Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp Phú Quý Thuận

pdf 83 trang thiennha21 10751
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp Phú Quý Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_doanh_nghiep_phu_quy_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp Phú Quý Thuận

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHÚ QUÝ THUẬN Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn : Ths. LÊ ĐÌNH THÁI Sinh viên thực hiện : HUỲNH TẤN PHÁT MSSV: 1054011214 Lớp: 10DQTC07 TP. Hồ Chí Minh, 2014
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do em thực hiện. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Em xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Sinh viên Huỳnh Tấn Phát
  3. iii LỜI CẢM ƠN Em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại học công nghệ TP.HCM, đặc biệt là thầy Lê Đình Thái đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn cho em trong quá trình viết báo cáo Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm. Em xin chân thành cảm ơn !
  4. v NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Người nhận xét
  5. vi MỤC LỤC Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh sách các bảng và sơ đồ sử dụng Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Phạm vi nghiên cứu 6. Bố cục báo cáo Chương I: cơ sở lý luận về báo cáo tài chính 3 1.1 Hệ thống BCTC của doanh nghiệp: 3 1.1.1 Bảng CĐKT 3 1.1.1.1 Khái niệm 3 1.1.1.2 Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán 3 1.1.1.3 Phương pháp phân tích bảng cân đối kế toán: 4 1.1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 7 1.1.2.1 Khái niệm 7 1.1.2.2 Nội dung và kết cấu của báo cáo KQKD 7 1.1.2.3 Phương pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 7 1.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 9 1.1.3.1 Khái niệm 9 1.1.3.2 Nội dung và kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ 9 1.1.3.3 Phương pháp phân tích báo cáo lưu chuyên tiền tệ: 10 1.2 Phương pháp phân tích tỷ số 10 Chương II: thực trạng và tình hình tài chính công ty Phú Quý Thuận 15 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 15 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 15
  6. vii 2.1.2 cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 16 2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 16 2.1.2.2 cơ sở vật chất kỹ thuật và quy trình công nghệ 18 2.1.3 Tình hình tài chính trong 2 năm vừa qua 18 2.2 THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 19 2.2.1 Phân tích tổng quát báo cáo tài chính của công ty 19 2.2.1.1 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 19 2.2.1.1.1 Phân tích biến động về quy mô và kết cấu tài sản 22 2.2.1.1.2 Phân tích biến động về quy mô và kết cấu nguồn vốn 30 2.2.1.2 PHÂN TÍCH BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH 39 2.2.1.2.1 Doanh thu 41 2.2.1.2.2 chi phí 42 2.2.1.2.3 lợi nhuận 44 2.2.1.3 PHÂN TÍCH BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 46 2.2.1.3.1 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh 48 2.2.1.3.2 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư 49 2.2.1.3.3 Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính 49 2.2.1.4 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 50 2.2.1.4.1 Tỷ số khả năng thanh toán 50 2.2.1.4.2 Tỷ số cơ cấu tài chính 52 2.2.1.4.3 Tỷ số hoạt động 53 2.2.1.4.4 Tỷ số doanh lợi 55 2.3 Đánh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích: 57 2.3.1 Ưu điểm: 57 2.3.2 Nhược điểm: 58 Chương III: Giải pháp và kiến nghị 60 3.1 Định hướng phát triển doanh nghiệp: 60 3.2 Giải pháp: 60 3.2.1 Đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ quá hạn: 61 3.2.1.1 Cơ sở hình thành giải pháp 61 3.2.1.2 Giải pháp 61 3.2.1.3 Dự kiến kết quả đạt được 62 3.2.2 Giảm nợ phải trả 62
  7. viii 3.2.2.1 Cơ sở hình thành giải pháp 62 3.2.2.2 Giải pháp 62 3.2.2.3 Dự kiến kết quả đạt được 63 3.2.3 Tăng vốn chủ sở hữu để tự chủ hơn về mặt tài chính: 64 3.2.3.1 Cơ sở hình thành giải pháp: 64 3.2.3.2 Giải pháp 64 3.2.3.3 Dự kiến kết quả đạt được 65 3.3 Kiến nghị: 65 Kết luận Tài liệu kham khảo
  8. ix Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt. BCTC Báo cáo tài chính DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng DT Doanh thu TSCĐ Tài sản cố định
  9. x Danh sách các bảng và sơ đồ sử dụng Danh mục bảng Sơ đồ bộ máy quản lý Bảng cân đối kế toán năm 2013 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 Lưu chuyển tiền tệ năm 2013 Bảng 2.1: Phân tích biến động theo thời gian của chỉ tiêu tài sản: Bảng 2.2: Phân tích kết cấu và biến động về kết cấu của chỉ tiêu tài sản Bảng 2.3: Phân tích biến động theo thời gian của tiền và các khoản tương đương tiền: Bảng 2.4: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của tiền và các khoản tương đương tiền Bảng 2.5 Phân tích biến động theo thời gian của các khoản phải thu Bảng 2.6: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các khoản phải thu Bảng 2.7: Phân tích biến động theo thời gian của các khoản mục trong khoản phải thu Bảng 2.8: Phân tích biến động theo thời gian của hàng tồn kho Bảng 2.9: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của hàng tốt kho Bảng 2.10: Phân tích biến động theo thời gian của tài sản dài hạn: Bảng 2.11: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của tài sản dài hạn
  10. xi Bảng 2.12: Phân tích biến động theo thời gian của nguồn vốn Bảng 2.13: Phân tích biến động theo thời gian của nợ phải trả Bảng 2.14: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nợ phải trả Bảng 2.15: Phân tích biến động theo thời gian của nợ ngắn hạn Bảng 2.16: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nợ ngắn hạn Bảng 2.17 Phân tích biến động theo thời gian và quan hệ kết cấu của các tài khoản trong nợ ngắn hạn: Bảng 2.18: Phân tích biến động theo thời gian của vốn chủ sở hữu Bảng 2.19: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của vốn chủ sở hữu Bảng 2.20: Phân tích biến động theo thời gian của các khoản mục tổng vốn chủ sở hữu: Bảng 2.21: Phân tích kết cấu, biến động kết cấu các khoản mục tổng vốn chủ sở hữu Bảng 2.22: Phân tích biến động theo thời gian các khoản mục của vốn chủ sở hữu Bảng 2.23: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục vốn chủ sở hữu Bảng 2.24:Phân tích biến động theo thời gian của doanh thu Bảng 2.25: Bảng phân tích biến động theo thời gian của chi phí Bảng 2.26: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của chi phí Bảng 2.27:Phân tích biến động theo thời gian của lợi nhuận Bảng 2.28: Các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Bảng 2.29: Phân tích biến động theo thời gian lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Bảng 2.30: Phân tích biến động theo thời gian của hoạt động tài chính Bảng 2.31: Bảng tính tỷ số khả năng thanh toán hiện thời
  11. xii Bảng 2.32: bảng tính tỷ số khả năng thanh toán nhanh Bảng 2.33: bảng tính tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền Bảng 2.34: bảng tính tỷ số nợ Bảng 2.35: Bảng tính tỷ số thanh toán lãi vay Bảng 2.36: bảng tính kỳ thu tiền bình quân Bảng 2.37: Bảng tính vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.38: bảng tính hiệu suất sử dụng TSCĐ Bảng 2.39: Bảng tính vòng quay tài sản Bảng 2.40: bảng tính doanh lợi tiêu thụ ROS Bảng 2.41: bảng tính doanh lợi tài sản ROA Bảng 2.42: bảng tính doanh lợi vốn tự có ROE
  12. xiii Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1: Biến động theo thời gian của tài sản Biểu đồ 2: So sánh tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn. Biều đồ 3: So sánh các khoản phải thu,tài sản ngắn hạn Biều đồ 4: cơ cấu tỷ trọng các khoản mục trong khoản phải thu Biều đồ 5: So sánh hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn Biểu đồ 6: biến động theo thời gian của tài sản dài hạn Biều đồ 7: Cơ cấu hao mòn lũy kế năm 2012 và 2013 Biều đồ 8: Biến động theo thời gian của nguồn vốn Biểu đồ 9: So sánh nợ phải trả và nợ ngắn hạn Biểu đồ 10: So sánh nợ ngắn hạn và các tài khoản trong nợ ngắn hạn năm 2012 – 2013 Biểu đồ 11: So sánh vốn chủ sở hữu và nguồn vốn Biểu đồ 12: So sánh vốn chủ sở hữu và các tài khoản trong vốn chủ sở hữu năm 2012- 2013 Biều đồ 13: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Biểu đồ 14: So sánh giá vốn bán hàng và doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Biểu đồ 15: Tình hình tăng lợi nhuận qua các năm
  13. 1 Lời mở đầu 1. Lí do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết tài chính quyết định một phần quan trọng đến sự tồn tại, phát triển và cả sự sụp đỗ của doanh nghiệp. Nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, sự mở rộng hợp tác của đất nước ta cùng với sự phát triển, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn thì tài chính càng đóng vai trò không thể thiếu. Vì thế các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải có một đội ngũ để giúp doanh nghiệp, các nhà phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ và đúng đắn bên cạnh việc đưa ra các chiến lược, chính sách đầu tư.Thông qua sự phân tích đó sẽ thấy được tình trạng, sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp, những mặt tốt, không tốt của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định, chính sách kịp thời và hữu hiệu nhằm ổn định tình hình tài chính hợp lý và vững mạnh Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó mà cũng cần phải được tiến hành thường xuyên, đóng vai trò không thể thiếu trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Chính vì sự cần thiết trên nên em quyết định chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Phú Quý Thuận” để làm đề tài viết khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này nhằm xem xét, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Phú Quý Thuận. Xác định các điểm mạnh, yếu, những khó khăn và hạn chế còn tồn tại đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp doanh nghiệp khắc phụ, hạn chế những yếu điểm trên. 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ năm 2013 của doanh nghiệp Phú Quý Thuận. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
  14. 2 Các phương pháp chủ yếu được sử dụng để làm báo cáo tốt nghiệp bao gồm: tổng hợp, so sánh, phỏng vấn, phân tích, đối chiếu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại 5. Phạm vi nghiên cứu: Đây là một đề tài khá rông nhưng lại rất thiệt thực tại doanh nghiệp Phú Quý Thuận. Trong báo cáo khoá luận tốt nghiệp này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các bảng số liệu cân đối kế toán, hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ trong năm 2013. 6. Bố cục báo cáo: Báo cáo này được chia làm 3 phần chính: Chương I: cơ sở lý luận về báo cáo tài chính Chương II: thực trạng và tình hình tài chính công ty Phú Quý Thuận Chương III: Giải pháp và kiến nghị
  15. 3 Chƣơng I: cơ sở lý luận về báo cáo tài chính 1.1 Hệ thống BCTC của doanh nghiệp: Phân tích tài chính là việc sử dụng các phương pháp và các công cụ để thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu của dự đoán tài chính. Từ những thông tin nội bộ đến những thông tin bên ngoài, thông tin số lượng đến thông tin giá trị đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra nhận xét, kết luận sát thực. Tuy nhiên, thông tin kế toán là nguồn thông tin đặc biệt cần thiết. Nó được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng lưu chuyển tiền tệ. 1.1.1 Bảng CĐKT 1.1.1.1 Khái niệm Bảng cân đối Kế toán là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của DN dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quí, cuối năm). 1.1.1.2 Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán Gồm hai phần: Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của DN tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của DN. Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần. - Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
  16. 4 - Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Phần nguồn vốn: phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có của DN tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của DN trong việc sử dụng nguồn vốn với chủ nợ và chủ sở hữu. - Nợ phải trả. - Nguồn vốn chủ sở hữu. 1.1.1.3 Phƣơng pháp phân tích bảng cân đối kế toán: A. Phân tích tình hình tài sản: Việc phân tích tình hình tài sản nhằm cho ta biết được tình hình tăng giảm, cũng như kết cấu và quan hệ kết cấu tài sản của doanh nghiệp trong năm tài chính nghiên cứu. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể biết được các khoản mục trong tài sản thay đổi như thế nào, doanh nghiệp có mua thêm tài sản, mở rộng quy mô sản suất hay không, số lượng hàng tồn kho biến động như thế nào, doanh nghiệp có làm tốt công tác quản lý tiền hay không? Phân tích tình hình tài sản bao gồm: Phân tích tài sản ngắn hạn: Cũng như tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn là một bộ phận không thể thiếu tron g mỗi doanh nghiệp.Trong lĩnh vực sản xuất tài sản ngắn hạn được thể hiện dư ới hình thái như nguyên vật liệu, vật đóng gói, phụ tùng thay thế.Trong lĩnh vực lưu th ông, nó tồn tại dưới những hình thái như thành phẩm tiền, hàng hóa.Tài sản ngắn hạn n ằm trong quá trình lưu thông thay chỗ cho nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục. Việc phân tích tài sản ngắn hạn giúp xác định trọng điểm quản lý tài sản ngắn hạn từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sự dụng tài sản trong điều kiện cụ thể.  Tiền và các khoản tương đương tiền
  17. 5 Thông qua việc phân tích biến động theo thời gian, biến động kết cấu của khoản mục này, chúng ta có thể thấy được tình hình sử dụng quỹ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào. Nếu tiền mặt và tiền gửi có xu hướng giảm thì đó là một tín hiệu tích cực, vì doanh nghiệp đã sử dụng nó để đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc trả nợ. Tuy nhiên, nếu vốn bằng tiền tăng thì cũng sẽ làm tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.  Các khoản phải thu: Khoản phải thu là bộ phận tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị hoặc cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi. Khoản phải thu có xu hướng giảm là một tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh doanh nghiệp mở rộng hợp tác kinh doanh với các công ty, doanh nghiệp khác, số tài sản doanh nghiệp bị chiếm dụng hợp lý thì khoản phải thu trong trường hợp này dù có tăng nhưng vẫn được xem là chuyển biến tích cực.  Hàng tồn kho: Hàng tồn kho, hay hàng lưu kho, là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữ trong kho. Phân tích hàng tồn kho sẽ giúp cho doanh nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, phòng ngừa, ứng phó được trong các trường hợp bất trắc trong nguồn cung, nguồn cầu, trong giao nhận hàng, giảm thiểu chi phí logistic. Trong trường hợp hàng tồn kho giảm do tiết kiệm chi phí, hạ giá, tìm nguồn cung hợp lý nhưng vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh thì được cho là tích cực. Tuy nhiên, hàng tồn kho giảm do thiếu vốn để dự trữ là một tín hiệu không tốt. Phân tích tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn là khoản mục trên bảng cân đối kế toán bao gồm tất cả loại tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp như máy móc, nhà xưởng, thiết
  18. 6 bị , có thời gian sử dụng, luân chuyển, hay thu hồi vốn trong nhiều năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh. Phân tích tài sản dài hạn giúp ta đánh giá được tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tài sản cố định là các tài sản hữu hình dài hạn được sử dụng trong quá trình sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối với thời kỳ trên một năm. Xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố định phải tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao Tuy nhiên không phải lúc nào tài sản cố định tăng lên đều đánh giá là tích cực, chẳng hạn như trường hợp đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất, hoặc đầu tư nhiều nhưng không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được. B. Phân tích tình hình nguồn vốn: Phân tích tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng giảm, kết cấu và biến động kết cấu của nguồn vốn doanh nghiệp. Thông qua phân tích ta có thể thấy được nguồn vốn và các khoản mục trong nguồn vốn thay đổi như thế nào, nợ của doanh nghiệp tăng hay giảm, cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động như thế nào ? Phân tích nợ phải trả: Nợ ngắn hạn là loại nợ có thời hạn thanh toán dưới một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, đi song song đó nó phản ánh nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp bằng việc sử dụng các tài sản ngắn hạn tương ứng hoặc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn khác. Nợ dài hạn là những loại nợ có thời gian đáo hạn trên 1 năm mà doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thanh toán.
