Khóa luận Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người Dao tại xã Kim Sơn, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

pdf 98 trang thiennha21 19/04/2022 4300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người Dao tại xã Kim Sơn, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_kinh_nghiem_su_dung_tai_nguyen_cay_thuo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người Dao tại xã Kim Sơn, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG TIẾN DỤ NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DAO TẠI XÃ KIM SƠN, HUYỆN ĐỊNH HÓA, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm Nghiệp Lớp : K47 – LN Khoa : Lâm Nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Thái TS. Đỗ Hoàng Chung Thái Nguyên, năm 2019
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Hoàng Chung. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên tháng năm 2019 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên TS. Đỗ Hoàng Chung Hoàng Tiến Dụ XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm. (Ký, họ và tên)
  3. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Kim Sơn, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên ". Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Vậy tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng tôi. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo thầy giáo TS.Nguyễn Văn Thái. TS. Đỗ Hoàng Chung đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn các ban ngành lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Rừng ATK Định Hoá – Thái Ngyên và ban lãnh đạo xã Kim Sơn, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên cùng người dân trong xã Kim Sơn - Định Hoá, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày . tháng năm 2019 Sinh viên
  4. iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng các dân tộc khai thác sử dụng làm thuốc tại xã Kim Sơn 22 Bảng 4.2. Tên cây thuốc được người dân tộc dao nhắc đến với số lần nhiều nhất từ cao xuống thấp 38 Bảng 4.2: Bảng mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây tiêu biểu được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng làm thuốc 40 Bảng 4.3. Tri thức địa phương về khai thác các loài cây thuốc. 49 Bảng 4.4. Các bài thuốc của cộng đồng người Dao. 55 Bảng 4.5. Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài tại địa bàn xã Kim Sơn 60
  5. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng cho thấy có thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng. 15 Hình 4.1: Biểu đồ về bộ phận thu hái một số loài cây thuốc được cộng đồng dân tộc Dao khai thác và sử dụng 37 Hình:4.2.Biểu đồ các dạng cây thuốc được người dân thu hái làm thuốc 49 Hình 4.3 biểu đồ các dạng cây thuốc được người dân sử dụng 54
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA CR Cực kỳ nguy cấp CREDEP Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền EN Nguy cấp LSNG Lâm sản ngoài gỗ NCCT Người cung cấp tin SĐVN Sách đỏ Việt Nam sp Chưa xác định rõ tên, họ theo khoa học STT Số thứ tự UNESCO Tổ chức Di sản văn hóa thế giới USD Đồng đô la Mỹ VU Sắp nguy cấp WHO Tổ chức Y tế thế giới WWF Tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới
  7. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài. 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. cơ sở nghiên cứu đề tài . 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trê thế giới . 8 2.3.tinhf hình nghiên cứu trong nước 10 2.4.tổng quan về khu vực nghiên cứu 8 2.4.1 Vị trí địa lý 10 2.4.2. Địa hình địa thế 11 2.4.3. Khí hậu- thuỷ văn 11 2.4.4. Địa chất , thổ nhưỡng 12 2.4.5. Tài nguyên rừng 12 2.4.6. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội 12 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng nghiên cứu 14
  8. vii 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành. 14 3.3. Nội dung nghiên cứu. 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu. 14 3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản. 14 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu. 14 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật học 19 3.4.5. Phương pháp nội nghiệp 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 22 4.1. Các loài cây thuốc phát hiện được ở cộng đồng dân tộc Dao tại khu vực nghiên cứu. 22 4.2. Đặc điểm hình thái và phân bố của một số cây dược liệu tiêu biểu được người dân tộc dao xã Kim Sơn sử dụng thường xuyên. 37 4.3. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc. 49 4.3.1. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc. 49 4.3.2. Tri thức địa phương trong việc sử dụng các loài cây thuốc. 54 4.4. Các loài thực vật dùng để làm thuốc và các bài thuốc quan trọng cần được bảo tồn, nhân rộng. 60 4.4.1. Các loài thực vật dùng để làm thuốc cần được bảo tồn và nhân rộng. . 60 4.5 Đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo tồn và nhân rộng các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Dao 62 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63 5.1. Kết luận 63 5.2. Kiến nghị 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Rừng không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu, phòng hộ đầu nguồn, hạn chế thiên tai, ngăn chặn sự hoang mạc hoá, chống sói mòn, sạt lở đất, ngăn ngừa lũ lụt, đảm bảo an ninh quốc phòng, đồng thời rừng cũng tạo cảnh quan phục vụ cho du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Cây thuốc dân gian từ lâu đã được nhiều người quan tâm đến đây là nguồn tài nguyên thực vật có giá trị thiết thực cho các cộng đồng địa phương trong việc phòng chữa bệnh, ngoài ra nó còn có giá trị trong việc bảo tồn nguồn gen, cung cấp cho lĩnh vực dược học. Cho đến nay Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú, trong đó có tài nguyên cây thuốc, đặc biệt là khu vực Trường Sơn. Thêm vào đó với những kinh nghiệm đã được tích lũy qua 4000 năm lịch sử, đã sử dụng nguồn tài nguyên phục vụ cho nhu cầu cuộc sống từ ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh vv của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Đó là một ưu thế lớn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thực vật trong đó có nguồn tài nguyên cây thuốc góp phần nâng cao đời sống và sức khỏe của mọi người đặc biệt là các đồng bào Dân tộc thiểu số ở các vùng sâu, vùng xa nơi cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong đó có rừng. Theo các nhà phân loại thực vật ở Việt Nam giàu tài nguyên thực vật nhất Đông Nam Á, nơi có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao. Trong đó có 3.948 loài được dùng làm thuốc (Viện dược liệu, 2004) [8] chiếm khoảng 37% số loài đã biết. Đó chưa kể đến những cây thuốc gia truyền của 54 dân
  10. 2 tộc thiểu số Việt Nam, cho đến nay chúng ta chỉ mới biết được có một phần. Ngoài ra các nhà khoa học Nông Nghiệp đã thống kê được 1.066 loài cây trồng trong đó cũng có 179 loài cây sử dụng làm thuốc. Theo kết quả điều tra của viện dược liệu trong thời gian 2002 – 2005 số loài cây thuốc ở một số vùng trọng điểm thuộc các tỉnh gắn với dãy Trường Sơn như sau: Đắc Lắc (751 loài), Gia Lai (783 loài), Kon Tum (814 loài), Lâm Đồng (756 loài). Với hệ thực vật như vậy, thành phần các loài cây thuốc hết sức phong phú và đa dạng. Sức khỏe lại là một phần quan trọng của con người, trong mỗi chúng ta không phải lúc nào cũng khỏe và ai cũng khỏe cả, mà nhiều lúc ốm đau, bệnh tật thì cần phải có thuốc để chữa bệnh nhằm ổn định và nâng cao cuộc sống hằng ngày. Với các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh khi mà nguồn thuốc Tây Y không phục vụ đến kịp thời. Các bài thuốc Nam lại là nguồn nguyên liệu sẵn có, đó là các loài cây xung quanh mình để sử dụng làm thuốc an toàn và có hiệu quả. Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm trọng , kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn tiến đến sử dụng bền vững bền vững. Đối với các cộng đồng dân tộc Dao ở xã Kim Sơn, huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên có những bài thuốc, kinh nghiệm rất hay, đơn giản nhưng hiệu quả trong việc chữa bệnh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ghi nhận và gìn giữ vốn kiến thức quý báu trong việc sử dụng cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng người Dao tại xã Kim Sơn, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên" được thực hiện nhằm tìm ra giải pháp để bảo tồn và phát triển các loài thuốc có giá trị và kinh nghiệm sử dụng các bài thuốc của cộng đồng dân tộc. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
  11. 3 - Phát hiện được từ cộng đồng người Dao các bài thuốc, cây thuốc dân gian dùng để trị các loại bệnh thường gặp trong cuộc sống. - Lựa chọn được các bài thuốc, cây thuốc hay quan trọng để phát triển nhân rộng và bảo tồn trên cơ sở lựa chọn có sự tham gia của người dân. - Tư liệu hóa được tri thức sử dụng, một số bài thuốc gia truyền và những kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào dân tộc Dao từ các loài cây hoặc các bộ phận của cây sử dụng an toàn và có hiệu quả. - Tư liệu hóa được tri thức trong việc trồng, khai thác và chế biến cây thuốc của các cộng đồng người Dao ở khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát triển những hệ thống kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Kim Sơn, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu - Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế. - Tích lũy những kinh nghiệm khi đi làm. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần vào việc quản lí tài nguyên rừng bền vững. - Phát hiện tương đối đầy đủ về cây thuốc, bài thuốc được cộng đồng dân tộc Dao khai thác và sử dụng. - Đề xuất một số giải pháp kiến nghị phải có tính khả thi, thực tế phù hợp với điều kiện của địa phương. - Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi ra trường.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở thực hiện đề tài Tri thức bao gồm sự hiểu biết về sự vật, hiện tượng của thế giới tự nhiên xung quanh con người. Hệ thống tri thức là sản phẩm trí tuệ của loài người được tích lũy từ những kinh nghiệm của quá trình lao động sản xuất thực tiễn trong cuộc sống hàng ngày. Hệ thống tri thức này hình thành trong thời gian dài lịch sử, tồn tại và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội qua sự trải nghiệm của nhân dân lao động. Vậy tri thức bản địa là gì? Theo định nghĩa chung cuả tổ chức Di sản văn hóa thế giới (UNESCO), tri thức bản địa là tri thức hoàn thiện được duy trì, tồn tại và phát triển trong một thời gian dài với sự tương tác qua lại gần gũi giữa con người với môi trường tự nhiên nó được truyền miệng từ đời này sang đời khác và rất ít khi được ghi chép lại. Tri thức bản địa là tri thức được tạo ra bởi một nhóm người qua nhiều thế hệ sống và quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên trong một vùng nhất định. Tri thức bản địa là nguồn tài nguyên quốc gia giúp ích rất nhiều cho quá trình phát triển theo những phương sách ít tốn kém, có sự tham gia của người dân và đạt được sự bền vững. Các dự án phát triển dựa trên cơ sở tri thức bản địa sẽ lôi kéo được nhiều người dân tham gia, vì nó hợp với suy nghĩ của nhân dân, dân biết phải làm gì và làm như thế nào. Đó chính là cơ sở của sự thành công. Đặc điểm quan trọng của tri thức bản địa là luôn thích ứng với sự thay đổi của môi trường, các cộng đồng cư dân địa phương luôn có ý thức bản địa hóa những du nhập từ bên ngoài có lợi và thích hợp với cộng đồng. Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm đến các thành phần khác gỗ. Ngày nay, trong các chiến lược phát triển bền vững của các dự án lâm nghiệp xã hội, nông lâm kết hợp người ta đã chú ý nhiều đến các lâm sản
  13. 5 khác ngoài gỗ. Và có khái niệm cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ là bao gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở tất cả các hình thái của nó. Các loài cây thuốc đa phần là các sản phẩm Lâm sản ngoài gỗ thuộc một phần của tài nguyên thực vật. Tài nguyên thực vật là tổng hợp của sinh quyển trong một loạt các thảm thực vật. Tài nguyên thực vật như là các nhà sản xuất chính, để duy trì chu kỳ dinh dưỡng sinh quyển và cơ sở dòng năng lượng trên trái đất. Tài nguyên thực vật giữ một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người nói riêng và sinh vật nói chung. Nhưng trong thời gian vừa qua tài nguyên này đã bị suy thoái nghiêm trọng do sự tác động tiêu cực của con người, chính vì vậy, gần đây Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương, đường lối mới như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật đất đai năm 2013, Luật đa dạng sinh học năm 2008, Nghị định 32 của Chính phủ năm 2010, cùng với hàng loạt các văn bản khác đã ra đời nhằm bảo vệ và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí. Đây là một cơ sở pháp lí quan trọng để thực hiện thành công đề tài tri thức bản về khai thác và sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao ở xã Kim Sơn Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan, 2005) [5]. Đến năm 1992, J.H.de Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của
  14. 6 tổ chức Nông lương thế giới khi nghiên cứu về vai trò của thị trường và của Lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc cải thiện đời sống cho người dân ở miền núi sống ở trong và gần rừng, thu hút họ tham gia vào việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững, giúp họ có thể yên tâm sống chủ yếu vào nghề rừng. Theo ước tính của tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Dẫn theo Nguyễn Văn Tập, 2006) [10]. Tiến sĩ James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loại cây thuốc (Trần Thị Lan, 2005) [5]. 2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới, nhiều nước đã sử dụng nguồn Lâm sản ngoài gỗ để làm thuốc, nhiều nước đã có các đề tài nghiên cứu về thuốc và họ cũng đã sử dụng nhiều nguồn tài nguyên này để xuất khẩu làm dược liệu và thu được một nguồn tài chính khá lớn. Đặc biệt là Trung Quốc, có thể khẳng định đây là quốc gia đi đầu trong việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Một nghiên cứu rất thành công của họ đã cho ra đời cuốn sách "Kỹ thuật gây trồng cây thuốc ở Trung Quốc" vào năm 1968, do các nhà nghiên cứu Vân Nam - Trung Quốc thực hiện. Cuốn sách này đã đề cập tới đặc điểm sinh thái, công dụng, kỹ thuật gây trồng, ché biến và bảo quản cây Thảo quả (Phan Văn Thắng, 2002) [11].
  15. 7 Vào thế kỷ XVI, Lý Thời Trân đưa ra “Bản thảo cương mục” sau đó năm 1955 cuốn bản thảo này được in ấn lại. Nội dung cuốn sách đã đưa đến cho con người cách sử dụng các loại cây cỏ để chữa bệnh. Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của Liên Xô đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1972 tác giả N.G. Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nước Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây hại cho sức khỏe của con người. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc” tác giả Kovalena đã giúp người đọc tìm được loại cây thuốc và chữa đúng bệnh với liều lượng đã được định sẵn (Trần Thị Lan, 2005) [5]. Đến năm 1992, J.H.de Beer- một chuyên gia Lâm sản ngoài gỗ của tổ chức Nông lương thế giới khi nghiên cứu về vai trò của thị trường và của Lâm sản ngoài gỗ đã nhận thấy giá trị to lớn của Thảo quả đối với việc cải thiện đời sống cho người dân ở miền núi sống ở trong và gần rừng, thu hút họ tham gia vào việc quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng bền vững, giúp họ có thể yên tâm sống chủ yếu vào nghề rừng. Theo ước tính của tổ chức Quỹ thiên nhiên thế giới (WWF) có khoảng 35.000 – 70.000 loài trong số 250.000 loài cây được sử dụng vào mục đích chữa bệnh trên toàn thế giới. Nguồn tài nguyên cây thuốc này là kho tàng vô cùng quý giá của các dân tộc hiện đang khai thác và sử dụng để chăm sóc sức khỏe, phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc của các nền văn hóa. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày nay có khoảng 80% dân số các nước đang phát triển có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc qua các chất chiết suất từ dược liệu (Dẫn theo Nguyễn Văn Tập, 2006) [10]. Tiến sĩ James A.Dule – nhà dược lý học người Mỹ đã có nhiều đóng góp cho tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong việc xây dựng danh mục các loài cây thuốc, cách thu hái, sử dụng, chế biến và một số thận trọng khi sử dụng các loại cây thuốc (Trần Thị Lan, 2005) [5].
