Khóa luận Nghiên cứu sử dụng cây Hoàn ngọc trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng lai giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi

pdf 63 trang thiennha21 18/04/2022 5470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu sử dụng cây Hoàn ngọc trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng lai giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_su_dung_cay_hoan_ngoc_trong_phong_tri_h.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu sử dụng cây Hoàn ngọc trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng lai giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG SEO HỒNG Đề tài: “NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÂY HOÀN NGỌC TRONG PHÒNG TRỊ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN RỪNG LAI GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 56 NGÀY TUỔI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên - 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG SEO HỒNG Đề tài: “NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÂY HOÀN NGỌC TRONG PHÒNG TRỊ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN RỪNG LAI GIAI ĐOẠN SƠ SINH ĐẾN 56 NGÀY TUỔI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Thú y Lớp : TY46N02 Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Phùng Thái Nguyên - năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, rèn luyện kiến thức cũng như kỹ năng tại trường và thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, các phòng Ban chức năng, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Trần Văn Phùng đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ và tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến chị ThS. Đào Thị Hồng Chiêm, bác Nguyễn Văn Tiến cùng các anh, chị cán bộ, công nhân tại trại chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa đã tạo mọi điều kiện cho em tiến hành thí nghiệm và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập, nhờ đó mà em có thêm nhiều hiểu biết hơn trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống. Để có được kết quả như ngày hôm nay, em xin được cảm ơn bố, mẹ và những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ động viên em để em học tập và hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng em xin kính chúc thầy cô, gia đình cùng toàn thể bạn bè luôn có sức khỏe tốt và thành đạt. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Giàng Seo Hồng
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 30 Bảng 4.1: Kết quả công tác tiêm phòng đàn lợn 37 Bảng 4.2: Kết quả công tác điều trị bệnh 39 Bảng 4.3: Tình hình mắc tiêu chảy ở lợn rừng lai trong thời gian thực tập tốt nghiệp 40 Bảng 4.4: Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh tiêu chảy theo thời tiết 42 Bảng 4.5: Kết quả tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy theo tuần tuổi của lợn 43 Bảng 4.6: Một số triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc bệnh tiêu chảy 45 Bảng 4.7. Kết quả bệnh điều trị tiêu chảy ở lợn con bằng cây hoàn ngọc 46 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn rừng lai giai đoạn theo mẹ 42
  5. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự ĐC: Đối chứng ĐVT: Đơn vị tính KL: Khối lượng Nxb: Nhà xuất bản NC&PT: Nghiên cứu và phát triển TA: Thức ăn TTTA: Tiêu tốn thức ăn TN: Thí nghiệm UBND: Ủy Ban Nhân Dân
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Sơ lược về bệnh đường tiêu hóa 4 2.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn 4 2.1.2.2. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do chăm sóc nuôi dưỡng 5 2.1.2.3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do nhiễm nấm mốc có hại 5 2.1.2.4. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do vi sinh vật 6 2.1.3. Hiểu biết về E. coli, salmonella và cơ chế gây bệnh tiêu chảy 8 2.1.3.1. Hiểu biết về Escherichia coli 8 2.1.3.2. Hiểu biết về Salmonella 13 2.1.4. Triệu trứng và bệnh tích của hội chứng tiêu chảy 16 2.1.4.1. Triệu trứng 16 2.1.4.2. Bệnh tích 17 2.1.5. Biện pháp phòng, trị bệnh tiêu chảy cho lợn 18 2.1.5.1. Biện pháp phòng bệnh 18
  7. v 2.1.5.2. Điều trị bệnh 19 2.1.6. Khái quát về cây Hoàn ngọc 20 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 24 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 24 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 27 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 29 3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành 29 3.3. Nội dung nghiên cứu 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 29 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu 29 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 29 3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 29 3.5. Phương pháp xử lý số liệu 31 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng các loại lợn tại trại 32 4.2. Kết quả công tác thú y 36 4.3. Công tác khác 40 4.4. Kết quả nghiên cứu chuyên đề khoa học 40 4.4.1. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn rừng lai giai đoạn theo mẹ 40 4.4.1.1. Tình hình mắc tiêu chảy theo các tháng 40 4.4.1.2. Tình hình mắc tiêu chảy theo điều kiện thời tiết 42 4.4.1.3. Tình hình mắc tiêu chảy theo tuổi ở lợn 43 4.4.1.4. Một số triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc tiêu chảy 44 4.4.2. Kết quả điều trị tiêu chảy của lợn con bằng cây hoàn ngọc 46 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48
  8. vi 5.2. Đề nghị. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 I. Tài liệu tiếng Việt 49 II. Tài liệu tiếng Anh 53
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống ở nước ta, nhưng để phát triền chăn nuôi lợn tốt theo hướng gắn với thị trường, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm các địa phương đang đẩy mạnh các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế và khả năng cạnh tranh, khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư theo hướng trang trại, hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi trang trại và công nghiệp. Lợn rừng lai là con lai giữa lợn rừng và lợn nhà. Tuy nhiên, ở một số nơi thuộc Việt Nam, do tập quán thả rông lợn nái của người dân tộc, khi lợn động dục thường vào rừng giao phối với lợn đực rừng. Lợn lai có ưu thế lai cao của cả bố và mẹ như sức đề kháng mạnh, khả năng chịu đựng kham khổ với môi trường sống tự nhiên cao, ít dịch bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Lợn rừng lai cũng thích nghi với mọi loại địa hình, khí hậu ở miền núi. Thịt lợn rừng lai được đánh giá là thơm ngon, săn chắc, nhiều nạc nhưng mềm, ít mỡ, da dày, giòn, giá trị dinh dưỡng cao nên ngày càng được thị trường nhiều nơi ưa chuộng. Nhìn chung, mô hình chăn nuôi lợn rừng lai cho hiệu quả kinh tế cao. Cùng với việc chăn nuôi được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại cho các cơ sở chăn nuôi là hội chứng rối loạn đường tiêu hóa ở lợn (tiêu chảy), là bệnh phổ biến trong chăn nuôi, bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (virus, vi khuẩn, ký trùng, độc tố trong thức ăn, ). Bệnh xảy ở khắp các nơi trên thế giới. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột (lạnh, ẩm, gió lùa) kết hợp
  10. 2 với các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không hợp vệ sinh, lợn bị ảnh hưởng bởi yếu tố stress, khi lợn mắc bệnh nếu điều trị kém hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến giống cũng như khả năng phát triển của lợn, gây tổn thất lớn về kinh tế. Do đó, phòng bệnh hội chứng rối loạn đường tiêu hóa cho lợn rừng lai góp phần làm tăng hiệu quả chăn nuôi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng rối loạn đường tiêu hóa ở lợn và đưa ra các biện pháp phòng trị, góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những thiệt hại do hội chứng rối loạn tiêu hóa gây ra ở lợn. Tuy nhiên, sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến các kết quả nghiên cứu. Vì thế các giải pháp đưa ra chưa thật sự mong muốn. Hội chứng rối loạn tiêu hóa ở lợn vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi. Việc nghiên cứu sử dụng các loại thuốc để điều trị hội chứng đường tiêu hóa của lợn rừng đang được quan tâm. Trong đó, cây Hoàn ngọc là một trong các loại cây thảo dược quý và dễ dàng được tìm thấy ở trong vườn của các nhà, có nhiều tác dụng điều trị bệnh khác nhau. Cây hoàn ngọc còn được người dân các địa phương gọi với nhiều loại tên khác nhau như: cây nội đồng, cây xuân hoa, cây nhật nguyệt Các tác dụng thần kì của cây hoàn ngọc trong việc điều trị các bệnh viêm nhiễm ngoài da, cầm máu, tiểu đường, điều trị lở loét, các bệnh về đường tiêu hóa đã được các nhà khoa học nghiên cứu và chứng mình bằng nhiều công trình khoa học. Với khả năng điều trị được lên tới 25 bệnh, đặc biệt trong đó có bệnh ung thư đã giúp cây hoàn ngọc trở thành cây thảo dược quí. Cây hoàn ngọc là loài cây bụi chiều cao dưới 1,5m với 2 loại là đỏ và trắng. Ngoài tác dụng sử dụng như một vị thuốc điều trị bệnh cây hoàn ngọc được nhiều khu vực sử dụng như một loại cây gia vị dùng trong các bữa ăn.
  11. 3 Từ những thực tiễn trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng cây Hoàn ngọc trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng lai giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá được tình hình mắc tiêu chảy ở lợn rừng lai và xác định được hiệu quả sử dụng cây Hoàn Ngọc để phòng hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng lai. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Cung cấp các thông tin về tình hình mắc tiêu chảy ở lợn rừng lai và hiệu quả sử dụng cây Hoàn Ngọc trong việc phòng bệnh tiêu chảy ở lợn rừng lai. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tình hình mắc hội chứng rối loạn đường tiêu hóa và hiệu quả sử dụng cây Hoàn Ngọc trong việc phòng bệnh hội chứng rối loạn đường tiêu hóa từ những thuận lợi, khó khăn và hạn chế đã xác định giúp cho các trang trại chăn nuôi tham khảo để có được những cách điều trị và phòng bệnh tốt hơn.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Sơ lược về bệnh đường tiêu hóa Tiêu chảy là thuật ngữ để chỉ hiện tượng đại tiện phân lỏng, được mô tả phân dạng lỏng, nhiều nước hoặc có máu, mủ. Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý ở đường tiêu hóa, là hiện tượng con vật đi ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột tăng cường co bóp và tiết dịch (Phạm Ngọc Thạch, 1996) [33]. Thực chất tiêu chảy là một phản ứng tự vệ của cơ thể nhưng khi cơ thể tiêu chảy nhiều lần trong ngày (5 đến 6 lần trở lên) và nước trong phân từ 75% trở lên gọi là hiện tượng tiêu chảy. Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra đông thời nên gọi là hội chứng tiêu chảy. Cho dù do bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả nghiêm trọng là mất nước, mất chất điện giải và kiệt sức, những gia súc khỏi thường bị còi cọc, thiếu máu, chậm lớn. Đặc biệt khi gia súc bị tiêu chảy nặng kèm hiện tượng viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hóa dẫn đến gia súc có thể chết với tỷ lệ cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. 2.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn 2.1.2.1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do môi trường ngoại cảnh Môi trường ngoại cảnh bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm, các điều kiện về chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, sự di chuyển, thức ăn, nước uống Khi gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực bào, làm cho gia súc bị nhiễm khuẩn gây bệnh (Hồ Văn Nam và cs, 1997 [21]).
  13. 5 Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức ăn, vitamin, protein, thời tiết vận chuyển làm giảm sức đề kháng của con vật thì vi khuẩn thường trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh (Bùi Quý Huy, 2003 [7]). 2.1.2.2. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do chăm sóc nuôi dưỡng Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [31] cho rằng: Khẩu phần ăn của vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém chất lượng như mốc, thối, nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc. Tác giả Laval A (1997) [49] cho rằng: thức ăn chất lượng kém, ôi thiu, khó tiêu hóa là nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc. Thức ăn thiếu các chất khoáng, vitamine cần thiết cho cơ thể gia súc, đồng thời phương thức cho ăn không phù hợp sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể gia súc và tạo cơ hội cho các vi khuẩn gây ra hội chứng tiêu chảy. Nguyễn Xuân Bình (1997) [1] cho rằng: do thay đổi đột ngột khẩu phần ăn của lợn mẹ trong thời kỳ cho con bú hoặc do sữa mẹ quá nhiều, lợn con bú bị dư chất đạm tiêu hóa không hết được trôi xuống ruột già ở đó có một số vi khuẩn sử dụng và phân hủy chất đạm sản sinh ra một số độc tố gây rối loạn tiêu hóa dẫn tới ỉa chảy. 2.1.2.3. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do nhiễm nấm mốc có hại Thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản không tốt, không đúng kỹ thuật dễ bị nấm mốc. Một số loài như: Aspergillus, Penicillium, Fusarium có khả năng sản sinh ra nhiều loài độc tố, nhưng quan trọng nhất là nhóm độc tố Aflatoxin (Aflatoxin B1, B2, G1, G2, M1). Lợn khi bị nhiễm độc thường bỏ ăn, thiếu máu, vàng da, ỉa chảy, ỉa chảy ra máu. Nếu trong khẩu phần ăn có 500 - 700μg aflatoxin/kg thức ăn sẽ làm cho lợn chậm lớn, còi cọc, giảm sức dề kháng với các bệnh truyền nhiễm khác (Lê Thị Tài, 1997) [31].
