Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phõng

pdf 86 trang thiennha21 6100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phõng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nhan_dien_le_hoi_van_hoa_truyen_thong_cua_nguoi_vi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phõng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC PHẠM THỊ NGỌC HOA NHẬN DIỆN LỄ HỘI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT THÔNG QUA LỄ HỘI CHỌI TRÂU Ở ĐỒ SƠN- HẢI PHÕNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC CHẤT LƢỢNG CAO Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X HÀ NỘI, 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC PHẠM THỊ NGỌC HOA NHẬN DIỆN LỄ HỘI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT THÔNG QUA LỄ HỘI CHỌI TRÂU Ở ĐỒ SƠN- HẢI PHÕNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC CHẤT LƢỢNG CAO Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM QUỲNH CHINH HÀ NỘI, 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía các thầy cô giáo, gia đình, Ủy ban nhân dân Quận Đồ Sơn- Thành phố Hải Phòng cả về tình thần cũng như các kiến thức khoa học. Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Phạm Quỳnh Chinh- người đã hướng dẫn em tận tình, tạo cho em động lực say mê nghiên cứu với ý thức làm việc hết sức nghiêm túc suốt thời gian qua. Em xin cảm ơn Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn cũng như các ông chủ trâu chọi của các phường Ngọc Xuyên, Vạn Hương đã tạo điều kiện cho em có những nhìn nhận và kiến thức thực tế nhất về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Đồng thời, em cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo trong khoa Triết học- Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện hướng dẫn, giúp đỡ để em có thể hoàn thành khóa luận này. Tác giả khóa luận 1
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Nhận diện lễ hội truyền thống Việt Nam thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân em. Các số liệu, kết quả và các dẫn chứng là do em tự tìm hiểu, có sự tham khảo, sưu tầm và sự kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là trung thực, có trích dẫn rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 TÁC GIẢ Phạm Thị Ngọc Hoa 2
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT 12 1.1. Khái niệm lễ hội, lễ hội truyền thống và chức năng lễ hội truyền thống của người Việt 12 1.2. Đặc trưng của lễ hội truyền thống Việt Nam 23 CHƯƠNG 2: LỄ HỘI CHỌI TRÂU QUẬN ĐỒ SƠN- THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 30 2.1. Nguồn gốc ra đời và hình thành lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng 30 2.2. Lễ hội chọi trâu- nơi thể hiện những giá trị lễ hội văn hóa truyền thống 40 CHƢƠNG 3: NHẬN DIỆN LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG THÔNG QUA THỰC TRẠNG CỦA LỄ HỘI CHỌI TRÂU ĐỒ SƠN HIỆN NAY 47 3.1. Thực trạng lễ hội truyền thống chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phòng 47 3.2. Giải pháp góp phần bảo tồn giá trị lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng 54 KẾT LUẬN 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 3
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hoá, sản phẩm tinh thần của người dân được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Đây cũng chính là dịp để con người giao lưu, gặp gỡ, là nơi kết nối cộng đồng, nơi con người thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn. Lễ hội là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là một loại hình có tính chất tổng hợp chứa đựng trong nó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ dân gian. Nghiên cứu lễ hội truyền thống trên phương diện lý luận và thực tiễn, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trải qua sự thăng trầm của thời gian, những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc được tích tụ và kết tinh trong lễ hội truyền thống như một lớp trầm tích của lịch sử văn hóa dân tộc. Để nhận diện được lễ hội truyền thống, cần phải thông qua việc khảo cứu những lễ hội cụ thể, trong đó không thể không nhắc đến lễ hội chọi trâu qua đó thấy được các giá trị, vai trò của lễ hội trong bản sắc văn hóa. Do đó, việc nghiên cứu khảo sát một lễ hội truyền thống của một địa phương cụ thể là một việc làm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn sâu sắc. Là một thành phố thuộc đồng bằng Bắc Bộ, Hải Phòng có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa và luôn có một vị trí quan trọng qua các thời kì lịch sử của đất nước. Vùng đất này đã hình thành nhiều loại hình văn hóa với những sắc thái riêng biểu hiện thông qua hệ thống các di tích, lịch sử, các lễ hội truyền thống với các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể và điển hình là lễ hội chọi trâu. Trong những năm gần đây, hòa mình vào quá trình đổi mới của đất nước, Hải Phòng đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với các lễ hội truyền thống, trong đó có lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn bởi những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp thể có thể có cơ hội được lan tỏa , Tuy nhiên cũng có thể dẫn tới sự mai một, biến đổi, thậm chí là biến mất. Do vậy, nhận diện các giá trị của lễ hội truyền thống thông qua việc khảo cứu lễ hội chọi trâu từ đó góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu nói riêng và lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung là vô cùng cần thiết. 4
  7. Xuất phát từ chính những lý do khách quan và chủ quan trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nhận diện lễ hội văn hóa truyền thống của người Việt thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Lịch sử vấn đề Lễ hội truyền thống là một trong những vấn đề được nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu từ trước tới nay bởi chúng có vị trí nhất định trong đời sống tinh thần của người Việt. Ở mỗi góc độ nghiên cứu, các tác giả lại đưa ra cái nhìn khác nhau, vì vậy lễ hội truyền thống nói chung và lễ hội chọi trâu nói riêng luôn có những màu sắc đa dạng và vô cùng phong phú. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: - Những công trình nghiên cứu về lễ hội, lễ hội truyền thống của Việt Nam: Trong số các loại hình văn hóa dân gian Việt Nam, lễ hội là loại hình nghiên cứu tương đối muộn màng. Thời kì từ thế kỉ X đến năm 1858, các nhà nho chỉ quan tâm ghi chép lại huyền thoại, các thần tích về các thần được người dân ở các làng quê thờ phụng. Từ Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên đến Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh- Kiều Phú rồi Ô châu cận lục của Dương Văn An chỉ ghi chép phần thần thoại, truyền thuyết liên quan đến các vị thần trong vương triều, các địa phương phụng thờ. Trong các bộ sách như “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán nhà Nguyễn, Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú chỉ ghi những dòng ngắn gọn về các phong tục, trò chơi, lễ tết của cư dân mỗi vùng mà họ đề cập. Vì vây, các tác giả từ thế kỉ X đến năm 1858 chưa sưu tầm, nghiên cứu về lễ hội nhưng đã có những ghi chép và có thể nói là những dòng ghi chép đầu tiên về lễ hội cổ truyền Việt Nam. Năm 1915, khi viết về phong tục tập quán, Phan Kế Bính cũng dành nhiều trang trong cuốn Việt Nam phong tục để viết về việc “thờ thần, việc tế tự, nhập tịch, Đại Hội, Lễ Kỳ an”[4, 109]. Tuy không miêu tả lễ hội nào cụ thể nhưng nhận xét về lễ hội cổ truyền của ông là rất xác đáng. Ví dụ những nghệ thuật miêu tả của ông từ mở hội đến nơi sửa sang thờ cúng, luyện tập, rước nước, gia quan đến phục nghênh hồi đình. Những năm 1930- 1940, trên báo chí có một số bài báo viết về lễ hội truyền thống chẳng hạn như Thế Lữ viết về hội Dóng, Vũ Bằng viết về hội Lim, Nguyễn Duy Kiên viết về tục thổi cơm thi ở phiên chợ Chuông, Nguyễn Văn Tố 5
  8. viết Một vài tục cổ về mùa xuân. Năm 1938, trong tác phẩm Việt Nam văn hóa sử cương, GS Đào Duy Anh có đề cập đến lễ hội cổ truyền trong phần “Tín Ngưỡng và tế tự”. Lễ hội không phải là đối tượng ông đề cập nhưng những ghi chép của ông vẫn có nhiều tác dụng trong việc nghiên cứu lễ hội của các thế hệ sau. Từ năm 1945-1954, hầu như lễ hội cổ truyền hầu như không được quan tâm nghiên cứu, sưu tầm. Lý do chính phải chăng là khói lửa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khiến cho những lễ hội cổ truyền không được mở nên việc sưu tầm, nghiên cứu cũng không được phát triển. Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, việc sưu tầm, nghiên cứu lễ hội ở hai miền diễn ra khác nhau. Ở miền Nam, có thể kể đến các bài viết của tác giả như Bửu Kế với bài : Lễ xuân hay đám rước thần nông (Bách Khoa, 1961), Những lễ tết đầu năm (Bách khoa, 1961), Lê Văn Hảo viết về cổ tục của người Việt thông qua Hội mùa (Đại học, 1964). Bên cạnh các tác giả cụ thể, Nguyễn Toại viết bài nghiên cứu đáng chú ý về lễ hội cổ truyền đăng trên Nghiên cứu Việt Nam: Nhớ lại hội hè đình đám. Tác giả không dừng lại ở lễ hội nào cụ thể mà trình bày những nét khái quát về lễ hội cổ truyền. Tác giả đi từ việc thờ phụng phúc thần và thành hoàng ở các làng quê đến việc tìm hiểu về nghi thức cúng tế, trò diễn, trò rước của các lễ hội ở làng quê. Trong số các tác giả ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975 sưu tầm về lễ hội cổ truyền, có hai tác giả đáng lưu ý là Nguyễn Đăng Thục và Toan Ánh. Với Nguyễn Đăng Thục, ông không chuyên sâu nghiên cứu về lễ hội cổ truyền mà ông xem lễ hội cổ truyền là một phương tiện để tìm hiểu tư tưởng Việt Nam. Ông dẫn những ý kiến xác đáng của L. Cadière về tôn giáo tín ngưỡng của người Việt để phân tích các tín ngưỡng gắn liền với lễ hội. Trái lại, Toan Ánh coi lễ hội cổ truyền chính là mục đích tiếp cận, đối tượng miêu tả và nghiên cứu của ông. Năm 1960, trên Văn đàn tuần san, ông đã viết về hội hè và phong tục mùa thu. Năm 1969, quyển thượng cuốn Nếp cũ hội hè đình đám ra mắt bạn đọc, năm 1969, quyển hạ ra mắt. Ngoài những phần khảo cứu, ông tập trung miêu thuật các lễ hội cổ truyền trên mọi miền đất nước. Bởi vậy, có thể nói Toan Ánh là người có đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu lễ hội cổ truyền ở Việt Nam. Ở miền Bắc, từ sau năm 1954, việc sưu tầm và nghiên cứu lễ hội cổ truyền có thể chia ra làm hai giai đoạn: trước và sau năm 1975. Trước năm 1975, việc nghiên cứu lễ hội cổ truyền chưa được giới nghiên cứu quan tâm. Một phần do chính sự phát triển của đối tượng nghiên cứu, 6
  9. mặt khác do nhiều tác động của chiến tranh nên sinh hoạt lễ hội cổ truyền tạm thời lắng xuống. Sau năm 1975, việc nghiên cứu, sưu tầm như có một bước phát triển mới. Năm 1978, nhóm tác giả Đặng Văn Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý công bố cuốn Quan họ, nguồn gốc và quá trình phát triển. Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề của lễ hội, chủ yếu là những lễ hội liên quan đến quan họ như hội Lim, hội Ó, hội Nhồi và các lối hát quan họ như hát trùm đầu, hát hiếu, hát kế chạ, khía cạnh tác giả quan tâm là việc nghiên cứu nguồn gốc và quá trình phát triển của dân ca quan họ mà các lễ hội chỉ là phương tiện để tác giả chứng minh cho lễ hội của mình. Trong những năm trước năm 1980, ngoài những tác giả kể trên còn có một số tác giả khác viết về lễ hội cổ truyền như Nguyễn Huy Hồng viết về hội chùa Keo (1977), Nguyễn Quốc Lộc viết về hội Hiền (1977), Dương Văn Thâm viết về trò Trám (1974), Nguyễn Khắc Xương viết về một số diễn xướng hội làng vùng chân núi Hùng (1976) Trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về lễ hội truyền thống của Việt Nam. Năm 1990, văn phòng ban Nếp sống mới trung ương xuất bản cuốn Hội hè Việt Nam. Ngoài lời mở đầu, du lịch và hội hè Việt Nam, tập sách đã miêu thuật 18 lễ hội cổ truyền, trong đó có 16 lễ hội phía bắc và 2 lễ hội phía nam. Tuy nhiên, tư liệu này không có gì mới mẻ so với các tư liệu trước đã nghiên cứu. Năm 1991, Sở Khoa học công nghệ và môi trường Hà Nội cho thực hiện đề tài Khai thác những yếu tố tích cực, hạn chế các yếu tố tiêu cực của lễ hội dân gian truyền thống, định hướng một mô hình lễ hội hiện đại ứng dụng thể nghiệm vào tình hình lễ hội hiện đại ứng dụng thể nghiệm vào tình hình lễ hội hiện nay đang được phục hồi nhanh chóng tại Hà Nội”. Năm 1997, Tác giả Đỗ Văn Rỡ công bố cuốn sách Nghi thức lễ hội truyền thống Việt Nam. Cuốn sách bàn về cội nguồn và lễ bái, nghi thức tế lễ, hát cúng và nghi lễ hát cúng, được viết theo kiểu biên khảo, nên có tác dụng ít nhiều cho ai muốn tìm hiểu nghi thức lễ hội truyền thống Việt Nam. Năm 2003, tác giả Nguyễn Quang Lê xuất bản công trình Văn hóa ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam. Cuốn sách đã tái hiện văn hóa ẩm thực trong lễ hội trong phong tục lễ hội truyền thống xưa và nay, cỗ lễ vật dâng cúng tổ tiên và thần linh trong lễ hội dân gian truyền thống. Vũ Ngọc Khánh, Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, (2004), NXB Văn hóa - Thông tin. Trong cuốn sách này tác giả cho rằng lễ hội không phải là một hiện tượng văn hóa bất biến mà nó có sự thay đổi qua thời gian. Sự biến đổi và tiếp tục của các lễ hội chính là sự hài 7