  16. 8 2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước Việt Nam nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thích hợp cho sự phát triển của thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng. Một số vùng cao lại có khí hậu á nhiệt đới, phù hợp với việc trồng cây thuốc ưa khí hậu mát mẻ. Đặc biệt là nước ta có dãy núi Trường Sơn rộng lớn là nơi có rất nhiều cây thuốc phục vụ cho đồng bào nhân dân sống gần ở trong rừng mà họ sống xa các trạm xá, bệnh viện thì việc cứu chữa tại chỗ là vô cùng cần thiết và cấp bách. Theo nguồn thông tin Viện Dược liệu (2004) thì Việt Nam có đến 3.948 loài cây làm thuốc, thuộc 1.572 chi và 307 họ thực vật (kể cả rêu và nấm) có công dụng làm thuốc. Trong số đó có trên 90% tổng số loài cây thuốc mọc tự nhiên. Nhưng qua điều tra thì con số này có thể được nâng lên vì kiến thức sử dụng cây thuốc của một số đồng bào dân tộc thiểu số chúng ta nghiên cứu chưa được đầy đủ hay còn bỡ ngỡ, trong đó có cộng đồng dân tộc Dao ở xã Kim Sơn , huyện Định Hoá, Tỉnh Thái Nguyên. Những năm qua, chỉ riêng ngành Y học dân tộc cổ truyền nước ta đã khai thác một lượng dược liệu khá lớn. Theo thống kê chưa đầy đủ thì năm 1995, chỉ riêng ngành Đông dược cổ truyền tư nhân đã sử dụng 20.000 tấn dược liệu khô đã chế biến từ khoảng 200 loài cây. Ngoài ra còn xuất khẩu khoảng trên 10.000 tấn nguyên liệu thô [6] [8]. Kết quả nghiên cứu của Phạm Thanh Huyền tại xã Địch Quả- huyên Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của cộng đồng dân tộc cho thấy kiến thức về việc sử dụng nguồn cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở đây. Với kiến thức đó họ có thể chữa khỏi rất nhiều loại bệnh nan y bằng những bài thuốc cổ truyền. Tuy nhiên những kiến thức quý báu này chưa được phát huy và chưa có cách duy trì hiệu quả, chưa có tổ chức. Tác giả đã chỉ rõ những loài thực vật rừng được người dân
  17. 9 sử dụng làm thuốc, nơi phân bố, công dụng, cách thu hái chúng. Thêm vào đó họ còn đưa ra một cách rất chi tiết về mục đích, thời vụ, và các điều kiêng kị khi thu hái cây thuốc. Họ đã đánh giá được mức độ tác động của người dân địa phương, nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên cây thuốc [4]. Ở nước ta số loài cây thuốc được ghi nhận trong thời gian gần đây không ngừng tăng lên, theo báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu về dược liệu và tài nguyên cây thuốc (Viện dược liệu, 2003) [7]. - Năm 1952 toàn Đông Dương có 1.350 loài. - Năm 1986 Việt Nam đã biết có 1.863 loài. - Năm 1996 Việt Nam đã biết có 3.200 loài. - Năm 2000 Việt Nam đã biết có 3.800 loài Trong công trình cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt, Trần Khắc Bảo đã đưa ra một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cây thuốc như: diện tích rừng bị thu hẹp, chất lượng rừng suy thoái hay quản lý rừng còn nhiều bất cập, trồng chéo kém hiệu quả. Từ đó tác giả cho rằng chiến lược bảo tồn tài nguyên cây thuốc là bảo tồn các hệ sinh thái, sự đa dạng các loài và di truyền. Bảo tồn cây thuốc phải gắn liền với bảo tồn và phát huy trí thức Y học cổ truyền và Y học dân gian gắn với sử dụng bền vững và phát triển cây thuốc [1] Theo Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc Dân tộc cổ truyền (CREDEP) từ trước đến nay khá nhiều địa phương trong nước đã có truyền thống trồng cây thuốc và có nhiều nghiên cứu về cây thuốc, bài thuốc chữa các bệnh thường gặp hang ngày. Trong 2 năm gần đây, Ngô Qúy Công (2005) đã tiến hành điều tra việc khai thác, sử dụng cây thuốc Nam tại vùng đệm của Vườn quốc gia Tam Đảo, nghiên cứu kỹ thuật nhân giống, gây trồng một số loài cây thuốc quý nhằm bảo tồn và phát triển cho mục đích gây trồng thương mại. Họ chỉ rõ phương pháp thu hái cũng là vấn đề cần quan tâm, việc
  18. 10 thu hái bằng cách đào cả cây do bộ phận dùng chủ yếu là rễ, củ làm cho số lượng loài suy giảm nhanh chóng và đây cũng là nguy cơ dẫn đến sự khan hiếm, thậm chí là sự tuyệt chủng của một số lớn các cây thuốc. Vì vậy việc nhân giống nhằm mục đích hỗ trợ cây giống cho người dân có thể trồng tại vườn nhà cũng như xây dựng các vườn cây thuốc tại địa phương đều giảm áp lực thu hái cây thuốc trong rừng tự nhiên là việc làm rất cần thiết và đưa ra những giải pháp, đề xuất hợp lý để bảo tồn và phát triển [3]. Đỗ Hoàng Sơn và cộng sự (2008) đã tiến hành đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng vầ tiềm năng gây trồng cây thuốc tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm. Qua điều tra họ thống kê được tại Vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm có 459 loài cây thuốc thuộc 346 chi và 119 họ trong 4 ngành thực vật. Người dân thuộc vùng đệm ở đây chủ yếu là cộng đồng dân tộc Sán Dìu sử dụng cây thuốc để chữa 16 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó trên 90% số loài được sử dụng trong rừng tự nhiên. Mỗi năm có khoảng hơn 700 tấn thuốc tươi từ Vườn quốc gia Tam Đảo được thu hái để buôn bán. Nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây đang bị suy giảm khoảng 40% so với 5 năm trước đây. Trên cơ sở các nghiên cứu các tác giả đã đề xuất 26 loài cây thuốc cần được ưu tiên và bảo tồn [9]. 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 2.3.1 Vị trí địa lý Kim Sơn là 1 xã của huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, nước Việt Nam. Xã Kim Sơn nằm tại phía bắc của huyện và tiếp giáp với xã Quy Kỳ về phía bắc và tây bắc, xã Kim Phượng về phía đông, thị trấn Chợ Chu về phía đông nam và xã Phúc Chu về phía nam và tây nam. Với tổng diện tích tự nhiên là 1.028,9 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 227,06 ha đất trồng lúa là 157 ha, đất lâm nghiệp là 589,94 ha Hiện nay,địa bàn xã Kim Sơn gồm có 2 miền là miềm là miền Kim Tân gồm có 8 xóm ở phía bắc xã (Kim Tấn 1, Kim Tân 2, Kim Tân 3, Kim Tân 4, Kim Tân 5,
  19. 11 Kim Tân 6, Kim Tân 7, Kim Tân 8), và Kim Tiến gồm 5 xóm ở phía nam xã : (Kim Tiến 1, Kim Tiến 2, Kim Tiến 3, Kim Tiến 3, Kim Tiến 4 và Kim Tiến 5). 2.3.2. Địa hình địa thế Có địa hình khá phức tạp, hình thành những sườn đồi, ruộng bậc thang và vùng đồng bằng. - Đặc điểm địa hình đa dạng là tiền đề phát sinh nhiều loại đất khác nhau và sự đa dạng hóa các cây trồng. Tuy nhiên, địa hình phức tạp cũng gây khó khăn không nhỏ đến khả năng sử dụng đất cho mục đích nông nghiệp như hạn hán, úng lụt cục bộ, thiết kế đồng ruộng, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, cải tạo đồng ruộng khó khăn trong việc bố trí các công trình quy hoạch, xây dựng giao thông thủy lợi 2.3.3. Khí hậu- thuỷ văn Khí hậu của Kim Sơn mang đặc trưng của miền núi phía Bắc, thích hợp cho sự phát triển đa dạng về sinh học, có điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau: cây ăn quả, cây công nghiệp như cây chè, cây lương thực Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố thuận lợi, khí hậu vùng lập quy hoạch còn có những ảnh hưởng bất lợi nhất định đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. - Nhiệt độ: trung bình từ 23,2 – 27,3oC, nhiệt độ trong ngày cao nhất là 40,70. - Mưa: chia thành hai mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 850- 900mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Vì vậy tình trạng hạn hán, úng lụt thường xuyên thay phiên xảy ra gây nhiều thiệt hại về đời sống và sản xuất. - Gió bão: Gió mùa đông Bắc thổi vào mùa lạnh, kéo dài từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau, gió lạnh kèm theo mưa phùn đôi khi gây ra hiện tượng băng giá, sương muối. Gió mùa đông Nam thổi vào mùa nóng, kéo dài từ tháng 5 đến hết tháng 9 trong năm
  20. 12 2.3.4. Địa chất , thổ nhưỡng 2.3.5. Tài nguyên rừng Đến năm 2012, diện tích đất lâm nghiệp của xã là 592,88 ha chiếm 59,67% diện tích đất tự nhiên toàn xã, trong đó toàn bộ là đất rừng sản xuất. Công tác khoanh nuôi rừng, bảo vệ và trồng mới rừng đã được chính quyền và nhân dân quan tâm, nhiều dự án chương trình 661, chương trình 135, dự án tăng cường phục hồi rừng bằng phương thức nông lâm kết hợp được nhân dân hưởng ứng thực hiện và đã đạt được những kết quả đáng kể. Bên cạnh việc khoanh nuôi,bảo vệ rừng, người dân còn tập trung chăm sóc và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, rừng đã chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế xã và việc nâng cao thu nhập của người dân cũng như bảo vệ môi trường 2.3.6. Điều kiện dân sinh – kinh tế - xã hội - Kinh tế + Thương mại - dịch vụ: 15,10% + Công nghiệp - TTCN: 8,2% - Tổng thu nhập toàn xã: 16,17 tỷ đồng; - Thu nhập bình quân/người/năm: 8,6 triệu đồng/người/năm; - Tỷ lệ hộ nghèo: 33,33%; So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí 10, 11 của Bộ tiêu chí quốc gia NTM: Chưa đạt. - Văn hoá – giáo dục - Văn hóa: Có 03/13 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa, đạt 23 % và 52% số hộ đạt gia đình văn hóa - Thực hiện tốt nếp sống văn minh, các khu dân cư luôn chấp hành các quy ước, hương ước đề ra, tích cực tham gia xây dựng làng xã văn hoá. So với tiêu chí văn hóa xã NTM: Chưa đạt. - Giáo dục: Mức độ phổ cập giáo dục trung học đã đạt 93,75 %; Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 80 %; Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 8,5 % So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Chưa đạt.
  21. 13 - Y tế: - Trạm Y tế chưa đạt chuẩn quốc gia. - Toàn xã có 1.660 người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 77%, trong đó đối tượng tham gia chủ yếu là dân tộc thiếu số, trẻ em, học sinh, cán bộ hưu trí, cán bộ, công chức, viên chức và các hộ thuộc danh sách hộ nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế. - Về công tác kế hoạch hóa gia đình đã được chỉ đạo chặt chẽ, triển khai tốt các chương trình truyền thông dân số, tuyên truyền vận động dân nhân chấp hành pháp lệnh dân số, quan tâm đến chất lượng dân số, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, ổn định để xây dụng cuộc sống ấm no gia đình hạnh phúc. So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Chưa đạt.
  22. 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng làm thuốc. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Tại cộng đồng dân tộc Dao sống tại xã Kim Sơn, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành 5 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019). 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Thành phần loài cây được cộng đồng người Dao sử dụng làm thuốc. Nội dung 2: Đánh giá mức độ khai thác, sử dụng và các loài cây thuốc ưu tiên bảo tồn. Nội dung 3: Tài liệu hóa tri thức địa phương trong việc khai thác sử dụng các loài cây thuốc và gây trồng. Nội dung 4: đề xuất giải pháp 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cùng các tài liệu có liên quan tớí các chuyên đề của các tác giả trong và ngoài nước tại khu vực nghiên cứu. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.2.1. Liệt kê tự do. Liệt kê tự do là kỹ thuật thường được áp dụng trong nghiên cứu xã hội. Áp dụng trong điều tra cây thuốc, liệt kê tự do cần được thực hiện qua hai giai đoạn: (i) liệt kê tự do và (ii) xác định cây thuốc. Liệt kê tự do: Là việc hỏi/ phỏng vấn một tập hợp người cung cấp tin (NCCT), đề nghị họ cho tên tất cả các tên của cây làm thuốc.
