Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng loài cây sa nhân (Amomum xanthioides Wall) trên các giá thể đất tại mô hình khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 57 trang thiennha21 19/04/2022 3841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng loài cây sa nhân (Amomum xanthioides Wall) trên các giá thể đất tại mô hình khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_sinh_truong_loai_cay_sa_nhan_amomum_xan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu sinh trưởng loài cây sa nhân (Amomum xanthioides Wall) trên các giá thể đất tại mô hình khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN HUY NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY SA NHÂN (Amomum xanthioides Wall) TRÊN CÁC GIÁ THỂ ĐẤT TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN HUY NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG LOÀI CÂY SA NHÂN (Amomum xanthioides Wall) TRÊN CÁC GIÁ THỂ ĐẤT TẠI MÔ HÌNH KHOA LÂM NGHIỆP TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Lớp : K47-LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS.Phạm Đức Chính Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp:“ Nghiên cứu sinh trưởng loài cây sa nhân (Amomum xanthioides Wall) trên giá thể đất tại mô hình khoa Lâm Nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân em, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths. Phạm Đức Chính. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Thái Nguyên, ngày 13 tháng 06 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD Người viết cam đoan Ths. Phạm Đức Chính Nguyễn Văn Huy XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô trong khoa Lâm nghiệp của trường đã tạo điều kiện, quan tâm giúp đỡ cho em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận. Em xin bày tỏ biết ơn sâu sắc tới Ths. Phạm Đức Chính là người đã trực tiếp hướng dẫn thực hiện và giúp đỡ em hoàn thành đề tài khóa luận này. Em cũng gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên cạnh động viên, khích lệ em trong suốt quá trình học tập và thời gian em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực tập, cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực tập, khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cô góp ý. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 13 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Văn Huy
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất 18 Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của loài cây Sa nhân trong các công thức 26 Bảng 4.2: Sinh trưởng đường kính của loài cây Sa nhân trong các công thức 28 Bảng 4.3. Kết quả sinh trưởng đường kính ở lần đo 90 ngày của loài cây Sa nhân 30 Bảng 4.4. Sinh trưởng về chiều cao của loài cây Sa nhân trong các công thức 31 Bảng 4.5. Kết quả sinh trưởng chiều cao ở lần đo 90 ngày của loài cây Sa nhân 33 Bảng 4.6. Động thái ra lá của loài cây Sa nhân trong các công thức 34 Bảng 4.7. Động thái ra lá ở lần đo 90 ngày của loài cây Sa nhân 35
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 4.1. Kết quả tỷ lệ sống của loài cây sa nhân trong các công thức 26 Hình 4.2 Kết quả đường kính của loài cây sa nhân trong các công thức 28 Hình 4.3. Kết quả chiều cao của loài cây sa nhân trong các công thức 31 Hình 4.4. Kết quả khả năng ra lá của loài cây sa nhân trong các công thức 34
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT D00 : Đường kính sát gốc LSNG : Lâm sản ngoài gỗ Hvn : Chiều cao vút ngọn
  8. vi MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nhiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4 2.2. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trên thế giới 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu trên thế giới5 2.2.2. Các nghiên cứu về cây sa nhân 8 2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 10 2.3.1. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu ở Việt Nam10 2.3.2. Các nghiên cứu về cây Sa nhân 13 2.4. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu 17 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 20
  9. vii 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Phương pháp luận 21 3.4.2. Quá trình thu thập mẫu nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 22 3.4.3. Kỹ thuật trồng và phương pháp chăm sóc 23 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu 24 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1. Ảnh huởng của các công thức thí nghiệm đến tỷ lệ sống cây Sa nhân26 4.2. Sinh trưởng đường kính của cây Sa nhân trong các công thức 27 4.3. Sinh trưởng chiều cao của loài cây Sa nhân trong các công thức 30 4.4. Động thái ra lá của loài cây Sa nhân trong các công thức 33 PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 37 5.1. Kết luận 37 5.1.1. Về tỷ lệ sống 37 5.1.2. Về đường kính 37 5.1.3. Về chiều cao 38 5.1.4. Về động thái ra lá của cây 38 5.2. Tồn tại 39 5.3. Kiến nghị 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm với nguồn tài nguyên động, thực vật rừng phong phú đa dạng. Ngoài chức năng lưu giữ, cung cấp nguồn nước của gỗ, rừng còn cung cấp rất nhiều lâm sản ngoài gỗ (LSNG) vô cùng đáng quý. Việc sản xuất và phát triển các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ ở nước ta đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao đời sống cộng đồng người dân khu vực miền núi. Đã từ lâu, lâm sản ngoài gỗ được sử dụng đa mục đích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như làm dược liệu, đồ trang sức, đồ gia dụng hàng thử công mỹ nghệ, thực phẩm, do vậy đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của nhân dân. Ở Việt Nam, tiềm năng cây LSNG là rất lớn, đa dạng cả về chủng loại, số lượng lẫn phân bố. Tuy nhiên, do chỉ chú ý tới khâu khai thác tự nhiên nên tới nay hầu hết rừng tự nhiên của nước ta chỉ còn rất ít cây LSNG có giá trị, người dân sinh sống gần rừng bắt đầu khai thác và xâm lấn trái phép tài nguyên LSNG ở các khu rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên để phục vụ cho sử dụng tại chỗ và sử dụng làm hàng hóa buôn bán gây tác động nghiêm trọng tới công tác bảo tồn và phát triển rừng đặc biệt là hiện nay, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước đối với nhiều loại LSNG quý hiếm như Linh chi, Hà thủ ô, là rất lớn. Do đó các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững LSNG là nâng cao nhận thức cho cộng đồng, tăng cường công tác quản lý của nhà nước về rừng, tạo ra nguồn thu nhập ổn định lâu dài từ nguồn LSNG cho người dân khu vực miền núi, nghiên cứu quy hoạch đầu tư phát triển các loài LSNG có giá trị kinh tế cao. Trong những năm gần đây, loài cây Sa nhân không còn xa lạ đối với người dân khu vực miền núi. Sa nhân được biết đến là một loại dược liệu quý
  11. 2 có giá trị kinh tế cao. Quả sa nhân được sử dụng để làm thuốc và gia vị, tinh dầu sa nhân được dùng trong cao xoa, hương liệu. Sa nhân được sử dụng nhiều trong nước và được xuất khẩu ra thị trường nhiều nước, đây là loài dễ trồng có thể tận dụng diện tích dưới tán rừng, tốn ít công chăm sóc, giá bán cao, cây trồng sau 2-3 năm bắt đầu cho thu hoạch. Ngoài hiệu quả từ kinh tế cây sa nhân trồng dưới tán rừng còn giúp chống rửa trôi và xói mòn đất, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng. Việc trồng cây sa nhân là một trong những giải pháp giúp góp phần cho việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn LSNG vừa tạo sinh kế lâu dài cho người dân và góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao mức thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc ở các xã vùng sâu, vùng xa. Ở Việt Nam trong sản xuất có 3 loại sa nhân được gây trồng phổ biến, cho năng xuất và chất lượng tương đối cao là: sa nhân xanh, sa nhân đỏ, sa nhân tím. Nhận thấy được các tiềm năng từ cây sa nhân xanh (Amomum xanthioides Wall) đem lại cho người dân khu vực miền núi từ hiệu quả kinh tế đến giá trị môi trường việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng loài cây sa nhân (Amomum xanthioides Wall) trên các giá thể đất tại mô hình khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” nhằm đánh giá mức sinh trưởng nào tốt nhất trong các giá thể từ đó là cơ sở cho người dân khu vực miền núi lựa chọn giá thể tốt nhất cho việc gây trồng sa nhân xanh giúp góp phần nâng cao thu nhập từ cây sa nhân đem lại và ổn định đời sống người dân khu vực miền núi. 1.2. Mục tiêu nhiên cứu - Đánh giá được tình hình sinh trưởng của loài cây sa nhân (Amomum xanthioides Wall) trên các giá thể đất trong mô hình khoa Lâm Nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đề xuất được một số biện pháp nhằm phát triển cây nhóm LSNG làm dược liệu trong mô hình khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  12. 