Khóa luận Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

pdf 94 trang thiennha21 20/04/2022 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_kien_thuc_ban_dia_ve_khai_thac_va_su_du.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THU HẰNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU (LÂM SẢN NGOÀI GỖ) TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC - PHIA ĐÉN, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THU HẰNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU (LÂM SẢN NGOÀI GỖ) TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC - PHIA ĐÉN, HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNR Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : ThS. TRẦN ĐỨC THIỆN Thái Nguyên, 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của ThS. Trần Đức Thiện. Các số liệu kết quả nghiên cứu trong khóa luận của tôi hoàn toàn trung thực và chưa hề công bố hoặc sử dụng để bảo vệ học vị nào. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng năm 2019 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên ThS. Trần Đức Thiện Nông Thu Hằng XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN (Ký, ghi rõ họ tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng kiến thức đã học được trong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại Vườn Quốc gia Phia Đén- Phia Oắc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp, bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của tôi đã hoàn thành. Vậy tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn chúng tôi. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Trần Đức Thiện đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn các ban ngành lãnh đạo VQG Phia Đén cùng người dân trong xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nông Thu Hằng
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được khai thác và sử dụng làm thuốc tại Phia Oắc-Phia Đén. Error! Bookmark not defined. Bảng 4.2. Tên cây thuốc được người dân nhắc đến với số lần nhiều nhất từ cao xuống thấp 25 Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái và phân bố của một số loài tiêu biểu được người dân tại Phia Đén-Phia Oắc sử dụng làm thuốc 27 Bảng 4.4 Cách sử dụng và bảo quản của các loài cây thuốc được người dân sử dụng tại địa phương 38 Bảng 4.5. Một số bài thuốc của người dân địa phương 42 Bảng 4.6: Các loài thực vật được người dân khai thác và sử dụng làm thuốc quan trọng cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng. 48 Bảng 4.7: Một số bài thuốc cần ưu tiền bảo tồn và nhân rộng 50
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Tỷ lệ về cách sử dụng của các thực vật được người dân sử dụng làm thuốc 41
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA CREDEP Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền Sp Chưa xác định rõ tên, họ theo khoa học STT Số thứ tự UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc USD Đồng đô la Mỹ UBND Uỷ ban nhân dân WHO Tổ chức Y tế thế giới WWF Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở thực hiện đề tài 4 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trong vàngoài nước 5 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trên thế giới 5 2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu ở Việt Nam 9 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 13 2.3.1. Vị trí địa lý. 13 2.3.2. Địa hình địa thế 14 2.3.3. Khí hậu- thuỷ văn 14 2.3.4. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội 15 2.3.5. Thành phần dân tộc, trình độ học vấn 16 2.3.6. Đất đai tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp 16
  9. vii PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 17 3.2. Thời gian nghiên cứu 17 3.3. Nội dung nghiên cứu 17 3.4. Phương pháp nghiên cứu 17 3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản 17 3.4.2. Phương pháp chuyên gia 17 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 18 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật học 20 3.4.5. Phương pháp nội nghiệp 21 PHAGER. K_Toc993708IÊN Cghiệp thực vật 22 4.1. Kết quả điều tra về kinh nghiệm kiến thức của người dân về sử dụng một số cây dược liệu tại địa phương 22 4.2. Đặc điểm hình thái của một số cây dược liệu tiêu biểu được người dân tại Phia Oắc-Phia Đén sử dụng thường xuyên 25 4.3. Tri thức bản địa về sử dụng một số loài thực vật được người dân tại Phia Đén-Phia Oắc khai thác và sử dụng làm thuốc 38 4.4. Một số bài thuốc của địa phương 42 4.5. Các loài thực vật và bài thuốc được người dân khai thác và sử dụng làm thuốc quan trọng cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng 47 4.6. Thuận lợi, khó khăn và đề suất một số giải pháp trong việc bảo tồn và nhân rộng các loài cây dược liệu tại Phia Oắc-Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 50 4.6.1. Thuận lợi 50 4.6.2. Khó khăn 51
  10. viii 4.6.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu 51 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 54 5.1. Kết Luận 54 5.2. Tồn tại Error! Bookmark not defined. 5.3 Kiến nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề - Rừng được xem là "lá phổi" của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một một yêu cầu, nhiệm vụ không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đó là một thách thức vô cùng to lớn đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức thuộc các cấp trong một quốc gia và trên thế giới nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công tác phục hồi và phát triển rừng. Rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người. Rừng điều hòa khí hậu (tạo ra oxy, điều hòa nước, ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, ) bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống, Rừng còn giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng, các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu, ngoài ra nó còn mang ý nghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng. - Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nước ta là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới. Với sự đa dạng về chủng loại, phong phú về thành phần động thực vật rừng đã cung cấp lâm sản, thuốc chữa bệnh cho con người. Về thực vật, theo số liệu thống kê gần đây thì có khoảng 12.000 loài thực vật, nhưng chỉ có khoảng 10.500 loài đã được mô tả (Hộ, 1991 - 1993), trong đó có khoảng 10% là loài đặc hữu, 800 loài rêu, 600 loài nấm, Khoảng 2.300 loài cây có mạch đã được dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho gia súc. Về cây lấy gỗ gồm có 41 loài cho
  12. 2 gỗ quý (nhóm 1), 20 loài cho gỗ bền chắc (nhóm 2), 24 loài cho gỗ đồ mộc và xây dựng (nhóm 3), loại rừng cho gỗ này chiếm khoảng 6 triệu ha. - Ngoài ra rừng Việt Nam còn có loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu ha gồm khoảng 25 loài đã được gây trồng có giá trị kinh tế cao. Ngoài những cây làm lương thực, thực phẩm và những cây lấy gỗ ra, rừng Việt Nam còn có những cây được sử dụng làm dược liệu gồm khoảng 1.500 loài trong đó có khoảng 75% là cây hoang dại. Những cây có chứa hóa chất quý hiếm như cây Tô hạp (Altingia sp.) chứa nhựa thơm có ở vùng núi Tây Bắc và Trung bộ; cây Gió bầu (Aquilaria agalocha) sinh ra trầm hương, phân bố từ Nghệ Tĩnh đến Thuận Hải; cây Dầu rái (Dipterocarpus) cho gỗ và cho dầu nhựa. - Hiện nay nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, kéo theo đa dạng sinh học cũng bị giảm trong đó có cả cây thuốc bản địa có giá trị chưa kịp nghiên cứu cũng đã mất dần, việc nghiên cứu phát hiện và bảo tồn tiến đến sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc bản địa là một vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn; phía Bắc và phía Đông giáp Trung Quốc với sự đa dạng về thành phần dân tộc, kiến thức bản địa về các loài cây dược liệu ở đây vô cùng phong phú. Hiện nay các loài cây được sử dụng làm dược liệu ở đây rất lớn, để góp phần bảo tồn kiến thức về cây dược liệu được tích lũy, cũng như bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý các loài cây dược liệu, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng một số cây dược liệu tại Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được tên các loài dược liệu phân bố trên địa bàn tại Phia Oắc- Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
  13. 3 Xác định được kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng của các loài cây, bộ phận được sử dụng để làm thuốc tại Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Đề xuất một số biện pháp trong vấn đề sử dụng cây dược liệu tại địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế. - Tích lũy những kinh nghiệm cho công việc khi đi làm. - Nâng cao kiến thức thực tế. - Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần vào việc quản lí tài nguyên rừng bền vững. - Phát hiện, bảo tồn và phát triển tiềm năng của thực vật rừng được cộng đồng dân tộc tạiVQG Phia Oắc - Phia Đén khai thác và sử dụng làm thuốc. - Duy trì và phát huy hệ thống kiến thức bản địa về cây thuốc của cộng đồng dân tộc tại Phia Oắc - Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở thực hiện đề tài Công việc nghiên cứu đối với bất kỳ loài cây rừng nào chúng ta cũng cần phải nắm rõ đặc điểm sinh học của từng loài. Việc hiểu rõ hơn về đặc tính sinh học của loài giúp chúng ta có những biện pháp tác động phù hợp, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý và bảo vệ hệ động thực vật quý hiếm, từ đó giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về thiên nhiên sinh vật. Biến đổi khí hậu, chặt phá rừng làm cho nhiều loài động, thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng chính vì vậy công tác bảo tồn loài, bảo tồn đa dạng sinh học ngày càng được quan tâm và chú trọng . Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Sách đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách đỏ 2004) vào ngày 17 tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm. Nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm [12]. Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH có rất nhiều loài động thực vật Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, qúy, hiếm được ưu tiên bảo vệ [13]. được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, đây là cơ sở khoa học giúp tôi tiến hành đề tài này
  15. 5 2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu trên thế giới - Hiện nay chữa bệnh bằng cây cỏ đang dần trở thành xu hướng của thế giới. Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thư Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả năng chữa trị bệnh ung thư, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm dược tính mạnh nguồn gốc từ thực vật. Ở Madagsaca người ta dùng cây Hồng hoa (Catharanthus roseus) để chữa bệnh máu trắng cho trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỉ lệ sống của trẻ từ 10 lên đến 90% [17]. Nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của từng loài cây thuốc và bản chất hoá học của dược liệu được quan tâm trên quy mô rộng lớn. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định hầu hết các cây cỏ đều có tính kháng sinh là một trong những yếu tố miễn dịch tự nhiên. Tác dụng kháng khuẩn là do các hợp chất tự nhiên hay gặp: Sulfua, saponin (Allium odium); becberin (Coptis chinensis Franch.); tamin (Zizyphusjụuba Miller). Mỗi loài cây với từng công năng tác dụng, ở mỗi địa phương lại được sử dụng riêng theo một bản sắc dân tộc [17]. Ở Bangladesh có một số cây thuốc quý như Tylophora indica (dùng làm thuốc chữa hen), Zannica indica (thuốc tẩy xổ), trước kia dễ tìm kiếm, nay đã trở nên hiếm hoi (A.S. Islam, 1991). Hoặc là loài Ba gạc - Rauvolfia serpentina vốn mọc tự nhiên khá phổ biến ở Ấn Độ, Srilanca, Bangladesh, Thái Lan, mỗi năm khai thác được khoảng 1.000 tấn nguyên liệu xuất sang thị trường Âu - Mỹ, làm thuốc chữa cao huyết áp (riêng Ấn Độ chiếm 40 - 50%). Song, do bị khai thác liên tục nhiều năm đã làm cho cây thuốc này mau cạn kiệt. Một số bang ở Ấn Độ đã chính thức tạm đình chỉ khai thác loài Ba gạc kể trên (O. Akerele, 1991; L. de Alwis, 1991 và A.S. Islam,1991). Một loài cây thuốc quý khác là Coptis teeta mọc nhiều ở vùng Đông - Bắc Ấn Độ, trước kia khai thác hàng chục tấn mỗi năm bán sang các nước vùng Đông Nam Á, nay đã trở nên rất hiếm, thậm chí đang đứng trước nguy cơ tuyệt