  23. 15 Chọn mẫu: NCCT được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên – phân tầng: NCCT được phân thành một số nhóm nhất định (theo kinh nghiệm; dân tộc; độ tuổi; giới ), sau đó lấy ngẫu nhiên NCCT từ các loại đó. Phỏng vấn: Sử dụng một câu hỏi duy nhất cho tất cả NCCT, ví dụ: “Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên tất cả các cây trong khu vực có thể được sử dụng làm thuốc mà bác (anh/chị/ông/bà) biết?”. Điều quan trọng nhất khi phỏng vấn là đề nghị NCCT liệt kê đầy đủ tên cây làm thuốc bằng tiếng dân tộc của mình. Điều này tránh được sự nhầm lẫn tên cây thuốc giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau. Số tên cây thuốc Số người cần hỏi Số người cung cấp tin Hình 3.1. Đường cong xác định cây thuốc trong một cộng đồng cho thấy có thể dừng phỏng vấn khi số loài không tăng. Xử lý dữ liệu: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng tay hay bằng các phần mềm máy tính, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên cây thuốc được NCCT nhắc đến, (ii) đếm số lần tên cây thuốc n được nhắc đến (tần số nhắc đến), và (iii) xếp danh mục các tên theo thứ tự nào đó, ví dụ như xếp theo tần số giảm dần. Có thể xác định danh mục các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu (hay các loài cốt lõi), là các loài được nhiều NCCT nhắc đến, cộng với một số lượng lớn các loài được một số ít NCCT hay chỉ một người nhắc đến. Các loài tiêu biểu phản ánh sự tồn tại của một
  24. 16 tiêu chuẩn văn hóa, tri thức chung của cộng đồng liên quan đến lĩnh vực cây thuốc trong khu vực điều tra. Các loài còn lại thể hiện cái nhìn, tri thức, kinh nghiệm riêng của các thành viên trong cộng đồng. 3.4.3.2. Xác định cây thuốc Sau khi xử lý dữ liệu và loại bỏ tên đồng nghĩa, chúng ta có trong tay một danh mục tên các cây được cộng đồng sử dụng là thuốc. Tuy nhiên đây chỉ là danh mục bằng tên địa phương, chưa rõ tên nào thuộc loài nào. Do đó, cần thiết phải xác định tên phổ thông và tên khoa học của các cây mang tên đó. Để làm được việc này, cần thu thập mẫu tiêu bản của tất cả các tên cây thuốc đã được nêu ra trong danh mục, xử lý và định tên (tiến hành theo phương pháp điều tra theo tuyến). Việc xác định tên khoa học của các mẫu cây thuốc dựa trên tên được liệt kê nói trên sẽ góp phần loại bỏ các tên đồng nghĩa trong phần liệt kê tự do lần nữa. Như vậy số loài cây thuốc thực tế có thể sẽ nhỏ hơn số tên thống kê được trong giai đoạn liệt kê tự do. Cần chú ý là một tên địa phương có thể chỉ nhiều loài khác nhau, thường là các loài trong cùng một chi, có đặc điểm hình thái giống nhau hay các loài có cùng công dụng. Sỗ liệu điều tra của các mục trên được ghi vào các mẫu biểu có sẵn (Phụ lục 1 đến phụ lục 4). 3.4.3.3. Điều tra theo tuyến với người cung cấp tin quan trọng Đây là phương pháp thường được áp dụng trong điều tra tài nguyên thực vật. Dựa trên cơ sở kết quả của bước Liệt kê tự do, lựa chọn người cung cấp tin quan trọng và tiến hành xác định tên khoa học và vị trí phân loại của các loài cây thuốc trên thực địa. NCCT quan trọng là những người am hiểu về cây thuốc trong khu vực, thường là những người già, phụ nữ, tự nguyện cung cấp thống tin. Mục tiêu điều tra là xác định chính xác các loài cây đã được liệt kê tại bước liệt kê tự do. Các bước thực hiện bao gồm: + Xác định tuyến điều tra: Tuyến điều tra có thể được xác định dựa trên thực trạng thảm thực vật, địa hình và phân bố cây thuốc trong khu vực. Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình điều tra, tuyến điều tra nên đi qua các địa hình và thảm
  25. 17 thực vật khác nhau. Trong điều tra tại cộng đồng, lấy trung tâm công đồng làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. Số lượng tuyến phụ thuộc vào thời gian và nhân lực sẵn có. + Thu thập thông tin tại thực địa: Cách đơn giản nhất là NCCT và điều tra viên cùng đi theo tuyến và phỏng vấn đối với bất kỳ cây nào gặp trên đường đi. Cách thu thập thông tin khác, có hệ thống hơn, là NCCT và điều tra viên dừng lại tại mỗi điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối với tất cả các loài cây thuốc xuất hiện trong khu vực đó. Thông tin cần phỏng vấn bao gồm: tên cây (tên địa phương), bộ phận dùng, cách dùng Để tiết kiệm thời gian người ta thường in sẵn một sổ mẫu biểu có các nội dung điều tra đã định trước và đánh dấu tại các nội dung phù hợp trong quá trình điều tra. Bất kỳ cây nào được NCCT xác định là cây thuốc đều được thu thập để xác định tên khoa học (Phụ lục 5) . + Xử lý thông tin: Thông tin thu thập được theo phương pháp này thường có tính chất định tính, bao gồm: Danh mục loài (tên địa phương, tên khoa học, bộ phận dùng, công dụng, ), ước lượng tần số xuất hiện trong tuyến điều tra. 3.4.3.4. Xác định các loài cây thuốc cần ưu tiên bảo tồn Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài: + Độ hữu ích của loài đối với người dân địa phương: sử dụng thang 3 mức điểm - Loài không có tiềm năng được dùng ở địa phương: 0 điểm - Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm - Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm + Mức độ để xâm nhập (vị trí mọc của loài để bị tìm thấy để khai thác): sử dụng thang 2 mức điểm - Loài mọc ở nơi rất khó xâm nhập: 0 điểm - Loài mọc ở nơi rất dễ xâm nhập: 1 điểm + Tính chuyên biệt về nơi sống (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng sống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 mức điểm - Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm
  26. 18 - Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm - Loài có nơi sống hẹp: 2 điểm + Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh hưởng đến sự sống của loài): sử dụng thang mức 3 điểm - Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm - Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm - Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm 3.4.3.5. Phương pháp phỏng vấn và thảo luận nhóm Sử dụng một số câu hỏi cho những người được chọn. Trong khi phỏng vấn, yêu cầu người cung cấp thông tin đưa ra tên cây theo tiếng của dân tộc mình. Quá trình phỏng vấn có thể diễn ra ở một chỗ (nhà, vườn hay trong rừng) hoặc cán bộ nghiên cứu cùng với người cung cấp tin vừa đi vừa phỏng vấn. Cách thứ hai có ưu điểm là trong một lúc, người cung cấp tin chưa thể nhớ hết các cây được sử dụng, khi đi như vậy sẽ giúp họ gợi nhớ tốt hơn. Trong phỏng vấn cần kết hợp cả các cách phỏng vấn sau: + Phỏng vấn mở: Là dạng phỏng vấn tự do, chúng ta có thể hỏi về bất kỳ cây nào với những câu hỏi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh khi đó, thứ tự các nội dung cần hỏi có thể thay đổi tuỳ ý dựa trên câu trả lời của câu hỏi trước của người cung cấp thông tin. + Phỏng vấn bán cấu trúc: Một số câu hỏi được chuẩn bị trước và một số câu hỏi có thể thêm vào tuỳ theo các tình huống cụ thể. + Phỏng vấn có cấu trúc (phỏng vấn sâu): Là phỏng vấn có sử dụng một bộ câu hỏi nhất định đối với những người cung cấp thông tin có chọn lọc tham gia. + Phỏng vấn tái diễn (Trình diễn tri thức): Là cuộc phỏng vấn trong đó chúng ta yêu cầu người dân địa phương diễn giải lại một quy trình xử lý hay chế biến nào đó. + Phỏng vấn chéo: Là cách phỏng vấn để kiểm tra thông tin của người khác đã đưa ra trong các lần phỏng vấn trước. Thảo luận nhóm: Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các thông tin bổ sung, đánh giá mức độ ưu tiên bảo tồn các loài cây thuốc, chúng tôi tiến hành thảo
  27. 19 luận nhóm. Nhóm thảo luận bao gồm cả những người tham gia và không tham gia phỏng vấn trước đó. Trong khi thảo luận, cán bộ nghiên cứu lần lượt đưa các thông tin đã thu thập được ra để mọi người tranh luận, nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý và bổ sung qua quá trình này. 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật học Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương. Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (cây thảo nhỏ hay dương xỉ). Các cây lớn thu từ 3- 5 mẫu trên cùng cây; các cây thảo nhỏ và dương xỉ thì thu 3 - 5 cây (mẫu) sống gần nhau. Điều này là rất cần thiết để bổ sung cho nhau trong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật. Các mẫu được thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu bản: 41 x 29 cm. Tuy nhiên trong điều tra thực vật dân tộc học, các mẫu tiêu bản thu được thường không đầy đủ các tiêu chuẩn trên. Trong các trường hợp này, cần thu thập các mẫu vật có thể (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ ), các mẫu này không đủ cơ sở để xác định chính xác tên khoa học nhưng có thể định hướng cho quá trình thu thập thông tin kèm theo và thu mẫu tiêu bản bổ sung sau này. Bên cạnh các mẫu thực vật điển hình thì để mô phỏng cho giá trị sử dụng, chúng tôi còn thu thập các mẫu thực vật dân tộc học- các mẫu thực vật chứa đựng giá trị tri thức dân tộc như: bộ phận dùng, các bộ phận có đặc điểm để phân biệt bởi tri thức dân tộc, các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được ghi chép ngay tại hiện trường. Các thông tin về thực vật cần có như: Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ; mùi, vị của hoa quả nếu có thể biết được Bên cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu cũng nên được ghi cùng.
  28. 20 Các thông tin về thực vật dân tộc học được ghi chép thông qua tri thức của người cung cấp thông tin. Có thể phỏng vấn trực tiếp hay quan sát cách thức thực hiện các tri thức đó để thu nhận thông tin. Các thông tin cần ghi là: tên dân tộc của cây, ý nghĩa của tên, mục đích sử dụng, bộ phận dùng, cách khai thác, bảo quản và sử dụng, cách thức dùng khi phối hợp với các cây khác, nguồn gốc thông tin Ngoài ra, do mẫu thực vật dân tộc thường không có đầy đủ các bộ phận để quan sát trực tiếp nên cán bộ điều tra đề nghị người cung cấp tin mô tả các bộ phận còn thiếu tuy nhiên những mô tả này chỉ để tham khảo và định hướng tiếp theo chứ không được coi là các mô tả thực vật vì cách nhìn nhận, mô tả của người dân không hoàn toàn trùng khít với cách mô tả thực vật của người nghiên cứu. Các thông tin có thể được vào phiếu điều tra ngay tại hiện trường hoặc ghi vào sổ tay sau đó đến cuối ngày phải vào phiếu. Xử lý mẫu: Trong khi thực địa, các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) và được ngâm trong dung dịch cồn 40o - 45o để mang về. Khi về, mẫu được lấy ra khỏi cồn và được đặt giữa hai tờ báo khô, cứ như vậy thành từng tập, kẹp bằng kẹp mắt cáo để mang đi phơi hoặc sấy khô. Mẫu có thể được xử lý độc và khâu hay không là tùy vào yêu cầu cụ thể. Định tên: Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh. Cơ sở để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích được từ mẫu vật, các thông tin ghi chép ngoài thực địa, từ đó so sánh với các khoá phân loại đã có hay với các bản mô tả, hình vẽ. Các tài liệu thường xuyên được dùng là: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam Các mẫu vật phức tạp, không có nhiều đặc điểm nhận dạng sẽ được chuyển cho các chuyên gia phân loại sâu để giám định. Lập danh lục: Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, tiến hành lập danh lục thực vật, Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây được sắp xếp theo thứ tự abc. Trong bảng danh lục
  29. 21 có các cột là: Stt, Tên dân tộc, tên phổ thông, tên khoa học, họ thực vật, chế biến và sử dụng, địa điểm thu mẫu. 3.4.5. Phương pháp nội nghiệp Tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, thống kê tất cả các loài cây thuốc lên danh lục thực vật và viết báo cáo. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để phân tích xử lý thống kê.
  30. 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 4.1. Các loài cây thuốc phát hiện được ở cộng đồng dân tộc Dao tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở điều tra các bài thuốc trong đó có các cây thuốc được đồng bào xác định theo tiếng địa phương và một số ít tên phổ thông, nhóm nghiên cứu đã cùng người dân đi rừng lấy mẫu, mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái sau đó mang về làm tài liệu tra cứu xác định tên phổ thông cùng tên khoa học và họ thực vật của chúng. Kết quả được tổng hợp thành bảng cây thuốc sau: Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được cộng đồng các dân tộc khai thác sử dụng làm thuốc tại xã Kim Sơn Tên phổ Tên địa Bộ phận Stt Tên khoa học Công dụng thông phương dùng I.Nghành Hạt Kín I.1. Trilliaceae – Họ Trọng lâu 10 Bảy lá một Triệt ay Paris polyphylla Thân, rễ Thanh nhiệt, giải hoa độc, trị ho, rắn cắn, sốt rét, I.2. Urticaceae – Họ Gai 2 Ðay rừng Ðay peo Pouzolzia sanguinea Toàn cây Chữa bệnh đái vàng I.3. Verbenaceae - Cỏ roi ngựa 3 Bọ mẩy Kèng ghđéng Clerodendrun Lá, rễ Chữa sốt phát bungeisteud ban, viêm amydan, cổ họng 4 Mò hoa Nỏ ghi gố Clerodendrun Thân, cành, Trị ho, lao phổi, trắng calamitosum lá viêm gan, cảm lạnh,
  31. 23 5 Bạc hà Nòm già Caryopteris incana Cả cây Giải nhiệt, trị rừng ho, 6 Mò hoa Chàn ghi giá Clerodendrum Rễ,thân, lá Chữa kinh nguyệt đỏ(xích squamatum(Vent), không đều, có đồng nam) Willd kinh đau bụng, viêm loét tử cung, bệnh phụ nữ, mụn nhọt, viêm mật, vàng da, huyết áp cao I.4. Zingiberaceae - Họ Gừng 7 Gừng Can khýong Zingiber Thân, rễ Chữa ho, mất officinal Rosc tiếng, tốt cho tiêu hóa, nôn mửa, say tàu xe 8 Nghệ đen Dẳng trang Curcuma aeruginosa Củ Chữa đau bụng, kía đầy hơi, bế kinh, 9 Sa nhân Say ghìn Amomun aromaticum Hạt Chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy trướng, nôn mửa I.5. Sapindaceae - Họ Bồ hòn 10 Bồ hòn Mắc hón Sapindus saponaria Cây, hoa, Chữa ho đờm, hôi hạt, miệng, sâu răng
  32. 24 11 Vải Mắc pai Litchi chinensis Vỏ Trị cảm, rắn độc cắn, gẫy xương, phong thấp đau nhức xương đau I.6. Solanaceae - Họ Cà 12 Cà độc Kìa ghim Brugmansia Hoa và lá Chữa hen Dược suaveolens suyễn,ho, hen, mụn nhọt I.7. Smilacaceae – Họ Khúc khắc 13 Khúc khắc Cổ săn lung Heterosmilax Rễ, củ Giải độc,lợi gaudichaudiana gân, I.8. Rautaceae - Họ Cam 14 Ba chạc Nòm pua tói Euodia lepta Lá, cành, Chữa ghẻ, mụn thân, rễ nhọt, phong thấp,, đau gân 15 Bưởi bung Mắc pục Gilycosmis parvyflora V ỏ, quả Trị hen, ho nhiều,, đau dạ dày, đau thoát vị I.9. Rubiaceae - Họ Cà phê 16 Bakích/ Chay chàng Morindaofficnaliss Rễ Bổ thận, hóa ruột gà đờm 17 Lưỡi rắn Lỉng mia Heloyotis corymbosa Toàn cây Chữa sốt rét, kiết lị, vàng da, bỏng, 18 Mõ lông Chờ gáy xiết Paederia scandens Lá Chữa đau khớp,, mia đau bụng, kiết lỵ
  33. 25 19 Gãng Lờ cãng ghin Radia spinosa Quả, rễ và vỏ Điều kinh, chữa mụn nhọt, lở loét I.10. Rhamnaceae - Họ Táo ta 20 Dây đòn Xà phoong Gouania leptoschya Lá, dây Giảm sốt, chữa gánh nòm ngộ độc, cảm gió I.11. Saururaceae - Lá giấp 21 Rau Diếp Cùa mua mia Houttuynia cordata Toàn cây Chữa sốt xuyết cá huyết, táo bón, mụn, viêm phổi, quai bị I.12. Plantaginaceae - Họ Mã đề 22 Bông mã đề Hàng trầy Plantago major Cả cây Chữa viêm càu mia thận cấp và mãn tính, sỏi niệu, viêm bàng quang cấp tính I.13. Poaceae - Họ Lúa 23 Cỏ may Mia pa hẩu Chryssopogon Cả cây Chữa da vàng, aciculatus mắt vàng, trị giun 24 Cỏ mần Piềng Eleusine indica Toàn cây Chữa cao huyết trầu áp, lao phổi, mụn nhọt, 25 Sả Trà gang Cymbopogon Lá Chống bệnh ung caesius thý, giảm tiêu hóa,, giảm huyết áp,
  34. 26 26 Ý dĩ Cổ lèng si Coix lacryma Hạt Chữa áp xe phổi,, viêm ruột, ỉa chảy,, phong thấp I.14. Polygonaceae - Họ Rau rãm 27 Thồm lồm Giông sui Polygonum Toàn cây Chữa viêm họng, chinensis viêm ruột, viêm gan, lỵ, nấm âm đạo 28 Cốt khí Reynoutria japonica Củ, rễ Chữa tê thấp, cầm máu, 29 Hà thủ ô đỏ Đòi đáo Fallopia Củ, rễ Chữa suy thận, loàng multiflora thiếu máu, I.15. Portul acaeraceae – Họ Rau sam 30 Rau Sam Méc chèn pẻ Portulaca oleracea Toàn cây Trị bệnh tiểu đường, rối loạn hệ thống thần kinh,, chống lão hóa. I.16. Myristicaceae – Họ Máu chó 31 Máu chó Knema globularia Hạt Chữa ghẻ I.17. Myrsinaceae – Họ Đơn nem 32 Khôi Dạ dầy mia Ardisia gigantifolia Lá Chữa đau dạ dày 33 Đơn trắng Tùi nòm pẻ Maesa montana Cả cây Chữa đau răng, đau tai, băng huyết, đái ra máu,
  35. 27 I.18. Myrtacea – Họ Sim 34 Ổi Mắc ổi Psidium guajava Lá, quả Trị tiêu chảy, xanh mụn nhọt, bầm tím, giảm đau răng I.19. Orchidaceae – Họ Lan 35 Lan kim Anoectochilus Cả cây Bổ máu, dưỡng tuyến calcareus âm, chữa trị nóng phổi và nóng gan I.20. Oxalidaceae – Họ Chua me đất 36 Khế chua Mắc pường Averrhoa carambola Lá, hoa, quả. Ch ữa dị ứng, mẩn sia ngứa, nhức đầu I.21. Papaveraceae – Họ Thuốc phiện 37 Cà dại hoa Kỉa vèng Argemone mexicana Rễ Chữa trai chân, vàng mụn cơm, bệnh ngoài ra I.22. Leeaceae – Họ Gối hạc 38 Gối hạc Leea rubra Rễ Chữa tê thấp, đau nhức khớp xương,, đau bụng, I.23. Loranthaceae – Họ Tầm gửi 39 Tầm gửi Phác mạy Sp Cả cây Có tác dụng khỏe nghiến nghiến gân cốt, giảm đau nhức các khớp xương.
