Khóa luận Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo qua cách sử dụng từ điệp âm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

pdf 67 trang thiennha21 16/04/2022 21592
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo qua cách sử dụng từ điệp âm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_yeu_to_ky_ao_qua_cach_su_dung_tu_diep_a.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu yếu tố kỳ ảo qua cách sử dụng từ điệp âm trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== TẠ THỊ HUỆ NGHIÊN CỨU YẾU TỐ KỲ ẢO QUA CÁCH SỬ DỤNG TỪ ĐIỆP ÂM TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN HÀ NỘI - 2017
  2. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, em đã nhận được sự giúp đỡ từ những tấm lòng mà em trân trọng tri ân: em xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thanh Vân, giảng viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, người hướng dẫn khóa luận. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và động viên em trong thời gian vừa qua. Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2017 Sinh viên thực hiện Tạ Thị Huệ
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thanh Vân. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Hà Nội, ngày 5 tháng 4 năm 2017 Sinh viên thực hiện Tạ Thị Huệ
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Cấu trúc khóa luận 8 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 9 1.1.Xã hội Việt Nam thế kỷ XVI, tác giả và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục 9 1.1.1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XVI 9 1.1.2.Tác giả và tác phẩm 12 1.2. Giới thuyết về yếu tố “kỳ ảo” và từ điệp âm 15 1.2.1. Khái niệm “kì ảo” và yếu tố “kì ảo” trong văn học Việt Nam qua các thời kì văn học 15 1.2.2.Khái niệm và tác dụng từ điệp âm 23 CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO QUA CÁCH SỬ DỤNG TỪ ĐIỆP ÂM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ 27 2.1. Công năng ngữ dụng của từ điệp âm trong việc miêu tả yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục 27 2.1.1 Dùng hình tượng sinh động để miêu tả con người 27 2.1.2.Dùng hình tượng sinh động để miêu tả cảnh vật 32
  5. 2.2. Biểu hiện kỳ ảo của nhân vật trong thế giới siêu thực 34 2.2.1. Nhân vật thần tiên trong thế giới tiên cảnh 35 2.2.2. Nhân vật ma quái trong thế giới âm phủ. 43 2.3. Không gian, thời gian nghệ thuật 49 2.3.1. Không gian nghệ thuật 49 2.3.2. Thời gian nghệ thuật 52 2.4. Ngôn ngữ 54 2.4.1. Ngôn ngữ trần thuật 54 2.4.2. Ngôn ngữ miêu tả 55 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
  6. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong chặng đường hình thành và phát triển, văn học trung đại đã đóng góp cho nền văn học nước nhà khối lượng tác phẩm đồ sộ ở nhiều thể loại gắn với nhiều tên tuổi lớn. Mặc dù yếu tố thời đại đã thay đổi nhưng ngày nay, sau hàng trăm năm nhưng nhiều tác phẩm vẫn cho thấy sức ảnh hưởng của mình. Điều làm nên sự bất diệt cho các tác phẩm đó không chỉ bởi nội dung mang tính nhân văn, nhân đạo cao hay hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật mà bởi vì các tác giả đã chắp thêm đôi cánh kì lạ, ảo diệu cho những đứa con tinh thần của mình. Và đó chính là yếu tố “kì ảo” - yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và tạo cho tác phẩm vẻ hấp dẫn, sức mê hoặc diệu kì. Không riêng gì văn học Việt Nam, văn học của các nước trên thế giới từ cổ đại, trung đại, cận đại cũng sử dụng yếu tố kì ảo như một thủ pháp nghệ thuật độc đáo. Yếu tố kì ảo xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm văn chương trung đại đặc biệt là văn học từ thế kỉ XV trở đi. Các nhà văn trung đại sử dụng yếu tố kì ảo thể hiện cho quan điểm về thế sự, nhân sinh, con người của mình, đồng thời giúp nhà văn trong việc biểu hiện và khám phá hiện thực. Với sự có mặt của yếu tố kì ảo, người đọc sẽ có những cảm hứng mới lạ hơn, thỏa sức tưởng tượng về một thế giới hư thực đan xen. Người đọc vừa có thể hiểu được cuộc sống thực tại lại có thể mơ về một thế giới màu hồng lí tưởng. Yếu tố kì ảo xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn học với phương thức khác nhau. Việc sử dụng các từ điệp âm tạo nên yếu tố kì ảo là một phương thức trong đó. Từ điệp âm với đặc trưng riêng của mình nhằm làm nổi bật ý, tạo âm hưởng, nhịp điệu và tăng giá trị biểu cảm cho câu văn, câu thơ. Từ điệp âm là một trong số những phương thức giúp cho yếu tố kì ảo hiện diện với nhiều màu sắc nhất. 1
  7. Trong văn học nói chung và văn học trung đại nói riêng, yếu tố kì ảo được sử dụng trong nhiều thể loại như truyện nôm, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi trong các thể loại trên thể loại sử dụng nhiều và thành công yếu tố kì ảo nhất chính là truyện truyền kì với các tác phẩm có giá trị: Việt điện u linh tập, Lĩnh nam chích quái lục, Thánh tông di thảo, Truyền kì tân phả, Truyền kì mạn lục Trong đó, Truyền kì mạn lục được biết đến nhiều nhất, đặc biệt qua hai văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được trích dẫn và trở thành các tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ Văn phổ thông. Điều đó cũng phần nào cho thấy tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của tác phẩm trong xã hội hiện nay. Và một trong số những yếu tố làm nên sự thành công và trường tồn của tác phẩm chính là việc sử dụng phép điệp âm tạo nên yếu tố kì ảo đa màu sắc của Nguyễn Dữ. Đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong Truyền kì mạn lục. Tuy nhiên các công trình khoa học này thường nghiên cứu yếu tố kì ảo của tác phẩm này trong việc đối sánh với một tác phẩm khác, hoặc tìm hiểu yếu tố kì ảo trong một văn bản được trích từ tác phẩm, hoặc tìm hiểu yếu tố kì ảo thông qua nội dung mà ít chú ý đến hình thức của tác phẩm. Khi tìm hiểu yếu tố kì ảo người nghiên cứu thường làm việc với các bản dịch mà bỏ qua nguyên tác chữ Hán của tác phẩm. Trong khi đó, bản nguyên tác mới chính là cái gốc là nơi thể hiện nhiều tinh hoa nhất của tác phẩm, khi những bản dịch ít nhiều đã làm mất đi những dụng ý ban đầu của tác giả. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu yếu tố kì ảo qua cách sử dụng từ điệp âm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” để giúp bạn đọc có thể có cái nhìn toàn diện hơn về ý nghĩa của yếu tố kì ảo trong tác phẩm ở mọi khía cạnh: từ nội dung đến hình thức và đặc biệt là việc sử dụng từ điệp âm xây dựng yếu tố kì ảo trên nền nguyên tác chữ Hán của tác phẩm. 2
  8. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xung quanh đề tài “Nghiên cứu yếu tố kì ảo qua cách sử dụng từ điệp âm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ” trong phạm vi tư liệu sưu tầm đã có các công trình nghiên cứu: Về yếu tố kì ảo, vấn đề này đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX. Công trình nghiên cứu về yếu tố kì ảo được biết đến đầu tiên và nhiều nhất có lẽ là công trình nghiên cứu của Todorov từ những năm 1970. Nghiên cứu của ông được ghi lại trong công trình Dẫn luận về văn chương kì ảo theo ông cái kì ảo là “sự kiện không thể giải thích được bằng những quy luật của chính cái thế giới quen thuộc này cái kì ảo đó là sự lưỡng lự cảm nhận bởi một con người chỉ biết có những quy luật tự nhiên, đối diện với một hiện tượng bên ngoài mang tính siêu nhiên” [29;34]. Như vậy dường như theo Todorov ông đang hạn định giới hạn của kì ảo. Theo ông kì ảo chính là những quy luật tự nhiên không thể giải thích, vậy khi những quy luật ấy được giải thích phải chăng yếu tố kì ảo sẽ mất đi? Rõ ràng nội hàm của khái niệm kì ảo không hề nằm trong giới hạn nhỏ bé như vậy! Tiếp bước Todorov nhiều nhà văn nước ngoài khác cũng đưa ra quan điểm của mình về khái niệm kì ảo dưới nhiều cái tên khác nhau như: văn học huyễn ảo, chủ nghĩa huyền ảo tất cả các bài viết đã phần nào cung cấp khái quát về nguyên tắc, khái niệm, đặc điểm của cái kì ảo trong văn chương. Ở Việt Nam, yếu tố kì ảo chỉ được bàn luận vào sau những năm 1975 và thực sự sôi nổi vào những năm đầu thế kỉ XXI. Có thể kể đến bài viết “Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học” của Lê Nguyên Long. Bài viết đã bước đầu thể hiện sự quan tâm đến văn học kì ảo và khái niệm cái kì ảo. Bằng cách tổng hợp và đưa ra nhiều quan điểm về thuật ngữ kì ảo của các nhà nghiên cứu đi trước, 3
  9. ông đưa ra quan điểm của mình về khái niệm kì ảo: “Cái kì ảo là cái không thể cắt nghĩa được bằng lí tính từ điểm nhìn của chúng ta với tầm nhận thức hiện tại” [20;30]. Bên cạnh đó còn có công trình “Cái kì ảo và văn học huyễn ảo” của Lê Huy Bắc, tác giả đã đề xuất dùng khái niệm “văn học huyễn ảo” với mục đích nhằm “bao quát cả một lịch sử sáng tạo văn chương nơi xuất hiện sự đan cài của hai yếu tố thực và ảo mà hàm lượng bao giờ cũng nghiêng qua phần ảo”[2]. Thuật ngữ huyễn ảo của ông bao quát các dạng thức văn học thần ma, kinh dị, kì ảo sau đó, cũng trong công trình này, ông trình bày các giai đoạn của văn học huyễn ảo. Khái niệm mà Lê Huy Bắc đưa ra rõ ràng, mạch lạc, bao quát được các khái niệm của các nhà nghiên cứu đi trước. Dù khái niệm ông đưa ra là huyễn ảo, song nội hàm và ngoại diên của khái niệm này lại trùng với khái niệm kì ảo. Vì vậy, chúng ta có thể coi khái niệm về huyễn ảo của ông chính là khái niệm kì ảo. Ngoài ra còn có nhiều công trình Dư ba của truyện truyền kì, chí dị trong văn học Việt Nam hiện đại của Vũ Thanh, Tìm hiểu các dạng truyện kì ảo trong văn học cổ trung đại và cận đại Đông Tây của Nguyễn Huệ Chi Các bài viết đã giới thiệu cho bạn đọc cách hiểu khái niệm “kì ảo” có những bài viết như: Yếu tố kì ảo trong văn xuôi trung đại thế kỉ XV đến thế kỉ XIX của Lê Thùy Dung, Những biến đổi của yếu tố kì và thực trong truyện ngắn truyền kì Việt Nam của Vũ Thanh, Yếu tố kì ảo trong Thánh Tông di thảo của Lê Nhật Ký, Các bài viết trên đã đưa ra những nhận định, phân tích, lý giải yếu tố kì ở những góc nhìn khác nhau. Về nghiên cứu yếu tố kì ảo trong một tác phẩm tiêu biểu thì có khá nhiều công trình nghiên cứu, một số bài viết đáng quan tâm như: Nghiên cứu so sánh Tiễn đăng tân thoại và Truyền kì mạn lục của Trần Ích Nguyên, ở công trình này người nghiên cứu không đi tìm hiểu tác phẩm riêng lẻ, mà 4
  10. nghiên cứu những nét tương đồng, khác biệt của Truyền kì mạn lục với một tác phẩm nước ngoài. Từ đó khẳng định tinh thần dân tộc trong sáng tác của Nguyễn Dữ và sự sáng tạo sủa ông. Đã có một số khóa luận tốt nghiệp của các anh (chị) sinh viên khoa Ngữ Văn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) khóa trước tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm Truyền kì mạn lục ở nhiều phương diện khác nhau. Trong đó có một vài công trình nghiên cứu ít nhiều có đề cập đến yếu tố kì ảo trong tác phẩm Truyền kì mạn lục dưới dạng so sánh với một tác phẩm nào đó. Hoặc không nghiên cứu tác phẩm Truyền kì mạn lục thì cũng tìm hiểu yếu tố kì ảo trong một tác phẩm cũng thuộc thể loại truyện truyền kì. Có thể kể đến một số khóa luận: Chức năng nghệ thuật của yếu tố kì ảo trong Thánh tông di thảo của Nguyễn Thị Thanh Tâm, So sánh nhân vật thần tiên phật trong Truyền kì mạn lục và Thánh tông di thảo của Nguyễn Thị Thúy, So sánh nhân vật kì ảo trong Truyền kì mạn lục và truyện cổ tích Việt Nam của Đặng Thị Thoan các bài viết đã đưa ra những nhận định, phân tích, lý giải yếu tố kì ảo ở những góc nhìn khác nhau tùy vào các tác phẩm mà người nghiên cứu chọn. Các bài nghiên cứu thường tìm hiểu yếu tố kì ảo qua một số các yếu tố: nhân vật, cốt truyện, môtip, thời gian, không gian Tuy nhiên, các bài viết cũng dừng lại ở việc so sánh đối xứng giữa các tác phẩm hoặc nghiên cứu yếu tố kì ảo thông qua một mặt nào đó của tác phẩm, người nghiên cứu thường chú ý vào tìm hiểu nhân vật kì ảo, hoặc nghệ thuật xây dựng nhân vật mà không tìm hiểu yếu tố kì ảo một cách toàn diện trên phạm vi toàn tác phẩm. Về cách sử dụng từ điệp âm và giá trị nghệ thuật của việc sử dụng từ điệp âm trong Truyền kì mạn lục chưa từng được nhắc đến. Cũng vì thế việc nghiên cứu từ điệp âm trong mối quan hệ với yếu tố kì ảo chưa có công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, ở nội dung bài nghiên cứu của chúng tôi xin đi sâu, 5
