Khóa luận Thế giới nghệ thật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng

pdf 64 trang thiennha21 16/04/2022 14811
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thế giới nghệ thật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_the_gioi_nghe_that_trong_tieu_thuyet_bi_vo_cua_ngu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thế giới nghệ thật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ LINH THẾ GIỚI NGHỆ THẬT TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI – 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã đƣợc sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Văn học Việt Nam, khoa Ngữ Văn trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô tổ văn học Việt Nam, đặc biệt là tới ThS. Nguyễn Phƣơng Hà ngƣời đã tạo điều kiện tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Khóa luận đƣợc hoàn thành song không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Linh
  3. LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo ThS. Nguyên Phƣơng Hà. Tôi xin cam đoan: Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài không trùng với kết quả có sẵn của bất kì tác giả nào khác. Hà Nội, tháng 5 năm 2016 Sinh viên Nguyễn Thị Linh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4 4. Mục đích nghiên cứu 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp của khóa luận 5 7. Cấu trúc của bài khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 6 1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật 6 1.2. Tác giả Nguyên Hồng và tiểu thuyết Bỉ vỏ 8 1.2.1. Tác giả Nguyên Hồng 8 1.2.2. Tiểu thuyết Bỉ vỏ 11 CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG 14 2.1. Thế giới nhân vật 14 2.1.1. Khái niệm nhân vật 14 2.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ 16 2.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật 28 2.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình 28 2.2.2. Miêu tả nhân vật qua hành động 32 2.2.3. Ngôn ngữ 34 CHƢƠNG 3. THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG 39
  5. 3.1. Không gian nghệ thuật 39 3.1.1. Không gian xã hội 39 3.1.2 Không gian thiên nhiên 44 3.1.3. Không gian tâm tưởng 45 3.2. Thời gian nghệ thuật 49 3.2.1. Thời gian trần thuật 50 3.2.2. Thời gian hồi tưởng 53 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyên Hồng là nhà văn có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nƣớc nhà. Ông đƣợc đánh giá là một trong những đại diện xuất sắc nhất của nền văn học hiện thực tiến bộ Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng Tám. Suốt cuộc đời cầm bút gần nửa thế kỉ, Nguyên Hồng đã viết những sự thật đau đớn và mãnh liệt của cuộc đời ông cũng nhƣ cuộc đời của những ngƣời lao động nghèo khổ. Bỉ Vỏ là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác văn chƣơng của Nguyên Hồng. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của trào lƣu văn học hiện thực phê phán trƣớc Cách mạng tháng Tám. Tác phẩm đã khắc họa rõ nét cuộc sống lầm than của tầng lớp nhân dân lao đông, những ngƣời dƣới đáy xã hội và từ đó cho thấy bản chất xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến. Ngay sau khi ra đời, tiểu thuyết Bỉ vỏ đã gây đƣợc tiếng vang lớn, tạo ấn tƣợng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc bởi thế giới nghệ thuật rất đặc sắc mà cụ thể là thế giới nhân vật độc đáo và khác biệt. Nếu các nhà văn cùng thời nhƣ: Nam Cao, Ngô Tất Tố tìm đến ngƣời nông dân nghèo khổ để bênh vực họ thì Nguyên Hồng lại hƣớng ngòi bút của mình đến một đối tƣợng khác. Đó là lớp ngƣời lƣu manh, tha hóa sống dƣới đáy xã hội. Nguyên Hồng không trực tiếp bênh vực hay ca ngợi họ mà ông đã chỉ rõ bản chất lƣu manh, liều lĩnh để từ đó lên án xã hội đƣơng thời ẩn chứa đầy rẫy những cạm bẫy xấu xa đồng thời thể hiện tƣ tƣởng nhân văn, nhân đạo của tác giả. Vì vậy, việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Bỉ vỏ là điều rất cần thiết. Đây là một trong những cách tiếp cận tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung và tác phẩm của Nguyên Hồng nói riêng. 1
  7. Hiện nay, nhà văn Nguyên Hồng là tác giả đƣợc giảng dạy ở nhiều cấp bậc học trong nhà trƣờng nhƣ: THCS, CĐ, ĐH Việc nắm bắt tác phẩm của Nguyên Hồng nhƣ một chỉnh thể có quy luật vận động nội tại là rất cần thiết để từ đó có thể học tập và giảng dạy tốt các tác phẩm của ông. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng với vọng để tài nghiên cứu góp phần hữu ích trong việc tìm hiểu, khám phá tác phẩm của Nguyên Hồng. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về trào lƣu văn học hiện thực 1930 – 1945 trên cả hai phƣơng diện về nội dung tƣ tƣởng và hình thức nghệ thuật. Bên cạnh các tác giả nhƣ Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nam Cao thì Nguyên Hồng và các tác phẩm của ông cũng là một trong những đối tƣợng nghiên cứu hấp dẫn của văn học. Nguyên Hồng là một trong số ít những nhà văn mà ngay ở những tác phẩm đầu tay đã có đƣợc vị trí vững chắc trên diễn đàn văn nghệ và trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nhà nghiên cứu, những ngƣời yêu thích thơ văn. Đặc biệt, với sự ra đời của tiểu thuyết Bỉ vỏ đã tạo lên một tiếng vang lớn, đánh dấu sự trƣởng thành của ông và ngay sau khi nó thu hút đƣợc sự quan tâm đông đảo của nhiều nhà nghiên cứu. Giáo sƣ Nguyễn Đăng Mạnh trong bài Thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng nhận định: Nguyên Hồng không chỉ là nhà văn của những ngƣời cùng khổ, những ngƣời “dƣới đáy” của xã hội. Ông chính là ngƣời cùng khổ nhất , chính là hạng ngƣời dƣới đáy cùng của của xã hội thời Pháp thuộc. Ông không chỉ viết về ngƣời dân lao động mà bản thân ông chính là một ngƣời dân lao động với đầy đủ ý nghĩa của khái niệm ấy. Nhƣng văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quấn quýt lấy con ngƣời. 2
  8. Trong Hội thảo "Nhà văn Nguyên Hồng - cuộc đời và sự nghiệp văn chƣơng" nhân kỷ niệm 95 năm ngày sinh của ông (1918-2013) TS. Lê Thị Bích Hồng với bài viết: Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, tác giả nhấn mạnh: Từng trang văn của ông là từng trang đời thấm đẫm nƣớc mắt số phận con ngƣời những năm tháng trƣớc Cách mạng - những ngƣời sống dƣới đáy xã hội, những ngƣời nghèo, những thân phận bất hạnh, cô đơn, những con ngƣời yếu thế nhƣng bao giờ cũng cố vƣơn lên đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm của mình. Qua những lời định ngắn gọn của G.S Nguyễn Đăng Mạnh và T.S Lê Thị Bích Hồng ta có thể thấy: Nguyên Hồng là nhà văn của những ngƣời cùng khổ, ông sống và gắn bó rất chặt với họ. Chính vì thế, ông có vốn sống vô cùng phong phú, mà điểu này đƣợc ông truyền tải tất thảy trong các tác phẩm văn chƣơng của mình. Nhận định về Nguyên Hồng, GS. Phan Cự Đệ trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyên Hồng đã khái quát quá trình phát triển tƣ tƣởng của nhà văn qua các chặng đƣờng sáng tác. Tác giả cho rằng: “Nguyên Hồng đã khám phá, nâng niu từng tia sáng nhân đọa trong mỗi kẻ lƣu manh dƣới đáy”[1,1]. Ngoài ra, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyên Hồng, có thể kể đến các tác giả nhƣ: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vũ Ngọc Phan Đặc biệt trong cuốn Nguyên Hồng về tác giả và tác phẩm do Hà Minh Đức giới thiệu, Hữu Nhuận tuyển chọn, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ nhất năm 2003 có tập hợp nhiều bài viết của các nhà văn, các nhà nghiên cứu về Nguyên Hồng và tác phẩm của ông. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu đều ít nhiều có bàn tới tiểu thuyết Bỉ vỏ nhƣng phạm trù thế giới nghệ thuật trong tác phẩm này chƣa đƣợc đề cập tới một cách cụ thể, ngay cả một số nhà nghiên cứu đƣợc coi là có nhiều công sức trong việc tìm hiểu về Nguyên 3
  9. Hồng nhƣ Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ. Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có những bài luận án, khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về tiểu thuyết Bỉ vỏ, bài nghiên cứu về tiểu thuyết Bỉ vỏ gần đây nhất đó là: Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Hoàng Thị Thơ trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 với đề tài: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng. Bài viết đã đi sâu nghiên cứu không gian nghệ thuật, từ đó đã làm nổi bật lên số phận tăm tối của hệ thống nhân vật bi kịch, lƣu manh trong tiểu thuyết này. Tuy nhiên, ở các bài viết này chỉ đi vào khai thác những khía cạnh nhỏ nhƣ: thi pháp hoàn cảnh, không gian nghệ thuật của tiểu thuyết Bỉ vỏ mà chƣa đi khai thác một cách toàn diện về tác phẩm. Tiếp thu phần nào kết quả của các nhà nghiên cứu, khóa luận của chúng tôi đi vào khai thác: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, nhằm làm rõ hơn nữa giá trị nội dung, tƣ tƣởng của tác phẩm này. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng. - Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Bỉ vỏ - Nguyên Hồng, NXB Văn học 2003. 4. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu về Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ. - Thấy đƣợc vị trí, tài năng của nhà văn Nguyên Hồng trong trào lƣu Văn học hiện thực phê phán. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thống kê, phân loại. - Phƣơng pháp tổng hợp, khái quát. - Phƣơng pháp phân tích tác phẩm. 4
  10. 6. Đóng góp của khóa luận - Góp phần khẳng định vị trí và tài năng của Nguyên Hồng đối với nền Văn học hiện thực phê phán. - Đóng góp thiết thực cho công việc giảng dạy, học tập tác phẩm của Nguyên Hồng sau này. 7. Cấu trúc của bài khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo nội dung chính của khóa luận gồm ba phần: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Thế giới nhân vật và nghệ thuật thể hiện nhân vật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng. Chƣơng 3: Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng. 5
  11. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật Nhà văn Sedrin đã nói rằng: Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó. Nhƣ vậy, một tác phẩm toàn vẹn phải xuất hiện nhƣ một thế giới nghệ thuật. Belinxki cũng đã từng nhận xét: Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một thế giới riêng mà khi vào đó thì ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của nó. Nhƣ vậy, thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ. Nó là kiểu tồn tại đặc thù vừa trong chất liệu, vừa trong cảm nhận của thƣởng thức, vừa là sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong chỉnh thể thẩm mĩ của tác phẩm. Trong cuốn Từ điển thuật ngữ Văn học của tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của các sáng tác nghệ thuật ( một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào lƣu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng đƣợc sáng tạo ra theo nguyên tắc tƣ tƣởng, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con ngƣời, mặc dù nó phản ánh các thế giới ấy” [3,302]. Có thể thấy, thế giới nghệ thuật đã khẳng định phƣơng thức phản ánh vũ trụ-con ngƣời theo cách riêng của văn học, nghệ sĩ muốn khẳng định cá tính riêng và đem lại cho ngƣời đọc nhận thức phong phú thì phải tạo đƣợc cho mình thế giới nghệ thuật riêng, tức là mọi tƣ duy trong tác phẩm đƣợc 6
  12. nhận biết theo cách của nhà văn. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng chỉ xuất hiện một cách có ƣớc lệ trong sáng tác nghệ thuật. Nhƣ vậy, mỗi thế giới nghệ thuật ứng với quan niệm riêng. Ví dụ: thế giới nghệ thuật của thần thoại gắn với quan niệm về các sự vật có thể biến hóa lẫn nhau; thế giới nghệ thuật trong truyện cổ tích (đặc biệt là trong truyện cổ tích thần kì), gắn với quan niệm về thế giới không có sức cản; còn thế giới nghệ thuật của các sáng tác hiện thực chủ nghĩa gắn với quan niệm tác động tƣơng hỗ giúp ta hình dung tính độc đáo về tƣ duy nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ. Chúng ta biết rằng, mỗi tác phẩm văn học đều đƣợc lấy chất liệu từ hiện thực khách quan nhƣng đƣợc phản chiếu qua lăng kính tâm hồn của nghệ sĩ. Mỗi nhà văn có một cách nhận thức về hiện thực riêng, chính vì vậy mỗi tác phẩm sẽ là một thế giới nghệ thuật riêng, nhiệm vụ của ngƣời tiếp nhận là phải tìm mã khóa để bƣớc vào thế giới nghệ thuật đó. Nhƣ đã nêu trên, thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng vì thế có thể nêu ra các yếu tố biểu hiện của thế giới nghệ thuật nhƣ: nhân vật, thời gian – không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu Trong bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào, việc đi tìm hiểu tác phẩm thông qua việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật là một điều rất cần thiết. Đặc biệt đối với những tác phẩm tiểu thuyết, một thể loại có dung lƣợng khá lớn, số lƣợng nhân vật cũng nhƣ tình tiết sự việc nhiều nên việc tìm hiểu tác phẩm từ góc độ thế giới nghệ thuật là rất hợp lí, nó có thể thâu tóm đƣợc giá trị nội dung cũng nhƣ nghệ thuật của tác phẩm. 7
