Khóa luận Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh

pdf 57 trang thiennha21 16/04/2022 4850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_the_gioi_nhan_vat_trong_tieu_thuyet_mau_thuong_nga.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN VŨ THỊ THẢO THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI - 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Phƣơng Hà - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn tới người thân và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi để khóa luận này được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Hòa, ngày tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Thảo
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Nguyễn Phƣơng Hà. - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận hoàn toàn trung thực. - Khóa luận không sao chép từ một tài liệu có sẵn nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Xuân Hòa, ngày tháng 05 năm 2016 Sinh viên Vũ Thị Thảo
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 7. Đóng góp của khóa luận 5 8. Cấu trúc của khóa luận 5 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6 1.1. Thế giới nhân vật 6 1.1.1. Khái niệm nhân vật 6 1.1.2. Các kiểu loại nhân vật 7 1.2. Tác giả Nguyễn Xuân Khánh. 8 1.2.1.Cuộc đời và quá trình sáng tác. 8 1.2.2. Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn trong bối cảnh văn xuôi đương đại Việt Nam. 10 CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN 14 2.1. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn 14 2.1.1. Nhân vật nữ 14 2.1.2. Nhân vật xâm lược 22 2.1.3. Nhân vật tâm linh 27 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 33 2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 33
  5. 2.2.2. Nghệ thuật biểu hiện tâm lí 35 2.2.3. Nghệ thuật biểu hiện tâm linh. 45 KẾT LUẬN 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài 1. Những năm gần đây, tiểu thuyết được đánh giá là một thể loại phát triển mạnh mẽ nhất của văn học Việt Nam. Bên trong sự bộn bề, đa dạng của bức tranh tiểu thuyết thập kỉ qua, có thể thấy tiểu thuyết lịch sử là khuynh hướng chủ đạo có nhiều đóng góp về tư tưởng nghệ thuật . Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Xuân Khánh được coi là một hiện tượng độc đáo. Vắng bóng trên văn đàn hàng chục năm, ông tiếp tục cầm bút ở tuổi 70 với thể tài tiểu thuyết lịch sử. Ngay lập tức Nguyễn Xuân Khánh được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt và gặt hái được nhiều thành công lớn qua bộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006) và Đội gạolên chùa (2011). 2.Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh được trình làng năm 2006. Tác phẩm là sự ấp ủ, lao động miệt mài của nhà văn trong một khoảng thời gian dài. Đó là cuốn tiểu thuyết về lịch sử, văn hóa phong tục Việt Nam thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tác phẩm đã thành công trên nhiều bình diện, có nhiều giá trị, nhưng ấn tượng nổi bật là thế giới nhân vật. 3. Trong tiểu thuyết nhân vật đóng vai trò là thành tố trung tâm. Thông qua thế giới nhân vật nhà văn mang đến người đọc những vấn đề nóng hổi của thời đại,đồng thời bộc lộ những tư tưởng cá nhân. Vì thế việc nghiên cứu đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. 4. Đối với người giáo viên Ngữ văn, việc tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm văn họcgóp phần mang lại nhiều lợi ích trong công tác giảng dạy. Thông qua việc nghiên cứu, người viết sẽ có cơ hội tốt để rèn luyện, nâng cao 1
  7. trình độ tư duy và các thao tác phân tích tác phẩm văn học, nhất là thao tác phân tích nhân vật. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàncủa Nguyễn Xuân Khánh” với mong muốn được tìm hiểu, phát hiện những nét độc đáo trong thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm, hi vọng góp một phần nhỏ vào việc đánh giá tác phẩm và sự khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Xuân Khánh trong nền văn học nước nhà. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh ra đời năm 2006, và ngay từ khi mới ra đời đã đón nhận được sự quan tâm kịp thời, rộng khắp của bạn đọc cũng như giới nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, những bài viết về tác phẩm này. Trong những công trình nghiên cứu, những bài viết về tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, có một số tác giả đã đề cập đến vấn đề nhân vật trong tác phẩm, nhưng mới chỉ dừng lại ở những khái quát chung hoặc một số khía cạnh đơn lẻ, chưa đi sâu vào Thế giới nhân vật trong tác phẩm một cách cụ thể. Có thể kể đến những bài sau đây: Nhận xét về hệ thống nhân vật nữ trong cuốn tiểu thuyết, nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Không phải ngẫu nhiên mà trong cuốn tiểu thuyết này đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác như vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết. Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dạt dào, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho và đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa , tất cả tràn trề sinh lực đầm đìa phồn thực” [10]. 2
  8. Trong bài viết Có một nền văn hóa Mẫu như thế, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Yên nhận định: “Chỉ có tài năng và tâm huyết, kinh nghiệm và trí tuệ, tình cảm và bút lực của lớp nhà văn cao niên như Nguyễn Xuân Khánh mới có thể sáng tạo nên một mẫu hình nhân vật trung tâm đa thanh và nhiều cung sắc đến như vậy Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết có một tầm khái quát lớn lao hơn, vừa thánh thiện lại vừa gần gũi thân quen, mộc mạc dân dã; vừa đầy ắp nhân tâm, nhưng cũng không kém phần táo tợn; long lanh dễ vỡ nhưng cũng lì lợm như sỏi đá và ngời sáng hơn gấp bội lần những nhân vật trung tâm mà chúng ta vẫn gặp ở thể loại tiểu thuyết truyền thống”[12,tr. 12]. Trong buổi trả lời phỏng vấn báo VTC New, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Lối viết của Nguyễn Xuân Khánh đúng là còn cổ điển nhưng vẫn mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại. Tôi thích nhất là những trường đoạn viết về bản thể tự nhiên, tính phồn thực của nhân vật nữ. Rất sum suê, phì nhiêu kiểu Nguyễn Xuân Khánh” [1]. Tác giả Trịnh Thị Lan trong bài viết Ngôn ngữ thân thể trong Mẫu Thượng Ngànkhẳng định: “Khi xây dựng nhân vật nữ, Nguyễn Xuân Khánh đã thường xuyên sử dụng ngôn ngữ thân thể để làm toát lên những vẻ đẹp của họ. Mỗi người một vẻ, nhưng tất cả đều căng tràn sức sống. Họ là biểu tượng cho vẻ đẹp cứu rỗi” [5]. Tiếp cận tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn từ hệ thống nhân vật nữ, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với đề tài “Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh” đã đề cập tới những điểm độc đáo, mới mẻ về thế giới nhân vật nữvà những thủ pháp nghệ thuật độc đáo về xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm. Điểm qua các công trình nghiên cứu, những bài viết, các ý kiến bình luận và các bài báo như trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề nhân vật trong tiểu 3
  9. thuyết Mẫu Thượng Ngànđã được bàn luận khá nhiều. Tuy nhiên, những công trình này còn mang tính gợi mở, riêng biệt,lẻ tẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về Thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này. Bởi vậy để giải quyết vấn đề còn đang bỏ ngỏ ấy,trong phạm vi cho phép khóa luận sẽ đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh”với mong muốn góp phần khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Xuân Khánh trong nền văn học nước nhà. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện khóa luận này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau: - Nghiên cứu tác phẩm nhằm chỉ ra nét đặc sắc của thế giới nhân vật, các kiểu nhân vật và một số biện pháp nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. - Khẳng định tài năng, phong cách và những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh đối với nền văn học Việt Nam đặc biệt là đối với tiểu thuyết đương đại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài, khóa luận đặt ra và giải quyết những vấn đề sau: - Trình bày một số vấn đề lí luận chung về nhân vật trong tác phẩm văn học, đi sâu vào tìm hiểu các nhân vật cụ thể trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn. - Phân tích tìm hiểu nghệ thuật khắc họa nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh.Từ đó giúp người đọc cảm nhận được thế giới nhân vật đa dạng,phong phú, cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên gọi của khóa luận, chúng tôi hướng đến nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. 4
  10. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Tiểu thuyết “Mẫu Thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh,NXB Phụ nữ, năm 2006. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng hợp, khái quát. 7. Đóng góp của khóa luận - Đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học về “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh”. Qua đó, thấy được đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh đối với nền văn học Việt Nam đương đại. - Đây cũng là bài tập nghiên cứu khoa học rất hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy của bản thân tác giả khóa luận sau này. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo; Nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương: - Chương 1: Những vấn đề chung. - Chương 2: Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn. 5
  11. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Thế giới nhân vật 1.1.1. Khái niệm nhân vật Nhân vật là yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học.Tìm hiểu về nhân vật, có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học, dưới đây tôi xin dẫn ra một số định nghĩa về nhân vật văn học phổ biến và tiêu biểu nhất: Trong Từ điển văn học, các tác giả nhận định: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học”[11]. Trong giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo dục, 1997), cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiếu sử, nghề nghiệp, tính cách và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên,được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng của con người cũng có khi đó không phải là những con người,những sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [3]. 6
  12. Như vậy bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa về nhân vật văn học các nhà văn, các nhà nghiên cứu, các nhà lí luận văn học đều cho rằng: Nhân vật là chính là đối tượng được miêu tả trong tác phẩm, nhân vật có thể là con người, có thể không phải là con người.Nhân vật là phương tiện tái hiện đời sống, đời sống đó có thể tập trung vào một con người cụ thể, cũng có thể là cả một hình thức nào đó. Thông qua nhân vật, tác giả thể hiện quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ, nhận thức về con người và cuộc sống. Bởi vậy nhân vật văn học có vị trí không thể thiếu trong một tác phẩm, chính vì thế mà nó có vai trò rất quan trọng, nên việc tìm hiểu nhân vật là chìa khóa để đi vào tác phẩm văn học, là yếu tố được xem xét đầu tiên khi muốn tìm hiểu tác phẩm văn học. 1.1.2. Các kiểu loại nhân vật Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Dựa trên những tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại nhân vật văn học thành các kiểu loại nhân vật khác nhau: Xét về mặt kết cấu có: nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm. Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan niệm đối với lí tưởng xã hội thẩm mỹ của tác giả có: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện (hay nhân vật tích cực, nhân vật tiêu cực). Cách phân loại này gắn với những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội. Xét về cấu trúc của nhân vật có: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng Những cách phân chia này chỉ là một cách tư duy phân loại cho dễ hiểu, nhiều khi cứng nhắc không thật sự khái quát được bản chất con người xét về tổng thể. Mỗi nhân vật- con người trong đời sống cũng như trong nghệ thuật thường rất đa dạng, mang nhiều tư tưởng, hành động, tính cách phức tạp: vừa tốt vừa xấu, tích cực lẫn tiêu cực 7
