Khóa luận Thiết kế bài giảng điện tử dạy học phần Động lực học lớp 10

pdf 67 trang thiennha21 5061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thiết kế bài giảng điện tử dạy học phần Động lực học lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thiet_ke_bai_giang_dien_tu_day_hoc_phan_dong_luc_h.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thiết kế bài giảng điện tử dạy học phần Động lực học lớp 10

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ NGUYỄN THANH PHƯƠNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC HỌC LỚP 10 Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC . HÀ NỘI, 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA VẬT LÝ NGUYỄN THANH PHƯƠNG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DẠY HỌC PHẦN ĐỘNG LỰC HỌC LỚP 10 Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn khoa học : THS Ngô Trọng Tuệ HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới ThS Ngô Trọng Tuệ - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, định hướng để tôi có thể hoàn thành khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy, cô giáo trong khoa Vật lí, các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 – những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Hòa, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Phương
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của riêng tôi. Những tư liệu được sử dụng trích dẫn, trong khóa luận là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không hề trùng với bất kỳ công trình nghên cứu của tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chụ trách nhiệm. Xuân Hòa, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Phương
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 6. Phương pháp nghiên cứu 2 7. Đóng góp của đề tài 3 8. Cấu trúc khóa luận 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG E- LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC 4 1.1. Lí luận về sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học 4 1.1.1. Khái niệm về bài giảng điện tử 4 1.1.2. Các bước xây dựng bài giảng điện tử 4 1.1.3. Sử dụng bài giảng điện tử tổ chức dạy học vật lí 8 1.1.4. Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử 9 1.2. Công cụ để thiết kế bài giảng điện tử 14 1.3. Điều tra, khảo sát thực tế về việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc dạy học phần ĐLH. 19 1.3.1. Mục đích điều tra 19 1.3.2. Phương pháp điều tra 19 1.3.3. Kết quả điều tra 20 Kết luận chương 1 24 CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 25 2.1. Mục tiêu dạy học chương ĐLH 25 2.1.1. Kiến thức 25 2.1.2. Kỹ năng 26 2.1.3. Tình cảm thái độ 26 2.2. Nội dung dạy học phần ĐLH 27 2.2.1. Lực. Tổng hợp lực. Phân tích lực. Cân bằng lực 27 2.2.2. Quán tính 27 2.2.3. Khối lượng 28 2.2.4. Trọng lực. Trọng lượng 28
  6. 2.2.5. Lực và phản lực 28 2.2.6. Lực hấp dẫn 28 2.2.7. Lực đàn hồi 29 2.2.8. Lực ma sát 29 2.2.9. Lực hướng tâm 30 2.2.10. Chuyển động ném ngang 31 2.3. Kết quả xây dựng bài giảng hỗ trợ dạy học chương ĐLH 32 2.3.1. Bài giảng điện tử dạy học bài Ba định luật Niu-tơn (tiết 1) 32 2.3.2 Bài giảng điện tử dạy học bài Ba định luật Niu-tơn (tiết 2) 34 2.3.3 Bài giảng điện tử dạy học bài Bài toán về chuyển động ném ngang 36 2.4. Tiến trình tổ chức dạy học chương ĐLH chất điểm 39 2.4.1. Tiến trình tổ chức dạy học bài Ba định luật Niu-tơn(tiết 1) 39 2.4.2. Tiến trình tổ chức dạy học bài Ba định luật Niu-tơn(tiết 2) 41 2.4.3. Tiến trình tổ chức dạy học bài từ Bài toán về chuyển động ném ngang 42 Kết luận chương 2 45 CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 46 3.1. Mục đích, đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm 46 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 46 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 46 3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 46 3.2. Dự kiến triển khai thực nghiệm sư phạm 46 Kết luận chương 3 49 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
  7. BẢNG KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Các chữ viết tắt Ý nghĩa 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 ĐLH Động lực học 5 NXB Nhà xuất bản 6 THS Thạc sĩ 7 TS Tiến si
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, CÔNG THỨC Hình 1.1. Thanh công cụ của V-iSpring 14 Hình 1.2. Ghi lại âm thanh 14 Hình1.3. Cửa sổ quản lý 15 Hình 1.4. Ghi lại video 15 Hình 1.5. Chèn âm thanh 16 Hình 1.6. Chỉnh âm thanh 16 Hình 1.7. Chèn trang web 17 Hình 1.8. Tạo bài tập 18 Hình 1.9. Tạo các bài kiểm tra 18 Hình 2.1. Cấu trúc bài 32 Hình 2.2. Nội dung Định luật I 32 Hình 2.3. Khái niệm quán tính 32 Hình 2.4. Nội dung Định luật II 33 Hình 2.5. Khái niệm trọng lực. Trọng lượng 33 Hình 2.6. Nội dung tổng kết 33 Hình 2.7. Cấu trúc bài 34 Hình 2.8. Sự tương tác giữa các vật 34 Hình 2.9. Nội dung định luật III 35 Hình 2.11. Ứng dụng định luật III 35 Hình 2.12. Nội dung tổng kết 36 Hình 2.13. Cấu trúc bài 36 Hình 2.14. Thí nghiệm khảo sát 36 Hình 2.15. Chọn hệ tọa độ 37 Hình 2.16. Phân tích chuyển động ném ngang trên hệ trục tọa độ 37 Hình 2.17. Phương trình qũy đạo 37 Hình 2.18. Thời gian ném ngang 38 Hình 2.19. Tầm xa 38 Hình 2.20. Thí nghiệm kiểm chứng 38 Hình 2.21. Nội dung tổng kết 38
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Tiêu chí về nội dung (20 điểm) 9 Bảng 1.2. Tiêu chí về hình thức (10 điểm) 11 Bảng 1.3. Tiêu chí về kỹ thuật (10 điểm) 12 Bảng 1.4. Tiêu chí về hiệu quả (10 điểm) 13
  10. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài CNTT đang ngày càng phát triển và có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống con người. Hiện nay, giáo dục và đào tạo cũng là một trong những lĩnh vực đòi hỏi phải sử dụng đến CNTT. Nhu cầu của con người muốn tiếp thu, học tập tri thức nhân loại ngày càng cao, các tầng lớp, mọi lứa tuổi khác nhau đều muốn tham gia học tập. Có rất nhiều khóa học đã mở ra để đáp ứng các yêu cầu học tập, song với cách dạy học truyền thống – học ở trường lớp – không phải mọi người đều có thể tham gia vào khóa học mà mình mong muốn. CNTT phát triển đã đưa đến một giải pháp mới cho những người muốn học tập nhưng gặp phải trở ngại về thời gian và vị trí địa lý. Mô hình lớp học truyền thống không còn là duy nhất. Một hình thức học tập mới đã ra đời, đó là E-Learning. E-learning là một phương thức đào tạo hiện đại dựa trên CNTT. Với sự bùng nổ phát triển của công nghệ hiện nay, E-learning ngày càng đươc̣ ưa chuông̣ bởi tính linh hoaṭ và tiêṇ dung̣ về thời gian lẫn điạ điểm. Nó giúp giải quyết nhiều vấn đề khó khăn khi người học có thể học mọi lúc mọi nơi, ở văn phòng, ở nhà hoặc bất kỳ địa điểm nào thuận tiện và có thể học nhiều lần. Đây là điều mà các phương pháp giáo dục truyền thống không có được. Sử dụng E-learning trong việc dạy học giúp GV nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo động cơ học tập, kích thích hứng thú nhận thức của HS, HS còn tích cực chủ động sáng tạo trong việc học, qua đó kỹ năng tự học được rèn luyện và năng lực tự học của bản thân được nâng lên. Vận dụng E-learning thì giúp GV thay đổi phương pháp dạy của mình theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình và cá nhân. H ơn nữa, việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời. Elearning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. E-learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai elearning trong giáo dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Thiết kế bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học phần ĐLH lớp 10”, mong rằng có thể góp một phần công sức 1
  11. nhỏ bé vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy – học tập của thầy và trò các trường phổ thông. 2. Mục đích nghiên cứu: Thiết kế bài giảng điện tử để sử dụng trong hình thức E-learning tổ chức dạy học chương ĐLH (vật lý lớp 10) nhằm nâng cao kết quả dạy học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quá trình chiếm lĩnh kiến thức của HS khi học chương ĐLH (vật lý lớp 10). Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức cho HS tự học nhờ sự hỗ trợ của bài giảng E- learning khi học chương ĐLH (vật lý lớp 10). 4. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế bài giảng điện tử dạy học phần ĐLH theo các bước xây dựng bài giảng điện tử sẽ đáp ứng các yêu cầu về mặt công nghệ, sư phạm và tổ chức dạy học, qua đó sẽ giúp HS tự học, qua đó nâng cao kết quả dạy học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu về lí luận và cách sử dụng bài giảng điện tử. Nghiên cứu một số công cụ thiết kế bài giảng điện tử. Điều tra thực trạng về việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc dạy học chương ĐLH và các ứng dụng của nó trong việc dạy học chương này. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu lí luận Nghiên cứu lí luận về sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học. 6.2. Nghiên cứu thực tiễn Nghiên cứu thực tiễn về sử dụng bài giảng điện tử trong chương ĐLH. Điều tra cơ bản bằng quan sát và trao đổi ý kiến với giáo viên, HS về tính khả thi của việc học tập chương ĐLH thông qua bài giảng điện tử. Nghiên cứu thực trạng việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc dạy học chương ĐLH và các ứng dụng của nó trong việc dạy học chương này. 2