  13. 1.2. Tác giả Nguyên Hồng và tiểu thuyết Bỉ vỏ 1.2.1. Tác giả Nguyên Hồng Nhà văn Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5/11/1918 tại thành phố Nam Định. Ông xuất thân từ một gia đình viên chức sa sút rồi rơi xuống tầng lớp ngƣời lao động nghèo. Nguyên Hồng sống cuộc sống cơ cực, nghèo khổ và phải làm nhiều nghề để kiếm sống. Cha mất sớm, mẹ đi bƣớc nữa, ông phải sống nhờ một bà cô cay nghiệt. Tuy cuộc đời của Nguyên Hồng gặp nhiều éo le, trắc trở từ nhỏ nhƣng ông vẫn thiết tha yêu cuộc sống. Khi mẹ ông trở về, hai mẹ con rời quê hƣơng đến sinh sống ở một xóm nghèo ở Hải Phòng. Từ đây, ông chính thức gia nhập vào cuộc sống của những ngƣời dƣới đáy xã hội thành thị Có thể thấy, chính hoàn cảnh sống đã tạo ra “chất lao động, chất dân nghèo”, thấm sâu vào văn chƣơng, vào thế giới nghệ thuật của ông. Nguyên Hồng cũng sớm tiếp xúc với Cách mạng từ thời Mặt trận dân chủ. Năm 1943, ông tham gia tổ chức Văn hóa cứu quốc. Sau Cách mạng, ông vẫn tiếp tục hoạt động ở hội tích cực. Năm 1955, ông làm ở tờ Tin Hải Phòng. Năm 1956, ông lên Hà Nội làm báo văn nghệ. Đến năm 1957, ông tham gia Đại hội thành lập Hội nhà văn Việt Nam, phụ trách tuần báo Văn. Tháng 1 năm 1964, Nguyên Hồng giữ chức vụ chủ tịch chi hội văn học nghệ thuật ở Hải Phòng cho tới khi mất. Ông mất ngày 2 tháng 5 năm 1982 ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Cho đến năm 2013, Hội nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ kỉ niệm 95 năm sinh nhà văn Nguyên Hồng, tại đây có sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà thơ và bạn đọc nhiều thế hệ yêu mến nhà văn vùng đất Cảng. Trong buổi lễ nhà văn Nguyễn Tuân đã viết những vần thơ rất xúc động để tƣởng nhớ Nguyên Hồng: “Khi ông đến nơi đất khép nắng nghiêng trời Nƣớc mắt thấm chiều thƣơng nhớ 8
  14. Không còn bạn nhâm nhi rƣợu lúa Từng ly đau giọt lên mộ thay lời”. Nguyên Hồng bƣớc vào nghề văn là do sự thôi thúc nội tâm, muốn nói lên nỗi thống khổ cùng con ngƣời; trƣớc hết là ngƣời lao động, để bênh vực họ. Đó là ý thức nghệ thuật đã trở thành cảm hứng, cuốn hút sự say mê, sáng tạo của ông trong suốt cuộc đời cầm bút. Đối với một ngƣời thanh niên thời đó, địa vị không có, gia đình suy tàn, học thức tầm thƣờng nhỏ nhoi, Nguyên Hồng chỉ nghĩ có một cách tồn tại trong cuộc sống bằng cái nghề cao quý, trong sạch của văn chƣơng. Sáng tác là niềm đam mê lớn nhất của cuộc đời ông. Nguyên Hồng đề ra quan điểm sáng tác rõ ràng mà nổi bật nhất đó là quan niệm nghệ thuật vì con ngƣời. Cả cuộc đời cầm bút, ông gắn bó sâu sắc, máu thịt với những con ngƣời nhỏ bé, những lớp ngƣời dƣới đáy của xã hội thành thị. Sự nghiệp văn học của Nguyên Hồng có nét gần gũi với nhà văn Nga Mácxim Gorki – trong mỗi trang viết của ông nồng nàn hơi thở của đời sống cần lao. Ông chỉ viết và viết, viết từ trẻ cho đến lúc già, viết cả khi trong nhà tù và viết trong cái đói thƣờng trực.Tựa nhƣ ông dốc cạn cuộc đời ra để viết, vắt kiệt mình ra để viết. Hơn bốn mƣơi năm lao động nghệ thuật bền bỉ và sáng tạo say sƣa, đầy ý thức trách nhiệm, những tác phẩm của Nguyên Hồng chiếm một vị trí quan trọng, có bản sắc riêng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông là nhà văn của những ngƣời cùng khổ, nhà văn của tầng lớp dƣới, nhà văn của những ngƣời đói nghèo, rách hèn. Ông viết về họ. Viết vì họ. Và ông viết cho họ. Suốt cuộc đời cầm bút, ông coi điều ấy là mục đích sáng tác của mình. Trong “Bước đường viết văn của tôi” ông viết: “Trƣớc hết, tôi không đƣợc viết những chuyện tình yêu bợm bãi, những truyện mơn trớn, khiêu gợi, những tình cảm thấp kém, những chuyện để mua vui, để chiều ý, để cầu lấy chút khen ngợi hay sự nhắc nhở của bọn vô công rồi nghề phè phỡn, khô khan, trơ trẽn, cái bọn giàu sang trọng tự gọi là thƣợng lƣu xã hội”. 9
  15. Đó là tuyên ngôn nghề nghiệp của ông. Và tuyên ngôn ấy, vẫn còn nguyên giá trị thời sự, có tính cảnh báo với những ngƣời cầm bút thời nay. Khác với những tác giả cùng thời, ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã chọn cho mình dòng văn học hiện thực với cảm hứng nhân đạo. Các tác phẩm của ông đi sâu vào khai thác hiện thực, phơi bày sự đen tối, bịt bợm của xã hội lúc bấy giờ. Nguyên Hồng là nhà văn đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Mƣời tám tuổi ông bắt đầu viết văn, trình làng với truyện ngắn Linh hồn (đăng trên Tiểu thuyết thứ 7). Nhƣng ông chỉ thực sự gây tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết đầu tay Bỉ Vỏ khi mới mƣời bảy tuổi. Bỉ Vỏ đƣợc đánh giá là “bức tranh xã hội sinh động về thân phận những con ngƣời nhỏ bé dƣới đáy" nhƣ Tám Bính, Năm Sài Gòn Bỉ Vỏ không chỉ có ý nghĩa là một giải thƣởng văn chƣơng danh giá của Tự lực văn đoàn, mà điều quan trọng kể từ đó, tác phẩm đã xác lập vị trí, uy tín, danh tiếng của nhà văn Nguyên Hồng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Gần lăm mƣơi năm miệt mài lao động sống và viết - viết đều, viết nhiều, viết không ngừng nghỉ cho đến khi buộc phải “nhắm mắt xuôi tay” ở tuổi sáu mƣơi tƣ, nhà văn Nguyên Hồng đã để lại một di sản văn học đồ sộ, vạm vỡ với hơn bốn mƣơi tác phẩm văn học. Và nỗi day dứt về bộ tiểu thuyết “Núi rừng Yên Thế” viết về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám đang dang dở Năm 1981, tập một bộ tiểu thuyết vừa in xong, thì ngay sau năm ấy, bệnh tai biến mạch máu não đã mang Nguyên Hồng ra đi quá đột ngột, không kịp trăng trối. Đến 1993, tập 2 “Núi rừng Yên Thế” mới ra mắt độc giả. Nguyên Hồng là nhà văn của thợ thuyền lao khổ, ông đã thể hiện những phẩm chất tốt đẹp, sức sống, khát vọng của ngƣời lao động nƣớc ta trong cuộc đời cũ, và sau Cách mạng tháng Tám ông lại đi tiếp cuộc đổi mới với nhiều 10
  16. tác phẩm có giá trị về đề tài công nhân. Ông đƣợc truy tặng Giải thƣởng Hồ Chí Minh lần một về văn học nghệ thuật năm 1996. 1.2.2. Tiểu thuyết Bỉ vỏ Có ý kiến cho rằng: Nguyên Hồng là nhà văn của ngƣời cùng khổ. Thật vậy, từng trang văn của ông là từng trang đời thấm đẫm nƣớc mắt số phận con ngƣời những năm tháng trƣớc cách tháng Tám – những ngƣời sống dƣới đáy xã hội, những ngƣời nghèo, cô đơn, những ngƣời sống dƣới đáy xã hội, những con ngƣời yếu thế nhƣng bao giờ cũng cố gắng vƣơn lên đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm của mình. Đó là nƣớc mắt của nỗi đau khổ cùng cực đi cùng với con ngƣời và ẩn chƣa nỗi lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn. Phải chăng vì thế mà Nguyên Hồng đã viết thành công Bỉ vỏ khi chỉ mới mƣời bảy tuổi. Cậu thanh niên ấy phải sống trong cảnh nghèo khổ đến cùng cực nhƣng đã dám đề cập đến những vấn đề về cuộc sống, xã hội của những kẻ lƣu manh, gái điếm một cách khá sâu sắc. Nguyên Hồng đã viết Bỉ vỏ bằng tất cả những khát khao đƣợc viết đƣợc dâng hiến cho đời những cảm xúc của mình: “Bỉ vỏ đã viết xong trên một cái bàn kê bên khung cửa trông ra vũng nƣớc đen ngầu bọt của một bãi đất lấp dở dang và chuồng lợn ngập ngụa phân tro; Bỉ vỏ đã viết xong trong một căn nhà cứ đến chập tối là ran lên tiếng muỗi và tiếng trẻ khóc; Bỉ vỏ đã viết xong trong một đêm lạnh lẽo, âm thầm mà mọi vật nhƣ đều rung lên cùng với lòng thƣơng yêu của một đứa trẻ con ham sống dạt dào trong những bụi mƣa thấm thía” (Lời đề tựa trong cuốn Bỉ vỏ - 1938)[4,8]. Khi viết về những ngƣời lao động cùng khổ, Nguyên Hồng không nhìn họ bằng sự thƣơng hại hoặc tô vẽ cho cuộc sống lao động cực khổ một vẻ dịu dàng nên thơ, mà ông đã xoáy sâu đến tận cùng những tấn bi kịch của tầng lớp ngƣời dƣới đáy xã hội. Nếu nhƣ các nhà văn khác hƣớng tới những ngƣời nghèo khổ mà viết với tấm lòng thƣơng cảm thì Nguyên Hồng đã đứng trong lao khổ để viết lên những sự thật thật khốc liệt. Ông viết về họ nhƣ chính viết 11
  17. về cuộc sống của bản thân mình, bằng tất cả sự đồng cảm, chia sẻ, thấm thía từ tấm lòng trƣớc mọi nỗi buồn lo, xót xa, quằn quại của lớp ngƣời dƣới đáy xã hội. Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác văn học của Nguyên Hồng. Tác phẩm ra đời năm 1938, khi ông đang chập chững những bƣớc đi đầu tiên trên con đƣờng nghệ thuật. Ngay sau đó, tác phẩm đƣợc in báo và nhận giải thƣởng của Tự lực văn đoàn. Điều đó chứng tỏ giá trị không nhỏ mà tác phẩm đem lại cho bạn đọc thời ấy và ngày nay càng đƣợc khẳng định rõ hơn. Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết về cuộc đời trụy lạc của bọn ăn cắp nửa tình cảm, nửa xã hội, làm cho ngƣời đọc phải suy ngẫm và cảm động. Qua cuộc đời chìm nổi, éo le của Tám Bính, một cô gái thôn quê thật thà, hƣớng thiện, giàu tình yêu thƣơng và đức hi sinh, tác giả đã phơi bày bộ mặt xấu xa, bất công của xã hội đƣơng thời. Bính là cô gái thôn quê xinh đẹp, chấp phác nhƣng gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời. Vì nhẹ dạ cả tin Bính trao thân cho tên sở khanh và sinh ra đứa con trai. Bố mẹ Bính ruồng rẫy, bán đứa con của cô đi. Sau đó, cô lên Hải Phòng kiếm sống và gặp những biến cố khác, cô bị đẩy vào nhà thổ trở thành gái giang hồ. Trong lúc đau khổ, tuyệt vọng, Bính đƣợc Năm Sài Gòn - trùm “chạy vỏ” đất Hải Phòng cƣớp giúp và hết mực yêu thƣơng, chăm sóc. Sau đó ít lâu, Năm bị bắt, Bính sống buôn bán kiêm sống qua ngày, hy vọng khi Năm trở về sẽ khuyên anh từ bỏ nghề bất lƣơng ấy. Năm đƣợc tha nhƣng dứt khoát không nghe lời khuyên của Bính. Thế là, bất đắc dĩ, Bính cũng bị lôi kéo vào con đƣờng lƣu manh, trở thành một “bỉ vỏ” – ngƣời đàn bà ăn cắp. Do một sự hiểu lầm và ghen tuông, Năm Sài Gòn đuổi Bính đi. Đúng lúc ấy Bính nhận đƣợc tin bố mẹ ở gặp tai họa có thể bị tù, Bính không còn cách nào khác, đã phải nhận lời lấy một viên mật thám để có tiền gửi về cứu bố mẹ. Đang sống yên ổn nhàn hạ bên ngƣời chồng mới này 12
  18. thì một biến cố xoay chuyển cuộc đời Bính: Năm Sài Gòn bị bắt bởi chính tay ngƣời chồng Bính. Không chút do dự, cô đã lẻn xuống trại giam, mở khoá cứu Năm rồi cùng y đi trốn. Từ đó, Bính lại trở lại cuộc sống ngoài vòng pháp luật với Năm Sài Gòn, nhƣng trong lòng vẫn day dứt khát khao cuộc đời lƣơng thiện. Cuối cùng, Bính phải trả giá bằng kết cục bi thảm: Năm đã giết chết đứa con của cô trong một lần “làm tiền” và cả hai ngƣời bị bắt bởi chính ngƣời mật thám của cô trƣớc đây. Qua cuộc đời chìm nổi éo le của Tám Bính, tác giả đã phơi bày bộ mặt bất công của trật tự xã hội đƣơng thời. Từ bọn cƣờng hào thôn quê với những hủ tục lạc hậu đến bọn giàu có ở thành thị bẩn thỉu, đê hèn; trùm chạy vỏ, bọn cảnh sát, mật thám tất cả đều đƣợc nhà văn phản ánh trong tác phẩm. Với tiểu thuyết Bỉ vỏ, Nguyên Hồng không chỉ tái hiện hiện thực xã hội một cách khách quan mà nhà văn còn khơi sâu vào thế giới bên trong của tâm hồn những con ngƣời dƣới đáy xã hội để thấy đƣợc vẻ đẹp vốn có trong tâm hồn họ. 13
  19. CHƢƠNG 2 THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ CỦA NGUYÊN HỒNG 2.1. Thế giới nhân vật 2.1.1. Khái niệm nhân vật Đối tƣợng chung của văn học là cuộc đời, trong đó con ngƣời luôn giữ vị trí trung tâm. Những sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội, những bức tranh thiên nhiên, những lời bình luận đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho tác phẩm vật nhƣng cái quyết định chất lƣợng tác phẩm văn học chính là việc xây dựng nhân vật. Đọc một tác phẩm văn học, đọng lại sâu sắc nhất là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tƣ của những con ngƣời đƣợc nhà văn thể hiện. Vì vậy, Tô Hoài đã có lí khi nói rằng: Nhân vật là nơi duy nhất tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác. Nhân vật văn học là thuật ngữ chỉ hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, loài cây, các sinh hể hoan đƣờng đƣợc gắn cho những đặc điểm giống với con ngƣời. Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ƣớc lệ, không đồng nhất với con ngƣời có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có đƣợc trong một hệ thống tác phẩm cụ thể. Tác phẩm văn học không thể thiếu nhân vật bởi đó là hình thức cơ bản, qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tƣợng và là phƣơng tiện giúp nhà văn thể hiện thái độ, lập trƣờng tƣ tƣởng trƣớc cuộc sống và con ngƣời đồng thời thể hiện tƣ duy nghệ thuật của mình. Các tác giả của Từ điển thuật ngữ văn học quan niệm: “Nhân vật văn học là con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn 14
