Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_quyen_an_tu_va_van_de_hop_phap_hoa_an_tu_o_viet_na.pdf
Nội dung text: Khóa luận Quyền an tử và vấn đề hợp pháp hóa an tử ở Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THU HÀ QUYỀN AN TỬ VÀ VẤN ĐỀ HỢP PHÁP HÓA AN TỬ Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH- 2015 - L HÀ NỘI – 2019
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THU HÀ QUYỀN AN TỬ VÀ VẤN ĐỀ HỢP PHÁP HÓA AN TỬ Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH - 2015 - L NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. Nguyễn Thùy Dương HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Khóa luận đảm bảo chính xác, tin cậy và trung thực.Tôi đã hoàn thành các môn học và thanh toán đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội. Tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Hoàng Thu Hà i
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BLHS Bộ luật Hình sự HRC Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc HIV/AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ICCPR Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị LNQQT Luật nhân quyền quốc tế TCN Trước công nguyên UDHR Tuyên ngôn thế giới về quyền con người ii
- DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình, STT Nội dung Trang Biểu đồ Bản đồ các quốc gia/vùng lãnh thổ đã hợp 1 Hình 2.1 30 pháp hóa an tử và trợ tử tính đến 2014 Số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử ở 2 Biểu đồ 2.1 32 Hà Lan (2006-2013) Số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử tại 3 Biểu đồ 2.2 34 Bỉ (2002-2011) Số lượng các trường hợp tử ở Oregon (1998- 4 Biểu đồ 2.3 36 2018) Số lượng các trường hợp trợ tử ở Washington 5 Biểu đồ 2.4 37 (2009 - 2017) Số lượng các trường hợp trợ tử ở Thụy Sĩ 6 Biểu đồ 2.5 38 (1995-2010) iii
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ iii MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2.Tình hình nghiên cứu 2 3.Mục đích, phạm vi nghiên cứu 3 4.Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3 5.Kết cấu bài khóa luận 3 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ AN TỬ 4 1.1.Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của quyền an tử 4 1.2.Một số khái niệm cơ bản 9 1.2.1.An tử 9 1.2.2.Quyền an tử 13 1.3.Đặc điểm và ý nghĩa của quyền an tử 14 1.3.1.Đặc điểm 14 1.3.2.Ý nghĩa 17 1.4.Một số quan điểm về hợp pháp hóa quyền an tử 18 1.4.1.Những lập luận phản đối quyền an tử 18 1.4.2.Những lập luận ủng hộ quyền an tử 22 CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN AN TỬ TRÊN THẾ GIỚI 25 2.1.Pháp luật nhân quyền quốc tế về quyền an tử 25 2.2.Quy định pháp luật về quyền an tử của một số quốc gia 30 2.2.1.Các quốc gia đã hợp pháp hóa quyền an tử 30 2.2.2.Một số vụ việc điển hình về quyền an tử trên thế giới 39 CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ HỢP PHÁP HÓA QUYỀN AN TỬ Ở VIỆT NAM 44 iv
- 3.1.Thực tiễn pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền an tử 44 3.1.1.Quyền an tử theo pháp luật Việt Nam 44 3.1.2.Thực trạng yêu cầu về nhận thức, quy phạm hóa quyền an tử tại Việt Nam 47 3.2.Các yêu cầu về hợp pháp hóa quyền an tử của Việt Nam hiện nay 50 3.3.Các giải pháp liên quan đến quyền an tử ở Việt Nam 52 3.3.1.Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về Quyền an tử 52 3.3.2.Nhóm giải pháp về hoàn thiện quy chế pháp lý về Quyền an tử 53 3.3.3.Đề xuất mô hình khi luật hóa quyền an tử 55 KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 v
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới, là tiếng nói chung, mục tiêu chung và phương tiện chung của nhân loại để bảo vệ, thúc đẩy nhân phẩm và hạnh phúc của mọi con người. Kể từ khi Liên hợp quốc được thành lập (10/1945), quyền con người đã được quy định trong rất nhiều văn kiện pháp lý quốc tế, trở thành một hệ thống tiêu chuẩn pháp lý toàn cầu được các quốc gia tôn trọng và thực hiện. Trong đó quyền sống là quyền con người cơ bản đã được công nhận trong các văn kiện cốt lõi của luật nhân quyền quốc tế (Điều 3 Tuyên ngôn Toàn thế giới về nhân quyền (UDHR) năm 1948, điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR)). Hệ thống pháp luật hiện hành ở Việt Nam đã quy định cụ thể về quyền sống.Cụ thể, Điều 19 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được luật pháp bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.Quyền sống là quyền tự nhiên cơ bản của con người được công nhận và bảo vệ, vậy được chết có được xem là quyền hay không? Trên thế giới hiện nay, an tử, quyền an tử là những vấn đề còn để mở, bao hàm nhiều quan niệm khác nhau. Ở Việt Nam, an tử, quyền an tử là những vấn đề mới mẻ còn có sự nhầm lẫn trong quan niệm cũng như trong nhận thức của nhiều người. Vấn đề này cũng chưa được quy định trong các Hiến pháp cũng như pháp luật của Việt Nam (đặc biệt là Bộ luật dân sự), do đó cần được quan tâm và tranh luận. Trong dự thảo xây dựng Bộ Luật dân sự đã có ý kiến đề xuất về “quyền an tử”, nhưng có nhiều quan điểm khác nhau gây ra những tranh cãi. Có những người vận động rất mạnh mẽ mong muốn pháp luật thừa nhận quyền an tử, cho rằng những hành xử ấy là hợp luân lý. Số khác cho rằng làm như thế chẳng những là bất hợp pháp mà còn trái luân lý và chắc 1
- chắn gây tác hại sâu sắc cho y học. Quyền an tử vẫn chưa được công nhận và thông qua tại Việt Nam do tính phức tạp của nó trên nhiều lĩnh vực: y học, chính trị, xã hội, Trên thực tế, trong bối cảnh Việt Nam là một nước có tỉ lệ người chết vì bệnh ung thư thuộc top đầu thế giới, những mong muốn nhu cầu về quyền an tử là có thật và số lượng ngày càng tăng; xét từ góc độ của những bệnh nhân mắc bệnh nan y, việc đáp ứng nhu cầu đó cũng đảm bảo quyền sống theo đúng nghĩa của con người. Ở góc độ khoa học pháp lý việc nghiên cứu về quyền antử mang tính cấp thiết, góp phần quan trọng vào hoạt động xây dựng nhà nước pháp quyền với một hệ thống quyền dân sự, quyền nhân thân đầy đủ, hoàn thiện. Với tầm quan trọng và ý nghĩa trên, em quyết định lựa chọn đề tài “Quyền an tử và hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp để nghiên cứu nhằm làm rõ bản chất của quyền an tử, đồng thời đề cập đến một số vấn đề giữa pháp luật và thực tiễn để quyền an tử dần được hiểu và tôn trọng như một quyền cơ bản của con người. Từ đó, đề xuất một số ý kiến mong có thể góp phần hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về vấn đề này. 2. Tình hình nghiên cứu Quyền an tử là một đề tài còn rất mới mẻ trong các nghiên cứu khoa học pháp lý. Hiện nay, ở Việt Nam, có rất ít tài liệu viết về vấn đề này. Bài viết Bước đầu tìm hiểu vấn đề quyền được chết trong bối cảnh hiện nay của tác giả Trương Hồng Quang trong cuốn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển xuất bản năm 2012 là tài liệu trực tiếp đề cập đến vấn đề này. Ngoài ra, liên quan tới vấn đề quyền được chết có Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Mai Chi – “Quyền an tử những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2014. Luận văn phân tích khá kỹ cả về lý luận lẫn thực tiễn về quyền an tử, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện khung pháp luật về vấn đề này. Gần đây nhất có bài viết “Quyền an tử theo Luật Nhân quyền Quốc tế, pháp luật của một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam”của PGS.TS.Vũ Công Giao và ThS. Nguyễn Minh Tâm trong cuốn Thực thi các 2
- quyền hiến định trong Hiến pháp 2013cũng là công trình nghiên cứu khá sâu sắc về quyền an tử. Tuy nhiên, công trình không tập trung vào việc phân tích giải pháp cho vấn đề này. 3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận và thực tiễn về quyền an tử trên thế giới và Việt Nam làm rõ bản chất của quyền an tử từ đó đề xuất những quan điểm, giải pháp về quyền an tử, hợp pháp hóa quyền an tử nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành về vấn đề này ở nước ta trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào pháp luật quy định và thực tiễn các vấn đề liên quan đến quyền an tử của một số quốc gia và Việt Nam cũng như những quan điểm, lập luận về quyền an tử, hợp pháp hóa quyền an tử. Tuy nhiên quyền an tử là một vấn đề lớn và phức tạp trên nhiều lĩnh vực, trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, đề tài tập trung phân tích những vấn đề cơ bản nhất 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lí luận dùng để nghiên cứu đề tài này là các quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các phương pháp cụ thể được sử dụng để giải quyết những vấn đề đặt ra trong khóa luận này là: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh. 5. Kết cấu bài khóa luận Luận văn bao gồm các Phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và 03 chương như sau: Chương 1: Khái quát về vấn đề an tử Chương 2: Pháp luật về quyền an tử trên thế giới Chương 3: Pháp luật, thực tiễn và vấn đề hợp pháp hóa quyền an tử ở Việt Nam 3
- CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ AN TỬ 1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triểncủa quyền an tử Từ lâu, bất cứ ai làm nghề y cũng phải đọc “lời thề Hippocrates”. Trong đó có điều: “Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ”.Ở La Mã và Hy Lạp cổ đại (thế kỷ V đến thế kỷ I TCN), những người La Mã và Hy Lạp đã có xu hướng khoan dung, ủng hộ an tử và không tuân theo “lời thề Hippocrates” một cách trung thành.Nhiều người không có niềm tin xác định về giá trị vốn có của đời sống con người và các bác sĩ ngoại giáo. Các bác sĩ có thể thực hiện việc giết người vì mục đích nhân đạo (mercy killing), cả tự nguyện và không chủ ý.Trong suốt thời cổ đại, có sự ủng hộ rộng rãi cho cái chết tự nguyện thay vì đau đớn kéo dài, và các bác sĩ đã tuân thủ bằng cách thường xuyên đưa cho bệnh nhân của họ những chất độc mà họ yêu cầu. Thuật ngữ an tử (euthanasia) được Suetonius một nhà sử học La Mã sử dụng lần đầu tiên trong cuốn De Vita Casesarum - Divus Augustus(Cuộc đời các Ceasar – Con thần Augustus), tác giả đã mô tả cái chết của Augustus Caesar rằng trong lúc ngài hỏi một số người mới đến từ thành phố về con gái của Drusus, cô gái đang ốm, ngài đột ngột qua đời khi hôn Livia, thốt ra những lời cuối cùng: “Hãy luôn nhớ đến cuộc hôn nhân của chúng ta, Livia, và vĩnh biệt”rồi may mắn có một cái chết dễ dàng và đó là điều mà ngài luôn mong mỏi. Mỗi khi nghe rằng ai đó chết nhanh chóng và không đau đớn, ngài luôn cầu nguyện rằng ngài và thân thể ngàicũng có thể có một cái chết êm ả như thế, đó là khái niệm ngài quen dùng.[25] Tuy nhiên, khoảng thời gian sau đó cho đến gần cuối thế kỷ XIX, an tử bị phản đối bởi quan điểm của các tôn giáo lớn (Đạo Thiên chúa, Đạo Do Thái, Đạo Phật) và bị pháp luật ở nhiều quốc gia cấm (đặc biệt là các quốc gia theo thông luật). Từ thế kỉ XII đến XV, sự lớn mạnh của đạo Thiên Chúa đã củng cố “lời thề Hippocrates” quan điểm phản đối cái chết êm ả. Vào thế kỉ 4
- XVII, hệ thống pháp luật Common Law có những quy định trừng phạt hoặckhông chấp nhận, cấm tự tử và an tử lan ra khắp cả các thuộc địa. Ví dụ các nhà lập pháp của Providence Plantations vùng lãnh thổ sau này trở thành Rhode Island, đã tuyên bố vào năm 1647 rằng tự tử tuyệt đối là hành vi trái tự nhiên nhất và hội đồng lập pháp này tuyên rằng người nào thực hiện hành vi này, tự tử chỉ vì chủ tâm ghét bỏ chính cuộc sống của mình hay niềm hạnh phúc của người khác thì đồ đạc và tài sản của họ sẽ do nhà vua định đoạt.[26] Không có cuộc bàn luận nào về an tử thậm chí còn là điều cấm kị ở các nước châu Âu cho đến thế kỉ XVIII. Nhiều nhà văn đã tấn công vào các nhà thờ để truyền bá về mọi khía cạnh đời sống, bao gồm cả về an tử và tự tử, nhưng vấn đề này không gây được quan tâm nhiều và rộng khắp. Một cuộc phản công mang tính chất tôn giáo đã diễn ra vào cuối thế kỉ XVIII, bắt đầu với cuộc Đại thức tỉnh vào khoảng giữa những năm 1700 đến cuộc Đại thức lần thứ hai vào những năm đầu của thế kỷ XIX, những nhà truyền giáo đã tăng cường lên án mạnh mẽ tự tử và an tử. Năm 1794, một đạo luật đã được thông qua nhằm giảm hình phạt của một người đã giết bệnh nhân mắc một căn bệnh nan y. Sau đó, năm 1828, một văn bản pháp luật được ban hành tại New York trong đó quy định rõ ràng an tử là hành vi trái pháp luật. Giữa năm 1857 và 1865, một Ủy ban ở New York do Dudley Field lãnh đạo đã soạn thảo một dự luật hình sự cấm trợ giúp tự tử và đặc biệt là cung cấp cho người khác bất kỳ vũ khí chết người hoặc ma túy độc hại nào, biết rằng người đó có ý định sử dụng vũ khí hoặc ma túy như vậy để lấy mạng sống của chính mình. Vào thời điểm Hiến pháp sửa đổi lần thứ mười bốn đã đượcthông qua, an tử và trợ tử đều là tội hình sự ở hầu hết các bang.Bộ luật hình sự đã được thông qua tại Lãnh thổ Dakota vào năm 1877, tại New York năm 1881. Bước sang thế kỉ XIX, các nhà khoa học đã có một bước tiến lớn trong việc chiết suất được morphin và được sử dụng làm thuốc giảm đau trên diện rộng. Samuel Williams, một giáo viên, đã có bài phát biểu đầu tiên ủng hộ cho an tử tích cực, trong đó đề cập đến việc thuốc không chỉ được dùng để 5