  12. 6.3. Dự kiến thực nghiệm sư phạm Dự kiến thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi, kiểm chứng hiệu quả của việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc tổ chức dạy học chương ĐLH. 7. Đóng góp của đề tài 7.1. Đóng góp về mặt lí luận Hệ thống hóa một số cơ sở lí luận về việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học. 7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Nghiên cứu sử dụng một số phần mềm thiết kế bài giảng điện tử. 8. Cấu trú c khó a luận Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc sử dụng e-learning trong dạy học chương Động lực học. Chương 2: Tổ chức dạy học chương Động lực học với sự hỗ trợ của bài giảng điện tử Chương 3: Dự kiến thực nghiệm sư phạm 3
  13. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC SỬ DỤNG E- LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC 1.1. Lí luận về sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học 1.1.1. Khái niệm về bài giảng điện tử E-Learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài trên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học đều được chương trình hoá do GV điều khiển thông qua môi trường multimedia do máy vi tính tạo ra. Cũng có thể hiểu bài giảng điện tử là những tệp tin có chức năng chuyển tải nội dung giáo dục đến HS [15]. Hiện nay, theo các quan điểm và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning. Hiểu theo nghĩa rộng, E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT (CNTT) và truyền thông, đặc biệt là CNTT. Theo quan điểm hiện đại, E-Learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet, trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: thư điện tử (e-mail), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video [12]. 1.1.2. Các bước xây dựng bài giảng điện tử 1.1.2.1. Quy trình thiết kế, xây dựng bài giảng e-learning Quy trình xây dựng bài giảng trực tuyến gồm 5 bước cơ bản: Bước 1: Xác định mục tiêu và kiến thức cơ bản của bài học Người thực hiện là GV và tổ bộ môn. Lưu ý, phải bám sát nội dung chương trình; nghiên cứu kỹ giáo trình và các tài liệu tham khảo; xác định được nội dung trọng tâm. Khi dạy học hướng tập trung vào HS, cần phải chỉ rõ mục tiêu học xong bài, HS đạt được cái gì. Mục tiêu đề cập ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà HS có được sau bài học. Người thực hiện cần đọc kĩ sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của mỗi mục. 4
  14. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài. Các nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa, giáo trình phải được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn và sắp xếp một cách lôgíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Vì thế, cần bám sát vào chương trình dạy học vào sách giáo khoa và giáo trình bộ môn. Dựa vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học. Bên cạnh đó, các kiến thức trong sách giáo khoa, giáo trình đã được qui định để dạy học. Vì vậy, chọn kiến thức cơ bản là chọn kiến thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác. Tuy vậy, để xác định được đúng kiến thức cơ bản mỗi bài, GV cần phải tìm thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thực sự cần thiết, tuy vậy không phải ở bài nào cũng có thể tiến hành dễ dàng. Chú ý khi cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa, giáo trình đã dày công xây dựng. Bước 2: Xây dựng kho tư liệu phục vụ bài giảng Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Nguồn tư liệu này thường được lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ internet, hoặc được xây dựng mới bằng đồ hoạ, bằng ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ hoạ chuyên dụng như Macromedia Flash, Photoshop, các phần mềm cắt ghép nhạc, chỉnh sửa video Khi tiến hành, cần chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình ảnh, âm thanh. Khi dùng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phương pháp, thẩm mỹ và ý đồ sư phạm. 5
  15. Sau khi có được đầy đủ tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, cần phải sắp xếp tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Một cây thư mục hợp lý sẽ giúp tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ được các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa nay sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. Bước 3: Xây dựng kịch bản bài giảng Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Ở bước này, cần thực hiện chi tiết và cần phải chấp hành các nguyên tắc sư phạm, nội dung cơ bản, đảm bảo mục tiêu bài học (cả về mặt kiến thức và kỹ năng). Thực hiện các bước trong các nhiệm vụ dạy học: Xây dựng các bước dạy học, xây dựng sự tương tác người dạy và người học, xây dựng các câu hỏi tương tác, lắp ghép các bước lại thành quá trình dạy học. Bước 4: Lựa chọn công cụ và số hóa kịch bản Người thực hiện là giảng viên và nhóm kỹ thuật. Tiêu chí cần căn cứ vào nhu cầu của người sử dụng, căn cứ vào nguồn tài chính, căn cứ vào trình độ của cán bộ kỹ thuật sử dụng công cụ như thế nào. Các công cụ: có nhiều công cụ, chẳng hạn Adobe Presenter, Lecture Marker, iSpring, tuy vậy Adobe Presenter là một phần mềm được nhiều GV sử dụng do nó có khả năng tích hợp với Powerpoint do đó nó tạo ra tính thân thiện và gần gũi đối với giảng viên. Các bước để số hóa kịch bản: Xây dựng được bài giảng bằng MS Powerpoint. Quá trình xây dựng phải đảm bảo các bước trong quá trình dạy học; Ghi âm, thu hình (quay video giảng viên giảng bài); Biên tập video, âm thanh; Sử dụng phần mềm để đồng bộ bài giảng. Bước 5: Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói sản phẩm Người thực hiện là nhóm kỹ thuật. Công việc gồm: chạy thử chương trình, kiểm soát lỗi và chỉnh sửa bài giảng. Sau đó, đóng gói bài giảng theo định dạng phù hợp với mục đích yêu cầu. Hoàn thành bước này ta đã có sản phẩm bài giảng trực tuyến. Trong mỗi bước của quy trình trên, người thực hiện có thể là giảng viên hoặc nhóm kỹ thuật hoặc cả hai. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa giảng viên và nhóm kỹ thuật.[15] 6
  16. 1.1.2.2. Quy trình tổ chức dạy học Giai đoạn 1: Phân tích. Ở bước này, GV sẽ phải nghiên cứu tài liệu, giáo trình, dự đoán kỹ năng, trình độ của người học để xác định mục tiêu, trọng tâm kiến thức cơ bản mà người học cần biết. Việc GV xác định mục tiêu của khoá học là bước đầu của giai đoạn này: Khoa học sẽ cung cấp cho người học kiến thức gì? Người học sẽ làm được những gì sau khi kết thúc khoá học? Tiếp theo, người GV cũng cần phải xác định khoá học này sẽ dành cho đối tượng nào, trình độ ra sao? Người GV cần phải tiên đoán, ước lượng đánh giá trình độ của người học khi tham gia lớp học, qua đó sẽ lựa chọn các kiến thức phù hợp với từng người học. Người GV cần phân tích những kỹ năng hiện tại của người học, chẳng hạn người học có thể đã biết những gì, chưa biết những gì, người học cần phải có những kiến thức tối thiểu nào để có thể tham gia khoá học (điều kiện tiên quyết). Từ những ý trên, người GV sẽ tiến hành tìm kiếm các tài liệu tham khảo phù hợp với trình độ của người học. Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch dạy học Từ các kết quả thu được sau khi phân tích ở giai đoạn đầu, người GV cần lên kế hoạch đào tạo sao cho phù hợp với người học. Ở giai đoạn này, người GV cần hoạch định xem khoa học sẽ cung cấp các kiến thức gì, với thời gian bao nhiêu, công việc cho từng khoảng thời gian như thế nào, mục tiêu cần đạt được sau mỗi khoảng thời gian, tài liệu, bài tập tham khảo, đánh giá tương ứng với từng khoảng thời gian cụ thể Tài liệu về kế hoạch thường phân làm 2 phần: Các thông tin chung và bảng kế hoạch đào tạo. Các thông tin chung sẽ xác định những thông tin chung nhất về khóa học như: Tên khóa học, người biên soạn, ngày tháng , còn bảng kế hoạch đào tạo sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về toàn khóa học, trong từng giai đoạn cụ thể Giai đoạn 3: Thiết kế kịch bản dạy học Ở phần này, chúng ta tiến hành thiết kế kịch bản dạy học cho một bài học cụ thể. Kịch bản dạy học giống như một giáo án điện tử, trong đó xác định rõ ràng mục tiêu, mục đích của GV và những hoạt động tương tác giữa người học và máy tính 7
  17. (trong mô hình e-learning, người học sẽ làm việc trực tiếp với máy tính chứ không phải làm việc với GV). Có thể sử dụng hình thức E-learing hoặc B-learning. Việc thiết kế một kịch bản quan trọng hơn nhiều so với việc sử dụng các công cụ xây dựng nội dung. Khi đã có kịch bản tốt, ta có thể nhờ người khác số hoá kịch bản này với chi phí rẻ hơn nhiều so với công đoạn thiết kế [13]. 1.1.3. Sử dụng bài giảng điện tử tổ chức dạy học vật lí Do là một hệ thống học tập mềm dẻo và linh hoạt vì thế có thể tổ chức dạy học theo nhiều hình thức khác nhau. Dưới góc nhìn vai trò của hệ thống e-Learning trong việc hoàn thành một khóa học, có thể phân ra hai hình thức học tập (mode of learning) gồm học tập trực tuyến và học tập hỗn hợp. 1.1.3.1. Học tập trực tuyến (Online learning) Việc hoàn thành khóa học được thực hiện toàn bộ trên môi trường mạng thông qua hệ thống quản lý học tập. Sử dụng cách này, e-Learning chỉ khai thác được những lợi thế của nó chứ chưa quan tâm tới thế mạnh của dạy học giáp mặt. Trong hình thức này ta có hai cách thể hiện là dạy học đồng bộ (Synchronous Learning) khi người dạy và người học đều tham gia vào hệ thống quản lý học tập và dạy học không đồng bộ (Asynchronous Learning), khi người dạy và người học tham gia vào hệ thống quản lý học tập ở các thời điểm khác nhau. 1.1.3.2. Học tập hỗn hợp (Blended learning) Phương pháp học tập hỗn hợp - Blended learning để chỉ các mô hình hoc̣ kết hơp̣ giữa hình thứ c lớ p hoc̣ truyền thống và các giải pháp e-learning”. Blended learning có 4 mô hình: Station Rotation, lab rotation, Flipped classroom và Flex classroom. Khác với phương pháp học truyền thống, phương pháp học hỗn hợp lấy học sinh làm trung tâm thay vì giáo viên. Trong cùng một tiết học, học sinh được thay đổi các mô hình học liên tục như học ở lớp học rồi chuyển sang học ở phòng thí nghiệm và học online. Trong thời gian các bạn học online giáo viên có thể hướng dẫn các học sinh khác thực hành ở phòng thí nghiệm. Như vậy, học tập hỗn hợp sẽ giúp học sinh trở nên năng động, tương tác và phát triển khả năng tự học. Phương pháp học tập hỗn hợp không phải là một phương pháp mới nhưng là một xu hướng mới trong các trường trên thế giới bởi áp dụng các mô hình khác nhau sẽ giúp giúp phân hoá trình độ học sinh, cá nhân hoá việc học và giúp học sinh làm chủ kiến thức [15]. 8