  14. 6 2.1.2.4. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do vi sinh vật * Nguyên nhân do vi khuẩn. Trong đường ruột của gia súc nói chung và của lợn con nói riêng có rất nhiều loài vi sinh vật sinh sống. Chúng tồn tại dưới dạng cân bằng và có lợi cho cơ thể của vật chủ. Dưới một tác động bất lợi nào đó, trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột này bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một và loài nào đó sinh sản quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn, hấp thu ở ruột bị rối loạn và hậu quả là lợn con bị tiêu chảy. Nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn con do vi khuẩn, cho đến nay đã có rất nhiều công trình và các tác giả đã đề cập đến rất nhiều về vai trò của vi khuẩn E. coli. Đỗ Ngọc Thúy và cs (2008) [40] khi nghiên cứu về đặc tính của một số chủng E. coli phân lập từ lợn mắc tiêu chảy tại tỉnh Hưng Yên cho biết số chủng mang kháng nguyên bám dính ở lợn trước cai sữa chiếm tỷ lệ 16,7%, sau cai sữa là 93,8%. Bên cạnh E. coli thì vi khuẩn Salmonella cũng là một loại vi khuẩn gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Theo Phan Thanh Phượng (1988) [27] vi khuẩn Salmonella thường xuyên có trong đường ruột lợn và trong những điều kiện chăn nuôi, quản lý làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm, chính vi khuẩn Salmonella trở thành độc và phát triển mạnh mẽ gây nên viêm ruột, ỉa chảy. Theo Radostits và cs (1997) [53] thì Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy. Hiện nay các nhà khoa học đã ghi nhận có khoảng 2.200 serotyp Salmonella và chia ra 67 nhóm huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O. Cl. perfringens cũng là loài vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy ở lợn con. Đây là một vi khuẩn yếm khí và cũng thường có trong đường tiêu hóa của lợn con như E. coli và Salmonella.
  15. 7 Theo Nguyễn Văn Sửu và cs (2008) [30] khi xác định tỷ lệ tiêu chảy do viêm ruột hoại tử tại một số địa phương thuộc tỉnh Thái Nguyên cho biết số lượng vi khuẩn Cl. perfringens ở phân lợn con tiêu chảy trung bình là 21,58 triệu trong 1g phân và ở lợn bình thường là 7,98 triệu. Như vậy, ba loại vi khuẩn E. coli, Salmonella và Cl. perfringens là 3 loại vi khuẩn thường gặp trong hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn con nói riêng. * Nguyên nhân do virus. Bên cạnh các vi khuẩn thì virus cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con. Vai trò của virus trong hội chứng tiêu chảy của gia súc đã được nhiều nhà nghiên cứu lưu tâm và đã có nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của một số virus như Rotavirus, Enterovirus, Transmissible Gastro Enteritis (TGE) là những nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày - ruột và gây triệu chứng tiêu chảy đặc trưng ở lợn con. Theo Đào Trọng Đạt (1996) [5] trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại virus: 20,9% lợn bệnh phân lập được Rotavirus; 11,2% có virus viêm dạ dày ruột truyền nhiễm; 2% có Enterovirus; 0,7% có Parvovirus. * Nguyên nhân do kí sinh trùng. Ký sinh trùng trong đường tiêu hoá cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây hội chứng tiêu chảy ở gia súc. Ngoài chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ còn gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, tiết độc tố gây ngộ độc, làm giảm sức đề kháng của vật chủ, gây rối loạn quá trình tiêu hóa và viêm ruột, tiêu chảy cấp hoặc mãn tính. Cầu trùng, giun, sán trong đường tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn nuôi trong các hộ gia đình tại Thái Nguyên. Ở lợn
  16. 8 bình thường và lợn bị tiêu chảy đều nhiễm các loại giun đũa, giun lươn, giun tóc và sán lá ruột, nhưng ở lợn tiêu chảy nhiễm tỷ lệ cao hơn và nặng hơn (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2006) [16]. Phạm Sỹ Lăng (1997) [12] cho rằng lợn nuôi trong các hộ gia đình tại Hà Nội mắc tiêu chảy nhiễm cầu trùng là 56,93%, giun đũa là 35,77%, giun lươn là 60,58% và giun tóc là 28,47%. Tỷ lệ nhiễm nặng biến động từ 7,83 - 13,46%. 2.1.3. Hiểu biết về E. coli, salmonella và cơ chế gây bệnh tiêu chảy 2.1.3.1. Hiểu biết về Escherichia coli Vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) thuộc họ Enterobacteriaceae, nhóm Escherichiae, giống Escherichiae, loài Escherichia coli. Vi khuẩn E. coli thuộc họ Enterobacteriaceae, là họ vi khuẩn thường trực ở trong ruột, chiếm tới 80% các vi khuẩn hiếu khí, vừa là vi khuẩn cộng sinh thường trực đường tiêu hoá, vừa là vi khuẩn gây nhiều bệnh ở đường ruột và ở các cơ quan khác (Lê Văn Tạo, 1997) [32]. Trong điều kiện bình thường, E. coli khu trú thường xuyên ở phần sau của ruột, ít khi có ở dạ dày hay đoạn đầu ruột non của động vật. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển nhanh về số lượng, độc lực, gây loạn khuẩn, bội nhiễm đường tiêu hoá và trở thành nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy (Nguyễn Vĩnh Phước, 1978)[26]. * Đặc điểm về hình thái. E. coli là một trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,6 x 2-3µ. Khi ở trong cơ thể động vật E. coli có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, có lông ở quanh thân nên có thể di động được. Khi nhuộm bắt màu Gram âm, không hình thành nha bào, có thể có giáp mô. Nếu lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc để nhuộm màu thì có thể thấy giáp mô, còn khi soi tươi không nhìn thấy được, Nguyễn Quang Tuyên (2008) [45].
  17. 9 Dưới kính hiển vi điện tử người ta còn phát hiện được cấu trúc pili, là yếu tố mang kháng nguyên bám dính của vi khuẩn E. coli, Nguyễn Như Thanh và cs (1997) [36]. * Đặc tính nuôi cấy. E. coli là trực khuẩn hiếu khí tùy tiện có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 15- 240C, nhiệt độ thích hợp: 370C, pH thích hợp: 7,4. Vi khuẩn E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường: - Môi trường nước thịt: phát triển tốt, môi trường rất đục, có cặn lắng xuống đáy màu tro nhạt, đôi khi hình thành màng xám nhạt. Canh trùng có mùi phân hôi thối. - Môi trường thạch thường: ở 370C sau 24 giờ hình thành khuẩn lạc hình tròn ướt, trong suốt, màu tro trắng nhạt, hơi lồi, đường kính 2-3 mm. Để lâu khuẩn lạc phát triển rộng ra và có thể quan sát thấy cả những khuẩn lạc dạng R (Rough) và M (Mucoid). - Môi trường MacConkey: Khuẩn lạc có màu hồng cánh sen, tròn nhỏ, hơi lồi, không trầy, rìa gọn, không làm chuyển màu môi trường. - Môi trường thạch máu: Khuẩn lạc to, ướt lồi, viền không nhọn, màu xám nhạt, một số chủng có khả năng và gây ra hiện tượng tan máu. - Môi trường Endo: E. coli hình thành khuẩn lạc màu đỏ. - Môi trường EMB (Eosin methylen blue): E. coli hình thành khuẩn lạc màu tím đen. - Môi trường Muler Kauffman: E. coli không mọc. - Môi trường gelatin: Không làm tan chảy gelatin. * Đặc tính sinh hóa. Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [37] vi khuẩn E. coli lên men sinh hơi các loại đường fructoza, glucoza, levuloza, galactoza, xyloza, ramnoza, manitol, mannit, lactoza. Trừ andonit và inozit, E. coli không lên
  18. 10 men, trong khi đó Klebsiella lại lên men các loại đường này. Tất cả các E. coli đều lên men đường lactoza nhanh và sinh hơi, đó là một đặc điểm quan trọng, người ta dựa vào đó để phân biệt E. coli và Salmonella. Tuy nhiên, một vài chủng E. coli không lên men lactoza. E. coli không lên men dextrin, amidin, glycogen, xenlobioza. Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [43], vi khuẩn E. coli còn còn một số đặc tính sinh hóa như: - E. coli làm sữa đông sau 24 - 37 giờ ở 370C; - Phản ứng sinh Indol: dương tính (+); - Phản ứng sinh H2S: âm tính (-); - Phản ứng M.R (Methyl Red): dương tính; - Phản ứng V.P (Voges Proskauer): âm tính; - Hoàn nguyên nitrat thành nitrit. * Đặc tính về cấu trúc kháng nguyên. Khi nghiên cứu vi khuẩn E. coli, các nhà khoa học đã xác định được cấu trúc kháng nguyên gồm: Kháng nguyên vỏ K (Capsular) bao phủ kín kháng nguyên thân O (Somatic), Bên ngoài kháng nguyên vỏ là kháng nguyên lông H (Flagellar) và kháng nguyên F (Fimbrae) (hay còn gọi là kháng nguyên pili). Sau đây là cấu trúc của các kháng nguyên E. coli mà các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu: * Kháng nguyên O (Somatic): là thành phần của thân vi khuẩn bao bọc các vật chất di truyền bên trong. Theo Zinner và cs (1983) [59] kháng nguyên thân được coi như một loại độc tố, có thể tìm thấy ở màng ngoài vỏ của vi khuẩn và thường xuyên được giải phóng vào môi trường nuôi cấy. Kháng nguyên O được cấu trúc bởi các thành phần: - Protenin: làm cho phức hợp có tính kháng nguyên
  19. 11 - Polyosit: Tạo ra tính đặc hiệu của kháng nguyên - Lipit: Kết hợp với polyosit và là cơ sở của độc tính. * Kháng nguyên H (Flagellar): hay còn gọi là kháng nguyên lông của vi khuẩn và có bản chất là protein. Theo Orskov và cs (1980) [52] cho rằng: Kháng nguyên H của vi khuẩn E. coli không có vai trò về độc lực, đồng thời không có vai trò trong đáp ứng miễn dịch nên ít được quan tâm nghiên cứu, nhưng nó có ý nghĩa rất lớn trong xác định giống, loài của vi khuẩn. * Kháng nguyên K (Capsular), còn gọi là kháng nguyên vỏ. Kháng nguyên này có đặc tính ngăn cản sự ngưng kết của kháng nguyên O với kháng nguyên O tương ứng, nhưng khi đun nóng ở nhiệt độ 100 - 120°C thì kháng nguyên K sẽ mất tác dụng ngăn cản này. Theo Evan và cs (1973) [46] cho rằng: Kháng nguyên K lại có ý nghĩa về độc lực vì nó tham gia bảo vệ vi khuẩn trước các yếu tố phòng vệ của cơ thể. Kháng nguyên vỏ (K) gồm ba loại kháng nguyên là L, A và B - Kháng nguyên L: Bị phân hủy khi đun sôi ở 100°C trong 1 giờ (Kháng nguyên không chịu nhiệt), trong điều kiện đó kháng nguyên mất khả năng ngưng kết và không giữ được tính kháng nguyên. - Kháng nguyên A: không bị phân hủy ở nhiệt độ 100°C trong 2 giờ 30 phút, tính kháng nguyên vẫn giữ nguyên nên người ta gọi là kháng nguyên chịu nhiệt. - Kháng nguyên B: Loại này bị phân hủy khi đun sôi ở 100°C trong 1 giờ nên gọi là kháng nguyên không chịu nhiệt. Kháng nguyên K và yếu tố bám dính là yếu tố quyết định của vi khuẩn E. coli để gây được bệnh trong đường tiêu hóa của động vật. Để thực hiện chức năng này, mỗi loại vi khuẩn đều sản sinh ra một yếu tố đặc trưng, yếu tố này có cấu trúc đặc biệt phù hợp với cấu trúc của từng điểm tiếp nhận ở trên
