Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

pdf 58 trang thiennha21 19/04/2022 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_tai_sinh_tu_nhien_rung.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THANH TRƯỜNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG PHỤC HỒI TẠI XÃ NGHINH TƯỜNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm sinh Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THANH TRƯỜNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG PHỤC HỒI TẠI XÃ NGHINH TƯỜNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm sinh Lớp : K47 – Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Tiến Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 5 năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan T.S Nguyễn Thanh Tiến Trần Thanh Trường Xác nhận giáo viên chấm phản biện Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên em đã nhận được sự dạy bảo ân cần của các thầy cô trong khoa Lâm nghiệp và các thầy cô giáo khác trong trường, đã tạo dựng cho em những kiến thức cơ bản giúp em có được sự tự tin cần thiết để vững tâm bước vào cuộc sống. Có được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là TS. Nguyễn Thanh Tiến đã tận tình giúp đỡ em trong đợt thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ kiểm lâm ở trạm kiểm lâm Nghinh Tường đã tận tình giúp đỡ. Kính chúc toàn thể cán bộ trạm kiểm lâm Nginh Tường thật nhiều sức khỏe, công tác tốt và đóng góp nhiều hơn nữa trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng. Em xin cảm ơn tới xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình em thực hiện khóa luận. Cuối cùng em xin kính chúc toàn thể các thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm 2019 Sinh viên Trần Thanh Trường
  5. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích Hvn : Chiều cao vút ngọn D1,3 : Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m HVN : Chiều cao vút ngọn OTC : Ô tiêu chuẩn ODB : Ô dạng bản N/ha : Mật độ cây/ha N% : Tỷ lệ mật độ Đ,T,N,B : Đông, Tây, Nam, Bắc IVI : Chỉ số tổ thành sinh thái tầng cây gỗ (Importance Value Index) CTV : Cây triển vọng Shannon - Weaver : Chỉ số đa dạng sinh học
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Thống kê các OTC nghiên cứu 22 Bảng 4.1. Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 27 Bảng 4.2. Tổ thành cây tái sinh trạng thái rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 29 Bảng 4.3. Tổng hợp mật độ cây tái sinh trạng thái rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 31 Bảng 4.4. Chỉ số đa dạng sinh học trạng thái phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 33 Bảng 4.5. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh trạng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 34 Bảng 4.6. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 35 Bảng 4.7. Phân bố loài cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 37
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Sơ đồ bố trí OTC và ô thứ cấp thứ cấp thu thập số liệu 23 Hình 4.1.Biểu đồ thể hiện loài cây ưu thế/ tổng số loài cây trong OTC của tầng cây gỗ 28 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện loài cây ưu thế/ tổng số loài cây trong OTC của cây tái sinh 30 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây triển vọng 32 Hình 4.4. Biểu đồ phân bố số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao rừng phục hồi rại xã Nghinh Tường 36 Hình 4.5. Biểu đồ phân bố loài cây, tỷ lệ số cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái phục hồi tại xã Nghinh Tường 38
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC HÌNH v MỤC LỤC vi Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học 2 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất 2 Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 3 2.2. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trên thế giới 4 2.3. Tình hình nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam 5 2.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Võ Nhai 9 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 9 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 20 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp luận 20 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 21
  9. vii Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 27 4.2. Đặc điểm cấu trúc cây tái sinh tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 28 4.2.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh 29 4.2.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng 31 4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học (Shannon - Weaver) 32 4.2.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh 33 4.3. Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh 35 4.3.1. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao 35 4.3.2. Phân bố loài tái sinh theo cấp chiều cao 36 4.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái trạng thái rừng phục hồi tại khu vực nghiên cứu. 38 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 40 5.1. Kết luận 40 5.2. Tồn tại 40 5.3. Kiến nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên vô cùng quý giá, đóng vai trò rất quan trọng trong mọi mặt của đời sống con người. Có thể khái quát một số chức năng cơ bản của rừng như : Cung cấp gỗ củi và lâm sản - thực vật qúy hiếm, đóng vai trò chủ đạo trong phòng hộ chống lũ ống, lũ quét, chống xói mòn rửa trôi đất, điều hoà khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái. Ở nước ta, rừng và đất rừng chiếm 3/4 tổng diện tích lãnh thổ, song thực tế rừng tự nhiên còn rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh ở những mức độ thoái hoá khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức tác động bất hợp lý của con người như đốt nương làm rẫy, khai thác lạm dụng quá mức cho phép hay nói đúng hơn là sự đói nghèo và thiếu hiểu biết của người dân. Theo số liệu thống kê độ che phủ năm 1943 là 43%, nhưng đến những năm 1980 -1990 do rừng bị tàn phá nặng nề nên độ che phủ giảm xuống chỉ còn 28,4% và đang có xu hướng tăng vào những năm gần đây. Ngày nay chỉ còn khoảng hơn 9 triệu ha rừng tự nhiên trong đó rừng giàu chiếm khoảng 30%, rừng trung bình khoảng 35%, còn lại là rừng phục hồi. Rừng giàu còn lại chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, núi cao có độ dốc lớn nên khả năng khai thác cung cấp sản phẩm cho xã hội bị hạn chế.[9] Do sự suy thoái rừng có rất nhiều mức độ nên các hoạt động phục hồi rừng cũng rất đa dạng, điều này phụ thuộc vào hiện trạng của rừng khi tiến hành phục hồi. Trong lâm sinh nhiệt đới các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng rất phong phú, tuy nhiên cơ sở xuyên suốt của các biện pháp đó là việc vận dụng tái sinh tự nhiên hay tái sinh nhân tạo hoặc vận dụng cả hai hình thức tái sinh này phụ thuộc vào từng quốc gia, từng lập địa cụ thể. Bên cạnh đó cũng cần phải có những cơ chế khai thác rừng một cách bền vững sử dụng tối đa tiềm năng giá trị
  11. 2 của rừng. Cần có những nghiên cứu về quản lý sử dụng rừng bám chặt theo các quy luật sinh thái, cần kiểm soát được đầu ra đầu vào của hệ sinh thái rừng, nhằm tạo lập và duy trì trạng thái cân bằng động của hệ sinh thái rừng. Thực tiễn đã chứng minh rằng các giải pháp nhằm phục hồi rừng, quản lý rừng bền vững chỉ có thể giải quyết thoả đáng một khi có sự hiểu biết đầy đủ về bản chất quy luật sống của hệ sinh thái rừng. Do đó nghiên cứu khả năng tái sinh, phục hồi cấu trúc rừng được xem là cơ sở quan trọng nhất, giúp các nhà lâm nghiệp có thể chủ động trong việc xác lập các kế hoạch và biện pháp kỹ thuật tác động chính xác vào rừng, góp phần quản lý và kinh doanh rừng lâu bền. Chính vì lý do đó, được sự đồng ý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng tái sinh tự nhiên rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm thúc đẩy quá trình tái sinh tự nhiên của rừng phục hồi khu vực nghiên cứu. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu khoa học 1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học Góp phần củng cố các phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất lâm nghiệp một cách có hiệu quả. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất Trên cơ sở các quy luật tái sinh đề xuất một số giải pháp nhằm phục hồi rừng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và quản lý nguồn tài nguyên rừng tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ngày hiệu quả hơn.
