Khóa luận Thiết kế, xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ (Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

pdf 49 trang thiennha21 19/04/2022 3621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thiết kế, xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ (Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thiet_ke_xay_dung_vuon_giong_goc_cay_hoang_tinh_do.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thiết kế, xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ (Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÙNG A GIÀNG THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY HOÀNG TINH ĐỎ (Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN – HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM SÙNG A GIÀNG THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG VƯỜN GIỐNG GỐC CÂY HOÀNG TINH ĐỎ (Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN – HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính qui Chuyên ngành : Nông lâm kết hợp Lớp : K47 NLKH Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Mạn THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Thái Nguyên,ngày tháng năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! ThS. Nguyễn Văn Mạn Sùng A Giàng XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Văn Mạn - Giảng viên khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn PGS.TS.Trần Thị Thu Hà và tập thể cán bộ phòng thí nghiệm Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong quá trình làm đề tài. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua. Tác giả Sùng A Giàng
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Bảng tổng hợp độ cao, nhiệt độ, lượng mưa,độ ẩm ở các xã của huyện Vị Xuyên 21 Bảng 4.2. Sơ đồ các loại đất của các xã khảo sát 22 Bảng 4.3. Tiêu chuẩn củ Hoàng tinh đỏ đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc 23 Bảng 4.4. Kết quả tỷ lệ sống của cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc 27 Bảng 4.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc 29
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Cây Hoàng tinh đỏ 9 Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang 11 Hình 3.1. Sơ đồ ô theo dõi 16 Hình 4.1. Khu vực sinh thái của Hoàng tinh đỏ 18 Hình 4.2. Bố trí trồng khoảng cách cây với cầy và hàng với hàng 23 Hình 4.3. Sơ đồ tổng quan vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ tại thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 24 Hình 4.4. Hố trồng cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc Vị Xuyên Hà Giang 26 Hình 4.5. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Hoàng tinh đỏ tại Vị Xuyên, Hà Giang 27 Hình 4.6. Một số hình ảnh theo dõi sinh trưởng của cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc 28
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 PHẨN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Phân loại 4 2.1.2. Đặc điểm hình thái 4 2.1.3. Đặc điểm phân bố 5 2.1.4. Giá trị của cây Hoàng tinh đỏ 5 2.1.4.1. Giá trị kinh tế 5 2.1.4.2. Giá trị dược liệu 6 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 6 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 6 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 7 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 10 2.3.1. Vị trí địa lý 10 2.3.2. Địa hình - thổ nhưỡng 11
  8. vi 2.3.3. Khí hậu - thủy văn 12 2.3.4. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên 12 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 14 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Error! Bookmark not defined. 3.4.1.1. Phương pháp lựa chọn địa điểm 14 3.4.1.2. Phương pháp lựa chọn vật liệu giống 15 3.4.1.3. Phương pháp bố trí vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ 15 3.4.2. Phương pháp theo dõi thí nghiệm 16 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 16 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18 4.1. Kết quả khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ 18 4.1.1. Yêu cầu sinh thái của loài cây Hoàng tinh đỏ 18 4.1.2. Khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ 19 4.1.2.1. Vị trí địa lý các khu vực khảo sát 19 4.1.2.2. Kết quả khảo sát, điều tra 20 4.2. Thiết kế và xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ 22 4.2.1 Thiết kế vườn giống gốc 22 4.2.2. Lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống cây Hoàng tinh đỏ 23 4.2.3. Xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ 23 4.2.4. Tóm tắt kỹ thuật trồng Hoàng tinh đỏ 25
  9. vii 4.3. Kết quả theo dõi sinh trưởng cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc sau 03 tháng trồng 27 4.3.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc 27 4.3.2. Đánh giá tình hình bật chồi của cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc 28 4.4 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ bệnh vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ giai đoạn tiếp theo 30 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32 5.1. Kết luận 32 5.2. Kiến nghị 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 PHỤ LỤC 34
  10. 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trên thế giới cây LSNG có vai trò quan trọng, là nguồn thu nhập lớn (chiếm 20-30% cơ cấu thu nhập) của các hộ gia đình miền núi. Theo FAO (1999), hàng triệu hộ gia đình trên thế giới đang sống chủ yếu nhờ vào khai thác các sản phẩm LSNG để đáp ứng các tiêu dùng thiết yếu hàng ngày hay là tạo thu nhập. Hiện nay, có ít nhất 150 loài LSNG quan trọng trong lĩnh vực thương mại quốc tế (mật ong, nấm, hương liệu, dược liệu, dầu nhựa, song mây, ), ước tính tổng giá trị thương mại quốc tế của LSNG hàng năm đạt 5- 11 tỷ USD. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2015), khoảng 80% dân số thế giới sử dụng sản phẩm LSNG làm thuốc thảo dược. Dự báo nhu cầu dược liệu để sản xuất thuốctrong các năm tới sẽ tiếp tục tăng, phù hợp với xu hướng sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên trong việc phòng và chữa bệnh ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước EU, Sử dụng nguồn dược liệu từ cây LSNG để chiết xuất các hoạt chất mới tạo ra những thuốc mới với chi phí nghiên cứu phát triển kinh tế hơn rất nhiều so với việc nghiên cứu bào chế thành công một thuốc hóa dược mới. Hoàng tinh đỏ (Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl) hay còn gọi là cây Hoàng tinh lá cách, Co hán han (Thái), Mằn khinh lài (Tày), Tan quang (Sán sìu) phân bố ở các tỉnh vùng núi phía bắc như Hà giang, Lào cai, Lai châu, Yên bái, Hoàng tinh đỏ có tác dụng hạ đường huyết, chống viêm, tăng cường miễn dịch, do Hoàng tinh đỏ là thuốc quý nên tình trạng khai thác quá mức dẫn đến dần cạn kiệt và nạn phá rừng làm nương rẫy của người dân tộc vùng núi làm cho phân bố tự nhiên của cây hoàng tinh bị thu hẹp ở nhiều địa phương. Hiện nay cây Hoàng tinh đỏ chủ yếu được các hộ gia đình trồng với quy mô nhỏ lẻ, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nguồn gốc giống không rõ ràng, chất lượng cây giống không ổn định, số lượng giống hạn
  11. 2 chế, chất lượng sản phẩm làm không đồng đều, thị trường bấp bênh, chủ yếu thông qua thương lái bán sang Trung Quốc. Để phục phụ công tác phát triển cây dược liệu có hiệu quả, quy mô lớn thì khâu chọn tạo và sản xuất giống là một trong những khâu quan trọng nhất, trong đó việc chuẩn bị nguồn vật liệu (vườn giống gốc) có chất lượng tốt, ổn định để phục vụ công tác nhân giống. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn đó, chúng tối tiến hành đề tài: ‘‘Thiết kế, xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ (Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài - Khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ. - Thiết kế và xây dựng mô hình vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Xây dựng được vườn giống gốc cho cây Hoàng tinh đỏ từ đó cung cấp nguồn vật liệu tốt nhất cho nhân giống, bảo tồn và phát triển các loài cây này. - Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho sinh viên tiếp tục nghiên cứu khoa học chuyên sâu về loại cây này 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Việc gây trồng cây Hoàng tinh đỏ làm cơ sở cho việc hình thành vùng sản xuất, góp phần phát triển rừng, phát triển vùng cây dược liệu theo hướng hàng hóa, cải thiện và phát triển kinh tế hộ gia đình. - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài nhận biết được loài Hoàng tinh đỏ. Đồng thời bước đầu xây dựng được hướng dẫn kỹ thuật nhân giống thích hợp,
  12. 3 góp phần nhân nhanh loài Hoàng tinh đỏ, đáp ứng nhu cầu về dược liệu mà thực tiễn đặt ra. - Đề tài góp phần bổ sung nguồn tư liệu về đa dạng sinh học thực vật, nguồn gen cây Hoàng tinh đỏ ở nước ta.
