Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

pdf 76 trang thiennha21 20/04/2022 3890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_nong_sinh_hoc_va_ky_thu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CAO THÚY LINH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOÀI SƠN TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Ngành: Khoa học cây trồng Lớp: K48 - TT - N02 Khoa: Nông học Khóa học: 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Minh Tuân Thái Nguyên, 2020
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Sinh viên Cao Thúy Linh
  3. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một phần vô cùng quan trọng trong khung chương trình đào tạo của tất cả các trường Đại học nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên thực hành được những kiến thức lý thuyết đã học và những kĩ năng sau những giờ thực hành, giúp cho sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, nhằm nâng cao chuyên môn để khi ra trường trở thành cán bộ kỹ sư nông nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội, Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học, và thầy giáo TS. Hà Minh Tuân, em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp với tên: “Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và và kỹ thuật trồng cây hoài sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”. Trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, quan tâm từ thầy cô và bạn bè. Có được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Hà Minh Tuân, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo trong Khoa Nông học đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn bạn bè, anh Liêu Thanh Hùng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập và thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa học. Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Vì vậy, em kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Sinh viên Cao Thúy Linh
  4. iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CT : Công thức CV : Hệ số biến thiên LSD : Giá trị sai khác nhỏ nhất NL : Nhắc lại P : Mức xác suất thống kê TB : Trung bình
  5. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH viii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của dề tài 1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 3 1.2.1. Mục đích 3 1.2.2. Yêu cầu 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5 2.2. Nguồn gốc, phân loại và giá trị của cây Hoài Sơn 7 2.2.1. Nguồn gốc và phân bố 7 2.2.2. Phân loại thực vật 7 2.2.3. Giá trị dinh dưỡng của cây Hoài Sơn 8 2.2.4. Giá trị dược liệu của cây Hoài Sơn 9 2.3. Đặc điểm thực vật học của cây Hoài Sơn 10 2.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây Hoài Sơn 11 2.4.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển 11 2.4.2. Các đặc điểm sinh lý 12
  6. v 2.5. Điều kiện sinh thái cây Hoài Sơn 12 2.5.1. Nhiệt độ 12 2.5.2. Ánh sáng 12 2.5.3. Đất 13 2.5.4. Nước 13 2.5.5. Chất dinh dưỡng 13 2.6. Những nghiên cứu liên quan về cây Hoài Sơn 14 2.7. Một số biện pháp kỹ thuật đối với cây Hoài Sơn 17 2.8. Một số kết luận rút ra từ tổng quan 21 PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23 3.5. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 25 3.6. Phương pháp xử lý số liệu 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Một số đặc điểm nông sinh học của cây Hoài Sơn sau trồng 90 ngày 27 4.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến sinh trưởng của giống dược liệu Hoài Sơn 28 4.2.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến thời gian nảy mầm 28 4.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến tỷ lệ nảy mầm 30 4.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây 30 4.2.4. Động thái tăng trưởng Đường kính thân 31 4.2.5. Động thái tăng trưởng tổng số lá trên cây 32 4.2.6. Động thái tăng trưởng số lá xanh trên cây 33 4.2.7. Động thái tăng trưởng số cành trên thân chính 34 4.2.8. Chiều dài, chiều rộng lá thuần thục của cây Hoài Sơn 34
  7. vi 4.3. Tình hình sâu bệnh hại trên vườn mô hình trồng hoài sơn 35 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36 5.1. Kết luận 37 5.2. Đề nghị 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 PHỤ LỤC
  8. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Một số đặc điểm nông sinh học của cây Hoài Sơn 27 Bảng 4.2: Thời gian nảy mầm của các công thức thí nghiệm 29 Bảng 4.3: Tỷ lệ nảy mầm 29 Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các đợt theo dõi (cm) 30 Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính thân qua các đợt theo dõi (cm) 31 Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng tổng số lá trên cây qua các đợt theo dõi (lá/cây) 32 Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng số lá xanh trên cây qua các đợt theo dõi (lá xanh/cây) 33 Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng số cành trên thân chính qua các đợt theo dõi (cành/thân) 34 Bảng 4.9: Chiều dài, chiều rộng lá thuần thục 35 Bảng 4.10: Đánh giá mức độ gây hại của sâu trên cây Hoài Sơn 36
  9. viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Phương pháp chọn mẫu theo dõi thí nghiệm 24 Hình 4.1: Động thái sinh trưởng chiều cao và số lá của cây Hoài Sơn 28
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của dề tài Cây Hoài Sơn (Củ mài, Khoai mài - Dioscorea persimilis Prain et Burkill, thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae). Cây dược liệu này có các tên gọi khác là: Sơn dược, khoai mài, củ mài, chính hoài [1]. Cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế, Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cây có rất nhiều công dụng trong dược liệu, thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Cây Hoài Sơn ngoài vai trò chính là nguồn cung cấp lương thực, trong dân gian Hoài Sơn còn được con người nghiên cứu và biết đến với vai trò là một vị thuốc nằm trong danh mục Dược điển Việt Nam. Theo phân tích của Viện Dược liệu Việt Nam (2011) của cây Hoài Sơn khô có chứa một số thành phần dinh dưỡng như: Gluxit 63,25%, protit 6,75%, lipit 0,45%, chất nhầy 2,0 - 2,8%, dioscin sapotoxin, allantoin, dioscorin và các axit amin, mucin là một loại protein nhớt và một số chất khác như allantion, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol. Viện đã có một số nghiên cứu tác dụng dược lý của củ mài trên cơ thể sống (chuột) thông qua các chỉ tiêu như tăng thân trọng, tăng sự đồng hóa và tác dụng nội tiết hướng sinh dục [2]. Lào Cai là tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đặc biệt với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả [3].
  11. 2 Nhiệt độ trung bình hàng năm thường từ 22 – 24°C; cao nhất 36°C, thấp nhất 10°C (có nơi dưới 0°C như ở Sa Pa); độ ẩm trung bình năm trên 80%, cao nhất là 90% và thấp nhất 75%. Thường có sự chênh lệch giữa các vùng, vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng thấp; lượng mưa trung bình năm trên 1.700 mm, năm cao nhất ở Sa Pa là 3.400 mm, năm thấp nhất ở thị xã Lào Cai 1.320 mm. Sương mù thường xuất hiện phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét đậm thường xuất hiện sương muối, ở những vùng có độ cao trên 1.000 m (Sa Pa, Bát Xát) hàng năm thường có tuyết rơi [3]. Lào Cai có diện tích đất tự nhiên rộng 805.708,5 ha, độ phì nhiêu cao, rất màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm đất với 30 loại đất chính, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó: Đất nông nghiệp có 76.203 ha, đất lâm nghiệp 178.192 ha, đất chưa sử dụng còn khoảng 393.500 ha [3]. Cây dược liệu Hoài Sơn (củ mài) được người dân địa phương tại tỉnh Lào Cai biết đến và sử dụng từ rất lâu đời. Tuy nhiên, theo khảo sát sơ bộ ban đầu tại tỉnh Lào Cai, người dân chỉ khai thác cây Hoài Sơn từ tự nhiên, với mục đích làm thực phẩm là chính. Đa số người dân chưa nhận thức được giá trị của dược liệu Hoài Sơn, và chủ yếu thu hoạch trong tự nhiên, chưa phát triển thành các vùng sản xuất tập trung, việc nghiên cứu sản xuất Hoài Sơn còn chưa được chú ý đúng mức. Đồng thời, ít có tài liệu nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trồng và sản xuất cây Hoài Sơn. Vì vậy, cây này đang có nguy cơ bị thoái hóa giống. Như đã phân tích ở trên, các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam mới chỉ tập trung vào một số khía cạnh như: Nguồn gốc và phân loại, đa dạng sinh học, giá trị dinh dưỡng và thức ăn, tác dụng chữa bệnh, và ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến giống. Theo như tác giả được biết, hiện nay chưa có nghiên cứu chuyên sâu về nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây Hoài Sơn.
  12. 3 Xuất phát từ thực tế trên, việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai” là hết sức cần thiết, góp phần vào công tác bảo tồn giống dược liệu quý theo định hướng của tỉnh. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật canh tác và sản xuất phù hợp, hiệu quả đối với việc thực hiện phát triển sản xuất cây Hoài Sơn. Đồng thời, góp phần làm tăng thêm thu nhập kinh tế cho nhân dân địa phương. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục đích Đánh giá được một số đặc điểm nông sinh học và xác định được kỹ thuật trồng thích hợp để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho cây dược liệu Hoài Sơn. 1.2.2. Yêu cầu Đánh giá được một số đặc điểm nông sinh học của giống dược liệu Hoài Sơn. Đánh giá được độ sâu trồng thích hợp của giống dược liệu Hoài Sơn. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Các kết quả nghiên cứu của đề tài là một dẫn liệu khoa học có giá trị về một số biện pháp kỹ thuật nâng cao tỷ lệ sống và năng suất cho giống dược liệu Hoài Sơn tại Bảo Thắng Lào Cai, làm cơ sở cho việc hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh giống dược liệu nghiên cứu. Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và chuyển giao cho sản xuất.
  13. 4 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển cây Hoài Sơn. Giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng bố trí thí nghiệm trên đồng ruộng và kỹ thuật chăm sóc cây trồng, biết được phương pháp thu thập số liệu, xử lí số liệu và cách viết một bài báo cáo nghiên cứu khoa học.
