Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tin_dung_khach_hang_ca_nhan_ta.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP HỒ CHÍ MINH - CHI NHÁNH HUẾ GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM Niên khóa: 2015 - 2019 Huế, tháng 12 năm 2018
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp LỜI CÁM ƠN Trước tiên tôi xin gởi tới các Thầy Cô trường Đại học Kinh Tế Huế nói chung và các Thầy Cô trong khoa Quản trị kinh doanh nói riêng lời chào sức khỏe, lời chào trân trọng và lời cảm ơn sâu sắc. Để bài khóa luận cuối khóa này đạt kết quả tốt, tôi xin cảm ơn Quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt những năm ngồi trên ghế giảng đường, giúp tôi vững tin hơn khi bước chân vào con đường sự nghiệp sau này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn tới thầy giáo Ths.Nguyễn Ánh Dương đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt thời gian viết khóa luận và tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các anh chị cán bộ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh chi nhánh Huế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt thời gian làm bài. Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè đã luôn luôn ở bên cạnh và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế mình, bài khóa luận này không thể không tránh những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để tôi có thể tiến bộ hơn và ngày càng hoàn thiện kỹ năng, kiến thức chuyên môn của mình. Trân trọng cảm ơn. Huế, tháng 12 năm 2018 Trường Đại học Kinh tếSinh Huế viên thực hiện Lê Thị Ngọc Bảo Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC SƠ ĐỒ vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 5 5. Kết cấu đề tài: 6 PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 7 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 7 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 7 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại 8 1.1.3. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại 12 1.2. Tín dụng ngân hàng 15 1.2.1. Khái niệm 15 1.2.2. Đặc điểm 15 1.2.3. Vai trò 16 1.2.4. Phân loại 17 1.2.5. CôngTrườngcụ thực hiện ho Đạiạt động tínhọc dụng củ aKinh Ngân hàng thươngtế Huế mại 18 1.2.6. Các hình thức đảm bảo tín dụng của Ngân hàng thương mại 19 1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại 21 1.2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại 27 1.2.9. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng 29 1.3. Các nghiên cứu trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu 31 1.3.1. Nghiên cứu “Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình” – Hoàng Mạnh Đức 31 Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM i
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp 1.3.2. Nghiên cứu “Đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt - chi nhánh Huế” – Nguyễn Văn Vũ 32 Chương 2: Thực trạng hoạt động Tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế 33 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế 33 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 33 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 36 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2015 - 2017 38 2.2. Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế 47 2.2.1. Các sản phẩm Tín dụng cá nhân 47 2.2.2. Quy trình Tín dụng cá nhân 49 2.2.3. Thực trạng hoạt động Tín dụng cá nhân 52 2.2.4. Kết quả nghiên cứu “Sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng hoạt động Tín dụng cá nhân tại HDBank” 68 2.3. Đánh giá tình hình Tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế 73 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế 76 3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế 76 3.1.1 Định hướng phát triển chung 76 3.1.2. ĐTrườngịnh hướng mở rộng Đạivà phát tri họcển hoạt đ ộKinhng cho tín dụ ngtế cá nhânHuế 76 3.2. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động cho tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế 77 3.2.1. Nguyên nhân khách quan 77 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan. 77 3.3. Một số giải pháp nâng cao hoạt động cho vay ngắn hạn hạn tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế 77 3.3.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing cho Ngân hàng. 77 Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM ii
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp 3.3.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 78 3.3.3. Nâng cao chất lượng phục vụ KH. 78 3.3.4. Thẩm định chặt chẽ, cẩn thận 79 3.3.5. Tổ chức phân loại KH 80 3.3.6. Mở rộng kênh phân phối 80 3.3.7. Cải cách quy trình nghiệp vụ, thủ tục cho vay tiêu dùng 80 3.3.8. Tăng cường giám sát vốn vay 81 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 1. Kết luận 82 2. Kiến nghị 83 2.1. Đối với Chính phủ 83 2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh 84 2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế .85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 87 Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM iii
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC VIẾT TẮT TMCP Thương mại cổ phần HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh HDBank Huế Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh chi nhánh Huế TDCN Tín dụng cá nhân NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng nhà nước TCTD Tổ chức tín dụng KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân TD Tín dụng CN ĐKDN Chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TCKT Tổ chức kinh tế Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM iv
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 - Tình hình huy động vốn của HDBank Huế 39 Bảng 2.2 - Tình hình cho vay TDCN tại HDBank Huế 43 Bảng 2.3 - Kết quả hoạt động kinh doanh tại HDBank Huế giai đoạn 2015 – 2017 45 Bảng 2.4 - Tình hình doanh số cho vay của hoạt động Tín dụng cá nhân 53 Bảng 2.5 - Tỷ lệ doanh số cho vay trên vốn huy động 56 Bảng 2.6 - Tình hình doanh số thu nợ của hoạt động Tín dụng cá nhân 57 Bảng 2.7 - Hệ số thu nợ trong giai đoạn 2015 - 2017 tại HDBank Huế 60 Bảng 2.8 - Tình hình dư nợ cho vay của hoạt động Tín dụng cá nhân 61 Bảng 2.9 - Tình hình dư nợ quá hạn của hoạt động Tín dụng cá nhân 65 Bảng 2.10 - Tỷ lệ nợ quá hạn trong giai đoạn 2015-2017 68 Bảng 2.11 - Tỷ lệ trung bình về sự hài lòng của KH 71 Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM v
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 - Mô hình mối hệ giữa chất lượng dịch vụ Tín dụng và sự thỏa mãn của khách hàng theo mô hình Chất lượng kỹ thuật/Chất lượng chức năng 31 Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ bộ máy tổ chức của HDBank Huế 36 Sơ đồ 1.3 - Quy trình Tín dụng cá nhân tại HDBank Huế 49 Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM vi
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo thời hạn 54 Biểu đồ 2.2 - Doanh số cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng 55 Biểu đồ 2.3 - Cơ cấu doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo thời hạn 58 Biểu đồ 2.4 - Cơ cấu doanh số thu nợ khách hàng cá nhân theo mục đích sử dụng 59 Biểu đồ 2.5 - Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn trong giai đoạn 2015 - 2017 62 Biểu đồ 2.6 - Cơ cấu dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng trong giai đoạn 2015 - 2017 63 Biểu đồ 2.7 - Cơ cấu dư nợ quá hạn theo thời hạn trong giai đoạn 2015-2017 66 Biểu đồ 2.8 - Cơ cấu dư nợ quá hạn theo mục đích sử dụng giai đoạn 2015 - 2017 67 Biểu đồ 2.9 - Tỷ lệ giới tính 69 Biểu đồ 2.10 - Tỷ lệ nhóm tuổi 69 Biểu đồ 2.11 - Tỷ lệ nghề nghiệp 70 Biểu đồ 2.12 - Tỷ lệ mức thu nhập trung bình mỗi tháng 70 Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM vii
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện hiện nay, khi khu vực hoá, toàn cầu hoá đang trở thành xu hướng phổ biến thì bên cạnh quá trình hợp tác theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi, giữa các quốc gia luôn kèm theo quá trình cạnh tranh gay gắt, khốc liệt. Để có thể vực dậy và phát triển một nền kinh tế với một cơ sở hạ tầng yếu kém về mọi mặt, để có thể thắng được trong cạnh tranh, chúng ta cần có rất nhiều vốn. Kênh dẫn vốn trong nước quan trọng nhất cho nền kinh tế là hệ thống ngân hàng. Để có thể thu hút được nhiều vốn thì một trong những điều cần phải làm là làm tốt công tác tạo đầu ra, tức là cấp tín dụng (TD) cho nền kinh tế. Thị trường tín dụng cá nhân (TDCN) ở nước ta hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng. Tiềm năng để phát triển thị trường này là rất lớn. Điểm thuận lợi là quy mô thị trường với dân số đông, hơn 96.7 triệu dân (tháng 10/2018). Thực tế cho thấy, nhu cầu vay vốn của từng cá nhân là ít nhưng số lượng các cá nhân lại là một con số không hề nhỏ. Cũng vì lẽ đó, tín dụng cá nhân từ khi được hình thành cho đến nay vẫn luôn phát triển và là một trong những nghiệp vụ được chú trọng, thậm chí trở thành định hướng hoạt động của cả một ngân hàng hay chi nhánh. Như vậy, không thể phủ nhận, TDCN là phạm trù truyền thống, cốt lõi của một trung gian tài chính như ngân hàng. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, với tiềm năng vốn có của nó là quy mô dân số đông, nhu cầu vay vốn không nhỏ, TDCN vẫn luôn đem lại một nguồn lợi lớn cho ngân hàng. Hiện nay, đối tượng chủ chốt của TDCN chính là phân khúc thị trường những người trẻ, có nguồn thu nhập thường xuyên biến đổi và luôn có nhu cầu nâng cao cuộc sống vậTrườngt chất, tinh thần. Đo Đạiạn thị trư ờhọcng này s ẽKinhmang lại nh ữtếng kho Huếảng đất màu mỡ, một môi trường mà các ngân hàng có thể khai thác với những nguồn lợi tiềm năng. Vì vậy mảng kinh doanh này đang đem lại những cơ hội lớn cho cả các ngân hàng và khách hàng. Với định hướng chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ, đa năng, là hệ thống “Siêu thị tài chính” của khách hàng (KH), không những chú trọng nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng truyền thống, bên cạnh đó Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) đã đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nguồn nhân Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 1
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp lực đồng thời phát triển mạnh nhóm sản phẩm tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, cho vay tiêu dùng, dịch vụ thẻ Dựa trên yếu tố công nghệ tiên tiến, việc mở rộng kênh phân phối phi truyền thống (giao dịch qua internet, điện thoại, tin nhắn) được đẩy mạnh. HDBank cũng đã phát triển các sản phẩm tài chính liên kết (bancassurance), chứng khoán, vàng với các đối tác hàng đầu như ACE Life, Bảo Việt, HSC mang lại nhiều tiện ích thiết thực cho KH. Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng sẽ gián tiếp kích thích đầu tư của người dân, góp phần nâng cao đời sống của người dân và sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng hoạt động TDCN tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế (HDBank Huế) và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động TDCN tại ngân hàng. Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa lý luận về thực tiễn về hoạt động TDCN tại HDBank Huế. Phân tích và đánh giá thực trạng về tình hình hoạt động TDCN tại HDBank Huế. Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả TDCN tại HDBank Huế. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động TDCN tại HDBankTrường Huế. Đại học Kinh tế Huế Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu tại HDBank Huế. Về thời gian: - Số liệu sơ cấp thu thập được trong quá trình thực tập (tháng 10 đến tháng 12/2018). Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 2
