Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh

pdf 94 trang yendo 5690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_tai_cong_ty_lien_doa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Liên doanh may Hồng Việt - Trà Vinh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA KINH TẾ, LUẬT VÀ NGOẠI NGỮ BỘ MÔN KINH TẾ o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguy n Thanh H ùng Phạm Thị Phượng Kiều Mã số sinh viên: 111907076 Lớp: Đại Học Kế Toán B Khóa: 2007 – 2011 Trà Vinh, tháng 06 năm 2011
  2. LỜI CẢM TẠ  Em xin chân thành cảm ơn Bộ môn Kinh Tế, Khoa Kinh tế, Luật và ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh cùng quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Thanh Hùng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do thời gian thực hiện luận văn ngắn và kiến thức còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp không tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để luận văn hoàn chỉnh hơn. Ngày 20 tháng 6 năm 2011 Sinh viên thực hiện Phạm Thị Phượng Kiều
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào . Ngày 20 tháng 6 năm 2011. Sinh viên thực hiện Phạm Thị Phượng Kiều
  4. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  Ngày tháng năm 2011. Thủ trưởng đơn vị
  5. BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC  Họ và tên người hướng dẫn: NGUYỄN THANH HÙNG Học vị: Chuyên ngành: Cơ quan công tác: Khoa kinh tế, luật và ngoại ngữ, Trường Đại học Trà Vinh Tên học viên: PHẠM THỊ PHƯỢNG KIỀU Mã số sinh viên: 111907076 Chuyên ngành: Kế toán Tên đề tài: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo . 2. Về hình thức 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn 5. Nội dung và các kết quả đạt được 6. Các nhận xét khác 7. Kết luận Trà vinh,, ngày tháng năm 2011. NGƯỜI NHẬN XÉT
  6. DANH MỤC BIỂU BẢNG  Trang Bảng 2.1: Bảng phân tích tình hình biến động về tài sản qua 3 năm 2008, 2009, 2010 35 Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu tài sản qua 3 năm 2008, 2009, 2010 38 Bảng 2.3: Bảng phân tích tình hình biến động về nguồn vốn qua 3 năm 2008, 2009, 2010 42 Bảng 2.4: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn qua 3 năm 2008, 2009, 2010 45 Bảng 2.5: Bảng phân tích biến động trong kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2008, 2009, 2010 48 Bảng 2.6: Tỷ số thanh toán hiện hành qua 3 năm 2008, 2009, 2010 52 Bảng 2.7: Tỷ số thanh toán nhanh qua 3 năm 2008, 2009, 2010 54 Bảng 2.8: Tỷ số vòng quay các khoản phải thu qua 3 năm 2008 , 2009, 2010 56 Bảng 2.9: Tỷ số kỳ thu tiền bình quân qua 3 năm 2008, 2009, 2010 56 Bảng 2.10: Tỷ số vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm 2008, 2009, 2010 .59 Bảng 2.11: Tỷ số vòng quay tài sản cố định qua 3 năm 2008, 2009, 2010 61 Bảng 2.12: Tỷ số vỏng quay tổng tài sản qua 3 năm 2008, 2009, 2010 63 Bảng 2.13: Tỷ số sinh lợi trên doanh thu qua 3 năm 2008, 2009, 2010 65 Bảng 2.14: Tỷ số sức sinh lợi căn bản qua 3 năm 2008, 2009, 2010 67 Bảng 2.15: Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản qua 3 năm 2008, 2009, 2010 .69 Bảng 2.16: Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm 2008, 2009, 2010 71 Bảng 2.17: Tỷ số nợ trên tổng tài sản qua 3 năm 2008, 2009, 2010 73 Bảng 2.18: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm 2008, 2009, 2010 .74 Bảng 2.19: Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay qua 3 năm 2008, 2009, 2010 75
  7. DANH MỤC HÌNH  Trang Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty 28 Hình 2.2: Sơ đồ phòng kế toán 32 Hình 2.3: Trình tự ghi sổ Nhật ký Sổ cái 33 Hình 2.4: Biểu đồ biến động tài sản qua 3 năm 2008, 2009, 2010 36 Hình 2.5: Biểu đồ biến động nguồn vốn qua 3 năm 2008, 2009, 2010 .43 Hình 2.6: Biểu đồ về tỷ số thanh toán hiện hành qua 3 năm 2008, 2009, 2010 53 Hình 2.7: Biểu đồ về tỷ số thanh toán nhanh qua 3 năm 2008, 2009, 2010 54 Hình 2.8: Biểu đồ tỷ số vòng quay các khoản phải thu qua 3 năm 2008, 2009, 2010 57 Hình 2.9: Biểu đồ về tỷ số kỳ thu tiền bình quân qua 3 năm 2008, 2009, 2010 57 Hình 2.10: Biểu đồ về tỷ số vòng quay hàng tồn kho qua 3 năm 2008, 2009, 2010 60 Hình 2.11: Biểu đồ về tỷ số vòng quay tài sản cố định qua 3 năm 2008, 2009, 2010 62 Hình 2.12: Biểu đồ về tỷ số vòng quay tổng tài sản qua 3 năm 2008, 2009, 2010 64 Hình 2.13: Biểu đồ về tỷ số sinh lợi trên doanh thu qua 3 năm 2008, 2009, 2010 65 Hình 2.14: Biểu đồ về tỷ số sức sinh lợi căn bản qua 3 năm 2008, 2009, 2010 68 Hình 2.15: Biểu đồ về tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản qua 3 năm 2008, 2009, 2010 70 Hình 2.16: Biểu đồ về tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm 2008, 2009, 2010 72 Hình 2 17: Biểu đồ về tỷ số nợ trên tổng tài sản qua 3 năm 2008, 2009, 2010 73 Hình 2.18: Biểu đồ về tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm 2008, 2009, 2010 74
  8. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT  UBND: Ủy ban nhân dân TP: Thành phố TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh PHCTCNS: Phòng hành chánh tổ chức nhân sự PKTTV: Phòng kế toán tài vụ TCLĐ: Tổ chức lao động HC: Hành chánh PKHSXKDXNK: Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu KH: Kế hoạch KT: Kỹ thuật KTTT: Kế toán thanh toán KTT: Kế toán trưởng CĐKT: Cân đối kế toán BCKQKD: Báo cáo kết quả kinh doanh GTGT: Giá trị gia tăng TNDN: Thu nhập doanh nghiệp LD: Liên doanh
  9. MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 2.1. Mục tiêu chung 1 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 3.1. Phạm vi không gian 2 3.2. Phạm vi thời gian 2 3.3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 2 4.2. Phương pháp phân tích số liệu 2 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 3 PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4 1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 4 1.1.2. Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 6 1.2. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRONG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 7 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa 7 1.2.2. Vai trò mục đích và các yêu cầu đối với các thông tin trình bày trên hệ thống báo cáo tài chính kế toán 8 1.2.3. Nguyên tắc trình bày thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính kế toán 10 1.2.4. Các tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 11 1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 14 1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 15
  10. 1.3.2. Phân tích các tỷ số tài chính 17 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH 24 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH 24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh 24 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty 27 2.1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 27 2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty LD May Hồng Việt Trà Vinh 28 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán của Công ty 31 2.1.6. Chiến lược và phương hướng phát triển của công ty trong tương lai 33 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH 34 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 34 2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính 52 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH 76 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH 78 3.1. TỒN TẠI 78 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH 78 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 1. KẾT LUẬN 81 2. KIẾN NGHỊ 82 2.1. Đối với nhà trường 82 2.2. Đối với Công ty 82
  11. PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một tế bào kinh tế, là một đơn vị hạch toán độc lập, tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu về lợi nhuận. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có những quyết sách, chiến lược phù hợp, kịp thời đối với các hoạt động kinh tế của mình. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường đa thành phần, nếu chỉ dựa vào khả năng của mình và bỏ qua sự hỗ trợ của các nguồn lực bên ngoài, doanh nghiệp khó có thể đứng vững và phát triển được. Phân tích tình hình tài chính là một công việc thường xuyên và vô cùng cần thiết không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ về kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp. Đánh giá được đúng thực trạng tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra được các quyết định kinh tế thích hợp, sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả vốn và các nguồn lực. Nhà đầu tư có quyết định đúng đắn với sự lựa chọn đầu tư của mình. Các chủ nợ được đảm bảo về khả năng thanh toán của doanh nghiệp đối với các khoản cho vay. Nhà cung cấp và khách hàng đảm bảo được việc doanh nghiệp sẽ thực hiện các cam kết đặt ra. Các cơ quan quản lý Nhà nước có được các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cũng như hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính và đánh giá thực trạng tài chính của một doanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh, nhờ có sự giúp đỡ của anh Võ Văn Hảo, các cán bộ phòng kế toán tài vụ, Ban quản lý của Công ty và giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thanh Hùng, em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Phân tích tình hình tài chính tại công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích tình hình tài chính tại Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh 1
  12. 2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty thông qua bảng cân đối kế toán. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích cụ thể tình hình tài chính của Công ty qua các tỷ số tài chính. Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính của Công ty. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh. 3.2. Phạm vi thời gian Từ ngày 04/04/2011 đến 20/06/2011 3.3. Đối tượng nghiên cứu Các bảng báo cáo tài chính của Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh cụ thể là: bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm: 2008, 2009 và 2010. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài, tôi chọn các phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Nguồn số liệu, chủ yếu là số liệu sơ cấp được thu thập từ Phòng kế toán tài vụ của Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh. Số liệu được sử dụng để phân tích là số liệu từ các bảng Báo cáo tài chính cụ thể là: bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2008, 2009, 2010. 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, chúng ta không thể dung riêng lẻ một phương pháp nào mà phải sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích với nhau nhằm đánh giá tình hình tài chính của Công ty một cách chính xác hơn. Đề tài đã sử dụng các phương pháp phân tích sau: Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu 2
  13. tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: + So sánh tuyệt đối ( Y = Y 1 Y0) : là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tổng hợp số lượng và quy mô của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm này với số liệu năm trước xem biến động tăng hay giảm, với số lượng là bao nhiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân biến động và đề ra biện pháp khắc phục. + So sánh tương đối ( Y = Y 1/ Y 0 * 100%) : là tỷ lệ (%) chênh lệch giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó là trị số nói lên kết cấu mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được sử dụng để so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Số tương đối kết cấu phản ánh tỷ trọng từng bộ phận chiếm trong tổng số. (Trong đó: Y 1, Y 0, Y lần lượt là trị số kỳ phân tích, trị số kỳ gốc, trị số so sánh chênh lệch giữa số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ gốc). Phương pháp phân tích các tỷ số tài chính: Phương pháp này được dùng để đánh giá và phân tích cụ thể hơn tình hình tài chính của Công ty thông qua các tỷ số tài chính dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số tài chính trong các quan hệ tài chính. Trong phân tích tài chính, tỷ số tài chính được phân nhóm thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của Công ty như tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số hiệu quả hoạt động kinh doanh, tỷ số khả năng sinh lợi của vốn, Qua đó, ta tiến hành so sánh các tỷ số của năm sau so với năm trước. Qua việc so sánh này, ta thấy được các tỷ số tài chính biến động như thế nào và sẽ đánh giá được tình hình tài chính của Công ty. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày với nội dung như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh Chương 3: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh. 3