  20. 12 tế bào nhung mao ruột. * Kháng nguyên F (Fimbrae) (hay còn gọi là kháng nguyên pili): Ngoài lông vi khuẩn E. coli ra, còn có những sợi gần giống với lông đó là pili. Pili hay còn gọi là Fimbrae và có bản chất là protein. Dưới kính hiển vi điện tử, chúng có hình ảnh một chiếc áo lông bao bọc xung quanh vi khuẩn. Pili của vi khuẩn khác với lông ở chỗ là ngắn hơn, cứng hơn, không lượn sóng và không liên quan đến chuyển động. Kháng nguyên F có chức năng là giúp vi khuẩn bám giữ vào giá thể (màng nhầy của đường tiêu hóa), hay còn gọi là bám dính. Yếu tố bám dính có vai trò quan trọng trong việc tạo ra độc tố đường ruột và kích thích cơ thể gia súc thực hiện đáp ứng miễn dịch. Hầu hết các chủng ETEC đều có mang 1 hoặc nhiều các yếu tố bám dính như: F4(K88), F5(K99), F6(987), F17, F18, F41. Ở lợn, các chủng vi khuẩn ETEC gây bệnh tiêu chảy chủ yếu nhất thường mang các yếu tố bám dính sau đay: Kháng nguyên F4(K88), Kháng nguyên F5(K99), Kháng nguyên F41. * Cơ chế gây bệnh. Để có thể gây bệnh, trước hết vi khuẩn E. coli phải bám dính vào tế bào nhung mao ruột bằng các yếu tố bám dính như kháng nguyên F. Sau đó, nhờ các yếu tố xâm nhập (Invasion), vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tế bào biểu mô của thành ruột. Ở đó, vi khuẩn phát triển, nhân lên, phá huỷ lớp tế bào biểu mô, gây viêm ruột, đồng thời sinh sản độc tố đường ruột Enterotoxin. Độc tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối, nước, làm rối loạn chu trình này. Nước từ cơ thể tập trung vào lòng ruột làm căng ruột, cùng với khí do lên men ở ruột gây nên một tác dụng cơ học, làm nhu động ruột tăng, đẩy nước và chất chứa ra ngoài, gây nên hiện tượng tiêu chảy. Sau khi đã phát triển ở thành ruột, vi khuẩn vào hệ lâm ba, đến hệ tuần hoàn, gây nhiễm trùng máu. Trong máu, vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào, gây dung huyết, làm cho cơ thể thiếu máu. Từ hệ tuần hoàn, vi khuẩn đến các tổ chức cơ quan. Ở đây,
  21. 13 vi khuẩn lại phát triển nhân lên lần thứ hai, phá huỷ tế bào tổ chức, gây viêm và sản sinh độc tố gồm Enterotoxin và Verotoxin, phá huỷ tế bào tổ chức, gây tụ huyết và xuất huyết. 2.1.3.2. Hiểu biết về Salmonella * Đặc điểm về hình thái Salmonella là một loại hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thước 0,4 - 0,6 x 1 -3µ, không hình thành nha bào và giáp mô, phần lớn giống Salmonella thường có từ 7 - 12 lông nên có khả năng di động được. Bắt màu Gram âm, dễ nhuộm với các thuốc nhuộm thông thường, Nguyễn Quang Tuyên (2008) [43]. Cũng giống như vi khuẩn đường ruột khác, vi khuẩn Salmonella dưới kính hiển vi điện tử người ta phát hiện được trên bề mặt vi khuẩn thì ngoài lông ra còn có cấu trúc hình thái gần giống với lông nhưng ngắn hơn đó là cấu trúc Fimbriae, Lê Văn Tạo (1993) [32]. * Đặc tính nuôi cấy Vi khuẩn Salmonella sống được ở điều kiện hiếu khí và yếm khí, nhiệt độ thích hợp 37°C, pH 7,2 - 7,6. Salmonella gây bệnh cho động vật sinh trưởng tốt ở môi trường hiếu khí hơn ở môi trường yếm khí. Môi trường nước thịt: sau khi cấy 18 giờ canh trùng đục đều, nếu nuôi cấy lâu ngày thì ở đáy ống có cặn, trên mặt môi trường có màng mỏng. Môi trường thạch thường: hình thành những khuẩn lạc tròn, trong sáng, ẩm ướt nhẵn bóng, hơi lồi lên ở giữa. Môi trường gelatin: vi khuẩn Salmonella không làm tan chảy gelatin. Salmonella paratyphy B sau khi cấy từ 8 - 10 ngày sinh ra nhiều chất dính, dần dần lắng xuống đáy ống, Nguyễn Quang Tuyên (2008) [43]. Có rất nhiều loại môi trường dinh dưỡng đặc biệt để phân lập vi khuẩn Salmonella như: Môi trường MacConkey (MacC) vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc tròn, không màu; hoặc trên môi trường Bismuth Sulfite Agar (BSA) thì
  22. 14 Salmonella những khuẩn lạc đặc trưng: xung quanh màu nâu sẫm, vào giữa màu vàng đậm, gần đen, khuẩn lạc có màu ánh kim, Timoney và cs 1988 [57]. * Đặc tính sinh hóa Môi trường đường: trực khuẩn Salmonella phần lớn lên men và sinh hơi đường glucoza, mannit, mantoza, galactoza, levuloza, arabinoza. Trừ một số Salmonella sau chỉ lên men các loại đường này nhưng không sinh hơi như S.abortus equi, S.abortus bovis, S.abortus ovis, S.typhy suis, S.gallinarum và S.enteritidis dublin. Salmonella pullorum không lên men đường mantoza và Salmonella cholerae suis không lên men arabinoza. Phần lớn các loài Salmonella không lên men lactoza và saccaroza. Đa số các Salmonella không làm tan chảy gelatin, không thủy hóa ure, không sản sinh Indol. Sinh H2S: dương tính, trừ Salmonella paratyphy A, Salmonella equi, Salmonella typhy suis không sản sinh H2S. Phản ứng V.P: âm tính. Phản ứng M.R: dương tính, trừ Salmonella cholerae suis, Salmonella pullorum và Salgallinarum cho phản ứng M.R âm tính. Ngươi ta thường dùng một số môi trường đặc biệt để phân lập vi khuẩn Salmonella như: Môi trường SS (Shigella Salmonella): Trong môi trường này có natri dezexycolat hoặc natri torocola ngăn cản sự phát triển của E. coli, Proteus và vi khuẩn Gram dương. Khuẩn lạc của E. coli có màu đỏ, khuẩn lạc của Salmonella và Shigella trong, trắng hoặc không màu, Nguyễn Quang Tuyên (2008) [43]. * Đặc tính về cấu trúc kháng nguyên Vi khuẩn Salmonella có cấu trúc kháng nguyên cũng rất phức tạp, gồm
  23. 15 các loại kháng nguyên như: kháng nguyên O, H, K và F. Trong đó: kháng nguyên O có 67 loại, kháng nguyên H có 94 loại thuộc pha 1 và 11 loại thuộc pha 2, Phạm Hồng Sơn (2002) [28]. * Kháng nguyên thân (O): là một thành phần của tế bào vi khuẩn, có cấu trúc phân tử Lypopolysacharide chia thành ba vùng riêng biệt: vùng ưa nước, vùng lõi và vùng lipid A. Kháng nguyên O là kháng nguyên chịu nhiệt, có thể chịu được 1000C trong nhiều giờ, chịu được cồn và axit HCL 1N trong 20 giờ, Nguyễn Như Thanh (1990) [34]. Theo Morris va cs (1976) [50] cho rằng: Kháng nguyên O không phải là độc tố mà là yếu tố gây bệnh của vi khuẩn, giúp vi khuẩn chống lại khả năng phòng vệ của cơ thể, chống lại hiện tượng thực bào. * Kháng nguyên lông (H): Bản chất là một protein. Kháng nguyên H không chịu nhiệt, dễ bị phá hủy ở nhiệt độ 600C trong một giờ, cồn và axit cũng dễ làm phá hủy chúng. Kháng nguyên H không quyết định yếu tố độc lực, không có vai trò bám dính, nhưng có tác dụng bảo vệ vi khuẩn tránh sự tiêu diệt của đại thực bào, điều đó giúp vi khuẩn này có thể tồn tại và nhân lên về số lượng, Weinstein và cs 1984 [58]. Cấu tạo của kháng nguyên H cũng rất phức tạp, được chia làm hai pha: Pha 1 có tính chất đặc hiệu gồm có 28 loại kháng nguyên lông biểu thị bằng chữ mẫu la tinh thường như: a, b, c, d, e, f, g, h, z. Pha 2 không có tính chất đặc hiệu, loại này có thể ngưng kết với các loại khác và có khi với trực khuẩn E. coli, gồm có hơn 6 loại biểu thị bằng số Ả rập: 1, 2, 3, 4, 5, 6 hay chữ la tinh thường: e, n, x, (Nguyễn Quang Tuyên, 2008) [43]. * Kháng nguyên vỏ (K): Kháng nguyên K của vi khuẩn Salmonella
  24. 16 không phức tạp, có một kháng nguyên vỏ đã biết là kháng nguyên Vi (Virulence - độc tính) có ở hai type huyết thanh Salmonella typhy và Salmonella paratyphy. Bản chất của kháng nguyên Vi là một phức hợp gluxit- lipit-polipeptit gần giống như kháng nguyên O. Kháng nguyên Vi không tham gia vào quá trình gây bệnh. Kháng nguyên Vi gặp kháng thể Vi tương ứng gây ra hiện tượng ngưng kết chậm và xuất hiện các hạt nhỏ (Nguyễn Quang Tuyên, 2008) [43]. * Kháng nguyên F (Fimbriae antigen): kháng nguyên F hay còn gọi là kháng nguyên pili, nó có chức năng bám dính vào thành ruột của động vật cảm nhiễm để vi khuẩn có thể phát huy vai trò gây bệnh của chúng. Kháng nguyên F có bản chất là Protein, thành phần và trật tự các amono axit của mỗi kháng nguyên đều có những điểm khác biệt. Đến này, một số nhóm kháng nguyên F thuộc vi khuẩn Salmonella đã phát hiện gây bệnh tiêu chảy ở người và động vật là Colonization Factor Antigen I và II (Trần Quang Diên, 2002) [4]. 2.1.4. Triệu trứng và bệnh tích của hội chứng tiêu chảy 2.1.4.1. Triệu trứng Bệnh xảy ra ở những lợn con vừa mới sinh ra được 1 vài giờ tới những con lợn con được 21 ngày tuổi. Ở thể quá cấp tính, con vật chết nhanh, thường là sau 6 - 29 giờ kể từ khi con vật bỏ bú. Ở thể này con vật có triệu chứng bỏ bú hoàn toàn, đi siêu vẹo, thích nằm một chỗ, ho, rìa tai, rìa mõm tím tái, phân lỏng lày nhày màu trắng và có mùi tanh hôi, lợn co giật rồi chết. Ở thể cấp tính, con vật chết chậm hơn sau 2 - 4 ngày kể từ khi bỏ bú, con vật ỉa chảy nặng, mất nước, chất điện giải, yếu dần rồi chết, trước khi chết cũng có hiện tượng co giật. Thể mãn tính, thường thấy ở lợn từ giai đoạn tập ăn đến cai sữa. Lợn con ỉa chảy liên tục, phân lúc nước, lúc sền sệt, mùi rất khó chịu. Đít dính
  25. 17 phân, con vật gầy, lông xù, thường ho, con vật còi cọc, chậm lớn. Khi đàn lợn con bị phân trắng, trước hết trên nền chuồng quan sát thấy những cục, bãi phân màu trắng như phân cò, lợn con tụm vào một góc chuồng. Lợn con xù lông, gầy còm, suy nhược, yếu ớt, các đầu xương hông nhô ra, mắt trũng sâu, run rẩy, đi đứng siêu vẹo. Khi mới mắc bệnh, lợn con còn bú, về sau bỏ bú. Phân thay đổi từ màu sáng trong sang màu trắng hoặc xám. Ban đầu lợn đi ngoài thành bãi, về sau phân tự do chảy nhỏ giọt từ hậu môn ra ngoài làm phía sau lợn dính bê bết phân (Đào Trọng Đạt, 1996) [5]. Theo Lê Văn Tạo (1993) [32] một số trường hợp lợn có triệu chứng nôn mửa. Do tiêu chảy nên cơ thể mất nước nhiều, trọng lượng cơ thể lợn giảm nhanh 30 - 40%, cơ vùng bụng run rẩy, nhão, không còn trương lực. Thường lợn con sinh ra từ lợn mẹ đẻ lứa đầu mắc tỷ lệ cao và chết nhiều hơn lợn của các lợn đẻ nhiều lứa. Tỷ lệ lợn bị bệnh chết cao ở những ngày đầu sơ sinh chiếm 60-70%, thậm chí có đàn chết toàn bộ. 2.1.4.2. Bệnh tích - Thể cấp tính: Niêm mạc dạ dày phủ đầy dịch nhầy, xung huyết và xuất huyết rõ. Niêm mạc ruột bị tổn thương mạnh, có vùng hoại tử. Hạch lâm ba chuyển từ màu hồng sang màu đỏ sẫm. Gan nhão, dễ vỡ, đôi khi có xuất huyết, túi mật sưng, màu mật biến đổi. - Thể mãn tính: Đặc trưng là tăng sinh tế bào. Trong khi tế bào tăng sinh có các đại thực bào với các hạt nhân màu trắng sáng. Đó là sản phẩm biểu bì võng mô, chúng có khả năng thực bào. Ở đó có hiện tượng hoại tử và nhiều vi khuẩn Salmonella. Hiện tượng này tạo nên u sơ gan, lách sưng to và đỏ xám hoặc đỏ sẫm, đôi khi có màu đen, rìa lách cong. Niêm mạc ruột bị tổn thương, có vết loét. Thận không có biến đổi đặc trưng, phổi viêm đôi khi có ổ mủ. Tim sưng, hơi nhão, xoang bao tim chứa đầy nước vàng, cơ tim xuất huyết. Toàn bộ đường tiêu hóa xuất huyết, thường thấy nhất là các điểm xuất
  26. 18 huyết ở ruột non và thành dạ dày. Chất chứa trong ruột có lẫn máu. Hệ thống hạch lâm ba ruột tụ huyết. Các cơ quan nội tạng khác như: tim, gan, thận, phổi ít biến đổi (Lê Văn Tạo, 1993) [32]. 2.1.5. Biện pháp phòng, trị hội chứng tiêu chảy cho lợn 2.1.5.1. Biện pháp phòng bệnh Phòng bệnh là cách chủ động để giảm thiệt hại về kinh tế do bệnh về tiêu chảy gây ra. Các biện pháp phòng xoay quanh các vấn đề môi trường, vật chủ và mầm bệnh. Biện pháp chủ yếu là: - Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2007) [14] giữ chuồng trại sạch sẽ, kín ấm vào mùa đông và đầu mùa xuân, giữ khô ráo, chống ẩm ướt sẽ làm cho lợn con phòng được bệnh tiêu chảy. Những ngày thời tiết lạnh ẩm, có thể dùng đèn điện hoặc đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho heo con sẽ giảm được tỷ lệ tiêu chảy. - Nguồn nước uống phải sạch, lượng E. coli dưới mức quy định, nếu có nghi ngờ về sự tinh khiết của nước thì phải pha thêm thuốc sát trùng vào, sau 24h mới cho uống. - Ổn định khẩu phần ăn cho lợn mẹ trong thời gian mang thai và sau khi đẻ, đủ chất dinh dưỡng, khoáng, vitamin nhất là vitamin A. Lưu ý không thay đổi khẩu phần ăn của lợn mẹ sau khi đẻ, vì nó làm chất lượng sữa thay đổi, lợn con bú vào tiêu hóa kém dễ bị tiêu chảy. - Lợn con đẻ ra phải được sưởi ấm ở nhiệt độ 370C/7 ngày, sau đó nhiệt độ giảm dần, nhưng không được giảm dưới 300C ( Trần Văn Phùng và cs (2004) [25]). - Sử dụng sắt Dextran-B12 10% tiêm cho lợn con ở 3 ngày tuổi và 7 ngày tuổi với liều 1 ml/lần/con. - Cho uống phòng hay trộn vào thức ăn một lượng thuốc kháng sinh, thuốc phòng bệnh ỉa chảy.
