Khóa luận Phức cảm Genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại Nhật Bản
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phức cảm Genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phuc_cam_genji_trong_sang_tac_cua_mot_so_nha_van_h.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phức cảm Genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại Nhật Bản
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN TRƯƠNG ĐON PHỨC CẢM GENJI TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN TRƯƠNG ĐON PHỨC CẢM GENJI TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN Chuyên ngành: Văn học nước ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: ` TH.S NGUYỄN BÍCH NHÃ TRÚC Thành phố Hồ Chí Minh - 2018
- 1 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành luận văn Tốt nghiệp ngành Văn học. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình – nguồn sức mạnh to lớn, giúp tôi có thể đi hết chặng đường vừa qua. Tôi cũng xin được cảm ơn các Thầy, Cô khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, cho phép tôi gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Bích Nhã Trúc. Cảm ơn Cô vì đã luôn tận tình chỉ bảo, dạy dỗ trong suốt quá trình thực hiện luận văn và định hướng con đường nghiên cứu khoa học của tôi sau này. Cuối cùng, xin cảm ơn bạn Lê Minh Tú và Lâm Minh Trí, cùng tất cả những người bạn đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Trương Đon
- 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ STT Ký hiệu Tên Trang Các nhân vật nữ trong mối quan hệ hình 1 Bảng 3.1 thành phức cảm Genji qua sáng tác của 83 Kawabata Quá trình hình thành phức cảm Genji 2 Sơ đồ 2.1 72 qua giấc mơ tỉnh thức Quá trình hình thành phức cảm Genji 3 Sơ đồ 2.2 76 qua giấc mơ tự nhiên Ẩn dụ nghệ thuật qua phức cảm Genji từ 4 Sơ đồ 3.1 88 góc độ xã hội Ẩn dụ nghệ thuật qua phức cảm Genji từ 5 Sơ đồ 3.2 89 góc độ tâm lý
- 3 MỤC LỤC DẪN NHẬP 5 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 4. Phương pháp nghiên cứu 11 5. Ý nghĩa đề tài 12 6. Bố cục luận văn 13 CHƯƠNG 1: “PHỨC CẢM GENJI” NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA –XÃ HỘI, VĂN HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC 14 1.1. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ văn hóa - xã hội Nhật Bản 14 1.1.1. Amaterasu - nguồn gốc văn hóa Nhật Bản 14 1.1.1.1. Amaterasu - “người mẹ đầu tiên” trong huyền sử dân tộc Nhật 14 1.1.1.2. Amaterasu - những dấu vết văn hóa hiện đại 17 1.1.2. Người phụ nữ trong đời sống xã hội Nhật Bản 21 1.1.2.1. Người phụ nữ và những đóng góp to lớn trong lịch sử 21 1.1.2.2. Người phụ nữ và những mẫu hình lí tưởng trong xã hội hiện đại 23 1.2. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ văn học 26 1.2.1. “Tính nữ” trong văn học Heian 26 1.2.2. Truyện Genji - mẩu gốc của motif “Phức cảm Genji” 34 1.3. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ nghiên cứu tâm lý học Nhật Bản 37 1.3.1. Amae - nguồn gốc tâm lý của phức cảm Genji 37 1.3.2. “Phức cảm Genji” và “mặc cảm Oedipus” 39 CHƯƠNG 2: “PHỨC CẢM GENJI” TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN 44
- 4 2.1. Nhân vật nam - chủ thể của phức cảm Genji 46 2.1.1. Nỗi đau xa lìa mẹ 46 2.1.2. Mong muốn giải phóng những ẩn ức cá nhân 49 2.1.2.1. Sự giải phóng bản năng tính dục 49 2.1.2.2. Sự giải phóng khát vọng bị dồn nén và mặc cảm bản thân 53 2.2. Nhân vật nữ - người tình mang hình bóng người mẹ 55 2.2.1. Sự hiện hữu của người mẹ qua người tình 55 2.2.1.1. Bộ ngực - hình ảnh gợi nhớ ấu thơ 55 2.2.1.2. Sự gợi nhắc tình mẫu tử qua những chi tiết khác 61 2.2.2. Sự hóa thân của tình mẫu tử thiêng liêng 65 2.3. Giấc mơ - phương tiện nghệ thuật biểu hiện phức cảm Genji 71 2.3.1. Giấc mơ tỉnh thức 72 2.3.1. Giấc mơ tự nhiên 76 CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG “PHỨC CẢM GENJI” TRONG SÁNG TÁC CỦA BA NHÀ VĂN: TANIZAKI JUNICHIRO, KAWABATA YASUNARI VÀ MURAKAMI HARUKI 78 3.1. Phức cảm Genji và hành trình tìm về nguồn cội của Tanizaki Yunichiro 78 3.2. Phức cảm Genji và hành trình tìm kiếm cái Đẹp đã mất của KawabataYasunari 80 3.3. Phức cảm Genji và hành trình tìm kiếm bản ngã con người hiện đại của Harumi Murakami 89 KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
- 5 DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Nhà phê bình Olga Kenyon đã từng phát biểu: “Phụ nữ chính là mẹ của tiểu thuyết. Thế mà các nhà phê bình nam giới từng dạy chúng ta rằng cha đẻ của tiểu thuyết là Defoe và Richardson. Nhưng trước họ rất lâu, chính phụ nữ đã bắt đầu phát triển thể loại tiểu thuyết. Tác phẩm đầu tiên mà chúng ta được biết là truyện Genji do bà Murasaki viết vào thế kỉ XI ở Nhật. Đó là tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới có cảm hứng phi thường và độc đáo vô song”. Quả vậy, Genji monogatari (Truyện Genji) là bộ tiểu thuyết (tâm lý) mang tính chất khai sáng thể loại ở Nhật Bản và rộng hơn là của cả nhân loại. Bộ tiểu thuyết đã điểm trang cho văn học Nhật Bản màu sắc mới mẻ, góp phần nâng cao ưu thế của thể loại truyện kể, cũng như cho hệ thống chữ kana (so với Hán tự) vào thời Heian. Và hơn hết, nó như một tiếng nói “có giá trị” của những nhà văn nữ lúc bấy giờ. Nhà văn Kawabata đã từng phát biểu:“Kể từ khi xuất hiện, Genji monogatari, văn học Nhật Bản bao giờ cũng hướng đến nó. Đã có bao nhiêu những tác phẩm bắt chước! Tất cả các loại hình nghệ thuật, từ nghệ thuật ứng dụng đến nghệ thuật bài trí vườn cảnh, đấy không nói đến thơ ca, đều tìm thấy trong Genji cội nguồn của cảm hứng cái đẹp”[12,247]. Genji monogatari là một tiểu thuyết tâm lý đặc sắc, kiệt tác của nền văn học Heian. Tác phẩm đã hạn chế những chi tiết kì ảo, hoang đường – một trong những kỹ thuật hư cấu đặc trưng, phổ biến của tiểu thuyết cổ điển, mà thay vào đó là những “sự thực” khách quan, gần gũi với cuộc sống thường ngày. Đặc biệt, tâm lý nhân vật không chỉ được khắc họa ở bề ngoài mà còn được soi rọi ở những ngóc ngách sâu kín bên trong tâm hồn. Bộ tiểu thuyết đã đưa người đọc phiêu lưu qua rất nhiều trạng thái tâm lý như: yêu thương, giận hờn, ghen tuông, giấu giếm, phản bội, luyến tiếc, sầu muộn, Nổi bật nhất trong tác phẩm là hoàng tử “sáng chói” Genji, một mẫu hình lí tưởng mà Murasaki Shikibu đã xây dựng. Chàng là một người tình lí tưởng, một chàng trai hào hoa, đa tài và đa tình. Genji trong câu chuyện là một lữ khách đi tìm cái đẹp: cái đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng qua rất nhiều cuộc tình với những người con gái mà chàng yêu thương. Tiêu biểu là mối tình sâu đậm với người mẹ kế Fujitsubo. Một mối tình tưởng chừng là vô lý, trái lẽ thường nhưng xét
- 6 về mặt tâm lý, nó lại cho thấy một góc khuất sâu thẳm rất thú vị, phổ biến của nam giới nói chung và nam giới Nhật nói riêng. Sau này, hiện tượng ấy đã được nghiên cứu một cách nghiêm túc và được các nhà nghiên gọi tên là “phức cảm Genji” (Genji complex). Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến nay đã có nhiều đóng góp to lớn cho văn học nhân loại. Có thể kể đến bộ tiểu thuyết tâm lý đầu tiên Genji monogatari của nữ sĩ Murasaki Shikibu, hay thể loại thơ haiku chỉ với 17 âm tiết nhưng cho đến nay đã trở thành thể thơ quốc tế (world haiku), Văn học Nhật thế kỉ XX chứng kiến sự trưởng thành của các cây bút trẻ thời hiện đại: như Kawabata, Murasaki, Tanizaki, đã và đang được yêu thích trên khắp thế giới. Tác phẩm của họ đã cho chúng ta một bức tranh với đủ các màu sắc của không khí thời kì chuyển giao nước Nhật với chiều sâu văn hóa truyền thống cộng hưởng với những luồng gió mới đến từ các nước phương Tây. Đọc tác phẩm của họ ta như du ngoạn vào một Nhật Bản muôn hình, muôn vẻ. Những nhân vật trong các sáng tác của những tác gia kiệt xuất ấy dù là nam hay nữ, dù già hay trẻ tuổi, đều cho ta những cảm xúc thật sâu lắng và những hiểu biết thú vị về con người, về cuộc đời. Tuy nhiên, ẩn sâu trong đó lại là một sợi dây kết nối giữa họ với nhau và thời đại họ với thời đại trước. Đó là “nguồn suối sâu rộng” từ tác phẩm vĩ đại “Genji monogatari”. Thời gian gần đây có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực văn học đi vào tìm hiểu các đặc trưng tâm lý con người qua các sáng tác văn chương. Phân tâm học là lý thuyết được nhiều người lựa chọn, cụ thể là phạm trù “mặc cảm Oedipus” của Freud. Lý thuyết này đã giúp giải quyết rất nhiều vấn đề trong nhiều tác phẩm văn học phương Tây cũng như ở phương Đông như: chiều sâu vô thức, vấn đề tính dục cũng như các biểu tượng tính dục, hiện tượng tâm lý của các nhân vật, Từ đó, có thể thấy việc áp dụng các lý thuyết tâm lý để nghiên cứu văn học là một sự tìm tòi mang tính chất khai phá. Vì vậy, việc nghiên cứu, khám phá phức cảm Genji, một phức cảm đặc trưng của phương Đông, có nhiều nét tương đồng và dị biệt so với Oedipus của phương Tây là một hướng đi có nhiều hứa hẹn. Với tất cả những lí do trên, chúng tôi xác định đề tài PHỨC CẢM GENJI TRONG SÁNG TÁC CỦA MỘT SỐ NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN để thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Văn học.
- 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề “Phức cảm Genji” là một đối tượng nghiên cứu khá mới mẻ ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi đã có sự tiếp xúc với những bài viết trong sách, báo, tạp chí và internet sau: Năm 2003, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, trong quyển Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, đã dựa vào những nét tâm lý của hoàng tử Genji trong tiểu thuyết Genji monogatari để khái quát lên biểu hiện của phức cảm Genji : “Trong suốt cuộc đời mình, Genji tìm kiếm bóng hình của người mẹ trong mọi người tình. Để chàng có thể sống lại thời thơ ấu một cách đầy đủ hơn vì tuổi thơ của chàng sớm mất mẹ. Và đồng thời, qua hình ảnh người tình- mẫu thân” ấy chàng có thể thõa mãn ái dục của người trưởng thành”. Khát vọng lưỡng tính ấy được giới phê bình gọi là “phức cảm Genji” (Genji Complex)”[3,124]. Không những vậy, theo nhà nghiên cứu, “phức cảm Genji không chỉ là trường hợp của ‘ông hoàng sáng chói’, nó là hiện tượng tâm lý của nhiều người trong nam giới”[3,124]. Những đánh giá trên của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu đã mang lại cho chúng tôi những định hướng, gợi ý về đề tài “phức cảm Genji” trong tác phẩm của các nhà văn hiện đại Nhật Bản sau này. Tuy nhiên, Nhật Chiêu vẫn chưa đưa ra được một cách khái quát hóa nội hàm phức cảm Genji cũng như sự ảnh hưởng của nó về sau, mà chỉ giới hạn trong tác phẩm kinh điển thời Heian. Song, công trình trên là một bài viết khá quan trọng cho chúng tôi xác lập khái niệm về “phức cảm Genji”. Tiếp đến, là bài viết Phức cảm Genji trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami của Nguyễn Thị Bích Thúy năm 2010 đăng trên Tạp chí Văn học. Bài viết trên là sự minh chứng cho những tiếp cận ban đầu của những nhà nghiên cứu đối với phức cảm Genji. Phân tích “phức cảm Genji” trong tiểu thuyết của tác gia Murakami, tác giả đã đưa ra định nghĩa tương đối rõ ràng: “ ‘Phức cảm Genji’ (Genji complex) là thuật ngữ mà các nhà phê bình dùng để chỉ một hiện tượng tâm lý, những nỗi xúc động, cảm xúc phức tạp của Genji- nhân vật chính”. Và “cốt lõi của “phức cảm Genji”, của hiện tượng tâm lý phức tạp này là một khát vọng “lưỡng tính”. Chàng tìm kiếm vẻ đẹp tình yêu thương vĩnh cửu của người mẹ trong hình ảnh người tình. Bản chất tình cảm của Genji đối với người mẹ kế