  16. 6 chủng (O. Akerele,1991). Theo He Shan An và Cheng Zhong Ming, 1985 ở Trung Quốc vốn có một số loài Dioscorea spp, trữ lượng khá lớn, trong thập kỷ 50, đã từng khai thác tới 30.000 tấn, hiện đã bị giảm sút nhiều, có loài thậm chí phải trồng. Một vài loài cây dân tộc thuốc quí như Fritillaria cirrhosa (làm thuốc ho) phân bố phổ biến ở vùng Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên nay chỉ còn sót lại ở 1 - 2 điểm, với số lượng cá thể rất ít. Hoặc loài Iphigenia indica có tác dụng chữa ung thư, chỉ phân bố rất hẹp ở vùng Lijang và Dali tỉnh Vân Nam, do bị tìm kiếm khai thác gay gắt, hiện có thể đã bị tuyệt chủng. Một số loại cây thuốc quí khác như Paris polyphylla, Gastrodia elata, Nervilia fordii, cũng là những ví dụ điển hình. Sara Oldfield, tổng thư ký của Tổ chức bảo tồn các vườn bách thảo quốc tế, nhận xét “Sự biến mất của các cây thuốc là một thảm họa thực sự”. Phần lớn dân số thế giới, trong đó có 80% người châu Phi, hoàn toàn phụ thuộc vào dược thảo để chữa bệnh. Theo một báo cáo của tổ chức bảo tồn quốc tế Plantlife, trên khắp thế giới có khoảng 50.000 loại cây có thể dùng làm thuốc, nhưng xấp xỉ 15.000 trong số đó đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Tình trạng thiếu dược thảo đã xảy ra ở Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Nepal, Tanzania và Uganda hình về sự tồn tại mong manh của chúng ở Trung Quốc P.G.( Xiao, 1991) [18]. Tư liệu của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà cơ quan này có thông tin, hiện có tới 30.000 loài được coi là đang bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau (World conservation monitoring centre - IUCN, 1992 và 1993). Trong tổng số 30.000 loài này, đương nhiên có rất nhiều loài được dùng làm thuốc. Nhiên (viết tắt là WWF), có từ 4.000 - 10.000 loài cây cỏ dùng làm thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng. Nguyên nhân không phải hoàn toàn do sự phát triển của Y học cổ truyền mà theo tác giả là do thị trường dược thảo ở Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm trong vòng 10 năm nay. Trên quy mô toàn Tháng 3 năm 1988, tại Chiang Mai - Thái Lan, một số Tổ chức
  17. 7 quốc tế (WHO, IUCN, WWF) đã phối hợp với Bộ Y tế - Chính phủ Hoàng gia Thái Lan tổ chức một Hội thảo Quốc tế đầu tiên chuyên về bảo tồn cây thuốc. Từ diễn đàn của Hội thảo này, một lần nữa các nhà khoa học đã khẳng định về tầm quan trọng và vai trò to lớn của cây thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, kêu gọi Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên cùng với các Tổ chức quốc tế khác cần có những hành động thiết thực để bảo tồn cây thuốc. Bảo tồn cây thuốc chính là bảo tồn giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH), trong các nền văn hóa của mỗi quốc gia [19]. Tiếp theo Hội nghị Quốc tế Bảo tồn cây thuốc, tổ chức ở Thái Lan năm 1988, năm 1993 WHO, IUCN và WWF đã đưa ra một tài liệu “Hướng dẫn bảo tồn cây thuốc” (Giudeline on Conservation of Medicinal Plants). Đây không phải là loại tài liệu về phương pháp nghiên cứu, nhưng những người biên soạn đã có chủ ý đề cập từ khâu điều tra nghiên cứu cho đến tiến hành khai thác sử dụng, phát triển trồng thêm và quản lý cây thuốc, đều là những hoạt động có liên quan và phục vụ cho mục đích bảo tồn. Tuy nhiên, để cho công tác bảo tồn cây thuốc có hiệu quả, cần phải căn cứ vào tình hình của mỗi quốc gia, từ đó đưa ra các giải pháp và chương trình hành động phù hợp [19]. Ngoài ra, các vườn thực vật cũng tham gia vào chương trình hồi phục các loài thực vật nguy cấp và các hệ sinh thái bị suy thoái. Sự đóng góp của các vườn thực vật đối với công tác bảo tồn loài mở rộng ra đối với các loài đang bị đe dọa ngoài tự nhiên. Theo hướng này, các vườn thực vật cung cấp cây giống cho các nghiên cứu và vùng trồng cấy cây thuốc. Chúng cũng là nơi triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng và ý thức bảo tồn cho cộng đồng.Tóm lại, bảo tồn cây thuốc trên thế giới hiện được triển khai theo hai hình thức chính: Bảo tồn cây thuốc theo hình thức bảo tồn nguyên vị hay tại chỗ (in situ): Đây là hình thức bảo tồn thực hiện tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Theo hình thức này, các loài cây thuốc bị đe dọa được bảo tồn
  18. 8 ngay tại nơi chúng phân bố hay đã từng phân bố. Bảo tồn cây thuốc theo hình thức chuyển vị (ex situ): Thường thực hiện tại các vườn thực vật, các trang trại hoặc vườn rừng. Hình thức này còn bao gồm cả các biện pháp bảo tồn trong các phòng thí nghiệm và viện nghiên cứu (các ngân hàng hạt, ngân hàng mô, ) Để hoạt động bảo tồn đạt kết quả, nhiều hoạt động khác được triển khai trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác giáo dục về bảo tồn, nâng cao năng lực quản lý (hoạch định chính sách, pháp luật, tổ chức hoạt động) và kỹ thuật phục vụ công tác bảo tồn (kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, bảo vệ cây trồng, ). Cho tới nay, công tác bảo tồn cây thuốc đã có nhiều thành quả, các phương pháp nghiên cứu và triển khai đã được thống nhất để áp dụng trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này cần có sự tính toán phù hợp với thực tế từng quốc gia. Theo hướng dẫn bảo tồn cây thuốc của WHO, IUCN và WWF, nhân giống cây thuốc là một hoạt động quan trọng trong công tác bảo tồn, nhằm tạo giống cây thuốc phục vụ hoạt động trồng trọt, bảo tồn chuyển vị, bảo tồn nguyên vị, phục tráng và nâng cao chất lượng giống cây thuốc Ở Liên Xô (cũ) việc nhân giống bằng hom đã được tiến hành trên 50 năm trước, đã thí nghiệm nhân giống 260.000 hom của 240 loài cây thuộc 55 họ. Trong đó, có 47 loài lá kim, 113 loài lá rộng cho các loài cây rừng, cây làm cảnh, làm thuốc, cây công nghiệp và cây ăn quả. Tại Thụy Điển, hàng năm công ty Hylles hog sản xuất khoảng 4.000.000 cây hom Vân sam. Năm 1993 vườn ươm Toolara tại bang Quensland (Australia), sản xuất 700.000 cây hom Thông lai. Nhật Bản hàng năm sản xuất 49 triệu hom cây Lãnh sam. Ở Trung Quốc, chỉ riêng với nghiên cứu sản xuất chế phẩm ABT,
  19. 9 người ta đã nghiên cứu thực nghiệm 1.270 loài cây gỗ, cây ăn quả, cây hoa, cây nông nghiệp, thực vật có ích [19]. Quảng Đông (Trung Quốc) có 4 vườn ươm sản xuất cây hom, trong đó có 3 vườn ươm cấp huyện, đạt công suất 1 triệu cây/năm. Tại Malaysia, 75 loài cây họ Quả hai cánh đã được nhân giống bằng hom. Tại Thái Lan, 1 ha vườn giống Sao đen 5 tuổi có thể sản xuất 200.000 cây hom đủ trồng 400-500 ha rừng [18]. Khi nghiên cứu và thử nghiệm các kỹ thuật gây trồng đối với các loài cây thuốc bản địa, các nhà nghiên cứu thường phải quan tâm tìm hiểu rất kỹ về đặc điểm sinh thái nơi phân bố của loài cây đó trong tự nhiên, nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của nó tương ứng với sự biến động các yếu tố sinh thái trong điều kiện cụ thể ngoài thực địa. Với nhiều loài thực vật nhiệt đới, các yếu tố sinh thái chi phối quan trọng có thể kể đến như: ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ không khí, tính chất đất đai (hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất, độ pH, mùn, ẩm độ đất ). Đây chính là cơ sở khoa học quyết định thành công của các nghiên cứu gây trồng cây thuốc bản địa. Theo Gao-Xiong Raoetal (2009) [18], với các loài cây thân gỗ và cây bụi sống nhiều năm trong các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhu cầu về ánh sáng thường thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau. Đây là yếu tố sinh thái hết sức quan trọng góp phần quyết định đến sự phân bố, khả năng sinh trưởng, phát triển và tạo ra năng suất sinh vật học của cây. Cùng với ánh sáng thì các đặc điểm về tính chất đất đai, đặc biệt là hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong đất cũng đóng vai trò chi phối quan trọng đến khả năng cho năng suất của cây. Chính vì vậy nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng, đất đai và phân bón tới sinh trưởng, phát triển của cây là những nội dung không thể thiếu trong nghiên cứu gây trồng và bảo tồn các loài cây thuốc bản địa. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu ở Việt Nam Theo Võ Văn Chi đất nước Việt Nam có nguồn dược liệu rất phong
  20. 10 phú lên đến trên 4.000 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc, trong đó có nhiều loài cây thuốc được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới như: Sâm ngọc linh, Sâm vũ diệp, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ, Vàng đắng, Hoàng liên ô rô, Hoàng liên gai, Thanh thiên quỳ, Ba gạc Vĩnh Phúc [4] Số liệu thống kê của tổng cục thống kê cho biết, trong năm 2012, doanh thu sản xuất thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm 2010). Đánh giá tại một số vùng, nuôi trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào (có thể thu nhập trên 100 triệu đồng/ha). Ví dụ, ở Sapa (tỉnh Lào Cai), việc thực hiện trồng cây Artiso giúp đem lại doanh thu trồng đến thu hoạch đạt khoảng 115 triệu đồng/vụ/năm (Báo nông nghiệp năm 2014). Ở Việt Yên (tỉnh Bắc Giang), mô hình trồng cây Kim Tiền Thảo là hướng mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tỉnh và đã thực sự góp phần giảm nghèo cho người dân nơi đây. Tuy vậy, khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ 200 loài được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh đó còn nhiều loài cây thuốc khác như Hoàng Đằng vẫn được thu hái sử dụng tại chỗ trong cộng đồng, hiện chưa có con số thống kê cụ thể. Nhận định của TS. Trương Quốc Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế tại “Hội nghị xúc tiến đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ phát triển sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2014: Đưa dược liệu trở thành thế mạnh của ngành dược Việt Nam”; ông cho rằng dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà chúng ta đang mất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi trong nhiều năm qua [3]. Khai thác quá mức vì mục đích thương mại là nguyên nhân chủ yếu
  21. 11 khiến dược thảo ngày càng trở nên khan hiếm. Tại Việt Nam cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quy hoạch phát triển dược liệu, công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu, việc tiêu chuẩn hóa dược liệu, cũng như việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu. Có thể kể đến một số ví dụ điển hình như tình trạng nuôi trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động; Việc khai thác dược liệu quá mức mà không đi đôi với việc tái tạo, phát triển dược liệu đã dẫn đến số lượng loài cây dược liệu có khả năng khai thác tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự nhiên), nhiều loài cây dược liệu quý hiếm trong nước đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Ví dụ: Vàng đắng (Coscinium fenestratum (Gaertn) Colebr) là một loài dây leo gỗ lớn. Kết quả điều tra đến năm 1986 đã xác định cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Nam (từ vĩ độ 16015’ ở Phú Lộc - Thừa Thiên Huế trở vào), trên phạm vi 121 xã, 44 huyện, 14 tỉnh. Từ năm 1980 - 1990 tính trung bình khai thác từ 1.000 - 2.500 tấn/năm, ở các tỉnh Gia Lai - Kon Tum, Nghĩa Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Đắk Lắk và Sông Bé (theo đơn vị hành chính lúc đó). Đến giai đoạn 1991 - 1995, mỗi năm chỉ còn dưới 200 tấn, (Nguyễn Tập và một số người khác 1986 và 1996). Đặc biệt là một số cây thuốc có nhu cầu dường như không hạn chế, như Ba Kích (Morinda officinalis How); Đẳng Sâm (Campanumoea javanica Blume) và các loài Hoàng tinh thuộc chi Disporopsis và Polygonatum, vốn phân bố khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, lượng khai thác những cây thuốc này hiện đã làm suy giảm nghiêm trọng, thậm chí trở nên khan hiếm đến mức đã được đưa vào Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam (Nguyễn Tập, 1985, 1990, 1997, 2001, 2006) và Sách Đỏ Việt Nam - Phần thực vật, năm 1996, 2007 [16]. Cao Bằng dù có trên 617 loài cây thuốc, thuộc 211 họ thực vật, trong đó nhiều loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao như: Thanh thiên quỳ, Lan gấm, Hà