  27. 19 - Theo Trương Lăng (2004) [13] tiêm phòng vắc xin phó thương hàn cho lợn con từ 20 ngày tuổi: lần 1 với liều 1ml dưới da/ con, lần 2 sau lần 1 từ 3-4 tuần với liều 2ml/con. Lợn nái trước đẻ 1 tháng tiêm 3ml/con để tạo nhiều kháng thể trong sữa đầu truyền sang bảo vệ lợn con không bị mắc bệnh phó thương hàn. Lưu ý: Lúc đỡ đẻ phải thực hiện các biện pháp vệ sinh vô trùng tốt, các biện pháp đúng kỹ thuật để đề phòng lợn mẹ bị viêm tử cung, viêm vú sữa bị nhiễm độc, nhiễm trùng kế phát lợn con bú sữa đó sẽ ỉa chảy. 2.1.5.2. Điều trị Có rất nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn con, nhưng hiệu quả của nó vẫn còn khiêm tốn. Tuy nhiên, để điều trị bệnh tiêu chảy có hiệu quả nhất thì cần chẩn đoán chính xác đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ hợp lý nhất. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [15] khi bệnh đã phát ra ở đàn lợn thì phải khẩn trương điều trị với những biện pháp thích hợp và chăn nuôi chăm sóc chu đáo đàn lợn. Điều quan trọng nhất là làm được kháng sinh đồ, trên cơ sở đó lựa chọn kháng sinh để điều trị. Một số kháng sinh sau đây thường được sử dụng riêng rẽ hoặc phối hợp để điều trị: Tetracycline với liều 50mg/kg thể trọng. Neomycin với liều 53mg/kg thể trọng. Biomycin với liều 50mg/kg thể trọng. Có thể dùng các kháng sinh trên phối hợp với một số dạng sulfanilamid để cho uống hoặc dung dịch: Bisepton với liều 50mg/kg thể trọng. Sulfaynamidin với liều 100mg/kg thể trọng. Sulfadimetoxin với liều 50mg/kg thể trọng. Theo tác giả Lê Hồng Mận (2008) [18] điều trị bệnh ở lợn con tiêu chảy do vi khuẩn thì dùng các loại kháng sinh đặc hiệu:
  28. 20 Flumequil cho lợn uống liều 1g/ 4-5 kg khối lượng trong 3-4 ngày liền. Oxytetracyclin liều dùng 50mg/kg khối lượng, uống hoặc tiêm, phối hợp với Sulfaguanidin 50mg/kg khối lượng trong 5-6 ngày. Streptomycin tiêm với liều 30mg/kg khối lượng, kết hợp với uống Sulfamerazin 50mg/kg khối lượng trong 5-6 ngày. Kết hợp uống thuốc trợ sức Vitamin B1, Vitamin C, cafein, hoặc cho uống lá chát chứa nhiều tannin để giảm tiêu chảy như lá ổi, 2.1.6. Khái quát về cây Hoàn ngọc Cùng với việc chăn nuôi được mở rộng thì dịch bệnh là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăn nuôi. Một trong những bệnh gây thiệt hại cho các cơ sở chăn nuôi là hội chứng rối loạn tiêu hóa ở lợn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về hội chứng rối loạn tiêu hóa ở lợn và đưa ra các biện pháp phòng trị, góp phần không nhỏ trong việc hạn chế những thiệt hại do hội chứng rối loạn tiêu hóa gây ra ở lợn. Tuy nhiên, sự phức tạp của cơ chế gây bệnh, những tác động phối hợp của các nguyên nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến các kết quả nghiên cứu. Vì thế các giải pháp đưa ra chưa thật sự mong muốn. Hội chứng rối loạn tiêu hóa ở lợn vẫn là nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho các cơ sở chăn nuôi. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng các loại thuốc để điều trị hội chứng rối loạn tiêu hóa ở lợn nói chung và lợn rừng nói riêng đang được quan tâm. Trong đó đã có nhiều tài liệu xác định cây Hoàn ngọc và cây Khổ sâm là “kháng sinh thực vật” chống viêm, chống loét, dị ứng, điều trị kiết lỵ, điều trị tiêu chảy. Cây Hoàn Ngọc tên khoa học là Pseuderanthemum palatiferum (Wall.) Radlk., thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), trong dân gian cây Hoàn Ngọc có rất nhiều tên gọi khác nhau như: cây Xuân Hoa, cây con khỉ, cây Nhật Nguyệt, cây Nội Đồng,
  29. 21 Trong dân gian cũng như Đông y hiện nay lưu truyền khá nhiều các bài thuốc về công dụng chữa bệnh của loại cây này. Một vài bệnh, nhóm bệnh được nhắc nhiều khi nói về Hoàn Ngọc có thể kể đến như: Rối loạn tiêu hoá, chấn thương, khôi phục sức khoẻ, bệnh liên quan tới các khối u, viêm, lở loét, xơ gan, viêm gan, cầm máu, khi sử dụng cây Hoàn Ngọc đều rất hiệu quả. - Mô tả cây Hoàn Ngọc: Hoàn ngọc có khá nhiều loại khác nhau, nhưng người ta vẫn thường nhắc đến hai loại là cây hoàn ngọc đỏ và hoàn ngọc trắng. Cây Hoàn Ngọc đỏ thuộc dạng cây bụi, cao khoảng từ 0,6 đến 1,5 mét. Chúng mọc nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hưng Yên Lá non, ngọn và thân có màu đỏ tía. Lá của cây Hoàn Ngọc đỏ thường được dùng ăn kèm với thịt cá, đặc biệt là các món gỏi vì nó có vị se chát, hơi chua nên giúp tránh đau bụng, đầy bụng. Cây Hoàn Ngọc đỏ có tác dụng trị các bệnh đường ruột cấp mãn tính rất tốt. Cây Hoàn Ngọc trắng là một dạng cây bụi, phát triển rất nhanh, cây cao khoảng từ 1 đến 3 mét. Cây thường mọc trong những cánh rừng sâu ở Lạng Sơn. Lá cây hoàn ngọc trắng mềm và nhọn, mặt phải có màu xanh thẫm, mặt trái xanh nhạt, mọc đối nhau, dài từ 10 đến 15 cm. Hoàn Ngọc trắng có hoa màu trắng pha tím nhạt, thường nở vào mùa xuân thành từng chùm ở cuối cành. Cây có sức sống và rất dễ phát triển, nhất là vào mùa mưa, cây thích nước nên lớn rất nhanh, cành lá xum xuê. - Bộ phận dùng: Lá hoàn ngọc được dùng trực tiếp trong điều trị bệnh tiêu chảy lợn. - Thu hái: Lá hoàn ngọc, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. - Bào chế:
  30. 22 Sau khi trực tiếp hái Khổ sâm về chúng ta phải rửa sạch, để khô ráo nước. Sau đó, cho vào máy xay cộng thêm một chút nước, tính toán và cân đối hàm lượng sao cho phù hợp để có được hiệu quả cao. Sau đó lọc và dùng chính nước cốt đó kết hợp thêm dược liệu khác để điều trị. - Thành phần hóa học: Lá hoàn ngọc chứa protein, polysaccharid, sterol, flavonoid, đường khử, acid hữu cơ, carotenoid, saponin, các muối Ca, Mg, K, Fe, Na. - Tác dụng dược lý: Lá hoàn ngọc có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm. Cao toàn phần lá hoàn ngọc đã loại bỏ chlorophyl có tác dụng bảo vệ gan trên động vật thí nghiệm. Lá hoàn ngọc không có độc tính. - Công dụng và liều dùng: Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây hoàn ngọc được dùng trong, mỗi lần 3 - 7 lá tươi rửa sạch, giã lấy nước uống, ngày hai lần trong 3 - 5 ngày để chữa đau bụng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Dùng ngoài, lấy lá giã đắp chữa tụ máu, mụn nhọt, lở loét. Có thể dùng lá tươi nấu canh ăn như rau hoặc phơi khô sắc uống. Năm 1997 - 1998, cây hoàn ngọc đã gây xôn xao dư luận về những công dụng “kỳ diệu” của nó: Chữa suy nhược toàn thân, già yếu, làm việc quá sức, mệt mỏi: dùng 3 - 7 lá. Chữa loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng, trĩ nội: Dùng mỗi lần 7 lá, ngày 2 lần. Chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ: Dùng 7 -14 lá. Chữa viêm thận, đái nhắt, đái buốt, đái đục, đái ra máu: Dùng 14 - 20 lá. Chữa đau mắt đỏ: ăn 7 lá, kết hợp đắp ngoài 3 lá.
  31. 23 Ngoài ra, cây còn có tác dụng chữa huyết áp cao và thấp, đau gan, xơ gan cổ trướng, chấn thương chảy máu, bệnh thận, táo bón, cảm cúm, đau bụng, tràn dịch màng phổi, viêm phổi Đặc biệt, có bệnh nhân bị ung thư gan đã dùng lá hoàn ngọc thấy chuyển biến tốt, triệu chứng được cải thiện rõ rệt. Dạng dùng thông thường là lấy lá tươi, rửa sạch, nhai nuốt nước hoặc giã nát, lọc lấy nước đặc mà uống. Dùng ngoài, giã đắp. Cây khổ sâm có tên khoa học là Cronton tonkinensis Gagnep, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae, trong dân gian còn gọi là Khổ sâm Bắc hay cây dã hòe. Ngoài ra, còn có rất nhiều các tên gọi khác theo sử sách Trung Quốc như: Khổ Cốt (Bản Thảo Cương Mục), Bạch Hành, Bạt Ma, Cầm Hành, Dã Hòe, Địa Cốt, Địa Hòe, Đồ Hòe, Hổ Ma, Khổ Quyển Biển Phủ, Khổ Tân, Khổ Thức, Kiêu Hòe, Lục Bạch, Thỏ Hòe, Thủy Hòe (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển), Xuyên sâm (Quán Châu Dân Gian Phương Dược Tập), Phượng tinh trảo (Quảng Tây Trung Đơn Y Dược Thực), Ngưu sâm (Hồ Nam Dược Vật Chí), Địa sâm (Tân Hoa Bản Thảo Cương Yếu). Tại nước ta theo kinh nghiệm trong nhân dân là loại cây có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh đường tiêu hóa, Khổ sâm thường dùng làm thuốc bổ đắng, chữa kiết lỵ, sốt cao. Vị thuốc rất đắng, sắc khó uống nên được dùng lâu đời nhất là từ triều đại Tần và Hán chủ yếu dùng điều trị sốt, kiết lỵ, vàng da, đã có những tài liệu xác định Khổ sâm là “kháng sinh thực vật” có tác dụng chống viêm, chống loét, chống dị ứng rất hiệu quả. Cây Khổ sâm là cây nhỏ, cao 0,72m. Lá mọc so le nhưng gần như đối nhau, có khi mọc thành từng vòng giả 3-4 lá. Phiến dài hình mũi mác, mép nguyên, cả 2 mặt lá đều có nhiều lông tỏa tròn óng ánh. Khi phơi khô, mặt dưới lá có mầu trắng bạc, mặt trên lá có mầu đen. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, hoa lưỡng tính hoặc đơn tính. Hoa đực có 5 lá đài, 1-2 nhị, hoa cái cũng có 5 lá đài, 3 vòi nhụy. Quả gồm 3 mảnh vỏ, mầu hung đỏ, có lông
  32. 24 trắng. Hạt hình trứng, có mỏ, màu nâu hung. Mùa hoa quả: tháng 5-8. Khổ sâm là rễ khô của cây Khổ sâm. - Bộ phận dùng: Lá hoặc búp cây đều có thể dùng được trong trị bệnh tiêu chảy ở heo và được sử dụng trực tiếp. - Bào chế: Tương tự cây Hoàn ngọc. Sau khi trực tiếp hái Khổ sâm về chúng ta phải rửa sạch, để khô ráo nước. Sau đó, cho vào máy xay cộng thêm một chút nước, tính toán và cân đối hàm lượng sao cho phù hợp để có được hiệu quả cao. Sau đó lọc và dùng chính nước cốt đó kết hợp thêm dược liệu khác để điều trị. - Ứng dụng trong điều trị hội chứng rối loạn tiêu hóa: Khổ sâm điều trị lỵ cấp tính, tiêu chảy. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam, hội chứng rối loạn đừng tiêu hóa là một bệnh phổ biến với sự quan tâm và nổ lực của nhiều nhà nghiên cứu trong nước, hiện nay nhiều vấn đề liên quan đến dịch tễ và nguyên nhân gây bệnh tại Việt Nam đã từng bước sáng tỏ mang lại những giá trị khoa học và kinh tế trong công việc phòng chống dịch bệnh. Năm 1993, Lê Văn Tạo và cộng sự đã nghiên cứu cá yếu tố gây bệnh của các chủng E. coli gây bệnh để chế tạo vaccine chết dưới dạng cho uống. Vaccine dùng cho lợn con sau đẻ 2 giờ, uống với liều 10ml/1con. Uống liên tục trong 3 - 5 ngày. Kết quả, làm giảm tỉ lệ mắc bệnh tiêu chạy lợn con từ 30 - 35% so với đối chứng. Năm 1997, Nguyễn Như Thanh cho rằng bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều gia súc, bệnh thường phát triển mạnh từ mùa đông
