Khóa luận Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin tại các trung tâm thông tin thư viện trường đại học

pdf 107 trang thiennha21 16/04/2022 5200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin tại các trung tâm thông tin thư viện trường đại học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_phat_trien_nguon_luc_thong_tin_tai_cac.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin tại các trung tâm thông tin thư viện trường đại học

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN  TRỊNH THỊ THẢO NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI CÁC TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH - 2009 - X HÀ NỘI – 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN  TRỊNH THỊ THẢO NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI CÁC TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: THÔNG TIN – THƢ VIỆN Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học : QH - 2009 - X NGƢỜI HƢỚNG DẪN: NCVC Phạm Văn Vu HÀ NỘI - 2013
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6 PHẦN MỞ ĐẦU 7 1. Tính cấp thiết của đề tài 7 2. Mục đích nghiên cứu 8 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài 8 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 9 5. Những đóng góp của đề tài 9 6. Bố cục của khóa luận 9 NỘI DUNG 10 CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN VÀ VAI TRÕ CỦA NGUỒN LỰC THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 10 1.1 Khái niệm chung về nguồn lực thông tin 10 1.2 Vai trò của nguồn lực thông tin hiện nay 13 1.2.1 Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 13 1.2.2 Đối với đào tạo đại học 14 1.2.3 Đối với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCPT) 15 1.3 Ngƣời dùng tin và nhu cầu thông tin trong các trƣờng đại học 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN VÀ THƢ VIỆN ĐƢỢC KHẢO SÁT 17 2.1 Trung tâm Thông tin - Thƣ viện của Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông 17 2.1.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện 20 2.1.2 Hiện trạng nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin Thư viện 21
  4. 2.2 Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Công nghiệp Hà Nội 24 2.2.1 Giới thiệu về Trung tâm Thông tin Thư viện 26 2.2.2 Hiện trạng nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin Thư viện 26 2.3 Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội 30 2.3.1 Giới thiệu về Trung tâm Thông tin Thư viện ĐH QGHN 31 2.3.2 Hiện trạng về nguồn lực thông tin của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN 31 2.4 Thƣ viện Tạ Quang Bửu trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội 35 2.4.1 Giới thiệu về Thư viện Tạ Quang Bửu 37 2.4.2 Thực trạng về nguồn lực thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu 39 2.5 Nguồn lực thông tin của một số cơ quan thông tin KH&CN thuộc các bộ ngành 42 2.5.1 Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 42 2.5.2 Thư viện Quốc gia Việt Nam 52 2.5.3 Trung tâm Thông tin –Tư liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 63 NHẬN XÉT CHUNG 69 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƢ VIỆN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC 72 3.1 Xây dựng kế hoạch bổ sung mới các tài liệu 73 3.2 Hợp tác trao đổi chia sẻ nguồn lực thông tin 75 3.3 Hiện đại hóa hạ tầng cơ sở thông tin 77 3.4 Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thƣ viện 77 3.5 Định hƣớng và đào tạo ngƣời dùng tin 78 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
  5. LỜI CẢM ƠN Lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, với một đề tài rộng và tƣơng đối khó, bản thân tôi không tránh khỏi những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu. Song trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn nhiệt tình của thày hƣớng dẫn, các thày cô giáo trong khoa và bạn bè cùng lớp nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu về vấn đề phát triển nguồn lực thông tin tại các cơ quan thông tin thƣ viện ở các trƣờng đại học hiện nay. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thày giáo hƣớng dẫn- NCVC Phạm Văn Vu, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và có những ý kiến đóng góp quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ thƣ viện ở các đơn vị tôi khảo sát đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình thực hiện đề tài này, do còn nhiều hạn chế về năng lực và trình độ hiểu biết, tôi không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thày cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tôi hoàn thiện khóa luận này. Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2013 Sinh viên Trịnh Thị Thảo
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT-TV Thông tin- Thƣ viện CNBCVT Công nghệ Bƣu chính Viễn thông BCVT Bƣu chính viễn thông KH&CN Khoa học và công nghệ NCS Nghiên cứu sinh CNTT&TT Công nghệ thông tin và truyền thông NCKH Nghiên cứu khoa học NCPT Nghiên cứu phát triển ĐHCNHN Đại học Công nghiệp Hà Nội TVQGVN Thƣ viện Quốc gia Việt Nam ĐHBKHN Đại học Bách khoa Hà Nội NDT Ngƣời dùng tin KHKT Khoa học kỹ thuật CNTT Công nghệ thông tin QTKD Quản trị kinh doanh KQNCKH Kết quả nghiên cứu khoa học HS-SV Học sinh- Sinh viên CSDL Cơ sở dữ liệu NXB Nhà xuất bản GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GS Giáo sƣ PGS Phó giáo sƣ TSKH Tiến sĩ khoa học KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn KHTN Khoa học tự nhiên ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng KH&CN trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, đang tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trƣớc và có ảnh hƣởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài ngƣời. Nhờ những thành tựu to lớn của KH&CN, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT), xã hội loài ngƣời đang trong quá trình chuyển từ thời đại văn minh công nghiệp sang thời đại thông tin, từ nền kinh tế dựa vào các nguồn lực tự nhiên sang nền kinh tế dựa vào tri thức, mở ra cơ hội mới cho các nƣớc đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, thông tin là quyền lực – ai nắm đƣợc thông tin thì ngƣời đó có quyền hơn, chắc chắn sẽ là ngƣời chiến thắng và ngƣợc lại; đồng thời, thông tin cũng là nguồn lực cho phát triển, bên cạnh nhân lực, vật lực và tài lực. Thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) đang là động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển, là cơ sở cho các quyết định quản lý và đóng vai trò quan trọng trong giáo dục và đời sống. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và của KH&CN là sự tăng nhanh với tốc độ phi mã của các nguồn thông tin KH&CN. Để đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng của ngƣời dùng tin, đòi hỏi các cơ quan thông tin phải thu thập đƣợc đầy đủ và kịp thời những nguồn thông tin phù hợp, đặc biệt là phải có chiến lƣợc phát triển nguồn lực thông tin. Trong ngành giáo dục và đào tạo, các trƣờng đại học đang phải thực hiện chức năng xã hội rất to lớn và trọng đại, đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao về nhiều lĩnh vực khác nhau, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. Các trƣờng đại học không chỉ có vai trò là nơi đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng, mà còn đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCPT). Có thể nói, hoạt động giáo dục và đào tạo là hoạt động truyền bá (do ngƣời thày thực hiện) và tiếp nhận (do học viên thực hiện) thông tin KH&CN. Cũng nhƣ vậy, việc thực hiện bất cứ một đề tài nào trong hoạt động NCPT đều bắt đầu từ việc tiếp nhận thông tin KH&CN mới. Do đó, thông tin KH&CN luôn gắn liền với hoạt động giảng dạy của ngƣời thày, hoạt động học tập của học viên, sinh viên và hoạt động NCPT của cán bộ nghiên cứu. Nhu cầu thông tin trong các trƣờng đại học rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi phải đƣợc đáp ứng một cách tích cực. Điều này đòi hỏi các trƣờng đại học phải có đƣợc những hệ thống thông tin với nguồn lực thông tin tƣơng thích, có khả năng đảm bảo thỏa mãn mọi nhu cầu thông tin nảy sinh trong giảng dạy, học tập và NCPT. Vai trò này chủ yếu là thuộc về các trung tâm thông tin - thƣ viện (TT-TV) của các trƣờng đại học. Trung tâm TT-TV đại học là một cơ sở nền tảng tri thức của nhà trƣờng, đóng
  8. một vai trò hết sức quan trọng trong việc đáp ứng các yêu cầu về thông tin và tƣ liệu đối với việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên, học viên và giảng viên trong trƣờng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay không phải Trung tâm TT-TV nào của trƣờng đại học cũng có khả năng đáp ứng đƣợc một cách đầy đủ và kịp thời nhu cầu thông tin của ngƣời dùng tin, do những hạn chế về số lƣợng và chất lƣợng nguồn lực thông tin, cũng nhƣ cách thức định hƣớng cho ngƣời dùng tin tiếp cận đến nguồn thông tin của cơ quan mình. Để đảm bảo đạt hiệu quả cao trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng phong phú và đa dạng của ngƣời dùng tin (NDT) trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy của các trƣờng đai học, đòi hỏi các cơ quan TT-TV của các trƣờng đại học phải có nguồn lực thông tin đủ lớn về lƣợng và chất, đa dạng và phong phú. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin tại các Trung tâm Thông tin Thư viện trường đại học” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Việc xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin là một nhiệm vụ trọng tâm nhất của hoạt động thông tin khoa học công nghệ nói chung và hoạt động thông tin-thƣ viện nói riêng, có tác động quyết định tới hiệu quả đảm bảo thông tin cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và KH&CN, cũng nhƣ có tác dụng nâng cao kiến thức chung của toàn xã hội. Trên cơ sở kết quả tìm hiểu và nghiên cứu về thực trạng nguồn lực thông tin của một số Trung tâm TT-TV trƣờng đại học và cơ quan thông tin KH&CN, thƣ viện lớn của các bộ ngành trên địa bàn Hà Nội, Khóa luận cố gắng đƣa ra các đánh giá, nhận xét và đề xuất nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn lực thông tin của các Trung tâm TT-TV trƣờng đại học, phục vụ tốt cho nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu của sinh viên, học viên, giảng viên trong các trƣờng đại học hiện nay. 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài Việc nghiên cứu nguồn lực thông tin tại các Trung tâm Thông tin Thƣ viện các trƣờng đại học đã đƣợc một số tác giả khóa luận những năm trƣớc đây thực hiện, tuy nhiên mới dừng lại ở mức tìm hiểu về thực trạng nguồn lực thông tin ở một trung tâm TT-TV trƣờng đại học cụ thể và cũng chƣa đƣa ra đƣợc những giải pháp mang tính tổng thể và thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đặt ra ở các cơ quan thông tin thƣ viện các trƣờng đại học hiện nay. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin tại các Trung tâm Thông tin Thư viện trường đại học” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn khảo sát sâu hơn nhằm góp phần giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra trong việc phát triển nguồn lực thông tin của các trung tâm TT-TV các trƣờng đại học hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
  9. - Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu chính của đề tài khóa luận là vấn đề phát triển nguồn lực thông tin, một vấn đề cấp thiết đối với các cơ quan thông tin thƣ viện các trƣờng đại học hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Khóa luận nghiên cứu về thực trạng nguồn lực thông tin của các cơ quan thông tin - thƣ viện sau: + Trung tâm TT-TV Học viện CNBCVT + Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội + Trung tâm TT-TV trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội + Thƣ viện Tạ Quang Bửu trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội + Cục Thông tin KH&CN quốc gia + Thƣ viện Quốc gia Việt Nam + Trung tâm Thông tin tƣ liệu, Viện KH&CN Việt Nam 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử; - Quán triệt tƣ tƣởng chỉ đạo, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nhất là về chiến lƣợc phát triển công tác thông tin khoa học và công nghệ; - Dựa trên lý luận cơ bản về thông tin học; - Sủ dụng phƣơng pháp khảo sát và trao đổi thực tế, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh tài liệu và đánh giá khách quan. 5. Những đóng góp của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu về mặt lý luận của nguồn lực thông tin, tôi đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng nguồn lực thông tin tại một số cơ quan TT-TV trƣờng đại học và một số cơ quan thông tin và thƣ viện điển hình của bộ ngành. Qua đó, đƣa ra bức tranh thực tế với những số liệu cụ thể về thực trạng của nguồn lực thông tin tại cơ quan TT-TV các trƣờng đại học hiện nay trong môi trƣờng chung của nguồn lực thông tin của hệ thống thông tin KH&CN quốc gia. Đồng thời, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề đặt ra cho việc phát triển nguồn lực thông tin tại các trung tâm TT-TV trƣờng đại học hiện nay. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các từ viết tắt. Khóa luận gồm các chƣơng sau: Chƣơng 1: Khái niệm về nguồn lực thông tin và vai trò của nguồn lực thông tin trong giai đoạn hiện nay.