  12. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Vấn đề tái sinh phục hồi rừng ở nước ta đã được đặt ra từ rất sớm, từ đầu những năm 50 đến 60 của thế kỷ 20 và được sử dụng với cụm từ “khoanh núi nuôi rừng”, tuy nhiên trong một khoảng thời gian dài, ngành lâm nghiệp phải tập trung khai thác rừng tự nhiên để phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển miền Bắc, đồng thời chi viện cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam. Đến đầu thập kỷ 1970, lâm nghiệp tập trung đẩy mạnh trồng rừng với “tham vọng phủ xanh đất trống đồi núi trọc” trong kế hoạch 5 năm lần 1 và lần 2 như đã được nêu tại các Nghị quyết của Đảng và kế hoạch của Nhà nước vào giai đoạn này. Do vậy việc “khoanh núi nuôi rừng” lúc này gần như là một khẩu hiệu nên kết quả và tác dụng rất hạn chế. Đến giữa những năm 1980, “khoanh núi nuôi rừng” mới được định hình và chuyển hướng thành thuật ngữ mới là: Phục hồi rừng bằng “khoanh nuôi xúc tiến tái sinh”. Quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng đó chính là tái sinh rừng. Tái sinh rừng xuất hiện các thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng trên đất rừng sau khi đã khai thác hoặc sau khi làm nương rẫy, các cây con sẽ thay thế các cây già cỗi. Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Đứng trên quan điểm triết học, tái sinh rừng là một quá trình phủ định biện chứng. Đứng trên quan điểm chính trị kinh tế học, tái sinh rừng là quá trình tái sản xuất mở rộng tài nguyên rừng, tạo tiền đề quyết định cho tái sản xuất mở rộng kinh tế trong lâm nghiệp. Như vậy, tái sinh rừng không còn chỉ
  13. 4 vấn đề tự nhiên, kỹ thuật mà còn là một vấn đề kinh tế, xã hội. ( sinh thái rừng – Hoàng Kim Ngũ – Phùng Ngọc Lan, 1997)[9]. Rừng tái sinh sẽ có xu hướng phát triển thích ứng ngày càng cao với điều kiện ngoại cảnh. Trên thực tế tùy theo điều kiện tự nhiên có 3 phương thức cơ bản để tái sinh rừng là tái sinh tự nhiên, tái sinh nhân tạo, xúc tiến tái sinh tự nhiên. Tái sinh tự nhiên là quá trình tạo thành thay thế hệ cây rừng bằng con đường tự nhiên về cơ bản không có sự tác động của con người, kết quả tái sinh tự nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào các quy luật và điều kiện tự nhiên. 2.2. Những nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trên thế giới Trên thế giới các công trình nghiên cứu chủ yếu về rừng mưa chỉ tập trung vào nghiên cứu các loài cây có giá trị dưới tán rừng ít bị biến đổi. Tuy nhiên có một số công trình nghiên cứu về tái sinh rừng nhiệt đới như: Quá trình tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới vô cùng phức tạp và còn ít được nghiên cứu. Phần lớn tài liệu nghiên cứu về tái sinh tự nhiên của rừng mưa thường chỉ tập trung vào một số loài cây có giá trị kinh tế dưới điều kiện rừng đã ít nhiều bị biến đổi Van steenis (1956) [14] đã nghiên cứu hai đặc điểm tái sinh phổ biến của rừng mưa nhiệt đới là tái sinh phân tán liên tục của các loài cây chịu bóng và tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng. Tác giả P. Odum (1978) [10] đã dựa trên cơ sở thuật ngữ hệ sinh thái (ecosystem) của Tansley A.P, năm 1935 để hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học. Baur G.N. (1976) [1] đã đưa ra những tổng kết hết sức phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh nhằm đem lại rừng cơ bản là đều tuổi, rừng không đều tuổi và các phương thức xử lý cải thiện rừng mưa, sau khi ông nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học nói chung và về cơ sở sinh thái học trong
  14. 5 kinh doanh rừng mưa nói riêng, trong đó đã đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về mặt lâm sinh áp dụng cho rừng mưa tự nhiên. Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới đáng chú ý là công trình nghiên cứu của Richards, P.W (1952), Bernard Rollet (1974), tổng kết các kết quả nghiên cứu về phân bố số cây tái sinh tự nhiên đã nhận xét: trong các ô có kích thước nhỏ (1 x 1m, 1 x 1.5m) cây tái sinh tự nhiên có dạng phân bố cụm, một số ít có phân bố Poisson. ở Châu Phi trên cơ sở các số liệu thu thập Tayloer (1954), Barnard (1955) xác định số lượng cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt cần thiết phải bổ sung bằng trồng rừng nhân tạo. Ngược lại, các tác giả nghiên cứu về tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới Châu á như Budowski (1956), Bava (1954), Atinot (1965) lại nhận định dưới tán rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ và phát triển cây tái sinh có sẵn dưới tán rừng (Nguyễn Duy Chuyên, 1996) [3]. Khi nghiên cứu các nhân tố cấu trúc sinh thái Catinot R. (1965) [2]; Plaudy J [13] đã biểu diễn cấu trúc hình thái rừng bằng các phẫu đồ rừng thông qua việc mô tả phân loại theo các khái niệm dạng sống, tầng phiến . Như vậy, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào làm sáng tỏ việc đặc điểm tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới. Đó là cơ sở để xây dựng các phương thức lâm sinh hợp lý. Tóm lại, kết quả nghiên cứu tái sinh tự nhiên của thảm thực vật rừng trên thế giới cho chúng ta những hiểu biết các phương pháp nghiên cứu, quy luật tái sinh tự nhiên ở một số nơi. Đặc biệt, sự vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lý tài nguyên rừng bền vững. 2.3. Tình hình nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam Mặc dù các nghiên cứu trong nước chưa thực sự đa dạng, chưa đánh giá được một cách đầy đủ và toàn diện về tái sinh nhưng những nghiên cứu ban
  15. 6 đầu về lĩnh vực này có ý nghĩa rất quan trọng, làm nền tảng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp, định hướng phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý. Vũ Tiến Hinh (1991) [4] Nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh của rừng tự nhiên ở Hữu Lũng (Lạng Sơn) và vùng Ba Chẽ (Quảng Ninh) đã nhận xét: hệ số tổ thành tính theo % số cây của tầng tái sinh và tầng cây cao có liên hệ chặt chẽ. Đa phần các loài có hệ số tổ thành tầng cây cao càng lớn thì hệ số tổ thành tầng tái sinh cũng vậy. Nguyễn Ngọc Lung (1991,1993) [7], [8] và cộng sự khi nghiên cứu về khoanh nuôi và phục hồi rừng đã cho rằng, nghiên cứu quá trình tái sinh phải nắm chắc các yếu tố môi trường và các quy luật tự nhiên tác động lên thảm thực vật. Qua đó xác định các điều kiện cần và đủ để tác động của con người đi đúng hướng, quá trình này được gọi là xúc tiến tái sinh tự nhiên. Khi nghiên cứu về tái sinh trong các trạng thái rừng khác nhau, tác giả Trần Xuân Thiệp (1995) [17] đã định lượng số lượng cây tái sinh biến động từ 8.000 - 12.000, lớn hơn rừng nguyên sinh. Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây bụi qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố dinh dưỡng khoáng của tầng đất mặt đã ảnh hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. Những quần thụ kín tán, đất khô và nghèo dinh dưỡng khoáng do đó thảm cỏ và cây bụi sinh trưởng kém nên ảnh hưởng của nó đến các cây gỗ tái sinh không đáng kể. Ngược lại, những lâm phần thưa, rừng đã qua khai thác thì thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh mẽ. Trong điều kiện này chúng là nhân tố gây trở ngại rất lớn cho tái sinh rừng (Xannikov, 1967; Vipper, 1973) (Nguyễn Văn Thêm, 1992) [16]. Dựa vào mật độ tái sinh, Vũ Đình Huề (1969) [5] đã phân chia khả năng tái sinh rừng thành 5 cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất xấu với mật độ tái
  16. 7 sinh tương ứng là trên 12.000 cây/ha, 8.000-12.000 cây/ha, 4.000-8.000 cây/ha, 2.000-4.000 cây/ha. Nhìn chung, nghiên cứu này mới chỉ chú trọng đến số lượng mà chưa đề cập đến chất lượng cây tái sinh. Nguyễn Văn Trương (1983) [21] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lớp cây tái sinh với tầng cây gỗ và quy luật đào thải tự nhiên dưới tán rừng. Thái Văn Trừng (1978) [20] đã xây dựng quan niệm “Sinh thái phát sinh quần thể ” trong thảm thực vật rừng nhiệt đới và vận dụng để xây dựng biểu phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Theo tác giả một công trình nghiên cứu về thảm thực vật mà không đề cập đến hoàn cảnh thì đó là một công trình hình thức, không có lợi ích thực tiễn. Trong các nhân tố sinh thái thì ánh sáng là nhân tố quan trọng khống chế và điều khiển quá trình TSTN cả ở rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Trần Ngũ Phương (1970) [11] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét: “Rừng tự nhiên dưới tác động của con người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó phát triển lại thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ sẽ chuyển dần lên những dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng khí hậu sẽ có thể phục hồi dưới dạng gần giống rừng khí hậu ban đầu”. Trần Ngũ Phương (2000) [12] khi nghiên cứu các quy luật phát triển rừng tự nhiên miền Bắc Việt Nam đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự nhiên như sau: “Trường hợp rừng tự nhiên có nhiều tầng khi tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế; trường hợp nếu chỉ có một tầng thì trong khi nó già cỗi một lớp cây con tái sinh xuất hiện và sẽ thay thế nó sau khi nó tiêu vong, hoặc cũng có thể một thảm thực vật trung gian xuất hiện thay thế, nhưng về sau dưới lớp thảm thực vật trung gian này
