Khóa luận Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình

pdf 65 trang thiennha21 16/04/2022 4271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phap_luat_ve_bao_ve_tre_em_trong_linh_vuc_lao_dong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHƯƠNG ANH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH 2016 HÀ NỘI, 2020 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN PHƯƠNG ANH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: LUẬT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH 2016 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS. TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ HÀ NỘI, 2020 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài: “Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình” là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: GS.TS Hoàng Thị Kim Quế. Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác. Các số liệu, kết quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra. NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Phương Anh 3
  4. MỤC LỤC Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU 8 CHƯƠNG 1 12 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 12 1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Lao động: 12 1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình: 12 1.3. Khái niệm trẻ em: 12 1.4. Pháp luật và nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em 13 1.4.1. Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em: 13 1.4.2. Nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em: 14 1.5. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật lao động: 16 1.5.1. Khái niệm lao động trẻ em: 16 1.5.2. Một số khái niệm liên quan đến lao động trẻ em: 17 1.5.3. Phân biệt “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia làm việc” 18 1.5.4. Nguyên nhân và tác động tiêu cực của lao động trẻ em: 20 1.6. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật hôn nhân gia đình: 24 1.6.1. Một số khái niệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: 24 1.6.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con: 26 1.6.3. Căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với con: 27 1.6.4. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn: 28 CHƯƠNG 2 31 THỰC TRẠNG BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 31 2.1. Thực trạng lao động trẻ em tại Việt Nam: 31 2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động: 33 2.2.1. Quy định tại Bộ luật lao động: 34 4
  5. 2.2.2. Quy định tại Bộ luật Hình sự: 37 2.2.3. Các văn bản dưới luật: 37 2.2.4. Một số chương trình, kế hoạch hành động cấp Quốc Gia: 39 2.2.5. Giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lao động trẻ em: 40 2.3. Thực trạng vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình: 41 2.4. Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: 43 2.4.1. Quy định về độ tuổi kết hôn: 43 2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con: 44 2.4.3. Quyền của trẻ em trong vấn đề nuôi con nuôi: 52 CHƯƠNG 3 54 GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 54 3.1. Giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động: 54 3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế độ pháp lý về vấn đề lao động trẻ em: 54 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về hệ thống pháp lý: 55 3.1.3. Bổ sung các quy định về thanh tra, kiểm tra, cơ chê giám sát phát hiện, đánh giá thực hiện . 56 3.1.4. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức của người dân: 56 3.2. Giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: 57 3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế độ pháp lý nhằm bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: 57 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý: 59 3.2.3. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ trẻ em 59 KẾT LUẬN 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 5
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ LĐTBXH Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Công ước 138 Công ước về tuổi lao động tối thiểu, 1973 Công ước 182 Công ước nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999 ILO Tổ chức lao động Quốc tế LĐTE Lao động trẻ em MICS Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ UNICEF Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc 6
  7. DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1.5 Số giờ làm việc của trẻ em bị 18 coi là lao động trẻ em Bảng 2.1 Lao động trẻ em 32 Bảng 2.2 Thời giờ làm việc của lao 36 động chưa thành niên Bảng 2.3 Kết hôn sớm ở trẻ em 42 7
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Bảo vệ trẻ em luôn là vấn đề được nhà nước quan tâm. Vào năm 1991, Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Nằm trong chính sách chung về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, vấn đề phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em và bảo vệ trẻ em trong gia đình đã được đề cập từ lâu và trong những năm gần đây được Nhà nước ngày quan tâm nhiều hơn. Việc Việt Nam là một nước đang phát triển càng đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo vệ trẻ em trong xã hội bởi lẽ nguyên nhân của nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em thường xuất phát từ sự nghèo đói và nhu cầu phát triển của các gia đình. Lao động trẻ em là một vấn đề rất phức tạp, do đó cần có những chính sách và hành động của thể để đảm bảo trẻ em được phát triển đầy đủ, không phải tham gia lao động quá mức dưới độ tuổi cho phép. Ở Việt Nam, số lượng lao động trẻ em vẫn còn cao, tình trạng sử dụng lao động trẻ em có xu hướng ngày càng tăng. Nhiều trẻ phải có hoàn cảnh khó khăn đã phải sớm tham gia lao động với mong muốn có được một cuộc sống tốt hơn. Trong thời gian qua đã có rất nhiều cá nhân, đơn vị nhất là các cơ sở tư nhân thực hiện chưa tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ lao động chưa thành niên. Mặt khác, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng chưa được thực hiện thường xuyên, việc xử lý vi phạm còn bị coi nhẹ, nhận thức của người dân về vấn đề này vẫn chưa cao khiến cho nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng trẻ em để lao động. Việc tuyên truyền phổ biến kiến thức về vấn đề này còn chưa được sâu rộng. Đây là một thực trạng đáng chú ý hiện nay. Ngoài ra, ở Việt Nam nói riêng và nhiều nước Châu Á nói chung, với quan niệm giáo dục thì cần phải nghiêm khắc, “yêu cho roi cho vọt”, vấn đề bạo lực giữa cha mẹ với con cái thì được xã hội chấp nhận và khá phổ biến. Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để 8
  9. chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa. Trên thực tế cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý của người Việt và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được sớm loại bỏ. Đặc biệt, là những trường hợp bạo lực với con cái vượt ra ngoài phạm vi giáo dục - một tình trạng ngày càng gia tăng thì cần phải bị trừng trị nghiêm khắc. Những vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình như kết hôn sớm cũng cần bị loại bỏ. Mặc dù pháp luật Việt Nam có quy định khá cụ thể về việc bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tuy nhiên, ở nhiều nơi, tình trạng trẻ em bị bạo hành bởi chính người thân của mình, bị ép kết hôn sớm hay chưa thật sự được cha mẹ quan tâm và bị thờ ơ, bỏ mặc vẫn còn xuất hiện rất nhiều. Bảo vệ trẻ em trong chính gia đình là điều mà rất nhiều nhà làm luật, những nhà hoạt động và toàn thể xã hội mong muốn hướng tới. Chính vì những lý do đó, em quyết định chọn vấn đề “Pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích của khóa luận: Khóa luận làm rõ một số khái niệm, các nội dung cơ bản về lao động trẻ em, xóa bỏ lao động trẻ em trong pháp luật Việt Nam và một số công ước mà Việt Nam là thành viên, xác định nguyên nhân của vấn nạn lao động trẻ em. Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này, từ đó nêu ra những bất cập, hạn chế và có những giải pháp hoàn thiện pháp luật. Ngoài ra, khóa luận còn phân tích tình hình bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái theo Luật hôn nhân và gia đình. Trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình thực tế và thực trạng bảo vệ trẻ em trong Luật hôn nhân à 9
  10. gia đình, xác định những hạn chế còn tồn đọng để có những giải pháp cụ thể góp phần bảo vệ trẻ em. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu đưa ra cái nhìn cụ thể về quyền trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động và hôn nhân gia đình. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy phạm pháp luật cụ thể nhằm bảo vệ trẻ em trong các lĩnh vực luật lao động và hôn nhân gia đình; thực tiễn áp dụng của những quy định đó hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận đề cập đến những vấn đề lý luận, thực tiễn pháp lý về việc xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam theo luật lao động năm 2012, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Bên cạnh đó khóa luận cũng đề cập đến những thực trạng hiện nay về vấn đề bảo vệ trẻ em, những điểm bất cập trong quy định của pháp luật và một số giải pháp để giải quyết những bất cập trên. Phạm vi về thời gian: theo thực tiễn, các báo cáo và pháp luật từ năm 2012 đến nay. Phạm vi về không gian: nghiên cứu pháp luật và thực tiễn về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao đông và hôn nhân gia đình tại Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài: Phương pháp luận: Khóa luận sử dụng lý luận chung về lao động, hôn nhân gia đình, pháp luật về bảo vệ trẻ em theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam ví dụ như: Pháp luật Quốc tế: - Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989, - Các điều ước quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em như: Công ước số 138 năm 1973 của ILO về tuổi lao động tối thiểu; Công ước 182 về cấm và 10
  11. hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất Pháp luật Việt Nam: - Hiến pháp năm 2013, - Bộ luật lao động năm 2012 - Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - Luật nuôi con nuôi năm 2016 - Các thông tư, nghị định quy định về việc bảo vệ trẻ em - Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ trẻ em. Ngoài ra khóa luận còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp và các phương pháp khác kết hợp giữa lý luận với thực tiễn từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các quy định của pháp luật với thực tiễn đã phù hợp hay chưa, xem xét nội dung quy định của pháp luật về nguyên tắc bảo vệ quyền lời của trẻ em với thực tiễn đời sống xã hội. 11
  12. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ TRẺ EM TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 1.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Lao động: Pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động là những quy định được đặt ra trong hệ thống quy phạm pháp luật với mục đích phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi sử dụng người dưới 18 tuổi tham gia vào những công việc nặng nhọ, độc hại, gây nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi. 1.2. Khái niệm pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình: Pháp luật bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình là những quy định được đặt ra trong hệ thống quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực Hôn nhân và gia đình ví dụ như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật nuôi con nuôi, Luật phòng chống bạo lực gia đình nhằm mục đích bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi bạo hành trẻ em, và những hành vi có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 1.3. Khái niệm trẻ em: Trong em có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ tiếp cận của từng lĩnh vực cụ thể. Về mặt sinh học, “trẻ em” là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Dưới góc độ pháp lý, trẻ em được xác định theo độ tuổi tùy thuộc vào sự quy định của mỗi quốc gia. Trong Luật Quốc tế, trẻ em được được định nghĩa là những người dưới 18 tuổi: Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn. (Điều 1, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, 1989). Công ước số 182 của ILO cũng quy định “Trong phạm vi Công ước này, thuật ngữ “trẻ em” được áp dụng để chỉ tất cả những người dưới 18 tuổi” (Điều 1). 12