- 8 Fujitsubo là như vậy, rất khó tách bạch. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng cao quý hay là tình yêu nam nữ quyến rũ và đầy đam mê nhục thể? Cả hai điều đó dường như hòa trộn không phân biệt trong “phức cảm Genji”[34]. Ở bài viết này, tác giả đã nghiên cứu “phức cảm Genji” trong sự đối sánh với “mặc cảm Oedipus” của phương Tây và sự liên kết với khái niệm Amae - một khái niệm trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học Nhật Bản của tiến sĩ Takeo Doi. Bài báo này đã mở ra cho chúng tôi hướng tiếp cận phức cảm Genji từ góc độ tâm lý học và sự thôi thúc tìm hiểu về phức cảm Genji trong tác phẩm Kafka bên bờ biển của Murakami. Thạc sĩ Nguyễn Bích Nhã Trúc trong luận văn Nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Murakami Haruki (2012), có viết : “phức cảm Genji” – một cảm xúc phức tạp kiểu như “mặc cảm Oedipus” của người phương Tây, thứ cảm xúc mà phải tới thế kỉ XIX, nhà phân tâm học nổi tiếng Sigmund Freud mới gọi được tên”[45,25]. Tác giả luận văn cũng đã nhìn nhận mối quan hệ giữa phức cảm Genji với mặc cảm Oedipus và cho rằng giữa chúng đều “là những cảm xúc phức tạp”. Đồng thời, theo như tác giả luận văn, phức cảm Genji của Nhật Bản ra đời sớm hơn so với mặc cảm Oedipus của phân tâm học Freud. Đây cũng là một gợi ý cho việc nghiên cứu của chúng tôi. Sinh viên Trần Lam Vy trong luận văn tốt nghiệp đại học với đề tài Biểu tượng trong tác phẩm Kafka bên bờ biển của Murakami Haruki đã nghiên cứu phức cảm Genji dưới góc độ biểu tượng. Tác giả đã xem phức cảm Genji là một dạng của “nỗi sợ hãi và dung hòa định mệnh” trong Kafa bên bờ biển. Người viết cũng khái quát về phức cảm Genji: “Phức cảm Genji” là rung động, xúc cảm phức tạp lưỡng phân vừa là tình yêu nam nữ, vừa là tình mẫu tử”[50,56] và đi sâu vào phân tích những biểu hiện của Phức cảm Genji trong mẫu gốc của nó và tiểu thuyết Kafka bên bờ biển (Murakami). Có đoạn viết “Genji hoàn toàn có thể đắn đo suy nghĩ về hành động của mình nhưng chàng đã chìm đắm vào tình yêu. Kafka lại nằm ở khoảng giữa đấy, cậu không chắc Miss Saeki là mẹ mình nhưng cậu luôn tin tưởng vào điều đó. Xét trên phương diện này, Kafka gần với Genji hơn”[51,56]. Không chỉ vậy, luận văn còn chú ý đến đặc điểm tâm lý của phức cảm trên cơ sở văn hóa: “Để hiểu được hành động ngủ với một người phụ nữ hơn mình vài chục tuổi lại rất có thể là mẹ mình, người đọc không thể không tìm hiểu văn hóa Phù
- 9 Tang” và nhắc đến khái niệm Amae để giải thích cho hành vi Kafka ngủ với Miss Saeki - người mà cậu có cảm tưởng là mẹ mình. Bài viết này lại một lần nữa đề cập đến “mặc cảm Oedipus” trong sự đối sánh với “phức cảm Genji”. Luận văn trên cũng đã đưa ra điểm giống nhau ở cả hai nét tâm lý ở phương Tây và phương Đông - cả “mặc cảm Oedipus” và “phức cảm Genji” đều mang tính cổ mẫu”[51,59], bên cạnh đó là sự lí giải về “sự mặc cảm” trong mặc cảm Oedipus: “Sử dụng thuật ngữ “mặc cảm Oedipus” để nói về phần nặng nề, mang màu sắc của tổn thương và lệch lạc. Thuật ngữ “phức cảm Genji” để nói đến những tình cảm phức tạp xen lẫn tình yêu và tình mẫu tử, một lằn ranh mong manh khó lòng phân biệt”[51,60]. Với nghiên cứu của mình, tác giả đã đề cập đến hai công trình, một công trình đã được Nguyễn Thị Bích Thúy đề cập đó trước đó là Giải phẫu sự phụ thuộc, và một tác phẩm khác mang tên: Giải phẫu tự ngã: cá nhân chống chọi với xã hội cũng của Takeo Doi (do Hoàng Hưng dịch). Đây là những công trình mang tính định hướng cho chúng tôi tìm hiểu về phức cảm Genji trên cơ sở tâm lý học và đặc trưng tính cách Nhật Bản. Ngoài những phân tích trên, luận văn của Lam Vy còn nêu ra sự gợi ý về sự xuất hiện của phức cảm Genji trong những tác gia khác ngoài Murakami như: Kawabata với Ngàn cánh hạc, Tanizaki với Cầu Mộng. Và những tác phẩm với những cái tên trên cũng là những luận điểm mà tác giả Hoàng Long trong bài viết Truyện Genji – tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới (2015) đã nói tới. Ngoài ra, bài viết của tác giả Hoàng Long cũng đưa ra định nghĩa sơ lược về khái niệm phức cảm như những ý kiến đã nói ở trên. “Phức cảm Genji: đứa con khao khát hình bóng người mẹ, truờng hợp Genji là yêu người mẹ kế Fujitsubo”1 và hướng nghiên cứu về não trạng Amae trong nghiên cứu Giải phẩu sự phụ thuộc của Takeo Doi. Ngoài ra, một số bài viết khác cũng có đề cập đến phức cảm Genji nhưng nó không được goi tên mà chỉ ở dạng biểu hiện. Có thể kể đến như: Nguyễn Tuấn Khanh (2011) biên soạn và giới thiệu Những cây bút kiệt xuất trong văn học Nhật Bản hiện đại. Theo tác giả, “nhân vật xưng tôi tên là Tadasu vừa có một nét gì đó của Genji vừa một nét gì đó của Yugiri. Đó là nỗi ám ảnh 1 Hoàng Long (2015), Truyện Genji- tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới, truy cập lần cuối ngày 10-04- 2018, tại trang:
- 10 không nguôi mang tính nhục cảm từ hình ảnh của người mẹ đẻ sau đó là của người mẹ kế”[15,448]. Tác giả cũng đã phân tích biểu hiện đặc trưng của phức cảm trong tác phẩm Cầu Mộng: “Trong cuốn tiểu thuyết này, sự gắn bó của người kể chuyện, với người mẹ kế của mình, người mà trong tâm khảm đã hoàn toàn pha trộn với người mẹ đẻ của anh đã mất từ khi còn bé quá mạnh mẽ, Khi người mẹ kế qua đời, ngay lập tức anh bỏ vợ và chỉ thích sống với những kỉ niệm của mình về người mẹ kế”[15,448]. Nguyễn Thị Huê Vân (2012) trong công trình Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami (luận văn Thạc sĩ) có đoạn đề cập: “Họ có xu hướng tìm đến tình yêu gần gũi thân thuộc giống như Genji trong Truyện Gennji đem lòng yêu mẹ kế, Kafka trong Kafka bên bờ biển cảm nhận được tình yêu đối với Miss Saeki như tình yêu dành cho người mẹ, ” [52,33]. Trong một bài viết khác, được biết là của người dịch tác phẩm Sắn Dây Núi Yoshino của Tannizaki: “Tsumura, anh bạn của Tanizaki trong Sắn Dây Núi Yoshino đã cưới người vợ mang hình ảnh của mẹ mình, như thể đem những mảnh vỡ của quá khứ để chắp thành hiện tại. Trong Truyện Genji, tác giả Murasaki Shikibu cũng khéo léo sử dụng yếu tố thời gian để dẫn dắt câu chuyện như khi đem cái bóng quá khứ trùm lên cuộc sống hiện tại các nhân vật. Hoàng đế Kiritsubo yêu Fujitsubo vì nàng giống người vợ mệnh yểu của mình, Genji cũng yêu nàng vì nàng giống mẹ chàng.”2 Trong bài viết The Genji complex: the search for the ideal woman (Phức cảm Genji: tìm kiếm người phụ nữ lý tưởng)3 công bố năm năm 2017, tác giả tập trung đi vào phân tích “người phụ nữ lí tưởng” mà chàng Genji mong muốn. “Người phụ nữ lý tưởng của Genji là người thay thế khoảng trống mất mát về cảm xúc đã để lại từ người mẹ quá cố của ông là Kiritsubo”. (“His ideal woman is someone who replaces the emotional gap left behind from his deceased mother, Kiritsubo”). Đồng thời tác giả cũng phân tích phức cảm theo góc độ tâm lý học: 2 Tham khảo tại trang: truy cập lần cuối ngày 10-04-2018 3 Tham khảo tại trang: Xem lần cuối ngày 15-03-2018
- 11 “Bằng phân tích tâm lý học, người ta nhận thấy đằng sau cách ứng xử của Genji trong mối quan hệ với người mẹ hiện tại có một mối quan hệ nuôi dưỡng tự nhiên mà ông chưa bao giờ có với mẹ trong quá khứ của mình” (“The psychological analysis behind his parental behaviors presents Genji as imitating a nurturing relationship that he never had with his mother”). Bài viết cũng phân tích vấn đề từ nhiều góc độ. Tuy nhiên, bài viết vẫn chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về mặt biểu hiện ban đầu của phức cảm Genji. Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo hữu ích để chúng tôi có cơ sở thực hiện việc nghiên cứu của mình đối với việc nghiên cứu, khảo sát đề tài với các tác giả Kawabata, Tanizaki và Murakami. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu của đề tài là phức cảm Genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại Nhật Bản. Đây là một motif khá phổ biến trong văn học Nhật Bản. Về phạm vi nghiên cứu của đề tài là các tác phẩm văn xuôi văn học hiện đại Nhật, với hai thể loại: tiểu thuyết và truyện ngắn. Cụ thể hơn, chúng tôi nghiên cứu phức cảm Genji trong các sáng tác đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam của ba nhà văn hiện đại: Tanizaki, Kawabata, và Murakami. Đối với mỗi nhà văn chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát trong một số tác phẩm nổi bật, thể hiện rõ đối tượng nghiên cứu: - Tanizaki: Cầu Mộng (Nhật Chiêu dịch), Sắn dây núi Yoshino (Nguyễn Nam Trân dịch) - Kawabata: Ngàn cánh hạc (Trùng dương dịch), Người đẹp ngủ say (Quế sơn dịch) và Hồ (Uyên Thiểm dịch) - Murakami: Kafka bên bờ biển (Dương Tường dịch) 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng các phương pháp và một số thao tác nghiên cứu sau: - Phương pháp văn hóa – văn học: Phức cảm Genji bắt nguồn sâu xa từ cội nguồn văn hóa – văn học đậm đà của xứ sở phù Tang. Thế nên, để làm rõ khái niệm cũng như những đăc trưng tâm lý đặc trưng của phức cảm Genji, chúng tôi
- 12 tiến hành nghiên cứu trên nền tảng văn hóa – văn học dân tộc Nhật Bản. Có như thế, vấn đề mới được sáng rõ và dễ dàng tiếp nhận. - Phương pháp lịch sử - xã hội: Lịch sử và xã hội là những yêu tố tác động đến văn hóa, văn học cũng như quá trình sáng tác của tac giả. Vì vậy, chúng tôi dùng phương pháp này để làm sáng rõ những đặc điểm cơ bản của chúng từ thời cổ đại đến hiện đại ở Nhật Bản, tác động gì đến những tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm thông qua motif “phức cảm Genji”. - Phương pháp so sánh – đối chiếu: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh – dối chiếu nhằm làm rõ mối tương quan giữa phức cảm Genji và măc cảm Oedipus. Đồng thời qua phương phap này, chúng tôi có sự đối sánh trong sự thể hiện phức cảm Genji đối với mỗi nhà văn. Từ đó, làm bật lên sự đa dạng và phong phú của phức cảm trong phóng cách mỗi nhà văn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để có thể chia nhỏ từng vấn đề trong đối tượng nghiên cứu của mình. Từ đó làm sáng tỏ từng vấn đề cụ thể. Sau khi phân tích, làm rõ, chúng tôi đi đến kết luận, tổng hợp những vấn đề cốt lõi để bài viết chặt chẽ và dễ nắm bắt hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp với các thao tác: miêu tả, phân loại, thống kê 5. Ý nghĩa đề tài Với đề tài của luận văn là “Phức cảm Genji trong sáng tác của một số nhà văn hiện đại Nhật Bản”, chúng tôi đi theo một hướng nghiên cứu phù hợp với thực tiễn nghiên cứu văn học Nhật Bản. Qua việc tìm hiểu khái niệm và đặc trưng của phức cảm Genji qua các tác phẩm của ba nhà văn lớn trong nền văn học Nhật Bản: Tanizaki, Kawabata, Murakami, đề tài sẽ góp phần lí giải, làm sáng tỏ những ảnh hưởng của văn chương truyền thống thời Heian, cùng những nét tâm lý xa xưa, mang tính cổ mẫu đến văn chương hiện đại Nhật Bản. Đồng thời, làm sáng rõ một số vấn đề về nội dung và nghệ thuật của các nhà văn hiện đại trong các tác phẩm của mình. Đó là một dòng chảy của nghệ thuật và cái đẹp xuyên suốt từ thời văn học Heian cho đến ngày nay.
- 13 Trong tình hình nghiên cứu và giảng dạy văn học Nhật Bản ở Việt Nam hiện nay, chúng tôi hi vọng luận văn sẽ là một trong những tài liệu tham khảo cho sinh viên thuộc khối, ngành Khoa học Xã hội và nhân văn. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần Dẫn nhập, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: “Phức cảm Genji” nhìn từ góc độ văn hóa- xã hội, văn học, tâm lý học Ở chương này, chúng tôi trình bày khái quát về cơ sở hình thành phức cảm Gennji từ các góc độ: văn hóa – xã hội, văn học và tâm lý học Nhật Bản. Qua chương này chúng tôi muốn đưa ra những cơ sở vững chắc nhất để xác lập được khái niệm phức cảm Genji, làm nền tảng cho những phân tích sau này. Chương 2: “Phức cảm Genji” trong dòng chảy văn học hiện đại Nhật Bản Ở chương này, chúng tôi cũng muốn đem đến một cái nhìn xuyên suốt về phức cảm Genji trong tác phẩm của ba nhà văn: Kawabata, Tanizaki, Murakami nói chung và nền văn hoc hiện đại Nhật bản nói riêng. Chương 3: Đặc trưng “phức cảm Genji” trong sáng tác của ba nhà văn: Tanizaki Junichiro, Kawabata Yasunari, Murakami Haruki Ở chương này, chúng tôi nêu bật những nét riêng trong sự thể hiện phức Cảm Genji trong tác phẩm của ba nhà văn Tanizaki Junichiro, Kawabata Yasunari và Murakami Haruki. Từ đó cho thấy sự da đạng và phong phú trong cách thể hiện phức cảm này trong dòng chảy mạnh mẽ của nền văn học Nhật bản hiện đại.
