Khóa luận Quan niệm về tự do của Jean Jacques Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”

pdf 61 trang thiennha21 15/04/2022 7904
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quan niệm về tự do của Jean Jacques Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_niem_ve_tu_do_cua_jean_jacques_rousseau_trong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quan niệm về tự do của Jean Jacques Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC NGUYỄN XUÂN QUANG QUAN NIỆM VỀ TỰ DO CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU TRONG TÁC PHẨM “BÀN VỀ KHẾ ƢỚC XÃ HỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X HÀ NỘI, 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC NGUYỄN XUÂN QUANG QUAN NIỆM VỀ TỰ DO CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU TRONG TÁC PHẨM “BÀN VỀ KHẾ ƢỚC XÃ HỘI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG: PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PGS.TS NGUYỄN THỊ THÚY VÂN HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài Quan niệm của Jean Jacques Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” là công trình nghiên cứu nghiêm túc của tôi. Các kết quả trình bày trong luận văn là trung thực. Các thông tin trích dẫn trong luận văn có xuất xứ rõ ràng và được phép công bố. Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Xuân Quang 1
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn chân thành đến Cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Huyền đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn, động viên trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành luận văn của mình. Em xin cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Triết học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường, làm nền tảng cho em có thể hoàn thành được bài luận văn này. Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè tập thể lớp K61-Triết học, những người đã từng đồng hành, sẻ chia và giúp đỡ trong học tập cũng như trong cuộc sống. Em xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Xuân Quang 2
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 10 CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM VỀ TỰ DO CỦA J.J ROUSSEAU TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ KHẾ ƢỚC XÃ HỘI 10 1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa cho sự ra đời quan niệm về tự do của Rousseau 10 1.2. Những tiền đề lý luận cho sự ra đời của quan niệm về tự do của Jean Jacques Rousseau 13 1.3. Jean Jacques Rousseau – cuộc đời và tác phẩm Bàn về khế ước xã hội25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 33 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN QUAN NIỆM VỀ TỰ DO CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ KHẾ ƢỚC XÃ HỘI 34 2.1 Quan niệm về tự do trong trạng thái tự nhiên 34 2.2. Quan niệm về tự do của con người trong trạng thái xã hội công dân . 37 2.3. Biện pháp thực hiện quyền tự do của con người 40 2.4. Đánh giá quan niệm về tự do của Rousseau 51 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 54 KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57 3
  6. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tự do là chủ đề xuyên suốt trong tư tưởng triết học chính trị, đạo đức trong lịch sử. Khái niệm tự do luôn gắn liền với khái niệm con người. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, hai khái niệm này tạo thành một mối quan hệ cực kỳ mật thiết, quan hệ biện chứng và phát triển. “Có thể khẳng định rằng, triết học là sự tìm tòi những con đường giải phóng con người (khỏi sự thống trị của thần linh, khỏi những cám dỗ của dục vọng cơ thể, khỏi cảm tính, khỏi áp bức và bóc lột, khỏi sự thống trị tuyệt đối của lý tính ) và tự do (như là kết quả của sự giải phóng ấy) chính là cái đích mà triết học cố gắng tìm ra và luận chứng những con đường đưa con người tới đó” [5, 152]. Vì vậy mà các nhà triết học phương Tây Cận đại, trong đó có các nhà triết học Khai sáng thể kỷ XVIII đã bàn nhiều tới vấn đề này. Với ý tưởng chung là lý tưởng về sự tiến bộ xã hội, những tác phẩm của họ như là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản trong thời kỳ chuẩn bị cách mạng, đòi hỏi quyền tự do, bình đẳng. Chính vì vậy, trào lưu tư tưởng tiến bộ và cách mạng đó không chỉ ảnh hưởng ở Pháp mà còn ảnh hưởng khá rộng đến châu Âu lúc bấy giờ. Điều đó góp phần tạo nên vị thế và sức ảnh hưởng không nhỏ của triết học Khai sang Pháp thế kỷ XVIII đến tiến trình phát triển của lịch sử triết học phương Tây. Jean Jacques Rousseau là một trong những đại diện tiêu biểu của triết học Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, đồng thời cũng là một trong những người đã đặt nền móng tư tưởng cho cuộc đại cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) và cho cuộc đấu tranh vì tự do, dân chủ ở khắp nơi trên thế giới. Với tinh thần đấu tranh cho sự phát triển xã hội, ông đã dành toàn bộ thời gian, sức lực viết những tác phẩm để bênh vực quyền tự do, bình đẳng. Tư tưởng về ý chí chung, khế ước xã hội, về quyền lực tối cao hay quyền lập pháp đã trở thành 4
  7. chất xúc tác cho tư tưởng cách mạng của giai cấp tư sản Pháp. Đặc biệt tư tưởng về tự do và bình đẳng của Rousseau đã trở thành một nội dung cơ bản của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791. Tư tưởng về tự do của Rousseau là đóng góp vô cùng quan trọng trong học thuyết triết học chính trị - xã hội của ông. Theo đó quyền tự do như là quyền tất yếu, tự nhiên của con người. Tác phẩm Bàn về khế ước xã hội là tác phẩm chính trị nổi bật nhất trong số các tác phẩm của Rousseau, thể hiện nội dung chính trong toàn bộ quan niệm về tự do của ông. Như một thứ vũ khí dùng đấu tranh, tác phẩm đã phê phán, lên án những thói hư tật xấu của thiết chế phong kiến đương thời đang đi đến suy vong. Ngày nay, nhiều nội dung tư tưởng triết học trong tác phẩm này vẫn được kế thừa và được nhắc đến trong các văn kiện chính trị quan trọng như là biểu hiện của một tinh thần cách mạng mang tính nhân loại. Việc đi sâu nghiên cứu quan niệm về tự do của Rousseau góp phần khẳng định giá trị tư tưởng triết học chính trị của ông, cũng như ý nghĩa hiện thời của tư tưởng đó trong bối cảnh thế giới hiện nay khi mà nhiều nơi quyền tự do của con người vẫn bị xâm phạm. Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Quan niệm về tự do của Jean Jacques Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ƣớc xã hội” làm đề tài khóa luận mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về các tư tưởng triết học của Rousseau xuất hiện khá nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về tư tưởng chính trị - xã hội. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu tư tưởng cũng như quan niệm về tự do của ông là chưa nhiều. Thông thường, người đọc thường rút ra những khía cạnh về quan niệm tự do từ những nội dung tư tưởng triết học của 5
  8. Rousseau. Do đó, về đề tài tư tưởng tự do của Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội vẫn chủ yếu là các công trình nghiên cứu gián tiếp. Các công trình nghiên cứu trực tiếp bằng tiếng Việt về quan niệm tự do của Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội có thể kế đến như phần giới thiệu của học giả Hoàng Thanh Đạm trong cuốn Bàn về khế ước xã hội do chính ông dịch và tái bản năm 2018. Tiếp đến, trong một số luận văn tiến sỹ, thạc sĩ, một số bài báo, cụ thể như: “Tư tưởng của J.J Rousseau về quyền con người” (2014), bài đăng Tạp chí Triết học số 6 của Nguyễn Thị Thanh Huyền; “Đôi nét về triết lý “phản khai sáng” của J.J Rousseau (2017), bài đăng Tạp chí triết học số 6 của Đỗ Minh Hợp; “Quan niệm về con người trong triết học khai sáng Pháp” (2007), luận văn thạc sĩ triết học của Phạm Thị Thu Hương; “Tư tưởng của J.J Rousseau về giáo dục qua tác phẩm “Émile hay là về giáo dục” (2010), luận văn thạc sĩ triết hoc của Nguyễn Thị Tuyết Thanh; “Triết học chính trị J.J Rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” (2014), luận án tiến sĩ triết học của Nguyễn Thị Châu Loan; “Quan niệm của J.J Rousseau về quyền lực và sự phân chia quyền lực nhà nước trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội” (2015), luận văn thạc sĩ triết học của Phạm Thị Huyên “Tư tưởng triết học chính trị của Rútxô trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” (2008), luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Châu Loan; “Tư tưởng của Rútxô về quyền tự do, về bình đẳng và về nhà nước”, luận văn thạc sĩ triết học của Nguyễn Thị Thanh Minh. Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị - xã hội của Rousseau nhưng quan niệm về tự do chỉ được bàn đến như một phần nhỏ trong quan niệm chính trị - xã hội hay quan niệm về quyền con người; vẫn còn thiếu vắng các công trình nghiên cứu 6
  9. chuyên sâu và hệ thống về quan niệm tự do của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. Các công trình nghiên cứu gián tiếp có liên quan đến đề tài khóa luận có một số lượng không nhỏ. Có thể kể đến các cuốn giáo trình, bài giảng, sách tham khảo và bài viết như cuốn “Lịch sử các tư tưởng chính trị” (2001) của Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cuốn “Triết học thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, Triết học khai sáng từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX” (1962) của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, cuốn “Lịch sử triết học” (1998) do GS. Nguyễn Hữu Vui làm chủ biên, cuốn “Triết học chính trị Môngtexkiơ với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam” (2006) của Lê Tuấn Huy, cuốn “Đại cương lịch sử triết học phương Tây” (2006) của Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, cuốn “Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới” (1993) do Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái dịch, “Quan niệm về con người trong Triết học Khai sáng Pháp” (2007), luận văn thạc sĩ triết học của Phạm Thị Thu Hương, Các tư liệu trên chỉ dừng lại ở những khái quát chung về phong trào Khai sáng Pháp và về các tư tưởng triết học cơ bản của các đại biểu của nó, trong đó có đề cập đến quan niệm về tự do mà chưa phân tích một cách chuyên sâu và có tính hệ thống về quan niệm về tự do của ông. Như vậy, có thể thấy số lượng các công trình nghiên cứu về tư tưởng tự do của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” chủ yếu mới chỉ dừng lại ở những thông tin khái quát chung về phong trào Khai sáng Pháp và về các tư tưởng triết học cơ bản của các đại biểu của nó, hoặc tư tưởng triết học chính trị - xã hội của Rousseau nói chung. Vì vậy việc tiếp tục đi sâu nghiên cứu hệ thống quan niệm về tự do của Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” góp phần tiếp tục khẳng định giá trị lịch sử và hiện thời 7
  10. của tư tưởng triết học Rousseau. Những công trình nghiên cứu trên là tài liệu tham khảo quý giá và những gợi mở quan trọng cho việc hoàn thành khóa luận. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Khóa luận tập trung làm rõ quan niệm về tự do của Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, từ đó đưa ra đánh giá về giá trị và hạn chế của quan niệm đó. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau: - Trình bày những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời quan niệm về tự do của Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội - Phân tích những nội dung cơ bản của quan niệm về tự do của Rousseau được thể hiện trong triết học chính trị của ông - Đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong quan niệm về tự do của Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của khóa luận Khóa luận được thực hiện dựa trên quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người, xã hội và trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu đã có. 8
  11. Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch, thống nhất lịch sử và logic, khái quát hóa và phương pháp nghiên cứu văn bản. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận có đối tượng nghiên cứu là quan niệm về tự do của Rousseau. Phạm vi nghiên cứu: khóa luận tập trung làm rõ những tư tưởng cơ bản, giá trị, hạn chế của quan niệm về tự do của Rousseau chủ yếu trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội. 6. Điểm mới của đề tài: Từ những di sản tư tưởng của Jean Jacques Rousseau, khóa luận đi sâu nghiên cứu hệ thống quan niệm về tự do của ông; chỉ ra những giá trị, hạn chế của quan niệm về tự do nói riêng và của triết học chính trị Rousseau nói chung 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận Khóa luận góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức về lịch sử triết học phương Tây nói chung và triết học Jean Jacques Rousseau nói riêng Khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về lịch sử triết học phương Tây nói chung, triết học Khai sang Pháp và quan niệm về tự do của Rousseau nói riêng. 8. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận bao gồm 02 chương, 07 tiết. 9
