủy điện nhỏ. Dự án thủy điện Nậm Ngần với công suất lắp máy 13,5 MW và tổng số vốn 251 tỷ đồng, sản lượng điện trung bình 60,27 triệu KWh/năm trực tiếp phục vụ điện cho sản xuất và sinh hoạt cho các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên. Ngoài ra, hàng loạt các thủy điện nhỏ như: Việt Lâm, Suối Sửu, Bản Kiếng, Nậm Má đã và đang được xây dựng sẽ là nguồn cung cấp điện cho cộng đồng các dân tộc, sống trong điều kiện trên núi cao và phân tán. - Tài nguyên sinh vật: Huyện Vị Xuyên có diện tích rừng khá lớn, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có rừng 103.150,0 ha, chiếm 69,77% diện tích đất tự nhiên trong đó diện tích rừng sản xuất là 50.889,9 ha; diện tích rừng phòng hộ 27.025,6 ha, diện tích rừng đặc dụng 23.360,8 ha. Độ che phủ rừng đạt trên
  26. 17 67,7% (năm 2015). Diện tích rừng trồng 13.240,4 ha; trong đó trồng mới trên đất chưa có rừng 10.894,3 ha, trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có 2.346,1 ha. Các loài gỗ quý: pơ mu, ngọc am, lát, nghiến, thông đá, trò chỉ, ; các loài thực vật đặc hữu: cây Vù Hương, Bồ an, Bồ đề lá bời bời; các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao: sa nhân, thảo quả, quế, đỗ trọng huyện còn có thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày (chè, cam), cây ăn quả và cây đặc sản. Trên địa bàn huyện còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh II. Rừng có vai trò rất lớn bảo vệ môi trường, cung cấp nguyên liệu phục vụ công nghiệp, xây dựng, y tế và là những điểm du lịch sinh thái. Tài nguyên động vật tương đối phong phú, có nhiều loài quý hiếm: gấu ngựa, gà lôi, đại bàng, Tuy nhiên, do diện tích rừng bị suy giảm trong những thập niên qua, cùng với tập quán săn bắn bừa bãi nên hầu hết các loài thú quý hiếm đã bị suy giảm về cả số loài và cá thể. 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.4.2.1. Dân cư và nguồn lao động Tính đến hết năm 2015, huyện Vị Xuyên có 105.512 người (gấp 1,07 lần năm 2011) chiếm 13,6 % dân số toàn tỉnh, mật độ dân số trung bình 71 người/Km2. Dân số nông thôn 91.747 người (chiếm 87 %), ở thành thị 13.765 người (chiếm 13 %). Trong những năm gần đây tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện giảm dần. Năm 2012 tỷ lệ gia tăng dân số là 1,59%, đến năm 2015 chỉ còn 1,39% 9 (Niên giám thống kê Vị Xuyên qua các năm) Huyện Vị Xuyên có cơ cấu dân tộc khá đa dạng, có khoảng 20 dân tộc anh em cùng sinh sống: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Giấy, Pà Thẻn, Hoa, Lô Lô, và các dân tộc khác. Trong cơ cấu dân tộc của Vị Xuyên hiện nay người Tày chiếm tỉ lệ lớn nhất (35,88%), sau đó là các dân tộc Dao (22,76%), Kinh (16,84%), Mông (12,49%); Nùng 6,81%; các dân tộc khác chiếm 5,21%. Các dân tộc có bản sắc văn hóa độc đáo, đặc biệt là các dân tộc thiểu
  27. 18 số Mông, Dao. Giữa các dân tộc có sự chênh lệch về trình độ phát triển, trình độ học vấn và mức sống. Mật độ dân số trung bình của huyện năm 2015 là 71 người/Km2; dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã, TT. Dân số phân bố tập trung tại các xã, TT đã bước đầu phát triển ven QL 2 và cận thành phố Hà Giang: TT Vị Xuyên 585 người/Km2, TT Việt Lâm 280 người/Km2, Đạo Đức 127 người/Km2, Việt Lâm 144 người/Km2, Phú Linh 118 người/Km2. Những nơi dân cư tập trung thưa thớt chủ yếu là các xã vùng biên giới, vùng cao, vùng sâu, xa như: Quảng Ngần 38 người/Km2, Thanh Đức 33 và Bạch Ngọc 36 người/Km2, Cao Bồ 35 người/Km2. Các dân tộc có sự phân bố đa dạng: dân tộc Kinh chủ yếu ở hai TT Vị Xuyên, TT Việt Lâm và các xã vùng thấp Đạo Đức, Ngọc Linh, Việt Lâm, Trung Thành; dân tộc Tày chủ yếu ở TT Vị Xuyên, Thuận Hòa, Tùng Bá, Phú Linh, Linh Hồ, Việt Lâm, Trung Thành; dân tộc Mông phân bố chủ yếu ở các xã vùng cao như Minh Tân, Thuận Hòa, Lao Chải, Bạch Ngọc; dân tộc Dao chủ yếu ở Minh Tân, Phương Tiến, Cao Bồ, Thượng Sơn, Quảng Ngần. Kết cấu dân số theo lao động và nghề nghiệp: đến hết năm 2015 số người trong độ tuổi lao động là 67.353 người chiếm 63,8% dân số. 2.4.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật Giao thông: QL2 chạy qua với chiều dài gần 30 km, QL4C qua Thuận Hòa và Minh Tân, các xã đều có đường ô tô đến trung tâm. Giao thông liên xã chủ yếu là xe máy, ô tô nhỏ. Hệ thống đường giao thông đến các xã ngày càng được củng cố, đường liên thôn được bê tông hóa ngày càng nhiều đã và đang có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế của huyện. Điện: 24/24 xã, TT đều có điện lưới quốc gia. Có một số thủy điện nhỏ: Việt Lâm, Nậm Ngần; Suối Sửu, Nậm Má, Thanh Thủy, Nậm Khiêu, Bản Kiếng Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành nông nghiệp: đã đầu tư xây dựng trung tâm giống cây trồng Đạo Đức hoạt động có hiệu quả, Hệ thống thủy lợi
