Khóa luận Phát triển sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty Cổ phần Truyền thông Quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng

pdf 110 trang thiennha21 22/04/2022 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phát triển sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty Cổ phần Truyền thông Quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phat_trien_san_pham_du_lich_e_park_tam_giang_lagoo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phát triển sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty Cổ phần Truyền thông Quảng cáo và Dịch vụ du lịch Đại Bàng

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH E-PARK TAM GIANG LAGOON CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG Trường Đại học Kinh tế Huế NGUYỄN THỊ LIÊN Niên khóa 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH E-PARK TAM GIANG LAGOON CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Liên PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc TrườngLớp: K49C - QTKDTH Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2015 – 2019 Huế, tháng 1 năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cán bộ giảng viên Trường Đại học Kinh tế đã trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt là Thầy Nguyễn Tài Phúc, người đã hướng dẫn luận văn tốt nghiệp, thầy đã giúp em đưa ra những đóng góp quý báu trong suốt quá trình làm bài để em hoàn thành tốt bài luận văn một cách tốt nhất. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Đình Thiện (Giám Đốc phòng Marketing) cùng Ban lãnh đạo Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng đã tạo điều kiện cho em thực tập, nghiên cứu tại Công ty, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến đề em có thể hoàn thành đề tài này. Em cũng xin cảm ơn các cô chú, các anh chị đang công tác tại Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng đã dìu dắt, hướng dẫn em trong quá trình thực tập và tiếp cận với công việc từ đó có cái nhìn thực tế công việc và định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó, em cũng xin xảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn ủng hộ tôi, động viên và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này. Mặc dù em đã nỗ lực để hoàn thành tốt bài luận văn này với tất cả sự cố gắng, nhiệt tình và năng lực của mình nhưng vì kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản hồi từ Hội đồng xét tốt nghiệp Khoa Quản Trị kinh Doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế để bài luận tiếp tục hoàn thiện. Một lần nữa, em xin ghi nhận tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó. Em xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học HuKinhế, tháng 01 tếnăm 2018Huế Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Liên
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.2. Phương pháp chọn mẫu và kích cỡ mẫu 3 4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 4 5. Kết cấu của đề tài 5 6. Hạn chế của đề tài 5 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH 7 1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch 7 1.1. Các khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch 7 1.1.1. Du lịch và sản phẩm du lịch 7 1.1.2. DTrườngịch vụ và dịch vụ du Đại lịch học Kinh tế Huế 9 1.2. Đặc tính cơ bản của sản phẩm du lịch 10 1.3. Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch 11 1.4. Phát triển sản phẩm du lịch mới trong doanh nghiệp du lịch 12 1.5. Các tiêu chí đánh giá đến sự phát triển sản phẩm du lịch 14 1.5.1. Nhu cầu du lịch của du khách 14 SVTH: Nguyễn Thị Liên i
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 1.5.2. Các điều kiện về cung du lịch 16 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du lịch 20 1.6.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 20 1.6.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 22 2. Cơ sở thực tiễn 25 2.1. Thị trường ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế 25 2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH E-PARK TAM GIANG LAGOON CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG 28 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng 28 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 29 2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 29 2.1.3. Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh 31 2.1.4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty 33 2.1.5. Đặc điểm về nguồn lực của công ty 35 2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 39 2.2. Hoạt động phát triển sản phẩm du lịch mới của Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng 40 2.2.1. Qui trình phát triển sản phẩm E-Park Tam Giang Lagoon 40 2.2.2. Đặc điểm khách du lịch tại E-Park Tam Giang Lagoon của công ty cổ phần du lịch Đại Bàng 45 2.2.3. Thực trạng về quy mô cung ứng dịch vụ 47 2.2.4. ChTrườngất lượng dịch vụ duĐại lịch tạ i họcE-Park Tam Kinh Giang Lagoon tế cHuếủa công ty du lịch Đại Bàng 48 2.3. Kết quả điều tra khách du lịch về sản phẩm E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng 56 2.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra 56 2.3.2. Kênh thông tin biết đến sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon của công ty 58 SVTH: Nguyễn Thị Liên ii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.3.3. Đánh giá của khách du lịch đối với sản phẩm E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng 59 2.4. Ưu điểm và hạn chế của hoạt động phát triển sản phẩm E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng 69 2.4.1. Ưu điểm 69 2.4.2. Hạn chế tồn tại 70 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM E-PARK TAM GIANG LAGOON CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG 72 3.1. Xu hướng phát triển sản phẩm du lịch hiện nay ở Huế 72 3.2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon tại Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng 72 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm “E-park Tam Giang Lagoon” của Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng 73 3.3.1. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực làm công tác du lịch 73 3.3.2. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng khu khu dịch 74 3.3.3. Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ 75 3.3.4. Phát triển thêm các dịch vụ khác 75 3.3.5. Điều chỉnh tính mùa vụ trong du lịch 76 3.3.6. Tạo ra sản phẩm đặc trưng và mở rộng thị trường 77 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 3.1. Kết luận 78 3.2. Kiến nghị 79 3.2.1. ĐTrườngối với Sở du lịch Th Đạiừa Thiên Huhọcế Kinh tế Huế 79 3.2.2. Đối với chính quyền Thừa Thiên Huế 80 3.3.3. Đối với ngư dân ở thôn Ngư Mỹ Thạnh 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO : 82 PHỤ LỤC 1 83 PHỤ LỤC 2 87 SVTH: Nguyễn Thị Liên iii
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TTQC: Truyền thông quảng cáo DVDL: Dịch vụ du lịch HDV: Hướng dẫn viên NV : Nhân viên UBND: Uỷ ban nhân dân ĐVT: Đơn vị tính Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Liên iv
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Sơ đồ: Sơ đồ 1: Mô hình chất lượng dịch vụ 18 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 33 Hình: Hình 1: Mô hình mô phỏng điểm đến E-Park Tam Giang Lagoon 40 Hình 2: Sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon của công ty cổ phần TTQC và DVDL Đại Bàng 41 Hình 3: Làng nghề Đan Lát Bao La 42 Hình 4: Du khách cùng ngư dân đánh bắt cá, tôm 43 Hình 5: Điểm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon 44 Hình 6: Đặc sản trên phá Tam Giang 44 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Liên v
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2015-2017 36 Bảng 2: Tình hình nguồn tài chính tại công ty giai đoạn 2015-2017 37 Bảng 3: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 39 Bảng 4: Lượng khách du lịch E-Park Tam Giang Lagoon từ 7/2017 đến 12/2018 45 Bảng 5: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh từ 7/2017 đến 12/2018 48 Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh (7/2017 – 12/2018) 51 Bảng 7: Cơ cấu nguồn nhân lực tại E-Park Tam Giang Lagoon (7/2017-12/2018) 53 Bảng 8: Kết quả hoạt động tour Hoàng hôn trên phá Tam Giang (7/2017-12/2018) 54 Bảng 9: Đặc điểm của khách du lịch đến E-Park Tam Giang Lagoon 56 Bảng 10: Kênh thông tin biết đến sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon 58 Bảng 11: Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định tham quan E-Park Tam Giang Lagoon 59 Bảng 12: Nét đặc trưng của E-Park Tam Giang Lagoon 61 Bảng 13: Đánh giá của khách hàng về các chính sách hỗ trợ trong tour Hoàng hôn trên phá Tam Giang 62 Bảng 14: Kiểm định One – Sample T- test về mức độ đồng ý 64 Bảng 15: Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với E-Park Tam Giang Lagoon 65 Bảng 16: Kiểm định One – Sample T –test về mức độ hài lòng của du khách 66 Bảng 17: Sự nhận biết của khách hàng về sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon 67 Bảng 18:Trường Đề xuất của khách Đại hàng liên học quan đ ếnKinh việc phát tri tếển sả nHuế phẩm du lịch của công ty trong tương lai 68 SVTH: Nguyễn Thị Liên vi
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, ngành du lịch tại Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các công ty kinh doanh du lịch xuất hiện ngày càng nhiều và phong phú đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Huế. Nhưng đồng thời cũng tạo nên những áp lực cạnh tranh rất lớn giữa các công ty du lịch. Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay có nhiều công ty làm ăn có lãi, bên cạnh đó có không ít công ty du lịch bị phá sản vì không thể cạnh tranh trên thị trường. Trong cạnh tranh các công ty du lịch có nhiều cách, một trong nhiều cách đó là công ty phải phát triển sản phẩm mới hoặc các dịch vụ du lịch của mình. Phát triển sản phẩm du lịch là một khuynh hướng ngày càng được phổ biến của các doanh nghiệp du lịch và là một trong những yếu tố giúp cho công ty du lịch thích ứng với những biến động khó lường của nhà doanh nghiệp với môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp. Nhận thức được vấn đề đó, Công ty Cổ Phần TTQC và DVDL Đại Bàng cũng luôn tìm cách để phát triển sản phẩm du lịch của mình. Chính vì vậy, công ty đã nghiên cứu, phát triển ra sản phẩm du lịch mới đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bởi họ tin rằng, phát triển sản phẩm mới là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự mới mẻ, đáp ứng nhu cầu hài lòng cho khách hàng, đồng thời nâng cao hình ảnh thương hiệu của họ trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, với đội ngũ nhân sự còn khá trẻ do mới thành lập chưa lâu còn phải đối mặt với nhiều yếu tố đe dọa hiệu quả kinh doanh, khai thác sản phẩm du lịch vẫn còn hạn chế, việc phát triển sản phẩm du lịch mới cũngTrường không hề dễ dàng. Đại Nó đòi hhọcỏi phải nghi Kinhên cứu, phân tế tích Huếvà đánh giá cụ thể hoạt động phát triển sản phẩm du lịch mới trong từng giai đoạn để tìm được hướng đi đúng đắn. Từ những vấn đề trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH “E –PARK TAM GIANG LAGOON” CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Từ đó, đề xuất những giải pháp có thể áp dụng trong thực SVTH: Nguyễn Thị Liên 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc tiễn nhằm giúp cho việc phát triển sản phẩm mới của công ty đạt được mục tiêu chiến lược đã đề ra. 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung Phân tích và đánh giá hoạt động phát triển sản phẩm du lịch của Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng trong giai đoạn 7/2017 đến cuối năm 2018, từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới cho công ty trong thời gian sắp tới. b. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch trong doanh nghiệp. - Đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty cổ phần TTQC và DVDL Đại Bàng. - Đề xuất giải pháp để hoàn thiện phát triển sản phẩm E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty cổ phần TTQC và DVDL Đại Bàng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Sản phẩm du lịch “E-Park Tam Giang Lagoon” của công ty cổ phần du lịch Đại Bàng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Khóa luận được thực hiện nghiên cứu tại công ty cổ phần du lịch Đại Bàng và khách du lịch đã và đang sử dụng sản phẩm du lịch của công ty. - Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp: Giai đoạn từ năm 2015-2017 TrườngDữ liệu sơ cấp: ĐềĐại tài đư ợchọc thực hiện Kinh trong thời tế gian Huế thực tập từ ngày 24/09/2018 đến ngày 30/12/2018. Thu thập số liệu thông qua bảng hỏi từ ngày 3/12/2018 đến ngày 25/12/2018. Phạm vi nội dung: Thông qua ý kiến đánh giá của khách du lịch về việc phát triển sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty và kết quả phân tích từ các phòng ban, chỉ ra thực trạng của việc phát triển sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon và đề xuất hướng giải quyết. SVTH: Nguyễn Thị Liên 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Khoảng thời gian được nghiên cứu để đánh giá, phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng trong khoảng thời gian từ 7/2017 đến 30/12/2018. Các giải pháp, đề xuất áp dụng trong thời gian này đến 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Tìm kiếm tài liệu trên sách, khóa luận ở thư viện trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế, thông tin từ một số trang web như khamphadisan.com, dulichdaibang.com, Dữ liệu từ các phòng ban của Công ty Cổ phần du lịch Đại Bàng cung cấp như Phòng Kế toán, Phòng Nhân sự, Phòng Kinh doanh thị trường, . - Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát ý kiến khách du lịch sử dụng sản phẩm du lịch của Công ty Cổ phần du lịch Đại Bàng bằng bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn. 4.2. Phương pháp chọn mẫu và kích cỡ mẫu Do sự hạn chế về thời gian, nguồn lực và nguồn kinh phí để thực hiện điều tra nên nghiên cứu tiến hành khảo sát trên mẫu đại diện từ đó suy rộng kết quả ra cho tổng thể. (Hoàng La Phương Hiền, 2013). Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn du khách bằng bảng câu hỏi để thu thập các thông tin cần thiết. Do điều kiện tiếp xúc thực tế với du khách hạn chế nên tác giả điều tra một phần, phần còn lại gửi bảng hỏi cho du khách thông qua các anh, chị hướng dẫn viên du lịch trong quá trình đi tham quan của du khách và thu lại sau khi kết thúc. Phương pháp chọn mẫu: Tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để dễ dàngTrường thu thập thông tinĐại từ du khách học hơn. “ChKinhọn mẫu thu tếận ti ệHuến là chọn mẫu dựa trên sự thuận lợi hay tính dễ tiếp cận của đối tượng điều tra, ở những nơi mà nhân viên điều tra có khả năng gặp được đối tượng”. (Hoàng La Phương Hiền, 2013, trang 40). Phương pháp xác định kích cỡ mẫu: Nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể nghiên cứu, đề tài xác định cỡ mẫu nghiên cứu thông qua công thức tính kích cỡ mẫu theo trung bình: SVTH: Nguyễn Thị Liên 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Trongđó: 2: phương sai : độ lệch chuẩn n: kích cỡ mẫu e: sai số mẫu cho phép Với đặc tính của một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, độ tin cậy mà nhà nghiên cứu lựa chọn là 94%, thông qua tra bảng Z= 1,96. Về sai số mẫu cho phép, với độ tin cậy 95% và do dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên sai số mẫu cho phép sẽ là 0,07. Về độ lệch chuẩn, sau khi tiến hành điều tra thử với 30 bảng hỏi nghiên cứu tiến hành xử lý SPSS để tính ra độ lệch chuẩn. Kết quả thu được giá trị   Z2 2 (1,96)2*(0,371)2 n = = = 108 (mẫu) e2 (0,07)2 Để đảm bảo số lượng và chất lượng điều tra, tác giả sẽ tiến hành khảo sát 120 bảng hỏi. Những bảng hỏi này sẽ đưa tới khách hàng đã và đang sử dụng sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng. 4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu - Các số liệu về kết quả hoạt động, tình hình nguồn vốn, các dữ liệu liên quan đến tổ chTrườngức, nhân sự tại Công Đại ty cổ ph họcần TTQC Kinh và DVDL Đ ạtếi Bàng Huế trong những năm gần đây. - Các dữ liệu thu thập được qua internet, sách báo, tạp chí, các đề tài nghiên cứu đã thực hiện có nội dung liên quan nhằm mục đích phục vụ cho quá trình nghiên cứu. - Phương pháp thống kê: Phân tích sự biến động của số liệu thứ cấp qua 3 năm 2015-2017 và các số liệu sơ cấp về các chỉ tiêu liên quan đến việc phát triển sản phẩm SVTH: Nguyễn Thị Liên 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc du lịch E-Park Tam Giang Lagoon và đưa ra đánh giá chủ quan dựa trên cơ sở tình hình thực tiễn và kiến thức chuyên môn. - Phương pháp thống kê mô tả, một số phương pháp chuyên dùng khác trong phân tích và kiểm định thống kê với phần mềm SPSS phiên bản 20.0. 5. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Bao gồm: trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của đề tài và hạn chế của đề tài. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề phát triển sản phẩm du lịch. Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động phát triển sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đưa ra kết luận, kiến nghị. 6. Hạn chế của đề tài Đặc điểm đề tài nghiên cứu liên quan nhiều đến lĩnh vực du lịch cho nên có nhiều vấn đề tác giả chưa thể hiểu rõ được cũng như kinh nghiệm nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế, ngoài ra do một số điều kiện khách quan nên một phần tác giả không thể gặp trực tiếp du khách để phỏng vấn bảng hỏi mà thông qua các anh chị HDV choTrường nên nếu có ph ầnĐại nào trong học bảng h ỏKinhi mà khách hàngtế khôngHuế hiểu tác giả không thể giải thích cho du khách được dẫn đến kết quả điều tra chưa thật chuẩn xác nhất có thể. Vậy nên tác giả kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến vô cùng quý báu từ quý Thầy Cô để tác giả có thể hoàn thiện nghiên cứu này tốt hơn. SVTH: Nguyễn Thị Liên 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Liên 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH 1. Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch 1.1. Các khái niệm cơ bản về sản phẩm du lịch 1.1.1. Du lịch và sản phẩm du lịch Khái niệm du lịch Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, chúng ta có một số khái niệm du lịch khác nhau như: Guer Freuler cho rằng: “ Du lịch là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa trên sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”. Theo quan điểm của Hienziker và Kraff: “ Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày 14/6/2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” Tóm lại, chúng ta có thể hiểu rằng: “ Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mốiTrường quan hệ phát sinh Đại từ sự tác học động qua Kinhlại lẫn nhau gitếữa khách Huế du lịch, những nhà kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch”. Sản phẩm du lịch Theo Luật Du lịch của Việt Nam năm 2005: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi”. SVTH: Nguyễn Thị Liên 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch ở định nghĩa trên có thể hiểu bao gồm những yếu tố hữu hình và những yếu tố vô hình. Cụ thể đó là những tài nguyên thiên nhiên (bãi biển, núi rừng, sống suối, khí hậu, không gian thiên nhiên, ) cũng như các cơ sở vật chất (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí ) là những yếu tố hữu hình, khi được sử dụng phục vụ cho nhu cầu của du khách trong chuyến đi, nó trở thành sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch. Theo tác giả Dương Văn Sáu: “ Sản phẩm du lịch là toàn bộ những dịch vụ tạo ra các hàng hóa mang tính đặc thù do các cá nhân và tổ chức kinh doanh du lịch cung cấp để phục vụ những nhu cầu của các đối tượng du khách khác nhau đồng thời đem lại những lợi ích kinh tế, văn hóa - xã hội ở nơi đang diễn ra các hoạt động du lịch. Sản phẩm du lịch luôn đáp ứng và làm thỏa mãn các nhu cầu của du khách; nó phù hợp với những tiêu chí nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế đồng thời chứa đựng những giá trị văn hóa mang đặc trưng bản địa”. Sản phẩm du lịch thường được cụ thể hóa bằng các sản phẩm vật chất cung cấp cho du khách ở những nơi du khách dừng chân, nghỉ ngơi hay tham quan du lịch. Đó có thể là các vật phẩm, đồ lưu niệm; các chủng loại hàng hóa với mẫu mã, chất liệu, phương pháp chế tác đem đến nhiều công năng tiện ích khác nhau cho người sử dụng. Tổng hợp lại, giá trị của tất cả các sản phẩm du lịch khác nhau được đánh giá bằng số lượng khách đến và đi du lịch trên một địa bàn cụ thể. Chất lượng sản phẩm du lịch sẽ làm tăng hay giảm lượng khách trên địa bàn đó. Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du khách trong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thu nhập của cư dân bản địa tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách.Trường Giá trị của các sảĐạin phẩm duhọc lịch cũng Kinh được thể hi ệtến qua Huếnhững ảnh hưởng, tác động của hệ thống sản phẩm du lịch đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, đất nước. Theo Từ điển du lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”. SVTH: Nguyễn Thị Liên 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Từ quan niệm của tác giả trên, tôi cho rằng: “Sản phẩm du lịch là các hàng hóa và dịch vụ mà khách mua lẻ hoặc trọn gói, do các doanh nghiệp du lịch tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch”. 1.1.2. Dịch vụ và dịch vụ du lịch Dịch vụ Dịch vụ là hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn tới việc chuyển sở hữu, nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận lợi và hiệu quả hơn các nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội của con người. Dịch vụ du lịch Cũng như khái niệm về du lịch, có nhiều tác giả đưa ra các khái niệm về dịch vụ du lịch nhưng các định nghĩa này chưa có tính thống nhất cao. Có thể kể đến một số khái niệm như: Theo tác giả Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, “ Dịch vụ du lịch là hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, vùng hay một quốc gia nào đó”. Theo điều 4 của Luật du lịch Việt Nam 2005 thì: “ Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành vận chuyển lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”. Định nghĩa này không những khẳng định dịch vụ du lịch là đầu ra của các hoạt động du lịch mà còn bao hàm cả các dịch vụ được cung cấp bởi ngành du lịch. Tuy nhiên, nó chỉ nêu lên phương diện lợi ích mang lại cho khách du lịch chứ chưa nêu lên được mục đích hoạt động của các doanh nghiệp du lịch. Có thể hiểu đầy đủ thì: “Dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tácTrường giữa các tổ chức cungĐại ứng duhọc lịch và khKinhách du lịch tếthông Huế qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch”. => Dịch vụ du lịch là một quy trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về dịch vụ du lịch hoàn chỉnh. SVTH: Nguyễn Thị Liên 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 1.2. Đặc tính cơ bản của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một sản phẩm đặc biệt với nhiều đặc tính khác nhau. + Tính tổng hợp Hoạt động du lịch là hoạt động tổng hợp, bao gồm nhiều mặt như hoạt động xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, giao lưu quốc tế, bên cạnh đó nhu cầu của du khách cũng hết sức đa dạng, phong phú, vừa bao gồm nhu cầu đời sống tinh thần ở cấp cao hơn. Tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở sự kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở kinh doanh du lịch cung ứng nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất và phi vật thể. Mặt khác, tính tổng hợp của sản phẩm du lịch thể hiện ở việc sản xuất liên quan tới rất nhiều ngành nghề và bộ phận. Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch mà các quốc gia, các vùng du lịch phải tiến hành du lịch toàn diện. + Tính không dự trữ Là một loại sản phẩm dịch vụ, sản phẩm du lịch có tính chất “không thể dự trữ” như sản phẩm vật chất nói chung, có nghĩa là không thể tồn kho. Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch liền rao quyền sử dụng trong thời gian quy định. Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, thiệt hại gây ra sẽ không bù đắp được. Đặc tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền là “khách hàng là thượng đế”. + Tính không thể chuyển dịch Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra song song cùng một thời gian và không gian sảnTrường xuất ra chúng, vì vĐạiậy du khách học chỉ có thKinhể tiêu thụ ở nơitế s ảnHuế xuất ra sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển ra khỏi nơi sản xuất và đem đi tiêu thụ ở nơi khác. Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sỡ hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định, chứ không có quyền sỡ hữu sản phẩm. SVTH: Nguyễn Thị Liên 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm nhờ thế dẫn tới sự lưu động của du khách, hiệu suất và tốc độ thông tin về sản phẩm du lịch sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới lượng cầu du lịch, vì vậy mà công tác tuyên truyền quảng cáo và tiếp thị du lịch có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đưa sản phẩm du lịch đến với du khách. + Tính dễ dao động (dễ bị thay đổi) Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch chịu ảnh hưởng và hạn chế của nhiều nhân tố, trong đó dù chỉ thiếu một điều kiện cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, ảnh hưởng tới việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch. Con người luôn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới, do vậy du khách ít trung thành với một sản phẩm du lịch duy nhất, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch luôn thay đổi phụ thuộc Con người luôn có nhu cầu khám phá, tìm hiểu cái mới, do vậy du khách ít trung thành với một sản phẩm du lịch duy nhất, việc tiêu dùng sản phẩm du lịch luôn thay đổi phụ thuộc vào trào lưu tiêu thụ du lịch và mốt du lịch. Do tính dễ dao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, nơi tới du lịch phải tuân thủ quy luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt công tác quy hoạch du lịch, thiết lập và xử lý đúng đắn quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố. Các tổ chức kinh doanh du lịch cần lấy sự thay đổi nhu cầu của thị trường du lịch làm căn cứ, xác định sách lược kinh doanh, tiêu thụ linh hoạt, thúc đẩy việc thực hiện giá trị sản phẩm du lịch. + Tính thời vụ Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch có tính thời vụ. Nguyên nhân là do lượng cung cấp sản Trườngphẩm du lịch khá ổĐạin định trong học thời gian, Kinh trong khi đótế nhu Huế cầu thường xuyên thay đổi làm cho quan hệ cung – cầu cũng thay đổi, có thể cầu vượt cung, gây khó khăn lớn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. 1.3. Những yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng, liên quan tới rất nhiều ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau: SVTH: Nguyễn Thị Liên 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) Bao gồm các điểm du lịch, các tuyến du lịch, để thỏa mãn nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách, đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng, . - Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách, của hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục vụ cho nhu cầu giải trí của du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục vụ cho việc đi lại của du khách. - Dịch vụ du lịch Bộ phận này được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các loại dịch vụ mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp. Các sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngoài một số sản phẩm vật chất hữu hình như ăn uống, phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ. Dịch vụ du lịch là một quy trình hoàn chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong toàn bộ chỉnh thể để tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. 1.4. Phát triển sản phẩm du lịch mới trong doanh nghiệp du lịch Phát triển sản phẩm du lịch mới cũng phải tuân thủ theo qui trình chung giống như các sản phẩm thông thường. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn của qui trình phát triển, sản phẩm du lịch đều có nhữngTrường đặc thù riêng. Cụ Đạithể: học Kinh tế Huế - Ở giai đoạn phát sinh ý tưởng: Ý tưởng phát triển chương trình du lịch thường được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Ví dụ như: 55% ý tưởng được phát sinh từ trong nội bộ công ty, công ty có thể thu thập các ý tưởng mới thông qua bộ phận nghiên cứu và phát triển, đội ngũ lãnh đạo, quản lý và các nhân viên của công ty, đặc biệt là nhân viên trực tiếp phục vụ và tiếp xúc khách hàng. Thông qua hoạt động phục vụ du khách hàng ngày, họ thu nhận SVTH: Nguyễn Thị Liên 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc được nhiều thông tin phản hồi từ khách hàng, đó là những cơ hội rất tuyệt vời để nãy sinh ý tưởng về sản phẩm du lịch mới. Trong đó 28% ý tưởng về sản phẩm mới có được khi quan sát trực tiếp hoặc lắng nghe khách hàng thông qua các cuộc nghiên cứu nhu cầu khách hàng. Thông qua những góp ý phàn nàn của khách hàng, công ty có thể hoàn thiện và làm mới sản phẩm của mình. Theo các kết quả nghiên cứu chỉ ra, 27% ý tưởng sản phẩm mới có được thông qua phân tích đối thủ cạnh tranh. Nhiều công ty mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh sau đó phân tích xem họ làm như thế nào, bán sản phẩm ra sao và quyết định về sản phẩm mới. Ý tưởng sản phẩm mới có thể đến từ các trung gian phân phối sản phẩm và các nhà cung cấp. Trong quá trình phân phối, các trung gian và nhà cung cấp có thể cung cấp thông tin về phàn nàn của khách hàng và ý tưởng sản phẩm mới. Ngoài ra, các ý tưởng sản phẩm mới có thể thu thập được từ báo chí, hội thảo, công ty quảng cáo, hãng nghiên cứu thị trường, nhà đầu tư và các trường đại học - Chọn lọc ý tưởng: Sau khi thu thập rất nhiều ý tưởng, các công ty phân tích, lựa chọn ý tưởng tốt, mang lại lợi nhuận cho công ty. Các ý tưởng phải được cụ thể hóa trong các mẫu biểu của hội đồng phát triển sản phẩm mới, trong đó phải mô tả tên sản phẩm, thị trường mục tiêu, lợi thế cạnh tranh, xác định rõ qui mô thị trường, giá sản phẩm, chi phí sản xuất, - Thiết kế sản phẩm du lịch: Đối với sản phẩm là các chương trình du lịch, có đặc điểm phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của cầu du lịch và tài nguyên du lịch (cung du lịch), do đó các công ty nghiên cTrườngứu kỹ cả cung và cĐạiầu du lịch. học Một m ặt,Kinh tổ chức (doanh tế nghiHuếệp) du lịch phải nghiên cứu kỹ để tìm ra các đặc điểm: mục đích, động cơ của chuyến đi; quỹ thời gian rỗi cho tiêu dùng du lịch; thời điểm tiêu dùng du lịch; khả năng thanh toán và yêu cầu về chất lượng và thói quen tiêu dùng của khách du lịch. Mặt khác, tổ chức (doanh nghiệp) du lịch phải khảo sát thực địa, nắm rõ địa hình, khí hậu, môi trường xã hội, cơ sở hạ tầng, phong tục tập quán, khả năng của các nhà cung cấp. Chỉ có như vậy thì chương trình du lịch khi xây dựng xong mới bán được và manh tính khả thi. SVTH: Nguyễn Thị Liên 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - Thử nghiệm sản phẩm: Mục tiêu là thăm dò khả năng mua và dự báo chung về mức tiêu thụ. Giai đoạn này vừa thử nghiệm sản phẩm và thử nghiệm thị trường. Giai đoạn này sản xuất số lượng nhỏ sau đó nhân rộng ra. Tuy nhiên có những quan điểm trái ngược nhau. Có quan điểm cho rằng, sản phẩm du lịch là dịch vụ, du khách không nhìn thấy và đánh giá sản phẩm trước khi tiêu dùng, khó thiết kế, thay đổi. Nên trước khi đưa sản phẩm ra thử nghiệm trên thị trường thì giới hạn qui mô khách tham gia vào chương trình, sau đó tiếp thu đóng góp để hoàn thiện sản phẩm trước khi phổ biến trên thị trường. - Thương mại hóa sản phẩm: Sau khi thử nghiệm sản phẩm, các chuyên gia đã phân tích tính khả thi về tài chính, tổ chức, kỹ thuật sản phẩm, doanh nghiệp chính thức giới thiệu ra thị trường và sử dụng linh hoạt các chính sách marketing mix để phát triển thị trường. 1.5. Các tiêu chí đánh giá đến sự phát triển sản phẩm du lịch 1.5.1. Nhu cầu du lịch của du khách Người ta đi du lịch với mục đích “sử dụng” tài nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên của mình không có. Muốn “sử dụng” tài nguyên du lịch ở nơi nào đó người ta phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ khách phục vụ cho chuyến hành trình của mình. Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, du lịch đã trở thành một đòi hỏi tất yếu của con người. Du lịch đã trở thành nhu cầu của con người khi trình độ kinh tế, xã hội và dân trí đã phát triển. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người. Nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định, nhận thức, giao tiếp). Nhu cầu du lTrườngịch phát sinh là kế tĐại quả tác độhọcng của l ựKinhc lượng sản xutếất trong Huếxã hội và trình độ sản xuất xã hội. Trình độ sản xuất xã hội càng cao, các mối quan hệ xã hội càng hoàn thiện thì nhu cầu du lịch của con người trở nên gay gắt. Sự phát triển đó của nhu cầu du lịch là do các nguyên nhân sau: + Đi du lịch đã trở thành phổ biến với mọi người + Cơ cấu về độ tuổi + Khả năng thanh toán cao SVTH: Nguyễn Thị Liên 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc + Mức độ giáo dục cao hơn + Cơ cấu nghề nghiệp đa dạng + Các chương trình bảo hiểm, phúc lợi lao động do chính phủ tài trợ, du lịch trả góp + Thời gian nhàn rỗi nhiều + Du lịch là tiêu chuẩn của cuộc sống Tổng quát lại từ việc nghiên cứu những nhu cầu nói chung và những mục đích, động cơ du lịch nói riêng, các chuyên gia về lĩnh vực du lịch đã phân chia nhu cầu du lịch thành 3 nhóm cơ bản sau: + Nhu cầu cơ bản (thiết yếu) gồm: Đi lại, lưu trú, ăn uống. + Nhu cầu đặc trưng: Nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng thức cái đẹp, + Nhu cầu bổ sung: Thẩm mỹ, làm đẹp, thông tin, Trên thực tế khó có thể xếp hạng phân thứ bậc các loại nhu cầu đi du lịch của du khách. Các nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu và quan trọng không thể thiếu được để con người cũng như khách du lịch tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, nếu đi du lịch mà không có cái gì để gây ấn tượng, giải trí tiêu khiển, không có dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu thì không thể gọi là đang đi du lịch được. Trong cùng một chuyến đi, người ta thường kết hợp để đạt được nhiều mục đích khác nhau, do vậy các nhu cầu cần được thỏa mãn đồng thời. Thỏa mãn nhu cầu thiết yếu để con người tồn tại và phát triển và để tiếp tục thỏa mãn các nhu cầu tiếp theo. Nhu cầu đặc trưng là nguyên nhân quan trọng nhất có tính chất quyết định thúc đẩy con người đi du lịch. Nếu nhu cầu này được thỏa mãn thì coi như đã đạt được mục đích chuyến đi. Và việc thỏa mãnTrường nhu cầu bổ sung Đạilà làm dễ họcdàng và thuKinhận tiện hơn tếtrong Huế hành trình du lịch của du khách. Trên cơ sở nhu cầu du lịch của du khách, các nhà kinh doanh du lịch sẽ phải thiết kế các sản phẩm du lịch cho phù hợp. SVTH: Nguyễn Thị Liên 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 1.5.2. Các điều kiện về cung du lịch Các sản phẩm du lịch được tạo ra phụ thuộc vào điều kiện của cung du lịch. “Cung du lịch là khả năng cung ứng dịch vụ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Cung du lịch là toàn bộ mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả (có khả năng bán và sẵn sàng bán)”. 1.5.2.1. Tăng quy mô cung ứng dịch vụ Tăng quy mô cung ứng dịch vụ là quá trình làm tăng năng lực cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp, là tiêu chí phản ánh sự kết hợp một cách có hiệu quả các yếu tố nguồn lực. Điều này có ý nghĩa là khi doanh nghiệp phát triển thì quy mô các yếu tố nguồn lực tăng lên, làm tăng khả năng kinh doanh và kết quả doanh thu của công ty tăng lên. Các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp để phát triển của công ty du lịch bao gồm: - Nguồn lực về nhà cửa, đất đai, kiến trúc: là yếu tố cơ bản để tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, không có nhà cửa, vật chất kiến trúc thì không thể thành lập công ty du lịch được. - Nguồn nhân lực: Nâng cao năng lực và kiến thức của người chủ doanh nghiệp và người lao động, xây dựng tác phong, phong cách làm việc có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh du lịch. - Nguồn tài chính: Nâng cao khả năng huy động vốn và khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Cơ sở vật chất: là nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vật liệu, máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ khách du lịch. - Nguồn lực về khoa học công nghệ: Nâng cao trình độ tiếp cận máy móc thiết bị, côngTrường nghệ tiên tiến của Đạithế giới phụchọc vụ cho Kinh hoạt động kinhtế doanhHuế du lịch là hết sức quan trọng và cần thiết. Ngoài yếu tố nguồn lực thì vốn đầu tư và lực lượng lao động là hai yếu tố cơ bản của doanh nghiệp: - Quy mô vốn đầu tư là yếu tố để đánh giá quy mô hoạt động, mức độ phát triển của công ty. Nhìn chung, hiện nay quy mô các công ty du lịch còn thấp, ảnh hưởng SVTH: Nguyễn Thị Liên 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc đến việc đầu tư và phát triển các loại hình dịch vụ. Do đó, để tăng giá trị dịch vụ, tăng doanh thu thì phải tăng vốn đầu tư. - Phát triển quy mô lao động là tăng số lượng lao động tham gia vào hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi quy mô lao động tăng thì lao động trong doanh nghiệp là những nhân tố được đào tạo, huấn luyện có chất lượng tốt. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng các dịch vụ của người đi du lịch không ngừng gia tăng cả về tần suất cũng như chủng loại dịch vụ du lịch. Nhu cầu đó không những chỉ giới hạn ở các dịch vụ du lịch hiện tại, mà còn gia tăng nhu cầu sử dụng nhiều loại hình dịch vụ mới. Vì vậy, doanh nghiệp không ngừng mở rộng các quy mô cung ứng dịch vụ của mình, để đáp ứng nhu cầu của du khách và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, đồng thời giữ vững vị thế cho doanh nghiệp. 1.5.2.2. Tăng chất lượng dịch vụ mới  Chất lượng dịch vụ du lịch - Chất lượng dịch vụ du lịch là một phạm trù hết sức phức tạp và có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Philip B. Crosby thì: “Chất lượng là sự phù hợp của dịch vụ du lịch thỏa mãn các yêu cầu đề ra của người mua, nhà cung ứng phải xem xét lại các yêu cầu về chất lượng. - Chất lượng dịch vụ chính là sự thỏa mãn khách hàng được xác định bởi việc so sánh giữa dịch vụ cảm nhận và dịch vụ trông đợi. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Liên 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Sơ đồ 1: Mô hình chất lượng dịch vụ Có ba mức cảm nhận cơ bản về chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ tốt: Dịch vụ cảm nhận vượt quá mức trông đợi của khách hàng. Chất lượng dịch vụ thỏa mãn: Dịch vụ cảm nhận phù hợp với mức trông đợi của khách hàng. Chất lượng dịch vụ kém: Dịch vụ cảm nhận dưới mức trông đợi của khách hàng. Như vậy, cho thấy chất lượng dịch vụ là hệ thống các biện pháp nhằm gia tăng về số lượng, chất lượng dịch vụ và loại hình dịch vụ nhằm cung ứng tốt hơn các dịch vụ cho khách hàng và đem lại lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp. Sự tin cậy: Là khả năng cung cấp dịch vụ một cách đáng tin cậy và chính xác, nó Trườngcòn bao gồm sự nhất Đại quán m àhọc ngay từ lầnKinh đầu tiên cungtế ứngHuế dịch vụ công ty phải thực hiện. Đảm bảo dịch vụ tin cậy là một trong những trông đợi cơ bản của khách hàng. Tinh thần trách nhiệm: Là sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng một cách tích cực và cung cấp dịch vụ một cách hăng hái. Trong trường hợp dịch vụ hư hỏng, khả năng khôi phục có thể tạo ra cảm nhận tích cực về chất lượng. SVTH: Nguyễn Thị Liên 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Sự đảm bảo: Là việc thực hiện dịch vụ một cách lịch sự và kính trọng khách hàng, giao tiếp có kết quả với khách hàng, thực sự quan tâm và giữ bí mật cho họ. Sự đồng cảm: Thể hiện việc chăm sóc chu đáo, chú ý tới cá nhân khách hàng. Sự đồng cảm bao gồm khả năng tiếp cận và nỗ lực tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Tính hữu hình: Là hiện diện của của điều kiện làm việc, trang thiết bị, con người và các phương tiện thông tin. 1.5.2.3. Phát triển dịch vụ mới Phát triển dịch vụ mới là tiến hành cung cấp nhiều dạng dịch vụ mới nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu muôn màu, muôn vẻ của thị trường, đặc biệt là dịch vụ có chất lượng cao. Đó chính là phương thức kinh doanh có hiệu quả và cũng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. - Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học và công nghệ làm nảy sinh thêm những nhu cầu mới, khách hàng ngày càng đòi hỏi và khắt khe với các loại dịch vụ khác nhau, khả năng thay thế của các dịch vụ du lịch, tình tình cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp cần phải đổi mới và hoàn thiện hơn trên các phương diện: Các nguồn lực sản xuất, quản lý sản xuất kinh doanh, sự xử lý nhanh nhẹn với những biến động của môi trường kinh doanh. - Mỗi doanh nghiệp thường có một số dịch vụ nhất định tạo thành danh mục dịch vụ của doanh nghiệp, danh mục dịch vụ thường không cố định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường, nhu cầu của thị trường và điều kiện kinh doanh. Sự biến đổi danh mục dịch vụ của doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển dịch vụ theo nhiều hướng khác nhau: Hoàn thiện các dịch vụ hiện có TrườngPhát triển dịch vụ Đạimới tương học đối Kinh tế Huế Phát triển dịch vụ mới tuyệt đối và loại bỏ dịch vụ không sinh lời Phát triển danh mục dịch vụ theo chiều sâu và theo chiều rộng là hướng phát triển khá phổ biến. Sự phát triển dịch vụ theo chiều sâu nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng các nhóm khách hàng khác nhau. Sự phát triển dịch vụ theo chiều rộng thể hiện ở việc có thêm một số loại dịch vụ nhằm đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Liên 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 1.5.2.4. Mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ Mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp chính là mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ cho các khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ và khả năng thanh toán. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có thể sử dụng các chỉ tiêu thị phần và mức độ nhận biết thương hiệu để đánh giá mức độ mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ. Đối với công tác kinh doanh, thị trường chính là khách hàng, để mất khách hàng chính là để mất thị trường, nâng cao tỷ lệ chiếm lĩnh trên thị trường hay nâng cao thị phần chính là mở rộng thị trường. Bên cạnh thị phần, mức độ nhận biết thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Mức độ nhận biết thương hiệu cho biết vị trí của doanh nghiệp như thế nào trong tâm trí khách hàng sử dụng các dịch vụ. Mức độ nhận biết càng cao, hình ảnh của doanh nghiệp càng đậm nét. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản phẩm du lịch 1.6.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp Thời gian chuẩn bị dài: Đối với một số dự án du lịch lớn, thời gian chuẩn bị cho việc phát triển sản phẩm có thể mất một vài năm hoặc ngay cả những điểm tham quan hoặc dự án có quy mô nhỏ, quá trình này cũng cần một khoảng thời gian tương đối dài, từ việc quy hoạch phát triển, lập kế hoạch, phê duyệt dự án, nghiên cứu tiền khả thi, xây dựng, tuyển dụng và đào tạo nhân viên Do vậy, các ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch mới dễ bị các đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc gây bất lợi. Vì thế, sự linh hoạt và hiệu quả trong việc xử lý quy hoạch cho các điểm đến du lịch mới cần nhận được sự ưu tiên của các cơ quan quản lý nhà nước. TrườngCơ sở vật chất kỹ Đạithuật: học Kinh tế Huế  Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo ra và thực hiện dịch vụ du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác các tiềm năng du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách. Việc phát triển ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.  Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch bao gồm nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch như hệ thống vận tải, SVTH: Nguyễn Thị Liên 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc giao thông, đường sá, nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí phục vụ nhu cầu du khách, các chính sách phát triển du lịch của các đơn vị kinh doanh du lịch như từ nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành cho đến các chính sách của cơ quan, chính quyền địa phương. Đầu tư cho cơ sở vật chất kỹ thuật đòi hỏi chi phí ban đầu rất lớn, thời gian thu hồi vốn là rất lâu. Để có thể duy trì được tình trạng tốt cho hệ thống cơ sở vật chất này đòi hỏi nỗ lực rất lớn. Cơ sở vật chất được đầu tư tốt sẽ tạo điều kiện phát triển du lịch.  Qui trình công nghệ và trang thiết bị hiện đại cũng giúp cho chất lượng dịch vụ cao hơn và được khách hàng hài lòng hơn. Khi sử dụng được những công nghệ, trang thiết bị hiện đại vào kinh doanh thì việc trao đổi sản phẩm, thông tin tới khách hàng được nhanh gọn và thuận lợi hơn. Ví dụ như hình thức thanh toán chuyển khoản sẽ giúp cho doanh nghiệp và khách hàng cảm thấy nhanh chóng và thuận lợi hơn rất nhiều so với việc trao tiền trực tiếp tại công ty. Đội ngũ lao động: Trong du lịch, ngoài các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác và phục vụ khách thì yếu tố quan trọng và quyết định cho sự thành công của ngành lịch và phát triển dịch vụ du lịch đó là con người.  Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội. Con người giữ vai trò quyết định đối với sản xuất. Các yếu tố của nguồn nhân lực có ảnh hưởng quyết định tới chất lượng sản phẩm và năng suất lao động là số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực.  Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định chất lượng sản phẩm, quyết định chất lượng phục vụ trong du lịch. Nguồn nhân lực trong du lịch cũng quyết định hiệu quảTrường khai thác cơ sở vật Đại chất kỹ thuật học du lịch, Kinh tài nguyên dutế lịch. Huế Vốn kinh doanh: Không một doanh nghiệp nào có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có nguồn vốn. Đặc biệt là lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, là những lĩnh vực cần có chi phí đầu tư lớn để điều hành và duy trì. Vì vậy, vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng và chi phối mọi hoạt động khác của doanh nghiệp. Do đó, để phát triển dịch vụ đòi hỏi doanh nghiệp cần sở hữu một nguồn vốn khá lớn SVTH: Nguyễn Thị Liên 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc để thực hiện một số chi phí như đầu tư, cải tiến, xây dựng các chính sách nhằm công tác phát triển dịch vụ của công ty. Trình độ quản lý: Nhân tố này đóng vai trò quan trọng của mỗi doanh nghiệp, nhà quản lý luôn chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Kết quả và hiệu quả hoạt động phát triển dịch vụ du lịch của doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó. 1.6.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp - Chế độ và chính sách luật pháp: Các rào cản chính trị qua việc cấp thị thực (visa) đã hạn chế sự phát triển du lịch. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, của kinh tế, du lịch như một ngành kinh tế cần khuyến khích phát triển, vì thế, nhiều quốc gia đã nới lỏng các thủ tục nhập cảnh cho khách du lịch. Các hình thức hộ chiếu điện tử hay visa điện tử sẽ thay thế cho hộ chiếu giấy. Trong tương lai, xu hướng đi lại giữa các quốc gia ngày càng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn, tạo điều kiện cho du lịch phát triển, nhưng cũng là yếu tố cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến du lịch. - Các yếu tố thuộc về công nghệ: Ngày nay, người ta thường nói về cuộc cách mạng 3T (Telecommucation– Transport-Tourism), đó là cuộc cách mạng trong viễn thông, công nghệ, giao thông vận tải để thúc đẩy sự phát triển du lịch. ĐiTrườngều này được thể hiĐạiện trong vihọcệc áp dụ ngKinh động cơ ph tếản lự cHuế trong ngành Hàng không, sự phát triển của công nghệ điện tử đã hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin trực tuyến Các tiến bộ về công nghệ này đang làm thay đổi hoạt động du lịch trên toàn thế giới và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động thiết kế và phân phối sản phẩm du lịch. Đối với khách du lịch, việc tìm kiếm sản phẩm du lịch, lên kế hoạch đi du lịch, đặt vé, đặt chỗ máy bay và khách sạn trên mạng Internet đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây. Do vậy, nếu các điểm đến du lịch không áp dụng công nghệ SVTH: Nguyễn Thị Liên 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc thông tin trong mọi khía cạnh của phát triển du lịch, từ quy hoạch, phân phối và tiếp thị sản phẩm du lịch thì điểm đến đó sẽ thất bại trước các đối thủ cạnh tranh. - Sự nhận thức về môi trường xã hội của khách du lịch: Việc xây dựng nhận thức về bảo vệ môi trường - xã hội cho khách du lịch cũng như việc giám sát của cộng đồng địa phương trong việc ra các quyết định phát triển điểm đến du lịch là yêu cầu quan trọng trong quá trình phát triển du lịch một cách bền vững. Khách du lịch cũng cần nhận thức được những tác động của họ đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại điểm họ đến. Khu vực tư nhân kinh doanh tại các điểm đến du lịch cần nâng cao nhận thức của khách du lịch trong các hoạt động liên quan đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội của điểm đến. - Môi trường sống và làm việc của con người: Môi trường sống và làm việc hiện đại của con người ngày nay cũng là một yếu tố cần xem xét khi phát triển sản phẩm du lịch. Cuộc sống và công việc hàng ngày luôn gắn liền với máy tính và các thiết bị điện tử; sự tăng lên về thu nhập nhưng giảm đi về thời gian rảnh rỗi đang làm cho nhu cầu về du lịch tăng