Khóa luận Nhìn lại bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của một số trí thức Nho học thế kỉ XVIII - Nửa đầu thế kỉ XIX (khảo sát qua ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát)

pdf 66 trang thiennha21 16/04/2022 5981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhìn lại bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của một số trí thức Nho học thế kỉ XVIII - Nửa đầu thế kỉ XIX (khảo sát qua ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhin_lai_bi_kich_trong_cuoc_doi_hoan_lo_cua_mot_so.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nhìn lại bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của một số trí thức Nho học thế kỉ XVIII - Nửa đầu thế kỉ XIX (khảo sát qua ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ĐỖ THỊ MINH THU NHÌN LẠI BI KỊCH TRONG CUỘC ĐỜI “HOẠN LỘ” CỦA MỘT SỐ TRÍ THỨC NHO HỌC THẾ KỈ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX (Khảo sát qua ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CẢM ƠN Khóa luận đƣợc hoàn thành dƣới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Khoa Ngữ Văn, tổ Văn học Việt Nam và đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hằng - ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp. Tác giả khóa luận xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô. Bƣớc đầu nghiên cứu khoa học, khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và bạn đọc. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Đỗ Thị Minh Thu
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “Nhìn lại bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của một số trí thức Nho học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX” (khảo sát qua ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát) là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Khóa luận không sao chép từ bất kỳ tài liệu, công trình có sẵn nào. Nội dung khóa luận chƣa từng đƣợc công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận Đỗ Thị Minh Thu
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 8 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 8 7. Đóng góp của khóa luận 8 8. Cấu trúc khóa luận 8 NỘI DUNG 9 CHƢƠNG 1 9 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9 1.1. Thuật ngữ 9 1.2. Thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX - một giai đoạn lịch sử biến động 9 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát 13 1.3.1. Nguyễn Du 13 1.3.2. Nguyễn Công Trứ 16 1.3.3. Cao Bá Quát 19 CHƢƠNG 2 22 NHỮNG SẮC THÁI BI KỊCH TRONG CUỘC ĐỜI “HOẠN LỘ” CỦA NGUYỄN DU, NGUYỄN CÔNG TRỨ, CAO BÁ QUÁT 22 2.1. Nguyễn Du - „„hoạn lộ hanh thông‟‟ và tâm hồn u uẩn 22 2.2. Nguyễn Công Trứ - "hoạn lộ thăng trầm" và tiếng thở dài cuối đƣờng . 35 2.3. Cao Bá Quát - “hoạn lộ gập ghềnh” và nỗi niềm kẻ sĩ không gặp thời 46 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỷ XVIII đến nửa đầu XIX là giai đoạn biến động kinh hoàng của lịch sử. Trong một thời gian ngắn các triều đại phong kiến liên tục thay thế nhau, chiến tranh liên miên, lòng ngƣời phân tán, cuộc sống của nhân dân vô cùng cực khổ. Trong sự khủng hoảng của thời đại, các trí thức nho học là đối tƣợng chịu ảnh hƣởng sâu sắc nhất trƣớc sự khủng hoảng trầm trọng của thời đại. Có thể nói, mỗi ngƣời trong số họ đều ít nhiều nếm trải bi kịch trên con đƣờng lập thân duy nhất mà xã hội phong kiến vạch ra. Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát không phải là một ngoại lệ. Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát cũng nhƣ hầu hết các trí thức Nho học đƣơng thời đều chọn thơ ca là nơi gửi gắm tâm tình và ghi lại các sự kiện trong cuộc đời. Thông qua các sáng tác của họ, ngƣời đọc có thể hình dung khá trọn vẹn những nỗi niềm, thậm chí ngay cả những sợi dây cảm xúc tinh tế nhất. Tìm hiểu thơ ca của ba tác giả sẽ là con đƣờng gần nhất để tiếp cận những tâm sự bi kịch mà họ gửi gắm trong tác phẩm của mình. Đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới bi kịch của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát trong cuộc đời làm quan của họ. Các ý kiến tƣơng đối thống nhất ở khía cạnh cho rằng, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát đều không có lựa chọn nào khác ngoài việc “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Trên con đƣờng ấy họ đều vấp phải những bi kịch. Khóa luận đi vào nhìn nhận bi kịch của ba tác giả với ý nghĩa “nhìn lại” từ góc độ cuộc đời và sáng tác thơ ca của họ. Là một sinh viên học chuyên sâu về văn học, tƣơng lai sẽ là ngƣời nghiên cứu chuyên nghiệp, tác giả khóa luận lựa chọn đề tài: “Nhìn lại bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của một số trí thức Nho học thế kỉ XVIII - nửa đầu 1
  6. thế kỉ XIX (khảo sát qua ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát) sẽ giúp cho công việc hiện tại và tƣơng lai của tác giả. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát là những nhân vật lịch sử. Cuộc đời, tƣ tƣởng thơ văn của ba tác gia này vẫn còn gây nhiều tranh luận sôi nổi trong nhiều thế hệ nghiên cứu. Khảo sát những công trình nghiên cứu chúng tôi thấy vấn đề bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của một số trí thức Nho học thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX xuất hiện một số tiểu luận trên các tạp chí, trong lời giới thiệu và các công trình văn học sử. Về tác giả Nguyễn Du, nhà nghiên cứu Đào Duy Anh trong Khảo luận về Kim Vân Kiều (Quan Hải tùng thƣ, Huế, 1943) cho rằng: “qua hai tập thơ có thể thấy lòng trung trinh là phần chủ yếu trong tâm tính Nguyễn Du Cái lòng ấy, đến lúc chết ông vẫn rất mực trung thành với nhà Lê vua Lê Thái độ bất đắc chí của nhà thơ khi làm quan dƣới triều Nguyễn cũng đƣợc ông giải thích là bởi nhà thơ luôn mang tâm sự day dứt của kẻ bề tôi phải thờ hai chúa”. Nhà phê bình Hoài Thanh trong bài viết Tâm tình của Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán đăng trên Tạp chí Văn nghệ, tháng 3 năm 1960 cũng chú ý lí giải thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại đƣơng thời. Ông cho rằng: “Nguyễn Du quả có nhớ tiếc nhà Lê nhƣng nhà thơ nhận rõ vận nhà Lê đã hết rồi cho nên thật thà đi theo nhà Nguyễn, theo nhà Nguyễn nhƣng vẫn nhớ tiếc nhà Lê và dƣờng nhƣ có khi nhớ tiếc cả Tây Sơn nữa”. Tóm lại, theo Hoài Thanh, thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại là không rõ ràng nhƣng điều rất rõ ràng là ông không bằng lòng với toàn bộ cuộc đời lúc bấy giờ. Không bằng lòng cho nên nhà thơ khinh bỉ vô cùng những kẻ chỉ nuôi cái mộng làm quan và thƣơng vô cùng những cảnh đời cơ cực. 2
  7. Năm 1965, trong phần giới thiệu cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du, nhà nghiên cứu Trƣơng Chính đã đƣa ra những nhận định khác với nhà nghiên cứu Đào Duy Anh. Trƣơng Chính không phủ nhận thái độ trung với nhà Lê của Nguyễn Du song theo ông khi ra làm quan với nhà Nguyễn, nhà thơ chỉ nhớ tiếc nhà Lê nhƣ một nỗi niềm hoài cổ chứ không phải ôm mối “cô trung”. Ông cho rằng cái bất đắc chí của Nguyễn Du trong những năm làm quan là do hiện thực cuộc sống dƣới triều Nguyễn đem lại và tâm sự của Nguyễn Du trong hai tập thơ này không nằm ngoài nỗi nhớ nhà, nhớ thú săn bắn, muốn về yên nghỉ, cho đời là một cuộc bể dâu, ca tụng lòng tiết nghĩa, mạt sát những ngƣời hèn hạ cầu phú quý công danh Tháng 11 năm 1965, tác giả Đào Xuân Quý trong bài viết Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán đăng trên báo Văn nghệ cũng có ý kiến bàn về vấn đề này. Tác giả cho rằng, vấn đề chính của Nguyễn Du không phải là ở thái độ của nhà thơ đối với các triều đại mà chính là ở chỗ thái độ của Nguyễn Du đối với toàn bộ cuộc sống đƣơng thời; ở đâu cũng thấy Nguyễn Du không bằng lòng với cuộc sống hiện tại, u uẩn với những nỗi băn khoăn lo lắng của chính mình. Tâm trạng ấy cho đến những ngày nhà thơ đi sứ ở Trung Quốc mới thấy thay đổi; nhà thơ phát biểu về nhiều vấn đề, suy nghĩ tỏ ra sắc sảo, sâu xa và nhiều khi táo bạo nữa. Trong chuyên luận Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán (Tạp chí văn học, tháng 11 năm 1966), nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi đã đƣa ra những ý kiến khái quát và xác đáng: “Đằng sau hình ảnh Nguyễn Du với cõi lòng ủ ê tê tái, với cá tính rõ mồn một, một Nguyễn Du nghìn lần hiện thực hơn cái con ngƣời chỉ biết vâng vâng dạ dạ cho qua chuyện trƣớc mặt Gia Long mà sử sách từng ghi lại, ta thấy một điều gì lớn hơn nữa; ấy là những suy nghĩ nung đúc của nhà thơ về con ngƣời, về xã hội, là cái nhìn phanh phui đến đáy những nhân cách lịch sử, cũng là sự chiêm nghiệm sâu kín và đầy trắc 3
  8. ẩn về những bạo động của thời cuộc diễn ra trƣớc mắt ông. Ở những thi phẩm này, Nguyễn Du đã đặt vấn đề trực tiếp về số phận mình, gắn liền với vận mệnh chúng sinh trong nhiều thời đại, nhất là thời đại ông đang sống”. Tác giả Hà Minh Đức trong bài viết Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (Đến với thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh niên, 2000) về cơ bản cũng đƣa ra quan điểm tƣơng đồng với các tác giả nhƣ Hoài Thanh, Trƣơng Chính, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Lộc khi cho rằng: “điều quan trọng trong tâm hồn Nguyễn Du, trong thơ chữ Hán của ông không nằm ở thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại lịch sử mà ở tâm trạng, cái nhìn của ông đối với cuộc đời. Cho nên cái phần trong sáng và đáng trân trọng nhất trong những bài thơ chữ Hán chính là những yêu ghét của nhà thơ – dấu hiệu riêng của những nghệ sĩ lớn; bởi lẽ ở vào thời đại Nguyễn Du biết yêu ghét không phải là chuyện dễ”. Trong Lời nói đầu của bộ sách Nguyễn Du toàn tập (Trung tâm nghiên cứu Quốc học và Nxb Văn học ấn hành năm 1996), Giáo sƣ Mai Quốc Liên cũng nhận định: “nỗi buồn và sự thất vọng của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán không phải chỉ là cái buồn của thân thế, nó còn là cái buồn trƣớc đất nƣớc và thời cuộc; ấy là cái buồn chứa đầy những ý tƣởng lớn ”. Về tác giả Nguyễn Công Trứ, năm 1998, Trần Đình Sử với nghiên cứu Con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ trong thơ văn Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) và Cao Bá Quát (1809 – 1854) đã tìm hiểu về con ngƣời cá nhân trong thơ của Nguyễn Công Trứ. Qua quá trình phân tích, tác giả đi đến khẳng định con ngƣời cá nhân trong Nguyễn Công Trứ đƣợc biết đến với ba phạm trù “công danh, cá nhân, hƣởng lạc và cái ta hơn ngƣời”. Đến năm 1999, Trần Ngọc Vƣơng trong Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam cũng có bài nghiên cứu về con ngƣời Nguyễn Công Trứ. Ở đây, tác giả đã lý giải về “chí nam nhi”, “đầu đội trời chân đạp đất” của nhà thơ. 4
  9. Năm 2003, Trần Nho Thìn trong cuốn Nguyễn Công Trứ về tác gia tác phẩm đã tập hợp tất cả những bài nghiên cứu về cuộc đời cũng nhƣ sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Công Trứ. Cuốn sách gồm hai phần: phần 1 gồm một số tƣ liệu về lịch sử liên quan đến Nguyễn Công Trứ, phần 2 là những công trình nghiên cứu tiêu biểu qua các thời kì của nhiều thế hệ các nhà khoa học. Chúng tôi xin dẫn ở đây một ví dụ tiêu biểu. Trong bài viết Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bách Khoa đã có cách lý giải rất hay và sâu sắc những yếu tố liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp nhà thơ Nguyễn Công Trứ. Trong đó ông đặt vấn đề lý giải về chí nam nhi, về cái nghèo và quan niệm hành lạc qua thơ văn nhà thơ. Cuối cùng, đứng trên quan điểm duy vật biện chứng ông đƣa ra bốn định luật về Nguyễn Công Trứ và khẳng định “tâm lý và tƣ tƣởng cũng nhƣ văn thơ của Nguyễn Công Trứ là những sản vật phong kiến ”. Năm 2007, trong cuốn Văn học trung đại Việt Nam (tập2) do Nguyễn Đăng Na chủ biên, các tác giả công trình cho rằng: “tiếng nói chí nam nhi là chủ đề lớn nhất tập trung xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ thuở hàn vi và thời làm quan bất đắc chí”. Nguyễn Lộc nhận xét con đƣờng công danh lận đận Nguyễn Công Trứ: “ tƣ tƣởng công danh ở Nguyễn Công Trứ cuối cùng thất bại, nhà thơ bất mãn với xã hội đã lao vào ăn chơi ngông nghênh, khinh bạc ”[ 15, tr.650]. Tuy rằng nhận xét hơi phiến diện nhƣng phần nào đó gợi lên con đƣờng công danh Nguyễn Công Trứ. Về tác giả Cao Bá Quát, Nguyễn Huệ Chi khi Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát, 1961 cho rằng: “Thật không phải là quá đáng khi nhận định thơ văn Cao Bá Quát là tiếng nói xuất phát từ con tim. Thành thật trong cuộc đời, thành thật trong thơ văn, cho nên ông đã ghi đƣợc những cảm xúc cực kì sâu sắc, từa hồ ngƣời khác không thể nào có đƣợc. Cao là 5