  17. 8 sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ trong tương lai và sẽ thay thế thảm thực vật trung gian này, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi”. Tìm hiểu đặc điểm quá trình tái sinh, diễn thế tự nhiên của thảm thực vật cây gỗ trên đất bỏ hoá sau canh tác nương rẫy ở Bắc Kạn. Tác giả Phạm Ngọc Thường (2003) [19] cho rằng: Tổ thành cây gỗ phụ thuộc vào mức độ thoái hoá đất. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao có dạng một đỉnh, từ giai đoạn II (3-6 năm), đến giai đoạn V (12-15 năm) được mô tả bởi phân bố Weibull. Phân bố số cây theo mặt phẳng ngang dưới 7 năm là phân bố cụm, từ 7-15 năm là phân bố ngẫu nhiên và có xu hướng tiến dần đến phân bố đều. Mật độ tái sinh giảm dần theo thời gian phục hồi. Từ kết quả trên tác giả cho biết nếu sau nương rẫy thảm thực vật tái sinh không bị phá hoại thì rừng thứ sinh được phục hồi thông qua con đường tái sinh tự nhiên là thuận lợi. Tuy nhiên, do tổ thành loài đơn giản nên trong điều kiện cho phép cần xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng biện pháp tra dặm hạt giống, phát dây leo bụi dậm, kết hợp trồng bổ sung cây có giá trị kinh tế để nâng cao năng suất chất lượng rừng. Hiện tượng tái sinh lỗ trống ở rừng thứ sinh Hương Sơn, Hà Tĩnh đã được Phạm Đình Tam (1987) [15] làm sáng tỏ. Theo tác giả, số lượng cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn, cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán. Từ đó tác giả đề xuất phương thức khai thác chọn, tái sinh tự nhiên cho đối tượng rừng khu vực này. Khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai thác rừng, Phùng Ngọc Lan (1984) [6] đã nêu kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ngay từ giai đoạn nảy mầm, bọ xít là nhân tố gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nảy mầm. Nguyễn Vạn Thường (1991) [18] đã tổng kết và đưa ra kết luận về tình hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt Nam như sau: Hiện tượng tái sinh dưới tán rừng của những loài cây gỗ đã tiếp diễn liên tục, không
  18. 9 mang tính chu kỳ. Sự phân bố cây tái sinh rất không đồng đều, số cây mạ chiếm ưu thế rõ rệt so với số cây ở cấp tuổi khác. 2.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tại huyện Võ Nhai 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1. Vị trí địa lý Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, trung tâm huyện lỵ cách trung tâm tỉnh lỵ 37 km. - 105045’ – 106017’ Kinh độ Đông; - 21036’ – 21056’ Vĩ độ Bắc; - Phía Bắc giáp huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn; - Phía Tây giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn và huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang; - Phía Đông giáp huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn. Toàn Huyện có 14 xã và một thị trấn Đình Cả. 2.4.1.2. Địa hình Huyện Võ Nhai có diện tích tự nhiên là 84.510,41 ha. Địa hình huyện Võ Nhai tương đối phức tạp đồi gò xen lẫn núi cao bị chia cắt. Do vị trí địa lý, toàn huyện được chia thành 3 tiểu vùng: * Tiểu vùng 1: Gồm các xã dọc quốc lộ 1B là La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, thị trấn Đình Cả. Thị trấn Đình Cả là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của huyện, tập trung các cơ quan nhà nước và là đô thị thuộc loại 5. Tiểu vùng 1 có đường giao thông, địa hình dọc theo tuyến Quốc lộ 1B tương đối bằng phẳng, có điều kiện thuận lợi để xây dựng đô thị và các điểm vệ tinh phục vụ cho đô thị phát triển. * Tiểu vùng 2: Gồm 5 xã phía nam là Tràng Xá và Bình Long được quy định quản lý quy hoạch như đô thị loại 5. Tiểu vùng 2 có đường giao thông
  19. 10 tỉnh lộ 265 từ Đình Cả - Tràng Xá – Dân Tiến – Bình Long vơi huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn được đấu nối với Quốc lộ 1A; đường Tràng Xá – Liên Minh – Văn Hán (Đồng Hỷ). Đây là khu vực nếu được đầu tư có điều kiện phát triển tương đối thuận lợi. * Tiểu vùng 3: Gồm 6 xã phía Bắc của huyện là Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Vũ Chấn, Thần Sa, Cúc Đường. Có 2 trung tâm cụm xã là Cúc Đường và Nghinh Tường được qui định quản lý quy hoạch như đô thị loại 5. Các xã thuộc tiểu vùng 3 có địa hình núi đa vôi cao, hiểm trở, trong các năm gần đây đã được Nhà nước quan tâm đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhưng giao thông đi lại vẫn còn rất khó khăn. 2.4.1.3. Đất đai và thổ nhưỡng Võ Nhai là một huyện miền núi rộng lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, nhưng tiềm năng đất đai sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp không lớn, đất dành cho phát triển đô thị và giao thông đã trở nên khan hiếm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố lại dân cư, khu cụm công nghiệp trong tương lai. - Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,16% diện tích tự nhiên của toàn huyện. - Đất đen: 935,5 ha chiếm 1,11 % diện tích tự nhiên. - Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 76,08% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các thung lũng trên địa bàn tất cả các xã trong huyện. - Đất đỏ: 3.770,80 ha, chiếm 4,49% diện tích tự nhiên. - Các loại đất khác: 13.570,44 ha chiếm 16,16% 2.4.1.4. Khí hậu thuỷ văn Võ Nhai có khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô có những đặc điểm cơ bản như sau: - Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 tập trung chủ yếu vào tháng 6,7,8 chiếm trên 70% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình ngày mùa này là 27,80C, số giờ nắng trung bình là 7,1 giờ/ngày.
  20. 11 - Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này có nhiệt độ trung bình ngày là 14,90C, lượng mưa ít, số giờ năng trung bình là 3,8 giờ/ngày. - Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,90C) với tháng lạnh nhất (Tháng 1: 15,20C) là 13,70C. Tổng số giờ nắng dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và không đều cho các tháng trong năm. 2.4.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Kinh tế nông lâm nghiệp * Trồng trọt: Trọng tâm của sự phát triển cây lương thực là tăng cường việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật giống, thâm canh năng suất cao, tăng vụ để tăng sản lượng và tăng hiệu quả kinh tế. - Lúa: Ổn định diện tích lúa nương, tận dụng các dải đất ven sông, suối, nơi có điều kiện thủy lợi để mở rộng việc thâm canh lúa, tăng diện tích 2 vụ lúa ở những vùng được nâng cấp, cải tạo thủy lợi đồng thời áp dụng những giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt kết hợp với việc thâm canh cây lúa. Đưa năng suất lúa lên 54 tạ/ha (2020) bằng cách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất (sử dụng loại giống mới cho năng suất cao phẩm chất tốt), tăng cường công tác thuỷ lợi, phân bón phù hợp với chủng loại giống - Ngô: Ổn định việc phát triển ngô trên diện tích đất bằng, ít dốc, đất sỏi bãi, mở rộng diện tích ngô xuân trên đất lúa bỏ hoang vụ xuân, diện tích ngô đông trên diện tích 2 vụ lúa. Giai đoạn 2011 - 2020: 100% diện tích ngô đều sử dụng các giống ngô lai ngắn ngày, năng suất cao. Trong giai đoạn 2011- 2020 chủ yếu tập trung đưa các loại giống ngô lai có năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương vào sản xuất, tăng diện tích ngô vụ xuân và vụ đông và đặc biệt là diện tích đất ruộng không chủ động được nước; áp dụng quy trình chăm sóc phù hợp nhằm tăng năng suất trên 1 đơn vị diện tích, phấn đấu đạt 44 - 60 tạ/ha và tổng sản lượng đạt 23.320 - 40.800 tấn/năm.
  21. 12 - Cây có củ: Khoai lang và sắn là hai cây ăn củ chính được trồng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn gia súc trong và ngoài huyện. - Rau, đậu: Hiện nay rau được trồng để cung cấp cho nhu cầu của nội huyện, một số ít cung cấp cho thành phố Thái Nguyên. Diện tích trồng rau đậu phấn đấu hàng năm đạt từ 1.100 - 1.200 ha, trong đó tập trung vào cây đỗ tương chất lượng cao. - Cây công nghiệp hàng năm: Là loại cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Võ Nhai, được trồng chủ yếu ở 3 xã Phú Thượng, Lâu Thượng, Bình Long. Diện tích cây thuốc phấn đấu giai đoạn 2011 - 2020 mở rộng thêm diện tích trồng cây thuốc lá đạt từ 60 - 80 ha/năm và bố trí trồng chủ yếu ở tiểu vùng 2 và 3; áp dụng nhanh những tiến bộ về giống, thâm canh đồng thời tăng năng suất và chất lượng, tăng cường áp dụng công nghệ sấy tiên tiến để có chất lượng thuốc lá tốt phù hợp với yêu cầu chất lượng và giá thành của thị trường; Đỗ tương là một trong những nông sản mũi nhọn của huyện trong tương lai, đặc biệt là ở tiểu vùng 2 và 3. Dự kiến sẽ mở rộng diện tích đậu tương trên đất 1 vụ xuân và đất 2 vụ đông trong vụ đông duy trì những diện tích đậu tương hiện có trên đất đồi, đất bãi, chuyển một phần diện tích năng suất thấp sang trồng cây ăn quả. Dự kiến diện tích cây đỗ tương trong giai đoạn 2011 - 2020 mỗi năm gieo trồng từ 680 - 800 ha và năng suất bình quân đạt 13,5 tạ/ha, tổng sản lượng hàng năm đạt từ 850-1.200 tấn/năm: Cây lạc được bố trí gieo trồng rộng khắp trên địa bàn toàn huyện Võ Nhai và trồng trong vụ xuân, còn vụ mùa chiếm 1/3 diện tích gieo trồng cả năm. - Cây lâu năm: Thái nguyên là tỉnh có thương hiệu chè nổi tiếng trên khắp cả nước, lượng chè trên địa bàn tỉnh hàng năm sản xuất ra khoảng 100.000 tấn chè búp, trong đó lượng chè trên địa bàn huyện sản xuất ra là
  22. 13 không nhỏ 3.080 tấn. Trong giai đoạn 2011 - 2020 phấn đấu diện tích trồng chè trên địa bàn huyện đạt 720 - 1.200 ha, chủ yếu đẩy mạnh việc phát triển chè tại các xã Tràng Xá, Liên Minh, Lâu Thượng, La Hiên, Thần Sa Cần mở rộng diện tích trồng giống chè lai, chè cành giống mới như LDP1, TRI777. Phấn đấu giai đoạn 2011 - 2020 sản lượng chè búp đạt từ 4.400 - 8.640 tấn/năm. Hướng chỉ đạo của ngành là phát triển chè an toàn, chè hữu cơ gắn với công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm. * Chăn nuôi: - Chăn nuôi trâu, bò: Lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện phát triển khá ổn định, dự kiến tiếp tục phát triển đàn trâu, bò với tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2020: đàn trâu 3,1%; đàn bò 7,4%. Đưa quy mô đàn trâu, bò lên 35.000 con năm 2020, trong đó chủ yếu là phát triển bò lai sind (chiếm 35% đàn bò), trâu lấy thịt. - Chăn nuôi lợn: Để sử dụng ưu thế về nguồn thức ăn, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ, dự kiến tốc độ tăng trưởng đàn lợn 5,6% giai đoạn 2011 - 2020, đưa tổng đàn lợn năm năm 2020 lên 60.000 con. Trong giai đoạn 2011 - 2020 cần tiến hành chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chăn nuôi tập trung, sản xuất thịt lợn sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Ngựa, dê:Nuôi ngựa để vận chuyển hàng hoá các thôn bản vùng sâu, vùng xa của các xã như Sảng Mộc, Nghinh Tường, đồng thời phát triển đàn dê nhằm đáp ứng cho thị trường tiêu thụ ngày một lớn trên địa bàn huyện, đàn ngựa và đàn dê duy trì tốc độ tăng trưởng 1%/năm. - Chăn nuôi gia cầm: Phát huy ưu thế vườn đồi rộng, diện tích ao hồ sông suối và nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào, đảm bảo mức tăng tưởng bình quân về chăn nuôi gia cầm hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 là 5%/năm. Phấn đấu đến năm 2020 đạt 800.000 con.
