Khóa luận Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam

pdf 119 trang thiennha21 15/04/2022 4770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_san_pham_va_dich_vu_phuc_vu_nguoi_khiem_thi_tai_an.pdf

Nội dung text: Khóa luận Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam

  1. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1, Từ viết tắt tiếng Việt STT Từ viết tắt Từ gốc 1 NDT Người dùng tin 2 NKT Người khiếm thị 3 SP&DV Sản phẩm và dịch vụ 4 TTTV Thông tin, thư viện 5 TVHN Thư viện Hà Nội 6 TVKHTHTPHCM Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2, Từ viết tắt tiếng Anh 1 NLB The National Library for the Blind (Thư viện Quốc gia dành cho người mù Anh) 2 RNIB The Royal National Institute of Blind People (Viện Hoàng gia cho người mù Anh) Vũ Thế Phong 1 K51 Thông tin – Thư viện
  2. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam MỞ ĐẦU 1, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI “Tự do, phồn vinh và phát triển của xã hội, cá nhân là những giá trị cơ bản của con người” (Tuyên ngôn UNESCO). Những giá trị đó chỉ đạt được khi mọi người có đủ thông tin, tri thức. Thông tin, tri thức là tiềm lực, quyền lực của xã hội và con người, nhờ đó con người có thể làm chủ mọi hoàn cảnh sống và vươn tới tương lai tươi sáng hơn. Ngày nay nền kinh tế thế giới đang từng bước dịch chuyển sang nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế này, thông tin, tri thức có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia. Toàn cầu hóa với cuộc cách mạng về công nghệ thông tin đã làm thay đổi hành vi con người. Việc tiếp cận thông tin qua các công nghệ hiện đại đã làm cho các quốc gia gần nhau hơn. Cùng với các lĩnh vực khác, ngành thông tin – thư viện đã và đang có những đóng góp tích cực trong việc truyền bá thông tin và mở cửa nhiều kho tàng kiến thức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người đọc. Người khiếm thị (NKT) là một bộ phận trong lực lượng người dùng tin (NDT) mà hệ thống thư viện, đặc biệt là hệ thống thư viện công cộng có trách nhiệm phục vụ. Pháp lệnh Thư viện của nước ta ban hành ngày 28/10/2000, điều 6 khoản 4 đã ghi: “Người mù phải có điều kiện sử dụng các tài liệu thư viện bằng chữ Braille hoặc dưới dạng những vật mang tin khác”. Trong bài phát biểu tại hội thảo: “Thư viện công cộng phục vụ NKT ” tổ chức ở Hà Nội, ngày 17/5/2006, giám đốc quỹ FORCE – một tổ chức từ thiện của Hà Lan đã nói: “Việc cung cấp thông tin và dịch vụ thư viện cho người khuyết tật ở đại đa số các thư viện công cộng là chưa đầy đủ. Điều này thường được biện hộ bằng cách nêu lên số lượng ít ỏi những người khuyết tật sử dụng các dịch vụ thư viện của mình. Nhưng người khuyết tật sẽ không sử Vũ Thế Phong 2 K51 Thông tin – Thư viện
  3. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam dụng thư viện công cộng trừ khi việc tiếp cận về mặt vật chất và nội dung được cung cấp một cách đầy đủ”. Mục tiêu cao cả mà loài người luôn luôn phấn đấu là mỗi người sinh ra dù bình thường hay không may bị khuyết tật đều bình đẳng ở mọi khía cạnh của xã hội, nhất là trong lĩnh vực học tập, nghiên cứu và cống hiến sức lực của mình cho xã hội. Ngày nay, các thư viện đều chú ý phục vụ đối tượng NKT, gỡ bỏ dần những rào cản làm NKT không thể hoặc gặp nhiều khó khăn khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ (SP&DV) của thư viện. Trong khi nhiều thư viện đã từng bước cải thiện SP&DV cho NKT, vẫn còn nhiều thiếu sót đáng kể cần phải khắc phục. Nước Anh là một nước phát triển trên thế giới, đời sống nhân dân tương đối cao. Các thư viện ở Anh được đầu tư xây dựng khá nhiều, do đó NDT khiếm thị Anh có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận SP&DV thư viện, đáp ứng nhu cầu tin ngày càng cao của mình. Quyền lợi của NKT và người khuyết tật hiện nay đã được làm rõ trong luật pháp Anh, thông qua việc ban hành Đạo luật chống phân biệt đối xử (DDA) năm 1995, đặc biệt là Mục Sản phẩm và Dịch vụ của Đạo luật này có hiệu lực từ năm 1999 và Đạo luật Người khuyết tật và Nhu cầu giáo dục đặc biệt năm 2001. Dưới những điều khoản này, mọi nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm không được từ chối phục vụ, không được phục vụ kém chất lượng, không được hạ thấp chất lượng của dịch vụ dành cho người khuyết tật. Cần tiến hành hợp lý để thay đổi các chính sách, ứng dụng, quy trình thực hành, gỡ bỏ những rào cản làm người khuyết tật không thể hoặc gặp nhiều khó khăn khi sử dụng các dịch vụ của thư viện. Ở Việt Nam, NKT vẫn gặp khá nhiều khó khăn trong việc sử dụng thư viện. Thông qua đề tài: “Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam”, Vũ Thế Phong 3 K51 Thông tin – Thư viện
  4. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam chúng ta có thể có được cái nhìn khái quát về tình hình phục vụ NKT tại Anh, từ đó rút ra những gợi ý cho thư viện Việt Nam trong việc phục vụ NKT. 2, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tìm hiểu hiện trạng các SP&DV thông tin, thư viện (TTTV) phục vụ NDT khiếm thị ở Anh; đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả phục vụ NDT khiếm thị ở nước ta. 3, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1, Đối tượng nghiên cứu: SP&DV TTTV phục vụ NDT khiếm thị 3.2, Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Một số thư viện ở Anh như Viện Hoàng gia cho người mù, Thư viện Quốc gia dành cho người mù, Hội báo nói Anh Quốc và một số thư viện ở Việt Nam như Thư viện Hà Nội và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: Vài năm gần đây. 4, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận: Bài viết dựa trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, các quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác sách báo, thông tin – thư viện. Phương pháp cụ thể: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu; khảo sát thực tế; phỏng vấn. Vũ Thế Phong 4 K51 Thông tin – Thư viện
  5. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 5, NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Đóng góp về mặt lý luận: Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về SP&DV TTTV. Đóng góp về mặt thực tiễn: Nghiên cứu nhu cầu tin của NKT; tìm hiểu hiện trạng các SP&DV TTTV phục vụ NKT ở Anh – một trong những nước chú trọng đến công tác phục vụ nhu cầu thông tin cho NKT; phân tích, soi rọi vào công tác phục vụ thông tin cho NKT của các thư viện Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả phục vụ NKT. 6, BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN Ngoài danh mục chữ viết tắt, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần chính của khóa luận gồm các chương sau: Chƣơng 1. Những vấn đề chung về ngƣời khiếm thị tại Anh và nhu cầu tin của họ Chƣơng 2. Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị tại Anh Chƣơng 3. Sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện phục vụ ngƣời khiếm thị ở Việt Nam và một số kiến nghị, giải pháp Vũ Thế Phong 5 K51 Thông tin – Thư viện
  6. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƢỜI KHIẾM THỊ TẠI ANH VÀ NHU CẦU TIN CỦA HỌ 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG 1.1.1. Khái niệm sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện Sản phẩm thông tin, thư viện là kết quả của việc xử lý và hệ thống hóa các nguồn tin đã có, nhằm tạo cho con người có thể khai thác được theo mục đích của mình. Mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin ở những sản phẩm khác nhau cũng rất khác nhau. Các sản phẩm thông tin thư mục có khả năng thỏa mãn nhu cầu tra cứu thông tin về tài liệu. Các sản phẩm thông tin dạng dữ kiện, toàn văn, tổng thuật có khả năng thỏa mãn nhu cầu về chính bản thân thông tin. Sản phẩm được hình thành nhằm thỏa mãn những nhu cầu thông tin, do đó, sản phẩm phải phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu, cũng như sự vận động biến đổi của nhu cầu. Tương tự như mọi loại sản phẩm khác, sản phẩm TTTV cần không ngừng được hoàn thiện để thích ứng với nhu cầu mà nó hướng tới (cả về nội dung và hình thức). Dịch vụ thông tin, thư viện là dịch vụ bao gồm những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và trao đổi thông tin của người sử dụng các cơ quan TTTV nói chung. Sản phẩm và dịch vụ thông tin là công cụ để con người khai thác và sử dụng thông tin để nâng cao hiểu biết của mình. Việc chú trọng phát triển các SP&DV có ý nghĩa quan trọng, không thể thiếu và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của cơ quan TTTV. Vũ Thế Phong 6 K51 Thông tin – Thư viện
  7. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 1.1.2. Khái niệm ngƣời khiếm thị và ngƣời dùng tin khiếm thị Người khiếm thị là người sau khi được điều trị và /hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các hoạt động hàng ngày. Khái niệm này bao gồm cả những người mù và những người nhược thị. (Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia). Theo Từ điển Tiếng Việt thì NKT là người có khiếm khuyết về thị giác, mất khả năng nhìn hoặc chỉ nhìn được rất kém, không rõ ràng. Gillian Burrington, nhà thư viện học nổi tiếng người Anh cho rằng: Thuật ngữ “khiếm thị” dùng để mô tả tình trạng thị lực không thể điều chỉnh bằng kính thuốc hay phẫu thuật. Nó bao gồm những người mắc bệnh thị lực chỉ còn một phần và những người bị mù hoàn toàn. Một số người khiếm thị khó nhìn thấy những vật ngay trước mặt nhưng có thể nhìn thấy những vật trên sàn nhà hoặc ở hai bên, một số người khác lại có thể thấy rõ ràng những vật ngay trước mắt nhưng không thấy gì ở hai bên. Một số trường hợp bệnh lý có thể gây thị lực chỉ nhìn lốm đốm từng vùng, một số bệnh lý khác ảnh hưởng đến sự nhận biết màu sắc hoặc khả năng nhận biết khoảng cách. Cũng có một số người thì rất khó khăn khi gặp ánh nắng chói chang và một số người khác có thể không nhìn thấy gì cả khi gặp ánh sáng yếu. Người dùng tin khiếm thị là NKT có sử dụng SP&DV của cơ quan TTTV để thỏa mãn nhu cầu tin của mình. Sau đây, trong Khóa luận của mình, Tôi xin sử dụng thuật ngữ chung là “người khiếm thị”. Vũ Thế Phong 7 K51 Thông tin – Thư viện
  8. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 1.2. NHU CẦU CỦA NGƢỜI DÙNG TIN KHIẾM THỊ 1.2.1. Nhu cầu về nội dung thông tin Người khiếm thị cần thông tin có nội dung đa dạng như các thành phần độc giả khác, nhất là sách giáo khoa phổ thông và sách học ngoại ngữ, sách Văn học, sách về Xã hội – Chính trị, Âm nhạc, Y học cổ truyền, Tài liệu tham khảo như Từ điển, Bách khoa toàn thư, Sách giáo khoa chương trình đại học, các ngành nghề thủ công, khoa học ứng dụng như Tin học cho người mù, Tin tức nói chung. 1.2.2. Nhu cầu về hình thức tài liệu Đối với người mù và mất thị lực, vấn đề khó khăn là phải tìm được hình thức tài liệu thay thế cho tài liệu in để làm phương tiện xóa được khoảng cách giao tiếp thông tin của họ. Hình thức phổ biến hiện nay là tài liệu chữ lớn, sách nói, tài liệu nổi (Braille và Moon) và văn bản điện tử. Một số ít người sử dụng chữ nổi nhưng đó không phải là hình thức hiệu quả nhất để thay thế tài liệu in thông thường. Sách chữ nổi thường là dành cho NKT bẩm sinh, còn trẻ, rất cần thiết cho các em học sinh khiếm thị học đọc và học viết. Nhìn chung số người sử dụng chữ nổi không nhiều. Văn bản điện tử ngày càng nhanh chóng bộc lộ tính năng động nhờ khả năng chuyển đổi bản điện tử thành nhiều hình thức thay thế khác. Có những tổ chức quốc gia tập trung hóa công tác sản xuất và xử lý tài liệu thay thế. Những dịch vụ cấp quốc gia này thường cho sản phẩm chất lượng, phát triển tốt và là nguồn cung cấp tài liệu và thông tin chủ lực cho người mù và khiếm thị. Băng cassette và sách chữ lớn thường là hai thế mạnh của thị trường kinh doanh xuất bản sách phổ thông và giải trí. Điều này buộc các thư viện chú ý đến công tác phát triển dịch vụ của họ lưu ý nhiều hơn đến thành phần NKT và khuyết tật. Vũ Thế Phong 8 K51 Thông tin – Thư viện