- làm giảm cơn đau mà còn giải thoát bệnh nhân một cách có chủ định. Trong suốt thế kỉ XIX, bài phát biểu đã nhận được sự chú ý nghiêm túc trên nhiều tạp chí y khoa.Nhưng hầu hết các bác sĩ vẫn giữ quan điểm thuốc giảm đau có thể dùng để giảm bớt sự đau đớn, không phải thúc đẩy cái chết. Thế kỷ XX với sự phát triển của ngành y khoa, an tử đã có được những bước tiến lớn. Về mặt pháp lý, năm 1976, California trở thành bang đầu tiên của Mỹ thông qua luật cho phép người bị bệnh nan y quyền quyết định hủy bỏ các điều trị y tế duy trì sự sống khi cái chết được tin rằng sắp xảy ra. Tính đến năm 1977, đã có 8 bang của Mỹ gồm California, New Mexico, Arkansas, Nevada, Idaho, Oregon, North Carolina, và Texas đã thông qua các điều luật về quyền an tử. Một vụ việc điển hình liên quan đến trợ tử đã từng diễn ra ở nước Mỹ. Đó là trường hợp của Karen Ann Quinlan vào năm 1975. Người phụ nữ này bị rơi vào tình trạng hôn mê sau khi bị tai nạn ô tô và được kết luận sẽ không bao giờ phục hồi được ý thức. Các bác sĩ tin rằng cô sẽ chết nếu bị ngưng dùng máy thở oxy. Cha mẹ của cô trong hoàn cảnh tuyệt vọng vì không muốn con gái của mình kéo dài sự sống thực vật đầy đau khổ và thực sự khả năng kinh tế của gia đình cũng có hạn nên đã đề nghị Tòa án cho phép rút ống thở. Tuy nhiên Tòa án đã từ chối đề nghị này. Một cuộc chiến pháp lý đã diễn ra ròng rã suốt một năm trời sau đó và Quinlan đã được dừng máy thở vào năm 1976. Nhưng có một điều là cô vẫn sống thêm được đến 10 năm nữa, cho dù không thể hiện bất kỳ dấu hiệu nào của sự phục hồi ý thức cũng như cuộc sống và mất vào năm 1986 vì bệnh viêm phổi [13]. Từ sau vụ việc này đã mở rộng đường cho trợ tử thụ động, các Tòa án của Mỹ đã thực thi nhiều phán quyết liên quan đến việc từ chối điều trị trong những trường hợp nhất định. Một số cơ quan lập pháp của một số bang ở Mỹ đã thừa nhận hoạt động trợ tử để giúp một người bệnh không phải kéo dài thời gian đau khổ hay sống đời sống thực vật. Có thể thấy, vấn đề trợ tử và an tử có thể trở thành mối quan tâm hàng đầu về các phương diện xã hội, chính trị và luân lý ở Hoa Kỳ, Ý, Úc và có lẽ 6
- những nơi khác nữa trong tương lai gần. Vấn đề bỗng nhiên được đưa vào tiêu điểm chính trị, nhất là ở Hoa Kỳ: trước hết là do những việc làm của Jack Kevorkian, một thời là nhà nghiên cứu bệnh lý học ở Michigan; trong những năm qua ông đã dùng "máy tự tử" (suicide machine) do ông tự thiết kế để trợ giúp ít nhất năm mươi người tự tử, mà những người này không phải là bệnh nhân hấp hối; sau đó là do những nỗ lực ở rất nhiều tiểu bang, bằng một bước ngoặt pháp lý ngoạn mục, đã làm thay đổi hoặc hủy bỏ những khoản trong luật lệ đã được luật pháp quy định lâu đời hay luật chung có nội dung nghiêm cấm hành vi tự tử có trợ giúp; hai Tòa phúc thẩm Liên bang vào năm 1996 đã phán quyết rằng: người bị bệnh vô phương cứu chữa và một số người khác, có quyền được trợ giúp để kết liễu mạng sống, và quyền này được hiến pháp bảo vệ. Tuy cả hai phán quyết ấy đều bị Tòa Án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ bác bỏ vào tháng 6-1997, nhưng ý kiến của các quan tòa này sẽ được đưa ra trước ngành lập pháp và công luận để tham khảo trong suốt nhiều năm sắp đến. Vụ Compassion in Dying kiện Tiểu bang Washington của Tòa Lưu Động Số 9 và vụ Quill kiện Vacco của Tòa Lưu Động Số 2 đều xảy ra vào đầu mùa xuân năm 1996. Hai tòa phúc thẩm liên bang này đưa ra những quyết định với những nội dung quan trọng, không những đối với việc xử trí y khoa cho người hấp hối mà còn cho người quá đau đớn hay bị bệnh gây suy nhược.Cả hai tòa án đều cho là bất hợp hiến những nghiêm cấm của tiểu bang đối với việc trợ giúp bệnh nhân tự tử. Ngoài ra, tòa còn phán rằng các công dân có những quyền lợi được hiến pháp bảo vệ gọi là "quyền tự do về sở thích" trong việc chọn thời điểm và cách thức từ giã cõi đời [10]. (Compassion in Dying là một tổ chức của các bác sĩ ủng hộ trợ tử. Năm 1996 họ đâm đơn kiện lên Tòa Án Liên Bang, cho rằng tiểu bang Washington nghiêm cấm bác sĩ trợ giúp bệnh nhân tự tử là vi hiến (trái hiến pháp) và vi phạm quyền của bệnh nhân vô phương cứu chữa. Trong vụ án kia, Timothy E. Quill và một số bác sĩ hành nghề ở NewYork đứng nguyên đơn vào năm 1997 kiện Dennis C. Vacco, Chưởng lý NewYork. Các bác sĩ cho rằng “rất phù hợp với nghề nghiệp bác sĩ” khi chỉ định thuốc kết liễu mạng sống cho “những 7
- bệnh nhân vô phương cứu chữa, không còn khả năng trí não” và đang phải đau đớn cùng cực, thế nhưng các bác sĩ bị cản trở việc này do luật của tiểu bang NewYork cấm trợ giúp tự tử). Hai Tòa án Liên bang đã đi một bước ngoặt pháp lý ngoạn mục. Trước hết là Tòa Phúc Thẩm Lưu Động Số 9 (ngày 06-03-1996) mở tại San Francisco. Tám trong mười một vị quan tòa, đồng tâm nhất trí, phán quyết rằng: mỗi cá nhân có “quyền tự do về những sở thích” được hiến pháp bảo vệ dựa trên bản Tu Chính Hiến Pháp Số 14, trong việc chọn thời điểm và cách thức từ giã cõi đời. Một tháng sau, vào ngày 02-04-1996, Tòa Phúc Thẩm Lưu Động Số 2, mở tại New York, cũng đi đến cùng một kết luận tương tự, nhưng những lý do đưa ra có hơi khác. Dựa trên Mệnh Đề Được Bảo Vệ Như Nhau của bản Tu Chính Hiến Pháp Số 14, tòa biện luận rằng không có sự khác biệt giữa việc đình chỉ các hệ thống duy trì sự sống và việc cung cấp thuốc để gây ra cái chết. Đây là quyết định chung của ba quan tòa. Tham chiếu một cách đặc biệt đến sự kiện bệnh nhân lệ thuộc máy móc có quyền quyết định giờ chết của mình, hai trong số ba quan tòa phát biểu rằng: bệnh nhân vô phương cứu chữa “phải được tự do thực hiện việc ấy bằng cách yêu cầu bác sĩ kết liễu mạng sống của mình trong những giai đoạn cuối của căn bệnh vô phương cứu chữa.” Tuy nhiên sau đó, cả hai phán quyết này đều bị Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ thay đổi và vô hiệu hóa, vào ngày 28-06-1997. Dù các tòa án quyết định thế nào đi nữa, các luận cứ do Tòa Phúc Thẩm Lưu Động Số Hai và Số Chín nêu ra, có lẽ sẽ ảnh hưởng đến các cuộc thảo luận về an tử và trợ tử trong những năm sắp đến. Bước sang đầu thế kỷ XXI, năm 2001, Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa an tử; tiếp sau đó là Bỉ (năm 2002), Luxembourg (năm 2008); và ba bang của Mỹ gồm Washington (năm 2008), Montana (năm 2008), Vermont (năm 2013). Hà Lan là đất nước đầu tiên hợp pháp hóa "cái chết nhân đạo" từ tháng 4/2002. Người muốn chết phải đang đối mặt với nỗi đau đớn dày vò và các 8
- bác sĩ đều thất bại trong việc chữa trị. Họ phải hoàn toàn tỉnh táo khi ra quyết định. Độ tuổi được chọn cái chết êm ái là trên 12. Chính phủ Hà Lan cho phép thành lập các đội cứu trợ cung cấp "cái chết nhân đạo". Sáu đội chuyên biệt sẽ di động đến nơi bệnh nhân yêu cầu được trợ tử nếu các bác sĩ khác từ chối tiến hành việc này. Mỗi năm có khoảng 3.100 trường hợp được trợ tử ở nước này [17]. Tháng 2/2008, nối gót Hà Lan và Bỉ, Luxembourg trở thành nước thứ ba trong Liên minh châu Âu cho phép "cái chết êm ái". Điều luật này chỉ được áp dụng đối với bệnh nan y không có biện pháp chữa trị.Tháng 3/2014, Bỉ đã hợp pháp hóa an tử đối với trẻ em bị bệnh nan y và không thể cứu chữa Tháng 2/2015, Tòa án Tối cao Canada đã bãi bỏ lệnh cấm tự sát có trợ giúp của bác sĩ. Tháng 4/2015, Tòa án Nam Phi đã cho phép tự sát có trợ giúp đối với những người bị bệnh nan y. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. An tử Thuật ngữ an tử hay euthanasia (trong tiếng Anh) bắt nguồn từ thuật ngữ “euthanatos” trong tiếng Hy Lạp, có thểhiểu sát nghĩa là “cái chết êm ả” hay “cái chết êm dịu”. Trong đó “eu” có nghĩa là “tốt” và “thanatos”là “chết”). Nghĩa của từ này theo tiếng Hy Lạp là chấm dứt cuộc sống của ai đó một cách ít đau đớn nhất hay không đau đớn để giúp họ khỏi kéo dài cuộc sống trong những điều kiện không mong muốn. Đến nay chưa có một định nghĩa cụ thểthống nhất nào về khái niệm về an tử. Có thể hiểu, an tử là chấm dứt cuộc sống của một người theo một cách ít đau đớn nhất hay không đau đớn để giúp họ khỏi kéo dài cuộc sống trong những điều kiện không mong muốn. Xuất hiện đầu tiên trong lời thềHippocrates và sau đó bắt đầu xuất hiện rộng rãi hơn vào thế kỷ XVII, nhằm khuyến khích các bác sĩ quan tâm đến sự đau đớn của người bệnh và giúp đỡ người sắp chết thoát khỏi thế giới này một cách nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Theo Từ điển Merriam-Webster Online, an tử là “hành động hoặc thực hành giết chết hoặc cho phép cái chết của những cá nhân (như con người 9
- hoặc động vật nuôi) bị ốm hoặc chấn thương không còn hy vọng [cứu chữa] theo cách ít đau đớn nhất vì lý do nhân từ/nhân đạo”. Một tài liệu khác định nghĩa: “an tử là sự giết chết có chủ ý một người lệ thuộc (a dependent human being) bởi hành động hoặc không hành động vì lợi ích được viện ra của người đó” [5]. The British House of Lords Select Committee on Medical Ethics (Ủy ban đặc biệt của Thượng Nghị viện Anh về Đạo đức y học) định nghĩa về an tử là "một sự can thiệp cố ý được thực hiện với ý định rõ ràng về sự kết thúc một cuộc sống, để xoa dịu sự đau đớn khó chữa"[18] Như vậy, có thể hiểu “an tử” là việc chủ ý chấm dứt cuộc sống của một người mà thường là những bệnh nhân không còn khả năng cứu chữa theo cách ít hoặc không đau đớn vì những lợi ích của người đó. Theo những phân tích trên, với những mục đích tốt đẹp của an tử thì nên gọi là “cái chết nhân đạo” thay vì gọi “cái chết êm ả”. An tử bao gồm những nội dung sau: Thứ nhất, Tính chủ ý chấm dứt cuộc sống Đây là nội dung quan trọng nhất của quyền an tử. Việc chấm dứt cuộc sống phải là ý chí chủ quan của bệnh nhân, mong muốn của bản thân họ, không bị ép buộc bởi bất cứ chủ thể nào khác. Nếu thiếu đi tính chủ ý thì sẽ không còn là an tử. Thứ hai, Đối tượng là những người không còn khả năng cứu chữa Bệnh nhân phải ở trong tình trạng bệnh lý không còn khả năng cứu chữa, chỉ khi có kết luận của hội đồng bác sỹ về tình trạng bệnh lý. Đây là yêu cầu quan trọng giúp phân biệt giữa hành vi hưởng thụ quyền an tử và hành vi tự tử, cũng như phân biệt hành vi thực hiện quyền an tử và hành vi trợ giúp, xúi giục người khác tự tử. Vậy như thế nào là những người không còn khả năng cứu chữa?Ở các quốc gia đã công nhận hay chưa công nhận quyền an tử có cách phân loại khác nhau về phạm vi các loại bệnh nhân. Theo tác giả Trương Hồng Quang 10
- trong bài viết “Bước đầu tìm hiểu về quyền được chết trong bối cảnh hiện nay”, thì giới y học hầu hết thống nhất có hai dạng bệnh nhân: (1) Những trường hợp chết não: “tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được”. Bệnh nhân sống hoàn toàn nhờ vào các biện pháp hỗ trợ như hô hấp, tuần hoàn và nuôi dưỡng nhân tạo nếu rút máy thì coi như sự sống chấm dứt. (2) Trường hợp người bệnh mất ý thức kéo dài và không có khả năng hồi phục. Trường hợp này bệnh nhân có sống cũng chỉ là gánh nặng của gia đình (bản thân họ không còn biết khổ hay sướng). Đôi lúc người bệnh biểu lộ được ý chí của mình và hoàn toàn không sống nhờ các biện pháp nhân tạo. Trường hợp này bao gồm cả bệnh nhân chịu nhiều đau đớn kéo dài nhưng không mất ý thức thường xuyên. Nguyên nhân dẫn đến các tình trạng trên có thể là sau một tai nạn hay bị mắc bệnh hiểm nghèo, vô phương cứu chữa. Thứ ba, cách thực hiện ít hoặc không gây đau đớn An tử tức là cái chết nhẹ nhàng, êm ái, là cái chết nhân đạo. Vì thế cách thức thực hiện an tử cũng phải hạn chế đến mức thấp nhất đau đớn cho bệnh nhân, giúp họ được ra đi một cách thanh thản, chấm dứt cuộc sống đau đớn đã kéo dài. Một số biện pháp có thể thực hiện như: tiêm thuốc, rút ống dẫn Thứ tư, vì lợi ích của người được an tử Với ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, an tử trên hết phải với mục đích đem lại sự thanh thản cho người bệnh, giúp họ không phải chịu đựng những ngày tháng đau đơn với bệnh tật, chứ không phải vì bất kỳ lợi ích kinh tế hay nguyên nhân từ chủ thể nào khác (gia đình, xã hội). Như vậy, có bốn yếu tố để xác định “an tử” đó là: (i) tính chủ ý chấm dứt cuộc sống; (ii) đối tượng là những người không còn khả năng cứu chữa; (iii) cách thức thực hiện ít hoặc không gây đau đớn; và (iv) vì lợi ích của người được an tử. Trong các yếu tố này, “tính chủ ý” được xem là quan trọng 11