  20. học có thể có tên riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, ) cũng có thể không có tên riêng Khái niệm nhân vật văn học có khi đƣợc sử dụng nhƣ một ẩn dụ, không chỉ có một con ngƣời cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tƣợng nổi bật nào đó trong tác phẩm Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ƣớc lệ, không thể đồng nhất nó với con ngƣời trong cuộc sống” [3, 7]. Trong giáo trình Lí luận văn học do G.S Trần Đình Sử chủ biên đã khẳng định: “Nhân vật văn học là nói đến con ngƣời đƣợc miêu tả thể hiện trong tác phẩm bằng phƣơng tiện văn học. Nội dung của nhân vật nằm trong sự thể hiện của nó. Chỉ đến khi tác phẩm kết thúc ngƣời đọc mới có ý niệm đầy đủ về nhân vật”[12, 118]. G.S Hà Minh Đức trong giáo trình Lí luận văn học đƣa ra định nghĩa: Nhân vật văn học là một hiện tƣợng nghệ thuật mang tính ƣớc lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con ngƣời qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách và chú ý thêm rằng: nhân vật thƣờng đƣợc quan niệm với phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con ngƣời, những con ngƣời có tên hoặc không tên đƣợc khắc họa đậm sâu hoặc chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm, mà còn có thể là những sự việc, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng, tính cách của con ngƣời đƣợc dung nhƣ những phƣơng thức khác nhau để biểu hiện con ngƣời. Nhân vật văn học là một hiện tƣợng có tính ƣớc lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng Không giống với nhân vật thuộc các loại hình nghệ thuật khác, nhân vật văn học đƣợc khắc họa bằng chất liệu riêng là ngôn từ vì vậy nó đòi hỏi ngƣời đọc phải vận dụng trí tƣởng tƣợng, liên tƣởng để dựng lại một con ngƣời hoàn chỉnh trong tất cả mối quan hệ của nó. Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra một kết luận: nhân vật văn học là yếu tố cơ bản nhất của tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ 15
  21. đề, tƣ tƣởng và đến lƣợt mình nó lại đƣợc các yếu tố có tính chất hiện thực của tác phẩm tập trung khắc họa. Đọc tác phẩm cần phải hiểu hết nội dung đời sống và nội dung tƣ tƣởng của tác giả gửi gắm qua nhân vật. Vì vậy, việc tìm hiểu nhân vật là chìa khóa để đi vào tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có vị trí không thể thiếu trong một tác phẩm, chính vì thế mà nó có vai trò rất quan trọng. Nhân vật có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Với tƣ cách là cơ sở tạo nên thế giới nghệ thuật, nhân vật là yếu tố đầu tiên đƣợc xem xét đầu tiên khi muốn tìm hiểu tác phẩm văn học.Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự điển hình nhất, nó có những ƣu thế nổi bật. Tiểu thuyết có thể khắc họa tỉ mỉ các phƣơng diện, khi khắc họa nhân vật không bị giới hạn về không gian, thời gian, ngôn ngữ lại rất phong phú, nhà văn có thể miêu tả diễn biến tâm lí tình cảm, ý thức của từng nhân vật. Tiểu thuyết khi viết về nhân vật có thể vận dụng ngôn ngữ của nhân vật, lại có thể vận dụng ngôn ngữ trần thuật. Có thể thay đổi không gian một cách tự do, vận dụng đầy đủ hoàn cảnh nhân vật, tâm lí, tính cách nhân vật khiến cho nhân vật hiện rõ trong tâm tƣởng của bạn đọc. 2.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ 2.1.2.1. Nhân vật bi kịch Nhà văn Nguyên Hồng luôn đặc biệt chú ý đến tới số phận của ngƣời phụ nữ lao động, họ phải chịu bao bất hạnh, đau đớn, và bị khinh rẻ. Nhân vật nữ trong các tác phẩm của Nguyên Hồng nhƣ sinh ra để gánh lấy những đau khổ, uất ức trên đời, họ là hiện thân của tinh thần chịu nạn. Khi viết về họ, ông không ngợi ca, mà xây dựng hình tƣợng nhân vật với nỗi oan khổ hay gặp những cảnh đời éo le qua đó khẳng định vẻ đẹp của họ. Nhân vật Tám Bính trong tiểu thuyết Bỉ vỏ đƣợc Nguyên Hồng xây dựng là một nhân vật tiêu biểu cho con ngƣời chịu nạn, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời. 16
  22. Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc đời Tám Bính, một cô gái quê hiền lành, xinh đẹp, chất phác lại chịu thƣơng chịu khó. Chính vì thế mà Bính đƣợc rất nhiều ngƣời chú ý và tròng ghẹo. Bao nhiêu lời tán tỉnh của những ngƣời con trai trong làng không đƣợc Bính để ý tới. Chỉ đến khi xuất hiện một ngƣời “vận quần Tây, chải chuốt” có “thân hình thanh tú” cùng với cái tên “quan Tham đạc điền” thì trái tim cô bắt đầu rung động, từ “thẹn” đến “băn khoăn vẩn vơ” rồi cuối cùng cô đã yêu ngƣời con trai ấy. Sự ngây thơ, trong trắng của cô con gái quê mới lớn với hi vọng là có thể gửi gắm cuộc đời cho ngƣời yêu mình, Bính đã “buông phó cả thân thể mình cho y” để rồi kết quả cuối cùng cô nhận đƣợc là sự ruồng bỏ của ngƣời tình và mang trong mình giọt máu của hắn. Có thể nói, bi kịch của Tám Bính bắt đầu từ khi đứa con của cô ra đời. Cô luôn sống trong tủi nhục, sự đay nghiến của bố mẹ. Và đau đớn hơn nữa khi chứng kiến cảnh bố mẹ mình đã nhẫn tâm bán đứa cháu với giá mƣời ba đồng bạc khi nó mới sinh ra đƣợc vài ngày chỉ vì sợ mất danh tiếng của gia đình. Mất ngƣời tình, mất con, bố mẹ ruồng bỏ, không chỗ bấu víu Bính quyết định bỏ làng ra đi với hi vọng tìm đƣợc tham Chung và kiếm tiền để sau này về chuộc con. Chính hi vọng mong manh ấy là nguồn sức mạnh giúp cô gái trẻ, yếu ớt, một thân một mình không tiền bạc vào Hải Phòng nơi đầy nguy hiểm và cạm bẫy để kiếm sống. Thế nhƣng sự đời đâu đơn giản nhƣ Bính nghĩ, cái ƣớc mơ nhỏ nhoi của Bính bị dập tắt ngay khi bƣớc chân lên thành phố thì đã gặp những ngƣời đàn ông thành thị đê hèn chỉ chực vồ lấy Bính khi có dịp và những bà vợ hay ghen và ghê gớm. Bính trong một sự hiểu lầm cƣớp chồng ngƣời khác đã bị một mụ đàn bà đánh thừa sống thiếu chết rồi bị giải về sở cẩm, kết quả là cô bị đẩy vào nhà “thổ”. Lên thành phố đƣợc vài ngày nhƣng cuộc sống của Bính lật sang một trang mới với những màu sắc tối tăm, ê chề, nhục nhã, sống một kiếp ngƣời bất hạnh nơi nhà thổ nhơ bẩn. Tại nhà thổ của mụ Tài Xế Cấu, Bính gặp Hai 17
  23. Liên, cô giúp đỡ Tám Bính nhiều lần. Sau đó, Bính đƣợc Hai Liên giới thiệu cho Năm Sài Gòn - một tay “anh chị” trong giới giang hồ, Năm chuộc Tám Bính ra ngoài và cƣới cô làm vợ. Bính tƣởng chừng sẽ đƣợc sống cuộc sống của con ngƣời bình thƣờng nhƣng số phận lại một lần nữa đùa giỡn với cô. Khi Bính biết chồng cô là một tay anh chị khét tiếng hung dữ và đáng sợ, đứng đầu trong phe trộm cắp. Bính nhiều lần khuyên can chồng hoàn lƣơng nhƣng không đƣợc. Năm không thể dứt bỏ cuộc sống hiện tại, cuộc sống mà Năm đã quen từ nhỏ, đầy mạo hiểm nhƣng thú vị, uy quyền của một vị vua không đánh đổi bằng cuộc sống tay làm nuôi miệng đƣợc. Cuối cùng Bính phải theo Năm, bàn tay của Bính đã “nhúng chàm”, cô đã giúp Năm lấy trộm đồ của một ngƣời dân lƣơng thiện và trở thành một “bỉ vỏ” có tay nghề. Tuy sống bằng nghề bất lƣơng nhƣng trong lòng Bính luôn âu lo và Bính luôn hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp sẽ đến với mình. Nhƣng Năm “đứng đầu hẳn những du côn anh chị nhất” là hạng ngƣời mà “hết thảy mọi ngƣời đều xa lánh, ghê sợ”. Bính không thể bỏ Năm, tấm lòng chan chứa yêu thƣơng của Năm đối với Bính không ai có đƣợc. Bính sợ hãi cho tƣơng lai của mình và những đứa con sau này. Thật không gì chua xót bằng khi con ngƣời muốn lƣơng thiện nhƣng cuộc đời cứ xô đẩy họ vào vũng đời đen tối mà họ không tài nào tìm đƣợc đƣờng ra. Một lần hiểu lầm và ghen tuông, Năm đã đuổi Bính đi. Cuộc đời thật bất công khi cứ dành mọi sự đau khổ cho Tám Bính. Giờ đây Bính chỉ còn một thân một mình không biết đi đâu về đâu, cô quyết định trở về với cảnh đời “tay làm hàm nhai, dù vất vả lam lũ lại sáng rực rỡ lên một cảnh khác thƣờng”. Tƣởng chừng bất hạnh của Bính sẽ qua đi ấy mà sóng gió lại ập đến. Cha mẹ cô ở quê bị vu oan, không có tiền sẽ bị đi tù, là một ngƣời con có hiếu làm sao cô có thể làm ngơ trƣớc tai họa mà cha mẹ gặp phải. Bính đã trả ơn sinh thành bằng cách làm lẽ một tay mật thám để có tiền lo cho cha mẹ. Làm 18
  24. vợ tay mật thám cuộc sống của Bính dễ dàng hơn một chút nhƣng ngƣời đàn bà bất hạnh ấy lại phải lựa chọn giữa hai con đƣờng sẽ quyết định số phận tàn nhẫn của cô. Chồng cô bắt đƣợc Năm Sài Gòn, hoàn cảnh ấy buộc Bính phải lựa chọn: sống yên ổn bên ngƣời chồng mật thám hay mở cửa ngục cho Năm và trở về cuộc sống lƣu manh cùng hắn. Một con ngƣời giàu lòng vị tha và tình thủy chung ấy có thể sẵn sang tha thứ cho những ngƣời đã hắt hủi mình một cách tàn nhẫn nhƣ cha mẹ cô, thì làm sao cô có thể dửng dƣng với số phận của Năm Sài Gòn, ngƣời duy nhất trên đời đã yêu thƣơng cô thật sự. Bính quyết định cứu Năm ra và trở về con đƣờng tội lỗi. Bính phải chứng kiến cảnh Năm giết ngƣời mà không dám hé răng, rồi chính Năm trong một lần “làm tiền” đã cƣớp một đứa bé ngƣời đeo đầy vàng bạc lao xuống sông và vì ngạt nƣớc đứa bé đã chết. Cô có ngờ đâu đứa bé đó chính là đứa con mà năm xƣa cô đứt ruột sinh ra, đứa con đầu lòng mà cô không có cách nào giữ đƣợc, và giờ đây ôm con trong tay thì nó chỉ còn “là xác chết lạnh nhƣ đồng”. Giữa cảnh éo le và đau đớn ấy thì ngƣời chỗng cũ cùng những đội xếp, những tên mật thám vào bắt Bính và Năm Sài Gòn. Phải chăng đây chính là cái giá mà cô phải trả cho chính hành động tội lỗi của mình, “thoáng phút giây Bính thấy hết cả mọi sự tuyệt vọng, tối tăm từ nay trở đi lúc nào cũng xâu xé tâm cam Bính. Bính sẽ sống một đời khốn nạn dài vô cùng tận” [4, 219]. Câu chuyện về cuộc đời Tám Bính khép lại là một chuỗi dài bất hạnh, tủi nhục, ê chề với tận cùng của sự tuyệt vọng. Một kết thúc đau đớn: con chết, chồng bị bắt bởi chính ngƣời chồng khác của mình. Quả thật cuộc đời thật tàn nhẫn với Bính chỉ vì chút nhẹ dạ của mình để rồi cuối cùng phải trả cái giá quá đắt. Phải chăng viết về cuộc đời Tám Bính nhà văn Nguyên Hồng muốn phơi bày tất cả hiện thực xã hội lúc bấy giờ? 19
  25. Miêu tả cuộc đời nhân vật Tám Bính, Nguyên Hồng đã phơi bày tất cả những mặt trái của xã hội từ nông thôn đến thành thị đâu đâu cũng đầy rẫy những bất công ngang trái, sự lên ngôi của đồng tiền, danh vọng, sự thối nát trong bộ máy cƣờng quyền. Chính xã hội đã đẩy một cô gái trong trắng, lƣơng thiện xuống tận bùn đen không thể ngóc đầu lên đƣợc. Điều này đƣợc giáo sƣ Nguyên Đăng Mạnh khẳng định: Tác giả đã phân tích cả một chuỗi nguyên nhân xã hội từ nông thôn đến thành thị với cơ cấu xã hội duy trì những phong tục vô cùng nhân đạo, với những tổ chức chính trị, những công cụ bạo lực bênh vực cho bọn có tiền, đẩy Tám Bính vào cuộc sống nhơ bẩn và cực nhục mà cô không sao vƣợt nổi. Có thể nói, nông thôn là những vùng quê bình lặng, ở nơi đó chúng ta thấy sự chất phác của ngƣời dân lao động. Nhƣng cũng chính nông thôn là nơi lễ giáo phong kiến và các hủ tục lạc hậu còn đang ngự trị. Nó là nguyên nhân phá hoại biết bao con ngƣời, đặc biệt là những ngƣời phụ nữ. Nguyên Hồng đã cho thấy hiện thực phũ phàng này khi Bính rung mình nhớ lại hình ảnh của chị Minh chỉ vì nhẹ dạ cả tin nên phải đèo bồng con bị làng phạt vạ “phải quỳ giữa sân đình, nón không có, bế đứa con mới đƣợc mƣời ngày giữa trời nắng chang chang” còn bọn Hƣơng lý, chức dịch thì ngồi trong đình “chè chén no nê” rồi khệnh khạng phạt vạ. Bọn này chỉ nhân cơ hội này mà “nhấm nháp cho sƣớng miệng, sống chết mặc ai”. Đại diện cho luân lí là thế cho nên những ngƣời dân lao động đặc biệt là ngƣời phụ nữ yếu đuối họ không thể phản kháng đƣợc. Ngay cả đến cha mẹ cũng vì sĩ diện mà họ nhẫn tâm “ cạo trọc đầu, bôi vôi trắng hếu, úp rế lên đầu đứa con gái tội nghiệp của mình mà rong khắp làng”. Chính luật lệ hà khắc đó là nguyên nhân dẫn đến con đƣờng lƣu manh hóa của biết bao nhiêu cô gái nhẹ dạ mà chính Tám Bính là nhân vật điển hình. Nông thôn đã vậy thành thị lại càng ô hợp hơn, bởi đó là nơi nhiều ngƣời tứ xứ họp, bao nhiêu thành phần, tầng lớp, hạng ngƣời tất cả tạo 20
  26. thành một món ăn hổ lốn, nặng mùi sôi sục. Ở đây tập trung những gì xấu xa, bất công và thô tục. Trong cái xã hội rực rỡ, sáng sủa, đẹp đẽ nhƣng lại đáng sợ biết bao. Đêm xuống lại càng nổi rõ cái lạnh lẽo, ghê ngƣời khi những ngƣời đàn ông nhìn thấy sự ngây thơ, rụt rè, quê mùa của những cô gái quê. Họ nhào vào Bính nhƣ những con thú đói khát mặc cho cô có van lơn, giãy giụa, sợ hãi. Một phần thối nát nữa của chốn thị thành đó chính là “nhà thổ” – nơi chứa những cô gái giang hồ hành nghề mại dâm hay những cô gái lƣơng thiện bị đẩy vào, họ sống trong sự nhục nhã, khinh bỉ và đau đớn trong bệnh tật. Không riêng gì Tám Bính, Hai Liên – một ngƣời chị em tốt với Bính, đã bao phen giúp đỡ Bính hết lòng; cô cũng chịu biết bao tủi nhực ở nơi nhà thổ và chính nơi ấy đã cƣớp đi sứ mệnh cao cả nhất của một ngƣời phụ nữ, đó là đƣợc làm mẹ. Nguyên Hồng đã viết nhiều chƣơng thật cảm động về cuộc đời tủi nhục của những cô gái điếm phố Hạ Lý. Ở mảnh đất Cảng đầy rẫy sự ăn chơi xa xỉ này không chỉ sinh ra “gái mại dâm không thể đếm xuể” mà còn sinh ra những “anh chị” gian ác và liều lĩnh không biết bao nhiêu. Chúng lập bè, kết đảng, trộm cắp, giết ngƣời thành một tổ chức là đám “chạy vỏ” dắt díu những “cơm thầy cơm cô” Chính xã hội đó đã biến những con ngƣời lƣơng thiện thành xấu xa, một cô gái hiền lành nhƣ Bính bỗng chốc đã trở thành “đĩ lậu” rồi trở thành một “bỉ vỏ” chuyên nghiệp. Là một nhà văn sống cuộc sống cơ cực, đói khổ Nguyên Hồng đã chứng kiến và thấu hiểu đƣợc cuộc sống của những con ngƣời dƣới đáy xã hội cho nên bằng ngòi bút hiện thực ông đã cho thấy trong Bỉ vỏ là một xã hôi gian phi, một xã hội ăn cắp với những hành vi và tâm tính rất kỳ lạ của những ngƣời thuộc tầng lớp tận cùng của xã hội. 2.1.2.2. Nhân vật tha hóa Vũ Ngọc Phan đã đƣa ra nhận xét về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng: Một tiểu thuyết về đời trụy lạc của bọn ăn cắp, nhƣng có một tính cách nửa tâm lí, nửa xã hội. Thật vậy, Nguyên Hồng đã xây dựng 21