  13. Pháp luật Việt Nam quy định: Trẻ em là người dưới 16 tuổi. (Điều 1, Luật Trẻ em, 2016). Như vậy, Việt Nam ghi nhận độ tuổi trẻ em cần được pháp luật bảo vệ là dưới 16 tuổi (thấp hơn so với độ tuổi được quy định bởi các Công ước Quốc tế). Ngoài Luật Trẻ em năm 2016, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn quy định về vấn đề trẻ em ở các ngành luật khác nhau: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Lao động, Bên cạnh khái niệm trẻ em, pháp luật Việt Nam còn có khái niệm “người chưa thành niên”: Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. (Khoản 1, Điều 21, Bộ luật Dân sự, 2015) 1.4. Pháp luật và nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em 1.4.1. Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em: Pháp luật quốc tế hiện nay có khoảng hơn 80 văn kiện quốc tế (Công ước, tuyên ngôn, chương trình ) trực tiếp hoặc gián tiếp quy định hoặc có liên quan đến việc bảo vệ quyền trẻ em. Một số văn kiện quốc tế về quyền trẻ em có thể kể đến như: - Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em năm 1924: Đây là văn kiện quốc tế đầu tiên về quyền trẻ em. Năm 1924 Hội quốc liên đã chấp thuận thông qua Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em do Hiệp hội quốc tế về quỹ cứu trợ trẻ em soạn thảo trên cơ sở Hiến chương về quyền trẻ em năm 1923. Trong Tuyên bố này, vấn đề quyền trẻ em được liệt kê cụ thể theo 5 nhóm quyền như: (1) Trẻ em phải được phát triển một cách bình thường cả về thể chất và tinh thần; (2) Trẻ đói phải được cho ăn, trẻ ốm phải được chữa trị, trẻ lạc hậu phải được giúp đỡ, trẻ phạm tội phải được giáo dục, trẻ mồ côi và lang thang phải có nơi trú ẩn và phải được chăm sóc; (3) Khi xảy ra tai họa, trẻ em là người đầu tiên được cứu trợ; (4) Trong đời sống, trẻ em phải có quyền được kiếm sống và phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột; (5) Trẻ em phải được nuôi dưỡng theo nhận thức rằng, tài năng của chúng phải phục vụ cho đồng bào mình. 13
  14. - Tuyên ngôn về quyền trẻ em: Tuyên ngôn được Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1959, đưa ra những nguyên tắc tiến bộ hơn với phương châm loài người phải dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất mà mình có; các quyền trẻ em cũng được mở rộng hơn so với Tuyên ngôn Giơnevơ về quyền trẻ em năm 1924. Trẻ em được hưởng các quyền trên đây không phân biệt mầu da, giới tính, tín ngưỡng, quốc tịch hay nguồn gốc xã hội. Tuyên ngôn về quyền trẻ em năm 1959 chỉ mang tính chất khuyến nghị nên chỉ có giá trị về mặt chính trị và đạo đức, không có giá trị pháp lý bắt buộc. - Công ước về quyền trẻ em năm 1989: Công ước này được Liên hợp quốc thông qua 20/11/1989 và có hiệu lực từ 2/9/1990. Công ước về quyền trẻ em năm 1989 là Công ước đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em theo hướng tiến bộ, thừa nhận mọi trẻ em đều có quyền được sống, được phát triển, được tham gia và được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt. Công ước là văn bản có tính chất ràng buộc pháp lý đối với các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em trên toàn thế giới. Việt nam là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước. Hiện nay, Công ước có 192 quốc gia thành viên. - Ngoài ra còn còn có một số Công ước, văn kiện quốc tế khác có đề cập đến từng lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em như: Công ước về trấn áp buôn bán người và bóc lột mại dâm; Quy tắc tối thiểu của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên; Công ước La hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác giữa các nước về con nuôi nước ngoài; Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về quyền trẻ em, buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; Công ước số 138 năm 1973 của ILO về tuổi lao động tối thiểu; Công ước 182 về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất 1.4.2. Nguyên tắc quốc tế về quyền trẻ em: 14
  15. Theo Công ước về quyền trẻ em mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990, xuyên suốt Công ước là 4 nguyên tắc cơ bản về quyền trẻ em: - Không phân biệt đối xử trong việc đảm bảo thực hiện quyền trẻ em: Tất cả các quyền đều áp dụng cho tất cả trẻ em, không có ngoại lệ. Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ trẻ em chống lại bất kỳ hình thức phân biệt, đối xử nào và có những biện pháp tích cực để đẩy mạnh quyền trẻ em. Trẻ em phải được đối xử như nhau, không bị phân biệt bởi bất kì lý do nào “Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và bảo đảm những quyền của trẻ em mà không có bất cứ một sự phân biệt đối xử nào, bất kể trẻ em, cha mẹ hay người giám hộ pháp lý của trẻ em đó thuộc chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc quốc gia, dân tộc hay xã hội, tài sản, khuyết tật, xuất thân gia đình và những mối tương quan khác” (Điều 2) - Dành cho trẻ em những lợi ích tốt đẹp nhất: Tất cả các hành động của cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến trẻ em cần tính đến đầy đủ lợi ích tốt nhất của trẻ em. Nhà nước phải đem lại cho trẻ em sự chăm sóc đầy đủ trong trường hợp cha mẹ hoặc những người khác có trách nhiệm không làm được việc ấy. “Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em, dù do cơ quan phúc lợi xã hội công hay tư nhân, tòa án, các nhà chức trách hành chính hay những cơ quan lập pháp tiến hành thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu” (Điều 3) - Trẻ em có quyền được xác lập và thể hiện ý kiến riêng của mình: trẻ em có quyền tự do phát biểu ý kiến về tất cả mọi vấn đề có ảnh hưởng đến mình và những ý kiến đó phải được coi trọng. Nhà nước phải tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ em nói lên ý kiến của mình trong quá trình tố tụng tư pháp hoặc hành chính có ảnh hưởng đến trẻ em hoặc thông qua người đại diện phù hợp với pháp luật quốc gia. “Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành các quan điểm riêng của mình được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về tất 15
  16. cả các vấn đề có ảnh hưởng đến các em và những quan điểm của các em phải được coi trọng một cách phù hợp với độ tuổi và độ trưởng thành của các em” (Điều 12) - Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống: Quyền được sống còn bao gồm Quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời. “Các Quốc gia thành viên công nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em” (Điều 6) - Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống: Quyền được sống còn bao gồm Quyền được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đầy đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh sau khi ra đời. “Các Quốc gia thành viên công nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền cố hữu được sống. Các quốc gia thành viên phải đảm bảo đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em” (Điều 6) 1.5. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật lao động: 1.5.1. Khái niệm lao động trẻ em: “Lao động” là hoạt động có mục đích của con người nhằm tác động, biến đổi các vật chất tự nhiên thành những vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người. Từ đó có thể hiểu lao động trẻ em là lao động của người còn ở lứa tuổi trẻ em đã phải đi làm cho bản thân và cho sự sống của gia đình. Trong luật pháp quốc tế, “lao động trẻ em” là thuật ngữ thường dùng để chỉ tình trạng một người dưới 18 tuổi phải làm các công việc có hại đến tinh thần, thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách của các em; hoặc phải làm việc từ độ tuổi nhỏ khiến cho các em mất đi cơ hội học tập và phát triển[13]. Theo Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1989: “Lao động trẻ em là người lao động chưa đủ 18 tuổi 16
  17. trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi trưởng thành sớm hơn”. Theo quan điểm của Tổ chức lao động Quốc tế (ILO), “Lao động trẻ em là thuật ngữ chỉ tình trạng trẻ em (những người dưới 18 tuổi) phải trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia làm những công việc nặng nhọc, độc hại hay nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ; hoặc phải làm việc quá nhiều hay ở độ tuổi quá nhỏ, khiến các em không có thời gian cần thiết để học tập và vui chơi”. Pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khái niệm “lao động trẻ em”. Tuy nhiên, gắn với khái niệm “người chưa thành niên”, pháp luật Việt Nam định nghĩa “người lao động chưa thành niên”: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi (Điều 161, Bộ luật Lao động 2012). Như vậy, có thể nói, pháp luật Việt Nam đã bao hàm lao động trẻ em trong khái niệm người lao động chưa thành niên. 1.5.2. Một số khái niệm liên quan đến lao động trẻ em: Lao động trẻ em được nhận diện thông qua các tiêu chí về độ tuổi, thời giờ làm việc, loại công việc và nơi làm việc được xem là nguy hại cho người dưới 18 tuổi theo là Công ước số 138 năm 1973 của ILO về tuổi lao động tối thiểu và Công ước số 182 năm 1999 của ILO về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. a. Tuổi lao động tối thiểu: Công ước số 138 của ILO quy định tuổi lao động tối thiểu, bao gồm tuổi tối thiểu cơ bản, tuổi tối thiểu áp dụng với công việc nguy hại; tuổi tối thiểu áp dụng với công việc nhẹ. Theo đó, độ tuổi lao động tối thiểu được ILO quy định như sau: Tuổi tối thiểu chung: Không dưới 15 tuổi; hoặc Không dưới 14 tuổi (đối với các nước đang phát triển) 17
  18. Tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Không dưới 18 tuổi; hoặc Không dưới 16 tuổi (sức khỏa, an toàn và phẩm hạnh phải được đảm bảo) Tuổi tối thiểu áp dụng với các công việc nhẹ: 13-15 tuổi; hoặc 12-14 tuổi (đối với các nước đang phát triển) b. Các loại công việc: Các loại công việc được chia làm công việc nhẹ và công việc nguy hại. Trong đó, công việc nhẹ được định nghĩa là những công việc trẻ em có thể thực hiện mà không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự an toàn, hoặc không cản trở việc học tập hoặc đào tạo nghề của các em. Công việc nguy hại là một trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Đây là những công việc có thể có hại cho sức khỏe, sự an toàn hoặc đạo đức của thanh thiếu niên do tính chất nguy hiểm độc hại hoặc được tiến hành trong những điều kiện có nguy cơ đặc biệt cao đối với các em. c. Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất: Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được định nghĩa cụ thể tại Điều 3 Công ước số 182 về Những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất của ILO. Theo đó, những hành vi như: nô lệ, buôn bán và vận chuyển trẻ em, gán nợ, lao động nô lệ và lao động cưỡng bức, trong đó có tuyển mộ cưỡng bức trẻ em tham gia vào các xung đột vũ trang; sử dụng, mua bán hay chào mời trẻ em tham gia vào hoạt động mại dâm, sản xuất các sản phẩm phim ảnh khiêu dâm hoặc biểu diễn khiêu dâm; các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt cho việc sản xuất, tàng trữ, buôn bán và vận chuyển chất ma tuý; những công việc có khả năng làm hại đến sức khỏe, an toàn hay đạo đực của trẻ em, do bản chất công việc hay do hoàn cảnh, điều kiện tiến hành công việc thì được coi là “những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất”. 1.5.3. Phân biệt “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia làm việc” 18