- nhất mà thiếu nó sẽ không được coi là an tử; lợi ích của người được an tử thường là để chấm dứt những nỗi đau không thể chịu đựng được (mục đích nhân đạo) và để giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và người thân. An tử có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó hai tiêu chí có thể thể hiện rõ nhất tính chất của vấn đề đó là dựa trên sự tự nguyện và cách thức thực hiện. - Dựa trên tính chất ý chí của người được an tử, an tử có thể chia thành an tửtự nguyện (Voluntary Euthanasia), an tử không tự nguyện (Non - VoluntaryEuthanasia), và an tử trái nguyện vọng(Involuntary Euthanasia). An tử tự nguyện (Voluntary Euthanasia): Bệnh nhân trong tình trạng tỉnh táo(nghĩa là có ý thức, đủ tuổi và cảm xúc ổn định), có sự đồng tình rõ ràng trong quyết định kết thúc cuộc sống với sự hỗ trợ, trợ giúp của bác sĩ. Ví dụ: Thực hiện theo yêu cầu của bệnhnhân ung thư giai đoạn cuối ngừng điều trị bằng việc ngừng tiêm thuốc hóa trị do tình trạng tâm lý và sức khỏe hiện nay hay ở tương lai tiên liệu được. An tử không tự nguyện (Non - Voluntary Euthanasia): Bệnh nhân không có khả năng bày tỏ sự ưng thuận và tự đưa ra quyết định (Trẻ sơ sinh thiểu năng trầm trọng, bệnh nhân trong tình trạng thực vật vĩnh viễn, người tâm thần), quyết định chấm dứt cuộc sống của họ do người khác đưa ra (người thân) An tử trái nguyện vọng(Involuntary Euthanasia): Bệnh nhân không hề bày tỏ mong muốn, cũng không hề đưa ra bất cứ bằng chứng nào cho thấy mạng sống của người ấy cần phải được chấm dứt, nhưng việc này vẫn được thực hiện trái ý chí của người bệnh. Khác với an tử không tự nguyện, ở an tử trái nguyện vọng bệnh nhân tỉnh táo, có thể tự đưa ra quyết định, minh nhiên từ chối, không đồng ý việc bị làm chết. - Dựa trên tiêu chí cách thức thực hiện, an tử được chia thành an tử chủ động (Active Euthanasia/Euthanasia by Action), an tử thụ động (Passive Euthanasia/Euthanasia by Omission) 12
- An tử chủ động (Active Euthanasia): Trường hợp có sự tác động của người khác để giúp bệnh nhân chấm dứt cuộc sống một cách nhanh chóng. Ví dụ: Bác sĩ trực tiếp gây tử vong theo yêu cầu của bệnh nhân bằng cách tiêm thuốc Đây được coi là cách thức hiệu quả nhất dù tình trạng bệnh nhân có như thế nào. Hình thức này được hợp pháp hóa ở Netherlands và Australia. An tử thụ động (Passive Euthanasia): Ngừng các biện pháp điều trị đang áp dụng cho bệnh nhân để bệnh nhân chết đi. Ví dụ: Bác sĩ ngưng mọi biện pháp kéo dài sự sống đối với bệnh nhân như rút ống dẫn, tắt máy trợ thở, ngừng việc tiêm các chất hóa trị Tuy nhiên, vẫn duy trì các biện pháp/thuốc giảm đau. Như vậy, an tử thụ động phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, đặc biệt là tình trạng bệnh nhân Bên cạnh thuật ngữ an tử, ở nhiều quốc gia còn sử dụng thuật ngữ trợ tử (physician-assisted suicide: tự tử với sự trợ giúp của bác sĩ).Nếu như an tử là việc biết, trực tiếp hành động một cách có chủ đích đem đến cái chết nhẹ nhàng cho một cá nhân thì trợ tử được định nghĩa là việc biết, hành động trực tiếp một cách có chủ đích cung cấp phương tiện để cá nhân thực hiện việc tự tử. Như vậy có thể thấy, điểm phân biệt lớn nhất giữa an tử và trợ tử là chủ thể nắm giữ vai trò chủ đạo trong quá trình, hay chủ thể thực hiện toàn bộ hành vi hoặc thực hiện hành vi cuối cùng. Có sự khác biệt như vậy nhưng nếu xét cho cùng thì trợ tử là hình thức sơ khai của an tử, trong đó vai trò của bác sĩ chưa được mở rộng. Ở hầu hết các nước đã thông qua luật an tử, hành vi trợ tử cũng hợp pháp và dùng chung với nhau. Theo một báo cáo năm 2010 tại Hà Lan tỷ lệ an tử chủ động là 2,8% trong khi trợ tử là 0,1% trên tổng số người chết. Ở những vùng lãnh thổ mới chỉ hợp pháp hóa hành vi trợ tử, an tử có thể bị coi là hành vi vượt quá thẩm quyền và dẫn tới khả năng phải chịu trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm nghề nghiệp cho người thực hiện [6]. 1.2.2. Quyền an tử Xuất phát từ khái niệm an tử, quyền an tử có thể được định nghĩa là quyền nhân thân và là đặc quyền của những cá nhân rơi vào trạng thái bệnh lý 13
- không có khả năng chữa trị, được quyết định kết thúc cuộc sống của mình với sự hỗ trợ của chủ thể có thẩm quyền và tuân theo quy định chặt chẽ của phápluật [6] Tuy nhiên, một quyền được công nhận là quyền nhân thân chỉ khi quyền đó được pháp luật ghi nhận một cách chính thức.Quyền an tử(hay quyền được chết - right to die) trên thực tế chỉ được công nhận là quyền nhân thân ở một số quốc gia hợp pháp hóa an tử. Theo quan điểm của các nhà lập pháp và các nhà khoa học, công nhận quyền được chết là quyền nhân thân nhưng chưa quy định trong Luật. Thực tế cho thấy có quy định hay không chỉ là vấn đề về mặt thời gian: có phù hợp với hiện tại hay không và hệ thống pháp luật có đồng bộ, thống nhất hay không. Khi chưa được công nhận về mặt pháp luật, một người nếu thực hiện hành vi trợ giúp tự tử, giúp người bệnh ra đi có thể quy vào một số tội như: tội giết người, tội giúp người khác tự sát Hiện nay, chưa có một định nghĩa cụ thể về quyền an tử. Tuy nhiên, theo phân tích các quan điểm đồng tình và đạo luật một số quốc gia đã hợp pháp hóa an tử cũng như quan điểm cá nhân, có thể hiểu: Quyền an tử là một quyền nhân thân của những người đang phải chịu sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần kéo dài và không thể chịu đựng được sau một tai nạn hay một bệnh nan y không thể cứu chữa, và việc thực hiện quyền này phải tuân theo quy định của pháp luật. 1.3. Đặc điểm và ý nghĩa của quyền an tử 1.3.1. Đặc điểm - Quyền an tử là một quyền nhân thân Quyền an tử gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Điều này có nghĩa rằng bản thân chủ thể hưởng quyền an tử họ không thể chuyển giao quyền này cho người khác và cũng không ai có thể đại diện cho họ để thực hiện quyền này. Một cá nhân không thể áp đặt quyền an tử lên một chủ thể nào khác ngoài chính bản thân mình, đơn giản bởi sự sống của chủ thể đó không thuộc phạm vi có thể quyết định rằng chấm 14
- dứt hay không của họ. Hơn nữa, quyền an tử cũng mang tính chất phi tài sản. Quyền an tử không thể đem ra mua bán, cầm cố, thế chấp đây là hệ quả của tính chất không thể chuyển giao của quyền nhân thân, chủ thể khác không thể đặt mình vào vị thế của có quyền để hưởng thụ quyền này. - Quyền an tử là đặc quyền Điều này không có nghĩa quyền an tử chỉ thuộc về một nhóm chủ thể cá biệt trong xã hội, mà đặc biệt có nghĩa quyền an tử chỉ phát sinh khi chủ thể hưởng thụquyền ở trong tình trạng đặc biệt, rơi vào trạng thái bệnh lý không còn khả năng cứu chữa. Đây là đặc điểm quan trọng giúp phân biệt giữa hành vi hưởng thụ quyền an tử và hành vi tự tử, cũng như phân biệt hành vi thực hiện quyền an tử và hành vi trợ giúp, xúi giục người khác tự tử. Nếu như quyền an tử và thực hiện quyền an tử chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân mắc bệnh nan y, không có hy vọng chữa trị và trong luật pháp một số quốc gia còn quy định thêm rằng thời hạn sống không còn dài, thì tự tử và hành vi xúi giục, trợ giúp người khác tự tử có thể được thực hiện bởi các chủ thể không mắc bệnh ,vì thế bị coi là hành vi có hại cho xã hội và bị luật pháp nhiều quốc gia quy định là tội hình sự. - Quyền an tử là quyền thực hiện được khi có sự hỗ trợ của chủ thể có thẩm quyền Quyền an tử không giống như các quyền khác là chủ thể có thể tự do hưởng thụ quyền bằng khả năng của mình. Một chủ thể khi hội tụ đủ các điều kiện chỉ có thể hưởng thụ quyền thông qua sự trợ giúp của người khác. Sự trợ giúp này có thể biểu hiện bằng hành vi hành động (tiêm thuốc gây chết người trong an tử chủ động) hoặc không hành động (không tiếp tục các hỗ trợ y tế trong an tử bị động). Ngay cả trong trường hợp trợ tử khi người bệnh tự thực hiện việc đưa thuốc gây chết vào cơ thể hoặc uống thuốc gây chết, họ vẫn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ trong việc kê đơn và có được các loại thuốc mình cần một cách hợp pháp. Mọi hành vi chấm dứt cuộc sống không có sự hỗ trợ của chủ thể có thẩm quyền đều mang tính chất chủ quan, bộc phát. Ngoài ra, 15
- chủ thể hỗ trợ cũng phải tuân theo các quy định của pháp luật. Họ phải là những bác sĩ có bằng cấp, đủ thẩm quyền thực hiện chứng nhận tình trạng của bệnh nhân cũng như có đủ kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để thực hiện an tử trong trường hợp bệnh nhân không thể hoặc không muốn tự thực hiện. - Mục đích của quyền an tử là giúp bệnh nhân được kết thúc cuộc sống một cách nhanh chóng và an toàn theo mong muốn. Đây chính là mục đích nhân đạo của an tử mà tất cả các quốc gia hướng tới. An tử giúp cho những bệnh nhân trong tình trạng không thể cứu chữa được ra đi thanh thản, không phải chịu đau đớn, sống những ngày dài chiến đấu với bệnh tật. An tử là cách giải thoát hợp lý nhất trong trường hợp này. - Quyền an tử là quyền được thực hiện theo quy định chặt chẽ của phápluật. Xuất phát từ tính chất nhân thân và đặc quyền, quyền an tử chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện và theo quy trình chặt chẽ do pháp luật các quốc gia quy định. Hiện nay, ở nhiều quốc gia, thủ tục để tiến hành việc an tử cũng như để thụ hưởng quyền an tử hết sức chặt chẽ nhằm mục đích tránh mọi trường hợp lạm dụng, bởi hậu quả của một vụ sai phạm là không thể cứu chữa bằng mọi biện pháp. Việc không tuân thủ đúng theo các quy định này có thể làm phát sinh trách nhiệm hình sự, dân sự hoặc kỷ luật nghề nghiệp đối với người thực hiện an tử cho bệnh nhân. - Quyền này có thể được yêu cầu bởi chính người đó hoặc người đại diện Như đã phân tích, quyền an tử phải xuất phát từ sự tự nguyện của người yêu cầu: tự nguyện được thực hiện an tử khi còn tỉnh táo, tự nguyện chỉ định người đại diện cho mình trong trường hợp rơi vào tình trạng không biểu lộ được ý chí (người này sẽ có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc chữa bệnh của bệnh nhân). - Chủ thể của quyền này là người đang chịu sự đau đớn kéo dài do bệnh tật hoặc tai nạn Không phải ai cũng là đối tượng của quyền an tử. An tử chỉ được áp dụng với một số đối tượng đặc thù: bệnh nhân đang trong tình trạng đau đớn 16
- cả về thể chất lẫn tinh thần, không thể cứu chữa được, do tai nạn hoặc mắc bệnh nan y, vô phương cứu chữa. 1.3.2. Ý nghĩa 1.3.2.1. Ý nghĩa pháp lý Quyền an tử được công nhận là sự khẳng định rằng pháp luật tôn trọng giá trị tự do và quyền tự quyết của con người. Pháp luật các quốc gia, khu vực và quốc tế ngày càng đề cao các giá trị này, trong khi quyết định về giá trị cuộc sống của chính bản thân mình lại là quyết định căn bản và gắn liền với mỗi chủ thể nhất định. Quyền an tử sẽ là công cụ pháp lý giúp cho việc quản lý hoạt động an tử. Vì bị cấm đoán hoặc không được cho phép nên những người có nguyện vọng được hưởng thụ quyền an tử cũng như những bác sĩ có ý định thực hiện an tử cho người bệnh luôn phải sống một cuộc sống ngầm với những hành vi mà họ cố tình che giấu không để cho người khác biết. Công nhận quyền an tử sẽ góp phần thay đổi cách nhìn của xã hội đối với những đối tượng này từ đó họ sẽ không muốn che giấu và công khai hóa hành vi của mình. Sự công khai này là điều kiện thuận lợi để nhà nước có thể quản lý một cách hiệu quả. Việc công nhận quyền an tử sẽ giải quyết được tình trạng pháp lý bế tắc cũng như nhu cầu được an tử trong thực tiễn. Hợp pháp hóa an tử giúp cho việc quản lý hoạt động này được công khai, minh bạch, dễ dàng mà còn hạn chế được trường hợp sử dụng an tử vào mục đích khác thay vì nhân đạo. 1.3.2.2. Ý nghĩa xã hội Sự không công nhận quyền an tử đã và đang gây ra nhiều tranh cãi cũng như bức xúc trong cộng đồng những người hành nghề y, những người hành nghề luật cũng như những bệnh nhân mắc bệnh nan y. Thời kỳ trước đây, những bức xúc đó còn chưa đáng kể vì nhiều nguyên nhân: số lượng người có nhu cầu hưởng thụ quyền còn thấp, tư tưởng tôn giáo mang đậm thành kiến với hành vi tự nguyện chấm dứt cuộc sống. Trải qua thời gian, số lượng người có mong muốn hưởng thụ quyền đã tăng lên, hơn nữa, sự giao 17
- lưu văn hóa, tư tưởng mang đến sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của xã hội, nhiều vấn đề trước đây bị cho là trái với thuần phong đã được nhìn nhận thoáng hơn. Vấn đề an tử cũng vậy, với sự đồng tình, ủng hộ ngày càng lớn, những người mong muốn hưởng thụ quyền an tử chắc chắn sẽ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình. Như vậy, các quốc gia cần phải giải quyết vấn đề này kịp thời để đảm bảo cho sự ổn định, và giải pháp để giải quyết vấn đề này là công nhận quyền an tử. Việc công nhận quyền an tử có thể giảm những tác động tiêu cực có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đối với xã hội. Công nhận quyền an tử có ý nghĩa xã hội rất lớn với những mục đích xã hội tốt đẹp. Khi sự sống của bệnh nhân không còn được được đảm bảo (mắc bệnh nan y, đang phải chịu đựng đau đớn kéo dài ) thì an tử là giải pháp hợp lý nhất. Điều này không chỉ tốt cho bệnh nhân mà còn tốt cho gia đình, xã hội. Người bệnh ra đi thanh thản, chấm dứt những ngày tháng đau đớn, mệt mỏi chiến đấu với bệnh tật. Gia đình bệnh nhân cũng không phải tốn kém về chi phí cũng như công sức không đáng có. Xã hội cũng tránh được những tranh luận gay gắt về vấn đề này. 1.4. Một số quan điểm về hợp pháp hóa quyền an tử Những quan điểm về Quyền an tử luôn gây ra sự tranh cãi gay gắt vì vấn đề này không chỉ liên quan đến y học mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như: Luật pháp, tôn giáo, phong tục, tập quán, đạo đức xã hội 1.4.1. Những lập luận phản đối quyền an tử Người được cho là chống đối trợ tử đầu tiên trong lịch sử y học là Hippocrates, ông tổ ngành y phương Tây.Trong lời thề Hippocrates, ông kêu gọi thầy thuốc “không bao giờ cho ai một liều thuốc độc dù người đó yêu cầu và không bao giờ gợi ý về điều đó”.Trong Luật Y đức (Code de Déontologie) của Pháp, điều 38 quy định thầy thuốc không có quyền cố tình gây nên cái chết. Tuy nhiên, lý do lớn nhất là ảnh hưởng của tôn giáo thần khải tin rằng sự sống có tính chất thiêng liêng do thượng đế ban cho con người, chỉ có thượng đế mới có quyền lấy đi sự sống. Chính niềm tin này làm rất nhiều người lên án trợ tử, xem trợ tử là giết người [4]. 18
