Khóa luận Nghiên cứu sử dụng chế phẩm chất kích thích sinh trưởng cho nhân giống bằng giâm cành cây Chè hoa vàng tại xã Đông Viên, huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Kạn

pdf 57 trang thiennha21 20/04/2022 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu sử dụng chế phẩm chất kích thích sinh trưởng cho nhân giống bằng giâm cành cây Chè hoa vàng tại xã Đông Viên, huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_su_dung_che_pham_chat_kich_thich_sinh_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu sử dụng chế phẩm chất kích thích sinh trưởng cho nhân giống bằng giâm cành cây Chè hoa vàng tại xã Đông Viên, huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRIỆU THỊ DUYẾN Tên đề tài NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG CHO NHÂN GIỐNG BẰNG GIÂM CÀNH CÂY CHÈ VÀNG TẠI XÃ ĐÔNG VIÊN HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên - năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRIỆU THỊ DUYẾN Tên đề tài NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CHẾ PHẨM CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG CHO NHÂN GIỐNG BẰNG GIÂM CÀNH CÂY CHÈ VÀNG TẠI XÃ ĐÔNG VIÊN HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K 47 - TT Khoa : Nông học Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Đình Hà Thái Nguyên - năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất đối với tất cả các sinh viên nói chung và sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học vào thực tế. Đồng thời giúp sinh viên có điều kiện làm quen với công việc sản xuất, học hỏi kinh nghiệm nâng cao trình độ chuyên môn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành nghiên cứu khoa học. Từ đó tạo cho mình tác phong nhanh nhẹn, tính sáng tạo và say mê trong công việc, trở thành người cán bộ khoa học thực thụ góp phần vào sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà. Xuất phát từ quan điểm trên, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Nông học, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm chất kích thích sinh trưởng cho nhân giống bằng giâm cành cây Chè hoa vàng tại xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”. Để hoàn thành được đề tài này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa nông học và toàn thể các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của giảng viên hướng dẫn TS. Trần Đình Hà đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhân dịp này tôi xin được cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới sự giúp đỡ to lớn của quý thầy cô, gia đình và bạn bè cũng như chính quyền địa phương nơi tôi nghiên cứu. Do điều kiện thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên bản chuyên đề của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi kính mong các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để bản chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2019 Sinh viên Triệu Thị Duyến
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Danh mục các loài Camellia L. có hoa vàng ở Việt Nam 10 Bảng 4.1. Kết quả khảo sát sơ bộ về tình hình khai thác và sử dùng cây Trà Hoa Vàng tạ xã Đông Viên 32 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ hom sống của cây Chè hoa vàng 36 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ hom tái sinh chồi của cây Chè hoa vàng 37 Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng chồi sau 6 tháng giâm hom cây Chè hoa vàng 38 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích ra rễ đến khả năng tái sinh rễ sau 6 tháng giâm hom cây Chè hoa vàng 39 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn sau 6 tháng giâm hom cây Chè hoa vàng 41
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Trà túi lọc sản phẩm từ Chè hoa vàng 6 Hình 2.2: Trà ô long sản phẩm từ Chè hoa vàng 6 Hình 2.3: Thuốc được điều chế từ Chè hoa vàng 6 Hình 4.1: Đặc điểm hình thái lá của 2 loài Chè hoa vàng tại Xã Đông Viên (hình ảnh do người dân địa phương cung cấp) 33 Hình 4.2: Đặc điểm hình thái hoa của Chè hoa vàng tại Xã Đông Viên (hình ảnh do người dân địa phương cung cấp) 33 Hình 4.3: Luống giâm cành Chè hoa vàng tại vườn ươm hộ gia đình ông Nguyễn Tiến Khang xã Đông Viên Tháng 8/2018 (hình ảnh do ông Nguyễn Tiến Khang cung cấp) 35
  6. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CT : Công thức Cv % : Hệ số biến động cs : Cộng sự đ/c : Đối chứng IBA : Indol butyric acid P : Độ tin cây TCXV : Tiêu chuẩn xuất vườn KTST : Kích thích sinh trưởng
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1.MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Giá trị sử dụng của cây Chè hoa vàng 4 2.1.1. Sử dụng làm dược liệu 4 2.1.2. Dùng làm cây cảnh 6 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 7 2.2.1. Nguốc gốc, phân loại Chè hoa vàng 7 2.2.2. Đặc điểm hình thái và phân bố chi Camellia L 8 2.2.3. Đặc điểm phân bố chi Camellia L. 8 2.3. Ảnh hưởng của môi trường sống đến quá trình giâm hom 11 2.3.1. Các nhân tố ngoại sinh 11 2.3.2. Nhân tố nội sinh 14 2.4. Cơ sở khoa học của nhân giống vô tính 17 2.4.1. Cơ sở phát sinh phát triển cá thể 18 2.4.2. Sự hình thành rễ bất định 19 2.5. Tình hình nghiên cứu cây Chè hoa vàng trên thế giới và Việt Nam 19 2.5.1.Tình hình nghiên cứu cây Chè hoa vàng trên thế giới 19
  8. vi 2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây Chè hoa vàng ở Việt Nam 22 Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 27 3.2.Thời gian, địa điểm nghiên cứu 27 3.3. Nội dung nghiên cứu 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu 28 Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Tình hình khai thác và nhân giống Chè hoa vàng tại xã Đông Viên 32 4.1.1. Tình hình khai thác Chè hoa vàng 32 4.1.2. Tình hình nhân giống cây Chè hoa vàng tại xã Đông Viên 34 4.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ hom sống 35 4.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ hom tái sinh chồi của hom giâm 37 4.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng chồi của hom giâm 38 4.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả tái sinh rễ của hom giâm 39 4.6. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn 40 Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Đề nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chè hoa vàng hay còn gọi là Kim hoa trà có tên khoa học là: Camellia spp.) là một loài thực vật hạt kín trong họ Theaceae. Nó được tìm thấy ở Trung Quốc (Tây Nam tỉnh Quảng Tây) và Việt Nam (tỉnh Quảng Ninh), Vĩnh Phúc (Tam Đảo) (Trình Kim Thủy và cộng sự ,1994) [16]. Cây Chè hoa vàng trước đây chủ yếu dùng làm cảnh vì sắc màu vàng đượm, lung linh của Chè hoa vàng khiến người chơi cảnh bị mê hoặc. Nhưng hiện nay, qua các quá trình nghiên cứu và sử dụng, ta đã biết Chè hoa vàng không những chỉ để chơi cảnh mà còn dùng làm trà uống hàng ngày rất ngon và bổ dưỡng. Ngày nay với khoa học hiện đại, Chè hoa vàng trở nên quý giá hơn bao giờ hết bởi công dụng và những lợi ích của Chè hoa vàng mang lại. Những hợp chất trong Chè hoa vàng nhiều và quý. Người ta tìm thấy chè chứa hơn 400 hoạt chất và trong đó quý giá là các saponin Tea polyphenon và các nguyên tố như Selenium (Se), Germannium (Ge), Kalium (K) Kẽm (Zn), Molypden (Mo), Vanadium (V), Mangan (Mn) và các vitamin B1, B2, C. Chè hoa vàng được giới y học nghiên cứu rất nhiều và đã được ứng dụng trên nhiều quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Việt Nam [2]. Chè hoa vàng lần đầu tiên được người Pháp phát hiện ở miền Bắc nước ta năm 1910, nhưng cho đến nay các công tác nghiên cứu về Chè hoa vàng không đáng kể. Theo ước tính, ở nước ta có khoảng gần 20 loài khác nhau (Trần Ninh, 2002) [13]. Trong đó Vườn Quốc gia Tam Đảo có 8 loài. Tuy nhiên, trong những năm qua, tư thương đã thu gom từ rừng tự nhiên rất nhiều hoa chè để buôn bán, với giá khoảng trên 1.500.000/1kg hoa tươi, thậm chí thu mua cả cây tươi với giá 20.000đ/kg Sau đó sẽ được xuất khẩu sang
  10. 2 Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Cùng một số nguyên nhân khác làm cho Chè hoa vàng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên. Tại Bắc Kạn, cây Chè hoa vàng có ở các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Pác Nặm, Chợ Mới Do có giá trị dược lý và kinh tế cao, trong thời gian qua người dân địa phương đã phát hiện và khai thác Chè hoa vàng trong tự nhiên để bán cho các tư thương với giá khoảng 0,5 triệu đồng/kg nụ hoa tươi, thậm chí thu mua cả cây tươi với giá khoảng 7.000 – 10.000 đ/kg. Do vậy nguồn vật liệu này ngày càng có nguy có cạn kiệt, cần có biện pháp bảo tồn và khai thác hợp lý. Vì thế việc nghiên cứu các biện pháp nhân giống, chăm sóc để bảo tồn và phát triển các loài Chè hoa vàng này là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên cho tới nay những nghiên cứu về các loài Chè hoa vàng còn rất hạn chế. Để góp phần cho công tác bảo tồn phát triển loại cây Chè hoa vàng và ngăn chặn các tổn thất đa dạng sinh học. Đồng thời tạo hướng sản xuất hàng hóa loại cây này phục vụ nhu cầu sử dụng cây cảnh, cây dược liệu, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, để có cơ sở khoa học và thực tiễn phát triển, nâng cao hiệu quả khai thác cây Chè hoa vàng thành sản phẩm hàng hóa có giá trị cao từ lâm sản ngoài gỗ của tỉnh Bắc Kạn, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm chất kích thích sinh trưởng cho nhân giống bằng giâm cành cây Chè hoa vàng tại xã Đông Viên, huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu, xác định chế phẩm chất kích thích sinh trưởng phù hợp áp dụng trong quá trình nhân giống bằng hom cây Chè hoa vàng tại xã Đông Viên huyện Chợ Đồn góp phần xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Chè hoa vàng tại địa phương.
  11. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học của một số biện pháp kỹ thuật đến khả năng nhân giống Chè hoa vàng. - Kết quả nhiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu Chè hoa vàng nói chung và Chè hoa vàng nói riêng.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Giá trị sử dụng của cây Chè hoa vàng 2.1.1. Sử dụng làm dược liệu Chè hoa vàng có tên khoa học là Camellia chrysantha, là loài thực vật hạt kín trong họ Chè Theaceae, có giá trị dược liệu rất quý. Ở Trung Quốc, Chè hoa vàng (hay còn gọi là kim hoa trà) được nhiều nhà nghiên cứu hợp chất tự nhiên của Trung Quốc phát hiện có chứa hơn 400 loại nguyên tố hóa học khác nhau, rất có lợi cho sức khỏe con người (Rosmann J.C., 2000) [16]. Hiện nay, công ty Phú Tân (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc) đã chế biến thành công chè túi lọc từ Chè hoa vàng, tinh chè và dịch Chè hoa vàng thành loại nước uống bổ dưỡng cao cấp đưa ra thị trường thế giới, đặc biệt sản phẩm Golden Camellia có giá tới 4.67 triệu đồng/chai. Đây là hướng sử dụng Chè hoa vàng đặc biệt hữu hiệu và có lợi đối với sức khỏe con người. Ông Lipuren, chuyên gia y học dân tộc nổi tiếng của Trung Quốc, trong một công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định Chè hoa vàng “có những công dụng y học vô giá”. Theo chuyên gia này, sử dụng sản phẩm từ Chè hoa vàng có thể làm giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ sau khoảng 20 ngày. Chè hoa vàng còn rất tốt cho bệnh cao huyết áp vì khả năng làm giảm và điều hòa huyết áp của nó. Sử dụng Chè hoa vàng có thể chữa được rất nhiều bệnh như táo bón, hạ đường huyết đối với người bị tiểu đường. Bên cạnh đó, một số bệnh về đường hô hấp, bài tiết (chứng tiểu khó và vàng), khí thũng hay co thắt dạ con ở phụ nữ đều có thể sử dụng thức uống này như một phương pháp chữa trị đơn giản lại sớm mang lại kết quả (Rosmann J.C., 2000) [23]. Tiến sĩ John Welsburger - thành viên cao cấp của Tổ chức Sức khỏe Hoa Kỳ phát biểu: “Dường như những thành phần chứa trong Chè có khả năng
  13. 5 làm giảm nguy cơ một số bệnh mãn tính như đột quỵ, trụy tim và ung thư”. Theo một số nghiên cứu ở Hà Lan, những người uống 4 - 5 tách Chè đen hàng ngày giảm 70% nguy cơ đột quỵ so với những người chỉ dùng 2 tách hoặc ít hơn. Đó chính là do chất flavonoid có trong chè đen đã ngăn ngừa sự vón cục nguy hiểm của tiểu huyết cầu trong máu - nguyên nhân dẫn đến hầu hết các chứng đột quỵ và các cơn đau tim. Loại chè đen nhắc đến trên đây là một dạng Chè được chế biến từ Chè hoa vàng (Rosmann J.C., 2000) [23]. Y học cổ truyền Trung Quốc đã tổng kết 9 tác dụng chính của lá Chè hoa vàng: (1) Trong lá trà có những hoạt chất làm giảm tổng hàm lượng lipit trong huyết thanh máu, giảm lượng cholesterol mật độ thấp (choles - terol xấu) và tăng lượng cholesterol mật độ cao (cholesterol tốt). (2) Nước sắc lá trà có tác dụng hạ huyết áp rõ ràng và được duy trì trong thời gian tương đối dài. (3) Nước sắc lá trà có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu. (4) Phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của các khối u khác. (5) Hưng phấn thần kinh. (6) Lợi tiểu mạnh. (7) Giải độc gan và thận, ngăn ngừa xơ vữa động mạnh máu. (8) Ức chế và tiêu diệt vi khuẩn. (9) Lá trà có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và duy trì trạng thái bình thường của tuyến giáp (Ninh Tr.; Hakoda N., 1998) [21]. Từ nhiều năm nay, người cao tuổi ở các xã trong huyện Quế Phong biết về cây Chè hoa vàng dùng để nấu nước uống như Chè xanh. Đây là loài cây mọc tự nhiên trong rừng. Người dân dùng Chè hoa vàng nấu lấy nước uống, người ốm yếu đau nhức cơ thể trở nên khỏe mạnh, hoạt bát còn người khỏe mạnh ăn được nhiều cơm, đêm ngủ ngon giấc. Lá của Chè hoa vàng còn được dùng như một loại thức ăn được nấu với măng làm canh dùng cho người mới ốm dậy, người suy nhược sức khỏe. Ngoài ra, khi bị các vết thương lở loét, người dân địa phương còn lấy hoa và lá của Chè hoa vàng giã nhỏ đắp lên vết thương, mỗi ngày thay 2 - 3 lần thì sau 2 - 3 ngày, vết thương sẽ khô và liền da (Rosmann J.C., 2000) [23].