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp - Số liệu thứ cấp về tình hình TDCN tại HDBank Huế trong giai đoạn 2015 - 2017. - Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2019 - 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn đối với cán bộ nhân viên ngân hàng đặc biệt là cán bộ Tín dụng. Sử dụng phiếu khảo sát lấy ý kiến của nhóm khách hàng cá nhân (KHCN) đã và đang làm hồ sơ Tín dụng tại chi nhánh để thu thập thông tin ý kiến của KH đối với hoạt động Tín dụng tại chi nhánh bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Cụ thể: Thời gian phát bảng hỏi từ ngày 29/10 đến 23/11, vào thời gian làm việc của ngân hàng (buổi sáng: 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buồi chiều từ 13 giờ đến 17 giờ). Cách tính cỡ mẫu áp dụng công thức tính mẫu tỉ lệ theo Cochran (1997): 2 n = z (p.q) e2 Trong đó: • Z: giá trị biến thiên sẵn ứng với giá trị p (p = 1-α) • P: tỷ lệ KH đồng ý sử dụng các sản phẩm dịch vụ của HDBank Huế Trường• q: tỷ lệ KH không Đại đồng ý họcsử dụng cácKinh sản phẩm dtếịch v ụHuếcủa HDBank Huế • e: sai số mẫu cho phép Do tính chất p + q = 1, vì vậy p*q sẽ lớn nhất khi p = q = 0,5 nên p*q = 0,25. Với đặc tính của một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, độ tin cậy mà nghiên cứu lựa chọn là 95% (α = 5%), thông qua tra bảng: Z = 1.96. Sai số cho phép e = 8%. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ mẫu lớn nhất: n = (0,5x0,5) 150 0,082 Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 3
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Ngoài ra, theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng Chu và Nguyễn Mộng Ngọc: “Số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến quan sát để kết quả điều tra có ý nghĩa”. Như vậy, với số biến phân tích trong thiết kế điều tra là 12 biến thì số quan sát (mẫu) phải đảm bảo điều kiện: n ≥ 5 * 12 = 60. Để ngừa các sai sót trong quá trình điều tra, tôi tiến hành phỏng vấn 153 KH. Thang đo: Bài nghiên cứu này sử thang đo Likert 5 điểm. Thang điểm Likert gồm 2 phần: Phần khoản mục và Phần đánh giá. Phần khoản mục liên quan đến ý kiến, thái độ về việc sử dụng dịch vụ TDCN tại HDBank Huế. Phần đánh giá là một danh sách đặc tính trả lời gồm: (1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý (3) Bình thường (4) Đồng ý (5) Hoàn toàn đồng ý Từ những kết quả thu được từ nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành thiết kế bảng câu hỏi (nằm ở phần Phụ lục) để đo lường mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của HDBank Huế. Mỗi câu hỏi là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng tại đây. DữTrườngliệu thứ cấp. Đại học Kinh tế Huế Thông qua các tài liệu như giáo trình, sách báo, tài liệu trực tuyến, để tổng hợp cơ sở lý luận. Từ báo cáo của phòng Tín dụng nói riêng, và của HDBank Huế nói chung trong giai đoạn 2015-2017. Từ sách báo, tạp chí, internet, giáo trình, các công trình nghiên cứu, khóa luận và chuyên đề của các anh chị khóa trước. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 4
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp 4.2. Phương pháp xử lí và phân tích số liệu Đối với số liệu thứ cấp: - Phương pháp thống kê mô tả. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp sơ đồ. Đối với số liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. - Phương pháp thống kê mô tả. Để xác định tần số (hoặc tần suất) và giá trị trung bình của các biến quan sát từ đó thấy được đặc điểm của mẫu điều tra. - Phương pháp kiểm tra độ tin cậy của thang đo. Phương pháp này cho phép người phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được nhưng thông thường, thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8 là sử dụng được nhiều và nhà nghiên cứu cho rằng khi thang đo có độ tin cậy từ 0.8 trở lên 1 là thang đo lường tốt. - Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Phân tích nhân tố khám phá là kỹ thuật được sử dụng nhằm thu thập và tóm tắt các dữ liệu. Phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. TrongTrường phân tích nhân Đạitố khám phá,học trị số KMOKinh (Kaiser -tếMeyer Huế– Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải có giá trị trong khoảng từ 0.5 đến 1 thì phân tích nhân tố này mới thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Ngoài ra, phân tích nhân tố còn dựa vào Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân tố. Những Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 5
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc. - Phân tích hồi quy tuyến tính bội Sau khi rút trích được các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá EFA, dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi qui tuyến tính bội. Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi qui tuyến tính được bội xây dựng. Và hệ số R2 đã được điều chỉnh (adjusted R square ) cho biết mô hình hồi qui được xây dựng đến mức nào. 5. Kết cấu đề tài: Nội dung bài khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần: PHẦN I – ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở khoa học về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế. PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 6
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng thì NHTM tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng (NH) thông qua chênh lệch lại suất mà thu được lợi nhuận cho NH. Có rất nhiều phát biểu khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia khi đề cập đến khái niệm về NHTM. Chẳng hạn: Ở Mỹ, khái niệm NHTM được quy định là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Trong khi đó ở Thổ Nhĩ Kỳ quy định NHTM là hội trách nhiệm hữu hạn được thiết lập nhằm mục đích nhận tiền ký thác và thực hiện các nghiệp vụ hối đoái, nghiệp vụ chiết khấu và những hình thức vay mượn hay tín dụng khác. Ở Pháp, hệ thống NHTM được quy định là một xí nghiệp hay cơ sở mà nghiệp vụ thường xuyên là nhận tiền gửi của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác vàTrường sử dụng tài nguyên Đại đó cho chínhhọc họ trongKinh các nghi tếệp v ụHuếvề chiết khấu, tín dụng và dịch vụ tài chính. NHTM ở Ấn Độ là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ các khoản đầu tư. Đối với Việt Nam, khái niệm NHTM trong Luật các TCTD số 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua vào ngày 16/06/2010 thì phát biểu như sau: “NHTM là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) có thể được thực hiện tất cả các hoạt động của NH và Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 7
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp các hoạt động khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận”. Luật này còn định nghĩa: “Hoạt động của NH là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”. Như vậy, qua các định nghĩa trên thì có thể khái quát lại khái niệm về NHTM là loại hình hoạt động mạnh nhất và đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh tiền tệ hiện nay, nó giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Nhờ NHTM mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ được huy động tập trung lại, đồng thời sử dụng vốn đó để cấp tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế nhằm phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là trung gian tín dụng. Đây là chức năng cơ bản và đặc trưng nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Để thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế như vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế (TCKT), cơ quan đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư để hình thành nguồn vốn cho vay, mặt khác trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, NH sử dụng cho vay để đáp ứng cho nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, NHTM đã huy động triệt để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM thực sự là một cầu nối giữa những ngưTrườngời có tiền muốn Đạicho vay hohọcặc muố n Kinhgửi ở NH v ớtếi nhữ ngHuế người thiếu vốn cần vay. NHTM đã góp phần tạo lợi ích công bằng cho cả ba bên trong quan hệ: người gửi tiền, NH và người cho vay. Đối với người gửi tiền: họ sinh lời được vốn tạm thời nhàn rỗi của mình bởi lãi suất tiền gửi mà NH trả cho họ hoặc họ được NH tạo ra cho họ các tiện ích như sự an toàn hoặc cung cấp cho họ các phương tiện thanh toán. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 8
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Đối với người vay: sẽ thỏa mãn được nhu cầu kinh doanh hoặc chi tiêu, thanh toán mà khỏi tốn nhiều công sức, thời gian cho việc tìm kiếm nơi vay tiền tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp. Đối với NHTM: sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân mình từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới. Lợi nhuận này chính là cơ sở tồn tại và phát triển của NHTM. Ngày nay, có thể nói mọi quan hệ kinh tế xã hội của loài người đều thông qua tiền tệ và chủ yếu thông qua hoạt động của NH bên cạnh hoạt động của tổ chức phi NH. Ngân hàng thương mại là trung gian thanh toán. Theo Mác “Công việc của người thủ quỹ chính là ở chỗ làm trung gian để thanh toán. Khi NH xuất hiện thì chức năng này được chuyển giao sang cho NH”. Trong chức năng này, xuất phát từ việc NH là người thủ quỹ của doanh nghiệp, khiến cho NH có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán theo sự ủy nhiệm của KH. Trong quá trình thanh toán, NH đã sử dụng giấy bạc NH thay cho vàng trong quá trình lưu thông, và sau đó là sử dụng những công cụ lưu thông tín dụng thay cho giấy bạc NH. Khi KH gửi tiền vào NH, họ sẽ được NH đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi. Trong khi làm trung gian thanh toán, NH tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó (séc, giấy chuyển tiền, thẻ thanh toán, ) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều chi phí về lưu thông. Với chức năng trung gian thanh toán cũng cho phép NHTM tạo ra bút tệ để mở rộng quy mô tín dụng đối với nền kinh tế, vừa tiết kiệm được lượng tiền mặt vừa đáp ứng được những biến động thường xuyên của hoạt động kinh tế. Trong một nền kinh tế phát triển, quy mô thanh toán, số lượng các khoản thanh toán và khoảng cách giữa KH với Trườngnhau ngày càng tăng Đại lên nhanh học chóng. ViKinhệc thanh toán tế tr ựcHuế tiếp giữa các KH sẽ không thể nào thỏa mãn được yêu cầu của nền kinh tế nếu không có hệ thống NHTM làm chức năng trung gian thanh toán cho các chủ thể của nền kinh tế. Việc hệ thống NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán mang một ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trước hết, hệ thống NHTM sẽ cung cấp cho các chủ thể của nền kinh tế nhiều công cụ thanh toán mang tiện ích cao như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền, ngân phiếu, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 9