  18. 1.1.4. Tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử Bảng 1.1. Tiêu chí về nội dung (20 điểm) Không Tốt Khá Đạt Tiêu chí về nội dung (20 điểm) đạt (2 đ) (1,5 đ) (1 đ) Điểm (0 đ) 1.1. Bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học phải đảm bảo đúng với chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng và sách giáo khoa của lớp học, bậc học. 1.2. Nội dung bài giảng đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội dung, phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được bài học; khơi gợi được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức, luyện tập. - Đảm bảo chính xác về nội dung kiến thức, nội dung tư tưởng; chính xác về chính tả, từ ngữ - Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các slide không quá nhiều (bình thường ≤ 30 slide /1tiết), được thiết kế phù hợp với đặc trưng bộ môn, có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, luyện tập. Nội dung các slide được thiết kế, trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính hệ thống, trình tự, logic; hình thức thẩm mỹ, hấp dẫn, giúp học sinh tập trung chú ý, không gây phân tán chú ý của học sinh; phù hợp với PPDH tích cực - thể hiện rõ dụng ý dẫn dắt học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám phá 9
  19. 1.3. Trình bày cô đọng không đưa quá nhiều nội dung lý thuyết từ sách giáo khoa vào bài giảng. Hàm lượng lý thuyết, kỹ năng vận dụng, câu hỏi gợi mở, kiến thức trọng tâm và bài tập cũng cố cần thiết kế hợp lý. 1.4. Bài giảng phải được viết dưới dạng mở để giáo viên có thể chủ động bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với tiết dạy thực tế. 1.5. Minh họa sinh động: Bài giảng phải có hình ảnh minh họa trực quan và sinh động, ưu tiên chọn bài giảng có hình ảnh động sát hợp với nội dung bài giảng, tạo sự phấn khích và ấn tượng với học sinh. 1.6. Các phần mềm giáo khoa và các slide, các phim tư liệu (nếu có) làm rõ và thể hiện được sinh động nội dung bài học, đạt hiệu quả cao cho minh hoạ, khám phá, hệ thống hóa và làm rõ trọng tâm kiến thức. Ghép nối giữa phần mềm giáo khoa và phim tư liệu khéo léo, phù hợp trình tự bố cục, logic bài học. Tùy bài chọn dùng phần mềm ứng dụng và các slide chữ, slide hình (hình động hoặc hình tĩnh), slide sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ liệu trong các slide phải đảm bảo minh họa, hệ thống hóa được kiến thức (đặc biệt phần trọng tâm bài), hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá bài học. Phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả cao và sinh động trong thể hiện kiến thức và dẫn dắt học sinh xây dựng bài học. 10
  20. 1.7. Câu hỏi – giải đáp: đảm bảo chính xác, thích hợp với nội dung (có sự tương tác giữa tư liệu dạy học với học sinh, giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh) 1.8. Câu hỏi – giải đáp: đảm bảo tính logic của vấn đế 1.9. Câu hỏi – giải đáp: Phản hồi của giáo viên mang tính sư phạm cao 1.10. Trắc nghiệm sinh động, đạt hiệu quả củng cố, luyện tập, đánh giá tiết học Cộng điểm: Bảng 1.2. Tiêu chí về hình thức (10 đ) Không Tốt Khá Đạt Tiêu chí về hình thức (10 đ) đạt Điểm (2 đ) (1,5 đ) (1 đ) (0 đ) 2.1. Thiết kế kênh chữ, kênh hình, âm thanh phù hợp, khoa học 2.2. Giao diện đối thoại tương tác giữa thầy và trò phải có tính sư phạm, động viên và kích thích học sinh tư duy năng động 2.3. Giao diện thân thiện, có tính thẩm mỹ, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tạo cảm giác hứng thú trong học tập 2.4. Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm, kích thích được sự hưng phấn, tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 2.5. Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để xem, gọn lời, trình bày đẹp và có 11
  21. tính trực quan, thể hiện nổi bật được kiến thức. Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển động được sử dụng hợp lý, không bị lạm dụng, không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng không làm học sinh phân tán chú ý, không quá nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi của nó, các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc rời rạc. Màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt; âm thanh ồn ào chối tai khi chuyển slide hoặc đánh dấu trắc nghiệm. Phối màu không khoa học khiến các dòng chữ mờ nhạt, khó nhìn, khó thấy chữ, Cộng điểm: Bảng 1.3. Tiêu chí về kỹ thuật (10 đ) Không Tốt Khá Đạt Tiêu chí về kỹ thuật (10 đ) đạt Điểm (2 đ) (1,5 đ) (1 đ) (0 đ) 3.1. Sử dụng đa phương tiện phim (Video), âm thanh (Audio), tranh ảnh (Image), hoạt hình (Flash), các file EXE, nhúng, liên kết 3.2. Thiết kế khoa học, dễ sử dụng, nâng cấp, bổ sung, điều chỉnh, có tính sáng tạo 3.3. Giáo viên làm chủ được kỹ thuật, thao tác nhuần nhuyễn, trình chiếu không trục trặc 12
  22. - Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các slide với lời giảng, hoạt động của thầy - trò, với tiến trình bài dạy 3.4. Sử dụng công cụ, phần mềm, 3.5. Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học sinh. Học sinh theo dõi kịp và ghi vở kịp Cộng điểm: Bảng 1.4. Tiêu chí về hiệu quả (10đ) Không Tốt Khá Đạt Tiêu chí về hiệu quả (10đ) đạt Điểm (2 đ) (1,5 đ) (1 đ) (0 đ) 4.1. Thực hiện được mục tiêu bài học - HS hiểu bài bài và hứng thú học tập 4.2. Học sinh tích cực, chủ động tìm ra bài học 4.3. Học sinh được thực hành-luyện tập (rèn luyện kỹ năng) 4.4.Đánh giá được kết quả giờ dạy 4.5. Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà bảng đen và các ĐDDH khác khó đạt được Cộng điểm: Tổng cộng điểm: .Xếp loại: Không đạt: < 25 ; Đạt: từ 25 đến < 30; Trung bình: từ 30 đến 35; Khá: từ 35 đến < 40 Tốt: từ 40 đến 50[17]. 13
  23. 1.2. Công cụ để thiết kế bài giảng điện tử Phần mềm Ispring suite 8 Thanh công cụ của V-iSpring được tích hợp vào PowerPoint Hình 1.1. Thanh công cụ của V-iSpring Thu âm lời giảng: Bước 1: Vào Ispring Suite chọn Record Audio sẽ xuất hiện cửa sổ Record Audio Narration, như hình bên: Trong đó: - Nút trên cùng là trang hiện hành và thời gian của đoạn âm thanh đã tồn tại. - Ô thứ 2 sẽ cho biết trang Hình 1.2. Ghi lại âm thanh đang chọn trong tổng số trang, thời gian đã chạy của file âm thanh đã chèn. - Nút Settings dùng để thiết lập Micro và Driver của webcam khi ghi hình. Bước 2: Muốn ghi âm ta chọn nút Start Record, muốn tạm dừng ta chọn nút Pause, để kế thúc chọn nút Stop (nút vuông) rồi nhấn vào nút tam giác để nghe thử. Để hoàn tất nhấn chọn OK. Bước 3: Sau khi thu âm xong, muốn nghe lại hoặc chỉnh sửa xóa đoạn âm thanh ta vào nút Manage Narration, nhấn tam giác để nghe thử. 14
  24. Muốn cho câm âm thanh đã chèn ta click phải chuột vào phần Audio (sóng âm) của trang rồi chọn Mute clip, để chỉnh sửa âm thanh ta chọn Edit clip. Để xóa đoạn âm thanh, ta nhấn phải chuột vào slide chứa nó rồi chọn Delete. Để thoát cửa sổ và lưu lại ta nhấn chọn nút Save & Close phía trên bên trái. Hình1.3. Cửa sổ quản lý Ghi hình GV: Bước 1: Vào Ispring Suite, chọn Record Video, xuất hiện cửa sổ Record Video Narration, như hình bên. Các chức năng tương tự như cửa sổ ghi âm lời giảng. Bước 2: Để tiến hành ghi hình ta chỉnh tư thế ngay ngắn trong webcam rồi chọn nút Start Record, chờ một chút rồi bắt đầu giảng bài để ghi hình, muốn Hình 1.4. Ghi lại video tạm dừng chọn nút Pause, muốn kết thúc chọn nút Stop (nút vuông) rồi chọn nút tam giác để xem thử. Bước 3: Để xem thử, xóa, chỉnh sửa, thay thế ta thực hiện lại thao tác bước 3 của phần thu âm lời giảng ở trên. Quản lý lời giảng thông qua công cụ Manage Narration Vào Ispring Suite, chọn Manage Narration, giao diện như hình dưới xuất hiện. Với công cụ Manage Narration ta có thể thực hiện các thao tác sau: - Để chèn âm thanh lời giảng vào từng slide chọn Import Audio. - Để chèn video vào menu thông tin GV (lề giao diện bài giảng) chọn Import Video. 15
  25. - Để chèn âm thanh vào làm nền cho tất cả các slide chọn Import Background Audio 6 . - Để đồng bộ âm thanh với văn bản và ảnh chọn Sync . - Để thu âm từ máy tính chọn Record Audio . - Để trình chiếu với hiệu ứng chọn Preview with anmations - Cắt ngắn, làm câm tiếng, xóa đoạn âm thanh Chèn âm thanh vào bài giảng: Bước 1: Vào thẻ Ispring Suite, tại thẻ công cụ chọn Manage Narration, chọn slide cần chèn rồi nhấn vào nút Audio, tìm đến ổ đĩa chứa thư mục có file cần chèn vào, chọn file cần chèn. Ở Import audio sẽ chọn at the beginning of the silde nếu muốn chèn âm thanh vào đầu silde, chọn at current Hình 1.5. Chèn âm thanh cursor position nếu muốn chèn âm thanh tại vị trí con trỏ hiện tại. Để hoàn tất thì nhấn nút insert. Bước 2: Để nghe âm thanh của slide nào ta nhấn chọn slide đó rồi nhấn vào nút Play ở dưới, muốn dừng xem ta chọn nút Stop. Bước 3: Để câm âm thanh đã chèn vào slide ta click phải chuột vào phần sóng âm trong phần Audio, chọn Mute Clip. Bước 4: Để thay thế đoạn Audio khác ta có thể chọn vào vùng sóng âm chọn Delete để xóa âm thanh rồi thực hiện lại thao tác chèn mới như tại “Bước 1” Bước 5: Muốn cắt ngắn đoạn âm thanh ta chọn vào vùng âm chọn Edit clip và chỉnh sửa. Hình 1.6. Chỉnh âm thanh Bước 6: Để hoàn thành việc chèn âm thanh ta nhấn chọn Save & Close. 16