  14. PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp và các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cũng như tình hình tài chính của các đối tượng quan tâm thì việc phân tích tài chính là rất quan trọng. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, người ta có thể sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm đối tượng khác nhau như Ban giám đốc (Hội đồng quản trị) các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các nhà cho vay tín dụng, nhân viên ngân hàng, các nhà bảo hiểm và kể cả cơ quan Nhà nước cũng như người lao động. Mỗi nhóm người này có nhu cầu thông tin khác nhau, do vậy mỗi nhóm có những xu hướng tập trung vào các khía cạnh riêng trong bức tranh tài chính của một doanh nghiệp 1.1.1.2. Các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp Hoạt động tài chính của doanh nghiệp rất phức tạp, phong phú và đa dạng, muốn phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì trước hết phải hiểu rõ được các mối quan hệ tài chính chủ yếu của doanh nghiệp: a) Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước Quan hệ này phát sinh dưới hình thái tiền tệ, theo hai chiều vận động ngược nhau. Đó là: Ngân sách Nhà nước góp phần hình thành vốn sản xuất kinh 4
  15. doanh (tuỳ theo mức độ và loại hình sở hữu doanh nghiệp); Ngược lại doanh nghiệp phải nộp các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định để hình thành Ngân sách Nhà nước. b) Quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức trung gian tài chính Các trung gian tài chính (chủ yếu là ngân hàng) là cầu nối giữa người có vốn tạm thời nhàn rỗi với người cần vốn để đầu tư kinh tế. Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp đi vay vốn của các tổ chức tín dụng đồng thời trả chi phí cho việc sử dụng vốn đi vay đó. c) Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường Với tư cách là một chủ thể kinh doanh, doanh nghiệp có quan hệ với thị trường cung cấp các yếu tố đầu vào và thị trường phân phối đầu ra.Thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu sản phẩm và dịch vụ cung ứng, từ đó doanh nghiệp xác định số tiền đầu tư cho kế hoạch sản xuất và tiêu thụ nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội và thu được lợi nhuận tối đa với lượng chi phí bỏ ra thấp nhất, đứng vững và liên tục mở rộng thị trường trong môi trường cạnh tranh khóc liệt. Trong nền kinh tế thị trường, ngoài các yếu tố nêu trên, các doanh nghiệp còn phải tiếp cận với thị trường vốn. Doanh nghiệp có thể tạo ra được nguồn vốn dài hạn bằng việc phát hành chứng khoán như kỳ phiếu, cổ phiếu, đồng thời có thể kinh doanh chứng khoán để kiếm lời trên thị trường này. d) Quan hệ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp Biểu hiện của quan hệ này là sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp. Đó là các quan hệ tài chính giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh với nhau, giữa các đơn vị thành viên với nhau, giữa quyền sử dụng vốn và sở hữu vốn. Các quan hệ này được biểu hiện thông qua các chính sách tài chính của doanh nghiệp như chính sách phân phối thu nhập, chính sách về cơ cấu vốn, về đầu tư và cơ cấu đầu tư. e) Quan hệ giữa doanh nghiệp với hộ gia đình Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp thu hút sức lao động, tiền vốn của các thành viên hộ gia đình để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh, đồng thời doanh nghiệp phải trả tiền lương, lãi suất cho họ. f) Quan hệ giữa doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài Quan hệ này phát sinh khi doanh nghiệp vay, cho vay, trả nợ và đầu tư 5
  16. với các tổ chức kinh tế nước ngoài. Tóm lại, thông qua các mối quan hệ trên cho thấy tài chính doanh nghiệp đã góp phần hình thành nên nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, các doanh nghiệp phải sử dụng đúng đắn và có hiệu quả các công cụ tài chính nhằm thúc đấy doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện các phương thức kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn, nếu không sẽ kìm hãm sự phát triển của toàn bộ hệ thống tài chính quốc gia 1.1.2. Sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Trong môi trường cạnh tranh gay gắt trên nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển được thì phải bảo đảm một tình hình tài chính vững chắc và ổn định. Muốn vậy phải phân tích được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tài chính là nghiên cứu khám phá hoạt động tài chính đã được biểu hiện bằng con số. Cụ thể hơn, phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ mà nếu không phân tích thì các con số đó chưa có ý nghĩa lớn đối với những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là sử dụng các công cụ, phương pháp và kỹ thuật để làm các con số nói lên thực chất của tình hình tài chính của doanh nghiệp. Các quyết định của người quan tâm sẽ chính xác hơn nếu như họ nắm bắt được cơ chế hoạt động tài chính thông qua việc sử dụng thông tin của phân tích tài chính. Mặc dù việc sử dụng thông tin tài chính của một nhóm người trên những góc độ khác nhau, song phân tích tình hình tài chính cũng nhằm thoả mãn một cách duy nhất cho các đối tương quan tâm, cụ thể là: Đối với bản thân doanh nghiệp: Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính của đơn vị mình và chuẩn bị lập kế hoạch cho tương lai cũng như đưa ra các kết quả đúng đắn kịp thời phục vụ quản lý. Qua phân tích, nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy được một cách toàn diện tình hình tài chính trong doanh nghiệp trong mối quan hệ nội bộ với mục đích lợi nhuận và khả năng thanh toán để trên cơ sở đó dẫn dắt doanh nghiệp theo một chiều hướng sao cho chỉ số của chỉ tiêu tài chính thoả mãn yêu cầu của chủ nợ cũng như của các chủ sở hữu. 6
  17. Đối với các chủ Ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Phân tích tình hình tài chính cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp về các khoản nợ và lãi. Đồng thời, họ quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời của doanh nghiệp để đánh giá đơn vị có trả nợ được hay không trước khi quyết định cho vay. Đối với nhà đầu tư: Phân tích tình hình tài chính giúp cho họ thấy khả năng sinh lợi, mức độ rủi ro hiện tại cũng như trong tương lai của doanh nghiệp để quyết định xem có nên đầu tư hay không. Đối với công nhân viên trong doanh nghiệp: Nhóm người này cũng muốn biết về thu nhập của mình có ổn định không và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đối với Nhà nước: Cần thông tin cho việc áp dụng các chính sách quản lý vĩ mô, để điều tiết nền kinh tế. Như vậy, hoạt động tài chính tập trung vào việc mô tả mối quan hệ mật thiết giữa các khoản mục và nhóm các khoản mục nhằm đạt được mục tiêu cần thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác nhằm đưa ra quyết định hợp lý, hiệu quả phù hợp với mục tiêu của đối tượng này. Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp cho nhà quản trị lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác tiềm năng của doanh nghiệp. Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thì hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp chính là cơ sở tài liệu hết sức quan trọng . 1.2. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TRONG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa 1.2.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính kế toán là những báo cáo tổng hợp được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính kế toán phản ánh một cách có hệ thống tình hình tài sản, công nợ, tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những thời kỳ nhất định, đồng thời chúng được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng 7
  18. thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đề ra các quyết định cho phù hợp 1.2.1.2. Ý nghĩa Báo cáo tài chính kế toán là căn cứ quan trọng cho việc đề ra quyết định quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thích hợp, giúp cho chủ doanh nghiệp sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn lực, nhà đầu tư có được quyết định đúng đắn đối với sự đầu tư của mình, các chủ nợ được bảo đảm về khả năng thanh toán của doanh nghiệp về các khoản cho vay. Nhà cung cấp và khách hàng đảm bảo được việc doanh nghiệp thực hiện các cam kết, các cơ quan Nhà nước có được các chính sách phù hợp để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như kiểm soát được doanh nghiệp bằng pháp luật 1.2.2. Vai trò mục đích và các yêu cầu đối với các thông tin trình bày trên hệ thống báo cáo tài chính kế toán 1.2.2.1. Vai trò Hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp có những vai trò sau đây: * Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết, giúp kiểm tra phân tích một cách tổng hợp toàn diện có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp . * Cung cấp thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kế toán tài chính của doanh nghiệp . * Cung cấp thông tin và số liệu cần thiết để phân tích và đánh giá tình hình, khả năng về tài chính kinh tế của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Mục đích Doanh nghiệp phải lập và trình bày các báo cáo tài chính kế toán với các mục đích sau: * Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện tình hình biến động về tài sản công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. 8
  19. * Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ việc đánh giá phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế trong tương lai. 1.2.2.3. Yêu cầu đối với các thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính kế toán Để thực hiện được vai trò là hệ thống cung cấp thông tin kinh tế hữu ích của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng, các thông tin trên báo cáo tài chính phải đáp ứng các yêu cầu sau: Tính dễ hiểu: Các thông tin do các báo cáo tài chính kế toán cung cấp phải dễ hiểu đối với người sử dụng để họ có thể lấy đó làm căn cứ đưa ra các quyết định. Tất nhiên người sử dụng phải là người có kiến thức về hoạt động kinh doanh và kinh tế, hiểu biết về lĩnh vực tài chính kế toán ở một mức độ nhất định. Độ tin cậy: Để báo cáo tài chính kế toán thực sự hữu ích đối với người sử dụng, các thông tin trình bầy trên đó phải đáng tin cậy. Các thông tin được coi là đáng tin cậy khi chúng đảm bảo một số yêu cầu sau: + Trung thực: Để có độ tin cậy, các thông tin phải được trình bày một cách trung thực về những giao dịch và sự kiện phát sinh. + Khách quan : Để có độ tin cậy cao, thông tin trình bầy trên báo cáo tài chính kế toán phải khách quan, không được xuyên tạc hoặc bóp méo một cách cố ý thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính sẽ không được coi là khách quan nếu việc lựa chọn hoặc trình bầy có ảnh hưởng đến việc ra quyết định hoặc xét đoán và cách lựa chọn trình bầy đó nhằm đạt đến kết quả mà người lập báo cáo đã biết trước. + Đầy đủ: thông tin trên báo cáo tài chính kế toán cung cấp phải đảm bảo đầy đủ, không bỏ sót bất cứ khoản mục hay chỉ tiêu nào vì một sự bỏ sót dù nhỏ nhất cũng có thể gây ra thông tin sai lệch dẫn đến kết luận phân tích nhầm lẫn. + Tính so sánh được: Các thông tin do hệ thống báo cáo tài chính kế toán cung cấp phải đảm bảo cho người sử dụng có thể so sánh chúng với các kỳ trước, kỳ kế hoạch để xác định được xu hướng biến động thay đổi về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, người sử dụng cũng có nhu cầu so sánh báo cáo tài chính kế toán của các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực để đánh giá mối 9
