Khóa luận Tác dụng của lá chè xanh tới khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh cho lợn hương từ 1 - 6 tháng tuổi, nuôi tại trại lợn khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm

pdf 50 trang thiennha21 19/04/2022 4730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tác dụng của lá chè xanh tới khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh cho lợn hương từ 1 - 6 tháng tuổi, nuôi tại trại lợn khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tac_dung_cua_la_che_xanh_toi_kha_nang_sinh_truong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tác dụng của lá chè xanh tới khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh cho lợn hương từ 1 - 6 tháng tuổi, nuôi tại trại lợn khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI ANH TÚ Tên đề tài : TÁC DỤNG CỦA LÁ CHÈ XANH TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN HƯƠNG TỪ 1 - 6 THÁNG TUỔI, NUÔI Ở TRẠI CHĂN NUÔI LỢN KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI ANH TÚ Tên đề tài : TÁC DỤNG CỦA LÁ CHÈ XANH TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN HƯƠNG TỪ 1 - 6 THÁNG TUỔI, NUÔI Ở TRẠI CHĂN NUÔI LỢN KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K47 - TY - N04 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đỗ Thị Lan Phương Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian em thực tập tại cơ sở em đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất của các thầy, các cô để em hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp của mình. Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Đỗ Thị Lan Phương và thầy La Văn Công đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành Khoá luận này. Một lần nữa em xin được gửi tới các thầy giáo, cô giáo và các bạn bè đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khoẻ cùng những điều tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Bùi Anh Tú
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 28 Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) 31 Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) 33 Bảng 4.4. Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày) 35 Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm 36 Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa của lợn Hương 37 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho lợn Hương 38
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự Nxb: Nhà xuất bản ĐC: Đối chứng TN1: Thí nghiệm 1 TN2: Thí nghiệm 2
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2 1.2.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ở lợn thịt 4 2.2.1. Cơ sở di truyền của sự sinh trưởng 4 2.2.2. Sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng ở vật nuôi 6 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng 7 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi 8 2.3.1. Yếu tố bên trong 8 2.3.2. Yếu tố bên ngoài 9 2.4. Vài nét về đặc điểm giống lợn Hương nuôi tại trại lợn khoa Chăn nuôi Thú y 14 2.4.1. Đặc điểm của lợn Hương 14 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 14 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 14 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 19
  7. v PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 23 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 23 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23 3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 25 3.5.1. Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm và kết thúc 25 3.6. Phương pháp xử lý số liệu 27 PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Nghiên cứu bổ sung lá chè xanh vào vào khẩu phần ăn cho lợn nuôi tại trại lợn khoa Chăn nuôi Thú y 28 4.1.1. Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm 28 4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 30 4.1.3. Sinh trưởng tương đối của lợn Hương 32 4.1.4. Lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của lợn thí nghiêm 34 4.1.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm 35 4.2. Tình hình mắc bệnh của lợn Hương thí nghiệm tại trại Chăn nuôi lợn 37 4. 3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn Hương 37 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 39 5.1. Kết luận 39 5.2. Đề nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong chăn nuôi việc bổ sung các chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh vào khẩu phần được sử dụng rất nhiều nhằm cải thiện năng suất, ngăn ngừa bệnh tật và cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn. Ngày nay, việc sử dụng các chất này có xu hướng giảm dần do chúng có tác động đến sức khỏe của người tiêu dùng bởi sự tồn dư kháng sinh trong hầu hết các sản phẩm thịt. Chính vì vậy, các chất kháng sinh có nguồn gốc từ thiên nhiên có trong các loại thảo dược: Chè xanh, gừng, nghệ bổ sung vào thức ăn cho gia súc, gia cầm có tác dụng pḥng bệnh, thanh lọc cơ thể, giảm được giá thành, tạo ra thực phẩm an toàn theo hướng nuôi hữu cơ. Thịt lợn là một trong các loại thực phẩm được sử dụng phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm của con người ngày càng tăng lên, để đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhiều hộ gia đình đã đầu tư chuồng trại, con giống, thức ăn để nuôi lợn theo hướng công nghiệp với quy mô lớn. Lợn Hương là giống lợn có nguồn gốc từ Cao Bằng. Lợn có nhiều đặc điểm tương ứng với lợn rừng, thịt mềm, ngọt, đặc biệt thịt có mùi thơm rất riêng biệt. Về ngoại hình lợn Hương trông gần giống với lợn Móng Cái, thân ngắn, tròn, lông dài, đuôi nhỏ, da dày, thịt chắc, giòn, ngọt. Giống lợn này có lớp mỡ mang mùi thơm tự nhiên Là giống tự nhiên hoang dã nên sức đề kháng cao, ít bệnh dịch dễ nuôi và không kén thức ăn. Với nguồn gen quý, cách chăn thả theo hướng bán tự nhiên cũng là yếu tố tạo nên chất lượng thơm ngon của lợn Hương. Thông thường, ngoài khẩu phần thức ăn riêng như cám ngô, cám gạo, phần lớn lợn hương được chăn thả bán tự nhiên ở không gian rộng, như: Ngoài vườn, trên đồi để lợn tự vận động, tự tìm kiếm thức ăn. Đó chính là yếu tố giúp lợn hương chắc, thịt thơm ngon hơn.
  9. 2 Khi bổ sung thảo dược vào khẩu phần thức ăn cho lợn Hương, thảo dược không chỉ có tác dụng phòng bệnh, làm tăng sức đề kháng cho lợn, giúp lợn khỏe mạnh, hồng hào mà còn tăng độ thơm, ngon của thịt. Những vấn đề trên cho thấy, việc nghiên cứu tác dụng của lá chè xanh trong chăn nuôi lợn Hương từ 1 - 6 tháng tuổi là một việc làm rất cần thiết, nhằm nâng cao sức đề kháng cho lợn, có tác dụng phòng bệnh, giảm lượng mỡ trong thịt lợn hương, thanh lọc cơ thể, thịt thơm ngon. Người tiêu dùng được sử dụng thịt lợn Hương an toàn theo hướng hữu cơ. Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, chúng tôi tiến hành đề tài : “Tác dụng của lá chè xanh tới khả năng sinh trưởng và phòng, trị bệnh cho lợn hương từ 1 - 6 tháng tuổi, nuôi tại trại lợn khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm”. 1.2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 1.2.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về tác dụng lá chè xanh tới khả năng sinh trưởng, phòng và trị bệnh cho lợn Hương từ 1 - 6 tháng tuổi. 1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn bổ sung lá chè xanh vào khẩu phần thức ăn của lợn, nhằm tăng khả năng sinh trưởng, đồng thời giảm khả năng mắc bệnh ở lợn từ 1 - 6 tháng tuổi.
  10. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Nguồn gốc cây chè xanh Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia sinensis(L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L. Hiện nay, các nhà thực vật học gộp hai chi Thea và Camellia làm một và gọi là chi Camellia. Vì vậy tên khoa học của cây chè được nhiều người thường gọi là Camellia sinensis(L) O. kuntze (Đỗ Ngọc Quý và Đỗ Thị Ngọc Oanh, 2008 [23]). Theo truyền thuyết, cây chè lần đầu tiên được phát hiện bởi người Trung Quốc vào 2700 trước công nguyên. Đầu tiên được sử dụng như một dược liệu, sau trở thành một đồ uống mang đậm tính dân tộc của Trung Quốc. Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis và xuất xứ từ vùng hình quạt nằm giữa ngọn đồi Naga, manipuri và Lushai dọc theo biên giới giữa Assam và Miến Điện và Thái Lan vào Việt Nam. Trục Tây Đông chạy từ kinh độ 950 đến 1200 Đông,trục Bắc Nam từ vĩ độ 29o đến 11o Bắc. Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze (1961 - 1976) về phức catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè xuất xứ như trên (theo thị trường xuất khẩu chè, 2014. Năm 1823 R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở vùng atxam (Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn Độ chứ không phải là ở Trung Quốc. Trong tất cả các tài liệu gần đây hầu như không có sự nhất quán nêu lên về nơi xuất xứ của cây chè. Chúng ta biết rằng muốn xác định vùng nguyên sản của một cây trồng cần căn cứ vào
  11. 4 những điều kiện tổng hợp, trong đó cây dã sinh chỉ là một điều kiện mà chủ yếu là cần xét đến tập quán sử dụng, lịch sử trồng trọt và tình hình phân bố các loại hình phân bố các loại hình có quan hệ tới cây trồng đó Đỗ Ngọc Quý và Đỗ Thị Ngọc Oanh, 2008 [23]). Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác nhau từ vĩ đô 30o Nam (Natan - Nam phi) đến vĩ độ 45o bắc (Gruzia- Liên xô) là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản. Chè được trồng ở Nhật Bản năm 805 - 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833, Xrilanca 1837 - 1840, Ấn Độ 1834 - 1840 và Tasmania năm 1940 (theo Narrender Kumam Jain và cs., 2006 [34]). Những thành tựu gần đây của các nhà nông học Liên Xô cũng như một số nước khác đã tạo ra nhiều giống chè mới có khả năng thích ứng trong những điều kiện khí hậu khác nhau mở ra nhiều triển vọng cho sự nghiệp trồng chè trên thế giới cũng như sử dụng các sản phẩm của cây chè cho ngành nông nghiệp. 2.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng ở lợn thịt 2.2.1. Cơ sở di truyền của sự sinh trưởng Một số tính trạng năng suất của lợn đều có chung bản chất di truyền như với các giống gia súc khác, nhưng những biểu hiện cụ thể về giá trị kiểu hình của các tính trạng ấy lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về di truyền của từng loài. Theo Nguyễn Ân và cs. (1983) [1]; Trần Đình Miên và cs. (1975) [22]; Nguyễn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) [25]: hầu hết các tính trạng về năng suất hay tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc như: khả năng cho thịt, khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho sữa, cho lông, cho da đều là các tính trạng số lượng. Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotype Value - P) của tính trạng do giá trị kiểu gen (Genotyp value - G) và sai lệch môi trường (Environmental deviation - E) quy định. Quan hệ này được biểu thị bằng công thức P = G + E.