  11. tìm hiểu yếu tố kì ảo trong riêng tác phẩm Truyền kì mạn lục qua cách sử dụng từ điệp âm. Thay vì chỉ làm việc với bản dịch, bài nghiên cứu của tôi kết hợp với việc so sánh đối chiếu tác phẩm đã dịch với bản phiên âm chữ Hán của tác phẩm. Vì những nguyên nhân khách quan và năng lực chủ quan, tôi chưa thể tiếp cận và thống kê thật đầy đủ các bài viết, công trình nghiên cứu về yếu tố kì ảo trong văn học đã được công bố. Trong phạm vi của một khóa luận tôi rất trân trọng những ý kiến, quan điểm, đánh giá, nhận xét của các nhà khoa học đã đề xuất. Những ý kiến quý báu đó đã giúp tôi có những định hướng đúng đắn, vững chắc về mặt phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, cũng như về mặt tư liệu tham khảo để có thể hoàn thành mục tiêu đề ra của khóa luận. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Khảo sát, phân tích lý giải những biểu hiện của yếu tố kì ảo thông qua cách sử dụng từ điệp âm trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ và tìm ra những giá trị thẩm mĩ đặc sắc mà những yếu tố kì ảo đó mang lại. Nhiệm vụ nghiên cứu: làm sáng tỏ giá trị, ý nghĩa của yếu tố kì ảo qua việc sử dụng từ điệp âm một cách toàn diện nhất, ở tất cả các khía cạnh từ nội dung đến hình thức và đặc biệt chú ý đến ngôn ngữ mà tác giả sử dụng: chữ Hán. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: yếu tố kì ảo qua cách sử dụng từ điệp âm và ý nghĩa của việc sử dụng yếu tố kì ảo. Phạm vi nghiên cứu: gồm 20 tác phẩm truyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là: 1. Câu chuyện ở đền Hạng Vương (Hạng Vương từ kí) 6
  12. 2. Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (Khoái Châu nghĩa phụ truyện) 3. Chuyện cây gạo (Mộc miên thụ truyện) 4. Chuyện gã trà đồng giáng sinh (Trà đồng giáng đản lục) 5. Chuyện kì ngộ ở trại Tây (Tây viên kì ngộ ký) 6. Chuyện đối tụng ở Long cung (Long đình đối tụng lục) 7. Chuyện nghiệp oan của Đào thị (Đào thị nghiệp oan ký) 8. Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục) 9. Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên (Từ Thức tiên hôn lục) 10. Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào (Phạm Tử Hư du thiên tào lục) 11. Chuyện yêu quái ở Xương Giang (Xương Giang yêu quái lục) 12. Chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na (Na sơn tiều đối lục) 13. Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều (Đông Triều phế tự lục) 14. Chuyện nàng Thúy Tiêu (Thúy Tiêu truyện) 15. Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang (Đà Giang dạ ẩm ký) 16. Chuyện người con gái Nam Xương (Nam Xương nữ tử lục) 17. Chuyện Lý tướng quân (Lý tướng quân truyện) 18. Chuyện Lệ Nương (Lệ Nương truyện) 19. Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa (Kim Hoa thi thoại ký) 20. Chuyện tướng Dạ Xoa (Dạ Xoa bộ soái lục) 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu phù hợp với đối tượng nghiên cứu của mình, tôi sử dụng một số phương pháp: - Phương pháp nghiên cứu thi pháp học (vận dụng lí thuyết thi pháp về không gian và thời gian nghệ thuật và thi pháp nhân vật để làm sáng tỏ yếu tố kì ảo trong tác phẩm Truyền kì mạn lục). - Phương pháp hệ thống, thống kê, khảo sát (nhằm nhận biết những biểu hiện kì ảo trong một số tác phẩm văn xuôi trung đại làm cơ sở để hệ thống 7
  13. hóa thành những luận điểm khoa học của vấn đề). - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh (làm rõ những đặc điểm và giá trị thẩm mĩ của các yếu tố kì ảo trong tác phẩm Truyền kì mạn lục). - Phương pháp lịch sử - xã hội (lí giải các yếu tố kì ảo trong văn học một thời đại) 6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được tổ chức thành 2 chương: Chương 1. Những vấn đề chung Chương 2. Biểu hiện của yếu tố “kì ảo” qua cách sử dụng từ điệp âm trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ 8
  14. CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Xã hội Việt Nam thế kỷ XVI, tác giả và tác phẩm Truyền kỳ mạn lục 1.1.1. Xã hội Việt Nam thế kỷ XVI Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Các truyện hầu hết ở thời Lí, Trần, Hồ, Lê Sơ, và đều có yếu tố hoang đường, nhưng đằng sau những yếu tố hoang đường đó chính là hiện thực xã hội phong kiến đương thời với đầy rẫy những tệ trạng mà tác giả muốn vạch trần và phê phán. Nguyễn Dữ sống ở trong khoảng cuối thế kỷ XV, nửa đầu thế kỷ XVI. Tính từ khi Lê Thánh Tông mất (năm 1497) đến khi nhà Mạc thay nhà Lê (năm 1527) thì xã hội Việt Nam đã trải qua 30 năm, triều đại phong kiến nhanh chóng bước vào thời kỳ suy thoái. Kể từ khi Lê Uy Mục (1505) lên ngôi, quan hệ sản xuất phong kiến với quyền sở hữu ruộng đất tối cao của nhà vua và quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ đã dần dần bộc lộ nhiều tính chất tiêu cực, lạc hậu của nó trước yêu cầu phát triển mới của nền sản xuất xã hội. Giai cấp phong kiến sau khi đã ổn định địa vị thống trị của mình thì xa hoa hưởng lạc, tìm mọi cách bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Quý tộc, quan lại và dòng dõi nhà Lê mỗi khi nhận chức ở các địa phương, thường dựa vào quyền lực cướp ruộng đất của thôn xã để lập trang trại. Ngay cả triều đình cũng không thể chịu nổi trước sự bạo hành của của đẳng cấp mình, bèn ban hành Trị bình bảo phạm (1511) trong đó có nhiều điều khoản cấm quan lại không được cướp đoạt ruộng đất và cướp thóc lúa hoa màu của nhân dân. Thời kỳ nhà Lê, kể từ khi Lê Thánh Tông mất (1497) trải qua sự trị vì của 6 vị vua. Lê Hiển Tông lên ngôi từ 1498 đến 1504, thọ 44 tuổi; Lê Túc Tông lên ngôi chỉ gần 1 năm (1504) thọ 17 tuổi. Lê Uy Mục làm vua 5 năm (1505 - 1509) thọ 22 tuổi; Lê Tương Dực làm vua 7 năm (1510 - 1516), thọ 24 tuổi; Lê Chiêu Tông làm vua 7 năm (1516 - 1522) thọ 26 tuổi; 9
  15. vua Lê Cung Hoàng làm vua 6 năm (1522 - 1527) thọ 21 tuổi. Đây là thời kỳ mà dân gian thường gọi là “Vua quỷ” và “Vua lợn”. Thái độ thiếu tôn trọng người đứng đầu xã tắc đó bắt nguồn từ một thực tế nhà vua hoang dâm vô độ, nguyên nhân đó dẫn đến kết quả là đoản thọ, trừ Lê Hiến Tông, còn trong 23 năm có 5 đời vua đều chết trẻ. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm là thời điểm loạn lạc, không còn sự bình yên hưng thịnh nữa mà chế độ phong kiến đã có những khủng hoảng dẫn đến nội chiến và đất nước bị chia cắt. Khi chiến tranh nổ ra, các thế lực tranh giành ngôi vị, bao khốn khổ đổ hết lên đầu những người dân vô tội: nạn phu phen, thuế má, bắt lính khiến vợ phải xa chồng, con lìa cha mẹ Qua đó Nguyễn Dữ đã xây dựng nên những nhân vật thuộc tầng lớp đáy của xã hội, cho người đọc thấy sự khổ đau, cùng cực của họ. Trong xã hội rối ren ấy, mọi giá trị bị đảo lộn, đạo đức bị băng hoại, vua không ra vua, quan không ra quan: “ đem hết sức dân xây dựng cung điện, vung vãi châu ngọc, dùng vàng như cỏ rác, tiêu tiền như đất bùn, hình phạt có của đút là xong, quan chức có tiền là mua được, kẻ dâng lời ngay thì phải chết, kẻ nói điều dở thì được thưởng”Chuyện đối đáp của người tiều phu núi Na. Vua đã vậy, bọn quan tham càng được nước lấn tới, trên không nghiêm dưới tất loạn. Bọn tham quan dựa vào lũ trộm cướp như lòng ruột, thích sắc đẹp, ham tiền tài, khinh người trọng của, mượn oai quyền để làm bạo ngược, quan nhỏ thì làm việc dối vua, quan lớn thì làm điều bán nước. Một xã hội mà những kẻ bề trên không quan tâm đến đời sống nhân dân, chỉ chăm lo lợi ích bản thân, dẫn đến kết cục đời sống nhân dân điêu đứng, khốn cùng: “bốn phương kém miếng, chiếc bóng nhờ người, con khóc lóc đói lòng, vợ than thân rét cật, về thì thiếu túp lều chắn gió, đi thì không chiếc nón che mưa”, “đói không thứ gì cấp dưỡng, lui không có chỗ nào tựa nương.” trong hoàn cảnh đầy rẫy những bất công và tai ương ấy, đã có những người 10
  16. dám đứng lên chống trả. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra: Khởi nghĩa Trần Tuân (đầu năm 1511) ở Hưng Hóa và Sơn Tây, nghĩa quân có đến hàng vạn người tiến về Từ Liêm uy hiếp kinh thành Thăng Long. Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng (năm 1512) ở Nghệ An và phát triển ra Thanh Hóa. Khởi nghĩa ở Phùng Chương (năm 1515) diễn ra ở Tam Đảo. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo (năm 1516) ở Đông Triều (Quảng Ninh) nghĩa quân cạo trọc đầu chỉ để 3 chỏm tóc, gọi là quân “ba chỏm” nghĩa quân ba lần tấn công thành Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hóa. Tuy nhiên, tất cả các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. Trong tình trạng đạo đức suy đồi, nhân tình thế thái đảo điên đang trở thành một hiện thực phổ biến nhức nhối khiến con người không thể tìm được hạnh phúc và bến đỗ hạnh phúc họ có thể tìm được có lẽ là trong mái ấm gia đình. Thế nhưng, ngay cả trong gia đình con người vẫn đau đớn, tủi cực. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, trong xã hội thối nát ấy, gia đình không thể ấm êm được. Tư tưởng nam quyền, thần quyền ngự trị trong mỗi thành viên gia đình, người chồng người cha là người có quyền sinh sát trong tay, người bất hạnh nhất là những người phụ nữ chân yếu tay mềm, luôn phụ thuộc vào người đàn ông trong gia đình. Nguyễn Dữ đã phác họa lên những người phụ nữ đẹp từ khuôn dung đến đức hạnh. Nhưng tất cả họ đều phải chịu sự bất công, không được hưởng hạnh phúc trọn vẹn, có khi phải quyên sinh. Đó là nàng Nhị Khanh, nàng Vũ Nương hàng năm trời chăm sóc gia đình, chung thủy chờ chồng. Nhưng khi chồng trở về, bi kịch cuộc đời mới thật sự xảy ra với hai nàng. Nhị Khanh đợi Trọng Quỳ trở về, nhưng chồng nàng lại là kẻ quen tính chơi bời, ham mê cờ bạc, dùng nàng làm vật đánh cược khiến nàng phải tự vẫn. Vũ Nương cũng vì sự ghen tuông mù quáng của chồng mà phải tuẫn tiết chứng minh cho sự trinh bạch của mình. Trong xã hội ấy, đâu chỉ có Vũ Nương hay Nhị Khanh mà còn biết bao người phụ nữ giống như họ, đều 11
  17. không hạnh phúc trong mái ấm gia đình. Sống giữa bối cảnh lịch sử xã hội như vậy, là một trí thức có tâm huyết, Nguvễn Dữ đã không thể không lên tiếng. Truyền kì mạn lục chính là tiếng nói phản kháng mạnh mẽ của ông đối với hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Ông mượn chuyện xưa để nói chuyện nay, mượn chuyện thần linh ma quái để nói chuyện người, mượn chuyện cõi âm để nói chuyện cõi dương, cõi trần từ đó thể hiện tất cả những suy nghĩ, thái độ, quan điểm của mình về con người, về xã hội. Tác phẩm còn thể hiện ý thức xây dựng, bảo vệ tình cảm gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Ông tập trung ca ngợi sự gắn bó chung thủy trong tình cảm vợ chồng, đặc biệt ông dành nhiều cảm hứng để đồng cảm với những bất hạnh và đề cao phẩm chất tốt đẹp ở những người phụ nữ. Bao trùm lên tất cả những vấn đề là mơ ước về một xã hội công bằng, lí tưởng, là khát vọng về hạnh phúc cho con người của nhà văn nói riêng và nhân dân lao động nói chung. 1.1.2.Tác giả và tác phẩm 1.1.2.1. Tác giả Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, chưa rõ năm sinh năm mất, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng (cha đỗ Tiến sĩ đời Lê Thánh Tông ), từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không bao lâu thì lui về ẩn dật và sống cuộc sống lâm tuyền suốt quãng đời còn lại. Các ghi chép về Nguyễn Dữ còn lại không nhiều, bài tựa Truyền kì mạn lục của Hà Thiện Hán viết năm 1547 có thể là tài liệu ghi chép sớm nhất. “Tập lục này là trứ tác của Nguyễn Dữ, người Gia Phúc, Hồng Châu. Ông là con trưởng vị tiến sĩ triều trước Nguyễn Tường Phiêu. Lúc nhỏ rất chăm chỉ lối học cử nghiệp, đọc rộng nhớ nhiều, từng được bổ làm Tri huyện Thanh Tuyền. Mới được một năm ông đã từ quan về nuôi mẹ cho tròn đạo hiếu, đến mấy năm không đặt chân đến chốn thị thành, thế rồi ông viết ra tập lục này để ngụ ý”. Tuy nhiên, 12
  18. Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục cho rằng: “Vì Ngụy Mạc cướp ngôi vua, Nguyễn Dữ thề không ra làm quan, ở thôn quê dạy học trò, không bao giờ để chân đến đất thị thành”. Như vậy, có thể thấy rằng, Nguyễn Dữ về ở ẩn không chỉ vì lí do chăm mẹ già mà còn vì bất mãn với kẻ cầm quyền. Dường như Nguyễn Dữ không tìm được lối thoát trên con đường hành đạo, ông quay về cuộc sống ẩn dật, đôi lúc thả hồn mơ màng cõi tiên, song cơ bản ông vẫn gắn bó với cõi đời. Ông trân trọng và ca ngợi những nhân cách thanh cao, cứng cỏi, những anh hùng cứu nước, giúp dân không kể họ ở địa vị cao hay thấp. Trải qua mấy năm không đặt chân đến nơi đô hội, Nguyễn Dữ miệt mài ghi chép để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hoàn thành tác phẩm Truyền kì mạn lục, qua tác phẩm có thể thấy được quan điểm sống và tấm lòng của tác giả với cuộc đời. Mượn các hình tượng nhân vật thần tiên, ma quái, loài vật, cây cỏ , Nguyễn Dữ muốn gửi gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, không còn kỷ cương trật tự, vua chúa hôn ám, bề tôi thoán đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn tất sẽ nảy sinh. Cờ bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục. Kết quả là người dân lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ. Nguyễn Dữ dành nhiều ưu ái cho những nhân vật này. Dưới ngòi bút của ông, họ đều là những thiếu phụ xinh đẹp, chuyên nhất, tảo tần, giàu lòng vị tha nhưng luôn luôn phải chịu số phận bi thảm. Đến cả loại nhân vật "phản diện" như nàng Hàn Than (Đào thị nghiệp oan ký), nàng Nhị Khanh (Mộc miên phụ truyện), các hồn hoa (Tây viên kỳ ngộ ký) và "yêu quái ở Xương Giang" cũng đều vì số phận đưa đẩy, đều vì "nghiệp oan" mà đến nỗi trở 13