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Tùy theo yêu cầu, KH có quyền lựa chọn một trong những công cụ thanh toán thích hợp. Nhờ có các phương thức thanh toán được thực hiện bởi NHTM, các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền đến gặp chủ nợ, gặp người được thụ hưởng dù gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức thanh toán nào đó đơn giản, chẳng hạn như một tờ séc, một ủy nhiệm chi, để giao cho KH hoặc yêu cầu NH chi trả hộ, thu hộ các khoản tiền theo ý muốn của mình. Thứ hai, khi sử dụng các phương thức thanh toán, bản thân các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí lao động, thời gian và đảm bảo an toàn. Hệ thống NHTM lại tích tụ được nguồn vốn khổng lồ để có thể mở rộng khả năng tín dụng của mình. Ngày nay, có thể nói rằng hoạt động thanh toán của hệ thống NHTM chiếm một vị trí quan trọng trong hoạt động của NHTM. Nó tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ NH khác phát triển dễ dàng hơn, đồng thời nó tiết kiệm một khối lượng lớn tiền mặt trong lưu thông. Nhìn vào hệ thống thanh toán của NHTM, người ta có thể đánh giá ngay được hoạt động của hệ thống NHTM có hiệu quả hay không. Chu chuyển tiền tệ nay chủ yếu thông qua hệ thống NHTM và do vậy chỉ khi chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của NHTM sẽ được nâng cao hơn với tư cách là người thủ quỹ của xã hội. Ngân hàng thương mại làm trung gian trong việc thực hiện chính sách kinh tế quốc gia. Hệ thống NHTM mặc dù mang tính chất độc lập nhưng nó luôn luôn chịu sự quản lýTrường chặt chẽ của ngân Đạihàng trung học ương (NHTW) Kinhvề m ọtếi m ặt.Huế Đặc biệt NHTM phải luôn tuân theo các quyết định của NHTW về việc thực hiện chính sách tiền tệ. Để ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế phải phù hợp với giá trị hàng hóa lưu thông, do đó, NHTW ương sử dụng công cụ của chính sách tiền tệ để điều hòa khối lượng tiền tệ trong lưu thông và bắt buộc các NHTM chấp hành. Như vậy các NHTM là các chủ thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 10
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Để gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, tín dụng phát ra từ các NHTM phải mang lại hiệu quả, việc thu hút vốn nước ngoài thông qua các NHTM cũng được sử dụng đúng mục đich, yêu cầu của nền kinh tế. Tín dụng trên cở sở cho vay mở rộng sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu và chính sách xã hội của đất nước. Ngân hàng thương mại tạo “bút tệ” hay tiền ghi sổ trong nền kinh tế. NHTM là một trong những tổ chức trung gian tài chính, làm trung gian giữa cung và cầu về vốn tiền tệ. Ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó, NHTM còn tạo tiền khi phát tín dụng. Nghĩa là vốn phát qua tín dụng không nhất thiết phải dự trên vàng hay tiền giấy đã gửi vào NH, tiền vay không trên cơ sở số tiền gửi, mà khoản tín dụng đó do NH tạo ra tiền để cho vay gọi là bút tệ, tiền bút toán hay tiền ghi sổ. Khi hết hạn vay, người vay trả nợ NH, tiền vay rút khỏi lưu thông và quay trở lại NH và bị hủy bỏ. Trong phạm vi nền kinh tế hoạt động cho vay và trả nợ diễn ra thường xuyên, hàng ngày có tiền tạo ra và tiền hủy đi. Khối lượng tiền tệ trong lưu thông tăng lên khi luồng tiền tạo ra (phát tiền tệ) lớn hơn luồng tiền hủy đi (trả nợ NH). Trong thời đại hiện nay, một trong những chức năng chủ yếu của NHTM trên phương diện tiền tệ là tạo ra tiền dưới hình thức bút toán qua tiền tệ NH. Khoản tiền vay sẽ được ghi thẳng vào tài khoản của người vay và họ sẽ sử dụng những công cụ thanh toán để chuyển tiền. Nghĩa là trong quá trình tạo tiền ghi sổ của NHTM được thực hiện thông qua hoạt động tiền tệ và tổ chức thanh toán trong hệ thống NH. Việc tạo ra bút tệ là một bước tiến quan trọng trong công nghệ NH, nó là công cụ thanh toán linh động,Trường có thể được tạo Đạira dần dầ nhọc sao cho phùKinh hợp với stếự phát Huế triển kinh tế, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên cũng giống như việc tạo ra tiền giấy, việc tạo ra bút tệ cũng có những ràng buộc và giới hạn nhất định. Bút tệ do NH phát tiền tệ không có cơ sở tiền gửi, mặt khác bút tệ của người có gửi tiền tại NH đều có tính chất chuyển đổi sang tiền giấy. Do đó, nếu NH phát tiền tệ làm cho NH không có khả năng có đủ tiền giấy khi mọi người đồng loạt đem bút tệ để đổi lấy tiền giấy, từ đó NH sẽ bị phá sản. Vì chỉ có NHTW và các NHTM khác cung cấp đủ tiền giấy thõa mãn kịp thời nhu cầu của KH. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 11
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Nhà nước cần phải có luật định rõ ràng việc tạo tiền qua tín dụng. Quy định tỷ lệ tạo tiền qua tiền tệ của các NH luôn phải phù hợp với nhu cầu về tiền tệ cho sự phát triển của nền kinh tế. Lạm phát tín dụng hay thắt chặt tín dụng cũng đều gây ra sự suy thoái cho nền kinh tế. 1.1.3. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại a. Hoạt động huy động vốn NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau: ⁃ Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. ⁃ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. ⁃ Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức nước ngoài. ⁃ Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước (NHNN). ⁃ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN. b. Hoạt động tín dụng NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cho vay: NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới hình thức sau: Trường Cho vay ngắ nĐại hạn nhằm học đáp ứng nhuKinh cầu vốn chotế s ảnHuế xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Bảo lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh NH khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 12
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp đối với một KH và tổng mức bảo lãnh của một NHTM không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của NHTM. Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các TCTD khác. Cho thuê tài chính: NHTM được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. c. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua NH, NHTM được mở tài khoản cho KH trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các NH với nhau thông qua NHNN, NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của NHTM được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau: Cung cấp các phương tiện thanh toán Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho KH Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép TrườngThực hiện dịch vụ thuĐại và phát học tiền mặt choKinhKH tế Huế Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên NH trong nước Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 13
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp d. Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác bao gồm: Góp vốn và mua cổ phần – NHTM được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các TCTD khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, NHTM còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với NH nước ngoài để thành lập NH liên doanh. Tham gia thị trường tiền tệ - NHTM được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của NHNN, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. Kinh doanh ngoại hối – NHTM được phép kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Ủy thác và nhận ủy thác – NHTM được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lính vực liên quan đến hoạt động NH, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm – NHTM được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, dược thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Tư vấn tài chính – NHTM được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho KH dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực Trườngthuộc NH. Đại học Kinh tế Huế Bảo quản vật quý giá – NHTM được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 14
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp 1.2. Tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm Tín dụng NH là giao dịch tài sản giữa NH với bên đi vay (là các TCKT, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó NH chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và lãi cho NH khi đến hạn thanh toán. 1.2.2. Đặc điểm Tín dụng NH thực hiện cho vay dưới hình thức tiền tệ: cho vay bằng tiền tệ là loại hình tín dụng phổ biến, linh hoạt và đáp ứng mọi đối tượng trong nền kinh tế quốc dân. Tín dụng NH cho vay chủ yếu bằng vốn đi vay của các thành phần trong xã hội chứ không phải hoàn toàn là vốn thuộc sở hữu của chính mình như tín dụng nặng lãi hay tín dụng thương mại. Quá trình vận động và phát triển của tín dụng NH độc lập tương đối với sự vận động và phát triển của quá trình tái sản xuất xã hội. Có những trường hợp mà nhu cầu tín dụng NH gia tăng nhưng sản xuất và lưu thông hàng hoá không tăng, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng, sản xuất và lưu thông hàng hoá bị co hẹp nhưng nhu cầu tín dụng vẫn gia tăng để chống tình trạng phá sản. Ngược lại trong thời kỳ kinh tế hưng thịnh, các doanh nghiệp mở mang sản xuất, hàng hoá lưu chuyển tăng mạnh nhưng tín dụng NH lại không đáp ứng kịp. Đây là một hiện tượng rất bình thường của nền kinh tế. Hơn nữa tín dụng NH còn có một số ưu điểm nổi bật so với các hình thức khác là: ⁃ Tín dụng NH có thể thoả mãn một cách tối đa nhu cầu về vốn của các tác nhân vàTrường thể nhân khác trong Đại nền kinh học tế vì nó Kinh có thể huy độtếng ngu Huếồn vốn bằng tiền nhàn rỗi trong xã hội dưới nhiều hình thức và khối lượng lớn. ⁃ Tín dụng NH có thời hạn cho vay phong phú, có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn do NH có thể điều chỉnh giữa các nguồn vốn với nhau để đáp ứng nhu cầu về thời hạn vay. ⁃ Tín dụng NH có phạm vi lớn vì nguồn vốn bằng tiền là thích hợp với mọi đối tượng trong nền kinh tế, do đó nó có thể cho nhiều đối tượng vay. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 15
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp 1.2.3. Vai trò Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế. Trong xã hội luôn có người thừa vốn cần đầu tư và người thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể trực tiếp gặp nhau hoặc có thể gặp nhau thì chi phí cao và không kịp thời. Hoạt động tín dụng của các NHTM đã thỏa mãn những lo lắng đó của những người có vốn và đáp ứng nhu cầu của những người cần vốn, có nghĩa là các NHTM đứng ra làm trung gian nhận tiền gửi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn trong nền kinh tế. Các NHTM đã thu hút được hầu hết các nguồn tiền nhàn rỗi về tay mình và từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng tăng của nền kinh tế. Nhờ đó đã góp phần cung ứng và điều hòa vốn trong từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, tạo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách trôi chảy đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cố định, vốn lưu động, bổ sung tăng cường tài sản cố định làm cho quá trình sản xuất được tuần hoàn, thúc đẩy sản xuất lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ trong xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạm phát. Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền tệ trong lưu thông sẽ tăng lên khi thực hiện cho vay và ngược lại sẽ giảm xuống khi thực hiện hoạt động thu nợ, do đó sẽ góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinh tế và kiểm soát được lạm phát. TínTrường dụng ngân hàng Đạitạo điều kihọcện để phát Kinh triển kinh tế tế v ớHuếi các nước. Thông qua các hình thức như nhận ủy thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi tín dụng NH đã trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tài trợ cho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất trong nước thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế và mở ra Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 16