  10. hòa của nó đối với không gian, thời gian nhất định. Thừa nhận sự trường tồn của lễ hội cổ truyền, các nhà nghiên cứu không quan niệm lễ hội là sự luyến tiếc quá khứ, để lưu giữ, huyền thoại và cô lập con người. Lễ hội cũng không phải tồn tại để con người quay ra tìm sự huyền bí với những cảm giác bồng bềnh, ngây ngất nhằm mục đích thoát ly cuộc sống. Năm 2004, các tác giả Nguyễn Thu Linh và Phan Văn Tú thực hiện đề tài khoa học cấp Bộ Quản lý lễ hội cổ truyền: thực trạng và giải pháp. Đề tài đã đánh giá tương đối đầy đủ về thực trạng lễ hội truyền thống Việt Nam và đưa ra một số giải pháp để phát triển và nâng cao giá trị của lễ hội. Giáo dục các thế hệ biết và hiểu về lịch sử - văn hóa dân tộc địa phương mình qua các trải nghiệm hội hè, trò chơi, trò diễn dân gian có giá trị tìm lại môi trường phục sinh và tôn tạo. Cùng quan tâm về quản lí lễ hội, tác giả Bùi Hoài Sơn công bố công trình Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt (NXB. Văn hóa Dân tộc, Hà Nội, 2009). Tác giả đã khái quát hệ thống văn bản của Nhà nước ta về quản lý lễ hội, đánh giá ưu, nhược điểm về công tác quản lý lễ hội, đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý lễ hội từ góc độ quản lý di sản văn hóa phi vật thể. Năm 2012, Phạm Trình và Tần Minh biên soạn cuốn Hành trình lễ hội Việt Nam, trong đó các tác giả đã trình bày lễ hội theo các vùng văn hóa với tất cả 373 lễ hội, trong đó có 239 lễ hội của người Việt. Tóm lại, sưu tầm và nghiên cứu lễ hội cổ truyền đã trải qua một quá trình dài, nhiều thành tựu đã đạt được, nhiều cột mốc đã được cắm trên con đường ấy với những công trình sáng giá. Tuy nhiên, có thể thấy lễ hội là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên bình diện chung về lí luận, mô tả quá trình chuẩn bị, diễn biến của từng lễ hội, tìm hiểu và làm rõ các giá trị đa dạng của loại hình này trong nhiều công trình đã được công bố. Những vấn đề về quản lí lễ hội cũng đã được một số tác giả quan tâm để chỉ ra thực trạng chung trong công tác quản lí, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước, góp phần bảo tồn giá trị của lễ hội trong bối cảnh hiện nay. Đây là những công trình rất có giá trị được tác giả tiếp thu, kế thừa trong quá trình làm khóa luận của mình. - Những công trình nghiên cứu về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn Về cơ bản, các công trình nghiên cứu về lễ hội chọi trâu và ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần người dân quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng tính đến nay chưa có nhiều. Nhìn chung, các công trình này có nhắc đến lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn nhưng 8
  11. vẫn chỉ dừng lại là những nét chấm phá lí luận. Nghiên cứu về đề tài này, cần nhắc tới cuốn “Đồ Sơn - lịch sử và Lễ hội chọi trâu” của tác giả Đinh Phú Ngà - 2003”. Trong sách, nhà nghiên cứu đã khái quát lại toàn bộ về mảnh đất Đồ Sơn, vùng đất giàu truyền thống và phong phú tiềm năng, sự hình thành khu dân cư, tính cách và phong tục tập quán; những tín ngưỡng và di tích lịch sử. Đặc biệt, tác giả đã làm nổi bật về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn với các truyền thuyết cũng như những thăng trầm về lễ hội từ xưa đến nay. Tác giả Ngô Đức Thịnh trong cuốn sách: “Tín ngưỡng lễ hội cổ truyền Việt Nam” cũng nhắc đến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn( Cụ thể từ trang 366 - 375). Những khái quát nhất về lễ hội từ công đoạn chuẩn bị đến khi diễn ra lễ hội đã được tác giả lột tả vô cùng phong phú và sinh động. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng được một số tác giả chọn làm đề tài cho các công trình nghiên cứu cũng như luận văn của mình. Tác giả Nguyễn Văn Long với nghiên cứu Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức và quản lý lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn - Hải Phòng đã trình bày những đặc điểm về lễ hội Việt Nam nói chung và lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nói riêng qua đó nêu lên thực trạng về tổ chức và quản lí lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng. Tác giả Nguyễn Vũ Long cũng nghiên cứu về lễ hội chọi trâu với đề tài Khảo sát, nghiên cứu Lễ hội Chọi trâu quận Đồ Sơn – Thành phố Hải Phòng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ du khách”. Qua nghiên cứu, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp của vùng đất biển Đồ Sơn và lễ hội chọi trâu. Đồng thời, tác giả đã đề xuất các giải pháp để phát triển ngành du lịch thông qua lễ hội chọi trâu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ bàn về một số vấn đề về vị trí địa lí, nguồn gốc cũng như trình bày khái quát về lễ hội chọi trâu. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về lễ hội chọi trâu để từ đó nhận diện sự thay đổi trong lễ hội truyền thống của người dân Hải Phòng nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Vì vậy, kế thừa, tiếp thu từ những nhà nghiên cứu đi trước, từ chính thực tiễn sinh ra, lớn lên tại Hải Phòng , tác giả lựa chọn đề tài: “Nhận diện lễ hội truyền thống thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Thành phố Hải Phòng” làm khóa luận tốt nghiệp. 9
  12. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về lễ hội, lễ hội truyền thống, và thực tiễn lễ hội chọi trâu ở quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng, đề tài làm rõ những đặc trưng và giá trị của lễ hội, lễ hội truyền thống, lễ hội chọi trâu để từ đó nhận diện các giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu nói riêng và lễ hội truyền thống nói chung. Từ đó đề xuất giải pháp góp phần hạn chế những vấn đề còn tồn tại và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội chọi trâu cũng như lễ hội truyền thống Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết được mục đích trên đề tài thực hiện những nhiệm vụ sau: Phân tích khái niệm, nguồn gốc, bản chất của lễ hội Tìm hiểu đặc trưng lễ hội truyền thống Việt Nam Tìm hiểu quá trình ra đời hình thành lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phòng Lễ hội chọi trâu thể hiện những giá trị lễ hội văn hóa truyền thống Phân tích thực trạng của lễ hội chọi trâu để từ đó nhận diện được sự biến đổi của lễ hội truyền thống hiện nay Đề xuất một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy lễ hội chọi trâu nói riêng và lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Nhận diện lễ hội truyền thống Việt Nam thông qua lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phòng 4.2. Phạm vi nghiên cứu Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- thành phố Hải Phòng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tổng hợp tài liệu: nhằm đánh giá các công trình nghiên cứu về lễ hội, các báo cáo về di tích cũng như lễ hội truyền thống Hải Phòng nói chung và lễ hội chọi trâu nói riêng. 10
  13. - Phương pháp điền dã, phỏng vấn sâu, dân tộc học sử dụng nhằm thu thập tư liệu. Tác giả luận văn quan sát, tham dự việc tổ chức lễ hội để có được sự đánh giá trực tiếp về công tác tổ chức và hoạt động quản lý lễ hội. - Phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng để làm rõ điểm tương đồng và khác biệt, chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế trong quá trình tổ chức lễ hội với một số lễ hội khác. - Tìm hiểu và phân tích dưới góc nhìn đa chiều. 6. Những đóng góp của đề tài - Trình bày, bổ sung tư liệu về lễ hội truyền thống, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn- Hải Phòng - Đề tài góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian của vùng đất Hải Phòng qua đó có thể làm tư liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học khi nghiên cứu về lễ hội truyền thống cũng như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận gồm 3 chương, 6 tiết Chương 1. Giới thiệu chung về lễ hội truyền thống của người Việt. Chương 2. Lễ hội chọi trâu ở quận Đồ Sơn- thành phố Hải Phòng. Chương 3. Nhận diện lễ hội truyền thống thông qua thực trạng lễ hội chọi trâu Đồ Sơn hiện nay. 11
  14. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI VIỆT 1.1. Khái niệm lễ hội, lễ hội truyền thống và chức năng lễ hội truyền thống của ngƣời Việt 1.1.1. Khái niệm và mối quan hê giữa “Lễ” và “Hội” Việt nam có rất nhiều lễ hội, thể hiện sự phong phú và đa dạng trong văn hóa. Tuy nhiên có thể phân chia thành 2 loại: lễ hội truyền thống và lễ hội đương đại. Lễ hội truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân. Lễ hội truyền thống luôn gắn với các địa danh, di tích lịch sử - văn hóa, với các nhân vật như: Thành hoàng làng; tổ làng nghề; những bậc anh hùng có công dựng nước và giữ nước, danh nhân và gắn với tín ngưỡng dân gian Khi hướng tâm linh về lễ hội truyền thống, con người sẽ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi được hưởng thụ, trao truyền các giá trị văn hóa. Những vất vả của cuộc sống thường nhật dường như tan biến, thay vào đó là sự vui mừng và cảm giác bình an. Bên cạnh lễ hội truyền thống, sự ra đời của lễ hội đương đại là nhu cầu tất yếu khách quan. Đà sự cần thiết của một đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập và phát triển, là sự sáng tạo nhằm đáp ứng các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước, con người, tiềm năng, thế mạnh của địa phương với bạn bè quốc tế. Lễ hội đương đại cũng góp phần làm giàu thêm kho tàng đồ sộ trên dưới 8.000 lễ hội các loại hàng năm của cả nước. Một số lễ hội đương đại đã từng bước tạo dựng được thương hiệu, mang bản sắc riêng của mình và có khả năng phát triển bền vững như Lễ hội làng Sen, Festival Huế, Festival Pháo hoa Đà Nẵng Xuất phát từ nhu cầu thực hành tín ngưỡng, nhu cầu hành hương, chiêm bái hay đơn giản chỉ là tham quan, tham dự các lễ hội hiện đại ngày càng trở nên sôi nổi trong dân chúng. Nhu cầu đó cộng hưởng với việc lễ hội truyền thống được phục khắp các vùng miền đã tạo nên một thực tế không thể phủ nhận về vai trò của lễ hội trong bức tranh văn hóa hiện nay. Thời gian gần đây, khắp các làng quê đang tìm lại trong vốn văn hóa truyền thống của mình những yếu tố liên quan đến lễ hội để phục dựng, để trình diễn nét đặc sắc của văn hóa vùng miền. Nơi nào lễ hội chưa bị đứt đoạn, mai một thì sẽ 12
  15. được chú trọng phục dựng. Thậm chí, lễ hội truyền thống của địa phương đã gần như biến mất, người dân vẫn cố gắng phục dựng từ các nguồn tư liệu cổ, từ trí nhớ của những người lớn tuổi. Vì vậy, lễ hội truyền thống và lễ hội đương đại đã có mối liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, trong giới hạn phạm vi của khóa luận, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu lễ hội truyền thống của Việt Nam. Vì vậy vậy, lễ hội truyền thống và lễ hội đương đại có mối liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi khóa luận, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu lễ hội truyền thống của Việt Nam. *Khái niệm “Lễ” Theo từ điển tiếng Việt, lễ là “những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó”[13,540]. Trong thực tế, lễ có nhiều ý nghĩa và lịch sử hình thành khá phức tạp. Chữ “lễ” được hình thành và biết tới từ thời Chu (Thế kỉ VII trước công nguyên). Lúc đầu, chữ lễ được hiểu là các lễ vật của các gia đình quý tộc của nhà Chu cúng tế thần tổ tông, gọi là tế lễ, sau đó được chia theo thứ bậc của nhân (thị tộc Chu), còn các thứ nhân (không phải thị tộc Chu) và dân (nô lệ) không được chia phần như thế. Dần dần, chữ lễ được mở rộng nghĩa là “hình thức phép tắc để phân biệt trên dưới, hèn sang, thứ bậc lớn nhỏ, thân sơ trong xã hội khi đã phân hóa thành đẳng cấp”[38,127]. Khi xã hội này càng phát triển thì ý nghĩa của lễ càng được mở rộng như: lễ thành hoàng, lễ gia tiên, lễ khao vọng, lễ cưới, lễ cầu an, lễ cầu mưa, cầu tạnh, mang ý nghĩa bao quát hình thức ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội. Trong lễ hội, lễ là linh hồn, cốt lõi và là phần quan trọng nhất, được mọi người chú trọng đầu tư cả về thời gian, công sức, tiền bạc. Các nghi thức của phần lễ thường gồm các động tác, các bài văn tế và các lễ vật để cúng. Phần lễ có rất nhiều loại hình khác nhau tùy vào nội dung lễ hội thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng, kỷ niệm sự kiện lịch sử hay tưởng niệm danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc v.v Những người tham gia phần lễ phải là người có uy tín, vai vế, vị trí nhất định. Thực hiện các nghi thức tế lễ có chủ tế thường là bậc cao niên (già làng, trưởng bản ) có uy danh, tài đức; có người xướng lễ (dẫn nội dung); đội hành lễ gồm các nam thanh, nữ tú được tuyển lựa và một vài người phụ lễ. Tất cả những người tham gia nghi lễ đều mặc lễ phục với kiểu dáng, màu sắc, hoạ tiết hoa văn khác nhau. Yếu tố nghi lễ 13