  10. ngƣời biết ghét, biết yêu đúng mực, biết kiêu ngạo với những kẻ mà ông khinh thị mà cũng biết cảm thông với những con ngƣời lao khổ thấp cổ bé họng”. Tố Hữu trong bài Cao Bá Quát - Một khí phách hào hùng - Một nhà thơ lỗi lạc của dân tộc nhận xét: “Đọc thơ Cao bá Quát càng thấy ông không những là một thi tài lỗi lạc vƣợt trội trên văn đàn mà càng cảm phục một nhân cách lớn, một tinh thần cao thƣợng, một phí phách ngoan cƣờng ”. Trong cuốn Về con người cá nhân trong văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, 1997 tác giả Trần Đình Sử nhấn mạnh: “Nhìn chung thơ văn ông thể hiện con ngƣời của ông một cá nhân mạnh mẽ ngang tàng, sống ngoài thói tục, ông tài cao nhƣng chí không ở công danh, dám làm điều cấm kị”. Trong công trình Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Xuân Diệu lý giải vấn đề chí khí và tâm huyết trong thơ văn Cao Bá Quát: “Chí khí là sức mạnh yêu mến bên trong muốn tỏa tung ra to lớn; khi chí khí ấy không thi thố đƣợc thì đọng lại thành tâm huyết trong hồn thơ kia”. Nguyễn Hữu Sơn qua bài viết Cao Bá Quát và những suy tưởng trong thơ (tạp chí Nghiên cứu văn học số 2 - 2005) đã cho ngƣời đọc nhận ra một Cao Bá Quát trong một dáng vẻ khác, dáng vẻ của một con ngƣời với bao câu hỏi có ý nghĩa chiều sâu suy tƣởng, với bao chất chứa đầy vơi nhƣ lời nhà nghiên cứu đã nhận định: “Thơ văn Cao Bá Quát chất nặng suy tƣ, suy tƣởng và những trăn trở về cuộc sống, về cõi nhân gian, về kiếp con ngƣời. Ông đam mê và nhạy cảm, đề tài thơ ông sâu sắc và rộng lớn. Đi bất cứ đâu, gặp bất cứ việc gì ông cũng có những tứ thơ lạ. Ông quan sát chiêm nghiệm và phát hiện đƣợc những điều thật thú vị mà thƣờng nhân không mấy ai chú ý. Ông làm thơ trên đƣờng đi thi, nhìn ra cửa bể mà liên tƣởng con đƣờng công danh, đi trên bãi cát mà nghiệm sinh số kiếp con ngƣời, gặp cơn mƣa ông liên tƣởng tới cuộc thay đổi và ƣớc ao những năm tháng thanh bình ”. 6
  11. Những công trình trên, nhìn chung chƣa đi vào khảo sát một cách đầy đủ, chi tiết và hệ thống chung về bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao bá Quát. Những nhận định, đánh giá trên đã gợi mở cho chúng tôi nhiều hƣớng tiếp cận, để có thể lĩnh hội và vận dụng vào đề tài của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, tác giả khóa luận hƣớng tới các mục đích chính sau: Tìm hiểu những nét chính về bối cảnh lịch sử giai đoạn thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX nhằm lí giải cơ sở xã hội dẫn đến những bi kịch trong cuộc đời hoạn lộ của ba trí thức Nho học: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Điểm qua những mốc chính trong tiểu sử cùng quá trình sáng tác của ba nhà nho để thấy đƣợc mối liên hệ hữu cơ giữa tâm trạng của họ với sự biểu hiện trong sáng tác thơ ca của họ. Đi sâu khám phá những sáng tác thơ ca chữ Hán của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát nhằm phác họa thế giới bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của họ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu nói trên, khóa luận đặt ra những nhiệm vụ cụ thể, tƣơng ứng là: Từ cái nhìn hiện đại trở về quá khứ, cụ thể là giai đoạn xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX. Tái hiện lại cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Phân tích những sáng tác thơ ca chữ Hán tiêu biểu để chỉ ra sắc thái bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của ba tác giả: Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. 7
  12. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng khám phá của đề tài khóa luận là thơ ca của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát trong phạm vi vấn đề bi kịch trên cuộc đời “hoạn lộ” của họ. Khóa luận cũng mở rộng, liên hệ, so sánh với các tác giả khác trong phạm trù văn học Việt Nam trung đại. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tác giả khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: Phƣơng pháp lịch sử Phƣơng pháp hệ thống Cùng các thao tác: phân tích, miêu tả, giảng bình 7. Đóng góp của khóa luận Về khoa học: thấy đƣợc nỗi niềm, tâm sự mang tính bi kịch của ba tác giả Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát qua thơ chữ Hán. Về thực tiễn: góp phần nghiên cứu, giảng dạy, học tập các tác phẩm văn chƣơng nói chung, nhất là văn chƣơng chữ Hán của các tác giả tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam trung đại (đặc biệt là ba nhà thơ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát - đối tƣợng tìm hiểu của đề tài). 8. Cấu trúc khóa luận Khóa luận đƣợc bố cục nhƣ sau: Mở đầu Nội dung Chƣơng 1. Những vấn đề chung Chƣơng 2. Những sắc thái bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Kết luận Tài liệu tham khảo 8
  13. NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Thuật ngữ Thuật ngữ “hoạn lộ” đƣợc sử dụng để chỉ con đƣờng làm quan của các trí thức Nho học thời xƣa. Theo nghĩa chiết tự “hoạn” nghĩa là làm quan, làm kẻ tôi tớ, hầu hạ, “lộ” nghĩa là con đƣờng, đƣờng đi. Có rất nhiều cách hiểu về “hoạn lộ”, ở đây ngƣời viết trình bày cách hiểu nhƣ sau: Từ điển Tiếng Việt “hoạn” nghĩa là quan lại, “lộ” có nghĩa là con đƣờng [12, tr.709]. Theo đó thuật ngữ “hoạn lộ” có nghĩa là con đƣờng công danh của quan lại thời phong kiến. Thuở xƣa các bậc Nho sĩ đều đi theo con đƣờng mà Nho giáo đặt ra: “tu thân - tề gia - trị quốc - bình thiên hạ”, nôm na là “Học hành - thi cử - đỗ đạt và ra làm quan”, con đƣờng thi đỗ và làm quan đƣợc gọi chung là con đƣờng khoa hoạn. Trên con đƣờng ấy có những ngƣời thì hanh thông, ngƣợc lại có ngƣời lại trầy trƣợt, bi kịch mãi. Cuộc đời “hoạn lộ” của trí thức nho học có những màu sắc riêng thậm chí đó là những thăng trầm và nỗi niềm riêng, nói đến “hoạn lộ” là nói đến quá trình làm quan ấy của họ. 1.2. Thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX - một giai đoạn lịch sử biến động Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Đàng Ngoài rồi lan rộng ra cả nƣớc. Chiến tranh phong kiến kéo dài khiến cho nông nghiêp đình đốn, ruộng đất phần lớn tập trung trong tay bọn quan lại địa chủ. Tô thuế rất nặng nề, mất mùa, đói kém xảy ra liên tiếp. Nhu cầu chi tiêu tăng lên, nhân dân không thể nộp thuế, đành phải bỏ làng xiêu tán. Làng xóm trở nên điêu tàn, sức sản xuất 9
  14. bị tàn phá. Ngƣời nông dân tha phƣơng cầu thực khắp nơi, nhiều ngƣời chết đói, chết bệnh trên đƣờng. Ở Đàng Ngoài, hình thành chế độ “vua Lê chúa Trịnh”, vua Lê chỉ ngồi làm vì, tất cả quyền hành tập trung vào phủ chúa, chuyên quyền, độc đoán. Các chúa Trịnh thƣờng lo việc ăn chơi và xây dựng chùa chiền nhiều hơn là lo việc trị nƣớc. Nhu cầu chi tiêu trong phủ chúa tăng lên, trong khi đó nhân dân không có khả năng nộp thuế; nhà nƣớc đặt lệ mua quan bán chức để thu thóc, tiền. Sự suy đồi của khoa cử đẻ ra hàng loạt quan lại tham nhũng, dốt nát. Có thể nói, chính quyền phong kiến giai đoạn này từ Trung Ƣơng đến địa phƣơng đều thối nát, tệ nạn tham nhũng hối lộ ngày càng trầm trọng. Ở Đàng Trong, những mâu thuẫn cố hữu của chế độ phong kiến dần trở nên gay gắt và từ giữa thế kỉ XVIII, Đàng Trong bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát xƣng vƣơng, xây dựng Phú Xuân thành kinh đô, tổ chức lại bộ máy nhà nƣớc. Các gia đình quan lại, quý tộc cũng đua nhau xây dựng dinh thự, đua nhau chơi bời xa xỉ. Phủ huyện, làng xã nằm trong tay bọn quan lại cƣờng hào tham nhũng. Chính trị thối nát, nhân dân lầm than. Họ là lớp ngƣời gánh chịu mọi tai họa của tự nhiên, mọi thiệt thòi, bất công của xã hội, mọi thứ thuế má, sƣu dịch của triều đình. Phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX đã nổ ra liên tục. Các nhà nghiên cứu lịch sử đã gọi giai đoạn này là giai đoạn của những cuộc khởi nghĩa nông dân. Trƣớc khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc, trong bốn mƣơi năm liền, nông dân Bắc Hà không năm nào không nổi dậy. Phong trào không phải chỉ bó hẹp ở một vài địa phƣơng mà lan rộng trong toàn quốc, sức mạnh nhƣ vũ bão. Ðỉnh cao của phong trào khởi nghĩa lúc này là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn và cuộc khởi nghĩa này đã dành đƣợc thắng lợi vẻ vang: Ðánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị trong nƣớc; đánh tan hơn hai mƣơi vạn quân Thanh xâm lƣợc, lập nên một vƣơng triều phong kiến mới với 10
  15. nhiều chính sách tiến bộ. Nhƣng đáng tiếc là Quang Trung chỉ ở ngôi đƣợc mấy năm. Sau khi Quang Trung mất, nhà Tây Sơn lại trở nên lục đục. Nhân cơ hội ấy, Nguyễn Ánh đã trở lại tấn công nhà Tây Sơn, lập nên triều đại nhà Nguyễn (1802). Triều Nguyễn là một tân triều, nhƣng không đại diện cho cái mới. Buổi đầu, để củng cố địa vị thống trị của mình nhà Nguyễn đã thực hiện đƣợc một số chính sách tiến bộ nhƣng họ cũng không phải là một chế độ lý tƣởng dành cho các trí thức Nho học cống hiến hết mình. Vì thế dƣới triều Nguyễn các cuộc khởi nghĩa của nông dân vẫn liên tiếp xảy ra. Phong trào nông dân khởi nghĩa giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX không những làm cho giai cấp phong kiến thống trị kinh hồn khiếp vía, mà còn làm cho hệ tƣởng chính thống và nền văn hóa phục vụ giai cấp phong kiến bị khủng hoảng và sụp đổ [15, tr.48]. Trong lịch sử, các triều đại vừa sụp đổ lẫn các triều đại lên thay thế đều nhanh chóng tìm đến Nho giáo nhƣ một công cụ thống trị tinh thần không thể thiếu. Dƣới cảnh triều đại nhƣ vậy những nhà nho hành đạo, dù có hanh thông đến mấy cũng không bày tỏ sự hài lòng của mình mà ngƣợc lại liên tục xuất hiện với con ngƣời chán nản với thực thế cai trị của triều đình, bày tỏ ƣớc nguyện và dấn thêm một bƣớc nữa là cáo quan về ẩn dật. Bất kì nhà nho nào cũng biết, cũng tâm đắc với quan niệm “bậc đại thần ẩn thì ẩn giữa triều đình, bậc trung ẩn thì ẩn nơi thành thị, chỉ những tiểu ẩn thì mới ẩn nơi rừng suối”[31, tr.157]. Với tƣ tƣởng nho giáo chính thống, cuộc đời nhà nho đều đi theo con đƣờng học hành - thi cử - đỗ đạt - ra làm quan, cùng lý tƣởng “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” với tƣ tƣởng “trí quân trạch dân”. Nhƣng trƣớc xã hội loạn lạc, các nhà nho cũng mất niềm tin vào triều đình, chữ “trung” không còn nguyên vẹn. Viện sĩ V.M.Alechxeep gọi đó là “bi kịch của nhân cách nhà nho và của hệ tƣ tƣởng quan lại” [31, tr.38]. 11
  16. Nguồn gốc cảm quan bi kịch ở ngƣời tài tử chính là những phẩm chất của họ. Theo cách diễn của Mác, đó là bi kịch của cái mới ra đời chƣa hội đủ điều kiện tồn tại. Nguyễn Du cảm nhận sâu sắc sự vô nghĩa của những giá trị “thiêng liêng” trong mắt các nhà nho chính thống. Ai có thể “trung” mãi mãi, vô điều kiện với một triều đại khi mà “cổ kim vị kiến thiên niên quốc”, ai có thể tự hào về hoạn lộ hanh thông, khi nhìn trong triều ngoài nội “ai ai cũng đều là Thƣợng quan, mặt đất đâu đâu cũng là sông Mịch La”. Phạm Thái đã hăm hở chống lại triều đại mới (Tây Sơn) trên tinh thần phục Lê, rồi nhanh chóng nhận ra tính chất “nhất khứ bất phục phản” của tiến trình lịch sử, không tìm đâu ra ý nghĩa tích cực của đời sống, chỉ uống rƣợu tìm lãng quên: Chết về Tiên Bụt cho xong kiếp Đù ỏa trần gian sống mãi chi. Trong cuộc đời cũng đã bạo gan “đu đôi” với ông ranh mãnh nhất, thâm thúy nhất và cũng tài năng nhất của triều Nguyễn là Minh Mạng, cũng đã từng coi thƣờng những thăng trầm trong hoạn lộ. Nguyễn Công Trứ khi đến tuổi vãn niên vẫn phải cay đắng thú nhận “Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng”. Cao Bá Quát có kêu gọi “Chớ thấy ngƣời bạch diện thƣ sinh mà cƣời rằng đa cùng tài tử”, thì trong đời thực, ngƣời tài tử ấy vẫn mãi “đa cùng”. Trong số các nho sĩ đó không ai tìm đƣợc ra câu trả lời đích thực khả dĩ vỗ về những cảm nhận nhức nhối đó. Trƣớc những rối loạn của triều đại, cùng với sự sụp đổ của Nho giáo khi chính quyền nhà Nguyễn lên cai trị, Nho sĩ đã mất dần niềm tin vào chế độ, chữ “trung” đã không còn nguyên vẹn. Có thể nói, trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đầy biến động, các nhà nho không thể thực hiện đƣợc lý tƣởng của mình, lý tƣởng mà họ đã tiếp thu từ cửa Khổng sân Trình. Với tƣ cách nhà nho chân chính, sự mâu thuẫn giữa lý tƣởng và thực tiễn đời sống đen tối đang diễn ra chính là cội nguồn của những bi kịch trên con đƣờng “hoạn lộ”. 12