  13. và được nhìn nhận trong sự tiếp thụ của tác giả cũng như bạn đọc từ nhiều quan niệm, góc độ khác nhau. Vì vậy cần mềm dẻo trong nhìn nhận, phân loại nhân vật. Xét về đặc điểm thể loại có: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch. 1.2. Tác giả Nguyễn Xuân Khánh. 1.2.1. Cuộc đời và quá trình sáng tác Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê ở xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Thời trẻ, Nguyễn Xuân Khánh say mê âm nhạc, là cây bút văn nghệ nổi bật. Ông từng đỗ tú tài toán và theo học tại Đại học Y khoa Hà Nội từ năm 1951- 1952. Đến năm 1953, ông gác bút nghiên xin đi bộ đội. Trên những nẻo đường hành quân, những buổi diễn tập, tình đồng đội đã thôi thúc ông cầm bút, viết truyện ngắn Một đêm. Nguyễn Xuân Khánh đã được giải nhì trong cuộc thi viết truyện ngắn đầu tiên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1959). Từ đó, văn chương gắn bó với ông như một duyên nghiệp, với những ngả rẽ bất ngờ. Vào khoảng năm 1960, Nguyễn Xuân Khánh về làm biên tập ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội cùng thời với những tên tuổi như: Vũ Cao, Thanh Tịnh, Nguyễn Khải, Hữu Mai Nhưng cái tính “long bông lang bang” ở một con người mang nhiều chất nghệ sĩ như ông không phù hợp và không gắn bó nổi với một nơi quy phạm và chuẩn mực như quân đội. Năm 1962, sau khi in tập truyện ngắn đầu tay có tên Rừng sâu, bị kỷ luật do vướng mắc quan điểm nghề nghiệp, ông phải chuyển sang báo Thiếu niên Tiền phong. Đến năm 1969, Nguyễn Xuân Khánh về hưu sớm. Lao vào cuộc vật lộn vì mưu sinh, làm đủ nghề như nuôi lợn, gác nhà kho Nhưng con người ông sinh ra như thể để gắn bó với con chữ. Sau những giờ phút lao động mưu sinh cật lực, đêm đêm ông lại chong đèn thức cùng con chữ. Những trang sách kinh điển, 8
  14. luôn dọi ánh sáng huyền diệu cho ông tin yêu và vượt qua những khó khăn bi đát. Những con chữ vẫn bám riết lấy ông. Vốn ngoại ngữ tiếng Pháp được cơ hội phát huy. Ông đã dịch hàng chục cuốn sách và sớm có ý thức củng cố tri thức để làm hành trang trên con đường dài của mình. Từ đáy sâu tâm hồn, Nguyễn Xuân Khánh vẫn dành cho văn chương một vị trí đặc biệt thậm chí tới mức “linh thiêng” không bao giờ xóa bỏ. Nhà văn từng tâm sự “Văn chương đối với tôi là một khu đền đài linh thiêng, dù vô tình lạc bước nhưng đã đến một lần rồi thì không thể quay lại được nữa. Bao nhiêu năm vất vả mưu sinh, tôi vẫn chờ đợi, vẫn dồn nén cho văn chương bởi tôi biết cơ duyên của mình ở đó”[2]. Hai tiểu thuyết Miền hoang tưởng và Trư cuồng ra đời trong thời gian mà tên tuổi của ông vẫn khó được chấp nhận trên báo chí. Vậy mà ông vẫn âm thầm viết. Những trang sách cứ vẫn quẫy đạp trong tâm trí ông. Bản thảo viết ra, một vài bạn bè thân đọc. Họ khen và cổ vũ. Nhưng việc công bố tác phẩm thì vẫn là điều xa xôi. Mãi cho đến khi chủ trương đổi mới đề ra, năm 1990, tiểu thuyết Miền hoang tưởng của ông mới được Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản, với bút danh Đào Nguyễn. Đứa con tinh thần ra đời trong hoàn cảnh không mấy suôn sẻ, nhưng cũng đủ củng cố cho ông niềm tin: những trang viết nếu thực sự vui buồn vì nhân dân, vì đất nước, thì trước sau sẽ được nhân dân đón nhận. Sau thời gian dài im hơi lặng tiếng, năm 2000, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly, tạo thành hiện tượng văn học sôi động. Tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh đã được trả lại và được công chúng đón nhận nhiệt tình. Gần 70 tuổi, ông bắt tay vào viết tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và cho ra mắt bạn đọc ở tuổi 74. Ở tuổi 79, Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Mỗi cuốn tiểu thuyết ra đời đều làm xôn xao làng văn và tạo nên những “cơn khát” lớn trong độc giả. 9
  15. Trong những đợt xét giải thưởng về văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đều đạt được sự đồng thuận từ đa số phiếu bầu. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2001, giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2001; Mẫu Thượng Ngàn nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2006; Đội gạo lên chùa ngay sau khi vừa được công bố đã đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2010 và là cuốn sách gây ấn tượng nhất trong số các tác phẩm đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2010- 2011. Với sự thành công của ba thiên tiểu thuyết văn hóa – lịch sử này nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định một cách vững chắc tên tuổi của mình trên văn đàn và mang đến luồng sinh khí mới cho thể loại tiểu thuyết nói riêng và đóng góp tích cực đối với nền văn xuôi đương đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 1.2.2. Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn trong bối cảnh văn xuôi đương đại Việt Nam Từ sau chiến thắng lịch sử 1975, đặc biệt là sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ, toàn diện của đất nước, nền văn học Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt ngày càng sâu sắc và toàn diện, theo hướng dân chủ hóa, nhân đạo hóa và hiện thực hóa. Trong sự chuyển biến chung của nền văn học, với sự năng động và ưu thế riêng, văn xuôi đã có sự bứt phá và đạt được những thành tựu nổi trội so với các thể loại văn học khác. Đặt trong bối cảnh chung của nền văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết là một trong những thể loại có những đóng góp tích cực cho sự cách tân của văn xuôi Việt Nam đương đại. Nhờ không khí dân chủ hóa của môi trường sáng tạo đã giúp nhà văn có ý thức sâu sắc hơn về tư cách nghệ sĩ nơi mình. Nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thức cách tân trong cách nhìn, trong 10
  16. lối viết, có những tác phẩm thành công hoặc đang trên con đường tìm tòi. Điều đáng nói ở đây là tất cả đều hướng mục tiêu: làm mới, làm hấp dẫn văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Nguyễn Xuân Khánh như một nhà văn lớn của thể loại này đã gặt hái được nhiều thành công qua bộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011). Đây là ba bộ tiểu thuyết văn hóa- lịch sử thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận trong một thập kỉ trở lại đây. Cả ba cuốn tiểu thuyết đều giành được những giải thưởng lớn như: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội , được giới nghiên cứu phê bình đánh giá cao và độc giả đón nhận nồng nhiệt. Với sự thành công của ba thiên tiểu thuyết, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định vững chắc tên tuổi của mình trên văn đàn. Cũng bởi vậy mà có thể nói Nguyễn Xuân Khánh cầm bút đã lâu, nhưng sự nghiệp của ông chỉ thực sự được ghi dấu bắt đầu từ Hồ Quý Ly. Lịch sử đã chứng minh, văn hóa là nền tảng bền vững cho một dân tộc hiện đại, phát triển. Là một người cầm bút, Nguyễn Xuân Khánh luôn trăn trở không yên trước những vấn đề văn hóa. Nhà văn quan niệm văn hóa còn thì dân tộc còn, mà văn hóa Việt Nam chính là văn hóa làng. Đó là cái mà xưa kia người phương Bắc và phương Tây muốn xóa bỏ để đồng hóa chúng ta mà không được. Văn hóa làng ăn vào máu thịt và làm nên cái “mùi vị riêng” cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Sau Hồ Quý Ly, đọc Mẫu Thượng Ngàn ta nhận thấy rõ Nguyễn Xuân Khánh có thế mạnh và am hiểu sâu rộng tính chất thuần Việt của con người Việt trải qua dòng chảy nổi chìm của lịch sử dựng nước và giữ nước. Đau đáu về văn hóa Việt, Nguyễn Xuân Khánh tha thiết muốn thể hiện cái nhìn văn hóa và luôn muốn tìm ra những gì mới mẻ. Từ Hồ Quý Ly đến Mẫu Thượng Ngàn là sự vượt qua chính mình đầy ngoạn mục, là hành trình tư tưởng từ nhận thức lịch sử tới cảm quan văn hoá của nhà văn. 11
  17. Từ Hồ Quý Ly đến Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã dùng văn chương phác họa rõ nét văn hóa phong tục Việt. Và như thế văn hóa làng qua tâm hồn Nguyễn Xuân Khánh đã trở thành những câu chuyện lung linh. Cũng bởi vậy mà khác với nhiều nhà văn quan tâm đến thời hiện tại, cái hôm nay đang diễn ra, Nguyễn Xuân Khánh cũng như một số nhà văn có hứng thú với đề tài lịch sử đã lựa chọn viết về quá khứ, những thời điểm lịch sử đặc biệt với một độ lùi thời gian khá xa.Bối cảnh của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là thời điểm lịch sử đầy biến động và phức tạp. Ở Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh chọn bối cảnh lịch sử là Hà Nội thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội lần 2, việc xây Nhà Thờ Lớn, cuộc chiến tranh của người Pháp với quân Cờ Đen. Có thể nói trong hai mươi năm trở lại đây, tiểu thuyết Việt Nam thực sự khởi sắc với những thành tựu mang tính chất bước ngoặt cả về lí luận thể loại và thực tiễn sáng tạo, đem đến cho văn học Việt Nam nguồn sức sống mới, đáp ứng nhu cầu phản ánh đời sống từ nhiều chiều kích, tạo nên sức mạnh khám phá hiện thực và tái tạo toàn diện đời sống con người. Đồng thời góp phần đưa văn học Việt Nam tiến xa hơn trên con đường hiện đại hóa và hội nhập đầy đủ hơn vào tiến trình văn học thế giới. Đặt tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại ta thấy trên hành trình phát triển này sự xuất hiện của các tiểu thuyết lịch sử gần đây của Nguyễn Xuân Khánh nói chung và tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn nói riêng đã đánh dấu một bước ngoặt có tính đột phá, mang ý nghĩa cách tân thể loại. Kế thừa những tinh hoa của truyền thống kết hợp với việc phát huy mạnh mẽ kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật, tác giả đã góp phần khẳng định chỗ đứng vững chắc, hiển nhiên cho tiểu thuyết lịch sử bên cạnh các thể loại khác. 12
  18. Có thể khẳng định Nguyễn Xuân Khánh là một nhà cách tân nghệ thuật, ông đã có những nỗ lực vượt bậc để tự làm mới văn chương của mình. Cái mới mà nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh mang lại chủ yếu thiên về cái mới trong tư tưởng. Trong khi tiểu thuyết Việt Nam phát triển theo hướng tiểu thuyết thế sự, Nguyễn Xuân Khánh lại chọn cho mình con đường sáng tác men theo các mốc lịch sử, các dấu ấn văn hóa. Ngoài những kiến thức về lịch sử, Mẫu Thượng Ngàn còn làm người đọc choáng ngợp bởi nguồn kiến thức thú vị về phong tục lễ hội, về đạo Mẫu, về nghệ thuật trầu văn. Trên thực tế, văn học của thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng đã chứng minh rằng khi tiểu thuyết đề cập đến những vấn đề phong tục tập quán, lịch sử văn hóa thì những cuốn tiểu thuyết ấy rất dễ có được những giá trị lâu bền trong nền văn học như: Sông Đông êm đềm (M. Solokhop), Chiến tranh và hòa bình (L. Tonxtoi). Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh chính là sự mở đường cho thể loại tiểu thuyết về phong tục tập quán, về văn hóa trong văn học Việt Nam. Góp mặt trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn xuôi đương đại nói chung, Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn giúp người đọc biết được một Nguyễn Xuân Khánh giàu lòng yêu thương, quý trọng những di sản văn hóa của dân tộc. Con người ấy sống giữa lòng Hà Nội nhưng vẫn mang trong mình cái chân chất của một con người dân quê, luôn đau đáu trong mối ân tình không thể dứt với bao nền tảng văn hóa dân tộc. Trong từng trang viết, nhà văn đã lưu giữ cho chúng ta những sinh hoạt, phong tục văn hóa đẹp và có giá trị của người Việt. Điều quan trọng mà nhà văn muốn gửi gắm chính là sự tiếp biến văn hóa trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác. Đọc sách của ông, thấy yêu thương dân tộc mình, đất nước mình, gắn bó sâu sắc hơn với nền văn hóa Việt thuần khiết, như đứng trước một trách nhiệm lớn lao hãy giữ gìn văn hóa Việt trong cuộc hội nhập 13