  33. 25 sang mùa hè (tháng 11 của năm trước đến tháng 5 năm sau) đặc biệt khi thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột (từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm chuyển sang rét). Tỉ lệ mắc bệnh tới 50% và tỉ lệ chết tới 30 - 45%. Theo Nguyễn Như Thanh và cộng sự (2001) thì bệnh tiêu chảy ở lợn con là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E. coli, ngoài ra có sự thamgia của Salmonella và vai trò thứ yếu là Proteus, Streptococus. Trần Đức Hạnh và cộng sự (2011) cho biết ở lợn con bị tiêu chảy, vi khuẩn Samonella spp có mặt trong hầu hết các cơ quan phủ tạng, tỉ lệ phân lập cao nhất ở hạch màng treo ruột (90,23%), tiếp đến là chất chứa ruột già (80,95%), ở ruột non (57,14%), gan (52,38%), ở lách (28,57%) và thấp nhất là ở thận (23,80%). Theo Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010) [34] kết luận: Lợn mắc tiêu chảy và chất do tiêu chảy cao nhất vào mùa xuân và thấp nhất vào mùa thu. Để xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và Salmonella trong phân lợn mắc hội chứng tiêu chảy, Tạ Thị Vịnh và cs (1996) [39], đã tiến hành nghiên cứu ở các tỉnh phía bắc Việt Nam và kết luận sau: - Vi khuẩn E. coli và Salmonella đều thấy trong phân lợn bệnh cao hơn lợn bình thường. - Tiêu chảy ở lợn 1 - 21 ngày tuổi, có thấy vi khuẩn E. coli mang kháng nguyên K88 cao hơn nhiều lần so với lợn mắc hội chứng tiêu chảy ở lứa tuổi khác. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001) [10], nguyên nhân vi khuẩn gây tiêu chảy chính ở gia súc là E. coli, Salmonella và Clostridium. Tống Vũ Thắng và Đậu Ngọc Hào 2008 [35], đã nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm nấm mốc, E. coli, Salmonella, Clostridium perfringens trong
  34. 26 thức ăn hỗn hợp và tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mưa tại 6 cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản ở Thành Phố Hồ Chí Minh. - Phạm Thế Sơn và cs 2008a [26], nghiên cứu chế phẩm EM-TK21 để phòng và trị hội chứng tiêu chảy ở lợn từ 1 đến 90 ngày tuổi. - Phạm Thế Sơn và cs 2008b [27], đã nghiên cứu đặc tính của vi khuẩn E. coli, Samonella ssp, Clostridium perfringens gây bệnh lợn con tiêu chảy. Nghiêm Thị Anh Đào (2008) [5] kết luận: Từ các mẫu phân và phủ tạng phân lập được vi khuẩn E. coli với các tỷ lệ là: Phân 92,8%, gan 75,0%, lách 83,3% và ruột 100%. Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Bá Tiếp (2013) [36] kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy vi khuân E. coli và Salmonella là những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong hội chúng tiêu chảy ở lợn con trong chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi công nghiệp như nghiên cứu này, E. coli có khả năng đóng vai trò “trội” so với Salmonella. Khi nghiên cứu về vai trò gây bệnh của E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ 1 - 60 ngày tuổi, tác giả Trương Quang (2007) [25] đã có kết luận: 100% mẫu phân của lợn bị tiêu chảy phân lập được E. coli với số lượng lớn gấp 2,46 - 2,73 lần (ở lợn 1 - 21 ngày tuổi) và 1,88 - 2,1 lần (ở lợn 22 - 60 ngày tuổi) so với lợn không tiêu chảy. Đoàn Thị Kim Dung (2004) [6] cho biết khi lợn bị tiêu chảy số loại vi khuẩn và tổng số vi khuân hiếu khí trong 1gam phân tăng lên so với ở lợn không bị tiêu chảy. Khi phân lập tác giả thấy rằng các vi khuân đóng vai trò quan trọng trong hội chứng tiêu chảy như: E. coli, Salmonella và Streptococcus tăng lên trong khi Staphylococcus và Bacillus subtilis giảm đi. Nguyễn Bá Hiên (2001) [10] nghiên cứu biến động của vi khuẩn đường ruột thường gặp ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy đã chỉ ra rằng: Khi lợn bị
  35. 27 tiêu chảy, số lượng vi khuẩn E. coli trung bình tăng 1,90 lần, số lượng vi khuẩn Cl.perfringens tăng 100 lần so với lợn khỏe mạnh. Ngoài các vấn đề trên, hội chứng tiêu chảy còn bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn Các tác giả đều cho rằng, khi lợn bị mắc tiêu chảy do các tác nhân là vi sinh vật thường làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Nilsson O, Mastinson K và Elisabeth Person (1984) [41 nhận thấy hiện nay ở Thụy Điển bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn con phát triển mạnh. Các tác giả này đã khẳng đinh cầu trùng Isospora suis kết hợp Rotavirus là nguyên nhân gây ỉa chảy ở lợn Elis và cs (1986) [36] kiểm tra 45 lợn con ỉa chảy thấy 28 lợn nhiễm cầu trùng kết hợp với vi rút. Glawischning E và cs (1992) [42], xác định Clostridium perfringens Type A và Type C là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi lợn. Bergenland H. U. (1992) [34] trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn trước và sau cai sữa bị bệnh tiêu chảy có rất nhiều loại vi rút. 20 % mẫu phân lợn tiêu chảy phân lập được Rotavirus, 11,2 % có virus TGE, 2 % có Enterovirus, 0,7 % có Parvovirus. Radostitis O. M (1994) [42] cho biết Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình gây hội chứng tiêu chảy. Hiện nay các nhà khoa học đã ghi nhận có khoảng 2200 serotype Salmonella và được chia ra 67 nhóm huyết thanh dựa vào cấu trúc kháng nguyên O.
  36. 28 Radostitits O.M và cs (1994) [42] cho rằng E.coli gây bệnh cho lợn là các chủng có kháng nguyên pili và sản sinh độc tố đường ruột đóng vai trò quan trọng và phổ biển trong tiêu chảy ở lợn. Archie Hunter (2000) [33] cho rằng: Tiêu chảy chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường, khi gia súc đang thích ứng với sự thay đổi của khẩu phần thức ăn. Vì vậy, nếu gia súc bị ỉa chảy thì bắt buộc phải tính đến khả năng này. Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E. coli, việc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. Akita và cs (1993) [41] đã nghiên cứu và sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con.
  37. 29 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đàn lợn rừng lai giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi Phạm vi nghiên cứu: Bệnh tiêu chảy 3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành Địa điểm: Trại chăn nuôi động vật hoang dã tại Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa - Công ty CP Khai khoáng miền núi. + Thời gian: Từ ngày 18/11/2017 đến 18/5/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu Khảo sát tình hình nhiễm bệnh đường tiêu hóa trên đàn lợn rừng lai nuôi tại cơ sở. Khảo nghiệm một số hiệu quả sử dụng lá cây Hoàn Ngọc để điều trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn thí nghiệm. 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Phương pháp nghiên cứu Trực tiếp khảo sát tình hình nhiễm bệnh đường tiêu hóa trên đàn lợn rừng lai nuôi tại cơ sở. Ghi chép sổ sách hàng ngày và tính toán các chỉ tiêu theo dõi. Theo dõi tình hình bệnh đường tiêu hóa ở lợn rừng lai giai đoạn theo me. Kiểm tra triệu chứng lâm sàng và bệnh tích ở lợn. Khảo nghiệm một số hiệu quả sử dụng lá cây Hoàn Ngọc để điều trị hội chứng tiêu chảy trên đàn lợn thí nghiệm. 3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh, đảm bảo đồng đều về tình trạng bệnh tật, tuổi, tính biệt, sức khỏe của đàn lợn
  38. 30 con giữa các lô, đảm bảo đồng đều về chế độ chăm sóc nuôi dưỡng giữa các lô thí nghiệm. Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm STT Diễn giải ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 1 Số lượng lợn theo dõi Con 29 29 29 2 Loại lợn Lợn rừng lai 3 Tuổi thí nghiệm Sơ sinh đến 56 ngày tuổi Lá hoàn Lá hoàn ngọc 4 Yếu tố thí nghiệm Bisepton ngọc + Khổ sâm - Lô ĐC: Sử dụng bisepton để cho lợn con uống, liều lượng 2 viên/con/lần, ngày uống 2 lần. - Lô TN 1: Sử dụng lá cây Hoàn ngọc tươi, nghiền nhỏ, vắt lấy nước cho uống. Mỗi con cho uống 5 gam lá/lần, ngày 2 lần. - Lô TN2: Sử dụng 5 gam lá cây Hoàn ngọc tươi, 5 gam lá Khổ sâm nghiền nhỏ, vắt lấy nước cho uống, ngày 2 lần. 3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu - Tỉ lệ mắc bệnh: Σ số lợn mắc bệnh Tỉ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 Σ số lợn theo dõi - Tỉ lệ khỏi: Σ số lợn khỏi bệnh Tỉ lệ khỏi (%) = x 100 Σ số con điều trị - Tỉ lệ chết: Σ số con chết Tỉ lệ chết (%) = x 100 Σ số con mắc bệnh
  39. 31 3.5. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn văn Thiện (2002), với sự hỗ trợ của các phần mềm Excel 2010. - Giá trị trung bình ( X ) X X X X X X X 1 2 3 4 n  n n S m X X - Sai số của số trung bình: n 1 ( Xi) 2 2   Xi S n - Độ lệch chuẩn: X n 1 S x x100 - Hệ số biến dị (Cv %) = X - So sánh giữa 2 lô: X 1 X 2 TTN m2 m2 x1 x2 Trong đó: X là giá trị trung bình X1, X2, X3 Xn: Giá trị mẫu X: Tổng số các mẫu n: Dung lượng mẫu m x : Sai số của số trung bình S x : Độ lệch tiêu chuẩn
  40. 32 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng các loại lợn tại trại chăn nuôi động vật hoang dã thuộc Chi nhánh NC&PT động thực vật bản địa Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, em được phân công tham gia chăn nuôi đàn lợn nái sinh sản, bao gồm lợn nái chửa (kỳ I và kỳ II); lợn nái đẻ, lợn nái nuôi con, lợn con theo mẹ và các đàn lợn con sau cai sữa. Kết quả công tác chăn nuôi lợn như sau: * Chăn nuôi lợn nái chửa Khi có chửa lợn nái có nhiều đặc điểm thay đổi, hợp tử bám và làm tổ ở tử cung và bắt đầu phát triển bình thường, các cơ quan bộ phận liên quan (nhau thai, bọc ối, niệu, tử cung và bầu vú) đều được phát triển trong thời gian này. Do vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng chúng phải phù hợp và đảm bảo để có số con sơ sinh cao, khối lượng trung bình của lợn con cai sữa cao, lợn con sinh ra khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Lợn mẹ phát triển bình thường, dự trữ đủ chất dinh dưỡng để tiết sữa nuôi con sau này, không bị hao mòn lớn. Lợn nái sau khi phối giống đã chắc chắn có chửa được nhốt riêng mỗi con một ô chuồng nhằm thuận tiện cho quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý. Chế độ ăn cho lợn như sau: Lợn nái sau khi tách con 2 ngày đầu cho ăn 0,2 kg thức ăn tinh từ ngày thứ 3 trở đi cho ăn 1,5 kg thức ăn tinh/con/ngày đến khi động dục thì chuyển sang chế độ ăn của nái chửa kì I, tùy thuộc vào thể trạng của lợn nái, lợn gầy cho ăn nhiều hơn 20% thức ăn tinh. Thức ăn được nấu chín, trộn cùng thân cây chuối hoặc cây ngô non băm nhỏ. Trong giai đoạn chửa kỳ I, bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy khẩu phần ăn là 0,6 - 0,8 kg thức ăn tinh/con, 1 - 2,0 kg thức ăn thô xanh/con. Giai đoạn chửa kỳ II tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh vì vậy cần cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn con sinh ra đạt