  13. 4 PHẨN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Phân loại Hoàng tinh đỏ có tên khoa học là Polygonatum kingianum Coll et Hemsl, thuộc họ Hoàng tinh (Convallariaceae)(Acharya K.P. et al., 2005)[4][14] Giới: Thực vật (Plantae) Phân giới: Thực vật xanh (Viridaeplantae) Ngành: Hạt kín (Magnoliophyta) Lớp (class) Lilioposida Bộ: (Ordo) Liliale Họ: (Family) Liliaceae Chi: (Genus) Polygonatun Loài: (Species) Polygonatunkingianun coll.et Hemsl Hoàng tinh đỏ còn có tên gọi khác là , Hoàng tinh lá mọc vòng, Củ cơm nếp, Hoàng tinh vòng, 2.1.2. Đặc điểm hình thái Hoàng tinh đỏ là loại cây cỏ, sống nhiều năm. Chúng thường mọc thành khóm trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc đá, dọc hành lang ven suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm ở độ cao 1300 - 1700 m (Acharya1 et al., 2005)[14]. Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh lá mọc vòng, Củ cơm nếp, Hoàng tinh vòng, Kinh lài (Polygonatum kingianum Coll et Hemsl). Cây thảo sống lâu năm, lụi vào mùa đông và mọc mầm vào mùa xuân năm sau (tháng 1-3 âm lịch hay tháng 2-4 dương lịch), khi thời tiết ấm dần, mưa xuân đất ẩm cây mọc mầm nhanh. Cây cao 1-2m, không lông, thân to 1cm, rỗng, thân rễ mập thành củ to, màu trắng ngà, chia đốt, có khi phân nhánh. Lá chụm 5-10 lá, dài đến 12cm, chóp lá có mũi nhọn dài quấn lại; gân chính 3. Cụm hoa xim ở
  14. 5 nách lá, mang 8-12 hoa, hồng hay đỏ, dài đến 2cm, mọc rủ xuống; bao hoa có ống dài 15mm; nhị 6, chỉ nhị hẹp, dài bằng bao phấn; bầu hình trứng 5, quả tháng 6-8. Hạt nhỏ. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè, phần trên mặt đất tàn lụi vào mùa đông và mọc lại vào mùa xuân năm sau, có khả năng đẻ nhánh và tạo thành những khóm lớn với nhiều thân. Hoàng tinh hoa đỏ mọc mỗi năm một lần, cuối đông phần thân lụi, phần gốc rễ phình to lên thành củ, củ nằm trong đất mùa xuân năm sau thời tiết thuận lợi mọc mầm tiếp [2],[11]. 2.1.3. Đặc điểm phân bố Cây đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng và ưa vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát. Thường mọc thành khóm. Trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc đá, dọc hành lang ven suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm (nhất là loại hình rừng núi đá), ở độ cao 1100 - 1700 m. [4]. Trong nước cây phân bố tại: Lai Châu (Sìn Hồ, Phong Thổ), Điện Biên (Tủa Chùa), Lào Cai (Sapa, Bát Xát, Than Uyên), Sơn La (Mộc Châu), Hà Giang (Yên Minh, Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Quang, Hoàng Su Phì), Yên Bái (Nghĩa Lộ), Cao Bằng (núi Pia Oắc) [2]. Thế giới: Trung Quốc, Ấn Độ, Mianma, Lào [2]. 2.1.4. Giá trị của cây Hoàng tinh đỏ 2.1.4.1. Giá trị kinh tế Cây Hoàng tinh đỏ là một loại cây dược liệu mọc tự nhiên ở một số vùng của nước ta không chỉ có tác dụng về mặt y học mà còn có giá trị về mặt kinh tế. Mặc dù phân bố không phải là hiếm nhưng do khai thác liên tục, nhiều năm, hết cây lớn đến cây nhỏ, nên hiện nay loài đứng trước nguy cơ suy giảm hiếm dần trong khi đó nhu cầu sản xuất thuốc từ dược liệu ngày càng tăng, chính vì vậy cần đề ra các biện pháp nhằm duy trì, bảo tồn, hạn chế việc nhập khẩu nguồn dược liệu bằng cách xây dựng những mô
  15. 6 hình nuôi trồng cây dược liệu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững cho những đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa. Thị trường: Hiện nay tại Việt Nam cây Hoàng tinh đỏ được người dân thu hái và bán cho thương lái giá trên 200.000 đồng/kg và chủ yếu bán cho thương lái Trung Quốc. Việc bị săn lùng ráo riết để bán cho Đài Loan, Trung Quốc, đã dẫn tới cạn kiệt dược thảo quý này. 2.1.4.2. Giá trị dược liệu Hoàng tinh đỏ có tác dụng điều hòa huyết áp, lipit máu, tăng cường miễn dịch, điều trị đái tháo đường. Nghiên cứu hóa sinh hiện đại cho thấy Hoàng tinh đỏ chứa Glucose, Mannose, Galacturonic acid, Fructose (Pengelly, 2004)[18] Theo y học cổ truyền Đài Loan, Hoàng tinh đỏ sau khi chế biến có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, chống xơ vữa động mạch, làm hạ đường huyết, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, kháng viêm (Thomas et al., 2006)[20] 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hoàng tinh đỏ: có tên khoa học là (Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl), thuộc họ Hoàng tinh (Convallariaceaem) (Pengenlly, 2004)[19]. Cây phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới từ Ấn Độ tới các dãy núi ở Đông Nam Á, Trung Quốc. Cây đặc biệt ưa ẩm, ưa bóng và ưa vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát. Chúng thường mọc thành khóm trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc đá, dọc hành lang ven suối, dưới tán rừng ẩm ở độ cao khoảng 400 - 1500 m (Thomas, 2006)[20] Hiện nay Hoàng tinh đỏ được nhân giống vô tính chủ yếu bằng hom củ. Trung Quốc là nước có lịch sử rất dài trong sử dụng các loài Hoàng tinh như một loại thảo dược quý (Pengenlly, 2004)[19]. Trên thế giới, Hoàng tinh đỏ ngoài tự nhiên đã bị thu hái đến mức cạn kiệt. Giá bán trên thị trường thế giới
  16. 7 khoảng 80.000 – 110.000 đồng/kg củ tươi. Hoàng tinh trắng có tác dụng điều hòa huyết áp, lipit máu, tăng cường miễn dịch, điều trị đái tháo đường. Nghiên cứu hóa sinh hiện đại cho thấy dược liệu hoàng tinh chứa Glucose, Mannose, Galacturonic acid, Fructose (Pengelly, 2004)[18]. Theo y học cổ truyền Đài Loan, Hoàng tinh sau khi chế biến có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, chống xơ vữa động mạch, làm hạ đường huyết, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành, kháng viêm (Pengenlly, 2004)[19] Hoàng tinh đỏ đang được xếp vào Sách đỏ ở nhiều nước do môi trường sống ngày càng thu hẹp (Rajbhandari et al., 2000; Winkel, 2006)[21]. Vì vậy, bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây này đã được quan tâm ở nhiều nước. Nghiên cứu nhân giống và nuôi trồng ít được công bố. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam Hoàng tinh đỏ còn có tên gọi khác là: Hoàng tinh cách, Hoàng tinh lá mọc cách, cây đót, co hán han (Thái), voòng chính, néng lài (Tày). Tên khoa học là (Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl) thuộc họ Hoàng tinh Convallariaceae [1]. Đặc điểm thực vật học: Hoàng tinh trắng là loại cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ mập, thành chuỗi, mọc ngang, gồm nhiều đốt, mặt trên có sẹo do vết thân tàn lụi để lại. Thân khí sinh cao 0,6 - 1 m, đứng, nhẵn, cao đến gần 1m. Lá không cuống, mọc quanh thân cây thành tầng lên ngọn , dài 5 - 10 (15) cm, rộng 0.6 – 0.8(1) cm phiến hình mác, đầu nhọn dài hình trứng hoặc trái xoan. Hoa đỏ tím, hình chuông. Cụm hoa mọc ở nách lá, có 1 - 5 hoa, rủ xuống, cuống hoa 1cm. Hoa màu tím đỏ, bao hoa hợp thành sống chia 6 thùy ở miệng. Nhị 6, đính ở miệng ống, chỉ nhị, hình bản, có 2 tai ở đầu. Quả chín màu trắng xốp. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen. Mùa hoa tháng 3- 5; Quả: Tháng 6-8. Tái sinh bằng thân rễ hoặc bằng hạt (Đỗ Tất Lợi, 2004)[12].