  19. ngày hôm nay. Chính từ bộ tiểu thuyết này, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thổi một luồng gió góp phần làm tươi mới hơn cho nền văn học nước nhà. CHƢƠNG 2 NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾTMẪU THƯỢNG NGÀN 2.1. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn Trong Mẫu Thượng Ngàn- cuốn tiểu thuyết đồ sộ đã lấy văn hóa làm chủ đề xuyên suốt, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ dừng lại ở việc xây đắp lên một thế giới hình tượng phong phú, đa diện, mà ông còn tạo dựng được gương mặt của cả dân tộc với những vẻ đẹp bản chất nhất, hồn nhiên nhất biểu tượng cho văn hóa làng, cho bản sắc truyền thống của dân tộc Và qua đó, ta thấy được cảm hứng bất tận của tác giả không chỉ dừng lại ở việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của nhà văn mà còn ở việc truy nguyên chân dung dân tộc của một nhà văn hóa. Không xây dựng nhân vật trung tâm như tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn là tập hợp đông đảo những con người phần lớn là lớp bình dân. Và như vậy, hệ thống nhân vật được xác lập trên vùng quê bán sơn địa là hình ảnh của cả một dân tộc. Kiến giải tâm thức người Việt, sức sống và vẻ đẹp văn hóa Việt trong quá trình tiếp biến văn hóa Pháp- Việt trong thiên tiểu thuyết này, Nguyễn Xuân Khánh đã có những thành công đặc biệt ở ba kiểu loại nhân vật: 2.1.1. Nhân vật nữ Từ lâu, Nguyễn Xuân Khánh đã khát khao viết tiểu thuyết về Mẹ, về người phụ nữ Niềm ưu cảm của nhà văn dành cho phái nữ xuất phát từ tình yêu sâu lặng với người mẹ còn rất trẻ của ông chịu ở vậy nuôi con khi chồng 14
  20. mất sớm; và cũng xuất phát từ tình cảm với những người phụ nữ cô đơn, cô độc ở làng Kẻ Noi, Cổ Nhuế trong kí ức tuổi thơ ông. Nguyễn Xuân Khánh viết về người phụ nữ không phải với tư cách của một nhà văn hóa, một nhà văn cần chất liệu cho công trình nghệ thuật của mình, mà ông còn viết bằng sự trải nghiệm của một con người sống ân nghĩa, thủy chung Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ thì người phụ nữ Việt qua cách xây dựng nhân vật của nhà văn đều hiện diện thật đáng trân trọng. Nhưng có lẽ, các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn được xây dựng công phu và độc đáo hơn cả. Cũng bởi vậy mà nhà văn Nguyên Ngọc đã không kìm được cảm xúc của mình và không tiếc dùng những động, tính từ gợi cảm, biểu cảm để lột tả vẻ đẹp của các nhân vật nữ trong Mẫu Thượng Ngàn: “ đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác như vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết, hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho Và đến cả Bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa tất cả, tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực Và ta bỗng hiểu ra: Một nhân dân tiềm chứa trong mình một sức sống ẩn sâu trong một thứ tín ngưỡng tuyệt diệu như vậy, thì không bao giờ có thể chết, có thể cạn. Vĩnh cửu như Đất, như Rừng, như Mẹ, như người Đàn bà” [9]. Họ là những người phụ nữ bình dân; những phiên bản khác nhau của đạo Mẫu, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và bất tận của người Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Dù xuất thân, dù sống trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm chung của họ là ai cũng có vẻ đẹp ngoại hình tuyệt mĩ, đậm chất phồn thực. Nhân vật Nhụ xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm với “khuôn mặt trái xoan, điểm một đôi mắt đen láy, to dài, hơi xếch một chút”, “tiếng cười lanh 15
  21. canh, giòn tan như pha lê” [4, tr 12], thân hình mơn mởn, cổ tay tròn lẳn, gò má ửng hồng như trứng gà bóc. Nguyễn Xuân Khánh miêu tả Nhụ bằng những chi tiết thể hiện vẻ đẹp của một trinh nữ, một thiên thần song cũng đậm chất quyến rũ rất đàn bà. Cô có bầu vú căng mẩy, xinh xinh, ấm áp; bầu vú bánh dày, đôi nhũ hoa lớn nhanh như thổi khiến chàng trai mới lớn trong Điều mê đắm, quay cuồng. “Điều mới chỉ nhìn thấy tấm lưng trần trắng muốt, hãy còn những giọt nước dư đọng sáng long lanh trong ánh trăng, thì đã chẳng thể cầm lòng. Hắn ôm lấy cô, và bế cô lên, mặc cho cô vùng vẫy ” [4, tr 639]. Vẻ đẹp của Nhụ là vẻ đẹp của sức sống ngút ngàn, của sự quyến rũ đắm say của một cô gái mới lớn, một cô gái đương bước vào tuổi dậy thì. Khác với dáng vẻ trẻ trung của Nhụ là dáng vẻ rất mực thanh tú, kiêu kì của bà Tổ Cô- bậc cao niên của dòng họ Vũ Xuân. “Thủa con gái bà đẹp lắm, thắt đáy lưng ong, khuôn mặt trái xoan, mi thanh mục tú. Chẳng cần trang điểm cũng đẹp nõn nà ở thời bình chắc dân làng phải đem bà tiến vua, nếu không làm hoàng hậu, chắc cũng phải là quý phi ” [4, tr 267].Ở bà là sự tổng hợp của những vẻ đẹp Á Đông truyền thống và những nét đẹp phương Tây hiện đại. Cho đến khi về già, sau bao nhiêu dâu bể cuộc đời, nhan sắc ấy vẫn giữ nguyên vẻ “kiều diễm” khiến cho Philippe phải “ngạc nhiên đến sững người”, khi lần đầu tiên nhìn thấy bà ( khi đó bà là vợ ông Trưởng Cam – Philippe gặp bà trong một lần đến nhà ông Trưởng Cam có công chuyện). “ Bà là một thiếu phụ xinh đẹp mà ông ít gặp” – một vẻ đẹp hiếm thấy (theo lời của Philippe). “Bà đẹp như một bức tranh tố nữ tô màu”, “cao quý như Đức Mẹ” [4, tr 108]. Người đàn bà này sở hữu vẻ đẹp rất chuẩn của người phụ nữ Đông – Tây. Không mang vẻ đẹp sang trọng đài các như bà Tổ Cô, bà Ba Váy lại có một sắc đẹp lồ lộ, ai cũng thấy: “Trắng một cách lạ lùng, trắng như cục bột gương mặt tròn vành vạnh, vai cũng tròn, bàn tay bụ bẫm như tay trẻ con. Đôi 16
  22. mông đít mẩy,hứa hẹn sẽ rất to và tròn” [ 4, tr 140]. Ở cô gái này đã sớm có cái vẻ đẹp gợi cảm, tình tứ: mới mười ba tuổi mà “bầu vú đã thây lẩy”, cô đã biết “đằm thắm”, biết “ngọt ngào” khiến anh Phác mê mẩn. Năm 17 tuổi, bị gả cho ông Lý thì cô Váy đã là một “cô gái thực sự”, xinh đẹp tràn trề sức sống. Ông Lý đã bị cô Váy làm cho chết mê chết mệt. Ông tìm thấy ởcô “sự săn chắc, sự hừng hực, ngút ngát của tuổi trẻ”. Làn da cô Váy trắng đến “nhễ nhại”, “hồng hào” khiến ông Lý lúc nào cũng muốn ân ái. Cái đẹp của bà Ba Váy là cái đẹp gợi cảm, đầy chất phồn thực, chứa một sức sống dào dạt. Nếu ở bà Tổ Cô có vẻ đẹp quý phái, bà Ba Váy có vẻ đẹp của sự gợi tình, đầy chất phồn thực, thì ở cô đồng Mùi có sự kết hợp của cả hai nét đẹp. Cô Mùi tuy có dáng vẻ hơi khác biệt với người phụ nữ Á Đông, nhưng cô vẫn được kể đến với vẻ đẹp ngút ngát đầy sức trẻ. Nhà văn miêu tả: “So với người Việt ta, cô Mùi là người đàn bà cao lớn nhưng cô không gầy. Bầu vú nở nang. Eo thon nhỏ. Đôi mông nẩy đều chắc nịch hứa hẹn sự đông đàn dài lũ ” [4, tr 224]. Vẻ đẹp của cô, sức sống của cô đã lọt vào mắt xanh Philippe. Hắn luôn bị hớp hồn bởi cái vẻ đẹp phồn thực đầy sức sống, sự “ ngút ngát trẻ” của cô. Cô Mùi đẹp tựa như “một đóa hoa đêm” tỏa hương kì lạ khiến cho Philippe phải ngây ngất và cũng làm cho kẻ đi chinh phục bị bại trận dưới sức mạnh của vẻ đẹp thần bí của người phụ nữ bản xứ. Viết về nhân vật nữ khi hướng ngòi bút sang miêu tả mẹ con chị mõ Pháo, tác giả cũng làm hiện lên hình ảnh của những người phụ nữ xinh đẹp. Bà Pháo là người đàn bà lực điền, khỏe mạnh và rất có duyên, “phốp pháp hừng hực sức sống của trời đất” [4, tr 230]. Đặc biệt, dưới ánh trăng, người đàn bà này trở nên đẹp lạ thường khiến ông Hộ Hiếu cũng không kiềm chế được những ham muốn bản năng của con người: “Ánh trăng làm mắt chị ba Pháo long lanh làm thân hình của chị như biến thành ngọc, thành ngà. Bầu vú trắng hơn” [4, tr 234]. 17
  23. Cô Hoa cũng được thừa hưởng cái duyên của mẹ với tiếng cười “dễ thương, để phô ra một hàm răng hạt na đều đặn”, tiếng cười của Hoa “long lanh, phóng khoáng”. Hoa đẹp “nõn nà, tràn đầy sức sống, quê nhưng những đường nét mềm mại chẳng có chút thô kệch” [4, tr 489]. Đó là một cô thôn nữ trong trắng, hồn nhiên, một “mỹ nhân” của làng Cổ Đình như Tuấn, Huy và Pierre nhận xét. Cô Ngơ, người đàn bà kém trí tuệ cũng không thiếu vẻ đẹp đàn bà. Vẻ đẹp của cô khiến bất cứ gã trai nào nhìn thấy cũng thèm. “Thèm vì cô không xấu lại trắng trẻo, bụ bẫm. Thèm vì cô đặc biệt có bầu vú giỏ ấm rõ to. Cái yếm đào rách lại không đủ rộng che bầu vú ấy. Bầu vú quá cỡ làm chiếc yếm luôn luôn hếch ra, làm bầu vú thường ở trạng thái nửa kín nửa hở, làm đám trai trong làng trông thấy cô như rồ điên hết cả lũ” [4, tr 159]. Như vậy đọc cả thiên tiểu thuyết ta thấy có bao nhiêu người phụ nữ là có bấy nhiêu vẻ đẹp. Từ những người phụ nữ cao quý được cả làng tôn kính là bà Tổ Cô đến cô đồng Mùi, bà Ba Váy, cô Hoa, cô Nhụ cho đến những người phụ nữ ở tận cùng dưới đáy xã hội như mụ mõ Pháo, cô Ngơ, tất cả đều đẹp, đều đầy đặn, căng tròn tràn trề sức sống,có sức cuốn hút lạ thường. Điểm đặc biệt có thể xem là phong cách của Nguyễn Xuân Khánh trong giai đoạn sáng tác hiện đại của ông là những nhân vật mang vẻ đẹp tính Mẫu. Tính Mẫu là những dây đàn nằm trong từng con người Việt Nam- nó là tàn dư của chế độ Mẫu hệ từ ngàn xưa đã được in dấu vào vô thức tập thể của cộng đồng người Việt; cũng là sự thăng hoa rực rỡ về phẩm cách văn hóa , về cội nguồn vô thức sâu xa của dân tộc.Viết vềvẻ đẹp tính Mẫu có thơ Xuân Quỳnh, Đoàn Thị Lam Luyến , truyện ngắn của các tác giả nữ hiện đại, có thêm Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu Nhưng phải đến Nguyễn Xuân Khánh, tính Mẫu mới thực sự trở thành vấn đề trung tâm, trở thành đặc trưng nhân vật của ông. Tuy nhiên, ở các nhân vật nữ của tiểu thuyết Hồ Quý 18
  24. Ly, vẻ đẹp Mẫu tính không phải là vẻ đẹp bao trùm, vấn đề Mẫu tính cũng chưa phải là chủ đề chính. Đến Mẫu Thượng Ngàn – một cuốn tiểu thuyết về văn hóa, vấn đề mới trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt, làm nên giá trị độc đáo của tác phẩm. “Người Việt cổ mình thường là thờ người mẹ, người mang nặng đẻ đau,ôm ấp, che chở, nuôi nấng và chăm bẵm con mình suốt đời, nó khác hoàn toàn với tính nữ. Nếu tính nữ đơn thuần chỉ là tính mềm mại, uyển chuyển, thì Mẫu Thượng Ngàn vẫn có tính nữ nhưng đó là tính nữ phát triển lên trọn vẹn là tính Mẫu ” [6]. Những người phụ nữ trong Mẫu Thượng Ngàn là những con người có phẩm chất vượt lên trên những phẩm chất của tính nữ, phát triển trọn vẹn thành tính Mẫu. Đó là vẻ đẹp của tình thương, sự khoan hòa, sức mạnh sản sinh và tái sinh sự sống, tâm hồn – những phẩm chất đặc thù của người Mẹ. Từ bà Tổ Cô,bà Cả Cỏn, bà Ba Váy, đến thím Pháo, cái Hoa, cái Nhụ tất cả họ đều là những phiên bản khác nhau của Mẹ - của Mẫu, của văn hóa Việt rất bản địa, thiêng liêng, bất tử. Trong cuộc sống thường ngày, họ luôn luôn là người thắp lửa, giữ gìn ngọn lửa hạnh phúc cho gia đình. Ngay cả người đàn bà tưởng chừng chỉ biết ghen tuông và cậy thế cha như bà Cả Cỏn cũng được nhà văn miêu tả là người rất khéo vun vén gia đình. “Một tay bà chỉ huy sắp xếp công việc cho vài chục người làm, tất cả đều đâu ra đấy. Lại biết thưởng phạt công minh Lý Cỏn nhờ có bà, không phải lo việc nhà, mà chuyên tâm vào việc to tát, vào việc cho họ Vũ Xuân thêm sang, thêm danh giá” [4, tr 525]. Không phải ngẫu nhiên tác giả lại để cho các nhân vật nữ luôn khao khát có con và sinh con nhiều, đặc biệt là bà Ba Váy (6 lần sinh nở). Số phận bất hạnh đẩy bà Ba Váy đến với Lý Cỏn bằng cuộc hôn nhân không tình yêu nhưng bà đã lấy niềm vui của người mẹ để lấp đầy nỗi khổ của người vợ. Thay vì việc oán trách người chồng ích kỉ, thô bạo, ghen tuông bà lấy việc sinh con, chăm sóc con là niềm 19
