Khóa luận Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_than_thoai_viet_nam_va_than_thoai_trung_hoa_tu_goc.pdf
Nội dung text: Khóa luận Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== PHẠM THỊ THỦY THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018
- TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== PHẠM THỊ THỦY THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI, 2018
- LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn tới các thầy cô Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, khoa Ngữ văn, tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, ngƣời đã hƣớng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Đồng thời em cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình luôn quan tâm, yêu thƣơng tạo điều kiện cho em học tập, cảm ơn các bạn sinh viên đã góp ý, động viên và trao đổi cùng em trong quá trình nghiên cứu. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Phạm Thị Thủy
- LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Khóa luận “Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh” là kết quả nghiên cứu của riêng em, dƣới sự giúp đỡ khoa học của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, có sự tham khảo ý kiến của những ngƣời đi trƣớc. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào. Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Phạm Thị Thủy
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 6 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6 7. Cấu trúc đề tài 6 NỘI DUNG 7 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA 7 1.1 Khái niệm về thần thoại 7 1.1.1. Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng 7 1.1.2. Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp 9 1.2. Thần thoại Việt Nam 11 1.3. Thần thoại Trung Hoa 14 CHƢƠNG 2: THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA – NHỮNG BIỂU HIỆN TƢƠNG ĐỒNG 19 2.1. Tƣơng đồng về nhân vật 19 2.1.1. Nhân vật là thần 19 2.1.2. Nhân vật là anh hùng văn hóa 25 2.1.3. Nhân vật là con ngƣời 27 2.2. Tƣơng đồng về cốt truyện 30 2.3. Tƣơng đồng về mô típ 33
- 2.3.1. Mô típ quả trứng khởi thủy 34 2.3.2. Mô típ hôn nhân cận huyết 35 2.3.3. Mô típ nguồn gốc xuất thân thần kì 37 2.3.4. Mô típ cột chống trời 38 2.3.5. Mô típ nạn hồng thủy 40 CHƢƠNG 3: THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA – NHỮNG BIỂU HIỆN KHÁC BIỆT 44 3.1. Khác biệt trong cách thức miêu tả và xây dựng nhân vật 44 3.1.1. Ngoại hình và diện mạo 44 3.1.2. Chức năng 47 3.2. Khác biệt về cốt truyện 50 3.3. Khác biệt về mô típ 54 3.3.1. Mô típ thờ vật tổ 54 3.3.2. Mô típ bán thần . 60 3.3.3. Mô típ tiêu diệt quái vật 61 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong kho tàng văn học dân gian, thần thoại đƣợc nhìn nhận là thể loại văn học độc đáo, là bộ phận không thể thiếu trong nền văn học thế giới. Đối với các dân tộc thì thần thoại “chính là hình thức nhận thức thế giới mang tính đặc trƣng của con ngƣời thời cổ” [12; 15]. Khi nhìn nhận về ngoại giới, con ngƣời có nhận thức còn khá mơ hồ. Khi họ muốn lí giải, khám phá về thế giới tự nhiên, khi mà nó còn nhiều điều mơ hồ thì có thể nói sự ra đời của thần thoại đã giải quyết đƣợc những nhu cầu bức thiết và chính đáng của con ngƣời xƣa. Những điều con ngƣời khao khát lí giải và muốn đƣợc chinh phục, khám phá cho thấy đƣợc nhu cầu cần thiết về ngoại giới của con ngƣời: “Đó là toàn bộ những truyện hoang đƣờng, tƣởng tƣợng về các vị thần hoặc những con ngƣời, những loài vật mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con ngƣời sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tƣợng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh của họ)”. [13; 250] Thần thoại Việt Nam là sự tổng hợp những câu chuyện kể dân gian về các vị thần, về các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của ngƣời thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con ngƣời. Cũng giống nhƣ ngƣời Việt cổ, ngƣời Trung Hoa cổ đại cũng thể hiện sự nhận thức sơ khai của mình, quan niệm liên quan đến lí giải nguồn gốc thế giới, các vị thần, ngƣời anh hùng, cũng nhƣ ý nghĩa các tôn giáo, tín ngƣỡng của họ thông qua những huyền thoại. Qua khảo sát, chúng tôi thấy giữa thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa có nhiều điểm tƣơng đồng, gặp gỡ và giao thoa. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thần thoại mỗi dân tộc có những nét đặc sắc, khác biệt thể hiện quan điểm, tƣ tƣởng khác nhau của mỗi dân tộc. 1
- Với mong muốn tìm hiểu những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong thần thoại Việt Nam so với thần thoại Trung Hoa, từ đó khám phá ra những nét đặc sắc trong tƣ tƣởng của con ngƣời ngƣời xƣa, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. Tôi hi vọng với đề tài này sau khi đƣợc hoàn thiện, đề tài sẽ có những đóng góp cho những bạn có niềm yêu thích với thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Thần thoại đƣợc sáng tạo ngay từ khi ngƣời xƣa có nhận thức về thế giới. Thế giới tự nhiên còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn, vừa ẩn chứa nhiều mối hiểm họa, nhƣng đồng thời cũng là ngôi nhà lớn bao bọc, nuôi dƣỡng con ngƣời. Ăng-ghen đã nói: “Sự nhân cách hóa các lực lƣợng tự nhiên đã làm nảy sinh ra các vị thần đầu tiên” và “trong thời đại nguyên thủy, tôn giáo sinh ra từ những khái niệm hết sức sai lầm của con ngƣời về trạng thái tự nhiên của chính họ và về bên ngoài tự nhiên xung quanh họ”. [13; 210] Nhƣ vậy, có thể nói những quan niệm đầu tiên về thế giới tự nhiên của con ngƣời đƣợc thể hiện thông qua thần thoại nguyên thủy, cho nên các hình tƣợng các vị thần đầu tiên là sự lí giải cho thế giới tự nhiên. 2.2. Trong “Văn học dân gian” tập 2 (1991), tác giả Hoàng Tiến Tựu đã trình bày quan điểm: “Tuy thần thoại Việt không còn giữ đầy đủ hệ thống và cốt truyện nguyên thủy của nó, nhƣng xét về phƣơng diện nội dung thì số thần thoại Việt Nam còn lại chẳng những đã phản ánh xã hội, tƣ tƣởng, tâm hồn Việt Nam mà còn thể hiện đƣợc những vấn đề cơ bản thƣờng có trong thần thoại của nhiều dân tộc (nhƣ vấn đề nguồn gốc vũ trụ, nguyên nhân của hiện tƣợng tự nhiên, nguồn gốc của các loài động vật, thực vật và loài ngƣời, nguyên nhân của sự sống, sự chết, nguồn gốc dân tộc, nguồn gốc các nghề )”. [15; 13] 2
- “Ở bộ phận thần thoại suy nguyên, nhằm giải thích các hiện tƣợng trong thế giới tự nhiên, nhìn chung hình ảnh con ngƣời chƣa xuất hiện rõ nét, nhƣng qua đây và cũng chỉ qua đây chúng ta mới có thể hiểu đƣợc phần nào về trình độ hiểu biết, sức tƣởng tƣợng, những ƣớc mơ khát vọng và cách cảm nghĩ của những thế hệ ngƣời Việt đầu tiên bắt đầu thực hiện về khám phá và lí giải thế giới”. [15; 13] Cuộc sống của con ngƣời xƣa đƣợc thể hiện thông qua việc đi tìm hiểu về thần thoại. Khi khảo sát về thần thoại thì điều quan trọng đó là chúng ta khảo sát hệ thống các nhân vật. 2.3. Năm 1991, trong cuốn “Giáo trình văn học dân gian”, tác giả Trần Gia Linh đã trình bày quan điểm của mình khi viết về nguồn gốc nảy sinh của thần thoại: “Sự thật ngƣời Việt trong thời kì đầu chế độ cộng sản nguyên thủy, vì sống phiêu bạt nên chƣa nhận thức đƣợc cái chết, chƣa có quan niệm linh hồn sau khi chết. Về sau, trong xã hội thị tộc, cuộc sống định cƣ giúp cho con ngƣời dần dần nhận thức đƣợc sự chết và từ đó nảy sinh quan niệm linh hồn tƣ tƣởng vạn vật có linh hồn biến hóa thành đa thần luận việc thờ cúng vật tổ biến thành việc thờ cúng tổ tiên. Ngƣời nguyên thủy Việt Nam đã sống trong cuộc bình đẳng nên họ quan niệm những thành viên của thế giới cõi thần cũng đều bình đẳng. Thần trong thần thoại là những hiện tƣợng tự nhiên đƣợc hình tƣợng hóa hoặc những anh hùng lao động có công với thị tộc thần thánh hóa mà tạo nên. Mƣa, gió, sấm, sét, đƣợc thần thánh hóa thành các truyện thần Mƣa, thần Gió, thần Sấm, thần Sét. Nhân vật thần con ngƣời chƣa phân chia giai cấp”. [11; 6] 2.4. Trong cuốn “Phân tích tác phẩm văn học dân gian ( 1995)”, tác giả Đỗ Bình Trị đã trình bày nhƣ sau khi nêu ra quan điểm của mình về thần thoại: “Những mẩu chuyện về sự tích các thần cổ đại luôn luôn chứa chan những hiểu biết thực tế về ngoại giới và những kinh nghiệm thực tế tích lũy 3
- đƣợc trong đời sống sinh tồn của các cộng đồng ngƣời thời cổ” và “Thần thoại diễn tả dƣới hình thức khái quát hóa nghệ thuật rộng lớn, những ƣớc mơ ban đầu của tổ tiên chúng ta chế ngự sức sức mạnh của thiên nhiên”. [ 16; 76] Tiếp theo tác giả trích dẫn quan điểm của M.Gorki: “Ở phía mỗi sự vƣơn lên của trí tƣởng tƣợng cổ đại đều cố thể dễ dàng tìm thấy động lực của nó, mà cái động lực đó thì bao giờ cũng là ƣớc vọng của loại ngƣời muốn làm cho lao động của mình đƣợc nhẹ nhàng hơn” Trong phần kế tiếp tác giả trình bày: “Thần thoại phản ánh nhận thức non nớt, sai lệch, đầy đủ tính chất hƣ ảo của thời cổ về thế giới cũng nhƣ về bản thân con ngƣời đồng thời thể hiện sự bất lực của họ trƣớc các sự vật, hiện tƣợng mà không thể hiểu nổi”.[16; 78] 2.5. Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học”, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đã đƣa ra khái niệm về thần thoại nhƣ sau: “Thần thoại là thể thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian của dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đƣờng, mộng tƣởng về các vị thần hoặc những con ngƣời, những loại vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con ngƣời thời nguyên thủy sáng tạo để phản ánh và lí giải các hiện tƣợng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần linh) của họ. Chẳng hạn thần thoại Việt Nam (dân tộc Kinh có những truyện nhƣ Thần Trụ Trời, Rắn già Rắn lột, Lúa thần, Chú Cuội cung trăng, Sơn Tinh – Thủy Tinh, ”. [8; 298] 2.6. Năm 2006, trong cuốn “Giáo trình văn học dân gian- trƣờng Đại học Sƣ Phạm Hà Nội”, khi viết về thần thoại, các tác giả Phạm Thu Yến, Lê Trƣờng Phát, Nguyễn Thị Bích Hà đã viết: “Hình tƣợng thần trong thần thoại chính là sự sáng tạo của nghệ thuật vô ý thức phản ánh một cách chân thực của ngƣời xƣa. Thông qua hàng loạt những hình tƣợng thần, ngƣời ta có thể hiểu đƣợc quan niệm thực tế và quan niệm thẩm mỹ của họ”. Tiếp đó “trong câu chuyện thần thoại, hình tƣợng thần là hình tƣợng trung tâm của sự sáng 4
- tạo nghệ thuật, nó vừa hồn nhiên mộc mạc, vừa kì lạ phóng khoáng. Nó vẫn có thực nhƣng vẫn đầy hấp dẫn bởi tính chất trẻ trung, mạnh mẽ của thời đại mà sức mạnh của con ngƣời chƣa bị xiềng xích bởi trật tự xã hội. Thần chính là những phác thảo đầu tiên và vô cùng quý giá của những nhân vật văn học sau này”. [17; 19] 2.7. Trong cuốn “Thần thoại Trung Quốc”, GS Đinh Gia Khánh viết: “Kho tàng thần thoại của một đất nƣớc chỉ có thể đƣợc sắp xếp thành hệ thống, tức là có mạch lạc, có thế thứ trong các áng sử thi. Kho tàng thần thoại ấy chỉ có thể đƣợc bảo tồn lâu dài và giữ đƣợc nội dung cơ bản, nguyên sơ của nó nếu các truyện đƣợc đúc kết với nhau trong các áng sử thi có nội dung và hình thức xác định và ổn định. Các thần thoại Trung Quốc không đƣợc đúc kết thành một hệ thống trong các áng sử thi cho nên rơi vào tình trạng vụn vặt, rời rạc. Đó là điều dễ hiểu.” [9; 7] Nhƣ vậy ta thấy rằng, các nhà nghiên cứu đã đề cập nhiều đến thần thoại, khảo sát với số lƣợng nhiều song thực tế nó mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu, khái lƣợc, mức độ quan tâm tới thần thoại chƣa đầy đủ và sâu sắc. Đặc biệt là đề tài “Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa từ góc nhìn so sánh” chƣa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt nào bàn bạc, mở rộng vấn đề này. Các công trình nghiên cứu chỉ dừng lại khảo sát , đề cập một cách sơ lƣợc, rải rác về thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa trong các giáo trình, sách nghiên cứu tham khảo về văn học dân gian. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài này đƣợc thực hiện nhằm mục đích sau: - Tìm hiểu những nét khái quát về thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa. - Từ đó so sánh những nét tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt của thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa ở một số phƣơng diện cơ bản. 5