  22. 12 thủ ô, Ba kích, Thổ phục linh, Giảo cổ lam, Sâm cau, Sa nhân, nhưng ngày một cạn kiệt do khai thác quá mức. Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2001 ghi 114 loài cây thuốc quý hiếm, thuộc 47 họ thực vật, thì năm 2006 đã tăng 139 loài thuộc 58 họ (Nguyễn Tập, 2004) [16]. Một số loài gần như tuyệt chủng ngoài thiên nhiên, như Hoàng đàn (Cupressus torulosa), Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), Đầu năm 1986, do gỗ Hoàng đàn (Cuppressus torulosa), có giá cao và thị trường mở rộng nên cộng đồng địa phương ở Hữu Lũng, Lạng Sơn bắt đầu khai thác gỗ Hoàng đàn để bán. Đầu tiên các cây to bị chặt, sau đó khai thác đến cây con, cành nhánh, gốc và rễ cây. Thậm chí, mìn cũng được dùng để thu các rễ Hoàng đàn len lỏi trong các kẽ đá. Giá bán từ 45.000 đến 120.000 đồng/kg tùy theo kích cỡ của gỗ và rễ cây [5]. Theo PGS.TS. Trần Công Khánh, Giám đốc Viện Nghiên cứu và Phát triển cây thuốc cổ truyền dân tộc (CREDEP): “Chính vì không hiểu gì về công dụng của cây thuốc, lại được các đầu nậu thu mua tận nơi nên đại đa số bà con sống ở những nơi có cây thuốc sinh trưởng và phát triển đều khai thác theo kiểu chặt tận gốc, nhổ cả rễ và thế là những thầy lang giàu kinh nghiệm chữa bệnh giờ cũng chẳng dễ dàng gì kiếm được cây thuốc cho những bài thuốc gia truyền của mình, để rồi một ngày nào đó nó sẽ trở thành các “bài thuốc chết” vì không kiếm đâu ra cây thuốc nguyên liệu” [10]. Báo cáo của Tổng Công ty Dược Việt Nam cho thấy, TCT đã nhập khẩu 182 loại Dược liệu với tổng khối lượng 18.300 tấn, với 81 loại nhập trên 100 tấn/loại. Trong đó, có 13 loại thuốc đi từ động vật và khoáng vật, 169 loại từ cây thuốc, trong đó nhiều loại là thuốc bắc đầu vị, một số không có ở Việt Nam. Nhận thức được vai trò của cây thuốc và các mối đe doạ sự phát triển lâu bền của chúng trong tự nhiên, Nguyễn Tập và các cán bộ Viện Dược liệu đã nghiên cứu xây dựng Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam làm cơ sở để xác định các loài cần ưu tiên bảo tồn, cụ thể: Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam được biên
  23. 13 soạn tương đối hoàn chỉnh lần đầu tiên vào năm 1996 bao gồm 128 loài thuộc 59 họ thực vật bậc cao có mạch. Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam năm 2001 (lần thứ 2) đã được xây dựng, với tổng số 114 loài, đánh giá theo tiêu chuẩn khung phân hạng IUCN (1994). Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam 2006 (lần thứ 3) được công bố gồm 139 loài thuộc 58 họ thực vật bậc cao có mạch. Tất cả các loài trong Danh lục Đỏ được đánh giá theo khung phân hạng IUCN (2001). Đến năm 2007, nâng số loài trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam lên 144 loài, thuộc 58 họ thực vật bậc cao có mạch. Trong cuốn cẩm nang này, thuộc ngành Lá thông (Psilotophyta): 1 loài; ngành Thông đất (Lycopodiophyta): 1 loài; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta): 2 loài; ngành Thông (Pinophyta): 17 loài; ngành Ngọc lan (Magnoliophyta): 123 loài. Tất cả các loài trong Danh lục Đỏ đã được đánh giá về mức độ bị đe dọa theo IUCN (2001) cụ thể như sau: Thuộc cấp CR (Critically Endangered) có 18 loài. Thuộc cấp EN (Endangered) có 57 loài. Thuộc cấp VU (Vulnerable) có 69 loài [16]. Lưu Đàm Cư và cộng sự đã nghiên cứu và đưa vào bảo tồn dướihình thức chuyển vị hơn 40 loài cây thuốc trong vườn rừng của các dân tộc thiểu số tỉnh Lào Cai. Mô hình này hiện đang được ứng dụng và nhân rộng tại các tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn [1] Bảo tồn cây thuốc là một lĩnh vực quan trọng và gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy công tác bảo tồn đã thu được nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên đứng trước nhu cầu sử dụng ngày càng cao về dược liệu từ thiên nhiên và sự khan hiếm dược liệu do các yếu tố khách quan, chủ quan mang lại thì cần thiết phải có những nghiên cứu nhằm phát triển bền vững nguồn gen, đưa cây dược liệu trở thành cây trồng hàng hóa, phục vụ cho nhu cầu sử dụng dược liệu của người dân. 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 2.3.1. Vị trí địa lý - Vườn Quốc Gia Phia Oắc-Phia Đén, là một khu bảo tồn quan trọng
  24. 14 bậc nhất của tỉnh Cao Bằng, thuộc huyện vùng cao huyện Nguyên Bình, tỉnh- Cao Bằng. - Vườn Quốc Gia Phia Oắc-Phia Đén có tổng diện tích đất tự nhiên là 10.593,5ha trong đó có 8.146,6ha rừng tự nhiên thuộc địa bàn 5 xã của huyện Nguyên Bình là: Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc có vị trí địa lí tiếp giáp với một số huyện và các địa phương khác. Cụ thể: - Toạ độ địa lý: + Từ 220 31' 44" đến 220 39' 41" vĩ độ Bắc; + Từ 1050 49' 53" đến 1050 56' 24" kinh độ Đông. - Phía Bắc giáp xã: Mai Long, Vũ Nông,Thể Dục (huyện Nguyên Bình) - Phía Nam và phía Tây giáp xã: Bằng Vân, Cốc Đán (huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn) và các xã Bành Trạch, Phúc Lộc (huyện Ba Bể, Bắc Kạn). - Phía Đông giáp xã: Tam Kim, Thị Trấn (huyện Nguyên Bình) 2.3.2. Địa hình địa thế Địa hình của Phia Oắc-Phia Đén mang đặc điểm chung của các địa phương vùng núi Đông Bắc, hình thành 2 vùng rõ rệt: Vùng núi đá và vùng núi đất. Độ cao trung bình từ 800m đến 1,800 so với mực nước biển. Địa hình đa dạng, phức tạp, chủ yếu là đồi núi, núi đá, núi đất là những khu đồi đất nhấp nhô,độ cao 500m, có những đồng cỏ xanh. Các dãy núi cao, có độ dốc lớn, hướng núi không đồng nhất. 2.3.3. Khí hậu- thuỷ văn Khí hậu tại địa bàn Phia Oắc-Phia Đén được chia thành hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô, trong đó mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm: 200- 240C; Nhiệt độ cao nhất: 300- 350C; Nhiệt độ thấp nhất: 40C, có năm nhiệt độ xuống tới 10C. Hàng năm, vùng núi cao thường xuất hiện sương muối và băng giá, độ ẩm không khí trung bình là 85%.
  25. 15 Trên địa bàn có nhiều khe suối nhỏ. Nguồn nước sông suối tự nhiên dồi dào được người dân tận dụng trong sản xuất, gieo trồng. Tuy nhiên vào những ngày mưa to, nước lớn thường xảy ra hiện tượng lũ quét, tiềm ẩn nhiều mối đe dọa với đời sống và sản xuất của người dân. 2.3.4. Điều kiện dân sinh - kinh tế - xã hội - Nằm trong Vườn quốc gia và khu vực vùng đệm có 42 thôn/xóm (31 thôn/xóm và 11 tổ) thuộc địa giới hành chính của các xã Thành Công, Phan Thanh, Quang Thành, Hưng Đạo, Vũ Nông, Thể Dục và thị trấn Tĩnh Túc. - Dân số: Theo kết quả điều tra thống kê tại các xã năm 2016, nằm trong Khu Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén và khu vực vùng đệm có 8.289 người với 1.850 hộ; trong đó nằm trong ranh giới Khu bảo tồn thiên nhiên có 1.910 người với 382 hộ. - Dân tộc: Trong Khu Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén và khu vực vùng đệm có 5 dân tộc đang sinh sống; trong đó: Dân tộc Dao có 3.912 người, chiếm 47,2%; dân tộc Nùng có 1.682 người, chiếm 20,3%; dân tộc Kinh có 1.475 người, chiếm 17,8%; dân tộc Tày có 1.143 người, chiếm 13,8%; còn lại là dân tộc H’Mông có 77 người, chiếm 0,9%. - Phân bố dân cư: Mật độ dân số bình quân 52 người/km2 nhưng lại phân bố không đồng đều giữa thị trấn và các xã trong vùng, xã có mật độ dân số thấp nhất xã Hưng Đạo 26 người/km2, cao nhất là thị trấn Tĩnh Túc 134 người/km2. - Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động từ 18 - 60 tuổi là 4.560 người, chiếm 55% tổng số khẩu trong khu vực Vườn quốc gia; lực lượng lao động có xu hướng tăng nhưng chủ yếu lao động chưa qua đào tạo, trình độ còn hạn chế, thiếu việc làm. Lao động nông lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao trên 85% tổng số lao động. - Lao động phân bố giữa các ngành của các xã trong Khu Vườn quốc gia chưa đồng đều, không ổn định và thiếu việc làm. Bình quân thu nhập trên đầu
  26. 16 người thấp; đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy cần phải có chính sách đầu tư trong đào tạo nghề, xây dựng mô hình trang trại, đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp để tạo việc làm cho người dân trong khu vực. 2.3.5. Thành phần dân tộc, trình độ học vấn Trong khu vực có 05 dân tộc là: Mông, Tày, Nùng, Dao, Kinh. Chủ yếu là lao động nông lâm nghiệp chưa qua đào tạo, trình độ dân trí vẫn còn thấp. Các tập quán, hủ tục lạc hậu, mê tín, dị đoan, ma chay, cưới xin đang từng bước được cải thiện và xóa bỏ. Nhân dân đã xây dựng quy ước, hương ước thôn bản cùng nhau thực hiện khu dân cư văn hóa, phù hợp với tập tục và đúng với Luật pháp của nhà nước. 2.3.6. Đất đai tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp - Tổng diện tích tự nhiên Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén là 10.593,5 ha; trong đó: đất có rừng 8.914,9 ha; gồm 8.150,9 ha rừng tự nhiên và 764 ha rừng trồng; diện tích đất chưa có rừng 1.678,6 ha. - Đất có rừng chiếm 84,2% tổng diện tích tự nhiên của Khu rừng: rừng tự nhiên chiếm 91,4% tổng diện tích đất có rừng, trong đó rừng giầu chiếm 14,4%, rừng trung bình chiếm 3,7%, rừng phục hồi chiếm 49,8%, rừng núi đá chiếm 3,1%, rừng tre nưa và rừng hỗn giao chiếm 20,4%; rừng trồng chiếm 8,6% tổng diện tích đất có rừng, loài cây trồng chủ yếu là Thông; - Đất chưa có rừng chiếm 15,8% tổng diện tích tự nhiên được phân bố rải rác trong Khu bảo tồn thiên nhiên. Loại đất này có tỷ lệ độ che phủ cao của lớp thảm cỏ, dây leo, bụi dậm và cây gỗ tái sinh, đất còn hoàn cảnh của đất rừng nếu được khoanh nuôi bảo vệ tốt, hệ thực vật rừng sẽ phục hồi và phát triển mạnh. Toàn bộ diện tích của vườn quốc gia nằm trong Công viên địa chất non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào ngày 12.4.2018.
  27. 17 PHẦN 3 PHẠM VI,NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi và địa điểm nghiên cứu - Phạm vi: Đề tài tập trung nghiên cứu kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng của cây dược liệu. - Về địa điểm: Đề tài nghiên cứu tại Vườn Quốc Gia Phia Đén-Phia Oắc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. 3.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1 / 2019 đến tháng 5 / 2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu Điều tra về kinh nghiệm kiến thức của người dân về sử dụng một số cây dược liệu tại địa phương. Đặc điểm hình thái của một số loài cây dược liệu được người dân sử dụng tại Phia Oắc-Phia Đén. Tri thức bản địa về sử dụng một số loài thực vật tại địa phương. Một số bài thuốc được người dân sử dụng tại địa phương Một số loài cây dược liệu và bài thuốc có tầm quan trọng cần ưu tiên bảo tồn. Đề xuất một số biện pháp trong vấn đề sử dụng dược liệu tại địa phương. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Kế thừa các tài liệu cơ bản Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, cùng các tài liệu có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước tại khu vực nghiên cứu. 3.4.2. Phương pháp chuyên gia Phân loại thực vật được giám định của các chuyên gia về thực vật tại các cơ sở có uy tín (Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Trường Đại học
  28. 18 Nông Lâm Thái Nguyên). 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 3.4.3.1. Phương pháp phỏng vấn (phương pháp PRA) Lập bảng hỏi để phỏng vấn ít nhất 30 hộ: Chọn mẫu: Người cung cấp tin được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên - phân tầng: người cung cấp tin được phân thành một số nhóm nhất định (theo kinh nghiệm; dân tộc; độ tuổi; giới ), sau đó lấy ngẫu nhiên người cung cấp tin từ các loại đó. Phỏng vấn: Sử dụng một câu hỏi duy nhất cho tất cả người cung cấp tin, ví dụ: “Xin bác (anh / chị / ông / bà) kể tên tất cả các cây trong khu vực có thể được sử dụng làm thuốc mà bác (anh / chị / ông / bà) biết ?”. Điều quan trọng nhất khi phỏng vấn là đề nghị người cung cấp tin liệt kê đầy đủ tên cây làm thuốc bằng tiếng dân tộc của mình. Điều này tránh được sự nhầm lẫn tên cây thuốc giữa các ngôn ngữ, văn hóa khác nhau. Phỏng vấn người dân kết hợp với điều tra theo tuyến Đây là phương pháp thường được áp dụng trong điều tra tài nguyên thực vật. Dựa trên cơ sở kết quả của bước Liệt kê tự do, lựa chọn người cung cấp tin quan trọng và tiến hành xác định tên khoa học và vị trí phân loại của các loài cây thuốc trên thực địa. Mục tiêu điều tra là xác định chính xác các loài cây đã được liệt kê tại bước liệt kê tự do. Các bước thực hiện bao gồm: + Xác định tuyến điều tra tại Phia Oắc-Phia Đén lấy trung tâm Vườn Quốc Gia làm tâm và đi theo bốn hướng khác nhau. + Thu thập thông tin tại thực địa: Đi theo tuyến và phỏng vấn người cung cấp thông tin đối với bất kỳ cây nào gặp trên đường đi hoặc dừng lại tại mỗi điểm có sự thay đổi về thảm thực vật và phỏng vấn đối với tất cả các loài cây thuốc xuất hiện trong khu vực đó.