3 - Đề tài góp phần tạo ra cảnh quan đẹp cho mô hình khoa Lâm Nghiệp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố kiến thức đã học, hệ thống lại kiến thức đã học, bổ sung kiến thức chuyên môn và vận dụng vào thực tế sản xuất. - Cung cấp thông tin về sinh trưởng và phát triển của các loài LSNG tại mô hình khoa Lâm Nghiệp. - Việc nghiên cứu đề tài là cơ sở để đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để phát triển mô hình khoa Lâm Nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Qua những đánh giá cụ thể về sinh trưởng của một số loài cây lâm sản ngoài gỗ chúng ta có thể tìm ra được các giải pháp cụ thể nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến ngành Lâm nghiệp và phát triển các loài cây này. - Bảo vệ được các loài cây LSNG, các loài nguy cấp, loài có giá trị kinh tế, giá trị khoa học cao. - Làm cơ sở tài liệu cho những đề tài và nghiên cứu có liên quan.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở thực tiễn về các giá trị của lâm sản ngoài gỗ cho thấy được vai trò hết sức quan trọng của lâm sản ngoài gỗ trong đời sống người dân miền núi. Nhận thức được tầm quan trọng của LSNG, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, Lecomte - một nhà nghiên cứu của Pháp đã đề cập, xác định được nhiều loài LSNG có giá trị trong cuốn “Thực vật chí đại cương Đông Dương” trong đó có ở Việt Nam. Nhận thức được vai trò và tiềm năng của cây thuốc trong công tác chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật và phát triển kinh tế, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, Đảng và nhà nước luôn quan tâm đến công tác điều tra nghiên cứu về cây thuốc ở Việt Nam nhằm mục đích phục vụ sức khỏe cho nhân dân. Ngoài ra nhà nước cũng quan tâm đầu tư cho việc sưu tầm các nguồn tài liệu về thuốc Nam, tổ chức điều tra, phân loại, tìm hiểu đặc tính, thành phần hóa học, lập bản đồ dược liệu trong cả nước. Đồng thời cũng phát triển nghiên cứu, sản xuất các loại thuốc từ nguồn cây cỏ trong thiên nhiên, người có công lớn trong lĩnh vực này là tác giả Đỗ Tất Lợi, một người đã dày công nghiên cứu và xuất bản nhiều tài liệu liên quan đến các bài thuốc của các dân tộc. Từ năm 1962-1965, Đỗ Tất Lợi cho xuất bản bộ sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 6 tập. Đến năm 1969 tái bản thành 2 tập, trong đó giới thiệu trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc của ông nghiên cứu đã lên tới 792 loài trong đó có mô tả nhiều loài cây LSNG làm thuốc và nhiều bài thuốc hay từ những loài LSNG này. (tái bản năm 2004 bài thuốc vị sa nhân trang 401)[5]. Thực tế cho thấy rằng, các sản phẩm LSNG là một trong những nguồn thu nhập quan trọng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu, góp phần xóa đói giảm nghèo
  14. 5 cho người dân sống ở miền núi nước ta đặc biệt là các hộ gia đình thuộc các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao khu vực miền núi. LSNG được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như dược liệu, trang sức, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm do vậy, chúng đóng vai trò hết sức quan trọng, là nguồn sống hàng triệu người dân nông thôn miền núi. Đồng thời, LSNG còn là yếu tố đầu vào, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, gắn liền với sự sinh tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân miền núi. Mặc dù giá trị của LSNG về nhiều phương diện từ đa dạng sinh học, đến kinh tế, sinh kế của người dân đều không thể phủ nhận, song vấn đề khai thác và sử dụng LSNG hiện nay vẫn còn hạn chế và phải đối mặt với nhiều thách thức. Một trong những thách thức đó là nguồn lâm sản ngoài gỗ chủ yếu từ rừng tự nhiên người dân thường khai thác mà không quan tâm tới việc tái sinh, quá trình phục hồi tái sinh không đáp ứng được với nhu cầu hiện tại dẫn đến hiện trạng nguồn lâm sản ngoài gỗ đang ngày càng suy giảm và cạn kiệt. Sa nhân được biết đến như một vị thuốc, theo y học cổ truyền sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng hành khí, hóa thấp, kiện tỳ, kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Thường dùng để chữa ăn không tiêu, đau bụng, đầy trướng, tiêu chảy, nôn mửa, an thai Trên những cơ sở đó việc xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm tạo cơ sở cho việc nhân rộng mô hình đến các địa phương khu vực miền núi là hết sức cần thiết nhằm cải thiện sinh kế cho người dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học. 2.2. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ trên thế giới 2.2.1. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu trên thế giới Từ những năm 1980 trở lại đây có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh được giá trị thực vật cho LSNG, cũng như đã chỉ rõ vai trò to lớn
  15. 6 của nó đối với sự nghiệp phát triển rừng bền vững. Đầu tiên phải kể đến những phát hiện về khả năng đặc biệt của thực vật LSNG như phục hồi nhanh, cho thu hoạch sớm, năng suất kinh tế cao, ổn định, có thể kinh doanh liên tục và khai thác chúng thường ít phá hủy hệ sinh thái. Vì vậy, bằng cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên, việc bảo tồn có khai thác có thể nuôi dưỡng được tính đa dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo tồn có khai thác sẽ cũng cung cấp những sản phẩm cần thiết cho một bộ phận của xã hội một cách bền vững (Mendelsohn, 1992). Nghiên cứu của Mendelsohn (1992) [20] đăng trong Journal of Sustainable Forestry đã chỉ rõ vai trò của thực vật LSNG, theo ông: thực vật LSNG quan trọng cho bảo tồn bởi việc khai thác chúng có thể luôn được thực hiện với sự tổn hại ít nhất đến rừng. Thực vật LSNG quan trọng cho tính bền vững vì trong quá trình khai thác chúng vẫn đảm bảo cho rừng ở trạng thái tự nhiên. Thực vật LSNG quan trọng trong đời sống bởi nó có thể cung cấp nhiều dạng sản phẩm như cung cấp nhựa, sợi, các cây làm thuốc, và ngoài sử dụng trực tiếp người thu hái có thể đem bán, trao đổi (một trong các yếu tố không thể thiếu của xã hội). Do đó, ông khẳng định rừng như là một nhà máy quan trọng của xã hội và thực vật LSNG là một trong những sản phẩm quan trọng của nhà máy này. Năm 1992, J.H. de Beer - một chuyên gia LSNG của tổ chức Nông lương thế giới - khi nghiên cứu về vai trò và thị trường của LSNG đã nhận thấy giá trị to lớn của thảo quả đối với việc tăng thu nhập cho người dân sống trong khu vực vùng núi nơi có phân bố thảo quả nhằm xoá đói giảm nghèo, đồng thời là yếu tố thúc đẩy sự phát triển KT-XH vùng núi và bảo tồn phát triển tài nguyên rừng. Về nhu cầu thị trường của thảo quả là rất lớn, chỉ tính riêng ở Lào, hàng năm xuất khẩu khoảng 400 tấn sang Trung Quốc và Thái Lan. Đây là công trình nghiên cứu tổng kết về vai trò thảo quả đối với con người, xã hội cũng như tình hình sản xuất buôn bán và dự báo thị trường, tiềm năng phát triển của thảo quả.[9]
  16. 7 Jongwon Choi và các cộng sự (2005) [18] đã nghiên cứu tác dụng chống viêm của Monotropein được phân lập từ rễ cây Morinda officinalis. Rễ cây Morinda officinalis (Rubiaceae) được sử dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp và bất lực trong y học cổ truyền phương Đông. Để xác định các thành phần chống viêm chống nhiễm trùng của loại thuốc thô này, các tác giả đã áp dụng phương pháp phân đoạn theo hướng hoạt động. Phần hoạt tính của chiết xuất BuOH của rễ M. officinalis đã được sử dụng sắc ký silica gel và ODS để tạo ra hai diterpen, hợp chất 1 và 2 và chúng được xác định là monotropein và deacetylasperuloididic. Iridoid glycoside, monotropein, đã được thử nghiệm về tác dụng chống viêm chống viêm bằng cách sử dụng các xét nghiệm chống nhiễm trùng bằng tấm nóng và quằn quại và bằng cách sử dụng các xét nghiệm chống viêm do carrageenan gây ra ở chuột và chuột. Tiền xử lý với monotropein (ở mức 20, 30 mg / kg / ngày, p.o.) làm giảm đáng kể các giai đoạn kéo dài và thời gian hành động kéo dài ở chuột. Nó cũng làm giảm đáng kể chứng phù chân cấp tính do carrageenan ở chuột. Từ những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng monotropein góp phần vào hành động chống viêm và chống viêm của rễ Morinda officinalis. Béatrice Baghdikian và các cộng sự (2013) [15] với nghiên cứu các ancaloit chống co thắt mới từ Stephania rotunda. Stephania rotunda ( Menispermaceae ) là một loại cây leo mọc ở nhiều nước châu Á và thường được tìm thấy ở các khu vực miền núi của Campuchia. Là một loại thuốc dân gian, nó chủ yếu được sử dụng để điều trị sốt và sốt rét. Các hoạt động dược lý chủ yếu là do các ancaloit. Do đó, mục đích của nghiên cứu là phân lập các alcaloid hoạt tính sinh học mới từ Stephania rotunda và đánh giá hoạt tính kháng huyết tương trong ống nghiệm của chúng. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng để hỗ trợ việc sử dụng Stephania rotunda để điều trị bệnh sốt rét và / hoặc sốt của những người chữa bệnh. Các alcaloid của củ biểu hiện hoạt động chống co thắt và đặc biệt là cepharanthine và pseudopalmatine.