  9. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Tài liệu sách báo nói được xuất bản nhiều hơn nhằm thể hiện sự quan tâm đến nhu cầu giải trí hay thông tin của cả người lớn lẫn trẻ em. Loại hình tài liệu này có thể sử dụng trên xe ô tô hay dùng máy cầm tay và hiện nay được xuất bản ở cả dạng CD và băng cassette. Tài liệu chuyển dạng, đặc biệt trên thị trường kinh doanh, chủ yếu là tài liệu phổ thông cho cả dạng tiểu thuyết và khác tiểu thuyết, đặc biệt là loại sách tiểu sử nhân vật. Dạng băng đĩa thu âm có nội dung bị rút gọn và được xuất bản chậm hơn nhiều so với tài liệu in thông thường. Chỉ có một số ít tài liệu được làm cho đọc giả theo yêu cầu riêng của họ. 1.3. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện đối với ngƣời dùng tin nói chung và ngƣời khiếm thị nói riêng 1.3.1. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện đối với ngƣời dùng tin nói chung Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Thông qua việc sử dụng SP&DV TTTV, bạn đọc có thể dễ dàng tiếp cận tri thức, phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giải trí của mình. Nhu cầu của NDT về SP&DV TTTV ngày một tăng theo chiều hướng phát triển của nguồn lực thông tin. Vì thế, bên cạnh sản phẩm thông tin truyền thống như: hệ thống mục lục, các bản thư mục , thư viện phải cần phải có kế hoạch xây dựng các sản phẩm thông tin như: cơ sở dữ liệu, ấn phẩm tóm tắt, tổng quan cũng như dịch vụ thông tin mới như: phục vụ theo chế độ hỏi đáp, theo chế độ chọn lọc hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề, dịch vụ tra cứu thông tin qua mạng Các SP&DV này sẽ giúp NDT tìm và chọn lọc thông tin phù hợp với nhu cầu của mình một cách dễ dàng, thuật tiện và nhanh chóng. Vũ Thế Phong 9 K51 Thông tin – Thư viện
  10. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 1.3.2. Vai trò của sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện đối với ngƣời khiếm thị Người khuyết tật nói chung và NKT nói riêng phải chịu nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thông qua việc sử dụng các SP&DV phù hợp, NKT có thể dần dần nâng cao được trình độ của mình, hòa nhập với cuộc sống. Nguyện vọng thiết tha của cộng đồng NKT là được học chữ, được lao động, có việc làm phù hợp và thu nhập ổn định, vượt lên số phận tật nguyền, từng bước vươn lên hòa nhập cuộc sống cộng đồng, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “tàn nhưng không phế”. 1.4. Khái quát về ngƣời khiếm thị tại Anh Hiện tại, có khoảng 2% dân số thế giới bị khiếm thị. Theo thống kê của WHO, toàn cầu hiện có hơn 50 triệu người mù và 135 triệu NKT. Cứ 5 giây trên thế giới có 1 người mù và cứ 1 phút lại có một trẻ em mù. Trong số những người mù và khiếm thị, có đến 90% số người mù lòa sống ở các quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này. Mặt khác, số lượng người mù trên thế giới có xu hướng gia tăng. Dự tính do sự gia tăng dân số, tăng tuổi thọ và một số nguyên nhân khác, số người mù trên thế giới sẽ tăng gấp 2 lần vào năm 2020 nếu như chúng ta không có những biện pháp phòng chống mù lòa hữu hiệu. Theo cách tính này, đến năm 2020 ở Việt Nam sẽ có hơn một triệu người mù và hơn ba triệu NKT. Tại Anh, có trên 2 triệu người bị khiếm thị. Thống kê ở Anh về tuổi khởi phát bệnh mù lòa cho thấy 31% người trả lời nói rằng bắt đầu mắc bệnh khi còn ở độ tuổi lao động (từ 17 đến 59 tuổi), nhưng 56% cho rằng bệnh khởi phát từ khi 60 tuổi trở về sau. Chỉ có 8% bắt đầu bị bệnh khi mới dưới 16 tuổi. Vũ Thế Phong 10 K51 Thông tin – Thư viện
  11. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Bảng 1: Những nguồn chính cung cấp thông tin cho NKT Nguồn: 85% người lớn khiếm thị tiếp cận thông tin qua nói chuyện trực tiếp. Ngoài ra nguốn tiếp cận thông tin quan trọng khác là các phương tiện truyền thông. Tivi chiếm 64%, radio chiếm 63% và báo, tạp chí chiếm 41% là các nguồn tiếp cận thông tin quan trọng. Băng đĩa hay sách nói chiếm 13%, báo nói chiếm 7% và sách viết bằng chữ nổi chiếm 1% cũng là những nguồn quan trọng. Hiện nay máy vi tính cũng được sử dụng rộng rãi và trở thành một phương tiện cung cấp thông tin quan trọng cho NKT. Bảng 2: Hình thức đọc thường được người lớn khiếm thị chọn Nguồn: Vũ Thế Phong 11 K51 Thông tin – Thư viện
  12. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam CHƢƠNG 2. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN, THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ TẠI ANH 2.1. MỘT SỐ CƠ QUAN, TỔ CHỨC TIÊU BIỂU TRONG VIỆC CUNG CẤP SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN CHO NGƢỜI KHIẾM THỊ TẠI ANH 2.1.1. Viện Hoàng gia cho người mù. Website: Viện Hoàng gia cho người mù Anh (tên tiếng Anh: The Royal National Institute of Blind People – viết tắt là RNIB) là tổ chức tình nguyện lớn nhất Anh quốc dành cho người mù và khiếm thị. RNIB cung cấp hơn 60 dịch vụ khác nhau ở đủ các lĩnh vực giáo dục, tập huấn, việc làm, và hỗ trợ cho cá nhân và tổ chức. Công việc của RNIB chủ yếu có bốn lĩnh vực: thiết bị và thông tin truy cập được, dịch vụ cộng đồng (định nghĩa rộng hơn), giáo dục và việc làm. Trong dịch vụ thư viện, RNIB làm việc chặt chẽ với Thư viện quốc gia dành cho người mù để phối hợp và cải thiện dịch vụ tốt hơn. RNIB khởi xướng tổ chức “Share the Vision” và tiếp tục trở thành một thành viên tích cực. Sứ mệnh của nó là “Một thế giới nơi mà người mù và khiếm thị hưởng thụ được quyền lợi, trách nhiệm, cơ hội và chất lượng cuộc sống như những người sáng mắt”. Trang web RNIB: Là một nguồn lực thông tin, RNIB luôn đảm bảo tính bình đẳng thông tin và cung cấp nhiều cách truy cập thông tin thực tế nhất và linh động nhất. Trang web chứa nhiều thông tin cho biết các dịch vụ và sản phẩm của RNIB và thông tin về NKT trên các trang web khác. Vũ Thế Phong 12 K51 Thông tin – Thư viện
  13. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Trang này được thiết kế để có thể truy cập đến tất cả mọi người sử dụng, kể cả những người sử dụng công nghệ truy cập như giọng đọc hay phóng to màn hình. Trang này được thiết kế theo các hướng dẫn của RNIB về cách lập trang web tốt cho phép người xem điều chỉnh các yếu tố trình bày như cỡ chữ, kiểu hay màu sắc. Trang này hiện thu hút khỏang 70,000 người một tháng, rất được ưa thích trong số các trang web của các tổ chức từ thiện của Anh Quốc. Thƣ viện tham khảo RNIB Thư viện này là một trong những kho tài liệu toàn diện nhất cho các chủ đề của NKT tại Anh Quốc. Vốn tài liệu có hơn 6,000 sách, 6,000 tờ rời, 2,300 thông tin chính phủ, 3,600 báo cáo hàng năm và 175 tạp chí hiện hành. Thành viên có thể đến thư viện hay nhận thông tin qua đường bưu điện. Thƣ viện băng cassette RNIB Hiện có khoảng 20,000 tài liệu, chủ yếu là tài liệu nhà trường nhưng cũng có một số tài liệu hướng dẫn cũng như một số sách khoa học phổ thông. Đây là dịch vụ theo yêu cầu với các băng được chép từ bản gốc ra. Dịch vụ này được thiết kế để có thể đáp ứng nhanh được yêu cầu và chất lượng sản phẩm thích hợp cho mục đích của NKT. Bạn đọc có thể sử dụng dịch vụ này thông qua Dịch vụ khách hàng ở Peterborough và không phải trả phí. Dịch vụ sách nói RNIB Dịch vụ này được sử dụng rộng rãi nhất đối với người có vấn đề về thị lực ở Anh quốc, chủ yếu là dịch vụ tiêu khiển giải trí và có vốn tài liệu rất phong phú, kể cả sách văn học hay khoa học và sách thiếu nhi. Sách gần như ở dạng toàn văn và do các chuyên gia đọc ở chất lượng cao. Sách ở dạng đặc biệt và yêu cầu máy chuyên dụng, được phát như là một phần trong dịch vụ và rất dễ sử dụng (dịch vụ này là một chọn lựa tốt cho mọi người cảm thấy khó khăn khi sử dụng băng cassette hay đĩa CD). Bạn đọc cần đặt hàng chọn Vũ Thế Phong 13 K51 Thông tin – Thư viện
  14. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam trước nhiều nhất là 30 nhan đề và được cung cấp nếu chúng có sẵn hoặc thư viện sẽ chọn theo các sự đánh giá nhu cầu sử dụng trước đây. 2.1.2. Thư viện Quốc gia dành cho người mù. Website: www.nlbuk.org Là thư viện dẫn đầu về hoạt động phục vụ NKT, Thư viện Quốc gia dành cho người mù Anh (tên tiếng Anh: The National Library for the Blind – viết tắt là NLB) làm việc với nhiều thư viện lớn để thúc đẩy các thực hành tốt nhất và tăng thêm giá trị cho dịch vụ dành cho NKT. NLB phối hợp với một số các thành viên ở Anh quốc (các tổ chức từ thiện, các dịch vụ thư viện trường đại học và công cộng) và ở nước ngoài để đảm bảo dịch vụ tốt nhất cho bạn đọc. Dịch vụ thư viện cho mượn tài liệu có vốn tài liệu Châu Âu lớn nhất bằng chữ Braille và Moon và cung cấp dịch vụ miễn phí trên toàn thế giới. Vốn tài liệu bao gồm tài liệu văn học và khoa học, cho người lớn và thiếu nhi và cả cho người đang học chữ Braille, hay cả vốn tài liệu nhạc bằng chữ Braille. Cũng có một số ít tài liệu khổ lớn và băng sách nói. NLB giúp cá nhân chọn lựa theo nhu cầu đọc và độc lập bất cứ nơi đâu họ muốn. Các yêu cầu có thể liên lạc qua điện thoại hay qua trang web www.nlbuk.org Trang web NLB truy cập đầy đủ và kể cả truy cập mục lục trực tuyến để chọn lựa và đặt sách, khu vực sách cho thanh thiếu niên, bảng thảo luận và tạp chí “Read On”. Thêm vào đó, trang web này có nhiều dịch vụ trực tuyến bao gồm sách điện tử và tài liệu tham khảo cũng như cổng thông tin cho NKT truy cập vào các trang web khác. Trang web NLB bao gồm các tính năng: a) Mục lục trực tuyến và tìm sách b) Thảo luận về nghiệp vụ thư viện Vũ Thế Phong 14 K51 Thông tin – Thư viện
  15. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam c) Hoạt động vận động đọc và viết trong khu dân cư d) Cổng thông tin cho NKT e) Góc chọn sách văn học cho thanh thiếu niên f) Hướng dẫn thiết lập trang web truy cập được g) Sách điện tử h) Dịch vụ tham khảo điện tử. NLB cung cấp cổng thông tin cho dịch vụ thư viện rộng lớn hơn cho NKT. Bằng cách phát triển mối quan hệ hợp tác với các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước, NLB làm việc nhằm cung cấp cho NKT thêm nhiều sách và thông tin và dịch vụ theo hình thức tài liệu nào họ thích dùng. NLB cũng cung cấp Dịch vụ tập huấn và tư vấn truy cập cho thư viện, người cung cấp thông tin và các tổ chức khác mong muốn cải thiện việc truy cập dịch vụ của họ. Dịch vụ được cung cấp có thể bao gồm cả kiểm tra tính truy cập, tập huấn nhân viên, hỗ trợ công nghệ truy cập và giúp đỡ phục vụ tài liệu dạng thay thế. NLB xuất bản tạp chí “Read On”, danh mục bổ sung “New Reading” và bản tin “Focus supporters” (theo quý), bản tin “NLB Research Bulletin” (hàng hai năm) và một “Annual Review” (thông báo hàng năm). 2.1.3. Thư viện băng cassette cho người mù và khuyết tật Website: www.calibre.org.uk Thư viện băng cassette cho người mù và khuyết tật (CALIBRE) là thư viện gửi băng sách nói qua đường bưu điện cho các thành viên (trên 18,500 độc giả). Vốn tài liệu gồm 6.000 nhan đề, trong đó có khoảng 1.000 sách thiếu nhi. Vũ Thế Phong 15 K51 Thông tin – Thư viện
  16. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Dịch vụ của CALIBRE chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu đọc giải trí. Vốn tài liệu có cả sách khoa học phổ thông như về tiểu sử danh nhân, du lịch và cả sách văn học. Thành viên có thể tự chọn sách hoặc nhờ CALIBRE chọn sách cho họ dựa vào các sự chọn lựa trước đây của họ. Dịch vụ có nhiều đặc điểm giúp bạn đọc dễ dàng truy cập: a) sách được ghi âm trong băng cassette 2 rãnh; b) người mắc chứng khó đọc, người khuyết tật tạm thời có thể đăng ký sử dụng dịch vụ này; c) dịch vụ được cá nhân sử dụng miễn phí. Bạn đọc chỉ cần có giấy xác nhận của bác sĩ để đảm bảo đủ điều kiện chấp thuận sử dụng dịch vụ. Dịch vụ đăng ký được cung cấp cho các tổ chức và cơ quan phục vụ người khuyết tật nhưng họ chỉ có thể mượn sách cho những khách hàng đủ điều kiện sử dụng dịch vụ của CALIBRE. Mục lục có ở dạng chữ lớn, trên đĩa và toàn bộ mục lục có thể tra cứu trên trang web của CALIBRE. CALIBRE đóng góp các biểu ghi của họ vào cơ sở dữ liệu REVEAL của Mục lục Liên hợp quốc gia tài liệu chuyển dạng. 2.1.4. Tổ chức Share the Vision Share the Vision (viết tắt là STV) là một hiệp hội quốc gia để giúp đỡ cải thiện chất lượng và khả năng triển khai dịch vụ TTTV phục vụ NKT. STV là cộng sự của các tổ chức quốc gia như CALIBRE, Thư viện quốc gia dành cho người mù (NLB), Viện Hoàng Gia dành cho người mù (RNIB), Hội báo nói Anh quốc, Hội đồng Thông tin Thư viện Scotlen, Hội của Các cán bộ thư viện chủ chốt, Viện nghiên cứu chuyên gia thư viện, Hội đồng dịch vụ Thông tin thư viện Bắc Ai len, Hội đồng dịch vụ Thông tin thư viện Wales, Thư viện quốc gia Anh quốc và Hội thư viện trường đại học cao đẳng. Vũ Thế Phong 16 K51 Thông tin – Thư viện
