Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần COSEVCO 6 chi nhánh Vạn Ninh - Quảng Bình

pdf 68 trang thiennha21 21/04/2022 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần COSEVCO 6 chi nhánh Vạn Ninh - Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_hoat_dong_san_xuat_kinh_doanh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần COSEVCO 6 chi nhánh Vạn Ninh - Quảng Bình

  1. Đại học Kinh tế Huế TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Đại học kinh tế Huế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN COSEVCO 6 CHI NHÁNH VẠN NINH- QUẢNG BÌNH Họ và tên : Trần Quang Tiến Lớp : QTKD K48 Giáo viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Hữu Thuỷ Huế, tháng 4/2018
  2. Đại học Kinh tế Huế Đại học kinh tế Huế
  3. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1. Tính cấp thiết của đề tài 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng nghiênĐại cứ uhọc kinh tế Huế 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 5.1 Phương pháp thu thập số liệu 3 5.1.1 Số liệu thứ cấp 3 5.1.2 Số liệu sơ cấp 4 5.2 Phương pháp xử lý số liệu 4 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1. Khái niệm và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 7 1.1 Khái niệm 7 1.2 Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 7 1.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 8 1.4 Phân loại hiệu quả kinh doanh 10 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 10 2.1 Các yếu tố môi trường tổng quát của 1 doanh nghiêp 10 2.2 Các yếu tố môi trường tác nghiệp của 1 doanh nghiệp 12 3. Quy rình sản xuất xi măng bằng lò quay 14 II CƠ SỞ THỰC TIỄN 16 SVTH: Trần Quang Tiến i
  4. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy 1.2 Cơ cấu tổ chức nhà máy xi măng Áng Sơn 1 17 1.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 18 1.3.1. Giám đốc chi nhánh 18 1.3.2. Phòng tổ chức nhân sự - hành chính tổng hợp 19 1.3.3. Phòng kế toán 19 1.3.4. Phòng kế hoạch vật tư 19 1.3.5. Nhà máy 20 2. Phân tích thực trạng hoạt động của công ty 20 2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của chi nhánh nhà máy xi măng áng sơn Đại học kinh tế Huế 20 2.2. Quy trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 20 2.2.1. Quy trình kinh doanh tại công ty 20 2.2.2. Mô tả quy trình ghi sổ kế toán tại phòng tài chính kế toán 21 3. Các nguồn lực cơ bản tại công ty 23 3.1 Nguồn lao động 23 3.1.1 Cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 23 3.1.2 Phương pháp xây dựng định mức thời gian lao động 25 3.1.3 Công tác chăm lo đời sống người lao động tại công ty 26 3.1.4 Năng suất lao động của công ty 26 3.2 Tài sản cố định của công ty 28 3.3 Nguồn nguyên liệu của công ty 29 3.4 Phương pháp tính giá thành của doanh nghiệp 30 3.5 Tình hình tài chính của công ty 31 III HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 34 1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp: 34 2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác: 34 3. Chỉ tiêu lao động 35 4. Hiệu suất sử dụng vốn 35 4.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 35 SVTH: Trần Quang Tiến ii
  5. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy 4.2 Chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn cố định 36 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN COSEVCO 6 (VẠN NINH – QUẢNG BÌNH) 37 1. Phân tích doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty 37 1.1 Doanh thu theo từng loại sản phẩm của công ty 37 1.2 Doanh thu theo quý của công ty 38 2. Kết quả kinh doanh của công ty 39 2.1 Phân tích doanh thu 40 2.2 Phân tích chi phí 41 2.3 Phân tích Đạilợi nhuậ nhọc kinh tế Huế 42 3. Chi phí trả lương trong 1 tháng tại công ty 43 4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 44 4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 45 4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định 47 5. Đánh giá nhận xét chung về doanh nghiệp 48 5.1 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu khác 48 5.2 Đánh giá nhận xét chung về tình hình doanh nghiệp 50 5.3 Đánh giá công ty qua mô hình ma trận SWOT 51 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 54 1. Giải pháp sử dụng nguồn lực 54 1.1 Sử dụng nguồn lao động hiệu quả 54 1.2 Sử dụng hiệu quả nguồn vốn 55 1.3 Sử dụng tài nguyên thiên nhiên 55 1.3.1 Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả 55 1.3.2 Các giải pháp bảo vệ môi trường 56 2. Giải pháp chi phí 56 3. Giải pháp về quản trị 56 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 SVTH: Trần Quang Tiến iii
  6. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy 1. Kết luận 58 2. Kiến nghị 59 2.1 Kiến nghị đối với nhà nước 59 2.2 Kiến nghị đối với công ty 59 Đại học kinh tế Huế SVTH: Trần Quang Tiến iv
  7. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất xi măng bằng lò quay khô 15 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức nhà máy xi măng Áng Sơn 1 17 Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình kế toán của công ty 21 Đại học kinh tế Huế SVTH: Trần Quang Tiến v
  8. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 24 Bảng 2: Năng suất lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 27 Bảng 3: TSCĐ của công ty qua 3 năm 2015-2017 28 Bảng 4: Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2015-2017 31 Bảng 5: Doanh thu theo từng loại sản phẩm của công ty 37 Bảng 6: DoanhĐại thu theo học quý của kinhcông ty giai tếđoạ n Huế2015-2017 38 Bảng 7: Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 40 Bảng 8: Tiền lương tháng 12/2017 44 Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua 3 năm 2015-2017 46 Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty giai đoạn 2015-2017 47 Bảng 11: Hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 49 SVTH: Trần Quang Tiến vi
  9. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy LỜI MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay nước ta đang trong quá trình chuyển mình để phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Cùng với đó là sự phát triển không ngừng của khoa học và kỹ thuật thúc đẩy các mô hình kinh tế. Từ đó tạo ra một môi trường kinh doanh đa dạng và phong phú nhưng cũng không kém phần gay gắt. Vì vậy để tồn tại và phát triển trong môi trường này đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự mềm dẻo, linh hoạt, trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực, để tạo ra được những sản phẩm tốt nhất để đáp ứng thị trường bên cạnh đó cũng cần phải có những phương án kinh doanh hiệu quả phù hĐạiợp với môi học trường màkinh công ty đang tế tồ nHuế tại và phát triển. Để hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh nhẹn trong việc nắm bắt thị trường, xác định các nhu cầu về vốn, sử dụng vốn hợp lý để đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó cũng cần thường xuyên phân tích các báo cáo tài chính của công ty để nắm bắt được tình hình hoạt động và phát triển của công ty để có các biện pháp khắp phục vấn đề của công ty đang mắc phải. Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần COSEVCO 6, chi nhánh Nhà máy xi măng Áng Sơn, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong chi nhánh, em đã bổ sung những kiến thức về mặt thực tế bên cạnh những kiến thức về mặt lý thuyết đã được tích lũy trong nhà trường để hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Tên đề tài khóa luận tốt nghiệp của em là : Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần COSEVCO 6 chi nhánh vạn ninh- Quảng Bình Báo cáo thực gồm 3 vấn đề chính : Phần I : Đặt vấn đề Phần II : Nội dung và kết quả nghiên cứu Phần III : Kết luận và kiến nghị Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Trần Quang Tiến 1
  10. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với doanh nghiệp, hiệu quả không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, doanh nghiệp muốn tồn tại, vươn lên đòi hỏi phải mở mang phát triển. Quá trình đó chính là đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện cho kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và quy trình công nghệ mới, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động Từ đó, ta thấy bản chất cĐạiủa hiệu quhọcả chính làkinh hiệu quả c ủtếa lao đHuếộng xã hội, hiệu quả của việc lựa chọn các chiến lược, phương hướng đầu tư qua việc so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được cuối cùng với lượng hao phí doanh nghiệp bỏ ra. Không ngừng nâng cao hiệu quả không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ xã hội nào mà còn là mối quan tâm của bất kỳ ai, khi làm bất cứ việc gì. Đó cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế, bởi vì suy cho cùng đầu tư để sản xuất và tái sản xuất trong doanh nghiệp nhằm tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất của mọi quá trình, mọi giai đoạn, và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những biến đổi về nội dung, phương pháp và biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi và chỉ khi nó làm tăng được kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của công ty và tầm quan trọng và lợi ích của việc phân tích kết quả kinh doanh mang lại vì vậy đây là lý do mà em chon đề tài: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần COSEVCO 6 chi nhánh vạn ninh- Quảng Bình để làm bài khoá luận cuối khoá của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nhằm hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về vấn đề hoạt động kinh doanh, hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất SVTH: Trần Quang Tiến 2
  11. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy kinh doanh của công ty xi măng Áng Sơn giai đoạn 2015-2017, để xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hiểu biết và nắm rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao sản xuất và hoạt động kinh doanh - Tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình trạng hoạt động kinh doanh và sản xuất xi măng tại công ty qua 3 năm 2015-2017 - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Đại học kinh tế Huế - Đây là một cơ hội tốt để bản thân của em được rèn luyện, đúc kết những kinh nghiệm cho bản thân. 3. Đối tượng nghiên cứu Ngiên cứu các vấn đề liên quan về thực trạng hoạt động kinh doanh, sản xuất của công ty qua 3 năm 2015-2017 4. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Phân tích các hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2015-2017. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu về tình hình hoạt động và sản xuất của công ty cổ phần COSEVCO6 – nhà máy xi măng Vạn Ninh – Quảng Bình. - Phạm vi thời gian : Phân tích đánh giá hoạt động sản xuất và kinh doanh qua 3 năm 2015- 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập số liệu 5.1.1 Số liệu thứ cấp Thông tin và số liệu thứ cấp trong đề tài được thu thập từ các báo cáo tài chính, SVTH: Trần Quang Tiến 3
  12. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy bảng cân đối kế toán của công ty, do bộ phận kế toán và bộ phận tổ chức hành chính của công ty cung cấp nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty qua các năm giúp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 5.1.2 Số liệu sơ cấp Ngoài ra đề tài còn được thực hiện dựa trên việc tổng hợp các kiến thức đã được học ở trường, internet, báo. Đồng thời kết hợp với việc tiếp xúc, tham khảo ý kiến của các anh, chị trong công ty về các vấn đề nghiên cứu. 5.2 Phương pháp xử lý sô liệu Sau khi đĐạiã hoàn thành học việc thukinh thập thông tế tin liênHuế quan đến đề tài thì sau đó sẽ tiến hành xử lý. Giai đoạn này gồm các công việc phân tích thống kê như so sánh, đánh giá, đối chiếu để tiến hành phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty rồi tiến hành nhận xét. Với các dữ liệu đã được xử lý thì sẽ sử dụng phương pháp đánh giá, tìm ra nguyên nhân-kết quả trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp giúp công ty khắp phục các điểm yếu, phát huy điểm mạnh từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. SVTH: Trần Quang Tiến 4
