Khóa luận Nghiên cứu quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group

pdf 64 trang thiennha21 21/04/2022 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_quy_trinh_phat_trien_san_pham_moi_tai_k.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI TẠI CÔNG TY K-GROUP VIỆT NAM NGUYỄN VĂN THÔNG Niên khóa: 2017 – 2021 1
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI TẠI CÔNG TY K-GROUP VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN VĂN THÔNG THS. LÊ QUANG TRỰC Lớp: K51B MARKETING Niên khoá: 2017 - 2021 Huế, tháng 1 năm 2021 2
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành bài khóa luận này của em tại công ty K-Group Việt Nam, em đã nhận được rất nhiều lời động viên, giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, bạn bè, gia đình và các anh chị tại công ty. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Quản trị kinh doanh, ngành Marketing, cùng tất cả giảng viên của trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý giá, bài học hay và kinh nghiệm sống mà em nghĩ sẽ là hành trang quý báu cho em trong suốt cuộc đời này. Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo vào các anh, chị làm việc tại công ty K- Group Việt Nam đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy THS. Lê Quang Trực đã luôn sát cánh, tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc và chỉnh sửa dù em và thầy đang ở khá cách xa nhau về mặt địa lý và có nhiều bất tiện để giúp em hoàn thành tốt bài khóa luận này. Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận. Tuy vậy, do vẫn còn hạn chế về thời gian cũng như kiến thức chuyên môn nên bài khóa luận này không thể tránh khỏi còn nhiều sai sót. Kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để đề tài có thể hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 14 tháng 1 năm 2021 Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Thông 3
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BRT (Booking Real Time) – Một công nghệ được sử dụng phổ biến hiện nay ở các app công nghệ để đặt một sản phẩm hay dịch vụ thông qua app ngay tại thời điểm có nhu cầu. CS: Customer Service. CEO: Chief Executive Officer. CC (Center Call): Trung tâm chăm sóc khách hàng KPI (Key Performance Indicator): là chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận trong một công ty hoặc sự vận hành của cả công ty. OTT (Over The Top): Ứng dụng OTT là thuật ngữ để chỉ giải pháp cung cấp các nội dung cho người dùng như các nội dung về âm thanh (Audio), hình ảnh (video) trên nền tảng Internet. R&D (Research & Development): Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. UIUX: User-Interface-User-Experience. 4
  5. DANH SÁCH BẢNG Bảng 1: Danh sách các công ty và lĩnh vực hoạt động của K-Group Bảng 2: Vai trò của các bộ phận ở từng bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group Bảng 3: Bảng tóm tắt kế hoạch test ở giai đoạn thử nghiệm sản phẩm tại K-Group Bảng 4: Bảng tóm tắt các vấn đề và giai pháp chung cho quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group Bảng 5: Bảng tóm tắt các vấn đề và giải pháp cho từng giai đoạn của quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group 5
  6. DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 1: Mô hình cơ cấu tổ chức của K-Group Hình 2: Quy trình phát triển sản phẩm mới Hình 3: Biểu đồ thể hiện mức độ mong muốn của Worker đối với các khái niệm sản phẩm của App Thế Giới Thợ Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ mong muốn của Worker đối với các khái niệm sản phẩm của App Thế Giới Thợ Hình 5: Các kênh của chiến lược marketing cho dự án Thế Giới Thợ đánh vào năm 2021 6
  7. MỤC LỤC: PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 9 1. Sự cần thiết của nghiên cứu 9 2. Mục tiêu nghiên cứu 10 3. Đối tượng nghiên cứu 10 4. Phương pháp nghiên cứu: 10 PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 13 1.1. Sản phẩm, sản phẩm mới, và vai trò của sản phẩm mới trong doanh nghiệp 13 1.1.1. Sản phẩm 13 Hệ thống thứ bậc của sản phẩm 14 1.1.2. Sản phẩm mới 14 1.1.3. Vai trò của sản phẩm mới trong doanh nghiệp 16 1.2. Quy trình phát triển sản phẩm mới và ứng dụng quy trình phát triển sản phẩm mới trong các doanh nghiệp 16 1.2.1. Lên ý tưởng 17 1.2.2. Sàn lọc ý tưởng 19 1.2.3. Phát triển và thử nghiệm ý tưởng 20 1.2.4. Phát triển chiến lược Marketing 21 1.2.5. Phân tích kế hoạch tài chính 21 1.2.6. Phát triển sản phẩm 21 1.2.7. Tiếp thị thử nghiệm 22 1.2.8 Thương mại hóa 23 1.3. Ứng dụng quy trình phát triển sản phẩm mới trong các doanh nghiệp 23 1.3.1. Quy trình phát triển mới xoay quanh người tiêu dùng 24 1.3.2. Phát triển sản phẩm mới dựa trên nỗ lực tập thể 24 1.3.3. Phát triển sản phẩm mới có hệ thống 25 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA K – GROUP 28 2.1.Giới thiệu về K-Group 28 7
  8. 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và các lĩnh vực hoạt động chính 28 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các đơn vị trực thuộc 33 2.1.3. Một số kết quả kinh doanh chính 2018-2020 35 2.2. Giới thiệu về dự án Thế Giới Thợ 36 2.3. Đánh giá về quy trình phát triển sản phẩm mới K-Group 37 2.3.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group 37 2.3.2. Phân tích quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group 40 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI TẠI TẬP ĐOÀN K-GROUP 53 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 53 3.1.1. Chiến lược của tập đoàn K-Group 53 3.1.2. Kết quả phỏng vấn sâu các bên liên quan 53 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group 55 3.2.1. Giải pháp tổng thể để hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K- Group 55 3.2.2. Giải pháp chi tiết ở từng bước trong quy trình để hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group 57 PHẦN III: KẾT LUẬN 63 8
  9. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của nghiên cứu Sản phẩm mới quan trọng với người tiêu dùng lẫn chuyên gia tiếp thị. Đối với người tiêu dùng chúng đem lại những giải pháp mới và sự phong phú cho cuộc sống của họ, còn đối với công ty chúng mang lại nguồn tăng trưởng chủ chốt. Ngay cả khi nền kinh tế đi xuống thì các công ty vẫn không ngừng đổi mới sản phẩm. Sản phẩm mới tạo ra những cách thức mới kết nối với khách hàng, những người thường điều chỉnh hành vi mua hàng để phù hợp với tình hình kinh tế. Một thực tế khách quan hiện nay các doanh nghiệp đang phải đương đầu với điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên khắc khe hơn. Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học và công nghệ làm nảy sinh thêm nhu cầu mới. Đi kèm với đó là sự đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắc khe của khách hàng với các loại sản phẩm khác nhau. Tiếp sau đó là trên thị trường cũng xuất hiện khả năng thay thế nhau của các sản phẩm. Cuối cùng, nhìn một cách tổng thể thì tình trạng cạnh tranh trên thị trường ngày càng khắc khe hơn. Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình trên tất cả các phương tiện: các nguồn nhân lực sản xuất, quản lý sản xuất kinh doanh, sự ứng xử nhanh nhạy đối với sự biến động của môi trường kinh doanh. Và để đương đầu với sự thiết yếu và thực tế khách quan đó mỗi doanh nghiệp đều rất cần một quy trình phát triển sản phẩm mới tiêu chuẩn để có thể đảm bảo những ý tưởng tốt của họ có thể đến với thị trường, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và loại bỏ các ý tưởng không tốt, giúp giảm thiểu việc hoang phí ngân sách và nhân lực cho những ý tưởng đó. Ở ngay chính công ty K-Group, K-Group là một công ty đa lĩnh vực và ngành nghề. Chúng tôi có hàng trăm hàng ngàn ý tưởng từ bộ phận R&D, từ những nhân viên khác , từ nhà phân phối, từ nhà sản xuất, từ đối thủ cạnh tranh và cả người tiêu dùng. Và để các ý tưởng tuyệt vời mang tính khả thi và cấp thiết cho thị trường không bị chìm dần hay mất hẳn, thực hiện phát triển sản phẩm mới một cách hợp lý nhất và phù hợp với nguồn lực của công ty thì K-Group thật sự cần một quy trình phát triển sản phẩm mới tiêu chuẩn để có thể thực hiện hóa những ý tưởng và mang về sự thành công cho công ty. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài "Nghiên cứu quy trình phát triển sản phẩm mới tại K- Group" để thực hiện khóa luận thực tập cuối khóa, qua đó nhằm hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group. 9
  10. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu nền tảng lý thuyết về các bước phát triển sản phẩm mới trong các doanh nghiệp, đề tài tìm hiểu thực trạng của hoạt động này tại đơn vị thực tập trước khi đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group. Mục tiêu cụ thể Mục tiêu đầu tiên, nghiên cứu cơ sở lý thuyết về quy trình phát triển sản phẩm mới trong các doanh nghiệp. Mục tiêu thứ 2, đánh giá thực trạng quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group: Phân tích vai trò, nhiệm vụ của các bên liên quan thông qua các hoạt động của dự án Thế giới thợ; gặp gỡ và phỏng vấn các bên liên quan để hiểu rõ các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới trong dự án Thế giới thợ. Mục tiêu cuối cùng, đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group thông qua dự án Thế giới thợ. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group thông qua dự án Thế Giới Thợ Phạm vi thời gian: 2017 – 2020 Phạm vi không gian: Dự án Thế Giới Thợ 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu cần thu thập: Quy trình chung phát triển sản phẩm mới, công việc của từng bộ phận thực tế trong quá trình phát triển sản phẩm mới, những vấn đề mắc phải của từng bộ phận trong quy trình. Ngoài ra, cũng cần quan sát những điểm thừa và thiếu trong các hoạt động phát triển sản phẩm mới. 10
  11. Mục đích của việc thu thập: Có cái nhìn khách quan về quy trình phát triển sản phẩm mới ở K-Group, đưa ra được những vấn đề thực tế mà quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group đang mắc phải. Phương pháp/kỹ thuật dùng để thu thập dữ liệu: Phương pháp quan sát. Kết quả thu thập được thể hiện ở Phần 2, Chương 1, Mục 2.3.1. quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group. 4.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Dữ liệu cần thu thập: Nhận xét về quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group, các vấn đề đang gặp phải tại các bộ phận dưới góc nhìn của các nhân viên tại các bộ phận, những điểm thừa và thiếu của quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group, các giải pháp được đề xuất nếu có thể của nhân viên tại các bộ phận để khắc phục các vấn đề đang gặp phải và cuối cùng là mức độ hài lòng của nhân viên đối với quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group Mục đích của việc thu thập: Để có thể có cái nhìn khách quan từ nhân viên đối với quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group và có được những giải pháp hiệu quả nhất để cải thiện và hoàn chỉnh quy trình hơn. Các phương pháp/kỹ thuật dùng để thu thập dữ liệu: Phương pháp phỏng vấn sâu Cách thức tiến hành thu thập: Lập bảng câu hỏi phỏng vấn sâu với quy mô 3 người/1 bộ phận tham gia vào quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group, bao gồm 6 bộ phận: R&D, Marketing (IMC+), Customer Service, Dev (K-Soft), tài chính, kinh doanh (Sale) . Tổng quan về cuộc phỏng vấn sâu: Với mục tiêu là có được những góc nhìn khách quan về những vấn đề hiện tại của quy trình phát triển sản phẩm mới tại các bộ phận ở K-Group và từ đó tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề đó nhằm hoàn thiện quy trình hơn trong tương lai. Đối tượng phỏng vấn: Nhân sự của các bộ phận là bộ phận Marketing (IMC +), bộ phận kinh doanh, bộ phận CS, bộ phận R&D, bộ phận tài chính, bộ phận Dev (K-Soft). Số lượng người phỏng vấn: 18 người chia đều cho 6 bộ phận. Hình thức nhận kết quả phỏng vấn: Nhận file Word từ người tiếp nhận phỏng vấn. 11
  12. Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu: 1. Bộ phận trực thuộc của bạn trong công ty K-Group? A. Marketing (IMC+) B. Tài chính C. Customer Service D. Dev (K-Soft) E. Kinh doanh (Sale) F.R&D 2. Công việc của bạn tại bộ phận ? (Trả lời bằng đoạn văn ngắn) 3. Bạn cảm thấy quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group mạnh ở những điểm nào? (Trả lời bằng đoạn văn) 4. Bạn cảm thấy có những thiếu sót gì trong quy trình phát triển sản phẩm mới của K- Group? (Trả lời bằng đoạn văn) 5. Cho một số giải pháp cho những sai sót của quy trình phát triển sản phẩm mới của K- Group? (Trả lời bằng đoạn văn) 6. Đánh giá quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group theo thang điểm bên dưới: A. 0-3 B. 3-6 C. 6-8 D. 8-10 Kết quả phỏng vấn thể hiện ở Chương 3, Mục 3.1.2. Kết quả phỏng vấn. 12