  17. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Thành lập vào năm 1990, STV hướng dẫn một chương trình ứng dụng rộng rãi gồm các hoạt động thúc đẩy và khởi xướng phối hợp với các thành viên tổ chức. Các hoạt động này bao gồm: hội thảo thúc đẩy, triển lãm, điều hành và hội nghị. Nó là nơi tiên phong đề xuất tính khả thi của REVEAL, cơ sở dữ liệu Mục lục Liên hợp quốc gia tài liệu chuyển dạng. Năm 1999, Ủy ban Thông tin thư viện tiến hành hợp tác với STV để có thể đạt hiệu quả hoạt động từ nguồn quỹ 200,000 bảng do DCMS tài trợ từ 1999/ 2000 “để đảm bảo là người mù và khiếm thị hưởng nhiều lợi ích hơn khi sử dụng các dịch vụ đọc và thư viện”. STV xuất bản Danh bạ các dịch vụ chuyển dạng (hết xuất bản), Dịch vụ thư viện dành cho NKT, Bản tin STV – bản tin định kỳ và nói về vấn đề nhận thức về dịch vụ (ngừng phát hành kể từ số 39, Đông 2001). 2.1.5. Hội báo nói Anh quốc. Website: www.tnauk.org.uk Hội báo nói Anh quốc (tên tiếng Anh: Talking Newspaper Association of the United Kingdom, viết tắt là TNAUK) là tổ chức thành viên của hơn 500 tờ báo địa phương. Nó cũng là nhà cung cấp các tờ báo địa phương và tạp chí phổ thông quốc gia cho NKT và những người cảm thấy “phải căng mắt ra mà đọc”. Những tờ này có thể đăng ký gửi bưu điện miễn phí cả bản rút gọn trên băng 2 rãnh và thư điện tử hay CD-ROM. Chúng cũng có thể tải về từ bản tin của TNAUK. Bên cạnh dịch vụ cung cấp trực tiếp đến người sử dụng, cả hai phiên bản sản phẩm âm thanh và tệp tin điện tử cũng được chuyển cho các thư viện bằng cách đăng ký với Dịch vụ Thư viện sách nói được điều hành bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn báo nói. TNAUK cũng quan tâm đến việc thực hiện phạm vi nhỏ của các thư viện để khám phá và mở rộng việc phát triển dịch vụ của nó. Vũ Thế Phong 17 K51 Thông tin – Thư viện
  18. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Là một tổ chức thành viên, TNAUK cũng là nơi tập trung tư vấn cho các tổ chức tình nguyện địa phương tự lập để sản xuất thông tin địa phương trên băng. Nó cũng tiến hành một số dự án cung cấp trang thiết bị và tập huấn để thành viên cung cấp truy cập trực tuyến đến các dịch vụ văn bản điện tử. Xuất bản phẩm: - Báo nói toàn quốc (hàng quý) - Tntalk (địa chỉ thảo luận dành cho thư viện) - Thực hành tốt dành cho báo nói - Hướng dẫn dịch vụ sản xuất băng cho người tàn tật và khiếm thị (hàng năm). 2.2. MỘT SỐ SẢN PHẨM THÔNG TIN, THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ TẠI ANH 2.2.1. Tài liệu chữ nổi Trong khoảng 100.000 tài liệu được xuất bản mới ở Anh hàng năm, chỉ có 5% nhan đề được chuyển qua dạng thay thế cho loại in ấn thông thường và chỉ có một số ít các cơ quan tổ chức sản xuất những tài liệu này. Sách dành cho NKT là loại sách đặc biệt: không màu sắc, không mực in và không đóng thành quyển bình thường. Đó là những tập giấy khổ to (hơn cỡ A3), rất dày và được thiết kết gáy như album ảnh. Trên trang giấy in chữ braille hay còn gọi là chữ nổi. Nhìn bề ngoài, hệ thống ký hiệu này là các điểm chấm nổi trên trang giấy phẳng, thay vì những nét liền như chữ bình thường. Mỗi chữ cái braille nằm gọn trong một ô chữ nhật (ô tưởng tượng) gồm 6 chấm, xếp thành hai cột dọc sát nhau, mỗi cột 3 chấm. Tùy vị trí thay đổi các chấm nổi mà tạo ra ý nghĩa của chữ. Sách chữ braille được in bằng máy và giấy chuyên dụng, giá thành rất cao. NKT đọc sách bằng cách sờ lên những dòng điểm nổi đó, nhận biết chữ qua cảm nhận của các đầu ngón tay. Vũ Thế Phong 18 K51 Thông tin – Thư viện
  19. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Sách và tạp chí nổi có thể đặt mua hay mượn từ RNIB và NLB. NLB có bộ sưu tập chữ nổi lớn nhất cho mượn ở Châu Âu, chủ yếu là các nhan đề tiểu thuyết và khác tiểu thuyết cho mọi lứa tuổi. Vốn tài liệu của RNIB có nhiều nhan đề thích hợp cho sinh viên. RNIB và NLB cùng làm việc với nhau để sản xuất, bán hay cho những người học chữ nổi mượn dùng, kể cả dùng cho các lớp tập huấn và tài liệu thích hợp cho các nhóm tuổi học viên. Nhạc Braille: RNIB là nhà cung cấp chính sản phẩm này tại Anh và NLB thì có bộ sưu tập lớn nhất, có khoảng 13.000 nhan đề nhạc nổi, có nhiều nhan đề mới nhập về đều đặn. Có từ nhạc cổ điển cho đến nhạc pop và cả nhạc cho các đàn bàn phím điện tử. Hiện nay chưa được biên mục hết, nhưng cũng đang trong quá trình biên mục hồi cố nhập máy. Nhạc nổi Braille có thể mua từ RNIB. 2.2.2. Sách, báo, tạp chí chữ lớn Chữ lớn đặc biệt quan trọng cho độc giả bị giảm thị lực và cũng dùng được các tài liệu in ấn. Với những người chưa sử dụng thư viện, nó cũng là động cơ khuyến khích họ trở thành độc giả. Chữ lớn cũng giúp người bị giảm thị lực có thể kéo dài được thời gian đọc cho đến khi thích nghi với việc sử dụng tài liệu chuyển dạng. Vũ Thế Phong 19 K51 Thông tin – Thư viện
  20. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Trong một số trường hợp, chữ lớn dùng kèm theo với tài liệu nói như kèm với phần mềm đọc màn hình. Vì thế chữ lớn cũng đóng vai trò quan trọng trong mọi phương diện của dịch vụ thư viện như cung cấp tài liệu đọc, hướng dẫn dịch vụ và các bảng biểu chỉ dẫn. Về kỹ thuật in thì chữ lớn được phân biệt dựa vào kích cỡ chữ là chủ yếu. Nhưng xét đến phương tiện phục vụ NKT thì còn có một số yếu tố khác phải nói đến như phải đảm bảo chữ dễ đọc và rõ ràng. Những yêu cầu này gồm độ dày, độ nét của các ký tự, khoảng cách giữa các ký tự, khoảng cách giữa các dòng và độ tương phản giữa chữ in và nền. Việc sản xuất chữ lớn nhờ các trang thiết bị như máy photocopy phóng to và hệ thống máy tính hóa mở rộng khả năng đọc và cung cấp lượng thông tin đáng kể cho NKT. Mặc dù có những hạn chế do luật bản quyền hiện tại còn gây nhiều khó khăn, nó cũng đã mở ra một khả năng lựa chọn khác cho bạn đọc. Hệ thống máy tính hóa có thêm những thuận tiện cho phép đạt được những chuẩn đọc rõ chấp nhận được nhờ vào việc điều chỉnh cỡ chữ và sử dụng máy in laser chất lượng cao. Dùng máy quét cũng tạo cơ hội cho bản sao còn đẹp hơn cả bản gốc. Thiết bị đầu ra là máy in hay màn hình có thể cũng được điều chỉnh theo sở thích cá nhân như cỡ chữ hay màu nền. Tài liệu chữ lớn là nguồn tiêu biểu để đọc sách nói chung và mục đích giải trí nói riêng mà hầu hết là do giới xuất bản thương mại sản xuất. Tuy vậy, số nhan đề được xuất bản hàng năm là 2000, quá ít nếu so với tổng đầu sách in thông thường hàng năm được xuất bản. Cỡ chữ tài liệu thường dao động từ 16 đến 20. Từ năm 1999 đến 2001, RNIB đã sản xuất một số ít nhan đề cổ điển loại giấy thường (Dự án sách truy cập được) ở dạng chữ đại đến cỡ 24. Bộ sách này có một số nhan đề cho thiếu nhi. Do kích cỡ, nên trên một dòng có rất ít chữ vì thế sách trở nên cồng kềnh và rất lớn. Mỗi tháng chỉ có hai hoặc Vũ Thế Phong 20 K51 Thông tin – Thư viện
  21. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam ba nhan đề được sản xuất. Mặc dù việc sản xuất bộ sách này hiện đã bị ngưng lại, RNIB vẫn còn các đầu sách loại này có thể đăng ký mua được. Có một số nhan đề báo và tạp chí được sản xuất dạng chữ lớn nhưng rất ít ỏi, chủ yếu là tài liệu chuyên đề dành cho người khuyết tật làm ra. “Big Print” là nhan đề báo tuần duy nhất ở Anh dạng chữ lớn. Cỡ chữ gấp đôi bình thường, chủ đề tổng hợp kể cả tin quốc tế và trong nước do các cơ quan báo chí, chuyên mục thể thao, tin tức của truyền hình hay phát thanh cung cấp. 2.2.3. Băng sách nói, cassette, đĩa CD Hiện nay các loại sách nói ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho NKT. Các tờ báo của quốc gia và địa phương đều có ở dạng báo nói. Báo nói địa phương (thường xuất bản hàng tuần) phát hành rộng rãi trên toàn nước Anh với hơn 40 tổ chức tình nguyện tham gia. Bên cạnh tuần báo, nhiều báo tạp chí phổ thông khác cũng được thu băng. Hiệp hội Báo nói Anh quốc (tên tiếng Anh Talking Newspaper Association of the United Kingdom, viết tắt là TNAUK) là tổ chức sản xuất Vũ Thế Phong 21 K51 Thông tin – Thư viện
  22. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam báo và tạp chí nói lớn nhất, gồm hơn 200 nhan đề báo trên toàn quốc, kể cả báo ngày và báo cuối tuần chủ nhật, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý cho cả những người đọc chữ in khó khăn. “Soundings” là tạp chí quốc gia hàng tháng phát hành trên băng, phát tin và giới thiệu dịch vụ cho NKT, cũng có nghe qua mạng trực tuyến. Dạng CD có nhiều ưu thế, ngoài việc có thể lưu trữ nhiều tài liệu chỉ nằm trong 1 đĩa, nó còn giải quyết được các khó khăn khác mà NKT gặp phải khi đọc tài liệu. Về mặt kỹ thuật có thể dễ dàng định vị và dừng lại đúng chỗ Nhưng đôi khi việc thiết kế các nút điều khiển máy hát CD khiến nhiều NKT gặp rắc rối khi sử dụng. 2.2.4. Mục lục truy cập được Nhiều mục lục máy tính hiện nay ở Anh có những tiện ích khác như phóng to màn hình và phát âm, in ra dạng chữ in nổi Những tính năng này cần được coi là một phần tích hợp trong mục lục điện tử mới. Thư viện vùng Islington ( có phần mềm Libris Envisage với màn hình phóng to, bàn phím có thể điều chỉnh, phát âm, giao diện, kết hợp điều chỉnh phối màu, giao thức phát âm và phóng đại. Những tiện ích này có thể giúp người mù và khiếm thị có cơ hội bình đẳng truy cập vào mọi thông tin trên mục lục thư viện, mà không cần Vũ Thế Phong 22 K51 Thông tin – Thư viện
  23. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam phải qua sự giúp đỡ của người trung gian và hòa nhập hẳn với cộng đồng độc giả trong thư viện. Người khiếm thị cũng cần mục lục có phần mô tả bằng giọng nói và đó cũng sẽ là một tiện ích nữa cho mục lục liên hợp quốc gia. 2.2.5. Thông tin dạng điện tử Nhiều Website của Anh có phần mềm chuyên dụng phục vụ NKT, nhất là Website của các tổ chức, hiệp hội quốc gia. Dạng tài liệu ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn là hình thức điện tử. Hầu hết thông tin khi in ra đều có nguồn gốc là dạng điện tử và tỷ lệ xuất bản phẩm điện tử ngày càng chiếm cao hơn, thông qua các kênh truyền hình số hay qua mạng toàn cầu. Vì NKT có thể truy cập được thông tin điện tử mà không cần sản phẩm chuyển dạng thay thế, do đó họ có cơ hội truy cập được thông tin mà không cần phải chờ đợi xuất bản hay phát sinh các tốn kém khác. Dự án Gutenberg (www.gutenberg.net) cơ sở lưu trữ tất cả các tác phẩm đã quá hạn bản quyền, được thu thập từ nhiều cá nhân và tổ chức trên thế giới. Bộ sưu tập Gutenberg hiện có trên 3.500 nhan đề các loại có thể tải xuống mà không bị tính tiền. Bộ sưu tập có cả những tác phẩm cổ điển từ “Alice lạc vào xứ thần tiên” cho đến tác phẩm của Shakespeare và các tài liệu tham khảo như từ điển thuật ngữ của Roget, niên giám, từ điển và bách khoa thư. Trang web này có thể tra cứu theo tên tác giả hay nhan đề tài liệu và thậm chí có thể sử dụng để tìm ra nguồn gốc của các câu trích dẫn trong tác phẩm. Vũ Thế Phong 23 K51 Thông tin – Thư viện
  24. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Tổ chức RNIB đã liên kết với các nhà xuất bản như Penguin để có nhiều nhan đề dạng đĩa như bộ Access Books; và NLB đang xây dựng dịch vụ thư viện số, trong đó có sách điện tử, đối với các tài liệu được phép của quyền tác giả. Bộ sưu tập chính đầu tiên của họ ở dạng sách điện tử có bản quyền hiện đang có trên website. Thư viện Quốc gia dành cho người mù Anh NLB đã có dự án thử nghiệm để phục vụ miễn phí dịch vụ tham khảo một số cơ sở dữ liệu trực tuyến cho các thành viên khiếm thị của NLB. Một số báo, tạp chí hiện có trên Internet, ví dụ The Times, Financial Times, Telegraph, Guardian có hỗ trợ NKT truy cập. 2.3. MỘT SỐ DỊCH VỤ THÔNG TIN, THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ TẠI ANH 2.3.1. Sử dụng thư viện tại chỗ Tỉ lệ NKT là thành viên của các thư viện có sự khác nhau đáng kể giữa các địa phương. Một số vùng chỉ có 2% NKT là thành viên của thư viện, trong khi đó có vùng tỉ lệ NKT là thành viên của thư viện chiếm đến 55%. Vũ Thế Phong 24 K51 Thông tin – Thư viện