  17. 8 2.2.2. Các nghiên cứu về cây sa nhân Trên thế giới, tình hình nghiên cứu LSNG từ lâu đã được chú trọng, một trong số đó là dược liệu. Nghiên cứu về cây thuốc có nhiều thành công và quy mô rộng phải kể đến Trung Quốc. Có thể khẳng định Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Trên thế giới, đã có một số quốc gia nghiên cứu trồng sa nhân từ hàng chục năm trước như: Trung Quốc, Hàn Quốc. Công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc trồng sa nhân đỏ lên rừng mưa theo mùa ở Xishuangbanna, Trung Quốc”, của HongMao Liu và Lei Gao (2006 ) [16]. Kết hợp các mục tiêu bảo tồn với việc sử dụng bền vững rừng mưa nhiệt đới đã nhận được nhiều sự chú ý trong những thập kỷ gần đây. Amomum villosum, một loại thảo dược truyền thống của Trung Quốc, đã được trồng ở vùng dưới rừng mưa theo mùa trong 40 năm ở Xishuangbanna, Tây Nam Trung Quốc. Diện tích canh tác đã đạt 58,11km2, phần lớn được phân bố trong khu bảo tồn thiên nhiên. Cách làm này đã gây ra tranh cãi về việc liệu canh tác A. Villosum có làm thay đổi cấu trúc và chức năng của rừng nguyên sinh hay không. Nghiên cứu này đã xem xét tác động của việc trồng cây dược liệu đối với rừng mưa theo mùa bằng cách so sánh sự đa dạng thực vật, sinh khối, chất thải và chất dinh dưỡng của đất rừng mưa nguyên sinh với các khu vực bị xáo trộn nơi A. Villosum được trồng. Kết quả chỉ ra rằng đa dạng thực vật, sinh khối cây, sản xuất rác và chất dinh dưỡng trong đất thấp hơn đáng kể so với rừng mưa nguyên sinh. Những kết quả này cho thấy việc trồng A. Villosum ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của rừng mưa theo mùa ở Xishuangbanna. Công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng của các thành phần trong hạt sa nhân xanh lên bệnh viêm dạ ở chuột và tăng trưởng tế bào ung thư dạ dày ở người” ở Hàn Quốc (2006) của Yong Sao Lee và các cộng sự [21]. Nghiên cứu tác động của các thành phần của Amomum xanthioides (AX) đối với viêm dạ dày ở chuột và đối với sự phát triển của các tế bào ung thư dạ dày của con người.
  18. 9 Chiết xuất ethanol của Amomum xanthioides ức chế đáng kể các tổn thương dạ dày do HCl ° ethanol và sự phát triển của Helicobacter pylori (H. pylori). Chiết xuất ethanol của AX được phân đoạn thêm với hexane, chloroform, butanol và H2O. Sau khi nghiên cứu cho thấy rằng việc trừ 4 chiết xuất butanol của AX có tác dụng chống dạ dày ở chuột và gây độc tế bào cho các tế bào ung thư dạ dày của con người. Cơ chế hoạt động chống dạ dày của nó có thể liên quan đến việc ức chế bài tiết axit dạ dày và chống H. hành động pylori. Độc tính tế bào của nó chống lại các tế bào ung thư dạ dày của con người, ít nhất là một phần, qua trung gian bởi sự nhuộm tế bào Ca2 + nội bào. Từ những kết quả này, các tác giả đề xuất rằng AX có thể hữu ích cho việc điều trị viêm dạ dày và ung thư dạ dày. Ki Hyun Kim và các cộng sự (2011) [19] một phần trong quá trình nghiên cứu các hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây thuốc của hạt Amomum xanthioides. Amomum xanthioides (Zingiberaceae) là một loại thảo dược lâu năm và hạt của nó, được liệt kê trong Dược điển Nhật Bản như Hạt amomum, đã được sử dụng trong y học cổ truyền mục đích điều trị dạ dày và tiêu hóa rối loạn. Các tác giả tiếp tục tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây thuốc, nghiên cứu các thành phần của hạt Amomum xanthioides và phân lập một Sesquiterpenoid, một dẫn xuất nerolidol từ chiết xuất MeOH của nó. Jing-Hua Wang và cộng sự (2012) [17] với nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ gan và cơ chế liên quan của A. Xanthoides. Amomum xanthioides là một cây thuốc nhiệt đới thường được sử dụng trong điều trị rối loạn hệ thống tiêu hóa ở châu Á trong một thời gian dài. Các tác giả sau quá trình nghiên cứu từ các phân tích mô bệnh học và hóa mô miễn dịch chỉ ra rằng chiết xuất nước của A. xanthoides giảm rõ rệt tình trạng viêm, hoại tử, tích tụ collagen và kích hoạt các tế bào vệ tinh gan trong gan. Những phát hiện đó đã chứng minh rằng A. xanthoides có tác dụng bảo vệ gan thuận lợi thông qua sự điều chỉnh tích cực của hệ thống chống oxy hóa.
  19. 10 2.3. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 2.3.1. Tình hình nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu ở Việt Nam Năm 1975, khi nghiên cứu về các vị thuốc Việt Nam, tác giả Đỗ Tất Lợi đã cho rằng: thảo quả là loài cây thuốc được trồng ở nước ta vào khoảng năm 1990. Trong thảo quả có khoảng 1-1,5% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dễ chịu có tác dụng chữa các bệnh đường ruột. Đây là một công trình nghiên cứu khẳng định công dụng của thảo quả ở nước ta. Tuy nội dung nghiên cứu về thảo quả của công trình còn ít, nhưng nó đã phần nào mở ra một triển vọng cho việc sản xuất và sử dụng thảo quả trong y học ở nước ta. [9] Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu Bộ Y tế năm 1985, nước ta có 1863 loài cây thuốc thuộc 236 họ thực vật. Theo tác giả Võ Văn Chi trong cuốn “Từ điển cây thuốc” số loài cây thuốc ở Việt Nam là trên 3000 loài. Trên 3/4 cây trong số này là những cây mọc tự nhiên, phần lớn sinh sống ở rừng. Kết quả điều tra sơ bộ ban đầu ở rừng một số tỉnh miền bắc cho thấy tỷ lệ cây làm thuốc thường chiếm tỷ lệ rất cao. [13] Trong những năm qua, chỉ riêng ngành y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng tới 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Nhu cầu cho công nghiệp chế biến dược phẩm, mỹ phẩm, hương phẩm cần khoảng 20.000 tấn. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô. Việc khai thác liên tục, không có kế hoạch, không hợp lý đã đặt hàng trăm loài cây thuốc trước hoạ tuyệt chủng. [13] Khi phát hiện được tác dụng an thần rất ưu việt của I- tetrahudropalmatin từ rễ củ của một số loài Bình vôi (Stephania spp) thì việc khai thác chúng đã được tiến hành ồ ạt. Để tách chiết một loại ancloit I- tetrahudropalmatin làm thuốc ngủ rotundin người ta đã khai thác một hỗn hợp
  20. 11 củ của rất nhiều loại Bình vôi mà trong đó có loại không chứa hoặc chỉ chứa hàm lượng I-tetrahydropalmatin không đáng kể. Do khai thác bừa bãi để chế biến trong nước hoặc bán nguyên liệu thô qua biên giới sang Trung Quốc mà nhiều loại Bình vôi đã trở nên rất hiếm. Đến năm 1996, tuy mới biết được trên 10 loài thuốc chi Binh vôi (Stephania) thì đã có 4 loài phải đưa vào Sách đỏ Việt Nam. [13] Phạm Thanh Huyền và cộng sự, (2000) tìm hiểu việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của người Dao xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu các kiến thức về việc sử dụng nguồn cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở đây, họ đã dựa vào kiến thức đó có thể chữa khỏi nhiều loại bệnh nan y bằng những bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên, những kiến thức quý báu này chưa được phát huy và có cách duy trì hiệu quả, có tổ chức. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật rừng được người dân sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái chúng. Thêm vào đó, họ còn đưa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ và các điều kiêng kị khi thu hái cây thuốc; đánh giá mức độ tác động của người dân địa phương, nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc. [3] Ở nước ta số loài cây làm thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây không ngừng tăng lên: Năm 1952: Toàn Đông Dương có 1.350 loài; Năm 1986: Việt Nam đã biết có 1.863 loài; Năm 1996: Việt Nam đã biết có 3.200 loài; Năm 2000: Việt Nam đã biết có 3.800 loài. [6] Ngô Quý Công và cộng sự đề xuất về bảo tồn và phát triển nguồn cây thuốc tại VQG Tam Đảo, trong 2 năm 2004 - 2005 nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra việc khai thác, sử dụng cây thuốc nam tại vùng đệm của Vườn quốc gia, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây thuốc quý nhằm bảo tồn và phát triển cho mục đích gây trồng thương mại. Đề tài được Quỹ nghiên cứu của Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG tại Việt Nam - pha II tài trợ, nghiên cứu chỉ rõ phương pháp thu hái cũng là vấn đề cần quan