  10. Chƣơng 2: Thực trạng về nguồn lực thông tin của một số cơ quan thông tin và thƣ viện đƣợc khảo sát. Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại các Trung tâm Thông tin Thƣ viện trƣờng đại học. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN VÀ VAI TRÕ CỦA NGUỒN LỰC THÔNG TIN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY. 1.1 Khái niệm chung về nguồn lực thông tin
  11. Ngày nay, trong đời sống hàng ngày từ “thông tin” đƣợc ngƣời ta nói tới nhiều nhất: thông tin là nguồn lực của sự phát triển; nền kinh tế thông tin; chúng ta đang sống trong thời đại thông tin; đang hình thành xã hội thông tin, Hoạt động hàng ngày của con ngƣời diễn ra trong môi trƣờng giao lƣu thông tin về những điều đã diễn ra, về những cái mà ngƣời ta đã biết, đã nói, đã làm. Điều đó xác định bản chất và chất lƣợng của những mối quan hệ của con ngƣời. Chúng ta hiểu thông tin là nội dung mà con ngƣời tiếp nhận đƣợc từ thế giới vật chất bên ngoài, đƣợc xác định thông qua ngƣời sử dụng nó và đem lại cho con ngƣời một sự hiểu biết mới. Sau khi tiếp nhận, thông tin có giá trị làm thay đổi hành vi suy nghĩ, phƣơng thức hành động của con ngƣời. Nhƣ vậy, thông tin với tƣ cách là phạm trù rất phức tạp bị chi phối bởi rất nhiều thông số khác nhau về mối quan hệ giữa thông điệp với ngƣời tiếp nhận thông tin. Giá trị của thông tin càng lớn khi thông điệp đó đƣợc biểu thị mức độ với vốn sống và năng lực của ngƣời tiếp nhận sử dụng nó. Và thông tin là nhu cầu cơ bản không thể thiếu của con ngƣời trong đời sống hàng ngày.  Khái niệm về nguồn lực thông tin Đối với một cơ quan thông tin – thƣ viện hay một hệ thống thông tin thì nguồn lực thông tin đƣợc hiểu là khả năng hay năng lực đảm bảo thông tin, là năng lực đáp ứng thông tin cho ngƣời dùng tin nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của họ. Nguồn lực thông tin là một khái niệm mang tính tổng quát, gồm bộ sƣu tập nguồn tin (vốn thông tin – tƣ liệu), các sản phẩm và dịch vụ thông tin, và các công cụ tra cứu, tìm kiếm và giải đáp thông tin có liên quan (kể cả chuyên gia thông tin và thƣ mục, các phƣơng tiện và thiết bị), giúp ngƣời dùng tin tiếp cận và thu nhận đƣợc thông tin cần thiết đáp ứng nhu cầu thông tin của họ. Ở đây, nguồn tin đƣợc hiểu có thể là con ngƣời hay tổ chức hoặc cơ quan có thông tin, là tƣ liệu (tài liệu), hình ảnh, âm thanh, v.v , đƣợc tập hợp và tích lũy nhằm truyền đƣa tới ngƣời sử dụng. Nguồn tin có thể gồm cả tài liệu cấp I, tài liệu cấp II, tài liệu cấp III, v.v Theo cách hiểu thông thƣờng và đơn giản thì nguồn tin có thể là tất cả các loại tƣ liệu (tài liệu). Trong đó, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế - ISO đƣa ra khái niệm: «Tƣ liệu là tổ hợp của vật mang và các dữ liệu ghi trên đó, nói chung không thay đổi về mặt hình thức mà con ngƣời hoặc máy có thể đọc đƣợc». Vậy, tƣ liệu là bất cứ dạng vật chất nào có chứa thông tin mà từ đó, thông qua việc đọc trực tiếp hoặc đọc bằng máy, con ngƣời có thể tiếp nhận đƣợc, lấy ra đƣợc thông tin cần thiết cho họ. Nhƣ vậy, với khái niệm nêu trên đây, tƣ liệu là những đối tƣợng vật lý nhƣ giấy, phim, giấy ảnh, băng từ, đĩa từ, có chứa các dữ kiện, số liệu, dữ liệu, tri thức đƣợc sắp đặt, hệ thống hóa theo một trật tự nhất định nhằm mục đích lƣu giữ lâu dài và
  12. truyền bá để áp dụng trong thực tế. Bất cứ một bài báo, một tạp chí hay một quyển sách, một thƣ viện hay một hệ thống thông tin nào đó cũng đều có thể là nguồn tin, vì từ đó ngƣời ta có thể thu nhận đƣợc thông tin (các tin tức, dữ liệu, dữ kiện, tri thức). Ngày nay, ngƣời ta còn phân biệt nguồn tin truyền thống và nguồn tin phi truyền thống. Trong đó, nguồn tin truyền thống là nguồn tin dƣới dạng vật chất có thể sờ thấy đƣợc, là những đối tƣợng vật chất có chứa thông tin (còn gọi là vật mang tin vật lý); còn nguồn tin phi truyền thống là nguồn tin dƣới dạng điện tử hay dƣới dạng số - là kết quả của quá trình số hóa các nguồn tin dƣới dạng vật chất. Trong hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, nguồn tin khoa học công nghệ (KHCN) đƣợc hiểu là một kết cấu vật chất có chứa thông tin KHCN, là một vật mang thông tin KHCN. Nguồn tin KHCN đƣợc coi là một thành phần chính cấu thành hệ thống thông tin khoa học và công nghệ. Ở đây, thông tin khoa học công nghệ là tin tức, dữ liệu, dữ kiện, tri thức đƣợc tạo ra và thu nhận đƣợc trong quá trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, sản xuất kinh doanh và quản lý các lĩnh vực hoạt động xã hội. Nguồn lực thông tin là giá trị tiềm tàng về tri thức của mỗi quốc gia, góp phần quan trọng tạo ra của cải cho xã hội, phục vụ trực tiếp các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCPT), giúp nhà lãnh đạo và quản lý các cấp các ngành nắm bắt đƣợc những vấn đề thực tiễn, đƣa ra những quyết sách giải quyết có hiệu quả các vấn đề nảy sinh. Nguồn lực thông tin là một tập hợp có hệ thống không thể thiếu đƣợc của tiềm lực khoa học kĩ thuật (KHKT), đồng thời là một trong những điều kiện quan trọng để giải quyết những vấn đề KHKT hiện tại và tƣơng lai đặt ra cho đất nƣớc. Nguồn lực thông tin là một tập hợp có hệ thống những xuất bản phẩm và các vật mang tin khác nhau, tồn tại dƣới các dạng thức tài liệu trên vật mang vật lý hay điện tử đƣợc lựa chọn phù hợp với tính chất, loại hình và chức năng của cơ quan thông tin; và chính nguồn lực thông tin là thƣớc đo đánh giá hiệu quả hoạt động của chính cơ quan đó. Trong một cơ quan TT-TV, việc xây dựng nguồn lực thông tin gần nhƣ bao trùm lên tất cả các hoạt động. Những yếu tố cơ bản để tạo nên nguồn lực đó bao gồm: o Toàn bộ những gì bạn có về tài liệu, kể cả sách, báo dƣới dạng truyền thống hay các dạng khác, các vật mang tin khác nhau; o Tất cả những công cụ giúp bạn chuyển tải đƣợc những tài liệu đó, những thông tin mà bạn có đến ngƣời sử dụng; o Một yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động của cơ quan TT-TV, đó là con ngƣời. Nếu bạn có những con ngƣời đáp ứng yêu cầu, để xây
  13. dựng những tài nguyên thông tin, xây dựng các công cụ phục vụ cho công tác chuyên môn và vận hành tốt các hệ thống đó. Nguồn lực thông tin chỉ có thể phát triển khi có sự tƣơng tác qua lại giữa những ngƣời cung cấp thông tin và những ngƣời sử dụng thông tin (ngƣời dùng tin) đó. Ngƣời dùng tin cần có trình độ (năng lực) nhất định để khai thác và sử dụng nguồn lực thông tin một cách hiệu quả nhất. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay đòi hỏi ngƣời dùng tin phải biết cách tìm kiếm, truy cập, khai thác nguồn lực thông tin dƣới nhiều phƣơng thức khác nhau và với thời gian nhanh nhất. Ngƣợc lại, yêu cầu đặt ra đối với nguồn lực thông tin hiện nay là phải có khả năng đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Đặc biệt là trong xã hội thông tin hiện nay, một yêu cầu quan trọng nữa đặt ra là nguồn lực thông tin phải thân thiện với ngƣời dùng tin. Sự thân thiện của nguồn lực thông tin thể hiện ở hình thức thể hiện, phƣơng thức tiếp cận và khai thác thông tin. Ngƣời cung cấp thông tin phải biết cách thể hiện thông tin dƣới nhiều hình thức khác nhau (đa dạng hóa các hình thức thể hiện) phù hợp với sở thích sử dụng của ngƣời dùng tin và quan trọng là thông tin đƣợc cung cấp đó phải dễ dùng, dễ tiếp cận và khai thác ở mọi lúc mọi nơi mà không bị hạn chế về không gian và thời gian. Có nhƣ vậy thì nguồn lực thông tin mới thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu đặt ra của con ngƣời trong thời điểm hiện nay và trở thành tiền đề cho những thông tin mới ra đời, tạo nên sự phong phú và đa dạng cho nguồn thông tin. Nguồn lực thông tin đóng vai trò rất quan trọng, là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia trong các hoạt động kinh tế, trong phát triển khoa học công nghệ, trong giáo dục – đào tạo và trong đời sống, và là cơ sở của lãnh đạo - quản lý xã hội. 1.2 Vai trò của nguồn lực thông tin hiện nay Trong xã hội thông tin ngày nay, việc sử dụng thông tin diễn ra trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực công tác để đem lại hiệu quả cao hơn. Thông tin khoa học và công nghệ có vai trò to lớn và đa dạng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện cụ thể ở những khía cạnh sau: 1.2.1 Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Hiện nay thông tin đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn lực trong phát triển kinh tế và sản xuất. Các tổ chức sản xuất và kinh doanh sử dụng thông tin làm nguồn lực để tăng năng lực của họ, tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua những cải tiến về chất lƣợng sản phẩm của họ làm ra. Đó là xu hƣớng của các tổ chức xã hội sử dụng hàm lƣợng thông tin cao nhằm tăng thêm lƣợng giá trị lớn hơn và mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế xã hội của đất nƣớc.
  14. Việc sử dụng thông tin trong đời sống xã hội ngày càng tăng, mọi ngƣời sử dụng thông tin để lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu, phát huy năng lực cuộc sống của mình. Trong đời sống kinh tế xã hội tổ chức tốt nguồn lực thông tin có vai trò là định hƣớng cho các hoạt động thực tiễn, phản ánh mối quan hệ trong cấu trúc xã hội tạo nên những ƣu thế về chính trị và kinh tế xã hội. Thông tin có đặc điểm là không giới hạn có thể mở rộng, phát triển không ngừng bởi thông tin là sản phẩm hoạt động trí óc, tinh thần của trí tuệ con ngƣời, thông qua hoạt động sẽ ngày càng phong phú, liên tục biến đổi và phát triển. Ngày nay là thời đại của vật chất, năng lƣợng và thông tin, những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế xã hội. Chúng ta đang chứng kiến, cách mạng KHCN đang diễn ra với quy mô lớn trên phạm vi toàn thế giới, KH&CN trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp của xã hội, việc áp dụng những thành tựu KH&CN tiên tiến là đòi hỏi bức xúc trong sản xuất và đời sống. Những sáng chế và phát minh mới ngày càng nhanh chóng đƣợc áp dụng trong lĩnh vực sản xuất vật chất, đem lại lợi ích ngày càng lớn đối với xã hội và thực sự trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. 1.2.2 Đối với đào tạo đại học Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời- yếu tố cơ bản để phát triển xã hôi, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong xã hội thông tin, nhu cầu về thông tin của nhân loại tăng đáng kể, đòi hỏi thông tin chuyên sâu hơn, chính xác hơn và đa dạng hơn. Giáo dục và đào tạo là quá trình chuyển giao tri thức, quá trình tiếp nhận thông tin và sản xuất thông tin nên đòi hỏi ngƣời thầy phải đọc nhiều, biết nhiều, liên tục bổ sung kiến thức mới cho bài giảng; trò cũng phải tự học, tự nghiên cứu nhiều để cập nhật thông tin và nắm vững kiến thức hơn, chuẩn bị cho việc sản xuất thông tin sau này. Trong các trƣờng hiện nay, nhất là các trƣờng đại học, thƣ viện hoặc trung tâm thông tin - thƣ viện là một bộ phận quan trọng cấu thành nhà trƣờng; không có thƣ viện hoặc trung tâm thông tin thì không đủ điều kiện mở trƣờng, thông tin thƣ viện không đảm bảo, không đƣợc mở ngành mới, cấp bậc mới, Học đại học là tự học, tự nghiên cứu là chính, thầy chỉ là ngƣời hƣớng dẫn cách tiếp cận khoa học nên phải có các trung tâm thông tin thƣ viên tốt để sinh viên tự học, tự nghiên cứu. Và nguồn lực thông tin của mỗi trung tâm thông tin thƣ viện chính là cơ sở giúp cho quá trình học tập, nghiên cứu và giảng dạy của thày và trò trong nhà trƣờng đƣợc duy trì và phát triển. Đó cũng là nhân tố giúp cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo của các trƣờng, tạo ra một nguồn nhân lực đảm bảo chất lƣợng cao, đáp ứng với các yêu cầu của xã hội phát triển.
  15. 1.2.3 Đối với nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCPT) Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ khiến cho mỗi quốc gia không thể tách rời sự vận động chung của thế giới. KH&CN đã thực sự trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp và là động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa và hội nhập. Trong giai đoạn hiện nay, hợp tác KH&CN giữa các quốc gia đang đƣợc mở rộng. Cơ hội mới đang mở ra cho các nƣớc đang phát triển phátt huy nguồn lực nội sinh trong nƣớc nhằm đƣa KH&CN trở thành một động lực đối với sự phát triển kinh tế- xã hội. Thông tin KH&CN là yếu tố của tiềm lực khoa học và công nghệ, là nguồn lực quốc gia, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Ngày nay, hoạt động thông tin KH&CN ở nƣớc ta đã trở thành một lĩnh vực hoạt động độc lập. Nƣớc ta đã hình thành hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia. Hệ thống thông tin này đang tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin có giá trị góp phần phục vụ trực tiếp cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ nói riêng và phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc nói chung. Thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) là một nguồn lực hết sức quan trọng và không thể thiếu đƣợc trong công tác nghiên cứu và phát triển . Thông tin KH&CN là nguyên liệu và cũng là sản phẩm của quá trình NCPT, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Thiếu thông tin thì hoạt động nghiên cứu không thể thực hiện đƣợc. Vai trò của thông tin trong hoạt động NCPT đƣợc thể hiện ở chỗ, là cơ sở lý thuyết và thực tiễn giúp cho nhà nghiên cứu tìm ra những cái mới (giải pháp), tiến bộ KHCN và công nghệ mới, giúp các nhà kỹ thuật cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất, giúp các nhà quản lý đƣa ra quyết định đúng đắn trong việc đổi mới doanh nghiệp, ứng dụng tiến bộ KHCN trong sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống xã hội. Đồng thời, từ việc sử dụng thông tin đó, những thông tin mới sẽ đƣợc tạo ra và lại trở thành cơ sở cho những hoạt động NCPT và ứng dụng thực tế sau này. 1.3. Người dùng tin và nhu cầu thông tin trong các trường đại học Ngƣời dùng tin là thành phần không thể thiếu trong hệ thống thông tin – thƣ viện Ngƣời dùng tin với nhu cầu tin của họ là định hƣớng cho hoạt động thông tin của cơ quan TT-TV. Nghiên cứu kỹ các đặc điểm của ngƣời dùng tin, nắm bắt đƣợc nhu cầu thông tin và đáp ứng kịp thời, đầy đủ, chính xác nhu cầu tin của ngƣời dùng tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan TT-TV. Các trƣờng đại học với các chuyên ngành đào tào ( thể hiện qua các môn học và bộ môn giảng dạy chuyên ngành, và các khoa chuyên ngành ) và các chƣơng trình, đề tài nghiên cứu KHCN phản ảnh khung chủ đề đề mục của nhu cầu thông tin của trƣờng
  16. nói chung và các chuyên ngành đào tạo, chƣơng trình và đề tài nghiên cứu nói riêng. Đó cũng là nội dung của nhu cầu thông tin của học viên, sinh viên, NCS, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ quản lý của trƣờng. Hoạt động học tập, giảng dạy và nghiên cứu là hoạt động chủ đạo, đóng vai trò chính trong các trƣờng đại học. Đây không chỉ là quá trình tiếp nhận thông tin mà còn là quá trình sáng tạo, chuyển giao tri thức theo nhiều chiều khác nhau. Cùng với yêu cầu đổi mới nội dung và phƣơng pháp giảng dạy đòi hỏi ngƣời thày phải chủ động hơn và liên tục tiếp cận thông tin và tri thức mới về chuyên ngành giảng dạy, cũng nhƣ về phƣơng pháp truyền đạt tri thức chuyên ngành cho sinh viên; đồng thời khuyến khích ngƣời học tìm hiểu nhiều tài liệu để học tập, để mở rộng hiểu biết và soi sáng những kiến thức đƣợc tiếp nhận qua truyền đạt của giảng viên. Nói chung, có thể phân biệt nhu cầu thông tin của các nhóm ngƣời dùng tin trong trƣờng đại học nhƣ sau:  Sinh viên: Đây là lực lƣợng ngƣời dùng tin-bạn đọc lớn nhất trong trƣờng đại học. Trong tất cả các nhóm bạn đọc đến Thƣ viện, sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất (>90%), bao gồm sinh viên tất cả các khóa, các khoa, các hệ đào tạo: Chính quy, tại chức, từ xa , trong đó chủ yếu là sinh viên hệ chính quy. Tuy nhiên, sinh viên thƣờng không có thời gian ổn định sử dụng dịch vụ thƣ viện, do phụ thuộc vào chƣơng trình học và các hoạt động ngoại khóa khác, và càng ít sử dụng dịch vụ thông tin hơn . Mặt khác, do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên sinh viên gặp nhiều khóa khăn trong việc tìm kiếm và tiếp cận các nguồn thông tin ngoại văn.  Học viên cao học, nghiên cứu sinh: Đây là đối tƣợng dùng tin có trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Họ có quỹ thời gian tƣơng đối lớn và ổn định, phải hoàn thành đề tài nghiên cứu trong thời gian nhất định, nên họ luôn là những ngƣời dùng tin tích cực của cơ quan TTTV trƣờng đại học.  Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học: Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy là lực lƣợng quyết định thành bại của sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NCPT) của trƣờng đại học. Họ vừa là ngƣời sử dụng thông tin và truyền đƣa thông tin, đồng thời là ngƣời sáng tạo ra thông tin. Nói chung, các giảng viên và cán bộ NCPT là những ngƣời có trình độ học vấn cao, có quỹ thời gian tƣơng đối ổn định để tiếp cận các nguồn tin, trực tiếp chọn lựa và
  17. thu thập thông tin phục vụ cho công việc giảng dạy (đổi mới, bổ sung và hoàn thiện giáo trình, giáo án, bài giảng) và thực hiện đề tài NCPT của mình. Đây là những ngƣời dùng tin hiểu rõ đƣợc nguồn tin và loại thông tin nào mà họ cần, đồng thời tự mình khai thác thông tin thông qua các công cụ tra cứu để tìm kiếm đƣợc nguồn thông tin cần thiết và có khả năng tự mình xử lý thông tin. Đây là đối tƣợng dùng tin khá tích cực, có trình độ tin học và ngoại ngữ, có khả năng khai thác và sử dụng các dịch vụ thông tin điện tử để tiếp cận các nguồn tin khác nhau, kể cả nguồn tin điện tử/số hóa ngoại văn. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA CÁC CƠ QUAN THÔNG TIN VÀ THƢ VIỆN ĐƢỢC KHẢO SÁT 2.1 Trung tâm Thông tin - Thƣ viện của Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông  Giới thiệu vài nét về Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông đƣợc thành lập theo Quyết định số 516/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 11/7/1997 trên cơ sở sắp xếp lại 4 đơn vị:
  18. Viện Khoa học kỹ thuật Bƣu điện, Viện Kinh tế Bƣu điện, Trung tâm đào tạo Bƣu chính Viễn thông I, Trung tâm đào tạo Bƣu chính Viễn thông II. Học viện là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông (BCVT) Việt Nam. Ngoài chức năng đào tạo, Học viện còn là nơi nghiên cứu khoa học, tƣ vấn, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Bƣu chính, Viễn thông và CNTT đáp ứng nhu cầu xã hội và nhu cầu của Tập đoàn BCVT Việt Nam. Học viện có 2 cơ sở đào tạo đại học tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô 29.000 sinh viên. Ngoài ra, Học viện còn có 3 Viện nghiên cứu chuyên ngành về CNTT&TT, Khoa học kỹ thuật Bƣu điện và Kinh tế Bƣu điện với hàng trăm đề tài, nhiệm vụ KHCN hàng năm theo cơ chế đặt hàng từ doanh nghiệp, 2 trung tâm đào tạo bồi dƣỡng các khóa ngắn hạn với lƣu lƣợng ngƣời học đạt 10.000 ngƣời/năm. Học viện có 6 chuyên ngành đào tạo chính ở các hệ đào tạo đại học và cao đẳng( xem phụ lục 1)  Nguồn nhân lực của Học viện Học viện CNBCVT là đơn vị nghiên cứu-đào tạo đầu ngành BCVT. Học viện có đội ngũ cán bộ trên 1100 ngƣời, là một trong các đơn vị có mật độ tri thức cao nhất trong ngành BCVT. Với đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH) này, nhu cầu thông tin trong hoạt động giảng dạy và NCKH là rất lớn, đặc biệt là những thông tin về các chuyên ngành đào tạo của Học viện. Mô hình dƣới đây phản ảnh rõ hơn cơ cấu nguồn nhân lực của Học viện và cho thấy đặc thù nhu cầu thông tin của họ.