- - Góp phần hệ thống hóa tài liệu về thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những tiền đề lí luận cơ bản về văn học so sánh - Tập trung tìm hiểu những nét tƣơng đồng và khác biệt về thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa. 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu + Đối tƣợng nghiên cứu: Điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa + Phạm vi nghiên cứu - Tƣ liệu: “Lƣợc khảo về thần thoại Việt Nam” (Nguyễn Đổng Chi); “Kho tàng thần thoại Việt Nam” (Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo); “Thần thoại Trung Hoa” (Dƣơng Tuấn Anh) - Nội dung: Khóa luận tập trung làm rõ những nét tƣơng đồng và khác biệt trong truyện thần thoại của hai quốc gia trên một số phƣơng diện cơ bản nhƣ: nhân vật, cốt truyện, mô típ. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, ngƣời viết chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp sau: - Phƣơng pháp thống kê, phân loại - Phƣơng pháp so sánh - Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp 7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung khóa luận gồm có các chƣơng sau: Chƣơng 1: Khái quát về thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa Chƣơng 2: Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa – những biểu hiện tƣơng đồng Chƣơng 3: Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa – những biểu hiện khác biệt 6
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA 1.1. Khái niệm về thần thoại Khái niệm thần thoại đƣợc hiểu một cách chính xác nhƣ thế nào là vấn đề luôn đƣợc các nhà nghiên cứu cố gắng hoàn thiện. Khái niệm thần thoại không chỉ là một từ hay một nghĩa mà là ở nhiều nhân tố hợp thành. Lịch sử hình thành cho đến nay, thần thoại là đề tài phong phú cho các nhà nghiên cứu bởi nó mang một nét sâu đậm về nguồn gốc con ngƣời, quá trình cuộc sống, những quy luật thiên nhiên hay làm nên những tín ngƣỡng tôn giáo, văn hóa. Thần thoại nói chung còn là ở nhiều cách hiểu khác nhau ở mỗi sự nghiên cứu của mỗi tác giả. Xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau thì thần thoại còn là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học. Chính từ những góc độ nghiên cứu khác nhau đó mà mỗi bộ môn nghiên cứu khoa học có quan niệm về thần thoại tƣơng đối độc lập và riêng biệt. Vì vậy thần thoại từ xƣa đến nay vẫn là đề tài đa dạng phong phú, đƣợc lí giải thông qua nhiều ý kiến. Khái niệm thần thoại đƣợc lí giải theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: 1.1.1. Thần thoại hiểu theo nghĩa rộng Theo nhƣ nghiên cứu của Lại Nguyên Ân, thần thoại đƣợc hiểu là: “Sáng tạo của trí tƣởng tƣợng tập thể toàn dân, phản ánh khái quát hiện thực dƣới dạng những vị thần đƣợc nhân cách hóa hoặc những sinh thể có linh hồn mà dù là quái tƣợng, phi thƣờng đến mấy cũng vẫn đƣợc đầu óc ngƣời nguyên thủy nghĩ và tin là hoàn toàn có thực. Mặc dù thần thoại tồn tại nhƣ những truyện kể về thế gian, nhƣng thần thoại không phải là một thể loại ngôn từ mà là những ý niệm và biểu tƣợng nhất định về thế giới. Cảm quan thần thoại nói chung không chỉ bộc lộ bằng truyện kể, mà còn bộc lộ trong nhiều hình thức khác: trong hành động (nghi lễ, lễ thức, răn cấm), trong các 7
- bài ca, điệu nhảy Đặc trƣng của thần thoại thể hiện rõ nhất trong văn hóa nguyên thủy, ở đó thần thoại là cái tƣơng đƣơng với văn hóa tinh thần và khoa học của xã hội cận hiện đại”. [2] Trong tƣ duy của con ngƣời nguyên thủy, họ nhận thức và lí giải thế giới bằng hệ thống các câu chuyện sáng tạo. Về sau, “thần thoại phân chia thành các hình thái ý thức xã hội nhƣ tôn giáo, nghệ thuật, văn học, khoa học, tƣ tƣởng chính trị thì các hình thái ấy vẫn bảo lƣu trong chúng hàng loạt mô hình thần thoại, đƣợc chế biến lại để đƣa vào cấu trúc mới, thần thoại có cuộc sống thứ hai" [16; 299]. Nhƣ vậy theo cách hiểu này thì khái niệm thần thoại là một hình thức tƣ duy, và từ đó ngƣời nguyên thủy nhận thức đƣợc về khách thể thông qua phƣơng thức tƣ duy này. Những tri thức thần thoại trong các nghiên cứu của Mác gắn liền với các tri thức triết học. Ông cho rằng: "Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tƣởng tƣợng và bằng trí tƣởng tƣợng. Không thể nào hiểu đúng đƣợc thần thoại nếu tách nó ra khỏi xã hội nguyên thủy, nơi mà nhu cầu lí giải, chinh phục tự nhiên và xã hội của con ngƣời thời cổ đại gắn liền với thế giới quan thần linh hay cũng gọi là thế giới quan thần thoại. Dùng trí tƣởng tƣợng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới, ngƣời nguyên thủy đã tạo ra thần thoại và thần thoại là một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng, nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngƣỡng, tôn giáo của ngƣời nguyên thủy." [3; 9] Nhƣ vậy, với những quan điểm trên, Mác vừa lí giải thần thoại đồng thời cũng giải thích đƣợc các vấn đề trong xã hội thời khởi nguyên. Thần thoại không chỉ là một thể loại tự sự trong văn học mà còn chứa đựng rất nhiều tri thức thuộc các loại hình khác. Từ các quan điểm trên, ta nhận thấy, thần thoại vừa là hình thức tƣ duy, vừa là loại hình nghệ thuật, phản ánh xã hội nguyên thủy, thời kì đẹp đẽ “một đi không trở lại”. 8
- 1.1.2. Thần thoại hiểu theo nghĩa hẹp Thần thoại là vấn đề đƣợc quan tâm nghiên cứu từ lâu, không chỉ trong nghiên cứu ở Việt Nam mà còn nhiều nƣớc trên thế giới. Trong từng công trình nghiên cứu khác nhau, thì khái niệm thần thoại cũng đƣợc trình bày theo nhiều hƣớng khác nhau. E.M. Meletinski - nhà nghiên cứu ngƣời Nga chỉ ra: “Từ thần thoại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyện thoại. Thƣờng ngƣời ta hiểu nó là truyện về các vị thần, các nhân vật đƣợc sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó - thiên nhiên và văn hóa. Hệ thần thoại (mifalogia) là tổng thể những câu chuyện nhƣ thế về các vị thần và các nhân vật đồng thời là hệ thống những quan niệm hoang đƣờng về thế giới” [7; 653]. Melentinski đã nhìn nhận thần thoại là thể loại văn học tự sự tiên phong trong văn học dân gian, cho thấy đƣợc thế giới con ngƣời thời khởi nguyên. Xem xét các mối quan hệ giữa thần thoại và xã hội nguyên thủy, Ph.Ănghen nhận thấy: “Thần thoại là sản phẩm tinh thần của ngƣời nguyên thủy, nội dung của nó mang nặng tính chất hoang đƣờng ảo tƣởng nhƣng trong đó cũng chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị quan trọng về nhiều mặt. Sự nhận thức và lí giải sai lầm, ảo tƣởng về thế giới ở trong thần thoại là điều tất yếu không thể tránh khỏi” [13; 315]. Ý kiến này của Ănghen cho chúng ta thấy hai vấn đề mang tính bản chất của thể loại thần thoại. Thứ nhất, đó là sản phẩm tinh thần của ngƣời nguyên thủy, mang tính chất ảo tƣởng, hoang đƣờng nhƣng chứa đựng nhiều yếu tố có giá trị về nhiều mặt. Thứ hai, sự nhận thức và lí giải sai lầm ảo tƣởng tồn tại trong thần thoại mang tính tất yếu không thể tránh khỏi, đó chính là dấu hiệu của tƣ duy nguyên thủy đặc thù mà ta chỉ có thể tìm thấy trong thần thoại mà thôi. 9
- Các nhà nghiên cứu văn học trong nƣớc khi trình bày khái niệm về thần thoại cũng đi theo con đƣờng riêng của mình. Ở Việt Nam, cuốn “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” đƣợc xem là một trong những nghiên cứu có tính chất tiên phong về thần thoại của Nguyễn Đổng Chi. Thần thoại đƣợc ông đƣa ra nhƣ sau: "Thần thoại là một truyện cổ tích. Trong các truyện cổ tích có thể chia làm hai thứ: một thứ nội dung hoàn toàn nói về ngƣời hoặc về vật mà ta có thể gọi là nhân thoại, vật thoại, trong đó không có sức thần phép tiên len vào; một thứ trái lại, bao hàm ít nhiều chất hoang đƣờng quái đản. Thần thoại thuộc về thứ sau" [4; 9]. Cách hiểu trên đây của Nguyễn Đổng Chi đã cho chúng ta thấy mấy vấn đề trong nghiên cứu thần thoại: - Thứ nhất, ranh giới giữa thần thoại và một số thể loại khác (đặc biệt là với truyền thuyết, cổ tích) là khá mong manh, do đó có những tác phẩm đƣợc xếp vào nhiều thể loại. -Thứ hai, cách thức phản ánh của thần thoại và cổ tích có những nét hết sức giống nhau, từ đó dẫn tới việc phân loại và nghiên cứu thần thoại gặp nhiều rắc rối. Vũ Ngọc Khánh trong công trình chủ biên của mình là “Kho tàng thần thoại Việt Nam” đã đƣa ra nhận định: "Thần thoại là hình thức sáng tác của con ngƣời thời đại xa xƣa, nó thể hiện ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lí giải vũ trụ và chinh phục vũ trụ của con ngƣời" [10; 5]. Nhận định này đã lần nữa bổ sung và khẳng định sự tồn tại của thần thoại Việt Nam. Trong giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” do Đinh Gia Khánh làm chủ biên, khái niệm thần thoại đƣợc đƣa ra: “Thần thoại là hiện tƣợng văn hóa tinh thần ra đời từ khá sớm. Theo quy luật phổ biến, thần thoại chủ yếu ra đời trong xã hội cộng đồng nguyên thủy, vào những thời kì xa xƣa của các xã hội trƣớc khi có giai cấp. Thần thoại phản ánh một cách kì diệu nhận thức về vũ trụ, về công cuộc đấu tranh thiên nhiên, sinh hoạt xã hội và tƣ duy xã hội ở các tộc ngƣời anh em từ thời cổ sơ” [9; 585]. 10
- Cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử, Lê Bá Hán chủ biên trình bày khái niệm thần thoại nhƣ sau : "Thần thoại còn gọi là huyền thoại. Là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đƣờng, tƣởng tƣợng về các vị thần hoặc những con ngƣời, những loài vật mang tính chất kỳ bí, siêu nhiên do con ngƣời thời nguyên thủy sáng tạo ra để phản ánh và lí giải các hiện tƣợng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vận vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ" [8; 250]. Dựa vào những quan điểm đƣợc nêu ra ở trên, ta nhận thấy đƣợc rằng khái niệm thần thoại đƣợc xem xét, nghiên cứu một cách toàn diện hơn. Quan điểm đó không chỉ nêu ra thời gian ra đời mà bên cạnh đó đối tƣợng, nội dung hay cách thức thể hiện đều đƣợc trình bày. Theo lối tƣ duy này, ngƣời nghiên cứu có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn. Từ các cơ sở trên ta có thể đƣa ra cách hiểu về thần thoại theo cách chung nhất là: Thần thoại là một thể loại tự sự của văn học dân gian phản ánh thế giới con ngƣời nguyên thủy theo “phƣơng thức thần thoại”. Nhìn chung, mỗi nhà nghiên cứu lại trình bày khái niệm về thần thoại theo quan niệm của mình, đó là vấn đề còn tồn tại nhiều ý kiến. Tuy còn tồn tại những ý kiến khác nhau nhƣng suy cho cùng thì trong mỗi quan điểm ấy vẫn tồn tại những nét giống nhau. Điều đó làm cơ sở nền tảng cho ngƣời nghiên cứu có cái nhìn tƣơng đối toàn diện về thể loại. 1.2. Thần thoại Việt Nam Có thể thấy đại bộ phận thần thoại đều đề cập đến việc giải thích những hiện tƣợng tự nhiên có ảnh hƣởng đến nông nghiệp nhƣ mƣa, bão, gió, nƣớc lũ Ở thời kỳ đồ đá mới trở về trƣớc chúng ta chƣa thấy dấu vết gì chứng tỏ lúc này đã có nghề nông nghiệp nguyên thủy ra đời. Cho nên có thể kết luận rằng thần thoại chƣa phải là sản phẩm tinh thần của giai đoạn lịch sử này. 11
- Muốn có điều đó phải đợi đến thời đại sau này khi thực tiễn xã hội đòi hỏi phải giải thích tự nhiên để tiến hành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp; đòi hỏi phải tìm hiểu xã hội và giải thích địa vị, tác dụng của các tập đoàn xã hội trong sản xuất, cũng nhƣ khi năng lực trừu tƣợng hóa, khái quát hóa của tƣ duy con ngƣời đã đạt đến mức có thể tạo ra đƣợc những cốt truyện để thuyết minh, những tình tiết mạch lạc, có hệ thống. Lẫn với những đồ bằng đồng, ngƣời ta còn đào đƣợc ở Đông Sơn một mũi giáo bằng đồng và sắt tiếp hợp và các vật khác bằng sắt. Nếu nhƣ trong giai đoạn trƣớc ngƣời ta mới biết cải biến những vật sẵn có trong tự nhiên nhƣ cành cây, hòn đá để làm công cụ hoặc mới biết nặn đồ gốm, thì bây giờ con ngƣời đã tổng hợp đƣợc tri thức, sáng kiến của mình và vận dụng nó để chế tạo ra những công cụ tinh vi, phức tạp nhƣ lƣới mác, mũi tên, trống đồng mà trƣớc đó con ngƣời chƣa bao giờ làm đƣợc. Đối với nền sản xuất của xã hội thì tác dụng của những công cụ lao động bằng đồng này nhất định có ý nghĩa lớn hơn, trực tiếp hơn, hiệu quả hơn nhiều so với rìu đá, búa đá. Còn về đồ gốm thì tuy là một bƣớc tiến quan trọng nhƣng vẫn chỉ có tác dụng hạn chế trong phạm vi sinh hoạt của con ngƣời hơn là có tác dụng trực tiếp đến sản xuất. Công cụ sản xuất mới xuất hiện đã thúc đẩy sự phát triển về mọi mặt của xã hội. Nghề săn bắn và đánh cá phát triển mà nhất là nông nghiệp nguyên thủy ra đời đem lại cho con ngƣời nguồn lƣơng thực dồi dào hơn. Dần dần ngƣời ta có ý niệm nuôi gia súc làm lƣơng thực dự trữ. Ngƣời ta ƣớc đoán xã hội có những ngƣời chuyên làm về những công cụ bằng động nhƣ giáo, mác, tên, lƣỡi cuốc, trống đồng chắc rằng thủ công nghiệp đã trở thành một ngành sản xuất độc lập. Nhƣ thế tức là công cụ bằng đồng xuất hiện đã đẩy mạnh nền sản xuất xã hội đồng thời cũng đã mở rộng rất nhiều phạm vị tác động vào tự nhiên của con ngƣời. Địa bàn hoạt động càng đƣợc mở rộng thì 12