  28. 19 được xây dựng ngày càng nhiều, phục vụ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, việc kiên cố hóa kênh mương cũng được chú trọng đầu tư xây dựng. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành công nghiệp: Toàn huyện hiện có 651 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó có 3 cơ sở quốc doanh, chủ yếu là cơ sở công nghiệp chế biến 630 cơ sở, cơ sở công nghiệp khai thác 18 cơ sở, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước 3 cơ sở. Các cơ sở công nghiệp đã được đầu tư xây dựng mới, được trang bị dây chuyền sản xuất khá hiện đại và có năng lực sản xuất ngày càng được nâng lên. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành dịch vụ: Huyện Vị Xuyên có 1 chợ trung tâm TT Vị Xuyên, 18/24 xã đã có chợ xây. Số hộ tư thương và dịch vụ tư nhân ngày càng nhiều năm 2015 có 1.494 hộ. Huyện hiện có nhiều làng văn hóa du lịch đã đi vào hoạt động làng văn hóa du lịch người Dao ở Lùng Tào xã Cao Bồ, làng văn hóa du lịch người Tày ở Thanh Sơn xã Thanh Thủy, làng văn hóa du lịch người Nùng ở Khuổi Lác xã Trung Thành, làng văn hóa du lịch người Mông ở Bản Phố xã Minh Tân. Các cơ sở hạ tầng kĩ thuật trên đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ hàng hóa cho nhân dân. Tuy nhiên, ở các xã vùng cao, vùng xa, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trao đổi và lưu thông hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Cơ sở hạ tầng xã hội: y tế, văn hóa, giáo dục: Hầu hết các xã, TT đều được xây dựng trạm y tế 2 tầng; bệnh viện đa khoa huyện đã được nâng cấp và mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao, với 289 giường bệnh, 350 cán bộ ngành y, 37 cán bộ ngành dược. Toàn huyện hiện có 26 trường mầm non, 28 trường tiểu học, 18 trường THCS, 5 trường tiểu học + THCS, 3 trường THCS và THPT, 2 trường THPT . Huyện cũng đã thường xuyên mở các lớp xóa mù chữ với nhiều học viên tham gia. Huyện 1 thư viện, 250 đội văn nghệ quần chúng, 465 đội thể dục thể thao, 16 trạm truyền thanh, 9 trạm truyền hình.
  29. 20 2.4.2.3. Văn hoá, xã hội Vị Xuyên là nơi sinh sống của 20 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng Người Tày ở Vị Xuyên sống trong những ngôi nhà sàn có cột làm bằng gỗ xẻ vuông và thấp. Mỗi ngôi nhà sàn thường có 5 gian, ở đầu hồi, ngay sát cầu thang lên xuống thường được làm thêm sàn để phơi lúa, gạo Dưới chân cầu thang có sàn nhỏ để dặt các ống nước hoặc bắc máng nước để rửa tay chân, mặt mũi trước khi lên nhà. Trước đây, người Tày thường sử dụng gầm sàn làm nơi chăn nhốt gia súc, gia cầm nhằm bảo vệ chúng khỏi thú rừng hoặc kẻ trộm
  30. 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là cây Kim ngân, tuyển chọn từ các xuất xứ tại huyện Vị Xuyên, Bắc Quang, Quản Bạ của tỉnh Hà Giang. - Phạm vi nghiên cứu là thiết kế, xây dựng vườn giống gốc cây Kim Ngân có diện tích 2.000 m2 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nội dung 1: Khảo sát lựa chọn địa điểm phù hợp để xây dựng vườn giống gốc cây Kim Ngân. - Nội dung 2: Thiết kế và xây dựng vườn giống gốc cây Kim Ngân. - Nội dung 3: Đánh giá tỉ lệ sống, bật chồi của vườn giống gốc. - Nội dung 4: Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn giống gốc cây Kim ngân trong giai đoạn tiếp theo 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp lựa chọn địa điểm phù hợp để xây dựng vườn giống gốc cho cây Kim Ngân Khảo sát và thiết kế vườn giống gốc 2.000 m2 cây Kim Ngân ở các địa điểm đáp ứng các yêu cầu về điều kiện sinh thái thích hợp. - Phương pháp thu thập thông tin: Nhóm nghiên cứu thực hiện phương pháp chọn điểm để nghiên cứu để thực hiện. Trong phạm vi của đề tài dựa trên tài liệu được công bố về sự phân bố của cây Kim ngân, điều kiện lập địa, khí hậu, thời tiết mà nhóm nghiên cứu đã chọn khảo sát tại 4 xã: Thị trấn Vị Xuyên, xã Kim Linh, Phú Linh, Phong Quang thuộc huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang để khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng giống gốc. - Phương pháp kế thừa thông tin: Kế thừa từ kết quả điều tra, khảo sát đặc điểm nông sinh học, sinh thái học, kết quả phân tích hàm lượng dược liệu