  12. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CHO SỰ RA ĐỜI QUAN NIỆM VỀ TỰ DO CỦA J.J ROUSSEAU TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI 1.1. Những điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa cho sự ra đời quan niệm về tự do của Rousseau * Điều kiện kinh tế - xã hội: Thời kỳ cận đại ở Tây Âu được xác lập bằng các cuộc cách mạng tư sản, đánh dấu sự suy tàn và chấm dứt của phương thức sản xuất phong kiến và thay bằng phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng tư sản diễn ra đầu tiên tại Hà Lan, tiếp đến là Anh đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Châu Âu. Các cuộc cách mạng chính là hệ quả của một quá trình lâu dài từ hình thành dưới dạng mầm mống tiềm tàng cho tới khi phát triển, đủ sức để thay thế cho hình thái xã hội đương thời và tiến tới một nấc thang cao hơn trong hình thái kinh tế - xã hội. Đó là quá trình mang tính tất yếu trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người, đúng như Karl Marx đã kết luận: “Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên” [11, 21]. Để chứng minh sự chuyển tiếp về hình thái kinh tế - xã hội ấy như là một sự tất yếu khách quan thì có thể nhìn lại những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử. Nhờ sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã kịp trở thành một lực lượng kinh tế hùng hậu. Khi đó, giới phong kiến quý tộc và tăng lữ vẫn nắm quyền và là giai cấp thống trị trong xã hội. Đến thế kỷ XVIII, nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, vững chắc, trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới thì tại Pháp, dù nền kinh tế đang bước vào thời kỳ phát triển song bị kìm hãm bởi sự thống trị của thể chế chuyên chế phong kiến. Về kinh tế, nước 10
  13. Pháp trước cách mạng vẫn duy trì một nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, hình thức địa tô lạc hậu với 90% nông dân, khoảng 30% đất đai bị bỏ hoang, chế độ phong kiến đã khiến các vùng quê ở Pháp trở nên nghèo nàn bởi chính sách thuế và chế độ lao động bắt buộc hà khắc. Trong khi đó nền công nghiệp Pháp thì có sự vượt bậc hơn so với nông nghiệp xét về tốc độ phát triển, chủ yếu ở những ngành công nghiệp sản xuất bông, dệt tơ lụa, luyện kim, thương nghiệp Tầng lớp quý tộc phong kiến thể hiện rõ sự bạc nhược khi không còn đủ khả năng giải quyết vấn đề của quốc gia dân tộc, chỉ dựa vào quyền hành sẵn có để đưa ra những chính sách mở rộng thêm những đặc quyền đặc lợi của họ và tìm cách duy trì quyền lực chính trị. Sự xuất hiện ngày càng nhiều những phong trào phản phong kiến như là một hệ quả tất yếu cho sự kìm hãm của chế độ đương thời, vẫn có sự phản kháng và đàn áp của giai cấp thống trị nhưng điều đó chỉ cho thấy rằng chế độ chuyên chế phong kiến đã trở thành lực lượng phản động và không còn phù hợp với tiến bộ xã hội nữa. Vậy nên sự ra đời, phát triển của mầm mống chủ nghĩa tư bản ở Pháp (cũng như ở châu Âu) lúc đó đặt ra yêu cầu phải xóa bỏ chế độ phong kiến đang kìm hãm sự phát triển của nó. Tầng lớp tư sản Pháp lúc này trở thành lực lượng đứng đầu đẳng cấp thứ ba trong xã hội, có khả năng vận động các thành phần khác trong xã hội như quần chúng nông dân, công nhân, thợ thủ công để đấu tranh chống chế độ phong kiến và trở thành lực lượng có thể đại diện cho lợi ích của những người bị áp bước trong chế độ phong kiến. Những mâu thuẫn nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến Pháp lúc đó giữa lực lượng sản xuất đang phát triển với hình thức lạc hậu của quan hệ sản xuất phong kiến giống như luận giải của Marx về mâu thuẫn đó trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa sau này: “Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa 11
  14. lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình tự nhiên” [12, 15]. Ở đây, Karl Marx muốn nói đến tính tất yếu của việc nảy sinh ra một cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa để thay thế cho quan hệ sản xuất tư bản đã không còn phù hợp với thời cuộc, nhưng xét luận điểm trên trong bối cảnh hiện thực xã hội Pháp (cũng như phương Tây) thế kỷ XVI-XVIII để thấy rằng sự chuyển biến lên một hình thái xã hội cao hơn là Tư bản chủ nghĩa là sự chuyển biến mang tính tất yếu khách quan. *Bối cảnh văn hóa: Trước những sự chuyển biến ngày càng mạnh mẽ của đời sống kinh tế - xã hội đó thì văn hóa cũng phải có sự thay đổi để thích nghi và phù hợp với thực tiễn xã hội lúc bấy giờ. Tư tưởng nhân văn và khai sáng trong quan điểm lịch sử - xã hội và con người chiếm vị trí quan trọng vào thời kỳ này. Tư tưởng đó có nguồn gốc sâu xa từ thời cổ đại, bùng nổ vào thời Phục hưng, được tiếp tục phát triển, cải biến và hoàn thiện trong các học thuyết triết học thế kỷ XVII-XVIII [22, 539] mà chủ thể của nó chính là lực lượng xã hội mới, được tạo nên bởi sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và khoa học, kỹ thuật. Bắt đầu với phong trào Khai sáng ở Anh, ở đây đã có khuynh hướng văn hóa thế tục sau khi kết thúc thời kỳ Cải cách tôn giáo, bắt đầu quá trình duy lý hóa tôn giáo ở thế kỷ XVIII, “đã có sự cảm nhận về Thượng đế như kiến trúc sư vĩ đại, ngưng công việc của mình vào ngày thứ bảy. Thượng đế ban cho con người hai quyển sách – Kinh thánh và quyển sách về thiên nhiên. Vậy là đẳng cấp các nhà khoa học nổi lên cùng với đẳng cấp các linh mục” [22, 825]. Như một sự tiếp nối tư tưởng nhân văn, thời kỳ Khai sáng Pháp đã xây dựng nên một nền tảng văn hóa dựa trên chủ nghĩa duy lý. Điều đó được thể hiện qua một số tác phẩm của các nhà khai sáng tiêu biểu như trong Những ghi nhận về tác phẩm “Suy tư” của Pascal, Voltaire tranh luận 12
  15. với chủ nghĩa bi quan Kito giáo, tiến tới xác lập thứ triết lý về con người trên cơ sở thừa nhận hạnh phúc trần gian. Trong Luận về những nguyên nhân hưng thịnh và suy vong của người La Mã, Montesquieu nêu ra những nguy hại của Kito giáo đối với xã hội, mà nguyên nhân của nó là sự thủ tiêu tự do và đàn áp con người [22, 829]. Vậy nên văn hóa thời kỳ cận đại một mặt là văn hóa thực dụng, mặt khác là văn hóa mang ý nghĩa giải phóng cá nhân khỏi tính phổ quát của Kito giáo. Đó là nền văn hóa chú trọng con người hoạt động, tự thích nghi và luôn sáng tạo, đề cao lý tính con người. Tóm lại, sự lớn mạnh của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Pháp trong bối cảnh nước Pháp lúc bấy giờ gây nên sự bùng nổ các phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Phong trào Khai sáng Pháp đã ra đời trong hoàn cảnh đang diễn ra cuộc tranh luận của tư tưởng tự do với chủ nghĩa thần quyền, mà Jean Jacques Rousseau là một trong những nhà tư tưởng tiêu biểu của nó. 1.2. Những tiền đề lý luận cho sự ra đời của quan niệm về tự do của Jean Jacques Rousseau *Tư tưởng về tự do trước Jean Jacques Rousseu Cũng như nhiều học thuyết, tư tưởng khác, chúng không thể tự hình thành trên một mảnh đất trống mà cần trải qua quá trình tích lũy để sâu sắc hơn về mặt lý luận. Quan niệm về tự do của Rousseau cũng vậy, để thấy được Rousseau đã tiếp thu và phát triển quan niệm về tự do trong lịch sử như thế nào cần phải xét các quan niệm về tự do trong lịch sử triết học trước đó và đặc biệt là thời kỳ Khai sáng. Ở Hy Lạp đã tồn tại một nền dân chủ sơ khai nhất dưới chế độ chiếm hữu nô lệ thế kỷ V TCN. Trong nền dân chủ chủ nô đó, cùng với sự quan tâm đến giới tự nhiên và vũ trụ, các vấn đề về con người, xã hội cũng đã được tìm 13
  16. hiểu một cách sâu sắc. Con người giờ đây không chỉ là chủ thể, mà còn là đối tượng nghiên cứu. Các triết gia đầu tiên như Protagoras đã khẳng định rằng con người làm hệ quy chiếu giải quyết các vấn đề về tồn tại và nhận thức bằng luận điểm nổi tiếng: “Con người là thước đo tất thảy mọi vật”. Protagoras xem nghệ thuật tranh luận như là phương thức chứng minh vai trò của chủ thể, “để có một lập trường nhất quán con người buộc phải lựa chọn giữa các ý kiến trái ngược nhau, lấy một trong số chúng. Họ được hoàn toàn tự do lựa chọn” [25, 180]. Socrates đã chọn cách tiếp cận khác khi nhấn mạnh rằng sự tự do mang tính tự ý thức được đề cao chỉ trong chừng mực nó được gắn với mục đích đạo đức cao nhất – cái Thiện phổ quát Aristotle - nhà triết học Hy Lạp cổ đại nổi tiếng đã đề cập đến năng lực lựa chọn tự do từ bình diện đạo đức - chính trị. Ông cho rằng, con người với tư cách sinh vật xã hội, luôn biết chọn cho mình cách sống và lối ứng xử phù hợp với lý trí. Năng lực lựa chọn tự do không có nghĩa là vượt quá khuôn khổ của các quy tắc, các chuẩn mực truyền thống, là sự khẳng định cái tôi một cách vô nguyên tắc. Theo Aristotle, con người có sự tự do ý chí, tự do lựa chọn hành động chính trị, đạo đức của mình và vì vậy, con người phải chịu trách nhiệm trước những hành động đó. Epicurus là người đã đem lại những suy nghĩ mới về vấn đề tự do. Tự do trước hết phải được hiểu như sự giải thoát của con người khỏi mọi sự ràng buộc của số phận, lấy sự tĩnh tâm làm điều kiện cho đời sống cá nhân. Tự do là tự chủ, tự quyết định hành động vươn tới hạnh phúc, tránh mọi khổ đau và không bị cám dỗ bởi những thú vui vật chất tầm thường. Theo ông tự do như thế mới là tự do mang tính người. Rằng, tự do là không bị lệ thuộc vào thói quen ý thức và tín ngưỡng truyền thống, không bận tâm đến cái chết, không thừa nhận vai trò của thần thánh cả trên trời lẫn dưới đất. 14
  17. Cần nhận thấy rằng, chế độ chiếm hữu nô lệ trong quá trình tồn tại và phát triển của nó đã biến 3/4 dân số trở thành nô lệ, thành “công cụ biết nói”. Họ bị đối xử như hàng hóa có thể trao đổi của các chủ nô. Cùng với đó, quan niệm về “công dân” và “nô lệ” cũng được xem xét từ góc độ người tự do và người không tự do. Nô lệ đồng nghĩa với thế giới động vật không có tinh thần [20, 153]. Vậy nên sự ra đời và phổ biến của Kito giáo được xem như một sự giải thoát tinh thần. Quá trình hợp pháp hóa Kito giáo diễn ra song song với quá trình thay thế quan hệ xã hội chủ nô – nô lệ bằng quan hệ xã hội phong kiến cuối thế kỷ IV – đầu thế kỷ V. Lấy Kinh thánh làm nền tảng, làm chân lý bất biến, các Giáo phụ xem lý trí chỉ để phụng sự cho đức tin. Đại diện tiêu biểu cho triết học Kito giáo là Agustine và Thomas Aquinas. Theo thuyết Sáng thế, con người là hình ảnh của Thiên chúa, nên tự do cũng là món quà mà Thiên chúa ban cho con người, tự do tinh thần được coi trọng hơn tự do thân xác. Thậm chí, ngay cả khi con người bị biến thành nô lệ thì sự nô lệ thân xác vẫn không ngăn cản được ý chí tự do. Bước sang thời kỳ Phục hưng, có một sự chuyển biến tích cực so với thời kỳ trung cổ trước đó khi xã hội chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thế giới quan tôn giáo, sự can thiệp và tác động sâu sắc của tôn giáo trên mọi mặt của đời sống xã hội. Thời kỳ Phục hưng tuy nhà nước thần quyền vẫn còn quá mạnh, các phong trào đấu tranh đòi quyền con người của thời Phục hưng vẫn mang màu sắc tôn giáo, nhưng đã gợi mở tinh thần yêu chuộng tự do. Thời kỳ này quan niệm con người tự do trước hết là tự do trong sự lựa chọn phương thức sống và tín ngưỡng. Khi đó, chủ nghĩa thầy tu khổ hạnh được thay bằng chủ nghĩa hạnh phúc, thuyết định mệnh được thay bằng thuyết tự do cá nhân. Và, chủ nghĩa nhân văn đã mở đường cho cuộc đấu tranh thật sự chống lại cả thần quyền lẫn thế quyền trong thời Cận đại. 15
  18. Bước sang thời kỳ Cận đại, quan niệm về tự do luôn gắn kết với sự hình thành và khẳng định tư tưởng về con người cá nhân, về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền. Quá trình chuyển từ thời đại phong kiến Trung cổ sang Cận đại là quá trình đánh giá lại vị trí và vai trò của con người trong xã hội, đề cao tự do như phẩm giá cao nhất, như bản tính cố hữu của con người. Tại Pháp, khoảng giữa thế kỷ thứ XVI đã nổi lên tên tuổi của một đấu tranh vì tự do qua những tác phẩm như Luật về chế độ nô lệ tự nguyện. Đó là Boetie (1530 – 1563), qua tác phẩm trên, ông không những phản kháng nền chính trị bạo lực của chế độ phong kiến mà còn ca ngợi sự tự do tự nhiên của con người. Boetie cho rằng: Về mặt tự nhiên, con người được tự do. Tư tưởng tự do trước hết là tự do chính trị, là tư tưởng trung tâm trong tác phẩm. Sự ca ngợi tự do chiếm nhiều chỗ trong đó. Tự do, bình đẳng, đó là trạng thái tự nhiên của con người. Đây là điểm mà ông đem ra để đối lập với chế độ quân chủ chuyên chế [8, 23]. Thêm vào đó, ông đã lý giải nguồn gốc của sự mất tự do và bình đẳng ở con người, đến từ sự bị ép buộc hoặc bị lừa bịp bởi những tên bạo chúa trong xã hội phong kiến chuyên chế. Từ đó con người quen dần với hoàn cảnh của mình và thôi không đấu tranh để tự giải phóng mình nữa. Vì vậy, ông đặc biệt hy vọng vào sự tăng cường giáo dục, vào sức mạnh lý trí, đó là điều làm khơi dậy khát vọng tự do trong tim mỗi con người. Bước sang thế kỷ XVII – XVIII, xuất hiện các nhà tư tưởng lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề quyền con người, yêu cầu sự tự do và bình đẳng trong xã hội, từ đó yếu cầu phải thiết lập một nhà nước chân chính đảm bảo các quyền cơ bản đó như: Thomas Hobbes (1588 – 1679), John Locke (1632 – 1704), Montesquieu (1689 – 1755), Voltaire (1694 – 1778). Các nhà tư tưởng này đã giành một sự quan tâm đặc biệt cho học thuyết chính trị - xã hội, phản ánh như cầu của một xã hội đang đi vào kỷ nguyên phát triển mới. 16