  21. 12 tâm, việc thu hái bằng cách đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng loài suy giảm nhanh chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, thậm chí là sự tuyệt chủng của một số lớn các cây thuốc. Vì vậy, việc nhân giống nhằm mục đích hỗ trợ cây giống cho người dân có thể trồng tại vƣờn nhà cũng như xây dựng các vườn cây thuốc tại địa phương để giảm áp lực thu hái cây thuốc trong rừng tự nhiên là việc làm rất cần thiết và đưa ra những giải pháp và đề xuất hợp lý để bảo tồn và phát triển. [2] Thực trạng khai thác sử dụng và tiềm năng gây trồng cây thuốc tại VQG Tam Đảo và vùng đệm, (2008), Đỗ Hoàng Sơn và cộng sự [8]. Qua điều tra họ thống kê được tại Vườn quốc Gia Tam Đảo và vùng đệm có 459 loài cây thuốc thuộc 346 chi và 119 họ trong 4 ngành thực vật là: Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta. Người dân thuộc vùng đệm ở đây chủ yếu là người Dao và Sán Dìu sử dụng cây thuốc để chữa 16 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó trên 90% số loài được sử dụng thu hái trong rừng tự nhiên. Mỗi năm có khoảng hơn 700 tấn thuốc tươi từ Vườn quốc gia Tam đảo được thu hái để buôn bán. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây đang bị suy giảm khoảng 40% so với 5 năm trước đây. Trên cơ sở các nghiên cứu tác giả đã đề xuất 26 loài cây thuốc cần được ưu tiên và đưa vào bảo tồn. Nguyễn Văn Tập, (2005) [10] một số vấn đề bảo tồn cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng. Trong nguồn LSNG ở Việt Nam, cây thuốc chiếm một vị trí quan trọng về thành phần loài cũng như về giá trị sử dụng và kinh tế. Theo kết quả điều tra cơ bản của Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đến năm 2004 đã phát hiện được ở nước ta có 3.948 loài thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó, trên 90% tổng số loài là cây thuốc mọc tự nhiên, chủ yếu trong các quần hệ rừng. Rừng cũng là nơi tập hợp hầu hết cây thuốc quý có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Tuy nhiên, do khai thác không chú ý đến tái sinh trong nhiều năm qua, cùng với nhiều nguyên nhân khác, nguồn cây thuốc mọc tự nhiên ở Việt Nam đã bị giảm sút nghiêm trọng, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
  22. 13 2.3.2. Các nghiên cứu về cây Sa nhân Theo Đinh Văn Tự (1996) [12], ở Việt Nam có khoảng 16 loài sa nhân nhưng trong sản xuất có 3 loài sa nhân được gây trồng phổ biến, cho năng suất và chất lượng tương đối cao là: * Sa nhân tím Tên khác: Mè tré bà. Hải nam sa nhân - Amomum longiligulare T. L Wu.Thuộc họ gừng - Zingiberaceae. Phân bố: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Thanh Hóa, Phú Thọ, Thành phần hóa học: Có chứa tinh dầu trong đó có pinen, camphor, limonen, bomeol, Công dụng: Được dùng trị bụng trướng đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, [18] Các nghiên cứu về cây Sa nhân tím: “Mô hình trồng cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare) ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên” của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ đã chỉ ra mô hình trồng dưới tán rừng keo có năng suất và lãi suất tốt nhất. Theo tác giả, Nguyễn Thanh Phương khi trồng sa nhân tím dưới tán rừng keo 3 năm tuổi (độ tàn che 0,3 - 0,4) và dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh nghèo kiệt (độ tàn che 0,5 - 0,6) sinh trưởng và phát triển tốt. Sau 8 tháng đã cho quả bói và năng suất khô của năm đầu tiên là 13,2 kg/ha (dưới tán rừng keo) và 5,0 kg/ha (dưới tán rừng tự nhiên); năm thứ 2 là 45,1 kg/ha (dưới tán rừng keo) và 16,4 kg/ha (dưới tán rừng tự nhiên). Trồng sa nhân tím dưới tán vườn cà phê kinh doanh và dưới tán vườn nhà thì cây sinh trưởng rất tốt và sau 30 tháng thì ra hoa kết quả. Sa nhân tím ở cao nguyên Vân Hòa - Sơn Hòa - Phú Yên ra hoa đậu quả 2 vụ trong một năm là vụ hè thu và vụ thu đông. Sau 2 năm trồng đã cho thu nhập thuần 4.664.000 đ/ha (dưới tán rừng keo) và 1.712.000 đ/ha (dưới tán rừng tự nhiên). Những năm tiếp theo thu nhập sẽ
  23. 14 tăng gấp 2,25 - 3,96 lần (dưới tán rừng keo) và 4,73 - 8,46 lần (dưới tán rừng tự nhiên) so với 2 năm đầu[7]. Nghiên cứu kỹ thuật trồng sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L. Wu) trên đất sau nương rẫy thuộc vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo, tại một số xã ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên của tác giả Nguyễn Văn Tập (2012), đề tài đã xây dựng được 2 mô hình trồng sa nhân tím, trên hai loại đất (lập địa) khác nhau là đất sau nương rẫy và đất bãi bồi ven suối hoang hóa không có cây trồng, kết quả trồng sa nhân tím ở 2 mô hình này đều có triển vọng khả quan. Tuy nhiên, mô hình trồng trên đất sau nương rẫy ở vùng đệm VQG Tam Đảo mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đã lựa chọn được 1 cây trồng mới, thích hợp đối với đất đã từng được canh tác mà không xâm lấn đất của VQG. Sa nhân tím là loại dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, sản phẩm thu được (quả) có giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân[11]. *Sa nhân đỏ Sa nhân. Co nẻng (Thái) Amomum aurantiacum H.T.Tsai & S.W.Zhao. Phân bố: Lai Châu, Sơn La, Kontum. Công dụng: Sa nhân được dùng làm gia vị, làm thuốc chữa đau bụng và đau dạ dày trướng đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa, viêm ruột, [18] *Sa nhân xanh Tên thường gọi: Sa nhân xanh. Tên khác: Súc sa mật, Sa nhân. Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall Họ thực vật: Gừng (Zingiberaceae) Phân bố: Ở các rừng ẩm miền Bắc và miền Trung. Thành phần hóa học: Quả chứa tinh dầu trong đó có D. Camphor, D. bornyl acerat, borneol,
  24. 15 Công dụng: là vị thuốc kích thích và giúp tiêu hóa, chữa tỳ vị khí trệ, ăn không tiêu, đau bụng lành, tiêu chảy, nôn ọe, động thai, kiết lỵ thuộc hàn. Còn được dùng làm gia vị chế làm rượu mùi, hạt sa nhân giã nhỏ thành bột, dùng ngoài, chấm vào răng đau, ngâm rượu rồi ngậm chữa đau răng. Thân rễ ngâm rượu dùng xoa bóp hằng ngày chữa tê thấp. + Đặc điểm nhận biết: Sa Nhân trong vườn cây lâm sản ngoài gỗ Sa nhân xanh thân thảo cao tới 2-3 m, tiết diện tròn, màu xanh, nhẵn, mang 18-22 lá; đoạn thân dài 40-50 cm từ gốc lá không có phiến lá mà chỉ gồm bẹ lá ôm sát. Thân rễ tiết diện tròn, đường kính 0,3-1,5, thân ngầm và rễ mọc tập trung ở tầng mặt 0-15 cm, phát triển theo mặt nằm ngang. Lá đơn, không cuống, mọc so le thành 2 dãy, hình ngọn giáo. Lá xanh thẫm, mặt nhẵn bóng, không lông, dài 15-35 cm, rộng 4-7 cm. Hoa mọc chùm ở gốc sát mặt đất, hoa màu trắng đốm tía, từ rễ nảy ra một mầm, mỗi gốc 3-6 chùm, mỗi chùm 4-6 hoa.
  25. 16 Quả nang có 3 rãnh, to 1-1,5 cm, có gai nhô đều, hình trứng, bóp mạnh dễ vỡ hạt bong ra. Hạt to 3mm. Mùa hoa tháng 4—5, mùa quả tháng 7-8. + Đặc điểm sinh học và sinh thái : Sa nhân là loài cây ưa bóng, sinh trưởng tốt dưới tán rừng có độ tàn che 0,5-0,6. Dưới ánh sáng trực xạ, cây sa nhân sinh trưởng xấu và lá bị vàng. Sa nhân sống dưới tán rừng, đặc biệt trong các thung lũng và khe núi, có độ ẩm không khí cao và mát, cây sinh trưởng tốt và cho năng suất quả cao. Sa nhân sống thường mọc trên đất tốt, giàu mùn, đạm và kali. Đất có độ tơi xốp cao, ẩm quanh năm nhưng thoát nước tốt. Độ tàn che của thảm tươi sa nhân dưới tán rừng tương đối dày đặc, có thể dùng che phủ đất tốt. + Phân bố: Sa nhân mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền núi nước ta, miền Bắc cũng như miền Trung như Bắc Kạn, Cao Bằng, Hòa Bình, Thái Nguyên, [14] Các nghiên cứu về cây sa nhân xanh: Trần Vũ Thị Lành và các cộng sự (2016) [4], các tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tách triết tinh dầu từ hạt sa nhân (Amomum xanthioides Wall). Dựa trên những công dụng và các hợp chất có trong tinh dầu của sa nhân các tác giả sau quá trình khảo sát thực nghiệm với việc tách chiết tinh dầu sa nhân bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước, đã đưa ra kết luận: Trạng thái nguyên liệu có ảnh hưởng đến lượng tinh dầu thu nhận từ hạt sa nhân. Đã xác định được các điều kiện thích hợp cho quá trình trích lý tinh dầu từ hạt sa nhân theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Các thành phần chính của tinh dầu sa nhân phân tích được bao gồm: endobornyl acetate (36,87%), camphor (31,21%), limonene (9,7%), camphene (8,67%).