- 14 CHƯƠNG 1: “PHỨC CẢM GENJI” NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA –XÃ HỘI, VĂN HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC 1.1. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ văn hóa - xã hội Nhật Bản 1.1.1. Amaterasu – nguồn gốc văn hóa Nhật Bản 1.1.1.1. Amaterasu - “người mẹ đầu tiên” trong huyền sử dân tộc Nhật Tín ngưỡng và tôn giáo là một trong những yếu tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa của mọi quốc gia. Trong đó Nhật Bản được xem là một trong những “cái nôi” tự dung dưỡng và hình thành cho mình nét văn hóa tâm linh rất riêng, độc đáo. Trong số các tín ngưỡng và tôn giáo ở quốc gia này, Thần đạo (Shinto) , nổi bật hơn cả là. Thần đạo ở Nhật là tín ngưỡng thờ thần linh. Có khoảng hơn tám triệu vị thần. Trong đó, nữ Thần Amaterasu được xem là vị thần quan trọng nhất trong tính ngưỡng Nhật Bản. Không chỉ thế, trong những công trình viết về huyền sử dân tộc như Kojiki (Cổ sự kí) và Nihongi (Nhật bản kỉ) đều có đề cập đến vị thần này. Amaterasu, tên đầy đủ là Amaterasu-Oomikami (Thiên Chiếu Đại Thần theo Nihongi - Nhật Bản kỉ, Thiên Chiếu Đại Ngự Thần theo Kokiji- Cổ sự kí; ngoài ra còn được viết là 天照皇大神 Thiên Chiếu Hoàng Đại Thần, 日神 Nhật Thần hay Thần Mặt Trời). Về nguồn gốc của vị thần này, trong Cổ sự kí có đoạn đề cập như sau: “Việc hai vị thần Izanagi và Izanami đã vâng lệnh Kotoamatsu-kami từ cõi thần đi ra thành lập một đất nước lí tưởng. Nam thần bèn thọc ngọn giáo xuống một vùng bầy nhầy như thịt sứa để tạo thành một hòn đảo muối. Sau đó hai người đến đấy và kết hôn với nhau. Izanami đã sinh ra nước Nhật (Oyashimagumi, Đại bát đảo quốc) và các thần núi, biển, gió, cây cỏ nhưng đến khi đẻ ra thần hỏa thì bị lửa táp, phải về cõi Chết (Yominokuni, Hoàng Tuyền Quốc). Tiếp đó nữ thần Mặt Trời Amaterasu Oomikami, sinh ra từ con mắt trái của Inazaki khi vị thần này đến giữa vùng biển Hikuma để tẩy uế vì bị nhuốm cái bẩn
- 15 thỉu của cõi Chết khi đi thăm vợ. Amaterasu được chọn từ đám chị em để trị vì Cánh Đồng Trời Takama no hara (Cao thiên nguyên, bầu trời)”[40,28]. Còn trong quyển Nhật Bản kỉ lại viết rằng sau khi Izanagi và nữ thần Izanami tạo ra các hòn đảo, cây cối, núi non, thì họ đã bàn với nhau để tiếp tục sinh ra “ai đó để làm chúa tể vũ trụ”. “Thế là họ sinh ra nữ thần Mặt Trời, gọi là Amatesaru. Ánh sáng của đứa bé chiếu khắp sáu phương trời (Bắc, Nam, Đông, Tây, Trên, Dưới)” [2,33]. Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu thì huyền thoại trong Cổ sự kí được chấp nhận hơn cả. Đa số cho rằng bà chỉ được Izanagi sinh ra từ mắt trái của ông. Không chỉ vậy, chuyện xưa còn kể lại việc bà lần lượt cho con trai của mình là Tenson (Thiên Tôn) và cháu trai là Ninigi giáng thế xuống nước Nhật. “Lúc Amaterasu cho Thiên Tôn giáng lâm, con cháu Susano vì cai trị nước của mình không minh để nước hỗn loạn nên phải chịu nhường nước lại để đổi lấy cung điện nguy nga” [40,28] Sau đó, “Ninigi no Mikoto, cháu của Amaterasu và thủy tổ của dòng này đã xuống trần ở ngọn núi Takachiho no mine (Cao Thiên Huệ Phong) ở vùng Hyuuga (Himuka, Hướng Nhật, nay thuộc tỉnh Myzanaki, phía Nam Kyuushuu) và bắt đầu gầy dựng một hoàng tộc, chính thống trị vì không giáng đoạn trên nước Nhật cho đến ngày nay” [40,28]. Jimu (Thần Vũ)- vị Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật Bản, là cháu trai Ninigi, đồng thời là cháu nhiều đời của nữ thần Mặt Trời Amaterasu. Qua những minh chứng trên, chúng tôi thấy rằng huyền sử nước Nhật tuy nhắc về hai vị thần Izanagi và Izanami như những người có công khai khẩn vùng đất lí tưởng, tạo ra cây cỏ, sông ngòi, và các hòn đảo cho đất nước Nhật, nhưng, có công vun đắp, mang lại sự thống nhất toàn vẹn cho dân tộc lại là vị nữ Thần Mặt Trời Amaterasu và dòng dõi của bà. Với vai trò là một vị đại thần với những quyền năng vô cùng quan trọng Amaterasu là vị thần mang đến hơi ấm và nguồn năng lượng soi sáng cho sự sinh tồn của muôn loài. Trong huyền sử Nhật Bản ta không thể không nhắc đến sự việc các vị thần dùng “mưu kế” để mời Amaterasu ra khỏi hang sâu tăm tối. Chuyện kể rằng, Amaterasu và em bà là Thần Bão (Susano) thường xuyên có xích mích và mâu thuẫn với nhau. Trong một lần quá giận em trai mình “Amaterasu, nữ thần Mặt Trời
- 16 lánh vào Thiên Nham Động (Amato Iwato) không chịu soi sáng cho thế giới nữa, làm cho tám trăm vạn thần linh cũng điêu đứng. Do đó vị thần tư tưởng Omoikane mới nghĩ ra một phương kế. Cho chư thần tụ tập trước động, cười đùa ầm ĩ quanh điệu múa cuồng nhiệt của nữ thần nghệ thuật Uzume. Nàng vũ nữ thiên thần ấy trút xiêm y, để lộ những bí ẩn của thân xác mà nhảy múa làm cho chư thần cười điên dại. Nghe náo động, từ trong hang nữ thần Amaterasu tức giận lên tiếng: “Ta tưởng vắng ta thì Đồng Trời Cao hẳn phải tăm tối và Đồng Lau Sậy hẳn phải âm u. Thế mà Ameno Uzume lại thản nhiên chơi đùa và tám trăn vạn thần cười cợt được ư?”. Uzume đáp ngay: “Chúng tôi vui đùa vì đã có một vị thần khác rồi, còn chiếu sáng hơn nàng nữa kìa”. Điều đó làm cho Amaterasu mở hé cửa động. Và nàng ngạc nhiên khi nhìn thấy một bóng hình rực rỡ xinh đẹp. Nàng đâu biết rằng đấy chính là cái bóng của chính nàng. Theo kế của Omoikane, một vật kì diệu vừa được chế ra: chiếc gương soi. Và chư thần đã đặt chiếc gương soi ngoài của động chờ Amaterasu. Khi nàng xuất hiện, vị thần sức mạnh là Tazikarao nhanh nhẹn đẩy hẳn tảng đá chặn của đi, đưa nữ thần Mặt Trời ra hẳn bên ngoài.” [3,26-27]. Thế giới thần linh với 8 triệu vị thần, thế nhưng thiếu đi Amaterasu thì tất cả đều trở nên bất lực. Ánh sáng và hơi ấm của Mặt Trời là nguồn năng lượng, nguồn sống mà không gì có thể thay thế được trong sự sinh tồn của muôn loài. Qua huyền sử, Amaterasu được nhắc đến như một nguồn sống, một ánh sáng diệu kì xua tan đi những u tối, những cái xấu cái ác và tạo ra những đứa con, những dòng dõi cao quý nhất trị vì Nhật Bản. Bà là một đại diện cho uy thế của những vị nữ thần, của quyền uy bật nữ nhân trong thế giới thần. Chính sự uy quyền đó mà “Chế độ mẫu hệ đã tồn tại ở Nhật Bản trong một thời gian khá dài (suốt 13 thế kỷ), vai trò của người phụ nữ trong xã hội được đề cao và chỉ dần phai nhạt khi chế độ Mạc phủ ra đời.”[43]. Bên cạnh đó, trong tiềm thức người Nhật Bản thì hình ảnh của người phụ nữ nói chung và người mẹ nói riêng là hình ảnh người nữ vĩnh cửu. Trong văn học, các tác phẩm đều xuất hiện những người phụ nữ với vẻ đẹp mong manh dịu dàng, thánh thiện. Họ là biểu tượng của cái đẹp tính nữ, là đối tượng tìm kiếm của những người nhân vật nam. Tạo thành một nét đặc trưng trong văn hóa, văn học Phù Tang.
- 17 1.1.1.2. Amaterasu - những dấu vết văn hóa hiện đại Như đã nói, Thần đạo là một trong những tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tinh thần ở Nhật. Trong tín ngưỡng Thần đạo, mọi vật từ cành cây, ngọn cỏ, đến núi non, mây, gió cho đến linh hồn của tổ tiên hay của những người có công lao đối với dân tộc luôn tồn tại sức mạnh của một thế lực siêu nhiên (theo tín ngưỡng vật linh -Animism). Chính vì thế mà người Nhật thường tôn thờ các đồ vật, đặc biệt là các đồ vật được cho rằng có mối quan hệ với các vị Thần linh theo những huyền thoại cổ xưa. Tất nhiên, trong đó, có rất nhiều vật linh có nguồn gốc thiêng liêng gắn liền với vị nữ thần Mặt Trời Amaterasu vĩ đại. Trước hết, khi nhắc đến những vật linh ở Nhật Bản thì phải kể đến ba báu vật tượng trưng cho nguồn gốc của Thiên hoàng. Chúng được gọi là “Tam chủng thần khí” gồm: chiếc gương, ngọc bội, thanh gươm. Tấm gương được gọi là Yata no Kagami (Bát Chỉ Kính). Tấm gương ấy phản chiếu chính hình ảnh của Amaterasu, làm cho bà ra khỏi nơi tăm tối, cứu sống cả thế giới. Không chỉ thế, trên tấm gương ấy còn có treo viên ngọc mà ngày nay người ta cho rằng nó là viên Yasakani no Magatama (Bát xích Quỳnh Khúc Ngọc). Nhưng lại có một huyền thoại khác cho rằng viên ngọc ấy là một phần trong vòng tay của nữ thần Ame nu Uzume cùng với điệu múa thần kì của bà. Và cuối cùng là thanh gươm Kusanagi no Tsurugi (Thảo Thế Kiếm). Chiếc gươm này được biết đến với một thần thoại về sau, khi mà Susano chiến đấu và giết được con Mãng Xà hung bạo. Ngài đã đem chiến lợi phẩm đó để dâng lên nữ thần Amaterasu, xem như là lời tạ tội với chị mình. Sỡ dĩ chúng tôi cắt ngang câu chuyện về việc Thần mặt trời để nói về sau vì ba vật linh thiêng trên ngày nay có vai trò vô cùng quan trọng với Thiên Hoàng Nhật. Trong thần thoại, khi cháu trai của nữ thần Amaterasu là Ninigi đồng ý xuống trị vì hạ giới, bà đã đưa cho ông ba vật báu trên. Cho đến nay, sự tồn tại của Tam chủng thần khí vẫn đang là một bí mật vì có lẽ chỉ có Thiên Hoàng và những vị có chức trách mới được tiếp xúc với chúng. Về chiếc gương, ngoài nguồn gốc là bảo vật quốc gia, thì trong dân gian người ta vẫn xem những chiếc gương là vật linh thiêng và trân quý đặt giữa bàn thờ gia tiên (kamidana) trong Thần đạo. “Bàn thờ được thiết kế thấp dưới trần nhà ở gian phòng chính, đơn giản làm bằng gỗ với một miếng gương soi hình tròn tượng
- 18 trưng nữ thần mặt trời đặt ở chính giữa. hai bình rượu sake ở hai bên và hai bên ngoài cùng là hai chiếc lọ có cắm cành sakaki, ” [14,14]. Ngoài ra nó còn được đặt trong đền thần và chiếc kiệu rước thần. Quay trở lại với việc các vị thần tìm mọi cách để làm cho nữ thần quay trở lại. Lúc này có huyền thoại cho rằng các vị thần đã sử dụng một cái giàn sau đó cho gà trống đậu lên để gáy. Theo thói quen thì Amaterasu sẽ thức dậy và ra khỏi hang. Ngày nay, chiếc giàn gà đậu ấy là cổng Tori màu cam đỏ dẫn vào đền thờ thần đạo. Trong tiếng Nhật Tori có nghĩa là chim, cổng Tori còn được gọi là cổng Điểu cư. Về cấu trúc, cơ bản thì Tori có hai cột thẳng đứng, hai thanh ngang được đóng sát nhau ở trên đỉnh, phía dưới nữa là một thanh ngang. Chiếc cổng này thường được sơn màu đỏ. Người theo Thần đạo quan niệm rằng chiếc cổng là nơi gặp gỡ của cuộc sống trần thế và cõi linh thiêng. Ngoài những vật trên, chúng tôi còn tìm hiểu được trong sự tôn thờ của người Nhật còn có một sợi dây thần thiêng liêng. Về nguồn gốc của sợi dây này, người Nhật cho rằng nó xuất hiện từ việc các vị thần dùng nó để chặn cửa thay vì hòn đá để Nữ thần Mặt Trời không thể quay trở vào trong Hang Trời tối tăm. Ở đây, chúng tôi không bàn đến sự chính xác tuyệt đối của sự kiện. Bởi lẽ, chúng ta đều biết rằng huyền thoại sẽ luôn có những dị bản và thường thì chúng dùng để giải thích sự ra đời một cách “có lí” nhất những sự vật thiêng liêng của con người. Sợi dây thiêng trên cũng không ngoại lệ. “Sợi dây thiêng này tiếng Nhật gọi là shimenawa Sợ dây thừng còn được đính những tua giấy xếp màu trắng gọi là gohei và thường giăng quanh một khu vực nào đó như nhà, cây, tảng đá để giữ gìn khu vực thiêng liêng hay trừ tà ma khỏi xâm nhập.” [14,12]. Ngoài ra nó còn dùng trong kiệu rước thần cùng với tấm gương soi và trên đầu kiệu có biểu tượng con gà. Tiếp nối những nghi thức thờ cúng của người Nhật, ta phải nhắc đến sự thờ cúng vị nữ thần Mặt Trời trong đời sống văn hóa người Nhật. Amaterasu được người Nhật thờ phụng ở thần cung Ise ở Ise nằm ở Ise phía Đông đảo Honshū. Trong thần cung có phần Nội cung (Naiku) dành riêng cho bà. Tuy nhiên, ngôi đền lại không mở cửa cho công chúng. Mỗi 20 năm sẽ có một buổi lễ gọi là Shikinen Sengu để tôn vinh Amaterasu. Các tòa nhà thờ chính bị phá hủy và xây dựng lại tại một vị trí tiếp giáp với địa điểm. Quần áo mới và thực phẩm sau đó được cung cấp