  19. thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt nhưng cũng đáng thương. Nguyễn Dữ với tài năng của mình đã xây dựng nên bức tranh muôn màu sắc về con người và cuộc sống của họ trong xã hội đương thời. 1.1.2.2. Tác phẩm Truyền kì mạn lục là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Truyền kì mạn lục được coi là áng thiên cổ tùy bút, tác phẩm duy nhất của Nguyễn Dữ, được chia làm 4 quyển, viết theo thể loại truyền kỳ. Các truyện được viết bằng văn xuôi có xen văn biền ngẫu và thơ ca. Gần như ở cuối mỗi truyện tác giả đều có lời bình về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm. Tác phẩm thật sự là một sáng tác văn học với sự gia công, hư cấu, sáng tạo, chau chuốt, gọt giũa của Nguyễn Dữ chứ không phải chỉ là một công trình ghi chép đơn thuần. Nguyễn Dữ dựa vào các tích cũ, phần nhiều là các truyện được lưu truyền từ lâu trong xã hội, và được viết nên thành những truyện mới. Các truyện hầu hết lấy bối cảnh là thời Lí, Trần, Hồ, Lê Sơ, và đều có yếu tố hoang đường, kì ảo đó chính là hiện thực xã hội phong kiến với đầy rẫy những tệ trạng mà tác giả muốn vạch trần, phê phán. Truyền kì mạn lục tuy có vẻ là truyện kì lạ xảy ra hàng trăm năm về trước nhưng thực chất lại phản ánh được những phần sâu sắc của hiện thực đương thời. Qua tác phẩm, người đọc thấy được số phận bi thảm của những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch tình yêu mà thiệt thòi thường rơi vào người phụ nữ. Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc, bộc lộ niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung. Truyền kì mạn lục vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo cao, vừa là tuyệt tác của thể loại Truyền kì, từng được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là “thiên cổ tùy bút”. Truyền kì mạn lục ngay từ khi mới được hoàn thành đã được đón 14
  20. nhận. Hà Thiện Hán người cùng thời viết lời tựa, sau này nhiều học giả tên tuổi Phan Huy Chú, Bùi Huy Ích đều ghi chép về Nguyễn Dữ và đánh giá tác phẩm của ông. Nguyễn Dữ chịu nhiều ảnh hưởng của Cù Hựu, nên đôi khi ta bắt gặp sự đồng điệu trong một số chi tiết ở tác phẩm Truyền kì mạn lục của ông và tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu. Song không thể phủ nhận tài năng và công lao của Nguyễn Dữ trong việc sáng tạo nên tuyệt tác này. 1.2. Giới thuyết về yếu tố “kỳ ảo” và từ điệp âm 1.2.1. Khái niệm “kì ảo” và yếu tố “kì ảo” trong văn học Việt Nam qua các thời kì văn học 1.2.1.1. Khái niệm “kì ảo” Về cách hiểu khái niệm kì ảo, có rất nhiều cách hiểu được đưa ra. Trong khóa luận này chúng tôi sưu tầm một số cách hiểu về kì ảo hay yếu tố kì ảo trong văn học. Theo từ điển ngôn ngữ Pháp, “kì ảo” là tính từ, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Phantastitos” chỉ những gì được tạo nên bởi trí tưởng tượng chứ không tồn tại trong thực tế. Trong Hán ngữ đại tự điển, “kì” là “khác thường”, còn “ảo” là “không thực”. Nó thiên về tính chất li kì, hiếm thấy. Trong tiếng Việt, “kì ảo” là từ Hán Việt, “kì” là “lạ lùng”, “ảo” là không có thật. Cái kì ảo là cái lạ lùng, không có thật, không thể bắt gặp trong thực tế. Trên thế giới, người đầu tiên đề cập đến thuật ngữ cái kì ảo là một học giả người Anh tên là Joseph Addison (1672-1719). Theo ông, những sáng tác kì ảo “tạo ra một khoái cảm về nỗi sợ hãi trong tâm trí độc giả và làm thoả mãn trí tưởng tượng của độc giả bởi những cái lạ lùng và tính chất khác thường của những con người được miêu tả trong đó. Chúng nuôi dưỡng trong trí nhớ của chúng ta những câu chuyện ma mà chúng ta nghe từ thuở ấu thơ và thích thú với những nỗi khiếp sợ bí mật, những nỗi sợ hãi mà trí óc con 15
  21. người phải lệ thuộc vào nó một cách tự nhiên”[11]. Bên cạnh đó, các tác giả khác cũng bày tỏ quan điểm của mình về yếu tố kì ảo: Roger Cailois gọi yếu tố kì ảo trong văn học là: “Mọi cái kì ảo đều là một sự vi phạm trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn của cái không thể tiếp nhận được trong lòng những quy luật bất biến của đời thường”[3]. Còn Vax thì nhận định: “ Truyện kì ảo thích giới thiệu những con người giống như chúng ta, sống trong thế giới thực tại mà ta đang sống, họ đột nhiên bị đối diện với cái không thể giải thích được”[3]. Trong văn học Việt Nam, yếu tố kì ảo thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, vì vậy các cách hiểu khác nhau về kì ảo cũng được đưa ra. Trong đó, Từ điển tiếng Việt giải thích kì ảo như sau: Kì nghĩa là “lạ đến mức làm cho người ta phải ngạc nhiên”[23] còn Kì ảo nghĩa là “kì lạ, tựa như không có thật mà chỉ có trong tưởng tượng”[23]. Cách hiểu này có phần giống với cách hiểu được đưa ra trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “kì nghĩa là không có thực, nhấn mạnh tính chất hư cấu”. Theo tác giả Nguyễn Hải Hà, yếu tố kì ảo trong văn học Nga được gọi bằng thuật ngữ “hoang đường” với nghĩa: “là cái phi thường, kì ảo, siêu nhiên, phi lí, không có thực”. Theo Nguyễn Hải Hà có hai cách để vận dụng cái hoang đường là “dùng theo thi pháp cổ tích trong văn học dân gian và dùng cái hoang đường như một thủ pháp nghệ thuật hỗ trợ. Như một thủ pháp nghệ thuật, cái hoang đường được vận dụng theo hai cách: cái hoang đường dưới dạng lực lượng siêu nhiên, huyền bí (thần tiên, ma quỷ, phép lạ, yêu quái) và cái hoang đường dưới dạng vô lí, khó tin, khó hiểu mà lí trí con người chưa khám phá hết hoặc chưa khám phá được”[11;53]. Tác giả Lê Huy Bắc thì cho rằng: “Thế giới của văn học huyễn ảo là thế giới của trí tưởng tượng, nơi sự khác lạ hoang đường, thần diệu luôn ngự trị. Có lúc nó giúp người đọc bình tâm, tự tại; có lúc nó khiến người đọc 16
  22. hoang mang khiếp đảm và có lúc khiến họ hoài nghi bối rối ”[2,3] Phùng Hữu Hải định nghĩa: “Cái kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng được biểu hiện bằng những năng lực, yếu tố có tính siêu nhiên, nằm ngoài tư duy lí tính của con người Yếu tố kì ảo không phải là cái gì hư vô bên ngoài con người mà nó được bắt nguồn từ chính thế giới tưởng tượng, tinh thần, thế giới nội tâm bí ẩn của con người”[12;23]. Qua các công trình nghiên cứu ta thấy các nhà nghiên cứu dù đưa ra cách hiểu như thế nào về yếu tố kì ảo thì giữa họ luôn có điểm chung với nhau đó là: yếu tố kì ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng khó xảy ra trong thực tế. Nó thường nằm ngoài tư duy lí tính của con người nhưng lại có mối quan hệ với bản chất của cái có thật trong đời sống. Sự có mặt của yếu tố kì ảo trong các tác phẩm văn học tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện và tác phẩm như được khoác thêm chiếc áo sặc sỡ bắt mắt. Việc sử dụng yếu tố kì ảo ở mỗi mức độ khác nhau sẽ tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện được kể, lôi cuốn người đọc vào thế giới huyền ảo nó tạo ra đồng thời truyền tải ý đồ nghệ thuật của tác giả. Qua những tài liệu nghiên cứu về văn học kì ảo đã làm sáng rõ quan niệm: yếu tố kì ảo trong văn học thuộc phạm trù tư duy nghệ thuật, là sản phẩm trí tưởng tượng của người nghệ sĩ và được tiếp nhận qua trí tưởng tượng. Những biểu hiện chủ yếu của yếu tố kì ảo trong văn học là: nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, không gian, thời gian chứa đựng các yếu tố siêu nhiên Quan niệm này là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu yếu tố kì ảo trong tác phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. 1.2.1.2. Yếu tố “kì ảo” trong văn học Việt Nam qua các thời kì văn học Ở Việt Nam, yếu tố kì ảo trong văn học không hề xa lạ, trái lại nó gắn liền với văn học dân tộc ngay từ lúc mới chào đời. Điều này được phản ánh rõ 17
  23. trong các sáng tác văn học dân gian và trong các tác phẩm cổ xưa, những tác phẩm hoang đường kì lạ chiếm lĩnh đời sống của mọi tầng lớp xã hội. Nếu văn học thay đổi theo các thời kì lịch sử thì yếu tố kì ảo cũng có diện mạo thay đổi cho phù hợp. Yếu tố kì ảo luôn tồn tại trong dòng chảy của văn học dân tộc từ văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại. Và dù ở thời kì nào của văn học thì yếu tố kì ảo cũng luôn phát huy được sức mạnh của mình, vừa tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện vừa truyền tải ý đồ nghệ thuật của tác giả. Trước tiên là yếu tố kì ảo trong văn học dân gian thường xuất hiện trong các thể loại thần thoại, cổ tích, truyền thuyết Nó gắn với niềm tin chất phác, ngây thơ và tuyệt đối của con người vào các thế lực siêu nhiên, thể hiện nhu cầu, khát vọng nhận thức, cải tạo thế giới cũng như số phận của mình ở mức độ sơ khai, đơn giản nhờ vào sự phù trợ của những bà tiên ông bụt. Đồng thời đó cũng là lời giải thích cho những hiện tượng tự nhiên, xã hội mà họ không thể lý giải nếu không tìm đến yếu tố kì ảo. Ví dụ: Thần trụ trời - giải thích sự hình thành mặt đất, Sơn Tinh - Thuỷ Tinh - lí giải lũ lụt hàng năm và cách phòng ngừa những cơn lũ đó. Hay những truyền thuyết về người thực, việc thực song lại được bao phủ bởi ánh sáng lung linh, hư ảo như Thánh Gióng, An Dương Vương Trong các tác phẩm thần thoại, khi trình độ nhận thức của con người còn hạn chế, con người không thể lí giải được các hiện tượng tự nhiên của trời đất và yếu tố kì ảo được sử dụng vào việc xây dựng nên các vị thần nhằm giải thích cho những nghi vấn của người nguyên thủy. Họ tưởng tượng ra các vị thần với vóc dáng khổng lồ, sức mạnh vô song. Chẳng hạn như thần trụ trời xuất hiện khi trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Thần dùng đầu đội trời lên cao. Rồi thần đắp đất đá thành một cái cột để chống trời. Cột càng được đắp lên cao bao nhiêu thì bầu trời càng cao rộng ra bấy nhiêu. Thần hì hục 18
  24. đào đắp để nâng vòm trời lên mãi lên mãi. Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời tròn như chiếc bát úp. Nơi trời đất giáp nhau gọi là chân trời. Khi trời đất đã ổn định, rạch ròi, thần phá đi cái cột, hất tung đất đá khắp nơi. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường, kì ảo đã chứa đựng những tư duy đáng trọng của người Việt cổ. Ngoài vị thần trụ trời, bất cứ các hiện tượng tự nhiên nào cũng gắn liền với một vị thần cai quản: thần sấm, thần sét, thần mưa, thần gió mà mỗi người có một đặc điểm nhận diện riêng. Thần Mưa là thần hình rồng, thường xuống hạ giới hút nước biển, nước sông vào bụng rồi bay lên trời cao phun nước ra làm mưa cho thế gian có nước uống và cày cấy, cây cỏ trên mặt đất được tốt tươi. Thần Mưa thường theo lệnh Trời đi phân phát nước ở các nơi. Thần Gió là một hình dạng kỳ quặc. Thần không có đầu. Bảo bối của thần là một thứ quạt mầu nhiệm. Thần sẽ làm gió nhỏ hay bão lớn, lâu hay mau tùy theo lệnh Ngọc Hoàng. Những lúc thần Gió phối hợp với thần Mưa có khi cả thần Sét nữa cùng hoạt động là những lúc đáng sợ nhất. Thỉnh thoảng thần xuống hạ giới đi chơi vào những buổi tối trời. Đó là lúc giữa đồng bằng tự nhiên nổi lên trận gió xoáy, dân gian thường gọi là thần Cụt đầu. Ngoài các hiện tượng tự nhiên, nguồn gốc xuất hiện của loài người cũng đặt ra cho người nguyên thủy một câu hỏi, và yếu tố kì ảo cũng được sử dụng để có câu trả lời thỏa đáng nhất. Theo họ loài người xuất hiện từ một cái gì đó rất kì dị như trong quả bầu, trong bọc trứng, một số nơi tin rằng tổ tiên loài người chính là rắn, điều này dẫn đến tín ngưỡng thờ vật tổ của họ. Yếu tố kì ảo cũng tồn tại trong các truyện truyền thuyết với vai trò đề cao sức mạnh và vị trí của những người có công với cộng đồng. Yếu tố kì ảo làm cho hình tượng những người anh hùng trở nên lộng lẫy, rực rỡ. Ví dụ: Thánh Gióng sinh ra với nguồn gốc thần linh khi mẹ ướm chân mình lên dấu chân khổng lồ, quá trình Thánh Gióng trưởng thành cũng vô cùng kì dị, lên ba 19