  25. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Bảng 3: Tần số ngƣời khiếm thị sử dụng thƣ viện địa phƣơng (Khảo sát trên những người khiếm thị tự mình đi thư viện) Nguồn: Số liệu ghi nhận từ 2 địa phương ở Anh quốc cho thấy rằng có khoảng 6% sách cho mượn ở thư viện thuộc loại chữ to (số liệu không công bố được cung cấp bởi Hội đồng thành phố của 2 địa phương Gloucestershire và Essex). Ngành thư viện ở Anh ước tính rằng có khoảng 9% - tương đương với 46 triệu sách – thuộc loại chữ to hàng năm. Có 2 thư viện sách nói lớn ở Anh là thư viện sách nói RNIB có khoảng 50,000 thành viên và Calibre có khoảng 15,000 thành viên. 2.3.2. Mượn liên thư viện Không một thư viện nào có thể đảm bảo được hết, tất cả những tài liệu mà NKT có thể cần đến từ vốn tài liệu của riêng mình. Vì thế điều cần thiết là mọi bạn đọc, đặc biệt là tại mỗi điểm dịch vụ có thể truy cập vào được Mục lục Liên hợp quốc gia tài liệu chuyển dạng (cơ sở dữ liệu REVEAL). Một dự án cho mượn liên thư viện (Hội đồng cộng đồng Châu Âu, 1997/8, Dự án TESTLAB) được điều hành ở khu vực Tây Bắc. Chương trình này được tạo ra để tạo sự thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống truy cập độc Vũ Thế Phong 25 K51 Thông tin – Thư viện
  26. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam lập vào mục lục thư viện và có thể giúp NKT mượn tài liệu chuyển dạng thông qua chương trình hợp tác giữa các thư viện. Thủ tục này hiện đang được chỉnh sửa trong tất cả dịch vụ thư viện trong khu vực, và có thể dịch vụ mượn tài liệu chuyển dạng giữa các thư viện sẽ xuất hiện lần đầu tiên. 2.3.3. Dịch vụ chuyển dạng Để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của độc giả thư viện, thư viện phải có dịch vụ chuyển dạng theo yêu cầu để có thể cung cấp cho độc giả bất kỳ thông tin nào họ cần ở dạng mà họ thích đọc và có đủ thời gian để đọc thì dịch vụ mới gọi là đạt hiệu quả. Với sự xuất hiện của các hình thức truy cập trực tuyến điện tử vào các nguồn thông tin thì hẳn nhiên việc này phải được coi là dịch vụ thiết yếu. Các thư viện cho NKT lớn ở Anh đều chú trọng xây dựng và phát triển dịch vụ này. Có một số dịch vụ chuyển dạng ký kết theo hợp đồng trong thư viện, nhưng tùy theo mức độ những nguồn này được sử dụng như thế nào thì mới được quyết định giữa thư viện và các cơ quan thực hiện. Các yếu tố cần xem xét đến gồm: a) Các trang thiết bị có thể sử dụng b) Trang thiết bị chuyển dạng sử dụng công cộng c) Chính sách thư viện trong việc truy cập văn bản điện tử, thông tin trên Website d) Xác suất yêu cầu và hiệu quả của dịch vụ chuyển dạng theo hợp đồng bên ngoài e) Loại xuất bản phẩm chuyển dạng và hoặc trọn bộ hay rút ngắn tác phẩm. Những loại này gồm tờ rời, báo, tạp chí, tài liệu học tập của sinh viên, văn bản của cá nhân, tờ rơi hay cẩm nang hướng dẫn sử dụng, danh mục kinh Vũ Thế Phong 26 K51 Thông tin – Thư viện
  27. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam doanh, niên giám, minh họa, bản đồ, mẫu thêu đan, bản nhạc, thơ/ kịch, chủ đề khoa học kỹ thuật, tài liệu ngoại ngữ. Các hình thức yêu cầu: Braille, dạng nổi, chữ lớn, dạng đọc hay văn bản điện tử. Đối với thư viện mong muốn xây dựng kiến thức và kỹ năng trong việc chuyển dạng tài liệu có một số xuất bản phẩm có thể hỗ trợ và kèm theo các danh mục tài liệu tham khảo. Chẳng hạn, Hiệp hội Dịch vụ chuyển dạng tài liệu (COTIS) cung cấp nhiều hướng dẫn chuyên sâu và mở rộng mà đó là những cẩm nang thực hành rất tốt và đáng tin cậy. Có ít nhất 176 tổ chức và thư viện cung cấp dịch vụ chuyển dạng tài liệu. Chúng bao gồm các hội người mù, nhà tù, dịch vụ xã hội, trường học, tổ chức tình nguyện như các dịch vụ hợp đồng tư nhân và báo nói (có nhiều dịch vụ do chính người khiếm thị thực hiện). Khoảng một nửa tổ chức cung cấp dịch vụ tại địa phương/ khu vực và một phần ba phục vụ cho bất cứ ai sống trên đất Anh. RNIB có mạng toàn quốc gồm 5 trung tâm chuyển dạng cung cấp dịch vụ chuyển dạng đa truyền thông như bằng chữ lớn, chữ Braille, Moon, băng cassette và dạng điện tử, kể cả văn bản hay biểu đồ. Những dịch vụ này có cả cho người khiếm thị hay các tổ chức có liên quan. Tại Anh, hiện tại có một số vấn đề đáng kể đến như trường hợp cấp phép để xuất bản tài liệu chuyển dạng theo yêu cầu. Các nhà xuất bản hiện nay không tuân thủ việc nộp tập trung các bản điện tử các xuất bản phẩm của họ, những phương tiện mà có thể sử dụng để chuyển dạng nhanh theo yêu cầu. Hiện nay vấn đề này vẫn tiếp tục được bàn cãi trên các diễn đàn. Mặc dù RNIB là nhà cung cấp chính trong lĩnh vực này, nhưng thư viện vẫn có vai trò quan trọng để thực hiện dịch vụ này vì họ luôn lưu giữ những tài liệu mà những nơi khác không có được. Vũ Thế Phong 27 K51 Thông tin – Thư viện
  28. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 2.3.4. Dịch vụ giao tài liệu tận nhà Người khiếm thị gặp nhiều khó khăn khi đi đứng khó khăn hoặc di chuyển ra khỏi nhà. Các thư viện ở Anh luôn ưu tiên phục vụ tài liệu tận nhà cho NKT. Essex Libraries là một phần trong chương trình Năm quốc gia đọc thử nghiệm của dự án Thư viện không tường. Bằng cách sử dụng máy tính xách tay, những người độc giả ở nhà có thể truy cập mục lục thư viện ngay tại nhà của họ. Bạn đọc có thể chọn và yêu cầu bất cứ tài liệu nào từ mục lục. Điều này cho phép bạn đọc chọn những gì họ muốn đọc từ toàn bộ kho sách của thư viện. Thành phố Liverpool có 2 thư viện có dịch vụ phục vụ tận nhà cho bạn đọc. Bạn đọc lập danh sách các tài liệu mà mình yêu cầu chuyển đến thư viện. Nếu những tài liệu đó có sẵn, chúng sẽ nhanh chóng được chuyển đến cho bạn đọc. Chính sách này được đông đảo NKT lựa chọn sử dụng. 2.3.5. Chương trình bưu điện dành cho người mù Nhu cầu chuyển bưu phẩm miễn phí cho NKT đã được giao ước trên toàn thế giới. Thường là việc này cho phép bưu phẩm hạng một được phép như sách nói, sách chữ Braille, các ấn phẩm in nổi khác được dán nhãn và đóng gói cho phù hợp. Thư viện thực hiện giao ước chuyển bưu phẩm miễn phí được yêu cầu làm hợp đồng với bưu điện địa phương về việc nhận và phân phối hàng hóa theo đúng điều kiện giao kèo. Điều quan trọng là thư viện đăng ký với Bưu điện để có thể gửi tài liệu miễn phí đến người sử dụng. 2.3.6. Cho mượn trang thiết bị Tất cả bạn đọc khiếm thị phải có quyền truy cập vào toàn bộ hệ thống mục lục, cơ sở dữ liệu, vốn thông tin tài liệu ở cả dạng in và điện tử bằng Vũ Thế Phong 28 K51 Thông tin – Thư viện
  29. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam phương tiện hỗ trợ đọc. Theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ nên chủng loại, giá cả và đặc trưng kỹ thuật của trang thiết bị thay đổi, nâng cấp rất nhanh. Việc sử dụng hệ thống truy cập và phân hệ phần mềm máy tính không phải dễ dàng, vẫn còn nhiều rào cản cho những người cần dùng đến các phương tiện hỗ trợ này. Các loại công nghệ hỗ trợ bao gồm kính phóng đại, máy chụp hình phóng to và máy tính, công cụ đọc giúp NKT có thể đọc được mà bằng những cách khác họ không thể hoặc khi thị lực của họ không còn đủ rõ và sáng để cho phép họ đọc tài liệu in chữ lớn một cách thoải mái nữa. Công nghệ có thể cung cấp phương tiện cho NKT vượt qua những rào cản để thỏa mãn nhu cầu đọc chữ in, sử dụng máy tính, ghi chép và giao dịch trên giấy tờ hay bằng phương thức điện tử. Máy phóng đại chữ hay máy đọc, phần mềm nhận dạng chữ, phần mềm phóng đại, đọc màn hình và các thiết bị chữ nổi điện tử phần nào đã giải quyết được nhu cầu của cá nhân. Máy tính giúp ghi chép và in chữ Braille đã tạo điều kiện thuận lợi cho NKT. Một số trang thiết bị hỗ trợ ngƣời khiếm thị:  Tivi màn hình phóng đại (CCTV) CCTV gồm hai bộ phận là máy chụp và màn hình để phóng to văn bản hay hình ảnh. Máy chụp có thể cầm tay (giống như con chuột máy tính), hay có bệ đứng và màn hình có thể là màn hình tivi hay màn hình máy tính. Có nhiều kiểu khác nhau nhưng tất cả đều có tính năng chung giúp tăng kích cỡ chữ hay chuyển đổi màn hình để chữ trắng xuất hiện trên nền đen thay vì chữ đen trên nền trắng. Đặc điểm quan trọng nhất là xem xét loại nào để thích ứng với nhiều nhu cầu đa dạng khác nhau của người sử dụng: Vũ Thế Phong 29 K51 Thông tin – Thư viện
  30. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam - khả năng thay đổi độ cao của màn hình - khả năng thay đổi màu sắc (đôi khi gọi chế độ nửa màu) - tự động điều chỉnh - chỉnh sáng, chỉnh màu và chỉnh độ phản chiếu.  Kính phóng đại Kính phóng đại là loại phương tiện mà những người kém thị lực phải nghĩ đến trước tiên khi sử dụng thư viện. Có nhiều loại phù hợp với nhiều độ thị lực khác nhau, trong đó có một số rất tốt cho người nhược thị, thường là do trung tâm mắt hay khoa mắt bệnh viện chỉ định. Có khá nhiều loại kính phóng đại phổ biến. Kính lúp cầm tay thì dễ sử dụng và dễ đem theo. Kính phóng đại cố định cũng thuận tiện để người sử dụng có thể ghi chép. Máy phóng đại chiếu sáng (dùng pin) nhưng cần phải Vũ Thế Phong 30 K51 Thông tin – Thư viện
  31. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam cầm để cho nó tựa trên bề mặt giấy. Kích cỡ thanh và vòm kính phóng đại còn tùy thuộc vào loại giấy và nếu phóng to một khu vực hay theo dòng thì rất đơn giản. Một số cửa hàng bán đồ trang trí và lưu niệm cũng bán kính lúp có tròng kính thích hợp cho từng người sử dụng và có thể có vòng ánh sáng huỳnh quang để chiếu sáng chỗ cần làm rõ. Một số người ngồi và dùng kính hiển vi loại ống kính đôi hay đơn. Đọc trên màn hình máy tính cũng nhằm mục đích để giữ tầm mắt xa ra. Tròng kính phóng đại loại này hay loại khác có thể tìm thấy ở các trung tâm mắt nhược thị như Partially Sighted Society, hoặc công ty như Horizon và Optima Low Vision Services.  Máy quét và phần mềm nhận dạng chữ (OCR) Người đọc đặt tài liệu lên bàn kính của máy quét, nó sẽ chụp lại hình đó như kiểu của máy photocopy. Hình ảnh này được chuyển qua phần mềm nhận dạng chữ và sau đó phát âm thanh ra từ phần mềm đọc và người sử dụng có thể điều chỉnh âm thanh được. Máy quét hiện nay rất rẻ và phần mềm nhận dạng chữ tiếng Anh hiện nay đạt độ chính xác cao, thậm chí còn có thể chỉnh sửa kiểu cỡ chữ, chuyển đổi dạng văn bản. Tuy nhiên một số hạn chế vẫn còn gặp phải như chữ viết tay thì vẫn không nhận ra, nền màu, giấy bị nhăn, bảng fax không rõ, bảng biểu và văn bản in ở một góc có thể cũng không nhận dạng được.  Máy đọc chuyên dụng Có nhiều loại máy đọc chuyên dụng, yêu cầu thiết kế càng đơn giản càng tốt. Bạn đọc chỉ cần dùng 1 nút để bắt đầu và dừng thao tác quét tài liệu đọc và các phím khác cho phép người đọc đọc từng từ hay thậm chí từng chữ. Một số đặc tính khác mà người sử dụng yêu cầu tệp tin quét xong lưu vào đĩa Vũ Thế Phong 31 K51 Thông tin – Thư viện
  32. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam hoặc chép ra băng. Những máy này giá thành từ 1000 bảng đến 2700 bảng, giá thành nếu so với từng bộ phận cấu thành gồm máy tính, máy quét, phần mềm OCR và hệ thống đọc thì máy chuyên dụng này khá đắt nhưng rất tiện lợi vì cách sử dụng đơn giản hơn nhiều. Chúng không đòi hỏi phải biết nhiều về máy tính, nếu cách sử dụng giống như máy cassette thì tiện lợi hơn là máy tính. Hiệu của các loại này là Pronto (Modern World Data), Galileo (Modern World Data), Aladdin Ambassador (PulseData, Telesensory), Lesefix 2000 (Professional Vision Services) và Portset Reader (Techno-Vision and Concept Systems).  Máy tính cải tiến Bàn phím máy tính cải tiến Là loại phương tiện rẻ và đơn giản hiệu quả cho người còn nhìn thấy chút ít nhưng không quen dùng bàn phím thông thường như loại được cải tiến các ký tự nổi trên bàn phím. Cách dễ làm là dán một loại nhãn dính vào các ký tự để nhìn rõ và lớn hơn hay phủ lên toàn bộ bàn phím một “bộ găng” mà đã có các ký tự đã in nổi trên đó. Nếu dùng nhãn dính thì bàn phím có thể thay đổi qua máy tính khác khi có yêu cầu. Với bộ găng, có thể dễ dàng lấy ra để chuyển qua một bàn phím khác. Vũ Thế Phong 32 K51 Thông tin – Thư viện
  33. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Chuột máy tính cải tiến Điểm chuột hay con trỏ thông thường khó định vị trên màn hình. Có rất nhiều cách để cải thiện điều này: - điểm trỏ của chuột lớn hơn - điểm trỏ chuột có màu - hình dạng di động của con trỏ - dấu vết con trỏ chuột dễ nhận ra bằng cách xếp chồng nhiều lần hình ảnh con trỏ và sáng lên mỗi khi chuột di chuyển - một bộ phận định vị để thông báo vị trí con chuột trên màn hình - một tính năng tự động di chuyển con trỏ chuột trên màn hình bằng một nút mặc định. Màn hình cải tiến Màn hình phẳng rất có ích cho việc giảm chói và phản chiếu lại và một số có chất phủ chống chói. Nhiều màn hình lớn loại 19 inch, 21 inch đang ngày trở nên phổ biến. Ngoài ra, bạn đọc có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng để màn hình trở nên rõ ràng hơn. Vũ Thế Phong 33 K51 Thông tin – Thư viện