- An tử thường bị phản đối trong mọi nền luân lý tôn giáo lớn, như Phật giáo và điển hình là Công giáo Rôma phản đối mọi hình thức an tử. Trong giới luật của Phật giáo, đức hiếu sinh luôn được đề cao, do vậy tự mình sát hại, bảo người khác sát hại, khen ngợi hay tán đồng sự sát hại đều phạm trọng tội. Đối với giáo pháp Phật giáo, chết không phải là chấm dứt, và đau khổ sẽ không chấm dứt sau khi chết, mà vẫn tiếp tục cho đến khi nào giải được tất cả Ác nghiệp, người bệnh dù tự sát vẫn phải tiếp tục chịu đau đớn trong kiếp sau chứ không thể nào trốn tránh được. Tự sát cũng là một loại Ác nghiệp, việc tự giết mình - hay giúp người khác tự sát - không thể giúp trả cho hết Ác nghiệp, mà chỉ sinh ra Ác nghiệp mới cho bản thân và xã hội mà thôi. Tự sát tạo Ác nghiệp cho mình, giúp tự sát tạo Ác nghiệp cho xã hội, Ác nghiệp cứ chất chồng thì sẽ đến ngày chính xã hội phải gặt lấy Ác quả: cha mẹ muốn ông bà bệnh tật phải tự sát để đỡ "gánh nặng", rồi đến đời con cháu cũng sẽ học theo mà làm vậy với cha mẹ, tất cả chỉ muốn đưa người thân bệnh tật vào cửa tử để đỡ tốn công chăm sóc. Vì lẽ Nhân - Quả đó, Đức Phật dạy: Nếu một người bệnh đang chờ chết, nếu có một cơ hội nào để cho họ hoặc người thân có những ý nghĩ an lành và đạo đức, thì vẫn phải cố cho họ sống thêm dù chỉ thêm 5 phút, bởi 5 phút đó đủ để vãng sinh một vong linh và gieo thêm mầm Thiện nghiệp cho xã hội. - Có thể xảy hệ quả “trượt dốc” (slippery slope) – tức an tử ban đầu chỉ được coi là hợp pháp cho người bị bệnh nan y, sau đó luật được thay đổi cho phép an tử cả trong những trường hợp khác, kể cả khi không có sự tự nguyện. - Việc công nhận quyền an tử sẽ làm xói mòn quyền cơ bản được sống Hồng Y Javier Lozano Barragan, người đứng đầu ủy Ban y tế Vaticang tuyên bố hành động gỡ bỏ ống truyền đạm tương đương với hành động giết người trong vụ T.Schiavo (Mỹ): “Cuộc sống con người không phụ thuộc vào cá nhân mà phụ thuộc đấng sáng tạo”. Vì thế, chúng ta có điều răn thứ năm không cho phép giết người. Việc khiến người bệnh chết nhẹ nhàng chính là hành động giết người. Bản chất của nền văn minh là người mạnh có nghĩa vụ 19
- bảo vệ kẻ yếu. Trong những trường hợp có các nghi ngờ và câu hỏi nghiêm trọng, cơ sở nhận định của chúng ta cần hướng đến sự ủng hộ cuộc sống” Theo bbc.co.uk, Trích bài “Bệnh nhân Terri Schiavo qua đời”, 2005 Việc cho phép trợ tử có thể làm "bình thường hóa" suy nghĩ của xã hội về nạn tự sát (rằng ai cũng có thể chọn tự sát như một biện pháp giải quyết bế tắc cá nhân mà không cần có nghị lực vươn lên, không cần quan tâm đến nỗi đau của người thân), từ đó vô tình cổ súy nạn tự sát trong xã hội. Nhiều người dù không bị bệnh nan y nhưng chỉ cần cảm thấy bế tắc trong cuộc sống, tình cảm đã vội đi tìm cách tự sát, khiến tỷ lệ tự sát trong xã hội tăng lên (điều này càng dễ xảy ra ở những nước nghèo có hệ thống an sinh xã hội kém). - Nếu có Luật An tử, nhiều người bệnh sẽ giảm ý chí, mất niềm tin vào cuộc sống. Việc thi hành trợ tử sẽ dẫn tới nhiều bệnh nhân không còn tinh thần đấu tranh với bệnh tật, nhiều người sẽ chỉ muốn chết sau một vài nỗi đau đớn (dù cơ hội cứu chữa cho họ vẫn còn). Việc chữa trị do đó sẽ sụt giảm hiệu quả do tinh thần người bệnh bị buông xuôi. Nhiều trường hợp người bệnh có thể hồi phục một cách kỳ diệu ngoài dự đoán của y học (ví dụ như đột ngột tỉnh dậy sau nhiều năm hôn mê) hoặc bệnh đó sẽ được tìm ra cách chữa trong tương lai gần, nếu áp dụng quyền được chết thì bệnh nhân không còn cơ hội chữa trị sau này, đó sẽ là vô tình giết hại một mạng người. - Cho rằng cái chết êm ả là giết người bởi chức năng của bác sỹ là phải cứu người. Tức là xung đột với quy tắc chỉ cứu người chứ không tước bỏ tính mạng con người của bác sĩ và nhân viên y tế, có thể phá hỏng những truyền thống của ngành y. Một số bác sĩ thiếu y đức sẽ dùng quyền được chết để "loại bỏ" những bệnh nhân không có tiền chi trả viện phí hoặc những bệnh nhân từng có thù oán với họ.Ngược lại, nhiều bác sĩ sẽ không bao giờ dám trợ tử bệnh nhân vì lương tâm nghề nghiệp hoặc sợ bị người thân bệnh nhân trả thù. 20
- PGS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh Viện Bạch Mai nói: “Không có cái gì được gọi là cái chết nhân đạo; chết là tình huống xấu nhất. Tại sao mình lại nói để họ chết đi một cách thanh thản, nhẹ nhàng.Thay vì để người ta chết tại sao không nghĩ đến việc giảm nỗi đau cho họ. Mỗi con người đều có số phận nếu đến lúc số phận của họ chưa hết thì tại sao lại can thiệp để họ chết Một số trường hợp gia đình thấy con khó cứu chữa, muốn xin cho con về chết; bệnh viện không thuyết phục được thì yêu cầu gia đình tự rút ống thở của con.Nhưng 10 gia đình thì hầu hết đều không dám.Họ đã không dám, bác sỹ lại càng không dám.Nhiều bệnh nhân tưởng chết rồi nhưng cuối cùng vẫn cứu được” [8]. - Nếu thông qua quyền an tử thì sẽ bị lạm dụng để thực hiện tội ác vô nhân đạo. Tình trạng sẽ lớn hơn ở các nước có hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không kiểm soát được tình hình phạm tội Giả sử điều này được thông qua thì rất có thể người ta sẽ lợi dụng, giết người thì không truy cứu được. Ví dụ như người ta có thể ép người bệnh bằng một hình thức nào đấy viết, hoặc đồng ý theo nội dung như, "do tôi lâu ngày, không có khả năng hồi phục, đồng thời làm ảnh hưởng đến những người thân nên muốn tự nguyện được nhận cái chết êm ái" [2], dùng vũ lực hoặc tình trạng không tỉnh táo của bệnh nhân để ép họ ký vào giấy đề nghị an tử. Hay một số người bệnh sẽ tự chọn cái chết (dù bệnh có thể chữa khỏi) để trốn tránh những khoản nợ hoặc để gian lận bảo hiểm. Nghiêm trọng hơn, có thể xảy ra trường hợp Con cháu bệnh nhân sẽ thông đồng với bác sĩ để sửa bệnh án, hoặc cưỡng ép ông bà, cha mẹ bị bệnh ký vào giấy an tử nhằm thi hành "án tử" với ông bà, cha mẹ mình để trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc để tranh giành tài sản. Trong trường hợp này, Luật An tử lại là công cụ tiếp tay cho hành vi giết người có chủ đích, cổ súy hành vi và tư tưởng bất hiếu trong xã hội. - Gây ra hậu quả về y tế: Có những trường hợp bác sĩ chẩn đoán sai tình trạng bệnh, nếu áp dụng quyền được chết thì cũng sẽ là vô tình giết người. 21
- - Để lại hậu quả về tâm lý, đạo đức và xã hội Người trực tiếp tiến hành an tử cho bệnh nhân sẽ phải gánh chịu nhiều di chứng tâm lý, vì hành động của họ luôn là sự tước đoạt sinh mạng một con người (dù rằng người đó có thể không sống được bao lâu nữa). Nếu có người thân bệnh nhân không đồng ý việc trợ tử, người tiến hành an tử rất có thể sẽ bị trở thành mục tiêu trả thù. 1.4.2. Những lập luận ủng hộ quyền an tử Theo Vnexpress.net ngày 01/09/2001, trích bài phát biểu của Paul Tully, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo vệ Thai nhi Anh Quốc: Theo chủ quan của người viết, quyền được chết không làm xói mòn quyền cơ bản là được sống.Quyền được chết không chỉ liên quan đến bệnh nhân đó mà còn cả gia đình và xã hội.Người ở giai đoạn cuối của bệnh chịu nhiều đau đớn nếu có sống cũng chỉ thêm khổ, thậm chí nhiều người không biết mình sướng hay khổ nữa.Cho nên nếu họ không muốn gây thêm tốn kém không cần thiết cho gia đình, xã hội thì hãy nên tôn trọng họ.Hơn nữa, mục đích của quyền được chết là làm cho họ không phải sống đau đớn kéo dài, đó là mục đích nhân đạo.Họ không chối bỏ quyền được sống mà vì họ không còn đủ điều kiện đảm bảo sự sống.Điều này khác hẳn với người có điều kiện để sống, bị bệnh có thể cứu chữa được nhưng lại muốn chết, đó mới là trường hợp nên lên án. - Công nhận quyền an tử hướng đến mục đích tốt đẹp, nhân đạo bởi nó giải phóng nỗi đau khổ cùng cực của con người, giúp những bệnh nhân ở trong tình trạng đau đớn kéo dài, bệnh nan y vô phương cứu chữa ở giai đoạn cuối được “ra đi” thanh thản. An tử là hành vi từ bi, nhân ái, đáp ứng được nguyện vọng trốn thoát đau khổ của nhiều người bệnh nặng vô phương cứu chữa. Hành vi này còn được hiểu là "giết vì xót thương". Công nhận quyền an tử sẽ chấm dứt nỗi đau đớn cho bệnh nhân cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt gánh nặng vật chất cũng như tinh thần cho gia đình họ, từ đó, tạo sự ổn định cho xã hội. Việc kết thúc mạng sống như một đặc ân, là sự giải thoát và là lựa 22
- chọn của họ, thì người thân, bác sĩ, chúng ta và pháp luật cần tôn trọng điều này. Chính vì thế, quy định quyền an tử của một người là cần thiết, vì sống hay chết phải được thực hiện bằng ý chí của chính người đó, không một ai có quyền định đoạt thay họ. - Việc pháp luật công nhận quyền an tử sẽ giải tỏa nỗi bức xúc của các bác sỹ trong hoàn cảnh bệnh nhân đang phải chịu đau đớn kéo dài. Không có nỗi đau đớn nào bằng nỗi đau của người thân khi chứng kiến người thân của mình phải sống quằn quại mà không thể giúp đỡ. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau của người bác sỹ khi nhìn thấy bệnh nhân của mình đau đớn mà không có cách nào cứu giúp. GS.TS Đỗ Kim Sơn, nguyên giám đốc Bệnh Viện Việt Đức chia sẻ: trong nhiều năm qua đã từng phải chứng kiến rất nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh nan y ở giai đoạn mà sự sống chỉ còn là vô vọng, hay những bệnh nhân chết não do tai nạn giao thông không thể nào vớt vát nổi, chính bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân đã đề đạt với bác sỹ nguyện vọng được chết nhưng không thầy thuốc nào dám làm. Theo GS Sơn, nếu đưa quyền được chết vào Luật phải có tiêu chí xác định rõ ràng đâu là trường hợp không còn hy vọng sống về mặt khoa học thì mới cho phép, còn không, dù với bất cứ lý do nào cũng không được phép mà phải ngăn cản, giúp đỡ họ. Do đó, Luật phải quy định thật cẩn thận, chặt chẽ nếu không sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp. - Tự do lựa chọn cuộc sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thể hiện quyền tự quyết cá nhân: mỗi người có quyền định đoạt thân xác và mạng sống của mình, kể cả việc kết liễu nó. Do đó, mỗi người phải được trao cho sự tự do để thực hiện quyền tự quyết này. Theo sự tôn trọng quyền tự quyết, con người phải có quyền định đoạt sự sống và cái chết của mình, họ phải được đủ khả năng để kết liễu sự sống khi nào họ muốn, chặn đứng sự đau khổ không cần thiết. - Một điểm nữa có thể quan tâm đó là, nếu không công nhận quyền an tử, vấn đề này sẽ vẫn mãi bế tắc bởi liên quan đến yếu tố chính trị, tôn giáo 23
- Những đề nghị, yêu cầu xin được chết dai dẳng kéo theo cả Tòa án và chính quyền vào cuộc, không ít trường hợp vấn đề này được sử dụng vào mục đích chính trị. Chẳng hạn như vụ Terri Schiavo ở Mỹ đã kéo cả Tòa án tối cao bang Florida, Tòa án Liên Bang Mỹ vào cuộc và cả Quốc hội Mỹ vào cuộc. Diễn biến: Tháng 2/1990: Terri Schiavo bị tổn thương não sau khi ngất tại nhà; tháng 5/1998: Michael Schiavo gửi đơn xin rút ống truyền dinh dưỡng cho vợ, gây nên một cuộc chiến pháp lý; tháng 2/2000: Toà án cho phép rút ống; tháng 10/2003: Hạ viện Florida thông qua “Luật Terri”, cho phép thống đốc ra lệnh ngừng truyền thức ăn cho Schiavo; tháng 9/2004: Toà án tối cao Florida bác bỏ luật này; tháng 12/2004: Vụ việc đưa lên Toà án Tối cao Mỹ; tháng 1/2005: Toà án bác đơn; tháng 3/2005: Toà án Florida một lần nữa cho phép rút ống; Ngày 20/3/2005: Quốc hội thông qua luật khẩn cấp cho phép cha mẹ Schiavo khiếu nại để nối ống truyền; ngày 22/3/2005: Thẩm phán liên bang bác đơn của cha mẹ Schiavo; ngày 23/3/2005: Toà phúc thẩm ủng hộ phán quyết của toà án liên bang; ngày 24/3/2005: Toà án Tối cao từ chối xem xét đơn khiếu nại [10]. Như vậy, những lý do phổ biến để muốn hợp pháp hóa an tử có thể được phân loại là: tìm kiếm sự từ bi của đau đớn và đau khổ, bảo vệ các bác sĩ cư xử một cách từ bi, tôn trọng nhân quyền và giúp đỡ trong việc ngăn ngừa các chi phí y tế. Nhìn chung, mỗi luồng quan điểm nêu trên đều có những yếu tố hợp lý, để đạt được sự đồng thuận với vấn đề an tử gần như là điều không thể ở mọi xã hội. Quyết định cấm hay hợp pháp hóa an tử là một quá trình cần nhiều thời gian và chịu tác động của nhiều yếu tố như trình độ nhận thức, kinh tế, khoa học kĩ thuật, truyền thống văn hóa, Tuy nhiên, xu hướng đang diễn ra trên thế giới là an tử ngày càng được nhiều quốc gia thừa nhận hơn. 24
- CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN AN TỬ TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Pháp luật nhân quyền quốc tế về quyền an tử Trong luật nhân quyền quốc tế (NQQT), quyền an tử là một chủ đề còn mới, chưa được thảo luận nhiềuvà chưa từng được quy định trong các văn bản pháp luật nhân quyền quốc tế. Đề cập đến mối quan hệ giữa quyền an tử và luật nhân quyền quốc tế tức là ta xem xét đến việc liệu quyền an tử có đi ngược lại các quyền đã được pháp luật nhân quyền quốc tế thừa nhận hay không.Thực tế cho thấy, quyền an tử vẫn tìm được một chỗ đứng thích hợp trong hệ thống nhân quyền, không những không mâu thuẫn với các quyền tự nhiên cơ bản, mà còn phù hợp và phát triển trên nền tảng các quyềnnày, bởi lẽ: Khi nhắc đến quyền an tử không thể không nhắc đến quyền sống, trong hệ thống quyền con người, quyền sống có mối quan hệ gần gũi nhất với quyền an tử. Quyền sống (the right to life) nói riêng và nhân quyền nói chung vốn là những quyền tự nhiên cơ bản của bất kỳ một công dân, là mục tiêu quan trọng mà các nhà lập pháp hướng đến. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 đã khẳng định “mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân” (Điều 3).Khoản 1 Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) cụ thể hóa Điều 3 UDHR, trong đóquy định: “Mọi người đều có quyền cố hữu (inherent) là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện.” Trong mối quan hệ giữa quyền an tử và quyền sống, trước hết cần trả lời được câu hỏi quyền cố hữu là gì, nó mang tính tùy nghi (optional) hay tính bắt buộc (mandatory)?Nếu được coi là mang tính tùy nghi, chủ thể của quyền sống được tự do quyết định tức là có quyền lựa chọn hưởng thụ hoặc từ bỏ quyền. Trong trường hợp này, quyền an tử sẽ có thể được chấp nhận và không đi ngược lại với luật nhân quyền quốc tế. Ngược lại, nếu quyền sống được coi là mang tính bắt buộc, chủ thể của quyền sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài 25
- việc hưởng thụ quyền. Như vậy, quyền an tử sẽ đi ngược lại với quyền sống trong trường hợp này. Sự phân định đúng hay sai, hợp lý hay không hợp lý về tính “tùy nghi” và tính “bắt buộc” của quyền sống là không dễ dàng, vì vậy cuộc tranh cãi về tính chất của quyền sống vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, quyền sống với ý nghĩa là quyền tự nhiên và tối cao của con người thì không nên coi việc hưởng thụ quyền là một nghĩa vụ, tức là quyền sống nên được coi là quyền tùy nghi, việc tự quyết định, lựa chọn sống hay không tiếp tục sống đều là hưởng thụ quyền. Và với cách hiểu này, quyền sống và quyền an tử không hề mâu thuẫn nhau. Quyền thứ hai cần được xem xét trong mối quan hệ với quyền an tử là quyền không bị tra tấn và đối xử nhân đạo(freedom from torture). Được ghi nhận lần đầu tiên tại Điều 5 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền (UDHR), được tái khẳng định tại Điều 7 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR), theo đó: “Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó”. Theo Luật nhân quyền quốc tế, một trong những yếu tố để xác định tra tấn và những hành vi đối xử tồi tệ khác đó là những “đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần”. Trong an tử, có ít nhất hai đối tượng có liên quan đó là bác sĩ (người chấp nhận và thực hiện an tử) và bệnh nhân (người đưa ra yêu cầu và được an tử); hai câu hỏi đặt ra trong mối quan hệ với quyền không bị tra tấn đó là : (i) liệu việc duy trì sự sống của những bệnh nhân không có khả năng cứu chữa và phải chịu những nỗi đau cùng cực có là một sự đối xử tồi tệ với họ không? (ii) liệu các bác sĩ có thể bị coi là làm trái với đạo đức ngành y và sẽ phải chịu những ảnh hưởng tâm lý bởi chính họ đã trực tiếp hoặc gián tiếp lấy đi mạng sống của người khác hay không? 26
- Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất sẽ còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể (ví dụ: bệnh nhân chết não hoặc sống thực vật thì khó có thể cho rằng họ đang chịu những đau đớn cùng cực). Tuy nhiên, một trong những tranh luận ủng hộ an tử đó là để giải phóng nỗi đau cùng cực của bệnh nhânvề thể chất hoặc tinh thần và không thể chịu đưng được, thì an tử lại là một cách đối xử nhân đạo hơn với bệnh nhân. Còn ở câu hỏi thứ hai, câu trả lời có thể rõ ràng hơn là không, bởi bác sĩ với năng lực chuyên môn của mình sẽ chẩn đoán chính xác tình hình hiện tại của bệnh nhân là không thể cứu chữa nữa, nhiều đau đớn kéo dài, sẽ biết điều gì là tốt hơn với bệnh nhân và bác sĩ cũng có quyền từ chối thực hiện yêu cầu an tử của bệnh nhân nếu không muốn (vì trái đạo đức y học: nguyên tắc chỉ cứu người chứ không tước bỏ tính mạng con người của bác sĩ). Từ những phân tích trên cho thấy, an tử góp phần bảo đảm hơn là vi phạm quyền không bị tra tấn. Sự hình thành quyền an tử và phân loại quyền an tửđều dựa trên sự tự do ý chí của con người. Việc không tôn trọng quyền tự quyết của con người, kể cả trong trường hợp quyết định về chấm dứt cuộc sống cũng có thể coi là hành vi hạ thấp nhân phẩm. Hơn nữa, việc kéo dài sự sống của người bệnh không còn khả năng cứu chữa, đang phải chịu đau đớn kéo dài, trong nhiều trường hợp là tra tấn, vô nhân đạo với họ. Như vậy quyền không bị tra tấn và đối xử nhân đạo không những không mâu thuẫn với quyền an tử mà còn là căn cứ để hợp pháp hóa quyền an tử trong thực tế. Quyền thứ hai có mối liên hệ với quyền an tử đó là quyền riêng tư quy định tại Điều 17 ICCPR: “Không ai bị can thiệp một cách tùy tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín”. “Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy” Xét về mặt xã hội và tâm lý thì đời sống riêng tư của một cá nhân là sự lựa chọn có thể có sai lầm và hợp với thói quen, sự trải nghiệm, rèn luyện và 27
- nhận thức về cuộc sống hiện thực của cá nhân như một chức năng, như một ước vọng hay một nhu cầu đơn thuần về tinh thần của cá nhân. Sự tự mình, cho mình và chỉ riêng mình với mục đích và quan niệm sống của cá nhân tồn tại khách quan trong xã hội hiện đại và được tôn trọng, bảo vệ bằng pháp luật. Xét về mặt quan hệ pháp lý, quyền về đời sống riêng tư của cá nhân là quyền do luật định. Việc thực hiện quyền này và mức độ thực hiện đến đâu là do chính cá nhân định đoạt bằng hành vi của mình, vì mình, cho riêng mình và tự do hưởng dụng những lợi ích nào đó cho riêng mình, chỉ là của mình và không ai được xâm phạm. Như vậy, quyền riêng tư khẳng định rằng: khả năng quyết định chấm dứt cuộc sống của người bệnh, nghĩa vụ tôn trọng quyết định này của các chủ thể khác. Bất kì sự cấm đoán nào cũng có thể được coi là sự can thiệp hoặc xâm phạm. Ủy ban Nhân quyền (HRC – cơ quan giám sát thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị – ICCPR) cũng chỉ mới đề cập đến quyền này một lần trong Nhận xét kết luận về báo cáo của Hà Lan năm 2001 - thời điểm quốc gia này thông qua đạo luật về an tử. Trong Nhận xét này, HRC cho rằng an tử tự nguyện chỉ nên được phép trong những tình huống hãn hữu nhất mà mọi điều kiện về thủ tục và nội dung được đảm bảo, trong đó bao gồm cần phải thể hiện được ý chí rõ ràng của bệnh nhân. Tuy nhiên, HRC không đồng tình với các quy định về việc chấp thuận chấm dứt cuộc sống của trẻ em, bởi cho rằng trẻ em chưa đủ trưởng thành để bày tỏ ý chí về một vấn đề quan trọng như vậy với cuộc sống của mình. Cần phân biệt an tử với việc tước đi tính mạng của cá nhân mà không vi phạm LNQQT. Nhìn chung, theo pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia, có 3 trường hợp mà tính mạng của cá nhân có thể bị tước đi “hợp pháp”, đó là: (i) hình phạt tử hình; (ii) trong xung đột vũ trang; và (iii) phòng vệ chính đáng. Trong các trường hợp này, mục đích của việc tước đi mạng sống của nạn nhân được coi là “cần thiết” để bảo vệ cá nhân khác, cộng đồng và xã hội; và thuật ngữ “bị tước” cho thấy nó không phụ thuộc vào ý chí của 28
- nạn nhân. Do đó, quyền an tử (thể hiện ý chí của bệnh nhân, vì mục đích nhân đạo đối với bệnh nhân) hoàn toàn khác biệt với khía cạnh “không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện” của quyền sống [5]. Như vậy, nhìn chung an tử không đi ngược lại với LNQQT, tuy nhiên, để quyền an tử được thừa nhận một cách rộng rãi ở các quốc gia là điều tương đối khó. Hiện nay, những tranh luận về an tử có xu hướng diễn ra chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và Úc hơn là ở châu Á, châu Phi, Nam Mỹ, và Trung Đông, mặc dù vẫn có những ngoại lệ trong xu hướng này. Ở châu Âu, nơi mà luôn đi đầu trong lĩnh vực nhân quyền, trong Khuyến nghị số 1418 của Nghị viện Hội đồng châu Âu năm 1999 nêu rõ Ủy ban Bộ trưởng khuyến khích các nước thành viên của Hội đồng Châu Âu tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm của những người bệnh nan y hoặc sắp chết theo mọi khía cạnh: Bằng việc công nhận và bảo vệ quyền của những người bệnh nan y hoặc sắp chết đối với việc chăm sóc giảm nhẹ toàn diện, đồng thời vẫn thực hiện các biện pháp cần thiết Bảo đảm rằng, trừ khi người bệnh lựa chọn cách khác, một người bị bệnh nan y hoặc sắp chết sẽ được nhận đầy đủ các biện pháp chăm sóc để làm giảm sự đau đớn, ngay cả khi các biện pháp này có thể gây ra tác dụng phụ làm rút ngắn cuộc sống của họ. Nội dung khuyến nghị này cho thấy ý chí của bệnh nhân là rất quan trọng, và nó cũng hàm ý rằng việc hỗ trợ bệnh nhân ngừng sử dụng các thiết bị điều trị duy trì sự sống nếu bệnh nhân có mong muốn là không vi phạm pháp luật. 29
- 2.2. Quy định pháp luật về quyền an tử của một số quốc gia 2.2.1. Các quốc gia đã hợp pháp hóa quyền an tử Hình 2.1. Bản đồ các quốc gia/vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa an tử và trợ tử tính đến 2014 [23] Hà Lan: Thượng viện Hà Lan thông qua đạo luật Luật yêu cầu chấm dứt sự sống và Trợ tử ngày 10/4/2001 và chính thức có hiệu lực ngày 01/04/2002. Trước đó, Hạ viện bỏ phiếu thông qua vào tháng 11/2000 với 104 phiếu ủng hộ và 40 phiếu chống. Trong năm 2000, tại Hà Lan, có 2.113 ca "chết êm ả" được chính thức ghi nhận, trong đó 1.893 ca liên quan tới bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối [14]. Ở Hà Lan, Luật “cái chết êm ả” đã được chấp thuận sau một cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm. Trên thực tế, luật chỉ quy tắc hóa một hành vi đã được chấp thuận từ năm 1997 với một số điều kiện nhất định, trong đó quan trọng hơn cả là bệnh nhân phải chịu đựng đau đớn tột cùng và bệnh của họ là vô phương cứu chữa. Theo quy định của luật, bác sĩ có thể thực hiện "cái chết êm ả" mà không bị truy tố nếu tuân thủ một số "quy định tối thiểu" sau: (1) Bệnh nhân phải là người mắc những bệnh vô phương cứu chữa, không thể chịu đựng nổi. 30
- (2) Bác sĩ phải tham khảo ý kiến của một đồng nghiệp độc lập trước khi thực hiện động thái này. (3) Hồ sơ sau đó được chuyển tới hội đồng gồm một luật sư, một bác sĩ và một chuyên gia đạo đức học. Hội đồng có nhiệm vụ kiểm tra việc tuân thủ các quy định tối thiểu. (4) Nếu những quy định này không được tuân thủ, hồ sơ được chuyển tới tòa án và bác sĩ sẽ bị truy tố. Tiếp theo đó, trong năm 2006, Hà Lan còn cho phép an tử đổi với trẻ em mắc bệnh nặng không thể cứu chữa. Bệnh nhân từ 12 đến 16 tuổi cũng có quyền được "chết êm ả" nếu có sự đồng ý của cha mẹ. Đối với trẻ trên 16 tuổi, không cần phải có ý kiến của gia đình, có thể yêu cầu và được an tử hoặc trợ tử Có thể thấy, Đạo luật này hợp pháp hóa an tử và trợ tử trong những trường hợp và hoàn cảnh rất đặc biệt và phải thỏa mãn các điều kiện sau: (i) nỗi đau của bệnh nhân là không thể chịu đựng được và không có triển vọng cải thiện; (ii) yêu cầu an tử của bệnh nhân phải tự nguyện (không chịu ảnh hưởng của người khác, tâm lý bệnh tật hoặc của thuốc) và kiên trì theo thời gian; (iii) bệnh nhân phải nhận thức được đầy đủ về tình trạng của mình, triển vọng và các lựa chọn; (iv) phải có sự tham vấn với ít nhất một bác sĩ độc lập khác là người mà cần xác nhận các điều kiện nêu trên; (v) cái chết phải được thực hiện theo cách phù hợp về mặt y tế bởi bác sĩ hoặc bệnh nhân và bác sĩ phải có mặt; (vi) bệnh nhân ít nhất 12 tuổi (bệnh nhân từ 12 đến 16 tuổi đòi hỏi có sự chấp thuận của cha mẹ). Về số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử ở Hà Lan, theo nguồn số liệu thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian 7 năm, con số đã tăng lên gấp gần 2,5 lần và dự đoán xu hướng sẽ tiếp tục tăng, thể hiện qua biểu đồ sau: 31