  20. tương quan giữa các doanh nghiệp cũng như so sánh thông tin khi có sự thay đổi về cơ chế chính sách tài chính kế toán mà doanh nghiệp áp dụng. + Tính thích hợp: Để báo cáo tài chính kế toán trở nên có ích cho người sử dụng, các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính kế toán phải thích hợp với người sử dụng để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế của mình. 1.2.3. Nguyên tắc trình bày thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính kế toán Nguyên tắc thước đo tiền tệ: yêu cầu thông tin trình bầy trên báo cáo tài chính kế toán phải tuân thủ các quy định về đơn vị tiền tệ và đơn vị tính một cách thống nhất khi trình bầy các chỉ tiêu trong một niên độ kế toán. Nguyên tắc coi trọng bản chất hơn hình thức: Một thông tin được coi là trình bày một cách trung thực về những giao dịch và sự kiện khi chúng phản ánh được bản chất kinh tế của giao dịch và sự kiện đó chứ không đơn thuần là hình thức của giao dịch và sự kiện. Nguyên tắc trọng yếu: Theo nguyên tắc này, mọi thông tin mang tính trọng yếu cần thiết được trình bày riêng rẽ trong báo cáo tài chính kế toán vì thông tin đó có thể tác động trực tiếp đến việc đưa ra các quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính kế toán. Nguyên tắc tập hợp: Theo nguyên tắc này, đối với các thông tin không mang tính trọng yếu thì không cần thiết phải trình bày riêng rẽ mà cần tập hợp chúng lại theo cùng tính chất hoặc cùng chức năng tương đương nhằm mục đích đơn giản hoá công tác phân tích báo cáo tài chính kế toán. Nguyên tắc nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính kế toán cần được duy trì một cách nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi quan trọng về tính chất của các hoạt động của doanh nghiệp. Nguyên tắc so sánh: Các thông tin trình bày trên các báo cáo tài chính kế toán phải đảm bảo tính so sánh giữa niên độ này và niên độ trước nhằm giúp cho người sử dụng hiểu được thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại và sự biến động của chúng so với các niên độ trước. Nguyên tắc dồn tích: Báo cáo tài chính kế toán cần được lập trên cơ sở dồn tích ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền mặt. Theo nguyên tắc này, tất cả các giao dịch và sự kiện cần được ghi nhận khi chúng phát 10
  21. sinh và được trình bày trên các báo cáo tài chính kế toán phù hợp với niên độ mà chúng phát sinh. Nguyên tắc bù trừ: Theo nguyên tắc này, báo cáo tài chính kế toán cần trình bày riêng biệt tài sản Có và tài sản Nợ, không được phép bù trừ các tài sản với các khoản nợ để chỉ trình bày vốn chủ sở hữu và tài sản thuần của doanh nghiệp. 1.2.4. Các tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.4.1. Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01DN) Bảng cân đối kế toán (hay còn gọi là bảng tổng kết tài sản) là một báo cáo tài chính kế toán tổng hợp phản ánh khái quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo kế toán quan trọng nhất trong hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp. Nó cung cấp thông tin về thực trạng tài chính và tình hình biến động về cơ cấu tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Vì vậy, thông tin trình bày trên bảng cân đối kế toán phải luôn tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc phương trình kế toán: Theo nguyên tắc này, toàn bộ tài sản của doanh nghiệp luôn luôn tương đương với tổng số nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, thể hiện bằng phương trình sau: TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN Hay là: TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU Hoặc là: NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU = TÀI SẢN NỢ PHẢI TRẢ. Nguyên tắc số dư: Theo nguyên tắc này, chỉ những tài khoản có số dư mới được trình bày trên bảng cân đối kế toán. Những tài khoản có số dư là những tài khoản phản ánh tài sản (Tài sản Có) và những tài khoản phản ánh Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu (Tài sản Nợ). Các tài khoản không có số dư phản ánh doanh thu, chi phí làm cơ sở để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ không được trình bày trên bảng cân đối kế toán mà được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh. 11
  22. Nguyên tắc trình bày các khoản mục theo tính thanh khoản giảm dần: Theo nguyên tắc này, các khoản mục tài sản Có của doanh nghiệp được trình bày và sắp xếp theo khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần như sau: TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN: I. Tiền . II. Đầu tư ngắn hạn. III. Các khoản phải thu . IV. Tồn kho. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN. Nguyên tắc trình bày Nợ phải trả theo thời hạn: Theo nguyên tắc này, các khoản nợ phải trả được trình bày theo nguyên tắc các khoản vay và nợ ngắn hạn được trình bày trước, các khoản vay và nợ dài hạn được trình bày sau. Bảng cân đối kế toán có cấu tạo dưới dạng bảng cân đối số, đủ các tài khoản kế toán và được sắp xếp các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế toán gồm có hai phần: Phần tài sản: phản ánh giá trị tài sản. Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản. Hai phần “Tài sản” và “Nguồn vốn” có thể được chia hai bên (bên trái và bên phải) hoặc một bên (phía trên và phía dưới). Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần bao giờ cũng bằng nhau vì cùng phản ánh một lượng tài sản theo nguyên tắc phương trình kế toán đã trình bày ở trên. Phần tài sản được chia làm hai loại: Loại A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn phản ánh giá trị của các loại tài sản có thời gian chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Loại B: Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn phản ánh giá trị của các loại tài sản có thời gian chuyển đổi thành tiền từ một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh trở lên. Phần nguồn vốn được chia làm hai loại: Loại A: Nợ phải trả thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với các chủ nợ (người bán chịu, người cho vay, Nhà nước, công nhân viên). Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp 12
  23. trước chủ sở hữu đã đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Trong mỗi loại của bảng cân đối kế toán được chi tiết thành các khoản mục, các khoản bảo đảm cung cấp thông tin cần thiết cho người đọc và phân tích báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp. Tóm lại, về mặt quan hệ kinh tế, qua việc xem xét phần “Tài sản” cho phép đánh giá tổng quát năng lực và trình độ sử dụng tài sản.Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện “số tiềm lực” mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai. Khi xem xét phần “Nguồn vốn”, về mặt kinh tế, người sử dụng thấy được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, người sử dụng thấy được trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước, về số tài sản đã hình thành bằng vốn vay Ngân hàng, vay đối tượng khác cũng như trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, với cổ đông, với nhà cung cấp, với Ngân sách 1.2.4.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02DN) Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD) là một báo cáo tài chính kế toán tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. BCKQKD là tài liệu quan trọng cung cấp số liệu cho người sử dụng thông tin có thể kiểm tra, phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, so sánh với các kỳ trước và các doanh nghiệp khác trong cùng ngành để nhận biết khái quát kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ và xu hướng vận động nhằm đưa ra các quyết định quản lý và quyết định tài chính cho phù hợp. Cùng với bảng CĐKT, BCKQKD là một trong những báo cáo quan trọng nhất của hệ thống báo cáo tài chính kế toán của doanh nghiệp. BCKQKD cung cấp thông tin về kết quả kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một kỳ) của doanh nghiệp. Các thông tin trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây: Nguyên tắc phân loại hoạt động: BCKQKD phân loại hoạt động theo mức độ thông dụng của hoạt động đối với doanh nghiệp. Như vậy, các hoạt 13
  24. động thông thường của doanh nghiệp sẽ được phân loại là hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động này tạo ra doanh thu của doanh nghiệp. Các hoạt động liên quan đến đầu tư tài chính được phân loại là hoạt động tài chính, hoạt động không xảy ra thường xuyên sẽ được phân loại là hoạt động bất thường. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và chi phí: + Nguyên tắc phù hợp: BCKQKD trình bày các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Vì vậy, BCKQKD phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. + Nguyên tắc thận trọng: Theo nguyên tắc này, một khoản chưa xác định chắc chắn sẽ đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp thì chưa được ghi nhận là doanh thu trong kỳ của doanh nghiệp và không được trình bày trên BCKQKD. Ngược lại, một khoản lỗ trong tương lai chưa thực tế phát sinh đã được ghi nhận là chi phí và được trình bày trên BCKQKD. BCKQKD gồm có 3 phần: Phần I: Lãi, lỗ, phản ánh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ về thuế và các khoản phải trả khác của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, được miễn giảm: phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ, số thuế GTGT được hoàn lại và còn được hoàn lại, số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm. 1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP Có nhiều phương pháp để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhưng do thời gian và kiến thức có giới hạn nên trong bài chỉ sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích các tỷ số tài chính. Phân tích các tỷ số tài chính là việc sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Số liệu dùng để phân tích được thu thập từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính được phân thành các nhóm chủ yếu sau: 14
  25. Tỷ số thanh toán: đo lường khả năng thanh toán của công ty Tỷ số hoạt động: đo lường mức độ hoạt động liên quan tới tài sản của công ty Tỷ số sinh lợi: biểu hiện khả năng tạo lãi của tài sản và vốn chủ sở hữu Tỷ số quản lý nợ: cho thấy việc sử dụng nợ của công ty có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh Để cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết có giá trị về xu thế phát triển của Công ty, về mặt mạnh, mặt yếu của hoạt động tài chính chúng ta sẽ tiến hành phân tích các nội dung chủ yếu về tình hình tài chính sau đây: • Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp • Phân tích các tỷ số tài chính 1.3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều đó sẽ giúp các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có những biện pháp hữu hiệu để quản lý doanh nghiệp. Phân tích khái quát tình hình tài chính là căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng CĐKT để so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn giữa các kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị đã sử dụng cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của doanh nghiệp. Từ đó xác định sự biến đổi nào là hợp lý, tích cực; ngược lại đâu là bất hợp lý, tiêu cực để có phương án phân tích chi tiết và hoạch định những giải pháp trong quản lý và điều hành. Khi phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sẽ tiến hành phân tích các nội dung chủ yếu sau đây: Phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản Khi phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản giữa các kỳ, chúng ta còn phải xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng số tài sản để thấy mức độ bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh để xem xét tỷ trọng từng loại tài sản là cao hay thấp. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì cần phải có 15