- 19 cho nữ thần. Nghi lễ này là một phần của đức tin Thần đạo và đã xuất hiện từ năm 690. Trong số các nghi lễ thờ thần của người Nhật, có một điệu múa tên là Kagura. “Điệu múa Kagura còn được gọi là Kamukura hoặc Kamikura thường được biểu diễn tại các đền thờ như một điệu múa thiêng liêng cùng các Miko tại đền thờ. Miko (Vu nữ) là những người được cho là hậu duệ của nữ thần Ame nu Uzume, làm nhiệm vụ cai quản và chăm sóc các ngôi đền”. Họ mặc áo trắng, đeo Hakama đỏ và đeo tabi trắng”4. Nó có nguồn gốc từ điệu múa mà nữ thần Ame nu Uzume- nữ thần của Lễ hội và Hạnh phúc dùng kích thích sự tò mò của nữ thần Mặt Trời và thôi thúc bà ra khỏi hang sâu tối. Từ huyền sử đầy kì bí thuở khai thiên lập địa, đã cho ta thấy những dấu vết hết sức rõ nét của vị nữ Thần trong văn hóa người Nhật Bản. Thế nhưng, nói đến những vật dụng gắn với thần thoại thôi vẫn chưa đủ. Bởi lẽ ngay trong những hình ảnh tự hào mà nước Nhật mang đến thế giới ngày nay, cũng cho ta thấy đâu đó có sự hiện diện của “thủy tổ” mà họ hằng tôn kính. Nhật Bản được mệnh danh là “đất nước mặt trời mọc”. “Tên nước Nhật đọc là Nihon hoặc Nippon có nghĩa là nguồn gốc mặt trời” [14,111]. Đất nước của sự bảo hộ, sự tỏa sáng diệu kì từ linh khí của người mẹ tinh thần - mẹ Mặt trời Amaterasu. Ai cũng biết quốc kì là một vật báu, một vật luôn được mọi người dân tôn trọng và trân quý, đồng thời là “đại diện” của đất nước trên trường quốc tế. Nhật bản, với lá cờ nền trắng và có có một hình tròn đỏ ở giữa tượng trưng cho mặt trời. Tên gọi chính thức của lá cờ này là Nisshoki (Lá cờ mặt trời) nhưng nó cũng thường được gọi là Hinomaru (Vòng tròn mặt trời). Màu trắng của quốc kì Nhật tượng trưng cho sự trung thực và ngay thẳng của dân tộc họ. Còn vòng tròn đỏ thì tượng trưng cho sự chân thành và nhiệt tình, tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng đó là sự tượng trưng cho hình ảnh vị nữ thần Mặt Trời Amaterasu. Đó là sự tôn kính thật sự thiêng liêng đáng trân trọng trong tinh thần và trong lòng tự tôn dân tộc. Nếu như quốc kì Nhật Bản trang nghiêm với hai màu trắng đỏ thì quốc hoa của Nhật lại đẹp vô ngần với màu vàng của hoa cúc. Hoa cúc một loài hoa bung nở tròn 4 Kagura - điệu múa thần thánh của Nhật Bản ( than-thanh-cua-nhat-ban) truy cập lần cuối ngày 01-03-2018
- 20 trĩnh với tầng tầng, lớp lớp những cánh hoa tỏa ra như ánh mặt trời tỏa chiếu xuống dân gian, trần thế. Hoa cúc ở Nhật Bản được xem là một loài hoa cao quý, thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc Thần linh, là con cháu vị nữ thần Mặt Trời của Thiên hoàng nước Nhật. “Xét về tính văn hóa, từ xa xưa, người Nhật đã xem hoa cúc là biểu tượng quan trọng mang những ý nghĩa đặc biệt. Huy hiệu hoàng gia Nhật Bản, còn được gọi là Cúc Văn (kikumon), Cúc Hoa Văn (kikukamon) hoặc Cúc Ngự Văn (kikunogomon), là một huy hiệu được Thiên hoàng cùng những thành viên trong hoàng thất Nhật Bản sử dụng, và cũng là quốc huy của nước Nhật Bản hiện đại kể từ năm 1867. Huy hiệu là hình ảnh một bông hoa cúc màu vàng có viền màu đen, cấu trúc gồm một hình tròn nhỏ làm tâm được bao bọc bởi 16 cánh hoa thuộc lớp trước, và ẩn bên dưới là 16 cánh hoa lớp sau được xếp xen kẽ và được vẽ dưới dạng những đường vân tròn.”5. Ngoài việc lấy biểu tượng hoa cúc làm huy hiệu hay quốc huy thì nó còn được lấy để gọi tên những vật cao quý như Ngai hoa cúc –ngai vàng của Thiên Hoàng, Huân chương Hoa cúc Tối cao, Ngoài những lễ hội thờ cúng, và những vật thiêng trong tâm linh, ngày nay, một số người Nhật vẫn thể hiện sự tôn thờ Mặt Trời bằng nghi lễ hết ức đơn giản.Vào mỗi buổi sáng thức dậy, họ rửa mặt sạch sẽ và hướng về phía mặt trời bằng sự tôn kính nhất, vỗ tay 3 tiếng và cuối đầu. Với tất cả những điều vừa nêu trên, chúng tôi thấy rằng văn hóa Nhật Bản có một nền tảng vững chắc từ truyền thống và sự tiếp nối các giá trị hiện đại. Đó là một sự tiếp biến lâu dài và bền vững. Một trong những nét truyền thống ấy chính là sự biết ơn, tôn thờ các vị thần linh, linh hồn của tổ tiên, thủy tổ của dân tộc mình. Họ trân trọng những huyền sử sáng thế, họ tôn kính người mẹ dân tộc - thủy tổ của người Nhật Bản - vị nữ thần Amaterasu, người đã để lại rất nhiều dấu ấn trong văn hóa tâm linh trong tâm thức và văn hóa cộng đồng. Vì vậy mà dấu ấn về nữ thần sẽ mãi trường tồn cùng với sự biết ơn của dân tộc “xứ sở mặt trời”. Mẫu hình về người mẹ của dân tộc, mẫu hình về sự yêu thương bao la của tính nữ sẽ luôn nằm trong 5 Tham khảo tại trang: truy cập lần xuối ngày 01-03-2018
- 21 tâm thức người Phù Tang, và để lại những dấu vết trong văn hóa nói chung, trong văn học nói riêng ở những giai đoạn sau này. 1.1.2. Người phụ nữ trong đời sống xã hội Nhật Bản 1.1.2.1. Người phụ nữ và những đóng góp to lớn trong lịch sử Người phụ nữ đầu tiên mang ánh sáng và sự sống đến cho muôn loài ở Nhật Bản là nữ thần Mặt trời Amaterasu - người phụ nữ với xuất thân và mang tầm vóc thần linh thiêng liêng và cao cả. Vị Đại thần được nhắc đến như biểu tượng của “người mẹ đầu tiên” và là thủy tổ của dân tộc Nhật Bản hiện nay. Những điều trên được ghi nhận trong dân gian và sau đó được ghi chép lại trong hai quyển Cổ sự kí và Nhật Bản kỉ. Trong các tài liệu lịch sử Nhật Bản ghi lại, người phụ nữ được nhắc đến trước hết với vai trò một thành phần lao động quan trọng. Đầu tiên, chúng tôi đi từ thời kì mà “quần đảo Nhật Bản hình thành và tách ra khỏi bìa phía đông lục địa Eurasia (Âu- Á)”, lúc này bắt đầu xuất hiện một thời đại, một nền văn hóa có tên là Jomon. Thời kì ấy nằm trong “thời kỳ chuyển tiếp giữa văn hóa đồ đá cũ (cựu thạch khí) và văn hóa đồ đá mới (tân thạch khí)”, và được xác định tồn tại khoảng 12.000 năm về trước. [41,31]. Trong thời kỳ sơ khai, khi mà các loài vật to lớn đã tuyệt chủng thì trong thiên nhiên chỉ còn cây cối và các loài vật nhỏ sống sót. “Để sinh sống, con người bắt buộc phải làm việc. Những công việc quan trọng để sinh nhai của người Jômon là săn bắn, đánh cá, và thêm vào đó, không kém phần quan trọng có lẽ là hái nhặt. Ngoài các giống hạt như hạt lật (kuri, chestnut), hạt dẻ (donguri, acorn), hạt óc chó (kurumi, walnut), hạt tochi (horse chestnut, một loại hạt dẻ), họ cũng đào các loại củ như khoai rừng (yamaimo, yam). Nhờ làm ra được những dụng cụ bằng gốm để ninh nấu mà họ loại được chất độc, chất đắng chát của các loại củ”[41,37]. Chính từ sự tác động đó, trong tập thể của người Jomon lúc bấy giờ đã có một sự phân công trách nhiệm lao động rõ ràng giữa nam và nữ. Những người nam lúc bấy giờ có trách nhiệm chế tác những dụng cụ bằng đá và săn bắn, còn nữ thì đảm đương phần việc hái, lượm và làm ra những thứ đồ dùng bằng đất nung. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội lúc này có thể nói là sánh ngang với nam giới. Ngoài ra, “Những ngẫu tượng (doguu) bằng đất nung thời Jômon với cặp vú lớn và cái bụng nở cũng cho ta thấy rằng người thượng cổ bị ấn tượng mạnh
- 22 trước khả năng sinh thực của phụ nữ, mà cuộc sống thái cổ chỉ có thể tồn tại nhờ ở khả năng sinh thực của đất đai hoa màu”[41,91]. Điều đó càng khẳng định rằng người phụ nữ có một vị thế cao trong cộng đồng. Nếu như thiên nhiên đem lại cho họ cuộc sống ấm no cho muôn loài thì người phụ nữ cũng chính là người đem lại điều đó cho cuộc sống loài người lúc bấy giờ. Vào khoảng thế kỉ IV cho đến thứ III TrCN, tiếp sau thời kì Jomon, là sự ra đời của thời đại Yayoi. Thời đại này là một bước phát triển trong đời sống với sự xuất hiện của hoạt động “canh nông”. Tuy nhiên, thời đại này cũng đã có nền tảng lâu dài từ thế kỉ V đến thế kỉ IV, tức cuối thời đại Jômon với những dấu vết về “canh tác lúa nước”. Vào buổi sơ khai của thời đại Yayoi, cuộc sống của con người vẫn phải phụ thuộc vào những hình thức ban đầu vì kĩ thuật canh tác cũng như sản lượng làm ra chưa nhiều. Sau đó, cuộc sống của họ dần được cải thiện hơn với hoạt động canh tác này nhờ vào những dụng cụ nông nghiệp bằng đá cũng như kim loại ra đời. Và từ đó, người nam dần khẳng định vai trò của mình khi sáng tạo và sử dụng những dụng cụ nặng như đá và kim loại trong quá trình canh tác tạo ra nông sản. Tất nhiên, vai trò của nam và nữ lúc này không còn tương xứng nữa. Vị trí của nữ giới bị đưa xuống thứ yếu. Ở thời cổ của Nhật Bản, người phụ nữ không chỉ được so sánh với đàn ông ở vai trò trong gia đình mà ở lĩnh vực chính trị, họ cũng được nhắc đến với công lao vô cùng to lớn. Trong lịch sử Nhật Bản đã từng có rất nhiều vị Nữ vương, thiên hoàng cai trị. “Nữ vương Himiko và Iyo, hai nhà lãnh đạo đầu tiên của nhà nước Nhật Bản. Họ mang tính chất cô đồng của một xã hội còn ở trong vòng ảnh hưởng của thần linh bùa chú. Người đàn bà cầm quyền vì được xem như một “linh môi” (môi thể linh thiêng tiếp xúc được với các thần)”[41,91]. Và tiếp sau đó có thể kể tên các vị nữ Thiên hoàng: Suiko, Kougyoku, Jitou, Genmei, Genshou, Kouken, Các vị Nữ thiên hoàng này đa số không còn mang dáng dấp “cô đồng” như ở thế kỉ thứ V (trừ hai vị Suiko, Kougyoku vẫn còn sự ảnh hưởng). Điểm chung ở các nữ Thiên hoàng trên là họ lên ngôi để giữ được ngai vàng, tránh sự tranh chấp, đồng thời, chờ đợi một vị nam hoàng có đủ khả năng lên thay thế. Với cương vị của mình, các vị Nữ vương và nữ Thiên hoàng đã đóng góp cho thời đại mình cai trị những
- 23 thành tựu đáng kể trong quá trình trị trì, nhất là ở mặt ngoại giao và tiếp thu văn hóa cũng như sự ổn định chính trị. Người phụ nữ thời xưa của đất nước Phù Tang còn được ghi lại là những nữ sĩ tài hoa làm đóng góp những viên gạch vô cùng vững chắc trong nền văn học, đặc biệt là thời kỳ văn học Heian: “Do những đặc điểm rất riêng biệt trong thể chế cung đình, người phụ nữ thời kỳ này được đề cao. Những phụ nữ quý tộc trong cung đình Heian tự do sáng tác văn chương về tình yêu và cuộc sống. Dòng văn học nữ lưu của Nhật Bản là hiện tượng độc nhất vô nhị trong văn học nhân loại với những cây bút tài hoa, đa tình đã để lại những kiệt tác văn chương bất hủ: Murasaki Sikibu với Truyện Genji; Sei Sonagon với Sách gối đầu giường (Nhật ký bằng thơ) và nữ sĩ Komachi tài năng trác tuyệt với những vần tanka bất tử”[43]. Có thể nói vai trò của nữ giới trong thời Heian là vô cùng đáng quý, họ chính là những người - bằng tài hoa, cốt cách và cảm quan tinh tế, đã đưa văn học nghệ thuật Phù Tang lên một bước hoàng kim trong lịch sử phong kiến Nhật Bản. Văn học nữ Heian cho đến nay, vẫn được coi là một hiện tượng độc nhất vô nhị trên thế giới. Sau thời Heian “chế độ chuộng võ”6 lên ngôi, hình thành nên tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụ nữ Nhật mất dần đi vị thế trong xã hội. Thế nhưng, ở một khía cạnh nào đó thì họ vẫn là một thành tố không thể thiếu trong xã hội với những giá trị riêng không dễ gì thay thế. Qua lăng kính xã hội ở một số thời kì ở Nhật Bản, người phụ nữ dù có vị thế như thế nào đi nữa thì họ vẫn luôn có một vị thế quan trọng, không thể nào phủ nhận. Họ là thần linh, là đấng tối cao của đức tin hay họ là những sợi dây kết nối thế giới siêu việt với thế gian. Họ là những lãnh đạo, những thiên tài của đất nước. Đặc biệt hơn cả, họ là người mẹ, người vợ, là một thực thể tồn tại để hi sinh, để dâng hiến cho tập thể, cộng đồng của mình từ thuở sơ khai. 1.1.2.2. Người phụ nữ và những mẫu hình lí tưởng trong xã hội hiện đại Phụ nữ Nhật có thể nói là một trong những “vẻ đẹp quý báu” trên thế giới. Ở đất nước Mặt trời mọc, vai trò của người phụ nữ trong đời sống rất quan trọng. Từ 6 Theo cách dùng của ThS Nguyễn Bích Nhã Trúc, Tính nữ vĩnh cửu trong tanka Nhật Bản, Tạp chí VHNT số 309, tháng 3-2010.
- 24 trong sâu thẳm tiềm thức, người mẹ đầu tiên mang lại sự trọn vẹn cho đất nước đó chính là vị nữ Thần Mặt trời Amaterasu. Tiếp đến, ở những thời đại cổ xưa, khi mà con người vẫn kiếm ăn bằng cách săn bắt, hái lượm – thời Jomon, thì người phụ nữ với nhiệm vụ hái, lượm, đào bới hạt, củ trong thiên nhiên đã mang lại một cuộc sống ấm no cho cộng đồng. Bước sang thời mà con người Nhật biết “canh nông lúa nước”, người phụ nữ lại càng chứng tỏ sự lao động miệt mài của mình trong đời sống, không thua các bật nam nhi. Và trải qua những giai đoạn thăng trầm của đất nước, người phụ nữ Nhật vẫn giữ vững vai trò không thể thiếu của mình trong xã hội. Đặc biệt là trong gia đình- tế bào của xã hội. Ở Nhật, cho đến nay, chuyện lo toan việc nhà và chăm sóc con cái được coi là một “nghề nghiệp” chính thức và “nhân viên” tận tụy của ngành nghề đặc biệt này, không ai khác chính là người phụ nữ. Người phụ nữ Nhật luôn được biết đến với những đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, hy sinh, chu toàn trong mọi công việc. Và hơn hết đó chính là kỹ năng dạy dỗ và chăm sóc con cái. Ở đây, sở dĩ cần nhấn mạnh đến vai trò của họ trong việc nuôi dạy con cái là bởi lẽ ở đất nước Mặt trời mọc, đâu đó vẫn còn tồn tại tư tưởng “trọng nam khinh nữ” và thói gia trưởng. Cũng như ở Việt Nam, đó là một tư tưởng đã ngấm sâu vào văn hóa và nếp nghĩ ở một số bộ phận người dân. Trong xã hội hiện đại Nhật Bản, ta thấy rõ mô hình phân công lao động chặt chẽ: người chồng có vai trò trụ cột, chăm lo về mặt kinh tế, ngoại giao còn người vợ có trách nhiệm vun vén gia đình và chăm sóc những đứa con. Tất nhiên, với xã hội hiện đại, luật về bình đẳng giới cũng đã góp phần giúp cho vị trí của người phụ nữ được cải thiện, thay đổi khá nhiều so với trước. Hiện nay, khá nhiều phụ nữ được tham gia vào các công việc kinh doanh, thậm chí là chính tri của quốc gia, Thế nhưng, dù ở bất cứ cương vị nào thì gia đình và con cái vẫn là một phần không thể tách rời trong cuộc sống của mỗi người phụ nữ xứ sở hoa anh đào. Người phụ nữ Nhật hầu như dồn hết tâm lực của mình vào việc nuôi dạy con. Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa mẹ và con ở Nhật thường rất khắn khít, đôi khi rất đặc biệt. Từ khi ra đời, những đứa trẻ Nhật đã ở trong vòng tay âu yếm của người mẹ. Người Nhật, khi sinh ra một đứa bé phải có giường riêng và “giường cũi của đứa trẻ được đặt gần giường mẹ, thế nhưng đứa trẻ không ngủ với mẹ cho đến