  12. 5 Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành. Đó là gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rất rõ rệt tới tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (Polygene). Các minor gene này tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át gen. Vì vậy giá trị kiểu gen hoạt động thể hiện qua công thức: G = A + D + I. Trong đó: A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value). D: là sai lệch trội (Dominance deviation) I: là sai lệch tương tác (Interaction deviation) A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thấp nhất con đường thực nghiệm. Các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của sai lệch môi trường (E) gồm có 2 loại: - Sai lệch môi trường chung (Eg): (General Environmental deviation) là sai lệch do các nhân tố môi trường tác động thường xuyên lên tính trạng một cách lâu dài. Các yếu tố đó là: thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc tác động lên một nhóm cá thể hay một quần thể gia súc (Nguyễn Văn Thiện và cs, 1995), [26]. - Sai lệch môi trường riêng (Es): (Special Environmental deviation) là sai lệch do các nhân tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể riêng biệt trong nhóm vật nuôi, hoặc một vài bộ phận riêng biệt của một cá thể nào đó trong quần thể trong một thời gian ngắn và không thường xuyên. Như vậy khi giá trị kiểu hình của một tính trạng nào đó chi phối bởi từ 2 locus trở lên thì giá trị ấy được biểu thị như sau: P = G + E = A + D + I + Eg + Es.
  13. 6 Từ những phân tích ở trên cho thấy, các tính trạng năng suất ở lợn cũng như ở các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Các vật nuôi khác nhau đều nhận được từ bố mẹ chúng một vốn di truyền nhất định. Nhưng tiềm năng di truyền ấy thể hiện cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào môi trường sống của chúng, đặc biệt là các yếu tố: khí hậu, thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc quản lý. Vì thế trong công tác giống lợn, chúng ta muốn cải tiến các đặc điểm di truyền của giống lợn địa phương nhằm nâng cao năng suất, cần thiết phải thay đổi kiểu gen (G) qua việc tiến hành chọn lọc chặt chẽ giá trị gây giống (A), lai tạo để có những tổ hợp gen mới (D và I), kết hợp với việc cải tiến và tăng cường các biện pháp tác động: thức ăn, nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ để khai thác tốt tiềm năng di truyền và khả năng sản xuất của mỗi phẩm giống. 2.2.2. Sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng ở vật nuôi * Khái niệm về sinh trưởng Trong quá trình sinh trưởng sự tăng số lượng tế bào và tăng thể tích tế bào do kết quả của quá trình đồng hóa là quan trọng nhất (Trần Đình Miên và cs, 1975) [22]. Quá trình phát triển của cơ thể là quá trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở, vừa là cơ sở để hình thành chất trong tế bào và giữa các tế bào, đó là protein, lipit, gluxit và các chất khoáng (Đàm Văn Tiện và cs, 1992, Chambers, 1990 [33]), cũng cho rằng: quá trình sinh trưởng là sự tổng hợp sự sinh trưởng của các phần cơ thể như thịt, xương, da, mỡ Về mặt sinh học, sinh trưởng ở lợn được xem là sự tăng cường tổng hợp protein trong các mô bào, vì thế thường lấy việc tăng khối lượng và kích thước các chiều làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Quá trình này thể hiện ở ba mặt: Phân chia tế bào để làm tăng số lượng tế bào.
  14. 7 Tăng thể tích của mỗi tế bào. Tăng thể tích giữa các tế bào. Người ta biết rằng sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang 3 đặc tính: tốc độ, thời gian và tính chất diễn biến. Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự tăng khối lượng, thể tích, kích thước các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian sinh trưởng là khoảng thời gian xác định để cân đo và tính tốc độ sinh trưởng nói trên (Trần Đình Miên và cs, 1975 [22]). Một số tác giả như Clayton G.A., Powell T.C., (1979) [35] cho biết: tốc độ sinh rưởng là tính trạng có hệ số di truyền cao (h2 = 0,4 - 0,5) và liên quan chặt chẽ tới các đặc điểm trao đổi chất đặc trưng cho từng dòng, giống, cá thể. Từ tất cả các quan điểm trên, có thể rút ra bản chất sinh học về sự sinh trưởng ở lợn cũng như các gia súc như sau: sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích, khối lượng các cơ quan bộ phận và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở các tính chất di truyền từ đời trước truyền lại (Trần Đình Miên và cs, 1975) [22]. 2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng Trong chăn nuôi lợn và các gia súc, gia cầm người ta thường dùng 3 chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng là sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối. Sinh trưởng tích lũy: Là sự tăng lên về khối lượng cơ thể, kích thước theo thời gian khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể trong khoảng thời gian giữa 2 lần khảo sát (TCVN, 1977) [31], đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của lợn có dạng parabol. Sinh trưởng tương đối: là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, thể tích và kích thước các chiều cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN, 1977) [31]. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn có dạng hyperbol, tốc độ sinh trưởng tương đối giảm dần theo tuổi của gia súc.
  15. 8 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vật nuôi 2.3.1. Yếu tố bên trong 2.3.1.1. Ảnh hưởng di truyền của dòng, giống cá thể Trong chăn nuôi gia súc, dòng, giống có thể có ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng. Con sinh ra tiếp thu từ bố mẹ và truyền lại cho đời sau khả năng sinh trưởng mang tính đặc thù của dòng, giống. Tính di truyền về khả năng sinh trưởng ảnh hưởng tới năng suất vật nuôi. Ảnh hưởng của dòng, giống đến sự sinh trưởng được nhiều tác giả nghiên cứu và khẳng định trên các loại gia súc gia cầm. Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [32] cho biết: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng phát dục của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Do ảnh hưởng của các tuyến nội tiết và hệ thống thần kinh mà hình thành nên sự khác nhau giữa các giống lợn nguyên thuỷ và các giống lợn đã được cải tiến cũng như các giống lợn thành thục sớm và giống lợn thành thục muộn. Sự khác nhau này không những chỉ khác nhau về cấu trúc tổng thể của cơ thể mà còn khác nhau ở sự hình thành nên các tế bào, các bộ phận của cơ thể và đã hình thành nên các giống lợn có hướng sản xuất khác nhau như: giống lợn hướng nạc, hướng mỡ. Nguyễn Thiện và Nguyễn Khánh Quắc (1998) [25] cho rằng: Giống cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục, năng suất và phẩm chất thịt. Thông thường các giống lợn nội cho năng suất thấp hơn so với những giống lợn ngoại nhập nội. Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình đạt khoảng 60 kg. Trong khi đó các giống lợn ngoại (Landrace, Yorkshire ) nuôi tại Việt Nam có thể đạt 90 - 100 kg lúc 6 tháng tuổi.
  16. 9 2.3.1.2. Điều khiển quá trình trao đổi chất của các hormone Hormone tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu. Trong thời kỳ đầu tiên của quá trình sống, kể cả khi chưa có sự hoạt động của tuyến giáp đã có sự tham gia của tuyến ức trong điều khiển quá trình sinh trưởng. Về sau điều khiển quá trình sinh trưởng có sự tham gia của tuyến yên. Hormon của thuỳ trước tuyến yên STH (somatotropin hormone) là loại hormon rất cần thiết cho sinh trưởng của cơ thể. Theo Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006) [28]: STH có tác dụng sinh lý chủ yếu kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách làm tăng sự tổng hợp protein và kích thích sụn liên hợp phát triển, tăng tạo xương (nhất là các xương dài). Khi thiếu hoặc thừa loại hormon này sẽ dẫn đến cơ thể quá nhỏ bé (nanismus) hoặc quá to (gigantismus). Vào thời kỳ thành thục về tính, các hormon sinh dục như hormon của dịch hoàn và buồng trứng (androgen và oestrogen) tham gia vào quá trình điều khiển hoạt động sinh dục của cơ thể và hình thành nên các đặc tính sinh dục thứ cấp. Hormon sinh dục của con cái tạo ra từ buồng trứng cũng có tác động đáng kể đến sinh trưởng của lợn. Ngoài ra các loại hormon của các tuyến như tuyến tụy và tuyến thượng thận cũng tham gia điều tiết sự phát triển của bộ xương và cơ. 2.3.2. Yếu tố bên ngoài 2.3.2.1. Vai trò và nhu cầu về protein, axit amin đối với lợn nuôi thịt. Theo Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985) [2]: Protein là nhóm chất hữu cơ có phân tử lượng cao và có chứa nitơ. Protein đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng và là nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào. Quá trình sinh trưởng của lợn là quá trình tăng lên của khối lượng protein, hàm lượng protein trong cơ thể rất cao. Các cơ quan bộ phận khác nhau có hàm lượng protein không giống nhau. Protein có nhiều nhất trong cơ từ 30 - 35% so với tổng lượng protein trong cơ thể.
  17. 10 Lợn con bú sữa có tốc độ phát triển nhanh về hệ cơ và khả năng tích lũy protein lớn, do đó đòi hỏi về số lượng và chất lượng protein cao. Nếu trong khẩu phần thiếu protein thì sinh trưởng của lợn con sẽ giảm hoặc ngừng, khả năng sống kém. Nhu cầu protein trong thức ăn bổ sung cho lợn là 16-18%. Trong quá trình chăn nuôi thâm canh người ta đề nghị hàm lượng protein trong khẩu phần là 22-24%. Axit amin là thành phần cấu tạo cơ bản của protein. Theo Từ Quang Hiển và cs. (2001) [15] vai trò của các axit amin trong cơ thể rất đa dạng, nó là thành phần chủ yếu của protein, nhu cầu protein của cơ thể chính là nhu cầu về axit amin. Cơ thể con vật chỉ có thể tổng hợp nên protein của nó theo mức cân đối các axit amin trong thức ăn, nhưng axit amin nào nằm ngoài cân đối sẽ bị oxy hóa cho năng lượng. Do vậy, nếu cung cấp axit amin theo tỷ lệ cân đối sẽ nâng cao hiệu quả lợi dụng protein, tiết kiệm được protein thức ăn. Một thí nghiệm của Metz nghiên cứu trên lợn sinh trưởng cho biết, với yêu cầu tăng trọng 585g/con/ngày, nếu khẩu phần cân bằng các axit amin thì protein thô cần 11- 12%, nhưng nếu khẩu phần mất cân đối axit amin thì cần 20 - 22% protein thô. Trong các loại thức ăn hàm lượng các loại protein rất khác nhau. Một số loại giàu protein động vật như cá, bột cá, bột thịt, bột máu, tôm, cua, trứng sữa Một số loại protein thực vật như các loại đậu, đỗ và sản phẩm phụ của nó. Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [32] cho biết: nói chung lợn con tiêu hóa protein một cách dễ dàng, nhưng do nguồn gốc của thức ăn (động vật hay thực vật) và bản chất protein khác nhau nên sự tiêu hóa có những đặc điểm khác nhau quan trọng. 2.3.2.2. Vai trò và nhu cầu về năng lượng đối với lợn nuôi thịt Song song với việc cung cấp đầy đủ nhu cầu về protein và axit amin thì chúng ta cần cung cấp đầy đủ và cân bằng về năng lượng.