  41. 33 được khối lượng sơ sinh cao. Giai đoạn này khẩu phần ăn là 1,0 -1,2 kg thức ăn tinh/con và 1-2 kg thức ăn thô xanh. Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa trong một ngày chúng ta cần chú ý đến yếu tố khối lượng của cơ thể, thể trạng của lợn nái, tình trạng sức khỏe, nhiệt độ môi trường. Lợn gầy cho ăn thêm 20% thức ăn tinh so với lợn bình thường, mùa đông khi nhiệt độ dưới 150C cho ăn thêm 20% thức ăn tinh. Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo sạch sẽ và thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Lợn được nhốt vào chuồng có nền bằng phẳng, dễ quan sát chăm sóc. Mỗi ô chuồng có phiếu ghi rõ ngày phối giống, dự kiến ngày đẻ để dễ dàng cho công tác quản lý và chăm sóc nhất là công tác đỡ đẻ khi lợn đẻ. * Nuôi dưỡng lợn nái đẻ: Mục đích nuôi dưỡng lợn nái đẻ nhằm đảm bảo cho lợn đẻ an toàn, lợn con có tỷ lệ sống cao, lợn mẹ có sức khỏe tốt đủ khả năng tiết sữa nuôi con sau này. Những nội dung chính của công tác này gồm: Một tuần trước khi lợn nái đẻ có kế hoạch giảm dần lượng thức ăn tùy thuộc vào thể trạng lợn nái, lợn nái khỏe một tuần trước khi đẻ giảm 1/3 lượng thức ăn, trước đẻ 2-3 ngày giảm 1/2 lượng thức ăn. Lợn nái yếu thì không giảm mà cho ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Ngày lợn nái cắn ổ đẻ dừng cho ăn, cho uống nước tự do. Ngày lợn nái đẻ cho ăn cháo loãng, số lượng bằng 1/4 ngày thường, tăng dần sau 3 ngày cho ăn theo chế độ lợn nái nuôi con, vào ngày nái đẻ cần chuẩn bị một số dụng cụ và thiết bị cần thiết như: hộp xốp, kìm bấm nanh, kìm bám tai, thuốc sát trùng, oxytoxin Trực và đỡ đẻ cho lợn: trực đẻ rất cần thiết để có thể hỗ trợ cho lợn nái trong những trường hợp bất thường. Quan sát được những biểu hiện của lợn nái khi có hiện tượng sắp đẻ, để có kế hoạch trực và đỡ đẻ cho lợn nái. Do lợn nái rừng thường dữ khi đẻ, không phải con nái nào cũng vào được chuồng để
  42. 34 làm công tác đỡ đẻ được do vậy cần lưu ý khi đỡ đẻ cho lợn nái. * Nuôi dưỡng chăm sóc quản lý lợn nái nuôi con: Chăn nuôi lợn nái nuôi con có một ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là khâu cuối cùng trong chăn nuôi lợn nái sinh sản. Giai đoạn này quyết định chất lượng lợn con giống và hiệu quả kinh tế trong nghề chăn nuôi lợn nái. Vì vậy trong chăn nuôi lợn nái nuôi con cần đạt được các yêu cầu: Lợn nái nuôi con tiết nhiều sữa với chất lượng tốt; cả lợn mẹ và con khỏe, lợn con sinh trưởng nhanh, có số con và trọng lượng cai sữa cao; tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con cao; lợn mẹ ít bị hao mòn trong giai đoạn nuôi con và sớm động dục lại sau cai sữa. Thức ăn cho lợn nái nuôi con không được thối mốc, biến chất hư hỏng, thức ăn được nấu chín sau đó trộn cùng cây chuối, rau xanh đã phay nhỏ cho ăn. Khối lượng thức ăn được tính tùy theo khối lượng lợn mẹ và số lượng con sinh ra. Khẩu phần ăn của lợn nái: 1,5 - 2kg thức ăn tinh, 2-3 kg rau xanh/con/ ngày. Đối với những lợn nái tiết sữa kém thì cho ăn thêm đu đủ nấu chín trong khoảng 3-5 ngày để kích thích tiết sữa. Trong thời gian thực tập em đã tham gia chăn nuôi 30 con lợn nái chửa, đẻ và nuôi con. Đàn lợn nái có sức khỏe tốt, phôi thai phát triển bình thường. Qua việc chăn nuôi đàn lợn nái sinh sản em đã nắm chắc kỹ thuật chăn nuôi lợn nái từng giai đoạn, vận dụng các kiến thức đã học và kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật truyền cho vào thực tiễn sản xuất. Qua đó trình độ và tay nghề của em đã được nâng cao. * Chăn nuôi lợn con theo mẹ Giai đoạn còn theo mẹ, lợn con rất nhạy cảm trước sự thay đổi của thời tiết, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Vì thế ở giai đoạn này cần đặc biệt chú ý giúp lợn con theo mẹ phát triển một cách tốt nhất có thể. Đối với lợn con theo mẹ (Lợn con bú sữa), tiến hành các kỹ thuật như sau: - Tiêm bổ sung sắt: Mỗi con 1 ml Prolongal (300 mg sắt/ml). Tiêm lúc
  43. 35 3 ngày tuổi. Tiêm vùng bắp ở cổ lợn. - Tẩy cầu trùng: Cùng lúc với tiêm sắt, sử dụng thuốc Novacoc (cho uống 1ml/con). - Phải giữ chuồng trại luôn luôn sạch sẽ, khô ráo. - Hàng ngày theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu chảy để xử lý kịp thời: - Cho lợn con uống thuốc hoặc tiêm (Theo quy trình điều trị bệnh tiêu chảy lợn con). - Tích cực phòng chống lạnh và ẩm: Bằng cách thay đệm lót, lau chuồng khô bằng vải mềm, rơm rạ, che chắn chuồng trại không để gió lùa trực tiếp vào chỗ lợn con nằm Kiểm tra và điều tiết thức ăn lợn mẹ cho phù hợp, nếu quá nhiều lợn con bị tiêu chảy, giảm lượng thức ăn. - Tập cho lợn con ăn sớm: Khi lợn con được 14-16 ngày tuổi, hàng ngày cho lợn tập ăn. Sử dụng thức ăn viên dùng để tập ăn, mỗi ngày cho lợn con ăn 2 lần (sáng/chiều), mỗi lần khoảng 8-10 gam thức ăn. Nếu lợn con ăn không hết, cần loại bỏ thức ăn thừa trước khi cho lượng thức ăn mới vào. Khi lợn con biết ăn, tăng dần lượng thức ăn lên, mỗi lần tăng khoảng 1- 2g/con/bữa. Nếu lợn con không chịu ăn, có thể bắt và thả vài viên thức ăn vào miệng cho chúng nhai kết hợp với chọn vị trí nền chuồng khô ráo sạch sẽ rắc thức ăn ra cho chúng tập ăn cùng lợn mẹ. Sau khi cho ăn bữa chiều, tối, cần lấy hết thức ăn thừa, bỏ máng ra ngoài, không để chuột ăn, gây bệnh cho lợn. * Chăn nuôi lợn con sau cai sữa: Lợn con khi đạt độ tuổi từ 35 - 42 ngày, ăn thạo thức ăn tập ăn có thể tiến hành cai sữa. Cụ thể như sau: - Trước khi cai sữa giảm thức ăn của lợn mẹ.
  44. 36 - Kỹ thuật cai sữa: đuổi lợn mẹ sang chuồng chờ phối. Để lợn con ở lại chuồng cũ. - Nếu ghép các đàn lại với nhau, cần sử dụng dầu gió để làm lẫn mùi lợn con, tránh lợn đánh nhau. - Chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con sau khi tách mẹ như sau: - Trước ngày cai sữa: giảm thức ăn của lợn con (chỉ cho ăn khoảng 50% lượng thức ăn chúng có thể ăn ngày trước đó). - Ngày cai sữa: Không cho ăn, hạn chế uống nước. - Sau đó tăng dần lượng thức ăn, tùy theo thể trạng và khối lượng khi cai sữa để quyết định (g/con/ngày): 5,0 - 7,5 - 10 - 12,5 - 15,0 - 17,5 - 20,0 - 22,5 - Hàng ngày cho lợn con ăn thêm các loại lá non như lá chuối, lá sung với lượng vừa phải, không để thừa lại trong chuồng. Trong thời gian thực tập, em đã cùng với các cán bộ, công nhân của trại tiến hành cai sữa và chăn nuôi cho 30 đàn lợn con với số lượng là 200 con. 4.2. Kết quả công tác thú y Đối với một cơ sở chăn nuôi lợn, công tác thú y có vai trò rất quan trọng, luôn phải đi trước một bước. Trong đó, ngoài việc chấp hành tốt vệ sinh thú y, định kỳ tiêu độc chuồng trại, ngăn ngừa các loại ký chủ trung gian truyền bệnh như chuột, thú hoang thì công tác tiêm phòng và điều trị kịp thời các bệnh xảy ra là rất quan trọng. Kết quả công tác công tác thú y như sau: * Công tác tiêm phòng: Trại chăn nuôi đã thực hiện nghiêm ngặt lịch tiêm phòng cho toàn bộ đàn lợn trong trại. Quy trình tiêm phòng cho từng loại lợn được quy định như sau: Đối với lợn nái: - Vắc xin dịch tả: Ngày chửa thứ 70. - Vắc xin FMD: Ngày chửa thứ 84
  45. 37 - Vắc xin PRRS: Tiêm toàn đàn một năm 2 lần (Tháng 4 và tháng 10). Đối tượng: lợn nái chửa tuần 1 - 11; Lợn nái đẻ, cai sữa. Lợn nái chửa tuần 12-16 không tiêm mà sẽ tiêm khi đẻ 1 tuần trở ra. - Vắc xin Farrowsure: Nếu chưa tiêm trước khi cai sữa 7 ngày, thì tiêm lúc chửa 90 ngày. - Phòng nội ngoại ký sinh trùng: Tiêm hanmectin vào ngày chửa thứ 100 - 105. Đối với lợn con: - Tiêm vắc xin Donoban 10: 21 ngày tuổi - Tiêm vắc xin dịch tả mũi 1: 35 ngày tuổi - Vắc xin dịch tả mũi 2: 65 ngày tuổi - Tẩy giun sán: 70 ngày tuổi (Trộn thức ăn) - Vắc xin lepto: 80 ngày (Mũi 1); 90 ngày (mũi 2) Trong quá trình thực tập, em đã tiến hành tiêm vắc xin cho đàn lợn nái số lượng 40 con, 3 lợn đực giống và 329 lợn con và lợn thịt. Tổng hợp kết quả công tác tiêm phòng cho đàn lợn trong cơ sở chăn nuôi được trình bày tại bảng 4.1. Bảng 4.1: Kết quả công tác tiêm phòng đàn lợn Tổng số Trong đó STT Loại vắc xin lợn Lợn con và Lợn đực Lợn nái (con) thương phẩm 1 Dịch tả 372 3 40 329 2 Donoban 10 329 329 3 PPRS 43 3 40 4 Lepto 329 329 5 LMLM 43 3 40 6 Farrowsure 43 3 40
  46. 38 * Công tác điều trị bệnh. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã tham gia công tác điều trị bệnh như sau: - Bệnh tiêu chảy: Nguyên nhân: Do thay đổi thức ăn, vệ sinh chuồng trại kém, do thời tiết, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng Triệu chứng: Trong đàn có con ỉa phân nhão sau chuyển thành lỏng, một số còn ỉa vọt cần câu. Nếu để lâu lợn gầy, khát nước, kém ăn, chướng hơi. Điều trị: Sử dụng 2 phác đồ điều trị như sau: Phác đồ 1: Dùng Norfacoli tiêm 1ml cho 10 - 15 kg thể trọng, dùng liên tục 2 - 3 ngày. Phác đồ 2: Dùng Berberin hòa với nước sôi để nguội cho uống, liệu trình 3 -5 ngày. Kết hợp tiêm Norfacoli. Hộ lý: Dọn chuồng sạch sẽ, giảm ăn, cho uống nước điện giải, bổ sung men tiêu hóa sau khi lợn khỏi. Điều trị cho 87 con, tỷ lệ khỏi lần 1 đạt 89,65 %. - Hội chứng đường hô hấp: Nguyên nhân: Do thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại ảnh hưởng lớn tới sự phát sinh lây lan bệnh. Triệu chứng: Ban đầu lợn rời đàn, đứng hoặc nằm ở góc chuồng, lợn ăn uống giảm dần, sốt cao. Tần số hô hấp tăng, lợn thở khó, thở dốc, ngồi như chó thở. Về sau thường ho vào chiều tối và sáng sớm, ho từng tiếng hoặc từng hồi, ho từng tuần sau giảm đi hoặc ho liên miên. Điều trị: Sử dụng 2 phác đồ điều trị như sau: Phác đồ 1: Dùng Pneumotic và Kanatialin tiêm bắp thịt 2ml/10 kg thể trọng/lần. Dùng 3-5 ngày nếu thấy lợn sốt tiêm thêm Anagin C, 1ml/5 kg thể trọng.