  19. Không phải tất cả các công việc do trẻ em thực hiện đều bị coi là lao động trẻ em. Hiện nay chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa “lao động trẻ em” và “trẻ em tham gia làm việc”, tuy nhiên, hai khái niệm này có thể được phân biệt dựa trên các tiêu chí: Loại công việc và nơi làm việc; Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất khác; và Thời giờ làm việc. Trẻ em và người chưa thành niên là lao động trẻ em nếu vi phạm bất kỳ một tiêu chí nào trong các tiêu chí trên. Theo “Điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ” (MICS) năm 2014, trẻ em tham gia vào “lao động trẻ em” khi: (1) thực hiện các hoạt động kinh tế với thời gian vượt ngưỡng thời gian cho phép đối với độ tuổi quy định; (2) làm việc trong môi trường nguy hiểm; (3) làm công việc nhà với thời gian vượt ngưỡng thời gian cho phép đối với độ tuổi tương ứng. Khảo sát quốc gia về lao động trẻ em năm 2012 (Bộ LĐTBXH) chỉ xem xét những trẻ em thuộc hai hình thức (1) và (2) của MICS 2014 là lao động trẻ em. Bảng 1.5: Số giờ làm việc của trẻ em bị coi là lao động trẻ em: Trẻ em tham gia lao động trẻ em Trẻ em tham gia lao động trẻ em (ILO – (UNICEF – hoạt động kinh tế và các hoạt động kinh tế) công việc trong gia đình) Trẻ từ 5-11 tuổi thực hiện các hoạt động Trẻ từ 5-11 tuổi thực hiện các hoạt động kinh tế ít nhất 1 giờ hoặc làm công việc kinh tế ít nhất 1 giờ trong một tuần nhà ít nhất 28 giờ trong một tuần Trẻ từ 12-14 tuổi thực hiện các hoạt Trẻ từ 12-14 tuổi thực hiện các hoạt động kinh tế ít nhất 14 giờ hoặc làm động kinh tế ít nhất 14 giờ trong một công việc nhà ít nhất 28 giờ trong một tuần tuần Trẻ từ 15-17 tuổi thực hiện các hoạt Trẻ từ 15-17 tuổi thực hiện các hoạt 19
  20. động kinh tế hoặc làm công việc nhà ít động kinh tế ít nhất 43 giờ trong một nhất 43 giờ trong một tuần tuần Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc Trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào làm việc trong điều kiện nguy hiểm trong điều kiện nguy hiểm Nguồn: Báo cáo phân tích tình hình trẻ em năm 2016 – UNICEF Khác với “lao động trẻ em”, “trẻ em tham gia làm việc” đề cập đến những công việc trẻ có thể làm, góp phần vào sự phát triển lành mạnh mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, trí tuệ của trẻ. Trẻ em tham gia làm việc không những không gây ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của trẻ mà còn giúp trẻ tăng cường kỹ năng sống cho các em. Nếu lao động trẻ em hướng tới lợi nhuận, trẻ em phải liên tục làm việc để tăng năng suất lao động, tạo ra hàng hóa, vật chất thì trẻ em tham gia làm viêc lại hướng đến việc rèn luyện kỹ năng sống, tạo cho trẻ những kỹ năng cần thiết vì các hoạt động này đều là những công việc tự nguyện, những công việc trong gia đình. 1.5.4. Nguyên nhân và tác động tiêu cực của lao động trẻ em: a. Nguyên nhân của lao động trẻ em: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lao động trẻ em, có thể phân chia thành 2 loại: “nguyên nhân bên trong” và “nguyên nhân bên ngoài”. Nguyên nhân bên trong bao gồm các yếu tố xuất phát từ gia đình, ví dụ như: tình trạng đói nghèo, thất nghiệp, ly hôn của cha mẹ. Những nguyên nhân bên ngoài là những yếu tố xá hội tác động đến trẻ em, có thể kể đến như: hệ thống giáo dục yếu kém, khủng hoảng kinh tế, nhận thức và quan niệm của xã hội về lao động trẻ em, Theo “Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012”, ở Việt Nam có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lao động trẻ em: vấn đề kinh tế; vấn đề giáo dục; vấn đề về nhận thức, tâm lý. Vấn đề kinh tế: có thể nói, đói nghèo là nguyên nhân hàng đầu dẫn đền lao động trẻ em. Trẻ em thường phải lao động sớm nếu gia đình đang ở trong 20
  21. tình trạng khó khăn. Vì mục tiêu lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc thuê trẻ em làm việc với lý do trẻ em sẽ có giá nhân công rẻ, dễ phục tùng và khéo léo hơn người lớn trong một số công việc. Ở nhiều nơi trên thế giới, đông dân và đói nghèo dẫn đến tình trạng các chính sách an sinh xã hội không thể đáp ứng được nhu cầu của người dân và lẽ đương nhiên, lao động trẻ em ra đời để giải quyết điều tất yếu đó. Vấn đề giáo dục: Hệ thống giáo dục một số nước chưa được đầu tư đầy đủ dẫn đến trẻ không có điều kiện tiếp cận với giáo dục, chương trình giáo dục thiếu phù hợp cũng là nguyên nhân khiến cho một số trẻ em không thích đi học, học kém. Trong trường hợp này, nhiều trẻ em sẽ có nguy cơ bỏ học và tìm việc làm Vấn đề về nhận thức, tâm lý: Nhiều cha mẹ cho rằng trẻ em cần phải làm việc sớm và đóng góp vào kinh tế gia đình (trong một số trường hợp, ví dụ như ở các làng nghề, là để duy trì nghề truyền thống của gia đình) dẫn đến trẻ buộc phải tham gia hoạt động kinh tế. Sự phân biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt trong vấn đề học tập, dẫn đến một số trẻ em gái phải thôi học sớm để lao động. Ngoài ra, một số trẻ mong muốn tự lập, thể hiện ở việc muốn đi làm, đi học nghề tuy nhiên không được định hướng rõ ràng nên rất dễ bị lợi dụng, trở thành lao động trẻ em. Ngoài 3 nguyên nhân chính kể trên, lao động trẻ em còn là hậu quả của những bất cập, hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp luật về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Tổ chức thực thi còn thiếu hiệu quả, mới chỉ điều chỉnh quan hệ lao động ở khu vực kinh tế chính thức. Vấn đề đô thị hóa nhanh, nhiều gia đình quyết định di cư từ nông thôn ra thành thị, dẫn đến những trường hợp lao động trẻ em trong một số gia đình di cư nghèo. Một số cha mẹ sau khi ly thân hoặc ly hôn nhưng thiếu trách nhiệm với con đã dẫn đến một số trẻ em bỏ học sớm, đi lang thang và tự kiếm sống. b. Tác động tiêu cực của lao động trẻ em: 21
  22. Mặc dù lao động trẻ em có thể giúp gia đình trẻ giải quyết được nhu cầu vật chất trước mắt nhưng về lâu dài, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng đến bản thân trẻ, gia đình và xã hội. Những tác động tiêu cực lên bản thân trẻ: Về thể chất: Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương về mặt thể chất hơn so với người lớn khi tham gia lao động. Để các em làm việc ở độ tuổi quá sớm có thể gây ra những tác động nghiêm trộng đến thể chất của các em. Có thể kể ra một số các mỗi nguy hại đối với trẻ em khi tham gia lao động trẻ em: không có đủ kiến thức bảo vệ bản thân trong môi trường làm việc, điều kiện vệ sinh kém, thiếu các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết (do các thiết bị này được thiết kế với cỡ lớn phù hợp với những người thành niên). Ngoài ra, việc liên tục làm những công việc không phù hợp với lứa tuổi có thể khiến cho các em gặp phải những căn bệnh như suy dinh dưỡng, những bệnh liên quan đến lao động, tai nạn lao động nhưng không được tiếp cận với những dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe. Những rủi ro về sức khoẻ là đặc biệt lớn khi trẻ em phải làm các công việc không được luật pháp cho phép. Về tâm lý: Bên cạnh những tác động về thể chất, trẻ em tham gia lao động sớm có thể phải đối mặt với việc bị đối xử bất công, phân biệt đối xử, có thể suy giảm lòng tự tôn, khiến trẻ thiếu tự tin. Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi rơi vào các tình huống lao động trẻ em tồi tệ nhất như phải làm nô lệ hoặc nô dịch; tham gia xung đột vũ trang; làm mại dâm; sản xuất, vận chuyển ma tuý hậu quả tâm lý gây ra cho lao động trẻ em có thể rất nặng nề như: khó hòa nhập xã hội; có thái độ bạo lực, trầm cảm, thậm chí có ý định tự hủy hoại bản thân Thậm chí nhiều em còn bị lạm dụng tình dục, trở thành nạn nhân của ngành “công nghiệp tình dục”. Về nhận thức: Trẻ em tham gia lao động sớm đồng nghĩa với việc các em sẽ bị hạn chế, khó khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội tiên tiên tiến để 22
  23. tiếp thu, nâng cao kỹ năng sống. Vì còn bị hạn chế về nhận thức và kinh nghiệm sống nên khi phải đối mặt với những ảnh hưởng về tâm lý, trẻ sẽ có khả năng dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội, gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội. Về giáo dục: Lao động trẻ em tác động tiêu cực đến việc hưởng thụ quyền học tập của trẻ. Khi trẻ em tham gia lao động sớm thì các em sẽ không còn nhiều thời gian cho việc học tập. Làm việc nặng nhọc hoặc nhiều thời gian là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc giảm khả năng tiếp thu trong quá trình học tập, từ đó thành tích học tập bị sút giảm, bị thụt lùi so với bạn bè và gặp khó khăn trong việc hòa nhập vào môi trường học tập từ đó trẻ sẽ chán học và có khả năng bỏ học sớm. Tác động tiêu cực với gia đình, cộng đồng và xã hội: Lao động trẻ em không chỉ gây nên những tác động tiên cực đến bản thân trẻ mà còn gây ra những hậu quả nặng nề cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Trẻ em phải nghỉ học sớm để tham gia lao động là tác nhân lớn khiến cho các em không được tham gia học tập, đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Chính vì vậy, sau khi trưởng thành, các em sẽ khó có cơ hội cạnh tranh và tìm một công việc với mức lương ổn định hơn so với những bạn được đào tạo bài bản. Việc làm bấp bênh và thu nhập thấp dẫn đến nghèo đói, thất nghiệp trong các gia đình và cộng đồng có lao động trẻ em. Vì vậy, có thể nói lao động trẻ em góp phần làm gia tăng tình trạng nghèo đói, thất nghiệp trong gia đình và ở cộng đồng. Tình trạng lao động trẻ em tạo ra những trở ngại lớn cho sự phát triển của quốc gia, do nó tác động tiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Một quốc gia mà lao động trẻ em còn phổ biến sẽ có chất lượng nguồn nhân lực thấp, trong đó lao động phổ thông (lao động chân tay) là chủ yếu[3]. Trong khi đó, xu thế của nền kinh tế thế giới hiện nay đòi hỏi cần phải có lực lượng lớn lao động tri thức để có thể đóng góp cho ngành công nghiệp. 23
  24. Ngoài ra, như đã đề cập đến ở phần trên, trẻ em tham gia lao động sớm sẽ rất dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, điều này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân trẻ mà còn gây nên những hệ lụy đến an ninh trật tự. Bản thân trẻ khi đó sẽ trở thành gánh nặng cho toàn thể xã hội. 1.6. Bảo vệ trẻ em trong pháp luật hôn nhân gia đình: 1.6.1. Một số khái niệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: a. Khái niệm gia đình: Gia đình có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau dưới các góc độ khác nhau. Theo quan niệm truyền thống, gia đình như một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội thu nhỏ có sự đan xen giữa các yếu tố sinh học, kinh tế, văn hóa, tâm lý, Mọi người trong gia đình có sự liên quan mật thiết đến nhau chính vì vậy mà người trong gia đình có thể gắn bó yêu thương lẫn nhau vô điều kiện. Dưới góc nhìn nhân chủng học, “gia đình là một thiết chế xã hội liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Đó là sự liên kết ít nhất là hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân hoặc nhận con nuôi. Dưới góc nhìn pháp luật, “ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau qua hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau”. Như vậy theo định nghĩa này, những người trong gia đình có thể cùng hoặc không cùng huyết thống, tuy nhiên đều cần phải có sự ràng buộc nhau về nghĩa vụ và trách nhiệm. b. Khái niệm cha mẹ, con: Quan hệ giữa cha mẹ và con về mặt pháp lý chỉ được phát sinh khi được sự chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cha mẹ bao gồm cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi. Dưới góc độ pháp lý, khái niệm cha, mẹ, con luôn gắn liền với những sự kiện pháp lý nhất định. Cha đẻ, mẹ đẻ trong mối quan hệ với con là người trực tiếp sinh ra người con, có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. 24
