Khóa luận Phân tích tình tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION trong 3 năm 2016-2018

pdf 125 trang thiennha21 22/04/2022 4960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION trong 3 năm 2016-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_tieu_thu_hang_hoa_dong_phuc_cua_con.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION trong 3 năm 2016-2018

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA THÔNG QUA KÊNH TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỒNG PHỤC LION NGUYỄN THỊ KIM DUYÊN Trường ĐạiKhóa hhọcọc: 2015 -2019Kinh tế Huế 1
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA THÔNG QUA KÊNH TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỒNG PHỤC LION Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Duyên Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Lớp: K49A – KDTM Niên khóa: 2015 -2019 Trường ĐạiHu họcế 4 – 2019 Kinh tế Huế 2
  3. Lời Cảm Ơn Trong suốt thời gian 4 năm học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh tế Huế cho đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Trường Đại học Kinh tế Huế đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt bốn năm đại học và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành bài khóa luận này. Để có được kết quả này, em vô cùng biết ơn và bày tỏ lòng kính trọng đến Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết truyền đạt, chỉ dạy tận tình những kiến thức bổ ích về những vấn đề liên quan đến đề tài, cũng như những thiếu sót trong suốt quá trình thực hiện, giúp em có được những nền tảng cần thiết để hoàn thiện đề tài nghiên cứu này. Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty. Nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở các phòng ban, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em, đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết và những kiến thức thực tế trong suốt thời gian thực tập tại Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị, bạn bè đã quan tâm, hỗ trợ cho em rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp một cách thật hoàn chỉnh. Do còn hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, ý kiến đóng góp chân thành của Thầy Cô. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 30 , tháng 04 , năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Duyên Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  4. MỤC LỤC PHÂN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 3 5.1.1. Thông tin thứ cấp 3 5.1.2. Thông tin sơ cấp 3 5.2. Thiết kế nghiên cứu 4 5.2.1. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu 5 5.2.2. Thiết kế bảng hỏi 6 5.2.3. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 6 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA 8 1.1. Cơ sở lý luận 8 1.1.1 Khái niệm tiêu thụ hàng hóa 8 1.1.2. Vai trò đặc điểm của tiêu thụ hóa 10 1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ hàng hóa đối với doanh nghiệp 11 1.1.4. Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường tiêu thụ 12 1.1.5. Nội dung hoạt động tiêu thụ hàng hóa 13 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa 18 1.1.7. Các chính sách Marketing ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa 25 1.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh 26 1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ: 26 1.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ 27 1.2.3 ChTrườngỉ tiêu đánh giá mức đĐạiộ tiêu thụ họchàng hóa KinhError! tếBookmark Huế not defined. ii
  5. 1.3. Cơ sở thực tiễn 27 1.3.1. Khái quát về ngành may mặc đồng phục tại Việt Nam 27 1.3.2. Đặc điểm của hàng hóa đồng phục 29 1.3.3. Tình hình hàng hóa đồng phục của tỉnh Thừa Thiên Huế 31 1.3.4. Kinh nghiệm về tiêu thụ hàng hóa đồng phục của một số doanh nghiệp 31 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION 32 2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển 32 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 33 2.1.2.1. Tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION 33 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 33 2.1.3 Tình hình nguồn nhân lực của công ty 34 2.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 36 2.1.5. Tình hình hoạt động tài chính của Công ty trong ba năm qua 2016 -2018 39 2.2. Thực trạng tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION 42 2.2.1. Đặc điểm thị trường và khách hàng tiêu thụ các hàng hóa đồng phục của Công ty 42 2.2.2. Tình hình đơn vị nhà cung cấp 45 2.2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của Công ty giai đoạn 2016- 2018 46 2.2.4. Tình hình tiêu thụ các hàng hóa đồng phục của Công ty giai đoạn 2016-2018.48 2.2.5. Tình hình tiêu thụ theo doanh thu của nhóm hàng hóa 49 2.2.6. Tình hình tiêu thụ hàng hóa theo thị trường giai đoạn 2016-2018 51 2.2.7. Tình hình tiêu thụ hàng hóa qua các kênh phân phối 54 2.2.8. Tình hình chi phí, lợi nhuận theo các mặc hàng của Công ty giai đoạn 2016- 2018 55 2.2.8.1. Tình hình chi phí tiêu thụ theo chủng loại hàng hóa 55 2.2.8.2. Tình hình tiêu thụ theo lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh theo nhóm hàng hóa Trường Đại học Kinh tế Huế 58 iii
  6. 2.2.9. Một số chính sách xúc tiến trong việc hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa 59 2.3. Đánh giá của khách hàng về chính sách tiêu thụ hàng hóa của Công ty 61 2.3.1. Địa điểm mẫu khảo sát 61 2.3.2. Mô tả cơ cấu của mẫu khảo sát qua sự đánh giá của khách hàng 62 2.3.3. Đánh giá của khách hàng về các nhân tố tác động tới tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION 65 2.3.3.1. Đánh giá của khách hàng về đặc tính hàng hóa và chính sách hàng hóa 65 2.3.3.2. Đánh giá của khách hàng về giá cả 68 2.3.3.3. Đánh giá của khách hàng về nhân viên tư vấn khách hàng của Công ty 70 2.3.3.4. Đánh giá của khách hàng về phương thức thanh toán và giao hàng 72 2.3.3.5. Đánh giá của khách hàng về xúc tiến tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty 74 2.3.3.6. Đánh giá của khách hàng về khả năng tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty 76 2.4. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ hàng hóa đồng phục của công ty 79 2.4.1. Điểm mạnh của Công ty trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa 79 2.4.2. Điểm yếu của Công ty trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa 80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA ĐỒNG PHỤC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỒNG PHỤC LION 81 3.1 Phương hướng và mục tiêu, của công ty trong những năm kế tiếp 81 3.2. Một số giải pháp tiêu thụ hàng hóa của Công ty 82 3.2.1. Tăng cường các hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường 82 3.2.2. Hoàn thiện chính sách marketing mix 83 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 1. Kết luận 87 2. Kiến nghị 88 2.1. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế 88 2.2. Đối với Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION 88 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION trong 3 năm 2016 – 2018 34 Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION trong 3 năm 2016 – 2018 38 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION 40 trong 3 năm 2016 – 2018 40 Bảng 4: Hệ thống nhà phân phối của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION 45 Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch về tiêu thụ hàng hóa giai đoạn 2016-2018 47 Bảng 6: Sản lượng tiêu thụ các hàng hóa của Công ty giai đoạn 2016-2018 48 Bảng 7: Tình hình biến động theo doanh thu của nhóm hàng hóa qua 3 năm 2016-2018 50 Bảng 8: Tình hình tiêu thụ hàng hóa theo thị trường 51 Bảng 9: Tình hình chi phí tiêu thụ theo nhóm hàng hóa qua 3 năm 2016 -2018 56 Bảng 10: Tình hình lợi nhuận tiêu thụ theo nhóm hàng hóa qua 3 năm 2016 -2018 58 Bảng 11. Địa điểm mẫu khảo sát 61 Bảng 14: Đánh giá của khách hàng về đặc tính hàng hóa và chính sách hàng hóa tác động tới tiêu thụ hàng hóa đồng phục của công ty 65 Bảng 15: Đánh giá của khách hàng về giá cả của hàng hóa tác động tới tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty 68 Bảng 16: Đánh giá của khách hàng về nhân viên tư vấn bán hàng tác động tới tiêu thụ hàng hóa là đồng phục của Công ty 70 Bảng 17: Đánh giá của khách hàng về phương thức thanh toán và giao hàng tác động tới tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty 72 Bảng 18: Đánh giá của khách hàng về xúc tiến tiêu thụ tác động tới tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty 74 Bảng 19: Đánh giá của khách hàng về khả năng tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty 76 Bảng 20:Trường Đánh giá chung c ủaĐại khách hàng học về tiêu thKinhụ hàng hóa tế Huế 78 v
  8. Bảng 21: Các loại hàng hóa của Công ty 91 Bảng 22: Đặc điểm các loại vải của Công ty 93 Bảng 23: Bảng giá các loại hàng hóa của Công ty 96 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Trình tự các bước thực hiện 4 Sơ đồ 1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm 9 Sơ đồ 3: Kênh tiêu thụ trực tiếp (Sơ đồ kênh tiêu thụ trực tiếp theo Philip Kotler) 16 Sơ đồ 4: Kênh tiêu thụ gián tiếp 17 Hình 6: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION 33 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm PHÂN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiêu thụ hàng hóa là một khâu vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nó đóng vai trò kết thúc chu kỳ sản xuất và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình kinh doanh. Tiêu thụ hàng hóa đạt hiệu quả cao là điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, một mặt góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không ngừng duy trì và mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Trong giai đoạn hiện nay, khi môi trường ngày càng biến động mạnh mẽ, cạnh tranh diễn ra gay gắt, công tác tiêu thụ hàng hóa cần phải được thực hiện một cách tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đúng lúc. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới có thể có lãi, tồn tại và phát triển. Trên thực tế, việc làm tốt công tác tiêu thụ hàng hóa không phải là vấn đề dễ dàng. Nó đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá cụ thể hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong từng giai đoạn để tìm được hướng đi đúng đắn. Thông qua đó, nó còn giúp doanh nghiệp thấy rõ được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế của công tác này, và có biện pháp đối phó kịp thời nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại, khai thác những tiềm năng có sẵn, giúp cho công tác tiêu thụ hàng hóa ngày càng được hoàn thiện hơn và tiến bộ hơn. Làm tốt công tác tiêu thụ sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường, tự khẳng định sự tồn tại của mình để tiếp tục vươn lên. Ngược lại, công tác tiêu thụ làm không tốt sẽ khiến doanh nghiệp mất đi thị phần, dần dần loại bỏ mình ra khỏi quá trình kinh doanh. Bởi vậy, tiêu thụ hàng hóa luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên trên thực tế vấn đề giải quyết đầu ra cho hàng hóa vẫn là bài toán nan giải đối với các doanh nghiệp nước ta. Đặc biệt là đối với ngành may mặc. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương hiệu và Đồng phục LION là công ty chuyên cung cấp đồng phục, sản phẩm quà tặng, in ấn logo lên đồng phục tạo nên hình ảnh thương hiệu, nhưng phát triển mạnh và chủ yếu ở mảng đồng phục. Ngành sản xuất cung cấp hàng mayTrường mặc phát triển khá Đạimạnh ở nưhọcớc ta, dẫ n Kinhđến sự xuất hitếện v àHuế cạnh tranh ngày SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm càng khốc liệt của các đối thủ. Với thời gian hoạt động không lâu nhưng LION đã dần dần chiếm được niềm tin và lòng trung thành của nhiều khách hàng trung thành cũng như có được vị thế nhất định trong ngành, tuy nhiên cùng với thời điểm hiện tại thì Công ty cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các công ty cùng kinh doanh các mặt hàng tương tự trên thị trường nhưng với quy mô tăng trưởng và tiếp thu khoa học công nghệ cao như: Công ty đồng phục HP; Công ty đồng phục Thiên Việt; Công ty đồng phục Phúc Long; Công ty đồng phục New Focus, Vì thế, để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và gia tăng khả năng cạnh tranh của mình, đòi hỏi công ty phải nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới bằng cách phân tích hoạt động kinh doanh, nổ lực hơn nữa trong vấn đề nghiên cứu điều chỉnh phương pháp hoạt động của mình, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, nắm bắt được nhu cầu khách hàng, Từ đó đưa ra được các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ hàng hóa của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó của quá trình tiêu thụ, cho nên trong quá trình đi thực tập 3 tháng của mình, tôi đã chọn đề tài : “Phân tích tình tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION trong 3 năm 2016-2018” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung - Nghiên cứu tình hình tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION giai đoạn 2016 -2018 để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm tăng hiệu quả tiêu thụ của Công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong Công ty. - Phân tích, đánh giá thực trạng tiêu thụ hàng hóa của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION trong 3 năm gần đây - Đề ra một số phương án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ các hàng hóa của Công ty trong thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu - Tình hình hoạt động tiêu thụ hàng hóa đồng phục tại công ty TNHH Thương hiệu và ĐTrườngồng phục LION. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm 4. Phạm vi nghiên cứu  Phạm vi thời gian: - Số liệu thứ cấp: thực trạng tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty trong thời gian 3 năm 2016 – 2018. - Số liệu sơ cấp: thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019.  Phạm vi không gian: - Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế.  Phạm vi nội dung: Nghiên cứu lý thuyết liên quan đến công tác tiêu thụ hàng hóa và đi sâu tìm hiểu thực trạng công tác tiêu thụ hàng hóa của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng hóa của Công ty. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập thông tin 5.1.1. Thông tin thứ cấp - Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION như cơ cấu tổ chức, doanh thu, lao động, kết quả hoạt động kinh doanh, từ phòng bán hàng, marketing, PR, nhân sư, kế toán trong thời gian tôi thực tập tại đây. - Ngoài ra tác giả còn tham khảo các loại tài liệu trên sách, báo, giáo trình, bài giảng, khóa luận tại thư viện trường Đại học Kinh tế Huế, và các công trình nghiên cứu,bài viết đăng tải trên các nguồn thông tin điện tử, website khác. 5.1.2. Thông tin sơ cấp - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi. - Đối tượng điều tra: Khách hàng mua hàng hóa tại Công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm 5.2. Thiết kế nghiên cứu Sơ đồ 1: Trình tự các bước thực hiện Bước 1: Nghiên cứu đề tài - đây là bước cơ bản quan trọng nhất. Đây là bước có thể nói là khó khăn nhất trong tất cả các bước, vì cần phải tìm được đề tài phù hợp với khả năng của bản thân để có thể thực hiện cũng vừa phải tìm được đề tài phù hợp với doanh nghiệp, có thể giúp ích được cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại cũng như tương lai gần. Bước 2: Xây dựng đề cương nghiên cứu: - Giúp cho việc dễ dàng trong việc tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn hơn và tham khảo ý kiến doanh nghiệp xem thử đã phù hợp trong phạm vi cho phép của doanh nghiệp chưa. - Trình bày bài báo cáo một cách logic, khoa học. Bước 3: Tìm hiểu các đề tài nghiên cứu liên quan: - Lúc mới bắt đầu, mọi việc dường như rất lộn xộn, không có trật tự, vì vậy việc tìm hiểu các đề tài liên quan như: Các bài khóa luận khóa trước, tài liệu từ nguồn internet, sẽ giúp mình định hình được một hướng đi rõ ràng hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Bước 4: Xây dựng bảng hỏi: - Giúp chúng ta tổng hợp được nội dung, thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác và logic nhất. Bước 5: Xử lý số liệu: - Xử lý số từ từ bảng hỏi bằng SPSS để phân tích. Bước 6: Kết luận và báo cáo: - Có thể so sánh được giữa đánh giá lý thuyết và thực tiễn với trọng tâm là kiến thức đã học. - Vận dụng kiến thức đã học để áp dụng và một hay một số nội dung liên quan đến công việc cụ thể đang thực tập tại đơn vị. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu Phương pháp chọn mẫu: Vì mục tiêu chính là phân tích tình hình tiêu thụ và đưa ra giải pháp thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa nên ta chỉ điều tra khách hàng mua hàng trực tiếp của Công ty. Khách hàng tiêu dùng trực tiếp mua hàng hóa tại Công ty: Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Thời gian phát bảng hỏi từ ngày 8/3 đến 4/4, vào thời gian làm việc của cửa hàng (buổi sáng: 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30, buồi chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ 30). Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc: số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến quan sát cụ thể trong bài nghiên cứu gồm có tổng cộng 26 biến quan sát. Như vậy kích cỡ mẫu phải đảm bảo điều kiện như sau: n ≥ 5 × 26 ≥ 130 Theo “Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh” của Nguyễn Đình Thọ: số mẫu cần thiết để có thể tiến hành phân tích hồi quy phải thỏa mãn điều kiện sau: n ≥ 8 × p + 50 ≥ 8 × 5 + 50 ≥ 90 VớTrườngi: p là số biến độc lậ pĐại (đề tài này họcthì p = 5)Kinh. tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Ngoài ra, Theo Hair & cộng tác (1998), tiến hành nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, mẫu nghiên cứu tối thiểu phải gấp 5 lần số lượng biến quan sát. Bảng hỏi được điều tra với 26 biến quan sát do đó cỡ mẫu sẽ là 130 mẫu điều tra. Tuy nhiên để đảm bảo tính chính xác cho bài nghiên cứu sẽ tiến hành 150 mẫu điều tra. Như vậy, từ các điều kiện để đảm bảo kích cỡ mẫu đủ lớn để có thể tiến hành các phân tích và kiểm định nhằm giải quyết các mục tiêu mà đề tài nghiên cứu đưa ra, thì số lượng mẫu tối thiểu để tiến hành điều tra là 130 mẫu (thỏa mãn tất cả các điều kiện trên). Để đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi lại bảng hỏi, 150 bảng hỏi đã được phát ra và 145 bảng hỏi đạt yêu cầu đã được thu về còn lại 5 bảng hỏi không đạt yêu cầu. Thiết kế bảng hỏi Từ những kết quả thu được từ nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi để đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn đặt mua đồng phục tại công ty. Mỗi câu hỏi là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở để khách hàng lựa chọn cửa hàng và đi đến quyết định mua . Thang đo được chia ra 2 phần là phần thông tin chung và phần đánh giá sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ, từ 1 điểm - thể hiện mức độ hoàn toàn không quan trọng đến 5 điểm - thể hiện mức độ rất quan trọng. Khách hàng sẽ thể hiện đánh giá của mình về mức độ quan trọng của từng yếu tố khi lựa chọn công ty đồng phục. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả: dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối để đánh giá tình hình chung của công ty, tình hình tiêu thụ các hàng hóa đồng phục. Sử dụng các bảng phân bố tần suất với các thông số thống kê để mô tả cho nhiều loại biến. Khảo sát dữ liệu thông qua các công cụ như: tần số xuất hiện, phần trăm, phần trăm tích lũy. Phương pháp so sánh: dùng các chỉ số nhằm so sánh sự biến động số liệu qua các năm từ đó đưa ra các kết luận tăng giảm cho các yếu tố cụ thể cũng như tình hình tiêu thụ hàngTrường hóa của công ty trong Đại thời gian học qua. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Phương pháp sơ đồ: sử dụng các sơ đồ nhằm mô tả hệ thống kênh phân phối của công ty để biết được hiện công ty đang sử dụng loại kênh phân phối nào? Cách thực hiện ra sao? Có hiệu quả không? Phương pháp phân tích: chia tổng thể vấn đề nghiên cứu thành những mảng nhỏ, những mặt cụ thể để nghiên cứu. Cụ thể, tiến hành phân tích hệ thống tổ chức mạng lưới kênh phân phối, các chính sách hỗ trợ kênh tiêu thụ và các đánh giá của khách hàng về các kênh đó. Từ đó thấy rõ hơn những yếu tố tác động đến việc tiêu thụ hàng hóa góp phần đưa ra những giải pháp thiết thực và sát hơn với công ty. Phương pháp kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của tổng thể (One Sample T-test): dùng để kiểm định giá trị trung bình trong đánh giá của khách hàng về các yếu tố.  Đề tài đã dùng kiểm định One Sample T –test với giả thuyết kiểm định là: : µ = Giá trị kiểm định (Test value) H : µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value) H là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ , khi đúng, = 0,05. - Nếu sig > 0,05: chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H H - Nếu sig < 0,05: có đủ cơ sở để bác bỏ giải thuyết H H Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Khái niệm tiêu thụ hàng hóa Tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hóa là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa, đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hóa, cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng. Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ hàng hóa là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng, đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc quyền thu tiền bán hàng . Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì vẫn phải xem xét đến bản chất của tiêu thụ hàng hóa. Đó chính là quá trình chuyển hình thái hàng hóa từ dạng hiện vật sang hình thái giá trị (H-T). Hàng hóa chỉ được xem là hàng hóa đích thực khi được khách hàng sử dụng, tiêu thụ hàng hóa, thực hiện mục đích của kinh doanh là bán và thu lợi nhuận. Tóm lại, tiêu thụ hàng hóa là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức, kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu thị trường và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, xúc tiến tiêu thụ cho đến các dịch vụ sau bán hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Quá trình tiêu thụ hàng hóa có thể được minh họa một cách dễ hiểu thông qua sơ đồ dưới đây: Lập các Thông Nghiên cứu thị kế hoạch Thị trường tin th trường ị tiêu thụ trường hàng hóa Quản lý hệ thống phân phối Quản lý dự trữ và hoàn thiện Phối hợp Hàng hóa hàng hóa và tổ chức Thị trường dịch vụ thực hiện các kế Quản lý lực hoạch lượng bán hàng Hàng hóa Tổ chức bán hàng Dịch vụ Giá cả Phân phối và giao tiếp Ngân quỹ Sơ đồ 1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm (Nguồn: Thư viện Học liệu Mở Việt Nam ) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm 1.1.2. Vai trò đặc điểm của tiêu thụ hàng hóa Trong nền kinh tế thị trường, khi sản xuất đã phát triển thì vấn đề tiêu thụ hàng hóa là rất quan trọng. Vì có tiêu thụ được hàng hóa mới có vốn để tiến hành tái sản xuất mở rộng. Hàng hóa tiêu thụ được chứng tỏ năng lực kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện kết quả công tác nghiên cứu thị trường. Sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được người tiêu dùng chấp nhận, điều đó cho thấy sản phẩm sản xuất và tiêu thụ xét về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng, giá cả đã phù hợp với yêu cầu và với thị hiếu của thị trường. Sau quá trình tiêu thụ doanh nghiệp không những thu hồi được số vốn đã chi ra, mà tiêu thụ hàng hóa còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi hàng hóa được tiêu thụ nghĩa là nó được người tiêu dùng chấp nhận (thị trường chấp nhận). Sức tiêu thụ hàng hóa (mức bán ra) phản ánh uy tín của doanh nghiệp, chất lượng hàng hóa, sự thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Tiêu thụ hàng hóa phản ánh đầy đủ nhất những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hóa là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các hàng hóa, cân đối cung, cầu đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách liên tục. Tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu và chiến lược mà doanh nghiệp theo đuổi, thúc đẩy vòng quay của quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động kinh doanh. Tiêu thụ hàng hóa là hoạt động đặc trưng, chủ yếu của doanh nghiệp thương mại, là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa. Tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó hàng hóa được chuyển thành tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xãTrường hội, đảm bảo phục vụĐạicho các nhuhọc cầu xã Kinhhội. tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Kinh doanh trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp trước hết phải giải đáp các vấn đề: Kinh doanh hàng hóa gì? Hướng tới đối tượng khách hàng nào và kinh doanh như thế nào? Tiêu thụ hàng hóa theo nghĩa đầy đủ là quá trình gồm nhiều hoạt động. Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu người tiêu dùng, lựa chọn, xác lập các kênh phân phối, các chính sách và hình thức bán hàng, tiến hành quảng cáo các hoạt động xúc tiến và cuối cùng thực hiện các công việc bán hàng tại địa điểm bán. Qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần, thu lợi nhuận, tạo dựng vị thế và uy tín của mình trên thương trường. Mở rộng tiêu thụ hàng hóa là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Để tổ chức tốt tiêu thụ hàng hóa, doanh nghiệp không những phải làm tốt mỗi khâu công việc mà còn phải phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch tiêu thụ, cần phải tính đến những yếu tố căn bản như: tình hình nhu cầu thị trường, tình hình cung ứng, khả năng của các đối thủ cạnh Trường Đại học Kinh tế Huế, Bên cạnh đó cần đặc biệt coi trọng những tiềm năng và biện pháp mà kinh doanh có thể tác động tới thị trường, tới khách hàng: Tăng cường quảng cáo, khuyến mại, nâng cao chất lượng và hạ giá bán, cải tiến hình thức mẫu mã, sử dụng các hình thức và phương pháp bán hàng, kênh tiêu thụ, chính sách tiêu thụ. 1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ hàng hóa đối với doanh nghiệp Quá trình tái sản xuất đối với doanh nghiệp bao gồm hoạt động thương mại đầu vào sản xuất và khâu lưu thông hàng hoá. Là cầu nối trung gian giữa một bên là người sản xuất phân phối một bên là người tiêu dùng. Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng là bước nhảy quan trọng tiến hành quá trình tiếp theo nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có hướng sản xuất kinh doanh cho chu kỳ sau. Đồng thời tiêu thụ hàng hóa là khâu quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định nguồn mua hàng, khả năng tài chính, dự trữ, bảo quản và mọi khả năng của doanh nghiệp và cũng nhằm mục đích thúc đẩy mạnh hàng bán ra và thu lợi nhuTrườngận. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Trong nền kinh tế tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng, người ta không thể hình dung nỗi trong xã hội toàn bộ khâu tiêu thụ bị ách tắc kéo theo đó toàn bộ khâu tiêu thụ bị đình trệ, xã hội bị đình đốn mất cân đối. Mặt khác công tác tiêu thụ còn là cơ sở cho việc sản xuất tìm kiếm khai thác cho các nhu cầu mới phát sinh mà chưa được đáp ứng. Trong các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò với doanh nghiệp tuỳ thuộc và từng cơ chế kinh tế. Trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, tiêu thụ hàng hóa được coi là quan trọng bởi vì doanh nghiệp nhập vào đến đâu thì phải cố gắng tiêu thụ hết đến đó. Xuất phát từ vị trí và vai trò của công tác này đồng thời cả trên các quốc gia khác việc tiêu thụ hàng hóa luôn luôn chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất và kinh doanh là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế trước hết muốn vậy, ta cần phải hiểu được về nội dung liên quan hoạt động của tiêu thụ hàng hóa. Điều đó có nghĩa rằng phải hoàn thiện công tác tiêu thụ để tăng thu nhập và giảm đi các chi phí bảo quản hàng tồn kho. Như vậy công tác hoạt động tiêu thụ hàng hóa là vô cùng quan trọng đối với việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Như vậy sản xuất luôn phải gắn liền với nhu cầu thị trường nên việc nghiên cứu nhu cầu thị trường là vấn đề hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh hàng hoá nào cũng phải tiến hành việc nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường chính là bước đầu tiên có vai trò cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp mới bắt đầu kinh doanh, đang kinh doanh trong việc thực hiện mục tiêu đã đề ra. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là xác định khả năng tiêu thụ của từng loại mặt hàng, nhóm hàng trên thị trường, từ đó có biện pháp điều chỉnh hàng hóa hợp lý để cung cấp cho thị trường. Đối với công tác tiêu thụ, nghiên cứu thị trường lại càng chiếm một vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nghiên cứu thị trường còn giúp cho doanh nghiệp biết được xu hướng biến đổi của nhu cầu từ đó có được những biến đổi sao cho phù hợp. Đây là công việc đòi hỏi nhiều công sức và chi phí lớn. 1.1.4. Hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường tiêu thụ Bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải tiến hành điều tra nghiên cTrườngứu thị trường về hàng Đại hóa kinh họcdoanh để xâyKinh dựng chi ếtến lượ cHuế và phương án SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm kinh doanh lâu dài. Trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp luôn luôn phải điều tra nghiên cứu thị trường để có chiến lược, phương án kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất. Để hoạt động tiêu thụ hàng hóa đạt hiệu quả cao, việc nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết. Từ đó là cơ sở xây dựng những phương án và kế hoạch kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường một cách đồng bộ, kịp thời đầy đủ, chất lượng hiệu quả với chi phí thấp nhất. Hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm giải quyết những vấn đề sau: - Xác định được những thị trường nào có triển vọng nhất đối với hàng hóa của doanh nghiệp. - Những loại hàng hóa nào có khả năng tiêu thụ lớn nhất. - Trên thị trường có những đối thủ nào đang kinh doanh những hàng hóa cùng loại với doanh nghiệp mình trên thị trường về khối lượng, chất lượng và giá cả của những hàng hóa đó. Đối với hoạt động tiêu thụ hàng hóa, nghiên cứu thị trường có vai trò giúp doanh nghiệp xác định được quan hệ mua bán, vai trò của từng khu vực thị trường, đặc tính kỹ thuật, nhu cầu sử dụng, phạm vi địa bàn doanh nghiệp đã và đang hoạt động, khối lượng và cơ cấu hàng hóa tiêu thụ, xu hướng biến đổi nhu cầu khách hàng Đó là những căn cứ để doanh nghiệp xây dựng mạng lưới bán hàng, chính sách giá cả, chiến lược thị trường 1.1.5. Nội dung hoạt động tiêu thụ hàng hóa Tiêu thụ hàng hóa là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất – thực hiện chức năng đưa hàng hóa từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị hàng hoá của một doanh nghiệp. Quản lý hoạt động tiêu thụ hàng hóa bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: Một là: Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý và tổng hợp dữ liệu, thông tin về các yếu tố cấu thành thị trường, tìm hiểu những quy luật vận động và những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường. Nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết và hàng đầu trong hoTrườngạt động sản xuất kinh Đại doanh nh họcằm trả lờ i baKinh câu hỏi: S ảtến xu ấtHuế cái gì? Sản xuất SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm như thế nào? Sản xuất cho ai? Khi nghiên cứu thị trường phải giải quyết được ba vấn đề cơ bản: Nghiên cứu tổng cầu, nghiên cứu cạnh tranh, nghiên cứu người tiêu dùng. Đây là công việc đầu tiên cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Mục đích là nghiên cứu xác định khả năng tiêu thụ hàng hoá trên một địa bàn trong khoảng thời gian nhất định nhằm nâng cao khả năng cung cấp để thoả mãn nhu cầu thị trường. Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng, giá bán, mạng lưới và hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nó giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi của nhu cầu khác hàng, sự phản ứng của họ đối với hàng hóa của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Khi nghiên cứu thị trường hàng hóa, doanh nghiệp phải giải đáp các vấn đề: Đâu là thị trường có triển vọng đối với hàng hóa của doanh nghiệp? Khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao? Doanh nghiệp cần phải xử lí những biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ? Những mặt hàng nào, thị trường có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp? Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất từng thời kỳ? Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán, phương thức phục vụ Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối hàng hóa. Trên những cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn hàng hóa thích ứng với nhu cầu thị trường. Hai là: Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa Xây dựng kế hoạch tiêu thụ hàng hóa là cơ sở quan trọng đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: Khối lượng tiêu thụ hàng hóa về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường tiêu thụ và giá cả tiêu thụ các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ có thể tính theo hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối. Nội dung của kế hoạch tiêu thụ hàng hóa: - Kế hoạch khách hàng: Chỉ ra nhóm khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng, xác định nhu cầu của họ, các đặc điểm mua sắm chủ yếu, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của họ từ đó có các biện pháp chinh phục thích hợp. - Kế hoạch thị trường: Doanh nghiệp phải chỉ ra những thị trường mà mình có thể chiếm lĩnh, có thể mở rộng ra thị trường mới. Chỉ ra được các đặc điểm của từng thị trường, có cách ứng xử thích hợp cho từng thị trường. - Kế hoạch hàng hóa: Kế hoạch này trả lời các câu hỏi doanh nghiệp nên tung ra thị trường khối lượng hàng hóa bao nhiêu, chất lượng, giá cả, dịch vụ kèm theo, mẫu mã, quy cách, chủng loại, cho phù hợp với nhu cầu thị trường. - Kế hoạch kết quả tiêu thụ: Kết quả tiêu thụ được tính trong một thời gian nhất định: Năm, quý, tháng với chỉ tiêu hiện vật: cái, bộ, chiếc, , và chỉ tiêu giá trị: Doanh thu, lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ kế hoạch. Để lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ và pháp tỉ lệ cố định Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa phải giải quyết được các vấn đề sau: - Thiết lập các mục tiêu cần đạt được: Doanh số, chi phí, cơ cấu thị trường, cơ cấu hàng hóa, - Xây dựng được phương án để đạt được mục tiêu tối ưu nhất: Công tác chuẩn bị hàng hóa để xuất bán, lựa chọn hình thức tiêu thụ, xây dựng các chính sách marketing hỗ trợ hoạt động tiêu thụ, Một kế hoạch tiêu thụ hàng hóa tốt, rõ ràng sẽ giúp cho quá trình tiêu thụ hàng hóa diễn ra suôn sẻ và liên tục góp phần không nhỏ vào thành công của doanh nghiệp. Ba là: Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán Là hoạt động tiếp tục của quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. Muốn choTrường quá trình lưu thông Đại hàng hoá học được liên Kinhtục, các doanh tế nghi Huếệp phải trú trọng SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm đến các nghiệp vụ sản xuất ở kho như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu hàng hóa, bao gói, sắp xếp hàng hoá ở kho – bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hoá từ các nguồn nhập kho (từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của doanh nghiệp) theo đúng mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hoá. Bốn là: Lựa chọn các hình thức tiêu thụ hàng hóa Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ hàng hóa được thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau, theo đó các hàng hóa vận động từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đến tay người tiêu dùng thông qua các nhà phân phối, các nhà bán buôn và người bán lẻ. Xét theo mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng chủ yếu có hai hình thức tiêu thụ là: - Kênh tiêu thụ trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán trực tiếp hoặc bán thẳng hàng hóa của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua các trung gian thương mại. Hình thức tiêu thụ trực tiếp có ưu điểm là hệ thống cửa hàng phong phú, tiện lợi. Doanh nghiệp thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và thị trường, biết rõ nhu cầu và tình hình giá cả giúp doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để gây uy tín với khách hàng. Tuy nhiên, hình thức tiêu thụ này cũng có nhược điểm đó là, hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, doanh nghiệp phải quan hệ và quản lý nhiều khách hàng. Sơ đồ hình thức tiêu thụ trực tiếp. DOANH NGHIỆP SẢN NGƯỜI TIÊU DÙNG XUẤT Sơ đồ 3: Kênh tiêu thụ trực tiếp (Sơ đồ kênh tiêu thụ trực tiếp theo Philip Kotler) - Kênh tiêu thụ gián tiếp: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán hàng hóa của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gian bao gồm: Người bán buôn, người bán lẻ, đại lý, Với kênh này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ hàng hoá trongTrường thời gian ngắn nh ất,Đại thu hồi đưhọcợc vốn nhanh Kinh nhất, ti ếttế kiệm Huếđược chi phí bán SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm hàng, chi phí bảo quản, hao hụt. Tuy nhiên hình thức bán hàng gián tiếp làm tăng thời gian lưu thông hàng hoá, tăng chi phí tiêu thụ do đó đẩy giá cả hàng hoá tăng lên, doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trung gian và dễ gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp. Kênh I: Gồm một nhà trung gian rất gần với người tiêu dùng cuối cùng. Kênh II: Gồm hai nhà trung gian, thành phần trung gian này có thể người bán buôn bán lẻ. Kênh III: Gồm ba nhà trung gian, kênh này thường được sử dụng khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ Việc các doanh nghiệp áp dụng các hình thức tiêu thụ này hay hình thức tiêu thụ khác phần lớn do đặc điểm của hàn hóa quyết định. Hiện nay, có sự khác nhau rất lớn trong các hình thức tiêu thụ hàng hóa, sử dụng cho tiêu thụ sản xuất cả tiêu dùng cá nhân. Sơ đồ kênh tiêu thụ gián tiếp như sau: Người bán lẻ Kênh I DOANH Kênh II NGƯỜI TIÊU NGHIỆP SẢN Bán buôn Bán lẻ DÙNG CUỐI XUẤT CÙNG Kênh III Người bán Đại lý Người bán buôn lẻ Sơ đồ 4: Kênh tiêu thụ gián tiếp (Sơ đồ kênh tiêu thụ gián tiếp theo Philip Kotler) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Năm là: Tổ chức các hoạt động xúc tiến Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Yểm trợ các hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng: quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội trợ, triễn lãm. Đối với những hoạt động truyền thông hoặc đã lưu thông thường xuyên trên thị trường thì việc xúc tiến bán hàng được thực hiện gọn nhẹ hơn. Cần đặc biệt quan tâm xúc tiến hán hàng đối với các hàng hóa mới hoặc hàng hóa cũ trên thị trường Sáu là: Tổ chức hoạt động bán hàng Xoáy vào kỹ năng tổ chức, giám sát và hỗ trợ nhân viên bán hàng trong tổ. Các tổ trưởng bán hàng sẽ được trang bị kiến thức về quy trình bán hàng và các chiêu thức bán hàng tân tiến nhất, thực hành thiết lập quy trình bán hàng riêng cho bộ phận của họ trong doanh nghiệp và giám sát, rút kinh nghiệm định kỳ với nhân viên để đảm bảo hiệu quả và tiến độ. Mặt khác tổ chức hoạt động bán hàng là chuyển giao hàng hóa và những giấy tờ có liên quan đến quyền sở hữu hàng hóa cho khách hàng và thu tiền khách hàng, chọn hình thức thu tiền như: trả tiền ngay, mua bán chịu, trả góp, Bảy là: Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa Sau khi kết thúc một định kỳ kinh doanh nhất định thì doanh nghiệp cần đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của mình, đối với công tác tiêu thụ cũng vậy. Việc đánh giá tiêu thụ có thể dựa trên các chỉ tiêu có thể lượng hoá được như số lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ, doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận thu được, chi phí tiêu thụ, cũng như các chỉ tiêu không được khách hàng mến mộ đối với các hàng hóa của doanh nghiệp. Đánh giá doanh thu phải trên cơ sở so sánh giữa thực tế với kế hoạch giữa năm này và năm trước, nếu tốc độ doanh thu cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã có những tiến bộ nhất định trong hoạt động tiêu thụ. 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh trên thị trường đều chịu rất nhiều ảnh hưởng của các nhân tố xung quanh tác động. Sự thành công trong hoạt động tiêu thụ của doanhTrường nghiệp xuất hiện Đạikhi kết hợhọcp hài hoà Kinhcác yếu tố bêntế ngoài Huế và bên trong SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm doanh nghiệp. Tuy từng cách phân loại khác nhau mà ta có các yếu tố ảnh hưởng khác nhau, theo cách thông thường có thể chia thành các nhân tố bên ngoài môi trường kinh doanh và nhân tố thuộc tiềm lực doanh nghiệp. Nhân tố khách quan Môi trường bên ngoài tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như các hoạt động tiêu thụ hàng hóa nói riêng.  Nhân tố chính trị pháp luật Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị và pháp luật ngày càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động cạnh tranh, quốc gia nào cũng có hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của Chính phủ để điều tiết thị trường. Các chính sách mà nhà nước sử dụng như thuế, bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng ngân hàng, có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Không chỉ thế, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chính sách nhà nước và các nước trên thế giới về sản phẩm khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể hiện qua chính sách tiêu dùng dân tộc, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường. Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị luật pháp chi phối mạnh mẽ đến thị trường và công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp. Sự ổn định của môi trường luật pháp là một trong những tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển thị trường của doanh nghiệp. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể hoặc tạo thuận lợi hoặc có thể gây khó khăn trên thị trường kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp. Các yếu tố cơ bản gồm có: - Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao. - Sự cân bằng các chính sách của nhà nước. - Vai trò và các chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và chính phủ. - Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế. - STrườngự phát triển các quy ếtĐại định bả o họcvệ quyền lợKinhi người tiêu tếdùng. Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm - Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành. Sự thay đổi và sự biến động của các yếu tố chính trị pháp luật có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi liên tục, nhanh chóng, không thể dự báo trước.  Nhân tố kinh tế: Ảnh hưởng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá và các yếu tố liên quan đến sử dụng nguồn lực. Các yếu tố kinh tế quan trọng có thể tác động đến thị trường của doanh nghiệp gồm: - Tiềm năng tăng trưởng nền kinh tế. - Sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân phối. - Tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư. - Lạm phát thất nghiệp, sự phát triển ngoại thương. - Các chính sách tiền tệ tín dụng. Nhân tố kinh tế là “máy đo nhiệt độ của nền kinh tế”. Sự thay đổi các yếu tố nói trên tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ khác nhau. Khi đó, những biến động như vậy cũng làm cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa, hàng hoá của doanh nghiệp có sự thay đổi nhất định.  Nhân tố khoa học – công nghệ Khoa học – công nghệ là nhân tố mang đầy kịch tính, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại khoa học công nghệ mới phát triển như vũ bão, mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ huỷ diệt công nghệ trước đó không nhiều thì ít. Việc chế tạo các sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành hạ, theo đời hàng hóa có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Đặc biệt sự phát triển của công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp nắm bắt một cách nhanh chóng và chính xác thông tin với khối lượng lớn và cũng sẽ thuận lợi hơn trong việc giao dịch cũng như có thể thiết lập và mở quan hệ làm ăn với khu vực thị trường khác. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Các yếu tố công nghệ có thể tác động đến thị trường của doanh nghiệp: - Tiến bộ kĩ thuật của nền kinh tế và khả năng ứng dụng kĩ thuật trong hoạt động kinh doanh. - Chiến lược phát triển kĩ thuật công nghệ của nền kinh tế.  Nhân tố văn hoá – xã hội Đây là nhân tố ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc đến nhu cầu, hàng vi của con người, trong cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Các giá trị văn hoá có tính bền vững cao, được lưu truyền từ đời này sang đời khác và được củng cố bằng những quy chế xã hội như pháp luật, đạo đức, tôn giáo, chính quyền, hệ thống thứ bậc tôn ty trật tự xã hội, tổ chức tôn giáo, nghề nghiệp, địa phương, gia đình và cả hệ thống kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Các yếu tố văn hoá và xã hội có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Những thay đổi văn hoá – xã hội cũng tạo nên những cơ hội và nguy cơ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tâm sinh lý, thời tiết, khí hậu, mức độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân của dân cư là những nhân tố tác động cùng chiều đến tiêu thụ hàng hóa. Chẳng hạn khi mức độ tiêu thụ của người dân tăng lên, người ta có thể tiêu dùng nhiều hơn, do vậy doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn. Các tiêu thức thường được nghiên cứu khi phân tích môi trường văn hoá xã hội và ảnh hưởng của nó đến thị trường của doanh nghiệp gồm: - Dân số và xu hướng vận động. - Hộ gia đình và xu hướng vận động. - Sự di chuyển của dân cư. - Thu nhập của dân cư và xu hướng vận động; phân bố thu nhập giữa các nhóm người và các vùng địa lý. - Việc làm và vấn đề phát triển việc làm. - Dân tộc và các đặc điểm tâm sinh lý. Nhân tố cơ sở hạ tầng và điều kiện tự nhiên Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống bến cảng, nhà kho, khách sạn, nhà hàng, Các yếu tố này có thể dẫn đến thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ khi bắt đầu hoạt động và trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, doanh nghiệp cần quan tâm tới các yếu tố điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp xác định địa điểm phù hợp để khai thác tức là có thể có một thị trường tốt để khai thác và ngược lại, địa điểm là một trong những tiêu thức đánh giá hiệu quả phát triển thị trường thông qua khoảng cách thị trường với nhóm khách hàng, thị trường với nguồn cung ứng hàng hoá lao động Các yếu tố của môi trường sinh thái như khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ, cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các chu kỳ sản xuất tiêu dùng trong khu vực, đến nhu cầu về các loại hàng hóa được tiêu dùng của khách hàng dẫn đến ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Nhân tố chủ quan Thị trường và khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp. Một thị trường có thể phù hợp để phát triển với doanh nghiệp này nhưng lại không thể áp dụng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khác, tất cả đều phải xuất phát từ nội lực doanh nghiệp quyết định. Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp  Chất lượng hàng hóa: Chất lượng hàng hóa quyết định khả năng cạnh tranh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hoá phải có chất lượng cao vì khách hàng là "thượng đế", có quyền lựa chọn trong hàng trăm hàng hóa để mua một hàng hóa tốt nhất. Vì vậy chất lượng hàng hóa phải luôn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Hàng hoá chất lượng tốt sẽ tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao. "Chỉ có chất lượng mới là lời quảng cáo tốt nhất cho hàng hóa của doanh nghiệp". Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm  Giá cả hàng hóa: Giá cả là biểu hiện bằng tiền mà người bán dự tính có thể nhận được từ người mua. Việc dự tính giá cả chỉ được coi là hợp lý và đúng đắn khi đã xuất phát từ giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng hoá trên từng loại thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kỳ kinh doanh. Nếu giá cả được xác định một cách hợp lý và đúng đắn thì nó đem lại cho doanh nghiệp nhiều tác dụng to lớn. Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêu thụ hàng hóa trên từng loại thị trường trong và ngoài nước. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp và thị trường vì giá cả cao hay thấp có ảnh hưởng quyết định tới khối lượng hàng hóa tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được.  Phương thức thanh toán: Khách hàng có thể thanh toán cho doanh nghiệp bằng nhiều phương thức: séc, tiền mặt, ngoại tệ, Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Vấn đề là phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, hàng hóa của doanh nghiệp sẽ tiêu thụ được nhiều hơn khi doanh nghiệp có những phương thức thanh toán tiện lợi, nhanh chóng. Doanh nghiệp cần đơn giản hóa thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa.  Hệ thống phân phối hàng hóa của doanh nghiệp: Trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa, doanh nghiệp cần phải có hệ thống phân phối hàng hóa, bao gồm các cửa hàng bán trực tiếp, đại lý, hoặc cung cấp cho người bán lẻ. Tất cả các phần tử nằm trong guồng máy tiêu thụ hàng hóa sẽ tạo nên một hệ thống phân phối hàng hóa của doanh nghiệp, với mạng lưới phân bố trên các địa bàn, các vùng thị trường doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Doanh nghiệp nếu tổ chức được hệ thống phân phối hàng hóa hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác tiêu thụ hàng hóa, ngược lại sẽ gây hậu quả xấu đến công tác tiêu thụ, hàng hóa bị ứ đọng sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm  Uy tín của doanh nghiệp: Quá trình hoạt động kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng về hàng hóa của doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác tiêu thụ hàng hóa. Nó được biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với hàng hóa của doanh nghiệp. Chiếm được lòng tin của khách hàng sẽ góp phần quan trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Những nhân tố thuộc về thị trường – khách hàng của doanh nghiệp  Thị trường hàng hóa của doanh nghiệp: Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn sản xuất với tiêu dùng, gắn kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường là nơi cung cầu gặp nhau, tác động qua lại lẫn nhau để đạt tới vị trí cân bằng. Thị trường hàng hóa hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai. Thị trường là đối tượng của hoạt động tiêu thụ, ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ hàng hóa. Trên thị trường, cung cầu hàng hoá nào đó có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả hàng hóa cũng biến đổi và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Việc cung ứng vừa đủ để thỏa mãn nhu cầu về một loại hàng hoá trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu.  Thị hiếu của khách hàng: Là nhân tố các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm không chỉ trong khâu định giá bán mà cả khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phương án hàng hóa để đảm bảo tiêu thụ hàng hóa nhanh và có lãi suất cao. Hàng hóa sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nếu hàng hóa của doanh nghiệp phù hợp với thị hiếu thì khách hàng lựa chọn hàng hóa của doanh nghiệp đó. Đây là một yếu tố quyết định mạnh mẽ. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong công tác tiếp thị để tìm kiếm những phần thị trường mới nhằm thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm 1.1.7. Các chính sách Marketing ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa Chính sách hàng hóa Trong sản xuất kinh doanh chính sách hàng hóa có vai trò rất quan trọng. Chỉ khi nào doanh nghiệp xây dựng cho mình một chính sách lâu dài, thích ứng với sự biến động của thị trường thì từ đó doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo hàng hóa. Chính sách hàng hóa là nội dung cốt lõi của Maketing mix vì thông qua đó doanh nghiệp mới có thể kết hợp hiệu quả các chính sách khác như chính sách giá, phân phối, quảng cáo, khuếch trương, Chính sách giá cả Chính sách giá cả của doanh nghiệp là tập hợp các cách thức quy định mức giá cơ sở và biên độ giao động giá cho phép trong điều kiện sản xuất kinh doanh trên thị trường. Việc quy định giá không nên quá cứng nhắc mà tùy vào tình hình thị trường để linh động điều chỉnh giá cho phù hợp. Vì vậy thăm dò thị trường, tìm hiểu mức giá của đối thủ cạnh tranh cũng như khả năng chi trả của khách hàng trước khi quyết định mức giá là vấn đề hết sức quan trọng. Mục tiêu của chính sách giá cả là doanh số tối đa và tối đa hóa lợi nhuận. Khách hàng tiêu dùng đặc biệt bị tác động của giá cả vì đó là khả năng thanh toán thực tại của họ. Nếu giá bán quá cao, lượng tiêu thụ hàng hóa được ít nên doanh thu đạt được thấp, ngược lại nếu giá bán thấp thì lượng tiêu thụ là rất lớn, doanh thu có thể rất lớn nhưng lợi nhuận thực sự lại thấp. Vì vậy việc định giá phải hài hòa giữa mục tiêu lợi nhuận và doanh số bán ra. Chính sách phân phối Xây dựng chính sách phân phối là việc làm quan trọng để nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Hàng hóa tiêu thụ được coi là tốt không chỉ ở bản thân hàng hóa đó được người tiêu dùng ưa thích mà còn là vấn đề ở chính sách phân phối của doanh nghiệp. Tức là phải làm sao cho người tiêu dùng tiếp cận được hàng hóa một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Do đó doanh nghiệp phải tổ chức đội ngũ cung ứng hàng hóa đến người tiêu dùng một cách đầy đủ, kịp thời. Một chính sách phân phối hợp lý chỉ khi phối hợp được chặt chẽ giữa các thành phần trung gian. Trong chính sáchTrường phân phối, doanh Đại nghiệp cũnghọc cần quan Kinh tâm đến mtếức chi Huếết khấu sao cho SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm các trung gian được thỏa mãn. Vì vây cần thiết kế bao nhiêu cấp trong kênh phân phối để đảm bảo cho giá thành khi đến tay người tiêu dùng không vượt quá mức mong muốn. Chính sách khuếch trương hàng hóa Chính sách giao tiếp khuếch trương là một chính sách định hướng vào việc giới thiệu cung cấp và truyên tin về sản phẩm hàng hóa. Mục đích là thông tin lợi ích của nó tới người tiêu dùng hoặc người sử dụng cuối cùng, kích thích chân chính lòng ham muốn mua hàng của khách hàng. Các hình thức của giao tiếp khuếch trương là quảng cáo, khuyến mãi, tuyên truyền và quan hệ công chúng, cổ động trực tiếp và bán hàng cá nhân. - Quảng cáo: là hoạt động thông tin về hàng hóa hoặc dịch vụ, mang tính chất phi cá nhân: người – người. Quảng cáo trình bày một thông điệp có những chuẩn mực nhất định trong cùng một lúc có thể tác động đến một số lớn những người nhận phân tán nhiều nơi thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, trong một không gian và thời gian nhất định, do một người ( tổ chức) nào đó muốn quảng cáo chi tiền ra để thực hiện. - Khuyến mãi: là những khích lệ ngắn hạn dưới hình thức thưởng để khuyến khích dùng thử hay mua một hàng hóa, dịch vụ. - Tuyên truyền và quan hệ công chúng: bao gồm các chương trình khác nhau được thiết kế nhằm đề cao hay bảo vệ hình ảnh một doanh nghiệp hay những hàng hóa và dịch vụ nhất định nào đó trước công chúng. - Bán hàng cá nhân: là hoạt động thông tin được xác định rõ mang tính cá nhân, truyền đi một thông điệp mang tính thích nghi cao độ tới một đối tượng nhận tin nhỏ rất chọn lọc. Bán hàng cá nhân xảy ra thông qua tiếp xúc giữa người bán và người mua bằng cách đối mặt. 1.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh 1.2.1 Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ: Ở đây, doanh thu được xét trong mối quan hệ với khối lượng tiêu thụ và giá bán. Doanh thu (D) là toàn bộ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm và các hoạt động khác. Chỉ tiêu này phản ánh lượng hàng mà doanh nghiệp đã xuất kho, cung cấp cho khách hàng và đã nhận được tiền hoặc khách hàng chấp nhận trả tiền. D = P x Q Trong đó: P là giá bán bình quân đơn vị hàng hóa. Q là sản lượng tiêu thụ. Theo công thức trên, doanh thu tiêu thụ chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai nhân tố là giá bán bình quân đơn vị hàng hóa và sản lượng tiêu thụ. - Đối tượng phân tích: Chênh lệch về doanh thu tiêu thụ của kỳ sau so với kỳ trước. D = D1 - D0 Với D1 = P1 x Q1; D0 = P1 x D0 ∆ 1.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận tiêu thụ Lợi nhuận tiêu thụ (L) là chỉ tiêu được xác định cho những hàng hóa mà doanh thu đã tiêu thụ và đã thu tiền hoặc người mua chấp nhận trả. Công thức: L = TR – TC = P × Q – Z × Q = (P – Z) × Q Trong đó: TR: Doanh thu TC: Chi phí Z: Chi phí hàng hóa đơn vị. 1.3. Cơ sở thực tiễn 1.3.1. Khái quát về ngành may mặc đồng phục tại Việt Nam Chưa có thống kê hay số liệu cụ thể về số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam trong ngành đồng phục. Tuy nhiên những năm gần đây kinh doanh đồng phục đang ngày càng phát triển và có thị trường có thể liệt kê các loại hình đồng phục chủ yếu như sau: - Đồng phục học sinh. - ĐTrườngồng phục công sở. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm - Đồng phục của các công ty bán hàng, quảng cáo hàng hóa. - Đồng phục của các Hội, nhóm. - Đồng phục nhóm bạn. - Đồng phục gia đình. - Đồng phục cho nhân viên quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, Các hướng để tiếp cận thị trường: - Xưởng may gia công đồng phục: tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, các xưởng may sẽ thiết kế và gia công theo yêu cầu riêng của khách hàng: về kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Cách tiếp cận này giúp phục vụ tới từng yêu cầu chi tiết của khách hàng, tuy nhiên đòi hỏi chi phí tương đối lớn, phù hợp với các khách hàng đồng phục công sở, đồng phục học sinh, đồng phục của các công ty, quảng cáo. - In theo mẫu yêu cầu trên áo phông có sẵn: đối với các yêu cầu ít phức tạp hơn, một số doanh nghiệp chọn hình thức in thông điệp trên các mẫu áo phông sẵn có. Phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí, phù hợp với các hội, nhóm, nhóm bạn, không yêu cầu quá khắt khe về hình ảnh. - Nhập các mặt hàng hình thức tương đồng: để tiết kiệm chi phí hơn nữa, các nhóm bạn /gia đình có thể chọn mua các set quần áo sẵn có, với họa tiết tương đồng để làm đồng phục. Lựa chọn đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, sau đó lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp sẽ là bước khởi đầu cho việc khởi nghiệp kinh doanh thời trang đồng phục.  Quy trình đặt may đồng phục của khách hàng: - Triển khai kế hoạch. - Tìm hiểu, tham khảo những công ty may đồng phục có uy tính, chất lượng. - Chọn kiểu mẫu đồng phục, màu sắc, chất liệu vải, phụ kiện kèm theo (nếu có), nhận báo giá. - Thống nhất đồng ý kiến chung. - TrườngDuyệt hàng hóa mẫ u.Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm - Lập danh sách người may đồng phục, số lượng đặt may chính xác. - Ký kết hợp đồng. - Thanh toán. - Nhận hàng. - Phân phối hàng hóa đưa vào sử dụng. Quy trình xử lý một đơn hàng của doanh nghiệp ngành may đồng phục Tiếp nhận và điều phối đơn hàng - Tư vấn và báo giá. - Ký hợp đồng. - Thiết kế. - Lên mẫu. - Giao hàng. Các công ty lớn thường tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh Lý do có thể giải thích đồng phục cũng được xem là một ngành thời trang với đối tượng khách hàng tập trung chủ yếu ở các ngành dịch vụ như giáo dục, vui chơi giải trí, nhà hàng, cafe Và những đối tượng này tập trung và phát triển mạnh có nhu cầu lớn ở các thành phố lớn này. Trước đây đồng phục còn khá xa lạ với nhiều người và còn suy nghĩ là không cần thiết. Nhưng hiện nay đồng phục đang dần trở thành một hàng hóa được yêu thích vừa thời trang và ý nghĩa tại các công ty, trường học, hay bất kỳ chỗ làm việc nào cũng có sự hiện diện của những chiếc áo đồng phục thời trang, sáng tạo thể hiện được tác phong chuyên nghiệp khi làm việc, sự năng động gắn kết trong vui chơi. Đồng phục dần trở thành một nét văn hóa thể hiện cho sự đoàn kết, phát triển của doanh nghiệp hay của một tổ chức tập thể nào đó. 1.3.2. Đặc điểm của hàng hóa đồng phục Đồng phục được xem là một hàng hóa thời trang may mặc đặc biệt do tính chất ứng dụng của nó. Các hàng hóa đồng phục có các đặc điểm như: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Về mẫu mã và thiết kế: các hàng hóa đồng phục thường có các mẫu mã đa dạng như các hàng hóa thời trang, với nhiều kiểu cách, form dáng khác nhau được may phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Các hàng hóa đồng phục có thể thiết kế theo nhiều kiểu dáng, phong cách và tiêu chuẩn khác nhau phù hợp với đối tượng và mục đích khách hàng sử dụng. Tuy nhiên, điều đặc biệt của các hàng hóa là đồng phục là ít được may sẵn mà hầu hết đều may theo yêu cầu của khách hàng. Đồng phục thể hiện cho nét riêng của một tập thể, doanh nghiệp hay tổ chức nhóm đối tượng nào đó nên thường được đặt may theo một số lượng nhất định và có đặc điểm khá tương đồng nhau. Việc may đều theo yêu cầu của khách hàng từ thiết kế cho tới màu sắc, kểu dáng, size làm cho khách hàng yên tâm và hài lòng về hàng hóa may ra. Các hàng hóa đồng phục thường được may theo các thể loại như áo với chân váy, cả bộ áo quần hoặc chỉ áo ngoài ra còn một số thể loại các. Những hàng hóa này thường có các đặc điểm hoặc thiết kế thể hiện điểm riêng biệt của người đặt may như họa hoạt tiết riêng, in tên riêng của từng người, logo, tên các hội nhóm , tổ chức, công ty, tên đại diện các cơ quan, tổ chức kinh doanh riêng. Vì vậy mà các mẫu đồng phục rất đa dạng và ít trùng lặp nhau. Về tính thời trang: các hàng hóa đồng phục thường mang nét thời trang độc đáo riêng biệt đại diện cho từng nhóm khách hàng sử dụng. Các hàng hóa thường mang hai xu hướng chính là: phá cách hoàn toàn và đơn giản an toàn theo kiểu dáng đồng phục thông thường. Về màu sắc: các hàng hóa đồng phục có màu sắc đa dạng như những mặt hàng thời trang khác, có thể kết hợp nhiều màu sắc họa tiết theo yêu cầu của khách hàng cũng như thể hiện nét riêng, phong cách riêng của họ. Về tính ứng dụng: như đã nói đồng phục có thể ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau như đi chơi, đi học, đi làm hay tham gia các hoạt động đoàn, đội, tập thể Tuy nhiên các hàng hóa đồng phục của khách hàng đã may họ ít thay đổi kể cả qua một thời gian dài các năm thì đồng phục của họ vẫn giữ nguyên chỉ may lại may thêm chứ ít khi thay đổi kiểu dáng mẫu mã hoàn toàn. Vì các đối tượng sử dụng đồng phục đi Trườnglàm như các doanh nghiĐạiệp, c ônghọc ty, tổ chKinhức đồng ph ụtếc thể Huếhiện cho nét văn SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm hóa riêng và đôi khi đã trở thành thương hiệu đặc điểm nhận dạng của họ nên không thể thay đổi. 1.3.3. Tình hình hàng hóa đồng phục của tỉnh Thừa Thiên Huế Ngành dệt may đang ngày càng khẳng định uy tín trên thị trường Thừa Thiên Huế. Cùng với đó là sự mọc lên và phát triển của các doanh nghiệp về ngành may mặc. Đặc biệt với phân khúc thị trường quần áo đồng phục đang mở ra những cơ hội tiềm năng cho các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. Những doanh nghiệp đi tiên phong trong lĩnh này phải kể đến như Công ty đồng phục HP, công ty đồng phục Thiên Việt, công ty đồng phục Phúc Long, công ty đồng phục New Focus. Các công ty đã thâm nhập vào nhiều lĩnh vưc như đồng phục y tế, đồng phục học sinh, một số ngành giao thông, xây dựng, ngân hàng, quần áo đồng phục và bảo hộ lao động. Và đặc biệt mảng thị trường may đồng phục để phục vụ riêng nhu cầu tiêu dùng đối tượng là tại các cơ quan, công ty, xí nghiệp, ngân hàng, Trước những cạnh tranh như thế đòi hỏi các doanh nghiệp cần liên kết tận dụng hết các thế mạnh trong ngành để đưa ra giá cả hợp lý cho mỗi loại hàng hóa, hàng hóa đa dạng mẫu mã đáp ứng tốt nhu cầu đặt hàng của các đơn vị, doanh nghiệp. 1.3.4. Kinh nghiệm về tiêu thụ hàng hóa đồng phục của một số doanh nghiệp Hiện nay trên thị trường có rất nhiều Công ty đồng phục lớn có uy tín và phát triển mạnh với lượng tiêu thụ và đáp ứng cực tốt với nhiều kinh nghiệm về tiêu thụ hàng hóa như: Đồng phục Bốn Mùa: đây là một thương hiệu đồng phục lớn tại Hà Nội có lượng tiêu thụ lớn nhờ vào chất lượng hàng hóa cũng như chính sách tiêu thụ thích hợp. Công ty luôn có nhân viên trực để tư vấn nhận đơn hàng 24/24 giờ, có chương trình ưu đãi lớn đối với tất cả khách hàng, đặc biệt là giảm giá cho các tổ chức công ty may số lượng lớn và miễn phí vận chyển trên toàn quốc. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Thế giới đồng phục – UniWorl: đây là doanh nghiệp đồng phục với giá cả luôn ở mức thấp nhất thị trường, đây là ưu điểm lớn nhất của Công ty thu hút được nhiều khách hàng. Mon Amie Veston: xây dựng thương hiệu theo phong cách Italia với chất liệu vải ngoại nhập cao cấp. Nổi tiếng với các dịch vụ : “ May không đẹp hoàn tiền 100% ”, “ May gấp 24h không tăng giá ” Mon Amie còn biết đến là hệ thống may đo lớn nhất tại Sài Gòn. Đồng phục Mộc Lan: với chính sách chăm sóc tư vấn khách hàng tận nơi, tư vấn in thêu logo đẹp nhất và miễn phí cho khách hàng. Viet Style: là một trong những công ty may đồng phục tại TP.HCM uy tín, chất lượng nhất, những tiêu chí này được đánh giá qua số lượng khách hàng đặt may tại Viet Style. Những khách hàng cũ của Công ty thường có xu hướng quay lại để tiếp tục đặt hàng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc cùng hệ thống xưởng may hiện đại và đội ngũ công nhân lành nghề khác. Vì là xưởng may trực tiếp sản xuất và không thông qua bất cứ khâu trung gian nào nên Viet Style luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành rẻ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ HÀNG HÓA ĐỒNG PHỤC CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG HIỆU VÀ ĐỒNG PHỤC LION 2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION 2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION được thành lập vào ngày 11/04/2016. Công ty hoạt động trong các lĩnh vực: đồng phục, in ấn, thiết kế, quảng cáo, may đồng phục công ty, bệnh viện, áo lớp, áo nhóm, câu lạc bộ, đồng phục bảo hộ lao động, thiết kế và xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho các doanh nghiệp, Công ty TNHH Thương hiệu và Đ ồng phục LION với mong muốn mang đến những hàng hóa và dịch vụ chất lượng, giá cả hợp lý nhất trên thị trường với giá trị cốt lõi “ Chuyên nghiệp- uy tín- kết nối- tư duy- trí tuệ- sáng tạo- nhiệt huyết”. Hiện nay địa Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm điểm làm việc của công ty: 22 Nguyễn Lương Bằng, phường Phú Nhuận, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Sau 2 gần hai năm hoạt động công ty đã cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh trong nước, ngoài ra còn có doanh nghiệp, cửa hàng nhỏ ở thị trường nước ngoài như Mỹ và Canada. 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 2.1.2.1. Tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION Giám đốc Phòng điều Phòng kinh Phòng kế toán hành dịch vụ doanh Phòng kinh Phòng kinh Phòng điều Phòng chăm sóc Phòng thiết kế doanh thị doanh thị hành đơn hàng khách hàng trường trực tiếp trường online Hình 6: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION (Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION) 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc: là người đại diện pháp nhân và lãnh đạo cao nhất của Công ty có nhiệm vTrườngụ điều hành toàn bộ Đạihoạt động học của Công Kinhty và chịu tráchtế nhi Huếệm sau cùng về SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm các hoạt động; là người xây dựng những chiến lược phát triển của Công ty, công tác đối ngoại, gặp gỡ những khách hàng lớn. Phòng điều hành dịch vụ: tham mưu, giúp giám đốc giám sát, thiết kế hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng. Theo dõi từng đơn hàng từ khâu đầu tiên đến khâu sản xuất ra thành phẩm và giao tận tay đến khách hàng. Giải quyết những yếu tố nguyên vật liệu, thời gian sản xuất sản phẩm để cung cấp cho bộ phận kinh doanh của Công ty. Phòng kinh doanh: bộ phận này được chia ra hai mảng một bên làm về thị trường trực tiếp, một bên về thị trường thông qua online nhưng cũng là nơi tìm kiếm khách hàng về cho Công ty. Lượng khách hàng của Công ty phụ thuộc phần lớn vào bộ phận này. Nhân viên trực tiếp gặp gỡ khách hàng, tư vấn về hàng hóa, thu thập những yêu cầu từ phía khách hàng để bước đầu hình thành nên hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Họ cũng đảm nhận công việc giao hàng khi hàng hóa đã sản xuất xong khi đã xuất ra khỏi xưởng. Phòng kế toán: thực hiện các nhiệm vụ theo dõi hoạt động kinh doanh của công ty trong lĩnh vực tài chính. 2.1.3 Tình hình nguồn nhân lực của Công ty Bảng 1: Tình hình lao động của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION trong 3 năm 2016 – 2018 So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Người Người Người +/- % +/- % (%) (%) (%) Tổng số lao động 8 100 10 100 15 100 2 125 5 150 1. Phân theo giới tính 40 NamTrường4 50Đại4 học Kinh5 33,3 tế0 10Huế0 1 125 SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Nữ 4 50 6 60 10 66,7 2 150 4 166,7 2. Phân theo trình độ Đại học 6 75 8 80 13 86,7 2 133,3 5 162,5 Cao đẳng 2 25 2 20 2 13,3 0 100 0 100 3. Theo độ tuổi 20 - 36 tuổi 8 100 10 100 15 100 2 125 5 150 (Nguồn: Phòng nhân sự Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION) Nhân lực là nhân tố vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh và quyết định kết quả doanh nghiệp đạt được. Dựa vào số liệu ở bảng 1, có thể thấy rằng từ năm 2016-2018, lực lượng lao động của doanh nghiệp không có sự biến động quá lớn, tuy nhiên đang có xu hướng tăng từ năm 2016 so với 2017 và năm 2017 so với năm 2018. Cụ thể là năm 2017, tổng số lao động tăng 2 người so với năm 2016 tức là tăng 25% so với năm 2016. Năm 2018, tổng số lao động tăng 5 người tức là tăng 50% so với năm 2017. Sự biến động này chủ yếu là do nhu cầu nguồn nhân lực trong công ty tăng lên, một số bộ phận cần có sự bổ sung thêm nguồn lực để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh. Cơ cấu lao động theo giới tính qua ba năm 2016-2018 cho thấy: Năm 2016 số lượng lao động nam nữ cân bằng, năm 2017 có sự chênh lệch không quá lớn giữa số lượng lao động nam và nữ và năm 2018 thì sự chênh lệch giữa số lượng lao động nam và nữ là khá lớn. Đa phần qua các năm lao động nữ chiếm tỉ trọng lớn hơn so với lao động nam trong cơ cấu lao động. Năm 2017, chỉ có số lượng nữ là tăng và tăng 2 người tức là tăng 50% so với năm 2016. Năm 2018, số lượng lao động nữ và lao động nam đều tăng. Số lượng lao động nữ tăng lên 4 người tức là tăng lên 66,7% và số lượng lao động nam tăng lên 1 người tức là tăng 25% so với năm 2017. Qua đó ta thấy số lượng nữ tăng lên đáng kể. Số lượng lao động trình độ trung cấp là không có, trình độ lao động cao đẳng vẫn không thay đổi, trình độ lao động đại học thì có tăng lên đáng kể qua các năm. Cụ thể, năm 2017, số lượng trình độ đại học tăng lên 2 người tức là tăng lên 33,3% so với năm 2016. ĐTrườngến năm 2018, số lư ợĐạing lao đ ộnghọc có trình Kinhđộ đại học tăngtế lênHuế 5 người tức là SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm tăng lên tới 62,5% so với năm 2017. Qua đây cho thấy trình độ lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018 có sự tăng lên đáng kể, là cơ hội cho sự phát triển trong tương lai. Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, sáng tạo, nhanh nhẹn, nhiệt tình thích nghi nhanh với những sự thay đổi của Công ty cũng như thị trường bên ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh đó, với đội ngũ nhân viên trẻ như vậy cũng mang đến không ít khó khăn khi nhân viên chưa có kinh nghiệm, Công ty phải tốn thêm một khoảng thời gian và chi phí đào tạo cho nhân viên. Qua bảng tình hình lao động của công ty ta thấy: Để phục vụ cho sự phát triển của Công ty trong thời gian tới, Công ty đã rất chú ý trong xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ, có kinh nghiệm và được đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề liên tục. Trong công tác tuyển dụng rất chú ý đến việc tuyển dụng các lao động có bằng cấp trình độ. Điều quan trọng là công ty cũng có sự đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên. Công ty tích cực cử các cán bộ và nhân viên tham gia các khóa giảng dạy, khóa huấn luyện cho các nhân viên kinh doanh do các trung tâm, các hiệp hội tổ chức. 2.