  19.  Người dùng tin và nhu cầu tin của Học viện Ngƣời dùng tin tại Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học viện Công nhệ Bƣu chính Viễn thông (BCVT) là toàn bộ cán bộ công nhân viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên các hệ đào tạo chính quy, từ xa, tại chức, chuyên tu trong trƣờng. Qua khảo sát thực tế hoạt động của Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học viện BCVT, tôi chia đối tƣợng ngƣời dùng tin và nhu cầu thông tin của họ thành những nhóm chính sau:  Sinh viên: Học viện BCVT có số lƣợng sinh viên tƣơng đối lớn, khoảng 29 nghìn ngƣời. Trong tất cả các nhóm bạn đọc đến Thƣ viện, sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất 70-80%, bao gồm sinh viên tất cả các khóa, các khoa, các hệ đào tạo: Chính quy, tại chức, từ xa trong đó chủ yếu là sinh viên hệ chính quy. Trong quá trình học tập, 3 năm đầu tiên sinh viên đƣợc trang bị những kiến thức cơ bản nên nhu cầu tin chủ yếu của đối tƣợng này chủ yếu là sách giáo trình về các môn học nhƣ: Triết học, Lịch sử Đảng, Pháp luật và những tƣ liệu mang tính chất cơ bản, tổng hợp. Quá trình 2 năm cuối khóa sinh viên đƣợc trang bị những kiến thức chuyên ngành, khi đó nhu cầu tin của đối tƣợng này chủ yếu là các giáo trình, bài giảng và tài liệu tham khảo mang tính chất chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Viễn thông, Điện tử, Quản trị kinh doanh, , phục vụ cho việc học tập. Tuy nhiên, sinh viên thƣờng có thời gian không ổn định, hoàn toàn phụ thuộc vào chƣơng trình học do Học viện quy định, và phải tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa khác, nên họ ít có điều kiện tiếp cận với những nguồn thông tin dạng sách, tạp chí. Mặt khác, do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế nên sinh viên thƣờng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin từ những nguồn tin ngoại văn.  Học viên cao học, nghiên cứu sinh: Đây là đối tƣợng dùng tin có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ. Sau sinh viên, nhóm ngƣời dùng tin là các học viên cao học, nghiên cứu sinh khá đông đảo. Với quỹ thời gian tƣơng đối ổn định, phải hoàn thành đề tài nghiên cứu trong thời gian nhất định, nên họ luôn là những ngƣời dùng tin tích cực của Trung tâm TTTV, thƣờng xuyên sử dụng thƣ viện. Với đối tƣợng này, tài liệu họ sử dụng rất đa dạng: Sách tham khảo, sách báo, tạp chí chuyên ngành, tài liệu ngoại văn, và nhiều nhất là các báo cáo kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Có thể nói, nhóm ngƣời dùng tin là học viên cao học và nghiên cứu sinh là đối tƣợng có nhu càu về tài liệu thông tin đa dạng, có trọng điểm và mục đích rõ ràng.
  20.  Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy của Học viện là lực lƣợng quyết định quá trình đào tạo và nghiên cứu trong Học viện. Họ vừa là ngƣời sử dụng thông tin, đồng thời họ cũng là ngƣời tái tạo ra thông tin. Cán bộ nghiên cứu và giảng viên của Học viện là những ngƣời có trình độ học vấn cao, họ có quỹ thời gian tƣơng đối ổn định để chọn lựa và thu thập thông tin. Họ là những ngƣời dùng tin có trình độ tin học và ngoại ngữ, hiểu rõ đƣợc nguồn tin và loại thông tin nào mà họ cần và có khả năng tự mình xử lý thông tin, đồng thời tự mình khai thác thông tin thông qua các công cụ tra cứu để tiếp cận và thu thập những nguồn tin cần thiết, kể cả nguồn tin ngoại văn để phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy. Do đặc thù về công việc nên nhu cầu tin của họ rất đa dạng, phức tạp nhƣng có trọng điểm. Họ có nhu cầu lớn đối với các sách tham khảo, đặc biệt là tài liệu sách tham khảo nƣớc ngoài. Đây là những tài liệu quan trọng giúp họ biên soạn giáo trình, chuẩn bị bài giảng hay để thực hiện các đề tài NCPT. Nhóm đối tƣợng này thƣờng có nhu cầu tiếp cận và tìm tài liệu tại các phòng mƣợn, phòng đọc, cũng nhƣ các tài liệu thuộc loại từ điển, sổ tay, sách tra cứu, băng hình, băng tiếng, CD-ROM, CSDL hay các tài liệu tham khảo khác có giá trị với họ. Để đáp ứng nhu cầu thông tin và tƣ liệu trong học tập của nghiên cứu sinh, sinh viên và học viên, trong giảng dạy, NCKH và quản lý của đội ngũ cán bộ, Trung tâm Thông tin – Thƣ viện (TTTV) của Học viện đóng một vai trò to lớn. 2.1.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin - Thư viện Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học viện Công nghệ Bƣu chính viễn thông ( Information and Library Center - Posts and Telecommunications Institute of Technolory (ILC-PTIT)) đƣợc thành lập theo quyết định số 397/TCCB ngày 30/5/2006 của Giám đốc Học viện trên cơ sở sát nhập bộ phận Thƣ viện của Phòng Quản lý đào tạo, Trung tâm Internet Plaza và Trung tâm Internet A3 thuộc khoa Công nghệ thông tin 1. Hiện nay, Trung tâm Thông tin Thƣ viện là một đơn vị chức năng của Học viện, đăṭ taị cơ sở đào tạo Hà Đông của Học viện. Thực hiện chức năng của một cơ quan thông tin – thƣ viện của Học viện, Trung tâm đƣợc giao nhiệm vụ:  Tham mƣu giúp Giám đốc Học viện xây dựng định hƣớng và quy hoạch công tác thông tin - thƣ viện trong toàn Học viện; công tác thí nghiệm - thực hành tại Cơ sở Hà Đông; xây dựng, quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng hệ thống mạng Internet, các ứng dụng công nghệ thông tin tại Khối.
  21.  Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin cho thƣ viện Cơ sở Hà Đông từ nguồn trong nƣớc và nƣớc ngoài đáp ứng những nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Học viện; thu nhận các tài liệu do Học viện xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc nghiệm thu, tài liệu hội thảo, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên, chƣơng trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của Học viện, các ấn phẩm tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đổi giữa các thƣ viện.  Tổ chức xử lý, sắp xếp, lƣu trữ, bảo quản, quản lý tài liệu; xây dựng hệ thống tra cứu thích hợp, thiết lập mạng lƣới truy nhập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; xây dựng các cơ sở dữ liệu; biên soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật.  Tổ chức phục vụ, hƣớng dẫn cho bạn đọc khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thƣ viện thông qua các hình thức phục vụ của thƣ viện phù hợp với quy định của pháp luật.  Hƣớng dẫn và chỉ đạo nghiệp vụ thông tin - thƣ viện trong toàn Học viện. 2.1.2 Hiện trạng nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin Thư viện  Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin Thƣ viện gồm Lãnh đạo Trung tâm; Tổ Biên mục; Tổ phục vụ bạn đọc. Hiện tại, Trung tâm có 07 cán bộ: 01 Thạc sĩ chuyên ngành TTTV, 01 thạc sĩ chuyên ngành QTKD, 02 cử nhân chuyên ngành TTTV, 02 đại học chuyên ngành khác đã đƣợc học lớp nghiệp vụ TTTV. Trong đó,  Tổ Biên mục có nhiệm vụ: - Phát triển vốn tài liệu, biên mục, thông tin thƣ mục; nhận lƣu chiểu tài liệu nội sinh - Xây dựng CSDL thƣ viện số - Tham gia phối hợp, chỉ đạo nghiệp vụ các thƣ viện tại các cơ sở đào tạo khác của Học viện - Công tác hành chính, tổng hợp báo cáo thống kê của Trung tâm  Tổ Phục vụ bạn đọc có nhiệm vụ: - Tổ chức kho tài liệu và phục vụ bạn đọc các hệ đào tạo tại cơ sở Hà Đông - Phòng đọc: kho sách tham khảo, một số bản giáo trình, sách tra cứu, khóa luận, luận án, luận văn, báo và tạp chí. Ngoài ra, phòng mới đƣợc trang bị thêm
  22. 12 máy tính để bạn đọc truy cập internet và 3 máy tính cho cán bộ thƣ viện sử dụng. - Phòng Mƣợn: Kho giáo trình và bài giảng - Tổ chức truy cập thông tin điện tử tại phòng Internet  Trang thiết bị và cơ sở vật chất Trung tâm đƣợc trang bị các thiết bị tin học và công nghệ thông tin sau: . Hệ thống máy chủ sử dụng chung tại Data Center của Học viện . Phòng Đọc, phòng Mƣợn Thƣ viện: 18 máy tính . Phòng Nghiệp vụ và Văn phòng: 4 máy . Trung tâm đã tham gia mạng tínhVinaREN từ năm 2009 . Tất cả các máy tính đều đƣợc nối mạng LAN và Internet . Tại hệ thống các phòng chức năng đều đƣợc trang bị các thiết bị nhƣ máy in, máy photocopy. Phòng đọc có khoảng 100 chỗ ngồi để phục vụ bạn đọc đến thƣ viện.  Vốn thông tin - tư liệu Công tác bổ sung, phát triển vốn tài liệu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm luôn đƣợc Trung tâm TTTV quan tâm thực hiện nhằm nâng cao chất lƣợng và số lƣợng nguồn tin phục vụ nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học trong Học viện. Hàng năm, nguồn bổ sung chính của Trung tâm có đựơc từ kinh phí do Học viện cấp. Các loại sách và tạp chí đƣợc bổ sung chủ yếu thuộc các chuyên ngành đào tạo của Học viện nhƣ CNTT, Viễn thông, Điện tử, Quản trị kinh doanh, , bao gồm cả sách, tạp chí tiếng Việt và ngoại văn (xem phụ lục 3). Bên cạnh đó, Trung tâm còn đƣợc nhận lƣu chiểu những tài liệu là sách, tạp chí xuất bản tại Học viện, luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ bảo vệ tại Học viện, các kỷ yếu hội nghị và hội thảo KH, Ngoài các nguồn bổ sung trên, Trung tâm còn thƣờng xuyên tiếp nhận các tài liệu do các tổ chức trong nƣớc và nƣớc ngoài tài trợ. Chẳng hạn, gần đây nhất, Trung tâm đã nhận đƣợc một số lƣợng sách có giá trị từ dự án của Quỹ sách Châu Á tài trợ. Quy trình bổ sung tài liệu luôn đƣợc cán bộ Trung tâm thực hiện nghiêm chỉnh từ khâu khảo sát kho sách, nhu cầu của bạn đọc/ ngƣời dùng tin đến việc lập danh sách, lấy ý kiến của ngƣời dùng tin. Vốn tài liệu truyền thống Thƣ viện hiện có 6.402 tên tài liệu với 35.576 bản, cụ thể nhƣ sau: STT Bộ sƣu tập Số lƣợng tên tài liệu
  23. 1 Sách 4898 3 Tạp chí tiếng Việt 38 4 Tạp chí ngoại văn 12 5 Giáo trình; Bài giảng 418 6 Luận văn 645 7 Luận án 260 8 Đồ án 143  Các sản phẩm và dịch vụ Sản phẩm và dịch vụ thông tin là kết quả tất yếu của quá trình hoạt động thông tin, hay chính xác hơn là kết quả xử lý thông tin mà cơ quan thông tin thu thập và chọn lọc, xử lý để thỏa mãn nhu cầu tin của ngƣời dùng tin. Các sản phẩm và dịch vụ thông tin càng phong phú thì nhu cầu của ngƣời dùng tin ngày càng đƣợc đáp ứng một cách đầy đủ và toàn diện. Nhận thức đƣợc ý nghĩa của sản phẩm và dịch vụ thông tin nhƣ vậy, Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Học viện BCVT đã tạo lập đƣợc một hệ thống các sản phẩm và dịch vụ thông tin sau:  Bộ máy tra cứu truyền thống . Hệ thống mục lục phiếu: gồm Mục lục chữ cái và Mục lục phân loại . Thƣ mục sách mới: giới thiệu các sách mới nhập về Thƣ viện  Sản phẩm thông tin thư viện hiện đại . Mục lục truy cập công cộng trực tuyến (OPAC- Oline Public Access Catalog) . Cơ sở dữ liệu thƣ mục: hơn 3.300 biểu ghi, đƣợc xây dựng trên phần mềm Libol 6.0 với các chuẩn AACR2, MARC 21, DDC 14. . Cơ sở dữ liệu toàn văn Slide bài giảng do cán bộ Học viện biên soạn, Cơ sở dữ liệu tóm tắt Luận án, Luận văn đƣợc bảo vệ ở Học viện; các bài báo khoa học đã công bố: STT CSDL Số lƣợng 1 Bài giảng 78 bài giảng toàn văn dƣới dạng slide