  13. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 1.1 Khái niệm Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh, trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp để thựcĐại hiện các mhọcục tiêu đặkinht ra của doanh tế nghi Huếệp với chi phí nhỏ nhất. 1.2 Bản chất của hoạt động sản xuất kinh doanh Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu rõ và ứng dụng được phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh vào việc thành lập các chỉ tiêu, các công thức cụ thể nhằm đánh giá tính hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chúng ta cần: Thứ nhất: Phải hiểu rằng hiệu quả sản xuất kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối. Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là: H = K - C + H: Là hiệu quả sản xuất kinh doanh + K: Là kết quả đạt được + C: Là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào + Còn về so sánh tương đối thì: H =K\C SVTH: Trần Quang Tiến 5
  14. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Do đó để tính được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở và tính hiệu quả sản xuất kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng cân, đo, đong, đếm được như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp. Thứ hai: Phải phân biệt hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằmĐạiđạt đư họcợc các mục kinh tiêu về xãtế hội Huế nhất định. Các mục tiêu xã hội thường là : Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trong phạm vi toàn xã hội hay phạm vi từng khu vực, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sống, đảm bảo vệ sinh môi trường Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu cả về kinh tế xã hội trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế. Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu của doanh nghiệp do đó mà tính chất hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở các giai đoạn khác nhau là khác nhau. Xét về tính lâu dài thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp là lợi nhuận và các chỉ tiêu về doanh lợi. Xét về tính hiệu quả trước mắt (hiện tại) thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Trên thực tế để thực hiện mục tiêu bao trùm lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại lại không đạt mục tiêu là lợi nhuận mà lại thực hiện các mục tiêu nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm, nâng cao uy tín danh tiếng của doanh nghiệp, mở rộng thị trường cả về chiều sâu lẫn chiều rộng do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả ở đây về lợi nhuận là không cao nhưng các chỉ tiêu có liên quan đến các mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp là cao thì chúng ta không thể kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả, mà phải kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả và tính hiệu quả trước mắt có thể là khác với SVTH: Trần Quang Tiến 6
  15. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng mục đích của nó lại là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài. 2. Khái niệm và tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh 2.1 Khái niệm Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu tất cả các sự vật, hiện tượng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Quá trình phân tích được tiến hành từ việc khảo sát thực tế đến việc thu thập sĐạiố liệu, thông họctin liên kinhquan sau đó tế tiến hànhHuế xử lý, phân tích nhằm làm rõ chất lượng kinh doanh tại công ty và các nguồn lực được công ty khai thác từ đó nêu lên các phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2 Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh - Là công cụ giúp công ty phát hiện các khả năng tiềm ẩn và hạn chế trong hoạt động của công ty từ đó giúp công ty đo lường được khả nằng sinh lời của hoạt động kinh doanh: Trong hoạt động kinh doanh thì dừ ở bất kỳ doanh nghiệp nào hay bất cứ lĩnh vực nào thì công ty cũng không thể sử dụng hết các khả năng có sẵn trong doanh nghiệp của mình, đó là những khả năng tiềm ẩn chưa được phát hiện tại công ty. Thông qua quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp công ty phát hiện và khai thác các khả năng tiềm ẩn của công ty từ đó có những giải pháp, chiến lược kinh doanh phù hợp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Là cơ sở để đề ra các quyết định kinh doanh: Thông qua việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp các nhà quản trị nhận thức được các mặt mạnh, yếu của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra các quyết định đúng đắn cùng với các mục tiêu kinh doanh chiến lược phù hợp với doanh nghiệp của mình. SVTH: Trần Quang Tiến 7
  16. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy - Là cơ sở quan trọng để giúp công ty nhận thức được các rủi ro cũng như các cơ hội kinh doanh với công ty của mình: Trong kinh doanh thì luôn luôn tồn tại tiềm ẩn hoặc các rủi ro lường trước được của việc kinh doanh, bên cạnh đó thì cũng có các cơ hội kinh doanh giúp công ty hoạt động với hiệu quả tốt hơn. Thông qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp công ty có thể lường trước được các rủi ro có thể xảy ra từ đó có các quyết định đúng đắn để hạn chế các tác động tiêu cực lên doanh nghiệp. Việc nhận thấy các cơ hội kinh doanh giúp công ty có thể lên kế hoạch để công ty có các mục tiêu kinh doanhĐại phù hợ p họcvới doanh kinh nghiệp của mình.tế Huế 2.3 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiện nay nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển do đó đã tạo nên các rủi ro và thách thức đối với các doanh nghiệp của nước ta. Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Và điều quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bởi vì: - Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và xã hội nói chung. Mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hoạt động có hiệu quả nó phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận. Khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận, doanh nghiệp có thể đảm bảo cho quá trình tái đầu tư, sản xuất một cách ổn định về việc đó đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của xã hội vì vậy khi doanh nghiệp phát triển cũng góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Do đó nâng cao hiệu qủa hoạt động kinh doanh là cơ sở đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh và mở rộng thị trường. SVTH: Trần Quang Tiến 8
  17. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn phát triển bắt buộc phải tự tạo ưu thế riêng cho mình để cạnh tranh. Ưu thế đó có thể trở thành đặc trưng riêng của doanh nghiệp ( Giá, sản phẩm, mẫu mã, ). Trong giới hạn các nguồn lực doanh nghiệp có thể thực hiện điều này bằng cách khai thác nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mà ngày nay các nguồn lực đang trở nên ngày càng khan hiếm điều này bắt buộc các nhà quản trị phát có các biện pháp quản trị nguồn lực 1 cách hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp có thể tạo ra ưu thể riêng dựa trên các nguồn hạn chế đó. Và việc tạo được cạnh tranh trên thị trường giúp công ty có được thuận lợi trong việc mở rộng Đạivà phát triểnhọc thị tr ưkinhờng, góp ph tếần nâng Huế cao hiệu quả kinh doanh. Mà việc mở rộng thị trường góp phần giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiêu thụ, khả năng sử dụng các nguồn lực, tức là nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh để đảm bảo đời sống người lao động của doanh nghiệp. Đối với mỗi người lao động thì tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của họ. Doanh nghiệp có thể sử dụng tiền lương như một công cụ để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Với việc thu nhập ngày càng cao cùng với các khoản tiền thưởng sẽ tạo nên tinh thần lao động bền bỉ cho người lao động, họ sẽ cố gắng hết sức để góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất làm việc của doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngày nay mục tiêu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. Họ đang ngày càng phát triển, hoàn thiện mình tìm cách làm sao để công ty hoạt động có kết quả là lợi nhuận cao nhất từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đó là vấn đề quan trọng nhất đối với mỗi doanh nghiệp và trở thành vấn đề trọng tâm của mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường. SVTH: Trần Quang Tiến 9
  18. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy 2.4 Phân loại hiệu quả kinh doanh Mỗi doanh nghiệp hoạt động với kết quả đạt được và chi phí bỏ ra mà có các loại hiệu quả khác nhau. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, hiệu quả trực tiếp của các doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, còn hiệu quả của ngành hoặc hiệu quả của nền kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế xã hội. Từ đó ta có thể phân ra 2 loại : hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã hội. - Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp: là hiệu quả phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực ( Nhân lực, vật lực, tài lực, tiền vốn) để đạt được các mục tiêu xác định của doanh nghiệp đĐạiề ra. học kinh tế Huế - Hiệu quả kinh tế - xã hội: Hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội và nền kinh tế quốc dân. Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động và tái phân phối lợi tức xã hội. Tóm lại trong quản lý, quá trình kinh doanh, các hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở các loại khác nhau. Việc phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế và xác định những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 3.1Các yếu tố môi trường tổng quát của 1 doanh nghiêp( Môi trường bên ngoài) Môi trường bên ngoài là tổng thể các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội tác động đến hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi yếu tố môi trường vĩ mô nói trên có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác. Chính trị và Luật pháp: Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống luật pháp hiện hành, các xu hướng ngoại giao của chính phủ,những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. SVTH: Trần Quang Tiến 10
  19. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Luật pháp: đưa ra những quy định cho phép hoặc không cho phép, hoặc những ràng buộc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ. Chính phủ là cơ quan giám sát, duy trì, thực hiện pháp luật và bảo vệ lợi ích quốc gia. Chính phủ có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ, các chương trình chỉ tiêu của mình. Như vậy hoạt động của chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Với một xã hội ổn định các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền Đạisỡ hữu các học tài sản khác kinh của họ, nhtếư v ậyHuế họ sẽ sẵn sàng đầu tư với số vốn nhiều hơn vào các hoạt động dài hạn. Các yếu tố kinh tế: Đây là một yếu tố rất quan trọng thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản trị. Sự tác động của các yếu tố của môi trường này có tính chất trực tiếp và năng động hơn so với một số các yếu tố khác của môi trường tổng quát. Bao bồm những yếu tố: Tốc độ tăng trưởng của nghành kinh tế, Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế, Lạm phát, Hệ thống thuế và mức thuế, Những yếu tố này sẽ tác động rất lớn đến việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các kiến thức kinh tế sẽ giúp các nhà quản trị xác định được những ảnh hưởng của một doanh nghiệp đối với nền kinh tế của đất nước, ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là những vấn đề doanh nghiệp rất quân tâm và liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của họ. Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ : Là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đang thay đổi nhanh chóng. Sự cải tiến về mặt công nghệ giúp sản phẩm ngày càng được hoàn thiện hơn, giúp sản phẩm ngày càng có chất lượng tốt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đây là một trong những yếu tố rất năng động chứa đựng nhiều cơ hội và đe doạ đối với các doanh nghiệp. Vì đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung hay sản xuất xi măng nói riêng thì đây là một yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn SVTH: Trần Quang Tiến 11
  20. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà quản trị cũng phải cảnh giác đối với công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của họ bị lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Các yếu tố văn hóa – xã hội: Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng, bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu đài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Một số những đặc điểm mà các nhà quản trị cần chú ý là sự tác động của các yếu tốĐại văn hoá xhọcã hội thư ờngkinh có tính dàitế hạn Huế và tinh tế hơn so với các yếu tố khác, thậm chí nhiều lúc khó mà nhận biết được. Các yếu tố tự nhiên : Là các yếu tố như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên. Mà đối với 1 công ty sản xuất vật liệu xây dựng thì tài nguyên thiên nhiên là 1 yếu tố rất quan trọng vì tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành của sản phẩm. Cũng vì là một công ty sản xuất vật liệu xây dựng nên yếu tố môi trường rất được chú trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên xung quanh,việc hoạt động sản xuất của công ty có thể gây ra các tác hại tiêu cực lên môi trường. Vì vậy các nhà quản trị cần có kế hoạch thận trọng đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và sử dụng chúng một cách hiệu quả tránh để lãng phí tài nguyên. 3.2 Các yếu tố môi trường tác nghiệp của 1 doanh nghiệp( Môi trường bên trong ) Môi trường bên trong bao gồm toàn bộ các quan hệ kinh tế, tổ chức kỹ thuật nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp kết hợp các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm đạt hiệu quả cao. Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố nội tại trong một doanh nghiệp nhất định, trong thực tế doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố hoàn cảnh nội bộ của nó. Khách hàng và các đối thủ cạnh tranh: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là các công ty đang hoạt động trong cùng một ngành với doanh nghiệp. Nếu các đối thủ cạnh tranh là yếu thì doanh nghiêp sẽ có cơ hội tăng giá và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn và doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược bành trướng thế lực. Ngược lại, khi các SVTH: Trần Quang Tiến 12
  21. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy đối thủ cạnh tranh càng mạnh thì sự cạnh tranh về giá là đáng kể và tốt nhất là duy trì sự ổn định tránh xảy ra chiến tranh giá cả. Đối thủ tiềm tàng bao gồm các công ty hiện nay không ra mặt cạnh tranh nhưng vẫn có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Sự xuất hiện của đối thủ tiềm ẩn cũng làm tăng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong ngành. Khả năng cạnh tranh của đối thủ tiềm tàng được đánh giá qua ý niệm " rào cản" ngăn chặn của sự ra nhập vào ngành kinh doanh. Rào cản này bao hàm ý nghĩa 1 doanh nghiệp cần phải tốn kém rất nhiều để có thể tham gia vào một ngành nghề kinh doanh nào đó. Phí tổn này càng cao thì rào cản càng caoĐại và ngư ợchọc lại. kinh tế Huế Sự am hiểu các đối thủ cạnh tranh chính có tầm quan trọng đền mức có thể nó cho phép đề ra các thủ thuật phân tích đối thủ cạnh tranh và duy trì hồ sơ về các đối thủ trong đó có các thông tin thích hợp và các thông tin về từng đối thủ cạnh tranh chính được thu nhận một cách hợp pháp. Khách hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy việc cải tiến sản phẩm cũng phải được quan tâm và chú trọng. Bên cạnh đó còn quan tâm đến mẫu mã sản phẩm, kích thước, Bộ máy quản lý của doanh nghiệp : Một công ty có một bộ máy quản lý hoạt động 1 cách hiệu quả, phân chia nhiệm vụ quyền hạn 1 cách rõ ràng đối với các cá nhân, tố chức trong 1 công ty thì sẽ giúp cho công ty hoạt động 1 cách hiệu quả nhất. Nguồn vốn và nguồn lao động của công ty : Nguồn vốn Là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc hoạt động hiệu quả của 1 công ty. Bởi vì đây là một trong những điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh. Nguồn tiền vốn này có thể nhận được bằng cách vay ngắn hạn hoặc dài hạn. Lao động là yếu tố rất qua trọng đến việc hoạt động hiệu quả của một doanh nghiệp. Khả năng thu hút và giữ được các nhân viêc có năng lực là tiền đề đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. SVTH: Trần Quang Tiến 13
  22. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Người bán vật tư, thiết bị: Việc lựa chọn người cung cấp dựa trên số liệu phân tích về người bán. Cần phân tích các bên cung ứng theo nhiều yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp. Các thông tin về bên cung ứng cũng có giá trị, trong các thông tin đó ít nhất cũng phải tóm lược được giữa việc đặt hàng và nhận hàng liên quan đến nội dung, ngày tháng, điều kiện bán hàng và bất kỳ tình tiết giảm nhẹ nào có tác động đến người cung cấp hàng. 4. Quy trình sản xuất xi măng bằng lò quay Nhà máy được đầu tư hàng trăm tỷ với dây chuyền công nghệ mới công suất hằng năm cao Đạiđáp ứng đưhọcợc nhu cầukinh của thị tr ưtếờng. SauHuếđây là sơ đồ sản xuất xi măng bằng lò quay. Công nghệ lò sản xuất xi măng bằng lò quay khô giúp sản xuất xi măng với đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra, làm giảm các tác động tiêu cực lên môi trường, giúp tận dụng các nguồn nguyên liệu và có thể sản xuất được một lượng lớn xi măng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó còn một số hạn chế về công nghệ này như thải ra một lượng lớn khí Cacbon-điôxít ra môi trường gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính và còn hạn chế về độ bền khi sử dụng các công trình xi măng khi tiếp xúc với nước biển. SVTH: Trần Quang Tiến 14
  23. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất xi măng bằng lò quay khô Điện, Nhiên liệu Nguyên liệu đầu vào Đá vôi, đất sét, phụ gia Đập nguyên liệu Thải bụi, ồn Cho vào các Silo đồng nhất Đại họcNghi kinhền nguyên tếliệu Huế Tháp trao đổi nhiệt Can xi nơ Cho vào lò quay Làm nguội Đập Clinker Cho vào Silo chứa Clinker Nghiền xi măng Xi măng Cho vào Silo xi măng rời Đóng bao xi măng Cho vào kho SVTH: Trần Quang Tiến 15
  24. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy II CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Tổng quan về công ty 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh nhà máy xi măng Áng Sơn - Tên chi nhánh: Nhà máy xi măng Áng Sơn - Trụ sở chi nhánh: Áng Sơn, Xã Vạn Ninh, Huyện Quảng Ninh, Quảng Bình - Điện thoại: (052)3 825031; (052)33825032; (052)33825030; - Mã số Đạithuế : 3100195372 học kinh tế Huế Thời gian hình thành của công ty : Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy xi măng Áng Sơn được phê duyệt tại quyết định số 58/2007/QĐ-HĐQT với tổng mức đầu tư 472.588.186.000 đồng, công trình đã được nghiệm thu bàn giao và đưa vào sử dụng tháng 12-2011. Với dự án này công ty sẽ tạo việc làm cho hàng trăm lao động, tăng nguồn thu thuế cho tỉnh nhà góp phần tạo nên bước ngoặt phát triển của doanh nghiệp. SVTH: Trần Quang Tiến 16
  25. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy 1.2 Cơ cấu tổ chức nhà máy xi măng Áng Sơn 1 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức nhà máy xi măng Áng Sơn 1 Giám đốc Phòng Kế toán Nhà máy Phòng KH-VT Phòng HCTH-Tổ chức nhân sự Đại học kinh tế Huế P.Q Lý CL,TN,Mỏ P.Q Lý. Cơ điện P.Điều khiển TT PX. Ngiền, XXM PX. SX Clinker Đ. MT Đ. Khai thác đá (Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự - hành chính tổng hợp) SVTH: Trần Quang Tiến 17
  26. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy 1.3. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 1.3.1. Giám đốc chi nhánh Là người được Tổng Giám đốc Công ty uỷ quyền, có trách nhiệm quản lý tài sản, thiết bị, nhà xưởng, vật tư và nhân lực được giao, là người quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Căn cứ các chỉ tiêu kế hoạch được Công ty giao, Giám đốc các chi nhánh đề ra các biện pháp thực hiện hoàn thành kế hoạch của đơn vị. Xây dựng và đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc của đơn vị. Chủ động đề xuất bố trí nhânĐại sự của đơnhọc vị, lập kinhđề án trình Ttếổng GiámHuế đốc Công ty duyệt trước khi ra quyết định giao nhiêm vụ. Giám đốc các chi nhánh được quyền phân công nhiệm vụ trong Ban giám đốc, bộ máy quản lý, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh hợp lý, chủ động trong tiêu thụ sản phẩm, mua bán vật tư và các chỉ tiêu khác theo định mức kinh tế - kỹ thuật đã phân cấp, đảm bảo đúng mục đích và các thủ tục tài chính phù hợp với quy định của Công ty. Chịu trách nhiệm quản lý vật tư, tài sản thiết bị, không để xảy ra mất mát, hư hỏng, đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Được quyền chủ động trả lương, thưởng cho CBCNV trong đơn vị theo kết quả lao động, phù hợp với các quy định của Nhà nước và của Công ty. Quản lý CBCNV và lao động theo phân cấp. Không bố trí công việc cho những cá nhân không tuân thủ sự quản lý điều hành và được quyền đề xuất với Tổng Giám đốc Công ty xử lý theo nội dung thoả ước lao động tập thể. Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm cá nhân trước Tổng Giám đốc Công ty và Pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình, khi sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, hoặc thất thoát tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh đều phải bị xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật, Điều lệ và Quy chế Công ty, loại trừ các yếu tố khách quan được Tổng Giám đốc Công ty xem xét và chuẩn y. SVTH: Trần Quang Tiến 18
  27. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Là người được Tổng Giám đốc bổ nhiệm theo đề nghị của thủ trưởng đơn vị trực thuộc. Là người giúp việc theo sự phân công, uỷ quyền của thủ trưởng đơn vị và chịu trách nhiệm cá nhân trước thủ trưởng đơn vị, Tổng Giám đốc và Pháp luật. 1.3.2. Phòng tổ chức nhân sự - hành chính tổng hợp Giúp giám đốc thực hiện những việc như tổ chức, công tác hành chính, xây dựng quy chế tiền lương, tiền thưởng, nâng bậc lương, thi bậc thợ, khen thưởng kỷ luật và các chế độ của người lao động. Lập kế hoạch đào tạo và đào tạo bổ sung cán bộ công nhân viên. Đảm bảo cho Chi nhánh có Đạiđội ngũ qu họcản lý, kỹ kinhsư và công nhântế kHuếỹ thuật đủ về số lượng và đạt về chất lượng. Quản lý điều hành công tác bảo vệ tài sản của Chi nhánh. Kiểm tra cá nhân, đơn vị thực hiện nội quy, quy chế của Chi nhánh. Lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác quân sự hàng năm. 1.3.3. Phòng kế toán Là người kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của công ty. Có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiệp vụ tài chính kế toán ở đơn vị theo Luật Kế toán, Quy chế tài chính, cơ chế phân cấp của Công ty. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác trước thủ trưởng đơn vị, Kế toán trưởng, Tổng Giám đốc Công ty và Pháp luật và bị xử lý nếu vi phạm theo quy định của Pháp luật. Thực hiện đầy đủ, quyết toán, trích nộp ngân sách và các các chế độ tài chính khác. Thực hiện chế độ phân phối lợi nhuận, sử dụng quỹ lương, tiền thưởng hợp lý. 1.3.4. Phòng kế hoạch vật tư. Lập kế hoạch và kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Lập kế hoạch vật tư thiết bị dự phòng phục vụ cho sản xuất kinh doanh hằng năm. Quản lý hệ thống kho tàng, cấp phát vật tư, nguyên liệu, xuất hàng đảm bảo yêu cầu sản xuất. Cân đối vật tư nguyên liệu cho sản xuất, xây dựng định mức đơn giá tiền lương cho các công đoạn sản xuất. SVTH: Trần Quang Tiến 19
  28. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Quản lý hồ sơ pháp lý các mỏ nguyên liệu: Đá vôi, đá sét, phụ gia Hợp đồng mua bán vật tư nguyên liệu, bán sản phẩm theo phương thức thỏa thuận. 1.3.5. Nhà máy Là nơi diễn ra hoạt động sản xuất của công ty. Phòng điều khiển trung tâm là nơi quản lý các hoạt động của các phân xưởng nghiền, xuất xi măng, sản xuất cliker. Phòng quản lý chất lượng, tài nguyên, mỏ giúp công ty đảm bảo chất lượng xi măng, đảm bảo nguồn nguyên liệu sản xuất của công ty bên cạnh đó còn phải đảm bảo an toàn môi trưĐạiờng khi shọcản xuất và kinhbảo vệ tài nguyên tế Huếthiên nhiên. Phòng cơ điện giúp xây dựng, quản lý quy trình kỹ thuật, quy trình vận hành, bảo quản sửa chữa máy móc thiết bị: - Quản lý hồ sơ, cải thiện kỹ thuật, hồ sơ kỹ thuật về thiết bị máy móc. - Quản lý xe, máy, thiết bị xây dựng, tài sản cố định. - Lập kế hoạch dự trù vật tư, phụ tùng thay thế hàng tháng, 2. Phân tích thực trạng hoạt động của công ty 2.1. Khái quát về ngành nghề kinh doanh của chi nhánh nhà máy xi măng áng sơn Ngành nghề kinh doanh chính của Chi nhánh: Sản xuất và cung ứng các chủng loại xi măng PCB40 theo TCVN 6260:2009 và bán đá phụ gia. Lĩnh vực kinh doanh chính mang lại doanh thu cho doanh nghiệp chính là sản xuất và cung cấp xi măng. 2.2. Quy trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2.2.1. Quy trình kinh doanh tại công ty SVTH: Trần Quang Tiến 20
  29. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Chi nhánh nhà máy xi măng Áng Sơn hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất xi măng PCB 40. Sau khi xi măng của công ty đi đến giai đoạn cuối cúng là bán hàng thì toàn bộ sản phẩm của công ty sẽ nhập về cho công ty xi măng Sông Gianh. Tiếp theo công ty xi măng Sông Gianh sẽ chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm của công ty. 2.2.2. Mô tả quy trình ghi sổ kế toán tại phòng tài chính kế toán Trong quá trình thực tập ở bộ phận kế toán Chi nhánh nhà máy xi măng Áng Sơn em đã được thực hành việc ghi chép, luân chuyển chứng từ kế toán và hỗ trợ các cô chú, anh chị trong phòng thực hiện một số nghiệp vụ hàng ngày liên quan đến ghi sổ kế toán. Sau đâyĐại em xin họcđược trình kinh bày quy trình tế cơ bHuếản: Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình kế toán của công ty Sổ Nhật kí chung Chứng từ Sổ cái Sổ/ thẻ kế toán chi tiết (Nguồn: Phòng Kế Toán) Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu Chi nhánh có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. SVTH: Trần Quang Tiến 21
  30. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của công ty, kế toán phải lập chứng từ kế toán. Mọi hoạt động của Chi nhánh đều được lập chứng từ đầy đủ kịp thời chính xác theo nội dung qui định trên mẫu của Bộ tài chính. Trong quá trình hạch toán có những chứng từ chưa có mẫu, kế toán chi nhánh phải tiến hành tự lập chứng từ nhưng đảm bảo đầy đủ các nội dung qui định tại điều 17 của luật kế toán: - Chứng Đạitừ kế toán học đảm bảo đưkinhợc lập đúng tế theo Huế đúng số liên qui định, chứng từ hợp lệ, phù hợp với từng khoản mục. - Các chứng từ liên quan đến Tài sản cố định (TSCĐ) như: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, hoá đơn giá trị gia tăng của nhà cung cấp. - Các chứng từ liên quan đến lao động, tiền lương như: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảng kê trích nộp các khoản theo lương, giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH - Các chứng từ liên quan đến tiêu thụ vật tư, hàng hóa như: Phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho, Để hỗ trợ cho công tác kế toán tại Chi nhánh, Chi nhánh đã sử dụng phần mềm kế toán STANDARD 6.0. Với những tính năng của phần mềm này, công việc kế toán trở nên đơn giản, chính xác hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Công ty. Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán kiểm tra, tính toán số liệu (nếu cần) sau đó chỉ việc nhập số liệu vào máy theo các phần hành kế toán, việc ghi chép vào các loại sổ và báo cáo do máy tự động thực hiện. Quy trình xử lý số liệu kế toán của chương trình kế toán STANDARD 6.0 được hiểu như sau: SVTH: Trần Quang Tiến 22
  31. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy - Thông tin đầu vào: Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh, ghi chép trên chứng từ, kế toán kiểm tra, xử lý dữ liệu rồi cập nhật vào máy theo đúng đối tượng mã hoá đã được cài trong phần mềm như hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, danh mục vật tư, danh mục khách hàng đúng quan hệ đối ứng tài khoản, máy tính sẽ tự động ghi vào sổ nhật ký chung, sổ chi tiết tài khoản theo từng đối tượng và tự động ghi vào sổ cái các tài khoản có mặt trong định khoản và các bảng kê liên quan. Chương trình kế toán STANDARD 6.0 làm tự động qua các bút toán kết chuyển đã cài đặt sẵn trong chương trình người sử dụng chỉ cần lựa chọn. Đại học kinh tế Huế - Thông tin đầu ra: Sau khi dữ liệu được cập nhật theo trình tự như ngày, tháng, năm, số chứng từ, nội dung, TK Nợ, TK Có hoặc TK Có, TK Nợ. theo các phần hành kế toán thì thông tin đầu ra cho phép ta có thể lấy bất kỳ loại sổ nào như: sổ chi tiết tài khoản, sổ cái, các báo cáo tài chính. 3. Các nguồn lực cơ bản tại công ty 3.1 Nguồn lao động 3.1.1 Cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp: Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn - con người lại đặc biệt quan trọng. Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đó không thể nào đạt tới mục tiêu. Lao động là một trong những các yếu tố quan trọng trong việc sản xuất và kinh doanh của 1 công ty và lao động cũng nắm giữ 1 vai trò rất quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Hiểu được điều này nên công ty rất chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ công nhên viên giỏi trong các SVTH: Trần Quang Tiến 23
  32. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy hoạt động chuyên môn của mình, đồng thời cũng luôn quan tâm đến cuộc sống của nhân viên trong công ty. Tình hình lao động của công ty thông qua bảng cho ta thấy qua các năm thì tổng số lao động của công ty ngày càng giảm. Lý do chủ yếu là vì ngày nay chúng ta đang hiện đại hoá đất nước, máy móc đang dần dần thay thế cho con người. Đây là điều tất yếu đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất nào. Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 Đại học kinh tế Huế Đơn vị: Người 2015 2016 2017 Chỉ tiêu SL % SL % SL % Tổng LĐ 128 100 111 100 109 100 Phân theo giới tính Nam 87 70 77 69 71 65 Nữ 41 30 34 31 38 35 Phân theo địa điểm làm việc Nhà máy 115 90 99 89 97 89 Các BP khác 13 10 12 11 12 11 Nguồn: Phòng HCTH-Tổ chức nhân sự Về tổng lao động thay đổi qua 3 năm cụ thể như sau năm 2016 tổng số lao động đã giảm 17 người so với con số 128 người của năm 2015. Còn năm 2017 tổng số lao động là 109 người giảm 2 người so với năm 2016 Xét về giới tính: Vì công việc có tính chất nặng nhọc nên phù hợp với lao động nam hơn là lao động nữ. Cho nên số lượng lao động nam thường chiếm trên 60% tổng số lao động của công ty. Cụ thể năm 2016 số lao động nam là 77 người tương ứng với 69% giảm 10 người so với năm 2015. Tuy nhiên năm 2017 số lượng lao động nam là 71 người tương ứng với 65% đã giảm 6 người so với năm 2016. SVTH: Trần Quang Tiến 24
  33. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Xét theo địa điểm làm việc: Vì đây là công ty sản xuất nên nên các hoạt động của công ty đều diễn ra hầu hết ở nhà máy. Cụ thể tổng số lao động của nhà máy luôn chiếm khoảng trên 90%. Cụ thể là năm 2015 có 115 người làm việc tại nhà máy năm 2016 có 99 người và năm 2017 có 97 người. Tóm lại qua phân tích số lao động tại công ty COSEVCO 6 thì số lao động của công ty giảm dần qua 3 năm. Bên cạnh đó thì lao động tại công ty chủ yếu là lao động phổ thông, ít lao động có tay nghề cao nên điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần phải có những biện pháp cụ thể nhằm cảĐạii thiện tình học trạng trên kinh để công ty tếcó th ểHuếhoạt động được hiệu quả hơn. 3.1.2 Phương pháp xây dựng định mức thời gian lao động Theo tính chất công việc nên thời gian lao động tại công ty được chia thành 2 khối đó là khối quản lý và khối công nhân: - Khối quản lý: là khối có vai trò điều hành hoạt động và vận hành của công ty. Tại công ty COSEVCO 6 khối quản lý của công ty làm việc 8h, 6 ngày/tuần. + Buổi sáng làm việc từ 7h- 11h. + Buổi chiều làm việc từ 13h- 5h. - Khối công nhân: là khối tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm của công ty. Bộ phận này chia làm 2 ca: + Ca ngày: từ 7h-11h và 13h-5h + Ca đêm: từ 22h- 6h sáng hôm sau. Cần có sự phân công công việc hiệu quản và thuận tiện đối với cả 2 khối làm việc. Việc luân phiên làm việc theo ca giúp công ty tiết kiệm được thời gian cũng như nguyên, nhiên liệu sản xuất. Bên cạnh đó cũng giúp công ty hoạt động gần như tối đa công suất của nhà máy từ đó góp phần tăng năng suất lao động của công ty. SVTH: Trần Quang Tiến 25
  34. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy 3.1.3 Công tác chăm lo đời sống người lao động tại công ty Bên cạnh các công việc hoạt động kinh doanh thì công ty luôn quan tâm đến đời sống của người lao động. Tại công ty các công tác như an toàn lao động, vệ sinh lao động rất được chú trọng tại công ty. Công ty đã tổ chức và tuyên truyền tốt các vấn đề về an toàn và vệ sinh trong lao động. Công ty cũng chia trách nhiệm cho mỗi bộ là kiểm tra thường xuyên để phát hiện và khắp phục ngay các nguy cơ gây mất an toàn lao động. Quyền lợi của người lao động luôn được công ty cố gắng đáp ứng tốt nhất có thể. Việc trả lươngĐại của công học ty luôn đưkinhợc công tytế chú Huếý để tránh nhằm trả lương chậm hoặc nợ lương đối với người lao động. Vào các ngày lễ như 8/3 công ty cũng trích một phần kinh phí để có những phần quà để tặng cho chị em phụ nữ, 3.1.4 Năng suất lao động của công ty Trong cơ chế thị trường hiện nay dưới tác động của các yếu tố cả bên trong và bên ngoài đối với doanh nghiệp thì bắt buộc doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất lao động của mình. Năng suất lao động là tiêu chuẩn phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả của hoạt động quản trị sản xuất và tác nghiệp. Năng suất trở thành nhân tố quan trọng nhất đánh giá khả năng cạnh tranh của hệ thống sản xuất trong mỗi doanh nghiệp. Việc nâng cao nâng suất lao động còn giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp có thể phát triển tốt hơn và thúc đẩy xã hội phát triển. SVTH: Trần Quang Tiến 26
  35. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Bảng 2: Năng suất lao động của công ty qua 3 năm 2015-2017 Đơn vị: Nghìn đồng/người So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2015/2016 2016/2017 +/- % +/- % Tổng DT 39.598,7 40.356,6 37.347 757,9 1,9 (3.009,6) (7,5) Tổng LĐ 128 111 109 17 13,3 2 1,8 Năng suất 309.364,Đại8 học363.573 kinh342.633 tế54.208 Huế,2 17,5 (20.940) (5,8) lao động bình quân đầu người Nguồn: Phòng kế toán Thông qua bảng số liệu cho ta thấy năng suất lao động của công ty năm 2016 là năm có năng suất lao động cao nhất. Cụ thể năng suất lao động năm 2016 tăng so với năm 2015 là 54.208,2 nghìn đồng/người tương đương với 17,5%. Năng suất lao động tăng do doanh thu năm 2016 tăng 757,9 triệu đồng tương đương 1,9% và đồng thời số lượng lao động giảm 17 người tương đương với 13,3% so với năm 2015. Năng suất lao động năm 2017 là 342.633 nghìn đồng đã giảm 20.940 nghìn đồng/người so với năm 2016 là vì doanh thu của công ty giảm 3.009,6 triệu. Số lao động năm 2017 so với năm 2016 cũng đã giảm 2 người. So với năm 2016 thì doanh thu và tổng số lao động của công ty đã giảm ứng với tỉ lệ là 7,5% và 1,8% nhưng vì tỷ lệ giảm doanh thu giảm nhiều hơn tỷ lệ giảm số lao động nên cho ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang chưa được hiệu quả. Qua 3 năm hoạt động thì năng suất lao động của năm 2016 là cao nhất vì 2016 là năm thuận lợi trong kinh doanh và sản xuất xi măng của công ty vì vậy doanh thu của năm 2016 là cao nhất. Năm 2016 cũng là năm mà công ty cải tổ lại bộ máy quản lý của SVTH: Trần Quang Tiến 27
  36. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy mình, tối ưu hoá các bộ phận nên năng suất lao động của người lao động là rất cao. Nhưng đến năm 2017 thì do doanh thu sụt giảm nhiều nên đã dẫn đến năng suất lao động của công ty bị giảm xuống. 3.2 Tài sản cố định của công ty Tình hình cơ sở vật chất đối với công ty là rất quan trọng. Một công ty muốn hoạt động tốt thì bắt buộc phải có đầy đủ cơ sở vật chất và kỹ thuật. Bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty là cơ sở để phản ánh, đánh giá hiện trạng kinh doanh của công ty. Đối với một công ty sản xuất thì yếu tố vật chất, kỹ thuật rất được chú trọng vì ngày nay kháchĐại hàng họcngày càng kinh có yêu cầ utế cao vHuếề sản phẩm, hơn nữa các đối thủ cạnh tranh không ngừng nâng cao, cải tiến sơ sở vật chất kỹ thuật. Nên nếu muốn tồn tại và phát triển thì bắt buộc công ty phải có đầy đủ trang thiết bị để hoạt động, bên cạnh đó còn không ngừng nâng cao trang thiết bị và cải tiến kỹ thuật của công ty. Nhìn chung tài sản cố định của công ty vẫn giữ nguyên từ năm 2015-2016. Tuy nhiên đến năm 2017 công ty đã đầu tư thêm cho việc mua thêm trang thiết bị phục vụ cho việc hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty. Bảng 3: TSCĐ của công ty qua 3 năm 2015-2017 Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 Stt Tên tài sản GT % GT % GT % Tổng cộng 2.085 100 2.085 100 2.625 100 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 1.446 69.3 1.446 69.3 1.534 58,4 2 Máy móc thiết bị 192 9.2 192 9.2 231 8,8 3 Phương tiện vận tải, 402 19,3 402 19.3 817 31 TB truyền dẫn 4 Thiết bị quản lý 43 2.2 43 2.2 43 1,8 SVTH: Trần Quang Tiến 28
  37. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Nguồn: Phòng kế toán Tỷ trọng nhà cửa, vật kiến trúc là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất của công ty, luôn chiếm tỷ trọng trên 50%. Năm 2016 là 1.446 triệu và đến năm 2017 đã tăng lên 88 triệu. Tỷ trọng máy móc thiết bị năm 2016 là 192 triệu tương ứng với 9,2% , năm 2017 là 231 triệu tương ứng với 8,8%. Năm 2017 công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị để phục vụ cho việc hoạt động của công ty điều này cho thấy công ty đã chú trọng hơn trong việc đầu tư trang thiết bị, công nghệ phù hợp với thị trường. Bên cạnhĐạicác tài s ảhọcn khác thì kinhphương tiệ ntế vận tHuếải, thiết bị truyền dẫn cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trọng tài sản của công ty. Năm 2017 tài sản này đã được công ty đầu tư mạnh và tăng 415 triệu so với năm 2016. Tóm lại sau khi phân tích tài sản cố định của công ty qua 3 năm thì việc đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ cho quá trình hoạt động của công ty không được chú trọng trong 2 năm là năm 2015-2015 tuy nhiên đến năm 2017 công ty đã quan tâm đến việc mua thêm trang thiết bị mới, điều này rất có lợi trong việc hoạt động của công ty. Vì vậy công ty cần phải quan tâm đến việc bổ sung thêm các thiết bị tiên tiến để các hoạt động của công ty ngày càng có kết quả tốt hơn. 3.3 Nguồn nguyên liệu của công ty Trong kinh doanh thì nếu muốn tăng lợi nhuận thì phải giảm chi phí đầu vào và chi phí đầu ra của sản phẩm. Đối với các công ty sản xuất thì yếu tố nguồn nguyên liệu là yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu sẵn có là một lợi thế rất lớn để cạnh tranh trên thị trường. Nguồn nguyên liệu của nhà máy xi măng COSEVCO 6 được đáp ứng thông qua nguồn đá vôi được cung cấp bởi một mỏ đá lộ thiên nằm gần nhà máy. Mỏ đá này có trữ lượng khá lớn nên có thể đáp ứng được nguồn nguyên liệu mà nhà máy cần. Vị trí mỏ cũng nằm khá gần nhà máy nên góp phần tạo nên sự thuận lợi trong việc vận SVTH: Trần Quang Tiến 29
  38. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy chuyển và cũng là một lợi thế không nhỏ đối với nhà máy. Với việc có một mỏ là nguồn nguyên liệu cho nhà máy đã đem lại cho công ty một lợi thế khá lớn cho công ty, tuy nhiên công ty nên có những kế hoạch khai thác và sử dụng phù hợp, tránh để khai thác và sử dụng các tài nguyên một cách lãng phí. 3.4 Phương pháp tính giá thành của doanh nghiệp. Khi xây dựng giá thành của công ty thì công ty xây dựng giá thành dựa theo ba yếu tố đó là: - Chi phí NVL trực tiếp - Chi phíĐại nhân công học trực ti ếkinhp tế Huế - Chi phí sản xuất chung Trong đó: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất vì chi phí NVL trực tiếp được xác định các đơn giá của các loại nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm. Chi phí này cần phải được hoạch toán một cách kỹ lưỡng và chính xác để đảm bảo sự chính xác của giá thành sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp của người lao động. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công tại công ty để lập bảng thanh toán tiền lương tại công ty sau đó chuyển sang cho phòng kế toán để tiến hành trả lương cho người lao động. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các loại chi phí như tiền ăn ca, tiền bảo hiểm, tiền điện, các chi phí này được hoạch toán theo chi phí phát sinh và được hoạch toán vào báo cáo của công ty. Trong các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty thì hiển thị giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán là gồm các yếu tố chi phí như: Chi phí NVL trực tiếp, Chi phí SX chung, Nguyên liệu, vật liệu, SVTH: Trần Quang Tiến 30
  39. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy 3.5 Tình hình tài chính của công ty Tài chính là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp hoạt động thì tất yếu doanh nghiệp phải có khả năng tài chính để đáp ứng các yêu cầu của hoạt động đó. Bên cạnh khả năng tài chính của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng tài chính một cách hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra tài chính là công cụ để doanh nghiệp kiểm tra các hoạt động của kinh doanh của doanh nghiệp và còn là công cụ để điều tiết hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp cần phải rất chú trọng đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Đại học kinh tế Huế Bảng 4: Tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 Chỉ tiêu GT % GT % GT % Tổng vốn 83.447 100 47.365 100 42.872 100 1.Tổng vốn Vốn lưu động 8.065 9,7 5.694 12 7.918 18,5 Vốn cố định 75.382 90,3 41.671 88 34.954 81,5 2.Tổng nguồn vốn Vốn CSH (207.256) (248) (308.378) (651) (411.968) (960) Nợ phải trả 290.703 348 355.743 751 454.840 1060 1. Nợ ngắn hạn 259.666 311,1 298.004 629,2 366.316 854,4 2. Nợ dài hạn 31.037 36,9 57.739 121,8 88.524 205,6 Nguồn: Phòng kế toán SVTH: Trần Quang Tiến 31
  40. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Thông qua bảng số liệu về tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2015-2017 cho ta thấy rằng tổng vốn của công ty giảm dần qua các năm. Năm 2016 tổng vốn của công ty là 47.365 triệu giảm 36.082 triệu so với năm 2015 và đến năm 2015 là 42.872 triệu giảm 4.493 triệu so với năm 2016. Xét về tổng vốn: Công ty có tỷ trọng vốn cố định rất cao, luôn chiếm hơn 80% tổng số vốn của công ty. Nhưng qua 3 năm số vốn cố định giảm dần lý do một phần là vì sự khấu hao của tài sản cố định qua các năm và tài sản dài hạn của công ty giảm qua các năm nên đã dẫn đến việc vốn cố định giảm. Năm 2016 vốn cố định giảm 33.711 triệu so với nămĐại 2015 tươnghọcứng vkinhới giảm 2,3% tếtrong Huế tỷ trọng tổng vốn và đến năm 2017 con số này đã giảm xuống còn 34.954 triệu. Vốn lưu động của công ty biến động qua cả 3 năm. Năm 2015 vốn lưu động là 8.065 triệu, đến năm 2016 là 5.694 triệu đã giảm 2.371 triệu so với năm 2015 và đến năm 2017 tăng lên 2.224 triệu so với năm 2016 tương ứng với 7.918 triệu. Xét về tổng nguồn vốn: Trong 3 năm hoạt động của công ty thì vốn chủ sỡ hữu luôn âm. Lý do là vì lợi nhuận kế toán trước thuế luôn bé hơn số vốn đầu tư của doanh nghiệp. Cụ thể là do chi phí tài chính của công ty càng tăng qua các năm. Đây cũng là một vấn đề đã tồn tại trong công ty trong các năm hoạt động. Điều này dẫn đến sự ảnh hưởng đến hoạt động của công ty và hiệu quả kinh doanh của công ty. Nợ phải trả cũng tăng dần qua các năm. Cụ thể nợ phải trả của năm 2016 là 355.743 triệu tăng 65.040 triệu so với năm 2015 và đến năm 2017 là 454.840 triệu tăng 99.097 triệu so với năm 2016. Lý giải điều này là do các khoản phải trả nội bộ của công ty ngày càng tăng dẫn đến việc nợ phải trả của công ty cũng ngày càng tăng theo. Nợ phải trả tăng dần chứng tỏ rằng công ty đã phải vay mượn nhiều để có thể giúp cho các hoạt động của công ty được diễn ra thường xuyên và liên tục nhưng việc này sẽ dẫn đến các rủi ro tiềm ẩn trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả của công ty có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới 1 chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tại công ty tình hình nợ phải trả của công ty tăng dần qua các năm lý do là vì công ty luôn làm ăn thua lỗ nên phải vay SVTH: Trần Quang Tiến 32
  41. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy mượn để muốn kinh doanh trong chu kỳ tiếp theo nên vì vậy số nợ ngắn hạn của công ty ngày càng tăng cao. Năm 2016 nợ ngắn hạn là 298.004 triệu tương ứng với 629,2% tăng 38.338 triệu so với năm 2015. Đến năm 2017 con số này là 366.316 triệu. Nhận xét chung: Thông qua việc phân tích tài chính tại công ty COSEVCO 6 thì chúng ta thấy được việc quản lý tài chính của công ty đang gặp khá nhiều vấn đề. Vốn chủ sỡ hữu của công ty luôn âm trong cả 3 năm . Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty khi mà lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty nhỏ hơn so với số vốn của công ty đầu tư vào hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó việc nợ phải trĐạiả ngày càng học tăng c ũngkinhảnh hưở ngtế đế nHuếhoạt động sản xuất của công ty. Vì vậy công ty cũng cần phải có những biện pháp kịp thời để có thể quản lý và sử dụng nguồn vốn tốt hơn, sử dụng các tài sản một cách hợp lý tránh để hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn trong thời gian tới. Công ty cũng nên phân tích việc sử dụng vốn nhiều hơn để có thể giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình hoạt động của công ty. Công ty cũng nên quan tâm hơn đến việc thu hút các nhà đầu tư bên trong và ngoài nước. SVTH: Trần Quang Tiến 33
  42. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy III HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp:  Lợi nhuận của doanh nghiệp (LN) π = TR – TC Trong đó: TR Là tổng doanh thu TC Là tổng chi phí Lợi nhuận bằng doanh thu trừ chi phí, phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động kinh doanhĐại của doanh học nghiệ pkinh. tế Huế  Tổng chi phí (TC) TC= FC+VC Trong đó: FC Là chi phí cố định VC Là chi phí biến đổi Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. 2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh khác:  Chỉ tiêu lợi nhuận / Chi phí π Tỉ suất lợi nhuận/Chi phí = TC Chỉ tiêu này cho ta biết một đơn vị chi phí phí ra sẽ làm được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận  Chỉ tiêu lợi nhuận/Doanh thu π Tỉ suất lợi nhuận/Doanh thu= TR Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị doanh thu của công ty là ra mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. SVTH: Trần Quang Tiến 34
  43. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy 3. Chỉ tiêu lao động  Năng suất lao động bình quân TR W= L Trong đó: W: Là năng suất lao động L: Là số lao động Chỉ tiêu này phản ánh một lao động bình quân có thể tạo ra bao nhiêu doanh thu trong quá trìnhĐại sản xuấ t kinhhọc doanh kinh. tế Huế  Lợi nhuận bình quân một lao động π Mức sinh lợi bình quân = L Chỉ tiêu này cho biết 1 lao động tham vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. 4. Hiệu suất sử dụng vốn 4.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động  Số vòng quay của vốn lưu động TR Số vòng quay của vốn lưu động= VLĐ Chỉ tiêu này phản ánh vốn lưu động luân chuyển được bao nhiêu lần trong kỳ hay 1 đơn vị vốn lưu động thì tạo ra được bao nhiêu đơn vị doanh thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng bé càng tốt.  Doanh lợi vốn lưu động π Mức doanh lợi vốn lưu động= VLĐ Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn lưu động trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuân trong kỳ. SVTH: Trần Quang Tiến 35
  44. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy  Mức đảm nhiệm vốn lưu động VLĐ Mức đảm nhiệm vốn lưu động= TR Chỉ tiêu này cho biết để tạo 1 đơn vị doanh thu thì cần bao nhiêu đơn vị vốn lưu động. Chỉ tiêu này càng bé càng tốt. 4.2 Chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn cố định  Hiệu suất sử dụng vốn cố định TR Hiệu suất sử dụng vốn cố định= Đại học kinh tếVCĐ Huế Chỉ tiêu này cho biết 1 đơn vị vốn cố định sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu.  Mức đảm nhiệm vốn cố đinh VCĐ Mức đảm nhiệm vốn cố định= TR Chỉ tiêu này cho biết nếu muốn tạo ra 1 đơn vị doanh thu cần có bao nhiêu đơn vị vốn cố định. Chỉ tiêu này càng bé càng tốt. SVTH: Trần Quang Tiến 36
  45. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN COSEVCO 6 (VẠN NINH – QUẢNG BÌNH) 1. Phân tích doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Về cơ bản doanh thu là một trong 3 yếu tố để tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích kỹ doanh thu sau mỗi chu kỳ hoạt động nhằm xem xét, đánh giá và đưa ra các biện pháp để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn trong tương lai. 1.1 DoanhĐại thu theo học từng lo ạkinhi sản phẩm tếcủa côngHuế ty Sản phẩm của công ty xi măng Áng Sơn đó là xi măng Sông Gianh. Là một trong những nhãn hiệu xi măng lớn của tỉnh nhà thì sản phẩm xi măng Sông Gianh cũng có những lợi thế nhất định đối với các sản phẩm xi măng khác. Thông qua các báo của công ty thì doanh thu của công ty phần lớn đến từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bảng 5: Doanh thu theo từng loại sản phẩm của công ty Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 Chỉ tiêu GT % GT % GT % Tổng DT 39.599 100 40.357 100 37.347 100 PCB 40 38.365 97 38.905 96,4 36.374 97,4 Đá phụ gia 1.234 3 1.452 3,6 973 2,6 Nguồn: Phòng kế toán SVTH: Trần Quang Tiến 37
  46. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Qua bảng báo cáo cho ta thấy doanh thu tại công ty chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất và kinh doanh xi măng PCB 40. Cụ thể doanh thu của sản phẩm PCB 40 của công ty năm 2016 là 38.905 triệu tăng 540 triệu so với năm 2015 và đến năm 2017 là 36.374 triệu, giảm 2531 triệu so với năm 2016. Bên cạnh đó tỷ lệ bán đá phụ gia chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu của công ty. So với năm 2016 thì doanh thu bán đá phụ gia tăng 0,6% tương đương với tăng 217,9 triệu đồng. Nhưng đến năm 2017 thì tỷ lệ này lại giảm 1% tương đương với 478,6 triệu. Nhìn chungĐại doanh họcthu của công kinh ty đều bi tếến đ ộngHuế qua các năm. Việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm xi măng PCB 40 của công ty ở năm 2017 giảm so với năm 2016 và năm 2015 là vì cuối năm 2017 thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm xi măng của công ty giảm. 1.2 Doanh thu theo quý của công ty Các hoạt động của công ty COSEVCO 6 cũng như các công ty sản xuất khác. Nên doanh thu của công ty cũng một phần bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ vì vậy qua từng thời gian khác nhau thì cũng có sự khác nhau trong doanh thu của công ty. Bảng 6: Doanh thu theo quý của công ty giai đoạn 2015-2017 Đơn vị: Triệu đồng So sánh Chỉ 2015 2016 2017 2015/2016 2016/2017 tiêu GT % GT % GT % +/- % +/- % Tổng 39.599 100 40.357 100 37.347 100 758 1,9 (3.0010) (7,5) Quý I 8.844 22,3 8.778 21,7 9.846 26,3 (66) (0,76) 1.068 12,2 Quý II 10.614 26,8 10.576 26,2 10.834 29 (38) (0,4) 258 2,4 Quý 9.616 24,3 10.404 25,8 9.372 25,1 788 8,2 (1.032) (9,9) III Quý 10.525 26,6 10.599 26,3 7.295 19,6 74 0,7 (3.304) (31,2) IV Nguồn: Phòng kế toán SVTH: Trần Quang Tiến 38
  47. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Thông qua bảng số liệu về doanh thu tiêu thụ sản phẩm và bán đá phụ gia theo quý cho ta biết rằng quý II và quý III là 2 quý có lượng tiêu sản phẩm và bán đá phụ gia nhiều nhất. Vì 2 quý này thời gian chủ yếu là mùa hè nên thuận tiện cho các công việc liên quan đến nghành xây dựng nên vì vậy nhu cầu xi măng tại 2 quý này là rất cao. Trong đó doanh thu quý II là cao nhất, năm 2015 doanh thu về xi măng là 10.614 triệu tương ứng với 26,8%, năm 2016 là 10.576 triệu và năm 2017 là 10.834 triệu. Bên cạnh đó quý I là quý có doanh thu thấp nhất trong đó năm 2016 là 8.778 triệu giảm 66 triệu so với năm 2015 và năm 2017 là 9.846 triệu tương ứng với 26,3% so với năm 2016Đại đã tăng học 1.068 tri ệkinhu và 12,2%. tế Lý doHuế quý này có doanh thu thấp nhất là vì đây là thời gian mà thời tiết mưa nhiều bên cạnh đó cũng trùng với thời gian nghỉ lễ, tết khá nhiều nên nhu cầu về xi măng giảm mạnh vì vậy đã làm doanh thu giảm nhiều 2. Kết quả kinh doanh của công ty Kết quả kinh doanh của công ty là sự thể hiện tương quan giữa việc sử dụng các yếu tố đầu vào, nguồn lực của doanh nghiệp và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích và đánh giá báo này sẽ giúp công ty có thể đo lường được hiệu quả hoạt động, quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích kết quả kinh doanh còn có thể cho doanh nghiệp biết các lỗ hỏng trong việc quản lý cũng như sử dụng các nguồn đầu vào và nguồn lực của doanh nghiệp, bênh cạnh đó còn giúp tìm ra các khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn. Phân tích hiệu quả kinh doanh còn là cơ sở của việc đánh giá và điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp một cách tốt hơn. Nhìn chung qua bảng 7: Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 thì kết quả của doanh nghiệp là lợi nhuận âm cả 3 năm. Vì do chi phí để cho công ty có thể hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty là lớn hơn so với doanh thu của công ty nên điều này dẫn đến lợi nhuận âm. SVTH: Trần Quang Tiến 39
  48. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Bảng 7: Kết quả kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 Đơn vị: Triệu đồng 2015 2016 2017 Chỉ tiêu GT % GT % GT % I Tổng DT 39.778 100 40.920 100 37.347 100 1. Bán hàng và 39.599 99,5 40.357 98,6 37.276 99,8 cung cấp dịch vụ 2.DT từ hoạt 0 0 463 1,1 0 0 động tài chính 3.Thu nhập khác 179 0,5 100 0,03 71 0,2 II Tổng chi phíĐại147 học.550 371kinh142.039 tế Huế347 141.828 380 1.Giá vốn hàng 35.107 88,3 33.521 82 32.346 86,7 bán 2.Quản lý Cty 5.380 13,5 4.532 11 4.367 11,9 3.Chi phí tài 107.022 269,1 103.986 254 105.115 281,4 chính 4.Chi phí khác 41 0,1 0 0 0 0 III Lợi nhuận (107.772) (271) (101.119) (247) (104.481) (280) 1.Lợi nhuận từ (107.910) (271,4) (101.219) (247,03) (104.574) (280,2) HĐ KD 2.Lợi nhuận khác 138 0,4 100 0,03 93 0,2 Nguồn: Phòng kế toán 2.1 Phân tích doanh thu Trong kinh doanh thì tất cả các doanh nghiệp đều có mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Để có được lợi nhuận lớn thì bắt buộc các doanh nghiệp đều phải tăng doanh thu và giảm chi phí của mình. Phân tích doanh thu giúp doanh nghiệp có thể thấy được hiệu quả hoạt động của công ty. Hơn nữa doanh thu cũng là một thước đo giúp công ty đánh giá so với các mục tiêu đặt ra lúc ban đầu. 2015-2016: Năm 2016 công ty đã sử dụng khá tốt các nguồn lực đầu vào và thêm vào đó là các chính sách hỗ trợ từ phía nhà nước và tỉnh nên đã góp phần vào việc tăng SVTH: Trần Quang Tiến 40
  49. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy doanh thu của công ty giai đoạn này. Năm 2016 doanh thu đã tăng 1.142 triệu so với năm 2015. 2016-2017: Năm 2017 là năm mà doanh thu của công ty giảm nhiều so với năm 2016. Việc giảm doanh thu này chứng tỏ rằng việc quản lý và sử dụng các nguồn lực của công ty đang gặp nhiều vấn đề cùng với đó là những yếu tố về mặt thời tiết đã làm giảm doanh thu năm 2017 xuống còn 37.347 triệu giảm 3.573 triệu so với năm 2016. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của công ty. Cụ thể năm 2016 doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 40.357Đạitriệ uhọc tăng 758 kinhtriệu so vớ i tếnăm 2015Huếđây là năm công ty đã hoạt động hiệu quả và đạt doanh thu cao nhất trong 3 năm hoạt động của công ty. Năm 2017 do yếu tố thời tiết tác động đến nhu cầu người tiêu dùng nên doanh thu đã giảm xuống còn là 37.276 triệu giảm 3.081 triệu so với năm 2016. Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2016 là 463 triệu trong khi 2 năm 2015 và năm 2017 thì doanh thu này bằng 0. Doanh thu khác của năm 2015 là 179 triệu nhưng đến năm 2016 doanh thu này đã giảm xuống 79 triệu so với năm 2015. Và đến năm 2017 doanh thu khác là 71 triệu. 2.2 Phân tích chi phí Một doanh nghiệp quản lý chi phí tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của doanh nghiệp. Vì chi phí sẽ là yếu tố mấu chốt trong việc ra quyết định của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp sử dụng một cách tối ưu hoá các tài nguyên cũng như các nguồn lực có sẵn của doanh nghiệp. Qua 3 năm hoạt động thì tổng chi phí của công ty ngày càng giảm, cụ thể tổng chi phí của năm 2016 là 142.039 triệu giảm 5.511 triệu so với năm 2015 và đến năm 2017 là 141.828 triệu giảm 211 triệu so với năm 2016. Điều này cho thấy rằng việc quản lý chi phí của công ty ngày càng được cải thiện và quan tâm qua các năm. Giá vốn hàng bán là một trong những chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong việc sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, giá vốn hàng bán bao gồm những khoản như chi SVTH: Trần Quang Tiến 41
  50. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, Với bảng báo cáo 3 năm hoạt động của công ty thì cho ta thấy chi phí giá vốn hàng bán ngày càng giảm. Năm 2015 giá vốn hàng bán là 35.107 triệu tương ứng với tỷ lệ 88,3% so với doanh thu. Năm 2016 là 33.521 triệu và đến năm 2017 giá vốn hàng bán lại giảm thêm 1.175 triệu so với năm 2016. Chi phí quản lý doanh ngiệp của công ty cũng giảm dần qua 3 năm. Năm 2015 chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty là 5.380 triệu nhưng đến năm 2016 chi phí này đã giảm xuống còn 4.532 triệu và đến năm 2017 là 4.367 triệu. Nguyên nhân của việc giảm chi phíĐại quản lýhọc doanh nghi kinhệp chủ y ếutế là do Huế việc số lượng lao động của công ty ngày càng giảm qua các năm. Chi phí tài chính là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của công ty. Chi phí này chủ yếu là đến từ việc chênh lệch tỷ giá ngoại tệ xuất phát từ những năm đầu hoạt động của công ty. Năm 2016 chi phí tài chính của công ty là 103.986 triệu đã giảm 3.786 triệu so với năm 2015. Đến năm 2017 chi phí này tăng 1.129 triệu tương ứng với 105.115 triệu. Việc chi phí tài chính quá lớn dẫn đến việc lợi nhuận của công ty luôn âm, vì thế công ty cần phải có những biện pháp khắp phục tình trạng trên nếu muốn hoạt động tốt trong tương lai. 2.3 Phân tích lợi nhuận Đây là một yếu tố rất quan trọng mà các doanh nghiệp hướng đến khi kinh doanh. Lợi nhuận trong hoạt động kinh tế của doanh nghiệp vừa là mục tiêu, động lực, vừa là điều kiện để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận giúp công ty có thể tạo ra để tiếp tục kinh doanh và sản xuất có hiệu quả hơn, việc không ngừng nâng cao lợi nhuận thể hiện được năng lực và trình độ quản lý của công ty trong kinh doanh. Lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của mình. Đồng thời cũng là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu lợi nhuận của công ty qua 3 năm luôn ở mức âm. Cụ thể năm 2015 lợi nhuận âm 107.772 triệu, năm 2016 lợi nhuận là âm 101.119 triệu và đến năm SVTH: Trần Quang Tiến 42
  51. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy 2017 thì lợi nhuận là âm 104.481 triệu. Điều này là do chi phí bỏ ra để hoạt động sản xuất và kinh doanh lớn hơn doanh thu của công ty. Cụ thể chi phí tài chính chiếm phần lớn trong số các chi phí và dẫn đến lợi nhuận âm. Lợi nhuận âm trong cả 3 năm hoạt động đã tác động rất lớn đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai phát triển của công ty. Bên cạnh đó việc lợi nhuận âm cũng ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của tỉnh nhà và cả nước. Vì vậy công ty nên sớm có những biện pháp khắp phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty và của toàn xã hội. 3. Chi phíĐại trả lương học trong 1 kinhtháng tại công tế ty Huế Bên cạnh các phi phí khác như chi phí tài chính, nguyên vật liệu, phi phí sản xuất chung, thì phí trả lương cho người lao động cũng là chi phí chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số chi phí của công ty. Để trả lương cho các nhân viên trong công ty một cách chính xác thì công ty đã phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ phận trong công ty. Hàng tháng bộ phận tổ chức hành chính giao cho các tổ trưởng bảng chấm công của tháng đó, cuối tháng các tổ trưởng sẽ nộp lại bảng chấm công cho bộ phận tổ chức hành chính và bộ phận tổ chức hành chính sẽ nộp lại bảng chấm công cho bộ phận kế toán để tiến hành việc trả lương cho nhân viên. SVTH: Trần Quang Tiến 43
  52. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Bảng 8: Tiền lương tháng 12/2017 Đơn vị: Nghìn đồng Số STT Họ và tên Tổng lương Tiền ăn ca Lương bình quân người Giám đốc + 1 2 14.589 456 7.522,5 TCNS-HCTH 2 Bộ phận kế toán 3 12.218 684 4.300,6 3 Bộ phận KH-VT 7 21.730 1.534 3.323,4 Phòng 4 8 34.463 1.887 4.543,8 ĐKTT,PLC,ĐL Phòng QLCL-TN- 5 Đại học14 kinh43.341 tế Huế3.774 3.365,6 Mỏ Phòng KTCĐ- 6 18 56.764 4.853 3.422,6 XCĐ(cơ điện) PX 7 36 119.601 9.706 3.591,9 nghiền,ĐB,XXM 8 PX SX Clinker 6 19.373 1.618 3.498,5 9 Nấu ăn ca 4 9.037 1.078 2.528,8 10 Môi trường 5 10.782 1.348 2.426 11 Đội khac thác đá 6 16.182 2.027 3.034,8 12 Tổng 109 358.062 28.965 3.550,7 Nguồn: Phòng kế toán Tại công ty COSEVCO 6 thì tổng lương của công ty gồm các khoản như: lương sản phẩm, lương ngoài dây chuyền và lương thu hút. Đây là 3 khoản lương chính để công ty tiến hành việc trả lương cho công ty. Qua bảng ta nhận thấy nếu số lương của công ty được chia theo đầu người thì bình quân mỗi người sẽ nhân được 3.550,7 triệu trong tháng 12/2017. Lương của giảm đốc và TCNS-HCTH là cao nhất với mức lương là 7.522,5 triệu và mức lương thấp nhất là 2.426 triệu một tháng với đội nấu ăn ca. SVTH: Trần Quang Tiến 44
  53. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy 4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Một trong những điều kiện đầu tiên để công ty bắt đầu vào hoạt động sản xuất và kinh doanh là yếu tố tài chính. Sau khi việc hoạt động của công ty có kết quả trong một chu kỳ nhất định thì sẽ tiến hành việc phân tích việc sử dụng vốn của công ty. Việc phân tích tình hình sử dụng vốn sẽ giúp công ty đánh giá được khả năng sử dụng vốn của công ty, bên cạnh đó còn giúp công ty quản lý nguồn vốn và sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn. 4.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Vốn lưu Đạiđộng là thưhọcớc đo ti ềkinhn mặt và các tế tài sHuếản lưu động hiện có của công ty nhằm phục vụ các hoạt động hằng ngày tại công ty. Để các hoạt động của công ty được diễn ra thường xuyên và liên tục thì bắt buộc công ty phải có một nguồn vốn lưu động đáp ứng được quá trình hoạt động của công ty. Vì vậy việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty sẽ cho biết được hiệu quả sử dụng vốn của công ty, vòng quay vốn lưu động và mức đảm nhiệm vốn tại công ty. Thông qua các số liệu phân tích ở bảng cho ta biết rằng công ty đã sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả về mặt doanh thu. Tuy nhiên do chi phí tài chính quá lớn dẫn đến việc lợi nhuận âm và từ đó các số liệu cho thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định là không tốt về mặt đem lại lợi nhuận cho công ty. Qua bảng số liệu về vốn lưu động cho ta thấy rằng vốn lưu động của công ty biến động qua các năm. Trong đó năm 2016 là năm có vốn lưu động thấp nhất trong 3 năm là 5.694 triệu. Năm 2017 là 7.918 triệu và năm 2016 là 8.065 triệu. SVTH: Trần Quang Tiến 45
  54. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Bảng 9: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua 3 năm 2015-2017 Chỉ tiêu Đvt 2015 2016 2017 1.Tổng DT Triệu 39.778 40.920 37.347 2.Lợi nhuận Triệu (107.772) (101.119) (104.481) 3.VLĐ Triệu 8.065 5.694 7.918 4.Vòng quay VLĐ(1/3) Lần 4,9 7,2 4,7 5.Mức doanh lợĐạii VLĐ(2/3) họcL ầnkinh(13,4 tế) Huế(17,8) (13,2) 6.Mức đảm nhiệm VLĐ(3/1) Lần 0,2 0,14 0,2 Vòng quay vốn lưu động: Thông qua bảng sô liệu trên ta thấy được vòng quay vốn lưu động của công ty là rất lớn. Tuy nhiên số vòng quay này lại thay đổi qua các năm. Trong đó năm 2016 là năm mà vòng quay vốn lưu động của công ty là cao nhất tương ứng với 7,2 lần cao hơn năm 2,3 lần so với năm 2015 và đến năm 2017 là 4,7 lần. Điều này có nghĩa là công ty dung 1 triệu vốn lưu động tạo ra được 7,2 triệu doanh thu vào năm 2016. Tương tự năm 2015 1 triệu vốn lưu động tạo ra 4,9 triệu doanh thu và 4,7 triệu vốn lưu động năm 2017 tạo ra 4,2 triệu doanh thu. Mức doanh lợi vốn lưu động: Tại bảng phân tích sô liệu cho thấy rằng công ty sử dụng vốn lưu động để tạo ra lợi nhuận là chưa được hiệu quả. Qua 3 năm hiệu suất sử dụng vốn lưu động đều âm. Trong đó năm 2017 là năm công ty sử dụng nguồn vốn lưu động đem lại kết quả tốt nhất trong cả 3 năm tuy nhiên con số này vẫn âm 13,2 lần. Cho thấy rằng 1 triệu đơn vị vốn lưu động tạo ra lợi nhuận âm 13,2 triệu. Mức đảm nhiệm vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết để tạo 1 triệu doanh thu cần đơn vị vốn lưu động. Năm 2015 để tạo ra 1 triệu doanh thu thì cần phải có 0,2 triệu tiền vốn lưu động tương tự năm 2017. Còn năm 2016 thì chỉ cần 0,14 triệu vốn SVTH: Trần Quang Tiến 46
  55. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy lưu động thì đã tạo ra được 1 triệu doanh thu. Từ đo cho thấy năm 2016 là năm công ty đã sử dụng vốn lưu động một cách hiệu quả nhất để tạo ra doanh thu. Tóm lại Qua các chỉ số đã thể hiện ở bảng cho thấy rằng công ty đã sử dụng khá tốt nguồn vốn lưu động trong việc sử dụng nguồn lực để tạo ra doanh thu. Nhưng nếu xét theo yếu tố lợi nhuận thì hiệu suất sử dụng vốn của công ty chưa được hiệu quả. Vì vậy công ty cần phải khắp phục tình trạng trên nếu muốn hoạt động tốt hơn trong tương lai. 4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định Vốn cố đĐạiịnh của doanh học nghi ệkinhp là số vốn đtếầu tư Huếứng trước về TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành 1 vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết hạn sử dụng. Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì số vốn này thường sẽ là số vốn chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Tại công ty COSEVCO 6 thì số vốn này chiếm tỷ trọng rất cao vì đối với một công ty kinh doanh trong kinh vực sản xuất xi măng thì sẽ phải đầu tư rất lớn vào việc trang bị trang dây chuyền công nghệ cũng như các trang thiết bị để phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh và sản xuất là rất lớn. Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 1.Tổng DT Triệu 39.778 40.920 37.347 2.VCĐ Triệu 75.382 41.671 34.954 3.Hiệu suất sử dụng VCĐ(1/2) Lần 0,5 1 1,07 4.Mức đảm nhiệm VCĐ(2/1) Lần 1,9 1,02 1 SVTH: Trần Quang Tiến 47
  56. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Số vốn cố định của công ty đã giảm dần qua các năm, lý do là vì sự khấu hao tài sản cố định dài hạn tại công ty. Cụ thể năm 2016 đã giảm 33.711 triệu so với năm 2015 và năm 2017 là 34. 954 triệu giảm 6.717 triệu so với năm 2016. Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này tăng dần lên qua các năm chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn cố định một cách hiệu quả hơn so với các năm trước. Cụ thể năm 2015 1 triệu tiền vốn cố định mới tạo được 0,5 triệu doanh thu thì quan năm 2016 con số này đã được cải thiện lên là 1 triệu tiền vốn cố định tạo ra được 1 triệu doanh thu và đến năm 2017 thì 1 triệu vốn cố định đã tạo được 1,07 triệu doanh thu. Tuy nhiên con số nàyĐại đang cònhọc là khá thkinhấp so với mtếặt bằ ngHuế chung của các công ty sản xuất xi măng. Mức đảm nhiệm vốn cố định: Mức đảm nhiệm vốn cố định giảm dần qua các năm. Năm 2015 mức đảm nhiệm vốn là 1,9 điều này có nghĩa là để tạo 1 triệu doanh thu cần phải tốn 1,9 triệu vốn cố định. Tương tự mức đảm nhiệm vốn cố định của năm 2016 là 1,02 và năm 2017 là 1. Qua phân tích về hiệu quả sử dụng vốn cho ta thấy tại công COSEVCO 6 số vốn cố định của công ty chưa được công ty sử dụng tốt. Tuy nhiên công ty đã dần cải thiện tình trạng này qua các năm và đem lại kết quả là hiệu quả sử dụng vốn cố định của năm sau lại cao hơn năm trước. Cho thấy công ty đã quan tâm hơn đến việc sử dụng vốn một cách hiệu quả. Công ty nên phân tích thường xuyên hiệu quả sử dụng vốn của mình để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 5. Đánh giá nhận xét chung về doanh nghiệp Sau khi tiến hàng phân tích tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty thông qua các báo cáo tài chính và tình hình sử dụng nguồn lực của công ty em có những đánh giá và nhận xét về công ty như sau. 5.1 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu khác SVTH: Trần Quang Tiến 48
  57. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Bên cạnh việc phân tích về báo cáo kết quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của công ty thì (bảng 11) sẽ tiến hành phân tích kết quả kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/ tổng chi phí. Việc phân tích 2 chỉ tiêu này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về hiệu quả kinh doanh của công ty. Bảng 11: Hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu Đại học kinhĐVT 2015 tế Huế2016 2017 1. Tổng DT Triệu 39.778 40.920 37.347 2.Tổng chi phí Triệu 147.550 142.039 141.828 3. Lợi nhuận Triệu (107.772) (101.119) (104.481) 4. Tỷ suất lợi nhuận/DT Lần (2,7) (2,4) (2,8) 5. Tỷ suất lợi nhuận/tổng chi phí Lần (0,7) (0,7) (0,7) Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu: Chỉ tiêu này cho ta biết rằng với 1 đơn vị doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Hoạt động của công ty qua 3 năm 2015-2017 thì tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu luôn âm. Điều này chứng tỏ rằng các hoạt động kinh doanh của công đem lại kết quả chưa tốt. Công ty nên có những biện pháp để làm tăng thêm doanh thu bên cạnh đó là giảm chi phí nhằm tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Năm 2015 tỷ suất lợi nhuận/doanh thu là âm 2,7 lần có nghĩa là cứ 1 triệu doanh thu sẽ đem lại lợi nhuận âm 2,7 triệu. Đến năm 2016 tỷ suất này là âm 2,4 lần và đến năm 2017 là âm 2,8 lần. Tỷ suất lợi nhuận/ tổng chi phí: Tỷ suất này cho biết 1 đơn vị chi phí bỏ ra sẽ làm ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận. Trong cả 3 năm hoạt động chỉ tiêu này luôn âm ở mức 0,7 lần, trong cả 3 năm cứ 1 triệu tiền chi phí bỏ ra để hoạt động của công ty sẽ mang về mức lợi nhuận âm là 0,7 triệu. SVTH: Trần Quang Tiến 49
  58. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Qua việc đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty giai đoan 2015-2017 thì công ty luôn thua lỗ trong 3 năm qua. Do chi phí quá lớn dẫn đến việc lợi nhuận bị âm vì vậy công ty cần phải tăng năng suất hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 5.2 Đánh giá nhận xét chung về tình hình doanh nghiệp Tình hình lao động, tiền lương: Số lượng lao động của công ty giảm dần qua các năm tuy nhiên nó không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty, do công ty đã có các biện pháp cân đối lao động hợp lý để hoàn thành các mụcĐại tiêu đề ra. học kinh tế Huế Bên cạnh đó việc chú trọng đến đời sống người lao động cũng cần phải được công ty chú trọng. Việc xây dựng một hệ thống hoàn thiện về các tiêu chuẩn cấp bậc trong công ty cũng góp phần đánh giá hoàn thiện các thành viên trong công ty. Ngoài ra công ty cũng cần phải có những biện pháp tăng năng suất lao động, có những cách quản lý hiệu quả hơn. Công ty phải cần áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong kinh doanh. Tình hình chi phí: Vì những chi phí ban đầu cho việc xây dựng và hoàn thiện để nhà máy đi vào hoạt động là khá lớn và việc kinh doanh về vật liệu xây dựng mất khá nhiều chi phí cho nguyên liệu nên công ty cần phải có những chính sách sử dụng chi phí đạt hiệu quả tối đa. Hiện tại công ty vẫn chưa quản lý tốt về chi phí nên dẫn đến hiệu quả kinh doanh của công ty chưa được tốt vì vậy trong thời gian tới công ty nên tập trung và khắp phục các vấn đề về chi phí đối với công ty. Tình hình tài chính của doanh nghiệp: Qua quá trình thực tập tại công ty em nhận thấy tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn. Cả ba năm 2015-2017 vốn chủ sở hữu của công ty luôn ở mức lợi nhuận âm. Lý do dẫn tới điều này là lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp nhỏ hơn số vốn bỏ ra của doanh nghiệp để hoạt động và sản xuất . Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong tương lai. Công ty phải có những biện pháp phù hợp để việc quản lý tài chính để công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn. SVTH: Trần Quang Tiến 50