  26. 17 Các thí nghiệm trong nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho đề tài “Nghiên cứu nhân giống in vitro và nuôi cấy huyền phù tế bào sa nhân (Amomum xanthioides Wall) trong hệ lên men để thu các hoạt chất sinh học” (2016) nhằm xây dựng được quy trình công nghệ nhân giống in vitro và nuối cấy huyền phù tế bào sa nhân để thu nhận các dược chất có hoạt tính sinh học [1]. 2.4. Khái quát một số đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu a. Đất đai Đất đai của Mô hình khoa Lâm Nghiệp được hình thành do hai nguồn gốc: đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ. Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành. Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ. Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Nhóm đất Feralit: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn. Đất khu vực mô hình khoa Lâm Nghiệp là đất dốc tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu xám đen, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp do đã sử dụng nhiều năm. Đất feralit, nguồn gốc của đất xuất phát từ đá sa thạch, độ pH của đất thấp, đất nghèo mùn. Đất có độ màu mỡ thấp nên cây con sinh trưởng và phát triển mức trung bình, đôi khi có cây phát triển kém.
  27. 18 Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất Độ sâu tầng Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất đất (cm) Mùn N P2O5 K2O N P2O5 K2O PH 1 - 10 1,766 0,024 0,241 0,035 3,64 4,56 0,90 3,5 10 -30 0,670 0,058 0,211 0,060 3,06 0,12 0,12 3,9 30 -60 0,711 0,034 0,131 0,107 0,107 3,04 3,04 3,7 (Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên) Độ pH của đất thấp chứng tỏ đất ở đây chua. Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng. b. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm nằm trong khu vực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Có 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. c. Dân số - lao động Xã Quyết Thắng có tổng số dân là 10.474 người, người dân nơi đây đa số sống chủ yếu dựa vào nghề sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi, hoạt động dịch vụ và đi làm thuê ngoài trong những lúc nông nhàn. Trình độ dân trí ở đây tương đối cao nhưng tỷ lệ hộ sống dựa vào ngành nông nghiệp vẫn còn cao. Số lao động trong độ tuổi là khoảng 5523 người chiếm 59,92% trong tổng số nhân khẩu của toàn xã. d. Giao thông- thủy lợi - Giao thông
  28. 19 Xã Quyết Thắng có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, các tuyến đường liên xã đều được nhựa hóa, hệ thống liên thôn đều được bê tông hóa tiện cho việc đi lại. Tuy nhiên chất lượng một số tuyến đường còn thấp nên gây khó khăn trong việc trao đổi mua bán hàng hóa của người dân. - Thủy lợi Quyết Thắng không có sông lớn chảy qua địa bàn do vậy chủ yếu chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn hệ thống kênh đào Núi Cốc, suối và hồ, ao trên địa bàn phục vụ cơ bản cho nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Ở đây người dân sống phần đa là sản xuất nông lâm nghiệp, vì vậy công tác thủy lợi được chính quyền xã cùng với nhân dân rất quan tâm và đầu tư. Toàn xã xây dựng được 15 km kênh mương đảm bảo cung cấp đủ nước cho sản xuất. Hiện nay các thôn xóm cũng đã và đang tiến hành xây dựng những đoạn kênh mương còn lại nhằm đảm bảo cho việc cung cấp nước cho sản xuất nông lâm nghiệp đạt hiệu quả tốt. e. Kinh tế- xã hội - Sản xuất nông nghiệp: Chiếm 80% số hộ là sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có sự kết hợp giữa vật nuôi và cây trồng. - Sản xuất lâm nghiệp: Từ 10 năm trở lại đây việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc đã được tiến hành. Hiện nay toàn xã đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống đồi núi trọc. Mặc dù thu nhập từ lâm nghiệp chưa đáng kể nhưng thời điểm này có một số rừng trồng đã đủ tuổi khai thác. - Dịch vụ: Hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đi lên. Nhìn chung kinh tế của xã vẫn chưa cao, quy mô sản xuất chưa lớn và chưa có kế hoạch cụ thể, rõ ràng đây là một điểm hạn chế của xã. Trong xã chưa phát triển tương đối giữa các ngành, mức sống của người dân vẫn chưa đồng đều. Trong những năm gần đây mức sống của người dân tăng lên rõ rệt. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư và phát triển đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi là lĩnh vực quan trọng để phục vụ về các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội của nhân dân trong xã.
  29. 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Là cây sa nhân (Amomum xanthioides Wall) thuộc Họ Gừng (Zingiberaceae) được trồng trong mô hình khoa Lâm Nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của cây sa nhân trong mô hình khoa Lâm Nghiệp tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Mô hình khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian: 01/01/2019 - 01/06/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến tỷ lệ sống của cây Sa nhân. - Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến sinh trưởng đường kính của cây Sa nhân. - Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến sinh trưởng chiều cao của cây Sa nhân. - Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến khả năng ra lá của cây Sa nhân. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trong mô hình khoa Lâm Nghiệp tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  30. 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận Sinh trưởng là sự biến đổi theo tuổi của các nhân tố điều tra, là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa của một vật sống. Quá trình sinh trưởng là kết quả tổng hợp của nhân tố nội tại và điều kiện ngoại cảnh, vì vậy nếu điều kiện ngoại cảnh đồng nhất thì nhân tố nội tại sẽ quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của mỗi loài cây. Do đó trong cùng một loài cây ở một điều kiện ngoại cảnh khác nhau nó sẽ sinh trưởng khác nhau vì mỗi loại cây có phạm vi phân bố về điều kiện ngoại cảnh (khí hậu, đất đai ) nhất định, nếu nằm trong phạm vi phân bố thì cây sinh trưởng phát triển tốt còn nếu xa phạm vi phân bố cây sinh trưởng phát triển kém. - Trong toàn bộ đời sống của các cây lâm sản ngoài gỗ sống trong rừng, bản thân các cây chịu sự chi phối của môi trường quanh chúng. Tiểu hoàn cảnh bao gồm tiểu khí hậu và đất. Với đối tượng nghiên cứu là cây lâm sản ngoài gỗ làm dược liệu trồng trong mô hình nó chịu sự chi phối của tiểu hoàn cảnh của các loài cây khác tạo ra. Do vậy: + Khi nghiên cứu sinh trưởng của cây lâm sản ngoài gỗ phải đặt trong tổng thể của sự tác động của các loài cây khác và các nhân tố hoàn cảnh khác, nghĩa là phải đánh giá cả hiện trạng ở các nhân tố sinh thái. + Để đánh giá được sinh trưởng của các loài cây trồng trong mô hình, đề tài cần phải nắm rõ được các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng, trên cơ sở đó dựa vào các yếu tố môi trường xung quanh như đất đai, khí hậu, để đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố đó đến sinh trưởng của cây trồng. Từ đó đề xuất được các biện pháp kỹ thuật tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
  31. 22 3.4.2. Quá trình thu thập mẫu nghiên cứu và bố trí thí nghiệm 3.4.2.1. Quá trình thu thập mẫu nghiên cứu Nguồn giống: là các cây bánh tẻ, lấy từ cây sa nhân mọc tự nhiên và trồng bằng thân ngầm. Chọn các cây có chiều cao của cây dao động từ 17 - 33 cm, đường kính dao động từ 0,3 - 0,5 cm. Tiến hành nhổ nhẹ gốc sao cho không làm đứt gẫy hay xây xát thân ngầm, gốc lên có 1-2 đoạn thân ngầm và rễ dài khoảng 30-40 cm. 3.4.2.2. Bố trí thí nghiệm - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Để nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể đất đến sinh trưởng của cây cây sa nhân, đề tài thử nghiệm 4 công thức thí nghiệm, 40 cây/công thức để xác định mức độ ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức trội nhất. Cụ thể như sau: + CT1: Đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu. (Mẫu đối chứng). + CT2: Đất + 1 Kg phân chuồng ủ hoai mục + 1 kg NPK. + CT3: Đất + 3 Kg phân chuồng ủ hoai mục + 1 kg NPK. + CT4: Đất + 5 Kg phân chuồng ủ hoai mục + 1 kg NPK. - Mỗi CT được trồng trên 1 ô với diện tích mỗi ô là 5m2 theo hình sau: CT1 CT2 CT3 CT4 CT4 CT3 CT2 CT1 CT1 CT2 CT4 CT3 - Hình 3.1. Cách bố trí thí nghiệm trong vườn nghiên cứu - Phương pháp theo dõi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 40 cây/công thức/1 lần lặp. Theo dõi định kỳ 15 ngày/1 lần và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây.