  19. Thomas Hobbes đưa ra luận điểm về trạng thái tự nhiên và trạng thái xã hội công dân của con người. Những con người ở trạng thái tự nhiên thiếu vắng mọi tổ chức nhà nước, được xem như là trạng thái vô chính phủ, con người không có quyền và xuất hiện quyền lực đám đông. Sự thiết lập của trạng thái xã hội công dân với quyền lực nhà nước chấm dứt tình trạng trên. Theo Hobbes, để đảm bảo hòa bình cần phải có ý chí thống nhất của tất cả mọi người mà mỗi người phải bắt ý chỉ của mình tuân thủ ý chí thống nhất. Sự thống nhất được tạo ra bằng cách đó gọi là nhà nước hay xã hội công dân. Vậy nên ý chí của nhà nước trên cơ sở thỏa thuận của nhiều người cần phải được coi là ý chí của tất cả mọi người sao cho nó có thể sử dụng các khả năng và năng lực của mỗi người để bảo vệ hòa bình. Tư tưởng về trạng thái tự nhiên và trạng thái dân sự ở con người, tư tưởng về ý chí chung là tiền đề lý luận cho sự hình thành và phát triển tư tưởng về tự do và rộng hơn là triết học chính trị của Rousseau. Phê phán quan niệm của Hobbes về trạng thái tự nhiên như là trạng thái chiến tranh của “tất cả mọi người chống lại tất cả”, Rousseau cho rằng trạng thái tự nhiên là trạng thái thuận lợi nhất cho hòa bình và thích hợp nhất cho nhân loại bởi vì ở trạng thái đó, sự tự vệ của chúng ta gây thiệt hại ít nhất đến sự tự vệ của những người khác. Khi chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội, con người có được tự do đạo đức, bởi vì tự do chính là hành động tuân theo luật do chính mình tạo ra. Tiếp nối tư tưởng của Thomas Hobbes, John Locke cũng tập trung vào học thuyết về nhà nước trên cơ sở quan niệm về quyền tự nhiên và khế ước xã hội. Theo ông, nhà nước sẽ thay thế trạng thái tự nhiên, trạng thái mà trong đó con người hoàn toàn tự do, không phải tuân thủ ý chí của bất cứ ai, tất cả mọi người đều bình đẳng, không có sự áp bức. Con người ở trong trạng thái tự nhiên hoàn toàn tự do, bình đẳng và tự chủ. Trạng thái tự nhiên đó, theo ông, cũng không phải là trạng thái tùy tiện, bởi vì trong trạng thái đó mọi người 17
  20. phải tuân theo quy luật tự nhiên. Việc con người từ bỏ trạng thái tự nhiên và tạo nên xã hội là để tránh tình trạng chiến tranh chống lại con người. Một tư tưởng quan trọng khác của Locke là luận điểm cho rằng cơ sở đầu tiên cho tự do con người và nguyên nhân đầu tiên cho sự xuất hiện của nhà nước là sở hữu. Theo ông, con người sinh ra tự do và được tạo hóa ban cho quyền bảo vệ cuộc sống, tự do và tài sản của mình.Vì vậy, mục đích và nhiệm vụ của một chính quyền dân sự chân chính là đảm bảo “quyền sống, quyền tự do, sức khỏe và sở hữu của thần dân, là truy tố và trừng phạt những người xâm phạm vào quyền của người khác” [10, 17] . Chính vì lẽ đó, theo Locke, mục đích vĩ đại và cơ bản của việc con người liên kết với nhau trong nhà nước và của việc trao quyền lực cho chính phủ chính là đảm bảo sở hữu của mọi người. Như vậy, hoàn toàn khác với các nhà tư tưởng thời kỳ cổ đại và trung cổ, Locke cho rằng, việc các cá nhân con người được tạo hóa ban cho các quyền không thể tách rời như quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu là có tính ưu tiên hàng đầu. Một chính quyền dân sự chân chính cần phải đảm bảo các quyền về tự do, sức khỏe, sở hữu của công dân đồng thời trừng phạt những người xâm phạm vào quyền của người khác. Nếu không thực hiện được nhiệm vụ trên thì chính quyền đó nghiễm nhiên không còn tác dụng và nhân dân có quyền lật đổ chính phủ để tham gia vào khế ước mới với chính phủ mới. Như vậy, John Locke đặt sự ưu tiên đối với xã hội hơn là nhà nước. Nếu Thomas Hobbes bác bỏ việc phân chia quyền lực nhà nước vì cho rằng các quyền lực được phân chia sẽ hủy hoại lẫn nhau thì John Locke đã đưa ra tư tưởng về phân chia quyền lực, mặc dù ở dạng sơ khai nhưng là cơ sở tiền đề để hình thành nên tư tưởng về “tam quyền phân lập” như Montesquieu và Rousseau đã nêu ra. Như vậy, các quan niệm về nguồn gốc của quyền lực nhà nước là từ nhân dân, từ chủ quyền nhân dân, nhằm bảo vệ tự do của nhân dân của John Locke được Rousseau kế thừa và phát triển trong các tư tưởng triết học chính trị của ông. 18
  21. Tư tưởng chính trị thời kỳ cận đại mang sắc thái duy lý, do vậy các nhà tư tưởng lý giải nguồn gốc của nhà nước, luật pháp không xuất phát từ lập trường duy tâm tôn giáo như thời kỳ trước. Nếu như Thomas Hobbes đưa ra lý luận về sự chuyển biến từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái dân sự thì John Locke chuyển quyền được thừa nhận trong trạng thái tự nhiên thành quyền được hợp pháp hóa trong nhà nước hay trạng thái dân sự. Từ đây có thể thấy rằng Rousseau đã lại tiếp tục luận bàn đến vấn đề tự do ở con người như những gì các triết gia đi trước từng đề cập. Song nội hàm của khái niệm Tự do của ông là quyền tự do song hành với trách nhiệm trong xã hội dân sự, con người giờ đây đóng vai trò như là chủ thể trong xã hội. Khác với nhiều triết gia trước đó, ông không cho rằng có một sự tự do tuyệt đối, không giới hạn ở con người. Vậy nên cần phải nói rằng Rousseau đã kế thừa những quan niệm của các bậc tiền bối một cách sâu sắc và theo cách riêng cho tư tưởng triết học chính trị của mình [9, 36]. *Tư tưởng về tự do của phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII Đến thế kỷ XVIII ở Tây Âu đã hình thành một trào lưu triết học mà ở đó đề cao vai trò của lý tính trong đời sống xã hội và đề cao tư tưởng về quyền tự nhiên và khế ước xã hội. Đó là thời kỳ Khai sáng. Bắt đầu từ Anh, tư tưởng Khai sáng được phổ biến sang Pháp và Đức, sau đó đến các nước châu Âu còn lại. Cần phải nói rằng đây là thời kỳ mà ảnh hưởng lên tư tưởng chính trị - xã hội nói chung và quan niệm về tự do nói riêng của Rousseau được thể hiện rõ nét nhất. Với sự đề cao vai trò của lý tính và tri thức khoa học, triết học Khai sáng tin tưởng ở khả năng nhận thức và luận giải về thế giới, hơn thế nữa là hy vọng ở khả năng biến đổi giới tự nhiên và xã hội vì lợi ích của con người. Khởi điểm cho tư tưởng Khai sáng được thể hiện khá rõ nét ở các nhà triết học Hà Lan như Grotius, Spinoza và các nhà triết học Anh như 19
  22. Thomas Hobbes, John Locke. Các tư tưởng này lại là tiền đề cho sự ra đời tư tưởng Khai sáng Pháp trở nên hưng thịnh vào giữa thế kỷ XVIII với các đại biểu như Montesquieu, Voltaire Montesquieu (1689-1755) là một nhà tư tưởng chính trị nổi tiếng với học thuyết tam quyền phân lập thời kỳ Khai sáng Pháp, ông lý giải nguồn gốc nhà nước không phải do khế ước xã hội mà là từ các cuộc chiến tranh. Khế ước xã hội là việc nhân dân trao quyền lực cho những người cầm quyền và họ được chọn các đại biểu, do đó có quyền thay đổi hình thức nhà nước mà không cần thỏa thuận với những người cầm quyền. Montesquieu phân chia ba chính thể nhà nước, với mỗi chính thể thì ông nêu ra những đặc trưng cố hữu, làm nên bản chất của chính thể đó. Ông viết: “Có ba cách cai trị khác nhau: Dân chủ, quân chủ và chuyên chế. Chính thể dân chủ là chính thể mà dân chúng hay một bộ phận dân chúng có quyền lực tối cao, chính thể quân chủ thì chỉ một người cai trị, nhưng cai trị bằng luật pháp được thiết lập hẳn hoi. Trong chính thể chuyên chế thì trái lại, chỉ một người cai trị, mà không luật lệ gì hết, chỉ theo ý chí và sở thích của hắn ta mà thôi” [14, 34]. Vậy nên ông coi các hình thức nhà nước đúng đắn chính là nền cộng hòa và nền quân chủ. Trong nền cộng hòa, quyền lực thuộc về toàn thể nhân dân (chế độ dân chủ) hay một bộ phận nhân dân (chế độ quý tộc). Tình yêu tổ quốc được coi là nguyên tắc nền tảng của nền cộng hòa. Còn nền quân chủ là sự cai trị của cá nhân dựa vào pháp luật. Suy ra mô hình nhà nước không đúng đắn ở đây là chế độ chuyên chế với tính cách là sự thống trị của cá nhân dựa trên sự vô luật và tùy tiện. Đối với ông, mô hình nhà nước lý tưởng là nền quân chủ lập hiến của Anh. Tư tưởng về các hình thức nhà nước là tiền đề cho quan niệm của Rousseau về chính phủ và các hình thức chính phủ như chính phủ dân chủ, chính phủ quý tộc, chính phủ quân chủ được trình bày trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội”. 20
  23. Montesquieu coi mục đích của mọi hình thức nhà nước phải là đảm bảo tự do trên cơ sở pháp luật. Ông viết: “Tự do chính trị tuyệt đối không phải là muốn làm gì thì làm. Trong một nước có luật pháp, tự do chỉ có thể là được làm những cái nên làm và không bị ép buộc làm điều không nên làm Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép” [14, 99]. Ở cách lý giải này, Montesquieu đã cho thấy sự khác biệt giữa tự do của con người trong trạng thái tự nhiên khác với cái tự do trong trạng thái xã hội là như thế nào. Montesquieu chú trọng đến vấn đề sự an ninh trong tự do chính trị, phải bảo đảm rằng an ninh được duy trì thì mới có sự tự do, bằng không thì sự tự do sẽ không còn nữa, vậy nên luật pháp sẽ bảo đảm an ninh từ đó sẽ bảo vệ tự do của công dân. Điều này khác với Thomas Hobbes đặt sự an ninh của công dân trong việc hạn chế tự do. Cùng với an ninh trong tự do chính trị, Montesquieu nói đến tự do ngôn luận và tự do thân thể, ông lên án chính thể chuyên chế đã bóp nghẹt tự do tư tưởng và xúc phạm thân thể của cá nhân. Cuối cùng, Montesquieu đúc kết: “Tự do, với ý nghĩa triết học, là được thực hiện ý chí của mình, hoặc ít ra là được nói lên quan niệm về thực hiện ý chí ấy” [14, 119]. Montesquieu còn nêu ra quan điểm về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của các dân tộc. Ông phân chia khí hậu ra ba vùng: Khí hậu lạnh, khí hậu ôn hòa, khí hậu nóng nhưng chú trọng phân tích hai vùng khí hậu lạnh và khí hậu nóng tác động lớn đến tâm lý người dân. Montesquieu khẳng định: “Chúng ta đã biết khí hậu nóng thì sức mạnh và tính dũng cảm của con người chùn lại. Khí hậu lạnh giúp cho thân thể và đầu óc người ta thích ứng với những hoạt động dai dẳng, nhọc nhằn, gan góc” [14, 143]. Vì vậy ông suy ra vùng khí hậu nóng khiến con người trở nên nhút nhát nên bao giờ cũng trở thành nô lệ; ngược lại, vùng khí hậu lạnh khiến con người ở đó trở nên can đảm nên giữ được tự do. Có thể thấy quan điểm trên 21
  24. hoàn toàn mang định kiến và chủ quan. Trên thực tế, lịch sử đã chứng minh các nền văn minh ở vùng khí hậu nóng có quốc gia, thể chế riêng. “Quan điểm địa – chính trị của Montesquieu không chỉ lạc hậu, mà còn tỏ ra sai lầm ở phương diện nhân loại – nhân chủng học. Thực tiễn cho thấy quan điểm của Montesquieu về “châu Âu cường thịnh” và “châu Á yếu hèn”, “tự do ở châu Âu” và “nô dịch ở châu Á” là hoàn toàn phi lý” [22, 838]. Quan niệm này đã bị hầu hết các nhà Khai sáng Pháp phủ định, phê phán. Tuy nhiên, nếu xét quan điểm về quan hệ giữa chính thể với quy mô lãnh thổ thì có thể chấp nhận được. Theo đó, hình thức dân chủ bảo đảm tự do và quyền bình đẳng cho đa số công dân nên chỉ có thể phù hợp với quốc gia có diện tích nhỏ, còn với hình thức quân chủ, do có tính chất bền vững nên chỉ thích hợp với những quốc gia có diện tích lớn. Rousseau đã kế thừa và phát triển nhiều tư tưởng của Montesquieu. Cụ thể là quan niệm về các hình thức chính phủ; tư tưởng về phân chia và kiểm soát quyền lực chính trị. Một nhà tư tưởng nữa cũng có ảnh hưởng đến tư duy lý luận về tự do của Rousseau đó là Voltaire (1694-1778). Ngoài những đóng góp về thế giới quan và phương pháp luận trong thời kỳ đầu của ông (những năm 30 – 40 của thế kỷ XVIII) thì thời kỳ sau (từ những năm 60 của thế kỷ XVIII trở đi) ông quan tâm nhiều hơn tới vấn đề đạo đức, chính trị, xã hội. “Quan niệm về tự do ở Locke đã được Voltaire đón nhận và phổ biến vào các khía cạnh cụ thể của đời sống con người, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa. Đối với Voltaire, cuộc sống thực sự, cuộc sống tự nhiên của con người là cuộc sống tự do. Cũng như Locke, Voltaire đã bảo vệ tự do cá nhân, trong đó có tự do chính trị, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do lao động” [21, 188]. Bốn quyền đó có mối liên hệ hữu cơ với nhau, chẳng hạn thực hiện quyền tự do cũng có nghĩa là bảo đảm quyền sống của con người. Tự do đối lập với nô lệ, cũng như tự nhiên đối lập với phi tự nhiên. Tự do cá nhân là cơ sở cho tự do trong đời 22