  25. tuổi vẫn không biết cười, biết nói, nhưng sau khi nghe lời rao của sứ giả Thánh Gióng liền biết nói, chàng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi, bỗng chốc biến thành người khổng lồ, đứng lên diệt giặc cứu nước. Sau khi diệt giặc Thánh Gióng bay về trời bất tử. Những chi tiết kì ảo đã giúp cho việc xây dựng hình tượng Thánh Gióng thêm kì vĩ, hào hùng. Trong truyện cổ tích, yếu tố thần kì xuất hiện ít đi, thường được biểu hiện bằng các hệ thống nhân vật: tiên, bụt, chim thần, rắn thần Ví dụ: Lực lượng thần kì đã giúp cho cô Tấm chiến thắng mẹ con Cám để trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc, yếu tố kì ảo giúp cho Sọ Dừa và vợ có cuộc sống đoàn viên êm ấm. Yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích nói chung góp phần thể hiện cho triết lí sống: “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo” của nhân dân. Như vậy, yếu tố kì ảo xuất hiện trong văn học dân gian với vai trò là một thủ pháp nghệ thuật làm thỏa mãn nhu cầu giải thích thế giới, thể hiện ước mơ, tình cảm của con người. Những câu chuyện dân gian được lưu truyền lại trở thành những tư liệu quý báu cho văn học đời sau. Yếu tố kì ảo trong văn học trung đại được sử dụng nhiều trong các thể loại: truyện Nôm, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi trong đó thể loại sử dụng yếu tố kì ảo thành công hơn cả đó là truyện truyền kì. Với các tác phẩm: Việt điện u linh tập, Thiền uyển tập anh nữ lục, Lĩnh Nam chích quái lục, Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả Trong đó phải đến Thánh tông di thảo và Truyền kì mạn lục thì thể loại truyện này mới thật sự trưởng thành. Yếu tố kì ảo lúc này được sử dụng như một phương thức nghệ thuật, chi phối tác giả trong việc tổ chức sự kiện, khắc họa nhân vật yếu tố kì ảo lúc này không chỉ thể hiện trong nhân vật mà còn trong việc xây dựng cốt truyện, sử dụng ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Dòng truyện kì ảo trung đại, dù vẫn còn mang bóng dáng của văn 20
  26. học dân gian, nhưng đây là những sáng tác đậm dấu ấn cá nhân của tác giả, gắn liền với sự bừng ngộ, sự ý thức của con người đối với thực tế giờ không còn tính chất nguyên sơ, thuần khiết buổi đầu. Sử dụng kì ảo với tư cách của một cái nhìn thế giới, người viết đã chọn cho mình một phạm vi, một chỗ đứng khác so với thường nhật và đăm chiêu nhìn vào “cõi” bên kia. Đó là một xứ lạ với nhà hoang, miếu cổ, mộ địa, đêm tối đầy vẻ ma quái, những đồ vật, loài vật được nhân hoá, thần kì hoá - một thế giới mà chưa bao giờ và không bao giờ con người có thể thực sự đặt chân đến. Chính điều này không cho phép người ta đặt trọn niềm tin vào cái huyễn ảo, trái lại cố gắng “giải thiêng”, “giải ảo” nó theo phong cách, mĩ cảm của mình. Nghĩa là “cái phần huyền bí, nguyên thuỷ trong nó đã bị lí trí tác giả và người xem tước bỏ, để chỉ còn lại sức mạnh của một cảm hứng nghệ thuật”[5;111-112]. Truyện kì ảo như là một đam mê của văn học trung đại. Nhiều thế hệ kế tiếp nhau đã kiên trì lấy “kì” làm tiêu chuẩn thẩm mĩ, làm định hướng tư duy - “vô kì bất truyền”. Đến cuối thế kỉ XIX, mảng truyện truyền kì, linh dị tuy không nở rộ như trước nhưng chúng vẫn còn duy trì, kế thừa truyền thống và có những bước phát triển đáng kể, góp phần đặt nền móng cho các thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại. Yếu tố kì ảo trong văn học hiện đại: tùy thuộc vào mục đích văn học của từng thời kì lịch sử mà yếu tố kì ảo cũng xuất hiện một cách thăng trầm trong thời kì này. Có thể chia văn học hiện đại thành các giai đoạn tùy theo mức độ xuất hiện yếu tố kì ảo trong các tác phẩm văn học. Giai đoạn văn học kì ảo đầu thế kỉ XX: yếu tố kì ảo xuất hiện trong các sáng tác của Trọng Miên (Trăng xanh huyền hoặc, Người đẹp Đông phương, Đàn bồ câu trắng, Người đàn bà trong trăng, Pho tượng sống), Lan Khai (Tiếng gọi của rừng thẳm), Nam Cao (Ma đưa, Chú Khì - người đánh tổ tôm vô hình), Phạm Cao Củng (Người con gái tỉnh Bắc), Cung Khanh (Cách ba 21
  27. nghìn năm), Trần Tiêu (Ma) Trong sáng tác của mình, các nhà văn không ngần ngại bộc lộ ước muốn làm một kẻ hậu bối của tiền nhân từ tên gọi tác phẩm đến quan điểm, kĩ thuật viết truyện như trường hợp Thế Lữ (Trại Bồ Tùng Linh), đặc biệt là Kim Ba (Kim Ba chí dị) và Quách Tấn (Trăng ma lầu Việt). Truyện kì ảo giai đoạn này dẫu đoạn tuyệt với môi trường trung đại, chịu sự hấp dẫn và tác động mạnh mẽ của văn học hiện đại phương Tây với những bộ y phục bắt mắt, vẫn không ngừng bám chặt để hút dưỡng chất từ truyền thống. Kì ảo trong văn học giai đoạn 1945 – 1985: Đây là giai đoạn cỗi cằn, hiu hắt nhất của văn học kì ảo. Với bộ phận văn học cách mạng, do những yêu cầu bức thiết của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và củng cố chính quyền, dựng xây đất nước, văn học giai đoạn này đề cao nguyên tắc tương đồng giữa văn chương và cuộc sống; tính chất như thực, giống thực là tiêu chí quan trọng để đánh giá tác phẩm. Kì ảo trong văn xuôi sau 1986: Những thay đổi trong đời sống xã hội, trong giao lưu văn học, trong tâm lí và nhu cầu của độc giả đã “dọn đường” để kì ảo hồi sinh bằng sự vượt trội cả về số lượng tác giả lẫn tác phẩm. Một số tên tuổi tiêu biểu: Nguyễn Khắc Trường, Bảo Ninh, Khôi Vũ, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Đình Chính, Hồ Anh Thái, Châu Diên, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Đình Bổn, Hòa Vang, Ngô Văn Phú, Đoàn Lê, Võ Thị Hảo, Nguyễn Minh Dậu, Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Người Khăn Trắng Một trong những đóng góp đáng trân trọng của mảng sáng tác có yếu tố kì ảo giai đoạn này là những độc sáng trong quan niệm, tư tưởng lẫn bút pháp khi tiếp cận đề tài chiến tranh. Tính năng động, phức tạp của mối tương quan giữa cuộc sống và cái chết, kí ức và sự lãng quên, người sống và người chết, hiện tại và quá khứ, không gian và thời gian đã được thể hiện thấu tình, đạt lí nhờ sự minh triết, táo bạo, mới mẻ của người viết. Đời sống tâm 22
  28. linh của con người cũng được nhiều tác giả quan tâm như một cái gì hiện hữu mà vô hình, một ẩn số mà mỗi tác giả cố đuổi theo, nắm bắt và khám phá. Như vậy, yếu tố kì ảo xuất hiện hầu hết trong các giai đoạn của tiến trình văn học Việt Nam. Sự xuất hiện yếu tố kì ảo trong văn chương là một tất yếu bởi nghệ thuật là sản phẩm của tưởng tượng, hư cấu, và cái lí cho sự ra đời, tồn tại của diễn ngôn văn chương chính là nỗ lực nói lên cái mà diễn ngôn thông thường bất lực. 1.2.2. Khái niệm và công dụng từ điệp âm Khi nhắc đến từ điệp âm người ta thấy quen thuộc bởi phép điệp đã được sử dụng từ lâu với vai trò là một biện pháp tu từ mang lại giá trị biểu đạt cao. Có thể hiểu đơn giản rằng, điệp là sự lặp lại một yếu tố diễn đạt (ngữ âm, từ, câu) để nhấn mạnh ý nghĩa và cảm xúc, nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình tăng thêm tính hài hoà, cân đối, nhịp nhàng cho lời văn. Dựa theo các tiêu chí khác nhau người ta phân loại thành các phép điệp khác nhau, mỗi phép điệp đều mang giá trị nhất định. Phân loại theo yếu tố ngữ âm: điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp vần Phân loại theo vị trí (liên quan đến ngữ pháp): điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp liên tiếp, điệp ngữ vòng, điệp ngữ bắc cầu Điệp âm là một phép điệp thuộc yếu tố ngữ âm, phép điệp âm là biện pháp cố ý lặp lại một số yếu tố ngữ âm nào đó (phụ âm đầu, vần hoặc thanh) để tạo ra sự cộng hưởng ý nghĩa, có tác dụng tô đậm thêm hình tượng hoặc xúc cảm, gợi liên tưởng, đồng thời giúp cho lời văn, lời thơ thêm nhạc tính. Điệp âm xuất hiện nhiều trong thơ ca và khi được tác giả đưa vào các tác phẩm văn xuôi cũng mang lại hiệu quả nhất định đặc biệt làm câu văn thêm trôi chảy, mượt mà như câu thơ. Tác dụng của phép điệp âm phụ thuộc vào loại điệp âm mà tác giả sử dụng, có thể là điệp phụ âm đầu, điệp vần hoặc điệp thanh. 23
  29. Điệp phụ âm đầu là biện pháp tu từ ngữ âm, lặp lại phụ âm đầu để tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng, tăng tính tạo hình và diễn cảm cho câu thơ. Tùy theo đặc điểm của phụ âm đầu được chọn làm phương tiện mà nó có thể gợi những liên tưởng tinh tế khác nhau. Ta cũng có thể hiểu điệp phụ âm đầu là cách chơi chữ mà trong một câu, một bài thơ, một bài văn sử dụng nhiều từ có cùng phụ âm đầu. Hiện tượng điệp âm, khi đọc lên làm câu văn hoặc câu thơ nghe khá thú vị nhưng tương đối khó dùng cho có nghĩa. Điệp phụ âm đầu góp phần khẳng định lối sử dụng ngôn ngữ khéo léo của các tác giả để tạo nên những hiệu quả tu từ độc đáo. Ở đó, sự trùng điệp âm gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc vì mật độ dày đặc nhưng lại rất tự nhiên. Cũng nhờ kết hợp ngữ âm thú vị, khác lạ mà tính tạo hình, biểu cảm và nội dung ý nghĩa của thơ được nhấn mạnh, gia tăng mức độ. Điệp vần là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta cố ý tạo ra sự trùng điệp về âm hưởng bằng cách lặp lại những âm tiết có phần giống nhau tạo sự kết dính về âm thanh nhằm mục đích tăng sức biểu cảm, phân bổ nhịp điệu, tăng nhạc tính cho câu thơ. Điệp vần là một biện pháp tu từ rất phổ biến. Trước hết là thơ ca rồi đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ, văn xuôi và cả trong giao tiếp hàng ngày. Nói đến điệp vần là trùng điệp cả âm chính, âm cuối và hầu hết cả thanh điệu. Như vậy trong hình thức điệp vần, vần không chỉ là yếu tố, thuần túy hình thức mang âm điệu, vẫn còn đóng vai trò là mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các từ ngữ, các câu mà nó nối liền. Trong giao tiếp mà nhất là trong sáng tác văn học biết vận dụng một cách nghệ thuật các hình thức điệp vần sẽ đưa đến hiệu quả là làm cho câu thơ có tính nhạc, tính liên tục; câu thơ nhịp nhàng uyển chuyển, sinh động dễ nhớ. Đồng thời điệp vần còn có tác dụng tăng thêm giá trị gợi cảm, sức mạnh biểu đạt, khả năng diễn tả trạng thái, tư tưởng, tình cảm con người. Điệp thanh là biện pháp tu từ ngữ âm, trong đó người ta sử dụng lặp lại 24
  30. các thanh điệu cùng nhóm (bằng/trắc) để tạo ra sự cộng hưởng về ý nghĩa, tăng tính nhạc cho câu thơ. Điệp âm xuất hiện nhiều trong thơ ca tuy nhiên khi được tác giả đưa vào các tác phẩm văn xuôi điệp âm cũng mang lại hiệu quả nhất định và làm câu văn thêm trôi chảy, mượt mà như câu thơ. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ được viết bằng chữ Hán, vì vậy khi tìm hiểu về từ điệp âm trong bản nguyên tác ta không thể xác định một từ nào đó thuộc loại từ điệp âm nào. Mà chúng thuộc điệp cả phụ âm đầu, phần vần và thanh. Chính vì vậy, tác dụng nhấn mạnh ý và biểu cảm của nó cũng tăng lên gấp nhiều lần. Để hiểu rõ hơn điều này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kĩ hơn về cách sử dụng điệp âm tạo nên yếu tố kì ảo trong Truyền kì mạn lục ở nội dung tiếp theo. 25
  31. Tiểu kết chƣơng 1 Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ thể hiện một quan điểm chính trị, một thái độ nhân sinh, một ý tưởng đạo đức của ông. Đó là những mong muốn của Nguyễn Dữ về một xã hội mọi người được sống yên bình trong nền đức trị, trong sự công bằng, trong tình cảm yêu thương nhân ái giữa con người với con người Giá trị của tác phẩm Truyền kỳ mạn lục không chỉ ở nội dung nhân văn sâu sắc mà còn ở hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng. Trong đó việc xây dựng yếu tố kì ảo qua cách sử dụng từ điệp âm đã mang lại thành công to lớn cho thiên truyện. Yếu tố kì ảo vốn có khả năng tạo sự li kì, hư ảo cho tác phẩm lại kết hợp với từ điệp âm giúp tăng thêm giá trị gợi cảm, sức mạnh biểu đạt, khả năng diễn tả trạng thái, tư tưởng, tình cảm con người của tác giả. 26
  32. CHƢƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ KÌ ẢO QUA CÁCH SỬ DỤNG TỪ ĐIỆP ÂM TRONG TRUYỀN KÌ MẠN LỤC CỦA NGUYỄN DỮ 2.1. Công năng ngữ dụng của từ điệp âm trong việc miêu tả yếu tố kỳ ảo trong Truyền kỳ mạn lục 2.1.1. Dùng hình tượng sinh động để miêu tả con người Trong Truyền kì mạn lục có rất nhiều từ điệp âm dùng để miêu tả trạng thái, dung mạo, động tác, tâm lí, thông qua từ điệp âm để miêu tả một cách sống động, khiến cho hình tượng nhân vật trở nên sinh động, phong phú. 2.1.1.1. Miêu tả thần thái của con người Trong Truyền kỳ mạn lục vận dụng một số từ điệp âm để miêu tả thần thái của nhân vật, khiến nhân vật có sức sống, tạo nên yếu tố kỳ ảo. 否则终古悠悠無地可遭逢也。(Trà đồng giáng đản lục) Phủ tắc chung cổ du du vô địa khả tào phùng dã. (Chẳng phải từ trước đến giờ tâm trạng đều cảm thấy hoang mang, mờ mịt như chốn vô định đều có thể mong gặp lại người xưa). Điệp âm 悠悠 “du du” mang nghĩa “mênh mang, xa xôi”, ngoài việc tạo âm hưởng trầm bổng cho câu văn, 悠悠 còn mang hiệu quả cao trong việc tạo ra một không gian rộng lớn, mênh mang trong tâm trí nhân vật. Điệp từ này mang sức gợi lớn, trong tâm trạng hoang mang ấy con người thường cảm thấy mông lung, mơ hồ không biết mình sẽ làm gì, không có một điểm tựa cho tâm trí 从者各执其物,呵殿而随护,风采挡挡,非复往日,投北而去。 (Lý tướng quân truyện) Tòng giả các chấp kỳ vật, khắc điện nhi tùy hộ, phong thái đảng đảng, phi phục vãng nhật, đầu bắc nhi khứ. 27