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với các nước trên thế giới. 1.2.4. Phân loại Có rất nhiều cách phân loại tín dụng NH dựa vào các căn cứ khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên người ta thường phân loại theo một số tiêu thức sau: Theo thời gian sử dụng vốn vay ⁃Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng vào nghiệp vụ thanh toán, cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp hay cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của cá nhân. ⁃Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm, được dùng để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. ⁃Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Thường thì tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay ⁃Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng được cung cấp cho các doanh nghiệp để họ tiến hành sản xuất và kinh doanh. ⁃Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng được cấp phát cho cá nhân để đáp ứng Trườngnhu cầu tiêu dùng. Đại Loại tínhọc dụng này Kinh thường đư ợtếc dùng Huế để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các thiết bị gia đình Tín dụng tiêu dùng ngày càng có xu hướng tăng lên. Căn cứ vào tính chất đảm bảo của các khoản cho vay ⁃Tín dụng có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản tương đương thế chấp, có các hình thức như: cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 17
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp ⁃Tín dụng không có bảo đảm: là loại hình tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thường được áp dụng với KH truyền thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với NH, KH này phải có tình hình tài chính lành mạnh và có uy tín đối với NH như trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ Trong nền kinh tế thị trường việc phân loại tín dụng NH theo các tiêu thức trên chỉ có ý nghĩa tương đối. Khi các hình thức tín dụng càng đa dạng thì cách phân loại càng chi tiết. Phân loại tín dụng giúp cho việc nghiên cứu sự vận động của vốn tín dụng trong từng loại hình cho vay và là cơ sở để so sánh, đánh giá hiệu quả kinh tế của chúng. 1.2.5. Công cụ thực hiện hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại a. Công cụ trực tiếp Hạn mức tín dụng Để đạt được mục tiêu phát triển lành mạnh và an toàn, NHTM lựa chọn KH và xác định hạn mức tín dụng đối với họ. Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà KH được NH cung cấp. Tùy theo những thông tin KH đã cung cấp và được NH xác minh như tài sản bảo đảm, thu nhập thường xuyên, mức độ ổn định của thu nhập, nghĩa vụ trả nợ với những món nợ đang có cùng mức độ khả tín mà NH sẽ tính toán ra hạn mức này. NH cũng sẽ theo dõi các lịch sử tín dụng và từ đó có sự điều chỉnh hạn mức thích hợp cho KH. Tiêu chuẩn cấp tín dụng NHTMTrường quy định các điĐạiều kiện cấhọcp tín dụng Kinh có tính bắt butếộc đốHuếi với KH vay vốn. Các tiêu chuẩn này phải phù hợp với các điều kiện cấp tín dụng do NHNN qui định nhằm duy trì sự an toàn và những trật tự ổn định trên thị trường tín dụng. NHTM thường đưa ra các tiêu chuẩn cấp tín dụng có tính chặt chẽ hơn qui định chung của NHNN. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 18
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Cơ cấu bộ máy quản lý tín dụng Các NHTM liên tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, nhân sự để có thể bao quát được tất cả các khu vực, tăng cường phát triển các gói sản phẩm dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu vay vốn của KH. b. Công cụ gián tiếp Lãi suất Là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ người cho vay. Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ. Các mục tiêu lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ và được tính tới khi sử lý các biến số như đầu tư, lạm phát và thất nghiệp. Đây là công cụ phổ biến được sử dụng trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc Là một quy định của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các NH có thể giữ tiền mặt cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng không được phép giữa tền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các NHTM phải vay thêm tiền mặt, thường là từ NHTW để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Dự trữ thanh toán Là khối lượng tiền mặt tối thiểu NHTM phải duy trì tại kho tiền của mình để đảm bảo khả năng chi trả cho KH. Cơ chế hoạt động giống như dự trữ bắt buộc. Bản thân NHTM sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán để điều tiết tín dụng tại các chi nhánhTrường của mình. Đại học Kinh tế Huế 1.2.6. Các hình thức đảm bảo tín dụng của Ngân hàng thương mại Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho KH vay. Để đảm bảo tiền vay thực sự hiệu quả đòi hỏi giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (Phải có giá trị và phải có thị trường tiêu thụ), có đầy đủ cơ sở pháp lý Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 19
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách: Bảo đảm bằng tài sản thế chấp: ⁃ Thế chấp bằng bất động sản. ⁃ Thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Bảo đảm bằng tài sản cầm cố: ⁃ Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa, vàng bạc, và các loại tài sản khác. ⁃ Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc tiền tệ. ⁃ Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu. ⁃ Quyền tài sản phái sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, các quyền phái sinh từ tài sản khác. ⁃ Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: ⁃ Chính phủ, thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho NH cho vay đối với KH và đối tượng vay. ⁃ NH cho vay trung, dài hạn với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu KH vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện KH vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính để trả nợ, có dự án đầu tư khả thi. Bảo đảm bằng hình thức bão lãnh: Trường⁃ Bảo lãnh bằng Đại tài sản c ủhọca bên th ứKinhba là việc bên tế thứ baHuế cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu không thực hiện hoặc không thể hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. ⁃ Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 20
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay. 1.2.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của NH, hoạt động tín dụng phát triển kéo theo các hoạt động khác của NH phát triển. Nâng cao chất lượng tín dụng đa dạng, và sẽ là cái đích mà tất cả các NHTM hướng tới. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh các nhân tố từ phía NH, còn những nhân tố từ phía KH của NH và những nhân tố khách quan khác. a. Từ phía Ngân hàng Chính sách tín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng của NH là một trong những chính sách trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là yếu tố đầu tiên tác động đến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm: hạn mức tín dụng, kỳ hạn của các khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, các loại cho vay được thực hiện. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của NHNN, khả năng về vốn của NH và nhu cầu tín dụng của KH. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Đối với mỗi KH, NH có thể đưa ra nhiều chính sách khác nhau cho phù hợp. Ví dụ như với các KH có uy tín với NH thì NH có thể cho vay không có tài sản đảm bảo, có hạn mức cao, lãi suất ưu Trườngđãi hơn, còn với các ĐạiKH khác, học việc có tàiKinh sản đảm b ảtếo là cầHuến thiết. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều KH, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phương pháp, đường lối chính sách của nhà nước và bảo đảm công bằng xã hội. Điều đó cũng có nghĩa chất lượng tín dụng tùy thuộc vào việc xây dựng chất lượng tín dụng của NHTM có đúng hay không. Bất cứ NH nào muốn có chất lượng tín dụng tốt cũng đều phải có chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với thực tế của NH cũng như thị trường. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 21
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Qui trình tín dụng Qui trình tín dụng là tập hợp những nội dung, nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm bảo đảm an toàn vốn tín dụng. Nó bao gồm các bước bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho vay, phát triển vay, kiểm tra trong quá trình cho vay cho đến khi thu hồi được nợ. Trong qui trình tín dụng, bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng (KH nhập hồ sơ vay vốn). Bao gồm 3 giai đoạn: khai thác và tìm kiếm KH, hướng dẫn KH về điều kiện tín dụng và thành lập hồ sơ vay; phân tích thẩm định KH và phương án, dự án vay vốn. Chất lượng tín dụng tùy thuộc nhiều vào chất lượng công tác thẩm định và qui định về điều kiện, thủ tục cho vay của từng NHTM. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay giúp cho NH nắm được diễn biến của từng khoản tín dụng đã cung cấp cho KH để có những hành động điều chỉnh khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ thiết lập một hệ thống phòng ngừa hữu hiệu, giảm rủi ro tín dụng, nói cách khác nâng cao chất lượng tín dụng. Thu hồi và giải quyết nợ là khâu quyết định đến chất lượng tín dụng. Sự nhạy bén của NH trong việc kịp thời phát hiện những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với KH cũng như những biện pháp xử lý kịp thời, tư vấn cho KH sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn và điều đó sẽ tác dụng tích cực đối với hoạt động tín dụng. Đồng thời các bước trong qui trình tín dụng là công tác thu thập thông tin. Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt. Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung tâm tín dụng của NHNN ,từ phòng thông tín tín dụng của các NHTM, qua báo chí, các tổ chức Trườngnghề nghiệp, qua viĐạiệc cán b ộhọctín dụng trKinhực tiếp thu th tếập tạ i Huếcác cơ sở sản xuất kinh doanh của KH, qua báo cáo tài chính của KH. Quy trình tín dụng của NH không mang tính cứng nhắc. Đối với mỗi KH khác nhau, NH có thể chủ động linh hoạt thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp. Ví dụ như đối với các dự án lớn, bước phân tích là rất quan trọng. Thậm chí có trường hợp quá phức tạp, NH phải thành lập tổ thẩm định riêng. Đối với những món vay tiêu dùng, việc giám sát mục đích sử dụng vốn cần được chú trọng nhiều hơn. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 22
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Công tác tổ chức ngân hàng Tổ chức của NH cần sắp xếp và cụ thể hóa có khoa học, có tính linh hoạt trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc đã qui định. NH được tổ chức một cách có khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, giữa các NH với nhau trong toàn hệ thống cũng như với các cơ quan liên quan khác. Qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời các yêu cầu của KH, quản lý có hiệu quả các khoản vốn tín dụng, phát hiện và giải quyết kịp thời các khoản tín dụng có vấn đề, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Phẩm chất và trình độ cán bộ Chất lượng đội ngũ cán bộ NH là nhân tố quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của NH nói chung và trong hoạt động tín dụng nói riêng. Sỡ dĩ như vậy là vì cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp và mọi khâu của qui trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng. Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức, nghề nghiệp, làm việc thiếu tinh thần, trách nhiệm, cố ý làm trái pháp luật sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiêp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệm đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định được tính chân thật của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của KH (như sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp đi vay nhiều nơi ) từ đó phân tích được khả năng quản lý và năng lực thực sự của KH để quyết định cho vay hay không. Bên cạnh đó cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rõ về pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển của đất nước, sự thay đổi của thị trường dự đoán được những biTrườngến động xảy ra từ Đạiđó tư vấ n họclại cho KH Kinhxây dựng lạtếi phương Huế án kinh doanh phù hợp. Kiểm soát nội bộ Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo NH nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 23