  25. Theo quy định của luật Hôn nhân gia đình, những trường hợp được xem là con chung của vợ chồng như sau: Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi ly hôn mới sinh con; Vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng sau khi người chồng chết mới phát hiện mình có thai và sinh con; Vợ chồng chưa đăng ký kết hôn mà có con và thừa nhận đó là con chung. Khái niệm con được xác định trong một số trường hợp đặc biệt: “Con trong giá thú” và “Con ngoài giá thú”. Theo đó, con trong giá thú là con có cha mẹ đã đăng ký kết hôn hợp pháp. Có những trường hợp hai người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, không phải là vợ chồng hợp pháp, như vậy con sinh ra sẽ được coi là con ngoài giá thú. Khái niệm con đẻ, con nuôi: Con đẻ trong mối quan hệ với cha mẹ là người được cha mẹ sinh ra có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Con đẻ được xác định dựa trên yếu tố thời kỳ hôn nhân, sự kiện sinh đẻ, sự thừa nhận của cha mẹ và con. Khái niệm con nuôi được xuất phát từ sự kiện nhận nuôi con nuôi. Đó là quan hệ cha mẹ - con được xác lập không bằng con đường sinh sản mà theo nguyện vọng của các đương sự và theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc nuôi con nuôi chỉ có thể được xác lập do sự bày tỏ ý chí của người nuôi và người được nuôi hoặc người đại diện của người được nuôi theo trình tự pháp luật. Ngoài ra, Luật Hôn nhân – gia đình năm 2014 còn quy định về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là một quy định mới, phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và mong muốn của nhiều người. Trong trường hợp này, khi người vợ không thể mang thai thì có thể nhờ đến người mang thai hộ, đứa trẻ sẽ được hình thành từ trứng của người vợ với tinh trùng của người chồng. Đứa trẻ này sẽ được coi là con đẻ của hai vợ chồng khi sự thụ tinh là kết quả của cả hai vợ chồng và người mang thai hộ chỉ đóng vai trò giúp đỡ, hỗ trợ cho sự ra đời của đứa trẻ. 25
  26. 1.6.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con: Để có thể tạo ra một môi trường tốt nhất giúp con cái phát triển, cha mẹ cần phải thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với con. Theo luật Hôn nhân gia đình năm 2014, chúng ta có thể chia nghĩa vụ và quyền của cha mẹ thành 2 nhóm: Nghĩa vụ và quyền về nhân thân: Cha mẹ có nghĩa vụ phải thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức và trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trong trường hợp con chưa thành niên hoặc con đã thành niên những mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ có nghĩa vụ phải trở thành người giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự. Cha mẹ không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. Tuy vậy, không phải tất cả cha mẹ đều có đầy đủ quyền với con của mình; trong một số trường hợp, cha mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Ví dụ như khi: cha mẹ bị kết án về một trong các hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con; khi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Nghĩa vụ và quyền về tài sản: Quan hệ tài sản của cha mẹ đối với con có thể chia thành 2 nhóm: quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ tài sản khác. Nghĩa vụ cấp dưỡng được pháp luật quy định gắn liền với nhân thân của cha mẹ và không thể thay thế hay chuyển giao cho người khác. Các quan hệ tài sản khác bao gồm: nghĩa vụ và quyền quản lý, định đoạt tài sản của con chưa thành niên, bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên gây ra 26
  27. 1.6.3. Căn cứ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với con: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con phát sinh dựa trên 2 sự kiện: sự kiện sinh đẻ hoặc sự kiện nhận con nuôi. a. Phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ: Sinh đẻ tự nhiên: Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình, con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân thì được coi là con chung của hai vợ chồng. Con được mang thai trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là con chung của hai vợ chồng. Như vậy, nếu người vợ sinh con sau khi ly hôn mà chưa kết hôn với người khác thì con đó cũng được coi là con chung của hai vợ chồng. Trong trường hợp cha mẹ không thừa nhận con thì cần phải có chứng cứ, yêu cầu và được Tòa án chấp nhận. Sinh đẻ nhờ sự can thiệp của y học: việc sinh con nhờ vào sự can thiệp của y học có thể được chia làm hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là khi cha mẹ thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này thường áp dụng cho những cặp vợ chồng vô sinh hoặc mẹ đơn thân. Những người này sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với đứa trẻ đó theo quy định của pháp luật. Trường hợp thứ hai là khi con được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ. “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.” Luật hôn nhân gia đình chỉ thừa nhận vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đứa trẻ được sinh ra nhờ phương pháp mang thai hộ sẽ là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cũng sẽ phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. b. Phát sinh dựa trên sự kiện nhận con nuôi: 27
  28. Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận con nuôi (cha mẹ nuôi) với người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Đó là quan hệ cha mẹ - con được xác lập không bằng con đường sinh sản mà theo nguyện vọng của các đương sự và theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Để được nhận con nuôi, người nuôi phải là cá nhân (không thể là một pháp nhân, một hộ gia đình ). Đó có thể là vợ và chồng hoặc một cá nhân độc thân. Về mặt lý thuyết, cá nhân đang có vợ (chồng) có thể nhận con nuôi mà không cần có sự tham gia hoặc sự đồng ý của vợ (chồng). Người nhận nuôi phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Không đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên; có tư cách đạo đức tốt; Không đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Không đang chấp hành hình phạt tù Người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi hoặc là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Để việc nuôi con nuôi được pháp luật công nhận, để quan hệ giữa người được nhận nuôi và người nhận nuôi phát sinh quan hệ về quyền và nghĩa vụ, việc nhận nuôi phải tuân thù theo các quy định của pháp luật về điều kiện nhận con nuôi, thủ tục nhận con nuôi Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ nuôi với con nuôi sẽ phát sinh kể từ khi đăng ký nhận con nuôi và quan hệ pháp luật giữa hai bên được xác lập. 1.6.4. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống. Đây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực 28
  29. hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Sau khi ly hôn, vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Sau khi ly hôn, cha mẹ có quyền ngang nhau trong việc được trực tiếp nuôi con. Vợ chồng thỏa thuận với nhau về việc nuôi con cũng như quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con, trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì sẽ nhờ đến tòa án giải quyết. Hai bên đều có quyền ngang nhau trong vấn đề thăm nom sau khi ly hôn hoặc yêu cầu đổi người trực tiếp nuôi dưỡng. Điều này có nghĩa là người trực tiếp nuôi con không có quyền cản trở người còn lại thăm nom con sau ly hôn. Quyền thăm nom là một trong những điều kiện cơ bản bảo đảm cho việc thực hiện quyền cha mẹ trong trường hợp cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con. Gắn chặt với quyền cha mẹ, quyền thăm nom bao hàm cả quyền giám sát việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người trực tiếp nuôi con. Quyền thăm nom được thực hiện theo ý chí của người có quyền chứ không bị ràng buộc vào các thoả thuận với người nuôi con. Tuy nhiên, trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm con của người đó. Ngoài ra, người không trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án xem xét và thay đổi người trực tiếp nuôi con nhằm đảm bảo quyền lợi của con. Thay đổi người trực tiếp nuôi con có thể hiểu là việc khởi kiện yêu cầu tòa án thay đổi quyền nuôi con mà trước đó trong quyết định cho phép ly hôn của tòa án phán quyết cho một bên (vợ hoặc chồng) có quyền nuôi bây giờ yêu cầu đổi lại cho bên kia. Người có quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn sẽ bị thay đổi khi có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc người đang trực 29
  30. tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Trong một số trường hợp, khi cả cha và mẹ đều không có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì có thể giao con cho một người khác nuôi dưỡng. Việc quyết định ai là người nuôi dưỡng đứa trẻ đều phải xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lời về mọi mặt cho đứa trẻ đó. Ngoài những quyền đã nêu trên, người không trực tiếp nuôi con còn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi ly hôn. “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu”. Cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc đối với người không trực tiếp nuôi con. Nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ này thì tùy vào mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp giải quyết ly hôn do vợ hoặc chồng mất tích thì nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt rabởi người mất tích đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng trên thực tế gây ảnh hưởng và không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đứa con do không được hưởng khoản cấp dưỡng nào từ người mất tích cho các nhu cầu, quyền và lợi ích hợp pháp cơ bản. Phương thức cấp dưỡng được xác định ưu tiên qua sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án, có thể bao gồm: cấp dưỡng theo định kỳ hoặc cấp dưỡng một lần. Tương tự như cách xác định phương thức cấp dưỡng, mức cấp dưỡng ưu tiên do các bên tự thỏa thuận bằng văn bản hoặc bằng miệng và được ghi nhận trong bản án của Tòa án. Cấp dưỡng có thể được thực hiện bằng tiền hoặc hiện vật. Cấp dưỡng bằng tiền là hình thức cấp dưỡng thông dụng nhất. Trong trường hợp có thỏa thuận khác thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện bằng hiện vật. 30