  23. 14 * Lâm nghiệp Giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục đẩy mạnh công tác trồng rừng, chăm sóc rừng và khai thác gỗ, sản lượng gỗ khai thác đạt khoảng 3.000 m3 và khoảng 60.000 cây tre nứa và diện tích rừng đến năm 2020 là: 59.600 ha. * Tài nguyên rừng - Tài nguyên rừng: Võ Nhai có 61.759,07 ha đất lâm nghiệp chiếm 73,57% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Hiện tại tài nguyên rừng huyện Võ Nhai còn nghèo, phần lớn là rừng non mới phục hồi, mới trồng, trữ lượng còn ít nhưng với chủ trương xã hội hóa lâm nghiệp, giao đất giao rừng cho dân, Nhà nước hỗ trợ tích cực vốn và giống vì vậy trong tương lai gần tài nguyên rừng sẽ trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế huyện Võ Nhai. Trong đó: + Rừng đặc dụng : 17.300 ha + Rừng phòng hộ : 17.300 ha + Rừng sản xuất : 25.000 ha 2.4.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng * Giao thông: Toàn huyện Võ Nhai có 638,7 km đường giao thông, trong đó đường quốc lộ dài 28 km (QL 1B); đường tỉnh lộ có chiều dài 23,5 km kéo dài từ Đình Cả đến Bình Long; 98,9 km đường giao thông liên huyện; 486,4 km đường giao thông liên xã, đường nội thị Đình Cả 1,4 km. Trên địa bàn huyện hiện nay có quốc lộ 1B chạy qua, phần chạy qua huyện cơ bản đã được cải tạo nâng cấp, còn lại khoảng 10 km cần đưa vào kế hoạch đầu tư nâng cấp trong thời gian tới, nhằm giảm bớt sự khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. Tuyến đường từ thị trấn Đình Cả đi xã Bình Long đến nay đã trải nhựa xong, nhưng còn một số cầu cống vẫn chưa hoàn thành, tuy nhiên đã giải quyết rất nhiều khó khăn trong việc đi lại của nhân dân trong và ngoài huyện.
  24. 15 Các tuyến đường từ đường 1B vào các xã ở phía bắc như Thượng Nung, Thần Xa, Nghinh Tường, Sảng Mộc trước đây đi lại rất khó khăn, hiện nay đã được cải tạo nâng cấp, dải nhựa vì vậy ô tô đã đi vào được đến trung tâm xã. Các tuyến giao thông liên xã, liên thôn xóm cơ bản vẫn là các tuyến đường đất, việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa. * Thủy lợi: Được sự hỗ trợ của nhà nước và sự đóng góp của nhân dân, Võ Nhai đã đầu tư xây dựng một số công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ nhằm phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, ngoài việc sử dụng nguồn nước thiên nhiên. Toàn huyện có 54 công trình thuỷ lợi chính bao gồm: 8 hồ chứa, 36 đập tràn và 24 trạm bơm, có tổng số 94,12 km kênh mương dẫn nước, trong đó kênh xây kiên cố là 29,841 km, kênh đất là 64,28 km. Các công trình thuỷ lợi tập trung đa số ở các vùng trung tâm và một số xã phía Nam của huyện. Lượng nước của 8 hồ chứa với các công trình thuỷ lợi được xây dựng gần đây đã hỗ trợ rất lớn cho việc thâm canh tăng năng suất cây trồng, đảm bảo tưới cho 3.526 ha. Tuy nhiên do phần lớn các công trình thuỷ lợi của huyện đều có quy mô nhỏ, diện tích tưới ít và phân tán. Khả năng tưới của các công trình còn thấp là do: + Nguồn vốn hạn hẹp, không đủ để đầu tư đồng bộ. + Đa số các công trình đã xây dựng từ lâu lại không được thường xuyên tu bổ đến nay đã hư hỏng nhiều, các đập dâng, hồ chứa nước bị rò rỉ, các cống lấy nước bị hở gây thất thoát nước, giảm khả năng tích nước của các đập, hồ chứa. + Do hệ thống kênh mương, rạch dẫn nước tưới chạy dọc theo sông suối, theo sườn núi lại không được xây dựng kiên cố (chủ yếu là bằng đất) nên tổn thất trên kênh rất lớn và thường hay bị hư hoặc bồi đắp khi có mưa lũ, hiệu suất sử dụng thấp so với thiết kế ban đầu. + Công tác quản lý thuỷ nông còn kém, việc tưới nước còn thiếu khoa học, gây lãng phí đặc biệt là với vụ đông xuân. Khi lưu lượng nước ở các sông suối giảm, khả năng tưới càng bị giảm sút mạnh.
  25. 16 + Ý thức sử dụng nước, bảo vệ các công trình thuỷ lợi của người dân còn chưa cao. Như vậy để các công trình thuỷ lợi phát huy được hiệu quả, huyện cần đầu tư vốn làm kiên cố, nâng cấp số công trình đã cũ, làm mới một số công trình mới theo kế hoạch đã đề xuất. Phải có chính sách thu thuỷ lợi phí bắt buộc để tái đầu tư và tăng cường công tác quản lý thuỷ nông. * Y tế: Võ Nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên nhưng đã có 100% số xã, thị trấn có Bác sỹ đang công tác tại trạm Y Tế trong toàn huyện. Các trạm Y Tế xã đã có công tác y học cổ truyền, có vườn thuốc nam và điều trị bệnh nhân theo phương pháp y học cổ truyền. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khoẻ cho người dân trên địa bàn huyện Võ Nhai là tốt, tuy nhiên bên cạnh đó ngành y tế cũng còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay một số nhà trạm đã xuống cấp nghiêm trọng không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho người dân trong xã, đặc biệt là khi người dân có nhu cầu nằm điều trị tại trạm. * Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao: Hàng năm các hoạt động văn hóa văn nghệ thường xuyên được tổ chức từ huyện xuống xã, đặc biệt phục vụ đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Văn hóa dân tộc truyền thống đã được xây dựng, được nghiên cứu và phục hồi nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, di tích lịch sử dân tộc. Nếp sống văn minh trong cưới xin, việc tang, lễ hội và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng đã được xây dựng. Phong trào thể dục thể thao luôn được đẩy mạnh, hàng năm huyện luôn tổ chức một số giải đấu cầu lông, bóng đá, bóng chuyền, cấp huyện và cấp xã, thu hút đông đảo vận động viên tham gia, và nhân dân hưởng ứng. Hệ thống phát thanh và truyền hình huyện đã phát triển khá toàn diện. Hiện nay, huyện Võ Nhai đã có 3 trạm tiếp sóng truyền hình được đầu tư xây dựng ở cả ba vùng.
  26. 17 * Thương mại, dịch vụ - Thương mại: Phát triển thị trấn Đình Cả thành một trung tâm giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ, xúc tiến thị trường, vận động đầu tư lớn của huyện Võ Nhai và phát triển thương mại giao lưu buôn bán với các xã trọng điểm dọc theo quốc lộ 1B. Xây dựng hệ thống thương mại của huyện theo hướng văn minh, hiện đại. Các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện theo định hướng này là: - Dịch vụ: + Dịch vụ bưu chính - viễn thông: Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhanh chóng đổi mới, đảm bảo thông tin liên tục, thông suốt, an toàn, văn minh, tiện lợi. Phát triển mạng bưu cục, kiốt, điểm bưu điện một cách hợp lý; nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính; phát triển các dịch vụ mới; tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật. + Dịch vụ du lịch: Tập trung khai thác theo thứ tự ưu tiên các thị trường sau: khách du lịch từ Hà Nội; khách trong tỉnh và một số tỉnh lân cận; Sản phẩm du lịch: Du lịch sinh thái; du lịch lịch sử đặc biệt là “Du lịch về chiến khu xưa”; du lịch văn hóa - lễ hội - làng nghề. Khu vực ưu tiên đầu tư: Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà, Khảo cổ Thần Sa, Rừng Khuôn Mánh, Hang Huyện, Chùa Hoài. + Dịch vụ vận tải, kho bãi: Với dự báo tăng trưởng kinh tế cao hơn hẳn giai đoạn hiện tại và những bước đột phá trong phát triển một số ngành, lĩnh vực của huyện trong thời kỳ quy hoạch, ngành dịch vụ vận tải, kho bãi có rất nhiều cơ hội để phát triển. Chiều hướng phát triển vận tải chủ yếu trên địa bàn huyện Võ Nhai chủ yếu là vận tải đường bộ, vì vậy cần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách của huyện, vùng. Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung ứng dịch vụ vận tải.