  18. 11 Năng lượng có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng vật chất dinh dưỡng trong thức ăn phù hợp với từng loài, giống, tuổi, chức năng sản xuất. Năng lượng trong thức ăn được sử dụng cho các hoạt động sống của cơ thể và hình thành nên các hợp chất hữu cơ của tế bào. Chất cung cấp năng lượng chu yếu là gluxit như: Tinh bột, đường, xơ Hàng ngày gluxit đảm bảo từ 70 - 80% nhu cầu dinh cầu vềdưỡng của lợn. Nếu thiếu lợn sẽ gầy yếu, còi cọc, chậm lớn. 2.3.2.3. Vai trò và nhu cầu về khoáng chất đối với lợn nuôi thịt Theo Từ Quang Hiển và cs (2003) [16] gia súc non cần được cung cấp đầy đủ khoáng chất để phát triển bộ xương và đảm bảo cho các quá trình xảy ra trong cơ thể. Nếu tính theo mức tăng trọng thì khoáng chất chiếm 3 - 4% khối lượng cơ thể tăng. Nếu so với bộ xương thì khoáng chất chiếm 26% khối lượng xương tăng. Khả năng sử dụng khoáng chất trong thức ăn của gia súc non tốt hơn gia súc trưởng thành. Quá trình trao đổi khoáng mà chủ yếu là trao đổi canxi và phot pho xảy ra mạnh mẽ ở gia súc non. Khi gia súc còn non khả năng tích luỹ canxi, phot pho cao. Tuổi càng tăng, khả năng tích luỹ giảm. Nhìn chung, gia súc non yêu cầu canxi lớn hơn photpho, càng lớn và trưởng thành nhu cầu canxi giảm, nhu cầu photpho tăng lên. Để đảm bảo cho quá trình tiêu hoá hấp thu và sử dụng canxi, photpho được tốt, tránh được hiện tượng còi xương. Ở gia súc non cần chú ý cung cấp đầy đủ, cân đối canxi, photpho (đối với gia súc non tỷ lệ Ca/P thích hợp là 1,5 - 2/1). 2.3.2.4. Vai trò và nhu cầu về vitamin đối với lợn nuôi thịt Vitamin là loại vi chất dinh dưỡng, nó rất cần thiết để xúc tác cho mọi quá trình trao đổi chất cho sinh trưởng của động vật. Trong các loại Vitamin thì, Vitamin A và Vitamin D là hai loại Vitamin quan trọng nhất cho sinh trưởng. Trong đó Vitamin A xúc tiến quá trình sinh trưởng, nếu thiếu vitamin A có thể dẫn đến mù lòa, tốc độ sinh trưởng
  19. 12 giảm, lông xù, gầy còm, năng suất sinh sản thấp, gây bệnh bần huyết ở lợn con, xù lông, da khô ở lợn sinh trưởng. Vitamin D cần thiết cho sự trao đổi canxi, phot pho để phát triển bộ xương. Nhu cầu của lợn thịt về Vitamin A và D theo Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm (1995) [14] là: tiêu chuẩn của Tây Đức (DLG) cho kết quả tốt hơn cả gồm vitamin A = 2000 UI/kg thức ăn, vitamin D = 2500 UI, vitamin E = 10 - 15mg. Nhu cầu Vitamin của lợn được thỏa mãn từ nguồn rau xanh, ngũ cốc và Vitamin được tổng hợp bổ sung vào thức ăn ở dạng Premix. 2.3.2.5. Nhiệt độ và ẩm độ môi trường Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Việc đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho các loại lợn khác nhau phải căn cứ vào khả năng điều tiết thân nhiệt của chúng. Một số công trình nghiên cứu chứng minh rằng khi nhiệt độ nuôi trường xuống thấp (dưới 5,5oC) thì lợn con bú sữa có nhu cầu về vitamin B2 cao hơn rất nhiều khi nhiệt độ môi trường là 29oC. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp, lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, vì lẽ đó ở lợn con và lợn nuôi thịt sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng lượng tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng. Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo từ 15 - 18oC, cho lợn sinh sản không thấp hơn 10 - 11oC. Nhìn chung, khi lợn càng lớn, càng trưởng thành thì cơ quan điều tiết thân nhiệt càng hoàn thiện, lớp mỡ dưới da càng dày và nhu cầu về nhiệt càng giảm xuống. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%.
  20. 13 2.3.2.6. Ánh sáng Ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Khi nghiên về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là đối với lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn giảm 8 - 9% so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt trời. Đối với lợn vỗ béo nhu cầu về ánh sáng thấp hơn, đặc biệt sau khi lợn ăn xong. Trong thực tế ở một số trang trại, người ta đã giảm cường độ chiếu sáng xuống mức tối thiểu cho lợn vỗ béo, đặc biệt cho các giống lợn cao sản (do các giống lợn sinh sản sinh trưởng nhanh, thời gian nuôi ngắn) và cũng không có một phát hiện nào về ảnh hưởng của thiếu ánh sáng đối với lợn vỗ béo. Việc đảm bảo đủ ánh sáng đối với lợn sinh sản gồm cả lợn đực và lợn nái đều có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ đối với quá trình trao đổi các chất khoáng trong cơ thể mà còn đối với các chức năng sinh sản như biểu hiện động dục, sự phát triển của phôi ở lợn nái, việc sinh tinh và các phản xạ nhảy giá của lợn đực. Trong chăn nuôi công nghiệp khi thiết kế chuồng trại cần chú ý đảm bảo đủ ánh sáng theo nhu cầu của các loại lợn, đặc biệt đối với lợn con và lợn sinh sản. 2.3.2.7. Các yếu tố khác Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như vấn đề chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi như không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng phát triển đạt mức tối đa.
  21. 14 2.4. Vài nét về đặc điểm giống lợn Hương nuôi tại trại lợn khoa Chăn nuôi Thú y 2.4.1. Đặc điểm của lợn Hương + Nguồn gốc: Lợn Hương có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập và nuôi phổ biến ở các huyện biên giới Việt Nam - Trung Quốc thuộc tỉnh Cao Bằng. Lợn có lông, da màu trắng, ở phần đầu và phần mông (gốc lưng đuôi) có màu đen. Vị trí tiếp giáp vùng lông trắng và lông đen có một vệt đen mờ. Lợn có đặc điểm khác hẳn với các giống lợn nội Việt Nam như: đầu to vừa phải, tai nhỏ và dựng, mặt thẳng, mõm dài, có vệt trắng chạy từ giữa trán xuống mõm, bụng thon gọn và không sệ, lưng tương đối thẳng và không võng. Lợn có 8 - 12 vú, thường là 10 vú. + Đặc điểm sinh sản: So với các giống lợn khác, lợn Hương thành thục sớm hơn, lợn đực từ 40 - 50 ngày tuổi đã có những biểu hiện động dục, lợn cái 3 - 4 tháng tuổi mới có biểu hiện động dục lần đầu. Chu kỳ động dục của lợn nái từ 17 - 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 - 4 ngày, thời gian động dục trở lại của lợn nái sau cai sữa lợn con là 14 ngày. Thời gian mang thai bình quân 112 - 114 ngày. + Khả năng sinh trưởng: Lợn Hương phát triển chậm hơn so với các giống lợn khác. Khối lượng trưởng thành thấp, lúc 8 tháng tuổi đạt 39,62 kg/con. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cao, 4,37kg. 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Theo Từ Quang Hiển (1992) [13], nghiên cứu sử dụng bột lá keo dậu thay thế premix vitamin trong thức ăn nuôi gà thịt công nghiệp và cho kết luận có thể dùng 3-5% bột lá keo dậu thay thế premix vitamin trong thức ăn hỗn hợp nuôi gà thịt mà không ảnh hưởng tới tăng trọng và hiệu suất sử dụng thức ăn, chi phí thức ăn giảm 8-10%.