  31. 22 của cây Kim Ngân mà nhóm tác giả đã thực hiện triển khai trước đó và một số tài liệu liên quan đến sự phân bố, đặc điểm điều kiện tự nhiên của các điểm khảo sát. 3.3.2. Phương pháp lựa chọn vật liệu giống Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu điều tra thu thập và triển khai đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen Kim ngân (Lonicera Japonica Thunb.) có giá trị kinh tế cao tại tỉnh Hà Giang.” của Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp. Nhóm nghiên cứu đã chọn ra được các xuất xứ Kim Ngân tốt nhất để trồng vườn giống gốc bằng cách tiến hành chọn lọc các cây trội cho mỗi xuất xứ (3 xuất xứ: Bắc Quang, Vị Xuyên, Quản Bạ) đảm bảo các tiêu chuẩn: Cây có đường kính, chiều cao cây đạt từ hơn 15% so với các cây trong quần thể, cây xanh tốt, không sâu bệnh hại, hàm lượng dược liệu đạt theo tiêu chuẩn dược điển quy định để xây dựng vườn giống gốc. 3.3.3. Phương pháp bố trí vườn giống gốc cây Kim Ngân - Thiết kế, xây dựng vườn giống gốc ở các địa điểm đáp ứng các yêu cầu về điều kiện sinh thái thích hợp. - Sử dụng phương pháp bố trí vườn giống để xây dựng vườn giống gốc. Vườn này là tập hợp những cây mẹ sau khi được tuyển chọn, đáp ứng được các tiêu chí gồm: chất lượng dược liệu đạt tiêu chuẩn Dược điển quy định, sinh trưởng phát triển nhanh, chống chịu sâu bệnh hại. + Địa điểm xây dựng vườn giống gốc: Dự kiến tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. + Diện tích: 2000 m2 + Thời vụ trồng: Thời vụ trồng thích hợp vào vụ xuân (tháng 2-3 âm lịch). + Kỹ thuật trồng: xử lý thực bì toàn diện, cuốc hố theo hàng, hố cách hố 1,0m hàng cách hàng 1,5m (mật độ 1.333 cây/2000 m2), kích thước hố
  32. 23 40x40x40cm. + Cắm cọc cho cây leo: Mỗi cây cắm 3 cọc theo dạng hình chữ X, cọc có đường kính 5-6 cm, dài 2 m. + Bón lót: 2 kg phân chuồng hoai mục/hố và 0,2kg phân vi sinh. + Chăm sóc: Mỗi năm 3 lần, lần 3 vào tháng 11 -12. Năm nhất chăm sóc, phát cỏ dọn thực bì 1 lần. Năm 2 tiến hành phát thực bì, vun xới quanh gốc, bón thúc 0,2kg phân vi sinh/hố 2 lần; lần 1 vào tháng 3–4, lần 2 vào tháng 7–8; trồng dặm nếu cây chết để đảm bảo tỷ lệ sống >95%. 3.3.4. Phương pháp theo tỉ lệ sống, bật chồi của cây Kim ngân tại vườn giống gốc Trên tổng diện tích trồng, chọn 5 điểm theo đường chéo góc như sơ đồ. 45m2 45m2 45m2 2 45m 2 45m Hình 3.1. Sơ đồ ô theo dõi Mỗi điểm có kích thước 45m2 (5mx9m) (Lưu ý đối với từng loại cây diện tích ô có thể lớn hơn, sao cho tổng số cây theo dõi trên ô tối thiểu đạt 30 cây đủ để xử lý thống kê). Tiến hành đo đếm và quan sát. Chỉ tiêu theo dõi vườn giống gốc: - Tỉ lệ sống của cây Kim ngân sau khi trồng 15 ngày, 30 ngày, 60 ngày,
  33. 24 và 90 ngày. Tổng số cây sống Tỉ lệ cây sống = Tổng số cây trồng - Tỉ lệ cây bật chồi: Tổng số cây bật chồi Tỉ lệ cây bật chồi = Tổng số cây trồng 3.3.5. Phương pháp xử lý số liệu Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học trên các phần mềm IRRISTAT 5.0, Excel, -Bước 1 : mở phần mềm IRRISTAT - Bước 2 : chọn widow data Edior - Bước 3 : chọn create Empty data nhập số liệu Excel và lưa lại - Bước 4: chọn analy sis sau đó chọn balanced anova và tìm file vừa lưu và nhấn open - Bước 5: trong bản có data file variable bôi đen phần cần phân tích add vào analy sis tiếp bôi đen phần xuất xứ là các lần lặp lại add vào factors và nhấn ok - Bước 6: khi hiện thị số liệu đầu tiên ta phải xem C OF V phải nhỏ hơn 15 tiếp đến trừ lần lượt các xuất xứ với nhau và so sánh kết quả của các xuất xứ trừ với nhau nhỏ hơn LSD thì số liệu được chấp nhận
  34. 25 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân 4.1.1. Đặc điểm sinh thái học của cây Kim ngân Kim Ngân phân bố ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, tập trung nhiều ở các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Tại mỗi vùng sinh thái cây Kim ngân có sự phân bố khác nhau. Ở Thái Nguyên, Tuyên Quang thường bắt gặp loài cây này ở ven đồi, mọc trong cánh rừng trồng 5-6 năm tuổi. Tại Hà Giang, Cao Bằng cây Kim ngân mọc tập trung ở phần chân và sườn núi trong những khu rừng già, rừng thường xanh. Khác với các vùng kia, tại Lào Cai, Yên Bái, Sơn La phát hiện thấy cây Kim Ngân mọc thành bụi ở ven suối, trên nương rẫy, thậm chí ở các savan cỏ. * Đặc điểm khí hậu nơi có sự phân bố cây Kim ngân Kim ngân là cây thuốc thuộc nhóm cây dây leo, phân bố chủ yếu ở khu vực vùng núi và trung du phía Bắc. Trong tự nhiên, cây Kim ngân thường mọc thành bụi dây leo lớn ở những vùng đồi thấp, sườn núi và chân núi. Dây leo bám vào các cây thân gỗ vừa và nhỏ hoặc cây bụi khác để vươn dài. Chúng có thể sinh trưởng phát triển tốt dưới tán cây rừng và ở vùng savan. Khu vực cây Kim ngân phân bố thuộc vùng có khí hậu mát mẻ gồm tiểu vùng núi cao phía Bắc và phía Tây, tiểu vùng núi thấp của tỉnh Hà Giang. Kim Ngân thích hợp với những vùng có độ cao trung bình so với mực nước biền từ 200-1000m, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 21,5-24oC, nhiệt độ cao nhất trong năm có thể lên tới 39oC và nhiệt độ thấp nhất trong năm khoảng - 0,5oC, biên độ nhiệt độ ngày đêm dao động trong khoảng 7-8,5oC. Lượng mưa trung bình năm 1400-2500mm, độ ẩm trung bình năm 84-86%.