  26. Chèn Video ra lề của giao diện bài giảng: Ở cửa số Manage Narration, chọn nút Import Video, sau đó đến ổ đĩa và thư mục chứa file Video cần chèn, chọn phim, chọn trang hoặc vị trí cần chèn sau đó nhấn Open để hoàn tất. Để kết thúc chọn Save & Close. Chèn trang web vào trang bài giảng: Bước 1: Mở nội dung cần liên kết trang bài giảng, copy đường dẫn của trang web cần chèn. Bước 2: Mở lại bài giảng, chọn trang muốn chèn chọn Ispring Suit 8 tiếp đến chọn Web Object cửa sổ như hình bên xuất hiện. Bước 3: Ở cửa sổ chèn trang web, nếu muốn chèn địa chỉ trang web vào ta để nguyên chế độ Web address, nhấn nút Preview để xem kết quả. Nếu muốn trang web hiện thị trong slide ta tích chọn Display in slide, chọn Custom để xuất hiện mặc định, để đặt kích thước khác ta tích vào dòng Custom rồi chọn Full Slide, để thiết lập thời gian xuất hiện ta nhấn chọn Show after rồi nhấn OK để hoàn tất. Bước 4: Ở trang bài giảng, nhấn vào hình ảnh trang web hiển thị rồi chỉh kích thước hoặc sắp xếp lại vị trí, trình chiếu Powerpoint, sau khi Publish ta có thể nhấn vào đối tượng để mở trang web ra xem. Bước 5: Muốn xóa trang web ta có thể xóa trực tiếp trên trang hoặc vào lại Web Object để xóa đường dẫn sau Hình 1.7. Chèn trang web đó nhấn OK. Tạo bài tập trắc nghiệm Tại cửa sổ soạn thảo, chọn Isspring suite 8, chọn “Quiz” sẽ hiện lên cửa sổ như hình bên. 17
  27. Trong đó: - Graded Quiz: Tạo một bài tập trắc nghiệm mới. - Survey: Tạo phiếu điều tra khảo sát. - Browse: Chọn, chèn bài trắc nghiệm từ máy tính. Quiz cho phép soạn 1 kiểu và 12 Hình 1.8. Tạo bài tập kiểu câu khảo sát khác: 1. Câu hỏi đúng/sai: Trong khảo sát gọi là câu hỏi dạng “Có/Không”. 2. Câu hỏi đa lựa chọn: Nó là câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất. 3. Câu hỏi đa đáp án: Đây là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó có thể có nhiều đáp án đúng. 4. Câu hỏi trả lời ngắn: Đây là loại câu hỏi mà người học có thể trả lời với ý kiến của mình. 5. Câu hỏi ghép đôi: Đây là loại câu hỏi có sự ghép giữa hai nhóm đối tượng để cho ra kết quả đúng nhất. 6. Câu hỏi sắp xếp theo trình tự: Đây là loại câu hỏi yêu cầu thí sinh sắp xếp các đối tượng, các khái niệm theo một danh sách có thứ tự. 7. Câu hỏi Số học: Đây là loại câu hỏi chỉ trả lời bằng số. Hình 1.9. Tạo các bài kiểm tra 8. Câu hỏi Điền khuyết: Đây là loại câu hỏi mang nội dung điền vào chỗ trống. 9. Câu hỏi Điền khuyết đa lựa chọn: Đây là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, nhưng chỉ có một đáp án là câu trả lời đúng nhất. 18
  28. 10. Câu hỏi dạng Chọn từ: Giống dạng điền khuyết nhưng các phương án đã được liệt kê sẵn, người làm chỉ cần chọn các phương án (từ) được đề xuất cho từng chỗ trống. 11. Câu hỏi Hostpot: Là dạng câu hỏi xác định vị trí trên hình ảnh. Thiết lập chuẩn đóng gói bài giảng và xuất bản bài giảng Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, ta lựa chọn đóng gói bài giảng E- Learning theo chuẩn AICC, SCORM 1.2 và SCORM 2004 (2nd, 3rd, 4th edition); tương thích với hầu hết các LMS như Moodle, BlackBoard, Saba, CourseMill, Litmos, SCORM. Bước 1 chọn thẻ Publish ta sẽ chọn đóng gói dạng CD, Web, LMS, Ispring Learn, video tùy theo nhu cầu sử dụng. Bước 2: Kiểm tra đường dẫn ở Local Folder và thư mục bài giảng sẽ được đóng gói. Chọn Browse để thay đổi thư mục đóng gói. Bước 3: Chọn Publish để đóng gói sau đó bài giảng sẽ mở ra cho chúng ta chạy thử. Để mở bài giảng đã đóng gói ta tìm đến thư mục đóng gói, chạy file HTML5 là được Bước 4: Sau khi xuất bản, ở cửa sổ chương trình bài giảng tự chạy ta chọn nút Desktop để hiện các chế độ xem trên điện thoại hoặc máy tính bảng. 1.3. Điều tra, khảo sát thực tế về việc sử dụng bài giảng điện tử trong việc dạy học phần ĐLH. 1.3.1. Mục đích điều tra Điều tra thực trạng sử dụng E-Learning trong dạy học chương ĐLH ở các trường THPT để biết được những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học. 1.3.2. Phương pháp điều tra Điều tra bằng phiếu: Bằng câu hỏi có nhiều lựa chọn và câu hỏi mở * Thuận lợi: + Đây là phương pháp thực nghiệm đảm bảo trong một thời gian ngắn chúng ta thu được nhiều thông tin. + Phương pháp này đảm bảo tính khuyết danh cao và thông tin khách quan cao. 19
  29. * Khó khăn: + Việc thu hồi bảng điều tra thường không đầy đủ và các câu trả lời trong bảng thường không trả lời hết, nhiều chỗ còn bỏ trống do đó ảnh hưởng tính đại diện của thông tin và số câu hỏi trong bảng hỏi thường không được nhiều. + Không thể chủ động nắm chắc đối tượng trả lời phỏng vấn đúng yêu cầu của đề tài hay không cũng như tính chính xác của những ý kiến trả lời. 1.3.3. Kết quả điều tra 1.3.3.1. Kết quả điều tra HS Theo khảo sát thực tế, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của các em HS ở trường THPT Yên Phong số 1 và thấy rằng : + Có tới 70% HS các trường phổ thông đã biết đến bài giảng điện tử, 15% các em cho biết rằng biết đến bài giảng điện tử nhưng chưa được học và 15% còn lại là các em HS vẫn còn lạ lẫm với bài giảng điện tử. Như vậy nhìn chung hiểu biết của các em về bài giảng điện tử là khá cao. Đa phần các em HS biết đến bài giảng điện tử E- learning trong trường phổ thông qua các môn học như Ngữ Văn, Địa lý, Sinh, Địa, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Vật lý. Riêng môn Vật lý các em được tiếp xúc qua các bài học trong các chương: Từ trường, Mắt. Các dụng cụ quang, + Khảo sát mức độ cần thiết sử dụng bài giảng điện tử trong bộ môn Vật lý cho thấy mức độ cần thiết chiếm 80%, rất cần thiết là 15% và 5% là không cần thiết. Như vậy cho thấy bài giảng điện tử đã được HS sử dụng như một phương pháp học mới và đang dần phổ biến. + Mức độ sử dụng Internet hoặc bài giảng điện tử của HS phổ thông, sử dụng thường xuyên chiếm 40%, sử dụng ít 55% và không sử dụng là 5% + Khảo sát cho thấy mức độ sử dụng bài giảng điện tử trong học tập của HS THPT cho thấy rất mong muốn chiếm 5%, mong muốn 50%, bình thường 45% và không mong muốn chiếm 0%. + Về khả năng tự học môn Vật lý đa phần các em HS tự hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 50%, hoàn thành đa số nhiệm vụ 35%, tự hoàn thành ít nhiệm vụ 20%, không có khả năng tự hoàn thành nhiệm vụ 5%. Nhìn chung các em đều có hứng thú với môn vật lý, tinh thần tự giác học khá cao nhưng có một số ít các em không hiểu hoặc do kiến thức quá khó. + Mong muốn của HS về việc GV tổ chức bài giảng điện tử: 20
  30. Hướng dẫn em tìm hiểu hiện tượng vật lí ở internet/ bài giảng điện tử trước khi học 15%, hướng dẫn em tự học kiến thức mới qua bài giảng điện tử trước khi tới lớp 15%, tổ chức em vận dụng kiến thức trên lớp sau khi học kiến thức ở nhà qua bài giảng điện tử 55%, tổ chức em vận dụng kiến thức trên lớp sau khi học kiến thức làm bài tập, giải thích hiện tượng vật lí trên internet/ bài giảng điện tử 40%. + Khảo sát cũng cho thấy học bằng bài giảng điện tử giúp cho em HS tự học tốt hơn 30%, 40% giúp HS hiểu rõ kiến thức Vật lý, 35% hứng thú hơn với bài học, 20% nhớ kiến thức lâu hơn. + Những khó khăn trong quá trình lĩnh hội kiến thức khi học với bài giảng điện tử như chưa quen sử dụng bài giảng điện tử 60%, khả năng tự học hạn chế 40%, không thấy khó khăn gì 10%, kiến thức trong bài giảng không rõ ràng 10% + Những mong muốn để học với bài giảng điện tử tốt hơn : Phần lớn các em HS muốn nội dung bài giảng sinh động hơn chiếm 55%, tiếp theo đó là GV hướng dẫn cách học với bài giảng điện tử 70%, sử dụng bài giảng điện tử ở nhà làm bài tập 15% và 15% là sử dụng bài giảng điện tử ở nhà học kiến thức mới. + Sự cần thiết của việc sử dụng bài giảng điện tử để học phần ĐLH: ở mức độ không cần thiết là 5%, cần thiết 80%, rất cần thiết là 15%. Như vậy nhìn chung sử dụng bài giảng điện tử khi học giúp các em hiểu rõ hơn về các hiện tượng vật lý, giúp các em nắm rõ kiến thức hơn. 1.3.3.2. Kết quả điều tra GV Theo khảo sát thực tế, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của các GV vật lý ở trường THPT Yên Phong số 1 thấy rằng: + Khi khảo sát thầy cô đã sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí cho HS hay chưa thì có 10% chưa từng, 90% đã từng sử dụng. Như vậy nhìn chung bài giảng điện tử được GV sử dụng tương đối phổ biến chứng tỏ việc dạy học bằng bài giảng điện tử đang dần trở thành một phương thức dạy học mới. + Còn về GV đã thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí cho HS với những chủ đề, học phần nào thì đa số GV thường sử dụng bài giảng điện tử để dạy học các chương như : Quang hình, chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể Qua đây có thể thấy GV đang bắt đầu ứng dụng E-Learning trong bộ môn vật lý nhưng do nhiều nguyên nhân nên việc vận dụng vào các chương vẫn còn hạn chế. 21