  16. trong lễ hội là rất quan trọng, nó tạo nên giá trị tâm linh thiêng liêng, tính thẩm mỹ, hình thành một tâm thức chung cho cộng đồng tham dự lễ hội, tạo nên môi trường mà ở đó con người có được sự cảm thông với nhau, tạo ra sinh khí mới. Lễ thường bao gồm một hệ thống liên kết, có trật tự và hội trợ cho nhau: - Lễ rước nước: Trước khi vào đám một ngày, làng cử hành lấy nước từ giữa sông, giữa giếng nước về đình (về đền). Nước thường đựng vào chóe sứ hay bình sứ đã lau chùi sach sẽ. Người ta múc nước từ gáo đồng, lúc đổ nước phải qua miếng vải đỏ ở miệng bình, miệng chóe. Sau đó, bình nước đưa lên kiệu rước về nơi thần linh an ngự. - Lễ mộc dục: Ngay sau lẽ rước nước làng cử hành lễ mộc dục (tức là lễ tắm rửa tượng thần). Công việc này thường giao cho một số người có tín nhiệm. Họ thắp hương, dâng lễ rồi tiến hành công việc một cách thận trọng. Tượng thần được tắm 2 lần nước (lần thứ nhất được tắm bằng nước làng vừa rước về, lần tiếp theo bằng nước ngũ vị đã chuẩn bị trước). - Tế gia quan: Là lễ khoác áo, mũ cho tượng thần, bài vị. Cũng có thể là áo mũ đại trào được triều đình ban theo chức tước, phẩm hàm lúc đương thời hoặc là áo mũ hàng mã đặt làm (theo sắc phong) thờ ở nơi thần an ngự. - Đám rước: Đón thần vị từ nơi ngài ngự (đền, miếu, nghè ) về đình (gọi là phụng nghênh hồi đình) được tổ chức để ngài xem hội, dự hưởng lễ vật được dâng từ tấm lòng thành kính của toàn thể dân làng. - Đại tế: Là nghi thức lễ trang trọng nhất khi bài vị vừa rước ra đình. Tại lễ này, làng thường mổ trâu, mổ bò làm lễ vật dâng cúng thần linh. - Lễ túc trực: Là lễ trông nom, canh giữ bài vị hoặc tượng thần lúc rước từ đền, miếu, ra đình, chùa tùy theo thời gian mở hội dài hay ngắn mà tượng thần sẽ ngự tại đình lâu hay mau. - Lễ hèm: Ở những hội làng có thần tích không bình thường thì trong hội có thêm tục hèm. Hèm là một hành động nghi lễ nhằm diễn lại một quãng đời “đặc biệt” của thần lúc sinh thời (hoặc một chi tiết hành động mang tính cá biệt rất tiêu biểu) Như vậy, lễ là cách ứng xử của con người trước tự nhiên đầy bí hiểm và thách đố. Các nghi thức của lễ toát lên sự cầu mong phù hộ, đồ trì của các thần và 14
  17. giúp người tìm ra những giải pháp tâm lí mặc dù phảng phất chất linh thiêng huyền bí. Có thể nói, lễ là phần đạo, tâm linh của cộng đồng, nhằm đáp ứng nhu cầu của tín ngưỡng và đảm bảo nề nếp, trật tự cho hội được hoàn thiện hơn. * Khái niệm “Hội” Theo Từ điển Tiếng Việt “Hội là cuộc vui chung cho đông đảo người tham dự theo phong tục hoặc dịp đặc biệt”[24,12]. Hội phải được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó liên quan đến bản làng, cộng đồng dân tộc, đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng, mang tính cộng đồng cả tư cách tổ chức lẫn mục đích của nó. Đến với hội mọi người sẽ được giải toả thăng bằng trở lại. Vậy “Hội” là sinh hoạt văn hoá tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng dòng họ, từng gia đình. Sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của những mùa màng mà bao đời nay đã quy tụ vào niềm mơ ước chung với bốn chữ “Nhân - Khang - Vật - Thịnh”. Hội là đám vui đông người, gồm hai đặc điểm cơ bản là đông người tập trung trong một địa điểm và vui chơi với nhau. Nhưng, nếu chỉ có vậy nhiều khi chưa thể thành hội. Muốn được gọi là hội theo nghĩa dân tộc học phải gồm các yếu tố: - Được tổ chức nhân dịp một sự kiện quan trọng nào đó và liên quan đến cộng đồng như làng, bản - Nhằm đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của cộng đồng, mang tính cộng động cả tư cách tổ chức lẫn mục đích của nó. Có khi tính cộng đồng đó được mở rộng đến các làng, bản khác Nếu lễ là phần hội thì đạo là phần đời, là khát vọng của mọi thành viên trong cộng đồng để vươn tới những điều tốt đẹp. Những khát vọng đó thường được khái quát hóa, lý tưởng hóa hay nhân cách hóa bởi những nghi thức hay những hoạt động cụ thể và rất đời thường. Chính vì vậy, phần hội thường kéo dài hơn phần lễ rất nhiều và được diễn ra sôi động, vui vẻ, mọi người đều “vào hội” để quên đi nỗi vất vả, nhọc nhằn, sự bất công và hướng tới những niềm vui và điều tốt đẹp trong cuộc sống. 15
  18. Tóm lại, “hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào dịp kỉ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỉ của công chúng tham dự lễ hội”[38,132]. *Mối quan hệ giữa lễ và hội Các nhà nghiên cứu thường chia lễ hội thành hai phần: phần lễ và phần hội. Song sự phân chia đó chỉ là tương đối. Trên thực tế giữa “lễ” và “hội” luôn hoà quyện, đan xen với nhau. “Hội” là từ chỉ thành phần ngoài “lễ” (hay “hội” có thể coi là hình thức của lễ) ở các dịp kỷ niệm mang tính cộng đồng từ quy mô làng, bản trở lên. Nếu chỉ có Hội mà không có Lễ thì mất đi tính thiêng, sự trang trọng. Ngược lại chỉ có Lễ mà không có Hội thì không. Chính vì vậy, từ xa xưa nhân dân đã sáng tạo ra “lễ hội” như cuộc sống thứ hai của mình, đó là cuộc sống với hội hè, đình đám sống động màu sắc dân gian - phần cuộc sống hướng con người tới những ước mơ, khát vọng tốt đẹp. Nếu như lễ là một hệ thống tĩnh có tính quy phạm nghiêm ngặt được cử hành tại chốn Đình trung thì trái lại, hội là một sinh hoạt dân dã phóng khoáng diễn ra trên bãi sân để dân làng cùng bình đẳng vui chơi và chủ động tham gia với hàng loạt trò, tục hấp dẫn. Hội là một hệ thống trò chơi, trò diễn phong phú và đa dạng, có thể kể đến các loại trò sau đây: trò chơi thượng võ, trò chơi thi tài, nghề nghiệp, trò chơi giải trí, trò chơi chiến đấu, trò chơi phong tục. So với lễ, hội là một yếu tố mở người để con người có thể chuyển dịch hoặc thêm bớt các trò chơi do điều kiện vật chất, thời tiết, nhân lực mà vẫn không ảnh hưởng đến tổng thể (trừ những trò chơi nghi lễ, phong tục). Quan hệ giữa lễ và hội có lúc tưởng chừng như tách rời nhau đến dễ thấy có lúc tách rời nhau đến dễ thấy: Một bên là thiêng, một bên là tục; mỗi bên dường như có vai trò riêng. Song nhiều trường hợp thì lại không đơn giản như vậy. Trong quá trình vận động, hai yếu tố lễ và hội đã thâm nhập vào nhau một cách chặt chẽ, thiết tưởng rằng gọi là lễ cũng đúng mà gọi là hội cũng không sai. Quan hệ giữa lễ và hội rất chặt chẽ, có lúc không thể tách bóc, ngay trong lễ đã có hội và ngay trong hội đã có lễ. Lễ và hội là hai yếu tố chính tạo lên hội làng. Sự đậm, nhạt giữa chúng là tùy thuộc vào đặc điểm từng nơi và tính chất từng loại hội. Nếu như trật tự là nội dung, hình thức, yêu cầu của lễ, thì tính tự do, phóng khoáng lại là đặc trưng của hội. Hội khác lễ chính là ở điều đó. Đến với hội, con người được phép hỗn độn, cuồng nhiệt, vui chơi hết mình. Hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động 16
  19. giải trí công cộng, diễn ra tại một địa điểm nhất định vào cuộc lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm diễn đạt sự phấn khích, hoan hỷ của công chúng dự lễ. Qua đó, muốn nhằm đạt tới những khát vọng mà đời thường không có điều kiện và cơ hội hay không được phép thực hiện để vươn tới cái Chân – Thiện – Mỹ. *Khái niệm “Lễ hội” Lễ hội là một hiện tượng lịch sử- xã hội được hình thành từ lâu đời, mang trong mình những giá trị độc đáo mang bản sắc cộng đồng, tổ chức theo nghi thức trọng thể nhất định nhằm tôn vinh các vị thần linh, nhân thần có công trong một địa phương trong việc chống giặc ngoại xâm hay mở mang xây dựng vùng đất. Đồng thời lễ hội cũng là dịp để con người giao tiếp, cố kết cộng đồng thông qua những hoạt động vui chơi giải trí mang ý nghĩa biểu tượng. Có rất nhiều quan niệm về lễ hội, tuy nhiên đứng dưới góc độ Chủ nghĩa xã hội Khoa học, tác giả có thể khái quát một số nét chính về lễ hội như sau: Thứ nhất, lễ hội là tổ hợp các yếu tố và hoạt động văn hóa đặc trưng của cộng đồng, xoay quanh một trục ý nghĩa nào đó, nhằm tôn vinh và quảng bá cho những giá trị nhất định. Thứ hai, lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một đại bản cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện, một nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để biểu hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên- thần thánh và con người trong xã hội. Thứ ba, lễ hội là cuộc sống được tái hiện lại dưới hình thức một trò diễn được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, của tư tưởng và của các biểu tượng, vượt lên trên thế giới hiện thực. Thứ tư, lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và vai trò diễn. Đó là cuộc sống lao động của cộng đồng cư dân, khi nó được liên kết, quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng vươn lên trên thế giới. Như vậy, “lễ hội là một sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng, là hệ thống những hành vi nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người và thần linh, phản ánh những ước mơ của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện” [30,12]. *Khái niệm “Lễ hội truyền thống” Lễ hội truyền thống được hình thành từ phong tục tập quán, tín ngưỡng và nhu cầu đời sống tâm linh, vui chơi giải trí của nhân dân và xuất phát từ phong tục 17
  20. tập quán, tín ngưỡng và đời sống tâm linh, vui chơi giải trí của nhân dân và xuất phát từ quy định thể chế của chính trị đương thời. Lễ hội truyền thống là các lễ hội như hội đình, hội đền, hội chùa, là sinh hoạt cộng đồng về văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo được hình thành trong lịch sử thời xa xưa, được truyền lại trong cộng đồng nông nghiệp với tư cách một phong tục. Dù sử dụng định nghĩa nào thì một lễ hội truyền thống cũng phải đảm bảo các yếu tố: là một hình thức sinh hoạt văn hóa, có tính chất thiêng liêng, tính cộng đồng, khuôn mẫu và diễn ra theo chu kì. Đặc trưng cơ bản của lễ hội truyền thống là gắn với đời sống tâm linh tôn giáo tín ngưỡng, sự kiện và nhân vật lịch sử, mang tính thiêng liêng, ngôn ngữ của lễ hội là ngôn ngữ biểu tượng, là hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm sinh hoạt nghi lễ, nghi thức, phong tục tập quán. Lễ hội truyền thống, bản thân nó đã là một giá trị văn hóa lớn trong đời sống truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, phân tích sâu hơn nữa, người ta đã tìm ra những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội truyền thống, một hiện tượng văn hóa mang tính trội mà tiêu biểu nhất chính là tính cộng đồng. Như vậy, “lễ hội truyền thống là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và thời gian liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, trình diễn cùng các hình thức khác”[18,23] 1.1.2. Chức năng của lễ hội a. Biểu hiện giá trị xã hội của một cộng đồng Đây là chức năng đặc thù và là chức năng cơ bản nhất của lễ hội. Bởi vì, thông qua lễ hội, lịch sử của cộng đồng được tái xác định với hệ thống biểu tượng của nó và làm sống lại những sức mạnh có từ thuở cội nguồn của cộng đồng. Lễ hội bao giờ cũng gắn liền với một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào đó. Sự kiện đó lại gắn liền với một nhân vật cụ thể. Đó chính là đại diện cho các giá trị mà cộng đồng đã đúc rút trong thời kì lịch sử nhất định. Vì vậy, “khi lễ hội biểu hiện giá trị nhân vật được cử lễ thì đấy cũng chính là giá trị của cộng đồng” [38,133]. Có thể nói, giá trị cộng đồng còn thì tên tuổi, giá trị của các nhân vật đó còn. Ví dụ: Thánh Gióng, mặc dù chỉ là một biểu tượng huyền thoại, nhưng sự nghiệp đánh giặc của Thánh Gióng là sự nghiệp của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mở hội Gióng không phải chỉ để nhớ ơn công lao đánh giặc của Thánh Gióng mà để khơi gợi lại niềm tự hào 18
  21. của cả dân tộc đã từng có một thời kỳ anh dũng chống giặc ngoại xâm. Hơn nữa, mở hội gióng là để đề cao khát vọng, ước mong có một sức mạnh phi thường để chống lại kẻ thù. Đó chính là sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân, cuộc chiến tranh chính nghĩa. Bên cạnh các vị anh hùng, các lễ hội còn ghi nhớ công lao xây dựng bản làng, đất nước của các vị anh hùng văn hóa. Để có được đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, gần 4000 năm về trước tổ tiên ta đã phải chinh phục vùng đất này. Cuộc chinh phục đó của nhân dân ta đac được điển hình hóa bằng truyền thuyết nửa thực, nửa huyền thoại về Sơn Tinh đánh thắng Thủy Tinh. Cho đến nay, các lễ hội thờ cúng Tản Viên- Sơn Tinh thực chất là tôn thờ sức mạnh, tài trí của nhân dân ta mà Sơn Tinh chính là hiện tượng hội tụ phẩm chất đó. Nó chính là giá trị xã hội của cả cộng đồng. Sơn Tinh là đại diện cho cả quốc gia, dân tộc, còn đối với từng làng cũng có giá trị văn hóa- kinh tế nhất định. Tầng lớp Thành Hoàng ở các làng tuy thân phận có thể khác nhau nhưng họ có chung một chức năng là bảo vệ, che chở và phù hộ cho dân làng an khang, thịnh vượng. Ngoài ra, lễ hội còn cử lễ thờ phụng cả các vị tổ sư ngành nghề, những người đã mang lại cho dân làng một nghề nào đó để bổ sung vào nên kinh tế của họ. Ví dụ làng Vân Sa dệt lụa ở huyện Ba Vì, Hà Nội thờ công chúa Hoàng Phủ Thiếu Hoa (Con gái vua Hùng) Công chúa là người đã có công dạy dân làng dệt lụa nên được thờ trong lễ hội của làng từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Hội Phương Thành (Nam Ninh- Hà Nam) cũng thờ ông tổ nghề dệt, hay hội Vó (Gia Lương- Bắc Ninh) thờ sư nghề đồng Nguyễn Công Nghê Các tổ sư này không những chỉ mang đến cho dân làng một nghề nào đó mà còn đem lại các sinh hoạt văn hóa liên quan đến ngành nghề đó. Giá trị xã hội của một cộng đồng còn thể hiện ở các lễ hội liên quan đến các nhân vật phản diện, có khi mang tội với nhân dân. Nhưng qua các lễ hội đã thể hiện tấm lòng khoan dung, cao thượng và nhân đạo của nhân dân ta. Đó là lễ hội Gò Đống Đa (quận Đống Đa, Hà Nội) mở ngày 5 tháng Giêng thờ Sầm Nghi Đống (một tướng quân Thanh); Mã Viện trong đền Bạch Mai thần ở phố Hàng Buồm (Hà Nội) cùng với vị Thành Hoàng phường Hà Khẩu (Hà Nội). Có lẽ rằng, không nơi nào, dân tộc nào lại có tấm lòng bao dung, độ lượng như nhân dân ta, thờ cả kẻ thù khi chúng ta đã bị thất trận. 19