  35. 26 * Đặc điểm đất đai nơi có sự phân bố Kim ngân Cây Kim ngân thích hợp với điều kiện đất có thành phần cơ giới nhẹ, xốp. Tại khu vực có cây Kim Ngân mọc, qua kiểm tra lấy mẫu đất phân tích cho thấy đất có kết cấu tầng mặt xốp, nhiều mùn, tầng trong là lớp đất thịt. *Đặc điểm yêu cầu về điều kiện sinh thái Trong tự nhiên cây Kim ngân phân bố trong rừng, đặc biệt là các khu rừng tự nhiên có thành phần loài cây rất đa dạng. Nơi có cây Kim ngân mọc phát hiện thấy nhiều loài cây gỗ nhỏ và cây bụi thuộc nhiều loài khác nhau. Dây Kim ngân leo theo thân của cây khác để phát triển cành, nhánh và chiều dài thân. Khu vực càng rậm rập cây bụi quan sát thấy tỷ lệ dây Kim ngân xuất hiện nhiều. Đặc biệt ở ven sườn núi, vùng thấp, vùng chân núi. 4.1.2. Kết quả điều tra khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân Tiến hành khảo sát 4 xã: Thị trấn Vị Xuyên, Kim Linh, Phú Linh, Phong Quang của huyện Vị Xuyên về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý; khí hậu, đất đai 4.1.2.1. Vị trí địa lí các khu vực khảo sát * Thị trấn Vị Xuyên: là thị trấn huyện lị của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Thị trấn có vị trí: Phía Bắc giáp xã Đạo Đức, phía Đông giáp xã Phú Linh, xã Ngọc Linh, phía Nam giáp thị trấn Nông trường Việt Lâm, phía Tây giáp xã Việt Lâm. Thị trấn Vị Xuyên được thành lập vào ngày 29 tháng 8 năm 1994 trên cơ sở một số phần lãnh thổ được tách ra từ các xã Việt Lâm, Đạo Đức và Bạch Ngọc. Thị trấn Vị Xuyên có diện tích 15 km², dân số năm 2018 khoảng 9.147 người, mật độ dân số đạt 610 người/km². Thị
  36. 27 trấn có quốc lộ 2 đi qua và có sông Lô chảy qua phần phía đông. Thị trấn Vị Xuyên bao gồm thôn Làng Vàng 1, thôn Làng Vàng 2, thôn Đông Cáp 1, thôn Đông Cáp 2, tổ 1, tổ 2. * Xã Phong Quang: có vị trí địa lý phía Bắc giáp xã Minh Tân và Thuận Hòa của huyện Vị Xuyên; Đông giáp xã Thuận Hòa (Vị Xuyên), phường Quang Trung (thành phố Hà Giang); Nam giáp phường Quang Trung và xã Phương Độ (TP Hà Giang); Tây giáp xã Phương Tiến và Thanh Thủy. Phong Quang có có 3,478,4 ha diện tích tự nhiên và 1,855 người, mật độ dân cư đạt 53 người/km². Sông Lô tạo thành ranh giới phía tây và tây nam của xã. * Xã Kim Linh có vị trí địa lý phía Bắc giáp xã Kim Thạch, xã Yên Định (Bắc Mê), phía Đông giáp xã Minh Ngọc (Bắc Mê), phía Nam giáp xã Linh Hồ và phía Tây giáp xã Linh Hồ, xã Phú Linh. Ngày 20 tháng 8 năm 1999, xã Kim Linh được thành lập trên cơ sở 3.590 ha diện tích tự nhiên và 2.064 người của xã Kim Thạch. Ngày 23 tháng 6 năm 2006, toàn bộ 3.590 ha diện tích tự nhiên và 2.529 người của xã Kim Linh thuộc thị xã Hà Giang được chuyển về huyện Vị Xuyên quản lý mật độ dân cư đạt 70 người/km². * Xã Phú Linh: là một xã thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, có vị trí địa lý phía Bắc giáp phường Minh Khai (TP Hà Giang), xã Kim Thạch, phía Đông giáp xã Kim Thạch, xã Kim Linh, xã Linh Hồ, phía Nam giáp xã Ngọc Linh, thị trấn Vị Xuyên, phía Tây giáp xã Đạo Đức, xã Phương Thiện (TP Hà Giang). Ngày 23 tháng 6 năm 2006, toàn bộ 4,350 ha diện tích tự nhiên và 5.231 người của xã Phú Linh thuộc thị xã Hà Giang được chuyển về huyện Vị Xuyên quản lý, mật độ dân cư đạt 120 người/km². Sông Lô tạo thành một đoạn ranh giới phía tây bắc của xã.
  37. 28 4.1.2.2. Khảo sát về đặc điểm khí hậu Kết quả khảo sát về điều kiện khí hậu, độ cao trung bình, nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình, độ ẩm trung bình ở 04 xã điều tra ta có kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.1. Bảng tổng hợp đặc điểm sinh thái tại 04 xã huyện Vị Xuyên Đặc điểm Lượng Độ cao TB Nhiệt độ Độ ẩm sinh thái mưa TB (m) TB (oC) TB (%) Tên huyện (mm/năm) Thị trấn Vị xuyên 200-400 22 4000 87 Xã Phong Quang 200-500 23 3900 85 Xã Kim Linh 200-450 21 3800 83 Xã Phú Linh 200-500 23 3900 84 Cả 4 xã khảo sát : Thị trấn Vị Xuyên, xã Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh đều nằm trong dạng địa hình thấp xen kẽ các đồi núi cao trung bình dưới 500 m, nằm trong khu vực khí hậu gió mùa ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình trong khoảng 21 - 230C khá phù hợp để phát triển các loài cây dược liệu. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lựa chọn thị trấn Vị Xuyên làm nơi thiết kế và xây dựng vườn giống gốc cây Kim Ngân do thị trấn Vị Xuyên nằm tại trung tâm huyện Vị Xuyên, thích hợp cho việc giao lưu buôn bán, vận chuyển và chăm sóc vườn giống gốc Kim ngân. 4.1.2.3.Khảo sát về điều kiện đất đai Tiến hành phân tích thành phần cơ giới đất tại 4 xã Thị trấn Vị Xuyên, xã Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh huyện khảo sát thu được kết quả ở bảng 4.2.