  31. + Đối với việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí có phù hợp với bối cảnh của trường mình dạy hay không? thì có 90% câu trả lời là có và 10% câu trả lời là không. Vậy hiện nay nhà nước đang tập chung đầu tư cơ sở vật chất cho các trường THPT vì vậy đa số các trường đều được trang bị đầy đủ máy chiếu, thiết bị vi tính Do đó việc áp dụng E-Leaning trong dạy học vật lí cũng dễ dàng hơn. + Về sự cần thiết của việc sử dụng bài giảng điện tử dạy học phần ĐLH thì có 20% cho là không cần thiết, 65% GV thấy cần thiết và 15% rất cần thiết khi sử dụng E-Learning để dạy học chương . Từ đây có thể thấy việc sử dụng bài giảng điện tử dạy học phần ĐLH có ý nghĩa rất lớn. Nó giúp chúng ta cung cấp được các hình ảnh, clip trừu tượng về ĐLH mà ta không thể mô tả rõ cho HS được. + Việc thiết kế bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học môn Vật lí có những khó khăn sau: nó là hoạt động mới nên GV chưa có kinh nghiệm chiếm 40%, chưa có tài liệu hướng dẫn GV 30%, kỹ năng công nghệ của GV hạn chế 15% và nguồn học liệu để thiết kế bài giảng hạn chế chiếm 15%. Vậy nhìn chung việc sử dụng E-Learning trong dạy học đang còn gặp một số khó khăn như về học liệu hướng dẫn, tinh thần học hỏi cũng như kỹ năng vi tính của GV vẫn còn hạn chế vì vậy nên chúng ta cần phải đưa ra phương hướng giải quyết để giúp E-Leaning được sử dụng nhiều hơn. + Về sử dụng bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học môn Vật lí có những khó khăn gì đối với GV thì chủ yếu do GV chưa thành thạo sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học 25% còn nguyên nhân lớn nhất do mất nhiều thời gian chuẩn bị 55% và GV chưa có kỹ năng tổ chức dạy học với bài giảng E-learning 25%. Sử dụng E-learning vẫn đang còn là phương pháp mới với các GV, có một phần GV vẫn còn chưa quen và chưa có kinh nghiệm khi sử dụng nó trong dạy học đây cũng là khó khăn lớn trong việc áp dụng E-Learning. Ngoài còn vì khi tạo bài giảng E- leaning cũng tốn khá nhiều thời gian và công sức của GV. + Kết quả khảo sát khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí, GV thấy có những ưu điểm nào đối với HS thì có 25% ý kiến cho rằng giúp HS hiểu rõ hơn kiến thức Vật lí 25%, 10% giảm thời gian học của HS, 5% giúp HS nhớ lâu kiến thức, 25% phát huy được tính tích cực của HS, 30% phát huy năng lực tự học của HS, 5% giúp HS vận dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống, 5% giúp HS phát triển kỹ năng: Giao tiếp, trình bày, lắng nghe, giải quyết vấn đề. Vậy có thể thấy 22
  32. việc sử dụng E-learning trong dạy học góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động tạo hứng thú của HS giúp tiết học hiệu quả hơn. + Về HS sử dụng bài giảng điện tử để học môn Vật lí có những khó khăn gì thì nguyên nhân do HS chưa quen với sử dụng bài giảng điện tử chiếm 35%, 10% kỹ năng CNTT hạn chế, 40% do khả năng tự học của HS hạn chế, 15% khó tiếp nhận kiến thức ở bài giảng điện tử. Nhìn chung thì do các em chưa quen với phương pháp này so với dạy học truyền thống vì vậy nên khả năng tiếp nhận kiến thức của các em vẫn còn hạn chế. Khả năng tự học của HS không cao là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng bài giảng điện tử để học. + Để nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học vật lí, cần phải tổ chức cho HS tự học ở nhà với bài giảng điện tử chiếm 20%, hướng dẫn HS sử dụng bài giảng điện tử 45%, nâng cao chất lượng bài giảng điện tử 10% và 25% GV thường xuyên sử dụng bài giảng điện tử để dạy học Vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học vật lí, trước hết GV cần phải giới thiệu, sử dụng bài giảng trên lớp để cho HS làm quen với phương pháp này sau đó hướng dẫn cho HS sử dụng khi học ở nhà để tạo thành thói quen cho các em. + Để nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử dạy học phần ĐLH nên tổ chức cho HS ở nhà tự học kiến thức mới ở bài giảng điện tử 30%, trên lớp cho HS vận dụng kiến thức sau khi học kiến thức ở nhà 40% và sử dụng bài gảng điện tử trên lớp dạy kiến thức mới 30%. Vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học chương ĐLH, trước hết GV cần phải giới thiệu, sử dụng bài giảng trên lớp để cho HS làm quen với phương pháp này sau đó hướng dẫn cho HS sử dụng học ở nhà sau khi học xong bài trên cho các em hoặc để tìm hiểu bài trước khi tới lớp. 23
  33. Kết luận chương 1 Chương mở đầu của khóa luận đã giới thiệu tổng quan về E-Learning. Với nhiều ưu điểm như học mọi lúc, mọi nơi, đào tạo tập trung, tiết kiệm chi phí và thời gian, mở rộng phạm vi giảng dạy E-Learning mang đến cho người học rất nhiều lợi ích. E-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, và cũng đưa ra những nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. Đối với giáo dục và đào tạo nói chung và bộ môn vật lý nói riêng E-Learning có ảnh hương vô cùng to lớn, nó mở ra một phương thức học mới tân tiến, hiện đại hơn, nó góp phần mở rộng đối tượng, nâng cao trình độ học tập của người học. Để xây dựng một bài giảng điện tử E-learning cần đề ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng như tiêu chí về nội dung, hình thức, kĩ thuật và hiệu quả của nội dung bài học. Hy vọng nó có thể giúp ích trong việc đánh giá bài giảng điện tử. Phần mềm Ispring suite 8 là một công cụ vô cùng hữu ích và thuận tiện trong việc thiết kế bài giảng điện tử. Nó cho phép hỗ trợ nhiều tương tác, hỗ trợ lời thuyết minh và đa phương tiện giúp người học thu nhận thông tin một cách rõ ràng và cụ thể. 24
  34. CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG ĐỘNG LỰC HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 2.1. Mục tiêu dạy học chương ĐLH Trong chương này chúng tôi sẽ dạy các bài sau: Ba định luật Niu – tơn (2 tiết), bài toán về chuyển động ném ngang. 2.1.1. Kiến thức Trong cấu trúc chương trình Vật lí, ĐLH là chương tìm hiểu các khái niệm, tính chất, hiện tượng, đặc điểm của một hiện tượng tương tác mới là ĐLH, giúp HS có thể tiếp tục nghiên cứu các chương tiếp theo như cảm ứng điện từ. Nội dung chương này: - Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ. - Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực. - Phát biểu được điều kiện cân bằng của một dưới tác dụng của nhiều lực. - Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính. - Phát biểu được định luật I Niu-tơn. - Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của định luật này. - Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng). - Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo. - Viết được công thức xác định lực ma sát trượt. - Nêu mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn như thế nào và viết được hệ thức của định luật này. - Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính. - Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này. - Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng. - Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các lực tác dụng lên vật và viết được công thức. 25
  35. - Viết đươc̣ các phương trình của 2 chuyển đông̣ thành phần của chuyển đông̣ ném ngang và nêu đươc̣ tính chất của mỗi chuyển đông̣ thành phần đó. - Viết đươc̣ phương trình quy ̃ đaọ của chuyển đông̣ ném ngang, các công thứ c tính thời gian chuyển đông̣ và tầm ném xa. 2.1.2. Kỹ năng - Vận dụng được định luật Húc để giải được bài tập đơn giản về sự biến dạng của lò xo. - Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản. - Vận dụng được công thức tính lực ma sát trượt để giải được các bài tập đơn giản. - Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể. - Vận dụng được các định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật hoặc hệ hai vật chuyển động. - Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật. - Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang. - Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực. - Xác định được hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm. - Tạo hứng thú học tập với môn Vật lí nói chung và hứng thú với các kiến thức của chương “ĐLH” nói riêng cho HS. 2.1.3. Tình cảm thái độ Kích thích được tính ham học hỏi, yêu thích, tìm tòi nghiên cứu khoa học, trân trọng công lao của các nhà khoa học đã đóng góp vào sự phát triển của ngành Vật lí cũng như sự tiến bộ của xã hội. Có ý thức trong việc ứng dụng các kiến thức Vật lí đã học được vào thực tiễn cuộc sống. 26
  36. 2.2. Nội dung dạy học phần ĐLH 2.2.1. Lực. Tổng hợp lực. Phân tích lực. Cân bằng lực Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng. Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực. Quy tắc hình bình hành : Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng. ur ur ur Về mặt toán học : F F=+ F 12 Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt lực đó. Các lực thay thế gọi là các lực thành phần. Phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy phải tuân theo quy tắc hình bình hành. Muốn cho một chất điểm đứng cân bằng thì hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không. urururr FFF 0=++=12 2.2.2. Quán tính Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Biểu hiện của quán tính: - Xu hướng giữ nguyên trạng thái đứng yên. - Xu hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều. Định luật I Niu-tơn còn được gọi là định luật quán tính. Chuyển động thẳng đều còn được gọi là chuyển động theo quán tính. Định luật I Niu-tơn: Một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Một số ví dụ về quán tính: 27
  37. - Người ngồi trong xe đang chuyển động thẳng đều. Khi xe hãm đột ngột, người có xu hướng bị lao về phía trước. - Hai ô tô có khối lượng khác nhau đang chuyển động với cùng một vận tốc. Nếu được hãm với cùng một lực thì ô tô có khối lượng lớn hơn sẽ lâu dừng lại hơn. 2.2.3. Khối lượng Khối lượng dùng để chỉ mức quán tính của vật. Vật nào có mức quán tính lớn hơn thì có khối lượng lớn hơn và ngược lại. Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Khối lượng là đại lượng vô hướng, dương và không đổi, đối với mỗi vật, đặc trưng cho mức quán tính của vật. Khối lượng có tính chất cộng được. Đơn vị của khối lượng là kilôgam (kg). 2.2.4. Trọng lực. Trọng lượng Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia ur tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là P. Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật. ur r Hệ thức của trọng lực là P m= g . 2.2.5. Lực và phản lực Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều. ur ur ur ur FFBAAB→→=− hay FFBA=− AB Một trong hai lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực. Lực và phản lực luôn xuất hiện hoặc mất đi đồng thời. Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau. Lực tác dụng thuộc loại gì (hấp dẫn, ma sát, đàn hồi, ) thì phản lực cũng thuộc loại đó. 2.2.6. Lực hấp dẫn Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp dẫn. 28