  25. sống xã hội. Khi bàn về bình đẳng, ông cho rằng mọi người bình đẳng với nhau về quyền, xóa bỏ mọi đặc quyền mang tính giai cấp, bình đẳng trước pháp luật chứ không phải bình đẳng về mặt tài sản vậy nên bình đẳng ở đây không phải là bình đẳng ở mọi hình thức. Voltaire coi sở hữu tư nhân là điều kiện cần cho một xã hội thịnh vượng. Về quyền lực chính trị và quyền lãnh đạo xã hội theo Voltaire thì cần phải nằm trong tay một thiểu số. Voltaire, Montesquieu, Rousseau, được coi là những nhà tư tưởng tiêu biểu thể hiện bước chuyển mạnh mẽ của xã hội từ chế độ quý tộc phong kiến sang chế độ nhà nước của giai cấp tư sản. Họ nhận thấy sự cần thiết phải giải thoát con người khỏi những tập tục cổ xưa, mở rộng tư tưởng loài người để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng sắp đến. Khẩu hiệu “Tự do – Bình đẳng – Bác ái” do chính Rousseau và Hobach xây dựng nên trong thời kỳ Khai sáng đã trở thành nguyên tắc lập quốc cơ bản của nhà nước tư sản thời đó. Tóm lại, nếu chỉ dừng lại ở các tiền đề thực tiễn thì không thể lý giải được đầy đủ nguồn gốc, động lực nảy sinh ra tư tưởng về tự do của Rousseau mà đó là một quá trình kế thừa và phát triển những giá trị tư tưởng của những triết gia tiền bối từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại cho tới thời kỳ Phục hưng và quan trọng nhất là phong trào Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII. * Quan niệm của Rousseau về con người với tư cách như là cơ sở lý luận cho quan niệm về quyền tự do Trên đây đã đề cập đến những tiền đề lý luận có sự ảnh hưởng tới lý luận của Rousseau về quan niệm tự do. Song cần phải phân tích thêm quan niệm về con người của Rousseau vì đây là vấn đề trọng tâm của triết học phương Tây cận đại nói chung và triết học Khai sáng nói riêng, mà trong đó Rousseau là một đại diện tiêu biểu. Vậy nên cần phải có sự phân tích từ quan niệm về con người của Rousseu, sau đó mới có cơ sở để luận giải các vấn đề 23
  26. khác như tư tưởng về chính trị - xã hội, giáo dục hay quan niệm về tự do mà trong luận văn này đang nghiên cứu. Rousseau lấy con người làm xuất phát điểm trong việc xây dựng các mô hình xã hội, ông coi lịch sử của nhân loại là “kết quả hoạt động của con người, chứ không phải do sự sắp xếp của Thượng đế” [3, 59]. Với tư cách là một thực thể tự nhiên, con người cũng trải qua hai trạng thái là trạng thái tự nhiên và trạng thái xã hội. Trạng thái tự nhiên là xuất phát điểm cho sự phát triển của loài người, do vậy những hoạt động bao gồm cả trong tư duy lẫn hành động đều mang tính chất bản năng, thỏa mãn nhu cầu cá nhân là chính. Thêm vào đó, Rousseau khẳng định: “Bản chất của con người là tự do, hay bản tính thiện khởi thủy của con người (cùng với cái ác khởi thủy vốn có của nó)” [3, 67]. Trong trạng thái xã hội, con người phải hành động theo những nguyên tắc, sử dụng lý trí để kìm hãm dục vọng bản năng. Tuy mất đi một vài lợi thế trong trạng thái tự nhiên, nhưng con người đã nhận lại được những lợi thế vượt trội hơn khi ở trong trạng thái xã hội: năng khiếu được vận dụng và phát triển, nảy sinh ra các giá trị mới về đạo đức, văn hóa Tuy vậy, giai đoạn này xã hội xuất hiện đầy rẫy những bất công và áp bức, đối lập với bản tính tự nhiên vốn tốt đẹp của nó vậy nên Khế ước xã hội được xuất hiện và thiết lập nhằm cải biến mọi người khỏi tính ích kỷ cá nhân của họ và đảm bảo cho mọi người về quyền tự do, bình đẳng và những lợi ích vốn có của con người. Mặt khác, khi bàn đến vấn đề con người và xã hội, Rousseau đề cao vai trò của điều kiện địa lý, nhất là khí hậu trong sự phát triển của con người và xã hội. Các nước vùng khí hậu nóng thích hợp và chỉ thích hợp với hình thức nhà nước chuyên chế, vì chỉ có dùng chuyên quyền để cưỡng bức thành viên 24
  27. trong xã hội này thì mới quản lý và lãnh đạo được họ. Các nước vùng khí hậu ôn hòa thì phù hợp hơn với chính thể công hòa. Tóm lại, dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy lý trong triết học phương Tây cận đại, các nhà Khai sáng Pháp trong đó có Rousseau đã có cách tiếp cận mới mẻ hơn so với thời kỳ Phục hưng và đã đặt con người đúng với vị thế và vai trò của họ. Chính từ quan niệm về con người được giải quyết một cách đúng đắn, thì mới có cơ sở để luận giải các vấn đề khác như chính trị, xã hội, pháp quyền hay quan niệm về tự do của Rousseau. 1.3. Jean Jacques Rousseau – cuộc đời và tác phẩm Bàn về khế ước xã hội *Về cuộc đời của Jean Jacques Rousseau Jean Jacques Rousseau sinh ngày 28 tháng 6 năm 1712 trong một gia đình thợ thủ công làm nghề sửa chữa đồng hồ ở Geneve (Thụy Sĩ). Ông nội của J.J.Rousseau vốn là người Pháp. Bố đẻ của J.J.Rousseau là Issac Rousseau. Khi J.J.Rousseau mới ra đời được 9 ngày thì mẹ ông mất. Mười năm tuổi thơ của cậu bé mồ côi J.J.Rousseau sống trong sự đùm bọc, nuôi dạy của cha. Ông Issac Rousseau cho cậu con trai đọc rất nhiều cuốn sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử. Trong số đó, J.J.Rousseau thích nhất là những cuốn sách của Plutarque viết về các nhân vật lịch sử Hy Lạp và La Mã cổ đại. Sau này, khi nhớ lại thời thơ ấu của mình, J.J.Rousseau đã nói rõ, sở dĩ ông thích các tác phẩm của nhà văn Hy Lạp cổ đại là bởi chúng đã đem đến cho ông một tinh thần tự do và cộng hòa, một tính cách bất khuất và kiêu căng, một lối sống không cam chịu, không chấp nhận số phận nô lệ [24, 418]. Năm 1722, ông Issac rời Geneve đi kiếm sống ở miền xa, Rousseau sống ở nhà ông chú, đến 15 tuổi được cho đi học nghề chạm khắc. Trong những năm tháng này, mặc dù có cuộc sống không đến nỗi vất vả, lại được 25
  28. sống ở Geneve - nơi mà trong lòng chế độ phong kiến đã có sự xuất hiện của bầu không khí dân chủ tư sản, nhưng vốn là con người có khát vọng tự do từ nhỏ, Rousseau luôn cảm thấy cuộc sống của mình là tù túng, bản thân mình bị bạc đãi, coi khinh. Do vậy, ngày 14 tháng 3 năm 1728, khi gần tròn 16 tuổi, Rousseau đã tìm cách trốn khỏi Geneve. Trong những năm tháng lưu lạc để kiếm sống và mưu tìm sự nghiệp, từ 1728 đến 1741, thoạt đầu ở Thụy Sĩ, sau đó ở Pháp, Italia và năm 1742 đến Paris - thủ đô nước Pháp, J.J.Rousseau đã trải qua nhiều công việc, từ thư ký sở địa chính, chép nhạc thuê đến gia sư. Ở đâu, làm nghề gì, ông cũng luôn gặp khó khăn trong cuộc sống, không hài lòng với công việc và phải chứng kiến những cảnh bất công, phi lý. Ngay cả ở Paris – thủ đô hoa lệ của nước Pháp, ông cũng luôn cảm thấy xã hội thượng lưu xa lạ với chính mình, xa lạ với cuộc sống của những người lao động mà ông yêu mến. Để ổn định cuộc sống, đã có lúc ông buộc phải từ bỏ đạo Tin lành mà ông vốn là một tín đồ ngay từ nhỏ để trở thành một tín đồ Giatô giáo theo ý muốn của người khác. Mặc dù phải lo kiếm sống hàng ngày, song J.J.Rousseau vẫn không từ bỏ thói quen đọc sách. Ở tuổi 20, ông đã đọc rất nhiều tác phẩm của Plato, Virgil, Horace, Montaigne, Pascal, Voltaire, Với ông, đọc sách bao giờ cũng là công việc hứng thú và là cách tốt nhất để tự trang bị kiến thức. Tư duy triết học, chính trị học, văn học và cả âm nhạc, nghệ thuật của ông đã được hình thành và phát triển trong chính những năm tháng lưu lạc để kiếm sống này. Vào những năm cuối của cuộc sống lưu lạc này, ông đã bắt đầu ghi chép những suy nghĩ tản mạn của mình về những lĩnh vực mà ông quan tâm. Sự nghiệp sáng tạo lý luận của J.J.Rousseau thực sự bắt đầu trong những năm 1742 - 1756 khi ông chuyển tới sống ở Paris. 26
  29. Năm 1742, J.J.Rousseau viết tác phẩm đầu tay: Kiến nghị lập bản ký âm mới cho âm nhạc. Ông gửi bản kiến nghị này lên Viện Hàn lâm khoa học Paris, nhưng không được Hội đồng giám định thông qua, vì phương pháp ghi âm mới của ông còn rắc rối, phức tạp hơn cách ghi nốt nhạc đương thời. Năm 1745, J.J.Rousseau kết hôn với Therèse Levasseur. Để kiếm sống, ông phải làm các nghề khác nhau như thư ký riêng, chép nhạc thuê. Thời gian này ông có liên hệ với Diderot và những nhà tư tưởng khác trong nhóm biên soạn từ điển Bách khoa toàn thư và tham gia viết một số bài phổ biến kiến thức khoa học, nghệ thuật và truyền bá tư tưởng tự do, bình đẳng chống giáo hội và chế độ quân chủ chuyên chế đương thời. Năm 1749, J.J.Rousseau viết luận văn Luận về khoa học và nghệ thuật để tham dự cuộc thi do Viện Hàn lâm khoa học Dijon tổ chức với chủ đề “Việc chấn hưng khoa học và nghệ thuật có góp phần làm cho phong tục thuần khiết hay không”. Trong luận văn này, ông đã khẳng định sự tiến bộ của khoa học và nghệ thuật là cái mà nhân loại luôn cần đến, song tội lỗi là ở chỗ, do khoa học lấn át tôn giáo, tính nhục cảm chiếm ưu thế trong nghệ thuật và sự phóng đãng tràn ngập văn chương đã để cho con người lợi dụng khoa học, văn học và nghệ thuật thực hiện những mục đích bất chính. Với quan điểm này, ông còn cho rằng, do tầng lớp thượng lưu quý tộc chỉ biết sống xa hoa trên đầu những người dân lao động, nên khoa học, văn học và nghệ thuật càng phát triển thì xã hội quý tộc càng lún sâu vào con đường trụy lạc và những người lao động ngày càng nghèo khổ. Và, để phân biệt những nhà khoa học, nghệ thuật chân chính với những kẻ áp bức, bóc lột nhân dân, ông đã dành những trang cuối của luận văn này để ca ngợi công lao của các nhà khoa học, nhà triết học, như Bacon, Descartes, Newton. Luận văn này đã được Viện Hàn lâm khoa học Dijon trao giải thưởng. Nó đã làm cho J.J.Rousseau 27
  30. trở nên nổi tiếng và khiến cho D.Diderot phải thốt lên rằng, chưa bao giờ ông thấy có trường hợp nào lại thành công đến thế. Song khi được công bố vào năm 1750, nó đã gây nên nhiều phản ứng trái ngược nhau trong xã hội Pháp đương thời: giới quý tộc Pháp thì lên tiếng chê bai, thậm chí công kích, còn đông đảo quần chúng nhân dân thì hoan nghênh cả nội dung lẫn tác giả của nó. Năm 1753, Rousseau lại tham dự cuộc thi với chủ đề “Nguồn gốc bất bình đẳng giữa người và người là gì? Nó phù hợp với luật tự nhiên hay không?”do Viện Hàn lâm Dijon tổ chức. Trong luận văn dự thi, ông trực tiếp phê phán chế độ tư hữu tài sản và chỉ rõ rằng, đó chính là nguyên nhân sâu xa và là nguồn gốc của sự bất bình đẳng. Luận văn dự thi của Rousseau Về nguồn gốc bất bình đẳng đã không nhận được giải thưởng như lần trước. Với tác phẩm Về nguồn gốc bất bình đẳng, Rousseau thực sự bước vào cuộc đấu tranh chính trị. Tháng 1 năm 1761, J.J.Rousseau cho ra mắt công chúng Pháp cuốn tiểu thuyết July hay nàng Heloise mới. Trong tiểu thuyết này, thông qua câu chuyện tình éo le, trắc trở giữa nàng July - con gái một nam tước với chàng gia sư Xanh - Prơ, ông đã đưa ra một quan niệm mới về tình yêu và hết lòng ca ngợi tình yêu chân thật, ngợi ca những con người dám đấu tranh cho tự do hôn nhân, tự do luyến ái, đồng thời lên án gay gắt kiểu cưỡng ép hôn nhân của chế độ phong kiến đương thời. Chính vì thế mà tiểu thuyết này đã được đông đảo công chúng Paris, nhất là các bậc mệnh phụ và lớp trẻ nồng nhiệt tiếp nhận. Tháng 5 năm 1762, J.J.Rousseau tiếp tục cho ra mắt công chúng Pháp cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông - Emile hay bàn về giáo dục. Trong tiểu thuyết này, thông qua câu chuyện hư cấu về cách dạy dỗ của anh gia sư Jean 28
  31. Jacques đối với cậu học trò Emile, J.J.Rousseau đã đưa ra một quan niệm mới về giáo dục: hãy để cho trẻ được phát triển theo quy luật tự nhiên, bố mẹ không nên cưỡng chế con cái theo ý mình. Quan điểm giáo dục này của ông tuy có đôi chỗ thái quá, nhưng nhìn chung, hoàn toàn trái ngược với nền giáo dục gò bó của chế độ phong kiến và Giáo hội đương thời. Cái bao trùm toàn bộ quan điểm giáo dục này là nêu cao tinh thần dân chủ và tự do, hướng sự nghiệp giáo dục vào việc đào tạo ra những công dân kiểu mới trong một xã hội mới. Chính vì lý do này mà ngay sau khi ra mắt công chúng Pháp, tiểu thuyết Emile hay bàn về giáo dục đã bị thu hồi và tác giả của nó bị truy nã. Một tháng trước khi tiểu thuyết Emile hay bàn về giáo dục ra đời, tháng 4 năm 1762, tác phẩm quan trọng nhất, có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất của J.J.Rousseau - Bàn về Khế ước xã hội đã được Nhà xuất bản Michel Ray ở Amsterdam (Hà Lan) cho ra mắt độc giả. Tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Rousseau ra đời năm 1762, theo đánh giá của học giả kiêm dịch giả Hoàng Thanh Đạm, có thể được coi như thuộc loại sách như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của C. Mác và Ph. Ăngghen ra đời năm 18484 . Nếu tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản được coi là người dẫn đường tới Công xã Paris năm 1871 và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, thì tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Rousseau cùng với một số tác phẩm của Montesquieu, Voltaire, Didrot, v.v. có thể được coi là người dẫn đường tới Đại cách mạng Pháp 1789-1794. Những nội dung tư tưởng sâu sắc của tác phẩm Bàn về khế ước xã hội đã được các nhà lãnh đạo của cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794, nhất là các lãnh tụ của phái Giacôbanh năm 1790 và phái Cộng hòa năm 1791 học hỏi và vận dụng như những định lý có tính chất kinh điển của cách mạng Tư sản. Tác phẩm này thậm chí được coi là một thứ “kinh Coran” của cách mạng dân chủ. 29