lên. Nhiều người mong muốn được đi du lịch đến một nơi khác biệt hoàn toàn với môi trường sống và làm việc hiện tại, mong ước có một ngày không cần phải sử dụng máy tính, không điện thoại và các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, thời gian đi du lịch ngày càng hạn hẹp, thay vì đi du lịch dài ngày thì hiện nay các chương trình du lịch ngắn ngày đang trở nên phổ biến và nhiều người đã lựa chọn việc đi du lịch nhiều lần trong năm. - Sự an toàn của điểm đến du lịch: Sự an toàn của điểm đến là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu khi khách du lịch quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển nếTrườngu như các điểm đế nĐại thường xhọcảy ra chi ếKinhn tranh, bất ổtến chính Huế trị, làm cho sức khỏe và an toàn của khách du lịch bị đe dọa. Các hiện tượng như: ăn cắp, cướp giật, khủng bố, bắt cóc con tin tại các điểm đến du lịch sẽ làm cho khách du lịch sợ hãi và họ sẽ không bao giờ đến, dù điểm đến đó có sức hấp dẫn cao. - Tính mùa vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch: Tính mùa vụ trong hoạt động du lịch có ảnh hưởng đến sự biến động của nhu cầu du lịch trong năm. Yếu tố chủ yếu quyết định tính mùa vụ ở đây là thời tiết tại các SVTH: Nguyễn Thị Liên 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc điểm đến hoặc tại thị trường nguồn khách du lịch. Ví dụ: Những người của khu vực châu Âu và Bắc Mỹ có xu hướng chỉ đi du lịch trong vùng trong khoảng thời gian các tháng hè và đi du lịch xa trong những tháng mùa đông, khi mà khí hậu ở nơi sống của họ không dễ chịu. Vì thế, các nhà kinh doanh du lịch sẽ phải chịu cảnh quá tải khách du lịch vào mùa cao điểm và tình trạng ngược lại rất ít khách vào mùa thấp điểm. Do tính chất mùa vụ, buộc các nhà kinh doanh du lịch phải tiếp thị, tạo ra càng nhiều nhu cầu càng tốt ở mùa thấp điểm vì chi phí đầu vào của sản phẩm du lịch không thay đổi giữa các mùa. Mặt khác, trong mùa thấp điểm cần phải tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới để thu hút khách như: tổ chức các lễ hội, các sự kiện, các hoạt động thể thao, hội nghị, hội thảo, chữa bệnh, nghỉ dưỡng - Giá cả hàng hóa dịch vụ:  Giá cả hàng hoá và các dịch vụ là yếu tố quan trọng để người tiêu dùng cân nhắc khi đưa ra quyết định mua dịch vụ. Giá cả hàng hoá trên thị trường giảm, sức mua của người tiêu dùng tăng lên, việc lưu thông hàng hoá thuận lợi sẽ tác động trực tiếp đến họ. Thu nhập của họ ngoài việc sử dụng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu họ sẽ còn một khoản có thể dành để tích luỹ hoặc đi du lịch, do đó ngành du lịch có cơ hội phát triển vì số lượng khách tăng lên Với các nhà doanh nghiệp, nếu giảm giá làm hàng hoá tiêu thụ tốt. Tuy nhiên, khi sự giảm giá hàng hoá không đảm bảo được các yêu cầu nêu trên và lại giảm liên tục sẽ dẫn đến việc kinh doanh du lịch khó khăn, trắc trở.  Trong một số trường hợp đặc biệt, giá cao trong du lịch lại tạo sức hút lớn. Nguyên nhân từ nhiều phương diện: dịch vụ du lịch mang tính độc hữu, không thể thay thế, việc tạo giá cao vô hình chung là sự khẳng định về chất lượng và danh tiếng của dịch vụ, tạo tâm lý an tâm cho khách khi mua hàng hoá hoặc dịch vụ. Tuy nhiên, về mặt thTrườngực tế, thông thườ ngĐại giá cả hàng học hoá ho Kinhặc dịch vụ cao tế sẽ làmHuế giảm nhu cầu đi du lịch ở khu vực đó.  Theo nhận xét của các khách du lịch nước ngoài du lịch tại Việt Nam, thì giá cả hàng hoá và dịch vụ tại đây tương đối rẻ. Tuy nhiên, chất lượng hàng hoá và dịch vụ còn chưa cao, điều này là nguyên nhân chính làm giảm sự thu hút khách quốc tế tiêu thụ dịch vụ du lịch và hàng hoá Việt Nam. Trong tương lai, ngành du lịch Việt SVTH: Nguyễn Thị Liên 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Nam cần có sự điều chỉnh hợp lý để cân đối giữa giá cả và chất lượng, biến giá cả trở thành một lợi thế để cạnh tranh với du lịch các nước khác trong khu vực. - Những yếu tố khác:  Sự phân bố các tài nguyên (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Hiện nay, nguồn nguyên liệu tại chỗ của nhiều làng nghề truyền thống đã cạn kiệt, phải vận chuyển từ những nơi khác với chi phí cao, điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch.  Cơ cấu dân cư, sức mua của dân cư và du khách sẽ đặt ra những yêu cầu về quy mô phát triển và cơ cấu của các doanh nghiệp du lịch. Việc phân bố các doanh nghiệp du lịch gắn bó mật thiết với sự phân bố dân cư, và cụ thể hơn là cần phân bố ở ngay trong lòng các điểm dân cư (thành phố, các trung tâm). Đây là điểm khác với công nghiệp là nhiều ngành công nghiệp được phân bố xa các khu dân cư, thậm chí ở những nơi xa xôi. Đối với doanh nghiệp du lịch thì ngược lại. Việc mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ chỉ có thể thành công khi dịch vụ cung ứng có chất lượng cao với hình thức đa dạng, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, cần tăng cường tiếp thị, quảng cáo, mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ để khách hàng có thể tiếp cận dễ dàng với chi phí thấp nhất. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thị trường ngành du lịch ở Thừa Thiên Huế - Ngành du lịch Thừa Thiên Huế: Ở Thừa Thiên Huế có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực ngành du lịch, phải kể đến như Công ty du lịch và sự kiện Huế Tourist, Công ty cổ phần du lịch Hương Giang, Công ty TNHH du lịch Xanh Việt, Công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội Trườngtại Huế, Đại học Kinh tế Huế Ngành du lịch Huế xác định di sản văn hóa Huế là sản phẩm du lịch nền tảng và các “vệ tinh” xoay quanh nó cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái cộng đồng vùng Tam Giang - Cầu Hai - Lăng Cô. Trong đó tuyến du lịch sinh thái cộng đồng vùng Tam Giang chính là bước đột phá trong sự phát triển du lịch của ngành. Đồng thời tuyến du lịch này sẽ được đưa vào chiến lược phát triển của ngành trong thời gian tới. SVTH: Nguyễn Thị Liên 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - Triển vọng của ngành du lịch đầm phá: Với những lợi thế riêng, Huế có nhiều di sản văn hóa được thế giới công nhận cùng những điểm đến hấp dẫn khác. Thế nhưng, số ngày khách lưu trú chỉ 1,78 ngày/người, chi tiêu của khách chỉ có 47 USD/ngày trong năm 2017 và các chỉ số quan trọng thua kém hơn so với các tỉnh thành lân cận như Quảng Nam, Đà Nẵng. Có thể thấy, sản phẩm du lịch chính của Huế là du lịch di sản. Tuy nhiên, việc chậm đổi mới, thiếu tầm nhìn dẫn tới việc không hấp dẫn du khách dài ngày. Bên cạnh đó, các dịch vụ du lịch không được nâng cao chất lượng cũng là một tác nhân rất quan trọng góp phần dẫn đến không hấp dẫn du khách. Vấn đề này có thể dễ dàng nhận thấy trong thực tế khi du khách đến Huế, ngoài việc tham quan lăng tẩm thì không có nhiều nơi để vui chơi, giải trí và mua sắm đúng nghĩa. Các sản phẩm du lịch, dịch vụ ở vùng biển, đầm phá, danh lam thắng cảnh, vẫn chưa có những định hướng và phát triển một cách bài bản. Theo thông tin từ Sở du lịch Thừa Thiên Huế, trong thời gian tới, Sở sẽ chủ động hỗ trợ giải quyết các vướng mắt của doanh nghiệp liên quan đến địa phương và các sở, ngành khi xây dựng sản phẩm mới, nếu nó nằm trong những loại hình du lịch được định hướng ưu tiên phát triển như du lịch đầm phá, ẩm thực, Theo nội dung Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1955/QĐ-TTg, các nhà đầu tư sẽ được hưởng một số cơ chế, chính sách ưu đãi như: Các dự án đầu tư vào vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai được hưởng các cơ chế, chính sách ưu đãi ở mức cao áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật liên quan. Các dự án đầu tư trên địa bàn vùng đầm phá Tam GiangTrường- Cầu Hai thuộ cĐại các lĩnh vhọcực sau đây Kinh được hưởng tế thu ếHuếsuất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian 30 năm đối với các dự án: Dự án đầu tư năng lượng mặt trời, năng lượng gió; Dự án bảo tồn phát triển gen sinh vật thuỷ, hải sản. Các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế có dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh tại vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc đối tượng được hưởng các loại hình tín dụng ưu đãi theo quy định hiện hành về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. SVTH: Nguyễn Thị Liên 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Hệ đầm phá Tam Giang là một trong những đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 22.000ha mặt nước. Phá Tam Giang là hệ sinh thái đầm phá ven biển lớn nhất Đông Nam Á với nhiều hệ sinh thái như biển, rừng ngập mặn và bãi triều, ngoài ra nó còn là nơi sinh sống của nhiều loài chim bản địa và nơi dừng chân của các loài chim di cư trú đông từ phương Bắc. Số liệu đã ghi nhận, có tới 230 loài cá, 70 loài chim, 43 loại rong, 15 loại cỏ biển, 63 loài động vật đáy, 171 loài phù du thực vật, 37 loài phù du động vật. Về tài nguyên du lịch, với vùng nước mênh mang trải dài những cồn cát chắn sát biển với những bãi biển nổi tiếng như Thuận An, Cảnh Dương, liền kề là vườn quốc gia Bạch Mã, sông Hương thơ mộng đã trở thành tiềm năng của tuyến du lịch liên hoàn (sông – đầm phá – biển – núi). Hiện nay, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã được khai thác với diện tích khoảng trên 7 nghìn ha. Trong đó, phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ ven phá và trên phá (nuôi xen ghép) khoảng trên 4,7 nghìn ha. Là một vùng đầm phá có nhiều tài nguyên du lịch. Việc nhận thức được tầm quan trọng của đặc điểm địa bàn đầm phá Tam Giang giúp tác giả có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Liên 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH E-PARK TAM GIANG LAGOON CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG QUẢNG CÁO VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH ĐẠI BÀNG 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng Tên công ty: Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng (Eagle Tourist), thường được biết đến với tên gọi là Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng. Công ty cổ phần TTQC & DVDL Đại Bàng (Eagle Tourist) có trụ sở chính tại 115 Phạm Văn Đồng - Thành phố Huế. Chi nhánh ở 39 Trương Pháp – Thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình; Văn phòng giao dịch tại 24 Chu Văn An – Thành phố Huế và 250 Thanh Thủy, Quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng. Email: info@dulichdaibang.com Website: Được thành lập từ năm 2012, chính thức hoạt động từ ngày 25/10/2012, có giấy phép kinh doanh ngày 29/10/2012. Hoạt động kinh doanh trong 2 lĩnh vực chính là truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch. Bộ phận lữ hành du lịch: Là bộ phận hoạt động chính của công ty, tất cả nhân sự đều được đào tạo bài bản trong các trường đại học lớn trên địa bàn, đóng vài trò chủ lực trong chiến lược phát triển kinh doanh của công ty, bộ phận du lịch tiến hành lên kế hoạch, xây dựng và cho ra các sản phẩm độc đáo và mới lạ nhằm cung cấp cho du khách những dịch vụ tuyệt vời nhất. Từ khi thành lập công ty đã tạo dựng được uy tín đối với khách hàng, tham gia tổ chức nhiều chuyến tham quan cho rất nhiều khách hàng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc. BTrườngộ phận truyền thông Đại– quả nghọc cáo: B ộKinhphận truyề n tếthông Huế quảng cáo đã tích cực cho ra các sản phẩm in ấn, quảng cáo nổi bật và chất lượng, cung cấp các giải pháp truyền thông trực tuyến cho nhiều khách hàng là các doanh nghiệp trên toàn quốc. Là lĩnh vực đòi hỏi tư duy, sáng tạo, công ty đã tạo điều kiện thuận lợi, tổ chức giới thiệu tập huống ở các khóa đào tạo mở để nâng cao năng lực nhân sự. SVTH: Nguyễn Thị Liên 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Hoạt động trong 2 lĩnh vực, trong hơn 6 năm hoạt động, công ty đã có những bước tiến không ngừng trong việc nâng cao doanh thu từ những hợp đồng lớn. Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng là công ty du lịch hoạt động phát triển điểm đến, nhà tổ chức du lịch trong nước và quốc tế phát triển mạnh mẽ nhất trong suốt 6 năm qua, đây là đơn vị đi đầu trong việc phát triển điểm đến, hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển du lịch. Năm 2017, Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng được liệt kê trong danh sách những nhà tổ chức du lịch uy tín, chất lượng – đăng tải trên Trang Vàng Du lịch do Tổng cục du lịch Việt Nam phát hành. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Nằm ở khu trung tâm phía Đông Nam của thành phố Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế. Công ty Cổ phần TTQC và DVDL Đại Bàng được thành lập ngày 25/10/2012 do ông Nguyễn Đình Thuận sáng lập với lĩnh vực kinh doanh chính là lĩnh vực đại lý du lịch. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh ngày 29/10/2012. Sau hơn 6 năm hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh du lịch, với phương châm tour giá rẻ, chất lượng cho tất cả mọi người, công ty đã chiếm được một thị phần du lịch nhất định thuộc khu vực miền trung Việt Nam. Các sản phẩm đặc trưng: Tour khám phá Lý Sơn, Khám phá Nam Đông Vào ngày 31/7/2018, chính thức khai trương Eagle Media – một công ty con của Eagle Tourist, chuyên về thiết kế website và quảng cáo. 2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi 2.1.2.1. Tầm nhìn “Chúng tôi sẽ là công ty hoạt động SÂU và RỘNG trong lĩnh vực hospitality Chúng tôi sẽ là một trong mười công ty du lịch lớn nhất Việt Nam vào năm 2025 vàTrường sẽ kinh doanh tốt tĐạiất cả các mhọcảng trong Kinh ngành du l ịch.tế Và Huế lúc này chi nhánh của chúng tôi sẽ có mặt tại các thị trường trọng điểm trên thế giới Nhân viên của chúng tôi là sự tinh túy về kiến thức, ký năng, đạo đức, trách nhiệm Chúng tôi luôn đảm bảo chế độ cho nhân sự một cách tốt nhất và luôn là công ty có chế độ đãi ngộ nhân sự tốt nhất Việt Nam Kinh doanh gắn liền với làm từ thiện luôn là tôn chỉ hoạt động của chúng tôi”. SVTH: Nguyễn Thị Liên 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.1.2.2. Sứ mệnh “Chúng tôi mang đến cho khách hàng những trải nghiệm văn hóa địa phương với giá rẻ nhất Chúng tôi sẽ nâng cao giá trị các điểm du lịch tại Việt Nam và những nơi chúng tôi đưa khách đến Chúng tôi tìm mọi cách để nâng cao giá trị của đối tác với triết lý win – win Chúng tôi miệt mài làm việc để xây dựng một thương hiệu du lịch Việt Nam mang tầm quốc tế Mọi nguồn lực của chúng tôi sẽ tập trung đầu tư vào con người và công nghệ Chúng tôi kinh doanh để tạo ra những điều tốt đẹp cho cộng đồng Việt Nam và cộng đồng những nơi chúng tôi đến”. 2.1.2.3. Giá trị cốt lõi Công nghệ: Luôn là công ty dẫn đầu về việc áp dụng những công nghệ tốt nhất vào công việc – Mỗi nhân sự của công ty là một “chuyên gia” công nghệ Con người quốc tế: Mỗi nhân viên công ty đều có thể làm giám đốc – làm Đại sứ quốc tế cho công ty Chuyên nghiệp: Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với giá rẻ nhất và tốc độ nhanh nhất Kỷ luật: làm cho được những gì đã cam kết – những gì mình đã nói – những gì công ty đã đề ra Hợp tác: Tất cả các thành viên trong công ty luôn hợp tác với nhau để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Luôn trao đổi kinh nghiệm, thông tin để tất cả đều giỏi. Công ty luôn mở rộng cánh cửa hợp tác với tất cả các đối tác khách hàng có thiện chí SángTrường tạo: Luôn đánh Đạigiá cao mọi học ý tưởng Kinhcho dù ý tưởng tế đó nhưHuế thế nào Tận tâm: Tận tâm vì khách hàng: sự hài lòng dành cho khách hàng là ưu tiên hàng đầu– Tận tâm trong công việc: làm việc bằng chính sự đam mê và trách nhiệm của mình. SVTH: Nguyễn Thị Liên 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.1.3. Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh 2.1.3.1. Sản phẩm Lĩnh vực du lịch: Thông qua hệ thống sản phẩm đa dạng và phù hợp với tất cả đối tượng khách hàng, với các chương trình từ 1 ngày đến 10 ngày với hầu hết các địa điểm du lịch nổi tiếng trên toàn quốc. Ngoài ra, còn có hệ thống sản phẩm du lịch nước ngoài với các điểm đến ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ đặc sắc khác. Với ngành nghề đăng ký kinh doanh là Đại lý du lịch, điều hành tour du lịch, công ty đã tổ chức các chương trình du lịch như: - Chương trình du lịch sinh thái – cộng đồng Thôn Dỗi – Thác Mơ (1 ngày) - Chương trình du lịch, khám phá văn hóa cộng đồng A Lưới (2 ngày 1 đêm) - Chương trình du lịch Huế – Bạch Mã – Huế (1 ngày) - Chương trình du lịch Huế – Bà Nà – Huế (1 ngày) - Chương trình du lịch Huế – Cù Lao Chàm – Huế (1 ngày) - Chương trình du lịch Huế – Ngũ Hành Sơn – Hội An – Huế (2 ngày 1 đêm) - Chương trình du lịch Huế – Động Phong Nha (1 ngày) - Chương trình du lịch Huế – Khám phá đảo Lý Sơn (2 ngày 1 đêm) Và nhiều chương trình khác cho hàng nghìn lượt khách mỗi năm, ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, những khách hàng tiêu biểu công ty như: Ngân hàng Viettinbank, Ngân hàng Saccombank, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Vang, các trường Đại Học trực thuộc Đại Học Huế, trường cao đẳng Công Nghiệp Huế, hệ thống các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học và mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận. Với lĩnh vực tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, công ty tham gia các hội chợ, hội thảoTrường du lịch trên địa b àn,Đại qua đó họctiếp cận kháchKinh hàng b ằngtế những Huế giải pháp khác nhau, gắn kết khách hàng với doanh nghiệp. Ngoài ra, lãnh đạo công ty thường xuyên tham gia công tác cùng đại diện sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế khảo sát, kích cầu du lịch tại các tỉnh thành khác như Quảng Bình, Bạc Liêu Lĩnh vực truyền thông – quảng cáo: Lĩnh vực này mang lại cho nhân sự bộ phận nguồn cảm hứng làm việc thông qua việc sáng tạo những sản phẩm mới mẻ, tham gia ký kết các hợp đồng quy mô lớn trong đó có thiết kế tập gấp, catalogue, sổ tay hướng SVTH: Nguyễn Thị Liên 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc dẫn du lịch A Lưới của tổ chức ngân hàng phát triển châu Á ADB phối hợp với sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong khuôn khổ dự án phát triển du lịch Mê Kông. Những sản phẩm truyền thông mạng cung cấp cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp trên toàn quốc nhận được sự phản hồi tích cực thông qua các giải pháp truyền thông hiệu quả như: quảng cáo hiển thị trên các trang báo lớn Dân Trí, Thanh Niên, Vnexpress, thông qua các mạng quảng cáo Eclick, Admicro, Novanet và hệ thống các công cụ tìm kiếm như Cốc Cốc, Google. Hoạt động nhiếp ảnh, thiết kế mang lại doanh thu khá cho công ty, việc ký kết các hợp đồng quảng cáo cho các cơ sở kinh doanh hàng hóa và truyền thông mạng giúp gắn kết các doanh nghiệp với khách hàng nhằm tăng mức độ tiếp cận khách hàng cho các sản phẩm như: các khóa học marketing trực tuyến, cung cấp dịch vụ hiển thị quảng cáo trên mạng xã hội và diễn đàn. Lĩnh vực tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại, công ty tham gia các hội chợ, hội thảo du lịch trên địa bàn, qua đó tiếp cận khách hàng bằng những giải pháp khác nhau, gắn kết khách hàng với doanh nghiệp. Ngoài ra, lãnh đạo công ty thường xuyên tham gia công tác cùng đại diện sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế khảo sát, kích cầu du lịch tại các tỉnh thành khác như Quảng Bình, Bạc Liêu, 2.1.3.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh (1)Đại lý, môi giới, đấu giá, (2) Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt), (3) Vận tải hành khách đường bộ khác, (4) Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, (5) Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, (6) Dịch vụ lưu trú ngắn ngày, (7) Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, (8) Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới, v.v.), (9) Đại lý du lịch, (10) Điều hành tua du lịch, (11) DịchTrường vụ hỗ trợ liên quan Đại đến quả nghọc bá và tổ Kinhchức tua du l ịchtế, (12) HuếQuảng cáo. SVTH: Nguyễn Thị Liên 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.1.4. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của công ty 2.1.4.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh của công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Nguồn: phòng nhân sự CôngTrường ty sử dụng sơ Đạiđồ bộ máy học trực tuy ếKinhn chức năng tếđể qu Huếản lý NV. Bộ máy giúp công ty điều hành hiệu quả trong công việc cũng như nắm rõ những mong muốn của NV hơn. 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức bộ máy Phòng giám đốc: Là một bộ phận nòng cốt, chủ đạo của Công ty. Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của Công ty trước Hội đồng các thành viên và pháp luật hiện hành. Phòng giám đốc Công ty du lịch Đại Bàng được du khách và nhân viên SVTH: Nguyễn Thị Liên 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc trong công ty tin tưởng tuyệt đối bởi phòng luôn sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu về chất lượng dịch vụ tốt nhất cho du khách. Phòng giám đốc còn là đơn vị chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại, cân nhắc, ra những quyết định liên quan tới chủ trương, chính sách, mục tiêu và chiến lược của Công ty. Đồng thời, đề xuất các chiến lược kinh doanh cũng như phát triển thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước. Phòng kinh doanh thị trường: Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác bán các sản phẩm và dịch vụ của Công ty; công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường; công tác xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao. Theo dõi, hỗ trợ, tổng hợp báo cáo cho Ban Tổng Giám đốc về tình hình hoạt động của toàn Công ty và của các công ty thành viên, liên kết và các hợp đồng góp vốn liên doanh. Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm. Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao. Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh. Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết. Nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh. Phòng thương mại điện tử: Phòng có chức năng chính là tiếp cận các khách hàng trên Internet. Tổ chức tiếp cận qua các chương trình quảng cáo đã chạy trước đó. Phát triển các hệ thống website bán hàng, tìm kiếm khách hàng thông qua các kênh bán hàng của công ty như facebook, website, , phát triển hệ thống cộng tác viên, Tạo doanh thu lợi nhuận và quản lý hệ thống website của công ty. Phòng dịch vụ khách hàng: Phòng dịch vụ khách hàng bao gồm hai bộ phận chính làTrường bộ phận điều hành Đại và chăm họcsóc khách Kinhhàng, bộ ph ậntế điề uHuế hành chuyên điều hành các hoạt động về tour và điều hành xe du lịch, xe cho thuê v.v, bộ phận chăm sóc khách hàng chuyên thực hiện các hoạt động hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các khách hàng, thực hiện các công việc sau khi khách hàng sử dụng các dịch vụ đồng thời đây cũng là bộ phận chuyên cung cấp thông tin về khách hàng tiềm năng cho các bộ phận khác và đưa ra các ý tưởng để công ty đưa ra các chiến lược sắp tới. SVTH: Nguyễn Thị Liên 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Phòng marketing: Phòng có các chức năng chính là quản trị các website của công ty, đăng tải các bài viết về du lịch, kinh nghiệm du lịch, ẩm thực du lịch, đăng các chương trình tour, dịch vụ do sale và điều hành đưa nội dung để thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách, Seo các từ khóa lên Top. Bên cạnh đó, phòng còn liên kết chặt chẽ với các phòng ban trong công ty thành một thể thống nhất để sẵn sàng đăng tin chào bán tour, dịch vụ và nghiên cứu xúc tiến trao đổi link với nhiều Website có uy tín, có chất lượng Ngoài ra, phòng còn có chức năng là chuyên tạo lập, thiết kế và cũng tham gia vào quản trị web cho công ty, thực hiện chạy các chương trình quảng cáo, hay các hoạt động online marketing, tổ chức sự kiện quảng bá của công ty. Phòng cũng kiêm chức năng thiết kế đồ họa như các banner, các băng rôn quảng cáo, các chương trình, các tour để quảng bá, giới thiệu cho khách hàng. Phòng kế toán: Bộ phận kế toán có chức năng thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng quy định của nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán. Theo dõi, phản ánh sự vận động của vốn kinh doanh của công ty dưới mọi hình thái và cố vấn cho ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan. Tham mưu cho ban giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh. Phòng nhân sự: Bộ phận nhân sự có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu, hoạch định tài nguyên nhân sự, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, quản trị lương bổng, tương quan lao động, dịch vụ và quỹ phúc lợi, y tế và an toàn lao động trong toàn doanh nghiệp. 