  29. 19 3.4.3.2. Phương pháp điều tra quan sát Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương. - Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận đặc biệt là cành, lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (cây thảo nhỏ hay dương xỉ). Các cây lớn thu từ 3 - 5 mẫu trên cùng cây; Các cây thảo nhỏ và dương xỉ thì thu 3 - 5 cây (mẫu) sống gần nhau. Điều này là rất cần thiết để bổ sung cho nhau trong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật. Các mẫu được thu thập phải có tỷ lệ tương đối phù hợp với kích thước chuẩn của mẫu tiêu bản: 41 x 29 cm. Ghi chép thông tin: Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được ghi chép ngay tại hiện trường. Các thông tin về thực vật cần có như: Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả trong đó đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trên mẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chín, màu của nhựa, dịch, mủ, mùi, vị của hoa quả nếu có thể biết được Bên cạnh đó, các thông tin về thời gian, địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh thái nơi sống, mật độ, người thu mẫu cũng nên được ghi cùng. Chụp ảnh lưu giữ: Trong khi quan sát cần chụp ảnh ghi lại các cây thuốc, yêu cầu cần chụp cả cây, lá, hoa Kết hợp đo chiều cao cả cây, thân, cành, lá Định tên: Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh. Cơ sở để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích được từ mẫu vật, các thông tin ghi chép ngoài thực địa, từ đó so sánh với các khoá phân loại đã có hay với các bản mô tả, hình vẽ. Các tài liệu thường xuyên được dùng là: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam Lập danh lục: Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, tiến hành lập danh lục thực vật, Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh
  30. 20 lục các loài thực vật Việt Nam”. Danh lục cuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây được sắp xếp theo thứ tự abc. Trong bảng danh lục có các cột là: Số thứ tự, Tên dân tộc, tên phổ thông, tên khoa học, họ thực vật, chế biến và sử dụng, địa điểm thu mẫu. 3.4.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm Sau khi có kết quả bước đầu về tri thức và kinh nghiệm qua phỏng vấn, để kiểm tra độ chính xác cũng như để có thêm các thông tin bổ sung, đánh giá mức độ ưu tiên bảo tồn các loài cây thuốc, chúng tôi tiến hành thảo luận nhóm. Nhóm thảo luận bao gồm cả những người tham gia và không tham gia phỏng vấn trước đó. Trong khi thảo luận, cán bộ nghiên cứu lần lượt đưa các thông tin đã thu thập được ra để mọi người tranh luận, nhiều kinh nghiệm đã được chỉnh lý và bổ sung qua quá trình này. 3.4.3.3. Xác định các loài cây thuốc cần ưu tiên bảo tồn Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài: + Độ hữu ích của loài đối với người dân địa phương: sử dụng thang 3 mức điểm - Loài không có tiềm năng được dùng ở địa phương: 0 điểm - Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm - Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm + Mức độ để xâm nhập (vị trí mọc của loài để bị tìm thấy để khai thác): sử dụng thang 2 mức điểm - Loài mọc ở nơi rất khó xâm nhập: 0 điểm - Loài mọc ở nơi rất dễ xâm nhập: 1 điểm + Tính chuyên biệt về nơi sống (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng sống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 mức điểm - Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật học - Thu mẫu: Các mẫu vật được thu thập theo kinh nghiệm sử dụng của người dân địa phương.
  31. 21 - Ghi chép thông tin: được ghi chép ngay tại hiện trường, các thông tin về thực vật cần có như: Dạng sống, đặc điểm thân, cành, lá, hoa, quả dùng máy ảnh chụp trực tiếp mẫu khi tìm thấy. - Xử lý mẫu: các mẫu được cắt tỉa cho phù hợp sau đó kẹp vào giữa hai tờ báo (kích thước 45 x 30 cm) cố thể phơi nắng để hạn chế hỏng mẫu do mưa ẩm để mang về. Khi về mang đi phơi hoặc sấy khô. - Định tên: Việc định tên được sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh. Cơ sở để xác định là dựa vào các đặc điểm phân tích được từ mẫu vật, các thông tin ghi chép ngoài thực địa, từ đó so sánh với các khoá phân loại đã có hay với các bản mô tả, hình ảnh. - Lập danh lục: Từ các mẫu tiêu bản đã có tên, tiến hành lập danh lục thực vật, Tên khoa học của các loài được kiểm tra và chỉnh lý theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam”. 3.4.5. Phương pháp nội nghiệp Tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu, thống kê tất cả các loài cây thuốc ênl danh lục thực vật và viết báo cáo. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel hoặc Microsoft Word để thống kê. Xử lý dữ liệu: Dữ liệu điều tra được xử lý bằng tay hay bằng các phần mềm máy tính, bao gồm: (i) liệt kê tất cả các tên cây thuốc được người cung cấp tin nhắc đến, (ii) đếm số lần tên cây thuốc được nhắc đến (tần số nhắc đến), và (iii) xếp danh mục các tên theo thứ tự nào đó, ví dụ như xếp theo tần số giảm dần. Có thể xác định danh mục các loài được dùng làm thuốc tiêu biểu (hay các loài cốt lõi), là các loài được nhiều người cung cấp tin nhắc đến, cộng với một số lượng lớn các loài được một số ít người cung cấp tin hay chỉ một người nhắc đến. Các loài tiêu biểu phản ánh sự tồn tại của một tiêu chuẩn văn hóa, tri thức chung của cộng đồng liên quan đến lĩnh vực cây thuốc trong khu vực điều tra. Các loài còn lại thể hiện cái nhìn, tri thức, kinh nghiệm riêng của các thành viên trong cộng đồng.
  32. 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả điều tra về kinh nghiệm kiến thức của người dân về sử dụng một số cây dược liệu tại địa phương Trên cơ sở điều tra, đề tài đã thu thập được một số loài cây dùng làm thuốc của người dân, các loài cây thuốc được xác định theo tiếng địa phương và tên phổ thông. Kết quả đã xác định được 70 loài cây thuốc trong tổng số 42 họ. Dưới đây là bảng 4.1 hệ thống chi tiết về kết quả trên: Bảng 4.1: Bảng các loài thực vật được khai thác và sử dụng làm thuốc tại Phia Oắc-Phia Đén. STT Tên họ Tên cây Cây hẹ 1 Họ hành tỏi - Alliodeae Hoàng tinh Bảy lá một hoa Giảo cổ lam 2 Họ bầu bí - Cucurbitaceae Gấc 3 Họ dây hương - Erythropalaceae Bò khai Tầm gửi nghiến 4 Họ tầm gửi - Loranthaceae Tầm gửi gạođ ỏ Tầm gửi xoan mộc 5 Họ huyết dụ - Asteliaceae Huyết dụ Dâm bụt Hoa phù dung 6 Họ bông - Malvaceae Ké hoa đào 7 Họ tiết dê - Menispermaceae Hoàng đằng Sa nhân 8 Họ gừng - Zingiberaceae Gừng
  33. 23 STT Tên họ Tên cây Nghệ đen Hà thủ ô 10 Họ cà - Solanaceae Cà độc dược 9 Họ rau răm - Polygonaceae Cây cốt khí 11 Họ lan - Orchidaceae Lan kim tuyến 12 Họ hoàng liên - Ranunculaceae Hoàng liên 13 Họ lá giấp - Saururaceae Ra diếp cá 14 Họ khúc khắc - Smilacaceae Khúc khắc 15 Họ dầu tằm - Moraceae Dâu tằm 16 Họ chuối - Musaceae Chuối rừng Bưởi bung 17 Họ cam quýt - Rautaceae Hồng bì 18 Họ nho - Vintaceace Trà dây 19 Họ hoàng liên gai - Berberidaceae Mật gấu Đơn mặt trời. Chạ giao 20 Họ thầu dầu - Euphorbiaceae Thầu dầu tía Chó đẻ răng cưa 21 Họ nhài - Oleaceae Hoa nhài Thanh táo 22 Họ Ô rô - Acanthaceae Hoàn ngọc Chân chim 23 Họ nhân sâm - Araliaceae Tam thất Đại bi Mần tưới 24 Họ cúc - Asteraceae Hoa cứt lợn Ngải cứu Nhọ nồi
  34. 24 STT Tên họ Tên cây Mào gà trắng 25 Họ rau dền - Amaranthaceae Mào gà đỏ 26 Họ diên vĩ - Iridaceae Rẻ quạt 27 Họ ráy - Araceae Vạn nên 28 Họ thuốc bỏng - Crassulaceae Lá bỏng 29 Họ hoàng tinh - Marantaceae Lá dong 30 Họ đậu - Fabaceae Trinh nữ Nấm linh chi 31 Họ nấm lim-Ganodermataceae Nấm lim xanh 32 Họ chua me đất - Oxalidaceae Khế chua 33 Họ cà phê - Rubiaceae Ba kích Ích mẫu 34 Họ hoa môi - Lamiaceae Tía tô Nhân Trần 35 Họ hoa tán - Apiaceae Rau má rừng Nhót nhà 36 Họ nhót - Elaeagnaceae Nhót rừng Mò hoa trắng 37 Họ cỏ roi ngựa - Verbenaceae Bạc hà rừng Bồ hòn 38 Họ bồ hòn - Sapindaceae Vải Cỏ mần trẩu 39 Họ lúa - Poaceae Sả 40 Họ gai - Urticaceae Đay rừng Râu hùm 41 Họ râu hùm - Taccaceae Râu hùm lá lớn 42 Họ hoa hồng - Rosaceae Đào
  35. 25 Những số liệu tại bảng 4.1 cho thấy rằng tri thức bản địa về khai thác và sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc tại Phia Oắc-Phia Đén rất đa dạng và phong phú. Các loài cây thuốc này không chỉ chữa một bệnh mà có thể chữa được nhiều bệnh, tùy theo sự hiểu biết của mỗi người mà có các tri thức khai thác và sử dụng khác nhau trong cộng đồng dân tộc nghiên cứu. Những hiểu biết của họ về công dụng, bộ hậnp sử dụng của các loài cây thuốc phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, giới tính mà có những hiểu biết khác nhau. Sự khác biệt vốn kiến thức về cây thuốc khá lớn và chỉ một vài cá nhân có được kiến thức này, những kiến thức này phải trải qua thời gian tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và khả năng quan sát tinh tế của từng cá nhân trong cộng đồng. 4.2. Đặc điểm hình thái của một số cây dược liệu tiêu biểu được người dân tại Phia Oắc-Phia Đén sử dụng thường xuyên Tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn 76 hộ trong số 328 hộ dân tại Phia Oắc-Phia Đén sử dụng những cây thuốc được người dân nhắc đến nhiều nhất từ cao xuống thấp ở bảng 4.2 dưới đây: Bảng 4.2. Tên cây thuốc được người dân nhắc đến với số lần nhiều nhất từ cao xuống thấp Số lần được STT Tên phổ thông Tên khoa học nhắc đến 1 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum 30 2 Sa nhân Amomum aromaticum 28 Hoàng tinh hoa 3 Polygonatum kingianum 27 đỏ 4 Bảy lá một hoa Paris polyphylla 26 5 Bò Khai Erythropalum scandens 25 6 Hương nhu trắng Ocimum gratissimum 24 7 Tía tô Perilla frutescens 23
  36. 26 Số lần được STT Tên phổ thông Tên khoa học nhắc đến 8 Dâm bụt Hibiscus rosa-sinensis 22 9 Gừng Zingiber officinale 21 10 Hà thủ ô Fallopia multiflora 20 11 Diếp cá Houttuynia cordata 19 12 Hoàng đằng Fibraurea recisa 18 13 Bình vôi đỏ Stephania rotunda 17 14 Ké hoa đào Urena lobata 16 15 Huyết dụ Cordyline fruticosa 15 16 Nghệ đen Curcuma aeruginosa 14 17 Cốt khí Reynoutria japonica 13 18 Mẫu đơn đỏ Ixora coccinea 12 19 Khúc khắc Smilax glabra 11 20 Nhân trần Adenosma glutinosum 10 21 Chó đẻ Phyllanthus urinaria 9 22 Đơn mặt trời Excoecaria cochinensis 8 23 Mần tưới Eupatorium staechadosmum 7 24 Tam thất Panax notoginseng 6 25 Đại bi Blumea balsamifera 5 26 Lan kim tuyến Anoectochilus setaceus 4 Từ kết quả tổng hợp trên được 26 loài tiêu biểu mà người dân thường khai thác sử dụng nhiều nhất, các đặc điểm hình thái và phân bố cơ bản của 16 loài kèm theo hình ảnh minh họa được tổng hợp trong bảng dưới đây:
  37. 27 Bảng 4.3: Đặc điểm hình thái và phân bố của một số loài tiêu biểu được người dân tại Phia Đén-Phia Oắc sử dụng làm thuốc Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố 1 Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) Đặc điểm: Cây thân thảo, dây nhỏ dài có tua cuốn, lá có dạng chân gà, thường có 5 -7 lá nhỏ, quả khô hình cầu, khi chín mầu đen. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng 2 Sa nhân (Amomum villosum) Đặc điểm: Cây thảo, cao 1 - 2m, thân rễ nhỏ, mọc bò ngang trên mặt đất. Lá mọc so le, màu xanh thẫm, phiến hình mác rộng, mặt trên nhẵn bóng, đầu lá nhọn. Hoa màu trắng đốm vàng tía, mọc thành chum sát gốc. Quả nang hình cầu, có gai mềm, lúc chín có màu đỏ nâu, trong chứa 3 mảnh hạt. 3 Hoàng tinh (Polygonatum kingianum) Đặc điểm: Thân cây thẳng đứng, cao khoảng 80cm-1m. Thân rễ mọc ngang, to và chia thành nhiều chỗ
  38. 28 Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố lõm như cái chén. Hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá có hình chuông. Lá cây mọc so le hình trái xoan, hình trứng. Lá không có cuống, quả mọng khi chín có màu đen. 4 Bảy lá một hoa (Paris polyphylla) Đặc điểm: Cây thảo sống nhiều năm, thường có 7 lá ở 2/3 trên. Lá có phiến hình trái xoan ngược, gốc tròn, chóp có mũi; Cuống lá 5-6cm. Hoa mọc đơn độc ở ngọn thân. Lá đài màu xanh nom như lá; Cánh hoa dạng sợi dài bằng đài, màu vàng. Quả mọng, hạt to màu vàng. 5 Bò khai (Erythropalum scandens) Đặc điểm: Dây leo bằng tua cuốn, có cành mềm thòng xuống, vỏ xanh. Lá mọc so le, hình trứng rộng, đầu nhọn, gốc tròn hay hình tim, mặt dưới mốc, tua cuốn ở nách lá thường chẻ hai. Quả mọng, hình trái xoan dài, màu vàng hay đỏ.