  14. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Huyện Bảo Thắng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lào Cai, phía Bắc giáp huyện Mường Khương, phía Tây giáp huyện Sapa và một phần thành phố Lào Cai, phía Đông giáp huyện Bắc Hà, phía nam giáp huyện Văn Bàn và Bảo Yên, huyện Bảo Thắng được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện. Tài nguyên thiên nhiên của huyện Bảo Thắng rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp trong đó gồm cả phát triển dược liệu. Đất đai của huyện chủ gồm 3 loại chính của nhóm feralit thích hợp cho phát triển sản xuất cây trồng nông nghiệp và lâm sản ngoài gỗ. Khí hậu nhiệt đới gió mùa [5]. Nhiệt độ bình quân của Bảo Thắng trong một năm là 8.0000C, nhiệt độ trung bình/năm từ 22 đến 240C, nhiệt độ thấp dưới 20C, nhiệt độ cao nhất 400C. Hướng gió thịnh hành là hướng gió Đông Nam, tốc độ trung bình từ 1 - 2m/s. Lượng mưa toàn huyện thuộc loại trung bình, khoảng 1.600 đến 1.800mm. Khu vực Phố Lu lượng mưa trung bình hàng năm là 2.016mm. Số ngày mưa trung bình ở Phố Lu là 111 ngày (số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 7 và tháng 8). Số ngày mưa trung bình ở Phú Nhuận là 115 ngày (số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm) [5]. Qua đó cho thấy huyện Bảo Thắng có nhiều lợi thế để sản xuất dược liệu theo hướng hàng hóa, từng bước hình thành vùng sản xuất dược liệu tập trung, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, và chương trình nông thôn mới của địa phương. Cây Hoài Sơn được người dân địa phương biết đến và sử dụng từ rất lâu đời, tuy nhiên một hiện trạng ở khu vực nghiên cứu là chưa có một phương
  15. 6 pháp hay một mô hình nghiên cứu nào về loài cây này tại khu vực, người dân khai thác cây Hoài Sơn từ tự nhiên, với mục đích làm thực phẩm ăn ngoài là chính còn thu hoạch về làm thuốc chỉ chiếm một số lượng ít. Việc nghiên cứu gây trồng Hoài Sơn còn chưa được chú ý đúng mức chỉ mang tính tự phát và thu hái tự nhiên. Vì vậy, không có những biện pháp nhân giống để gây trồng cũng như bảo tồn, phát triển thì loài cây này sẽ ngày càng bị suy thoái, đồng thời cũng góp phần làm tăng thêm thu nhập kinh tế cho nhân dân địa phương. Ngoài ra, như phân tích ở trên, củ Hoài Sơn là một trong những loại củ quý, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao. Đây là loại cây được lựa chọn là một trong những cây trồng nên được bảo tồn và phát triển trên diện rộng. Việc nghiên cứu hoàn thiện các biện pháp canh tác cho giống dược liệu này có ý nghĩa quan trọng trong y học cũng như trong phát triển kinh tế hộ cho người dân địa phương tại tỉnh Lào Cai. Các nghiên cứu liên quan đến cây Hoài Sơn trên thế giới và Việt Nam gồm: nguồn gốc và phân loại (Simmonds và cs, 2006; Abraham và cs. 2013) [21], đa dạng sinh học (Thoa và cs. 2015; Nguyễn Anh Tuấn và cs. 2015) [18], giá trị dinh dưỡng và thức ăn (He và cs. 2002, Mohan và cs. 2011, Sang và cs. 2012, Saleha và cs. 2018) [22], tác dụng chữa bệnh (Chang và cs. 2013, Thanh và cs. 2018) [24], và ứng dụng công nghệ sinh học trong cải tiến giống (Mignouna và cs. 2003) [25]. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp nhân giống và kỹ thuật sản xuất cây Hoài Sơn. Đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào về độ sâu củ ảnh hưởng tới tỷ lệ mọc và sinh trưởng, phát triển của cây. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, tăng hiệu quả và thu nhập cho người trồng cây tại địa bàn nghiên cứu.
  16. 7 2.2. Nguồn gốc, phân loại và giá trị của cây Hoài Sơn 2.2.1. Nguồn gốc và phân bố Cây Hoài Sơn hay khoai mài (Dioscorea pesimilis) là một trong số hàng trăm loài thuộc chi Dioscorea, họ củ nâu Dioscoreaceae, được ghi nhận là một trong những cây hoang dại làm lương thực lâu đời nhất. Họ củ nâu có thể là một nhóm cổ nhất trong thực vật hạt kín, Theo Burkill (1960) nhiều loài của chi Dioscorea dường như có quan hệ gần gũi với khoai mỡ (D. Alata) ở nước ta được mô tả là D.hamiltonia phân bố tự nhiên từ phía bắc của bán đảo Malaysia tới Tây Bắc của Ấn Độ và D. persimilis phân bố ở phía Đông; từ Nam Trung Quốc tới Nam Đài Loan, Hai loài này gần giống với D.alata và được tin là có quan hệ cùng tổ tiên hay có nguồn gốc chung. Hai loài hoang dại và các giống D.alata của Đông Nam Á này đều có củ dài, được vùi sâu dưới đất, đảm bảo an toàn trước sự tấn công của những con lợn hoang dã [8]. Hoài Sơn được tìm thấy ở một số nước Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Đài Loan, Myanmar và cũng xuất hiện ở một số nơi thuộc dãy núi Himalayas. Loài cây này mọc tự nhiên ở các khu vực rừng núi của những quốc gia nói trên và những nước thuộc khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, Hoài Sơn cũng xuất hiện rất nhiều và sử dụng phổ biến. Cây được phân bố nhiều tại các tỉnh khu vực phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái và một số tỉnh miền Trung đặc biệt là Thanh Hóa, Hà Giang, Quảng Ninh và Nghệ Tĩnh [16]. 2.2.2. Phân loại thực vật Theo hệ thống thực vật cây Hoài Sơn được phân loại như sau: Giới: Thực vật (Plantae) Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Hành (Liliospida) Phân lớp: Hành (Lilianae)
  17. 8 Liên bộ: Hành (Liliales) Bộ: Củ nâu (Dioscoreales) Họ: Củ nâu (Dioscoreaceae) Chi: Củ nâu (Dioscorea ) Loài: Dioscorea persimilis Chi Dioscorea được đặt theo tên bác sĩ Hy Lạp cổ đại và nhà thực vật học Dioscorides. Theo Ayensu ES, và cs (1972) chi này bao gồm hơn 600 loài, thuộc nhóm cây một lá mầm chủ yếu được trồng ở Nam Mỹ, Châu Á và Tây Phi [26]. Theo Jean M, và cs (1992) bộ Dioscoreales được xác định có niên đại khoảng 124 triệu năm trước [27]. Hầu hết các loài thuộc chi Dioscorea đều có nguồn gốc ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Đai Dương, xuất hiện cách ngày nay khoảng 10,000 năm (Khoai mỡ) và du nhập sang các vùng khác nhau trên thế giới, nhất là các quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta hiện nay có 4 loài phổ biến thuộc chi Dioscorea phân bố tập trung nhiều ở các vùng trung du, bán sơn địa và các vùng mới khai hoang: củ nâu (Dioscorea cirrhosa), khoai mỡ (Dioscorea alata), củ mài (hay Hoài Sơn: Dioscorea persimilis) và củ từ (Dioscorea esculenta). 2.2.3. Giá trị dinh dưỡng của cây Hoài Sơn Trong củ Hoài Sơn có khoảng 63,25% chất bột, 0,45% lipit và 6,75% protein, các củ khí sinh mọc trên thân cũng có thể ăn được. Thành phần hóa học của các củ khí sinh gồm: nước 66,8%, hydrat cacbon 27,6%, protein 0,24%, lipit 0,04%, chất xơ thô 0,73%, chất khoáng toàn phần chiếm 1,51% (Phạm Văn Nguyên, 1981) [19]. Như vậy có thể nói Hoài Sơn có giá trị dinh dưỡng khá, là nguồn thức ăn bột an toàn và nguồn dược liệu đáng quan tâm.
  18. 9 Củ Hoài Sơn, nạc, ăn ngon, được nhân dân miền núi dùng để ăn chống đói khi mất mùa. Ngoài việc dùng để làm lương thực, chống đói cho con người và là nguồn thức ăn bột tốt cho động vật nuôi, củ Hoài Sơn là vị thuốc quí. Trong đông y Hoài Sơn được coi là một vị thuốc bổ và hơi có tính chất thu sáp, dùng trong những trường hợp ăn uống kém tiêu, viêm ruột kinh niên, di tinh, bí đái, mồ hôi trộm và đái tháo đường (Đỗ Tất Lợi, 1978) [4]. Củ Hoài Sơn (D. persimilis) chiết xuất được diosgenin, là chất để sản xuất Pregnenolon, một loại tiền hoocmon sinh dục, sử dụng dưới dạng thuốc uống và thuốc mỡ sẻ đảm bảo kéo dài sự tươi trẻ cho phụ nữ và làm cho da mịn màng [7]. 2.2.4. Giá trị dược liệu của cây Hoài Sơn Hoài Sơn có rất nhiều công dụng, quý nhất là tác dụng bồi bổ tỳ vị, phế và thận của vị thuốc này. Sau đây là một số tác dụng chính của Hoài Sơn: Trị chứng tiêu chảy kéo dài do tỳ hư Trị chứng viêm phế quản mãn tính Trị chứng bạch đới ở nữ giới và di tinh ở nam giới Trị chứng tiểu đường Canh hoài sơn sườn lợn giúp bồi bổ sức khỏe và bổ tỳ kiện vị Rượu hoài sơn giúp cường tinh, hồi xuân, giảm đau và định thần kinh Cháo hoài sơn trị tiêu hóa kém, ra mồ hôi trộm, ích khí và dưỡng tâm Hỗ trợ điều trị chứng tăng cholesterol máu Giúp tư bổ can thận Trị chứng tiểu đêm nhiều lần Trị thận hư gây đau lưng Trị chứng tả lỵ lâu ngày Trị chứng tiểu nhiều lần, đau lưng, di tinh, liệt dương, thận hư Trị phong thấp, cước khí phù
  19. 10 Trị xích bạch đới Giúp nhuận phế trừ ho Bổ huyết và trị suy nhược ở người cao tuổi [17]. 2.3. Đặc điểm thực vật học của cây Hoài Sơn Cây Hoài Sơn thuộc loài cây thân thảo, leo quấn trên các giá thể khác nhau trong tự nhiên, cây sống nhiều năm, dài 5-10 m, cây có củ mọc sâu trong lòng đất từ 1,5-2 m. Cây thường mọc rải rác ven rừng, rừng tre nứa, khe núi đá, trên đất đồi, những địa điểm ẩm quanh năm, đất xốp và giàu chất dinh dưỡng. Cây Hoài Sơn thường có một củ chính to được hình thành từ rễ chính, củ dài hình chiếc dùi cui, mọc sâu vào trong đất độ sâu có thể từ 1-2 m. Trên rễ củ có rất nhiều rễ dinh dưỡng mọc dài có tác dụng hấp thụ nước và ion khoáng trong đất. Cây trồng một năm đã cho củ với năng suất trung bình đạt từ 1-1,2 kg/gốc [9]. Hoài Sơn dạng thân leo (thân tự leo) dài trên 10 m, đường kính thân trung bình từ 0,2-0,5 cm thân quấn vào các giá thể khác theo chiều từ trái qua phải. Thân cây nhẵn, không có lông, màu nâu đỏ và có góc cạnh, trên thân không có tua. Chồi bên hình thành từ các nách lá hình thành lên các cành cấp 1 nhưng số lượng cành ít tập trung chủ yếu ở giữa thân. Thân cây chia đốt mỗi đốt thân dài khoảng 15-20 cm toàn thân cây có từ 50-100 đốt tùy mức độ sinh trưởng và phát triển của cây, trên mỗi đốt thân có 4 lá. Do đặc điểm cấu tạo thân cây nhỏ, mềm dẻo nên cây Hoài Sơn không tự đứng trong không gian mà phải leo lên các giá thể khác để lấy ánh sáng mặt khác khi leo lên cá giá thể khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát tán của hạt trong không gian. Lá cây Hoài Sơn là lá đơn, lá có dạng bản nhỏ, mọc so le hay mọc đối, hình tim đôi khi hình mũi tên, trên lá không có lông, số lượng gân lá nhiều, gân lá có hình chân vit, dài khoảng 10-12 cm, rộng 6-8 cm, nhẵn, chóp lá nhọn.