  22. Như vậy, “đằng sau cái huyền bí, linh thiêng vốn bao phủ mọi lễ hội trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, người ta thấy lễ hội có tính cứu cánh trần tục của nó” [2,132]. Nhưng cái toàn vẹn đó chỉ trở thành hoàn vẹn hiện thự khi những nghi thức ăn uống, hát hò, vui chơi của cộng đồng trong lễ hội được thực hiện. Khi đó, những khó khăn, vất vả của đời thường mới lấy lại được thăng bằng, bình thường để tạo ra chu kì lặp lại hàng năm của lễ hội. Trên cơ sở tôn thờ các vị anh hùng lịch sử và văn hóa đó, lễ hội mang ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước và lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc, của làng xã cho các thế hệ con cháu b. Chức năng cố kết cộng đồng Như phần định nghĩa đã trình bày, lễ hội bao giờ cũng là một sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng và những trò diễn vui chơi, giải trí mang tính tập thể cao độ, được đông đảo quần chúng tham gia. Điều đó đã quy định tính cộng đồng của lễ hội. Tính cộng đồng được thể hiện ngay ở việc thờ cúng chung của cả làng đối với vị thành hoàng nào đó. Đối với tất cả mọi thành viên trong làng ai cũng có ý thức tham gia hội làng để cùng thờ cúng chư vị thần linh và cùng vui chơi giải trí, nên hội làng bao giờ cũng mang tính tập thể cao. Mỗi mùa lễ hội đến, toàn thể dân làng đều cùng nhau tổ chức các hoạt động của lễ hội theo một sự phân công nghiêm ngặt. Mối cộng cảm đó được thể hiện ở nhiều hoạt động khác nhau. Trong khói hương nghi ngút, trong tiếng nhạc réo rắt, trầm bổng của phường bát âm đã tạo ra một cõi linh thiêng tới sâu thẳm. Ai cũng có chung mối cộng cảm là được thoát tục để đến được gần thánh hơn và sẽ được thần thánh ban cho những điều tốt lành. Sau những cuộc tế lễ cộng cảm như thế, cả đám đông lại ào ào bước vào phần hội, vào các trò diễn. Đến đây, mọi người đều quên hết thân phận và hoàn cảnh điều kiện quộc sống riêng của mình. Mọi người hòa vào nhau, quyện lấy nhau cùng nhau vui chơi, giải trí, cùng nhau thưởng thức và trình diễn những trò mình có thể tham dự. Những giây linh thiêng quý hiếm, những khoảng thời gian dân chủ, bình đửang cho tất cả mọi người đã xích mọi người lại gần nhau hơn, thân thiết hơn. Ai ai cũng cảm thấy mình đã ngang bằng với người khác, được làm con người thực sự như mọi người xung quanh. Có thể nói, lễ hội đã xóa nhòa mọi ranh giới giữa con người với nhau, kể cả ranh giới phân biệt giữa nam và nữ, giữa già với trẻ, giữa giàu với nghèo vì thế trong đám hội chen (làng Ngà - Bắc Ninh), hội Rã La (Hoài Đức - Hà Tây), hội chơi 20
  23. Hang Thẳm Lé (Văn Chấn - Yên Bái), hội Lồng Tồng của các bản Tày, Nùng Việt Bắc đâu đâu cũng có chung một nguyên tắc: đã đến hội là bị cuốn vào hội, nhập vào hội một cách vô tư và vui chơi hết mình. Trong thực tế, khi đã đến với hội, dù hội lớn hay hội nhỏ ai ai cũng đều nhập hội như nhau, thoải mái như nhau. Cái phút giây dân chủ ấy đã ràng buộc con người lại với nhau, sự ràng buộc đó không chỉ trong phạm vi một làng mà có khi nhiều làng, liên làng. Mối cộng cảm ấy còn được thể hiện rõ hơn, cụ thể hơn trong bữa ăn chung trong lễ hội. Giữa sân đình linh thiêng, ngày thường đã mấy ai được ngồi vào đây mà ăn uống, nhưng ngày lễ hội, sự phân biệt đó đã tạm bị gạt đi để mọi người cùng tham dự. Ở các dân tộc miền núi không có đình, đền thì họ tổ chức bữa ăn chung ngay tại khu rừng cấm. Mọi người đều được tham dự, kể cả nam và nữ, già trẻ, bữa ăn chung đó khiến người ta nhớ lại một thuở xa xưa, khi con người còn sống trong các thị tộc bộ lạc, mọi người vẫn được ăn chung như thế. Khi xã hội loài người đã phát triển, chuyện đó chỉ còn xảy ra trong lễ hội. Tuy mỗi năm chỉ một đôi lần được hưởng bữa ăn cộng cảm như thế, người ta vẫn cảm thấy hài lòng. Thực ra, những bữa ăn chung đó không còn là bữa ăn vật chất đơn thuần mà đó còn là bữa ăn tinh thần, bữa ăn của tình đoàn kết, của sự thống nhất ý chí và bữa ăn tình người. Có sống trong cảnh nông thôn cả năm lao động vất vả, nhiều khi vật lộn với đồng ruộng, nương rẫy mới thấm thía và thông cảm với người nông dân sự cần thiết của bữa cơm chung. Trong bữa ăn đó đã thấy mình được như mọi người, thấy mọi người như mình. Tóm lại, lễ hội là dịp để mọi người cộng cảm, gần gũi, thân mật và chia sẻ với nhau mọi tâm trạng mà ngày thường khó nói. Hơn nữa, qua các nghi thức tế lễ và các trò diễn vui vẻ đã ràng buộc mọi người lại với nhau, gắn bó tình cảm cộng đồng với nhau. Chính vì thế, những cách biệt xã hội, những mâu thuẫn căng thẳng hay những xích mích ngày thường nhiều lúc đã được xóa nhòa trong lễ hội. Có thể nói, tính cộng đồng trong lễ hội là sợi dây liên kết mọi người lại với nhau trong hành động thống nhất, cùng thờ cúng chung một vị thần linh và cùng vui chung những trò diễn tập thể. Những hoạt động đó có chức năng cố kết cộng đồng, làng hay liên làng. c. Chức năng giáo dục, hướng thiện 21
  24. Giá trị giáo dục là giá trị tiêu biểu nhất của văn hóa, xuất phát từ tính giá trị và đặc trưng tích lũy qua quá trình lịch sử của các hiện tượng văn hóa. Giá trị giáo dục có mối liên hệ mật thiết, là cơ sở để duy trì các giá trị khác. Nhờ đó mà các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như hướng về cội nguồn, tôn vinh nền nông nghiệp trồng lúa hay cố kết cộng đồng mới được bảo lưu, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia, không bị mai một và đứt quãng. Gắn với đặc trưng văn hóa của lễ hội cổ truyền , giá trị giáo dục còn được thể hiện rất rõ ở bình diện giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm đồng thời hướng con người tới giá trị nhân văn tốt đẹp. Có thể nói, với một dân tộc như Việt Nam, để có được độc lập, tự do và hạnh phúc, chúng ta đã phải đổi bằng mồ hôi, nước mắt và máu xương của lớp lớp thế hệ cha ông. Một đất nước mà ở đó con người thường xuyên phải mùa này chống lũ, mùa kia chống hạn, hầu như không có thế kỉ nào sống trọn vẹn trong hoà bình thì lòng yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất phải là hằng số giá trị căn bản nhất. Và những điều này phải trở thành những nội dung giáo dục để mọi thế hệ sau không được phép lãng quên. Hướng thiện là kết tinh của một trong ba giá trị Chân- Thiện- Mỹ mà bản thân từng người và cả nhân loại vẫn luôn theo đuổi trong cuộc sống. Đây là giá trị chung, có tính chất phổ quát mặc dù có thể giữa các quốc gia, khu vực có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, về chủng tộc, văn hóa, kinh tế, chính trị, tôn giáo Lòng hướng thiện vừa là đòi hỏi vừa là điều kiện tất yếu của cuộc sống con người. Văn hóa, tín ngưỡng luôn hướng thiện, luôn hướng về cộng đồng một cách vô tư, trong sáng. Tín ngưỡng không bao giờ đồng nghĩa với những tà tâm, ác ý. Lễ hội cổ truyền luôn định hướng những hành động hướng thiện, trừ ác, không có chỗ cho những động cơ thiếu trong sáng. Điều này xuất phát từ lí do hầu hết mọi người khi tham dự lễ hội chính là để thoả mãn nhu cầu của đời sống tâm linh. Theo Ngô Đức Thịnh, lễ hội mang lại “trạng thái “thăng hoa” từ đời sống trần tục, hiện hữu”[31,359]. Lễ hội với những hình thức cúng tế, dâng lễ vật, cầu nguyện thần linh chính là thể hiện cho sự thành tâm của người tham gia. Và như vậy, đến với lễ hội các thành viên như được “thanh lọc” tâm hồn để sống tốt đẹp hơn. Vì thế, khi tham gia vào lễ hội (bao gồm cả phần lễ và phần hội), dù ở bất kỳ vai trò nào (từ chủ tế cho tới người tham gia bình thường) thì người ta đều phải quán triệt tinh thần “chay tịnh”, tịnh tâm, tịnh trí, tịnh thân – tức là chuẩn bị và giữ mình cho lương thiện và trong sạch. 22
  25. 1.2. Đặc trƣng của lễ hội truyền thống Việt Nam 1.2.1. Lễ hội truyền thống Việt Nam phần lớn thể hiện đặc trưng của nền nông nghiệp trồng lúa nước Đây thực chất là một tổ hợp giá trị, có mối liên hệ mật thiết với giá trị hướng nguồn, bởi suy cho cùng đây chính là phương thức sinh tồn khởi thủy của cư dân Việt cổ từ xa xưa và ngày nay vẫn chiếm vai trò hàng đầu trong cơ cấu kinh tế của nước ta. Kết quả khảo cứu về khảo cổ học cho thấy cư dân của thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang là những người nông dân trồng lúa, ở đây có cả lúa cạn và lúa nước nhưng có thể lúa nước đã chiếm vai trò chủ đạo. Giữa tín ngưỡng và lễ hội nông nghiệp có mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm có tính chất căn bản, giải thích mối quan hệ giữa con người trong ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội ngay từ thời sơ khai, mông muội. Xuất phát từ lí do đó, nghiên cứu lễ hội nông nghiệp không thể tách rời với nghiên cứu tín ngưỡng nông nghiệp. Theo Ngô Đức Thịnh: “Với một khu vực địa lý nhiệt đới như nước ta, nghề trồng lúa nước có từ lâu đời thì tín ngưỡng nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tâm linh của người dân”[41,144]. Trong điều kiện xã hội nông nghiệp cổ truyền còn sơ khai, lạc hậu, phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như mưa, nắng thuận hòa hay lũ lụt, hạn hán, thiên tai, dịch bệnh con người cầu mong, trông chờ vào sự trợ giúp của thần linh, ma quỷ. Từ đó, các nghi lễ nông nghiệp xuất hiện. Đúng như quan niệm của X.A. Tôcarép: “Nguồn gốc này chính là sự bất lực của con người trồng trọt. Cây trồng không phải bao giờ cũng được mùa, mà mùa màng bị phụ thuộc vào những điều kiện mà con người viện đến sự phù trợ, giúp đỡ việc trồng cấy, từ đó các nghi lễ ma thuật ra đời”[33,423]. “Nguồn gốc này chính là sự bất lực của con người trồng trọt. Cây trồng không phải bao giờ cũng được mùa, mà mùa màng bị phụ thuộc vào những điều kiện mà con người viện đến sự phù trợ, giúp đỡ việc trồng cấy, từ đó các nghi lễ ma thuật ra đời”[33,425] Người Việt vốn là cư dân trồng lúa nước vùng nhiệt đới gió mùa, bởi vậy cho tới nay từ quan niệm, lối nghĩ, đến nếp sống của họ về cơ bản thể hiện những đặc trưng của người dân trồng lúa nước. Những quan niệm vũ trụ nguyên sơ của phương Đông cổ đại, cũng như của người Việt cổ là âm dương tương khắc, tương sinh đã bao trùm lên toàn bộ đời sống tinh thần của nông dân Việt. Trong tiềm thức, ngoài việc con người tác động tới tự nhiên thì quan hệ con người với con người còn 23
  26. tôn thờ thần núi, thần đất, thần lửa đều đồng nhất với âm và nhân hóa thành nữ tính- mẹ. Ở đây cái chiêm nghiệm cổ sơ đã kết chặt với thế giới tâm linh của con người. Cùng với sự nhận thức về thế giới và xã hội của con người, cũng như ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, quan niệm vũ trụ luận và tín ngưỡng cổ sơ trên người Việt cổ đã dần được hệ thống hóa và nâng tới mức cao hơn. Đó là quan niệm đồng nhất Mẫu – Mẹ với vũ trụ người Việt cổ quy tụ muôn vàn hiện tượng tự nhiên và xã hội. Từ Tứ pháp (mưa, mây, sấm, chớp) mang lại Nữ tính mẹ Âu Cơ sinh bọc trứng nở hàng trăm người con là cội nguồn của dân tộc Việt. Các dân tộc Việt Nam đều lấy việc trồng trọt làm nghề sống chính của mình. Một trong những yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp chính là thời tiết mà dân gian quen gọi là mùa vụ. Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian đã được tổ chức theo các mùa vụ đó. Quá trình sản xuất nông nghiệp lệ thuộc vào thiên nhiên là chính. Vì vậy, từ lúc gieo cắm cây mạ, gieo hạt giống xuống ruộng, nương, người nông dân chỉ còn biết trông chờ vào sự phù hộ của các lực lượng tự nhiên. Để tăng thêm niềm tin chio sự trông chờ đó, họ đã tìm mọi cách tác động, cầu xin vào lực lượng tự nhiên giúp đỡ. Từ đó các sinh hoạt lễ hội và các tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam đều bắt nguồn từ sự cầu mùa. Thời điểm tổ chức lễ hội của các dân tộc ở nước ta là tuân theo chu trình sản xuất “xuân- thu nhị kì” chủ yếu là nói đến mùa vụ của việc canh tác lúa nước. Đối với nhiều vùng, miền khác, nhất là các dân tộc ở miền núi thì các mùa vụ có sự chuyển dịch khác nhau, sớm muộn, nhiều, ít khác nhau. Ở Việt Nam cho đến nay còn tồn tại rất nhiều các lễ hội truyền thống phản ánh đời sống nông nghiệp vô cùng phong phú và đa dạng. Có thể nói, yếu tố “nền văn hóa lúa nước” đã trở thành một yếu tố hạt nhân quy định và tác động lên các yếu tố văn hóa khác của nền văn hóa bản địa (trong đó có sự hình thành hệ thống các lễ hội). Căn cứ vào các dữ liệu còn lưu lại thì lễ hội truyền thống của người Việt cổ thường được tổ chức theo chu trình mùa vụ của chu trình sản xuất nông nghiệp, cụ thể là chu kì trồng cấy lúa nước. Quá trình sản xuất nông nghiệp lệ thuộc vào thiên nhiên là chính. Người nông dân cấy trồng xong là trông cậy vào sự may rủi do thiên nhiên mang đến, năm được mùa, năm mất mùa là chuyện bình thường của thời tiết thuận hòa hay bất trắc. Trong thực tế, không ai chủ động được hoàn toàn quá trình sản xuất của mình. Do đó, lễ hội cổ xưa nhất thường được tổ chức vào mùa thu. Sở dĩ như vậy vì đây là thời gian lúc nông nhàn, khi mùa vụ vừa kết thúc thì 24