  17. 1.3. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát 1.3.1. Nguyễn Du Nguyễn Du là tài năng xuất chúng. Cũng nhƣ các Nho sĩ khác, ông cũng chọn con đƣờng khoa cử và cuộc đời Nguyễn Du gặp rất nhiều khó khăn. Nguyễn Du (1766 – 1820) tên tự là Tố Nhƣ, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh Hƣng. Trong bản gia phả của họ Nguyễn làng Tiên Điền phát hiện năm 1966 có ghi ngày sinh của Nguyễn Du là 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tính ra dƣơng lịch là ngày 3 tháng 1 năm 1766. Nguyễn Du sinh ra trong một ra đình đại quý tộc, có thế lực bậc nhất lúc đƣơng thời. Gia đình cũng nhƣ dòng họ Nguyễn Du có rất nhiều ngƣời làm quan to dƣới triều Lê - Trịnh. Ngay từ nhỏ Nguyễn Du đã nổi tiếng khôi ngô, đƣợc sống một cuộc sống nhung lụa trong gia đình quý tộc và giàu sang. Nhƣng cuộc sống này kéo dài không đƣợc bao lâu thì những biến cố của thời đại và của gia đình đã nhanh chóng đẩy nhà thơ ra giữa bão táp của cuộc đời. Năm mƣời một tuổi Nguyễn Du mồ côi cha, mƣời hai tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nhƣng cha của Nguyễn Du có nhiều vợ (8 bà), đông con (21 con), nên cái chết của cha mẹ không ảnh hƣởng tới đời sống vật chất của Nguyễn Du. Vì Nguyễn Du đƣợc ngƣời anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản - một ngƣời nổi tiếng là tay ăn chơi đệ nhất Kinh thành Thăng Long thuở ấy nuôi dƣỡng thay cha. Chính cảnh đời mồ côi cha mẹ đã làm tổn thƣơng Nguyễn Du rất nhiều, thiếu nơi nƣơng tựa về tinh thần và tình cảm. Phải chăng nỗi tổn thƣơng từ tấm bé này đã tạo ra tính cách trầm lặng ở thi sĩ. Đang sống một cuộc sống yên ổn với Nguyễn Khản thì Nguyễn Du lại chịu ảnh hƣởng của xã hội lúc bấy giờ với những sự kiện liên tiếp ập tới: Vụ án năm Canh Tí (1780), Khản bị hạ ngục; hai năm sau (1782, năm Canh Dần) 13
  18. chỗ dựa về quyền lực và kinh tế của Nguyễn Khản không còn: chúa Trịnh Sâm chết; lại hai năm liên tiếp, 1784 kiêu binh bất bình, tìm giết Nguyễn Khản và phá sạch dinh cơ của ông tại Kinh thành, Khản phải bỏ chạy đến nƣơng nhờ Nguyễn Điều, ngƣời em ruột khi đó đang làm trấn thủ Sơn Tây. Cảnh sống lầu son gác tía của Nguyễn Du dƣờng nhƣ chấm dứt từ đây. Nhƣng năm 1783, lúc đó Nguyễn Du mƣời tám tuổi, còn bé nên vẫn tiếp tục đi học, ông đi thi Hƣơng ở Sơn Nam, đậu tam trƣờng. Dƣới triều Lê, Nguyễn Nghiễm có một ông quan họ Hà, giữ chức Chánh thủ hiệu đội quân hùng hậu hiệu ở Thái Nguyên nhƣng không có con trai, xin Nguyễn Du về làm con nuôi. Sau khi ngƣời họ Hà mất, Nguyễn Du đƣợc kế chân làm chức ấy. Các sự kiện liên tiếp diễn ra “long trời nở đất” ập tới đối với họ Nguyễn Tiên Điền nói chung và với Nguyễn Du nói riêng: Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo dƣới sự quân sƣ của Nguyễn Hữu Chỉnh đem quan ra diệt Trịnh, xếp đặt lại trật tự Bắc Hà năm Bính Ngọ 1786. Trƣớc cảnh tƣợng đó, Nguyễn Du chƣa hết bàng hoàng thì đến cuối tháng 12 năm Mậu Thân 1788, Nguyễn Huệ chính thức lên ngôi hoàng đế, dựng lên triều Quang Trung và ngay sau đấy, đầu mùa xuân năm Kỉ Dậu 1789 đại phá quân Thanh, đuổi vua Lê Chiêu Thống khỏi Kinh thành Thăng Long. Cảnh vật Sông Rum và Ngàn Hống vẫn còn đó, nhƣng bức tranh thành vua Lê - chúa Trịnh - chỗ dựa tƣởng nhƣ không bao giờ lay chuyển của họ Nguyễn Tiên Điền giờ đã bị sụp đổ. Chính bức tranh ấy đã giáng một đòn chí mạng xuống đầu Nguyễn Du. Cũng giống nhƣ kẻ bề tôi khác của nhà Lê, Nguyễn Du cảm thấy đau đớn, tìm cách ruồng rẫy, hết nổi lên chống Tây Sơn ở Thái Nguyên bị thất bại, lại toan vào Gia Định giúp Nguyễn Ánh để diệt Nguyễn Huệ nhƣng không thành. Bế tắc càng thêm bế tắc. 14
  19. Nhƣng có một điều đáng chú ý là trong thời gian “mƣời năm gió bụi” và những năm về quê sống “dƣới chân Hồng Lĩnh”, ở đây nhà thơ có thể tiếp xúc với quần chúng nhân dân, sống gần gũi với họ, đó là ngọn nguồn nuôi dƣỡng tinh thần dân tộc và tƣ tƣởng nhân văn của nhà thơ. Nguyễn Du sống ở Hồng Lĩnh đến đầu mùa thu 1802. Cùng năm này, Nguyễn Ánh đã thôn tính triều đại nhà Nguyễn Quang Trung, lập ra triều đại nhà Nguyễn Gia Long. Dù rất trung thành với triều đình phong kiến Lê - Trịnh, nhƣng Nguyễn Du đã ra làm quan cho vƣơng triều Gia Long. Ông đƣợc bổ làm Tri huyện và đƣợc cử lên cửa Nam Quan tiếp sứ thần Trung Quốc. Năm 1805, Nguyễn Du đƣợc thăng Đông các điện học sĩ, phong tƣớc Du Đức hầu. Năm 1807, đƣợc cử làm giám khảo trƣờng thi hƣơng ở Hải Dƣơng. Năm 1809, đƣợc bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Nguyễn Du đã giữ chức này trong bốn năm liền. Năm 1813, Nguyễn Du thăng Cần chánh điện học sĩ và đƣợc cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Sau khi về nƣớc, năm 1815 ông đƣợc thăng Hữu Tham tri Bộ Lễ. Năm 1820 Minh Mạng lên ngôi, định cử ông làm Chánh sứ sang Trung Quốc lần nữa, để cầu phong, nhƣng chƣa kịp đi thì đến tháng 9 năm 1820 ông mất đột ngột. Cuộc đời làm quan của Nguyễn Du dƣới triều đại nhà Nguyễn nhìn chung rất thuận lợi, không có trở ngại gì. Trong suốt gần hai mƣơi năm làm quan, Nguyễn Du xin về bốn lần, lần dài nhất là sáu tháng, còn những lần khác chỉ một vài tháng rồi ra làm việc lại. Ông đƣợc thăng chức rất nhanh và có lúc đƣợc giữ những chức vụ tƣơng đối quan trọng. Mặc dù nhận đƣợc sự đặc cách của triều đình nhà Nguyễn, nhƣng Nguyễn Du vẫn có điều bất nhƣ ý sâu sắc đối với đƣơng thời. Đại Nam chính biên liệt truyện viết: “Nguyễn Du là người ngạo nghễ, tự phụ, song bề ngoài tỏ vẻ giữ gìn cung kính, mỗi lần vào chầu vua thì ra dáng sợ sệt như không biết nói năng gì”. Có lần Gia Long 15
  20. trách ông: “Nhà nước dùng người cứ kẻ hiền tài là dùng chứ không phân biệt Nam Bắc. Ngươi với ta đã được ơn tri ngộ, làm quan đến bực Á khanh, biết việc gì phải nói cho hết chức trách của mình, biết việc gì thì phải nói cho hết chức trách của mình, sao lại cứ rụt rè, sợ hãi, chỉ vâng lời dạ cho qua chuyện”[15, tr.320]. Khi Nguyễn Du qua đời, quan lại ở Kinh nhiều ngƣời làm câu đối phúng viếng, hết lời ca ngợi tài hoa rất mực của ông. Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc. Ông sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm. Về chữ Nôm có các tác phẩm chính: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu, Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều). Đáng chú ý là các tập thơ chữ Hán, sáng tác biểu hiện rõ nhất thế giới tâm trạng giằng xé, mâu thuẫn, bi kịch của Nguyễn Du: Thanh Hiên thi tập, sáng tác trong khoảng từ (1786-1804), tức là chặng đƣờng “mƣời năm gió bụi” về quê dƣới chân núi Hồng và một vài năm ra làm quan. Nam trung tạp ngâm, sáng tác trong khoảng thời gian (1805-1812) thời gian ra làm quan ở Huế và cai bạ Quảng Bình. Bắc hành tạp lục, sáng tác trong khoảng (1813- 1814) thời gian đi sứ Trung Quốc. 1.3.2. Nguyễn Công Trứ Ngƣời xƣa nói rằng: ở đời có ba điều bất hủ: một là lập công, hai là đức, ba là lập ngôn. Lập công tất là công nghiệp vẻ vang trong bốn cõi, lập đức tất là đức trạch lƣu truyền đến muôn đời, lập ngôn tất là ngôn luận văn chƣơng, có bổ ích cho nhân tâm thế đạo. Trong ba điều ấy có đƣợc một, vẫn đã khó, mà gồm đƣợc cả ba chƣa dễ mấy ai. Thƣờng xét nƣớc ta có một bậc vĩ nhân, nói về công thời công rất lớn, nói về đức thời đức rất dày, mà nói về ngôn thì ngôn luận văn chƣơng rất có giá trị. Vậy nên nƣớc nhà có đƣợc một 16
  21. bậc vĩ nhân nhƣ vậy, quốc dân ta há không nên tôn sùng, nên kỷ niệm, nên tƣợng đồng bia đá hay sao? Bậc vĩ nhân ấy là ai? Là cụ Uy Viễn tƣớng công Nguyễn Công Trứ. Nay chinh Nam, phạt Bắc thế là công; tịch thổ thực dân, thế là đức, văn chƣơng lỗi lạc, ngôn luận hùng hồn thế là ngôn. Công nhƣ vậy, đức nhƣ vậy, ngôn nhƣ vậy, mà cái danh thơm của tƣớng công hình nhƣ trong quốc dân còn ít kẻ biết mà ca tụng, xƣng vƣơng là bởi vì hành trạng của tƣớng công ít kẻ hiểu đƣợc rõ, văn chƣơng của tƣớng công ít kẻ biết đƣợc tƣờng. Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) tên tục là Củng, tự là Tồn Chất, hiệu là Ngô Trai, biệt hiệu là Hy Văn. Quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cũng nhƣ nhiều Nho sĩ khác dƣới thời đại ông, Uy Viễn tƣớng công cũng không có con đƣờng lập thân, lập nghiệp nào hơn là theo nghiệp bút nghiên, khoa cử. Nhƣng ở ông, ý chí và quyết tâm thành đạt kiên trì, bền bỉ đến lạ lùng. Vốn sáng dạ từ nhỏ, lại đƣợc cha rèn luyện sớm trở thành một con ngƣời tài hoa, thông minh, khoáng đạt. Là con nhà nho thanh bần, ông mong ƣớc thi cử đỗ đạt để mở mày mở mặt đƣợc ra làm quan, để ra tay kinh bang tế thế. Nhƣng phải chờ mãi đến năm 1807 (khi ông đã 29 tuổi), triều Nguyễn mới mở khoa thi hƣơng đầu tiên, kỳ thi này ông không đỗ. Đến khoa Quý Dậu (1813 ông đã 36 tuổi) những tƣởng “miếng khoa giáp ăn xanh phƣờng sỹ tử” thì ông cũng chỉ trúng sinh đồ. Mãi đến năm 1819, khoa thi hƣơng lần thứ ba ông mới giành đƣợc thủ khoa (lúc 41 tuổi). Ông đƣợc bổ làm quan giữ chức Hành tẩu ở Quốc sử quán và sau đó ông liên tiếp giữ chúc Tri huyện Đƣờng Hào, Hải Dƣơng (năm 1823), Tƣ nghiệp Quốc tử giám (năm 1824), Phủ thừa phủ Thừa Thiên (năm 1825), Tham tán quân vụ, rồi thăng Thị lang Bộ Hình (năm 1826). Năm 1828 17
  22. Nguyễn Công Trứ thăng Hữu tham tri Bộ hình, sung chức Dinh điền sứ, chuyên coi việc khai khẩn đất hoang. Là một kẻ sĩ hành đạo trong hoàn cảnh thời thế đổi thay, giá trị bị đảo lộn, cuộc đời làm quan của ông có nhiều bƣớc gập ghềnh, trầy trật, nhiều phen lên voi xuống chó. Trong hai mƣơi tám năm làm quan, Nguyễn Công Trứ bị giáng chức và cách chức cả thảy đến năm lần. Năm 1831, vì đề cử một ngƣời làm huyện thừa thiên huyện Tiền Hải, Thái Bình không đúng thủ tục, Nguyễn Công Trứ bị giáng làm Tri huyện. Năm 1834, đi đánh Nùng Văn Vân ở Thái Nguyên, Nguyễn Công Trứ bị khiển trách chậm trễ, “đáng lễ phải cách chức nhƣng sau chiếu cố, ông chỉ bị phạt giáng ba cấp”. Năm 1835, vì chuyện một ngƣời tù vƣợt ngục, ông bị giáng bốn cấp, đổi về kinh. Năm 1840, Nguyễn Công Trứ không tích cực thi hành một chỉ dụ của vua, ông bị Bộ hình tuyên án trảm giam hậu sau đó không thấy lợi, nên giáng ông làm Tuần phủ tỉnh An Giang, Nam Bộ. Không chỉ nhƣ vậy, đến năm 1843 ông bị cách chức và bắt làm lính thú lên trấn ở biên thùy Quảng Ngãi. Và cuối cùng đến năm 1847, ông thăng làm Phủ doãn phủ Thừa Thiên. Nhƣng lúc đó Nguyễn Công Trứ vừa tròn bảy mƣơi tuổi, ông xin về nghỉ hƣu. Nguyễn Công Trứ trong cuộc đời làm quan đã đƣợc đặt chân đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều hạng ngƣời, mắt thấy nhiều sự kiện, biến cố, cảnh ngộ. Cùng với tài năng, chí khí và ý thức về cá nhân, vốn kinh lịch sử từ cuộc sống phong phú, đa dạng dƣới thời Lê Mạt - Nguyễn sơ là những nhân tố hun đúc nên bản lĩnh và cá tính độc đáo của con ngƣời Nguyễn Công Trứ. Sự thăng trầm trên con đƣờng làm quan đã tạo nên một Nguyễn Công Trứ “ngất ngƣởng” trƣớc cuộc đời. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ không tập trung thành những thi văn tập riêng, nhƣng khá phong phú, đa dạng. Về văn, là những bài tấu, sớ một số bài phú, câu đố về thơ, gồm khoảng 50 bài tứ tuyệt, bài cú luật 18
  23. Đƣờng chủ yếu bằng quốc âm. Đặc biệt, Nguyễn Công Trứ đã để lại hơn 60 bài thơ hát nói. Đây là di sản có vị trí quan trọng trong văn học dân tộc. „„Thơ văn Nguyễn Công Trứ bao hàm một nội dung khá phức tạp, kết tinh một trạng thái ý thức của thời đại: vừa ca tụng con người hoạt động, lại vừa ca tụng lối sống hưởng lạc, cầu nhàn, vừa ca tụng Nho giáo lại vừa ca tụng Đạo giáo, vừa lạc quan tin tưởng lại vừa bi quan thất vọng; vừa tự khẳng đinh mình lại vừa phủ định mình” [15, tr.528]. Nói tóm lại, Nguyễn Công Trứ là một ông quan có đủ những phẩm chất tốt đẹp, thanh, cần, thận, trực, là con ngƣời hết lòng vì dân vì nƣớc, có đủ đức tính: trung, dũng, nhân, trí, tín; là một trí thức cao đẹp, luôn có tƣ tƣởng nhập thế, luôn luôn hành động vì cuộc đời, vì con ngƣời. Nhƣng cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ gặp rất nhiều trắc trở, khó khăn, trầy trật. Ông bị giáng chức, cách chức nhiều lần, bị nhiều phen lên voi xuống chó. 1.3.3. Cao Bá Quát Cao Bá Quát (1808-1855) - nhà thơ Việt Nam, là một danh sĩ sống vào thời vua Tự Đức, tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đƣờng, ông có một hiệu nữa là Mẫn Hiên, ngƣời làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Ông là anh em sinh đôi với ngƣời anh Cao Bá Đạt. Trong Tự tình khúc, Cao Bá Nhạ viết: Dõi đời khoa bảng xuất thân, Trăm năm lấy chữ thanh cần làm bia Qua hai dòng thơ đó, có thể thấy dòng họ Cao có truyền thống khoa bảng, nhƣng đến đời thân phụ ông là Cao Huy Giảng nhà nho danh tiếng nhƣng không đỗ đạt gì. Ông từng làm nghề dạy học để kiếm sống, cũng vì nghèo mà gia đình phải dời về phố Đình Ngang Hà Nội để làm ăn. Thuở nhỏ Cao Bá Quát đã nổi tiếng là ngƣời thông minh, mẫn tiệp, hóm hỉnh, lại thêm tính ngang tàng, phóng túng không chịu khép mình vào 19