  47. 39 Phác đồ 2: Dùng Hanflo LA, trong thành phần chủ yếu là kháng sinh Flophenicon. Tiêm bắp thịt 1ml/10 kg TT/lần, 2 ngày tiêm một lần. Dùng 3-5 ngày kết hợp tiêm vitamin B1. Hộ lý: vệ sinh chuồng trại, che chắn chuồng kín gió, trải rơm cho lợn nằm, cho ăn tăng thức ăn tinh, mỗi lần cho ăn vừa phải không được cho ăn quá no vì cho ăn quá no sẽ dẫn đến chèn ép phổi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con vật. Điều trị cho 20 con khỏi. Tỷ lệ khỏi 85%. - Bệnh kí sinh trùng Nguyên nhân: Do lợn ăn phải trứng giun sán ở phân, nước uống, thức ăn bị nhiễm (rau, các nguyên liệu, các thức ăn thừa ) Triệu chứng: Tùy theo số lượng và mức độ của ấu trùng nhiều hay ít mà lợn có những dấu hiệu triệu chứng sau: kém ăn, gầy yếu, sút cân, niêm mạc trắng bạch, lợn bị tiêu chảy, mất máu, Trên lợn thông thường nhiễm giun đũa, giun phổi là nhiều nhất. Điều trị: Tiêm Hanmectin vào dưới da 1ml/10kg thể trọng/lần. Tiêm 2 lần, lần một cách lần hai 1 tuần. Điều trị cho 5 con khỏi. Tỷ lệ 100% Tổng hợp về kết quả công tác điều trị bệnh được trình bày qua bảng 4.2 Bảng 4.2: Kết quả công tác điều trị bệnh Số con Tỷ lệ khỏi STT Loại bệnh ĐVT Số con khỏi điều trị (%) 1 Bệnh đường tiêu hóa Con 87 78 89,65 2 Bệnh đường hô hấp Con 20 17 85,00 3 Bệnh ký sinh trùng Con 5 5 100
  48. 40 4.3. Công tác khác Trong quá trình thực tập, ngoài những công việc trên, em còn tham gia các hoạt động sản xuất khác của cơ sở như trồng cây thức ăn xanh (chuối, cỏ VA06; ngô dày); việc vệ sinh tẩy uế chuồng trại và khu vực chăn nuôi Qua những công việc trên, em đã nắm bắt thêm được các quy trình công nghệ về sản xuất thức ăn xanh, quy trình vệ sinh phòng bệnh , rèn rũa kỹ năng công tác, đồng thời tích lũy thêm kinh nghiệm sản xuất. 4.4. Kết quả nghiên cứu chuyên đề khoa học 4.4.1. Tình hình mắc tiêu chảy ở lợn rừng lai giai đoạn theo mẹ 4.4.1.1. Tình hình mắc tiêu chảy theo các tháng Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh tiêu chảy ở lợn rừng theo các tháng trong thời gian thực tập được trình bày tại bảng Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với tổng số 87 lợn con mắc bệnh, được sinh ra trong các tháng khác nhau, với thời gian nuôi 8 tuần, tổng số lượt lợn theo dõi là 252 lượt, tỷ lệ lợn con mắc bệnh có diễn biến không rõ rệt theo các tháng của quá trình thực tập. Tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp nhất ở tháng 12 (22,22%), sau đó tăng dần. Đặc biệt trong tháng 2 và 3, tỷ lệ này đột ngột tăng lên, tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy lên tới 47,37 - 56,67%, cao nhất trong các tháng. Hai tháng 4 và 5 có tỷ lệ lợn mắc trong khoảng giảm thấp hơn (từ 26,67 - 37,84%). Trung bình các tháng là 36,47%. Bảng 4.3: Tình hình mắc tiêu chảy ở lợn rừng lai trong thời gian thực tập tốt nghiệp Số lượt lợn con Số lợn Tỷ lệ mắc STT Chỉ tiêu theo dõi con mắc (%) (Lượt) (Con) 1 Tháng 12/2017 45 10 22,22 2 Tháng 1/2018 57 16 28,07
  49. 41 3 Tháng 2/2018 30 17 56,67 4 Tháng 3/2018 38 18 47,37 5 Tháng 4/2018 45 12 26,67 6 Tháng 5/2018 37 14 37,84 7 Trung bình 252 87 36,47 Khu vực nghiên cứu có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền Bắc, được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Hoàng Thị Nhung (2016) [20] chỉ ra rằng nguy cơ lợn con mắc tiêu chảy được nuôi ở mùa có sự khác rõ rệt, cao nhất là vào đầu mùa mưa (34,84%). Hoàng Văn Tuấn và cs (1998) [37] cũng có kết luận tương tự, tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn con tập trung chủ yếu vào tháng 5-8. Trong nghiên cứu này tỷ lệ mắc bệnh tháng 12 và 5 tháng đầu năm dao động từ 22,22 - 56,67% (Hình 4.1). Kết quả này không có quá nhiều sự khác biệt với kết quả của Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2009) [15], lợn nuôi vào các 6 tháng đầu năm có nguy cơ mắc tiêu chảy cao hơn các tháng còn lại (13,67-14,75%).
  50. 42 Hình 4.1: Tình hình tiêu chảy ở lợn rừng lai giai đoạn theo mẹ 4.4.1.2. Tình hình tiêu chảy ở lợn rừng theo điều kiện thời tiết Kết quả theo dõi tình hình tiêu chảy ở lợn rừng theo điều kiện thời tiết được trình bày tại bảng Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy theo dõi theo tình hình thời tiết cũng có sự chênh lệch giữa các kiểu hình thời tiết khác nhau, dao động trong khoảng từ 18,60-55,32%. Bảng 4.4: Kết quả điều tra tình hình mắc tiêu chảy theo thời tiết Điều kiện Số lượt lợn theo Số lượt lợn mắc Tỷ lệ mắc STT thời tiết dõi (Lượt) (Con) (%) 1 Nắng-khô 43 8 18,60 2 Nắng-ẩm 47 20 42,55 3 Rét-khô 45 10 22,22 4 Rét-ẩm 70 23 32,86 5 Mưa 47 26 55,32
  51. 43 Tính chung 252 87 34,31 Hai kiểu hình thời tiết nắng - khô và rét - khô có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất, lần lượt là 18,60% và 22,22%. Thời tiết nắng ẩm và rét ẩm có tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy cao hơn (42,515% và 32,86%), thời tiết mưa có tỷ lệ mắc cao nhất lên đến 55,32%. Nguyễn Chí Dũng (2013) [7] cho rằng những tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao thì lợn có nguy cơ mắc tiêu chảy cao, tỷ lệ này có thể lên tới 31,18%. Tương tự, kết quả theo dõi trong nghiên cứu này cũng cho thấy tình hình mắc bệnh của lợn con có tỷ lệ cao vào các ngày có kiểu hình thời tiết nắng - ẩm và mưa nhiều, tỷ lệ này nằm trong khoảng (42,55% và 55,32%). 4.4.1.3. Tình hình mắc bệnh tiêu chảy theo tuổi ở lợn Trong phạm vi đề tài, lợn con được theo dõi từ sơ sinh đến 56 ngày tuổi. Tổng số lợn con sinh ra trong giai đoạn thực tập từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018 là 132 con. Kết quả theo dõi tình hình mắc bệnh tiêu chảy của nhóm lợn này được thể hiện ở Bảng 4.5. Bảng 4.5: Kết quả tỷ lệ mắc tiêu chảy theo tuần tuổi của lợn Tuổi lợn Số lợn theo dõi Số lợn mắc bệnh Tỷ lệ (tuần tuổi) (con) (con) (%) 1 132 3 2,27 2 132 5 3,79 3 131 6 4,58 4 130 11 8,46 5 128 12 9,39 6 126 18 14,29 7 124 17 13,71 8 120 15 12,50
  52. 44 Tính Chung 132 87 8,62 Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ tiêu chảy lợn rừng con giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi bắt đầu tăng cao ở tuần tuổi thứ 6 trở đi. Trong tổng số 132 con lợn con theo dõi, thì ở giai đoạn từ sơ sinh đến 5 tuần tuổi tỷ lệ mắc diễn biến trong khoảng từ 2,27 đến 9,38%. Ơ giai đoạn từ 6 tuần tuổi trở đi, tỷ lệ tiêu chảy tăng cao hơn nhiều từ 12,50 – 14,29%. Tỷ lệ mắc tiêu chảy ở lợn rừng lai giai đoạn này cao, theo chúng em là do lợn con bắt đầu tập ăn, ăn các thức ăn do con người cung cấp, có thể do khả năng tiêu hóa chưa tốt, nên dẫn đến tiêu chảy. Diễn biến này có chiều hướng tương đồng với một số nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này. Hoàng Thị Nhung (2016) [20] cho biết kết quả lên tới 36,54% lợn bị mắc tiêu chảy trong 31 - 60 ngày tuổi, Trần Đức Hạnh (2013) [9] cũng cho biết tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi trung bình là 30,32%, trong đó tỷ lệ tiêu chảy cao nhất ở lợn con là giai đoạn từ 21 đến 40 ngày tuổi (34,54%) và có chiều hướng giảm dần ở giai đoạn tuổi tiếp theo, từ 41-60 ngày tuổi là 28,44%. Nghiên cứu của Hoàng Thị Nhung (2016) [20] và Phạm Sỹ Lăng (2009) [17] đều cho rằng ở tuần đầu sơ sinh và sau khi cai sữa mẹ lợn có có tỷ lệ mắc tiêu chảy cao và có chiều hướng giảm dần ở giai đoạn tuổi tiếp theo. Kết quả này phù hợp với kết quả của nghiên cứu, trong tuần đầu lợn sơ sinh có tỷ lệ 7,84% và tuần 5 cai sữa mẹ có tỷ lệ 7,69%. Fairbrother J. M. (1992) [71] đã kết luận bệnh thường xuất hiện ở 3 giai đoạn phát triển của lợn con: giai đoạn sơ sinh (1- 4 ngày tuổi), giai đoạn lợn con theo mẹ (5-21 ngày tuổi), giai đoạn lợn sau cai sữa (trên 21 ngày tuổi). Sau cai sữa, lợn con thường bị ảnh hưởng của điều kiện bất lợi như chuồng trại, thức ăn, điều kiện chăm sóc, vệ sinh thú y nên ở lứa tuổi này lợn có tỷ lệ mắc tiêu chảy cao (Hoàng Văn Tuấn và cs, 1998) [37]. Kết quả này
  53. 45 cũng phù hợp với nhận xét của Nguyễn Thị Kim Lan (2006) [15] khi nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở lợn tại Thái Nguyên cũng cho thấy tỷ lệ lợn tiêu chảy cao nhất vào giai đoạn từ sau cai sữa đến 2 tháng tuổi. 4.4.1.4. Một số triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc tiêu chảy Lợn con mắc tiêu chảy có các triệu chứng mệt mỏi, kém ăn; xù lông, bụng chướng hơi, uống nhiều nước, da nhăn nheo, phân loãng màu vàng, màu trắng; lợn con giảm thể trọng, chậm lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu này thực hiện theo dõi trên bốn tiêu chí chính, kết quả được thể hiện trong Bảng 4.6. Bảng 4.6: Một số triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc tiêu chảy Số lượt xuất hiện Tỷ lệ STT Triệu chứng Số con theo dõi triệu chứng % 1 Giảm bú, nôn 44 50,57 2 Tiêu chảy phân trắng 50 57,47 87 3 Tiêu chảy phân vàng 37 42,53 4 Chướng bụng 87 100 Với tổng số 87 lượt lợn con bị mắc tiêu chảy, thì 100% số lợn con có biểu hiện phân loãng với hai màu đặc trưng là màu vàng và trắng. Trong đó, chủ yếu có màu trắng chiếm 57,47%; màu vàng chiếm 42,53%. Phần lớn, khi bị tiêu chảy, biểu hiện thường gặp là lợn có biểu hiện giảm bú, nôn (50,57%), bụng chướng hơi (100%). Lê Văn Dương (2010) [8] cho biết: khi lợn con mắc tiêu chảy thường xuất hiện triệu chứng chủ yếu sau: mệt mỏi, kém ăn, giảm thể trọng, bụng chướng hơi, màu phân thay đổi; khi tiêu chảy kéo dài thường xuất hiện triệu chứng da nhăn, chậm lớn, lông xù, phân bết ở hậu môn. Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Nhung (2016) [20], so sánh kết quả cũng không có nhiều sự khác biệt, lợn phân loãng màu vàng là 57,33%; phân loãng màu trắng là 33,33%, mệt mỏi và bỏ ăn là 70,67%, bụng chướng hơi là 69,33%,
  54. 46 giảm thể trọng và chậm lớn là 25,33% và biểu hiện da nhăn nheo là 24,67%, biểu hiện nôn mửa là ít gặp nhất là 16,67%. Lợn bị tiêu chảy giảm khả năng tiêu hoá, chuyển hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng, nên lợn gầy còm, chậm tăng trọng và dễ dàng mắc các bệnh khác (Phạm Sỹ Lăng,1997) [31]. Hiện tượng mất nước rất nghiêm trọng và có thể gây chết nếu không được điều chỉnh. Gia súc non dự trữ dịch thể tương đối thấp nên đặc biệt mẫn cảm với sự mất nước. Chính vì vậy, biện pháp phòng chống và bù nước trong điều trị tiêu chảy luôn luôn phải đặt ra (Arche H, 2000) [1]. 4.4.2. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy của lợn con bằng cây hoàn ngọc Để điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con có hiệu quả, vấn đề quan trọng là xác định loại kháng sinh, hoá dược nào có hiệu lực cao, ức chế hoặc tiêu diệt mầm bệnh và nâng cao sức đề kháng của cơ thể gia súc. Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị bệnh tiêu chảy bằng cây hoàn ngọc ở lợn rừng lai giai đoạn theo mẹ, thí nghiệm được bố trí so sánh giữa lô đối chứng (DC) sử dụng bisepton, lô thí nghiệm 1 (TN1) sử dụng lá cây Hoàn ngọc và lô thí nghiệm 2 (TN2) sử dụng lá cây Hoàn ngọc và lá cây Khổ sâm. Với tổng số 87 lợn mắc lần một, phân đều cho ba lô về tình trạng mắc bệnh, mỗi lô có số lợn tương đương nhau. Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong Bảng 4.7 Bảng 4.7. Kết quả bệnh điều trị tiêu chảy ở lợn con bằng cây hoàn ngọc TT Chỉ tiêu ĐVT Lô ĐC Lô TN1 Lô TN2 1 Số lợn con điều trị lần 1 Con 29 29 29 2 Số con khỏi bệnh lần 1 Con 26 24 28 3 Tỷ lệ khỏi bệnh % 89,65 82,76 96,55 4 Số con tái phát Con 7 10 9 5 Tỷ lệ tái phát % 26,92 41,67 32,14
  55. 47 6 Số con điều trị khỏi lần 2 7 5 8 7 Tỷ lệ khỏi bệnh lần 2 % 100 50,00 88,89 Kết quả thí nghiệm thu được cho thấy ở lần điều trị thứ nhất, việc kết hợp sử dụng lá cây hoàn ngọc tươi với lá cây khổ sâm tươi có số lợn khỏi bệnh cao nhất, tỷ lệ lên tới 96,55%; Tiếp theo là phác đồ điều trị bằng bisepton có tỷ lệ điều trị khỏi là 89,65%. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ tái phát bệnh tiêu chảy của lợn con cho thấy ở lô ĐC tỷ lệ tái phát tiêu chảy của lợn con là thấp nhất, chỉ có 26,92%, trong khi của lô sử dụng lá cây Hoàn ngọc cao nhất lên đến 41,67%; của lô sử dụng hỗn hợp lá cây hoàn ngọc và khổ sâm là 32,14%. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh lần 2 của các lô thí nghiệm cho thấy, hiệu quả điều trị bằng bisepton vẫn cao nhất lên đến 100%, thấp nhất là lô TN1 sử dụng lá cây hoàn ngọc chỉ đạt 50%, hỗn hợp lá cây hoàn ngọc và cây khổ sâm là 88,89%.