  33. Điệp từ 挡挡 “đảng đảng” có nghĩa là “ngẩn ngẩn ngơ ngơ”, ý cả câu là “Các ngươi đều bất chấp tất cả mọi việc mà làm theo ý mình, phong thái vẫn ngẩn ngơ như trước đây, chẳng thể nào mà có thể tin tưởng được”. Điệp từ 挡 挡 nhấn mạnh trạng thái và bản chất của nhân vật, một nhân vật mang phong thái ngẩn ngơ làm việc bất chấp mọi việc chính là người hành xử lỗ mãng, dễ làm hỏng chuyện chắc chắn không lấy được lòng tin nơi người khác. Điệp từ đã giúp tác giả nhấn mạnh vảo sự ngu ngơ của nhân vật, cho thấy nhân vật là kẻ không thể tin tưởng, không nên đi chung đường. 堂堂江路,求仁而得仁。(Long đình đối tụng lục) Đường đường giang lộ, cầu nhân nhi đắc nhân. Từ 堂堂 “đường đường” nghĩa là “nhà nhà, lớp lớp” đặt trong nghĩa cả câu “Tâm trạng nhìn thấy nhà hai bờ sông nhấp nhô như chính lòng mình bộn bề vậy, chỉ mong cầu được lòng nhân, do vậy cầu nhân được nhân” tạo nên sức gợi lớn. 堂堂 tạo không gian rộng lớn mênh mang với những dãy nhà lớp lớp nối tiếp nhau. Trước không gian hư ảo ấy nhân vật thấy lòng mình thêm bộn bề, tác giả thành công trong việc “tả cảnh ngụ tình” nói về cảnh vật nhưng thực chất đang làm nổi bật lên tâm trạng của nhân vật. 君家故饶于财,荦荦负气节。(Lý tướng quân truyện) Quân gia cố nhiêu vu tài, lạc lạc phụ khí tiết. Từ điệp âm 荦荦 “lạc lạc” nghĩa là rõ ràng, nổi bần bật có tác dụng tạo âm hưởng trầm bổng cho câu văn. Nghĩa cả câu có thể dịch là: “Tài năng của ngài như vậy, có chăng niềm vui đạt được niềm mong ước của ngài càng được dâng lên mạnh mẽ”. 2.1.1.2. Miêu tả động tác Miêu tả động tác cũng là một trong những thủ pháp nghệ thuật quan trọng để tạo nên hình tượng nhân vật, nhưng cũng góp phần xác định vị trí 28
  34. của nhân vật trong câu chuyện. 且行且顧冉冉而逝。(Trà đồng giáng đản lục) Thả hành thả cố nhiễm nhiễm nhi thế. Ý cả câu là: Vừa đi vừa ngoái nhìn lại, bước chân dồn dập không dừng. Với từ 冉冉 “nhiễm nhiễm” là một từ điệp âm, giúp tăng sắc thái biểu cảm của câu văn,cũng thể hiện thái độ của nhân vật nữ trong câu chuyện, khiến người đọc tưởng tượng được con người trong những hoàn cảnh cụ thể, biểu hiện được trạng thái thần kỳ trong đó, nêu được ý đồ của người viết. Bước chân vội vàng, dồn dập của người nhi nữ được hiện lên rõ nét. Các từ điệp âm này đồng thời có tác dụng tăng nhạc tính cho câu văn như: 水路渐渐开朗。(Từ Thức tiên hôn lục) Lộ thủy tiềm tiềm khai lãng. (Tiềm tiềm: dần dần) Con đường bên sông dần dần sáng lên. 茫茫塵界回頭逺。(Lệ Nương truyện) Mang mang trần giới hồi đầu viễn. Trong đó 茫茫 “mang mang” nghĩa là tràn đầy, nghĩa cả câu là: Ở nơi xa xôi ấy trong lòng tràn ngập nỗi nhớ mong khôn xiết. Nỗi nhớ trong tâm trí của người ở xa không phải lúc vơi lúc đầy, mà nỗi nhớ cuộn lên mọi lúc, mọi nơi. Điều này cho thấy tâm trí của nhân vật luôn đau đáu, thương nhớ về một người nào đó. Nỗi nhớ ấy luôn đong đầy trong trái tim nhân vật. Chỉ với từ 茫 茫 tác giả đã lột tả được nỗi nhớ mong da diết của nhân vật. 不意子爲塵樊所势栖栖至此。(Lý tướng quân truyện) Bất ý tử vi trần phàn sở thế thê thê chí thử. “Thê thê” ở đây mang nghĩa là “tươi tốt”. Nghĩa cả câu là: “Chẳng thấy rằng nơi trần gian này mọi vật đều tốt tươi hay sao”. 29
  35. 往往变姓而從師易各而应举。(Long đình đối tụng lục) Vãng vãng biến tính nhi tòng sư dị các nhi ứng cử. 往往 “Vãng vãng” mang nghĩa “ngày qua ngày” nghĩa cả câu muốn nói: “Từ đó trở đi ngày lại ngày càng thêm nỗi nhớ nhung da diết”. Thời gian luôn luôn trôi chảy, từ 往往 như kéo thời gian thêm dài ra làm cho nỗi nhớ trong tâm trí con người càng thêm da diết. Điệp ngữ “vãng vãng” ngoài tạo âm hưởng cho câu văn còn nhấn mạnh khoảng thời gian dài ngày này tiếp nối ngày kia, không biết bao giờ là điểm dừng. Từ điệp âm giúp tạo nên âm điệu trầm bổng, nhịp nhàng cho các câu sau: 种瓜得瓜种豆得豆天细恢恢疏而不漏。(Từ Thức tiên hôn lục) Chủng qua đắc qua chủng đậu đắc đậu thiên ty khôi khôi sơ nhi bất lậu. (Khôi khôi: lớn lao) Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, bầu trời rộng lớn mênh mông đã giúp dân cày cấy. 手摇摇而碎香泥。(Trà đồng giáng đản lục) Thủ dao dao nhi toái hương nê. (Dao dao: lắc lư) Tay lắc lư theo nhịp bước chân. 每每播之篇什。(Xương Giang yêu quái lục) Mỗi mỗi bá chi thiên thập. (Mỗi lần truyền bá, tin tức đều rộng khắp, mọi người đều biết) 2.1.1.3. Khắc họa tâm lý nhân vật Muốn khắc họa được yếu tố kỳ ảo yếu tố khắc họa tâm lý nhân vật cũng rất rõ nét 碧海青天夜夜心。(Mộc miên thụ truyện) Bích hải thanh thiên dạ dạ tâm. 30
  36. (Trời xanh biển biếc đêm cô tịch) “Dạ dạ” chỉ sự u ám, tăm tối: là từ điệp âm góp phần nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của nhân vật: nỗi lo lắng, khắc khoải trong tâm hồn vì sự tăm tối, u uất của buổi đêm. Phép điệp còn có tác dụng tạo âm hưởng cho câu thơ trong các câu sau: 各稍稍復集延避上坐。(Na sơn tiều đối lục) Các sảo sảo phục tập diên tị thượng tọa. (Sảo sảo: dần dần) 悠悠心绪。(Xương Giang yêu quái lục) Du du tâm tự Trong lòng buồn man mát 夜夜挑点寒而寝不成寐。(Long đình đối tụng lục) Dạ dạ khiêu điểm hàn nhi tẩm bất thành mị. Nghĩa cả câu “Đêm đêm trong bóng tối thấy tâm hồn lạnh giá, chẳng thể chợp mắt” trong đó, 夜夜 “dạ dạ” mang nghĩa là “đêm đêm” chứa đựng sức gợi lớn. Đêm đêm vừa chỉ không gian buổi đêm tối, nhưng đồng thời cũng gợi nên quãng thời gian lặp đi lặp lại không có điểm dừng. Chính thời gian dài đó kết hợp với bóng tối khiến tâm hồn nhân vật trở nên lạnh giá, không thể yên giấc được. 但有之幽愁种种。(Lệ Nương truyện) Đán hữu chi u sầu chủng chủng. Từ 种种“chủng chủng” có nghĩa là“nhiều loại, các loại” ý cả câu: “Nhưng có rất nhiều loại u sầu” 2.1.1.4. Miêu tả diện mạo bên ngoài của nhân vật 竟冉冉而没。(Mộc miên thụ truyện) Cánh nhiễm nhiễm nhi một. 31
  37. 冉冉“nhiễm nhiễm” mang nghĩa lấp loáng, yếu ớt, mềm mại, đẹp đẽ, nghĩa của câu là “Dáng vẻ mềm mại đẹp đẽ”.冉冉 giàu sức gợi tả, chỉ bằng một từ điệp âm đọc giả đã tưởng tượng nên diện mạo của một cô gái xinh đẹp, yểu điệu. 沈沦劫劫求無出期。(Tản Viên từ phán sự lục) Thẩm luân kiếp kiếp vô xuất kỳ. (Kiếp kiếp: rầu rầu) Nét mặt rầu rầu không cảm giác trong suốt hành trình đó. 清楚波波。(Mộc miên thụ truyện) Thanh sở ba ba. (Ba ba: long lanh) Đôi mắt long lanh như sóng nước mùa thu. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, khi miêu tả một nhân vật nữ, các nhà văn đều rất chú ý đến việc miêu tả đôi mắt, bởi qua đôi mắt người ta thấy được cả tâm hồn của người con gái. Điệp âm 波波 “ba ba” giúp nhấn mạnh đôi mắt của người con gái đẹp như sóng nước mùa thu. Qua đôi mắt, qua dáng vẻ yêu kiều xinh đẹp của nhân vật mà người đọc trở nên yêu mến họ, điều này ta gặp trong câu sau: 见丽娘冉冉而至。(Na sơn tiều đối lục) Kiến Lệ Nương nhiễm nhiễm nhi chí. Nhìn thấy Lệ Nương dáng vẻ mềm mại mà yêu mến. 2.1.2. Dùng hình tượng sinh động để miêu tả cảnh vật 2.1.2.1. Miêu tả cảnh vật như mây gió, cảnh vật của tự nhiên 抛梁南,巨浸漫漫万族涵。(Lý tướng quân truyện) Phao lương nam, cự tẩm mạn mạn vạn tộc hàm. (mạn mạn: đầy tràn) Thả trôi theo hướng nam, tất cả đều dần chìm xuống, mặt nước dâng tràn. 32
  38. 岘山郁郁,汉水呖呖。(Xương Giang yêu quái lục) Hiện sơn úc úc, hán thủy lịch lịch. 郁郁“úc úc” mang nghĩa “rực rỡ, rạng rỡ, thơm ngào ngạt”, dịch cả câu: “Cảnh núi sông tràn đầy sức sống rực rỡ hơn dưới ánh nắng vàng”. Điệp âm 郁郁 tạo cho cảnh vật núi sông một sức sống mạnh mẻ, bừng sáng lên rực rỡ trước ánh nắng mặt trời dù khi nhìn từ xa. 依依尽日閑。(Mộc miên thụ truyện) Y y tận nhật nhàn. (y y: dằng dặc) Mặt trời lặn, cuối ngày dài dằng dặc cùng tận hưởng thú vui ngày nhàn. 依依 “y y” ngoài tạo âm hưởng cho câu văn còn gợi ra thời gian dài dằng dặc của buổi xế chiều. Từ điệp âm 依依 có tác dụng gợi tả thời gian ta gặp trong nhiều câu văn, như: 依依愁嶺嶠。(Long đình đối tụng lục) Y y sầu lĩnh kiều. (Y y: dằng dặc, sừng sững) Núi cao nhọn sắc sừng sững trước mắt. 2.1.2.2. Miêu tả thực vật 两峰南北只依然,水路如草芊芊。(Đà Giang dạ ẩm ký) Lưỡng phong nam bắc chỉ y nhiên, thủy lộ như thảo thiên thiên. 芊芊“Thiên thiên” chỉ “um tùm tươi tốt”. Nghĩa cả câu là: “Hai bên núi Nam – Bắc vẫn nguyên vẹn như xưa, dòng sông bên đường, nước tưới cỏ hoa một màu um tùm rậm rạp”. Để miêu tả sức sống của cảnh vật, lựa chọn dùng từ 芊芊 là đúng đắn, 芊芊 giàu sức gợi, vừa tạo ra sự đông đúc, um tùm của cỏ cây, lại tạo nên sức sống xanh tốt của chúng. Ngoài sử dụng từ 芊芊 một lựa chọn khác đó là dùng từ 亭亭 “đình đình”, 亭亭 có tác dụng nhấn mạnh 33
  39. sự râm mát, sức sống của cỏ cây: 亭亭翠盖荫照烧,一种风流两样妖。(Xương Giang yêu quái lục) Đình đình thúy cái âm chiếu thiêu, nhất chủng phong lưu lưỡng dạng yêu. (亭亭 đình đình: man mát, râm mát) Cỏ xanh một màu mát rượi, phong cảnh nơi đây như được khoác lên tấm áo của nàng tiên đầy sắc hoa rực rỡ 弯弯柳叶愁边路,湛湛菱花照处壁。(Tản Viên từ phán sự lục) Loan loan liễu diệp sầu biên lộ, đam đam lăng hoa chiếu xứ bích. (弯弯 “loan loan”: gấp khúc, quanh co, 湛湛 “đam đam”: trong, thanh) Nghĩa cả câu: “Lá liễu rủ bóng hàng cây uốn khúc quanh co, tiết trời trong xanh, hoa cỏ rực rỡ”. Một câu văn ngắn tác giả dùng đến hai điệp âm 弯 弯 và 湛湛 nhằm tăng sức gợi hình và tạo âm hưởng trầm bổng cho câu thơ. 粲粲梅花树,盈盈似玉人。(Na sơn tiều đối lục) Xán xán mai hoa thụ, doanh doanh tự ngọc nhân. (粲粲 “xán xán”: tươi sáng rực rỡ, 盈盈 “doanh doanh”: tràn đầy, phong phú) Hoa mai vàng rực một góc trời, vẻ đẹp tràn đầy tựa tiên nữ giáng trần. Việc sử dụng từ điệp âm trong tác phẩm mang lại giá trị biểu đạt cao. Ngoài việc tạo âm hưởng, tăng nhạc tính từ điệp âm còn giúp nhấn mạnh, tăng tính gợi cho câu văn. 2.2. Biểu hiện kỳ ảo của nhân vật trong thế giới siêu thực Cuốn 150 thuật ngữ Văn học của Lại Nguyên Ân định nghĩa: “Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, không thể bị đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người; nó có thể được xây dựng chỉ dựa trên 34
  40. cơ sở quan niệm ấy”; “nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách” [20; 242-243]; Sống trong môi trường khắc nghiệt người ta không tìm thấy bến bờ bình yên nào, Nguyễn Dữ đã đi tìm một con đường sống cho nhân vật của mình. Đó là lí do, bên cạnh việc xây dựng những con người thực trong một thế giới hiện thực, Nguyễn Dữ còn xây dựng những nhân vật kì ảo trong một thế giới siêu thực. Là một tác phẩm truyền kì nên nhân vật trong Truyền kì mạn lục gắn với yếu tố kì ảo, do đó thế giới nhân vật trong tác phẩm cũng mang đậm dấu ấn của sự kì lạ, khác thường. Những chi tiết tưởng như hoang đường lại trở nên có lí, khi tác giả dùng chúng để khái quát lên một xã hội với muôn hình muôn vẻ. Dù cho hiện thực có tàn khốc thì con người vẫn có thể mơ ước một thế giới hạnh phúc, vẹn tròn. Và để con người không chỉ sống dựa vào mơ ước, tác giả cũng dựng lên một thế giới tiên cảnh cũng đa sắc thái như thế giới hiện thực tuy có linh thiêng, có phép màu nhưng cũng có những thói xấu như con người trong xã hội thực. 2.2.1. Nhân vật thần tiên trong thế giới tiên cảnh Thế giới tiên cảnh từ xa xưa đã là thế giới trong mộng của con người. Trong quan niệm của họ, cuộc sống nơi tiên cảnh gắn với sự vĩnh hằng mà không tồn tại sinh, lão, bệnh, tử, một cuộc sống không cần lo cái ăn, cái mặc, luôn no đủ, giàu có. Với những con người khi họ phải chịu hàng ngàn, hàng vạn những đau khổ, bất công trong cuộc sống, thì điều có thể an ủi họ, đó là một cuộc sống ở thế giới trong mơ với hạnh phúc, đủ đầy. Và đó chính là thế giới tiên cảnh. Nguyễn Dữ đã xây dựng một thế giới trong mơ với những: “thú vui ở trên thiên tào, hơn cõi trần nhiều lắm”. Tuy nhiên, để nếm trải cuộc sống 35
  41. trong mơ ấy, không phải ai cũng có cơ hội. Trong Chuyện Phạm Tử Hư lên chơi thiên tào, Tử Hư là một học trò có tài văn chương, lại trung hậu thành thật, đối với thày dạy lại là học trò có hiếu nên được thày cho đi thăm các tòa ở chốn tiên giới. Chàng biết đến cảnh đẹp chốn tiên cung: “Kiến ngân tường vi quan song trì, lưỡng biên giai châu lầu ngọc điện minh như bạch bạch trú. Thiên hà tinh giả vinh bao tắc hậu, hương phong phù động nhiễm nhiễm lan can lãm, đán giác thanh quang đoạt mục cao hàn bức nhân, hạ thị trần hoàn như tích tế tế cảnh”(见银墙爲观双歭,两边皆珠樓玉殿明如白白晝。天 河星者荣报则後,香风浮動冉冉栏杆览,但觉青光夺目高寒逼人,下视 塵还如细细景)(những bức tường bạc bao quanh, cái cửa lớn khảm trai lộng lẫy, hai bên có những tòa lầu châu điện ngọc, vằng vặc sáng như ban ngày, sông Ngân bến Sao, ôm ấp sau trước, gió thơm phưng phức, đượm ngát quanh hiên, hơi lạnh thấu da, ánh sáng chói mắt, trông xuống cõi trần, thấy mọi cảnh vật đều bé nhỏ tủn mủn). Những từ 白白“bạch bạch” có nghĩa sáng vằng vặc như ban ngày, 冉冉 (nhiễm nhiễm) thơm phưng phức, “细细” (tế tế) nhỏ bé, những từ điệp âm này nhấn mạnh cảnh sắc chốn tiên cung với ánh sáng rực rỡ và hương thơm của gió Đây không phải là không gian thực mà là không gian được tác giả kì ảo lên. Chuyến thăm giúp cho Tử Hư có cơ hội gặp những người thày đức cao vọng trọng: Tô Hiến Thành, Chu Văn An Cuộc dạo chơi tiên cảnh với Tử Hư mà nói, chính là một phần quà cho những người thiện. Quan điểm tu nhân tích đức và ở hiền gặp lành thấm nhuần trong các tác phẩm của Nguyễn Dữ. Những nhân vật đại diện cho tư tưởng ấy, nếu không tìm được cho mình một cuộc sống hạnh phúc nơi trần thế sẽ được báo đáp ở một thế giới khác tốt đẹp hơn. Còn giả sử, họ vẫn tồn tại trong thế giới thực, thì vẫn nhận được những món quà ý nghĩa từ thế giới tiên cảnh gửi cho. Nếu chàng Tử Hư ngoài việc 36