  24. khuôn khổ. Năm 23 tuổi, ông đậu cử nhân nhƣng thi Hội thì cứ trƣợt mãi. Cuộc sống long đong suốt mƣời năm, Cao Bá Quát sống cuộc đời của một hàn sĩ, một “tài tử đa cùng” nay đây mai đó, khi dạy học, lúc ngao du phóng lãng, cùng bạn bè làm thơ. Năm 33 tuổi, Cao Bá Quát vào Kinh giữ chức Hành tẩu ở bộ Lễ. Ít lâu sau, ông đƣợc cử làm sơ khảo trƣờng thi Thừa Thiên và thấy một số bài thi hay mà phạm húy, Cao Bá Quát cùng với một ngƣời bạn lấy son hòa với muộn đèn chữa lại cho họ. Việc bị phát giát, Cao Bá Quát bị kết tội xử chém nhƣng sau đó đƣợc giảm án và đày vào Đà Nẵng. Nhân có phái bộ đi công án ở Indonexia, Cao Bá Quát đƣợc cử làm phu dịch để lấy công chuộc tội. Lúc trở về, ông đƣợc giữ chức cũ một thời gian rồi bị thải. Năm 1847, Cao Bá Quát đƣợc triệu vào Viện hàn lâm làm công việc sƣu tầm và sắp xếp các tài liệu thơ văn cho vua dùng. Thời gian làm việc ở Kinh lần này, ông ngao du nhiều với các quan lại, danh sĩ. Các bạn thân của ông nhƣ Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Hàm Ninh, Miêu Thẩm đều là những nhà thơ tài hoa, nổi tiếng lúc bấy giờ. Nhƣng cũng chính trong thời gian này, Cao Bá Quát nhận ra biết bao nhiêu cái xấu xa, thối nát của vua quan nhà Nguyễn và ông không tiếc những lời châm chọc. Và chính những lời châm chọc đả kích đó đã làm cho vua quan triều đình nhà Nguyễn căm ghét ông. Đến năm 1854, Cao Bá Quát bị buộc phải rời Kinh đô về Bắc, nhận chức giáo Thụ phủ ở Quốc Oai, Sơn Tây. Giữa lúc đó, vùng Sơn Tây, Bắc Ninh hạn hán nặng, nạn châu chấu hoành hành, đời sống nhân dân bị đẩy vào bƣớc đƣờng cùng. Trƣớc cảnh bế tắc đó, triều đình lại không ngó ngàng tới, nhân dân đã đứng lên chống lại. Một số cuộc khởi nghĩa của nông dân đã diễn ra, mƣợn cớ phù Lê, tôn Lê Duy Cự làm Minh chủ, còn Cao Bá Quát tự xƣng là Quốc sƣ, kêu gọi nhân dân ngƣời Kinh, ngƣời Mƣờng tham gia khởi nghĩa. Trên lá cờ của nghĩa quân ghi 2 dòng chữ lớn: 20
  25. Bình Dƣơng, Bồ Bản vô Nghiêu Thuấn, Mục Dã, Minh Điều, hữu Võ Thang (Ở Bình Dƣơng và Bồ Bản không có những vua tốt nhƣ Nghiêu Thuấn, (thì) ở Mục Dã, Minh Điều phải có những ngƣời chống lại nhƣ Võ Thang). Cuộc khởi nghĩa định nổ ra ở Mỹ Lƣơng, nhƣng chƣa chuẩn bị chu đáo thì kế hoạch bị lộ phải bùng nổ sớm, kéo dài đƣợc vài tháng thì bị dập tắt. Cao Bá Quát hi sinh giữa trận tiền. Triều đình ra lệnh tru di ba họ ông. Sau khi bị tru di, sách vở nhà họ Cao ít ngƣời dám tàng chữ nên thất lạc nhiều. Tuy vậy cho đến nay, sáng tác của Cao Bá Quát đƣợc nhân dân lƣu giữ gom góp lại cũng rất đáng kể: gồm hơn 1300 bài thơ, chủ yếu viết bằng chữ Hán, 21 bài văn, trong đó có phú Nôm và một số tác phẩm ca trù Về chữ Hán, khối lƣợng thơ nhiều hơn, đƣợc tập hợp trong các tập: Cao Bá Quát thi tập, Cao Chu Thần di thảo, Cao Chu Thần thi tập, Mẫn Hiên thi tập. Số lƣợng những tác phẩm còn lại của Cao Bá Quát thuộc vào nhiều nhất so với các tác gia văn học trung đại Việt Nam. Giáo sƣ: Nguyễn Đình Chú từng nhận xét về thơ văn Cao Bá Quát: „„Thơ văn Cao Bá Quát là thơ văn của một con người có khát vọng cao cả, có nhân cách cứng cỏi mà chế độ phong kiến đương thời không dung nạp nổi. Cao Bá Quát có thơ Nôm nhưng Cao Bá Quát trước hết là nhà thơ vào loại tiêu biểu nhất cho giá trị thơ chữ Hán xưa"[6, tr.198]. Cao Bá Quát là một con ngƣời tài năng, có khí phách khác thƣờng, phóng túng nhƣng cuộc đời của ông lận đận và nhiều bi kịch. Trở lên là cái nhìn khái lƣợc về cuộc đời và sự nghiệp thi ca của ba tác giả Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát. Chúng ta thấy ở đây, những dấu ấn đậm nét và cũng rất riêng ở mỗi thi sĩ. Dù “mỗi ngƣời mỗi vẻ” nhƣng cả ba nho sĩ - thi sĩ đều có sự gặp gỡ của những nhà nho “sinh bất phùng thời”. Họ gửi gắm tâm sự ấy qua sáng tác thơ ca nhƣ một phƣơng tiện “tỏ lòng”. Khóa luận sẽ đề cập vấn đề này ở chƣơng sau. 21
  26. CHƢƠNG 2 NHỮNG SẮC THÁI BI KỊCH TRONG CUỘC ĐỜI “HOẠN LỘ” CỦA NGUYỄN DU, NGUYỄN CÔNG TRỨ, CAO BÁ QUÁT 2.1. Nguyễn Du - „„hoạn lộ hanh thông‟‟ và tâm hồn u uẩn Nguyễn Du vốn là bề tôi nhà Lê và từng vì nhà Lê mà đã chống lại triều đình Tây Sơn, nhƣng cuối cùng ông lại ra làm quan nhà Nguyễn. Dƣới triều Nguyễn, ông đƣợc thăng chức rất nhanh. Tháng 8 niên hiệu Gia Long thứ nhất, đƣợc bổ làm Tri huyện Phù Dung (nay thuộc Khoái Châu, Sơn Nam, Hƣng Yên), chỉ trong vòng hai tháng đã làm Tri Phủ Thƣờng Tín. Năm sau ông đƣợc cử lên cửa Nam Quan tiếp sứ thần Trung Quốc. Năm 1805, ông đƣợc thăng Đông các điện học sĩ, phong tƣớc Du Đức hầu. Năm 1807, đƣợc cử làm giám khảo trƣờng thi huyện ở Hải Dƣơng. Năm 1809, đƣợc bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình. Nguyễn Du giữ chức này trong bốn năm liền, Gia phả chép: “Phàm những việc công trong hạt như lính tráng, dân sự, kiện thưa, tiền nong, lương thực và các hạng thuế, ông đều bàn bạc thương thuyết với các quan lưu thủ, ký lục để thi hành. Ông giữ chức Cai bộ bốn năm, chính sự giản dị, không cầu tăm tiếng, nên được sĩ phu và nhân dân yêu mến” [15, tr.320]. Có thể nói, dƣới triều đại nhà Nguyễn, cuộc đời làm quan của Nguyễn Du hầu nhƣ không có trở ngại, mà ngƣợc lại, ông nhận đƣợc khá nhiều đặc cách và đãi ngộ. Mặc dù chỉ đậu tam trƣờng nhƣng ông lại nhanh chóng đƣợc bổ làm quan Tri huyện, Tri phủ, đặc biệt ông còn đƣợc cử đón tiếp sứ thần Trung Quốc. Công danh của Nguyễn Du thuận lợi là thế, nhƣng trong ông vẫn luôn tồn tại một tâm trạng buồn sâu sắc. Vốn là bề tôi dƣới triều đại nhà Lê, nhƣng khi nhà Lê sụp đổ ông lại đem thân ra thờ nhà Nguyễn. Nguyễn Du luôn tâm niệm rằng “tôi trung không thờ hai chúa”. Ông ra làm quan dƣới triều đại nhà Nguyễn có lẽ là điều bất đắc dĩ, nên trong thơ ta luôn bắt gặp một nỗi buồn phảng phất, u uẩn khó lòng bày tỏ rạch ròi. 22
  27. Ngay từ thời trai trẻ, nhà thơ đã nhắc đến nỗi cô độc của bản thân mình, lúc nào cũng buồn, cũng day dứt, chắc chắn nhà thơ có một tâm sự hết sức cay đắng, mà có lẽ vì nguyên nhân nào đó không thể nói ra. Trong những vần thơ dễ thấy hình ảnh một con ngƣời cô độc, tự vùi chôn biết bao tâm sự tận đáy lòng. Vì vậy khi đọc lên gợi cho ngƣời đọc thấy cảm giác ấm ức, tức tối đến khó chịu. Có lần Nguyễn Du thổ lộ: Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ Hồng Sơn sơn hạ Quế Giang thâm (Ta có một tâm sự không biết tỏ cùng ai Dƣới chân núi Hồng Sơn sông Quế Giang sâu) Quả vậy, xuyên suốt thơ chữ Hán là sự cô độc, u uẩn. Dƣờng nhƣ với ông trên cõi đời này không có ngƣời bạn tri kỉ, đó là nỗi niềm của một con ngƣời cô đơn, mệt mỏi, u sầu, mất niềm tin vào cuộc sống. Nguyễn Du đã chứng kiến bao cảnh loạn ly, tan hợp, nên ông chán ngán thế sự, âu lo về con đƣờng phía trƣớc, không biết ngỏ cùng ai. Thi sĩ nhƣ ôm trọn nỗi cô đơn với bao cảnh thế sự thăng trầm, đen bạc, cùng với những ngày tháng đen tối của cuộc đời, tuổi già với hình ảnh mái tóc bạc trên đầu. Những dòng tâm sự không ùa vào cảnh thiên thiên, đất trời, mây nƣớc gió trăng, nỗi niềm ấy không thoát ra ngoài đƣợc, chỉ ngậm ngùi cô độc một mình trong bóng đêm, bóng mình và cả với ngọn đèn. Chung dạ bồi hồi tứ chuyển mê (Ngẫu hứng, I) (Suốt đêm bồi hồi, nghĩ ngợi miên man) Một mình với bóng đêm, đó là khoảng thời gian lột tả tâm trạng của nhà thơ cùng dòng suy tƣ miên man: Cô đăng tƣơng đối đáo thiên minh (Mạc phủ tức sự) (Ngọn đèn cô đơn đối diện với mình cho đến sáng) 23
  28. Lựa chọn không gian đêm nhƣ một yếu tố nghệ thuật đắc địa, Nguyễn Du đã diễn tả sâu sắc hình ảnh cô đơn, bề tắc, tuyệt vọng của chính mình - một con ngƣời mang bi kịch cá nhân ở thời trai trẻ, đến cái tôi cô đơn của một vị quan không thể hòa nhập với cuộc sống. Nguyễn Du thấy cuộc sống đầy rẫy thủ đoạn từ khi còn nhỏ, bao cảnh đoạt lợi tranh quyền trong chốn triều đình nên mất niềm tin vào tƣơng lai, cảm thấy cô độc giữa cuộc đời. Trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du nhiều giai đoạn, có những bài thơ ghi lại cuộc sống của bản thân “mƣời năm gió bụi” là chuỗi ngày tháng bi thƣơng nhất của cuộc đời. Gia đình tan tác, anh em chia lìa, cuộc sống rơi vào cảnh cùng quẫn bế tắc, ông phải nƣơng nhờ nhà ngƣời, đất khách hàng chục năm trời. Có lẽ vì thế mà trong ông luôn có tâm trạng cô đơn, lẻ loi và thơ ông luôn chất chứa nỗi buồn thƣơng, u uẩn. Ông cảm thấy dƣờng nhƣ sống thừa giữa cuộc đời. Thanh Hiên thi tập thể hiện rõ nhất cuộc sống của ông, với những biến cố của thời đại đã làm đổ vỡ những ƣớc mơ, hy vọng, tƣớc đoạt tất cả những điểm tựa tinh thần, khiến ông cảm thấy kinh hoàng trƣớc thực tại. Sống giữa thời buổi loạn ly, Nguyễn Du cảm nhận về cuộc đời thƣờng nhật, về nỗi cửa nhà tan tác, ý thức về sự vô vị vô nghĩa của cuộc đời trƣớc thời gian đang qua mau và nỗi cô đơn: Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán, Bạch đầu đa hận tuế thời thiên Cùng đồ liên nhữ dao tƣơng kiến, Hải giác thiên nhai tam thập niên. (Quỳnh Hải nguyên tiêu) (Ở Hồng Lĩnh không có nhà, anh em tan tác, Đầu bạc thƣờng bực vì ngày tháng trôi mau. Cảm động thay, lúc cùng đƣờng, vẫn đƣợc trăng từ xa đến thăm Trong ba mƣơi năm nay, dù ở nơi chân trời góc biển) 24
  29. Cảnh đẹp của không gian và thời gian hiện tại chỉ làm kẻ tha hƣơng thêm xót xa, tủi phận. Ngay đầu tập thơ, ta bắt gặp hình ảnh “tóc bạc”, thời gian vô tình cũng là mối hận của thi nhân. Sinh vị thành danh thân dĩ suy Tiệu tiêu bạch phát mộ phong xuy (Danh phận chƣa thành, sức yếu ngay Lơ thơ tóc bạc gió chiều bay) (Than Mình, I) Ngay những bài thơ đầu tiên mà ta đã thấy ƣớc mơ, lý tƣởng, khát vọng không còn chút sinh khí nào. Tóc đã bạc mà công chƣa thành danh chƣa toại. Nỗi sầu thất thế của kẻ tha hƣơng làm hình ảnh trữ tình hiện lên uể oải, phờ phạc, yếu đuối và cô đơn. Những ngày tháng sống ở Hồng Lĩnh, Nguyễn Du đi câu cá ở bể Nam, đi săn trên núi Hồng lấy tên là Nam Hải điếu đồ và Hồng Sơn liệp hộ nhƣ một ẩn sĩ. Sáng tác của ông giai đoạn này có mấy bài thơ có tính cách ẩn dật thoát ly và hƣởng lạc. Trong bài Sơn thôn, ông tƣởng tƣợng ra cuộc sống ở một núi nên thơ: “Buổi chiều mục đồng gõ sừng trâu giữa đồng hoang, Ngày xuân cô gái kéo gàu múc nƣớc ở giếng ngọc”. Nhƣng đó chỉ là giả hƣớng bất khả thi, Nguyễn Du chán chƣờng thất vọng không chỉ vì sự dở dang của cuộc đời mình mà còn vì bao ngang trái, bất công của một xã hội đang hỗn loạn. Đó là nỗi đau mất mát, sự cô đơn, bế tắc của một con ngƣời bơ vơ, lạc hƣớng trong cơn dâu bể của thời đại. Tƣởng rằng Nguyễn Du muốn thoát ly, sống hƣởng lạc, nhƣng trong lòng vẫn không tránh khỏi nỗi buồn muôn thuở. Dù có tô lên trƣớc mắt bởi cảnh sống thần tiên, xa trần thế, ngồi ao ƣớc giá mà có thể thoát khỏi cõi trần, nhƣng với nỗi niềm ấy nhà thơ chƣa bao giờ thoát trần cả. Nguyễn Du ra làm quan dƣới triều Nguyễn, đã đành hoàn toàn là tự nguyện, nhƣng sự hào hứng hăm hở đã không còn. Nhận đƣợc đặc cách và 25
  30. trọng vọng của nhà Nguyễn, công việc của ông nhiều lúc bận rộn, nhƣng tâm sự của ông vẫn chẳng vui chút nào. Đọc những vẫn thơ trong chặng đƣờng làm quan đầu tiên này chỉ thấy một nỗi chán chƣờng: Thiên lí quan sơn vô cải sắc, Nhất đình sƣơng lộ cộng sầu miên. Bồi hồi chính ức Hồng Sơn dạ, Khƣớc tại La Phù giang thủy biên. (Sơ nguyệt) (Nghìn dặm quan sơn cảnh sắc không thay đổi, Đầy sân sƣơng mộc giục giấc ngủ buồn Chính lúc bồi hồi nhớ đến đêm nao ở chốn non Hồng Thì mình lại đang ở bến sông La Phù). Nhà thơ viết ngay từ buổi đầu ra làm quan nhà Nguyễn, luôn ẩn chứa một tâm sự buồn nản chốn quan trƣờng chỉ muốn về chốn non Hồng. Đọc thơ Nguyễn Trãi, ngƣời đọc thấy có những khoảnh khắc, ông nhƣ sống giữa thiên nhiên, hòa vào thiên nhiên nhƣ bậc tiên ông đạo cốt: Côn Sơn suối chảy rì rầm Ta nghe nhƣ tiếng đàn cầm bên tai Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá nhƣ ngồi đệm êm (Côn Sơn ca) Ta cũng bắt gặp hình ảnh Nguyễn Bỉnh Khiêm với triết lí “nhàn”, sống giữa một thiên nhiên dân dã, bình dị: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao (Nhàn) Còn với Nguyễn Du thì toàn bộ thi phẩm chữ Hán của ông thấy hiện lên ở đó một con ngƣời với ý thức cá nhân cô độc trong lòng chế độ phong 26