  26. lượng dự trữ nguyên vật liệu đầy đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Nếu là doanh nghiệp thương mại thì cần phải có lượng hàng hóa dự trữ đầy đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra. Đối với các khoản phải thu, tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều. Do đó, hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ngoài ra khi nghiên cứu đánh giá phải xem xét tỷ suất đầu tư trang bị TSCĐ, đầu tư ngắn hạn và dài hạn. Nội dung phân tích Nếu tổng số tài sản của doanh nghiệp tăng lên thể hiện quy mô vốn của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Cụ thể là: Về vốn bằng tiền: nếu tăng sthì làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp thuận lợi và ngược lại. Tuy nhiên, vốn bằng tiền ở một mức độ hợp lý là tốt nhất, vì nếu quá cao sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao, nhưng quá thấp lại ảnh hưởng đến nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: nếu tăng lên thể hiện doanh nghiệp ngoài việc đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn đầu tư cho lĩnh vực tài chính khác. Các khoản phải thu: nếu tăng thì doanh nghiệp cần tăng cường công tác thu hồi vốn, tránh tình trạng bị ứ đọng và sử dụng vốn không hiệu quả. Nếu giảm chứng tỏ doanh nghiệp đã tích cực thu hồi các khoản nợ, giảm bớt được hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Hàng tồn kho: nếu giảm chứng tỏ hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nếu tăng thỉ doanh nghiệp phải xem xét lại hàng hóa, sản phẩm của mình có phù hợp với nhu cầu thị trường không. Về tài sản cố định: nếu tăng lên thể hiện cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp được tăng cường, quy mô vốn về năng lực sản xuất được mở rộng và xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng tốt. Về đầu tư dài hạn: nếu tăng thì đây là xu hướng tốt vì sẽ tạo nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp. Chi phí xây dựng cơ bản: nếu tăng lên thể hiện danh nghiệp đầu tư thêm công trình xây dựng cơ bản dở dang, nếu giảm thể hiện một số công trình xây dựng 16
  27. cơ bản đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng làm tăng giá trị tài sản cố định. Qua sự phân tích trên không những cung cấp thông tin về sự tăng lên hay giảm đi về cả số tương đối và tuyệt đối của mỗi loại tài sản mà còn biết được cơ cấu của từng loại trong tong số. Từ đó có thể đánh giá mức độ hợp lý của việc phân bổ của từng khoản mục. Phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn Khi phân tích cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn, cần xem xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số cũng như xu hướng biến động của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ và ngược lại, nếu nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. 1.3.2. Phân tích các tỷ số tài chính 1.3.2.1. Các tỷ số thanh toán a) Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio) Tài sản ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Ý nghĩa: Tỷ số thanh toán hiện hành đo lường khả năng trả nợ của công ty. Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Nếu tỷ số hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Ngược lại nếu tỷ số này cao có nghĩa là công ty sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn. b) Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio) Tài sản ngắn hạn Giá trị hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn 17
  28. Ý nghĩa: Tỷ số thanh toán nhanh cho thấy khả năng thanh toán thật sự của công ty. Nó được tính toán dựa trên những tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm tất cả các tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho. Tỷ số này cho biết một đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn (trừ giá trị hàng tồn kho). 1.3.2.2. Các tỷ số hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Các tỷ số hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của một Công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động, các nhà quản trị phải biết cách sử dụng các tài sản này một cách có hiệu quả. Tỷ số hoạt động còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển. Nhóm tỷ số này bao gồm: a) Tỷ số vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover ratio) Doanh thu Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân Ý nghĩa: Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét việc thanh toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Số vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu vòng quay các khoản phải thu quá cao thì sẽ giảm sức cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. Tỷ số này được thể hiện ở dạng khác đó là tỷ số kỳ thu tiền bình quân. b) Kỳ thu tiền bình quân (Average collection period) Các khoản phải thu bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu bình quân ngày 18
  29. Trong đó: Doanh thu hàng năm Doanh thu bình quân ngày = 365 Ý nghĩa: Kỳ thu tiền bình quân đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán và hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một công ty. Tỷ số này cho biết phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Về nguyên tắc thì tỷ số này càng thấp càng tốt. c) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnover ratio) Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Trong đó: Hàng tồn kho đầu kỳ + hàng tồn kho cuối kỳ Hàng tồn kho bình quân = 2 Ý nghĩa: Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình có hiệu quả hay không. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện hàng tồn kho luân chuyển bao nhiêu vòng trong một năm. Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành kinh doanh. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì tỷ số vòng quay hàng tồn kho lớn thể hiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho cao. Nghĩa là hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, giảm hao hụt và việc ứ đọng hàng tồn kho. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao gây ra trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ của công ty không đủ cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín cho doanh nghiệp. 19
  30. d) Số ngày tồn kho Số ngày trong năm Số ngày tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Ý nghĩa: Số ngày tồn kho là số ngày của một vòng quay hàng tồn kho của Công ty. Số ngày tồn kho lớn là dấu hiệu của việc công ty đầu tư quá nhiều cho hàng tồn kho. e) Vòng quay tài sản cố định (Sales tofixed assets ratio) Doanh thu thuần Vòng quay tài sản cố định = Nguyên giá bình quân tài sản cố định Trong đó: Nguyên giá bình quân tài sản cố định = Tổng nguyên giá Hao mòn lũy kế Ý nghĩa: Tỷ số vòng quay tài sản cố định đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty. Tỷ suất này nói lên bình quân trong một năm một đồng giá trị tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. f) Số vòng quay tổng tài sản (Sales to total assets ratio) Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản = Tổng giá trị tài sản bình quân Ý nghĩa: Tỷ số vòng quay tổng tài sản đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. Tỷ số này nói lên một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. 20
  31. 1.3.2.3. Các tỷ số sinh lợi của doanh nghiệp. Các tỷ số sau đây được sử dụng để phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp: a) Tỷ số sinh lợi trên doanh thu (Return on sales ratio) Lợi nhuận ròng Tỷ số sinh lợi trên doanh thu = Doanh thu thuần Ý nghĩa: Tỷ số sinh lợi trên doanh thu cho biết một đồng doanh thu có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số này dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi, tỷ số càng lớn nghĩa là lãi càng lớn. Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. b) Tỷ số sức sinh lợi căn bản Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ số sức sinh lợi căn bản = Tổng tài sản bình quân Ý nghĩa Tỷ số này được dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh nghiệp chịu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ số này mang giá trị dương càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. c) Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets ratio) Lợi nhuận ròng Tỷ số sinh lợi trên tổng TS = Tổng tài sản bình quân Ý nghĩa: Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời của tài sản. Tỷ số này cho biết một đồng giá trị tài sản bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 21
  32. d) Tỷ số sinh lơi trên vốn chủ sở hữu (Return on equity ratio) Lợi nhuận ròng Tỷ số sinh lợi trên vốn CSH = Vốn chủ sở hữu bình quân Ý nghĩa: Tỷ số này đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào công ty. 1.3.2.4. Các tỷ số quản lý nợ của doanh nghiệp a) Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt ratio) Tổng nợ phải trả Tỷ số nợ trên tổng tài sản = Tổng tài sản Trong đó: Tổng nợ phải trả: bao gồm toàn bộ các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo gồm các khoản phải trả vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn. Tổng tài sản: toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo. Ý nghĩa: Tỷ số nợ trên tổng tài sản cho thấy một đồng tài sản được tài trợ bởi bao nhiêu đồng nợ. Qua đây ta thấy được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp vay ít. Điều này cũng hàm ý là doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Song nó cũng có thể hàm ý là doanh nghiệp chưa biết khai thác đòn bẩy tài chính, tức là chưa biết cách huy động vốn bằng hình thức đi vay. Ngược lại tỷ số này quá cao đồng nghĩa doanh nghiệp không có năng lực tài chính mà chủ yếu đi vay để có vốn kinh doanh, mức độ rủi ro của doanh nghiệp cao hơn. 22
  33. b) Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (Debt to equity ratio) Tổng nợ phải trả Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay (nợ phải trả) và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, đồng nghĩa với doanh nghiệp chịu rủi ro thấp. Ngược lại, tỷ số này cao thì rủi ro về thanh toán càng cao. c) Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio) EBIT Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay = Chi phí lãi vay Trong đó: EBIT: Thu nhập trước thuế và lãi vay Ý nghĩa: Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của một công ty. Tỷ số này lớn thể hiện khả năng chi trả lãi vay của công ty càng lớn và ngược lại. 23
  34. CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh 2.1.1.1. Lịch sử hình thành Tên giao dịch: CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH. Tên tiếng anh: Tra Vinh – Delta Starmark Company. Trụ sở giao dịch: Khóm 5, Thị trấn Châu Thành, Huyện Châu Thành, Trà Vinh, TP Trà Vinh. ĐT: 0746 266054 – 3872554 – 3872635. FAX: 0743 872251. Mã số thuế: 2100267427. Ngân hàng giao dịch chính của Công ty: Ngân hàng Công Thương Trà Vinh. 10.201.0000319935 (VND) 10.202.0000037285 (USD). Email: pkthvtv@gmail.com Như đã biết Trà Vinh là một trong các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long mới tái lập vào tháng 5 năm 1992, và được chia cắt từ tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Nằm ở tọa độ 9 031 đến 10 064 vĩ độ Bắc, 105 0106 0 Kinh Đông, phía Đông Nam giáp với biển Đông, phía Tây Bắc Giáp với tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp với tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp với tỉnh Sóc Trăng, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu. Bao gồm 7 Huyện 1 Thị xã, 9 Phường và 7 Thị trấn, dân số khá đông khoảng hơn 1 triệu người, nguồn lao động dồi dào, trình độ văn hóa còn hạn chế. Có thể nói Trà Vinh là một Tỉnh có khí hậu ổn định, thời tiết mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ nên chủ yếu người dân Trà Vinh sống phụ thuộc vào ruộng đồng. Chính vì thế mà UBND Tỉnh Trà Vinh phối hợp với Công ty thương mại Trà Vinh, Công ty May Hòa Bình để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 24