  27. người ta tổ chức lễ hội để tạ ơn Trời - Đất và các vị thần linh trông coi việc sản xuất nông nghiệp đã phù hộ cho con người. Hơn nữa, nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên vào mùa thu thường có sự biến đổi về khí hậu, về bão lũ nên người dân đã cầu xin thần linh phù hộ cho mưa gió thuận hòa, mùa màng bội thu. Dấu ấn về thời gian mở hội vào mùa thu còn được bảo lưu ở một số lễ hội truyền thống như: Lễ hội đền Kiếp Bạc (20/8 Âm lịch); Lễ hội đền Đồng Bằng (24/8 Âm lịch); Lễ hội đền Gốm (21/8 Âm lịch). 1.2.2. Lễ hội truyền thống thể hiện hệ thống các phong tục tập quán đa dạng Lễ hội là loại hình di sản văn hóa phi vật thể phản ánh rõ nét đời sống văn hóa tinh thần của người Việt. Cả nước hiện có hơn 8.000 lễ hội, trong đó hầu hết là lễ hội dân gian còn lưu giữ những phong tục, tập quán đặc trưng của các vùng, miền khác nhau. Có thể thấy, trong lễ hội cổ truyền tồn tại một hệ thống phong tục tập quán hết sức đa dạng và phong phú. Các phong tục tập quán này đã chịu sự tác động và phản ánh rõ nền văn minh lúa nước và có sức sống bền vững trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam. Một biểu hiện rõ rệt nhất của phong tục cổ xưa còn cho đến ngày nay là tục đánh trống( có thể là trống đồng) trong ngày hội. Hầu hết các lễ hội truyền thống hiện nay vẫn còn phong tục này. Trống thường được đánh lên trong các sự kiện trọng đại hoặc trong các cuộc tế lễ quan trọng để cầu khấn thần linh. Người xưa quan niệm rằng: Tiếng trống trong lễ hội sẽ vang động trời đất, sẽ làm các vị thần linh cảm động và ra tay giúp đỡ cộng đồng người bởi sự thành tâm và tôn kính. Tiếng trống âm vang cũng mô phỏng tiếng sấm động thường được sử dụng trong nhiều lễ hội để cầu mưa và cầu cho một vụ mùa tươi tốt, mùa màng bội thu. Ngoài tiếng trống, trong phong tục của lễ hội, các lễ vật, biểu tượng, đối tượng thực hành nghi lễ đều là các sản phẩm nông nghiệp của lúa nước như: bánh trưng, bánh dày, con trâu, hạt lúa. Bánh trưng, bánh dày hay con trâu luôn xuất hiện trong các lễ hội thể hiện sự sáng tạo, sự khéo léo trong việc sáng tạo ra các biểu tượng văn hóa và triết lý nhân văn sâu sắc của người xưa. Những biểu tượng này dường như đã trở thành thuần phong mỹ tục, mang đậm đà bản sắc văn hóa nông nghiệp của cư dân Việt cũ, nay vẫn được bảo lưu trong các lễ hội như: Lễ hội đền Hùng, lễ hội chọi trâu. 25
  28. Ngoài ra, tục thờ nước, rước nước cũng nhiều nghi lễ khác vô cùng đa dạng, phong phú vẫn được bảo lưu trong phần lớn lễ hội cổ truyền của nước ta. Đây là những biểu hiện rõ ràng nhất của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vì nước là yếu tố quan trọng số một trong sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. Tục này thể hiện mong muốn khẩn cầu vị thần linh mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhân khang, vật thịnh. Đó là ý nghĩa về mặt tâm linh của tục thờ nước trong các lễ hội nông nghiệp cổ xưa và nay vẫn còn nguyên các giá trị trong các lễ hội cổ truyền ở vùng đồng bằng sông Hồng. Tục đua thuyền cũng được duy trì và bảo lưu cho đến tận ngày nay và vẫn tồn tại ở nhiều lễ hội. Theo các nghiên cứu, đua thuyền đã được xuất hiện ở các lễ hội nông nghiệp từ thời Hùng Vương. Bởi người Việt cổ đã tụ cư, sinh sống ở miền đất có nhiều sông ngòi chằng chịt, họ dùng thuyền để làm phương tiện đi lại là chủ yếu, cũng do có nhiều sông ngòi nên họ đã dùng thuyền như một công cụ để hành nghề đánh bắt cá tôm. Theo cách hiểu của nhiều người thì thuyền đua để thúc nước gọi cầu mưa, còn đánh trống là mô phỏng tiếng sấm gọi mưa về lấy nước để sản xuất nông nghiệp. Tục đưa thuyền trong hội làng của cư dân nông nghiệp nước ta có liên quan đến tục cầu mưa trong tín ngưỡng nông nghiệp cổ, nay vẫn còn bảo lưu trong nhiều lễ hội đình làng vùng châu thổ Bắc Bộ. Do vậy, người xưa đã tổ chức tục đua thuyền trong một số lễ hội ở làng xã gần sông nước nhằm biểu dương sức mạnh, vui chơi giải trí và làm không khí lễ hội thêm sôi động, hào hùng Những phong tục trên đã thể hiện sự đa dạng, phong phú trong lễ hội truyền thống Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng, trong đó đặc sắc là các lễ hội như Lễ hội đền Trần (Nam Định), lễ hội Chử Đồng Tử (Hưng Yên), lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) 1.2.3. Lễ hội truyền thống thể hiện đời sống văn hóa tâm linh đa dạng, phong phú Quan sát các lễ hội ở khởi nguyên, chúng ta nhận thấy rằng hầu hết chúng gắn với niềm tin của con người hướng tới một nhân vật hay những lực lượng nào đó. Đây là niềm tin chân thành, trọn vẹn và có tính chất kính tín bởi con người có lòng tin sâu sắc rằng nhân vật hay những lực lượng được họ tin có sức mạnh siêu phàm, giúp họ chiến thắng các thế lực thù địch, vượt qua các trở ngại, khó khăn và 26
  29. thực hiện được những mong ước của họ. Nhờ có niềm tin mà lễ hội thu hút và trở thành điểm tựa tinh thần của toàn cộng đồng. Mỗi người tham dự dù ở vai trò gì cũng đều thấy mình là một thành tố của tổng thể lễ hội và tìm thấy lợi ích riêng trong đó. Từ niềm tin, chúng ta hiểu được mục đích cốt lõi và ban đầu của lễ hội chính là để thông quan với những nhân vật hay những lực lượng được tin. Và lễ hội là hoạt động để qua đó con người bày tỏ niềm tin, đồng thời đòi hỏi, cầu viện sự giúp đỡ, cầu viện những năng lực mà con người không thể có nhằm thỏa mãn những nhu cầu, mong ước của mình. Thực tế, hạt nhân của lễ hội truyền thống là hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo. Ngay trong lòng tôn giáo. Ngay trong lòng văn hóa nguyên thủy đã hình thành một hệ thống tín ngưỡng dân gian đa dạng và phong phú. Đó là các tín ngưỡng thở các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp, thờ cây, thờ đá, thờ núi theo quan niệm vạn vật hiển linh cũng là một nét đặc trưng cho văn hóa bản địa. Tín ngưỡng cổ xưa hơn nữa là tín ngưỡng thờ Nữ thần, thờ mẹ. Các thần tự nhiên đều được thờ dưới dạng nữ thần. Bên cạnh đó người Việt còn được thờ Mẹ Đất, Mẹ Nước sau này kết hợp với các yếu tố ngoại sinh thành tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, anh hùng văn hóa lịch sử cũng được bảo lưu trong lễ hội cổ truyền (lễ hội thờ Âu Cơ- Lạc Long Quân, thờ vua Hùng, lễ hội Cổ Loa ). Đặc biệt, tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng thể hiện đặc trưng của đời sống tâm linh nông nghiệp. Nhân dân tin tưởng những người đó đã trở thành Thần thánh, không chỉ có thể phù hộ cho họ trong những mặt mà sinh thời người đó đã làm: chữa bệnh, làm nghề, sản xuất, đánh giặc mà còn có thể giúp họ vượt qua những khó khăn đa dạng hơn, phức tạp hơn của đời sống. Chính tính "Thiêng" ấy đã trở thành chỗ dựa tinh thần cho nhân dân trong những thời điểm khó khăn, cũng như tạo cho họ những hy vọng vào điều tốt đẹp sẽ đến. Việc chọn những không gian linh thiêng thuộc về tự nhiên là nơi mở lễ hội hàng năm như các khu rừng cấm, đầu nguồn nước, đình làng chính là một trong những cách ứng xử của con người. Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên chính là một trong những cách ứng sử khôn ngoan của con người. Xét đến cùng đó là thái độ trân trọng thế giới tự nhiên của con người. Trong lễ hội có những không gian linh thiêng tự nhiên mà còn có cả không gian linh thiêng xã hội. Đây là các quần thể kiến trúc gắn 27
  30. liền với các địa điểm thiên nhiên linh thiêng, quần thể kiến trúc đó có thể to nhỏ và có các kiểu loại khác nhau. Tuỳ từng nơi, từng dân tộc và từng đối tượng khác nhau. Nhưng nhất nhất chúng đều gắn với một khoảng không gian nhất định, hơn nữa các quần thể kiến trúc đó thường gắn với trình độ phát triển của từng thời kỳ lịch sử. Nhưng dù là không gian tự nhiên hay nhân tạo đều bắt nguồn từ niềm tin linh thiêng của con người nên những không gian đó đều mang tính chất linh thiêng. Những nơi đó là nơi của thần thánh, của Phật nên những gì quý báu nhất, đẹp nhất hay nhất đều tập trung về đây, khiến không gian đó càng linh thiêng quan trọng hơn. Lễ hội bao giờ cũng được tổ chức tại một không gian linh thiêng nhất định. Đó là đình, nơi các vị thành hoàng sau khi nhận được sắc phong của nhà nước phong kiến đã chiếm một vị trí quan trọng giữa lòng dân làng xã. Qua bao thế hệ thành hoàng đã trở thành nơi hội tụ tinh thần của làng xã, là nơi gửi gắm niềm tin và hy vọng của mọi thành viên trong làng. Cho nên, mở lễ hội để thờ cúng thành hoàng là nhu cầu cần thiết để cả làng được "người an, vật thịnh", mùa màng "phong đăng hoà cốc". Những điều cầu mong đó có thành hiện thực hay không, người ta ít nghĩ đến. Ở đây, người ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn, tin tưởng hơn ở tương lai một khi họ đã chân thành cầu xin các vị thần linh. Vì thế, họ cần có lễ hội để thoả mãn nhu cầu đó.người ta tin rằng, chỉ trong lễ với thời gian và không gian linh thiêng của nó, mọi lời cầu xin mới được "thiêng hoá" vì có sự chứng giám của các vị thần linh. Vì vậy, lễ hội không chỉ là nơi gặp gỡ, vui chơi giữa các thành viên trong cộng đồng mà đây là dịp để con người gần gũi với các bậc thần linh hơn. Nói khác đi, đây là dịp để con người trần tục có cơ hội tiếp xúc, gửi gắm niềm tin và hy vọng của mình vào thế lực siêu linh, chỗ dựa vững chắc cho tâm linh của họ. Trong thực tế hàng ngày, mỗi khi gặp những điều tai ương, rủi ro hay nỗi lòng không yên ổn, con người ta vẫn phải viện đến, nhờ đến các bậc thần linh che chở, giúp sức. Việc cầu xin như thế chỉ là tạm thời cho qua đận gian nan ấy chứ đòn muốn được tốt đẹp lâu dài thì phải đợi đến dịp lễ hội thì lời cầu xin của họ mới thực sự có hiệu quả. Có lẽ chính vì thế mà mỗi khi làng mở lễ hội là cả làng trở nên náo nức, từ đứa trẻ đến các cụ già, ai ai cũng tràn ngập một niềm vui, một sự chờ đợi một biến cố nào đó sẽ làm thay đổi đời mình hay ít ra của khác đi những gì họ vừa phải trải qua. Có đắm mình vào không khí lễ hội, chúng ta mới có thể hiểu được sự hăm hở dường như trẻ lại của các cụ ông, cụ bà háo hức chống gậy, chen chúc với bao nhiêu 28
  31. người để lên tới động Hương Tích (chùa Hương - Hà Tây). Họ đến với hội, với lễ như đến với một miền đất hứa. Họ dường như đã nhìn thấy trước hoặc ít ra đã linh cảm thấy trước những gì tốt đẹp, may mắn đang chờ họ ở những nơi đó. Họ tin vào điều đó và họ háo hức đến với nó như đang đến với niềm hạnh phúc của đời họ, của con cháu họ. Sức mạnh tỉnh thần ấy khó mà giải thích được rõ nguồn cơn, nhưng chỉ biết rằng đó là một sự thực, một sự thực mang tính chất phổ biến của cả nhân loại. Có lẽ cũng với sức mạnh ấy, các tín đổ đạo thiên chúa, hay đạo islam Mới dám vượt mọi gian khó, hiểm nguy để đến với miền đất thánh, ít nhất cũng một lần trong đời mình. Đối với các dân tộc ở nước ta lễ hội chính là "miền đất thánh" - miền đất mang lại sức mạnh cho con người ta để chống chọi và vượt qua mọi gian khó mà vươn tối những điều tốt đẹp của cuộc đời. Họ tin tưởng vào điều đó, có thể đời họ chưa đạt tới được, nhưng chắc chắn đời con, đời cháu họ sẽ đạt được. Đó là niềm an ủi giúp người ta chịu đựng mọi gian khó giữa trần gian này, cốt sao các thế hệ con cháu của họ đạt được. Chỉ với niềm tin đó, các cụ già mới thanh thản nhắm mắt xuôi tay để giã từ thế giới này về với tổ tiên. Để đạt được những ước mong đó, mọi người đã gửi gắm vào các lời cầu xin trước các vị thần linh trong lễ hội. Vì vậy, lễ hội có chức năng khá quan trọng là nơi đáp ứng nhu cầu của đời sống tinh thần của mọi thành viên trong cộng đồng. Có thể nói, tất cả những hoạt động tín ngưỡng này đều thể hiện hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt tâm linh của cư dân nông nghiệp lúa nước của người Việt cổ mà dấu hiệu của nó vẫn được bảo lưu trong lễ hội ngày nay. Như vậy, thông qua các tục mang tính nghi lễ trong một số lễ hội như: lễ hội vua Hùng, lễ hội Cổ Loa, lễ hội Thánh Gióng, lễ hội chọi trâu cùng các truyền thuyết dân gian đã giúp chúng ta có thể khái quát về sinh hoạt văn hóa tinh thần vô cùng phong phú của người dân nông nghiệp. 29