- lại đòi hỏi con ngƣời càng phải giải quyết nhiều khó khăn, càng buộc con ngƣời phải tiến lên một bƣớc tìm hiểu và giải thích tự nhiên. Về săn bắn và chăn nuôi cũng vậy. Khi thú vật săn đƣợc ăn không hết phải để dành đến hôm sau, nghề chăn nuôi nguyên thủy ra đời thì đồng thời cũng xuất hiện những mâu thuẫn mới trong lĩnh vực này. Con ngƣời tiến dần từ nông nghiệp nƣơng rẫy đến nông nghiệp đồng bằng. Trong quá trình đó con ngƣời phải đấu tranh với tự nhiên. Chính vì thế có sự tác động đến thế giới bên ngoài. Khi canh tác con ngƣời đặt ra các câu hỏi: do đâu lại có mƣa, gió, sấm sét? Tại sao thì nắng gắt làm cho cây cối khô cằn, khi lại mƣa tràn trề gây lên ngập lụt, làm khó khăn việc canh tác của con ngƣời? Hiện tƣợng lũ lụt, hạn hán là tại đâu? Nhƣ chúng ta biết, sức sản xuất trong: nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công nghiệp ở thời đại đồ đồng rất phát triển. Sức sản xuất tăng cao giúp cho con ngƣời có thể sản xuất đƣợc nhiều số lƣơng thực tối thiểu mà họ cần thiết để sinh sống. Do đó xã hội đã có sản phẩm dƣ thừa và chế độ tƣ hữu nguyên thủy ra đời. Lúc này trình độ tri thức của loài ngƣời đã tƣơng đối phát triển, khả năng phân tích và tổng hợp, trừu tƣợng và khái quát đã đạt đến mức độ có thể giải thích thế giới hoặc bƣớc đầu nhận biết để cải tạo thế giới mặc dầu rằng nó còn rất sơ khai. Tất cả những yêu cầu đấu tranh sản xuất và đấu tranh xã hội trên cơ sở đồng thời là điều kiện quyết định ra sự ra đời và phát triển của thần thoại và cũng chính vào lúc mà xã hội tiến đến giai đoạn đồ đồng là lúc tổ tiên chúng ta có đầy đủ điều kiện để sáng tác thần thoại. Thần thoại là sản phẩm tất yếu của giai đoạn xã hội thời nguyên thủy đang chuyển sang chế độ nô lệ. Tóm lại ta có thể kết luận rằng mặc dù các truyện thần thoại đều bao gồm tính chất hoang đƣờng, thần linh của nó nhƣng sứ mạng chủ yếu của nó vẫn là phục vụ cho sản xuất, cho cuộc đấu tranh 13
- chống áp bức, chống ngoại xâm. Ra đời do những nhu cầu lịch sử và trên cơ sở một điều kiện nhất định của trình độ sản xuất, thần thoại Việt Nam thể hiện lòng ƣớc muốn và cố gắng nhận thức về vũ trụ, thế giới, vƣơn lên trong lao động, và đấu tranh của tổ tiên ngƣời Việt Nam chúng ta. Nhƣ vậy có thể nói, thần thoại Việt Nam hình thành từ ba nguồn chủ yếu. Một là, mối mâu thuẫn giữa nhu cầu lí giải các hiện tƣợng tự nhiên với trình độ non nớt về giới tự nhiên của ngày xƣa. Hai là, khát vọng ngự trị thế giới tự nhiên, chinh phục tự nhiên của con ngƣời. Ba là, khát vọng lí giải các mối quan hệ mới xuất hiện và ngày càng đa dạng giữa con ngƣời với chính mình, với ngƣời khác giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. 1.3. Thần thoại Trung Hoa Thần thoại Trung Hoa là một bộ phận quan trọng không chỉ với văn học Trung Quốc mà còn là phần không thể thiếu trong văn học nhân loại. So với thần thoại Hy Lạp hay thần thoại Ấn Độ thì thần thoại Trung Hoa thiếu đi tính hệ thống, có nhiều lí do dẫn đến tình trạng này. Nhƣng với những thành quả còn tồn tại, nhân loại không thể không thừa nhận sự kì vĩ của nó. Những mẩu câu chuyện, mẩu nhỏ của thần thoại đƣợc lƣu giữ trong nhiều sách cổ của Trung Quốc nhƣ Sơn hải kinh, Trang Tử, Hoài Nam Tử, Sở Từ sau đó các nhà nghiên cứu đã xâu chuỗi lại để có đƣợc diện mạo rõ ràng hơn. Dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên sự gắn kết các mảnh vụn còn sót lại của cả một kho tàng thần thoại kì vĩ nhƣ vậy không thể thành công mĩ mãn. Hiện tƣợng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Có thể là do những chuyện thần thoại đó sinh ra từ nhiều nguồn riêng rẽ, có thể không có sự liên quan, liên kết với nhau. Có thể trong quá trình lƣu truyền qua thời gian bị thất tán, đứt gãy, không phục nguyên đƣợc nữa, hoặc có thể do con ngƣời vô tình làm thần thoại biến dạng, khiến cho sự kết nối các mảnh thần thoại càng khó thực hiện. Tình trạng vụn vặt đó đƣợc giải thích trong cuốn “Lịch sử tiểu thuyết 14
- Trung Quốc”ở trang 34, 35: “Thần thoại Trung Quốc sở dĩ chỉ còn những mẩu vụn vặt, các thuyết cho là gì vì hai lẽ: Lẽ thứ nhất là nhân dân Trung Hoa, đầu tiên sống ở lƣu vực sông Hoàng Hà, thiên nhiên tƣơng đối thiếu thuận lợi, sinh sống đòi hỏi phải cần cù, thành ra trong thực tế mà truất bỏ tƣ tƣởng thần bí, đi đến chỗ không có khả năng tập hợp chuyện cổ để làm một áng văn lớn. Lẽ thứ hai là Khổng Tử ra đời, lấy những vấn đề thực dụng sửa mình, yên nhà, trị nƣớc, bình thiên hạ làm giáo lí, không muốn nói việc thần, những thuyết hoang đƣờng thời thái cổ đều là những điều nhà Nho không nói, cho nên về sau chẳng những không làm đƣợc gì cho sáng sủa, lớn lao thêm mà còn để tản mát, mất mát đi nữa. Nhƣng xét cho rõ, thì lí do nhấn mạnh hơn là ở chỗ thần với quỷ không phân biệt rạch ròi. Ngƣời xƣa nói, thiên thần, địa kì, nhân quỷ, nghe nhƣ phân biệt rõ ràng, song nhân quỷ cũng làm đƣợc thần kì. Ngƣời lẫn lộn thì cái tín ngƣỡng nguyên thủy còn thì những điều giống với truyền thuyết mỗi ngày xuất hiện không ngừng, những điều cũ đó đã chết cứng đi mà cái mới có cuối cùng cũng không sáng bừng lên đƣợc”. Mặc dù vậy, dù có hệ thống hay chỉ là những mảnh vỡ vụn vặt thì một điều không thể phủ nhận rằng thần thoại Trung Hoa cho thấy sức sáng tạo bay bổng của con ngƣời nguyên thủy. Trong “túi khôn” của mình, “ngƣời Trung Quốc cổ xƣa đã nhân hóa,thần thánh hóa các hiện tƣợng tự nhiên; thần thánh hóa, anh hùng hóa các nhân vật trong cộng đồng của họ; mỹ hóa, lí tƣởng hóa, kì vĩ hóa, kì dị hóa toàn bộ thế giới ấy (bao gồm cả các nhân vật). Cho nên ngƣời ta mới thấy đƣợc hai con mắt của ông Bàn Cổ là mặt trăng, mặt trời. Hay nhƣ vua Nghiêu có hai con mắt nhƣng lại có đến bốn con ngƣơi; những tộc ngƣời trong cộng đồng ấy không cần ăn, chỉ uống sƣơng nhƣng vẫn có thể sống, rồi bay lên bay xuống giữa trời; rồi những con cua to bằng cả hòn đảo, những con chim xòe cánh che kín cả một góc trời; những vị thần đầu ngƣời 15
- mình rắn, đầu chó mình ngƣời hay đầu ngƣời mình chim ” [1; 5] Quả thực là một sự tƣởng tƣợng bay bổng đến kì lạ, kì dị. Nhờ có trí tƣởng tƣợng bay bổng ấy mà ngƣời dân Trung Hoa có thể gói ghém, gửi gắm vào thần thoại nhận thức của mình về thế giới, về xã hội, đồng thời qua đó gửi gắm những ƣớc mơ, những khát vọng, hoài bão của chính bản thân con ngƣời. Ngƣời dân Trung Hoa giải thích có trời và có đất là do “khí nhẹ bay lên tạo thành trời”, “khí nặng thì lắng xuống tạo thành đất”. Hiện tƣợng nắng nóng, hạn hán gắn với thần thoại của mƣời mặt trời; loài ngƣời ra đời là công tạo sinh từ bàn tay của Nữ Oa. Để trị vì, để bảo vệ cho cuộc sống của con ngƣời thì có Thần Nông, Hoàng Đế, vua Nghiêu, vua Thuấn. Chim Tinh Vệ nhỏ bé mà vẫn miệt mài lấp biển, Hình Thiên mất đầu thế nhƣng vẫn cố gắng chống lại cƣờng quyền Chính những điều đó trở thành động lực cho biết bao thế hệ con ngƣời từng bƣớc tiến đến hoài bão, khát vọng của mình dù còn nhiều chông gai và vô vàn gian khó. Nhƣ vậy, kho tàng thần thoại Trung Hoa để lại cho xã hội loài ngƣời những ý nghĩa nhất định. Đó là những ý thức về hiểm họa, tồn tại cả trong thế giới bên ngoài và ngay cả trong thế giới loài ngƣời; đồng thời qua đó gửi gắm một sức sống mãnh liệt, một tinh thần phản kháng, đấu tranh không biết mệt mỏi đối với tự nhiên và xã hội, nhằm vƣơn đến một cuộc sống thịnh vƣợng, đầy đủ, ấm no, hạnh phúc hơn. Có thuyết nói rằng, thần thoại đƣợc xuất phát từ trong quá trình lao động của con ngƣời, họ tìm kiếm những câu chuyện mang đến tinh thần lạc quan trong xã hội. Thần Thoại Trung Hoa cũng vậy, qua lao động họ thấy và hiểu nhiều với cuộc sống, sáng tạo ra nhân vật chính là niềm tin vào cuộc sống, bài ca, điệu múa sau những lần mệt mỏi, buồn sầu hay thiên nhiên tàn phá con ngƣời không yên Thần thoại là một thể loại sáng tác để gắn chặt hoạt động của nhân dân thời viễn cổ chiến đấu với tự nhiên để duy trì cuộc 16
- sống, có quan hệ với cuộc sống và lịch sử viễn cổ. Họ biểu hiện khát vọng chống lại các thế lực siêu hình đang tàn phá tự nhiên hay ảnh hƣởng đến con ngƣời. Những thế lực đen tối ấy bí ẩn mà con ngƣời chúng ta không lƣờng trƣớc đƣợc. Con ngƣời chúng ta yếu ớt nên khả năng chống lại tự nhiên để sinh tồn là tinh thần vƣợt khó, là sức mạnh cộng đồng, sức mạnh thần bí mà con ngƣời gọi là thần đó. Nhân dân viễn cổ sống theo bầy, sống chung và lao động tập thể, họ sáng tạo ra những công cụ thô sơ để giúp ít cho công việc hằng ngày có từ thời nguyên thủy, kí hiệu trên gỗ, văn tự bằng hình vẽ, âm nhạc và múa nguyên thủy. Đồng thời từ đó thần thoại xuất phát từ nhu cầu khám phá thế giới bí ẩn và tạo nên một tinh thần mạnh mẽ để đấu tranh với tử thần. Thần thoại bƣớc vào xã hội nguyên thủy không ngừng sáng tạo và phát triển cùng với tiến trình lịch sử đất nƣớc. Từ rất sớm, ngƣời Trung Hoa nguyên thủy đã sáng tạo ra văn hóa đồ đá, đó là thời kì con ngƣời bƣớc vào nhận thức để ý thức về thế giới xung quanh mình. Vào giữa và cuối thời kì đồ đá xã hội dần tiến cao đến xã hội thị tộc “mẫu hệ” nhƣ ở lƣu vực sông Hoàng Hà, Trƣờng Giang, đó là nơi gắn bó với dòng máu mẹ do vậy mà thần thoại cũng xuất hiện nhiều nữ thần nhƣ Nữ Oa, Tây Vƣơng Mẫu, Hy Hòa Họ là những ngƣời sáng tạo ra con ngƣời và vạn vật, cải tạo và chinh phục xã hội. Cùng với xã hội “mẫu hệ” là “phụ hệ” ra đời, thần thoại xuất hiện nhiều nhân vật phái nam nhƣ Ngọc Hoàng, Thần Nông, Hậu Nghệ Là những nhân vật phi thƣờng hay là ngoại hình khác lạ với sức tƣởng tƣợng trong thần thoại: kỳ cầm dị thú, hung thần quái vật cùng với thần thị tộc, thần bộ lạc, thần Sấm, thần Mƣa đều không thể tách khỏi những quan niệm đó. Nhận thức và tƣởng tƣợng của con ngƣời dần dần phát triển, giữa ngƣời và thần, động vật, thiên nhiên luôn là biểu hiện muôn màu của hình thái ý thức ở con ngƣời thần thoại xƣa và tiếp tục tồn tại. Ý thức đó là do có thể thấy, hiểu, nhìn và với sự quan sát tinh tế mới thấu đáo đƣợc cùng tâm linh con ngƣời. Qua từng giai 17
- đoạn con ngƣời cũng có nhận thức hơn thành một xã hội hoàn chỉnh, tách rời thiên nhiên, tiến tới thế giới khác theo mong muốn con ngƣời. Tóm lại, thần thoại Việt Nam hay Trung Hoa đều ra đời từ thời nguyên thủy nhằm mục đích giải thích các hiện tƣợng tự nhiên, phản ánh đời sống của con ngƣời. Thần thoại xuất phát từ nhu cầu khám phá tự nhiên và tạo nên một tinh thần mạnh mẽ để đấu tranh với tử thần. Thần thoại bƣớc vào xã hội nguyên thủy không ngừng sáng tạo và phát triển cùng với sự đi lên của các dân tộc. Qua kho tàng thần thoại hai quốc gia, độc giả thấy đƣợc những ý nghĩa con ngƣời xƣa gửi gắm trong những câu chuyện đó. Đó là những ý thức về hiểm họa cả trong ngoại giới lẫn xã hội loài ngƣời; coi trọng con ngƣời đồng thời qua đó gửi gắm một sức sống mãnh liệt, một tinh thần phản kháng, đấu tranh không biết mệt mỏi đối với tự nhiên và xã hội, vƣơn đến một cuộc sống thái bình, đầy đủ, ấm no, hạnh phúc hơn. 18
- CHƢƠNG 2: THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA – NHỮNG BIỂU HIỆN TƢƠNG ĐỒNG 2.1. Tƣơng đồng về nhân vật 2.1.1. Nhân vật là thần Nhân vật trung tâm trong thần thoại ở Việt Nam và Trung Hoa là thần. Sự tƣơng đồng về nhân vật thần biểu hiện qua những dấu hiệu phổ biến nhƣ sau: a. Đặc điểm ngoại hình Ngoại giới trong nhận thức của con ngƣời còn quá nhiều điều bí ẩn. Mỗi sự vật trong thế giới ấy đều có nguồn gốc cho sự tồn tại. Con ngƣời xƣa đã sáng tạo ra các vị thần với những hành trạng cụ thể, tạo ra không gian trời đất - nơi mà mọi sự vật trong không gian ấy có thể duy trì sự sống để lí giải về sự nảy sinh của trời đất. Thần thoại đƣợc con ngƣời xƣa sáng tạo ra để lí giải tự nhiên . Do đó, qua khảo sát, ta nhận thấy thần là nhân vật trung tâm trong thế giới thần thoại. Thần thoại ra đời với chức năng cơ bản là đề cập đến ngoại giới và mối quan hệ của thế giới đó với loài ngƣời. Nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo ra hình ảnh các vị thần để giải thích các hiện tƣợng tự nhiên, giải thích vũ trụ từ đâu mà có hay loài ngƣời từ đâu sinh ra và mỗi sự vật trong thế giới tự nhiên. Cách lí giải của ngƣời xƣa tuy còn đơn giản, phiến diện và ngây thơ nhƣng ta vẫn có thể thấy đƣợc khả năng tƣ duy của con ngƣời thời cổ. Những lực lƣợng tự nhiên có sức mạnh, ảnh hƣởng đến đời sống con ngƣời, vƣợt qua khỏi sự tƣởng tƣợng của con ngƣời, khiến con ngƣời không thể giải thích đƣợc. Chính vì vậy các nhân vật thần đƣợc xuất hiện, họ hiện lên phong phú đa dạng, có khi hiền dịu, có khi lại hung dữ lắm. Con ngƣời xƣa nể phục, sùng bái các thần. Các vị thần đƣợc xuất hiện trong thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa đƣợc xây dựng đều có ngoại hình to lớn, kì vĩ. Dân gian đã khắc họa nên những vị thần. Những vị thần ấy xuất hiện với tầm vóc sánh ngang 19