  35. của tỉnh nhà, nhằm tạo việc làm và thu nhập cho người lao động là mục tiệu cơ bản của kế hoạch kinh tế đến năm nay năm 2010. Từ đó Công ty được dây dựng thành Công ty may xuất khẩu, nhằm thu hút từ 1000 đến 1200 lao động để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Qua quá trình hoạt động và phát triển Trà Vinh chính thức lên TP Trà Vinh kể từ ngày 30/04/2010 với cuộc Triễn lãm và Hội chợ cùng với buổi diễn văn Khai mạc Trà Vinh chính thức trở thành TP Trà Vinh diễn ra vô cùng độc đáo hoành tráng và quy mô không khí của buổi lễ để lại trong mọi người thật ấn tượng khó phai và hào hùng. Tiền thân của Công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh là Công ty TNHH May Trà Vinh được thành lập năm 2000 theo quyết định số 000329/GP/TLDN của UBND tỉnh Trà Vinh ngày 6 tháng 12 năm 1999. Và đến năm 2002 thì Công ty May Trà Vinh liên doanh với Công ty May Hồng Việt Hòa Bình TPHCM thành lập Công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh được cấp giấy đầu tư số 02 ngày 01/10/2002 của UBND Tỉnh Trà Vinh và giấy đăng ký kinh doanh số 054606 do Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 10/12/1999. Đến năm 2010 thì liên doanh với Công ty TNHH May Delta Starmark VN thành lập Công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh được cấp giấy đầu tư số 02/GCND9C/58/1 ngày 07/08/2010 của UBND Tỉnh Trà Vinh. Với nhiệm vụ là tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ và lao động dân tộc Khơme, góp phần xóa đói giảm nghèo và giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội địa phương. Bên cạnh đó Công ty May Hồng Việt Trà Vinh còn hoạt động theo vốn điều lệ được ký kết giữa HôngKông và Việt Nam. Thời gian hợp tác là 10 năm với tổng số vốn đầu tư là 500,000 USD.Từ khi thành lập đến nay Công ty vẫn được cũng cố và hoàn thiện cải tiến công nghệ sản xuất, trang bị máy móc thiết bị, tăng cường công tác quản lý, sắp xếp lại lao động phù hợp với quy trình sản xuất, quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao tay nghề thu nhập cho người lao động đảm bảo tăng năng suất, chất lượng sản phẩm Kết quả đạt được thể hiện qua thu nhập bình quân hàng năm tăng dần của người lao động như sau: năm 2008: 1.472.000 đồng (chưa tính thưởng tháng 13); năm 2009: 1.520.000, năm 2010: 1.620.000 (chưa tính thưởng tháng 13) . 25
  36. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất hàng gia công hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Sản phẩm chủ lực: Quần Kaki, vest trẻ em, áo dầm trẻ em. Năng lực thiết bị: 450 máy móc các loại. Năng lực sản xuất: Sản xuất theo đơn đặt hàng, bình quân 1.100.000 sản phẩm/ năm. Thị trường chính: Mỹ, Mêhico, Hàn quốc, Canada. Số lao động: 320. 2.1.1.2. Quá trình phát triển của Công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh Công ty bước vào sản xuất thì có trên 320 lao động có trình độ tay nghề cao, cơ sở vật chất không ngừng đổi mới phù hợp với xu thuế của khoa học kĩ thuật, để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất ngày một tăng cũng như làm tăng doanh thu. Điều đáng quan tâm là từ sau năm 2008 cho đến nay thì Công ty có nhiều đơn đặt hàng và điều này cho thấy thu nhập của Công ty tăng lên đáng kể. Định hướng phát triển: Củng cố mở rộng thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường mới. Cải tiến hiện đại hóa trang thiết bị. Nâng cao trình độ tay nghề công nhân. Công ty đang phát triển dự án mở rộng sản xuất, tuyển dụng thêm lao đông cung ứng các bộ phận sản xuất và thành lập thêm dây chuyền may mới theo kế hoạch năm 2009, công ty phấn dấu thành lập thêm 2 chuyền, giải quyết việc làm trên 350 lao động. 2.1.1.3. Vị trí của Công ty Hiện nay Công ty May Hồng Việt Trà Vinh tọa lạc tại khóm 5, Thị trấn Châu Thành, nằm cạnh quốc lộ 54, cách Thị xã Trà vinh khoảng 7 km nên rất thuận tiện và thu hút lao dộng trong và ngoài tỉnh như các Tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng. Ngoài ra Công ty còn cách cảng Trà Vinh khoảng 15 km, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy, còn đường bộ Công ty cách TPHCM khoảng 160 km đi qua phà Cổ Chiên và đi qua Tỉnh Bến Tre, hiện nay cầu Rạch Miễu đã khánh thành vào năm 2008 và cầu Hàm Luông mới khánh thành vào ngày 26
  37. 24/04/2010 vì thế nên việc vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường từ TP Trà Vinh đến TP HCM rất nhanh chóng và dễ dàng. Tóm lại, vị trí Công ty thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa và thu hút lao động. 2.1.2. Chức năng và lĩnh vực hoạt động của Công ty 2.1.2.1. Chức năng Công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh kinh doanh chính là hàng may mặc với hình thức xuất khẩu và cung cấp chủ yếu cho nước ngoài. Đến nay Công ty đã đưa vào sản xuất 10 chuyền may và mở thêm 2 cơ sở dạy nghề tại Công ty nhằm đào tạo đội ngũ công nhân giỏi có tay nghề cao để phục vụ cho Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng tạo được mối quan hệ giao dịch tốt nhằm tạo điều kiện thu hút nhiều khách hàng, liên kết với các Công ty trong và ngoài nước. Hiện nay Công ty kinh doanh các mặt hàng ngày càng đa dạng về chủng loại và số lượng, chất lượng theo tiêu chuẩn. Vì thế sản phẩm của Công ty được tiêu thụ ở nội địa và nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Hàn quốc, Canada Phương thức thanh toán của Công ty hầu hết bằng tiền mặt và chuyển khoản. 2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động của Công ty Được sự thống nhất của Hội Đồng Quản Trị cùng với các cổ đông Công ty chỉ nhận gia công hàng và hoàn thành sản phẩm đưa vào xuất khẩu trong và ngoài nước. Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất hàng gia công hàng may mặc xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Sản phẩm chủ lực: Quần Kaki, vest trẻ em, áo đầm trẻ em. 2.1.3. Tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ, có khoa học và quy mô lớn. Giải thích quy trình công nghệ: Nguyên liệu chuyển từ Công ty May Hòa Bình về là bán thành phẩm phân đều cho các tổ theo dây chuyền sản xuất. Bộ phận ủi, ủi bán thành phẩm trước khi đưa vào sản xuất. Sau khi ủi xong thì chuyển sang khâu dây chuyền may. Tiếp tục may xong thì đưa vào bộ phận KCS để kiểm tra xem hàng đủ tiêu chuẩn hay không. 27
  38. Và sau đó đưa vào bộ phận chuyên dùng để đóng khuy núc. Khi bộ phận chuyên dùng hoàn thành chuyển sang bộ phận ủi thành phẩm. Và công đoạn cuối cùng sau khi ủi thành phẩm thì chuyển sang bộ phận KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn thì được đóng bao bì xuất khẩu. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty LD May Hồng Việt Trà Vinh 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG HCTC KTTV KHSXKDXNK KT TCLĐ HC KH CẮT TỔ KCS LƯƠN G QUẢN TRỊ XƯỞNG 1 XƯỞNG 2 CHUYỀN HOÀN THÀNH Hình 2.1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY CÔNG TY 28
  39. 2.1.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý Để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ kinh doanh của Công ty vừa có chức năng độc lập vừa sản xuất. Vì thế mà Công ty đã xây dựng một bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ để trực tiếp sản xuất và phát huy được chức năng Công ty theo quy định của pháp luật nhà nước. Công ty chỉ mới hoạt động được 8 năm nhưng có các khâu tổ chức chặt chẽ và rất khoa học. Bộ phận quản lý bao gồm: Hội đồng quản trị. Giám đốc. Các phòng ban: Phòng hành chánh tổ chức nhân sự. Phòng kế toán – tài vụ. Phòng kế hoạch. Tổ KCS: Kĩ thuật Cắt Hoàn thành Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Dây chuyền Thành phẩm. 2.1.4.3. Nhiệm vụ và chức năng của bộ máy quản lý a) Giám đốc Soạn thảo phương hướng, kế hoạch, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với đường lối kinh tế, chính trị của Đảng và nhà nước. Tạo nguồn lực phục vụ kinh doanh đầy đủ và kịp thời. Đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất phát triển với tốc độ cao, tăng năng suất lao động. Thiết lập mục tiêu chất lượng. Tổ chức truyền đạt các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước về công tác đào tạo và nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên. 29
  40. Giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy định của luật pháp. Chủ trì cuộc họp xem xét lãnh đạo. Hoàn thiện cơ cấu quản lý các phòng ban giảm thiểu tối đa chi phí. Đảm bảo, bảo tồn và phát triển vốn. b) Phó giám đốc Phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công. Phó Giám đốc có thể thay mặt Giám Đốc điều hành công ty khi Giám Đốc vắng mặt. c) Các phòng ban Phòng hành chánh tổ chức nhân sự Trưởng phòng nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý tất cả nhân viên trong Công ty, trực tiếp tuyển dụng nhân sự cho Công ty. Trực tiếp báo cáo mọi hoạt động của phòng hành chánh cho giám đốc. Quản lý hồ sơ của cán bộ công nhân viên Quản lý lao động, thanh toán tiền lương, tiền cơm, tiền bồi dưỡng. Giải quyết các thủ tục hành chính, quản ký hồ sơ, tài liệu và con dấu. Quản lý văn phòng phẩm và dụng cụ văn phòng, quản lý các phương tiện vận tải của Công ty, nếu hư hỏng đề nghị sửa chữa theo yêu cầu của Bác tài xế. Quản lý điện, sử dụng vi tính văn phòng về mặt hành chính. Phục vụ tiếp khách, tổ chức hội họp, các buổi học tập của Công ty. Quản lý trực tiếp tổ bảo vệ, y tế và lái xe. Tham gia quản lý nhà ăn. Theo dõi đề xuất của Giám đốc về việc sắp xếp bộ máy sản xuất sao cho phù hợp với dây chuyền công nghệ, sắp xếp và điều chỉnh bộ máy văn phòng gọn nhẹ để làm việc có hiệu quả cao. Đề xuất với giám đốc trong việc bổ nhiệm, cắt chức đánh giá, nhận xét cán bộ theo định kỳ. Giúp giám đốc điều chỉnh việc xây dựng các quy chế và quy định. Tổng hợp tình hình tổ chức nhân sự, quản trị hành chính tiền lương. 30
  41. Phối hợp công đoàn cơ sờ tổ chức đại hội công nhân viên. Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Thực hiện mọi công việc liên quan đến thủ tục nhập kho hàng hóa vật tư theo hợp đồng, làm tờ khai hải quan, duyệt mẫu sản phẩm, nắm lịch bàn giao làm các thủ tục xuất hàng. Báo cáo định kỳ cho bộ thương mại . Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, biểu đồ sản xuất nguyên phụ liệu, bán thánh phẩm đưa vào sản xuất kịp thời, đúng tiến độ tham mưu về việc thỏa thuận kí hợp đồng kinh tế trong và ngoài nước khi Giám đốc kí, quan hệ với các bộ phận để tập hợp chứng từ, cân đối kế toán vật tư, phục vụ kịp thời cho sản xuất. Nghiên cứu thị trường thiết kế mẫu mã hợp thời trang phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Phòng Kế toán Tài vụ Trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện công tác kế toán và tài chính của Công ty, phân công trách nhiệm cho từng thành viên, nhân viên, kế toán tổng hợp, kho và thủ quỹ. Đảm bảo đúng chế độ kế toán, tài chính theo quy định của nhà nước, tham mưu cho giám đốc về các hoạt động kinh tế, và làm quyết toán quý, năm đúng thời hạn, phân tích tình hình hoạt động kinh tế từng tháng có số liệu cần thiết để giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty. Chủ động tìm nguồn vốn cần thiết cho Công ty Đảm bảo thanh toán lương đúng thời hạn cho công nhân đúng thời hạn Báo cáo quỹ thu chi cho Giám đốc hàng ngày Theo dõi công nợ và thanh toán công nợ. Quản lý tiền mặt thu, chi đúng ngân sách. Lập báo cáo thuế định kỳ, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước. Lập báo cáo kết quả hoạt động king doanh theo tháng, quý, năm. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán của Công ty Đây là một Công ty có hình thức hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các phương án kinh tế có hiệu quả đảm bảo đúng chế độ tài chính kế toán, thực hiện việc kinh doanh có lợi nhuận nhắm giúp Công ty ngày càng phát triển. 31