  14. 6 Một nghiên cứu khác về công dụng trà cho thấy dùng trà mang lại hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa chứng sạm da - một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư da. Gần đây, các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện hoạt chất epigallocatechin gallat (EGCG) trong Chè hoa vàng có tác dụng ngăn HIV bám vào tế bào miễn dịch khoẻ mạnh. Khám phá mới có thể đưa tới những phương pháp mới chống lại căn bệnh nguy hiểm này (Rosmann J.C., 2000) [23]. Trong quá trình điều tra khảo sát về cây Chè hoa vàng, đoàn chúng tôi tìm hiểu, tiếp xúc với một vài thầy lang trong vùng, được biết Chè hoa vàng là vị thuốc nam hết sức có hiệu quả. Ngoài tác dụng của hoa thì lá của Chè hoa vàng còn có tác dụng chống mệt mỏi, giúp tinh thần tỉnh táo, tăng cường chức năng tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc rất tốt. Đây là vốn quý cần phát huy, nhất là trong điều trị dự phòng ở cơ sở. Hình 2.1: Trà túi lọc sản Hình 2.2: Trà ô long sản Hình 2.3: Thuốc được phẩm từ Chè hoa vàng phẩm từ Chè hoa vàng điều chế từ Chè hoa vàng 2.1.2. Dùng làm cây cảnh Giá trị lớn nhất và dễ nhận thấy nhất của các loài thuộc chi Camellia là làm cây cảnh. Hiện nay trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều loài thuộc chi Camellia có hoa đẹp với đủ các màu sắc khác nhau như trắng, đỏ, vàng và nhiều màu sắc độc đáo, lạ mắt được tạo ra do lai tạo đã thu hút sự quan tâm của những nhà chơi cây cảnh. Trong số đó, các loài Chè hoa vàng rất hiếm chỉ gặp ở Việt Nam và Trung Quốc.
  15. 7 Cũng như nhiều loài khác trong chi Camellia, giá trị đầu tiên dễ nhận thấy nhất của Chè hoa vàng là làm cảnh. Màu vàng của Chè hoa vàng rất đặc trưng, khó có thể tạo được bằng phương pháp lai tạo, nên càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các lai tạo trên thế giới. Chỉ riêng Camellia nitidissima, các nhà cây giống đã phải nỗ lực trong suốt 20 năm để khắc phục sự bất thụ lai trà này với Camellia flava của Việt Nam là loài rất dễ lai tạo và đã tạo được nhiều loài lai giữa loài này với các loài chè lai mới được bổ sung vào bộ sưu tập các loài chè làm cảnh của toàn thế giới (Ngô Quang Đê, 1996) [4]. Nghiên cứu của tác giả Ngô Quang Đê bằng phương pháp điều tra theo tuyến đã điều tra phát hiện khu vực phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái của một số loài Chè hoa vàng tại Vườn Quốc gia Ba Vì - Hà Tây (nay là Hà Nội) đã cho thấy ở Vườn Quốc gia Ba Vì có hai loài Camellia có triển vọng thuần hóa làm cây cảnh. Phần lớn những loài này đều phân bố ở độ cao trên 600m, nơi có tầng đất dày, xốp ẩm, hơi chua dưới tán rừng, là các loài sinh trưởng chậm, chịu bóng nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh nên cần có kỹ thuật tốt. Hơn nữa, tác giả Ngô Quang Đê đã di thực thuần hóa thành công 2 loài: Chè hoa thơm Ba Vì (Camellia vietnamensis) và Chè hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis (Pitard) Cohen Stuart) tại vườn chè ở Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội, hiện 2 loài này sinh trưởng phát triển tốt đồng thời cho hoa đẹp vào dịp xuân về (Ngô Quang Đê, 1996) [4]. Ngoài ra, các nghiên cứu của nước ngoài cũng chỉ ra rằng, Chè hoa còn có khả năng hấp thu CO2, H2S, Cl, HF và các thể khí độc hại khác, có tác dụng bảo vệ môi trường mạnh, làm sạch không khí. Một công viên Chè hoa vàng đã được xây dựng tại Nam Ninh - Trung Quốc để phục vụ người dân thăm quan và là nơi bảo vệ nguồn gen cho các nhà khoa học nghiên cứu. 2.2. Cơ sở khoa học của đề tài 2.2.1. Nguốc gốc, phân loại Chè hoa vàng Chè hoa vàng có tên khoa học là Camellia L. tên Việt Nam gọi là Trà hoa vàng (Trà mi), thuộc Họ Theaceae (Họ chè), Chi Camellia L. (Chi chè).
  16. 8 Theo hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan, vị trí phân loại của chi Camellia L. có thể được tóm tắt như sau: Giới: Thực vật (Plantae) Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta). Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp: Sổ (Dilleniidae) Bộ: Chè (Theales) Họ: Chè (Theaceae) 2.2.2. Đặc điểm hình thái và phân bố chi Camellia L Cây bụi hoặc cây nhỏ, thường xanh, cành nhẵn hay có lông. Lá thường có cuống, đơn, mọc so le, không có lá kèm; chóp lá nhọn, có đầu nhọn hoặc kéo dài thành đuôi; gốc lá hình nêm hẹp, nêm rộng, tròn hay hình tim; mép có răng cưa nhọn hoặc tù. Hoa đều, lưỡng tính, kích thước lớn hoặc nhỏ, mọc đơn độc ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa màu đỏ, trắng hoặc vàng. Cuống hoa ngắn hoặc gần như không có cuống. Lá bắc 2 - 10, mọc xoắn trên cuống hoa. Cánh hoa 4 - 19, hợp một phần ở gốc cùng với vòng nhị ngoài. Nhị nhiều, dính với nhau ở phía gốc, vòng nhị phía trong rời nhau, chỉ nhị dài. Bầu trên, 1 - 5 ô, vòi nhụy 1 - 5, dạng sợi, rời hoặc dính nhau; bầu và vòi nhụy nhẵn hay phủ lông mịn. Quả nang, hình cầu dẹt hoặc hình trứng, khi khô chẻ ô từ trên xuống thành 3, 4 hay 5 mảnh; có trụ haykhông; vỏ quả dày hay mỏng, hóa gỗ. Hạt 1 đến nhiều hạt trong mỗi ô, hình cầu, nửa cầu hay hình nêm, vỏ hạt màu nâu, nâu hạt giẻ nhạt hoặc nâu hồng, phủ lông hay nhẵn [9], [6], [7], [2]. 2.2.3. Đặc điểm phân bố chi Camellia L. * Trên thế giới Chi Camellia L. có khoảng 280 loài, phân bố chủ yếu ở nhiệt đới và á nhiệt đới, có nguồn gốc ở khu vực miền Đông và miền Nam châu Á, từ phía Đông dãy Himalaya tới Nhật Bản và Indonesia. - Châu Á: Ấn độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Indonesia, Iran, Malaysia, Myanmar, Nepal, Nhật Bản, Sri-lanka, Trung Quốc, Việt Nam.