  24. 2 Các kết quả nghiên cứu 23 biểu ghi khoa học (KQNCKH) 3 Luận án 43 biểu ghi 4 Luận văn 224 biểu ghi  Dịch vụ cung cấp tài liệu  Dịch vụ đọc tại chỗ Bạn đọc đọc tại phòng Đọc tài liệu tham khảo, tài liệu tra cứu, luận án, luận văn, báo và tạp chí.  Dịch vụ mượn về nhà Bạn đọc mƣợn tài liệu tại phòng Mƣợn mang về nhà sử dụng trong thời gian quy định. Tài liệu mƣợn về chủ yếu là giáo trình, bài giảng và một số sách tham khảo có nhiều bản. Hệ Đại học từ xa đƣợc cung cấp học liệu  Dịch vụ sao chụp tài liệu: Bạn đọc có nhu cầu sao chụp tài liệu đăng ký với cán bộ phòng Đọc. 2.2 Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Công nghiệp Hà Nội  Giới thiệu vài nét về trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) là trƣờng đại học trực thuộc Bộ Công Thƣơng đƣợc thành lập ngày 2 tháng 12 năm 2005 trên cơ sở nâng cấp trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội. Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội đƣợc thành lập năm 1999 trên cơ sở nâng cấp Trƣờng Trung học Công nghiệp I. Năm 1997, sáp nhập 2 trƣờng: Công nhân Kỹ thuật I và Kỹ nghệ Thực hành Hà nội lấy tên là Trƣờng Trung học Công nghiệp I. Trƣờng hiện có hơn 1700 cán bộ, viên chức, trong đó có gần 1400 là giáo viên, giảng viên, và 75% số đó có trình độ trên đại học (Thạc sỹ, Tiến sỹ). Trƣờng có 03 cơ sở đào tạo với hơn 300 phòng học lý thuyết, 200 phòng thực hành, thí nghiệm với đầy đủ máy móc, thiết bị phục vụ khoảng 60.000 học sinh, sinh viên (HS-SV) theo học tại 16 khoa và 20 trung tâm chuyên ngành (xem phụ lục 4).  Người dùng tin và Nhu cầu thông tin của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
  25. Ngƣời dùng tin (NDT) của trƣờng ĐH CN HN bao gồm các cán bộ lãnh đạo và quản lý, giảng viên và cán bộ NCKH, HS – SV.  Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo và quản lý Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo trƣờng ĐH CN HN có khoảng 300 ngƣời, bao gồm Ban Giám hiệu, cán bộ lãnh đạo Đảng, đoàn thể, Trƣởng, Phó các khoa, Phòng ban, Giám đốc các Trung tâm, công ty Các cán bộ lãnh đạo và quản lý vừa thực hiện chức năng quản lý tác nghiệp, vừa thực hiện xây dựng chiến lƣợc phát triển Nhà trƣờng. Nhu cầu thông tin của nhóm cán bộ lãnh đạo quản lý rất phong phú, đa dạng, bao gồm những thông tin về đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng Nhà nƣớc, của Bộ Công thƣơng , về khoa học tổ chức và quản lý, và cả về chuyên ngành, những môn học đƣợc giảng dạy trong trƣờng.  Nhóm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học Đây là nhóm ngƣời dùng tin với khoảng 1400 ngƣời, thực hiện việc giảng dạy và NCPT tại các khoa và trung tâm chuyên ngành: Kinh tế, Thời trang, Du lịch, Công nghệ thông tin, Điện tử Do đó, nhu cầu thông tin của nhóm này xoay quanh các môn học về kiến thức cơ bản (nhƣ quy định đối với tất cả các trƣờng đại học) và các môn học chuyên ngành nhƣ nêu trên.  Nhóm học sinh, sinh viên Nhóm NDT này gồm khoảng 60.000 sinh viên chính qui; sinh viên tại chức và liên thông; học sinh cao đẳng, trung cấp và học nghề Nhóm NDT là sinh viên chiếm số đông và có nhu cầu thông tin rất lớn. Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học từ niên chế sang tín chỉ đã khiến nhóm này ngày càng có những biến chuyển về phƣơng pháp học tập. Hiện nay, phƣơng pháp tự học, tự nghiên cứu đang đƣợc chú trọng, do đó, sinh viên cần rất nhiều tài liệu, nhất là sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo trong quá trình học tập. Nhóm NDT là học sinh có nhu cầu tin tƣơng đối đa dạng, ngoài những thông tin chuyên ngành đƣợc đào tạo, họ còn có rất nhiều nhu cầu tin về các lĩnh vực văn hóa – xã hội và giải trí. Đối với hệ đào tạo công nhân, nhu cầu tin của họ không nhiều, nhƣng các thông tin cần đa dạng, nhất là cung cấp các tài liệu là các bản vẽ, các hình vẽ cụ thể, chi tiết.
  26. Để hỗ trợ nâng cao chất lƣợng đào tạo, trƣờng ĐH CN HN đã thành lập Trung tâm TT-TV với nhiệm vụ đảm bảo cung cấp thông tin – tƣ liệu cho quá trình học tập của HS-SV và cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và quản lý của cán bộ, giảng viên trong trƣờng. 2.2.1 Giới thiệu về Trung tâm Thông tin Thư viện Trung tâm Thông tin Thƣ viện Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội đƣợc thành lập theo quyết định số 2036/QĐ - ĐHCN ngày 22 tháng 12 năm 2005 của Hiệu trƣởng Trƣờng Đại học Công nghiệp Hà Nội. Trung tâm kế thừa và phát triển những mô hình thƣ viện Đại học hiện đại trong nƣớc và quốc tế, với nhiều trang thiết bị tiên tiến, tạo điều kiện tiếp cận các thông tin một cách dễ dàng nhất cho độc giả là cán bộ, giáo viên, sinh viên và học sinh trong toàn trƣờng và bạn đọc bên ngoài. Trung tâm Thông tin – Thƣ viện có nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng kế hoạch và thực hiện phát triển nguồn thông tin – tƣ liệu, nhận lƣu chiểu ấn phẩm do trƣờng xuất bản nhằm đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng, quản lý và bảo vệ bộ sƣu tập vốn tƣ liệu, khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin – tƣ liệu : sách báo, tạp chí, các tài liệu, giáo trình phục vụ học tập của HS-SV và các hoạt động giảng dạy, NCPT của giảng viên, cán bộ nghiên cƣu KH và cán bộ lãnh đạo - quản lý trong trƣờng. Ngoài ra, Trung tâm còn có nhiệm vụ xây dựng hệ thống tra cứu thông tin hiện đại, nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin để hiện đại hóa thƣ viện, phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên thuộc Trung tâm nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ; tham gia các hội nghề nghiệp, trao đổi nghiệp vụ với hệ thống thƣ viện trong nƣớc và quốc tế nhằm bổ sung, trao đổi tài liệu, chia sẻ nguồn lực thông tin, khai thác mạng thông tin từ bên ngoài v.v mở rộng giao lƣu hợp tác về hoạt động đào tạo, tƣ vấn nghiệp vụ, tiếp nhận viện trợ, hội thảo khoa học về thông tin - thƣ viện trong nƣớc và quốc tế nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm; tổ chức các hoạt động dịch vụ và thu lệ phí phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm và phù hợp với các quy định của pháp luật. 2.2.2 Hiện trạng nguồn lực thông tin của Trung tâm Thông tin Thư viện  Cơ cấu tổ chức, hệ thống các phòng chức năng Trung tâm hiện có 18 cán bộ, trong đó có 02 Thạc sỹ chuyên ngành, 03 đang học Thạc sỹ chuyên ngành, 12 cử nhân Thông tin thƣ viện, những ngƣời còn lại có chuyên môn khác nay đang học Đại học Thông tin Thƣ viện. . Ban lãnh đạo . Phòng nghiệp vụ
  27. . Các phòng thực hiện dịch vụ TT-TV: o Phòng đọc tại chỗ (500 chỗ ngồi) o Phòng Mƣợn về nhà o Phòng đọc Báo, tạp chí o Phòng đọc Tài liệu điện tử o Phòng đọc Tự chọn o Phòng Thảo luận nhóm o Thƣ viện Khu B o Thƣ viện khu C (Cơ sở đào tạo ở Hà Nam)  Cơ sở vật chất Trung tâm có ba cơ sở: - Cơ sở khu A - Xã Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội; - Cơ sở khu B - Xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội; - Cơ sở Hà Nam - Phƣờng Lê Hồng Phong, Phủ Lý, Hà Nam. Với tổng diện tích sử dụng trên 6000m2 . Đƣợc tổ chức thành hệ thống các phòng: Phòng đọc tổng hợp trên 500 chỗ ngồi; Phòng Mƣợn tài liệu về nhà; Phòng đọc Báo, tạp chí; Phòng Đọc tài liệu điện tử; Phòng Đọc tự chọn; Phòng Thảo luận nhóm.v.v Các phòng của Trung tâm đều đƣợc trang bị đủ bàn ghế, tủ, kệ, giá sách, hệ thống ánh sáng, hệ thống điều hoà nhiệt độ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc trong quá trình sử dụng.  Vốn thông tin – tư liệu Trung tâm có: . Khoảng 145.362 bản sách (chủ yếu là sách tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Anh; sách giáo trình đào tạo Công nhân kỹ thuật trình độ cao JICA-HIC; Giáo trình, Đề cƣơng bài giảng do Trƣờng in v.v ) về các lĩnh vực nhƣ: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật điện, Nhiệt kỹ thuật, Kỹ thuật điện tử, Kinh tế kỹ thuật, Cơ khí, sửa chữa ô tô máy kéo, Công nghệ hoá học, May và Thời trang.v.v . Trên 200 tên báo, tạp chí bằng tiếng Việt, tiếng Anh.
  28. . Ngoài ra Trung tâm còn bổ sung nhiều tài liệu dạng CD-ROM, băng cassette.v.v  Các Sản phẩm và Dịch vụ thông tin  Các sản phẩm thông tin Trong quá trình xây dựng và phát triển, trung tâm TT – TV Trƣờng ĐHCNHN đã tạo ra đƣợc một số sản phẩm TT – TV nhƣ: . hệ thống mục lục; . hệ thống thƣ mục . cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm chỉ còn sử dụng danh mục tra cứu tài liệu và cơ sở dữ liệu làm sản phẩm thông tin của mình. . Danh mục tra cứu tài liệu đƣợc Trung tâm xây dựng giúp bạn đọc tra tìm tài liệu một cách nhanh chóng, danh mục cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản về tài liệu nhƣ đăng ký cá biệt, xếp giá, năm xuất bản, nhà xuất bản, tên tác giả để bạn đọc lựa chọn và yêu cầu mƣợn. Tuy nhiên, danh mục tài liệu không tóm tắt nội dung tài liệu nhƣ việc bạn đọc tra cứu tài liệu thông qua cơ sở dữ liệu. Sách trong danh mục đƣợc xếp theo lĩnh vực, tên sách đƣợc sắp xếp theo vần chữ cái. Danh mục tra cứu tài liệu đƣợc chia đều cho các phòng nhằm giúp NDT thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm tài liệu. . CSDL: Từ cuối năm 2009 Trung tâm đã tiến hành cài đặt phần mềm Libol 6.0 của Công ty cổ phần truyền thông Tinh Vân để xây dựng CSDL.  Các dịch vụ thông tin Hiện nay, các dịch vụ TT – TV tại Trung tâm gồm có: dịch vụ cho mƣợn tài liệu; dịch vụ sao chụp tài liệu, trao đổi thông tin, học nhóm.  Dịch vụ cho mượn tài liệu Dịch vụ cho mƣợn tài liệu là dịch vụ cơ bản của các cơ quan TT TV nhằm giúp NDT sử dụng đƣợc tài liệu phù hợp với nhu cầu tin của mình. Trung tâm TT – TV Trƣờng ĐHCNHN có hai hình thức cho mƣợn tài liệu là mƣợn đọc tại chỗ và mƣợn về nhà.