  22. 15 Hiện nay, thực phẩm sạch được người dân đặc biệt chú ý quan tâm, vì nó trực tiếp tác động đến sức khoẻ con người. Vấn đề tồn dư quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trong các sản phẩm Nông, Lâm, Thủy hải sản đang là mối lo chung của toàn xã hội. Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cần thiết vẫn còn xảy ra thường xuyên tại một số địa phương, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống, nguồn nước ngầm và đất đai. Thời gian vừa qua các cơ quan chức năng đã kiểm tra, phân tích một số mẫu thức ăn chăn nuôi công nghiệp cho thấy hàm lượng độc tố, các chất cấm sử dụng và thức ăn nhiễm vi sinh vật gây bệnh, hàm lượng kim loại nặng như: Ch́, Đồng, Kẽm trong thức ăn chăn nuôi cao hơn mức quy định từ 1,8 đến 5,6 lần. Điều này gây tồn dư, ảnh hưởng đến tính an toàn của vật nuôi cũng như sức khỏe của con người khi sử dụng thực phẩm được chế biến từ vật nuôi. Trong những thập kỷ gần đây, nông nghiệp Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ và đạt được những thành tựu đáng kể về số lượng, chất lượng, chủng loại và quy mô sản xuất đã tạo ra một khối lượng sản phẩm rất lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nông nghiệp nước ta đang đứng trước những thách thức không nhỏ đó là: Vấn đề ô nhiễm môi trường, đất đai bạc màu, suy giảm đa dạng sinh học, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, tồn dư kháng sinh, hocmon kích thích sinh trưởng Để khắc phục những vấn đề trên, nền Nông nghiệp nước ta đang từng bước chuyển dịch sang sản xuất nông nghiệp an toàn vệ sinh thực phẩm và hướng tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Trên thị trường, người dân đã biết và đang làm quen dần với các sản phẩm thực phẩm sạch như: Rau sạch, thịt sạch, rau an toàn và một số hoa quả, thực phẩm an toàn. Hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên có nhiều mô hình chăn nuôi theo hướng công nghiệp. Một số hộ chăn nuôi theo phương thức thả rông và bán chăn thả, một số hộ chăn nuôi theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng chưa bổ
  23. 16 sung trà xanh trong khẩu phần ăn. Mặc dù, tiềm năng lợi thế điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi lợn theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh vẫn chưa phát triển để trở thành sản xuất hàng hóa và đưa lại hiệu quả tương xứng, nguyên nhân chủ yếu do chưa có quy trình công nghệ nuôi lợn lấy thịt từ thức ăn tự nhiên có bổ sung nguyên liệu chè xanh. Giá trị của thịt lợn trà xanh: Theo khảo sát của chúng tôi trong năm 2017 “thịt lợn trà xanh” rất ít bán trên thị trường. Lần theo một số trang web bán thực phẩm sạch chúng tôi thấy giới thiệu bán “thịt lợn trà xanh”, nhưng khi gọi điện thì người bán lại bảo “cháy” hàng. Một chủ cửa hàng cho biết thêm, không phải lúc nào cũng có “thịt lợn trà xanh” bán, hầu như rất hiếm người mua được, nếu có cũng chỉ bán cho khách quen. Họ cũng cho biết, loại thịt này do được sử dụng lá trà xanh hàng ngày có tác dụng thanh lọc cơ thể lợn, ít mỡ, loại trừ các cloesterol xấu. Đặc biệt hơn, thịt lợn trà xanh mềm, có mùi thơm, ngon hơn thịt lợn được nuôi theo phương pháp truyền thống và phương pháp công nghiệp. Trong khi thịt lợn nuôi theo 2 phương pháp trên có giá từ 70.000- 80.000 đồng/kg tùy loại thì “thịt lợn trà xanh” có giá từ 150.000 - 160.000 đồng/kg. cao hơn giá thịt lợn nuôi theo phương pháp truyền thống và phương pháp công nghiệp xấp xỉ 80.000 đồng/kg. Hiện nay tại Việt Nam, “thịt lợn trà xanh” được nuôi tại khu vực miền núi Sắng của tỉnh Ninh Bình. Theo chủ trang trại chăn nuôi lợn trà xanh cho biết, lợn được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn ủ lên men, gồm: Bột mì, gạo, bột cá và bột lá trà xanh. Ngoài ra lợn còn được uống nước trà xanh nấu chín và tắm hàng ngày bằng nước chè xanh. Theo tiêu chuẩn Quốc tế là “Đảm bảo quyền lợi Động vật” (Đối xử công bằng với vật nuôi) do vậy đàn lợn tại Trang trại lợn Trà xanh ở huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình đã được nuôi dưỡng trong môi trường trong sạch, thuận theo tự nhiên, tạo ra sự hài hòa
  24. 17 giữa Người - Vật nuôi - Môi trường. Ngoài việc sử dụng thức ăn có bổ sung Trà xanh, uống nước Trà xanh và tắm bằng nước lá Trà xanh thì đàn Lợn tại Công ty còn được nghe nhạc, mát xa giúp cho đàn Lợn giảm được Stress, lợn ngủ ngon hơn, tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Chất lượng thịt lợn thơm ngon, săn chắc, ít độc tố, không có tồn dư các hoạt chất có trong thức ăn công nghiệp (do không sử dụng thức ăn công nghiệp) và đặc biệt sản phẩm thịt Lợn của Trang trại lợn Trà xanh ở huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình đã dược người tiêu dùng ưa chuộng và đánh giá cao, đây thực sự là sự đánh giá công bằng nhất của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm chăn nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là hướng đi mới của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng đã được áp dụng thành công vào Việt Nam trong những năm gần đây. Thời gian nuôi lợn trà xanh từ khi nuôi tới khi xuất chuồng từ 6 - 8 tháng, dài hơn phương pháp chăn nuôi công nghiệp. Do đó mà số lượng thịt lợn đưa ra thị trường còn hạn chế. Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NN - PTNT) cho biết “ lợn nuôi bằng trà xanh là tốt”. Khi các loại thức ăn này vào cơ thể lợn, nó sẽ tác động tới toàn bộ các cơ quan trong cơ thể như hô hấp, tuần hoàn, miễn dịch, thanh lọc cơ thể, giảm stress từ đó giúp lợn khỏe mạnh. Theo Hoàng Thanh Thủ (2010) [29] , khi sử dụng thức ăn ủ chua (50%) từ củ sắn, ngọn lá sắn và cỏ Stylo để nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) đã tăng khả năng sinh trưởng của lợn từ 10,28 - 14,11%. Nghiên cứu sử dụng thức ăn ủ chua từ dây, lá và củ khoai lang trên lợn thịt F1 (L x MC) của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (2011) [18] cũng làm khả năng sinh trưởng của lợn tăng và giảm chi phí thức ăn đáng kể. Theo tác giả Nguyễn Thị Hoa Lý (2008) [19] sử dụng: 10%, 15% và 20% (theo VCK) lá sắn KM94 ủ trong khẩu phần lợn thịt không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn thịt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ.
  25. 18 Theo Lê Đình Cường và cs. (2008) [3], lợn Mường Khương nuôi thịt lúc 3 tháng tuổi đạt 11,36 kg; lúc 4 tháng tuổi đạt 20,56 kg; 8 tháng tuổi đạt 56,35 kg/con. Theo Nguyễn Văn Mão (2013) [21] khối lượng lợn Hung tại Hà Giang lúc 8 tháng tuổi đạt 40,73 kg/con. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Nơi (2010) [30] cho biết, sinh trưởng tuyệt đối của lợn rừng lai F1 (Đực rừng Thái Lan x cái Pác Nặm) giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi là 138,33 g/con/ngày. Cũng theo Nguyễn Văn Nơi (2010) [30] lợn rừng lai F1 (♂ R x ♀ Pác Nặm) tiêu thụ thức ăn xanh trung bình là 1,88kg/con/ngày; Hồ Viết Dương (2011) [7] là 1,53kg/con/ngày . Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thanh Thủ (2010) [29] sử dụng stylo (dạng ủ và dạng bột) cho kết quả cao hơn so với sử dụng củ sắn (dạng ủ và dạng bột) lần lượt là 742 - 745g/con/ngày so với 667 - 657g/con/ngày. Tùy theo đặc điểm, tính chất, diễn biến, tùy theo độ tuổi của lợn, tùy theo yếu tố được cho là nguyên nhân chính mà hội chứng tiêu chảy được gọi bằng các tên khác nhau như: Bệnh lợn con ỉa phân trắng, chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu hóa. Các nghiên cứu bệnh lý tiêu chảy ở gia súc cho thấy, biểu hiện bệnh lý chủ yếu là tình trạng mất nước và chất điện giải và cuối cùng con vật trúng độc, kiệt sức và chết. Vì lẽ đó trong điều trị tiêu chảy việc bổ sung nước và các chất điện giải là yếu tố cần thiết. Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu. Nguyễn Chí Dũng (2013) [6] đã nghiên cứu và kết luận, vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, tỷ lệ lợn mắc bệnh tiêu chảy cao hơn so với các tháng khác (26,98% đến 38,18%). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [12], nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở lợn là E.coli, Salmonella và Clostridium.