  32. Năm 1766, Rousseau sang Anh cùng triết gia David Hume, sau đó hai năm ông lại quay trở về Pháp. Những sự kiện trên được Rousseau ghi lại trong cuốn hồi ký cuối đời của ông nhan đề Tự bạch. Rousseau mất ngày 3 tháng 7 năm 1778. Rousseau được mai táng tại đảo Peupliers. Nhìn lại cuộc đời của J.J. Rousseau, có thể thấy rằng, suốt đời ông đã ấp ủ lý tưởng tự do, bình đẳng và đã dành toàn bộ cuộc đời mình để bênh vực tự do, bình đẳng của quần chúng nhân dân. Sau khi qua đời, ông đã được nhân dân Pháp, các học giả và các nhà cách mạng Pháp đánh giá rất cao và tôn vinh như là một những nhà tư tưởng lớn mở đường cho cuộc Đại cách mạng Pháp 1789-1794. *Giới thiệu khái quát tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” của Jean Jacques Rousseau Tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Jean Jacques Rousseau được xuất bản năm 1762. Tác giả đã đề cập tới lai lịch của cuốn sách như sau: “Luận văn nhỏ này trích từ một công trình nghiên cứu rộng lớn mà trước kia tôi đã viết, nhưng vì chưa lượng được sức mình nên phải bỏ đi từ lâu” [18, 34] Về mục đích cuốn sách, tác giả viết: “Tôi muốn tìm xem trong trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người. Và có hay không luật pháp dùng với những ý nghĩa chân thực của nó”. Với luận văn này, Rousseau muốn “gắn liền cái mà luật pháp cho phép làm và với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau” [18, 34]. Tác phẩm được chia làm bốn quyển với nội dung khái quát như sau: 30
  33. Quyển thứ nhất gồm 9 chương. Trong quyền này, Rousseau tập trung khái quát sự hình thành xã hội loài người từ trạng thái tự nhiên chuyển sang trạng thái dân sự và những ý niệm chung về sự thành lập khế ước xã hội. Trong chương 1, 2, 3 của quyển thứ nhất, Rousseau đề cập đến quyền tự do và bình đẳng là quyền tự nhiên của con người, từ đó đi đến khẳng định, không có cái gọi là “quyền nô lệ” vì về bản chất con người là tự do, vì vậy xét theo một hướng nào đó thì quyền nô lệ là con số không. Trong chương 5, 6, Rousseau bàn về khế ước xã hội. Chương 7, 8, ông đề cập đến vấn đề quyền lực tối cao và trạng thái dân sự. Chương 9, Rousseau bàn về quyền sở hữu trong xã hội dân sự. Và bản chất của công ước xã hội chính là kết luận của quyển thứ nhất trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội: “Công ước cơ bản không phá bỏ sự bình đẳng về tự nhiên, nó xây dựng sự bình đẳng tinh thần và hợp pháp để thay thế cái mà thiên nhiên đã làm cho con người không bình đẳng về thể lực. Trên phương diện khế ước và pháp quyền, con người tuy không đồng đều nhau về thân thể và trí tuệ vẫn được hoàn toàn bình đẳng ngang nhau” [18, 84]. Quyển thứ hai gồm 12 chương bàn về chủ quyền tối cao, về luật pháp và các hệ thống lập pháp khác nhau. Trong các chương 1, 2, 4, tác giả chủ yếu làm rõ quan niệm của mình về ý chí chung của toàn thể dân chúng, đặc biệt là quan niệm về chủ quyền tối cao với những đặc điểm và giới hạn của nó. Trong chương 3, tác giả phân tích khả năng nhầm lẫn của ý chí chung và đưa ra các giải pháp khắc phục nguy cơ này. Một trong những chủ đề chính của chương này là vấn đề quyền tối cao và cơ quan quyền lực tối cao trong một quốc gia. Chương 5 tác giả bàn đến quyền sinh tử, liên quan đến luật tử hình. Tác giả đã giành các chương 6 và 7 để bàn về luật, người lập pháp và cơ quan lập pháp. Trong các chương 8, 9 và 10, Rousseau đã tập trung phân tích các 31
  34. yếu tố tác động cần phải tính đến trong quá trình lập pháp. Trong chương 11 với tiêu đề “Các hệ thống lập pháp khác nhau”, Rousseau tập trung phân tích quan niệm về tự do và bình đẳng như những mục tiêu cơ bản của hệ thống lập pháp. Chương cuối cùng của quyền II được Rousseau dành cho việc phân loại các luật, xem xét đặc trưng của luật cơ bản, luật dân sự, luật hình sự và đặc biệt là luật bất thành văn (phong tục tập quán và dư luận nhân dân). Quyển thứ ba gồm 18 chương bàn chủ yếu về vấn đề cơ quan hành pháp. Chương 1 được Rousseau phân tích khái niệm chính phủ như là cơ quan hành pháp, làm rõ mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp. Chương 2, tác giả phân tích nguyên tắc cấu tạo các hình thức chính phủ và cho rằng chính phủ sẽ yếu nếu quan lại có số lượng đông. Từ chương 3 đến chương 8, Rousseau dùng để phân tích các hình thức chính phủ, cũng như luận giải tính tương thích của các hình thức chính phủ đó với điều kiện cụ thể của từng nước trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Những chương còn lại, Rousseau đưa ra các giải pháp nhằm duy trì ý chí chung và sự thể hiện ý chí chung trong khế ước xã hội, duy trì quyền lực tối cao và đồng thời ngăn chặn những vụ cướp chính phủ, lạm quyền. Quyển thứ tư gồm 9 chương bàn chủ yếu về vấn đề của cơ quan tư pháp. Chương 1 được Rousseau làm rõ nguyên lý ý chí chung là không thể bị phá hủy. Chương 2, tác giả phân tích ý nghĩa quyết định của những lá phiếu với tính cách là sự thể hiện của ý chí chung, đặc biệt trong các cuộc bầu cử và những cuộc hội nghị toàn dân. Trong chương 3, Rousseau đưa ra các phương pháp bầu chọn nguyên thủ, phân tích ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp bỏ phiếu và rút thăm. Chương 4 dành cho việc phân tích bài học và kinh nghiệm lịch sử về các cuộc đại hội toàn dân La Mã. 32
  35. Tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Rousseau cùng với những tác phẩm của các nhà tư tưởng cùng thời như J. Locke, Montesquieu đã tạo ra sức mạnh tinh thần cho các cuộc cách mạng tư sản diễn ra ở thế kỷ XVIII. Nhiều tư tưởng, quan điểm mà trong đó quan niệm về tự do của Rousseau trong tác phẩm này đã lay động bao lớp người không thỏa hiệp với chế độ quân chủ chuyên chế thời ấy. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Quan niệm về tự do của Rousseau ra đời trong bối cảnh lịch sử thế kỷ XVIII tại châu Âu nói chung và điều kiện lịch sử của xã hội nước Pháp ở đêm trước cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 nói riêng, khi mà chế độ chuyên chế phong kiến đã trở nên lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngay trong lòng xã hội phong kiến là tiền đề thực tiễn của sự hình thành tư tưởng Khai sáng Pháp nói chung và triết học chính trị của Rousseau,trong đó có quan niệm về tự do nói riêng. Bên cạnh đó quan niệm về tự do của Rousseau là kết quả của sự kế thừa một cách chọn lọc những tư tưởng chính trị - xã hội mang đầy tính nhân văn của các bậc tiền bối có thể kể đến như Thomas Hobbes, John Locke và các nhà Khai sáng Pháp như Montesquieu, Voltaire. Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” là minh chứng rõ nét nhất cho tư tưởng về tự do của ông. Tuy công trình này của ông không tập trung vào ý nghĩa triết học của khái niệm “tự do” song tư tưởng về tự do lại xuất hiện xuyên suốt tác phẩm khi ông luận giải các vấn đề khác. Vì vậy, có thể coi “tự do” là điều kiện tiên quyết, là xuất phát điểm đồng thời là khái niệm trọng tâm trong tư tưởng triết học chính trị của Rousseau [6, 17]. 33
  36. CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CƠ BẢN QUAN NIỆM VỀ TỰ DO CỦA JEAN JACQUES ROUSSEAU TRONG TÁC PHẨM BÀN VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI 2.1 Quan niệm về tự do trong trạng thái tự nhiên Cũng như các nhà triết học Cận đại khác, Rousseau coi tự do là một trong những quyền tự nhiên của con người. Ngay từ chương đầu tiên của tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, Rousseau đã nhận xét: “Người ta sinh ra tự do, nhưng rồi đâu đâu con người cũng sống trong xiềng xích”. Với luận điểm này, ông đã thừa nhận rằng quyền tự do là một tất yếu vốn của con người thế nhưng lại có sự đối lập rõ ràng giữa cái tất yếu “tự do” với hiện thực “xiềng xích” mà con người đang gánh chịu. Để lý giải nguyên nhân gây ra sự mâu thuẫn trên, ông phân tích hiện trạng con người ở thời điểm sơ khai nhất – trạng thái tự nhiên. Rousseau kế thừa quan niệm của các nhà triết học đi trước, giả định ,loài người trải qua hai trạng thái trong lịch sử phát triển là trạng thái tự nhiên và trạng thái xã hội công dân. Trạng thái tự nhiên tồn tại từ xã xưa trong lịch sử loài người. Khác với Th. Hobbes, coi trạng thái tự nhiên là trạng thái diễn ra cuộc đấu tranh của tất cả với tất cả và quan hệ giữa người với người là chó sói, Rousseau cho rằng, trạng thái tự nhiên là trạng thái lâu dài hòa bình nhất trong lịch sử loài người. Trạng thái tự nhiên của loài người có đặc trưng là chưa có sự khác nhau (phân biệt) giữa con người về kinh tế, nên chưa có sự phân biệt về địa vị xã hội và đẳng cấp. Đây là thời kỳ xã hội bình yên nhất, lâu dài nhất và hạnh phúc nhất [15, 174]. Từ quan điểm này có thể nhận thấy rằng cũng có sự tương đồng trong quan niệm về trạng thái tự nhiên ở con người giữa Rousseau với Montesquieu. Montesquieu đã đề cập đến trạng thái tự nhiên ở con người trong tác phẩm Tinh thần pháp luật, cụ thể như sau: “Con người trong trạng thái tự nhiên có khả năng nhận thức trước khi có được 34
  37. những hiểu biết. Nhưng ý nghĩ đầu tiên của anh ta chưa phải là suy lý. Anh ta nghĩ đến chuyện giữ mình trước khi suy tìm nguồn gốc của mình. Trước hết anh ta cảm thấy yếu đuối, nên rất ít nói năng Trong trạng thái đó mỗi người đều cảm thấy mình thấp kém và hầu như thấy ai cũng như mình. Họ không tìm cách tấn công nhau” [14, 42]. Theo Montesquieu, hòa bình là quy luật đầu tiên của con người, ý tưởng về chiến tranh là một ý tưởng phức tạp mãi sau này mới xuất hiện. Với trạng thái tự nhiên, con người đạt được cái tự do mà không bị hạn chế nhất, tức là quyền tự do tuyệt đối, nó cho phép con người có thể tự do làm tất cả những gì sức lực tự nhiên của họ có thể làm được, Rousseau đã viết: “Tự do là từ bản chất con người mà có. Luật đầu tiên của tự do là mỗi người phải được chăm lo sự tồn tại của mình. Những điều quan tâm đầu tiên là quan tâm đến bản thân. Ở tuổi lý trí, con người phải tự định đoạt các phương tiện sinh tồn của mình, và do đó tự làm chủ lấy mình” [18, 58]. Họ được sống và làm theo bản năng của mình không bị cản trở bởi bất kỳ đạo luật nào, “trong trạng thái đó, con người là tất cả đối với mình, anh ta là sự thống nhất số học, là số nguyên tuyệt đối, anh ta không bị ràng buộc bởi luật tự nhiên nào” [4, 85]. Vậy nên đây chính là quyền tự do tự nhiên mà Rousseau muốn nhắc tới. Song sự tự do tự nhiên hay tự do cá nhân này chính là nguyên do khiến họ tự xóa bỏ đi cái tự do tự nhiên của chính mình. Bởi vì xét về tính bình đẳng của con người trong trạng thái tự nhiên, rõ ràng mọi người đều có thể thực hiện hành vi không giới hạn của mình. Nhưng chính sự không được giới hạn ấy của tự do là nguyên nhân gây xung đột giữa các cá nhân với nhau; cá nhân với nhóm người, hoặc giữa những nhóm người với nhau như luận điểm mà Thomas Hobbes đã nêu: “Trong đó ngự trị cuộc chiến tranh của tất cả mọi người chống lại tất cả”. Điều này có nghĩa là tự do của họ có thể gây hại, làm tổn thương đến tất cả những người khác nhưng đồng thời cũng có khả năng 35
  38. nhận thiệt hại cho chính bản thân mình vì những người khác cũng có cơ hội làm như vậy. Cần phải hiểu rằng trạng thái tự nhiên giai đoạn đầu là biểu tượng của thời ấu thơ và trẻ trung của nhân loại, thời của lòng nhiệt thành đan xen sự bồng bột. Trong quá trình sinh sống, con người dần nhận ra rằng họ cần phải liên hệ với nhau, thực hiện hành vi giao tiếp, qua đó tương tác và làm sâu sắc hơn trong việc nhận thức. Theo thời gian, sự tiến bộ được biểu hiện ở con người làm họ trở nên khéo léo hơn, hoàn thiện hơn về kỹ năng sống, con người làm ra nhiều của cải hơn và từ đó dẫn đến sự dư thừa của cải. Một cá nhân hoặc nhóm người có mong muốn sở hữu lượng của cải mà đáng ra nó phải thuộc về tất cả mọi người, họ hiện thực hóa điều đó rồi dẫn tới hệ quả là có sự chênh lệch về của cải, điều này tất yếu dẫn đến mâu thuẫn xã hội giữa một bên sở hữu lượng của cải lớn và một bên không có gì trong tay. Những xung đột va chạm đầu tiên của loài người diễn ra khi mà sự tư hữu xuất hiện kéo theo đó là sự bất đồng, bất công và vô số các biến cố khác. Vậy nên, trạng thái từ nhiên bị tiêu vong, con người chính thức bước sang xã hội công dân có nhà nước và nền chính trị. Như đã nói, con người từng trải qua một thời kỳ mà ở đó tồn tại một sự tự do vô hạn, có chăng sự giới hạn đó nằm ở sự hữu hạn về mặt sinh, thể lý của con người nhưng sự tự do đó không kéo dài được lâu vì bất bình đẳng xã hội do con người tạo ra làm biến dạng bản tính con người. Họ muốn áp đặt quyền lực của mình cho người khác. Sự thống trị và nô lệ được hợp pháp hóa trong môi trường xã hội bởi một nhóm người có thể lực, xã hội trở thành kịch trường của những cuộc chiến tàn khốc. 36