  31. kiến đang hồi rạn vỡ. Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Du lại cất lên câu hỏi vọng đến hôm nay: Bất tri tam bách dƣ niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Nhƣ? (Độc Tiểu Thanh ký) (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Ngƣời đời ai khóc Tố Nhƣ chăng?) Đó là những vần thơ tột cùng cô độc của Nguyễn Du nhƣ một lời tiên cảm của con ngƣời thấy mình phải làm kẻ lữ hành cô độc trên cõi nhân gian. Đó cũng là hình bóng của cái tôi cô đơn, bế tắc, tuyệt vọng của một con ngƣời mang nhiều bi kịch cá nhân ở thời trai trẻ, đến cái tôi cô đơn của một vị quan không thể hòa nhập với cuộc sống đầy thủ đoạn, tranh giành quyền lợi trong chốn triều đình. Có lẽ vì vậy mà chỉ làm quan hai năm, Nguyễn Du đã xin từ chức về quê, lấy cớ là bị bệnh giữa lúc con đƣờng công danh đang thuận lợi. Nhƣng về quê chƣa đƣợc bao lâu thì vua Gia Long có chỉ gọi ông vào Kinh Đô, sau đó đƣợc thăng chức Đông Các đại học sĩ, tƣớc Du Đức hầu. Tuy làm quan to với triều Nguyễn, nhƣng Nguyễn Du chẳng lấy làm vui mà buồn lại thêm buồn. Buồn vì thời thế đổi thay, buồn cho thân phận mình “nghĩ mình phận chẳng ra gì”. Những tâm sự trong quãng thời gian làm quan đầy những chông gai này đƣợc Nguyễn Du ghi lại trong tập thơ Nam Trung tạp ngâm gồm có bốn mƣơi bài. Chốn quan trƣờng xƣa nay vẫn là nơi hung hiểm, khó lƣờng, thi nhân luôn phải cẩn thận giữ mình, luôn phải thủ thế chỗ này chỗ kia, cuộc sống thật khó tránh khỏi những tiếng thở dài ngao ngán. Nhà thơ đã bộc bạch về cuộc sống chốn tƣờng mận vƣờn đào: Thƣợng uyển oanh kiều đa đố sắc (Tống nhân) (Những con oanh đẹp trong vƣờn thƣợng uyển ghen nhau vì sắc đẹp) 27
  32. Quan trƣờng nhƣ vƣờn thƣợng uyển nhiều hoa sắc mà những con oanh ghen nhau sắc đẹp. Trong cuộc sống đó, thi nhân không có ai là bầu bạn vì vậy ông luôn tự dặn mình: Đào hoa mạc trƣợng đông quân ý Bàng hữu phong di tính tối toan. (Ngẫu thư công quan bích, II) (Hoa đào chớ cậy chúa xuân yêu Bên cạnh có dì gió tính rất chua ngoa). Là một thi nhân nhạy cảm, Nguyễn Du không khó để nhận ra sự đố kị, ganh ghét và ông đã diễn đạt bằng hai câu thơ đầy ẩn ý. Tƣơng truyền các quan đứng đầu các dinh trấn lúc đó có quan Kí lục, quan Cai bạ, quan Lƣu thủ. Họ chia làm hai phe: phe gồm những ngƣời từng theo Gia Long từ hồi còn ở trong Nam và phe những ngƣời từng làm quan thời Lê Trịnh. Giữa hai phe thƣờng hiềm nghi, chèn ép nhau. Hơn nữa, Nguyễn Du là con cháu một vọng tộc thời Lê, từng nuôi chí phò Lê phục quốc cuối cùng ra làm quan triều Nguyễn thì càng không tránh khỏi bị ngƣời này, ngƣời kia gièm pha, xét nét. Cho nên, có lúc ông than thở: Khoáng dã biến mai vô chủ cốt, Thù phƣơng độc thác hữu quan thân. Sự lai đồ lệ giai kiêu ngã, Lão khứ văn chƣơng diệc tị nhân. (Ngẫu đắc) (Trên đồng ruộng khắp nơi vùi xƣơng vô chủ, Phƣơng xa một mình gửi cái thân làm quan. Khi gặp việc bọn đầy tớ lính hầu đều lên mặt với ta, Già đến rồi, văn chƣơng cũng xa lánh ngƣời.) 28
  33. Đi làm quan mà cứ nhƣ một sự “cực chẳng đã”. Nhà thơ coi mình nhƣ một cá thể cô đơn, tội nghiệp lang bạt nơi xa xôi, hoang lạnh. Có lẽ chẳng gì có thể buồn bực hơn khi mà cả bọn lính quèn cũng lên mặt với ông. Ngay cả văn chƣơng cũng xa lánh. Dƣờng nhƣ thi nhân đã thu mình lại, bất lực trƣớc chức phận của mình. Nguyễn Du e dè, sợ sệt: Vô lụy vị ƣng chiêu quỷ trách, Bất tài đa khủng tốc quan phi. (Giang đầu tản bộ, I) (Không lụy nên chƣa chuốc lấy sự trách móc của quỷ, Bất tài nên hay sợ rƣớc lấy sai lầm trong việc quan.) Với tình cảnh ấy, cuộc sống ấy, cũng dễ hiểu vì sao nhà thơ cất lên những câu ai oán: Phàm sinh phụ kỳ khí, Thiên địa phi sở dung. (Điệu khuyển) (Phàm sinh ra mang khí phách khác thƣờng, Thì trời đất không có chỗ dung.) Rồi lại tự mỉa mai mình: Hữu hình đồ dịch dịch Vô bệnh cố câu câu. (Thu chí) Có thân hình chỉ vất vả Không bệnh mà lƣng khom khom.) Có khi bực chí đến mức nghĩ đến cái chết: Quyên ai mạc báo sinh hà bổ, Nhi nữ thành quần tử bất phƣơng. (Giang đầu tản bộ, II) 29
  34. (Ơn trên chƣa báo đƣợc mảy may, sống có ích gì, Trai gái hàng đàn, chết cũng đƣợc.) Không phải tự nhiên mà Nguyễn Du có suy nghĩ tiêu cực nhƣ vậy. Trƣớc đây, một ngƣời thân của ông đã phải chịu tai vạ từ triều đình. Đó là trƣờng hợp ngƣời anh ruột gần gũi nhất với ông - Nguyễn Nễ. Tâm sự của Nguyễn Du trong những năm tháng làm quan ở phƣơng Nam lắm gian nan rối rắm này làm ta nhớ đến tình cảnh bi đát của Nguyễn Trãi trong triều đình nhà Hậu Lê trƣớc đây. Nếu trong chiến tranh, ông dâng Bình Ngô sách, đƣợc Lê Lợi tin dùng, đối đãi vào hàng quân sƣ, cùng bàn bạc việc quân cơ. Nhờ tài thao lƣợc, chiến lƣợc “tâm công” cùng tài ngoại giao, tài viết thƣ thảo hịch, Nguyễn Trãi đã dùng ngòi bút của mình để dụ hàng quân giặc. Kháng chiến thành công, khi triều đình định công ban thƣởng, dù công lao vào bậc nhất, nhƣng ông chỉ đƣợc ban quốc tính (họ Lê), phong tƣớc Quan phục hầu, chức Thƣợng thƣ Bộ Lại, kiêm Nhập nội Hành khiển và trông coi Môn hạ sảnh, tức những chức quan đối nội, lo việc triều đình, ở bậc hai, bậc ba trong hàng ngũ quan chức đời Lê. Trong khi đó, dù đƣợc vào kinh đô nhận chức, rồi thăng chức nhiều lần nhƣng cuộc sống riêng của vị quan Nguyễn Du vẫn rất đạm bạc. Một mình ông làm quan ở phƣơng Nam còn vợ con vẫn ở lại quê nhà. Nhà thơ luôn phải đau lòng vì mƣời miệng trẻ đói mặt càng xanh nhƣ rau, lo lắng đến thắt ruột vì quê hƣơng nắng hạn lâu ngày, trong khi mình thì một thân nằm bệnh ở thành phía đông: Cố hƣơng cang hạn cửu phƣơng nông, Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng. (Ngẫu hứng IV) (Quê hƣơng nắng hạn lâu ngày làm hại việc nông, Mƣời miệng trẻ đói mặt cùng xanh nhƣ rau.) 30
  35. Những hình ảnh của một trong rất nhiều những ngƣời dân đói khổ phải rời bỏ làng mạc quê hƣơng đi phiêu tán, sống dật dờ qua ngày. Dù là thuở còn lƣu lạc trên những nẻo đƣờng gió bụi hay khi đã là một vị đại quan, Nguyễn Du không thể không đau lòng trƣớc những hiện thực ấy. Hữu nhất nhân yên lƣơng khả ai, Phá y tàn lạp sắc nhƣ khôi. Tự nhân đãn mịch đạo bàng tẩu, Tri thị Thăng Long thành lí lai. (Ngẫu hứng V) (Có một ngƣời kia thật đáng thƣơng, Áo rách nón xơ sắc mặt xám nhƣ tro. Tránh ngƣời chỉ tìm ven đƣờng mà bƣớc, Biết là ngƣời trong thành Thăng Long đến.) Hơn nữa, thân làm quan nhƣng nhà thơ sớm nhận ra sự vinh hoa, hƣ ảo của vòng danh lợi; tỏ ra không một chút thiết tha, cầu vị. Xuyên suốt hai tập thơ đầu tiên, nhiều lần ông đề cập đến điều đó. Lúc thì ông cho rằng cái giàu sang tự nghìn xƣa chỉ để cung cấp cho sự tranh đoạt; rồi thấm thía mọi mƣu đồ bá chủ trên đời này rốt cuộc cũng đều bị nƣớc chảy mây trôi cuốn sạch. Lúc khác lại than thở rằng vinh hoa chỉ nhƣ ngƣời mặc áo gấm đi đêm, danh lợi nhƣ mây buổi sớm: Dạ tú vinh hoa thân ngoại huyễn, Triêu vân danh lợi nhãn tiền phi. (Đại tác cửu thú tư quy) Tập Nam trung tạp ngâm vẫn mang tính hƣớng nội song cảm nhận của vị quan về bản thân đã có nhiều đổi khác. Ông không còn phải khóc thƣơng cho sự cùng đƣờng, bế tắc của một con ngƣời lỡ thời, thất thế nhƣng lại phải đau xót, tủi thẹn vì nguy cơ đánh mất mình. Thơ Nguyễn Du thời kỳ này chất chứa những mệt mỏi, chán chƣờng, thất vọng. Ông thất vọng về mình - vì đã 31
  36. không giữ vẹn đƣợc tấm tình thủy chung với non xanh, với tùng cúc, hƣơu nai. Ông thất vọng về chốn quan trƣờng - vì những tƣởng khi nhập thế sẽ làm nên sự nghiệp, sẽ giúp ích cho đời nhƣng cuối cùng cũng chỉ là kẻ bị trói buộc bởi năm đấu gạo. Ông giống nhƣ một ngƣời không muốn trôi theo dòng chảy kia nhƣng chẳng thể nào thoát khỏi vòng xoáy dữ dội của nó nên đành chấp nhận. Điều đau xót nhất là, khi bƣớc chân vào nẻo thanh vân cũng là khi hoài bão, ƣớc mơ dần nguội tắt. Nhƣng trong chính khoảng thời gian này, vị quan họ Nguyễn bắt đầu có những nhận thức sâu sắc về bản chất xã hội đƣơng thời. Đó không phải là nơi cho những con ngƣời có hùng tâm, tráng chí cất cánh bay cao. Ngƣời nghệ sĩ trong ông khi nhìn lại những biến động của thời đại đã không thể không đau đớn cho cuộc đời trong cảnh loạn lạc bể dâu: Tạc giả đại khuy sinh vật đức (Pháo đài) (Trƣớc kia đã thƣơng tổn rất nhiều đến cái đức hiếu sinh của tạo hóa) Tâm sự của Nguyễn Du trong Nam trung tạp ngâm đã không còn giới hạn trong những bất hạnh, đổ vỡ riêng tƣ mà phản chiếu cách nhìn nhận, đánh giá về bản chất của một xã hội trong chiều đi xuống. Tƣơng truyền lúc nhỏ Nguyễn Du đƣợc Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc bạn của Nguyễn Nghiễm tặng cho một thanh bảo kiếm. Ông cũng đã từng ôm khát vọng lập thân với hoài bão to lớn: Tằng lăng trƣờng kiếm ỷ thanh thiên (Khất thực) (Tựa kiếm dài, ngạo nghễ nhìn trời xanh) Thanh bảo kiếm cùng những khát vọng to lớn, chí khí dấn thân với cái nhìn “ngạo nghễ” nhƣ ôm trọn cả bầu trời xanh trong tầm mắt và từ đó Nguyễn Du bƣớc vào đời. Nhƣng trải qua bao biến cố, hoài bão tan vỡ, ông đau xót: 32
  37. Tráng sĩ bạch đầu bi hƣớng thiên, Hùng tâm sinh kế lƣỡng mang thiên. Xuân lan thu cúc thành hƣ sự Hạ thử đông hàn đoạt thiểu niên. (Tạp thi) Hình ảnh mái đầu bạc xuất hiện với mức độ khá lớn trong thơ chữ Hán của ông. Nhà Nghiên cứu Đào Duy Anh đang thống kê trong 65 bài ở Thanh Hiên thi tập có 17 bài nói đến “bạch đầu”, trong Bắc hành tạp lục nhiều bài viết đề tài lịch sử cũng có đến 13 lần nhắc đến mái đầu bạc: Tráng sĩ bạch đầu bi hƣớng thiên (Tạp thi) (Ngƣời tráng sĩ đầu đã bạc rồi, buồn trông trời) Lúc thì nói: Bạch đầu sở kiến duy y thực (Dạ tọa) (Đầu bạc chỉ mai lo chuyện cơm áo) Bạch phát tiêu ma bần sĩ khí (Tặng Thực Đình) (Tóc bạc làm tiêu ma chí khí kẻ sĩ nghèo) Hình ảnh một con ngƣời đầu bạc, ngẩng lên bi phẫn nhìn trời với biết bao tâm sự, nỗi niềm là hình ảnh ám ảnh ngƣời đọc trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Nó diễn tả nỗi đau không thể giải tỏa của ông. Nó “vo viên”,“cô đặc” lại khiến độc giả nhƣ quặn thắt trƣớc bi kịch tâm hồn của Tố Nhƣ. Có thể nói, hình ảnh “mái đầu bạc” nhƣ là một hình tƣợng nghệ thuật vừa trở đi trở lại trong thơ chữ Hán vừa có ý nghĩa biểu tƣợng của con ngƣời cá nhân Nguyễn Du trong thơ. 33
  38. Không gian và thời gian trong thơ Nguyễn Du đã gợi lên thật rõ nét, đó là thời gian về sự tàn tạ, phôi pha. Không gian lƣu bạt đó gần nhƣ là sự lƣu đày của số phận. Ngƣời ta thấy đƣợc trong không gian thơ của ông là “nơi nghìn trời cuối đất” và ở không gian đó là những con ngƣời bé nhỏ. Trong thơ chữ Hán, không gian xuất hiện rất nhiều kiểu, chủ yếu diễn tả tâm trạng buồn hay đó là không gian xã hội: Thập tải phong trần khứ quốc xa Tiêu tiêu bạch phát kí nhân gia Trƣờng đồ nhật mộ tân du thiểu Nhất nhật xuân hàn cựu bệnh đa Họa bích nguyệt minh bàn tích dịch Hoang trì thủy hạc xuất hàn ma (U cư II) Cô đơn trong không gian, cô đơn giữa thời gian và cô đơn giữa tất thảy sự vật xung quanh mình, lại bệnh tật, ốm yếu Khung cảnh hiện lên thật thê lƣơng, thảm hại. Mệt mỏi và bi lụy nhƣ níu nặng tâm trí và xúc giác con ngƣời. Mọi sự vật đều trôi theo chiều tuyệt vọng và bế tắc. Kẻ tha hƣơng, thất thế kia nhƣ đang lênh đênh trôi dạt về điểm tận cùng của cõi hƣ vô. Rồi những khổ đau yếu đuối kia trở nên quyết liệt, mạnh mẽ hơn: Thiên lý xích thân vi khách cửu Nhất sinh u tứ vị tằng khai (Ngàn dặm năm chầy thân khách trọi Nỗi riêng u uất chửa từng khuây) (Thu chí - Thu đến) Nỗi cô đơn, niềm tủi phận nhƣ đƣợc dồn nén trong lòng, theo thời gian, nó bị ép lại và biến thành sự phẫn uất, niềm uất hận. Lệ tuôn trào cũng không 34
  39. kịp giải tỏa nỗi cô đơn tủi khuất, thời gian đằng đẵng vô tình khắc nghiệt và không gian mù ảo tít tắp bóng cố hƣơng chỉ càng giỡn đùa, trêu ngƣơi kẻ tha hƣơng thất thế. Thêm vào đó là già nua, bệnh tật càng dày vò, hành hạ đến kiếp cố nhân. Có thể khẳng định, đọc thơ chữ Hán Nguyễn Du, độc giả bắt gặp ở đây những ý niệm, những tƣ tƣởng mà ông muốn gửi gắm cho hậu thế. Ý niệm “vô thân”, “thân chóng tàn”, “tài vô sở dụng”, cảm giác cô đơn, trơ trọi, u uất là tâm sự nổi bật, xuyên suốt trong toàn bộ sáng tác thơ ca chữ Hán của Nguyễn Du, đặc biệt là mảng thơ viết về thời gian làm quan cho nhà Nguyễn. Nguyễn Du chƣa một lần nói rõ bi kịch của ông, nhƣng thông qua thơ ca - với cách diễn đạt đầy ẩn ý, ngƣời đọc nhận thấy rõ ràng bi kịch ấy. Đó là bi kịch của một ngƣời “hoạn lộ hanh thông” mà tâm thì chƣa một lần “đắc ý”. 2.2. Nguyễn Công Trứ - “hoạn lộ thăng trầm” và tiếng thở dài cuối đƣờng Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình nhỏ, mới một đời làm quan, nhận đƣợc ân huệ của triều đình nhà Nguyễn không đáng kể. Ông ra đời khi nhà Lê sắp bị lật đổ và trƣởng thành trong khi nhà Nguyễn đang trên đà chiến thắng, vì vậy mà ông không vƣớng bận điều gì với quá khứ, hăm hở bƣớc đi dƣới triều đại mới, lòng đầy hoài bão về sự nghiệp lớn. Khác với Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ có lẽ thảnh thơi hơn trong tâm hồn khi bƣớc chân vào “hoạn lộ”, ít nhất là giai đoạn đầu của cuộc đời, khi ông chƣa từng nếm trải những cay đắng. Có lẽ vì vậy mà Nguyễn Công Trứ viết về con đƣờng lập thân của trang nam nhi phong kiến một cách hào hứng. Ông sử dụng hàng loạt cụm từ để định danh cho con đƣờng lập thân, lập nghiệp của mình: chí làm trai, chí tang bồng, nợ nam nhi Chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ là quan niệm về sự nghiệp cá nhân của kẻ làm nợ bao gồm: nợ bút nghiên, nợ cầm thƣ, nợ tang bồng, nợ phong 35