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những qui định, thể lệ, chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng như nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng. Tình hình huy động vốn Tình hình huy động vốn ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Vốn huy động ngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn.Vốn huy động càng lớn, NHTM càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng. Nếu ở NH không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn huy động và cho vay mà không dự kiến được nguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra. b. Từ phía Khách hàng KH là người lập phương án, dự án xin vay và sau khi được NH chấp nhận, KH là người trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, KH cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Năng lực của khách hàng Năng lực của KH là nhân tố quyết định đến việc KH sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Nếu năng lực của KH yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động của nhu cầu thị trường, không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuyếch trương sản phẩm thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ NH, chất lượng tín dụng của NH bị ảnh hưởng. Và ngược lại năng lực của KH càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốn vay càng được sử dụng có hiệu quả. TrườngSự trung thực củĐạia khách họchàng Kinh tế Huế Sự trung thực của KH ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của NH. Nếu các doanh nghiệp vay vốn NH không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán, thống kê đã được ban hành thì sẽ gây khó khăn cho NH trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng như việc quản lý vốn vay của KH để qua đó có thể đưa ra quyết định cho vay đúng đắn. Nếu KH sử dụng vốn vay NH không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục tiêu khi xin vay thì sẽ không trả được nợ đúng hạn. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 24
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng Rủi ro là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những biến cố (sự kiện) xảy ra ngoài mong muốn và đem lại hậu quả xấu. Rủi ro trong kinh doanh là một yếu tố tất yếu như người ta thường nói “rủi ro là người bạn đồng hành của kinh doanh”. Rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tố chủ quan hay khách quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài dự đoán của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh, rủi ro phát sinh dưới nhiều hình thái khác nhau do thiên tai, hỏa hoạn, do năng lực sản xuất kinh doanh yếu kém, là nạn nhân của sự thay đổi chính sách của nhà nước, do bị lừa đảo, trộm cắp Ví dụ như giá bán nguyên vật liệu tăng vọt nhưng giá bán sản phẩm không thay đổi sẽ làm lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, ảnh hưởng đến việc trả nợ NH. Nếu doanh nghiệp tăng giá bán sản phẩm lên sẽ khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khả năng thu hồi vốn chậm, dễ dàng vi phạm việc trả nợ NH về mặt thời hạn. Tài sản đảm bảo Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để được cấp tín dụng (có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp). Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sở hữu. Tài sản cố định phần lớn là nhà xưởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thếc hấp. Trong khi đó nhu cầu vay vốn NH là rất lớn. Như vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc được cho vay nhưng không đáng kể. Sự không theo kịp của quá trình đổi mới Nhiều doanh nghiệp nhà nước thường có thói quen dựa dẫm trông chờ vào nhà nước. Vốn tự có của họ ít nhưng lại được giao những nhiêm vụ sản xuất kinh doanh lớn. HơnTrường nữa, họ đã quen Đạivới kiểu làmhọc ăn bao Kinh cấp nên khi tế chuy ểHuến sang cơ chế thị trường tự hạch toán kinh doanh, họ vay vốn NH để kinh doanh nhưng khi thua lỗ vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước như trước đây. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đặc biệt là chất lượng tín dụng dài hạn. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 25
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp c. Các nhân tố khác Môi trường kinh tế Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm các hoạt động kinh tế có quan hệ biện chứng, ràng buộc lẫn nhau nên bất kì một sự biến động của một hoạt động kinh tế nào đó cũng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực còn lại. Hoạt động của NHTM có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh đến hoạt động của NH, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao. Tức là các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, từ đó mà có thể trả vốn và lãi cho NH. Ngược lại khi nền kinh tế biến động thì các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cũng thất thường ảnh hưởng đến thu nhập của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của NH. Chu kỳ kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ suy thoái, sản xuất vượt quá nhu cầu dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp không phát triển được. Hơn nữa nếu NH bỏ qua các nguyên tắc tín dụng thì lại càng làm giảm chất lượng tín dụng. Ngược lại trong thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu tín dụng tăng và rủi ro ít, do đó chất lượng tín dụng cũng tăng, tuy nhiên trong thời kỳ này có những khoản vay vượt quá qui mô sản xuất cũng như khả năng quản lý của KH nên những khoản vay này vẫn gặp rủi ro. TrườngNhững nhân tố thuĐạiộc về quhọcản lý v ĩ Kinhmô của nhà nưtếớc Huế Các chính sách của nhà nước ổn định hay không ổn định cũng tác động đến chất lượng tín dụng. Khi các chính sách này không ổn định sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó gây trở ngại cho NH khi thu hồi nợ và ngược lại. Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế. Nếu hệ thống pháp luật không đồng bộ, hay thay đổi sẽ làm cho hoạt động kinh doanh gặp khó Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 26
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp khăn. Ngược lại nếu nó phù hợp với thực tế khách quan thì sẽ tạo một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao. Môi trường xã hội Quan hệ tín dụng được thực hiện trên cơ sở lòng tin. Nó là cầu nối giữa NH và KH. Đạo đức xã hội ảnh hướng đến chất lượng tín dụng. Trong trường hợp đạo đức xã hội không tốt, lợi dụng lòng tin để lừa đảo sẽ làm giảm chất lượng tín dụng. Môi trường tự nhiên Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất ), hỏa hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của KH, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thủy sản, hải sản. Vì vậy, khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của NHTM. Trên đây là những nhân tố chính tác động đến chất lượng tín dụng của NHTM. Để nâng cao chất lượng tín dụng, chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức đúng đắn các yếu tố trên, cùng với các kết quả hoạt động thực tiễn của các NHTM, để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục có tính khả thi cao. 1.2.8. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại a. Doanh số cho vay Phản ánh các khoản tín dụng mà NH đã cho KH vay, không xét đến việc khoản tín dụng đó đã được thu về hay chưa, thường được xác định theo tháng, quý, hoặc năm. b. Doanh số thu nợ PhTrườngản ánh các khoản thuĐại nợ gốc họcmà NH đ ãKinh thu về từ các tế kho ảHuến cho vay của NH kể cả các khoản vay của năm nay và những năm trước đó, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần. c. Dư nợ cho vay Là toàn bộ số tiền mà NH đã cho vay nhưng chưa thu hồi nợ, dư nợ được tính tại một thời điểm xác định. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 27
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Dư nợ cuối kỳ = ( Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay ) – Doanh số thu nợ d. Dư nợ quá hạn Phản ánh những khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được TCTD đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì toàn bộ số dư nợ vay của hợp đồng tín dụng đó được coi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn làm cho lợi nhuận của NH bị giảm sút, đôi khi dẫn đến thua lỗ. Nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của NH càng thấp. e. Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản ư ợ ỷ ệ ư ợ ê ổ à ả 100% Đánh giá sơ bộ tình hình sử dụng vốn của NHổ. Ngu àồn ảvốn cao, doanh số cho vay cao nhưng tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản thấp chứng tỏ NH hoạt động có hiệu quả, thu nợ tăng, người vay vốn hoàn tất việc trả nợ. f. Tỷ lệ doanh số cho vay trên vốn huy động ố ỷ ệ ố ê ố độ 100% Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêuố so với nguđộ ồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của NH, thể hiện NH đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa. (Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì NH chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khTrườngả năng huy động Đạivốn của NHhọc chưa tốKinht, nếu chỉ tiêu tế này Huếnhỏ hơn 1 thì NH chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.) g. Hệ số thu nợ ố ợ ệ ố ợ ố Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 28
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH trong một thời kỳ nào đó, với một doanh số cho vay nhất định thì NH sẽ thu về được bao nhiều đồng vốn. h. Tỷ lệ nợ quá hạn ợ á ạ ỷ ệ ợ á ạ 100% Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chựấ t ợlượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại NH. Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại NH, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của NH trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của NH đối với các khoản vay. Chỉ số này càng thấp phản ánh chất lượng tín dụng càng cao, hiệu quả hoạt động của NH cao, cho thấy công tác xử lý nợ quá hạn là tốt, chất lượng tín dụng tốt, ngược lại chỉ số này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, công tác thu hồi nợ thấp ảnh hưởng đến việc kinh doanh của NH. 1.2.9. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng a. Khái niệm sự thỏa mãn của khách hàng Sự thỏa mãn của KH được xem là nền tảng trong khái niệm của marketing về việc thỏa mãn nhu cầu và mong ước của KH. KH được thỏa mãn là một yếu tố quan trọng để duy trì được thành công lâu dài trong kinh doanh và chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thu hút và duy trì KH. Có nhiều quan điểm và đánh giá khác nhau về sự thỏa mãn của KH. Sự thỏa mãn của KH là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi (Parasuraman & ctg, 1998). Nghĩa là, kinh nghiệm đã biết của KH khi sử dụng và kết quả sau khi sử dụng dịch vụ được cung cấp. Theo Kotler & Keller: “Sự thỏa mãn là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bTrườngắt nguồn từ việc soĐại sánh nh ậhọcn thức v ềKinhmột sản ph ẩtếm so Huế với mong đợi của người đó.” Theo đó, sự thỏa mãn có ba cấp độ sau: ⁃Nếu nhận thức của KH nhỏ hơn kỳ vọng thì KH cảm nhận không thỏa mãn. ⁃Nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì KH cảm nhận thỏa mãn. ⁃Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì KH cảm nhận là thỏa mãn hoặc thích thú. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 29