  34. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Một số thư viện, làm việc cùng với các tổ chức đại học hay dịch vụ xã hội tại địa phương cho mượn các trang thiết bị hỗ trợ như băng cassette, kính lúp, v.v. Việc cho mượn này có thể trong một thời gian ngắn để sử dụng thử tại nhà, để đánh giá hiệu quả sử dụng của chúng trước khi quyết định mua dụng cụ cho riêng mình, hoặc mượn trong một thời gian dài cho đến khi họ yêu cầu vật dụng nào cụ thể cần dùng. Đối với sinh viên, họ có thể yêu cầu việc mượn này trong suốt khóa học. Ảnh : Một số trang thiết bị cho NKT Vũ Thế Phong 34 K51 Thông tin – Thư viện
  35. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 2.4. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 2.4.1. Ưu điểm - Các loại tài liệu chuyển dạng đang được đầu tư in ấn, xuất bản khá nhiều, nhất là băng sách nói, CD, tài liệu điện tử. - Các tổ chức, hiệp hội chuyên môn hoạt động có hiệu quả trong việc hỗ trợ lẫn nhau khi phục vụ NKT (về tài liệu, trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật ) - Cơ sở vật chất, điều kiện trang thiết bị hiện đại giúp ích cho các thư viện khá nhiều trong việc phục vụ NKT. - Chính phủ Anh rất quan tâm đến hoạt động phục vụ NKT của các thư viện (các chính sách hoạt động, chi phí đầu tư ) - Mục lục liên hợp quốc gia các tài liệu chuyển dạng (REVEAL) và chính sách mượn liên thư viện giúp NKT có thể dễ dàng tiếp cận tài liệu của các thư viện khác nhau. 2.4.2. Nhược điểm - Số lượng tài liệu chuyển dạng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của NKT. - Một bộ phận rất lớn NKT không sử dụng thư viện vì những hạn chế về điều kiện sống, điều kiện đi lại - NKT ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các SP&DV thư viện. 2.4.3. Nguyên nhân Nguyên nhân của ƣu điểm - Chính phủ Anh có nhiều chính sách hợp lý, hỗ trợ các thư viện trong việc phục vụ NKT. - Mức sống của người Anh khá cao, do đó NKT có thể nhận được nhiều ưu đãi. Vũ Thế Phong 35 K51 Thông tin – Thư viện
  36. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam - Sự công bằng xã hội ở Anh được đề cao. Quyền lợi của NKT và người khuyết tật hiện nay đã được làm rõ trong luật pháp Anh, thông qua việc ban hành Đạo luật chống phân biệt đối xử (DDA) năm 1995, đặc biệt là Mục Sản phẩm và Dịch vụ của Đạo luật này có hiệu lực từ năm 1999 và Đạo luật Người khuyết tật và Nhu cầu giáo dục đặc biệt năm 2001. - Hoạt động thư viện ở Anh có sự chỉ đạo thống nhất từ trên xuống dưới. Nguyên nhân của nhƣợc điểm - Nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động phục vụ NKT còn ít. - Điều kiện sống, điều kiện đi lại của NKT, nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Những hạn chế trên là chuyện phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. NKT vẫn còn cần lắm sự quan tâm của cộng đồng, xã hội để thực sự hòa nhập cuộc sống, dần dần thay đổi hiện thực của mình, từ đó hướng tới tương lai tươi sáng hơn. Vũ Thế Phong 36 K51 Thông tin – Thư viện
  37. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam CHƢƠNG 3. SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN, THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 3.1. TÌNH HÌNH NGƢỜI KHIẾM THỊ Ở VIỆT NAM Điều kiện địa lý tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra vả lại hậu quả mấy chục năm chiến tranh còn kéo dài nên số lượng người tàn tật ở Việt Nam là khá lớn. Trong những năm gần đây, với chức năng, nhiệm vụ được giao, nhiều tổ chức, cơ quan Việt Nam đã tiến hành một số cuộc điều tra, khảo sát về vấn đề người tàn tật. Tham khảo các báo cáo kết quả điều tra (1994 – 1995, 1998) của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; các tài liệu khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các số liệu báo cáo của mạng lưới chỉnh hình phục hồi chức năng; ý kiến của cộng đồng; các tài liệu nghiên cứu, khảo sát của một số tổ chức Quốc tế đã tiến hành tại Việt Nam, thực trạng về người tàn tật trong đó có người khiếm thị ở Việt Nam có thể được phản ánh như sau: . Các dạng tật chủ yếu: Dạng tật Vận động Thị giác Thính giác Ngôn ngữ Trí tuệ Thần kinh Tỉ lệ % 35,46 15,70 9,21 7,92 9,11 13,93 Thương tật về thị giác chiếm tỉ lệ 15,70%, trong đó: Tỷ lệ mù 2 mắt (ở người > 50 tuổi) 4,76% Tỷ lệ mù 2 mắt (toàn dân) 0,63% (ước tính) Như vậy, ước tính theo tỷ lệ mù ở dân số, thì hiện nay cả nước ta có ít nhất 482.700 người bị mù 2 mắt và 891.000 người mù 1 mắt. Trong số đó có Vũ Thế Phong 37 K51 Thông tin – Thư viện
  38. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam khoảng 344.000 người mù 2 mắt (chiếm 71,3%) và 504.500 người bị mù 1 mắt (chiếm 56,6%) do đục thể thuỷ tinh cần được mổ. . Hoàn cảnh sống và việc làm: Báo cáo của Tiến sĩ Ôn Tuấn Bảo, Giám đốc văn phòng điều phối các hoạt động hỗ trợ người tàn tật ở Việt Nam, về tổng quan tình hình người tàn tật Việt Nam và sự hỗ trợ của chính phủ cho biết: Phần lớn người tàn tật sống cùng với gia đình, chiếm tỉ lệ: 95,85%. Số người tàn tật sống độc thân chiếm 3,31%. Tỉ lệ người tàn tật sống trong trại bảo trợ xã hội của nhà nước là 0,22% (tập trung chính ở hai nhóm tuổi: 15 – 55 chiếm 54,17% và nhóm tuổi dưới 15 chiếm 28,85%). Người tàn tật sống lang thang chiếm 0,62%. Vẫn còn khó khăn khi người tàn tật đi ra ngoài một mình vì thành phố thiếu những đường đi và phương tiện giao thông có thiết kế đặc biệt dành cho người khuyết tật. Cả nước có 58,18% số người tàn tật có việc làm, tự nuôi sống mình và tham gia đóng góp cho xã hội bằng nhiều công việc khác nhau. Tỉ lệ người tàn tật có nhu cầu song chưa có việc làm là 30,43%. Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ là hai vùng có số người tàn tật chưa có việc làm chiếm tỉ lệ cao, tương ứng là 41,86% và 35,77%. Đây là một nhiệm vụ cấp bách cần được đề cập trong các chương trình, dự án hỗ trợ người tàn tật để giúp họ có điều kiện hòa nhập vào cộng đồng. Người bị tàn tật đa số là do bẩm sinh, bệnh tật và tai nạn lao động. Đặc biệt, có tới 20% bị đa tàn tật (vừa câm, vừa điếc hoặc bị khiếm khuyết cả về vận động, thị giác, trí tuệ ). Sức khoẻ yếu, lại không được học hành đầy đủ (chỉ gần 6% người tàn tật học hết trình độ trung học phổ thông, trên 20% có trình độ trung học cơ sở), nên cơ hội kiếm việc làm của họ gần như không có. Đây là nguyên nhân chính khiến họ không tìm được việc làm, phải sống dựa vào gia đình và trợ cấp xã hội. Vũ Thế Phong 38 K51 Thông tin – Thư viện
  39. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Một nguyên nhân khác theo ông Đoàn Soát, Chủ tịch Hội người mù Việt Nam, quy định tỷ lệ 2% người tàn tật vào làm việc ở các cơ quan hành chính, doanh nghiệp chưa được thực hiện. Nhà nước cũng chưa có chế tài, chưa có cơ quan nào được phân công giám sát các cơ quan hành chính, doanh nghiệp thực hiện quy định này. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước hiện có 5 triệu người tàn tật, chiếm 6,4% dân số. Người ở độ tuổi lao động chiếm 69% và 50% số này đang tham gia sản xuất. Hơn 400 cơ sở của người tàn tật đã tạo việc làm cho 20.000 người khuyết tật. Luật pháp Việt Nam quy định các doanh nghiệp trên lãnh thổ có trách nhiệm nhận lao động là người tàn tật vào làm việc với tỉ lệ 2% - 3% so với tổng số lao động. Doanh nghiệp nào không thực hiện được thì phải trích một phần lợi nhuận để đóng góp vào quỹ hỗ trợ việc làm cho người tàn tật. Việt Nam hiện có hơn 400 cơ sở sản xuất kinh doanh của người tàn tật. . Trình độ văn hóa và chuyên môn: Một bộ phận không nhỏ người tàn tật chưa biết chữ với tỉ lệ 35,58% chung cho toàn quốc. Riêng khu vực nông thôn là 36,9%. Người tàn tật có trình độ văn hóa cấp I chiếm tỉ lệ 25,36%. Người tàn tật có trình độ văn hóa cấp II chiếm tỉ lệ 21,46% và cấp III là 5,64% (đặc biệt người tàn tật ở khu vực đô thị có trình độ cấp III có tỉ lệ khá cao: 15,98%; so với khu vực nông thôn là 4,31%). Phần lớn người tàn tật không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 97,64%. Chỉ có một bộ phận nhỏ người tàn tật được đào tạo (công nhân kỹ thuật: 1,22%; trung học chuyên nghiệp: 90,53%; cao đẳng và đại học 0,61%). Vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho người tàn tật, khâu quan trọng nhất để tạo điều kiện cho người tàn tật có thể tham gia hòa nhập với cộng đồng ở Việt Nam còn là một nhiệm vụ rất lớn và nặng nề. Hiện nay, cả nước có khoảng 1 triệu trẻ em khuyết tật, chiếm 3% trẻ em nói chung ở lứa tuổi dưới 18. Vũ Thế Phong 39 K51 Thông tin – Thư viện
  40. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Nhìn chung theo những con số thống kê trên diện rộng của các cơ quan có chức năng liên quan, cả nước hiện nay có hơn 400 cơ sở sản xuất kinh doanh cho 20.000 người tàn tật, 100% trẻ khuyết tật được học ở các trường của Bộ giáo dục, trong đó 6% có trình độ phổ thông trung học, 20% trung học cơ sở, 25 -35% có việc làm tạo thu nhập, 40.000 được vào các Hội người mù tại địa phương.(thống kê của Bộ Lao Động và Thương binh xã hội). Những chương trình, chính sách của Bộ Văn hoá – Thông tin đã từng bước tạo ra cơ sở pháp lý để cho công tác phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ thông tin dành cho NKT tại các thư viện công cộng hoạt động ngày càng có hiệu quả cao hơn. 3.2. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY Ở VIỆT NAM VỀ NGƢỜI KHIẾM THỊ Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh về người tàn tật, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 1998 gồm 8 chương, 35 điều được ban hành nhằm để “bảo vệ, chăm sóc và tạo điều kiện cho người tàn tật hòa nhập cộng đồng”. Pháp lệnh này quy định trách nhiệm của gia đình, xã hội và Nhà nước đối với người tàn tật và quyền lợi của người tàn tật. Pháp lệnh Thư viện ban hành ngày 28/10/2000, điều 6 khoản 4 có đề cập đến dịch vụ thư viện phải hướng đến NKT: “Người mù phải có điều kiện sử dụng các tài liệu thư viện bằng chữ Braille hoặc dưới dạng những vật mang tin khác”. Nghị định của Chính phủ số 72/2002/NĐ-CP ban hành ngày 06/8/2002 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Thư viện. Điều 2 chương 2 của Nghị định về trách nhiệm của thư viện đối với người sử dụng vốn tài liệu thư viện quy định: Vũ Thế Phong 40 K51 Thông tin – Thư viện
  41. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Tại khoản 2 “Thư viện công cộng ở địa phương có trách nhiệm xây dựng tài liệu tiếng dân tộc thiểu số phù hợp vời đặc điểm dân cư trên địa bàn để phục vụ đối tượng bạn đọc này”. Tại khoản 3 “Thư viện công cộng ở địa phương, thư viện các trường phổ thông và cơ sở giáo dục khác, cung văn hóa thiếu nhi, nhà văn hóa thiếu nhi có trách nhiệm xây dựng bộ phận tài liệu phù hợp với khả năng, tâm sinh lý, lứa tuổi của trẻ em; tổ chức phòng đọc, mượn tài liệu dành riêng để phục vụ trẻ em.” Tại khoản 4, “Thư viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội người mù xây dựng bộ phận sách, báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt khác phục vụ cho NKT”. Tại khoản 6, “Trong thư viện hoạt động bằng ngân sách nhà nước, người cao tuổi quy định tại Pháp lệnh Người cao tuổi ngày 28 tháng 4 năm 2000, người tàn tật ngày 30 tháng 7 năm 1998, do điều kiện sức khỏe không có khả năng đến thư viện thì được phục vụ miễn cước phí tài liệu thư viện tại nhà bằng hình thức gửi qua bưu điện hoặc thư viện lưu động khi có đơn đề nghị được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận. Tổng cục Bưu điện chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa – Thông tin và Bộ Tài chính quy định chế độ miễn cước phí đối với việc gửi sách, báo của thư viện qua bưu điện tới các đối tượng bạn đọc trên.” Những văn bản pháp quy trên là cơ sở pháp lý của hoạt động thư viện phục vụ NKT. Chúng cũng thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với hoạt động thư viện nói chung và hoạt động phục vụ NKT nói riêng. Vũ Thế Phong 41 K51 Thông tin – Thư viện