- 5000 4829 4500 4188 4000 3695 3500 3136 3000 2636 2331 2500 1923 2120 2000 1500 1000 500 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Biểu đồ 2.1. Số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử ở Hà Lan (2006- 2013) [5] Tại Hà Lan, khoảng những năm 1970, câu hỏi về ý nghĩa và tính hợp pháp của việc kéo dài sự sống và sự thừa nhận chấm dứt nó trở thành đề tài tranh luận công khai tại Hà Lan. Vấn đề này bắt nguồn từ cuốn sách của Van den Berg, rồi đến các chương trình truyền hình, phát thanh nói về sự hấp hối và những lời nói thực lòng của một bệnh nhân đang chờ chết được phát lên. Chính phủ Hà Lan đã đề xuất một ủy ban xem xét về vấn đề này và yêu cầu sự tư vấn từ Hội đồng y tế, nhất là Ủy ban về đạo đức y tế. Nhiều hội nghị chuyên đề được tổ chức và rồi “hỗ trợ cho quá trình chết” đã trở thành một khái niệm quen thuộc. Cụm từ “cái chết êm ái” đã được nhắc đến nhiều hơn và bắt đầu từ năm 1972, các tổ chức khác nhau đã bắt đầu “thông” được ý kiến của họ về vấn đề này. Các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ người dân nghĩ rằng cuộc sống đôi khi có thể (chủ động) được chấm dứt và rằng “cái chết êm ái” nên được hợp pháp hóa ngày càng tăng. Trước khi Hội đồng y tế có báo cáo, Tổng thượng Hội đồng cải cách giáo hội Hà Lan đã thông qua một báo cáo, kết luận rằng: “Cái chết êm dịu thụ động”, như việc kiêng các biện pháp kéo dài sự sống vì lý do y tế là có thể chấp nhận; Và, nếu một bệnh nhân có đủ thẩm quyền, vào lúc bắt đầu hấp hối yêu cầu các bác sĩ ngừng điều trị thêm 32
- thì mong muốn này phải được tôn trọng. Rốt cuộc, “cái chết êm dịu” được đa số nhận thức là “hành động với ý định có chủ ý để rút ngắn cuộc sống của bệnh nhân hoặc cố gắng không hành động với ý định cố ý không để kéo dài cuộc sống của bệnh nhân, dù mặt nào thì đây là điều có lợi nhất đối với người bệnh và tình trạng của bệnh nhân vốn không thể cứu chữa”. Ủy ban chức năng cũng đã phân biệt và chi tiết hóa “cái chết êm dịu” ra thành tự nguyện và không tự nguyện, thụ động và tích cực. Đến nay, Hà Lan cũng đã cho phép thực hiện “cái chết êm ái” cho trẻ em dưới 12 tuổi trong điều kiện giám sát nghiêm ngặt [15] Bỉ: Bỉ trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới thông qua Luật An tử. Tác giả Trương Hồng Quang trong bài viết “Bước đầu tìm hiểu về vấn đề quyền được chết trong bối cảnh hiện nay” có thống kê như sau: Với 86 phiếu thuận, 51 phiếu chống và 10 phiếu trắng, tối 16/05/2002, Thượng viện Bỉ đã chấp thuận đạo luật cho phép bệnh nhân bị bệnh rất nặng có quyền được chết dưới những điều kiện nhất định. Đây là chặng cuối của cuộc đua pháp lý kéo dài 3 năm, khởi xướng vào năm 1999 khi mà lần đầu tiên trong vòng hơn 40 năm, Liên minh dân sự lên nắm quyền ở Bỉ. Đạo luật về an tử của Bỉ (The Belgian Act on Euthanasia) được thông qua vào ngày 28/5/2002, chính thức có hiệu lực ngày 03/09/2002 và được sửa đổi ngày 13/02/2014, trong đó có một số nội dung đáng chú ý sau: bác sĩ thực hiện an tử không phạm tội hình sự khi họ đảm bảo rằng: (i) bệnh nhân là một người trưởng thành có năng lực pháp lý, trẻ vị thành niên sống tự lập (emancipated minor) có năng lực pháp lý, hoặc trẻ vị thành niên có năng lực về nhận thức và ý thức tại thời điểm đưa ra yêu cầu; (ii) yêu cầu là tự nguyện, được xem xét thận trọng và được lặp lại và không là kết quả của bất kỳ áp lực bên ngoài nào; (iii) bệnh nhân là người trưởng thành hoặc trẻ vị thành niên sống tự lập ở trong tình trạng y tế vô vọng không thay đổi, và đau khổ thể xác 33
- hoặc tinh thần không chịu đựng nổi mà không thể giảm bớt, và là kết quả từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu chữa gây ra bởi bệnh tật hoặc tai nạn; (iv) trẻ vị thành niên có năng lực nhận thức ở trong tình trạng y tế vô vọng không thay đổi và đau khổ thể xác không chịu đựng nổi mà không thể giảm bớt và sẽ gây ra cái chết trong thời gian ngắn, và là kết quả từ một rối loạn nghiêm trọng và không thể cứu chữa gây ra bởi bệnh tật hoặc tai nạn. Đạo luật này cũng yêu cầu quá trình đưa ra yêu cầu của bệnh nhân cần có sự tham vấn của một bác sĩ khác là bác sĩ tâm thần hoặc một chuyên gia; với trẻ vị thành niên sống tự lập cần tham vấn một bác sĩ tâm thần trẻ em hoặc một nhà tâm lý học và thông báo về lý do được tham vấn. Mọi yêu cầu phải được đưa ra bằng văn bản, và với bệnh nhân là trẻ vị thành niên sẽ cần sự đồng ý của người đại diện hợp pháp Về số lượng các trường hợp an tử đã thực hiện ở Bỉ, theo thống kê sau 10 năm luật có hiệu lực, con số luôn có chiều hướng tăng (xem biểu đồ). Trong 2 năm tiếp theo (2012 và 2013), con số lần lượt là 1.432 và 1.816 trường hợp. Biểu đồ 2.2. Số lượng các trường hợp đã thực hiện an tử tại Bỉ (2002-2011)[22] Tại Bỉ, người ta đã bãi bỏ những hạn chế về “cái chết êm dịu” vào tháng 9/2002 với các bệnh nhân tuổi từ 18 trở lên, có yêu cầu chấm dứt cuộc sống một cách tự nguyện, đã được cân nhắc theo cách lặp đi lặp lại để tránh 34
- việc bị cưỡng ép. Quy định về cái chết được bác sĩ hỗ trợ trong các trường hợp đáp ứng những tiêu chí theo luật cũng có thể được quy định trong “di chúc sống” được viết bởi người khỏe mạnh trước khi họ bị ốm và đang còn hiệu lực trong vòng 5 năm. Vào tháng 2/2014, Bỉ đã trở thành quốc gia đầu tiên cho phép trẻ em được yêu cầu cái chết êm dịu nếu họ bị một căn bệnh nan y giai đoạn cuối và hiểu được hậu quả của hành động này. Mặc dù điều này vẫn bị các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo phản đối kịch liệt. Nhiều bác sĩ nhi khoa cũng đã ký thỉnh nguyện thư lên Quốc hội Bỉ để phản đối điều luật này bởi họ cho rằng trẻ em chưa đủ khả năng ra quyết định kết thúc cuộc sống của mình. Nhưng những người ủng hộ thông qua luật này cho rằng đây là lựa chọn tốt nhất, bao hàm ý nghĩa nhân đạo đối với các em nhỏ xấu số này. Tiến sĩ Gerlant van Berlaer, một bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện UZ Brussels nói: “Rất hiếm khi, nhưng nó vẫn xảy ra, có những đứa trẻ mà chúng tôi đã cố gắng chữa trị nhưng không có cách gì để giúp họ tốt hơn được. Những trẻ em đó phải có quyền quyết định việc kết thúc cuộc sống của họ” [15]. Lucxembourg Ngày 20/2/2008, Quốc hội Lucxembourg đã thông qua một dự luật hợp thức hóa cái chết nhân đạo với 30/39 phiếu ủng hộ. Đây là quốc gia thứ ba thuộc Liên minh Châu Âu chấp nhận quyền được chết. Người bị bệnh ở giai đoạn cuối có thể sẽ kết thúc cuộc sống của mình nếu nhận được sự chấp thuận của hai bác sỹ và bảng chỉ dẫn của chuyên gia. Bệnh nhân bắt buộc phải có những yêu cầu nhiều lẫn với bác sỹ với những tài liệu và sự chứng kiến rõ ràng của người làm chứng. Cái chết êm ả chỉ được áp dụng đối với các bệnh nhân bị bệnh nan y không thể chữa trị và đang chịu nhiều đau đớn. Mỹ: Ở Mỹ, Chính phủ Liên bang và tất cả 50 bang và Quận Columbia đều nghiêm cấm an tử theo luật về tội giết người nói chung. Chính phủ Liên bang không có luật về trợ tử mà những luật này thường chỉ được sử dụng ở cấp 35
- bang. Hiện tại, đã có tới 8 bang thông qua luật hợp pháp hóa trợ tử là California, Colorado, Hawaii, New Jersey, Oregon, Vermont, DC và Washington; 1 bang là Montana hợp pháp hóa trợ tử qua phán quyết của Tòa án Tối cao (của bang). Điểm chung là bệnh nhân phải cư trú trên lãnh thổ của các bang và phải thỏa mãn các điều kiện: (i) độ tuổi tối thiểu của bệnh nhân là 18; (ii) bệnh nhân có khả năng thực hiện và truyền đạt các quyết định chăm sóc y tế cho mình; (iii) thời gian dự kiến cái chết sẽ xảy ra trong 6 tháng hoặc ít hơn; (iv) yêu cầu được thực hiện 2 lần bằng miệng (cách nhau ít nhất 15 ngày) và 1 lần bằng văn bản. Biểu đồ 2.3. Số lượng các trường hợp tử ở Oregon (1998-2018)[26]. 36
- Biểu đồ 2.4. Số lượng các trường hợp trợ tử ở Washington (2009 - 2017)[28]. Qua các biểu đồ trên cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân thực hiện cái chết/được kê đơn ở Oregon dao độngtrong khoảng từ 55 đến 70% và xu hướng thực hiện cái chết là tăng nhẹ. Oregon là tiểu bang đầu tiên hợp pháp trợ tử và đặt ra những tiêu chuẩn cho việc thực hành ở các tiểu bang khác sau đó. Ở Washington, tỷ lệ này là cao hơn (từ 95 đến 99%) và xu hướng tăng cũng rõ hơn Thụy Sỹ: Ở Thụy Sỹ không có luật về an tử hay trợ tử. Mọi dạng an tử chủ động đều bị cấm, và luật chỉ cho phép trợ tử. Sự cho phép này được suy ra từ Điều 115 Bộ luật Hình sự của Thụy Sỹ (có hiệu lực từ năm 1942), trong đó quy định rằng: “Xúi giục và hỗ trợ tự tử: Bất kỳ người nào vì động cơ ích kỷ xúi giục hoặc trợ giúp người khác thực hiện hoặc cố gắng thực hiện tự tử mà sau đó người này thực hiện hoặc cố gắng thực hiện tự tử thì sẽ phải chịu án tù không quá 5 năm hoặc bị phạt tiền”. Như vậy, trợ tử chỉ bị coi là tội phạm khi động cơ thực hiện là “ích kỷ” (ví dụ: thu lợi cá nhân). Về số lượng các trường hợp thực hiện trợ tử ở Thụy Sỹ, số liệu thống kê cho thấy một xu hướng tăng mạnh; và có một điểm đáng chú ý đó là do luật của Thụy Sỹ về trợ tử là không rõ ràng, do đó, ngày càng có nhiều du khách đến quốc gia này chỉ với mục là để kết thúc cuộc sống của mình (tự tử), chiếm từ 25 đến 30% số trường hợp được hỗ trợ tự tử mỗi năm (tính từ năm 2008 đến năm 2012). 37
- Biểu đồ 2.5. Số lượng các trường hợp trợ tử ở Thụy Sĩ (1995-2010)[21] Thụy Sĩ là quốc gia cho phép trợ tử bằng chính bệnh nhân thông qua một liều thuốc gây chết. Quốc gia này không cho phép “cái chết êm ái” tích cực và trực tiếp bởi một bên thứ ba, nhưng cho phép việc cung cấp các chất để giảm bớt sự đau khổ, ngay cả khi tác dụng phụ của nó có thể là cái chết. Chết êm dịu thụ động hoặc dừng các thủ thuật y tế để duy trì sự sống cũng được chấp nhận ở Thụy Sĩ [15]. Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất chấp nhận trợ tử đối với người có quốc tịch nước ngoài. Hàng loạt các tổ chức hỗ trợ tự tử đã được thành lập ở Thụy Sĩ cuối những năm 1990 đầu 2000 với mục đích mang tới “cái chết nhân đạo” cho khách hàng, là những người dân trong và ngoài nước. Trong đó, điển hình nhất là các tổ chức Dignitas hay Life Circle mở rộng dịch vụ của mình đón tiếp khách nước ngoài. Điều này đã làm nở rộ một xu hướng du lịch tới Thụy Sĩ - “Du lịch tự tử”. Một nghiên cứu được tiến hành ở Zurich (Thụy Sĩ) từ năm 2014 về dịch vụ “trợ tử” cho thấy số lượng người nước ngoài đến Thụy Sĩ tìm kiếm những dịch vụ này ngày càng tăng. Theo số liệu các nhà nghiên cứu đưa ra, có khoảng 123 người nước ngoài sử dụng dịch vụ này ở Thụy sĩ vào năm 2008 và con số này tăng lên 172 người vào năm 2012. Tổng cộng trong 4 năm 38
- 2008 - 2012 có khoảng 611 người tham gia “du lịch tự tử” đến từ 31 quốc gia, chủ yếu là từ Đức và Anh chiếm lần lượt 44% và 21%. Độ tuổi trung bình của những du khách “một đi không về” này là 69, trong đó nữ giới chiếm gần 60%. Tính đến nay, đã có hơn 1000 người nước ngoài tìm đến Thụy Sĩ với mong muốn được chấp dứt cuộc sống của mình. Gần đây nhất, ngày 10/5/2018, giáo sư người Australia David Goodall cũng đã lựa chọn “quyền được chết” tại trung tâm trợ tử Life Circle(Thụy Sĩ) khi 104 tuổi. Ông bày tỏ trước chuyến bay rằng: “Tôi chẳng muốn đi nhưng cần cơ hội mà chính phủ Australia không cho phép”.[7] Trên đây là một số khái quát về thực tiễn và pháp luật về an tử và trợ tự ở một số quốc gia điển hình mà có số lượng các trường hợp mỗi năm là tương đối lớn. Từ đây có thể thấy, một mặt, nó phản ánh nhu cầu hưởng thụ quyền an tử trên thực tế ngày càng tăng; mặt khác, nó cũng cho thấy những mối lo ngại như những tranh luận phản đối an tử đã đưa ra. Dường như xu hướng “trượt dốc” (slippery slope) đang diễn ra khi số lượng các trường hợp an tử và trợ tử tăng rất nhanh (ở Hà Lan, Bỉ và Thụy Sỹ); đồng thời đối tượng được an tử và trợ tử đã dần được mở rộng (ở Thụy Sỹ). 2.2.2. Một số vụ việc điển hình về quyền an tử trên thế giới Vụ 1: Cái chết của giáo hoàng John Paul II Tòa thánh Vatican cũng từng gặp rắc rối liên quan tới cái chết của giáo hoàng John Paul II năm 2006. Tiến sĩ Lina Pavanelli, một nữ chuyên gia hồi sức cấp cứu đã tố cáo Vatican đã thực hiện “cái chết êm ái” đối với giáo hoàng. Dựa trên kiến thức chuyên môn của mình cùng sự quan sát về tình hình sức khỏe của giáo hoàng trong những ngày cuối đời, bà cho rằng Vatican đã để giáo hoàng John Paul II được dùng ống truyền thức ăn quá muộn và điều này là nguyên nhân gây nên cái chết. Vụ 2: Sự ra đi trong cô đơn của bà Sebire Bà Sebire có khối u ác tính tấn công cơ thể từ khoang mũi. Căn bệnh đã cướp đi gần hết ngũ giác của bà và gây cho bà những cơn đau khủng khiếp, 39