  38. 29 Bảng 4.2. Kết quả phân tích thành phần cơ giới đất tại 4 xã khảo sát Độ sâu Độ Tầng tầng Tphần Tỷ lệ đá Huyện Màu sắc Độ chặt dốc đất đất cơ giới lẫn (%) (cm) Thị trấn 210 A 0-20 Xám nhạt Xốp Thịt nhẹ 4 Vị Thịt B 20-40 Xám Chặt 8 Xuyên nặng Hơi Phong A 0-20 Xám đen Thịt nhẹ 4 270 chặt Quang B 20-40 Vàng đỏ Chặt Thịt TB 7 Hơi Kim A 0-20 Xám đen Thịt TB 5 310 chặt Linh B 20-40 Vàng đỏ Chặt Thịt TB 4 Hơi Phú A 0-20 Xám đen Thịt nhẹ 4 300 chặt Linh B 20-40 Vàng đỏ Chặt Thịt TB 5 Qua bảng 4.2 cho thấy đặc điểm hình thái đất ở 4 xã khảo sát là khác nhau. Độ dốc tại vị trí lấy đất ở các xã khảo sát dao động trong khoảng từ 210- 310, thị trấn Vị Xuyên có độ dốc thấp nhất so với 3 xã còn lại. Mẫu đất được lấy ở hai độ sâu từ 0-20cm và 20-40cm. Cả ba xã Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh tầng A đều có màu xám đen, riêng thị trấn Vị Xuyên có màu xám nhạt. Tương tự, tầng đất B có màu vàng đỏ ở cả ba xã Phong Quang, Kim Linh, Phú Linh , riêng thị trấn có màu xám. Cả bốn xã khảo sát, tầng đất B có đặc điểm chung về độ chặt là chặt, tầng đất A có mức độ chặt là “ Hơi chặt”, riêng thị trấn Vị Xuyên có độ chặt của tầng A là “Xốp”. Đối với thành phần
  39. 30 cơ giới đất của các mẫu đất phân tích cho thấy ở tầng A đa số đất thuộc nhóm đất “Thịt nhẹ”, ở tầng B thuộc nhóm đất “Thịt TB” riêng xã Kim linh tầng A thành phần cơ giới đất thuộc nhóm “Thịt TB”. Sau khi phân tích thành phần cơ giới đất tiến hành phân tích 1 số chất vi lượng trong đất, kết quả phân tích đất được thể hiện trong bảng 4.3 Bảng 4.3. Kết quả phân tích một số chất vi lượng trong đất tại 4 xã khảo sát Phẫu diện đất Độ sâu Mùn NPK tổng số (%) pHKcl Xã (cm) (%) N P2O6 K2O 0-10 5,60 0,58 0,69 0,14 6,58 Thị trấn Vị Xuyên 40-40 4,87 0,55 0,64 0,16 6,56 0-20 2,12 0,23 0,07 0,08 6,0 Phong Quang 20-40 1,63 0,11 0,06 0,850 6,5 0-40 2,16 0,19 0,07 0,08 6,89 Kim Linh 40-50 1,74 0,18 0,16 0,80 6,50 Phú Linh 0-40 4,17 0,17 0,09 0,07 6,49 40-50 1,56 0,12 0,14 0,86 6,50 Từ bảng kết quả trên cho thấy kết quả phân tích một số chất vi lượng trong đất ở 4 xã khảo sát có sự khác nhau rõ rệt. Trong đó, Thị trấn Vị Xuyên có tính chất mùn trong đất đạt tỷ lệ cao nhất dao động trong khoảng 4,87- 5,60% ở các độ sâu khác nhau. xã Kim Linh có tỷ lệ mùn trong đất thấp nhất chỉ đạt từ 1,74-2,16%. Xét về tính chất NPK tổng số, Thị trấn Vị Xuyên cũng có thành phần NPK cao hơn cả so với 3 xã còn lại. Tất cả các vị trí thu mẫu đất phân tích cho thấy độ pH đất dao động trong khoảng 6,0-6,89, thuộc nhóm kiềm nhẹ.
  40. 31 Tóm lại: Từ kết quả khảo 4 xã Thị trấn Vị Xuyên, Phong Quang, Kim, Linh, Phú Linh về điều kiện tự nhiên, điều kiện đất đai, nhóm nghiên cứu lựa chọn được thị trấn Vị Xuyên là nơi thích hợp nhất để xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân. Thị trấn Vị Xuyên có nhiều điểu kiện thuận lợi, đặc biệt là điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thích hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây Kim ngân trong đó gồm: (1) thị trấn có diện tích rộng , đặc điểm khí hậu, đất đai thuận lợi để phát triển cây dược liệu nói chung và cây Kim ngân nói riêng (Độ cao trung bình dưới 500m so với mặt nước biển, lượng mưa trung bình từ 4000 mm/năm, độ ẩm trung bình 87%, (2) thi trấn Vị Xuyên có vị trí gần trung tâm tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, cộng với giao thông thuận lợi cho phép thị trấn Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước và với quốc tế; . 4.2. Thiết kế và xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân tại thị trấn Vị xuyên, huyện Vị Xuyên 4.2.1.Thiết kế vườn giống gốc cây Kim ngân * Tóm tắt các kỹ thuật trồng cây Kim ngân - Địa điểm: tại thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, có diện tích 2000 m2 (mật độ 1.333 cây/2000 m2)
  41. 32 Hình 4.1. Sơ đồ tổng quan vườn giống gốc cây Kim ngân tại Vị Xuyên Hà Giang
  42. 33 - Phương thức trồng: trồng tập trung hoặc trồng phân tán dưới tán rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có độ tàn che từ 0,3 trở lên, hoặc trồng xen dưới tán rừng. - Xử lý thực bì: Phát bỏ dây leo, cây bụi chỉ giữ lại những cây tầng trên. Phát thực bì toàn diện. - Làm đất: Cuốc toàn diện, làm tơi đất. - Đào hố trồng: Kích thước hố 40 x 40 x 40cm, hố cách hố 1,0m hàng cách hàng 1,5m. Hình 4.2. Chuẩn bị hố trồng cây Kim ngân tại vườn giống gốc Vị Xuyên Hà Giang - Cắm cọc cho cây leo: Mỗi cây cắm 3 cọc theo dạng hình chữ X, cọc có đường kính 5-6 cm, dài 2 m.