  31. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 2.1. Thực trạng lao động trẻ em tại Việt Nam: Theo Điều tra quốc gia về lao động trẻ em năm 2012, Việt Nam có hơn 2,8 triệu trẻ em tham gia hoặt động kinh tế, trong đó số lao động trẻ em lên đến 1,75 triệu trẻ, chiếm 9,6 phần trăm dân số trẻ em và khoảng 62% tổng số trẻ em hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Tỷ lệ động trẻ em có thời giam làm việc dưới 42 giờ/tuần là 87,6 phần tram và tỷ lệ lao động trẻ em có thời giam làm việc trên 42 giờ/tuần là 32,4 phần trăm. Trong số đó: 14,9 phần trăm trẻ em từ 5 đến 11 tuổi tham gia các hoạt động kinh tế ít nhất 01 giờ 10,2 phần trăm trẻ em từ 12-14 tuổi tham gia các hoạt động kinh tế từ 14 giờ trở lên 6,8 phần trăm trẻ em từ 15-17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế từ 43 giờ trở lên. Có 16,4 phần trăm trẻ em từ 5-17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế hoặc làm các công việc nhà vượt ngưỡng thời gian và được cho là lao động trẻ em. Đặc biệt trong đó có 7,8 phần trăm trẻ em trong độ tuổi này đang phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại. Lao động trẻ em có nguy cơ phải làm những công việc thuộc danh mục những công việc cấm lao động chưa thành niên và điều kiện lao động có hại là khoảng hơn 1.300 ngàn em, chiếm 75% tổng số lao động trẻ em trên cả nước. Thống kê MICS năm 2014 và Điều tra Quốc gia về Lao động trẻ em năm 2012 chỉ ra xu hướng tỷ lệ lao động trẻ em tăng từ 10% lên tới 12,1%. Trẻ em ở độ tuổi càng lớn thì tỷ lệ các em làm việc trong môi trường nguy hiểm càng cao, cụ thể từ độ tuổi 5-11, 12-14 và 15-17 lần lượt là 9,7% - 29,3% - 61% (Điều tra Quốc gia về Lao động trẻ em năm 2012) và 3,7% - 10,6% - 15,7% (MICS 2014) [4]. 31
  32. Bảng 2.1: Lao động trẻ em (Phần trăm trẻ em từ 5-17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế hoặc làm việc nhà, phần trăm làm việc trong môi trường nguy hiểm và phần trăm tham gia vào lao động trẻ em trong tuần trước điều tra, Việt Nam, 2014) Trẻ em tham gia hoạt Trẻ em làm việc nhà trong Trẻ em làm Tỷ lệ động kinh tế trong tuần tuần trước điều tra với việc trong chung lao trước điều tra với tổng số tổng số giờ môi trường động trẻ giờ lao động nguy hiểm em Dưới Bằng hoặc Dưới Bằng hoặc ngưỡng cao hơn ngưỡng cao hơn thời gian ngưỡng thời thời gian ngưỡng thời tương ứng gian tương tương ứng gian tương với tuổi ứng với tuổi với tuổi ứng với tuổi Giới tính Nam 18,6 11,9 76,0 0,4 8,6 16,6 Nữ 18,2 12,3 82,1 0,9 7,0 16,2 Đi học Có 16,9 10,4 79,4 0,4 5,7 13,6 Không 35,9 32,0 74,0 3,3 32,7 50,1 Khu vực Thành thị 10,6 7,5 72,5 0,3 3,3 9,6 Nông thôn 21,7 14,0 81,7 0,8 9,7 19,3 Dân tộc của chủ hộ Kinh/Hoa 17,3 9,2 78,4 0,3 4,5 11,7 Dân tộc 23,6 26,1 82,0 2,6 23,8 39,3 thiểu số (Nguồn: Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ, Việt Nam, 2014) Theo Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ (MICS) ở Việt Nam 2014, lao động trẻ em là thực tế đang tồn tại ở nhiều ngành nghề, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, diễn ra chủ yếu ở các vùng nông thôn và trẻ em hầu hết phải làm 32
  33. việc không được trả lương. 12,1 phần trăm trẻ em từ 5-17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế vượt quá ngưỡng thời gian tương ứng với tuổi. Tỷ lệ trẻ em 5-17 tuổi tham gia hoạt động kinh tế vượt quá ngưỡng số giờ tương ứng với tuổi không có sự khác biệt lớn giữa nam và nữ. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, trong khi vùng thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng chỉ ở mức 3,0 phần trăm, thì tỷ lệ này ở vùng cao nhất là Trung du và miền núi phía Bắc lên tới 25,5 phần trăm; tỷ lệ này ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị (14,0 phần trăm so với 7,5 phần trăm); nhóm dân tộc thiểu số cao hơn nhóm Kinh/Hoa (9,2 phần trăm so với 26,1 phần trăm); trẻ em không đi học (chiếm 32 phầm trăm) cao hơn gấp 3 lần tỷ lệ trẻ em đi học (10,4 phần trăm). [28] Những con số trên tuy chưa thể phản ánh chính xác nhất tính hình lao động trẻ em hiện nay tại Việt Nam vì còn chưa có những tổng hợp thống nhất về những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất như: nô lệ, trẻ em trong thương mại tình dục hoặc trẻ em buôn bán ma túy và những báo cáo này được tiến hành thu thập, điều tra từ năm 2012 – 2014. Tuy nhiên, những báo cáo trên cũng thể hiện tình trạng đáng lo ngại về lao động trẻ em hiện nay. 2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động: Hệ thống văn bản chính sách, pháp luật của Việt Nam về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em bao gồm Hiến pháp 2013 và một số luật chuyên ngành, trong đó tiêu biểu là Bộ luật Lao động 2012, Luật Trẻ em 2016 và Bộ luật Hình sự 2015. Ngoài ra, còn một số văn bản dưới luật như quan trọng như Thông tư số 10/2013/QĐ-BLĐTBXH ban hành Danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên và Thông tư số 11/2013/TT- BLĐTBXH ban hành Danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc. Điều 37 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược 33
  34. đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. 2.2.1. Quy định tại Bộ luật lao động: Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012 dành riêng 1 chương (Chương XI) quy định đối với lao động chưa thành niên. Theo điều 161 Bộ luật lao động năm 2012: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi”. Việc quy định như vậy có ý nghĩa loại trừ tất cả các trường hợp khác nhau ở độ tuổi lao động đầy đủ, xác định ranh giới, phạm vi tham gia công việc, tạo điều kiện đảm bảo và có những phương hướng bảo vệ người lao động chưa thành niên trong quan hệ lao động và thị trường lao động. Theo Điểu 3 Bộ luật lao động năm 2012, người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi lao động tối thiểu là 15 tuổi, tương ứng với quy định của Công ước số 138 của ILO. Về việc sử dụng lao động chưa thành niên, tại Điều 162, Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động. 2. Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu” Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên làm các công việc “phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách”. Người sử dụng lao động phải quan tâm đến 3 vấn đề mà người lao động 34
  35. dưới 18 tuổi dễ bị tổn hại như: thể lực, trí lực và nhân cách. Đồng thời người sử dụng lao động cũng cần quan tâm đến tiền lương, sức khỏe và học tập của người lao động trong trường hợp này. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải lập sổ theo dõi đối với những lao động chưa thành niên. Điều này nhằm mục đích giúp người sử dụng lao động nắm bắt được những vấn đề mà người lao động dưới 18 tuổi đang hoặc có thể gặp phải, từ đó có những biện pháp phù hợp để điều chỉnh và bảo vệ lao động chưa thành niên. Bộ luật lao động năm 2012 cũng quy định rõ về nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên (Điều 163). Theo đó, do người lao động chưa thành niên nhạy cảm với các yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ sa đà và bị cám dỗ bởi các chất gây nghiện, lại chưa đủ nhận thức và thiếu kinh nghiệm trong việc phòng tránh, vậy nên pháp luật nghiêm cấm sử dụng lao động chưa thành niên trong những hoạt động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có liên quan đến sản xuất và kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần và các chất gây nghiện. Đối với những lao động còn trong độ tuổi đi học, chưa hoàn thành giáo dục phổ thông (dưới 15 tuổi) thì được tạo điều kiện để học văn hóa. Người sử dụng lao động trong trường hợp này không được phép cản trở hoặc có hành động làm ảnh hưởng đến việc đi học của lao động chưa thành niên. Ngoài ra, Điều 163 cũng đề cập đến thời giờ làm việc của những lao động chưa thành niên. Bảng 2.2: Thời giờ làm việc của lao động chưa thành niên Tuổi Thời giờ làm việc Từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi - Không quá 8 giờ 1 ngày và 40 giờ 1 tuần - Được phép làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Dưới 15 tuổi - Không được quá 4 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần 35
  36. - Không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm Đối với người lao động từ 13 đến dưới 15 tuổi, pháp luật Việt Nam quy định những người này chỉ có thể làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định (theo Điều 164 Bộ luật Lao động năm 2012). Đồng thời, người sử dụng lao động và người đại diện hợp pháp phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với sự đồng ý của người lao động. Bộ luật Lao động năm 2012 cũng quy định về các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên (Điều 165). “1. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm các công việc sau đây: a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên; b) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ; c) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc; d) Phá dỡ các công trình xây dựng; đ) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại; e) Lặn biển, đánh bắt cá xa bờ; g) Công việc khác gây tổn hại cho sức khoẻ, an toàn hoặc đạo đức của người chưa thành niên. 2. Cấm sử dụng người chưa thành niên làm việc ở các nơi sau đây: a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm; b) Công trường xây dựng; c) Cơ sở giết mổ gia súc; d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, phòng tắm hơi, phòng xoa bóp; đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn và đạo đức của người chưa thành niên. 36
  37. 3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm g khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này” Việc ban hành quy định này là rất cần thiết. Một mặt có thể bảo vệ những lao động chưa đủ 18 tuổi, mặt khác có thể giúp xác định trách nhiệm của người sử dụng lao động cũng như những cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc bảo vệ trẻ em. 2.2.2. Quy định tại Bộ luật Hình sự: So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có sự thay đổi với chế tài nghiêm khắc hơn. Theo đó, người nào sử dụng người dưới 16 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Phạm tội với tình tiết tăng nặng bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm (Điều 296 quy định về “Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi”). Ngoài quy định trên, Bộ luật Hình sự 2015 còn bao gồm một số tội danh khác trừng trị những hành vi liên quan đến một số hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, cụ thể như Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147), Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151), Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp (Điều 325), Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329); một số hành vi sẽ bị coi là tình tiết tăng nặng nếu phạm tội với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi ví dụ như: Tội cưỡng bức lao động (Điều 297), Tội chứa mại dâm (Điều 327), Tội môi giới mại dâm (Điều 328). 2.2.3. Các văn bản dưới luật: Để cụ thể hoá và hướng dẫn thực hiện những quy định về lao động chưa thành niên và lao động trẻ em trong một số luật nêu trên, Chính phủ đã ban hành một số Thông tư, Nghị định ví dụ như: Thông tư số 10/2013/QĐ-BLĐTBXH ban 37
  38. hành Danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên và Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ban hành Danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc; Nghị định số 56/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều về Luật trẻ em, Nghị định số 144/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em Theo Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH, các công việc được sử dụng người lao động dưới 15 tuổi bao gồm: Các công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc bao gồm: Diễn viên: múa; hát; xiếc; điện ảnh; sân khấu kịch, tuồng, chèo, cải lương, múa rối (trừ múa rối dưới nước); Vận động viên năng khiếu: thể dục dụng cụ, bơi lội, điền kinh (trừ tạ xích), bóng bàn, cầu lông, bóng rổ, bóng ném, bi-a, bóng đá, các môn võ, đá cầu, cầu mây, cờ vua, cờ tướng, bóng chuyền. Các công việc được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm việc bao gồm: (1) Những công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc; (2) Các nghề truyền thống: chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chẩm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế; (3) Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he; (4) Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình; (5) Nuôi tằm; (6) Gói kẹo dừa. Ngoài ra, việc sử dụng lao động trẻ em theo pháp luật Việt Nam ngoài xử phạt hình sự (như Bộ Luật Hình sự đã quy định) thì còn có chế tài xử phạt vi phạm hành chính. Các hành vi vi phạm và chế tài về vấn đề này được quy định trong Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có một điều 38