2.1.5. Đặc điểm về nguồn lực của công ty a) Nguồn nhân lực ĐTrườngội ngũ NV của công Đại ty chủ y ếhọcu là nhữ ngKinh người có đ ộtếtuổi trHuếẻ (Tuổi trung bình là 26 tuổi) chủ yếu được đào tạo từ những trường đại học, cao đẳng lớn trên địa bàn. Có khả năng tiếp thu nhanh nhạy với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường cao, nhiệt tình năng động hết mình vì công việc tuy còn một số hạn chế trong kinh nghiệm và xử lý các vấn đề phát sinh. NV trong công ty tính đến thời điểm hiện tại gồm 41 NV chính thức làm việc ở các bộ phận khác nhau. Bên cạnh đó công ty còn có một đội ngũ cộng tác viên hoạt SVTH: Nguyễn Thị Liên 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc động trong lĩnh vực marketing, bán hàng. Tất cả làm việc có tinh thần và trách nhiệm cao, đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng với quyết tâm mang đến những trải nghiệm dịch vụ tốt nhất, giá rẻ nhất. Chính vì vậy sẽ không có gì là khó hiểu khi khách hàng của công ty ngày càng tăng lên và lượng khách hàng cũ quay trở lại hợp tác với công ty chiếm một số không nhỏ. Mỗi NV là bộ mặt của công ty, đội ngũ được đào tạo bài bản đúng với chuyên môn ngành du lịch, marketing, bán hàng. Với thái độ tự tin phục vụ, tinh thần học hỏi trau dồi, năng động nhạy bén trong công việc, tạo được niềm tin cho khách hàng, luôn đảm bảo chắc chắn chất lượng phục vụ trên tinh thần sẵn sàng đón tiếp của từng NV. Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Người 2016/ 2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % Theo giới tính Nam 12 13 21 1 8.3 8 61.5 Nữ 8 12 20 4 50.0 8 66.7 Theo trình độ học vấn Đại học 5 10 24 5 100 14 140.0 Cao đẳng 9 7 7 -2 -22.2 0 0 Trung cấp 6 8 8 2 33.3 0 0 TỔNG 20 25 41 5 111.1 14 140.0 (Nguồn: Phòng nhân sự) Cơ cấu lao động theo giới tính DTrườngựa vào bảng trên, Đạita thấy s ốhọclượng NV Kinhnam trong 3tế năm Huế qua đều chiếm tỷ trọng cao hơn NV nữ, điều này phù hợp với công việc du lịch của công ty. Từ năm 2015 đến 2016 NV nam tăng từ 12 lên 13 NV với tỷ lệ 8,3% nhưng từ năm 2016 đến năm 2017 NV nam tăng lên 8 NV chiến tỷ lệ 61,6%, còn nhân viên nữ có xu hướng tăng đều qua các năm. Từ năm 2015 đến 2016 tăng từ 8 NV lên 12 NVvới tỷ lệ 50%, từ năm 2016 đến 2017 NV nữ tăng từ 12 lên 20 với tỷ lệ 66,7%. Từ số lượng NV ở SVTH: Nguyễn Thị Liên 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc năm 2017 ta có thể thấy số lượng NV nam và nữ có sự tương xứng nhau. Từ đó ta có thể kết luận được rằng, công ty đã có chính sách điều chỉnh phù hợp và cân đối hơn với tính chất công việc mặc dù tính đến hiện tại lượng NV vẫn tăng không đáng kể nhưng đang có sự phát triển qua các năm. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn Qua bảng trên, ta thấy trình độ học vấn của NV qua các năm từ 2015-2017 có nhiều sự biến động về số lượng và trình độ theo chiều hướng tích cực. Cụ thể lao động trình độ đại học năm 2016 tăng 50% so với năm 2015 từ 5 lên 10 NV có trình độ đại học. Và năm 2017 tăng 140% so với năm 2016, từ 10 lên 24 NV có trình độ đại học. Tiếp theo, NV có trình độ cao đẳng cũng biến động qua các năm có sự biến động, từ năm 2015-2016 giảm từ 9 xuống còn 7 NV với tỷ lệ giảm là 22,2%., năm 2016- 2017 số lượng trình độ cao đẳng không đổi, vẫn giữ nguyên là 7NV. Qua 3 năm 2015-2017, số lượng NV có trình độ trung cấp ổn định. Điều này chứng tỏ, đội ngũ NV công ty có trình độ ngày càng cao góp phần xây dựng công ty vững mạnh. Công ty cũng cần có những lao động có trình độ nhằm phù hợp với môi trường và tính chất công việc của một công ty du lịch. Ngoài ra, công ty còn tuyển dụng và đào tạo lao động có trình độ cao và nâng cao trình độ của lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu hài lòng của du khách. b) Nguồn lực về tài chính Bảng 2: Tình hình nguồn tài chính tại công ty giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm So sánh (%) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 A. TổngTrường tài sản Đại526,9 học698,8 Kinh1.098,8 tế32,6 Huế57,2 1. Tài sản ngắn hạn 517,2 689,1 982,9 33,2 42,6 2. Tài sản dài hạn 9,7 9,7 115,9 0 1094,8 B. Nguồn vốn 526,9 698,8 1.098,8 32,6 57,2 1. Nợ phải trả 146,9 160,1 560,1 9,0 249,8 2. Vốn chủ sở hữu 380,0 538,7 538,7 41,7 0 (Nguồn: Phòng kế toán) SVTH: Nguyễn Thị Liên 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Để biết được quy mô kinh doanh của một doanh nghiệp hay một công ty, trước hết ta phải biết được nguồn vốn của nó. Nguồn vốn đóng góp một phần quan trọng để đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra có hiệu quả. Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty du lịch những năm gần đây có xu hướng tăng. Vì vậy, để thấy rõ hơn về cơ cấu thay đổi vốn của công ty ta xét các góc độ sau: - Xét theo tính chất tài sản: Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn tại công ty trong năm 2015 và 2016 vẫn giữ nguyên là 9,7 triệu, nhưng đến năm 2017, tài sản dài hạn tăng lên thành 115,9 triệu, tăng lên rất nhiều lần so với năm 2016. Như vậy, trong năm 2017 cơ sở vật chất của doanh nghiệp được tăng cường, qui mô về năng lực hoạt động cũng được mở rộng. Tài sản ngắn hạn: Đây là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các loại tài sản tại công ty. Tài sản ngắn hạn tại công ty trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Năm 2016 tăng 33,2% so với năm 2015, và năm 2017 tăng 42,6% so với 2016. Sự tăng mạnh về tài sản này có thể được giải thích vì trong năm 2017, thị trường ngành du lịch có dấu hiệu đi lên, do đó các hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi và đạt kế hoạch đề ra. Xét về cơ cấu - Xét về nguồn hình thành vốn Nợ phải trả: Mặc dù nợ phải trả của công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nhưng nợ phải trả của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Cho thấy nhu cầu về nợ của công ty đang tăng dần. Cụ thể vào năm 2015 nợ phải trả của công ty là 146,9 triệu đồng thì năm 2016 đã tăng lên thành 160,1 triệu đồng, tăng 9% so với năm 2015. Và năm 2017 tăng 249,8% so với năm 2016. Từ bảng phân tích ta thTrườngấy tài sản của công Đại ty nhận đư họcợc chủ y ếKinhu từ nợ phải trtếả. Huế Vốn chủ sở hữu: Qua bảng số liệu ta thấy được tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tại công ty trong năm 2016 tăng 41,7% so với 2015. Tuy nhiên, nó vẫn được giữ nguyên trong năm 2017. Như vậy, qua quá trình phân tích trên, chứng tỏ công ty làm ăn vẫn có hiệu quả. SVTH: Nguyễn Thị Liên 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 Kết quả hoạt động kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh và là vấn đề quyết định đến sự sống còn của Công ty. Bảng 3: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh (%) STT CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 1 Tổng doanh thu 502,6 2.918 2.554,8 480,5 -12,5 2 Tổng chi phí 529,6 2.911,8 2.497,5 449,8 -14,2 3 Lợi nhuận trước thuế -27 6,2 57,3 435,5 824,2 (Nguồn: Phòng Kế Toán) Từ kết quả của bảng dưới, cho thấy: Qua bảng thống kê trên cho thấy tổng doanh thu của công ty qua 2 năm 2015, 2016 là có sự tăng trưởng mạnh. Cụ thể doanh tổng doanh thu năm 2015 đạt mức hơn 500 triệu đồng, qua năm 2016 đạt mức hơn 2,9 tỷ, tăng 480,55% so với năm 2015. Nhưng qua năm 2017 doanh thu đạt mức hơn 2,5 tỷ, giảm 12,5% so với năm 2016. Từ đó có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang đạt mức ổn định mà tăng trưởng còn ở mức trung bình. Tuy nhiên công ty cũng mới thành lập trong khoảng thời gian những năm trở lại đây nên còn đầu từ nhiều cho các cơ sở vật chất, các chương trình quảng bá, nhận diện thương hiệu làm cho chi phí tăng cao và dẫn tới là tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2015 là âm, nhưng bước sang năm 2016 thì chi phí đầu tư, quảng bá thương hiệu giảm xuống nên mức lợi nhuận trước thuế đã đạt mức dương. Tuy vào năm 2017, doanh thu có thấp hơn vào năm 2016 nhưng chi phí bỏ ra lại thấp hơn. Dẫn đến lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt mức trên 57 triệu đồng, tăng 435,5% so với nămTrường 2016. Đại học Kinh tế Huế Nhìn chung, tình hình kinh doanh tại Công ty giai đoạn 2015-2017 không ngừng biến động qua các năm. Công ty cần có những chính sách để nâng cao hơn nữa kết quả kinh doanh trong thời gian tới cũng như làm tăng năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành nhằm giữ vững vị thế và phát triển hơn nữa trong tương lai. SVTH: Nguyễn Thị Liên 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.2. Hoạt động phát triển sản phẩm du lịch mới của Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng 2.2.1. Qui trình phát triển sản phẩm E-Park Tam Giang Lagoon a) Điểm đến E-Park Tam Giang Lagoon - Ở giai đoạn phát sinh ý tưởng: Thu thập ý tưởng mới thông qua bộ phận nghiên cứu và phát triển, đội ngũ lãnh đạo, quản lý và các nhân viên của công ty, đặc biệt là nhân viên tại phòng kinh doanh thị trường. Thông qua hoạt động bán sản phẩm, nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng, họ thu nhận được nhiều thông tin phản hồi từ khách hàng, đó là cơ hội để nảy sinh ý tưởng về sản phẩm mới. Ngoài ra, ý tưởng sản phẩm mới có được thông qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh. - Chọn lọc ý tưởng: Sau khi thu thập rất nhiều ý tưởng, công ty phân tích, lựa chọn ý tưởng tốt, mang lại lợi nhuận cho công ty. Sau đó, các ý tưởng được cụ thể hóa trong các biểu mẫu của hội đồng, mô tả rõ sản phẩm, thị trường mục tiêu, lợi thế cạnh tranh, xác định rõ qui mô thị trường, giá sản phẩm, chi phí sản xuất và thời gian phát triển và trả lời các câu hỏi sau: Có hoàn thành sứ mệnh của công ty không ? Có đáp ứng được mục tiêu của công ty không ? Có làm hài lòng khách hàng mục tiêu không ? Có sử dụng tốt nguồn lực sẵn có của công ty không ? - Thiết kế sản phẩm du lịch: Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 1: Mô hình mô phỏng điểm đến E-Park Tam Giang Lagoon SVTH: Nguyễn Thị Liên 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Điểm đến E-Park Tam Giang dự định sẽ nằm ngay giữa lòng đầm phá Tam Giang, cùng việc phục vụ những tiện ích cơ bản bằng các hạng mục công trình như: khu tắm mát, khu vui chơi thông qua các dụng cụ đã được chuẩn bị sẵn, khu đạp Trìa, hệ thống phòng thay đồ và nhiều hoạt động khác trải dài trên khoảng 1000m2 mặt nước được xây dựng toàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên nhằm hạn chế sự tác động của môi trường đến cảnh quan. - Thử nghiệm sản phẩm: Vào ngày 06/07/2017, sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang đã được đưa vào hoạt động thử nghiệm và chỉ phục vụ cho khoảng 100 khách/thời điểm. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, công ty ưu tiên khai thác và phục vụ chương trình du lịch: Tour Hoàng hôn trên phá Tam Giang – Hệ thống đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Hình 2: Sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon của công ty cổ phần TTQC và DVDL Đại Bàng TrongTrường 6 tháng đầu năm Đại 2016, chhọcỉ có 160 kháchKinh du lịch tếđến thônHuế Ngư Mỹ Thạnh để tham quan phá Tam Giang, nhưng từ khi xây dựng điểm đến E-Park Tam Giang Lagoon thì chỉ trong vòng 10 ngày đầu tháng 7/2017, tour Hoàng hôn trên phá Tam Giang đã đón hơn 200 lượt khách, chưa kể lượng khách lẻ. Đây được xem là những bước đầu thành công của sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon của Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng. SVTH: Nguyễn Thị Liên 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc - Thương mại hóa sản phẩm: Sau cuộc thử nghiệm thành công, Công ty đã tiến hành phân tích tính khả thi về tài chính, tổ chức, kỹ thuật sản phẩm du lịch, sau đó tiếp tục phát triển giai đoạn 2 của sản phẩm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon, đồng thời giới thiệu sản phẩm thông qua website của công ty, mạng xã hội (chủ yếu là facebook) và các hoạt động cộng đồng nhằm thu hút thị trường. b) Tour “Hoàng hôn trên phá Tam Giang – Hệ thống đầm phá lớn nhất Đông Nam Á” Khởi hành: Chủ nhật hàng tuần Thời gian Tour: 1/2 ngày Chi phí: 595.000đ Hành trình đi tour: 14h: Xe đón quý khách tại văn phòng Eagletourist tại 115 Phạm Văn Đồng hoặc 24 Chu Văn An – thành phố Huế, khởi hành về thôn Ngư Mỹ Thạnh.Trên đường Đoàn ghé thăm Làng nghề đan lát Bao La – Đây là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất của Tỉnh Thừa Thiên Huế, với bàn tày khéo léo của mình người dân ở đây đã tạo ra hàng trăm sản phẩm từ Lát, với tính mỹ thuật rất cao . Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 3: Làng nghề Đan Lát Bao La SVTH: Nguyễn Thị Liên 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 15h: Xe tiếp tục đưa quý khách về với Thôn Ngư Mỹ Thạnh, quý khách lên thuyền tham quan hệ thống đầm phá Tam Giang – Phá Tam Giang được đánh giá là hệ thống đầm phá lớn nhất khu vực đông Nam Á với vẻ đẹp mộc mạc hoang sơ. 15h45: Thăm Nhà trưng bày sinh vật phá Tam Giang tại thôn Mỹ Thạnh – đến nơi đây quý khách sẽ trực tiếp xem những mẫu thủy hải sản, nghe người dân địa phương nói về sự giàu có của vùng đầm phá, những “đặc sản tiến vua” mà không có nơi nào có được. 16h15: Thuyền đưa quý khách đến Bãi đẻ Vũng Mệ – là nơi bảo vệ tất cả các loài cá đến đây sinh sản, các hoạt động đánh bắt cá bị cấm hoàn toàn trong diện tích 40 ha mặt nước, cũng như hiểu hơn cách mà người dân địa phương ở nơi đây bảo về nguồn lợi thủy sản của mình. Thuyền tiếp tục đưa quý khách đến khu vực Nò Sáo – như những ma trận đánh bắt cá, tôm được người ngư dân sắp xếp hết sức công phu, quý khách tự do chụp cho mình những kiểu ảnh đẹp trong hoàng hôn mà không nơi nào có được. Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 4: Du khách cùng ngư dân đánh bắt cá, tôm Điểm nhấn thú vị nhất: Quý khách xem ngư dân tung chài lưới để bắt cá và cùng tham gia hoạt động đổ Nò. Quý khách có cơ hội tham gia trò chơi đấu giá giành “chiến lợi phẩm” mà mình đánh bắt được như: cá Dìa, cá Mú, cá hanh, cá bống, tôm đất, Điểm nhấn thứ hai: Thuyền đưa đến với E-Park Tam Giang Lagoon – Một điểm dừng chân ngay trên phá Tam Giang được công ty cổ phần du lịch Đại Bàng đầu tư SVTH: Nguyễn Thị Liên 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc xây dựng. Quý khách tự do chụp cho mình những kiểu ảnh đẹp trong hoàng hôn mà không nơi nào có được. Thuyền đưa quý khách đến bãi Trìa để đạp Trìa, trải nghiệm cảm giác một lần làm ngư dân – Trìa là một sản vật rất nổi tiếng và có rất nhiều tại đầm phá Tam Giang vì vậy quý khách có thể đánh bắt được cả 2kg – 5kg trìa mang về nhà để làm quà. Điểm nhấn thứ ba: Quý khách được tham gia các trò chơi giải trí, tắm và bơi lội trên đầm phá giữa hoàng hôn thơ mộng cùng với hệ thống phao bơi Intex độc đáo của công ty Eagletourist. Hình 5: Điểm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon 19h30: Xe đưa quý khách về lại Huế. Trên đường ghé mua đặc sản Tam Giang về làm quà cho người thân. Khoảng 20h30 đến Huế, kết thúc chương trình. Xin chào và hẹn gặp lại quý khách trong các chương trình sau. Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 6: Đặc sản trên phá Tam Giang SVTH: Nguyễn Thị Liên 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.2.2. Đặc điểm khách du lịch tại E-Park Tam Giang Lagoon của công ty cổ phần du lịch Đại Bàng Qua số liệu thống kê của Công ty cổ phần du lịch Đại Bàng trong giai đoạn từ 7/2017 đến hết năm 2018, cho chúng ta một số nhận định về khách du lịch của E-Park Tam Giang Lagoon.  Số lượng khách: Hiện nay, số lượng khách du lịch đến với khu du lịch E-Park Tam Giang Lagoon đang tăng lên nhanh chóng Bảng 4: Lượng khách du lịch E-Park Tam Giang Lagoon từ 7/2017 đến 12/2018 ĐVT: Người Qúi Chỉ số 3,4/2017 1,2/2018 3,4/2018 Khách đoàn (trên 10 người) 3 5 12 Khách lẻ 150 780 1050 Tổng số 194 851 1223 Nguồn: Phòng kinh doanh thị trường Về cơ cấu lượt khách, khách du lịch đến với E-Park Tam Giang Lagoon toàn bộ là khách nội địa, chiếm tỷ lệ 100%. Trong giai đoạn mới thành lập, công ty bước đầu chỉ thu hút khách nội địa, vẫn chưa mở rộng việc thu hút du khách nước ngoài. Dựa vào bảng trên, ta thấy số lượng du khách đến với E-Park Tam Giang Lagoon không ngừng tăng cao qua các quý. Từ 6 tháng cuối năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2018, số lượng khách đoàn (trên 10 người) tăng từ 3 lên 5 đoàn, với tỉ lệ tăng là 66,67%, số lượng kháchTrường lẻ tăng từ 150 Đại du khách họclên 780 duKinh khách, với tỷtế lệ tăngHuế là 420%. Từ 6 tháng đầu năm 2018 đến 6 tháng cuối năm 2018, số lượng khách đoàn tăng từ 5 lên 12 đoàn, tỉ lệ tăng là 140%, lượng khách lẻ tăng từ 780 lên 1050, tỉ lệ tăng là 34,62%. Điều đó cho thấy, hình ảnh E-Park Tam Giang Lagoon bước đầu chưa tạo được sức hút lớn đối với du khách nội địa. Nhưng sau một thời gian ngắn, số lượng du khách đã tăng lên đáng kể, đánh dấu được tiềm năng phát triển của sản phẩm du lịch trên vùng đầm phá. SVTH: Nguyễn Thị Liên 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc  Số lượng khách theo thời vụ Trong du lịch, tính thời vụ là đặc điểm gây ra rất nhiều khó khăn cho việc quản lý du lịch tại vùng đầm phá. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả trong quản lý, cần xác định các nhân tố quyết định tính thời vụ. Việc xác định nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ tại E-Park Tam Giang Lagoon có thể được coi là một trong những biện pháp tìm ra nguyên nhân khách quan tập trung quá đông vào một số thời điểm trong năm. Cần tìm cách kéo dài mùa vụ kinh doanh du lịch bằng cách tổ chức thêm các hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa địa phương, đặc sản địa phương, Cần góp phần điều tiết lượng khách, sử dụng hợp lý nguồn lao động và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại vùng đầm phá. Tại điểm đến E-Park Tam Giang Lagoon, thời gian khách đến tham quan tương đối tập trung theo mùa. Mặc dù E-Park Tam Giang Lagoon mở cửa đón quanh năm, song lượng khách du lịch thường đến mùa xuân và mùa hè, tức là từ tháng 3 đến tháng 8, vào thời điểm sau tháng 8. Tuy nhiên, vào các tháng khác vẫn rải rác có khách đến tham quan nhưng không đông như mùa hè bởi thời tiết ở Huế thường xuyên có chuyển biến tiêu cực, gây ảnh hưởng đến việc tham quan của du khách đối với E-Park Tam Giang Lagoon. Tóm lại, tính thời vụ thể hiện rất rõ ở điểm du lịch và tính thời vụ chịu ảnh hưởng chính của yếu tố khí hậu.  Thành phần khách Trong giai đoạn này, điểm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon chỉ phục vụ khách trong nước. KháchTrường du lịch là học Đại sinh, sinh học viên của Kinhcác trường đại tế học, Huế phổ thông tại Huế và các tỉnh lân cận. Thời gian tập trung vào ngày lễ, cuối tuần, các đợt thực tập hoặc sau khi thi. Đối tượng khách là công nhân viên chức thường đi theo nhóm nhỏ, từ 15-30 người. Mục đích chính chuyến đi của họ là nghỉ ngơi, giải trí và thoát khỏi môi trường làm việc căng thẳng hàng ngày ở công sở. SVTH: Nguyễn Thị Liên 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Ngoài ra còn có những khách du lịch là những nhà nghiên cứu sinh học, du lịch, môi trường, thường đi theo nhóm nhỏ từ 1-5 người. 2.2.3. Thực trạng về quy mô cung ứng dịch vụ 2.2.3.1. Quy mô cung ứng dịch vụ du lịch - Nguồn lực về kiến trúc: Từ những thành công trong giai đoạn 1 của dự án E- Park Tam Giang Lagoon, Công ty đã thực hiện giai đoạn 2 của “siêu dự án”, mở rộng diện tích điểm đến, triển khai xây dựng thêm các trò chơi như đạp xe trên cầu khỉ, đu dây thăng bằng cũng đang được nghiên cứu để phục vụ quý khách. Lúc này giá trị mang lại của điểm đến này hết sức to lớn, đó là bên cạnh việc tạo dựng một địa điểm du lịch hấp dẫn, E-Park Tam Giang Lagoon còn góp phần tạo điều kiện để cộng đồng ngư dân thôn Ngư Mỹ Hạnh hoạt động du lịch, hỗ trợ công ăn việc làm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. - Nguồn nhân lực: Nâng cao năng lực và kiến thức của người chủ doanh nghiệp và người lao động, xây dựng tác phong, phong cách làm việc có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh tại điểm đến E-Park Tam Giang Lagoon. - Nguồn tài chính: Công ty nâng cao khả năng huy động vốn và khả năng từ tài trợ của UBND Huyện Quảng Điền nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ UBND huyện Quảng Điền, đến nay, ở khu vực Ngư Mỹ Thạnh và vùng giáp ranh Quảng Điền đã đầu tư 11,5 tỷ đồng xây dựng đê tây phá Tam Giang, đoạn từ Cồn Tộc đến Hà Đồ. Huyện đầu tư xây dựng bãi đậu xe, khu vệ sinh, xây dựng nhà trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống địa phương, tạo sự đa dạng trong phát triển dịch vụ của vùng cũng như điểm đến E-Park Tam Giang Lagooon. -TrườngCơ sở vật chất: Công Đại ty vẫn họctiếp tục sửKinh dụng những tế nguồn Huế vật liệu, nguyên liệu tự nhiên để tiếp tục triển khai dự án nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường, đảm bảo giữ được nét nguyên sơ của vùng đầm phá. 2.2.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại E-Park Tam Giang Lagoon của công ty trong những năm qua Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực quản lý và chiều hướng phát triển của công ty. Ta xem xét và phân tích một số chỉ tiêu hoạt động SVTH: Nguyễn Thị Liên 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc kinh doanh của công ty tại dự án E-Park Tam Giang Lagoon của công ty từ tháng 7/2017 đến hết 12/2018 Bảng 5: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh từ 7/2017 đến 12/2018 ĐVT: Triệu đồng Quý So sánh (%) Chỉ tiêu 3,4/2017 1,2/2018 3,4/2018 1,2/2018/3,4/2017 3,4/2018/1,2/2018 Tổng doanh thu 17,90 47,21 87,96 163,70 86,31 Tổng chi phí hoàn 180,00 30,00 67,00 16,67 17,61 thiện Lợi nhuận trước thuế - 162,10 17,21 20,96 110,60 21,80 Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng trên, ta thấy: Từ năm 2017 đến năm 2018, doanh thu tăng rất mạnh. Cụ thể, quý 3,4 năm 2017 đạt mức doanh thu hơn 17 triệu nhưng đến quý 1,2 năm 2018 đạt mức hơn 47 triệu, tăng 163,7% so với 6 tháng cuối năm 2017. Nhưng qua năm 2018, 6 tháng cuối năm, doanh thu đạt mức gần 88 triệu, tăng rất nhiều so với 6 tháng đầu năm, với tỉ lệ tăng là 86,31%. Từ đó có thể thấy hoạt động kinh doanh của công ty tại E-Park Tam Giang đang đạt mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên điểm đến E- Park Tam Giang do mới bước đầu triển khai nên còn đầu từ nhiều cho các cơ sở vật chất, các chương trình quảng bá, nhận diện thương hiệu làm cho chi phí đầu tư cao và dẫn tới Trườnglà tổng lợi nhuận trưĐạiớc thuế chọcủa công tyKinh trong 6 tháng tế cu ốHuếi năm 2017 là âm, nhưng bước sang năm 2018 thì chi phí đầu tư, quảng bá thương hiệu giảm xuống nên mức lợi nhuận trước thuế đã đạt mức dương. Vào năm 2018, doanh thu đạt cao hơn bởi điểm đến được du khách biết đến nhiều hơn, chi phí bỏ ra cũng thấp hơn. Dẫn đến lợi nhuận trước thuế năm 2018 cũng tăng khá mạnh. 2.2.4. Chất lượng dịch vụ du lịch tại E-Park Tam Giang Lagoon của công ty du lịch Đại Bàng SVTH: Nguyễn Thị Liên 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Tài Phúc 2.2.4.1. Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty tại E-Park Tam Giang Lagoon Nhìn chung, điểm du lịch E-Park Tam Giang Lagoon mặc dù vẫn hoạt động phục vụ du khách nhưng vẫn đang trong quá trình thử nghiệm sản phẩm, tất cả các danh mục hệ thống trên điểm đến đều hướng tới các yêu cầu cơ bản của điểm du lịch: - Mức độ tiện nghi: Mục đích của du khách khi đến với một điểm du lịch là để tìm kiếm những ấn tượng, cảm giác mà du khách mong muốn, nó khác với cuộc sống thường ngày. Vì vậy, việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phải có khả năng mang lại sự tiện lợi và cảm giác thoải mái cho du khách. Đối với sản phẩm E-Park Tam Giang Lagoon, do được thiết kế ở giữa vùng đầm phá nên phải có thuyền di chuyển du khách từ bờ ra điểm đến, vì vậy hệ thống thuyền tham quan trên đầm phá được Công ty phối hợp với thuyền của ngư dân địa phương. Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật vui chơi, giải trí chủ yếu là các công trình nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong vui chơi, rèn luyện sức khỏe nhằm mang lại sự thích thú hơn về kỳ nghỉ hoặc thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Cơ sở vật chất kỹ thuật này bao gồm hệ thống phao nổi Thiên Nga, bóng chuyền trên nước, - Mức độ thẩm mỹ: E-Park Tam Giang Lagoon với hình thức bên ngoài, cách bố trí sắp đặt và màu sắc rất hấp dẫn. + Về hình thức bên ngoài: Đẹp, lịch sự, phù hợp với nội dung bên trong + Về bố trí sắp đặt: Đều đảm bảo thuận tiện cho nhân viên phục vụ và du khách trong quá trình tham quan, giải trí tại điểm du lịch. + Về màu sắc: Điểm du lịch được thiết kế, xây dựng dựa trên những nguyên liệu tự nhiên (gỗ, tre) là chủ yếu, nên vẫn giữ nguyên gam màu chủ đạo của gỗ. Tại những điểm vui chơi, giải trí thì được trang trí bằng nhiều màu sắc nhằm tạo cảm giác bắt mắt,Trường năng động của khu Đạivui chơi. học Kinh tế Huế - Mức độ vệ sinh: Đảm bảo xử lý hệ thống nước thải đúng qui định - Mức độ an toàn: An toàn là biểu hiện thứ hai trong thứ bậc nhu cầu của con người. Trong một chuyến du lịch, du khách luôn mong muốn sự đảm bảo an toàn cả về tính mạng, thân thể cũng như về tài sản, tinh thần. Đối với điểm đến E-Park Tam Giang Lagoon,đặc biệt xây dựng nằm trên vùng đầm phá, nó phải được thiết kế đảm bảo an toàn trong sử dụng. Hệ thống nhà chồ được thiết kế và xây dựng bằng vật liệu SVTH: Nguyễn Thị Liên 49