  19. 7 Phân tích tình hình tăng giảm, kết cấu và quan hệ kết cấu của nợ phải trả, ta có thể thấy rằng, việc gia tăng nợ phải trả sẽ đặt gánh nặng thanh toán lên tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tuy nhiên, nếu nợ phải trả tăng do doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh với lượng tài sản tăng tương ứng thì đây là một biểu hiện tích cực. 1.1.2 Báo cáo kết quả kinh doanh 1.1.2.1 Khái niệm Báo cáo kết quả kinh doanh là BCTC tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của DN trong một thời kì (quý, năm) chi tiết theo các hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của DN với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác 1.1.2.2 Nội dung và kết cấu của báo cáo KQKD Phần I: Lãi, lỗ: thể hiện Kết quả kinh doanh của DN Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (chi phí, lệ phí) Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, đã khấu trừ và còn lại được khấu trừ cuối kỳ, số thuế GTGT hàng bán nội địa phải nộp đã nộp và còn phải nộp vào cuối kỳ. 1.1.2.3 Phƣơng pháp phân tích báo cáo kết quả kinh doanh A. Phân tích doanh thu: Phân tích doanh thu thông qua phân tích biến động theo thời gian của các khoản mục trong doanh thu bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác nhằm nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, khách quan, tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Việc phân tích doanh thu đưa đến thông tin về doanh nghiệp có thể thấy được mức độ hoàn thành số chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kế hoạch doanh thu bán hàng của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp có thể biết được kết quả đã đạt được
  20. 8 cũng như những tồn tại trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục các điểm yếu và phát huy các điểm mạnh. B. Phân tích chi phí: Xét theo nội dung kinh tế, chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chi phí khác. Thông qua phân tích biến động theo thời gian của các chi phí trên và tổng chi phí, cũng như kết cấu và biến động kết cấu của chi phí thì ta sẽ hình dung được hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi phí bỏ ra quá lớn hoặc tốc độ chi phí tăng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn lực không hiệu quả. C. Phân tích lợi nhuận: Như ta đã biết, lơi nhuận là chỉ tiêu phản ánh số lượng và chất lượng của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tổng mức tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó. Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng doanh thu và tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Để biết doanh nghiệp có làm ăn hiệu quả hay không, ta có thể sử dụng các tỷ suất lợi nhuận sau để nhận xét. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần: Cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần = Lợi nhuận gộp / DT thuần
  21. 9 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng doanh thu thuần sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ công tác bán hàng, công tác quản lý càng có hiệu quả và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần = Lợi nhuận thuần / DT thuần Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Nó biểu hiện cứ một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Tổng DT 1.1.3 Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ 1.1.3.1 Khái niệm Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ là BCTC tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh theo các hoạt động khác nhau trong kỳ báo cáo DN. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo giải thích sự khác nhau giữa lợi nhuận của DN và các dòng tiền có liên quan, cung cấp những thông tin về dòng tiền gắn liền với những thay đổi về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu thông tin trên báo cáo này bổ sung cho bản cân đối Kế toán và báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ báo cáo 1.1.3.2 Nội dung và kết cấu của báo cáo lƣu chuyển tiền tệ - Lưu chuyển tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh - Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư - Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính - Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ - Tiền tồn đầu kỳ
  22. 10 - Tiền cuối kỳ 1.1.3.3 Phƣơng pháp phân tích báo cáo lƣu chuyên tiền tệ: Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ta tiến hành so sánh lưu chuyển tiền tệ từ:  Hoạt động kinh doanh với các hoạt động khác: So sánh từng khoản mục tiền chi ra và thu vào của các hoạt động để thấy được tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào, số lượng ít nhiều ra sao nhằm đánh giá khả năng tạo tiền cũng như sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện khả năng tạo ra tiền từ hoạt động kinh doanh chứ không phải từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.  Hoạt động đầu tư với các hoạt động khác: Nếu lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư dương thể hiện quy mô đầu tư của doanh nghiệp thu hẹp vì số dương này được hình thành từ số tiền do bán tài sản cố định và thu hồi vốn đầu từ tài chính nhiều hơn là đầu tư mua sắm tài sản cố định, đầu tư tài chính.  Hoạt động tài chính với các hoạt động khác: Nếu lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng vốn cung ứng từ bên ngoài tăng lên đông nghĩa với tiền từ hoạt động tài chính là do tài trợ, vay mượn từ bên ngoài, làm cho doanh nghiệp có thể bị phụ thuộc vào người cung ứng tiền. 1.2 Phƣơng pháp phân tích tỷ số Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tái chính. Nghiên cứu một tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu những dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Mục đích chính của phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần nghiên cứu nhiều hơn. Nên sử dụng các tỷ số gắn với hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó.
  23. 11 Tỷ số khả năng thanh toán Tỷ số cơ cấu tài chính Tỷ số hoạt động Tỷ số doanh lợi Tỷ số khả năng thanh toán: Tỷ số khả năng thanh toán nhằm mục đích phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời: Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn (lần) Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó, nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tỷ số này phản ánh không chính xác khả năng thanh toán, bởi nếu hàng hóa tồn kho là những loại hàng khó bán thì doanh nghiệp rất khó biến chúng thành tiền để trả nợ. Vì vậy, cần quan tâm đến khả năng thanh toán nhanh. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn (lần) Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp và được thanh toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết. Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền: Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền / Nợ ngắn hạn (lần)
  24. 12 Tỷ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong doanh nghiệp. Tỷ số cơ cấu tài chính: Tỷ số về cơ cấu tài chính dùng để đo lường sự góp vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp so với nợ vay. Các tỷ số này có ý nghĩa rất quan trọng đối với không chỉ doanh nghiệp mà với cả chủ nợ và công chúng đầu tư. Tỷ số nợ: Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp. Chủ nợ ưa thích tỷ số nợ vừa phải, vì tỷ số nợ thấp, hệ số an toàn của chủ nợ cao, món nợ của họ càng được đảm bảo. Ngược lại, khi hệ số nợ cao có nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu. Tỷ số nợ = (Tổng nợ / Tổng tài sản) x 100 (%) Tỷ số thanh toán lãi vay: Tỷ số thanh toán lãi vay cho thấy khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập, nó còn đo lường rủi ro mất khả năng thanh toán nợ dài hạn. Tỷ số thanh toán lãi vay = EBIT / I Trong đó: I : chi phí lãi vay EBIT: Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Tỷ số hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho:
  25. 13 Vòng quay hàng tồn kho đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu. Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho (lần, vòng) Nếu giá trị của tỷ số này thấp chứng tỏ các loại hàng hoá tồn kho quá cao so với doanh số bán. Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân: là chỉ tiêu đo lường khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh việc quản lý các khoản phải thu và chính sách tín dụng của doanh nghiệp thực hiện với khách hàng của mình. Kỳ thu tiền bình quân = (Các khoản phải thu x 360) / Doanh thu thuần (ngày) Nếu kỳ thu tiền ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh của các khoản phải thu, doanh nghiệp có thể giảm được một số vốn đầu tư vào trong tài sản lưu động. Nếu số lượng các khoản phải thu lớn và kỳ thu tiền dài, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đang có vấn đề mắc phải trong công tác quản lý. Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Tỷ số này đo lường mức doanh thu thuần trên tài sản cố định của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần / TSCĐ thuần (lần) Cứ một đồng sử dụng TSCĐ thuần sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu thuần cao so với TSCĐ. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu hiệu tài sản các loại. Vòng quay tài sản
  26. 14 Tỷ số này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, hoặc có thể hiện 1 đồng tài sản bỏ ra trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần / Tổng tài sản (lần, vòng) Tỷ số doanh lợi: Doanh lợi tiêu thụ (Return On Sale_ROS): hay còn gọi là lợi nhuận biến tế Doanh lợi tiêu thụ là tỷ số đo lường lượng lãi ròng có trong một đồng doanh thu thu được. ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100 (%)  Doanh lợi tài sản (Return On Asset_ROA): hay suất sinh lợi trên tổng tài sản Doanh lợi tài sản là tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn tài sản của doanh nghiệp. Nó đo lường suất sinh lời của cả vốn chủ sở hữu và của cả nhà đầu tư. ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100 (%) Doanh lợi vốn tự có (Return On Equity_ ROE): hay là suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường. Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp để tạo ra thu nhập và lãi cho cổ phần thường. Nói cách khác, nó đo lường thu nhập trên 1 đồng vốn chủ sở hữu được đưa vào sản xuất kinh doanh, hay còn gọi là mức hoàn vốn đầu tư cho vốn chủ sở hữu. ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu) x 100 (%)
  27. 15 Chƣơng II: thực trạng và tình hình tài chính công ty Phú Quý Thuận 2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Phú Quý Thuận được thành lập 13/12/2006 theo quyết định số 4702002568 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp. Địa chỉ cũ: Lô 502, Khu Phố 2, Phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai . Địa chỉ mới (Văn phòng): 36/6C, KP6, phường Tam Hiệp, Biên Hoà, Đồng Nai. Địa chỉ xưởng sản xuất: Tổ 9, KP4, phường Trảng Dài, Biên Hoà, Đồng Nai. Mã số thuế : 3600863726 Số điện thoại : 061 2211060, Fax: 061 8870484 Tiền thân của công ty là cơ sở sản xuất kinh doanh Hữu Tín được thành lập từ năm 2000, ban đầu chỉ có vài chục công nhân với mô hình là cơ sở kinh doanh hộ gia đình, trang thiết bị máy móc còn giản đơn, trình độ tay nghề còn thấp, chủ yếu là nhận gia công một số đơn đặt hàng nhỏ của của một số khách hàng thân quen. Hiện nay, công ty đã mở rộng qui mô, đầu tư trang thiết bị và cơ sở vật chất,lực lượng công nhân sản xuất đông đảo có trình độ chuyên môn, lành nghề, nhiệt tình năng động . Tuy là doanh nghiệp với quy mô trung bình, Phú Quý Thuận trong quá trình hoạt động luôn quan tâm chú trọng thực hiện và đặt chiến lược chất lượng lên hàng đầu, luôn liên tục phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước và đặt biệt là đáp ứng các loại hàng có yêu cầu chất lượng cao. Là doanh nghiệp nhỏ nên những cơ chế pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước ít chịu ảnh hưởng mạnh đến tình hình hoạt động của công ty . Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Công ty