  39. riêng (Điều 19 về vi phạm quy định về lao động chưa thành niên: Trong đó có phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao độnh có hành vi không lập sổ theo dõi khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu) và Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Điều 29 về hành vi của cha, mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng trẻ em bắt trẻ em làm công việc gia đình quá sức, quá thời gian, ảnh hưởng đến việc học tập, vui chơi, giải trí, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ em và một số Điều khác), quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về bảo vệ chăm sóc trẻ em, trong đó có cấm lạm dụng lao động trẻ em; cấm sử dụng trẻ em để mua, bán, vận chuyển hàng hóa, hàng giả, hàng trốn thuế, tiền tệ trái phép Ngoài ra còn có Thông tư liên tịch số 21/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm như khách sạn, nhà nghỉ, xoa bóp/ massage, hớt tóc, gội đầu, vận chuyển du lịch 2.2.4. Một số chương trình, kế hoạch hành động cấp Quốc Gia: Ngoài những văn bản quy phạm pháp luật đã nêu ở trên, Nhà nước còn lồng ghép vấn đề hạn chế lao động trẻ em vào những chương trình và kế hoạch hành động cấp Quốc gia. Trong số đó phải kể đến như: Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em (các giai đoạn 1991-2000, 2000-2010, 2012-2020); Chương trình hành động quốc gia về bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002, Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015; Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020; Chương trình ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004-2010; Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010; Chương trình 39
  40. phòng, chống mua bán người (các giai đoạn 2011 – 2015, 2016 – 2020); Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011-2020 2.2.5. Giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về lao động trẻ em: Hoạt động giám sát bao gồm thu thập thông tin, dữ liệu, quản lý thông tin, trao đổi thông tin và sử dụng thông tin để ra quyết định ở các cấp độ khác nhau. Theo Điều 91 và 92 Luật Trẻ em năm 2016, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam có quyền và trách nhiệm giám sát các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật quyền của trẻ em. Ngoài ra hiện còn có nhiều chủ thể khác tham gia vào hoạt động giám sát lao động trẻ em, trong đó bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là hệ thống cơ quan chuyên trách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; HĐND, UBND các cấp; các cơ quan và cán bộ ngành giáo dục; hệ thống các tổ chức đại diện cho người sử dụng lao động; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) và hệ thống các tổ chức đại diện cho người lao động; các Ban thanh tra nhân dân (được thành lập ở xã, phường, thị trấn và các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 12 Luật Thanh tra 2010) Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra lao động (bao gồm thanh tra về lao động trẻ em) thuộc về thanh tra chuyên ngành, do thanh tra của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Thanh tra Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và thanh tra của các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cấp tỉnh thực hiện. Trong cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ, các bộ phận liên quan trực tiếp đến thanh tra về lao động trẻ em là các Phòng Thanh tra chính sách Lao động; Phòng Thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động và Phòng Thanh tra chính sách về Trẻ em và xã hội. 40
  41. 2.3. Thực trạng vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình: Chất lượng chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Tại Việt Nam, một số lượng lớn trẻ em không nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ đầy đủ từ cha mẹ. Đối tượng này bao gồm các em mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai (trẻ mồ côi), trẻ em lang thang và trẻ em có cha mẹ làm việc xa nhà.[4] Theo MICS 2014, khoảng 5,2% trẻ em tuổi từ 0-17 không sống cùng cha mẹ ruột của mình; 3,5% cha mẹ ruột đã mất và 1,3% trẻ em có cha hoặc mẹ ruột đang sống ở nước ngoài. Số hoạt động trung bình mà người lớn tham gia với trẻ em là 4,5 hoạt động. Trong đó tỷ lệ bố đẻ tham gia từ 4 hoạt động trở lên chỉ đạt 14,9 phần trăm, 14,2 phần trăm trẻ em từ 36-59 tháng tuổi không có cha đẻ sống cùng. Tỷ lệ người mẹ tham gia vào các hoạt động nói trên của trẻ lên tới 45 phần trăm và chỉ 7,7 phần trăm trẻ em không sống cùng mẹ đẻ. Có 6 phần trăm trẻ em từ 0-59 tháng tuổi bị để cho trẻ khác trông, và 1,5 phần trăm trẻ bị để ở nhà một mình trong tuần trước thời điểm điều tra. Đăng ký khai sinh cho trẻ được xem là một trong những điều kiện quan trọng đối với bảo vệ trẻ em nhằm bảo vệ trẻ em trong trường hợp vi phạm quyền. 96,1 phần trăm số trẻ em dưới 5 tuổi được đăng ký khai sinh (theo số liệu của MICS 2014). Trong số đó, tỷ lệ trẻ Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ đăng ký khai sinh thấp nhất lần lượt là 93,2 và 92,1 phần trăm. Đặc biệt có một thực trạng đáng báo động là trong số trẻ em dưới 5 tuổi chưa được đăng ký khai sinh có đến 36,1 phần trăm người mẹ nói rằng không biết thủ tục đăng ký khai sinh. Một trong những vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ là vấn đề kết hôn sớm. Mặc dù pháp luật Việt Nam có quy định rõ ràng về độ tuổi kết hôn (nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi) tuy nhiên ở nhiều nơi kết hôn sớm vẫn là vấn đề nhức nhối. MICS 2014 chỉ ra rằng phụ nữ độ tuổi 15 - 49 có 0,9 phần trăm kết hôn trước 15 tuổi và khoảng 11,2 phụ nữ 20 - 49 tuổi đã từng kết hôn trước lần 41
  42. sinh nhật thứ 18, 1/10 phụ nữ từ 15-19 tuổi đã kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng. Trẻ em từ những hộ nghèo thường có xu hướng kết hôn sớm hơn các hộ giàu (tỷ lệ này lần lượt là 26 phần trăm và 2,3 phần trăm). Có khoảng 30 phần trăm phụ nữ không có bằng cấp đã kết hôn hoặc sống chung như vợ chồng, trong khi đó, tỷ lệ này ở những phụ nữ có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên chỉ chiếm 3 phần trăm. Bảng 2.3 : Kết hôn sớm ở trẻ em Kết hôn trước 15 tuổi Phần trăm phụ nữ 15-49 tuổi kết hôn hoặc 0,9 sống chung như vợ chồng lần đầu trước năm 15 tuổi Kết hôn trước 18 tuổi Phần trăm phụ nữ 20-49 tuổi kết hôn hoặc 11,2 sống chung như vợ chồng lần đầu trước năm 18 tuổi Phụ nữ trẻ (15-19 tuổi) hiện Phần trăm phụ nữ từ 15-19 tuổi đã kết hôn 10,3 đã kết hôn hoặc chung sống hoặc chung sống như vợ chồng như vợ chồng Nguồn: Báo cáo phân tích tình hình trẻ em 2016 – UNICEF Ngoài ra, bạo lực gia đình cũng là vấn đề cần phải giải quyết tại Việt Nam. Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa; hay coi việc mạt sát, trách móc là động lực để chúng phấn đấu. Trên thực tế chúng ta đều có thể nhận thấy, cách làm này phần nào phù hợp với tâm lý của người Việt và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và đang phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được sớm loại bỏ. Đặc biệt, là những trường hợp bạo lực với con cái vượt ra ngoài phạm vi giáo dục - một tình trạng ngày càng gia tăng thì cần phải bị trừng trị nghiêm khắc. Theo kết quả thống kê của Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 42
  43. từ năm 2011 tới 2015, trung bình mỗi năm, nước ta xảy ra hơn 31.500 vụ bạo lực gia đình, như vậy mỗi ngày có 64 phụ nữ và10 trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo lực. 2.4. Quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: 2.4.1. Quy định về độ tuổi kết hôn: Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định rõ ràng và cụ thể về vấn đề độ tuổi kết hôn. Khoản 1 điều 8 Luật hôn nhân gia đình quy định về độ tuổi kết hôn: "Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. "Từ đủ" ở đây có thể hiểu là kể từ thời điểm đạt độ đủ tuổi luật định (tính tròn năm). Đây là một trong những điểm mới quan trọng của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Trong một thời gian dài từ Luật Hôn nhân và Gia đình 1959, Luật Hôn nhân và Gia đình 1986, Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, độ tuổi kết hôn vẫn luôn được duy trì ở mức nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được phép kết hôn. Ví dụ: một người (nữ) sinh ngày 10/05/2002 thì đến ngày 10/05/2020 mới đủ 18 tuổi và người đó có thể đăng ký kết hôn sớm nhất vào ngày 10/05/2020. (nếu theo luật cũ thì phải sớm nhất phải là ngày 11/05/2020). Theo điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, các hành vi “Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn” đều là những hành vi bị cấm. Trong đó, “tảo hôn” là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Việc quy định độ tuổi kết hôn như vậy phản ánh sự phù hợp với mức độ phát triển tâm sinh lý của con người, không những thế, việc quy định độ tuổi như vậy còn gắn liền với khả năng phát triển về tư duy nhận thức, gắn với mức độ độc lập, tự chủ của chủ thể để thực hiện các chức năng gia đình. Trên thực tế, có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra nếu kết hôn quá sớm ví dụ như: vấn đề về sức khỏe khi sinh con, nhận thức chưa đủ chín chắn, trưởng thành. Thường thì đến độ tuổi này, nam và nữ mới đạt sự phát triển hoàn thiện về cả thể chất lẫn tinh thần. 43
  44. 2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con: Ngoài việc quy định độ tuổi kết hôn, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 còn đặt ra các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái trong đó bao gồm nhóm các quyền về nhân thân và nhóm các quyền liên quan đến tài sản. a. Các quyền và nghĩa vụ về nhân thần: Quyền và nghĩa vụ khai sinh, đặt họ tên cho con: Việc khai sinh có ý nghĩa vô cùng lớn đối với một người, vì qua đó người đó sẽ được Nhà nước công nhận về mặt pháp lý. Từ đó mà các quyền khác mới được đảm bảo thức hiện. Tuy luật Hôn nhân gia đình năm 2014 không quy định về vấn đề này nhưng đây cũng là trách nhiệm của cha mẹ. Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về đăng ký khai sinh cho con: “Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em”. Trong trường hợp cha mẹ có hôn nhân hợp pháp, họ tên của hai người sẽ được điền vào phần cha và mẹ trong giấy khai sinh của con. Trong trường hợp chưa xác định được cha, mẹ: “Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống”. “Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều 15; phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống”. (theo Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật hộ tịch năm 2014). Phần họ tên cha sẽ được bổ sung khi người cha tự nguyện nhận con hoặc Tòa án ra quyết định người này là cha của đứa trẻ. 44