- mỗi cơn có thể kéo dài tới bốn giờ. Chỉ có hai nhà phẫu thuật thần kinh nhận điều trị cho bà và đều kết luận đây là căn bệnh bất trị. Trong lời thỉnh cầu của mình, bà nói: "Ngay cả thú vật, người ta cũng không để phải chịu đựng như tôi đang chịu đựng”.Chỉ vài ngày sau khi tòa án Dijon (Pháp) bác bỏ thỉnh nguyện xin được "ra đi xứng đáng" bằng cách được chích thuốc độc chết (mà người ta vẫn hay gọi là “cái chết êm ái” hay “an tử’), hôm 20-3-2008, người ta đã phát hiện thi thể của bà Sebire tại một căn hộ ở Plombières-les-Dijon, miền đông nước Pháp. Mặc dù nguyên nhân cái chết của bà chưa được xác định, nhưng đã gây nên sự thổn thức trên toàn thế giới. Bởi trước đó, bà nói: “Tôi biết cách xoay những thứ cần thiết để tự chết”.Giữa tháng 3, bà Sebire làm đơn gửi tòa án xin được chết, sau khi đã thỉnh cầu Tổng thống Sarkozy can thiệp để bác sĩ điều trị được kê toa độc dược “giúp” bà được chết trong tỉnh táo, nhanh và trong vòng tay thân quyến, bạn bè.Sau khi tòa Dijon bác bỏ thỉnh nguyện của bà Sebire, với lý do luật hiện hành không cho phép bác sĩ giúp bệnh nhân được chết, thủ tướng Pháp đã chỉ thị lập một ủy ban xem xét có thể điều chỉnh luật hay không. Tuy nhiên, trong khi cả nước Pháp còn đang bàn cãi về “cái chết êm ái” dưới lăng kính đạo đức thì bà Sebire ra đi trong sự cô đơn. Cùng lúc với cái chết của bà Sebire, tại Bỉ - một nước không xa Pháp là bao, người ta cũng đưa tin cái chết của nhà văn Bỉ Hugo Claus, 78 tuổi. Bị mắc chứng Alzheimer, ông đã sử dụng “quyền an tử” theo luật pháp Bỉ và đã “được” chết tại Bệnh viện Middelheim. Với “quyền an tử”, ông đã "chọn giờ chết cho chính mình, vì không muốn kéo dài đau đớn". Như vậy, cùng là bệnh nhân bị bệnh nan y, cùng là chết - nhưng một người thì bị từ chối và đã ra phải ra đi trong đau đớn và cô đơn, còn một người khác thì được chọn và ra đi trong trong êm ái giữa những người thân. Sự khác biệt ở đây chính là pháp luật. Đó là vấn đề: quyền được chết Vụ 3: Vụ án của Cruzan Vụ án năm 1983, Nancy Beth Cruzan bị tai nạn xe hơi, rơi vào “tình trạng thực vật vĩnh viễn,” gia đình nạn nhân yêu cầu đình chỉ hệ thống duy trì 40
- sự sống để Nancy được chết, bệnh viện đòi phải có sự chấp thuận của tòa án. Tòa án Tối Cao Hoa Kỳ phán quyết rằng gia đình bệnh nhân không có đủ bằng chứng cho thấy Nancy không muốn duy trì sự sống. Sau đó gia đình Cruzan trình được bằng chứng ấy trước Tòa án Tối Cao Missouri và tòa đã chấp thuận vào cuối năm 1990. Việc dinh dưỡng cho Nancy được cắt đứt vào tháng 12-1990 và cô chết trong tháng ấy. Quyết định của tòa án gây ra nhiều tranh cãi về pháp lý. Trong vụ án này, Cruzan kiện Giám đốc Sở Y tế Missouri, vấn đề là có thể đình chỉ hay chăng, việc điều trị duy trì sự sống cho một bệnh nhân hôn mê, mà trong suốt mấy năm trời chỉ tỏ ra được rất ít dấu hiệu của ý thức. Cha mẹ và các bác sĩ của Nancy Cruzan đã không được phép đình chỉ việc điều trị vì không có bằng chứng “rõ ràng và thuyết phục,” như luật pháp Missouri đòi hỏi, rằng Nancy muốn được thực hiện điều đó cho mình. Một số vụ việc khác Ở một số nước trên thế giới, nhất là tại các nước Tây Âu, đang tồn tại thực tế là các bác sĩ "giúp" bệnh nhân chấm dứt cuộc sống đớn đau vì những căn bệnh nan y. Chẳng hạn như tại Ý, theo một báo cáo của Hiệp hội Bác sĩ quốc gia, có khoảng 0,7% bác sĩ Ý thừa nhận đã tiến hành an tử cho bệnh nhân. Cuối năm 2006, ở Ý có một sự kiện làm dấy lên sự tranh cãi và ồn ào trên cả nước liên quan đến một cái chết được thực hiện theo kiểu “an tử” nhưng trái pháp luật. Bệnh nhân 60 tuổi là nhà thơ Welby, bị teo cơ làm liệt các ngón tay, đau đớn và hạn chế nhiều trong giao tiếp. Ông đã gửi thư lên Tổng thống Giorgio Napotalino xin được chết. Lá thư đã gây xúc động sâu sắc, khiến Tổng thống Napotalino mời các chính khách, chuyên gia cùng bàn bạc. Sau đó, một tòa án được yêu cầu ra phán quyết. Nhưng họ lại chuyển hồ sơ về quốc hội với lý do không tìm ra luật nào giải quyết trường hợp này. Ngày 20- 12-2006, bác sĩ điều trị của Welby là Mario Riccio khẳng định nguyện vọng xin được chết của Welby không bị một cản trở pháp lý nào. Và ông đã tắt máy trợ thở, “giúp” an tử. Tuy vậy, cái chết của Welby không giải quyết được vấn đề đạo đức nói trên mà thậm chí còn gây chia rẽ ngay trong nước Ý nhiều hơn. Trong khi 41
- một số người khẳng định cái chết là sự giải thoát cho Welby, thì những người khác gọi bác sĩ Riccio là kẻ sát nhân. Nhà thờ đã từ chối phục vụ các nghi thức tôn giáo cho lễ tang Welby. Năm 1999, tại Mỹ có trường hợp "bác sĩ tử thần" Jack Kevorkian (bang Michigan) bị truy tố về tội giết người do đã "giúp" tới 130 bệnh nhân được “ra đi”. Jack Kevorkian bị kết án tới 25 năm tù. Tuy nhiên, ông được giảm án, trả tự do trước thời hạn sau 8 năm ngồi tù. Thụy Điển đã cho phép ủy quyền thực hiện “cái chết êm dịu” thụ động từ năm 2010. Tương tự, các nước Áo và Đức cũng cho phép nếu bệnh nhân đã yêu cầu. Còn tại Na Uy, khi đã có yêu cầu từ bệnh nhân hoặc bởi người thân của họ trong trường hợp bệnh nhân ở tình trạng hôn mê thì nó là hợp pháp. Tại nước Anh, nhân viên y tế đã được cho phép ngừng điều trị duy trì sự sống trong một số trường hợp nhất định từ năm 2002. Một vụ truy tố những người đã giúp đỡ người thân của họ chết sau khi người đó thể hiện rõ mong muốn kết thúc cuộc sống của mình đã được rút lại trong năm 2010. Kể từ năm 1992, Đan Mạch cho phép bệnh nhân nộp văn bản từ chối điều trị quá mức, trong những tình huống bệnh nghiêm trọng, với các văn bản được tiến hành tại một cuộc đăng ký tập trung từ trước. Đối với các nước Hungary, Tây Ban Nha và Cộng hòa Séc, người mắc bệnh nan y có thể từ chối điều trị để đợi cái chết. Tại Bồ Đào Nha, “cái chết êm ái” tích cực và thụ động đều là không hợp pháp, nhưng một hội đồng đạo đức được phê chuẩn cho việc quyết định ngưng điều trị trong một số trường hợp nhất định. Với các nước Italy, Romania, Hy Lạp, Bosnia, Serbia, Croatia, Ba Lan và Ailen hiện nay, “cái chết êm ái” bị cấm triệt để và nó bị coi là hành động giết người. Hình phạt có thể dao động từ 14-15 năm tù theo thứ tự ở Ireland và Italy, nhưng án lại tương đối nhẹ ở Croatia. Nhìn chung, xu hướng là ngày càng có nhiều quốc gia thông qua “cái chết êm ái”, với các mức độ khác nhau và kèm theo những điều kiện ràng buộc chặt chẽ, cụ thể. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia, từ nhận thức văn 42
- hóa, tôn giáo, nền tảng pháp lý đến điều kiện kinh tế xã hội, y tế, dân sinh, dân trí, mà họ lựa chọn ứng xử theo cách phù hợp với nước họ. Tuy nhiên, dù “cái chết êm ái” đã được hợp pháp hóa ở mức độ nào thì các cuộc tranh cãi giữa bên ủng hộ và bên phản đối vẫn diễn ra và chắc chắn sẽ không bao giờ chấm dứt tại các nước châu Âu, cũng như trên toàn thế giới [15]. Ở Trung Quốc, Hàn Quốc, chỉ một số trường hợp cá biệt mới được quốc hội phê chuẩn tạm dừng điều trị, chờ cái chết đến tự nhiên. Luật pháp không công nhận "cái chết nhân đạo", mọi hành động trợ giúp bệnh nhân chết bị coi là sát nhân. Trên tờ Nhật báo Thế giới, đại diện các cộng đồng tôn giáo ở Pháp phản đối kịch liệt “cái chết êm ái” và khẳng định rằng sự sống của con người cho dù mong manh vẫn phải được tôn trọng. Bộ trưởng Y tế Pháp Marisol Tourane cũng phản đối điều luật này. Vụ việc được chết ở Hàn Quốc Ngày 21-5, Tòa án tối cao Hàn Quốc đã lần đầu tiên chấp thuận cho một bệnh nhân nữ sống thực vật được quyền chết theo yêu cầu của gia đình dù bệnh viện phản ứng quyết liệt. Theo tòa, việc dùng các biện pháp y học để duy trì sự sống cho bệnh nhân không còn khả năng hồi phục là xúc phạm đến lòng tự trọng của họ.Bệnh nhân này hiện 76 tuổi, hôn mê hơn một năm nay vì não đã chết, nằm tại một bệnh viện ở thủ đô Seoul. Thấy bệnh nhân không thể hồi phục, người nhà yêu cầu rút ống thở nhưng bệnh viện từ chối. Người nhà bệnh nhân đã kiện ra tòa. Sau đó, các cấp tòa đã bác bỏ sự phản đối của bệnh viện, chấp thuận yêu cầu của gia đình người bệnh.Phán quyết trên của Tòa án tối cao Hàn Quốc là trong một trường hợp cụ thể, không đồng nghĩa với việc Hàn Quốc cho phép các bệnh viện giúp đỡ bệnh nhân chết êm ái [16]. Các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã, đặc biệt là khu vực châu Mỹ La Tinh, người dân tổ chức các cuộc biểu tình chống lại dự luật về cái chết nhân đạo. Ở Đức và Italy, đây là đề tài tranh cãi gay gắt trong nhiều năm qua. Tại các quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của Phật giáo, mọi hành động can thiệp hay giúp đỡ người bệnh chết "nhân tạo" đều bị coi là giết người [17]. 43
- CHƯƠNG 3: PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN VÀ VẤN ĐỀ HỢP PHÁP HÓA QUYỀN AN TỬ Ở VIỆT NAM 3.1. Thực tiễn pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền an tử 3.1.1. Quyền an tử theo pháp luật Việt Nam Tại Việt Nam, quyền an tử chưa được pháp luật quy định, tuy nhiên trong quá trình xây dựng luật vẫn có những ý kiến đề nghị thể chế hóa quyền này vào luật. Dấu ấn đầu tiên của Quyền an tử trong hoạt động lập pháp của Việt Nam là tại kỳ họp thứ 6 và 7 Quốc hội Khóa XI (2004, 2005), Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách năm 2005, vấn đề quyền an tử (lúc này gọi là quyền được chết) được đưa vào dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự. Tuy nhiên đa số đại biểu cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, không phù hợp với đạo lý người Á Đông hiện nay và không đồng ý với hợp pháp hóa quyền an tử. PGS. TS. Phùng Trug Tập cho rằng: Câu hỏi được đặt ra bao trùm toàn bộ những quan niệm về sự sống và chết của cá nhân. Trước hết, nhân loại tồn tại có ý nghĩa là sự sống và mỗi người sinh ra đều có quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc trong sự phát triển của xã hội. Pháp luật không nên quy định cho cá nhân một loại quyền được chết hay quyền được lựa chọn cách chết hay phương thức chết! Theo tôi, mọi cái chết chứa đựng tính cưỡng bức hay có chủ tâm đều là những cái chết không bình thường và bất thường. Vì hệ quả của những cái chết như vậy thường kéo theo nhiều vấn đề mang tính không tích cực và còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người khác. Con người là thực thể của tự nhiên, cho nên sự sống và cái chết hãy để chúng diễn ra một cách tự nhiên. Đến năm 2013, khi cơ quan lập pháp Việt Nam tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992, vấn đề quyền an tử một lần nữa được chú ý tới. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, còn nhiều tranh luận khác nhau không chỉ ở nước ta mà ở nhiều nước trên thế giới nên vấn đề vấn còn được tiếp tục nghiên cứu, chưa thể hiện trong Dự thảo Hiến pháp. Cùng năm, Bộ Y tế trong quá trình xây dựng Luật 44
- dân số cũng đề xuất cho phép thực hiện quyền an tử. Ông Trương Hồng Quang – Viện Nghiên cứu pháp lý (Bộ Tư pháp) cho rằng không nên đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số: Pháp luật dân số quy định về các vấn đề liên quan tới dân số. Trong khi đó, về mặt lý thuyết thì “cái chết êm ái”, hay chính xác hơn là quyền được chết là một quyền nhân thân. Nếu được công nhận, trước hết phải được ghi nhận thành một quyền nhân thân trong Bộ luật Dân sự. Sau đó có thể hướng dẫn cụ thể quyền này ở Luật An tử hoặc một nghị định của Chính phủ. Việc đưa vấn đề an tử vào Luật Dân số là không phù hợp [12]. Điều 19 của Hiến pháp năm 2013 quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật". Ngoài ra, không có bất cứ quy định nào về “quyền được chết”. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị từ ngày 24/9/1982, Khoản 1 điều 6 Công ước ghi rằng “Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ tiện”. Điều 33 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể như sau: 1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. 2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh Quy định của Bộ luật dân sự xuất phát từ nền tảng coi quyền sống của con người là trên hết và không thừa nhận việc tước đoạt quyền sống này trong bất kỳ hoàn cảnh nào, kể cả khi người bệnh không còn khả năng cứu chữa. 45
- Cho đến thời điểm hiện tại, quyền an tử là khái niệm không hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, tuy nhiên thuật ngữ này chưa từng xuất hiện trong bất kỳ văn bản pháp lý nào của Việt Nam từ khi thành lập và trong suốt quá trình xây dựng và phát triển. Hiện nay, có thể thấy, đại đa số người dân đang có nhận thức sai về an tử, về hành vi của bác sỹ trong việc thực hiện cái chết êm ả. Do vậy, cần phân biệt hành vi thực hiện quyền an tử với các hành vi khác có liên quan. Đối với hành vi tự sát Hành vi tự sát do chính người tự sát thực hiện có thể do sự quẫn bách về tinh thần, sai lệch trong suy nghĩ. Nếu một bệnh nhân mắc bệnh vô phương cứu chữa tự tìm đến cái chết mà không có sự giúp đỡ của bác sỹ thì không hội tụ đủ yếu tố cấu thành quyền an tử. Do đó, hành vi này cũng chỉ được coi là tự sát. Còn hành vi thực hiện quyền được chết có thể được tiến hành bởi chính bác sỹ hoặc bệnh nhân (dưới sự trợ giúp của bác sỹ). Theo đó, việc một bác sỹ thực hiện hành vi kết thúc mạng sống cho bệnh nhân (theo yêu cầu của bệnh nhân hoặc người đại diện bệnh nhân) rõ ràng hoàn toàn khác với việc tự sát do chính bệnh nhân tự thực hiện. Đối với tội giúp người khác tự sát Điều 131 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát. Về hành vi xúi giục người khác tự sát rõ ràng khác hành vi thực hiện quyền được chết bởi lẽ khi thực hiện quyền được chết, bác sỹ chỉ làm theo yêu cầu của bệnh nhân chứ không xúi giục bệnh nhân. Do đó, chúng ta chỉ cần phân biệt hành vi giúp người khác tự sát và hành vi thực hiện quyền an tử. Hành vi giúp người khác tự sát có nhiều loại và đa dạng về chủ thể. Chủ thể thực hiện việc kết thúc sự sống của bênh nhận là bác sỹ, còn trong việc giúp người khác tự sát thì chủ thể thực hiện rộng hơn. Đặc biệt, tình trạng của bệnh nhân trong quyền an tử là điểm mấu chốt để phân biệt với hành vi khác. 46