  17. 9 - Châu Phi: Burundi, Ethiopia, Kenya, Maritius, Nam Phi, Uganda. - Nam Mỹ: Argentina, Brazil, Ecuador, Peru. - Châu Đại Dương: Australia, New-Zeland. - Châu Âu: Thổ Nhĩ Kỳ, Liên xô (cũ) Ở Trung Quốc, các loài Camellia đã được quan tâm bảo tồn và phát triển từ khá sớm. Đến nay có nhiều trung tâm bảo tồn và nghiên cứu phát triển Chè, trong đó có Chè hoa vàng. Vườn ngân hàng gen Camellia ở Nam Ninh là nơi lưu giữ bộ sưu tập lớn nhất Chè hoa vàng (Camellia chrysantha.M.Sealy) trên thế giới. Lưu giữ hơn 20 loài Camellia và 15 thứ trà hoa vàng (Camellia chrysantha) nhằm bảo tồn, nghiên cứu, lai tạo giống và nghiên cứu về trồng trọt. Có 3.000 cá thể được lưu giữ, từ đó tạo ra 7.000 dòng lai từ cây bố mẹ là Chè hoa vàng (Camellia chrysantha.M.Sealy) và các loài khác trong chi Camellia L Có 6 loài trong bộ sưu tập được thu từ Việt Nam, gồm: C. chrysantha.M.Sealy, C. ptilosperma S. Ye Liang & Q. T. Chen, C. tunghinensis H.T. Chang, C. murauchii Ninh & Hakoda, C. impressinervis Hung T. Chang & S. Ye Liang và C. amplexicaulis (Pitard) Cohen-Stuart. Ngoài ra, còn nhiều vườn khác lưu giữ các loài và giống Camellia, bao gồm: Guilin Botanic Garden Yanshan - Quảng Tây (20 loài); The Jinhua International Camellia Species Garden - Chiết Giang (25 loài); The Fangcheng Golden Camellia Nature Reserve and Gene Bank - Quảng Tây (28 loài và giống Trà hoa vàng); Kunming Institute of Botany - Vân Nam (25 loài, trong đó có 8 loài từ Việt Nam), bao gồm: C. crassiphylla Ninh & Hakoda; C. cucphuongensis Ninh &Rosmann; C. hakodae.M.Sealy; C. rosmannii Ninh; C. vidalii J. C.Rosmann; C. dongnaiensis Orel; C. luteocerata Orel; C. inusitata Orel, Curry & Luu (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [6]. *Ở Việt Nam Việt Nam được các nhà khoa học xác định nằm trong trung tâm đa dạng sinh học của các loài Chè hoa vàng được tìm thấy ở một số khu vực như Tam
  18. 10 Đảo, Quảng Ninh, Lâm Đồng, Tuyên Quang, Yên Bái, Cúc Phương Đến nay đã xác định có 58 loài Camellia L., thuộc các nhóm: Trà, Hải đường, Trà mi, Sở (Trà dầu), trong đó có 27 loài Camellia L. có hoa màu vàng (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [12]. Bảng 1.1. Danh mục các loài Camellia L. có hoa vàng ở Việt Nam TT Tên Khoa Tên Việt Nam Phân bố 1. Camellia aurea Hungh ọcT. Chang Trà hoa vàng kim VN 2. Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda Trà hoa vàng lá dày VN 3. Camellia cucphuongensis Ninh & Rosmann Trà hoa vàng Cúc VN 4. Camellia dalatensis Luong, Tran & Hakoda TPhươngrà hoa vàng Đà Lạt VN 5. Camellia dilinhensis Ninh & V.D.Luong Trà hoa vàng Di Linh VN 6. Camellia dormoyana (Pierre) Sealy Trà hoa vàng Đo môi VN 7. Camellia euphlebia .M.Sealy Trà hoa vàng Tiên Yên VN, TQ 8. Camellia flava (Pit.) Sealy Trà hoa vàng nhạt VN 9. Camellia chrysantha (Hu) Tuyama Trà hoa vàng VN, TQ 10. Camellia gilbertii (A. Chev. ex Gagnep.) Sealy Trà hoa Gilbert VN, TQ 11. Camellia hakodae .M.Sealy Trà hoa vàng Hako VN 12. Camellia hamyenensis .M.Sealy Trà hoa vàng Hàm Yên VN 13. Camellia hirsute Trà hoa vàng nhiều lông VN 14. Camellia huulungensis Rosmann & Ninh Trà hoa vàng Hữu Lũng VN 15. Camellia impressinervis Hung T. Chang & S. Ye Trà hoa vàng gân lõm VN, TQ 16. CLiaamnge llia kirinoi Ninh Trà hoa vàng Kiri VN 17. Camellia limonia C.F.Liang & S.L.Mo Trà hoa vàng da cam VN, TQ 18. Camellia murauchii Ninh & Hakoda Trà hoa vàng Murô VN 19. Camellia megasepala Hung T.Chang & Trin Trà hoa vàng Ba Bể VN, TQ 20. CNainmhe llia petelotii (Merr.) Sealy Trà hoa vàng Petelot VN 21. Camellia phanii Hakoda et Ninh Trà hoa vàng Phan VN 22. Camellia quephongensis Hakoda et Ninh Trà hoa vàng Quế Phong VN 23. Camellia rosmannii Ninh Trà hoa vàng Yên Tử VN 24. Camellia tamdaoensis Ninh et Hakoda Trà hoa vàng Tam đảo VN 25. Camellia thanxaensis Trà hoa vàng Thần Sa VN 26. Camellia tonkinensis (Pit.) Cohen-Stuart Trà hoa vàng Bắc bộ VN 27. Camellia tienii Ninh Hải đường hoa vàng VN
  19. 11 2.3. Ảnh hưởng của môi trường sống đến quá trình giâm hom Nhóm nhân tố ngoại sinh: Gồm các loại chất kích thích ra rễ và các nhân tố ngoại cảnh như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, thời vụ giâm hom, Nhóm nhân tố nội sinh: Gồm những đặc điểm di truyền của loài, của xuất xứ và của cá thể, vai trò của tuổi cây, tuổi cành, vị trí cành 2.3.1. Các nhân tố ngoại sinh Khả năng ra rễ của hom giâm chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại sinh như điều kiện sinh sống của cây mẹ và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giâm hom như mùa vụ, nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ và giá thể giâm hom, - Thời vụ giâm hom Thời vụ là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm. Một số loài cây có thể giâm quanh năm, song nhiều loài có thời vụ giâm hom rõ rệt. Theo Frison (1967) và Nesterov (1967) thì mùa mưa tỷ lệ ra rễ của hom giâm cao hơn so với các mùa khác, kết quả giâm hom tốt hay xấu thường gắn liền với các yếu tố như diễn biến khí hậu thời tiết trong năm, mùa sinh trưởng của cây và trạng thái sinh lý của cành (Akula, A., C. Akula & M. Bateson, 2000) [19]. Thời vụ giâm hom đạt kết quả cao hay thấp thường gắn với điều kiện thời tiết, khí hậu trong năm, thường sinh trưởng mạnh vào mùa xuân – hè, sinh trưởng chậm vào thời kỳ cuối thu và mùa đông. Vì vậy thời gian giâm hom tốt nhất vào mùa xuân, hè và đầu thu. Thời vụ giâm hom có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của nhân giống bằng hom cành. Đối với loài cây nghiên cứu là cây gỗ cứng và rụng lá thì nên lấy cành lúc cây bắt đầu vào thời ngủ nghỉ, còn đối với loài cây gỗ mềm nửa cứng không rụng lá thì nên lấy hom vào mùa sinh trưởng để có kết quả giâm hom tốt nhất và cho hiệu quả cao nhất.
  20. 12 - Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng tới quá trình quang hợp, hô hấp và quá trình vận chuyển chất. Vì thế nhiệt độ không khí là một yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển và hình thành nên rễ của hom. Các loài cây nhiệt đới thường có yêu cầu cao hơn các loài cây ôn đới. Đối với cây nhiệt đới: - Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình quang hơp: Nhiệt độ tối thấp từ 5 – 7oC cây bắt đầu quang hợp, nhiệt độ tối ưu mà cây đạt hiệu quả quang hợp tốt nhất là 25 – 30oC và nếu duy trì nhiệt độ tối cao lâu thì cây sẽ bị chết. - Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp: Nhiệt độ tối thấp từ 10 – 20oC cây bắt đầu hô hấp, nhiệt độ tối ưu là 35 – 40oC và nhiệt độ tối cao 45 - 50oC cây sẽ bị phá hủy. - Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, vận chuyển các chất trong cây: Nhiệt độ thấp làm tăng độ nhớt của các sợi protein, cản trở tốc độ dòng vận chuyển chất và làm giảm hô hấp của mô libe đặc biệt của tế bào kèm làm thiếu năng lượng cung cấp cho sự vận chuyển, nhiệt độ quá cao làm cho quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra mạnh dẫn đến mất nước gây ra héo, nhiệt độ tối ưu 25 – 30oC. Vì vậy nhiệt độ là nhân tố quyết định tốc độ ra rễ của hom giâm: Ở nhiệt độ quá thấp hom nằm ở trạng thái tiềm ẩm và không ra rễ, ở nhiệt độ quá cao tăng cường hô hấp và hom bị hỏng từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là từ 28 – 33oC và nhiệt độ giá thể thích hợp là 25 – 30oC. Nhiệt độ trên 35oC làm tăng tỷ lệ héo của cành giâm hom. Nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể là 2 – 3oC. - Ánh sáng Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sống của cây vì đó là nhân tố cần thiết cho quá trình quang hợp và cho quá trình ra rễ của hom giâm và nhất là ánh sáng tán xạ. Ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp
  21. 13 tạo nên các chất đồng hóa tham gia vào vận chuyển trong mạch libe và ánh sáng có tác dụng kích thích dòng vận chuyển các chất hữu cơ ra khỏi lá, ở ngoài sáng tốc độ vận chuyển các chất đồng hóa trong libe nhanh hơn trong tối. Nhưng trong hom giâm không có lá thì quá trình quang hợp không diễn ra do đó không thể có hoạt động ra rễ, trừ một số loại cây đặc biệt có thể ra rễ trong bóng tối. Hầu hết các loài cây không thể ra rễ trong điều kiện tối hoàn toàn. Trong điều kiện nhiệt đới, ánh sáng tự nhiên mạnh và nhiệt độ cao làm cho quá trình ra rễ giảm. Vì vậy trong quá trình giâm hom phải che bóng thích hợp cho từng loài cây khác nhau với độ tàn che khác nhau. Trên thực tế ảnh hưởng của ánh sáng đến sự ra rễ của hom giâm thường mang tính chất tổng hợp: Ánh sáng - nhiệt - ẩm mà không phải từng nhân tố riêng lẻ. Ngoài ra tùy từng loại cây mà mức độ yêu cầu ánh sáng là khác nhau. Mức độ này còn phụ thuộc vào chất dinh dưỡng có trong hom. - Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể Độ ẩm không khí và độ ảm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa các chất cần đến nước. Thiếu nước thì hom bị héo, thừa nước thì hoạt động của men thủy phân tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâ hom mỗi loài cây đều cần một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom khoảng 15 – 20% thì cây hoàn toàn mất khả năng ra rễ. Đối với nhiều loài cây, độ ẩm thích hợp cho giâm hom là 50 – 70%. Nếu tăng lên 10% thì hầu hết các hom giâm giảm khả năng ra rễ. Yêu cầu độ ẩm của hom giâm thay đổi theo loài, théo mức độ hóa gỗ của hom. Phun sương là yêu cầu bắt buộc khi tiến hành giâm hom, gíup làm tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ không khí và giảm sự thoát hơi nước ở lá.Vào từng thời điểm mà mức độ phun khác nhau. Trong mùa nóng thời gian phun sương và thời gian ngắt quãng có thể ngắn hơn trong mùa lạnh.
  22. 14 Để duy trì độ ẩm của giá thể thích hợp cho hom ra rễ cần lựa chọn vật liệu làm giá thể có khả năng thông thoáng tốt, thoát nước song phải giữ được độ ẩm thích hợp. - Các chất kích thích sinh trưởng Romixarop (1964) đã tìm hiểu ảnh hưởng của các chất kích thích ra rễ ở 130 loài cây, trong đó tác giả cho thấy thuốc kích thích đã làm tăng hiệu quả ra rễ lên 1,5 đến 3 lần ở 27 loài, 23 loài cho kết quả trung bình, 72 loài không có hiệu quả và 8 loài kém hơn cả đối chứng. Điều đó chứng tỏ không phải thuốc kích thích là phương sách quy nhất để tăng tỉ lệ ra rễ của các loài cây rừng. Đối với từng loài cây, cần xác định rõ loại thuốc, nồng độ và thời gian xử lý thích hợp nhất. Trạng thái hom khác nhau (hom hoá gỗ yếu, hom nửa hoá gỗ hay hom đã hoá gỗ) cũng yêu cầu nồng độ và thời gian xử lý thuốc khác nhau và điều này cần được quan tâm khi có kế hoạch xử lý một số lượng lớn hom cành cho sản xuất (Nakamura, Y., 1991) [22]. - Giá thể hay môi trường giâm hom Giá thể cũng góp phần vào thành công của giâm hom. Các loại giá thể giâm hom thường dùng là mùn cưa để mục, xơ dừa băm nhỏ, đất tầng B, cát tinh giá thể giâm hom tốt phải duy trì được ẩm độ trong thời gian dài và không ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt, đồng thời phải sạch, không bị nhiễm nấm và không có nguồn sâu bệnh, độ pH khoảng 6,0 - 7,0. - Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành như điều kiện chiếu sáng, độ ẩm không khí, độ ẩm đất có ảnh hưởng khá rõ đến tỉ lệ ra rễ của hom giâm, nhất là hom lấy từ những cây non. 2.3.2. Nhân tố nội sinh - Tuổi cây mẹ lấy cành Khả năng ra rễ của hom giâm không những do tính di truyền quy định mà còn phụ thuộc rất lớn về tuổi cây mẹ lấy cành. Thông thường cây chưa ra
  23. 15 hoa kết quả dễ nhân giống bằng hom hơn khi đã cho quả, những cây mẹ còn trẻ, sức sống mạnh mẽ, có năng lực phân sinh mạnh nên hom ra rễ tốt hơn. Cây càng già khả năng ra rễ của hom càng yếu. Thậm chí ở một số loài cây khả năng ra rễ chỉ tồn tại ở những cây 1 - 2 tuổi (Nakamura, Y., 1991 ) [22]. - Vị trí cành và tuổi cành lấy hom Hom lấy từ các phần khác nhau thì sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thông thường thì hom lấy từ các cành dưới dễ ra rễ hơn ở cành trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, 3 - Cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành lấy trong tán cây. Cho nên ở một số loài cây người ta xử lý sao cho cây ra chồi vượt để lấy hom giâm. Tuy nhiên khả năng ra rễ của cành chồi vượt cũng phụ thuộc vào vị trí lấy hom. Tuổi cành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ. Thông thường thì cành nửa hóa gỗ có tỷ lệ ra rễ lớn nhất, cành hóa gỗ thường cho tỷ lệ kém hơn. Như vậy cành non và cành nửa hóa gỗ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. - Kích thước hom Đường kính và chiều dài hom ảnh hưởng tới tỷ lệ ra rễ của hom giâm. Tùy từng loại cây kích thước hom có thể khác nhau. - Sự tồn tại của lá trên hom Lá là cơ quan quang hợp tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây, đồng thời cũng là cơ quan thoát hơi nước để khuyếch tán các chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom. Lá còn là cơ quan điều tiết các chất điều hoà sinh trưởng ở hom giâm, vì thế khi giâm hom phải để lại một diện tích lá cần thiết, song diện tích lá quá lớn, quá trình thoát hơi nước mạnh sẽ làm cho hom bị héo và có thể chết trước khi ra rễ. Do vậy hom phải có 1 - 2 lá, và phải cắt bớt một phần (chỉ để lại 1/3 - 1/2) diện tích lá (Nakamura, Y., 1991) [22]. - Đặc điểm di truyền loài Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy không phải tất cả các loài đều có khả năng ra rễ như nhau, tuỳ theo đặc điểm di truyền các loài cây khác nhau có tỉ
  24. 16 lệ ra rễ khác nhau đã dựa theo khả năng ra rễ để chia các loài cây gỗ thành các nhóm chính sau: + Nhóm các loài cây tương đối khó ra rễ gồm 26 loài trong đó có các chi Morus sp, Ficus sp, Populus sp + Nhóm các loài cây có khả năng ra rễ trung bình gồm 65 loài trong đó có các chi Eucaluptus sp, Quercus sp + Nhóm các loài cây dễ ra rễ gồm có 29 loài như một số loài thuộc các chi Malus sp., Prunus sp., Pyrus sp. thuộc họ Rosaceae, và một số chi khác như Aesculus ps, Bauhinia sp Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang ý nghĩa tương đối vì có một số loài ở nhóm 1, hoặc nhóm 2 vẫn dễ ra rễ như Gạo, Liễu sam, Vân sam do vậy theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật thành 2 nhóm chính là: + Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom cành gồm các loài thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) như Dâu tằm, Sung và họ Liễu (Salicaseae) như Sắn, Mía đối với nhóm này khi giâm hom không cần phải xử lý thuốc hom vẫn ra rễ bình thường. + Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt thì khả năng ra rễ của hom giâm bị hạn chế ở mức độ khác nhau. Những loài cây dễ ra rễ như Sở đến 35 tuổi vẫn có khả năng ra rễ 70 - 90%. Những loài cây khó ra rễ như Mỡ (Manglietia glauca) 5 tuổi vẫn chỉ ra rễ 14% , với nhóm này muốn có tỉ lệ ra rễ cao phải dùng cây non và xử lý các chất kích thích ra rễ thích hợp (Akula, A., C. Akula & M. Bateson, 2000) [19]. - Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể Do đặc điểm biến dị mà các xuất xứ và các cá thể khác nhau cũng có khả năng ra rễ khác nhau. Nghiên cứu cho Bạch đàn trắng Caman (E.Camaldulensis) 4 tháng tuổi đã thấy rằng trong lúc xuất xứ Katherine có tỉ lệ ra rễ 95% thì xuất xứ Gilbert River có tỉ lệ ra rễ 50%, còn xuất xứ Nghĩa Bình chỉ ra rễ được 35% (Akula, A., C. Akula & M. Bateson, 2000) [19].