  36. 28 40 Tầm gửi Phác mạy Helixanthera Cả cây Bổ thận, phong gạo đỏ nghịu sp. thấp, an thai; thường trị phong thấp, tê bại, đau, đau bụng, huyết áp cao, lợi gan I.24. Malvaceae – Họ Bông 41 Dâm bụt Phù cuối Hibiscusrosa sinesis Lá, hoa, vỏ, Chữa mụn nhọt, pèng rễ kiết lị, quai bị, viêm tuyến mang tai I.25. Melastomataceae – Họ mua 42 Mua núi Mua đỏ Melastoma normale Toàn cây Chữa vàng da, băng huyết, tụ máu bầm tím, ung thư dạ dày I.26. Meliaceae – Họ Xoan 43 Xoan Mạy liên Melia azedarach Vỏ Chữa giun I.27. Menipermaceae – Họ Tiết dê 44 Bình vôi đỏ Kèng tìn Stephania rotunda Củ ,lá Chữa an thần, mất ngủ, nhức đầu, khó thở, 45 Dây đau Kèng pú mia Timospora sinensis Dây và lá Chữa sốt rét, đau xương dây thần kinhhông, phong thấp,
  37. 29 46 Hoàng Fibraurea tinctoria Thân hoặc rễ Chữa viêm gan đằng viêm ruột đau mắt 47 Dây tiết dê Lươt bé Cissampelis var. Lá và rễ Chữa táo bón, hirsuta kiết lị, đái dắt, I.28. Mimosaceae – Họ Trinh nữ 48 Xấu hổ Mia đót Mimosa var. unijuga Cả cây Chữa đau nhức xương, viêm dạ dày mạn tính, viêm khí quản, zona I.29. Moraceae – Họ Dâu tằm 49 Dâu tằm Xa poong Morus alba Cả cây Chữa lao hạch, táo bón, phổi nóng, táo bón,,,, I.30. Musaceae – Họ Chuối 50 Chuối rừng Cuối đông Musa coccinea Hoa, quả Chống ung thư, thanh nhiệt, giải độc, chữa bệnh, trầm cảm, thiếu máu I.31. Elaeagnaceae – Họ Nhót
  38. 30 51 Nhót rừng Mắc nót đông Elaegaggnus bonii Toàn cây Chữa ho, lao phổi, thổ huyết, phong hàn, phong thấp đau nhức 52 Nhót nhà Mắc nót Elaeagnus latifolia Rễ, vỏ, lá Chữa hen suyễn, thổ huyết, viêm khí quản mạn tính I.32. Erythropalaceae – Họ dây hương 53 Long châu Lá, ngọn Chữa viêm thận, sói viêm gan, viêm Bò khai Erythropalum đường tiết liệu, scandens tiểu tiện không thông I.33. Euphorbiaceae – Họ Thầu dầu 54 Bòn bọt, Xẻ ai đẻng Glochidion rubrum Rễ, thân, hoa Ch ữa rắn cắn, bọt ếch phù thận, phù suy tim 55 Đơn lá đỏ Excoecaria Toàn cây Thanh nhiệt giải cochichinensis Lour độc, lợi tiểu, giảm đau. mẩn ngứa, mụn nhọt, đi lỵ, đái ra máu, đại tiện ra máu, ỉa lỏng lâu ngày. 56 Diệp hạ Lèng hin Phyllanthus amarus Toàn cây Lợi tiểu, bảo vệ châu mia gan, chữa ỉa chảy, viêm ruột
  39. 31 57 Thầu dầu Pà mà mia Ricinus communis Hạt, rễ và lá Trị táo bón, viêm mủ da, phong thấp đau nhức khớp I.34. Fabaceae – Họ Đậu 58 Ba chẽ Pun khoái Dendrololium Lá Chữa lỵ, trực noom lanceolatum khuẩn, rắn cắn, ỉa chảy 59 Mắt trâu Guàng chàng Desmodium Toàn cây Thanh nhiệt, giải mia styracifolum độc, tiêu viêm 60 Làm bàm m'ba báp Entadaphaseoloides Vỏ,thân,hạt Tác dụng trừ Merr., E. sandess phong thấp và Benth. hoại huyết.Hạt có tác dụng chống co giật, giảm đau, lợi tiểu. I.35. Iridaceae – Họ Lay đơn 61 Tỏi đỏ (sâm Sẩm si Eleutherine bulbosa Củ Kháng sinh, đại hành) chống viêm, 62 Rẻ quạt (xạ Chày nòm Belamcanda Thân, rễ Chữa quai bị, can) dán chinensis viêm họng cấp tính, viêm khí quản mãn tính I.36. Laauceae – Họ Long não
  40. 32 63 Quế dại Que mu Cinnamomum Cả cây Chữa đau bụng,, loureirii đau thắt lưng, trị vẩy nến,mề đay I.36. Caprifooliaceae – Họ Cơm cháy 64 Kim ngân Nang dum Lonicera bournei Hoa sắp nở, Trị mụn nhọt, ban mia cành nhỏ và sởi, ho do phế lá nhiệt I.37. Caryophyllaceae – Họ Cẩm chướng 65 Rau đắng Lều là Myosoton aquaticum Toàn cây Chữa sỏi thận, (cây xương rắn cắn, lợi tiểu, cá) vàng da I.38. Cucurbitaceae – Họ Bầu Bí 66 Gấc Pờ luồng piêu Momordica Hạt Trị mụn, lở loét, cochinchinensis khô da, khô mắt, 67 Giảo cổ Sắc giạ Gynostemma Thân, lá Hạ mỡ máu, lam pentaphylum chống lão hóa, hạ đường huyết, hin cường miễn dịch I.39. Cusaitaceae – Họ Tơ hồng 68 Dây tơ Khau lương Cuscuta chinensis Dây Chữa mụn nhọt,, hồng tiểu tiện không thông, hen, viêm sỏi thận I.40. Araliaceae – Họ Nhân sâm 69 Đu đủ gai Đẻng quạ Trevesia palmata Cả cây Chữa phù thũng, đái dắt, tê thấp
  41. 33 I.41. Asteliaceae – Họ Huyết dụ 70 Huyết dụ Quyền diên ái Cordyline terminalis Hoa, lá và rễ Trị chứng chảy máu cam, kiết lỵ chảy ra máu, ho ra máu I.42. Asteraceae – Họ Cúc 71 Cỏ lào (cỏ Nhá nhật Eupatorium Toàn cây, Chữa lỵ cấp tính, nhật) coelestinum chủ yếu là lá ỉa chảy, viêm đại tràng đau nhức xương 72 Cỏ ngũ sắc Mĩa lâu Ageratum conyzoides Toàn cây Chữa viêm xoang, trừ rễ chống dị ứng, 73 Xương Blumea lanceolaria Lá Trị ho xông 74 Ngải cứu Ngọi Artemisia japonica Cả cây Chữa đau bụng, sơ cứu vết thương, 75 Nhọ nồi Ecliptahintean Cả cây Trị xuất huyết nội /cỏ mực tạng, bảo vệ gan,rong kinh I.43. Bignoniaceae – Họ chùm ớt 76 Núc nác Đèng piêu Oroxylum indicum Cả cây Trị viêm họng pang cấp và mãn tính, viêm gan vàng da I.44. Campanulaceae – Họ Hoa chuông
  42. 34 77 Đẳng sâm Sẩm si Codonopsis javanica Rễ Chữa nhức mỏi đau hin, đầy bụng, tức ngực, kiết lỵ, tiêu chảy I.45. Amaranthaceae – Họ Rau dền Chữa viêm gan, Cỏ xước viêm thận, quai 78 Mía ghim Achyranthes aspera Toàn cây bị, chống sổ mũi,co giật 79 Mào gà đỏ Chay cóng Celosia var. cristata Cụm hoa Cầm máu, gua mia và hạt chữa sốt I.46. Ananascomosusceae-Họ Dứa xczzD80 ứa rừng Nhứa đông Ananascomosus Rễ, lá, quả Thanh nhiệt lợi tiểu, sỏi thận, giải độc rượu I.47. Apiaceae- Họ Hoa tán 81 Rau má Chéc trèn Hydrocotyle Toàn cây Chữa thổ huyết, rừng nepalensis tả lỵ, mụn nhọt, rôm sẩy I.48. Apocynaceae – Họ Trúc đào 82 Cây ba Piết pua Rauvolfia Vỏ, rễ Hạ huyết áp gạc khoái vervicillata 83 Cây sữa Đẻng nhầu Alstonia scholaris Toàn cây Chữa sốt, điều kinh, kiết lỵ, tiêu chảy I.49. Araceae – Họ Ráy
  43. 35 84 Khoai nưa Đòi queng Amorphophallus Củ Chữa ngực đầy, paeoniifolius Đau nhức Tức bụng 85 Thiên niên Hầu háp Homalomenahinten Thân, rễ Chữa tê thấp, bổ kiện đang gân cốt, kích thích tiêu hóa I.50. Proteaceae-họ chẹo thui 86 Cây tay ma Mừng phi helikiopsis lobata Cả cây Tắm đẻ, thấp khớp I.51 Capparidaceae-Màn màn 87 Trứng quốc co sáy tấu Siixis elongata Pierre Cả cây chữa đau nhức gân xương, thấp khớp. I.52. Vitaceace- họ nho 88 Trà dây - Ampelopsis Cả cây Đau dạ dày, viêm cantoniensis loét dạ dày, hành tá tràng. hanh nhiệt, mát gan, giải độc trong cơ thể I.53. Scrophulariaceae-họ Hoa mõm chó 89 Cam thảo Scoparia dulcis L. Cả cây Thanh nhiệt, giải đất độc cơ thể, hạ đường huyết, tiểu đường, ho viêm họng
  44. 36 II. Ngành hạt trần II.1. Gnetaceae – Họ Dây gắm Chữa rắn cắn,giải 90 Dây gắm Khau găm Gnetum montanum Lá và rễ độc, phong tê thấp III.Pteridophyta – Ngành dương xỉ Giã đắp cầm máu, Cyclosorus 91 Dương xỉ Cút đông lá hàn vết thương parasiticus ( Nguồn:Theo số liệu điều tra người dân địa phương năm 2019 ) Những dẫn liệu tại bảng 4.1, ta thấy rằng kinh nghiệm sử dụng tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao ở xã Kim Sơn rất đa dạng và phong phú. Các loài cây thuốc này không chỉ chữa một bệnh mà có thể chữa được nhiều bệnh, tùy theo sự hiểu biết của mỗi người mà có các tri thức khai thác và sử dụng khác nhau trong cộng đồng dân tộc nghiên cứu. Những hiểu biết của họ về công dụng, bộ phận sử dụng của các loài cây thuốc phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, giới tính mà có những hiểu biết khác nhau. Sự khác biệt vốn kiến thức về cây thuốc khá lớn và chỉ một vài cá nhân có được kiến thức này, những kiến thức này phải trải qua thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và khả năng quan sát tinh tế của từng cá nhân trong cộng đồng. Dựa theo kết quả trên bảng 4.1,tôi đã thống kê và tổng hợp được các bộ phận cây thuốc thường được người dân tại xã Kim Sơn huyện Định Hoá tỉnh, Thái Nguyên thu hái ở hầu hết các bộ phận của cây thuốc như: rễ, lá, hoa, quả, củ đến cả cây. Tùy từng loài cây mà người dân có thể thu hái các bộ phận trên của một loài cây thuốc để sử dụng chữa các bệnh khác nhau. Để tiện theo dõi về các mức độ sử dụng của từng bộ phận cây thuốc, tôi tiến hành vẽ biểu đồ để thể hiện rõ hơn mức độ thu hái của từng bộ phận ở các loài cây thuốc trong hình 4.1
  45. 37 Hình 4.1: Biểu đồ về bộ phận thu hái một số loài cây thuốc được cộng đồng dân tộc Dao khai thác và sử dụng Qua hình 4.1 trên, ta thấy mức độ khai thác và sử dụng các bộ phận của một số loài cây thuốc không đều chủ yếu là cả cây (chiếm 25 cây) và lá (chiếm 15 cây) trên tổng số 91 cây. Bên cạnh đó người dân còn thu hái lá kết hợp cả rễ, thân, hoa hoặc củ để sử dụng. Khi số lượng dân số còn ít thì sự tác động này của người dân vẫn chưa gây ảnh hưởng lớn đến tài nguyên cây thuốc cũng như thực vật rừng, nhưng khi số lượng dân số ngày một tăng cao kéo theo nhu cầu của họ cũng tăng lên. Nên sự tác động này gây ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp tới nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như các nguồn tài nguyên khác tại khu vực nghiên cứu. Đặc biệt khi người dân không chỉ khai thác các bộ phận mà cây có thể tái sinh được như: lá, vỏ cây để sử dụng. Để đáp ứng được nhu cầu hiện tại người dân khai thác để sử dụng chỉ chiếm 44% còn lại khai thác để bán nhằm bù đắp chi phí trang trải cho cuộc sống hàng ngày. Họ đã thực hiện khai thác triệt để thu hái cả cây, đào cả rễ, cả củ lên, từ đó đã làm cho số lượng các loài cây thuốc suy giảm mạnh chúng không còn khả năng tái sinh lại trong tự nhiên. 4.2. Đặc điểm hình thái và phân bố của một số cây dược liệu tiêu biểu được người dân tộc dao xã Kim Sơn sử dụng thường xuyên. Để tiện cho việc nghiên cứu, sử dụng một số cây thuốc và bài thuốc đượcát hiện tại cộng đồng nhóm nghiên cứu đã tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn 46 hộ dân tộc Dao trong tổng số 668 hộ tại xã Kim Sơn được người dân nhắc đến nhiều nhất từ cao xuống thấp ở bảng 4.2 dưới đây.