  42. dạo chơi thiên cung một chuyến mà khi trở về chàng cũng được giúp đỡ trong cuộc sống thường ngày: Minh niên quan bảng dĩ đắc Phạm trạng nguyên hỹ, nãi dẫn Tử Hư lịch chư tào cát cát hung hung tỉnh, tiên chí nhất sở thiên viết lụy đức chi môn”(明年冠榜已得范状元矣,乃引子虚历诸曹吉吉凶凶 醒,先至一所扁曰累德之门)“Tử Hư từ biệt thầy trở về, sang năm đi thi quả đỗ tiến sĩ. Phàm những việc cát hung họa phúc nhà Tử Hư, thường được thầy về báo cho biết”. Ở đây để biểu đạt được sự hư ảo trong cuộc sống, tác giả sử dụng những từ “cát cát hung hung”, “minh minh” , “mang mang” để tạo nên vẻ kỳ ảo trong từng câu chuyện mà tác giả muốn người đọc hướng tới. Trong Truyện gã trà bồng giáng sinh, Dương Đức Công được xây dựng là một nhân vật thiện nhưng không gặp may mắn: “ông làm quan coi việc hình án trấn Tuyên Quang xét rõ mọi điều oan khuất, khiến các vụ án đều được công bằng. Vì sự nhân từ phúc hậu, người thời bấy giờ gọi là Đức công. Năm 50 tuổi, Đức công vẫn không có con trai, chợt bị ốm nặng rồi chết”. Khi linh hồn ông xuống một tòa trong 24 tòa ở Phong Đô nơi bất cứ linh hồn người chết nào cũng phải đi qua, gặp hai viên chức làm việc ở đó, xét thấy: “Dương gian thật không có người nào được thế, cứu sống cho mọi người nhiều lắm. Chỉ tiếc hưởng tuổi không dài và dòng sau không người nối dõi. Người như thế mà không biểu dương thì làm sao khuyến khích cho kẻ khác được; ta sẽ phải tâu lên Thượng đế”. Như vậy, bất cứ người nào làm việc thiện, họ xứng đáng được đền đáp. Để đền đáp cho Đức Công, Thượng đế không chỉ cho ông được hồi sinh mà còn ban cho ông người con nối dõi: “Tử bình sinh tại thế bản dĩ thiện văn, thượng đế gia nhữ tẩu dĩ kì nam diên thọ nhị kỉ, khả tảo quy lai, nỗ lực âm đức, vật vị minh minh vô tri dã” (子平生在 世本以善闻。上帝嘉汝叟以奇男延寿二纪,可早归来,努力阴德,勿謂 冥冥無知也) “Nhà ngươi ngày thường vốn có tiếng là người lương thiện. 37
  43. Thượng đế khen ngợi, ban cho một người con trai tốt và cho sống lâu thêm hai kỷ nữa. Nên mau về đi mà cố gắng làm thêm điều âm đức, đừng bảo là trên cõi minh minh không biết gì đến.” Ở đây tác giả đã dùng từ 冥冥 “minh minh” để làm nổi bật nên sức u tịch chốn linh thiêng nơi thiên đàng. Chốn Phong Đô không chỉ là nơi hạnh phúc, đủ đầy mà còn là nơi công lý được thực thi, nghĩa tình được coi trọng. Bởi thế mà cả Tử Hư và Dương Đức Công đều được giúp đỡ vì tấm lòng hiếu nghĩa của mình. Tuy nhiên chốn tiên cảnh cũng không phải là nơi hạnh phúc với tất cả mọi người. Nguyễn Dữ cũng xây dựng những nhân vật sống trong thế giới ấy nhưng không tìm được niềm hạnh phúc cho mình. Chàng Từ Thức trong Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên vốn là quan Tri huyện từng cởi áo chuộc lỗi cho người con gái bị bắt giữ vì lỡ tay làm gẫy cành hoa quý, người đời khen chàng là bậc hiền nhân. Nhưng Từ Thức tính vốn thích nước non nên treo mũ từ quan. Trong lúc du ngoạn danh thắng chàng lạc đến động tiên. Đó là nơi rất đẹp tráng lệ, to lớn, 露露 “lộ lộ” chỉ sự tráng lệ, to lớn đã được tác giả sử dụng trong câu văn này: “tứ cố giai lộ lộ tiềm trú lâu đài, hồng hà bích lộ bách ư lan can, kì hoa dao thảo dao anh ư viễn cận” (四顧皆露露渐晝樓臺,红霞碧露樓泊於栏杆 ) “chung quanh toàn là những lâu đài nguy nga, mây xanh ráng đỏ, bám ở lan can, cỏ lạ hoa kì , nở đầy trước cửa” - nơi ở của Ngụy phu nhân, tiên ở Nam Nhạc, tại đây Từ Thức lấy tiên nữ Giáng Hương làm vợ rồi cùng nàng ở trên tiên giới thưởng thức thú vui. Giáng Hương chính là cô gái làm gẫy hoa năm nào được chàng cứu giúp. Tuy nhiên Từ Thức chỉ sống ở nơi tiên cảnh một năm mà trong lòng vẫn 茫茫 “mang mang” cảm giác trào dâng lên một nỗi buồn bâng khuâng: “giai mang mang sầu viễn bất tri túc hỹ” (皆茫茫茫愁远不知宿矣) “trào lên một nỗi buồn bâng khuâng quấy nhiễu không sao ngủ được”. Như 38
  44. vậy, ở cõi tiên Từ Thức cũng không tìm thấy niềm vui cho mình, chàng không hề thanh thản, mà luôn nhớ trần gian. Từ Thức quay trở về thế giới trần gian, cảnh vật thiên nhiên vẫn như cũ nhưng người đời và việc đời đã hoàn toàn thay đổi, hạ giới đã trải qua hơn tám chục năm “tắc vật hoán tinh di nhân dân thành quách nhất nhất phi cựu” (则物换星移人民城郭一一非旧) “thấy vật đổi sao dời thành quách nhân gian hết thảy đều không như trước nữa”. Từ Thức trở thành kẻ lạc lõng ngay chính trên quê hương mình nhưng cũng không thể trở lại cõi tiên được nữa. Sau chàng vào núi Hoành Sơn rồi không biết kết cục ra sao! Như vậy Từ Thức đã thật sự bế tắc trong việc tìm nơi trú ngụ cho bản thân mình. Ở cõi thực người ta không tìm thấy hạnh phúc cho mình, ở cõi tiên cũng vậy. Mặc dù, Nguyễn Dữ luôn có ý thức kéo thế giới tiên cảnh về gần với thế giới hiện thực, tuy nhiên con người sống trong thế giới tiên cảnh vẫn lưu luyến thế giới phàm trần khiến họ không thể hạnh phúc. Đó cũng là sự bế tắc, bi quan của tác giả về số phận con người. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật con người bình thường trong thế giới tiên cảnh, Nguyễn Dữ còn xây dựng những nhân vật sống trong thế giới ấy họ là thần, tiên, phật, thánh. Trong tác phẩm xuất hiện mười ba nhân vật là thần, tiên, phật, thánh trong đó có 6 nhân vật thần, 4 nhân vật tiên, 3 nhân vật là phật. Dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ nhân vật thần tiên được xây dựng trong hoàn cảnh riêng, tính cách riêng tạo ra sự sinh động và đa dạng trong thế giới nhân vật. Theo tín ngưỡng dân gian xưa luôn quan niệm thần tiên phải là những người thiêng liêng, xinh đẹp, có tài và phép lạ, họ là những người được kết tinh từ những gì tinh túy nhất của vũ trụ. Tác giả đã sử dụng yếu tố kì ảo để cài vào con người hiện thực một số tính cách siêu phàm, những bản lĩnh và phép thuật kì lạ của thần tiên. 39
  45. Về ngoại hình, trong Từ Thức lấy vợ tiên, nàng Giáng Hương là một nàng tiên xinh đẹp “kiến nhất mĩ nữ niên khả thập ngũ thập lục, bạc thi phấn mặc, nhan sắc mĩ mĩ tuyệt chỉnh, tiền lai khán hoa” (见一美女年可十五十六, 薄施粉墨,颜色美美绝整,前来看花) “độ tuổi 15,16 phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội xem hoa”. Ngoài dung mạo tuấn tú thoát tục, khác người thần tiên còn có những phép thần thông quảng đại, phép thuật cao cường và có thể sống bất tử theo thời gian. Đặc điểm này đã tạo nên tính cách kì lạ của loại hình nhân vật thần tiên khác hẳn người thường, mang lại cho người đọc một sự lạ lẫm, hấp dẫn và bí ẩn. Nhân vật hiện lên với tài năng và phép lạ thần kì xuất hiện trong Cuộc đối tụng ở Long Cung, vì muốn thỏa duyên cưỡi rồng cùng với Dương thị (vợ của quan Thái thú họ Trịnh) nên thần Thuồng Luồng đã bắt cóc Dương thị nhốt vào trong điện ngọc. Quan Thái thú họ Trịnh gặp được một ông cụ với khuôn mặt gầy guộc nhưng đôi mắt trong sáng gợi người ta liên tưởng đến những bậc hiền triết, những người ẩn sĩ lánh đời. Khi đọc đến đây người đọc tò mò muốn biết nhân vật đang xuất hiện là ai, có thân phận như thế nào “nhan sấu sấu nhi trạch thần thanh nhi đàm, ý kì đào các ẩn sĩ, phủ tắc đắc đạo chân nhân, hựu phủ tắc yên hà trung quyển khách dã” (颜瘦瘦而泽神清而淡,意其逃各隐士,否则得道 真人,又否则烟霞中倦客也) “mặt mũi gầy guộc nhưng tinh thần trong sáng, đoán chắc là một kẻ ẩn sĩ lánh đời, nếu không thì một vị chân nhân đắc đạo, lại không nữa thì hẳn một vị tiên khách trong áng yên hà”. Đó chính là Bạch Long Hầu, vị thần đã giúp Trịnh cứu được vợ. Về cốt cách, nhân vật Ngô Tử Văn trong truyện Chức Phán sự đền Tản Viên là người “vốn khảng khái nóng nảy thấy sự gian tà thì không chịu được” đã dũng cảm đứng lên đốt đền của tên tướng giặc họ Thôi, lấy lại đền cho Thổ thần. Vì có công trừ hại cho dân, mối hận của thần cũng được rửa nên Tử Văn đã được phong làm chức Phán sự. Dù là tiên phật hay người thường được phong thần thì họ đều 40
  46. có phép lạ, tài năng của họ đều sử dụng để giúp đỡ những người nghĩa khí, tốt bụng, họ đều là những người cầm cân nảy mực, đại diện cho công lý và thực hiện công lý. Việc kì ảo hóa để xây dựng nên những nhân vật này cũng là để thể hiện cho tư tưởng của tác giả: Luôn mong muốn một xã hội công bằng người tốt sẽ được báo đáp, kẻ ác sẽ bị trừng trị, cái thiện chiến thắng cái ác. Cùng với việc xây dựng một thế giới tiên cảnh gần gũi với thế giới hiện thực, tác giả còn xây dựng những nhân vật thần tiên gần gũi với con người thực. Họ cũng mang hình hài của con người với lời nói, ngôn ngữ và những khát khao ham muốn mang tính bản năng của con người. Bên cạnh các nhân vật thần tiên đại diện cho cái thiện cái tốt, cũng có những nhân vật thần tiên đại diện cho cái ác, cái xấu. Tiêu biểu là hình ảnh của thần Thuồng Luồng trong Cuộc đối tụng ở Long Cung, được miêu tả là một con rắn dài mười trượng, hiện hình lại là “nhất trượng phu khu thể kì tráng, chu quan thiết diện tu nhiêm như kích kích” (一丈夫躯体甚壮,朱冠铁面鬚髯如戟戟) “một người đàn ông thân thể vạm vỡ, mũi đỏ, mặt đen, râu ria đâm tua tủa như rễ tre”. Chính hình dáng này đã tạo nên ngoại hình kì lạ của thần tiên, chính sự khác thường ấy đã mang lại cho người đọc một cảm giác bí ẩn, lạ lẫm và sợ hãi. Thần thuồng luồng cũng có lòng tham sắc đẹp của người phụ nữ nên bắt Dương thị về làm vợ của mình. Khi bị kiện hắn cũng bao biện cho tội lỗi của mình, 昧昧 “muội muội” chỉ những gì mập mờ không rõ ràng: “bỉ xứ nhân gian, thần cư thủy tế, thù dư dị triệt hà dĩ tương cập, tắc triều đình hữu ngu lộng chi hối, nhi tiểu thần thụ muội muội chi hình” (彼处人间,臣居水际, 殊途異辙何以相及, 则朝廷有愚弄之侮,而小臣受昧昧之刑) “kẻ kia ở trên trần, tiểu thần ở dưới nước, mỗi người một ngả có can thiệp gì đến nhau nếu bệ hạ tin nghe lời hắn thì triều đình mắc sự lừa dối mà tiểu thần chịu tội mập mờ ” Và chỉ đến khi Dương thị đến đối chất hắn mới chịu “cúi đầu đi ra”. Trong Truyền kỳ mạn lục, bằng tài năng của mình, nhà văn đã xây 41
  47. dựng hình ảnh nhân vật bằng những từ “sấu sấu” (gầy gò ốm yếu), “kích kích” để tạo một dáng vẻ bên ngoài không trộn lẫn được của các nhân vật khác nhau. Không dừng lại ở đó, các vị thần còn được miêu tả ở lối sống trộm cắp. Thay vì lối sống chay tịnh họ lại sung sướng thỏa mãn khi được hưởng vị mặn mòi ở đời: “thủ tại thủy trung lao đại tiểu ngư cấp chủi ngật ngật hoàn” (手在水中捞大小鱼给嘴吃吃完)“thò tay khoắng xuống một cái ao rồi bất cứ vớ được cá lớn, cá nhỏ đều bỏ vào mồm nhai nuốt hết” thậm chí các vị thần còn rủ nhau ăn trộm mía của người trần. Chỉ dùng một từ 吃吃 (ngật ngật) đã cho thấy bản chất của một vị thần không còn đáng được tôn trọng, sự bất lịch sự của thần được nói đến giống như một con người bình thường thậm chí tầm thường, ngang hàng với bọn phàm phu tục tử. Đây là sự lạ hóa của tác giả khi ông xây dựng những vị thần ngược với quan niệm của dân gian từ xa xưa. Cách thức trần tục hóa thần tiên đã giúp cho nhân vật thần tiên gần gũi với người đời hơn. Đầu tiên nhà văn khẳng định họ là thần tiên rồi mới xây dựng họ những đặc điểm như con người. Người đọc bắt gặp những nét kì lạ, phi thường cũng như những hành vi đời thường của nhân vật. Chính cách viết từ hư đến thực, từ thần kì đến phàm tục đã tạo nên sức truyền cảm của nhân vật. Yếu tố hoang đường kì ảo như là lá chắn, bình phong che đậy dụng ý của tác giả đồng thời với biện pháp “dĩ cổ dụ kim” giúp đứa con tinh thần của Nguyễn Dữ không vướng vào vòng cương tỏa của giai cấp thống trị. Yếu tố kì ảo thể hiện rõ qua việc phú cho con người những khả năng khác người như có thể gặp gỡ trò chuyện với thần linh, sống cùng thần linh trong thế giới tiên cảnh. Điều này thể hiện khát vọng vượt qua sự hữu hạn của con người để có thể khuyến thiện trừ ác, thực hiện công lý. Yếu tố kì ảo đóng một vai trò quan trọng trong việc hiển hiện đời sống tâm linh, tín ngưỡng của con người. Đó là 42
  48. niềm tin mãnh liệt, thiêng liêng của con người vào phép nhiệm màu, huyền bí của đất trời, của thánh thần, của cuộc đời. Niềm tin ấy giúp con người tin tưởng lạc quan và hướng thiện hơn trong cuộc sống. Bên cạnh việc tạo ra một thế giới siêu nhiên nơi thiên đình, nơi để con người làm những việc tốt đẹp, tuyệt vời. Nguyễn Dữ còn tạo ra một thế giới âm phủ nơi răn dạy, trừng trị những kẻ làm điều ác, điều xấu. 2.2.2. Nhân vật ma quái trong thế giới âm phủ. Nhân vật ma quái là một loại nhân vật được miêu tả trong tác phẩm văn học, chúng không phải là người mà là hồn người chết, tinh khí của vật, có khả năng biến hóa thành người, có tính chất bí ẩn, khó hiểu và thường tác động xấu đến con người, khiến con người sợ hãi. Ma quái cũng là cách để Nguyễn Dữ thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người. Loại nhân vật ma quái giữ một vai trò quan trọng trong thi pháp truyện truyền kì. Nó gắn liền với đặc trưng của thể loại: sự kết hợp cái kì và cái thực. “Viết về chuyện người xuống cõi ma hay người gặp gỡ, yêu đương với ma; ăn ở, vui thú với ma giữa cõi người, các tác giả truyền kì đã đưa chuyện ảo, cảnh ảo xâm nhập thế giới người; đưa thế giới “phi hiện thực” hiện hữu trong thế giới hiện thực. Vậy là, tính chất kì ảo của từng tác phẩm nằm ngay trong nội dung cốt truyện và hình thức “phi nhân” của nhân vật”. Cũng giống như việc xây dựng những nhân vật thần tiên, tác giả cũng mượn yếu tố kì ảo để xây dựng những nhân vật ma quái. Sự có mặt của yếu tố kỳ ảo trong tác phẩm không chỉ thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của nhà văn mà còn thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người qua những biểu hiện: niềm tin vào thế giới ma quỷ. Người ta sống trong đời sống tầm thường nhạt nhẽo, nên cái kì mở ra một thế giới khác, ghê rợn hay đẹp đẽ khác thường. Quái dị trở thành cái thu hút người ta, bằng sự sợ hãi, hồi hộp mà cuộc đời thường không có được. 43