  17. 8 Bộ phận dùng: Thân rễ.củ, Thu hái vào mùa thu. Rửa sạch, đồ chín, phơi khô, sau đó chế thành "thục" bằng cách: ban đêm đun, ban ngày phơi, làm liên tục 9 lần Đặc điểm sinh thái và phân bố: Ở nước ta cây mọc nơi ẩm mát, ưa bóng, dưới tán rừng và ưa vùng có khí hậu quanh năm ẩm mát trên các hốc mùn đá tại vùng núi cao ở ở các tỉnh miền núi phía bắc như Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Yên Bái, Cao Bằng, Nghệ An. Cây mọc hoang thành khóm, trên đất ẩm nhiều mùn hay trên các hốc đá, dọc hành lang ven suối, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm (nhất là loại hình rừng núi đá), ở độ cao 100 - 1200 m. Cho đến nay chủ yếu khai thác từ nguồn gen mọc hoang, rất ít được trồng (Sách đỏ Việt Nam, 2007)[1]. Thành phần hóa học: Thành phần hoá học trong củ Hoàng tinh gồm chất nhầy, đường, tinh bột, acid amin, alcaloid, flavonoid, sterol, chất béo, chất nhầy, iridoid glycozid, alcaloid, 17 acid amin trong đó có nhiều acid amin cần thiết cho cơ thể (Nguyễn Thị Phương Dung, 2002)[3] Tác dụng: Hoàng tinh đỏ được xem là một loài cây có giá trị cao trong y học. Hoàng tinh có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, trừ phong thấp, nhuận tâm phế, ích tỳ vị, trợ gân cốt, thêm tinh tuỷ, đen tóc sống lâu (Ngô Triệu Anh, 2011). Ngày nay người ta đã biết Hoàng tinh đỏ có tác dụng bổ, tăng lực, làm hạ đường huyết, làm săn da và làm dịu viêm, chữa các chứng hư tổn, suy nhược, chứng mệt mỏi, tăng huyết áp, chống lão suy, tăng cường chức năng miễn dịch, tăng lưu lượng máu qua động mạch vành tim, chống xơ vữa mạch máu, hạ đường huyết, kháng viêm (Võ Văn Chi, 1997)[2].
  18. 9 Nghiên cứu bảo tồn, nhân giống: Cây được xếp vào dạng sẽ nguy cấp, sắp bị tuyệt chủng do số lượng cá thể suy giảm nhanh, lại bị thu hái bằng cách đào thân rễ và môi trường sống bị thu hẹp. Mức độ đe doạ: Bậc V. Hiện nay, loài cây này đang nằm trong sách Đỏ cần ưu tiên bảo tồn và phát triển. Trong tự nhiên loài Hoàng tinh trắng phân bố chủ yếu ngoài rừng tự nhiên nhưng do khai thác liên tục dẫn đến cạn kiệt và hiếm dần. Việc nghiên cứu nhân giống để bảo tồn và phát triển loài dược liệu này đang là vấn đề cấp bách. Cho đến nay có rất ít công trình nghiên cứu về bảo tồn và nhân giống Hoàng tinh. Đặng Ngọc Hùng và Hoàng Thị Phong (2013)[10] đã nhân giống cây Hoàng tinh đỏ (Disporopsis longifolia) bằng hom củ tại Cao Bằng. Năm 2010, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt nhiệm vụ Bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý (Hoa Tiên – Asarum glabrum, Hoàng tinh đỏ(Polygonatum kingianum Coll. Et Hemsl) và Củ dòm – Stephania dielsiana) ở Vườn quốc gia Ba Vì [4]. Trần Ngọc Hải đã tiến hành đề tài cấp Bộ NN&PTNT: “Khai thác và phát triển nguồn gen hai loài cây thuốc Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia Craib.) và Củ dòm (Stephania dielsiana Y.C.Wu.) ở một số tỉnh vùng miền núi phía Bắc” giai đoạn 2012-2014. Nhìn chung chưa có công bố nhân giống vô tính bằng nuôi cấy mô. Hình 2.1. Cây Hoàng tinh đỏ
  19. 10 2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.3.1. Vị trí địa lý Huyện Vị Xuyên một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Hà Giang, có tổng diện tích tự nhiên là 147.840,93 ha trong đó đất lâm nghiệp là 103.149,40 ha chiếm 83,4% diện tích tự nhiên với diện tích rừng hiện có 103.150 ha, gồm 23.360,8 ha rừng đặc dụng; 27.025,6 ha rừng phòng hộ; 1.873,8 ha rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp và 50.889,9 ha rừng sản xuất. Huyện Vị Xuyên là một huyện biên giới phía bắc của Việt Nam, thuộc tỉnh Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm trong khoảng 22o29’30’’B đến 23o02’30’’B và 104o23’30’’Đ đến 105o09’30’’Đ. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc QuangL, phía đông giáp thị xã Hà Giang, huyện Bắc Mê và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Về mặt hành chính, huyện Vị Xuyên gồm 02 thị trấn, 22 xã; với diện tích 1500,7 km2, dân số 96168 người (chiếm 18,9 % diện tích và 13,6 % dân số của tỉnh năm 2008). Trung tâm huyện lỵ là TT Vị Xuyên, nằm cách thị xã Hà Giang 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 265 km về phía Bắc. Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn thị xã Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc chiều dài 32,6 km. Với vị trí địa lý như vậy cho phép huyện Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời còn có vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía bắc Tổ quốc.
  20. 11 Hình 2.2. Bản đồ hành chính huyện Vị Xuyên, Hà Giang 2.3.2. Địa hình - thổ nhưỡng Địa hình phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng. Độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển. Phía tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2419m, phía bắc có núi Pu Tha Ca 2274m. Sông suối có độ dốc lớn tạo ra những tiểu vùng mang những đặc điểm riêng khác nhau. Tổng diện tích đất tự nhiên 150,1 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông - lâm nghiệp là 106,1 nghìn ha, chiếm 70,7%; diện tích đất chuyên dùng và đất ở chỉ có 3985,27 ha, chiếm 2,7%; đất chưa sử dụng 39975,89 ha, chiếm 26,6% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Thổ nhưỡng chủ yếu là đất nâu đỏ trên đá mắc ma bazơ và trung tính, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đỏ vàng, ngoài ra còn có đất phù sa ven các sông, suối, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng nhạt trên núi cao có diện tích không đáng kể. Nhìn chung, đất có dinh dưỡng tốt thích hợp với cây ăn quả, hoa màu và cây công nghiệp.