  27. lên những nhân vật lƣu manh, trộm cắp. Ngay cả Tám Bính hiền lành, thôn quê nhƣ vậy cũng trở thành một “bỉ vỏ ” điêu luyện nhƣng dù rơi vào hoàn cảnh éo le, nhơ nhớp trong lòng cô vẫn luôn khát khao một cuộc sống lƣơng thiện. Đã có nhiều lần cô khuyên chồng từ bỏ hành vi tội lỗi, vợ chồng tìm công việc làm ăn lƣơng thiện nhƣng rồi chính cô lại bị lôi vào cuộc. Sau mỗi hành vi phạm tội, Bính lại ăn năn, hối hận. Tám Bính là nhân vật điển hình cho những ngƣời chịu nạn, gặp biết bao bi kịch đắng cay trong cuộc đời. Trong tâm trí cô luôn có sự đấu tranh, giằng xe giữ cái ác và cái thiện; xét đến cùng Bính chính là nạn nhân của xã hội đầy bê tha, trụy lạc lúc bấy giờ. Trong tác phẩm Nguyên Hồng không chỉ xây dựng hình tƣợng nhân vật tiêu biểu cho ngƣời bị nạn, mang nhiều bi kịch mà còn có những nhân vật tha hóa đại diện là Năm Sài Gòn. Môi trƣờng sống toàn những lang sói, đểu giả, lừa lọc của bọn cƣờng hào ở thôn quê, bọn nhà giàu ở thành thị, bọn cảnh sát bất công vô lí liên kết với bọn buôn thịt bán ngƣời đƣợc dung túng khắp trong xã hội. Môi trƣờng hỗn độn, vô luân lí đã tạo nên biết bao anh chị gian ác sống ngoài vòng pháp luật. “Hà Nội thủ đô xứ Bắc Kỳ, một thành phố đầy rẫy sự ăn chơi xa xỉ, đã tạo ra một số gái mại dâm nhà nghề không thể đếm xiết, thì Hải Phòng, một hải cảng sầm uất bậc nhất Đông Dƣơng, một thành phố công nghệ mở mang, với hơn ba nghìn dân lao động bần cùng ở các tỉnh dồn về, cũng có một đặc điểm là sản xuất đƣợc một số anh chị gian ác, liều lĩnh không biết là bao nhiêu” [4, 57]. Ở đó, những ngƣời đàn ông sống phiêu bạt giang hồ, những ngƣời đàn bà táo bạo, tự do trong luyến ái và hôn nhân. Họ là những con ngƣời rất mực thủy chung, nhƣng thủy chung trong tình yêu chân thật chứ không phải theo lễ giáo phong kiến. Dân tứ xứ gặp nhau, những con ngƣời này hầu hết không cha không mẹ, không ngƣời thân thích, không quê quán, thề cùng sinh tử với nhau. Phần lớn họ lâm vào hoàn cảnh cùng đƣờng mạt lộ phải tha hƣơng cầu thực. 22
  28. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, nhân vật Năm Sài Gòn đƣơc xây dựng là một trong những tay “anh chị” máu mặt khét tiếng đất Hải Phòng. Năm Sài Gòn có xuất thân thấp hèn và tuổi thơ gian khổ và dữ dội: “bé đi làm con mày, con ở hết nhà này đến nhà khác. Lớn lên thì trốn đi ăn đi ở, lang thang đầu đƣờng, cuối chợ tính nết thì ngang ngạnh, ham chơi ”. Sự cô độc, bê tha ấy đã biến Năm trở nên khô khan, tàn ác, không một mái ấm gia đình, không ngƣời thân thích. Chính hoàn cảnh sống ấy đã xô đẩy Năm vào con đƣờng lƣu manh tội lỗi. Bằng ngòi bút hiện thực tài hoa và tinh tế, Nguyên Hồng đặt nhân vật của mình vào hoàn cảnh éo le. Trong hoàn cảnh ấy Năm không còn cách nào khác là phải tuân theo luật lệ hà khắc của cuộc sống du đãng, ném mình vào cuộc vật lộn để kiếm sống và rồi tha hóa trở thành tên lƣu manh, giết ngƣời không ghê tay. Năm Sài Gòn là một tay anh chị trong giới giang hồ, Nă trở thành một tên trùm trộm cắp, một hạng ngƣời mà hết thảy mọi ngƣời tử tế đều xa lánh, ghê sợ. “Mới ba mƣơi hai tuổi mà án tích Năm kê chật một tờ giấy trong sở liêm phong. Non hai phần ba đời Năm đã bị cảnh tù tội cƣớp mất. Năm đã đi đày Côn Lôn bảy năm, ở Khám lớn Sài Gòn, ở Hỏa Lò Hà Nội hai năm Năm còn từng làm cai trại trong đề lao Hải Phòng, Nam Định, Hải Dƣơng, Thái Bình, hơn bốn năm. Cuộc đời Năm trải qua những phen nguy hiểm đã dày dạn nhƣ những nốt dao chém trên mặt, trên lƣng và khắp hai cánh tay Năm” [4, 62- 63]. Trong thế giới lƣu manh Năm là một tay trùm chạy vỏ nắm một oai quyền lớn, hắn bộc lộ rõ bản chất của một kẻ lƣu manh, một tay anh chị sừng sỏ, liều lĩnh trƣớc cuộc đời và pháp luật, “không chịu quỵ lụy ai hết, quyết chống lại mọi sức mạnh của pháp luật mà sống một đời nhƣ đế vƣơng”. Sống trong cảnh nguy hiểm đến tính mạng nhƣng Năm luôn thể hiện chất phóng khoáng, khinh đời trƣớc hành động của bọn đàn em. Con ngƣời từng trải nhƣ Năm thì sự chém giết cũng trở nên bình thƣờng, trong một lần kiếm 23
  29. ăn, bọn đàn em đã giết chết con của một cớm, tay đàn em kể lại chuyện hết sức lo lắng thì Năm “không một vẻ cảm động trên mƣời mấy khuôn mặt đen xạm lại”. Hắn thản nhiên nói: “nó chết thì mẹ nó chôn, việc gì mà mình phải lo”. Lời nói thật lạnh lung, tàn nhẫn đúng với còn ngƣời từng trải của anh ta. Không những thế Năm còn đƣợc bọn đàn em đánh giá là ngƣời đầy bản lĩnh: “trông anh Năm, nƣớc đến chân vẫn nhƣ thƣờng”. Một con ngƣời đã từng ngang dọc nhƣ Năm quan niệm sống đầy triết lí: “Nghề gì, việc gì có gian nan, khó khăn mà ta theo đuổi đƣợc mới thích chứ”. Lấy nguy hiểm làm thử thách của đời mình, Năm quả là một con ngƣời làm cho biết bao kẻ trong giới giang hồ phải kính nể và ao ƣớc. Cuộc sống giang hồ đầy nghiệt ngã, tính cách của con ngƣời trở nên táo bạo và quyết liệt trong Năm. Hắn giết ngƣời không ghê tay. Ngay cả với Ba Bay – một tay anh chị lừng lẫy một thời nhƣng “phạm luật rừng” nên bị Năm giết không thƣơng tiếc. Năm Sài Gòn đã coi trộm cƣớp và giết ngƣời là một nghề kiếm sống, hắn trở thành nạn nhân của xã hội mà không hề hay biết, không ý thức đƣợc điều đó. Có thể thấy, thế giới của tiểu thuyết Bỉ vỏ là thế giới của những kẻ lƣu manh, trộm cắp, trụy lạc, cuộc đời của họ cứ trƣợt dài hết đoạn dốc này sang đoạn dốc khác mà không hề ý thức đƣợc tội lỗi của mình. Không chỉ riêng nhân vật Năm Sài Gòn, ta có thể bắt gặp vô số những lƣu manh, bỉ vỏ khác. Những đàn em, tay chân của Năm cũng là những kẻ can trƣờng, táo tợn trong cuộc sống tội lỗi. Những tay chân đắc lực nhƣ: Ba Bay, Tƣ – Lập – Lơ, Chín Hiếc, Mƣời Khai, Sáu Gáo Đồng, Ba Trâu Lăn tất cả đều có vè bề ngoài hung tợn, dữ dằn: “lông mày đều rậm, đuôi nhọn và xếch” [4, 83]. Từ tên gọi đến ngoại hình, những con ngƣời này đều mang đậm bản chất lƣu manh, tha hóa mà nghề nghiệp đã tạo nên. Với những tay chân can trƣờng lấy nghề chạy vỏ, chạy dọc làm nghề mƣu sinh. Họ sống lừu bịp, chém giết một cách say sƣa, rồ dại: “Tƣ – lập – lơ trùm chạy vỏ trong chợ Sắt, Sáu Gáo Đồng cầm 24
  30. đầu các kẻ chuyên môn dắt díu những cơm thầy cơm cô ở vƣờn hoa đƣa ngƣời” , “Ba Bay lúc nào cũng đi một mình vì không có ai dù là dân anh chị dám đánh đu với hắn , Chín Hiếc và Mƣời Hai cũng cùng nghề nghiệp với Tƣ – lập – lơ” [4, 83-84]. Không còn một tệ nạn nào mà những con ngƣời này không trải qua từ ăn cắp, đĩ điếm, cờ bạc, nghiện hút cho đến giết ngƣời. Cũng chỉ vì miếng cơm manh áo, chúng quyết chống lại mọi sức mạnh của pháp luật. Chín Hiếc khẳng định sự lƣu manh của mình: “cớm canh gác riết thế này, mình cứ làm tiền mới cam trƣờng chứ” [4, 73]. Cuộc sống cam trƣờng tạo nên những anh hùng ngoài vòng pháp luật, họ sống ngày nay mà không biết đến ngày mai sẽ ra sao nhƣng sẵn sàng xả thân vì đồng đội, để bảo vệ danh dự họ thậm chí chấp nhận cả cái chết. Ba Bay từng nói: nhƣ tôi đây gầy còm cũng có thể chịu vài ba nhát dao chém, vài trận đòn sang tan , hay Tƣ – lập – lơ “mình chém ngƣời rồi ngồi tù mới giỏi chứ, và mình xả cả cớm mới can trƣờng hơn”, “thôi anh Năm ở nhà để tôi thay anh xả chúng cho” [4,91-94]. Những con ngƣời dƣới đáy xã hội lấy đề lao làm quê hƣơng, gia đình, anh em thân thích là tụi đồng nghệ quỷ quyệt, gian ác nhƣng ở một nơi nào đó trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn le lói những ƣớc mơ nho nhỏ, hạnh phúc của cuộc sống thƣờng nhật. Ba Bay ƣớc mơ: “Một ngày kia, tình cờ hắn gặp một ngƣời đàn bà rất xinh, rất lằng ngƣời đàn bà nọ cƣời với hắn”, còn Tƣ – lập – lơ mơ ƣớc: “phút chốc gian nhà lá nhỏ, xóm chợ con thành phố Hải Phòng, có nhà nguy nga, có hồ rộng ở đây Tƣ- lập-lơ có xe ô tô chạy khách sống một đời nhàn hạ và sung sƣớng” [4, 139-140]. Trong cái xã hội bịp bợm ấy, Nguyên Hồng còn thấy đƣợc những ƣớc mơ tội lỗi của những kẻ lấy cuộc đời giang hồ làm lẽ sống nhƣng đối lập với cái vẻ bề ngoài đó là những ƣớc mơ, khát vọng đổi đời cháy bỏng, thôi thúc. Hơn nữa, trong những con ngƣời lƣu manh, liều lĩnh ấy vẫn tồn tại tình cảm yêu thƣơng chân thành, đằm thằm mà tiêu biểu đó là tình yêu giữa Tám Bính và Năm Sài Gòn. Chính 25
  31. tình cảm chân thành ấy là biểu hiện cụ thể nhất của tinh thần nhân văn, nhân đạo mà Nguyên Hồng muốn gửi gắm qua tác phẩm. Tóm lại, những trang văn miêu tả chân thực cuộc sống, tƣ tƣởng, tình cảm của Nguyên Hồng khiến ngƣời đọc không khỏi bàng hoàng, ngạc nhiên từ một kẻ tha hóa, lƣu manh, trộm cắp nhƣ Năm Sài Gòn với cuộc đời thực chất là cuộc hành trình thực hiện hết vụ lừa đảo này đến vụ chơi khăm khác, từ thành phố này sang thành phố khác để lừa bịp nhƣng trong sâu thẳm tâm hồn tội lỗi ấy vẫn ẩn khuất sức sống, ƣớc mơ vƣơn lên phi thƣờng và những tình cảm yêu thƣơng đằm thắm, chứa chan tình ngƣời. Dù tình yêu Năm dành cho Bính đã làm ngƣời đọc không khỏi xúc động nghẹ ngào nhƣng trong con ngƣời Năm vẫn còn những nét hung tợn, dữ dằn và tự do trong cách sống. Vì vậy, trong một lần thua bạc, vì ghen tuông, Năm đã hắt hủi, đuổi Bính ra khỏi nhà với lời lẽ thô lỗ, cục cằn: “Tôi vẫn biết, biết lắm, chị Tám Bính ạ, chị có nhan sắc, chị khộn ngoan thì chị còn thiết gì một thằng chồng khốn nạn nhƣ tôi đi ngay bƣớc ngay có xéo hay không? Đồ chó đểu nào!” [4, 160-167]. Sẵn sàng dang tay cứu Bính khỏi hoạn nạn nhƣng Năm cũng sẵn sàng quăng Bính ra ngƣời đƣờng không một chút thƣơng tiếc hay tình nghĩa gì. Nguyên Hồng đã để nhân vật sống thật từ đầu đến cuối tác phẩm, đúng nhƣ tính cách nhân vật bịp bợm, sự thay đổi trong con ngƣời nhân vật không phải là sự thay đổi về bản chất. Hành động của Năm phù hợp với bản tính lạnh lùng, nông cạn của kẻ lƣu manh. Và cũng chính Năm đã giết chết đứa con duy nhất của Bính mà cô luôn mong muốn chuộc lại để có thể bù đắp, yêu thƣơng và chăm sóc. Cái chết của đứa bé càng cho thấy sự dã man, sự tha hóa trong con ngƣời Năm, vì tiền mà hắn giết ngƣời không thƣơng tiếc ngay cả với một đứa trẻ nhỏ. Vậy là thế giới lƣu manh đầy tội ác đã giết chết tình yêu thƣơng trong Năm và muốn Năm sống mãi cuộc sống gian ác, bạo tàn này. Thƣơng thay cho Tám Bính xinh đẹp, hiền lành nhƣng phải chịu biết bao bi kịch trong cuộc đời suy cho 26
  32. cùng cũng là do xã hội thối nát, bịp bợm, vô nhân nghĩa đẩy con ngƣời vào những bƣớc đƣờng cùng không lối thoát. Mỗi nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng là một bản án, một câu chuyện đời bi thảm đƣợc phơi bày hoặc giấu nghỉm đi. Điều đáng để chúng ta suy ngẫm không phải ở chỗ tác giả miêu tả mảnh đời, cuộc sống trong xã hội lƣu manh, gái điếm mà là ngay ở những tầng lớp cặn bã ấy vẫn ánh lên những tia sáng nhân đạo, vẫn còn lòng yêu thƣơng, thủy chung, sự hi sinh, xả thân để bảo vệ đồng đội. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan đã đánh giá rất chính xác: Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết chứa chan tính nhân đạo, nó làm cho ta thƣơng xót đến cả những kẻ đầy rẫy tội lỗi, nhƣng Bỉ vỏ lại xây dựng một khuôn luân lí rất cao, nên dù ta thƣơng xót họ mà ta vẫn không thể nào không ghê tởm về hành vi của họ. Đó là những phƣơng diện tâm lí và luân lí. Còn về đƣờng xã hội,Nguyên Hồng cho ta thấy trong Bỉ vỏ cả một xã hội gian phi, một xã hội ăn cắp, với những hành vi và tâm lí rất kỳ của chúng. Bỉ vỏ là một quyển sách cho nhà xã hội học những tài liệu rất quý. Thật vậy, qua việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ ta thấy rõ đƣợc bản chất của xã hội đƣơng thời thối nát, chính xã hội ấy đã sinh ra những con ngƣời liều lĩnh, lạnh lùng và tàn ác nhƣng trong họ luôn có một khao khát sống, vƣơn lên rất mạnh mẽ. Đọc xong tác phẩm, ta thấy Bính đáng thƣơng hơn là trách, một ngƣời đàn bà tình nghĩa nhƣng gặp đủ mọi bi kịch nghiệt ngã trong cuộc đời và cũng rất đáng trân trọng tình yêu chân thành từ Năm Sài Gòn – một kẻ lƣu manh, tàn ác. Nguyên Hồng đã phác họa lại toàn cảnh cuộc sống của những ngƣời dân nghèo thành thị, đặc biệt là những kiếp ngƣời bị xã hội thực dân phong kiến giày đạp tàn nhẫn trƣớc Cách mạng rất tinh tế và sâu sắc. Tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng cho ta thấy quá trình bần cùng hóa, lƣu manh hóa của những ngƣời dân nghèo thành thị. Nhƣng cái hƣớng chính, hƣớng thiện của họ theo Nguyên Hồng vẫn là niềm khát khao vƣơn tới ánh sáng, mong muốn 27