- với trời đất mênh mang. Phải chăng để mô phỏng tự nhiên nên nhân dân đã khắc họa thần có ngoại hình nhƣ vậy? Nói đến nhân vật thần thƣờng gợi cho ngƣời đọc xúc cảm về cái đẹp. Belinxki đã nêu lên: “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu đƣợc của thế giới nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật, đó là một định lí”. Hình tƣợng các nhân vật thần là sự kết tinh nét đẹp khỏe mạnh của ngƣời xƣa. Điều này chứng minh cho quan niệm: con ngƣời và thiên nhiên đã cùng hòa vào cùng một khối. Trong kho tàng thần thoại Việt Nam, ngƣời xƣa đã khắc họa nên hình ảnh của nhiều vị thần để trả lời cho câu hỏi về nguồn gốc của con ngƣời và vạn vật. Những vị thần đƣợc tƣởng tƣợng ra với những nét chấm phá ban đầu qua những hình tƣợng cụ thể vừa sống động, hồn nhiên, vừa vƣơn tới dạng khái quát của tƣ duy triết học của con ngƣời thuở ban đầu. Những nhận thức ban đầu về vũ trụ của Việt tộc gắn liền với hình ảnh trời - đất. Họ cho rằng vạn vật nảy sinh từ đó. Tuy nhiên, những chuyện thần thoại Việt vẫn mang những nét sáng tạo, nhân văn riêng. Nguồn gốc hình thành của thế giới trong thần thoại Việt Nam đƣợc thể hiện rõ nét qua câu chuyện “Thần Trụ Trời”. Thần Trụ Trời đƣợc miêu tả với “thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bƣớc một bƣớc cứ nhƣ bay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia, từ tỉnh này sang tỉnh nọ” [10; 24]. Nhờ có thân hình to lớn, kì vĩ đến vậy, thần Trụ Trời mới có thể thực hiện đƣợc công việc vô cùng quan trọng: khai sáng vũ trụ “một hôm bỗng đứng dậy, dùng đầu đội trời lên cao rồi đào đất đá; đắp thành cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Cột càng đƣợc thần đắp lên cao chừng nào thì trời, tựa nhƣ một tấm màn lớn đƣợc nâng cao lên chừng ấy. Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót đẩy trời lên cao mãi” [10; 24]. Biển cả bao la cũng đƣợc cai quản bởi các vị thần - thần Biển. “Thần Biển đội lốt một con rùa. Thân hình của thần to lớn đến mức khó có thể xác 20
- định đƣợc. Thần nằm yên lặng một nơi ngoài biển Đông rộng lớn, không ăn uống, không làm lụng không ngủ. Có thể nói thần không lớn thêm mà cũng không chết.” [10; 26] Phải chăng thân hình to lớn ấy chính là sự mênh mông của biển cả mà ngƣời xƣa muốn thể hiện? Ngƣời xƣa còn xây dựng nên vị thần: “thần Nam” và “thần Nữ” hay còn gọi là “thần Đực” và “thần Cái”. “Thần Đực hay còn gọi là Tứ Tƣợng, thần Cái gọi là Nữ Oa” [10; 80]. Hai vị thần này đƣợc khắc họa với thân hình vô cùng to lớn. Trong dân gian còn có câu ví để khắc họa nên cơ thể vĩ đại của hai thần: “Bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng Ông Tứ Tƣợng mƣời bốn con sào” Chính nhờ thân hình kì vĩ ấy mà họ đã làm nên những điều kì diệu mà tƣởng chừng nhƣ không thể nào làm nổi, những điều tƣởng nhƣ chỉ có thể xuất hiện trong trí tƣởng tƣợng. Trong hệ thống thần thoại Trung Hoa, nhân vật thần xuất hiện cũng mang tầm vóc khổng lồ. Tác giả dân gian đã thần thánh hóa các nhân vật ấy. Thần Chúc Long mang ngoại hình “thân dài ngàn dặm, mặt ngƣời, mình rắn, da màu đỏ, mắt nhìn thẳng mà mí mắt dựng đứng”. [1; 12] Ông Bàn Cổ đƣợc xây dựng trong hình dạng vô cùng đặc biệt. Ông có thân hình rất lớn. Ông Bàn Cổ đƣợc khắc họa “đầu ngƣời, mình rắn”, vô cùng to lớn, kì vĩ: “Trong mƣời tám ngàn năm, trời đất hình thành, những chất trong trẻo tạo nên trời, những chất đục bẩn tạo nên đất. Ông Bàn Cổ ở giữa, mỗi ngày biến hóa chín lần. Thế giới mới chỉ có mình ông nên ông là thần trên trời, thánh dƣới đất. Trời mỗi ngày cao thêm một trƣợng, đất mỗi ngày dày thêm một trƣợng, ông Bàn Cổ mỗi ngày lớn hơn một trƣợng. Vì thế, sau mƣời tám ngàn năm, trời cực cao, đất cực dày, ông Bàn Cổ cực lớn”. [3; 14] 21
- Với sức sáng tạo diệu kì, trí tƣởng tƣợng bay bổng của mình, nhân vật thần đã đƣợc con ngƣời xây dựng mang ngoại hình khổng lồ, lớn lao . Điều đó càng nhấn mạnh quan niệm của ngƣời xƣa: thiên nhiên và con ngƣời luôn hòa vào làm một khối. Điểm tƣơng đồng đầu tiên có thể nhận thấy rõ nét trong hình tƣợng các nhân vật trong thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa đó chính là việc khắc họa những nét chấm phá về nhân vật thần, xây dựng nhân vật thần với kích thƣớc to lớn, kì vĩ, mang kích thƣớc không gian trời đất. b. Đặc điểm chức năng Trong thần thoại, mỗi vị thần đƣợc xây dựng lại mang chức năng riêng biệt. “Nhân vật chức năng - nhân vật có những đặc điểm, phẩm chất cố định, không thay đổi từ đầu đến cuối, không có đời sống nội tâm, sự tồn tại và hoạt động của nó chỉ nhằm thực hiện một số chức năng trong truyện và trong việc phản ánh đời sống. Nhân vật đồng nhất với vai trò mà nó đóng trong tác phẩm”. [8; 228] Nhân vật thần đều mang hành trạng riêng của mình. Các nhân vật thần ấy có thể đem lợi ích đến cho con ngƣời hay gây hại, ảnh hƣởng đến thế giới loài ngƣời. Con ngƣời xƣa đã định cho họ một hay vài nhiệm vụ cụ thể trong tự nhiên cũng nhƣ đối với con ngƣời. Trong thần thoại Việt Nam và Trung Hoa xuất hiện một số vị thần đầu tiên mang chức năng khai sáng trời đất. Trong thần thoại của ngƣời Êđê, thần Aiđiê đƣợc khắc họa vô cùng đặc biệt: “Đầu tròn của thần là trời, trán thần nhăn là mây bay lƣợn, hơi thở thần thành không khí, hai tay thần là hai cây trụ phân chia đất trời” . Ông Bàn Cổ của ngƣời Trung Hoa cũng sinh ra từ hỗn mang. “Xƣa trời đất còn hỗn độn nhƣ một quả trứng gà lớn, ông Bàn Cổ sinh ra ở trong quả trứng ấy” [10; 14]. “Trời mỗi ngày cao thêm một trƣợng, đất mỗi ngày dày thêm một trƣợng, ông Bàn Cổ mỗi ngày lớn hơn một trƣợng. Vì thế, sau mƣời tám ngàn năm, trời cực cao, đất cực dày, ông Bàn Cổ cực lớn”. [10; 14] Đó là những vị thần đầu tiên trong thần thoại hai dân tộc. 22
- Quan niệm của ngƣời Việt cổ về nguồn gốc nảy sinh và quá trình hình thành vũ trụ đƣợc thể hiện rõ nét qua hình tƣợng nhân vật thần Trụ Trời. Nếu còn băn khoăn trời và đất do đâu mà có thì “Thần Trụ Trời” là câu chuyện thần thoại lý giải nguồn gốc sinh ra trời và đất. Và thần Trụ Trời đƣợc tƣởng tƣợng với chức năng là “phân cách trời và đất bằng cách đội trời lên”, tạo nên khoảng cách giữa trời và đất. Để làm đƣợc công việc đó thì thần Trụ Trời phải có hình dáng to lớn, kì vĩ nhƣ đã khảo sát ở trên. Ngƣời Việt quan niệm có trời đất nhƣ hiện nay còn là do công lao đóng góp của những đôi thần nam nữ mang chức năng khai sáng vũ trụ. Đó là “ông Đực - mụ Cái”, “ông Đùng - bà Đoàng”, “Nữ Oa - Tứ Tƣợng”, “ông Lộc Cộc - bà Tồ Cô”, Nhân vật thần trong những câu chuyện Trung Hoa xƣa khi xuất hiện cũng đảm nhiệm chức năng trong thế giới tự nhiên. Thần Hỗn Độn tuy có dáng hình quái đản nhƣng lại là vua ở trung tâm trời đất, khi còn đang là một thứ hỗn mang. “Thần Âm, thần Dƣơng đƣợc sinh ra từ một chốn u u minh minh Hai thần phân định ra tám hƣớng. Thần Âm cai quản đất. Thần Dƣơng cai quản trời. Thế giới đƣợc hình thành” [1; 11]. Khi trời đất đƣợc hình thành thì xuất hiện thần Cự Linh, dùng thần lực của mình và cái chất của nguyên khí tạo ra núi non, sông suối Thần thoại đƣợc coi là thể loại tiên phong xuất hiện ngay từ thuở hồng hoang. Lúc bấy giờ trình độ hiểu biết cũng nhƣ khả năng tƣ duy của con ngƣời còn nhiều giới hạn. Mƣa, bão, hạn hán, gió, mƣa, trăng tròn, trăng khuyết là những điều còn xa lạ đối với ngƣời xƣa. Thế giới tự nhiên với nhiều biến động nên buộc ngƣời xƣa phải tìm cách hiểu và lí giải nó. Nhiều thế lực khác bắt đầu tồn tại trong đời sống con ngƣời. Chính vì điều đó, con ngƣời đã tìm cách lí giải ngoại giới đầy kì bí ấy bằng cách tạo dựng nên nhân vật thần đảm nhiệm từng vai trò riêng. 23
- Thần Biển trong câu chuyện của dân tộc Kinh “thở ra hít vào làm nƣớc triều lên xuống, thần cựa mình thành giông bão.Thần chỉ có mỗi một công việc là hô hấp, khi thần thở ra thì nƣớc biển dâng lên, khi thần hít vào thì nƣớc xuống thấp, làm thành hiện tƣợng thủy triều” [1; 26]. Chức năng này hoàn toàn phù hợp với ngoại hình to lớn cũng nhƣ những hành động của thần. Thần Nƣớc Cộng Công trong thần thoại Trung Hoa ra đời cũng gắn liền với nƣớc, với nông nghiệp của nhân dân. Thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa đều có nhân vật thần để lí giải cho hiện tƣợng hạn hán, lũ lụt. Ở Việt Nam, có hiện tƣợng này là Thủy Tinh do không lấy đƣợc Mỵ Nƣơng - con gái của vua Hùng, cho nên dâng nƣớc để trả thù Sơn Tinh. “Hàng năm, cứ vào tháng sáu, tháng bảy (âm lịch) trời lại mƣa to, gió lớn, nƣớc sông dâng lên cao, gây ra lũ lụt. Nhân dân thƣờng nói đó là Thủy Tinh dâng nƣớc lên đánh Sơn Tinh để báo thù.” [ 10; 130] Đối với Trung Hoa, tác giả dân gian lí giải có hiện tƣợng mƣa là do nữ thần Nữ Thi tạo ra, còn nữ thần Bạt làm nên hiện tƣợng hạn hán “từ cơ thể nữ thần luôn tỏa ra sức nóng ghê gớm. Nữ thần tới đâu, ở đó lập tức bị nóng bức, hạn hán nên mọi ngƣời coi nữ thần là thần Hạn hay còn gọi là thần Hạn Bạt” [10; 80] Nhƣ vậy, trong thần thoại, ngƣời cổ đại để nhân vật của mình đảm nhiệm công việc lớn lao, kì vĩ. Thần thoại hai nƣớc đã giúp cho thế hệ sau trau dồi thêm kiến thức về một giai đoạn “một đi không trở lại - thời kì khởi nguyên”. Ở đó, con ngƣời sống hòa hợp với tự nhiên, hòa vào với thiên nhiên, sống bình đẳng, hồn nhiên, và đặc biệt rất dân chủ. Thần là hình tƣợng nghệ thuật mang vẻ đẹp độc đáo, tạo nên bản sắc riêng, vẻ đẹp riêng mà nghệ thuật các thời đại sau không thể bắt chƣớc đƣợc. Sức khỏe và tài năng của các thần chính là sự thần thánh hóa sức mạnh và trí tuệ của con ngƣời. Qua đó, con ngƣời Việt Nam cũng nhƣ Trung Hoa thời cổ đại muốn gửi gắm ƣớc mơ cháy bỏng, ƣớc mơ muốn chinh phục thiên nhiên, chinh phục tự nhiên, cải tạo vũ trụ. 24
- 2.1.2. Nhân vật là anh hùng văn hóa Ngƣời anh hùng văn hóa trong các sáng tác thần thoại Việt Nam và Trung Hoa hiện lên tƣơng đối hoàn hảo. Đó là những con ngƣời có sự thống nhất cả về đạo đức lẫn hành trạng. Họ đều là những con ngƣời đƣợc nhân dân dành những tình cảm đặc biệt nhƣ đối với những vị thần. Nói khác đi, họ chính là những vị thần trong lòng ngƣời dân. Vì vậy, nhân vật anh hùng văn hóa mang nhiều vẻ đẹp, gắn bó với đời sống nhân dân, chăm lo, sáng chế, góp phần đảm bảo cuộc sống đƣợc thái bình, thịnh vƣợng. Những ngƣời anh hùng ấy đem trong mình khát vọng, lí tƣởng của dân tộc hai nƣớc. Ngƣời xƣa đã xây dựng nên hình tƣợng nhân vật Lạc Long Quân là tƣợng đài ngƣời anh hùng khai sáng mang nhiều vẻ đẹp. Nữ thần Lạc Long Nữ có một ngƣời con trai đó chính là Lạc Long Quân, ở tại nơi thủy cung vô cùng tráng lệ. Hồ Tinh, Ngƣ Tinh, Mộc Tinh là những con yêu quái dữ tợn, khiến nhân dân vô cùng khiếp sợ, thế nhƣng cũng phải chịu khuất phục dƣới sức mạnh và trí tuệ của Lạc Long Quân. Chàng hết mực yêu thƣơng nhân dân, nếu dân gặp nguy hiểm, chỉ cần gọi tên thì chàng sẵn sàng xuất hiện, giúp dân trừ hại. Xây dựng nên hình tƣợng nhân vật Lạc Long Quân, nhân dân ta không chỉ khắc họa nên đó là con ngƣời tài đức, mà nhân vật này đƣợc xây dựng còn với chức năng lí giải nguồn gốc dân tộc Việt. Lạc Long Quân là tổ tiên của Việt Nam ta. Từ cái bọc trăm trứng của Lạc Long Quân và Âu Cơ mà ngƣời Việt đã sinh ra từ đó. Bằng việc khắc họa nhân vật bố Rồng- mẹ Tiên, ngƣời xƣa đã giải thích đƣợc nguồn gốc dân tộc, tự hào mang trong mình dòng giống rồng tiên cao quý. Chính điều này đã khơi dậy trong tâm thức mỗi ngƣời dân đất Việt lòng bao dung, niềm thƣơng cảm, sự gắn bó và tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó, lòng tự hào trong họ trỗi dậy, lòng tự tôn lớn hơn bao giờ hết. Với sức mạnh của dòng giống rồng tiên, Lạc Long Quân đã chinh phục đƣợc thiên nhiên, giúp dân diệt trừ yêu quái, lập nƣớc ở cả vùng núi và 25
- đồng bằng. Hành động này của chàng tƣợng trƣng cho tinh thần quả cảm, sẵn sàng chiến đấu với mọi thế lực gây hại và qua đó cũng thể hiện đƣợc khả năng tự chủ của con ngƣời. Với trí tƣởng tƣợng của ngƣời xƣa, Sơn Tinh hiện lên với dáng hình kì vĩ, khổng lồ với hoạt động đào sông xây núi, đứng uy nghiêm, hùng dũng. “Sơn Tinh đặt trái núi chắn ngang sông Đà, sông Đà phải đổi dòng chảy. Sơn Tinh không chỉ đắp núi Ba Vì và rải đất tạo thành những dãy gò đồi ở xung quanh núi Tản, ông còn quảy đất đắp thành những trái núi dọc bờ tản ngạn sông Đà, khắp một vùng Thanh Thủy, Thanh Sơn” [10; 142]. Nhờ sự giúp sức của Sơn Tinh mà sông Hồng và sông Đà chảy về xuôi nhƣ ngày nay. Trong công cuộc trị thủy giúp dân, thành quả cho sự lao động và trí tuệ của con ngƣời cùng với sự kết hợp với cọc gỗ, lƣới sắt đã chiến thắng thiên nhiên. Hình ảnh trị thủy này ta bắt gặp ở Trung Hoa thông qua hình ảnh vua Vũ trị thủy mà ta sẽ khảo sát trong phần dƣới. Không chỉ là ngƣời anh hùng lập nƣớc mà Sơn Tinh còn dạy dân đi săn bắn, hƣớng dẫn cách tạo ra lửa, bắt cá và cùng dân bảo vệ đất nƣớc. Sơn Tinh hiện lên với tầm vóc sánh ngang tầm vũ trụ, cùng với hiên ngang ngút trời. Hình tƣợng ngƣời anh hùng ấy biểu hiện sắc nét ý chí, quyết tâm, quá trình chiến đấu bền bỉ và lạc quan của dân ta. Sức mạnh phi thƣờng và niềm tin mãnh liệt của ngƣời Việt xƣa đã tạc vào sông núi cũng chính là thứ mà họ đã gửi gắm vào hình tƣợng Sơn Tinh. Khi nói đến ngƣời anh hùng văn hóa gắn với lịch sử dân tộc Trung Hoa, thì hình ảnh vua Nghiêu và vua Thuấn là hình ảnh mà ta không thể bỏ qua. Đế Nghiêu, Đế Thuấn là những vị vua anh minh, trong suốt thời gian trị vì đều hết lòng vì nhân dân. Vua Nghiêu dành tâm huyết cả đời lo cho nhân dân cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Dƣới vua, có nhiều ngƣời tài sẵn sàng, phò tá, phụng sự vua. Vua nhân đức lại có ngƣời tài giúp đỡ nên nhân dân lúc bấy giờ an nhàn, cuộc sống no đủ. 26