  13. PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 1.1. Sản phẩm, sản phẩm mới, và vai trò của sản phẩm mới trong doanh nghiệp 1.1.1. Sản phẩm Khái niệm sản phẩm Sản phẩm (product) là bất cứ cái gì có thể đưa vào thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể, dịch vụ, con người, địa điểm, tổ chức và ý tưởng. Cấu trúc của sản phẩm Phần lớn các sản phẩm được cấu trức ở năm mức độ: lợi ích cốt lõi, sản phẩm chung, sản phẩm mong đợi, sản phẩm hoàn thiện và sản phẩm tiềm ẩn. Mức cơ bản là lợi ích cốt lõi, chính là dịch vụ hay lợi ích cơ bản mà khách hàng mua. Nhà kinh doanh phải biến lợi ích cốt lõi thành sản phẩm chung, chính là dạng cơ bản của sản phẩm đó. Tiếp theo, nhà kinh doanh phải chuẩn bị một sản phẩm mong đợi, tức là tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và chấp thuận khi họ mua sản phẩm đó. Mức độ thứ tư, nhà kinh doanh chuẩn bị một sản phẩm hoàn thiện thêm, tức là một sản phẩm bao gồm cả những dịch vụ và lợi ích phụ thêm làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khác với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Ở mức độ thứ năm là sản phẩm tiềm ẩn, tức là những sự hoàn thiện và biến đổi mà sản phẩm đó có thể có được trong tương lai. Trong khi sản phẩm hoàn thiện thể hiện những gì đã được đưa vào sản phẩm hiện nay, thì sản phẩm tiềm ẩn chỉ nêu ra hướng phát triển có thể của nó. Vì thế các doanh nghiệp tích cực tìm kiếm những cách thức mới để thỏa mãn khách hàng và tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình. 13
  14. Như vậy, sản phẩm bao gồm nhiều thuộc tính cung ứng sự thỏa mãn nhu cầu khác nhau của khách hàng. Hay nói cách khác, khi mua một sản phẩm người mua mong muốn thỏa mãn cho cả một chuỗi nhu cầu, và các nhu cầu đó có quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau trong quá trình quyết định mua của khách hàng. Hệ thống thứ bậc của sản phẩm Các sản phẩm đều có quan hệ với nhau và tạo thành một hệ thống thứ bậc trải ra từ những nhu cầu cơ bản đến những mặt hàng cụ thể dùng để thỏa mãn những nhu cầu đó. Họ nhu cầu: Nhu cầu cơ bản là nền tảng của họ sản phẩm. Họ sản phẩm: bao gồm tất cả các lớp sản phẩm có thể thỏa mãn một nhu cầu cốt lõi với hiệu quả nhất định. Lớp sản phẩm: là một nhóm sản phẩm trong cùng một họ sản phẩm đưọc thừa nhận là có quan hệ gắn bó nhất định về mặt chức năng. Loại sản phẩm: là một nhóm sản phẩm trong cùng một lớp sản phẩm có quan hệ chặt chẽ với nhau vì chúng hoạt động giống nhau hay được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc đượüc bán tại cùng một kiểu thị trường, hay nằm trong cùng một thang giá. Kiểu sản phẩm: là những mặt hàng trong một loại sản phẩm có một trong số dạng có thể có của sản phẩm. Nhãn hiệu: là tên gắn liền với một hay nhiều mặt hàng trong loại sản phẩm đó, được sử dụng để nhận biết nguồn gốc hay tính chất của mặt hàng. Mặt hàng: là một đơn vị riêng biệt trong một nhãn hiệu hay loại sản phẩm có thể phân biệt được theo kích cỡ, giá cả, hình thức hay thuộc tính nào đó. Mặt hàng còn được gọi là đơn vị lưu kho hay một phương án sản phẩm. 1.1.2. Sản phẩm mới Sản phẩm mới của một công ty đến theo hai cách: Thông qua mua lại – bằng cách mua của một công ty, một bằng sáng chế hay một giấy phép kinh doanh để kinh doanh sản phẩm của người khác 14
  15. Công ty tự phát triển sản phẩm mới. Khi dùng từ sản phẩm mới chúng ta nói đến những sản phẩm nguyên bản, việc cải tiến sản phẩm điều chỉnh sản phẩm và các thương hiệu mới xuyên suốt các hoạt động R&D của một công ty Sản phẩm mới quan trọng với người tiêu dùng lẫn chuyên gia tiếp thị: Đối với người tiêu dùng chúng đem lại những giải pháp mới và sự phong phú cho cuộc sống của họ. Đối với công ty chúng mang lại nguồn tăng trưởng chủ chốt. Ngay cả khi nền kinh tế đi xuống thì các công ty vẫn không ngừng đổi mới sản phẩm. Sản phẩm mới tạo ra những cách thức mới kết nối với khách hàng, những người thường điều chỉnh hành vi mua hàng để phù hợp với tình hình kinh tế. Sản phẩm mới được phân làm 2 loại là: Sản phẩm mới tương đối: Sản phẩm đầu tiên doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường , nhưng không mới đối với doanh nghiệp khác và đối với thị trường. Chúng cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh mới. Chi phí để phát triển loại sản phẩm này thường thấp, nhưng khó định vị sản phẩm này trên thị trường vì người tiêu dùng vẫn có thể thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn. Sản phẩm mới tuyệt đối: Đó là sản phẩm mới đối với cả doanh nghiệp và đối với cả thị trường. Doanh nghiệp giống như người tiên phong đi đầu trong việc sản xuất sản phẩm này. Sản phẩm này ra mắt người tiêu dùng lần đầu tiên. Đây là một quá trình tương đối phức tạp và khó khăn ( cả giai đoạn sản xuất và bán hàng ). Chi phí dành cho nghiên cứu , thiết kế, sản xuất thử và thử nghiệm trên thị trường thường rất cao. Vậy liệu một sản phẩm có được coi là mới hay không phụ thuộc vào cách thị trường mục tiêu nhận thức về nó. Nếu người mua cho rằng một sản phẩm khác đáng kể so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh về một số tính chất (hình thức bên ngoài hay chất lượng), thì cái sản phẩm đó được coi là một sản phẩm mới Ngoài ra sản phẩm mới có thể được phân gồm các dạng sau đây: Hoàn toàn mới về nguyên tắc chưa nơi nào có Sản phẩm cải tiến từ sản phẩm cũ 15
  16. 1.1.3. Vai trò của sản phẩm mới trong doanh nghiệp Một thực tế khách quan hiện nay các doanh nghiệp đang phải đương đầu với điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên khắc khe hơn. Đầu tiên là sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học và công nghệ làm nảy sinh thêm nhu cầu mới. Thứ hai là sự đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắc khe của khách hàng với các loại sản phẩm khác nhau. Tiếp sau đó là khả năng thay thế nhau của các sản phẩm. Và cuối cùng nhìn một cách tổng thể thì tình trạng canh tranh trên thị trường ngày càng khắc khe hơn. Trong những điều kiện đó, các doanh nghiệp không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình trên tất cả các phương tiện: các nguồn nhân lực sản xuất, quản lý sản xuất kinh doanh, sự ứng xử nhanh nhạy đối với sự biến động của môi trường kinh doanh. Phát triển một sản phẩm mới cho phép doanh nghiệp giải quyết dần dần sự cạnh tranh sau sắc khi đối mặt với những thử thách từ sự thay đổi thị trường 1 cách nhanh chóng. Các công ty cố gắng từ lợi từ lợi thế cạnh tranh bền vững của bản thân và tiếp tục đổi mới. Vai trò của sản phẩm mới đối với doanh nghiệp: Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp: Các công ty có ý tưởng sáng tạo đột phá về sản phẩm và là thương hiệu tiên phong trong việc giải quyết được các vấn đề mới của người tiêu dùng sẽ mang lại nhiều hứng thú cùng sự tin tưởng của số đông khách hàng, từ đó mang về lợi nhuận và chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tăng trưởng doanh thu: Tuy sản phẩm mới có thể sẽ không phải là sản phẩm bán chạy số một của doanh nghiệp; nhưng chúng cung cấp một nguồn doanh thu mới và san sẻ rủi ro tài chính khi doanh thu dòng sản phẩm khác của doanh nghiệp sụt giảm. Nuôi dưỡng một nền văn hóa nội bộ liên tục đổi mới, cách tân: Một doanh nghiệp liên tục định hướng trong việc phát triển và thay đổi sản phẩm sẽ tạo ra một môi trường làm việc năng động sáng tạo từ đó góp phần xây dựng văn hóa nội bộ và thu hút nguồn lực nhân sự từ bên ngoài. 1.2. Quy trình phát triển sản phẩm mới và ứng dụng quy trình phát triển sản phẩm mới trong các doanh nghiệp Dưới góc nhìn Marketing của Philip Kotler và Lane Keller cho thấy được một quy trình phát triển sản phẩm mới đầy đủ bao gồm 8 bước: 16
  17. B1 - Lên ý tưởng B2 - Sàn lọc ý tưởng B3 - Phát triển và thử nghiệm ý tưởng B4 - Phát triển chiến lược Marketing B5 - Phân tích kế hoạch tài chính B6 - Phát triển sản phẩm B7 - Tiếp thị thử nghiệm B8 - Thương mại hóa 1.2.1. Lên ý tưởng Ở bước này, ta cần tìm kiếm ý tưởng cho sản phẩm mới một cách có hệ thống. Thực tế, một công ty có thể tạo ra hàng trăm, hàng ngàn ý tưởng, chỉ để chốt thành công một vài ý tưởng cuối cùng. Ý tưởng mới có thể được thiết lập từ hai nguồn sau: Nội bộ: Sử dụng nguồn nội bộ công ty có thể tìm kiếm những ý tưởng mới thông qua bộ phận R&D. Tuy nhiên trong một cuộc khảo sát, 750 tổng giám đốc trên toàn thế giới có 14% ý tưởng mới của họ đến từ phòng R&D truyền thống, 41% đến từ các nhân viên còn lại và 36% từ người tiêu dùng. Do đó ngoài bộ phận R&D, công ty có thể vận dụng chất xám của các nhân viên – từ thành viên điều hành cho đến các nhà khoa học, kỹ sư, công nhân sản xuất cho đến nhân viên bán hàng. Nhiều công ty đã phát triển những chương trình “khai thác chất xám nội bộ” rất thành công, khuyến khích nhân viên hình dung và phát triển ý tưởng cho sản phẩm mới Bên ngoài: Các công ty cũng có thể tìm kiếm ý tưởng về sản phẩm mới từ bất cứ nguồn nào bên ngoài công ty. Ví dụ như các nhà phân phối và các nhà cung cấp. Các nhà phân phối ở rất gần thị trường, và có thể chuyển tiếp thông tin về những vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải cũng như cơ hội cho sản phẩm mới. Đối thủ cạnh tranh cũng là một nguồn lý tưởng. Các công ty thường xem quảng cáo của đối thủ để tìm ra manh mối cho sản 17
  18. phẩm mới của mình. Họ mua những sản phẩm mới trên thị trường, nghiên cứu cách chúng hoạt động, phân tích doanh số của chúng và quyết định xem có nên tung sản phẩm mới để cạnh tranh không. Các nguồn tin khác bao gồm tạp chí kinh doanh, triển lãm hội chợ, hội thảo, cơ quan chính phủ, công ty quảng cáo, công ty nghiên cứu thị trường, các phòng thí nghiệm của các trường đại học, phòng thí nghiệm thương mại và các nhà đầu tư. Có lẽ nguồn quan trọng nhất là người tiêu dùng. Công ty có thể phân tích những thắc mắc hoặc ý kiến phàn nàn từ khách hàng để tìm ra những ý tưởng mới tốt hơn, các vấn đề của khách hàng. Hoặc công ty có thể mời người tiêu dùng chia sẻ ý kiến và ý tưởng. Để khai thác ý tưởng mới từ người tiêu dùng, 3M đã mở khoảng 24 trung tâm cách tân dành cho người tiêu dùng trên khắp thế giới, bao gồm các trang web ở Mỹ, Brazil, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc và Nga. Nhưng trung tâm này không chỉ thiu thập được vô số ý tưởng về sản phẩm mới phục vụ người tiêu dùng, mà còn giúp 3M hình thành những mối quan hệ lâu dài, hiệu quả với khách hàng. Trưng cầu dân ý Trên quy mô rộng hơn, hiện nay nhiều công ty đang phát triển những chương trình trưng cầu dân ý (crowdsourcing) hoặc cách tân mở (Open- innovation) để tìm kiếm những ý tưởng. Trưng cầu dân ý là việc mời gọi các cộng đồng rộng lớn - người tiêu dùng, nhân viên, các nhà khoa học và nghiên cứu độc lập, thậm chí là công chúng nói chung – tham gia vào quy trình cách tân sản phẩm mới của công ty. Theo một nhà phân tích, ý tưởng đằng sau phương pháp này là khi cần cải tiến “sản phẩm, dịch vụ, trang web, hay thậm chí là các chương trình marketing của bạn thì hai cái đầu – hoặc 2000, 20000 cái đầu – luôn tốt hơn một cái. Ví dụ, khi NetFlix muốn cải thiện độ chính xác của hệ thống đề xuất trực tuyến Cinematch – tính năng đề xuất các bộ phim cho khách hàng dựa trên mức đánh giá của họ dành cho các bộ phim khác họ từng thuê, công ty đã tổ chức một chương trình trưng cầu dân ý có tên Netflix Prize Đây là vấn đề mà các nhà khoa học và toán học của Netflix đã nghiên cứu tìm tòi hàng thập kỷ qua. Thay vì thuê thêm nhiều nhà khoa học máy tính nữa để tự tiếp tục dự án thì Netflix đã quyết định đưa bài toán ra thế giới. “Chúng tôi thích nghĩ rằng trong công ty mình có những con người thông minh tài giỏi, nhưng thế cũng không thể nào so sánh được với bộ óc của cả thế giới” Steve Swasey, Phó chủ tịch Netflix chia sẻ. Công ty 18