  20. 11 Hoa nhỏ, đều, mọc thành bông, trục bông khúc khuỷu, hoa đơn tính. Hoa đực và hoa cái khác gốc, thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió, hoa đực có 6 nhị. Hoa cái mọc thành cụm dạng bông cong dài tới 20 cm. Cây ra hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 dương lịch hàng năm trước khi bước vào thời kỳ tích lũy tinh bột. Cụm hoa đực dài không 40 cm, mang từ 20 - 40 hoa nhỏ, màu vàng. Quả nang, quả có 3 cạnh rộng 2-3 cm, mang 6 hạt, khi còn non quả có màu xanh, đến cuối tháng 12 quả chuyển sang màu vàng xanh, đối với cây trồng 1 năm sẽ ra hoa và quả, quả được hình thành vào tháng 11 dương lịch hằng năm trước khi cây chuẩn bị bước vào thời kì ngủ nghỉ [9]. 2.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây Hoài Sơn 2.4.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển Vòng đời của cây Hoài Sơn gồm 3 giai đoạn. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển này chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố ngoại cảnh và có mối liên quan chặt chẽ tới các yếu tố tạo thành năng suất củ [10]. Giai đoạn 1: Là giai đoạn phát triển bộ rễ và chiều dài thân. Do bộ lá lúc này chưa phát triển nhanh, quá trình quang hợp chưa mạnh nên thức ăn của cây vẫn chủ yếu từ củ giống hoặc từ hạt. Điều kiện nhiệt độ cao, độ ẩm đầy đủ, đất tơi xốp, chất lượng củ giống tốt là những yếu tố đảm bảo cho quá trình phát triển mầm và rễ thuận lợi, tỷ lệ cây sống và độ đồng đều cao. Giai đoạn 2: Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự phát triển của bộ lá. Sự lớn lên và phát triển diện tích lá kéo dài khoảng 7-10 tuần, vào tuần thứ 10-12 của cây, tán lá đã phát triển hoàn chỉnh, vào tuần thứ 15 sự tăng diện tích lá dừng lại. Trong giai đoạn này sự phát triển của rễ vẫn tiếp tục cho đến tuần thứ 12 thì sự tăng trưởng về chiều dài của rễ bắt đầu chững lại, đồng thời, lúc này sự hình thành các lá mới cũng giảm mạnh kèm theo sự già đi của các lá già gần gốc. Trong giai đoạn 2 diện tích lá tăng mạnh đánh dấu bước phát triển của cây từ giai đoạn phụ
  21. 12 thuộc vào củ giống chuyển sang giai đoạn tự tổng hợp chất hydrat cacbon, củ cũng bắt đầu phát triển nhanh từ tuần thứ 13. Giai đoạn 3: Được đặc trưng bởi sự phát triển về khối lượng của rễ củ, tán lá hoàn chỉnh lúc này hoạt động như một nhà máy quang hợp để sản xuất thức ăn đem lưu trữ trong củ, sự phát triển của khối lượng củ sẽ còn tiếp tục cho đến khi kết thúc vụ thu hoạch. 2.4.2. Các đặc điểm sinh lý Cây Hoài Sơn có khả năng sinh ra củ khí sinh tại các nách lá khi cây đã trưởng thành (củ đã phát triển). Quá trình sinh ra củ khí sinh sẽ tiếp tục cho đến hết vụ trồng, các củ khí sinh của Hoài Sơn có khả năng nảy mầm khi rơi xuống đất sau khi hết thời gian ngủ nghỉ nên vai trò phát tán giống bổ sung cho nguồn hạt của cây. Thời gian ngủ nghỉ của củ khí sinh khoảng 3 tháng. Cây Hoài Sơn là dạng hoang dại được thuần hóa thành cây trồng nên chúng có khả năng thích ứng cao với điều kiện sinh thái Việt Nam, có thể trồng thậm chí trên đất sỏi đá [10]. 2.5. Điều kiện sinh thái cây Hoài Sơn 2.5.1. Nhiệt độ Hoài Sơn là cây có củ vùng nhiệt đới ẩm nên ưa nhiệt độ cao. Để sinh trưởng và phát triển bình thường, cây yêu cầu nhiệt độ trong khoảng 25-300C. Cây ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ thấp dưới 200C. Trong điều kiện thời tiết ấm áp, cây sinh trưởng mạnh, có tốc độ đồng hóa cao và đẩy nhanh quá trình hình thành ngủ [10]. 2.5.2. Ánh sáng Hoài Sơn là cây không khắt khe về ánh sáng, tuy nhiên cây cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng thân lá và phát triển củ, ngày dài có ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành củ, điều kiện ngày ngắn và cường độ ánh sáng mạnh
  22. 13 thúc đấy hình thành phát triển củ, trong khi đó ngày dài lại thúc đẩy sự phát triển thân, lá [10]. 2.5.3. Đất Hoài Sơn là cây trồng dễ tính, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phát triển tốt nhất và cho năng suất cao trên đất tương đối nhẹ, tơi xốp, tầng đất canh tác sâu, đủ dinh dưỡng, độ pH trung tính. Mặt khác, Hoài Sơn là loại cây chịu úng kém, do vậy đất trồng phải là nơi dễ thoát nước, đất đọng nước làm cho bộ rễ hô hấp kém có thễ dẫn đến thối củ [10]. 2.5.4. Nước Hoài Sơn là loại cây chịu hạn, tuy nhiên độ ẩm vừa phải trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển sẽ cho cây phát triển tốt và năng suất củ cao, lượng mưa tối ưu cho Hoài Sơn là 1400-1600mm mỗi năm, cả vụ trồng yêu cầu độ ẩm đất khoảng 75-80%, nhưng mỗi giai đoạn sinh trưởng cây cần độ ẩm đất không giống nhau. Thời kì đầu sinh trưởng yêu cầu nước của cây thấp, thời kỳ phát triển thân lá cây cần nhiều nước để phục vụ cho quá trình tạo thành và tích lũy chất khô trong thân lá, thời kỳ phình to của củ nhu cầu nước của cây giảm xuống, yêu cầu về nước trong thời kỳ này là chủ yếu phục vụ cho quá trình vận chuyển chất đồng hóa từ thân lá về củ. Vì vậy tùy theo giống, nơi trồng, mùa vụ trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây mà quyết định chế độ tưới nước phù hợp để đạt năng suất cao [10]. 2.5.5. Chất dinh dưỡng Cũng như các loại cây trồng lấy củ khác, Hoài Sơn yêu cầu đất tốt, đầy đủ NPK và các nguyên tố vi lượng để cho năng suất cao. Những nơi đất quá cằn cỗi cần bón nhiều phân hữu cơ mới phù hợp để trồng Hoài Sơn vì rễ cây này ăn rất sâu trong đất. Hoài Sơn ưa đất giàu mùn và phản ứng tốt với phân
  23. 14 chuồng đã phân giải, phân bón rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất củ của Hoài Sơn. Đạm (N): Là nguyên tố quan trọng nhất của cây, nó là thành phần của axit amin, protein, axit nucleic, men, chất kích thích sinh trưởng, vitamin (chiếm khoảng 1 - 2% khối lượng chất khô), cây có thể hút đạm dưới các dạng: NO 3 ˉ, NO 2 ˉ, NH 4 + , axit amin Đạm ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng và chất lượng cây Hoài Sơn, thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, phân cành yếu, cành, lá nhỏ, diệp lục tố ít, lá biến vàng, lá già và dễ bị rụng, rễ nhỏ dài và ít, cây thấp khả năng quang hợp giảm. Lân (P): Tham gia vào thành phần quan trọng của axit nucleic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân thường chiếm từ 1 - 1,4% khối lượng chất khô của cây, cây hút lân dưới dạng H2 PO 4 ˉvà HPO 4 2- , lân có thể di chuyển trong cây, chủ yếu tập trung ở phần non, khi thiếu lân thì phần già biểu hiện trước, thiếu lân dẫn tới tích lũy đạm dạng nitrat gây trở ngại cho việc tổng hợp protein, cành, lá, rễ sinh trưởng chậm, cây thấp bé. Kali (K): Không tham gia thành phần cấu tạo của cây, thường tồn tại trong dịch bào dưới dạng ion, tác dụng chủ yếu của kali là điều tiết áp suất thẩm thấu của tế bào, thúc đẩy quá trình hút nước, hút dinh dưỡng của cây. Khi ánh sáng yếu kali có tác dụng kích thích quang hợp, tăng sức đề kháng cho cây. Trong cây, kali di động tự do, nếu thiếu kali, sự sinh trưởng, phát dục của cây giảm sút, mép lá thiếu màu xanh, ngọn lá khô héo sau đó lan ra toàn lá, các đốt ngắn lại. Kali là nguyên tố mà cây hút nhiều nhất (gấp 1,8 lần đạm), kali ít ảnh hưởng tới phát triển của cây so với đạm và lân. Tuy nhiên, thiếu kali cây sinh trưởng kém, thiếu nhiều ảnh hưởng tới việc hút canxi và magiê từ đó ảnh hưởng đến độ cứng của thân, cành [10]. 2.6. Những nghiên cứu liên quan về cây Hoài Sơn
  24. 15 Hoài Sơn tại Việt Nam Giâm hom là một phương pháp nhân giống sinh dưỡng sử dụng thân cây (bao gồm các dạng thân như thân củ, thân rễ, thân cành), cành và lá, rễ cây để tạo ra cây mới gọi là cây hom, cây hom có đặc tính di truyền giống như cây mẹ. Nhân giống bằng hom có hệ số nhân giống lớn, giữ được đặc tính tốt của cây mẹ và tương đối rẻ tiền nên được sử dụng rộng rãi trong nhân giống cây trồng, cây cảnh và cây ăn quả. Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của nó, có hai loại rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh, rễ tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, cành nhưng chỉ phát triển khi đoạn thân hoặc cành đó tách rời khỏi cây, còn rễ mới sinh được hình thành khi cắt hom và là hậu quả của của phản ứng với vết cắt (Phạm Đức Tuấn, 2010) [12]. Khi hom bị cắt, các tế bào sống ở vết cắt bị tổn thương và các tế bào dẫn truyền đã chết của mô gỗ được hở ra và gián đoạn, sau đó, quá trình tái sinh sẽ diễn ra theo các bước là các tế bào mặt ngoài chết, hình thành lớp bao bọc, mạch gỗ được đậy lại bằng lớp keo để mặt cắt khỏi bị thoát nước, sau đó các tế bào bên trong phân chia và hình thành lớp mô mềm, các tế bào ở vùng lân cận của tượng tầng mạch và libe bắt đầu hình thành rễ bất định, các rễ này thường được hình thành bên cạnh và sát ngoài lõi trung tâm của mô mạch và ăn sâu vào trong thân tới gần ống sát bên ngoài tượng tầng (Phạm Đức Tuấn, 2010) [12]. Nhìn chung, với việc giâm hom từ thân, cành, củ để hom hình thành một bộ rễ mới là vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng lớn đến phẩm chất cây, đến tỷ lệ ra rễ, chồi (tuổi hom, thời vụ giâm hom, giá thể cắm hom hay đặc điểm loài) (Phạm Đức Tuấn, 2010) [12]. Trung tâm ứng dụng khoa học- công nghệ tỉnh Bình Dương (2012) [13] đã tiến hành triển khai mô hình trồng củ mài trên đất dốc, theo trung tâm này cây củ mài ở giai đoạn nhỏ, có khả năng chịu bóng, do đó nó có thể tái sinh tự