  27. 18 * Thành phần dân tộc, dân số Theo số liệu thống kê của huyện đến năm 2010 trên địa bàn huyện có 64.958 nhân khẩu, bao gồm 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: Người Tày, Nùng chiếm 21%; Người Kinh chiếm: 38%; Người dân tộc thiểu số khác chiếm: 41%. Dân số trung bình của huyện Võ Nhai tăng bình quân 1,42 %/năm: - % Số người sống ở thị trấn : 3.526 người, chiếm 5,48% - % Số người sống ở thôn bản : 60.816 người, chiếm 94,52% - % Dân số nữ: 32.265 người, chiếm 49,67% - % Dân số Nam: 32.693 người, chiếm 50,33% - Dân cư huyện Võ Nhai phân bố không đồng đều, ở vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở vùng thành thị dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số bình quân là 77,37 người/km2, cao nhất là ở thị trấn Đình Cả (352,08 người/km2), thấp nhất là ở xã Thần Sa (23,45 người/km2). Mật độ dân số này thuộc loại thấp so với các huyện khác trong tỉnh Thái Nguyên. * Thực trạng phát triển các khu dân cư Mục tiêu của việc phát triển kinh tế - xã hội là đem lại mức sống cao về vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân cư của huyện. Việc phát triển các điểm dân cư và phát triển nông thôn vừa có tác dụng trực tiếp đối với mức sống, vừa có tác dụng gián tiếp đối với việc tạo ra những thuận lợi cho cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, cấp thoát nước), vì vậy hướng tác động chính trong tương lai là: - Bố trí các cụm, tuyến dân cư tập trung, tiện lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt và sản xuất. - Từng bước kiên cố hóa nhà ở tiến tới xây dựng theo hướng khang trang và tiện nghi, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
  28. 19 Hiện nay các điểm dân cư phân bố chủ yếu ven quốc lộ và tuyến đường liên xã . Dự kiến sẽ tiếp tục phát triển các điểm dân cư trên các tuyến đường trục, thu hút các hộ sống rải rác trong các khu vực sản xuất vào các điểm dân cư tập trung. Xây dựng thêm các điểm dân cư tiếp nhận dân.
  29. 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số đặc điểm tái sinh về số lượng, chất lượng tái sinh và phân bố tái sinh dưới tán rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Khái quát đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Nội dung 2: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc cây tái sinh tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Nội dung 3: Nghiên cứu thống kê chiều cao cây tái sinh tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Nội dung 4: Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái trạng thái rừng phục hồi tại khu vực nghiên cứu. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp luận
  30. 21 Vận dụng quan điểm sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật rừng nhiệt đới của Thái Văn Trừng (1978) Thảm thực vật rừng là tấm gương phản chiếu một cách trung thành nhất mà lại tổng hợp được các điều kiện của hoàn cảnh tự nhiên đã thông qua sinh vật để hình thành những quần thể thực vật. Thảm thực vật tái sinh tự nhiên phản ánh ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến quá trình phục hồi rừng thứ sinh. Đề tài đã sử dụng phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn đại diện ở trạng thái thảm thực vật rừng đã chọn, số liệu đảm bảo tính đại diện, khách quan và chính xác. Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích số liệu truyền thống, các mô hình đã được kiểm nghiệm, đảm bảo tính khoa học. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.2.1. Tính kế thừa - Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, địa hình, tài nguyên rừng. - Tư liệu về điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội. 3.4.2.2. Thu thập số liệu Để mô tả một quần xã thực vật, số liệu cần phải được thu thập trên một số ô gọi là ô tiêu chuẩn (OTC) có tổng diện tích đủ lớn. Việc áp dụng phương pháp điều tra theo OTC đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới cũng như trong nước áp dụng rộng rãi khi nghiên cứu về rừng nhiệt đới như: H. Lamprecht (1969), Lâm Phúc Cố (1994, 1996), Lê Đồng Tấn (2003) tiến hành điều tra thành phần loài cây trên diện tích OTC 400 m2; Trần Xuân Thiệp (1995), Phạm Ngọc Thường (2001) sử dụng OTC có diện tích từ 500 m2 trở lên.
  31. 22 * Đối với ô tiêu chuẩn: Lập 9 OTC diện tích OTC:1000m (25m x 40m), phân bố OTC đặt ngẫu nhiên trên 3 tuyến. Các OTC được đánh dấu ngoài hiện trường thông qua hệ thống cột mốc gồm 4 cột đặt ở 4 góc của ô. Phần trên mặt đất 0,5m ghi rõ số hiệu OTC và hướng xác định các góc còn lại. Bảng 3.1. Thống kê các OTC nghiên cứu TT Tuyến điều tra Số lượng OTC Ghi chú 1 Tuyến 1 dài 8.1 km 04 2 Tuyến 2 dài 8.375 km 03 3 Tuyến 3 dài 7.375 km 02 Tổng cộng 09 Trong OTC thống kê các chỉ tiêu tầng cây gỗ như sau: + Đo đường kính với những cây gỗ có D1.3≥ 6 cm bằng thước kẹp kính hoặc thước đo chu vi sau đó quy đổi ra đường kính. + Đo chiều cao Hvn và Hdc bằng thước sào đo cao Haga và Blumley. + Đo đường kính tán Dt theo hướng ĐT - NB sau đó lấy giá trị trung bình. * Đối với ô thứ cấp: Trong OTC, lập 5 ô thứ cấp 25 m2 (5 m x 5 m) trong đó 4 ô ở 4 góc và 1 ở giữa. Điều tra thống kê toàn bộ những cây tái sinh có D1.3< 6 cm vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu: - Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định. - Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào. - Chất lượng cây tái sinh: Cây tốt: Là cây có thân thẳng, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh; Cây xấu là những cây cong queo,
  32. 23 cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất lượng trung bình; Xác định nguồn gốc cây tái sinh (tái sinh chồi, hạt). Hình 3.1. Sơ đồ bố trí OTC và ô thứ cấp thứ cấp thu thập số liệu 3.4.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu a. Tổ thành tầng cây gỗ Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi loài hay nhóm loài tham gia tạo thành rừng, tùy thuộc vào số lượng loài có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành rừng thuần loài hay hỗn loài, các lâm phần rừng có tổ thành loài khác nhau thì chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và tính đa dạng sinh học cũng khác nhau. Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ, chúng tôi sử dụng chỉ số mức độ quan trọng (Importance Value Index = IVI), tính theo công thức: (3.1) Trong đó: IVI là chỉ số mức độ quan trọng (tỷ lệ tổ thành) của loài thứ i.
  33. 24 Ni% là : Tỷ lệ số cây của loài thứ i. Gi% là : Tỷ lệ tiết diện ngang của loài thứ i. Theo đó, những loài cây có chỉ số IVI ≥ 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978) trong một lâm phần nhóm loài cây nào chiếm trên 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. b. Tổ thành cây tái sinh Xác định số cây trung bình theo loài dựa vào công thức: m  ni n i1 (3-2) m Trong đó: - n là số cây trung bình theo loài. - m là tổng số loài điều tra được. - ni là số lượng cá thể loài i. Xác định tỷ lệ tổ thành và hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức: n j n%j m .100 (3-3)  n i i 1 Trong đó: - j =1,2 ; - m là số thứ tự loài. Nếu: - n%j 5% thì loài j được tham gia vào công thức tổ thành. - n%i < 5% thì loài j không được tham gia vào công thức tổ thành. ni Ki 10 Hệ số tổ thành: N (3-4) Trong đó: - Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i.
  34. 25 - ni: Số lượng cá thể loài i. - N: Tổng số cá thể điều tra. c. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học cây tái sinh Từ trước đến nay khi nghiên cứu các quần xã sinh vật, các tác giả đã đề xuất ra rất nhiều chỉ số đa dạng: Chỉ số Shannon (Magurran, 1988), chỉ số Berger-Parker (Magurran, 1988), chỉ số Alpha (Magurran, 1988), chỉ số McIntosh (McIntosh, 1967), chỉ số Margalef (Margalef, 1958), chỉ số Menhinick (Magurran, 1988). Trong đề tài, chúng tôi chọn chỉ số Shannon để đánh giá tính đa dạng của các quần hợp cây tái sinh đã nghiên cứu vì chỉ số này đánh giá tổng hợp cả độ đa dạng loài (số loài) và độ đa dạng trong loài (số cá thể của từng loài): s nnii H '  ln i 1 NN (3-5) Trong đó: - s là số loài trong quần hợp. - ni là số cá thể loài thứ i trong quần hợp. - N là tổng số cá thể trong quần hợp. d. Mật độ cây tái sinh Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau: 10.000 n (3-6) N/ha Trong đó: S - S là tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2). - n là số lượng cây tái sinh điều tra được. e. Chất lượng cây tái sinh Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức:
  35. 26 n j (%) x100 (3-7) n s N i i 1 Trong đó: - n%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu. - nj: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu. - Ni : Tổng số cây tái sinh/OTC f. Tỷ lệ cây triển vọng ni 1,0m CTV (%) x100(%) (3-8)  Ni Trong đó: - CTV(%): Cây triển vọng - Σn(i≥1m): Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu có chiều cao ≥ 1m/OTC - ΣNi : Tổng số cây tái sinh/ OTC g. Phân bố số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao Thống kê số loài, số cây tái sinh theo 3 cấp chiều cao: 0 - =2 m. Vẽ biểu đồ biểu diễn số loài, số cây tái sinh theo cấp chiều cao.