  32. 23 3.4.3. Kỹ thuật trồng và phương pháp chăm sóc 3.4.3.1. Kỹ thuật trồng Phát dọn cây bụi, cỏ, gạch đá tạo khoảng không gian để trồng cây. Làm đất : cuốc lật đất toàn bộ diện tích, nhằm phơi đất, làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, diệt bớt trứng côn trùng và hạt cỏ, cải tạo đất tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Mỗi công thức được trồng vào 1 ô, mỗi ô được xếp gạch để phân chia từng ô và để ngăn sự xâm lấn của cỏ dại. Thiết kế trồng cây theo hàng mỗi ô được chia làm 5 hàng, mỗi hàng có chiều dài 2,5 m chiều rộng là 25 cm, khoảng cách giữa các hàng là 15 cm. Mỗi ô trồng 40 cây, mỗi hàng trồng 8 cây với khoảng cách cây cách cây là 10 cm. Tiến hành trộn phân vào đất tại khu vực nghiên cứu theo từng ô với từng công thức thí nghiệm. Có 1 công thức không bón phân để làm mẫu đối chứng, với 3 công thức còn lại bón theo đúng tỷ lệ của từng công thức. Dùng cuốc đào hố với kích thước 20x20x15 cm. Tiến hành cắt bỏ phần thân khí sinh và trồng bằng thân ngầm. Đặt hom thân ngầm vào giữa hố, hướng phần có mầm sinh trưởng lên trên, đặt thấp hơn mặt hố từ 2-4cm. Sau đó tiến hành lấp hố, đập đất cho nhỏ. Lấp đất phủ kín toàn bộ hom thân ngầm, dùng 2 bàn tay nén đất quanh hom. Lấp đất phủ kín mặt hố. Không làm giàn che cho cây mà chỉ phủ rơm rạ xung quanh gốc sau đó tưới nước vào gốc cây. 3.4.3.2. Phương pháp chăm sóc Ở giai đoạn đầu của việc trồng cây, cây được trồng bằng thân ngầm lên phải giữ ẩm để rễ và hom thân ngầm không bị khô vì vậy mỗi ngày định kỳ tưới nước 1 lần vào lúc 16.30 chiều trong vòng 1 tháng đầu để đảm bảo cây đủ lượng nước để cây duy trì sự sống và thích nghi ở môi trường mới trong
  33. 24 mô hình. Bên cạnh việc tưới nước thì theo định kỳ làm cỏ 1 tháng 1 lần nhằm giảm sự xâm lấn dinh dưỡng của cỏ với các loài cây bản địa. Hình thức làm cỏ bằng cách nhổ bằng tay. 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Các chỉ số cần theo dõi: + Tỷ lệ sống của cây. + Đường kính sát gốc D00. + Chiều cao vút ngọn Hvn. + Động thái ra lá của cây. Trong quá trình điều tra số liệu để dễ dàng hơn cho việc thu thập và điều tra, đã sử dụng biện pháp cắm biển cho mỗi hàng trong mô hình giúp việc thu thập số liệu tốt hơn. Đường kính sát gốc (D0.0), được đo sát gốc cây trồng bằng thước kẹp kính, đo theo 2 chiều Đông - Tây và Nam - Bắc rồi tính trị số bình quân. Chiều cao vút ngọn (Hvn) được đo bằng thước dây. Dùng bút xóa trắng kẻ 1 đường làm mốc ở gốc cây làm chuẩn rồi dùng thước đo từ điểm chuẩn đến đỉnh ngọn sinh trưởng của cây. Theo dõi động thái ra lá của cây. Quá trình thu thập số liệu được chia làm 6 đợt, định kỳ 15 ngày đo 1 lần đó là:  Đợt 1+2: 30 ngày.  Đợt 3+4:60 ngày.  Đợt 5+6:90 ngày. 3.4.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu sau khi thu thập về được xử lý bằng các công thức toán học trên phần mềm Microsoft Excel 2010. - Tỷ lệ sống:
  34. 25 Trong đó: C%: Tỷ lệ sống, n: Số cây sống, N: Tổng số cây trồng trong mô hình. - Chiều cao trung bình của cây ở mỗi lần đo: Trong đó: : Là chiều cao trung bình của cây; ∑h: Là tổng số đo chiều cao các cây; M: là tổng số cây. - Đường kính trung bình của cây ở mỗi lần đo: . Trong đó: ∑d: Là tổng số đo đường kính các cây; M: là tổng số cây.
  35. 26 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Ảnh huởng của các công thức thí nghiệm đến tỷ lệ sống cây Sa nhân Kết quả điều tra được tỷ lệ sống của loài cây sa nhân đuợc trình bày tại bảng 4.1. Bảng 4.1: Tỷ lệ sống của loài cây Sa nhân trong các công thức Các công thức Các lần đo CT1 CT2 CT3 CT4 Số cây 109/120 113/120 114/120 116/120 30 ngày % 90,83% 94,17% 95% 96,67% Số cây 101/120 106/120 112/120 115/120 60 ngày % 84,17% 88,33% 93,33% 95,83% Số cây 95/120 104/120 109/120 113/120 90 ngày % 79,17% 86,67% 90,83% 94,17% Từ những số liệu thu thập được trong bảng này đã được chuyển đổi sang biểu đồ cột nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về sự tỷ lệ sống giữa các lần đo của các công thức với nhau, có thể so sánh tỷ lệ sống của loài cây sa nhân trong các công thức. 100 90 80 70 60 30 ngày 50 60 ngày 40 30 90 ngày 20 10 0 CT1 CT2 CT3 CT4 Hình 4.1. Kết quả tỷ lệ sống của loài cây Sa nhân trong các công thức
  36. 27 Từ kết quả bảng 4.1 và hình 4.1 cho thấy: Các công thức có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của loài cây sa nhân: + Trong công thức 1 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu có tỷ lệ sống ở các lần đo là thấp nhất, ở lần đo 90 ngày tỷ lệ sống của cây chỉ còn 79,17 %. Tại khu vực nghiên cứu với thành phần đất chủ yếu là đất cát pha với đá nhỏ, nghèo mùn sau quá trình trồng trong lần đầu đo tỷ lệ sống chỉ ở mức 90,83% và ở lần đo 60 ngày còn 84,17 % và thấp nhất ở lần đo 90 ngày. + Trong công thức 2 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu + 1 kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK có tỷ lệ sống cao hơn ở các lần đo so với công thức 1. Từ kết quả trên ta có thể nhận thấy rằng khi cây sa nhân được trồng tại khu vực nghiên cứu trên giá thể đất có phân ủ hoai mục và NPK tỷ lệ sống của cây đã cao hơn ở lần đo 90 ngày tỷ lệ sống đạt 86,67%. + Trong công thức 3 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu + 3 kg phân ủ hoai mục + 1 kg NKP có tỷ lệ sống cao hơn ở các lần đo so với công thức 1 và công thức 2. Từ kết quả trên ta có thể nhận thấy giá thể đất đã có sự thay đổi khá rõ về hàm lượng phân ủ hoai mục và tỷ lệ sống cũng đạt ở mức cao hơn ở lần đo 90 ngày đạt tới 90,83 % tỷ lệ sống. + Trong công thức 4 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu + 5 kg phân ủ hoai mục + 1 kh NPK có tỷ lệ sống cao nhất ở các lần đo so với công thức 1 công thức 2 và công thức 3. Từ kết quả trên ta có thể nhận thấy trong công thức này với hàm lượng phân ủ hoai mục là 5 kg tỷ lệ sống ở lần đo 90 ngày đo đạt tới 94,17%. Từ cái kết quả trên tao có thể nhận thấy CT4 cho tỷ lệ sống cao nhất và phù hợp nhất đối với địa hình trồng sa nhân tại khu vực nghiên cứu. 4.2. Sinh trưởng đường kính của cây Sa nhân trong các công thức Sinh trưởng đường kính: Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính sát gốc(D00) được trình bày tại bảng 4.2.
  37. 28 Bảng 4.2: Sinh trưởng đường kính của loài cây Sa nhân trong các công thức Đuờng kính D(00) trung bình của cây Công thức sau khi trồng Tăng trưởng thí nghiệm 30 ngày 60 ngày 90 ngày CT1 0,23 0,42 0,58 0,35 CT2 0,26 0,45 0,64 0,38 CT3 0,31 0,52 0,77 0,46 CT4 0,35 0,57 0,83 0,48 Từ những số liệu thu thập được trong bảng này đã được chuyển đổi sang biểu đồ cột nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về sự tăng trưởng giữa các lần đo của các công thức với nhau, có thể so sánh sự tăng trưởng về đường kính của loài cây sa nhân trong các công thức. Hình 4.2 Kết quả đường kính của loài cây Sa nhân trong các công thức
  38. 29 Từ kết quả tại bảng 4.2 và hình 4.2 cho thấy đường kính sát gốc của loài cây sa nhân tăng trưởng với điều kiện môi trường cụ thể: + Trong công thức 1 các lần đo cây sa nhân có đường kính trung bình sát gốc D(00) tại lần đo cuối thu được 0,58cm. Có sự tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0.35 cm. + Trong công thức 2 các lần đo cây sa nhân có đường kính trung bình sát gốc D(00) tại lần đo cuối thu được 0,64 cm. Có sự tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0,38 cm. + Trong công thức 3 các lần đo cây sa nhân có đường kính trung bình sat gốc D(00) tại lần đo cuối thu được 0,77 cm. Có sự tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0,46 cm. + Trong công thức 4 các lần đo cây sa nhân có đường kính trung bình sát gốc D(00) tại lần đo cuối thu được 0,83 cm. Có sự tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0,48 cm. Như vậy giá thể đất ở công thức 4 ảnh hưởng tới đường kính của cây sa nhân là cao nhất. Để làm rõ hơn tác động của các công thức ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây sa nhân ta tiến hành tính phương sai 1 nhân tố, tiến hành nghiên cứu đường kính của cây sa nhân trong lần đo 90 ngày trên 4 giá thể đất với 3 lần lặp lại. Đặt giả thuyết: H0 các giá thể đất ở các công thức không có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây sa nhân. Đối thuyết: H1 các giá thể đất ở các công thức có ảnh hưởng đến đường kính của cây sa nhân.