  25. 17 - Các chất điều hoà sinh trưởng Các chất điều hòa sinh trưởng chia theo hoạt tính sinh lý gồm hai nhóm tác dụng là nhóm kích thích sinh trưởng và nhóm kìm hãm sinh trưởng. Một số chất kích thích sinh trưởng như Auxin, Giberellin và Xytokinin. Trong các chất điều hòa sinh trưởng thì Auxin được coi là chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của cây hom. Xong nhiều chất tác động cùng Auxin cùng tồn tại một cách tự nhiên trong các mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của chúng, trong đó quan trọng nhất là : Rhizocalin,đồng nhân tố ra rễ và các chất kích thích, kìm hãm ra rễ (Turesskaia, 2005) [25]. Rhizocalin bản chất là axit được coi là chất đặc biệt cần thiết trong quá trình hình thành rễ nhiều loài cây. Một số nhóm chất điều hòa sinh trưởng: Nhóm Auxin gồm NAA (a.Naphthalene acctic acid), IBA (Indol-3acctic acid), IBA (Indol butyric acid), IPA (Indol-3yl-Acctonitrile) và một số chất khác; nhóm Cytokinin gồm Zeatin, Kinetin; nhóm Giberellin gồm: GA3 (Giberellin acid), GA8 (Giberellin-Lịc Substances) và nhiều chất giống Giberellin khác nhóm chất có khả năng kìm hãm sinh trưởng hoặc thúc đẩy quá trình già hóa như ABA (Abscisic acid), Ethophone (2-chlororthyl), Phosphoric acid, các phenol, retedant 2.4. Cơ sở khoa học của nhân giống vô tính Nhân giống là bước cuối cùng của một chương trình cải thiện giống để cung cấp hạt hoặc hom cành cho trồng rừng trên quy mô lớn và cho bước cải thiện giống theo các phương thức sinh sản thích hợp Nhân giống bằng hom là một trong những phương pháp nhân giống sinh dưỡng. Đó là việc dùng một phần lá, một đoạn thân, đoạn cành, hoặc đoạn rẽ để tạo nên cây mới gọi là hom, cây hom có đặc tính di truyền của cây mẹ. Nhân giống vô tính là một phần của cơ quan dinh dưỡng (như rễ, thân, lá dùng phương pháp nuôi nhân tạo để mọc cây mới. Đặc điểm chủ yếu của nhân giống vô tính là chúng có thể giữ được đặc tính của bố mẹ, có thể ra hoa
  26. 18 sớm, nhưng sự phát triển bộ rễ cây có thể kém hơn, tính thích ứng và sức sống không mạnh và không thể trồng hàng loạt như cây gieo hạt. * Ưu điểm của giâm hom - Hệ số nhân cao: Từ một cây mẹ, giống tốt có thể lấy được nhiều cành hom để tạo ra nhiều cây con. Trong khi chiết không cho phép lấy nhiều cành trên một cây. - Giữ được những đặc tính di truyền của cây mẹ, chất lượng và tính chống chịu ổn định: Trong giâm hom đặc tính di truyền, phẩm chất và tình trạng trội của cây mẹ được giữ nguyên. Có khả năng khống chế số lượng đực hóa. - Năng suất, sản lượng cao: Cây giâm hom hầu hết đều ra quả nhanh hơn cây trồng bằng hạt, vì nó hoàn thành diện tích tán lá cần thiết để ra hoa sớm hơn. * Nhược điểm của giâm hom - Cây mẹ truyền bệnh virus sang cho cây con, cây giống nhanh bị thoái hóa (sinh trưởng phát triển không đều, giảm giá trị thương phẩm), hệ số nhân thấp, cần số lượng lớn cây bố mẹ. - Giâm hom đòi hỏi kỹ thuật công phu, giá thành cao hơn nhân giống bằng hạt (chi phí cao gấp 6 - 8 lần so với trồng bằng hạt). Hạn chế tuổi của cây mẹ lấy hom. 2.4.1. Cơ sở phát sinh phát triển cá thể Bất kỳ một loài sinh vật nào trong quá trình sinh trưởng và phát triển đều chịu sự điều hoà của bộ gen và bộ gen do môi trường xung quanh điều chỉnh. Trong bộ gen sẽ có những gen hoạt động theo điều kiện nhất định và được điều khiển nhịp nhàng theo môi trường với sự phát triển cá thể đặc trưng cho từng loài cụ thể. Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây được thể hiện qua các giai đoạn: Non trẻ, chuyển tiếp, thành thục. Khả năng ra chồi rễ ở các bộ phận cũng khác nhau, ở các bộ phận thuộc giai đoạn non trẻ khả năng ra rễ lớn hơn ở giai đoạn trưởng thành. Do vậy việc xử lý trẻ hoá là một biện pháp quan trọng trong nhân giống bằng hom ở những loài cây khó ra rễ.
  27. 19 2.4.2. Sự hình thành rễ bất định Nhân giống bằng hom dựa trên khả năng tái sinh hình thành rễ bất định của một đoạn thân hoặc cành trong điều kiện thích hợp để tạo thành cơ thể mới. Rễ bất định là rễ được sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của nó, trong hom giâm và chiết điều quan trọng là quá trình hình thành rễ bất định. Khả năng ra rễ của hom cũng phụ thuộc vào xuất xứ, có loại hom dễ ra rễ có loại hom khó ra rễ, chồi đỉnh có khả năng ra rễ tốt hơn chồi nách, đặc biệt là cành chồi vượt dễ ra rễ hơn cành lấy từ tán cây. Mỗi loài cây có một loại hom phù hợp riêng, tuỳ từng loài mà lấy hom ở tuổi, vị trí nào cho phù hợp (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001) [11]. Có 2 loại rễ: Rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. - Rễ tiềm ẩn: Là loại rễ có nguồn gốc từ trong thân cây, cành cây nhưng chỉ phát triển khi bộ phận của thân được tách ra khỏi cây mẹ. - Rễ mới sinh: Là loại rễ sinh ra sau khi cắt và giâm hom. Khi đó các tế bào chỗ bị cắt, bị tổn thương, và các tế bào dẫn truyền đã chết của mô gỗ được mở ra là giai đoạn các chu trình trao đổi chất và vận chuyển các chất trong thân cây, dẫn đến dòng nhựa luyện được dẫn từ lá xuống đây bị dồn lại khiến cho các tế bào phân chia hình thành mô sẹo, đây là cơ sở hình thành rễ bất định. Sự hình thành rễ bất định có thể được phân chia làm 3 giai đoạn: - Các tế bào bị thương ở các vết cắt chết đi và hình thành lên một lớp tế bào bị thối trên bề mặt. - Các tế bào sống ngay dưới lớp bảo vệ bắt đầu phân chia và hình thành lớp mô mềm gọi là mô sẹo. - Các tế bào vùng thượng tầng hoặc lân cận và libe bắt đầu hình thành rễ. 2.5. Tình hình nghiên cứu cây Chè hoa vàng trên thế giới và Việt Nam 2.5.1.Tình hình nghiên cứu cây Chè hoa vàng trên thế giới Chi Camellia bắt đầu nghiên cứu từ đầu thế kỷ XVII, tên Camellia do nhà thực vật học nổi tiếng Thụy Điển tên là Line đặt. Trong cuốn “Genera
  28. 20 plantarum” để tưởng nhớ vị cha cổ kính yêu là “Camellus Job” và dần 20 năm sau mới có một số loài được nghiên cứu và mô tả. Loài đầu tiên được nghiên cứu và mô tả là Camellia japonica, sau đó là loài Camellia sinensis. Mặc dù những nghiên cứu về các loài thuộc chi này còn ít và chưa sâu. Đồng thời lịch sử nghiên cứu về các loài Camelliacos rất nhiều thay đổi và chi Camellia mới thực sự được các nhà thực vật học chú ý nghiên cứu kỹ từ khoảng cuối thế kỷ 17 nhưng đó đã đánh dấu một bước khởi đầu và là tiền đề cho các nghiên cứu về chi Camellia sau này (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [12]. Từ những năm đầu của thế kỷ XX (1940-1931) nhà sưu tập thực vật học G. Forest (người Anh) đã đến Vân Nam – Trung Quốc và thu thập các loài Camellia reticulata, Camellia saluenensis về trồng tại vườn thực vật hoàng gia Anh. Và các thực vật học Robert Sealy cũng đã đi sâu và nghiên cứu kỹ chi Camellia, trong cuốn “Revesion of the gennus Camellia” năm 1958 ông đã giới thiệu và mô tả 82 loài, trong đó có 62 loài ông đã căn cứ vào những đặc điểm cần thiết để phân loại chúng thành 12 nhánh, còn lại 20 loài không được xếp vào nhánh nào có lẽ vì thiếu những đặc điểm cần thiết (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [12]. Các nhà thực vật học Trung Quốc đã phát hiện ra loài Camellia hoa vàng đầu tiên tại Quảng Tây vào năm 1964, đó lá loài Camellia chrysantha Tuyama, kể từ đó đến nay việc nghiên cứu về chi Camellia ở Trung Quốc được đặc biệt chú ý (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [12]. Theo Đat Truong Hong (1998) đã có 16 loài Camellia hoa vàng được phát hiện tại Trung Quốc và họ đã nhanh chóng tìm ra tác dụng nhiều mặt của nó. Có thể nói Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng và khai thác các nguồn lợi từ các loài trong chi Camellia đặc biệt trong nghệ thuật làm cây cảnh. Việc nghiên cứu về chi Camellia ở Trung Quốc đã được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản và có hệ thống từ cuối thế kỷ 19 cho tới hiện nay như nghiên cứu của Cheng Jin Shui và các cộng sự đã tiến
  29. 21 hành phân loại các loài trong chi Camellia, tiến hành nhân chéo, lai tạo giống mới. Chỉ sau 20 năm họ đã tạo ra được hơn 300 loài cho hoa khác nhau [19]. Khi tiến hành phân loại chi Camellia hai tác giả Trình Kim Thủy (1998) và Dat Truong Hong (1998) đã phân thành 4 chi phụ là: Protocamellia, Camellia, Metcamellia và Thea. Trong các chi phụ này lại được chia ra thành các nhóm loài và các loại khác nhau. Sau này nghiên cứu của Chang Hung Ta một nhà thực vật học Trung Quốc trong cuốn “Camellias” xuất bản năm 1981 ống cũng thống nhất chia chi Camellia thành 4 chi phụ và 20 nhánh . Trong công trình nghiên cứu của ông cho thấy sự phân bố của chi Camellia rất tập trung ở một số tỉnh miền Nam Trung Quốc như: Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, và kéo xuống miền miền Bắc Việt Nam. Quan điểm và kết luận đó rất giống với quan điểm của một số nhà thực vật học Trung Quốc như: Xiu Lijang, Quan Kaiyun. Khi giới thiệu về những loại thuộc chi Camellia hoa vàng trong cuốn “An introduction to the yellow Camellia” [17] [20]. Một nghiên cứu khác trên tạp chí nghiên cứu thực vật học Vân Nam của tác giả Chu Tương Hồng cho thấy ở Trung Quốc các loại cây trong chi Camellia có phân bố tự nhiên ở 16 tỉnh và có nhiều loài có giá trị thẩm mỹ cao. Việc nghiên cứu về các loài trong chi Camelli được bắt đầu ở Trung Quốc từ những năm 40 của thế kỷ XX. Bằng kết quả của việc chọn giống , nhân giống, gây tạo đã đưa số chủng loại từ 20 lên 120 loài. Đầu những năm 1950 ở Côn Minh – Trung Quốc đã đưa việc nghiên cứu các loại trong chi Camellia thành trọng điểm và cũng đi sâu vào nghiên cứu nguồn giống, xây dựng thành ngân hàng gen phục vụ cho các mục tiêu sản xuất nguyên liệu công nghiệp, đồ uống và cây cảnh (Chu Tương Hồng, 1993) [6]. Như vậy, ở trên thế giới, đặc biệt là tại Trung Quốc các loại cây trong chi Camellia đã được các nhà khoa học , các nhà chuyên môn nghiên cứu một cách nghiêm túc và có bài bản. Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên
  30. 22 cứu ứng dụng, khai thác các loại các loại chè hoa trong nghệ thuật cây cảnh, làm thuốc, đồ uống và có bề dày trong sử dụng các loài cây này. 2.5.2. Tình hình nghiên cứu cây Chè hoa vàng ở Việt Nam Ở Việt Nam trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về loài trong họ Theaceae và trong chi Camellia, nhưng việc nghiên cứu mới chỉ tập trung vào một só loài cây lấy lá làm dược liệu, chế biến nước giải khát còn việc nghiên cứu chi Camellia với mục đích phân loại, thống kê, bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học còn ít, chưa sâu, chưa toàn diện. Trong những năm gần đây chi Camellia đã thực sự được các nhà thực vật học Việt Nam quan tâm, chú ý. Người đầu tiên nghiên cứu chi Camellia ở Việt Nam là L. Pieret nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp, sau khi nghiên cứu hệ thực vật ơ một số nơi như: Biên Hòa, Hà Tây và đầu nguồn sông Đồng Nai, năm 1887 ông đã giới thiệu một số loài chi Camelli trong cuốn “ Flore forestiere de la cochinchine” dưới tên chi Thea dormoyana, Thea drupifera, Thea caudata (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [12]. Vào năm 1943 nhà thực vật học Gagnepain đã nghiên cứu, hệ thống và mô tả chi tiết 30 loài thuộc chi Camellia, nhưng khi tiến hành so sánh và đối chiếu với tài liệu của Sealy và Chang thì có một số loài có tên đồng nghĩa, nên số loài mà nhà thực vật học Gagnepain công bố chỉ còn 28 loài. Ngoài ra, qua các cuộc khảo sát thực vật ở các vùng khác nhau của các chuyên gia thực vật hai nước Việt Nam và Trung Quốc, một số loài mới được công bố như: Camellia aurea, Camellia vietnamensis, Camellia indochinensis (Trần Ninh và Hakoda Naotoshi, 2010) [12]. Tháng 2 năm 1923, Alfred Petelot thầy thuốc người Pháp đã tiến hành thu thập một số loài thực vật của vùng núi Tam Đảo nay trở thành Vườn quốc gia Tam Đảo. Dựa trên mẫu vật mang số hiệu 848 lưa giữ tại phòng tiêu bản thuộc trường đại học California (UC) nhà thực vật người Pháp Elmer Drew
  31. 23 Merrill đã công bố loài mới và đặt tên là Thea petelotii vào năm 1924. Theo luật danh pháp quốc tế, Robert Sealy một nhà thực vật người Anh đổi thành Camelliapetelotii (Merr.) Sealy vào năm 1958 trong tác phẩm “ Revesion of the genus Camellia”. Đây là loài Camellia đầu tiên ghi nhận có ở Vườn quốc gia Tam Đảo [23]. Từ năm 1990 đến 1998 nhiều cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu thuộc Viện điều tra quy hoạch rừng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Lâm nghiệp. Trong các bảng danh lục có đề cập đến một số loài thuộc chi Camellia mà các nhà thực vật người Pháp đã thu được ở các vùng khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về các loài trong chi Camellia ở Việt Nam như sau: Ngô Quang Đê (1996) đã nghiên cứu cho kết quả ở Vườn quốc gia Ba Vì có hai loài thuộc chi Camellia có triển vọng thuần hóa làm cây cảnh. Phần lớn những loài này đều phân bố ở độ cao trên 600m. Hơn nữa, tác giả Ngô Quang Đê đã di thực thuần hóa thành công 2 loài: Chè hoa thơm Ba Vì (Camellia vietnamesis) và Chè hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis) (Pitard Cohen Stuart) [4]. Ngô Quang Đê và cộng sự (2008) đã đánh giá được điều kiện sống cũng như các đặc điểm hình thái sinh thái đặc trưng của hai loại Chè hoa vàng Ba Vì và Chè hoa vàng Sơn Động [5]. Hoàng Minh Chúc và cộng sự (1996) đã điều tra đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng của hai loài Camellia hoa trắng và Camellia hoa vàng tại Vườn quốc gia Ba Vì – Hà Tây [1]. Dương Đức Trình (2011) khi nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và khả năng nhân giống bằng hom Chè hoa vàng Tam Đảo (Camellia Tamdaoensis Ninh et Hakoda) đã kết luận: Chè hoa vàng Tam Đảo thích nghi và sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện khí hậu nhiệt đới mưa mùa.
  32. 24 Trong nhân giống vô tính bằng hom Chè hoa vàng Tam Đảo công thức thí nghiệm đạt kết quả cao nhất là công thức thí nghiệm sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA 1% có thể cho tỷ lệ ra rễ của hom đạt 52,78% [15]. Đỗ Đình Tiến (2000) đã thử nghiệm nhân giống bằng hom loại Chè hoa vàng Tam Đảo ( Camellia petelotii). Kết quả cho thấy: So các chất điều tiết sinh trưởng, thuốc thương phẩm Stricker, IBA 1% và IAA 500ppm thì thuốc Stricker là có hiệu quả cao với tỷ lệ ra rễ đạt 83,3%, trong đó IBA và IAA thì chỉ đạt 76,6% . IAA nồng độ 1000pm và IBA nồng độ 1,5% là công thức cho tỷ lệ ra rễ cao trong các công thức thí nghiệm. Mùa giâm hom thích hợp nhất cho loài Chè hoa vàng Tam Đảo là từ tháng 5 đến tháng 7 với tỷ lệ ra rễ đạt tới 90% [16]. Đinh Thị Lê và cộng sự (2008) khi nghiên cứu về Chè hoa vàng đã có thu được các kết quả sau: chất ABT1 ở nồng độ 50ppm là công thức có hiệu quả cao trong công tác nhân giống loài Chè hoa vàng Ba Vì , tuy nhiên đối với Chè hoa vàng Sơn Động thì hai loại chất là IAA và NAA ở các nồng độ 50ppm, 100ppm và 200ppm đều tốt hơn các công thức còn lại và hiệu quả giâm hom vào mùa khô có hiệu quả cao hơn rõ rệt so với mùa mưa [5]. Nguyễn Thu Phương (2011) khi nghiên cứu về giâm hom Chè hoa vàng Tam Đảo đã thu được kết quả : Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA nồng độ 100ppm và NAA nồng độ 100ppm cho khả năng tạo cây con từ hom cành của Chè hoa vàng Tam Đảo – Vĩnh Phúc đạt hiệu quả cao [14]. Nguyễn Thị Hường và cộng sự (2017) khi nghiên cứu về nhân giống cây trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis Ninh et Hakoda) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro đã thu được kết quả: Điều kiện khử trùng tốt nhất mẫu quả Trà hoa vàng là khử trùng kép bằng HgCl2 0,1% trong 13 phút (lần 1: 7 phút; lần 2: 6 phút). Nuôi cấy trên môi trường: WPM + sucrose 30g/l + agar 5g/l đạt tỷ lệ mẫu sạch cao nhất, tỷ lệ tái sinh 86% với thời gian tái sinh chồi là 21 ngày. Nhân nhanh chồi Trà hoa vàng in vitro trên môi trường WPM + 0,3
  33. 25 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin + 100 ml/l nước dừa + 5 g/l agar + 30 g/l sucrose tỷ lệ mẫu tái sinh chồi là 95,56%, số chồi trung bình trên mẫu 4,33 chồi, chiều cao chồi 1,97 cm. Các chồi trên môi trường này cao, mập, lá màu xanh đậm. Ra rễ tạo cây hoàn chỉnh Trà hoa vàng in vitro trên môi trường: WPM + 0,2 mg/l NAA + 0,2 mg/l IBA +100 ml/l nước dừa + 5 g/l agar + 30 g/l sucrose tỷ lệ ra rễ đạt 88,89%, số rễ trung bình trên mẫu 3,67 rễ và chiều dài rễ trung bình 3,17 [8]. Nguyễn Văn Việt và cộng sự (2016) khi nghiên cứu ứng dụng phương pháp giâm hom trong nhân giống trà hoa vàng đã thu được kết quả hom được xử lý nấm bằng benlat 0,5% trong 15 phút, tiếp tục xử lý với chất điều hòa sinh trưởng thực vật IBA 150 ppm trong 5 phút cho tỷ lệ sống 83,33%, ra rễ 68,33%, ra chồi 81,67%, chỉ số ra rễ 11,89. Hom ngọn cho tỷ lệ sống 78,33%, tỷ lệ ra rễ 65,11%, chỉ số ra rễ 7,82. Giá thể giâm hom là đất và trấu hun tỷ lệ 1:1, cho tỷ lệ sống 81,11%, tỷ lệ ra rễ 72,33%. Hom được che sáng 50% cho tỷ lệ sống 84,44% [18]. Bùi Đình Nhạ (2016) khi nghiên cứu nhân giống Trà hoa vàng hakoda (Camelia hakodae Ninh, Tr.) bằng phương pháp giâm hom đã thu được kết quả: Thuốc kích thích ra rễ IBA cho sự phát triển của rễ, tỉ lệ bật chồi và số chồi của hom giâm là cao nhất và thấp nhất là IAA. Nồng độ 100ppm có ảnh hưởng tốt nhất đến sự phát triển của rễ, tỉ lệ bật chồi và số chồi của hom giâm [10]. Trên đây là một số thành tựu trong nghiên cứu về giâm hom Chè hoa vàng. Các nghiên cứu về nhân giống loài Chè hoa vàng cho tới nay vẫn còn hạn chế. Vì vậy, với mong ước được đóng góp một phần nhỏ nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật giâm hom cho các loài cây nói chung và Chè hoa vàng nói riêng, tôi chọn nhân giống bằng giâm hom cho Chè hoa vàng là một trong các loài Chè quý hiếm, có rất nhiều tác dụng, đang được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm. Hướng nghiên cứu của đề tài nhằm cung cấp thêm những
  34. 26 thông tin, số liệu nghiên cứu về giâm hom cho loài cây quý này để làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn nguồn gen quý. Đồng thời đề tài là bước đầu tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nhân giống bằng giâm hom trong giai đoạn vườn ươm.