  28. 16 đã không ngừng mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, nâng cao uy tín đối với khách hàng và các doanh nghiệp trong nước. Mặc dù qui mô của công ty không lớn lắm nhưng công ty đã góp phần tạo công ăn việc làm cho gần 300 lao động, đóng góp vào ngân sách nhà nước. 2.1.2 cơ cấu tổ chức bộ máy công ty Căn cứ vào đặc điểm sản xuất , hình thức tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà công ty tổ chức quản lý gồm các bộ phận phòng ban và được phân cấp một số quyền hạn và trách nhiệm nhất định nhằm đảm bảo thực hiện chức năng quản lý sản xuất một cách tròn vẹn. Ban Giám Đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Xưởng Phòng tổ chức kế tài thiết kế- sản kỹ - hành hoạch- chính-kế mẫu xuất thuật chính kinh toán và bảo doanh vệ Bộ phận Tổ sản Tổ sản Tổ sản Bộ Phận bảng +màu xuất 1 xuất 2 xuất 3 KCS Sơ đồ bộ máy quản lý 2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc là người lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động kinh doanh chung của công ty theo đúng pháp luật, đúng điều lệ. Đại diện pháp nhân của công ty,
  29. 17 Giám đốc trực tiếp ký các hợp đồng kinh tế, có quyền bổ nhiệm, tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật. Phó Giám đốc là người giúp giám đốc tổ chức thực hiện các công tác kinh doanh và điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo ủy quyền của giám đốc. Phòng tổ chức hành chính : phụ trách về công tác tổ chức nhân sự, nội quy lao động trong công ty, thực hiện đúng các chính sách bảo hiểm cho người lao động. Theo sự phân công của Ban giám đốc, phòng tổ chức hành chính có chức năng điều hành nhân sự, có trách nhiệm quản lý tài sản, trang thiết bị của công ty. Phòng kế hoạch kinh doanh : Xây dựng kế hoạch và phương án hoạt động kinh doanh của công ty, có chức năng nghiên cứu quy hoạch mạng lưới kinh doanh, xây dựng các kế hoạch phát triển kinh doanh. Quản lý các nhà cung cấp, khách hàng theo hợp đồng, tổ chức tiếp thị quảng cáo. Lên kế hoạch tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm, có nhiệm vụ đặt mua các loại nguyên vật liệu, phụ liệu, công cụ dụng cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất và hoạt động cung của công ty . Phòng tài chính kế toán : Tổ chức chỉ đạo thực hiện tất cả công tác kế toán tài chính và hạch toán kế toán theo đúng quy định, chế độ quản lý tài chính. Theo dõi tình hình tài chính và chịu trách nhiệm ghi chép mọi hoạt động tài chính của công ty. Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán và phản ánh số hiện có tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của công ty. Lập các báo cáo tài chính. Phòng thiết kế mẫu : nhận các mẫu thiết kế từ phòng kế hoạch kinh doanh tiến hành phát thảo mẫu, lên phim mẫu giao cho bộ phận sản xuất tiến hành sản xuất theo yêu cầu, không ngừng tìm các loại mẫu mã mới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, test giặt mẫu
  30. 18 Phòng kỹ thuật – bảo vệ : Có chức năng bảo trì, sữa chữa, chịu trách nhiệm về mọi sự mất mát tài sản cố định, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất và dùng trong văn phòng, phục vụ công tác quản lý củ công ty. Xưởng sản xuất : là nơi sản xuất ra sản phẩm, chịu trách nhiệm trực tiếp vể chất lượng sản phẩm , đảm bảo an toàn lao động, thực hiện các chế độ vệ sinh công nghiệp. 2.1.2.2 cơ sở vật chất kỹ thuật và quy trình công nghệ  Phân xưởng chiếm : 1200m2  Văn phòng làm việc: 300m2  Hệ thống máy tính của doanh nghiệp luôn được cập nhật các phần mềm phục vụ cho công việc mới nhất.  Phòng làm việc được thiết kế khoa học, phù hợp với yêu cầu làm việc nhóm. Các phòng đều được lắp hệ thống chiếu sáng, hệ thống máy điều hòa nhiệt độ hiện đại. Nhằm mang lại môi trường làm việc lý tưởng cho nhân viên.  Không chỉ đáp ứng như cầu tài chính, Phú Quý Thuận còn mong muốn mang lại những giá trị tinh thần thật sự. Đó chính là chất keo gắn kết giữa nhân viên và doanh nghiệp. 2.1.3 Tình hình tài chính trong 2 năm vừa qua Doanh thu của doanh nghiệp năm 2012-2013: Năm 2012: 6,352,609,832 đồng Năm 2013: 5,698,266,138 đồng Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2012-2013: Năm 2012: 13,488,946 đồng Năm 2013: 68,970,830 đồng
  31. 19 2.2 THỰC TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 2.2.1 Phân tích tổng quát báo cáo tài chính của công ty 2.2.1.1 PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Bảng cân đối kế toán có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, không những phản ánh vừa khái quát vừa chi tiết tình trạng tài sản và vốn của doanh nghiệp mà còn là minh chứng thuyết phục cho một dự án vay vốn khi doanh nghiệp trình lên ngân hàng, và đồng thời cũng là căn cứ đáng tin cậy để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp. Vì vậy, ở bài khóa luận này, tôi sẽ tiến hành phân tích bảng cân đối kế toán 2012 và 2013 của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán năm 2013 Đvt: đồng TÀI SẢN 2013 2012 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.350.841.932 2.043.270.069 (100=110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tương đương tiền 93.069.508 112.243.286 1.Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư ngắn hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) ( ) ( ) III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.178.529.870 1.857.972.601 1. Phải thu khách hàng 2.025.263.169 1.729.971.930 2. Trả trước cho người bán 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 5. Các khoản phải thu khác 153.266.701 128.000.671 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) ( ) ( )
  32. 20 IV. Hàng tồn kho 79.242.554 73.054.182 1. Hàng tồn kho 79.242.554 73.054.182 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) ( ) ( ) V. Tài sản ngắn hạn khác 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 5. Tài sản ngắn hạn khác B - TÀI SẢN DÀI HẠN 165.165.906 261.099.356 (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) I- Các khoản phải thu dài hạn 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 3. Phải thu dài hạn nội bộ 4. Phải thu dài hạn khác 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) ( ) ( ) II. Tài sản cố định 165.165.906 261.099.356 1. Tài sản cố định hữu hình - Nguyên giá 1.278.589.004 1.253.134.459 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (1.113.423.098) (992.035.103) 2. Tài sản cố định thuê tài chính - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) ( ) ( ) 3. Tài sản cố định vô hình - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) ( ) ( ) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang III. Bất động sản đầu tư
  33. 21 - Nguyên giá - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) ( ) ( ) IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1. Đầu tư vào công ty con 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 3. Đầu tư dài hạn khác 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) ( ) ( ) V. Tài sản dài hạn khác 1. Chi phí trả trước dài hạn 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 3. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) 2.516.007.838 2.304.369.425 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 1.677.484.965 1.391.571.277 I. Nợ ngắn hạn 1.677.484.965 1.391.571.277 1. Vay và nợ ngắn hạn 700.000.000 550.000.000 2. Phải trả người bán 316.789.136 416.849.727 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 268.749.268 155.832.390 5. Phải trả người lao động 188.416.359 208.471.758 6. Chi phí phải trả 7. Phải trả nội bộ 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 203.530.202 60.417.402 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 1. Phải trả dài hạn người bán 2. Phải trả dài hạn nội bộ
  34. 22 3. Phải trả dài hạn khác 4. Vay và nợ dài hạn 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7.Dự phòng phải trả dài hạn B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 838.522.873 912.798.148 I. Vốn chủ sở hữu 838.522.873 912.798.148 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 725.000.000 725.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*) ( ) ( ) 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 7. Quỹ đầu tư phát triển 8. Quỹ dự phòng tài chính 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 113.522.873 187.798.148 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 2. Nguồn kinh phí 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 2.516.007.838 2.304.369.425 Nguồn: phòng tài chính – kế toán 2.2.1.1.1 Phân tích biến động về quy mô và kết cấu tài sản  Đánh giá chung về biến động tài sản:
  35. 23 Bảng 2.1: Phân tích biến động theo thời gian của chỉ tiêu tài sản: Đvt: đồng Mức tăng Tỷ lệ tăng Khoản mục 2012 2013 (giảm) (giảm)% Tài sản ngắn hạn 2,043,270,069 2,350,841,932 307,571,863 15,1 Tài sản dài hạn 261,099,356 165,165,906 (95,933,450) (36,74) Tổng tài sản 2,304,369,425 2,516,007,838 211,638,413 9,18 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 3,000,000,000 2,500,000,000 2,000,000,000 Tài sản ngắn hạn 1,500,000,000 Tài sản dài hạn 1,000,000,000 Tổng tài sản 500,000,000 0 2012 2013 Biểu đồ 1: Biến động theo thời gian của tài sản Tổng tài sản tăng vào năm 2013. Năm 2013 có số lượng tổng tài sản là 2,516,007,838 đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 9.18%, tổng tài sản tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng lần lượt là 15.1% và 36.74%. Do tài sản tăng phần lớn là tài sản dài hạn(tài sản cố định) vì trong năm 2013 công ty đã đầu tư thêm nhà xưởng, máy móc thiết bị, thiết bị dụng cụ quản lý mới, điều đó dẫn tới tổng giá trị TSDH của công ty tăng từ 2.304.369.425 đồng lên 2.516.007.838 đồng. Phân tích biến động về quy mô và kết cấu tài sản
  36. 24 Bảng 2.2: Phân tích kết cấu và biến động về kết cấu của chỉ tiêu tài sản Đvt: đồng Quan hệ kết cấu Biến động Khoản mục 2012 2013 (%) kết cấu(%) 2012 2013 2013 Tài sản ngắn hạn 2,043,270,069 2,350,841,932 88,7 93,4 4,7 Tài sản dài hạn 261,099,356 165,165,906 11,3 6,6 (4,7) Tổng tài sản 2,304,369,425 2,516,007,838 100 100 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Kết cấu tài sản của công ty vẫn thiên về tài sản ngắn hạn từ năm 2012 đến năm 2013, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng trong tổng tài sản ( 88.7% năm 2012 và 93.4% năm 2013), điều này cho thấy khả năng thanh toán tạm thời của công ty được đảm bảo. Phân tích tài sản ngắn hạn: Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền: Bảng 2.3: Phân tích biến động theo thời gian của tiền và các khoản tương đương tiền: Đvt: đồng Mức tăng Tỷ lệ tăng Khoản mục 2012 2013 (giảm) (giảm)% Tiền và các khoản tương đương 112.243.286 93.069.508 (19.173.778) (20.6) tiền Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013
  37. 25 Bảng 2.4: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của tiền và các khoản tương đương tiền: Đvt: đồng Biến động Quan hệ kết cấu kết (%) Khoản mục 2012 2013 cấu(%) 2012 2013 2013 Tiền và các khoản tương đương tiền 112,243,286 93,069,508 5,5 3.96 (1,54) Tài sản ngắn hạn 2,043,270,069 2,350,841,932 100 100 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 2,500,000,000 2,000,000,000 1,500,000,000 Tiền và các khoản tương đương tiền 1,000,000,000 Tài sản ngắn hạn 500,000,000 0 2012 2013 Biểu đồ 2: So sánh tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn. Tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động tương đối lớn trong năm 2013, cụ thể là giảm 19.173.778 đồng tương đương 20,6% cho thấy doanh nghiệp chưa chú trọng vào việc lập khoản tiền mặt dự trữ phòng khi có việc cần phải sử dụng ngay. Trong 2 năm 2012 và 2013 tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn (5,5% năm 2012 và 3,96% năm 2013). Điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán nhanh trong trường hợp sản phẩm không được tiêu thụ tốt.  Các khoản phải thu
  38. 26 Bảng 2.5 Phân tích biến động theo thời gian của các khoản phải thu Đvt: đồng Mức tăng Tỷ lệ tăng Khoản mục 2012 2013 (giảm) (giảm)% Các khoản phải thu 1,857,972,601 2,178,529,870 320,557,269 17.3 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Bảng 2.6: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các khoản phải thu Đvt: đồng Quan hệ kết cấu Biến động Khoản mục 2012 2013 (%) kết cấu(%) 2012 2013 2013 Các khoản phải thu 1,857,972,601 2,178,529,870 90.93 92.67 1.74 Tài sản ngắn hạn 2,043,270,069 2,350,841,932 100 100 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 2,500,000,000 2,000,000,000 1,500,000,000 Các khoản phải thu 1,000,000,000 Tài sản ngắn hạn 500,000,000 0 2012 2013 Biều đồ 3: So sánh các khoản phải thu,tài sản ngắn hạn Các khoản phải thu có xu hướng tăng (320,557,269 đồng), tương đương với tỷ lệ:17,3% và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong 2 năm 2012 (90,93%) và 2013 (92,67%), cho thấy đây là chuyển biến không tốt. Chứng tỏ doanh nghiệp chưa có chính sách hoặc chính sách chưa hiệu quả trong việc thu hồi nợ hợp lý cũng như quản lý các khoản phải thu.