- Đối với tội giết người Trong hành vi giết người, cái chết xảy ra không có sự đồng ý của nạn nhân còn đối với hành vi thực hiện quyền an tử của bác sỹ thì có sự đồng ý/ yêu cầu của bệnh nhân hoặc người đại diện của bệnh nhân. Ở các nước chưa hợp pháp hóa quyền an tử, việc bác sỹ thực hiện quyền an tử theo yêu cầu của bệnh nhân thường bị coi là hành vi giết người, vi phạm đạo đức nghề y. Hành vi theo Luật Phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 của Việt Nam Luật phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 của Việt Nam quy định quyền của người nhiễm HIV: “từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS giai đoạn cuối”(Điểm đ, Khoản 1, Điều 4). Có nhiều người cho rằng đây là một dạng của cái chết êm ả nhưng đây là quan điểm không đúng. Trong quy định này của Luật phòng, chống HIV/AIDS, bác sỹ không chủ động ngừng cuộc sống của bệnh nhân mà chỉ chấp thuận theo nguyện vọng thôi điều trị của họ, để họ không kéo dài những ngày tháng đau đớn về thể xác. Hành vi này cũng như việc người thân của bệnh nhân sắp chết xin bệnh viện cho đưa về nhà. Điều này khác quyền được chết. Bệnh viện không vi phạm pháp luật nếu bệnh nhân không còn hy vọng gì nữa, gia đình cũng không có khả năng kinh tế để tiếp tục điều trị nên xin về nhà tìm cách khác hoặc ngừng chữa trị và cam kết rằng: bệnh viên sẽ không chịu trách nhiệm nếu có bất cứ chuyện gì thì bệnh viện không phạm luật trong trường hợp này. Hiểu được việc phân biệt này có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức khi mà thời điểm này Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới vẫn chưa cho phép và thông qua Luật an tử. 3.1.2. Thực trạng yêu cầu về nhận thức, quy phạm hóa quyền an tử tại Việt Nam Chúng ta phải thừa nhận rằng trên thực tế, còn rất nhiều căn bệnh mà y học bất lực, không thể chữa trị chẳng hạn như bệnh Aids, bệnh ung thư Trong những trường hợp như vậy, tác dụng của y học họa chăng chỉ là trì hoãn cái chết. Qua nghiên cứu cho thấy, các trường hợp bị bệnh nan y kéo 47
- dài, hôn mê sâu cũng không phải là hiếm ở Việt Nam. Các bác sỹ cũng đã từng thông qua các diễn đàn, các kênh thông tin để nói về vấn đề này. Hầu hết các bác sỹ đều cho rằng việc chứng kiến người bệnh trong tình trạng hôn mê hay sống thực vật là một điều hết sức đau đớn, nhưng khó khăn hơn cả là khi tình trang hôn mê của bệnh nhân kéo dài và buộc gia đình và bác sỹ phải đưa ra quyết định về việc có tiếp tục điều trị để duy trì tình trạng sồng này của bệnh nhân hay không. Tại Việt Nam, chúng ta vẫn luôn chứng kiến hàng ngày, không ít những bệnh nhân bị bệnh viện trả về vì không thể giúp gì hơn. Đối với những trường hợp này, biết chắc là bệnh nhân sẽ chết, người thân chỉ còn biết khóc, mà bất lực, mà chứng kiến người bệnh nhiều khi phải lịm đi vì sự đau đớn.Thực tế có nhiều bệnh nhân hiểm nghèo: Ung thư giai đoạn cuối, tai nạn giao thông, những bệnh nhân sống thực vật khi mọi nỗ lực cứu chữa đều vô ích, mà chỉ kéo dài thêm tình trạng “khổ sở” của bệnh nhân. Có trường hợp bệnh nhân ung thư, cũng được các bác sĩ khuyên gia đình không nên chạy chữa nữa. Ngược lại, cũng đã có nhiều bệnh nhân ung thư, mặc dù các thành viên trong gia đình (và cả các bác sĩ) xác định “còn nước còn tát”. Tuy nhiên bệnh nhân này nhận thấy tình cảnh “vô nghĩa” của mình, nên đã từ chối điều trị. Theo họ như vậy đỡ tốn kém vô ích, đỡ khổ cho bản thân họ cũng như người thân. Thực tế, có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải trải qua những ngày tháng cuối đời vô cùng đau đớn. Thời khắc đó, nhiều bệnh nhân cầu xin bác sĩ cho họ được chết. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện tại luật không cho phép, nên các bác sĩ không dám hay không có cách nào giúp họ. Tuy nhiên, có một thực tế vẫn luôn tồn tại từ lâu, mà hầu như nhiều người biết mà không nói ra. Đó là việc thân nhân của người bệnh thường tạo ra “cái chết êm ái” cho họ khi họ quá đau đớn, quá già nua hoặc đã được thầy cúng xem “ngày chết tốt”. Khi đó, cái chết sẽ đến với người bệnh – do thân nhân của họ không cho uống thêm sâm - vốn chỉ có tác dụng duy trì sự sống thêm trong vòng một vài giờ hoặc chủ động không cho uống thêm thuốc nữa. 48
- Có thực tế rằng, một bệnh nhân hơn 70 tuổi, Việt kiều Mỹ, ở quận 3, TP Hồ Chí Minh, đã làm đơn gửi chính quyền địa phương nơi ông đang sinh sống để xin được chết đúng ngày giờ tốt.Bệnh nhân trình bày mình đang mang căn bệnh ung thư giai đoạn cuối, không thể chữa trị. Bác sĩ riêng dự đoán ông chỉ còn sống chừng ba tháng. Nay ông quay trở về quê cha đất tổ để sống cuối đời và thầy tử vi đã chọn được cho ông giờ và ngày đẹp để ra đi. Theo lời thầy bói, nếu vĩnh biệt thế gian vào đúng ngày giờ này, con cháu ông sẽ có được phúc đức lâu dài về sau. Vì vậy, ông muốn được chết êm ái vào đúng giờ ngày tốt đó vì con cháu.Yêu cầu được chết của bệnh nhân thực chất là một vấn đề pháp lý mà nhiều người đang quan tâm.Do sợ chết đau đớn, ông phân vân là nên lựa cách tiêm thuốc hay uống thuốc độc để ra đi được nhẹ nhàng. Đồng thời, ông còn phải sắp xếp làm sao cho việc chết tự nguyện không gây phiền phức cho bất kỳ ai. Trong khi đó, bác sĩ của ông từ chối tiêm thuốc, còn những người thấu hiểu tâm tình ông lại không chịu giúp ông mua thuốc độc.Ông đành phải làm đơn xin chính quyền địa phương xác nhận để bác sĩ có điều kiện hợp pháp giúp đỡ ông chết.Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã từ chối ngay đơn xin được chết của ông bởi hiện nay, luật pháp Việt Nam chưa quy định về vấn đề này. Một câu hỏi đang được đặt ra đó là về khả năng luật hóa quyền an tử ở Việt Nam. Trong lĩnh vực pháp luật nói chung, pháp luật về nhân quyền nói riêng, việc hợp pháp hóa một quyền thường diễn ra theo con đường là nhận thức của công chúng về quyền dần thay đổi và bắt đầu tác động đến chính quyền để công nhận quyền đó. Hiện nay, quyền an tử là một vấn đề còn chưa được bàn luận nhiều ở Việt Nam, nhận thức của công chúng về vấn đề này chưa phổ biến và đầy đủ; cùng với nhiều yếu tố xã hội khác tác động như truyền thống văn hóa, khoa học kĩ thuật, trình độ lập pháp, nên khả năng công nhận quyền an tử khó xảy ra. Về vấn đề trên, trong nghiên cứu của mình, tác giả Trương Hồng Quang đã nêu ra 5 điều kiện để một quốc gia có thể ban hành luật về an tử đó là: 49
- (i) số lượng bệnh nhân giai đoạn cuối, mắc bệnh vô phương cứu chữa xin được chết lớn; giới bác sỹ tồn tại nhiều bức xúc về vấn đề này; (ii) quốc gia có hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồng bộ, nghiêm minh; kỹ thuật lập pháp của quốc gia đó đủ để có thể xây dựng luật ít bị lạm dụng nhất; (iii) người dân quốc gia đó có ý thức tuân thủ pháp luật cao; (iv) tại thời điểm muốn ban hành luật về an tử không có quá nhiều người của quốc gia đó phản đối (thông qua thăm dò dư luận); (v) quyền an tử cần được ghi nhận trong các đạo luật gốc với tư cách là quyền nhân thân, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng luật chuyên ngành (luật về an tử). Đối chiếu với các điều kiện trên, Việt Nam có lẽ chỉ thỏa mãn điều kiện thứ nhất về nhu cầu xã hội, tuy nhiên hiện vẫn chưa có những điều tra và số liệu thống kê cụ thể. Các điều kiện còn lại Việt Nam hầu như chưa đáp ứng được. Nói cách khác, để luật hóa quyền an tử ở Việt Nam, cần có thêm những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề. 3.2. Các yêu cầu về hợp pháp hóa quyền an tử của Việt Nam hiện nay Việc khai sinh, khai tử của con người đều gắn chặt chẽ với quyền nhân thân – đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Dân sự Việt Nam. Việc đề xuất đưa chế định “An tử” vào Bộ luật Dân sự để điều chỉnh quan hệ này, là đúng đắn và cần thiết trong một xã hội phát triển và văn minh. Về văn hóa, Việt Nam là một đất nước truyền thống, quan niệm phương Đông coi trọng sự sống con người, xem nó là thứ quý giá nhất đã ăn sâu vào ý thức hệ của nhiều thế hệ người Việt Nam. Thực tế cho thấy ở Việt Nam, gia đình người bệnh vẫn quan niệm “còn nước còn tát” hay “có bệnh vái tứ phương” dù đã có kết luận về tình trạng không thể chữa trị hay người bệnh đang phải sống trong hoàn cảnh đau đớn kéo dài. An tử với mục đích nhân đạo vì vậy chấp nhận an tử không có nghĩa là không tôn trọng sự sống. Việc thay đổi quan niệm truyền thống, nhất là khi liên quan đến sự sống và cái chết 50
- thì cần có thời gian, chúng ta cần đặt cơ sở dần chấp nhận an tử. Vì vậy, với quyền an tử, một quyền nhân thân cần thiết và hoàn toàn mang mục đích nhân đạo, điều cần thiết là cần nâng cao nhận thức về bản chất vấn đề, quan niệm truyền thống tiếp cận, thích nghi dần với quyền an tử để có thể được công nhận ở Việt Nam. Về kinh tế, Việt Nam còn là một nước đang phát triển, những điều kiện về cơ sở vật chất và dịch vụ chăm sóc, khám chữa bệnh y tế còn thấp. Trình độ y học thấp dẫn đến việc chuẩn đoán sai người, sai bệnh. Khoa học kỹ thuật về y tế sẽ không cung cấp cho người bệnh được những lựa chọn chăm sóc giảm nhẹ đau đớn. Hoàn cảnh này rất dễ dẫn đến hệ quả quyền an tử bị lạm dụng, làm sai lệch bản chất và mục đích nhân đạo của quyền, không chỉ dừng lại ở những bệnh nhân bị bệnh nan y mà đối tượng lại là: người già neo đơn, người bị bệnh thần kinh Về xã hội, số lượng bệnh nhân có nguyện vọng hưởng thụ quyền tại Việt Nam chưa nhiều. Không phải do Việt Nam là đất nước ít bệnh tật, không phải Việt Nam là đất nước với trình độ y học phát triển để có thể chữa trị được hầu hết các bệnh mà bởi ở Việt Nam, vấn đề còn khá mới mẻ, nếu chưa từng nghe, chưa từng biết đến thì sẽ không phát sinh nhu cầu thụ hưởng. Về mặt pháp luật, kỹ thuật lập pháp của Việt Nam còn thấp, nhiều văn bản ra đời nếu không chồng chéo, mâu thuẫn, vi hiến về nội dung, sai phạm về hình thức thì ban hành cũng không đúng thủ tục. Một trong những yêu cầu ban hành Luật an tử là hệ thống pháp luật của nước đó phải nghiêm minh, chặt chẽ và đồng bộ. Bên cạnh đó cần học hỏi kinh nghiệm các nước trong việc xây dựng và áp dụng Luật an tử. Đây là hạn chế lớn khi xem xét đến hợp pháp hóa quyền an tử bởi tính chất nhạy cảm, dễ lạm dụng và hậu quả nặng nề nếu việc quy định không chặt chẽ, rõ ràng. Ngoài ra, yếu tố tự giác tuân thủ pháp luật của người dân cũng là yêu cầu cấp bách. Thực tế cho thấy, tư duy, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân chưa 51
- cao. Nhiều người thậm chí không bao giờ đọc một văn bản pháp lý. Có những người rất hiểu biết pháp luật thì lại dùng kiến thức của mình để lách luật. Như vậy, điều quan trọng là cần phải nâng cao nhận thức, tư duy của người dân về vấn đề này, đồng thời chuẩn bị điều kiện để xây dựng Luật an tử. 3.3. Các giải pháp liên quan đến quyền an tử ở Việt Nam Để có thể xây dựng được Luật An tử ở Việt Nam, trước tiên cần có những biện pháp để nâng cao nhận thức của người dân, giúp họ hiểu rõ về bản chất quyền an tử và dần dần chấp nhận nó đồng thời chuẩn bị những điều kiện cần thiết để có thể xây dựng Luật An tử. Cụ thể: 3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về Quyền an tử - Phổ biến, tuyên truyền kiến thức về Quyền an tử thông qua sách, báo, phương tiện truyền thông. Ở nước ta hiện nay, so với các nước trên thế giới thì nhu cầu an tử ở nước ta không cao. Việc nhận thức về nhóm quyền này trong đại bộ phận nhân dân còn hết sức hạn chế. Đại đa số những người có biết về an tử thì lại cho đó là hành vi giết người, trái với đạo đức xã hội Vì thế, việc giúp nhân dân hiểu rõ bản chất của quyền an tử là việc cần thiết. Một số kênh có thể áp dụng để tuyên truyền, giáo dục về quyền an tử như: + Đăng trên các báo, tạp chí về vần đề quyền an tử. Chúng ta nên phân tích thực tiễn của Quyền an tử hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam; phân tích mục đích tốt đẹp của quyền này để từ đó dần dần thay đổi nhận thức của người dân. + Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng phát triển, sức mạnh của phương tiện truyền thông trong việc phản ánh các vấn đề xã hội ngày càng mạnh mẽ. Vì thế, việc đăng trên các phương tiện truyền thông là kênh hữu ích nhất để người dân có thể tiếp thu vấn đề này. + Tổ chức các buổi tuyên truyền, trao đổi về Quyền an tử tại các địa phương, các khu dân cư, tổ dân phố hay phát trên đài phát thanh của các địa phương. 52