  26. 19 Theo Trần Đức Hạnh (2013) [9], Lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tięu chảy vŕ chết với tỷ lệ trung běnh lŕ 30,32% vŕ 5,12%, tỷ lệ mắc tięu chảy vŕ chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97% và 4,93%) và giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27% và 4,75%). Nghiêm Thị Anh Đào (2008), đã nghiên cứu và kết luận, từ mẫu phân và phủ tạng lợn bệnh phân lập được vi khuẩn E.coli với các tỷ lệ nhiễm lần lượt là: ở phân 92,8%, ở gan 75,0%, ở lách 83,3% và ở ruột là 100%. Nguyễn Anh Tuấn và cs. (2013) [30], đã nghiên cứu và cho biết, vi khuẩn E.coli và Salmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E.coli có khả năng đóng vai trò nhiều hơn so với Salmonella. Đoàn Thị Kim Dung (2004) [5] cũng cho biết, khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong 1 gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E.coli, Salmonella và Streptococus tăng lên trong khi Staphylococus và Bacillus subtilis giảm đi. Sau khi nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy, Nguyễn Bá Hiên (2001) [10], đã chỉ ra rằng, khi lợn bị tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,9 lần, số lượng vi khuẩn Cl. perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh. Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết. 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Việc nghiên cứu chế biến và sử dụng bột cỏ trong chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm đã được nhiều tác giả quan tâm. Các vấn đề từ: công nghệ và phương pháp chế biến bột cỏ, vấn đề sử dụng bột cỏ hợp lý, vấn đề chất
  27. 20 lượng bột cỏ và các yếu tố hạn chế đã được đào xới khá kĩ, trong đó phổ biến là các loại bột cỏ họ đậu: alfalfa, lupin, stylo, đậu ba lá, bột lá keo dậu Các nước sản xuất nhiều bột lá keo dậu là: Australia, Philippine, Thái Lan, Malayxia trong đó riêng Thái Lan hàng năm sản suất tới 60.000 tấn (Maridoll (1982) - dẫn theo Nguyễn Đức Hùng, 2004) [17]. Philippine cũng là nước sản xuất nhiều bột lá và hàng năm xuất khẩu hàng nghìn tấn sang Nhật Bản, Tây Âu. Nuôi lợn hữu cơ có bổ sung trà xanh: Trà xanh từ lâu đã được coi là phụ gia thức ăn từ trà xanh rất cần thiết trong chăn nuôi lợn tại Trung Quốc. Hiện nay, khi thực phẩm sạch lên ngôi, thịt lợn nuôi bằng trà xanh được người tiêu dùng quan tâm, thậm chí săn đón. Dân số tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc đang gia tăng, đồng nghĩa những mối quan tâm về thực phẩm sạch được đặt lên hàng đầu. "Rất nhiều người tiêu dùng đang lo lắng thực phẩm bẩn gây nguy hại tới sức khỏe và đang tìm kiếm những sản phẩm sinh thái, tự nhiên và sẵn sàng chi trả những khoản tiền cao hơn cho các sản phẩm này. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội hơn cho các hộ chăn nuôi lợn trà xanh quy mô vừa và nhỏ" Theo Even Pay, Giám đốc phát triển sản phẩm tại Smart Agriculture Analytics (SAA), một hãng phân tích thị trường nông nghiệp tại Trung Quốc cho biết. Từ những nhu cầu cấp thiết về thực phẩm sạch, Chính phủ Trung Quốc cũng tăng cường chú ý và đặt ra nhiều tiêu chuẩn an toàn sức khỏe để giám sát chặt chẽ ngành chăn nuôi lợn nói chung tại nước này, từ khâu chọn con giống, nuôi tới giết mổ. Trung Quốc hiện có trên 1.000 nhà sản xuất TĂCN và phụ gia thức ăn thức ăn chăn nuôi. Thực tế, nhiều công ty sản xuất thức ăn nuôi lợn tại Trung Quốc đã chủ động ngừng sử dụng những phụ gia mập mờ, có thể gây nguy hại sức khỏe con người và chuyển sang các loại phụ gia thức ăn đảm bảo sức khỏe và mang tính sinh thái hơn như vỏ cam quýt hoặc trà xanh. Trước kia, trà xanh đã được sử dụng làm phụ phẩm trong thức ăn cho lợn, nhưng những
  28. 21 năm gần đây, khi hiệu quả nuôi lợn bằng trà xanh được khẳng định thì không những hộ nuôi lợn bằng trà xanh tăng cao mà sản phẩm trà xanh cũng được tiếp thị khá rộng rãi theo cách thức mới, không phải một thức uống phổ biến mà là một phụ gia TĂCN rất hiệu quả. Sau khi người nông dân thu hoạch lá trà xanh và đóng bao, những phụ phẩm trà xanh sẽ được chế biến thành các sản phẩm thức ăn dạng ủ chua. Even Pay cho biết, lượng trà xanh được sử dụng làm phụ gia trong TĂCN lợn tương đối lớn và điều thú vị là sản phẩm này cũng được quảng cáo với các công dụng chống ôxy hóa và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vật nuôi giống như trà xanh dùng cho con người. Những kết quả nghiên cứu về tác dụng của trà xanh trong TĂCN lợn đã được các nhà khoa học tại Trung Quốc dày công gây dựng suốt 10 năm qua. Gần đây, kết quả nghiên cứu của nhóm nhà hoa học Hossain, Ko, Park, Firman và Yang đã được đăng tải trên ấn phẩm Animal Publication Science. Theo đó, phụ gia thức ăn từ trà xanh giúp cải thiện khối lượng lợn nuôi, cấu tạo thịt, chỉ tiêu huyết học và khả năng miễn dịch hiệu quả. Cũng từ đây, mục đích sử dụng trà xanh dần chuyển hướng và các chiến lược của ngành trồng cây trà xanh tại Trung Quốc lại song hành cũng các chiến lược quảng cáo tiếp thị ngành thịt lợn. Theo Pay, ngoài tiếp thị trà xanh là thức uống bổ dưỡng, thì nhiều hãng cũng quảng cáo đây là phụ phẩm chế biến TĂCN rất hữu hiệu cụ thể như sau: Thu hút người tiêu dùng: Internet đang trở thành công cụ tiếp thị hiệu quả tại Trung Quốc. Theo Pay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn tới xuất xứ thịt lợn từ trại nuôi tới bàn ăn. Những hộ chăn nuôi lợn đạt chứng nhận sinh thái cũng nhanh chóng mở cửa hàng kinh doanh trực tuyến phục vụ đối tượng khách hàng cao cấp ở khu vực thị thành. Nhiều cửa hàng trực tuyến đều xây dựng trang mạng giới thiệu cách thức họ sản xuất thịt lợn. Rất nhiều hãng còn liệt kê chi tiết loại thức ăn hay chất phụ gia thức ăn được sử dụng để chăn nuôi lợn, nếu họ sử dụng trà xanh thì hãng còn giới thiệu sâu hơn về
  29. 22 những lợi ích sức khỏe liên quan tới loại phụ gia thức ăn này. Để minh họa sinh động và cụ thể hơn, nhiều hãng còn sử dụng hình ảnh cụ thể được chụp tại trại nuôi. Nhiều trại nuôi cũng không ngại đầu tư hệ thống truy xuất nguồn gốc ngay tại trại, suốt vòng đời của con lợn tới trại giết mổ. Nhiều chuyên gia như Pay cho rằng, loại hình marketing như trên tập trung vào mảng tuyên truyền hơn là buôn bán kinh doanh chớp nhoáng qua mạng. Điều này tạo ra những tác động hiệu quả lâu dài vì nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trung lưu tại Trung Quốc. Người tiêu dùng sẽ ngày càng chú trọng nhiều hơn tới những thực phẩm sạch, xuất xứ rõ ràng từ đó, thực phẩm bẩn và trôi nổi trên thị trường tự động bị gạt bỏ bởi không còn chỗ đứng. Có lẽ, đây cũng là một cách mà "thanh lọc" ngành thịt lợn một cách hiệu quả và thông minh nhất của Trung Quốc. Hiện nay tại Hàn Quốc, Nhật Bản cũng tiến hành nuôi lợn bằng trà xanh. Nhiều hộ nuôi lợn bằng trà xanh tại Shizuoka Nhật Bản khảng định khách hàng ưa chuộng loại thịt này do hương vị rất thơm ngon. Trại Kitagawa Nhật Bản đang nuôi 50 lợn bằng trà xanh không đủ sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. Ngoài Lợn, dê được cho ăn thức ăn có bổ sung trà xanh cung cho chất lượng thịt tốt hơn như màu thịt đẹp hơn, ít chất béo thô hơn điều này cho thấy trà xanh không những tốt cho sức khỏe của con người khi sử dụng mà còn rất tốt cho vật nuôi và các sản phẩm của vật nuôi.
  30. 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Lá chè xanh. Lợn Hương nuôi thịt từ 21 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi. 3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu tại trại chăn nuôi lợn khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 11 năm 2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các tỷ lệ bổ sung khác nhau của lá chè xanh vào khẩu phần ăn để xác định mức độ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn Hương nuôi trại lợn của khoa Chăn nuôi Thú y. Ảnh hưởng của lá chè xanh tới khả năng phòng bệnh của lợn Hương. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh giữa các lô đảm bảo đồng đều về khối lượng, giống, tuổi, tính biệt, khối lượng và điều kiện chăm sóc. Mỗi thí nghiệm tiến hành trên 15 lợn Hương nuôi thịt. Thí nghiệm được bố trí đảm bảo tính ngẫu nhiên với 3 lô thí nghiệm trong đó có 1 lô đối chứng và 2 lô nuôi thí nghiệm sử dụng bột lá chè xanh khác nhau (20 gam và 30 gam) trong khẩu phần để so sánh. Tổng số lợn thí nghiệm là 45 con.
  31. 24 * Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Stt Thông số TN ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 Lợn Hương Lợn Hương Lợn Hương 1 Đối tượng TN 2 Số con/ lô TN Con 15 15 15 3 Tuổi bắt đầu TN ngày 21 21 21 4 KL Bắt đầu TN kg/con 2,83± 0,02 2,89 ± 0,03 2,86 ± 0,04 5 Thời gian theo dõi TN tháng 6 6 6 6 Tỷ lệ đực /cái 8/7 7/8 7/8 Nhân tố TN (bổ sung 7 gam 0 20 30 lá chè xanh) sáng - trưa - sáng - trưa - sáng - trưa - 8 Chế độ cho ăn Bữa chiều chiều chiều 9 Phương thức chăn nuôi Bán chăn thả Bán chăn thả Bán chăn thả CÔNG THỨC BỔ SUNG BỘT LÁ CHÈ XANH Khối lượng lợn thí Công thức thức ăn của lợn thí nghiệm nghiệm(kg/con) Lô thí nghiệm Lô đối chứng 5 - 20 CT 1.1 CT 1.2 ĐC 1 21 - 40 CT 2.1 CT 2.2 ĐC 2 Sự khác biệt giữa các lô là: - CT 1.1, CT 2.1: Thức ăn thí nghiệm nuôi lợn từ 5 kg đến 20 kg , 21 - 40 kg, có bổ sung 20 gam lá chè xanh/kg thức ăn. - CT 1.2, CT 2.2: Thức ăn thí nghiệm nuôi lợn từ 5 kg đến 20 kg , 21 - 40 kg, có bổ sung 30 gam lá chè xanh/kg thức ăn. - ĐC 1, ĐC 2: Thức ăn nuôi lợn từ 5 kg đến 20 kg , 21 - 40 kg, không bổ sung lá chè xanh. Trong đó Thức ăn nuôi lợn gồm: Thức ăn tinh phối trộn và các loại thức ăn xanh như thân cây chuối, rau lang, thân và lá cây cỏ voi.