  45. Quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và bảo vệ con: Quyền và nghĩa vụ này được quy định đầy đủ tại Điều 69 luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ “1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. 2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. 3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. 4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.” Có thể thấy, yêu thương, chăm lo, nuôi dưỡng và bảo về con cái không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con. “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Đây là một trong những quyền bắt buộc và quan trọng nhất của cha mẹ đối với con cái. Không ai có thể ngăn cản hoặc tước đi quyền yêu thương, chăm lo và nuôi dưỡng con cái của cha mẹ, trừ một số trường hợp đặc biệt khi cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con bằng một quyết định hoặc bản án của Tòa án để bảo đảm lợi ích của đứa trẻ. Nếu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc và bảo vệ con cái, cha mẹ có thể sẽ bị giới hạn quyền đối với con của 45
  46. mình. Trong trường hợp bị Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên thì trong thời gian thi hành quyết định của Tòa án, trẻ em được giúp đỡ, bảo vệ lợi ích. Nếu xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự. Vấn đề này được quy định tại Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây: a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; b) Phá tán tài sản của con; c) Có lối sống đồi trụy; d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.” Ngoài ra, pháp luật cũng quy định cha mẹ cũng không được phân biệt đối xử giữa các con (khoản 4 Điều 69 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Điều này nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái, giữa con riêng của vợ (hoặc chồng) với con chung của hai vợ chồng, giữa con đẻ và con nuôi, đảm bảo trẻ em được nuôi dạy và chăm sóc một cách bình đẳng tránh những tổn thương về mặt tình cảm và tinh thần có thể tạo nên những lỗ hổng về nhân cách hoặc sự phát triển sau này. So với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 bổ sung thêm: “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” và “Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự”. Các nhà làm luật đã quy định rõ hơn về 46
  47. đối tượng mà cha mẹ cần chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ đó là “con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Quyền và nghĩa vụ giáo dục con: Giáo dục là vấn đề cha mẹ cần chú trọng trong việc nuôi dạy con cái. Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân. Cha mẹ có nghĩa vụ phải giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. Đây là nghĩa vụ bắt buộc được quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Điều 72. Nghĩa vụ và quyền giáo dục con 1. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. 2. Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con. 3. Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ lựa chọn nơi học tập cho con cái phù hợp với điều kiện gia đình và năng lực của con. Cha mẹ cũng cần phải tạo được một môi trường sống lành mạnh, môi trường gia đình lành mạnh để con có thể phát huy khả năng học tập. Khi gặp khó khăn không thể giải quyết được, cha mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, các tổ chức hữu quan trong việc giáo dục con cái. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có bổ sung thêm quy định cha mẹ cần tôn trọng “quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con”. 47
  48. Cha mẹ cần phân tích, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của những hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đối với con và từ đó có những hành động để giúp con hiểu được những hoạt động nào tốt cho con, cha mẹ có thể định hướng cho con tham gia những hoạt động phù hợp với bản thân và thông qua đó có thể giáo dục con cái về những điều có ích. Quyền và nghĩa vụ đại diện cho con: Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên. Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật”. Quy định này có thể được hiểu là nếu con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con. Con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thường bị hạn chế trong nhiều giao dịch dân sự, ngoài ra, còn chưa đủ nhận thức để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Vì vậy, việc quy định người đại diện hợp pháp cho con là rất cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi của con chưa thành niên hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. So với Luật hôn nhân gia đình năm 2000, Điều 73 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rõ ràng hơn về quyền và nghĩa vụ đại diện của cha mẹ, bao gồm thêm các quy định: “Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình” và “Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ”. Việc thỏa thuận này sẽ giúp cha mẹ có thể biết được những tài sản lớn như vậy của con sẽ được sử dụng vào mục đích gì, mặt khác vì lợi ích của con, sự thỏa thuận này sẽ 48
  49. đảm bảo những tài sản này được sử dụng một cách hiệu quả nhất và cũng đồng thời gắn trách nhiệm của cha mẹ vào những giao dịch này. b. Các quyền và nghĩa vụ về tài sản: Ngoài những quyền về nhân thân, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 còn quy định thêm những quyền và nghĩa vụ về tài sản của cha mẹ đối với con Quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng: Nuôi dưỡng là việc một người đảm bảo nhu cầu vật chất cho người khác để người này tồn tại và phát triển. Nghĩa vụ nuôi dưỡng sẽ bao gồm cả yếu tố không gian, có thể hiểu đó là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng và người được nuôi dưỡng sống cùng nhau. “Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”. Về nguyên tắc, cha mẹ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng con từ khi con mới sinh ra cho đến khi thành niên. Nếu con đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống bản thân thì cha mẹ vẫn có nghĩa vụ phải cấp dưỡng. Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa cha mẹ và con là nghĩa vụ có đi có lại nhưng không mang tính chất đồng thời và tính chất đền bù, ngang giá. Cha mẹ thực hiện việc nuôi dưỡng thông qua việc quan tâm, chăm lo cho đời sống vật chất của con, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng để cần thiết để con phát triển. Trẻ em là đối tượng chưa thể tự nuôi dưỡng bản thân, vì vậy, cần có những người đứng ra nuôi dưỡng và cha mẹ sẽ là những người dành thời gian chăm lo, chăm sóc cho trẻ. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu. Nghĩa vụ cấp dưỡng 49
  50. không thể thay bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”. Trong một số trường hợp, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ phát sinh khi cha mẹ không thể ở bên cạnh chăm sóc co (do đi làm xa, không có điều kiện chăm sóc con nên phải nhờ người chăm sóc) thì cha mẹ cần phải gửi tiền cấp dưỡng để lo cho con. Ngoài ra, nghĩa vụ cấp dưỡng còn phát sinh khi cha mẹ ly hôn. Nuôi con là trách nhiệm của cả cha và mẹ, không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của hai người. Do sự kiện pháp lý ly hôn mà con sẽ sống cùng cha hoặc mẹ, bên còn lại phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để đảm bảo cuộc sống của con không gặp quá nhiều khó khăn. Khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi”. Theo nguyên tắc này, nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sẽ không phụ thuộc vào kinh tế của bên trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng, Tòa án cần phải giải thích với họ việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền và lợi ích hợp pháp của con. Các quyền và nghĩa vụ về những tài sản khác giữa cha mẹ và các con: Luật hôn nhân và gia đình quy định con còn ở chung với bố mẹ, dù đã thành niên hay chưa đều có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng này sẽ bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác, tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con (Điều 75 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Tuy có tài sản riêng nhưng con dưới 15 tuổi hoặc con mất hành vi năng lực dân sự vì lợi ích của con, tài sản này sẽ do cha mẹ quản lý. 50
  51. Việc cha mẹ quản lý tài sản của con khi con chưa đủ 15 tuổi hoặc con mất hành vi năng lực dân sự trước hết là nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của con. Trẻ dưới 15 tuổi chỉ được phép thực hiện một số giao dịch nhất định. Ở độ tuổi này, trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện về nhận thức và hành vi, vì vậy chưa đủ khả năng để quản lý, sử dụng tài sản của mình sao cho hợp lý nhất. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bổ sung thêm một số quy định về việc cha mẹ quản lý tài sản của con: “Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác” và “Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự”. Như vậy, khi con đủ 15 tuổi hoặc con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, cha mẹ cần phải giao lại cho con tài sản của con cho con nếu không có thỏa thuận khác giữa hai bên. Quy định này là cần thiết nhằm đảm bảo quyền quản lý, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của con. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Ngoài ra, cha mẹ còn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra trong trường hợp con chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự. “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự” (Điều 74 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Đây là trách nhiệm bổ sung của cha và mẹ dựa vào lỗi của cha mẹ khi thiếu trách nhiệm trong việc trông nom, chăm sóc và giáo dục con chưa thành niên hoặc con mất năng lực hành vi dân sự. c. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con sau khi ly hôn: 51
  52. Nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 ghi nhận nguyên tắc giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trẻ em từ đủ 7 tuổi có quyền được bày tỏ ý kiến mong muốn được sống chung với cha hoặc mẹ trong trường hợp cha mẹ ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con (Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014): “Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”; “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”. Ngoài ra, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ phải trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trường hợp cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng với con mình. Không ai có quyền ngăn cản bên không trực tiếp nuôi con thực hiện quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của mình. 2.4.3. Quyền của trẻ em trong vấn đề nuôi con nuôi: Luật Nuôi con nuôi 2010 khẳng định việc cho làm con nuôi quốc tế phải là giải pháp cuối cùng khi mà đứa trẻ không thể được chăm sóc ở quốc gia nguyên quán của trẻ em. Điều 5 Luật Nuôi con nuôi có ghi nhận thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ ở trong nước trước so với gia đình thay thế ở nước ngoài. Việc quy định ưu tiên nuôi con nuôi trong nước của Luật nuôi con nuôi sẽ tạo cơ sở pháp lý nhằm thực hiện tốt quy trình giải quyết nuôi con nuôi trong nước, đảm bảo trẻ em được sống trong môi trường gốc, gần gũi với đặc điểm và nhu cầu của trẻ. 52
  53. Luật nuôi con nuôi năm 2010 ghi nhận quyền đưa ra ý kiến về việc làm con nuôi vào thời điểm nuôi con nuôi tại khoản 1 Điều 21 Luật nuôi con nuôi “Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Điều này phù hợp với nguyên tắc “Trẻ em có quyền được xác lập và thể hiện ý kiến riêng của mình” theo Công ước quyền trẻ em. Pháp luật Việt Nam cũng đề ra vấn đề bảo đảm cho trẻ quyền đảm bảo được biết về nguồn gốc của mình, Điều 11 Luật nuôi con nuôi quy định con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình “Con nuôi có quyền được biết về nguồn gốc của mình. Không ai được cản trở con nuôi được biết về nguồn gốc của mình”. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho con nuôi là người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, đất nước. 53