  25. 16 nhiên dưới tán rừng tự nhiên thứ sinh có độ tán che 0,3-0,5%, sau đó, nhu cầu ánh sáng tăng dần, trở thành loài cây có nhu cầu ánh sáng tương đối cao nên cây củ mài phải nhờ các cây gỗ xung quanh để leo lên tầng trên cua tán rừng, nơi có đầy đủ ánh sáng hơn. Cây Hoài Sơn là loài cây ưa ẩm, không chịu được úng nước và khả năng chịu hạn kém. Cây có nhu cầu tương đối cao về các chất khoáng dinh dưỡng N, P, K, đặc biệt là đạm và kali, theo nghiên cứu của trung tâm cây Hoài Sơn được trồng vào mùa xuân, lúc khí hậu băt đầu ấm và ẩm hơn và sử dụng các đầu rễ củ làm giống (rễ củ), mật độ trồng: 2x2m - 2500 cây/ha, cây Hoài Sơn được trồng trong hố với kích thước hố là 40x40x40cm. Vào năm 2011 trường Đại học Tây Bắc đã tiến hành 11 nghiên cứu trong lĩnh vực Nông – Lâm nghiệp thuộc dự án hợp tác quốc tế giữa trường Đại học Tây Bắc và tổ chức JICA của Nhật Bản trong đó có một nghiên cứu về cây Hoài Sơn về lĩnh vực nhận dạng và gây trồng cây Hoài Sơn ngoài thực địa, dự án đang trong quá trình nghiên cứu về sự sinh trưởng và phát triển của cây Hoài Sơn ngoài tự nhiên tại Đèo Pha Đin, tỉnh Sơn La. Bước đầu nhóm xây dựng được quy trình nhân giống cây Hoài Sơn từ các bộ phận sinh dưỡng của cây và đã đạt được một số kết quả khả quan về vấn đề nhân giống cây Hoài Sơn như sau: Nhân giống bằng thân củ: Nghiên cứu phương pháp nhân giống từ các lát cắt nhỏ hơn nhằm giảm thiểu việc lãng phí và tốn nguyên liệu, tỷ lệ sống của hom giống đạt mức cao từ 97-99%. Nhân giống bằng hạt: Tiến hành nghiên cứu việc nhân giống củ Hoài Sơn từ hạt (tỷ lệ hạt nảy mầm rất cao đạt đến 98% tuy nhiên cây rất nhỏ và yếu, khi cây ra bầu thì tỷ lệ sống chỉ có 2%). Nhân giống bằng thân: Việc tiến hành nhân giống từ thân cũng gặp nhiều khó khăn. Nghiên cứu ứng dụng Hoài Sơn trong y học: Các công trình nghiên cứu cơ bản về loài cây Hoài Sơn còn rất ít, chủ yếu là những nghiên cứu về công
  26. 17 dụng làm thuốc từ Hoài Sơn (Viện Dược liệu, hay các danh y như Đỗ Tất Lợi ) hoặc chỉ lồng ghép mô tả trong các chương trình về lâm sản ngoài gỗ và các dự án nghiên cứu về gây trồng, phát triển đã và đang diễn ra như Công ty cổ phần Traphaco đã được nhận tài trợ của Ngân hàng thế giới với đề án (Traphaco, 2011) [6]. Hoài Sơn trên thế giới Theo tài liệu Trung Quốc, trong thành phần cây Hoài Sơn có hàm lượng chất dinh dưỡng gồm: Chất bột 16%, chất nhầy, cholin, 16 axit amin, các men oxy hoá, vitamin C. Trong chất nhày có axit phytic. Trong củ có nhiều loại nguyên tố vi lượng và số lượng tuỳ theo địa điểm cây mọc khác nhau, ngoài ra, còn có d-abscicin và dopamin (Y học cổ truyền, 1997) [14]. Trong cuốn Từ điển bách khoa về phương thuốc cổ truyền Trung Quốc, (1997) [14] (bản dịch) đã nêu vai trò của rất nhiều các loại mộc thảo trong lĩnh vực y học dân gian cũng như y học hiện đại. Cây Hoài Sơn được biết đến với các phương thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hóa hoặc kết hợp với các vị thuốc thảo mộc khác chữa được dùng để chữa bệnh. Nhật Bản: Một số trường đại học ở Nhật đã nghiên cứu và phân loại các cây trong họ Củ Nâu, các sản phẩm đó cũng đã được đưa vào sử dụng trong cuộc sống. Nghiên cứu về thời gian ngủ nghỉ và tác động của các hóa chất sinh trưởng. Ảnh hưởng của điều kiện dinh dưỡng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây Hoài Sơn (Onjo M., 2003) [17]. Người dân Nhật Bản sử dụng củ Hoài Sơn để làm thực phẩm ăn tươi phục vụ cho đời sống ẩm thực như lấy chất nhầy, trộn thêm các thức ăn khác: Tương, trứng sống, cơm Ngoài ra củ Hoài Sơn còn được chế biến làm sạch đóng gói và bảo quản lạnh thành các sản phẩm để bán trong các siêu thị, nhà hàng [28]. 2.7. Một số biện pháp kỹ thuật đối với cây Hoài Sơn Kỹ thuật trồng: Chuẩn bị giống: Có 2 loại giống: Đầu củ và củ mọc ở nách lá (dái củ)
  27. 18 Nguồn gốc và cách bảo quản củ giống: Khi đào củ Hoài Sơn vào mùa đông, chọn những củ to và ngắn, không có bệnh. Sau đó cắt lấy phần đầu củ dài khoảng 17-20 cm đem bảo quản để trồng vụ sau. Từ khi cắt đầu củ tới khi trồng là khoảng thời gian dài (nửa năm) nên phải bảo quản, cất giữ cẩn thận. Giữ dái củ và chăm sóc cây con: Trước khi đào củ Hoài Sơn dưới đất, thu nhặt hết dái củ đem về phơi qua nắng và bảo quản trong nhà hoặc trong hầm, hố. Hai cách nhân giống Hoài Sơn này đều có những ưu và nhược điểm riêng: Trồng Hoài Sơn bằng đầu củ sẽ cho thu hoạch nhanh hơn. Tuy nhiên mỗi cây chỉ có 1 đầu củ nên không thể nhân giống mở rộng diện tích trồng nhanh, thậm trí còn có thiệt hại. Trồng Hoài Sơn bằng dái củ về thời gian thu hoạch có thể chậm hơn tới 1 năm. Tuy nhiên, về mặt hình thức này có thể nhân giống rộng rãi. Khi trồng bằng dái củ cây khỏe mạnh và cho sản lượng tương đối cao. Chuẩn bị đất trồng: Làm đất và bón phân: Hoài Sơn là loài cây rễ mọc ăn sâu trong lòng đất. Vì vậy cần làm đất sâu và làm đất từ mùa đông năm trước. Cần cuốc đất có độ sâu khoảng 65-70 cm, để phơi ải. Đến vụ năm sau, trước khi trồng củ bón lót phân chuống theo tỷ lệ 5.000- 7.000kg/ mẫu. Rắc đều phân lên mặt đất, sau đó bừa lấp phân. Nếu ở những vùng đất năm trước đã trồng củ thì không cần cuốc đất, chỉ đợi đến mùa xuân năm sau bón phân lót và cày bừa là được. Đánh luống: Ở miền Nam, do đặc điểm thời tiết mưa nhiều hơn nên cần phải đánh luống cao. Lên luống có mặt rộng khoảng 1.3m, rãnh luống rộng khoảng 33 cm, cao 17 cm để tiện cho việc thoát nước.
  28. 19 Ở miền Bắc, lượng mưa ít hơn nên cần phải tưới, khi trồng được 4 luống thì đắp một bờ con cao khoảng 10-13 cm để tiện cho việc giữ nước. Kỹ thuật trồng: Thời vụ: khi nhiệt độ đất trên 13 độ C mới tiến hành trồng. Miền Nam vào tháng 3. Niềm Bắc tháng 4 Giống đã được chuẩn bị sẵn từ năm trước bằng cách giữ lại đầu củ hoặc ươm dái củ. Trên luống cứ cách 27-33 cm xẻ một rãnh, mỗi luống 4 rãnh, sâu 7 cm, sau đó đặt nằm đầu củ hoặc cây con vào rãnh. Đặt mầm đều ngả về một hướng, mỗi mầm cách nhau 23-27 cm. Sau đó bón phân, mỗi mẫu bón 1.600 kg phân bắc, cuối cùng phủ đất lên. Có 2 cách trồng: Trồng hàng đơn: Hàng đơn tức là ở giữa rãnh cứ cách 13 cm đặt một cây con hoặc một ‘đầu củ” rồi phủ đất lên. Trồng hàng kép: Hàng kép tức là ở rãnh cứ cách 17 cm và đặt nghiêng hai hàng, hai đầu của hai mầm cách nhau 7 cm hai đuôi của chúng thành hình chữ “bát” rồi phủ đất lên. Về tổng sản lượng, 2 cách trồng trên đều cho sản lượng gần như nhau. Tuy nhiên, trồng hàng đơn cho củ to và dài hơn nên vẫn được lựa chọn nhiều. Ngoài ra, cũng có thể tận dụng cây ngô thu hoạc năm trước để dùng cho việc trồng Hoài Sơn. Mùa đông hàng năm trước thu hoạch ngô, lấy cây ngô về chọn những cây ngô gốc to cắt ra từng đoạn dài 65 cm, bó 50 khúc thành một bó đem ngâm vào nước phân. Khi trồng củ mài lấy những bó đó ra, dùng cọc đóng một lỗ sâu 65 cm với khoảng cách 23×20 cm rồi bỏ từng đoạn thân cây ngô vào lỗ đó, đầu trên của cây ngô bằng với lòng rãnh, sau đó đặt giống ngang đầu đoạn cây ngô, rồi bón phân, mỗi mẫu bón 1.600 kg phân chuồng, cuối cùng
  29. 20 phủ đất. Trồng theo cách này không những sản lượng cao mà củ to, tròn, thẳng, dễ chế biến, không tốn thêm nhiều công. Kỹ thuật chăm sóc: Tưới nước: Miền Bắc ít mưa nên ngay khi trồng xong nên tưới nước để cây dễ nảy mầm. Nguyên tắc là đừng để đất quá khô, mỗi lần tưới nước nên xem tình hình cây nảy mầm. Khi tưới nước thì không nên ngập cây, như vậy củ sẽ mọc đều và khỏe. Miền Nam: Vì lượng mưa nhiều hơn nên nếu không quá khô thì không cần tưới. Tuy nhiên, sau lập thu, Hoài Sơn bắt đầu phát triển mạnh nếu thất đất khô nẻ thì cần bổ sung nước kịp thời cho cây phát triển tốt. Cắm cọc cho cây leo: Cây Hoài Sơn mọc được khoảng 33 cm thì tiến hành cắm cọc. Mỗi cây cắm một cọc, chiều dài mỗi cọc khoảng 2m và buộc tụm đầu trên của 4 cọc gần nhau ở 2 hàng để tránh gió làm đổ cọc. Cuốn dây cây Hoài Sơn vào cọc sẽ tăng sản lượng của mỗi cây. Xới đất và làm cỏ: Làm cỏ với độ sâu khoảng 3cm, ở giữa các hàng có thể dùng cuốc nhưng ở giữa các cây không được dùng cuốc để tránh tổn thương cho cây mà dùng tay nhổ cỏ. Đợt làm cỏ lần thứ hai vào trung hạ tuần tháng 6, đợt tư cuối tháng 7 đầu tháng 8, cách làm cũng như đợt 1. Nhưng cần chú ý khi làm cỏ không làm gãy cây, nếu thấy dây bò ra đất thì đem quấn ngay lên cọc.