  35. 27 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu Đối tượng: Cây Chè hoa vàng lá to búp màu tím mọc tự nhiên tại xã Đông Viên huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Vật liệu gồm các loại chế phẩm kích thích sinh trưởng: (1) ROOTS NEW - BT0150 dạng dung dịch đặc sánh: Do công ty CP cây trồng Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất. Thành phần: NAA: 800 ppm, N:6%, P2O5: 5,6%, K2O: 6%, Mo: 60 ppm và các loại axit hữu cơ, vitamin. (2) TRIMIX - DT 500G: Do công ty TNHH Điền Trang, Thành phố Hồ Chí Minh sản xuất. Thành phần: NAA: 1.000 ppm, GA3: 1.000 ppm , N: 6,5%, P2O5: 3%, K2O: 2%, Mg: 300 ppm, Mn: 200 ppm, Zn: 200 ppm, Fe: 200 ppm, Ca: 300 ppm, Cu: 200 ppm, Mo: 100 ppm, B: 200 ppm. (3) CLONEX dạng keo: Sản xuất tại Mỹ được phân phối bởi công ty công ty Growth Technology Ltd., Anh Quốc. Thành phần: IBA: 0,31%, các chất khác: 99,69%. 3.2.Thời gian, địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019 - Địa điểm nghiên cứu: Xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát tình hình nhân giống Chè hoa vàng tại xã Đông Viên huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.
  36. 28 - Nghiên cứu sử dụng các chế phẩm chất kích thích sinh trưởng đến khả năng nhân giống bằng giâm hom cây Chè hoa vàng tại xã Đông Viên. 3.4. Phương pháp nghiên cứu * Khảo sát về tình hình nhân giống cây Chè hoa vàng tại xã Đông viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát 30 hộ dân thực hiện khai thác và nhân giống Chè hoa vàng tại xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn: Loài nhân giống, thời vụ nhân, sơ bộ về phương pháp và kĩ thuật nhân giống, những khó khăn trong nhân giống (phần vật liệu cây sử dụng để nhân, giá thể, chất kích thích sinh trưởng sử dụng ) * Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu thử nghiệm các chế phẩm kích thích sinh trưởng trong giâm hom cây Chè hoa vàng lá to búp màu tím tại xã Đông Viên. (1) Công thức và phương pháp bố trí thí nghiệm: - Thí nghiệm gồm 04 công thức (CT) tương ứng xử lý với 03 loại chế phẩm kích thích ra rễ và đối chứng không xử lý CT Tên chế phẩm Nồng độ xử lý và cách xử lý Giữ nguyên hom và không sử dụng chế phẩm 1 Không xử lý (Đ/C) KTST. Nhúng phần gốc hom có vết cắt vào dung dịch 2 XỬ LÝ ROOTS NEW chế phẩm đã pha nồng độ 1,5 % trong thời gian 30 phút, sao cho thuốc bám vào gốc hom. Nhúng phần gốc hom có vết cắt vào dung dịch 3 XỬ LÝ TRIMIX - DT chế phẩm đã pha nồng độ 0,5 % trong thời gian 30 phút, sao cho thuốc bám vào gốc hom. Chấm bề mặt vết cắt, phần gốc hom vào chế 4 XỬ LÝ CLONEX phẩm bám dính, vào mặt cắt.
  37. 29 - Thí nghiệm bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại và 4 công thức. Mỗi công thức sử dụng 90 hom bánh tẻ đồng nhất về kích thước đường kính 0,5 cm x dài 25 cm. Mỗi ô thí nghiệm sử dụng 30 hom được cắm vào bầu đất tầng B. Toàn bộ ô thí nghiệm được bố trí trên cùng một luống rộng 1,2m chăm sóc trong cùng điều kiện. Sơ đồ bố trí thí nghiệm: CT1 CT4 CT2 CT3 CT1 CT3 CT3 CT2 CT4 CT1 CT4 CT2 Chiều dài luống (2). Kỹ thuật cơ bản áp dụng trong thí nghiệm - Chuẩn bị bầu giâm: Bầu được sử dụng cắm hom có kích thước 10 x 16 cm, ruột bầu là đất rừng sạch tầng B xếp thành luống có kích thước rộng 1,2m trong nhà lưới đen che khoảng 40 - 50% ánh sáng. Trên luống giâm có khung chụp nilong trắng để giữ ẩm. - Chuẩn bị cành hom: Hom cành của Chè hoa vàng được lựa chọn lấy từ cây loài lá to chồi tím. Hom cành bánh tẻ của các cây trà hoa vàng khoẻ mạnh, không bị sâu bệnh, cành không mang hoa và nụ. Việc khai thác cành vào ngày mát có nhiệt độ trung bình từ 20 - 30oC hoặc vào buổi chiều mát nhằm mục đích có thể để hom ổn định qua đêm. Cành chè cắt xong từ cây bỏ vào túi nilông, phun nước giữ ẩm bảo quản trong lúc chờ giâm. - Cắt hom và xử lý hom: Chiều dài hom 25 cm, hom được cắt vát ở gốc. Đối với hom có lá, lá được cắt bỏ 1/2 diện tích để giảm thoát hơi nước. Hom cắt xong được ngâm vào dung dịch Benlat 0,1% trong 15 phút để diệt nấm, sau đó vớt ra để khô nước. Sau đó, hom được xử lý chế phẩm chất kích thích ra rễ. - Hom được cắm vào bầu đất đã được xử lý nấm bệnh trước 2 ngày, trước khi cắm hom phải tưới ướt giá thể trong bầu bằng bình ô doa có lỗ nhỏ hoặc hệ
  38. 30 thống tưới phun sương đạt độ ẩm 75 – 80%, hom chè được cắm thẳng đứng vào vị trí giữa bầu, lá xuôi theo chiều gió, cuống lá gần sát đất với độ sâu phần gốc hom ngập trong đất từ 2,5 - 3 cm. Sau khi cắm hom, tưới đủ ẩm cho bầu và chụp khung nilong. Hàng ngày tưới phun sương 2 - 3 lần/ngày. Các khâu chăm sóc khác như bón phân, làm cỏ phòng trừ sâu bệnh được thực hiện theo quy trình kỹ thuật nhân giống bằng giâm hom đối với cây chè xanh. (3) Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Trên toàn bộ các hom của các ô thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ sống (%) theo dõi định kì 30 ngày/lần sau ngày cắm hom cho đến khi 6 tháng. Số hom sống Tỷ lệ hom sống (%) = × 100% Tổng số hom giâm (90) - Tỷ lệ bật chồi (%) theo dõi định kì 15 ngày/lần sau ngày cắm hom cho đến khi 3 tháng. Số hom bật mầm Tỷ lệ hom bật chồi (%) = × 100% Tổng số hom giâm (90) Sau cắm hom 6 tháng, tiến hành theo dõi: - Khả năng sinh trưởng chồi: Trên các cây còn sống ở các ô lấy mẫu đại diện 5 cây/ô xác định: số chồi/hom, chiều dài chồi (cm) và số số lá/hom. - Khả năng ra rễ: Loại bỏ lớp đất mặt trong bầu một cách cận thận không làm đứt rễ, quan sát toàn bộ cây còn sống và đếm số cây có rễ, tính tỷ lệ (%) cây ra rễ: Số hom có rễ Tỷ lệ hom ra rễ (%) = × 100% Tổng số hom giâm (90)
  39. 31 Sử dụng các cây mẫu xác định sinh trưởng chồi (5 cây/ô) xác định số lượng rễ và chiều dài (cm) rễ ở rễ dài nhất. - Tỷ lệ hom giâm đạt tiêu chuẩn xuất vườn được tính trong tổng số các hom giâm ban đầu. Số hom đạt TCXV Tỷ lệ hom đạt TCXV (%) = × 100% Tổng số hom giâm (90) Tiêu chuẩn cây xuất vườn: Cây có mầm, có từ 3 lá trở lên, trong đó có ít nhất có 2 lá cứng cáp, dày, xanh. Gốc chồi hoá nâu, xuất hiện chùm rễ có màu vàng nâu chiều dài từ 3 cm trở lên. (4) Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý phần mềm Microsoft Excel và phần mềm xử lý thống kê SAS 9.0, phân tích nguồn biến động ANOVA và một số chỉ tiêu được so sánh phân hạng bằng Ttest.
  40. 32 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình khai thác và nhân giống Chè hoa vàng tại xã Đông Viên 4.1.1. Tình hình khai thác Chè hoa vàng Theo kết quả khảo sát 30 hộ dân địa phương trên địa bàn xã có 12 người có biết về cây Trà Hoa vàng, chiếm 40,0 %, các hộ xác định trong tự nhiên cây Chè hoa vàng trên địa bàn xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn có 02 loài phân bố có đặc điểm hình thái đặc trưng: Loài lá to búp màu tím và loài lá nhỏ búp màu xanh tím. Trong đó loài lá to, búp màu tím xuất hiện và bắt gặp nhiều hơn có thời gian ra hoa từ tháng 6 – tháng 12, đây là loài có nụ hoa được người dân khai thác, sử dụng và buôn bán nhiều là chủ yếu. Trong số 12 hộ có biết cây về Trà Hoa Vàng, có 05 hộ đã khai thác hoa tươi, thân cành bán cho thương lái đưa đi Trung Quốc chủ yếu hoặc trong nước với giá 600.000 đ/kg hoa tươi, 6.000.000 đ/kg hoa khô và 7.000 đồng/kg thân cành (Bảng 4.1, hình 4.1 và hình 4.2). Bảng 4.1. Kết quả khảo sát sơ bộ về tình hình khai thác và sử dùng cây Trà Hoa Vàng tạ xã Đông Viên Kết quả STT Các chỉ tiêu Số Tỷ lệ Thông tin cụ thể lượng (%) - 02 loài lá to búp màu tím và loài lá nhỏ Hộ biết về cây Trà hoa búp màu xanh tím. 1 12/30 40,0 vàng - Loài lá to búp tím phổ biến, ra hoa tháng 6 - 12. Khai thác hoa tươi, thân cành bán cho thương lái đưa đi Trung Quốc chủ yếu hoặc Hộ khai thác cây Trà 2 5/30 16,6 trong nước (600.000 đ/kg hoa tươi, Hoa Vàng 6.000.000 đ/hoa khô; thân cành lá: 7.000 đ/kg). Hộ sử dụng sản phẩm Sử dụng hoa và lá chè làm nước uống, 3 10/30 33,3 cây Trà Hoa Vàng dùng hoa và rễ ngâm rượu - Ông Nguyễn Tiến Khang, Thôn Bản Cáu Hộ nhân giống Trà hoa (Giâm cành) 4 2 6,6% vàng - Ông Nông Văn Tuy, Thôn Bản Cáu (Đào cả cây mang về trồng)
  41. 33 Chè hoa vàng (lá to) Chè hoa vàng (lá bé) Hình 4.1: Đặc điểm hình thái lá của 2 loài Chè hoa vàng tại Xã Đông Viên (hình ảnh do người dân địa phương cung cấp) Hoa Chè hoa vàng Nụ Chè hoa vàng sấy khô Hình 4.2: Đặc điểm hình thái hoa của Chè hoa vàng tại Xã Đông Viên (hình ảnh do người dân địa phương cung cấp)
  42. 34 Theo quan niệm của Đông y chè có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ huyết áp, giấc ngủ được sâu hơn, tăng cường sức làm việc của trí não, kích thích ăn ngon hơn Một số hộ biết được lợi ích của cây Chè hoa vàng đã sử dụng như là một loại đồ uống. Sử dùng lá chè tươi hoặc lá chè đã được phơi khô đem pha nước hãm uống hàng ngày, dùng rễ cây hay đoạn thân chặt thành lát nhỏ ngâm cùng với rượu làm thuốc. 4.1.2. Tình hình nhân giống cây Chè hoa vàng tại xã Đông Viên Tại xã Đông Viên, qua khảo sát có 02 hộ khai thác lấy cành hoặc đào cả cây Chè hoa vàng mang về trồng vườn nhà, trong đó chỉ có hộ ông Nguyễn Tiến Khang thôn Bản Cáu đã tiến hành thu thập, nhân giống bằng giâm cành. Thời vụ giâm tiến hành tự phát theo sự cung cấp vật liệu hom cành của người dân bản địa. Hom được sử dụng nhân giống chủ yếu bằng gốc cành có kích thước lớn có đường kính từ 2 cm trở lên, độ dài cành hom dài ngắn khác nhau, trong khi hom cành có kích thước bé hơn không được sử dụng. Việc sử dụng thuốc KTST còn ít và chỉ theo kinh nghiệm. Hộ dân đã biết dùng hỗn hợp hồ xi măng và đất được sàng mịn chấm vào đầu các cành hom nhằm làm giảm sự thoát hơi nước và ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài. Sau đó sẽ được giâm vào cát sạch nhằm giữ ẩm cho cành giâm được lâu hơn, thuận lợi cho vườn việc chăm sóc hàng ngày. Thời gian sau khoảng 1 năm tiến hành đưa cây vào bầu đất, sau 1 năm tiếp theo cây mới được xuất vườn.