  54. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO THỰC HIỆN BẢO VỆ TRẺ EM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 3.1. Giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động: Nhìn chung, nhà nước Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp, tăng cường những chương trình hành động để bảo vệ trẻ em, xóa bỏ lao động trẻ em. Tuy nhiên, các quy định pháp luật và việc chấp hành những quy định về lao động trẻ em trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề. 3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế độ pháp lý về vấn đề lao động trẻ em: Trước hết về mặt thuật ngữ pháp lý, cần có sự thống nhất hoặc phân định rõ ràng về khái niệm “lao động trẻ em” và “lao động chưa thành niên”. Việc không phân định rõ ràng sẽ khiến cho người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin, khiến cho các chuyên gia gặp khó khăn trong việc nghiên cứu và tuyên truyền nhằm xóa bỏ lao dộng trẻ em. Chưa có hành lang pháp lý đầy đủ để bảo vệ trẻ em trong vấn đề lao động. Hiện nay, việc sử dụng LĐTE không phổ biến ở khối kinh tế chính thức có quan hệ lao động mà chỉ xuất hiện nhiều ở khối kinh tế không chính thức và trong nhóm không có quan hệ lao động (ví dụ như trẻ em làm việc trong khu vực gia đình). Rất nhiều mặt hàng, ngành hàng xuất khẩu của ta hiện nay như thủy hải sản xuất khẩu, trồng trọt xuất phát từ khu vực kinh tế không chính thức và nguy cơ sử dụng LĐTE trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng nhiều hơn. Thiếu văn bản có hiệu lực pháp lý cao, rành để điều chỉnh riêng đối với lao động trẻ em. Hiện nay, các quy phạm pháp luật về vấn nạn lao động trẻ em nằm rải rác ở các luật, nghị định, thông tư khác nhau. Ngoài ra, các điều luật cũng chỉ dừng ở mức kêu gọi hoặc diễn giải nội dung các Công ước mà Việt Nam đã ký kết. Ví 54
  55. dụ như: Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền của trẻ em và người cao tuổi: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Việc liệt kê như vậy không thể bao quát hết những nguyên tắc cơ bản trong Công ước về quyền trẻ em. Thiếu các quy định về cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động lao động trẻ em. Những quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát cũng mới chỉ chung chung, chưa có quy định nào cụ thể về thanh tra, kiểm tra, giám sát lao động trẻ em. Tính đến giữa năm 2019, chưa có hành vi vi phạm nào bị xử lý hình sự mới chỉ bị xử lý hành chính. Việc thiếu cơ chế giám sát cũng là một nguyên nhân lớn khiến cho lao động trẻ em có xu hướng tăng, đặc biệt là ở những vùng sâu vùng xa, quản lý của nhà nước bị buông lỏng. Cuối cùng, việc truyền thông, giáo dục về vấn đề lao động trẻ em còn chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều người dân hay thậm chí là các doanh nghiệp vẫn sử dụng lao động trẻ em vì có lợi hơn về mặt kinh tế mà không quan tâm đến việc hành vi này là hành vi không được pháp luật cho phép. Hay nhiều cha mẹ vẫn cho con đi lao động ở độ tuổi còn rất nhỏ để có thể đóng góp cho kinh tế của gia đình. 3.1.2. Hoàn thiện pháp luật về hệ thống pháp lý: Thứ nhất, cần thống nhất hoặc phân biệt rõ ràng “lao động trẻ em”, “lao động chưa thành niên”. Theo Luật trẻ em năm 2016, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Bộ luật lao động năm 2012 lại phân ra nhiều cấp độ để áp dụng luật như dưới 13 tuổi, từ 15-dưới 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi trở lên theo như các Công ước 138 và Công ước 182. Có thể thấy việc quy định độ tuổi của trẻ em là 16 sẽ khiến cho người sử dụng lao động gặp khó khăn trong việc hiểu rõ luật. Nếu độ tuổi của trẻ em được nâng lên thành 18 tuổi như trong Công ước về quyền trẻ em năm 1989 thì 55
  56. vấn đề trên sẽ được giải quyết vì khi đó lao động trẻ em và lao động chưa thành niên về cơ bản sẽ trùng nhau. Thứ hai, cần điều chỉnh hành lang pháp lý, trong đó có điều chỉnh Bộ luật Lao động sửa đổi để quản lý giám sát được LĐTE, kể cả trong nhóm không có quan hệ lao động. Ban hành các quy định về ngăn chặn, xóa bỏ lao động trẻ em ở các khu vực phi chính phủ, kinh tế hộ gia đình. Ngoài ra còn cần phải tăng cường các chế tài pháp lý đủ mạnh để răn đe đối với các hành vi sử dụng trẻ em trong các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. 3.1.3. Bổ sung các quy định về thanh tra, kiểm tra, cơ chê giám sát phát hiện, đánh giá thực hiện Nhà nước cần tăng cường thanh tra, kiểm tra để nhanh chóng phát hiện, loại trừ những sai phạm liên quan đến LĐTE, vốn rất phức tạp trong đời sống hiện tại. Hiện nay chế tài xử lý những vi phạm liên quan tương đối đầy đủ, kể cả về xử lý hành chính cũng như xử lý hình sự. Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) đã có chế tài xử lý việc sử dụng lao động chưa thành niên. Nhưng để phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm về LĐTE thì hệ thống các cơ quan hành pháp, thanh tra cần tích cực hơn nữa. Thanh tra LĐTE cần phải tiến hành định kỳ hoặc đột xuất, quy trình tiến hành có thể tiến hành theo các hoạt động thanh tra của các lĩnh vực khác. Song song với đó cần tích cực thực hiện khảo sát, tìm ra nguyên nhân đặc điểm, tính chất và các khía cạnh khác có liên quan của vấn đề, từ đó xác định và thực hiện những chiến lược, biện pháp can thiệp thích hợp nhằm phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em. Cần có những báo cáo thường kỳ về lao động trẻ em để các nhà làm luật, các chuyên gia có thể xây dựng các chương trình đảm bảo quyền lợi của trẻ. 3.1.4. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao nhận thức của người dân: 56
  57. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền trẻ em, lao động nhằm tiến tới xóa bỏ lao động trẻ em. Đây là một công việc rất quan trọng. Cần phổ biến rõ ràng cho người dân về quyền lợi của trẻ em và nghĩa vụ của bản thân họ thì cả xã hội mới có thể cùng chung tay tiến đến xóa bỏ lao động trẻ em. Phải phân tích cho họ thấy, lợi ích của việc sử dụng lao động trẻ em, làm kinh tế cùng với người lớn không thể so sánh với lợi ích các em được học nghề, học hành để sau này có công việc bền vững. Trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc phòng ngừa, giảm thiểu LĐTE là rất lớn. Các doanh nghiệp cần có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động. Tuyên truyền thôi chưa đủ, các cơ quan ban ngành, tổ chức, cá nhân cần có biện pháp hỗ trợ để các em được đi học nghề, chuyển đổi công việc. Đó là cách tiếp cận ở một quốc gia còn nhiều hộ nghèo, đang ở mức phát triển trung bình. Việc được đi học nghề sẽ giúp cho các em có cơ hội tiếp cận giáo dục, có thể kiếm được một công việc tốt hơn sau này. 3.2. Giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: 3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế độ pháp lý nhằm bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân gia đình: Khung pháp lý chưa được thực thi đầy đủ hoặc không phát huy tác dụng đối với một số hình thức kết hôn trẻ em nhất định. Chính phủ không thể kiểm soát tập tục chung sống như vợ chồng khi chưa đến tuổi và việc kết hôn vẫn diễn ra dù không có đăng ký kết hôn hoặc kể cả khi đương sự phải nộp phạt. Mặc dù đã có các quy định về độ tuổi kết hôn tối thiểu nhưng các quy định này lại không phát huy tác dụng trong một số trường hợp kết hôn trẻ em hoặc chung sống sớm như vợ chồng. Bên cạnh đó, ở nhiều dân tộc thiểu số vẫn còn tình trạng bất bình đẳng nam-nữ nên việc nhiều trẻ em gái bị gả đi khi còn nhỏ vẫn còn rất phổ biến. 57
  58. Nhiều khái niệm trong luật hôn nhân gia đình còn chưa được làm rõ, ví dụ, thế nào là “vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”, thế nào là “Phá tán tài sản của con” và thế nào là “Có lối sống đồi trụy” nhằm tránh trường hợp hiểu không đúng dẫn đến sự tùy tiện ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, thậm chí là không đúng quy định pháp luật. Hay khái niệm hành vi “cản trở”, “gây ảnh hưởng xấu” trong Khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng chưa được giải thích một cách rõ ràng. Chưa quy định rõ ràng về mức cấp dưỡng mà bên không trực tiếp nuôi con phải thực hiện. Hiện tại, mức cấp dưỡng nuôi con được xác định trên cơ sở tự nguyện, tức là sự thỏa thuận của người cấp dưỡng, người được cấp dưỡng và người giám hộ của người được cấp dưỡng. Trong trường hợp, các bên không đạt tự nguyện thỏa thuận về mức cấp dưỡng thì có thể yêu cầu Tòa án xem xét và giải quyết về mức cấp dưỡng sao cho hợp lý và hợp tình. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp mức cấp dưỡng thấp hơn nhiều so với nhu cầu cuộc sống. Thêm nữa Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng không có quy định nào về vấn đề thời hạn ngừng cấp dưỡng. Việc không quy định thời hạn ngừng cấp dưỡng và mức cấp dưỡng sẽ khiến cho bên trực tiếp nuôi con có thể gặp khó khăn trong việc đảm bảo cuộc sống của con. Quy định về hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình vẫn còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được những hiệu quả nhất định. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp bạo lực gia đình là do cha hoặc mẹ không thể làm ra tiền hoặc nghiện rượu, cờ bạc những người như vậy sẽ không có khả năng nộp phạt vi phạm hành chính. Thay vào đó người còn lại sẽ phải đứng ra nộp phạt. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi về tài sản của vợ chồng và cơ quan thi hành án cũng gặp không ít khó khăn trong việc giải quyết. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính này sẽ không còn có tác dụng 58
  59. răn đe, giáo dục người vi phạm mà chỉ khiến cho nạn nhân không muốn tố cáo hành vi này. 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý: Thứ nhất, cần hoàn thiện một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, quy định rõ ràng hơn những hành vi bị coi là “bạo lực gia đình” và có sự tổng hợp các quy định tại những văn bản pháp luật khác nhau về các hành vi để đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả của các quy phạm pháp luật. Bên cạnh việc chỉ ra các hành vi thì việc xác định rõ các đối tượng của bạo lực gia đình cũng rất quan trọng, từ đó có thể xây dựng các biện pháp phòng chống bạo lực gia đình thích hợp. Có thể bỏ chế tài phạt tiền đối với các hành vi bạo lực gia đình và thay bằng chế tài lao động công ích trong xử lý vi phạm hành chính trong phòng, chống bạo lực gia đình. Biện pháp này có thể mang tính khả thi cao hơn vì nó có ý nghĩa giáo dục tích cực với người có hành vi bạo lực, đồng thời không ảnh hưởng tới quyền lợi của nạn nhân. Thứ hai, nên có văn bản hướng dẫn kịp thời các quy định còn chung chung trong luật Hôn nhân và gia đình nhằm tránh gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật. Một số các quy định cần có hướng dẫn cụ thể như: mức cấp dưỡng, thời hạn tạm ngừng cấp dưỡng Ngoài ra cần thực hiện các nghiên cứu nhằm hiểu rõ thực trạng trẻ em trong gia đình hiện nay, từ đó xây dựng những giải pháp, chương trình giúp bảo vệ trẻ em. 3.2.3. Một số giải pháp hỗ trợ nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ trẻ em Thứ nhất, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về Hôn nhân và gia đình. Nhà nước cần tăng cường đổi mới truyền thông, giáo dục, tư vấn cho các bậc cha mẹ, các thành viên trong gia đình và trẻ em kỹ năng sống hòa hợp, kỹ năng bảo vệ trẻ em, không sao nhãng, không bạo lực, xâm hại trẻ em dưới bất cứ hình thức nào. 59