  39. 29 Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố 6 Hương nhu trắng (Ocimum gratissimum) Đặc điểm: Cây thân thảo. Thân cây vuông, hóa gỗ ở gốc, có lông, khi còn non 4 cạnh thân màu nâu tía, còn 4 mặt thân màu xanh nhạt, khi già thân có màu nâu. Lá mọc đối chéo chữ thập, có cuống dài, phiến thuôn hình mũi mác, khía răng cưa có nhiều lông ở 2 mặt, mặt trên xanh thẫm hơn mặt dưới. Cụm hoa xim ở nách lá, co lại thành xim đơn. Hoa không đều có tràng hoa màu trắng chia 2 môi. Nhị 4 thò ra ngoài bao hoa. Quả bế tư, bao bởi đài hoa tồn tại. Toàn cây có mùi thơm. 7 Tía tô (Perilla frutescens) Đặc điểm: Là loại cây cỏ, thân thẳng đứng có lông. Lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa to, lá có màu xanh tím hoặc tím trên có lông màu tím. Hoa nhỏ màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành. Quả hạch nhỏ hình cầu, màu nâu nhạt.
  40. 30 Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố 8 Dâm bụt (Hibiscus rosa-sinensis) Đặc điểm: Là loại cây nhỡ cao từ 1 đến 2m, lá đơn, mọc cách, phiến lá khía răng cưa. Hoa to màu đỏ hồng, cũng có loại màu trắng hồng, mầu vàng, thường mọc ở nách lá hay đầu cành. Gừng (Zingiber officinale) 9 Đặc điểm: Thân gừng cao khoảng 50 - 100 cm, có nơi cây gừng cao đến 150 cm. Thân gừng phát triển theo hình ống, nó bao gồm nhiều bẹ lá ôm sát vào nhau. Lá gừng là lá đơn, mọc so le, lá hình mũi mác thuôn dài về phía ngọn. Mặt lá nhẵn bóng màu xanh đậm, gân màu xanh nhạt. Lá có mùi thơm. 10 Hà thủ ô (Fallopia multiflora) Đặc điểm: là cây sống lấu năm, thân mềm dạng dây leo quấn với nhau, rễ phình to thành củ màu đỏ.Lá hình tim, đầu nhọn, dài 5-7cm, rộng - 3 5cm. Cụm hoa hình chùy mọc ở đầu cành hoặc nách lá, mang nhiều hoa. Hoa nhỏ, màu trắng, 3 mảnh vòng ngoài lớn lên cùng quả. Qủa 3 cạnh, khô, không tự mở.
  41. 31 Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố 11 Diếp cá (Houttuynia cordata) Đặc điểm: cao 20 - 40cm thân ngầm mọc bò ngang trong đất, màu trắng, hơi có lông, bén rễ ở các mấu. Thân đứng nhẵn, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc so le, hình tim, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu tím, hơi có lông dọc theo gân lá của cả hai mặt, gân chính 7; Cuống lá dài, có bẹ, lá kèm có lông ở mép.Cụm hoa mọc ở ngọn thân nhiều hoa nhỏ màu vàng nhạt; Quả nang mở ở đỉnh; Hạt hình trái xoan nhẵn. 12 Hoàng đằng (Fibraurea recisa) Đặc điểm: Dây leo to có rễ và thân già màu vàng. Lá mọc so le, phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt ngang, có 3 gân chính rõ, cuống dài. Hoa nhỏ màu vàng lục, mọc thành chùy dài ở kẽ lá đã rụng, phân nhánh 2 lần. Hoa có lá đài hình tam giác. Quả hạch hình trái xoan, khi chín màu vàng.
  42. 32 Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố 13 Bình vôi đỏ (Stephania rotunda) Đặc điểm: Là loại cây dây leo, dài từ 2-6m. Lá mọc so le: phiến lá hình bầu dục, hoặc hình tim hoặc hơi tròn. Hoa tự tán nhỏ, tính khác gốc, màu vàng cam. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ tươi trong chứa 1 hạt hình móng ngựa có gai. Bình vôi có phần gốc thân phát triển to thành củ, có khi nặng tới 20 - 30kg, hình dáng thay đổi tùy theo từng nơi củ phát triển. Củ bình vôi có vỏ ngoài màu đen, khi cạo bỏ vỏ ngoài thì trong có màu xám 14 Ké hoa đào (Urena lobata) Đặc điểm: Cây nhỏ cao chừng 1m hay hơn. Cành có lông hình sao. Lá mọc so le, chia thuỳ nông, mặt trên xanh, mặt dưới xám, có lông, mép khía răng, gân chính có một tuyến ở gốc. Hoa màu hồng như hoa đào, mọc riêng lẻ hay thành đôi nách lá. Quả hình cầu dẹt, có lông, chia 5 mảnh, phía trên có nhiều gai móc. Hạt có vân dọc.
  43. 33 Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố 15 Huyết dụ (Cordyline fruticosa) Đặc điểm: Cây thân mảnh, mọc thẳng, hay uốn cong, ít khi phân nhánh. Lá xếp hai dãy, hình lưỡi kiếm, đầu nhọn, gốc thót lại thành cuống có rãnh. Phiến lá mỏng, màu xanh, nhẵn, bóng nổi rõ các gân mảnh. Hoa màu xanh mọc đơn độc ở nách lá. Quả mọng hình cầu, 1 hạt. Cây mọc nơi đất tốt, ẩm. 16 Nghệ đen (Curcuma aeruginosa) Đặc điểm: Cây thân thảo cao đến 1,5m. Thân rễ hình nón có khía chạy dọc, mang nhiều củ có thịt màu vàng tái. Ngoài những củ chính, còn có những củ phụ có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng. Lá có đốm đỏ ở gân chính, dài 30 - 60cm, rộng 7 - 8cm. Cụm hoa ở đất, thường mọc trước khi có lá. Lá bắc dưới xanh nhợt, lá bắc trên vàng và đỏ. Hoa vàng, môi lõm ở đầu, bầu có lông mịn.
  44. 34 Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố 17 Cốt khí (Reynoutria japonica) Đặc điểm: Thân rỗng với các mắt nổi lên dễ thấy, tạo ra bề ngoài giống như đoạn thân tre nhỏ. Thân cây có thể dài tới 3-4 m trong mỗi mùa, nhưng thông thường ngắn hơn tại những nơi nó mọc hay do bị cắt bỏ. Lá hình ô van rộng bản với phần gốc tù, dài 7-14 cm và rộng 5- 12 cm, mép lá nguyên. Hoa nhỏ, màu trắng hay kem, mọc thành chùm thẳng đứng dài 6-15 cm vào cuối mùa hè và đầu mùa thu. 18 Mẫu đơn đỏ (Ixora coccinea) Đặc điểm: Cây nhỏ, thân cành nhẵn, cao 0,6 - 2 m. Lá mọc đối, gần như không cuống, phiến lá láng, hình bầu dục, hai đầu nhọn, dài 5 - 10 cm, rộng 3 - 5 cm. Hoa nhỏ, dài, màu đỏ, mọc thành chùm xim ở đầu cành. Quả màu đỏ tím, cao 5 - 6 mm, rộng 6 - 7 mm. Mỗi ô có một hạt, cao 4 - 5 mm, rộng 3 - 4 mm, phía lưng phồng lên, còn phía bụng thì hõm vào.
  45. 35 Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố 19 Khúc khắc (Smilax glabra) Đặc điểm: Cây dây leo, thân mềm, không gai. Lá hình trứng, gốc hơi hình tim, mọc so le, có cuống dài, mang tua cuốn. Cụm hoa hình tán, mọc ở kẽ lá, có cuống dài. Hoa màu hồng hoặc điểm chấm đỏ gồm hoa đực và hoa cái riêng biệt. Quả hình tròn, đường kính 8 -10mm, khi chín màu đen, có 2 - 4 hạt hình trứng 20 Nhân trần (Adenosma glutinosum) Đặc điểm: Cây thân thảo, cao 0,3 - 1m, thân cây mọc thẳng, cây đơn hay phân cành, nhánh, lá phía dưới mọc đối, lá phía trên có khi mọc cách, phiến lá hình trứng nhọn, mép răng cưa thưa, cuống lá ngắn 3 - 15 mm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc xếp thành chùm, hình bông, dài 30 - 40 cm. Tràng hoa màu tía hay lam, chia 2 nở thành 4 van, trong nhiều hạt nhỏ.
  46. 36 Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố 21 Chó đẻ (Phyllanthus lurinaria) Đặc điểm: Là cây thân thảo sống 1 năm (đôi khi lâu năm), mọc thẳng hay nằm bò, thân cây tạo nhiều nhánh ở gần gốc, các nhánh nằm sóng soài hay thẳng, có cánh, có lông cứng mọc theo một bên. Các lá xêp thành 2 dãy, bến dưới các lá có kèm quả hình trứng- mũi mác, gốc lá kèm có tai dễ thấy, cuống lá kèm rất ngắn, phiến lá mỏng như giấy, thuôn dài. Đơn mặt trời 22 (Excoecaria cochinchinensis) Đặc điểm: Là loài cây cao 0,7 - 1,5m. Thân nhỏ màu tía, lá mọc đối, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới màu đỏ tía, mép có răng cưa. Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hay đầu cành. 23 Mần tưới (Eupatorium staechadosmum) Đặc điểm: Cây cao 0,5 - 1 m, phân nhiều nhánh, cành nhẵn, màu tím nhạt, lá mọc đối, mép lá có răng cưa. Hoa mọc đầu cành hoặc nách lá, màu hơi tím cuống hoa có nhiều lông ngắn. Quả màu đen nhạt.
  47. 37 Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố 24 Tam thất (Panax notoginseng) Đặc điểm: Là loại cây có thân rễ nhiều đốt mang sẹo của những gốc thân mọc hàng năm lụi đi, chiều dài và đường kính thân rễ thay đổi tùy theo độ tuổi của cây, thường dài 25cm, thân rễ mang nhiều rễ phụ,tận cùng của thân rễ có một rễ củ nhỏ mang nhiều rễ con. 25 Đại bì (Belamcanda chinensis) Đặc điểm: Cây thân thảo, có thân rễ dài, mọc bò sát đất, thân cao khoảng 0,5 m. Lá cây hình ngọn giáo dài mọc thẳng xếp hai dãy trên một mặt phẳng, gân lá song song. Cụm hoa có cuống dài 20 - 40 cm, bao hoa có 6 mảnh màu vàng, cam, có đốm đỏ. Quả nang hình trứng có sọc ngang, chứa nhiều hạt nhỏ màu xanh đen, hình cầu, sáng bóng.