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng, là điều kiện tiên quyết để hình thành hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì doanh nghiệp nào. Đối với Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION ban đầu khi mới vào thành lập thì số vốn của Công ty còn khá là hạn hẹp. Cụ thể là năm 2016 số vốn của công ty là 347,18 trđ. Nhưng trong quá trình phát triển chủ doanh nghiệp đã không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh của mình bằng chính vốn tự có của mình. Đối với bất kì một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh thì mục tiêu hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn là một điều kiện mang tính sống còn của doanh nghiệp. Chính vì thế trong những năm qua Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc duy trì và đảm bảo nguồn vốn của mình. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện rõ qua bảng 2: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Nhìn chung, tình hình tài sản của Công ty qua 3 năm có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2016 tổng tài sản là 347,18 trđ đến năm 2017 là 423,23 trđ tăng 76,01 trđ, tức là tăng 21,9% so với năm 2016. Và năm 2018 thì tổng tài sản tiếp tục tăng lên đạt 534,07 trđ, tăng lên 110,84 trđ tương ứng với tăng 26,2% so với năm 2017. Đối với nguồn vốn qua 3 năm: Nguồn vốn qua 3 năm của doanh nghiệp có xu hướng giảm. Cụ thể là năm 2016 nguồn vốn Công ty có được là 347,18 trđ. Sang năm 2017 thì nguồn vốn của Công ty giảm xuống còn 302,26 trđ, giảm đi 44,91 trđ tương ứng với giảm 12,9% so với năm 2016. Và đến năm 2018 thì nguồn vốn của Công ty lại tăng nhỉnh lên một chút là 304,07 trđ tức là tăng 1,81 trđ tương ứng với tăng 0,6% so với năm 2017. Nhìn vào bảng nguồn vốn thì ta thấy chủ yếu là do nợ phải trả. Nợ phải trả năm 2018 tăng gần gấp đôi số nợ phải trả của năm 2017. Năm 2017 số nợ phải trả là 120,97 trđ nhưng năm 2018 thì tăng khá lớn lên tới 230 trđ tức là tăng lên 109,03 trđ tương ứng tăng 90,1%. Điều này cũng dễ hiểu. Vì Công ty mới đi vào hoạt động nên cần đầu tư vào hạ tầng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION trong 3 năm 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Các chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % A.Tổng tài sản 347,18 423,23 534,07 76,06 121,9 110,84 126,2 1. TSLĐ&TSNH 347,18 423,23 534,07 76.,06 121,9 110,84 126,2 2. TSCĐ&TSDH B.Tổng nguồn vốn 347,18 423,23 534,07 76,06 121,9 110,84 126,2 I. Nợ phải trả 120,97 230,0 120.,97 109,03 190,1 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 0 0 II. Vốn chủ sở hữu 347,18 302,26 304,07 (44,91) (87,1) 1,81 100,6 1. Vốn đầu tư của chủ sở 500,00 500,00 500,00 0 100 0 100 hữu 2. Lợi nhuận sau thuế (152,83) (197,76) (195,93) (44,93) (129,4) 1,83 100,9 ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION) SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 38 Trường Đại học Kinh tế Huế
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm 2.1.5. Tình hình hoạt động tài chính của Công ty trong ba năm qua 2016 -2018 Nhìn vào bảng 3, ta có thể đưa ra nhận xét là: trong thời gian qua, Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION đã bằng chính nỗ lực, cố gắng của bản thân mình. Do đó làm cho kết quả kinh doanh của Công ty nhìn chung là khá khả quan được thể hiện qua doanh thu năm sau đều có dấu hiệu tăng lên so với năm trước, từ năm 2016 đến năm 2018 doanh thu tăng lên khá nhanh là 1,01 trđ tương đương với tăng lên 396,8%. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty có chuyển biến rất tích cực, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc doanh thu tăng trưởng là do một phần lớn do giá vốn hàng bán tăng cao từ 190,1 trđ năm 2016 đến năm 2018 đã tăng lên tới 1,01 trđ tương đương với 815,75 trđ. Đồng thời kéo theo đó chi phí bán hàng cũng tăng lên năm từ 2017 là 54,68 trđ đến năm 2018 là 65,85 trđ tương đương với 11,17 trđ. Đối với lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp, có xu hướng tăng qua từng năm. Cụ thể năm 2016 ở mức âm 152,83 trđ đến năm 2017 con số âm đó có sự giảm còn âm 44,93 trđ, tức là tăng 107,89 trđ và tăng 70,6% so với năm 2016. Và đến năm 2018 lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp lên tới 1,83 trđ tăng 46,77 trđ so với năm 2017 và tăng 104,1% so với năm 2017. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION trong 3 năm 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % 1. Doanh thu bán hàng 253,62 904,33 1.260,05 650,71 356,6 355,73 139,3 2. Doanh thu thuần 253,62 904,33 1.260,05 650,71 356,6 355,73 139,3 3. Giá vốn hàng bán 190,10 729,88 1.005,85 539,78 84,0 275,97 137,8 4. Lợi nhuận gộp 63,52 174,44 254,20 110,92 374,6 79,76 145,7 5. Chi phí bán hàng - 54,68 65,85 54,68 - 11,17 120,4 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 216,36 164,69 186,51 (51,66) (76.12) 21,82 113,2 7. Lợi nhuận thuần (152,83) (44,93) 1,83 107,90 170,6 46,77 204,1 8. Tổng lợi nhuận trước thuế (152,83) (44,93) 1,83 107,90 170,6 46,77 204,1 9. Thuế thu nhập doanh nghiệp - - - - - - - 10. Lợi nhuận sau thuế (152,83) (44,93) 1,83 107,90 170,6 46,77 204,1 SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 40 Trường Đại học Kinh tế Huế
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION ) SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 41 Trường Đại học Kinh tế Huế
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm 2.1. Thực trạng tiêu thụ hàng hóa đồng phục của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION 2.2.1. Đặc điểm thị trường và khách hàng tiêu thụ các hàng hóa đồng phục của Công ty  Đặc điểm thị trường Thị trường Huế Hiện nay trên thị trường tỉnh Thừa thiên Huế có hơn 7000 doanh nghiệp lớn nhỏ đăng ký thành lập, trong đó số doanh nghiệp đang hoạt động khoảng gần 5000 doanh nghiệp (theo thống kê năm 2017). Đây đều là những khách hàng tiềm năng của Công ty bởi hiện nay bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu về đồng phục bởi đồng phục không chỉ giúp doanh nghiệp bạn thật chỉnh chu và chuyên nghiệp trong mắt khách hàng mà còn thể hiện nét văn hóa riêng cho doanh nghiệp. Ngoài ra số lượng trường học, cafe, các câu lạc bộ đội nhóm ở Huế cũng rất nhiều, nâng cao nhu cầu về đồng phục của thị trường Huế. Thị trường Huế vẫn được coi là thị trường trọng điểm của Công ty TNHH Thương hiệu đồng phục LION. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang mở rộng sang khai thác những thị trường khác ở các tỉnh trên đất nước Việt Nam và một số khách hàng nước ngoài. Thị trường TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội Đây là những thị trường mà Công ty đang nhắm tới để mở rộng thị trường, bởi ở hai thành phố lớn này tập trung số lượng lớn doanh nghiệp, trường học, café, các câu lạc bộ đội nhóm là những nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà Công ty nhắm tới. Tổng điều tra kinh tế năm 2017 cho thấy, toàn TP.HCM hiện có 633.637 đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp và cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng (chưa bao gồm 13.076 cơ sở, chi nhánh và văn phòng trực thuộc doanh nghiệp), tăng 26,99% so với năm 2011, tương đương tăng 134.421 đơn vị và bình quân hàng năm tăng khoảng 4,90%. Tổng số lao động trong các đơn vị gần 4,1 triệu người, tăng 19,04% so với năm 2011, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 3,55%. Tốc độ phát triển các cơ sở kinh tế tăng cao hơn so với các đơn vị hành chính sự nghiệp, với mức tăng là 26,99% về số cơ sở và 10,04% Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm về số lao động so với năm 2011 (Báo cáo tổng kết hội nghị tổng kết tổng điều tra kinh tế TP Hồ Chí Minh). Thống kê cho thấy, ước tính trong 6 tháng đầu năm 2018, TP. Hà Nội có 12.100 doanh nghiệp thành lập mới, tổng vốn đăng ký 124.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó có 1.940 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tính đến hết tháng 6/2018, toàn Thành phố có tổng số khoảng 251.460 doanh nghiệp đang hoạt động (Báo cáo hội nghị tổng kết điều tra kinh tế Hà Nội). Thị trường cả nước Tổng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động do ngành Thống kê điều tra, cập nhật vào thời điểm 31/12/2017 trên phạm vi cả nước ước tính là 561.064 doanh nghiệp, tăng 11,1% so với năm 2016. Trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 19 tỉnh có tốc độ tăng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2017 so với thời điểm 31/12/2016 cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Trong đó, Bắc Giang tăng 28%, Thanh Hóa tăng 27,9%, Hưng Yên 26,4%, Bến Tre 25,7%, Bắc Ninh 23,7%; Vĩnh Phúc 19,7%, Bình Dương 18,8%, Đà Nẵng 17,8%;. Đặc biệt, số doanh nghiệp thành lập mới cả nước đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay với 126.859 doanh nghiệp, có 26.448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, 21.684 doanh nghiệp ngừng hoạt động có đăng ký, 12.113 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục giải thể ( Báo cáo Tổng cục thống kê). Qua những thống kê trên, ta có thể thấy số lượng doanh nghiệp ( đối tượng khách hàng mục tiêu của Công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION) ngày càng nhiều, thị trường kinh doanh đồng phục ngày càng mở rộng, tạo điều kiện cho Công ty kinh doanh đồng phục phát triển. Đối thủ cạnh tranh Với sự hấp dẫn của ngành lớn như vậy thì sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đồng phục là khó tránh khỏi. Đối thủ của Công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION đó chính là các doanh nghiệp kinh doanh đồng phục, xưởng may. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Một số đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện tại mà Công ty đang gặp phải đó chính là: Công ty Đồng phục HP, Công ty TNHH MTV Đồng phục Thiên Việt, Công ty Đồng phục New Focus, Đồng phục Phúc Long, xưởng may Phương Khánh. Bên cạnh đó, ở các thị trường mà Công ty đang mở rộng như Sài Gòn, Hà Nội và một số tỉnh thành khác, số lượng các doanh nghiệp kinh doanh đồng phục cũng ngày càng nhiều, gây ra sức ép cạnh tranh lớn với Công ty TNHH Thương Hiệu và Đồng phục LION. Đặt ra những thách thức vô cùng lớn đối với Công ty, bên cạnh chất lượng hàng hóa các hàng hóa đồng phục phải bắt kịp xu hướng, những nhu cầu thay đổi của thị trường, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến đưa hàng hóa tiếp cận được với khách hàng tiềm năng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và lợi thế cạnh tranh cho Công ty.  Đặc điểm khách hàng Hiện nay, nhu cầu sử dụng đồng phục ngày càng cao, từ các doanh nghiệp lớn nhỏ, đến café, câu lạc bộ đội nhóm, trường học, các cơ sở y tế, khách sạn, nhà hàng, đều có nhu cầu sử dụng đồng phục. Chính vì vậy mà đối tượng khách hàng của Công ty cũng rất đa dạng và phong phú. Đối tượng khách hàng của Công ty chia ra 3 phân khúc: Cấp độ 1: là thị trường câu lạc bộ đội nhóm, cà phê, nhà hàng, karaoke, studio, hay là các shop. Ở phân khúc thị trường này có nhu cầu về đồng phục cao nhưng số lượng trong mỗi đơn hàng thấp, yêu cầu về mẫu mã đơn giản, dễ làm, họ có xu hướng sử dụng hàng hóa giá rẻ bởi thời gian sử dụng ngắn. Cấp độ 2: đối tượng khách hàng ở phân khúc này là cựu học sinh, sinh viên, du lịch, trường học, bất động sản, khách sạn dưới 3 sao, các trung tâm anh ngữ, doanh nghiệp dịch vụ - thương mại - sản xuất, quảng cáo - sự kiện, bệnh viện, phòng khám tư, Bar, các hãng xe hay các phòng tập gym. Cấp độ 3: đây là những đối tượng khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa đồng phục, có nhu cầu cao, số lượng đơn đặt hàng lớn và được đánh giá là đối tượng khách hàng mục tiêu mà Công ty đang hướng đến. Đối tượng khách hàng trong phân khúc này bao gồm Doanh nghiệp, đồng phục bảo hộ lao động, Dự án phi chính phTrườngủ, các đơn vị nhà nư ớĐạic. học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm 2.2.2. Tình hình đơn vị nhà cung cấp Công ty hiện tại chưa có các xưởng sản xuất vải, in ấn, may sản phẩm nên những công đoạn này đều là bên thứ ba hợp tác với Công ty làm, nguồn cung ứng của Công ty khá ổn định, cụ thể trong bảng sau: Bảng 4: Hệ thống nhà phân phối của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION Mặt hàng cung cấp Tên nhà cung ứng Áo thun/ thể thao - Xưởng Nam Huyền Trân (Huế) - Xưởng Hoàng Huyền Trân (Huế) - Xưởng may Anh Thuận Huế) - Xưởng may Quang Hiếu ( Huế) - Xưởng may Hoàng Uyên (Huế) Móc khóa/ quà tặng - Xưởng Minh Trí ( Nghệ An) - Xưởng Anh Hùng (Huế) - Xưởng Anh Dũng (Huế) -Huỳnh Minh (Đà Nẵng) Cà vạt - Anh Thủy Dương (Huế) - Vĩnh Hiền (Huế) Balo -Hà Tĩnh may (Hà Tĩnh) Bảo hộ lao động - Xưởng may Hải Nguyên (Quảng Trị) - Xưởng may Anh Hoàng (Huế) - Xưởng may Anh Chương (Huế) Thêu -Đoan Trang (Huế) Sơ mi -Xưởng may Dì Thu (Huế) - Xưởng may Anh Hoàng (Huế) Tạp dề -Anh Chương (Huế) Áo khoác -Xưởng may Quang Hiếu (Huế) - Xưởng may Hồng Loan (Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Áo mưa/dù có sẵn -Bi Toại (Huế) In -Xưởng Dì Thu (Huế) Mũ bảo hiểm -Quân Nguyên (Hà Tĩnh) Vải - Tiệm Chương Ngọc Anh (Huế) - Tiệm Phương Thảo (Huế) - Tiệm Phương Nhung (Huế) - Tiệm Thu Đông (Huế) - Tiệm Hồng Hà (Huế) - Tiệm chú Thanh (Huế) - Tiệm Bảy Tâm (Quảng Trị) - Tiệm Chị Lê (Hà Tĩnh) Vc máy bay SG-Huế -Anh Phong (Sài Gòn) Vc máy bay Huế-SG -Anh Hiền (Huế) Nhà xe SG-Huế -Minh Phương (Huế) (Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION) Số lượng nhà cung ứng nhiều nhằm đảm bảo đầu vào ổn định cho hoạt động kinh doanh của Công ty hiệu quả. 2.2.3. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ hàng hóa của Công ty giai đoạn 2016-2018 Ở mỗi Công ty đều có kế hoạch về sản lượng tiêu thụ hằng năm Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION cũng không ngoại lệ. Kế hoạch này do phòng kinh doanh thực hiện và nộp lên ban giám đốc công ty duyệt. Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa được lập ra dựa trên phân tích thị trường và các đơn đặt hàng có sẵn đã ký kết với khách hàng, cùng với đó là các hợp đồng với các đại lý, điểm bán thông qua việc mở rộng mạng lưới phân phối. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch về tiêu thụ hàng hóa giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Cái Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thực Hàng hóa Thực Thực hiện/ hiện/kế hiện/kế Kế Thực kế Kế Thực Kế Thực hoạch hoạch hoạch hiện hoạch hoạch hiện hoạch hiện (%) (%) (%) Áo thun cổ 761 751 98,7 3.150 3.170 100,6 4.060 4.080 100,5 tròn Áo thun có 610 620 101,6 2.350 2.380 58,7 3.110 3.120 100,3 cổ Áo sơ mi 220 240 109,1 755 780 103,3 1.250 1.270 101,6 nam Áo sơ mi tay 240 250 104,2 835 850 101,8 1.230 1.240 101,8 dài Áo sơ mi tay 270 280 103,7 990 1.010 102,0 1.380 1.410 101,2 ngắn Áo 3D 530 550 103,7 1.660 1.690 101,8 2.980 3.000 100,7 Đồ bảo hộ 255 265 103,9 870 880 101,1 1.060 1.050 99,1 lao động Bộ vệ sĩ 110 120 109,1 410 420 102,4 680 700 102,9 Tổng 2.996 3.076 102,7 11.020 11.180 101,5 15.750 15.870 100,8 (Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION) Qua bảng trên ta thấy nhìn chung tình hình tiêu thụ hàng hóa của Công ty khá tích cực. Công ty đều thực hiện vượt kế hoạch đã đặt ra qua các năm. Nhưng mức vượt không quá nhi do Công ty m i thành l p nên s t ra và s Trườngều. Năm 2016 Đạicó lẽ học ớKinhậ tếố lưHuếợng đặ ố SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm lượng thực hiện được không nhiều. Tuy nhiên sang năm 2017 và 2018 thì Công ty có nhiều khởi sắc. Số lượng kế hoạch đặt ra vượt trội hơn nhiều và thực hiện vượt hơn cả số lượng đã đặt ra. Tuy nhiên chỉ có áo thun cổ tròn năm 2016 và đồ bảo hộ lao động năm 2018 là chưa thực hiện hiện được kế hoạch đã đặt ra. 2.2.4. Tình hình tiêu thụ các hàng hóa đồng phục của Công ty giai đoạn 2016- 2018 Bảng 6: Sản lượng tiêu thụ các hàng hóa của Công ty giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Cái Hàng hóa 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Áo thun cổ tròn 751 3.170 4.080 2.419 422,1 910 128,7 Áo thun có cổ 620 2.380 3.120 1.760 383,9 740 131,1 Áo sơ mi nam 240 780 1.270 540 325,0 490 162,9 Áo sơ mi tay dài 250 850 1.240 600 340,0 390 145,9 Áo sơ mi tay 280 1.010 1.410 3.730 360,7 400 139,6 ngắn Áo 3D 550 1.690 3.000 1.140 307,3 1.310 177,5 Đồ bảo hộ lao 265 880 1050 615 332,0 170 119,3 động Bộ vệ sĩ 120 420 700 300 350,0 280 166,7 (Nguồn: Phòng kinh doanh của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION) Sản lượng tiêu thụ các hàng hóa của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION được tính bằng đơn vị tính là cái. Qua bảng sản lượng ta có thể thấy, dòng hàng hóa tại thị trường Huế chủ yếu là áo thun, áo 3D. Sản lựơng áo thun không ngừng tăng trong 3 năm qua. Và qua từng giai đoạn con số lại tăng lên rất nhiều. Điều này phán ánh đúng nhu cầu thị trường Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm cũng như quy mô Công ty. Khi mà kinh tế Huế ngày càng phát triển thì dịch vụ nhà hàng, cafe , khách sạn ngày một tăng mà đây lại là đối tượng khách hàng chính của mặt hàng áo thun. Ngoài ra từ năm 2017 Công ty đã có văn phòng mới cũng như phát triển hơn, đầu tư hơn vào mảng tìm kiếm khách hàng. Vì vậy mà sản lượng áo thun bán ra ngày càng tăng. Cùng với đó các hàng hóa khác như các loại áo sơ mi, đồ bảo hộ lao động và bộ về sĩ cũng tăng theo nhu cầu. Tuy nhiên do tính chất thị trường cường độ sử dụng các loại mặt hàng này ít hơn. Nhìn chung các hàng hóa của Công ty có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Điều này phán ánh đúng thị trường cũng như khả năng đáp ứng của Công ty. Công ty đang không ngừng phát triển các dòng hàng hóa để tăng lượng tiêu thụ trong tương lai. 2.2.5. Tình hình tiêu thụ theo doanh thu của nhóm hàng hóa Việc so sánh kết quả thực hiện so với kế hoạch giúp nhà quản trị biết được mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ trong mỗi kỳ và lập kế hoạch cho các kì tiếp theo. Tiếc là Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION vẫn chưa chú trọng đến việc lập kế hoạch tiêu thụ mà chỉ đưa ra các kế hoạch tiêu thụ cung chung về doanh thu. Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION là một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đồng phục nên danh mục hàng hóa của công ty là các loại đồng phục như: áo thun cổ tròn, áo thun có cổ, áo sơ mi nam, áo sơ mi tay dài, áo sơ mi tay ngắn, áo 3D, áo bảo hộ lao động, bộ vệ sĩ. Qua bảng 7 ta thấy, doanh thu của công ty của từng hàng hóa qua các năm có sự biến động lớn. Tất cả đều có doanh thu tăng lên. Hàng hóa chủ lực của công ty là áo thun cổ tròn, áo thun có cổ, áo 3D và áo bảo hộ lao động. Áo thun cổ tròn là hàng hóa mang lại doanh thu cao nhất. Các hàng hóa còn lại thì doanh thu đem lại cũng không chênh lệch nhau lớn so với các hàng hóa. Nhưng xét về từng loại hàng hóa thì doanh thu qua các năm là tăng lên khá lớn. Các hàng hóa như áo sơ mi nam, áo sơ mi tay dài, áo sơ mi tay ngắn lại có sự giảm mạnh qua các năm. Đặc biệt là hàng hóa bộ vệ sĩ là có mức doanh thu thấp nhất. điều này cho thấy Công ty vẫn chưa coi trọng và đẩy mạnh tiêu thụ tốt các dòng hàng hóa này. Nhìn chung tổng doanh thu của Công ty vẫn tăng hằng năm và có sự thay đổi về cơ cấu các mặt hàng. Điều này là do chịu ảnh hưởng từ nhu cầu thay đổi của thị trường cũng nhưTrường chiến lược phát tri ểĐạin của Công học ty. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Bảng 7: Tình hình biến động theo doanh thu của nhóm hàng hóa qua 3 năm 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng Năm So sánh Hàng hóa 2017/2016 2018/2017 2018/2016 2016 2017 2018 +/- % +/- % +/- % Áo thun cổ tròn 43,87 157,94 202,94 114,07 360,0 45,00 128,5 159,08 462,6 Áo thun có cổ 40,52 141,83 186,40 101,31 350,0 44,56 131,4 145,87 460,0 Áo sơ mi nam 28,66 100,04 163,13 63,09 349,1 63,09 163,1 134,47 569,2 Áo sơ mi tay dài 27,59 96,55 140,17 68,97 350,0 43,62 145,2 112,59 508,1 Áo sơ mi tay ngắn 25,11 88,84 125,36 63,73 353,8 36,52 141,1 100,23 499,2 Áo 3D 31,26 117,41 158,06 86,14 375,6 40,65 134,6 126,79 505,6 Áo bảo hộ lao động 35,69 121,35 144,82 85,66 340,0 23,47 119,3 109,13 405,8 Bộ vệ sĩ 20,91 80,36 139,17 59,45 384,2 58,81 173,2 118,25 665,4 Tổng 253,62 904,33 1.260,05 650,71 356,6 355,73 139,3 1.006,43 496,8 ( Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH Thương hiệu và đồng phục LION ) SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 50 Trường Đại học Kinh tế Huế
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm 2.2.6. Tình hình tiêu thụ hàng hóa theo thị trường giai đoạn 2016-2018 Bảng 8: Tình hình tiêu thụ hàng hóa theo thị trường Thị 2016 2017 2018 So sánh (%) trường Giá Cơ Giá Cơ Giá Cơ 2017/2016 2018/2017 trị cấu trị cấu trị cấu (Trđ) (%) (Trđ) (%) (Trđ) (%) Huế 112 43,9 416 45,9 618 47,8 371,4 148,6 Đà Nẵng 13 5,1 37 4,1 38 2,9 284,6 102,7 Quảng Trị 40 15,7 127 14,0 219 17,0 317,5 172,4 Hà Tĩnh 35 13,7 109 12,0 126 9,8 311,4 115,6 Nghệ An 43 16,9 163 18,0 202 15,6 379,1 123,9 Thị trường 12 4,7 55 6,1 89 6,9 458,3 161,8 khác Tổng 255 100 907 100 1.292 100 355,7 142,4 ( Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION) Hàng hóa của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION được tiêu thụ khắp cả nước tuy nhiên thị trường chính vẫn là Huế; Đà Nẵng; Quảng Trị; Hà Tĩnh; Nghệ An. Trong đó tại thị trường Huế là thị trường chính có mức tiêu thụ tăng dần qua các năm từ năm 2016- 2018 tăng 271,4% và sau đó tăng 49,6%. Nguyên nhân do Huế ngày càng phát triển đặc biệt các dịch vụ nhà hàng, cafe nên tình hình tiêu thụ tại đây chiếm tỷ trọng cao nhất. Thị trường Đà Nẵng, tuy là một thành phố lớn có nhiều cơ hội tuy nhiên qua các năm ngành đồng phục, cũng như các đối thủ tại đây ngày càng mạnh và phát triển nên mức độ cạnh tranh cao do đó mà tình hình tiêu thụ tại thị trường này có tăng nhưng tăng không đáng kể, giai đoạn 2016-2017 tăng 184,6% nhưng đến năm 2018 tăng có 2,7%. Tại các thị trường Quảng Trị có sự biến động tăng năm 2017 so với 2016 tăng đến 217,5% tuy nhiên sang năm 2018 tăng với 72,4%. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 51
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Thạc Sĩ Bùi Văn Chiêm Hà Tĩnh thị trường này tiêu thụ chủ yếu là hàng hóa đồng phục cho học sinh và ghi nhận 3 năm qua lượng tiêu thụ ở đây giảm sút ở năm 2018 do số lượng các trường bị gộp nhiều cùng với đó là số lượng học sinh, các đối tượng trẻ ngày càng giảm nên mức tiêu thụ ở đây biến động qua 3 năm. Từ năm 2016- 2017 tăng mạnh 211,4%, đến năm 2018 tiếp tục tăng nhưng tăng không nhiều 15,6%. Với mặt hàng tiêu thụ chính có sự biến đổi Công ty cần nghiên cứu phát triển thêm các hàng hóa khác nhằm phát huy hiệu quả tiêu thụ tối đa tại thị trường này. Đây là thị trường gần kề tiềm năng với nhiều cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa cho Công ty trong thời gian tới. Tại Nghệ An đây là một thị trường rộng với lượng dân cư đông,và nhiều tiềm năng trong tương lai, tuy nhiên thì hiện tại các hoạt động dịch vụ còn chưa phát triển nhiều và là thị trường khá phức tập nên ở đây tình hình tiêu thụ có sự biến động lớn. Năm 2017 ghi nhận sự phát triển mạnh của Công ty tại thị trường này khi tình hình tiêu thụ có sự tăng trưởng mạnh với 279,1%, tuy nhiên đến năm 2018 tăng với 24%. Với sự biến động này Công ty hi vọng sẽ bình ổn được thị trường trong thời gian tới khi nghiên cứu đặt văn phòng đại diện tại đây với mục tiêu thâu tóm thị trường tiềm năng trong tương lai. Ngoài ra Công ty đang tích cực mở rộng và đầu tư mạnh hơn các thị trường tiềm năng khác trên cả nước như Sài Gòn, Hà Nội điều này được thể hiện ở tình hình tiêu thụ trong phần các thị trường khác ngày càng tăng Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ trên các thị trường của Công ty TNHH Thương hiệu và Đồng phục LION thì qua 3 năm các thị trường có sự biến động tăng giảm phán ánh đúng với sự thay đổi thị trường tại đây. Tuy nhiên có nhiều thị trường chính và tiềm năng của Công ty vẫn chưa kiểm soát và nắm chắc được nên Công ty cần có những chính sách thúc đẩy tiêu thụ phù hợp với những thị trường này, cũng như không ngừng tìm hiểu và lấn sân sang thị trường khác nhằm mở rộng cơ hội tiêu thụ cho hàng hóa của mình. 2.2.7. Tỷ trọng sản lượng theo từng thị trường năm 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Duyên 52