  43. 35 Hình 4.3: Luống giâm cành Chè hoa vàng tại vườn ươm hộ gia đình ông Nguyễn Tiến Khang xã Đông Viên Tháng 8/2018 (hình ảnh do ông Nguyễn Tiến Khang cung cấp) Từ thực trạng trên cho thấy nguồn cây Chè hoa vàng trong tự nhiên tại xã Đông Viên ngày càng suy giảm, việc nhân giống được thực hiện còn nhiều hạn chế về số lượng và kỹ thuật do chỉ lựa chọn cành có kích thước lớn và loại bỏ cành có kích thước nhỏ, chưa áp dụng phù hợp chất kích thích sinh trưởng, thời gian nhân giống dài nên hệ số nhân giống thấp. Thực trạng này là những cơ sở cấp thiết để đề tài thực hiện góp phần giải quyết những hạn chế nêu trên. 4.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ hom sống Sau khi giâm hom 30 ngày đến 180 ngày (6 tháng), định kì 30 ngày theo dõi tỷ lệ hom sống của các chế phẩm KTST, kết quả thu được (Bảng 4.2)
  44. 36 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ hom sống của cây Chè hoa vàng Tỷ lệ hom sống (%) sau cắm hom (ngày) Công thức 30 60 90 120 150 180 Không XL (Đ/C) 83,33 60,00b 50,00b 46,67b 45,56c 44,44c ROOTS NEW 85,56 64,44b 56,67ab 53,33ab 51,11bc 50,00b TRIMIX-DT 86,67 67,78 ab 57,78a 54,44a 54,44ab 52,22ab CLONEX 88,89 73,33a 62,22a 58,89a 57,78a 55,56a P >0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV(%) 4,60 6,48 7,00 7,44 6,64 5,71 LSD05 7,47 8,10 7,46 7,47 6,53 5,43 Ghi chú: Số liệu có cùng chữ cái trong cùng cột biểu thị sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Qua bảng 4.2 cho thấy sau giâm tỷ lệ sống giảm mạnh trong ba tháng đầu, sau đó gần như ổn định ở giai đoạn 120 đến 180 ngày giâm hom. Đối với các công thức thời điểm bắt đầu giâm từ 60 đến 180 ngày, sự ảnh hưởng của chế phẩm đến tỷ lệ sống thể hiện sự khác biệt rõ nét. Sau 60 ngày tỷ lệ sống đạt 60,00 – 73,33%, trong đó chế phẩm Clonex đạt cao nhất, cao hơn cả chế phẩm Roots New và đối chứng (thấp nhất). Sau 90 ngày tỷ lệ sống đạt 50,00 – 62,22%, trong đó chế phẩm Clonex và chế phẩm Trimix - DT đạt cao nhất với tỷ lệ sống 62,22% và 57,78% cao hơn đối chứng với mức độ tin cậy 95%. Sau 120 ngày tỷ lệ sống đạt từ 46,67 – 58,89%, trong đó chế phẩm Clonex và chế phẩm Trimix – DT đạt cao nhất với tỷ lệ tương ứng 54,44% và 58,89% cao hơn hẳn đối chứng với mức độ tin cậy 95%. Sau 150 ngày tỷ lệ sống đạt 45,56 – 57,78%, trong đó chế phẩm Clonex đạt cao nhất, cao hơn cả chế phẩm Roots New và đối chứng với mức độ tin cậy 95%.
  45. 37 Sau 180 ngày tỷ lệ sống đạt 44,44 – 55,56%, chế phẩm Clonex đạt cao nhất, cao hơn chế phẩm Roots New và đối chứng, với tỷ lệ sống tương ứng 50,00% và 44,44%. 4.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ hom tái sinh chồi của hom giâm Sự tái sinh chồi tạo bộ phân cành lá là một trong chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của việc giâm hom. Trên hom chè có các mầm chồi, sau khi cắm hom tỷ lệ nảy mầm đối với các hom trong thí nghiệm được thể hiện (Bảng 4.3) Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ hom tái sinh chồi của cây Chè hoa vàng Tỷ lệ hom tái sinh chồi (%) sau cắm hom (ngày) Công thức 15 30 45 60 75 90 Không XL (Đ/C) 0 26,67 34,44 38,89b 42,22b 43,33b ROOTS NEW 0 28,89 36,67 44,44ab 47,78ab 48,89ab TRIMIX-DT 0 32,22 40,00 45,56ab 48,89ab 50,00a CLONEX 0 34,44 41,11 50,00a 53,33a 54,44a P - > 0,05 > 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV(%) - 17,25 14,96 8,33 8,49 6,49 LSD05 - 9,92 10,71 7,01 7,68 6,00 Ghi chú: Số liệu có cùng chữ cái trong cùng cột biểu thị sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Qua bảng 4.3 cho ta thấy, ở tất cả các công thức thí nghiệm tại thời điểm 15 ngày sau giâm hom chưa nảy mầm. Tuy nhiên tại thời điểm 30 ngày sau giâm các hom chè xuất hiện nảy mầm với tỷ lệ 26,67 - 34,44%; thời điểm 45 ngày sau giâm 34,44 - 41,11% ; sau 60 ngày 38,89 - 50,00% ; 75 ngày 42,22 - 53,33% và 90 ngày 43,33 - 54,44%. Sau 15 ngày kế tiếp tốc độ nảy mầm tăng mạnh và ổn định sau 75 - 90 ngày sau cắm hom.
  46. 38 Sau 60 ngày tỷ lệ tái sinh chồi đạt 38,89 – 50,00%, trong đó chỉ có chế phẩm Clonex đạt cao hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Sau 75 ngày tỷ lệ tái sinh chồi đạt 42,22 – 53,33%, trong đó chế phẩm Clonex đạt cao nhất với tỷ lệ tái sinh chồi 53,33%, thấp nhất là đối chứng với tỷ lệ tái sinh chồi là 42,22%. Sau 90 ngày tỷ lệ tái sinh chồi đạt 43,33 – 54,44%, trong đó chế phẩm Clonex và chế phẩm Trimix – DT đạt cao nhất với tỷ lệ 54,44% và 50,00% thấp nhất là công thức đối chứng với tỷ lệ 43,33%. 4.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng chồi của hom giâm Để đánh giá ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích ra rễ đến chất lượng chồi tái sinh của hom giâm, một số chỉ tiêu như số lượng chồi/hom, chiều dài chồi và số lá/hom tại thời điểm sau cắm hom 6 tháng , được theo dõi xử lý (Bảng 4.4). Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng chồi sau 6 tháng giâm hom cây Chè hoa vàng Số chồi/hom Chiều dài chồi Số lá/hom Công thức (chồi) (cm) (lá) Không XL (Đ/C) 1,07 3,61b 2,23c ROOTS NEW 1,07 4,89a 2,60bc TRIMIX-DT 1,20 5,06a 2,87ab CLONEX 1,27 5,19a 3,32a P >0,05 <0,05 0,05 CV(%) 8,70 12,23 9,77 LSD05 0,18 1,08 0,50 Ghi chú: Số liệu có cùng chữ cái trong cùng cột biểu thị sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Chỉ tiêu số chồi ở các công thức thí nghiệm, đạt từ 1,07 – 1,27 chồi/hom, không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức. Chiều dài chồi đạt từ 3,61 – 5,19cm, trong đó cả ba chế phẩm Clonex, Trimix – DT và Roots New đạt cao hơn đối chứng với chiều dài chồi 3,61cm với mức độ tin cậy 95%.
  47. 39 Số lá trên hom đạt từ 2,23 – 3,32 lá/hom, xử lý chế phẩm Clonex có số lá trên hom 3,32 lá/hom đạt cao nhất, cao hơn cả chế phẩm Roots New và đối chứng, với số lá trên hom 2,60 lá/hom chế phẩm Roots New và đối chứng là 2,23 lá/hom với mức độ tin cậy 95%. Sự sinh trưởng chồi hình thành số lượng chồi, tăng trưởng kích thước chồi và hình thành phát triển lá của hom giâm trong thí nghiệm sau 6 tháng giâm đã được đánh giá. Có thể nhận định, so sánh có tính chất tham khảo về loài chè này so với loài chè xanh thông thường cho thấy, tốc độ hình thành số lượng chồi và phát triển lá của Chè hoa vàng trong thí nghiệm kém xa so với các loài chè xanh. 4.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích sinh trưởng đến khả tái sinh rễ của hom giâm Ngoài khả năng tái sinh chổi, khả năng tái sinh rễ cũng rất quan trọng quyết định thành công và hiệu quả của giâm hom, trong nhiều trường hợp hom nẩy mầm nhưng không có rễ hoặc ngược lại có rễ không có chồi lá thì không đạt chuẩn cây giống. Theo dõi khả năng tái sinh rễ của các hom giâm trong thí nghiệm sau 6 tháng cắm hom thu được kết quả ở (Bảng 4.5). Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích ra rễ đến khả năng tái sinh rễ sau 6 tháng giâm hom cây Chè hoa vàng Tỷ lệ hom ra rễ Số rễ/hom Chiều dài rễ Công thức (%) (rễ) (cm) Không XL (Đ/C) 26,67c 2,87c 1,43c ROOTS NEW 31,11bc 3,27bc 1,80bc TRIMIX-DT 33,33ab 3,47ab 2,05ab CLONEX 37,78a 3,87a 2,28a P < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV(%) 8,45 9,07 11,61 LSD05 5,12 0,57 0,41
  48. 40 Ghi chú: Số liệu có cùng chữ cái trong cùng cột biểu thị sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Đối với các công thức thí nghiệm, tỷ lệ hom ra rễ ở mỗi công thức đạt từ 26,67 – 37,78 %, trong đó chế phẩm Clonex đạt cao nhất với tỷ lệ hom ra rễ đạt 37,78% , cao hơn cả chế phẩm Roots New và đối chứng với tỷ lệ ra rễ với tỷ lệ 31,11% chế phẩm Roots New và đối chứng 26,67%, với mức độ tin cậy 95%. Số rễ/hom đạt 2,87 – 3,87 rễ/hom, trong đó chế phẩm Clonex đạt cao nhất với 3,87 rễ/hom cao hơn cả chế phẩm Roots New và đối chứng với 3,27 rễ/hom và 2,87 rễ/hom với mức độ tin cậy 95%. Chiều dài rễ đạt từ 1,43 – 2,28cm, trong đó chế phẩm Clonex đạt cao nhất với chiều dài rễ 2,28cm, cao hơn chế phẩm Roots New với chiều dài rễ 1,80cm và đối chứng với chiều dài rễ 1,43cm với mức độ tin cậy 95%. Khả năng tái sinh rễ đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo hoàn thiện và hình thành cá thể mới và đạt TCXV. Về lâu dài cây cần có rễ để hút nước và dinh dưỡng để sinh trưởng nhanh và đặc biệt sống trong môi trường sau khi xuất vườn khác biệt và khắc nghiệt hơn tại vườn ươm. Thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ hom tái sinh rễ của loài Chè hoa vàng Bắc Kạn sau thời gian 6 tháng cắm hom đạt thấp dưới 30% với hom không được xử lý, tốc độ phát triển rễ chậm so với các loài thí nghiệm khác. Xử lý chế phẩm Clonex đã nâng cao hiệu quả hơn hẳn, trong đó kết quả vẫn còn thấp dưới 40%. Đây là một trong những khó khăn đối với nhân giống Chè hoa vàng Bắc Kạn cần được nghiên cứu giải quyết. 4.6. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn Tỷ lệ cây đạt TCXV là một tiêu chí quan trọng thể hiện mục tiêu và hiệu quả nhân giông. Chỉ tiêu này dựa trên sự tổng hợp về tỷ lệ sống, tỷ lệ tái sinh chồi và khả năng ra rễ của hom giâm. Qua giâm hom, hom tái sinh trở thành
  49. 41 cây đạt TCXV có mầm từ 3 lá trở lên, trong đó có ít nhất 2 lá cứng cáp, dày, xanh, gốc chồi hoá nâu, xuất hiện chùm rễ có màu vàng nâu với chiều dài từ 3 cm trở lên. Tổng hợp kết quả cây đạt TCXV trong thí nghiệm sau 6 tháng giâm thu được các số liệu ở (Bảng 4.6). Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các chế phẩm kích thích ra rễ đến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn sau 6 tháng giâm hom cây Chè hoa vàng Số hom giâm Số cây đạt Tỷ lệ cây đạt Công thức (hom) TCXV (cây) TCXV (%) Không XL (Đ/C) 90 19,00 21,11c ROOTS NEW 90 23,00 25,56b TRIMIX-DT 90 26,00 28,89b CLONEX 90 30,00 33,33a P - - < 0,05 CV(%) - - 8,66 LSD05 - - 4,43 Ghi chú: Số liệu có cùng chữ cái trong cùng cột biểu thị sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Đối với các công thức thí nghiệm, số hom tái sinh đạt cây đủ TCXV đạt từ 19 – 30 hom trong tổng số 90 hom thí nghiệm tương ứng với tỷ lệ cây đạt TCXV là 21,11 – 33,33%. Trong đó chế phẩm Clonex đạt tỷ lệ cây đạt TCXV cao nhất với 33,33%, cao hơn các chế phẩm Trimix – DT, Roots New và đối chứng, với tỷ lệ cây đạt TCXV là 28,89% đối với chế phẩm Trimix – DT, 25,56% đối với chế phẩm Roots New và 21,11% với đối chứng với mức độ tin cậy 95%. Trong thí nghiệm mặc dù khả năng tái sinh nhân giống đạt chưa cao, tỷ lệ cây đạt TCXV cao nhất sau sáu tháng chỉ được 33,33% khi sử dụng chế phẩm Clonex. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng chất kích thích sinh trưởng là hết sức cần thiết làm tăng rõ ràng tỷ lệ cây đạt TCXV so với không xử lý. Mặt
  50. 42 khác tốc độ tái sinh của loài Chè hoa vàng nói chung ở thí nghiệm này và các nghiên cứu khác rất chậm. Trong thời gian nhân giống 6 tháng là khoảng thời gian đánh giá tương đối hiệu quả nhân giống, cần tiếp tục chăm sóc lâu hơn nữa để cho tỷ lệ hom sống cũng như tỷ lệ tái sinh chồi và khả năng ra rễ của hom giâm đạt tỷ lệ tối đa. Vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu, đưa ra khuyến cáo về thời gian giâm hom, chăm sóc, trong vườn ươm cho phù hợp hơn. Điều quan trọng cần quan tâm về nguồn vật liệu đưa vào thử nghiệm hoàn toàn lấy từ điều kiện tự nhiên, khi được nhân giống trong điều kiện vườn ươm đã thay đổi lớn về điều kiện sống. Qua quá trình nhân giống, những cá thể thích nghi, bước đầu được thuần hóa đã tái sinh thành cơ thể mới là những nguồn vật liệu quý phục vụ cho trồng sản xuất.