  42. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 3.3. MỘT SỐ SẢN PHẨM THÔNG TIN, THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam, số lượng tài liệu chuyển dạng quá ít đến nỗi không thể tính được tỷ lệ phần trăm của chúng so với số đầu tài liệu được phát hành hằng năm. Hiện nay, các trường phổ thông đặc biệt, Hội người mù, câu lạc bộ, tổ chức từ thiện và một số thư viện tích cực tham gia sản xuất sách chữ nổi, sách nói analog, sách nói kỹ thuật số Nhưng tất cả đều chưa đáp ứng được nhu cầu học tập, giải trí, thông tin và văn hoá của NKT ở Việt Nam. 3.3.1. Tài liệu chữ nổi Hệ thống chữ Braille được đưa vào Việt Nam từ cuối thế kỉ thứ XIX . Mâũ kí hiêụ Braille cho ngườ i mù ở nướ c ta sử duṇ g từ trướ c đến nay có sư ̣ không thống nhất g iữa các miền và các trườ ng . Nguyên nhân là do mâũ chữ Braille vào Viêṭ Nam nguyên bản là tiếng La -tinh. Vì thế có những chữ có trong bảng chữ cái tiếng Viêṭ mà tiếng La -tinh không có như chữ Â , Đ, Ê, Ô cho nên các trườ ng khiế m thi ̣ở các điạ phương tư ̣ nghi ̃ ra cách kí hiêụ theo đăc̣ thù riêng để dùng cho trườ ng mình. Điều đó dâñ đến viêc̣ ngườ i khiếm thi ̣ của miền Bắc thì không đọc được chữ trong sách của miền Trung , miền Nam Vũ Thế Phong 42 K51 Thông tin – Thư viện
  43. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam và ngược lại gây nhiều khó khăn cho ngườ i khiếm thi ̣̀ trong viêc̣ giao lưu, hôị nhâp̣ Cho đến nay, sách braille chỉ được xuất bản và lưu hành “nội bộ”! Lý do thì có nhiều. Nước ta chưa có một nhà xuất bản chính thống nào xuất bản và in ấn sách braille cho NKT. Những cuốn sách chữ nổi hiếm hoi có được là do các cơ sở có nhu cầu tự “xuất bản”, tất nhiên được sự cho phép của Nhà nước. Đó là Hội Người mù Việt Nam và hệ thống các trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Hội Người mù Việt Nam khi có nguồn kinh phí, Hội có chủ trương ra sách Braille để gửi về các địa phương miễn phí với số lượng rất hạn chế. Trên thực tế, sách braille chủ yếu là sách giáo khoa phục vụ cho học sinh khiếm thị. Các sách tham khảo, sách văn hóa, giải trí thông thường rất ít và hầu như không có. Hình thức xuất bản thực chất là dịch từ sách giáo khoa thông thường sang chữ braille. Theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các em khiếm thị học hòa nhập cùng các em sáng mắt chung một chương trình phổ thông, nhưng do chưa có một chương trình học biên soạn riêng cho đối tượng đặc biệt này nên các trường đã tự tổ chức dịch từ sách giao khoa thường thành sách chữ nổi. Hiện nay trường Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội đã có sách braille các môn cơ bản như Toán, Văn, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, Sử, Địa, Lý, Hóa từ lớp 1-9. Số lượng bản in không nhiều và thực tế cũng chưa đủ đáp ứng nhu cầu học của các em trong trường. Sách braille cho các bậc học cao hơn hầu như không có. Việc dịch sách này không hề đơn giản, nhất là đối với các môn tự nhiên và thậm chí vất vả hơn nhiều so với việc dịch sách ngoại ngữ. Dịch các công thức, thuật ngữ chuyên biệt trong các môn tự nhiên là rất khó: ví dụ như sin, cos, tang do không có sự thống nhất cụ thể về cách dịch các công thức nên mỗi trường lại có một cách dịch khác nhau. Điều đó dẫn đến tình trạng, sách Toán chữ nổi của trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội không thể đọc được ở Vũ Thế Phong 43 K51 Thông tin – Thư viện
  44. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam trường Nguyễn Đình Chiểu TP Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, xu hướng cải cách trong giảng dạy tiểu học là tăng phần quan sát hình họa, giảm lời diễn đạt nên đòi hỏi người dịch phải có trình độ, có kỹ năng mô tả, diễn giải cụ thể từ hình họa sang lời văn thật dễ hiểu để các em khiếm thị hình dung được. Chi phí cho việc dịch sách vì thế rất tốn kém. Còn việc đóng sách thành từng quyển chữ nổi thì nguyên liệu giấy sử dụng rất đắt tiền. Giấy phải cứng, dày, dai và giá thành cao. Trung bình, 5 trang chữ braille mới bằng một trang chữ thường. Máy in chữ Braille cũng thuộc dạng đặc biệt với giá thành khá đắt. Theo ông Phạm Anh Dũng - Hiệu trưởng trường Nguyễn Đình Chiểu Hà Nội, chi phí cho bộ sách braille lớp 1 khoảng hơn 2 triệu đồng, gấp hơn 20 so với giá thành một bộ sách lớp 1 chữ thường! Mặt khác, sách braille không bền như sách thường và phải được bảo quản cẩn thận, không được để nằm gây bẹp các điểm nổi, tay sờ có mồ hôi sẽ dễ làm nhòe chữ. Viện Nghiên cứu chiến lược giáo dục đã trình duyệt dự án thống nhất ký hiệu chữ braille cho các lớp có cải tiến. Trung tâm nghiên cứ u giáo duc̣ trẻ khuyết tâṭ thuôc̣ Viêṇ khoa hoc̣ giáo duc̣ vớ i sư ̣ hỗ trơ ̣ của tổ chứ c CRS (Tổ chứ c cứ u trơ ̣ và phát triển ) đa ̃ tổ chứ c hôị thảo lần thứ 3 về đề tài " Xây dưṇ g và thống nhất hệ thống kí hiệu Braille cho người mù Việt Nam" để thống nhất xây dưṇ g hê ̣thống kí hiêụ Braille tiếng Viêṭ cho cả ba miền và thống nhất các nguyên tắc xây dựng kí hiệu , trong đó có 68 quy tắc cho các môn như Tiếng Việt, Toán học, Vật Lý, Hoá học, Sinh học, tiến tớ i thay thế cái bảng và dùi viết của ngườ i mù bằng môṭ phần mềm để ngườ i mù Viê ̣ t Nam có điều kiêṇ học tốt hơn. Bên cạnh đó các lĩnh vực như tin học, âm nhạc, ngoại ngữ cũng cần có một hệ thống kí hiệu hoàn chỉnh, thống nhất để người mù có thể dễ dàng sử dụng, tiếp cận được với khoa học kĩ thuật, với các phương tiện hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Trung ương Hội Người mù Việt Nam đã tiếp nhận và khai trương Thư viện chữ nổi cho người mù với vốn đầu tư 10 triệu yên do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam tài trợ, đặt tại Trung tâm đào tạo, phục hồi chức năng cho người mù (Hà Nội). Vũ Thế Phong 44 K51 Thông tin – Thư viện
  45. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Báo chữ nổi Từ trước đến này, người mù chỉ có một tờ báo chuyên dụng có tên là "Đời mới". Tờ báo được phát đến tận tỉnh hội, phường hội, tới tay từng hội viên và những người mù, giúp họ hoà nhập hơn với đời sống cộng đồng, tạo cho họ một cuộc sống mới". Báo ra đời đã được 33 năm. Ban đầu chỉ là tờ nội san lưu hành nội bộ với số lượng rất nhỏ do kinh phí hạn hẹp. Đến năm 1988, "Đời mới" chính thức được đăng ký như một tờ tạp chí trong hệ thống báo chí. Năm 1992 ra thêm bản in chữ thường và "tờ" "Đời mới" truyền thanh (được in sao ra băng cassette). Có những dịp kỷ niệm quan trọng cần tuyên truyền và cần có tiếng nói ủng hộ của các cấp ngành, tờ bản in chữ thường mới được xuất bản. Còn định kỳ, tháng chẵn các hội viên có "tờ" chữ nổi, tháng lẻ có "tờ" truyền thanh. 3.3.2. Băng sách nói, đĩa CD Có nhiều tổ chức nhà nước hay cơ quan từ thiện trên cả nước tổ chức phát hành sách nói nhằm giải quyết phần nào nhu cầu học tập và giải trí cho người mù và khiếm thị trong cộng đồng như các thư viện tỉnh thành, mái ấm, nhà mở, trung tâm đặc biệt. Nổi bật nhất là Hội Người mù Việt Nam đã liên hệ với Hội Phụ nữ phối hợp với Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng phòng băng sách nói, sản xuất băng (sách nói). Hội Phụ nữ từ thiện TP Hồ Chí Minh đã khắc phục bằng cách “xuất bản” sách nói: đọc sách giáo khoa thường thu vào băng cassette và sao nhiều bản đối với bộ sách từ lớp 1 đến lớp 11 Thư viện Hà Nội (TVHN) có studio sản xuất sách nói cho NKT do quỹ Force (Hà Lan) tài trợ. Mỗi năm studio này sẽ sản xuất 120 đĩa CD phục vụ NKT. Bên cạnh đó studio này còn sao chép miễn phí đĩa mềm và sao cóp file vào các thiết bị cá nhân (MP3, Ipod) theo yêu cầu bạn đọc. Tương lai gần sẽ có thư viện sách nói trên trang web của TVHN. Là studio đầu tiên trong hệ thống thư viện công cộng phía Bắc, nên đây còn là trung tâm cung cấp tài liệu Vũ Thế Phong 45 K51 Thông tin – Thư viện
  46. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam (CD) cho các thư viện tỉnh thành khác nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tiếp cận thông tin của NKT. Từ tháng 10 năm 2003, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (TVKHTHTPHCM) đã phát hành và phân phối sản phẩm sách nói dạng DAISY – dạng sách nói giúp người mù sử dụng như cách đọc của người sáng, có thể dừng, chọn lại, định vị bất cứ câu, dòng, đoạn hay phần chương nào của nột cuốn sách. Dự án được xây dựng hoàn toàn bằng nguồn tài trợ của Tổ chức FORCE (Hà Lan). Tổng kinh phí cho dự án là 17.000 Euro. Tính đến nay đã có 75 nhan đề và xuất ra dưới hai dạng sản phẩm, là băng cassette và đĩa CD, chia sẻ phân phối 3.524 CD và 413 băng cassette cho 200 đơn vị với 20 lượt. Chủ đề tài liệu về khoa học thường thức, khoa học xã hội, sách thiếu nhi, văn học hiện đại, văn học dân gian, y học, tâm lý, giáo dục, nông nghiệp, văn hóa xã hội. Sản phẩm được phân phối cho toàn bộ hệ thống thư viện tỉnh thành trên toàn quốc, hội người mù. Sắp tới, một studio mới được thành lập hướng vào mục tiêu sản xuất chuyển dạng sách giáo khoa và giáo trình cho học sinh, sinh viên. Vũ Thế Phong 46 K51 Thông tin – Thư viện
  47. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 3.3.3. Thông tin điện tử Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thiết kế trình tra cứu VIOPAC để người mù và khiếm thị có thể truy cập cơ sở dữ liệu nguồn lực chung của thư viện và mục lục điện tử này có phân hệ hỗ trợ NKT dễ dàng tiếp cận thông tin thư mục để tự chọn bất kỳ tài liệu nào họ quan tâm và cần sử dụng. Đã có những ứng dụng khác như bộ từ điển điện tử Matta Anh Việt – Việt Anh, phần mềm Jaws, Duxbury giúp xử lý thông tin tiếng Anh; phần mềm NDC, VCL giúp xử lý thông tin tiếng Việt đã được thiết kế và ứng dụng phổ biến trong các trung tâm tin học phục vụ người mù và khiếm thị. Gần đây, phần mềm Vì người mù Việt Nam (VMV) được trình làng. Phần mềm này có một số chương trình ứng dụng dành cho NKT như: Máy tính điện tử, Đồng hồ điện tử, Lịch âm dương, Xplayer (giúp nghe nhạc), Thông tin hệ thống, Quản lý tập tin và một số tài liệu hướng dẫn việc học tin học, sử dụng máy tính, sách, truyện VMV là phần mềm miễn phí, bổ sung thêm nhiều ứng dụng vào danh sách các ứng dụng công nghệ thông tin dành cho NKT. Năm 2003, Dự án "Thiết kế Trình Duyệt Web cho Người Mù Việt Nam" của Trung Tâm Sao Mai được tài trợ $10.000 USD của Ngân Hàng Thế Giới và $1.750 USD từ tổ chức Enfant Du Vietnam và của Hội Cứu Trợ Trẻ em tàn tật Tp. HCM hơn $2.200. Toàn bộ chi phí cho dự án là $14.000 USD. Vào tháng 10/2003 các phiên bản đầu tiên của trình duyệt đã hoàn tất, kỷ nguyên tiếp cận web đã mở ra cho người mù Việt Nam. Hiện nay các chức năng bao gồm: Đọc các trang html tiếng Việt, đọc phần nội dung và cả một số chi tiết về cấu trúc trang như thông báo các thành phần liên kết (link), bảng (table), biểu mẫu (form), danh sách (list), tiêu đề (heading). Trình duyệt Sao Mai có thể đọc đủ các phần tử (item) của một biểu mẫu. Tuy nhiên việc điền thông tin vào biểu mẫu vẫn còn hạn chế. Người dùng có thể tiện lợi khi điền Vũ Thế Phong 47 K51 Thông tin – Thư viện
  48. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam các biểu mẫu có ít phần tử. Với các biểu mẫu có nhiều phần tử hiện thời trình duyệt hỗ trợ chưa thuận tiện lắm. Trình duyệt hỗ trợ các trang viết bằng mã VNI và Unicode dựng sẵn, hiện chưa hỗ trợ mã unicode tổ hợp. Dự Án Đào Tạo Tin Học Từ Xa Cho NKT của Trung âm Sao Mai đã tham dự trong cuộc thi với chủ đề "Hãy Sống Với Ước Mơ Của Bạn" do SamSung tổ chức và đã đạt được giải thưởng trị giá 40.475 đô la. Dự án có 3 giai đoạn thực hiện, bao gồm công tác đào tạo giáo viên trợ giảng; xây dựng giáo trình, các trang web, lắp đặt thiết bị sao cho phù hợp với khả năng sử dụng của NKT và giai đoạn cuối cùng là tổ chức các khoá đào tạo. Dự án đào tạo "Thiết lập mạng lưới đào tạo tin học từ xa" của Trung tâm Sao Mai đạt giải nhất chương trình "Samsung - niềm hy vọng kỹ thuật số". Sau một năm triển khai với tổng số tiền tài trợ hơn 40.000 USD, dự án đã mở rộng mạng lưới đào tạo tin học cho người mù tại các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bến Tre và An Giang. Ngay trong lượt đào tạo đầu tiên, dự án đã xây dựng được đội ngũ cán bộ nguồn và chính họ đang trở thành cầu nối, giúp nhân rộng số NKT biết sử dụng tin học. Đã có một vài trang web được chú ý thiết kế theo ý tưởng “dành cho mọi người”, như Trang web của Diễn đàn Người khuyết tật Việt Nam (www.forum.wso.net), Trang web của Trung tâm Tin học vì Người mù Sao Mai (www.saomaicenter.org), Dự án xây dựng www.tamhonvietnam.net Trang web của Diễn đàn Người khuyết tật Việt Nam (www.forum.wso.net) là trang web khá chuẩn và có bộ sưu tập thông tin chuyên biệt dành cho người khuyết tật khá đầy đủ từ luật pháp, tin tức hoạt động, việc làm và cơ hội giáo dục đào tạo Diễn đàn Người khuyết tật khuyến khích mọi người chia sẻ thông tin. Diễn đàn là một trung tâm thông tin phi lợi nhuận và xin lưu ý là chúng tôi chỉ nhận thông tin do mọi người cung cấp và không chịu trách nhiệm về bản quyền hoặc thẩm định thông tin. Vũ Thế Phong 48 K51 Thông tin – Thư viện