  32. 25 * Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và biện pháp thực hiện thí nghiệm: Trại chăn nuôi lợn của khoa đang áp dụng hình thức chăn nuôi lợn Hương bằng biện pháp chăn nuôi bán chăn thả chủ yếu tận dụng thức ăn xanh, sản phẩm, phụ phẩm nông nghiệp như: Bột ngô, cám gạo, bột đỗ tương; thức ăn xanh chủ yếu là thân cây chuối, than và lá cây cỏ voi. Cho lợn ăn 3 bữa/ngày (sáng - trưa - chiều). Sau khi cho ăn lợn được thả ra bãi chăn thả; buổi tối; khi thời tiết bất lợi được nhốt trong chuồng. - Về chuồng trại: Chuồng trại trong thí nghiệm được xây dựng theo ô chuồng hở thông thoáng nối liền nhau thành 1 dãy có cống thoát nước phân vào bể chứa, tường rào cao 1,8 m, tại mỗi ô chuồng có cửa để ra sân. - Vệ sinh chuồng trại: Chuồng nuôi được vệ sinh hàng ngày, định kỳ 1 tuần tiến hành vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi bằng phun thuốc khử trùng Vetvaco-Iodine, Povidine - 10%. - Công tác thú y: Toàn bộ lợn thí nghiệm được tiêm đầy đủ vắc xin tụ dấu, dịch tả lợn, phó thương hàn lợn. Trong thời gian nghiên cứu, tiến hành tẩy giun cho lợn lúc 4 tháng tuổi. 3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 3.5.1. Khối lượng lợn bắt đầu thí nghiệm và kết thúc 3.5.1.1. Sinh trưởng tích lũy Cân khối lượng lợn tại thời điểm kiểm tra (tháng thí nghiệm thứ 1, tháng thí nghiệm thứ 2, tháng thí nghiệm thứ 3 xuất chuồng). Cân lợn được đưa vào lồng sắt chuyên dụng để cân trên cân đĩa (cùng 1 chiếc cân và cùng 1 người cân) cân vào buổi sáng, trước lúc cho ăn. 3.5.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối Khối lượng lợn qua các thời kỳ cân, cân định kỳ 1 tháng 1 lần vào buổi sáng trước khi cho ăn, sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau: W1 - W0 Sinh trưởng tuyệt đối (A) (g/con/ngày) = T1 - T0
  33. 26 Trong đó: W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi (g) W1: Khối lượng kết thúc lúc theo dõi (g) A: Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) T0: Thời điểm bắt đầu theo dõi (ngày) T1: Thời điểm kết thúc theo dõi (ngày) 3.5.1.3. Sinh trưởng tương đối Tăng khối lượng tương đối là: tỷ lệ % của khối lượng cơ thể tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần khảo sát, sinh trưởng tương đối (%) được xác định theo công thức: W1 - W0 R (%) = x 100 W1 + W0 2 Trong đó: W0: Khối lượng ban đầu lúc theo dõi (g) W1: Khối lượng kết thúc lúc theo dõi (g) R: Sinh trưởng tương đối (%) 3.5.1.4. Khả năng tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng phương pháp cân. Cứ 01 tháng tính lượng thức ăn tiêu thụ cho cả đàn. Lượng thức ăn tiêu thụ cho một con được tính theo công thức: Tổng tiêu thụ trong kỳ (kg)/con Tiêu thụ thức ăn/ngày (kg) = Số ngày theo dõi/con Lượng thức ăn cho lợn thí nghiệm được tính riêng cho từng loại thức ăn thức ăn tinh và thức ăn thô xanh (thức ăn xanh cơ sở và lá cây Chè đại). 3.1.1.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể Trên cơ sở tổng lượng thức ăn tiêu thụ trong từng giai đoạn và cả chu kỳ thí nghiệm, tổng khối lượng lợn tăng, tính toán tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể theo công thức sau:
  34. 27 Tổng TTTA trong giai đoạn (cả kỳ TN) (kg) TTTA/kg tăng khối lượng (kg) = Tổng khối lượng tăng trong kỳ thí nghiệm (kg) 3.5.1.6. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể Trên cơ sở lượng thức ăn tiêu thụ của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm, đơn giá của từng công thức ăn, tổng khối lượng lợn tăng trong từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm, tính toán chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm theo công thức: Chi phí TA/Kg tăng KL Tổng CP TA trong giai đoạn (cả kỳ TN) (đồng) (đồng) = Tổng KL tăng trong giai đoạn (cả kỳ TN) (Kg) 3.5.1.7. Công thức tính các chỉ tiêu + Tỷ lệ lợn con mắc bệnh đường tiêu hóa và hô hấp (%) Số lợn con mắc bệnh Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 Tổng số con theo dõi + Tỷ lệ khỏi bệnh (%) Số lợn khỏi bệnh (con) Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 Tổng số con điều trị (con) 3.6. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập, được sử lý và phân tích thống kê trên phần mềm Excel. Các kết quả được trình bày là giá trị trung bình (X), sai số trung bình (mx) và hệ số biến dị (Cv%).
  35. 28 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nghiên cứu bổ sung lá chè xanh vào vào khẩu phần ăn cho lợn nuôi tại trại lợn khoa Chăn nuôi Thú y 4.1.1. Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng và đáng quan tâm nhất đối với các nhà chăn nuôi vì nó ảnh hưởng đến sức sản xuất của lợn nhất là đối với lợn thịt, khối lượng cơ thể phản ánh tình trạng sức khỏe, kỹ thuật nuôi dưỡng, chất lượng khẩu phần thức ăn; đánh giá khả năng sinh trưởng và phản ánh chất lượng con giống. Để theo dõi sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm, chúng tôi tiến hành cân khối lượng lợn tại các thời điểm thí nghiệm. Kết quả theo dõi về sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Khả năng sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm Lô TN Lô ĐC (n=15) Lô TN1 (n=15) Lô TN 2 (n=15) Cv Cv Cv TT (%) (%) (%) Diễn giải 1 21 ngày tuổi 2,86 ± 0,04 5,40 2,88 ± 0,02 3,01 2,87 ± 0,04 4,78 2 21 ngày đến 2 TT 8,91 ± 0,07 3,06 9,44 ± 0,79 2,98 9,47 ± 0,07 2,81 3 2 đến 3 TT 12,92 ± 0,11 3,12 13,95 ± 0,13 3,66 14,79 ± 0,17 4,37 4 3 đến 4 TT 18,17 ± 0,17 3,52 19,99 ± 0,15 2,77 20,79 ± 0,14 2,63 5 4 đến 5 TT 25,67 ± 0,12 1,74 27,07 ± 0,15 2,03 29,55 ± 0,15 1,94 6 5 đến 6 TT 33,51 ± 0,20 2,26 35,51 ± 0,22 2,29 37,15 ± 0,23 2,28 Qua bảng 4.1 cho thấy: Ở giai đoạn bắt đầu theo dõi, lợn thí nghiệm được bố trí đồng đều giữa các lô đối chứng và 3 lô thí nghiệm với khối lượng tương ứng là: 2,86 - 2,88 và 2,87 kg/con (P > 0,05).
  36. 29 Trong quá trình theo dõi lợn thí nghiệm khi sử dụng khẩu phần ăn được bổ sung lá chè xanh. Ở giai đoạn sau 2 tháng thí nghiệm khối lượng lợn ở cả 3 lô ĐC, TN1, TN2, tương ứng là: 8,91 - 9,44 và 9,47 kg/con cho thấy chưa có sự chênh lệch đáng kể (P >0,05). Đến giai đoạn sau 3 thí nghiệm khối lượng lợn ở các lô đã có sự sai khác rõ rệt giữa lô ĐC so với các lô TN với khối lượng lợn ở lô ĐC, TN1, TN2, lần lượt là: 12,92 - 13,95 và 14,79 kg/con (P<0,05). Kết thúc 6 tháng theo dõi, khối lượng lợn thí nghiệm ở lô ĐC so với các lô TN1,TN2 lần lượt là: 33,51 - 35,51 và 37,15kg/con. Ta thấy bổ sung lá chè xanh trong khẩu phần ăn cho lợn Hương đã tăng khối lượng lợn so với lô ĐC từ 2,0 - 3,64 kg/con. Giữa các lô thí nghiệm TN1, TN2, khối lượng lợn theo thứ tự đạt 35,51 - 37,15 kg/con, so sánh kết quả giữa các lô thí nghiệm cho thấy: lô TN1 và TN2; có sự sai khác rõ rệt, (P < 0,05). Điều này cho thấy, khi bổ sung lá chè với tỷ lệ 30g/ kg thức ăn vào khẩu phần ăn giúp lợn thí nghiệm sinh trưởng tốt hơn, so với mức bổ sung 20 gam/ kg trong khẩu phần ăn cho lợn. Qua kết quả trên cho thấy, tỷ lệ bổ sung lá chè xanh từ 20 - 30 gam/kg thức ăn vào khẩu phần ăn của lợn có tác dụng tốt đến sinh trưởng của lợn. Nghiên cứu sử dụng thức ăn ủ chua từ dây, lá và củ khoai lang trên lợn thịt F1 (L x MC) của tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền (2011) [16] cũng làm khả năng sinh trưởng của lợn tăng và giảm chi phí thức ăn đáng kể. Theo Lê Đình Cường và cs. (2008) [3] cho biết lợn Mường Khương nuôi thịt lúc 3 tháng tuổi đạt 11,36 kg; lúc 4 tháng tuổi đạt 20,56 kg; 8 tháng tuổi đạt 56,35 kg/con. Theo Nguyễn Văn Mão (2013) [18] khối lượng lợn Hương tại Hà Giang lúc 8 tháng tuổi đạt 40,73 kg/con. Kết quả về khả năng sinh trưởng của lợn Hương được thể hiện qua đồ thị hình 4.1.
  37. 30 Sinh trưởng tích luỹ 40 35 30 25 20 15 10 5 0 21 ngày tuổi 21 ngày đến 2 2 đến 3 TT 3 đến 4 TT 4 đến 5 TT 5 đến 6 TT TT Lô ĐC (n=15) Lô TN1 (n=15) Lô TN 2 (n=15) Đồ thị hình 4.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm Kết quả về đồ thị sinh trưởng tích lũy cho thấy sinh trưởng của lợn thí nghiệm đều tăng dần theo sự tăng lên của các giai đoạn tuổi, điều này phù hợp với quy luật sinh trưởng chung của vật nuôi. Sinh trưởng của lợn thí nghiệm qua các giai đoạn cho thấy, ở 2 tháng tuổi chưa có sự khác biệt nhiều đến giai đoạn 3 tháng đã có sự sai khác ở các lô thí nghiệm so với lô ĐC trong đó rõ rệt nhất là sinh trưởng ở lô TN2, tốt hơn so với 2 lô TN1. Đây là căn cứ để ta đưa ra kết luận về mức bổ sung tỷ lệ lá chè xanh phù hợp trong khẩu phần ăn của lợn Hương. 4.1.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm Sinh trưởng tuyệt đối là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể trong một khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Trong chăn nuôi lợn người ta cần xác định được điểm sinh trưởng cao nhất để biết giai đoạn nuôi kết thúc nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Kết quả sinh trưởng tuyệt đối của lợn được trình bày ở bảng 4.2.