  33. có một sự thay đổi, sự chuyển biến mạnh mẽ nhằm tạo ra một cuộc sống công bằng hơn, đẹp đẽ hơn với một đức tin mãnh liệt. 2.2. Nghệ thuật thể hiện nhân vật 2.2.1. Miêu tả nhân vật qua ngoại hình Tạo nên sự độc đáo của tiểu thuyết Bỉ vỏ trƣớc hết phải kể đến nghệ thuật đặc tả chân dung ngoại hình nhân vật, nhà văn Nguyên Hồng đã miêu tả tỉ mỉ chân dung của từng nhân vật để tạo nên thế giới nhân vật đa dạng, hoàn chỉnh. Qua đó, giúp ngƣời đọc hình dung rõ nét hơn về cuộc đời, số phận của từng nhân vật mà đặc biệt là Năm Sài Gòn và Tám Bính. Tám Bính ngay từ những trang đầu tiên của tác phẩm là “một cô gái xinh đẹp hẳn hoi”, “bóng dáng nhẹ nhõm, da dẻ hồng hào, tƣơi cƣời hớn hở, và một chiếc đòn gánh nhún nhảy nhịp cùng những bƣớc chân thoăn thoắt, những cánh tay mềm mại vung tà áo nâu ra trƣớc gió. Đó là hình ảnh của Bính, ngƣời con gái chất phác chỉ biết đua đòi các chị em đi các chợ xa gần, cái hình ảnh tƣới thắm cách đây không bao xa” . Trong mắt những đứa em, cô là “một ngƣời chị luôn tƣơi cƣời vỗ về các em những ngày các em bị mắng, bị hắt hủi, bị bắt nhịn đói ” [4, 11]. Nhà văn Nguyên Hồng xây dựng lên nhân vật Tám Bính, cô Từ khi Bính bị tên “quan tham đạc điền” kia lừa gạt thì cuộc đời cô giá thôm quê xinh đẹp, hiền hậu, chấp phác luôn yêu thƣơng, bênh vực các em. Một cô gái thôn quê chân chất, xinh đẹp nhƣ vậy đã khiến bao anh chàng say đắm, đã có biết bao ngƣời để ý, tròng ghẹo Bính nhƣng Bính không thích “ cái thứ vóc ngƣời cục kịch, quần áo nâu mồ hôi rách vá kia Bính thấy thế nào ấy, đối với cái thân hình thanh tú đầu tóc bóng mƣợt, thơm tho kia”. Cũng chính vì vậy, Bính đã trót trao thân cho một tên sở khanh bóng bẩy, lời lẽ ngọt ngào để rồi phải chịu biết bao đau đớn tủi nhục về sau. Nguyên Hồng đã rất kì công để khắc họa vẻ xinh đẹp của Bính, cách miêu tả rất giản dị lại càng làm toát lên vẻ đẹp của một cô gái quê thuần hậu. Tác giả 28
  34. không trực tiếp miêu tả vẻ đẹp của Bính mà ông thông qua những điểm nhìn, những con mắt khác nhau để nói lên điều này. Trong cái nhìn của những đứa em, Bính luôn tƣơi cƣời, bênh vực em; trong con mắt của những tên sở khanh thì “bao nhiêu cái vè đẹp hồn hậu nổi cả lên gƣơng mặt Bính đờ đẫn, lấm tấm vài giọt mồ hôi trán dính lấy mấy sợi tóc nhƣ tơ”. Ngƣời trẻ tuổi càng đắm đuối nhìn, Bính phát ngƣợng . Nhƣng đúng nhƣ lời Nguyễn Du nói: “Hồng nhan bạc bệnh”, một cô gái xinh đẹp, thuần hậu, tốt bụng nhƣ Bính cuối cùng lại gặp biết bao nỗi cay đắng, chua xót. Sau khi bị gã sở khanh lừa gạt và sinh ra một đứa con trai, bị bố mẹ giuồng giẫy, cô phải bỏ quê hƣơng lên Hải Phòng kiếm sống. Lên đến Hải Phòng “gƣơng mặt Bính hốc hác, xanh xao” và tại đây cô gái quê ấy lại một lần nữa bị chà đạp lên thân thể bởi những tên du côn khi nhìn thấy Bính “mắt sáng lên khác thƣờng”. Và sau đó, Bính bị đẩy vào nhà thổ trở thành cô gái giang hồ. Tại đây, Bính bị giày vỏ cả thể xác và tinh thần, những căn buồng nơi nhà thổ ở nhà mụ Tài-sế-cấu cứ mãi ám ảnh tâm trí cô. Tám Bính giờ đây với: “thân hình gầy rạc đi, ngực lép kẹp, chân tay khẳng khiu” xơ xác, tiều tụy thì có thể biết ngay cuộc sống mà cô phải trải qua. Sống ở nơi nhơ nhớp, bẩn thỉu này càng làm Bính nhớ quê nhà, nhớ đứa con mà Bính đứt ruột đẻ ra nhƣng bị chính bố mẹ mình chia cắt. Bính còn nhớ nhƣ in hình ảnh đứa con trong căn buồng u tối lúc mới sinh ra: “da dẻ nó hồng hào biến thành xanh trong xanh bóng, mớ tóc đen lày, lơ phơ trở nên hung hung mốc mác khô cứng. Vết chàm dài hơi giống hình con thạch sùng bò từ một bên trán đến mang tai xám ngắt hẳn đi nhƣ một vệt máu. Và cái vết lẹm trên mí mắt cũng ở bên phải thấy thƣơng nhƣ một lốt dao chém vậy”. Bính nhớ con và khao khát có một đứa con để chăm bẵm, nuôi dƣỡng và thật bất hạnh cho cuộc đời của một ngƣời phụ nữ không có lấy một mụm con. Cô chua xót cho thân phận mình và lo lắng, nhớ nhung đứa con thơ xa mẹ. Có thể thấy, trong tiểu thuyết Bỉ vỏ Nguyên Hồng không chỉ dày công xây dựng nhân 29
  35. vật Tám Bính mà miêu tả chân dung của những tay “anh chị”, những trùm chạy vỏ khét tiếng ở đất Hải Phòng. Trong cuộc hội họp ở nhà Năm Sài Gòn, chân dung của từng tay “anh chị” đƣợc Nguyên Hồng miêu tả rất chi tiết. Đầu tiên là Tƣ-lập-lơ “ngƣời mặc quần lĩnh, áo nhiễu tây trắng cổ bẻ, đi sang đan bốn quai”, hắn là trùm chạy vỏ trong chợ Sắt. “Anh chàng béo núc, bụng hở trễ ra, gƣơng mặt vàng ệch, hai cánh tóc vắt qua vành tai và tóc mái dài chấm cằm gọi là để theo một mốt “phi-lô-dốp” là Sáu gáo đồng, cầm đầu những kẻ chuyên môn dắt díu những “cơm thầy cơm cô” ở vƣờn hoa đƣa ngƣời. Anh chàng gầy, long mày lƣỡi mác, môi đỏ chót, ngồi bên Tƣ-lập-lơ là Ba Bay mà khắp tỉnh Hải Phòng không một song bạc không kiềng mặt bởi cái đức tính liều thục mạng và mở bát bửa. Còn hai anh đang lim dim mắt và thỉnh thoảng lại ngáp dài là Chín Hiếc và Mƣời Khai cùng một nghề nghiệp với Tƣ-lập-lơ. Hai chàng nghiện oặt này đứng cai quản các cánh ăn cắp suốt dọc bến tàu, suốt phố khách, phố đầu cầu và những phố đông đúc khác” [4, 57]. Nguyên Hồng dành cả những trang viết dài để miêu tả, xây dựng lên bức chân dung của những trùm chạy vỏ, chỉ cần nhìn vào những bức chân dung ấy có thể thấy bản tính lƣu manh, liều lĩnh toát ra. Một nhân vật không thể không nhắc tới đó là Năm Sài Gòn trùm chạy vỏ cầm đầu tất cả những tay “anh chị” đất Hải Phòng. Năm đƣợc miêu tả với nƣớc da “đen cháy, cằm bạnh, xạm râu, hai mắt xếch, mé bên mắt bên phải vẹt hẳn một nửa long mày dƣới vệt dao chém sâu hõm. Trên má Năm, trên trán Năm, mấy cái sẹo nữa chằng chịt nhƣ những vết rạn của chiếc vại sành”, cứ khuôn mặt ấy mà ngƣời khác đoán Năm sẽ mất hết tính ngƣời. Năm Sài Gòn lúc nào cũng thế, nét mặt điềm tĩnh tự nhiên; cứ trông lốt dao chém sâu lõm từ trán xuống mang tai ngƣời ta cũng đủ hiểu rõ Năm không còn sợ hãi những cái ngƣời ta kinh khiếp. Mỗi khi Năm nổi nóng thì “đỏ tía mặt lên”, 30
  36. “giọng Năm rắn nhƣ thép”, “cặp mắt long song sọc”, và ngay cả khi cƣời thì “ nụ cƣời ở trên môi xám và dày của hắn có một ý nghĩa khác”. Với ngoại hình khiến ngƣời ta nhìn vào đã thấy run sợ, xa lánh của Năm thì sẽ nhận thấy ngay đƣợc tính cách cũng nhƣ những gì Năm đã trải qua thật rất kinh khủng. Với những con ngƣời “du thủ du thực”, lấy đề lao làm gia đình, quê hƣơng thì có bất cứ nguy hiểm gì có thể làm lùi bƣớc của họ. Trên khuôn mặt, cơ thể họ có biết bao vết dao, vết sẹo ngang dọc suy cho cùng cũng chỉ vì miếng cơm manh áo. Trong một lần làm tiền, Tám Bính bị thƣơng “máu ở bàn tay Bính rỏ ròng ròng xuống vệ cỏ mỗi lúc một nhiều nhƣng Bính mê man không biết đau đớn là gì hết” còn Năm Sài Gòn cố tìm mọi cách để cứu Bính. Anh nhìn Bính đầy xót thƣơng và “từ từ ở khóe mắt Năm nƣớc mắt cũng chảy ra, long lanh”. Tƣởng rằng con ngƣời liều lĩnh, cứng rắn ấy sẽ không động lòng thƣơng tiếc với bất kì ai thế mà trong con ngƣời ấy vẫn còn tồn tại thứ mang tên là tình yêu thƣơng. Nguyên Hồng không chỉ miêu tả những con ngƣời lƣu manh, tha hóa mà ông còn miêu tả cả nạn nhân, những ngƣời xấu số bị hại và những tay “cớm” luôn rình rập, ngòm ngó. Những ngƣời lọt vào mắt của tay trộm cƣớp chắc hẳn phải là những ngƣời giàu có, họ đƣợc miêu tả khá chi tiết “mẹ vận quần lĩnh, áo nhiễu tây nâu, con mặc quần lụa hồng, áo gấm lam, đeo vòng khánh vàng và khóa xích bạc” hay nhƣ “ một ông cụ già nhất trong tụi ấy, thắt lƣng lụa hồ thủy, mặc áo cánh lụa nâu, ý chừng là trùm phƣờng lái lợn này-dƣơng xốc hầu bao đếm tiền”. Những ngƣời đi tàu xe luôn lo sợ, cảnh giác nhƣng đã không ít ngƣời bị lọt vào mắt của những kẻ lƣu manh, trộm cắp. Những hoạt động của bọn lƣu manh đều bị những tên “cớm” rình rập khắp nơi, họ có diện mạo và trang phục khác với những ngƣời dân bình thƣờng nên rất dễ nhận ra, “một ngƣời có hai nốt ruồi ở mép bên phải, lúc mặc áo the, lúc quần là ống sớ, áo vải tây vàng lảng vảng khắp chợ” hay nhƣ “ ngƣời đàn ông vận quần áo vàng, cầm cái xiên sắt ”. Nhƣ vậy, đọc Bỉ vỏ bạn đọc có thể thấy đƣợc đủ mọi hạng ngƣời với ngoại hình, chân dung khác 31
  37. nhau nơi đất cảng Hải Phòng nhộn nhịp, xô bồ đầy cạm bẫy. Nguyên Hồng đã xây dựng lên thế giới nhân vật đa dạng, mỗi nhân vật lại mang một diện mạo riêng rất độc đáo. Nhờ việc khắc họa chi tiết chân dung, ngoại hình đã giúp bạn đọc hiểu thêm về số phận cũng nhƣ tính cách của của từng nhân vật. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, Nguyên Hồng xây dựng bức chân dung của những tên du côn nhƣng ẩn chứa bên trong những con ngƣời ấy lại chứa chan tình cảm, yêu thƣơng. Chính điều này đã góp phần rất lớn làm nên sự thành công của tác phẩm. 2.2.2. Miêu tả nhân vật qua hành động Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Bỉ vỏ của Nguyên Hồng không chỉ đƣợc khắc họa qua việc đặc tả chân dung, ngoại hình mà còn thông qua những hành động của từng nhân vật. Nhân vật luôn gắn với hành động mà đặc biệt là trong tiểu thuyết, diễn biến tâm lí và hành động của từng nhân vật đƣợc xây dựng rất công phu. Với Tám Bính, hành động đầu tiên đó là khi cô quyết định rời bỏ quê hƣơng lên Hải Phòng vì trót lầm lỡ trao thân cho một tên sở khanh và bị gia đình ruồng rẫy. Bính suy nghĩ, đắn đo rất nhiều, cô thấy ghê sợ cái cảnh ghẻ lạnh của bố mẹ và những hủ tục tàn nhẫn, hà khắc của làng Sói đối với ngƣời không chồng mà chửa. Lên Hải Phòng, một lần nữa Bính bị lừa gạt và mang trong mình căn bệnh lậu quái ác. Sau đó, cô bị đẩy vào nhà thổ và trở thành một cô gái giang hồ. Từ đây, cuộc đời Bính bƣớc sang một trang mới Bính không còn là cô gái thôn quê thuần hậu, trong sáng nữa; xã hội thối nát bất công ấy đã đẩy một cô gái xinh đẹp nhƣ Bính xuống vũng bùn đen mà ai trong đó cũng không ngóc đầu lên đƣợc. Sau đó, Bính đƣợc Năm Sài Gòn yêu thƣơng và chuộc ra khỏi nhà thổ. Về làm vợ Năm-trùm chạy vỏ nhƣng Bính đƣợc Năm yêu thƣơng, chiều chuộng hết mực. Năm Sài Gòn trong một lần làm tiền và bị “cớm” bắt đƣợc, Năm phải vào tù nhƣng sau khi ra tù vì hiểu 32
  38. nhầm anh đã đuổi Bính ra khỏi nhà. Trong lúc bơ vơ không biết đi đâu về đâu, Bính lại nhận đƣợc sự giúp đỡ của Hai Liên - cô gái giang hồ và cũng trong lúc khốn khó ấy Bính nhận đƣợc tin cha mẹ ở quê nhà bị vu oan. Để có tiền chuộc cha mẹ ra khỏi tù, Bính quyết định lấy một tên mật thám nhƣng sau đó cô lại cứu Năm Sài Gòn, hai ngƣời lại trở về bên nhau. Từ đây, Bính chính thức trở thành một “bỉ vỏ” chuyên nghiệp. “Tám Bính khi chuyền nhanh nhƣ chớp những cọc hào sang lòng Năm”, hơn nữa Bính còn có mánh khóe “làm tiền” rất giỏi đã làm những “anh lái trẻ tuổi” “mê mệt, ngắm nhìn đôi má ửng hồng của Bính” [4,177]. Năm và Bính phối hợp rất ăn ý trong những vụ làm ăn khiến những hành khách “ngơm ngớp lo ngại”, họ bảo nhau “có hành lý thì phải cẩn thận giữ lấy, nếu rời tay ra, là các thứ đó tuy không cánh nhƣng sẽ bay ngay” [4,179]. Hình ảnh hai vợ chồng Năm đƣợc ngƣời đi đƣờng truyền tai nhau kể, bịa đặt ra nhiều chuyện là lùng và họ biết rõ rằng “một con vợ mảnh khảnh xinh tƣơi và một thằng chồng xấu xí cực kỳ hung tợn”. Từ khi làm vợ Năm Sài Gòn, Tám Bính ngày càng tinh ranh, sắc sảo hơn và đặc biệt cô ngày càng lấn sâu vào giới lƣu manh, khiến nhiều tay trộm cắp khác phải lể phục. Nào có thể ngờ rằng một cô gái thôn quê hiền lành, lƣơng thiện nhƣ Bính lại trở thành một “bỉ vỏ” thực thụ nhƣ vậy. Đi liền với những hành động của Tám Bính là hành động của Năm Sài Gòn. Dƣới ngòi bút của Nguyên Hồng, Năm là một tên trùm trộm cắp khét tiếng khắp đất cảng Hải Phòng, với vẻ bề ngoài dữ tợn, tính tình nóng nảy và liều lĩnh, anh khiến ngƣời ta khiếp sợ. Nhƣng trong con ngƣời lƣu manh ấy vẫn có một tình yêu rất chân thành với Bính; trong lúc Bính cảm thấy tuyệt vọng, đau ốm thì anh đã cứu vớt, cƣu mang và chăm sóc Bính rất chu đáo, tận tình. Điều này chỉ có thể xuất phát từ một trái tim rất chân thành. Nguyên Hồng đã khiến bạn đọc rất ngạc nhiên và cảm động trƣớc tình yêu của tay trùm chạy vỏ và cô gái giang hồ. Khi về làm vợ của Năm, Bính luôn mong 33
  39. một ngày sẽ đƣa anh ra khỏi giới lƣu manh, trộm cắp để có một gia đình nhỏ cùng nhau làm ăn buôn bán, sống cuộc sống yên bình. Nhƣng mong muốn của Bính đã không trở thành hiện thực. Bính sa vào thế giới của những kẻ lƣu manh. Dù rất yêu thƣơng Bính nhƣng vì ghen tuông, nóng nảy mà Năm đã đuổi cô ra khỏi nhà, cô không ngờ Năm lại đối xử tàn nhẫn với mình nhƣ vậy. Bản chất lƣu manh trong con ngƣời Năm, Bính không thể nào xóa đƣợc dù cô có cố gắng khuyên nhủ hay làm bất cứ cách nào. Cô rùng rợn khi chứng kiến cảnh Năm giết ngƣời không ghê tay, cái chết của Ba - bay ám ảnh trong tâm trí Bính “Ba trợn ngƣợc mắt. Sau hai tiếng ằng ặc, hắn giãy lên một cái đoạn nằm thẳng cẳng”. Chứng kiến ngƣời chồng của mình giết ngƣời, Bính “run cầm cập xanh mắt nhìn chồng” còn Năm Sài Gòn rất bình thản “rút mùi xoa lau máu đẫm bàn tay”, “cƣời rộ lên, rồi lạnh lùng xốc Ba Bay lên vai, chạy lùi lũi về phía bờ ruộng tận đằng xa”. Qua hành động này, bản chất máu lạnh của Năm càng nổi rõ, con ngƣời liều lĩnh ấy đâu có sợ bất cứ thứ gì và cuối cùng trong một cuộc “làm tiền” chính Năm đã giết chết đứa con đầu lòng của Bính. Những hành động tội ác ấy đáng phải chịu sự trừng phạt, kết thúc tác phẩm Năm Sài Gòn và Tám Bính bị bắt, “Bính thấy hết tất cả mọi sự tuyệt vọng tối tăm từ nay trở đi không lúc nào không xâu xé tâm can Bính, và Bính sẽ sống một đời khốn nạn dài vô cùng tận” [4, 219]. 2.2.3. Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ Làm nên sự thành công của một tác phẩm văn học không thể không nhắc đến vai trò của ngôn ngữ. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, Nguyên Hồng đã sử dụng rất nhiều ngôn ngữ nhƣ: ngôn ngữ độc thoại, ngôn ngữ đối thoại và nổi bật nhất là tiếng lóng. Do sự hạn chế về độ dài nên ở bài viết này chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu phần tiếng lóng, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên nét đặc sắc của tác phẩm này. 34