  39. 30 Bảng 4.3. Kết quả sinh trưởng đường kính ở lần đo 90 ngày của loài cây Sa nhân Tổng các Công thức Trung bình các lần lặp lại TB lần lặp thí nghiệm Lần I Lần II Lần III CT1 0,59 0,58 0,58 1,75 0,58 CT2 0,65 0,63 0,64 1,92 0,64 CT3 0,76 0,78 0,78 2,32 0,77 CT4 0,82 0,84 0,83 2,49 0,83 Tổng 8,45 0,7 Từ bảng phân tích phương sai ANOVA. Ta có FA>F05(A) = 874,70> 4,07. Vậy chấp nhận đối thuyết H1, điều đó khẳng định rằng khi trồng cây sa nhân trên các giá thể đất khác nhau với các lần lặp lại ngẫu nhiên thì có ảnh hưởng đến đường kính của cây. Qua nghiên cứu ta có thể nhận thấy trong CT4 ở các lần lặp lại ngẫu nhiên đều cho chỉ số đường kính cao nhất do đó cây sa nhân sẽ thích hợp nhất khi trồng trên giá thể ở CT4. Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức tốt nhất cho sinh trưởng đường kính của cây sa nhân sau 90 ngày theo dõi thì công thức 4 (Đất + 5 kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK) là trội nhất đạt 0,83 cm. 4.3. Sinh trưởng chiều cao của loài cây Sa nhân trong các công thức Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) được trình bày tại bảng 4.4.
  40. 31 Bảng 4.4. Sinh trưởng về chiều cao của loài cây Sa nhân trong các công thức Chiều cao H(vn) trung bình của cây Công thức sau khi trồng Tăng trưởng thí nghiệm 30 ngày 60 ngày 90 ngày CT1 10,43 21,95 38,27 27,84 CT2 13,18 26,88 46,59 33,41 CT3 15,75 32,36 52,37 36,62 CT4 19,15 37,10 57,84 38,69 Từ những số liệu thu thập được trong bảng này đã được chuyển đổi sang biểu đồ cột nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về sự tăng trưởng giữa các lần đo của các công thức với nhau, có thể so sánh sự tăng trưởng về chiều cao của loài cây sa nhân trong các công thức. Hình 4.3. Kết quả chiều cao của loài cây Sa nhân trong các công thức
  41. 32 Từ kết quả tại bảng 4.4 và hình 4.3 cho thấy: Chiều cao vút ngọn Hvn của loài cây sa nhân tăng trưởng với điều kiện môi trường cụ thể: + Trong công thức 1 các lần đo cây sa nhân có trung bình chiều cao vút ngọn Hvn tại lần đo cuối thu được 38,27 cm. Có sự tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 27,84 cm. + Trong công thức 2 các lần đo cây sa nhân có trung bình chiều cao vút ngọn Hvn tại lần đo cuối thu được 46,59 cm. Có sự tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 33,41 cm. + Trong công thức 3 các lần đo cây sa nhân có trung bình chiều cao vút ngọn Hvn tại lần đo cuối thu được 52,37 cm. Có sự tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 36,62 cm. + Trong công thức 4 các lần đo cây sa nhân có trung bình chiều cao vút ngọn Hvn tại lần đo cuối thu được 57,84 cm. Có sự tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 38,69 cm. Như vậy giá thể đất ở công thức 4 ảnh hưởng tới chiều cao của cây sa nhân là cao nhất. Để làm rõ hơn tác động của các công thức ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của cây sa nhân ta tiến hành tính phương sai 1 nhân tố, tiến hành nghiên cứu chiều cao của cây sa nhân trong lần đo 90 ngày trên 4 giá thể đất với 3 lần lặp lại. Đặt giả thuyết: H0 các giá thể đất ở các công thức không có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây sa nhân. Đối thuyết: H1 các giá thể đất ở các công thức có ảnh hưởng đến đường kính của cây sa nhân.
  42. 33 Bảng 4.5. Kết quả sinh trưởng chiều cao ở lần đo 90 ngày của loài cây Sa nhân Tổng các Công thức Trung bình các lần lặp lại TB lần lặp thí nghiệm Lần I Lần II Lần III CT1 37,19 37,29 40,33 114,81 38,27 CT2 46,12 47,14 46,49 139,75 46,58 CT3 51,28 53,69 52,14 157,11 52,37 CT4 56,97 57,46 59,08 173,51 57,84 Tổng 585,18 48,77 Từ bảng phân tích phương sai ANOVA. Ta có FA>F05(A) = 136,65 > 4,07. Vậy chấp nhận đối thuyết H1, điều đó khẳng định rằng khi trồng cây sa nhân trên các giá thể đất khác nhau với các lần lặp lại ngẫu nhiên thì có ảnh hưởng đến chiều cao của cây. Qua nghiên cứu ta có thể nhận thấy trong CT4 ở các lần lặp lại ngẫu nhiên đều cho chỉ số chiều cao cao nhất do đó cây sa nhân sẽ thích hợp nhất khi trồng trên giá thể ở CT4. Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức tốt nhất cho sinh trưởng chiều cao của cây sa nhân sau 90 ngày theo dõi thì công thức 4 (Đất + 5 kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK) là trội nhất đạt 57,84 cm. 4.4. Động thái ra lá của loài cây Sa nhân trong các công thức Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ ra lá được trình bày tại bảng 4.4.
  43. 34 Bảng 4.6. Động thái ra lá của loài cây Sa nhân trong các công thức Động thái ra lá trung bình của cây Công thức sau khi trồng Tăng trưởng thí nghiệm Lần đo 30 Lần đo 60 Lần đo 90 ngày ngày ngày CT1 0,73 3,78 7,71 6,98 CT2 0,88 4,51 8,61 7,73 CT3 1,15 5,05 10,15 9 CT4 1,56 6,19 11,82 10,26 (Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ những số liệu thu thập được trong bảng này đã được chuyển đổi sang biểu đồ cột nhằm tạo ra cái nhìn tổng quát về sự tăng trưởng giữa các lần đo của các công thức với nhau, có thể so sánh khả năng ra lá của loài cây sa nhân trong các công thức. Hình 4.4. Kết quả động thái ra lá của loài cây Sa nhân trong các công thức Từ kết quả tại bảng 4.6 và hình 4.4 cho thấy: Các giá thể đất ở các công thức có ảnh hưởng đến khả năng ra lá của loài cây sa nhân cụ thể: + Trong công thức 1 các lần đo cây sa nhân có trung bình khả năng ra lá tại lần đo cuối thu được 7,71 lá. Có sự tăng trưởng so sánh giữa các lần đo cuối và đầu là 6,98.
  44. 35 + Trong công thức 2 các lần đo cây sa nhân có trung bình khả năng ra lá tại lần đo cuối thu được 8,61 lá. Có sự tăng trưởng so sánh giữa các lần đo cuối và đầu là 7,73. + Trong công thức 3 các lần đo cây sa nhân có trung bình khả năng ra lá tại lần đo cuối thu được 10,15 lá. Có sự tăng trưởng so sánh giữa các lần đo cuối và đầu là 9. + Trong công thức 4 các lần đo cây sa nhân có trung bình khả năng ra lá tại lần đo cuối thu được 11,82 lá. Có sự tăng trưởng so sánh giữa các lần đo cuối và đầu là 10,26. Như vậy giá thể đất ở công thức 4 ảnh hưởng tới số lá của cây sa nhân là cao nhất. Để làm rõ hơn tác động của các công thức ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây sa nhân ta tiến hành tính phương sai 1 nhân tố, tiến hành nghiên cứu chiều cao của cây sa nhân trong lần đo 90 ngày trên 4 giá thể đất với 3 lần lặp lại. Đặt giả thuyết: H0 các giá thể đất ở các công thức không có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây sa nhân. Đối thuyết: H1 các giá thể đất ở các công thức có ảnh hưởng đến đường kính của cây sa nhân. Bảng 4.7. Động thái ra lá ở lần đo 90 ngày của loài cây Sa nhân Công thức Trung bình các lần lặp lại Tổng các TB thí nghiệm Lần I Lần II Lần III lần lặp CT1 7,52 8,03 7,59 23,14 7,71 CT2 8,58 8,37 8,89 25,84 8,61 CT3 10,14 10,5 9,81 30,45 10,15 CT4 11,45 11,57 12,45 35,47 11,82 Tổng 114,9 9,57 (Tổng hợp từ số liệu điều tra) Từ bảng phân tích phương sai ANOVA.
  45. 36 Ta có FA>F05(A) = 69,38 > 4,07. Vậy chấp nhận đối thuyết H1, điều đó khẳng định rằng khi trồng cây sa nhân trên các giá thể đất khác nhau với các lần lặp lại ngẫu nhiên thì có ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây. Qua nghiên cứu ta có thể nhận thấy trong CT4 ở các lần lặp lại ngẫu nhiên đều cho chỉ số về lá cao nhất do đó cây sa nhân sẽ thích hợp nhất khi trồng trên giá thể ở CT4. Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức tốt nhất cho khả năng ra lá của cây sa nhân sau 90 ngày theo dõi thì công thức 4 (Đất + 5 kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK) là trội nhất đạt 11,82 lá.