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp b. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của KH là chủ đề được đưa ra bàn luận liên tục trong các thập kỷ qua. Nhiều nghiên cứu về sự thỏa mãn của KH trong các ngành dịch vụ đã được thực hiện và nhìn chung đều kết luận rằng chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn là hai khái niệm được phân biệt. Zeithaml & Bitner - “Sự thỏa mãn của khách hàng là một khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của họkhi tiêu dùng một dịch vụ, còn nói đến chất lượng dịch vụ là quan tâm đến các thành phần cụ thể của dịch vụ.” Oliver - “Chất lượng dịch vụ ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn của khách hàng. Nghĩa là, chất lượng dịch vụ được xác định bởi nhiều nhân tố khác nhau, là một phần nhân tố quyết định của sự thõa mãn.” Cronin & Taylor -“Cảm nhận của chất lượng dịch vụ dẫn đến sự thỏa mãn của khách hàng. Các nghiên cứu đã kết luận rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của sự thỏa mãn và là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự thỏa mãn.” c. Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroos vào năm 1983 cho rằng chất lượng dịch vụ được xem xét dựa trên hai tiêu chí là chất lượng kỹ thuật (Technical quality) và chất lượng chức năng (Functional quality). Chất lượng kỹ thuật (Technical quality): Là những gì được phục vụ, nó chỉ ra các yếu tố liên quan đến đặc điểm của sản phẩm lõi, trang thiết bị, phương tiện, kiến thức và kỹ năng để thực biện quá trình cung cấp dịch vụ Ví dụ: chất lượng sản phẩm lưu trú trongTrường khách sạn liên Đại quan đến họcphòng ng ủKinh, tiện nghi phòng tế ng Huếủ, không gian, các dịch vụ bổ trợ,chất lượng của món ăn trong nhà hàng Chất lượng chức năng (Functional quality): Là chúng được phục vụ như thế nào, nó liên quan đến quá trình thực hiện sản xuất và cung cấp dịch vụ. Ví dụ khi một du khách đặt chân vào khách sạn cũng đồng nghĩa với việc họ bắt đầu trải qua một quá trình sử dụng dịch vụ với nhiều tương tác cá nhân. Họ có thể được chào đón niềm nở bởi nhân viên khuân vác, được nhân viên lễ tân hướng dẫn giúp hoàn thành thủ tục nhận phòng và dẫn lên phòng, được chỉ dẫn và giải thích rõ các tiện nghi, cách sử dụng Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 30
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp và yêu cầu điều kiện tiếp cận các dịch vụ khác Tất cả những hành vi ứng xử của nhân viên phục vụ này là sự minh họa cụ thể của chất lượng chức năng. Trên thực tế, chất lượng chức năng hoàn hảo có thể bù đắp được những điểm khuyết của chất lượng kỹ thuật. Nhiều KH có thể giải thích sự lựa chọn của họ như sau:“Phòng ngủ không được tiện nghi lắm, nhưng tôi rất thích tới khách sạn này vì đội ngũ nhân viên tuyệt vời và thân thiện”. Chất lượng dịch vụ tín dụng của NH theo mô hình Chất lượng kỹ thuật/Chất lượng chức năng gồm hai thành phần: Chất lượng kỹ thuật và Chất lượng chức năng. Ngoài ra, phân tích mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của KH, tôi đề xuất mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ Tín dụng và sự thỏa mãn của KH theo mô hình Chất lượng kỹ thuật/Chất lượng chức năng như sau: Sơ đồ 1.1 - Mô hình mối hệ giữa chất lượng dịch vụ Tín dụng và sự thỏa mãn của khách hàng theo mô hình Chất lượng kỹ thuật/Chất lượng chức năng Chất lượng kỹ thuật H1 Sự hài lòng Chất lượng chức năng H2 (Nguồn: Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroos năm 1983) 1.3.Các nghiên cứu trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.3.1.TrườngNghiên cứu “HoĐạiạt độ nghọc tín dụng Kinh khách hàng tế cá nhân Huế tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình” – Hoàng Mạnh Đức Ưu điểm Hệ thống đầy đủ các lý luận về NHTM và hoạt động tín dụng. Phân tích cụ thể tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng mà tác giả nghiên cứu. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 31
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Đề xuất một số giải pháp phù hợp với một số vấn đề cũng như năng lực của ngân hàng. Nhược điểm Nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức thống kê mô tả trong việc nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ ngân hàng. 1.3.2. Nghiên cứu “Đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt - chi nhánh Huế” – Nguyễn Văn Vũ Ưu điểm Hệ thống hóa đầy đủ các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đánh giá cụ thể đối với chất lượng tín dụng của từng nhóm khách hàng cá nhân. Đề xuất được giải một vài giải pháp cải thiện chất lượng tín dụng tại ngân hàng mà đề tài nghiên cứu nhắm đến. Nhược điểm Tác giả chưa thực hiện việc đánh giá độ tin cậy thang đo trong việc nghiên cứu hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 32
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Chương 2: Thực trạng hoạt động Tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển a. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Tên tiếng Anh: HO CHI MINH CITY DEVELOPMENT JOINT STOCK COMMERCIAL BANK. Tên giao dịch: HDBank. Trụ sở chính: Số 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-28) 6291 5916. Fax: (84-28) 6291 5901. Website:Trườngwww.hdbank.com.vn Đại học Kinh tế Huế Email: info@hdbank.com.vn Giấy CN ĐKDN: Số 0300608092 do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP. HCM cấp lần đầu ngày 11/08/1992 và thay đổi lần thứ 26 ngày 11/12/2017. Ngày 04/01/1990, HDBank được thành lập theo Quyết định số 47/QĐ-UB ngày 11/02/1989 của UBND thành phố Hồ Chí Minh với vốn điều lệ là 3 tỷ đồng và là một trong những NH TMCP đầu tiên của cả nước. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 33
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Ngày 06/06 NHNN Việt Nam cấp giấy phép số 00019/NH-GP cho HDBank. Từ ngày 16/03/2016, HDBank đã chính thức đổi tên từ “Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM” thành “Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM” và ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới trên toàn quốc. Tên viết tắt HDBank không đổi. Việc thay đổi này nhằm phù hợp với tầm vóc, lĩnh vực hoạt động cũng như những định hướng phát triển của HDBank. Trong năm 2016, HDBank vinh dự nhận các giải thưởng “An ninh Thông tin Đông Nam Á tiêu biểu – CSO ASEAN Awards 2016”, “Ngân hàng quản lý tiền tệ tốt nhất”, “Thanh toán quốc tế xuất sắc”, Ngày 13/01/2017, HDBank vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng. Ngày 23/11/2017, HDBank công bố quyết định sát nhập NH TMCP Đại Á. Năm 2014 là năm đầu tiên HDBank hoạt động trên nền tảng vừa sát nhập thành công DaiABank vào HDBank và mua lại 100% vốn SGVF. Do đó, ngay từ đầu năm, HDBank đã ưu tiên hàng đầu cho các nhiệm vụ quan trọng như: ổn định bộ máy, tổ chức, hoạt động an toàn, kinh doanh hiệu quả. Cũng trong năm này, HDBank đã đạt giải Euromoney và Asiamoney hạng mục “Ngân hàng quản lý tiền mặt”. Cuối năm 2014, theo Cục Thanh tra Giám sát NHNN TP. HCM, HDBank cũng đã lọt vào top 10 NH TMCP lớn nhất trên thị trường và trong top 5 các NH có mức tăng trưởng ngoạn mục nhất. Chưa dừng lại ở việc phát huy hiệu quả bắt tay sáp nhập NH với NH, HDBank cũngTrường là TCTD đầu tiên Đại trên thị trưhọcờng Vi ệtKinh Nam thực hi ệtến giao Huế dịch M&A với tỷ lệ 100% với tổ chức quốc tế: Mua lại Công Ty tài chính Việt Societe Generale (SGVF) của Tập đoàn Tài chính Pháp. Và chỉ một năm sau cái bắt tay kế tiếp lại diễn ra, đưa HDBank Finance sau thương vụ mua lại nói trên, lột xác với tên gọi và hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn toàn mới: HD Saison Finance. Bước lột xác đồng thời đánh dấu hợp tác chiến lược dài hạn giữa HDBank và một trong tổ chức tài chính hàng đầu Nhật Bản: Tập đoàn Saison. Theo đó, HD Saison Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 34
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Finance chính thức trở thành 1 trong 3 tổ chức phi tín dụng đang có thị phần và hoạt động tốt nhất trên thị trường. Tính đến 31/12/2017, HDBank có vốn điều lệ: 9.810 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 189.334 tỷ đồng; mạng lưới 240 điểm giao dịch NH và hơn 11.500 điểm giao dịch tài chính của HD SAISON; phục vụ hơn 4,5 triệu KH trong hệ sinh thái đặc quyền từ hàng không, siêu thị, viễn thông, tài chính - NH Ngày 5/1/2018, gần 981 triệu cổ phiếu “HDB” của HDBank đã chính thức lên sàn HOSE và nhanh chóng lọt vào top 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE. Sự kiện này đã mở màn cho các doanh nghiệp vốn hóa lớn gia nhập thị trường chứng khoán, góp phần nâng cao thanh khoản thị trường, mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. HDBank đang chuẩn bị mọi nền tảng cho kế hoạch 2017- 2021 tiếp theo với mục tiêu thuộc nhóm những NH lớn nhất trên thị trường, tập trung bán lẻ, SME và tiêu dùng, phục vụ số lượng 15 triệu KH vào năm 2021. b. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế Sáng ngày 04/11/2014, HDBank Huế đã chính thức được khai trương. HDBank Huế đi vào hoạt động nằm trong kế hoạch mở mới 19 điểm giao dịch trong năm 2014 của HDBank, nâng tổng số điểm giao dịch trên tròn quốc là 212 điểm. Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 35
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp HDBank Huế tọa lạc tại trục đường trung tâm của Thành phố Huế, với mô hình thiết kế hiện đại theo chuẩn quốc tế, không gian rộng rãi và tiện nghi nhằm mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho KH. Thừa Thiên-Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong đó, Thành phố Huế với di sản văn hoá thế giới, đóng vai trò hạt nhân đô thị hóa lan toả và kết nối với các đô thị vệ tinh. Đó là điều kiện thuận lợi để HDBank Huế phát triển các sản phẩm dịch vụ tài chính - NH tiện ích và hiện đại như: dịch vụ tiền gửi, tiết kiệm, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước phục vụ các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Nhân dịp khai trương chi nhánh mới tại Thừa Thiên- Huế, HDBank dành kinh phí trên 100 triệu đồng trao tặng 2 căn nhà tình thương, mỗi căn trị giá 40 triệu đồng và 100 thẻ bảo hiểm y tế cho bà con hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế. Địa chỉ: 41 - 43 Bến Nghé, phường Phú Hội, thành phố Huế. Điện thoại: 0234 3 933 399. Fax: 0234 3 823 388. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức a. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ bộ máy tổ chức của HDBank Huế Giám đốc Trường ĐạiPhó học giám đốc Kinh tế Huế P. Kế toán P. Kế toán P. Quan hệ Ban quản lý P. hành chính GD & Thủ tổng hợp khách hàng & hỗ trợ TD nhân sự quỹ Khách hàng Khách hàng cá nhân doanh nghiệp (Nguồn: tài liệu từ Bộ phận hành chính nhân sự HDBank Huế) Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 36