  38. 31 Bảng 4.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm (g/con/ngày) Lô TN Lô ĐC (n=15) Lô TN1 (n=15) Lô TN 2 (n=15) Cv Cv Cv TT (%) (%) (%) Diễn giải 1 21 ngày đến 2 TT 152,56 ± 5,96 5,49 153,84 ± 6,52 5,25 176,92 ± 5,96 5,44 2 2 đến 3 TT 116,67± 11,86 12,56 150,00 ± 10,89 8,98 153,33 ± 18,46 15,50 3 3 đến 4 TT 183,33 ± 11,65 9,42 220,00 ± 19,78 13,86 253,33 ± 17,75 12,57 4 4 đến 5 TT 270,00 ± 16,95 9,60 233,33 ± 13,89 8,32 260,00 ± 18,32 8,87 5 5 đến 6 TT 230,00 ± 12,68 6,90 236,67 ± 20,57 11,49 273,33 ± 20,57 11,49 Qua bảng 4.2 cho thấy: sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia súc. Kết quả theo dõi chỉ tiêu sinh trưởng tuyệt đối của đàn lợn thí nghiệm trong từng tháng tuổi cho thấy giai đoạn đầu từ 21 đến 2 tháng tuổi và từ 3 đến 4 tháng tuổi lợn có tốc độ tăng khối lượng trung bình khá nhanh và sinh trưởng tuyệt đối duy trì tăng đến giai đoạn từ 5 đến 6 tháng tuổi, giai đoạn này lợn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tốt. Giữa các lô thí nghiệm TN1, TN2, sinh trưởng tuyệt đối giai đoạn 5 đến 6 tháng tuổi lần lượt là 236,67 - 273,33g/con/ngày, mức sai khác có sự đáng kể (P < 0,05). Như vậy lợn ở lô TN2 có sinh trưởng tuyệt đối tốt nhất, trung bình cả giai đoạn cao hơn so với lô ĐC là 43,33 g/con/ngày. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thi Hoa Ly (2000) [17], k hi bổ sung củ sắn ủ chua + lá sắn ủ chua theo thứ tự 30% + 10%, 26% + 15%, 20% + 20% trong khẩu phần lợn F1 (ĐB x MC) cho tăng khối lượng lần lượt là 557,40; 534,30 và 516,30 g/con/ngày. Theo Dư Thanh Hằng (2008) [14] cho biết lá sắn ủ chua có thể thay thế 20% rau khoai lang trong khẩu phần ăn của lợn thịt mà không làm ảnh hưởng đến tăng trọng cũng như phẩm chất thịt.
  39. 32 So sánh với kết quả nghiên cứu khác cho thấy tương đương về sinh trưởng tuyệt đối với lợn Bản Điện Biên cũng tăng khối lượng mạnh trong giai đoạn ở 6 tháng đầu theo dõi tương ứng 133,44 - 148,05 - 154,08 - 166,44 - 175,44g/con/ngày (theo Phan Xuân Hảo và cs., 2010 [13]). Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng tích lũy của lợn Hương cao hơn kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và cs. Kết quả về khả năng sinh trưởng tuyệt đối của lợn Hương được thể hiện ở biểu đồ hình 4.2. Sinh trưởng tích 300 250 200 150 100 50 0 21 ngày đến 2 TT 2 đến 3 TT 3 đến 4 TT 4 đến 5 TT 5 đến 6 TT Lô ĐC (n=15) Lô TN1 (n=15) Lô TN 2 (n=15) Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 4.1.3. Sinh trưởng tương đối của lợn Hương Kết quả theo dõi sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.3.
  40. 33 Bảng 4.3. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm (%) TT Lô TN Lô ĐC Lô TN1 Lô TN 2 Diễn giải (n=15) (n=15) (n=15) 1 21 ngày đến 2 TT 102,73 ± 3,35 85,87 ± 1,76 108,54 ± 3,25 2 2 đến 3 TT 36,68 ± 3,04 49,01 ± 2,45 41,11 ± 4,06 3 3 đến 4 TT 33,75± 2,02 35,59 ± 3,46 33,73 ± 3,13 4 4 đến 5 TT 34,25 ± 2,54 30,10 ± 1,83 34,83 ± 2,19 5 5 đến 6 TT 26,51 ± 1,10 26,96 ± 2,44 22,76 ± 1,76 Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm 350 300 250 200 150 100 50 0 21 ngày đến 2 TT 2 đến 3 TT 3 đến 4 TT 4 đến 5 TT 5 đến 6 TT Lô ĐC (n=15) Lô TN1 (n=15) Lô TN 2 (n=15) Hình 4.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm
  41. 34 Qua bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy: sinh trưởng tương đối ở giai đoạn 21 đến 2 tháng tuổi lợn thí nghiệm có sinh trưởng tương đối của các lô ĐC, TN1, TN2, lần lượt là 102,73 - 85,87 - 108,54 %. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm giảm nhanh ở những tháng tuổi tiếp theo và thấp nhất ở giai đoạn kết thúc thí nghiệm sinh trưởng tương đối ở các lô ĐC, TN1, TN2, tương ứng là 26,51 - 26,96 - 22,76 %, điều đó khẳng định sinh trưởng tương đối của lợn Hương cũng giống như gia súc khác, đều có sự thay đổi theo tháng tuổi, khi cơ thể lớn dần thì khối lượng cơ thể tăng lên nhưng mức tăng trọng giảm dần, quá trình đồng hóa và dị hóa tiến tới cần bằng. Đồng thời kết quả thí nghiệm cho thấy: Trong 2 lô thí nghiệm đều có mức tăng khối lượng cao hơn so với lô ĐC; ở các lô thí nghiệm, thì lô TN2 có tốc độ tăng khối lượng tương đối tăng cao hơn so với lô TN1. Điều này khẳng định rằng với khẩu phần ăn được bổ sung lá chè xanh ở mức 30% là thích hợp với sinh trưởng của lợn Hương. 4.1.4. Lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của lợn thí nghiêm Tiêu thụ thức ăn/ngày là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Chi phí thức ăn trong chăn nuôi chiếm tới hơn 70% giá thành sản phẩm vì vậy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại, kết quả theo dõi về lượng thức ăn tiêu thụ/ngày của lợn thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.4.
  42. 35 Bảng 4.4. Tiêu thụ thức ăn/ngày của lợn thí nghiệm (kg/con/ngày) Lô TN Lô ĐC Lô TN1 Lô TN 2 TT Loại TĂ Bột lá chè Bột lá chè Bột lá chè TĂ tinh TĂ tinh TĂ tinh Giai đoạn TN xanh xanh xanh xanh xanh xanh 1 Từ 21 đến 2 TT 2,94 0 2,75 55,12 2,64 79,38 2 Từ từ 2 đến 3 TT 3,91 0 3,79 79,91 3,66 110,03 3 Từ từ 3 đến 4TT 5,84 0 5,46 109,39 5,26 157,84 4 Từ từ 4 đến 5 TT 5,73 0 5,88 117,70 5,63 169,09 5 Từ từ 5 đến 6 TT 5,93 0 5,53 110,76 5,33 160,11 BQ cả gian đoạn 5,01 0 4,82 14,37 4,60 19,45 Qua bảng 4.4 cho thấy, lượng thức ăn tiêu thụ tăng dần theo từng giai đoạn thí nghiệm, điều này theo quy luật chung về sinh trưởng của gia súc. Kết quả theo dõi lượng thức ăn/ngày cho thấy trung bình lượng thức ăn tiêu thụ của lợn thí nghiệm giữa lô ĐC và các lô thí nghiệm tương ứng là 5,01 - 4,82 - và 4,60 kg/con/ngày. Ở giai đoạn đầu thí nghiệm khả năng sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm còn thấp. Ở các giai đoạn từ 3- 4 tháng tuổi đến 5 - 6 tuổi lợn, lợn sử dụng lượng thức ăn cao hơn so với các giai đoạn trước. Lượng thức ăn tiêu thụ của lợn ở lô ĐC cao hơn so với lô TN1 và TN2. 4.1.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi lợn ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng bột lá chè xanh bổ sung vào khẩu phần của lợn Hương
  43. 36 nuôi tại trại lợn khoa Chăn nuôi Thú y, chúng tôi tiến hành theo dõi theo tiêu tốn thức ăn theo từng tháng để tổng hợp cho cả giai đoạn thí nghiệm. Kết quả về tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.5. Bảng 4.5. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn thí nghiệm TT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 1 Tổng KL lợn tăng trong kỳ thí nghiệm Kg 459,75 489,4 513,9 Tổng KL thức ăn tinh tiêu thụ Kg 2.305 2.395 2.364 2 Tổng lượng bột lá chè xanh tiêu thụ Gam 3 0 468,86 676,45 4 Tiêu tốn thức ăn tinh /kg tăng KL Kg 5,01 4,82 4,60 Kết quả bảng 4.5 cho thấy: chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng của lợn thí nghiệm ở lô ĐC đạt 5,01 kg là cao nhất và thấp nhất ở lô TN 2 đạt 4,6 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, còn ở TN1 và có mức tiêu tốn tương đương là 4,82 kg thức ăn tinh/kg tăng khối lượng. Như vậy việc bổ sung bột lá chè xanh trong khẩu phần ăn cho lợn Hương đã giảm tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng của lợn. Đây là một yếu tố quyết định đối với hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi do đó khi bổ sung 30g lá cây chè xanh vào khẩu phần ăn cho lợn Hương đã làm nâng cao hiệu quả sự dụng thức ăn, giảm tiêu tốn thức ăn tinh /kg tăng khối lượng của lợn Hương. Theo Nguyễn Văn Thiện và cs. (1995) [40] cho biết, lợn lai F1 (ĐB x MC) tăng khối lượng trung bình/ngày là 584,5 gam thì tiêu tốn thức ăn là 3,61 kg thức ăn/kg tăng khối lượng; lợn F1(Landrace Cu Ba x Móng Cái) có tăng khối lượng trung bình là 554,0g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn là 4,26 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, lợn Móng Cái thuần chỉ tăng khối lượng 196,67g/con/ngày thì tiêu tốn thức ăn lên 4,56 kg thức ăn. Đối với lợn rừng lai là nhóm lợn chưa cải tiến nên sinh trưởng chậm hơn và tiêu tốn
  44. 37 thức ăn cũng thấp hơn đặc biệt là tiêu tốn thức ăn tinh. Theo tác giả Lê Đình Cường và cs. (2008) [3], cho thấy tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng ở lợn Mường Khương là 3,56 thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi (tiêu tốn từ 5,01 đến 4,60 kg thức ăn tinh/kg tăng khối lượng). 4.2. Tình hình mắc bệnh của lợn Hương thí nghiệm tại trại Chăn nuôi lợn Kết quả về tỷ lệ mắc bệnh của lợn Hương tại tại Chăn nuôi lợn được trình bày ở bảng 4.6 Bảng 4.6: Tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa của lợn Hương Lô ĐC Lô TN1 Lô TN 2 Số lợn Số lợn Số lợn Tên bệnh Số lợn TT mắc Tỷ lệ mắc Tỷ lệ mắc Tỷ lệ theo bệnh (%) bệnh (%) bệnh (%) dõi (con) (con) (con) 1 Hội chứng tiêu chảy 15 4 26,66 2 13,33 1 6,66 2 Hội chứng hô hấp 15 2 13,33 1 6,66 0 0 Qua kết quả bảng 4.6 cho thấy: Lợn Hương thí nghiệm có mắc hội chứng tiêu chảy và hội chứng hô hấp với tỷ lệ từ 0 đến 26,66%. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn ở lô ĐC và giản dần ở lô TN 1 và TN2 Qua kết quả trên cho thấy, lợn Hương là giống lợn có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu ở nước ta, khả năng chống đỡ với bệnh tật tốt. Do đó, trong điều kiện nuôi bán chăn thả nhưng lợn mắc bệnh với tỷ lệ thấp ở cả lô ĐC, lô TN 1 và TN2. Khi bổ sung bột lá chè xanh vào khẩu phần ăn của lợn ở lô TN 1 và 2 đã có tác dụng phòng bệnh cho lợn. 4. 3. Kết quả điều trị bệnh cho lợn Hương Chúng em đã tiến hành điều trị bệnh cho lợn Hương thí nghiệm. Kết quả được trình bầy ở bảng 4.7
  45. 38 Bảng 4.7. Kết quả điều trị bệnh cho lợn Hương Số lợn Số lợn Tỷ lệ Lô TN Tên bệnh Phác đồ mắc bệnh trị khỏi khỏi (con) (con) ( % ) TIAMULIN+giải Hội chứng hô hấp 4 1 75 Lô độc gan ĐC Hội chứng tiêu chảy Hanflo 4% 2 1 50 TIAMULIN+giải Lô Hội chứng hô hấp 2 2 100 độc gan TN1 Hội chứng tiêu chảy Hanflo 4% 1 1 100 TIAMULIN+giải Hội chứng hô hấp 1 1 100 Lô độc gan TN2 Hội chứng tiêu chảy Hanflo 4% 0 0 0 Qua kết quả bảng 4.7 cho thấy: Điều trị cho lợn thí nghiệm ở lô ĐC và lô TN1, và TN 2 thấy như sau: Đối với lợn mắc hội chứng hô hấp, em đã dùng thuốc Tiamulin với liều 1 ml. 10 kg thể trọng + cho lợn uống giải độc gan. Kết quả điều trị bệnh cho lợn đạt từ 75 - 100%. Lợn mắc hội chứng tiêu chảy, em đã dùng thuốc Hanflo 4% tiêm cho lợn. Kết quả điều trị bệnh cho lợn đạt từ 50 - 100%. Qua kết quả trên cho thấy lợn ở lô TN1, 2 có kết quả khỏi bệnh cao hơn so với lô ĐC. Điều này cho thấy rằng: Khi bổ sung bột lá chè xanh với tỷ lệ 20 - 30 gam/ kg thức ăn cho lợn thí nghiệm đã làm tăng sức đề kháng của lợn, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh đường tiêu hóa cũng như hô hấp của lợn Hương nuôi tại trại lợn khoa Chăn nuôi Thú y.