  39. 2.2. Quan niệm về tự do của con ngƣời trong trạng thái xã hội công dân Jean Jacques đã chỉ ra rằng gia đình là mô hình xã hội đầu tiên của xã hội chính trị. Dạng thức này là lâu đời và hợp với tự nhiên nhất. Ở đó các thành viên nhận được tình thương của cha (người đứng đầu) đối với con (dân chúng) tương ứng với sự chăm sóc. Nhưng bước ra dạng thức khác với quy mô rộng hơn là xa hội, ông chỉ ra người thủ lĩnh không có tình thương như vậy với dân chúng mà thích được điều khiển mọi người. Lấy dẫn chứng hình thái xã hội chiếm hữu nô lệ, Rousseau chỉ ra: “Chỉ có những công ước (convention) là có thể làm cơ sở cho mọi quyền uy chính đáng giữa người với người mà thôi” [18, 61]. Có nghĩa là người ta chỉ là nô lệ khi và chỉ khi họ trao cái quyền tự do của mình cho người khác sở hữu, giữa họ có thỏa thuận với nhau bằng những công ước khi mà người sở hữu đồng ý đảm bảo quyền sinh tồn và người bị sở hữu chấp nhận từ bỏ tự do để lấy được quyền sinh tồn ấy. Jean Jacques Rousseau đã lên án mạnh mẽ sự thỏa thuận này và phê phán rằng hành động ấy là không hợp lý và vô nghĩa. Từ bỏ đi tự do của mình thì cũng chính là từ bỏ phẩm chất của con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người. Và ông đi đến kết luận: “Cuối cùng, thật là mâu thuẫn và vô nghĩa nếu ta ghi vào công ước một bên là quyền hành tuyệt đối và bên kia là sự phục tùng vô hạn độ” [18, 67]. Nền văn hóa xã hội được hình thành và cùng với nó thì cái ác cũng xuất hiện. Để có thể sống trong xã hội, con người phải tích cực hóa những khả năng và năng lực vốn có của mình. Rousseau đặt vấn đề cần phải có một công ước xã hội khi bước sang trạng thái xã hội. Công ước xã hội này khác với thỏa thuận của chủ nô và nô lệ hay người thống trị và người bị trị như dẫn chứng đã nêu trên. Bởi vì đó là sự thống trị khi bắt người khác phải phục tùng theo ý chí của một người, quyền lợi của người đứng đầu đó tách rời với những người còn lại. Điều này khác với việc quản lý xã hội khi mà trong một 37
  40. tổ hợp xã hội đó thì những người tham gia đều được hưởng quyền lợi. Vậy nên Rousseau khẳng định rằng: “Phương pháp duy nhất để con người tự bảo vệ là họ phải kết hợp lại với nhau tạo thành một lực lượng chung, được điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi người đều hành động một cách hài hòa”. Xã hội công dân xuất hiện trên cơ sở khế ước xã hội, đó là trình độ cao hơn so với trạng thái tự nhiên. Để giải thích cho những sự lo ngại khi sức mạnh và tự do của mỗi người là công cụ để họ sinh tồn phải dành ra để góp vào “cái tổng lực” thì Rousseau nói rằng: “Tìm ra một hình thức liên kết với nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành viên. Mỗi thành viên trong khi khép mình vào tập thể, dùng sức mạnh tập thể vẫn được tự do đầy đủ như trước, vẫn chỉ tuân theo chính bản thân mình” [18, 71-72]. Khế ước xã hội không xóa bỏ sự bình đẳng tự nhiên, mà thông qua quyền bình đẳng về luật pháp và đạo đức, can thiệp vào mọi sự bình đẳng về thế lực do tạo hóa. Với khế ước xã hội (hay công ước xã hội), con người mất đi cái tự do thiên nhiên và quyền được làm điều mình muốn làm nhưng mặt khác con người lại thu được quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những gì họ có được. Mỗi người trong xã hội dân sự tự hiến dâng cho mọi người chứ không phải riêng ai vì thế giới hạn của tự do dân sự là ý chí chung. Vậy thực chất công ước xã hội được hình thành là do mỗi con người trong chính xã hội đó từ bỏ quyền riêng của mình và gộp vào quyền chung, đặt dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung. Hành vi liên kết sẽ tạo nên một cơ thể tinh thần chung, tiếng nói trong một hội đồng thì tỷ lệ thuận với số lượng thành viên trong hội đồng đó. Nhà nước này khác hoàn toàn với nhà nước trong chính thể quân chủ. Ở trạng thái này, nhân dân là người đứng đầu tối cao nhất, là nguyên thủ quốc gia và là nhà lập pháp. 38
  41. Bước chuyển biến từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái dân sự được Rousseau coi đó là tất yếu khi mà con người không thể sống một cách hài hòa với nhau trong điều kiện dư thừa của cải dẫn tới xuất hiện sự tư hữu làm cho có sự bất bình đẳng trong xã hội. Đồng thời sự chuyển biến này có thể coi là một sự chuyển biến lớn lao vì đem đến cho con người những giá trị đạo đức mà trạng thái tự nhiên không có và cũng không thể có được. Thay vì một lối sống tạm thời và không ổn định, họ có một đời sống tốt và ổn định hơn; thay vì sự độc lập đối với thiên nhiên, họ có được sự tự do; thay vì làm hại người khác họ có được sự an toàn cho chính mình. Rousseau nói: “Cần phân biệt tự do thiên nhiên chỉ hạn chế chật hẹp trong khả năng sức lực của một cá nhân với quyền tự do dân sự mà giới hạn rộng rãi là ý chí chung của nhiều người. Lại nên phân biệt sự có được trong trạng thái tự nhiên chỉ là kết quả của sức mạnh và chỉ là cái quyền của kẻ chiếm lĩnh đầu tiên, với quyền sở hữu trong trạng thái dân sự được xây dựng trên một danh nghĩa tích cực” [18, 79]. Như vậy, cái mà con người mất đi khi chấp nhận tham gia bản khế ước là tự do thiên nhiên và quyền không giới hạn trong những việc họ cố làm và làm cho bằng được nhưng điều họ nhận được là sự tự do trong văn minh và quyền sở hữu. Điều này được chứng minh qua luận điểm của ông: “Với khế ước xã hội, con người mất đi cái tự do thiên nhiên và cái quyền hạn chế được làm những điều muốn làm mà làm được; nhưng mặt khác con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những cái mà anh ta có” [18, 79] . Một đặc điểm nữa ở trạng thái dân sự khác hoàn toàn với trạng thái tự nhiên đó là trong trạng thái đó, con người còn có tự do về tinh thần. Nó nằm ở khả năng con người kìm nén những ham muốn của bản thân do vậy làm chủ được chính bản thân mình. Một khi con người bị chi phối bởi những ham muốn bản năng mà không tiết chế được thì người đó đang ở trong tình trạng nô lệ. Vậy thì tự do ở trạng thái tự nhiên không phải là tự do thực sự bởi vì con người luôn 39
  42. phải lo sợ cho cuộc sống của mình. Do đó, con người cần phải từ bỏ tự do tự nhiên để có được tự do thực sự trong nhà nước tức là tự do dân sự hay tự do xã hội. Có thể nhận thấy giữa Rousseau và John Locke có sự khác biệt trong quan niệm về tự do. Theo Locke, tự do tự nhiên có được khi con người tuân thủ luật tự nhiên, bởi vậy con người không cần phải từ bỏ tự do tự nhiên. Điều này khác với Rousseau, con người phải từ bỏ tự do tự nhiên để hướng tới lợi ích chung. Tuy nhiên giữa họ đều có một sự thống nhất rằng khế ước xã hội là cách duy nhất để bảo đảm ý chí chung là ủng hộ sự tham gia hoàn toàn vào nó. Tóm lại, bước chuyển của con người từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội công dân là một thay đổi lớn lao ở loài người. Với việc xóa bỏ đi sự tự do nguyên thủy mang tính thỏa mãn về mặt bản năng của trạng thái tự nhiên thì giờ đây, những giá trị tự do mới được xác lập ở xã hội dân sự, đó là quyền sở hữu cá nhân đồng thời đem đến cho con người cả những tự do trong tinh thần hiểu theo nghĩa không tuân theo mọi kích thích của dục vọng bản năng. 2.3. Biện pháp thực hiện quyền tự do của con ngƣời Trong bối cảnh công ước xã hội đã được mọi công dân tham gia vào, cần phải có một “thế lực” đóng vai trò như là “kim chỉ nam” cho mọi hành động, tư tưởng để định hướng xã hội đi theo một đường lối nhất định song đó không phải là một cá nhân hay tổ chức tự ý thực hiện mà phải mang tinh thần công cộng thể hiện trong đó. Rousseau gọi đó là “ý chí chung” và “chủ quyền tối cao”. *Ý chí chung và sự tự do của con người Ý chí chung được Rousseau nêu ra khi luận giải về những tất yếu trong sự hình thành khế ước xã hội. Nó được hiểu như tiếng nói chung rút ra từ ý 40
  43. chí của đại đa số. Trước tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, Rousseau đã phân tích khái niệm ý chí chung trong bài viết Về kinh tế chính trị năm 1755. Theo ông, cơ thể chính trị là một xã hội quy ước có ý chí chung, luôn hướng đến việc duy trì và bảo đảm sự ổn định của toàn bộ cơ thể và mỗi bộ phận của nó. Ý chí chung này là cơ sở để nảy sinh các bộ luật, là thước đó của công bằng hay bất công cho tất cả các thành viên nhà nước và nó chỉ được vận dụng trong một cộng đồng xã hội nhất định. Xem xét các cấp độ khác nhau của ý chí chung, Rousseau cho rằng ý chí của các cộng đồng riêng được thể hiện trong hai mối quan hệ: đó là ý chí chung đối với các thành viên của cộng đồng nhất định, nhưng có thể là ý chí riêng đối với cộng đồng lớn hơn. Trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, ý chí chung chính là tiền đề của khế ước xã hội. Ông viết: “Muốn cho công ước xã hội không trở thành một công thức suông, nó phải ngầm bao hàm điều ràng buộc đối với cá nhân. Chỉ có sự ràng buộc cá nhân mới tạo ra sức mạnh cho mọi cá nhân khác, ai cưỡng lại ý chí chung liền bị toàn bộ cơ thể chống lại” [17, 72]. Chỉ khi con người có lý tính và có đạo đức, chỉ khi con người đã hoàn thiện được bản chất của mình, thì con người mới thành công trong việc đạt được khế ước xã hội, tức là đạt được việc xây dựng một nhà nước có lý tính và có đạo lý. Mặt khác, ý chí chung được hiện thực hóa, chỉ được tìm thấy ở trong một nhà nước chính đáng. Chỉ có một nhà nước chính đáng mới dựa vào ý chí chung phổ biến, không thể bị huỷ hoại. Mặc dù có những người dân có những nguyện vọng khác nhau trong một xã hội, nhưng người ta vẫn có thể rút ra được những điểm chung và lợi ích chung sau khi loại bỏ đi các điểm cực đoan mang tính cá nhân. Các điểm chung đó được Rousseau gọi là ý chí chung. Rousseau đã đề cập đến khả năng có sự khác biệt của ý chí chung so với ý chí của cá nhân như sau: “Nếu 41
  44. ý chí cá nhân có thể nhất trí với ý chí chung trên một số điểm thì nó cũng không thể nhất trí lâu dài và thường xuyên được; vì ý chí cá nhân, do bản chất của nó, hướng về ưu tiên bản thân, còn ý chí chung lại hướng tới sự đồng đều bình đẳng. Càng không thể bảo đảm cho sự nhất trí như thế; có bảo đảm chăng nữa thì đó không phải là tác dụng của tài nghệ mà là tác dụng của ngẫu nhiên” [18, 86-87]. Để bổ sung thêm cho luận điểm vừa rồi, ông viết: “Cũng thường có sự khác nhau giữa ý chí của mỗi người và ý chí chung. Ý chí chung chỉ tính đến lợi ích chung; ý chí của mỗi người lại nhìn vào lợi ích riêng và chỉ là tổng số của những ý chí riêng lẻ. Nếu trừ đi những ý chí riêng lẻ xung khắc nhau quá quắt thì số dư sẽ là ý chí chung” [18, 91]. Vậy nên ý chí chung được xác định khi xã hội thi hành trọng trách của mình ở vai trò tối thượng trong xã hội. Xã hội sẽ khám phá ra lợi ích chung của cộng đồng để xác định ý chí chung. Để xác định ý chí chung, phải loại bỏ tất cả những ý kiến khác biệt của các thành viên trong xã hội để có thể tổng hợp được ý muốn chung. Có thể nói rằng Rousseau đã phân biệt một cách rõ ràng giữa ý chí của tất cả mọi người và ý chí chung. Sự khác biệt đó là ý chí chung chỉ hướng đến lợi ích chung, còn ý chí của mọi người lại hướng đến các lợi ích cá nhân và là tổng số của những ý chí riêng lẻ. Ý chí của tất cả mọi người chỉ là sự tập hợp thuần túy những ý chí và quyền lợi riêng rẽ, trong khi đó ý chí chung được hình thành bằng cách loại bỏ trong tập hợp đó những quyền lợi triệt tiêu nhau. Ý chí chung là nơi tất cả các ý chí cá nhân hay ý chí cục bộ trùng hợp và quy tụ nhau. Sự trùng hợp như vậy cần phải có. Nếu như không tồn tại một điểm như vậy, nơi tất cả lợi ích quy tụ nhau, thì không một xã hội nào có thể tồn tại. Xã hội cần được điều hành chỉ bằng lợi ích chung này. Khác với ý chí chung, ý chí của tất cả chỉ là tổng số của các ý chí cục bộ; mỗi ý chí cục bộ lại theo đuổi mục đích đặc thù riêng rẽ của mình. Nếu mọi người vứt bỏ những bất đồng từ "ý chí của tất cả", thì sẽ xuất hiện ý kiến trung bình nào đó và đó 42