  46. 38 Bảng 4.2. Tên cây thuốc được người dân tộc dao nhắc đến với số lần nhiều nhất từ cao xuống thấp Số lần được STT Tên phổ thông Tên khoa học nhắc đến 1 Bình vôi đỏ Stephania rotunda 29 2 Khúc khắc Smilax glabra 28 3 Hà thủ ô đỏ Fallopia multiflora 27 4 Lan kim tuyến Anoectochilus calcareus 26 5 Dứa rừng Ananascomosus 25 6 Tầm gửi nghiến Sp 24 7 Tầm gửi gạo đỏ Helixanthera 23 8 Diệp hạ châu Phyllanthus urinaria L 22 9 Nghệ đen Curcuma aeruginosa 21 10 Đơn lá đỏ Excoecaria cochinchinensis Lour 20 11 Huyết dụ Cordyline teminalisvar.ferrea 19 12 Cam thảo đất Scoparia dulcis L 18 13 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum 17 14 Ba kích Morindaofficnaliss 16 15 Tay ma helikiopsis lobata 15 16 Xương xông Blumea lanceolaria 14 17 Đẳng sâm Codonopsis javanica 13 18 Cốt khí Reynoutria japonica 12 19 Nhọ nồi Ecliptahintean 11 20 Dương xỉ Cyclosorus parasiticus 10 21 Kim ngân Lonicera bournei 9 Thiên niên kiện 22 Homalomena hintean 8 (Ráy hương 23 Gối hạc Leearubra 7 24 Sâm đại hành Eleutherine bulbosa 6 25 Ba gạc Rauvolfia vervicillata 5 (Nguồn: Theo số liệu điều tra người dân địa phương năm 2019 và Sách đỏ Việt Nam năm 2007)
  47. 39 Qua bảng 4.2 trên, ta thấy có 25 loài thực vật được cộng đồng dân tộc Dao ở xã Kim Sơn khai thác và sử dụng làm thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng. Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn và thu thập số liệu, chúng tôi đã xác định mức độ đe dọa của các loài cây thuốc theo: Sách đỏ Việt Nam [19]. Đây là những loài có giá trị nên bị người dân khai thác quá mức kiệt quệ dẫn đến số lượng các loài này bị suy giảm nghiêm trọng. hiện nay để tìm được các loài này làm thuốc rất khó khăn và trở nên khan hiếm. Trong quá trình điều tra theo tuyến tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi ít khi bắt gặp được những loài cây như: Lan kim tuyến, Bảy lá một hoa, Bình vôi đỏ, đây là những loài thực vật có giá trị cao trong y dược cũng như giá trị về kinh tế. Chính vì vậy, để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng để làm thuốc phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân cũng như trong quản lí rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu cần phải ưu tiên bảo tồn và gây trồng rộng rãi các loài thực vật đã lựa chọn ra. Cũng bằng phương pháp điều tra phỏng vấn, khảo sát cùng với những người có kinh nghiệm về y dược như: thầy lang, già làng, dựa vào những giá trị thực tế mà bài thuốc mang lại theo lời kể của người dân, chúng tôi đã lựa chọn ra được 6 bài thuốc hay, quan trọng cần phát triển, ưu tiên bảo tồn và nhân rộng như: Bài thuốc dùng cho phụ nữ tắm sau khi sinh; Bài thuốc chữa sỏi thận, đái vàng; Bài thuốc chữa gan,sơ gan,cổ chướng, men gan; Bài thuốc chữa nhiễm trùng uốn ván; Bài thuốc chữa rong kinh, loạn kinh Mỗi bài thuốc sử dụng những loài thực vật tồn tại rất nhiều xung quanh cuộc sống chúng ta, nhưng cũng có những loài hiện nay đang có nguy cơ bị đe dọa cao. Vậy nên, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Dao nói chung và bảo tồn các bài thuốc nói riêng cần phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực, phù hợp với suy nghĩ, phong tục tập quán của người dân tại khu vực nghiên cứu.
  48. 40 Bảng 4.2: Bảng mô tả đặc điểm hình thái và sinh thái của một số loài cây tiêu biểu được cộng đồng dân tộc Dao sử dụng làm thuốc Stt Tên cây Đặc điểm hình thái, sinh thái học Hình ảnh Bình vôi Dây leo nhỏ dài, lá hình tim hoặc đỏ tròn đường kính 8-9cm, cuống lá dài 58cm. Phần gốc phát triển thành củ, vỏ ngoài màu nâu đen. Hoa nhỏ mọc thành tán. Quả hình cầu màu đỏ tươi, quả một hạt hình móng ngựa. 1 Khúc Cây khúc khắc là một loài dây, sống khắc lâu năm, có nhiều cành nhỏ gầy, không có gai, nhiều khi có tua cuốn. Thân, rễ đâm sâu xuống đất. Lá mọc so le hình trái xoan. Hoa mọc thành 2 tán có màu vàng. Quả mọng. Hà thủ Dây leo, sống nhiều năm, thân mọc ô xoắn, mặt thân nhẵn không có Lá mọc so le, có cuống dài, lá hình tim bẹt. Hoa nhỏ, mọc thành nhiều nhánh. 3
  49. 41 Lan kim Thân tròn có nhiều nách cao khoảng tuyến 20 cm. Lá trơn hình trứng hay hình ê líp, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Gân lá nhỏ màu 4 vàng kim rất đẹp phân bổ như mạng nhện từ 5 chủ mạch gân chính. Hoa màu trắng dứa dại có thân cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao từ 2-4m với rất nhiều rễ phụ mọc thòng xuống đất. Ở các nhánh cây có lá mọc ra, lá dài từ 1- 2m, trên gân chính và 2 bên mép lá có gai nhọn. Ở ngọn cây là bông mo Dứa dại đực mọc thõng xuống với những mo 5 màu trắng, rời nhau. Bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn, hoa rất thơm. Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22m, có cuống màu da cam, gồm những quả hạch có góc, xẻ thành nhiều ô. Ra hoa quả vào mùa hè Tầm gửi Những đoạn thân cành hình trụ có khi cây phân nhánh.mặt ngoài mầu nâu xám nghiến có lỗ bì nhỏ, chất cứng chắc lá khô nhăn nhúm, nguyên hoặc đã cắt thành từng mảnh.lá nguyên hình trứng, lá hơi dày, đỉnh lá nhọn, lông lá hình 6 lông chim không rõ.
  50. 42 Tầm gửi Những đoạn thân, cành hình trụ dài gạo đỏ có khi phân nhánh. Mặt ngoài màu nâu xám có nhiều lỗ bì nhỏ, chất cứng chắc. Lá khô nhăn nhúm, nguyên hoặc đã cắt thành từng mảnh. Lá nguyên hình trứng, hơi dày, đỉnh 7 lá nhọn, gân lá hình 42hin chim không rõ. Diệp hạ Cây thảo sống hàng năm hoặc sống châu dai. Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược, đĩa mật có 6 tuyến, nhị 3 chỉ nhị rất 8 ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài 6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật hình vòng phân thùy, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh.Cây mọc hoang ở khắp nơi Nghệ Thân thảo, có thân rễ hình nón, có đen khía chạy dọc, củ tỏa ra theo hình chân vịt. Vỏ củ màu vàng nhạt. Lá có bẹ ôm vào thân cây ở phía dưới, dọc theo thân chính có đốm màu đỏ, 9 cuống lá ngắn hay hầu như không có. Cụm hoa mọc ngang.
  51. 43 Đơn lá là một loại cây nhỏ cao khoảng 0,7- đỏ 1,5m, có cành nhỏ, gầy, dài, màu tía. Lá mọc đối hình trái xoan thuôn dài, phía cuống nhọn, phía đầu có mũi nhọn ngắn, dài 6-12cm, rộng 1,2- 4cm; mặt trên lá màu xanh lục sẫm, 10 mặt dưới màu tía đỏ, mép có răng cưa, cuống ngắn. Huyết dụ Cây thân mảnh, mọc thẳng, hay uốn cong, ít khi phân nhánh. Lá xếp hai dãy, hình lưỡi kiếm, đầu nhọn, gốc thót lại thành cuống có rãnh. Phiến lá mỏng, màu xanh, nhẵn, bóng nổi rõ các gân mảnh. Hoa màu xanh 11 mọc đơn độc ở nách lá. Qủa mọng hình cầu, 1 hạt. Cây mọc nơi đất tốt, ẩm. Cam cây cỏ, sống lâu năm, cao khoảng 40- thảo đất 70 cm; gốc hoá gỗ, phân cành đối sứng , cành non vuông lá mọc vòng 3 đối, mép khía răng. Hoa quả nhỏ mầu trắng, mọc tập trung ở kẽ lá. Quả nạng nhỏ hình cầu, nhiều hạt nhỏ 12
  52. 44 Giảo cổ là một loài cây thảo có thân mảnh, lam leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Hoa đơn tính khác gốc (cây đực và cây cái riêng biệt). Lá đơn xẻ chân vịt rất sâu trông như lá kép chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu 13 trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao. Ba kích Cây thân thảo, sống lâu năm. Thân non màu tím. Cành non có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục màu xanh lục. Hoa nhỏ lúc non màu trắng sau hơi vàng. Quả hình cầu khi chín có màu đỏ. Phân bố ở vùng núi thấp ở 14 các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc Tay ma Cây gỗ nhỏ, cao tới 7-8m hay hơn. Cành nhỏ và cuống lá non, thường có lông nhung. Lá có thể xẻ sâu lông chim gần hình bầu dục, xẻ sâu 3 thuỳ dạng trứng, hay hình tròn dài không xẻ thuỳ, mép lá nguyên hay có gợn sóng. Hoa đơn tính, hay hình bầu dục, gần như không cuống. Quả hình trứng hay hình bầu dục, dẹt, không có 15 lông, khi chín có màu nâu đen. Hạt đơn độc, hình bầu dục.Ra hoa tháng 6.
  53. 45 Xương Cây thảo, cao hơn 0,6–2 m, sống 2 xông năm. Thân thẳng đứng, có rãnh dọc, gần nhẵn. Lá trứng thuôn dài, mép có răng cưa, những lá phía trên nhỏ hơn. Cụm hoa hình đầu, mọc 2 - bốn cái ở nách các lá bắc. Cụm hoa hình đầu màu vàng nhạt, thành chùy dài ở 16 ngọn, mào lông màu trắng. Tràng hoa cái rất mảnh, 3 răng; tràng hoa lưỡng tính 5 răng, nhị 5. Bao phấncó tai. Đẳng Cây cỏ nhỏ, thân leo, sống lâu năm. sâm Rễ hình trụ dài. Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, hoa hình chuông, màu vàng nhạt. Quả nang hình cầu dẹt, phía trên có một núm nhỏ hình nón. Cây mọc 17 hoang ở núi cao. Cốt khí Cây nhỏ, thân mọc thẳng, trên thân và cành có đốm màu tím hồng. Lá mọc so le có cuống ngắn. Phiến lá hình trứng, rộng, mặt trên màu xanh nâu đậm mặt dưới màu nhạt hơn, mang rất nhiều hoa nhỏ. Quả khô, màu nâu 18 đỏ. Cây mọc hoang ở đồi núi.
  54. 46 Nhọ nồi Cây nhọ nồi mọc thẳng đứng, cao chừng 80-100cm. Thân cây có lông cứng màu trắng, lá mọc đối nhau, dài 4-8cm, rộng 7-15mm, mặt lá thường có lông và mép khía răng nhỏ. Hoa có 19 màu trắng và mọc thành từng cụm. Dương xỉ Là cây thân thảo, gần như không thân, cao trung bình khỏang 15 – 30cm, rộng khoảng 15 – 20cm. Cây dương xỉ có nhiều lá nên sum sê.Lá dương xỉ là lá kép, dài khoảng 20 – 35cm, giống hình chiếc lược, thon 20 nhọn ở đầu; lá non cuộn tròn, có lông. Kim Dây mọc leo, thân vươn dài. Cành lúc ngân non màu lục nhạt , có phủ lông mịn, khi già chuyển màu nâu đỏ nhạt, nhẵn. Lá mọc đối, hình trứng dài, đầu hơi tù, phía cuối hơi tròn, cuống ngắn, cả hai mặt đều phủ lông mịn. Hoa hình ống xẻ hai môi, lúc đầu 21 màu trắng, sau khi nở một thời gian chuyển màu vàng.