  43. 34 - Bón lót: 1,5-2 kg phân chuồng hoai mục/hố và từ 0,2-0,3kg phân vi sinh. - Chăm sóc: Mỗi năm 3 lần; lần 1 vào tháng 3 – 4, lần 2 vào tháng 7 – 8, lần 3 vào tháng 11 -12. Mỗi lần tiến hành phát thực bì, vun xới quanh gốc, bón thúc 0,2- 0,3kg phân vi sinh/hố; riêng lần chăm sóc vào tháng 7 – 8 phát dọn thực bì không xới xáo vun gốc; trồng dặm nếu cây chết để đảm bảo tỷ lệ sống > 95%. Bảng 4.4 Bảng chi phí xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang Số lượng Ngày công Thành thiền Xuất xứ Vị Xuyên 500 cây 10.000.000 đồng Xuất xứ Bắc Quang 500 cây 10.000.000 đồng Xuất xứ Quản Bạ 500 cây 10.000.000 đồng Vật liệu làm giàn (tre, 300 cây 9.000.000 đồng vầu) Xử lí thực bì 2 2.000.000 đồng Tổng tiền 41.000.000 đồng 4.2.2. Xây dựng vườn giống gốc * Lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân Tiến hành lựa chọn các cây thuộc 03 xuất xứ: Bắc Quang, Vị xuyên, Quản Bạ cây Kim ngân vượt trội về kích thước, hình thái tốt, sinh trưởng phát triển khoẻ mạnh đã thu thập được và kí hiệu như sau: + Mẫu cây Kim ngân tại huyện Bắc Quang: BQ01
  44. 35 + Mẫu cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên: VX02 + Mẫu cây Kim ngân tại huyện Quản Bạ: QB03 Sau đó tiến hành chọn lọc những cây trội cho mỗi xuất xứ đảm bảo các tiêu chuẩn: Cây có đường kính, chiều cao đạt từ hơn 15% so với các cây trong quần thể, không sâu bệnh hại. Sau đó, tiến hành phân tích hoạt tính dược liệu chính có trong cây từ các xuất xứ trên. Kết quả phân tích sẽ lựa chọn được xuất xứ cho đủ các tiêu chuẩn cây nêu trên và thành phần hoạt tính cao nhất làm nguồn vật liệu nhân giống và xây dựng vườn giống gốc. * Sơ đồ bố trí vườn tập hợp giống Kim ngân VX01 BQ02 QB03 VX01 BQ02 QB03 Hình 4.3. Sơ đồ bố trí trồng các xuất xứ
  45. 36 Hình 4.4. Sơ đồ bố trí vườn tập hợp giống gốc cây Kim ngân ở Vị Xuyên Hà Giang 4.3. Kết quả đánh giá tỉ lệ sống, bật chồi của cây Kim ngân tại vườn giống gốc 4.3.1. Đánh giá tỷ lệ sống cây Kim ngân Mỗi xuất xứ cây Kim ngân thu ở các huyện khác nhau được đánh số thứ tự và trồng theo từng khu. Cây Kim ngân thu về là các bụi/khóm Kim ngân trưởng thành có ít nhất 7-10 nhánh thân và chiều cao trung bình thân cây là 60cm. Sau khi trồng 15 ngày tiến hành theo dõi tỷ lệ sống của cây. Kết quả được thể hiện trong bảng sau
  46. 37 Bảng 4.5. Tỷ lệ sống cây Kim ngân tại vườn giống gốc Tỷ lệ Tỷ lệ cây Tỷ lệ cây Số cây Tỷ lệ cây Kí sống sau cây sống sống Xuất xứ theo sống sau 90 hiệu 15 sau 30 sau 60 dõi(cây) ngày (%) ngày(%) ngày(%) ngày (%) Vị Xuyên VX01 300 100 98 93 86,67 Bắc BQ02 300 96,67 84 83 83 Quang Quản Bạ QB3 300 93,67 88,33 81 74 LSD0.05 2,2 3,77 2,61 2,0 CV 1,0 1,8 1,3 1,1 Qua bảng kết quả trên cho thấy mỗi xuất xứ cây Kim ngân có tỷ lệ sống khác nhau trồng tại vườn giống gốc thị trấn Vị Xuyên huyện Vị xuyên, Hà Giang. Kết quả sau 15 ngày trồng thì cả xuất xứ Kim ngân tại Vị Xuyên, Bắc Quang và Quản Bạ đều cho tỉ lệ sống cao, Vị xuyên tỉ lệ sống là 100%, Bắc Quang tỉ lệ sống là 96,67% và Quản Bạ tỉ lệ sống là 93,67 %. Tiếp tục theo dõi và đo đếm tỉ lệ sống của các xuất xứ Kim ngân trồng tại vườn giống gốc qua 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày kết quả cho thấy qua các lần đo đếm tỉ lệ sống có giảm nhưng chiếm tỉ lệ rất thấp.Sau 90 ngày theo dõi thì xuất xứ Kim ngân ở huyện Vị Xuyên có tỷ lệ sống cao nhất đạt 86,67%. Điều này lý được giải thích bởi Kim ngân tại Vị Xuyên thích nghi với điều kiện tự nhiên ở đây, chúng có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh, tiếp theo là xuất xứ Bắc Quang tỉ lệ sống đạt 83% và Quản Bạ cho tỉ lệ sống đạt 74%. Các cây Kim ngân trong vườn giống gốc đều xanh tốt và không sâu bệnh.