  30. 21 Bón phân thúc: Miền Bắc: Sau khi cây mọc tới khi có chiều cao khoảng 33 cm thì không bón phân. Nếu cần phải bón phân thì cần kết hợp với tưới nước. Miền Nam: thường sử dụng phân dê để bón. Sau khi làm cỏ đợt 2 và đợt 3 cần phải bón phân thúc. Mỗi lần bón 1.600 kg phân chuồng hoặc 75 kg bã dầu cải ngâm kỹ hoà với nước mà tưới. Làm như vậy có thể tăng cao sản lượng [11]. 2.8. Một số kết luận rút ra từ tổng quan Về các công dụng của cây: Hoài Sơn là cây đa tác dụng, tác dụng chủ yếu là thuốc bổ ngũ tạng, chữa suy nhược cơ thể, mạnh gân xương, chữa ỉa chảy, đái đường, gầy yếu, di tinh, giúp tiêu hoá. Về cơ sở khoa học: Việc trồng thí nghiệm cho loại cây này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và độ bền củ, tăng hiệu quả và thu nhập cho người trồng cây tại địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, hiện nay cây Hoài Sơn tại Lào cai chủ yếu được mọc tự nhiên hoặc trồng ở vườn nhà theo hình thức quảng canh với quy mô rất nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, chưa có được các giải pháp kỹ thuật đồng bộ trong trồng và chăm sóc loại cây này, chủ yếu là canh tác theo kinh nghiệm của người dân. Do đó, năng suất, chất lượng còn hạn chế và có nguy cơ bị thoái hóa giống do không quan tâm, chăm sóc đúng mức, trong khi nhu cầu tiêu dùng của thị trường ngày càng cao, đặc biệt sử dụng Hoài Sơn trong các loài thuốc chữa bệnh và phối hợp với các loại dược liệu khác. Vì vậy, việc phát triển củ mài bản địa Hoài Sơn chưa tương xứng với lợi thế của vùng, trong việc nghiên cứu phát triển sản xuất dược liệu bản địa nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất và góp phần phát triển kinh tế bền vững, ổn định.
  31. 22 Xuất phát từ vấn đề thực tế đó việc nghiên cứu thực hiện đề tài tại Lào Cai là hết sức cần thiết, góp phần vào công tác bảo tồn giống bản dược liệu quý theo định hướng của tỉnh, đồng thời, phát triển thương mại hóa giống dược liệu địa của tỉnh, gắn với phát triển thương hiệu và phát triển thị trường nhằm góp phần tăng năng suất cho người dân địa phương. Do đó, đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung kiến thức khoa học và thực tiễn trong sản xuất và phát triển cây dược liệu Hoài Sơn.
  32. 23 PHẦN 3 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Giống cây Hoài Sơn (củ mài) tại địa phương Vật liệu nghiên cứu: Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh: Được sản xuất bởi công ty Sông Gianh và được mua tại đại lý vật tư nông nghiệp tại địa phương. Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%; Acid Humic: 2,5%. Trung lượng: Ca: 1,0%; Mg: 0,5%; S: 0,3%; Các chủng vi sinh vật hữu ích Bacillus 1 × 106 CFU/g; Azotobacter: 1×106 CFU/g; Aspergillus sp: 1×106 CFU/g [20]. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Xã Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Thời gian nghiên cứu: 3/2020 - 7/2020. 3.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài gồm các nội dung nghiên cứu sau: - Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống dược liệu Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng. - Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến sinh trưởng của giống dược liệu Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng. 3.4. Phương pháp nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Lựa chọn 5 điểm trên vườn cây theo sơ đồ Hình 3.1, Mỗi ô thí nghiệm là 5m2, Tại mỗi ô, lựa chọn ngẫu nhiên 5 cây và đánh dấu theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển, Tổng số cây theo dõi là 25 cây.
  33. 24 Hình 3.1: Phương pháp chọn mẫu theo dõi thí nghiệm (Hà Minh Tuân, 2014) Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến sinh trưởng của giống dược liệu Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại/công thức = 12 ô, mỗi ô 6m2 , tổng diện tích ô thí nghiệm là 72m2 (6m2 x 12 ô). Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Dải bảo vệ NL I CT1 CT2 CT3 CT4 NL II CT3 CT1 CT4 CT2 NL III CT2 CT4 CT1 CT3 Dải bảo vệ Công thức thí nghiệm: CT1: Trồng sâu 5 cm CT2: Trồng sâu 10 cm CT3: Trồng sâu 15 cm CT4: Trồng sâu 20 cm Phân bón: 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 1,3 tấn NPK 13:13: 13 Đầu Trâu/ha.
  34. 25 - Phương pháp bón: + Bón lót 100% phân hữu cơ vi sinh + Bón thúc: Lần 1 sau trồng 3 tháng: Bón 1/2 lượng NPK Lần 2 sau trồng 6 tháng: Bón nốt lượng NPK còn lại 3.5. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi * Chỉ tiêu về đặc điểm hình thái: - Đường kính thân (cm): Mỗi điểm chọn 5 cây đại diện, với 3 lần nhắc lại. Đo cách gốc 5 cm, 15 ngày đo một lần. - Chiều cao cây (cm): Mỗi điểm chọn 5 cây đại diện, với 3 lần nhắc lại. Đo từ mặt đất lên đến điểm cao nhất của cây; 15 ngày đo 1 lần. - Tổng số lá trên cây(lá): Đối với các cây đã lựa chọn như trên, đếm toàn bộ số lá trên cây; 15 ngày đếm một lần. - Số cành trên thân chính (cành): Đếm số cành trên thân chính, đối với các cây đã lựa chọn như trên; 15 ngày đếm một lần. - Chiều dài lá thuần thục (cm): Đo từ cuống lá đến đầu mép lá, mỗi công thức đo 5 lá, làm với 3 lần nhắc lại. - Chiều rộng lá thuần thục (cm): Đo ở giữa lá phần có diện tích lớn nhất, mỗi công thức đo 5 lá, làm với 3 lần nhắc lại. * Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng: - Thời gian nảy mầm (ngày): Tính từ khi trồng đến 50% số cây bật mầm. - Tỷ lệ cây nảy mầm (cây): Đếm toàn bộ số cây trên ô thí nghiệm và tính ra tỷ lệ cây nảy mầm (theo dõi 40 ngày sau trồng). * Chỉ tiêu về động thái tăng trưởng: - Động thái tăng trưởng đường kính thân (cm): Đo cách gốc 5 cm, Cách 15 ngày đo 1 lần, mỗi công thức đo 5 cây, làm với 3 lần nhắc lại.
  35. 26 - Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất lên đến điểm cao nhất của cây. Cách 15 ngày đo 1 lần, mỗi công thức đo 5 cây, làm với 3 lần nhắc lại. - Động thái tăng trưởng tổng số lá trên cây: Đếm toàn bộ số lá trên cây. Cách 15 ngày đếm 1 lần, mỗi công thức theo dõi 5 cây, làm với 3 lần nhắc lại. - Động thái tăng trưởng số lá xanh trên cây(lá): Đếm toàn bộ số lá có màu xanh trên cây. Cách 15 ngày đếm 1 lần, mỗi công thức theo dõi 5 cây, làm với 3 lần nhắc lại. - Động thái tăng trưởng số cành trên thân chính (cành): Đếm số cành trên thân chính, cách 15 ngày đếm một lần,mỗi công thức đo 5 cây, làm với 3 lần nhắc lại. * Chỉ tiêu về sâu bệnh hại: Phương pháp lấy mẫu, cách tiến hành thí nghiệm và chỉ tiêu đánh giá được tiến hành theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT). Thành phần, tần suất xuất hiện sâu bệnh hại được tính như sau: Số lần bắt gặp của mỗi loài Tần xuất bắt gặp (%) = x 100 ∑ số lần điều tra Mức độ hại: - : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp 50%) 3.6. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1 (SAS Institute Inc, Cary, NC, USA).
  36. 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Một số đặc điểm nông sinh học của cây Hoài Sơn sau trồng 90 ngày Đặc điểm hình thái cây là một trong những chỉ tiêu cơ bản để phản ánh mức độ sinh trưởng của cây trồng. Khả năng sinh trưởng và hình thái cây phụ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái và sự tác động của con người. Khả năng sinh trưởng hình thái cây được thể hiện thông qua các chỉ số cơ bản sau: Chiều cao cây, tổng số lá trên cây, đường kính thân, số cành trên thân, chiều dài lá thuần thục, chiều rộng lá thuần thục (Bảng 4.1). Bảng 4.1: Một số đặc điểm nông sinh học của cây Hoài Sơn 45 ngày 60 ngày 75 ngày 90 ngày Chỉ tiêu sau trồng sau trồng sau trồng sau trồng Chiều cao cây 35,56 69,16 97,48 123,96 (cm) Tổng số lá trên cây 7,6 14,96 22,8 31,32 (lá/cây) Đường kính thân (cm) 0,19 0,2 0,22 0,24 Số cành trên thân chính 0,28 0,6 1,04 1,44 (cành/thân) Chiều dài lá thuần thục 6,26 (cm) Chiều rộng lá thuần thục 4,78 (cm)
  37. 28 Hình 4.1: Động thái sinh trưởng chiều cao và số lá của cây Hoài Sơn Chiều cao cây phát triển đều ở các giai đoạn, cao nhất là ở giai đoạn 90 ngày sau trồng (123,96 cm). Tổng số lá tăng lên theo sự phát triển chiều cao của cây và tăng mạnh từ giai đoạn 60 ngày đến 90 ngày sau trồng. Đường kính thân của cây Hoài Sơn cũng tăng dần ở các giai đoạn, nhưng tăng lên không đáng kể, số liệu không quá chênh lệch nhau. Từ 0,19 đến 0,24 cm (bảng 4.1). Số cành trên thân tăng lên qua từng giai đoạn phát triển của cây, từ 0,28 đến 1,44 cành/thân (bảng 4.1). Chiều dài và chiều rộng lá được đo đếm một lần khi lá thuần thục. Chiều dài lá thuần thục TB là (6,26 cm), chiều rộng lá thuần thục là (4,78 cm). Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ tiêu nghiên cứu ở các điểm tăng lên đồng đều qua từng giai đoạn. 4.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến sinh trưởng của giống dược liệu Hoài Sơn 4.2.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến thời gian nảy mầm Trong các công thức thí nghiệm, mỗi công thức có thời gian nảy mầm khác nhau tương ứng với độ trồng sâu của mỗi công thức (bảng 4.2).