  32. CHƢƠNG 2: LỄ HỘI CHỌI TRÂU QUẬN ĐỒ SƠN- THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG 2.1. Nguồn gốc ra đời và hình thành lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng 2.1.1. Lịch sử hình thành lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng “Dù ai buôn đâu bán đâu Mùng chín tháng tám chọi Trâu thì về Dù ai buôn bán trăm nghề Mùng chín tháng tám nhớ về chọi Trâu”[17,134]. Câu ca được lưu truyền từ đời này sang đời khác, như một minh chứng về tầm quan trọng của lễ hội chọi trâu trong tâm thức của người dân Đồ Sơn. Người Đồ Sơn không còn nhớ tục chọi trâu trên quê cha đất tổ của mình có từ bao giờ, những cụ già tóc bạc nơi đây cũng chỉ trả lời rằng đó là tục cổ, có từ xa xưa lắm rồi. Trong tâm thức dân gian của người Đồ Sơn thường gắn với những phong tục cổ truyền thời xa xưa. Cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác lịch sử hình thành của lễ hội chọi trâu, có nhiều truyền thuyết và sự tích lễ hội đã được lưu truyền. Có rất nhiều truyền thuyết về lễ hội chọi Trâu, mỗi truyền thuyết đều gắn với một sự tích kì bí khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định: Hội chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của người Đồ Sơn- thành phố Hải Phòng. Có thể kể tới một số truyền thuyết dưới đây: Thần tích Tƣớc Điểm Đại Vƣơng Truyền thuyết kể rằng, vào năm xa xưa, thời tiết hạn hán rất lâu. Một đêm vào ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch, dưới ánh trăng vàng trên mặt biển có vị thần râu tóc bạc phơ cùng hai con trâu chọi nhau trong giây lát rồi biến mất. Sau đó trời mưa lớn, những người đánh cá thuở ấy vui mừng tin đó là vị thần hộ mệnh chở che cho họ trên biển cả. Họ bèn thờ ngài tại ngôi đên dưới chân núi Thác, hay còn gọi là Mẫu Sơn. Hàng năm, người dân vạn chài mở hội chọi trâu đúng vào ngày đó như là nghi lễ cúng tế vị Thủy thần để mong mưa thuận gió hòa. Sau nhiều lần tiến hành nghi lễ cầu cúng, họ thường thấy những dấu chân chim sẻ trên mâm bột gạo đặt trong nhà, xóa đi đêm sau lại thấy. Từ ấy, họ gọi thần là “Thần vết chân chim sẻ”. Sau này, các triều đại phong kiến phong các mĩ tự là “điểm tước Đại vương vùng trấn tước điểm”. Không chỉ ở ngôi đền núi Thác, mà tại đình Trà Cổ, Móng Cái 30
  33. cũng như ngôi đình của tộc người Kinh ở Vạn Vĩ, Đông Hưng, Trung Quốc, hay ở nơi định cư mới của một nhánh người Đồ Sơn di cư hiện giờ vẫn giữ được thần tích của làng quê gốc với những nội dung tương tự. Họ vẫn tự hào gìn giữ nếp cố hương ở phương trời xa để thờ phụng cội nguồn. Bắt nguồn từ đó, người dân Đồ Sơn mở hội chọi trâu vào ngày 9, ngày 10 tháng 8, thịt trâu để tế Thần, cầu thần phù hộ cho nhân khang, vật thịnh, xuôi chèo, mát mái lúc vào lộng ra khơi. Huyền tích Bà Đế Lịch sử của lễ hội chọi trâu cũng được cho là gắn với huyền thoại về một cô thôn nữ xinh đẹp có tiếng hát mê hồn tên là Đế. Sau này nàng trở thành vợ vua Thủy Tề. Bãi biển nơi vua Thủy Tề đón nàng về cung có rất nhiều tôm cá. Về sau, người dân địa phương tổ chức lễ hội chọi trâu. Nếu làng chài nào thắng thì được độc chiếm bãi cá này, đồng thời dùng con trâu thắng cuộc hiến tế thủy thần để mong phù hộ được mùa tôm cá. Ngoài ra cũng có sự tích cho rằng cô gái nghèo tên Đế này do lỡ có thai với vua Thủy Tề mà bị dân làng phạt vạ, quan lại địa phương mang cô ra biển dìm. Cô gái oan ức, hiển linh, sau đó địa phương lập đền thờ, tên gọi đền Bà Đế. Bãi biển nơi Bà Đế bị chết, tôm cá kéo đến tập trung ngày một nhiều. Năm này qua năm khác, các vạn chài kéo đến đánh cá. Vì thế, người ta bèn tổ chức chọi trâu, mỗi vạn chài được phép mang một con Trâu ra thi đấu. Trâu của vạn chài nào thắng, tức là năm ấy vạn chài ấy được độc chiếm bãi cá. Con Trâu thắng cuộc được dùng vào lễ tế thần, cầu mong Thuỷ Thần phù hộ cho dân chài Đồ Sơn quanh năm được mùa tôm cá. Cũng từ đó người dân đã đi khắp từ Bắc vào Nam để tìm mua trâu. “Trâu vốn là trâu cày, gần gũi với con người chứ không phải trâu rừng, những trâu thường xóm vắng, xa đồng”[9,112]. Cũng có ý kiến cho rằng, truyền thuyết dìm chết nàng Đế ở ngoài khơi Hòn Độc là di vết của tục hiến sinh các cô gái cho Thủy Thần có từ thời kỳ nguyên thủy đến thời sơ kỳ phong kiến; về sau, khi trình độ xã hội phát triển, việc hiến sinh con vật được thay thế. Thần tích cá Kình Lễ hội chọi trâu, mổ trâu bắt nguồn từ lễ hiến tế trâu để ngư dân Đồ Sơn không bị cá kình ăn thịt. Dân làng chài kể lại rằng dân chài thường bị cá kình ăn thịt nên lập đàn cầu thần linh phù hộ vào thượng tuần tháng sáu và hứa sẽ mổ trâu, mổ 31
  34. lợn lễ tạ. Sau đó hai tháng, vào một đêm mưa bão gió giật, sáng ra thấy xác cá kình chết, trên hầu có vết chim cắn, một loại chim thần giáng thế độ dân. Từ đó, dân làng không bị cá ăn thịt nữa. Như đã hứa, hàng năm dân làng mang trâu đến lễ thần ở đền Nghè. Khi lễ, trâu dứt đứt dây, chọi nhau quyết liệt. Mọi người cho rằng thần linh thích xem trâu chọi. Bởi vậy hàng năm, dân làng tổ chức lễ hội chọi trâu và ngày đó đã trở thành đại sự, ngày hội truyền thống của dân vạn chài. Lại có truyền thuyết khác kể lại rằng, vào một đêm trăng rằm tháng tám người Đồ Sơn bỗng thấy trên mặt biển toả sáng một vầng hào quang. Một ông lão râu tóc trắng như cước hiện lên đang chăm chú theo dõi đôi trâu chọi nhau trên lớp sóng nhấp nhô. Hình ảnh kỳ lạ hiện lên và mất nhanh chóng. Trời đang trăng thanh gió mát bỗng ập xuống cơn mưa tưới mát mặt đất. Ngưới Đồ Sơn cho đó là điềm thần linh giáng hạ. Dân trong vùng lập đền thờ và hàng năm cúng lễ tổ chức chọi trâu (thuỷ triều lên xuống) có liên quan đến hoạt động cư dân làm ruộng đánh cá. Có người gắn tục chọi trâu ở Đồ Sơn gắn với sự tích người anh hùng nông dân áo vải Nguyễn Hữu Cầu đã phất cờ nổi dậy chống lại nhà nước phong kiến tàn bạo thối nát (1741- 1745). Để tưởng nhớ người anh hùng áo vải, nhân dân trong vùng hàng năm mở hội múa cờ và chọi trâu. Sách Đại Nam nhất thống chí còn ghi lại những dòng ngắn ngủi về tục mở hội như sau: “Ở chân núi Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, có đền Thủy Thần. Tương truyền có người bản thổ đi qua, đêm đêm thấy hai con trâu chọi nhau dưới đền, nên đến hàng năm, đến ngày 10 tháng 8, có tục chọi trâu để tế thần”[5,367]. 2.1.2. Cấu trúc lễ hội chọi trâu quận Đồ Sơn- Hải Phòng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn từ lâu đã vượt ra khuôn khổ của một hội làng, hội tổng, hội vùng để trở thành một lễ hội dân gian đặc sắc vào bậc nhất ở nước ta. Tìm hiểu lễ hội chọi trâu để làm rõ được mục đích tổ chức, thời gian, không gian cũng như các nghi lễ và phần hội trong lễ hội mang đậm đà bản sắc dân tộc. *Mục đích tổ chức Lễ hội chọi trâu tổ chức thờ Thần Biển để cầu mong hàng năm cư dân vùng biển đánh cá đầy khoang và gặp nhiều may mắn. Đây là lễ hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Đồ Sơn từ xưa đến nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỉ cương làng xã để cầu nguyện cho “nhân khang vật thịnh”. Chọi trâu không đơn 32
  35. thuần chỉ là “hai con trâu chọi nhau” mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân Đồ Sơn đã gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng Thành Hoàng làng với mong muốn những chuyến đi thuận buồm xuối gió. Chính vì vậy ngày hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào hội, mọi người đều được hòa mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế nên tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng được khẳng định. *Thời gian, không gian, địa điểm tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức vào mùa thu mùng 9 tháng 8 (Âm lịch hàng năm). Trước đây hội kéo dài năm ngày, ngày chính hội trâu được mang ra và tổ chức chọi, con trâu nào thắng cuộc được giết để tế thần linh. Vòng đấu loại của lễ hội được diễn ra vào ngày 15/7 (Âm lịch). Giờ đây, hội chọi trâu chỉ diễn ra trong vòng một ngày tính cả vòng đấu loại song người Đồ Sơn đã phải chuẩn bị trước đó hết sức công phu, tỉ mỉ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức trong không gian rộng, thoáng mát và là nơi ý nghĩa trước. Nơi tổ chức lễ hội trước kia là đình tổng Đồ Sơn, vào ngày hội cửa đền được giăng cờ phía gần đình đã được dựng sẵn ở khán đài. Cọc ghế xới chọi đã được căng dây lên bãi rộng khoảng sáu mẫu. Hai bên có xới có dựng những chuồng tạm trú cho trâu chờ xuất hiện, xung quanh xới chọi có đốt hương trầm. Ngày nay, các kháp đấu được tổ chức tại sân vận động trung tâm quận Đồ Sơn. Do số lượng khách tham gia ngày một đông, sân vận động đã được nâng cấp năm 2009 với sức chứa lên đến 30.000 khán giả. *Đối tƣợng tôn thờ Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau nói về nguồn gốc ra đời của lễ hội nhưng người dân ở đây đã mở hội để thờ cúng Thủy Thần- thần của sông nước để cầu mong làm ăn phát đạt gặp nhiều may mắn trong năm. Ngoài ra còn thờ các thần linh, các đấng siêu nhiên. *Quá trình chuẩn bị Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được chuẩn bị rất công phu, vì đây là việc “Sư thần, việc đại sự”. Để chuẩn bị một cách chu đáo nhất, người chủ trâu phải tiến hành ba việc để thực hiện đó là mua trâu, chọn trâu và nuôi trâu. - Mua Trâu Người Đồ Sơn cho rằng người được giáp cử đi tìm trâu coi đó là một vinh dự lớn lao, hàng giáp cử hai người đi để cùng nhau bàn bạc, thống nhất kế hoạch ngày 33
  36. đi. Trước khi xuất hành cũng phải làm lễ ra đình, cơi trầu, bát nước, vàng hương khấn Thành hoàng xin đi mua trâu, xin được dẫn đường chỉ lối gặp may, cầu được ước thấy trâu đẹp, trâu hay. Chọn trâu chọi không chỉ đòi hỏi sự công phu, mà còn có kinh nghiệm. Những người lĩnh trách nhiệm đi mua trâu phải là những người được giáp tín nhiệm. Trước tiên, đây là việc thờ cúng linh thiêng, nên người đó phải là người thanh khiết, gia đình hòa thuận, có con cháu đông vui, năm đó gia đình không mắc vào việc tang chế. Hơn thế nữa, đó phải là người có kinh nghiệm xem tướng trâu, phải tận tâm , tận lực với phe giáp, với làng mình. Sau nghi lễ cầu thần linh phù trợ những người được phe giáp giao trách nhiệm lên đường , tỏa đi nhiều nơi tìm trâu quý. Người Đồ Sơn đã đúc rút ra kinh nghiệm chọn trâu thành những quy tắc vừa phong phú, vừa cô đọng, thành câu nói cửa miệng mà hầu hết người dân ở đây đều thuộc. Đó là: “ức rộng, háng to, cổ cò, đuôi chai, lưng tôm bà, sừng cánh cung, trường đùi, ngắn quản, vén đùi nai ”[23,45]. Một con trâu chọi hay phải có tuổi đời khoảng chín đến mười năm, bất đắc dĩ họ mới phải chọn con có tuổi non hay già hơn. Trâu phải có thân hình cân đối, da trâu đen hồng, lông móc. Lưng trâu phẳng, đến độ có thể để được bát nước trên lưng. Trước khi xuất hành cũng phải làm lễ ra đình, cơi trầu, bát nước, vàng hương khấn Thành hoàng xin đi mua trâu, xin được dẫn đường chỉ lối gặp may, cầu được ước thấy trâu đẹp, trâu hay. Sau khi hàng giáp nghe hai ông đi mua trâu báo cáo đầy đủ, hàng giáp sẽ bàn xem có mua hay không. Nếu quyết định mua, trưởng giáp sẽ thông báo cho các trưởng bản để thu tiền của xuất đinh đóng góp. Theo lời kể của ông Hoàng Gia Bổn, chủ trâu chọi phường Ngọc Xuyên thì người Đồ Sơn cũng có cách chọn trâu cho riêng mình “phải có bộ lông đen tuyền không có tý lông trắng nào. Cặp sừng phải gần nhau, trán rộng, có khoáy, hai háng trước, háng sau phải rộng. Trâu chọi phải từ bốn đến năm tuổi trở lên mới đủ sức chịu đựng cuộc đấu, bất đắc dĩ người ta mới chọn trâu có tuổi non hay già hơn. Trâu được chọn phải có thân hình cân đối, mình tròn và dài như mình cá trắm, ức rộng, cổ tròn, da trâu đen hồng, lông mọc lưng trâu trơn phẳng có thể để bát nước trên lưng trâu đi mà không bị đổ. Lưng trâu nổi cục, từ cổ tới đuôi hơi cong một chút, nếu võng xuống thì trâu chọi khoẻ nhưng không gan. Con trâu nào có bốn khoáy lông ở bốn góc trên lưng là trâu quý, đuôi trâu phải to dài và thon dần về phía đuôi trâu. Ngoài ra khi chọn trâu, những người có kinh nghiệm còn chú 34
  37. ý tới bộ phận sinh dục của trâu. Và đặc biệt người ta lưu ý rất nhiều đến sừng trâu. Vì đây là trâu chọi nên tốt nhất là trâu 40 ngà vàng đều từ đỉnh tới mút ngà cao khoảng 6 tấc, hai đầu ngà cách nhau khoảng một thước hai (thước đo xưa)”. - Chăm sóc trâu: Mua được con trâu chọi vừa ý là một điều mừng, nhưng để con trâu phe giáp mình giành chiến thắng trên sới chọi thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, nhất là khâu nuôi dưỡng và tập luyện cho trâu. Thông thường là tháng hai, tháng nào chậm nhất là tháng ba phải mua được trâu về còn phải chăm sóc, vỗ béo, thử, luyện cho trâu quen, không nhát người, nhát cờ, nhát trống. Hàng giáp phải chọn, cắt cử người nuôi trâu, người nuôi trâu cũng phải là người khỏe mạnh, có tinh thần, trách nhiệm với làng, với giáp, có ý chí không chịu thua kém thiên hạ. Người nuôi trâu chọi phải bắt buộc kiêng kị: Tránh sự uế tạp, tránh sự đánh chửi nhau về nuôi trâu, tránh đám tang, tránh nghĩa địa là điều tối kị, không được cưỡi lên lưng trâu, không cho đàn bà con gái bước qua dây dắt trâu. Khi trâu biếng ăn, mệt mỏi thì người nuôi trâu phải sắm đèn nhang để khấn thần phù trợ cho trâu sớm bình phục. Trâu chọi được nuôi riêng, không được để trâu ở chung, chăn dắt chung với trâu cày vì theo các cụ, một mặt như vậy là “ô tục”, không giữ được thuần khiết của trâu tế thần; mặt khác, trâu chọi sẽ bị lây cái tính hiền từ của trâu đã thuần dưỡng để cày. Người nuôi trâu sẽ dắt hai con trâu chọi đứng xa nhìn nhau, người đứng quanh reo hò, thúc giục, kích thích tính hung hăng của trâu, lúc đó trâu thường đỏ lừ mắt, hung hăng định giật khỏi thừng để lao vào đánh nhau, cứ thế trâu vừa hung hăng, lại vừa dày dặn dần dần. Từ khoảng tháng Năm trở đi, người ta sẽ bắt đầu tiến hành luyện tập và lựa chọn trâu chọi của các giáp. Chuồng nuôi trâu phải sạch sẽ, ăn cỏ phải no và đủ cho cả đêm. Cho ăn thêm đầu mía và cám non, trâu sẽ chóng béo. Trưởng giáp phải thường xuyên kiểm tra, xem xét người nuôi trâu có nhiệt tình chăm sóc trâu chu đáo không. Chăm sóc trâu như chăm sóc võ sĩ lên đài, bảo vệ trâu không bị hại là khâu vô cùng quan trọng. Ông Đinh Đình Phú, một chủ trâu lâu năm ở phường Ngọc Xuyên chia sẻ: “Khoảng đầu tháng một trở đi người ta tiến hành luyện tập cho trâu. Trước hết phải luyện cho trâu quen nhìn cờ, quen nghe tiếng trống và tiếng reo hò của người xem. Nếu không tuy là trâu khoẻ nhưng vừa thấy cảnh và tiếng lạ trâu chọi sợ mà bỏ chạy. Tiến thêm một bước nữa trâu sẽ được chọi thử ở từng giáp. Người ta dắt 2 con trâu chọi đứng xa nhìn nhau, người đứng quanh 35