  40. Theo từ điển tiếng Việt: “Tiếng lóng là cách nói một ngôn ngữ riêng, trong một tầng lớp, một nhóm xã hội nào đây, cốt chỉ để trong nội bộ hiểu nhau mà thôi” [9]. Nhƣ thế, tiếng lóng là một phƣơng ngữ xã hội. Chúng đƣợc các nhóm xã hội tạo ra để giao tiếp nội bộ với nhau, một thứ giao tiếp không chính thức, dùng trong phạm vi hẹp, chứa đựng đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa nhóm xã hội đó. Tiếng lóng thƣờng gắn liền với xã hội phi pháp, bất lƣơng. Nó mang tính chất lâm thời, xuất hiện nhanh chóng, tồn tại lẩn lút trong phạm vi hẹp của xã hội nhƣ chính chủ nhân sử dụng chúng. Nguyên Hông đƣợc mệnh danh là ông vua tiếng lóng của văn học Việt Nam. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, Nguyên Hồng đã hơn 300 lần sử dụng tiếng lóng. Với số lƣợng khá lớn tiếng lóng nhƣ thế nhƣng nó không hề tạo ra cảm giác tối tăm, khó hiểu trong ngôn ngữ mà trái lại nó nhƣ ẩn chứa một điều gì mới mẻ, lạ lẫm làm ngƣời đọc thích thú, tìm tòi. Nguyên Hồng đã đƣa tiếng lóng của giới giang hồ đất cảng Hải Phòng vào tiểu thuyết Bỉ vỏ. Ta có thể bắt gặp tiếng lóng ở ngay nhan đề của tác phẩm: “bỉ vỏ” là từ ngữ để chỉ ngƣời đàn bà ăn cắp mà trong tác phẩm này nhân vật ấy chính là Tám Bính. Nguyên Hồng sử dụng tiếng lóng làm nhan đề cho tiểu thuyết của mình, từ đó có thể thấy vai trò rất quan trọng của tiếng lóng trong tác phẩm. Ngôn ngữ tiếng lóng trong Bỉ vỏ bao gồm cả ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ nhà văn. Trong đó ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, của những kẻ chuyên hành nghề trộm cắp, cờ bạc, đĩ điếm chiếm tới ba phần tƣ tổng số lƣợt từ lóng đƣợc sử dụng cho thấy hiểu biết rất phong phú của nhà văn về tầng lớp lƣu manh, cặn bã trong xã hội lúc bấy giờ. Về đặc điểm chức năng, tiếng lóng là ngôn ngữ giao tiếp của tầng lớp lƣu manh để che giấu mục đích, ý nghĩ, hành vi của chúng và thể hiện đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa của nhóm xã hội đó, nhƣ những từ chỉ thành viên của nhóm xã hội và các hành động liên quan đến nghề trộm cắp nhƣ: bỉ vỏ, yêu tạ, vỏ lõi, tiểu yêu, hiếc, 35
  41. khai, mõi, trõm, những từ chỉ những ngƣời đại diện cho pháp luật nhƣ: cớm chùng, cớm tẩy, cớm cộc so phụ cớm, những từ chỉ tiền bạc, đồ vật, đối tƣợng ăn cắp nhƣ: cá, so khọm, khánh vọt Đó là thứ ngôn ngữ “bí hiểm”, thƣờng gắn với các nhóm xã hội đen, các bang đảngvà cũng chính nhờ sự bí hiểm đó đã thu hút sự tò mò của bao bạn đọc. Với vốn sống phong phú và một kho tàng ngôn ngữ dồi dào, nhà văn Nguyên Hồng đã thành công khi xây dựng những nhân vật dƣới đáy xã hội. Đoạn trích dƣới đây là một ví dụ điển hình: “Tối nay các tay anh chị họp đủ mặt ở nhà Năm Sài Gòn. Ngƣời mặc quần lĩnh, áo nhiễu tây trắng cổ bẻ, đi sang đan bốn quai, là Tƣ-lập-lơ, trùm chạy vỏ trong chợ Sắt. Anh chàng béo núc, bụng hở trễ ra, gƣơng mặt vàng ệch, hai cánh tóc vắt qua vành tai và tóc mai dài chấm cằm gọi là để theo một mốt “phi-lô-dốp” là Sáu gáo đồng, cầm đầu các kể chuyên môn dắt díu những “cơm thầy cơm cô” ở vƣờn hoa đƣa ngƣời Rõ hơn, tiếng lóng còn đƣợc thể hiện ở những câu hát riêng dân “chạy vỏ” nghe hiểu thôi. Những câu hát ấy chỉ thấy cất lên trong những khi gió mƣa buồn bã mà một trinh không dính túi, hay sắp lâm vào bƣớc gian nan, cảnh tù tội. Năm Sài Gòn cũng có những lúc: “đứng bên của sổ, thẫn thờ nhìn nhữn làn mấy trắng phớt, mềm mại lúc tản rộng ra, lúc cuộn dồn lại trên trời thu trăng sáng”. Năm cất tiếng hát: Anh đây công tử không “vòm” Ngày mai “kên rập” biết “mòm” vào đâu? Hay nhƣ: Không “vòm” không “sộp” không “te” “Niễng mũn” không có ai mê nỗi gì? Những câu hát than thân của những kẻ “lấy quê hƣơng và gia đình là đề lao, anh em thân thích là tụi đồng nghệ quỷ quyệt gian ác, sự vui vẻ ấm cũng cả trong những ngày tù bó buộc, mỗi khi chán nản túng thiếu, mỗi khi cảm thấy bao 36
  42. nhiêu cái điêu linh bấp bênh, có ăn ngày nay không dám chắc ngày mai ” [4,129] nghe vô cùng thấm thía. Dƣ âm của những câu hát vang lên rồi im lìm, chìm mất đi giữa khoảng không chính là dụ cảm cho cuộc đời chìm nổi của những tay giang hồ, lƣu manh, liều lĩnh. Rõ ràng việc sử dụng tiếng lóng đã tạo nên sự độc đáo trong tính cách của những con ngƣời lƣu manh, diễn tả hết đƣợc cuộc sống, số phận của từng nhân vật. Bằng vốn sống, vốn ngôn ngữ rất dồi dào, Nguyên Hồng đã xây dựng lên những nhân vật lƣu manh vô cùng đặc sắc, khắc họa rõ nét tính cách của từng nhân vật. Không chỉ vậy, tiếng lóng đƣợc nhà văn sử dụng nhiều nhất trong các cuộc “làm tiền” của những tên lƣu manh, trộm cắp vì ngôn ngữ ấy chỉ có những ngƣời trong nghề hiểu. Trong một lần “làm tiền” của Tám Bính và Năm Sài Gòn trên tàu, hai nhân vật đối thoại với nhau nhƣng bằng việc sử dụng một loạt tiếng lóng nên những ngƣời xung quanh không hề biết đƣợc ý đồ của họ. Khi tìm đƣợc đối tƣợng để thực hiện cuộc “làm tiền”, Bính nói với Năm: - Anh Năm! Năm thầm nói: - Một “so sì” Dứt lời Năm quay lại lấm lét nhìn: - So sì nào? - So sì “trƣng tẩy” đằng “hậu đớm” mình “tễ bƣỡu” lắm. - Sao anh không lấy “loại tƣơi”. - “So hắc” lắm! Cá nó “diếm” ở “dắt thƣợng” áo ba-đơ-suy cơ. - Thì phải “khai” chứ sao. - Không thể đƣợc, anh đến gần nó, nó cứ lảng đi, mà một “ bỉ dƣợi” đến bên nó, nó đứng yên mình ạ Bính ngắt lời: - Em hiểu rồi. [4, 176] 37
  43. Quả thực, khi đọc tiểu thuyết này để hiểu đƣợc nội dung bạn đọc cần quan sát phần chú thích đi kèm. Bởi Nguyên Hồng đã sử dụng hàng loạt những tiếng lóng dành riêng cho bọn lƣu manh, trộm cắp. Cũng chính ngôn ngữ này đã giúp họ thực hiện thành công bao cuộc “làm tiền”, chạy thoát bao cuộc truy quét của bọn “cớm”. Với việc sử dụng tiếng lóng với số lƣợng lớn và một mật độ khá dày đặc trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, Nguyên Hồng đã góp phần tái hiện lại bức tranh hiện thực xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. Qua đó, Nguyên Hồng cất tiếng nói tố cáo tính chất lang sói của chủ nghĩa thực dân phong kiến thối nát, thâm hiểm và tàn bạo vùi dập bao ngƣời dân lƣơng thiện nhƣ Tám Bính vào con đƣờng tha hóa. Việc sử dụng tiếng lóng trở thành yếu tố nghệ thuật đắc sắc trong việc khắc họa tính cách và số phận của nhân vật. Hệ thống nhân vật trở nên rất “sống” không chỉ bởi tính cách, ngoại hình, phƣơng thức hành động riêng mang hơi thở của cuộc đời. Qua đó, thể hiện vốn sống, sự từng trải, đồng cảm chia sẻ của nhà văn Nguyên Hồng đối với những ngƣời nghèo khổ. Việc sử dụng tiếng lóng góp phần thể hiện đặc sắc phong cách, ngòi bút nhân đạo của nhà văn. 38
  44. CHƢƠNG 3 THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT BỈ VỎ 3.1. Không gian nghệ thuật 3.1.1. Không gian xã hội 3.1.1.1. Không gian làng quê tù túng chật hẹp với những hủ tục, định kiến lạc hậu Mở đầu tác phẩm là hình ảnh bữa cơm chiều tẻ nhạt tại nhà Bính: “Bữa cơm chiều nay khác hẳn mọi ngày, buồn bã và uể oải lắm” [4,11]. Không gian miêu tả cảnh sinh hoạt của một gia đình nông thôn nhƣng dƣờng nhƣ đã sớm báo hiệu cho độc giả về một sự bất thƣờng đã và đang xảy ra với nhân vật. Sự bất thƣờng ấy khiến “Bính ngồi sát bức vách lâu ngày nứt nẻ loang lổ, cầm bát cơm đầy nhƣng chẳng buồn và. Thằng Cun, cái Cút, hai đứa em nhỏ của Bính bị sợ lây, lấm lét nhìn đĩa đậu phụ tƣơng vàng ánh mỡ, thèm quá mà không dám gắp”. Một không gian ngột ngạt tù túng bao quanh nhân vật khiến mọi ngƣời trong gia đình đều lấm lét, lo sợ. Không gian ở làng Sói tuy chỉ đƣợc miêu tả bằng vài nét phác họa, nhƣng nhà văn đã vẽ lên trƣớc mắt ngƣời đọc không gian làng quê Việt Nam trƣớc cách mạng tháng Tám - nghèo nàn, xơ xác, tù túng, chật hẹp. Theo bƣớc chân nhân vật, ngôi nhà dân quê ở làng Sói dần hiện ra nhạt nhòa trong buổi chiều tà vắng lặng: “cái cổng tre bắt khum chằng chịt những dây bím điểm hoa tím”, Bính đi về ngôi nhà vốn bao năm quen thuộc. Nơi đó, có căn buồng lúc nào cũng tối đen với cây đèn hoa kì vặn nhỏ đặt trên chạn bát ở cuối buồng mà mẹ Bính đã tắt ngay khi cô vừa bƣớc chân xuống bếp. Trên cái chõng tre trong buồng, đứa bé con của Bính đang ngủ bị đàn muỗi vây quanh, nom đến thảm hại. Trong phút lầm lỡ Bính đã trót buông phó cả thân thể cho gã quan tham đạc điền kia và bị coi là một 39
  45. tội lớn đối với gia đình, làng xóm. Bính suốt ngày chỉ biết quanh quẩn trong không gian tù túng, ngột ngạt của căn buồng để trông đứa con khỏi khóc. Cô không hề nhận đƣợc một lời động viên hay sự giúp đỡ ân cần nào từ ngƣời thân. Điều ấy làm cho tâm hồn cô gái thật thà, hiền lành nhƣ Bính cảm thấy xót xa, tủi nhục. Không gian quê nhà trong Bỉ vỏ tràn ngập trong tối tăm, ê chề và đặc biệt là nỗi sợ hãi Bính “gian phòng chật hẹp, tối tăm thêm, không khí càng đè nén vì những tiếng nghẹn ngào”. Bính chƣa hết buồn sợ những hình ảnh khác đã kéo đến khiến cô càng bối rối. Cô nhớ đến hình ảnh chị Minh bị cả làng ngả vạ cũng chỉ vì “đẻ hoang”. Thế rồi hàng loạt những hủ tục, luật lệ hà khắc từ bao đời để lại đƣợc ngƣời làng, bọn hƣơng lí, chức dịch thực thi. Những thành kiến, hủ tục ấy đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của ngƣời dân bao năm khó mà thay đổi. Nó không chỉ đề nén con ngƣời ở thể xác mà còn xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của con ngƣời một cách ghê gớm. Một cộng đồng ngƣời mất nhân tính, lấy việc phạt vạ, xúc phạm nhân phẩm ngƣời phụ nữ làm trò vui tất cả đã tiếp tay cho chế độ phong kiến chèn ép cuộc sống con ngƣời. Những ngƣời phụ nữ nhẹ dạ nhƣ Bính, lỡ lầm nhƣ chị Minh không bao giờ đƣợc hƣởng sự khoan dung, tha thứ mà họ phải chịu đựng bao hành hạ, cay đắng, tủi nhục. Nỗi sợ hãi bủa vây, bóng tối ngập tràn tâm trí Bính. Để giữ danh tiếng cho gia đình, bố mẹ, Bính quyết định bán đứa con mà Bính đứt ruột đẻ ra cho vợ chồng phó lí Thƣởng. Đây có lẽ là nỗi đau đớn lớn nhất trong cuộc đời của ngƣời phụ nữ, sinh con ra mà không đƣợc nuôi nấng, chăm sóc. Cảnh trao bán đứa trẻ không đƣợc miêu tả trực tiếp nhƣng đến đây ngƣời đọc hoàn toàn thấy đƣợc nỗi đau xót, bi kịch trong Bính. Cô gái quê hiền lành trong sáng đã bị dòng đời cay nghiệt đẩy vào tận cùng đau khổ. Tóm lại, không gian làng quê trong tiểu thuyết Bỉ vỏ đã tái hiện một cách chân thực, sinh động mà chua xót cuộc sống nông thôn tù túng, ngột 40
  46. ngạt. Ở đó tồn tại những định kiến lạc hậu, tàn ác đã ăn sâu vào nếp sống ngƣời dân. Qua đó tƣ tƣởng nhân văn sâu sắc của tác phẩm đƣợc bộc lộ rõ nét. Đồng thời, Nguyên Hồng đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa khiến Bính phải lâm vào bƣớc đƣờng cùng: rời bỏ quê nhà lên Hải Phòng kiếm sống. 3.1.1.2. Không gian thành thị với những kiếp người giang hồ Đất cảng Hải Phòng là nơi đầu tiên Bính đặt chân đến sau khi cô rời bỏ chốn quê hƣơng tù túng của những nếp sống lạc hậu. Hải Phòng – thành phố cảng sầm uất, đó là “một tỉnh ồn ào, đông đúc khác hẳn chốn quê mùa vắng vẻ” nơi làng Sói của Bính. Sau bốn hôm rời quê cũ, Bính mới hơi quen với cái ánh sáng chói lọi của những ngọn đèn điện. Cô không còn giật mình mỗi khi còi ô tô thét lên. Không gian thành thị lạ lẫm quá so với cái nghèo nàn, lạc hậu nơi Bính sinh ra. Không gian đen tối nơi thành phố cảng đầy cạm bẫy, lừa lọc khiến Bính hoang mang, lo sợ, cảm giác: “đêm dài và lạnh lắm”. Dƣờng nhƣ những bất trắc, khó khăn trên đƣờng sắp tới Bính đều dự cảm thấy. Sự lo lắng ây khiến tâm trí Bính rối bời, mông lung. Qua đêm tối đầy sợ hại, cô tìm đến hỏi tin tức của Chung (quan tham đạc điền) ngƣời đã bỏ rơi cô. Và một lần nữa, Bính lại bị một tên sở khanh lừa gạt và đổ bệnh lậu sang mình. Không gian trong nhà của gã sở khanh đó đƣợc Nguyên Hồng miêu tả rất rõ nét. Đó là “một quang cảnh lộng lẫy bầy ra trƣớc mắt Bính. Nào tủ chè, sập gụ, nào tranh treo la liệt ”. Cuộc sống giàu có ấy đối lập hoàn toàn với cảnh nghèo xơ xác của làng Sói. Một lần nữa, cuộc đời ngƣời con gái quê mùa, ngây thơ bị lừa gạt. Cuối cùng khi nhận ra cái bản chất khốn nạn của hắn Bính đã bị đánh ghen một trận “ thừa sống thiếu chết”. Sau đó cô bị giải lên sở cẩm và bị đẩy vào nhà chứa của mụ Tài-sế-cấu. Tại đây một không gian u ám mới trong cuộc đời cô đƣợc mở ra – không gian nhà thổ phố Hạ Lý phố mại dâm. Có thể thấy, cuộc sống của Bính và biết bao cô gái khác nơi nhà mụ Tài-sế-cấu là những “gian buồng chật hẹp, ngăn cách buồng bên bừng những 41