  39. 27 Bảng 2.7: Phân tích biến động theo thời gian của các khoản mục trong khoản phải thu Đvt: đồng Tỷ lệ tăng Khoản mục 2013 2012 Mức tăng (giảm) (giảm) (%) Phải thu khách hàng 2,025,263,169 1,729,971,930 295,291,239 17 Các khoản phải thu khác 153,266,701 128,000,671 (25,266,030) (20) Khoản phải thu 2,178,529,870 1,857,972,601 320,557,269 17 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 2013 7% Phải thu khách hàng 93% Các khoản phải thu khác 2012 7% Phải thu khách hàng 93% Các khoản phải thu khác Biều đồ 4: cơ cấu tỷ trọng các khoản mục trong khoản phải thu Theo kết quả tính được trên bảng phân tích, ta thấy rằng nguyên nhân dẫn đến khoản phải thu tăng từ năm 2012 đến 2013 là do khoản phải thu khách hàng tăng 295,291,239 đồng tương đương 17%, tuy các khoản phải thu khác có biểu hiện giảm 25,266,030 đồng với tỷ lệ 20% nhưng không đáng kể so với khoản tăng của khoản phải thu khách hàng. Mặt khác, khoản phải thu khách hàng chiểm gần như toàn bộ khoản phải thu và có cơ cấu tỷ trọng không đổi qua các năm 2012 và 2013 là 93%. Khoản mục này giảm cho thấy công tác thu hồi nợ khách hàng chưa tốt, làm giảm khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
  40. 28  Hàng tồn kho: Bảng 2.8: Phân tích biến động theo thời gian của hàng tồn kho Đvt: đồng Mức tăng Tỷ lệ tăng Khoản mục 2012 2013 (giảm) (giảm)% Hàng tồn kho 79,242,554 73,054,182 (6,188,372) (7.8) Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Bảng 2.9: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của hàng tốt kho Đvt: đồng Biến động Quan hệ kết cấu (%) Khoản mục 2013 2012 kết cấu(%) 2012 2013 2013 Hàng tồn kho 79,242,554 73,054,182 3.4 3.6 0.2 Tài sản ngắn hạn 2,350,841,932 2,043,270,069 100 100 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 2,500,000,000 2,000,000,000 1,500,000,000 Hàng tồn kho 1,000,000,000 Tài sản ngắn hạn 500,000,000 0 2013 2012 Biều đồ 5: So sánh hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn Hàng tồn khó đang giảm dần từ năm 2012 đến năm 2013 với mức giảm là 6,188,372 đồng tương ứng với tỷ lệ 7.8%, tuy nhiên lại có kết cấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn và tăng dần từ năm 2012 đến 2013 lần lượt là 3.4% và 3.6%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã làm tốt công tác bán sản phẩm, tuy nhiên nhìn lại
  41. 29 khoản phải thu thì doanh nghiệp chủ yếu là bán chịu vì vậy việc này rất nguy hiểm đến việc thanh toán của doanh nghiệp. Phân tích tài sản dài hạn: Bảng 2.10: Phân tích biến động theo thời gian của tài sản dài hạn: Đvt: đồng Tỷ lệ tăng Khoản mục 2013 2012 Mức tăng (giảm) (giảm)% Tài sản cố định 165,165,906 261,099,356 95,933,450 5.8 Tài sản dài hạn 165,165,906 261,099,356 95,933,450 5.8 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 300,000,000 250,000,000 200,000,000 150,000,000 Tài sản cố định 100,000,000 Tài sản dài hạn 50,000,000 0 2013 2012 Biểu đồ 6: biến động theo thời gian của tài sản dài hạn Bảng 2.11: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của tài sản dài hạn Đvt: đồng Quan hệ kết cấu Biến động Khoản mục 2013 2012 (%) kết cấu(%) 2012 2013 2013 Tài sản cố định 165,165,906 261,099,356 1 1 0 Tài sản dài hạn 165,165,906 261,099,356 100 100 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Theo biểu đồ 6, tài sản dài hạn đang có xu hướng giảm dần qua các năm 2012 và 2013. Tài sản dài hạn năm 2013 giảm 95,933,450 đồng so với năm 2012, tương
  42. 30 đương với tỷ lệ 5.8%. Tài sản dài hạn giảm, nguyên nhân là do tài sản cố định giảm lượng tương ứng. Cơ cấu tài sản cố định chiếm 100% tài sản dài hạn và có xu hướng giảm. Doanh nghiệp hiện đang phân tích là doanh nghiệp tư nhân với quy mô nhỏ vì vậy doanh nghiệp chưa có nhu cầu tập trung vào các tài sản tài chính dài hạn khác. Hao mòn lũy kế Năm 2013 992,035,103 1,113,423,098 Năm 2012 Biều đồ 7: Cơ cấu hao mòn lũy kế năm 2012 và 2013 Theo biểu đồ 8, nguyên nhân chính dẫn đến tài sản cố định có xu hướng giảm từ năm 2013 về năm 2012 là do giá trị hào mòn lũy kế tăng từ năm 2012 đến năm 2013 lần lượt là 99,035,103 đồng và 1,113,423,098 đồng. 2.2.1.1.2 Phân tích biến động về quy mô và kết cấu nguồn vốn  Đánh giá chung về biến động nguồn vốn: Từ bảng cân đối kế toán, ta có tình hình biến động nguồn vốn như sau: Bảng 2.12: Phân tích biến động theo thời gian của nguồn vốn Đvt: đồng Tỷ lệ tăng Khoản mục 2013 2012 Mức tăng (giảm) (giảm)% Nợ phải trả 1,677,484,965 1,391,571,277 285,913,688 20,5 Vốn chủ sở hữu 838,522,873 912,798,148 -74,275,275 (8,1) Nguồn vốn 2,516,007,838 2,304,369,425 211,638,413 9,2 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013
  43. 31 3,000,000,000 2,500,000,000 2,000,000,000 Nợ phải trả 1,500,000,000 Vốn chủ sở hữu 1,000,000,000 Nguồn vốn 500,000,000 0 2013 2012 Biều đồ 8: Biến động theo thời gian của nguồn vốn Theo biểu đồ 8, ta thấy năm 2013 nguồn vốn tăng từ 2,304,369,425 đồng lên 2,516,007,838 đồng, tương ứng với tỷ lệ 9,2%, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tăng nguồn vốn là do khoản nợ phải trả tăng khá cao 285,913,688 đồng, tương đương 20,5%, tuy vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm 8,1% nhưng không đáng kể. Nhìn chung từ năm 2012 đến 2013 nguồn vốn có sự gia tăng tương đối.  Phân tích kết cấu nguồn vốn: Phân tích nợ phải trả: Bảng 2.13: Phân tích biến động theo thời gian của nợ phải trả Đvt: đồng Tỷ lệ tăng Khoản mục 2013 2012 Mức tăng (giảm) (giảm) % Nợ phải trả 1,677,484,965 1,391,571,277 285,913,688 20,5 Nguồn vốn 2,516,007,838 2,304,369,425 211,638,413 9,2 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013
  44. 32 Bảng 2.14: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nợ phải trả Đvt: đồng Biến động Quan hệ kết cấu (%) 2013 2012 kết cấu (%) Khoản mục 2013 2012 2013 Nợ phải trả 1,677,484,965 1,391,571,277 66,7 60,4 6,3 Nguồn vốn 2,516,007,838 2,304,369,425 100 100 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Nhìn chung từ năm 2012 đến 2013, nợ phải trả tăng khá cao 285,913,688 đồng, tương ứng với tỷ lệ 20,5% dẫn đến nguồn vốn cũng tăng lên thêm 211,638,613 đồng ( 9,2%). Nợ phải trả tăng cả về tỷ trọng năm 2012 60,4%, năm 2013 66,7% tăng 6,3%. Nguồn nợ phải trả tăng về cả số tuyệt đối và tỷ trọng, vì nguồn nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn, vì vậy việc gia tăng này là một tính hiệu tiêu cực, gây áp lực lớn cho doanh nghiệp trong việc trả nợ và ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Phân tích nợ ngắn hạn: Bảng 2.15: Phân tích biến động theo thời gian của nợ ngắn hạn Đvt: đồng Tỷ lệ tăng Khoản muc Năm 2013 Năm 2012 Mức tăng (giảm) (giảm) % Nợ ngắn hạn 1,677,484,965 1,391,571,277 285,913,688 20,5 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013
  45. 33 Bảng 2.16: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nợ ngắn hạn Đvt: đồng Khoản mục 2013 2012 Quan hệ kết cấu Biến động kết cấu (%) (%) 2013 2012 2013 Nợ ngắn hạn 1,677,484,965 1,391,571,277 1 1 0 Nợ phải trả 1,677,484,965 1,391,571,277 100 100 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 2,000,000,000 1,500,000,000 1,000,000,000 Nợ ngắn hạn Nợ phải trả 500,000,000 0 2013 2012 Biểu đồ 9: So sánh nợ phải trả và nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn của doanh nghiệp từ năm 2012 đến 2013 có xu hương tăng, cụ thể năm 2012: 1,391,571,277 đồng, năm 2013: 1,677,484,965 đồng, tăng 20,5% , nguyên nhân chủ yếu là khoản vay ngắn hạn và các khoản trả ngắn hạn khác tăng cao. Theo biểu đồ ta thấy rằng, nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm toàn bộ khoản ngắn hạn trong 2 năm 2012 và 2013. Với việc nợ ngắn hạn tăng cao 20,5%, sẽ ảnh hưởng rất nhiều và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo khả năng thanh toán. Sau đây, ta sẽ tiến hành đi sâu vào phân tích nguyên nhân là cho khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp tăng cao như vậy.