- 25 khi đủ lớn để thể hiện sự chủ động” [29,334]. Lúc này, đứa trẻ như là một thực thể vừa gắn kết, phụ thuộc vào mẹ của nó nhưng lại vừa là một cá thể độc lập, riêng rẽ trong chiếc nôi của mình. Người Nhật rất coi trọng bầu sữa mẹ, chính vì vậy, sau ba ngày sau sinh họ không cho đứa trẻ ăn vì đợi sữa. “Người Nhật tin rằng cho con bú là một trong những niềm vui thể chất tuyệt vời nhất và đứa trẻ dễ dàng học được cách chia sẻ niềm vui của mẹ. Bầu sữa không chỉ cung cấp dinh dưỡng: nó tạo ra sự thích thú và dễ chịu” [29,334-335]. Sau khi đứa trẻ được một tháng tuổi thì chúng thường được người mẹ địu trên lưng. Cái địu mà họ dùng để mang con trên lưng được người Nhật gọi là Onbu. Người mẹ Nhật thông qua vật dụng ấy có thể vừa làm việc nhà một cách thoải mái, vừa có thể bảo vệ đứa con của mình. Lúc này, đứa trẻ được theo mẹ nó đến bất cứ đâu và tham gia vào bất cứ hoạt động nào. Lúc ấy, người mẹ có thể “trò chuyện với nó, hát nho nhỏ cho nó nghe, cùng nó thực hiện nhưng động tấc xã giao Đứa bé luôn được quan tâm. Vào buổi chiều, người mẹ đưa nó đi tắm nước ấm và chơi với nó khi đặt nó trên đầu gối.” [29,336]. Tập quán ấy có lẽ không chỉ tạo ra sự thuận tiện trong sinh hoạt mà còn góp phần vun đắp thêm tình cảm, sự gắn kết giữa mẹ và con. Những người mẹ Nhật còn là những người thầy mẫu mực trong việc giáo dục con cái. Họ dạy con mình cách đi tiểu tiện, tập cho con đi vững chải, hoặc chỉ cho chúng đâu là nơi an toàn và đâu là những nơi nguy hiểm, cần tránh xa, Những bà mẹ Nhật thường ít làm đau con, mà họ thường “chỉ thay đổi âm điệu giọng nói và dạy đứa trẻ khó bảo với thời gian thường xuyên hơn” [29,337] hay sử dụng những từ ngữ mang tính chất cảnh báo như “nguy hiểm”, “xấu” và “bẩn” để đứa trẻ có thể tự nhận thức. Và một cách dạy con cũng rất hiệu quả của họ là “sự chọc ghẹo”. Họ sẽ dùng những “lời nói khích” và diễn một vài vai nhỏ để có thể “hù dọa” đứa trẻ. Điều đó sẽ làm đứa trẻ sợ hãi và từ bỏ những thói quen xấu. Tuy nhiên, sau những lần như vậy, những bà mẹ lại âu yếm con mình để khích lệ và cổ vũ cho những lời hứa tốt đẹp. Với người Nhật, sự chăm sóc cho con cái không dừng lại ở bất cứ thời điểm nào. Người mẹ gắn bó với đứa con của mình ngay cả khi nó đến trường. Mẹ thường sẽ chuẩn bị cho chúng bữa ăn hay những vật dụng cần thiết cho một ngày học tập của chúng ở trường. Tất cả những điều đó sẽ như “một sự hóa thân” của mẹ theo
- 26 chân các con đến trường, mang đến niềm vui, sự an tâm mỗi ngày. Không chỉ vậy, họ còn rất quan tâm đến những hoạt động của con ở trường từ họp phụ huynh đến những hoạt động tập thể và lễ hội ở trường của con. “Bởi một đứa trẻ Nhật khi đi học sẽ có rất nhiều hoạt động tại trường và thường đòi hỏi sự có mặt của người mẹ. Sự vắng mặt, thiếu quan tâm của người mẹ khiến cho con của họ sẽ bị đối xử theo cách thương hại, hay thậm chí là bị bắt nạt.”7 Từ những điều vừa nói trên, trong mối quan hệ gia đình, người Nhật hầu như dành phần lớn tình cảm cho mẹ. Đặc biệt là đối với những người con trai. Họ đôi khi bị phụ thuộc vào người mẹ của mình. Tất nhiên, biểu hiện của sự phụ thuộc càng ít dần khi người con trai trưởng thành và lập gia đình. Song, tình cảm dành cho người mẹ lúc này vẫn khó thay đổi. “Một số nhà phê bình Nhật Bản đã coi hiện tượng này là thái độ ỉ lại vào mẹ của những người đàn ông. Mặc dù đây không phải là hiện tượng Oedipe ở phương Tây (tâm lý học gọi là “mặc cảm Oedipe”, cho rằng tận sâu trong tiềm thức, con trai yêu mẹ và con gái yêu bố), nhưng sự dựa dẫm quá đáng vào mẹ sẽ dẫn tới xu hướng hình thành mối quan hệ mẹ con với tất cả những người phụ nữ nói chung”[50,378]. Như những gì đã phân tích, người phụ nữ Nhật Bản có một vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình và nhất là đối với con cái. Chăm sóc con cái tận tụy, tận hiến. Họ gắn bó với con mình và làm cho những đứa con, đặc biệt là đứa bé nam, cảm thấy rằng “mẹ là không thể tách rời”. Chính vì vậy, dù ở thời kì nào thì người mẹ vẫn sẽ mãi là người nữ vĩnh cửu trong tâm thức của những đứa con. 1.2. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ văn học 1.2.1. “Tính nữ” trong văn học Heian Tính nữ (thiên tính nữ) có thể hiểu một cách đơn giản là “tính mềm mại, tính nhu, uyển chuyển, của người phụ nữ”8 hay “Thiên chức mà tạo hóa giao phó cho người phụ nữ để phân biệt với nam giới, để thế giới nhị nguyên này tồn tại. Đó là phẩm chất dịu dàng, đảm đang, khéo léo, mềm mỏng, chịu thương, chịu khó, dịu 7Gia Lâm, Phụ nữ Nhật Bản giữ vai trò quan trọng trong gia đình, đăng ngày 21-10-2016, xem lần cuối ngày 14-03-2018 tại trang: dinh-300886.html 8 Dương Thị Huyền, Nguyên lý tính mẫu trong truyền thống văn học Việt Nam, 10-03-2015, xem lần cuối 09-04-2018 tại trang:
- 27 dàng, tinh tế, lòng vị tha, đức hi sinh và cả khả năng sinh sản, thiên chức làm mẹ”[18,12-13]. Không chỉ nói riêng về con người, thiên tính nữ còn là một phạm trù có trong nhiều hiện tượng, sự vật và sự việc. “Dấu ấn tính nữ trong văn hóa không chỉ có ở riêng Nhật Bản mà là hằng số chung của nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Á. Thế nhưng, có lẽ không ở đâu dấu ấn tính nữ trong văn hóa, văn học lại đậm nét như ở xứ sở Phù Tang”[43]. Nhật Bản là một đất nước duy mĩ. Trong tâm thức người Nhật, từ cổ xưa luôn có xu hướng hướng đến cái đẹp. Người Nhật có rất nhiều quan niệm thẩm mỹ. Trong đó, yasashi “là một quan niệm mỹ học dùng để chỉ cái đẹp mềm mại, nữ tính.”9 Còn youen (Yêu diễm) là “cái đẹp dịu dàng ngọt ngào nữ tính hơi pha màu sắc tôn giáo trong thi ca Nhật Bản từ khoảng thế kỷ 12”10. Hai nguyên lý mỹ học vừa nhắc đến là những đại diện tiêu biểu trong quan niệm thẩm mỹ Nhật Bản có hàm chứa nhiều biểu hiện của thiên tính nữ. Tính nữ trong văn hóa, văn học Nhật Bản thể hiện khá rõ nét. Có lẽ vì không loại hình nghệ thuật nào tạo điều kiện cho sự diễn tả tính nữ thuận lợi, sâu sắc như mảnh đất văn chương. Tính nữ, có thể nói là một “cây cầu mộng” lặng lẽ, bồng bềnh trôi trong mạch chảy ngầm của những sáng tác văn học từ cổ chí kim ở đất nước Phù Tang, đặc biệt, ở Thời kì Heian - tính nữ trong văn chương đã lên tới đỉnh cao rực rỡ. Thiên tính nữ trong văn học Nhật Bản vốn đã có nguồn gốc từ những huyền sử dân tộc. Trong quyển Cổ sự kí đã kể về nàng Izanami cùng chàng Izanagi gặp gỡ và kết hôn cùng nhau, từ đó “sản sinh ra xứ sở” Nhật Bản. Lúc hai vị gặp nhau, “nàng Izanami say đắm nhìn người con trai. Và Izanagi? Chàng cũng lặng người trước vẻ đẹp duyên dáng của cô gái có đôi mắt đầy ngạc nhiên, tóc đổ xuống 9 Nguyễn Thanh Nguyệt, Nguyên lý Yasashi - nguyên lý cơ bản trong quan niệm thẩm mỹ Nhật Bản qua tiểu thuyết “Xứ tuyết” của Yasunari Kawabata (nhìn từ phương diện vẻ đẹp ngoại hình nhân vật nữ), 25/02/2014, xem lần cuối ngày 09-04-2018, tại trang: 10 Thuật ngữ văn học Nhật Bản, xem lần cuối ngày 09-04-2018, tại trang: 1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n
- 28 đôi vai như sóng màu huyền và nàng mặc một chiếc áo choàng trắng trong thanh nhã”[2,47]. Thiên tính nữ ẩn chứa trong thần Izanami trước hết thể hiện ở “sự say đắm”, sự cuốn hút thể xác với chàng trai lần đầu gặp gỡ. Đó là sự rung động trong trái tim nữ giới trong sáng, nhạy cảm, đa mang. Không chỉ vậy, nàng còn được miêu tả với một sắc đẹp hết sức dịu dàng và nữ tính. Sau đó, khi họ đồng ý kết hôn và “Izanagi lấp đầy những chổ thiết sót của Izanami” thì nàng có những suy nghĩ và biểu hiện mang đậm nét nữ tính dịu dàng :“ Đôi mắt sáng bừng, đôi má bỗng nhiên hồng ửng, nàng Izanami nhìn người bạn tình cường tráng mà ngây ngất kêu lên: _Sao anh tốt lành đến thế!”[2,50]. Lúc này, Izanami đã tỏ tình trước với chàng Izanagi. Một sự đề cao tình yêu sôi nổi của người phụ nữ. Không biết có phải khởi nguyên từ chi tiết này trong huyền sử không mà sau này, trong văn hóa hiện đại Nhật Bản, ngày Valentine (còn gọi là ngày Tình yêu), phụ nữ/ các cô gái chính là người chủ động tặng chocolate cho nam giới, thật khác biệt với các nước khác trên thế giới khi nam giới thường chủ động làm việc này. Huyền thoại Nhật Bản còn kể về nữ thần Mặt Trời Amaterasu với những cảm xúc giận hờn, tò mò, hồ nghi, Và đặc biệt, chi tiết Amaterasu soi mình trong chiếc gương đồng ngoài cửa hang rồi thấy ngất ngây với nhan sắc chính mình – một nữ thần thật sáng và đẹp đã phản ánh rõ nét về tâm lý “tự chiêm ngưỡng sắc đẹp trong gương” của đa số phụ nữ. Tiếp đến, một nguyên nhân khác, đó là vào thời Hei, phụ nữ “được hưởng một sự độc lập đáng kể về tài sản cũng như chức vị, điều hiếm có trong xã hội phong kiến khác”[3,67]. Trình độ văn hóa và học vấn của người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ rất cao. Họ chính là lực lượng sáng tác văn học đông đảo, chủ chốt, tạo ra một dòng văn học nữ lưu độc đáo. Hầu hết những tác phẩm nổi tiếng, có giá trị trong nền văn học Heian đều do các nhà văn nữ sáng tác. Ta có thể kể đến những vần thơ trác tuyệt của các tác giả như: Komachi, Izumi, Ise, Sakanoeno Iratsume Hay những kiệt tác văn xuôi: Murasaki Shikibu với Genji monogatari, Murasaki Shikibu nikki (Nhật kí Murasaki Shikibu), Sei Shonagon với Makurano shoshi hay người ta vẫn thường gọi là Sách gối đầu (Chẩm thảo tử), hay còn được gọi là Phù du nhật kí là một kiệt tác của một nữ sĩ – “một bà mẹ (không rõ tên) của hữu đại tướng Fujjiwara no Mitchisuna, ra đời năm 974” [40,109], Ngoài ra, trong cuốn
- 29 Eiga monogatari - tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của văn học Nhật Bản, cũng được các nhà nghiên cứu cho rằng đã dựa vào những nghi chép lịch sử trước đó và những ghi chép trong các cuốn nhật kí của các nhà văn nữ. Lực lượng sáng tác đông đảo là phụ nữ tất yếu tạo nên một làn sóng “tính nữ” mạnh mẽ trong văn học Heian. Chính vì thế mà trong văn học Heian, thiên tính nữ được biểu hiện rất đa dạng: * Xu hướng chú trọng miêu tả ngoại hình phụ nữ Trong Truyện Genji của nữ sĩ Murasaki Shikibu, những nhân vật nữ thường được miêu tả với ngoại diện rất tinh tế, thu hút người nhìn. Đó là nàng Chujio: “Trong chiếc áo dài màu hoa cúc tây hợp với mùa và đuôi áo mỏng dệt một cách tao nhã, cô tỏ ra là một phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng Cái dáng ngồi kiểu cách của cô, làn tóc dài chảy tuôn xuống chiếc áo dài nom thật xinh đẹp.”[20,89] Vẻ đẹp của nàng như đi ra từ một bức họa. Trong bức tranh ấy hầu như có đầy đủ màu sắc và đường nét. Con người nàng, sắc đẹp của nàng là trung tâm, làn tóc và bộ trang phục với những điểm xuyến bắt mắt càng góp phần tôn vinh sắc đẹp dịu dàng, nữ tính của nàng. Khác với sắc đẹp trưởng thành của Chujio, sự miêu tả về sắc đẹp của cô con gái công tử Hyobu lại toát lên một vẻ đẹp mơn mởn, mê đắm của một cô gái tuổi xuân thì. “Nó xinh đẹp, lông mày dày, và tóc từ trán hất ra phía sau”[20,123] - một người con gái giống như Fujitsubo (mẹ kế, người tình mà chàng Genji mê đắm). Trong các sáng tác thời Heian, người nữ rất được chú trọng trong việc khắc họa những đường nét về ngoại hình xinh đẹp. Tác phẩm kinh điển trên của văn học Nhật Bản thời Heian - Truyện Genji là minh chứng tiêu biểu. Những cô gái trong truyện, mỗi người có một sắc vóc, một nét đẹp riêng. Thế nhưng, điểm chung trong sự miêu tả ở đây là họ đều mang những nét nữ tính, dịu dàng. Chính điều đó đã làm cho hoàng tử hào hoa Genji bao lần phải say đắm, ngưỡng vọng, đi tìm kiếm theo cái đẹp. * Tâm lý nhân vật nữ được khắc họa rõ nét, tinh tế Còn gì thú vị hơn khi những người phụ nữ viết về chính những tâm tư, tình cảm của họ trong những bài thơ du dương, những lời tâm sự tận đáy lòng trong những quyển nhật kí, hay tiểu thuyết .