  46. 39 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có những kết luận sau: 1. Bổ sung lá cây chè xanh với các tỷ lệ 20 - 30 gam/kg thức ăn vào khẩu phần ăn cho lợn Hương từ giai đoạn 21 ngày tuổi đến 6 tháng tuổi, kết quả cho thấy: sinh trưởng tích lũy của lợn ở các lô TN1, TN2, cao hơn so với lô ĐC từ 2,0 đến 3,64 kg/con (P < 0,05), và giữa các lô thí nghiệm cũng có sự sai khác nhau, trong đó lô TN2 cho sinh trưởng tốt nhất, cụ thể là: 33,51- 35,51- 37,15 kg/con. 2. Với tỷ lệ 30g/kg thức ăn (lô TN2) bổ sung lá chè xanh vào khẩu phần đã làm giảm tiêu tốn thức ăn tinh/kg tăng khối lượng so với lô ĐC và lô TN1, tương ứng là: 5,01 - 4,82 - 4,60 kg/con. Như vậy khi bổ sung tỷ lệ 20 - 30 gam lá chè xanh trong khẩu phần ăn sẽ tác động tốt đến sinh trưởng ở lợn, giảm tiêu tốn thức ăn tinh, giảm khả năng mắc bệnh ở lợn. Kết quả điều trị hội chứng viêm đường hô hấp và hội chứng tiêu chảy cho lợn thí nghiệm đạt tỷ lệ khỏi bệnh từ 50 - 100% 5.2. Đề nghị Do thời gian nghiên cứu có hạn, số lượng đàn lợn nghiên cứu chưa nhiều,chưa có sự lặp lại các thí nghiệm trên do đó chưa phản ánh toàn diện được hiệu quả, khách quan kết quả của việc bổ sung lá chè xanh trong khẩu phần ăn cho lợn Hương nuôi thịt. Tiếp tục có những nghiên cứu về hiệu quả của việc sử dụng lá cây chè xanh đại đối với chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn Hương nói riêng để có kết luận khách quan về giá trị của loài cây này.
  47. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. IẾNG VIỆT 1. Nguyễn Ân, Hoàng Gián, Lê Viết Ly, Nguyễn Văn Thiện, Trần Xuân Thọ (1983), Di truyền chọn giống động vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.132. 2. Trần Cừ, Nguyễn Khắc Khôi (1985), Cơ sở sinh học và biện pháp nâng cao năng suất của lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.7- 49. 3. Lê Đình Cường, Mai Thị Hoa, Giàng Văn Sơn (2008), "Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất sinh sản và cho thịt của giống lợn Mường Khương", Tạp chí khoa học Viện Chăn nuôi. 4. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sư ̣biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều tri,̣ Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễ n Chí Dũng (2013), “Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị”, Luận văn Thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 7. Hồ Viết Dương (2011), Nghiên cứu sức sản xuất thịt và mối tương quan với gen myogenin, MC4R, của lợn lai F2 3/4 máu lợn rừng [Đực rừng x Nái F1(Đực rừng x Nái địa phương Pác Nặm), Luận văn thạc sỹ khoa học chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Nguyễn Tiến Hải (2013), Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái địa phương và sức sản xuất của con lai F1 (♀ địa phương x ♂ rừng) nuôi tại nông hộ Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ khoa học chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 9. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringers gây tiêu chảy ở lợn tại 3
  48. 41 tỉnh phía Bắc và biên pháp phòng trị. Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. 10. Dư Thanh Hằng (2008), "Nghiên cứu sử dụng lá sắn như nguồn protein trong khẩu phần của lợn thịt", Tạp chí khoa học, đại học Huế, số 46. 11. Phan Xuân Hảo, Ngọc Văn Thanh (2010), “Đặc điểm ngoại hình và tính năng sản xuất của lợn bản nuôi tại Điện Biên”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2010, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Tập 8, Số 2, tr.239-246. 12. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khoẻ mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ nông nghiệp. 13. Từ Quang Hiển (1992), Kết quả nghiên cứu sử dụng bột lá Keo dậu thay thế Premix Vitamin trong thức ăn hỗn hợp nuôi gà thịt 1 - 56 ngày tuổi, Thông tin khoa học Trường Đại Học Nông Nghiệp 14. Từ Quang Hiển (1995), Thức ăn dinh dưỡng gia súc (Giáo trình Cao hoc nông nghiệp), Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tr. 15-130,137 15. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình thức ăn dinh dưỡng gia súc, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 16. Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2003), Giáo trình thức ăn dinh dưỡng gia súc, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 17. Nguyễn Đức Hùng (2004), Nghiên cứu sử dụng bột lá keo dậu trong khẩu phần thức ăn nuôi gà Broiler và gà sinh sản, Báo cáo khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 18. Nguyễn Thị Thu Huyền (2011), Nghiên cứu sử dụng dây lá và củ khoai lang ủ chua trong chăn nuôi lợn thương phẩm F1(LxMC) tại Thái Nguyên. Luận văn thạc sỹ khoa học chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  49. 42 19. Nguyễn Thị Hoa Lý (2008), "Nghiên cứu sử dụng lá sắn KM94 trong khẩu phần lợn thịt nuôi ở nông hộ tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Khoa học Đại học Huế, số 46, 2008. 20. Nguyễn Văn Nơi (2010), Nghiên cứu đa hình một số gen quy định sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt của lợn lai (Đực rừng Thái Lan x Nái địa phương Pác Nặm, Luận văn thạc sỹ khoa học chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 21. Nguyễn Văn Mão (2013), Xác định một số đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của giống lợn Hung Hà Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 22. Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1975), Chọn và nhân giống gia súc, NXB Nông nghiệp, tr. 48-79,119-120. 23. Đỗ Ngọc Qúy, Đỗ Thị Ngọc Oanh (2008), Kỹ thuật trồng và chế biến chè năng suất cao - chất lượng tốt, Nxb Nông Nghiệp. 24. Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Nguyễn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc (1998), Di truyền học động vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội (Giáo trình cao hoc nông nghiệp) tr. 35,66-99. 26. Nguyễn Văn Thiện, Phùng Thị Vân, Nguyễn Khánh Quắc, Phạm Hữu Doanh (1995), Kết quả nghiên cứu các công thức lai giữa lợn ngoại và lợn Việt Nam, Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi 1969-1995, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 27. Nguyễn Văn Thiện (1995), Di truyền học số lượng ứng dụng trong chănnuôi, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 3-78. 28. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
  50. 43 29. Hoàng Thanh Thủ (2010), Nghiên cứu ủ chua sắn và cỏ Stylo để sử dụng trong chăn nuôi lợn thịt tại Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ khoa học chăn nuôi, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 30. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của Escherichia coli và Salmonella spp. trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tập 11, số 3: 318 - 327. 31. Tiêu chuẩn Việt Nam (1977), Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối TCVN 2-39-77. 32. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp, tr. 11- 58. II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 33 Chambers J.R . (1990), Genetic of growth and meat production in chicken, Poltry breeding and genetic, R, D canforded else vier Amsterdam, pp. 27-628. 34 Narender Kumar Jain, Maqsood siddiqi. J.h, weisburger(2006),protective effects of tea on human health,Kensington books. 35 Clayton G.A. and J.C.Powell, Growth food conversion, carcacss gields and their heritability in duck (Anas platyrhynchos), Brit poultry SCI, pp. 121-127 III. Tài liệu internet 36 Thị trường xuất khẩu chè 10 tháng năm 2014 2014-6131.html