  55. 47 Thiên Là cây cỏ sống nhiều năm, thân rễ niên kiện hình trụ. Lá to hình mũi tên, gốc hình (Ráy tim có bẹ. Cụm hoa hình bông mo, hương) quả mọng. Cây mọc hoang ở miền núi nơi ẩm ướt dọc hai bên khe suối. 22 Gối hạc Cây nhỏ, thân có rãnh dọc và phình lên ở các mấu. Rễ có vỏ ngoài màu hồng. Lá kép lông chim 3 lần, các lá phía trên kép lông chim 2 lần, mọc so le, Hoa nhỏ, màu hồng. Quả khi chín có màu đen. 23 Cây thân thảo thân hành giống củ hành nhưng dài hơn, có vẩy màu đỏ nâu. Lá hình giáo dài, gân lá song song. Hoa trắng mọc thành hinh. Quả nang, chứa nhiều hạt. Sâm đại 24 hành
  56. 48 Ba gạc Cây nhỏ, thân nhẵn, trên mặt thân có những lỗ sần nhỏ của bì khổng, lá mọc đối nhưng thường mọc vòng 3 lá một.Hoa hình ống, màu trắng, quả hình trứng khi chín có màu đỏ tươi. 25 Qua bảng 4.2, ta thấy rằng các loài thực vật này chủ yếu là các loài Lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao, chúng thường sống ở những nơi tương đối ẩm ướt, mát mẻ thuộc vùng tiểu khí hậu nhiệt đới ẩm. Dạng sống của các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Dao tại xã Kim Sơn khai thác và sử dụng làm thuốc cần ưu tiên bảo tồn và nhân rộng chủ yếu là dây leo chiếm 24% và thân thảo chiếm 36%, thân gỗ, thân bụi và nửa bụi chiếm 32% còn lại là cây cỏ chiếm 8% trong số 25 loài cây thuốc được mô tả trên. Đây là những loài đa tác dụng chúng không chỉ được người dân khai thác và sử dụng để chữa bệnh, một số cây dùng để làm gia vị, đa phần các hộ gia đình còn khai thác để mang đi bán cho các lái buôn nhằm thu lợi nhuận. Hầu như người dân khai thác và sử dụng các loài cây thuốc mọc hoang dại ở trong tự nhiên, rất ít khi được người dân gây trồng. Một phần cũng do điều kiện khí hậu thời tiết thay đổi đột ngột dẫn đến môi trường sống của chúng cũng bị thay đổi, khi đó các loài này có thể sẽ bị chết hoặc khả năng sinh trưởng và phát triển kém dần. Sự thích nghi để phù hợp với môi trường sống của chúng ngày càng yếu, số lượng ngày càng giảm dần trong khi nhu cầu của người dân ngày một tăng lên. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng các loài này bị suy giảm nhanh chóng, một số loài có nguy bị đe dọa rất cao như: Lan kim tuyến, tầm gửi nghiến, tầm gửi gạo đỏ, Bình vôi đỏ, Dựa vào bảng 4.2 tôi đã tiến hành vẽ biểu đồ để thể hiện rõ hơn về một số loài tiêu biểu được người dân sử dụng và khai thác làm thuốc và buôn bán
  57. 49 Hình 4.2. Biểu đồ các dạng cây thuốc được người dân thu hái làm thuốc 4.3. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc 4.3.1. Tri thức địa phương trong việc khai thác các loài cây thuốc Tư liệu hóa những tri thức bản địa về việc khai thác các loài cây thuốc, được thống kê theo Bảng 4.3. Bảng 4.3. Tri thức địa phương về khai thác các loài cây thuốc Kỹ Bảo quản sản Bộ phận Biện pháp TT Loài cây Mùa vụ thuật phẩm sau thu thu hái xử lý thu hái hoạch 1 Bảy lá 1 hoa Thân, rễ Quanh năm Đào Sắc uống Dùng khô,tươi 2 Ðay rừng Toàn cây Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô 3 Bộ mẩy Rễ, lá Quanh năm Đào Đun uống Dùng tươi 4 Mò hoa Thân, cành, Quanh năm Cắt Đun uống Dùng khô trắng lá 5 Bạc hà rừng Cả cây Quanh năm Đào Sắc uống Dùng khô 6 Mò hoa Rễ,thân, lá Quanh năm Đào Sắc uống Dùng khô đỏ(xích đồng nam) 7 Gừng Thân, rễ Quanh năm Đào Ngậm, ngâm Dùng tươi nước ấm
  58. 50 8 Nghệ đen Củ Quanh năm Đào Đun uống Dùng Tươi,khô 9 Sa nhân Hạt Thu đông Hái Đun uống Dùng khô 10 Bồ hòn Cây, hoa, Thu đông Hái,đào Đắp, đun Dùng tươi hạt, vỏ trái uống, rửa không hạt 11 Vải Vỏ Quanh năm Bóc Đắp Dùng tươi 12 Cà độc dược Hoa và lá - Hái Nấu ăn Dùng tươi 13 Khúc khắc Rễ củ Quanh năm Đào Đun uống Dùng tươi, khô 14 Ba chạc Cành, lá Quanh năm Hái,đào Đắp Dùng tươi thân, rễ 15 Bưởi bung Vỏ, quả Quanh năm Thu hái Uống, đắp Dùng tươi, khô 16 Ba kich ruột Rễ Hè thu Đào Ngâm uống Dùng tươi gà 17 Lưỡi rắn Toàn cây Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô 18 Mõ lông Lá Mùa hè Hái Đun uống Dùng khô 19 Gẵng Quả, rễ và Hái Đắp, uống Dùng tươi vỏ cây 20 Dây đòn gánh Lá dây Quanh năm Thu hái Đun uống Dùng khô 21 Rau diếp cá Cả cây Quanh năm Hái Đun uống Dùng tươi 22 Bông mã đề Cả cây Quanh năm Hái Đun uống Dùng tươi, khô 23 Cỏ may Cả cây Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô 24 Cỏ mần trầu Cả cây Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô 25 Xả Cả cây Quanh năm Cắt Nấu ăn, xông Dùng tươi hơi 26 Ý dĩ Hạt Thu đông Hái Đun uống Dùng khô 27 Thồm lồm Toàn cây Quanh năm Hái Đun uống, Dùng khô, tươi giã đắp 28 Cốt khí Củ, rễ Quanh năm Đào Giã đắp đun Dùng khô, tươi uống 29 Hà thủ ô đỏ Củ, rễ Quannh Đào Đun uống Dùng khô năm
  59. 51 30 Rau sam Toàn cây Quanh năm Cắt Đun uống Dùng khô 31 Máu chó Hạt Thu đông Hái Giã nát bôi Dùng tươi 32 Cây khôi Lá Hè Hái Đun uống Dùng khô 33 Đơn trắng Cả cây Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô,tươi 34 ổi Lá, quả Hè Hái Ăn thẳng Dùng tươi xanh 35 Lan kim Cả cây Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô tuyến 36 Khế chua Lá, hoa, quả Hè Hái Nấu ăn, giã Dùng tươi đắp 37 Cà dại hoa Rễ Quanh năm Đào Giã đắp Dùng tươi vàng 38 Gối hạc Rễ Quanh năm Đào Giã đắp, đun Dùng tươi uống 39 Tầm gửi Cả cây Quanh năm Hái Đun uống, Dùng tươi, khô nghiến ngâm rượu 40 Tầm gửi cây Cả cây Quanh năm Hái Đun uống, Dùng tươi, khô gạo đỏ ngâm rượu 41 Dâm bụt Lá, hoa, vỏ, xuân Hái Giã đắp Dùng tươi rễ 42 Mau núi Toàn cây Quanh năm Cắt Đun uống Dùng khô 43 Xoan Vỏ Quanh năm Bóc Đun uống Dùng tươi 44 Bình vôi đỏ Củ Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô 45 Dây đau Dây và lá Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô xương 46 Hoàng đằng Thân thoặc Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô,tươi rễ 47 Dây tiết dê Lá , rễ Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô 48 Cây xấu hổ Rễ, cành Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô lá 49 Dâu tằm Vỏ, rễ, lá, Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô
  60. 52 cành, quả 50 Chuối rừng Hoa, quả Quanh năm Thu hái Ngâm rượu Dùng khô 51 Nhót rừng Toàn cây Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô 52 Nhót nhà Rễ, vỏ, lá Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô 53 Bòn bọt, Lá Quanh năm hái Giã đắp Dùng tươi bọt ếch 54 Đơn lá đỏ Toàn cây Quanh năm Thu hái Đun uống Dùng khô, tươi 55 Diệp hạ châu Toàn cây Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô 56 Thầu dầu lá Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô 57 Ba chẽ Lá Xuân hè Hái Đun uống Dùng khô, tươi 58 Mắt trâu Toàn cây Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô 59 Làm bàm Vỏ thân hạt - Thu hái Đun uống Dùng khô 60 Tỏi đỏ (sâm Củ Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô đại hành) 61 Rẻ quạt (xạ Thân, rễ Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô can) 62 Quế dại Vỏ thân Quanh năm Bóc đun uống Dùng khô 63 Kim ngân Hoa sắp nở, - Hái Đun uống Dùng khô cành nhỏ và lá 64 Rau đắng Cả cây Quanh năm Thu hái Đun uống Dung khô (cây xương cá) 65 Gấc Hạt - Thu hái Đốt lấy tro Dùng khô bôi lên chỗ lở loét 66 Giảo cổ lam Cả cây Quanh năm Hái Đun uống Dung khô 67 Dây tơ hồng Dây Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô 68 Đu đủ gai Cả cây Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô 69 Tam thất Cả cây Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô, tươi
  61. 53 70 Huyết dụ lá Quanh năm Cắt Đun uống Dùng tươi 71 Cỏ lào (cỏ Lá Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô nhật) 72 Cỏ ngũ sắc Cả cây Quanh năm Cắt Đun uống Dùng khô 73 Xương xông Lá Quanh năm Hái Đun uống Dùng khô, tươi 74 Ngải cứu Cả cây Quanh năm Hái Nấu ăn dùng tươi 75 Nhọ nồi Lá ngọn Quanh năm Hái Giã đắp Dùng tươi /cỏ mực 76 Núc nác Cả cây Quanh năm Thu hái Đun uống Dùng khô 77 Đẳng sâm Rễ Quanh năm Dào Đun uống Dùng khô 78 Cỏ xước Toàn cây Quanh năm Thu hái Đun uống Dùng khô 79 Mào gà đỏ Cụm hoa và - Thu hái Giã đắp Dùng tươi hạt 80 Dâu da Lá, vỏ, Quanh năm Bóc, hái Đun uống Dùng khô Xoan thân 81 Rau má Cả cây Quanh năm Thu hái Đun uống Dùng tươi rừng 82 Cây ba gạc Vỏ rễ Quanh năm Bóc Đun uống Dùng khô 83 Khoai nưa Củ Quanh năm Đào Đun uống Dùng khô 84 Thiên niên Thân rễ Quanh năm đào Đun uống Dùng khô kiện 85 Ráy Thân rễ Quanh năm đào Giã bôi, đắp Dùng tươi 86 Cây tay ma Cả cây Quanh năm Thu hái Đun tắm Dùng tươi 87 Trứng quốc Cả cây Quanh năm Thu hái Đun uống Dùng khô 88 Trà dây Cả cây Quanh năm Thu hái Sắc uống Dùng khô 89 Cam thảo Cả cây Quanh năm Cắt Sắc uống Dùng khô đất 90 Dây gắm Rễ dây Quanh năm Đào cắt Đắp giã Dùng Khô, tươi 91 Dương xỉ Thân lá Quanh năm Hái Giã đắp Dùng tươi (Nguồn: Theo số liệu điều tra người dân địa phương năm 2019)
  62. 54 Dựa vào bảng 4.3 tôi đã tiến hành vẽ biểu đồ để thể hiện rõ hơn về phương thức sử dụng các dạng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Kim Sơn Hình 4.3 biểu đồ các dạng cây thuốc được người dân sử dụng 4.3.2. Tri thức địa phương trong việc sử dụng các loài cây thuốc Từ phương pháp nghiên cứu điều tra phát hiện về các bài thuốc, sau khi tổng hợp và loại bỏ các bài thuốc trùng nhau đề tài đã xác định được 11 bài thuốc với tổng cộng hơn 91 loài cây (kể cả có tên và chưa có tên trong danh lục cây thuốc) mà người dân tại cộng đồng đã sử dụng để điều trị các bệnh thông thường đến các bệnh có thể gọi là nan y. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.3.
  63. 55 Bảng 4.4. Các bài thuốc của cộng đồng người Dao STT Bài thuốc Tên phổ Tên địa Bộ Cách pha chế thông phương phận sử dụng Bình vôi Kèng Củ Lấy mỗi thứ một ít rồi đem ra đỏ tìn băm nhỏ trộn lẫn vào nhau rồi Sa nhân Say Rễ đun sôi, lấy ra một bát để uống ghìn (đối với người lớn), Số nước Nghệ đen Dằng Củ thuốc còn lại dùng để xông, tắm. trang Làm như vậy 3 nồi thuốc với kia mỗi nồi thuốc uống một lần, Đu đủ gai Đẻng Lá xông một lần và tắm 3 lần. qua Thuốc dùng tươi, khô đều được, Sả Trà Cả tốt nhất là dùng tươi. gang cây Chú ý: Uống xong mới xông, Xoan ta - Lá xông xong mới tắm. Với trẻ con 1 Tắm đẻ Khúc Cổ săn Rễ, củ chỉ được uống 1 - 2 giọt và tắm khắc lung không được xông. Lan kim Cả - tuyến cây Tầm gửi Phác Cả nghiến mạy cây nghiển Tam thất Cả - cây Găng gai Lờ căng Quả, ghim rễ
  64. 56 Găng gai L ờ căng Lá Giã nhỏ lá non và búp non ra rồi ghim non, cho thêm 2- 3 hạt muối sau đó búp bọc vào lá chuối, tránh bọc vào non lá dong sẽ làm hỏng thuốc rồi bỏ Ráy Nhia Rễ, củ vào tro bếp, sau đó đem ra đắp - hẩu Lá vào chỗ mụn đinh. Làm như vậy Cúc một vài lần sẽ khỏi. 2 vèng Băm cho nhỏ rồi đun lên cho sôi Khúc Cổ săn Rễ, củ đem ra cho nguội rồi uống, mỗi Mụn đinh khắc lung ngày uống 3 lần sau khi ăn và uồng 2 -3 thang là khỏi. Kiêng ăn Măng đắng và thịt Trâu, thịt Bò. Xương Lá Thu hái rửa sạch để ráo nước - xông băm nhỏ từ 2-3 cm rồi trộn đều Ngải cứu - Cả phơi khô, đun uống hoặc sắc cây uống như chè vài lần là khỏi Lá dâu Sắc Lá mòn Huyết Quyền Rễ , lá dụ diên ái Bông Hàng Cả mã đề trầy mia cây Cam,thảo Sắc tháo Cả 3 Ho đất cây 4 Đu đủ gai Đẻng Cả Băm nhỏ đun sôi rồi uống, làm
  65. 57 Chữa hạ quạ cây như vậy 2- 3 lần sẽ khỏi hẳn. sốt Nhọ nồi - Ngọn và lá Rau Diếp Chéc Cả cá trèn cây Nhót Mắc nót Lấy mỗi thứ 1 ít thái mỏng hay rừng đông băm nhỏ phơi khô sắc uống như Đơn lá đỏ trà cứ như vậy 3-5 thang thuốc Huyết dụ Quyền sẽ khỏi hẳn diên ái Rong Xò huyết - kinh,không Xích chàn ghi 5 đều, loạn đồng nam giá kinh Bạch Nỏ ghi đồng nữ gố Lưỡi hùm Lỉn thưa Chỉ thiên Mừa bôn Khúc Cổ săn Rễ, củ Lấy mỗi thứ một ít đem ra sát khắc lung nhỏ rồi phơi cho khô sau đó cho Tam thất - Cả vào nồi đun sôi khoảng 30 phút . Bổ máu cây Lấy ra một bát để uống, mỗi 6 Cỏ sữa lá Ngùng Cả ngay uống 3 bát sau khi ăn cơm. nhỏ nhó cây Mỗi nồi uống 2- 3 ngày. Dùng đéng được cho phụ nữ sau khi sinh Bình vôi Kèng Củ hoặc người thiếu máu. Kiêng ăn đỏ tìn đồ tanh cách 3 đến 4 ngày khi
  66. 58 Sa nhân Say Củ dung thuốc. ghìn Hà thủ ô Đòi đáo Cả đỏ loàng cây Ba kích Chay Cả /Ruột gà chàng cây - Lá Kim giao Bưởi - Vỏ Lấy mỗi thứ một ít đun lên rồi bung quả uống mỗi ngày 3 bát uống sau Sau sau - Cành, khi ăn. Mỗi thang thuốc uống 2- lá 3 ngày. Mỗi lần uống 2-3 thang - Lịn ma Cành thuốc. Kiêng ăn Lạc rang, đồ lá ngọt khi dung thuốc. Dùng được Chữa hen Sa nhân Say Củ cho tất cả mọi người, không 7 xuyễn ghìn phân biệt trai gái, trẻ con hay Nhót Mác nót Rễ, lá người lớn. rừng đông Bách bộ - Rễ, củ Dây tơ Lấy hồng dây - Huyết dụ Quyền Cành, Lấy mỗi thứ một ít rồi đem ra duyên ái lá băm nhỏ trộn lẫn vào nhau rồi Chữa sỏi Bồ câu vẽ - Cành, đun sôi, lấy ra một bát để uống . 8 thận, đái lá Làm như vậy 3 nồi thuốc với vàng Cỏ mần Piềng Cả mỗi nồi thuốc uống 1-2 ngày. trầu cây Thuốc dùng tươi, khô đều được,