  25. hạnh phúc, niềm tự hào nhất của đời mình. Đó là một biểu tượng sức sống, một sự tồn tại đặc biệt của giống nòi, nó thể hiện sự vĩnh hằng của cả dân tộc; khát vọng luyến ái, khát khao làm mẹ, khảnăng sản sinh ra sự sống và chở che cho sự sống của người phụ nữ Việt Nam. Nhìn nhận ở góc độ sâu hơn, nhà văn chỉ ra thứ quyền năng kỳ diệu ở người đàn bà, đó là khả năng hóa giải những đau khổ, cứu vớt sự sống, tái sinh sự sống và thanh tẩy tâm hồn. Trong khoảnh khắc giữa cái chết và sự sống, để được sống người ta thường vái tứ phương. Để cứu được ông Lý Cỏn, bà Ba Váy đã nghĩ đến phương thuốc có một không hai, đấy chính là bầu sữa của mình. Việc làm tưởng như buồn cười của bà đã cứu sống ông Lý Cỏn. Cô trinh nữ Nhụ đã cứu chồng từ cõi chết trở về. Điều – chồng cô không may trở thành nạn nhân trong trận dịch tả. Tưởng như Điều không còn chút hi vọng nào nữa, đến cả bàn tay tài hoa, thần dược quý hiếm của ông Hộ Hiếu cũng đành chịu thua vậy mà Nhụ vẫn không đầu hàng số phận. Cô nhất định không cho mang chồng mình đi chôn. Cô ngồi cả đêm nhớ nhung, ân hận, xót thương, nuối tiếc, khóc lóc Khi cô tỉnh dậy, chuyện lạ lùng như một phép màu đã xảy ra: Điều đã hồi sinh. Giống như bà Tổ Cô, bà Ba Váy, Nhụ đã dùng tình yêu thương của người vợ, người mẹ hay nói cách khác đã dùng vẻ đẹp mang tính Mẫu để tái sinh sự sống cho người mình yêu thương. Bà Tổ Cô và cô đồng Mùi là hiện thân của Mẫu, tập trung vẻ đẹp cho thiên tính của người phụ nữ. Bà đồng Mùi tuy không có được niềm hạnh phúc làm mẹ như những người phụ nữ khác. Nhưng những nét Mẫu tính trong con người bà cũng hiện lên sáng rõ. Bà là mẹ của những “con nhang đệ tử”. Từng trải qua và thấm thía nỗi truân chuyên của đời mình, bà đem thân lên hầu cửa Thánh – bà lên đền Mẫu Sơn, với mong ước được xoa dịu nỗi đau cho người khác, cho những đứa con của Mẫu. Ngày ngày, bà hầu hạ cửa Mẫu, bà xem 20
  26. bệnh, bốc thuốc, an ủi cho bao khách thập phương. Bà ngồi đồng để thánh nhập vào ban tài phát lộc Cho các “con nhang đệ tử”, để nghe và thấu hiểu những tâm nguyện của chúng sinh; để cầu nguyện mọi sự tốt lành cho họ Bà Mùi không phải là một người mẹ bình thường- người mẹ của những đứa con trong gia đình, mà là người mẹ lớn – người mẹ của toàn cõi nhân gian. Bà chính là hiện thân của Mẫu, của đạo Mẫu đang che chở, cứu giúp những sinh linh khốn khổ, đưa họ đến bến bờ hạnh phúc trong cuộc đời. Ở bà Mùi, thiên tính nữ, tính Mẫu đã phát triển trọn vẹn, trở thành đạo Mẫu – một thứ đạo cao quý linh thiêng. Có thể nói người phụ nữ đã dùng bản tính thiện và tình yêu thương của mình để kéo những người đàn ông mà họ yêu thương từ cõi chết chở về như một phép màu. Tình yêu thương mãnh liệt vốn tồn tại trong mỗi người phụ nữ như bản năng đã trởthành liều thuốc thần tiên cho những người chồng của họ. Thế mới hay, Mẫu Thượng Ngàn không chỉ là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội, về văn hóa phong tục Việt Nam trong bối cảnh Pháp xâm lược. Mẫu Thượng Ngàn còn là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ - thứ tình yêu vừa bao dung vừa mãnh liệt của những người phụ nữ với bao nỗi đắng cay, đầy chất phồn thực,bi, hài hòa quyện với mộng mơ và cao thượng. Hình tượng người phụ nữ là một trong những vấn đề trung tâm của tác phẩm. “Người đàn bà là Mẫu, là Mẹ - Người đàn bà là đất xứ sở. Người đàn bà là văn hiến” [4, tr 806]. Xây dựng hình tượng người phụ nữ với những biểu hiện phong phú, đa phương diện là cách để Nguyễn Xuân Khánh luận giải các hiện tượng lịch sử, nhất là văn hóa, từ đó lí giải sức sống Việt. Mỗi người một vẻ, tất cả đều ẩn chứa một sức sống tràn trề khiến cho nhân vật nữ trong tiểu thuyết MẫuThượng Ngàn càng trở nên sống động. Lạ lùng nhất và đẹp đẽ nhất trong tác phẩm là ở chỗ nhà văn chỉ ra sức sống kỳ diệu nằm trong thiên chức 21
  27. của người đàn bà. Tình yêu, sự hết mình với những bản năng tự nhiên đã giúp họ chiến thắng số phận long đong chìm nổi. Đất này không bao giờ cạn kiệt sự sống – bởi có những con người như thế. Trong cái phức tạp của nhân cách, nhân diện con người, Nguyễn Xuân Khánh đã khám phá được cốt lõi tính cách Việt (bản tính của người Việt) xuất phát từ văn hóa cộng đồng, chế độ Mẫu hệ. Dù là con người giản đơn hay đa diện đều tiềm ẩn và phát lộ Mẫu tính. Từ việc khám phá vẻ đẹp Mẫu tính như một nguồn cội sâu xa và bền bỉ của văn hóa Việt, sức sống Việt, nhà văn, nhà văn hóa Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến cái nhìn mới mẻ về những vấn đề vốn quen thuộc. Xưa nay, người ta vẫn cho rằng cội nguồn cho sức sống, cho những chiến thắng của con người Việt Nam trước mọi thế lực là ở lòng yêu nước, ở tinh thần đoàn kết bất khuất, kiên cường. Với Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã chỉ ra rằng: Cội nguồn của tất cả những sức mạnh ấy phải là Mẫu tính, còn tất cả những vẻ đẹp phẩm chất kia của con người Việt Nam chỉ là những biểu hiện khúc xạ của tính Mẫu mà thôi. 2.1.2. Nhân vật xâm lược Để lí giải một cách sâu sắc tâm thức của dân tộc qua những biến thiên lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh đã có những khám phá và thể hiện mới mẻ về kiểu nhân vật xâm lược. Họ mang trong mình xứ mệnh cao cả là “khai hóa” cho dân tộc Việt Nam còn mông muội, lạc hậu nhưng trong hệ thống các nhân vật cũng có sự phân hóa rõ rệt. Philippe- người anh cả của ba anh em nhà Messmer là con người có ý chí quyết tâm cao, dám nghĩ, dám làm, quả quyết và luôn hành động. Có mặt tại An Nam ngay từ những ngày đầu đến khi thiếu tá H.Rivière bị quân Cờ Đen vây rồi bắn chết, Philippe vẫn tiếp tục chật vật để tồn tại và xây dựng cơ nghiệp với chủ trương: “Chúng ta sang xứ này để làm ông chủ” [4, tr 333]. Tham vọng khai thác thuộc địa ở Philippe được thực hiện một cách rất 22
  28. nghiêm túc. Người vợ đầu tiên của Philippe – một người phụ nữ Pháp được nhà văn xây dựng như một đối tượng để thấy rằng trong khi đa số những người Phương Tây, da trắng tóc vàng mắt xanh đặt chân tới mảnh đất này, đều không chịu được tất cả những gì thuộc về xứ sở nhiệt đới nên đã nhanh chóng rời khỏi mảnh đất đó thì Philippe lại bình tĩnh vượt qua mọi khó khăn ấy để biến ước mơ thành sự thực. Trong con mắt người dân Cổ Đình, Philippe là một ông chủ mẫn cán, chịu thương, chịu khó như một người nông dân Pháp thực thụ. Là chủ về kinh tế, chính trị, Philippe còn tham vọng là chủ cả trên giường ngủ. Lần đầu tiên thấy Mùi – với chiều cao quá khổ so với người An Nam và chiếc áo hở lườn cẩu thả một cách rất có duyên, hắn đã khao khát có được Mùi và tìm mọi cách để chiếm đoạt. Cuối cùng, Philippe cũng có được những gì mình muốn: một ông chủ đồn điền, một vườn cà phê xanh tốt, một ngôi nhà đầy đủ tiện nghi và “một con bồ câu phương Đông”. Không chỉ là con người khoác bộ áo chính trị, Philippe còn là một con người rất đa cảm, nhạy cảm. Trong lá thư từ Cổ Đình gửi về Pháp với mục đích thuyết phục người em trai của mình đến Đông Dương, Philippe đã không giấu nổi niềm hưng phấn tột bậc trước thiên nhiên miền nhiệt đới: “Anh nghĩ rằng ai đến đây cũng phải ngạc nhiên vì sự sống ở đây, có thể nói sinh sôi lúc nhúc. Cây xanh tốt bốn mùa. Quả có mặt quanh năm. Cũng có thể nói hoa rực rỡ ở mọi lúc, mọi nơi ở đây cảnh đẹp vô ngần. Thiên nhiên biến hoá từng lúc, từng nơi, thiên hình vạn trạng” [4, tr 181]. Với vai trò của nhà thực dân, Philippe là kẻ chinh phục chỉ tin vào sức mạnh, nhưng không hoàn toàn như vậy, cuộc hôn nhân với người bản xứ đã chứng tỏ anh ta đã nhận ra giới hạn sức mạnh, những lúc đắm say với “đóa hoa phương Đông” biến anh ta trở thành con người hòa ái. Julien – người em út nhà Messmer đến Việt Nam sau cùng nhưng sôi nổi, hiếu thắng và tự tin hơn hai người anh. Cùng mục đích như Philippe, ở 23
  29. Julien dư thừa sự tự tin vào sức mạnh của kẻ đi chinh phục, luôn tìm cách áp đặt mọi thứ với người dân Cổ Đình, từ việc phá bỏ niềm tin tín ngưỡng của những người dân lành đến việc “áp đặt cái ngẫu nhiên” vào cuộc đời Nhụ. Trong chuyện tình ái, hắn như một con thú hoang lồng lộn, săn lùng Vào ngày hội ông Đùng bà Đà, Julien đã chen ngang vào sự chờ đợi cái ngẫu nhiên của Nhụ, gây ra bi kịch đau xót cho đôi bạn trẻ Nhụ và Điều. Theo dấu chân của Garnier, Riviere, hai anh em nhà Messmer (Philippe, Julien) và những consquitador (người chinh phục) hăm hở rời Pháp quốc trong tư thế của người đi khai hóa cho vùng đất thuộc địa hoang dã tối tăm với khát khao vinh quang, niềm tin vào chiến thắng. Song chính sức sống mãnh liệt của con người An Nam cùng những điều bí ẩn ở vùng đất xa xôi này buộc những người da trắng phải e dè. Philippe và Julien trong vai trò là những người chinh phục chủ động tạo nên lịch sử và cũng lãnh hậu quả từ chính điều mình tạo ra. Hậu quả mà các nhân vật này gánh chịu giống như một triết lí dân gian của người Việt “gieo gió thì gặp bão”, Philippe đã bị chinh phục và đã chết trong khát vọng khôn nguôi về hoan lạc và chiếm đoạt Mùi- người phụ nữ đẹp của làng Cổ Đình hiện thân của vẻ đẹp tràn trề nữ tính và sự huyền bí của văn hóa bản địa. Còn Julien, sau những phấn khích của người chiến thắng, bỗng trở nên “ngơ ngác” như một kẻ “si đần”. Với bản tính thông minh, quyết liệt, tàn bạo, những kẻ đi xâm lược chỉ có thể lợi dụng nhưng không thể thuần phục những người An Nam nhỏ bé. Như đã nói, trong cách nhìn nhận của Nguyễn Xuân Khánh, hệ thống các nhân vật xâm lược có sự phân hóa lớn. Không phải từ cái nhìn của một người dân thuộc địa mà từ cái nhìn của một nhà tư tưởng, một nhà văn hóa, Nguyễn Xuân Khánh đã khắc họa hình ảnh những người Pháp với tư cách những kẻ đi xâm chiếm mang trong mình lí tưởng văn hóa tốt đẹp. Nếu như Philippe, Julien là hình ảnh nhà thuộc địa đại diện cho chính quyền Pháp thì 24
  30. những nhân vật như Pierre, nhà dân tộc học Réne hay cha xứ Colombert lại có một niềm yêu thích bản sắc dân tộc bản xứ cũng như tình yêu thương con người đích thực Không như hai người anh em của mình, Pierre sang Đông Dương với một lí do khác hẳn, bởi luôn “nghĩ về một đóa hoa thuộc địa chan chứa mơ mộng và lãng mạn.Pierre không có tâm thức của một nhà thuộc địa. Anh bước chân xuống tàu với tâm thức của một ngườiđi tìm kiếm cái đẹp của nắng, của gió ” [4, tr 183]. Pierre đến rồi gắn bó với mảnh đất này, không phải theo kiểu chiếm đoạt mà bằng sự chân thành nồng nhiệt: “Tôi là thứ con chiên lạc loài. Tôi đến xứ này. Tôi ở lại đây. Sở dĩ thế vì tôi thấy nó đẹp. Tôi bị cuốn hút bởi cái đẹp mê hồn của xứ nhiệt đới”. [4, tr 429].Theo dòng người viễn chinh Pháp, đức giám mục Puginie, cha xứ Colombert đến Việt Nam để truyền đạo Thiên Chúa giáo: hướng đến nhu cầu đời sống tâm linh của con người, hướng con người đến cái thiện, hoàn thiện nhân cách; hướng con người đến niềm tin tốt lành ở Chúa, những mong có thể “hòa trộn nhuần nhị giữa hai nền văn minh văn hóa, để tạo ra một đất nước đẹp đẽ theo mô hình văn minh của người Pháp, để tạo ra một bó hoa rực rỡ kiểu Pháp giữa vùng Châu Á” [4, tr 715]. Ngoài anh em nhà Messmer, còn có không ít người Pháp vì văn hóa Việt quyến rũ mà trở nên yêu mến mảnh đất khách. Chẳng phải ngẫu nhiên, nhà văn công phu xây dựng nhân vật Réne de Formentin – một nhà dân tộc học xuất hiện tại An Nam ngay từ những ngày đầu tiên người Pháp có mặt tại đây. Đó là một con người am hiểu về An Nam; một ông già say mê vẻ đẹp và đời sống bí ẩn của người dân đất này. Hơn tất cả, Réne là người nhìn rõ nhất tầm khái quát của vấn đề và ý nghĩ của người dân An Nam về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Ông cho rằng dân tộc này sẽ thức dậy và tái sinh qua bốn cuộc cách mạng: tách khỏi Hán học và sự ảnh hưởng Trung Hoa; chống lại người Pháp và tách khỏi sự thống trị của người Pháp; cuộc cách mạng mỹ 25