  48. 38 Tên cây đặc điểm hình thái và STT Hình ảnh cây phân bố 26 Lan kim tuyến (Anoectochilus setaceus) Đặc điểm: sống trên núi đá vôi,dọc theo khe suối, dưới tán cây to trong rừng ẩm ở độ cao 500-1800m, cây ưa độ ẩm cao và bóng râm, kị ánh sáng. Cây cao 10-20cm, thân màu tím, mọng nước, cây non có nhiều lông mềm, mang 2-6 lá mọc cách, xòe trên mặt đất, lá hình trái xoan hoặc hình trứng 4.3. Tri thức bản địa về sử dụng một số loài thực vật được người dân tại Phia Đén-Phia Oắc khai thác và sử dụng làm thuốc Theo kết quả điều tra phỏng vấn và xử lý số liệu, đề tài đã xác định được cách sử dụng và bảo quản của các loài cây thuốc được người dân sử dụng tại khu vực nghiên cứu được thể hiện ở hình bảng 4.4 như sau: Bảng 4.4 Cách sử dụng và bảo quản của các loài cây thuốc được người dân sử dụng tại địa phương STT Tên cây Cách bảo quản Cách sử dụng 1 Bảy lá một hoa Khô, tươi Sắc uống hàng ngày 2 Giảo cổ lam Khô Sắc uống hàng ngày 3 Hoàng tinh Khô Ngâm rượu 4 Bò khai Tươi Nấu ăn 5 Tầm gửi nghiến Khô Ngâm uống 6 Tầm gửi gạođ ỏ Khô Ngâm uống
  49. 39 STT Tên cây Cách bảo quản Cách sử dụng 7 Tầm gửi xoan mộc Khô Ngâm uống 8 Huyết dụ Khô Sắc uống hàng ngày 9 Hương nhu trắng Khô Sắc uống hàng ngày 10 Dâm bụt Tươi Gĩa đắp 11 Hoa phù dung Tươi, khô Gĩa đắp 12 Ké hoa đào Khô Sắc uống hàng ngày 13 Hoàng đằng Khô Sắc uống hàng ngày 14 Bình vôi đỏ Khô Sắc uống hàng ngày 15 Sa nhân Khô Sắc uống hàng ngày 16 Gừng Tươi, khô Gĩa đắp, sắc uống 17 Nghệ đen Khô Gĩa đắp, nấu ăn 18 Cây cốt khí Khô Sắc uống hàng ngày 20 Cà độc dược Khô Sắc uống hàng ngày 21 Lan kim tuyến Khô Sắc uống, nấu ăn 22 Hoàng liên Khô, tươi Sắc uống hàng ngày 23 Ra diếp cá Tươi Gĩa đắp, nấu ăn 24 Khúc khắc Khô Sắc uống hàng ngày 25 Tam thất Khô Sắc uống hàng ngày 26 Chuối rừng Khô Sắc uống hàng ngày 27 Bưởi bung Tươi Sắc uống, đắp 28 Hồng bì Tươi, khô Sắc uống hàng ngày 29 Trà dây Khô Sắc uống hàng ngày 30 Mật gấu Khô Sắc uống hàng ngày 31 Đơn mặt trời. Khô Sắc uống hàng ngày 32 Chạ giao Tươi Sắc uống hàng ngày 33 Thầu dầu tía Khô Sắc uống hàng ngày
  50. 40 STT Tên cây Cách bảo quản Cách sử dụng 34 Chó đẻ răng cưa Tươi Sắc uống hàng ngày 35 Hoa nhài Tươi Sắc uống hàng ngày 36 Thanh táo Tươi Sắc uống hàng ngày 37 Hoàn ngọc Khô Sắc uống hàng ngày 38 Chân chim Khô Sắc uống hàng ngày 39 Đại bi Tươi, khô Đun tắm 40 Mần tưới Tươi, khô Sắc uống hàng ngày 41 Hoa cứt lợn Tươi Gĩa đắp 42 Ngải cứu Tươi, khô Giã đắp, nấu ăn 43 Nhọ nồi Tươi, khô Gĩa đắp 44 Mào gà trắng Khô Gĩa đắp 45 Mào gà đỏ Khô Gĩa đắp 46 Rẻ quạt Khô Sắc uống hàng ngày 47 Vạn nên Tươi Gĩa đắp 48 Lá bỏng Tươi Gĩa đắp 49 Lá dong Tươi Gĩa đắp 50 Trinh nữ Tươi, khô Gĩa đắp 51 Hà thủ ô Khô Ngâm rượu 52 Sim Khô, tươi Ngâm rượu 53 Khế chua Tươi Đun tắm 54 Ba kích khô Ngâm rượu 55 Ích mẫu Tươi Sắc uống hàng ngày 56 Tía tô Tươi Gĩa nát, đun uống 57 Nhân Trần khô Sắc uống hàng ngày 58 Rau má rừng Tươi Nấu ăn
  51. 41 STT Tên cây Cách bảo quản Cách sử dụng 59 Nhót nhà Tươi Sắc uống hàng ngày 60 Nhót rừng Tươi Sắc uống hàng ngày 61 Mò hoa trắng Tươi Sắc uống hàng ngày 62 Bạc hà rừng Tươi Gĩa đắp 63 Bồ hòn Tươi Sắc uống hàng ngày 64 Vải Tươi Ăn liền 65 Cỏ mần trẩu Tươi, khô Sắc uống hàng ngày 66 Sả Tươi Nấu ăn, xông hơi 67 Đay rừng Tươi Nấu ăn 68 Râu hùm Khô Sắc uống hàng ngày 69 Râu hùm lá lớn Khô Sắc uống hàng ngày 70 Đào Tươi Sắc uống hàng ngày 0.19% khô 0.44% tươi tươi và khô 0.37% Hình 4.1: Tỷ lệ về cách sử dụng của các thực vật được người dân sử dụng làm thuốc Từ biểu đồ trên hình 4.2, ta thấy tỷ lệ người dân sử dụng các bộ phận cây thuốc sau thu hoạch dùng khô chiếm tỷ lệ cao nhất (31/70 cây) chiếm 44,29%, sử dụng tươi (26/70 cây) chiếm 37,14%, bên cạnh đó người dân còn kết hợp
  52. 42 sử dụng cả tươi và khô (13/70 cây) chiếm 18,57%. Tùy từng điều kiện, thời điểm thu hái cây thuốc mà người dân có thể sử dụng tươi, khô hoặc cả tươi và khô. Nhưng theo thông tin đã phỏng vấn, người dân cho biết sử dụng tươi trong hầu hết các bộ phận cây thuốc sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên kết quả điều tra thì 44,29% cây thuốc được sử dụng khô và chỉ 37,14% được người dân sử dụng tươi. Do thu hái các bộ phận cây thuốc phải phụ thuộc vào mùa vụ thu hái, thời gian sinh trưởng và phát triển của từng loài cây thuốc. Để tiết kiệm thời gian, thuận tiện trong việc chữa bệnh cho người dân trong làng các thầy lang thường đi thu hái và chế biến sẵn, bảo quản tại nhà. Sau khi khám và phát hiện ra bệnh, xác định được thuốc để trị bệnh, họ có thể bốc thuốc ngay để bệnh nhân sử dụng và mang về nhà điều trị. Để sử dụng các loài cây thuốc trong một thời gian dài khi thu về người dân xử lí bằng biện pháp rửa sạch rồi phơi nắng hoặc treo lên gác bếp đồng thời bảo quản tại chỗ. 4.4. Một số bài thuốc của địa phương Từ phương pháp nghiên cứu điều tra phát hiện về các bài thuốc, sau khi tổng hợp và loại bỏ các bài thuốc trùng nhau đề tài đã xác định được 15 bài thuốc với tổng cộng 27 loài cây (kể cả có tên và chưa có tên trong danh lục cây thuốc) mà người dân tại cộng đồng đã sử dụng để điều trị một số bệnh thường gặp. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.5. Bảng 4.5. Một số bài thuốc của người dân địa phương Tên cây thuốc Bộ Bài STT Tên phổ Tên địa phận sử Cách pha chế thuốc thông phương dụng Trị Mỗi vị 40g rửa sạch, giã Diếp cá Phoách vảy Cả cây chứng nát lọc lấy nước trong. 1 đái buốt, Rau má Phoách Ngày uống 3 lần. Thực Cả cây đái dắt rừng chèn hiện trong 7-10 ngày, sẽ
  53. 43 Tên cây thuốc Bộ Bài STT Tên phổ Tên địa phận sử Cách pha chế thuốc thông phương dụng thấy tác dụng hiệu quả hết ngay những lần đi đái buốt. Chữa Rễ đại bi 30g, ích mẫu Đại bi Nát moong Rễ đau bụng 15g, sắc uống. Uống 3 - 5 2 kinh Ích mẫu Đìa phiu Rễ ngày. Hái 1 nắm lá cây rẻ quạt, rửa sạch, giã nát, sau đó cho thêm nước quấy đều, Viêm 3 Dẻ quạt - Lá, thân để lắng cặn, chắt lấy nước họng hạt trong rồi uống . Thực hiện liên tục từ 3 - 5 ngày, bệnh sẽ khỏi. Dâm bụt Bjóoc vén lá Lá Dâm bụt 15g, hoa Nhài 12g, sắc uống về 4 Mất ngủ Hoa nhài - hoa buổi chiều, uống liên tục trong 5 ngày. Khúc khắc Khúc khắc Củ Lấy mỗi loại khoảng - Nhài vầy thân 0,5kg đem rửa sạch cho Chữa vào nồi đun đến khi nước khớp, 5 chuyển màu đen thì đem thoái hóa Nhài cừu - thân đổ vào chậu tắm. Ngâm cột sống vèng người khoảng từ 15 - 20 phút.
  54. 44 Tên cây thuốc Bộ Bài STT Tên phổ Tên địa phận sử Cách pha chế thuốc thông phương dụng Lá Lá Huyết dụ 10g, rễ Rẻ Huyết dụ Lẳng lượt Ho ra quạt 8g. Tất cả phơi khô, 6 máu sắc chia làm 2 - 3 lần Rẻ quạt - Rễ uống trong ngày. Lá đào tươi giã nát, đắp 7 Ghẻ lở Đào Mạy tào Lá tại chỗ. Cây chuối Lấy mỗi thứ một ít đun Cuối khau Thân rừng lên rồi uống mỗi ngày 3 Lá dong Toong trinh Lá bát uống sau khi ăn. Mỗi Cây ổi Mác ổi Ngọn non thang thuốc uống 2 - 3 ngày. Mỗi lần uống 2 - 3 thang thuốc. Lưu ý nếu Dị ứng 8 người bị bệnh nặng thì da vừa uống vừa tắm kết Khúc khắc Cổ săn lung Rễ, củ hợp. Dùng được cho tất cả mọi người. Không phân biệt trai gái, trẻ con hay người lớn. Hạ huyết Rửa sạch rồi cắt nhỏ tầm áp, hạ 1cm đem phơi khô (sao Giảo cổ 9 đường Phoắc dạ Cả cây khô) sau đó cho vào hộp lam huyết, hoặc túi để bảo quản tăng dùng dần. Pha nước uống
  55. 45 Tên cây thuốc Bộ Bài STT Tên phổ Tên địa phận sử Cách pha chế thuốc thông phương dụng cường giống như chè. Giúp cân miễn bằng huyết áp, đường dịch huyết và tăng cường miễn dịch Hái từ 5 - 7 lá già xanh lục thẩm, rửa sạch, giã nát với ½ muỗng muối, hòa Chữa thêm vào 10ml nước nấu 11 viêm loét Hoàn ngọc Tu linh Lá chín, vắt lấy nước cốt, dạ dày uống từ 7 - 10 ngày, ăn uống giảm hết đau, không ợ chua, hết cảm giác đau lúc đói hoặc no. Đại bi Nát moong Cả cây - Ngọi Lá Lấy mỗi loại một ít, bắm - Thua oi Lá không quá nhỏ, cho vào 12 Sốt rét - Bạc nhít Cả cây ấm đun nước uống một - Ngô mạc Cả cây bát rồi xông. - Huống Cả cây Sa nhân Say ghìn Hạt Dùng 3 loại này băm nhỏ Chữa đau Nghệ đen Nghệ đăm Củ 13 rửa sạch đun lên và uống bụng Lá, vỏ Cây ổi Mắc ổi ngày 3 lần, uống sau khi ăn. thân 14 Dùng cho Bình vôi đỏ Kèng tìn Lá Lấy mỗi thứ một ít rồi
  56. 46 Tên cây thuốc Bộ Bài STT Tên phổ Tên địa phận sử Cách pha chế thuốc thông phương dụng phụ nữ Sa nhân Mác néng Rễ đem ra băm nhỏ trộn lẫn tắm sau Nghệ đen Nghệ đăm Củ vào nhau rồi đun sôi, lấy khi sinh Khúc khắc Cổ săn lung Rễ, củ ra một bát để uống (đối Lan kim với người lớn), Số nước - Cả cây tuyến thuốc còn lại dùng để Tầm gửi Phác mạy xông, tắm. Làm như vậy Cả cây nghiến nghiển 3 nồi thuốc với mỗi nồi thuốc uống một lần, xông một lần và tắm 3 lần. Thuốc dùng tươi, khô đều được, tốt nhất là dùng tươi. Chú ý: Uống xong mới xông, xông xong mới Đại bi Nát moong Cả cây tắm. Với trẻ con chỉ được uống 1 - 2 giọt và tắm không được xông. Chú ý: không nên nhốt ngan, ngỗng nhất là nhà sàn trước khi có thuốc dung (kiêng kị). Mác lót Lấy mỗi thứ một ít dùng Chữa sơn Nhót rừng Ngọn, lá 15 đông tươi khô đều được, (tốt ăn Sa nhân Mác néng Hạt nhất là dùng tươi) rồi đem
  57. 47 Tên cây thuốc Bộ Bài STT Tên phổ Tên địa phận sử Cách pha chế thuốc thông phương dụng ra băm nhỏ trộn lẫn vào nhau rồi đun sôi, lấy nước để nguội rồi đem ra rửa Huyết dụ Lẳng lượt Cả cây và tắm ngày 3 lần/ thang thuốc. Làm như vậy 3-4 ngày sẽ khỏi. 4.5. Các loài thực vật và bài thuốc được người dân khai thác và sử dụng làm thuốc quan trọng cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng Kết hợp các phương pháp nghiên cứu, phỏng vấn người dân và đi điều tra theo tuyến khảo sát thực tế, kết quả đề tài đã phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa và xác định được mức độ hữu ích, mức độ xâm nhập, mức độ tác động hay tính chuyên biệt về nơi sống của các loài cây thuốc xếp theo hạng giảm dần là khác nhau. Những cây được lựa chọn ra nhằm ưu tiên bảo tồn và nhân rộng dựa theo bảng phân hạng các loài cây thuốc có tổng điểm từ 4 điểm trở lên, đây là cơ sở quan trọng cho việc quản lí và bảo tồn các loài cây thuốc có giá trị cao tại khu vực nghiên cứu. Kết quả được thống kê trong bảng 4.6 như sau:
  58. 48 Bảng 4.6: Các loài thực vật được người dân khai thác và sử dụng làm thuốc quan trọng cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng. Tên cây thuốc Điểm phân Stt Phổ thông Địa phương Khoa học hạng 1 Bình vôi đỏ Kèng tìn Stephania rotunda 7 2 Bảy lá một hoa - Paris polyphylla 7 3 Tầm gửi gạo đỏ Phác mạy nghịu Sp 6 4 Hoàng đằng - Fibraurea tinctoria 6 5 Lan kim tuyến Lá gấm Anoechilus calcareus 5 6 Giảo cổ lam - Gynostemma pentaphyllum 5 Phác mạy 7 Tầm gửi nghiến Sp 5 nghiến 8 Huyết dụ Lẳng lượt Cordyline var. tricolor 5 9 Cốt khí Điền thất Reynoutria japonica 5 10 Sa nhân Mác néng Amomum villosum 5 11 Hà thủ ô - Fallopia multiflora 5 12 Tam thất - Panax nôtginseng 5 Polygonatum kingianum 13 Hoàng tinh - 5 coll 14 Ba kích Chay chàng Morinda officinaliss 4 15 Tầm gửi xoan mộc - Sp 4 16 Mật gấu Đi mi Mahoniaheali Carr 4 Qua bảng 4.6 trên, cho thấy có 16 loài thực vật được người dân tại Phia Oắc-Phia Đén khai thác và sử dụng làm thuốc cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng. Đây là những loài đa tác dụng chúng không chỉ được người dân khai thác và sử dụng để chữa bệnh, một số cây dung để làm gia vị, đa phần các hộ gia đình còn khai thác để mang đi bán cho các lái buôn nhằm thu lợi nhuận. Hầu như người dân khái thác các loài cây mọc hoang dại trong tự nhiên, rất ít khi được người dân gây trồng. Một phần cũng do điều kiện khí hậu thời tiết
  59. 49 thay đổi dột ngột dẫn dến môi trường sống của chúng cũng bị thay đổi, khi đó các loài này có thể bị chết hoặc khả năng sinh trường và phát triển kém dần. Sự thích nghi để phù hợp với môi trường sống của chúng ngày càng yếu, số lượng ngày càng giảm dần trong khi nhu cầu của người dân này càng tăng lên. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến số lượng các loài này bị suy giảm nhanh chóng một số loài có nguy cơ đe dọa rất cao như: Lan kim tuyến, Kim giao, bảy lá một hoa, Bình vôi đỏ Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn và thu thập số liệu, chúng tôi đã xác định mức độ đe dọa của các loài cây thuốc theo: Sách đỏ Việt Nam, [19]. Đây là những loài có giá trị nên bị người dân khai thác quá mức kiệt quệ dẫn đến số lượng các loài này bị suy giảm nghiêm trọng. Hiện nay để tìm được các loài này làm thuốc rất khó khăn và trở nên khan hiếm. Trong quá trình điều tra theo tuyến tại khu vực nghiên cứu, đề tài ít khi bắt gặp được những loài cây như: Lan kim tuyến, Bảy lá một hoa, Bình vôi đỏ đây là những loài thực vật có giá trị cao trong y dược cũng như giá trị về kinh tế. Chính vì vậy, để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng để làm thuốc phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân cũng như trong quản lí rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu cần phải ưu tiên bảo tồn và gây trồng rộng rãi các loài thực vật đã lựa chọn ra. Cũng bằng phương pháp điều tra phỏng vấn, khảo sát cùng với những người có kinh nghiệm về y dược như: thầy lang, già làng, dựa vào những giá trị thực tế mà bài thuốc mang lại theo lời kể của người dân, chúng tôi đã lựa chọn ra được 8 bài thuốc hay, quan trọng cần phát triển, ưu tiên bảo tồn và nhân rộng như:
  60. 50 Bảng 4.7: Một số bài thuốc cần ưu tiền bảo tồn và nhân rộng STT Tên Bài Thuốc 1 Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày 2 Bài thuốc dùng cho phụ nữa sau khi sinh. 3 Bài thuốc hạ huyết áp, hạ đường huyết, tăng cường miễn dịch 4 Bài thuốc chữa dị ứng. 5 Bài thuốc chữa khớp, thoái hóa cột sống 6 Bài thuốc chữa ho ra máu 7 Bài thuốc chữa đái dắt. 8 Bài thuốc chữa sơn ăn Mỗi bài thuốc sử dụng những loài thực vật tồn tại rất nhiều xung quanh cuộc sống chúng ta, nhưng cũng có những loài hiện nay đang có nguy cơ bị đe dọa cao. Vậy nên, để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người dân tại Phia Oắc-Phia Đén nói chung và bảo tồn các bài thuốc nói riêng cần phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực, phù hợp với suy nghĩ, phong tục tập quán của người dân tại khu vực nghiên cứu. 4.6. Thuận lợi, khó khăn và đề suất một số giải pháp trong việc bảo tồn và nhân rộng các loài cây dược liệu tại Phia Oắc-Phia Đén huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 4.6.1. Thuận lợi - Người dân tại địa bàn Phia Oắc-Phia Đén đều cho rằng cơ chế quản lý rừng cộng đồng nói chung cũng như tài nguyên cây thuốc nói riêng hiện có rất nhiều lợi ích. Họ đều mong muốn được tham gia quản lý bảo vệ rừng nếu được trả tiền tương xứng với công sức mà họ bỏ ra cho công tác bảo vệ rừng với điều kiện các khu rừng phải ở kề cận thôn bản. - Bên cạnh đó sự ủng hộ của Ban quản lý khu bảo tồn và sự công nhận
  61. 51 trên pháp lí về vai trò quan trọng của người dân địa phương trong công tác tham gia bảo tồn và phát triển rừng được quy định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm (2004). Nhất là những chương trình, dự án về cây dược liệu góp phần giúp cho các kiến thức về cây dược liệu của người dân bản địa có cơ hội được vận dụng và phát huy. 4.6.2. Khó khăn - Người dân vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về việc bảo tồn và nhân rộng các loài cây dược liệu, các bài thuốc của ông cha truyền lại, đặc biệt là giới trẻ hiện nay - Áp lực về gia tăng dân số, tài nguyên cây dược liệu ngày càng khan hiếm, nhu cầu của thị trường về khai thác và sử dụng Lâm sản ngoài gỗ ngày càng tăng cao. - Chưa có sự phối hợp ăn ý giữa các cơ quan chức năng và người dân trong vấn đề tiếp cận và quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng cho tại địa phương - Đời sống của người dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn, họ chủ yếu sống dựa vào tài nguyên rừng. - Cơ chế chính sách của nhà nước còn chồng chéo, chậm đổi mới chưa tạo động lực thu hút người dân tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên rừng tại địa phương. 4.6.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn và phát triển một số loài cây dược liệu tại khu vực nghiên cứu - Cần tiếp tục nghiên cứu và hệ thống lại các kiến thức khai thác và sử dụng các loài cây dược liệu, quản lý tài nguyên rừng để các dự án phát triển có cơ sở lựa chọn, lồng ghép những kiến thức bản địa về cây dược liệu sao cho phù hợp với cộng đồng dân cư nhằm đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất. - Đối với các loài cây dược liệu có giá trị cần đưa vào gây trồng, phải
  62. 52 căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp, có các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp phục vụ cho công tác bảo tồn - Chính quyền địa phương cùng các cơ quan có thẩm quyền cần quan tâm giúp đỡ người dân xã trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu. Cần có những chính sách thích hợp, hỗ trợ người dân xây dựng mô hình vườn gây trồng các loài cây dược liệu có giá trị cao. - Đối với các hộ gia đình cần tích cực truyền đạt các kinh nghiệm cho con cháu để bảo tồn, lưu giữ những sản phẩm mang đậm đà bản sắc dân tộc. - In ấn tài liệu về tài nguyên cây dược liệu nhằm lưu truyền kiến thức văn hóa và giáo dục trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liêu nói riêng và sự đa dạng sinh học thực vật nói chung đặc biệt là nguồn tài nguyên Lâm sản ngoài gỗ. - Cần tiếp tục xây dựng và phát triển vườn sưu tập cây dược liệu tại thôn bản, tổ chức hội thảo, nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên này. - Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật, nâng cao trách nhiệm xã hội về bảo vệ vàphát triển tài nguyên rừng bền vững. - Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến, hỗ trợ, thực hiện các chương trình, dự án trong việc bảo tồn và nhân rộng tài nguyên cây thuốc, quản lí tài nguyên rừng, đồng thời nâng cao đời sống cho người dân. - Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, gây trồng, khoanh nuôi bảo vệ và khai thác bền vững các loài cây dược liệu dựa trên việc vận dụng các kiến thức bản địa có sự kết hợp với kiến thức khoa học hiện đại. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người làm công tác khoa học kỹ thuật với các nhà quản lí và người dân trong các hoạt động chương trình, dự án quản lí, bảo vệ và phát triển rừng. - Khuyến khích những người có kinh nghiệm ở địa phương truyền đạt lại kinh nghiệm quý báu về khai thác, sử dụng, bảo quản và chế biến các loài
  63. 53 cây dược liệu cho con cháu. - Kết hợp tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của họ với việc sử dụng các kiến thức bản địa về khai thác, sử dụng hợp lý và quản lý bền vững tài nguyên cây dược liệu cũng như tài nguyên rừng tại các buổi họp thôn.
  64. 54 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết Luận Sau thời gian nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc khóa luận đến nay, tôi đã hoàn thành được khóa luận với một số kết quả như sau: 1. Xác định được tên các loài dược liệu phân bố trên địa bàn tại Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng Thống kê được 42 họ gồm 70 loài cây dược liệu làm thuốc tại cộng đồng dân cư xã và đã xác định được tương đối về tên địa phương, tên phổ thông, tên khoa học. Thống kê được bộ phận dùng và công dụng của các loài thực vật làm thuốc ở khu vực nghiên cứu rất đa dạng và phong phú. Người dân khai thác bộ phận các loài cây thuốc quanh năm, chủ yếu là cả cây kết hợp thu hái thân, lá, rễ, hoa, củ, quả để sử dụng. Xác định được 26 loài cây dược liệu được người dân địa phương thường xuyên sử dụng để chữa bệnh. Mô tả tương đối về đặc điểm hình thái, của 26 loài cây dược liệu được sử dụng thường xuyên, kèm theo hình ảnh cho từng loài. 2. Xác định được kiến thức bản địa về khai thác và sử dụng của loài cây bộ phận được sử dụng để làm thuốc tại Phia Oắc-Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng - Xác định tri thức bản địa về cách sử dụng các loài cây thuốc (tươi, khô, vừa tươi vừa khô), người dân bảo quản sản phẩm khô là chủ yếu. Từ đó rút ra một số thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp phù hợp cho việc
  65. 55 quản lí, bảo tồn và phát triển tài nguyên thực vật. - Phát hiện ra 15 bài thuốc trong tổng số hơn 27 loài cây được sử dụng trong bài thuốc, xác định được bộ phận cây thuốc mà người dân thường dùng và cách pha chế của mỗi bài thuốc. Thống kê được 17 loài thực vật đa tác dụng được người dân khai thác và sử dụng cần được ưu tiên bảo tồn và nhân rộng. Thống kê được 8 bài thuốc hay, quan trọng, cần phát triển, ưu tiên bảo tồn và nhân rộng. 5.2 Đề nghị Trên cơ sở kết quả nghiên đã đạt được cùng với những tồn tại, thuận lợi và khó khăn của đề tài, tôi đi đến những kiến nghị sau: - Đề nghị tiếp tục mở rộng nghiên cứu trong các hộ gia đình, làng bản để phát hiện thêm các loài cây dược liệu. Tiếp tục có những chuyên đề nghiên cứu sâu rộng về đặc điểm hình thái, sinh thái học, xác định được trữ lượng, vị trí phân bố cụ thể của các loài cây dược liệu trong khu vực Phia Oắc-Phia Đén. - Đề nghị đầu tư thời gian và trau dồi kiến thức kiến để xác định được chính xác hết tất cả tên phổ thông, tên khoa học của một số loài cây dược liệu tại Phia Oắc-Phia Đén. - Đề nghị sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành chính quyền địa phương về giá trị của các cây dược liệu cũng như việc ưu tiên bảo tồn, phát triển, gây trồng và nhân rộng các loài cây dược liệu. .