- 30 Trong những vần thơ tanka diễm tình của xứ sở hoa anh đào, các nữ sĩ đã thổ lộ biết bao nỗi lòng, bao tiếng nói đầy tâm sự ẩn giấu từ tận trái tim yếu mềm trong thế giới của tình yêu. “Nếu yêu là chết Thì thiếp đã chết rồi Chết đi Chết lại Chết trăm nghìn lần (Phu nhân Kaxa - TK VIII) Phu nhân Kaxa trong bài thơ đã bộc bạch hết sức trái tim của một người phụ nữ dám sống tận hiến với đam mê. Nàng say đắm, hi sinh tất cả vì tình yêu dẫu biết sẽ mang kết cục bi đát. Còn đối với Komachi, một người con gái tài sắc, nàng lại viết những vần thơ tanka với những lời thơ chất chứa một tâm hồn đa cảm, khao khát tình yêu, khao khát tri âm, tri kỷ: “Từ khi tôi nhìn thấy Người tôi mong chờ Trong một giấc mơ Thì niềm tin từ đấy Tôi đặt vào trong mơ” Bên cạnh những vần thơ tanka – một thể thơ trữ tình đầy xúc cảm, thì nhật kí và truyện ngắn trong thời kì Heian cũng tràn đầy âm hưởng và sắc màu của những lời tâm sự đầy ưu tư và đa cảm của những người phụ nữ yếu mềm. Tập Nhật kí Izumi của Izaumi kể lại mối tình của nàng với hoàng tử Atsumichi. Trong quyển nhật kí, những sắc thái trong tình yêu của một tâm hồn phá yếu như hiển bày ra trước mắt người đọc. Bên cạnh đó, Nhật kí Murasaki cũng là một kiệt tác lúc bấy giờ. Trong đó, bà tâm sự rằng “tôi cảm thấy mình bị miệt thị, thù ghét và người ta xem tôi là một kẻ tự tôn, ưa chỉ trích. Và tôi phải chịu đựng chuyện ấy, vì định mệnh của tôi là cô đơn”[3,70]. Một cuốn nhật kí nổi tiếng khác không thể không nhắc đến là Phù du nhật kí. Quyển nhật kí được viết bởi một người phụ nữ vô danh, hé lộ một mối tình chân thành, giản dị của nàng với Hoàng thân Kaneie. Thế nhưng, sau đó nàng bị bỏ rơi vì chồng ngoại tình. Nàng trở thành “nạn nhân của thói vị kỉ của đàn
- 31 ông”[2,74]. Chính thế mà “Phù du nhật kí là chân dung tự họa tài tình của một phụ nữ rất khả ái vào thế kỉ X”, “tập nhật kí của nàng đã diễn tả sinh động tâm lý phụ nữ trong tình yêu, ghen tuông, cô đơn, buồn khổ, Về phương diện này, trong thời nàng, ngoại trừ Truyện Genji, nó không có đối thủ”[3,74]. Trong Genji monogatari, một nét tâm lý hết sức độc đáo của người phụ nữ được Murasaki xây dựng thành công đó là hiện tượng “linh hồn sống” của Rokujo: “Khi nhận ra mình không còn được Hikaru Genji quan tâm nữa, Rokujo đau khổ và thầm ghen với những người phụ nữ đang có may mắn được gần gũi với chàng. Lòng ghen tuông của công nương Rokujo là một thứ năng lượng đặc biệt, trở thành một kiểu “hồn ma sống” thoát ra từ bản thân nàng để tìm đến ám hại những người phụ nữ đang là đối tượng ghen tuông”11. Sau này, hiện tượng “linh hồn sống” này tiếp tục được nhà văn đương đại Murakami Haruki tiếp tục lý giải trong tác phẩm Kafka bên bờ biển. Điều đó cho thấy Genji monogatari quả là một kho chất liệu vô tận chưa bao giờ nhạt phai giá trị. Những sáng tác văn học Heian nói trên đã phản ánh hết sức chân thực nét tâm lý đặc trưng của người phụ nữ: Cô đơn, buồn khổ, ghen tuông, giận hờn, khao khát hạnh phúc, hy sinh Những nét đẹp đầy nữ tính, những trái tim đa sầu đa cảm của người phụ nữ đã mang đến một thời đại văn học tràn đầy sắc màu “thiên tính nữ” đầy sức hấp dẫn đối với người đọc. * Hình ảnh thiên nhiên diễm tình quyến rũ Nhật Bản là một đất nước theo tín ngưỡng vật linh. Theo quan niệm đạo Shinto, mọi sự vật đều có linh hồn. Từ cành cây, ngọn cỏ, đến núi, ao, sông, hồ, Tất cả đều ẩn trong đó những linh hồn thần thánh, những phép nhiệm màu thiêng liêng. Vì lẽ đó, người Nhật rất xem trọng thiên nhiên, coi thiên nhiên như là một người bạn thân thiết. Thiên nhiên có mặt bất cứ khi nào con người muốn chia sẻ nỗi lòng của mình. Nhất là đối với những tâm hồn nhạy cảm của những cô gái. Họ tìm đến những cảnh vật xung quanh mình để giải bày tâm sự . Và thiên nhiên đi vào thơ. Lúc này, thiên 11 Thế giới nhân vật trong genji monogatari, đăng 18-01-2015, xem lần cuối 10-04-2018 tại trang:
- 32 nhiên như được hóa thân thành hình ảnh những cô gái dịu dàng, sâu sắc, đa cảm. Đó là những hờn trách thật đáng yêu của người con gái khi tình duyên không thành: “Bên đầm Naniwa Những đốt vi lau Ngắn như cuộc hẹn hò Thế mà đời ta chẳng Một lần tình hẹn nhau” (Công nương Ise) Trong Truyện Genji, những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả như một người phụ nữ buồn, trầm mặc, khoe sắc giữa chốn hoang vu: “Những khu rừng nhỏ mọc rậm rạp xum xuê, hoa cỏ ở bãi đất gần đấy nom như một cán đồng hoang vu vào mùa thu, màu xanh xịt buồn tẻ. Dầm nước cỏ mọc tua tủa và đâu đâu cũng hiện ra một cảnh tiêu điều hoang vắng của một nơi không ai lui tới.[20,97]. Hay đó là một nét đẹp sắp lụi tàn, mong manh, yếu ớt: “Một buổi tối cuối tháng tám, trăng lên muộn. Trời đầy sao lấp lánh, gió thở dài qua các rặng thông”[20,162]. Thiên nhiên diễm tình là nơi bộc bạch lí tưởng của những tâm hồn nhạy cảm. Vì vậy, các nữ sĩ thời kì Heian thường tìm đến với thiên nhiên để trải lòng mình. Họ thổi tâm tình vào thiên nhiên, khiến thiên nhiên cũng chất chứa đầy tâm trạng và như có linh hồn con người. Bởi thế, ngay đến thiên nhiên, cũng mang một tính nữ lạ kì. * Hiragana – loại chữ dành cho nữ giới Nhật Bản thời kì Heian là giai đoạn tiếp biến văn hóa và văn học ngoại lai Trung Hoa một cách mạnh mẽ, làm nên tảng cho sự phát triển riêng biệt của văn hóa và văn học nước nhà. Tuy nhiên, vào cuối thế kỉ thứ IX, sự ảnh hưởng của nền văn hóa ngoại lai này bắt đầu lắng xuống và những văn nhân thi sĩ của Nhật bắt đầu quay về với cánh đồng văn học nội sinh. Điều đáng nói ở đây là sự tiếp biến rất sáng tạo của người Nhật trong việc mượn Hán tự để sáng tác cũng như phiên âm tiếng Nhật trong Manyoshu (Vạn diệp tập) cho đến đầu thời Heian thì được thay thế bằng hệ thống văn tự Kana. “Có ba loại chữ kana: chữ thảo hiện đại hiragana (ひ らがな), trước đây được gọi là một loại chữ viết cho phụ nữ; chữ góc cạnh hiện đại
- 33 katakana (カタカナ); và cách ký âm cũ của kanji được gọi là manyōgana (万葉仮 名) vốn là tổ tiên của cả hai loại trên”12 Hiragana bắt nguồn từ thảo thư của chữ Hán. Nó được biết đến như một loại chữ thư pháp của người Nhật. Với những nét chữ uyển chuyển, nhẹ nhàng và mềm mại, và cách biểu âm đa dạng những cảm xúc khi sử dụng, hiragana quả thật là một kiểu chữ dành cho phụ nữ. Hệ thống chữ này đã góp phần vào sự thành công của văn học nữ lưu Heian, và được các nữ tác giả sử dụng như một phương tiện truyền tải tâm tư, tình cảm, những khát vọng chất chứa trong biết bao vần thơ tanka, biết bao dòng tâm sự trong nhật kí và những câu chuyện kể. * Cảm thức thẫm mỹ aware Sáng tác của nữ giới trong văn học Heian đã thổi một luồng gió mới mang tên “AWARE” vào văn chương Nhật Bản. “Aware thường được hiểu là niềm bi cảm, một cảm thức xao xuyến trước mọi cái đẹp của sự vật mà bản chất là vô thường. Do đó aware là một trực giác thẫm mỹ chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Aware, nói đầy đủ hơn là Mono no aware (vật ai), dịch sát là nỗi buồn của sự vật”. Nó không phải là cái bi đát trong mĩ học phương Tây cổ điển hay cái buồn lãng mạn. Không ngông cuồng và không bi tráng, aware là một cảm thức thâm trầm trước cái đẹp não lòng của thiên nhiên và con người [4,67]. Như đã nói ở trên, cảm thức này xuất hiện rất nhiều trong các sáng tác của phong trào nữ lưu lúc bấy giờ, tiêu biểu là Genji monogatari của Murasaki (từ aware đã được sử dụng hơn một ngàn lần khái niệm này13). Và để lí giải về sự xuất hiện của cảm thức trên trong văn chương nữ giới lúc bấy giờ thì trong một bài viết của mình, Kawabata- văn hào chịu ảnh hưởng sâu sắc văn học Heian, có nói: “Văn hóa Heian là văn hóa cung đình- do đó nó mang đạm nữ tính. Thời Genji monogatari và Chẩm thảo là giai đoạn phát triển rực rõ của nền văn hóa đó. Rồi từ đỉnh cao, nó bắt đầu đi xuống, đã bắt đầu thoáng hiện những nốt buồn báo hiệu hồi kết của vinh quang”[12,247] 12 Kana, xem lần cuối 10-04-2018 tại trang: 13 Dựa theo thống kê của Nhật Chiêu trong cuốn Văn học Nhật bản từ khơi thủy đến 1868, NXB Giáo Dục, 2007.
- 34 Cảm thức aware nổi bật với sự thể hiện yếu tố nữ tính: dịu dàng, kín đáo, ưu nhã từ những vẻ đẹp tìm ẩn bên trong. Đó là những vẻ đẹp mà chỉ có lắng sâu cảm nhận ta mới có thể thấu hiểu hết, vì nó rất khó nắm bắt và khó gọi tên. Ngoài ra, âm hưởng của cảm thức này là nỗi buồn man mác, dịu nhẹ như chính tâm hồn nhưng người phụ nữ đa sầu, đa cảm. Thiên tính nữ trải qua bao biến thiên lịch sử vẫn tồn tại trong văn học Nhật Bản. Dòng chảy ấy xuyên suốt từ thời Heian cho đến thời hiện đại của nền văn học có lịch sử hơn 13 thế kỷ của Phù Tang. Những nhà văn hiện đại như Tanizaki, Kawabata hay Murakami, trong các sáng tác của mình đều được sinh ra và hấp thụ cái không khí vô cùng mạnh mẽ mà cũng hết sức dịu dàng, trữ tình ấy. Thiên tính nữ hay “người nữ vĩnh cữu” là cứu cánh mà chàng hoàng tử Genji năm xưa dành trọn cuộc đời tìm kiếm, đến tận thế kỉ XX, cuộc truy tìm ấy dường như vẫn không ngừng nghỉ. 1.2.2. Truyện Genji - mẩu gốc của motif “Phức cảm Genji” Genji monogatari (Nguyên thị vật ngữ), tức Truyện Genji là cuốn tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học Nhật Bản. Như đã nói ở trên, tác phẩm này là một trong những đỉnh cao sáng chói của nền văn học thời Heian. Nó không chỉ để lại những trầm trồ ở thời đại mình mà mãi đến nay nó vẫn được nhắc đến với những mỹ từ ca ngợi tuyệt vời nhất. Truyện kể Genji là một trường thiên tiểu thuyết của nữ sĩ cung đình Nhật Bản có biệt danh là Murasaki Shikibu14 sống dưới trướng của thứ phi Akiko trong cung Fujitsubo, triều đại Thiên hoàng Ichijo (986-1011). Truyện được sáng tác vào khoảng những năm 1010 thời đại Heian bằng chữ viết kana. Tác phẩm được xem là “tiểu thuyết tâm lý” đầu tiên của Nhật Bản, thậm chí là của nhân loại. Trước nó các câu chuyện kể gắn với những cái thần kì, kì ảo và mang tính chất hư cấu, hay con người vẫn say mê với thể loại thơ truyền thống waka. Và nữ sĩ Murasaki Shikibu đã biết tiếp thu những tinh hoa dân tộc ấy cộng hưởng với tài năng hiếm có, cùng tâm lý nhạy cảm của bật trí giả tinh anh, sự quan sát tinh tế đời sống quý tộc, cung đình mà viết nên truyện Genji, với những nhân vật có tâm lý, tư tưởng và hoàn cảnh gần gũi với con người thời đại lúc bấy giờ. 14 Murasaki Shikibu thuộc dòng họ quý tộc lừng danh Fujiwara, không rõ tên thật là gì. Shikibu (Thức bộ) chỉ là một tước vị mà nàng thừa hưởng của cha mình.
- 35 Truyện Genji gồm 54 chương với cấu trúc chia làm ba phần15: Bốn mươi mốt chương đầu nói về cuộc đời và các cuộc tình của hoàng tử “Genji hào quang”. Đoạn này kể bắt đầu từ khi Gennji được sinh ra đến khi chàng 52 tuổi. Ba chương tiếp theo (42,43, 44) là những chương chuyển tiếp, viết từ khi hoàng tử Genji qua đời. Cuối cùng là 10 chương còn lại, viết về người con trai trên danh nghĩa của Genji tên là Kaoro và đứa cháu ngoại của Genj, hoàng tử Niou. Cuộc đời Genji trong tác phẩm là một cuộc hành trình dài. Ở đó, chàng đã dành một phần lớn để tìm kiếm sự yêu thương và thỏa mãn khát khao tình ái trong cuộc đời hư ảo. Genji vốn là một chàng trai “sáng chói” theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, một chàng trai đẹp từ ngoại hình đến phẩm chất – một hình mẫu lí tưởng của mọi thời đại. Trong cuộc đời chàng, ngoài người mẹ bạc mệnh hiền diệu thì chàng có mối quan hệ khác giới với 13 người phụ nữ. Qua hình tượng Genji, nhà văn Muarasaki Shikibiu đã thể hiện một “lý tưởng thẫm mĩ” vô cùng hoàn hảo và tuyệt vời của thời đại. Chàng là một người yêu, một người tình mà bao cô gái phải ngưỡng vọng, tự nguyện hiến thân. Thế nhưng, trong câu chuyện ta lại thấy bất ngờ về “con tim sai lối” dẫn chàng đến một tình yêu lầm lỗi. Tình yêu với mẹ kế Fujitsubo. Chỉ vì nàng có nhiều điểm giống như mẹ chàng: “ Bởi lẽ Genji không bao giờ rời khỏi cha, cho nên thứ phi mới không dễ dàng gì mà tránh cậu bé được. Các cung nữ khác thì không có ý nghĩ rằng họ thua kém nàng, mà kể ra thì mỗi người đều có một giá trị riêng của mình! Tuy vậy, tất thảy cũng đã quá tuổi thanh xuân. Vẻ kiều diễm của Fujitsubo là vẻ đẹp hoa niên đương độ và tươi mát. Với tính hổ ngươi ngây thơ, nàng cố gắng dấu mặt, nhưng Genji thỉnh thoảng cũng nhìn thấy mặt nàng. Cậu không thể nhớ khuôn mặt của mẹ, nhưng nghe lời người cung nữ đã lần đầu tiên nói về Fujitsubo với nhà vua, cậu thấy xúc động đến tận đáy lòng khi hay nàng giống mẹ cậu như tạc. Cậu luôn luôn quấn quýt bên nàng”[20,33]. Genji lúc này mang tâm lý của một đứa con mong muốn tìm lại hình bóng người mẹ qua người mẹ kế này. Fujitsubo, một cách tình cờ lại là một bản sao chân thật trong lòng chàng về người mẹ đã mất. Trong tâm hồn chàng, tình cảm với 15 Dựa theo Lời giới thiệu Truyện kể Genji (bản tiếng Anh) do Edward Seidensticker viết tháng 1 năm 1976.