  38. reo hò, thúc dục kích thích tính hung hăng của trâu. Lúc đó thường trâu đỏ lùm mắt, hung hăng định giật khỏi thừng để lao vào đấu, trâu vừa hung hăng vừa dày dạn dần. Tất cả khung cảnh ấy là nhằm để cho trâu quen dần với âm thanh màu sắc ngày hội. Khi huấn luyện người ta phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen dần với không khí của ngày hội. Người huấn luyện còn dạy cho trâu có những miếng đánh hay, đòn hiểm và độc đáo. Sau khi huấn luyện trâu nào được chọn làm trâu chọi sẽ được gọi một cách tôn kính là “Ông trâu”. Trâu nào đạt giải nhất được tôn lên thành Cụ Trâu” *Cách thức tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng như nhiều lễ hội khác có hai phần, phần lễ và phần hội đan xen. - Phần lễ Các hoạt động trong Các hoạt động thuộc về phần lễ là một trong không khí linh thiêng trang trọng rực rỡ cờ lọng. Mở đầu nghi lễ là đám rước các trâu chọi của các làng vào khu của mình. Người rước trâu thần phải tắm rửa để thanh khiết. Họ phải mặc áo dài, thắt lưng đỏ, đội nón lá dừa. Đi đầu đám rước là một kiệu lớn do 12 trai đinh vạm vỡ khiêng. Hai chàng trai đi hai bên kèm dẫn mỗi con trâu. Họ mặc đồng phục cũng rực lên một màu đỏ toàn thân, khăn áo quần, thắt lưng tay cũng cầm cờ đỏ. Các đình làng nổi trống. Các đình Đồ Sơn, Đồ Hải đánh ba hồi chín tiếng, đình Ngọc Xuyên đánh ba hồi năm tiếng. Đội ngũ làng nào làng nấy xếp đặt chỉnh tề: 5 cờ ngũ phương to đi trước, tiếp đến là hai hàng bát biểu, sau đó là chống lệnh, chiêng, hai hàng bát âm, nhạc lưu thủy, nhạc rước. Đến người dắt trâu, hai bên có người mặc áo võ, chân quấn xà cạp cầm cờ đuôi nheo, người cầm lọng che cho trâu. Sau trâu là cả hàng giáp rước, hò reo vang động. Múa cờ là nghi thức “mở trận”, cho hai con trâu thần vào sới đua tài. Múa cờ còn được gắn với lễ ra quân của Quận He Nguyễn Hữu Cầu trước giờ xuất trận. Ở tầng vô thức của con người, nghi thức múa cở gắn với đời sống những người dân chài nơi biển cả, cầu xin Thần gió phù hộ cho thuyền bè cưỡi sóng vượt ra khơi. Sau năm 1975, là năm khôi phục lại ngày hội, người ta thay 24 chàng trai múa cờ bằng 16 cô gái, những người mà xưa kia bị cấm kị tham gia chốn đình trung, nơi thờ cúng linh thiêng. Đây cũng là nét đổi mới được chấp nhận và duy trì tới ngày nay. 36
  39. Hiện nay, vì những lí do khách quan và chủ quan, phần lễ của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn cũng có những thay đổi nhất định. Ngày mùng 9 tháng 8 diễn ra lễ hội, tuy nhiên các nghi lễ được cử hành từ trước đó. từ ngày mùng 1/8 Âm lịch, được các cụ cao niên trong làng và ông chủ trâu ra làm lễ tại Đình Nghè (Đền tổng), tế trình Hoàng làng xin phép tổ chức lễ hội chọi trâu. Sau phần dâng lễ tại Đình Nghè, mọi người tiếp tục hành hương đến đảo Dấu( Đền thờ Nam Hải Đại thần vương) để xin thần. Đến ngày 7/8, bảy phường của quận Đồ Sơn cùng các ông chủ trâu tập trung tại Đền Nghè. Lễ rước nước chính là linh hồn của phần lễ, là nghi thức không thể thiếu trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Phần nước xin được thì được rước về các phường của quận Đồ Sơn để thờ quanh năm. Ngày 8/8, các cụ cao niên và chủ trâu sẽ mở hội tế lễ để chính thức chọi trâu. Những năm gần đây hội Chọi Trâu Đồ Sơn được nâng lên thành lễ hội cấp quốc gia, với vị trí vai trò đổi mới đòi hỏi phải có những nghi thức mới phù hợp với tính chất quốc gia. Bởi vậy những năm gần đây trước khi bước vào hội Chọi Trâu ban tổ chức hội bao giờ cũng cử đại diện mang lễ vật hương hoa đến gia mắt tổ tiên. Trước kia, lễ tế thần diễn ra ở tất cả các giáp của tổng Đồ Sơn với sự linh đình về vật lễ tế cũng như các thủ tục hành lễ. Giờ đây, việc tế thần được tổ chức ở từng phường xã, đa phần là do các già làng làm chủ lễ, để cầu xin khí thiêng của sông núi, đất trời và vùng biển này cho được thắng cuộc chọi trâu ngày hôm sau. Một tiếng trống hiệu vang lên, tiếp theo là tiếng tù và. Không khí lễ hội thật tưng bừng, khác hẳn các hội làng vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, lúc này cờ quạt đủ màu, màu hồng sáng rực lên dưới bầu trời thu lồng lộng nắng vàng, làm cho xới chọi trâu trải dài trước mắt càng hấp dẫn bội phần. Mở đầu nghi lễ là đám rước các trâu chọi của các làng vào khu của mình. Người rước trâu thần phải tắm rửa để thanh khiết. Mỗi con trâu khi dẫn vào đều dừng lại hướng vào đình một thoáng như để trình thần linh, sau đó được đưa vào các vị trí đã định sẵn để chờ đợi. Tiếng trống hiệu lại nổi lên một hồi dài, những thanh niên trẻ trung, cao lớn mặc áo đỏ, thắt lưng xanh, tay cầm cờ đỏ đuôi xếp thành hàng kéo vào sân xới. Hướng về cửa đình, người múa cờ dàn thành hai hàng, khi hàng này tiến lên ba bước thì hàng kia lại lùi lại ba bước và ngược lại. Hai hàng đan chéo nhau như thế trận gài nhau, biểu trưng tả xung hữu đột. Những lá cờ vung lên quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát nhịp nhàng, có lúc cờ phất tròn như dải lụa quấn lấy thân người. 37
  40. -Phần hội Mở đầu cho hội Chọi Trâu những năm gần đây với giới thiệu chương trình là một màn diễu hành cùng với đội ngũ chỉnh tề màu sắc, dần dần đoàn diễu hành lá cờ tổ quốc, cờ lễ hội. Tiếp sau đó là đoàn hồng kỳ đều và đẹp với bước đi khoẻ khoắn và hùng dũng. Tham gia đoàn diễu hành qua lễ đài còn có đội múa cờ với trang phục cổ truyền đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Năm 1990, Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Đã có giai đoạn khá dài bị gián đoạn nhưng sau khi khôi phục, lễ hội chọi trâu không ngừng được nâng cao và hoàn chỉnh dần. Những nét cơ bản của tập tục cũ gắn với quan niệm tín ngưỡng thể hiện lòng biết ơn những ngư dân đầu tiên có công lập tám vạn chài bên các cửa sông Lạch Tray và Văn Úc, khát vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc vẫn còn giữ nguyên. Việc làm lễ chuyển về đêm và từ buổi sáng là tiến hành chọi trâu. Thể thức hội sắp xếp bài bản và có trình tự. Trên lễ đài nổi bật bản thống kê số liệu kẻ đậm những thành tích trên mọi lĩnh vực của nhân dân địa phương. Chủ tịch chính quyền sở tại đọc lời khai mạc. Các tốp nam, nữ trình diễn điệu múa cờ "mở trận" vừa dũng mãnh vừa uyển chuyển. Tiếp đó, viên "dịch loa" đội nón chóp, mặc áo the, thắt bao lưng xanh, quần trắng, quấn xà cạp, điều hành các trận đấu. Lệ cũ Đồ Sơn là tính số trâu chọi theo đóng góp suất đinh của các giáp, kèm những kiêng kỵ khe khắt. Không giao trưởng giáp có tang nuôi trâu và không để phụ nữ chăn dắt trâu. Số trâu chọi ở Đồ Sơn thời trước nhiều nhất là 12. Nay, là các đơn vị kinh tế và một hộ hoặc vài hộ gia đình tự nguyện đảm nhiệm, ít vướng mắc trong những quy định gò bó. Chủ các trâu chọi không tính toán đơn thuần về kinh tế. Mục tiêu là hướng vào góp phần gìn giữ di sản của cha ông, tạo không khí hội hè vui vẻ và có trâu thắng là một vinh dự lớn. Tính vô tư, sòng phẳng, công khai và dân dã của hội chọi trâu là đặc điểm nổi bật. Xưa, chỉ có một giải duy nhất là khẩu xăm- phương tiện hành nghề biển, bây giờ thêm giải nhì, giải ba và giải tặng trâu đánh hay, phần thưởng quy thành tiền. Hội chọi trâu Đồ Sơn là một nét văn hóa tâm linh giàu bản sắc dân tộc và đã được công nhận là "Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia" vào năm 2013. 38
  41. Khác với lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng, phần hội ở những lễ hội đó là trò chơi dành cho người dân, không phân biệt giàu - nghèo, sang - hèn. Phần hội của lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn rất đặc biệt ở chỗ nhân vật chính- tâm điểm của ngày hội là những Ông Trâu đã được huấn luyện, chuẩn bị từ trước của người dân Đồ Sơn cùng nhau đua tài để giành chiến thắng về mình. Trước khi diễn ra các trận đấu nảy lửa là chương trình khai mạc vòng chung kết lễ hội vào lúc 6h00 là lễ rước của các đoàn rước của các phường. Lễ rước diễn ra nhanh chóng và thu hút khán giả bởi sự đông vui, nhộn nhịp nhưng cũng không kém phần linh thiêng và rự rỡ sắc màu. Sau đó Ban Tổ chức đón tiếp các đại biểu và du khách về tham dự hội. Vào lúc 8h00 diễn ra lễ khai mạc vòng chung kết Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn, Hải Phòng. Khi Ban Tổ chức và tổ trọng tài sẵn sàng, khi người múa cờ vừa đi “Rước chào” thì trống lệnh cũng vừa nổi lên, trong không khí sôi sục, náo nhiệt trên các khán đài cũng như tại sân cỏ, vòng chung kết Lễ hội chọi trâu chính thức bắt đầu. Người ta cho hai con trâu chọi vào xới khi cách nhau khoảng 20m, họ dừng lại khéo léo đưa tay lên rút xẹp ở mũi trâu, lôi thừng ra và cùng tháo lui rất nhanh để hai đối thủ đứng như cắm cẳng vào xới. Hai đấu thủ vẫn đứng yên và dần dần như nhận ra tình thế của mình, không khí đấu trường tự nhiên căng lên vì sự yên lặng chờ đợi của hàng vạn người. Hai trâu đã nhìn rõ nhau hơn rồi bất thần chúng lao thẳng vào nhau như một ngọn roi quất mạnh. Lập tức hai đầu trâu chúi về phía trước để cho hai cặp sừng chọi chạm vào nhau. Cơ cấu giải cho các trận gồm giải nhất, nhì, ba, ngoài các giải thưởng chính, Ban Tổ chức còn trao giải cặp trâu chọi hay nhất; trâu có miếng đánh hay nhất và trâu gan dạ nhất. Như vậy, những cổ tục, nghi lễ của hội chọi trâu là những nghi lễ truyền thống, lâu đời gắn liền với đời sống tâm linh, tinh thần thượng võ của người dân nơi đây. Lễ hội là hoạt động văn hóa tâm linh theo tục hiến sinh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chọi trâu còn ca ngợi tinh thần dũng cảm của người dân Đồ Sơn, vùng đất đầu sóng ngọn gió với biết bao khó khăn nhưng người dân nơi đây vẫn vượt lên, khắc phục những khó khăn trong cuộc sống để tồn tại và phát triển. Thông qua lễ hội, người dân Đồ Sơn đã thể hiện lòng biết ơn với Thành Hoàng làng đã che chở cho người dân vùng biển trước những khó khăn, vất vả và cầu nguyện cho mùa chài lưới bội thu, khẳng định chủ quyền của đất nước. 39
  42. 2.2. Lễ hội chọi trâu- nơi thể hiện những giá trị lễ hội văn hóa truyền thống 2.2.1. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn biểu hiện tính đặc thù của nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước Lễ hội vừa là sản phẩm, vừa là hình thức biểu hiện của văn hóa. Nông nghiệp là phương thức sinh tồn của người dân Việt Nam từ trong khởi thủy, văn hóa nông nghiệp là văn hóa cội rễ của dân tộc ta, vì thế lễ hội cổ truyền ở Việt Nam chủ yếu phát sinh và gắn liền với nền nông nghiệp trồng lúa nước. Đây chính là đặc điểm có tính chất khởi phát, phổ quát và quán xuyến hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Việt Nam. Theo Trần Quốc Vượng “dù thuộc loại nào, khởi nguyên, các lễ hội ấy đều là các hội làng của cư dân nông nghiệp, nói khác đi là các lễ hội nông nghiệp [34,241]. Hiện nay, ở Đồ Sơn diện tích đất nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng nhất định. Điều đó cho thấy vị trí của sản xuất nông nghiệp đối với người dân nơi đây vẫn còn rất lớn. Chính vì vậy lễ hội chọi trâu Đồ Sơn với các nghi lễ thực hiện và tổ chức mang đậm màu sắc của cư dân nông nghiệp. Điều này được phản ánh rất rõ vào khoảng thời gian tổ chức lễ hội chọi trâu. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng là một trong những lễ hội tiêu biểu và đặc sắc thể hiện đặc thù nền văn hóa nông nghiệp lúa nước của người Việt cổ. Cũng giống như các địa phương khác, người dân Đồ Sơn lấy sản xuất nông nghiệp làm nghề sống chính của mình. Một trong những yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp là thời tiết mà dân gian quen gọi là mùa vụ. Từ lúc cắm cây mạ, gieo hạt xuống ruộng, nương, người nông dân nơi đây chỉ biết trông chờ vào sự phù hộ của các lực lượng tự nhiên. Để tăng thêm niềm tin vào sự trông chờ từ đó họ đã tìm cách tác động, cầu xin các lực lượng tự nhiên giúp đỡ. Đối với người dân miền biển Đồ Sơn, tháng 8 Âm lịch là thời điểm nhàn rỗi của nhà nông sau mỗi vụ cày cấy và là thời điểm chuẩn bị cho vụ đánh cá Bắc vào tháng 9 của người đi biển. Không chỉ vậy, tháng 8 còn là mùa trăng tròn nhất trong năm. Với những người quanh năm sống bằng nghề đánh bắt trên biển cả thì chỉ cần nhìn trăng tháng tám, họ có thể biết được quy trình lên xuống của con nước, để sắp xếp công việc cho mình. Chính vì vậy, hình ảnh đôi trâu chọi nhau dưới ánh trăng bạc trong truyền thuyết. đã phần nào nói lên mối quan hệ mật thiết giữa mặt trăng và biển cả. Và việc mở Lễ hội chọi trâu vào những này đầu tháng tám Âm lịch 40