  19. đã xây dựng một trang web, NetflixPrize.com, để đưa ra một thử thách mở và treo giải thưởng một triệu đô-la cho bất cứ ai đưa ra giải pháp tốt nhất để tăng độ chính xác cho Cinematch thêm ít nhất 10%. Sau gần 3 năm với hơn 51000 người tham gia, cuối cùng giải thưởng của Netflix cũng được trao cho BellKros Pragmatic Chaos, một siêu nhóm 7 người gồm kỹ sư, chuyên gia phân tích và nhà nghiên cứu đền từ Hòa Kỳ, Australia, Canada và Isarel.”Đó thật sự là một cuộc cách mạng hết sức sáng tạo, tân tiến để tìm kiếm thêm nhiều ý tưởng” Swasey nói. “Bạn thử nghĩ xem, 51000 nhà khoa học” đã cống hiến chất xám, sự sáng tạo và hàng bao nhiều giờ của cuộc đời cho dự án này, tất cả chỉ vì 1 triệu đô-la. Trưng cầu dân ý có thể tạo nên một cơn lũ những ý tưởng cách tân. Nó có thể nhấn chìm công ty trong hàng trăm nghìn ý tưởng – sáng kiến có và cũng có cả tối kiến. Ngay một hoạt động trưng cầu dân ý nhỏ nhoi thôi cũng có thể nảy ra hàng trăm ngàn ý tưởng. Những công ty có tinh thần cách tân thực sự không phụ thuộc vào 1 nguồn duy nhất nào để tìm kiếm ý tưởng cho sản phẩm mới. Thay vào đó, theo một chuyên gia thì họ hình thành một mạng lưới sâu rộng để thu nạp nguồn cảm hứng từ bất cứ những nguồn nào có thể, từ nhân viên đang làm việc ở mọi cấp bậc của công ty cho đến những người tiêu dùng, cho đến những con người sáng tạo và hàng ngàn nguồn khác nữa. 1.2.2. Sàn lọc ý tưởng Mục đích của việc hình thành ý tưởng là để tạo nên số lượng lớn các ý tưởng. Mục đích của những giai đoạn tiếp theo là loại bớt số lượng ý tưởng đó. Giai đoạn loại bớt ý tưởng đầu tiên là sangf lọc ý tưởng, giúp chọn ra ý tưởng tốt và sáng lọc ý tưởng tối càng sớm càng tốt. Chi phí phát triển tăng rất nhiều trong những giai đoạn sau, thế nên công ty muốn theo đuổi những ý tưởng có khả năng trở thành sản phẩm sinh lợi cao nhất mà thôi. Nhiều công ty yêu cầu nhân viên công ty của mình trình bày các ý tưởng theo một định dạng chuẩn để một hội đồng sản phẩm mới có thể dễ dàng xét duyệt ý tưởng. Định dạng này mô tả sản phẩm hoặc dịch vụ, tuyên bố giá trị khách hàng đề xuất, thị trường mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Nó đưa ra một ước tính sơ bộ về quy mô thị trường, giá sản phẩm, thời gian, chi phí sản xuất và tỉ lệ lợi nhuận. Từ đó, hội đồng sẽ đánh giá ý tưởng dựa trên một hệ thống tiêu chuẩn chung. Một chuyên gia Marketing để xuất một khung cơ sở để sàng lọc ý tưởng sàn lọc ý tưởng mới R-W-W (real-thực sự, win-chiến thắng, worth doing đáng để thực hiện) với 3 câu hỏi: Thứ nhất, nó có thật sự cần thiết không? Thị trường có thật sự cần mà mong 19
  20. muốn sản phẩm không, liệu người tiêu dùng có mua nó hay không? Thứ hai, chúng ta có thể chiến thắng hay không? Sản phẩm có đem lại một lợi thế cạnh tranh bền vững hay không? Công ty đó có đủ nguồn lực để đưa nó thành một sản phẩm thắng lợi không? Cuối cùng, nó có đáng để thực hiện không? Sản phẩm có ăn khớp với chiến lược tổng thể của công ty không? Nó có hứa hẹn sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho công ty không? Công ty nên chọn ý tưởng nào trả lời “có” cho 3 câu hỏi vừa nêu. 1.2.3. Phát triển và thử nghiệm ý tưởng Một ý tưởng hấp dẫn phải dược phát triển thành một khái niệm sản phẩm. Việc phân biệt giữa ý tưởng sản phẩm, khái niệm sản phẩm và hình ảnh sản phẩm rất quan trọng. Ý tưởng sản phẩm là ý tưởng về một sản phẩm khả thi mà công ty có khả năng đưa ra thị trường. Khái niệm sản phẩm là phiên bản chi tiết của ý tưởng sản phẩm mới được trình bày bằng ngôn ngữ dễ hiểu với người tiêu dùng. Hình ảnh sản phẩm là cách mà người tiêu dùng cảm nhận về một sản phẩm thực tế hay sản phẩm tiềm năng. Phát triển ý tưởng: Giả sử một nhà sản xuất xe hơi đã phát triển được một chiếc xe vận hành hoàn toàn bằng điện và pin, rất tiết kiệm năng lượng. Nguyên mẫu của họ là một chiếc mui trần thể thao bóng bẩy được bán với giá 100000 đô la. Tuy nhiên, trong tương lai gần, công ty định giới thiệu những phiên bản đại trà và giá rẽ để cạnh tranh với dòng xe hybrid ngày nay. Chiếc xe chạy bằng điện 100% này có thể tăng tốc từ 0 – 60 dặm/h trong 5,6 giây, sạc một lần chạy được 300 dặm, sạc dây 120 phút từ nguồn điện 120 vôn và năng lượng tiêu hao là 1 penny/dặm. Nhiệm vụ của chuyên gia tiếp thị là phát triển sản phẩm này thành những khái niệm sản phẩm khác nhau, tìm hiểu xem mỗi khái niệm có sức hấp dẫn như thế nào đối với người tiêu dùng và chọn ra khái niệm tối ưu. Sau đây là một số khái niệm sản phẩm mà chuyên gia tiếp thị có thể xây dựng cho chiếc xe điện này: Khái niệm 1: Một chiếc xe cở vừa, giá cả hợp lý, được thiết kế như một chiếc xe gia đình thứ hai, dành cho việc đi thăm bạn vè và làm những việc lặt vặt. Khái niệm 2: Một chiếc xe compact thể thao giá cả trung bình, vô cùng hấp dẫn đối với những bạn trẻ còn cô đơn hoặc đã có đôi lứa. Khái niệm 3: Một chiếc xe “xanh” đối với những ai quan tâm tới môi trường và muốn sơ hữ một chiếc xe tiết kiệm, ít gay ô nhiễm. 20
  21. Khái niệm 4: Một chiếc xe tiện dụng cở vừa hiện đại, vô cùng hấp dẫn với những ai yêu thích không gian của một chiếc xe SUV nhưng lại than phiền về việc tốn kém xăng dầu. Kiểm tra khái niệm: Kiểm tra khái niệm là việc kiểm tra những khái niệm sản phẩm mới với các nhóm khách hàng mục tiêu. Những khái niệm này có thể được trình bày với khách hàng dưới dạng vật chất hoặc biểu tượng. Những công ty luôn kiểm tra những khái niệm sản phẩm mới với người tiêu dùng trước khi nó thành sản phẩm thực tế. Đối với một số cuộc kiểm tra thì chỉ cần dùng từ ngữ, hình ảnh minh họa là đủ. Tuy nhiên, nếu trình bày khái niệm một cách cụ thể hơn và hữu hình hơn thì độ tin cậy của kết quả kiểm tra sẽ tốt hơn. Sau khi tiếp nhận khái niệm, người tiêu dùng có thể được yêu cầu thể hiện phản ứng của mình bằng cách trả lời những câu hỏi do các nhà tiếp thị đặt ra để quyết định xem khái niệm sản phẩm đó có phải là tốt nhất trong các khái niệm không. 1.2.4. Phát triển chiến lược Marketing Một chiến lược tiếp thị đầy đủ nên bao gồm 3 phần: Mô tả thị trường mục tiêu: đề xuất giải pháp giá trị và mục tiêu doanh thu, thị phần, lợi nhuận trong vài năm đầu. Phác thảo kế hoạch giá, kênh phân phối và ngân sách Marketing. Kế hoạch bán hàng dài hạn, mục tiêu lợi nhuận và chiến lược Marketing Mix 1.2.5. Phân tích kế hoạch tài chính Đánh giá mức độ hấp dẫn và khả năng kinh doanh của sản phẩm mới, như đánh giá doanh số, chi phí và dự báo lợi nhuận để phân tích xem liệu các yếu tố này có thỏa mãn mục tiêu của công ty hay không. 1.2.6. Phát triển sản phẩm Đối với khái niệm sản phẩm mới, sản phẩm có thể được thể hiện dưới dạng từ ngữ, bản vẽ hoặc thậm chí là một mô hình phác thảo. Nếu khái niệm sản phẩm vượt qua được vòng phân tích kinh doanh, nó sẽ chuyển qua giai đoạn phát triển sản phẩm. Tại đây bộ phận R&D hoặc bộ phận kỹ thuật sẽ phát triển khải niệm sản phẩm thành một sản phẩm hữu hình. Tuy nhiên hiện nay bước phát triển sản phẩm này đòi hỏi công ty phải đổ vào 21
  22. rất nhiều vốn đầu tư. Nó sẽ cho thấy ý tưởng sản phẩm có thể chuyển hóa thành một sản phẩm sinh lợi hay không. Bộ phận R&D sẽ phát triển và thử nghiệm một hay nhiều phiên bản vật chất của khái niệm sản phẩm. Họ hy vọng sẽ thiết kệ được một nguyên mẫu có thể làm người tiêu dùng hài lòng và phấn khích, có thể sản xuất nhanh chóng và không vượt quá chi phí dự kiến. Việc phát triển một nguyên mẫu thành công có thể mất nhiều năm, tùy thuộc vào sản phẩm và phương pháp nguyên mẫu. Thông thường, sản phẩm trải qua các cuộc thí nghiệm hết sức gắt gao để đảm bảo rằng chúng vận hành an toàn và hiệu quả, hoặc đảm bảo rằng khách hàng tìm thấy giá trị trong sản phẩm. Các công ty có thể tự kiểm tra sản phẩm hoặc thuê các công ty khác chuyên về công việc kiểm tra này. Các chuyên gia tiếp thị cũng thường lôi kéo người tiêu dùng vào việc kiểm tra sản phẩm này. Một sản phẩm mới phải có đầy đủ những chức năng cần thiết và thể hiện được những đặc điểm tâm lý như dự định. 1.2.7. Tiếp thị thử nghiệm Nếu sản phẩm đã vượt qua cả 2 vòng kiểm tra khái niệm và kiểm tra sản phẩm, bước kế tiếp sẽ là marketing thử nghiệm, trong đó sản phẩm và chương trình marketing đề xuất cho sản phẩm được kiểm nghiệm trong hoàn cảnh thị trường thực tế. Giai đoạn này có thể giúp chuyên gia tiếp thị có được những trải nghiệm về việc marketing một sản phẩm cũng như toàn bộ chương trình marketing cho sản phẩm – chiến lược chọn lựa thị trường mục tiêu và định vị, các hoạt động quảng cáo, phân phối, định giá, xây dựng thương hiệu, thiết kế bao bì và ngân sách cần chi. Tổng chi phí cho hoạt động marketing thử nghiệm khác nhau tùy vào từng sản phẩm mới cụ thể. Giai đoạn này có thể tốn nhiều thời gian và tiền bạc, tạo điều kiện cho các đối thủ cạnh tranh có được lợi thế. Khi chi phí phát triển và giới thiệu sản phẩm thấp hoặc khi ban giám đốc đã tự tin với sản phẩm thì công ty có thể thực hiện nhanh và không cần thực hiện bước marketing thử nghiệm. Trên thực tế, những năm gần đây hàng tiêu dùng đang dần hạn chế bước này. Họ thường bỏ qua việc kiểm tra khi mở rộng một dòng sản phẩm đơn giản hoặc giới thiệu một sản phẩm bắt chước sản phẩm thành công của đối thủ. 22
  23. Tuy nhiên, khi việc đầu tư giới thiệu một sản phẩm mới đòi hỏi khoản đầu tư lớn, khi mức độ rủi ro cao hoặc khi ban giám đốc chưa chắc chắn về sản phẩm hay chương trình marketing cho nó, thì công ty phải marketing thử nghiệm rất kỹ lưỡng. Nếu không muốn sử dụng những thị trường thử nghiệm quy mô lớn và tốn kém, các công ty có thể sử dụng thị trường thử nghiệm có kiểm soát. Các công ty cũng có thể kiểm tra sản phẩm mới bằng thị trường thử nghiệm mô phỏng, trong đó các nhà nghiên cứu đo lường phản ứng của người tiêu dùng đối với sản phẩm mới và các chiến thuật marketing tại những cửa hàng dựng lên trong phòng thí nghiệm hoặc môi trường mua sắm mô phỏng. 1.2.8 Thương mại hóa Giai đoạn tiếp thị thử nghiệm cung cấp cho ban giám đốc thông tin cần thiết để đưa ra quyết định cuối cùng về việc nên giới thiệu sản phẩm ra thị trường hay không. Nếu công ty quyết định thương mại hóa – giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường – thì họ sẽ phải đối mặt với những khoản chi phí rất cao. Có thể công ty sẽ cần phải xây dựng hoặc đi thuê cơ sở sản xuất. Và trong trường hợp công ty giới thiệu một sản phẩm tiêu dùng mới và quan trọng, có thể trong năm đầu tiên họ sẽ phải đổ hàng trăm triệu đô-la cho quảng cáo, khuyến mãi và các hoạt động marketing khác. Công ty giới thiệu một sản phẩm mới trước tiên phải lựa chọn thời điểm giới thiệu. Tiếp theo, công ty sẽ phải quyết định tung ra sản phẩm mới ở đâu – một địa điểm duy nhất – một khu vực, thị trường quốc gia hay quốc tế. Rất ít công ty có đủ tự tin, vốn và năng lực để ngay từ đầu đã giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường quốc gia hay quốc tế. Thay vào độ họ phát triển ra một lộ trình giới thiệu sản phẩm mới ra thị trường (Market rollout) qua thời gian. Tuy nhiên, cũng có một số công ty có thể nhanh chóng tung sản phẩm ra thị trường toàn quốc ngay. Công ty nào có sẵn hệ thống phân phối quốc tế thì có thể giới thiệu sản phẩm mới ra toàn cầu. Ví dụ Microsoft đã làm thế với hệ điều hành Window 7, sử dụng một chiến dịch siêu quảng cáo quy mô vô cùng lớn để đồng thời ra mắt hệ điều hành trên 30 quốc gia trên khắp thế giới. 1.3. Ứng dụng quy trình phát triển sản phẩm mới trong các doanh nghiệp Quy trình phát triển sản phẩm mới ở phần 1.2 đã nhấn mạnh các hoạt động quan trọng cần thực hiện để tìm kiếm, phát triển và giới thiệu sản phẩm mới. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm mới không chỉ là việc đi qua hết những bước này. Các công ty phải tìm ra phương pháp tối ưu để quản lý quy trình này. Muốn phát triển sản phẩm mới thành công, 23
  24. công ty phải lấy người tiêu dùng làm trọng tâm, dựa trên nỗ lực của tập thể và làm việc một cách có hệ thống. 1.3.1. Quy trình phát triển mới xoay quanh người tiêu dùng Quan trọng hơn tất cả, việc phát triển sản phẩm mới phải xoay quanh người tiêu dùng. Khi tìm kiếm và phát triển sản phẩm mới, các công ty thường dựa dẩm quá nhiều vào các nghiên cứu kỹ thuật trong phòng thí nghiệm R&D của mình. Nhưng cũng như tất cả những vấn đề khác trong marketing, muốn phát triển sản phẩm mới thành công, công ty phải bắt đầu từ việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng và giá trị mà họ cảm nhận. Quy trình phát triển sản phẩm mới xoay quanh người tiêu dùng tập trung vào việc tìm ra những hướng đi mới để giải quyết vấn đề của khách hàng và tạo thêm nhiều trải nghiệm khiến khách hàng hài lòng hơn nữa. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những sản phẩm mới thành công nhất là những sản phẩm được khác biệt hóa, giải quyết những vấn đề lớn của khách hàng và đưa ra tuyên bố giá trị hấp dẫn khách hàng. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng công ty nào lôi kéo khách hàng tham gia vào quy trình cách tân sản phẩm mới thường có tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao gấp 2 lần và tốc độ tăng trưởng thu nhập hoạt động của công ty cao gấp 3 lần so với những công ty không làm như vậy. Do đó, việc khuyến khích người tiêu dùng tham gia vào hoạt động phát triển sản phẩm mới tạo nên ảnh hưởng tích cực đối với quy trình này cũng như với sự thành công của sản phẩm. Ngày nay đối với loại hình sản phẩm dịch vụ, từ hàng hóa tiêu dùng đóng gói đến dịch vụ tài chính, các công ty mang tinh thần cách tân đã bước ra khỏi phòng thí nghiệm của mình và hòa nhập vào thế giới của người tiêu dùng để tìm kiếm những giá trị mới cho khách hàng. Như vậy quy trình phát triển mới xoay quanh người tiêu dùng bắt đầu và kết thúc bằng việc thấu hiểu người tiêu dùng và lôi kéo họ tham gia vào quy trình. Cách tân thành công sẽ mở ra những con đường hoàn toàn mới để đáp ứng nhu cầu khách hàng. 1.3.2. Phát triển sản phẩm mới dựa trên nỗ lực tập thể Một quy trình sản phẩm mới hiệu quả cũng đòi hỏi nổ lực của toàn thể công ty và sự hợp tác của tất cả các phòng ban. Một số công ty tổ chức quy trình phát triển sản phẩm mới của mình theo các bước thông thường như phần 1.2 đã nói đến, bắt đầu bằng việc 24