  45. sẽ là "ý chí chung". Có thể nói rằng, ý kiến trung bình là ý chí chung và nó luôn luôn chính đáng. Rousseau không khẳng định, ý chí chung là kết quả của phép cộng giản đơn từ những quan điểm chung trong những ước muốn của tất cả hay ước muốn của đa số. Ý chí chung tự bản thân nó đã biểu hiện của sự phát triển về chất của con người. Khi bước vào môi trường xã hội, mỗi cá nhân vẫn còn tồn tại hai loại ý chí khác nhau. Ý chí cá nhân vẫn luôn hướng đến cái có lợi nhất cho bản thân mình, còn ý chí chung hướng đến hạnh phúc của mọi người. Ý chí chung ở đây được hiểu là một mối liên hệ, một sợi dây gắn kết của các ý chí riêng (ý chí cá nhân), chứ không phải là tổng số các ý chí riêng. Vấn đề tiếp theo Rousseau đặt ra là có hay không sự nhầm lẫn của ý chí chung. Đề cập đến khả năng nhầm lẫn của ý chí chung, Rousseau cho rằng: “Ý chí chung bao giờ cũng thắng và luôn hướng tới lợi ích chung nhưng không phải mọi điều luận giải của dân chúng đều là đúng đắn. Ai cũng muốn mình được tốt lành, nhưng có phải lúc nào người ta cũng nhìn thấy cái tốt lành đâu. Người ta chẳng bao giờ cố tình làm hư hỏng dân chúng nhưng thường thường người ta vẫn lừa dối dân, đó là lúc dường như người ta mong muốn điều xấu” [18, 91]. Theo ông, ý chí chung của toàn thể dân chúng được công bố lên sẽ là một hành động của chủ quyền tối cao, đó tức là luật. Luật này phải có sự tham gia ý kiến của tất cả dân chúng và chỉ có hiệu lực khi được đại đa số thông qua. Nhưng đôi khi đa số chưa chắc đã đúng và thiểu số không hẳn là sai. Để cho đa số không bị nhầm lẫn thì ông cho rằng phải công khai cung cấp đầy đủ thông tin cho dân chúng để họ tự bàn bạc và quyết định. Ông cũng lên tiếng cảnh báo thủ đoạn lợi dụng số đông, núp bóng tập thể để mưu lợi cho cá nhân. Theo ông, mỗi người phải bỏ qua quyền lợi bè phái và hành động như một công dân của quốc gia khi đóng góp ý kiến; và xã hội 43
  46. phải loại bỏ những nhóm hay tổ chức với các mục tiêu phục vụ quyền lợi riêng biệt. Ý chí chung là biểu hiện của những lợi ích chung, luôn khao khát phúc lợi chung, vì vậy nó luôn luôn là chính đáng hay có chính nghĩa. Nhưng kinh nghiệm chỉ ra rằng, nhân dân có thể bị lừa dối. Nhân dân có thể bị mắc phải những phán xét sai lầm. Trong các trường hợp đó, người ta có thể cảm tưởng rằng, nhân dân không mong muốn cái mà nhân dân đáng ra mong muốn. Thêm vào đó, ý chí chung chỉ được duy trì theo đúng nghĩa của nó, khi điều kiện thực thi nó được thỏa mãn. Với quan niệm về ý chí chung và ý chí của các phe nhóm theo Rousseau thì ý chí của các phe nhóm luôn là ý chí cục bộ. Nếu ở một quốc gia có sự đấu tranh giữa các phe nhóm với nhau thì ý chí chung sẽ không thể tồn tại. Vì thế, để thể hiện đúng ý chí chung sao cho trong quốc gia không có các bộ phận cục bộ và các phe nhóm cục bộ thì mỗi công dân cần phải bỏ phiếu chỉ theo ý kiến riêng của mình, tránh sự thỏa thuận với những người khác khi đưa ra biểu quyết. Chỉ trong trật tự như vậy thì mới đạt được ý chí chung và duy trì nó. Ngoài ra ông còn đưa ra giải pháp để tránh việc ý chí chung của dân chúng rơi vào nhầm lẫn hay tránh việc chuyển ý chí chung sang ý chí cục bộ đó là tăng số lượng các nhóm trong một xã hội và ngăn tránh sự không đồng đều giữa các phe nhóm. Tóm lại, ý chí chung là cơ sở đề hình thành nên khế ước xã hội và cũng là điều kiện cần để tự do của công dân trong xã hội dân sự được bảo đảm. Nhưng ý chí chung chỉ có thể được thực hiện thông qua “các lực lượng nhà nước” nhất định với tư cách là cơ quan quyền lực tối cao mà Rousseau gọi là “chủ quyền tối cao”. Coi ý chí chung là hiện thân của chủ quyền tối cao, Rousseau đã xem xét con người không chỉ với tính cách là đối tượng của các 44
  47. mối quan hệ quyền lực nhà nước mà còn với tư cách là chủ thể, khi con người vừa là công dân, vừa là cá nhân. Theo sự luận giải của Rousseau, khi mỗi cá nhân ký kết vào bản khế ước xã hội, đồng nghĩa với việc tự nguyện từ bỏ tất cả quyền tự nhiên của mình cho nhà nước và phải phục tùng ý chí chung. Nhưng điều đó không có nghĩa con người sẽ mất đi quyền tự do của mình, bởi lẽ tuân theo ý chí chung cũng chính là tuân theo ý chí của chính cá nhân. *Về chủ quyền tối cao Như đã đề cập ở trên, ý chí chung được xem như là “hiện thân” của chủ quyền tối cao, vậy nên chủ quyền tối cao chính là sự thực hiện ý chí chung nhằm phục vụ lợi ích chung, tạo ra sự hài hòa về lợi ích và đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chủ quyền tối cao này được trao cho cơ quan quyền lực tối cao mang danh nghĩa là “một con người tập thể”, bởi vì theo Rousseau: “Cơ quan quyền lực tối cao là một con người tập thể, nên chỉ tự mình nó đại biểu cho nó mà thôi. Quyền hành thì có thể chuyển trao được lắm, nhưng ý chí thì không” [18, 86]. Rousseau cho rằng, chủ quyền tối cao hay quyền lực tối cao chỉ có thể là sự thực hiện ý chí chung ở hiện tại, chứ không phải ở tương lai. “Quyền lực tối cao có thể nói: bây giờ ta muốn cái mà người kia đang muốn, chứ không thể nói: ta cũng sẽ muốn cái mà người kia ngày mai sẽ muốn. Bởi vì, nói rằng ý chí chung tự trói buộc mình vào tương lai thì thật là mơ hồ. Vả lại, chẳng cần phải tùy thuộc vào một ý chí nào để đồng tình với một điều không trái với điều mình mong muốn. Nếu dân chúng hứa hẹn một cách giản đơn là sẽ phục tùng vô điều kiện thì dân chúng không còn tính cách là dân chúng nữa; lúc đó sẽ chỉ có ông chủ chứ không còn quyền lực tối cao nữa, và toàn bộ cơ thể chính trị sẽ phải tan rã” [18, 87]. 45
  48. Chủ quyền tối cao hay quyền lực tối cao được thiết lập bởi khế ước xã hội sẽ là vô hạn và tuyệt đối. Chỉ có nhà nước mới là người có thẩm quyền quyết định xem nhà nước đòi hỏi gì ở các công dân của mình. Trong khi đó, sự liên kết các cá nhân riêng lẻ thành liên minh chính trị tất yếu đòi hỏi sự tương thân tương ái vô điều kiện. Để ý chí chung có thể được thực thi một cách đúng đắn, cần làm sao để mỗi người chỉ phục tùng quyết định hay đạo luật mà chính người đó thông qua. Không phải là một cá nhân nhân danh chủ quyền tối cao được mà theo Rousseau, đó phải là con người tập thể. Chủ quyền tối cao phải được điều khiển bởi ý chí chung bởi vì nếu coi chủ quyền tối cao được đại diện bởi một cá nhân thì không khác gì một xã hội chuyên chế với người thống trị và người bị trị do vậy chủ quyền tối cao luôn thuộc về nhân dân và không bị hạn chế bởi bất cứ đạo luật nào. Tính tối cao của chủ quyền nhân dân (chủ quyền tối cao) thê hiện ở chỗ nó không bị ràng buộc bởi những luật lệ trước đó và vào mọi thời điểm có thể thay đổi cả những thỏa thuận ban đầu của khế ước. Qua tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, Rousseau chỉ ra hai đặc trưng của quyền lực tối cao được xác định bởi ý chí chung và khế ước xã hội đó là: Tính không thể từ bỏ của chủ quyền tối cao và tính chất không thể bị phân chia của chủ quyền tối cao. Theo Rousseau chủ quyền tối cao không thể từ bỏ bởi vì nó là sự thực hiện ý chí chung và luôn gắn liền với ý chí chung. Nếu như quyền lực tối cao có thể bị từ bỏ thì điều này nó nghĩa là khi đó ý chí chung bị thay thế bằng ý chí cá nhân. Điều này có nghĩa là sự vi phạm khế ước ban đầu mà nhờ nó xã hội công dân được thiết lập, nói cách khác nếu từ bỏ quyền lực tối cao thì cũng đồng nghĩa với việc xóa bỏ cơ thể chính trị. Trên cơ sở tính không thể từ bỏ của quyền lực tối cao thì Rousseau đưa đến kết luận về tính không thể có 46
  49. người đại diện. Các đại biểu nhân dân chỉ là những người được nhân dân ủy quyền tạm thời và không thể đưa ra các quyết định cuối cùng. Ông đã đề cập điều đó trong tác phẩm của mình: “Chủ quyền tối cao của toàn dân là không thể dùng người đại diện được, do đó nó cũng không thể bị xóa bỏ; nó nằm ngay trong ý chí toàn dân, là ý chí chung thì không ai nói thay được. Nó là thế này, hay thế khác chứ không thể ở dạng trung gian. Các đại diện nhân dân không phải và không thể là người thay mặt nhân dân được; họ chỉ có thể là những ủy viên chấp hành, chứ không thể thay mặt nhân dân để kết luận một vấn đề gì dứt khoát. Mọi đạo luật mà dân chúng chưa trực tiếp thông qua đều vô giá trị, không thể gọi là luật được” [18, 191]. Như vậy, không thể có người đại diện cho quyền lập pháp, tuy nhiên nhân dân lại cần phải có người đại diện cho quyền hành pháp. Bởi vì quyền hành pháp là sức mạnh được áp dụng theo luật. Còn đối với quyền lập pháp, một khi nhân dân bầu ra những người đại diện cho mình, nhân dân không còn tự do nữa, thậm chí không còn tồn tại nữa. Trong ý nghĩa ấy, Rousseau dường như phê phán nền dân chủ đại diện và đề cao nền dân chủ trực tiếp. Từ tính không thể từ bỏ của quyền lực tối cao, ông đã đưa ra kết luận về sự cần thiết phải từ bỏ hệ thống lập pháp dựa vào quyền đại diện nhân dân. Đây là một vấn đề mà cách giải quyết mà Rousseau đưa ra chưa thực có tính khả thi và tính thuyết phục, mặc dù những dự báo của ông về nguy cơ của nền dân chủ đại diện là có thật và hợp lý. Quyền lực tối cao hay chủ quyền nhân dân là một thứ quyền không thể đại diện. Rousseau không chấp nhận một hệ thống nghị viện với người đại diện. Nhà cầm quyền đưa ra các bộ luật dựa vào ý chí chung. Tính chất tiếp theo của chủ quyền tối cao của nhân dân được đề cập tới là tính chất thống nhất, không thể bị phân chia. Rousseau đã phân biệt rất rạch ròi giữa luật như là thể hiện của chủ quyền tối cao và mệnh lệnh hay các nghị 47
  50. định thể hiện ý chí của những người cầm quyền. “Chủ quyền tối cao không thể từ bỏ thì cũng không thể phân chia được; bởi vì ý chí là chung hoặc không phải là chung; nó có thể là của toàn thể dân chúng hoặc là của một bộ phận. Trường hợp thứ nhất, ý chí chung được công bố là một điều khoản của chủ quyền tối cao, nó trở thành luật. Trường hợp thứ hai, ý chí cá nhân nếu công bố lên thì chỉ là một mệnh lệnh pháp quan, cùng lắm chỉ là một nghị định mà thôi [18, 191]. Quyền lực tối cao hay chủ quyền tối cao là thống nhất, không thể bị phân chia. Điều này chỉ có trên quan điểm, tư tưởng chính trị của Rousseau vì trên thực tế, quyền lực đó vẫn bị phân tách: “Trong chính trị của ta, tuy về nguyên tắc thì quyền lực tối cao là không thể phân chia, nhưng trên thực tế người ta vẫn chia tách nó trong đối tượng. Họ chia nó thành lực lượng và ý chí, thành quyền lực lập pháp và quyền lực hành pháp, thành quyền quan thuế, quyền tư pháp, quyền chiến tranh, thành cai trị đối nội và ứng phó đối ngoại; khi thì người ta trộn lẫn các bộ phận, khi thì người ta tách rời chúng với nhau. Họ biến quyền lực tối cao thành một thứ quái dị, ghép lại bằng nhiều mảnh, giống như họ ghép một hình người từ nhiều cơ thể; mặt của anh này, tay của chị nọ, chân của người kia. Người ta đồn rằng bọn bán thuốc rong Nhật Bản xé đứa trẻ ra nhiều mảnh trước mắt công chúng rồi tung lên trời; khi các mảnh rơi xuống thì nhập lại với nhau thành đứa bé sống. Cái trò ảo thuật chính trị của ta ngày nay cũng giống như vậy; sau khi tách rời các bộ phận trong cơ thể xã hội, họ dùng uy tín tạp nham mà ghép các bộ phận ấy lại một cách tùy tiện, chẳng ai hiểu ra làm sao cả” [18, 88-89]. Ông đã phê phán sai lầm của các quan niệm trên về chủ quyền tối cao. Rousseau cho rằng những quan điểm này không xuất phát từ những khái niệm đúng đắn về chủ quyền tối cao mà chỉ nắm những biểu hiện bề ngoài rồi coi đó là các bộ phận của quyền uy tối cao. Sai lầm của các quan niệm này chính là ở chỗ cho rằng, 48
  51. chủ quyền tối cao có thể bị phân chia. Cách phân chia này sai lầm ở chỗ, cái chỉ là trường hợp vận dụng lại được xem là bộ phận của quyền lực tối cao. Về thực chất, những bộ phận quyền hành được chia tách ra như vậy đều phụ thuộc vào quyền lực tối cao, đều giả định phải có ý chí tối cao, mỗi bộ phận đều chỉ nhằm thực hiện ý chí tối cao đó. Nói một cách khác, ý chí chung tối cao là nền tảng cho tính không thể phân chia của chủ quyền tối cao hay quyền lực tối cao. Tóm lại, cần phải hiểu rằng trong quan niệm về tự do của Rousseau thì ý chí chung và quyền lực tối cao được coi là những ý niệm bất biến và không thể xâm phạm được, nó đại diện cho toàn thể nhân dân – những người có chung một cam kết với bản khế ước xã hội đó. Từ việc chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội, ý chí chung và quyền lực tối cao mang ý nghĩa như là một sự đảm bảo cho các quyền của con người được thực thi. Nói cách khác, tạo môi trường tự do và đảm bảo sự ổn định cho môi trường tự do ấy cho công dân trong khuôn khổ xã hội. *Duy trì ý chí chung để đảm bảo quyền tự do con người: Qua việc phân tích tính tồn tại tất yếu của ý chí chung trong khế ước xã hội, và tính đại diện cho ý chí chung của quyền lực tối cao, Rousseau đã nhấn mạnh sự cần thiết của những thành tố trên trong việc duy trì khế ước xã hội cũng như đảm bảo quyền tự do cho con người. Những giải pháp được Rousseau đưa ra nằm trong quyển III của tác phẩm Bàn về khế ước xã hội. Bằng việc đưa ra quan niệm về sự phân công trong cơ quan quyền lực nhà nước, Rousseau đã cho rằng chính phủ là cơ quan đại diện cho quyền hành pháp, là “một cơ chế trung gian giữa các thần dân với cơ quan quyền lực tối cao, để hai bên tương ứng với nhau, thi hành các luật, giữ gìn quyền tự do dân sự cũng như tự do chính trị” [18, 134]. Như vậy, chính phủ đóng vai trò như 49