  46. 34 Bảng 2.17 Phân tích biến động theo thời gian và quan hệ kết cấu của các tài khoản trong nợ ngắn hạn: Đvt: đồng Quan hệ kết Mức tăng Tỷ lệ tăng Khoản mục Năm 2013 Năm 2012 cấu (%) (giảm) (giảm) % 2013 2012 Vay ngắn hạn 700,000,000 550,000,000 150,000,000 27.3 41.7 39.5 Phải trả cho người bán 316,789,136 416,849,727 (100,060,591) (24.0) 18.9 29.0 Thuế và các khoản 268,749,268 155,832,390 112,916,878 72.5 16.0 11.2 phải nộp cho nhà nước Phải trả người lao động 188,416,359 208,471,758 (20,055,399) (9.6) 11.2 14.0 Các khoản phải trả 203,530,202 60,417,402 143,112,800 236.9 12.1 4.3 ngắn hạn khác Nợ ngắn hạn 1,677,484,965 1,391,571,277 285,913,688 20.5 100 100 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 1,800,000,000 1,600,000,000 Vay ngắn hạn 1,400,000,000 Phải trả cho người bán 1,200,000,000 1,000,000,000 Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 800,000,000 Phải trả người lao động 600,000,000 Các khoản phải trả ngắn 400,000,000 hạn khác 200,000,000 Nợ ngắn hạn 0 Năm 2013 Năm 2012 Biểu đồ 10: So sánh nợ ngắn hạn và các tài khoản trong nợ ngắn hạn năm 2012 – 2013
  47. 35 Dựa theo bảng 2.14 và biểu đồ 11, ta thấy rằng khoản nợ ngắn hạn từ năm 2012 đến năm 2013 đã tăng, nguyên nhân là do khoảng vay ngắn hạn tăng là do vay ngắn hạn tăng 150,000,000 đồng (27,3%), thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng 112,916,878 (72,5%) nguyên nhân là do thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng tăng chứng tỏ doanh thu trong năm 2013 của doanh nghiệp cũng tăng và đặc biệt là khoản tăng đáng kể của các khoản phải trả ngắn hạn khác: 143,112,800 (236,9%), các khoản này có tỷ trọng trong cơ cấu nợ ngắn hạn cũng tăng dần qua các năm, lần lượt là 39,5%, 11,2%, 4,3% năm 2012 và tăng lên: 41,7%, 16%, 12,1%. Trong tình hình hiện tại, các khoản tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng khá nhỏ, kèm theo đó các khoản phải thu khách hàng tăng cao, thì việc các khoản phải trả ngắn hạn khác tăng mất kiểm soát như trên sẽ gây ảnh hưởng và khó khăn rất lớn cho doanh nghiệp trong vấn đề xoay vốn và thanh toán nhanh. Trong năm 2013, doanh nghiệp đã cắt giảm nhân sự ở một vài bộ phận vì vậy khoản phải trả cho người lao động có biểu hiện giảm nhẹ và giảm 20,055,399 tương đương 9,6%. Doanh nghiệp cũng đã giải quyết tốt vấn đề phải trả cho người bán, cụ thể là khoản phải trả cho người bán giảm từ 416,849,727 xuống còn 316,789,136, tương đương 24%.  Phân tích nợ dài hạn: Hiện tài doanh nghiệp chưa có khoản nợ dài hạn nào vì doanh nghiệp đang đề cập là doanh nghiệp với quy mô nhỏ, đang trong quá trình hoàn thiện và phát triển, việc không có các khoản nợ dài hạn sẽ phần nào giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực trả nợ bên cạnh việc thu khoản phải thu khách hàng khá cao. Phân tích vốn chủ sở hữu
  48. 36 Bảng 2.18: Phân tích biến động theo thời gian của vốn chủ sở hữu Đvt: đồng Tỷ lệ tăng Khoản muc Năm 2013 Năm 2012 Mức tăng (giảm) (giảm) % Vốn chủ sở hữu 838,522,873 912,798,148 (74,275,275) (8,13) Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Bảng 2.19: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của vốn chủ sở hữu Đvt: đồng Quan hệ kết cấu Khoản mục 2013 2012 (%) Biến động kết cấu (%) 2013 2012 2013 Vốn chủ sở hữu 838,522,873 912,798,148 33,3 39,6 (6,3) Nguồn vốn 2,516,007,838 2,304,369,425 100 100 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 3,000,000,000 2,500,000,000 2,000,000,000 1,500,000,000 Vốn chủ sở hữu 1,000,000,000 Nguồn vốn 500,000,000 0 2013 2012 Biểu đồ 11: So sánh vốn chủ sở hữu và nguồn vốn Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trong khá lớn trong nguồn vốn( năm 2012: 39,6%, năm 2013: 33,3%) với mức biến động là 6,3% và có xu hướng giảm và giảm 74,275,275 đồng tương đương 8,13%. Từ bảng cân đối kế toán ta có thể thấy, kết cấu của vốn chủ sở hữu gồm:
  49. 37 Bảng 2.20: Phân tích biến động theo thời gian của các khoản mục tổng vốn chủ sở hữu: Đvt: đồng Mức tăng Tỷ lệ tăng Khoản mục Năm 2013 Năm 2012 (giảm) (giảm) % Vốn chủ sở hữu 838,522,873 912,798,148 -74,275,275 (8,1) Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 0 0 0 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Bảng 2.21: Phân tích kết cấu, biến động kết cấu các khoản mục tổng vốn chủ sở hữu Đvt: đồng Quan hệ kết Khoản mục Biến động cấu (%) kết cấu (%) 2013 2012 2013 2012 2013 Quỹ khen thưởng, phúc 0 0 0 0 0 lợi Vốn chủ sở hữu 838,522,873 912,798,148 100 100 0 Tổng vốn chủ sở hữu 838,522,873 912,798,148 100 100 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Nguồn vốn chủ sở hữu giảm từ năm 2012 về năm 2013, cụ thể năm 2012 vốn chủ sở hữu là 912,798,148 đồng, năm 2013: 838,522,873 đồng, vốn chủ sở hữu chiếm 100% tổng nguồn vốn chủ sở hữu, việc suy giảm này, là một tính hiệu không tốt cho doanh nghiệp trong việc tự chủ nguồn vốn của mình. Vốn chủ sở hữu giảm là do lợi nhuận chưa phân phối giảm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có kết quả, phương án kinh doanh không hiệu quả trong năm 2013. Ta có bảng phân tích như sau:
  50. 38 Bảng 2.22: Phân tích biến động theo thời gian các khoản mục của vốn chủ sở hữu Đvt: đồng Mức tăng Tỷ lệ tăng Khoản muc Năm 2013 Năm 2012 (giảm) (giảm) % Vốn đầu tư của chủ sở hữu 725,000,000 725,000,000 0 0 Lợi nhuận sau thuế chưa 113,522,873 187,798,148 (74,275,275) (39,6) phân phối Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Bảng 2.23: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu các khoản mục vốn chủ sở hữu Đvt: đồng Quan hệ kết Khoản mục Biến động kết cấu (%) cấu (%) 2013 2012 2013 2012 2013 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 725,000,000 725,000,000 86,5 79,4 7,1 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 113,522,873 187,798,148 13,5 20,6 (7,1) Vốn chủ sở hữu 838,522,873 912,798,148 100 100 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 1,000,000,000 800,000,000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 600,000,000 Lợi nhuận sau thuế chưa 400,000,000 phân phối 200,000,000 Vốn chủ sở hữu 0 2013 2012 Biểu đồ 12: So sánh vốn chủ sở hữu và các tài khoản trong vốn chủ sở hữu năm 2012- 2013 Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn chủ sở hữu và có giữ nguyên qua các năm điều này cho thấy doanh nghiệp không có tăng nguồn vốn
  51. 39 tự chủ của mình, tuy nhiên có tỷ trọng ngày càng tăng trong nguồn vốn chủ sở hữu (năm 2012: 79,4%, năm 2013:86,5%, tăng 7,1%). Theo biểu đồ 12, ta có thể thấy rằng nguyên nhân chính dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm là do lợi nhuận chưa phân phối giảm từ năm 2013, cụ thể là giảm 74,275,275 đồng, tương đương 39,6%. Cho thấy doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. 2.2.1.2 PHÂN TÍCH BẢNG KẾT QUẢ KINH DOANH Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện các kết quả của hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Ở đây cum từ “khoảng thời gian nhất định” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không giống như bảng cân đối kế toán, vốn là bảng tóm tắt vị trí của doanh nghiệp tại một thời điểm, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả tích lũy của hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định. Nó cho biết liệu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có đem lại lợi nhuận hay không - nghĩa là liệu thu nhập thuần (lợi nhuận thực tế) dương hay âm. Ngoài ra, nó còn phản ánh lợi nhuận của công ty ở cuối một khoảng thời gian cụ thể - thường là cuối tháng, quý hoặc năm tài chính của công ty đó. Đồng thời, nó còn cho biết công ty đó chi tiêu bao nhiêu tiền để sinh lợi - từ đó bạn có thể xác định được tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu của công ty đó. Chính vì lý do đó, chúng ta sẽ tiến hành phân tích bảng báo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2013.
  52. 40 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 Đvt: đồng 2013 2012 CHỈ TIÊU 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5.698.266.138 6.352.609.832 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 98.600.087 16.187.553 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 5.599.666.051 6.336.422.279 01 - 02) 4. Giá vốn hàng bán 4.646.159.523 5.324.179.760 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 953.506.528 1.012.242.519 10 - 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.035.441 2.353.229 7. Chi phí tài chính 140.844.400 142.855.052 - Trong đó: Chi phí lãi vay 140.844.400 142.855.052 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 744.726.739 858.251.750 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 68.970.830 13.488.946 {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 68.970.830 13.488.946 (50 = 30 + 40) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 15.246.105 3.372.237 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 53.724.725 10.116.709 (60 = 50 – 51 - 52) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
  53. 41 Nguồn: phòng tài chính – kế toán 2.2.1.2.1 Doanh thu Bảng 2.24:Phân tích biến động theo thời gian của doanh thu Đvt: đồng Tỷ lệ tăng Khoản mục Năm 2013 Năm 2012 Mức tăng (giảm) (giảm) % Doanh thu bán hàng và cung 5,698,266,138 6,352,609,832 (654,343,694) (10,3) cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh 98,600,087 16,187,553 82,412,534 509,11 thu Doanh thu thuần về bán 5,599,666,051 6,336,422,279 (736,756,228) (11,6) hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt 1,035,441 2,353,229 (1,317,788) (56) động tài chinh Thu nhập khác 0 0 0 0 Tổng doanh thu 11,397,567,717 12,707,572,893 (1,310,005,176) (10,3) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,500,000,000 6,000,000,000 Doanh thu bán hàng 5,500,000,000 và cung cấp dịch vụ 5,000,000,000 Năm 2013 Năm 2012 Biều đồ 13: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Qua bảng phân tích 2.24, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ từ năm 2012 đến năm 2013 là giảm, với mức giảm khá cao 654,343,694 đồng, tương đương 10,3%,
  54. 42 trong đó phải nói đến khoản doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đã giảm một khoản khá lớn 736,756,228 đồng, tương đương 11,6%. Điều này do tốc độ tăng quá cao của các khoản giảm trừ doanh thu (hàng bán bị trả lại), tăng đến 509,11%. Hàng bán do chưa đảm bảo chất lượng, không đạt yêu cầu khách hàng, do vậy chỉ tiêu này tăng quá cao là một vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm xác định nguyên nhân. Năm 2013 doanh thu hoạt động tài chính (thu từ tiền lãi gửi) giảm 1,317,788 đồng, tương đương 56% so với năm 2012. Ngoài ra công ty không còn khoản thu nhập nào khác. Theo các số liệu trên và biểu đồ 14 ta có thể thấy tổng doanh thu năm 2013 giảm so với năm 2012 và giảm 10,3%, nguyên nhân chính là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm. 2.2.1.2.2 chi phí Bảng 2.25: Bảng phân tích biến động theo thời gian của chi phí Đvt: đồng Tỷ lệ tăng Khoản mục Năm 2013 Năm 2012 Mức tăng (giảm) (giảm) % Giá vốn hàng 4,646,159,523 5,324,179,760 (678,020,237) (12,7) bán Chi phí tài 140,844,400 142,855,052 (2,010,652) (1,4) chính Chi phí bán 0 0 0 0 hàng Chi phí quản lý 744,726,739 858,251,750 (113,525,011) (13,2) doanh nghiệp Chi phí khác 0 0 0 0 Tổng chi phí 5,531,730,662 6,325,286,562 (793,555,900) (12,5) Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013
  55. 43 Bảng 2.26: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của chi phí Đvt: đồng Quan hệ Biến động kết Khoản mục 2013 2012 kết cấu cấu (%) % 2013 2012 2013 Giá vốn hàng bán 4,646,159,523 5,324,179,760 83 84 (1) Chi phí tài chính 140,844,400 142,855,052 25,2 22,5 2,7 Chi phí bán hàng 0 0 0 0 0 Chi phí quản lý doanh 744,726,739 858,251,750 13,3 13,5 (0.2) nghiệp Chi phí khác 0 0 0 0 0 Doanh thu thuần về bán 5,599,666,051 6,336,422,279 100 100 hàng và cung cấp dịch vụ Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 7,000,000,000 6,000,000,000 Giá vốn hàng bán 5,000,000,000 4,000,000,000 3,000,000,000 2,000,000,000 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 1,000,000,000 dịch vụ 0 2013 2012 Biểu đồ 14: So sánh giá vốn bán hàng và doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Qua phân tích kết cấu ta thấy 100 đồng doanh thu năm 2013 thì sử dụng hết 83 đồng giá vốn hàng bán, năm 2012 thì 100 đồng doanh thu sử dụng hết 84 đồng giá vốn hàng bán, giảm 1 đồng. Như vậy, so sánh về mặt kết cấu cho ta thấy cùng 100 đồng doanh thu thuần, giá vốn hàng bán năm 2013 thấp hơn 2012, tuy nhiên doanh thu thần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 lại thấp hơn năm 2012, đây là một biến động không tốt.