  21. 12 2.3.3. Khí hậu - thủy văn Vị Xuyên nằm trong phạm vi của đới khí hậu gió mùa ẩm, có hai mùa rõ rệt, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông lạnh kéo dài, khô hạn. Nhiệt độ trung bình năm 23oC , biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 12oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất từ giữa tháng 12 đến tháng 1; tổng lượng nhiệt trong năm từ 8300 – 8500oC, số giờ nắng trung bình năm trên 1200 giờ. Lượng mưa trung bình khá lớn 3000 - 4000 mm/năm. Độ ẩm trung bình 84%, độ ẩm cao ở hầu hết các mùa trong năm, lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 (trên 87%) và thấp nhất vào tháng 3 (80%). Tuy nhiên, cũng có một số bất lợi như sương muối trong mùa đông, mùa hè mưa nhiều nên thường xảy ra lụt lội, lũ quét ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển KTXH của huyện. Vị Xuyên là nơi đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam, sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh Thủy (Vị Xuyên), sông chảy theo hướng Bắc - Nam, đoạn sông chảy qua địa bàn huyện dài 70 km; diện tích lưu vực khoảng 8700km2, có chế độ thủy chế phức tạp và khác biệt lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Huyện Vị Xuyên còn là nơi bắt nguồn của sông Chảy, Sông Miện chảy qua Thuận Hòa và sông Nậm Điêng chảy qua Minh Tân. Hệ thống suối, ao hồ khá phát triển đã đáp ứng nhu cầu xây dựng thủy điện nhỏ, sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu nước nghiêm trọng, nhất là các xã vùng cao. 2.3.4. Tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên Tổng diện tích đất tự nhiên huyện Vị Xuyên là 147.840,93 ha trong đó đất lâm nghiệp là 103.149,40 ha chiếm 83,4% diện tích tự nhiên với diện tích rừng hiện có 103.150 ha, gồm 23.360,8 ha rừng đặc dụng; 27.025,6 ha rừng phòng hộ; 1.873,8 ha rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp và 50.889,9 ha rừng sản xuất. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng, đất tự nhiên toàn huyện chủ yếu
  22. 13 là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dược liệu và cây ăn quả. Các loài gỗ quý tập trung tại huyện gồm có: Pơ mu, Ngọc Am, Lát, Nghiến, Thông đá, Chò chỉ, ; các loài thực vật đặc hữu: cây Vù Hương, Bồ an, Bồ đề lá bời bời; các loài cây dược liệu quý: sa nhân, thảo quả, quế, đỗ trọng Ngoài ra, huyện còn có thế mạnh về cây công nghiệp dài ngày (chè, cam), cây ăn quả và cây đặc sản. Trên địa bàn huyện còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh. (Theo Kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch đất lâm nghiệp và ba loại rừng tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016 – 2025 định hướng đến năm 2030, năm 2018) 2.3.5 Dân trí - Toàn huyện hiện có 21 trường mầm non, 28 trường tiểu học, 18 trường THCS, 6 trường tiểu học + THCS, 3 trường THPT, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó có 1 trường THCS, 5 trường Tiểu học và 4 trường Mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia. Quy mô, chất lượng giáo dục đã có bước phát triển theo chiều sâu. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở các cấp học, bậc học ngày càng tăng: trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 92,5% tăng 20% so với năm 2000; trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt luôn đạt trên 99%. Tỷ lệ chuyển cấp ở bậc Tiểu học và THCS trên 93%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT trên 76%. [15]
  23. 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là cây Hoàng tinh đỏ được tuyển chọn từ các khu vực khác, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên - Phạm vi nghiên cứu là thiết kế, xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang - Thời gian tiến hành: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 3.3. Nội dung thực hiện - Khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ - Thiết kế và xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ - Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây mẹ tại vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ - Bài học kinh nghiện và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bênh vường giống gốc cây Hoàng tinh đỏ trong giai đoạn tiếp theo. 3.4. Các bước thực hiện 3.4.1.Thực hiện lựa chọn địa điểm Khảo sát và thiết kế vườn tập hợp giống 1.000 m2 cây Hoàng tinh đỏ ở địa điểm đáp ứng các yêu cầu về điều kiện sinh thái thích hợp. - Phương pháp thu thập thông tin: Nhóm tác giả thực hiện phương pháp chọn điểm nghiên cứu để tiến hành thực hiện. Trong phạm vi của đề tài dựa trên tài liệu được công bố về sự phân bố của cây Hoàng tinh đỏ, điều kiện lập
  24. 15 địa, khí hậu, thời tiết mà nhóm tác giả đã chọn 03 xã của huyện Vị Xuyên - tỉnh Hà Giang để khảo sát và lựa chọn địa điểm xây vườn giống gốc. - Phương pháp kế thừa thông tin: Kế thừa từ kết quả điều tra, khảo sát đặc điểm nông sinh học, sinh thái học, kết quả phân tích hàm lượng dược liệu của cây Hoàng tinh đỏ mà các nghiên cứu trước đã thực hiện triển khai và một số tài liệu liên quan đến sự phân bố, đặc điểm điều kiện tự nhiên của các điểm khảo sát. 3.4.2 Thực hiện lựa chọn vật liệu giống Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu điều tra thu thập và triển khai đề tài “Nghiên cứu chọn giống và phát triển công nghệ nhân giống quy mô công nghiệp cho một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao để phát triển kinh tế - xã hội vùng núi phía Bắc” của Viện Nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp. Nhóm tác giả đã chọn ra được các xuất xứ Hoàng tinh đỏ tốt nhất để trồng vườn giống gốc bằng cách tiến hành chọn lọc các củ có kích thước vượt trội được thu thập từ các cây trội cho mỗi xuất xứ đảm bảo các tiêu chuẩn: Củ phải có đường kính đạt hơn từ 15% so với các củ được thu thập, không bị sâu bệnh hại, củ không quá già, màu củ còn sáng không bị đen hoặc màu nâu đen, các mắt chồi còn tươi và không bị dập nát. 3.4.3 Thực hiện bố trí vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ - Khảo sát và thiết kế vườn giống ở các địa điểm đáp ứng các yêu cầu về điều kiện sinh thái thích hợp. + Địa điểm vườn giống: Huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang + Diện tích: 1.000 m2, khoảng cách trồng 40x40cm + Kỹ thuật trồng: Xử lý thực bì toàn diện, cuốc hố kích thước 40x40x40cm. + Bón lót: 0,2-0,3 kg phân chuồng hoai mục/hố + Chăm sóc: Tưới nước để duy trì độ ẩm hàng ngày, thường xuyên kiểm tra sâu bệnh và cỏ dại.
  25. 16 3.4.2. Thực hiện và theo dõi thí nghiệm - Thiết kế: Khoảng cách trồng 40x40cm - Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi - Dụng cụ: Thước đo chiều dài (20cm, 1m), thước panme đo đường kính, máy ảnh, sổ và bút ghi. - Phương pháp: Trên diện tổng diện tích trồng, chọn 5 điểm theo đường chéo góc như sơ đồ. 45m2 45m2 45m 2 2 2 45m 45m Hình 3.1. Sơ đồ ô theo dõi Mỗi điểm có kích thước 45m2 (5mx9m) (tổng số cây theo dõi trên ô tối thiểu đạt 30 cây). Tiến hành đo đếm và quan sát (tỉ lệ sống, thời gian bật chồi). 3.4.3.Các bước xử lý số liệu Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học trên các phần mềm IRRISTAT 5.0, Excel, - Bước 1 : Thiết lập bảng số liệu với 03 xuất xứ và 03 lần nhắc lại. - Bước 2 : Mở phần mềm IRRISTAT - Bước 3 : Chọn widow data Edior
  26. 17 - Bước 4 : Chọn create Empty data nhập số liệu Excel và lưu lại - Bước 5: Chọn analysis sau đó chọn balanced anova và tìm file vừa lưu và nhấn open. - Bước 6: Trong bản có data file variable bôi đen phần cần phân tích add vào analysis tiếp bôi đen phần xuất xứ là các lần lặp lại add vào factors và nhấn ok - Bước 7: Khi hiện thị số liệu kiểm tra kết quả CV, LSD nhằm kiểm tra độ chính xác và độ sai số của thí nghiệm.