  25. hình thành ý tưởng và kết thúc bằng việc thương mại hóa. Theo phương pháp phát triển sản phẩm tuần tự này, mỗi phòng ban trong công ty làm việc độc lập để hoàn thành bước của mình, sau đó chuyển sản phẩm sang bộ phận phụ trách bước tiếp theo. Quy trình từng bước cũ kỹ này có thể giúp ban giám đốc kiểm soát các dự án phức tạp và nhiều rũi ro. Nhưng nó cũng có thể chậm chạp một cách đầy nguy hiểm. Trong những thị trường cạnh tranh gay gắt và thay đổi nhanh chóng mặt thì quy trình phát triển sản phẩm mới chậm mà chắc như vậy có thể dẫn đến thất bại thua lỗ có thể gay tổn hại đến vị thế của công ty trên thị trường. Để sản phẩm mới ra thị trường nhanh hơn, nhiều công ty áp dụng phương pháp phát triển sản phẩm mới dựa trên nỗ lực tập thể. Theo đó, các phòng ban trong công ty hợp tác chặt chẽ với nhau trong những nhóm liên bộ phận, chạy gối đầu các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả. Thay vì chuyển sang phẩm mới từ bộ phận này sang bộ phận khác, công ty thành lập một nhóm bao gồm các thành viên đến từ các bộ phận khác nhau để làm việc từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc. Những nhóm như vậy thường có đại diện của các phòng ban như marketing, tài chính, thiết kế, sản xuất và pháp lý, thậm chí cả người cung cấp và công ty khách hàng. Trong quy trình tuần tự, từ một khúc mắc trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ của toàn dự án. Trong phương án dựa trên nỗ lực tập thể, nếu một mảng gặp trở ngại thì họ cứ tìm kiếm cách giải quyết nó trong khi cả nhóm vẫn làm việc bình thường. Mặc dù vậy, phương pháp dựa trên nỗ lực tập thể cũng có một số mặt hạn chế. Ví dụ, đôi khi nó khiến cả công ty căng thẳng và hỗn loạn hơn so với phương pháp tuần tự cũ. Tuy nhiên, trong những ngành có tốc độ thay đổi nhanh chóng và vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn đi, những cái được của việc phát triển sản phẩm nhanh chóng và linh hoạt lớn hơn nhiều so với những rũi ro tiềm ẩn của nó. Những công ty biết phối hợp phương pháp xoay quanh người dùng và phương pháp phát triển sản phẩm mới dựa trên nỗ lực tập thể sẽ giành được lợi thế cạnh tranh to lớn bằng cách đưa những sản phẩm phù hợp ra thị trường với tốc độ nhanh hơn. 1.3.3. Phát triển sản phẩm mới có hệ thống Cuối cùng, quy trình phát triển sản phẩm mới nên được tổ chức quy cũ, có hệ thống thay vì chia ra thành nhiều công đoạn lộn xộn rối rắm. Nếu không như vậy thì có khả năng chỉ vài ý tưởng mới nổi lên, còn nhiều ý tưởng tốt bị chìm đi hoặc chết hẳn. Để 25
  26. tránh được những vấn đề này, công ty có thể thiết lập một hệ thống quản lý cách tân để thu thập, xét duyệt, đánh giá và quản lý ý tưởng sản phẩm mới. Công ty có thể chỉ định một thành viên nào đó lâu năm, được kính trọng làm giám đốc cách tân của công ty. Họ cũng có thể viết một phần mềm quản lý ý tưởng trên Web và khuyến khích tất cả những nhân viên công ty, nhà phân phối, nhà công cấp, đại lý – cùng tham gia vào công cuộc tìm kiếm và phát triển sản phẩm mới. Họ cũng có thể thành lập một hội động quản lý ý tưởng mới và giúp những ý tưởng tốt đến được với thị trường. Họ có thể xây dựng các chương trình khen thưởng để tôn vinh những người đóng góp ý tưởng hay ho nhất. Hệ thống quản lý cách tân đem lại hai kết quả tuyệt vời. Thứ nhất, nó góp phần hình thành nền văn hóa hướng đến sự cách tân trong công ty. Nó cho thấy rằng ban giám đốc hỗ trợ, khuyến khích và tưởng thưởng cho sự cách tân. Thứ hai, nó sẽ mang lại nhiều ý tưởng hơn, trong đó sẽ có một số ý tưởng đặc biệt ưu tú. Những ý tưởng tốt sẽ được phát triển một cách có hệ thống hơn, đem lại thành công to lớn hơn cho sản phẩm mới. Sẽ không còn tình trạng ý tưởng tốt dẫn đến chết mòn vì ban giám đốc thiếu sáng suốt hoặc riêng sở thích của một vị nào. 1.4. Các nghiên cứu liên quan đến quy trình phát triển sản phẩm mới Đề tài nghiên cứu 1: How to reduce new product development time Tác giả nghiên cứu: Janez Kusar, Jo & ze Duhovnik, Janez Grum*, Marko Starbek Tóm tắt đề tài nghiên cứu: Khi tham gia thị trường toàn cầu, các công ty gặp phải một số khó khăn, trong đó quan trọng nhất là thời gian phát triển sản phẩm mới quá nhiều. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách chuyển đổi từ kỹ thuật tuần tự sang kỹ thuật đồng thời. Bài báo cáo trình bày nguyên tắc của quá trình phát triển sản phẩm đồng thời. Thị trường buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải chuyển đổi từ kỹ thuật tuần tự sang kỹ thuật đồng thời và vì làm việc nhóm là yếu tố cơ bản của quý trình kỹ thuật đồng thời, đặc biệt chú ý đến đội và nhóm làm việc hình thành trong các vòng lặp của quá trình phát triển sản phẩm đồng thời trong một doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đề tài nghiên cứu 2: Implementing the new product development process Tác giả nghiên cứu: John Bessant và David Francis Tóm tắt đề tài nghiên cứu: Bài báo này báo cáo về một nghiên cứu điển hình của một công ty điện tử đã thiết kế và triển khai một hệ thống NPD (New Products 26
  27. Development) mới. Đặc biệt, nó nhấn mạnh đến các quy trình phát triển tổ chức cần thiết để thực hiện và phát triển quyền sở hữu hệ thống. Bài báo kết thúc với một số nhận xét về chuyển giao cách tiếp cận này cho các tổ chức khác và về vấn đề nghiên cứu phát sinh từ kinh nghiệm. 27
  28. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI CỦA K – GROUP 2.1.Giới thiệu về K-Group 2.1.1. Lịch sử hình thành, phát triển và các lĩnh vực hoạt động chính Công ty Cổ phần K-Group Việt Nam hiện có mặt ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh. K-Group với tầm nhìn trở thành công ty Quản lý - Đầu tư hàng đầu Việt Nam và vươn xa ra khu vực Đông Nam Á, K-Group cung cấp giải pháp, nền tảng phục vụ công việc và đời sống thiết thực cho con người góp phần tạo dựng các giá trị cộng đồng tốt đẹp và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi đang nỗ lực từng ngày để xây dựng và hiện thực hóa "Giấc mơ Mỹ trên đất Việt". Cùng với phương châm "Đồng hành cùng phát triển", K-Group tôn trọng các giá trị đa phương, hài hòa theo triết lý FIVE WINS: Customers win: Cam kết tối đa hóa lợi ích và chi phí cho khách hàng. Partners win: Cam kết mang đến lợi ích hài hòa nhất cho đối tác cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Members win: Cam kết mang đến giá trị vật chất và tình yêu thương đến các thành viên công ty. Share-holders win: Cam kết mang đến giá trị thặng dư bền vững cho nhà đầu tư và cổ đông. K-Group wins: Cam kết xây dựng một công ty thành công về mặt tài chính và đạo đức. Từ khi thành lập vào năm 2017, K-Group đã xác định chiến lược hoạt động rõ ràng và tin tưởng vững chắc vào những cộng sự của mình. Năm 2017, K-Group được hình thành với những bước đi đầu tiên trong lĩnh vực Xây Dựng – Nội Thất và sau gần 3 năm hoạt động, K-Group đã mở rộng quy mô trở thành công ty đầu tư đa ngành, vận hành chuyên nghiệp với hơn 15 công ty thành viên thuộc các lĩnh vực: Xây Dựng - Nội Thất 28
  29. Công Nghệ Truyền Thông - Quảng Cáo Nông Nghiệp, Xuất Nhập Khẩu Đào Tạo STT Công ty Logo Lĩnh vực hoạt động (nêu ngắn gọn) 1 Bách Hóa Việt Công ty tiên phong trong việc cung cấp giải pháp công nghệ cho kênh bán lẽ truyền thống với sứ mệnh “Chuyển đổi số” cho hệ thống phân phối & “Nâng cấp” cửa hàng truyền thống. 2 Thế Giới Thợ Thế giới Thợ là một nền tảng kết nối giữa Thợ và người dùng một cách thuận tiện và hiệu quả nhất. 3 Thế Giới Bác Sĩ Thế Giới Bác Sĩ là một nền tảng kết nối giữa bác sĩ và người có nhu cầu một cách thuận tiện và hiệu quả nhất 29
  30. 4 K-Will K-Will là nền tảng nhật ký và di chúc số 4.0 5 K-Wiki K-Wiki là nền tảng kết nối giữa người dùng và chuyên gia 6 Catback Catback là nền tảng hoàn tiền cho khách hàng khi mua sắm trực tuyến. 7 Booking KOL Booking KOL là nền tảng kết nối người dùng với người có sức ảnh hưởng như KOL và Influencer trong mọi lĩnh vực nghệ thuật. 8 AZ Go Giải pháp kết nối, quản lý các dịch vụ vận tải với người dùng. 9 Fiona Giải pháp bán lẻ, quản lý, checkin với công nghệ AI, machine learning, robot cho cửa hàng, trường học, văn phòng 30
  31. 10 K-Decor Công ty về xây dựng và thiết kế nội thất 11 K-Home Công ty về xây dựng 12 K-Food Công ty kinh doanh về mảng nông nghiệp 13 K-Soft Công ty kinh doanh về mảng phần mềm và lập trình website 14 K-Land K-Land là ứng dụng kết nối trong lĩnh vực bất động sản 15 IMC Plus Công ty Agency Bảng 1: Danh sách các công ty và lĩnh vực hoạt động của K-Group (Nguồn: Bộ phận PR trực thuộc công ty IMC+) Đồng thời K-Group chú trọng phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp bền vững và tiên phong trong hoạt động kinh doanh, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm hoàn toàn mới. Đón đầu Cách mạng Công nghiệp 4.0, K-Group tạo dấu ấn đặc biệt với các giải pháp công nghệ hướng đến các nền tảng nhân văn và lợi ích cho xã hội. Năm 2020, K-Group đánh dấu hành trình đột phá khi gia nhập vào lĩnh vực công nghệ, cập nhật xu hướng thời đại số hóa trong những sản phẩm kinh doanh. Có thể nói, đây là cột mốc quan trọng khẳng định sự bứt phá, tiên phong trong chặng đường đi tìm 31
  32. những giải pháp mới giúp ích cho cuộc sống người Việt của “thuyền trưởng” Nguyễn Duy Khanh. Các dự án công nghệ: Bách Hóa Việt - GT Link Bách Hóa Việt cung cấp giải pháp công nghệ kết nối Nhà sản xuất-Nhà phân phối- Cửa hàng tạp hóa cho kênh bán lẻ truyền thống thông qua việc Chuyển đổi số cho hệ thống phân phối hiện tại, thu hẹp khoảng cách người tiêu dùng nông thôn với các thương hiệu. Đồng thời trở thành cầu nối “Liên kết – Nâng cao – Phát triển Hệ thống Phân phối Bán lẻ Truyền thống”. Nâng cấp cửa hàng truyền thống thành cửa hàng công nghệ từ đó làm nền tảng xây dựng và tiếp tục nâng cấp kênh phân phối bán lẻ truyền thống. Thế Giới Thợ Thế Giới Thợ là nền tảng công nghệ kết nối người dùng là cá nhân, hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu về dịch vụ tiện ích - lắp đặt - bảo trì - sửa chữa, tuyển dụng với những người thợ có tay nghề, lao động phổ thông là cá nhân, tổ đội hoặc doanh nghiệp cung ứng lao động. Thế Giới Bác Sĩ Thế Giới Bác Sĩ Thế Giới Bác Sĩ là nền tảng kết nối khách hàng với đội ngũ bác sĩ, dược sĩ giải quyết vấn đề tiện ích cho khách hàng cần tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và mua thuốc online, giao hàng tận nơi. K-Will K-Will là nền tảng nhật ký thời đại số, ghi nhận tài sản, di chúc và quỹ từ thiện. Giúp người dùng hiểu được tầm quan trọng của việc viết nhật ký trong lưu giữ lại những khoảnh khắc cảm xúc của bản thân đồng thời tạo giá trị lâu dài trong cuộc sống của mỗi người. K-Wiki K-Wiki là nền tảng kết nối trực tuyến giữa các chuyên gia và người dùng đa lĩnh vực giúp giải quyết các vấn đề hằng ngày một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Catback 32