  56. 44 Doanh nghiệp có sự tiết kiệm hợp lý trong chi phí quản lý doanh nghiệp, cụ thể là năm 2013 giảm 113,525,011 đồng, tương đương 13,2%. Tuy nhiên nguồn chi phí tài chính có xu hướng tăng và tăng 2,010,652 đồng chủ yếu là chi phí lãi vay, cho thấy doanh nghiệp có đi vay thêm so với năm 2012, nhưng nhìn chung sự biến động này không quá lớn, có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, Doanh nghiệp chưa có sự đầu tư cho hoạt động bán hàng, đó là nguyên nhân chính làm cho chi phí bán hàng bằng 0 qua 2 năm 2012, 2013. Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.1.2.3 lợi nhuận Bảng 2.27:Phân tích biến động theo thời gian của lợi nhuận Đvt: đồng Tỷ lệ tăng Khoản mục Năm 2013 Năm 2012 Mức tăng (giảm) (giảm) % Lợi nhuận gộp về bán hàng và 953,506,528 1,012,242,519 (58,735,991) (5.8) cung cấp dịch vụ Lợi nhuận thuần từ hoạt động 68,970,830 13,488,946 55,481,884 411.3 kinh doanh Lợi nhuận khác 0 0 0 0 Tổng lợi nhuận 68,970,830 13,488,946 55,481,884 411.3 kế toán trức thuế Lợi nhuận sau thuế thu nhập 53,724,725 10,116,709 43,608,016 431 doanh nghiệp Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 Nhìn chung, năm 2013 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khá ấn tượng, tăng 43,608,016 đồng, tương đương 431%, so với năm 2012. Chỉ có lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm và giảm 5,8% so với năm 2012, trong khi đó, lợi nhuận
  57. 45 thuần từ hoạt động kinh doanh và tổng lợi nhuận trước thuế tăng đáng kể và cùng tăng 411,3%. Chúng ta cùng xem qua một vài tỷ số để tìm hiểu sâu hơn về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 2.28: Các tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 2012 2013 Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu 16 17,02 thuần Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu 0,212 1,23 thuần Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng 0,08 0,47 doanh thu Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 1,200,000,000 1,000,000,000 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch 800,000,000 vụ 600,000,000 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 400,000,000 Lợi nhuận sau thuế thu 200,000,000 nhập doanh nghiệp 0 Năm 2013 Năm 2012 Biểu đồ 15: Tình hình tăng lợi nhuận qua các năm Năm 2013, các khoản lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đều tăng so với năm 2012, cùng với đó là các tỷ số: tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu thuần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu đều tăng khá cao so với năm
  58. 46 2012. Điều này cho thấy việc quản lý của doanh nghiệp khá tốt, chính sách điều hành của ban quản trị đã thật sự phát huy được tác dụng. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp. 2.2.1.3 PHÂN TÍCH BẢNG LƢU CHUYỂN TIỀN TỆ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn được gọi là báo cáo luồng tiền. Thực chất báo cáo này cho chúng ta biết các luồng tiền vào và các luồng tiền ra trong một kỳ của đơn vị, từ đó so sánh để biết trong kỳ đơn vị đã tạo ra bao nhiêu tiền, đã sử dụng bao nhiêu tiền, tiền được tạo ra từ hoạt động nào và tiền được sử dụng vào hoạt động nào của đơn vị. Để hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ tiền hành phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong năm 2013. Lưu chuyển tiền tệ năm 2013 Đvt: đồng Chỉ tiêu 2013 2012 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và 5.966.395.360 6.863.373.669 doanh thu khác 2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa (3.689.253.927) (4.251.942.766) và dịch vụ 3. Tiền chi trả cho người lao động (2.281.051.707) (3.161.356.220) 4. Tiền chi trả lãi vay (140.844.400) (142.855.052) 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (3.622.706) 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 1.035.441 2.353.229 7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh (143.719.233) (694.049.846) doanh II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
  59. 47 1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và (25.454.545) (195.732.129) các tài sản dài hạn khác 2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác 3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (25.454.545) (195.732.129) III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu 2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành 3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 1.654.400.000 2.064.445.480 4.Tiền chi trả nợ gốc vay (1.504.400.000) (2.014.445.480) 5.Tiền chi trả nợ thuê tài chính 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài 150.000.000 50.000.000 chính Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = (19.173.778) (839.781.975) 20+30+40) Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 112.243.286 952.025.261 Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 93.069.508 112.243.286 50+60+61)
  60. 48 Nguồn: Phòng tài chính – kế toán 2.2.1.3.1 Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh Bảng 2.26: Phân tích biến động theo thời gian lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh I. Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh 2013 2012 1. Tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 5,966,395,360 6,863,373,669 2. Tiền chi trả cho người cung cấp dịch vụ và hàng hóa -3,689,253,927 -4,251,942,766 3. Tiền chi trả cho người lao động -2,281,051,707 -3,161,356,220 4. Tiền chi trả lãi vay -140,844,400 -142,855,052 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp -3,622,706 6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 1,035,441 2,353,229 7. Tiền chi trả khác cho hoạt động kinh doanh 0 0 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh -143,719,233 -694,049,846 Nguồn: Lưu chuyển tiền tệ năm 2013 Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2013 có chuyển biến tích cực hơn so với năm 2012. Tuy nhiên cả 2 năm, dòng tiền thuần đều mang dấu âm, cho thấy dòng tiền vào không bù đắp nỗi cho dòng tiền ra. Nhưng nhìn vào bảng 2.26, ta có thể thấy nguyên nhân chính làm cho dòng tiền thuần từ năm 2013 giảm so với năm 2012, không phải có tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có kết quả tốt mà là do các khoản chi đều giảm so với năm 2012 để chống chọi với tình hình kinh tế khó khăn, doanh nghiệp đã cắt giảm các khoản chi trả cho người cung cấp dịch vụ, hàng hóa, ác khoản chi trả cho người lao động, lãi vay và có điều đặc biệt là ở năm 2013 doanh nghiệp không có chi cho khoản nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, song song đó ta cũng có thể thấy các khoản thu từ bán hàng và thu từ hoạt động kinh doanh đều giảm so với năm 2012. Đây chính là nguyên nhân dòng tiền thu vào không bù đắp được cho dòng tiền chi ra, dẫn đến tiền thuần từ hoạt động kinh doanh mang dấu âm.
  61. 49 2.2.1.3.2 Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ Bảng 2.29: Phân tích biến động theo thời gian lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Đvt: đồng II. Lƣu chuyên tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ 2013 2012 1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác -25,454,545 -195,732,129 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư -25,454,545 -195,732,129 Nguồn: Lưu chuyển tiền tệ năm 2013 Qua bảng 2.29, ta thấy doanh nghiệp cắt giảm chi phí bằng việc hạn chế, thu hẹp hoạt động kinh doanh thông qua cắt giảm khá nhiều tiền mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản khác, cụ thể là giảm từ 195,732,129 đồng năm 2012 còn 25,454,545 đồng vào năm 2013. 2.2.1.3.3 Lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính Bảng 2.30: Phân tích biến động theo thời gian của hoạt động tài chính Đvt: đồng III. Lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 2013 2012 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 1,654,400,000 2,064,445,480 4. Tiền chi trả nợ gốc vay -1,504,400,000 -2,014,445,480 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 150,000,000 50,000,000 Nguồn: Lưu chuyển tiền tệ năm 2013 Theo bảng 2.30, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính năm 2013 tăng so với năm 2012 và tăng 100,000,000 đồng, nguyên nhân là doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu, mua sắm TSCĐ, đầu tư dài hạn dẫn đến việc không vay hoặc vay ít hơn năm 2012, vì vậy tiền chi trả nợ gốc vay cũng giảm khá nhiều, xuống còn 1,504,400,000 đồng vào năm 2013, đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến tiền thuần từ hoạt động tài chính
  62. 50 tăng vào năm 2013, còn việc tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được giảm thì không đáng kể. 2.2.1.4 PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2.2.1.4.1 Tỷ số khả năng thanh toán Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời Bảng 2.31: Bảng tính tỷ số khả năng thanh toán hiện thời Đvt: lần 2012 2013 Tài sản ngắn hạn 2,043,270,069 2,350,841,932 Nợ ngắn hạn 1,391,571,277 1,677,484,965 Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời 1,47 1,4 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Tỷ số thanh toán hiện thời của năm 2013 thấp hơn năm 2012. Năm 2012 có tỷ số khả năng thanh toán hiện thời là 1,47 lần, đồng nghĩa với tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn 1,47 lần, để thanh toán nợ ngắn hạn năm 2012 thì cần 68,1% giá trị tài sản ngắn hạn, tương tự năm 2013 tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn 1,4 lần, cần 71,3% giá trị tài sản ngắn hạn để thanh toán cho nợ ngắn hạn năm 2013. Tuy năm 2013 có tỷ số thanh toán hiện thời giảm so với năm 2012 nhưng vẫn có giá trị lớn hơn 1, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp khi tới hạn. Ta có thể hình dung ra chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp tương đối ổn định. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh
  63. 51 Bảng 2.32: bảng tính tỷ số khả năng thanh toán nhanh Đvt:lần 2012 2013 Tài sản ngắn hạn 2,043,270,069 2,350,841,932 Hàng Tồn kho 73,054,182 79,242,554 Nợ ngắn hạn 1,391,571,277 1,677,484,965 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 1,42 1,35 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cả 2 năm 2012 và 2013 đều có giá trị lớn hơn 1 và có xu hướng giảm vào năm 2013. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khi nợ đến hạn là tương đối tốt, hạn chế được khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thanh toán nếu hàng hóa, sản phẩm được được tiêu thụ tốt. Tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền Bảng 2.33: bảng tính tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền Đvt: lần 2012 2013 Tiền 112,243,286 93,069,508 Nợ ngắn hạn 1,391,571,277 1,677,484,965 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền 0,08 0,06 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền có xu hướng giảm vào năm 2013, và cả 2 năm đều có giá trị rất thấp. Việc doanh nghiệp duy trì một lượng tiền mặt nhỏ và có xu hướng giảm như trên là một điều không an toàn.