  40. lƣu, khí tiết trƣợng phu, lòng khao khát lƣu danh thiên cổ, mộng công hầu khanh tƣớng, hội long vân, miếng đỉnh chung Có điều đặc biệt, chí nam nhi trong thơ Nguyễn Công Trứ đậm nét hào hùng ngay từ khi còn trẻ, đó là một ý tƣởng lớn lao để ông vƣơn tới. Ông luôn tin tƣởng mình sẽ làm nên sự nghiệp lừng lẫy. Là một đấng nam nhi quân tử, do vậy ông cũng nhƣ bao ngƣời anh hùng khác muốn lập công và lập danh để lại tiếng thơm cho đời. Hơn ai hết ông ý thức rất rõ về bổn phận của kẻ sĩ. Vì vậy đọc thơ ông “chí khí anh hùng”, “chí làm trai” luôn gắn liền với “vũ trụ” với đất trời: - Vũ trụ nội mạc phi phận sự (Bài ca ngất ngưởng) - Trong vũ trụ đã đành phận sự Phải có danh đối với núi sông (Chí nam nhi) Thậm chí Nguyễn Công trứ còn khẳng định mạnh hơn: - Có trung hiếu nên đứng trong trời đất Không công danh thời nát với cỏ cây (Gánh trung hiếu) - Vũ trụ tri gian giai phận sự Nam Nhi đáo thử thị hào hùng. (Luận kẻ sĩ) Ngƣời nam nhi lập công danh là để trả một món nợ cho hóa công, để góp tiếng nói vào khúc hợp tấu của vũ trụ. “Vũ trụ” là khoảng không gian rộng lớn, Nguyễn Công Trứ luôn đặt mình vào khoảng không gian đó để tự khẳng định mới, ông đã từng nói: Thiên phú ngô địa tải ngô Thiên địa sinh ngô nguyên hữu ý 36
  41. (Trời che ta, đất chở ta Trời đất sinh ra ta là có ý) (Nợ công danh) Ông luôn đặt mình vào trong không gian vũ trụ để nói lên bổn phận trách nhiệm của mình với cuộc đời. Chỉ ở không gian bao la rộng lớn đó con ngƣời mới có thể thỏa nguyện mong ƣớc của mình. Thƣờng trong xã hội Nho giáo xƣa, ngƣời con trai muốn tiến thân tất phải theo con đƣờng khoa cử, do đó vấn đề „„bảng vàng võng lọng” trở nên cái đích tối cao, cũng nhƣ sự “sôi kinh nấu sử” thành cách đào tạo duy nhất, ngƣời trai “thanh xuân tác phú, hạo thủ cùng kinh‟‟, dù có hiển đạt cũng chỉ trong vòng văn nhƣợc hủ nho. Đối với Nguyễn Công Trứ, việc thi đỗ là một phƣơng tiện để vua biết tới mà dùng, sau đó ông mới có dịp đem thi thố những khả năng kinh luận là cái sở trƣờng chính của mình: Kinh luận khơi tâm thƣợng Binh giáp tàng hung trung Vũ trụ chi gian giai phận sự Nam nhi đáo thử thị hào hùng (Cách trị nƣớc đã đƣợc đinh sẵn trong lòng Trong bụng đã có mƣu lƣợc để dẹp giặc Làm việc trong trời đất là phận sự của mình Làm trai nhƣ thế mới là tài giỏi) (Luận kẻ sĩ) Nguyễn Công Trứ nhắc đi nhắc lại nhiều lần ở nhiều lần ở nhiều bài khác nhau: Đã mang tiếng ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông (Đi thi tự vịnh) Đã sinh ra ở trong phù thế Nợ trần ai đành cũng tính xong (Đường công danh) 37
  42. Nếu không có công danh thì chẳng những đã “tiêu nhăng”, tiêu phí cả cuộc; đời mà còn “nát với cỏ cây”. Đã có nhiều lần Nguyễn Công Trứ bày tỏ quyết tâm nợ hào hùng của mình: Quyết tang bồng cho chỉ chí trƣợng phu (Đường công danh) Nợ tang tang bồng phải trả cho xong (Chí nam nhi) Lận đận thi cử mãi nhƣng Nguyễn Công Trứ sinh ra để làm ngƣời anh hùng chứ không làm ngƣời khác. Trƣớc mắt ông chỉ có một con đƣờng, đó là học hành để đỗ đạt. Ông tự nhủ: Trái mùa, nghiệp cũ không nên bỏ Ế chợ, nghề nhà cũng phải theo. (Than cảnh nghèo) Nguyễn Công Trứ đã nung nấu chí nam nhi để đợi thời và vạch định chƣơng trình kẻ sĩ cho mình bằng việc thi cử và phụng sự triều Nguyễn. Có một điều đáng chú ý là Nho sĩ sống khá lâu trong môi trƣờng nông thôn, lớn lên trong lúc cảnh nhà sa sút, thành đạt muộn màng, nên ông có tính cách phần nào ảnh hƣởng cách nói, cách nghĩ của ngƣời nông dân quê ông. Ra làm quan trong ý nghĩ của nhiều kẻ sĩ chỉ là để “vinh thân phì gia” nhƣng không ít ngƣời mở miệng là nói “ái quốc ƣu dân”, là “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nguyễn Công Trứ đã làm nổi bật chí nam nhi gắn liền với công danh, sự thành đạt, mộng công hầu. Có tài, có công danh thì phải có hƣởng thụ. Nguyễn Công Trứ lận đận trong thi cử. Chính vì vậy, đã tạo nên lòng khát khao lập công danh mãnh liệt ở ông. Lập công danh để lƣu danh hậu thế đã đành, mà còn để thoát khỏi cảnh hàn nho hiện tại để hƣởng thụ cuộc sống: Dồi dào thiên tứ vạn chung, Khanh hầu xa mã tƣớng công lâu đài (Nợ công danh) 38
  43. Tƣ tƣởng thái độ của ông đối với triều đại nhà Nguyễn, đối với đời có sự say mê hoạt hoạt động, hăm hở của một của một con ngƣời có chí hƣớng mong muốn góp phần giúp vua cứu nƣớc đến chán nản, muốn thoát ly, hƣởng thụ cũng có nguyên nhân của nó. Đó là vì khi thực hiện chí nam nhi của ông vào cuộc đời làm quan ngày càng va vấp, ông thấy rằng thời thế không cho phép ông vùng vẫy ngang dọc. Chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ cũng nhuốm màu bi kịch. Cái hào hùng dâng nhƣờng chỗ cho sự chán trƣờng: Chen chúc lợi danh đà chán ngắt, Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao. Đám phồn hoa trót bƣớc chân vào, Sực nghĩ lại giật mình bao kể xiết (Thoát vòng danh lợi) Ngƣời đời đua nhau “chen chúc đám lợi danh” đã xâu xé, lừa đảo nhau, sống bần tiện với nhau, ông cảm thấy kinh sợ trƣớc vòng danh lợi. Dù đã qua cuộc sống danh lợi nhƣng ông vẫn giật mình thoảng thốt. Từ đó đã tạo nên dồn nén cuộc đời đầy thăng trầm. Ông bƣớc vào cuộc đời “hoạn lộ” bằng tất cả sự hăm hở, hào hứng, bằng tất cả quyết tâm “hành đạo” sao cho “đắc ý” nhất. Hăm hở là thế, nhƣng mãi đến năm 42 tuổi Nguyễn Công Trứ mới thi đỗ. Đây mà một nỗi buồn có lẽ ám ảnh da diết trong tâm hồn nhà thơ. Hào hứng với làm quan nhƣng rồi Nguyễn Công Trứ cũng bị đối xử không ra gì, công thì lớn mà gần nhƣ không đƣợc ghi nhận, có lúc còn bị giáng tội bởi những lý do chẳng đâu vào đâu. Ông từng giữ chức Tri huyện Đƣờng Hào (1823), Tƣ nghiệp Quốc tử giám (1824), Phủ doãn thừa phủ Thừa Thiên (1825), Tham tán quân vụ rồi Thị lang Bộ Hình (1826). Năm 1828 ông đƣợc thăng Hữu tham tri Bộ hình, sung chức Dinh điền sứ nhƣng có lúc lại bị giáng xuống làm Tri huyện (1831), đặc biệt, năm 1843, ông bị cách hết các chức tƣớc và bắt làm lính thú lên trấn ở biên 39
  44. thùy Quãng Ngãi chỉ vì lời vu cáo buôn lậu của viên Tổng đốc An Giang Hà Tiên Về cuối đời, Nguyễn Công Trứ mới ngậm ngùi nhận ra con đƣờng “hoạn lộ” quá nhiều tai ƣơng của mình. Rõ ràng triều đại đƣơng thời đã đáp lại tâm ý ấy của ông bằng con đƣờng làm quan đầy sóng gió. Vì thế, Nguyễn Công Trứ đã chua xót nhận ra nhân tình thế thái thật khó lƣờng: Thế thái nhân tình gớm chết thay Lạt nồng trông chiếc túi vơi đầy Hễ không đeo lợi khôn thành dại Đã có đồng tiền dở hóa hay Khôn khéo chẳng qua ba tấc lƣỡi Hẳn hoi không hết một bàn tay (Vịnh nhân tình thế thái) Giọng điệu thật xót xa trƣớc sự thay đổi của tình ngƣời, thói đời. Giờ đây thế thái nhân tình bị đảo điên không còn tình ngƣời, thƣớc do đạo đức giờ đây thay bằng thƣớc đo “dở hóa hay”. Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ kết hợp với lặp cú pháp “khôn khéo chẳng qua ba tấc lƣỡi”, “hẳn hoi không biết hết một bàn tay” cho thấy giá trị đạo đức đã suy đồi. Đọc thơ ông dƣờng nhƣ ta thấy đồng tiền có vị trí vai trò có quyền lực khá mạnh mẽ trong xã hội. Từ chỗ đau đớn chuyển sang phẫn nộ, cất lên tiếng chửi: Đù mẹ nhân tình đã biết rồi Lạt nhƣ nƣớc ốc bạc nhƣ vôi (Thế tình bạc bẽo) Nguyễn Công Trứ là ngƣời luôn mang trong mình chí lớn. Cuộc đời của ông cũng “lắm lỗi bi hoan”. Ông có mong muốn tột bậc là đƣợc làm quan, có vậy mới thỏa đƣợc chí của mình. Vì có tâm lý này mà mỗi lần quẩy lều chõng đi thi là mỗi lần Nguyễn Công Trứ chan chứa hi vọng đƣợc “bảng vàng bia đá, cờ quạt vinh quy” để cho rõ mặt anh hùng. Trời quả không phụ lòng ngƣời, ông đã ra làm quan và bắt đầu vào chốn quan trƣờng đầy sóng gió. Lặn lộn với 40
  45. chốn lợi danh đầy hƣ ảo, Nguyễn Công Trứ là ngƣời hiểu rất rõ về nguyên tắc hoạt động của chốn này. Chính vì vậy mà ông có những vần thơ sâu sắc cũng không kém phần chua chát về nơi ấy. Ông đã từng trải qua cảnh: Một ngày càng một rấn lên cao Lƣng đeo đai bạc, sƣơng nào nhuốm Đầu đội tàn xanh, nắng chẳng vào Buồng chất cháu con khôn xiết kể Nhà nhiều quan khách dễ khuyên chào Kình thiên một cột giơ tay chống. (Cây cau) Qua những từ ngữ “Lƣng đeo gƣơm”, “đầu đội tàn xanh” ta có thể hình dung ra đây là hình dáng của một vị quan đầy quyền thế và cũng rất oai nghiêm. Ngài có áo cao mũ rộng, nhà không lúc nào ngớt tiếng ngƣời chào, lúc nào cũng nô nức. Đó là không gian quen thuộc đối với bậc quan nhân nào. Chốn công danh là nơi nuôi dƣỡng ƣớc mơ, là nơi thể hiện đƣợc chí nam nhi. Nhƣng bên cạnh cái tốt, cái tích cực bao giờ cũng có cái xấu, tiêu cực. Trải qua thực tế dần dần nhà thơ cũng đã nhận thức đƣợc sự khắc nghiệt của con đƣờng làm quan nên tinh thần lạc quan ban đầu ấy của nhà thơ cũng dần dần bị lung lay và thay vào đó là một thái độ chán nản. Ðó là sự chiêm nghiệm đến chua chát trƣớc cuộc đời và một tinh thần bi quan có tính chất hƣ vô chủ nghĩa. Ôi nhân sinh là thế đấy Nhƣ bóng đèn, nhƣ mây nổi, nhƣ gió thổi, nhƣ chiêm bao Ba mƣơi năm hƣởng thụ biết chừng nào, Vừa tỉnh giấc nồi kê chƣa chín. (Vịnh nhân sinh) 41
  46. Bóng dáng cuộc sống ngang tàng, con ngƣời đầy lòng tin ở mình vào cuộc đời không còn nữa. Trƣớc mắt ông cuộc đời chỉ là “cảnh phù du” mong manh ngắn ngủi vô nghĩa. Cuộc đời ông giống nhƣ một giấc mơ qua, biến đổi “nhƣ mây nôi”, “nhƣ gió thổi”, “nhƣ chiêm bao”, nhƣ đám mây biến ảo, nhƣ dòng nƣớc lên xuống vô thƣờng: Vật thái mạc cùng vân biến ảo Thế đồ vô lự thủy dinh hƣ Trong thực tế cuộc đời của nhà thơ là minh chứng rõ nhất tính chất của xã hội. Ông đã hăm hở lều chõng đi thi. Đến năm 42 tuổi mới đỗ đạt. Làm quan rồi thì thăng trầm đến đau xót. Ông muợn chuyện leo dây để ám chỉ con đƣờng làm quan đầy gập ghềnh ấy: Nào nào thằng nào sợ thằng nào Đã sà xuống thấp lại lên cao Hãy còn quanh quẩn trong vòng ấy Ắt hẳn ghe phen phải lộn nhào (Vịnh trò leo dây) Lời tự nhủ “Hãy còn quanh quẩn trong vòng ấy / Ắt hẳn ghe phen phải lộn nhào” nhƣ một sự thức tỉnh rằng cứ quanh quẩn với “hoạn lộ” thì việc bị ngã thật đau sẽ là điều không thể tránh khỏi. Nguyễn Công Trứ là ngƣời sống vào thời cuối Lê đầu Nguyễn. Nhà thơ có một ảo tƣởng rất lớn đối với triều đình đó. Do thế khi nhận ra đƣợc mặt trái của sự thật đã gây trong ông cú sốc lớn về tâm tƣởng. Ông đã nhận rõ ra mặt trái của sự thật: Tuổi tác tuy rằng chửa mấy mƣơi Đổi thay mắt đã thấy ba đời Ra trƣờng danh lợi vinh liền nhục Vào cuộc trần ai khóc trƣớc cƣời 42
  47. Chuyện cũ trải qua đà chán ngắt Việc sau nghĩ lại chẳng thừa hơi Đã hay cái đƣờng cái thời ra thế Sạch nợ tang bồng mới kể ngƣơi. (Con đường làm quan) Nếu không trải qua những nỗi buồn, thậm chí là buồn ghê gớm có lẽ Nguyễn Công Trứ đã không viết đƣợc những câu thơ đầy oán trách “Ra trƣờng danh lợi vinh liền nhục / Vào cuộc trần ai khóc trƣớc cƣời”. Hẳn ông đã nếm trải dƣ vị của nhục nhục vinh vinh và ngộ ra chân lý bất biến của cuộc đời rằng chẳng ai vào cuộc trần thế lại không khóc. Có lẽ trần thế với ông đã chẳng còn gì vui hơn nữa rồi. Ông đã dâng hết tài năng cho triều đại mà ông phụng thờ. Cuộc đời làm quan của ông “vinh” cũng nhiều, nhƣng bên cạnh đó cũng nếm trải không ít những nỗi tủi nhục: Thoát sinh ra thời đà khóc chóe, Trần có vui sao chẳng cƣời khì (Chữ Nhàn) Cuộc đời làm quan của ông rất gian nan, trắc trở. Ông luôn là bề tôi trung hiền nên hay bị gian thần trong triều hãm hại thƣởng phạt liên tục: Trời đất chi mà rứa mãi ru Xin tha cho nhau chớ trêu nhau Hóa nhi đa hý lộng, Đúc chuốt ra rồi bắt bẻ làm sao Danh giá tạo vật chi sở kỵ Ghét chứng chi mãi ghét hoài Lúc tuổi xanh chi khỏi cậy tài Sức bay nhẩy tƣởng ra ngoài đào chú. 43
  48. Nguyễn Công Trứ đã nhạy bén trong cuộc đời. Mọi sự thối nát của chốn công danh ông miêu tả bằng hết. Kể cả đối với thiên tử ông cũng ngầm tỏ thái độ: Một ngọn đèn chong Hai ngọn đèn chong Quốc sĩ vô song là ngƣời Hàn Tín Anh chẳng thƣơng em anh đến chi đây Câu ấy tuy là ca dao thực song khi thuật là Nguyễn Công Trứ có ngụ ý. Mình là một kẻ có tài nhƣ Hàn Tín thuở xƣa, có ý trách nhà vua hay nghi ngờ, nay thăng mai giáng mà không biết nhƣ con rồng kia còn biết “ấp lấp mây”. Nguyễn Công Trứ còn nhận thấy rõ một điều chốn lợi danh: Đã đem vào cuộc hý trƣờng Lại muốn theo phƣờng thái cực Chuồn đội mũ mƣợn màu đạo đức. (Đánh thức người đời) Sự thật về chốn công danh là nhƣ thế đó. Sống giữa bọn ngƣời ích kỷ, hại nhân “đam thùng tháo đáy”, những kẻ lật lọng, chỉ vu oan giá họa nhƣ thế nhà thơ đành làm ngơ cho qua chuyện: Khéo khôn ai cũng tranh phần đƣợc Trong sạch ta thời giữ mực thƣờng Dầu ai cũng nghĩ trong mình với Phải giống sen thời chẳng nhuổm bùn. Chốn công danh là sự tranh giành giẫm đạp lên nhau mà sống. Thế nên khi nhận thức đƣợc điều này nhà thơ mới có những vần thơ chƣa chát đến vậy và muốn: Kiếp sau xin chớ làm ngƣời Làm cây thông đứng giữa trời mà reo 44