  47. ván gỗ ghép liền đã mọt và mùi chăn gối, màn chiếu hôi hám ám ảnh mãi mãi đời các gái giang hồ”. Không gian bẩn thỉu, dơ dáy, lúc nào cũng hôi hám, ẩm ƣớt ấy không chỉ khiến Bính đau đớn tâm can mà thể chất cô cũng từng ngày bị tàn phá, cô ngày càng gầy yếu và ốm sốt. Bằng việc miêu tả chi tiết khung cảnh căn buồng và không khí nơi nhà chứa, Nguyên Hồng đã cho thấy phần nào hiện thực đen tối của xã hội đƣơng thời. Qua đó tấm lòng thƣơng cảm của ông với những ngƣời nghèo khổ đặc biệt là ngƣời phụ nữ đƣợc thể hiện rõ nét. Bƣớc ra khỏi cái mùi hôi hám, nhơ nhớp của căn phòng nơi nhà mụ Tài-sế-cấu, ngƣời đọc tiếp tục đi tới một không gian khác, đó là không gian của “các đàn anh đàn chị”, sống nhơ nhớp ngoài vòng pháp luật. Đó là không gian và hành động của những tay anh chị nhƣ: Năm Sài Gòn, Ba Bay, Chín Hiếc, Tƣ-Lập-Lơ Ở môi trƣờng đó, con ngƣời không thể giữ đƣợc nhân phẩm mà ngƣợc lại họ còn bị môi trƣờng làm cho tha hóa, biến chất. Với sự mở rộng không gian Nguyên Hồng đã có ý thức sâu sắc hơn về sự tác động của môi trƣờng, hoàn cảnh sống lên số phận của con ngƣời. Trƣớc hết là không gian trong căn nhà của Năm Sài Gòn - trùm “chạy vỏ” khét tiếng. Đó là “ba gian nhà lá rộng rãi và cao ráo, có cả tủ đứng, sập quang dầu, giá dƣơng, đỉnh đồng và tranh tàu”. Nơi đây không chỉ là nơi sinh sống của Năm Sài Gòn mà còn là nơi cánh “ chạy vỏ” của Năm thƣờng lui tới tụ họp mỗi khi kiếm đƣợc món hàng nào hay những khi có chuyện cần bàn bạc. Trong căn nhà ấy, những đồ vật đƣợc bài trí kì lạ: những bức tranh nền đỏ cảnh nƣớc Tàu loạn lạc đời Tam quốc, những tấm hình đàn và trần truồng treo hai bên tủ, hai lƣỡi dao sáng loáng gài ở đầu giƣờng tây buông màn diễm nhiễu óng ánh, ngọn đèn dầu lạc búp măng sáng trong giữa cái khay Nhật Bản viền chỉ vàng, chiếc giọc tẩu dài bịt bạc Chỉ mấy vật dụng ấy thôi phần nào cho thấy cảnh sinh hoạt của những con ngƣời du thủ, du thực nhƣ Năm. Cách sống ấy khiến không ít ngƣời khi chứng kiến phải rung mình sợ hãi. 42
  48. Nhƣng đó chỉ mới là không gian bàn bạc, hội họp của tay “anh chị” trong nhà của Năm Sài Gòn còn không gian hoạt động của bọn chúng lại đƣợc mở rộng ra rất nhiều. Những địa điểm nơi đất cảng nhƣ: chợ Sắt, chợ Con, phố Khách, phố Ba Ty, đƣờng tàu Hồng Gai, vƣờn hoa Đƣa ngƣời hay những song bạc ở Cẩm tất cả đều là những nơi dân “chạy vỏ” hoành hành ngang dọc, nơi tập trung đủ các loại ngƣời lừa lọc, cƣớp bóc, chém giết từ tứ xứ tụ về. Chính vì vậy mà nó đẻ ra nhiều hạng ngƣời lƣu manh, đĩ điếm, giang hồ, họ đều là những ngƣời có cùng cảnh ngộ “cùng đƣờng mạt lộ” bỏ quê hƣơng gia đình để đi kiếm sống. Một không gian mang đậm chất lƣu manh, giang hồ, không gian của những ngƣời dƣới đáy xã hội. Ngoài không gian đầy mạo hiểm của những tay lƣu manh trộm cắp, Nguyên Hồng còn đặc biệt chú ý tới miêu tả khung cảnh rung rợn nơi nhà tù tối tăm. “Những chấn song to bằng cổ tay, những bức tƣờng dày quét hắc ín đen sì, những cùm sắt chắc nịch của xà lim A, xà lim B, xà lim Lô cốt trong Hỏa lo Hà Nội cũng không đáng sợ bằng những bức tƣờng xi măng nhẵn bóng của xà lim sở mật thám Nam Định này in ánh trăng xanh trong xanh bóng” [3,162-163]. Đây chính là nơi giam cầm của những tên tội phạm sừng sỏ. Đó là nơi bóng tối ghê rợn, nền xi măng “lạnh hơn ƣớp đá”. Không gian nhƣ cõi chết ấy khiến tâm trí của một kẻ đã từng “ngang dọc nào biết đâu có ai” nhƣ Năm còn phải “mệt lả”. Tóm lại, không gian thành thị gắn với những kiếp ngƣời lƣu manh, giang hồ đã để lại trong lòng ngƣời đọc những ám ảnh rất sâu sắc. Nguyên Hồng đã rất tỉ mỉ khi miêu tả không gian nơi phố cảng Hải Phòng nhộn nhịp, sầm uất và chính nơi đây đã sản sinh ra những con ngƣời với số phận đặc biệt. Nguyên Hồng hiểu rất rõ về con ngƣờinơi đây, ông dành rất nhiều thời gian và tâm sức với họ, và lí giải nguyên nhân cho sự nghèo đói, bất công, hủ tục đã dẫn họ vào những con đƣờng tăm tối. Nguyên Hồng thấu hiểu nối thống 43
  49. khổ của những kiếp sống “nay đây mai đó”, “du thủ du thực” vì chính ông cũng có số phận bi thƣơng: mồ côi, nghèo khổ. Năm mƣời sáu tuổi, ông rời Nam Định đến với mảnh đất cảng Hải Phòng và “nhập cuộc” với cuộc sống của những hạng ngƣời dƣới đáy của thành thị. Cũng từ đây, Bỉ vỏ đã đƣợc ra đời. Qua tác phẩm ngƣời đọc có thể thấy đƣợc hiện thực đen tối của xã hội Việt Nam trƣớc Cách mạng nói chung, và bức tranh về thành phố Cảng với bao nỗi bất công, ngang trái, bao lừa bịp và nguy hiểm. 3.1.2 Không gian thiên nhiên Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, nhà văn nhiều lần miêu tả cảnh thiên nhiên. Thống kê trong tác phẩm, chúng thôi thấy có hai chín lần tác giả tả cảnh thiên nhiên. Trong đó, gió lạnh và đêm tối xuất hiện mƣời sáu lần, ánh trăng nhợt nhạt đƣợc miêu tả năm lần, cảnh chiều ảm đạm lặp đi lặp lại bốn lần. Mở đầu tác phẩm, hình ảnh thiên nhiên nơi bờ sông gần nhà Bính hiện lên thật ảm đạm: “Mặt sông lặng lẽ, sƣơng lam mịt mùng”, “sông một màu xanh ngắt” nhƣ báo hiệu một tƣơng lại u ám của cuộc đời Bính. Mây đen, gió thổi, sƣơng mờ là những hình ảnh đƣợc miêu tả và lặp lại nhiều nhất. Cảnh vật mang màu sắc thê lƣơng, u uất: “gió sông càng ù ù, sƣơng càng mờ mịt”, “những bụi cỏ đen thẫm, ù ù lộng gió ở vƣờn hoa sông Lấp” Dƣờng nhƣ màu sắc u ám, nhợt nhạt của bức tranh thiên nhiên ấy nhƣ một dự báo về cuộc đời đen tối của Bính trong tƣơng lai. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, Bính là nhân vật để Nguyên Hồng gửi gắm tâm tƣ, tình cảm, cảm xúc. Trong đó cuộc đời éo le, chìm nổi của Bính phần nào đƣợc dự cảm bởi không gian thiên nhiên u ám, mờ mịt. Lần theo những bƣớc đi quan trọng trong cuộc đời Bính ta đều thấy những hình ảnh thiên nhiên gắn liền, nhƣng diều đặc biệt đó đều là thiên nhiên u tối, lạnh lẽo nếu có chút ánh sáng cũng yếu ớt, mờ nhạt. Thiên nhiên cũng hòa với số phận của Bính, gắn với số phận của cô gái giang hồ, lƣu manh.Thiên nhiên không chỉ gắn với 44
  50. cuộc đời Bính mà còn gắn liền với mọi hoạt động của Năm Sài Gòn. Hình ảnh ánh trăng lặp đi lặp lại trong cuộc đời Năm nhƣng quan trọng đó là “ánh trăng mờ lạnh báo trƣớc một sự tra tấn khủng khiếp sắp đến” hay nhƣ “bóng trăng chỉ xòn dài bằng cái thƣớc kẻ trên tƣờng xám ngắt”. Hình ảnh ánh trăng khác thƣờng chính là dự báo cho số phận của Năm Sài Gòn: cả một đời lƣu manh, tù đầy và bị ngƣời đời nguyền rủa vì tội lỗi đã gây ra. Và sau bao hành vi tội ác của vợ chồng Tám Bính cũng phải trả một cái giá đắt. Trƣớc ngày bị bắt, Bính nóng lòng chờ đợi chồng về: “Ngoài đƣờng đàn sẻ líu ríu càng làm cho Bính bồn chồn nóng ruột. Trƣớc mắt Bính nắng vàng rực rỡ phấp phới trông ủ dột nhƣ những tia sáng hấp hối của chiều tà vậy”. Một lần nữa thiên nhiên lại đƣợc hiện lên, nó dự báo cho giây phút lầm lỡ của vợ chồng Bính, dù có xuất hiện nắng vàng rực rỡ nhƣng trong tâm thức của Bính nó cũng chỉ là những tia nắng của chiều tà yếu ớt. Có thể nói, bất kì một hành động nào của nhân vật cũng đều gắn liền với hình ảnh thiên nhiên khắc nhiệt, đó là dụng ý nghệ thuật rất rõ của nhà văn. Có thể thấy trong toàn bộ tác phẩm, dù thiên nhiên đƣợc nhà văn miêu tả trong hoàn cảnh nào cũng đều mang dụng ý nghệ thuật của tác giả, dự báo về cuộc đời của nhân vật, qua đó góp phần bộc lộ rõ nét chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm. 3.1.3. Không gian tâm tưởng Bên cạnh việc khắc họa không gian thiên nhiên, không gian xã hội trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, Nguyên Hồng còn xây dựng không gian tâm tƣởng. Không gian tâm tƣởng đƣợc thể hiện chủ yếu qua những đoạn hồi tƣởng và những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật Tám Bính. Chúng thƣờng gợi lại những không gian mang tính chất ám ảnh, đau đớn trong tâm hồn nhân vật. Đó là hình ảnh làng Sói quê Bính, hình ảnh những con ngƣời tàn nhẫn đã đẩy Bính đến cuộc sống tủi nhục, hình ảnh nhơ nhớp của nhà chứa, về sau là 45
  51. những hình ảnh du côn của Năm, cái chết của Ba Bay Những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại trong tâm trí Bính, qua đó thấy đƣợc hiện thực đen tối của xã hội lúc bấy giờ đƣợc phơi bày. Hình ảnh trở đi trở lại trong tâm trí Bính đó là hình ảnh quê hƣơng gắn với khoảng kí ức đau buồn. Làng Sói nơi Bính sinh ra và lớn lên nhƣng lại gắn với sự chua xót, bố mẹ đã cự tuyệt và đối xử tàn nhẫn với cô trong lúc cô cần sự động viên, quan tâm nhất. Nơi đây còn gắn với những con ngƣời độc ác và những thành kiến, hủ tục lạc hậu. Trong tâm trí Bính hiện lên hình ảnh chị Minh bị cả làng phạt vạ thật đau xót, tủi nhục khiến cô: “gai hết cả da thịt và tâm trí”. Bính đau đớn thay cho chị Minh và e ngại cho mình không biết có đủ sức để chịu đựng đƣợc nổi những bêu riếu nhục nhã đó không. Cô ghê sợ cho sự tàn nhẫn của cha mẹ mình, họ đã nhẫn tâm bán đứa con mà Bính đã đứt ruột sinh ra, cắt đứt tình yêu thƣơng của mẹ con cô. Trong suốt quãng đời lƣu lạc, hình ảnh làng quê luôn hiện về trong tâm trí Bính. Đêm đầu tiên rời quê lên Hải Phòng Bính tƣởng tƣợng đến bao đắng cay, nhục nhã sắp sửa giày vò nếu bị giải về cái làng quái ác kia: “Đeo một cái tiếng theo giai, Bính nhƣ đã chết đi nửa phần. Lại thêm cái tiếng đĩ thõa, thối thây dầy da thì Bính thật không đủ sức chịu đựng đƣợc. Bính chỉ còn đến cách tự vẫn thôi. Vậy thà chịu đói, mặc rét chết đói ở tỉnh còn hơn về quê hƣơng nƣơng nhờ bố mẹ”. Khi ở nhà Năm Sài Gòn, dù đƣợc yêu thƣơng chăm sóc hết mực Bính cũng không ngừng nhớ thƣơng đứa con, nhớ quê nhà. Cô đau xót, chán nản “thƣơng nhớ đứa con thơ lại tê tái vì lỗi mẹ con phải lìa bỏ nhau”. Cô khao khát có một đứa con để yêu thƣơng, chăm chút. Đang đau buồn vô hạn, cô lại nhớ đến quê hƣơng, gia đình. Nghĩ về quê cũ, bao kí ức đau buồn lại hiện lên chà xát vào tâm hồn cô. Sau khi Năm vào tù, Bính phải một mình trang trải mọi việc trong lúc bụng mang dạ chửa. Bính lần hồi làm ăn buôn bán tần tảo ở các chợ xa gần với mong muốn sẽ nuôi đƣợc đứa con sắp chào đời, sẽ đƣa Năm ra 46
  52. khỏi những điều gian ác sau khi hắn ra tù và dần dà trở về quê chuộc lại đứa con đầu lòng đầy ải kia. Dù có bị cuộc đời giày xéo, đối xử bất công dù bản thân có gặp phải những cay đắng tủi nhục thì trong Bính luôn có hình ảnh quê nhà, vẫn luôn nghĩ cho ngƣời khác, vẫn khát khao hƣớng thiện. Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc mà Nguyên Hồng muốn gửi gắm qua tác phẩm. Ngay cả khi rời khỏi nhà Năm quay trở về Nam Định mà Bính không dám trở về làng Sói, cô chỉ thấy xa xa bên kia sông mấy mái nhà xanh xám nổi lên, bao hình ảnh quê hƣơng lại ùa về làm cô “rơm rớm nƣớc mắt”. Và ngay trong những ngày tết, khi sự vui sƣớng mới đƣợc nhóm lên trong lòng Bính thì trong phút chốc lại tan biến hẳn: “Một ý nghĩ buồn tiếc thƣơng và bao hình ảnh quê nhà, cha mẹ, chị em, chúng bạn thoáng qua tâm trí Bính nhƣ một cơn gió lạnh”. Bên cạnh không gian hồi tƣởng về làng xóm luôn thƣờng trực thì không gian nơi nhà chứa của mụ Tài-sế-cấu luôn ám ảnh tâm can Bính. Hình ảnh căn buồng chật hẹp, hôi hám và nhơ nhớp ấy ám ảnh tâm hồn Bính và biết bao cô gái giang hồ nơi đây. Ngay cả sau khi trở thành vợ của Năm, hình ảnh những căn buồng ấy vẫn ám ảnh Bính, cứ mỗi khi nghĩ đến cô lại rùng mình: “Gian buồng tăm tối đó với những tấm phản thấp lè tè sực mùi gỗ mọt và mùi chăn gối, màn chiếu hôi hám ấy sẽ ám ảnh mãi mãi đời các gái giang hồ” [4,50]. Chính không gian ấy đã làm “u ám tâm trí ngƣời ta, và, khi cái tƣơi sáng bình tĩnh của tinh thần đã mất thì ngƣời ta còn đâu ý muốn vƣợt mình lên?” và trong không khí ẩm ƣớt, nặng nề bẩn thỉu ấy là những con ngƣời đau yếu, bệnh tật. Để sống những cô gái giang hồ ấy phải chịu bao sự hành hạ dã man về thể xác cũng nhƣ tâm hồn “sau sáu mƣơi đêm ròng rã ít khi chợp mắt, Bính chẳng còn thể ăn uống đƣợc gì, ngƣời lúc nào cũng hầm hập nhƣ sốt và gầy rộc hẳn đi” [4,50- 51]. Không gian nơi nhà chƣa ấy ám ảnh mãi trong tâm trí Bính, ngay cả trong giấc mơ cũng rất khủng khiếp: “Một hôm Bính ho ra 47