  38. Do G rất nhỏ nên lực hấp dẫn chỉ đáng kể khi ít nhất một trong hai vật có khối lượng lớn. Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Hệ thức của lực hấp dẫn là: mm12 FGhd = r2 trong đó m1, m2 là khối lượng của hai chất điểm, r là khoảng cách giữa chúng, hệ số tỉ lệ G được gọi là hằng số hấp dẫn. G = 6,67.10-11N.m2/kg2 2.2.7. Lực đàn hồi Lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu của lò xo và tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo, làm nó biến dạng. Hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng. Khi lò xo bị giãn, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục lò xo vào phía trong, còn khi lò xo bị nén, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo ra ngoài. Định luật Húc : Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. Fđh = k l trong đó, l =푙 − 푙0 là độ biến dạng của lò xo. Hệ số tỉ lệ k gọi là độ cứng của lò xo (hay hệ số đàn hồi). Đơn vị của độ cứng là niutơn trên mét (N/m). 2.2.8. Lực ma sát Lực ma sát là lực cản trở chuyển động, xuất hiện tại mặt tiếp xúc giữa 2 bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. ❖ Lực ma sát trượt: Xuất hiện: khi một vật chuyển động trượt trên bề mặt một vật khác Tính chất: Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc, và tốc độ của vật Tỉ lệ với độ lớn của áp lực 29
  39. Phụ thuộc vào vật liệu va tình trạng của hai mặt tiếp xúc. Nó có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực theo công thức FNm s t t = trong đó: N là áp lực tác dụng lên vật t là hệ số tỉ lệ gọi là hệ số ma sát trượt, phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc. ❖ Lực ma sát lăn: Để làm giảm độ lớn của ma sát trượt trong một số trường hợp người ta sử dụng thêm các bánh lăn hoặc vòng bi. Khi đó lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác để cản trở chuyển động lăn của vật. ❖ Lực ma sát nghỉ: Kéo lực kế với một lực nhỏ, khúc gỗ không chuyển động, theo định luật III Niu-tơn phải có lực cân bằng với lực kéo trong trường hợp này người ta đưa vào khái niệm lực ma sát nghỉ. Đặc điểm của lực ma sát nghỉ: Có hướng ngược với hướng của lực tác dụng, song song với mặt tiếp xúc có độ lớn bằng độ lớn của lực tác dụng khi vật chưa chuyển động. Khi lực tác dụng song song với mặt tiếp xúc lớn hơn một giá trị nào đó vật sẽ trượt. Độ lớn của lực ma sát trượt bằng độ lớn của lực ma sát nghỉ cực đại. Vai trò của lực ma sát nghỉ: Nhờ có ma sát nghỉ ta mới cầm được các vật trên tay, đinh mới được giữ lại ở tường, sợi mới được kết thành vải 2.2.9. Lực hướng tâm Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. Công thức tính lực hướng tâm của vật chuyển động tròn đều là 30
  40. mv2 Fmamr=== 2 htht r trong đó: m là khối lượng của vật r là bán kính quỹ đạo tròn  là tốc độ góc v là vận tốc dài của vật chuyển động tròn đều. 2.2.10. Chuyển động ném ngang Chuyển động ném ngang là một chuyển động có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần theo 2 trục tọa độ (gốc 0 tại vị trí ném, trục 0x hướng theo vectơ vận tốc đầu v0, trục 0y hướng theo vecto trọng lực P). Cá c phương trình của chuyển đông̣ thà nh phần theo truc̣ Ox của Mx avvxvtxx===0;;15.3 00( ) Mx chuyển đông̣ đều (chuyển đông̣ theo phương ngang là chuyển đông̣ thẳng đều) Cá c pt của chuyển đông̣ thà nh phần theo truc̣ Oy của My 1 agvgtxgt===;;(15.6) 2 yy 2 My chuyển đông̣ nhanh dần đều (chuyển đông̣ theo phương thẳng đứ ng là chuyển đông̣ rơi tư ̣ do) 1 22g Dang̣ quy ̃ đao:̣ xgtx==2 => Quy ̃ đaọ của vâṭ là đườ ng Parabol 22v0 2h Thời gian chuyển đông̣ : t = g 2h Tầm ném xa: L= xmax = v 0 t = v 0 g 31
  41. 2.3. Kết quả xây dựng bài giảng hỗ trợ dạy học chương ĐLH 2.3.1. Bài giảng điện tử dạy học bài Ba định luật Niu-tơn (tiết 1) Sau khi giới thiệu xong tên bài phải học thì slide 3 sẽ giới thiệu cấu trúc nội dung bài học. Hình 2.1. Cấu trúc bài Để HS tìm hiểu về Định luật I Niu-tơn, ta đưa ra thí nghiệm của Galile để rút ra được nội dung của định luật I (slide 6) Hình 2.2. Nội dung Định luật I Từ đó, cho HS quan sát thí nghiệm để rút ra được quán tính chính là nguyên nhân giữ cho vận tốc của vật không đổi trong quá trình chuyển động ở slide 9 Hình 2.3. Khái niệm quán tính 32
  42. Ở phần 2, ta tiếp tục đưa ra thí nghiệm để chứng minh mối liên hệ giữa gia tốc với lực và khối lượng giúp đưa ra nội dung định luật II Niu-tơn(slide 11,20) Hình 2.4. Nội dung Định luật II Ở slide 21, 22 ta giúp HS đưa ra khái niệm về khối lượng và trọng lực Hình 2.5. Khái niệm trọng lực. Trọng lượng Cuối cùng đưa ra silde 25 tổng kết kiến thức trước khi kết thúc phần lý thuyết. Sau khi học xong lý thuyết ta sẽ đưa ra một số bài tập ứng dụng. Hình 2.6. Nội dung tổng kết 33
  43. 2.3.2 Bài giảng điện tử dạy học bài Ba định luật Niu-tơn (tiết 2) Sau khi giới thiệu xong tên bài phải học thì slide 3 sẽ giới thiệu tổng quát nội dung bài học. Hình 2.7. Cấu trúc bài Trước hết, ta xem video và hình ảnh về sự tương tác giữa các vật để rút ra nhận xét(slide 10,11) Hình 2.8. Sự tương tác giữa các vật 34
  44. Đưa ra nội dung và biểu thức của định luật III ở slide 13 Hình 2.9. Nội dung định luật III Ở slide 15 ta giúp HS tìm hiểu về khái niệm lực và phản lực Hình 2.10. Lực và phản lực Phần cuối cùng là ứng dụng của định luật III Niu-tơn Hình 2.11. Ứng dụng định luật III 35
  45. Cuối cùng đưa ra silde 18 tổng kết kiến thức trước khi kết thúc phần lý thuyết. Sau khi học xong lý thuyết ta sẽ đưa ra một số bài tập ứng dụng. Hình 2.12. Nội dung tổng kết 2.3.3 Bài giảng điện tử dạy học bài Bài toán về chuyển động ném ngang Sau khi giới thiệu xong tên bài phải học thì slide 3 sẽ giới thiệu cấu trúc nội dung bài học. Hình 2.13. Cấu trúc bài Đầu tiên ta khảo sát chuyển động ném ngang thông qua bài toán thí nghiệm ở slide 4. Hình 2.14. Thí nghiệm khảo sát 36
  46. Lựa chọn hệ tọa độ phù hợp để khảo sát chuyển động ném ngang. Hình 2.15. Chọn hệ tọa độ Xét các phương trình chuyển động trên các trục tọa độ vừa chọn (slide 8, 9) Hình 2.16. Phân tích chuyển động ném ngang trên hệ trục tọa độ Từ đó, rút ra phương trình qũy đạo của vật bị ném ngang (slide 10) Hình 2.17. Phương trình qũy đạo 37
  47. Side 11 giúp HS chứng minh công thức tính thời gian rơi của vật bị ném ngang. Hình 2.18. Thời gian ném ngang Side 12 đưa ra cho HS khái niệm về tầm ném xa Hình 2.19. Tầm xa Đưa ra thí nghiệm kiểm chứng để chứng tỏ phép phân tích chuyển động là đúng(slide 13) Hình 2.20. Thí nghiệm kiểm chứng Cuối cùng đưa ra silde 14 tổng kết kiến thức trước khi kết thúc phần lý thuyết. Sau khi học xong lý thuyết ta sẽ đưa ra một số bài tập ứng dụng. Hình 2.21. Nội dung tổng kết 38
  48. 2.4. Tiến trình tổ chức dạy học chương ĐLH chất điểm 2.4.1. Tiến trình tổ chức dạy học bài Ba định luật Niu-tơn(tiết 1) Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm ở trên lớp 1. Mục đích Để biết được Niu – tơn đã xây dựng định luật I, II dựa trên cơ sở thí nghiệm nào. Biết được trong thực tế những hiện tượng nào được ứng dụng dựa vào định luật I, II Niu – tơn. 2. Nội dung hoạt động Làm và quan sát thí nghiệm về định luật I, II Niu – tơn để mô tả lại thí nghiệm và rút ra nhận xét Trả lời câu hỏi: Thí nghiệm rút ra các nhận xét gì? 3. Dự kiến sản phẩm của HS Nếu loại bỏ được lực ma sát thì vật sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc vốn có của nó. Lực tác dụng tỉ lệ thuận với gia tốc của vật, còn khối lượng tỉ lệ nghịch với gia tốc của vật. 4. Cách tổ chức GV chia nhóm sau đó cho các em quan sát thí nghiệm trên lớp. Hoạt động 2: Học kiến thức về Ba định luật Niu – tơn 1. Mục đích Hiểu rõ, nắm vững được kiến thức về định luật I, II Niu –tơn. 2. Nội dung hoạt động Tìm hiểu kiến thức của bài qua bài giảng điện tử. 3. Dự kiến sản phẩm của HS Nắm vững được các ý sau: Nội dung định luật I Niu – tơn Khái niệm về quán tính 39
  49. Nội dung và biểu thức của định luật II Niu – tơn Khái niệm trọng lực và trọng lượng. 4. Cách thức tổ chức GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà học kiến thức của bài qua bài giảng điện tử còn HS phải tự giác học bài qua bài giảng. Hoạt động 3: Giải thích kết quả thí nghiệm trên lớp 1. Mục đích Sử dụng kiến thức đã học giải thích được hiện tượng vật lý giúp hiểu rõ hơn về bài học. 2. Nội dung hoạt động Đưa ra các câu hỏi giải thích các hiện tượng vật lý dựa vào định luật I, II Niu- tơn. 3. Dự kiến sản phẩm của HS Giải thích được các hiện tượng vật lý dựa vào định luật I, II Niu-tơn. 4. Cách thức tổ chức GV đưa ra các câu hỏi sau đó cho HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời. Sau khi các nhóm trả lời xong thì cho các em tự nhận xét nhau và cuối cùng GV là người nhận xét tổng kết. Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức đã học để giải bài tập 1. Mục đích Ứng dụng được lý thuyết đã học vào việc hiểu và giải được các bài tập. 2. Nội dung hoạt động Làm bài tập GV giao. 3. Dự kiến sản phẩm của HS Lời giải các bài tập được giao. 4. Cách tổ chức Cho các bài tập (có lời giải) và giao cho HS về nhà làm sau khi các em làm xong nếu vẫn còn thắc mắc sẽ có một buổi trên lớp sửa các bài tập mà các em thắc mắc. 40