  46. 37 PHẦN 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Về tỷ lệ sống Từ nghiên cứu ảnh hưởng của các giá thể đất ở các công thức đến tỷ lệ sống của cây sa nhân ta có thể khẳng định rằng các công thức ở các giá thể đất có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây. Trong các công thức với các giá thể đất khác nhau thì công thức 1 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu cho tỷ lệ sống thấp nhất chỉ đạt được 79,17% ở lần đo thứ 3 và công thức 4 với thành phần gồm đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu + 5 kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK trội nhất so với các công thức khác. Tỷ lệ sống ở công thức 4 đạt tới 94,17 % ở lần đo thứ 3. 5.1.2. Về đường kính Từ kết quả điều tra cho thấy các giá thể đất ở các công thức có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính của cây. Trong các công thức với các giá thể đất khác nhau thì công thức 4 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu + 5 kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK trội nhất so với các công thức khác. Trong công thức 1 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu có đường kính trung bình sát gốc D00 chỉ đạt được 0,58 cm và tăng trưởng ở lần đo 90 ngày so với lần đo 30 ngày chỉ đạt được 0,35 cm, trong công thức 4 các lần đo cây sa nhân có đường kính trung bình sát gốc D(00) tại lần đo cuối thu được 0,83 cm. Có sự tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 0,48 cm cao hơn các công thức 1,2 và 3. Từ đó ta có thể khẳng định kết quả nghiên cứu sinh trưởng đường kính của cây sa nhân phù hợp nhất ở công thức 4.
  47. 38 5.1.3. Về chiều cao Từ kết quả điều tra cho thấy các giá thể đất ở các công thức có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của cây. Trong các công thức với các giá thể đất khác nhau thì công thức 4 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu + 5 kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK trội nhất so với các công thức khác. Trong công thức 1 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu có chiều cao vút ngọn Hvn chỉ đạt được 38,27 cm và tăng trưởng ở lần đo 90 ngày so với lần đo 30 ngày chỉ đạt được 27,84 cm, trong công thức 4 các lần đo cây sa nhân có trung bình chiều cao vút ngọn Hvn tại lần đo cuối thu được 57,84 cm. Có sự tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 38,69 cm. Từ đó ta có thể khẳng định kết quả nghiên cứu sinh trưởng đường kính của cây sa nhân phù hợp nhất ở công thức 4. 5.1.4. Về động thái ra lá của cây Từ kết quả điều tra cho thấy các giá thể đất ở các công thức có ảnh hưởng đến động thái ra lá của cây. Trong các công thức với các giá thể đất khác nhau thì công thức 4 với thành phần gồm đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu + 5kg phân ủ hoai mục + 1 kg NPK trội nhất so với các công thức khác. Trong công thức 1 với thành phần là đất tự nhiên tại khu vực nghiên cứu có chỉ số ra lá trung bình chỉ đạt được 7,71 lá và tăng trưởng ở lần đo 90 ngày so với lần đo 30 ngày chỉ đạt được 6,98 lá, trong công thức 4 các lần đo cây sa nhân có trung bình chỉ số ra lá trung bình tại lần đo cuối thu được 11,82 lá. Có sự tăng trưởng so sánh giữa lần đo cuối và đầu là 10,26 lá. Từ đó ta có thể khẳng định kết quả nghiên cứu khả năng ra lá của cây sa nhân phù hợp nhất ở công thức 4.
  48. 39 5.2. Tồn tại Do thời gian thực hiện đề tài ngắn nên chỉ đánh giá được các chỉ tiêu trong một thời gian nhất định, và không thể nghiên cứu về khả ra hoa kết quả của cây sa nhân do cây chưa đạt độ tuổi thích hợp. Do cây sa nhân trồng bằng hom ngầm mà quá trình vận chuyển cây giống từ xa về khu vực nghiên cứu nên cây giống khi đem về trồng sẽ bị ảnh hưởng do xây xát. 5.3. Kiến nghị Cần mở rộng thêm các nghiên cứu về khả năng cho hoa kết quả và hàm lượng quả ở các cây trong các công thức khác nhau. Có thêm nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ che sáng đối với sinh trưởng phát triển loài cây sa nhân trên các giá thể đất khác nhau.
  49. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Đức Chung và cộng sự (2016), “Nghiên cứu nhân giống in vitro và nuôi cấy huyền phù tế bào sa nhân (Amomum xanthioides Wall)” Đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ, Tại Đại học Huế. 2. Ngô Quý Công (2005), Đề xuất về bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, Bản tin LSNG, trang 8-9. 3. Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thuý Bình (2000), Tìm hiểu việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của người Dao xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. 4. Trần Vũ Thị Lành và các cộng sự (2016), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tách triết tinh dầu từ hạt sa nhân (Amomum xanthioides Wall) Tạp chí khoa học Đại học Huế, tập 121, số 7, 2016, trang 69-76. 5. Đỗ Tất Lợi (1977), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. 6. Lã Đình Mỡi (2003), Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thực vật ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Thanh Phương (2006), “Mô hình trồng cây sa nhân tím (Amomum longiligulare) ở huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên”, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ. 8. Đỗ Hoàng Sơn và các cộng sự (2008) "Thực trạng khai thác, sử dụng và tiềm năng gây trồng cây thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm". Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Phan Văn Thắng (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của thảo quả tại xã San Sả Hồ - Sa Pa – Lào Cai, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lâm Nghiệp, trường Đại học Lâm Nghiệp Xuân Mai.
  50. 41 10. Nguyễn Văn Tập (2005), “Một số vấn đề bảo tồn cây thuốc mọc tự nhiên ở rừng”, Bản tin LSNG, (4), trang 8; 11. Nguyễn Văn Tập (2011), Nghiên cứu kỹ thuật trồng sa nhân tím (Amomum longiligulare T. L. Wu) trên đất sau nương rẫy thuộc vùng đệm vườn quốc gia Tam Đảo, tại một số xã ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Đề tài thuộc dự án khoa học công nghệ nông nghiệp vốn vay ADB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tài trợ (2009-2011). 12. Nguyễn Thị Thoa, Lâm sản ngoài gỗ, (2007) Bài giảng nội bộ trường ĐH Nông lâm TN. 13. Viện Dược liệu (2002), Số liệu và khai thác, thu mua dược liệu ở Việt Nam từ năm 1961 đến nay, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; 14. Sa nhân - Thực vật dược liệu. II. Tài liệu tiếng Anh 15. Béatrice Baghdikian và các cộng sự (2013), New antiplasmodial alkaloids from Stephania rotunda. 16. Hongmao Liu và Lei Gao (2006), The impact of Amomum villosum cultivation on seasonal rainforest in Xishuangbanna, Southwest China. 17. Jing-Hua Wang và cộng sự (2012), Hepatoprotective effect of Amomum xanthoides against dimethylnitrosamine-induced sub-chronic liver injury in a rat model. 18. Jongwon Choi và các cộng sự (2005), Antinociceptive Anti-inflammatory Effect of Monotropein Isolated from the Root of Morinda officinalis. 19. Ki Hyun Kim và các cộng sự (2011), Cytotoxic Sesquiterpenoid from the Seeds of Amomum xanthioides. 20. Mendelsohn (1992), Valuation of Non-Timber Forest Products (NTFPs) Models, Problems, and Issues. 21. Yong Sao Lee và các cộng sự (2007), Effects of constituents of Amomum xanthioides Wall on Gastritis in Rats and on growth of human gastic cencer cell.
  51. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Kết quả phân tích anova dựa trên chiều cao trong các công thức của cây sa nhân Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Row 1 3 114.811 38.27033 3.174712 Row 2 3 139.755 46.585 0.268867 Row 3 3 157.108 52.36933 1.493881 Row 4 3 173.512 57.83733 1.215108 ANOVA Source of P- Variation SS df MS F value F crit Between 3.28E- Groups 630.5666 3 210.1889 136.6511 07 4.066181 Within Groups 12.30514 8 1.538142 Total 642.8718 11
  52. Phụ lục 2: Kết quả phân tích anova dựa trên đường kính trong các công thức của cây sa nhân Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance 1.23E- Row 1 3 1.742 0.580667 05 Row 2 3 1.911 0.637 6.4E-05 5.43E- Row 3 3 2.317 0.772333 05 5.03E- Row 4 3 2.482 0.827333 05 ANOVA Source of P- Variation SS df MS F value F crit Between 2.1E- Groups 0.118741 3 0.03958 874.701 10 4.066181 Within Groups 0.000362 8 4.53E-05 Total 0.119103 11
  53. Phụ lục 3: Kết quả phân tích anova dựa trên động thái ra lá trong các công thúc của cây sa nhân Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance Row 1 3 23.142 7.714 0.077364 Row 2 3 25.833 8.611 0.067225 Row 3 3 30.445 10.14833 0.120474 Row 4 3 35.462 11.82067 0.29788 ANOVA Source of P- Variation SS df MS F value F crit Between 4.55E- Groups 29.29301 3 9.764338 69.38057 06 4.066181 Within Groups 1.125887 8 0.140736 Total 30.4189 11
  54. Bảng thu thập số liệu cho loài cây sa nhân: Công thức Lần đo Lần lặp Chất lượng cây STT Chiều cao Đường kính Số lá 1 2 3 4 5 6 7
  55. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Dụng cụ đo: thước dây và thước kẹp kính Hình ảnh thu thập mẫu tại Cao Bằng
  56. Hình ảnh quá trình xây dựng vườn
  57. Hình ảnh đo cây