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp b. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc - Là người điều hành và quản lý chung, có quyền hạn và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, trực tiếp phụ trách công việc của các phòng ban, quản lý chỉ đạo sự phân cấp ủy quyền của NH, thực hiện các công tác đối ngoại. Giám đốc chi nhánh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo qui định của pháp luật và NH cấp trên chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Phó giám đốc - Là người cố vấn tham mưu trợ giúp Giám đốc trong quá trình quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong phạm vi cho phép được sự ủy nhiệm của Giám Đốc. Phó giám đốc có quyền thay mặt giám đốc ra quyết định và chịu trách nhiệm pháp lý trước các quyết định đó. Phòng kế toán GD & Kho quỹ - Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất nhập quỹ, các dịch vụ về ngân quỹ. Trực tiếp bảo quản tài sản đảm bảo cho khoản vay. Phòng Kế toán tổng hợp - Thực hiện các hoạt động lien quan đến kế toán trong nội bộ chi nhánh, tính toán, hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và tổng hợp các số liệu kinh doanh. Quản lý tiền tệ, quản lý tài khoản, thực hiện công tác thanh toán nội bộ, thanh toán qua hệ thống điện tử và thanh toán bù trừ. Phòng Quan hệ khách hàng - Thực hiện tiếp thị, hỗ trợ, chăm sóc và tư vấn cho KH về các sản phẩm dịch vụ của NH. Thực hiện công tác xử lý các đơn xin vay vốn và các hình thức tín dụng khác, tiến hành thẩm định dự án, KH và phương án vay vốn. Đưa ra các đề xuát về việc cấp tín dụng như đồng ý hay từ chối, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ vay trên cở sở kết quả thu được sau khi kiểm tra, thẩm định hồ sơ. BanTrường Quản lý & Hỗ trĐạiợ tín dụ nghọc- Theo dõiKinh các vấn đ ềtếliên quanHuế đến khoản vay trên hệ thống đối với KH. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở phân loại nợ của phòng Quan hệ KH. Bên cạnh đó, ban Quản lý có nhiệm vụ kiểm tra xử lý và lưu trữ hồ sơ vay, thực hiện các thủ tục lien quan đến việc lưu trữ, xuất nhập tài sản đảm bảo cho khoản vay. Phòng Hành chính nhân sự - Lưu trữ, quản lý mọi giấy tờ tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh doanh, tổ chức của NH. Bộ phận này còn thu thập thông tin, quản Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 37
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp lý các vấn đề hành chính, lương, nhân sự cũng như công tác kỷ luật, khen thưởng. Ngoài ra thực hiện việc mua sắm tài sản, quản lý thanh toán các hợp đồng khác như điện, nước, sửa chữa và xây dựng của chi nhánh. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2015 - 2017 a. Tình hình huy động vốn Huy động vốn là một nghiệp vụ thuộc bên tài sản nợ của bất kỳ một NHTM nào. Không giống như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn tự có của một NHTM chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Bởi vậy nó không đủ để đáp ứng cho hoạt động phát triển. Đặc biệt đây là nhân tố quan trọng đảm bảo chi nhánh có thể mở rộng hoạt động cho vay. Do vậy, các NH phải tìm mọi cách để huy động các nguồn vốn từ dân cư và các TCKT khác rồi tập trung thành những món lớn đem đầu tư trở lại nền kinh tế thông qua hoạt động cấp tín dụng. Trong những năm qua, nhận thức được tầm quan trọng đó, HDBank nói chung và HDBank Huế nói riêng luôn quan tâm đúng mức và đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh của mình. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động tại chỗ, bên cạnh đó Chi nhánh còn nhận vốn ủy thác của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và vốn điều chuyển từ Chi nhánh NH cấp trên. Vốn huy động tại địa phương bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của HDBank Huế, dưới hình thức chủ yếu sau: - Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán nội tệ và ngoại tệ của các tầng lớp dân cư, các TCKT bao gồm tiết kiệm không kì hạn và tiết kiệm có kì hạn. - Nhận tiền gửi, vốn ủy thác của các TCTD. ĐặcTrường biệt gần đây khi Đạithị trường học huy động Kinh vốn thường xuytếên Huếcó diễn biến phức tạp, với sự xuất hiện ngày càng nhiều các TCTD, cạnh tranh trong công tác huy động vốn diễn ra quyết liệt. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ như điều động nhân viên đến các khu dân cư để vận động người dân trong khu vực gửi tiền nhàn rỗi vào NH nên vốn huy động của Chi nhánh trong thời gian qua đã tăng trưởng khá ổn định. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 38
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.1 - Tình hình huy động vốn của HDBank Huế Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Chênh Tốc độ tăng Chênh Tốc độ tăng Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) lệch trưởng (%) lệch trưởng (%) Tổng nguồn vốn 668.000 100,00 788.374 100,00 874.385 100,00 120.374 18,02 86.012 10,91 Theo loại tiền Nội tệ 541.414 81,05 675.636 85,70 790.357 90,39 134.222 24,79 114.721 16,98 Ngoại tệ (quy đổi 126.586 18,95 112.737 14,30 84.028 9,61 (13.849) (10,94) (28.709) (25,47) VNĐ) Theo thời hạn Không thời hạn 176.352 26,40 308.175 39,09 238.183 27,24 131.823 74,75 (69.993) (22,71) Có kỳ hạn 491.648 73,60 480.198 60,91 636.203 72,76 (11.450) (2,33) 156.004 32,49 Theo TPKT Tiền gửi dân cư 191.582 28,68 251.885 31,95 295.105 33,75 60.303 31,48 43.220 17,16 Tiền gửi TCKT 469.270 70,25 529.629 67,18 570.274 65,22 60.359 12,86 40.645 7,67 Tiền gửi TCTD 7.148 1,07 6.859 0,87 9.006 1,03 (289) (4,04) 2.147 31,31 Trường Đại học Kinh tế(Ngu ồn:HuếPhòng Kế toán tổng hợp HDBank Huế) Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 39
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn trên, ta có thể nhận thấy tổng nguồn vốn mà HDBank Huế huy động trong giai đoạn 2015 – 2017 đều có sự tăng trưởng khá tốt. Cụ thể như sau: Năm 2016 nguồn vốn huy động tăng 18,02% so với năm 2015, từ mức 668.000 triệu đồng lên 788.374 triệu đồng. Sang đến năm 2017 con số này tăng 10,91% so với năm 2016 từ mức 788.374 triệu đồng lên 874.385 triệu đồng. - Xét theo loại tiền gửi: Cũng giống như đa số NH khác, nguồn vốn huy động chủ yếu của NH vẫn là đồng nội tệ VNĐ luôn chiếm trên 80% tổng nguồn vốn huy động được của các năm do đối tượng KH của chi nhánh phần lớn là các doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể năm 2016 nguồn vốn huy động bằng nội tệ chiếm tỷ lệ 85,70% tương đương mức 675.636 triệu đồng, tăng lên tương ứng 24,79% so với năm 2015. Năm 2017 tỷ trọng vốn huy động bằng nội tệ tiếp tục tăng cao lên đến mức 90,39% tương ứng với mức 790.357 triệu đồng, tăng thêm 114.721 tương ứng mức tăng lên 16,98% so với năm 2016. Về mặt huy động vốn ngoại tệ, vốn trước nay không phải thế mạnh của các chi nhánh NH TMCP, chi nhánh HDBank Huế với tỷ trọng vốn huy động ngoại tệ cũng không cao. Năm 2015 tỷ trọng vốn huy động theo ngoại tệ là 18,95%, năm 2016 giảm xuống chỉ còn 14,30%, sang đến năm 2017 chỉ còn 9,61%. Nguyên nhân là do lãi suất ngoại tệ tại NH luôn thấp và có sự chênh lệch đối với lãi suất nội tệ, đồng thời đồng nội tệ đang dần ổn định hơn khiến cho các doanh nghiệp ưa dùng đồng tiền nội tệ hơn. - Xét theo thời hạn: Việc phân chia nguồn vốn theo cách này giúp NH sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn và chống đỡ rủi ro khi dùng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn cho vay các dự án dài hạn. Về hoạt động huy động vốn theo thời hạn, thì theo tại chi nhánh HDBank Huếcó sTrườngự phân bố như sau: Đại Tỷ lệ vốn học huy động Kinh có kỳ hạn chiếmtế Huếtỷ trọng tương đối cao với hơn 60% tổng nguồn vốn huy động trong ba năm 2015, 2016 và 2017. Cụ thể năm 2016 số vốn huy động có kỳ hạn là 480.198 triệu đồng, giảm 11.450 triệu đồng tương đương 2,33% so với năm 2015. Tuy nhiên nguồn vốn huy động năm 2017 lại tăng mạnh đạt 636.203 triệu đồng, tăng tương đương 32,49%. Mặc dù năm 2016 nguồn vốn huy động có sự suy giảm chút ít nhưng đến năm 2017 đã có dấu hiệu tăng trưởng đây là một tín hiệu đáng mừng vì với việc nguồn vốn huy động có kỳ hạn cao như vậy sẽ giúp NH có được những chính sách cho vay hợp lý và linh hoạt, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có được nhiều nguồn bổ sung vốn kịp thời cho hoạt Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 40 40
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp động kinh doanh, sản xuất. Nhờ đó NH nắm rõ được thời gian và có các phương thức tính lãi suất hợp lý hơn, tránh tình trạng NH bị động và phải tăng nguồn dữ trữ để đảm bảo việc thanh khoản cho KH, do đó tỷ lệ vốn huy động không kì hạn chỉ ở mức 26,40% năm 2015, tăng lên 39,90% năm 2016 và lại giảm xuống 27,24% trong năm 2017 vừa qua. - Xét theo thành phần kinh tế: Vốn huy động từ các TCKT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế. Năm 2016 là 529.629 triệu đồng tăng 12,86% so với năm 2015 là 60.359 triệu, còn năm 2017 là 570.274 triệu đồng tăng 7,67% so với năm 2016. Kết quả này cho thấy chi nhánh đã thực hiện rất tích cực và thành công các biện pháp thu hút vốn từ các TCKT, tạo được uy tín trên thị trường. Tiền gửi của dân cư qua các năm liên tục tăng. Cụ thể năm 2016 NH huy động được 251.885 triệu đồng, tăng lên 31,48% so với năm 2015. Năm 2017 là 295.105 triệu đồng, tăng lên 17,16% so với năm 2016. Nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn huy động từ dân cư tăng là do thu nhập của dân chúng tăng, đời sống kinh tế xã hội ngày một nâng cao, lượng tiền tích lũy tăng lên nên họ gửi tiền một mặt để đảm bảo an toàn, một mặt nhằm tìm kiếm thanh khoản, thu nhập ổn định. Mặt khác, do chính sách thu hút KH của chi nhánh ngày càng hoàn thiện, sản phẩm dịch vụ đa dạng ngày càng thỏa mãn nhu cầu của KH. Còn tiền gửi từ TCTD năm 2016 giảm nhẹ so với 2015 từ 7.148 triệu đồng còn 6.859 triệu đồng tương đương với 4,04%. Tuy nhiên lại tăng mạnh trong năm 2017 đạt 9.006 triệu đồng tương đương với tăng 31,31%. Chủ yếu nguồn huy động này đến từ các TCTD như Kho bạc nhà nước hay nguồn vốn ủy thác đầu tư của chính phủ, với số lượng không nhiều và thời hạn không lâu. Nhìn chung, công tác huy động vốn tại chi nhánh qua 3 năm được thực hiện khá tốt đảm bảo nguồn vốnTrường nhằm đáp ứng nhuĐại cầu vay học vốn của KinhKH, thực hiện tế tốt cácHuế mục tiêu đề ra, mặc dù nền kinh tế của thành phố còn nhiều biến động, có tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế, đã làm cho tỷ trọng của từng nguồn vốn thay đổi nhưng nhìn chung cơ cấu huy động khá hợp lý. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 41 41
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp b. Tình hình cho vay Tín dụng cá nhân. Hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của NH, vì vậy hoạt động cho vay được coi là hoạt động tín dụng của NH. Hoạt động này mang lại nguồn thu chính cho NH và có thể quyết định đến quy mô, uy tín, sự tồn tại của NH. HDBank Huế chú trọng phát triển hoạt động cho vay với doanh số tăng trưởng khá đều qua các năm. Năm 2016, doanh số cho vay tăng một lượng 89.257 triệu đồng tương ứng với tăng 19,31% so với 2015, bước sang năm 2017, doanh số này tiếp tục tăng đạt 661.921 triệu đồng tương ứng với một mức tăng 20,03% so với 2016. Doanh số thu nợ năm 2016 tăng 32,24%, tương ứng với lượng tăng 121.009 triệu đồng và tiếp tục tăng một lượng 98.846 triệu đồng tương ứng với 19,92%. Qua 3 năm, dư nợ bình quân của NH biến động không ổn định. Năm 2016 dư nợ bình quân giảm 36,54% so với năm 2015 với mức giảm là 31.752 triệu đồng, đến năm 2017 tăng trở lại so với năm 2016 là 21,06% ứng với mức tăng là 11.614 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do nền kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của hầu hết các thành phần kinh tế, lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm sút, thu nhập của dân cư tăng cao nhưng do chi phí giá cả cũng tăng tương ứng nên dư nợ của chi nhánh cũng tăng theo. Năm 2015 - 2017, nợ xấu qua 3 năm lại biến động giảm dần, đây là một tín hiệu tốt đối với HDBank Huế. Năm 2016 nợ xấu giảm so với năm 2015 là 160,10 triệu đồng, tương ứng giảm 7,37%, năm 2017 nợ xấu tiếp tục giảm 15,4%, tương ứng 309,89 triệu đồng so với năm 2016. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu qua từng năm lại biến động không đều, năm 2015 là 2,5%, năm 2016 tăng đến 3,65% và đến năm 2017 tỷ lệ này quay trở lại với con số 2,55%. Điều này chứng tỏ NH đã có sự tiến triển trong việc quản lý chất lượng tínTrường dụng và các khoản Đại cho vay. học Kinh tế Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 42 42