  38. 29 Bảng 4.2: Thời gian nảy mầm của các công thức thí nghiệm Công thức Thời gian nảy mầm (ngày) CT1 28,33d CT2 31,33c CT3 34,67b CT4 37,33a P-value <0,05 CV 3,39 LSD 2,23 Kết quả nghiên cứu thí nghiệm cho thấy CT1 trồng sâu 5cm thì thời gian nảy mầm sớm hơn các công thức còn lại là (28,33 ngày). CT2 trồng sâu 10cm thời gian nảy mầm TB là (31,33 ngày) (bảng 4.2). CT3 trồng sâu 15cm thời gian nảy mầm TB là (34,67 ngày) (bảng 4.2). CT4 trồng sâu 20cm có thời gian nảy mầm TB là muộn nhất (37,33 ngày) (bảng 4.2). Kết quả trên cho thấy, độ sâu trồng củ có ảnh hưởng lớn tới thời gian nảy mầm của cây. Như vậy, củ trồng càng sâu thì thời gian nảy mầm càng chậm. 4.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến tỷ lệ nảy mầm Kết quả nghiên cứu thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ nảy mầm giữa các công thức chênh lệch nhau do độ trồng sâu của từng công thức. Bảng 4.3: Tỷ lệ nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm (%) Công thức (sau trồng 40 ngày) CT 1 92,22a CT 2 76,66b CT 3 65,55bc CT 4 61,11c P-value <0,05 CV 7,99 LSD 11,8
  39. 30 Công thức 1, tỷ lệ nảy mầm cao nhất (92,22%) vì được trồng ở độ sâu 5 cm Công thức 2, tỷ lệ nảy mầm là (76,66%) Công thức 3, tỷ lệ nảy mầm là (65,55%) Công thức 4, tỷ lệ nảy mầm thấp nhất (61,11%) (bảng 4.3). Như vậy cho thấy độ sâu trồng ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm của cây. Trong trường hợp đất kém tơi xốp, nếu trồng củ quá sâu sẽ ảnh hưởng lớn tới tỷ lệ mọc, tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng, phát triển của cây sau này. 4.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây Chiều cao cây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và sản lượng củ của cây. Đó là bộ phận trung gian để vận chuyển vật chất từ rễ lên lá và các sản phẩm do lá đồng hóa được xuống rễ, đến các bộ phận khác trên thân: Lá, hoa, quả Thân chính sinh trưởng và phát triển tốt, khỏe mạnh là tiền đề cho các bộ phận khác phát triển. Chiều cao cây phát triển nhanh hay chậm còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như chế độ bón phân, chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh, điều kiện khí hậu Nhìn chung cây Hoài Sơn ở các công thức thí nghiệm tăng trưởng mạnh về chiều cao ở giai đoạn sau trồng khoảng 45 ngày (bảng 4.4). Ở giai đoạn này trở đi có thể do bộ rễ đã phát triển ổn định cùng với sự phát triển của bộ lá giúp cây hấp thụ dinh dưỡng và quang hợp tốt hơn. Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các đợt theo dõi (cm) Công 45 ngày 60 ngày 75 ngày 90 ngày thức sau trồng sau trồng sau trồng sau trồng CT1 31,33a 62,93ab 92,53ab 125,66a CT2 29,20a 63,13ab 91,20b 122,33b CT3 30,33a 65,66a 93,80a 121,33b CT4 24,86b 61,66b 91,80ab 119,26c P <0,05 0,15 0,1 <0,05 CV 5,43 2,86 1,18 0,48 LSD 3,14 3,62 2,17 1,17
  40. 31 Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở giai đoạn 45 ngày sau trồng CT1 (31,33cm) trồng với độ sâu là 5 cm nên cây sẽ mọc nhanh và cao hơn các CT còn lại, thấp nhất là CT4 trồng với độ sâu 20 cm (24,86 cm) (bảng 4.4). Ở giai đoạn 60 ngày sau trồng, cây có chiều cao TB cao nhất là CT3 (65,66 cm), thấp nhất vẫn là CT4 (61,66 cm). Giai đoạn 75 ngày sau trồng, chiều cao TB cao nhất vẫn là CT3 (93,80cm), thấp nhất là CT2 (91,20 cm) (bảng 4.4). Giai đoạn 90 ngày sau trồng, chiều cao trung bình của CT1 là cao nhất (125,66 cm), thấp nhất là CT4 (119,26 cm), chênh lệch nhau 6,4 cm (bảng 4.4). Như vậy, chiều cao của cây Hoài Sơn phát triển đồng đều qua từng giai đoạn sinh trưởng. Kỹ thuật trồng có ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây nhưng không đáng kể. 4.2.4. Động thái tăng trưởng Đường kính thân Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính thân qua các đợt theo dõi (cm) 45 ngày 60 ngày 75 ngày 90 ngày Chỉ tiêu sau trồng sau trồng sau trồng sau trồng CT1 0,18a 0,21a 0,21a 0,23a CT2 0,19a 0,21a 0,23a 0,24a CT3 0,18a 0,20a 0,21a 0,23a CT4 0,19a 0,21a 0,23a 0,25a P 0,82 0,85 0,52 0,62 CV 9,48 6,9 8,34 6,55 LSD 0,03 0,02 0,03 0,03 Kết quả nghiên cứu số liệu cho thấy, đường kính thân qua các giai đoạn sinh trưởng của từng công thức tăng lên đồng đều nhau và không chênh lệch
  41. 32 quá lớn. Như vậy cho thấy kỹ thuật trồng không ảnh hưởng đến sự phát triển đường kính thân. Kết quả thống kê, so sánh giữa các công thức cho thấy không có sự khác biệt về chỉ số đường kính thân. Cụ thể ở bảng 4.5, đường kính thân TB của các công thức ở giai đoạn 45 ngày sau trồng đều là 0,18 và 0,19 cm. Giai đoạn 60 ngày sau trồng của các công thức thí nghiệm là từ 0,20 đến 0,21 cm. Giai đoạn 75 ngày sau trồng là từ 0,21 đến 0,23 cm. Giai đoạn sau trồng 90 ngày là từ 0,23 đến 0,25 cm (bảng 4.5). 4.2.5. Động thái tăng trưởng tổng số lá trên cây Cây Hoài Sơn ở các công thức thí nghiệm có xu hướng tăng trưởng mạnh về số lá từ 45 ngày sau trồng (bảng 4.6). Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng tổng số lá trên cây qua các đợt theo dõi (lá/cây) Công 45 ngày 60 ngày 75 ngày 90 ngày thức sau trồng sau trồng sau trồng sau trồng CT1 7,80a 13,20a 19,80a 26,0a CT2 5,80b 12,00ab 19,53ab 24,86a CT3 4,73bc 10,66b 18,20cb 24,26ab CT4 4,60c 10,80b 16,86c 22,73b P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05 CV 10,22 7,25 4,29 3,6 LSD 1,17 1,69 1,59 1,86 Giai đoạn 45 ngày sau trồng, số lá TB của CT1 đạt cao nhất (7,80 lá/cây), vì CT1 trồng với độ sâu là 5cm nên cây mọc trước và phát triển sớm hơn (bảng 4.6). Tiếp đến là CT2 (5,80 lá/cây), CT3 (4,73 lá/cây). CT2 và CT3 không có sự khác biệt về chỉ số này ở giai đoạn 45 ngày sau trồng. Đồng thời giữa CT3 và CT4 có số lá/cây không khác biệt về mặt thống kê.
  42. 33 Giai đoạn 60 ngày sau trồng, số lá TB của CT1 cao hơn các công thức còn lại (13,20 lá/cây), nhưng không có sự khác biệt về mặt thống kê so với CT2 (12,0 lá/cây). CT3 (10,66 lá/cây) và CT4 là (10,80 lá/cây) không có sự sai khác về mặt thống kê ở giai đoạn này (Bảng 4.6). Giai đoạn 75 ngày sau trồng, CT1 có số lá TB/cây cao hơn CT3 và CT4, nhưng không có sự khác biệt giữa CT1 và CT2. Đồng thời, CT3 và CT4 không có sự khác biệt về mặt thống kê ở giai đoạn này. Giai đoạn 90 ngày sau trồng, CT1 và CT2 cố chỉ số lá TB/cây cao hơn CT4. Đồng thời, CT3 và CT4 không có sự sai khác về mặt thống kê ở chỉ số này (bảng 4.6). Nhìn chung, tính đến thời điểm 3 tháng sau trồng, độ sâu hom củ có ảnh hưởng khá rõ tới động thái tăng trưởng chiều cao và số lá trung bình/cây. CT1 có chỉ số tăng trưởng chiều cao cao nhất, tuy nhiên không có sự khác biệt về số lá TB/cây so với CT 2 và CT 3. 4.2.6. Động thái tăng trưởng số lá xanh trên cây Kết quả nghiên cứu thí nghiệm cho thấy, số lá xanh ở các công thức tăng lên đồng đều và chênh lệch ít. Nhìn chung, số lá xanh TB/cây thể hiện rõ nhất ở giai đoạn 3 tháng sau trồng. CT 1 & 2 có số lá xanh/cây cao hơn CT4, CT3 không có sự khác biệt về mặt thống kê ở chỉ số lá xanh trung bình/cây so với CT 2 và CT4 (Bảng 4.7). Bảng 4.7. Động thái tăng trưởng số lá xanh trên cây qua các đợt theo dõi (lá xanh/cây) Công 45 ngày 60 ngày 75 ngày 90 ngày thức sau trồng sau trồng sau trồng sau trồng CT1 2,33ab 8,80a 16,06a 23,20a CT2 2,73ab 8,86a 15,86a 22,46ab CT3 2,93a 8,73a 15,60ab 21,13cb CT4 1,93b 8,46a 14,33b 19,80c P 0,15 0,9 0,87 <0,05 CV 19,31 8,15 4,62 3,84 LSD 0,95 1,42 1,42 1,66
  43. 34 4.2.7. Động thái tăng trưởng số cành trên thân chính Ở thực tế số cành trên thân phát triển tùy thuộc vào sự sinh trưởng của từng cây, có cây chỉ có thân chính không có cành, nhưng có cây lại có thể có 2-3 cành/thân cũng có thể có nhiều hơn, cây càng lên cao phát triển tốt thì sẽ ra nhiều cành hơn. Sự ra cành của cây phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cây, chế độ chăm sóc, đất, nước, khí hậu, dinh dưỡng. Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng số cành trên thân chính qua các đợt theo dõi (cành/thân) Công 45 ngày 60 ngày 75 ngày 90 ngày thức sau trồng sau trồng sau trồng sau trồng CT1 0,40 0,53 1,0 1,66a CT2 0,46 0,66 1,0 1,46ab CT3 0,46 0,73 0,86 1,06cb CT4 0,86 0,93 0,93 0,93c P 0,09 0,51 0,94 <0,05 CV 16,22 LSD 0,41 Kết quả nghiên cứu cho thấy, số cành trên thân chính của cây qua từng giai đoạn là tăng lên nhưng số liệu chênh lệch nhau không đáng kể. Số cành/cây thể hiện sự khác biệt giữa các công thức ở giai đoạn 3 tháng sau trồng (Bảng 4.8). Trong đó, công thức trồng gần bề mặt đất hơn thể hiện số cành trung bình cao hơn. Kết quả này có thể do cây trồng ở độ sâu thấp sẽ mọc nhanh và do đó, đạt đến giai đoạn phát triển cành sớm hơn các CT trồng ở độ sâu khác. 4.2.8. Chiều dài, chiều rộng lá thuần thục của cây Hoài Sơn