  27. 18 PHẦN 4. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ 4.1.1. Yêu cầu sinh thái của loài cây Hoàng tinh đỏ Hoàng tinh đỏ là cây mọc hoang ở nơi ẩm mát, nhiều mùn ở vùng núi cao. Hoàng tinh đỏ phân bố khá hẹp thường mọc rải rác ở ven rừng tự nhiên và dọc các khe suối, suối thuộc các trạng thái rừng IIIA3, IIIA2. Các trạng thái rừng trên đều là các trạng thái rừng có độ tàn che trung bình. Độ che phủ của cây tầng cao ít, hầu hết chủ yếu đều là cây gỗ mới tái sinh (cây gỗ nhỡ, nhỏ). Chủ yếu là dây leo, cây bụi và thảm tươi. Về khí hậu, Hoàng tinh đỏ thích hợp với khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa trung bình năm cao thường trên 1700 mm/năm. Độ ẩm không khí trung bình trên 80% - 90%. Nhiệt độ trung bình năm 15- 200C. Hoàng tinh đỏ thích hợp với đất: Độ dày tầng đất >100 cm, tầng đất mặt thảm mục dày khi lên cao dần, giầu mùn, ẩm ướt độ ẩm đất dao động 25%, độ xốp đạt 60% ; khả năng thấm, thoát nước tốt, giàu nitơ và kali. Thành phần cơ giới tầng đất mặt là đất thịt nhẹ pha cát, màu nâu đen đến đen. Ở các tầng dưới thành phần cơ giới thường là thịt pha sét. Hoàng tinh đỏ xuất hiện từ độ cao 1020 m đến 1382 m so với mực nước biển và mật độ số cây cao nhất ở độ cao gần 1382 m so với mực nước biển. Hình 4.1. Khu vực sinh thái của Hoàng tinh đỏ
  28. 19 4.1.2. Khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ 4.1.2.1. Vị trí địa lý các khu vực khảo sát Thị trấn Vị Xuyên: Thị trấn Vị Xuyên là thị trấn huyện lị của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Thị trấn có vị trí: Phía Bắc giáp xã Đạo Đức, phía Đông giáp xã Phú Linh, xã Ngọc Linh, phía Nam giáp thị trấn Nông trường Việt Lâm, phía Tây giáp xã Việt Lâm. Thị trấn Vị Xuyên được thành lập vào ngày 29 tháng 8 năm 1994 trên cơ sở một số phần lãnh thổ được tách ra từ các xã Việt Lâm, Đạo Đức và Bạch Ngọc. Thị trấn Vị Xuyên có diện tích 15 km², dân số năm 2018 khoảng 9.147 người, mật độ dân số đạt 610 người/km². Thị trấn có quốc lộ 2 đi qua và có sông Lô chảy qua phần phía đông. Thị trấn Vị Xuyên bao gồm thôn Làng Vàng 1, thôn Làng Vàng 2, thôn Đông Cáp 1, thôn Đông Cáp 2, tổ 1, tổ 2. Địa hình tại Thị trấn Vị Xuyên chủ yếu là dạng địa hình đồi núi thấp: Có độ cao từ 100 m đến 500 m thuận lợi cho phát triển các lợi cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. Ngoài ra có các địa hình dạng thung lung gồm các dải đất bằng thoải. Đìa hình này khá bằng phẳng có điều kiện giữ nước và tưới nước trên hầu hết diện tích đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chia thành 4 mùa rõ rệt. Đất ở đây chủ yếu là đất đen cacbonat, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính, đất phù sa ngòi suối phù hợp trồng các loại cây ăn quả, rau màu và dược liệu. Xã Cao Bồ: Cao Bồ là một xã thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Xã có vị trí: Phía Bắc giáp xã Phương Tiến, 2 xã Phương Độ & Phương Thiện (thành phố Hà Giang), phía Đông giáp xã Đạo Đức. Phía Nam giáp xã Việt Lâm, xã Quảng Ngần, xã Thượng Sơn. Phía Tây giáp xã Tùng Sán (Hoàng Su Phì). Xã Cao Bồ có diện tích 110,4 km², dân số năm 1999 là 3.289 người, mật độ dân số đạt 30 người/km². Chủ yếu là dân tộc
  29. 20 Dao. Kinh tế chủ yếu là canh tác ruộng bậc thang, hái chè Shan tuyết trong rừng bán cho xưởng chè của Công ty Cổ phần Trà Hữu cơ Cao Bồ ở trung tâm xã, làm thảo quả Xã Cao Bồ được chia thành các thôn bản: Thác Tăng, Thác Tậu, Chất Tiền, Tát Khao, Tham Vè, Lùng Tao, Tham Còn, Bản Dâng, Khuổi Luông, Gia Tuyến, Thác Hùng. Là một xã vùng cao có độ cao từ 200 - 1.800 m so với mực nước biển, có khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi cho hơn cây dược liệu dưới tán rừng sinh trưởng, phát triển. Đất ở xã Cao Bồ chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá mác ma axít, đất mùn đỏ vàng trên đá mác ma axít, đất mùn vàng nhạt trên đá cát. Xã Thượng Sơn: Thượng Sơn là một xã thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Xã có vị trí: Phía Bắc giáp xã Túng Sán (Hoàng Su Phì), xã Cao Bồ, phía Đông giáp xã Quảng Ngần, phía Nam giáp xã Quảng Ngần, xã Tân Lập (Bắc Quang), phía Tây giáp ba xã Nậm Ty, Tả Sử Choóng, Bản Nhùng (Hoàng Su Phì). Xã Thượng Sơn có diện tích 116,56 km², dân số năm 1999 là 4.517 người, mật độ dân số đạt 39 người/km². Xã Thượng Sơn được chia thành các thôn bản: Khuổi Luông, Đán Khao, Bó Đướt, Cao Bành, Bản Bó, Trung Sơn, Bản Khoéc, Lùng Vùi, Nậm Am, Hạ Sơn, Khuổi Sỏm, Vằng Luông. Xã Thượng Sơn là xã có tài nguyên rừng lớn nhất huyện Vị Xuyên. Đồng thời xã có độ cao từ 200 – 1.500m, tạo nên vùng khí hậu mát mẻ thuận lợi cho phát triển các loài cây dược liệu dưới tán rừng. 4.1.2.2. Kết quả khảo sát, điều tra a. Khảo sát về đặc điểm khí hậu Dựa trên tài liệu nghiên cứu khảo sát của tác giả Nguyễn Đình Tâm năm 2017 về “Quy hoạch loài cây trồng rừng thích nghi ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” nhóm tác giả đã có kết quả thể hiện ở bảng 4.1 như sau:
  30. 21 Bảng 4.1. Bảng tổng hợp, độ cao trung bình,nhiệt độ, lượng mưa,độ ẩm ở các xã của huyện Vị Xuyên Đặc điểm Lượng mưa Độ cao TB Nhiệt độ Độ ẩm sinh thái TB (m) TB (oC) TB (%) Tên huyện (mm/năm) Thị trấn Vị Xuyên 100-500 23.5 1.500 – 1.710 80 Xã Cao Bồ 200-1.800 22 1800 - 2000 85 Xã Thượng Sơn 200 – 1.500 22.5 2.000 - 2050 83 Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy các xã đều có đặc điểm khí hậu khá phù hợp để phát triển các loài cây dược liệu. Tuy nhiên, lựa chọn thị trấn Vị Xuyên làm nơi thiết kế và xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ do thị trấn Vị Xuyên nằm tại trung tâm huyện Vị Xuyên, thích hợp cho việc giao lưu buôn bán, vận chuyển và chăm sóc vườn giống gốc Hoàng tinh đỏ. Đồng thời hệ thống phòng nghiên cứu của đơn vị chủ trì trong phát triển nguồn dược liệu này nằm tại Thị trấn Vị Xuyên do đó tiến hành thiết kế và xây dựng vườn giống gốc tại thị trấn Vị Xuyên là thích hợp nhất. b. Khảo sát về đất đai Theo nghiên cứu, khảo sát của tác giả Nguyễn Đình Tâm năm 2017 về “Quy hoạch loài cây trồng rừng thích nghi ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” nhóm tác giả tổng hợp được bảng 4.2 như sau:
  31. 22 Bảng 4.2. Sơ đồ các loại đất của các xã qua khảo sát Huyện Các loại đất TT Vị Xuyên Rv, D, Fk, Fq, Py, Fl, Fs, Fa Xã Cao Bồ Fa, Ha, Fq Xã Thượng Sơn Fa, Ha, Py, D, Fl, Ô Qua bảng 4.2 ta thấy trong 3 khu vực khảo sát, Thị trấn Vị Xuyên có đất đen cacbonat, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính, đất phù sa ngòi suối đều là các laoin đất có độ mùn cao thích hợp cho phát triển các cây dược liệu. Tuy nhiên, thị trấn Vị Xuyên có vị trí giao thông thuận lợi, gần với khu vực nghiên cứu nhân giống của Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp và là trung tâm của huyện Vị Xuyên, thuận lợi cho việc chuyển giao kỹ thuật, chuyển giao khoa học công nghệ. Mặt khác qua điều tra khí hậu và diện tích đất, thị trấn Vị Xuyên cũng khá thích hợp để trồng các cây dược liệu. Từ đó, chúng tôi lựa chọn Thị trấn Vị Xuyên – huyện Vị Xuyên để xây dựng 1.000 m2 vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ. Như vậy, đây là một trong những đặc điểm thuận lợi cho Thị trấn Vị Xuyên được lựa chọn làm địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ. 4.2. Thực hiện và xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ 4.2.1. Thực hiện và hiết kế vườn giống gốc 40x40cm 1m 1,5 m