  36. 27 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Đề tài thống kê tất cả những loài và cá thể loài cây gỗ ở tầng cây cao và tầng cây nhỡ của trạng thái rừng phục hồi II có chỉ số IVI > 5%. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.1 sau đây: Bảng 4.1. Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Loài/ Loài Mật độ OTC OTC ưu Công thức tổ thành (Cây/ha) (Loài) thế 18.56 Deg + 12.33 Sau + 11.23 Mat +10.65 Nhr 1 370 16 7 + 10.37 Ngh + 7.55 Pha + 7.03 Sog +22.28 LK 15.65 Nhrung + 12.72 Mteo + 11.33 Deg + 10.92 2 390 17 8 Chtia + 8.42 Mpuon + 8.06 Soigai + 6.48 Lngang + 5.9 Tmuoi +20.53 LK 18.05 Nhr + 15.32 Mat + 12.3 Deg + 9.13 Đim 3 360 16 5 + 7.74 Sog + 37.45 LK 15.87 Deg + 13.16 Tam + 10.95 Sau + 10.44 4 410 17 6 Nhr + 9.87 Mat + 7.85 Tut + 31.87 LK 16.41 Mat + 13.91 Nhr + 12.72 Deg +10.23 Tut 5 370 17 7 + 9.45 Sog + 8.29 Tam +6.16 Pha + 22.83 LK 11.92 Ddx + 10.29 Lah + 10.18 Tam + 7.06 6 310 18 9 Sog + 6.97 Tut + 6.96 Mat + 6.67 Vat + 6.62 Deg + 6.04 Kha + 27.29 LK 15.53 Deg + 7.85 Hoq + 6.68 Lmc + 6.56 Nhr + 7 330 21 9 6.24 Mat+ 5.73 Thb +5.57 Thđ + 5.24 Ddx + 5.02 Mol + 35.58 LK 19.89 Deg + 11.49 Lah + 11.2 Bođ + 8.82 Lan 8 340 17 6 + 8.68 Pha + 6.07 Mat + 33.85 LK 14.64 Got + 13.5 Lan + 10.02 Trk + 6.88 Map 9 320 18 8 + 6.16 Mat + 5.95 Sau + 5.63 Lmc + 5.32 Kha + 31.9 LK Ghi chú: Xem thêm ở phần phụ lục
  37. 28 Qua bảng 4.1 ta có thể nhận thấy: Mật độ tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu biến động từ: 320 - 410 cây/ha, mật độ trung bình là 356 cây/ha. Mức độ đa dạng về tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu là khá đa dạng, với số lượng loài biến động từ 16 - 21 loài /OTC. Loài chiếm ưu thế từ 5 - 9 loài. Trong khu vực nghiên cứu những loài chiếm ưu thế phần lớn là : Dẻ gai, Nhãn rừng, Mạy tèo, Mạy puôn, Lát hoa, Gội trắng, Phay, Sấu, Lòng mang cụt, Táu muối, Dâu da xoan Hầu hết đây là những loài cây ưa sáng, gỗ kém, ít có giá trị kinh tế. Hình 4.1.Biểu đồ thể hiện loài cây ưu thế/ tổng số loài cây trong OTC của tầng cây gỗ 4.2. Đặc điểm cấu trúc cây tái sinh tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Khi nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên sẽ đánh giá được thực trạng phát triển của rừng trong tương lai. Các chỉ số tái sinh rừng chính là cơ sở khoa học để xác định được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tác động vào rừng để phát triển rừng theo hướng bền vững về mặt kinh tế, môi trường và đa dạng sinh học.
  38. 29 4.2.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh Tái sinh rừng diễn ra theo những quy luật nhất định, phụ thuộc vào các đặc điểm tái sinh của loài cây và điều kiện môi trường sống. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh nhằm làm rõ các quy luật tái sinh, cũng như xác định được tổ thành tái sinh tại khu vực nghiên cứu. Qua điều tra xác định trên 9 OTC với diện tích 1000m2/ô, đề tài đã thu thập được số liệu, xác định được tổ thành cây tái sinh được thể hiện ở bảng 4.2 sau đây: Bảng 4.2. Tổ thành cây tái sinh trạng thái rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Loài/ Loài Mật độ OTC OTC ưu thế Công thức tổ thành (Cây/ha) (loài) (loài) 1.35 Sog + 1.15 Mat + 1.15 Nhđ + 0.96 Muo + 1 4160 16 8 0.77 Vaa + 0.58 Deg + 0.58 Hon + 0.58 Nhr +2.88 LK 1.67 Mat + 1.46 Lmc + 0.83 Deg + 0.83 Got + 2 3840 16 7 0.63 Đim + 0.63 Lot + 0.63 Map + 3.33 LK 1.4 Hvn + 1.4 Tam + 1.16 Tut + 0.93 Lmc + 3 3440 15 6 0.93 Nhđ + 0.7 Cht + 3.49 LK 1.45 Ddx + 1.27 Tut + 1.09 Mat + 0.73 Nhr + 4 4400 17 9 0.55 Hoq + 0.55 Map + 0.55 Sog + 0.55 Tam + 0.5 5 Thb + 2.73 LK 1.37 Deg + 1.37 Tut + 0.98 Pha + 0.78 Sau + 5 4080 17 8 0.78 Tam + 0.59 Hon + 0.59 She + 0.59 Trl + 2.94 LK 1.14 Lah + 0.91 Kha + 0.91 Deg + 0.68 Nhr + 6 3520 18 6 068 Tam + 0.68 Vat + 5.0 LK 1.32 Deg + 1.13 Thb + 0.94 Lmc + 0.94 Muo + 7 4240 21 8 0.75 Lah + 0.57 Bođ + 0.57 Thđ + 0.57 Vat + 3.21 LK 1.79 Deg + 1.54 Kha + 1.03 Bođ + 1.03 Lah 8 3120 17 8 +0.77 She + 0.51 Hon + 0.51 Lan + 0.51 Tam + 2.31 LK 1.54 Lah + 1.35 Kha + 1.15 Sog + 0.96 Vaa + 9 4160 18 8 0.77 Lmc + 0.58 Lan + 0.58 Muo + 0.58 Sau + 2.5 LK (Ghi chú): Xem thêm ở phần phụ lục
  39. 30 Qua bảng 4.2 ta có thể đánh giá như sau: Mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu sao động trong khoảng từ: 3120 - 4400 cây/ha, mật độ trung bình là 3884 cây/ha. Mức độ đa dạng về tổ thành cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu tương đối đa dạng, với số lượng loài cây tái sinh biến động từ 16 - 21 loài /OTC. Loài chiếm ưu thế từ 6 - 9 loài. Trong khu vực nghiên cứu những loài chiếm ưu thế phần lớn là : Dẻ gai, Nhãn rừng, Kháo, Mạy puôn, Lát hoa, Phay, Sồi gai, Lòng mang cụt, Táu muối, Dâu da xoan, Thôi ba, Hầu hết đây là những loài cây ưa sáng, mọc nhanh, gỗ kém, ít có giá trị kinh tế, Kết quả này cho thấy điều kiện lập địa của khu vực nghiên cứu phù hợp để các loài cây gỗ sinh trưởng và phát triển. 25 21 20 18 18 17 17 17 16 16 15 15 Số loài Số 10 9 8 8 8 8 8 7 6 6 5 0 OTC OTC OTC OTC OTC OTC OTC OTC OTC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 SốTổng hiệu số OTC loài Loài ưu thế Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện loài cây ưu thế/ tổng số loài cây trong OTC của cây tái sinh
  40. 31 4.2.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng Một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể đó chính là cấu trúc mật độ, nó nói lên mức độ tận dụng diện tích dinh dưỡng của quần thể. Cấu trúc mật độ biểu thị khả năng cạnh tranh giữa các cây trong quần thể, khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi của điều kiện sống. Qua điều tra 9 OTC trên địa bàn xã Nghinh Tường , đã thu thập được số liệu được thể hiện ở bảng 4.3 sau đây: Bảng 4.3. Tổng hợp mật độ cây tái sinh trạng thái rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Mật độ Tỷ lệ CTV OTC Vị trí Số CTV (cây/ha) (cây/ha) (%) 1 4160 2080 48.08 3 3440 1760 51.16 Chân 4 4400 2480 56.36 5 4080 2160 69.23 9 4160 2560 61.54 7 Sườn 4240 2720 64.15 2 3840 1840 47.92 8 3120 2000 64.10 Đỉnh 6 3520 2240 63.64 Qua bảng 4.3 ta thấy mật độ cây tái sinh dao động trong khoảng từ 3120 – 4400 cây/ha. Trong đó mật độ cao nhất là 4400 cây/ha ở OTC số 4, mật độ thấp nhất là 3120 cây/ha ở OTC số 8. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng trong các OTC năm trong khoảng từ 1760-2720 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng ở OTC số 7 là cao nhất 2720 cây/ha, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng ở OTC số 3 là thấp nhất 1760 cây/ha.
  41. 32 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây triển vọng Qua biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ cây tái sinh triển vọng là tương đối cao, có thể đáp ứng được nhu cầu thay thế cho tầng cây cao. Nếu tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp sẽ cải thiện được chất lượng rừng sau này. 4.2.3. Đánh giá chỉ số đa dạng sinh học (Shannon - Weaver) Đa dạng sinh học có thể hiểu là độ phong phú loài, đây chỉ đơn giản là số lượng loài phát hiện thấy trong quần xã thực vật của khu vực nghiên cứu. Theo quan điểm đo đếm định lượng chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của hai yếu tố là thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố hay khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Có nghĩa là chỉ số đa dạng sinh học loài không chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài, mà cả số lượng cá thể và xác suất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài.