  67. 59 Lờ Cả tốt nhất là dùng tươi. Dùng được Cúc áo khém cây cho tất cả mọi người, không mia phân biệt trai gái, trẻ con hay Bông mã Hàng Cả người lớn đề trầy cây mia Hà thủ ô Đòi đáo Củ, rễ đỏ loàng Cỏ may Mia pa Cả hẩu cây Nhót Mác lót Ngọn. Lấy mỗi thứ một ít dùng tươi rừng đông lá khô đều được, ( tốt nhất là dùng Sa nhân Say Ngọn, tươi) rồi đem ra băm nhỏ trộn ghìn lá lẫn vào nhau rồi đun sôi, lấy Xoan ta - Lá nước để nguội rồi đem ra rửa và Chữa sơn Huyết dụ Quyền Cả tắm ngày 3 lần / thang thuốc. 9 ăn duyên ái cây Làm như vậy 3-4 ngày sẽ khỏi Khế chua Mác Qủa pường khế sia Bòn bọt Xẻ ai Cành, đẻng lá Cỏ may Mia pa Cả Lấy mỗi thứ một nắm khoảng hẩu cây 0.2 kg sau đó chặt nhỏ ra rồi đun Chữa Dây tiết - Lá, rễ lên cho sôi khoảng 15- 20 phút, đái dắt dê lấy ra một bát để uống. Làm như Rau đắng Lều là Cả vậy mỗi ngày uống 3 bát sau khi cây ăn xong. Mỗi thang thuốc uống
  68. 60 10 Bông mã Hàng Cả 2 ngày và mỗi lần uống 2-3 đề trầy cây thang thuốc. mia Ý dĩ Cổ lèng si Huyết dụ Quyền Cả duyên ái cây Tầm gửi Phác Cả gạo đỏ mạy cây nghịu 11 Rắn độc Bòn bọt Xẻ ai lá lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước cắn đẻng uống, bã đắp lên vết thương. 4.4. Các loài thực vật dùng để làm thuốc và các bài thuốc quan trọng cần được bảo tồn, nhân rộng 4.4.1. Các loài thực vật dùng để làm thuốc cần được bảo tồn và nhân rộng Căn cứ trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đã chọn ra được 16 loài và lập thành bảng các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Dao khai thác sử dụng làm thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng sau: Bảng 4.5. Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài tại địa bàn xã Kim Sơn Tên cây thuốc Điểm phân Stt Phổ thông Địa phương Khoa học hạng 1 Bình vôi đỏ Kèng tìn Stephania rotunda 7 2 Bảy lá một hoa Paris polyphylla 7 3 Tầm gửi gạo đỏ Phác mạy nghịu Sp 6 4 Hoàng đằng - Fibraurea tinctoria 6 5 Lan kim tuyến Lá gấm Anoechilus 5
  69. 61 calcareus Gynostemma 6 Giảo cổ lam Sắc dạ 5 pentaphyllum Phác mạy 7 Tầm gửi nghiến Sp 5 nghiến Cordyline var. 8 Huyết dụ Lẳng lượt 5 tricolor 9 Cốt khí Điền thất Reynoutria japonica 5 10 Sa nhân - sp 5 Heterosmilax 10 Khúc khắc Cổ săn lung 4 gaudichaudiana Erythropalum 11 Bò khai Long châu sói 4 scandens 12 Ba kích Chay chàng Morinda officinaliss 4 13 Nghệ đen Đẳng trang kía Curcuma zedoaria 4 14 Tầm gửi xoan mộc - Sp 4 15 Mật gấu Đi mi Mahoniaheali Carr 4 16 Mẫu đơn đỏ Đứa pỏoj Ixoracoccinea 4 (Nguồn: Theo số liệu điều tra người dân địa phương năm 2019) Qua bảng 4.5 trên, ta thấy có 16 loài thực vật được cộng đồng dân tộc Dao ở xã Kim Sơn khai thác và sử dụng làm thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng. Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn và thu thập số liệu, tôi đã xác định mức độ đe dọa của các loài cây thuốc theo: Sách đỏ Việt Nam [14]. Đây là những loài có giá trị nên bị người dân khai thác quá mức kiệt quệ dẫn đến số lượng các loài này bị suy giảm nghiêm trọng. Trong quá trình điều tra theo tuyến tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi ít khi bắt gặp được những loài cây như: Bảy lá một hoa, bình vôi đỏ, tầm gửi gạo đỏ, Đây là những loài thực vật có giá trị cao trong y dược cũng như giá trị về kinh tế. Chính vì vậy, để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng để làm thuốc phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân cũng như trong quản lí rừng bền vững tại khu
  70. 62 vực nghiên cứu cần phải ưu tiên bảo tồn và gây trồng rộng rãi các loài thực vật đã lựa chọn ra. 4.5 Đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo tồn và nhân rộng các loài cây thuốc, bài thuốc của cộng đồng dân tộc Dao Để bảo tồn và phát triển bền vững và có hiệu quả các loài cây thuốc quý, hiếm cần có sự tham gia của nhiều bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương và người dân. Cần tiếp tục nghiên cứu và hệ thống lại các kiến thức khai thác và sử dụng các loài cây thuốc, quản lý tài nguyên rừng để các dự án phát triển có cơ sở lựa chọn, lồng ghép những kiến thức bản địa về cây thuốc sao cho phù hợp với cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững. Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, hỗ trợ, thực hiện các chương trình, dự án trong việc bảo tồn và nhân rộng tài nguyên cây thuốc, quản lí tài nguyên rừng. Nhà nước cần có những chủ trương điều chỉnh luật bảo vệ và phát triển rừng trong những năm tới để phù hợp với thực tế và đồng bộ với các luật và chính sách liên quan khác. Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, gây trồng, khoanh nuôi bảo vệ và khai thác bền vững các loài thuốc dựa trên việc vận dụng các kiến thức bản địa có sự kết hợp với kiến thức khoa học hiện đại. Khuyến khích những người có kinh nghiệm ở địa phương truyền đạt lại kinh nghiệm quý báu về khai thác, sử dụng, bảo quản, chế biến và cách sử dụng các loài cây thuốc cho thế hệ sau. Kết hợp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của họ trong việc sử dụng các kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng hợp lý và quản lý bền vững tài nguyên cây thuốc cũng như tài nguyên rừng.
  71. 63 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua tìm hiểu, điều tra phỏng vấn và đánh giá tri thức bản địa về hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thực vật để làm thuốc của cộng đồng dân tộc Dao tại xã Kim Sơn, nhóm nghiên cứu đã đạt được những kết quả như sau: Thống kê được 91 loài cây thực vật làm thuốc tại cộng đồng dân tộc Dao và đã xác định được tương đối về tên địa phương, tên phổ thông, tên khoa học, 55 họ thực vật thuộc 3 ngành thực vật hạt trần, hạt kín và dương xỉ Phát hiện ra 11 bài thuốc trong tổng số hơn 80 loài cây được sử dụng trong bài thuốc, xác định được bộ phận cây thuốc mà người dân thường dùng và cách pha chế của mỗi bài thuốc. Thống kê được bộ phận dùng và công dụng của các loài thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng và phong phú. Người dân khai thác bộ phận các loài cây thuốc quanh năm, chủ yếu là cả cây kết hợp thu hái thân, lá, rễ, hoa, củ, quả để sử dụng. Phân hạng được mức độ đe dọa của mỗi loài và lựa chọn ra được 25 loài cây thuốc, 11 bài thuốc gia truyền có giá trị cao cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng ở cộng đồng dân tộc Dao. Mô tả tương đối về đặc điểm hình thái, sinh thái học của 25 loài cây thuốc đã lựa chọn ra, kèm theo hình ảnh cho từng loài. Dạng sống các loài thực vật được cộng đồng dân tộc Dao khai thác và sử dụng làm thuốc chủ yếu là thân thảo chiếm 36 %, thân gỗ, thân bụi nửa bụi chiếm 32%, dây leo chiếm 24%, trong số 25 loài cây thuốc đã thống kê. Xác định tri thức bản địa về cách sử dụng các loài cây thuốc (tươi, khô, vừa tươi vừa khô), người dân bảo quản sản phẩm khô là chủ yếu. Từ đó rút ra một số thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc quản lí, bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật.
  72. 64 Người dân khai thác LSNG làm thuốc ít khi được gây trồng chủ yếu thu hái trong tự nhiên. Do người dân khai thác các loài cây thuốc bằng phương thức thủ công là chủ yếu nên năng suất và chất lượng sản phẩm mang lại còn thấp. Để đáp ứng được nhu cầu hiện tại họ đã tiến hành khai thác nguồn tài nguyên này một cách kiệt quệ. Sản phẩm thu hái về của người dân không chỉ sử dụng để chữa bệnh mà còn khai thác nhằm bán lại cho các lái buôn để lấy tiền trang trải cho các chi phí trong cuộc sống. Trên thực tế người dân khai thác các loài thực vật để sử dụng làm thuốc chỉ chiếm khoảng 44% còn lại khai thác để bán nhằm thu lời. Với những giá trị kinh tế mà các loài này mang lại thì người dân chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt là “no cái bụng” chứ không hề để ý tới những giá trị tiềm năng khác của chúng trong tương lai. 5.2. Kiến nghị Trên cơ sở kết quả nghiên đã đạt được cùng với những tồn tại, thuận lợi và khó khăn của đề tài chúng tôi đi đến những kiến nghị sau: - Đề nghị tiếp tục mở rộng nghiên cứu trong các hộ gia đình, làng bản để phát hiện thêm các loài cây thuốc, kiến thức bản địa tại cộng đồng khác. Tiếp tục có những chuyên đề nghiên cứu sâu rộng về đặc điểm hình thái, sinh thái học, xác định được trữ lượng, vị trí phân bố cụ thể của các loài cây thuốc trong cộng đồng. - Đối với các loài có giá trị cần đưa vào gây trồng, phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp, có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp phục vụ cho công tác bảo tồn. - Cần phải đề cao vai trò của người phụ nữ trong việc ra quyết định về sử dụng, quản lý và phát triển rừng để đời sống của phụ nữ, đặc biệt là nhóm phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân có điều kiện và cơ hội để họ được tham gia tiếp cận các nguồn tài nguyên rừng nói chung và nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng, hưởng thụ các lợi ích liên quan khác. - Chính quyền địa phương cùng các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm giúp đỡ đồng bào dân tộc người Dao trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên cây
  73. 65 thuốc. Cần có những chính sách thích hợp, hỗ trợ người dân xây dựng mô hình vườn gây trồng các loài cây thuốc có giá trị cao. - Đối với các hộ gia đình cần tích cực truyền đạt các kinh nghiệm cho con cháu để bảo tồn, lưu giữ những sản phẩm mang đậm đà bản sắc dân tộc. - In ấn tài liệu về tài nguyên cây thuốc nhằm lưu truyền kiến thức văn hóa và giáo dục trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên cây thuốc nói riêng và sự đa dạng sinh học thực vật nói chung đặc biệt là nguồn tài nguyên Lâm sản ngoài gỗ. - Cần tiếp tục xây dựng và phát triển vườn sưu tập cây thuốc tại bản, làng, tổ chức hội thảo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên này
  74. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Các tài liệu tham khảo từ Trong nước 1. Trần Hồng Hạnh (1996), Nghề thuốc nam cổ truyền ở làng Nghĩa Trai, Luận án tốt nghiệp khoa học lịch sử chuyên ngành dân tộc học. 2. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp 3. Nguyễn Ngọc Bình, Phạn Đức Tuấn (2000), Trồng cây đặc sản và dược liệu dưới tán rừng, Cục khuyến nông khuyến lâm. 4. Phạm Thanh Huyền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thúy Bình (2000), Tìm hiểu việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn cây thuốc của người Dao xã Địch Quả - huyện Thanh Sơn – tỉnh Phú Thọ. Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Đại học Quốc Gia Hà Nội. 5. Phan Văn Thắng (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của thảo quả tại xã San Sả Hồ - huyện – tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 6. Viện Dược liệu (2002), Báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu về dược liệu và cây thuốc tại các địa phương từ năm 1961 đến nay, Hà Nội. Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. 7. Trần Khắc Bảo (2003), “Cây thuốc – nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đang có nguy cơ cạn kiệt”, Tập chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, (10/2003), trang 1336 – 1338. 8. Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hoàng Thanh, Đinh Hoa Lĩnh (2004), Nghiên cứu một số bài thuốc, cây thuốc dân gian của cộng đồng dân tộc thiểu số tại buôn ĐRăng Phook vùng lõi Vườn quốc gia Yokđôn huyện Buôn Đôn tỉnh Đaklak
  75. 67 9. Trần Thị Lan (2005), “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc tại xã San Thàng – thị xã Lai Châu – tỉnh Lai Châu”, Khóa luận tốt nghiệp đại học, chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 10. Nguyễn Văn Tập (2006), “Những phát hiện về tài nguyên cây thuốc tại xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Nam”, Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, (10/2006), trang 20-21. 11. Đỗ Hoàng Sơn , Đỗ Văn Tuân (2008), Thực trạng khai thác, sử dụng và tiềm năng gây trồng cây thuốc tại vườn quốc gia Tam Đảo và vùng đệm, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. II. Các tài liệu tham khảo từ Nước ngoài 12. Ravindran P.N, Johny A. K and Nirmal Babu K. (2002), Spices in our daily life, Satabdi Smaranika 2002 Vol. 2. Arya Vaidya Sala, Kottakkal. 13. Peter K.V. (2004) Handbook of herbs and spices Volume 2. Woodhead Publishing Limited. 14. Rosengarten F. (1973), The Book of Spices. Revised Edition, Pyramid, New York. III. Các tài liệu tham khảo từ Internet 16. Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng Việt Nam (2009) 15. Peter K.V. (2012), Handbook of herbs and spices Volume 1 Second edition. Woodhead Publishing Limited. III. Các tài liệu tham khảo từ Internet 16. 17. Sách đỏ Việt Nam (2007) 17.