  33. Catback là nền tảng hoàn tiền cho khách hàng khi mua sắm trực tuyến. Với sứ mệnh phục vụ cộng đồng, Catback mang đến những trải nghiệm mua sắm thông minh, tiết kiệm nhất cho người tiêu dùng thời đại số. Booking KOL Booking KOL là nền tảng kết nối người dùng với người có sức ảnh hưởng như KOL và Influencer trong mọi lĩnh vực nghệ thuật. Booking KOL định hướng xây dựng một cộng đồng những người đam mê nghệ thuật, tạo nên một sân chơi để họ có thể thể hiện bản thân và tạo ra nguồn thu nhập từ chính đam mê ấy. Fiona Giải pháp bán lẻ, quản lý, checkin với công nghệ AI, machine learning, robot cho cửa hàng, trường học, văn phòng. AZGO Giải pháp kết nối, quản lý các dịch vụ vận tải với người dùng. K-Soft Giải pháp phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp vận hành hiệu quả, chính xác. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các đơn vị trực thuộc 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của K-Group Cơ cấu tổ chức của K-Group bao gồm: Ban Quan Trị: Tổng giám Đốc của K-Group, Phó Tổng Giám Đốc K-Group và các giám đốc của các công ty con như là ICM +, Fiona, K-Soft, K-Land, K-Decor, K-Food, Catback, Bach Hoa Viet (GT Link), K-Worker, K-Space, K-Doctor, K-Wiki, K-Will, AZGO, The Gioi Tho Nhân viên: Nhân viên bao gồm các Manager, Leader và Excutive Cơ cấu K-Group có một chút khác biệt với các tập đoàn khác là các hoạt động Marketing của K-Group đều thuộc quản lý của công ty con Agency ICM +. Nên các công ty con khác hay K-Group đều không có phòng Marketing. 33
  34. Hình 1: Mô hình cơ cấu tổ chức của K-Group 2.1.2.2. Chức năng các đơn vị trực thuộc K-Group Công ty IMC + : Agency chuyên kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ về Marketing, ngoài ra IMC+ cũng làm các hoạt động Marketing cho chính K-Group và các công ty con của K-Group Công ty Fiona: Công ty kinh doanh về các sản phẩm công nghệ Công ty K-Soft: Công ty kinh doanh về các sản phẩm công nghệ Công ty K-Land: Công ty kinh doanh bất động sản và phát triển các công nghệ trong ngành bất động sản Công ty K-Decor: Công ty kinh doanh mãng thiết kế và xây dựng Công ty K-Food: Công ty kinh doanh về nông nghiệp Công ty Catback: Công ty kinh doanh trong mãng thương mại điện tử Công ty Bách Hóa Việt: Công ty cung cấp các dịch vụ logistic cho ngành hàng F&B 34
  35. Công ty K-Worker: Công ty cung cấp dịch vụ đào tạo nhân sự Công ty K-Space: Công ty cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng và vị trí tổ chức sự kiện Công ty K-Doctor: Công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ Thế Giới Bác Sĩ và máy đo thân nhiệt tích hợp K-Tracker Công ty K-Wiki: Công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ K-Wiki ( Nền tảng kết nối chuyên gia và người dùng) Công ty K-Will: Công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ K-Will ( Nền tảng nhật ký số ) Công ty AZGO: Công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ AZGO Công ty Thế Giới Thợ: Công ty kinh doanh sản phẩm công nghệ Thế Giới Thợ ( Nền tảng kết nối thợ các ngành nghề với người dùng ) 2.1.3. Một số kết quả kinh doanh chính 2018-2020 Từ năm 2018-2020 công ty K-group đã đầu tư mà mở rộng quy mô cho các công ty con ở các lĩnh vực như Xây Dựng - Nội Thất, Công Nghệ, Truyền Thông - Quảng Cáo, Nông Nghiệp, Xuất Nhập Khẩu, Đào Tạo. Hiện tại về lĩnh vực Xây dựng – Nội Thất: Công ty con của K-Group là K-Décor đã có được thị phần của mình trong thị trường thiết kế và xây dựng đặc biệt là ở Thành Phố Hồ Chí Minh và Hà Nội Về lĩnh vực công nghệ: Một số sản phẩm đã được công bố như Catback hay Booking KOL, và sắp tới là cuộc cách mạng và đổ bộ lớn của các ứng dụng của K-Group vào thị trường như Thế Giới Thợ, K-Will, K-Wiki, GT Link, Về lĩnh vực truyền thông-quảng cáo: Với sự hoạt động mạnh mẽ của ICM +, công ty đã xây dựng được một uy tín lớn trong ngành tiếp thị tại thị trường Hồ Chí Minh và cơ cấu của công ty cũng ngày càng mở rộng quy mô. 35
  36. Về nông nghiệp, xuất nhập khẩu và đào tạo: Các công ty con của K-Group cũng đã mang về 5% đến 7% doanh thu cho tập đoàn hàng năm từ 2018-2020. 2.2. Giới thiệu về dự án Thế Giới Thợ Công ty Thế Giới Thợ là công ty khai sinh ra sản phẩm công nghệ Thế Giới Thợ với tiện ích là nền tảng kết nối giữa người dùng và thợ của các ngành nghề: Điện gia dụng, điện lạnh, sửa chữa nước, giúp việc, sửa máy tính, thông tắc cống, giúp cho nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ sữa chữa được đáp ứng nhanh chóng và giải quyết được việc làm cho thợ ở các ngành nghề trong nền tảng app Thế Giới Thợ. Ý tưởng về dự án Thế Giới Thợ đã được khai sinh ra vào năm 2017 và đã từng bước từng bước hình thành nên một dự án trọng điểm của K-Group. Với khát vọng trở thành một siêu app giải quyết được mọi nhu cầu của người dùng và thợ, công ty Thế Giới Thợ hay K-Group đang ngày càng nổ lực hoàn thành sản phẩm để có thể cho ra mắt một sản phẩm mang lại tiện ích toàn diện cho người dùng và thợ. Hiện nay sản phẩm Thế Giới Thợ đã bước qua các giai đoạn từ 1 ý tưởng đến lúc hình thành sản phẩm và bây giờ là giai đoạn kiểm nghiệm để đặt những bước chuẩn bị cho thời gian công bố sắp tới. Slogan: Nơi xây dựng một cộng đồng thợ chuẩn mực vì một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tầm nhìn của Thế Giới Thợ: Thế giới Thợ là một nền tảng kết nối giữa Thợ và bạn một cách thuận tiện và hiệu quả nhất. Sứ mệnh của Thế Giới Thợ: Ở Thế giới Thợ, chúng tôi xây dựng một cộng đồng Thợ chuẩn mực, nhằm đem lại cho khách hàng nhưng dịch vụ tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho Thợ và khách hàng. Cam kết của dự án Thế Giới Thợ: Cung cấp hàng nghìn thợ có tay nghề uy tín. Phục vụ ngay khi khách hàng có nhu cầu. Chi phí luôn rẽ hơn thịt trường. 36
  37. Luôn có những ưu đãi hấp dẫn cho khách hàng sử dụng dịch vụ và cả thợ. 2.3. Đánh giá về quy trình phát triển sản phẩm mới K-Group 2.3.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group Hình 2: Quy trình phát triển sản phẩm mới Quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group cũng đảm bảo 8 bước như 8 bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới. Bước 1: Hình thành ý tưởng Nội bộ: Bộ phận R&D trong phòng kinh doanh của K-Group hoặc các nhân viên khác trong các công ty con của K-Group hình thành ý tưởng Bên ngoài: Khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp hoặc đối thủ cạnh tranh. Nguồn quan trọng nhất chính là khách hàng, vì quy trình phát triển sản phẩm mới nên tập trung vào việc tạo ra giá trị cho khách hàng. Bước 2 - Sàn lọc ý tưởng 37
  38. Các ý tưởng tự phòng R&D sẽ được trình bày với phòng kinh doanh K-Group để sàn lọc, các ý tưởng từ các nhân viên khác từ các công ty con sẽ thông qua ban điều hành của các công ty con để sàn lọc. Sau đó các ý tưởng sẽ được trình bày lên Phó tổng giám đốc, tổng giám đốc và các đại diện của các công ty con khác để sàn lọc và kiểm duyệt lần 2. Bước 3 - Phát triển và thử nghiệm concept: Concept được coi như một phiên bản mô tả chi tiết hơn của ý tưởng Phát triển Concept: Đưa ra những tiêu chí của sản phẩm, thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, những giá trị mang lại của sản phẩm Ví dụ: Sản phẩm Thế Giới Thợ Concept của nó là mang lại một nền tảng kết nội giữa thợ và người dùng có nhu cầu sữa chữa ở các ngành nghề như điện lạnh, điện gia dụng, nước, thông tắc cống, giúp việc, sửa máy tính, Thị trường mục tiêu của Thế Giới Thợ ban đầu là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Khách hàng mục tiêu là Thợ trong các ngành nghề có trong app thế giới thợ và các khách hàng có nhu cầu sữa chữa từ 18 đến 65 tuổi. Giá trị mang lại của Thế Giới Thợ là giải quyết nhanh chóng nhưng vấn đề sữa chửa trong đời sống khách hàng mục tiêu và giải quyết vấn đề việc làm cho thợ ở các ngành nghề mà app Thế Giới Thợ kinh doanh. Thử nghiệm concept: Test concept với các khách hàng mục tiêu thông qua việc phỏng vấn và quan sát. Bước 4 - Phát triển chiến lược Marketing: Chiến lược Marketing của hầu hết các sản phẩm của K-Group và các công ty con của K-Group đều do công ty ICM + đảm nhận và lên kế hoạch. ICM + sẽ điều phối bộ phận Product Marketing của mình để giúp cho các concept của các dự án được hoàn thiện hơn và cũng truyền đạt những thông tin về dự án và mong muốn của chủ dự án với ICM + để có thể hình thành lên một bản chiến lược Marketing phù hợp nhất. ICM + sau đó sẽ thực hiện những điều sau: 38
  39. Mô tả thị trường mục tiêu: đề xuất giải pháp giá trị và mục tiêu doanh thu, thị phần, lợi nhuận trong vài năm đầu. Phác thảo kế hoạch giá, kênh phân phối và ngân sách Marketing. Kế hoạch bán hàng dài hạn, mục tiêu lợi nhuận và chiến lược Marketing Mix Bước 5 - Phân tích kế hoạch tài chính: Bộ phận tài chính của K-Group hoặc bộ phận tài chính của các công ty con sẽ đánh giá mức độ hấp dẫn và khả năng kinh doanh của sản phẩm mới, như đánh giá doanh số, chi phí và dự báo lợi nhuận để phân tích xem liệu các yếu tố này có thỏa mãn mục tiêu của công ty hay không. Ngoài ra cũng xem xét khả năng tài chính của công ty về việc phát triển sản phẩm đó Bước 6 – Phát triển sản phẩm: Sản phẩm phải phát triển thành vật chất để đảm bảo ý tưởng này thực thi trên thị trường. Bộ phận R&D sẽ phát triển và thử nghiệm 1 hoặc nhiều phiên bản của concept sản phẩm. Các sản phẩm thường trải qua các bài kiểm tra nhầm đảo bảo độ an toàn, tiện ích và hiệu quả. Ngoài ra trong quá trình phát triển sản phẩm tại K-Group cũng sẽ có sự tham gia của bộ phận Product Marketing của ICM + để đưa ra những ý kiến dưới gốc độ người tiêu dùng và nhu cầu thị trường. Bước 7 - Thử nghiệm trong phạm vi giới hạn: Trong giai đoạn này, sản phẩm và kế hoạch Marketing sẽ được thử nghiệm trong các thị trường giả lập do IMC + và trưởng các dự án đề xuất, từ đó sẽ có cơ hội thử nghiệm mọi yếu tố trước khi đầu tư đầy đủ. Bước 8 – Thương mại hóa: Sau 7 bước trên, công ty K-Group có thể quyết định xem nên ra sản phẩm mới hay không. Nếu có, bước cuối cùng chính là tung sản phẩm đó ra thị trường. Hai yếu tố cần xem xét trong giai đoạn này là thời gian và địa điểm. 39
  40. 2.3.2. Phân tích quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group Ở đây chúng ta sẽ dùng phương pháp phân tích một dự án cụ thể để phân tích và hiểu rõ hơn về quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group. Với độ quan trọng và quy mô của dự án Thế Giới Thợ, nó đang được đánh giá là dự án trọng điểm nhất của K- Group hiện nay, vì vậy tôi sẽ chọn dự án Thế Giới Thợ để làm dự án để phân tích quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group. 40
  41. STT Bước Nội dung Vai trò của các đơn vị Khách R Phòng Phòng Customer Dev Phòng Phòng Phòng hàng &D Marketing Service (K-Soft) nhân sự tài chính kế toán 1 Hình thành ý Hình thành ý tưởng một app kết nỗi x x x x tưởng Thế Giới giữa thợ và người có nhu cầu, ngoài ra Thợ còn có thêm nhiều ý tưởng khác. 2 Sàn lọc ý tưởng Sàn lọc trong các ý tưởng và chọn ra ý x x x x tưởng App Thế Giới Thợ. 3 Phát triển và kiểm Phát triển và kiểm tra khái niệm cho x x tra khái niệm App Thế Giới Thợ. 4 Phát triển chiến Phát triển chiến lược Marketing dài x lược Marketing hạn cho dự án Thế Giới Thợ. 5 Phân tích kế Phân tích tài chính cho dự án Thế Giới x x x hoạch tài chính Thợ. 6 Phát triển sản Xây dựng App Thế Giới Thợ. x x phẩm 7 Thử nghiệm trong Chạy thử trên môi trường test và thị x x x x x x x x phạm vi giới hạn trường để đánh giá dự án. 8 Thương mại hóa Đưa vào thị trường một cách chính x x x x x x x thức. Bảng 2: Vai trò của các bộ phận ở từng bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group 41
  42. Quy trình phát triển sản phẩm mới của dự án Thế Giới Thợ (trực thuộc K-Group) Bước 1 – Hình thành ý tưởng Thế Giới Thợ Nội bộ: Idea về dự án Thế Giới Thợ được hình thành từ R&D của K-Group và được sự cố vấn từ Tổng Giảm Đốc Nguyễn Duy Khanh. Bên ngoài: Với hiện trạng về nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng cao. Đặc biệt là trong các ứng dụng công nghệ, các app trung gian kết nối giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ ngày càng được sinh ra nhiều. Trong các ngành như vận tải, chuyên chở thì có Grab hay Gojek, trong các ngành về thực phẩm cũng có App trung giang cung cấp ví dụ như là Baemin, Grab, Gojek. Nhận biết được nhu cầu về ứng dụng công nghệ đó đi kèm thêm nhu cầu sửa chữa ở các mảng như điện, nước và giúp việc ngày càng tăng cao, R&D đã hình thành nên ý tưởng phát triển một App trung gian giải quyết các nhu cầu đó của khách hàng và ngoài ra cũng giải quyết được nhu cầu việc làm của thợ ở các ngành nghề. R&D đã nhận ra rằng ở các ngành nghề riêng lẽ ở trong concept của app thế giới thợ sẽ có các đối thủ cạnh tranh nhưng các đối thủ cạnh tranh đó vẫn chưa phát triển đủ mạnh mẽ và mỗi ứng dụng chỉ đáp ứng mỗi một ngành nghề. Dựa vào nguồn lực về công nghệ của tập đoàn K-Group và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ của các CEO của K-Group, R&D và Tổng Giảm Đốc đã quyết định xây dựng nên một dự án siêu App Thế Giới Thợ, một ứng dụng trung gian tích hợp 6 ngành nghề là điện đa dụng, điện lanh, sửa chữa nước, thông tắc cống, máy tính và giúp việc. Bước 2 - Sàn lọc ý tưởng Ý tưởng Thế Giới Thợ được hình thành cùng lúc với những ý tưởng là Thế Giới Bác Sĩ, Catback, K-Will, K-Wiki, AZ Go. Dựa vào một số tiêu chí các Leader của dự án và các EO của K-Group đánh giá các dự có nên được chọn hay không và dự án nào được ưu tiên hơn những dự án khác. Đầu tiên là nhu cầu thực tế của thị trường là có hay không đối với sản phẩm? Thứ hai, sản phẩm đã có đối thủ cạnh tranh hay chưa và đối thủ cạnh tranh có mạnh hay không? Thứ ba, doanh thu và lợi nhuận dự tính đã đủ hấp dẫn hay chưa? Cuối cùng là nguồn lực của công ty có đủ để đầu tư vào dự án hay không? 42
  43. Ý tưởng Thế Giới Thợ và K-Wiki là hai dự án đạt được sự đánh giá cao về 4 tiêu chí trên nhất. Tuy nhiên ý tưởng Thế Giới Thợ vẫn được công nhận là có nhu cầu thực sự cao hơn K-Wiki và đi kèm với đó là bảng doanh thu và lợi nhuận dự tính của dự án cũng khá cao hơn K-Wiki, hợp lý hơn. Ngoài ra ý tưởng Thế Giới Thợ cũng phải qua một sự sàn lọc kĩ càng của phòng kinh doanh K-Group. Phòng kinh doanh phải dựa vào nguồn lực và tài chính đi kèm với sự am hiểu về thị trường để đưa ra quyết định về dự án Thế Giới Thợ. Bước 3 - Phát triển và kiểm tra khái niệm Phát triển khái niệm cho dự án Thế Giới Thợ: Với mục tiêu xây dựng một siêu App, các Leader của dự án Thế Giới Thợ đã xây dựng một concept cho App là một App trung gian tích hợp 6 ngành nghề là điện đa dụng, điện lạnh, sửa chữa nước, thông tắc cống, máy tính và giúp việc. Nó giúp cho người dùng có thể đặt các dịch vụ sữa chửa trong 6 ngành nghề trên và các người dùng thợ cũng có thể nhận việc trực tiếp thông qua việc đặt đơn hàng dịch vụ đó của người dùng có nhu cầu sữa chửa. Tiêu chí ở App Thế Giới Thợ trong giai đoạn ban đầu là thao tác đơn giản, giải quyết vấn đề book đơn và nhận đơn một cách nhanh chóng, thanh toán nhanh chóng và chính xác. Kiểm tra khái niệm cho dự án Thế Giới Thợ: Với bộ phận Product Marketing của ICM +, K-Group đã thực hiện một đợt khảo sát khoảng 1000 user và 1000 worker về các tiêu chí trong concept. Vì để tiết kiệm chi phí, thời gian thu thập và xử lí số liệu, K-Group quyết định sử dụng khảo sát thông qua biểu mẫu trên Google Sheet. Tuy nhiên, các phiểu biểu mẫu sẽ không được gửi đi bằng các đường online như Facebook hay Mail mà sẽ được nhân viên của Phòng kinh doanh và R&B đem đến tận tay các khách hàng ngoài thị trường để khảo sát thông qua điện thoại di động. Và kết quả cho ra được là khách hàng có nhu cầu lớn về việc đặt dịch vụ sửa chữa và nhu cầu của họ vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ ở thời điểm hiện tại. Các concept được đưa ra khá phù hợp với thị hiếu khách hàng là đặt được dịch vụ nhanh chóng, có thể tìm thấy dịch vụ bản thân có nhu cầu trên một App, tính tiền nhanh chóng, chính xác. Thị hiếu của Thợ là có một lượng việc làm ổn định trong ngày mà không phải đi tìm kiếm quá nhiều hay tải quá nhiều App. 43
  44. 1200 1000 800 600 400 200 0 Đặt dịch vụ Tìm thấy dịch Tìm thấy mỗi Giá không Tính giá nhanh Nhận được hỗ nhanh chóng vụ bản thân có dịch vụ trên chênh lệch quá chóng và chính trợ nhanh nhu cầu trên mỗi App cao so với thị xác chóng khi cần một app trường Số lượng phiếu bầu Hình 3: Biểu đồ thể hiện mức độ mong muốn của Worker đối với các khái niệm sản phẩm của App Thế Giới Thợ 44
  45. 1200 1000 800 600 400 200 0 Lượng công Có thể lựa chọn Được nhận Nhận được Nhận được sự Tính giá nhanh việc ổn định đơn hàng để những đơn hợp nhiều công việc hỗ trợ nhanh chóng và chính trong ngày nhận lý với khả năng trong ngày chóng khi cần xác của bản thân không giới hạn Số lượng phiếu bầu Hình 4: Biểu đồ thể hiện mức độ mong muốn của Worker đối với các khái niệm sản phẩm của App Thế Giới Thợ Bước 4 - Phát triển chiến lược Marketing Chiến lược Marketing của hầu hết các sản phẩm của K-Group và các công ty con của K-Group đều do công ty ICM + đảm nhận và lên kế hoạch. ICM + sẽ điều phối bộ phận Product Marketing của mình để giúp cho concept của Thế Giới Thợ được hoàn chỉnh hơn và phù hợp với thị hiếu người dùng. Sau khi giúp các Leader của dự án Thế Giới Thợ hoàn thành concept. Bộ phận Product Marketing sẽ quay trở về ICM + để truyền đạt những thông tin về dự án Thế Giới Thợ để giúp các Planer của các bộ phận Social, PR, Marketing lên một kế hoạch Marketing tổng quan cho dự án Thế Giới Thợ. Các bộ phận của IMC + sẽ thống nhất và đưa ra những thông tin sau: Mô tả thị trường mục tiêu: đề xuất giải pháp giá trị và mục tiêu doanh thu, thị phần, lợi nhuận trong vài năm đầu. Phác thảo kế hoạch giá, kênh phân phối và ngân sách Marketing. Kế hoạch bán hàng dài hạn, mục tiêu lợi nhuận, Social Plan, Brand Plan. 45
  46. Tổng quan về chiến lược marketing cho dự án Thế Giới Thợ. Tên chiến lược: Thế Giới Thợ - Điện nước đủ đầy Khách hàng mục tiêu: Thợ: Thợ đã có tay nghề, ngành nghề điện/ nước Khách hàng: có nhà riêng, độ tuổi từ 20 đên 50 tuổi và có thu nhập trên 10 triệu. Doanh số mục tiêu của chiến lược marketing năm 2021 là 150,000,000 VNĐ Ngân sách cho chiến lược marketing năm 2021 là 14,400,000 VNĐ 46
  47. Các kênh chiến lược đánh vào: Hình 5: Các kênh của chiến lược marketing cho dự án Thế Giới Thợ đánh vào năm 2021 Bước 5 - Phân tích kế hoạch tài chính Bộ phận tài chính của K-Group sẽ cử đại diện xuống để nghe trao đổi về concept của dự án Thế Giới Thợ và Marketing Plan để đánh giá mức độ hấp dẫn và khả năng kinh doanh của dự án Thế Giới Thợ, như đánh giá doanh số, chi phí và dự báo lợi nhuận để phân tích xem liệu các yếu tố này có thỏa mãn mục tiêu của công ty hay không. Ngoài ra cũng xem xét khả năng tài chính của công ty về việc phát triển sản phẩm App Thế Giới Thợ. Chi phí một sản phẩm mới hoàn toàn với công ty và thị trường thường là một khoảng chi phí rất lớn nên bộ phận tài chính sẽ xem xét rất kĩ vấn đề này. Tổng doanh số dự tính trong năm 2021 là 150 tỷ cho App Thế Giới Thợ (Số liệu từ kế hoạch kinh doanh tổng thể) Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng App là 4,000,000,000 VNĐ (Số liệu từ kế hoạch kinh doanh tổng thể) Chi phí Marketing là 14,400,000,000 VNĐ (Số liệu từ kế hoạch kinh doanh tổng thể) Chi phí vận hành dự án trong 1 năm đầu tiên là 48,400,000,000 VNĐ (Số liệu từ kế hoạch kinh doanh tổng thể) Bước 6 – Phát triển sản phẩm Bộ phận R&D sẽ phối hợp công ty K-Soft để phát triển sản phẩm App Thế Giới Thợ. Trong quá trình phát triển App cũng sẽ có sự tham gia của bộ phận Product 47
  48. Marketing trực thuộc ICM +. K-soft và R&D sẽ đảm bảo về vấn đề các Function của App và Product Marketing sẽ đảm bảo về vấn đề UIUX ( User Interface – User experience ) Bộ phận Product Marketing của IMC+ và R&D của K-Group sẽ cử đại diện để làm việc với K-Soft. R&D sẽ được ra những đề xuất về các chức năng, các công nghệ cần có ở trong App và Product Marketing sẽ đưa ra các yêu cầu cho App dưới góc nhìn của người tiêu dùng, họ có thể tăng thêm hoặc bớt đi các chức năng hoặc công nghệ của R&D đề xuất cho K-Soft và chức năng hoặc công nghệ nào sẽ được ưu tiên phát triển trước để phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng hơn. Sau đó, khi chốt xong các vấn đề về chức năng và công nghệ, K-Soft sẽ tiến hành phát triển sản phẩm theo yêu cầu và ngoài ra K-Soft cũng phải cho hạn chót hoàn thành từng chức năng và công nghệ là thời gian nào và sản phẩm hoàn chỉnh tất cả là vào thời gian nào? Các chức năng được ưu tiên ban đầu của App Thế Giới Thợ là BRT (Booking Real Time), Thanh toán online, hệ thống OTT. Bước 7 - Thử nghiệm trong phạm vi giới hạn Trong giai đoạn này, sản phẩm và kế hoạch Marketing sẽ được thử nghiệm trong các thị trường giả lập do IMC + và trưởng dự án Thế Giới Thợ. Cụ thể là thử nghiệm ở 2 quận của thành phố Hồ Chí Minh ( Thông tin chưa được công bố nên không thể đưa vào bài khóa luận ). Từ đó sẽ có cơ hội thử nghiệm yếu tố như sau: Test được các Function của App có xuất hiện các lỗi không. Test được về vấn đề UIUX. Test được về quy trình xử lí và năng suất của CS ( Customer Service ). Test thị hiếu và nhu cầu thực tế của khách hàng thông qua kế hoạch marketing chạy thử của ICM +. Từ các đợt test này bộ phận Product Marketing sẽ phối hợp với R&D và K-Soft để khắc phục những lỗi về Function và cải thiện app để phù hợp với các tiêu chí trải nghiệm của người dùng. Ngoài ra Product Marketing cũng sẽ phối hợp với CS để hoàn thiện cơ cấu tổ chức ban đầu để đáp ứng nhu cầu chăm sóc khách hàng của khách hàng trong thời gian chạy dự án đầu tiên và hoàn thiện kịch bản xử lí của CS. 48
  49. STT Nội dung test Người được test Ngày test Kết quả Ghi chú 1 Test các Bộ phận nhân sự, 10/11/2020 Phát hiện 4 lỗi lớn ở các chức năng của App. Ngoài ra cũng Function của bộ phận kế toán, Nhận được 16 đề xuất thay đổi để phù hợp hơn với yêu cầu kinh có thêm một App có xuất Customer Service, doanh và nhu cầu của người tiêu dùng. số phàn nàn hiện các lỗi Kinh doanh, về giao diện không. Marketing, K-Soft của App 2 Test UIUX Khách hàng, nhân 17/11/2020 Phát hiện 10 lỗi nhỏ ở các bước thao tác trên App. (User-Interface- sự bộ phận Product Cho ra 5 đề xuất về chức năng để phù hợp với nhu cầu của người User- Marketing tiêu dùng, 7 đề xuất về thao tác trên app và 1 đề xuất về thay đổi Experience) giao diện. 3 Test về quy CS, Nhân sự huy 25/11/2020 Phát hiện kịch bản xử lí CS quá còn thiếu xót. trình xử lí và động toàn công ty. – Nhân sự của CS chưa đủ đáp ứng theo yêu cầu của kế hoạch kinh năng suất của 27/11/2020 doanh đặt ra. CS ( Customer Có được giải pháp cho CS để khắc phục vấn đề kịch bản và nhân Service ) sự là out-source 1 phần việc của CS với một đối tác kinh doanh lâu năm của K-Group chuyên cung cấp dịch vụ Center Call. 4 Test thị hiếu và Khách hàng 23/12/2020 Hiện tại trong thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu thì đợt test nhu cầu thực tế vẫn đang tiến hành nên vẫn chưa có kết quả của khách hàng thông qua kế hoạch marketing chạy thử của ICM +. Bảng 3: Bảng tóm tắt kế hoạch test ở giai đoạn thử nghiệm sản phẩm tại K-Group 49
  50. 4 đợt test này sẽ có sự tham gia của tất cả các bộ phận là nhân sự, kế toán, CS, Kinh doanh, Marketing (ICM +) và công ty K-Soft. Nhiệm vụ của các bộ phận trong 4 đợt test là: Test Function: Nhân sự: Tham gia để biết nhu cầu về nhân lực thực sự của dự án trong thời gian đầu ở các bộ phận trong dự án. Kế toán: Tham gia để biết biết được và luyện tập quá trình xử lí các sổ sách và ứng dụng kế toán được áp dụng cho dự án Thế Giới Thợ. Đảm bảo và điều tiết ngân sách cho đợt test. CS: Phối hợp với Product Marketing để đưa ra kịch bản test Kinh doanh: Tham gia test và hiểu hơn về các nguồn thu lợi nhuận trên ứng dụng để có những đề xuất về nguồn thu lợi nhuận hợp lý hơn Marketing: Tham gia để thu thập các lỗi và có thêm những đề xuất về Function cho R&D và công ty K-Soft (Dev) Công ty K-Soft: Ghi nhận các lỗi trên App được phát hiện thông qua quá trình test để có thể khắc phục và hoàn thiện App Test UIUX: UIUX được viết tắt bởi cụm từ Use-Interface-Use-Experience. Test UIUX ở đây có nghĩa là chúng ta test sản phẩm đứng dưới góc nhìn của một khách hàng, để cho ra được những vấn đề mà sản phẩm đã đáp ứng được cho nhu cầu của khách hàng và những vấn đề gì là chưa cần thiết hoặc không cần cho họ. Test UIUX thường sẽ do bộ phận Product Marketing của IMC+ trực tiếp triển khai lên kế hoạch và test. Quy trình test sẽ bao gồm test bởi khách hàng thực tế và test cả chính những excutive của Product Marketing. (Test trên môi trường test app được dựng lên bởi Developer). 50
  51. Test được về quy trình xử lí và năng suất của CS ( Customer Service ): Test quy trình xử lí và năng suất của CS sẽ được lên kịch bản và tổ chức bởi IMC+. Kịch bản test của lần test này không có quy trình giống như những lần test Function và UIUX mà nó sẽ có những tình huống bất thường đi sâu vào tâm lý của khách hàng và đời sống thực tế, từ cách xử lí tình huống và năng suất xử lý của CS đó để suy ra được những vấn đề mà bộ phận Customer Service đang mắc phải. Chúng ta có thể tính được trung bình một chuyên viên CS có thể giải quyết bao nhiêu tình huống trong 1 ngày và trung bình một tình huống mất bao nhiêu thời gian, từ những con số đó ta có thể có kế hoạch về nhân sự và kịch bản xử lí vấn đề cho CS. Test thị hiếu và nhu cầu thực tế của khách hàng thông qua kế hoạch marketing chạy thử của ICM +. Kế hoạch chạy thử nghiệm thị trường của IMC+ được thực hiện dưới sự phối hợp của 4 bộ phận là Product Marketing, Social, Brand, Event trên 3 mặt trận chính là các kênh online (Fanpage facebook, Seeding Group, Youtube, Google – ads sẽ được đặt target ở 2 quận 2 và Bình Thạnh), offline ( các activation ở các khu chung cư và dân cư ở 2 quận Bình Thạnh và quận 2) và chính trên App Thế Giới Thợ. B8: Sau 7 bước trên, công ty K-Group và các leader của dự án Thế Giới Thợ sẽ quyết định xem có nên tập trung nguồn lực để tạo nên sử dụng đổ bộ lớn vào thị trường cho sản phẩm Thế Giới Thợ hay không. Ở giai đoạn này các leader của Thế Giới Thợ và tổng giám đốc của K-Group họp cùng nhau và đưa ra một buổi biểu quyết xem Thế Giới Thợ có được đầu tư mạnh hơn nữa không, mà nếu đổ bộ vào thị trường thì nên đổ bộ vào thời gian và những địa điểm nào. Ưu điểm của quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group : Quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group đảm bảo theo quy trình 8 bước phát triển sản phẩm và thực hiện theo một cách trình tự. Từ đó, K-Group đã khó bỏ xót được những ý tưởng tốt cho tất cả các ý tưởng tốt, và cũng có từng bước phát triển cho từng sản phẩm vững chắc. Có bộ phận R&D giúp các ý tưởng được phát triển tốt hơn phù hợp với thị hiếu của thị trường. 51
  52. Có công ty Agency riêng là IMC+ giúp K-Group vạch ra những chiến lược marketing đúng đắn dưới góc nhìn của một agency và góc nhìn của một thành viên trong tập đoàn. Khuyết điểm của quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group: Tuy vẫn thực hiện những cuộc khảo sát nhưng với số lượng chưa nhiều, phần lớn những quyết định đưa ra vẫn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các leader. Tất cả sản phẩm mới về công nghệ đều đổ về một công ty là K-Soft dẫn đến bị quá tải về lượng công việc cho một công ty và từ nguyên nhân đó đã cho ra một số sản phẩm không tốt. Chưa có một team leader được tổ chức cho mỗi dự bằng cách tập hợp mỗi một thành viên trong các phòng ban ở công ty để có các góc nhìn khách quan và thực tế những từ các bộ phận, và từ đó có những trao đổi thực tế về tình trạng công việc ở các bộ phận cho dự án. Là tập đoàn về công nghệ, thị trường kinh doanh của tập đoàn là một thị trường có tốc độ thay đổi nhanh chóng. Vì vậy với quy trình phát triển sản phẩm mới theo quy cũ từng bước một như trên có thể làm chậm tiến độ tung sản phẩm ra thị trường làm mất lợi thế cạnh tranh, thậm chí là thất bại cho một dự án. Các bộ phận vẫn chưa phối hợp chặt chẽ với nhau ở các giai đoạn trong quy trình phát triển mới của từng dự án, vì điều đó đã gây ra những góc nhìn một chiều cho các bộ phận trong từng giai đoạn phát triển sản phẩm. Vẫn còn thiếu sót một số team cần thiết trong từng bộ phận để có thể hoàn thành công việc một cách tốt hơn . Ví dụ, ở các team dẫn dắt các dự án vẫn còn thiếu một team Product Marketing của riêng họ để cho những góc nhìn thực tế hơn nữa ngay từ lúc hình thành ý tưởng cho đến giai đoạn kinh doanh sản phẩm. 52
  53. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI TẠI TẬP ĐOÀN K-GROUP 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 3.1.1. Chiến lược của tập đoàn K-Group Với định hướng chiến lược của tập đoàn trong 2 năm tới là hình thành sản phẩm cho 16 ý tưởng mới được chắc lọc và thu thập từ các thành viên trong công ty và phát triển chuyên sâu cho 6 sản phẩm : Thế Giới Thợ, Thế Giới Bác Sĩ, AZ Go, GT Link, K- Wiki, K-Will. Cải thiện cho quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group là một vấn đề cấp thiết hiện nay để có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường và tạo ra lợi thế cạnh tranh to lớn cho tập đoàn. Ngoài ra, một tình trạng thực tế của tập đoàn trên dự án Thế Giới Thợ là dự án đã chậm tiến độ 1 năm so với dự kiến, sự chậm trễ đó một phần là do quy trình phát triển sản phẩm mới của công ty. 3.1.2. Kết quả phỏng vấn sâu các bên liên quan Một vài kết quả của đợt tiến hành phỏng vấn ở các bên liên quan để đưa ra những giải pháp tối ưu cho quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group: Bộ phận R&D: Chúng tôi đã hoạt động một cách tối ưu nhất trong phạm vi năng lực, nhưng dưới góc những của những người nghiên cứu và phát triển chúng tôi vẫn chưa nghiên cứu và phát triển sao cho phù hợp nhất với thị hiếu của người tiêu dùng. Chúng tôi có thể tạo ra hàng trăm sản phẩm và hàng trăm chức năng cho một sản phẩm nhưng vẫn chưa biết thực tế khách hàng đang cần cái nào và cái nào có thể có nguy cơ đánh mất khách hàng. Từ đó chúng tôi muốn được xây dựng thêm một đội chuyên khảo sát thị trường của riêng bộ phận R&D để có thể phát triển sản phẩm một cách tốt nhất và cắt giảm những chi phí không cần thiết cho những sản phẩm hay chức năng chưa phù hợp. 53
  54. IMC+ (Marketing): Với quy mô của một công ty Agency trong một tập đoàn, chúng tôi đã đứng được dưới góc nhìn 2 chiều là một agency và một client. Chúng tôi biết được khách hàng đang cần gì và doanh nghiệp của mình đáp ứng được điều gì. IMC+ đã xây dựng nên bộ phận Product Marketing với mục đích cải thiện những sản phẩm của tập đoàn và của khách hàng chúng tôi một cách tốt nhất dưới góc nhìn người dùng. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, với lượng sản phẩm quá lớn của tập đoàn, một bộ phận Product Marketing của IMC + vẫn chưa đủ sức để có thể quản lý hết mọi thứ. Từ đó, chúng tôi muốn đề nghị thành lập ở các dự án những team nhỏ chuyên về trải nghiệm sản phẩm dưới góc nhìn khách hàng, nhờ vào bộ phận đó phối hợp với chúng tôi để có những cái nhìn sâu hơn về sản phẩm và tránh bỏ xót nhưng điều chi tiết ở sản phẩm mà khi chúng tôi quản lý qua bao quát không thể nhìn thấy được. Bộ phận CS: Với quy trình phát triển sản phẩm mới hoạt động theo xu hướng lần lượt từng giai đoạn đã làm khó cho chúng tôi trong vấn đề đo lường và tuyển nhân sự cho dự án. Đặc biệt ở giai đoạn hình thành chiến lược marketing, vì phải để sản phẩm khá hoàn thiện ở mức cơ bản mới vạch ra kế hoạch marketing nhưng kế hoạch tuyển dụng của CS phải phụ thuộc vào KPI của bộ phận marketing và sale đặt ra cho nên chúng tôi không thể ước lượng đúng số lượng nhân sự cần thiết và cũng không thể đáp ứng đủ nhân sự đúng thời điểm ra mắt sản phẩm của công ty, điển hình là dự án Thế Giới Thợ. Chúng tôi đề nghị một quy trình phát triển sản phẩm mới mà các bộ phận nên hoạt động một cách song song và tránh chờ đợi từng bước một chuyển giao sản phẩm ở các bộ phận. Từ đó, nói riêng là bộ phận Customer Service cũng có thể chủ động hơn trong các kế hoạch của mình và nói chung là tất cả các phòng ban, công ty trực thuộc K-Group. Bộ phận kinh doanh: Với quy trình phát triển sản phẩm mới hoạt động theo xu hướng thực hiện theo trình tự từng giai đoạn rất khó để bộ phận sale tìm kiếm các merchant cho dự án và nguồn khách hàng vì không đủ thời lượng. Chúng tôi cũng không thể thực hiện hoạt động tìm kiếm nguồn merchant và nguồn khách hàng cho sản phẩm trước vì có khả năng sản phẩm sẽ không đáp ứng đủ những thỏa thuận giữa bộ phận và các bên liên quan. Theo đó chúng 54
  55. tôi đề nghị có một quy trình phát triển sản phẩm bảo đảm được tốc độ phát triển sản phẩm mới tốt hơn và đảm bảo độ chuẩn xác và chất lượng cho sản phẩm. Điển hình ở dự án Thế Giới Thợ, chúng tôi đã chủ động tìm kiếm merchant khi sản phẩm chưa hoàn thiện nhưng khi đến thời hạn thực hiện công việc với merchant thì sản phẩm lại chưa đáp ứng được với những thỏa thuận với merchant, dẫn đến merchant hủy các thỏa thuận giữa 2 bên với chúng tôi. Nhưng đến khi sản phẩm hoàn thiện thì chúng tôi lại không thể tìm kiếm merchant kịp cho ra mắt sản phẩm vì thời gian hoàn thiện sản phẩm và thời gian ra mắt quá gần với nhau, như bạn cũng là một trong những người trong team leader bạn cũng thấy vấn đề là ngày hoàn thiện sản phẩm và ngày launching chỉ cách nhau khoảng ngày, đó là một vấn đề khó khăn đối với bộ phận sale của chúng tôi. Bộ phận tài chính: Hiện tại với quy trình phát triền sản phẩm mới thực hiện một cách theo trình tự như của công ty, chúng tôi vẫn chưa thể vạch ra kế hoạch chi tiết cho mỗi dự án được. Và từng giai đoạn chúng tôi lại phải lập một kế hoạch tài chính cho từng giai đoạn, bộ phận tài chính không thể hoạch định một kế hoạch tổng thể chi tiêu ngân sách như thế nào cho từng dự án. Hiện tại mỗi dự án đều phát sinh hơn 30% ngân sách chúng tôi định ra ban đầu, điển hình như dự án trọng điểm của K-Group là Thế Giới Thợ đã phát sinh hơn khoảng 46% ngân sách ban đầu định ra. 3.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group 3.2.1. Giải pháp tổng thể để hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group Với quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group là một quy trình phát triển mới đã tạm thời đáp ứng đủ 8 bước phát triển sản phẩm mới cơ bản theo tiêu chuẩn lý thuyết. Tuy nhiên, quy trình đó vẫn chưa đủ để đáp ứng một cách hoàn hảo về tốc độ, tính chính xác và độ chi tiết cho một dự án sản phẩm mới và ngoài ra nó cũng có thể bỏ xót một số nhu cầu của khách hàng và làm lãng phí chi phí vào một vài chức năng không cần thiết của sản phẩm. Vì vậy việc đưa ra một quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group ở thời điểm hiện tại là một vấn đề cấp thiết. Dưới đây là một số giải pháp mới cho quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group: 55
  56. STT Vấn đề Giải pháp 1 Quy trình phát triển sản phẩm Thay thế quy trình phát triển sản phẩm mới mới từng bước của K-Group có thực hiện từng bước bằng quy trình phát thể giúp ban giám đốc kiểm soát triển sản phẩm mới dựa trên nỗ lực tập thể. các dự án phức tạp và nhiều rũi Thành lập một team Product Marketing ro. Nhưng nó cũng có thể chậm riêng biệt cho từng dự án để phối hợp với chạp một cách đầy nguy hiểm. Product Marketing của ICM + Trong những thị trường cạnh Thành lập ở R&D thêm một team chuyên tranh gay gắt và thay đổi nhanh khảo sát thị trường về góc nhìn và nhu cầu chóng mặt điển hình như thị của người tiêu dùng trường công nghệ của K-Group đang tập trung phát triển thì quy trình phát triển sản phẩm mới chậm mà chắc như vậy có thể dẫn đến thất bại thua lỗ có thể gay tổn hại đến vị thế của công ty trên thị trường. Bảng 4: Bảng tóm tắt các vấn đề và giai pháp chung cho quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group Các giải pháp cho vấn đề chung của quy trình phát triển sản phẩm mới của K- Group: Giải pháp đầu tiên,Thay thế quy trình phát triển sản phẩm mới thực hiện từng bước bằng quy trình phát triển sản phẩm mới dựa trên nỗ lực tập thể. Theo đó, các phòng ban trong công ty hợp tác chặt chẽ với nhau trong những nhóm liên bộ phận, chạy gối đầu các bước trong quy trình phát triển sản phẩm mới để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả. Thay vì chuyển sang phẩm mới từ bộ phận này sang bộ phận khác, công ty thành lập một nhóm bao gồm các thành viên đến từ các bộ phận khác nhau để làm việc từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc. Những nhóm như vậy thường có đại diện của các phòng ban như marketing, tài chính, thiết kế, sản xuất và pháp lý, thậm chí cả người cung cấp và công ty khách hàng. Trong quy trình tuần tự, từ một khúc mắc trong giai đoạn này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ của toàn dự án. Trong phương án dựa trên nỗ lực tập thể, nếu một mảng gặp trở ngại thì họ cứ tìm kiếm cách giải quyết nó trong khi cả nhóm vẫn 56
  57. làm việc bình thường. Ngoài ra với phương pháp này cũng sẽ giúp IMC+ ( Marketing ) có thể điều chỉnh kế hoạch Marketing của mình theo thời gian để phù hợp với sự biến đổi của thị trường và phù hợp với những gì sản phẩm hiện tại có thể đáp ứng, tránh những tình trạng như marketing những đặc tính sản phẩm mà sản phẩm không đáp ứng được hay marketing thiếu những đặc tính mà sản phẩm đang có. Mặc dù vậy, phương pháp dựa trên nỗ lực tập thể cũng có một số mặt hạn chế. Đôi khi nó khiến cả K-Group căng thẳng và hỗn loạn hơn so với phương pháp tuần tự cũ. Tuy nhiên, trong những ngành có tốc độ thay đổi nhanh chóng như công nghệ và vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn đi, những cái được của việc phát triển sản phẩm nhanh chóng và linh hoạt lớn hơn nhiều so với những rũi ro tiềm ẩn của nó. Nếu K-Group biết phối hợp phương pháp xoay quanh người dùng và phương pháp phát triển sản phẩm mới dựa trên nỗ lực tập thể sẽ giành được lợi thế cạnh tranh to lớn bằng cách đưa những sản phẩm phù hợp ra thị trường với tốc độ nhanh hơn. Đi kèm với đó, đi sâu vào quy trình nói chung hay đi sâu vào những dự án nói riêng, công ty nên thành lập một team Product Marketing riêng biệt cho từng dự án để phối hợp với Product Marketing của ICM + nhằm tìm kiếm và cải thiện các sản phẩm một cách tốt nhất có thể phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hơn và cũng tránh lãng phí nguồn lực và chi phí cho các sản phẩm hoặc chức năng không cần thiết. Và cuối cùng, ở bộ phận R&D, K-Group nên có một team chuyên khảo sát thị trường về góc nhìn và nhu cầu của người tiêu dùng để có thể chắc lọc những ý tưởng tốt nhất và cũng hình thành những sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng và tránh lãng phí, bỏ sót những ý tưởng có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng và công ty. 3.2.2. Giải pháp chi tiết ở từng bước trong quy trình để hoàn thiện quy trình phát triển sản phẩm mới tại tập đoàn K-Group Nhìn chung, quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group đều đáp ứng đủ yêu cầu của một quy trình sản phẩm mới theo mặt lý thuyết. Tuy nhiên, ở một số bước trong quy trình vẫn còn một số thiếu sót dẫn đến có những kết quả không tốt ở từng giai đoạn. Dưới đây là một số đề xuất giải pháp cho các vấn đề của công ty đang gặp phải tại từng giai đoạn của quy trình để có thể hoàn thiện hơn. 57
  58. STT Bước Vấn đề Giải pháp 1 Sàn lọc ý Ở giai đoạn sàn lọc ý tưởng, bộ Nên tổ chức các cuộc khảo sát tưởng. phận R&D và các leader của các thị trường về nhu cầu khách dự án vẫn chưa thực hiện nhiều hàng đối với sản phẩm. cuộc khảo sát thực tế để biết được nhu cầu thực tế của khách hàng đối với từng sản phẩm. 2 Giai đoạn Trong giai đoạn phát triển khái Cho phép một số khách hàng phát triển niệm sản phẩm bộ phận R&D và tham gia vào việc phát triển khái niệm các Leader của các dự án còn khái niệm sản phẩm ở các cuộc sản phẩm. thiếu những góc nhìn đầy đủ và khảo sát ý kiến khách hàng để khách quan của khách hàng để các khái niệm đó có thể sát với hình thành lên những khái niệm thực tế nhu cầu người tiêu dùng sản phẩm phù hợp nhất với thị nhất. trường và nhu cầu thực tế của khách hàng. 3 Giai đoạn Trong giai đoạn lập kế hoạch Giai đoạn lập kế hoạch lập kế marketing, kế hoạch marketing marketing nên có sự tham gia hoạch đặt ra vẫn đang thiếu những góc của bộ phận phát triển thị marketing. nhìn chuẩn xác và thực tế về thị trường để có thêm những góc trường . nhìn liệu các thị trường mà IMC+ chọn làm thị trường trọng tâm để đánh chiếm giai đoạn đầu có khả thi hay không và sẽ vấp phải những vấn đề gì trên thị trường. Ở dưới những góc nhìn đó, bộ phận marketing sẽ có một bản kế hoạch thực tế và khả thi hơn. 4 Giai đoạn Ở K-Group trong giai đoạn phát Thay vì sau khi phát triển xong phát triển triển các chức năng cơ bản chỉ có các chức năng cơ bản rồi thì bộ sản phẩm. sự tham gia của R&D và công ty phận Product Marketing mới phát triển phần mềm K-Soft. tham gia vào thì công ty nên 58
  59. Product Marketing của IMC+ chỉ cho phép Product Marketing tham gia ở giai đoạn hình thành tham gia và cố vấn trực tiếp xong các chức năng cơ bản, điều trong giai đoạn phát triển những này làm cho sản phẩm hình thành chức năng cơ bản và giá trị cốt đôi lúc lịch đi so với thị hiếu của lõi của sản phẩm để sản phẩm khách hàng. được phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ngày từ đầu tránh dẫn tới việc phải điều chỉnh lại tiêu tốn kinh phí và thời gian của công ty. 5 Giai đoạn Ở K-Group các cuộc test sản Các bộ phận đảm nhiệm mỗi thử phẩm được phụ trách bởi các bộ đợt test chạy thử nghiệm nên có nghiệm phận nhưng các bộ phận không một đội test riêng. Ngoài ra một trong có các đội chuyên test riêng của số bộ phận nếu cần những góc phạm vi họ để đảm bảo tính chuyên môn nhìn từ các bộ phận khác có thể giới hạn và cho ra những kết quả chính trao với người đại diện trong xác cho dự án. Các bộ phận team bao gồm các đại diện của thường xin trợ giúp từ các bộ các bộ phận trong một dự án. phận khác không có chuyên môn về việc đang test để tiến hành test sản phẩm, điều này đã cho ra những kết quả không tốt như mong muốn. 6 Giai đoạn Ở giai đoạn thương mại hóa, Công ty nên có một bước thu thương phần lớn các dự án hiện nay của thập và nghiên cứu về những mại hóa K-Group thì thời gian và địa điểm biến động trên thị trường như ra mắt điều phụ thuộc vào những xu hướng tiêu dùng, những số quyết định chủ quan của ban liệu về thị trường hiện tại, chính quản trị và các leader của mỗi dự sách của nhà nước để có thể án. Điều này có thể dẫn đến chọn thời điểm và địa diểm ra những sai sót đáng tiếc khi sản mắt hợp lý, mang lại một dự án phẩm ra mắt không địa thời điểm thành công cho K-group. và địa điểm. 59
  60. Bảng 5: Bảng tóm tắt các vấn đề và giải pháp cho từng giai đoạn của quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group 60
  61. Các giải pháp cho từng giai đoạn của quy trình phát triển sản phẩm mới tại K- Group: Ở giai đoạn sàn lọc ý tưởng, vì lý do bộ phận R&D và các leader của các dự án vẫn chưa thực hiện nhiều cuộc khảo sát thực tế để biết được nhu cầu thực tế của khách hàng đối với từng sản phẩm. Do đó R&D và các leader của các dự án nên tổ chức các cuộc khảo sát thị trường về nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm. Kết quả sau khảo sát sẽ được phối hợp với các phân tích sơ bộ về thị trường, đối thủ cạnh tranh, và những tiềm lực K-Group đang có để chứng minh được các ý tưởng đó là các ý tưởng khả thi. Ở giai đoạn phát triển khái niệm sản phẩm, vì lý do R&D và các Leader của các dự án còn thiếu những góc nhìn đầy đủ và khách quan của khách hàng để hình thành lên những khái niệm sản phẩm phù hợp nhất với thị trường và nhu cầu thực tế của khách hàng. Do đó các leader của dự án nên cho phép một số khách hàng tham gia vào việc phát triển khái niệm sản phẩm ở các cuộc khảo sát ý kiến khách hàng để các khái niệm đó có thể sát với thực tế nhu cầu người tiêu dùng nhất. Mục đích của việc này làm giảm đi số lượng khái niệm không hữu ích phải kiểm tra, tránh lãng phí nguồn lực, kinh phí và cũng tăng thêm những khái niệm có khả năng cao sẽ trở thành khái niệm sản phẩm được phát triển ở giai đoạn sau. Ở giai đoạn lập kế hoạch marketing của quy trình phát triển sản phẩm mới tại K- Group, kế hoạch marketing đặt ra vẫn đang thiếu những góc nhìn chuẩn xác và thực tế về thị trường để cho ra một bản kế hoạch cho thấy được về mô tả thị trường mục tiêu (đề xuất giải pháp giá trị và mục tiêu doanh thu, thị phần, lợi nhuận trong vài năm đầu), phác thảo kế hoạch giá, kênh phân phối, ngân sách Marketing và cả kế hoạch bán hàng dài hạn, mục tiêu lợi nhuận, Social Plan, Brand Plan, đồng thời phù hợp với đúng bản chất với thị trường hiện tại. Do đó, giai đoạn này nên có sự tham gia của bộ phận phát triển thị trường để có thêm những góc nhìn liệu các thị trường mà IMC+ chọn làm thị trường trọng tâm để đánh chiếm giai đoạn đầu có khả thi hay không và sẽ vấp phải những vấn đề gì trên thị trường. Ở dưới những góc nhìn đó, bộ phận marketing sẽ có một bản kế hoạch thực tế và khả thi hơn. Ở giai đoạn phát triển sản phẩm, là giai đoạn cực kì quan trọng, tuy nhiên ở K- Group trong giai đoạn phát triển các chức năng cơ bản chỉ có sự tham gia của R&D và công ty phát triển phần mềm K-Soft. Product Marketing của IMC+ chỉ tham gia ở giai đoạn hình thành xong các chức năng cơ bản, điều này làm cho sản phẩm hình thành đôi lúc lịch đi so với thị hiếu của khách hàng. Ví dụ như sản phẩm Thế Giới Thợ, giao diện 61
  62. ban đầu của app không được bắt mắt và phù hợp với thị hiếu của khách hàng vì vậy sau khi hình thành sản phẩm ở mức cơ bản, Product Marketing đã phải tiến hành làm lại giao diện cho app Thế Giới Thợ một lần nữa trước khi ra mắt. Do đó thay vì sau khi phát triển xong các chức năng cơ bản rồi thì bộ phận Product Marketing mới tham gia vào thì công ty nên cho phép Product Marketing tham gia và cố vấn trực tiếp trong giai đoạn phát triển những chức năng cơ bản và giá trị cốt lõi của sản phẩm để sản phẩm được phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ngày từ đầu tránh dẫn tới việc phải điều chỉnh lại tiêu tốn kinh phí và thời gian của công ty. Ở giai đoạn thử nghiệm trong phạm vi giới hạn, các cuộc test sản phẩm ở K-Group được phụ trách bởi các bộ phận thì các bộ phận không có các đội chuyên test riêng của họ để đảm bảo tính chuyên môn và cho ra những kết quả chính xác cho dự án. Các bộ phận thường xin trợ giúp từ các bộ phận khác không có chuyên môn về việc đang test để tiến hành test sản phẩm, điều này đã cho ra những kết quả không tốt như mong muốn. Do đó, các bộ phận đảm nhiệm mỗi đợt test chạy thử nghiệm nên có một đội test riêng để đảm bảo tính chuyên môn và cho ra những kết quả chính xác cho dự án. Ngoài ra một số bộ phận nếu cần những góc nhìn từ các bộ phận khác có thể trao với người đại diện trong team bao gồm các đại diện của các bộ phận trong một dự án. Ví dụ, ở dự án Thế Giới Thợ khi bộ phận Product Marketing phải đảm nhận quá nhiều đợt test, điều này đã dẫn đến sự quá tải cho bộ phận và ở các đợt test mà bộ phận chưa có đủ chuyên môn nhưng họ vẫn phải đảm nhận thì đã cho ra những kết quả chưa chính xác hoặc bị lập lại kết quả của những lần test trước và làm hao phí nguồn lực lẫn chi phí. Ở giai đoạn thương mại hóa, phần lớn các dự án hiện nay của K-Group thì thời gian và địa điểm ra mắt điều phụ thuộc vào những quyết định chủ quan của ban quản trị và các leader của mỗi dự án. Điều này có thể dẫn đến những sai sót đáng tiếc khi sản phẩm ra mắt không địa thời điểm và địa điểm. Do đó, công ty nên có một bước thu thập và nghiên cứu về những biến động trên thị trường như xu hướng tiêu dùng, những số liệu về thị trường hiện tại, chính sách của nhà nước để có thể chọn thời điểm và địa diểm ra mắt hợp lý, mang lại một dự án thành công cho K-group. Công ty có thể mua những kết quả khảo sát của những công ty nghiên cứu thị trường, hoặc tự tiến hành khảo sát (phương pháp này tiến hành trên quy mô thị trường lớn tốn rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp) 62
  63. PHẦN III: KẾT LUẬN Công ty K-Group Việt Nam là một công ty có kinh nghiệm trong việc kinh đoanh đa lĩnh vực và ngành nghề. Đặc biệt trong 3 năm trở lại đây, K-Group đang định hướng trở thành một tập đoàn về công nghệ lớn mạnh hàng đầu tại Việt Nam. Trong một năm 2020 đầy biến động, công ty đã phải trải qua vô số vấn đề khó khăn trong các mặt như về tài chính, nhân sự. Các dự án của K-Group đã bị trì trệ do ảnh hưởng của dịch Covid và đồng thời đó cũng có thay đổi lớn về mặt nhân sự cốt lõi của các dự án, từ đó đã dấn đến việc phát triển các sản phẩm mới tại công ty gặp rất nhiều khó khăn. Trong quá trình thực tập tại K-Group tôi đã hiểu rõ hơn về quy trình phát triển mới tại đây, từ đó đánh giá được những vấn đề tích cực và hạn chế của quy trình này để hoàn thiện tốt nhất bài khóa luận của chính mình. Bên cạnh đó, tôi cũng đưa ra một số giải pháp cho các vấn đề đang mắc phải quy trình tại công ty hiện nay. Từ kết quả nghiên cứu, tôi đã hoàn thành được một số vấn đề sau. Nhận biết được quy trình phát triển sản phẩm mới hiện tại của K-Group. Phân tích được công việc của từng bộ phận trong từng giai đoạn của quy trình phát triển sản phẩm mới tại K-Group. Phân tích được những ưu và nhược điểm của tổng thể quy trình và từng giai đoạn trong quy trình. Nghiên cứu, phân tích và đánh giá để cho ra những vấn đề của quy trình phát triển sản phẩm mới của K-Group hiện tại và cho ra được những giải pháp giúp khắc phục những vấn đề đó, làm cho quy trình trở nên hoàn thiện hơn. Quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như là quan sát, phỏng vấn sau để cho ra những đáp án về quy trình phát triển mới tại K-Group một cách khách quan và thực tế nhất. Hạn chế của đề tài: Do những sự thiếu hụt về nguồn lực cũng như kinh nghiệm, khả năng nghiên cứu của bản thân tác giả và sự hạn chế trong việc cung cấp các số liệu, thông tin bí mật của doanh nghiệp, đề tài còn gặp phải một số hạn chế sau: Quá trình tiếp cận phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất định dẫn đến câu trả lời của các cuộc phỏng vấn vẫn chưa hoàn toàn mang tính khách quan nhất. 63
  64. Các giải pháp đề xuất vẫn chưa được thử nghiệm nên vẫn chưa đảm bảo được tính cam kết là sẽ hoàn toàn cải thiện được quy trình, cũng như nó còn tùy thuộc vào các điều kiện về chính sách và chiến lược phát triển chung của K-Group 64