  49. Giữa trời vách đã cheo leo, Ai mà chịu rét thì trèo với thông (Tự vịnh) Nguyễn Công Trứ ao ƣớc đừng bao giờ trở lại làm ngƣời, mà chỉ làm cây thông đứng giữa trời mà reo mới giữ đƣợc phẩm chất của mình. Ông chiêm nghiệm đƣợc cuộc đời của một con ngƣời không thể tránh khỏi bi kịch. Đến cuối đời, Nguyễn Công Trứ tự tổng kết bằng Bài ca ngất ngưởng. Bài thơ vang lên nhƣ một lời tự thuật về cuộc đời, qua đó ông Hi Văn tự hào về tài năng và công danh, thỏa mãn những gì mà ông đã trải qua: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngƣởng Kìa núi nọ phau phau mây trắng Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì Bụt cũng nực cƣời ông ngất ngƣởng. Hình ảnh bò vàng “ngất ngƣởng” rong chơi đã tạo nên cho ngƣời đọc lạc vào không gian giải trí, cƣời đến vỡ bụng. Nhà thơ ngông đến nỗi đeo mo vào đuôi con bò với dụng ý rất ngông che miệng thế gián. Lúc đến chốn thâm nghiêm nhƣ đền chùa miếu mạo ông vẫn đem theo “đủng đỉnh một đôi dì”. Nguyễn Công Trứ sống hết mình, ngông nghênh, ngất ngƣởng giữa cuộc đời không quan tâm đến phú quý bần hàn, đƣợc mất hay khen chê: Đƣợc mất dƣơng dƣơng ngƣời tái thƣợng, Khen che phơi phới ngọn đông phong (Bài ca ngất ngưởng) Trong khuôn khổ một bài hát nói chuẩn mực, Nguyễn Công Trứ đã diễn đạt sự “ngất ngƣởng” của mình. Ông đã hài lòng với con đƣờng mình đã qua. Nhƣng ngƣời đọc không khỏi xót xa cho chính ông khi đến tận hơi thở cuối cùng ông vẫn một lòng nguyện đem sức mình ra cống hiến cho đất nƣớc. Khi nghe tin giặc Pháp đánh Đà Nẵng, ông đã tám mƣơi tuổi, nhà thơ vẫn tha 45
  50. thiết dâng sớ lên vua xin đƣợc tòng quân đánh giặc: “Dù tôi nhƣ cái màn, cái lọng rách cũng không nỡ tự nản chí. Còn chút hơi thở nào xin đƣợc lên đƣờng ngay” [15. tr527]. Có thể nói, bi kịch của Nguyễn Công Trứ nằm trong chính cá tính của ông. Đó là bi kịch của một con ngƣời ý thức sâu sắc về tài năng và chƣa bao giờ thôi tâm huyết, chƣa một giây từ bỏ hoài bão cống hiến hết mình cho triều đại, cho dân, cho nƣớc. Bi kịch của ông thật xót xa nghiệt ngã của con ngƣời đặt niềm tin và cống hiến cho một triều đại, mà triều đại ấy lại không nhìn nhận, đánh giá đúng tài năng, tâm huyết, hay nói cách khác là ít nhiều đã “vô ơn” với sự cống hiến ấy. Hơn thế nữa, bi kịch của Nguyễn Công Trứ cứ thấm sâu một sắc thái xót xa đến se sắt - cả cuộc đời không mệt mỏi cống hiến nhƣng đƣợc đáp lại bằng sự thăng trầm đến uất ức trong sự nghiệp quan trƣờng, từng nhận ra bản chất của triều đại mà mình phục vụ, thấm thía nỗi cay đắng của cuộc đời, vậy mà trƣớc sau vẫn cứ một lòng hăm hở. Dõi theo cuộc đời Nguyễn Công Trứ chúng ta thấy chỉ cần có cớ là ông lại quên đi mọi nỗi buồn, dẹp bỏ mọi nỗi u hoài để lại hăm hở ra trận. Trong cuộc đời làm quan của mình, Nguyễn Công Trứ đã làm hai việc đáng chú ý là khai hoang và “dẹp giặc” ông từng nhiều lần đi “dẹp giặc”, có lần đƣợc cử đi, có lần ông tự nguyện xin đi. Phải chăng đó là bi kịch thời đại mang tính phổ quát của chế độ chuyên chế phong kiến xƣa - bi kịch của con ngƣời “hoạn lộ thăng trầm” và tiếng thở dài cuối đƣờng. 2.3. Cao Bá Quát - “hoạn lộ gập ghềnh” và nỗi niềm kẻ sĩ không gặp thời Cao Bá Quát là một tài năng lớn. Vua Tự Đức đã tổng kết “Văn nhƣ Siêu Quát vô tiền Hán”. Con ngƣời tài năng ấy, nếu đƣợc trọng dụng hẳn đã làm nên bao điều lớn lao cho đất nƣớc, dân tộc. Song, điều đáng buồn là cuộc đời ông đã chƣa một lần đƣợc cống hiến bằng chính khả năng của mình. Bi 46
  51. kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của Cao Bá Quát rõ ràng cay đắng, đau đớn, bi thƣơng hơn rất nhiều so với Nguyễn Du và Nguyễn Công Trứ. Không chỉ u uẩn, buồn bã một mình nhƣ Nguyễn Du, không chỉ đem thân cống hiến mà bị trả giá nhƣ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát còn chịu tù đày, thậm chí mất mạng cho triều đại mà ông tình nguyện một lòng phục vụ. Bi kịch trong cuộc đời “hoạn lộ” của Cao Bá Quát là những day dứt, những đau đớn, sự quẫn bách của một tài năng không gặp thời, của một cánh chim luôn khao khát trên bầu trời rộng lớn mà bị trói buộc trong một cái lồng quá chật chội. Cao Bá Quát đã đi hết con đƣờng làm quan của mình bằng những trăn trở, bằng nƣớc mắt và bằng cả máu của chính ông. Suốt cuộc đời Cao Bá Quát theo đuổi lí tƣởng “thƣợng trí quân, hạ trạch dân” với tấm lòng “lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Và đó là một nỗi buồn của một kẻ sĩ “chí không thành, danh không toại” muốn đem hoài bão giúp dân giúp nƣớc mà không sao thực hiện đƣợc. Cao Bá Quát tận mắt chứng kiến cảnh thối nát của bọn vua chúa, cảnh lầm than, lƣu vong và nguy cơ ngoại xâm đang dần tới. Chế độ đã không tin dùng, nỡ dang tay vùi dập tài năng nên nỗi buồn chất chƣa mãi trong lòng. Từ đó, thơ văn Cao Bá Quát có một nỗi buồn về thân phận, nỗi niềm của một kẻ sĩ không gặp thời. Cao Bá Quát từng hào hứng nhập cuộc thi thố tài năng mƣu cầu công danh sự nghiệp nhƣng ông thất bại liên tiếp. Đƣờng công danh lận đận mãi chỉ đỗ đến cử nhân, sau bao vất vả mới đƣợc tiến cử làm Hành tẩu bộ Lễ sau đó thăng chức Chủ sự. Con đƣờng hoạn lộ chƣa thỏa chí tang bồng, chức phận nhỏ biết dùng vào đâu, ông cảm thấy danh hời, tiếng thơ của ông nhƣ một lời than cho bản thân và thời thế. Cao Bá Quát là ngƣời ý thức đƣợc tài năng của bản thân. Ngay từ nhỏ, ông thƣờng nói đến chí khí, tỏ rõ quan niệm của một ngƣời có tầm vóc lớn và luôn tỏ ra mạnh mẽ, cứng cỏi trên con đƣờng thực hiện chí nam nhi. Ông luôn 47
  52. ấp ủ trong lòng hoài bão, khát vọng lớn lao cao đẹp và bày tỏ không giấu giếm khát vọng, hoài bão trong bài thơ chữ Hán. Khi còn trẻ Cao Bá Quát đã bộc lộ một tài năng lỗi lạc, một tâm hồn rộng lớn, một ƣớc mơ bay cao. Trong bài phú Nôm Tài tử đa cùng phú, ông tự tin khẳng định tài năng văn chƣơng của mình. Nghiêng gợn sóng vẽ vời điển tịch, nét nhạn điểm lăn tăn Bút vén mây dìu dặt văn chƣơng, vòng thuyền khuyên lỗ Ý thức sâu sắc về tài năng thời trai trẻ ôm ấp những khát vọng lớn lao với một sự thôi thúc mạnh mẽ. Chí của ông là ở những gì cao rộng: Bạn bè có hỏi đến bƣớc đƣờng tƣơng lai Chỉ cƣời và trỏ lên tầng mây xanh xanh ở trên cao vút (Nhàn vịnh) Bức tranh mở ra trƣớc mắt ngƣời đọc tầng mây xanh xanh ở trên cao vút, thi si nhƣ muốn thể hiện tài chí muốn bay cao bay xa để hƣớng tới nhân sinh, thế sự. Ƣớc mong ấy đã trở thành niềm tha thiết về sự thay đổi, thời thế theo hƣớng tốt đẹp. Cũng trong bài Tài tử đa cùng Cao Bá Quát viết: Bài phú Dƣơng Hùng dầu nghiệm tá, thì xin quyết tống bần quỉ ra đến miền Đông Hải, để ta đeo vòng thƣ kiếm, quyết xoay bạch ốc lại lâu đài; Câu văn Hàn Dũ phỏng thiêng chăng, thì xin quyết tống cùng thần ra đến đất Côn Lôn, để ta gánh vác giang sơn, quyết ném thanh khâm sang cẩm tú. Nhọc nhằn cơn nhục mát cơn vinh; Cay đắng lúc cùng bù lúc phú. Đó chính là hoài bão lớn lao mạnh mẽ “xoay bạch ốc”, “gánh vác giang sơn thể hiện “chí làm trai” của nhà thơ. 48
  53. Là con ngƣời sống với lý tƣởng Nho giáo, thậm chí đƣợc coi là nhà nho hành đạo điển hình, thế nhƣng Cao Bá Quát lại không mấy tuân thủ triệt để các quy phạm. Ông sống với lý tƣởng chung của Nho giáo nhƣng cá tính con ngƣời cá nhân trong ông luôn luôn ly tâm, luôn luôn tỏ thái độ hoài nghi. Dƣờng nhƣ với cá tính, bản lĩnh nam nhi luôn thôi thúc ông đi tìm đến một con đƣờng riêng cho chính mình, nhƣng ông không thể đến đƣợc con đƣờng khác. Ở đây, Cao Bá Quát đã đặt cho mình một lối thoát, nhƣng ông cũng không tìm đƣợc lối thoát đó. Sự tƣơng phản giữa nghị lực phi thƣờng của cá nhân và sức ép của xã hội tàn nhẫn, giữa mộng ƣớc cao xa và thực tế bi thảm đã tạo nên một âm hƣởng thơ kì lạ, nó là điệp khúc tuyệt vọng của một con ngƣời trƣớc những bi kịch của cuộc đời. Xã hội và thời đại mà Cao Bá Quát sống đầy khắc nghiệt, không có chỗ cho con ngƣời nhiều tài năng, nhiều hoài bão. Ông dấn thân vào con đƣờng ấy để thể hiện ý tƣởng, lại vừa nhận thấy đó không phải là nơi để hoài bão lớn tung hoành. Cao Bá Quát đã từng nếm trải biết bao thăng trầm, nhƣng trong bất kì trong trong hoàn cảnh nào, ông vẫn giữ đƣợc ý chí cứng cỏi và tinh thần tích cực. Sống trong triều, chỉ nhận đƣợc chức quan nhỏ nhƣng ông không có thái độ dửng dƣng. Bị giai cấp thống trị làm cho điêu đứng, ông vẫn một lòng khẳng khái ngay thẳng, vẫn một “tấm lòng nhƣ sắt”. Cao Bá Quát mang một tâm sự nào đấy mà khó có thể nói lên thành lời. Ông thổ lộ trong thơ văn: Văn phong tà chiếu bất quy khứ Tản phát nguy kiều thiếu tƣ tri. (Đề Trấn - vũ quán thạch bi) (Bóng đã xế, gió buổi chiều đã muộn, vẫn chƣa về, Đứng xõa tóc trên cầu, cƣời, tự mình biết). 49
  54. Hẳn là có gì uẩn khúc trong tình cảm của con ngƣời này, ở cách đứng xõa tóc trên cầu mà ngẫm nghĩ về việc nên hay chƣa nên về. Dƣờng nhƣ những tâm sự của ông lại lên đến mức tột độ: Tâm phát cƣ tranh trƣờng đoản sự, Đáo phân nhƣ xứ tổn phân nhƣ. (Sơ đầu) (Lòng kia và tóc này không biết đằng nào dài dằng nào ngắn Nhƣng một khi đã rối thì rối tung cả lên) Có khi ông buồn nản rõ rệt: Công danh nhất lộ kỷ nhân nhàn Quan cái phân phân, ngã hành hỹ. (Hoành sơn vọng hải ca) (Công danh đƣờng ấy mấy ai nhàn Mũ lọng lao xao ta đi vậy) Con đƣờng công danh đã làm cho ông thấy chán nản. Ông đã mỏi mệt với việc chen chúc trên con đƣờng con đƣờng công danh ấy. Nhƣng ông vẫn không bỏ chốn quan trƣờng mà quyết “nhập thế gia ngô sự”. Ở ông luôn có cái nhìn tích cực với cuộc đời. Khác với Nguyễn Công Trứ trầy trƣợt trong thi cử, đến lúc đỗ đạt ông lại hăm hở ra làm quan. Còn đối với Cao Bá Quát sau khi đỗ đạt, ra làm quan ta bắt gặp tiếng thở dài: Dƣ sinh phù danh ngộ Thập niên trệ văn mặc. Gian nam nhất đệ hậu Tiều tụy vô nhan sắc (Đắc gia thư, thị nhật tác) (Đời ta trót lầm lỡ vì cái danh hờ, Hàng mƣời năm chìm đắm trong bút mực 50
  55. Sau bao khó khăn thì mới đỗ đƣợc Tiều tụy không còn ra hồn ngƣời) Ta bắt gặp trong thơ văn ông luôn thấy ông suy xét về trách nhiệm của mình. Niềm mong muốn thiết tha đến cháy bỏng của ông là thấy nhân dân đƣợc yên vui. Thốn tâm ƣu thế trọc Lão nhàn vọng hà thanh (Thôn cư dạ nguyệt) (Tậc lòng lo đời trọc loạn Con mắt giả chỉ mong sông Hà nƣớc trong). Mong nhƣ thế nhƣng chừng nào có đƣợc, vì cuộc sống hiện tại còn biết bao nhơ bẩn, biết bao là biến động. Tây bắc suốt đem xe động sấm, Xuân này không thấy Nhị - Hà trong Thái bình cảnh mộng đang nồng Nằm nghe lúa đập bên nong láng giếng (Văn đả đạo thanh cảm tác) Ý nghĩ về sông Hà không trong dƣờng nhƣ cứ không thôi day dứt tâm trạng nhà thơ. Trách nhiệm làm “kẻ sĩ” trách nhiệm “vào đời” cũng không thôi ám ảnh Cao Bá Quát. Có lúc ông thấy xấu hổ: Mƣời năm cầm bút uổng công Trƣớc sau ôm một tấm lòng “tiên ƣu” (Phục giản Phương Đình) Ông có một tấm lòng “Lo trƣớc thiên hạ, vui sau thiên hạ” mà có làm đƣợc gì đâu. Cuộc sống cơ cực bao nhiêu, bóng tối bao chùm nặng nề bấy nhiều con ngƣời, đè nặng lên cả chính bản thân ông, sao chẳng có “kế sách” để giúp đời. Lời thơ bỗng trở nên uất ức đau thƣơng. 51
  56. Kiền không lão bệnh phu Tê cang thành nhụng thạng . Lộc lộc sĩ vi nho (Độc dạ) (Trong khoảng kiền khôn của một con ngƣời vừa già, vừa ốm, Mang tấm thân thành ra thừa không giúp ích cho đời Là một nhà nho lẩn thẩn đáng sỉ nhục). Trong câu thơ ẩn chứa cái ấm ức, niềm tủi hổ chính đáng của một nhà nho biết “hành đạo” theo đúng đắn và tích cực. Cao Bá Quát là ngƣời rút ra đƣợc trong đạo Nho phần tích cực nhất, lấy đó làm phƣơng hƣớng hành động cho đời mình. Bản thân nhiệt thành hăng hái của con ngƣời giúp ông có tinh thần sáng suốt trƣớc thời cuộc. Bài Sa Hành đoản ca - Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một kiệt tác, một tƣợng trƣng bi phẫn cho tất cả những bế tắc của thời đại. Bài ca dựng lên hình tƣợng một con ngƣời đi giữa bãi cát mênh mông mỗi bƣớc lại nhƣ lùi. Ngay từ đầu, bài thơ sử dụng điệp âm đã gợi lên cảm giác của bƣớc chân ngƣời đi luôn luôn kéo giật lại: Trƣờng sa phục trƣờng sa Nhất bộ nhất hồi khứ (Cát dài bãi cát dài Mỗi bƣớc lùi một bƣớc) Hình tƣợng nhân vật trữ tình - ngƣời khách bộ hành trong bƣớc đi trên bãi cát trong một trạng thái bất thƣờng cứ nhƣ lùi lại, anh ta không còn chút ấn tƣợng nào về thời gian, về sáng tối, chỉ có nỗi phiền muộn chất mãi trong tim: Nhất nhập hành vi dĩ Khách tử lệ giao lạc 52