  76. 68 18. site&q=S%C3%A1ch+%C4%91%E1%BB%8F 18. Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (2006) 19. 19. Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Nghệ An (2013), “Tri thức bản địa” 20. px 20. Tri thức bản địa và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng (2013) 21. rung 477/
  77. PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng phân hạng các loài thực vật theo mức độ đe dọa của loài được cộng đồng dân tộc Tày sử dụng làm thuốc tại xã Kim Sơn Tính Mức độ Mức chuyên Xếp Độ hữu tác động độ dễ biệt về Tổng hạng Stt Tên cây ích của đến sự xâm nơi điểm giảm loài sống của nhập sống dần loài 1 Bình vôi đỏ 2 1 2 2 7 2 Bảy lá một hoa 2 1 2 2 7 3 Tầm gửi gạo đỏ 2 1 2 1 6 4 Hoàng đằng 2 1 2 1 6 5 Thiên niên 2 1 2 1 6 kiện 6 Kim tuyến 2 0 2 1 5 7 Hà thủ ô đỏ 2 1 1 1 5 8 Giảo cổ lam 2 1 1 1 5 9 Tầm gửi 2 0 2 1 5 nghiến 10 Kim giao 2 1 1 1 5 11 Kim ngân 2 1 1 1 5 12 Ba gạc 2 1 1 1 5 13 Cốt khí 2 0 2 1 5 14 Đẳng sâm 2 0 2 1 5 15 Khúc khắc 2 0 1 1 4
  78. 16 Dây tiết dê 2 1 1 0 4 17 Bách bộ 2 0 1 1 4 18 Ý dĩ 2 1 1 0 4 19 Ba kích/ruột gà 2 1 1 0 4 20 Sâm đại hành 2 0 1 1 4 21 Gối hạc 2 1 1 0 4 22 Nghệ đen 2 1 1 0 4 23 Thầu dầu đỏ 2 1 0 0 3 24 Mía dò 2 1 0 0 3 25 Móng bò tía 2 1 0 0 3 26 Bồ công anh 2 1 0 0 3 27 Thài lài tía 2 1 0 0 3 28 Chó đẻ răng 2 1 0 0 3 cưa 29 Ngải cứu 1 1 1 0 3 30 Cà độc dược 1 1 1 0 3 31 Đay rừng 1 1 1 0 3 32 Mơ lông 1 1 1 0 3 33 Máu chó 2 0 1 0 3 34 Núc nắc 2 1 0 0 3 35 Sa nhân 2 1 0 0 3 36 Cà dại 1 1 1 0 3 37 Nhọ nồi 1 0 1 1 3 38 Cúc áo 1 1 1 0 3 39 Dâm bụt 1 1 0 0 2 40 Cỏ lào 1 1 0 0 2 Hoa cứt lợn 1 1 0 0 2 41
  79. 42 Sài đất 1 1 0 0 2 43 Cỏ xước 1 1 0 0 2 44 Đu đủ gai 1 1 0 0 2 45 Cây sữa 1 1 0 0 2 46 Khoai nưa 1 1 0 0 2 47 Ráy 1 1 0 0 2 48 Bóng nước 1 1 0 0 2 49 Gấc 1 1 0 0 2 50 Dây tơ hồng 1 1 0 0 2 51 Sổ 1 1 0 0 2 52 Nhót rừng 1 1 0 0 2 53 Nhót nhà 1 1 0 0 2 54 Bòn bọt, bọt ếch 1 1 0 0 2 55 Bọ mẩy 1 1 0 0 2 56 Ba chẽ 1 1 0 0 2 57 Muồng 1 1 0 0 2 58 Rẻ quạt 1 1 0 0 2 59 Bạc hà rừng 1 1 0 0 2 60 Quế 1 1 0 0 2 61 Chuối rừng 1 1 0 0 2 62 Dâu tằm 1 1 0 0 2 63 Khôi 1 1 0 0 2 64 Mua núi 1 0 0 0 2 65 Dây đau xương 1 1 0 0 2 66 Ổi 1 1 0 0 2 67 Xoan 1 1 0 0 2 68 Khế chua 1 1 0 0 2 69 Cỏ may 1 1 0 0 2
  80. 70 Cỏ mần trầu 1 1 0 0 2 71 Sả 1 1 0 0 2 72 Bông mã đề 1 1 0 0 2 73 Thồm lồm 1 1 0 0 2 74 Rau đắng 1 1 0 0 2 75 Rau Sam 1 1 0 0 2 76 Đơn trắng 1 1 0 0 2 77 Lưỡi rắn 1 1 0 0 2 78 Găng 1 1 0 0 2 79 Ba chạc 1 1 0 0 2 80 Bưởi 1 1 0 0 2 81 Dâu gia xoan 1 1 0 0 2 82 Dây đòn gánh 1 1 0 0 2 83 Rau má rừng 1 1 0 0 2 84 Bồ hòn 1 1 0 0 2 85 Vải 1 1 0 0 2 86 Thuốc lá 1 1 0 0 2 87 Rau Diếp cá 1 1 0 0 2 88 Râu hùm lá lớn 1 1 0 0 2 89 Râu hùm 1 1 0 0 2 90 Gừng 1 1 0 0 2 91 Huyết dụ 2 1 0 0 3 (Nguồn: Theo số liệu điều tra người dân địa phương năm 2019)
  81. Phụ lục 2: Tri thức địa phương về khai thác các loài cây thuốc. Kỹ Bảo quản sản Bộ phận Biện pháp TT Loài cây Mùa vụ thuật phẩm sau thu thu hái xử lý thu hái hoạch 1 Bảy lá 1 hoa Thân, rễ Quanh Đào Sắc uống Dùng khô,tươi năm 2 Ðay rừng Toàn cây Quanh Đào Đun uống Dùng khô năm 3 Bộ mẩy Rễ, lá Quanh Đào Đun uống Dùng tươi năm 4 Mò hoa Thân, Quanh Cắt Đun uống Dùng khô cành, lá năm trắng 5 Bạc hà rừng Cả cây Quanh Đào Sắc uống Dùng khô năm 6 Mò hoa Rễ,thân, Quanh Đào Sắc uống Dùng khô đỏ(xích lá năm đồng nam) 7 Gừng Thân, rễ Quanh Đào Ngậm, Dùng tươi năm ngâm nước ấm 8 Nghệ đen Củ Quanh Đào Đun uống Dùng Tươi,khô năm 9 Sa nhân Hạt Thu đông Hái Đun uống Dùng khô 10 Bồ hòn Cây, hoa, Thu đông Hái,đào Đắp, đun Dùng tươi hạt, vỏ uống, rửa trái không hạt 11 Vải Vỏ Quanh Bóc Đắp Dùng tươi
  82. năm 12 Cà độc dược Hoa và lá - Hái Nấu ăn Dùng tươi 13 Khúc khắc Rễ củ Quanh Đào Đun uống Dùng tươi, khô năm 14 Ba chạc Cành, lá Quanh Hái,đào Đắp Dùng tươi thân, rễ năm 15 Bưởi bung Vỏ, quả Quanh Thu hái Uống, đắp Dùng tươi, khô năm 16 Ba kich ruột Rễ Hè thu Đào Ngâm uống Dùng tươi gà 17 Lưỡi rắn Toàn cây Quanh Đào Đun uống Dùng khô năm 18 Mõ lông Lá Mùa hè Hái Đun uống Dùng khô 19 Gẵng Quả, rễ Hái Đắp, uống Dùng tươi và vỏ cây 20 Dây đòn Lá dây Quanh Thu hái Đun uống Dùng khô gánh năm 21 Rau diếp cá Cả cây Quanh Hái Đun uống Dùng tươi năm 22 Bông mã đề Cả cây Quanh Hái Đun uống Dùng tươi, khô năm 23 Cỏ may Cả cây Quanh Đào Đun uống Dùng khô năm 24 Cỏ mần trầu Cả cây Quanh Đào Đun uống Dùng khô năm 25 Xả Cả cây Quanh Cắt Nấu ăn, Dùng tươi năm xông hơi
  83. 26 Ý dĩ Hạt Thu đông Hái Đun uống Dùng khô 27 Thồm lồm Toàn cây Quanh Hái Đun uống, Dùng khô, tươi năm giã đắp 28 Cốt khí Củ, rễ Quanh Đào Giã đắp đun Dùng khô, tươi năm uống 29 Hà thủ ô đỏ Củ, rễ Quannh Đào Đun uống Dùng khô năm 30 Rau sam Toàn cây Quanh Cắt Đun uống Dùng khô năm 31 Máu chó Hạt Thu đông Hái Giã nát bôi Dùng tươi 32 Cây khôi Lá Hè Hái Đun uống Dùng khô 33 Đơn trắng Cả cây Quanh Hái Đun uống Dùng khô,tươi năm 34 ổi Lá, quả Hè Hái Ăn thẳng Dùng tươi xanh 35 Lan kim Cả cây Quanh Hái Đun uống Dùng khô tuyến năm 36 Khế chua Lá, hoa, Hè Hái Nấu ăn, giã Dùng tươi quả đắp 37 Cà dại hoa Rễ Quanh Đào Giã đắp Dùng tươi năm vàng 38 Gối hạc Rễ Quanh Đào Giã đắp, Dùng tươi năm đun uống 39 Tầm gửi Cả cây Quanh Hái Đun uống, Dùng tươi, khô nghiến năm ngâm rượu
  84. 40 Tầm gửi cây Cả cây Quanh Hái Đun uống, Dùng tươi, khô gạo đỏ năm ngâm rượu 41 Dâm bụt Lá, hoa, xuân Hái Giã đắp Dùng tươi vỏ, rễ 42 Mau núi Toàn cây Quanh Cắt Đun uống Dùng khô năm 43 Xoan Vỏ Quanh Bóc Đun uống Dùng tươi năm 44 Bình vôi đỏ Củ Quanh Đào Đun uống Dùng khô năm 45 Dây đau Dây và lá Quanh Hái Đun uống Dùng khô năm xương 46 Hoàng đằng Thân Quanh Đào Đun uống Dùng khô,tươi thoặc rễ năm 47 Dây tiết dê Lá , rễ Quanh Hái Đun uống Dùng khô năm 48 Cây xấu hổ Rễ, cành Quanh Hái Đun uống Dùng khô lá năm 49 Dâu tằm Vỏ, rễ, lá, Quanh Hái Đun uống Dùng khô cành, quả năm 50 Chuối rừng Hoa, quả Quanh Thu hái Ngâm rượu Dùng khô năm 51 Nhót rừng Toàn cây Quanh Đào Đun uống Dùng khô năm 52 Nhót nhà Rễ, vỏ, lá Quanh Đào Đun uống Dùng khô năm
  85. 53 Bò khai Lá, ngọn Quanh Hái Nấu ăn Dùng tươi năm non 54 Bòn bọt, Lá Quanh hái Giã đắp Dùng tươi năm bọt ếch 55 Đơn lá đỏ Toàn cây Quanh Thu hái Đun uống Dùng khô, tươi năm 56 Diệp hạ Toàn cây Quanh Đào Đun uống Dùng khô châu năm 57 Thầu dầu lá Quanh Hái Đun uống Dùng khô năm 58 Ba chẽ Lá Xuân hè Hái Đun uống Dùng khô, tươi 59 Mắt trâu Toàn cây Quanh Hái Đun uống Dùng khô năm 60 Làm bàm Vỏ thân - Thu hái Đun uống Dùng khô hạt 61 Tỏi đỏ (sâm Củ Quanh Đào Đun uống Dùng khô đại hành) năm 62 Rẻ quạt (xạ Thân, rễ Quanh Đào Đun uống Dùng khô can) năm 63 Quế dại Vỏ thân Quanh Bóc đun uống Dùng khô năm 64 Kim ngân Hoa sắp - Hái Đun uống Dùng khô nở, cành nhỏ và lá
  86. 65 Rau đắng Cả cây Quanh Thu hái Đun uống Dung khô (cây xương năm cá) 66 Gấc Hạt - Thu hái Đốt lấy tro Dùng khô bôi lên chỗ lở loét 67 Giảo cổ Cả cây Quanh Hái Đun uống Dung khô năm lam 68 Dây tơ Dây Quanh Hái Đun uống Dùng khô năm hồng 69 Đu đủ gai Cả cây Quanh Hái Đun uống Dùng khô năm 70 Tam thất Cả cây Quanh Đào Đun uống Dùng khô, tươi năm 71 Huyết dụ lá Quanh Cắt Đun uống Dùng tươi năm 72 Cỏ lào (cỏ Lá Quanh Hái Đun uống Dùng khô năm nhật) 73 Cỏ ngũ sắc Cả cây Quanh Cắt Đun uống Dùng khô năm 74 Xương xông Lá Quanh Hái Đun uống Dùng khô, tươi năm 75 Ngải cứu Cả cây Quanh Hái Nấu ăn dùng tươi năm
  87. 76 Nhọ nồi Lá ngọn Quanh Hái Giã đắp Dùng tươi năm /cỏ mực 77 Núc nác Cả cây Quanh Thu hái Đun uống Dùng khô năm 78 Đẳng sâm Rễ Quanh Dào Đun uống Dùng khô năm 79 Cỏ xước Toàn cây Quanh Thu hái Đun uống Dùng khô năm 80 Mào gà đỏ Cụm hoa - Thu hái Giã đắp Dùng tươi và hạt 81 Dâu da Lá, vỏ, Quanh Bóc, hái Đun uống Dùng khô năm Xoan thân 82 Rau má Cả cây Quanh Thu hái Đun uống Dùng tươi năm rừng 83 Cây ba gạc Vỏ rễ Quanh Bóc Đun uống Dùng khô năm 84 Cây sữa Toàn Quanh Thu hái Đun uống Dùng khô cây năm 85 Khoai nưa Củ Quanh Đào Đun uống Dùng khô năm 86 Thiên niên Thân rễ Quanh đào Đun uống Dùng khô kiện năm
  88. 87 Ráy Thân rễ Quanh đào Giã bôi, đắp Dùng tươi năm 88 Cây tay ma Cả cây Quanh Thu hái Đun tắm Dùng tươi năm 89 Trứng quốc Cả cây Quanh Thu hái Đun uống Dùng khô năm 90 Trà dây Cả cây Quanh Thu hái Sắc uống Dùng khô năm 91 Cam thảo Cả cây Quanh Cắt Sắc uống Dùng khô đất năm 92 Dây gắm Rễ dây Quanh Đào cắt Đắp giã Dùng Khô, năm tươi Dương xỉ Thân lá Quanh Hái Giã đắp Dùng tươi năm (Nguồn: Theo số liệu điều tra người dân địa phương năm 2019)
  89. Phụ lục 3. Các bài thuốc quan trọng của cộng đồng dân tộc Dao cần được lưu giữ và bảo tồn. TT Tên các bài thuốc 1 Tắm đẻ 2 Gan,sơ gan,cổ chướng, men gan 3 Rắn độc cắn 4 Hạ sốt 5 Ho 6 Bổ máu 7 Hen xuyễn 8 Mụn đinh 9 Rong kinh,ko đều loạn kinh 10 Sỏi thận, đái vàng 11 Sơn ăn
  90. PHẦN PHỤ BIỂU Phụ biểu 1. PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC VẬT DÂN TỘC Cây làm thuốc Số: A. Sơ lược về người cung cấp thông tin: - Họ và tên: Tuổi: Nam  , Nữ  - Dân tộc: - Địa chỉ: Bản (xóm): ,xã: ,huyện: , tỉnh: - Nghề nghiệp (chính/ phụ): - Trình độ văn hóa: ; chuyên môn (nếu có): - Hoàn cảnh có được tri thức dân tộc: do người trong dòng tộc truyền lại , học từ người khác , tự tìm tòi và phát hiện được , cách khác: - Số người/ số hộ trong cộng đồng có lấy cây thuốc : Một số người/hộ đại diện : B. Những thông tin cần biết về cây thuốc: Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên tất cả các cây có thể được sử dụng làm thuốc mà bác (anh/chị/ông/bà) biết? Bộ phận Thu hái và Công dụng Stt Tên cây Tỷ lệ dùng sơ chế 1 2 3 20
  91. Xin bác (anh/chị/ông/bà) cho biết cách chế biến và sử dụng các loài cây kể trên mà bác (anh/chị/ông/bà) biết? Cách bảo quản sản phẩm cây thuốc? Xin bác (anh/chị/ông/bà) cho biết mục đích của việc khai thác cây thuốc? Ngày tháng năm 20 . Ngưòi thu thập thông tin