  49. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Trang web của Trung tâm tin học vì người mù Sao Mai (www.saomaicenter.org) cung cấp các chương trình đào tạo tin học cho NKT, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tin học, thực hiện các dự án liên quan, phối hợp cùng các đơn vị/tổ chức hữu quan nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức hội thảo/diễn đàn, tư vấn kỹ thuật cho cá nhân/đơn vị, hỗ trợ trang thiết bị và in ấn tài liệu nổi. Tất cả các hoạt động/dịch vụ hiện nay của Trung Tâm đều được cung cấp miễn phí đến cho NKT trên cả nước. Dự án "Xây dựng và triển khai website dành cho người khiếm thị - www.tamhonvietnam.net" đã được đề xuất và thực hiện bởi một nhóm giảng viên và sinh viên thuộc Viện Công nghệ thông tin và Truyền thông – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (xuất phát từ ý tưởng của nhóm BKI3 đạt Giải 3 cuộc thi Imagine Cup 2009 toàn quốc) kết hợp triển khai cùng Trung tâm Tin học Tia Sáng, nhóm Tình nguyện Niềm Tin và rất nhiều tình nguyện viên đến từ các trường Đại học khác nhau của Hà Nội. Về mặt nội dung và các tiện ích, website www.tamhonvietnam.net cung cấp một thư viện sách giáo khoa và sách tham khảo nói cho học sinh các cấp, hướng tới cung cấp sách tham khảo, truyện audio với số lượng lớn, phục vụ nhu cầu của cộng đồng. Website mong muốn trở thành một cổng thông tin chính thức cho người khiếm thị cho phép các tổ chức của người khiếm thị có thể tự đăng tải, biên tập và xuất bản các thông báo mới nhất, liên quan đến mình, các thông tin về các phương pháp chữa trị, thông tin về tài trợ, học bổng dành cho người khiếm thị Website còn có hệ thống tự động thu thập tin tức từ các báo điện tử khác nhau, giúp người khiếm thị và người sử dụng không cần truy cập vào nhiều trang báo điện tử mà vẫn có thể tiếp cận được các tin tức mới nhất từ các trang báo này thông qua www.tamhonvietnam.net. Website đã xây dựng một diễn đàn tạo điều kiện trao đổi, giao lưu giữa người khiếm thị và cộng đồng. Từ đó đây không chỉ là cổng thông tin mà còn là nơi chia sẻ và giao lưu tri thức, cuộc sống dành cho mọi người. Vũ Thế Phong 49 K51 Thông tin – Thư viện
  50. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Dự án cũng tạo ra cộng đồng các tình nguyện viên hỗ trợ, giúp đỡ người khiếm thị thông qua website từ việc thu âm/biên tập sách nói đến việc tuyên truyền, quảng bá và trực tiếp giúp đỡ thông qua diễn đàn trao đổi. Đây cũng chính là cơ hội để rất nhiều tình nguyện viên có môi trường, điều kiện và cộng đồng để tham gia vào công việc tình nguyện; đồng thời có thể trao đổi học hỏi kiến thức lẫn nhau. Website cũng mong muốn trở thành nhịp cầu kết nối những cảnh đời khó khăn nói chung và người khiếm thị nói riêng với các tổ chức, cá nhân hảo tâm, các mạnh thường quân trong và ngoài nước. www.tamhonvietnam.net ra đời với mong muốn trở thành một website thân thiện, dễ tiếp cận và hướng tới xây dựng một mạng thông tin xã hội cho cộng đồng những người khiếm thị nói riêng và xã hội nói chung nhằm thúc đẩy việc chia sẻ thông tin và phát triển tri thức trong đời sống cộng đồng với tiêu chí “thông tin là của mọi người”. Một bộ sưu tập sách nói cho NKT rất đáng chú ý là Thư viện sách nói ( Mỗi năm, Thư viện cần khoảng 30.000 băng cassette và CD để làm ra sách nói phục vụ dưới các hình thức sau: Phục vụ miễn phí: cho 75 đơn vị hội người mù và các trường mù trong cả nước. Vũ Thế Phong 50 K51 Thông tin – Thư viện
  51. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Cho mượn sách nói: người mù ở tại nhà, các cơ sở nuôi trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi và người sáng mắt là người già, học sinh, sinh viên Nội dung sách nói: Sách nói giáo khoa: Từ lớp 1 đến lớp 12 gồm các môn: Văn, Sử, Địa, Hóa, Sinh, Tiếng Việt, Truyện đọc, Tiếng Anh, Triết học, Lịch sử Việt Nam và Thế giới Giáo trình Đại học, Cao đẳng và Cao học. Sách nói văn học: các tác phẩm văn học có trong chương trình học phổ thông và các tác phẩm có giá trị của Việt Nam và Thế giới. Sách nói về các gương danh nhân: Danh nhân Việt Nam và Thế giới Sách nói về kiến thức Y học, Khoa học 3.3.4. Một số thông tin dạng khác Nhạc nổi, Sách có hình nổi (tactile), đồ họa nổi (Tactile graphic), và một số dạng sản phẩm khác nữa đã được đưa vào sản xuất thử nghiệm tại Thư viện TP. Hồ Chí Minh và trông chờ vào các dự án để có thể sản xuất đại trà Vũ Thế Phong 51 K51 Thông tin – Thư viện
  52. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam phục vụ được tính đa dạng của việc đọc và nhu cầu thông tin của các đối tượng có nhu cầu đặc biệt này. Thư viện đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp độc giả mù chọn được tài liệu, thông qua mục lục hay danh mục tài liệu dạng thay thế như danh mục chữ lớn của vốn tài liệu chữ lớn trong thư viện và thông qua sự hỗ trợ của cán bộ thư viện hay các nguồn liên lạc giữa thư viện và người sử dụng. Danh mục in chữ lớn hay những bản đính kèm mô tả, tóm tắt nội dung tài liệu sẽ có tác dụng khuyến khích đọc là điều rất quan trọng phải làm và phải nằm trong chương trình xuất bản của thư viện. Thư viện hòa nhập cũng sẽ phải đảm bảo nếu bất kỳ khi nào lập danh mục nào để quảng cáo các sự kiện hay trưng bày triển lãm thì sẽ có một số nhan đề hay phiên bản tài liệu dưới dạng thay thế. Cũng sẽ rất có ích nếu có bản sao danh mục của các nhà xuất bản cho những tài liệu sắp xuất bản mà ở dạng thay thế, có tại thư viện hay qua dịch vụ giao tận nhà hay thư viện lưu động. Tuy nhiên chưa có một nhà kinh doanh sách nào kể cả sách chữ lớn hay sách nói in danh mục của họ bằng dạng thay thế. Ảnh: Sách chữ lớn xuất bản ở Việt Nam Vũ Thế Phong 52 K51 Thông tin – Thư viện
  53. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 3.4. MỘT SỐ DỊCH VỤ THÔNG TIN, THƢ VIỆN PHỤC VỤ NGƢỜI KHIẾM THỊ Ở VIỆT NAM Trước năm 1998, hầu như không có dịch vụ thư viện cho NKT do nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến sự thiếu nhận thức và và hiểu biết của cán bộ và nhân viên thư viện về những khó khăn và nhu cầu của NKT, thiếu trang thiết bị và vật tư cần thiết. Tình hình này được cải thiện sau khi TVHN và TVKHTHTPHCM thành lập phòng đọc cho NKT dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Bộ Văn hóa – Thông tin và chính quyền địa phương. Tiếp theo là các thư viện tỉnh thành phía Nam và Tây Nguyên. Sau Hội thảo “Hỗ trợ các thư viện công cộng mở rộng khả năng phục vụ cho NKT” do Vụ Thư viện, TVKHTHTPHCM phối hợp với Quĩ FORCE tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh từ 15 đến 17 tháng 11 năm 2004, hàng loạt các thư viện công cộng ở miền Trung và Phía Bắc đã bắt đầu hoạt động này. Đặc biệt là Pháp lệnh thư viện (2001), Khoản 4 điều 6 qui định rõ việc phục vụ độc giả khiếm thị buộc các thư viện phải thực thi nhiệm vụ của mình. Các dịch vụ thư viện cho NKT tại các thư viện công cộng hiện nay bao gồm: - Phục vụ tại chỗ và mượn về nhà - Hướng dẫn bạn đọc sử dụng máy tính - Thư viện lưu động - Truy cập Internet - In tài liệu chuyển dạng 3.4.1. Phục vụ tại chỗ và mƣợn về nhà Các thư viện và các hiệp hội, câu lạc bộ đều phục vụ NKT tại chỗ và mượn về nhà. Có thể nói, đây là dịch vụ cơ bản nhất của các đơn vị này. Việc Vũ Thế Phong 53 K51 Thông tin – Thư viện
  54. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam bạn đọc đến thư viện có thường xuyên hay không là minh chứng rõ nhất cho hiệu quả hoạt động của thư viện. Thực tế, từ năm 1999 đến nay, số lượng thư viện công cộng có khả năng phục vụ bạn đọc khiếm thị mới bắt đầu tăng lên. Những NKT có nhu cầu tìm hiểu kiến thức hoặc quan tâm đến việc đọc sách đến thư viện như là một đòi hỏi không thể thiếu và cũng là một yếu tố quan trọng giúp họ hòa nhập cộng đồng. Thực hiện Pháp lệnh Thư viện, Vụ Thư viện đã chỉ đạo hệ thống thư viện công cộng mà đầu tiên là TVHN và TVKHTHTPHCM phối hợp chặt chẽ với chi hội người mù tại địa phương quan tâm đến đối tượng bạn đọc đặc biệt này. Thƣ viện Hà Nội có Phòng Khiếm thị phục vụ nhu cầu của đông đảo bạn đọc khiếm thị. Phòng mở cửa từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30 đến 17h. Chị Nguyễn Thị Hồng Vân, nhân viên Phòng khiếm thị cho biết: Lượng sách, báo tại phòng đọc hiện nay với hơn 2.000 sách chữ nổi, gần 2.000 sách nói cơ bản đáp ứng nhu cầu thông tin cho NKT trên địa bàn, góp phần nâng cao vốn hiểu biết cho NKT, giúp họ có thêm niềm tin, nghị lực để sống hòa nhập với cộng đồng và trở thành người có ích cho xã hội. Hiện nay TVHN có khoảng hơn 500 bạn đọc thường xuyên, chiếm 10% số NKT ở Hà Nội (6.000 người). TVHN tương đối chú trọng hoạt động luân Vũ Thế Phong 54 K51 Thông tin – Thư viện
  55. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam chuyển sách báo cho NKT. NKT luôn gặp nhiều khó khăn trong khi đi lại, nhất là trong tình trạng giao thông hiện nay. Để giúp bạn đọc khắc phục khó khăn này, Thư viện mở rộng hình thức phục vụ thông qua Hội Thanh niên tình nguyện, phối hợp với các Hội người mù ở quận, huyện, lập tủ sách lưu động tại cơ sở của Hội. Hàng tháng, cán bộ ở Hội sẽ đến TVHN để đổi sách phục vụ hội viên của mình. Trong những năm gần đây, hình thức cho mượn thông qua đội ngũ sinh viên tình nguyện được TVHN khai thác triệt để. Có ngày, TVHN thông qua hình thức này phục vụ trên 50 sách chữ nổi và sách nói cho bạn đọc. Việc đưa sách đến tận tay NKT tại cơ sở cũng là dịp để cán bộ thư viện nắm bắt được nhu cầu của bạn đọc, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch bổ sung kịp thời. Trong những năm vừa qua, TVHN đã tiến hành thu thập tài liệu và tăng lượng đầu sách phục vụ bạn đọc khiếm thị. Ông Chu Ngọc Lâm- Giám đốc TVHN cho biết: “Chúng tôi đã đẩy mạnh công tác phục vụ bạn đọc, số lượng đầu sách được tăng lên với nhiều thể loại sách khác nhau như sách nói, sách chữ nổi Braile, và thông qua hệ thống vi tính đặc biệt tại thư viện dành cho đối tượng độc giả khiếm thị. Hầu hết những NKT đều đi lại khó khăn. Do vậy với những trường hợp quá khó khăn, thư viện hỗ trợ kinh phí đi lại. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn hạn hẹp nên số lượng được hỗ trợ chưa thật nhiều ”. Thƣ viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh là thư viện tiêu biểu cả nước trong việc phục vụ NKT. Phòng đọc khiếm thị được khánh thành vào 23 tháng 9 năm 1999 nhân kỷ niệm 54 năm ngày Nam bộ kháng chiến. Phòng đọc khiếm thị nhận được sự giúp đỡ quí báu của các cơ quan, cá nhân trong nước và nước ngoài như Vụ Thư viện tặng 94 cuốn sách chữ nổi; ông Đinh Điền tặng phần mềm in tự điển Anh Việt; Thư viện Quốc hội Mỹ tặng 17 cuốn sách; ông Tony Tùng (Việt kiều Island) tặng 3 máy vi tính. Vũ Thế Phong 55 K51 Thông tin – Thư viện
  56. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Vốn tài liệu: * Chữ sáng: Sách: 02 nhan đề / 02 cuốn (tiếng Việt). Tạp chí: 01 nhan đề /11 cuốn (tiếng Anh). * Chữ Braille: Sách: 16 nhan đề /120 cuốn (tiếng Việt: 09 nhan đề /96 cuốn; tiếng Anh: 07 nhan đề / 24 cuốn). Tạp chí: 03 nhan đề / 67 cuốn (tiếng Anh). Băng cassette: 136 nhan đề / 493 cuốn (tiếng Việt: 23 nhan đề / 148 cuốn; tiếng Anh: 112 nhan đề / 344 cuốn; ngôn ngữ khác: 01 nhan đề / 01 cuốn). Đĩa CD: 326 nhan đề / 620 đĩa (tiếng Việt: 93 nhan đề / 330 đĩa; tiếng Anh: 176 nhan đề / 213 đĩa; ngôn ngữ khác: 57 nhan đề / 77 đĩa). Phần mềm phục vụ: NDC, VCL, JAWS, Sao Mai Browser, Mata, Duxbury, Allegro, Braille, Sigtuna, Playback. Lƣợt bạn đọc: Tổng số bạn đọc khiếm thị đến thư viện thường xuyên: 35 người. Lượt bạn đọc bình quân 2-4 người / ngày. Số lượng chưa nhiều, do vấn đề đi lại, mặc dù hiện nay chính phủ đã có chính sách miễn phí xe bus nhưng việc qua lại giữa dòng xe cộ đông đúc vẫn còn gây khó khăn cho bạn đọc. Đây cũng là trở ngại khi người khiếm thị muốn tiếp xúc và sử dụng vốn tài liệu thư viện. Giờ phục vụ: Phục vụ liên tục từ 8 giờ 00 đến 16 giờ 00 các ngày từ thứ hai đến thứ năm, nghỉ phục vụ ngày thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật. Trung tâm Máy tính cho NKT của TVKHTHTPHCM được đầu tư xây dựng khá nhiều. Hiện nay, Trang thiết bị tại Trung tâm Máy tính như sau: - Trang thiết bị: Vũ Thế Phong 56 K51 Thông tin – Thư viện