  31. nghệ làm cho đất nước thoát khỏi tối tăm, nghèo đói; cuối cùng là cuộc cách mạng dân chủ, tiếp nhận cái hay của cả Đông và Tây [4, tr 516]. Ông có sự nhìn nhận sâu sắc sức hấp dẫn của tín ngưỡng đa thần của người Việt và sức chống trả mãnh liệt một cách bản năng của văn hóa bản địa: “Ở xứ sở này, chỗ nào, nhà nào cũng thờ thần Đất. Đất cũng có hồn, đó là Hồn Đất. Nó là tổng hợp của những hồn người, hồn ma, hồn cây cỏ, ao hồ, cả hồn đá nữa ” [4, tr 193]; “Ở xứ nhiệt đới này, từ lá cây ngọn cỏ, đến luồng không khí huyền ảo mà ta hít thở,từ con mắt đen nhánh ngơ ngác của con người đến thân hình mềm dẻo đầy nhục cảm của người đàn bà bản xứ, tất cả đối với người phương Tây đều xa lạ, đều như thù nghịch, đều như chẳng chịu hòa hợp, chúng đều mang những tố chất loại trừ” [4, tr 374].Hiểu và yêu mến, Réne thẳng thắn bênh vực và đánh giá cao tín ngưỡng dân gian bản địa, sánh nó ngang hàng với những tôn giáo lớn bằng cách đồng nhất các khái niệm trên thực tế không tương đồng nhau như thiên khải, ngộ đạo, lên đồng: “Tôi nghĩ bất cứ tôn giáo nào cũng đều có trạng thái lên đồng. Cơ Đốc giáo có sự thiên khải, Phật giáo có trạng thái ngộ đạo. Khi đã lý thuyết hóa, ta mới coi đó là tôn giáo. Còn những sự thiên khải vô ngôn thì sao? Còn những người bình thường bằng trực giác bỗng nhiên thấy được những điều đẹp đẽ bí ẩn thì sao? [4, tr 715]. Cùng một mục đích, cùng một ảo tưởng đi khai hóa cho một dân tộc còn mông muội, lạc hậu, nhưng mỗi nhân vật xâm lược trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh lại có những suy nghĩ, cảm nhận , hành động và số phận cuộc đời khác nhau. Có người phải chịu hậu quả bằng cái chết, có người còn tồn tại bằng cách hòa đồng, thân thiện, bằng tâm thế chân thành muốn hiểu sâu hơn về mảnh đất nhiều bí ẩn. Điều đó có ý nghĩa khẳng định: trước sự áp đặt của xâm lược, tín ngưỡng dân gian Việt Nam có sức phản kháng mãnh liệt, sức cảm hóa sâu sắc, thậm chí sự áp chế trở lại của nó là một bí ẩn khiến cho các nhà chinh phục thua cuộc. 26
  32. Không dừng lại ở đó, thông qua việc xây dựng kiểu nhân vật xâm lược, Nguyễn Xuân Khánh còn muốn gửi tới các thế hệ bạn đọc những day dứt , trăn trở về con người và văn hóa Việt trong sự hòa nhập, hòa đồng: “Người Pháp sang nước ta mang theo nhiều đau đớn nhưng đồng thời kéo theo cả văn hóa phương Tây du nhập vào nước ta Cuộc xâm lược ấy khiến người Việt Nam mình tỉnh giấc” [6]. Tất cả những con người trong cộng đồng làng khi tiếp xúc với người phương Tây đều sợ hãi và phản kháng tới cùng. Tuy nhiên, dân tộc không thể ra khỏi guồng quay vận động của lịch sử thế giới, chúng ta phải biết tiếp thu những ảnh hưởng của nền văn minh nhân loại nhưng không được làm mất đi bản sắc dân tộc. 2.1.3. Nhân vật tâm linh Trong xu hướng tiếp cận hiện thực một cách đa diện, đa phong cách, tiểu thuyết đương đại hướng tới phản ánh một khía cạnh tinh thần của con người thời đại mới – khía cạnh mang yếu tố tâm linh, thậm chí là phi lý và bí hiểm.Tuy không có nhân vật siêu nhiên nhưng trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh luôn có những nhân vật linh thiêng chỉ tồn tại trong tâm tưởng như: tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ cô Chín, cô Bé, ông Đùng, bà Đàvà những nhân vật có khả năng đặc biệt, huyền diệu - họ vừa là con người của đời thường lại vừa là con người của thế giới tâm linh như: bà Tổ Cô, cô Mùi, ông Hộ Hiếu. Trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn Nguyễn Xuân Khánh xây dựng hình tượng Mẫu và những người hầu cận của Mẫu họ là những nhân vật linh thiêng, mang tính biểu tượng độc đáo của tín ngưỡng và văn hóa Việt nói chung và người dân Cổ Đình nói riêng. Họ vẫn truyền nhau về một huyền thoại: Mẫu bao dung, rộng lượng, luôn vươn đôi bàn tay của mình ra để nâng niu, che chở, ôm ấp, vỗ về mọi kiếp nhân sinh: “Mẫu là hồn của Đất. Mẫu là cơm gạo ta ăn, cho hoa trái bốn mùa tươi tốt. Những bài hát văn đều ca tụng 27
  33. công ơn. Mẫu dạy chim hót, dạy công múa quạt Mẫu cho ta tất cả.” [4, tr 421]. Còn những người hầu thân cận của Mẫu thì được thêu dệt bởi những hình ảnh hết sức kì ảo trong những lời hát. Đó là cô Chín: Cô Chín là người hầu thân cận của Mẫu Đức Mẫu Thượng Ngàn ngự chín tầng mây Cô Chín mắc võng ngự rày cây sung hay Cô Chín là thánh tiên, chứ đâu phải là chi Nhưng cũng có lúc cô hóa thành con vàng anh, con bách thanh chúa của loài chim. Cô chẳng mọc cánh mà vẫn biết bay: Khi vui cô Chín ngự chiếc xe rồng Khi buồn, phách trúc, đàn thông, cùng tỳ bà [4, tr 69] Ngay cả những cô đồng trinh hầu cận Mẫu và những bà nạ dòng hầu hạ vị đại thụ thần linh cũng được miêu tả với vẻ đẹp kì bí : “Đó là những người đàn bà đẹp chết trẻ hoặc chết oan khuất. Các cô được sung vào làm lính. Các cô Đồng trinh thì được đưa đi hầu thánh Mẫu ở bên kia sông. Còn những bà nạ dòng thì được đưa ra đây hầu hạ vị đại thụ thần linh. Các cô thường đánh võng trên cây đa, đưa tít bổng lên trời. Có đêm thanh vắng, trong làng cũng nghe thấy tiếng kẽo kẹt, và cả tiếng ru con véo von thánh thót. Lúc ấy chó cũng không dám sủa, còn người thì dựng tóc gáy .” [4, tr 221]. Ta có thể thấy những nhân vật này chỉ xuất hiện trong tâm tưởng, suy nghĩ con người, là những nhân vật tâm linh nhưng đã góp phần làm tăng thêm sự huyền bí của Thánh Mẫu và niềm tin vào tín ngưỡng thờ Mẫu. Như đã nói, các nhân vật tâm linh trong tác phẩm, không chỉ là những nhân vật tâm linh linh thiêng tồn tại trong tâm tưởng mà còn là những nhân vật hiển hiện ngay giữa cõi đời. Trong đó nhân vật tiêu biểu phải kể đến ở đây đó là bà Tổ Cô - nhân vật được xây đắp như một huyền thoại đẹp đẽ mà sống 28
  34. động. Đây là một người đàn bà số phận phức tạp nhưng có khả năng dung hòa những tôn giáo trái ngược nhau (đạo Chúa, đạo Phật). Cuối cùng bà vẫn cải đạo về với đạo Mẫu như nguồn sống bền bỉ, thuyết phục nhất.Người Cổ Đình dành cho bà một niềm tin đầy ngưỡng vọng không phải vì bà là bậc cao niên nhất trong dòng họ tiếng tăm mà vì xung quanh cuộc đời bà có những huyền thoại làm nên vùng hào quang tâm linh.Trước hết là huyền thoại về câu chuyện tình duyên của bà với ông Cử Khiêm, huyền thoại thứ hai của bà là câu chuyện tái giá của bà với ông trưởng Cam, thứ ba là huyền thoại nuôi rắn. Và nữa, hình ảnh của bà còn gắn với những câu chuyện mang bóng dáng tâm linh, như chuyện “ngựa ngài” xuất hiện ở Đền Mẫu đuổi bắt lão Tây “mắt mèo”. Việc “ngựa ngài” xuất hiện ở Đền Mẫu được người dân Cổ Đình coi là sự xuất hiện của Thánh Mẫu. Mẫu xuất hiện để dăn đe những kẻ đi chinh phục như Julien và Mẫu còn xuất hiện để trừng trị hắn. Không chỉ gây dựng lại Đền Mẫu, bà còn đưa Đền Mẫu trở thành chỗ dựa tâm linh, nơi an ủi cho những người dân Cổ Đình, phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh của họ. Bà Tổ Cô với những lần lên đồng đầy uy quyền, đem lại sự bình yên cho dân làng. Bằng thần thánh, phép lạ bà đã giúp bà Cả Cỏn sinh quý tử. Người dân Cổ Đình mơ hồ tin rằng bà Tổ Cô chính là sự kết nối giữa cuộc đời thực, những người dân Cổ Đình với cô Chín, cô Bơ, ông Hoàng Mười thấp thoáng xuất hiện trong cung văn của Trịnh Huyền nên họ tìm đến bà là tìm đến nơi được an ủi, chở che. Sống trong niềm yêu mến của cộng đồng thông qua những huyền thoại rất đẹp đó, hình tượng bà Tổ Cô trở thành nhân vật có màu sắc thần bí bậc nhất trong tác phẩm, nhân vật đã đến gần được cõi thiêng của Đạo Mẫu. Bà tìm về với Mẫu để Mẫu che chở và rồi Mẫu cũng lựa chọn bà, gửi gắm những điều linh thiêng, duy trì niềm tin vào Thánh Mẫu cho các thế hệ. 29
  35. Đi liền với nhân vật bà Tổ Cô là cô Mùi. Sau bao đau khổ, bất hạnh của cõi hồng trần, cô cũng tìm về với Mẫu. Người dân Cổ Đình coi cô như Mẫu giáng trần thực thụ, bởi cách chữa trị bằng những bài thuốc đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, chỉ là những thứ lá cỏ hái được ở rừng mà chữa được cả những bệnh trầm trọng Bởi cô Mùi là người có bàn tay kỳ lạ. Giống như Mẫu, cô có thể làm dịu nỗi đau của con người bằng bàn tay nhân ái của mình. Cho nên khi nói chuyện với bất kỳ một người nào đến tìm sự giúp đỡ, cô Mùi vẫn thường nắm lấy hai bàn tay, bởi đó là cách mà Mẫu trong một lần hiện về đã dạy cô làm như thế: “Con hãy thật tin vào đôi bàn tay con. Mẹ cho con để làm dịu nỗi đau cho người ta.Khi hai bàn tay nắm lấy hai bàn tay, tức là lòng đã nói với lòng. Nếu con muốn xin cho người bệnh khỏi ốm đau, thì ý muốn của con truyền qua tay, sẽ đến với người bệnh” [4, tr 701]. Bàn tay của cô do Thánh Mẫu ban cho, rất uy quyền nhưng rất mát. Nó có thể xoa vào chỗ đau nào là chỗ ấy khỏi. Cô như hiện thân của Mẫu, mang theo tài lộc của Mẫu cho thế gian. Đến với cô hay chính là về với Mẫu, mọi đau khổ kiếp người dường như lui biến. Đích thân cô hái lá, chữa lành bệnh cho một ông lão mắc bệnh chướng khí, bụng cứ mỗi ngày một to ra khi theo dân làng làm thợ sơn tràng nơi rừng thiêng nước độc. Không biết có phải Mẫu phù hộ hay nhờ tài thuốc của cô mà ông lão khỏi bệnh. Cô hay chính là Mẫu đã giúp con người gần như tuyệt vọng, đã gần đất xa trời trở về với cuộc đời và làm tan biến sự đớn đau trong lòng bà cụ ngoài bảy mươi tuổi.Không chỉ thay bà Tổ Cô chăm lo nơi thờ tự của Mẫu, cô Mùi còn là hầu cận của Mẫu nơi trần thế. Chính vì vậy khi gặp Mùi, bà Tổ Cô đã nói: “Ta nhận ra căn cốt của con. Con có mặt ở đâu là ở chỗ đó tươi tỉnh hẳn lên. Ai buồn gặp con tức khắc thấy lòng nhẹ nhõm. Ai ốm gặp con dường như chỉ nhìn thấy, căn bệnh đã lui. Hình như Mẫu luôn ngự trị nơi con để ban phát tài lộc cho con nhang đệ tử” [4, tr 697]. 30
  36. Đâu chỉ giúp mọi người hoá giải được nỗi đau khổ trong cuộc đời, người phụ nữ ấy còn có khả năng hoá giải nỗi đau của mình, tìm được cảm giác an lành, tìm được niềm vui, sức mạnh của mình khi về bên Mẫu. Lấy Philippe, cô vẫn giữ thói quen lên đồng. Những lúc bắc ghế ngồi đồng là những lúc tâm hồn cô thăng hoa nhất, cô như được Mẫu an ủi, mọi muộn phiền của thế tục đều tan biến. “Philippe chợt thấy cái lộng lẫy, kì lạ của Mùi những khi ấy sao mắt Mùi long lanh thế, gương mặt cô trở nên sinh động đến thế, thân hình cô yểu điệu đến thế” [4, tr 380]. Từ một cô Mùi nhu mì, như cam chịu, cô biến thành bà Mùi lẫm liệt đầy uy quyền, dù là thứ quyền uy ảo: Khi là Mẫu bà uy nghi và trang trọng; khi bà là Quan Tuần Chanh, ta lại thấy một sự oai phong khác thường. Dường như có một sức mạnh kỳ bí nào đó đang điều khiển cô. Đó chính là sức mạnh của tâm linh. Mẫu xuất hiện thông qua việc hầu giá đồng của cô Mùi với một sức mạnh kỳ lạ làm cho nỗi lòng của kẻ đang khổ sở được xoa dịu, giúp cho kẻ bệnh tật tăng thêm sức kháng cự, biến kẻ ác đang có dã tâm trở nên hiền hòa, ngay cả những người bình thường lương thiện cũng được hưởng hạnh phúc, đã tốt lành lại càng tốt lành hơn. Có lẽ với nhân vật Mùi, Nguyễn Xuân Khánh đã hư cấu gần như hoàn toàn để có được một hình tượng mà mọi khía cạnh đều được đẩy đến giới hạn: đẹp đến mê hồn, yêu đến mê đắm, tin đến cuồng tín và ban tặng đến dốc tâm, hết lòng Về với Mẫu bà Tổ Cô được khoác vào ánh hào quang của sự linh thiêng, huyền bí, còn cô Mùi là sự gần gũi thân thiện. Cô là một dạng Thánh - trần thế, mang đến sự sống cho nhiều người từ chính nội lực sống lớn lao, khác thường của mình. Đề cập tới kiểu nhân vật tâm linh trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, chúng ta không thể không nhắc tới ông Hộ Hiếu.Ở con người này, yếu tố kỳ lạ được thể hiện rất rõ qua từng hoạt động, việc làm. Trước kia ông cũng là một người dân bình thường như những người dân làng Cổ Đình khác với nghề 31