- 36 Fujitsubo là một sự nhập nhằng giữa tình yêu và tình mẫu tử. Cả cuộc đời, chàng đã đi trên ranh giới mơ hồ nhưng có thực ấy. Nét tâm lý của Genji đã trở thành một “nguyên mẫu” để giới nghiên cứu tìm tòi và xác lập nên khái niệm “phức cảm Genji” (Genji complex). Nhật Chiêu, trong cuốn Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868 viết: “Trong suốt cuộc đời mình, Genji tìm kiếm bóng hình một người mẹ trong mỗi người tình. Để chàng có thể sống lại thời thơ ấu một cách đầy đủ hơn vì tuổi thơ của chàng sớm phải mất mẹ. Và đồng thời qua hình ảnh “người tình – mẫu thân” ấy chàng có thể thõa mãn ái dục của con người trưởng thành. Khát vọng lưỡng tính ấy được giới phê bình gọi là “phức cảm Genji” (Genji complex)”[3,124]. Nguyễn Thị Bích Thúy trong bài viết “Phức cảm Genji trong tiểu thuyết Kafka bên bờ biển của Haruki Murakami” đã trình bày như sau: “Phức cảm Genji (Genji complex) là thuật ngữ mà các nhà phê bình dùng để chỉ một hiện tượng tâm lý, những nỗi xúc động, cảm xúc phức tạp của Genji- nhân vật chính. Cốt lõi của “phức cảm Genji”, của hiện tượng tâm lý phức tạp này là một khát vọng “lưỡng tính”. Chàng tìm kiếm vẻ đẹp tình yêu thương vĩnh cửu của người mẹ trong hình ảnh người tình. Bản chất tình cảm của Genji đối với người mẹ kế Fujitsubo là như vậy, rất khó tách bạch. Đó là tình mẫu tử thiêng liêng cao quý hay là tình yêu nam nữ quyến rũ và đầy đam mê nhục thể? Cả hai điều đó dường như hòa trộn không phân biệt trong phức cảm Genji”[34]. Từ hình tượng mẫu gốc hoàng tử Genji trong kiệt tác của Murasaki và những nghiên cứu trên, chúng tôi có cơ sở để xác lập một khái niệm hoàn chỉnh về “Phức cảm Genji” như sau: Phức cảm Genji là một hiện tượng tâm lý phức tạp trong nam giới. Cốt lõi của hiện tượng tâm lý này là khát vọng lưỡng phân: người tình – mẫu thân. Qua khát vọng ấy, nam giới có thể thõa mãn ái dục của con người trưởng thành. Như Kawabata đã từng nhận xét, Truyện Genji có ảnh hưởng sâu sắc ở mọi mặt trong đời sống Nhật Bản và riêng trong văn học, ta không kể đến những tác động về mặt thể loại hay mô phỏng tác phẩm, motif nội dung, mà ở đây hình mẫu Genji với “phức cảm” đặc biệt lấy mẫu từ chàng hoàng tử này, là một motif được
- 37 các nhà văn thời kì sau nó, cũng như các nhà văn hiện đại sử dụng trong các tác phẩm của họ. Phức cảm Genji ở đây được nghiên cứu như một motif văn học. “Motif, từ Hán Việt là mẫu đề, có thể chuyển thành các từ khuôn, dạng hoặc kiểu trong tiếng Việt, nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã được hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật, nhất là trong văn học nghệ thuật dân gian”[10,197]. Hay “Motif là thuật ngữ chỉ bất kì một phần nào mà ở một tiết (item) của folklore có thể phân tích ra được Motif truyện kể đôi khi là những khái niệm rất đơn giản, thường gặp trong truyện kể truyền thống. Có thể đó là những tạo vật khác thường như thần tiên, phù thủy, rồng, yêu tinh, người mẹ ghẻ ác, con vật biết nói có thể đó là những thế giới diệu kì, hoặc ở những nơi ma thuật luôn có hiệu lực Bản thân motif cũng có thể đã là một mẫu kể ngắn và đơn giản, một sự việc đủ sức gây ấn tượng hoặc làm vui thích cho người nghe”[7,27]. Từ đó có thể thấy rằng, motif là một thành phần, một chi tiết cấu thành nên cốt truyện và nó được lặp đi, lặp lại một cách có hệ thống trong các tác phẩm văn học. Ở đây, phức cảm Genji được hiểu như là một motif (phức cảm của người con với mẹ và biến thể của phức cảm này: tình cảm của người đàn ông với những người tình – mang bóng dáng mẹ). Motif này được lặp đi, lặp lại một cách có hệ thống, đã góp phần thể hiện sự nối tiếp, chắt lọc văn học truyền thống và tinh hoa dân tộc để làm nền tảng cho sáng tác của mình của các nhà văn hiện đại Nhật Bản. “Tanizaki, Kawabata, Mishima, là những ngôi sao sáng nhất của nền văn học Nhật Bản hiện đại. Tất cả họ đều chịu ảnh hưởng của Genji monnotari, trong linh hồn của cái đẹp. Làn hương của Murasaki, người phụ nữ của nghìn năm trước vẫn còn vương trong bút pháp của thế kỉ XX” [3,126] và cả thế kỉ XXI nữa. 1.3. Phức cảm Genji nhìn từ góc độ nghiên cứu tâm lý học Nhật Bản 1.3.1. Amae - nguồn gốc tâm lý của phức cảm Genji Tâm lý học là một địa hạt mà ở đó, tâm lý vốn phức tạp của con người được phơi bày, mổ xẻ. Những nhà tâm lý học được vì như những bác sĩ phẩu thuật vô cùng điêu luyện. Họ đem đến cho nhân loại biết bao công trình và sự giải mã mê
- 38 cung “não bộ” con người. Một trong những nhà tâm lý học xuất sắc của Nhật - tác giả những công trình tâm lý học nổi tiếng, đó là Tiến sĩ Takeo Doi. Với nhiều công trình nghiên cứu của mình, ông đã có công rất lớn trong việc tìm ra “đặc tính tâm lý” Nhật Bản. Nhất là những phân tích của ông về sự khác biệt của “Nhật Bản tính” với tâm lý các nước phương Tây. Trong công trình “Amae no Kozo” với nghĩa đen là “Cấu trúc của Amae” hay được dịch “Giải phẫu sự phụ thuộc” (dịch giả Hoàng Hưng), ông đã định nghĩa những biểu hiện phức tạp của “Phức cảm Genji” bằng một thuật ngữ tâm lý có tên là “Amae”. Trong sự trình bày về “những ý tưởng” hình thành “Amae” của TS Doi và Ruth Benedit – tác giả cuốn Hoa cúc và gươm đều có nhắc đến “cú sốc văn hóa” khi một người Nhật tiếp xúc với những người Mỹ. Họ cảm nhận được rằng “cái không khí văn hóa và sự giao tiếp” ở hai nước có sự chênh lệch và trái ngược theo cách này hay cách khác. Từ đó, cả hai tác giả đều kết luận rằng người Nhật có những bản chất tâm lý riêng biệt, thể hiện rõ rệt lối tư duy và ý thức hệ của dân tộc Nhật Bản. “Amae trước hết và chủ yếu là một cảm xúc, một cảm xúc có cùng bản chất với một xung năng và có cái gì đó mang tính bản năng ở cơ sở của nó”[32,218]. Và theo lí giải của Tiến sĩ Doi thì “trong hình thức đặc trưng của nó , amae thể hiện một cố gắng tới gần người khác” [32,219]. Chính vì vậy, chúng ta cũng có thể dễ dàng lí giải từ xung năng theo một cách hiểu khác đơn giản hơn đó chính là “ham muốn” của chủ thể được nói đến. Vậy amae là một cảm xúc mà trong nó hàm chứa sự ham muốn bản năng của mỗi con người. Ông cũng đã chỉ ra “nguyên mẫu tâm lý của amae nằm trong tâm lý của đứa bé trong quan hệ của nó với mẹ” [32,95] . “Nói cách khác, amae được dùng để chỉ việc bám theo mẹ xảy ra khi trí não đứa bé đã phát triển đến độ nào đó và nhận ra rằng mẹ nó tồn tại độc lập với nó”[32,95] “và nó đi đến chỗ cảm thấy mẹ nó là một cái gì không thể thiếu đối với nó; có thể nói chính sự khao khát được tiếp xúc gần gũi phát triển từ đó đã tạo thành Amae” [32,95]. Vậy tóm lại, chúng ta có thể biểu thị amae như một cố gắng về mặt tâm lý của một đứa trẻ để chối bỏ việc nó bị tách ra khỏi mẹ mình.
- 39 Từ đó, chúng tôi thấy rằng amae có một chức năng quan trọng là “vận hành để nuôi dưỡng cảm giác hợp nhất giữa mẹ và con”[32,96]. Có thể hiểu rộng ra, phá bỏ phạm vi được giới hạn bởi một đứa trẻ thì “não trạng amae có thể định nghĩa là cố gắng chối bỏ việc tách rời vốn là một phần không thể tách rời của sự sống con người và xóa mờ nỗi đau chia lìa”[32,96-97]. Những điều nói trên đã cho ta những cơ sở để có thể đối chiếu giữa tư duy Nhật Bản với tư duy phương Tây. Tiến sĩ Takeo Doi đã nhận định rằng: “so sánh với tư duy phương Tây thì nó (Amae) không có tính logic mà mang tính trực giác [32,97]. Còn thiền sư Suzuki Daisetsu chỉ ra rằng trong khi “ở cơ sở của những lối tư duy và cảm nhận của người phương Tây có người cha”, thì người mẹ nằm ở đáy sâu bản chất phương Đông”[32,99- 100]. Không chỉ có vậy, ta còn có thể giải thích vì sao: “trong con mắt người phương Tây, cảm giác tội lỗi của người Nhật có vẻ khá mờ nhạt. Có lẽ là do trong khi người phương Tây có chiều hướng nghĩ về cảm giác tội lỗi như một vấn đề bên trong của cá nhân, thì người Nhật không nghĩ thế”[32,63]. Từ những điều trên, chúng tôi thấy rằng amae đã diễn tả một cách sâu sắc phức cảm Genji về mặt bản chất tâm lý. Genji với sự tìm kiếm và “không muốn tách rời”, “chia lìa” khỏi hình bóng người mẹ, khỏi tình yêu thương của mẹ và luôn muốn hòa vào người yêu, người tình của mình như hành động hợp nhất với mẹ của mình. Đồng thời, amae cũng cho chúng ta hiểu tại sao người Nhật lại xem phức cảm Genji là một đặc trưng tâm lý và chấp nhận nhận trong khi từ nguyên mẫu gốc Genji đã “loạn luân” với người mẹ kế của mình. Đó là một điều không được cho là tội lỗi. Thế nhưng, ở các nước phương Tây, Mặc cảm Oedipus - một motif tương tự như phức cảm Genji, lại bị lên án và khó chấp nhận trong xã hội. 1.3.2. “Phức cảm Genji” và “mặc cảm Oedipus” Freud, nhà phân tâm học người Áo đã có rất nhiều công trình tạo được tiếng vang lớn trong việc khám phá bí ẩn tâm lý con người. Ông chú trọng đến yếu tố vô thức của mỗi con người và xem đó là một đối tượng nghiên cứu quan trọng. Đã có rất nhiều công trình áp dụng những định nghĩa và khái niệm của ông để tiến hành nghiên cứu. Và trong số ấy, mặc cảm Oedipus đặc biệt được chú ý.
- 40 Đặc trưng tâm lý mang tên Oedipus được hình thành từ mối liên hệ đặc biệt của đứa trẻ với bố/mẹ nó từ thưởi ấu thơ. “Freud cho rằng vì những liên hệ đầu tiên của đứa trẻ thường gắn với người mẹ (hay với người nào làm vai trò người mẹ) về những chăm sóc đầu tiên và về giáo dục. Do vậy người mẹ bao giờ cũng là tình yêu thương đầu tiên của đứa trẻ”[35,19]. Theo Freud sự phát triển nhân cách của trẻ được chia thành 5 giai đoạn: môi miệng, hậu môn, dương vật, tiềm thức và cơ quan sinh dục ngoài. Trong đó, mặc cảm Oedipus thường xuất hiện rõ nhất trong giai đoạn dương vật. Khi đến thời kì của dương tính, vào khoảng tuổi lên 3: thời kì mà đứa trẻ không còn chú ý đến môi miệng, hoạt động của hậu môn mà hướng đế sự ham thích với vùng kích dục của dương vật. Sự trỗi dậy của những ẩn ức tính dục thuở ấu thơ thôi thúc được thỏa mãn. Từ đó, một phức cảm trong tâm lý được hình thành. Những đứa bé nam biểu hiện mong muốn chiếm hữu mẹ của mình, hình thành sự ganh tị, ghen ghét với bố - người mà chúng mơ hồ nhận ra là “đối thủ” của mình. Tuy nhiên, đứa trẻ cảm nhận được rằng người bố có một uy quyền to lớn và sẽ trừng phạt chúng bằng cách “thiến”. Thế nên, trẻ sinh lòng sợ bị trừng phạt và từ đó sinh ra “lo sợ bị thiến” (Oedipal conflict). Nỗi sợ hãi trên như một con đê chặn dòng nước mạnh. Nó đã đè nén khát khao chiếm hữu người mẹ và thay vào đó là sự đồng hóa (Identification) với người cha. Những cậu con trai sẽ bắt đầu học hỏi và bắt chước các hành vi của cha mình. Thông qua đó, các cậu trai sẽ tiếp nhận vai trò giới tính của mình và hình thành tính cách như một nam giới trưởng thành. Còn đối với các bé gái, những mặc cảm của chúng còn được gọi là mặc cảm electra. Tiến trình diễn ra của cơ chế tâm lý này hết sức khác biệt. Các đứa trẻ nữ có khát khao tình dục với ba của chúng. Chúng nhận thấy sự khác biệt của mình là không có dương vật và ao ước mình cũng có dương vật, ao ước sinh con cho cha. Nhưng chúng lại đổ lỗi và thù ghét mẹ vì đã làm cho chúng không có những gì mà mình mong muốn. Tuy nhiên, cũng như trên, chúng cũng cảm nhận được quyền uy của bà mẹ và sợ hãi điều đó. Sự đồng hóa được diễn ra. Đứa trẻ gái bắt đầu cư xử giống mẹ và chấp nhận giá trị và thái độ của bà mẹ.
- 41 Sự biến đổi trên trong tâm lý của đứa trẻ ở tuổi thiếu niên dẫn đến những nổi loạn trong hành vi và thái độ của chúng. Những đứa con trai “khiêu khích đối với uy quyền bố mẹ, nhất là đối với uy quyền người bố, nhưng con trai lại thường đối xử với mẹ theo lối pha trộn vụng trộm tình cảm ở chốn riêng tư và kiêu căng ở nơi công cộng, dao động giữa ý định lệ thuộc và sự thống trị”[35,34]. Đứa con gái cũng như thế, chúng như tuyên chiến với mẹ nó với mong muốn giành được bố về phần mình. Lúc này, những đứa con trai, cả những đứa con gái đều có những hành động làm cho mẹ hoặc ba chúng ấn tượng và chú ý nhiều đến chúng. Vú dụ: đứa con trai thì nghịch phá cho mẹ dọn dẹp, nghịch đồ dơ để mẹ có thể giặc nhiều đồ hơn cho nó, đứa con gái thì dùng hết sự nữ tính hấp dẫn của mình để có thể quyến rũ bố mình (tất nhiên đó là sự quyến rũ trong sáng, ngây thơ). Sỡ dĩ ta thường gọi nét tâm lý trên là “mặc cảm Oedipus” thay vì “Phức cảm Oedipus” có lẽ là vì ám ảnh tội lỗi ngấm ngầm bên trong. Trong thần thoại, sau khi lời nguyền ứng nghiệm với Oedipus –“giết cha, lấy mẹ” thì bốn người con ra đời từ mối tình loạn luân đều phải chịu một số mệnh bi thảm như cha. Mẹ chàng vì xấu hổ mà tự vẫn. Còn Oedipus thì tự móc hai mắt của mình, chịu hình phạt lưu đày, ra khỏi thành Thebes. Từ đó, có thể hiểu “mặc cảm Oedipus” là một “cảm tính đau khổ, day dứt lo sợ phạm tội giết cha và yêu mẹ, lo sợ phạm tội loạn luân”[16,192]. Từ những phân tích trên, chúng tôi đặt phức cảm Genji vào mối tương quan với mặc cảm Oedipus và rút ra một vài kết luận sơ bộ như sau: Những nét tương đồng Mặc dù phức cảm Genji và mặc cảm Oedipus bắt nguồn từ những mẫu hình tâm lý ở những vùng văn hóa đặc trưng khác nhau. Tuy nhiên ở chúng có những điểm gặp gỡ rõ rệt: Về mẫu hình tâm lý, nếu như phức cảm Genji lấy mẫu hình tâm lý từ chàng hoàng tử Genji trong Genji monogatari thì mặc cảm Oedipus lấy nguyên mẫu từ hoàng tử Oedipus trong thần thoại Hy Lạp Oedipus làm vua. Về biểu hiện đặc trưng tâm lý, chúng tôi thấy rằng, cả hai đều xuất phát từ tình cảm giữa người con trai với mẹ của nó. Về sự lựa chọn đối tượng bạn tình: Cả hai đều sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn hình mẫu bạn tình khi trưởng thành. Về mức độ phổ biến, chúng đều là những biểu hiện tâm lý chung của phần đông nam giới. Hay nói
- 42 cách khác, chúng là những bản chất tâm lý vốn có trong não trạng con người, còn được gọi dưới cái tên “vô thức tập thể” (Jung). Những điểm khác biệt Sau khi tìm hiểu về hai khái niệm trên, chúng tôi nhận thấy rằng giữa chúng có những điểm khác biệt cần lưu ý: Thứ nhất, phức cảm Genji, hay não trạng amae được bắt đầu trước khi hình thành mặc cảm Oedipus. “Vì Amae dường như nổi lên trước hết như cảm xúc của đứa bé trên vú mẹ hướng về mẹ nó”. “Điều ấy tương ứng với cảm xúc trìu mến nổi lên ở đầu thời thơ ấu mà Freud đặt tên là “sự lựa chọn đối tượng nguyên thủy của trẻ” (the child’s primary object-choice)”[32,25]. Thứ hai, mặc cảm Oedipus xuất hiện ở cả đứa trẻ nam và nữ còn ở phức cảm Genji chỉ chú trọng vào người nam. Thứ ba, mặc cảm Oedipus chú trọng đến vai trò của người cha. Còn phức cảm Genji thì đặt trọng tâm vào vai trò của mẹ, người cha bị xóa mờ, không hiện diện. Ở phương diện này, cần xem xét đến những yếu tố văn hóa Đông – Tây. Văn hóa phương Tây, luôn đề cao vai trò và quyền lực của người cha - người có một quyền năng to lớn không thể khuất phục. Ngược lại, văn hóa phương Đông lại đề cao người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ với tình yêu thương bao la, chở che, tận hiến. Theo thiền sư D.T Suzuki: “Ở cơ sở của những lối tư duy và cảm nhận của người phương Tây có người cha, thì người mẹ nằm ở đáy sâu bản chất phương Đông. ( ) Người mẹ ôm lấy mọi thứ trong tình yêu vô điều kiện. Không có vấn đề đúng, sai. Mọi thứ đều được chấp nhận không có gì khó khăn hay cần căn vặn. Tình yêu ở phương Tây luôn chứa đựng một cái bã của quyền lực. Tình yêu phương Đông thì ôm lấy tất cả. Nó mở rộng về mọi phía. Ta có thể đi vào từ mọi hướng.” [32, 99-100] Thứ tư, mặc cảm Oedipus có sự hiện diện của cảm giác tội lỗi và sự trừng phạt. Nghĩa là được soi xét dưới góc độ đạo đức. Còn phức cảm Genji thì không. Ở những nước phương Tây, họ “có chiều hướng nghĩ về cảm giác tội lỗi như một vấn đề bên trong cá nhân, còn người Nhật không nghĩ thế”[32,63]. Đối với người Nhật, cảm giác tội lỗi “tự thể hiện một cách sắc bén nhất khi cá nhân ngờ rằng những hành động của mình sẽ đem lại kết quả là phản bội nhóm mà mình thuộc về. Bên
- 43 cạnh đó, ta có thể hiểu rằng cảm giác tội lỗi của người Nhật “là một chức năng của các quan hệ nhân sinh” [32,64]. Theo TS Takeo Doi, cảm giác tội lỗi sẽ không thường tồn tại với những người có mố quan hệ họ hằng, đặc biệt là đối với cha mẹ vì mối quan hệ giữa hai bên đã quá thân thiết nên amae cho phép người ta tin rằng mọi tội lỗi đều sẽ được tha thứ. Những tội lỗi sẽ được bỏ qua bởi mối quan hệ thân thiết và tình cảm gắn bó. Một phần nữa là tư duy người Nhật thiên về cảm xúc chủ quan, mang tính trực giác cao; còn ở phương Tây, họ lại thiên về tính logic, khách quan, dựa vào lí trí, lối tư duy khoa học, khuôn khổ, Thứ năm, phức cảm Genji là sự bộc lộ ẩn ức cá nhân kìm nén về tình mẹ một cách gián tiếp qua người tình. Còn mặc cảm Oedipus là sự thể hiện trực tiếp, hướng vào ba, mẹ ruột. Phức cảm Genji, với ánh sáng từ góc độ tâm lý học đã được giải phẩu rất cụ thể và sáng tỏ. Nó là một hiện tuợng tâm lý đặc trưng trong tính cách Nhật Bản. Nó có mối tương quan với những hiện tượng tâm lý đã được xác lập như mặc cảm Oedipus, nhưng ở nó cũng có những đặc trưng riêng trong sự biểu hiện. Những đặc trưng khác biệt trên chính là cốt lõi để phức cảm Genji được chú ý nghiên cứu sâu và kĩ hơn.