  29. * Dịch vụ đọc tại chỗ: Phục vụ đọc tại chỗ là hình thức phục vụ truyền thống trong Trung tâm. Việc tạo ra chỗ ngồi để bạn đọc sử dụng đọc tại chỗ là vấn đề đƣợc ƣu tiên do đọc tại chỗ là một yêu cầu không thể thiếu đối với NDT. Dịch vụ này đáp ứng nhu cầu tra cứu tài liệu, tìm các thông tin ngắn gọn nhƣ dữ kiện, số liệu hoặc tra cứu các thuật ngữ, đọc báo, tạp chí Dịch vụ đọc tại chỗ ở Trung tâm đƣợc tiến hành trong các phòng: Phòng đọc tại chỗ; Phòng ngoại văn; Phòng mở - tự chọn; Phòng đọc điện tử; Phòng báo – tạp chí. * Dịch vụ mượn về nhà Mƣợn về nhà là dịch vụ cho phép NDT mang tài liệu về nhà sử dụng trong một thời hạn nhất định. Tại Trung tâm TT – TV, dịch vụ mƣợn về nhà đƣợc triển khai ở các phòng mƣợn về nhà ở cả Khu A, Khu B và Hà Nam. Sách tại phòng mƣợn về nhà có số lƣợng đầu sách không nhiều nhƣ phòng đọc tại chỗ nhƣng số lƣợng bản trên một đầu sách khá nhiều. Các tài liệu mƣợn về nhà chủ yếu là các giáo trình, đề cƣơng bài giảng của tất cả các môn học trong chƣơng trình giảng dạy của Nhà trƣờng. Quy định cụ thể của phòng mƣợn về nhà nhƣ sau: - Đối với cán bộ, giáo viên: Đƣợc mƣợn tài liệu tham khảo mỗi lần không quá 05 đơn vị tài liệu và giữ trong sổ mƣợn không quá 10 đơn vị tài liệu. Thời gian mƣợn tối đa là 01 tháng. Với những tài liệu dùng làm giáo trình giảng dạy thì đƣợc mƣợn trong suốt quá trình giảng dạy môn học đó; - Đối với học sinh – sinh viên: Đƣợc mƣợn mỗi lần 02 đơn vị tài liệu và giữ trong sổ mƣợn không quá 06 đơn vị tài liệu, thời gian giữ không quá 2 tuần làm việc. Đối với tài liệu là giáo trình môn học thì đƣợc mƣợn trong suốt thời gian học môn học đó, kết thúc môn học nào thì phải trả ngay tài liệu môn học đó cho Thƣ viện (thi xong lần 1). Trả hết tài liệu của học phần môn học đã kết thúc thì mới đƣợc mƣợn cho học phần môn học sau.  Dịch vụ sao chụp tài liệu Dịch vụ sao chụp tài liệu tại Trung tâm lôi cuốn đƣợc phần đông NDT và đƣợc đánh giá là dịch vụ mang lại hiệu quả cao. Phần đông NDT đều có nhu cầu đối với dịch vụ này. Những tài liệu đƣợc sao chụp nhiều nhất là các tài liệu tham khảo, tài liệu quý hoặc các bài báo, tạp chí.  Dịch vụ trao đổi thông tin
  30. Dịch vụ trao đổi thông tin thƣờng đƣợc tổ chức dƣới các hình thức: cuộc triển lãm, cuộc hội thảo, hội nghị khoa học, tọa đàm về những chủ đề đƣợc NDT quan tâm. Trong những năm qua, Trung tâm đã xây dựng đƣợc mối quan hệ hợp tác với một số cơ quan tổ chức trong nƣớc nhƣ: tham gia Hội liên hiệp Thƣ viện các Trƣờng ĐH khu vực phía Bắc, Thƣ viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Quốc Gia, Thƣ viện các Trƣờng ĐH có cùng chuyên ngành, các NXB Vì vậy, Trung tâm cũng chú ý phát triển loại hình dịch vụ trao đổi thông tin, song nhìn chung số lƣợng các buổi hội thảo còn rất hạn chế và không thƣờng xuyên. Hoạt động trao đổi thông tin đƣợc Trung tâm tổ chức thƣờng xuyên nhất là Hội nghị bạn đọc. Từ năm 2005 – 2010 Trung tâm đã tổ chức đƣợc 03 hội nghị bạn đọc. Trong các hội nghị, có sự tham dự của Lãnh đạo Nhà Trƣờng, các cán bộ Trung tâm và các bạn đọc theo giấy mời và những bạn đọc quan tâm đến dự  Dịch vụ cung cấp phòng học nhóm Trung tâm TT – TV Trƣờng ĐHCNHN có 12 phòng học nhóm cung cấp cho các Sinh viên có nhu cầu sử dụng loại dịch vụ này. 2.3 Trung tâm Thông tin Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội  Giới thiệu vài nét về Đại học Quốc gia Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là Trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực chất lƣợng cao, gồm tổng số 38 đơn vị thành viên và trực thuộc: 6 trƣờng đại học (có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao tƣơng đƣơng các trƣờng đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT), 5 viện nghiên cứu, 5 khoa trực thuộc, 22 trung tâm nghiên cứu, đào tạo và đơn vị phục vụ.(xem phụ lục 5 ) Đội ngũ cán bộ khoa học của ĐHQGHN đông đảo và mạnh nhất trong hệ thống các trƣờng đại học của cả nƣớc. Trong tổng số 3.426 cán bộ, viên chức có 1995 cán bộ khoa học, bao gồm 41 GS, 254 PGS, 687 TSKH và TS, 899 thạc sỹ, trong đó có nhiều nhà khoa học đầu ngành, đầu đàn có uy tín lớn ở trong và ngoài nƣớc về các ngành, chuyên ngành thuộc hầu hết các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, ngoại ngữ, công nghệ, kinh tế, luật, giáo dục Tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ khoa học đạt 36,9%, tỷ lệ giảng viên có học hàm GS, PGS đạt 15,9%, cao gấp ba lần so với tỷ lệ trung bình của cả nƣớc.Ở một số đơn vị, tỷ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sỹ trở lên đạt gần 60%: Khoa Luật (58,8%), Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (55,8%), Trƣờng Đại học Công nghệ (55,2%). Ở nhiều đơn vị, tỷ lệ giảng viên có trình độ đại học chỉ còn xấp xỉ 10%, đây đều là nguồn để đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ.  Người dùng tin và Nhu cầu thông tin của Đại học Quốc gia Hà Nội
  31. Với một số lƣợng lớn về sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh và các cán bộ, giảng viên, các nhà nghiên cứu, cùng với sự đa dạng về các ngành nghề đào tạo, bao gồm cả các ngành của Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH&NV), Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học công nghệ (KHCN). Cũng nhƣ tất cả các trƣờng đại học khác, đối tƣợng dùng tin chủ yếu là sinh viên (gồm cả sinh viên tại chức, học viên cao học), nghiên cứu sinh, các giảng viên, các cán bộ nghiên cứu, các cán bộ quản lý và lãnh đạo của ĐHQGHN. Để đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tƣợng dùng tin nêu trên đây về tất cả các môn học cơ bản và chuyên ngành của KHXH&NV, KHTN và KHCN trong học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, ĐHQGHN đã thành lập Trung tâm Thông tin – Thƣ viện trực thuộc.Trung tâm Thông tin – Thƣ viện ĐHQGHN có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ mà Nhà nƣớc giao cho ĐHQGHN. 2.3.1 Giới thiệu về Trung tâm Thông tin Thư viện ĐH QGHN Trung tâm Thông tin - Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội, tên tiếng anh: Library and Information Center Vietnam National University, Hanoi đƣợc thành lập theo quyết định số 66/TCCB ngày 14 tháng 2 năm 1997 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) trên cơ sở hợp nhất các thƣ viện của các trƣờng đại học thuộc ĐHQGHN. Trung tâm là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc ĐHQGHN, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trung tâm có chức năng và nhiệm vụ chính sau: - Chức năng thông tin và thƣ viện phục vụ các công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng và quản lý của ĐHQGHN. - Nhiệm vụ chính: nghiên cứu, thu thập, xử lý, quản trị và cung cấp tin, tƣ liệu về khoa học, giáo dục, ngoại ngữ, công nghệ phục vụ mọi đối tƣợng bạn đọc trong ĐHQGHN. Đồng thời tổ chức nghiên cứu, đào tạo bồi dƣỡng về khoa học thông tin - thƣ viện. 2.3.2 Hiện trạng về nguồn lực thông tin của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN  Cơ cấu tổ chức Trung tâm đƣợc tổ chức theo quyết định số 947/TCCB của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) ngày 21/04/1998, với một ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, các phòng ban hành chính - nghiệp vụ, 4 phòng phục vụ bạn đọc tƣơng đƣơng với 4 thƣ viện con của Trung tâm. Đội ngũ cán bộ của Trung tâm gồm 130 ngƣời, trong đó có: 1 tiến sĩ, 9 thạc sĩ, 83 cử nhân, 37 cao đẳng và trung cấp.
  32.  Vốn thông tin – tư liệu  Tài liệu in - Giáo trình và sách chuyên khảo: 200.000 tên sách với gần 700.000 bản - Báo , tạp chi: 2.145 tên tạp chí với 450.000 cuốn - Thác bản văn bia: 2000 bản - Luận văn, luận án sau đại học: khoảng 12.000 bản - Đề tài nghiên cứu khoa học: 1800 cuốn  Tài liệu điện tử . Cơ sở dữ liệu: với hơn 41.091 tên tạp chí và 14.200 sách điện tử, bao gồm: - The Association for Computing Machinery (ACM) – chuyên ngành Khoa học máy tính - IEEE Computer Society Digital Library- chuyên ngành Máy tính và Công nghệ thông tin - Proquest – gồm nhiều lĩnh vực: Khoa học; Giáo dục; Kinh tế và hơn 18.000 luận văn toàn văn - Sicence Direct Online (SDOL)- chuyên ngành Khoa hojcc Trái đất - Springer E-journals-chuyên ngành: Khoa học đời sống; Khoa học Nhân văn; Công nghệ; Toán học; Hóa học; Kinh tế; Quản lý; Máy tính; Tin học; - Wilson OmniFile Complete on eBridge Platform- chuyên ngành Khoa học ứng dụng và Công nghệ; Nghệ thuật; Sinh học; Kinh doanh; Giáo dục; Khoa học đại cƣơng; Nhân văn và Khoa học Thƣ viện. - Tạp chí Advances in Natural Sicences- chủ đề Công nghệ Nano và khoa học nano - International Engineering Consortium (IEC): chủ đề khoa học ứng dụng và công nghệ thông tin; Viễn thông; Quản trị và Kinh tế - SIAM e Book, chủ đề: Toán học; Tin học; Khoa học xã hội và Nhân văn - Springer eBook copyright collection 2005; 2007; 2008; 2009 với các chủ đề: Khoa học và đời sống; Kinh doanh; Khoa học vật liệu; Hóa học; Khoa học Trái đất và Địa lý; Toán học và Thống kê; Vật lý; Thiên văn học và Nhân văn. . Bộ giáo trinh học tiếng Anh trực tuyến LANGMaster English Elements Online: 5 khóa học, 5 cấp độ.  Các sản phẩm và dịch vụ  Sản phẩm thông tin - Tài liệu điện tử do Trung tâm xây dựng: 12 cuốn giáo trình điện tử
  33. - Cơ sở dữ liệu thƣ mục: o Thƣ mục tài liệu môn học theo khung chƣơng trình đào tạo của ĐHQGHN; o Thƣ mục Hồ Chí Minh; o Thƣ mục luận văn,luận án; o Thƣ mục bài trich tạp chí; o Thƣ mục công trình nghiên cứu khoa hoc ĐHQGHN( giai đoạn 2001- 2005; 2006-2010).  Dịch vụ thông tin (cung cấp tài liệu) Cung cấp tài liệu là một dịch vụ cơ bản của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN, gồm giáo trình, các luận án, khóa luận, các báo cáo nghiên cứu khoa học, Các dịch vụ cung cấp tài liệu của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN rất phong phú và đa dạng. Cụ thể: - Dịch vụ cho mượn tài liệu: Đối với bạn đọc là sinh viên trƣờng ĐHQGHN, trung tâm quy định số lƣợng tài liệu mƣợn tối đa là 11 cuốn (sách tham khảo 03 cuốn, giáo trình 08 cuốn); thời gian mƣợn: Với tài liệu tham khảo là 7 ngày (tiếng Việt) hoặc 10 ngày (tiếng nƣớc ngoài), với giáo trình là 1 học kỳ (150 ngày). Đối với bạn đọc là các cán bộ ĐHQGHN: Số lƣợng tài liệu mƣợn tối đa là 7 cuốn. Thời gian mƣợn là 15 ngày. Riêng với bạn đọc là cán bộ hợp đồng ngắn hạn của các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, sinh viên tại chức, học viên cao học, nghiên cứu sinh ĐHQGHN. Khi mƣợn tài liệu phải ký cƣợc tiền theo quy định của Trung tâm, số lƣợng sách mƣợn tối đa là 05 cuốn. (sách tham khảo 03 cuốn, giáo trình 02 cuốn ). - Dịch vụ cung cấp tài liệu theo yêu cầu: Tại Trung tâm dịch vụ này cũng phát triển (đặc biệt phục vụ đối tƣợng là các giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ĐHQGHN ) - Dịch vụ đọc tài liệu tại chỗ: Theo quy định của Trung tâm, bạn đọc phải xuất trình thẻ tại quầy thủ thƣ, không mang mũ nón, túi cặp, tài liệu riêng vào phòng đọc (phòng đọc kho mở). Bạn đọc lấy không quá 3 cuốn sách, hoặc 1 loại báo, tạp chí cho 1 lần sử dụng. Chỉ mƣợn tiếp tài liệu mới khi đã trả tài liệu cũ vào đúng nơi quy định. Để đáp ứng nhu cầu tài liệu của đông đảo bạn đọc, tại các phòng đọc kho mở Trung tâm đã áp dụng cả hai phƣơng thức: đọc tại chỗ và mƣợn về nhà cho sinh viên ở các khu vực, thời gian mƣợn là 7 ngày.
  34.  Dịch vụ sao chụp tài liệu: Hiện nay Trung tâm đã có dịch vụ photocopy phục vụ nhu cầu của ngƣời dùng tin. Nếu trong quá trình tìm kiếm, đọc tài liệu, bạn đọc phát hiện ra những thông tin cần thiết cho mình và có nhu cầu photocopy tài liệu, cần trình bày với cán bộ thủ thƣ làm việc tại văn phòng và ghi phiếu yêu cầu.  Dịch vụ đa phương tiện: Tại các phòng phục vụ bạn đọc của Trung tâm có các phòng đa phƣơng tiện để phục vụ việc sử dụng các loại tài liệu dƣới dạng CD-Rom, VCD, DVD , VIDEO, CASSETTES liên quan đến các môn học đang đƣợc giảng dạy và nghiên cứu tại ĐHQGHN. Việc sử dụng các trang thiết bị sẽ đƣợc sự hỗ trợ, hƣớng dẫn của cán bộ thủ thƣ làm việc tại phòng. Tuy nhiên dịch vụ này ít phát triển do vốn tài liệu không nhiều và nhu cầu của bạn đọc không cao.  Dịch vụ phổ biến thông tin - Phổ biến thông tin có chọn lọc: Trung tâm thực hiện việc tìm kiếm xác định những tài liệu mới phù hợp với nhu cầu của ngƣời dùng tin (cá nhân/ nhóm cá nhân), sau đó thông báo cho họ thông tin về các tài liệu này. - Bản tin điện tử (gồm: điểm sách, giới thiệu sách mới, luận án, luận văn, đề tài NCKH ), - Tổ chức triển lãm sách mới, phát tờ rơi  Dịch vụ tra cứu tìm tin Dịch vụ tra cứu tìm tin của Trung tâm TT-TV ĐHQGHN phát triển rất phong phú và đa dạng. Ngƣời dùng tin có thể tra cứu thông tin qua hệ thống mục lục (dùng cho tài liệu xuất bản từ 6/2006 trở về trƣớc) là tập hợp hệ thống phiếu mô tả sách đƣợc sắp xếp theo trật tự nhất định. Mỗi tên sách đƣợc thể hiện trên 1 phiếu mô tả (tên tác giả, tên sách, năm xuất bản, nhà xuất bản, ký hiệu xếp giá). Có 2 loại mục lục: Mục lục chữ cái (phiếu mô tả đƣợc sắp xếp theo thứ tự chữ cái tên tác giả hoặc tên sách nếu sách không có tác giả hoặc 4 tác giả trở lên) và mục lục phân loại (phiếu mô tả đƣợc sắp xếp theo trật tự môn loại KH của bảng phân loại DDC của Mỹ). Ngƣời dùng tin cũng có thể tra cứu qua Website/ Cổng thông tin của Trung tâm với địa chỉ truy cập là:  Dịch vụ trao đổi thông tin
  35. - Dịch vụ mƣợn liên thƣ viện trong nội bộ Trung tâm: Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ, đào tạo liên kết giữa các Trƣờng trong ĐHQGHN, từ ngày 02/04/2009, Trung tâm Thông tin – Thƣ viện tổ chức cho Bạn đọc mƣợn liên thông giữa các Phòng PVBĐ trong toàn Trung tâm. Bạn đọc có thể mƣợn tài liệu về nhà ở bất kỳ khu vực nào thuộc Trung tâm TT-TV. Số lƣợng tài liệu đƣợc mƣợn tối đa là 11 cuốn (bao gồm 8 cuốn giáo trình và 3 cuốn tài liệu tham khảo). Thời gian mƣợn: với giáo trình là 1 học kỳ, với tài liệu tham khảo là 7 ngày. Trung tâm quy định: Khi mƣợn tài liệu, bạn đọc phải trả tài liệu đúng hạn quy định. Nếu trả muộn, sẽ bị phạt: Một ngày quá hạn, phạt 10 ngày không đƣợc mƣợn tài liệu về nhà. Bạn đọc mƣợn tài liệu ở khu vực nào, phải trả tài liệu tại khu vực đó. Nếu bạn đọc vi phạm nội quy thƣ viện sẽ bị khóa thẻ tại một khu vực và không đƣợc mƣợn tài liệu về nhà ở tất cả các khu vực khác. Một bạn đọc chỉ đƣợc dùng 1 thẻ thƣ viện duy nhất (đối với Bạn đọc học 2 trƣờng trong ĐHQGHN). - Hội nghị, hội thảo, triển lãm: Trung tâm theo định kì tổ chức các hội nghị bạn đọc 1 năm/lần (hoặc 2 năm/lần) và thƣờng xuyên tổ chức nhiều hội thảo về các vấn đề nghiệp vụ, chuyên môn nhƣ: hội thảo chia sẻ nguồn lực thông tin Bên cạnh đó, Trung tâm cũng thƣờng xuyên tổ chức các triển lãm theo các chuyên đề, ngày lễ nhƣ: triễn lãm nhân dịp mùng 9/5 (Các triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh), mùng 3/2 (Các triển lãm về Đảng, về Bác)  Dịch vụ tư vấn Dịch vụ tƣ vấn là một hệ thống các hoạt động nhằm cung cấp thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định. - Tổ chức các buổi hƣớng dẫn sinh viên năm thứ nhất cách tra tìm vốn tài liệu của Trung tâm - “Bàn thông tin” 2.4 Thư viện Tạ Quang Bửu trường Đại học Bách khoa Hà Nội  Vài nét về trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐH BKHN) là trƣờng đại học đa ngành về kỹ thuật đƣợc thành lập ở Hà Nội ngày 15 tháng 10 năm 1956. Trƣờng luôn là một trong những trƣờng đại học kỹ thuật hàng đầu của nền giáo dục đại học Việt Nam. Trƣờng ĐH BKHN có đội ngũ cán bộ, giảng viên đông đảo, gồm 1950 ngƣời, trong đó có 1192 giảng viên và 394 cán bộ quản lý /lãnh đạo và NCKH. Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
  36. Hiện nay Nhà trƣờng có 14 khoa và 7 viện chuyên môn với 67 chuyên ngành đào tạo đại học, cao đẳng; 33 chuyên ngành đào tạo cao học, 57 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ (xem phụ lục 6 ). Hằng năm, Nhà trƣờng tuyển sinh: Hệ đại học, cao đẳng - 3.700 sinh viên đại học chính quy - 2.500 sinh viên cao đẳng - 2.000 sinh viên đại học tại chức - 500 kỹ sƣ bằng hai - 500 sinh viên chƣơng trình hợp tác đào tạo quốc tế Hệ sau đại học - 1.000 – 1.200 học viên cao học - 60 – 70 nghiên cứu sinh.  Người dùng tin và nhu cầu thông tin của trường ĐH BKHN Cũng nhƣ thƣ viện các trƣờng đại học khác, đối tƣợng ngƣời dùng tin-bạn đọc của Thƣ viện Tạ Quang Bửu bao gồm : Sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên, các cán bộ NCKH và quản lý-lãnh đạo trong toàn trƣờng và cả các bạn đọc bên ngoài muốn sử dụng thƣ viện. Mỗi nhóm NDT-bạn đọc có nhu cầu thông tin khác nhau, phụ thuộc vào nhiệm vụ họ phải hoàn thành, cũng nhƣ sản phẩm khoa học họ sẽ tạo ra .  Nhóm người dùng tin là sinh viên Đây là nhóm NDT-bạn đọc lớn nhất đang sử dụng nguồn lực thông tin của Thƣ viện. Họ luôn luôn cần đƣợc cung cấp các sách giáo trình hay bài giảng, sách tham khảo, sách tra cứu- chỉ dẫn  Nhóm người dùng tin là giảng viên, NCS và cán bộ nghiên cứu Giảng viên là những ngƣời truyền tải trực tiếp kiến thức cho sinh viên, nên thƣờng xuyên phải cập nhật, bổ sung kiến thức chuyên sâu về ngành cũng nhƣ về nhiều lĩnh vực khác có liên quan. Tài liệu mà nhóm NDT-bạn đọc này cần là các loại sách tra cứu-chỉ dẫn và sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các luận án và báo cáo kết quả NCTK, các sản phẩm thông tin truyền thống và điện tử, CD-ROM.  Nhóm người dùng tin là cán bộ quản lý lãnh đạo Nhiệm vụ của các nhà quản lý, lãnh đạo là đƣa ra chủ trƣơng, đƣờng lối, phƣơng hƣớng lãnh đạo các bộ phận trong nhà trƣờng. Nhu cầu tài liệu của họ là các tài liệu chỉ
  37. đạo của Đảng và Nhà nƣớc, các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tƣ, chỉ thị, quyết định, công báo, các tài liệu về chiến lƣợc phát triển, tài liệu chọn lọc làm tổng luận, phân tích xu thế phát triển. 2.4.1 Giới thiệu về Thư viện Tạ Quang Bửu Thƣ viện trƣờng Đại học Bách Khoa đƣợc thành lập ngay khi thành lập trƣờng ĐH BKHN theo Nghị định số 147/ NĐ- CT của Chính phủ do Bộ trƣờng Quốc gia giáo dục Nguyễn Văn Huyên ký ngày 06/03/1956. Khi mới thành lập, số vốn tài liệu ban đầu của thƣ viện là 5000 cuốn và chỉ có 2 cán bộ phụ trách. Do yêu cầu đào tạo của trƣờng ngày càng mở rộng, quy mô đào tạo tăng nhanh nên tháng 4/2002 đƣợc sự cho phép và đầu tƣ của Đảng và Nhà nƣớc, trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiến hành khởi công xây dựng công trình Thư viện điện tử với tổng mức đầu tƣ khoảng 220 tỷ đồng. Tòa nhà Thƣ viện điện tử có tổng diện tích sàn 36 860 m2, chiều cao công trình là 10 tầng. Thƣ viện trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội ra đời đã đáp ứng nhu cầu tất yếu của công tác giáo dục đào tạo, ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình, dần trở thành giảng đƣờng thứ 2 quen thuộc và quan trọng đối với các sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên trong trƣờng. Thƣ viện điện tử trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội đƣợc xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lƣợng dạy và học của Trƣờng, đồng thời sẽ là đầu mối cung cấp thông tin cho các trƣờng đại học khu vực phía Bắc trong tƣơng lai. Đƣợc khánh thành và đi vào hoạt động từ tháng 10/2006, Thƣ viện điện tử ĐHBK HN đƣợc coi là thƣ viện điện tử lớn nhất trong hệ thống thƣ viện đại học của Việt Nam. Thƣ viện điện tử Tạ Quang Bửu có chức năng và nhiệm vụ sau:  Chức năng: - Quản lý công tác thông tin - thƣ viện phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trƣờng; - Khai thác, bổ sung, quản lý và phát triển nguồn lực thông tin của Thƣ viện từ các nguồn trong và ngoài nƣớc đáp ứng nhu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của nhà trƣờng; - Tổ chức, quản lý và phát triển các dịch vụ thông tin - tƣ liệu trong Thƣ viện; - Quản lý, vận hành trang thiết bị và hệ thống thông tin số của Thƣ viện - Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ và các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến vào hoạt động thƣ viện;
  38. - Tổng hợp, báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ của Thƣ viện.  Nhiệm vụ: . Thực hiện chức năng quản lý công tác thông tin - thƣ viện của Nhà trƣờng - Tham mƣu cho Hiệu trƣởng tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động thông tin-thƣ viện nhằm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong trƣờng ĐHBK Hà nội; - Xây dựng chiến lƣợc phát triển các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Thƣ viện theo các chức năng, nhiệm vụ đã đƣợc phân công; - Xây dựng qui hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thƣ viện để phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng nhằm nâng cao hiệu quả công tác. . Thực hiện chức năng khai thác, bổ sung, quản lý và phát triển nguồn lực thông tin của Thƣ viện - Phối hợp với tất cả các Khoa, Viện, Phòng ban, Trung tâm, trong việc lựa chọn, bổ sung tài liệu nhằm phát huy hiệu quả công tác, phục vụ tốt nhất cho mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng; - Thu nhận lƣu chiểu các tài liệu do nhà trƣờng xuất bản, các công trình nghiên cứu khoa học đã đƣợc nghiệm thu, tài liệu hội nghị, hội thảo, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, ; - Liên kết hợp tác với các thƣ viện trong và ngoài nƣớc trong lĩnh vực phối hợp bổ sung và trao đổi tài liệu, chia sẻ nguồn lực thông tin; - Xử lý nghiệp vụ tất cả các tài liệu bổ sung vào Thƣ viện; - Tổ chức hệ thống tra cứu thông tin đáp ứng nhu cầu của ngƣời dùng tin. . Thực hiện chức năng tổ chức, quản lý và phát triển các dịch vụ thông tin - tƣ liệu trong Thƣ viện. - Tổ chức xử lý, sắp xếp, lƣu trữ, bảo quản thông tin - tƣ liệu trong Thƣ viện; - Tổ chức phục vụ, hƣớng dẫn cho ngƣời dùng tin khai thác, tìm kiếm, sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu và các sản phẩm dịch vụ thông tin - thƣ viện;
  39. - Kiểm kê định kỳ vốn tài liệu của thƣ viện; tiến hành thanh lý và loại bỏ các tài liệu lạc hậu, hƣ nát theo quy định; - Phối hợp với tất cả các Khoa, Viện, Phòng ban, Trung tâm trong công tác cấp thẻ và quản lý bạn đọc . Thực hiện chức năng quản lý, vận hành trang thiết bị và hệ thống thông tin số của thƣ viện - Quản lý, vận hành trang thiết bị của Thƣ viện; - Quản lý, vận hành khai thác các phần mềm Thƣ viện; - Kiểm kê định kỳ trang thiết bị của Thƣ viện; - Xây dựng, quản lý các cơ sở dữ liệu của Thƣ viện; - Triển khai các ứng dụng CNTT vào hoạt động thƣ viện; . Thực hiện chức năng nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ và các chuẩn nghiệp vụ tiên tiến vào hoạt động thƣ viện - Nghiên cứu, ứng dụng các tiêu chuẩn tiên tiến vào công tác nghiệp vụ thƣ viện; - Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào công tác thƣ viện; - Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nƣớc và quốc tế về lĩnh vực khoa học thƣ viện, tham gia các hoạt động về nghiệp vụ với hệ thống thƣ viện trong nƣớc nhằm thúc đẩy sự nghiệp thƣ viện Việt Nam phát triển. . Thực hiện chức năng tổng hợp, báo cáo về việc thực hiện nhiệm vụ của Thƣ viện - Tổng hợp, xây dựng các báo cáo định kì và báo cáo đột xuất về hiện trạng khai thác, sử dụng TVTQB phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; - Xây dựng các báo cáo về kế hoạch nâng cấp, bổ sung các nguồn thông tin tài liệu cho Thƣ viện. 2.4.2 Thực trạng về nguồn lực thông tin của Thư viện Tạ Quang Bửu  Nguồn lực tổ chức và nhân sự
  40. Về nguồn lực tổ chức và nhân sự, Thƣ viện có một Ban giám đốc gồm 3 ngƣời và có 3 phòng chuyên môn: 1) Phòng Dịch vụ thông tin tƣ liệu; 2) Phòng Xử lý thông tin; 3) Phòng Công nghệ thƣ viện điện tử. Thƣ viện Tạ Quang Bửu hiện nay có 44 cán bộ, trong đó: - 09 Thạc sĩ Thông tin thƣ viện và Công nghệ thông tin - 06 Kỹ sƣ Công nghệ thông tin và các ngành kỹ thuật - 24 Cử nhân Thông tin Thƣ viện - 02 Cử nhân ngoại ngữ - 03 Cử nhân Kinh tế  Vốn thông tin – tư liệu  Tài liệu truyển thống - Sách có khoảng 400.000 cuốn - Báo: Thƣ viện có khoảng 78 loại báo - Tạp chí: Tạp chí tiếng việt khoảng 100 tên, tạp chí nƣớc ngoài khoảng 1530 tên - Luận án, luận văn có khoảng 6036 cuốn  Tài liệu điện tử + Khoảng 5000 đĩa CD Luận văn, Luận án + Gần 500 cuốn tài liệu toàn văn đã đƣa vào thƣ viện số (E-book) + Một số CSDL điện tử online của các nhà xuất bản đang dùng thử  Các sản phẩm và dịch vụ thông tin  Sản phẩm thông tin Nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời dùng tin Thƣ viện Tạ Quang Bửu hiện vẫn đang duy trì đồng thời hai loại hình sản phẩm thông tin-thƣ viện truyền thống và hiện đại. Hai loại hình này hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh góp phần nâng cao chất lƣợng phục vụ của thƣ viện.  Các sản phẩm thông tin thư viện truyền thống * Hộp phiếu mục lục Tƣ̀ trƣớc năm 2005 hê ̣thống muc̣ luc̣ phiếu taị thƣ viêṇ trƣờng ĐHBK HN đƣơc̣ duy trì ở tất cả các phòng phuc̣ vu ̣tài liêụ cho baṇ đoc̣ . Hiêṇ nay, hê ̣thống muc̣ luc̣
  41. phiếu chỉ còn đƣơc̣ duy trì ở phòng mƣơṇ tài liêụ về nhà và không đƣợc bổ sung tiếp tục, thay vào đó là tra tìm trên máy. Tuy nhiên vẫn còn một số hộp phiếu mục lục sách Nga vẫn đƣợc sử dụng để tra cứu nhƣng số lƣợng không nhiều, chủ yếu là dành cho các giảng viên, những ngƣời có nhu cầu tra tìm để nghiên cứu. Thƣ viện Tạ Quang Bửu đang sƣ̉ duṇ g bảng phân loaị LC (Library of Congress Calassical) để phân loại tài liệu mới và hồi cố tài liệu cũ.  Các dịch vụ thông tin  Mượn trả tài liệu Thƣ viện trƣờng ĐHBK HN tổ chức các hoạt động phục vụ cho mƣợn tài liệu về nhà (Giáo trình và Sách chuyên khảo) và mƣợn đọc tại chỗ đối với tất cả các bạn đọc đến với Thƣ viện.  Sao chép tài liệu Là dịch vụ cung cấp bản sao tài liệu gốc cho ngƣời dùng tin trong trƣờng hợp họ muốn có tài liệu hoặc một số thông tin để sử dụng lâu dài mà những tài liệu đó không đƣợc phép mang về nhà. Trong nhiều năm qua, thƣ viện trƣờng ĐHBK HN đã tận dụng rất tốt dịch vụ này ( có 79% số ngƣời dùng tin thƣờng sao chụp tài liệu). Ngoài ra, Thƣ viện còn nhận đơn đặt hàng sao chụp các loại giáo trình thuộc ngành thực phẩm, hóa cho trƣờng Đại học Thái Nguyên, các sách tham khảo nƣớc ngoài về các công nghệ khoa học tin học, điện tử viễn thông cho trƣờng Mật mã,  Dịch vụ đa phương tiện Hiện nay Thƣ viện đƣa vào phục vụ phòng multimedia tại tầng 3: NDT-bạn đọc có thể tra cứu Internet miễn phí, tìm các tài liệu điện tử, tra cứu các CSDL của Thƣ viện, trên CD-ROM  Dự trữ tài liệu môn học Thƣ viện trƣờng ĐHBK Hà Nội sẵn sàng hợp tác với các thầy cô giáo của trƣờng trong công tác chuẩn bị tài liệu cho môn học nhƣ : Xuất bản và phát hành đề cƣơng bài giảng, cung cấp cho giáo viên và học viên các tài liệu tham khảo cho môn học  Tổ chức phòng học nhóm, hội nghị, hội thảo Thƣ viện có 6 phòng dành cho sinh viên học nhóm. Trƣởng nhóm sau khi xin xác nhận của khoa sẽ lên đăng ký để nhận phòng học nhóm (phiếu đăng ký có mẫu sẵn) và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với thƣ viện về cơ sở vật chất trong phòng  Dịch vụ trả lời NDT-bạn đọc
  42. Bàn thông tin của Thƣ viện có nhiệm vụ trả lời trực tiếp, trả lời qua E-Mail về các vấn đề sử dụng thƣ viện, mƣợn tài liệu, tra cứu tìm tin, sử dụng mạng Bknet, NDT- Bạn đọc có thể truy cập vào địa chỉ BKLib@mail.hut.edu.vn sẽ đƣợc trả lời trong vòng 24 giờ .  Một số dịch vụ khác: *Triển lãm, trưng bày sách Triển lãm giới thiệu trực tiếp cho ngƣời dùng tin các sản phẩm thông tin nhằm mục đích tạo ra môi trƣờng giao tiếp giữa những ngƣời cung cấp với ngƣời sử dụng. Tại thƣ viện trƣờng ĐHBK HN việc triển lãm trƣng bày sách chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Tuy nhiên thƣ viện đã tổ chức một số cuộc trƣng bày triển lãm nhƣ: triển lãm sách biếu tặng của VEFFA, sách của quỹ AUF * Hội nghị chuyên đề, hội thảo Dịch vụ này nhằm mục đích tạo điều kiện cho đông đảo ngƣời dùng tin tiếp xúc trực tiếp với khoa học, công nghệ, các nhà quản lý kinh tế, xã hội, các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật .Tạo điều kiện cho những ngƣời cùng quan tâm tới những vấn đề cụ thể có cơ hội tiếp xúc, trao đổi thông tin cho nhau. Ngoài ra, Thƣ viện còn tổ chức các hội nghị bạn đọc, hội thảo về vấn đề tổ chức kho mở và đã thu hút đƣợc rất nhiều đối tƣợng tham gia, thu đƣợc những ý kiến đóng góp có giá trị. 2.5 Nguồn lực thông tin của một số cơ quan thông tin KH&CN thuộc các bộ ngành 2.5.1 Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia  Vài nét về Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia là đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, đƣợc thành lập trên cơ sở triển khai thực hiện Nghị định 28/2008/NĐ- CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng nhƣ các Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của Chính phủ về Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, Nghị định 30/2006/NĐ-CP ngày 29/03/2006 của Chính phủ về Thống kê khoa học và công nghệ. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đƣợc thành lập nhằm mục tiêu: - Tăng cƣờng và hoàn thiện chức năng quản lý nhà nƣớc về thông tin, thƣ viện, thống kê KH&CN;
  43. - Đẩy mạnh các hoạt động và dịch vụ công trong lĩnh vực thông tin, thƣ viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, phát triển mạng thông tin tiên tiến. Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia có các nhiệm vụ cơ bản sau: . Xây dựng và trình Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin, thƣ viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị và phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến . Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ thuộc lĩnh vực thông tin, thƣ viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị và phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến . Xây dựng chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, đề án xây dựng cơ sở hạ tầng cho thông tin, thƣ viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, trung tâm giao dịch thông tin công nghệ và đầu tƣ phát triển các mạng thông tin KH&CN tiên tiến; . Hƣớng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt; . Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin, thƣ viện, thống kê KH&CN; . Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực thông tin, thƣ viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, các mạng thông tin KH&CN tiên tiến, nhƣ: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu KH&CN tiên tiến; Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Đăng ký, lƣu giữ và sử dụng thông tin kết quả các nhiệm vụ KH&CN; Quản lý và cấp mã số chuẩn quốc tế cho các xuất bản phẩm kế tiếp (ISSN); Hoạt động hợp tác quốc tế.
  44. . Phối hợp thanh tra; Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thông tin, thƣ viện, thống kê KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, các mạng thông tin KH&CN tiên tiến theo quy định của pháp luật; . Tổ chức và phát triển Thƣ viện khoa học và công nghệ Quốc gia và Liên hiệp thƣ viện Việt Nam về các nguồn thông tin KH&CN (Vietnam Library Consortium); Chủ trì cập nhật, bổ sung và phát triển nguồn thông tin KH&CN cho cả nƣớc; . Tổ chức và thực hiện xử lý phân tích-tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi; Cập nhật và phát triển Cổng điện tử về thông tin KH&CN Việt Nam; Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, CSDL thống kê KH&CN; Xuất bản các sách KH&CN, Tạp chí Thông tin và Tƣ liệu và các xuất bản phẩm thông tin KH&CN khác; . Tổ chức và phát triển dịch vụ giao dịch thông tin công nghệ, Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam; Tổ chức, tham gia các triển lãm, hội chợ trong nƣớc và quốc tế; Cung cấp thông tin công nghệ phục vụ các doanh nghiệp; . Tổ chức và thực hiện công tác thống kê KH&CN; . Tổ chức, vận hành và phát triển Mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN). 2.5.1.1 Nguồn lực thông tin của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia Trong cơ cấu tổ chức của Cục TT KH&CN QG có Thƣ viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Cục đã xây dựng đƣợc một bộ sƣu tập nguồn thông tin KH&CN phong phú có thể phục vụ một cách đắc lực và hiệu quả cho công tác nghiên cứu, đào tạo và phát triển. Cục Thông tin KH&CN đã tạo lập, lƣu giữ, quản trị, cập nhật, phát triển và đƣa vào phục vụ nguồn tin KH&CN lớn nhất Việt Nam với vốn tƣ liệu rất lớn và phong phú, ngân hàng dữ liệu có thể truy cập tại chỗ hoặc trực tuyến. Đây là hình ảnh điển hình về xây dựng nguồn lực thông tin ở quy mô quốc gia, có thể giúp hiểu rõ về quan niệm về nguồn lực thông tin của một cơ quan TT-TV, cũng nhƣ tạo điều kiện tiếp cận, hợp tác phát triển vfa chia sẻ nguồn lực thông tin này.  Vốn tư liệu  Vốn tư liệu (nguồn tin gốc) tại Thư viện khoa học và công nghệ quốc gia
  45. - Thƣ viện hiện có hơn 350.000 cuốn sách, trong đó sách Tiếng Việt chiếm 10%, sách ngôn ngữ gốc Slavơ chiếm 30%, sách ngôn ngữ gốc Latinh chiếm 60% - 32% vốn sách của thƣ viện thuộc các ngành khoa học cơ bản, 45% thuộc các ngành KH&CN, 23% thuộc các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp, y tế, kinh tế, quản lý, thông tin thƣ viện, - Thƣ viện có 1 kho tài liệu tra cứu quý với hơn 17.000 sách chuyên khảo, gồm nhiều loại hình từ bách khoa toàn thƣ, cẩm nang, sổ tay tra cứu, đến các từ điển chuyên ngành, tạp chí tóm tắt, trong đó có các tài liệu tra cứu nổi tiếng và quý hiếm ở Việt Nam nhƣ bộ Chemical Abstracts - Thƣ viện lƣu giữ và bảo quản gần 7000 tên tạp chí và ấn phẩm kế tiếp gồm 5. 695 tên tạp chí gốc Latin (chủ yếu là tiếng Anh và tiếng Pháp), 830 tên tạp chí tiếng Nga và 350 tên tạp chí tiếng Việt, gần đây có bổ sung gần 50 tên tạp chí tiếng Trung Quốc, trong đó có hơn 1000 tên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, KH&CN, khoa học kinh tế đƣợc bổ sung thuờng xuyên. - Bên cạnh nguồn tạp chí dƣới dạng giấy, còn có một kho tài liệu dƣới dạng vi phim với hơn 1000 tên tạp chí tiếng Anh, Pháp thuộc các chuyên ngành khoa học kỹ thuật. Ngoài ra có gần 1000 tài liệu về Đông Dƣơng thời Pháp thuộc dƣới dạng vi phim, thuộc các ngành: Địa lý, địa chính, sinh học, nông nghiệp, xây dựng Những tạp chí khoa học và công nghệ các Tỉnh, Thành trong phạm vi cả nƣớc, những bài tạp chí dƣới dạng tờ rời, những số tạp chí lẻ cũng đƣợc lƣu giữ tại đây.  Vốn tư liệu – báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là nới nhận lƣu chiểu cấp quốc gia các báo cáo đăng ký tiến hành đề tài KH&CN, các báo cáo tổng hợp kết quả và các báo cáo chuyên đề của đề tài KH&CN đã hoàn thành. Hiện nay có thông tin về trên 10 nghìn báo cáo và hằng năm cập nhật đƣợc khoảng 600 bản báo cáo.  Các nguồn tin điện tử bao gồm: - CSDL do Cục Thông tin KH&CN quốc gia mua quyền truy cập: + Science @Direct + IOP Science + IEEE/Xplore Digital Library + ISIKNOWLEDGE + SPRINGERLINK + Proquest Central + AIP/APS Journals
  46. - Ngoài ra, còn có hàng trăm triệu bài nghiên cứu trên các tạp chí và sách điện tử sẵn có trong môi trƣờng nghiên cứu điện tử mở và thông qua thỏa thuận cấp phép truy cập hiện hành từ các nhà xuất bản gốc, nhà xuất bản cấp hai và nhà tích hợp nội dung tài liệu khoa học quốc tế.  Các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Cục TT KH&CN QG  Các sản phẩm thông tin . Ấn phẩm thông tin o TC Khoa học - Công nghệ - Môi trƣờng o TC tóm tắt Kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ: 2 số/năm o TC tóm tắt Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đang tiến hành: 2 số/năm o Tạp chí tóm tắt tài liệu khoa học và công nghệ Việt Nam: 12 số/năm o Vietnamese Scientific and Technological Abstracts – VSTA: Đình kỳ 2 tháng/số o Thông báo sách mới: Định kỳ 2 tháng/số o Tổng luận Khoa học - Công nghệ - Kinh tế : 12 số/năm o Vietnam Infoterra Newsletter: 4 số/năm o Sách tổng kết Khoa học và Công nghệ Việt Nam: Xuất bản hằng năm o Sách tổng kết Khoa học và công nghệ thế giới: Xuất bản hằng năm. . Các cơ sở dữ liệu: - CSDL Tài liệu KH&CN Việt Nam (STD): STD là cơ sở dữ liệu toàn văn lớn nhất Việt Nam về tài liệu đăng tải trên các tạp chí KH&CN Việt Nam, trên các kỷ yếu hội nghị, hội thảo KH&CN. CSDL đƣợc Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xây dựng và cập nhật từ năm 1987. Đến cuối năm 2009, STD có trên 130.000 biểu ghi, trong đó hơn 60.000
  47. biểu ghi có đính kèm tài liệu gốc định dạng tệp PDF. Trung bình mỗi năm, STD đƣợc cập nhật thêm khoảng 12.000 tài liệu mới. - CSDL Kết quả nghiên cứu (KQNC): KQNC là CSDL thƣ mục lớn nhất Việt Nam vể các báo cáo tổng hợp của các đề tài nghiên cứu KH&CN đăng ký và giao nộp tại Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. CSDL có trên 10.000 mô tả thƣ mục và tóm tắt; đƣợc cập nhật khoảng 600 báo cáo/năm. Sử dụng cơ sở dữ liệu này, bạn đọc có thể biết các thông tin chi tiết về chủ nhiệm và các cán bộ tham gia đề tài nghiên cứu, cơ quan chủ trì và tóm tắt các kết quả chủ yếu của đề tài. Hiện tại, ngƣời dùng tin có thể tra cứu dữ liệu về báo cáo KQNC qua hai hệ thống: - CSDL Báo cáo KQNC trên Webisis - CSDL Báo cáo KQNC trên Access  Hệ thống tra cứu Hệ thống tra cứu của Thƣ viện gồm các mục lục truyền thống và các CSDL Bên cạnh các phƣơng thức phục vụ truyền thống, Thƣ viện còn xây dựng và phát triển THƢ VIỆN ĐIỆN TỬ, tích hợp các dịch vụ thƣ viện vào một hệ thống thống nhất nhằm phục vụ tốt hơn bạn đọc cũng nhƣ ngƣời dùng tin nói chung. Thông qua CỔNG Z39.50 , bạn đọc không chỉ tìm đƣợc những tài liệu có tại Thƣ viện mà còn với tới đƣợc các nguồn thông tin của các thƣ viện khác trong nƣớc cũng nhƣ các thƣ viện lớn trên thế giới. Ngoài ra, bạn đọc còn có thể tìm tài liệu, thông tin và các số liệu qua các bách khoa toàn thƣ, niên giám, từ điển, sổ tay tra cứu, thƣ mục tại phòng tra cứu và các CSDL do Cục Thông tin tạo lập và đƣợc kết nối bằng mạng máy tính và kết nối với mạng Internet Qua đây chúng ta có thể thấy đƣợc nguồn lực thông tin đa dạng và phong phú của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Nó cho thấy khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển của các cơ quan tổ chức trong và ngoài nƣớc trên tất cả các lĩnh vực KH&CN. Điều này càng khẳng định vai trò to lớn của nguồn lực thông tin đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng nhƣ các hoạt động nghiên cứu và đào tạo. Chính vì vậy, các cơ quan tổ chức thông tin cần phải có những chính sách để phát triển nguồn lực thông tin để thỏa mãn các nhu cầu thông tin đối với ngƣời dùng tin một cách tốt nhất.
  48.  Các dịch vụ thông tin Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, cùng với việc thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực thông tin, thƣ viện và thống kê KH&CN, cung cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ thông tin, thƣ viện đa dạng và hiện đại. Tiêu biểu là một số dịch vụ nhƣ:  Dịch vụ tra cứu tin  Dịch vụ bạn đọc đặc biệt  Dịch vụ truyền tệp  Dịch vụ xử lý, phân tích thông tin  Dịch vụ thông tin công nghệ  Dịch vụ số hóa,  Dịch vụ phục vụ đặc biệt Từ năm 2012, ngoài các bộ cơ sở dữ liệu hàng đầu thế giới nhƣ IEEE/IEL; IOP; Proquest; AIP/APS; Springer Link; Web of Science , Cục Thông tin KH&CN QG cung cấp lại cơ sở dữ liệu SCIENDIRECT với 2239 tạp chí cập nhật bao gồm hàng triệu bài nghiên cứu của hầu hết các lĩnh vực khoa học. Phí đăng ký sử dụng và khai thác dịch vụ này cũng nhƣ gia hạn thời gian sử dụng kể từ ngày 01/01/2012 là 500.000 VNĐ/năm. Dƣới đây là Danh mục nguồn tin truy cập đƣợc từ xa. STD - Tài liệu STD là cơ sở dữ liệu toàn văn về tài liệu KH &CN Việt Nam, do KH&CN Việt Cục Thông tin KH &CN Quốc gia xây dựng và cập nhật từ năm Nam 1987. Hiện tại, STD có gần 150.000 biểu ghi, trong đó 85.000 biểu Máy chủ dự phòng ghi có đính kèm tài liệu gốc định dạng tệp PDF. STD đƣợc cập nhật hàng tuần. Trung bình mỗi năm cập nhật mới trên 11.000 tài liệu. KQNC - Báo cáo KQNC là cơ sở dữ liệu thƣ mục lớn nhất Việt Nam vể các báo kết quả đề tài cáo kết quả của các đề tài nghiên cứu KH &CN các cấp đăng ký và nghiên cứu giao nộp tại Cục Thông tin KH &CN Quốc gia. CSDL bao gồm hơn 11.000 mô tả thƣ mục và tóm tắt , đƣợc cập nhật khoảng 600 báo cáo/năm. Trong cơ sở dữ liệu này, bạn đọc có thể nắm bắt đƣơc̣ các thông tin chi tiết về chủ nhiệm và các cán bộ tham gia đề tài nghiên cứu, cơ quan chủ trì và tóm tắt các kết quả chủ yếu của đề tài.