  32. 23 Hình 4.2. Bố trí trồng khoảng cách cây với cầy và hàng với hàng Xây dựng và tiến hành trông theo hàng, khoảng cách giữa hàng với hàng là 1,5m khoảng cách cây cách cây là 1m . Khoảng cách giữa cây với cây và hàng với hàng là lối đi để chăm sóc và tưới tiêu nước hàng ngày. 4.2.2. Lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống cây Hoàng tinh đỏ Kế thừa các kết quả nghiên cứu trước của Viện nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp. Nhóm tác giả tiến hành trồng 03 xuất xứ củ Hoàng tinh đỏ tuyển chọn được các cây đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc bao gồm: Hà Giang, Thái Nguyên và Lào Cai. Các củ được lựa chọn làm nguồn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc có các chỉ tiêu như sau: Bảng 4.3. Tiêu chuẩn củ Hoàng tinh đỏ đầu dòng để xây dựng vườn giống gốc TT Chỉ tiêu ĐVT Mức yêu cầu Ghi chú 1 Chiều dài củ Cm > 6.9 Đo từ đỉnh củ đển ngọn củ 2 Đường kính củ Cm > 2.5 Đo chỗ to nhất của củ 3 Sâu bệnh hại Cây giống không bị nhiễm sâu bệnh, dị hình 4.2.3. Xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ * Vị trí vườn giống gốc Hoàng tinh đỏ tại khu vực vườn ươm thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
  33. 24 Hình 4.3. Sơ đồ tổng quan vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ tại thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang * Xử lý thực bì + Xử lý thực bì toàn diện, nhặt sạch cỏ dại, loại bỏ những cây phi mục đích. * Làm đất + Cuốc đất toàn diện hoặc theo bang hoặc theo đám. Làm tơi đất. * Cuốc hố, lấp hố, bón phân + Cuốc hố theo hàng, hố cách hố 1,0m, hàng cách hàng 1,5m. Kích thước hố 40 cm x 40 cm x 40 cm + Láp hố trước khi trồng ít nhất 15 ngày. Kết hợp bón phân vi sinh 0,2 kg/hố và phân chuồng hoai mục 2 kg/hố. + Khi trồng: Dùng cuốc nhỏ moi một lỗ giữa hố, chiều sâu bằng chiều dài của bàu. Dùng dao rạch vỏ bầu và đặt bầu vào giữa hố cho ngay ngắn, ấn
  34. 25 nhẹ đất xung quanh cho tiếp xúc với bầu , củ giống đặt nổi phía trên mặt đất, phủ đất bằng miệng bầu. + Chăm sóc: Định kì 1 tháng làm cỏ 1 lần, phá váng kết hợp nhặt bỏ cành lá rụng đè lên cây mới trồng. Sau khi trồng 03 tháng có thể bón phân vi sinh với liều lượng 25g/gốc: chú ý bón phân cách xa gốc khoảng 20 cm. Tốt nhất bón vào thời điểm sau mưa. Kết hợp xới xáo đất xung quanh bụi mới trồng. Tránh làm tổn thương đến bộ rễ và thân khí sinh. Hàng ngày tiến hành tưới nước và giữ ẩm cho cây. Đồng thời theo dõi tình hình sâu bệnh hại nhằm có phương pháp phòng trừ kịp thời. 4.2.4. Tóm tắt kỹ thuật trồng Hoàng tinh đỏ - Quy mô: 1000 cây/ 1000m2 - Yêu cầu về đất: Làm đất: Cuốc toàn diện hay cuốc theo băng hoặc theo đám. Phát dọn cỏ dại.Đất trồng Hoàng tinh đỏ cần tầng đất dày trên 40 - 50cm có nhiều mùn. - Khoảng cách và mật độ: Khoảng cách trồng 50x50cm - Phân bón:Mỗi hốc bón lót khoảng 3 kg phân chuồng, trộn đều phân với đất, sau đó đặt cây và dùng đất nhỏ hoặc mùn phủ lên mặt. Năm thứ nhất: Bón thúc 2 lần sau khi trồng 3 tháng. Lượng bón 0,2kg phân vi sinh/gốc. Chú ý:Bón cách xa gốc 20cm, tốt nhất bón vào thời điểm sau mưa. - Chăm sóc: Định kỳ làm cỏ, xới đất xung quanh gốc kết hợp nhặt bỏ cành lá rụng đè lên cây mới trồng. Tránh cây bị ngập úng. - Phòng trừ sâu bệnh hại: Hoàng tinh đỏ ít bị sâu bệnh hại, cần thường xuyên làm cỏ xới đất rắc vôi xung quanh khu vực trồng tránh sâu ăn lá và động vật phá hại.
  35. 26 Hình 4.4. Hố trồng cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc Vị Xuyên Hà Giang - Bón lót: 1,5-2 kg phân chuồng hoai mục/hố và từ 0,2-0,3kg phân vi sinh. - Chăm sóc: Tiến hành phát thực bì, vun xới quanh gốc, bón thúc 0,2- 0,3kg phân vi sinh/hố.
  36. 27 * Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Hoàng tinh đỏ Hà Giang Thái Nguyên Lào Cai Hình 4.5. Sơ đồ bố trí vườn giống gốc Hoàng tinh đỏ tại Vị Xuyên, Hà Giang 4.3. Kết quả theo dõi sinh trưởng cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc sau 03 tháng trồng 4.3.1. Đánh giá tỷ lệ sống của cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc Tiến hành đo đếm các chỉ tiêu về tỷ lệ sống của các cây Hoàng tinh đỏ thời điểm sau trồng 15 ngày, 30 ngày, 45 ngày, 60 ngày, 75 ngày và 90 ngày. Ta được kết quả ở bảng dưới đây: Bảng 4.4. Kết quả tỷ lệ sống của cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số cây cây cây cây cây cây cây sống Kí sống sống sống sống sống ST Xuất xứ ban sau hiệu sau 30 sau 45 sau 60 sau 75 sau 90 T đầu 15 ngày ngày ngày ngày ngày (cây) ngày (%) (%) (%) (%) (%) (%) 1 Hà Giang 1 300 100 97 94,66 88,33 86,66 81,33 2 Thái Nguyên 2 300 92,66 87,33 80 74,66 71 65,33 3 Lào Cai 3 300 87,66 75 72 68,66 64,33 58 4 LSD0.05 1,99 8,03 1,99 1,99 3,69 3,53 5 CV 0,9 4,1 1,1 2 2,2 2,3 Nhìn vào bảng 4.4, ta thấy sau khi trồng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ, với xuất xứ Hà Giang, Thái Nguyên và Lào Cai đều thấy sự giảm dần của tỉ lệ mẫu sống theo thời gian theo dõi từ 15 ngày đến 90 ngày sau trồng. Cụ thể, xuất xứ được thu thập tại Hà Giang có tỉ lệ sống sau theo dõi 90 ngày là cao nhất với tỉ lệ sống thu được ngày thứ 15 sau trồng là 100% đến ngày
  37. 28 thứ 90 sau trồng là 81,33%. Tiếp theo là xuất xứ Thái Nguyên với tỉ lệ sống sau 15 ngày trồng là 92,66% và giảm xuống còn 65,33% sau 90 ngày trồng. Tỷ lệ sống đạt thấp nhất là xuất xứ Lào Cai với tỷ lệ sống sau 15 ngày theo dõi là 87,66% tuy nhiên đến ngày thứ 90 sau trồng tỷ lệ này còn lại là 58%. Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho chỉ số CV và LSD0.05 có ý nghĩa. Như vậy các xuất xứ trên có tỷ lệ sống là khác nhau. Hình 4.6. Một số hình ảnh theo dõi sinh trưởng của cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc 4.3.2. Đánh giá tình hình bật chồi của cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc
  38. 29 Sau thời gian trồng tiến hành theo dõi chỉ tiêu về tỷ lệ bật chồi mới và thời gian bật chồi của cây Hoàng tinh đỏ nhóm tác giả thu được kết quả ở bảng sau: Bảng 4.5. Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc Tỷ lệ Thời Tổng bật gian Ký STT Xuất xứ số cây chồi bật Chất lượng chồi hiệu (cây) mới chồi (%) (ngày) 1 Chồi to xanh, thân Hà Giang 1 90 81,11 8,33 mập cây khỏe 2 Chồi xanh, trung Thái Nguyên 2 90 65,55 10,63 bình 3 Lào Cai 3 90 55,55 13,76 Chồi nhỏ, cây yếu 4 LSD0.05 5,03 1,25 5 CV 0,001 0,002 Nhìn vào bảng kết quả 4.5 ta thấy: Tỷ lệ bật chồi mới sau 90 ngày trồng với các xuất xứ lần lượt là: xuất xứ Hà Giang đạt tỷ lệ 81,11%; xuất xứ Thái Nguyên đạt 65,55%; xuất xứ Lào Cai đạt 55,55%. Thời gian bật chồi của các xuất xứ lần lượt là: xuất xứ Hà Giang trung bình là 8.33 ngày; xuất xứ Thái Nguyên trung bình là 10,63 ngày; xuất xứ Lào Cai trung bình là 13,76 ngày. Chất lượng của chồi sau 90 ngày trồng như sau: Với xuất Hà Giang chồi to xanh, thân mập cây khỏe; xuất xứ Thái Nguyên chồi xanh, trung bình, xuất xứ Lào Cai chồi mới nhỏ, cây yếu. Nhìn vào bảng ta thấy xuất xứ có tỷ lệ bật chồi cao nhất là Hà Giang
  39. 30 đạt 81.11%; xuất xứ có thời gian bật chồi trung bình ngắn nhất ở Hà Giang là 8,33 ngày. Kết quả phân tích phương sai 1 nhân tố cho kết quả LSD ở tỷ lệ bật chồi là 5,03 và giá trị CV là 0,001 cho thấy các kết quả theo dõi thể hiện trong bảng có ý nghĩa. Kết quả phân tích phương giá trị LSD và CV của thời gian bật chồi là 1,25 và 0,002 cho thấy thí nghiệm thực hiện có ý nghĩa. Như vậy, xuất xứ Hà Giang cho tỷ lệ bật chồi và thời gian bật chồi là tốt nhất trong 03 xuất xứ. 4.4 Bài học kinh nghiện và một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ bệnh vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ giai đoạn tiếp theo 4.4.1 Bài học kinh nghiện rút ra từ bản thân Qua đợt đi thực tập lần này tôi rút ra được một số kinh nghiện như sau - Kinh nghiện về cây hoàng tinh + Biết được giá trị của cây hoàng tinh, biết được tác dụng về cây ngoài ra còn biết được cách trồng và chăm sóc loài cây này + Biết được cách chọn đất và chọn củ,(kích thước củ, đường kính củ) để trồng làm sao cho cây pháttriển và được thu hoạch sớm nhất và đặt năng suất nhất + Rút được một số kinh nghiện về cách sử dụng thuốc để phòng trừ sâu bệnh hại - Kinh nghiện về bản thân tôi + Học được cách sống và cư sử với mọi người sung quanh mình đặc biệt với những anh chị và chú bác lánh đạo trong công ty + Ngoài ra tôi cúng học được rất nhiều kiếm thức bổ ích khác
  40. 31 4.4.2 Một số biện phát chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại - Tiếp tục chăm sóc và theo dõi sinh trưởng phát triển các xuất xứ cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc, từ đó đánh giá tuyển chọn cây mẹ ở vườn giống gốc. Đưa ra được tiêu chuẩn cây mẹ ở vườn giống gốc - Cây phát triển mạnh vào mùa hè đặc biệt là vào tháng 4- 8, khả năng bật chồi vào mùa hè này cũng rất tôt. - Trong quá trình chăm sóc có thể có một số bệnh hại lá và bệnh hại củ, bón phân đúng thời điểm, ta có thể bón phân chuồn và phân vi sinh - Về nước cần phải tưới nước để giữ đủ độ ẩm cho củ để có khả năng bật chồi cao nhất - Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ta có thể phum thuốc (Hổ Gầm) và (Bọ Cạp)
  41. 32 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 1. Kết quả khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ Khảo sát 03 khu vực tại huyện Vị Xuyên – tỉnh Hà Giang (Thị trấn Vị Xuyên, xã Cao Bồ, xã Thượng Sơn) về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, giao thông lựa chọn được Thị trấn Vị Xuyên thuộc huyện Vị Xuyên của tỉnh Hà Giang làm nơi xây dựng vườn giống gốc cho cây Hoàng tinh đỏ. 2. Thiết kế và xây dựng vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ - Lựa chọn vật liệu giống để xây dựng vườn giống gốc: Hoàng tinh đỏ: có các xuất xứ Hà Giang, Thái Nguyên và Lào Cai; có các chỉ tiêu: Chiều dài củ >6.9cm, Đường kính củ > 2.5cm, số lá thật >5, cây không bị nhiễm sâu bệnh, dị hình. - Thiết kế xây dựng vườn giống gốc Hoàng tinh đỏ: Vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ được triển khai xây dựng tại vườn ươm thuộc công ty Cổ phần Nông Lâm nghiệp và phát triển môi trường Việt Nam tại tổ 17, thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang với diện tích 1.000 m2 . 3. Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của cây mẹ tại vườn giống gốc cây Hoàng tinh đỏ - Cả 03 xuất xứ trồng tại vườn giông gốc đều có tỉ lệ sống đạt > 50%. - 03 xuất xứ và xuất xứ Hà Giang cho tỉ lệ sống cao nhất đạt 81,33% sau 90 ngày trồng, tỷ lệ bật chồi đạt 81,11% và thời gian bật chồi ngắn nhất là 8,33 ngày. 5.2. Kiến nghị Do thời gian nghiên cứu và kiến thức của bản thân còn hạn chế chính vì vậy mà luận văn không tránh khỏi thiếu sót. Để những nghiên cứu về sau được tốt hơn tôi xin có một số kiến nghị sau:
  42. 33 Tiếp tục chăm sóc và theo dõi sinh trưởng phát triển các xuất xứ cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc, từ đó đánh giá tuyển chọn cây mẹ ở vườn giống gốc. Đưa ra được tiêu chuẩn cây mẹ ở vườn giống gốc. Tiến hành điều tra bổ sung để xác định thêm về sự phân bố, số lượng chính xác còn lại của các loài cây Hoàng tinh đỏ trên địa bàn để có biện pháp gây trồng trên diện tích phân bố tự nhiên của chúng Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng khác tới khả năng tái sinh chồi, nhân nhanh và ra rễ của cây Hoàng tinh đỏ
  43. 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007). Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội. 2. Võ Văn Chi (1997). Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 937 - 938. 3. Nguyễn Thị Phương Dung (2002), “Góp phần nghiên cứu chế biến vị thuốc Hoàng tinh”, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội. 4. Hoàng Lê Thu Hà (2017), nghiên cứu đặc điểm loài hoàng tinh đỏ (Polygonatum kingianum Coll et Hemsl) và nhân giống invitro luận văn thặc sỹ 5. Trần Ngọc Hải (2014), Khai thác và phát triển nguồn gen hai loài cây thuốc Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia Craib. 1912) và Củ dòm (Stephania dielsiana Y.C.Wu.1940) ở một số tỉnh vùng miền núi phía bắc, Báo cáo dự án cấp Quốc gia, Trường ĐH Lâm nghiệp. 6. Hạt kiểm lâm Bắc Quang (2015). Báo cáo kết quả dự án xây dựng mô hình trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ dưới tán rừng quy mô hộ gia đình tại huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang 7. Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Văn Long, Phạm Hồng Minh, Trịnh Nam Trung, Phùng Xuân Phong (2012), Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến ra rễ và mọc mầm của cây Hoàng tinh đỏ (Polygonantum kingianum Coll et Hesml), Tạp chí y dược học Quân sự, số 6 năm 2012. 8. Đặng Ngọc Hùng, Hoàng Thị Phong (2013), Nghiên cứu nhân giống cây Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia) bằng hom củ tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, trang 99-103 9. Đặng Ngọc Hùng, Hoàng Thị Phong (2013). Nghiên cứu nhân giống cây Hoàng tinh trắng (Disporopsis longifolia) bằng hom củ tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
  44. 35 10. Đỗ Tất Lợi (1996), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 11. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB y học. 12. Nguyễn Trọng Lực (2017); “Hoàn thiện quy trình nhân giống và trồng thử 13. Trần ngọc Ngoạn ( 2015), nghien cứu chọn giống và phát triển công nghệ nhân giống quy mô công nghiệp cho một số loại lâm sản gỗ có giá trị kinh tế cao để phát triển kinh tế cho vùng núi phía bác. 14. Hoàng Thị Sản (2009), Phân loại học thực vật, Nxb Giáo dục 15. Bùi Phương Thúy (2010), Luận văn bảo vệ thạc sĩ ‘‘nghiên cứu sự phát triển kinh tế xã hội huyện vị xuyên – Tỉnh Hà Giang’’ TÀI LIỆU TIẾNG ANH 16. FAO (1999): Non-wood forest producs. Volume 12. Rome, 1999. 17. FAO (2000): Non-wood News.Rome, 2000. 18. John H. Wiersema, Blanca Leson (1999). Secon Edition World Economic Plants, Taylor& Francis Group 19. Pengenlly Andrew ( 2004), The Constituents of Medicinal Plants, Medical Herbalist 20. Thomas S.C.Li (2006). Taiwanese Native Medicinal Plants, Taylor & Francis 21. Winkel, G.V(2006), Finding plant Nepal, The plant Rev.11:188-191.