- 44 CHƯƠNG 2: “PHỨC CẢM GENJI” TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC HIỆN ĐẠI NHẬT BẢN Phức cảm Genji đã được lưu giữ qua bao thế kỉ để có thể hiện hữu trong nền văn học hiện đại Nhật Bản cho đến ngày nay. Nó song hành cùng quá trình vận động và biến đổi của nền văn học Nhật qua nhiều thế kỉ. Phức cảm Genji ra đời từ văn học Heian đến văn học hiện đại (từ Minh trị duy tân), một lần nữa nó lại trỗi dậy mạnh mẽ trong sáng tác của những nhà nhăn Nhật bản thời kì hậu chiến. Về bối cảnh lịch sử, xã hội Nhật Bản. Lịch sử Nhật Bản hiện đại chia thành 3 thời kì, nếu lấy dấu mốc từ thời kỳ Minh Trị Duy Tân : Meji (1868-1912), Taiso (1912-1926) và Showa (1926-1989). Trước Meji, vào thời Edo (1603-1867) đã thi hành chính sác “bế quan tỏa cảng”. Đồng thời càng về sau thì những chính sách cai trị của chính quyền ngày càng lạc hậu, lỗi thời. Sự kiện, năm 1852, đô đốc hải quân Mỹ Perry đã kéo một đoàn thuyền chiến đến Nhật Bản nhằm tìm kiếm một sự thỏa thuận về thị trường mua bán. Khi bị từ chối thì Mỹ đã tạo nhiều sức ép. Thế nên, chính quyền Edo phải kí một số hiệp ước trong sự gượng ép. Giữa thế kỉ XIX, với những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội, những cuộc đấu tranh của nhân dân liên tiếp nổ ra. Chính quyền Mạc Phủ khủng hoảng, sụp đổ. Thiên Hoàng Mutsuhito (Mục Nhân) đã giành chính quyền và thành lập chế độ mới thực hiện cuộc duy tân Minh Trị. Nhật Bản thời kì Minh Trị đã có những cải cách tiến bộ góp phần “duy tân” đất nước về mọi mặt như: chính sách mở cửa, giao lưu với thế giới về mọi mặt, xóa bỏ chế độ phân biệt đẳng cấp, thay lịch âm bằng lịch dương, xóa bỏ phân biệt giới tính, Dành sự quan tâm hơn cho phụ nữ là một trong những tiếng nói tiến bộ, bình đẳng của thời kì này. Năm 1912, Nhật Hoàng Mustuhito qua đời đánh dấu sự kết thúc của triều đại Minh Trị. Tiếp đó là sự ra đời của hai thời đại là Taisho (1912-1926) và Showa (1926-1989) do hoàng đế Taisho và hoàng đế Hirohito trị vì. Đây là thời “thời kì bất thường” nhất trong lịch sử Nhật Bản. Những cuộc chiến tranh xâm lược liên tục xảy ra: Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1889), Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905),
- 45 Chiến tranh Thế giới II (1939 – 1945). Nhật Bản đã huy động tất cả tiềm lực về kinh tế cho chiến tranh nhưng kết quả lại là thất bại nặng nề. “Thời kì bất thường” của Nhật Bản đã sản sinh ra một nền “văn hóa đại chúng” và phong trào khuyến khích thanh niên sống theo trào lưu hiện đại phương Tây. Số lượng xuất bản sách báo thời kì này đã được tăng lên vượt bật chưa từng thấy. Tuy nhiên, các giá trị văn hóa cũ suy đồi, các nhân tố văn hóa ngoại lai xâm nhập mạnh mẽ khiến cho nền văn hóa và đạo đức truyền thống Nhật Bản bị khủng hoảng nghiêm trọng. Nhưng với ý chí và quyết tâm phi thường để kiến thiết đất nước, sau năm 1954, nền kinh tế Nhật từng bước phục hồi và phát triển “như vũ bão”, đuổi kịp các nước phương Tây. Nhật bước vào thời kỳ “phát triển thần tốc” trở thành một cường quốc kinh tế thế giới. Đến nay, Nhật Bản là một nước dân chủ với nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển, ngoại giao theo khuynh hướng mở, hữu nghị với thế giới. Đời sống người dân Nhật Bản tương đối ổn định và phồn vinh. Lịch sử văn học hiện đại được phân chia rất phức tạp. Giới nghiên cứu thường cho rằng nó bắt đầu từ 1868 và kế thúc 1989. Tuy nhiên Một số học giả với quan niệm cởi mở, họ cho rằng văn học hiện đại Nhật Bản không chỉ trong khoảng từ 1868 đến 1989 mà còn phải kể đến các nhà văn thời đại Heisei (cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI). Chúng tôi đồng ý với quan điểm trên trên. Bởi lẽ “bên cạnh những nhà văn Nhật Bản kiệt xuất trong giai đoạn từ 1868 cho đến 1989” thì “ không thể không đề cập đến một số cây bút xuất sắc thuộc lớp sau, coi họ là một tiếng nói độc đáo, hấp dẫn nhất của văn học Nhật Bản hiện đại, là một dạng thức mới mẻ của nền văn xuôi cuốii thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI” [15,16]. Có một đặc điểm chung trong nền văn học hiện đại Nhật Bản dù có phân chia theo quan điểm nào đi nữa là vào thời kì đầu của nền văn học là sự tiếp thu nền văn học phuơng Tây trên cơ sở dịch thuật các tác phẩm của những tác giả lớn như: Dostoievski, Nietzche, Jame Joyce, Proust, Sau đó là sự phỏng lại những tác phẩm nổi tiếng một cách mạnh mẽ. Đồng thời, với sự tiếp nhận những tinh hoa văn học Tây phương, Nhật Bản đã thâu nhận cho nền văn học mình rất nhiều chủ nghĩa mới như: chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa tự nhiên, phân tâm học Năm 1985 có
- 46 thể nói là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong bước tiến của nền văn xuôi Nhật Bản. Đó là khi cuốn Tinh túy của tiểu thuyết (The essence of novel) của Tsubouchi Shoyo ra đời. Kể từ đây, văn xuôi Nhật Bản vươn lên vị trí trung tâm trên văn đàn. Trong suốt thời kì giữa thế kỉ XIX, quá trình hiện đại hóa ở Nhật Bản đã nhất thể với sự phương Tây hóa trong mọi mặt đời sống. Tất nhiên, văn học cũng là một phương diện chịu tác động mạnh mẽ. “Đây là giai đoạn làm quen, học hỏi, bắt chước, thể nghiệm để chuẩn bị cho một nền văn học mới ra đời, nhuần nhuyễn những yếu tố phương Tây lẫn yếu tố văn học Nhật Bản”[15,19]. Ngoài ra, trong sự phát triển mạnh mẽ của văn học Nhật hiện đại cần nhắc đến vai trò của báo chí và hoạt động phê bình văn học diễn ra sôi nổi trong thời điểm này. Trong sự phát triển mạnh mẽ của văn học Nhật hiện đại không thể không kể đến đóng góp to lớn của một đội ngũ sáng tác to lớn. Trong số đó, ta có thể nhắc đến thành công của ba nhà văn: Tanizaki, Kawabata, Murakami. Bối cảnh lịch sử và tình hình văn học chung của Nhật như một dòng chảy luôn vận động mạnh mẽ. “Phức cảm Genji” đã hòa mình vào dòng chảy ấy và có sự “tiếp biến” không ngừng. Trong đó, sự thể hiện của nó cũng hết sức đa dạng và phong phú. Sau đây, chúng tôi tiến hành khảo sát phức cảm Genji ở phương diện hệ thống nhân vật và nghệ thuật biểu hiện trong sáng tác của ba nhà văn nói trên 2.1. Nhân vật nam – chủ thể của phức cảm Genji 2.1.1. Nỗi đau xa lìa mẹ Tình mẫu tử thiêng liêng được hình thành tự nhiên trong tâm thức của mỗi con người trong quá trình từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành. Đó là một quá trình xây dựng và vun đắp liên tục, nhiều khi trong vô thức. Một khi tình cảm ấy bị gián đoạn sẽ dẫn đến những tổn thương sâu sắc trong tinh thần đứa con. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự mất cân bằng trên là sự “vắng mặt” của người mẹ. Sự phụ thuộc của người con vào mẹ lúc này cũng mất đi. Những thói quen hằng ngày thay đổi. Từ đó tạo cho đứa trẻ một cảm giác “bị bỏ lại đằng sau” và hình thành sự “chơi vơi”, “trống rỗng” trong cuộc sống giai đoạn đầu. “Rõ ràng cảm giác bị bỏ lại đằng sau phụ thuộc vào sự tồn tại của não trạng Amae. Khi đứa trẻ bị bỏ rơi, nó cảm thấy một sự khó chịu, một sự đe dọa cho chính sự sống của
- 47 mình”[32,195]. Sau đó, dần dần con người sẽ tự điều chỉnh sự bất thường này bằng cách ẩn giấu nó vào trong tầng sâu vô thức để tìm lại sự cân bằng trong cuộc sống. Tuy nhiên, những tổn thương sâu sắc ấy sẽ mãi tiềm tàng, ẩn sâu trong vô thức và chỉ chực chờ có cơ hội bùng phát. Qua đó, sự tìm kiếm hay bắt gặp những hình ảnh quen thuộc từ người mẹ được thiết lập khi những người con trai tìm thấy mẹ mình qua hình ảnh của những người tình hay những người phụ nữ khác trong cuộc đời. Có thể nói, tác động từ việc thiếu vắng hình bóng người mẹ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tiềm tàng của phức cảm Genji. Trong các tác phẩm được tiến hành khảo sát, motif “đứa con xa lìa mẹ” được lặp lại khá phổ biến. Motif này như đã nói, nguyên mẫu từ truyện Genji. Hoàng tử Genji trong câu chuyện đã phải gánh chịu nỗi đau mất mẹ khi chàng vừa cất tiếng khóc chào đời. Số phận thật trớ trêu khi chàng đem lòng yêu chính người kế mẫu của mình. Bởi lẽ, hình ảnh người mẹ kế khiến Genji nhớ về mẹ ruột mình, cho chàng được sự ấm áp, quan tâm mà chàng thiếu vắng ngay từ thuở bé. Tình cảm này không thể nào tách bạch rõ ràng là “tình mẫu tử” hay “tình yêu nam - nữ”. Có lẽ vì thế nên phức cảm Genji có đặc điểm nổi bật là việc người nam luôn hướng đến sự tìm kiếm hình bóng thiêng liêng của người mẹ qua những người tình. Sự thiếu vắng hình bóng của người mẹ trong các tác phẩm văn học hiện đại Nhật Bản thông thường vì hai nguyên nhân chính: người mẹ đã mất và người mẹ bỏ nhà ra đi. Thứ nhất, nỗi đau về người mẹ đã mất. Trong các tác phẩm của Kawabata, ông đã vẽ nên một bức tranh thật ảm đạm cho số phận các nhân vật nam - chủ thể mang phức cảm Genji khi hầu hết họ đều là những kẻ mang nỗi đau thiếu vắng bóng hình mẹ. Kikuji trong tiểu thuyết Ngàn cánh hạc phải chịu đựng sự mất mát gấp bội khi mất đi “người mẹ” của mình đến hai lần. Người mẹ ruột và bà Ota. Những người mà cậu cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng cứ dần rời xa Kikuji, một nỗi đau không thể nói thành lời và anh chỉ còn biết “lặng thinh” với “đôi mắt nhắm nghiền lại” mà thôi!
- 48 Gimpei trong tiểu thuyết Hồ cũng đã có những hồi ức rất tươi đẹp về một vùng quê cùng cái hồ ở quê mẹ, nơi mà anh đã trải qua một tuổi thơ vui vẻ cùng chị họ mình. Thế nhưng, chính nơi ấy cũng là nơi mang lại cho anh ta một nỗi sợ hãi suốt đời ám ảnh – sợ mẹ bỏ đi. Đau đớn hơn, cái hồ ấy, miền quê yên bình ấy lại là nơi mà anh ta đã chứng kiến cảnh mẹ ra đi mãi mãi. Các nhân vật của Tanizaki cũng không nằm ngoài số phận chung: mất mẹ. Trong Cầu mộng, Tadasu, men theo dòng kí ức của mình nhớ về ngày mà mẹ cậu mãi ra đi: “Một ngày đầu mùa thu, ngay khi cây hạnh đào ở cửa bắt đầu rụng lá, người mẹ hai mươi tuổi của tôi, khi sanh nhiễm độc tử cung mà chết với cả đứa bé. Lúc đó tôi mới lên năm.”[33,135]. Trong tâm hồn Tadasu chất đầy những câu hỏi không lời đáp: “Tớ lấy làm lạ khi thấy mình phần nhiều chỉ nhớ mẹ chớ không hề nhớ cha. Hơn nữa cha của tớ đã chết trước cả mẹ, cho nên dù tớ còn giữ được đôi chút hình ảnh mơ hồ của bà mẹ thì đối với ông bố, tớ hoàn toàn không nhớ gì cả”[42,258]. Vì thế mà cậu cho rằng tình cảm giữa cậu và mẹ mình cũng như một kẻ xa lạ, như với “người đàn bà mình chưa hề gặp”. Thứ hai, nỗi đau và sự kiếm tìm người mẹ bỏ ra đi. Khác với những trường hợp vừa kể trên – người mẹ đã mất, Kafka trong Kafka bên bờ biển (Haruki Murakami) hay ông lão Arita trong tiểu thuyết Hồ (Kawabata) lại rơi vào trường hợp bị mẹ của mình bỏ rơi từ lúc còn bé. Kafka, một cậu bé 15 tuổi được đặt trong cuộc trốn chạy, thoát khỏi lời nguyền ác tâm từ người cha và cậu lên đường thực hiện hành trình tìm lại mẹ và chị gái. Trong kí ức, mẹ đã mang theo chị của Kafka bỏ nhà ra đi từ lúc cậu 4 tuổi. Cậu thậm chí còn không thể nhớ nổi diện mạo của mẹ mình. Còn trong tiểu thuyết Hồ (Kawabata), Arita, một lão già đã trải qua gần hết cuộc đời vẫn luôn nhớ về những tháng ngày cách xa người mẹ vì bà đã “bỏ đi khi ông mới hai tuổi”[55,56]. Nỗi đau mất mẹ ban đầu sẽ bộc phát ra bên ngoài bằng những chuỗi đau khổ. Nhưng sau đó, nó trở thành một thứ tổn thương ẩn sâu trong vô thức của con người. Để rồi, vào một thời điểm nhất định, khi nó tìm thấy một thứ cảm giác an toàn, một