- Bên cạnh đó, không thể không kể đến vua Thuấn. Đây cũng là một vị vua hết lòng lo nghĩ cho nhân dân. Do con trai là kẻ chỉ biết ăn chơi, ca hát nhảy múa nên vua Nghiêu, vua Thuấn đã truyền ngôi lại cho Vũ. Đây là ngƣời có công giúp nhân dân thoát khỏi nạn lũ. Hành động ấy chứng tỏ ông hết lòng vì nhân dân, muốn có ngƣời tốt nhất thay thế mình lo cho dân. Hơn nữa, ông còn đẩy mạnh về âm nhạc, bồi dƣỡng đời sống tinh thần cho dân. Truyền thuyết Trung Hoa còn gắn Vũ với công lao trị thủy. Thực ra công cuộc trị thủy bắt đầu từ trƣớc khi Vũ ra đời. Cha của Vũ là Cổn, vốn là một con rồng, đã ăn trộm đất lở để giúp dân đắp đê trị thủy, nhƣng do kém tính toán nên không thành công, Cổn bị trừng phạt và chết. Vũ tiếp tục công cuộc trị thủy thay cha mình. Ông thƣờng phải đánh nhau với thủy thần, phải biến hóa thành con gấu để đào đất trị thủy. Vợ ông tình cờ thấy đƣợc chồng mình biến thành con gấu, hoảng sợ bỏ chạy rồi hóa đá, ông chạy theo thét đòi lại con mình là Hạ Khải. Sau này Hạ Khải lên ngôi lập ra nhà Hạ, từ đây cũng bắt đầu lệ cha truyền con nối chứ không còn truyền cho ngƣời hiền nhƣ xƣa. Dƣới thời nhà Hạ, dân chúng sung túc quây quần, vui ca suốt đêm, hằng năm vua thƣờng tổ chức những chuyến đi săn. Cũng từ đó mà nhiều cuộc nổi loạn dấy lên nhân dịp này, tiêu biểu là cuộc nổi loạn của Hậu Nghệ. Nhƣ vậy, cuộc sống con ngƣời đã đƣợc ổn định, hạnh phúc khi có sự hỗ trợ từ các anh hùng văn hóa, anh hùng dân tộc. 2.1.3. Nhân vật là con người Trong thần thoại, nhân vật là con ngƣời cũng giữ vị trí rất quan trọng. Con ngƣời trong mỗi câu chuyện ấy đƣợc lí tƣởng hóa với sức mạnh, với ý chí để làm nên những kì tích, góp phần ổn định cuộc sống ấm no cho loài ngƣời. Họ bất tử trong tâm thức của mỗi con ngƣời. Ngƣời xƣa đã thể hiện những khát vọng mãnh liệt, muốn chinh phục làm chủ tự nhiên, bắt thiên nhiên phục vụ mình thông qua những hình tƣợng con ngƣời ấy. Thời nguyên 27
- thủy, con ngƣời đƣa ra sự lí giải của mình còn ngây thơ, còn nhiều hạn chế, đôi khi còn là ấu trĩ. Để trả lời cho câu hỏi làm thế nào để chinh phục đƣợc thiên nhiên bao la ấy thì hình tƣợng con ngƣời đã đƣợc xây dựng mang sức mạnh phi thƣờng. Tác giả dân gian còn bộc lộ khát vọng làm chủ tự nhiên, bắt đầu đi chinh phục lực lƣợng thần bí bằng việc mở rộng trí tƣởng tƣợng của mình. Hiện tƣợng tự nhiên từ chỗ không thể chinh phục đƣợc đã chuyển sang phục vụ cho con ngƣời. Nhân vật thằng Quải trong truyện “Nữ thần mặt trời và mặt trăng” của dân tộc Kinh là một chàng trai có “thân thể cực kì to lớn và sức khỏe tuyệt vời” [10; 153]. Nhờ có ngoại hình nhƣ vậy cùng với sức khỏe phi phƣờng nên nàng Mặt Trăng phải chạy lên cao, cách xa trần gian, Quải đã giúp dân làng tránh đƣợc oi bức và hạn hán. Nhờ công lao của Quải mà “cô ta hốt hoảng, vội vụt bay lên cao, lảng xa ra chỗ Quải đứng. Từ đó trở đi cô nàng không dám xà xuống mặt đất nữa” [10; 154]. Một số truyện khác nhƣ “Cường Bạo đại vương”, “Người kiện Thần Gió” hay “Thằn lằn chống voi” tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của con ngƣời trƣớc những lực lƣợng lớn hơn mình. Thần thoại Trung Hoa xây dựng hình tƣợng nhân vật Khoa Phụ. Chàng đuổi theo mặt trời – đó là việc kinh thiên động địa, quá sức đối với ngƣời thƣờng cho nên ƣớc vọng ấy không thể đƣợc hoàn thành. Trung Hoa cổ đại lúc bấy giờ còn xảy ra nạn hạn hán do các con của Hi Hòa, vợ Đế Tuấn gây ra - mƣời mặt trời cùng nhau chiếu rọi, thiêu đốt mặt đất. Bà Nữ Sửu đƣợc nhân dân tin tƣởng, nhƣng chƣa làm đƣợc lễ cầu mƣa bà đã chết vì mặt trời tỏa ra sức nóng ghê gớm. Hay “ông già Ngu Công chín mƣơi tuổi đã di rời đƣợc hai ngọn núi Thái Hàng và Vƣơng Ốc có chu vi bảy trăm dặm, cao tới vạn nhẫn” [1; 95] “Kể từ đó, trƣớc cổng nhà Ngu Công là một vùng đất bằng phẳng, đi lại rất thuận tiện từ mặt nam Kí Châu, Bắc Hà Dƣơng tới mặt Bắc sông Hán Thủy không còn bị núi lớn ngăn trở nữa”. [1; 97] 28
- Để có một cuộc sống yên bình hơn thì ngƣời xƣa đã mơ ƣớc có thể chinh phục thế giới tự nhiên - đó là ƣớc mong chính đáng của con ngƣời trong thần thoại Việt Nam và Trung Hoa. Thế giới mênh mông lắm, còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn, biến động không ngừng nên trong họ luôn khát khao làm chủ đƣợc trời đất bao la ấy. Con ngƣời đƣợc nhân dân ta khắc họa một cách thần thoại hóa với sức mạnh, ý chí mạnh mẽ để thể hiện đƣợc ƣớc vọng của mình. Chính vì thế, hình tƣợng con ngƣời trong thần thoại hai nƣớc không chỉ là những con ngƣời bình thƣờng mà họ là những con ngƣời đã đƣợc thần thánh để trở thành những tƣợng đài bất hủ. Bên cạnh việc khát khao làm chủ đƣợc thế giới tự nhiên thì mong muốn có cuộc sống ấm no hạnh phúc, giảm bớt sức lao động là một trong những ƣớc muốn mà cả ngƣời dân Việt Nam và Trung Hoa đều mong muốn có đƣợc. Vì lẽ đó trong thần thoại hai nƣớc có sự xuất hiện của nhân vật mang ý nghĩa này. Thần thoại của dân tộc ta đƣợc gửi gắm thông qua nhân vật thằng Cuội trong chuyện “Sự tích thằng Cuội cung trăng”. Ở đó con ngƣời gửi gắm ƣớc nguyện đƣợc cải tử hoàn sinh, đƣợc sống cuộc sống lâu dài bên ngƣời mình thƣơng yêu. Nhân vật Đế Nghiêu, Đế Thuấn là hình tƣợng tiêu biểu khi nhắc đến những con ngƣời có công góp phần cho cuộc sống Trung Hoa ổn định, yên bình. Đế Nghiêu có nguồn gốc xuất thân từ Thiên Đế, là một vị vua hết mực anh minh đối với nhân dân Trung Hoa. Ngƣời dân sống dƣới thời của ông vô cùng sung túc, không phải lo nghĩ cơm ăn áo mặc, đƣợc vui chơi thỏa thích. Đế Thuấn là ông vua biết thực hiện nhiều chính sách đúng đắn, góp phần ổn định cuộc sống nhân dân. Bên cạnh hai vị vua kể trên thì còn phải kể đến vua Vũ và vua Khải là những vị vua cũng có những đóng góp cho cuộc sống của nhân dân thái bình, cƣờng thịnh. Vua Vũ là ngƣời có công to lớn giúp Thiên Đế đánh bại tƣớng Liễu, giúp dân trị thủy thành công, khai sáng ra nhà Hạ. 29
- Nhƣ vậy, hình tƣợng con ngƣời trong thần thoại đã đƣợc tác giả dân gian lí tƣởng hóa, thần thánh hóa biến họ trở thành những con ngƣời huyền thoại, bất tử trong tâm hồn nhân dân. Những câu chuyện về con ngƣời ấy cũng chính là ƣớc mơ, khát vọng của ngƣời xƣa về cuộc sống yên bình, giàu đẹp, cƣờng thịnh mà bất kể ngƣời Việt Nam hay ngƣời Trung Hoa đều hƣớng đến. 2.2. Tƣơng đồng về cốt truyện Cốt truyện trong thần thoại Việt Nam và Trung Hoa còn khá đơn giản và ít tình tiết. Phần lớn các câu chuyện ấy thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới một cách giản đơn, ngây thơ. Đi theo cốt truyện này thì thƣờng thấy kết cấu một thần - một nhân vật - một hành động. Trong thần thoại Việt Nam giải thích sự hình thành thế giới tự nhiên và đời sống con ngƣời, nguồn gốc con ngƣời và những hiện tƣợng của tự nhiên và vũ trụ có thể thấy rõ qua một số thần thoại: Thần Trụ Trời, thần Mƣa, thần Gió, Theo thần thoại của ngƣời Mnông thì tất cả những gì trong vũ trụ, theo cách nhìn và cách thể hiện của họ, dƣờng nhƣ chúng đều có hồn và sống động. Ngƣời Mnông tin tƣởng rằng ở trên trời, cũng nhƣ ở dƣới đất đều có rất nhiều vị thần trú ngụ. Vị thần tối cao, toàn diện, toàn năng nhất ở tầng trời là thần Mặt Trời với các tên gọi Yang Nar, Yang TNghe, Yang Măt. Ở tầng trời, quyền lực sau thần Trời là thần Sét (Yang N’glai). Vị thần này là một ngƣời đàn ông to lớn, có giọng nói dữ tợn, có thanh gƣơm chặt ra lửa. Đây là vị thần nửa thiện, nửa ác. Trừng trị những kẻ gây tội ác cho con ngƣời là nhiệm vụ chính của thần Sét, do vậy ở vị thần này, phần thiện trội hơn phần ác và thần rất đƣợc con ngƣời ngƣỡng mộ. Thần thoại của ngƣời Bana thì kể rằng “Khi chƣa có trời đất vũ trụ, đã có hai vị thần. Thần nam là Bok Kơi Dơi, thần nữ là Ia Kon Keh. IaKonKeh dùng cám vắt ra trời đất, Bok Kơi Dơi thì làm ra mặt trăng, mặt trời và các ngôi sao. Họ sống chung với nhau và sinh đƣợc ba ngƣời con. Con cả là Ia 30
- Pôn ở lại làm thần Trời, hai anh em nam nữ Ia Bok xuống trần gian, trở thành tổ tiên của loài ngƣời. Họ đƣợc ông bà Bok Kơi Dơi - IaKonKeh cho các giống cây cỏ, chim muông, thú vật xuống làm vui cho mặt đất”. [10; 273] Ngƣời Bana còn hình dung ra thần Sét (thần Bot Gơ Lai) là một vị thần linh thiêng ghê gớm nhất, tay có lông lá, mùa xuân thì ngủ, còn mùa hè thì cầm búa đi tuần tra dƣới trần gian Thần thoại về vũ trụ của Trung Hoa đã cho thấy sự ra đời của ông Bàn Cổ từ khi trời đất còn hỗn độn nhƣ một quả trứng gà lớn (phải chăng là nói đến quả trứng vũ trụ). Đất và trời tách xa khỏi nhau nhờ vào sự lớn lên của ông Bàn Cổ. Nhờ có sự trợ giúp của búa và đục, trời và đất đã Bàn Cổ tách hoàn toàn. “Bản thân Bàn Cổ đứng lên thành cây trụ chống trời. Sau khi Bàn Cổ chết, thịt ông hóa thành đất, xƣơng hóa thành vàng và đá, tóc trên đầu hóa thành các vì sao, lông trên ngƣời hóa thành cây cỏ, máu biến thành sông, mồ hôi thành mƣa và sƣơng, nƣớc mắt hóa thành các con sông, mạch máu hóa thành các con đƣờng, mắt trái biến thành mặt trời, mắt phải biến thành mặt trăng, hơi thở hóa thành gió, giọng nói hóa thành sấm, và các ký sinh trùng trên mình ông hóa thành con ngƣời, thịt biến thành đất đai, tóc biến thành tinh tú, tinh túy biến thành châu ngọc. Đầu Ngài biến thành Đông Nhạc Thái Sơn, hai chân biến thành Tây Nhạc Hoa Sơn, ngực và bụng biến thành Trung Nhạc Tùng Sơn, vai trái biến thành Nam Nhạc Hoành Sơn, tay phải biến thành Bắc Nhạc Hằng Sơn.” [10; 14]. Bàn Cổ không chỉ là đấng sáng thế, mà còn là tổ tiên ban đầu của loài ngƣời. Thần thoại còn tập trung xây dựng những tình tiết, những sự kiện, những con ngƣời để ca ngợi những nhân vật anh hùng, nhân vật sáng tạo văn hóa. Trong thần thoại Việt Nam , hình ảnh các nhân vật anh hùng sáng tạo hiện lên trong trí tƣởng tƣợng của tác giả dân gian gắn liền với quá trình giữ nƣớc và xây dựng đất nƣớc. Nhân dân ta còn xây dựng hình ảnh anh hùng Lạc 31
- Long Quân với nhiều chiến tích đánh Mộc Tinh ở Châu Phong, đánh Ngƣ Tinh ở vùng bờ biển đông nam và cửu vĩ Hồ Tinh ở vùng Long Biên. Sức mạnh cũng nhƣ kinh nghiệm trị thủy của dân ta đƣợc thể hiện rõ nét thông qua hành động trị thủy của Sơn Tinh. Chàng làm cho đồi núi mọc cao lên để chặn lại dòng nƣớc. Để chống lại sức công phá của nƣớc, Sơn Tinh đã cùng nhân dân gánh đất để đắp đê, đan phên, cạp bờ, bỏ đá làm kè, thả rong ven sông. Không chỉ vậy, Sơn Tinh còn dạy nhân dân đào ao, giếng khơi; chữa bệnh cho dân, hƣớng dẫn dân khai hoang, săn bắn. Đặc biệt thần cùng nhân dân chiến đấu với quân Thục để bảo vệ nền độc lập nƣớc Văn Lang. Hình ảnh ấy đã đi sâu vào trong tiềm thức của ngƣời Việt dẫu thời gian tuần hoàn.Trong tiềm thức của ngƣời Việt, ngƣời anh hùng khai sáng là bản anh hùng ca từ ngàn đời xƣa còn vọng lại, thể hiện rõ niềm kính trọng vô bờ với họ. Thần thoại Trung Hoa cũng đi theo lối ca ngợi anh hùng sáng tạo văn hóa. Hành trạng của các thần hƣớng con ngƣời đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Để tạo ra loài ngƣời, Nữ Oa đã lấy đất hoàng thổ nặn theo bóng của mình in bóng trên mặt nƣớc. Khi đã đƣợc tạo ra, con ngƣời cần có những thú vui để phát triển cuộc sống của mình, vậy nên Phục Hi ra đời đem lại những sáng tạo cho con ngƣời. Ông là ngƣời tìm ra lửa, giúp cho nhân dân tránh việc ăn thịt sống, đồng thời tìm ra nhiều loại thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Nhắc đến công lao của nhân vật sáng tạo văn hóa thì phải kể đến câu chuyện của Thần Nông với các tình tiết, sự kiện cho thấy ông là vị đại thiên thần, giúp đỡ nhân dân trong nhiều hoạt động. Thần là ông tổ nghề nông, hƣớng dẫn nhân dân trồng ngũ cốc, dạy dân cùng nhau mở chợ nhằm mục đích buôn bán hoặc trao đổi lƣơng thực, nâng cao chất lƣợng đời sống. Ông chế tạo ra đàn Ngũ Huyền để nâng cao, bồi dƣỡng đời sống tinh thần cho nhân dân. Thần thoại Việt Nam và Trung Hoa đều xuất hiện sớm từ thời nguyên thủy, ra đời nhằm giải quyết nhu cầu về nhận thức về thế giới tự nhiên của 32
- con ngƣời. Nhìn chung, thần thoại hai quốc gia vẫn còn đơn giản. Sự tƣơng đồng giữa các câu chuyện ấy thể hiện sự nhận thức và lí giải thế giới một cách giản đơn, ngây thơ của ngƣời xƣa về ngoại quan. 2.3. Tƣơng đồng về mô típ Trong văn học dân gian, mô típ đƣợc hiểu là chi tiết nhỏ nhất tạo nên một cốt truyện, là công thức để triển khai cốt truyện ấy. Chính vì đặc điểm này mà mô típ rất linh động. Nó có khả năng lắp ghép hoặc tách khỏi cốt truyện này và nhập vào một truyện khác. Mô típ trong truyện kể dân gian có khi là những khái niệm khá đơn giản. Nó có thể là những tạo vật khác thƣờng nhƣ các vị thần, yêu tinh, con vật biết nói, hay thế giới thần tiên, nơi mà ở đó tồn tại ma thuật, phép thuật, những hiện tƣợng tự nhiên khác thƣờng. Mô típ có thể là những mẩu kể đơn giản, ngắn gây ấn tƣợng và sự thích thú cho ngƣời nghe. Dù thuật ngữ mô típ đƣợc dùng không chặt chẽ, nghĩa là nó có thể đƣợc đƣa vào bất kì yếu tố nào trong truyện kể dân gian nhƣng để trở thành nhân tố tạo thành cốt truyện thì yếu tố đó nhất định phải có cái riêng, khác thƣờng. Một con nhím thông thƣờng không phải là một mô típ. Một con nhím biết nói, biết nạn lụt sắp xảy ra và biết chỉ cách cho ngƣời ta tránh nạn ấy là một mô típ. Một quả bầu thông thƣờng không phải là mô típ, một quả bầu cứu ngƣời thoát khỏi nạn đại hồng thủy và sinh ra các dân tộc là một mô típ. Cục thịt, bọc trứng bình thƣờng không phải là mô típ, mà từ bọc trứng hay cục thịt đó phải sinh ra ngƣời trong thần thoại của nhiều dân tộc là mô típ. Ở đây mô típ còn là sự khái quát hóa nghệ thuật nguyên sơ, phản ánh những ấn tƣợng quan trọng nhất và có tính lặp lại mà con ngƣời tiếp nhận đƣợc trong quá trình quan sát, nhận thức cuộc sống Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu mô típ: Thứ nhất là những chi tiết nhỏ nhất tạo nên một cốt truyện. Thứ hai là sự lặp đi lặp lại nhiều lần trong truyện. Thứ ba là mang tính chất khác lạ, bất thƣờng, đặc biệt. Mô típ trong thần thoại 33