  44. 35 Chiều dài, chiều rộng lá của Hoài Sơn phụ thuộc vào đặc điểm giống, đất, nước, khí hậu của vùng, điều kiện sinh trưởng của cây. Cây tốt, đủ nước, dinh dưỡng và độ ẩm thích hợp sẽ sinh trưởng tốt hơn, và thể hiện ở các chỉ số về hình thái cây, trong đó có đặc điểm về kích thước lá thuần thục. Bảng 4.9: Chiều dài, chiều rộng lá thuần thục Chiều dài lá thuần thục Chiều rộng lá thuần thục Chỉ tiêu (cm) (cm) CT1 6.70a 4.8 CT2 6.50a 4.36 CT3 6.70a 4.56 CT4 5.83a 4.4 P 0.45 0.83 CV 11.03 LSD 1.41 Kết quả thống kê cho thấy, các công thức về độ sâu trồng hom củ không có ảnh hưởng tới đặc điểm về chiều dài và chiều rộng lá thuần thục (Bảng 4.9). 4.3. Tình hình sâu bệnh hại trên vườn mô hình trồng hoài sơn Sâu, bệnh hại là yếu tố hạn chế cả về năng suất và chất lượng cây trồng, sâu bệnh sẽ làm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bị ảnh hưởng. Khả năng chống chịu sâu, bệnh cũng là một chỉ tiêu quan trọng.Theo dõi mức độ gây hại của sâu, bệnh sẽ giúp nắm bắt được tình hình sâu bệnh và có thể đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp. Trong quá trình theo dõi tình hình sinh trưởng của cây trên vườn trồng, đã bắt gặp hai loại sâu đó là Sâu róm (Arna pseudoconspersa) và sâu xám
  45. 36 (Agrotis ipsilon), kết quả đánh giá mức độ gây hại của hai loại sâu này trên cây Hoài Sơn được trình bày trong Bảng 4.10. Bảng 4.10: Đánh giá mức độ gây hại của sâu trên cây Hoài Sơn Chủng loại gây hại Sâu róm (Arna pseudoconspersa) Sâu xám (Agrotis ipsilon Rott) Tần suất bắt gặp Tần suất bắt gặp Mức độ hại Mức độ hại (%) (%) 6,6 + 13,3 + Ghi chú: Đánh giá mức độ bệnh hại: - : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp 50%) Sâu róm: Có tần suất bắt gặp với tỷ lệ thấp, với tần suất bắt gặp là (6,6%) (bảng 4.10). Tần suất bắt gặp này nằm trong mức gây hại ít phổ biến. Sâu róm xuất hiện khi cây bắt đầu có một số lá non Đặc điểm gây hại: Tập trung vào ăn các lá non. Sâu xám: Loại sâu này có tần suất bắt gặp với tỷ lệ cao hơn sâu róm (13,3%). Tuy nhiên, vẫn nằm trong mức độ ít phổ biến (5-19%) (bảng 4.10). Sâu xám xuất hiện khi cây bắt đầu có lá già, chúng gây hại chủ yếu là lá già của cây. Ngoài ra, trong quá trình theo dõi, chưa thấy xuất hiện cây bị bệnh. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
  46. 37 5.1. Kết luận Từ những kết quả thu được trong quá trình theo dõi và phân tích kết quả từ các thí nghiệm đặc điểm hình thái và ảnh hưởng của kỹ thuật trồng tới cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, tôi nhận thấy: Về một số đặc điểm nông sinh học: Cây ở các điểm thí nghiệm có khả năng sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng. Các chỉ tiêu theo dõi thể hiện mức độ sinh trưởng tốt qua các giai đoạn. Cụ thể, chiều cao cây sau 45 ngày đo tăng lên từ 25 đến 34 cm. Tổng số lá cao nhất ở giai đoạn 90 ngày sau trồng (31,32 lá). Đường kính thân của các giai đoạn sinh trưởng tăng từ 0,19 đến 0,24 cm. Số cành trên thân tăng từ 0,28 đến 1,44 (cành). Về kỹ thuật trồng: Độ sâu trồng của từng công thức thí nghiệm có ảnh hưởng tới thời gian nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm của cây. Do đó, cũng có ảnh hưởng đến đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây. Trong đó, công thức 1 (trồng hom củ ở độ sâu 5cm) thể hiện các chỉ số về sinh trưởng và phát triển tốt nhất, nên lựa chọn độ sâu trồng hom củ này nhằm đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cũng như sinh trưởng và phát triển, nhằm đạt tiềm năng năng suất cao. Trong giai đoạn từ trồng tới 3 tháng sau trồng, trên vườn có xuất hiện 2 loại sâu là sâu róm và sâu xám. Tuy nhiên, mức độ gây hại thấp. Đồng thời, trong giai đoạn này không phát hiện các biểu hiện bệnh trên cây tại mô hình trồng. 5.2. Đề nghị Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên chưa đánh giá được toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Hoài Sơn ở các công thức thí nghiệm. Cần tiếp tục triển khai đánh giá về năng suất và chất lượng củ ở các công thức thí nghiệm để có kết luận chính xác hơn. Tiếp tục nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trồng trọt và tình hình phát sinh, phát triển của các loại sâu, bệnh hại trong toàn quá trình sản xuất của cây, hoàn thiện quy trình sản xuất cho giống hoài sơn tại địa bàn nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  47. 38 Tài liệu tiếng việt 1. Công ty dược phẩm Tuệ Linh Website: 2. Viện Dược liệu, 2011, Cây thuốc, Website: 3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Lào Cai Website: 4. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, tr, 848–850. 5. Tài liệu Bảo Thắng – Lào Cai Website: %AFng&type=A0 6. Traphaco, 2011, Ngân hàng Thế giới tài trợ cho “Đề án thuộc Dự án GreenPlan” của Traphaco thông qua Chương trình Ngày sáng tạo Việt Năm 2011. Website: 7. Cây thuốc quý Hòa Bình Website: 8. Tài liệu tham khảo rau rừng Việt Nam Websie: 9. Dược liệu Việt Nam Website: 10. Cây có củ và kỹ thuật thâm canh, Quyển 6: Dong riềng, khoai sáp, khoai nưa, khoai mài, khoai ráy, khoai dong. Trung tâm nghiên cứu xuất bản sách và tạp chí, Ts. Nguyễn Thị Ngọc Huệ - PGS. Ts. Đinh Thế Lộc. 11. Nông Sản Dũng Hà, Kỹ thuật trồng Hoài Sơn.
  48. 39 Website: mai-nhu-the-nao.html . 12. Phạm Đức Tuấn, 2010, “Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng một số loài cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ chính phục vụ trồng rừng phòng hộ và sản xuất cho 62 hộ nghèo”, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 13. Trung tâm ứng dụng khoa học- công nghệ Bình Dương 2012 Website: 14. Y học cổ truyền, 1997, NXB Y học Hà Nội. 15. Đỗ Huy Bích và các cộng sự, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt nam Tập I, 2004, NXB khoa học và kỹ thuật, Tr.557 – 560. 16. Nguồn gốc cây hoài sơn Website: 17. Công dụng cây hoài sơn Website: 18. Nguyễn Anh Tuấn, Trần Minh Hợi, Trần Văn Ơn (2009), Một số kết quả điều tra, nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Tạp chí sinh học, 31(1): 46-57, oa, P,T,K., Son, H,T, and Yen, N,K., 2015, 19. Phạm Văn Nguyên (1981), Những cây dầu béo ở Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 20. Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh - tổng công ty Sông Gianh Website: songgianh.com.vn Tài liệu tiếng anh 21. Simmonds, M.S., 2006. Selection, Identification and Collection of Plants for Analysis. Encyclopedia of Analytical Chemistry: Applications, Theory and Instrumentation, pp.1-14. Abraham, K., Némorin, A., Lebot, V. and
  49. 40 Arnau, G., 2013. Meiosis and sexual fertility of autotetraploid clones of greater yam Dioscorea alata L. Genetic resources and crop evolution, 60(3), pp.819-823. 22. He, B., Jiang, J., Mo, J., Huang, D., Zhou, L., Ban, H. and He, Y., 2002. Study on the quality of rhizome of Dioscorea persimilis. Journal of Chinese medicinal materials, 25(4), pp.233-236. Mohan, V.R., Shajeela, P.S., Jesudas, L.L. and Soris, P.T., 2011. Nutritional and antinutritional evaluation of wild yam (Dioscorea spp.). Tropical and subtropical Agroecosystems, 14(2), pp.723-730. 23. Saleha, S., Saidi, N., Rasnovi, S. and Iqbalsyah, T.M., 2018. Nutritional Composition of Dioscorea Hispida from Different Locations around Leuser Ecosystem Area. Journal Natural, 18(1), pp.1-6. Sang, D.T., Ogata, K. and Mizoue, N., 2012. Use of edible forest plants among indigenous ethnic minorities in Cat Tien Biosphere Reserve, Vietnam. Asian Journal of Biodiversity, 3, pp.23-50. 24. Thanh, M.P., Van Anh, P.T., Thong, N.T. and Lien, N.T.H., 2018. Effect of TD0014 on intracavernous pressure elicited with electrical stimulation of the cavernous nerve in male rats. JMR, 111(E2), p.2. Chang, W.T., Chen, H.M., Yin, S.Y., Chen, Y.H., Wen, C.C., Wei, W.C., Lai, P., Wang, C.H. and Yang, N.S., 2013. Specific Dioscorea phytoextracts enhance potency of TCL-loaded DC-based cancer vaccines. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine, 2013. 25. Mignouna, H.D., Abang, M.M. and Asiedu, R., 2003. Harnessing modern biotechnology for tropical tuber crop improvement: Yam (Dioscorea spp.) molecular breeding. African Journal of Biotechnology, 2(12), pp.478-485. 26. Ayensu ES. (1972), “Anatomy of the monocotyledons VI Dioscoreales”. Oxford Press, Oxford,p.182.
  50. 41 27. Jean M. and Cappadocia M. (1992), “Effects of growth regulators on in vitro tuberization in Dioscorea alata L„ Brazo fuerte‟ and D.abyssinica Hoch”. Plant cell Rep, pp.34-38. 28. Onjo M, 2003, Induction of spracting in dormant y am (Dioscorea spp) tuber with inhibitors of gibberellins. Exp. Agric, 39: 209- 217.