  42. 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán THỦ QUỸ CỬA VÀO KẾ TOÁN MÁY TÍNH (KT TT) THANH TOÁN MÁY IN KẾ TOÁN MÁY TÍNH TRƯ ỞNG (KT T) TỦ H.SƠ TỦ TỦ HỒ SƠ TỦ HỒ SƠ SẮT Hình 2.2: SƠ ĐỒ PHÒNG KẾ TOÁN a) Kế toán trưởng Trực tiếp quản lý tổ chức thực hiện công tác kế toán và tài chính của công ty, phân công trác nhiệm cho từng thành viên, nhân viên, kho và thủ quỹ. Đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán, tài chính theo quy định của nhà nước, tham mưu cho giám đốc về các hoạt động kinh tế, lập báo cáo quyết toán quý, năm đúng thời hạn. Báo cáo thu chi hàng ngày cho giám đốc. Chủ động tìm các nguồn vốn cần thiết cho công ty hoạt động. b) Kế toán thanh toán Thực hiện theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng, theo dõi công nợ và thanh toán công nợ, tình hình thu chi hàng ngày để báo cáo kế toán trưởng. c) Thủ quỹ Thực hiện nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công, thực hiện đúng công 32
  43. tác tài chính kế toán, đồng thời quản lý tiền mặt theo đúng quy định. 2.1.5.2. Hình thức kế toán Hiện nay, công ty hạch toán chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên. Mở sổ kế toán theo hình thức Nhật ký Sổ cái. Niên độ kế toán được tính từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm. Trình tự ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: CHỨNG TỪ GỐC BẢNG TỔNG HỢP SỔ QUỸ SỔ CHI TIẾT CHỨNG TỪ GỐC SỔ NHẬT KÝ SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi hàng ngày (định kỳ) Ghi vào cuối tháng (định kỳ) Đối chiếu, kiểm tra Hình 2.3: TRÌNH TỰ GHI SỔ NHẬT KÝ SỔ CÁI 2.1.6. Chiến lược và phương hướng phát triển của công ty trong tương lai Công ty bước vào sản xuất thì đã có trên 320 lao động có trình độ tay nghề cao, cơ sở vật chất không ngừng đổi mới phù hợp với xu thế phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất ngày một tăng cũng như làm tăng lợi nhuận của Công ty. Điều đáng quan tâm là từ sau năm 2008 đến nay Công ty có nhiều đơn đặt hàng điều này dẫn đến nguồn vốn Công ty tăng đáng kể. Củng cố, mở rộng thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường mới. 33
  44. Cải tiến hiện đại hóa trang thiết bị. Nâng cao trình độ tay nghề công nhân. Công ty đang triển khai mở rộng dự án sản xuất tuyển dụng thêm lao động cung ứng các bộ phận sản xuất và thành lập thêm chuyền may mới, theo kế hoạch năm 2010, Công ty phấn đấu thành lập thêm 02 chuyền may, giải quyết việc làm trên 350 lao động. 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH MAY HỒNG VIỆT TRÀ VINH 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 2.2.1.1. Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của tài sản a) Phân tích khái quát tình hình biến động về tài sản Căn cứ vào bảng CĐKT của Công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh cuối năm 2008, 2009, 2010, ta lập bảng phân tích sau: 34
  45. Bảng 2.1: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Đvt: đồng So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 TÀI SẢN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị % Giá trị % I. Tài sản ngắn hạn 4.001.225.212 5.858.349.315 7.236.404.352 1.847.124.103 46,05 1.378.055.037 23,52 1. Tiền và các khoản tương 132.586.398 86.136.667 198.067.486 (46.449.731) (35,03) 111.930.819 129,95 đương tiền 2. Các khoản đầu tư tài 1.672.000.000 3.171.493.652 5.765.275.652 1.499.493.652 89,68 2.593.782.000 81,78 chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu ngắn 2.219.892.400 2.477.301.941 1.226.291.105 347.409.541 16,31 (1.251.010.836) (50,50) hạn 4. Hàng tồn kho 572.221 572.221 572.221 0 0 5. Tài sản ngắn hạn khác 76.174.202 122.844.834 46.197.888 46.670.632 61,27 (76.646.946) (62,39) II. Tài sản dài hạn 1.847.927.531 968.387.082 803.413.194 (879.540.449) (47,60) (164.973.888) (17,04) 1. Tài sản cố định 1.215.707.864 698.693.891 636.097.679 (517.013.973) (42,53) (62.596.212) (8,96) 2. Tài sản dài hạn khác 632.219.667 269.693.191 167.315.515 (517.013.973) (57,34) (102.377.676) (37,96) Tổng tài sản 5.859.152.743 6.826.736.397 8.039.817.546 967.583.654 16,51 1.213.081.149 17,77 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty liên doanh May Hồng Việt Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010) 35
  46. 10,000,000,000 8,000,000,000 6,000,000,000 Đng 4,000,000,000 I. Tài sn ngn hn 2,000,000,000 II. Tài sn dài hn Tng tài sn 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.4: BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Nhìn vào hình 2.4 ta thấy tổng tài sản của công ty liên tục tăng qua các năm, điều này thể hiện quy mô vốn của doanh nghiệp cũng tăng. Cụ thể là: Tài sản ngắn hạn đều tăng qua các năm. Năm 2009 tăng 1.847.124.103 đồng so với 2008, tương đương 46,05%. Năm 2010 tăng 1.378.055.037 đồng so với năm 2009, tương đương 23,52%. Xét về nguyên nhân, tài sản ngắn hạn năm 2009 tăng so với 2008 là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng nhanh, tăng 89,68% tương đương 1.499.493.652 đồng. Thêm vào đó là các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác cũng tăng. Cụ thể là các khoản phải thu ngắn hạn tăng 16,31% với số tiền 347.409. 541 đồng, tài sản ngắn hạn khác tăng 61,27% với số tiền là 46.670.632 đồng, điều này đồng nghĩa Công ty đang lâm vào tình trạng ứ đọng vốn khá nhiều. Giá trị hàng tồn kho ổn định qua các năm. Nhưng mặt khác, tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty giảm mạnh, giảm một lượng là 46.449.722 đồng tương đương 35,03%. Riêng đối với năm 2010, tài sản ngắn hạn tăng chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty tăng đột biến, tăng đến 129,95%. điều này chứng tỏ khă năng thanh toán của doanh nghiệp đã thuận lợi hơn so với năm 2009. Thêm vào đó, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng 81,78% so với năm 2009. Trong năm này Công ty đã chú trọng hơn vào công tác thu tiền khách hàng và kết quả là đã thu được phần lớn số tiền khách hàng nợ, điều này làm giảm các khoản phải thu, giảm bớt được hiện tượng bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán làm cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, cụ thể là giảm 50,50% với số tiền 1.251.010.836 đồng. Bên cạnh đó, việc cắt giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạn khác làm khoản mục này giảm đến 62,39 % tương đương 76.646.946 đồng. 36
  47. Ngược lại, tài sản dài hạn của Công ty liên tục giảm qua 3 năm. Năm 2009 giảm 47,60% so với năm 2008, với số tiền 879.540.449 đồng. Sang năm 2010, tài sản dài hạn tiếp tục giảm so với năm 2009 nhưng giảm 1 lượng không nhiều với số tiền 164.973.888 đồng tương đương 17,04%. Việc giảm này là do sự giảm xuống về mặt giá trị của tài sản cố định và tài sản dài hạn khác. Mặc dù giá trị tài sản cố định của công ty năm 2009, 2010 giảm mạnh so với năm 2008 nhưng bản chất bên trong của nó là sự gia tăng về nguyên giá và khấu hao tài sản cố định (giá trị hao mòn lũy kế). Trong năm 2009, 2010 Công ty mua thêm dây chuyền sản xuất mới để nâng cao năng suất, cụ thể là năm 2008 nguyên giá tài sản cố định là 4.716.664.679 đồng, năm 2010 là 4.803.884.569 đồng và năm 2010 là 4.878.654.569 đồng. Đồng thời Công ty tiến hành trích khấu hao nhanh các tài sản mới và cũ nhằm nhanh chóng thu hồi vốn, minh chứng là năm 2008 khấu hao 3.500.956.815 đồng, năm 2009 là 4.105.190.678 đồng, năm 2010 là 4.242.556.890 đồng. b) Phân tích sự thay đổi về cơ cấu tài sản 37
  48. Bảng 2.2: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Đvt: đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 TÀI SẢN Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) I. Tài sản ngắn hạn 4.001.225.212 68,29 5.858.349.315 85,81 7.236.404.352 90,01 1. Tiền và các khoản 132.586.398 2,26 86.136.667 1,26 198.067.486 2,46 tương đương tiền 2. Các khoản đầu tư tài 1.672.000.000 28,54 3.171.493.652 46,46 5.765.275.652 71,71 chính ngắn hạn 3. Các khoản phải thu 2.129.892.400 36,35 2.477.301.941 36,29 1.226.291.105 15,25 ngắn hạn 4. Hàng tồn kho 572.221 0,01 572.221 0,01 572.221 0,01 5. Tài sản ngắn hạn 76.174.202 1,30 122.844.834 1,80 46.197.888 0,57 khác II. Tài sản dài hạn 1.847.927.531 31,54 968.387.082 14,19 803.413.194 9,99 1. Tài sản cố định 1.215.707.864 20,75 698.693.891 10,23 636.097.679 7,91 2. Tài sản dài hạn khác 632.219.667 10,79 269.693.191 3,95 167.315.515 2,08 Tổng tài sản 5.859.152.743 100,00 6.826.736.397 100,00 8.039.817.546 100,00 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010) 38
  49. Như đã phân tích, tình hình tài sản của Công ty liên tục tăng qua các năm. Nhưng để hiểu rõ hơn về tình hình này chúng ta đi vào phân tích các chỉ tiêu cụ thể: Vể tài sản ngắn hạn : Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tài sản của Công ty tăng rõ rệt qua các năm, điều này thể hiện rõ qua kết cấu của nó so với tổng giá trị tài sản. Năm 2008 tài sản ngắn hạn chỉ đạt 4.011.225.212 đồng chiếm 68,46% tổng giá trị tài sản. Nhưng đến năm 2009 con số đó là 5.858.349.315 đồng chiếm tỷ trọng 85,81% tổng giá trị tài sản. Năm 2010, tài sản ngắn hạn tiếp tục tăng và đạt 7.236.404.352 đồng chiếm 90,01 % tổng giá trị tài sản. Xét về nguyên nhân thì việc tăng lên về mặt giá trị cũng như cơ cấu tài sản là do biến động không đều của các chỉ tiêu trong tài sản ngắn hạn. Cụ thể là: Năm 2008, tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm 2,26% trong tổng giá trị tài sản tương đương 132.586.389 đồng. Nhưng sang năm 2009, lượng tiền giảm xuống còn 86.136.667 đồng chiếm tỷ trọng 1,26% tổng giá trị tài sản. Về nguyên nhân sâu xa, lượng tiền giảm một phần là do Công ty tăng cường đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, một phần là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng. Điều này chứng tỏ Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh hưởng đến công tác thanh toán của Công ty. Đến năm 2010 thì khoản mục này tăng đột biến cả về mặt giá trị lẫn kết cấu trong tổng giá trị tài sản. Về mặt giá trị tăng từ 86.136.667 đồng (năm 2009) lên 198.067.486 đồng (năm 2010), tương đương tăng 1,2% về mặt kết cấu (năm 2009 chiếm 1,26% tổng giá trị tài sản, năm 2010 chiếm 2,46% tổng giá trị tài sản). Nguyên nhân là do các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty giảm. Điều này cho thấy số tiền của Công ty bị khách hàng chiếm dụng đã giảm, làm tăng tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn của Công ty. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Qua bảng phân tích ta thấy các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng đột biến qua các năm, điều này chứng tỏ Công ty đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đầu tư tài chính ngắn hạn, mà chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm. Cụ thể là năm 2008 các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ đạt 1.672.000.000 đồng chiếm 28,54% tổng giá trị tài sản nhưng sang năm 2009 thì lại chiếm tỉ trọng 46,46% tổng giá trị tài sản tương ứng 3.171.493.652 đồng, và trong năm 2010 tiếp tục tăng đạt mức 5.765.275.652 đồng tương ứng 71,71% tổng giá trị tài sản. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 tăng so với năm 2008, điều này nói lên Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều tình trạng ứ đọng vốn làm ảnh 39