- Việt Nam và thần thoại Trung Hoa có khá nhiều nét gặp gỡ. Chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu một số mô típ tiêu biểu để thấy đƣợc vai trò của nó trong việc làm nên giá trị cho thần thoại các dân tộc. 2.3.1. Mô típ quả trứng khởi thủy Tên nƣớc Việt Nam Trung Hoa Các dạng Từ cái bọc có trăm trứng, sinh ra Vũ trụ là một quả trứng, trăm ngƣời con. Trăm ngƣời con ấy sinh ra một vị thần. chia ra, nửa theo cha xuống biển, nửa theo lên núi. Ta có thể thấy mô típ quả trứng khởi thủy xuất hiện trong thần thoại của cả hai nƣớc Việt Nam và Trung Hoa. Ở thần thoại Việt Nam, khi viết về bọc trăm trứng, Nguyễn Đổng Chi đã viết: “Âu Cơ có mang, đến kì sinh ra đƣợc một bọc thịt. Hai vợ chồng cho là quỷ quái bèn quăng ra ngoài đồng. Quá bảy ngày tự nhiên trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng tự nhiên nở ra ngƣời con trai. Thấy sự lạ, Âu Cơ đem con về nuôi. Những đứa bé đó chả cần phải bú mớm gì cả, lớn lên nhƣ thổi, ngƣời nào ngƣời nấy khỏe mạnh,trí dũng khác thƣờng”.[ 10; 99] Song “Lạc Long Quân thuộc tính rồng, Âu Cơ lại thuộc giống tiên” [10; 100], tập tính khác nhau, do đó có sự việc năm mƣơi con theo mẹ về núi, năm mƣơi con theo cha xuống biển. Ngƣời Việt ta là sự hợp nhất giữa hai tộc ngƣời, đó là tộc Âu Việt – tộc ngƣời sống trên núi và Lạc Việt – tộc ngƣời sống ở đồng bằng. Họ có nét chung trong văn hóa, đó là tín ngƣỡng thờ vật tổ. Vật tổ của hai tộc ngƣời này là con chim và con rồng. Chim ở trên núi tƣợng trƣng cho mẹ Âu Cơ, rồng là con vật không có thật, tƣợng trƣng cho cha Lạc Long Quân. Cuộc gặp gỡ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ đã sinh ra cái bọc trăm trứng. Ở đây ta thấy hình tƣợng vật tổ là chim, rồng là những loài vật đẻ trứng, chính vì vậy đó hình 34
- ảnh mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trứng là điều hoàn toàn dễ hiểu và lô gic.Từ cách lí giải nguồn gốc tổ tiên nhƣ vậy, mỗi ngƣời con đất Việt luôn phải nhớ về cội nguồn, cùng bảo vệ nhau vì trong mỗi ngƣời đều mang dòng máu của rồng tiên. Qua đó, chứng tỏ rằng thần thoại dù hƣ ảo đến đâu vẫn gắn chặt với hiện thực: hiện thực của tình cảm biết ơn tổ tiên, ý thức nguồn cội và khát vọng chinh phục thế giới của nhân loại buổi đầu. Và tất cả những tình cảm đẹp đẽ đó vẫn còn là điều đáng quý đối với chúng ta hôm nay. Giống với thần thoại Việt Nam, thần thoại Trung Hoa xây dựng mô típ ấy cũng từ một quả trứng. “Xƣa trời đất còn hỗn độn nhƣ một quả trứng gà lớn, ông Bàn Cổ sinh ra ở trong quả trứng ấy”. “Trời mỗi ngày cao thêm một trƣợng, đất mỗi ngày dày thêm một trƣợng, ông Bàn Cổ mỗi ngày lớn hơn một trƣợng. Vì thế, sau mƣời tám ngàn năm, trời cực cao, đất cực dày, ông Bàn Cổ cực lớn”[1; 14]. Không ai biết rõ quả trứng khởi thuỷ từ đâu. Chúng tôi cho rằng quả trứng ấy có thể lúc đầu do một loài chim sinh ra: Chim -> Trứng-> Thần/ Ngƣời Nếu nhƣ huyền thoại quả bầu, giải thích loài ngƣời hoặc tộc ngƣời đƣợc sinh ra từ đó (tƣ duy vẫn còn gắn với thực vật) thì lối tƣ duy trên cho rằng chim là khởi đầu cho sự sinh nở thần - ngƣời đã gắn với động vật. Do vậy, nguyên lý Đực - Cái bắt nguồn từ đây, chứng tỏ ý niệm về nguồn gốc, tổ tiên đã có phần sáng rõ, dù xét đến cùng, nó vẫn còn rất ngây thơ. Thông qua mô típ quả trứng khởi thủy, ta có thể thấy phần nào đƣợc quan niệm của ngƣời xƣa về sự tích giống nòi. Thế giới của thần thoại cũng lung linh nhiều sắc màu nhƣ bản thân nó vậy. 2.3.2. Mô típ hôn nhân cận huyết Ở mô típ này, chúng ta lại thấy một phƣơng diện khác, vừa liên quan đến thần thoại lập quốc, lại gửi gắm nhiều ý tƣởng kín đáo, thâm trầm. 35
- Trong thần thoại Việt Nam có ghi chép lại rằng: Bấy giờ, có thần Đế Lai đƣa em gái của mình là Âu Cơ sang thăm đất Lạc. Nói nhƣ sách “Lĩnh Nam chích quái” thì thần Đế Lai cũng thuộc dòng giống Thần Nông ở cõi Bắc. Trong khi đó, Lạc Long Quân có ông tổ là Thần Nông phía Bắc núi Ngũ Lĩnh. Điều đó cho thấy Lạc Long Quân và Âu Cơ không tránh khỏi có bà con họ hàng. Hai ngƣời đã lấy nhau, sinh ra cái bọc thịt, từ cái bọc đó nở ra trăm trứng, mỗi quả trứng lại nở ra ngƣời con trai, trong đó có Hùng Vƣơng làm vua nƣớc Văn Lang. Thần thoại Trung Hoa kể rằng: Phục Hy - Nữ Oa là hai anh em ruột. Lúc đó trên thế giới này xảy ra một trận lụt lớn, loài ngƣời không còn sống sót một ai, duy chỉ còn hai anh em sống sót nhờ chui vào quả bầu. Họ thoát nạn, chui ra từ quả bầu và bắt đầu một cuộc tái sinh màu nhiệm: sáng tạo ra loài ngƣời, những thứ liên quan đến cuộc sống con ngƣời. Từ những dẫn chứng trên, chúng tôi thấy mô típ hôn nhân cận huyết có trong thần thoại hai nƣớc. Căn nguyên của sự trùng lặp này có thể gắn với chế độ tạp hôn thời nguyên thủy. Thực ra, việc kết hôn giữa những ngƣời cùng huyết thống trong xã hội nguyên thủy không phải chuyện tuỳ tiện. Nó thuộc một trong rất nhiều yếu tố cấm kỵ của loài ngƣời buổi sơ khai. Việc này chỉ xảy ra trong những trƣờng hợp hết sức đặc biệt hoặc liên quan đến sự kiện quan trọng nào đó nhƣ: sự tái sinh loài ngƣời, việc cần thiết phải duy trì nòi giống hoặc gây dựng lại cộng đồng. Điều này rất phù hợp với mô típ hôn nhân cận huyết trong thần thoại Việt Nam và Trung Hoa. Nếu đặt chúng dƣới sự soi chiếu của nội dung lập quốc, thì chính nhờ những cuộc hôn phối "bất thƣờng" này đã dẫn đến sự sinh nở thần kỳ. Và đằng sau cuộc sinh nở ấy là những con ngƣời cũng hết sức phi thƣờng. Chính họ sau này lớn lên, trƣởng thành sẽ là những ông vua, anh hùng, đấng sáng tạo. Nhờ bàn tay, khối óc của họ mà đất nƣớc buổi đầu từ trong “trạng thái hỗn mang chuyển sang trạng thái 36
- vũ trụ”, nghĩa là từ chỗ trên mặt đất chẳng có gì, trở thành một tổ chức văn hoá. Ở Việt Nam, chính nhờ các vua Hùng, mới tồn tại nƣớc Văn Lang - Âu Lạc. 2.3.3. Mô típ nguồn gốc xuất thân thần kì Nhân vật trong thần thoại không đơn thuần là những con ngƣời bình thƣờng. Đó là những con ngƣời đã đƣợc thần thánh hóa, mang những yếu tố thần kì, hƣ ảo. Chính vì lẽ đó mà nhân vật trong thần thoại Việt Nam và Trung Hoa đƣợc sinh ra với mô típ nguồn gốc xuất thân vô cùng đặc biệt. Trong thần thoại của ngƣời Kinh, khi giải thích về nguồn gốc các núi Ba Vì và Tam Đảo, tác giả đã giới thiệu về nguồn gốc xuất thân của nhân vật chàng hết sức thần kì. Ngƣời đàn bà kia khi lên núi tìm chồng không đƣợc, “một hồi lâu do quá khát nƣớc, bà tìm quanh quẩn hốc cây bên cạnh mộ chồng còn đầy nƣớc mƣa, liền gạn lấy uống. Vài hôm sau bà thấy trong ngƣời khang khác. Bà có mang và ba năm sau bà sinh ra cậu con trai khôi ngô tuấn tú, lớn nhanh nhƣ thổi, cơm không đủ ăn, mỗi bữa ăn hết cả nồi cháo to” 10; 251]. Cậu bé ấy là “ngƣời đã chặt những đám núi nhỏ vứt vung vãi xuống vùng xung quanh đó tạo thành vùng trung du chạy suốt từ Hà Bắc qua Bắc Thái đến Tuyên Quang ngày nay” [10; 255]. Khi nói đến nguồn gốc xuất thân của thần Tử (Bắc Đẩu) và Thần Sinh (Nam Tào), tác giả dân gian xây dựng cũng rất đặc biệt. “Bà mẹ của hai thần già nua mới bắt đầu có thai, đến 69 tháng mới sinh ra hai cục thịt dính máu không đầu, không có tay chân. Một trăm ngày sau từ hai cục thịt đó hóa ra thành hai chàng trai hết sức khôi ngô, tuấn tú, trí nhớ phi thƣờng, có thể nhớ đủ mọi điều ở khắp mọi nơi. Trời thấy điều đó nên cho hai chàng trai đó làm thần, ghi nhớ những việc sống chết của loài ngƣời”. [10; 82] Trong thần thoại Trung Hoa, có thể nhận thấy mô típ xuất thân thần kì này xuất hiện với tần suất khá lớn. Đế Thuấn có xuất thân vô cùng đặc biệt. Ông là một vị vua vô cùng hiền đức, có tấm lòng bao dung. Ông sinh ra trong 37
- một gia đình đầy bất hạnh. Cha của Thuấn tên là Cổ Tẩu, ông bị mù cả hai mắt. “Một đêm kia, Cổ Tẩu nằm mơ thấy con chim phƣợng hoàng ngậm đến cho ông một hạt gạo, cho ông ta ăn và bảo rằng đó là đem dòng giống tốt đến cho Cổ Tẩu. Thời gian sau, vợ Cổ tẩu quả nhiên sinh đƣợc một ngƣời con trai, đặt tên là Thuấn”.[1; 166] Đế Thuấn không thuộc dòng dõi thần tiên nhƣng ông là một vị vua nhân đức, đƣợc nhân dân hết sức tôn sùng và kính trọng. Mô típ này ta có thể thấy trong một số câu chuyện khác nhƣ: mẹ Thần Nông cảm đƣợc rồng thần ở núi Hoa Sơn mà sinh ra ông; Mẹ Hoàng Đế nhìn thấy đƣợc Bắc cực quang, cảm ứng mà sinh ra Hoàng Đế; mẹ của Thiếu Hạo cảm đƣợc tinh túy của sao Thái Bạch (sao Kim) mà Thiếu Hạo ra đời hay nhƣ mẹ của vua Nghiêu cảm đƣợc rồng đỏ mà có ông Con ngƣời Trung Hoa luôn tôn thờ thần linh. Họ cho rằng từ thiên nhiên và vạn vật trong trời đất đến con ngƣời, cây cỏ đều đƣợc thần linh tạo ra và các thế lực ấy đã chi phối mọi khía cạnh trong đời sống của họ. Có lẽ vậy mà các nhân vật trên nếu không miêu tả mang tầm vóc, ngoại hình của thần thì cũng là đƣợc phóng đại hóa trong nguồn gốc xuất thân, có nguồn gốc từ thần tiên. Qua đây càng chứng tỏ rằng, đời sống ngƣời dân Việt cổ và Trung Hoa không thể thiếu thế lực thần linh giúp đỡ và chở che cho con ngƣời, để con ngƣời ta có thể sống trong thế giới ấm no, yên bình, hạnh phúc. Nhận thấy đƣợc sự tƣơng đồng này có đƣợc là do có sự giao thoa về mặt văn hóa giữa hai nƣớc. 2.3.4. Mô típ cột chống trời Thuở xƣa trời và đất còn chƣa rõ ranh giới, trời đất là vùng hỗn độn, tăm tối. Vì lẽ đó trong thần thoại hai nƣớc có sự xuất hiện của mô típ cột chống trời. Nói đến mô típ này trong thần thoại Việt Nam thì phải kể đến Thần Trụ Trời. Đƣợc miêu tả với ngoại hình to lớn, kì vĩ “cao lớn vô cùng, chân dài không sao kể xiết, mỗi bƣớc chân thần đi là từ vùng này qua vùng khác, từ 38
- đỉnh núi này qua đỉnh núi khác”, điều đó hoàn toàn phù hợp để thần Trụ Trời thực hiện hành trạng lớn lao của mình. Thần vất vả đào đất, khuân đá để đắp lên thành cái cột thật to, chống trời. Cái cột đấy cứ cao dần, cao dần cũng là lúc trời đƣợc đẩy lên cao, ranh giới giữa trời và đất đƣợc phân rõ. “Khi trời đã cao và khô cứng, thần liền phá tan cột đi, lấy đất đá ném tung ra khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi biến thành một hòn núi hay một hòn đảo, đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, đống, thành những dải đồi cao. Vì thế, mặt đất ngày nay không còn bằng phẳng mà có chỗ lõm, chỗ lồi. Chỗ thần đào sâu để lấy đất đá đắp cột, ngày nay là biển cả mênh mông” [10; 24]. Thần thoại của các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam cũng lí giải nguồn gốc vũ trụ. Đây là nội dung chủ yếu của thần thoại Việt Nam. Điều quan tâm đầu tiên của ngƣời nguyên thủy là vũ trụ do đâu mà có, ai làm ra trời đất, sông ngòi và các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ trăng sao, sấm chớp, mƣa. Trong thần thoại Trung Hoa, ngƣời thực hiện công việc chữa cột chống trời, luyện đá ngũ sắc vá trời xanh đó chính là Nữ Oa. “Trời vào thuở xƣa đó đƣợc chống bằng bốn cột trụ. Chẳng may những cột trụ đó bị hƣ hỏng đi,trời xụp xuống, chín châu bị phân liệt. Dân chúng rơi vào cảnh trời không che, đất không chở, nơi cao thì lửa cháy phừng phừng chẳng ai dập tắt nổi, nơi thấp thì hồng thủy lan tràn chẳng ai ngăn cản đƣợc. Những loài mãnh thú bắt dân làng ăn thịt, những loài ác điểu dám sà xuống tha đi những ngƣời già lão và con trẻ yếu đuối. Bà Nữ Oa bèn đứng ra luyện đá ngũ sắc để vá trời xanh. Bà chặt chân một loài giải lớn ở biển để giữ chữa bốn cột trụ chống trời. Bà lại giết đƣợc con rồng đen cực lớn để cứu châu Kỳ khỏi bị mƣa lụt” [1; 17]. Khi thực hiện xong công việc vá trời, Nữ Oa lấy tàn than ở lò luyện đá ngũ sắc, ngăn chặn trận đại hồng thủy, cứu lấy nhân dân, đồng thời bà tiêu diệt đƣợc các ác quỷ, cuộc sống của ngƣời dân trở lại bình yên. 39