  47. 38 4.3.2. Đánh giá tỷ lệ bật chồi của cây Kim ngân trồng tại vườn giống gốc Sau khi trồng cây sống tiến hành theo dõi và đo đếm thời gian bật chồi, tỉ lệ bật chồi và chất lượng chồi của cây Kim ngân tại vườn giống gốc. Kết quả được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.6. Tỷ lệ bật chồi cây Kim ngân tại vườn giống gốc Tổng Tỷ lệ số cây Thời gian Chất Ký bật chồi Xuất xứ Theo bật chồi lượng hiệu mới dõi (ngày) chồi (%) (cây) 87,7 Chồi xanh, Vị Xuyên VX01 90 30 ngày mập, khoẻ Chồi xanh, Bắc Quang BQ02 90 82,2 28 ngày mập, khoẻ Chồi nhỏ, Quản Bạ QB03 90 73,3 32 ngày xanh LSD0.05 1,77 1,77 CV 3,2 3,2 Qua bảng kết quả trên cho thấy hầu hết cả 3 xuất xứ Kim ngân đưa về trồng tại vườn giống gốc có tỷ bật chồi đạt trên 70%. Xuất xứ Vị Xuyên có tỷ lệ bật chồi tốt nhất đạt 87,7% do cây Kim ngân vốn đã thích ứng nhất với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại huyện Vị Xuyên. Chất lượng chồi của cây Kim ngân ở Vị Xuyên có chất lượng tốt chồi bật lên có đặc điểm xanh, mập và phát triển nhanh sau 30 ngày trồng. Tiếp đến là xuất xứ Bắc Quang sau 28 ngày trồng có tỉ lệ bật chồi đạt 82,2% chồi xanh, mập và khỏa mạnh không sau bệnh. Xuất Xứ Quản Bạ bật chồi sau 32 ngày trồng và tỉ lệ bật chồi đạt
  48. 39 73,3%, chất lượng chồi kém hơn xuất xứ Vị Xuyên và Bắc Quang và Vị Xuyên chồi nhỏ, xanh. Hình 4.5. Đo đếm tỷ lệ bật chồi cây Kim ngân ở vườn giống gốc tại Vị Xuyên Hà Giang Hình 4.6. Vườn giống gốc Kim ngân tại Vị Xuyên Hà Giang sau 90 ngày trồng
  49. 40 4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn giống gốc cây Kim ngân trong giai đoạn tiếp theo Tiếp tục chăm sóc và theo dõi sinh trưởng phát triển các xuất xứ cây Kim ngân tại vườn giống gốc, từ đó đánh giá tuyển chọn cây mẹ ở vườn giống gốc. Đưa ra được tiêu chuẩn cây mẹ ở vườn giống gốc. Tiếp tục thu thập các xuất xứ Kim ngân ở khác nhau để hình thành tập thể cây giống đa dạng về thành phần loài cây. Bón phân, làm cỏ vào các khoảng thời gian nhất định để đảm bảo cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Mỗi năm 3 lần; lần 1 vào tháng 3 – 4, lần 2 vào tháng 7 – 8, lần 3 vào tháng 11 -12. Mỗi lần tiến hành phát thực bì, vun xới quanh gốc, bón thúc 0,2- 0,3kg phân vi sinh/hố; riêng lần chăm sóc vào tháng 7 – 8 phát dọn thực bì không xới xáo vun gốc; trồng dặm nếu cây chết để đảm bảo tỷ lệ sống > 95%.
  50. 41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận * Kết quả lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân: Từ kết quả khảo 4 xã Thị trấn Vị Xuyên, Phong Quang, Kim ,Linh, Phú Linh về điều kiện tự nhiên, điều kiện đất đai, nhóm nghiên cứu lựa chọn được thị trấn Vị Xuyên là nơi thích hợp nhất để xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân. Thị trấn Vị Xuyên có nhiều điểu kiện thuận lợi, đặc biệt là điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thích hợp với sự sinh trưởng phát triển của cây Kim ngân. * Thiết kế và xây dựng vườn giống gốc cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang: - Lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc là 3 xuất xứ Kim ngân tại Vị Xuyên, Bắc Quang và Quản Bạ, cây có đường kính, chiều cao đạt từ hơn 15% so với các cây trong quần thể, không sâu bệnh hại, có hoạt tính dược liệu theo dược điển quy định. - Thiết kế, xây dựng được vườn giống gốc cây cây Kim ngân tại thị trấn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang với diện tích 2000 m2 (mật độ 1.333 cây/2000 m2). * Theo dõi tỉ lệ sống và bật chồi của các xuất xứ Kim ngân tại vườn giống gốc: Các xuất xứ Kim ngân tại vườn giống gốc có tỉ lệ sống đạt trên 70% sau 90 ngày trồng. Xuất xứ Kim ngân ở huyện Vị Xuyên có tỷ lệ sống cao nhất đạt 86,67%. và tỉ lệ bật chồi đạt 87,7% sau 30 ngày trồng. 5.2. Kiến nghị Tiếp tục chăm sóc và theo dõi sinh trưởng phát triển các xuất xứ cây Kim ngân tại vườn giống gốc, từ đó đánh giá tuyển chọn cây mẹ ở vườn
  51. 42 giống gốc. Đưa ra được tiêu chuẩn cây mẹ ở vườn giống gốc. Tiếp tục thu thập các xuất xứ Kim ngân ở khác nhau để hình thành tập thể cây giống đa dạng về thành phần loài cây.