  64. 52 2.2.1.4.2 Tỷ số cơ cấu tài chính Tỷ số nợ Bảng 2.34: bảng tính tỷ số nợ Đvt: % 2012 2013 Tổng nợ 1,391,571,277 1,677,484,965 Tổng tài sản 2,304,369,425 2,516,007,838 Tỷ số nợ 60,34 66,67 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 Tỷ số nợ năm 2013 có tăng so với năm 2012 và tương đối cao. Cho thấy doanh nghiệp có thực lực tài chính chưa tốt, còn phụ thuộc vào việc đi vay mượn để có vốn kinh doanh, đi đôi với điều này là việc rủi ro cũng tăng dần. Tỷ số thanh toán lãi vay Bảng 2.35: Bảng tính tỷ số thanh toán lãi vay Đvt: lần 2012 2013 Lợi nhuân trước thuế và lãi vay 156,343,998 209,815,230 Lãi vay 142,855,052 140,844,400 Tỷ số thanh toán lãi vay 1,09 1,49 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 Tỷ số thanh toán lãi vay có sự tăng nhẹ từ năm 2012 đến 2013, và có giá trị lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn vì doanh nghiệp đã sử dụng vốn đi vạy hiệu quả.
  65. 53 2.2.1.4.3 Tỷ số hoạt động Kỳ thu tiền bình quân Bảng 2.36: bảng tính kỳ thu tiền bình quân Đvt: ngày 2012 2013 Các khoản phải thu 1,857,972,601 2,178,529,870 Doanh thu thuần 6,336,422,279 5,599,666,051 Kỳ thu tiền bình quân 105,56 140,06 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp có xu hướng tăng vào năm 2013, cả 2 năm đều có kỳ thu tiền bình quân rất lớn. Cụ thể năm 2012 cần 105 ngày, năm 2013 cần 140 ngày, đều này cho thấy công tác thhu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp còn yếu kém, làm tăng rủi ro tín dụng , tăng nguy cơ mất vốn. Vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.37: Bảng tính vòng quay hàng tồn kho Đvt: lần 2012 2013 Doanh thu thuần 6,336,422,279 5,599,666,051 Hàng tồn kho 73,054,182 79,242,554 Vòng quay hàng tồn kho 86,74 70,66 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp rất khá cao và có xu hướng giảm vào năm 2013, cho thấy doanh nghiệp bán hàng rất tốt, hiệu quả sử dụng vốn vay tốt. Đây
  66. 54 là một tín hiệu tích cực mà doanh nghiệp cần phát huy, tuy nhiên vòng quay này đang có xu hướng giảm, doanh nghiệp cần xem xét và tăng vòng quay này vào các năm tới. Hiệu suất sử dụng TSCĐ Bảng 2.38: bảng tính hiệu suất sử dụng TSCĐ Đvt: lần 2012 2013 Doanh thu thuần 6,336,422,279 5,599,666,051 Tài sản cố định thuần 261,099,356 165,165,906 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 24,27 33,90 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp lớn và có xu hướng tăng, cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài sản cố định khá tốt. Tuy nhiên, theo phân tích ở trên thì việc tăng hiệu suất sử dụng tài sản cố định này là do doanh nghiệp tăng doanh thu vào năm 2013, năm 2013 là năm doanh nghiệp hạn chế, cắt giảm chỉ phí không mua sắm thêm tài sản cố định. Vòng quay tài sản Bảng 2.39: Bảng tính vòng quay tài sản Đvt: lần 2012 2013 Doanh thu thuần 6,336,422,279 5,599,666,051 Tổng tài sản 2,304,369,425 2,516,007,838 Vòng quay tài sản 2.75 2.23 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013
  67. 55 Vòng quay tài sản giảm vào năm 2013, năm 2012 mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp 2,75 đồng doanh thu, năm 2013 mỗi đồng tài sản tạo ra cho doanh nghiệp 2,23 đồng doanh thu, điều này cho thấy doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả vào năm 2013, đây là một diễn biến không tốt. 2.2.1.4.4 Tỷ số doanh lợi Doanh lợi tiêu thụ (ROS) Bảng 2.40: bảng tính doanh lợi tiêu thụ ROS Đvt: % 2012 2013 Lợi nhuận sau thuế 10,116,709 53,724,725 Doanh thu thuần 6,336,422,279 5,599,666,051 ROS 0,16 0,959 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 Năm 2012 một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ tạo ra 0,16 đồng lợi nhuận. Năm 2013, một đồng doanh thu tạo ra 0,959 đồng lợi nhuận . Ta có thể thấy rằng năm 2013 hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể, tuy nhiên 2 năm 2012 và 2013, chỉ số ROS tương đối thấp thể hiện doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động chưa tốt, cần khắc phục và phát huy. Doanh lợi tài sản (ROA)
  68. 56 Bảng 2.41: bảng tính doanh lợi tài sản ROA Đvt: % 2012 2013 Lợi nhuận sau thuế 10,116,709 53,724,725 Tổng tài sản 2,304,369,425 2,516,007,838 ROA 0,44 2,14 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 ROA năm từ 2012 đến năm 2013 có chuyển biến tích cực, cho thấy doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả, có thể thấy việc tăng này có nguyên nhân từ việc tăng doanh lợi tiệu thụ vào năm 2013, số vòng quay hàng tồn kho vào năm 2013 cũng tương đối cao. Doanh nghiệp cần duy trì và phát huy chỉ số này. Doanh lợi vốn tự có (ROE) Bảng 2.42: bảng tính doanh lợi vốn tự có ROE Đvt: % 2012 2013 Lợi nhuận sau thuế 10,116,709 53,724,725 Vốn chủ sở hữu 912,798,148 838,522,873 ROE 1,11 6,41 Nguồn: bảng cân đối kế toán năm 2013 và báo cáo kết quả kinh doanh 2013 Doanh lợi vốn tự có của doanh nghiệp tăng đang kể vào năm 2013, điều này cho thấy vào năm 2012, 100 đồng vốn tự chủ tạo ra được 1,11 đồng lợi nhuận, năm 2013, 100 đồng vốn tự chủ tạo ra được 6,41 đồng lợi nhuận, cả 2 năm đều có chỉ số ROE lớn hơn 0, chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi. Doanh nghiệp làm ăn khá tốt vào năm 2013, bằng chứng là năm 2013, lợi nhuận sau thuế tăng 4,3 lần so với năm 2012, một con số cực kỳ ấn tượng.
  69. 57 2.3 Đánh giá tình hình tài chính thông qua việc phân tích: Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp Phú Quý Thuận, ta thấy được thực trạng tài chính cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2012, 2013 có những đặc điểm sau: 2.3.1 Ƣu điểm: Về công tác kế toán tại doanh nghiệp: Doanh nghiệp có bộ máy kế toán gọn nhẹ, cùng với đội ngủ nhân viên có trình độ, tốt nghiệp đúng chuyên ngành và có sự phối hợp tốt của các nhân viên kế toán nên đảm bảo việc quản lý đầy đủ và chính xác. Song song đó, doanh nghiệp Phú Quý Thuận là một doanh nghiệp nhỏ nên các luồng tiền ra, vào cũng ít, cùng với đó là doanh nghiệp không có đầu tư vào các chứng khoán, không có chia cổ tức nên công tác kế toán cũng nhẹ nhàng hơn. 100% nhân viên phòng kế toán được làm việc trên máy tính nên việc truy xuất số liệu, tính toán, xử lý, lập báo cáo được được thực hiện chính xác và tiết kiệm thời gian hơn. Về tình hình tài chính của doanh nghiệp: Tài sản: Tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2013 tăng so với năm 2012, chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng 307,571,863 đồng so với năm 2012, đây là một biểu hiện tốt sẽ là cho khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp được đáp ứng. Hàng tồn kho cũng được cải thiện, giảm 7,8% so với năm 2012, điều này cho thấy doanh nghiệp đã làm tốt công tác bán sản phẩm của mình. Nguồn vốn: Hiện tại cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp cần được quan tâm và cải thiện hơn. Kết quả kinh doanh:
  70. 58 Năm 2013 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh khá ấn tượng, lợi nhuận sau thuế tăng 431% so với năm 2012, doanh nghiệp cần nắm duy trì và phát huy. Cơ cấu khả năng thanh toán nhanh: Tuy năm 2013 có tỷ số thanh toán hiện thời giảm so với năm 2012 nhưng vẫn có giá trị lớn hơn 1, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp khi tới hạn. Ta có thể hình dung ra chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp tương đối ổn định. Song song đó là khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khi nợ đến hạn cũng được đánh giá là khá tốt. Cơ cấu tài chính: Tỷ số thanh toán lãi vay có sự tăng nhẹ từ năm 2012 đến 2013, và tăng 0.4%, cho thấy khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp cho các chủ nợ của mình càng lớn vì doanh nghiệp đã sử dụng vốn đi vạy hiệu quả. Tỷ số hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp là khá cao, cho thấy doanh nghiệp đã làm tốt công tác bán hàng của mình, song song đó là hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng được cải thiện vào năm 2013, cho thấy doanh nghiệp đang khai thác tốt giá trị của tài sản cố định tại đơn vị. Tỷ số doanh lợi: Doanh lợi tiêu thụ, doanh lợi tài sản, doanh lợi vốn tự có của doanh nghiệp tăng mạnh vào năm 2013, cho thấy doanh nghiệp sử dụng khá hiệu quả tài sản và tình hình sản xuất kinh daonh đang có chuyển biến tích cực. 2.3.2 Nhƣợc điểm: Khoản phải thu khách hàng tăng cao( tăng 17,3% so với năm 2012), chiếm tỷ trọng rất cao trong tỷ trọng khoản phải thu ngắn hạn. Việc để tồn động một lượng tiền lớn phải thu khách hàng như vậy thể hiện sự yếu kém trong công tác thu hồi nợ của
  71. 59 doanh nghiệp, làm giảm khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đi song song đó là Kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp có xu hướng tăng vào năm 2013, cả 2 năm đều có kỳ thu tiền bình quân rất lớn. Cụ thể năm 2012 cần 105 ngày, năm 2013 cần 140 ngày, đều này cho thấy công tác thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp còn yếu kém, làm tăng rủi ro tín dụng , tăng nguy cơ mất vốn. Nợ phải trả tăng khá cao từ năm 2012 đến năm 2013 (20,5%) và chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nguồn vốn (66,7% năm 2013). Việc gia tăng này là một tính hiệu tiêu cực, gây áp lực lớn cho doanh nghiệp trong việc trả nợ và ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dẫn đến tỷ số khả năng thanh toán nhanh bằng tiền có xu hướng giảm vào năm 2013, và cả 2 năm đều có giá trị rất thấp. Việc doanh nghiệp duy trì một lượng tiền mặt nhỏ và có xu hướng giảm như trên là một điều không an toàn. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm từ năm 2012 về năm 2013, cụ thể năm 2012 vốn chủ sở hữu là 912,798,148 đồng, năm 2013: 838,522,873 đồng, vốn chủ sở hữu chiếm 100% tổng nguồn vốn chủ sở hữu, việc suy giảm này, là một tính hiệu không tốt cho doanh nghiệp trong việc tự chủ nguồn vốn của mình.
  72. 60 Chƣơng III: Giải pháp và kiến nghị 3.1 Định hƣớng phát triển doanh nghiệp: Nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là tăng cường tìm kiếm, ký kết hợp đồng, đảm bảo đúng tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng. Ngoài ra còn tái cơ cấu vốn cho doanh nghiệp, liên kết, tập trung nguồn lực cho các đơn đặt hàng trọng điểm; chú trọng và tập trung những đơn đặt hàng vừa phải, phù hợp với khả năng tài chính và năng lực của doanh nghiệp . Trong quá trình hoạt động, phát triển doanh nghiệp phải nổ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm các doanh nghiệp hợp tác mới, tạo uy tín cao đối với khách hàng nhằm tìm kiếm các khách hàng mới. Để phát huy những thế mạnh, khắc phục những điểm yếu cũng như kết hợp với các cơ hội nhằm xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh đúng đắn, doanh nghiệp cần phải chú trọng về vấn đề marketing. 3.2 Giải pháp: Như đã phân tích ở trên về tình hình tài chính của doanh nghiệp Phú Quý Thuận, đã giúp ta hình dung được phần nào về những mặt tích cực và hạn chế mà doanh nghiệp đang còn gặp phải. Đối với những mặt tích cực thì doanh nghiệp cần phát huy, còn những mặt tiêu cực thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời, cụ thể và khả quan nhằm giải quyết, không để tình trạng xấu hơn. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khách quan như chính sách nhà nước, quan điểm tiêu dùng của khách hàng thay đổi mà doanh nghiệp cần phải linh động nắm bắt và thay đổi. Nhưng vấn đề chính yếu cần làm lúc này là khắc phục những khó khăn còn tồn tại trong chính nội bộ doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển và đứng vững hơn. Từ việc hiểu biết phần nào về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thêm vào đó là kiến thức đã học được, tôi xin đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn về công tác quản trị tài chính thông qua việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm 2013.