  51. PHỤ LỤC 1 Kết quả xử lý dữ liệu thống kê Đường kính thân 45 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 0,00035833 0,00007167 0,22 0,9398 Error 6 0,00193333 0,00032222 Corrected Total 11 0,00229167 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,156364 9,489277 0,017951 0,189167 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0,00006667 0,00003333 0,10 0,9033 trt 3 0,00029167 0,00009722 0,30 0,8235 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0,000322 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 0,0359 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 0,19667 3 4 A A 0,19000 3 2 A A 0,18667 3 1 A A 0,18333 3 3
  52. 60 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 0,00088333 0,00017667 0,83 0,5738 Error 6 0,00128333 0,00021389 Corrected Total 11 0,00216667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,407692 6,909421 0,014625 0,211667 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0,00071667 0,00035833 1,68 0,2642 trt 3 0,00016667 0,00005556 0,26 0,8521 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0,000214 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 0,0292 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 0,21667 3 4 A A 0,21333 3 2 A A 0,21000 3 1 A A 0,20667 3 3
  53. 75 ngày sau trồng The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 0,00098333 0,00019667 0,57 0,7253 Error 6 0,00208333 0,00034722 Corrected Total 11 0,00306667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,320652 8,343537 0,018634 0,223333 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0,00011667 0,00005833 0,17 0,8492 trt 3 0,00086667 0,00028889 0,83 0,5232 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0,000347 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 0,0372 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 0,23333 3 4 A A 0,23000 3 2 A A 0,21667 3 1 A A 0,21333 3 3
  54. 90 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 0,00091667 0,00018333 0,74 0,6199 Error 6 0,00148333 0,00024722 Corrected Total 11 0,00240000 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,381944 6,551376 0,015723 0,240000 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0,00045000 0,00022500 0,91 0,4516 trt 3 0,00046667 0,00015556 0,63 0,6223 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0,000247 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 0,0314 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 0,25000 3 4 A A 0,24000 3 2 A A 0,23667 3 3 A A 0,23333 3 1
  55. Chiều cao cây 45 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 75,89333333 15,17866667 6,13 0,0237 Error 6 14,85333333 2,47555556 Corrected Total 11 90,74666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,836321 5,437983 1,573390 28,93333 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 2,90666667 1,45333333 0,59 0,5850trt 3 72,98666667 24,32888889 9,83 0,0099 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 2,475556 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 3,1435 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 31,333 3 1 A A 30,333 3 3 A A 29,200 3 2 B 24,867 3 4
  56. 60 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 37,34333333 7,46866667 2,27 0,1730 Error 6 19,70666667 3,28444444 Corrected Total 11 57,05000000 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,654572 2,860779 1,812304 63,35000 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 12,08000000 6,04000000 1,84 0,2383 trt 3 25,26333333 8,42111111 2,56 0,1505 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 3,284444 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 3,6208 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 65,667 3 3 A B A 63,133 3 2 B A B A 62,933 3 1 B B 61,667 3 4
  57. 75 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 30,48666667 6,09733333 5,12 0,0356 Error 6 7,14000000 1,19000000 Corrected Total 11 37,62666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,810241 1,181449 1,090871 92,33333 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 19,20666667 9,60333333 8,07 0,0199 trt 3 11,28000000 3,76000000 3,16 0,1072 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 1,19 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 2,1794 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 93,8000 3 3 A B A 92,5333 3 1 B A B A 91,8000 3 4 B B 91,2000 3 2
  58. 90 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 70.16333333 14.03266667 40.35 0.0002 Error 6 2.08666667 0.34777778 Corrected Total 11 72.25000000 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.971119 0.482789 0.589727 122.1500 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 6.02000000 3.01000000 8.65 0.0171 trt 3 64.14333333 21.38111111 61.48 <.0001 Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0.347778 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 1.1782 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 125.6667 3 1 B 122.3333 3 2 B B 121.3333 3 3 C 119.2667 3 4
  59. Tổng số lá 45 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 20,28666667 4,05733333 11,82 0,0046 Error 6 2,06000000 0,34333333 Corrected Total 11 22,34666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,907816 10,22000 0,585947 5,733333 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0,60666667 0,30333333 0,88 0,4610 trt 3 19,68000000 6,56000000 19,11 0,0018 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0,343333 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 1,1707 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 7,8000 3 1 B 5,8000 3 2 B C B 4,7333 3 3 C C 4,6000 3 4
  60. 60 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 15,16666667 3,03333333 4,23 0,0540 Error 6 4,30000000 0,71666667 Corrected Total 11 19,46666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,779110 7,256243 0,846562 11,66667 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 2,52666667 1,26333333 1,76 0,2499 trt 3 12,64000000 4,21333333 5,88 0,0322 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0,716667 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 1,6913 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 13,2000 3 1 A B A 12,0000 3 2 B B 10,8000 3 4 B B 10,6667 3 3
  61. 75 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 18.64666667 3.72933333 5.84 0.0265 Error 6 3.83333333 0.63888889 Corrected Total 11 22.48000000 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.829478 4.297340 0.799305 18.60000 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 2.22000000 1.11000000 1.74 0.2539 trt 3 16.42666667 5.47555556 8.57 0.0137 Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0.638889 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 1.5969 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 19.8000 3 1 A B A 19.5333 3 2 B B C 18.2000 3 3 C C 16.8667 3 4
  62. 90 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 18.55333333 3.71066667 4.76 0.0419 Error 6 4.67333333 0.77888889 Corrected Total 11 23.22666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.798794 3.607140 0.882547 24.46667 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 1.88666667 0.94333333 1.21 0.3616 trt 3 16.66666667 5.55555556 7.13 0.0210 Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0.778889 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 1.7632 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 26.0000 3 1 A A 24.8667 3 2 A B A 24.2667 3 3 B B 22.7333 3 4
  63. Số lá xanh 45 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 1,93666667 0,38733333 1,68 0,2711 Error 6 1,38000000 0,23000000 Corrected Total 11 3,31666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,583920 19,31207 0,479583 2,483333 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0,16666667 0,08333333 0,36 0,7103 trt 3 1,77000000 0,59000000 2,57 0,1504 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0,23 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 0,9582 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 2,9333 3 3 A B A 2,7333 3 2 B A B A 2,3333 3 1 B B 1,9333 3 4
  64. 60 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 0,68333333 0,13666667 0,27 0,9137 Error 6 3,03333333 0,50555556 Corrected Total 11 3,71666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,183857 8,157067 0,711024 8,716667 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0,40666667 0,20333333 0,40 0,6856 trt 3 0,27666667 0,09222222 0,18 0,9046 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0,505556 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 1,4206 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 8,8667 3 2 A A 8,8000 3 1 A A 8,7333 3 3 A A 8,4667 3 4
  65. 75 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 9.99333333 1.99866667 3.90 0.0639 Error 6 3.07333333 0.51222222 Corrected Total 11 13.06666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.764796 4.627351 0.715697 15.46667 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 4.52666667 2.26333333 4.42 0.0661 trt 3 5.46666667 1.82222222 3.56 0.0870 Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0.512222 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 1.4299 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 16.0667 3 1 A A 15.8667 3 2 A B A 15.6000 3 3 B B 14.3333 3 4
  66. 90 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 23.77666667 4.75533333 6.87 0.0181 Error 6 4.15333333 0.69222222 Corrected Total 11 27.93000000 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.851295 3.842951 0.831999 21.65000 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 3.50000000 1.75000000 2.53 0.1598 trt 3 20.27666667 6.75888889 9.76 0.0100 Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0.692222 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 1.6622 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 23.2000 3 1 A B A 22.4667 3 2 B B C 21.1333 3 3 C C 19.8000 3 4
  67. Số cành trên thân chính 45 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 0,49000000 0,09800000 2,45 0,1529 Error 6 0,24000000 0,04000000 Corrected Total 11 0,73000000 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,671233 36,36364 0,200000 0,550000 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0,08000000 0,04000000 1,00 0,4219 trt 3 0,41000000 0,13666667 3,42 0,0935 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0,04 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 0,3996 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 0,8667 3 4 B 0,4667 3 3 B B 0,4667 3 2 B B 0,4000 3 1
  68. 60 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 0,33666667 0,06733333 0,70 0,6458 Error 6 0,58000000 0,09666667 Corrected Total 11 0,91666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,367273 43,38316 0,310913 0,716667 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0,08666667 0,04333333 0,45 0,6585 trt 3 0,25000000 0,08333333 0,86 0,5101 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0,096667 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 0,6212 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 0,9333 3 4 A A 0,7333 3 3 A A 0,6667 3 2 A A 0,5333 3 1
  69. 75 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 0.09666667 0.01933333 0.18 0.9588 Error 6 0.63333333 0.10555556 Corrected Total 11 0.73000000 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.132420 34.19928 0.324893 0.950000 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.06000000 0.03000000 0.28 0.7622 trt 3 0.03666667 0.01222222 0.12 0.9476 Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0.105556 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 0.6491 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 1.0000 3 1 A A 1.0000 3 2 A A 0.9333 3 4 A A 0.8667 3 3
  70. 90 ngày sau trồng: The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 1.29666667 0.25933333 5.98 0.0250 Error 6 0.26000000 0.04333333 Corrected Total 11 1.55666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.832976 16.22077 0.208167 1.283333 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.24666667 0.12333333 2.85 0.1351 trt 3 1.05000000 0.35000000 8.08 0.0158 Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0.043333 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 0.4159 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 1.6667 3 1 A B A 1.4667 3 2 B B C 1.0667 3 3 C C 0.9333 3 4
  71. Chiều dài lá thuần thục The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 2.12666667 0.42533333 0.85 0.5639 Error 6 3.02000000 0.50333333 Corrected Total 11 5.14666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.413212 11.02787 0.709460 6.433333 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 0.60666667 0.30333333 0.60 0.5774 trt 3 1.52000000 0.50666667 1.01 0.4523 Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0.503333 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 1.4174 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 6.7000 3 1 A 6.7000 3 3 A A 6.5000 3 2 A A 5.8333 3 4
  72. Chiều rộng lá The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 1.62500000 0.32500000 0.78 0.5988 Error 6 2.50166667 0.41694444 Corrected Total 11 4.12666667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.393780 14.24365 0.645712 4.533333 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 1.27166667 0.63583333 1.52 0.2914 trt 3 0.35333333 0.11777778 0.28 0.8366 Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 0.416944 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 1.2901 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 4.8000 3 1 A 4.5667 3 3 A 4.4000 3 4 A 4.3667 3 2
  73. Thời gian nảy mầm The GLM Procedure Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 139,4166667 27,8833333 22,31 0,0008 Error 6 7,5000000 1,2500000 Corrected Total 11 146,9166667 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0,948951 3,396559 1,118034 32,91667 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 1,1666667 0,5833333 0,47 0,6481 trt 3 138,2500000 46,0833333 36,87 0,0003 Alpha 0,05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 1,25 Critical Value of t 2,44691 Least Significant Difference 2,2337 Means with the same letter are not significantly different, t Grouping Mean N trt A 37,3333 3 4 B 34,6667 3 3 C 31,3333 3 2 D 28,3333 3 1
  74. Tỷ lệ nảy mầm Class Level Information Class Levels Values rep 3 1 2 3 trt 4 1 2 3 4 Number of Observations Read 12 Number of Observations Used 12 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 5 1742.329692 348.465938 9.99 0.0071 Error 6 209.318533 34.886422 Corrected Total 11 1951.648225 R-Square Coeff Var Root MSE yield Mean 0.892748 7.993873 5.906473 73.88750 Source DF Type I SS Mean Square F Value Pr > F rep 2 12.970400 6.485200 0.19 0.8350 trt 3 1729.359292 576.453097 16.52 0.0026 Alpha 0.05 Error Degrees of Freedom 6 Error Mean Square 34.88642 Critical Value of t 2.44691 Least Significant Difference 11.801 Means with the same letter are not significantly different. t Grouping Mean N trt A 92.220 3 1 B 76.663 3 2 B C B 65.557 3 3 C C 61.110 3 4
  75. PHỤ LỤC 2 Hình ảnh thí nghiệm Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện thí nghiệm Lên luống Củ ra mầm chuẩn bị đem đi trồng Cây sau trồng 20 ngày Làm giàn
  76. Cây sau trồng 3 tháng