  45. 36 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tỷ lệ cây sống sau các lần theo dõi BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S15N FILE AG 24/ 5/ 15:41 PAGE 1 VARIATE V003 %S15N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 230.889 115.444 148.43 0.001 3 2 LL 2 4.22222 2.11111 2.71 0.180 3 * RESIDUAL 4 3.11114 .777784 * TOTAL (CORRECTED) 8 238.222 29.7778 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S30N FILE AG 24/ 5/ 15:41 PAGE 2 VARIATE V004 %S30N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 729.556 364.778 28.93 0.006 3 2 LL 2 214.222 107.111 8.49 0.038 3 * RESIDUAL 4 50.4444 12.6111 * TOTAL (CORRECTED) 8 994.222 124.278 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S45N FILE AG 24/ 5/ 15:41 PAGE 3 VARIATE V005 %S45N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 792.889 396.444 509.70 0.000 3 2 LL 2 53.5556 26.7778 34.43 0.005 3 * RESIDUAL 4 3.11117 .777793 * TOTAL (CORRECTED) 8 849.556 106.194 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S60N FILE AG 24/ 5/ 15:41 PAGE 4 VARIATE V006 %S60N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 609.556 304.778 133.80 0.001 3 2 LL 2 38.8889 19.4444 8.54 0.038 3 * RESIDUAL 4 9.11115 2.27779 * TOTAL (CORRECTED) 8 657.556 82.1944 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S75N FILE AG 24/ 5/ 15:41 PAGE 5 VARIATE V007 %S75N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ===
  46. 37 1 XX 2 788.667 394.333 147.87 0.001 3 2 LL 2 20.6667 10.3333 3.87 0.116 3 * RESIDUAL 4 10.6667 2.66667 * TOTAL (CORRECTED) 8 820.000 102.500 BALANCED ANOVA FOR VARIATE %S90N FILE AG 24/ 5/ 15:41 PAGE 6 VARIATE V008 %S90N LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 854.222 427.111 174.73 0.001 3 2 LL 2 67.5556 33.7778 13.82 0.018 3 * RESIDUAL 4 9.77780 2.44445 * TOTAL (CORRECTED) 8 931.556 116.444 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE AG 24/ 5/ 15:41 PAGE 7 MEANS FOR EFFECT XX XX NOS %S15N %S30N %S45N %S60N 1 3 100.000 97.0000 94.6667 88.3333 2 3 92.6667 87.3333 80.0000 74.6667 3 3 87.6667 75.0000 72.0000 68.6667 SE(N= 3) 0.509177 2.05029 0.509180 0.871357 5%LSD 4DF 1.99586 8.03670 1.99588 3.41553 XX NOS %S75N %S90N 1 3 86.6667 81.3333 2 3 71.0000 65.3333 3 3 64.3333 58.0000 SE(N= 3) 0.942810 0.902672 5%LSD 4DF 3.69561 3.53828 MEANS FOR EFFECT LL LL NOS %S15N %S30N %S45N %S60N 1 3 93.3333 93.3333 85.6667 80.0000 2 3 94.3333 83.3333 80.3333 76.6667 3 3 92.6667 82.6667 80.6667 75.0000 SE(N= 3) 0.509177 2.05029 0.509180 0.871357 5%LSD 4DF 1.99586 8.03670 1.99588 3.41553 LL NOS %S75N %S90N 1 3 75.6667 71.3333 2 3 74.3333 68.6667 3 3 72.0000 64.6667 SE(N= 3) 0.942810 0.902672 5%LSD 4DF 3.69561 3.53828 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE AG 24/ 5/ 15:41 PAGE 8
  47. 38 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | %S15N 9 93.444 5.4569 0.88192 0.9 0.0007 0.1800 %S30N 9 86.444 11.148 3.5512 4.1 0.0058 0.0380 %S45N 9 82.222 10.305 0.88193 1.1 0.0003 0.0045 %S60N 9 77.222 9.0661 1.5092 2.0 0.0008 0.0377 %S75N 9 74.000 10.124 1.6330 2.2 0.0007 0.1163 %S90N 9 68.222 10.791 1.5635 2.3 0.0006 0.0179
  48. 39 Phụ lục 2: Kết quả theo dõi tỷ lệ bật chồi của cây Hoàng tinh đỏ tại vườn giống gốc BALANCED ANOVA FOR VARIATE SCBC FILE A44 27/ 5/ 12:16 PAGE 1 VARIATE V003 SCBC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 89.5555 44.7778 100.75 0.001 3 2 LL 2 .222222 .111111 0.25 0.791 3 * RESIDUAL 4 1.77780 .444449 * TOTAL (CORRECTED) 8 91.5556 11.4444 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TLBCM FILE A44 27/ 5/ 12:16 PAGE 2 VARIATE V004 TLBCM LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 994.879 497.440 100.63 0.001 3 2 LL 2 2.49387 1.24694 0.25 0.789 3 * RESIDUAL 4 19.7729 4.94322 * TOTAL (CORRECTED) 8 1017.15 127.143 BALANCED ANOVA FOR VARIATE TGBC FILE A44 27/ 5/ 12:16 PAGE 3 VARIATE V005 TGBC LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN === 1 XX 2 45.1467 22.5733 73.54 0.002 3 2 LL 2 .643266 .321633 1.05 0.432 3 * RESIDUAL 4 1.22786 .306965 * TOTAL (CORRECTED) 8 47.0178 5.87722 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE A44 27/ 5/ 12:16 PAGE 4 MEANS FOR EFFECT XX XX NOS SCBC TLBCM TGBC 1 3 24.3333 81.1100 8.30000 2 3 19.6667 65.5567 10.6333 3 3 16.6667 55.5567 13.7667 SE(N= 3) 0.384902 1.28364 0.319878 5%LSD 4DF 1.50873 5.03161 1.25385 MEANS FOR EFFECT LL LL NOS SCBC TLBCM TGBC 1 3 20.3333 67.7800 11.1167
  49. 40 2 3 20.0000 66.6633 11.0600 3 3 20.3333 67.7800 10.5233 SE(N= 3) 0.384902 1.28364 0.319878 5%LSD 4DF 1.50873 5.03161 1.25385 ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE A44 27/ 5/ 12:16 PAGE 5 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |XX |LL | (N= 9) SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | SCBC 9 20.222 3.3830 0.66667 3.3 0.0011 0.7907 TLBCM 9 67.408 11.276 2.2233 3.3 0.0011 0.7892 TGBC 9 10.900 2.4243 0.55404 5.1 0.0016 0.4319