  49. Bản tin điện tử của Truy cập và khai thác hệ thống các bản tin điện tử và tạp chí NASATI điện tử do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia xuất bản. Những bản tin có thể truy cập gồm: BT Nông thôn đổi mới; Tổng luận Khoa học-Công nghệ-Kinh tế; Ấn phẩm Khoa học-Công nghệ-Môi trƣờng; BT Môi trƣờng và Phát triển bền vững; Vietnam Infoterra Newsletter (tiếng Anh), Tạp chí Thông tin và Tƣ liệu Cơ sở dữ liệu thƣ Một số csdl thƣ mục do NASATI xây dựng bao gồm mục lục mục của NASATI trực tuyến (OPAC) về sách của Thƣ viện KH&KTTƢ, mục lục liên hợp tạp chí có ở các thƣ viện Việt Nam, csdl các đề tài đang tiến hành, IEEE/Xplore Thƣ viện điện tử IEEE /IET Electronic Library (IEL) của IEEE Digital Library (Viện các kỹ sƣ điện và điện tử Hoa Kỳ) có thể cung cấp gần 3 triêụ tài liệu toàn văn chất lƣợng cao nhất thế giới về các lĩnh vực khoa học và công nghệ mũi nhọn nhƣ Công nghệ thông tin, Điện tử - viễn thông, Tự động hóa, Năng lƣợng v.v. Các tài liệu này đƣợc đăng trên 254 tạp chí của IEEE và của IET (Viện Công trình và Công nghệ), 5.012 bộ kỷ yếu hội nghị, hội thảo do IEEE hoặc IET tổ chức, trên 1.200 bộ tiêu chuẩn hiện hành do IEEE công bố về các lĩnh vực nói trên. Thƣ viện đƣợc cập nhật hàng tuần với hơn 20.000 tài liệu mới hàng tháng trong đó có nhƣ̃ng bài đƣợc IEEE cung cấp trƣớc cả khi xuất bản trên giấy. Science@Direct ScienceDirect là nguồn thông tin thiết yếu đối với công tác nghiên cƣ́ u và đào taọ . Đây là bô ̣sƣu tâp̣ toàn văn b ao trùm các tài liêụ khoa hoc̣ nòng cốt với nhiều tap̣ chí có chỉ số ảnh hƣởng cao . Bô ̣cơ sở dƣ̃ liêụ danh tiếng này là sản phẩm Elsevier , môṭ công ty lớn nhất thế giới về cung cấp thông tin khoa học , kỹ thuật và y tế ScienceDirect hiêṇ nay có hơn 9 triêụ bài viết toàn văn và mỗi năm tăng thêm ½ triêụ bài , bao quát 24 lĩnh vực khoa học và công nghệ . Số tap̣ chí đƣơc̣ phản biêṇ lên tới trên 2.500 đầu tên. Cục Thông tin Khoa hoc̣ và Công nghê ̣Quốc gia đa ̃ đ ặt mua thêm 13 gói tạp chí hồi cố thuôc̣ các chủ đề : Khoa học nông nghiệp và sinh học; Hoá sinh, Di truyền và sinh học phân tử; Kỹ thuật hoá học; Khoa học máy tính; Năng lƣợng; Kỹ thuật và công nghệ; Khoa học môi trƣờng; Vật lý hạt nhân năng lƣợng cao và thiên văn học; Khoa học vật liệu; Hoá học tổng hợp; Kinh tế kinh doanh; Quản lý và kế toán; Khoa hoc̣ trái đất và hành tinh ; Miêñ dic̣ h và vi sinh vâṭ hoc̣ , giúp
  50. cho baṇ đoc̣ có thể truy câp̣ tới cả các số tap̣ chí xuất bản đầu tiên, trong đó có cả các tap̣ chí đƣơc̣ lƣu trƣ̃ tƣ̀ năm 1823. ISIKNOWLEDGE ISI Web of Knowledge là công cụ maṇ h me ̃ để tìm kiếm và đánh giá chất lƣợng các công trình khoa học trên cơ sở dƣ̃ liêụ trích dẫn khoa học từ hơn 12.000 tên tap̣ chí hàng đầu thế giới đƣơc̣ câp̣ nhâṭ hàng tuần , trong đó có : 8.060 tạp chí thuộc lĩnh vực khoa học tƣ ̣ nhiên , khoa hoc̣ công nghê ̣ , 2.697 tạp chí thuôc̣ lĩnh vƣc̣ khoa học xã hội , 1.497 tạp chí thuộc lĩnh vực nghệ thuật và xã hội nhân văn và hơn 150.000 tài liệu hội nghị hội thảo với bề dày hồi cố tới năm 1900. ISI là công cu ̣không thể thiếu trong viêc̣ đánh giá chất lƣơṇ g các công trình khoa hoc̣ theo chuẩn mƣc̣ quốc tế , cho phép xác định chính xác các xu thế phát triển của các lĩnh vực khoa học và công nghệ trong quá khứ, hiêṇ taị và tƣơng lai cũng nhƣ xác định vị trí của từng tổ chức nghiên cứu và của từng quốc gia trong lĩnh vực KH&CN. SPRINGERLINK SpringerLink là môṭ trong các nguồn tin điêṇ tƣ̉ hàng đầu thế Máy chủ dự phòng giới, chứa các ấn phẩm của nhà xuất bản Springer , bao gồm hơn 2.700 tên tạp chí khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực nhƣ : các ngành kỹ thuật , hóa học, khoa học vật liệu, khoa học máy tính , y học Các tạp chí đƣợc xếp theo các sƣu tập chuyên đề , giúp tra cứu dễ dàng. Ngoài ra bạn đọc có thể xem toàn văn trên 6.000 cuốn sách do nhà xuất bản Springer xuất bản từ năm 2009 đến năm 2011 mà NASATI đã mu a quyền truy câp̣ viñ h viêñ . Springer Link là nguồn dữ liệu ƣu tiên cho các nhà nghiên cứu ở trƣờng đại học các doanh nghiệp và các trung tâm nghiên cƣ́ u quan trọng khác Proquest Central Proquest Central là bô ̣cơ sở dƣ̃ liêụ lớn bao gồm 25 cơ sở dƣ̃ liêụ đa ngành, xử lý trên 19.000 tạp chí, trong đó hơn 13.000 tạp chí toàn văn. Dữ liệu của Proquest Central bao quát trên 160 lĩnh vực chủ đề khác nhau thuộc các ngành khoa học nòng cốt nhƣ : Kinh tế - kinh doanh , Y học , Công nghệ , Khoa học xã hội Ngoài ra , Proquest Central còn cung cấp toàn văn của 56.000 luận văn trong các lĩnh vực tâm lý học , kinh doanh , khoa học vật lý , y tế , giáo dục và đƣa ra các thông tin cô đoṇ g về kinh tế , kinh doanh thông qua các báo cáo tƣ̀ hàng trăm ngành công nghiệp tại 90 quốc gia, cung cấp 43.000 hồ sơ doanh nghiệp, thu thâp̣ trên 1.000 tài liệu hội nghị và 1.300 tờ báo quốc tế , bao gồm cả nhƣ̃ng tờ báo hàng đầu
  51. của Mỹ nhƣ The Wall Street Journal APS Journals Tạp chí điện tử của Hội Vật Lý Hoa Kỳ Tạp chí điện tử của Hội Vật Lý Hoa Kỳ (APS Journals) là địa chỉ cho phép truy cập các tạp chí quốc tế hàng đầu thế giới do Hiêp̣ hội Vật lý Hoa Kỳ (American Physics Society) xuất bản, trong đó có nhƣ̃ng tap̣ chí nổi tiếng nhƣ Physical Review Letters, Reviews of Modern Physics, Physical Review series Hệ thống lƣu trữ điện tử trực tuyến Physical Review cho phép truy cập đến các bài báo của những tạp chí này từ khi bắt đầu xuất bản đến nay. American Institute Các tạp chí của Viện Vật lý Hoa Kỳ. Truy cập Website này của of Physics Viện Vật lý Hoa Kỳ (AIP - American Institute of Physics), bạn đọc có thể truy cập nhiều tạp chí hàng đầu thế giới do Viện phối hợp xuất bản về các lĩnh vực nhƣ: Vật lý ƣ́ ng dụng, Vật lý hoá học, Vật lý y học, Vật lý hạt nhân, Điện tử học, Địa vật lý, Khoa học vật liệu, Khoa học về chân không và âm học, v.v . IOP Science Cơ sở dƣ̃ liêụ do IOP Publishing , môṭ nhà xuất bản hàng đầu trong liñ h vƣc̣ vâṭ lý và các ngành khoa hoc̣ liên quan cung cấp . Nhà xuất bản IOP là cơ quan trung tâm của Viện Vật lý , môṭ tổ chƣ́ c xa ̃ hôị phi lơị nhuâṇ có tru ̣sở chính taị Bristol , Vƣơng quốc Anh. Ngoài những tạp chí truyền thống , IOP Publishing còn taọ ra các sản phẩm thông tin khoa học có giá trị cao và dễ dàng truy cập qua web và các dic̣ h vu ̣điêṇ tƣ̉ khác . Cơ sở dƣ̃ liêụ IOP Science chƣ́ a đƣṇ g trên 400.000 bài viết đƣợc xuất bản từ 1874 tới nay đƣơc̣ đăng trên 60 tạp chí đƣợc phản biện có chất lƣợng cao nhất bao trùm các lĩnh vực : Khoa hoc̣ vũ trụ, Vâṭ lý hoc̣ thiên thể , Sinh hoc̣ , Hoá học , Tin hoc̣ , Giáo dục , Đo lƣờng , Công nghê ̣nano , Y hoc̣ , Các ngành kỹ thuật, Vâṭ liêụ , Toán học, Vâṭ lý hoc̣ . National Technical Cơ quan Thông tin Kỹ thuật Quốc gia thuộc Bộ Thƣơng mại Mỹ Reports Library – cung cấp thông tin về các công trình nghiên cứu do Chính phủ Mỹ NTRL, National tài trợ. Đây nguồn tài nguyên thông tin rất quan trọng liên quan đến Technical kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghê ̣tại Hoa Kỳ . Information Trong hơn 60 năm qua, NTIS cho phép các doanh nghiêp̣ , thƣ viêṇ Service -NTIS công côṇ g, các trƣờng đại học , các viêṇ nghiên cứu có thể truy câp̣ (dùng thử) đến 3 triệu ấn phẩm bao quát hơn 375 lĩnh vực nghiên cứu khoa học. CSDL Thƣ viêṇ các báo cáo kỹ thuật quốc gia (National Technical Reports Library - NTRL) phát triển bởi NTIS đã cung
  52. cấp một cách toàn diện nội dung các công trình nghiên cứu lớn về khoa học và công nghê ̣. NTRL cung cấp khả năng truy cập hơn 2,7 triệu biểu ghi thƣ mục từ năm 1890 với hơn 740.000 báo cáo toàn văn (file dƣới dạng PDF ) từ những năm 1964 đến nay. Trung bình có khoảng 30.000 nhan đề mới đƣợc câp̣ nhâṭ mỗi năm . Thời gian dùng thử từ 12/9/2012 đến hết 12/10/2012 2.5.2 Thƣ viện Quốc gia Việt Nam 2.5.2.1 Giới thiệu vài nét về Thƣ viện Quốc gia Việt Nam Thƣ viện Quốc gia Việt Nam là thƣ viện khoa học tổng hợp lớn nhất của nƣớc ta, là thƣ viện đứng đầu hệ thống thƣ viện công cộng nhà nƣớc, là thƣ viện tiêu biểu cho nền văn hóa dân tộc, là trung tâm giao lƣu các mối quan hệ giữa các hệ thống thƣ viện trong nƣớc và quốc tế.  Chức năng nhiệm vụ Chức năng, nhiệm vụ của Thƣ viện Quốc gia Việt Nam đƣợc quy định theo PHÁP LỆNH THƢ VIỆN (28/12/2000) Ngoài những nhiệm vụ và quyền hạn qui định tại điều 13 và 14 của pháp lệnh này, Thƣ viện Quốc gia Việt Nam còn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Thu nhận lƣu chiểu văn hóa phẩm đƣợc xuất bản ở Việt Nam theo luật Lƣu chiểu; các luận án tiến sĩ của công dân Việt Nam bảo vệ trong và ngoài nƣớc, và của công dân nƣớc ngoài bảo vệ tại Việt Nam. - Xây dựng, phổ biến, bảo quản lâu dài kho tàng xuất bản phẩm dân tộc - Biên soạn, xuất bản Thƣ mục Quốc gia, Tổng Thƣ mục Việt Nam và các ấn phẩm thông tin khoa học
  53. - Tổ chức các dịch vụ đọc để đáp ứng nhu cầu đọc, học tập, nghiên cứu, giải trí của ngƣời dân - Nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thông tin – thƣ viện - Tổ chức bồi dƣỡng và hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho ngƣời làm công tác thƣ viện cả nƣớc - Hợp tác với các thƣ viện trong nƣớc và nƣớc ngoài trên lĩnh vực thƣ viện  Cơ sở vật chất - hạ tầng CNTT  Cơ sở vật chất TVQGVN đƣợc trang trị một hệ thống trang thiết bị tƣơng đối hiện đại và đồng bộ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội nhƣ: Các phòng phục vụ bạn đọc, phòng làm việc cán bộ, cảnh quan, kho tàng khang trang sạch, đẹp hiện hạn tầng cơ sở đang đƣợc khai thác khá hiệu quả. Hệ thống kho tàng Hệ thống các phòng đọc Hệ thống phòng làm việc cán bộ Hệ thống thiết bị bảo vệ, kiểm soát: Camera, cổng từ Hệ thống máy móc phục vụ công tác bảo quản, phục chế tài liệu Hệ thống máy móc phục vụ số hóa tài liệu  Hạ tầng Công nghệ Thông tin Hệ thống trang thiết bị của TVQGVN đã không ngừng đƣợc đầu tƣ, qua các dự án nâng cao năng lực hoạt động thƣ viện nhƣ: “Xây dựng hệ thống thông tin thƣ viện điện tử/thƣ viện số tại TVQGVN” (2001), “Nâng cao hệ thống thông tin thƣ viện điện tử/thƣ viện số tại TVQGVN và Thƣ viện 61 tỉnh thành phố” (2003); Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin thƣ viện điện tử, thƣ viện số tại TVQGVN và hệ thống Thƣ viện công cộng (2005); Mở rộng và nâng cấp hệ thống thƣ viện điện tử/thƣ viện số tại TVQGVN và hệ thống TVCC (2006); Tăng cƣờng năng lực tự động hóa tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam (2007, 2009), bao gồm: - 15 máy chủ cấu hình cao, đƣợc cài đặt các phần mềm thực hiện các chức năng: Quản trị thƣ viện điện tử ILIB, thƣ viện số DLIB, bộ sƣu tập sách Hán Nôm - NLVNPF, lƣu trữ thông tin, quản trị website, quản lý thƣ điện tử, quản lý truy cập Internet/Intranet