  37. sơn tràng. Nhưng sau trận mưa gió, sấm sét động trời, phải lĩnh trọn quả cầu lửa, ông bỗng trở thành một con người có năng lực kỳ lạ. Ông thường xuyên bị Thánh ốp. Mỗi lần như vậy ông nhịn ăn hàng tuần liền, chỉ uống đặc một thứ nước chè chát xít, người gầy như xác ve. Những lúc như vậy khả năng của ông lại cao nhất. Ông Hộ Hiếu có thể nhìn thấy số phận của con người, dự báo được xấu tốt qua bát nước lấy từ giữa hồ Huyền về. Điều đặc biệt đôi bàn tay của ông cũng được trao tặng một năng lực kỳ lạ. Đôi bàn tay ấy đã chữa lành vết thương lòng cho người đàn bà khốn khổ ( ba Pháo), đưa chị ra khỏi cơn rồ dại sau tận cùng bất hạnh khi chồng và hai con đột ngột chết, làm cho người đang sốt rừng rực lui ngay cơn sốt, làm cho người đau bụng quằn quại cắt được cơn đau dễ dàng. Lạ kỳ hơn, Hộ Hiếu còn chữa được bệnh cho Pierre khi bị trúng mũi tên tẩm độc bằng khả năng phù thủy của mình. Sau những đòn roi đánh vào ma quỷ, cộng với thứ nước bùa của Hộ Hiếu, Pierre dịu dần những cơn nhói buốt, tâm trí sáng suốt trở lại và khỏi điên. Sức mạnh diệu kỳ của đôi bàn tay Hộ Hiếu chính là sức sống, linh hồn quê hương xứ sở kết đọng lại. Cha Colombert cho rằng “chúa đã phú cho đôi bàn tay ấy một năng lượng bí ẩn ” [4,tr 215] . Chính năng lực ấy tạo cho ông sức mạnh để chữa bệnh cho mọi người. Cũng chính từ đó ông trở thành người vừa đáng kính, vừa đáng sợ. Ông đã gắn đời mình với thánh thần, tâm linh cho đến tận cuối đời. Rõ ràng yếu tố kì lạ đan xen nhau khiến các nhân vật trở nên bí ẩn. Xây dựng các nhân vật có số phận và năng lực kỳ lạ, tác giả đã nói lên được mong ước của nhân dân về một đấng tối cao có sức mạnh siêu nhiên giúp họ, đồng thời khẳng định sức mạnh kì diệu của con người hay chính là sức sống, linh hồn quê hương xứ sở. Chính hồn quê hương xứ sở đã cho những người con của mình sức mạnh thần bí để bảo vệ, để hóa giải nỗi đau của con người. “ Mẫu sinh ra thế gian này” [4, tr 695] và Mẫu yêu thương mọi kiếp người. 32
  38. Chính họ chứ không ai khác là người thể hiện vẻ đẹp của Mẫu, và văn hóa Mẫu chính là một nét văn hóa đậm sắc màu tâm linh. Tóm lại hệ thống nhân vật trong tác phẩm được tác giả xây dựng khá rõ nét, truyền tải được nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời nó cũng toát lên nền văn hóa Việt bởi mỗi nhân vật đều mang trong mình nét văn hóa đặc sắc, mang dấu ấn riêng.Nói khác đi, ở Mẫu Thượng Ngàn, các nhân vật – cá nhân không được trao cho một tư tưởng riêng, nhưng cả một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng trong truyện lại góp thành một hình tượng chung và được trao cho một tư tưởng lớn: giữ gìn văn hóa truyền thống. Nhà nghiên cứu Châu Diên có lý khi cho rằng “Mẫu Thượng Ngàn là cuốn tiểu thuyết mang tầm khái quát văn hóa, nhân vật không còn là những nhân vật riêng lẻ mà là cả một cộng đồng”. 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình Ngoại hình là yếu tố đầu tiên giúp người đọc tiếp cận với thế giới nhân vật của tác phẩm. Ngoại hình là một khái niệm chỉ hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, tác phong nghĩa là toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bên ngoài của nhân vật. Nhà văn có thể khắc họa ngoại hình nhân vật một cách trực tiếp qua ngôn ngữ người kể chuyện hoặc miêu tả gián tiếp qua cái nhìn của nhân vật khác trong tác phẩm. Đó là những nét toàn diện hoặc chỉ một vài đặc điểm nổi bật nhất trong diện mạo của nhân vật. Ngoại hình là yếu tố góp phần bộc tính cách, cá biệt hóa nhân vật. Miêu tả ngoại hình nhân vật là một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết lịch sử nói riêng. Nhiều nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử dùng việc giới thiệu tiểu sử và miêu tả ngoại hình là biện pháp chủ yếu để xây dựng, khắc họa tính cách nhân vật. Với nhà văn Nguyễn Xuân Khánh ông không đi sâu miêu tả ngoại hình nhân vật rõ nét mà chỉ phác 33
  39. họa bằng vài nét nổi bật, ấn tượng. Chẳng hạn như ngoại hình, màu mắt xanh của anh em nhà Messmer, hay khuôn mặt biến dạng nửa đẹp nửa xấu của Trịnh Huyền Nó không đơn giản chỉ là điểm nhấn của ngoại hình, mà còn mang dấu ấn của số phận và tính cách nhân vật. Cả ba anh em nhà Messmer đều mắt xanh. “Riêng Pierre mắt xanh ngọc lam rất đẹp. Đôi mắt xanh dịu dàng, thông minh, lúc nào cũng óng ánh nét tò mò suy tư, khác hẳn ông anh cả và người em út” [4, tr 175]. Hay khuôn mặt biến dạng của Trịnh Huyền : Một nửa gương mặt đẹp, một nửa xấu xí. Phía đẹp là phía trái, với con mắt rất sắc; cái mũi vừa phải, thẳng và thanh tú; gò má xương xương khắc khổ; cuối cùng là một nửa đôi môi mỏng, hơi mím lại, chứng tỏ một trí lực bén nhạy và điềm tĩnh quyết đoán. Còn nửa phải? nửa gương mặt ấy ai mới nhìn đều thấy sợ. Nửa gương mặt ấy là một vết sẹo to và đỏ. Vết sẹo do bị bỏng thì phải. Vết sẹo khi lành đã co kéo làm biến dạng khuôn mặt. Nó kéo khóe môi phải nhếch lên; nó làm cho mi mắt phải không khép lại được, làm cho con mắt ấy luôn mở trừng trừng, thức cũng như ngủ. Rõ ràng khuôn mặt lạ thường đó biểu tượng cho cuộc đời đầy biến động của Trịnh Huyền và cũng là biểu tượng cho quá khứ đầy biến động của dân tộc. Điều nổi bật trong Mẫu Thượng Ngàn là nhà văn rất chú trọng miêu tả ngoại hình các nhân vật nữ. Các nhân vật nữ trong cuốn tiểu thuyết này được miêu tả hết sức công phu, sống động, hấp dẫn về ngoại hình nhằm làm nổi bật vẻ đẹp phồn thực, căng tràn sức sống của họ. Khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ, nhà văn hướng ngòi bút đến nhiều nét trên cơ thể như làn da, mái tóc, đôi mắt, miệng Đặc biệt vẻ đẹp của họ được tô đậm hơn ở làn da và bầu vú- biểu tượng thiêng liêng cho thiên chức tái tạo, sinh sôi, duy trì nòi giống. Với hình tượng bầu vú, tác giả muốn ca ngợi vẻ đẹp tràn đầy chất phồn thực ở họ. Bầu vú bánh dày xinh đẹp, đồng trinh của Nhụ đã khiến Julien thèm khát, ham muốn. Dưới ánh 34
  40. trăng, bầu vú ngọc ngà của thím Pháo đã lay động tâm hồn cằn cỗi của ông Hộ Hiếu, làm cho cuộc tình của hai sinh linh côi cút càng thêm nhiều dư vị. Qua hình ảnh bầu vú, nhà văn cũng muốn khẳng định thiên chức duy trì, bảo tồn và tái sinh sự sống của người phụ nữ. Chính nhờ bầu vú của người đàn bà đầy ắp tình thương yêu đã ban tặng sự sống cho những thân phận đang mòn mỏi lụi tàn (bà Váy dành cho Lý Cỏn, bà Tổ Cô dành cho Trưởng Cam, thím Pháo dành cho Hộ Hiếu ). Đó là bản năng mang tính Mẫu được kết tinh trong mỗi người vợ, người mẹ Việt Nam. Nhà văn còn chú ý miêu tả làn da người phụ nữ. Nó có sức gợi tình, sức thôi miên mãnh liệt. Trong cảm nhận của người Tây Âu, người đàn bà Việt sở hữu một làn da và một thân hình kỳ diệu. “Làn da ấy đặc biệt không thô, nó mịm màng, mát dịu khi tay ta chạm vào. Đó là thứ da dẻ luôn mời mọc ta ve vuốt. Thân hình của họ tuy nhỏ bé nhưng chắc và lẳn, một thứ thân hình hài hòa, đầy sức bật, sức sống, hưá hẹn những thú vui không biết mệt mỏi. Trên giường ngủ, họ quấn quýt quằn quại như hút chặt lấy ta, cho cảm giác như một con trăn nhẹ nhàng quấn tròn lấy ta trong nhịp giao hoan [4, tr 355].Thân thể người phụ nữ với vẻ đẹp ban sơ đã tạo ra sức chinh phục nam tính. Làn da trinh bạch của Nhụ được tắm tưới bởi ánh trăng đã khiến Điều như cuồng dại. Lý Cỏn mê mẩn bà Váy bởi “cái mặt xinh xinh đôn hậu, khoái ở cái làn da trắng bóc, trắng nhễ nhại, trắng hồng hào” [4, tr 575]. Tóm lại, miêu tả ngoại hình là một phương tiện góp phần khắc họa tính cách các nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Các nhân vật nam chỉ được khắc họa vài nét khái quát nhưng vẫn gây được ấn tượng, còn các nhân vật nữ được dụng công miêu tả ngoại hình để làm toát lên vẻ đẹp đầy sức sống bằng nhiều hình ảnh ( bầu vú, làn da), nhiều thủ pháp nghệ thuật (so sánh, liên tưởng ). Cách miêu tả ngoại hình cũng cho thấy quan niệm 35
  41. của nhà văn: ngoại hình và nội tâm của con người thường thống nhất với nhau 2.2.2. Nghệ thuật biểu hiện tâm lí Tâm lí nhân vật bao gồm những biểu hiện tinh thần bên ngoài (ngôn ngữ, thái độ, hành động cử chỉ ) và những diễn nội tâm bên trong của nhân vật. Nội tâm nhân vật chính là thế giới bên trong với tất cả những biến thái tinh vi nhất của tâm hồn nhân vật (tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng bên trong của nhân vật đối với mình, với nhân vật khác, hoặc với cuộc sống chung được thể hiện trong tác phẩm). Tâm lí nhân vật được nhà văn thể hiện bằng nhiều cách: để nhân vật tự suy nghĩ, dùng nhân vật này nói lên nội tâm cuả nhân vật khác, biểu hiện nội tâm tập trung hoặc xen kẽ với hành động, trình bày, phân tích nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tác giả. Thể hiện nội tâm nhân vật là một biện pháp rất quan trọng để bộc lộ tính cách nhân vật. Nhà văn phải nắm bắt thật vững tính cách nhân vật, thâm nhập sâu sắc vào thế giới tâm hồn của nhân vật, nắm bắt nhạy bén những phản ứng phức tạp của nhân vật trước từng tình huống, ở mỗi cảnh ngộ mới có thể biểu hiện nội tâm nhân vật thành công. Như chúng ta đã biết, mỗi nhà văn có một phong cách nghệ thuật, một phương thức sáng tạo riêng. Những nhà văn lớn là những nhà văn đứng vững trên con đường sáng tạo riêng của mình. Trong việc thể hiện tâm lí nhân vật cũng vậy, mỗi nhà văn có một phương thức nghệ thuật riêng, hướng sự chú ý của mình tới một góc khuất nào đó trong tâm linh từng nhân vật. Nguyễn Xuân Khánh là nhà văn hiện thực bậc thầy, đóng góp lớn nhất của ông cho văn học hiện thực nói chung và tiểu thuyết hiện thực nói riêng là trong lĩnh vực phân tích tâm lí nhân vật. Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi chỉ xin đi sâu tìm hiểu biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của Nguyễn Xuân Khánh 36
  42. trong việc thể hiện tâm lí nhân vật trong tác phẩm Mẫu Thượng Ngàn- Nghệ thuật biểu hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ và hành động. Về ngôn ngữ, Nguyễn Xuân Khánh đã chú ý lựa chọn ngôn ngữ đối thoại sao cho phù hợp với trình độ, địa vị, tính cách từng nhân vật, góp phần xây dựng cũng như cá thể hóa nhân vật. Chương II của tác phẩm, nhà văn đã xây dựng rất nhiều đối thoại giữa các nhân vật: Nhụ- cụ đồ Tiết, Điều- Trịnh Huyền mà phần lớn là câu hỏi của Nhụ và Điều về những bí ẩn xung quanh ngôi làng Cổ Đình và những phong tục văn hóa nơi đây: “ - Xem ra cháu nuôi ong được đấy. - Nuôi ong khó lắm phải không ông? - Cũng khó mà cũng dễ - Cháu sợ ong đốt lắm. Ông tươi cười nhìn cháu: - Người nuôi ong phải biết kiên nhẫn, lặng lẽ và dịu dàng. Người nóng nảy, thô lậu khó có thể nuôi ong. Ong rất ưa sự nhẹ nhàng, mềm mại. Đến với ong phải như người mẹ đến với con mình. Âu yếm, ấm áp. Ong cũng có thể cảm nhận được bàn tay nào yêu thương chúng, không muốn làm hại chúng - Đừng sợ, chúng đang tìm hiểu xem cháu là người thế nào cứ bình tĩnh đừng hốt hoảng. - Mặc chúng ! Đừng cử động mạnh. Ví dụ có con nào đốt cũng phải cắn răng mà chịu. Vả lại loài ong ruồi không hung dữ. Chỉ khi nào thấy bị tấn công nó mới đốt lại để tự vệ [4, tr 49]. Hay “ - Chú Huyền dạy cháu đánh đàn với nhé. - Cháu nghe có thấy thích không đã? - Rất thích. - Rất cơ à? Thế thì được nhưng phải dần dần. 37
  43. - Dần dần là thế nào ? - Đầu tiên phải học hát cho thật đúng. Sau rồi nghe. Nghe và hát cho thật nhuyễn. Điệu hát thấm vào người lúc nào không hay. Lúc ấy mới học đàn thì mau lắm. - Vậy chú dạy cháu hát đi - Không - Sao lại thế? ” [4, tr 54], Nhìn ngọn núi cao Điều hỏi chú: - Sao lại núi Đùng chú nhỉ? - Đó là câu chuyện ông Đùng bà Đà, dân ở đây ai chả biết. Mà cháu chưa biết sao? - Cháu biết chứ. - Cháu nghe nói hội Đùng vui lắm phải không? Chú đã được dự lần nào chưa? - Chỉ mới một lần chú mới lớn. Các cụ bảo hội làng mình tốn kém lắm, nên mười năm mới có một lần. Mấy chục năm nay làng mình mất mùa luôn nên lâu lắm không mở hội. - Tốn kém đến thế nào mà lại không mở nhỉ?” [4, tr 55] “ - Chú ơi! Thế “trải ổ” là gì trong hội?” [4, tr 56] Trong đôi mắt trẻ thơ của chúng, mọi thứ xung quanh đều như một dấu hỏi lớn. Nhụ và Điều hiện lên qua những cuộc đối thoại hết sức hồn nhiên, trẻ thơ nhưng giàu tình yêu thương, và sự chia sẻ. Qua ngôn ngữ đối thoại, ta nhận ra ở hai đứa trẻ này những nét khác biệt đáng yêu về tính cách. Nhụ là một cô gái có đức tính cần mẫn, dịu hiền. Điều lại là một chàng trai lém lỉnh, hoạt bát, mạnh mẽ, có phần nôn nóng. Đến chương X, nhà văn đã rất khéo và tài khi xây dựng cuộc đối thoại giữa Pierre Messmer, Réne de Formentin, Colombert, ông già Lềnh, Alechxandre và Julien Messmer. Khi đó, từng tâm 38