  51. 43 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Sau khi thực hiện đề tài “Nghiên cứu sử dụng chế phẩm chất kích thích sinh trưởng cho nhân giống bằng giâm cành cây Chè hoa vàng tại xã Đông Viên, huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Kạn” chúng tôi sơ bộ đưa ra một số kết luận và đề nghị sau: 5.1. Kết luận - Trên địa bàn xã Đông Viên huyện Chợ Đồn có 02 loài Chè hoa vàng mọc tự nhiên với đặc tính đặc trưng: Lá to búp tím và lá bé búp xanh. Trong đó loài lá to búp tím phân bố rộng và được người dân khai thác hoa làm đồ uống và thân cành trồng và nhân giống. Hiện tại có 01 hộ dân tiến hành nhân giống bằng giâm cành, trong đó kĩ thuật áp dụng chủ yếu theo kinh nghiệm. Hệ số nhân giống thấp, thời gian nhân giống dài do sử dụng hom cành kích thước lớn, chưa xử lý chất kích sinh trưởng phù hợp làm tăng hiệu quả trong nhân giống. - Xử lý chế phẩm Clonex chấm lên bề mặt vết cắt, phần gốc hom làm tăng hiệu quả giâm hom trong vụ Thu đối với loài Chè hoa vàng tại Bắc Kạn so với các chế phẩm khác và đối chứng không xử lý. Sau 6 tháng giâm hom tỷ lệ hom sống đạt: 55,56%, tỷ lệ hom ra rễ đạt: 37,78% và tỷ lệ đạt cây đủ TCXV đạt: 33,33% so với đối chứng không xử lý là 21,11%. 5.2. Đề nghị - Có thế áp dụng chế phẩm Clonex cho các loại hom để tăng hiệu quả nhân giống. - Đối với cây giống đã được nhân thành công từ thí nghiệm, có giải pháp trồng chăm sóc tốt, thuần hóa làm vật liệu cho nhân giống trong thời gian tới.
  52. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Hoàng Minh Chúc (1996), “Tìm hiểu đặc tính hình thái, sinh thái và sinh trưởng của loài Camellia có hương thơm ở VQG Ba Vì - Hà Tây”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Lâm Nghiệp Hà Tây. 2. Võ Văn Chi (2003), “Từ điển thực vật thông dụng”, Nxb khoa học kỹ thuật. 3. Ngô Thị Minh Duyên, Ngô Quang Hưng, Lê Sỹ Doanh, Ngô Quý Công, Nguyễn Văn Khương, “Đánh giá tình hình sinh trưởng và khả năng tái sinh của Trà hoa vàng tại một số tỉnh phía Bắc”, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 4. Ngô Quang Ðê (1996), “Nghiên cứu hai loài cây Camellia có triển vọng thuần hóa làm cây cảnh ở Ba Vì - Hà Tây”, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Trường Ðại học Lâm Nghiệp Việt Nam. 5. Ngô Quang Đê, Lê Thanh Sơn, Đinh Thị Lê (2008), “Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis) và Trà hoa vàng Sơn Động (C.euphlebia )”, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 6. Chu Tương Hồng (1993), “Nghiên cứu lợi dụng tài nguyên hoa trà và triển vọng”, Nxb Nông nghiệp. 7. Phạm Hoàng Hộ (2001), Cây cỏ Việt Nam (Tập 2), NXB Trẻ, pp 424-432. 8. Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Văn Viết (2017), “Nhân giống cây Trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia tamdaoensis Ninh et Hakoda) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro”. 9. Lê Khả Kế, Võ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Phan Nguyên Hồng (1974), “Cây cỏ thường thấy ở Việt nam”, NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
  53. 45 10. Bùi Đình Nhạ (2016), “Nghiên cứu nhân giống trà hoa vàng hakoda (Camelia Camelia hakodae Ninh, Tr.) bằng phương pháp giâm hom”, Luận văn thạc sĩ Đại học Nông lâm 11. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001), “Nhân giống vô tính và trồng rừng dòng vô tính”, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Trần Ninh và Hakoda Naotoshi (2010), “Các loài trà ở vườn Quốc Gia Tam Đảo”, Nxb VHTT. 13. Trần Ninh (2002), “Kết quả nghiên cứu phân loại các loại trà hoa vàng của Việt Nam”, Proceedings of the first National Symposium on yellow Camellia of Viet Nam, Tam Dao 8-1 Ja, 9-14. 14. Nguyễn Thu Phương (2011), Nghiên cứu giâm hom trà hoa vàng Tam Đảo - Vĩnh Phúc (Camellia tamdaoensis) và Trà hoa vàng Ba Vì - Hà Nội (Camellia tonkinensis), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Dương Đức Trình (2011), “Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và khả năng nhân giống bằng hom trà hoa vàng Tam Đảo”, Luận văn Thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường đại học lâm nghiệp Việt Nam. 16. Đỗ Đình Tiến (2000), “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và khả năng nhân giống bằng hom loài trà hoa vàng tam đảo Camellia petelotii (Merrill) Sealy”, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam 17. Trình Kim Thủy và cộng sự (1994), “Nghiên cứu chọn giống tạp giao loài camellia hoa vàng”, Tạp chí Đại học Lâm Nghiệp Bắc Kinh (số 4). 18. Nguyễn Văn Việt, Phan Đặng Hoàng, Trần Việt Hà (2016), “Ứng dụng phương pháp giâm hom trong nhân giốngtrà hoa vàng (Camellia
  54. 46 chrysantha (Hu) Tuyama)”, Tạp chí NN & PTNT. Tập 2, tháng 12/2016. Trang 224 – 230. II. Tài liệu tiếng nước ngoài: 19. Akula, A., C. Akula & M. Bateson (2000), Betaine a novel candidate for rapid induction of somatic embryogenesis in tea (Camellia sinensis (L.) O. Kuntze). Plant Growth Reg., 30, 241-246. 20. Dat. Truong Hong, Bruce Bartholomew, Camellias, B.T. Bastford Ltd. London. 21. Ninh Tr.; Hakoda N. (1998), Three new species of the genus Camellia from Viet Nam. International Camellia Journal, No.30, pp. 76 –7 22. Nakamura, Y. (1991), In vitro propagation techniques of tea plants. Japan Agric. Res. Quart., 25(3), 185-194. 23. Rosmann J.C. (2000), A new Camellia Species in Vietnam. Inter. Camellia Journ. 32 24. Sealy, J.R (1958), Revesion of the genus Camellia. Roy.Hort. Soc, London. 25. Turesskaia (2005), Endgenye factory corneobrazovania rastenii, Biologia razvitia rastenii.
  55. Phụ lục 1 Mẫu phiếu: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ KHAI THÁC, NHÂN GIỐNG CÂY CHÈ HOA VÀNG Thời gian điều tra: Ngày tháng năm A. Sơ lược về người cung cấp thông tin - Họ và tên: Tuổi: .Nam□,Nữ□ Dân tộc. - Địa chỉ: Bản/xóm: xã: . huyện: tỉnh: B. Những hiểu biết về cây Chè hoa vàng bản địa 1. Thông tin về cây Chè hoa vàng - Ông (Bà) có biết cây Chè hoa vàng này không? - Loài cây này thường mọc ở đâu? (núi đá, núi đất, nơi đất bằng) - Loại cây này thường mọc ở những vị trí nào? (đỉnh núi, sườn núi, chân núi, khe suối) - Loại cây này có nhiều dưới tán rừng nào? (tán rừng rậm, rừng tái sinh hay nơi đất trống) - Có bao nhiêu loại Chè hoa vàng có thể gặp tại địa phương? - Loài nào được bắt gặp nhiều nhất tại địa phương? . - Loại cây này ra hoa vào thời gian nào trong năm? .
  56. 2. Thông tin về kinh nghiệm khai thác, sử dụng - Ông (Bà) khai thác cây Chè hoa vàng để làm gì? (làm cảnh, làm dược liệu, làm hàng hóa đem bán, mang về trồng) * Nếu làm cảnh + Cách thu hái (chặt cành, đào cả gốc) + Những tháng nào trong năm có thể thu hái * Nếu làm đồ uống, dược liệu + Cách thu hái (hái lá, hái hoa, đào cả gốc) + Tác dụng của thuốc + Cách chế biến làm thuốc (phơi khô, đun nước uống, ngâm rượu) * Nếu làm hàng hóa đem bán + Cách thu hái (hái lá, hái hoa, chặt cành, đào cả gốc) + Những tháng nào trong năm có thể thu hái + Giá tiền bao nhiêu 1kg hoa tươi . + Giá tiền bao nhiêu 1kg hoa khô . + Giá tiền bao nhiêu 1kg thân cành . + Được đem đi bán tận đâu . * Nếu mang về trồng + Gia đình Ông (Bà) có trồng cây Chè hoa vàng không + Mục đích trồng (làm cảnh, làm thuốc, để bán) + Phương thức trồng (bằng hom, bằng hạt, sưu tầm cây con) + Cách chọn hom giâm
  57. + Đường kính hom giâm . + Chiều dài hom giâm . + Sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng nào trong quá trình giâm hom + Thời vụ giâm hom vào tháng nào trong năm + Phương thức giâm hom + Sau bao nhiêu tháng được xuất vườn .: Người điều tra