  42. 33 Để nghiên cứu định lượng chỉ số đa dạng sinh học ,đã có rất nhiều phương pháp được đưa ra . Tuy nhiên phương pháp thành công nhất và được áp dụng phổ biến nhất là phương pháp của Shannon and Weiner. Đề tài đã sử dụng công thức này để đánh giá chỉ số đa dạng sinh học của cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.4 sau đây: Bảng 4.4. Chỉ số đa dạng sinh học trạng thái phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Xã Nghinh Tường OTC 1 2 3 4 5 6 7 8 9 H’ 2.638 2.602 2.546 2.685 2.665 2.809 2.811 2.563 2.631 Qua bảng 4.4 ta thấy được mức độ đa dạng của loài cây trong các OTC là khá đồng đều cá thể loài biến động từ 2.546 – 2.811 cho thấy không phải ở địa hình nào có số cây và số loài nhiều thì mức độ đa dạng mới cao, mà tùy vào đặc điểm từng khu vực mà thể hiện mức độ đa dạng khác nhau. 4.2.4. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh Tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện ngoại cảnh nó được thể hiện qua chất lượng cây tái sinh . Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện ngoại cảnh đối với quá trình phát tán, nảy mầm của hạt và sinh trưởng của cây con . Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về chất lượng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để tác động vào trạng thái nghiên cứu, thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng. Kết quả đánh giá chất lượng cây tái sinh được thể hiện ở bảng 4.5 sau đây:
  43. 34 Bảng 4.5. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh trạng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Chất lượng cây tái sinh (%) Nguồn gốc TS (%) OTC Tốt T. Bình Xấu Hạt Chồi 1 30.77 46.15 23.08 78.85 21.15 2 39.58 43.75 16.67 81.25 18.75 3 30.23 46.51 23.26 74.42 25.58 4 34.55 47.27 18.18 74.55 25.45 5 37.25 35.29 27.45 70.59 29.41 6 40.91 36.36 22.73 81.82 18.18 7 39.62 41.51 18.87 73.58 26.42 8 33.33 48.72 17.95 76.92 23.08 9 32.69 50.00 17.31 78.85 21.15 TB 35.44 43.95 20.61 76.76 23.24 Qua bảng 4.5 cho thấy, nhìn chung chất lượng cây tái sinh là tốt và trung bình chiếm đa số, chiếm gấp khoảng 3 lần cây chất lượng xấu. Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt biến động từ 30.23 % đến 40,91 %, tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng trung bình dao động từ 35.29 % đến 50 %, tỷ lệ cây có chất lượng xấu biến động từ 17.31 % đến 27.45 % . Về nguồn gốc tái sinh , cây tái sinh chủ yếu bằng hạt chiếm từ 70.59 % đến 81.82 %, tái sinh chồi chiếm từ 18.18 % đến 29.41 %. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài, cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây chồi.
  44. 35 4.3. Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh 4.3.1. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao là một đánh giá quan trọng phản ánh hình thái của quần thể thực vật và quy luật kết cấu lâm phần. Về phương diện sinh thái học nó biểu thị cho quá trình cạnh tranh để giành không gian sống của các cá thể cùng loài hay khác loài. Trong quá trình đó những cá thể nào có sức sống tốt sẽ vươn lên tầng trên, những cá thể có sức sống yếu sẽ bị đào thải. Đối với rừng tự nhiên nhiều tầng, cấu trúc này rất phức tạp, việc nghiên cứu cấu trúc số cây theo cấp chiều cao có thể đánh giá được cấu trúc tầng thứ cũng như tỷ lệ các loài trong các tầng rừng, qua đó cho ta hiểu được quy luật phân bố tán cây trong lâm phần. Qua quá trình điều tra và phân tích số liệu đề tài đã thu được kết quả và được tổng hợp ở bảng 4.6 sau đây: Bảng 4.6. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Số cây tái sinh theo cấp chiều cao (Cây) OTC Mật độ (Cây/OTC) =2 1 52 27 17 8 2 48 25 16 7 3 43 21 13 9 4 55 24 22 9 5 51 22 21 8 6 44 16 15 13 7 53 19 23 11 8 39 14 14 11 9 52 20 21 11 TB 48.56 20.89 18.00 9.67 % 100 43.02 37.07 19.91
  45. 36 Qua bảng 4.6 cho thấy tỉ lệ % của cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao = 2 m tỷ lệ cây tái sinh là thấp nhất chiếm 19.91 %. Để thấy rõ sự phân bố số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao, ta có thể theo dõi qua hình 4.4 sau đây : Tỷ lệ cây tái sinh theo cấp chiều cao (%) 19.91 43.02 37.07 =2 Hình 4.4. Biểu đồ phân bố số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao rừng phục hồi rại xã Nghinh Tường Khi thời gian phục hồi tăng thì mật độ cây tái sinh có chiều cao < 1 m ở các giai đoạn cây tái sinh, sinh trưởng và phát triển mạnh. Bởi vì khi giai đoạn tuổi tăng lên thì các loài cây luôn có xu hướng vươn cao để lấy ánh sáng chủ yếu từ 1 - 2 m là điển hình cho quá trình sinh trưởng của cây tái sinh. 4.3.2. Phân bố loài tái sinh theo cấp chiều cao Để đánh giá quá trình phát triển của thảm thực vật thì không thể thiếu chỉ số phân bố loài cây theo cấp chiều cao. Phân bố loài cây theo cấp chiều cao còn được quy định bởi đặc tính sinh lý, sinh thái của các loài, các loài cây ưa sáng thường chiếm tầng trên, các loài cây ưa bóng và chịu bóng sinh trưởng ở tầng dưới.
  46. 37 Nghiên cứu sự phân bố loài cây theo cấp chiều cao có ý nghĩa hết sức quan trọng , nó giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tác động đúng lúc để loại trừ các cá thể yếu, tạo điều kiện cho các cây khỏe sinh trưởng phát triển nhanh hơn, điều đó sẽ thúc đẩy nhanh quá trình diễn thế và nâng cao chất lượng, tính đa dạng sinh học của rừng phục hồi. Qua điều tra đánh giá, phân tích số liệu kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.7 sau đây: Bảng 4.7. Phân bố loài cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Tổng số loài / OTC Số cây tái sinh theo cấp chiều cao (Cây) OTC (loài) =2 1 16 14 13 8 2 16 14 13 6 3 15 12 10 6 4 17 15 13 8 5 17 14 13 6 6 18 14 10 12 7 21 14 12 9 8 17 11 8 8 9 18 13 11 9 TB 17 13.44 11.44 8.00 % 100 79.08 67.32 47.06 Kết quả điều tra ở bảng 4.7 cho thấy số lượng loài cây tái sinh ở cấp chiều cao từ =2 m là khoảng 8 loài, chiếm tỷ lệ 47.06 %.
  47. 38 Để thấy rõ hơn sự phân bố số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao ta theo dõi qua hình 4.5 sau đây: 90.00 16.00 ) % 80.00 13.44 ( 79.08 14.00 70.00 cao 11.44 67.32 12.00 60.00 10.00 chiều 8.00 50.00 47.06 cấp 8.00 40.00 theo 6.00 30.00 (cây) loài Số 4.00 CTS 20.00 lệ 10.00 2.00 Tỷ 0.00 0.00 =2 Cấp chiều cao CTS (m) Số loài ( cây) Tỷ lệ loài cây (%) Hình 4.5. Biểu đồ phân bố loài cây, tỷ lệ số cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái phục hồi tại xã Nghinh Tường Qua biểu đồ ta có thể đánh giá phân bố thực nghiệm số loài theo cấp chiều cao có dạng phân bố giảm. Các loài tập trung nhiều ở các cấp chiều cao từ =2m thì số loài giảm đáng kể. Có thể thấy số loài giảm dần khi chiều cao tãng lên là hiện týợng phổ biến trong rừng tự nhiên mà nguyên nhân là do quá trình cạnh tranh và ðào thải chi phối, chỉ có những loài có sức sinh trýởng mạnh về chiều cao mới có mặt ở những cấp chiều cao tiếp theo. 4.4. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho trạng thái trạng thái rừng phục hồi tại khu vực nghiên cứu. Sự tác động của con người vào quần xã thực vật rừng dựa trên cơ sở về mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nên hệ quần xã và giữa các bộ phận với môi trường sống được gọi là hệ thống kỹ thuật lâm sinh. Hệ thống này
  48. 39 muốn sử dụng có hiệu quả buộc phải dựa trên những quy luật của tự nhiên và không được làm một cách tùy tiện, tuyệt đối hóa các biện pháp. Dựa trên những kết quả nghiên cứu thực tế, đề tài đề xuất các giải pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên với các loài cây tái sinh tại xã Nghinh Tường – huyện Võ Nhai – tỉnh Thái Nguyên như sau: Khu vực nghiên cứu chủ yếu là rừng đang trong giai đoạn phục hồi ,hầu hết đường kính và chiều cao còn ở mức nhỏ so với khả năng sinh trưởng của cây. Mật độ cây tái sinh cao thì giải pháp tác động phù hợp là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên. Để có thể phát triển và lợi dụng tốt cây tái sinh cần có các biện pháp áp dụng kĩ thuật sau: - Chặt bỏ cây có ảnh hưởng tới sự phát triển cây tái sinh: Với các đối tượng rừng phục hồi tồn tại rải rác hoặc theo đám cây mà có hại đến cây tái sinh như những cây sâu bệnh, khống chế chèn ép cây mục đích tầng dưới đang tái sinh, nhất là cây tái sinh ưa sáng thì cần chặt bỏ. Loại bỏ các loài cây phi mục đích, loài cây có giá trị kinh tế thấp. Việc loại bỏ các loài cây này có thể tiến hành đối với tầng cao và tầng cây tái sinh tuy nhiên vẫn phải đảm bảo cho sự phát triển và diễn thể rừng được ổn định. - Phát dây leo, cỏ dại, cây bụi chèn ép cây mục đích tái sinh: Thông qua việc làm này tạo được không gian dinh dưỡng thích hợp và cải thiện hoàn cảnh thích hợp cho cây sinh trưởng nhanh hơn. - Xác định các loài có giá trị kinh tế như (Nghiến, Đinh mật , ) đưa vào khoanh nuôi nhằm điều chỉnh tổ thành theo mục đích sử dụng. - Các biện pháp nêu trên có thể tiến hành đồng thời với một số biện pháp khác như: Cấm chăn thả đại gia xúc, phòng chống cháy rừng , bảo vệ chống chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh mục đích.