  50. hưởng đến công tác thanh toán của Công ty. Điều đó có thể chứng minh bằng sự tăng lên về mặt giá trị, năm 2009 tăng 347.409.541 đồng so với 2008. Nguyên nhân chính dẫn đến việc giá trị các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên là do tất cả các Công ty đều chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới. Do tích cực quan tâm đến Công tác thu hồi các khoản nợ đề làm giảm tình trạng ứ đọng vốn nên các khoản phải thu ngắn hạn ở năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009. Nói rõ hơn là giảm 1.251.010.836 đồng. Vì đặc điểm kinh doanh của Công ty là nhận hàng về gia công nên hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng không đáng kể so với tổng giá trị tài sản, chỉ chiếm 0,01% và số liệu này không thay đổi qua các năm. Tài sản ngắn hạn khác của Công ty cũng không ngừng thay đổi qua các năm. Tăng từ 1,3% (năm 2008) lên 1,8% (năm 2009), tương đương tăng 46.670.632 đồng về mặt giá trị, lý do là Công ty phải trả trước một khoản chi phí là 56.775.319 đồng. Tuy vậy đến năm 2010, tài sản ngắn hạn khác giảm mạnh chỉ đạt 0,57% tổng giá trị tài sản tương đương 46.197.888 đồng. Lý do là Công ty đã tất toán toàn bộ khoản chi phí trả trước ngắn hạn năm trước và công nhân tạm ứng ít hơn. Tài sản dài hạn: Đối lập với tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn lại liên tục giảm qua các năm, năm 2009 giảm 879.540.449 đồng so với năm 2008 và trong năm 2010 tiếp tục giảm 164.973.888 đồng so với 2009. Về mặt kết cấu, giảm từ 35,54% (năm 2008) xuống 14,19% (năm 2009) và tiếp tục giảm còn 9,99% (năm 2010). Nguyên nhân của việc này là do sự biến động giảm của các khoản mục trong tài sản dài hạn. Cụ thể là: Tài sản cố định là khoản mục chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản và có chiều hướng giảm qua các năm, năm 2008 là 1.215.707.864 đồng, sang năm 2009 thì giảm mạnh chỉ còn 698.693.891 đồng và tiếp tục giảm còn 636.097.679 đồng ở năm 2010. Về mặt kết cấu giảm từ 20,75% (năm 2008) xuống 10,23% (năm 2009) và đến năm 2010 chỉ chiếm 7,91% tổng giá trị tài sản. Mặc dù giá trị tài sản cố định năm 2009, 2010 giảm xuống so với 2008 nhưng bản chất bên trong là sự gia tăng về nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. Chứng tỏ trong 2 năm này Công ty tiến hành mua thêm dây chuyền sản xuất mới để nâng cao năng suất, đồng thời tiến hành trích khấu hao nhanh các máy móc thiết bị cũ nhằm nhanh chóng thu hồi vốn để tái đầu tư. 40
  51. Tài sản dài hạn khác của Công ty (chủ yếu là chi phí trả trước dài hạn) cũng có chiều hướng giảm qua các năm. Năm 2008 đạt giá trị 632.219.667 đồng chiếm 10,97% tổng tài sản, nhưng sang năm 2009 con số này giảm khá mạnh và chỉ đạt 269.693.191 đồng tương đương 3,95% tổng tài sản. Đến năm 2010 tiếp tục giảm và chỉ còn 167.315.515 đồng chiếm tỷ trọng 2,08% tổng tài sản. 2.2.1.2. Phân tích cơ cấu và tình hình biến động của nguồn vốn Bên cạnh việc phân tích tình hình biến động về tài sản của Công ty, chúng ta cũng cần phân tích tình hình biến động về nguồn vốn để thấy được sự thay đổi về giá trị, cơ cấu cũng như ảnh hưởng của nó đến tình hình tài chính của Công ty. a) Phân tích khái quát tình hình biến động về nguồn vốn 41
  52. Bảng 2.3: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Đvt: đồng So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 NGUỒN VỐN Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị % Giá trị % I. Nợ phải trả 1.030.508.541 1.057.516.216 1.460.222.748 27.007.675 2,62 402.706.532 38,08 1. Nợ ngắn hạn 1.030.508.541 1.057.516.216 1.460.222.748 27.007.675 2,62 402.706.532 38,08 2. Nợ dài hạn II. Vốn chủ sở hữu 4.828.644.202 5.769.220.181 6.579.594.798 940.575.979 19,48 810.374.617 14,05 1. Vốn chủ sở hữu 4.209.688.945 5.142.339.253 5.785.904.430 932.650.308 22,16 643.565.177 12,52 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 618.955.257 626.880.928 793.690.368 7.925.671 1,28 166.809.440 26,61 Tổng nguồn vốn 5.859.152.743 6.826.736.397 8.039.817.546 967.583.654 16,51 1.213.081.149 17,77 (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010) 42
  53. 9,000,000,000 8,000,000,000 7,000,000,000 6,000,000,000 5,000,000,000 I. N phi tr 4,000,000,000 Đng 3,000,000,000 II. Vn ch s hu 2,000,000,000 Tng ngun vn 1,000,000,000 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.5: BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Qua biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn của Công ty đều tăng qua các năm. Một điều lạ là Công ty không có phát sinh khoản phải trả người bán và không có nợ dài hạn. điều này chứng tỏ Công ty có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của Công ty là khá cao. Để hiểu rõ hơn về tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm cũng như là nguyên nhân dẫn đến các biến động chúng ta đi và phân tích tình hình cụ thể (dựa vào bảng 2.3): Nợ phải trả tăng liên tục qua các năm, năm 2009 tăng 27.007.675 đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 2,62%, bước sang năm 2010 tiếp tục tăng 402.706.532 đồng tương ứng 38,08% so với 2009. Năm 2009 nợ phải trả tăng chủ yếu là do số tiền thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng. Một điều đáng khích lệ là trong năm 2009 Công ty đã thanh toán xong khoản vay và nợ ngắn hạn (30.000.000 đồng) đồng thời làm giảm các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác. Đến năm 2010 nợ phải trả tiếp tục tăng, do Công ty nhận gia công nhiều hợp đồng hơn, cùng với chiến lược mở rộng sản xuất nên tiền lương phải trả cho người lao động tăng lên đồng thời khoản phải trả phải nộp khác cũng tăng nhưng không đáng kể. Mặc dù mở rộng sản xuất nhưng trong thời gian này Công ty không phải vay thêm khoản nợ nào, đây là điểm mà Công ty cần duy trì trong tương lai. Vốn chủ sở hữu cũng không ngừng tăng qua các năm, năm 2009 tăng 940.575.979 đồng tuơng đương tăng 19,48% so với 2008, năm 2010 tăng 810.347.617 đồng tương ứng 14,05% so với 2009. Việc tăng lên này là do Công ty hoạt động đạt lợi nhuận cao qua các năm nên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng rõ rệt, thêm vào đó năm 2009 Công ty hưởng thêm khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái và khoản này lại tăng lên khi bước sang năm 2010. Công ty quan tâm nhiều hơn đến 43
  54. chế độ khen thưởng đãi ngộ cho công nhân viên (nguồn kinh phí và quỹ khác tăng). Điều này thể hiện sự quan tâm của Ban lãnh đạo Công ty đến toàn bộ công nhân viên chức, nó là một động lực giúp mọi người làm việc hiệu quả hơn. b) Phân tích sự biến động về cơ cấu nguồn vốn 44
  55. ( Bảng 2.4: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Đvt: đồng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 NGUỒN VỐN Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền (%) (%) (%) I. Nợ phải trả 1.030.508.541 17,59 1.057.516.216 15,49 1.460.222.748 18,16 1. Nợ ngắn hạn 1.030.508.541 17,59 1.057.516.216 15,49 1.460.222.748 18,16 2. Nợ dài hạn II. Vốn chủ sở hữu 4.828.644.202 82,41 5.769.220.181 84,51 6.579.594.798 81,84 1. Vốn chủ sở hữu 4.209.688.945 71,85 5.142.339.253 75,33 5.785.904.430 71,97 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 618.955.257 10,56 626.880.928 9,18 793.690.368 9,87 Tổng nguồn vốn 5.859.152.743 100,00 6.826.736.397 100,00 8.039.817.546 100,00 Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010) 45
  56. Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của Công ty cũng như mức độ, khả năng tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà Công ty phải đương đầu. Chúng ta sẽ đi vào phần phân tích cụ thể: Nợ phải trả: Do Công ty không có phát sinh các khoản nợ dài hạn nên sự biến động về giá trị cũng như kết cấu khoản mục nợ phải trả cũng chính là sự biến động của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn và có sự biến động phức tạp qua các năm. Năm 2008 nợ ngắn hạn chiếm 17,59% tổng giá trị nguồn vốn tương đương 1.030.508.541 đồng. Đến năm 2009 khoản nợ ngắn hạn tăng lên đạt giá trị 1.057. 516.216 đồng nhưng tỷ trọng lại giảm và chỉ chiếm 15,49% tổng nguồn vốn. Sở dĩ tỷ trọng giảm là do Công ty nhận ít đơn đặt hàng hơn năm 2008 nên khoản phải trả người lao động và phải trả phải nộp khác giảm đi, thêm vào đó là Công ty đã thanh toán xong khoản vay và nợ ngắn hạn (30.000.000 đồng) năm trước. Bên cạnh đó khoản thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng đột biến là nhân tố làm cho nợ ngắn hạn tăng về mặt giá trị. Tuy nhiên đến năm 2010 thì khoản mục này tăng cả về giá trị lẫn kết cấu so với năm 2009, minh chứng cho điều này là nợ ngắn hạn năm 2010 chiếm tỷ trọng 18,16% tổng giá trị nguồn vốn tương đương 1.460.222.748 đồng. Sở dĩ như vậy là do trong năm này Công ty mở rộng quy mô sản xuất nên khoản phải trả người lao động tăng lên đồng thời khoản phải trả phải nộp khác cũng tăng. Vốn chủ sỡ hữu: Tăng từ 4.828.644.202 đồng chiếm tỷ trọng 82,41% tổng nguồn vốn (năm 2008) lên 5.769.220.181 đồng chiếm trỷ trọng 84,51% tổng nguồn vốn (năm 2009) và tiếp tục tăng ở năm 2010 đạt giá trị 6.579.594.798 đồng. Tác nhân là do sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu bên trong, cụ thể là: Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn chủ đạo trong hoạt động của Công ty và có chiều hướng tăng qua các năm. Khoản mục này ở năm 2008 là 4.209.688.945 đồng đạt 71,85% giá trị nguồn vốn, sang năm 2009 là 5.142.339.253 đồng chiếm 75,33% và năm 2010 là 6.579.594.798 đồng chiếm 81,84% tổng nguồn vốn. Việc tăng lên này là do chênh lệch giữa tiền Việt Nam và ngoại tệ tăng lên theo thời gian, do đó khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng. Thêm vào đó, Công ty hoạt động đạt lợi nhuận cao nên lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng qua các năm. 46
  57. Nguồn kinh phí và quỹ khác của Công ty cũng không ngừng tăng lên, năm 2008 là 618.955.257 đồng chiếm tỷ trọng 10,56% tổng nguồn vốn, năm 2009 đạt 6.880.928 đồng chiếm 9,18% và năm 2010 con số này đã là 793.690.368 đồng chiếm 9,87% tổng nguồn vốn. Việc tăng lên này là do Công ty quan tâm nhiều hơn đến chính sách đãi ngộ cho Công nhân viên nhằm tạo động lực nâng cao năng lực sản xuất. Nhìn chung nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị nguồn vốn. Điều đó đồng nghĩa với việc Công ty có khả năng tự chủ về tài chính và mức độ độc lập với các chủ nợ là rất cao. 2.2.1.3. Phân tích tình hình tài chính của Công ty thông qua bảng báo cáo hoạt động kinh doanh. Nếu như bảng cân đối kế toán cho thấy bức tranh về tài sản của Công ty tại một thời điểm cụ thể thì bảng báo cáo hoạt động kinh doanh như một cuộn băng chiếu lại trong năm vừa qua Công ty đã thu lợi như thế nào. Như vậy để đánh giá chính xác tình hình tài chính của Công ty thì bên cạnh việc phân tích những biến động về tài sản, nguồn vốn thì việc phân tích những biến động thông qua báo cáo hoạt động kinh doanh là hết sức cần thiết. 47
  58. Bảng 2.5: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TRONG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM Đvt: đồng So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11.529.483.261 10.237.597.075 12.481.676.067 (1.291.886.186) (11,21) 2.244.078. 992 21,92 2. Giá vốn hàng bán 9.247.528. 583 8.068.786. 809 9.557.764. 225 (1.178.741.774) (12,75 1.488.977. 416 18,45 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.281.954.678 2.168.810.266 2.923.911. 842 (113.144.412) (4,96) 755.101. 576 34,82 4. Doanh thu hoạt động tài chính 235.947.641 181.130.849 1.167.859. 206 (54.816.792) (23,23) 986.728. 357 544,76 5. Chi phí tài chính 178.335.765 27.532.950 12.124. 800 (150.802.815) (84,56) (15.408.150) (55,96) + Chi phí lãi vay 20.463.765 29.250 0 (20.434.515) (99,86) (29,250) (100,00) + Tiền thuê nhà xưởng 143.613. 000 0 0 (143.613.000) (100,00) 0 + Tiền thuê tài sản 5.400. 000 0 0 (5.400.000) (100,00) 12.124. 800 + Tiền chênh lệch tỷ giá 8.859. 000 27. 503 .700 12.124. 800 18.644.700 210,46 (15.378.900) (55,92) 6. Chi phí bàn hàng 261.348. 702 189.717. 981 241.380. 442 (71.630.721) (27,41) 51.662. 461 27,23 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.208.930.877 1.297.323.356 1.651.559. 799 88.392.479 7,31 354.236. 443 27,31 48
  59. 8. Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh doanh 869.286.975 835.366.828 2.186.706. 007 (33.920.147) (3,90) 1.351.339.179 161,77 9. Thu nhập khác 182.132. 890 122.818. 187 121.035. 578 (59.314.703) (32,57) (1.782.609) (1,45) 10. Chi phí khác 36. 128 0 0 (36.128) (100,00) 0 11. Lợi nhuận khác 182.096.762 122.818.187 121.035. 578 (59.278.575) (32,55) (1.782.609) (1,45) 12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.051.383.737 958.185.015 2.307.741. 585 (93.198.722) (8,86) 1.349.556. 570 140,85 13. Chi phí thuế TNDN hiện hành 48.372.815 117.408. 857 48.372.815 69.036. 042 142,72 14. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.051.383.737 909.812.200 2.190.332. 728 (141.571.537) (13,47) 1.280.520. 528 140,75 ( Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010) 49