  57. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam + 30 máy tính được nối mạng. + 01 máy in laser HP 1300 + 01 máy scanner + 04 Victor reader + 02 đường ADSL kết nối Internet. - Phần mềm: + Bộ office + Các phần mềm đồ hoạ: Autocad, Photoshop, CorelDraw, + Công cụ tra cứu từ điển online : Elexicon Online. + Jaws for Windows cho người khiếm thị + SMBrowser: trình duyệt web cho người khiếm thị. + Phần mềm quản lý Internet (quản lý người dùng). + Vốn tài liệu phong phú: các bộ đĩa CD-ROM khoa học kỹ thuật, học ngoại ngữ (Anh, Pháp, Hoa, Nhật) - Thiết lập mạng Workgroup. Xu thế chung của các thư viện thế giới là sử dụng ngày càng nhiều các trang thiết bị hiện đại để tăng cường hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc và giảm cường độ làm việc của cán bộ. NKT có nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các công cụ hiện đại này, do đó, cán bộ thư viện cần tiến hành hướng dẫn sử dụng máy tính cho bạn đọc. Công việc này cần được tiến hành liên tục, vì trình độ công nghệ thông tin thế giới không ngừng tăng lên. Thông tin điện tử dần dần chiếm vai trò không thể thay thế trong nguồn lực thông tin của các thư viện. Tạo điều kiện cho NKT truy cập Internet, tiếp Vũ Thế Phong 57 K51 Thông tin – Thư viện
  58. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam cận nguồn tài nguyên khổng lồ trên Internet là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi sự quan tâm, hợp tác của rất nhiều người. 3.4.2. Thƣ viện lƣu động Các thư viện tỉnh, thành phố, nhất là TVKHTHTPHCM và TVHN đều tổ chức thư viện lưu động để phục vụ đông đảo NKT ở vùng sâu, vùng xa. Thư viện lưu động sẽ dịch chuyển trên toàn tỉnh, thành phố, tới những điểm đã được định sẵn. Mục đích khi lập ra hệ thống thư viện đặc biệt này là để phục vụ những người già cả hay những người không có khả năng tới những thư viện cố định trong thành phố bởi lý do sức khỏe hay vì bất cứ một lý do nào khác. Tuy nhiên, hoạt động này cần được nhân rộng hơn nữa để đảm bảo NKT có điều kiện tiếp cận sách báo chuyển dạng mà không cần trực tiếp đến thư viện. Dịch vụ "Xe thư viện lưu động dành cho NKT" được TVKHTHTPHCM khai trương ngày 20/10/2007. Đây là xe thư viện lưu động đầu tiên dành cho NKT ở Việt Nam với tổng kinh phí đầu tư là 66.000 USD. Vũ Thế Phong 58 K51 Thông tin – Thư viện
  59. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Một chiếc xe bán tải phục vụ cho NKT với 4 trạm máy tính kết nối Internet, các phần mềm ứng dụng, 1 Máy in chữ nổi, 1 máy phóng to (CCTV), 18 Máy đọc sách nói (Victor Reader); 10 Máy đọc sách nói bỏ túi (Victor Reader Stream); 1 máy nhiệt làm phồng giấy (Heater machine); Tài liệu thay thế bao gồm: sách chữ nổi, hình minh họa nổi, sách minh họa nổi cho trẻ em, sách nói kỹ thuật số. Dự án do Force Foundation (Hà Lan) và Standard Chartered Bank tài trợ với tổng chi phí là: 66,000 USD, trong đó Force Foundation hỗ trợ 47,500 USD và 18,500 USD do Standard Chartered Bank. Ngoài ra, Force Foundation sẽ hỗ trợ kinh phí hoạt động khoảng 10,000 USD cho hai năm 2008-2009. Để giúp người đọc có thể xem sách tại nhà, thư viện cũng cho mượn máy đọc sách nói, máy đọc sách bỏ túi và các loại sách như chữ nổi, nói kỹ thuật số, băng catsette, hình minh họa nổi, sách cho trẻ em. 3.4.3. In tài liệu chuyển dạng Việc in các tài liệu chữ nổi, sách nói ngày càng được quan tâm. Sách giáo khoa, sách giải trí, truyện liên tục được xuất bản. Đây là tín hiệu đáng mừng cho NKT ở nước ta. Vũ Thế Phong 59 K51 Thông tin – Thư viện
  60. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam Trên thực tế, các nhà xuất bản Việt Nam hiện nay chưa xuất bản các ấn phẩm dành cho NKT mà chủ yếu công việc này hiện nay do Hội Người mù và TVHN, TVKHTHTPHCM thực hiện. Thư viện chữ nổi cho người mù Việt Nam (Hà Nội) ngoài việc cung cấp sách báo cho độc giả mượn và đọc tại chỗ, còn có nhiệm vụ biên soạn, in sách bằng chữ nổi. Qua gần 1 năm triển khai, thư viện đã biên soạn và in 500 cuốn sách, với 40.000 trang in bằng chữ nổi, phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ văn hóa của NKT như sách giáo khoa tiếng Việt lớp 1 tập một và hai, sách phục hồi chức năng, sách dạy xoa bóp, bấm huyệt, tập sách "Những tấm gương phụ nữ mù" tập một và giáo trình tiếng Anh Headway. Được sự hỗ trợ về thiết bị của Quỹ Force (Hà Lan) từ đầu năm 2009 đến nay, TVHN đã sản xuất thành công 22 đầu sách nói hiện đại, với gần 3.000 bản sách dành cho NKT Ông Chu Ngọc Lâm, Giám đốc TVHN chia sẻ: Ngoài việc cung cấp thông tin khoa học cho NKT, các sách nói còn có nội dung giới thiệu về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, ẩm thực, phố cổ Hà Nội Và, ngay sau khi "ra lò", toàn bộ số sách này đã được luân chuyển xuống thư viện và hội người mù 62 tỉnh, thành phố khác. Như vậy, những NKT trên mọi miền đất nước đều có cơ hội tìm hiểu nét văn hóa đặc sắc của Hà Nội từ ngàn xưa đến nay. Công việc in tài liệu chuyển dạng đã và đang được TVKHTHTPHCM triển khai khá tích cực. Đây cũng là địa chỉ cung cấp và hỗ trợ các đầu sách quý, có giá trị cho các thư Vũ Thế Phong 60 K51 Thông tin – Thư viện
  61. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam viện trên cả nước hiện nay. Bà Nguyễn Thị Bắc- Giám đốc Thư viện cho biết về những dự án phát triển thư viện và các dịch vụ hỗ trợ bạn đọc khiếm thị trong thời gian tới: “Những dự án mà chúng tôi đã thực hiện đều hướng tới mục tiêu xóa bỏ rào cản đối với NKT. Trong thời gian tới, việc sản xuất sách dành cho trẻ em khiếm thị sẽ được triển khai. Việc chuyển dạng tài liệu thì chúng tôi cũng đã thực hiện từ lâu, nhưng thời gian tới công việc này sẽ được đẩy mạnh với việc cho ra thêm nhiều đầu sách ”. Ngoài ra, Thư viện còn có dịch vụ chuyển dạng tài liệu theo yêu cầu của bạn đọc. Trung tâm Sao Mai tại Thành phố Hồ Chí Minh được tài trợ xây dựng Dự Án Thiết Lập Phòng In Chữ Nổi được tài trợ với số tiền 4,000 đô la Mỹ. Dự án này sẽ giúp cho các học viên khiếm thị những kỹ năng cơ bản về in ấn tài liệu chữ nổi. Ảnh: Một số thiết bị in tài liệu chuyển dạng Vũ Thế Phong 61 K51 Thông tin – Thư viện
  62. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam 3.5. MỘT SỐ NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 3.5.1. Ưu điểm - Nhà nước ta đã ban hành những văn bản, những quy định và đặc biệt là Pháp lệnh chăm lo tới việc phát triển hệ thống SP&DV thông tin dành cho NKT. Trên thực tế, hàng năm Vụ Thư viện đã tổ chức những cuộc hội thảo về thư viện công cộng phục vụ NKT. Đây là nền tảng đồng thời cũng là cơ sở cho hệ thống các thư viện công cộng có những hoạt động và chính sách quan tâm hơn tới NKT của địa phương mình. Điều này cũng nói lên sự quan tâm sát sao của Nhà Nước ta tới công tác phát triển “văn hóa đọc ” của NKT. - Một trong những ưu điểm dễ nhìn nhận nữa chính là trong những năm gần đây hệ thống SP&DV thông tin không ngừng được đầu tư và nâng cấp. Một thực tế không thể phủ nhận đó là việc đầu tư vào công tác xây dựng vốn tài liệu chuyển dạng dành cho NKT được đẩy mạnh hơn, song hành cùng nó là việc thư viện không ngừng tăng cường và sẻ chia các phương tiện, thiết bị hỗ trợ đọc có tại thư viện hoặc chuyển giao tới Hội người mù địa phương để đưa thông tin đến NKT một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. Đặc biệt TVKHTHTPHCM luôn tìm những người có giọng nói tốt để tuyển làm cộng tác viên cho studio thu băng tài liệu cho người khiếm thị. Họ không chỉ cung cấp cho người khiếm thị những tài liệu phục vụ học tập mà còn phục vụ cả báo chí cập nhật hàng ngày, đặc biệt là xuất bản những bản nhạc bằng chữ nổi Có thể thấy rằng hoạt động thư viện dành cho người khiếm thị trong thời gian vừa qua đã có những sự quan tâm đầu tư thiết thực. Điều đó phản ảnh dấu hiệu của sự tiến bộ rõ nét trong hoạt động bắt đầu được triển khai và ngày càng đa dạng hóa - Đã tranh thủ được sự giúp đỡ và hợp tác quốc tế trong việc phát triển nguồn tin và đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm và khai thác thông tin của NKT. Công tác ngoại giao và hợp tác quốc tế luôn được xúc tiến, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển hệ thống SP&DV cho Vũ Thế Phong 62 K51 Thông tin – Thư viện
  63. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam người khiếm thị ở nước ta hiện nay khi mà hệ thống SP&DV chuyên biệt dành cho NKT đang trong tình trạng thiếu thốn khá nhiều về vốn tài liệu và cơ sở vật chất, trang thiết bị. Việc có quan hệ thân thiết với tổ chức nước ngoài giúp chúng ta có được các lợi ích sau: + Đào tạo, tập huấn trong và ngoài nước về nghiệp vụ cho cán bộ phục vụ bạn đọc khiếm thị + Tăng cường việc ứng dụng công nghệ trong công tác phục vụ + Tạo điều kiện cho những người hoạt động trong cùng lĩnh vực của các nước khác nhau học tập và chia sẻ kinh nghiệm - Trong những năm gần đây, khi mà công nghệ thông tin đã có những tác động mạnh mẽ và làm thay đổi cục diện bộ mặt xã hội, thì NKT cũng không phải là đối tượng nằm ngoài những lợi ích mà công nghệ thông tin đem lại. Công nghệ thông tin với sự ra đời của các thiết bị hỗ trợ nghe nhìn hiện đại, công nghệ thông tin với tiến bộ vượt bậc về dạng tài liệu số hóa, giúp NKT nắm bắt vấn đề một cách tốt hơn. - Hiện nay có rất nhiều lựa chọn để NKT có thể truy cập được thông tin. Bên cạnh chữ nổi truyền thống đã có chữ nổi được máy tính hoá (Computerised Braille) ; bên cạnh sách nói dạng analog là băng cassettes đã có sách nói kỹ thuật số (Digital Talking books) và rất nhiều hỗ trợ công nghệ khác. 3.5.2. Nhược điểm Về sản phẩm Chỉ có một tỉ lệ tài liệu rất nhỏ (khoảng 2-5%) trên thế giới được chuyển sang các dạng khác nhau cho NKT – đó là một con số đáng chú ý. Kiến thức thì phong phú vô tận mà nguồn tài liệu chứa đựng nó dành cho người khiếm thị lại nhỏ bé vô cùng. Những thông tin được cung cấp cho người khiếm thị cũng có những nét khác biệt. Tại các Hội người mù, mái ấm tình thương, các câu lạc bộ dành cho người khiếm thị chủ yếu là sách về sức Vũ Thế Phong 63 K51 Thông tin – Thư viện
  64. Sản phẩm và dịch vụ phục vụ người khiếm thị tại Anh và một số gợi ý cho các cơ quan thông tin, thư viện ở Việt Nam khỏe, tâm lí, nghề nghiệp , tại các thư viện các tỉnh thành trong cả nước chủ yếu là tiểu thuyết văn học, tranh truyện dành cho thiếu nhi, các cuốn bách khoa thư, từ điển mà không có những sách mới hay sách nói về khoa học công nghệ. Nhìn chung những thông tin mới thì ít được cập nhật trong vốn tài liệu dành cho người khiếm thị. Sách chữ nổi ít người sử dụng vì nó chỉ thích hợp cho người mù bẩm sinh và trẻ em, hơn nữa chiếm nhiều diện tích và khó chia sẻ. Sách chữ lớn chưa được các nhà xuất bản ở nước ta quan tâm, trong khi đó máy trợ thị lại rất đắt, cá nhân không thể trang bị được. Sách nói là băng cassetes khó tìm các đoạn cần nghe. Máy tính và các ứng dụng của nó tương đối phức tạp. Cơ hội sử dụng công nghệ cho người nghèo còn hạn chế. Ngân sách còn hạn hẹp, đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Về dịch vụ thư viện - Hệ thống dịch vụ chưa phát triển, mới chỉ dừng lại ở một số thư viện: TVKHTHTPHCM, TVHN Việc hợp tác giữa các cơ quan có dịch vụ cho NKT chưa tốt dẫn đến hạn chế trong việc học tập và chia sẻ kinh nghiệm. Cán bộ thư viện chưa được huấn luyện đầy đủ để hiểu biết về đối tượng phục vụ và triển khai các dịch vụ thích hợp. - Thư viện lưu động cho người mù hoạt động chưa liên tục. TVKHTHTPHCM chỉ có 2 xe thư viện lưu động, trong đó có 1 xe cho NKT nên chưa thể thỏa mãn được nhu cầu thông tin của NKT. - Hình thức mượn liên thư viện còn rất hạn chế. 3.5.3. Nguyên nhân Nhà nước chưa có cơ chế chính sách cụ thể, chưa quan tâm một cách thiết thực đối với vấn đề SP&DV thông tin dành cho NKT. Trong khi đó hoạt động này lại đòi hỏi nhiều hơn nữa mối quan tâm của Đảng, Nhà Nước và Vũ Thế Phong 64 K51 Thông tin – Thư viện