  44. lí, từng nếp nghĩ của những kẻ đi xâm lược được bộc lộ rõ qua sự nhìn nhận khác nhau về người dân thuộc địa. Nhờ đó, ta nhận ra rất rõ sự phân hóa trong nội bộ người Pháp: “- Tôi vẫn chưa hiểu hết người An Nam. Chẳng lẽ cũng như những người bạn của tôi ở Hà Nội. Họ bảo dân An Nam thông minh nhưng lười biếng, không có khí chất của một dân tộc hùng mạnh. Lúc nào gặp họ tôi cũng chỉ thấy sự sợ sệt, khúm núm và những ánh mắt nhìn nghiêng len lén. (lời của Réne ) Ông Lềnh cười: - Chúng tôi cai trị họ đã ngàn năm. Kể về việc xưng vương trùm thiên hạ, nước chúng tôi đã làm từ mấy ngàn năm trước. Còn các ngài làm chủ ở xứ Đông Dương này mới được vài chục năm. Hãy coi chừng sự sợ sệt khúm núm.Đừng tin vào sự lười biếng yếu đuối. Đừng coi thường sự lam lũ gần như cùng kiệt của họ ” [4, tr 507]. Hay cuộc đối thoại của Cha Colombert và Réne : Réne hỏi: - Tôi nghe nói tòa giám mục có ý định cho cha về Pháp, về cố hương an dưỡng tuổi già? Cha Colombert trả lời: - Phải bề trên có nói với tôi như vậy, xong tôi đã xin ở lại. Tôi yêu quý người dân ở đây. Tôi yêu xứ sở này. Tôi muốn được chôn nắm xương tàn của mình tại mảnh đất quê hương thứ hai.” Và cuộc đối thoại giữa Réne và Julien “- Thật đáng tiếc, rất đáng tiếc. Có nhiều sự khác biệt quá giữa Đông và Tây. Thực ra, người Đông phương cũng đã thấy cái yếu của họ, họ đang cố gắng Tây phương hóa cuộc sống của họ, đáng lẽ chúng ta cũng phải Đông phương hóa, tức là xích lại gần (lời của Réne ) 39
  45. Một tiếng nói từ trong bóng tối chui ra: - Vị nào vừa nói chúng ta phải tự Đông phương hóa đấy. Tôi xin mạn phép không tán thành. Mọi người quay đầu và nhận ra Julien Messmer đã đứng gần đó. Julien tháo găng tay ngồi vào bàn và tiếp tục lời nói dở chừng: - Sở dĩ tôi bảo chúng ta không cần Đông phương hóa, bởi vì tất cả những lời nói mỹ tự chỉ là những ngôn từ che đậy. Về thực chất, lịch sử chỉ là những cuộc vật lộn khốc liệt giữa các dân tộc mạnh và yếu. Có những dân tộc sinh ra chỉ để chịu sự nô lệ. Có những dân tộc sinh ra để mà thống trị. Chúng ta ăn nói khéo léo, thực ra, chỉ để cho những người bị trị cảm thấy dễ nghe, dễ chịu hơn khi ở dưới quyền người khác. Ông Réne nhẹ nhàng: - Có lẽ ông Julien tự tin quá, cũng như nhiều người Phápchúng ta đã tin như vậy. Liệu chúng ta có nên quá ư tự mãn như vậy không? Đành rằng người phương Đông lúc này quá ư hèn yếu dưới con mắt chúng ta. Nhưng liệu có mãi như thế không? ” [4, tr 511]. Bên cạnh việc xây dựng những đối thoại, việc dùng thủ pháp độc thoại nội tâm là một trong những phương thức hữu hiệu để khắc họa tính cách nhân vật. Trong Mẫu Thượng Ngàn, tác giả sử dụng độc thoại nội tâm khi khắc họa một số nhân vật chính như bà Tổ Cô, bà Ba Váy, Nhụ, Trịnh Huyền Đời sống nội tậm của bà Tổ Cô trong Mẫu Thượng Ngàn được nhà văn miêu tả sinh động qua độc thoại nội tâm và miêu tả trực tiếp nội tâm nhân vật. Trong đêm động phòng với ông Trưởng Cam, lòng bà ngổn ngang biết bao tâm trạng, “như mối tơ vò”. Bà tự hỏi: “ - Không biết ông ta thế nào? Hay là gặp một kẻ vũ phu? Liệu bà quyết định hôn nhân có đúng không? Nếu như gặp cảnh ngang trái thì sao?Họ là người công giáo, liệu họ có thực tâm như những lời hứa ngon ngọt? Liệu 40
  46. họ có mang mối hận thù, và cuộc hôn nhân này chỉ là sự giả tạo, và khi vào tay họ thì ta sẽ thành nạn nhân cho sự thù hận”[4, tr 298]. Những dòng độc thoại đã hiện rõ sự lo lắng trong lòng bà. Bà còn tự trách thầm mình là người có lỗi với ông Phủ Khiêm bởi mình còn rất nặng tình cảm với ông ấy. Nỗi đau xót vẫn chưa nguôi,bà luôn nghĩ đến ông. Đang trong tâm trạng rối bời như thế thì ông Cam bước vào. Bà chẳng biết phải làm gì, phải nói gì nên chỉim lặng ngồi trên phản, hai chân thõng xuống đất,lòng bà càng thêm rối bời. Nhưng khi nhìn thấy gương mặt “hiền, đăm chiêu” và “sáng sủa” của ông Cam, được nghe ông nói những lời tự đáy lòng và được tận mắt nhìn những cử chỉ xúc động của ông thì bà “hoàn toàn bất ngờ và trở nên tin cậy” . Bà Tổ Cô cảm giác mình “vững tâm” trở lại và hoàn toàn tin tưởng con người này tử tế và thành thực giúp bà: “ - Hóa ra ông ta không phải loại người thô lỗ, khủng khiếp như bà suy nghĩ tưởng tượng. Hóa ra ông ta không phải loại người gỉa dối, loại người miệng xơn xớt nói cười cho đến lúc này, ông ta hoàn toàn là người tử tế. ” [ 4, tr 300]. Đặc biệt tác giả dành hẳn một chương riêng (chương XI) miêu tả những cảm xúc, dòng tâmtrạng của bà Ba Váy. Chương truyện này kéo dài 33 trang, chỉ có 3 lần nhân vật đối thoại trực tiếp với một ai đó; còn lại là độc thoại. Bà Ba Váy hình dung lại cuộc đời của mình: thăng trầm, ngọt ngào và cả những giọt nước mắt: câu chuyện tình dở dang, và cái ngậm ngùi của phận làm lẽ, phận người vợ, người mẹ như : “ - Đấy, cái cảnh lấy chồng chung là như vậy đó. Thật buồn phiền, thật thảm hại, ba người đàn bà tranh nhau ân sủng của một người đàn ông. Đáng lẽ ra số phận của tôi đâu có đáng chịu như vậy. Tôi đã có con, và có nhiều con với ông Lý, nhưng tôi vẫn luôn có một khao khát, trong tôi vẫn luôn có một tình cảm không thỏa mãn, mối tình xa xưa từ thời con gái vẫn để lại trong tôi 41
  47. một dư vị ngọt ngào khôn nguôi Đừng tưởng thời gian đã xóa nhòa nó hẳn Không, nó vẫn còn đấy Nó vẫn như ở trước mắt tôi Điều sâu kín mà tôi không thể thốt nên lời ” Hay “ - Nghĩ cho cùng, ông Lý nhà tôi, dù có bị mất bà vợ cả thì cũng vẫn còn bà Hai và tôi tức là bà Ba ”. Và tâm trạng bà Ba Váy trong đêm hội ông Đùng bà Đà cũng vậy. Nó mơ hồ, nó miên man, nó dàn trải như một dòng nước chảy. Nhà văn như sống trong tâm trạng của nhân vật, ông đã miêu tả rất tinh tế những diễn biến trong tâm hồn nhân vật: từ khi nghe tiếng đàn của Trịnh Huyền, hồn bà thực sự đã lạc vào một thế giới ngoài trần thế” [4, tr 737]. Bà không còn tỉnh táo nữa, “thậm chí, khi xuống đến chân núi Mẫu, tâm hồn bà vẫn như lạc tận đâu đâu” [4, tr 737] Với nhân vật Nhụ, nội tâm được biểu hiện không chỉ qua độc thoại nội tâm mà còn ở những giấc mơ, yếu tố tâm linh.Khi chồng đứng bên bờ vực cái chết, Nhụ miên man trong những dòng suy nghĩ: “ - Nhụ cứ ngồi im lìm như thế rất lâu. Nghe tiếng đêm. Nghĩ miên man xa gần. Nghĩ vẩn vơ không đầu không cuối. Cô bồng bềnh lạc vào thế giới riêng tư của mình. Không hiểu sao Nhụ lại cảm thấy rất ân hận. Phải rồi? Đúng là ân hận. Cô ân hận điều gì? Có đáng để ân hận không nhỉ? Ân hận vì hôm vừa rồi, chỉ có một chuyện cỏn con, cô nhắc chồng ban ngày trời nắng không được trú chân dưới bóng cây để tránh gặp vía bọn quan ôn, thế mà hai vợ chồng đã vùng vằng rồi cãi vã nhau chăng? Ân hận vì tháng trước Điều đã ham chơi cùng bạn bè, bỏ cả việc đi tát nước, và Nhụ đã dằn dỗi, đã quá lời với chồng chăng?” [4, tr 589- 590]. Rồi Nhụ thương bản thân mình: 42
  48. “ - Ôi chao! Tôi chỉ mới mười lăm tuổi đầu. Sao trời nỡ đọa đầy tôi đến thế. Tí tuổi đầu đã hóa ra kẻ góa chồng. Mà nào tôi đâu đã được nếm trải những ngọt bùi của đời sống vợ chồng Thầy tôi ở trên thềm nhà trên đang ho. Thầy tôi vẫn thức. Có lé thầy sẽ thức thâu đêm Tôi biết thầy tôi thương tôi lắm .” [4, tr 595]. Nhiều nhân vật khác trong tiểu thuyết (cô Mùi, bà Tổ Cô) cũng được nhà văn miêu tả nội tâm qua yếu tố tâm linh (những cuộc ngồi đồng, hầu bóng), qua những giấc mơ. Độc thoại nội tâm qua ngòi bút Nguyễn Xuân Khánh đã phát huy tối đa vai trò của mình trong việc biểu hiện con người cá nhân. Nó giúp nhà văn thám hiểm chiều sâu con người bên trong của nhân vật để thấy được bản chất, thế giới tâm hồn, trí tuệ và những diễn biến tâm lí nhân vật không biểu lộ ra ngoài. Nhân vật không chỉ đơn thuần là đối thoại hay độc thoại mà còn gắn với hành động. Hành động làm nên chân dung nhân vật. Nhân vật tồn tại qua hành động. Viết về các nhân vật nữ, Nguyễn Xuân Khánh tìm thấy cảm quan mỹ học về vẻ đẹp của người Mẹ, đã trao cho họ những hành động mang đậm tính chất Mẹ. Họ hành động theo bản năng của người mẹ, luôn hướng tới việc sản sinh và che chở cho sự sống. Hành động yêu đương của các nhân vật nữ, hành động cứu giúp người thân khỏi cái chết bằng dục tính, hành động phản kháng đến cùng khi bị quyền lực chà đạp, cưỡng bức được nhà văn miêu tả sinh động, lắm lúc gây cho người đọc cảm giác hồi hộp, thích thú: Bà Ba Váy tuy không yêu chồng nhưng khi chồng đau yếu người phụ nữ ấy vẫn hết lòng chăm sóc, giành giật sự sống của Lý Cỏn từ tay tử thần, để tìm kiếm một chốn nương tựa vững chắc cho bà và cũng vì những đứa con thơ.Bởi vậy trong khoảnh khắc giữa cái chết và sự sống, để cứu được ông Lý Cỏn, bà Ba Váy đã nghĩ đến phương thuốc có một không hai, đấy chính là bầu sữa của mình. Việc làm tưởng như buồn cười đã cứu sống Lý Cỏn. 43
  49. Bà Tổ Cô lại mang tấm lòng nhân hậu, đầy lòng thương của Mẫu. Bà đối xử tốt với mọi người xung quanh và dành trọn yêu thương cho chồng, cho con. Khi ông Phủ Khiêm qua đời bà rất đau buồn. Thời gian đó bà lại bị truy lùng,săn đuổi, vì bọn giặc Pháp muốn diệt tận gốc những người có dây dưa với kẻ bị coi là chống đối như ông Phủ Khiêm. Bà phải một thân một mình vượt qua gian khổ để bảo vệ giọt máu mà ông Phủ Khiêm để lại. Bà bị đẩy vào tình thế éo le: phải bằng lòng lấy ông trưởng Cam khi trong lòng rất đau khổ, vẫn một lòng thương yêu chồng. Vì con cái, bà có thể làm tất cả mọi điều. Chứng kiến những kẻ tà đạo bị hành quyết thảm thương, bà động lòng trắc ẩn. “Nhìn hai người đàn ông tuyệt vọng đang cố bám lấy cuộc sống lòng bà Khiêm chợt xao động khó tả” [4, tr 276]. Về nhà bà ốm mất nửa tháng mới khỏi. “Kể ra họ cũng thật đáng thương. Nhiều người tôi biết rất rõ họ chẳng có tội gì đâu” [4, tr 278] – câu nói của bà thể hiện rõ tấm lòng nhân hậu yêu thương con người. Đó là tình yêu thương bao la của Mẫu. Hay cô trinh nữ Nhụ đã cứu chồng từ cõi chết trở về. Điều- chồng cô không may trở thành nạn nhân trong trận dịch tả. Tưởng như Điều không còn chút hi vọng nào nữa, đến cả bàn tay tài hoa, thần dược của ông Hộ Hiếu cũng đành chịu thua. Vậy mà Nhụ vẫn không đầu hàng số phận. Cô nhất định không cho mang chồng mình đi chôn. Cô ngồi cả đêm, nhớ nhung, ân hận, xót thương, nuối tiếc, khóc lóc Khi cô tỉnh dậy chuyện lạ lùng như một phép màu đã xảy ra: Điều đã hồi sinh. Giống như bà Ba Váy, bà Tổ Cô, Nhụ đã dùng tình yêu thương của người vợ, người mẹ hay nói cách khác đã dùng vẻ đẹp mang tính Mẫu để tái sinh sự sống cho người mình yêu thương. Có thể nói, biểu hiện tâm lí phong phú, phức tạp của nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và hành động của nhân vật đã đem lại thành công cho Nguyễn Xuân Khánh trên phương diện xây dựng nhân vật của cuốn tiểu thuyết này. Qua những nhân vật của ông, người đọc không chỉ thấy nét diện 44
  50. mạo, cử chỉ hay hành động mà điều thú vị ta còn được sống với thế giới tâm hồn sâu kín bên trong nhân vật, khơi dậy trong ta những cảm xúc sâu sắc. Các nhân vật trong Mẫu Thượng Ngàn vì thế có sức hấp dẫn, cuốn hút độc giả. Qua đó, có thể thấy Nguyễn Xuân Khánh hiểu khá sâu sắc cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật. 2.2.3. Nghệ thuật biểu hiện tâm linh. Tâm linh là một hình thái ý thức của con người. Nói đến tâm linh là nói đến những gì trìu tượng, cao cả, vượt qua cảm nhận của tư duy thông thường và gắn liền với niềm tin linh thiêng trong cuộc sống. Văn hóa tâm linh là sợi dây nối kết cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái và tinh thần hướng thiện, đã góp phần tạo nên chiều sâu, sức sống cho nền văn học dân tộc. Văn hóa tâm linh có những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong đời sống của người Việt. Trong đó tín ngưỡng đa thần, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và con người là những biểu hiện quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt tạo nên bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam. Và điều này tạo nên nét đặc sắc trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Làm nên những nét đặc sắc đó là nhờ việc sử dụng thành công phương thức thể hiện yếu tố tâm linh: Đó làviệc sử dụng những yếu tố kì ảo, huyền thoại với chức năng khám phá thế giới bên trong đầy bí ẩn của con người. Khám phá con người huyền thoại, siêu thực, kì ảo trong cõi tâm linh là cách các nhà văn khám phá thế giới tinh thần hết sức trìu tượng, khó nắm bắt của con người. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh bằng việc xây dựng những chi tiết kì ảo gắn liền với các nhân vật huyền thoại đã mở cửa bước vào thế giới bên trong đầy bí ẩn của con người để từ đó có cái nhìn sâu sắc về sức mạnh của văn hóa tâm linh Việt. 45