- 2.3.5. Mô típ nạn hồng thủy Thần thoại dân tộc Việt Nam và Trung Hoa còn lƣu giữ ký ức về trận lụt lớn, về nạn đại hồng thuỷ, nó giống nhƣ một đại hoạ khủng khiếp khiến cho loài ngƣời bị tuyệt diệt và cùng với đó là ký ức về sự tái sinh của con ngƣời nhờ những quả bầu kỳ lạ. Nói về trận hồng thuỷ ở Việt Nam, ngƣời Giáy có truyện “Nước ngập trời”. Vào năm nọ, “mặt đất mƣa mấy tháng liền không dứt cơn, hạt mƣa to nhƣ quả mận. Núi non sạt lở, đất nhão thành bùn, cây to cây nhỏ trôi ầm ầm về phía cửa trời và đá tảng cũng lăn theo đến đó Nƣớc lụt dâng lên vùng thấp, dâng lên núi cao, ngập hết mọi nơi, nƣớc dâng lên tận trời làm cho ngƣời và vạn vật đều chết hết” [10; 396]. Ngƣời Thái có thần thoại “Hồng thuỷ”: “Ngày xƣa có Trời, Đất, Cỏ, Cây. Trời giống hình cái nấm khổng lồ làm bằng bảy miếng đất, ba khối đá, chín con sông Trời bỗng trở nên tối tăm, sấm sét nổi dậy. Trong vòng một ngày có trên một trăm ngàn trận mƣa rơi đầy mặt đất. Tất cả khe suối, ao hồ đều tràn ngập. Đồng ruộng cũng đầy cả nƣớc. Nƣớc dâng cao lên đến tận Trời, tất cả mọi sinh vật sống trên mặt đất đều chết sạch”.[10; 694] Ngƣời H’mông kể về “Hồng thuỷ” với “những trận mƣa liên tiếp luôn bốn mƣơi ngày đêm, nƣớc dâng lên ngập mặt đất, dâng lên đến tận trời cao”. [1; 410]. Ngƣời Lô Lô thì kể “loài rồng dâng nƣớc lên khắp nơi trên trái đất, nƣớc dâng lên ngày càng cao. Cuối cùng những ngọn núi cao nhất cũng phải chịu ngập trong nƣớc, mọi ngƣời đều bị chết đuối hết”. [10; 498] Ngƣời Bana kể: “Nƣớc dâng lên ngập sông, ngập biển và đến tận trời. Tất cả mọi sinh vật đều chết hết, trừ có hai ngƣời, hai anh em trai và gái vào nấp trong một chiếc trống lớn. Họ đem theo mỗi giống vật một đôi Nƣớc lụt bảy ngày bảy đêm. Nƣớc rút hai anh em lấy nhau, sinh đẻ nhiều con cái”.[10; 277] 40
- Ngƣời Raglai cũng ghi lại truyện “Hồng thuỷ” : “Nƣớc lụt từ biển dâng lên đến ngọn núi, nƣớc lên cao đến tận trời. Có hai ngƣời ở miền Thƣợng, một trai một gái chui vào một cái trống Sau trận lụt lớn ấy, tất cả đều chết sạch, chỉ trừ hai ngƣời còn sống sót ở trong cái trống. Họ lấy nhau rồi dần dà sinh sôi nảy nở ra loài ngƣời”. [10; 603] Sau trận hồng thuỷ, con ngƣời đã đƣợc tái sinh. Hệ thống thần thoại các dân tộc đã lƣu truyền rộng rãi những câu chuyện kể về “Quả bầu” nở ra hàng vạn ngƣời con với nhiều giống ngƣời. Loại truyện “Quả bầu” này có trong kho tàng dân gian Đông Nam Á và nó đã đƣợc dân tộc hoá tuỳ theo sự sáng tạo của từng dân tộc. Truyện “Quả bầu” của ngƣời Thái ở Tây Bắc thì kể rằng ngƣời Thái, ngƣời Xá đƣợc dây bầu mọc bên bờ sông Nậm Rốn đẻ ra, Truyện của ngƣời Thái, ngƣời Dao đều kể: “Sau trận lụt, chỉ có hai anh em nhà kia sống sót nhờ nấp trong quả bầu nên họ đành phải lấy nhau. Ba năm sau, họ sinh ra một quả bầu. Thấy trong quả bầu có tiếng ồn ào, họ đem dùi ra đục. Một cặp nam nữ mình đen ra trƣớc. Đó là ngƣời Xá. Ngƣời Thái, ngƣời Lự, ngƣời Lào, sau rốt là ngƣời Kinh chui ra. Con cái nhiều quá, nuôi không xuể, hai bố mẹ mới phân chia các con đi các ngả kiếm ăn. Cặp con cả ở lại với bố mẹ là tổ tiên của ngƣời Xá hiện nay. Cặp con út đi xa xuống đồng bằng là tổ tiên ngƣời Kinh ngày nay vậy” (Thái) [10; 699]. Hoặc là “Từ vỏ, cùi, hạt bầu đều hoá thành ngƣời. Vỏ bầu ít hoá thành ngƣời Dao, ngƣời Mèo ở trên núi cao. Cùi bầu nhiều hơn thì hoá thành ngƣời Tày ngƣời Nùng ở lƣng chừng núi. Còn vô vàn hạt bầu hoá thành ngƣời Kinh (Việt) ở vùng thấp, vùng đồng bằng đông đúc” (Dao) [10; 355]. Truyện “Quả bầu” của ngƣời Khơ Mú nhận rằng nguồn gốc của tộc ngƣời này là từ một quả bầu mẹ sinh ra. Ngƣời ta tin rằng quả bầu ấy có hồn thiêng. Truyện “Quả bầu” ở Tây Nguyên thì kể rằng nó đã đẻ ra ngƣời Vân Kiều, ngƣời Bru, ngƣời Khau, ngoài ra còn có cả ngƣời Xrô (Xô), ngƣời Cùi ở bên Tây Trƣờng Sơn của nƣớc Lào nữa. 41
- Thần thoại của một số dân tộc Tây Nguyên đã khẳng định sự sinh ra của loài ngƣời, của các dân tộc Việt Nam đều từ một gốc. Thần thoại Bana kể lại rằng các dân tộc anh em (bao gồm ngƣời Bana, ngƣời Êđê, ngƣời Giarai, ngƣời Mnông, ngƣời Xtiêng, và ngƣời Kinh) đều từ ông tổ BokXơgơr sinh ra Thần thoại “Hồng thuỷ” của ngƣời Lô Lô nói con cái của hai ngƣời sống sót sau trận lụt đƣợc sinh ra từ cục thịt. “Họ xẻ ra thành nhiều mảnh đem vứt dƣới gốc nhiều loại cây khác nhau: đào, lê, mận, táo Miếng vứt ở gốc đào biến thành làng họ Đào, miếng vứt ở gốc lê mang họ Lý (Lê). Loài ngƣời sinh sôi đông đúc, nói tiếng nói khác nhau. Và các dân tộc đều là anh em, đều chung một tổ tiên, chung một bọc mà ra”. [10;503] Còn ở thần thoại các dân tộc khác nhƣ thần thoại Bana thì lại kể nguyên nhân là do tai hoạ tại trời gây ra. Nhƣ truyện “Bok Xơgơr” kể rằng: Con cháu ông Xơgơr dựng nhà rông lên quá cao đã làm Trời tức giận, Trời còn làm cho anh em không nghe, không hiểu đƣợc tiếng nhau. Họ bèn ôm nhau khóc lóc rồi chia tay nhau. Từ đấy anh em mỗi ngƣời một ngả, ra ở những chỗ khác nhau và dần dần trở thành các dân tộc anh em ngày nay “Kẻ nói tiếng Bana thì đến xứ Bana, những ngƣời nói tiếng khác nữa thành ra tổ tiên của các dân miền núi nhƣ Giarai, Xêđăng, Êđê, Xtiêng, Raglai Chỉ có ngƣời con cả nói tiếng Kinh thì ở lại với cha mẹ, họ khôn ngoan và giàu có hơn các em”. [10; 276] Trong thần thoại Trung Hoa, mô típ này cũng xuất hiện trong việc lí giải nguồn gốc loài ngƣời Trung Hoa. Nguyên nhân của nạn hồng thủy là do cuộc đánh nhau giữa một vị thần từng ở trên trời với thần Sấm (Lôi Công). Ngƣời xƣa đã trình bày nguyên nhân trên theo hai cách. Một vị thần trên trời và thần Sấm có mối thâm thù với nhau từ xƣa nên vị thần nọ đã xuống trần gian sinh sống. Vì vậy, thần Sấm đã tạo ra một cơn đại hồng thủy giết chết kẻ thù của mình. Theo cách kể khác, thì hai ngƣời vốn là hai anh em nhƣng giữa 42
- họ đã nảy sinh tranh chấp về việc phân quyền cai quản trời đất nên đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc. Thần Sấm tức giận không cho mƣa xuống, sau đó ngƣời anh em đã lấy trộm mƣa trên trời đem cho loài ngƣời, thần Sấm nổi giận, gây ra trận đại hồng thủy. Trong chuyện “Anh em nhà Hồ Lô”, nguyên nhân của trận hồng thủy đƣợc lí giải theo cách khác. Nguyên nhân là do thần Sấm - thần quản lí việc tạo mƣa, lƣời nhác không chịu làm công việc của mình, nên đã nhờ đến ngƣời thợ săn nọ có pháp thuật để cầu mƣa. Chính điều đó khiến cho thần Sấm nổi giận. Sau khi đã cho hai anh em ấy chiếc răng của mình, nhƣ sự báo đáp cho việc giúp đỡ thần, Thần Sấm quay về trời, dâng nƣớc làm ngập hết cả mặt đất. Chiếc răng đó của thần Sấm ra hoa kết trái biến thành quả bầu, giúp cho hai anh em sống sót qua trận hồng thủy. Trên mặt đất chỉ còn lại có hai anh em, hai ngƣời cần lấy nhau để duy trì hôn phối. Tiểu kết Qua việc phân tích những đặc trƣng thể loại tiêu biểu, ta có thể thấy thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa có nhiều điểm tƣơng đồng. Đó là sự tƣơng đồng trong cách xây dựng hình tƣợng nhân vật là thần hay những nhân vật là con ngƣời hiện thực đƣợc thần thánh hóa. Bên cạnh đó, sự tƣơng đồng về cốt truyện và mô típ cũng cho thấy tính chất gần gũi trong tƣ duy nghệ thuật, trong quan niệm thẩm mĩ của tác giả dân gian. 43
- CHƢƠNG 3: THẦN THOẠI VIỆT NAM VÀ THẦN THOẠI TRUNG HOA – NHỮNG BIỂU HIỆN KHÁC BIỆT Ngoài những điểm chung thì thần thoại mỗi dân tộc lại có những nét riêng biệt chứng minh cho tính chất “đặc thù” mỗi nền văn hóa, mỗi khu vực địa lý. Điều đó đã làm nên nét riêng không thể trộn lẫn trong thần thoại mỗi quốc gia. 3.1. Khác biệt trong cách thức miêu tả và xây dựng nhân vật 3.1.1. Ngoại hình và diện mạo Nhân vật trong thần thoại Việt Nam đƣợc khắc họa hiện thực, gần gũi với con ngƣời. Hình dung của con ngƣời xƣa về sự sống đƣợc thể hiện rõ nét thông qua hình dáng nhân vật thần. Trong thần thoại Việt Nam, thần Núi là vị thần gần gũi với đời sống con ngƣời. Thần thƣờng hiện lên với ngoại hình là ông già râu tóc bạc phơ. Con ngƣời khi thực hiện công cuộc kiếm sống của mình nhƣ kiếm củi, lấy gỗ, săn thú đều nằm trong địa phận của thần. Vì vậy, con ngƣời rất quý trọng thần Núi, trong đó không thể không kể đến thần núi Tản Viên, vị thần bảo hộ con ngƣời trong những lúc nguy nan, gặp nạn. Núi non là những gì to lớn trong thế giới tự nhiên, nên việc miêu tả thần Núi nhƣ vậy có thể thấy trong cuộc sống con ngƣời ở bất cứ thời đại nào thì núi là ngƣời bạn không thể thiếu,luôn là ngƣời đồng hành cùng con ngƣời trong cuộc mƣu sinh. Trong trí tƣởng tƣợng bay bổng của dân gian Việt Nam, thần Văn là ngƣời có học thức, văn hóa nên vị thần này đƣợc khắc họa trong hình dáng của “ngƣời lớn tuổi, nghiêm trang mặc áo nhà quan, tay cầm một cái hốt” [10; 84]. Còn thần thi cử lúc nào cũng bận rộn suy nghĩ việc học hành, cho việc học tập của mình nên hiện thân lên là một vị thần xấu xí, chỉ xếp sau thần Sét. Nhân dân thƣờng hình dung ra thần với “mặt mũi nhăn nhó, tay trái cầm một cái nghiên, tay phải cầm bút lông, ngƣời nghiêng ra trƣớc, chân trái nhấc lên 44
- phía sau nhƣ sắp chạy, thân hình để trần, chỉ quấn qua miếng vải phía dƣới, còn chân phải đạp lên lƣng con rùa”.[10; 84] Thần Tài là vị thần biểu trƣng cho sự thành công, thịnh vƣợng và may mắn cho con ngƣời nên thần đƣợc nhân dân hình dung ra là “một ông lão béo trắc, cƣời toét miệng, tay phải cầm quạt phe phẩy, tay trái cầm một cái túi đựng vàng” [10; 86]. Tác giả dân gian đã khắc họa nên hình tƣợng ba thần Phúc, Lộc, Thọ với hi vọng mang lại sự may mắn, hạnh phúc cho con ngƣời. Thần Thọ hay thần sống lâu hiện lên là “một cụ già râu tóc bạc phơ, đầu sói cao, tay phải chống gậy cong queo, tay trái cầm quả đào tiên, thƣờng đi với con rùa hoặc con cò là hai con vật có tiếng sống lâu năm, tƣợng trƣng cho sự trƣờng thọ.” [10; 83] thần Lộc thƣờng cƣỡi nai (Lộc), thần Phúc thì đi đâu cũng có dơi theo hầu, ăn mặc có vẻ quan cách, khác hẳn vẻ tiên ông đạo cốt của thần Thọ. Trong thần thoại Việt Nam còn xuất hiện hình ảnh của các nữ thần, với ngoại hình và tính cách gần gũi với đời thƣờng. Thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng ngƣời ẻo lả và có tính hay hờn dỗi. Thần Mặt Trăng là một cô em có tính tình nóng nảy. Nữ thần nghề mộc hiện lên dƣới dạng ngƣời đàn bà đã già với mái tóc trắng nhƣ cƣớc và vẻ mặt bí hiểm. Xây dựng hình tƣợng nữ thần nghề mộc trong hình dáng nhƣ vậy để cho thấy đó là con ngƣời kinh nghiệm từng trải, có thể truyền bá cho nhân dân những kinh nghiệm, những bài học tuyệt nhất. Dân gian miêu tả thần Lửa là một bà già khô khan bà hung dữ. Với trí tƣởng tƣợng của mình thì việc miêu tả đó hoàn toàn chính đáng, phù hợp với thực tế khách quan: Lửa rất dữ dội, cháy nhanh và gây thiệt hại lớn. Đúng nhƣ M.Gorki nói: “Ngƣời xƣa rút ngay trong sự kiện thực tế phần cốt yếu của những sự kiện ấy, rồi thể hiện nó ra bằng một hình tƣợng và nhƣ thế chính là hiện thực”. 45
- Khác với thần thoại Việt Nam, thần thoại Trung Hoa khi xây dựng hình tƣợng các nhân vật thần chủ yếu là bán thần. Nhân vật ấy hiện lên gồm có hai loại: loại thứ nhất nhân vật có cơ thể với phần đầu giống con vật, phần mình giống ngƣời; loại thứ hai cơ thể có phần đầu giống ngƣời, phần mình giống con vật. Song thông qua khảo sát thì hình tƣợng các nhân vật thần chủ yếu đƣợc xây dựng theo loại hai: phần đầu là ngƣời, phần mình là con vật. Ngoại hình các nhân vật thần trong thần thoại Trung Hoa đƣợc miêu tả khá tỉ mỉ và chi tiết. Nữ thần Nữ Oa có “đầu ngƣời mình rắn”,với diện mạo ấy ta có thể thấy vị thần này rất thông minh, nhạy bén và đặc biệt thần có sự quan sát tinh tế. Thần có thể tạo ra con ngƣời bằng đất hoàng thổ, khi con ngƣời đã đƣợc tạo ra, thấy họ buồn, thần còn biết chế tạo ra âm nhạc là chiếc khèn để cùng họ vui ca, múa hát. Là nữ thần nhƣng Nữ Oa lại có sức khỏe bền bỉ để kiên trì luyện đá ngũ sắc vá trời, giúp cho loài ngƣời tránh đƣợc nạn hồng thủy, khỏi ác quỷ. Đặc biệt để giúp con ngƣời duy trì nòi giống, thần còn chỉ dạy cho con ngƣời đến với nhau. Sự xuất hiện các nhân vật là bán thần trong thần thoại Trung Hoa khá nhiều. Thần Âm, thần Dƣơng “thân dài ngàn dặm, mặt ngƣời, mình rắn, da màu đỏ, mắt nhìn thẳng, mí mắt dựng đứng”. Thần Phục Hi dạy dân cách tạo ra lửa, dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi mang hình dạng nửa trên là ngƣời, nửa phía dƣới là mình rắn. Ngu Cƣờng đảm nhiệm hai nhiệm vụ: vừa là thần Gió, vừa là thần Biển. Khi mang từng nhiệm vụ khác nhau, tƣớng mạo của thần cũng có sự biến đổi để phù hợp, thuận tiện cho công việc. Khi xuất hiện với tƣ cách là thần Biển, “Ngu Cƣờng có dáng vẻ hiền lành, mình cá, mặt ngƣời, có tay chân và cƣỡi trên một con rồng”. Thần có mình cá là bởi thần vốn là một con cá ở biển lớn phƣơng Bắc. Khi xuất hiện với tƣ cách là thần Gió, “Ngu Cƣờng có 46