  50. 2.4.2. Tiến trình tổ chức dạy học bài Ba định luật Niu-tơn(tiết 2) Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm ở trên lớp 1. Mục đích Để biết được Niu – tơn đã xây dựng định luật III dựa trên cơ sở nào. Biết được trong thực tế những hiện tượng nào được ứng dụng dựa vào định luật III Niu – tơn. 2. Nội dung hoạt động Làm và quan sát thí nghiệm về định luật III Niu – tơn từ đó mô tả lại thí nghiệm và nhận xét. Trả lời câu hỏi: Thí nghiệm rút ra các nhận xét gì? 3. Dự kiến sản phẩm của HS Khi vật A tác dụng lên vật B một lực thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. 4. Cách tổ chức GV chia nhóm sau đó cho các em quan sát thí nghiệm trên lớp. Hoạt động 2: Học kiến thức về Ba định luật Niu – tơn 1. Mục đích Hiểu rõ, nắm vững được kiến thức về định luật III Niu –tơn. 2. Nội dung hoạt động Tìm hiểu kiến thức của bài qua bài giảng điện tử. 3. Dự kiến sản phẩm của HS Nắm được các kiến thức: Phát biểu được nội dung và biểu thức của định luật III Niu –tơn Khái niệm lực và phản lực 4. Cách thức tổ chức GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà học kiến thức của bài qua bài giảng điện tử còn HS phải tự giác học bài qua bài giảng. 41
  51. Hoạt động 3: Giải thích kết quả thí nghiệm trên lớp 1. Mục đích Sử dụng kiến thức đã học giải thích được hiện tượng vật lý giúp hiểu rõ hơn về bài học. 2. Nội dung hoạt động Đưa ra các câu hỏi giải thích các hiện tượng vật lý dựa vào định luật III Niu- tơn. 3. Dự kiến sản phẩm của HS Giải thích được các hiện tượng vật lý dựa vào định luật I, II Niu-tơn. 4. Cách thức tổ chức GV đưa ra các câu hỏi sau đó cho HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời. Sau khi các nhóm trả lời xong thì cho các em tự nhận xét nhau và cuối cùng GV là người nhận xét tổng kết. Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức đã học để giải bài tập 1. Mục đích Ứng dụng được lý thuyết đã học vào việc hiểu và giải được các bài tập. 2. Nội dung hoạt động Làm bài tập GV giao. 3. Dự kiến sản phẩm của HS Lời giải các bài tập được giao. 4. Cách tổ chức Cho các bài tập (có lời giải) và giao cho HS về nhà làm sau khi các em làm xong nếu vẫn còn thắc mắc sẽ có một buổi trên lớp sửa các bài tập mà các em thắc mắc. 2.4.3. Tiến trình tổ chức dạy học bài từ Bài toán về chuyển động ném ngang Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm ở trên lớp 1. Mục đích Biết cách tổng hơp̣ hai chuyển đông̣ thành phần để thấy được quỹ đạo chuyển động là đường parabol. 42
  52. 2. Nội dung hoạt động Quan sát thí nghiệm khảo sát về chuyển động của vật bị ném 3. Dự kiến sản phẩm của HS Mô tả hiện tượng và đưa ra hướng phân tích chuyển động của vật. 4. Cách tổ chức GV chia nhóm sau đó cho các em quan sát thí nghiệm trên lớp. Hoạt động 2: Học kiến thức về Bài toán về chuyển động ném ngang 1. Mục đích Hiểu rõ, nắm vững được kiến thức về qũy đạo chuyển động và các công thức của chuyển động ném ngang. 2. Nội dung hoạt động Tìm hiểu kiến thức của bài qua bài giảng điện tử. 3. Dự kiến sản phẩm của HS Nắm được các kiến thức: Phương trình qũy đạo chuyển động trên 2 trục tọa độ và phương trình chuyển động thực của vật ném ngang. Các công thức tính thời gian rơi và tầm ném xa của vật. 4. Cách thức tổ chức GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà học kiến thức của bài qua bài giảng điện tử còn HS phải tự giác học bài qua bài giảng. Hoạt động 3: Giải thích kết quả thí nghiệm trên lớp 1. Mục đích Sử dụng kiến thức đã học giải thích được hiện tượng vật lý giúp hiểu rõ hơn về bài học. 2. Nội dung hoạt động Đưa ra các câu hỏi giải thích các hiện tượng vật lý dựa vào đặc điểm của chuyển động ném ngang. 43
  53. 3. Dự kiến sản phẩm của HS Giải thích được các hiện tượng vật lý dựa vào đặc điểm của chuyển động ném ngang. 4. Cách thức tổ chức GV đưa ra các câu hỏi sau đó cho HS thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời. Sau khi các nhóm trả lời xong thì cho các em tự nhận xét nhau và cuối cùng GV là người nhận xét tổng kết. Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức đã học để giải bài tập 1. Mục đích Ứng dụng được lý thuyết đã học vào việc hiểu và giải được các bài tập. 2. Nội dung hoạt động Làm bài tập GV giao. 3. Dự kiến sản phẩm của HS Lời giải các bài tập được giao. 4. Cách tổ chức Cho các bài tập (có lời giải) và giao cho HS về nhà làm sau khi các em làm xong nếu vẫn còn thắc mắc sẽ có một buổi trên lớp sửa các bài tập mà các em thắc mắc. 44
  54. Kết luận chương 2 Trong Chương 2, khóa luận đã đưa ra mục tiêu dạy học về các kiến thức vật lý, cách xây dựng bài giảng cũng như tiến trình tổ chức dạy học một cách cụ thể. Đó là điều không thể thiếu khi ta thiết kế để dạy học một bài trong chương ĐLH dưới sự hỗ trợ của bài giảng điện tử. Dạy học chương ĐLH với sự hỗ trợ của bài giảng điện tử giúp cho HS hiểu rõ và nắm vững kiến thức hơn, giúp các em hiểu rõ hơn các hiện tượng vật lý nhờ vào việc xem các hình ảnh, video thí nghiệm trực quan liên quan đến bài học. Đồng thời đối với các HS tiếp thu chậm thì các em có thể học một bài nhiều lần để nắm rõ được kiến thức trong chương. Khi HS vừa học ở nhà kết hợp với việc học trên lớp giúp cho các em ghi nhớ kiến thức nhiều lần cũng như có nhiều thời gian trao đổi giúp tăng chất lượng học tập hơn. Giảm tải việc sử dụng thời gian trên lớp để có thời gian giải đáp các thắc mắc của các em. Tiết kiệm được tối đa chi phí phải dùng trong học tập. Để sử dụng bài giảng hiệu quả thì chúng ta cần kết hợp việc học trên lớp với học ở nhà. Khi soạn bài cần phải xác định rõ mục tiêu dạy học nắm vững kiến thức vật lý trong bài và sử dụng nhuần nhuyễn cách tổ chức dạy học tạo hứng thú cho HS. 45
  55. CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài: Thiết kế bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học phần ĐLH lớp 10 phù hợp về mặt khoa học, sư phạm và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học sẽ phát huy tính tự học của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức liên môn, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và phát triển năng lực cho HS. 3.1.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm Trong khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi đề cập tới các nội dung kiến thức về bài giảng điện tử trong chương ĐLH lớp 10 có thể thực nghiệm với các HS lớp 11 THPT. Chúng tôi dự kiến chọn trường THPT Yên Phong số 1 – Bắc Ninh để thử nghiệm. 3.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiết đầu tiên, trước khi dạy học bằng E-Learning, hướng dẫn các em biết về dạy học bằng E-learning, phát tài liệu cho HS tìm hiểu trước. Dự kiến tổ chức dạy học bằng E-Leaning chương ĐLH theo tiến trình đã soạn. Tiến hành dự giờ, ghi chép, theo dõi, nhận xét cách tổ chức hoạt động học của HS trong từng tiết học trên lớp, mỗi tiết dự kiến sẽ trao đổi với GV dạy bộ môn lớp đấy và các thầy cô trong tổ Vật lí của trường THPT Yên Phong số 1 để điều chỉnh tiến trình dạy học dự kiến và rút kinh nghiệm cho các tiết sau. Sau mỗi tiết học, chúng tôi dự kiến sẽ trao đổi với các HS nhằm kiểm chứng các nhận xét của mình về tiết học 3.2. Dự kiến triển khai thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm vào các giờ học Vật lí tự chọn. Dự kiến thực nghiệm lớp khối 10. Trong tiến trình hoạt động, hoạt động 2 yêu cầu HS phải tự nghiên cứu bài giảng ở nhà còn các hoạt động khác tiến hành trên lớp theo chương trình như sau: 46
  56. Bảng 3.1. Tiến trình hoạt động thực nghiệm sư phạm Tên bài Hoạt động giảng dạy Tiết Bài 1: Ba định luật Niu- Hoạt động 1: Tìm hiểu thí Tiết 1 tơn(tiết 1) nghiệm ở trên lớp: HS làm và quan sát thí nghiệm về định luật I, II Niu – tơn để mô tả lại thí nghiệm và rút ra nhận xét. Hoạt động 2: Học kiến thức HS tự làm việc ở nhà về Ba định luật Niu – tơn: Tìm hiểu kiến thức của bài qua bài giảng điện tử. Hoạt động 3: Giải thích kết Tiết 2 quả thí nghiệm trên lớp: HS giải thích được các hiện tượng vật lý dựa vào định luật I, II Niu-tơn. Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức đã học để giải bài tập: HS Làm bài tập GV giao. Bài 2: Ba định luật Niu- Hoạt động 1: Tìm hiểu thí Tiết 1 tơn(tiết 2) nghiệm ở trên lớp: HS làm và quan sát thí nghiệm về định luật III Niu – tơn để mô tả lại thí nghiệm và rút ra nhận xét. Hoạt động 2: Học kiến thức HS tự làm việc ở nhà về Ba định luật Niu – tơn Tìm hiểu kiến thức của bài qua bài giảng điện tử. Hoạt động 3: Giải thích kết Tiết 2 quả thí nghiệm trên lớp: HS giải thích được các hiện tượng vật lý dựa vào định luật III 47
  57. Niu-tơn. Hoạt động 4: Ứng dụng kiến thức đã học để giải bài tập: HS Làm bài tập GV giao. Bài 3: Bài toán về Hoạt động 1: Tìm hiểu thí Tiết 1 chuyển động ném ngang nghiệm ở trên lớp: HS mô tả hiện tượng và đưa ra hướng phân tích chuyển động của vật. Hoạt động 3: Giải thích kết quả thí nghiệm trên lớp: HS giải thích được các hiện tượng vật lý dựa vào đặc điểm của chuyển động ném ngang. Hoạt động 2: Học kiến thức HS tự làm việc ở nhà về Ba định luật Niu – tơn Tìm hiểu kiến thức của bài qua bài giảng điện tử. Hoạt động 4: Ứng dụng kiến Tiết 2 thức đã học để giải bài tập: HS Làm bài tập GV giao. 48