  52. khâu trung gian giữa cơ quan quyền lực tối cao (quyền lập pháp). Có nhiệm vụ là thi hành các luật, giữ gìn quyền tự do dân sự cũng như tự do chính trị. Những người thuộc cơ quan này được nhân dân ủy thác nắm quyền hành pháp nhưng không phải là ông chủ của nhân dân mà chỉ là những công chức. Những người này phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và nằm dưới sự giám sát thường xuyên của cơ quan lập pháp nắm quyền lực cao nhất. Rousseau đã đề cập đến khả năng xuất hiện xung đột giữa các bộ phận trong hệ thống quan hệ đó. Khả năng ở đây là chính phủ có thể hành động chuyên quyền theo ý chí riêng của mình và mạnh hơn cả ý chí của cơ quan quyền lực tối cao vì “ý chí riêng thường hay tác động ngược lại ý chí chung, cho nên chính phủ cũng thường hay có ý hướng làm trái với quyền lực tối cao của dân chúng” [18, 176]. Và hậu quả của sự tha hóa đó là “chẳng khác gì cái gì và cái chết tiềm tàng phá hoại cơ thể con người” [18, 176]. Trước nguy cơ lạm quyền, cướp quyền nói trên, Rousseau phân tích sự cần thiết phải giải tán chính phủ trong hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất khi người cầm đầu chính phủ không cai trị theo pháp luật, mà lấn át cơ quan quyền lực tối cao, phá bỏ khế ước xã hội. Trong trường hợp này, trước mặt nhân dân chỉ còn lại ông chủ và kẻ độc tài, quyền tự do của nhân dân bao gồm tự do dân sự và tự do chính trị sẽ bị ảnh hưởng. Trường hợp thứ hai là các thành viên nội các chia sẻ để chiếm đoạt quyền lực, như vậy chính phủ và quốc gia bị chia nhỏ, tan rã. Rousseau coi tình trạng quốc gia tan rã lẫn tình trạng chính phủ lạm quyền là tình trạng vô chính phủ. Để ngăn chặn tình trạng lạm quyền của chính phủ và duy trì quyền uy tối cao. Rousseau đề xuất phải có sự triệu tập hội nghị toàn dân bao gồm cả hội nghị bất thường và định kỳ. Ông viết như sau: “Phải có những hội nghị bất thường khi gặp việc cần bàn mà chưa dự kiến trước, lại cần phải có những 50
  53. cuộc họp định kỳ không ai được phép trì hoãn hoặc xóa bỏ; cứ đến ngày, đến hạn là toàn dân về họp, do pháp luật triệu tập chứ không cần một hình thức thủ tục triệu tập nào cả [18, 185]. Khi đã và đang diễn ra hội nghị toàn dân “người cầm đầu chính phủ thừa nhận hoặc buộc phải thừa nhận một thượng cấp hiện hữu” [18, 188]. “Thượng cấp” mà Rousseau đề cập tới trong tác phẩm chính là nhân dân. Từ đó, chính phủ có thể bị bãi nhiệm nếu như không làm đúng với trách nhiệm và bổn phận của mình. Có thể nói, việc tổ chức các hội nghị toàn dân thể hiện tính duy trì ý chí chung một cách tích cực của nhân dân, qua đó họ được thực hiện quyền tự do chính trị của mình song cũng bảo đảm các quyền tự do dân sự được diễn ra một cách tự nhiên. 2.4. Đánh giá quan niệm về tự do của Rousseau Tác phẩm Bàn về khế ước xã hội có thể coi là một lời kêu gọi về tự do mà ở đây là tự do thoát khỏi sự nô dịch của chế độ phong kiến. Cũng như Tinh thần pháp luật của Montesquieu, tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Rousseau được coi là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong phong trào Khai sáng Pháp. Có thể tóm tắt những giá trị cơ bản trong quan niệm tự do của Rousseau qua một số những luận điểm như sau: Thứ nhất, Rousseau đã công kích mạnh mẽ mặt trái của nền văn minh, bênh vực quyền tự do, bình đẳng, coi đó là những quyền tự nhiên vốn có của con người, vì vậy phải được đảm bảo và bảo vệ. Theo ông, mục đích và nhiệm vụ của nhà nước là bảo vệ tự do, bình đẳng và công lý cho mọi người trong xã hội. Thứ hai, nhà nước là kết quả của sự thỏa thuận giữa con người với nhau nhằm bảo đảm các quyền tự nhiên của con người như quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do và bình đẳng , điều này đồng thời bác bỏ lại toàn bộ hệ tư tưởng của chế độ phong kiến dựa vào thần quyền để bình định 51
  54. và nô dịch quần chúng. Quan niệm về Ý chí chung như Rousseau đã trình bày đóng vai trò là nguồn gốc của quyền lực nhà nước và cũng là một trong những tiền đề cho tư tưởng sau này của Tổng thống Mỹ Lincoln về nhà nước của dân, do dân, vì dân [7, 262]. Đồng thời khẳng định quyền tự do tự nhiên của con người như một tất yếu và mang tính thiêng liêng. Quan niệm này của Rousseau trở thành một trong những luận điểm quan trọng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791, trong Hiến pháp Hòa Kỳ và được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa trong Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [16, 183]. Cũng có thể tìm thấy đoạn trích dẫn của Hồ Chí Minh trong Bản tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam từ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” [16, 184]. Thứ ba, Rousseau đã đưa ra tư tưởng về khả năng thực hiện một cuộc cách mạng và luận giải về quyền của quần chúng nhân dân trong việc lật đổ chính phủ, khi nó trở nên thoái hóa, vi phạm quyền con người và xóa bỏ khế ước xã hội. Tư tưởng này đã khích lệ và châm ngòi cho sự thành công của các cuộc cách mạng tư sản trong giai đoạn này. Tuy nhiên, do không thể vượt qua khuôn khổ thời đại mình, tư tưởng chính trị nói chung và tư tưởng về tự do nói riêng của Rousseau còn có những hạn chế: Thứ nhất, tư tưởng về khế ước xã hội chưa tìm ra đúng nguồn gốc sâu xa làm nảy sinh ra nhà nước và pháp luật vì ông cho rằng đó chỉ là kết quả của sự thỏa thuận xã hội. Trên thực tế, cần phải xét đến cơ sở của các mối quan hệ kinh 52
  55. tế, quan hệ sản xuất. Thêm nữa tư tưởng về ý chí chung, về nền dân chủ trực tiếp trong đó chính phủ luân phiên đóng đô ở mỗi thành phố, về niềm tin vô hạn đối với quyền lập pháp trong quan hệ với các quyền hành pháp và tư pháp thiếu tính cụ thể, khả thi và thậm chí còn mang tính không tưởng. Thứ hai, việc tuyệt đối hóa ý chí chung cũng là một sự hạn chế. Rousseau đòi hỏi con người phải từ bỏ tự do tự nhiên, chuyển nó sang cho nhà nước và phục tùng theo ý chí chung để bảo vệ tự do cá nhân. Mặc dù ý chí chung là tối thượng, là “kim chỉ nam” cho mọi hành động tư tưởng, song nó lại được đại diện bởi những con người cụ thể. Rõ ràng ở con người không thể có một phẩm chất “công minh”, “chính trực” một cách vẹn toàn được, cho nên phải thừa nhận rằng vẫn tồn tại ý chí cá nhân ở trong đó. Điều này chứa đựng nguy cơ lạm dụng quyền lực nếu thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực và thiếu thiết chế dẫn đến không thể đảm bảo quyền con người, các quyền tự do của công dân trong nhà nước đó. Thứ ba, Rousseau đã tuyệt đối hóa tư tưởng về nền dân chủ trực tiếp và về vai trò của mọi công dân trong việc thông qua các đạo luật. Để có thể thực hiện ý chí chung một cách đầy đủ, cần phải có một nền dân chủ hoàn hảo không có đại diện. Thứ tư, khi bàn về sở hữu tư nhân, Rousseau vẫn coi sở hữu tư nhân là nguyên do tạo nên sự bất bình đẳng xã hội song ông không chống lại sở hữu tư nhân mà chậm chí lại thừa nhận sự cần thiết hay tất yếu của nó. Hơn nữa, ủng hộ các quyền tự nhiên, đặc biệt là quyền tự do dân sự của con người, Rousseau chống lại việc xóa bỏ sở hữu tư nhân. Ủng hộ chủ nghĩa bình quân, ông bảo vệ sở hữu nhỏ chống lại những người sở hữu lớn, đặc biệt chống lại những kẻ thống trị phong kiến. Rousseau vừa mong muốn ngăn chặn những hậu quả của sở hữu tư nhân nhưng lại coi sở hữu tư nhân tất yếu phải tồn tại trong xã hội. Vậy nên có thể thấy rằng ở quan niệm của ông đôi khi có sự mâu 53
  56. thuẫn. Một mặt khẳng định tính tất yếu, mặt khác lại phủ định chính luận điểm đó. Tóm lại, khi bàn về “tự do”, Rousseau luận giải trên những phương diện tự do trong trạng thái tự nhiên và tự do trong trạng thái dân sự. Tuân thủ ý chí chung là điều kiện để đạt tới tự do dân sự sau khi con người chuyển tự do tự nhiên cho nhà nước. Có thể coi quan niệm về tự do nói riêng và triết học chính trị nói chung của Jean Jacques Rousseau là một trong những di sản tư tưởng quý giá của nhân loại. Dù đã trải qua hơn 250 năm kể từ khi tác phẩm được ra đời song những giá trị về mặt tư tưởng, lý luận vẫn còn nguyên giá trị. Tác phẩm và những tư tưởng từ đó đã, đang và sẽ tiếp tục lan tỏa những giá trị của mình để hoàn thiện hơn nữa trong việc xây dựng một nhà nước pháp quyền cả trong lý luận và thực tiễn. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Bước vào thời kỳ cận đại với nền tảng của chủ nghĩa duy lý, nhu cầu về thiết lập một trật tự xã hội mới với mục đích cơ bản là giải phóng con người, tôn trọng quyền tự do của con người đặt ra là hết sức gay gắt. Các nhà tư tưởng Khai sáng đã xuất hiện và sử dụng ngòi bút của mình với mục đích hướng tới xây dựng một xã hội “tự do, bình đẳng, bác ái”. Tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Jean Jacques Rousseau ra đời mang ý nghĩa khai sáng về quan điểm định hướng xây dựng xã hội công dân, góp phần mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản. Đề cao, coi trọng và bảo vệ quyền lợi cho con người, Rousseau đặt ra vấn đề cần phải thiết lập một chế độ xã hội bảo đảm các quyền tự do, bình đẳng tất yếu và coi đó như là tiêu chuẩn cho một nhà nước hợp pháp, chính đáng. Ông coi trí tuệ toàn dân là công cụ để điều khiển và duy trì sức mạnh quốc gia. Với những tư tưởng trên, Rousseau đã đóng góp tiếng nói của mình vào tiếng nói chung của trào lưu triết học Khai sáng. 54
  57. KẾT LUẬN Quan niệm về tự do của Jean Jacques Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội có ảnh hưởng và giá trị lịch sử lớn lao, thể hiện qua sự phát triển mạnh mẽ, rộng khắp của trào lưu Khai sáng Pháp, đặc biệt là sự thành công của cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789. Cần phải nói rằng, quan niệm về tự do trong triết học Khai sáng Pháp mà tiêu biểu là Rousseau là sự tiếp thu những tư tưởng về tự do của các giai đoạn trước đó. Các triết gia Hy Lạp cổ đại đã bàn luận về tự do với tư cách như là một phạm trù đạo đức dù cho hiện thực xã hội lúc bấy giờ tồn tại mối quan hệ Chủ - nô; Sang tới thời kỳ Trung cổ, khi mà tôn giáo gây sức ảnh hưởng của mình lên mọi mặt của đời sống, xã hội thì giá trị tự do lúc này là những giá trị về mặt tinh thần, tức là tự do tinh thần được coi trọng hơn bao giờ hết, con người dùng năng lực tâm linh để vượt qua mọi kìm hãm ở xã hội trần tục; Tới thời kỳ Phục hưng, những giá trị về tự do không còn chỉ là về mặt tư tưởng thuần túy nữa, mà còn hướng tới cả trong hiện thực; Thời kỳ cận đại được xây dựng bởi chủ nghĩa duy lý nên những giá trị về tự do cũng phải thay đổi theo. Tiêu biểu trong đó là thời kỳ Khai sáng với sự tự do trong xã hội mà con người đóng vai trò là công dân, các thành tố như chính trị, nhà nước, pháp quyền là những yếu tố đảm bảo cũng như duy trì cho sự tự do ấy được diễn ra suôn sẻ. Rousseau đã coi bước chuyển từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội công dân như là một sự tất yếu khi mà sự tự do mông muội có thể gây ảnh hưởng cho người khác đồng thời cũng lại gây hại cho chính bản thân họ. Xã hội công dân như là một sự thay thế hợp lý, dù ở đó, con người phải đè nén những sự tự do mông muội, bản năng song điều này mang lại những giá trị 55
  58. đạo đức khác, quan trọng hơn, sự tự do của con người trong xã hội công dân là sự tự do ổn định, lâu dài. Bản khế ước xã hội đóng vai trò như một thành tố không thể thiếu trong xã hội công dân. Trong khế ước đó, ý chí chung là một sự gắn kết của những người công dân có chung lợi ích, ý chí chung không chỉ định hướng lợi ích của toàn thể xã hội mà còn không làm tổn thương, gây thiệt thòi cho bất cứ cá nhân nào tham gia vào khế ước xã hội. Sự thực hiện ý chí chung được gọi là Chủ quyền tối cao. Từ Chủ quyền tối cao, các bộ phận trong cơ thể chính trị được tạo lập và hoạt động dựa trên một định hướng duy nhất của Ý chí chung. Song không thể tránh khỏi sai sót khi sự vận hành ấy được thực hiện bởi những con người cụ thể, vẫn mang trong đó những ý chí cá nhân. Để ngăn chặn cơ thể chính trị bị tổn thương thì Rousseau đã đề ra những giải pháp giúp bộ máy chính trị hoạt động thông suốt, qua đó tạo lập môi trường xã hội vững mạnh để con người thực hiện các quyền tự do của mình. Một lần nữa khẳng định, quan niệm về tự do của Jean Jacques Rousseau trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội đã để lại những giá trị lớn lao trong lịch sử, đóng vai trò như một sự khích lệ, cổ vũ cho phong trào đấu tranh phản phong kiến đương thời khi mà chính thể này thể hiện sự chuyên chế, áp bức đến cùng cực dù cho chủ nghĩa tư bản đã lớn mạnh và đủ sức thay thế chính thể đương thời. Đồng thời cho đến nay, tư tưởng hay quan niệm về tự do của Rousseau vẫn còn mang giá trị về mặt lý luận, nhiều công trình hiện nay đã nghiên cứu về quan niệm tự do của ông, qua đó làm sâu sắc thêm tri thức, lý luận của con người. Vậy nên, quan niệm về tự do của Rousseau nói riêng và những tư tưởng về tự do của cả thời kỳ Khai sáng nói chung đã không những làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình mà còn vượt lên thời gian, ảnh hưởng tới xã hội và con người ngày nay. 56