  57. (Mặt trời đã lặn đi chƣa nhỉ Bộ hành nƣớc mắt lã chã rơi) Dƣờng nhƣ trƣớc không gian vũ trụ rộng lớn bao la, trên bãi cát dài mênh mông vô tận, trong khoảng thời gian đặc biệt nhạy cảm để khơi gợi cảm xúc lòng ngƣời - lúc chiều tà. Cao Bá Quát cảm nhận thấy sự cùng cực của chính mình trên con đƣờng đang bƣớc, ông tự đặt ra lối thoát cho mình mà lại không tìm thấy lối thoát. Nếu ngƣời ta có thể ngủ đi đƣợc theo phép “thụy du” của những ông tiên thì may ra mọi nỗi khổ mới chấm dứt. Thế nhƣng phép “thụy du” đối với những ngƣời vốn đã tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng lại càng thêm chồng chất. Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông Đăng sơn thiệp thùy oán hà cùng (Không học đƣợc tiên ông phép nhu Trèo non lội suối giận sao nguôi) Hình ảnh “bãi cát dài” mở đầu bài thơ mang ý nghĩa biểu tƣợng sâu sắc. Đó là con đƣờng công danh mờ mịt khôn cùng của chính nhà thơ. Bài thơ kết thúc bằng một câu hỏi ngân lên nhƣ một lời tự vấn, một lời hứa, một lời thề, khát vọng quyết tâm tiếp bƣớc. Trƣớc những thử thách của cuộc đời, Cao Bá Quát từng băn khoăn day dứt muốn buông xuôi, những rồi ông lại vƣơn lên, bằng bản lĩnh của nhà nho chân chính yêu thƣơng con ngƣời, căm ghét bất công để đi tới tham gia cuộc khởi nghĩa Mỹ Lƣơng chống lại triều đình nhà Nguyễn thối nát, dẫn tới bi kịch của đời mình. Cao Bá Quát đã diễn tả bi kịch của cá nhân trong những hoàn cảnh nghiệt ngã, đó là cuộc sống trong tù ngục. Trong tình huống đó, ta càng nhận thấy phẩm chất cao quý của nhà thơ. Mặc dù hoàn cảnh bị tù đày nhƣng ông vẫn không quên việc đời, không quên trách nhiệm của ngƣời quân tử. Đó là bi 53
  58. kịch của chí nam nhi bị chặn đứng không còn đƣờng nào để hành đạo. Xót mình tâm lực cạn đâu Mà thân giam hãm mối dầu khôn nguôi (Độc dạ cảm hoài - Ban đêm một mình ngồi cảm nghĩ) Trong ngục tù, Cao Bá Quát càng ý thức đƣợc sâu sắc hơn tâm lực của mình, nhƣng thực tại đang bị tù đày. Đó là bi kịch của khát vọng tự do bị khóa chặt. Có những lúc ông thấy con đƣờng công danh chỉ là một ngõ cụt mờ mịt, sách vở, chữ nghĩa thánh hiền trở nên vô dụng. Đời năm xe sách cũng thừa Xông pha gió bụi bơ phờ tóc mai So chi lòng tóc ngắn dài Khi rối bời cũng rối bời nhƣ nhau (Sơ đầu - Chải tóc) Cao Bá Quát cảm nhận cuộc đời trở nên vô nghĩa. Tài năng, chữ nghĩa, tri thức ông rèn luyện bầy lâu này hóa vô nghĩa. Đây cũng chính là biểu hiện của bi kịch cuộc đời nhà thơ. Dƣờng nhƣ căn nguyên trớ trêu đƣợc thi nhân diễn tả: Hữu ƣớc nãi vi sƣ Phàm sự đại đô nhĩ (Ao ƣớc mà không đƣợc Đại phàm mọi việc đều thế cả) (Qua núi Dục Thúy) Từ ƣớc mơ tới hiện thực là khoảng cách xa vời đối Cao Bá Quát. Thơ ông ở đâu cũng thấy ý vị buồn thƣơng pha chua chát hoặc tự diễn sự vô duyên lỡ dở của mình. Bị tù tội giam cầm, bị đánh đập, ông phải trả giá đắt cho cá tính bái phục của mình. Bi kịch kẻ sĩ nhƣ ông in hằn lên nhiều sáng tác với những cung bậc diễn tả khác nhau. 54
  59. Chùm thơ Trường giang thiên vừa là mạch thơ tự sự về tấm thân cơ cực của một con ngƣời đang phải mang gông suốt ngày không dời đƣợc nó. Thƣớng thủ bạn thƣơng tam xích giản Hiếp kiên duệ trƣớc ngũ thù y (Giơ tay lên lôi theo mảnh tre ba thƣớc So vai lại kéo xệch cả manh áo nhẹ năm ly) Đó cũng là một giọng thơ đối thoại - là tiếng nói đối thoại của ngƣời mang gông trong tƣ cách một tội đồ với cái gông tƣợng trƣơng cho bạo lực của kẻ cầm quyền. Con ngƣời đang bị bạo lực đẩy xuống dƣới đáy cùng vực thẳm đã lên tiếng phủ định bạo lực: Dù cho ai phải ai trái cũng mặc kệ Nói chung đây chỉ là cái máy làm nhục ngƣời đời mà thôi. Cao Bá Quát tự nhận thấy mình không việc gì phải nổi giận với cái bóng hay hổ thẹn với cái chăn khi phải sống chung với cái vật bất lƣơng đó. Mạch thơ trữ tình đƣa ông lên một cảm hứng mới. Ông đòi lại lẽ phải, đòi lại sự trong trắng của chính mình Tiện đƣơng tế chúc song hàng tả Mình trƣớc Nghiêu Phu “thiện sự ngâm” (Tiện đây nên chẻ mày ra để viết lên đấy mấy dòng Viết bài thiên sự ngâm của nhà thơ Thiệu Ung) (Trường giang thiên, II) Cao Bá Quát khẳng định việc mình chữa quyển thi cho học trò trong kì thi ở Huế năm 1841 mà ông đƣợc giao chức sơ khảo là vì “điều thiện”. Không thể gông trói ông thậm chí phải chẻ nhỏ cái gông ra vì ông hoàn toàn vô tội. Từ tƣ thế một ngƣời bị kết án, bằng sự chuyển hóa tinh tế các biểu tƣợng nghệ thuật ông nghiễm nhiên trở thành ngƣời lên án. Tự kiểm điểm, ông thấy mình chƣa hề vì con đƣờng công danh mà làm cho cái đầu không ngay thẳng. 55
  60. Ông kết thúc ba bài thơ bằng một câu đầy lạc quan: Ƣớc gì đem cái gông này bắc làm cái thang mây Cƣời xòa một tiếng cƣỡi gió mà lên cho rảnh (Trường giang thiên, III) Khi bị tra tấn, ông đã làm bài thơ về cái roi song. Với giọng điệu vừa kiêu ngạo, vừa xót xa: Này này roi song Mày có thấy Bờ nam Đắc Giang Đỉnh núi Nguyệt Hằng Trên có cây tùng cây bách đƣơng chết dở Giữa trời đông rét mƣớt mà vẫn đứng hiên ngang Nếu có thợ giỏi biết đến Thì sá chi những loài bồ kết chƣớng não tầm thƣờng Nỡ nào đốn chặt cho đang (Đằng tiên cá - Bài ca cái roi song) Bài ca cái roi song miêu tả cảnh chịu đựng cực hình của ngƣời tù bị nọc ra đánh giữa công đƣờng. Ngƣời tù ấy chính là nhà thơ. Bài thơ tái hiện lại không khí náo động căng thẳng và những tâm thế đối lập đến cực điểm giữa những con ngƣời đang tham gia vào cuộc tra tấn phũ phàng này. Trong đó hai hình ảnh nổi bật là ngƣời tù và cái roi song. Roi song rủ xuống không hung hăng nhƣ trƣớc nữa, nhƣng con ngƣời trong tù ngục thì đứng dậy và tìm một chỗ dựa tinh thần để không gục ngã. Chỉ có thể quay nhìn vào chính mình, tự khẳng định lại giá trị của mình chứ không còn cách nào khác. Có thể nói sự kết hợp chặt chẽ cảm hứng xót xa về cảnh ngộ bị rơi xuống vực thảm, với sự bi phẫn không thừa nhận thực tại đã khắc họa đậm nét 56
  61. hình ảnh của Cao Bá Quát trong thân thế của một tên tù giam ở lao thừa phủ. Nói mãi khôn cùng nỗi sầu bi của kẻ sĩ tài năng, bị gạt ra ngoài con đƣờng chấp chính. Ông mƣợn thơ ca để vơi sầu, cảm thấy cay đắng khi nhận ra sự công phá của xã hội đầy toan tính cho mỗi con ngƣời. Đời ta vốn là hơi là bụi Theo từng cơ gió thổi tơi bời Đi về chẳng có định nơi Chỉ trong giữa khoảng đất trời mênh mang Từ trăm luyện sắt gang cứng rắn Khi hào hùng một đất ngang táng Lƣới trời từ độ vấn vƣơng Dày vò đã kể nhiều phƣơng rũa mài (Chính nguyệt nhị thập nhất di tống thừa thiên ngục tỏa cấm) Thơ Cao Bá Quát thể hiện đầy chí khí và tâm huyết. Chí khí là sức mạnh bên trong, muốn tỏa tung ra, to lớn; khi chí khí ấy không thi thố đƣợc thì đọng lại thành tâm huyết. Ông tự thấy mình giống nhƣ kẻ “hủ nho” dƣ thừa, cô đơn đến cùng cực, thất bại trƣớc cuộc đời Trắc thân thiên địa bi cô chƣởng Hồi thủ nguyên tiêu khuất tráng đồ (Đất trời đau nỗi bàn tay lẻ Mây khói che đƣờng chí khí to) (Bệnh trung) Hình ảnh “bàn tay lẻ” là hình ảnh rất độc đáo, tác giả đã sử dụng bàn tay lẻ để nói đến bi kịch cuộc đời. Muốn thể hiện tài chí tài năng của mình nhƣng mây khói che đƣờng. Giống nhƣ bàn tay lẻ chẳng thể vỗ lên tiếng vang giữa trời vô tận. 57
  62. Tuyệt vọng, bi phẫn tích đọng mãi trong đời. Cao Bá Quát tìm về với nhân dân, đứng lên khởi nghĩa, kết thúc số phận bi thảm bởi là kẻ nghịch thần. Đó cũng là hành trình tất yếu của một cá tính, một tài năng khao khát đƣợc hành đạo mà không chốn nƣơng thân. Nói tóm lại, Cao Bá Quát là nho sĩ luôn ý thức về trách nhiệm trƣớc cuộc đời, ý thức về tài năng và muốn hành động để phò đời giúp nƣớc. Sống giữa một xã hội phong kiến, ông trở thành ngƣời “sinh bất phùng thời”, trở thành ngƣời kẻ sĩ suốt đời long đong lận đận. Nhƣ đã phân tích ở trên, thơ Cao Bá Quát là chân dung một con ngƣời tinh thần của ông. Độc giả luôn cảm thấy xót xa, đau đớn cho số phận một con ngƣời “tài cao phận thấp chí khí uất” (Tản Đà). Rõ ràng, một con ngƣời tài hoa, chí lớn mà kết thúc cuộc đời bằng cái chết quá khốc liệt - Cao Bá Quát là con ngƣời của bi kịch “hoạn lộ gập ghềnh” và nỗi niềm của kẻ sĩ không gặp thời. 58
  63. KẾT LUẬN Mối quan hệ giữa xã hội thời đại và trí thức nho học gắn bó với nhau khăng khít và là hệ quả của mối quan hệ tƣơng tác lẫn nhau. Khi xã hội phong kiến thịnh trị, ở đó có những đấng “minh quân” thì nhà nho kẻ sĩ có điều kiện để trở thành những “tôi hiền”. Ngƣợc lại, xã hội phong kiến suy vong, thối nát thì nhà nho, dù tâm huyết, tài năng cũng khó có điều kiện để “phò vua giúp nƣớc ”. Đó là cội nguồn sâu xa tạo nên những bi kịch của không ít các trí thức nho học dƣới thời trung đại. Xã hội phong kiến Việt Nam thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX là xã hội đầy biến động. Ở đó hệ tƣ tƣởng Nho giáo không còn là chuẩn mực, khiến nhiều trí thức nho sĩ mất niềm tin. Những xấu xa, thối nát, đua chen làm cho họ không khỏi bất bình. Sống trong lòng xã hội ấy, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát - những tài năng của dân tộc đã lâm vào hoàn cảnh bi kịch và bi kịch của họ mỗi ngƣời mang một sắc thái khác nhau. Bi kịch của Nguyễn Du là bi kịch "hoạn lộ hanh thông" suốt đời mang tâm sự buồn đau, u uẩn. Bi kịch của Nguyễn Công Trứ là bi kịch "hoạn lộ thăng trầm" tiếng thở dài cuối đƣờng. Bi kịch của Cao Bá Quát cũng là bi kịch "hoạn lộ gập ghềnh" nỗi niềm kẻ sĩ không gặp thời. Tất cả những sắc mầu bi kịch ấy đã đƣợc các nho sĩ - thi nhân gửi gắm trong thơ ca chữ Hán để ngƣời đọc hôm nay hiểu rõ thêm và đánh giá đúng đắn về họ. 59
  64. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đào Duy Anh, (1943), Khảo luận về Kim Vân Kiều, Huế, Quan hải tùng thƣ. [2] Đào Duy Anh (1965), Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội. [3] Nguyễn Huệ Chi, (1983), Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam: Thời kỳ cổ đại - cận đại, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. [4] Nguyễn Huệ Chi, (1966), "Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán", Tạp chí văn học. [5] Nguyễn Huệ Chi, (2003), "Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ Cao Bá Quát", Tạp chí nghiên cứu văn học. [6] Nguyễn Đình Chú, (2004), Mấy vấn đề cơ bản của lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Đại học sƣ phạm Hà Nội. [7] Xuân Diệu, (1998), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. [8] Hà Minh Đức, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn, (2002), Nguyễn Du về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [9] Trần Đình Hƣợu (1991), Nho giáo văn học trung cận đại Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. [10] Chu Trọng Huyến (1996), Nguyễn Công Trứ - Thơ và đời, Nxb Văn học, Hà Nội. [11] Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Tri Nguyên, Ngô Văn Phú (1996), Nguyễn Công Trứ - con người, cuộc đời và thơ Nxb Hội nhà văn. [12] Khoa học xã hội nhân văn (2014), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. [13] Đặng Thanh Lê, Hoàng Hữu Yên, Phạm Luận (1990), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
  65. [14] Mai Quốc Liên, (1996), Nguyễn Du toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội. [15] Nguyễn Lộc (2009), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [16] Nguyễn Đăng Na (2006), Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [17] Nguyễn Đăng Na (2007), Văn học trung đại Việt Nam (tập 2), Nxb Đại học Sƣ phạm. [18] Nhiều tác giả (2007), Cao Bá Quát về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [19] Nhiều tác giả (2004), Cao Bá Quát- tham luận hội thảo, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học, Hà Nội. [20] Nguyễn Thị Nƣơng (2007), Con người Nguyễn Du qua thơ chữ Hán, Luận án tiến sĩ trƣờng ĐHSP Hà Nội. [21] Đào Xuân Quý (1966), Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán, Báo văn nghệ. [22] Nguyễn Hữu Sơn (2005), “Cao Bá Quát và những suy tƣởng trong thơ”, Tạp chí nghiên cứu Văn học. [23] Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [24] Hoài Thanh (1960), Tâm tình của Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán, Tạp chí văn nghệ. [25] Trần Nho Thìn (2003), Nguyễn Công Trứ về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. [26] Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [27] Nguyễn Tài Thƣ (1980), Cao Bá Quát con người và tư tưởng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
  66. [28] Lê Thƣớc, Lƣu Trọng Lƣ, Trƣơng Tửu (2011), Nguyễn Công Trứ cuộc đời và thơ, Nxb Lao động, Hà Nội. [29] Lê Thƣớc, Trƣơng Chính (1965), Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội. [30] Lê Trí Viễn (1985), Lịch sử văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [31] Trần Ngọc Vƣơng (1999), Loại hình học tác giả văn học Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội. [32] Lê Thu Yến (1999), Đặc điểm nghệ thuật chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh Niên, tp Hồ Chí Minh.