  52. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 937 - 938. 2. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 3. Hoàng Thị Thùy Dương (2015). “Nghiên cứu đăc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài cây Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl.)” 4. Phạm Xuân Phong “Khai thác và phát triển các nguồn gen dược liệu kim ngân hoa, huyền sâm” Viện Y học cổ truyền Quân đội 2011 – 2015. 5. Trần Danh Việt (2006). “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Kim ngân (Lonicera japonica thunb.)”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu Khoa học và Công nghệ 2001 – 2005, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 119 – 120. 6. Ngô Thị Trang, Nguyễn Thanh Luận, Phạm Thị Lương Hằng, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội “ Nghiên cứu nhân nhanh cây Kim ngân Nhật (Lonicera japonica Thumb.) bằng phương pháp tạo mô sẹo), 2016, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia hà Nội. Vol. 32, No. 1S (2016) 384-390. Tài liệu Tiếng anh 7. Brickell, C. and J. D. Zuk. 1997. The American Horticultural Society A-Z Encyclopedia of Garden Plants. DK Publishing, Inc., NY. 8. GUO Yun-wen, SU De-rong, LIU Ze-liang, MA Jie, ZHAO Hui-juan, CHEN Li-li (2007). “Effects of ABT1 and NAA on the Rooting of Soft Stem Cutting Propagation of Japanese Honeysuckle with Zero Illumination, China Forestry Science and Technology, 2007-04.” 9. Jiang Xiang Hui, She Chao Wen, Zhu Yong Hua1, Liu Xuan Ming (2012). “Comparative study on different methods for Lonicera japonica
  53. 44 Thunb. micropropagation and acclimatization”, Journal of Medicinal Plants Research, 6(27), pp. 4389-4393. 10. LAN A-feng, LIANG Zong-suo, WANG Jun-ru (2006). Study on Cuttage and Propagation for Lonicera japonica, Journal of Northwest Forestry University, 2006-02. 11. Thomas S.C.Li (2006), Taiwanese Native Medicinal Plants, Taylor & Francis 12. Williams, P. A., and S. M. Timmins. 1997. Biology and ecology of Japanese honeysuckle (Lonicera japonica) and its impacts in New Zealand. Landcare Research Contract Report: LC 9798/013. Department of Conservation, NZ. 13. Wagner et al.— Hawaiian Vascular Plants at Risk: 1999
  54. 45 PHỤ LỤC XỬ LÝ SỐ LIỆU Phụ lục 1: Tỉ lệ sống của các xuất xứ Kim ngân tại vườn giống gốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE %15 FILE C1 27/ 5/19 9:32 :PAGE 1 VARIATE V003 %15 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 60.2222 30.1111 31.88 0.005 3 2 LL 2 1.55556 .777778 0.82 0.504 3 * RESIDUAL 4 3.77778 .944444 * TOTAL (CORRECTED) 8 65.5556 8.19444 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %30 FILE C1 27/ 5/19 9:32 :PAGE 2 VARIATE V004 %30 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 141.556 70.7778 25.48 0.007 3 2 LL 2 11.5556 5.77778 2.08 0.240 3 * RESIDUAL 4 11.1111 2.77778 * TOTAL (CORRECTED) 8 164.222 20.5278 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %60 FILE C1 27/ 5/19 9:32 :PAGE 3 VARIATE V005 %60 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 224.000 112.000 84.00 0.001 3 2 LL 2 12.6667 6.33333 4.75 0.089 3 * RESIDUAL 4 5.33331 1.33333
  55. 46 * TOTAL (CORRECTED) 8 242.000 30.2500 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %90 FILE C1 27/ 5/19 9:32 :PAGE 4 VARIATE V006 %90 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 254.889 127.444 163.86 0.001 3 2 LL 2 9.55556 4.77778 6.14 0.062 3 * RESIDUAL 4 3.11111 .777776 * TOTAL (CORRECTED) 8 267.556 33.4444 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE C1 27/ 5/19 9:32 :PAGE 5 MEANS FOR EFFECT XX XX NOS %15 %30 %60 %90 1 3 100.000 98.0000 93.0000 86.6667 2 3 96.6667 94.0000 89.0000 83.0000 3 3 93.6667 88.3333 81.0000 74.0000 SE(N= 3) 0.561084 0.962250 0.666665 0.509175 5%LSD 4DF 2.19933 3.77181 2.61318 1.99585 MEANS FOR EFFECT LL LL NOS %15 %30 %60 %90 1 3 97.3333 95.0000 89.3333 82.6667 2 3 96.6667 93.0000 86.6667 80.3333 3 3 96.3333 92.3333 87.0000 80.6667 SE(N= 3) 0.561084 0.962250 0.666665 0.509175 5%LSD 4DF 2.19933 3.77181 2.61318 1.99585 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE C1 27/ 5/19 9:32 :PAGE 6
  56. 47 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | %15 9 96.778 2.8626 0.97183 1.0 0.0050 0.5036 %30 9 93.444 4.5308 1.6667 1.8 0.0070 0.2403 %60 9 87.667 5.5000 1.1547 1.3 0.0014 0.0886 %90 9 81.222 5.7831 0.88192 1.1 0.0007 0.0616 Phụ lục 2: Tỉ lệ bật chồi của các xuất xứ Kim ngân tại vườn giống gốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE SCBC FILE Z1 27/ 5/19 11: 3 :PAGE 1 VARIATE V003 SCBC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 28.2222 14.1111 23.09 0.008 3 2 LL 2 .888889 .444444 0.73 0.540 3 * RESIDUAL 4 2.44445 .611112 * TOTAL (CORRECTED) 8 31.5556 3.94444 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLBC FILE Z1 27/ 5/19 11: 3 :PAGE 2 VARIATE V004 TLBC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 313.672 156.836 23.11 0.008 3 2 LL 2 9.88642 4.94321 0.73 0.539 3 * RESIDUAL 4 27.1433 6.78581 * TOTAL (CORRECTED) 8 350.701 43.8377 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGBC FILE Z1 27/ 5/19 11: 3 :PAGE 3 VARIATE V005 TGBC
  57. 48 LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 15.3800 7.69000 45.24 0.003 3 2 LL 2 .599999E-01 .299999E-01 0.18 0.844 3 * RESIDUAL 4 .680001 .170000 * TOTAL (CORRECTED) 8 16.1200 2.01500 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE Z1 27/ 5/19 11: 3 :PAGE 4 MEANS FOR EFFECT XX XX NOS SCBC TLBC TGBC 1 3 24.3333 81.1100 8.83333 2 3 26.3333 87.7800 7.33333 3 3 22.0000 73.3333 10.5333 SE(N= 3) 0.451336 1.50397 0.238048 5%LSD 4DF 1.76914 5.89525 0.933096 MEANS FOR EFFECT LL LL NOS SCBC TLBC TGBC 1 3 24.0000 80.0000 8.90000 2 3 24.6667 82.2233 8.80000 3 3 24.0000 80.0000 9.00000 SE(N= 3) 0.451336 1.50397 0.238048 5%LSD 4DF 1.76914 5.89525 0.933096 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE Z1 27/ 5/19 11: 3 :PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SCBC 9 24.222 1.9861 0.78174 3.2 0.0081 0.5399 TLBC 9 80.741 6.6210 2.6050 3.2 0.0081 0.5394 TGBC 9 8.9000 1.4195 0.41231 4.6 0.0031 0.8441