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.2 - Tình hình cho vay TDCN tại HDBank Huế Đơn vị tính: Triệu đồng 2015 2016 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Tốc độ Tốc độ Chỉ tiêu Chênh Chênh Số tiền Số tiền Số tiền tăng tăng lệch lệch (%) (%) Doanh số cho vay 462.204,00 551.461,00 661.921,00 89.257,00 19,31 110.460,00 20,03 Doanh số thu nợ 375.309,00 496.318,00 595.164,00 121.009,00 32,24 98.846,00 19,92 Dư nợ ngày 31/12 86.895,00 55.143,00 66.757,00 -31.752,00 -36,54 11.614,00 21,06 Nợ xấu ngày 31/12 2.172,38 2.012,27 1.702,38 -160,10 -7,37 -309,89 -15,40 Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,50 3,65 2,55 (Nguồn: phòng Quan hệ khách hàng HDBank Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 43
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp c. Kết quả hoạt động kinh doanh. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia hoạt động kinh doanh thì lợi nhuân chính là mục tiêu mà họ theo đuổi, nhưng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được phải dựa trên cơ sở an toàn và uy tín. HDBank Huế nói riêng và tất cả các NH nói chung, hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên cơ sở tiền tệ, đây là yếu tố nhạy cảm, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng mục đích cuối cùng của nó cũng không nằm ngoài mục đích thu lợi nhuận. Kết quả kinh doanh của NH được xem là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của NH. Trong những năm qua, với sự cố gắng và nổ lực trong công tác quản trị, điều hành tác nghiệp nhằm phát huy tối đa những thuận lợi của mình, chi nhánh HDBank Huế đã có được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh để ngày càng khẳng định vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Trường Đại học Kinh tế Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 44
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.3 - Kết quả hoạt động kinh doanh tại HDBank Huế giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Tốc độ Tốc độ Tỷ Tỷ Tỷ Chỉ tiêu Chênh tăng Chênh tăng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng lệch trưởng lệch trưởng (%) (%) (%) (%) (%) Tổng doanh thu 146.350,00 100,00 203.391,38 100,00 289.547,96 100,00 57.041,38 38,98 86.156,59 42,36 Thu nhập từ lãi 132.124,78 90,28 182.096,30 89,53 265.428,62 91,67 49.971,52 37,82 83.332,32 45,76 Thu nhập từ hoạt động kinh 2.078,17 1,42 2.989,85 1,47 4.864,41 1,68 911,68 43,87 1.874,55 62,70 doanh Thu từ dịch vụ 5.049,08 3,45 6.671,24 3,28 9.815,68 3,39 1.622,16 32,13 3.144,44 47,13 Thu khác 7.097,97 4,85 11.633,99 5,72 9.439,26 3,26 4.536,01 63,91 (2.194,72) (18,86) Tổng chi phí 128.275,78 100,00 170.736,89 100,00 234.128,48 100,00 42.461,12 33,10 63.391,59 37,13 Chi phí trả lãi 105.635,10 82,35 149.360,63 87,48 208.116,81 88,89 43.725,53 41,39 58.756,18 39,34 Chi phí từ hoạt động kinh 5.644,13 4,40 5.335,53 3,13 5.548,85 2,37 (308,61) (5,47) 213,32 4,00 doanh Chi kinh doanh ngoại hối 3.463,45 2,70 3.119,36 1,83 3.020,26 1,29 (344,08) (9,93) (99,11) (3,18) Chi phí dịch vụ 6.105,93 4,76 6.365,07 3,73 8.077,43 3,45 259,14 4,24 1.712,36 26,90 Chi phí khác 7.427,17 5,79 6.556,30 3,84 9.365,14 4,00 (870,87) (11,73) 2.808,84 42,84 Lợi nhuận trước thuế 146.350,00Trường100,00 203.391,38 Đại học100,00 289.547,96Kinh 100,00tế Huế57.041,38 38,98 86.156,59 42,36 (Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp HDBank Huế) Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 45
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh là rất khả quan qua 3 năm 2015, 2016 và 2017. Lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, kết quả đó được thể hiện rõ qua tình hình tổng thu và tổng chi. Về tình hình doanh thu : Nhìn chung thu nhập của chi nhánh tăng lên qua các năm. Năm 2015 đã đạt được là 146.350 triệu đồng. Sang năm 2016, con số này đã lên đến 203.391,38 triệu đồng và đến năm 2017, con số đã tăng lên là 289.547,96 triệu đồng. Cụ thể là nguồn thu từ lãi là chủ yếu của chi nhánh với tỷ trọng luôn trên 80%. Năm 2016 thu nhập từ hoạt động này là 182.096,3 triệu đồng tăng 37,82% ứng với 49.971,52 triệu đồng so với năm 2015. Sang năm 2017 doanh thu của chi nhánh vẫn tăng cao, mặc dù tình hình kinh tế của năm gặp rất nhiều khó khăn. Trong năm 2017 tổng doanh thu đạt 265.428,62 triệu đồng tăng 45,76%, tương ứng tăng 83.332,32 triệu đồng. Khoản thu nhập này tăng cao là do trong năm 2017 chi nhánh đã tăng cường khuyến khích KH vay vốn, chính vì vậy mà đem lại một khoản thu rất cao từ lãi vay, đẩy thu nhập của chi nhánh lên cao. Bên cạnh đó, các dịch vụ thu ngoài lãi như là thu từ dịch vụ, thu kinh doanh ngoại hối và thu khác cũng tăng đều qua các năm. Đối với chi phí, cũng như thu nhập số tiền mà NH phải chi ra nhiều nhất là cho hoạt động huy động tiền gửi, chi trả lãi luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng chi phí vì để nguồn vốn huy động của NH đảm bảo được nhu cầu vay vốn ngày càng tăng nên NH đã thúc đẩy việc huy động nguồn vốn từ dân cư, TCKT, các TCTD. Năm 2015 chi trả lãi là 105.635,1 triệu đồng và vẫn tiếp tục gia tăng trong năm tiếp theo năm 2016 là 149.360,63 triệu đồng tương ứng với mức tăng là 43.725,53 triệu đồng hay tốc độ tăng là 41,39% so với năm 2015. Các chi phí còn lại nhìn chung đều có xu hướng tăng qua 3 năm. Trường Tổng chi phí năm Đại 2015 đ ạhọct 128.275,78 Kinhtriệu đồ ngtế và Huế đến năm 2016 là 170.736,89 triệu đồng, năm 2017 là 234.128,48 triệu đồng. Cho thấy NH đã có những biện pháp quản lý tốt tình hình hoạt động của mình, để từ đó tránh lãng phí và gây thất thoát về tài chính, một phần giúp chi nhánh nâng cao hiệu quả hoạt động. Lợi nhuận của NH tăng lên trong năm 2016 là 80,67% ứng với mức tăng là 14.580,26 triệu đồng so với năm 2015 và năm 2017 tăng 69,71% so với năm 2016 ứng với mức tăng 22.764,99 triệu đồng. Điều này cho thấy các khoản chi phí của NH bỏ ra trong hoạt động của mình là cần thiết, thực hiện công việc đầu tư một cách có hiệu Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 46
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp quả, tạo điều kiện và làm bước chạy đà cho NH để mở rộng quy mô kinh doanh của mình trong thời gian tới. 2.2. Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh chi nhánh Huế 2.2.1. Các sản phẩm Tín dụng cá nhân Cho vay bổ sung vốn lưu động. - Số tiền vay: 5 tỷ đồng. - Thời hạn vay: 12 tháng. - Cho vay theo phương thức từng lần hoặc theo hạn mức tín dụng. - Phương thức trả nợ: lãi trả hàng tháng/quý; gốc trả hàng tháng/quý/cuối kỳ. - Tài sản bảo đảm: bất động sản/ xe ô tô. Cho vay vốn kinh doanh trung và dài hạn. - Số tiền vay: 5 tỷ đồng. - Thời hạn vay: 20 năm, thời gian ân hạn: 12 tháng. - Cho vay theo phương thức từng lần. - Phương thức trả nợ: lãi trả hàng tháng/quý; gốc trả hàng tháng hoặc định kỳ tối đa 6 tháng/lần. - Tài sản bảo đảm: bất động sản, xe ô tô. Cho vay góp vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. - Số tiền vay: tỷ đồng. - TrườngThời gian vay: tối đaĐại120 tháng. học Kinh tế Huế - Tài sản bảo đảm: bất động sản. Cho vay bất động sản. - Số tiền vay: 70% nhu cầu vốn. - Thời hạn vay: 20 năm. - Phương thức trả nợ linh hoạt Phù hợp nguồn trả nợ KH: Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 47
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp - Ân hạn gốc: lên đến 12 tháng Cho vay mua xe ô tô. - Tài trợ đến 100% giá trị xe. - Thời hạn vay đến 84 tháng. - Tài sản bảo đảm: Chính xe mua/bất động sản/giấy tờ có giá/kim loại quý theo quy định HDBank. - Tỷ lệ cho vay/Tài sản bảo đảm: Lên đến 100% giá trị xe với tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc đến 75% giá trị xe với tài sản bảo đảm là chính xe mua. - Hồ sơ xe mua: Hợp đồng mua bán, Phiếu đặt cọc Cho vay tiêu dùng tài sản đảm bảo. - Số tiền vay lên đến 100% nhu cầu vốn. - Thời hạn vay đến 84 tháng. - Trả nợ đều hàng tháng/3 tháng/6 tháng. - Tài sản bảo đảm là bất động sản hoặc động sản. Cho vay tiêu dùng tín chấp. - Thời hạn vay lên đến 60 tháng. - Số tiền cho vay đến 12 tháng thu nhập thực lãnh. - Lãi suất cạnh tranh. Ứng trước tài khoản cá nhân. - Hạn mức vay lên đến 200 triệu đồng hoặc không quá 100% thẻ tiết kiệm TrườngHDBank phát hành. Đại học Kinh tế Huế - Thời hạn rút vốn đến 12 tháng. - Lãi suất tính trên số tiền thực tế sử dụng. - Rút/ trả vào bất cứ thời điểm nào trong thời hạn vay. - Tài sản bảo đảm: Thẻ tiết kiệm/bất động sản hoặc không có tài sản bảo đảm. Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 48
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm là thẻ tiết kiệm. - Số tiền vay lên đến 100% giá trị thẻ tiết kiệm. - Thời hạn vay tối đa đến 36 tháng. - Giải ngân trong vòng 30 phút. - Lãi suất cố định trong suốt thời hạn vay. - Tài sản bảo đảm là thẻ tiết kiệm do HDBank hoặc NH khác phát hành. Chiết khấu giấy tờ có giá do HDBank phát hành. - Lãi suất cạnh tranh theo quy định hiện hành của HDBank. - Lãi suất cố định trong suốt thời hạn chiết khấu. - Thời hạn chiết khấu không vượt quá thời hạn còn lại của giấy tờ có giá. Dịch vụ Xác minh năng lực tài chính du học/du lịch. - Loại tiền vay: VND. - Thời hạn vay tối đa: là 120 tháng đối với trường hợp cấp hạn mức tín dụng và 12 tháng đối với trường hợp xác nhận số dư. - Hạn mức tài trợ lên đến 100% tổng nhu cầu đối với trường hợp xác minh năng lực tài chính du học và lên đến 01 tỷ đồng đối với trường hợp xác minh năng lực tài chính du lịch. 2.2.2. Quy trình Tín dụng cá nhân Sơ đồ 1.3 - Quy trình Tín dụng cá nhân tại HDBank Huế Trường ĐạiBước học3: Kinh tế Huế Bước 1: Bước 6: Bước 2: Quyết Bước 5: Lập hồ Bước 4: Thanh Phân định và Giám sơ đề Giải lý hợp tích tín ký hợp sát tín nghị cấp ngân đồng tín dụng đồng tín dụng tín dụng dụng dụng Nguồn: Phòng Tín dụng cá nhân HDBank Huế Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 49
- GVHD: ThS. Nguyễn Ánh Dương Khóa luận tốt nghiệp Bước 1 - Lập hồ sơ xin cấp tín dụng Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, được thực hiện sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn và là cơ sở để thực hiện các khâu kế tiếp đặc biệt là khâu phân tích và quyết định cho vay. Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Chuyên viên tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với khách hàng đã cã quan hệ tín dụng: Chuyên viên tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay. Khách hàng đủ hoặc chưa đầy đủ điều kiện hồ sơ vay đều được chuyên viên tín dụng báo cáo lãnh đạo và thông báo lại cho khách hàng (nếu không đủ điều kiện vay). Bước 2 - Phân tích tín dụng Là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Phâm tích tín dụng là một bước phức tạp và vô cùng quan trọng trước khi cho vay. Nó bắt đầu từ việc chuyên viên tín dụng kiểm tra mục đích vay vốn, điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh để tiến hành phân tích ngành, phân tích khách hàng vay vốn, phân tích dự án kinh doanh cho đến chấm điểm và xếp hạng khách hàng, lập báo cáo thẩm định khách hàng. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Bước 3 - Quyết định và ký hợp đồng tín dụng QuyTrườngết định tín dụng làĐại quyết định học cho vay Kinhhay từ chối đốitế với Huếmột hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Sau khi đã phân tích tín dụng xong, chuyên viên tín dụng trình cho trưởng phòng báo cáo thẩm định để trình lãnh đạo NH để phê duyệt và quyết định khoản tín dụng này. Sau khi ra quyết định tín dụng, kết quả có thể là chấp thuận hoặc từ chối cho vay, tùy vào kết quả phân tích và thẩm định. Nếu chấp thuận cho vay, cán bộ tín dụng sẽ Lê Thị Ngọc Bảo – K49A KDTM 50