  53. máu, cách ít lâu, thuốc thang không có, Bính khiệt quá rồi. Bính cũng nằm trong gian buồng này, dƣới ánh sáng ngọn đèn vách tù mù và cái không khí hôi hám này, cũng gối đầu trên cái gối vàng mồ hôi, và cũng không ai ngồi bên mình hết Tấm áo quan bằng gỗ mỏng đu đi đu lại, cọ vào chiếc thùng treo lủng lẳng ở đầu đòn ống làm thành những tiếng kẽo kẹt thay cho tiếng khóc viếng” [4, 51]. Không gian nơi nhà chứa trở đi trở lại trong tấm trí Bính: “Gian buồng thêm lạnh lẽo, âm u, không khí càng nặng nề đè nén. Cảnh giấc mơ khủng khiếp hôm xƣa lờ mờ bỗng hiện ra giữa khoảng tối tăm ”. Chỉ với vài nét phức họa đơn giản nhà văn Nguyên Hồng đã cho bạn đọc thấy rõ cuộc sống ô nhục của những cô gái giang hồ, bộ mặt xấu xa của bọn “buôn thịt bán ngƣời” mà đại diện là mụ Tài-xế-cấu.Và sau đó, cuộc đời Bính tiếp tục trải qua biết bao gian truân khác. Ngoài ra, ở cuối tác phẩm cái chết của Ba Bay tiếp tục ám ảnh tâm trí Bính. Cô ghê sợ trƣớc những hành động dã man của chồng mình. Khi chứng kiến cảnh Năm giết Ba Bay: “Bính chỉ trực khuỵa xuống, hoa mắt trông thấp thoáng trong sƣơng xác Ba Bay rũ trên vai Năm, Bính rợn cả ngƣời ”. Cái chết của Ba Bay ám ảnh Bính mãi và cô càng cảm thấy ghê sợ Năm hơn, những tội ác mà Năm gây ra không đếm hết, Năm đã khiến biết bao nhiêu ngƣời run sợ khi mới chỉ nhắc tên. Bính lo sợ một ngày kia Bính và Năm sẽ phải trả giá, và ngày ấy cũng đến: Năm đã giết chết đứa con đầu lòng của Bính và cả hai cùng phải vào tù chịu sự trừng phạt đối với những gì mình đã gây ra. Nói tóm lại, không gian trong tiểu thuyết Bỉ vỏ đƣợc nhà văn Nguyên Hồng tạo dựng rất phong phú, đa dạng; kéo dài từ thành thị đến nông thôn với sự đan xen rất độc đáo. Trong các khoảng không gian khác nhau ấy, tính cách, diện mạo và số phận của những con ngƣời sống dƣới đáy xã hội đƣợc thể hiện rất rõ nét. 48
  54. 3.2. Thời gian nghệ thuật Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phƣơng thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Theo từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng nhƣ không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái nhìn trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, đƣợc biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tƣợng ƣớc lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan đƣợc đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngƣợc, quay về quá khứ, có thể vƣơn tới tƣơng lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát hoặc có thể kéo dài một khoảng thời gian ra đến vô tận. Thời gian nghệ thuật đƣợc đo bằng nhiều thƣớc đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tƣợng đời sống đƣợc ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, giao mùa tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Nhƣ vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con ngƣời qua từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phƣơng thức tồn tại của con ngƣời trong thời gian. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện nhƣ một hệ quy chiếu có tính tiêu đề đƣợc giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tƣ duy của tác giả. Gắn với phƣơng thức, phƣơng tiện thể hiện, mỗi loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng”. Trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, Nguyên Hồng cũng xây dựng lên nhƣng kiểu thời gian với dụng ý nghệ thuật riêng. Nhà văn đã tạo nên những khoảng thời gian phù hợp với nghề nghiệp của nhân vật mà bao trùm lên toàn bộ tác phẩm là không gian u buồn, lạnh lẽo và đầy nguy hiểm. Từ đó, số phận của từng nhân vật hiện ra rõ nét hơn. 49
  55. 3.2.1. Thời gian trần thuật Trong tiểu thuyết hiện thực phê phán, thời gian trần thuật đƣợc nhiều tác giả sử dụng cho dụng ý nghệ thuật của mình. Thời gian tuần tự xảy ra các sự kiện trong tác phẩm nhƣ một tất yếu của xã hội vốn dĩ sẽ xảy ra. Những gì xảy ra trong tác phẩm nhƣ một sự thật hiển nhiên không có gì phải bàn cãi. Tất cả những cái xấu, cái ác đang tồn tại xung quanh con ngƣời đang dần trói buộc con ngƣời, đồng hóa dần những tính cách tốt đẹp của họ. Quá trình biến đổi của họ diễn ra dần đƣợc tác giả miêu tả theo trình tự. Ban đầu họ là những con ngƣời nhƣ thế nào, có tâm hồn tốt đẹp trong sáng ra sao và đến cuối tác phẩm, họ đã trở thành con ngƣời nhƣ thế nào? Tám Bính trong Bỉ Vỏ của Nguyên Hồng là một nhân vật tiêu biểu cho kiểu thời gian trần thuật nhƣ thế. Từ một cô gái thôn quê hiền lành chân chất đến khi bị một gã sở khanh lừa gạt có con, bị gia đình hắt hủi, cô lên thành phố để tìm cha của đứa bé thì liên tiếp gặp những tai họa: suýt bị cƣỡng hiếp rồi bị cƣỡng hiếp thật, bị đánh ghen vô tội họa, bị đƣa về bót, vào nhà chứa rồi trở thành kẻ lƣu manh chuyên móc túi lừa gạt. Nguyên Hồng đã kể lại cuộc đời Tám Bính từ khi cô còn là một cô gái thôn quê xinh đẹp đến khi trở thành một bỉ vỏ thành thục. Trƣớc tiên là nguyên nhân khiến Bính trở nên tha hóa: “ Mới cách đây gần một năm, nhƣng nhiều sự khác thƣờng đã xảy ra, nên ngày giờ dài và thấm thía thêm. Dạo ấy Bính thƣờng gánh gạo lên chợ huyện bán, lần nào Bính cũng gặp một ngƣời vận quần áo tây, chải chuốt ngắm trông Bính. Có khi Bính còn nghe thấy tiếng gọi vồn vã, tiếng chòng ghẹo dịu dàng. Nếu đi một mình, Bính chẳng thẹm mấy, song vì có cá bạn gái cƣời đùa chế giễu thêm vào khiến Bính hổ thẹm vô cùng” [4, 14]. Với những lời hứa hẹn ngọt ngào, với bao sự sung sƣớng hãnh diện đã khiến Bính “ băn khoăn vơ vẩn”. Để rồi: “Dần dần Bính yêu ngƣời ấy mà Bính thấy có thể gửi gắm cả đời mình. Bính để ngƣời ấy gần 50
  56. gũi mình luôn. Rồi một ngày kia, Bính buông phó cả thân thể mình cho y”. Vậy là, cô gái thôn quê thuần hậu, xinh đẹp ấy đã bị tên sở khanh “bóng mƣợt thơm tho kia” lừu gạt. Bao ƣớc vọng về một cuộc sống sung sƣớng đã nhào đổ hết, gã sở khanh kia “bỏ Bính đi không một lời an ủi”. Chỉ vì một phút giây lầm lỡ mà khiến cả cuộc đời Bính phải trả giá quá đắt: bố mẹ ruồng bỏ, bỏ làng xóm, quê hƣơng lên tỉnh và tại đó cô lại gặp biết bao biến cố, cuối cùng cô vào tù với sự đau xót vô hạn. Rời bỏ quê hƣơng lên Hải Phòng, một lần nữa Bính lại bị lừa gạt rồi bị đẩy vào nhà mụ Tài-sế-cấu. Bính ở đó “mới có hai tháng thôi, mà Bính coi dài bằng hai năm. Các nỗi đau đớn trong lòng Bính mỗi ngày một nhiều. Ngƣời Bính mỗi ngày một héo hắt, ốm yếu thêm. Bính không thể tiếp khách đƣợc nữa”. Sau đó, “Tám Bính ra khỏi nhà mụ Tài-sế-cấu đã đƣợc một tuần lễ”, làm vợ của Năm Sài Gòn, cô đƣợc chăm sóc rất chu đáo nhƣng “Bính càng ngày càng gầy yếu và mệt mỏi, tuy tâm trí tỉnh táo hơn trƣớc nhiều. Thì ra sự vui sƣớng chỉ có thể chữa cho cái tinh thần Bính khỏi buồn rầu, đau đớn thôi, còn cái thân thể rã rời kia còn cần phải tĩnh dƣỡng và chữa thuốc lâu nữa mới mong lành mạnh đƣợc” [4,68]. Những ngày tháng ở nơi nhà thổ của mụ Tài-sế-cấu sẽ ám ảnh cả cuộc đời Bính, ngay cả ở trong mơ Bính cũng không thoát ra khỏi nỗi ám ảnh đó: “Bính cũng nằm trong gian buồng này, dƣới ánh sáng ngọn đèn vách tù mù và cái không khí hôi hám này, cũng gối đầu lên cái gối toàn mồ hôi, và cũng không ai ngồi bên cạnh mình hết Tấm áo quan bằng gỗ mỏng đu đi đu lại, cọ vào chiếc thùng treo lủng lẳng ở đầu đòn ống làm thành những tiếng kẽo kẹt thay cho tiếng khóc viếng”[4,51]. Quả thật hình ảnh nơi nhà thổ đã giày vò, ám ảnh tâm hồn những cô gái giang hồ đến mãi về sau. Rời khỏi nơi nhơ nhớp ấy, Bính trở thành vợ của Năm Sài Gòn-tay trùm chạy vỏ khét tiếng nhất đất Hải Phòng. Hoàn cảnh xô đẩy Bính trở thành một bỉ vỏ sành sỏi. Do đặc trƣng của nghề lƣu manh, trộm cƣớp mà thời gian đƣợc Nguyên Hồng nhắc đến nhiều trong tác phẩm đó là thời gian lúc buổi chiều và 51
  57. đêm khuya. Từ đầu đến cuối tác phẩm, bạn đọc thƣờng bắt gặp những khoảng thời gian chiều tà hay đêm tối lạnh lẽo với bao nguy hiểm, mánh khóe đang rình rập, bủa vây con ngƣời. Thời gian thƣờng đƣợc nhắc tới gắn với những cuộc làm tiền của vợ chồng Tám Bính ở các ga tàu, bến xe: “Một buổi chiều gần tàu, nắng vàng nhạt, chân trời lặng lẽ mờ sƣơng Giời tối dần. Rồi mƣa bụi. Gió rào qua những mặt ruộng mênh mông đen sẫm ” [4, 173] hay nhƣ: “trời tối âm u, gió càng rít mạnh, mƣa thêm mau và lặng hạt” [4, 176], “trời tối sập. Gió lạnh cất lên. Rặng xoan reo ào ào bên đƣờng” [4, 195]. Dƣờng nhƣ đêm tối bao trùm lên mọi hoạt động mọi suy nghĩ của nhân vật và cũng chính cái màu u tối, ảm đạm đó là báo hiệu cho tƣơng lai tăm tối của Tám Bính. Trong khoảng thời gian đó, bạn đọc có thể hình dung ra ngay mức độ nguy hiểm của công việc mà Tám Bính đang làm, những nguy hiểm luôn rình rập chỉ trực sơ hở để ngào vào. Nguyên Hồng rất khéo léo khi miêu tả thời gian qua những sự vật, sự việc nhƣ: ánh đèn, ánh trăng, tiếng gà nhƣng dù miêu tả trực tiếp hay gián tiếp nó vẫn mang màu u tối, ảm đạm. Trƣớc tiên là thông qua hình ảnh ngọn đèn: “Chợt ngọn đèn lù mù nhảy lên nhảy xuống, nhoi lên một tý ánh sáng vàng đục rổi vụt tắt. Gian buồng lạnh lẽo, âm u, không khí càng nặng nề đè nén” [4, 67]. Tiếp đến là hình ảnh ánh trăng, “mảnh trăng vừa nhô ra khỏi đám mây xám, trút xuống cảnh vật một làn ánh sáng xanh trong xanh bóng lẫn với sắc xanh đặc của ruộng đồng rì rào [4, 200]. Nhƣ vậy, ta có thể thấy bao trùm lên toàn tác phẩm là thời gian u tối, không gian lạnh lẽo, lù mù đó là dự báo cho những số phận sống dƣới đáy xã hội lúc bấy giờ. Chính cái xấu cái ác đã dồn nén, thúc ép Tám Bính vào con đƣờng tha hóa. Thời gian trần thuật này thể hiện một cách tất yếu sự đối phó của nhân vật, những con ngƣời nhỏ bé tội nghiệp trƣớc những tai họa luôn rình rập họ. Họ không thể sống lƣơng thiện mà lao vào con đƣờng phạm tội. Suy cho 52
  58. cùng, họ cũng chính là nạn nhân, là sản phẩm của xã hội thực dân phong kiến xấu xa. 3.2.2. Thời gian hồi tưởng Thời gian hồi tƣởng cũng là một yếu tố quan trọng. Trong thế giới nghệ thuật của Bỉ vỏ, hồi tƣởng hiện ra từ từ, không cố ý, ngỡ nhƣ vô tình. Nó không tồn tại một cách độc lập mà trong mối liên hệ thƣờng xuyên, chặt chẽ với hệ thống thời gian nghệ thuật. Thời gian hồi tƣởng thƣờng là thời gian đã qua, có thể nói đây là nhân vật vô hình xuyên suốt câu chuyện. Lần hồi tƣởng đầu tiên của Bính là lúc sợ hãi đến rởn cả ngƣời khi nghe ba mẹ Bính đòi giết chết đứa bé, rồi kinh hãi nhớ lại “Một ngày tháng năm, đƣờng đá, sân gạch bỏng rẫy chân, thế mà chị Minh, ngƣơi bị làng phạt vạ phải quỳ ở giữa sân đình, nón không có, bế đứa con mới đƣợc mƣời ngày, cũng đỏ hỏn nhƣ con Bính hiện giờ, giữa trời nắng chang chang” [4,16]. Rồi mãi cho đến những năm tháng về sau, khi đã là vợ của một tay “anh chị” có máu mặt nhất cô cũng không thể quên đƣợc cảnh: “Trong một đêm cuối tháng tối mịt, Bính vịn vai mẹ, theo một con đƣờng nhỏ hẹp quanh co ven ruộng ngập nƣớc. Bụng dƣới Bính đau quặn tựa hồ bị ai cầm lấy ruột soắn lại. Chân tay Bính rã rời. Mắt hoa lên. Tai ù hẳn đi. Đầu nặng trĩu. Bính liền ngồi sụp xuống bờ cỏ, ngất đi” [4,91]. Sau đó, cô lại nhớ đến đứa con thơ phải sống thiếu mẹ khi mới lọt lòng: “da dẻ nó hồng hào mớ tóc đen láy”, đặc biệt là “vết chàm dài hơi giống con thạch sùng bò từ bên trán đên mang tai xám ngắt”. Hình ảnh làng quê, đứa con luôn hiển hiện trong tâm trí Bính khiến cô càng xót xa cho số phận bất hạnh của mình. Khi Bính trở thành một “bỉ vỏ” sành sỏi, cảm xúc tƣởng chừng đã khô cạn trƣớc những lúc vui vẻ hả hê khi “trõm” đƣợc món tiền lớn thì vào một khoảng khắc nào đó, cô nhớ lại những điều đắng cay muôn phần Bính đã phải cắn răng chịu đựng: “sự lừa dối của “tham Chung”, bán con vợ thằng trẻ 53
  59. tuổi độc ác và thằng khốn nạn nọ, sở Cẩm, nha Lục xì, mụ Tài-sế-cấu cứ đến vây bọc tối tăm cả tâm trí Bính”. Nhận thấy thời gian trôi đi một cách tàn nhẫn, vô tình, nỗi đau đớn đã qua không cách gì bù lấp đƣợc khiến Bính tự hỏi “không biết đến bao giờ Bính mới có đƣợc một cuộc đời trong sạch êm đềm nhƣ cuộc đời của mọi ngƣời trong buổi đầu xuân?”. Trong những dòng hồi tƣởng của Bính, thời gian hồi tƣởng với sự đan xen giữa quá khứ, hiện tại, tƣơng lai đƣợc nhà văn Nguyên Hồng chú tâm dàn dựng. Thời gian quá khứ, hiện tại, tƣơng lai đan xen, trộn lẫn trong nhau nhƣng cũng hết sức rõ ràng, gắn với việc thay đổi điểm nhìn trần thuật đã tạo nên tiếng nói đa âm trong câu chuyện. Quá khứ - hiện tại - tƣơng lai đều soi sáng cho nhau tạo nên sự cộng hƣởng về mặt cảm xúc và gây ấn tƣợng cho ngƣời đọc. Khi đã trở thành vợ của Năm Sài Gòn, Bính có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc nhƣng cô luôn nhớ về quê hƣơng, nhớ đến đứa con tội nghiệp và nhìn lại thực tại dù có cuộc sống êm ấm nhƣng trong lòng lại không yên. Đã bao lần cô khuyên Năm rời bỏ nơi tội ác ấy để sống nhƣ những ngƣời bình thƣờng khác nhƣng với bản tính anh thì điều này sẽ không thành hiện thực. Thời gian hồi tƣởng với sự đan xen của quá khứ, hiện tại và tƣơng lại đƣợc thể hiện rõ nhất ở phần cuối của tiểu thuyết. Khi Năm Sài Gòn thực hiện cuộc “làm tiền” trên tàu và bị “cớm” phát hiện, anh đã bỏ chạy với một đứa trẻ, thật bất ngờ đó chính là đứa con năm xƣa Bính đứt ruột sinh ra. Trong lúc chạy “cớm”, đứa trẻ đã chết vì bị đuối nƣớc. Nguyên Hồng đã để Tám Bính gặp lại con trong hoàn cảnh thật đặc biệt, đầy chua xót: “Tám Bính vội to đèn soi mặt nó: gƣơng mặt nó xám nhợt! Bính nhẹ vuốt má nó da thịt nó, giá ngắt. Bính gạt mớ tóc hung hung đẫm nƣớc của nó lên thì Bính càng rợn ngƣời. Nổi bật dƣới ánh đèn một vệt chàm dài hình con thạch sùng kéo từ trán đến mang tai bên phải đứa bé, và một cái lẹm nhỏ trên mắt cùng bên phải đập vào mắt Bính. Bính choáng váng, cố hết sức tỉnh trí thêm nữa. Bính run run, đƣa tay đặt nhẹ lên ngực đứa bé, Bính 54