  49. Trong Truyền kì mạn lục có 11/20 truyện có sự xuất hiện của nhân vật ma quái: Chuyện cây gạo, Chuyện gã Trà Đồng giáng sinh, Chuyện kì ngộ ở trại Tây, Chuyện nghiệp oan của Đào thị, Chuyện đối tụng ở Long cung, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Chuyện yêu quái ở Xương Giang, Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều, Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang, Chuyện Lý tướng quân, Chuyện tướng Dạ Xoa. Nguồn gốc của nhân vật ma quái trong hai tập truyện hết sức đa dạng từ thần, Phật đến con người và cả đồ vật, con vật, cây cối Nguyên nhân và con đường trở thành ma quái của các nhân vật ma quái cũng rất phong phú, không nhân vật nào giống nhân vật nào nhưng tất cả đều có nội tình, oan khuất mà nhiều nhất là vì lòng tham dục, đặc biệt là ham mê luyến ái. Một số nhân vật ma quái vốn là thần nhưng không giữ được đúng khí chất, không “chính danh” thần (thần Thuồng luồng trong Chuyện đối tụng ở Long cung, Thủy thần trong Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều) mà trở thành yêu quái. Trong Truyền kì mạn lục có rất nhiều nhân vật ma quái có nguồn gốc từ vật. Điều này có cơ sở từ thuyết vạn vật hữu linh vốn ăn sâu trong tâm thức người phương Đông, lại được bồi đắp bởi trí tưởng tượng, sáng tạo của các tác giả truyền kì. Trong quan niệm của họ, “lâu ngày thành yêu, vật nào cũng thế” (Lời bàn Chuyện tinh chuột, Chuyện một giấc mộng). Giống cáo, vượn già trong Chuyện bữa tiệc đêm ở Đà Giang cũng biến hóa tài tình đến nỗi Hồ Quý Ly nói chuyện cả đêm cũng không nhận ra là yêu quái. Vết tích loài vật chỉ còn lại trong cái tên tú tài họ Viên và xử sĩ họ Hồ. Phải đến khi chúng từ biệt, mật sai người rón rén theo sau mới biết rõ chân tướng “cả hai hóa thành con cáo và con vượn mà đi mất”. Không chỉ con vật mà giống cây cối cũng có tinh khí, linh hồn, cũng có khả năng biến hóa thành con người. Chàng trai Hà Nhân (Chuyện kì ngộ ở 44
  50. trại Tây) không chỉ đánh bạn với hồn hoa Liễu Nhu Nương và Đào Hồng Nương mà còn được dự tiệc với những mỹ nhân họ Vi, Lý, Mai, Dương, đây chị họ Kim, kia cô họ Thạch Nhưng sáng hôm sau, khi đến lại chỗ dự tiệc cũ chỉ thấy vài ba cây đào, liễu xơ xác tơi bời mới khiến Hà Nhân tỉnh ngộ: “Chị ả họ Kim, thì đây hoa Kim tiền, cô nàng họ Thạch thì đây cây Thạch lựu. Đến như họ Vi, Lý, Mai, Dương cũng đều nhân tên hoa mà làm họ cả”. Về đến nhà, lấy chiếc hài mà hai nàng Đào, Liễu tặng ra xem “vừa cầm trên tay, mấy chiếc hài đã thành những cánh hoa”. Nhân vật ma quái có nguồn gốc từ hồn người chết chiếm số lượng đông đảo nhất trong thế giới ma quái ở Truyền kì mạn lục. Những đàn quỷ gớm ghiếc, hung dữ chuyên quấy nhiễu nhân dân đa số là những oan hồn chết trận, chết đói không chỗ tựa nương “cuối đời Trùng Quang nhà Trần, người chết chóc nhiều, nhưng oan hồn không chỗ tựa nương, thường họp lại thành từng đàn, từng lũ” (Chuyện tướng Dạ Xoa). Tuy trong văn bản không đề cập đến nguồn gốc của những nhân vật như quỷ sứ, lính quỷ nhưng trong nội hàm khái niệm này đều là loại nhân vật ma quái do hồn người chết biến thành. Những con quỷ được miêu tả hết sức kì dị, dữ tợn: 蓝蓝红红 “lam lam hồng hồng” là từ chỉ những người trang điểm hoặc làm cho bản thân trở nên khác người, mắt xanh mỏ đỏ, “lam lam hồng hồng mục diện, hung ác chi hình” (蓝蓝红红目面,凶恶之形) “mắt xanh tóc đỏ hình dáng hung ác”. Tác giả kì ảo ngoại hình những con quỷ trông lập dị, khác người. Ngoại hình ấy cũng như một ám chỉ cho tâm địa, bản chất của loài quỷ dữ: khác người, hung ác và xấu xa (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên). Đôi khi quỷ dữ được miêu tả dưới dạng mình người đầu vật như lính đầu trâu (Chuyện cây gạo), lính đầu ngựa (Chuyện Lý tướng quân). Việc miêu tả ngoại hình như thế cốt để gây nên sự sợ hãi, không khí rùng rợn cho câu chuyện dưới âm ti. Nhân vật ma quái có ngoại hình biến huyễn đủ kiểu, hay hóa thành 45
  51. người vạm vỡ tuấn tú hoặc xinh đẹp tuyệt trần. Có những nhân vật quái lạ, kì dị, đưa người đọc đến một thế giới kì ảo khác với thế giới con người đang sống nhưng cũng có những nhân vật ma quái rất gần gũi với con người, có những suy nghĩ, hành động, tính cách như con người. Một số nhân vật bắt đầu được chú ý khắc họa về suy nghĩ, tính cách, tâm lí tuy chưa hoàn toàn rõ nét. Những hành động chủ yếu của nhân vật ma quái được miêu tả Truyền kì mạn lục là hung yêu tác quái và say sưa trong hoan lạc ái ân. Trong tập truyện này đôi khi nhân vật ma quái cũng có được những giây phút hạnh phúc dù ngắn ngủi, mong manh lại luôn bị cản trở. Tuy nhiên, đa số các nhân vật ma quái này đều có số phận bất hạnh, kết thúc truyện thường bị tiêu diệt hoặc trừng trị. Đáng chú ý nhất về nhân vật ma quái trong Truyền kì mạn lục đó là nhân vật nữ ma quái. Họ đều đến thế gian để tìm tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Nhị Khanh (Chuyện cây gạo), Liễu, Đào (Chuyện kì ngộ ở trại Tây), Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang) mỗi người một cách khác nhau nhưng đều có kế hoạch từng bước gây sự chú ý và tìm cách quyến rũ các chàng trai. Có phải ngẫu nhiên chăng mà trên đường đi vào chợ Trung Ngộ “hay gặp một người con gái xinh đẹp từ Đông thôn đi ra”? Thấy Trung Ngộ muốn kiếm lời khêu gợi thì nói với con hầu đêm nay sẽ lên chơi cầu Liễu Khê, gẩy đàn, than thở thiếu kẻ tri âm, đấy chính là tạo cơ hội cho Trung Ngộ có lí do gặp gỡ. Ngay trong cuộc chuyện trò đầu tiên, Nhị Khanh đã không ngần ngại bày tỏ mong muốn hoan lạc ân ái. Tính cách của nhân vật này rất phù hợp với suy nghĩ, quan điểm của nàng về cuộc đời, nhân sinh. Vì tính cách mạnh mẽ, quyết liệt ấy nên Nhị Khanh quyết bám đuổi Trung Ngộ đến cùng. Khi phát hiện ra sự thật, Trung Ngộ sợ hãi đến “tất tả nhảy choàng qua”, Nhị Khanh vẫn thường qua lại “hữu thời tại hồ biên đại đại khiếu, hữu thời tại song tiền tế tế thoại” (有时在湖边大大叫,有时在窗前细细说) “có lúc đứng trên bãi sông gọi eo éo, có lúc đến bên cửa sổ nói thì thào” cho đến khi Trung 46
  52. Ngộ ôm quan tài nàng mà chết, cả hai tự do quấn quít bên nhau. Người ta thấy đôi trai gái “dắt tay nhau đi đôi”, để “thân thể lõa lồ mà cùng nhau cười đùa nô giỡn”, ngang nhiên, công khai ngay nơi cửa chùa. Nguyễn Dữ đưa lối sống phóng dục vào tác phẩm bằng việc phủ màu sắc li kì ma quái lên những cuộc tình phóng túng. Cái ảo ở đây đóng vai trò như là một biện pháp đối phó với sự cấm kị của tư tưởng diệt dục, quả dục đương thời. Để miêu tả vẻ kỳ quái, ma mị tác giả đã dùng những từ như 细细 “tế tế” nghĩa là nhỏ bé, tủn mủn, âm thanh lúc to lúc nhỏ, tạo cảm giác của những hồn ma phóng túng, trêu ghẹo con người. Tính cách mạnh mẽ, quyết liệt của Thị Nghi – yêu quái ở Xương Giang lại được biểu hiện một cách khác. Bởi phải chết đau đớn, oan ức, hồn ma Thị Nghi hiện về tác oai tác quái, dâm sát kẻ có vai vế, bóc lột người có tiền của. Bị dân làng tán xương vứt xuống sông, ả lại hiện thành một người con gái xinh đẹp nói dối Hoàng – một người lạ đi ngang qua vùng - để chàng vớt hài cốt, lại còn táng cẩn thận ở bên sông. Sợ đạo sĩ phát hiện, bị lộ tẩy thân phận, nàng giả vờ cả giận, lấy gậy đập vỡ chai thuốc, mắng vị đạo sĩ. Trúng bùa, Thị Nghi phải chết lần nữa. Nhưng ả vẫn tìm cách thoát được và trả thù Hoàng: kiện chàng dưới Minh ti. Việc miêu tả những mối tình đầy chất hư ảo, ma quái, các tác giả đã làm cuộc “đột phá” bất ngờ vào tường thành lễ giáo phong kiến khi đồng tình với thế chủ động của người phụ nữ, cổ vũ khát vọng hạnh phúc tình yêu chính đáng của con người. Sử dụng yếu tố kì ảo làm chất liệu nghệ thuật, các nhà văn đã phản ánh cuộc sống sâu sắc hơn, những câu chuyện lạ về loài vật, về ma quỉ thần thánh trở nên quen thuộc hơn, những điều hư ảo mà thấy rất thực. Dưới màu sắc hư ảo, thần quái, những truyện kể tâm huyết xoay quanh đề tài người phụ nữ, Nguyễn Dữ là ánh sáng tư tưởng nhân văn sáng ngời mà họ đóng góp vào trào 47
  53. lưu nhân văn chủ nghĩa trong văn học trung đại. Dù ít dù nhiều, nhân vật ma quái cũng mang tai họa đến cho nhân gian nên kết cục của họ thường là bị thu phục hoặc tiêu diệt. Tất cả những hành động tác oai tác quái của nhân vật ma quái, cuối cùng bị trừng trị đích đáng. Thần Thuồng luồng (Chuyện đối tụng ở Long cung), Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang), hồn ma viên Bách hộ họ Thôi (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) bị giam vào ngục tối vì sự dối trá càn bậy. Đền thờ của chúng hoặc bị đốt hoặc “tường xiêu vách đổ, bia gẫy rêu trùm”. Hai pho tượng Hộ pháp và Thủy thần (Chuyện cái chùa hoang ở Đông Triều) cũng bị dân làng kéo đổ để diệt trừ nguồn gốc gây tai họa. Số phận của những nhân vật nữ hồn ma trong Truyền kì mạn lục lúc sống hay chết đều là bi kịch. Nhị Khanh (Chuyện cây gạo) chết khi mới hai mươi tuổi. Đang ở độ tuổi trẻ trung, tràn đầy sức sống mà phải chịu làm một cái xác ở ngoài đồng chịu cô đơn. Lời hồn ma Nhị Khanh nói với Trung Ngộ về quan điểm sống của mình chẳng phải rút ra từ chính cuộc đời bất hạnh của nàng đó sao (快快乐乐) “hoan hoan lạc lạc” là những từ chỉ những người tham gia vào trò chơi hoặc tìm thú vui hoan lạc ân ái. Nguyễn Dữ xây dựng nên một hồn ma tha thiết với thú vui ân ái trần tục. Dù là ma hay là người phải chăng cũng có những mong muốn về hạnh phúc lứa đôi như nhau? Người có bao nhiêu loại người thì trong thế giới ma mị cũng thế, nếu khi là người không thể hạnh phúc bên nhau, thì khi chết đi cũng vẫn mơ về những thú vui trần tục ấy: “Nghĩ nhân gian, chân thị mộng, thiên thượng cấp nhân gian sinh hoạt, trảo khoái lạc. Hậu kì tử biệt, thành cổ nhân, tưởng hoan hoan lạc lạc, trảo bất thành” (拟人间,真是梦,天上给人间生活,找快乐。后 期死别,成古人,想快快乐乐,找不成) “Nghĩ đời người ta, thật chẳng khác gì giấc chiêm bao. Chi bằng trời để sống ngày nào, nên tìm lấy những thú vui. Kẻo một sớm chết đi, sẽ thành người của suối vàng, dù có muốn tìm 48
  54. cuộc hoan lạc ái ân, cũng không thể được nữa”. Gặp được Trung Ngộ thì lại bị bọn bạn buôn ngăn trở. Chỉ đến khi Trung Ngộ chết hai hồn ma mới được tự do yêu đương cười đùa, nô giỡn. Bi kịch trong thời đại ấy chính là ở chỗ không cho con người được tự do yêu đương, nên cả khi đôi tình nhân này đã hoá ma thì họ cũng bị truy cùng diệt tận, “đào mả phá quan tài”, một nắm xương khô cũng phải chịu số phận bất hạnh. Linh hồn họ nhập vào cây gạo thì bị đạo nhân tiêu diệt. Lần này, vị đạo nhân đã chặn mọi đường thoát của Nhị Khanh và Trung Ngộ, mọi không gian mà hai hồn ma này nương náu đều bị yểm bùa “ viết ba đạo bùa, một đạo đóng vào cây gạo, một đạo thả chìm xuống sông còn một đạo đốt giữa trời” nên họ phải chấp nhận bị “sáu bảy trăm lính đầu trâu gông trói mà dẫn đi”. Trong lúc yêu quái bị tiêu diệt người ta thường nghe thấy tiếng kêu khóc hay tiếng khóc y ỷ. Ma quái biết nói năng, biết ân ái thì cũng biết kêu khóc. Phải chăng đó chính là tiếng khóc cho cuộc đời dở dang, cho số phận bi kịch của mình? 2.3. Không gian, thời gian nghệ thuật Không gian, thời gian nghệ thuật có vai trò hết sức quan trọng đối với việc xây dựng hình tượng nhân vật. Không một sự vật, hiện tượng nào có thể tồn tại ngoài không gian và thời gian. Do đó, không gian và thời gian nghệ thuật là “hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật” [24;107] là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Không gian, thời gian trong tác phẩm không phải là không gian, thời gian khách quan mà là “mô hình thế giới độc lập có tính chủ quan và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả” [24;107]. Đằng sau không gian, thời gian nghệ thuật là quan niệm của tác giả về thế giới. 2.3.1. Không gian nghệ thuật Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: "không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự 49