  51. Trong Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã thể hiện tài năng khi xây dựng nên không gian kì ảo. Đó là không gian được bao trùm bởi tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng bách thần và thờ cúng vật linh. Đến làng Cổ Đình, người ta còn tìm thấy một thế giới khác tồn tại ngoài thế giới của hiện thực, đó là thế giới của thần linh. Dường như Thánh Mẫu cùng các công bộc của bà cũng đang ở đâu đây rất gần với cuộc sống của con người, để chứng kiến những thăng trầm của cuộc sống, và sẵn sàng giang tay cứu vớt che chở mỗi khi họ rơi vào bế tắc của cuộc đời. Trong không gian ấy có sự xuất hiện của nhiều nhân vật kì ảo, huyền thoại với những kiểu dạng khác nhau. Đó có thể là những nhân vật linh thiêng chỉ tồn tại trong tâm tưởng như Mẫu, như cô Chín, cô Bé, ông Đùng, bà Đà. Đó có thể là những nhân vật hiển hiện ngay giữa cõi đời như bà Tổ Cô, cô Mùi, ông Hộ Hiếu. Hình ảnh Mẫu được nhắc đến trong tác phẩm với những chi tiết kì ảo. Như hình ảnh cái bóng trắng xuất hiện ở gốc đa đầu làng trong đêm mưa gió đưa Nhụ trở về đền Mẫu, trở về chốn bình yên sau bao đau khổ của cuộc đời: Nhụ cúi mắt trước cái bệ gạch, “chợt cảm giác như có ai chạm nhẹ vào sau lưng, chị ngẩng đầu ngoái lại nhưng không thấy gì. Chị lại cúi xuống và lần này cảm thấy như có ai đang nhìn mình. Chị ngẩng đầu lên lần nữa. Đúng lúc ấy có một ánh chớp: Bầu trời chợt sáng lên giây lát nhưng cũng đủ để cho người đàn bà áo tơi trông thấy một bóng người trắng toát phía trước mặt. Rõ ràng là một người đàn bà với mớ tóc dài để xõa và chiếc áo trắng thùng thình ” [4, tr 794]. Và cứ như thế cái bóng trắng dẫn Nhụ trở về đền Mẫu. Trong suy nghĩ của Nhụ và bà Mùi, thì đó chính là Mẫu đã hiển linh đưa cô về nơi thờ tự của Mẫu. Hình ảnh cái bóng trắng kì ảo xuất hiện bên cạnh Nhụ như một vị cứu tinh đã khẳng định sức mạnh vô hình mang yếu tố tâm linh từ Mẫu. Như vậy rõ ràng đây là nhân vật chỉ xuất hiện trong tâm tưởng của con người. Sự xuất hiện của nhân vật này với những hình ảnh kì ảo đã góp phần 46
  52. làm tăng thêm sự huyền bí của thánh Mẫu, thể hiện niềm tin linh thiêng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người dân Cổ Đình. Hay như Huyền thoại kể về ông Đùng bà Đà. Trong quan niệm dân gian, ông Đùng bà Đà là hai nhân vật gắn liền với sự sáng tạo vũ trụ của người Việt – Mường lưu truyền rộng rãi còn với Mẫu Thượng Ngàn, trong kí ức của người dân Cổ Đình, huyền thoại về ông Đùng bà Đà mang một hình thái, một sắc thái hoàn toàn mới mẻ, nó không còn mang ý nghĩa nguyên thủy mà đã được cải biến trở thành huyền thoại về tình yêu thương và biểu tượng cho sự luyến ái trong tình yêu nam nữ. Có thể nói Nguyễn Xuân Khánh đã khá tự do, táo bạo trong cách xây dựng hai nhân vật huyền thoại ông Đùng bà Đà thành những hình tượng thẩm mỹ của tư duy nghệ thuật đương đại. Đó là những nhân vật tồn tại mang đậm sắc thái phồn thực, mặc dù bị thiêu chết, nhưng họ vẫn sống mãi trong trí óc, vẫn hiện diện trong đời sống hôm nay của người dân Cổ Đình như một khao khát, như một tiếc nuối. Chẳng thế mà, người dân Cổ Đình, chẳng ai bảo ai đều mong ngóng háo hức chờ đợi đến lễ hội ông Đùng bà Đà. Như vậy, việc khắc họa thành công hai nhân vật huyền thoại ông Đùng bà Đà, chính là cách để nhà văn thể hiện đậm nét tín ngưỡng phồn thực - một trong những biểu hiện của văn hóa tâm linh trong tác phẩm. Như đã nói, các nhân vật kì ảo, huyền thoại trong tác phẩm không chỉ là những nhân vật linh thiêng tồn tại trong tâm tưởng mà còn là những nhân vật hiển hiện ngay giữa cõi đời. Trong đó nhân vật đầu tiên phải kể đến ở đây đó là bà Tổ Cô. Cuộc đời nhân vật bà Tổ Cô được đan dệt bằng những huyền thoại, khiến bà trở thành mẫu mực về lòng chung thủy, đạo nghĩa vợ chồng, cũng như cung cách ứng xử khôn khéo trong từng hoàn cảnh. Người đọc khi đọc Mẫu Thượng Ngàn không thể quên được câu chuyện bà Tổ Cô bằng tình yêu thương đã chữa khỏi căn bệnh quái ác cho ông trưởng Cam. Hay câu 47
  53. chuyện bà ngồi đồng xin cho vợ cả Cỏn đứa con cầu tự là thằng Ly. Trước khi bà chết, thằng bé đến. Khi trông thấy nó, bà lại chảy nước mắt và bảo: “cụ thương chắt lắm”. Điều kì lạ là, sau khi bà Tổ Cô chết được ba tháng, thằng Ly đang khỏe mạnh, đột nhiên ngã bệnh, lúc chết vẫn gọi “cụ ơi”. Như thế bà Tổ Cô trong mắt những người dân Cổ Đình càng trở nên huyền bí với khả năng tiên đoán trước mọi chuyện sẽ xảy ra. Đặc biệt, câu chuyện bà có nuôi ngựa ngài ở đền Mẫu để trừng trị những kẻ dám báng bổ thần thánh, lại càng tô đậm thêm màu sắc thần bí, thiêng liêng cho nhân vật này. Giống như nhân vật bà Tổ Cô, nhân vật cô Mùi được nhà văn khắc họa với những chi tiết kì ảo, huyền diệu cũng là để nhân vật đến gần cõi thiêng của Mẫu, làm cầu nối giữa Mẫu linh thiêng và thế tục. Đó là những câu chuyện về khả năng chữa bệnh của cô Mùi. Cách trị bệnh của cô cũng rất đặc biệt, ngoài việc cho họ uống thuốc lá khi chữa bệnh cô thường nắm lấy hai bàn tay người bệnh. Bởi trong một giấc ngủ ở tòa điện cô Mùi đã mơ thấy Mẫu hiện về dạy cô làm thế. Chẳng biết phép lạ ấy kì diệu đến thế nào, nhưng từ đó cô làm theo Mẫu dạy. Và cô nhận thấy, làm như thế người bệnh rất quý cô, tin cô. Như thế, với những yếu tố kì ảo, huyền thoại bao quanh nhân vật, cô Mùi chính là người đã được lựa chọn để thể hiện sức mạnh mang đầy dấu ấn linh thiêng và niềm tin tôn giáo sâu sắc. Yếu tố kì ảo còn xuất hiện ở nhân vật ông Hộ Hiếu. Làng Cổ Đình thường hay nhắc đến một ông thầy phù thủy có khả năng rất kì lạ. Ông ta có thể chữa được những căn bệnh hiểm nghèo, từ trẻ con đến người lớn, từ bệnh dương đến bệnh âm chỉ bằng lá bùa được vẽ bằng máu do chính ông tự cắt lưỡi mình mỗi khi bị “ốp đồng”. Ông còn có khả năng biết trước những điều có thể xảy ra khi nhìn vào bát nước trong, lấy từ hồ Huyền về. Và đặc biệt là câu chuyện ông chữa bệnh cho Pierre nhờ việc uống thuốc bùa, chịu đánh đòn 48
  54. roi dâu trừ tà lên người để đuổi con ma cụt đầu. Khi để cho những yếu tố kì ảo, huyền thoại bao quanh nhân vật này nhà văn muốn một lần nữa khẳng định sức mạnh của những tín ngưỡng văn hóa bản địa trước sự áp đặt của văn hóa ngoại bang. Trong văn học, kì ảo là một trong những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu và độc đáo để hữu hình hóa, để thâm nhập vào thế giới tâm linh, vô thức của con người, nơi mà tư duy lí tính không thể vươn tới. Như vậy bên cạnh vai trò tạo sự “lạ hóa” nhằm hấp dẫn người đọc, yếu tố kì ảo còn có tác dụng giúp nhà văn biểu hiện, khám phá hiện thực và thể hiện những quan niệm mới mẻ về nhân sinh, thế sự, con người. Ở Mẫu ThượngNgàn, những yếu tố kì ảo còn cung cấp cho người đọc một thế giới bay bổng, kì diệu, mở ra những không gian rộng rãi nhiều chiều, kích thích trí tưởng tượng phong phú và thật sự đã thu hút sự chú ý của người đọc không chỉ vì sự “lạ hóa”, hấp dẫn của nó mà còn bởi vì nó đã tô điểm những khả năng kì diệu của con người mà trên thực tế khoa học cũng chưa lí giải được, từ đó góp phần làm phong phú thêm những nét đẹp văn hóa tâm linh của tác phẩm. 49
  55. KẾT LUẬN Hơn nửa thế kỉ lao động sáng tạo nghệ thuật miệt mài cùng tài năng văn chương thiên bẩm, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo cho mình một chố đứng khó có thể thay thế trong nền văn học Việt Nam đương đại nói riêng và văn học dân tộc nói chung. Với bộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006), Đội gạo lên chùa ( 2011), Nguyễn Xuân Khánh đã góp phần không nhỏ vào việc cách tân thể loại tiểu thuyết lịch sử, xác lập được một vị trí vững trãi trong lòng công chúng.Trong phạm vi cho phép khóa luận đã đi sâu tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàncủa Nguyễn XuânKhánh”với mong muốn góp phần khẳng định tài năng, phong cách và những đóng góp của ông trong nền văn học nước nhà. Nghiên cứu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, chúng tôi nhận thấy: Nếu nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử truyền thống được nhìn nhận một cách đơn giản do bị chi phối bởi quy tắc tôn trọng tuyệt đối các sự kiện và nhân vật lịch sử thì Nguyễn Xuân Khánh đã đưa ra quan niệm về con người một cách đa diện, toàn vẹn. Qua tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, thấy rõ quan niệm của ông về con người con người đời thường, phức tạp, đa diện; con người tâm linh và quan niệm đề cao vẻ đẹp, vai trò của kẻ sĩ và người phụ nữ. Những quan niệm nghệ thuật về con người đã định hướng cho nhà văn trong việc nhìn nhận, đánh giá vừa cụ thể, vừa sâu sắc, toàn diện và lí giải hợp lí, thuyết phục mọi biểu hiện tâm lí phong phú phức tạp của nhân vật. Do đó, sự khám phá, miêu tả mang tính nghệ thuật của nhà văn về nhân vật đạt đến độ chân thực, sinh động và mang tính biện chứng. Từ quan niệm về con người như trên, Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngànmột thế giới nhân vật đặc sắc, đa dạng và sinh động về kiểu loại: Nhân vật nữ, nhân vật xâm lược, nhân vật tâm 50
  56. linh. Mỗi kiểu loại nhân vật đều mang trong mình những đặc điểm, những nét độc đáo riêng. Xây dựng những kiểu nhân vật này tác giả đã cho thấy ý thức cách tân của bản thân trong quá trình khám phá cuộc sống, con người. Đồng thời, qua những nhân vật đó, tác giả đặt ra vấn đề sâu sắc, mang ý nghĩa thời đại: văn hóa Việt trong giai đoạn tiếp biến văn hóa và hội nhập văn hóa hay nói khác đi đó là tư tưởng giữ gìn văn hóa truyền thống. Trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, để khắc họa rõ nét những đặc điểm về tính cách và số phận của các nhân vật, nhà văn đã vận dụng tài tình, sáng tạo các biện pháp nghệ thuật thể hiện nhân vật như: Nghệ thuật miêu tả ngoại hình tài tình; nghệ thuật biểu hiện tâm lí tinh tế qua ngôn ngữ và hành động; nghệ thuật biểu hiện tâm linh sáng tạo, hấp dẫn. Việc tìm hiểu, nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh mở ra nhiều hướng tiếp cận nghiên cứu mới về tác phẩm, về nhà văn: Nghiên cứu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh, nghiên cứu phong cách tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh Với sự xây dựng thành công thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, đã góp phần khẳng định tài năng, phong cách và bản lĩnh nghệ thuật của nhà văn. Những thành tựu trên thực sự là những đóng góp đáng ghi nhận của ông vào quá trình đổi mới văn xuôi đương đại Việt Nam. 51
  57. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hòa Bình (2006), Mẫu Thượng Ngàn- nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh, www.vtc.vn . [2]. Lê Thanh Bình (2007), Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: Về từ miền hoang tưởng, http//antgct.cand.com.vn. [3]. Hà Minh Đức (Chủ biên) (1997), Lí luận văn học, NXB Giáo dục Hà Nội. [4]. Nguyễn Xuân Khánh ( 2006), Mẫu Thượng Ngàn, NXB Phụ nữ, Hà Nội. [5]. Trịnh Thị Lan (2001), “Một vài suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9. [6]. Ngọc Linh – Mai Trang ( thực hiện) (2006), Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nói về Mẫu Thượng Ngàn, http//vietbao.vn. [7]. Phương Lựu (Chủ biên) (1987), Lí luận văn học , tập 2. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [8]. Phương Lựu (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục [9]. Nguyên Ngọc (1991), Văn xuôi sau 1975, thử thăm dò về quy luật phát triển, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4. [10]. Nguyên Ngọc (2006) Một cuấn tiểu thuyết thật hay về văn hóa Việt, www.vtc.vn [11]. Nhiều tác giả, Từ điển văn học, tập I, II, NXB Khoa học Xã hội , Hà Nội, 1983- 1984. [12]. Đỗ Ngọc Yên (2006), Có một nền văn hóa Mẫu như thế, Báo Sức khỏe và đời sống, tr. 12.