  49. 40 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Sau khi tiến hành điều tra, nghiên cứu trên 9 OTC mỗi ô có diện tích 1000m2 tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đề tài rút ra một số kết luận chính sau đây: Tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu là khá đa dạng, với số lượng loài lớn dao động từ 16 - 21 loài /OTC. Loài chiếm ưu thế từ 5 - 9 loài. Trong khu vực nghiên cứu những loài chiếm ưu thế phần lớn là : Dẻ gai, Nhãn rừng, Mạy tèo, Mạy puôn, Lát hoa, Gội trắng, Phay, Sấu, Lòng mang cụt, Táu muối, Dâu da xoan, Hầu hết đây là những loài cây ưa sáng, ít có giá trị kinh tế mật độ tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu biến động từ: 320 - 410 cây/ha, mật độ trung bình là 356 cây/ha. Mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu sao động trong khoảng từ: 3120 - 4400 cây/ha, mật độ trung bình là 3884 cây/ha. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng biến động từ 47.92 % đến 69.23%. Tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt biến động từ 30.23 % đến 40.91 %, tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng trung bình dao động từ 35.29 % đến 50 %, tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng xấu biến động từ 17.31 % đến 23.26 % . Nguồn gốc tái sinh , cây tái sinh chủ yếu bằng hạt chiếm từ 70.59 % đến 81.82 %, tái sinh chồi chiếm từ 18.18 % đến 29.41 %. Số lượng loài cây tái sinh ở cấp chiều cao từ =2 m là khoảng 8 loài, chiếm tỷ lệ 47.06 %. 5.2. Tồn tại Do địa hình phức tạp, nhiều khe núi vực sâu, đá nhọn nên quá trình điều tra còn gặp nhiều khó khăn nhất định, một số cây bắt buộc phải dùng phương pháp định tính để xác định các chỉ số.
  50. 41 Do thời gian thực tập có hạn nên đề tài chưa có điều kiện đi sâu vào phân tích đất, các chỉ tiêu về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, phản ánh quá trình tái sinh, phục hồi rừng. 5.3. Kiến nghị Tiếp tục nghiên cứu về đối tượng rừng phục hồi nhằm tìm ra các quy luật tái sinh tự nhiên, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phục vụ cho công tác trồng rừng và xúc tiến tái sinh tự nhiên.
  51. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baur G.N. (1976), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 2. Catinot R. (1965), “Lâm sinh học trong rừng rậm Châu Phi”, Vương Tấn Nhị dịch, Tài liệu Khoa học Lâm Nghiệp, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam. 3. Nguyễn Duy Chuyên (1996), “Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh tự nhiên rừng lá rộng thuờng xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu Nghệ An”, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991-1995. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53-56. 4. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp, 91(2), tr. 3-4. 5. Vũ Đình Huề (1969), “Tiêu chuẩn đánh giá tái sinh tự nhiên”, Tập san lâm nghiệp, 69(7), tr. 28-30. 6. Phùng Ngọc Lan (1984), “Bảo đảm tái sinh trong khai thác rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp, (9). 7. Nguyễn Ngọc Lung (1991), “Phục hồi rừng ở Việt Nam” Thông tin Khoa học Kỹ thuật Lâm Nghiệp, tr. 3-11. 8. Nguyễn Ngọc Lung (1993), Phó Đức Chỉnh, Đào Công Khanh, Trịnh Khắc Mười. “Quy luật tái sinh phục hồi sau nương rẫy trong phát triển kinh tế môi trường bền vững vùng núi cao”. Tài liệu hội thảo Khoa học Mô hình phát triển Kinh tế - Môi trường. 9. Hoàng Kim Ngũ – Phùng Ngọc Lan (1997), Sinh thái rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. P. Odum(1978), Cơ sở sinh thái học, Tập 1, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 11. Trần Ngũ Phương (1970), “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 12. Trần Ngũ Phương (2000), “Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
  52. 43 13. Plaudy. J (1987) - Rừng nhiệt đới ẩm, Văn Tùng dịch, Tổng luận chuyên đề số 8/1987, Bộ Lâm nghiệp. 14. Van Steenis. J (1956), Basic principles of rain forest Sociology, Study of tropical vegetation prceedings of the Kandy Symposium UNESCO. 15. Phạm Đình Tam (1987), “Khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng thứ sinh vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh”, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, (1), tr. 23-26. 16. Nguyễn Văn Thêm (1992), Nghiên cứu quá trình tái sinh của Dầu Song Nàng(Dipterocarpus dyeri Pierre) trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới mưa ẩm ở Đồng Nai nhằm đề xuất biện pháp khai thác tái sinh và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Nông Nghiệp, Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 17. Trần Xuân Thiệp (1995), Vai trò tái sinh và phục hồi rừng tự nhiên trong diễn biến tài nguyên rừng các vùng miền Bắc, Công trình Khoa học kỹ thuật điều tra quy hoạch rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Nguyễn Vạn Thường (1991), Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt nam, Một số công trình 30 năm điều tra qui hoạch rừng 1961-1991, Viện Điều tra qui nhoạch rừng, Hà Nội, tr. 49-54. 19. Phạm Ngọc Thường (2001), “Một số mô hình phục hồi rừng và sử dụng đất bỏ hoá sau nương rẫy ở Thái Nguyên và Bắc Kạn”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 01(7), tr. 480-481. 20. Thái Văn Trừng (1978), “Thảm thực vật rừng Việt Nam”, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 21. Nguyễn Văn Trương (1983), “Quy luật cấu trúc rừng gỗ hỗn loài”, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
  53. 1 Phụ biểu CÁC LOẠI BẢNG MẪU THU THẬP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA TRONG CÁC OTC Biều mẫu 01: PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY GỖ OTC: Trạng thái rừng: Tọa độ X: Y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày điều tra: Người điều tra: Chiều cao cây Độ cao D (m) Chất STT Loài Cây 1.3 D (m) (m) (cm) H t lượng H (m) dc vn (m) 1 2 3 4 Biểu mẫu 02: PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH OTC: Trạng thái rừng: Tọa độ X: Y: Độ cao: Độ dốc: Hướng phơi: Đá lộ đầu: Độ tàn che: Ngày điều tra: Người điều tra: Cấp chiều cao (cm) Nguồn gốc Loài Cây ODB 0 - 1 1 - <2 ≥2 Ghi chú Hạt Chồi T TB X T TB X T TB X 1
  54. 2 DANH LỤC THỰC VẬT Danh mục một số loài cây gỗ, cây tái sinh trong rừng phục hồi tại xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Họ Tên khoa học Tên Việt Nam Họ Bồ hòn Dimocarpus fumatus Nhãn rừng (Sapindaceae Juss) ssp.indochinensis Họ Cà phê Wendlandia paniculata DC Hoắc quang (Rubiaceae Juss) Họ Hồ đào Engelhardtia chrysolepis Hance Chẹo tía (Juglandaceae) Họ Dẻ Castanopsis indica Dẻ gai (Fagaceae Dumort) Họ Na Polyalthia cerasoides Nhọc (Annonaceae) Macaranga denticulata (Blume) Họ Thầu dầu Lá nến Muell-Arg (Euphorbiaceae Juss) Endospermum chinense Benth Vạng trứng Họ Trôm Pterospermum truncatolabatum (Sterculiaceae (DC) Lòng mang cụt Gagnep Bartl.) Họ Thôi ba Alangium kurzii Craib Thôi ba (Alangiaceae DC) Họ Re cinnadenia sp Kháo cuống mập (Lauraceae Juss) Họ Dâu tằm Ficus religiosa Bồ đề (Moraceae) Streblus macrophyllus Blume Mạy tèo Họ Huyền sâm Paulownia Hông (Scrophulariaceae)
  55. 3 Họ Tên khoa học Tên Việt Nam Họ xoan Chukrasia tabularis Lát hoa (Meliaceae) Aphanamixis Grandifolia Blume Gội trắng Họ Hoa môi Gmelina Arborea Roxb Lõi thọ (Lamiaceae) Họ Thầu dầu Cephalomappa sinensis Mạy puôn (Euphorbiaceae) Họ Nguyệt quế Litsea umbellata Mò lông (Lauraceae) Họ Cẩm quỳ Burretiodendron hsienmu Nghiến (Malvaceae) Họ Bằng lăng Duabanga grandis flora Roxb.ex Phay (Lythraceae) DC Họ Đào lộn hột Dracontomelon duperreanum Sấu (Anacardiaceae) Họ Hồng xiêm Madhuca pasquieri Sến hôi (Sapotaceae) Họ sồi Cyclobalanopsis Sồi gai (Fagaceae) Họ Dầu Vatica diospyroides Táu muối (Dipterocarpaceae) Họ Thị Diospyros confertifolia Thị đá (Ebenaceae) Họ Đậu Saraca dives Vàng anh (Fabaceae)
  56. 4 PHỤ LỤC TÊN VIẾT TẮT CÁC LOÀI CÂY Stt Ký hiệu loài Tên loài Stt Ký hiệu loài Tên loài 1 Bođ Bồ đề 18 Muo Muồng 2 Cht Chẹo tía 19 Ngh Nghiến 3 Ddx Dâu da xoan 20 Nhr Nhãn rừng 4 Deg Dẻ gai 21 Nhđ Nhọc đá 5 Đim Đinh mật 22 Pha Phay 6 Got Gội trắng 23 Sau Sấu 7 Hoq Hoắc quang 24 Seh Sến hôi 8 Hon Hông 25 Sog Sồi gai 9 Hvn Hương viên núi 26 Tam Táu muối 10 Kha Kháo 27 Thđ Thị đá 11 Lan Lá nến 28 Thb Thôi ba 12 Lah Lát hoa 29 Trl Trai lý 13 Lot Lõi thọ 30 Trk Trường kẹn 14 Lmc Lòng mang cụt 31 Trv Trường vân 15 Map Mạy puôn 32 Tut Tung trắng 16 Mat Mạy tèo 33 Vaa Vàng anh 17 Mol Mò lông 34 Vat Vạng trứng
  57. 5 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI