Khóa luận Phân tích hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế

pdf 94 trang thiennha21 21/04/2022 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_hoat_dong_huy_dong_tien_gui_khach_hang_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG–TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ LÊ HOÀNG UYÊN PHƯƠNG Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2016-2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG–TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lê Hoàng Uyên Phương PGS.TS Nguyễn Tài Phúc Mã sinh viên: 16K4021071 Lớp: K50A QTKD Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  3. LLờờii CCảảmm ƠƠnn Thực tập tốt nghiệp cuối khóa là quá trình tôi được học hỏi, tiếp thu và tôi luyện cho bản thân những kiến thức thực tế và đồng thời thúc đẩy được những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Để hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp cuối khóa này tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy và cung cấp cho tôi những những kiến thức vô cùng quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Huế. Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tài Phúc đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình tôi thực tập và hoàn thiện khóa luận này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế và chị Nguyễn Thị Ngọc Diệp - trưởng phòng Dịch vụ khách hàng đã giúp đỡ, chỉ dẫn và cung cấp cho tôi những kiến thức thực tế vô cùng ý nghĩa cho công việc sau này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài khóa luận này một cách hoàn chỉnh nhất, song vì chưa được tiếp xúc nhiều với công việc thực tế và còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên mong sự góp ý của quý thầy cô để có thể rút kinh nghiệm hơn cho công việc sau này. TrườngTôi xin chân Đại thành cả mhọc ơn! Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên Lê Hoàng Uyên Phương
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lê Hoàng Uyên Phương, xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đại học này là do chính tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin số liệu, kết quả nêu trong bài luận là trung thực, chính xác và đề tài chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Người thực hiện khóa luận Lê Hoàng Uyên Phương Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng biểu viii Danh mục các biểu đồ, sơ đồ ix PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập thông tin 3 4.2 Phương pháp phân tích số liệu 3 5. Kết cấu khóa luận 3 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và vốn của ngân hàng thương mại 5 1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 5 1.1.1.1 Nguồn gốc ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại 5 1.1.1.2 Hoạt động của ngân hàng thương mại 7 1.1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại 11 1.1.2 Vốn của ngân hàng thương mại 12 1.1.3 Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại 13 Trường1.2 Cơ sở lý luận về huyĐại động tiề n họcgửi của khách Kinh hàng ở ngân hàng tế thương Huế mại 17 1.2.1 Sự cần thiết của huy động vốn thông qua tiền gửi của khách hàng ở ngân hàng thương mại 17 1.2.2 Các hình thức huy động tiền gửi của khách hàng 17 1.2.2.1 Huy động tiền gửi 17 SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc 1.2.2.2 Phát hành giấy tờ có giá 19 1.2.3 Các đối tượng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thương mại 19 1.2.4 Các yếu tố tác động đến công tác huy động tiền gửi của khách hàng 20 1.2.4.1 Nhân tố khách quan 20 1.2.4.2 Nhân tố chủ quan 21 1.2.5 Nội dung công tác huy động tiền gửi của khách hàng ở ngân hàng thương mại 22 1.2.5.1 Quy định về tiền gửi 22 1.2.5.2 Các chính sách, công cụ của ngân hàng nhằm thu hút tiền gửi 22 1.2.5.3 Các chính sách, công cụ đảm bảo an toàn cho khách hàng gửi tiền 24 1.2.5.4 Quy định thủ tục gửi tiền 25 1.3 Nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 25 1.3.1 Khái niệm về tiền gửi khách hàng cá nhân 25 1.3.2 Các nguyên tắc huy động vốn khách hàng cá nhân 26 1.4 Kinh nghiệm các nước và những vấn đề có thể nghiên cứu đối với Việt Nam 26 1.4.1 Kinh nghiệm các nước 26 1.4.2. Những vấn đề có thể áp dụng tại Việt Nam 28 Tóm tắt chương I: 29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ 30 2.1 Khái quát về hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế 30 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế 30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế 31 2.1.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại TrườngThương Việt Nam –Đạichi nhánh Huhọcế Kinh tế Huế 34 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế 37 2.1.4.1. Công tác huy động vốn từ khách hàng 37 2.1.4.2. Công tác tín dụng 38 SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế 39 2.2 Thực trạng huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 43 2.2.1 Tổ chức huy động vốn khách hàng ở Vietcombank Huế 43 2.2.2 Khái quát về chiến lược thu hút tiền gửi của khách hàng cá nhân ở ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế 44 2.2.3 Những kế hoạch, chính sách thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế 46 2.2.4 Những chính sách, công cụ đảm bảo an toàn cho khách hàng tiền gửi 48 2.2.5 Thủ tục khi khách hàng gửi và rút tiền ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế 49 2.2.6 Tình hình huy động tiền gửi khách hàng ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế 50 2.3. Đánh giá về công tác huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân ở ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế 56 2.3.1. Kết quả đạt được 56 2.3.2 Những vấn đề còn hạn chế 58 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn chế 60 Tóm tắt chương 2 63 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ HỆ THỐNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ 64 3.1. Phương hướng phát triển hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân ở ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế 64 3.1.1 Kế hoạch phát triển về huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân ở ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế 64 3.1.2 Định hướng phát triển huy động tiền gửi khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế 65 3.2. Hệ thống giải pháp nhằm phát triển công tác huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân ở ngân hàng TMCP Ngoại Thương- Chi nhánh Huế 66 Trường3.2.1. Hoàn thiện nhĐạiững quy đị nhhọc về huy động Kinh tiền gửi tế Huế 66 3.2.2. Hoàn thiện những công cụ khuyến khích khách hàng gửi tiền 68 3.2.2.1 Đa dạng hoá các hình thức huy động tiền gửi 68 3.2.2.2 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt 69 3.2.3 Hoàn thiện những công cụ đảm bảo an toàn cho khách hàng gửi tiền 69 SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc 3.2.4 Hoàn thiện và đơn giản hoá các thủ tục nhận tiền gửi cho tới các thủ tục cho vay 70 3.2.5 Đổi mới công tác cán bộ và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý 71 3.2.6 Đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ trong công tác thu hút tiền gửi 72 3.2.7 Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo 73 3.2.8 Nâng cao nhận thức về công tác huy động tiền gửi, phát huy tối đa yếu tố con người 74 Tóm tắt chương 3 76 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77 1. Kết luận 77 2. Kiến nghị 78 2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 78 2.2 Kiến nghị với ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam 80 2.3 Kiến nghị với chính quyền địa phương 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng nhà nước KBNN : Kho bạc nhà nước Vietcombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Vietcombank Huế : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế PGD : Phòng giao dịch NHTM : Ngân hàng thương mại TMCP : Thương mại cổ phần TCTD : Tổ chức tín dụng VND : Việt Nam đồng KH : Kỳ hạn KKH : Không kỳ hạn NV : Nguồn vốn ATM : Máy rút tiền tự động TD : Tín dụng TSCĐ : Tài sản cố định GTCG : Giấy tờ có giá Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại VCB Huế giai đoạn 2016 - 2018 36 Bảng 2.2. Vốn huy động từ khách hàng và tỉ trọng của VCB Huế giai đoạn 2016 - 2018 37 Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ của VCB Huế giai đoạn 2016 - 2018 38 Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế giai đoạn 2016 – 2018 42 Bảng 2.5: Phân bổ chi phí quảng cáo, quà tặng qua các năm 2016-2018 46 Bảng 2.6 Bảng giao chỉ tiêu huy động vốn năm 2018 so với năm 2017 cho các phòng ban 47 Bảng 2.7. Bảng chi tiêu huy động của các phòng hổ trợ năm 2018 48 Bảng 2.8: Tỉ lệ tăng trưởng so với năm trước về tình hình huy động vốn từ khách hàng của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018 51 Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn huy độngtừ khách hàng theo loại tiền của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018 52 Bảng 2.10 Cơ cấu nguồn vốn khách hàng theo tính chất tiền gửi của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018 54 Bảng 2.11: Cơ cấu nguồn vốn huy động khách hàng theo kỳ hạn của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018 56 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tổng thu nhập, tổng chi phí, lợi nhuận tại VCB Huế 40 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn từ khách hàng theo loại tiền của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018 53 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn khách hàng theo tính chất tiền gửi của Vietcombank Huế giai đoạn 2016-2018 54 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn khách hàng theo kỳ hạn của Vietcombank Huế 56 giai đoạn 2016-2018 56 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Vietcombank Huế 33 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức huy động vốn 43 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương ix
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là mạch máu của nền kinh tế và là đầu tàu trong hệ thống tài chính - tiền tệ. Ngân hàng còn là nơi khơi dậy và động viên các nguồn lực cho sự phát triển của nền kinh tế. Đối với hoạt động ngân hàng thì vốn là yếu tố quan trọng quyết định mọi hoạt động kinh doanh, là "chìa khoá" đảm bảo cho sự tăng trưởng, là cơ sở để ngân hàng đưa ra những chính sách phù hợp cho đầu tư và phát triển. Nhưng thực tế tại các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay vốn tự có chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Do vậy có thể khẳng định vốn huy động hay công tác huy động vốn có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của ngân hàng. Tiềm lực về vốn trong nền kinh tế là rất lớn, nhưng để thu hút được là điều không đơn giản, vì trên thị trường ngày nay càng có nhiều các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính (quỹ tiết kiệm bưu điện, quỹ tín dụng, công ty bảo hiểm ) cạnh tranh phát triển, gây khó khăn cho công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại. Nhu cầu vốn đầu tư ngày càng tăng của nền kinh tế cũng tương đương với việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại phải được tăng cường phù hợp. Do vậy, để phát huy vai trò và đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân các ngân hàng, việc huy động vốn trong kinh doanh cho tương lai chắc chắn sẽ được đặt lên hàng đầu đối với các ngân hàng thương mại. Qua thực tiễn nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập ở Việt Nam, việc tạo lập thu hút các nguồn vốn của ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam nói riêng là yếu tố có vai trò quan trọng về sức cạnh tranh của ngân hàng. Trong đó việc đẩy mạnh thu hút vốn của khách hàng đóng vai trò quyết định. Hiện nay các chi nhánh ngân hàng thương mại tại Trườngđịa phương và đặc bi ệtĐại là ngân hàng học thương mạ i Kinhcổ phần Ngoại Thương tế ViHuếệt Nam - chi nhánh Huế đang tập trung huy động vốn từ các tổ chức và dân cư để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của đồng vốn. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc Trong những năm qua, ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế chịu sức cạnh tranh rất lớn từ các ngân hàng thương mại khác, sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tiền gửi đang ngày càng trở nên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ, chạy đua về lãi suất và áp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòi hỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ buộc ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế phải nỗ lực vươn lên. Mặt khác, Thừa Thiên Huế là một tỉnh nhỏ mà lại có quá nhiều ngân hàng mở chi nhánh trong khi đó ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng thương mại Nhà nước - có sự quản lý của Nhà nước do đó cơ chế về lãi suất không được thông thoáng như các ngân hàng khác trên địa bàn. Vì vậy, một trong những nội dung này là làm sao thu hút được khách hàng gửi tiền, chiếm được thị phần lớn là vấn đề mà hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam nói riêng và ngành ngân hàng nói chung đặc biệt quan tâm. Do vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện cả lý luận và thực tiễn về việc đẩy mạnh thu hút vốn thông qua hoạt động tiền gửi của khách hàng là đòi hỏi cấp thiết hiện nay đối với ngân hàng nói chung và ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế nói riêng. Xuất phát từ những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Phân tích hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động thu hút vốn thông qua tiền gửi khách hàng. - Phân tích thực trạng hoạt động thu hút vốn thông qua hoạt động tiền gửi của khách hàng ở chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế và chỉ ra những vấn đề còn hạn chế cần xử lý. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn thông qua hoạt Trườngđộng tiền gửi ngân hàng Đại phù hợp vớhọci ngân hàng tKinhhương mại cổ ph ầtến Ngo ạHuếi Thương Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác huy động vốn từ tiền gửi của khách hàng cá nhân. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế với thời gian khảo sát số liệu từ năm 2016 – 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập thông tin - Thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, cơ cấu tổ chức, các tài liệu liên quan đến hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế qua ba năm 2016 - 2018 từ các bộ phận của ngân hàng. - Thu thập các thông tin liên quan đến ngân hàng về quá trình hình thành và phát triển cũng như hoạt động của ngân hàng trong những năm vừa qua và các thông tin khác từ các nguồn như: báo, tạp chí, giáo trình, khóa luận, internet, trang website chính thức của ngân hàng. - Khóa luận có sử dụng các số liệu và tài liệu trong và ngoài nước đã công bố có liên quan đến đề tài. 4.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được hiểu là sự biến động hay thay đổi giữa chỉ tiêu hiện tại so với kế hoạch, giữa thực hiện năm này so với năm trước đó, hoặc thực hiện giữa năm này so với kế hoạch năm tới. Có 3 kỹ thuật so sánh cơ bản: + So sánh theo chiều dọc: thường chọn một chỉ tiêu cơ bản làm gốc, sau đó chia giá trị của các chỉ tiêu còn lại cho tiêu chí gốc để thấy được cơ cấu phần trăm của các chỉ tiêu. + So sánh theo chiều ngang: thường dùng bảng chia cột biến động tuyệt đối và tương đối. + So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu với quy mô chung. - Phương pháp quan sát, thực hành và tham khảo: qua những ngày thực tập tại ngân hàng, tham gia, thực hiện và quan sát một số hoạt động của ngân hàng. Trường5. Kết cấu khóa luận Đại học Kinh tế Huế Đề tài: Phân tích hoạt động huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế - Phần mở đầu SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế. - Chương 3: Phương hướng và hệ thống giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động tiền gửi của khách hàng cá nhân ở ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế. - Kết luận & Kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại và vốn của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 1.1.1.1 Nguồn gốc ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại Từ năm 3500 – 1800 trước Công nguyên, thời gian này ngân hàng chưa có tên. Những người dân có của cải, sản vật dư thừa trong quá tình sản xuất và trao đổi lại là mục tiêu của cướp bóc. Vì vậy, nghiệp vụ của nghề kinh doanh tiền tệ đầu tiên là nhận giữ tiền vàng và những tài sản có giá trị khác được thực hiện ở các lãnh chúa, các nhà thờ hoặc các thợ vàng. Sau khi gửi tiền thì người gửi tiền được nhận một biên lai làm căn cứ để xác định quyền sở hữu và phải trả một khoản lệ phí gửi tiền. Từ thế kỷ XVII trở về trước, nghề ngân hàng chưa phát triển và chưa có vai trò quan trọng. Hoạt động của ngân hàng chỉ mang tính chất độc lập, chưa tạo ra một hệ thống, chưa có sự ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Đây chỉ là một nghề mua bán và làm dịch vụ thông thường, mãi cho đến cuối thế kỷ XVII mới xuất hiện ngân hàng tư bản lớn nhất thế giới đó là ngân hàng Luân Đôn ở Anh, với mức lãi suất cho vay thấp hơn buộc các ngân hàng đang cho vay nặng lãi phải hạ lãi suất theo và chuyển sang kinh doanh như các ngân hàng tư bản. Suốt thế kỷ XVIII, hoạt động lưu thông hàng hóa được mở rộng và phát triển cả về qui mô lẫn phạm vi. Trong bối cảnh ấy, các ngân hàng tồn tại riêng lẻ và độc lập nên trong nền kinh tế có nhiều loại tiền được phát ra lưu thông và phạm vi của nó phụ thuộc vào uy tín, tiềm lực kinh tế của ngân hàng phát hành ra nó. Điều này đã làm cản trở việc lưu thông tiền tệ cũng như kìm hãm sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội. Đầu thế kỷ XIX, do quy mô và phạm vi lưu thông hàng hóa phát triển, các ngân Trườnghàng lợi dụng ưu thế cĐạiủa mình phát học hành một khKinhối lượng lớn tiề n tếtín dụ ngHuế vào lưu thông, nhà nước không thể kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông và không đảm bảo tính chất của lượng tiền lưu thông đó. Nhà nước buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự cho việc phát hành tiền. Kết quả là ở Châu âu đến thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhà nước đã ban hành các đạo luật chỉ cho phép một ngân hàng duy nhất SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc được phép phát hành tiền và các ngân hàng còn lại thì chuyển thành ngân hàng thương mại. Ở Anh, từ năm 1844 cấm các ngân hàng tư nhân, cổ phần phát hành thêm tiền và toàn bộ việc phát hành tiền được chuyển cho Anh quốc ngân hàng. Từ năm 1921, Anh quốc ngân hàng trở thành ngân hàng độc quyền phát hành tiền ở nước Anh. Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, hệ thống ngân hàng hiện đại đã có những bước phát triển mới và hoàn thiện thực sự. Hình thành hệ thống ngân hàng 2 cấp: ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành tiền và thực hiện xây dựng, quản lý chính sách tiền tệ quốc gia; ngân hàng thương mại thực hiện cung cấp các dịch vụ tài chính trên cơ sở có lợi nhuận. Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tín dụng thì ngân hàng thương mại tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lãi suất mà thu được lợi nhuận cho ngân hàng. Ở Việt Nam, hoạt động ngân hàng ban đầu được chuyên môn hóa theo một lĩnh vực nhất định như: Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương. Dần dần hệ thống ngân hàng đa năng được hình thành và thực sự là một trung gian tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế với mô hình tổ chức, cơ chế điều hành và hàng loạt nghiệp vụ tài chính không ngừng phát triển. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra các khái niệm về ngân hàng thương mại, theo Luật tổ chức tín dụng (TCTD) khoản 1 và khoản 7 Điều 20 năm 2010 đã xác định "TCTD là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán" và trong các loại hình TCTD thì "ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với Trườngtrách nhiệm hoàn trả vàĐại sử dụng s ố họctiền đó để cho Kinh vay, thực hiện cáctế nghi ệHuếp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán". Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. Sự ra đời của ngân hàng thương mại đánh dấu một bước phát triển trong đời sống kinh tế - xã hội loài người. Hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay là kết quả của quá trình hình thành và phát triển lâu dài, phù hợp với tiến trình phát triển của kinh tế hàng hóa tiền tệ, ngân hàng thương mại được xem là con đẻ của kinh tế hàng hóa, đồng thời nó cũng là một bộ phận không thể tách rời và tồn tại như một tất yếu lịch sử trong đời sống kinh tế - xã hội hiện nay. 1.1.1.2 Hoạt động của ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ thực hiện các hoạt động cơ bản: huy động vốn, sử dụng vốn và cung cấp dịch vụ. Ba loại nghiệp vụ đó có quan hệ mật thiết, tác động hỗ trợ và thúc đẩy phát triển, tạo uy tín cho ngân hàng. Có hoạt động nguồn vốn thì mới có nguồn vốn cho vay; cho vay có hiệu quả và phát triển kinh tế thì mới có nguồn dồi dào để huy động; đồng thời muốn cho vay và huy động vốn tốt thì ngân hàng phải làm tốt nghiệp vụ môi giới trung gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Thứ nhất, hoạt động huy động vốn Nguồn vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhưng trong đó nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm khoảng từ 70% - 80% và nó có tính biến động. Nhất là đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và vốn ngắn hạn, hơn nữa vốn huy động chịu tác động lớn của thị trường và môi trường kinh doanh trên địa bàn hoạt động. Vai trò đầu tiên của vốn huy động đó là nó quyết định đến quy mô của hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Thứ hai là vốn huy động quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế. Các hình thức huy động vốn: - Huy động vốn từ tài khoản tiền gửi dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. - Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá: phát hành trái phiếu, phát hành Trườngchứng chỉ tiền gửi, pháp Đại hành kỳ phi ếhọcu, giấy tờ có Kinhgiá khác. tế Huế - Vay Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác. Thứ hai, hoạt động sử dụng vốn Các ngân hàng thương mại sau khi huy động được tiền gửi từ nền kinh tế sẽ phải trả lãi. Do đó để tránh những thiệt hại và thu được lợi nhuận, ngân hàng tìm cách sử SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc dụng vốn để sinh lời. Từ những khoàn lãi thu đó, ngân hàng dùng nó để trả lãi cho số vốn đã huy động, thanh toán các chi phí trong hoạt động kinh doanh và phần còn lại là lợi nhuận của ngân hàng. Do điều kiện nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng cũng phát triển theo và ngày càng đa dạng thông qua các hoạt động sau: - Một là, hoạt động cho vay Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả ngốc và lãi. Cho vay là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất của ngân hàng thương mại. Để ngân hàng tồn tại và phát triển vững chắc, hoạt động cho vay phải an toàn và hiệu quả. Hiện nay, hoạt động cho vay được phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng, sau đây là một số cách phân loại: - Căn cứ vào thời hạn cho vay + Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động cho các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. + Cho vay trung hạn: là các món vay có khoảng thời gian trên 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay trung hạn chủ yếu được mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh, hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập + Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 60 tháng và thời hạn tối đa có thể lên đến 20-30 năm. Cho vay dài hạn nhằm mục đích tài trợ cho các công trình xây dựng cơ bản như xây dựng nhà ở, sân bay, cầu đường, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới Trường- Căn cứ vào mụ c Đạiđích sử dụng họcvốn vay Kinh tế Huế + Cho vay tiêu dùng: là khoản cho vay để tài trợ cho việc tiêu dùng nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo điều kiện cho người vay được hưởng mức sống cao hơn. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc + Cho vay kinh doanh: là loại hình cho vay của tổ chức tín dụng đối với các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức như: cho vay công nghiệp, cho vay thương mại, cho vay nông nghiệp - Căn cứ vào tính chất bảo đảm của khoản vay + Cho vay có tài sản đảm bảo: là loại cho vay dựa trên cơ sở có bảo đảm như cầm cố, thế chấp, hoặc phải có bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba. + Cho vay không có tài sản đảm bảo: là việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng đi vay mà không có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc sự bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3. - Căn cứ vào phương thức cho vay: cho vay trực tiếp từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay thấu chi, cho vay luân chuyển, cho vay trả góp, cho vay gián tiếp, cho vay hợp vốn, cho vay theo dự án đầu tư. Ở mỗi loại hình cho vay đều có những đặc điểm về rủi ro, kỳ hạn lãi suất khác nhau. Tất cả những điều này sẽ có thể tác động đến thu nhập và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nếu không lựa chọn được cơ cấu cho vay hợp lý. - Hai là, hoạt động đầu tư Đây cũng là hoạt động mang lại thu nhập lớn cho các ngân hàng nếu chiến lược đầu tư có hiệu quả. Các ngân hàng thường sử dụng từ 1/5 đến 1/3 nguồn vốn kinh doanh của mình cho những khoản mục đầu tư sinh lời khác ngoài cho vay. Thông thường, các ngân hàng sẽ đầu tư vào các loại chứng khoán mà ngân hàng đã lựa chọn như tín phiếu, trái phiếu chính phủ, tín phiếu và trái phiếu công ty, các loại chứng khoán nợ khác và một số cổ phiếu được pháp luật cho phép. - Ba là, hoạt động khác + Mua bán ngoại tệ: Ngân hàng đứng ra mua bán trao đổi loại tiền này lấy loại tiền khác để hưởng chênh lệch tỷ giá và phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều có chức năng kinh doanh ngoại tệ. Tuy nhiên mức độ và phạm vi là khác nhau. Lợi nhuận mang lại từ các giao dịch ngoại hối này lớn nhưng mức độ rủi Trườngro cũng rất cao vì tỷ giá Đại ngoại tệ thay học đổi thường xuyên.Kinh tế Huế + Cung cấp các loại tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Thực hiện mở tài khoản giao dịch và cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán mua hàng hoá, dịch vụ được xem như một trong những bước đi quan trọng nhất của SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc công nghiệp ngân hàng. Các tiện ích ngân hàng không dùng tiền mặt đã góp phần rút gọn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho cá nhân. Điều này đã khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân đến gửi tiền vào ngân hàng nhờ thanh toán hộ. + Bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh. Khách hàng nhận nợ và trả nợ cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Như vậy bảo lãnh là dịch vụ có thu phí, sử dụng uy tín và khả năng thanh toán tài chính của ngân hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. + Tài trợ cho các hoạt động của chính phủ: Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách khi thu không đủ, Chính phủ các nước đều muốn tiếp cận các khoản vay của ngân hàng. Ngày nay, Chính phủ có quyền cấp giấy phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng. Các ngân hàng được thành lập với điều kiện phải cam kết thực hiện ở mức độ nào đó các chính sách của chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng tiền gửi mà ngân hàng huy động được hoặc phải cho vay với điều kiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp của Chính phủ. + Quản lý ngân quỹ: Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền cho các doanh nghiệp để quản lý việc thu chi cho doanh nghiệp và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lời và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. + Quản lý tài sản có giá trị cao: Đây là việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Ngân hàng giữ tài sản cho khách hàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận. Lợi ích của Trườngviệc sử dụng phương tiệĐạin thanh toán bhọcằng giấy thay Kinh cho kim loại đã khuytếến khíchHuế khách hàng gửi tiền vào ngân hàng để đổi lấy giấy chứng nhận của ngân hàng. Ngày nay, vật có giá trị cao được tách khỏi tiền gửi và ngân hàng thu được phí bảo quản. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc + Cung cấp một số dịch vụ khác: Hiện nay các ngân hàng điều mong muốn gia tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Do vậy việc đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng là nhiệm vụ được các ngân hàng đặt lên hàng đầu. Ngoài ra các hoạt động dịch vụ như trên còn cung cấp cho nhiều khách hàng nhiều sản phẩm khác như: dịch vụ uỷ thác đầu tư chứng khoán, dịch vụ đại lý dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn. 1.1.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại Cùng với sự nghiệp đổi mới và đi lên của đất nước thì không thể phủ nhận vai trò đóng góp to lớn của ngành Ngân hàng. Thứ nhất: NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế, là công cụ quan trọng thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất Trong nền kinh tế có những chủ thể có dư tiền và khoản tiền đó chưa được sử dụng một cách triệt để (ví dụ như vẫn còn cất giấu trong nhà chưa được mang ra lưu thông) nhưng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhưng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Ngân hàng thương mại với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho người muốn vay vay. Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì họat động của mình. Thứ hai: NHTM là cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường thông qua hoạt động tín dụng của Ngân hàng đối với các doanh nghiệp Thông qua hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp, ngân hàng là cầu nối doanh nghiệp với thị trường. Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng về mọi mặt của quá trình Trườngsản xuất kinh doanh, đápĐạiứng nhu chọcầu của thị trư Kinhờng và từ đó tạo chotế doanh Huế nghiệp chỗ đứng vững chắc trong cạnh tranh. Thứ ba: NHTM là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thông qua hoạt động của NHTM, NHTW thực hiện chính sách tiền tệ phục vụ các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn của chính phủ bằng các công cụ như: ấn định hạn SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở để tác động tới lượng tiền cung ứng trong lưu thông. Thứ tư: Là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế Trong nền kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ hàng hoá, tiền tệ ngày càng được mở rộng thì nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên cần thiết. Việc phát triển kinh tế ở các quốc gia luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là một bộ phận cấu thành nên sự phát triển đó. Vì vậy nền tài chính của mỗi quốc gia cũng phải hoà nhập với nền tài chính quốc tế và NHTM với các hoạt động của mình đã đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong sự hoà nhập này. Với các nghiệp vụ như thanh toán, kinh doanh ngoại hối, quan hệ tín dụng với các NHTM nước ngoài, NHTM đã thực hiện vai trò điều tiết nền tài chính trong nước phù hợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển. Với vai trò quan trọng của mình NHTM trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Và một vấn đề mà các NHTM đặc biệt quan tâm đó là vai trò về vốn của NHTM. 1.1.2 Vốn của ngân hàng thương mại Vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Thực chất, vốn của ngân hàng là một bộ phận của thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, người chủ sở hữu của chúng gửi vào Ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư. Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển. Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể: TrườngMột là, vốn là cơ sĐạiở để ngân hàng học tổ chức m ọKinhi hoạt động kinh doanhtế Huế Đối với NHTM vốn là đối tượng kinh doanh chủ yếu, vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Nếu thiếu vốn NHTM không thể thực hiện các hoạt SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc động kinh doanh. Vì thế những ngân hàng có vốn lớn sẽ có thế mạnh trong kinh doanh. Vốn là điểm xuất phát đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Hai là, vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường Trong nền kinh tế thị trưòng, để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động đòi hỏi các ngân hàng phải có uy tín lớn trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó phải được thể hiện trước hết ở khả năng sẵn sàng thanh toán, chi trả cho khách hàng của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn. Với tiềm năng vốn lớn, ngân hàng có thể hoạt động kinh doanh với quy mô ngày càng mở rộng, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có hiệu quả nhằm giữ chữ tín, vừa nâng cao vị thế của ngân hàng. Ba là, vốn quyết định quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng Vốn của ngân hàng quyết định việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Thông thường, các ngân hàng nhỏ phạm vi hoạt động kinh doanh, khoản mục đầu tư, khối lượng cho vay ít và kém đa dạng hơn. Do đó, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của các tổ chức kinh tế và tầng lớp dân cư, thậm chí không đáp ứng được nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp. Họ sẽ mất khách hàng và không tận dụng được cơ hội kinh doanh. Nếu là ngân hàng lớn, nguồn vốn dồi dào chắc chắn họ sẽ đáp ứng được nhu cầu về vốn, có điều kiện để mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp và thị trường tín dụng. Bốn là, vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng Với mỗi ngân hàng quy mô và trình độ công nghệ hiện đại là tiền đề để thu hút vốn. Đồng thời, khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộng khối lượng tín dụng và có thể quyết định cả mức lãi suất cho vay. Từ đó tạo cho ngân hàng ưu thế trong cạnh tranh, giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc mở rộng các hình thức liên Trườngdoanh, liên kết, mua bán Đại nợ, kinh doanh học chứng khoán Kinh tế Huế 1.1.3 Các nguồn vốn của ngân hàng thương mại Vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, cụ thể: SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc Một là, vốn chủ sở hữu Khi được pháp luật hoạt động lĩnh vực ngân hàng thì chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn mà ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị nhà cửa cho ngân hàng. Hai là, vốn góp ban đầu Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành nguồn vốn ban đầu khác nhau. Gồm các các loại ngân hàng sau: ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước; ngân hàng cổ phần: vốn do các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu; ngân hàng liên doanh: do các bên liên doanh góp vốn; ngân hàng tư nhân: vốn thuộc sở hữu tư nhân. Ba là, vốn bổ sung trong quá trình hoạt động Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Nguồn từ lợi nhuận: trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn 0, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn chủ sở hữu bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Nguồn vốn bổ sung từ phát triển thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm để mở rộng quy mô hoạt động hoặc để đổi mới trang thiết bị hoặc để đáp ứng nhu cầu gia tăng vốn của chủ do ngân hàng nhà nước quy định. Đặc điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên xong nó sẽ giúp cho ngân hàng có được lượng vốn sở hữu lớn cần thiết. Bốn là, các quỹ Ngân hàng có nhiều quỹ, mỗi quỹ có mục đích riêng. Quỹ ngân hàng thương mại bao gồm: - Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. - Quỹ dự phòng tài chính: hình thành từ lợi nhuận hàng năm và dùng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại phần tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh. - Quỹ đầu tư phát triển: dùng để đầu tư hoạt động kinh doanh, đổi mới công Trườngnghệ, nâng cấp trang thiĐạiết bị cho ngân học hàng. Kinh tế Huế - Quỹ khen thưởng: dùng để cuối năm hay thường kỳ cho cán bộ công nhân viên. - Quỹ phúc lợi: để đầu tư xây dựng, sữa chữa các công trình phúc lợi của ngân hàng thương mại, đóng góp cho phúc lợi xã hội. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc Năm là, tiền gửi (vốn huy động tiền gửi) - Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích chính là chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn là người gửi tiền có thể gửi và rút tiền bất cứ lúc nào trong phạm vi số dư tài khoản. Với tính chất linh hoạt của số dư, người gửi tiền được hưởng các tiện ích thanh toán thường không được ngân hàng trả lãi hoặc trả lãi với mức lãi suất thấp. - Tiền gửi có kỳ hạn : Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân gửi vào ngân hàng thương mại với mục đích để hưởng lãi. Đặc điểm của loại tiền gửi có kỳ hạn là người gửi tiền sẽ rút tiền sau một thời hạn nhất định. Các ngân hàng thương mại thường đưa ra nhiều kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Với mỗi kỳ hạn khác nhau, ngân hàng sẽ áp dụng các lãi suất khác nhau, thông thường thời hạn càng dài lãi suất càng cao. Về phía khách hàng, khi gửi tiền với kỳ hạn càng dài, họ sẽ lo lắng hơn về sự ổn định của đồng tiền, chỉ số lạm phát năm của nền kinh tế, khả năng tài chính của ngân hàng. Trên thực tế khi ngân hàng thiếu thanh khoản trong thời gian ngắn, các ngân hàng đưa ra mức lãi suất trong thời gian ngắn cao hơn mức lãi suất trong thời gian dài. - Tiền gửi tiết kiệm trong dân cư: Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào ngân hàng, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Xét về tính chất kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm được chia thành 2 loại là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm có kỳ hạn. - Tiền gửi của các ngân hàng khác: Loại tiền gửi này là nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác. TrườngTuy nhiên, quy mô củ a Đạinguồn vốn nàyhọc thường không Kinh lớn. tế Huế Sáu là, nguồn đi vay - Vay ngân hàng Nhà nước: SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách việc chi trả của ngân hàng thương mại. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), ngân hàng thương mại thường đi vay ngân hàng Nhà nước. Hình thức cho vay chủ yếu là tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn. Các thương phiếu đã được ngân hàng cấp vốn. Các thương phiếu đã được ngân hàng chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của họ. - Vay các tổ chức tín dụng khác: Đây là nguồn vốn ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay mượn các tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng. Các ngân hàng đang có dự trữ vốn vượt yêu cầu do sự gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ có thể sẳn lòng cho các ngân hàng khác vay với lãi suất cao hơn. Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu mượn tức thời để đảm bảo thanh khoản. - Vay trên thị trường vốn: Giống như các doanh nghiệp khác, ngân hàng cũng vay mượn bằng cách phát hành các giấy nhận nợ, đó là các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng vào mục đích nào đó. Lãi suất loại này phụ thuộc vào độ cấp thiết của việc huy động vốn nên thường cao hơn lãi tiền gửi có kỳ hạn thông thường. Bảy là, các nguồn vốn khác - Nguồn vốn uỷ thác Ngân hàng thương mại thực hiện các dịch vụ uỷ thác như: uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, giải ngân, thu hộ, chi hộ. Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng. - Nguồn vốn trong thanh toán Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể hình thành trong thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C). Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết chuyển số dư từ tiền của các ngân hàng thành viên Trườngchuyển về để thực hiệ n Đạiviệc cho vay. học Kinh tế Huế Trong các nguồn vốn trên thì nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt là đối với những chi nhánh NHTM hoạt động ở những thành phố nhỏ, những vùng nông thôn là chủ yếu. Vì vậy hầu hết các chi nhánh SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc NHTM đều tìm mọi biện pháp để đẩy mạnh huy động vốn thông qua tiền gửi khách hàng (gọi tắt là huy động tiền gửi khách hàng). 1.2 Cơ sở lý luận về huy động tiền gửi của khách hàng ở ngân hàng thương mại 1.2.1 Sự cần thiết của huy động vốn thông qua tiền gửi của khách hàng ở ngân hàng thương mại Công tác huy động vốn thông qua tiền gửi khách hàng là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại. Nếu không có vốn huy động từ khách hàng, ngân hàng thương mại sẽ không đủ vốn tài trợ cho các hoạt động của mình. Vốn huy động từ nguồn tiền gửi là nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của ngân hàng. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó nó là nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và sự phát triển của ngân hàng. Vì thế huy động vốn thông qua tiền gửi khách hàng là rất cần thiết. Cụ thể: Một là, đối với các ngân hàng thương mại Khi thành lập ngân hàng đã có vốn ban đầu, nhưng số ban đầu này đã ở dạng vật chất như trụ sở, công cụ, dụng cụ Vì vậy, để đảm bảo chức năng cung cấp vốn cho nền kinh tế ngân hàng phải thu hút vốn từ bên ngoài. Do đây là nguồn vốn huy động chủ yếu nên thu hút càng nhiều vốn thì ngân hàng thương mại càng có khả năng đạt lợi nhuận cao hơn vì có vốn mạnh ngân hàng dễ dàng đẩy mạnh nghiệp vụ cho vay và mở rộng thêm các hoạt động sinh lời khác. Hai là, đối với nền kinh tế - Tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cung cấp cho nhu cầu của nền kinh tế: thông qua hoạt động huy động vốn sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho cả người có tiền nhàn rỗi và người có nhu cầu về vốn nói riêng và đem lại hiệu quả kinh tế cho cả nền kinh tế nói chung. - Góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế nói chung. - Góp phần quan trọng vào việc chống lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền, ổn định tình hình kinh tế. Trường1.2.2 Các hình thức huyĐạiđộng tiền gửihọc của khách Kinh hàng tế Huế 1.2.2.1 Huy động tiền gửi - Tiền gửi không kỳ hạn Là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngân hàng mà khách hàng không có thoả thuận trước về thời gian rút tiền. Ngân hàng phải trả một mức lãi suất thấp hoặc không SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc phải trả một lãi cho số tiền gửi này. Bởi vì, tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng rất biến động, khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào, do đó ngân hàng không chủ động sử dụng số vốn này, ngân hàng phải dự trữ một số tiền để đảm bảo có thể thanh toán ngay khi khách hàng có nhu cầu. - Tiền gửi có kỳ hạn Là loại tiền gửi, khách hàng gửi vào ngân hàng có sự thoả thuận trước về thời hạn rút tiền. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi tương đối ổn định vì ngân hàng xác định được thời gian rút tiền của khách hàng để thanh toán cho khách hàng đúng thời hạn. Do đó ngân hàng có thể chủ động sử dụng số tiền gửi đó vào mục đích kinh doanh trong thời gian ký kết. Đối với loại tiền gửi này, ngân hàng có rất nhiều loại thời hạn từ 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng mục đích là tạo cho khách hàng có được nhiều kỳ hạn gửi phù hợp với thời gian nhàn rỗi của khoản tiền mà họ có. Chính vì là loại tiền gửi mà ngân hàng có quyền sử dụng nó trong thời gian nhất định nên loại tiền gửi này được trả lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. - Tiền gửi tiết kiệm Là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm hưởng lãi. Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng cấp cho khách hàng một cuốn sổ, khách hàng phải quản lý và mang theo mỗi khi đến ngân hàng giao dịch. Xét về bản chất, tài khoản tiền gửi tiết kiệm là một phần thu nhập của cá nhân người lao động mà họ chưa đưa vào tiêu dùng, và là một dạng đặc biệt để tích luỹ tiền tệ thay cho hình thức cất trữ vàng, hàng hoá. Tiền gửi tiết kiệm có ba loại: + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào song không được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác. Số dư tiền gửi này không lớn, nhưng ít biến động, vì vậy đối với loại tiền gửi này các Ngân hàng thương mại thường trả lãi suất cao hơn với tiền gửi thanh toán. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Loại hình tiết Trườngkiệm này khá quen thu Đạiộc ở Việt Nam, học các Ngân Kinhhàng thương mạ i tếViệt Nam Huế thường huy động tiết kiệm với thời hạn phong phú từ ba tháng đến một năm. + Tiết kiệm dài hạn: Đây là loại tiền gửi phổ biến ở một số nước công nghiệp. Loại tiết kiệm này có tính ổn định cao bởi vì thời gian gửi tiền từ một năm trở lên, do SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc đó ngân hàng chủ động sử dụng nguồn vốn này, nó tạo cho ngân hàng có tính chủ động sử dụng vốn cho mục đích vốn dài hạn. Để thu hút vốn này, ngân hàng thường phải trả lãi suất cao. 1.2.2.2 Phát hành giấy tờ có giá Giấy tờ có giá mà các Ngân hàng thương mại dùng để huy động vốn thực chất là các giấy nhận nợ mà ngân hàng trao cho những người cho ngân hàng vay tiền xác nhận quyền đòi nợ của khách hàng đối với ngân hàng ở một mức lãi suất và ngày hoàn trả nhất định. Việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng để hình thành vốn sử dụng có tính ổn định cao, đồng thời nhằm giải quyết những khoản vốn thiếu hụt có tính tình thế do khả năng thu hút bằng nguồn tiết kiệm hạn chế. Ngân hàng thường sử dụng các loại giấy tờ có giá dưới các hình thức: - Phát hành trái phiếu Là một cam kết xác nhận nghĩa vụ trả nợ (cả gốc và lãi) của ngân hàng phát hành đối với người chủ sở hữu trái phiếu. Mục đích của ngân hàng khi phát hành trái phiếu là nhằm huy động vốn trung và dài hạn. Việc phát hành trái phiếu, các Ngân hàng thương mại chịu sự quản lý của Ngân hàng Trung Ương, của các cơ quan quản lý trên thị trường chứng khoán và có thể bị chi phối bởi uy tín của ngân hàng. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi Nó là những giấy tờ xác nhận tiền gửi định kỳ ở một ngân hàng. Người sở hữu giấy này sẽ được thanh toán tiền lãi theo kỳ và nhận đủ vốn khi đến hạn. Chứng chỉ sau khi phát hành được lưu thông trên thị trường tiền tệ. - Phát hành kỳ phiếu Đây là loại giấy tờ có giá ngắn hạn (trong 1 năm). Nó có đặc điểm giống như trái phiếu nhưng có thời hạn ngắn hơn trái phiếu vì vậy nó được sử dụng cho mục đích huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng. 1.2.3 Các đối tượng khách hàng gửi tiền tại ngân hàng thương mại Trường- Dân cư Đại học Kinh tế Huế Đây là đối tương có nhiều tiềm năng nhất, cung cấp cho ngân hàng một nguồn vốn có quy mô lớn và tính ổn định cao. Người dân có thu nhập nhưng lại không có nhu cầu đầu tư trực tiếp vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn muốn sinh lời, vì vậy họ đã đầu tư gián tiếp bằng cách gửi tiền vào ngân hàng, ủy thác vốn cho ngân hàng. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc - Các tổ chức kinh tế Ngày nay hầu hết các tổ chức kinh tế đều mở tài khoản tại ngân hàng nhằm phục vụ cho các hoạt động của mình. Nhìn chung các tài khoản này đem lại cho các ngân hàng một lượng vốn khá ổn định. Phát triển và quản lý tốt các tài khoản này sẽ cho phép ngân hàng có một nguồn vốn đáng kể với chi phí thấp. - Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác Đây là đối tượng không thường xuyên của các ngân hàng thương mại cổ phần, chỉ nhằm mục đích đảm bảo khả năng thanh toán hay bù đắp thiếu hụt tạm thời. - Ngân hàng Trung Ương Chỉ khi không còn huy động từ nguồn nào được nữa, các ngân hàng thương mại sẽ tìm đến ngân hàng Trung ương nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời hay đảm bảo khả năng thanh tốn. Khi đó ngân hàng Trung ương sẽ cho các ngân hàng thương mại cổ phần vay chủ yếu dưới hình thức tái chiết khấu hoặc cầm cố các thương phiếu mà ngân hàng Trung ương nắm giữ. 1.2.4 Các yếu tố tác động đến công tác huy động tiền gửi của khách hàng 1.2.4.1 Nhân tố khách quan - Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế: Một nền kinh tế càng phát triển thì thu nhập của các tổ chức cá nhân càng lớn. Điều đó có nghĩa là sẽ có một khoản tiền nhàn rỗi đưa vào tích luỹ bằng cách gửi vào ngân hàng. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng huy động vốn của ngân hàng. - Nhân tố khách hàng: Thu nhập bình quân của người dân ảnh hưởng rất lớn đến việc huy động vốn, khi thu nhập vượt quá chi tiêu hằng ngày thì người dân mới tính đến chuyện gửi tiết kiệm ngân hàng. Tuy nhiên, lượng tiền tiết kiệm có được gửi vào NHTM hay không còn phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng các dân cư. Họ có thể đem gửi Ngân hàng, giữ tiền mặt, vàng, ngoại tệ hoặc mua các tài sản khác. - Chính sách của Nhà nước: NHTM là tổ chức chịu sự tác động lớn bởi các chính sách của Nhà nước. Ví như khi NHNN thay đổi chính sách lãi suất thì khả năng huy Trườngđộng vốn của NHTM cĐạiũng thay đ ổi.học Khả năng huyKinh động vốn luôn tếtỉ lệ thu Huếận với lãi suất tiền gửi. - Nhu cầu vốn của nền kinh tế: Nền kinh tế đòi hỏi nhiều vốn cho đầu tư phát triển, ngoài vốn ngắn hạn còn rất nhiều vốn. Song tự bản thân nó không thể đáp ứng SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc đủ lượng vốn cần thiết, NHTM với vai trò là cầu nối giữa người thiếu vốn và người thừa vốn đã góp phần cung cấp một nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế. - Cơ cấu dân cư và vị trí địa lý: Ở những địa điểm dân cư đông đúc, các thành phố lớn có nhiều doanh nghiệp hoạt động và kinh tế phát triển thì NHTM có thể huy động được nhanh hơn và nhiều hơn những nơi kém phát triển Đặc biệt ở những thị trường sôi động, có độ nhạy cảm cao với lãi suất và tiện ích khách do nghiệp vụ huy động vốn của NHTM đem lại thì ở đó việc mở rộng và bổ sung nguồn vốn của NHTM sẽ thuận lợi hơn các vùng nông thôn hay miền núi. 1.2.4.2 Nhân tố chủ quan - Uy tín của NHTM: Người gửi thường có sự cân nhắc và lựa chọn ngân hàng nào có uy tín nhất đối với họ. Thông thường, người gửi tiền đánh giá uy tín của NHTM qua các tiêu thức cơ bản như: sự hoạt động lâu năm, quy mô, trình độ quản lý, công nghệ, Do đó các NHTM cần nâng cao uy tín thông qua các nghiệp vụ của mình, từng bước thoả mãn tối đa nhu cầu của người gửi tiền. - Chính sách lãi suất: Cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng bởi vì nếu ngân hàng có chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng. - Chính sách sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm trong lĩnh vực ngân hàng đã khó, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn lại càng nan giải hơn. Tuy nhiên, các NHTM đã cho ra đời nhiều sản phẩm vừa mang tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại như: tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, với sự phong phú về kỳ hạn, mệnh giá và chủng loại. Qua đó từng bước đã thu hút được nhiều khác hàng hưởng ứng. - Công tác cân đối vốn của ngân hàng: Thông qua cân đối vốn, NHTM sẽ biết được thực trạng và có những dự đoán nhu cầu biến động vốn trong tương lai. Từ đó có thể đưa ra chính sách huy động thích hợp. Qua đó sẽ nâng cao tính chủ động của NHTM trong công tác huy động vốn. - Chính sách Marketing: Đây là chính sách rất quan trọng đối với các loại hình Trườngdoanh nghiệp, đặc bi ệtĐại là trong ngành học ngân hàng Kinh hiện nay. Để khách tế hàng Huế biết đến mình, hiểu về những chính sách khách hàng thì ngân hàng phải quảng cáo mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc 1.2.5 Nội dung công tác huy động tiền gửi của khách hàng ở ngân hàng thương mại 1.2.5.1 Quy định về tiền gửi Một là, đối tượng áp dụng - Là các tổ chức trong nước và nước ngoài. - Là công dân đủ 18 tuổi trở lên (nếu dưới 18 tuổi phải có người giám hộ) Riêng đối với tiền gửi tiết kiệm - Đối tượng gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam là các cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. - Đối tượng gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ là các cá nhân người cư trú (đối với khách hàng là người nước ngoài phải có thời hạn cư trú tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên). Hai là, phạm vi áp dụng Các ngân hàng thương mại, các ngân hàng cổ phần, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân được nhận tiền gửi tiết kiệm của mọi đối tượng đã qui định. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng được nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của mọi cá nhân. Đối với ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài phạm vi nhận tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo qui định hiện hành của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về đối tượng gửi tiền, kỳ hạn và mức huy động tối đa. Các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng được nhận tiền gửi tiết kiệm theo qui định tại giấy phép hoạt động và các văn bản pháp luật khác có liên quan về tiền gửi tiết kiệm. Việc nhận tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ chỉ áp dụng đối với các tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được phép hoạt động ngoại hối và phải phù hợp với qui định hiện hành của chính phủ và ngân hàng nhà nước về quản lý ngoại hối. 1.2.5.2 Các chính sách, công cụ của ngân hàng nhằm thu hút tiền gửi Một là, chính sách đối với sản phẩm huy động tiền gửi khách hàng doanh nghiệp TrườngĐể tiết kiệm thờ i Đạigian và chi phíhọc trong thanh Kinh toán, các doanh nghitếệp dùHuế lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng. Các doanh nghiệp khi bán được hàng đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi cần. Vì vậy, ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn có thể sử dụng một cách tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, độ lớn khoản tiền này phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng mang lại khi SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc khách hàng sử dụng các dịch vụ. Điều này khiến cho việc huy động vốn từ các doanh nghiệp gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ ngân hàng. Hai là, chính sách đối với sản phẩm huy động vốn khách hàng cá nhân - Chính sách marketing + Tại mỗi ngân hàng cần tổ chức Phòng hoặc bộ phận chăm sóc khách hàng, luôn tạo cho các khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến ngân hàng. Phòng hoặc bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng, xây dựng văn hoá giao dịch của ngân hàng. Nét văn hoá đó thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự của đội ngũ nhân viên bán lẻ, cách trang phục riêng, mang nét đặc trưng riêng có của mỗi ngân hàng. + Xây dựng chiến lược marketing phù hợp nhằm tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu các tiện ích của sản phẩm dịch vụ hiện có đến đông đảo khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận, nắm bắt từ đó có thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Mở rộng dịch vụ đến mọi loại hình doanh nghiệp, không phân biệt quy mô, thành phần kinh tế. Các NHTM một mặt cần giữ vững quan hệ tiền gửi của những khách hàng hiện tại, mặt khác cũng cần đẩy mạnh tìm kiếm, tiếp thị mọi khách hàng, bao gồm cả những Công ty cổ phần, TNHH thuộc sở hữu tư nhân kinh doanh có hiệu quả để mở rộng đối tượng khách hàng. - Chính sách cạnh tranh + Tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh (các NHTM quốc doanh, NHTM Cổ Phần, Ngân hàng nước ngoài). Đây là công việc quan trọng để chiến lược cạnh tranh có hiệu quả của các NHTM. Việc nghiên cứu đòi hỏi các Chi nhánh định kỳ hàng quý phải có các báo cáo so sánh sản phẩm, giá cả (lãi suất), các hoạt động quảng cáo, mạng lưới ngân hàng của các ngân hàng cùng địa bàn. Trên cơ sở tổng hợp báo cáo, phân tích, xác định những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm huy động vốn hiện hữu, từ đó làm căn cứ cho việc cải thiện, phát triển sản phẩm, dịch vụ huy tiền gửi. + Phải tạo được lòng tin cao độ đối với khách hàng: Lòng tin được tạo bởi hình Trườngảnh bên trong, đó là: sốĐạilượng, chấ t lưhọcợng của sả n Kinhphẩm dịch vụ cung tếứng, trìnhHuếđộ và khả năng giao tiếp của đội ngũ nhân viên, trang bị kỹ thuật công nghệ, vốn tự có và khả năng tài chính, đặc biệt là hiệu quả và an toàn tiền gửi và hình ảnh bên trong của ngân hàng, đó là địa điểm, trụ sở, biểu tượng. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc + Phải tạo được sự khác biệt của ngân hàng nhất là trong thời điểm hiện nay có tới hàng chục ngân hàng khác nhau trên một địa bàn nhỏ hẹp. + Đổi mới phong cách giao dịch: Các nhân viên giao dịch phải luôn giữ được phong cách thân thiết, tận tình, chu đáo, cởi mở, tạo lòng tin cho khách hàng gửi tiền. Thực hiện đoàn kết nội bộ, xử lý nghiêm minh những trường hợp gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Xây dựng chính sách động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên có các thành tích trong việc thu hút khách hàng và tăng số dư tiền gửi. - Chính sách khách hàng Trên cơ sở phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu, chính sách khách hàng của các ngân hàng thương mại có thể được phân đoạn như sau: + Khách hàng tiềm năng: là những khách hàng chưa có tài khoản tiền gửi nhưng khi ngân hàng tiếp thị và quan hệ được thì đây sẽ là những khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, được phục vụ theo chính sách khách hàng chiến lược. + Khách hàng hiện hữu được chia làm 3 loại: (i) Khách hàng có số dư tiền gửi lớn đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng được hưởng chính sách khách hàng VIP (khách hàng quan trọng nhất của ngân hàng được phục vụ nhanh nhất với giá cả thấp nhất và hưởng các ưu đãi dịch vụ khác nhiều nhất); (ii) Khách hàng có số dư tiền gửi trung bình và có khả năng tiếp tục tăng số dư tiền gửi cho ngân hàng sẽ được phục vụ theo chính sách khách hàng ưu đãi về lãi suất tiền gửi và có thể kèm theo cả lãi suất tiền vay (nếu cần thiết), giảm phí dịch vụ chuyển tiền (iii) Khách hàng đang có dấu hiệu tài chính yếu kém, sản xuất kinh doanh không phát triển, ngân hàng bỏ qua không chăm sóc. - Tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ Lựa chọn đúng công nghệ để ứng dụng trong hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các hoạt động dịch vụ, tăng cường quy mô vốn huy động một cách vững chắc, quyết định hiệu quả vốn đầu tư. Tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược để được cung cấp hoặc mua bản quyền công Trườngnghệ cho phép ứng dụ ngĐại các công nghhọcệ hiện đại cóKinh nhiều tiện ích trong tế lĩnh Huếvực thanh toán, nhận và chuyển tiền 1.2.5.3 Các chính sách, công cụ đảm bảo an toàn cho khách hàng gửi tiền - Thông tin khách hàng được bảo mật, được bảo hiểm, đảm bảo tính thanh khoản cao. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc - Để đảm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền thì NHTM phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc theo luật quy định các TCTD. - NHTM phải tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền theo yêu cầu; bảo đảm trả đầy đủ đúng hạn cả gốc và lãi cho mọi khoản tiền gửi; bảo đảm bí mật số dư tiền gửi của khách hàng; từ chối việc điều tra, phong toả, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi mà không có sự đồng ý của khách hàng (trừ trường hợp pháp luật quy định khác); thông báo công khai mức lãi suất tiền gửi. - Trong quá trình hoạt động các ngân hàng phải thường xuyên đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả đối với từng loại đồng tiền, vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Khi có nguy cơ mất khả năng chi trả cho khách hàng của mình, ngân hàng phải báo cáo ngay với Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp cấp bách, để đảm bảo khả năng chi trả tiền gửi của khách hàng, ngân hàng có thể được các ngân hàng khác hoặc Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt. Khoản vay đặc biệt này sẽ được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của ngân hàng. 1.2.5.4 Quy định thủ tục gửi tiền - Đảm bảo nhanh chóng và thuận tiện cho khách hàng - Khách hàng xuất trình CMND/ Hộ chiếu còn thời hạn - Khách hàng điền thông tin vào mẫu mở gửi tiết kiệm - Khách hàng giao tiền cho nhân viên ngân hàng và nhận sổ tiết kiệm hoặc số tài khoản có kỳ hạn (đối với công ty) - Nếu khách hàng gửi tiền từ tài khoản thanh toán tại ngân hàng thì khách hàng điền vào giấy đề nghị chuyển khoản (ủy nhiệm chi) sau đó nhận sổ hoăc số tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (đối với công ty) 1.3 Nguồn vốn huy động từ tiền gửi khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 1.3.1 Khái niệm về tiền gửi khách hàng cá nhân Tiền gửi cá nhân là những khoản tiền trích trong thu nhập, tiền nhàn rỗi của gia đình Trườngcá nhân được gửi vào ngânĐại hàng v ớhọci mục đích anKinh toàn và hưởng lãi,tế chờ đHuếợi một cơ hội chi tiêu trong tương lai. Đôi khi họ còn gửi vào với mục đích thanh toán nhưng bản chất của loại tiền này là tiền để dành cho cất trữ nên nhìn chung tiền gửi cá nhân có tính ổn định cao. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc 1.3.2 Các nguyên tắc huy động vốn khách hàng cá nhân - Việc huy động vốn phải dựa trên nhu cầu cho vay Ngân hàng phải xác định nhu cầu cho vay để huy động nguồn vốn hợp lý, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa hay thiếu hụt nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn huy động không có hiệu quả ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. - Ngân hàng nhận tiền gửi của khách hàng phải có trách nhiệm trả đầy đủ đúng hạn cả vốn lẫn lãi cho khách hàng. Để đảm bảo khả năng chi trả của Ngân hàng thì Ngân hàng phải nộp một quỹ dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng phải có một khoản tiền mặt tối thiểu để đề phòng nhiều khách hàng đến rút tiền một cách bất ngờ. Nếu Ngân hàng không có đủ tiền để chi trả thì khách hàng sẽ nghi ngờ về hoạt động của Ngân hàng và sẽ mất lòng tin đối với Ngân hàng, khi đó có thể sẽ xảy ra khủng hoảng và các Ngân hàng sẽ bị phá sản. - Ngân hàng phải bảo đảm số dư tiền gửi của khách hàng và phải đáp ứng kịp thời những thông tin cho khách hàng về số dư tài khoản, từ chối việc điều tra, trích chuyển tiền gửi mà không có sự đồng ý của khách hàng. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng và uy tín của ngân hàng. - Ngân hàng phải thông báo công khai mức lãi suất tiền gửi. 1.4 Kinh nghiệm các nước và những vấn đề có thể nghiên cứu đối với Việt Nam 1.4.1 Kinh nghiệm các nước Một là, những bài học kinh nghiệm huy động vốn từ Ngân hàng Thái Lan Thái Lan đã có những giải pháp huy động vốn trong nền kinh tế khá hữu hiệu, là những bài học kinh nghiệm cần được quan tâm xem xét, cụ thể là: - Sử dụng hình thức khuyến khích lợi ích vật chất và phi vật chất trong huy động vốn. - Phân loại khách hàng và có những ưu tiên đối với khách hàng thường xuyên có tiền gửi tại ngân hàng. Lượng tiền gửi càng nhiều và có thời hạn càng dài càng được ưu tiên. - Xây dựng và phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, nhất là Ngân hàng Nông nghiệp đồng thời tạo lập mối quan hệ mật thiết giữa NHTM với các Hợp tác xã tín Trườngdụng nông thôn; Quỹ tínĐại dụng nông thônhọc trong việ c Kinhhuy động và cho vaytế vốn, nhHuếất là đối với nông nghiệp, nông thôn và những lĩnh vực đầu tư vào công nghệ, kỹ thuật mới. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc - Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển mạng lưới ngân hàng với việc tăng cường quảng bá những lợi ích từ ngân hàng mang lại cho công chúng và khuyến khích gửi tiền vào ngân hàng. - Chính phủ tạo điều kiện huy động vốn từ nước ngoài, từ các tổ chức tiền tệ quốc tế để hỗ trợ cho nguồn vốn trong nước nhằm tăng cường khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế. Để đảm bảo huy động và sử dụng vốn ngân hàng có hiệu quả, Thái Lan áp dụng cách thức huy động và cho vay linh hoạt đối với các chủ thể kinh tế. Trong đó ưu đãi lãi suất thỏa đáng đối với các chủ thể kinh tế áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong sản xuất những hàng hóa có giá trị cao, có khả năng xuất khẩu mang ngoại tệ về cho đất nước, cũng như sản xuất những hàng hóa có giá trị và có khả năng cạnh tranh để thay thế hàng nhập khẩu. Hai là, những bài học kinh nghiệm huy động vốn từ Ngân hàng Đài Loan Từ nguồn vốn hạn hẹp ban đầu, chính phủ Đài Loan đã ban hành các chính sách hỗ trợ và hướng dẫn đắc lực cho phát triển kinh tế mà trước hết là tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó chú trọng huy động vốn đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, đặc biệt là đầu tư xây dựng làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn. Chính phủ Đài Loan chú trọng thông qua hệ thống ngân hàng thu hút vốn để tập trung phát triển mạnh nông nghiệp, nông thôn. Điều đáng quan tâm là Đài Loan thực hiện tín dụng hóa các nguồn vốn đầu tư. Vấn đề cần quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của Đài Loan là vừa tập trung phát triển các NHTM vừa chú trọng thành lập các Qũy tín dụng nông nghiệp, nông thôn; Quỹ bảo lãnh tín dụng để vừa tăng cường huy động vốn vừa mở rộng cho vay vốn thúc đẩy phát triển sản xuất. Ba là, bài học kinh nghiệm huy động vốn từ Ngân hàng Indonesia Chính phủ Indonesia đã tập trung mở rộng việc huy động vốn qua các NHTM. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng chính phủ đã thực hiện việc chuyển độc quyền nhà nước về ngân hàng sang tự do hóa hoạt động ngân hàng. Để Trườngtăng cường vốn Indonesia Đại đã thực hi ệhọcn những nộ i dungKinh chủ yếu sau: tế Huế - Khuyến khích tư bản nước ngoài mua cổ phần của NHTM Nhà nước với giá trị khống chế ở mức không quá 50 triệu Đôla Mỹ (United States Dollar - USD). Như vậy vừa tăng cường vốn vừa đảm bảo khả năng kiểm soát trong hoạt động ngân hàng để hạn chế sự thao túng của tư bản nước ngoài. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc - Khuyến khích liên doanh ngân hàng giữa nhà nước với tư nhân và tư bản ngoài nước nhằm tăng cường vốn cho ngân hàng. - Khuyến khích dân chúng gửi tiền tiết kiệm đầu tư có mục đích như mua tư liệu sản xuất; xây dựng nhà ở, mua sắm các phương tiện phục vụ cuộc sống như xe hơi, máy lạnh. Số lượng tiền gửi tiết kiệm càng lớn, thời hạn gửi càng dài thì càng được ưu đãi trong các khoản tín dụng. 1.4.2. Những vấn đề có thể áp dụng tại Việt Nam Từ những kinh nghiệm của các nước trong khu vực, có những điểm tương đồng với Việt Nam về bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội nêu trên có thể rút ra những bài học kinh nghiệm chung chủ yếu về tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM tại Việt Nam như sau: Một là, thực hiện đa dạng hóa các loại hình sở hữu hoạt động ngân hàng, khuyến khích gửi tiền tiết kiệm, tăng cường thu hút vốn từ nước ngoài để tăng cường khả năng tài trợ cho nền kinh tế. Hai là, chính phủ cần có chiến lược, kế hoạch cải cách kinh tế, xã hội một cách toàn diện, phải có chính sách đúng đắn trong tổ chức hoạt động ngân hàng để có thể tập trung huy động mở rộng nguồn vốn cho nền kinh tế. Ba là, chính phủ cần có biện pháp thu hút nguồn vốn từ bên ngoài và tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo nên sức bật cho nền kinh tế, nhất là chú trọng đến việc mở rộng các điểm giao dịch của ngân hàng ở vùng nông thôn nhằm thu hút vốn huy động đồng thời mở rộng cho vay phát triển sản xuất. Bốn là, các ngân hàng phải luôn tìm cách đa dạng hóa dịch vụ, mở rộng huy động bằng nhiều hình thức thích hợp, nhất là sử dụng các công cụ khuyến khích bằng lợi ích vật chất và phi vật chất đối với khách hàng gửi tiền thường xuyên, số lượng lớn, thời hạn dài. Đồng thời tăng cường quảng bá khuyến khích công chúng đến với ngân hàng bởi những lợi ích mà ngân hàng mang lại cho công chúng và nền kinh tế. TrườngNăm là, kết hợp chĐạiặt chẽ giữ a họchuy động v ớKinhi nâng cao hiệu qutếả huy đHuếộng vốn, đồng thời tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phần cho nền kinh tế phát triển. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc Tóm tắt chương I: Chương I đề cập đến những nội dung chủ yếu sau đây: Một là, phân tích tổng quan về NHTM và vốn của NHTM theo đó luận giải rõ vốn được huy động thông qua tiền gửi khách hàng (gọi tắt là huy động tiền gửi) có vai trò đặc biệt quan trọng đối với NHTM. Hai là, hệ thống hóa có bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện cơ sở lý luận về huy động tiền gửi khách hàng tại NHTM. Ở đây đã làm rõ khái niệm, sự cần thiết khách quan, nội dung cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi khách hàng tại NHTM. Ba là, tổng kết kinh nghiệm huy động vốn thông qua tiền gửi khách hàng ở một số nước như Thái lan, Đài loan, Indonesia và rút ra những vấn đề có thể nghiên cứu đối với NHTM Việt Nam nói chung mà trực tiếp là ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUẾ 2.1 Khái quát về hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế Ngày 02 tháng 11 năm 1993, ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Huế được chính thức thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 68- QĐNH ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Ngày 26/09/2007, Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng kí quyết định số 1289/QĐ-TTG phê duyệt phương án cổ phần hoá Vietcombank, ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Huế cũng chuyển mình thành ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế (Vietcombank Huế). Sự ra đời của chi nhánh đã góp phần giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, bao thanh toán, cung cấp vốn cho doanh nghiệp và cá nhân giúp việc thanh toán được thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương hoạt động ổn định và khởi sắc. Tên giao dịch của ngân hàng với các tổ chức, cá nhân trong nước là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam- Chi nhánh Huế . Tên giao dịch quốc tế là: Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade Of Vietnam-Hue City Branch. Tên viết tắt là: Vietcombank Hue Trụ sở đặt tại : 78 đường Hùng Vương- Thành Phố Huế. Trong thời gian đầu mới thành lập, Vietcombank Huế không tránh khỏi nhiều khó Trườngkhăn. Tuy nhiên, với uyĐại tín của đơn học vị chủ quản Kinhlà ngân hàng TMCP tế Ngo ạHuếi Thương Việt Nam, một ngân hàng hàng đầu trong nước và sự đồng tâm nỗ lực của cán bộ công nhân viên, chi nhánh ngày càng xây dựng chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc Thời gian qua, Vietcombank Huế tập trung đẩy mạnh hoạt động kinh doanh theo mô hình ngân hàng bán lẻ, đa năng và trở thành một trong những tổ chức tín dụng chủ lực về cung ứng vốn, các dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn. Với chiến lược đầu tư ứng dụng công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ, tiện ích để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của khách hàng, Vietcombank Huế tạo được sự chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh doanh. Doanh số các sản phẩm, dịch vụ luôn tăng trưởng cao qua các năm và chiếm thị phần lớn. Cùng với việc nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, chi nhánh còn đa dạng các hình thức chăm sóc khách hàng, quảng bá thương hiệu. Chi nhánh đã tập trung đẩy mạnh hoạt động đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế. Cùng với các dịch vụ truyền thống, gần đây để đáp ứng nhu cầu cấp thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, chi nhánh không ngừng hiện đại hóa hệ thống công nghệ phát triển các tiện ích thanh toán điện tử: các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại như SMS Banking, Phone Banking, Internet Banking tạo ra nhiều sự lựa chọn và mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng. Với định hướng hoạt động ngân hàng thương mại đa năng, Vietcombank Huế cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài trợ vốn, đầu tư dự án, giao dịch tiền gửi, dịch vụ thanh toán nội địa, quốc tế, trả lương, dịch vụ thẻ, tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu Swift, MoneyGram Từ những nỗ lực, Vietcombank Huế tạo dựng được mối quan hệ chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế. Nhiều doanh nghiệp chọn Vietcombank Huế làm đối tác tài chính, bởi tính trách nhiệm, chuyên nghiệp cao qua đó hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của Ngân hàng được quy định như sau: - Giám đốc: Điều hành, lãnh đạo, chịu trách nhiệm chung đối với mọi hoạt động của ngân hàng. - Phó giám đốc: Chịu sự ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm và có quyền Trườngra các quyết định trong Đại phạm vi theo học quy định củ a KinhVCB, trực tiếp qu tếản lý cácHuế bộ phận theo quy chế ủy quyền. - Phòng khách hàng doanh nghiệp: Đầu mối xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, kế hoạch phát triển các khách hàng doanh nghiệp lớn tại chi nhánh. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc - Phòng khách hàng bán lẻ: Xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch kinh doanh đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng là cá nhân và hộ kinh doanh, phát triển các dịch vụ về thẻ và liên quan đến thẻ tín dụng - Phòng quản lý nợ: Thực hiện tác nghiệp trên hệ thống phần mềm liên quan đến thông tin hồ sơ tín dụng và các sản phẩm bán kèm tín dụng và các tác nghiệp khác theo quy trình của VCB trong từng thời kỳ - Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện hỗ trợ bán hàng nhằm cung cấp và xử lý dịch vụ kế toán, thanh toán cho khách hàng theo đúng quy định của pháp luật và quy trình cung cấp dịch vụ hiện hành của VCB ( ngân hàng điện tư, thẻ ) - Phòng ngân quỹ: Thực hiện công tác quản lý, giao nhận, bảo quản, vận chuyển và thu chi tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá và ấn chỉ quan trọng tại chi nhánh đảm bảo đúng quy trình, quy chế của NHNN và VCB. - Phòng kế toán: thực hiện chức năng đơn vị kế toán cơ sở tại chi nhánh, thực hiện và đảm bảo công tác kế toán tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời, tuân thủ quy định của pháp luật, NHNN và VCB. - Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho BGĐ về đề xuất thay đổi mô hình tổ chức bộ máy chi nhánh, công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, chính sách lao động và tiền lương của chi nhánh theo các quy định của VCB, của pháp luật . - Các phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, phòng giao dịch Hùng Vương, phòng giao dịch Hương Thủy, phòng giao dịch Mai Thúc Loan, phòng giao dịch Bến Ngự: trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thực hiện các giao dịch với khách hàng. Đối với ngân hàng việc tổ chức bộ máy và công tác nhân sự là một công tác hết sức quan trọng ảnh hướng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy tại Vietcombank Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Bộ Bộ Phòng PGD PGD PGD PGD PGD PGD Phòng Phòng Khách Kế phận Phận Khách Trần Hùng Mai Bến Hương Phú Quản Ngân hàng toán Hành Tổ hàng Hưng Vương Thúc Ngự Thủy Vang Lý Nợ Quỹ bán lẻ chính Chức doanh Đạo Loan P. HC- nghiệp phòng NS HC-NS Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Vietcombank Huế SVTH: Lê Hoàng UyênTrường Phương Đại học Kinh tế Huế 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc 2.1.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế Một là, tài sản Qua bảng 2.1 phía dưới ta thấy trong phần tổng tài sản phần chiếm tỷ trọng lớn nhất đó là phần quan hệ tín dụng với khách hàng. Năm 2016 số tiền ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng là 2.850 tỷ đồng chiếm đến 56,8% trong tổng tài sản, con số này tiếp tục tăng lên trong năm 2017 tăng thêm 450 tỷ đồng so với năm 2016 với tỷ lệ tăng trưởng là 15,8%. Năm 2018 khoản vay này tiếp tục tăng thêm 1.192 tỷ đồng so với năm 2017 với tỷ lệ tăng trưởng là 36,1%. Phần chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng tài sản là quan hệ trong hệ thống, năm 2016 quan hệ trong hệ thống của ngân hàng là 1.952 tỷ đồng chiếm 38,9% trong tổng tài sản, năm 2017 giảm xuống 115 tỷ đồng tức giảm 5,9%, năm 2018 giảm thêm 34 tỷ đồng so với năm 2017 tức giảm 1,9% và đạt tới con số là 1.803 tỷ đồng. Hai là, nguồn vốn Đối với ngân hàng, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là nguồn vốn huy động, còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ nên việc sử dụng vốn của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân, tổ chức kinh tế trong xã hội. Chính vì vậy, ngân hàng luôn phải xem xét đến tình hình cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của đơn vị mình để thấy được sự phù hợp trong cơ cấu tài sản-nguồn vốn, qua đó đánh giá ngân hàng có sử dụng hết năng lực cho vay từ số vốn huy động hay không. Qua số liệu ở bảng 2.1 phía dưới, ta thấy nguồn vốn của ngân hàng không ngừng tăng lên qua 3 năm. Với tổng nguồn vốn là 5.018 tỷ đồng năm 2016, nguồn vốn của ngân hàng trong năm 2017 đã tăng lên 5.354 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 6,7%. Năm 2018 lại tiếp tục tăng lên 6.520 tỷ đồng với tỷ lệ tăng là 21,8%. Tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng dần qua các năm chứng tỏ ngân hàng đã có những nỗ lực đáng kể, có những chính sách phù hợp với phần tiền gửi của dân cư, chính vì điều đó đã làm cho phần tài Trườngsản và nguồn vốn của nĐạigân hàng tăng học lên một cách Kinh đáng kể. tế Huế Phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn là vốn huy động từ khách hàng, năm 2016 vốn huy động của khách hàng là 4.350 tỷ đồng chiếm 86,7% trong tổng nguồn vốn, năm 2017 là 5.157 tỷ đồng tức là tăng lên 807 tỷ đồng với tốc độ tăng SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc trưởng là 18,6%. Năm 2018 nguồn tiền gửi của dân cư tiếp tục tăng và đạt tới 6.250 tỷ đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã có các chính sách phù hợp trong việc huy động vốn như đẩy mạnh các chương trình quảng cáo như phát triển khách hàng mới, chính sách chăm sóc khách hàng truyền thống. Phần chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng nguồn vốn đó là nguồn vốn khác, năm 2016 là 308 tỷ đồng chiếm 6,1% trong tổng nguồn vốn, năm 2017 giảm xuống còn 117 tỷ đồng chiếm 2,2% trong tổng nguồn vốn, năm 2018 thì nguồn này lại tiếp tục giảm thêm 72 tỷ đồng, đạt con số là 45 tỷ đồng. Các chỉ tiêu còn lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn như tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, năm 2016 (5 tỷ đồng) chỉ chiếm 0,10% tổng nguồn vốn, năm 2017 thì khoản này có tăng nhẹ lên 6 tỷ đồng chiếm 0,1% và năm 2018 thì khoản này giảm còn 5 tỷ đồng. Điều này cũng chứng tỏ rằng ngân hàng cần cố gắng hơn nữa để hoàn thiện những điểm yếu. Tổng hợp lại ta thấy rằng tình hình tài sản nguồn vốn của ngân hàng khá ổn định chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động khá ổn định và theo chiều hướng tích cực, ngân hàng cần làm tốt hơn, cố gắng nhiều hơn, phát huy những ưu điểm, hạn chế những nhược điểm để các kỳ kinh doanh tiếp theo hoạt động một cách hiệu quả hơn, không những để có kết quả kinh doanh tốt mà còn để tạo dựng chỗ đứng vững chắc và khẳng định là một ngân hàng lớn trong địa bàn. Tiền mặt theo bảng cân đối chi tiết của ngân hàng là tiền mặt tại quỹ và tiền mặt tại máy ATM, cùng với tiền gởi tại NHNN thì có thể coi hai chỉ tiêu này là dữ trữ của chi nhánh, là khoản tiền không được đem ra lưu thông, chỉ với mục đích dự phòng rủi ro. Trong giai đoạn 2016-2018, chi nhánh luôn đảm bảo tỉ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN ban hành và luôn đảm bảo khả năng thanh toán giữa các ngân hàng thông qua tài khoản tiền gửi tại NHNN. Đồng thời luôn có một lượng lớn tiền mặt được dự trữ Trườngnhằm đảm bảo tính thanh Đại khoản. học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc Bảng 2.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn tại VCB Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá Giá Giá % % % +/- % +/- % trị trị trị A. Tài sản 5.018 100 5.354 100 6.520 100 336 6,7 1.166 21,8 Tiển mặt 63 1,3 85 1,6 80 1,2 22 34,5 -5 -5,9 Tiền gửi tại NHNN 6 0,1 4 0,1 3 0,1 -2 -33,3 -1 -25,0 Quan hệ tín dụng với khách hàng 2.850 56,8 3.300 61,6 4.492 68,9 450 15,8 1.192 36,1 Sử dụng vốn khác 95 1,9 67 1,3 99 1,5 -28 -29.5 32 47,8 Tài sản cố định 52 1,0 61 1,1 43 0,7 9 17.3 -18 -29,5 Quan hệ trong hệ thống 1.952 38,9 1.837 34,3 1.803 27,6 -115 -5,9 -34 -1,9 B. Nguồn vốn 5.018 100 5.354 100 6.520 100 336 6,7 1.166 21,8 Tiền gửi các TCTD 5 0,1 6 0,1 5 0,1 1 23,5 -1 -19,0 Vốn huy động từ khách hàng 4.350 86,7 5.157 96,3 6.250 95,9 807 18,6 1.093 21,2 Vốn và các quỹ 125 2,5 62 1,2 185 2,8 -63 -50,5 123 198,4 Quan hệ trong hệ thống 230 4,6 12 0,2 35 0.5 -218 -94,8 23 190,8 Nguồn vốn khác 308 6,1 117 2,2 45 0,7 -191 -62,0 -72 -61,5 (Nguồn: Bộ phận tổng hợp phòng Kế toán - Vietcombank Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Huế 2.1.4.1. Công tác huy động vốn từ khách hàng Bảng 2.2. Vốn huy động từ khách hàng và tỉ trọng của VCB Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tổng số 4.350 100,00 5.157 100,00 6.250 100,00 1. Theo loại tiền - VNĐ 4.051 93,1 4.782 92,7 5.978 95,6 - Ngoại tệ 299 6,9 375 7,3 272 4,4 2. Theo nguồn huy động - Từ tổ chức kinh tế 1.258 28,9 1.178 22,8 1.597 25,6 - Cá nhân 3.092 71,1 3.979 77,2 4.653 74,4 3. Theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 1.127 25,9 1.348 26,1 1.965 31,4 - = 12 tháng 285 6,6 320 6,2 480 7,7 (Nguồn: Bộ phận tổng hợp Phòng Kế toán - VCB Huế) Với ưu thế là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam và uy tín lâu năm trong ngành VCB Huế ngày càng thu hút được số lượng lớn khách hàng gửi tiền. Vốn huy động từ khách hàng tại thời điểm 2017 đạt 5.157 tỷ đồng, tăng 807 tỷ đồng (tương đương tăng 18,6%) so với cùng kỳ năm trước. Năm 2018 , vốn huy động từ khách hàng tiếp tục tăng mạnh so với năm 2017 là 21,2% tương ứng với giá trị tăng thêm là 1.093 tỷ đồng đạt 6.250 tỷ đồng. Cụ thể: - Phân theo loại tiền gửi: Với chính sách hiện nay của NHNN, hầu như khách hàng chỉ gửi ngân hàng bằng đồng VND, đây là một chính sách đúng đắn để hạn chế USD hóa trong nền kinh tế và dòng tiền USD được luân chuyển tốt hơn. Tại thời điểm Trường2017, huy động VND đĐạiạt 4.782 tỷ đồhọcng (chiếm 92,7% Kinh tổng huy độ ngtế vốn) tăngHuế 731 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Năm 2018 đạt 5.978 tỷ đồng tăng 1.196 tỷ đồng so với năm 2017 chiếm tỉ trọng 95.6% nguồn vốn huy động từ khách hàng. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc - Phân theo nguồn huy động: Vốn huy động chủ yếu tập trung ở nhóm đối tượng khách hàng cá nhân với tỷ lệ trên 70% và có xu hướng tăng qua các năm. Chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp đi kèm với các chương trình khuyến mãi do đó vốn huy động từ khách hàng cá nhân tăng lên rõ rệt. Năm 2016 giá trị của chỉ tiêu này là 3.092 tỷ đồng chiếm 71,1% tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng. Đến năm 2017, vốn huy động từ khách hàng cá nhân đã tăng thêm 887 tỷ đồng so với năm 2016. Sang năm 2018, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều phát triển mạnh, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả hơn cộng với những nỗ lực huy động của VCB Huế nên nguồn vốn huy động từ khách hàng cũng tăng lên. Vốn huy động từ khách hàng đạt mức 4.653 tỷ đồng, chiếm 74,4% trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng của chi nhánh. - Phân theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn năm 2018 đạt 1.965 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 31,4%). Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 3.805 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao nhất (60,9%), tăng so với năm 2017 là 316 tỷ đồng, là do lãi suất huy động kỳ hạn ngắn trong năm này có xu hướng tăng. Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên đạt 480 tỷ đồng, tăng 160 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 50% so với đầu năm. Từ các phân tích trên có thể kết luận nguồn vốn huy động chủ yếu là khách hàng cá nhân, đây là nguồn vốn chủ lực vì thế Vietcombank Huế cần có chiến lược phù hợp, chính sách mới để giữ khách hàng cũ và thu hút thêm các khách hàng cá nhân mới để tăng tỉ trong trong tổng nguồn vốn huy động. 2.1.4.2. Công tác tín dụng Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ của VCB Huế giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng dư nợ 2.850 3.300 4.492 Phân loại theo tiền - VND 2.252 3.056 4.293 - USD 598 244 199 Phân loại theo kỳ hạn Trường- Ngắn hạn Đại học1.251 Kinh1.239 tế Huế1.892 - Trung, dài hạn 1.599 2.061 2.600 (Nguồn: Phòng Kế toán - VCB Huế) Căn cứ vào bảng 2.3 có thể nhận thấy tổng dư nợ cho vay của VCB Huế tăng trưởng tốt qua các năm, đặc biệt là trong năm 2018. Dư nợ tại thời điểm 31/12/2018 là SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc 4.492 tỷ đồng tăng 1.192 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 36,1% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể: - Phân theo loại tiền vay: Dư nợ cho vay bằng đồng nội tệ có xu hướng tăng lên qua các năm. Tại 31/12/2018, dư nợ cho vay bằng VND đạt 4.293 tỷ đồng tăng 1.237 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 40,5%. Dư nợ cho vay bằng USD đạt 199 tỷ quy VND và có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong năm 2018, ngoài việc nỗ lực tìm kiếm được những khách hàng lớn có năng lực tài chính mạnh có nhu cầu vay vốn lớn, VCB Huế còn phát triển cho vay được với nhiều khách hàng thuộc nhóm xuất nhập khẩu. Đây là nhóm khách hàng không chỉ mang lại cho chi nhánh nguồn thu từ lãi vay mà còn giúp chi nhánh thu được lợi nhuận khá lớn từ nhiều hoạt động khác như thanh toán xuất nhập khẩu, mua bán ngoại tệ - Phân theo kỳ hạn vay: Dư nợ năm 2018 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước chủ yếu là do nợ vay trung dài hạn tăng lên. Dư nợ vay trung dài hạn tại thời điểm 31/12/2018 là 2.600 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 57,9% trong tổng dư nợ. Dư nợ trung dài hạn tăng 539 tỷ đồng so với năm 2017 và tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với năm 2016. Dư nợ vay ngắn hạn cũng có sự tăng trưởng khá mạnh trong năm 2018. Dư nợ vay ngắn hạn tại thời điểm 31/12/2018 là 1.892 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 42,1% trong tổng dư nợ) tăng 653 tỷ đồng so với năm 2017 và tăng 641 tỷ đồng so với năm 2016. 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế Về mặt cơ cấu, thu nhập và chi phí của VCB Huế đã có sự thay đổi đáng kể trong những năm qua. Qua biểu đồ 2.1 ta có thể thấy rằng ngoài trừ lợi nhuận trong năm 2017, trong hầu hết tất cả các hoạt động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng. Cụ thể, năm 2016 lợi nhuận đạt 83,6 triệu đồng; năm 2017 đạt 63,4 triệu đồng và năm 2018 là 125,9 triệu đồng. Năm 2018 chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc về lợi nhuận nhờ VCB Huế đã xử lý được khoản nợ xấu của Công ty cổ phần khách Trườngsạn Hoàng Cung. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc 800.000 700.000 600.000 500.000 Tổng thu nhập 400.000 Tổng chi phí 300.000 Lợi nhuận trước thuế 200.000 100.000 0 2016 2017 2018 Biểu đồ 2.1. Tổng thu nhập, tổng chi phí, lợi nhuận tại VCB Huế * Về thu nhập: Tổng thu nhập của VCB Huế đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2018, tăng hơn 159.904 triệu đồng tương đương với mức tăng 30,75% so với năm 2017. Điều này là do trong tổng thu nhập thì khoản mục thu nhập từ lãi tăng 144.220 triệu đồng hay tăng 30,0%. Trong thu nhập từ lãi thì thu lãi từ hoạt động tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2016 là 257.425 triệu đồng chiếm 58,2%; năm 2017 là 268.146 triệu đồng chiếm 55,8%; năm 2018 là 348.590 triệu đồng chiếm 55,8%. Năm 2018 so với năm 2017 thì thu lãi từ hoạt động tiền gửi tăng 80.444 triệu đồng hay tăng 30,0%. Trong khi đó khoản mục thu nhập ngoài lãi tăng nhẹ với mức tăng 15.684 triệu đồng tương đương với mức tăng 40,0% do các khoản lãi từ kinh doanh ngoại hối và thu nhập bất thường tăng nhẹ. Năm 2018 so với 2017 thu nhập từ hoạt động cho vay tăng 61.088 triệu đồng hay tăng 30,0%. Như vậy có thể thấy rằng các khoản thu nhập chính vẫn bắt nguồn từ thu nhập từ lãi (bao gồm lãi cho vay và lãi tiền gửi) trên 90% trong cả ba năm từ 2016 đến 2018, đây cũng là đặc thù của hầu hết Trườngcác Ngân hàng thương mĐạiại tại Việt Nam.học Kinh tế Huế * Về chi phí: Trong tổng chi phí thì chi phí trả lãi chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2016 chi phí trả lãi là 262.426 triệu đồng, năm 2017 chi phí này là 340.940 triệu đồng, tăng 29,9% so với năm 2016; năm 2018 chi phí này là 426.175 triệu đồng tăng 85.235 triệu đồng hay SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc tăng 25,0% so với năm 2017, đây là mức tăng khá cao phù hợp với sự tăng trưởng về quy mô huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng của VCB Huế. Trong chi phí trả lãi thì khoản mục chi trả lãi tiền gửi có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 19.657 triệu đồng hay tăng 10,6%, năm 2018 so với năm 2017 tăng 27.248 triệu đồng hay tăng 13,2%; do khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí trả lãi nên khi khoản mục này biến động tăng đã kéo theo chi phí trả lãi cũng tăng lên đáng kể. Điều này là do VCB Huế mở rộng kinh doanh, tăng cường huy động vốn theo kế hoạch, làm các khoản chi phí tăng lên. Bên cạnh đó thì chi trả lãi tiền vay và chi trả lãi phát hành giấy tờ có giá đã có những biến động tăng giảm qua các năm. Đây là những dấu hiệu không tốt nên VCB Huế cần có những chính sách phù hợp để nâng cao hiệu quả. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank Huế giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Triệu đồng So sánh Năm Năm Năm CHỈ TIÊU 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 % % I.Tổng thu nhập 471.831 519.944 679.848 10,20 30,75 1.Thu nhập từ lãi 442.311 480.733 624.953 8,69 30,00 -Thu lãi cho vay 179.566 203.626 264.714 13,40 30,00 -Thu lãi tiền gửi 257.425 268.146 348.590 4,16 30,00 -Thu khác về hoạt động TD 5.319 3.194 4.152 -39,95 29,99 2.Thu nhập ngoài lãi 29.520 39.211 54.895 32,83 40,00 -Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh 1.925 5.767 8.074 199,50 40,00 -Thu phí dịch vụ thanh toán 12.801 18.419 25.787 43,88 40,00 -Thu phí dịch vụ ngân quỹ 2.020 2.364 3.310 16,98 40,02 -Lãi từ kinh doanh ngoại hối 5.271 4.666 6.532 -11,48 39,99 -Thu từ các dịch vụ khác 3.373 2.942 4.119 -12,80 40,01 -Các khoản thu nhập bất 4.127 5.052 7.073 22,40 40,00 thưII.Tờổngng chi phí 388.178 464.024 553.977 19,54 19,39 1.Chi trả lãi 262.425 340.940 426.175 29,92 25,00 -Chi trả lãi tiền gửi 186.254 205.911 233.159 10,55 13,23 -Chi mua vốn TW 76.171 135.029 193.016 77,27 42,94 2.Chi phí ngoài lãi 125.753 123.085 127.803 -2,12 3,83 III.Lợi nhuận trước thuế 83.652 63.410 125.871 -24,20 98,50 IV.Thuế TNDN 0 0 0 TrườngV.Lợi nhuận sau thu ếĐại83.652 học63.410 Kinh125.871 -24,20tế Huế98,50 (Nguồn: Bộ phận tổng hợp phòng Kế toán - Vietcombank Huế) Nhìn vào bảng 2.4 ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của Vietcombank Huế tăng dần theo từng năm, năm 2016 đạt 83.652 triệu đồng đến năm 2018 đạt 125.871 triệu đồng. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc 2.2 Thực trạng huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ở ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế 2.2.1 Tổ chức huy động vốn khách hàng ở Vietcombank Huế Để thực hiện tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch Trung Ương giao, ban lãnh đạo Vietcombank Huế đã tổ chức công tác huy động vốn như sau: Ban Giám Đốc Phòng KHDN Phòng KHBL Phòng DVKH Các phòng Các phòng (1) (2) (3) giao dịch (4) khối hỗ trợ (5) 1) Phòng khách hàng doanh nghiệp 2) Phòng khách hàng bán lẻ 3) Phòng dịch vụ khách hàng 4) Các phòng giao dịch 5) Các phòng khối hỗ trợ: kế toán, hành chính nhân sự, ngân quỹ, quản lí nợ Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức huy động vốn Theo sơ đồ + Phòng khách hàng doanh nghiệp phụ trách huy động từ các doanh nghiệp lớn + Phòng khách hàng bán lẻ phụ trách huy động từ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và tổ chức kinh tế, hành chính sự nghiệp + Phòng dịch vụ khách hàng phụ trách mảng khách hàng cá nhân + Các phòng thuộc khối hỗ trợ giới thiệu khách hàng cho các phòng trên và được ghi nhận chỉ tiêu Căn cứ vào chỉ tiêu Trung ương giao cho, ban Giám đốc tiến hành giao các chỉ tiêu cũng như đưa ra các chiến lược phù hợp cho từng đối tượng khách hàng nhằm thu hút Trườngtiền gửi cho các phòng ĐạiKHDN, phòng học KHBL, phòng Kinh DVKH, các phòngtế giao Huế dịch và các phòng khối hỗ trợ của Vietcombank Huế. Đồng thời mỗi một cán bộ của Vietcombank Huế luôn là cầu nối với các phòng ban có liên quan đến việc huy động vốn để tìm ra những nhược điểm cần khắc phục hoặc đề xuất các ý tưởng về các sản SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc phẩm huy động, quà tặng thích hợp nhằm tăng cường huy động vốn một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất. Mỗi cán bộ đều có nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng làm thủ tục để giao dịch, trả lời những thắc mắc của khách hàng, tư vấn giới thiệu các sản phẩm của Vietcombank nói chung và đặc biệt là dịch vụ huy động vốn; tiếp cận với các tổ chức kinh tế và các khách hàng tiềm năng, khách hàng có số dư tiền gửi lớn để thường xuyên chăm sóc, tạo mối quan hệ tốt đẹp trong kinh doanh với bạn hàng đồng thời thu thập thông tin của khách hàng nhằm giữ vững khách hàng cũ, phát triển khách hàng mới. Tại các điểm giao dịch, các giao dịch viên của Vietcombank Huế luôn thể hiện nét văn hoá của ngân hàng, nghiệp vụ vững vàng, nghiêm túc thực hiện nội quy của cơ quan như giờ giấc, đồng phục đặc trưng của Vietcombank, phong cách thái độ văn minh lịch sự, luôn niềm nở, tận tình nên đã chủ động thu hút được khách hàng đến gửi tiền tại Vietcombank Huế. 2.2.2 Khái quát về chiến lược thu hút tiền gửi của khách hàng cá nhân ở ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế Huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong kế hoạch kinh doanh hàng năm của Vietcombank Huế đặc biệt là mảng khách hàng cá nhân. Vì vậy, chi nhánh đã đưa ra một số giải pháp cụ thể để quyết tâm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao, đây không phải là nhiệm vụ chung mà là nhiệm vụ của từng cán bộ Vietcombank Huế. Xác định huy động vốn bằng VND, huy động từ khách hàng cá nhân là trọng tâm và duy trì nguồn vốn ngoại tệ sẵn có. Một số công việc mà Vietcombank Huế đã thực hiện: Một là, chủ động mở rộng thị phần của chi nhánh - Có thể nói nguồn vốn tăng qua các năm ở Vietcombank Huế chủ yếu là từ khách hàng cá nhân. Do đó để tăng nguồn vốn từ khách hàng cá nhân hơn nữa Vietcomabnk Huế đã chủ động mở rộng địa bàn hoạt động, tăng thêm địa điểm giao dịch và chủ động kết nối các đối tượng là khách hàng tiềm năng cụ thể: Trường- Về khách hàng cáĐại nhân tiếp chọcận với các t ổKinhchức tôn giáo: Giáo tế hội PhHuếật Giáo, Toà Tổng Giám mục để thu hút các nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức tôn giáo nước ngoài và trong nước. SVTH: Lê Hoàng Uyên Phương 44