  60. Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh là Công ty nhận hàng may gia công tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nên không có doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu, chỉ phát sinh doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (doanh thu thuần là doanh thu thu được từ hoạt động gia công). Vì thế chúng ta chỉ xem xét biến động của doanh thu dựa trên doanh thu thuần. Quan sát sơ lược bảng số liệu phân tích ta thấy doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và các khoản mục chi phí ở năm 2009 đều giảm so với 2008. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cộng với lạm phát gia tăng. Trong thời kỳ này các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu chịu ảnh hưởng khá lớn do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, đồng ngoại tệ tăng giá mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh toán. Hiểu được những bất lợi này nên Công ty không đầu tư thêm vào sản xuất, chẳng những vậy Công ty còn có chiến lược thu hẹp sản xuất để giảm bớt chi phí đảm bảo nguồn vốn hoạt động cho Công ty. Nói rõ hơn là trong năm 2009 công ty nhận ít đơn đặt hàng nên doanh thu thuần giảm 1.291.886.186 đồng tương đương giảm 11,21% so với 2008. Cũng với lý do đó mà giá vốn hàng bán giảm 1.178.741.774 đồng tương đương 12,75% so với 2008. Chính vì sự giảm xuống của doanh thu thuần và giá vốn hàng bán làm cho lãi gộp cũng giảm theo, giảm 4,96% so với 2008. Bước sang năm 2010 thì tình hình kinh tế thế giới dần ổn định, Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm vào sản xuất, nhận nhiều đơn đặt hàng nên doanh thu thuần và giá vốn hàng bán tăng rõ rệt so với 2009. Trong đó doanh thu thuần tăng 2.244.078.992 đồng và giá vốn hàng bán tăng 1.488.977.416 đồng. Chính vì thế lợi nhuận gộp của Công ty tăng lên đáng kể, cụ thể là tăng 34,82% tương đương 755.101.576 đồng. Như đã giới thiệu ở phần trên, hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, nên doanh thu tài chính chủ yếu là lãi tiền gửi. Bên cạnh sự sụt giảm của doanh thu thuần ở năm 2009, doanh thu hoạt động tài chính trong năm này cũng giảm 23,23% so với 2008. Khoản mục này giảm là vì tiền và các khoản tương đương tiền năm 2009 giảm, các khoản phải thu ngắn hạn tăng hơn so với 2008 (phần phân tích tình hình biến động tài sản). Do đó ảnh hưởng đến lượng tài sản mà Công ty đầu tư vào hoạt động tài chính. Song đến năm 2010, tình hình kinh tế dần ổn định, Công ty đẩy mạnh sản xuất nên đạt lợi nhuận cao, thêm vào đó là Công ty thu được khoản nợ của khách hàng. Với lượng tiền thu được này Công ty không để 50
  61. tồn quỹ mà chủ yếu gửi ngân hàng. Và đó là nguyên nhân làm cho doanh thu hoạt động tài chính tăng lên một cách đột phá (tăng 986.728.357 đồng so với 2009). Ngược với doanh thu tài chính, chi phí tài chính giảm rõ rệt qua các năm. Về tuyệt đối, chi phí tài chính năm 2009 giảm 150.802.815 đồng so với 2008 tương đương giảm 84,56%, năm 2010 tiếp tục giảm 15.408.150 đồng tương ứng 55,96%. Đây là một dấu hiệu rất khả quan góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. Nguyên nhân là do trong năm 2009 Công ty đã trả được khoản vay và nợ ngắn hạn 30.000.000 đồng (phần phân tích sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn) làm cho chi phí lãi vay giảm mạnh, giảm 99,86% so với 2008. Đây là nhân tố quan trọng góp phần làm cho chi phí tài chính giảm mạnh. Điều đáng quan tâm là trong năm này Công ty đã cắt giảm hoàn toàn chi phí thuê nhà xưởng và thuê tài sản góp phần làm giảm chi phí tài chính. Mặc khác, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm đồng ngoại tệ tăng giá, vì vậy khoản mục chênh lệch tỷ giá cũng tăng 1 lượng 18.644.700 đồng so với 2008. Nhưng đây chỉ là nhân tố thứ yếu không ảnh hưởng gì lớn đến chi phí tài chính. Sang năm 2010, khoản chi phí tài chính tiếp tục giảm. Do Công ty đã cắt giảm hoàn toàn chi phí lãi vay, tiền thuê nhà xưởng và tiền thuê tài sản. Năm 2010, tình hình kinh tế thế giới dần ổn định nên khoản tiền Công ty hưởng do chênh lệch tỷ giá cũng giảm. Như đã nói, kết quả kinh doanh của Công ty năm 2009 chịu ảnh hưởng rất lớn của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Do đó mà trong năm này Công ty đã cắt giảm bớt chi phí đảm bảo nguồn vốn hoạt động. Minh chứng là chi phí bán hàng giảm 71.630.721 đồng so với 2008 tương ứng giảm 27,41%. Mặc dù đã thu hẹp sản xuất nhưng tình trạng công nhân chờ việc vẫn còn vì thế làm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7,31% so với 2008. Nhưng sang 2010, do chính sách mở rộng sản xuất nên chi phí bán hàng tăng 27,23% so với 2009, đồng thời chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 27,31%. Nhìn chung, qua 3 năm 2008, 2009, 2010 thì tình hình lợi nhuận của Công ty có sự tăng giảm khác nhau. Năm 2009 lợi nhuận của Công ty giảm 13,47% tương ứng giảm 141.571.537 đồng so với 2008. Chính vì năm 2009 Công ty thu hẹp sản xuất nên đạt doanh thu thấp. Ngoài ra Công ty còn phải đóng thêm 48.372.815 đồng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Song năm 2010, do chiến lược mở rộng sản xuất làm doanh thu tăng. Bên cạnh đó do tăng cường đầu tư vào hoạt động tài chính 51
  62. nên khoản doanh thu từ hoạt động tài chính tăng đột biến. Điều này góp phần làm lợi nhuận năm 2010 tăng 140,75%. Tóm lại, qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm 2008, 2009, 2010 ta thấy Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả. Tuy nhiên trong thời gian tới Công ty cần tiếp tục đẩy mạnh sản xuất, có chính sách kiểm soát các khoản mục chi phí để có thể tiết kiệm chi phí góp phần làm tăng lợi nhuận của Công ty. 2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính 2.2.2.1. Các tỷ số về khả năng thanh toán Các tỷ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty bằng các tài sản lưu động. Số liệu sử dụng để tính toán các tỷ số này được lấy từ bảng cân đối kế toán. Tỷ số thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty. Sau đây chúng ta sẽ tính toán các tỷ số khả năng thanh toán của Công ty liên doanh may Hồng Việt qua 3 năm 2008, 2008, 2010 và qua đó đánh giá tình hình tài chính của Công ty này. a) Tỷ số thanh toán hiện hành (R C) Bảng 2.6: TỶ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Đvt: đồng So sánh So sánh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Tài sản ngắn 4.011.225.212 5.858.349.315 7.236.404.352 1.847.124.103 1.378.055.037 hạn (1) Nợ ngắn hạn (2) 1.030.508.541 1.057.516.216 1.460.222.748 27.007.675 402.706.532 Tỷ số thanh toán hiện hành 3,892 5,540 4,956 1,647 (0,584) (lần) (1/2) (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010) 52
  63. 6 5 4 3 Ln T s thanh toán 2 hin thi 1 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.6: BIỂU ĐỒ VỀ TỶ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Quan sát hình 2.6 và bảng số liệu ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty có sự biến động qua các năm. Năm 2008 tỷ số thanh toán hiện hành là 3,892; điều này cho thấy có 3,892 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo cho một đồng nợ ngắn hạn đến hạn trả. Đến năm 2009 thì tỷ số này tăng lên và đạt 5,540; nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty sẽ được đảm bảo bằng 5,540 đồng tài sản ngắn hạn. Tỷ số này tăng đồng nghĩa khả năng thanh toán của Công ty cũng tăng và đây cũng là dấu hiệu nói lên những thuận lợi về hoạt động của Công ty trong tương lai.Tỷ số thanh toán hiện hành trong năm 2009 tăng là do tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng so với 2008. Cụ thể là tài sản ngắn hạn tăng 1.847.124.103 đồng với tốc độ tăng 46,05%; còn nợ ngắn hạn tăng 27.007.675 đồng với tố độ tăng là 2,62%. Vì tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là nhanh hơn so với nợ ngắn hạn, điều này trực tiếp làm tỷ số thanh toán hiện hành tăng lên. Song đến năm 2010, tỷ số thanh toán hiện hành giảm 0,584 lần so với 2009, cụ thể là RC = 4,956; tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty sẽ được đảm bảo bằng 4,956 đồng tài sản ngắn hạn. 53
  64. b) Tỷ số thanh toán nhanh (RQ) Bảng 2.7: TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Đvt: đồng So sánh So sánh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Tài sản ngắn hạn 4.011.225.212 5.858.349.315 7.236.404.352 1.847.124.103 1.378.055.037 (1) Hàng tồn kho (2) 572.221 572.221 572.221 0 0 Nợ ngắn hạn (3) 1.030.508.541 1.057.516.216 1.460.222.748 27.007.675 402.706.532 Tỷ số thanh toán nhanh (lần) 3,892 5,539 4,955 1,647 (0,584) (12)/(3) (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010) 6 5 4 3 Ln T s thanh toán 2 nhanh 1 0 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hình 2.7: BIỂU ĐỒ VỀ TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Nhìn chung, tỷ số thanh toán nhanh của Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh không có gì khác với tỷ số thanh toán hiện hành. Năm 2008 RQ = 3,892; nghĩa là 1 đồng nợ đến hạn được đảm bảo bằng 3,892 đồng tài sản có tính thanh khoản. Năm 2009 R Q = 5,539 và con số này giảm ở năm 2010 (R Q = 4,955). Chỉ số thanh toán nhanh bằng với chỉ số thanh toán hiện hành qua các năm là vì giá trị hàng tồn kho chỉ chiếm 1 tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn của Công ty, thêm vào đó là giá trị hàng tồn kho không thay đổi qua các năm. 54
  65. Như vậy qua việc phân tích chỉ số thanh toán nhanh qua 3 năm ta thấy tình hình tài chính của Công ty tương đối khả quan. 2.2.2.2. Các tỷ số hoạt động Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một Công ty. Để nâng cao tỷ số hoạt động các nhà quản trị phải biết những tài sản nào chưa dùng hoặc không dùng không tạo ra thu nhập để có thể sử dụng chúng một cách có hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi. Tỷ số hoạt động còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển. Chúng ta sẽ phân tích các tỷ số này để thấy được hiệu quả hoạt động của Công ty a) Tỷ số vòng quay các khoản phải thu (thể hiện ở dạng khác là tỷ số kỳ thu tiền bình quân) Tỷ số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ thì lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Tỷ số này được thể hiện ở dạng khác đó là tỷ số kỳ thu tiền bình quân. Vì vậy chúng ta cùng lúc phân tích tỷ số vòng quay các khoản phải thu và tỷ số kỳ thu tiền bình quân. 55
  66. Bảng 2.8: TỶ SỐ VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Đvt: đ ồng So sánh So sánh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Doanh thu (1) 11.529.483.261 10.237.597.075 12.481.676.067 (1.291.886.186) 2.244.078.992 Các khoản phải thu (2) 2.129.892.400 2.477.301.941 1.226.291.105 347.409.541 (1.251.010.836) Các khoản phải thu 2.113.160.897 2.303.597.171 1.851.796.523 190.436.274 (451.800.648) bình quân (3) Vòng quay các khoản 5,46 4,44 6,74 (1,01) 2,30 phải thu (vòng) (1/3) (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010) Bảng 2.9: TỶ SỐ KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN QUA 3 NĂM 2008, 2009, 2010 Đvt: đồng So sánh So sánh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009/2008 2010/2009 Các khoản phải thu (1) 2.129.892.400 2.477.301.941 1.226.291.105 347.409.541 (1.251.010.836) Các khoản phải thu 2.113.160.897 2.303.597.171 1.851.796.523 190.436.274 (451.800.648) bình quân (2) Doanh thu (3) 11.529.483.261 10.237.597.075 12.481.676.067 (1.291.886.186) 2.244.078.992 Doanh thu bình quân 31.587.625 28.048.211 34.196.373 (3.539.414) 6.148.162 ngày (4) Kỳ thu tiền bình 66,90 82,13 54,15 15,23 (27,98) quân (ngày) (2/4) (Nguồn: Phòng Kế toán Tài vụ Công ty liên doanh may Hồng Việt Trà Vinh, năm 2008, 2009, 2010) 56