- mặt ngƣời, mình chim, hai tai đeo hai con rắn xanh,hai chân đứng trên hai con rắn xanh khác”[1; 113]. Thần nƣớc Cộng Công mặt ngƣời, mình rắn, tóc đỏ thuộc dòng dõi Viêm Đế Thần Nông. Những công việc của vị thần này đều liên quan đến nƣớc, đến nông nghiệp, giúp dân trị thủy, phát triển nông nghiệp. Dân gian khi xây dựng hình ảnh Hoàng Đế Hiên Viên với chức năng cai quản cả bốn mùa, cả bốn phƣơng, quyền lực trùm lên các Thiên đế khác, có ngoại hình cũng tƣơng thích với đặc điểm chức năng đó. Thần mình ngƣời, đầu có bốn mặt, tám con mắt có thể nhìn cùng lúc đƣợc bốn phƣơng tám hƣớng, cai quản đất trời. Nhân vật Thiếu Hạo đƣợc xây dựng cũng nằm trong cách miêu tả bán thần đó. Thần có đầu ngƣời, mình chim để phục vụ cho nhiệm vụ của mình, đó là xem xét mức độ phản xạ ánh sáng của vầng thái dƣơng có ổn định hay không. Ngoài ra còn một số nhân vật mà chúng tôi khảo sát đƣợc cũng đƣợc miêu tả tƣơng tự: thần phá hủy Xuy Vƣu “đầu ngƣời, mình thú (đầu đồng, trán sắt) có bốn mắt, sáu cánh tay,trên đầu còn có hai cái sừng sắc bén, cứng nhƣ thép”[1; 72 ]; Tố Nữ - em gái của Hoàng Đế có đầu ngƣời, mình rắn; Đại Hồng – kết hôn với Tố Nữ, cũng có mình rắn đầu ngƣời,thêm đôi cánh ở lƣng; Cùng mô típ miêu tả ngoại hình các nhân vật nhƣ vậy phải chăng là dụng ý của tác giả dân gian Trung Hoa trong việc xây dựng nên các hình tƣợng nhân vật. Họ luôn quan niệm rằng thần linh luôn có mặt trong mọi hoạt động đời sống của họ. Vì vậy nên diện mạo của các thần cũng phần nào thể hiện đƣợc niềm tin của họ đặt vào thế lực thần thánh, đồng thời diện mạo ấy đƣợc họ tƣởng tƣợng phù hợp với tính cách của từng nhân vật thần, hay nó cũng phù hợp với đặc điểm chức năng mà thần đảm nhiệm. 3.1.2. Chức năng Từ tƣ liệu khảo sát, có thể thấy thần thoại Việt Nam không xây dựng những nhân vật thần phá hủy với chức năng riêng rõ rệt. Khi trời đất đƣợc 47
- phân tách, thế giới không chỉ có động vật, thực vật, con ngƣời mà còn có nhiều thế lực khác tác động vào cuộc sống của thế giới tự nhiên. Các vị thần đƣợc tƣởng tƣợng ra thực hiện đúng chức năng hành trạng của mình, xử phạt nghiêm minh. Con ngƣời xƣa cho rằng tất cả mọi thứ tồn tại trên thế giới đều có thần, có hồn. Các thần xuất hiện và sự có mặt của tự nhiên tồn tại nhƣ một sự thiết yếu. Trong thần thoại Việt Nam, tác giả dân gian không tập trung cụ thể khắc họa nhân vật thần phá hủy một cách riêng biệt và rõ nét nhƣ trong thần thoại Trung Hoa. Thần Sét trong thần thoại dân tộc Kinh đƣợc xây dựng với công việc là “xét xử kẻ ác nơi trần thế. Mỗi khi xử án, thần thƣờng nhảy xuống tận nơi, kèm theo đó là đánh trống đeo bên mình làm thành tiếng sấm. Thần trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân, bổ ngay búa vào đầu” [10; 40]. Đó là sự trừng phạt của thần linh cho những kẻ gây tội ác. Ngƣời Bana còn hình dung ra thần Sét (thần Bot Gơ Lai) là một vị thần linh thiêng ghê gớm nhất, tay có lông lá, mùa xuân thì ngủ, còn mùa hè thì cầm búa đi tuần tra dƣới trần gian Thần Gió mang gió đi khắp nơi, là thần đem lại sự trong lành cho trần gian. Những làn gió mà thần đem lại làm cho mùa hè dịu mát hơn, mùa thu trong trẻo hơn và mùa xuân thì thêm trong lành. Thần Biển của Việt Nam thở ra hít vào làm thủy triều lên xuống, thần cựa mình làm thành giông bão. Nhƣ vậy, chức năng của thần ra đời là “giải thích hiện tƣợng thủy triều lên xuống, hiện tƣợng giông bão ngoài biển khơi” chứ tác giả dân gian xây dựng thần Biển không nhằm mục đích là đem đến thiên tai cho muôn loài. Khác với thần thoại Việt Nam, thần thoại Trung Hoa còn thấp thoáng xuất hiện hình tƣợng các vị thần phá hủy - những vị thần đƣợc xây dựng có hành trạng gây hại cho thế giới muôn loài. Thần phá hủy hay còn gọi là hung thần. Dân gian Trung Hoa đã xây dựng hình tƣợng nhân vật này từ ngoại 48
- hình, tính cách đến hành trạng đều không có gì tốt đẹp, không có chức năng bảo vệ hay giúp đỡ con ngƣời. Phải chăng đó là cách lí giải của ngƣời Trung Hoa xƣa về những sự việc, hiện tƣợng còn tồn tại trong cuộc sống, những thứ phải dồn họ đến bƣớc đƣờng cùng, gây khó khăn cho cuộc sống của họ? Ví dụ nhƣ dịch bệch là một trong những tai ƣơng đáng sợ đối với loài ngƣời. Điều nguy hiểm ấy khiến họ cho rằng có các hung thần chuyên gieo rắc dịch bệnh cho con ngƣời. Tƣớng Liễu là một hung thần trong thần thoại Trung Hoa. Hung thần Tƣớng Liễu là thần tƣớng dƣới quyền của thần Nƣớc Cộng Công, đƣợc khắc họa có “thân mình của loài rắn, trên cổ hắn mọc lên chín cái đầu, đều là đầu ngƣời, mặt mũi xanh lè. Chín cái đầu của hắn ta có thể ăn cùng một lúc lƣợng thức ăn khổng lồ lấy từ chín quả núi và rồi từ chín cái miệng đó lại nhả ra biết bao là chất độc chát đắng” [1; 48 ]. Thứ độc ấy khiến cho cây cối muôn loài không thể sống nổi. Sách nói chất độc ấy nhiều đến mức đọng thành ao đầm. Chƣa dừng lại ở đó, hung thần sẽ lập tức dâng nƣớc gây họa nếu có ai hoặc vùng đất nào trái ý của hắn, thứ nƣớc ấy vừa cay, vừa chát đắng. Và lẽ dĩ nhiên bất cứ sinh vật nào uống phải thứ nƣớc đó sẽ không thể sống sót nổi. Đến khi chết, Tƣớng Liễu vẫn tiếp tục gây họa cho nhân dân. “Máu huyết của Tƣớng Liễu chảy ra thành một cái đầm lớn, tanh tƣởi, độc đến nỗi không thể trồng ngũ cốc đƣợc. Nƣớc dãi từ miệng Tƣớng Liễu chảy ra sau khi chết chảy ra càng làm cho nƣớc đầm thêm độc hơn, không cỏ cây nào sống đƣợc, nói gì là con ngƣời.” [1; 48] Trong bất cứ thời đại nào cũng tồn tại những kẻ tham lam, nổi loạn và trong thần thoại Trung Hoa cũng đã nhắc đến. Đó chính là hung thần Xuy Vƣu. Xuy Vƣu là tên hung thần “mình thú, đầu ngƣời (đầu đồng, trán sắt), có đến bốn con mắt, sáu cánh tay, trên đầu còn có hai cái sừng sắc bén, cứng nhƣ thép” [1; 42]. Hung thần này dùng mọi kế sách để chiến đấu với Hoàng Đế. 49
- Hết lần này đến lần khác vẫn tiếp tục chiến đấu. Lúc thì niệm thần chú gọi sƣơng mù đến, lúc thì sai các loài quỷ Võng Lƣợng, Li Mị, Thần Côi ra đánh. Dùng quỷ mê hoặc không xong, Xuy Vƣu tiếp tục tìm kế bắt tay với tộc ngƣời khổng lồ Khoa Phụ. Hắn còn là nguyên nhân chia cắt tình cảm đẹp đẽ của vợ chồng Tố Nữ và Đại Hồng. Lời thề mãi mãi bên nhau của họ vĩnh viễn ở lại nơi chiến trận. Hình tƣợng nhân vật Đào Ngột đƣợc xây dựng cũng rất đặc biệt: “có hình hài của một con mãnh thú, giống nhƣ hổ nhƣng lại to hơn hổ, lông dài hơn hai thƣớc, mặt ngƣời, chân hổ, mõm lợn, từ răng đến đuôi dài một trƣợng tám thƣớc”[1; 112]. Đây là một hung thần chuyên gieo rắc dịch bệnh cho nhân dân. Có thể thấy bên cạnh những nhân vật thần đẹp đẽ, có chức năng bảo hộ cho nhân dân thì nhân dân Trung Hoa còn khắc họa hình tƣợng các nhân vật hung thần. Có lẽ xuất phát từ quan niệm xã hội còn tồn tại nhiều mặt trái, hình ảnh các hung thần đại diện cho các góc khuất của xã hội đó, ví dụ nhƣ dịch bệnh, lòng tham lam, đố kị Các hung thần đƣợc hình tƣợng hóa để giải thích cho quan niệm đó. 3.2. Khác biệt về cốt truyện Cốt truyện trong thần thoại Việt Nam và thần thoại Trung Hoa bên cạnh những nét giống nhau thì vẫn còn có những sự khác biệt trong cách xây dựng tình tiết, sự kiện trong câu chuyện. Sự xuất hiện của các tình tiết trong thần thoại Việt Nam nhìn chung còn đơn giản, chƣa thấy đƣợc sự mâu thuẫn căng thẳng của các nhân vật trong truyện, hay đặc trƣng tính cách mà các nhân vật thể hiện. Trong hệ thống các truyện về các vị thần thiên nhiên, sáng tạo, tác giả dân gian Việt Nam chủ yếu miêu tả vài nét chấm phá về ngoại hình các nhân vật, sau đó là các tình tiết trình bày đặc điểm chức năng cũng nhƣ hành trạng của các nhân vật. 50
- Tác giả dân gian đã miêu tả thần Trụ Trời “thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bƣớc một bƣớc cứ nhƣ bay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia, từ tỉnh này sang tỉnh nọ” [10; 24]. Nhờ có thân hình to lớn, kì vĩ đến vậy, thần Trụ Trời mới có thể thực hiện đƣợc công việc vô cùng quan trọng: khai thiên lập địa “một hôm bỗng đứng dậy, dùng đầu đội trời lên cao rồi đào đất đá; đắp thành cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Cột càng đƣợc thần đắp lên cao chừng nào thì trời, tựa nhƣ một tấm màn lớn đƣợc nâng cao lên chừng ấy. Thần cứ một mình cầy cục đắp, cột đá càng cao chót vót đẩy trời lên cao mãi” [10; 14]. Việc chinh phục thiên nhiên, khai phá núi sông, tiêu diệt những lực lƣợng thần linh ma quái thuở ban đầu đƣợc con ngƣời thời cổ kể lại, khắc hoạ những mô típ quen thuộc. Thần thoại đã xuất hiện biến cố, tình tiết song vẫn còn đơn giản. Thần thoại bố rồng mẹ tiên, Lạc Long Quân – Âu Cơ trong hệ thống truyện “Họ Hồng Bàng” của ngƣời Việt kể về vua rồng với những câu chuyện mang đậm tinh thần đấu tranh chống thiên nhiên của ngƣời Việt cổ. Ở đây, ngƣời anh hùng Lạc Long Quân có sức khoẻ hơn ngƣời đã ra tận biển Đông để chiến đấu, tiêu diệt con cá lớn đã thành tinh (Ngƣ Tinh) chuyên ăn thịt dân thƣờng và làm đắm thuyền bè qua lại. Lạc Long Quân còn vào sâu trong đất liền giết con cáo chín đuôi đã thành tinh quấy phá một vùng (Hồ Tinh) và Long Quân còn dùng mƣu mẹo để giết đƣợc con tinh ở trên cây (Mộc Tinh). Bằng các chiến công, Long Quân trừ đƣợc một tai hoạ cho loài ngƣời. Cũng từ đó, hễ ở đâu ngƣời Việt gặp nguy hiểm lại cất tiếng gọi: “Bố ơi ở đâu về cứu chúng con” là Long Quân tức khắc đến ngay. Câu chuyện về việc giúp nhân dân đánh bại quái vật đƣợc tác giả dân gian kể bằng những tình tiết ngắn gọn, trận đánh không đƣợc miêu tả quá chi tiết và kĩ càng. Có thể thấy, chiến thắng trong thần thoại luôn thuộc về lẽ phải. 51
- Hình ảnh ngƣời anh hùng chinh phục thiên nhiên trong thần thoại đƣợc tác giả xây dựng với những sự kiện gắn với việc khai hoang, diệt trừ yêu tinh, giúp đỡ nhân dân. Trong thần thoại Mƣờng là vị vua Dịt Dàng với chiến tích chặt cây Chu Đồng, săn con muông Tìn Vìn Tƣợng Vƣợng đƣợc kể trong sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước”. Ở thần thoại của ngƣời Thái là chàng khổng lồ Ải Lậc Cậc với công việc khai phá các cánh đồng lớn ở Tây Bắc. Ở thần thoại ngƣời Tày là hai vợ chồng ông bà khổng lồ Báo Luông - Slao Cải đã mở rộng các cánh đồng lớn ở Hoà An, Nguyên Bình của vùng Cao Bằng, Bắc Cạn. Còn thần thoại của ngƣời Êđê là truyện kể về chàng khổng lồ Prông Pha, đạp đất núi lấy nƣớc uống, tiêu diệt yêu tinh trừ lũ lụt và hạn hán. Thần thoại của ngƣời Bana thì kể lại ba anh em Việt - Bana - Lào hợp sức diệt xà tinh, trừ các tai hoạ giông bão, lũ lụt và nạn hoả hoạn Trong thần thoại Trung Hoa, các tình tiết, sự kiện đã có sự xây dựng chi tiết hơn. Qua hệ thống các chi tiết, sự kiện Trung Hoa đã hiện ra là một tổ chức xã hội có quy củ. Trong xã hội này tôn ti trật tự đƣợc coi trọng, hình phạt nghiêm khắc, kỷ cƣơng bền chặt, rõ ràng. Cả thiên giới lẫn trần gian đều có ngƣời đứng đầu, đảm đƣơng mọi việc. Mỗi ngƣời ấy lại có riêng một ngƣời phụ tá tài giỏi, hiền lành. Kẻ phụ tá Phục Hy là Câu Mang, phụ tá Thần Nông là hoả thần Chúc Dung, phụ tá Thiếu Hạo là kim thần Nhục Thu, phụ tá Chuyên Húc là thuỷ thần Huyền Minh. Cứ nhìn vào các tình tiết ấy, ta thấy từ thời xa xƣa, Trung Hoa đã hình thành nếp tƣ duy về tính trật tự, về quan hệ vua - tôi (quân - thần). Ta hiểu rằng, ngay từ thời xa xƣa, đất nƣớc này đã phát triển tuần tự qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đƣợc đánh dấu bằng những phát minh quan trọng gắn với tên tuổi từng nhân vật kiến tạo. Phục Hy dạy cho dân tộc hôn lễ, âm nhạc, kết dây, đan lƣới, nuôi gia súc, nấu chín thịt trƣớc khi ăn. Những sự kiện này gợi cho ta ý niệm về quá trình chuyển từ trạng thái săn bắn tiến lên trạng thái chăn nuôi du mục. Sau khi 52
- Phục Hy qua đời, ông truyền lại ngôi cho Thần Nông. Thần Nông sáng chế ra lƣỡi cày bằng gỗ, tổ chức họp chợ, giao dịch đổi trao sản phẩm lao động. Ngoài ra, ông còn kiếm nhiều thứ cây để trị bệnh cho ngƣời. Chúng tôi thiết nghĩ rằng đây là thời đại loài ngƣời đang tiến lên trình độ canh nông. Tiếp theo dòng chảy này là thời kỳ tƣơng ứng với "đồ gốm đen và đồ gốm màu" ở Trung Hoa. Nó gắn với truyền thuyết về Hoàng Đế, vua Nghiêu, vua Thuấn. Điều đó chứng tỏ, ngay từ thuở bình minh, ở nơi đây, dấu ấn nghề nghiệp đã khá rõ ràng. Với các sự kiện chi tiết đƣợc sắp xếp theo trật tự, chúng ta có đƣợc hình dung bƣớc đầu về cái mô hình nhà nƣớc cụ thể, về một xã hội đại đồng mà ở đấy con ngƣời đƣợc tự do, bình đẳng về mọi mặt. Đó là hình ảnh nƣớc Trung Hoa với cuộc sống mỹ mạn, khoái lạc. Đó là hình ảnh nhân dân no ấm, đủ đầy thời Viêm Đế. Đó là hình ảnh phố xá, thị trấn mọc lên khắp nơi trong thời vua Nghiêu. Xem ra, thần thoại Trung Hoa rất "ăn khớp" với "hình thể của một tổ chức xã hội" nhƣ một nhà nƣớc lý tƣởng. Một khao khát, mơ ƣớc của con ngƣời thời xƣa. Là thần thoại của hai dân tộc khác nhau, nên thần thoại mỗi dân tộc có cách xây dựng cốt truyện riêng, khác biệt. Nếu nhƣ tình tiết, sự kiện trong các câu chuyện thần thoại ở Việt Nam còn đơn giản, ít tình tiết thì sang đến đất nƣớc Trung Hoa, các sự kiện đã đƣợc xâu chuỗi khá liền mạch,để từ đó độc giả có thể thấy rõ nét đƣợc xã hội Trung Hoa cổ xƣa đã là tổ chức khá quy củ. Tuy nhiên, ở nƣớc ta, hiện tƣợng phức hợp về chủ đề trong một cốt truyện thần thoại Việt Nam phản ánh sự chứa đựng nhiều lớp văn hoá đã đƣợc chồng lấp lên nhau trong quá trình lƣu truyền. Điều này tạo ra tính đa nghĩa trong một số thần thoại xuất hiện ở thời điểm muộn nhƣ thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng của ngƣời Việt, Lệnh Trừ của ngƣời Tày, Pôƣ Nagar của ngƣời Chăm Chính điều này nó làm nên nét riêng biệt trong thần thoại nƣớc nhà, nó vẫn giữ đƣợc ý vị của ngƣời Việt. 53