  73. 61 Sau đây là một số giải pháp giúp doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh: 3.2.1 Đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ quá hạn: 3.2.1.1 Cơ sở hình thành giải pháp Các khoản phải thu khách hàng là một vấn đề quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Các khoản phải thu liên quan đến việc tổ chức và bảo toàn vốn của doanh nghiệp. Qua số liệu bảng cân đối kế toán năm 2013 ta thấy khoản phải thu khách hàng năm 2013 tăng 17% so với năm 2012 dẫn tới vòng quay khoản phải thu cũng tăng lên, kỳ thu tiền bình quân cũng tăng lên từ 105 ngày lên 140 ngày. Việc gia tăng này làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp đối với các khoản nợ khó đòi làm cho vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng. 3.2.1.2 Giải pháp Việc đầu tiên là ngừng mở rộng bán chịu cho khách hàng. Thiết lập một quy trình thu hồi nợ: Xác định rõ cá nhân nào sẽ chịu trách nhiệm làm việc với các khách hàng cũng như quy định rõ thời gian, cách thức cho việc gửi thư nhắc nhở hay các cuộc gọi điện thoại. Các nhân viên cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc thu hồi nợ chứ không chỉ đơn thuần coi đó là một việc kiêm nhiệm. Soạn thảo một chính sách chi trả rõ ràng để hạn chế những vấn đề phát sinh: yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm. Doanh nghiệp cần gửi thư thu nhắc nợ, kết hợp gọi điện thông báo thường xuyên cho khách hàng về các khoản nợ quá hạn và đưa ra yêu cầu thanh toán trong khoản thời gian ngắn nhất mà doanh nghiệp đề ra.
  74. 62 Hẹn gặp bộ phận chịu trách nhiệm bên khách hàng và của nhân viên phụ trách hợp đồng khách hàng để trao đổi về các khoản nợ. Trong trường hợp tất cả các biện pháp không có kết quả thì đưa sự việc ra toà án để giải quyết. 3.2.1.3 Dự kiến kết quả đạt đƣợc Doanh nghiệp sẽ giảm được các khoản phải thu quá hạn, nợ khó đòi, tránh tình trạng vốn của công ty bị chiếm dụng, gây lãng phí trong sử dụng vốn của doanh nghiệp, làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.2 Giảm nợ phải trả 3.2.2.1 Cơ sở hình thành giải pháp Bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng phải đi vay, không thể dùng toàn bộ vốn chủ sở hữu để bỏ vào hoạt động kinh doanh để hạn chế rủi ro. Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp bao giờ cũng bao gồm 2 phần: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp biết sử dụng vốn vay hiệu quả là làm tăng doanh thu. Nếu doanh nghiệp không xem xét đến khả năng thanh toán, sử dụng vốn vay không hiệu quả dẫn đến nợ quá cao, gây áp lực trả nợ cho doanh nghiệp, thậm chí có thể phá sản. Thông qua Bảng 2.13: Phân tích biến động theo thời gian của nợ phải trả và Bảng 2.14: Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nợ phải trả ta thấy nợ phải trả năm 2013 tăng 20,5% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nguồn vốn 66,7%. Nguyên nhân là nợ ngắn hạn trong nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên. Từ việc phân tích trên thì trước tiên doanh nghiệp nên tìm giải pháp giảm nợ ngắn hạn và cắt giảm chi phí để giảm bớt gánh nặng trả nợ cho doanh nghiệp. 3.2.2.2 Giải pháp Nhiệm vụ đầu tiên sẽ là giảm tỷ lệ xói mòn tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị
  75. 63 ngay những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp bằng việc bán ngay các tài sản không sinh lời, yếu kém trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó là lên danh sách những khoản tiền người khác nợ doanh nghiệp và đòi về càng nhiều càng tốt. Từ số tiền này, doanh nghiệp hãy ưu tiên chi trả cho những khoản cần thiết như thuế và các chi phí quan trọng, trong khi có thể hoãn chi trả những hoá đơn khác như với nhà cung cấp hay các chủ nợ lớn. Các loại chi phí cần giảm thiểu: Giá vốn hàng bán: doanh nghiệp cần giảm chi phí khâu mua vào, việc đưa nguyên vật liệu vào quá trình sản xuất phải được thường xuyên giám sát tất cả các khâu tránh làm lãng phí nguyên liệu, đồng thời có chính sách lương phù hợp cho công nhân gia công để họ có thể hết mình vì doanh nghiệp, làm tăng năng suất làm việc, tăng sản phẩm có chất lượng. Giảm các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền không cần thiết. Chi phí quản lý doanh nghiệp: chi phí này tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao so với doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần xem xét, xây dựng quy định mức các chi phí trong nội bộ. Doanh nghiệp có thể kiểm tra xem xét, phạt các phòng ban sử dụng vào mục đích cá nhân như dùng điện thoại công ty để gọi điện thoại cho người thân, bạn bè đồng thời cũng đưa ra các biện pháp khen thưởng cho các phòng ban, phân xưởng sử dụng dưới mức chi phí, làm cho mỗi các nhân có ý thức hơn trong việc xây dựng một tập thể doanh nghiệp vững mạnh. 3.2.2.3 Dự kiến kết quả đạt đƣợc Việc quản lý, cắt giảm chi phí được thực hiện đúng đắng và kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp tăng được lợi nhuận, nâng cao được khả năng tài chính, giảm được các khoản nợ phải trả từ đó áp lực trả các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp cũng giảm theo.
  76. 64 3.2.3 Tăng vốn chủ sở hữu để tự chủ hơn về mặt tài chính: 3.2.3.1 Cơ sở hình thành giải pháp: Trên cơ sở nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có xu hướng giảm vào năm 2013, cùng với đó doanh nghiệp hiện đang phân tích là doanh nghiệp cỡ vừa nên không có nguồn vốn từ cổ đông, vì vậy việc này rất nguy hiểm cho doanh nghiệp trong việc tự chủ về mặt tài chính của mình. Việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu là việc làm đòi hỏi phải có sự quan tâm thật sự của phía lãnh đạo và sự đồng lòng của các cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp. 3.2.3.2 Giải pháp Doanh nghiệp cần bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu để đảm bảo cho ngồn vốn đáp ứng được cho nhu cầu và thực tại của quá trình sản xuất, kinh doanh đồng thời tăng tự chủ về tài chính mà không phụ thuộc quá nhiều vào bên ngoài. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Phú Quý Thuận, giải pháp này thường là không thể được, vì một trong những đặc điểm chính của loại doanh nghiệp này chính là ở chỗ người chủ hoặc các hội viên chỉ có phương tiện tài chính hạn chế: và như vậy họ không thể bỏ ra nhiều vốn hơn số vốn họ đã góp cho doanh nghiệp được. Để giải quyết khó khăn này, Phú Quý Thuận có thể liện hệ với một số tổ chức được thành lập với chức năng tăng cường vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách tham gia góp vốn với thời gian hạn chế trong các doanh nghiệp. Việc tham gia của các tổ chức này cho phép doanh nghiệp thụ hưởng có được một số vốn nhiều hơn để có thể vượt qua một giai đoạn mới trong quá trình phát triển và ngay khi bắt đầu hoạt động, tổ chức này sẽ nhượng lại phần góp vốn của mình cho các hội viện khác khi mức độ lợi nhuận doanh nghiệp đạt được cho phép họ có đủ các phương tiện mua lại. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể có chính sách thu hút vốn hướng vào nội bộ thông qua quá trình phân phối lợi nhuận, tạo điều kiện cho người lao động tham gia làm chủ doanh nghiệp. Khi người lao động thấy được lợi ích thực tế từ việc đóng góp thì họ sẽ có sự cố gắng, mong muốn gắn bó lâu dài cũng như sự cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.
  77. 65 3.2.3.3 Dự kiến kết quả đạt đƣợc Doanh nghiệp sẽ có thể tự chủ hơn về mặt tài chính, không còn phụ thuộc vào bên ngoài, áp lực trả nợ cũng giảm đi, hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tăng cao hơn. Song song đó, việc minh bạch hoá tình hình tài chính cũng sẽ tạo niềm tin cho nhà đầu tư cũng như toàn thể cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp. 3.3 Kiến nghị: Dựa theo phân tích tình hình tài chính của công ty, em xin được đưa ra một số kiến nghị sau nhằm giúp công ty tăng doanh thu, hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, với kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế rất mong những kiến nghị sau có thể đóng góp một phần nào đó giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển. Xây dựng chiến lƣợc kinh doanh mới: Mặc dù qua 2 năm 2012 và 2013, doanh nghiệp có lãi nhưng số lãi còn khiêm tốn, chưa phát huy được hết khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có một chiến lược kinh doanh mới như đa dạng mẫu mã sản phẩm, khuyến mãi, chiết khấu nhằm giữ chân khách hàng hiện tài và khai thác khác hàng tiềm năng mới. Đi song song đó là việc thiết lập một chính sách bán hàng thật sự chặt chẽ và hợp lý, tránh tình trạng tồn đọng lượng tiền phải thu khách hàng cao như hiện nay. Lập các khoản dự phòng, đặc biệt là dự phòng khoảng phải thu khó đòi: Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp hiện đang có khoản phải thu khách hàng rất cao vì vậy trước tiên doanh nghiệp cần tiến hành trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi. Việc trích lập này chỉ làm tăng thêm sự thận trọng trong sản xuất, giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro đáng tiết. Bổ sung thêm tài sản cố định:
  78. 66 Tài sản cố định của doanh nghiệp giảm dần từ năm 2012 (261,099,356 đồng)về năm 2013 ( 165,165,906 đồng) . Doanh nghiệp cần bổ sung thêm tài sản cố định nhằm hạn chế thuê tài sản bên ngoài, đồng thời thay thế các thiết bị máy móc cũ phù hợp với nhu cầu hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Đầu tư công nghệ mới để tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm từ đó tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
  79. 67 KẾT LUẬN Doanh nghiệp Phú Quý Thuận từ khi đi vào hoạt động đến nay luôn cố gắng hết mình để nâng cấp, cải thiện kết quả kinh doanh. Song song đó Phú Quý Thuận luôn ý thức được rằng ngoài việc hoạch định các chiến lược kinh doanh thì thường xuyên kiểm tra phân tích các báo cáo tài chính luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Mặt dù trong quá trình hoạt động luôn tồn tại những khó khăn, hạn chế cần được khắc phục và giảm thiểu để cũng cố kết quả hoạt động kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho anh em công nhân lao động, khẳng định vị thế của mình trên thị trường Trong thời gian thực tập tại đơn vị cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy Lê Đình Thái và tập thể nhân viên phòng kế toán của doanh nghiệp đã giúp em hoàn thành báo cáo khoá luận của mình. Đó là kết quả của quá trình tìm hiểu, phân tích báo cáo tài chính để từ đó đưa ra các điểm mạnh, những khó khăn và hạn chế đang còn tồn động tại doanh nghiệp cũng như đưa ra có biện pháp khắc phục. Tuy nhiên với những kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế nên việc phân tích và đưa ra các giải pháp kiến nghị chỉ mang tính chất chủ quan vì vậy rất cần sự quan tâm và đóng góp của thầy và tập thể nhân viên phòng kế toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
  80. 68 TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1. Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh: PGS.PTS: Phạm Thị Gái (chủ biên). NXB Giáo dục. 2. Tài chính doanh nghiệp: TS.Nguyễn Minh Kiều (chủ biên). NXB thống kê. 3. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ năm 2013 của doanh nghiệp Phú Quý Thuận. 4. Quản trị tài chính: TS.Nguyễn Văn Thuận. NXB thống kê, 1999. 5. Phân tích hoạt động kinh doanh: Nguyễn Tấn Bình. NXB đại học quốc gia tp.HCM, 2000. 6. Tài chính doanh nghiệp: Đại học quốc gia tp.HCM. NXB tài chính, 1999