  59. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Tuy công ty đã sử dụng khá tốt nguồn vốn lưu động nhưng vì do nợ phải trả của công ty cũng rất lớn điều này cho thấy rằng công ty đã vay mượn nhiều, điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong tương lai. Những chỉ tiêu về như tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu, tỷ suất lợi nhuận/ chi phí luôn ở mức âm đã cho biết rằng công ty kinh doanh chưa được hiệu quả. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp: Qua thời gia thực tập tại công ty và việc phân tích các báo cáo của công ty cho chúng ta thấy rằng việc lợi nhuận âm của công ty diễn ra liên tục trong 3 năm ảnh hưởng rất nhiều đối với công ty. Việc công ty kinh doanh thuaĐại lỗ dẫn họcđến việc nkinhếu muốn ho tếạt độ ngHuế tiếp bắt buộc công ty phải vay mượn từ đó số nợ phải trả của công ty ngày càng tăng lên, vốn chủ sỡ hữu ngày càng âm, trong khi đó các loại tài sản của công ty ngày càng bị khấu hao nên tài sản ngày cảng giảm. Việc này tiềm ẩn khả năng cao là nhà máy có thể đóng cửa hoặc không hoạt động vì vậy công ty cần phải có những biện pháp khắp phục tình trạng này nếu muốn hoạt động liên tục trong thời gian tới. 5.3 Đánh giá công ty qua mô hình ma trận SWOT Sau đây là tiến hành việc đánh giá công ty qua mô hình SWOT. Việc đánh giá này sẽ giúp công ty nắm bắt được tình hình bên trong cũng như bên ngoài công ty một cách tổng quát từ đó đưa ra được các chiến lược kinh doanh của công ty. Ngoài ra ma trận SWOT còn cho biết được các mặt hạn chế cũng như các thách thức mà công ty gặp phải, từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm hạn chế và khắp phục các điểm yếu và nâng cao các mặt mạnh của công ty. SVTH: Trần Quang Tiến 51
  60. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Ma trận SWOT - Có nguồn nguyên liệu dồi dào, khoảng cách gần nhà máy. - Nhà máy được trang bị đầy đủ công nghệ, kỹ thuật để sản xuất sản phẩm. - Có nguồn lao động dồi dào. S (Điểm mạnh) - Có chính sách chăm lo cuộc sống cho người lao động. - Đầu tư thêm cơ sở vật chất để đáp ứng Đại học kinhnhu tế cầu ngàyHuế càng cao của thị trường. - Nhân công chủ yếu là lao động phổ thông chưa có tay nghề cao. - Vồn đầu tư đang còn hạn chế. - Là công ty nhỏ nên có ít sức cạnh tranh trên thị trường. - Bộ máy quản lý đang còn khá đơn giản. - Vì số vốn đang còn khá hạn chế nên đang còn gặp nhiều khó khăn trong việc W ( Điểm yếu ) đưa dây chuyền tiên tiến vào sản xuất. - Khả năng tài chính của công ty đang gặp nhiều vấn đề. - Danh mục sản phẩm còn hạn chế về mẫu mã, sản phẩm. - Đời sống lao động còn gặp nhiều khó khan. - Hệ thống Marketing của sản phẩm còn đang hạn chế. SVTH: Trần Quang Tiến 52
  61. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy - Đang còn tập trung nhiều trong nước. - Với nguồn nguyên liệu sẵn có và dồi dào nên sẽ tạo được thuận lợi trong việc sản xuất sản phẩm của công ty. - Nguồn nguyên liệu nằm gần nhà máy giúp tiết kiệm được chi phí vận chuyển. O ( Cơ hội ) -Nhà nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa nên sẽ là cơ hội cho nghành phát triển. Đại học kinh- Ttếỉnh đang Huế trong tiến trình đô thị hóa nên cần phải đẩy mạnh việc xây dựng căn bản. - Trên thị trường có nhiều sản phẩm thay thế. - Nghành vật liệu xây dựng là một trong những nghành tiêu thụ rất nhiều tài nguyên thiên nhiên bao gồm tài nguyên không thể tái tạo như khoáng sản, cát đá sỏi, và còn tiêu thụ rất nhiều năng lượng điện nên vì vậy thải ra môi trường rất nhiều chất gây ô nhiễm nên nghành phải tìm ra nhiều giải pháp để giải quyết tình T ( Thách thức ) trạng trên. - Vì số vốn của công ty đang còn hạn chế nên chưa được đầu tư trang thiết bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu của thị trường từ đó dẫn đến việc sức cạnh tranh của công ty đang còn thấp. - Thiếu đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo bài bản, chất lượng. -Công ty đang gặp vấn đề rất lớn trong việc quản lý chi phí. SVTH: Trần Quang Tiến 53
  62. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY Sau khi tiến hành phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 sau đây em xin đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và sản xuất của công ty trong thời gian tới. 1. Giải pháp sử dụng nguồn lực Đối với doanh nghiệp thì nguồn lực là yếu tố thiết yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Vì mọi nguồn lực đều là hữu hạn nên các doanh nghiệp phải có kế hoạch để khai thác nguồĐạin lực mộ t họccách hợp lýkinh và hiệu qu tếả. Huế 1.1 Sử dụng nguồn lao động hiệu quả Con người là yếu tố then chốt để tại nên sự thành công của công ty. Vì vậy việc đào tạo huấn luyện và sử dụng các yếu tố con người góp phần rất lớn để doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả. Đối với công ty: - Tuyển dụng thêm các nhân viên với năng lực chuyên môn cao. - Tạo thêm động lực đối với người lao động. Công ty có thể tạo thêm nguồn động lực đối với người lao động bằng cách tạo ra chế độ lương thưởng phù hợp với người lao động. - Công ty có thể mở ra những khoá huấn luyện đối với người lao động. Việc huấn luyện này có thể được công ty cử đi hoặc viêc huấn luyện có thể diễn ra trực tiếp tại công ty và được hướng dẫn bởi các nhân viên có chuyên môn cao về năng lực tại công ty. Đối với người lao động: - Người lao động nên học hỏi và không ngừng nâng cao kiến thức về chuyên môn của mình. Việc này sẽ giúp các các hoạt động của công ty được chuyên môn hoá cao hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của người lao động cũng như công ty. SVTH: Trần Quang Tiến 54
  63. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy - Người lao động cần phải hoàn thành tốt các công việc được giao. 1.2 Sử dụng hiệu quả nguồn vốn Qua quá trình phân tích việc sử dụng vốn tại công ty cho thấy rằng công ty chưa sử dụng vốn một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận. Vì vậy công ty nên quan tâm nhiều hơn đến việc sử dụng nguồn vốn để tạo ra hiệu quả kinh doanh cao.Bên cạnh đó công ty cần phải thường xuyên phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng của nguồn vốn hiện tại của công ty. Đối với các tài sản dài hạn của công ty nên tận dụng sử dụng hết công suất của máy móc, phảĐạii sử dụng liênhọc tục và kinh thường xuyên. tế Ngoài Huế ra công ty cần cập nhật thêm các trang thiết bị tiên tiến phục vụ cho quá trình hoạt động của công ty, tránh để tình trạng lạc hậu về công nghệ dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh và sản xuất của công ty. Công ty phải lựa chọn các phương án kinh doanh hợp lý, phù hợp và các mục tiêu kinh doanh một cách rõ ràng và cụ thể với tình hình hiện tại của công ty để có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả nhất. Vì khi đã xác định được các mục tiêu và phương án kinh doanh phù hợp công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng nguồn vốn nào, tránh lãng phí vốn của công ty. 1.3 Sử dụng tài nguyên thiên nhiên Được đánh giá là một trong những tỉnh có tiềm năm để phát triển nghành vật liệu xây dựng bởi vì có nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho việc phát triển nghành là rất lớn. Tuy nhiên nguồn tài nguyên thiên nhiên là hữu hạn nên vì vậy việc khai thác cũng cần phải hợp lý và có kiểm soát. 1.3.1 Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hiệu quả Hiện tại công ty đã có một nguồn nguyên liệu là các mỏ đá gần với địa điểm của nhà máy. Với nguồn nguyên liệu sẵn có và nằm gần nhà máy sẽ giúp cho công ty giảm bớt các cho phí vận chuyển nguồn nguyên liệu. SVTH: Trần Quang Tiến 55
  64. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Việc khái thác các tài nguyên thiên nhiên cũng cần phải có kế hoạch khai thác kỹ lưỡng, không khai thác bừa bãi, tránh để xảy ra tình trạng lãng phí các nguồn nguyên liệu từ tài nguyên thiên nhiên cũng như các loại nguyên, nhiên liệu khác. Công ty cũng cần phải sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà công ty khai thác. 1.3.2 Các giải pháp bảo vệ môi trường Vì công ty thuộc ngành vật liệu xây dựng nên việc tác động tiêu cực tới môi trường là không thể tránh khỏi. Vì vậy đội ngũ môi trường tại công ty cần phải thường xuyên kiểm tra, rà soát môi trường xung quanh công ty nhà máy để tránh để xảy ra tình trạng ô nhiĐạiễm môi trưhọcờng xả ykinh ra làm ảnh tếhưởng Huế đến cuộc sống của người dân và hình ảnh của công ty trong mắt người tiêu dùng. Công ty có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực lên môi trường như đầu tư thêm hệ thống xử lý nước thải, trồng thêm các cây xanh trong khu vực nhà máy cũng như gần nhà máy nhằm hạn chế lượng khí thải của nhà máy thải ra môi trường. Các chất thải trong quá trình sản xuất xi măng của công ty nên tập trung tại bãi chứa để góp phần làm sạch môi trường lao động. 2. Giải pháp chi phí Công ty phải tính toán chính xác chi phí phát sinh trong kỳ để quản lý chi phí hiệu quả nhất. Cuối kỳ kinh doanh công ty phải kiểm tra lại các nguyên vật liệu đã sử dụng trong kỳ để sử dụng trong kỳ tiếp theo nhằm tối ưu hoá chi phí, tránh lãng phí nguồn nguyên, nhiên liệu. Chi phí lao động cũng là một trong những chi phí lớn của công ty nên cần phải tiết kiệm, việc tiết kiệm chi phí lao động sẽ giúp cho công ty tăng năng suất lao động cũng như giảm chi phí về lao động. Công ty nên tạo dựng mối quan hệ tốt đối với các nhà cung cấp vì vừa ổn định về nguồn cung và vừa đảm bảo tính ổn định giá trên thị trường. Tận dụng tối đa công suất máy móc, tránh hao phí và cũng góp phần đẩy nhanh quá trình sản xuất của công ty giúp giảm một phần chi phí của công ty. 3. Giải pháp về quản trị SVTH: Trần Quang Tiến 56
  65. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy Cần bổ sung thêm các nhân viên có năng lực chuyên môn cao : Công ty là chi nhánh của công ty mẹ nên em nghĩ cần phải bổ sung một số nhân viên có năng lực tại công ty mẹ để góp phần quản lý công ty được tốt hơn. Lý do một phần là vì nhân viên thuộc công ty mẹ là một thành viên của công ty nên cũng phần nào nắm được các yếu tố tại chi nhánh của công ty. Hơn nữa việc bổ sung thêm nguồn lao động chất lượng sẽ cải thiện hiệu quả sản xuất và kinh doanh của nhà máy. Hoàn thiện bộ máy quản lý: Bênh cạnh việc có thể bổ sung thêm một số nhà quản trị để giúp cho các công việc tại công ty được diễn ra với hiệu quả hơn thì việc hoàn thiện bộ Đạimáy tổ ch họcức quản lý kinh của công ty tế cũng Huếrất quan trọng. Công ty nên triển khai, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý tại công ty. SVTH: Trần Quang Tiến 57
  66. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Hữu Thủy PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay. Để nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh thì bắt buộc công ty phải đề các mục tiêu xác thực, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực đầu vào để tạo ra lợi nhuận cao. Cùng với đó là thường xuyên phân tích, đánh giá xem các hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, hiệu quả ở mức độ nào, các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả đó từ đó có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất Đạivà kinh doanh. học kinh tế Huế Qua quá trình thực tập tại công ty COSEVCO 6 nhà máy chi nhánh Áng Sơn em đã áp dụng được các kiến thức được học vào thực tiễn. Việc kết hợp các kiến thức lý thuyết đã học cũng với việc thực tập tại công ty đã giúp em hiểu biết sâu hơn về các hoạt động của một doanh nghiệp. Về các chỉ tiêu mà công ty đã hoàn thành trong giai đoạn 2015-2017 thì cho thấy công ty đã rất cố gắng trong việc từng bước hoàn thiện mình tuy nhiên bên cạnh đó là công ty còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước mắt. Giai đoạn 2015-2017 là một giai đoạn khó khăn tại công ty khi mà chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu đánh giá cơ bản hiệu quá sản xuất kinh doanh của một công ty thì ở công ty chỉ tiêu này luôn âm trong cả 3 năm. Qua việc phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cho thấy chi phí tài chính quá lớn nên đã dẫn đến lợi nhuận âm. Vì vậy công ty cần phải có các biện pháp nhằm tăng doanh thu để góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Tình hình tài chính của công ty chưa được tốt biểu hiện qua việc vốn chủ sỡ hữu bị âm và nợ phải trả quá lớn, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại đối với công ty trong thời gian tới. Tình hình sử dụng vốn của công ty còn chưa thực sự đạt hiệu quả cao công ty cần quan tâm hơn đến việc quản lý và sự dụng nguồn vốn hiệu quả và đúng mức. Bên cạnh đó năng suất lao động còn chưa thực sự đạt hiệu quả cao, tuy SVTH: Trần Quang Tiến 58