  56. 48 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Từ các kết quả “Nghiên cứu sử dụng cây Hoàn Ngọc trong phòng trị hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng lai giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi”, em có một số kết luận như sau: - Tỷ lệ lợn rừng lai giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày tuổi mắc bệnh tiêu chảy tại cơ sở chăn nuôi khá cao, và phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như thời tiết và tuổi của lợn con. - Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy cao nhất khi thời tiết rét-ẩm (32,86%), nắng ẩm (42,55%), đặc biệt khi trời mưa (55,32%). Với thời tiết khô kể cả nắng hoặc rét thì tỷ lệ mắc bệnh giảm thấp (nắng khô là 18,6% và rét-khô là 22,22%). - Sử dụng cây hoàn ngọc để điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn rừng lai giai đoạn sơ sinh đến 56 ngày có tỷ lệ khỏi bệnh thấp hơn so với lô ĐC (sử dụng bisepton), lô TN1 (sử dụng lá hoàn ngọc) và lô TN2 (sử dụng hỗn hợp lá cây Hoàn ngọc và cây Khổ sâm). Tỷ lệ điều trị khỏi lần 1 của lá cây hoàn ngọc là 82,76%,của lô ĐC là 89,65% và của hỗn hợp hai loại lá cây là 96,55%. Tương tự, tỷ lệ tái phát, tỷ lệ điều trị khỏi lần hai cũng có diễn biến tương tự. - Đã thực hiện được các quy trình thao tác trong thời gian thực tập tại cơ sở như chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái, lợn con và một số kỹ thuật cơ bản khác, qua đó trình độ tay nghề được nâng cao. 5.2. Đề nghị. Cần tiếp tục nghiên cứu cụ thể hiệu quả sử dụng lá cây hoàn ngọc trong điều trị cho lợn con nhằm nâng cao tỷ lệ và hiệu quả điều trị bệnh.
  57. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Laval A (1997), Incidence des Enterites du porc. Báo cáo tại hội thảo thú y về bệnh lợn do cục thú y tổ chức, Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân Bình (1997), Điều trị bệnh heo, Nxb tổng hợp, Đồng Tháp, tr 47 - 62. 3. Trần Quang Diên (2002), Nghiên cứu tình hình nhiễm, đặc tính gây bệnh của Salmonella gallinarum pullorum trên gà công nghiệp và chế kháng nguyên chẩn đoán, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. 4. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận Văn thạc sĩ Thú y, Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên. 6. Lê Văn Dương (2010), Phân lập, xác định vai trò gây bệnh của Escherichia coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị, Luận Văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp, Trường ĐH- ĐH Thái Nguyên. 7. Nghiêm Thị Anh Đào (2008), Xác định vai trò của vi khuẩn E. coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 8. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr 44 - 81. 9. Archie. H (2000), Sổ tay dịch bệnh động vật, (Phạm Gia Ninh và Nguyễn Đức Tâm dịch), Nxb Bản đồ, Hà Nội, tr. 53, 204 - 207.
  58. 50 10. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. 11. Nguyễn Bá Hiên (2001), Một số vi khuẩn đường ruột thường gặp và biến động của chúng ở gia súc khỏe mạnh và bị tiêu chảy nuôi tại vùng ngoại thành Hà Nội, điều trị thử nghiệm, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Bùi Quý Huy (2003), Sổ tay phòng chống các bệnh từ động vật lây sang người- Bệnh do E.coli, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 30-34. 13. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân (2006), “Vai trò của ký sinh trùng đường tiêu hoá trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập 13, số 3, tr. 36 - 40. 14. Nguyễn Thị Kim Lan, La Văn Công, Nguyễn Thị Ngân, Lê Minh (2009), “Tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn sau cai sữa và tỷ lệ nhiễm giun sán ở lợn tiêu chảy tại Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVI (1), tr 36- 41. 15. Phạm Sĩ Lăng, (1997), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 193 - 195. 16. Trương Lăng (2004), Cai sữa sớm lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 118-130. 17. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2005), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 47-53; 93-114. 18. Phạm Sỹ Lăng, Phùng Quốc Chướng, Nguyễn Hữu Nam, Nguyễn Văn Thọ, Bạch Quốc Thắng (2007), Một số bệnh quan trọng gây hại cho lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 79-85. 19. Phạm Sỹ Lăng (2009), “Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn ở lợn và biện pháp phòng tri”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập 16 (6), tr. 80- 85.
  59. 51 20. Lê Hồng Mận (2008), Kỹ thuật mới về chăn nuôi lợn, Nxb Lao động – Xã hội, tr 220-245. 21. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Tình hình nhiễm Salmonella và vai trò của Salmonella trong bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, (số 2), tr. 39-45. 22. Hoàng Thị Nhung (2016), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn escherichia coli (e. coli) gây tiêu chảy ở lợn con dưới 2 tháng tuổi tại huyện hữu lũng tỉnh lạng sơn và biện pháp điều trị, Luận văn thạc sĩ thú y, Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên. 23. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004), “Giáo trình chăn nuôi lợn”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 24. Phan Thanh Phượng (1988), Phòng và chống bệnh phó thương hàn lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 25. Nguyễn Vĩnh Phước (1978), Bệnh truyền nhiễm gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 26. Trương Quang, Trương Hà Thái (2007).”Biến động của một số vi khuân đường ruột và vai trò của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy của lợn 2- 4 tháng tuổi”. Tạp chí KHKT Thú y, 14 (6), 52-57. 27. Phạm Hồng Sơn (2002), Giáo trình vi sinh vật học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 15 - 16. 28. Phạm Thế Sơn, Phạm Khắc Hiếu (2008a), “Tác dụng kháng khuân của chế phâm EM - TK21 với vi khuân E. coli, salmonella, Cl. Perfringens (invitro) và khả năng phòng trị tiêu chảy của chế phâm EM - TK21 ở lợn 1 - 60ngày tuổi”, Tạp chí khoa học kĩ thuật thú y, tập XV (1), 69 - 72. 29. Phạm Thế Sơn, Phạm Khắc Hiếu, Cù hữu Phú, Lê Văn Tạo (2008b), “Đặc tính của vi khuân E. coli, salmonella, Cl. perfringens gây bệnh
  60. 52 lợn con tiêu chảy”. Tạp chí khoa học kĩ thuật thú y, tập XV (1), 73 - 77. 30. Nguyễn Văn Sửu, Nguyễn Quang Tuyên, Trần Thị Hạnh (2008), “Xác định tỷ lệ lợn con tiêu chảy do viêm ruột hoại tử tại một số địa phương - tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập XV (số 2), Tr 49 - 53. 31. Lê Văn Tạo, Khương Bích Ngọc, Nguyễn Thị Vui, Đoàn Băng Tâm (1993), “Nghiên cứu chế tạo vắc xin E.coli cho uống phòng bệnh ỉa chảy phân trắng lợn con”, Tạp chí Khoa học Công nghệ và quản lý kinh tế, tr 324-326. 32. Lê Văn Tạo (1997), Bệnh do Escherichia coli gây ra. Những thành tựu mới về nghiên cứu phòng chống bệnh ở vật nuôi, tài liệu giảng dạy Sau đại học, Viện Thú y Quốc gia, Hà Nội, tr 207- 210. 33. Lê Thị Tài (1997), “Ô nhiễm thực phẩm với sức khỏe con người và gia súc. Những thành tựu mới về nghiên cứu phòng chống bệnh ở vật nuôi”, Viện Thú y quốc gia, tr. 65 - 66. 34. Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998), “Kết quả điều tra tình Hình tiêu chảy ở lợn trong một trại giống hướng nạc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập 5, số 4. 35. Nguyễn Ngọc Minh Tuấn (2010), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn clostridium perfringens trong hội chứng tiêu chảy lợn con tại Phú Thọ và biện pháp phòng trị, luận án thạc sĩ khoa học Nông nghiệp. 36. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Bá Tiếp (2013), “Vai trò của escherichia coli và salmonella spp trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con trước và sau cai sữa nghiên cứu trên mô hình trại nuôi công nghiệp”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11 (3), 318-327. 37. Nguyễn Quang Tuyên (2008), Giáo trình vi sinh vật thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 58 – 81.
  61. 53 38. Nguyễn Như Thanh (1990), Vi sinh vật học đại cương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 39. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Thị Lan Hương (1997), Vi sinh vật thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 81- 85. 40. Nguyễn Như Thanh (2001), Vi sinh vật thú y, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr 96 - 101. 41. Phạm Ngọc Thạch (1996), Một số chỉ tiêu phi lâm sàng ở trâu viêm ruột ỉa chảy và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp, tr. 20 - 32. 42. Tống Vũ Thắng, Đậu Ngọc Hào (2008), “Nghiên cứu mối quan hệ giữa ô nhiễm nấm mốc, E. coli, Samonella, Clostridium perfringens trong thức ăn hỗn hợp và tỷ lệ lợn bị tiêu chảy trong mùa khô, mùa mưa tại 6 cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản ở Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học Thú y -Tập XV (1). 43. Đỗ Ngọc Thúy, Lê Thị Minh Hằng, Lê Thị Hoài (2008), “Đặc tính của một số chủng E.coli phân lập từ lợn mắc tiêu chảy tại tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, Tập XV (số 4). Tr 49 - 53. 44. Trịnh Văn Thịnh (1985), Bệnh lợn con ở Việt Nam, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, tr. 90 - 95. 45. Tạ Thị Vịnh (1996), Những biến đổi bệnh lý ở đường ruột trong bệnh phân trắng của lợn con, Luận án tiến sỹ khoa học Nông nghiệp. II. Tài liệu tiếng Anh 46. Radostits O.M và cs (1997), “Role of fimbriae F18 for actively acquired immunity againt porcine enterotoxigenic Escherichia coli”, Vet. Microbiol, page 133. 47. Zinner S. H, Piter G (1983), The potential role of cell wall core glycolipids in the immuno – prophylaxis and immunotherapy of gram – negative red bacteracmin medical Microbiolory volume “Immunization against bacterial” Edited by CSF Easmon and J.Jeljaedzewicz Academic
  62. 54 press, London and New York, p 71-85. 48. Orskov I, Birch F, Andersen A (1980), Comparison of Escherichia coli fimbriae antigen F7 with type I. Fimbriae Infect immune, p 657-666. 49. Evan D.G, Evans D.J, Gorbach S.L (1973), Production of vascular permeability factor by enterotoxingenic Escherichia coli isolated from man infect immun,p 725-730. 50. Weinstein D.L, Carsiotis M, Lissner C.H.R, Osrien A.D (1984), Flagella help Salmonella typhimurium survive within murine macrophages, Infection and immuniti 46, p 819-825. 51. Morris I.A, Wray C, Sọka W.J (1976), The effect of T and B lymphocyte depletion on the protection of mice vaccinnated with a get E mutant of Salmonella typhimurium, Bristh J of exp, p 57. 52. Fairbrother.J.M (1992), Enteric colibacillosis Diseases of swine. IOWA State University Press/AMES,IOWA U.S.A 7th Edition, 1992, p. 489-496 53. Glawisshing E, Batcher. H (1992), The effiicacy of Ecostat on E.coli infected, neaning pigs, IPVS Congress, August 54. Nilsson O, Mastinson K và Elisabeth Person (1984), “Epidemilogy of porcine Neonatal Steatorrhoea in Swedwen. I. Prevalence and clinical significance of coccidal and rotaviral infection”. Scan. J. Of Vet Sciende, p 103-110. 55. Bergenland H.U. (1992), Escherichia coli infection diseases of swine, iowa stale University press/AMES, IOWA U.S.A Edition, p.487-488. 56. Elis , C,C (1986), Studies of the viability of the Oocyst of Eimeria tenella, with particular reference to condition of incubation, Cornell Vet 28. 57. Radostitis O. M (1994), “Veterinary medicine”, The textbook of the cattle, ship, pig, goats and horres, Diseases caused by Escherichia choli. London, Philadenphia, Sydney, Tokyo,Toronto, p.703-730.
  63. 55 58. Akita E.M., S.Nakai. (1993), “Comparison of four purification Coliinfected weaning pigg. 12th IPVS Congress, August. 59. Glawischning E., Bacher H. (1992). The Efficacy of costat on E.immunological methols”, Vet 160(1993), P.207 - 214. 60. Smith H.W., Halls.S. (1976). Observations by the ligated segment and methols for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens oral inoculation methods on Escherichia coli infections in pigs, calves, lamb and rabbits. Journal of Pathology and Bacteriology 93, 499.