  43. chính là cách mà người dân Đồ Sơn thể hiện sự khôn khéo, cân cân bằng trong lao động, vui chơi. Việt Nam năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thất thường gây ra nhiều thiên tai, bão lũ, ảnh hưởng lớn đến vụ mùa nông nghiệp của nông dân. Đặc biệt là vào khoảng thời gian tháng Tám mùa thu, các thiên tai, bão lũ liên tiếp xảy ra. Và vùng đất biển Đồ Sơn không ngoại lệ, đặc biệt là với những người đi biển vì đây là thời gian gió biển đổi hướng và có nhiều cơn bão biển ập đến bất chợt. Vì vậy, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là dịp để người dân nơi đây dâng hương tỏ lòng thành kính mong thần biển khơi phù hộ cho vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa và tránh được những thiên tai do thời tiết. Khi nhắc đến nền nông nghiệp trồng lúa nước, không thể không nhắc đến hình tượng con trâu. Trong quan niệm xa xưa, trâu gắn bó với canh tác nông nghiệp, là hình ảnh quen thuộc “chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa”, con trâu là bạn của nhà nông: “Con trâu là đầu cơ nghiệp” Con trâu cùng với cây tre đã làm nên biểu tượng của làng quê đất Việt tự lực tự cường. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra trong nền văn hóa nhiều tộc người khác nhau ở Việt Nam thì thì hình ảnh trâu còn mang rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Có lẽ chỉ ở một vùng có nền văn minh nông nghiệp lúa nước lâu đời mới có những phong tục, lễ hội như chọi trâu, thi trâu, đâm trâu, tạ ơn trâu ở nước ta. Có thể nói, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã phản ánh, tái hiện cuộc sống của cư dân nông nghiệp thời Việt cổ, từ công cuộc chế ngự thiên nhiên, đắp đê ngăn nước, phòng chống lũ lụt đến mong ước của người dân về mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở Nhìn chung lễ hội đã tái hiện khá đầy đủ và phong phú một xã hội nông nghiệp, một nền văn minh lúa nước vùng châu thổ sông Hồng rực rỡ. 2.2.2. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn biểu hiện các phong tục tập quán đa dạng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn khẳng định một hệ thống phong tục tập quán vô cùng đa dạng và phong phú, biểu hiện trong cả phần lễ và phần hội của lễ hội. Tục đánh trống, múa cờ có thể coi là một trong những phong tục cổ xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay được tái hiện đặc sắc trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng. Mở đầu nghi lễ là đám rước trâu chọi cả các làng vào khu của mình. Người rước trâu phải tắm rửa để thanh khiết, mặc áo dài, thắt lưng đỏ, đội nón lá dưa. Trâu 41
  44. thần cũng được trang trí lưng trùm vải đỏ, ngà buộc những dải lụa đều. “Khi trâu chọi bước ra tiếng trống lại vang lên dõng dạc, đổ hồi nghe như tiếng sóng thần dội vào Hòn Độc, nơi trâu thần sẽ được hiến tế Thủy thần”[7,370]. Bên phải là chiếc trống sấm cao lớn, phải bắc thang mới với được; dàn trống hội xếp liền nhau trong tầm tay của người đánh ở chính giữa. Ngoài ra, họ còn kết hợp sử dụng một số nhạc cụ khác như: Thanh la, não bạt ở phía sau để tạo âm cao cho bản "khí nhạc" ấy. Những bàn tay nông dân chai sần do lao động, nắm chắc chiếc dùi trống, khéo léo, đều tay tạo ra tiếng trống dày dặn; đôi chân di chuyển, quay vòng, nhún nhảy tiến lui như người khiêu vũ. Nhiều trống, nhiều người cùng biểu diễn nhưng tùy vị trí của chiếc dùi ở tay gõ mà tạo ra nhiều âm thanh có sắc thái khác nhau do đánh giữa trống, cạnh hay tang trống. Có khi dừng như "nốt lặng", người diễn xoay tròn dùi trống rồi mới tiếp tục đánh sau động tác nhún chân, xoay người đẹp mắt; có lúc hai tay đánh cùng một trống, âm thanh thành "chùm đôi". Thông thường, người ta cầm dùi trống một đầu và đánh vào mặt trống bằng đầu còn lại, nhưng với "nhạc trống" biểu diễn, người diễn cầm ở vị trí giữa dùi, đánh cả hai đầu, tạo nên sắc thái âm thanh hấp dẫn. Ngoài ra, có một người "nhạc trưởng" chỉ huy với còi và cờ hiệu điều khiển toàn bộ để tiếng trống hội được hòa quyện cùng những điệu múa uyển chuyển, nhịp nhàng, đồng đều của người biểu diễn. Tiếng trống chính là linh hồn sống, là âm thanh gọi mùa màng bội thu, ra khơi thuận buồm xuôi gió và thể hiện tinh thần thượng võ của người dân nơi đây. Trống vừa dứt, 24 thanh niên trẻ trung, cao lớn, mặc áo đỏ, thắt lưng xanh, tay cầm cờ đỏ đuôi nheo xếp thành hàng tiến vào sân sới, mặt hướng về cửa đình. Người múa cờ dàn thành hai hàng, tay vung cờ, chân tiến- lùi theo nhịp trống ba. Những lá cờ vung lên, quật xuống mạnh mẽ, dứt khoát, nhịp nhàng, lúc cờ phất tròn như dải lụa quấn lấy thân người. múa cờ dàn theo hình thế trận, bên tả, bên hữu, lúc đội hình như đan chéo vào nhau như hai đội quân đang giao chiến. Múa cờ là nghi thức “mở trận”, cho hai con trâu thần vào sới đua tài. Múa cờ còn được gắn với lễ ra quân của Quận He Nguyễn Hữu Cầu trước giờ xuất trận. Ở tầng vô thức của con người, nghi thức múa cở gắn với đời sống những người dân chài nơi biển cả, cầu xin Thần gió phù hộ cho thuyền bè cưỡi sóng vượt ra khơi. Sau năm 1975, là năm khôi phục lại ngày hội, người ta thay 24 chàng trai múa cờ bằng 16 cô gái, những người mà xưa kia bị cấm kị tham gia chốn đình 42
  45. trung, nơi thờ cúng linh thiêng. Đây cũng là nét đổi mới được chấp nhận và duy trì tới ngày nay. [Hình ảnh 3, phụ lục] Tiếng kèn, tiếng loa cũng là những âm thanh vô cùng đặc sắc của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Những chiếc loa cổ bằng đồng, dài hàng mét được người những người tổ chức vô cùng trân trọng. Người gọi loa (dịch loa) là người vô cùng quan trọng được chọn lựa kĩ càng. Trước mỗi kháp chọi, dân làng sẽ tìm ra người dịch loa dựa trên các tiêu chí: Là người cao tuổi, được sự tín nhiệm, đồng ý của tất cả mọi người, gia đình hạnh phúc, ấm no, con cái có nếp có tẻ, sống hòa thuận, hạnh phúc. Âm thanh tiếng loa vang lên, những ông trâu bước vào sới chọi với khí thế hừng hực đã trở thành một hình tượng khó quên khi nhắc đến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. [ Hình ảnh 6, phụ lục] Ngoài ra, một trong những phong tục không thể không nhắc tới trong lễ hội chọi trâu chính là lễ rước nước. Từ xa xưa, lễ rước nước là một nghi thức tâm linh thể hiện lòng thành kính, biết ơn các vị Thần, Phật, Thánh Mẫu và ước mong những điều tốt đẹp của cư dân nông nghiệp. Lễ rước nước chính là linh hồn của phần lễ, là nghi thức không thể thiếu trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Ngày mùng 7/8 (Âm lịch), các già làng đại diện các phường sẽ tới đền Nghè làm lễ xin nguồn nước tinh khiết tại đây để thờ cúng trong suốt một năm sau đó với mong muốn ông trâu của phường mình sẽ khỏe mạnh và chiến thắng trong phần hội sau đó. Thông qua lễ hội rước nước, người dân nơi đây với ước vọng cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người đều mạnh khỏe và mang về nhiều cá tôm, cầu cho lễ hội được diễn ra thành công, an toàn. Đặc biệt, người dân nơi đây cầu cho ông trâu của phường mình khỏe mạnh và chiến thắng. Nghi lễ thể hiện lòng biết ơn và tôn kính thần hộ mệnh, Điểm tước thần Đại vương cùng các bậc tổ tiên đã khai sơn, mở rộng mảnh đất Đồ Sơn. [Hình ảnh 7 , phụ lục] Hội đua thuyền rồng trên biển là nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân miền biển nói chung và người dân Đồ Sơn nói riêng. Thuyền rồng để vua dùng gọi là "thuyền ngự". Thuyền rồng trong lễ hội dân gian mang ý nghĩa linh thiêng, trang trọng. Đặc biệt, ở những lễ hội thờ các vị anh hùng dân tộc, võ tướng, có công đức thì theo ý niệm dân gian, chính các Ngài đã về "ngự" trên thuyền để việc cầu phúc, cầu sức khỏe, an khang thịnh vượng của người tổ chức hội, dự hội, xem hội được như ý nguyện. Theo ông Hoàng Trung Hiếu, Phó chủ tịch UBND quận Đồ Sơn : 43
  46. “Tục đua thuyền rồng trên biển có ý nghĩa rất to lớn, gắn với vùng biển có nhiều tài nguyên về thủy hải sản với khát vọng chinh phục biển khơi. Ngoài ra, đây chính là một trong những hoạt động thể hiện sự bảo vệ chủ quyền an ninh của Tổ quốc”. Với người dân Đồ Sơn, đua thuyền là hình ảnh đặc trưng, độc đáo của những người đi biển nhằm cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, sóng yên biển lặng trong năm để ngư dân ra khơi đánh cá đầy khoang, làm ăn phát đạt. [Hình ảnh 8, phụ lục] 2.2.3. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn biểu hiện đời sống văn hóa tâm linh phong phú Tín ngưỡng, tôn giáo giúp con người ta trở về với giai đoạn khởi đầu của quá trình sáng tạo ra thần linh và văn hóa. Con người vốn bình đẳng với nhau, bình đẳng trong mối quan hệ với thần linh, trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Chính nền văn hóa cổ truyền, trong đó có lễ hội đã tiềm ẩn những yếu tố dân chủ mà con người ngày nay đang hướng tới. Lễ hội chọi trâu quận Đồ Sơn đến nay vẫn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân gian của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và mang tính tâm linh sâu sắc, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc gắn với tục lệ hiến tế vật thiêng dâng lên thần Điểm tước Đại vương, thần linh cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân giàu, nước thịnh. Con người luôn có nhu cầu lớn về vật chất và tinh thần. Bên cạnh cuộc sống vật chất, cuộc sống hiện thực thì các yếu tố thuộc về lĩnh vực tinh thần là nhu cầu không thể thiếu. Nó giúp con người cân bằng với cuộc sống thực tại. Trong cuộc sống thế tục, đôi khi con người bất lực trước sức mạnh của tự nhiên, có lúc họ bế tắc trong sự giải thoát và phải tìm đến nguồn sức mạnh tinh thần, tìm đến sự che chở của tổ tiên dòng tộc, của thành hoàng, của các vị thần, từ đó giúp họ có niềm tin, động lực, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Đến với lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, họ cầu mong và tin tưởng vào sự che chở của tổ tiên và thần linh cho cuộc sống bình an, cho biển núi mưa thuận gió hòa. Trong lễ hội này, các yếu tố tâm linh được ẩn chứa khá sâu sắc từ việc chuẩn bị đồ cúng tế, các nghi lễ, tục giết trâu sau trận đấu để cầu nguyện thần linh đều chứa đựng văn hóa tâm linh. Ông trâu vô địch và phường may mắn nhất sẽ được thay mặt cho cả quận cử hành lễ hiến sinh chính thức. Người Đồ Sơn thành tâm tin rằng, không gian uy linh là để bắc cầu cho ông trâu thần- con vật thiêng hiến sinh cho thần linh, mang lời khẩn cầu của những người dân lành nhỏ bé đến với mẹ biển 44
  47. thủy thần, điểm tước thần vương và những thần linh bảo vệ người vạn chài. Tục lệ ngàn xưa là vậy, tất cả các trâu tham gia hội đều hóa sinh để hiến tế thần linh, sau đó lấy lộc để chia đều cho tất cả dân làng. Dù thắng hay thua thì người người đều tin rằng, năm nay lưới sẽ trữu khoang, biển lặng bình an, nhà nhà no ấm, phúc lành. Những dữ dội lắng đi sẽ là chiến thắng và hi vọng tràn đầy về ngày mai. Theo nghiên cứu của Giáo sư Trần Lâm Biền, lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn là ý thức hòa với thiên nhiên. Có những nơi, họ không hề dùng hai con trâu để chọi mà làm hai cái đầu trâu và chui vào đó để diễn trò chọi nhau. Vậy ý nghĩa đằng sau là gì? Là ý thức hòa với thiên nhiên vũ trụ để tồn tại, là tục thờ mặt trăng, mà mặt trăng gần với thủy triều. Thờ như thế là để mong rằng giữa con người với thủy triều có thể cảm thông, hòa vào nhau. Đến lúc cuối cùng, người ta đem con trâu chiến thắng ra ngoài khơi để tế thần biển. Ngoài ra, mặt trăng cũng gần gũi với tâm thức con người về nông nghiệp được mùa, vạn vật sinh sôi nảy nở. Như vậy, lễ hội chọi trâu đã đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng đồng dân cư nơi đây. Đã bao năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng 8, Đồ Sơn như không khí của đêm giao thừa, nghi lễ nghiêm cẩn xin phép đưa ông trâu đi chọi. Bao bao tâm nguyện đều gửi gắm vào ông trâu, bao phước lành đều gửi gắm vào ngày đấu hội. Theo lời ông Đinh Đình Phú, chủ trâu chọi phường Ngọc Xuyên: “Lễ hội chọi trâu của địa phương tôi tuy rằng phần chính là hội chọi trâu, mọi người từ khắp nơi đổ về để xem hội là chính nhưng một điều không thể phủ nhân là giá trị tâm linh mà lễ hội đã mang lại cho người dân ở địa phương. Chúng tôi tin rằng, năm nào hội chọi trâu tổ chức thành công, các ông trâu đánh hay, đánh đẹp thì năm đó nhân dân trong vùng sẽ gặp nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió”. Có thể thấy phần lễ trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã thể hiện rõ tín ngưỡng thờ các hiện tượng tự nhiên như mây, mưa, sấm, chớp thông qua các tục rước nước, tục đua thuyền. Giờ đây, do những biến đổi của lễ hội, tục đua thuyền hiện tại không thể hiện được tính thiêng, người ta thường nhắc đến tục đua thuyền để khẳng định sức mạnh, sự khỏe khoắn của người dân miền biển. Tuy nhiên, trong lễ hội chọi trâu thì tục đua thuyền, rước nước là tục lệ cổ xưa, một nghi lễ linh thiêng, thể hiện hồn cốt, nét văn hóa đặc trưng riêng của vùng đất biển. Ngoài mục đích lấy nước về thắp hương thờ cúng các vị thần linh, còn thể hiện ước nguyện của con người về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật thiên nhiên và con người. 45