  55. miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế giới nghệ thuật được cụ thể "[30;160] Con người cần đến tưởng tượng để thăng hoa và lạc quan hơn trong cuộc sống. Để thoát ra khỏi hiện thực cuộc sống chật chội tù túng, các nhà văn đã dùng nhiều phương thức để thoát ly. Có một con đường giúp người ta thỏa mãn mong muốn ấy đó chính là thoát ly vào thế giới kỳ ảo. Bước vào thế giới kỳ ảo, chính là cách để nhà văn thỏa mãn được những khát khao giải phóng cá tính và giải phóng tự do cá nhân của con người. Bước vào thế giới kỳ ảo còn là nơi để nhà văn cân bằng đời sống tinh thần. Loại không gian thứ nhất được các tác giả khai thác là không gian thiên đình. Đây là không gian do con người tưởng tượng nhằm cổ vũ con người làm điều thiện. Không gian này được khắc họa theo hình mẫu xã hội loài người. Chung quanh thế giới đó, “Kiến ngân tường vi quan song trì, lưỡng biên giai châu lầu ngọc điện minh như bạch bạch trú. Thiên hà tinh giả vinh bao tắc hậu, hương phong phù động nhiễm nhiễm lan can lãm, đán giác thanh quang đoạt mục cao hàn bức nhân, hạ thị trần hoàn như tích tế tế cảnh”(见银墙爲观双歭,两边皆珠樓玉殿明 如白白晝。天河星者荣报则後,香风浮動冉冉栏杆览,但觉青光夺目高 寒逼人,下视塵还如细细景)“có những bức tường bọc bao quanh, có những tòa lầu, điện ngọc, ánh sáng vằng vặc như ban ngày. Sông Ngân bến Sao ôm ấp đằng trước, gió thơm phưng phức, đượm ngát quanh hiên, hơi lạnh thấu da”. Bên cạnh không gian thiên đình là không gian âm phủ. Trái với thiên đình là nơi dành cho ngững con người chí thiện, âm phủ lại là nơi xét xử những kẻ làm điều ác khi sống ở nhân gian, “tại địa phủ xử kiện, hắc hắc chi ám cảnh” “nơi chốn địa phủ, cảnh sắc tối đen mờ mịt”. Ngoài ra còn có không gian thủy cung với cung gấm đài dao, nguy nga lộng lẫy, là nơi trừng trị những viên lại quan mắc tội dâm đãng, không lo diệt trừ tai họa cho 50
  56. dân đồng thời là nơi cứu vớt những kẻ thác oan “ tại thủy cung nguy nguy cao đài gấm sắc” (Vũ nương được sống dưới thủy cung trong Chuyện người con gái Nam Xương). Bên cạnh đó không gian thần bí cũng được nhắc đến với những đình chùa, miếu, đền, nơi thờ thần phật, ma quỷ, thậm chí “thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”. Tất cả những từ điệp âm 白白 “bạch bạch”, 黑黑“hắc hắc”, 冉冉“nhiễm nhiễm”, 栖栖 “thê thê”,快快乐乐“khoái khoái lạc lạc”, đều được nhấn mạnh để tăng thêm tính hư ảo của các câu truyện truyền kỳ. Ở Truyền kỳ mạn lục, sự tự do không bị ràng buộc về ranh giới của không gian, thời gian phần nào thể hiện nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần mà thực tại nhỏ hẹp không thực hiện được. Đó còn là khát vọng giao hòa tuyệt đối giữa cá nhân với vũ trụ, là ước vọng xóa bỏ những đường ranh của thế giới khái niệm luôn ràng buộc con người, thường gây đau khổ nhiều hơn tạo ra hạnh phúc. Trong đó có sự nới rộng không gian sinh hoạt sang một cảnh giới khác là thế giới phi hiện thực. Trong thế giới phi hiện thực, những tình huống của cuộc sống con người có thể xảy ra ở bất kỳ đâu: âm phủ, cõi trần, cõi yêu ma, cõi quỷ thần, cõi tiên .và ngay cả trong mơ. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều không gian kì ảo. Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên có thể thấy truyện có hai không gian kì ảo. Trước hết là không gian giấc mơ (giấc mơ của Tử Văn). Không gian này không được Nguyễn Dữ miêu tả chi tiết nhưng nó chính là không gian nối liền cõi trấn và cõi âm, là nơi gặp gỡ của Tử Văn với hồn ma tướng giặc và với Thổ công. Cũng từ đây, Tử Văn tạm lìa cõi trần, để bước vào cõi âm, để tham gia vào vụ kiện ở đó. Không gian kì ảo thứ hai của truyện là ở âm ti. Âm ti được miêu tả bằng một số chi tiết khá rõ ràng: “tại hà biên hữu kiều, thê thê phong hắc hắc hồ, lãnh đáo cốt tủy” (在河边有桥,栖栖風黑黑河,冷到骨髓)“Ở đó có 51
  57. một con sông lớn, trên sông bắc một cái cầu dài hơn nghìn thước, gió tanh sông xám, hơi lạnh thấu xương”. Đọc đến đây, tác giả sử dụng những từ “thê thê”, “hắc hắc” khiến không ít người đã phải rùng mình khiếp sợ. Cảm giác về sự u ám, lạnh lẽo, rùng rợn đeo bám vào trí tưởng tượng của người đọc. Nhưng trái lại, trước không gian ấy, Tử Văn lại không hề sợ hãi. Và chính điều này đã chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi và sự ngay thẳng của nhân vật. Âm ti còn có ngục Cửu U. Nguyễn Dữ chỉ dẫn vào truyện không gian này mà không hề miêu tả nó bằng một chi tiết nào. Tuy nhiên, chỉ cái tên cũng đủ khiến người đọc hình dung nó sẽ là nơi đầy rẫy cực hình, đủ để trừng trị tội ác của những kẻ như tên tướng giặc họ Thôi. Dù là không gian phi hiện thực nhưng sự kết nối vẫn rất dễ dàng vì không có sự ràng buộc về thời gian. Nhân vật có thể đi từ không gian thực sang không gian ngoài thế tục. Từ Thức trong Từ Thức gặp tiên là sự chuyển tiếp từ không gian thực đến không gian ngoài thế tục của cảnh tiên, hay Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện đối tụng ở Long Cung là sự mở rộng không gian sang một thế giới khác, chốn long cung. Nhiều khi nhân vật cũng lạc bước xuống thế giới của cõi âm như viên quan họ Hoàng trong Truyện yêu quái ở Xương Giang bị hồn ma kiện dưới âm phủ nên bị bắt xuống để xét xử, Lý Thúc Khoán trong Truyện Lý tướng quân được một người bạn là Phán quan đưa xuống âm phủ xem cảnh xét xử cha mình 2.3.2. Thời gian nghệ thuật Thời gian trong tác phẩm văn học là “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó”. Thời gian trực tiếp tác động vào nhân vật và cùng với những yếu tố khác thời gian nghệ thuật góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Cùng với thời gian hiện thực, thời gian kì ảo trong Truyền kì mạn lục đã làm cho nhân vật và những chuyện xoay quanh nhân vật hiện lên vừa chân thực vừa li kì, hấp dẫn: “ người đọc sẽ cùng các nhân vật của truyện phiêu diêu trong thế giới ảo huyền ở cả bốn cõi không 52
  58. gian vừa phi quảng tính, vừa vô định hướng và hành trình trong thời gian phi tuyến tính, với độ đàn hồi ảo hóa có thể co tám thập kỉ và một năm hoặc đang từ hiện tại nhảy về quá khứ của kiếp trước và bước sang tương lai của kiếp sau” Thời gian trong Truyền kỳ mạn lục được nới rộng một cách đặc biệt. Sự gặp gỡ giữa các nhân vật nhiều khi không có sự ràng buộc của thời gian. Trình Trung Ngộ gặp và yêu Nhị Khanh, một hồn ma đã chết cách đó nửa năm. Chàng thư sinh Hà Nhân yêu hai cô gái vốn là tinh hoa của một vọng tộc suy tàn cách đó hai mươi năm. Dưới sự tác động của yếu tố kì ảo, thời gian nghệ thuật đã thoát ly khỏi thời gian thông thường để tiến đến thời gian phi tuyến tính có thể kéo dãn hay co lại. Tác giả đã dùng những hình ảnh miêu tả đặc sắc để nói đến thời gian kỳ ảo trong những câu truyện truyền kỳ của mình. Ví dụ: 依依尽日閑 (Y y tận nhật nhàn) “Mặt trời lặn, cuối ngày dài dằng dặc cùng tận hưởng thú vui ngày nhàn”. 依依 “y y” ngoài tạo âm hưởng cho câu văn còn gợi ra thời gian dài dằng dặc của buổi xế chiều. Từ điệp âm 依依 có tác dụng gợi tả thời gian ta gặp trong nhiều câu văn. 往往变姓而從師易各而 应举 (vãng vãng biến tính nhi tòng sư dị các nhi ứng cử). “Vãng vãng” mang nghĩa “ngày qua ngày” nghĩa cả câu muốn nói: “Từ đó trở đi ngày lại ngày càng thêm nỗi nhớ nhung da diết”. Thời gian luôn luôn trôi chảy, từ “vãng vãng” (往往) như kéo thời gian thêm dài ra làm cho nỗi nhớ trong tâm trí con người càng thêm da diết. Điệp ngữ “vãng vãng” ngoài tạo âm hưởng cho câu văn còn nhấn mạnh khoảng thời gian dài ngày này tiếp nối ngày kia, không biết bao giờ là điểm dừng. Yếu tố kỳ ảo còn có tác dụng như một chất kích thích giúp nhà văn phát huy cao độ trí tưởng tượng của mình trong sáng tạo nghệ thuật. Thời gian kì ảo cũng phù hợp với yêu cầu của một tác phẩm truyền kì khi tạo ra không khí 53
  59. và nhân vật kì lạ trong tác phẩm. 2.4. Ngôn ngữ Nghệ thuật ngôn từ chính là lĩnh vực làm nên nét biệt lập độc đáo của truyền kì so với truyện kể dân gian. Không còn dấu vết của ngôn ngữ nói, nghệ thuật ngôn từ được các tác giả đặc biệt dụng công, tạo nên một lối văn trau chuốt mỹ lệ, tinh tế và điêu luyện. 2.4.1. Ngôn ngữ trần thuật Mỗi một tác phẩm tự sự cần có một người kể chuyện. Người kể chuyện là một hình tượng do nhà văn sáng tạo ra để thực hiện chức năng kể chuyện trong tác phẩm. Mỗi người kể chuyện sẽ chọn cho mình một điểm nhìn trần thuật. Điểm nhìn trần thuật là vị trí, xuất phát điểm từ đó người trần thuật quan sát, miêu tả và kể lại. Xét từ góc độ ngôi kể, quan điểm truyền thống chia ra hai loại người kể chuyện: người kể chuyện từ ngôi thứ nhất và người kể chuyện từ ngôi thứ ba. Việc các tác giả truyền kì tách nội dung bình luận thành một phần riêng đặt ở cuối mỗi truyện cũng là một cách để đảm bảo tính khách quan cho giọng điệu kể chuyện. Bên cạnh đó giọng kể trong truyện truyền kì phải đảm bảo tính hấp dẫn để tạo sự thu hút với người đọc. Muốn vậy, người kể chuyện phải kể với một giọng điệu say mê, lôi cuốn, miêu tả chi tiết, tỉ mỉ. Ngôn ngữ kể chuyện trong mỗi tác phẩm, tất nhiên, vẫn mang những đặc trưng riêng do vai kể của người kể quy định. Người kể chuyện trong Truyền kì mạn lục lại là người kể chuyện ở ngôi thứ ba với thái độ khách quan. Lối kể chuyện đến Truyền kì mạn lục đã đạt đến trình độ tinh tế, điêu luyện, chau chuốt, mỹ lệ: “dệt gấm, thêu hoa, biện luận hùng hồn, có chỗ điêu khắc tỉ mỉ, chỗ tươi đẹp như bức tranh màu lộng lẫy, chỗ vang dội như dòng suối chảy lô xô” (Phan Huy Chú). Người kể chuyện trong Truyền kì mạn lục có phần ưu ái với những nhân vật được yêu 54
  60. mến, đặc biệt là lối kể chuyện tình cảm khi viết về tình yêu nam nữ. Giọng điệu kể chuyện còn bị chi phối bởi cảm hứng chủ đạo của người viết. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người thì có giọng say mê, yêu mến; trước những đau khổ, bất hạnh của con người thì đau đớn, nghẹn ngào, nói về chế độ xã hội thối nát thì phẫn uất, xót xa; đề cập đến khát khao bản năng của con người thì tha thiết, mãnh liệt, thấu hiểu sâu sắc 2.4.2. Ngôn ngữ miêu tả Lời miêu tả là một thành phần không thể thiếu trong ngôn ngữ người kể chuyện truyền kì. Bởi mục đích của truyền kì là kể lại những chuyện kì lạ, hoang đường – những cái người thường không biết và rất ít khi bắt gặp nhưng vẫn khiến người ta tin. Do đó, để người đọc có thể hình dung về câu chuyện mình kể không thể thiếu yếu tố miêu tả. Việc miêu tả chi tiết, tỉ mỉ cũng là một yếu tố tăng thêm tính tin cậy, xác thực cho lời người kể chuyện. Khung cảnh chốn âm ti, việc xét xử nơi địa ngục được miêu tả lại trong Chuyện Lý tướng quân từng cảnh, từng việc, cụ thể, chính xác đến tên tuổi, tước vị, hành trạng. Những điều lạ lẫm cứ dần dần hiện ra trong cái nhìn ngạc nhiên theo từng bước chân của nhân vật. Chẳng những Thúc Khoản – người chứng kiến cảnh ấy phải tin mà người đọc cũng có kẻ phải ngờ. Không chỉ miêu tả khung cảnh chốn âm ti hay địa phủ, người kể chuyện trong Truyền kì mạn lục còn dành những dòng miêu tả ngoại hình, đặc điểm nhân vật tuy không nhiều. Quỷ sứ thì xấu xí, kì dị, dữ tợn,“lam lam hồng hồng mục diện, hung ác chi hình” (蓝蓝红红目面,凶恶之形) “mắt xanh tóc đỏ hình dáng hung ác” Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tiên nữ thì xinh đẹp như nàng Giáng Hương là một nàng tiên xinh đẹp: “kiến nhất mĩ nữ niên khả thập ngũ thập lục, bạc thi phấn mặc, nhan sắc mĩ mĩ tuyệt chỉnh, tiền lai khán hoa” (见一美女年可十五十六,薄施粉墨,颜色美美绝整,前来看 花) “độ tuổi 15,16 phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp tuyệt vời, đến hội 55
  61. xem hoa”. Vẻ đẹp của những nhân vật nữ trong Truyền kì mạn lục được miêu tả bằng ngôn ngữ ước lệ trau chuốt. Thánh Tông tả người con gái do nữ yêu tinh biến thành “nhiễm nhiễm mục như thu thiên chi thủy, hồng chủy như họa họa” (冉冉目如秋天之水,红嘴如画画)“mắt long lanh như nước mùa thu, môi đỏ như son vẽ, tóc mây mặt hoa, cười nói duyên dáng”. Với cách sử dụng ngôn ngữ sáng tạo: “lam lam hồng hồng”, “mĩ mĩ”, tác giả đã gợi được những hình ảnh xấu xí, dữ tợn của quỷ dữ hay vẻ xinh đẹp đáng yêu của nàng Giáng Hương. Nhân vật không được Nguyễn Dữ miêu tả kĩ về ngoại hình phải chăng bởi đấy chỉ là những sản phẩm của trí tưởng tượng. Người kể chuyện trong Truyền kì mạn lục còn chọn được những chi tiết đắt giá để miêu tả ngoại hình, chỉ một lời miêu tả mà toát lên bản chất nhân vật, như chi tiết miêu tả pho tượng Thủy thần “ngẫu tượng thần tạc hốt biến sắc, lãnh diện như hắc đổ, ngư tế chủy biên hoàn niêm mang mang”(偶像神 作忽变色,冷面如黑堵,鱼际嘴边还粘芒芒)“pho tượng thần đắp bằng đất, bỗng biến sắc, mặt tái đi như chàm đổ, mấy cái vẩy cá còn dính lèm nhèm trên mép”. Chỉ một chi tiết, dùng điệp âm “mang mang” đã miêu tả được tâm lí vội vàng sợ hãi của bọn trộm khi bị phát hiện, tưởng chạy về đến miếu là yên thân, ai ngờ bằng chứng phạm tội vẫn sờ sờ trên mép. Truyền kì mạn lục có những trang miêu tả cảnh hoan lạc giữa con người với các nhân vật ma quái bằng những lời văn táo bạo, dạt dào cảm xúc: “tựa ngọc kề vàng, gối vừa xô đã khoát sóng hoa đào nghiêng ngả” (Chuyện kì ngộ ở trại Tây). Trong những câu chuyện tình cảm nam nữ, người kể chuyện thường trao điểm nhìn cho các nhân vật, thế giới được nhìn qua con mắt của những kẻ si tình. Ngoài đoạn văn miêu tả giàu hình tượng trên đây, thơ ngâm vịnh của các nhân vật cũng đều nhằm minh họa thêm cho cảnh lạc thú mây mưa. 56