  58. Kết luận chương 3 Trong Chương 3, khóa luận đã đưa ra mục đích, đối tượng, phương pháp thực nghiệm sư phạm để có thể tiến hành kiểm tra đánh giá việc sử dụng E-Learning trong dạy học. Tuy chưa có điều kiện tiến hành thực nghiệm sư phạm nhưng chúng tôi tin tưởng rằng: kết quả thực nghiệm sẽ khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài là: nếu Thiết kế bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học phần ĐLH lớp 10 thì có thể phát huy được tính tích cực tự giác học tập, phát triển năng lực sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của HS, nâng cao kĩ năng làm việc hợp tác. 49
  59. KẾT LUẬN Trong cuốn khóa luận này, đã nghiên cứu và trình bày được các kiến thức về bài giảng điện tử, công cụ thiết kế bài giảng điện tử, giới thiệu một số phần mềm như cắt video, Ispring Suite 8 Bài giảng điện tử giúp cho tất cả mọi người không phân biệt độ tuổi có thể học ở mọi lúc mọi nơi mà không cần phải tới trường. Bài giảng cho phép ta thêm được các hình ảnh, thí nghiệm về bài học góp phần tiết học dễ hiểu hơn. Khi sử dụng bài giảng ta có thể giảm bớt chi phí cho việc học mà chất lượng học vẫn được nâng cao. Đã thiết kế thành công được các bài giảng điện tử như Ba định luật Niu-tơn, Bài toán về chuyển động ném ngang. Ở chương ĐLH khi sử dụng bài giảng điện tử đã giúp ích cho tôi rất nhiều, có thể thêm các video, hình ảnh minh họa về các hiện tượng vật lý trong chương giúp cho bài học sinh động, trực uan và dễ hiểu hơn. Ngoài ra tôi còn đưa ra dự kiến thực nghiệm sư phạm. Ở trong phần trọng tâm của khóa luận, đã áp dụng các lý thuyết, kiến thức vật lý, cũng như các tư liệu hình ảnh, video, để thiết kế các bài giảng. 50
  60. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mai Văn Trinh, Trương Thị Phương Chi (2016), Thiết kế bài dạy – tự học trên lớp với sự hỗ trợ của E-learning. Tạp chí Khoa học Giáo dục số 124, tháng 1 năm 2016. 2. Nguyễn Thế Dũng (2015), Đoán nhận phong cách học tập nhằm nâng cao tính tương tác của môi trường học tập trong E-learning - Detecting learning styles to enhance the interaction of the learning enviroment in e-learning. Tạp chí Thiết bị Giáo dục số đặc biệt tháng 11 – 2015 3. Phạm Thị Phú (2015), Trương Thị Phương Chi (2015), Mô hình dạy - tự học với sự hỗ trợ của e-learning ở trường trung học phổ thông Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 8/2015 VN 4. Trịnh Văn Biều (2012), Một số vấn đề về đào tạo trực tuyến (E-learning)- An overview of online training (E- learning). Tạp chí khoa học ĐHSP TPHCM số 40 năm 2012 5. Nguyễn Văn Hiền (2015) bồi dưỡng GV theo hình thức e-learning ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 6A/2015 VN 6. Phạm Đức Quang (2013), Đôi nét về Chiến lược phát triển e-Learning nửa đầu thế kỉ 21 của Hàn Quốc và APEC. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 88, Tháng 01/2013 7. Phạm Xuân Quế (2007), Ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động nhận thức vật lí tích cực, tự chủ và sáng tạo, NXB Đại học Sư phạm. 8. Đỗ Mạnh Cường (2008), Giáo trình ứng dụng CNTT trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh. 9. Trần Huy Hoàng (2012), Ứng dụng tin học trong dạy học vật lí, NXB Giáo dục. 10. Lương Duyên Bình (tổng chủ biên kiêm chủ biên), Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh, sách giáo khoa vật lý 10 cơ bản, NXB Giáo dục, 2010. 11. Nguyễn Thế Khôi (tổng chủ biên), Phạm Quý Tư (Chủ biên), Lương Tất Đạt, Lê Chân Hùng. Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Đình Thiết, Bùi Trọng Tuấn, Lê Trọng Tường, sách giáo khoa vật lý 10 nâng cao, NXB Giáo dục, 2008 51
  61. 12. thoi-dai-cong-nghe-so-1457-vi.htm 13. chieu-tren-powerpoint-7996136.html 14. -3611820.html 15. learning-ndash-phuong-phap-hoc-trong-thoi-hoi-nhap-nd6095.html 16. 3626764.html 17. quy/tieuchidanhgiabaigiangdientuelearningthamkhao 52
  62. CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA Phiếu số 1: PHIẾU PHỎNG VẤN GV (Phiếu phỏng vấn phục vụ nghiên cứu khoa học, không có mục đích đánh giá, rất mong thầy (cô) hợp tác và giúp đỡ) Họ và tên: Nam/Nữ: Nơi công tác: Số năm công tác: Xin thầy cô vui lòng cho biết về một số nội dung dưới đây khi thiết kế, sử dụng bài giảng điện tử cho HS trong môn Vật lí. Câu 1: Thầy cô đã sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí cho HS hay chưa? (Chọn một ý) A. Chưa từng. B. Đã từng sử dụng. Câu 2: Thầy cô đã thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí cho HS với những chủ đề, học phần nào? (nếu câu hỏi 1 chọn A có thể bỏ qua câu hỏi này) Câu 3: Theo thầy cô, việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí có phù hợp với bối cảnh của trường mình dạy hay không? A. Có B. Không Ý kiến khác Câu 4: Theo thầy cô, việc thiết kế bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học môn Vật lí có những khó khăn gì? (Chọn một hay nhiều ý) A. Là hoạt động mới nên GV chưa có kinh nghiệm. B. Chưa có tài liệu hướng dẫn GV. C. Kỹ năng công nghệ của GV hạn chế. D. Nguồn học liệu để thiết kế bài giảng hạn chế. Ý kiến khác 53
  63. Câu 5: Theo thầy cô, sử dụng bài giảng điện tử sử dụng trong dạy học môn Vật lí có những khó khăn gì đối với GV? (Chọn một hay nhiều ý) A. GV chưa thành thạo sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học. B. Mất nhiều thời gian chuẩn bị. C. GV chưa có kỹ năng tổ chức dạy học với bài giảng E-learning. Ý kiến khác Câu 6: Khi sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học môn Vật lí, thầy cô thấy có những ưu điểm nào đối với HS? (Chọn một hay nhiều ý) A. Giúp HS hiểu rõ hơn kiến thức Vật lí B. Giảm thời gian học của HS C. Giúp HS nhớ lâu kiến thức D. Phát huy được tính tích cực của HS E. Phát huy năng lực tự học của HS F. Giúp HS vận dụng kiến thức vật lí vào cuộc sống G. Giúp HS phát triển kỹ năng: Giao tiếp, trình bày, lắng nghe, giải quyết vấn đề Ý kiến khác: Câu 7: Theo thầy cô, HS sử dụng bài giảng điện tử để học môn Vật lí có những khó khăn gì? (Chọn một hay nhiều ý) A. HS chưa quen với sử dụng bài giảng điện tử. B. Kỹ năng CNTT hạn chế C. Khả năng tự học của HS hạn chế. D. Khó tiếp nhận kiến thức ở bài giảng điện tử. Ý kiến khác: Câu 8: Theo thầy cô, để nâng cao hiệu quả sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học vật lí cần phải làm những gì? (Chọn một hay nhiều ý) A. Tổ chức cho HS tự học ở nhà bằng bài giảng điện tử. B. Hướng dẫn HS sử dụng bài giảng điện tử. C. Nâng cao chất lượng bài giảng điện tử. D. GV thường xuyên sử dụng bài giảng điện tử để dạy học. E. Sử dụng bài gảng điện tử trên lớp dạy kiến thức mới. Ý kiến khác: 54
  64. Câu 9: Thầy cô đánh giá thế nào về sự cần thiết của việc sử dụng bài giảng điện tử? (Chọn một ý) Dạy học phần Điện Dạy học phần Quang Hình Dạy học phần Động lực trường học A. Không cần thiết. D. Không cần thiết. G. Không cần thiết. B. Cần thiết. E. Cần thiết. H. Cần thiết. C. Rất cần thiết. F. Rất cần thiết. I. Rất cần thiết. Em xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của quý thầy cô! 55
  65. Phiếu số 2: PHIẾU ĐIỀU TRA HS (Phiếu phỏng vấn phục vụ nghiên cứu khoa học, không có mục đích đánh giá HS, rất mong các em cộng tác và trả lời trung thực) Họ và tên: Nam/nữ: Lớp: Trường: Nhằm cung cấp thông tin về thực trạng học tập bằng bài giảng điên tử trong môn Vật lí. Mong các em vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây. Câu 1: Các em đã biết đến bài giảng điện tử chưa? (Chọn một ý) A. Chưa biết. B. Đã biết. C. Biết nhưng chưa được học. Câu 2: Các em đã được học những chủ đề, nội dung nào bằng bài giảng điện tử ? Câu 3: Theo em, sự cần thiết sử dụng bài giảng điện tử dạy học trong bộ môn Vật lí như thế nào? (Chọn một ý) A. Không cần thiết. B. Cần thiết. C. Rất cần thiết. Câu 4. Mức độ sử dụng Internet hoặc bài giảng điện tử của em để học như thế nào? (Chọn một ý) A. Không sử dụng. B. Sử dụng ít. C. Sử dụng thường xuyên. D. Sử dụng rất thường xuyên. 56
  66. Câu 5. Dựa trên khả năng CNTT của em, em có mong muốn như thế nào về dùng bài giảng điện tử trong học tập? (Chọn một ý) A. Không mong muốn. B. Bình thường. C. Mong muốn. D. Rất mong muốn. Câu 6. Khả năng tự học môn Vật lí của em như thế nào? (Chọn một ý) A. Không có khả năng tự hoàn thành nhiệm vụ B. Tự hoàn thành ít nhiệm vụ C. Tự hoàn thành đa số nhiệm vụ D. Tự hoàn thành tốt nhiệm vụ Lý do: Câu 7. Trước, trong và sau khi học, em có mong muốn GV tổ chức như thế nào? (Chọn một hay nhiều ý) A. Hướng dẫn em tìm hiểu hiện tượng vật lí ở Internet/bài giảng điện tử trước khi học. B. Hướng dẫn em tự học kiến thức mới qua bài giảng điện tử trước khi tới lớp. C. Tổ chức em vận dụng kiến thức trên lớp sau khi học kiến thức ở nhà qua bài giảng điện tử. D. Tổ chức cho em vận dụng kiến thức làm bài tập, giải thích hiện tượng vật lí trên Internet/bài giảng điện tử. Ý kiến khác Câu 8. Khi học bằng bài giảng điện tử giúp cho em (Chọn một hay nhiều ý): A. Tự học tốt hơn. B. Giúp em hiểu rõ hơn kiến thức Vật lí. C. Hứng thú hơn với bài học. D. Nhớ kiến thức lâu hơn. Ý kiến khác 57
  67. Câu 9. Các em thấy có khó khăn gì trong quá trình lĩnh hội kiến thức khi học với bài giảng điện tử? (Chọn một hay nhiều ý) A. Chưa quen sử dụng bài giảng điện tử. B. Khả năng tự học hạn chế. C. Không thấy khó khăn gì. D. Kiến thức trong bài giảng không rõ ràng. Ý kiến khác Câu 10. Em có mong muốn gì để học với bài giảng điện tử tốt hơn? (Chọn một hay nhiều ý) A. GV hướng dẫn cách học với bài giảng điện tử. B. Nội dung bài giảng trình bày sinh động hơn. C. Cho em sử dụng bài giảng điện tử ở nhà học kiến thức mới. D. Cho em sử dụng bài giảng điện tử ở nhà làm bài tập. Ý kiến khác Câu 11. Em đánh giá thế nào về sự cần thiết của việc sử dụng bài giảng điện tử để học phần Động lực học? (Chọn một ý) J. Không cần thiết. K. Cần thiết. L. Rất cần thiết. Chân thành cảm ơn em! 58