  66. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Bộ Y tế và Bộ KHCN (2009), "Bảo tồn và phát triển nguồn gen và giống cây thuốc", Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc (1988 - 2008), Tam Đảo. 2. Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 2001 và 2004. 3. Nguyễn Tấn Dũng (2013), “Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. 4. Hệ thống phân loại thực vật APG II (Angiosperm Phylogeny Group II) năm2003 5. Trần Công Khánh (2012), “Bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên cây thuốc ở tỉnh Cao Bằng”. 6. Nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm 7. Nghị định 160/2013/NĐ-CP Về Tiêu Chí Xác Định Loài Và Chế Độ Quản Lý Loài Thuộc Danh Mục Loài NGuy Cấp, Qúy, Hiếm Được Ưu Tiên Bảo Vệ 8. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30-10-2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 9. Nguyễn Tập và cộng sự (2004), Kết quả điều tra cây thuốc ở Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp Nhà nước KC.10.07, Viện Dược liệu, Hà Nội. 10. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
  67. 57 II. Tài liệu nước ngoài 11. Gao-Xiong Rao et al (2009), Antifungal alkaloids from the fresh rattan stem of Fibraurea recisa Pierre, Department of Pharmacy, Kunming General Hospital of Chengdu Military Region, 212 Da-Guan Road. Kunming 650032, PR China 12. WHO - IUCN - WWF (1993), Guidelines on the conservation of Madicinal plants.(Hướng dẫn về bảo tồn) III. Tài liệu Website 13. nganh-duoc-viet-nam-209224.html 14. detailsnews&mid=968&mcid=245&pid=&menuid
  68. PHỤ LỤC Phụ lục 1. PHIẾU PHỎNG VẤN NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÁC LOẠI CÂY THUỐC CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG Số: A. Sơ lược về người cung cấp thông tin: - Họ và tên: Tuổi: Nam , Nữ  - Dân tộc: - Địa chỉ: Bản (xóm): xã: huyện: tỉnh: - Nghề nghiệp (chính/ phụ): - Trình độ văn hóa: ; chuyên môn (nếu có): B. Những thông tin cần biết về cây thuốc: Xin bác (anh/chị/ông/bà) kể tên tất cả các cây có thể được sử dụng làm thuốc mà bác (anh/chị/ông/bà) biết? Bộ Tên Phổ Tên Địa Công Cách sử Mùa STT Phận Thông Phương Dụng dụng thu hái Dùng 1 2 3 4 5 6 7 8 9
  69. Xin bác (anh/chị/ông/bà) cho biết một số bài thuốc dân gian của địa phương mà bác (anh/chị/ông/bà) biết?: Ngày tháng năm 20 . Người thu thập thông tin
  70. Phụ lục 2. PHIẾU ĐIỀU TRA TƯ LIỆU HÓA THÔNG TIN VỀ LOÀI CÂY THUỐC 1. Tên phổ thông: 2. Tên khoa học : 3. Tên địa phương nghiên cứu: 4. Nơi phân bố: 5. Dạng sống: 6. Đặc điểm của cây: - Chiều cao: m; Đường kính (đối với các cây bụi và cây gỗ): cm. - Màu hoa: . - Màu quả: . - Các đặc điểm khác: - Mùa hoa: Mùa quả: 7. Ước lượng mức độ hiếm/ phong phú (Ý kiến của người dân địa phương): 8. Phân hạng cây thuốc theo mức độ đe dọa của loài: + Độ hữu ích của loài đối với người dân địa phương: sử dụng thang 3 mức điểm: - Loài không có tiềm năng được dùng ở địa phương: 0 điểm □ - Loài sử dụng ít đối với người dân địa phương: 1 điểm □ - Loài có tầm quan trọng đối với người dân địa phương: 2 điểm □ + Mức độ để xâm nhập (vị trí mọc của loài để bị tìm thấy để khai thác): sử dụng thang 2 mức điểm: - Loài mọc ở nơi rất khó xâm nhập: 0 điểm □ - Loài mọc ở nơi rất dễ xâm nhập: 1 điểm □ + Tính chuyên biệt về nơi sống (sự xuất hiện của loài thể hiện khả năng sống thích nghi của loài hạn hẹp hay phổ biến): sử dụng thang 3 mức điểm: - Loài xuất hiện ở nhiều nơi sống khác nhau: 0 điểm □
  71. - Loài xuất hiện ở một số ít nơi sống: 1 điểm □ - Loài có nơi sống hẹp: 2 điểm □ + Mức độ tác động đến sự sống của loài (sự tác động của người dân ảnh hưởng đến sự sống của loài): sử dụng thang 3 mức điểm: - Loài có ít nhất vài nơi sống của loài ổn định: 0 điểm □ - Loài có nơi sống phần nào không ổn định hay bị đe dọa: 1 điểm □ - Loài có nơi sống không chắc còn tồn tại: 2 điểm □ Ngày tháng năm 20 . Người thu thập thông tin
  72. Phụ lục 3: Cây thuốc được người dân nhắc đến với số lần nhiều nhất từ cao xuống thấpl Số lần được STT Tên phổ thông Tên khoa học nhắc đến 1 Giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum 30 2 Sa nhân Amomum villosum 28 3 Hoàng tinh Polygonatum kingianum 27 4 Bảy lá một hoa Paris polyphylla 26 5 Bò Khai Erythropalum scandens 25 6 Hương nhu trắng Ocimum gratissimum 24 7 Tía tô Perilla frutesecens. 23 8 Dâm bụt Hibiscus rosa-sinensis 22 9 Gừng Zingiber officinale 21 10 Hà thủ ô Fallopia multiflora 20 11 Diếp cá Houttuynia cordata 19 12 Hoàng đằng Fibraurea recisa 18 13 Bình vôi đỏ Stephania rotunda 17 14 Ké hoa đào Urena lobata 16 15 Huyết dụ Cordyline teminalis var.ferrea 15 16 Nghệ đen Curcuma aeruginosa 14 17 Cốt khí Reynoutria japonica 13 18 Mẫu đơn đỏ Ixora coccinea 12 19 Khúc khắc Smilax glabra 11 20 Nhân trần Adenosmatis 10 21 Chó đẻ rang cưa Phyllanthus lurinaria 9 22 Đơn mặt trời Excoecaria cochinensis 8
  73. Số lần được STT Tên phổ thông Tên khoa học nhắc đến 23 Mần tưới Eupatorium staechadosmum 7 24 Tam thất Panax pseudoginseng 6 25 Đại bi Blumea balsamifera 5 26 Lan kim tuyến Anoectochiluscalcareus 4 27 Chân chim Scheffleraoctophylla 3 28 Râu hùm lá lớn Tacca chantrieri 3 29 Hoa nhài JasminumSambac Ait 3 30 Hoa cứt lợn Ageratum conyzoides 3 31 Ngải cứu Artemisiaj vulagrins 3 31 Nhọ nồi Eclipta alba 3 33 Trinh nữ Mimosa pudica 3 34 Ích mẫu Leonurus heterophyllus 3 35 Sim Rhodomyrts tomentosa 3 36 Khế chua Averrho acarambola 3 37 Mào gà trắng Celosia argentea 3 38 Vạn niên Dieffenbachia 3 39 Lá bỏng Kalanchoe pinata 3 40 Mào gà đỏ C. cristata 2 41 Lá dong Phrynium placentarium 2 42 Nhót nhà Elaeagnus latifolia 2 43 Ba kích Morinda officinaliss 2 44 Rau má rừng Hydrocotyle nepalensis 2 45 Mò hoa trắng Clerodendron fragrans 2 46 Nhót rừng Elaegaggnus bonii 2 47 Vải Litchi chinensis 2
  74. Số lần được STT Tên phổ thông Tên khoa học nhắc đến 48 Bồ hòn Sapindaceace 2 49 Bạc hà rừng Caryopterisincana 2 50 Sả Cymbonpogn 2 51 Đay rừng Pouzolzia sanguinea 2 52 Cỏ mần trâu Coix llachryma- jobi 2 53 Đào Prunus persica 1 54 Râu hùm lá nhỏ Tacca integrifloria 1 55 Hoàng liên Coptisteetoides 1 56 Rẻ quạt Belamcanda chinensis 1 57 Tầm gửi gạo đỏ Sp 1 58 Tầm gửi nghiến Sp 1 59 Tầm gửi xoan mộc Sp 1 60 Chuối rừng Musa coccinea 1 61 Bưởi bung Gilycosmisparvyflora 1 62 Mật gấu Mahoniaheali Carr 1 63 Thầu dầu tía Ricinuscommunis 1 64 Thanh táo Justiciagendarussa 1 65 Hoàn ngọc Pseuderanthemum 1 66 Chạ giao Euphorbia Tiricabira 1 67 Trà dây Ampelopsis cantoniensis 1 68 Hồng bì Justicia gendarussa 1 69 Cà độc dược Datura metel 1 70 Hoa phù dung Hibiscus mutabilis 1
  75. Phục lục 4: Bảng phân hạng các loài thực vật theo mức độ đe dọa của loài được sử dụng làm thuốc tại Phia Đén-Phia Oắc Độ hữu Mức độ Tính chuyên Mức độ tác Tổng Stt Tên cây ích của dễ xâm biệt về nơi động đến sự điểm loài nhập sống sống của loài 1 Bình vôi đỏ 2 1 2 2 7 2 Bảy lá một hoa 2 1 2 2 7 3 Tầm gửi gạo đỏ 2 1 2 1 6 4 Hoằng đằng 2 1 1 1 5 5 Lan kim tuyến 2 0 2 1 5 6 Giảo cổ lam 2 1 1 1 5 7 Tầm gửi nghiến 2 0 2 1 5 8 Huyết dụ 2 1 1 1 5 9 Cốt khí 2 0 2 1 5 10 Sa nhân 2 1 1 1 5 11 Khúc khắc 2 0 1 1 4 12 Hà thủ ô 2 1 1 0 4 13 Ba kích 2 1 1 0 4 14 Nghệ đen 2 1 1 0 4 15 Tầm gửi xoan mộc 2 1 1 0 4 16 Mật gấu 2 0 1 1 4 17 Mẫu đơn đỏ 2 1 1 0 4 18 Hoàng liên 2 0 1 0 3 19 Cà độc dược 2 1 0 0 3 20 Ké hoa đào 2 1 0 0 3 21 Bưởi bung 2 1 0 0 3 22 Chó đẻ răng cưa 2 1 0 0 3
  76. Độ hữu Mức độ Tính chuyên Mức độ tác Tổng Stt Tên cây ích của dễ xâm biệt về nơi động đến sự điểm loài nhập sống sống của loài 23 Trinh nữ 2 1 0 0 3 24 Vạn niên 1 1 1 0 3 25 Rẻ quạt 1 1 1 0 3 26 Nhân trần 1 1 1 0 3 27 Đay rừng 1 1 1 0 3 28 Trà dây 1 1 1 0 3 29 Hồng bì 2 0 1 0 3 30 Hương nhu trắng 2 1 0 0 3 31 Gấc 1 1 1 0 3 32 Mào gà tắng 2 1 0 0 3 33 Râu hùm lá lớn 1 1 1 0 3 34 Bạc hà rừng 1 1 1 0 3 35 Nhọ nồi 1 0 1 1 3 36 Dâm bụt 1 1 0 0 2 37 Bồ hòn 1 0 1 0 2 38 Sả 1 1 0 0 2 39 Đại bi 1 1 0 0 2 40 Gừng 1 1 0 0 2 41 Rau diếp cá 1 1 0 0 2 42 Mần tưới 1 0 1 0 2 43 Hoa cứt lợn 1 1 0 0 2 44 Chuối rừng 1 1 0 0 2 45 Dâu tằm 1 1 0 0 2 46 Thầu dầu tía 1 1 0 0 2
  77. Độ hữu Mức độ Tính chuyên Mức độ tác Tổng Stt Tên cây ích của dễ xâm biệt về nơi động đến sự điểm loài nhập sống sống của loài 47 Thanh táo 1 1 0 0 2 48 Đơn mặt trời 1 1 0 0 2 49 Chạ giao 1 1 0 0 2 50 Ngải cứu 1 1 0 0 2 51 Mào gà đỏ 1 1 0 0 2 52 Lá bỏng 1 1 0 0 2 53 ổi 1 1 0 0 2 54 Khế chua 1 1 0 0 2 55 Sim 1 1 0 0 2 56 Nhót rừng 1 1 0 0 2 57 Nhót nhà 1 1 0 0 2 58 Tía tô 1 1 0 0 2 59 Lá dong 1 1 0 0 2 60 Vải 1 1 0 0 2 61 Ích mẫu 1 1 0 0 2 62 Đào 1 1 0 0 2 63 Cỏ mần trâu 1 1 0 0 2 64 Râu hùm 1 1 0 0 2 65 Mò hoa trắng 1 1 0 0 2 66 Hoa nhài 1 1 0 0 2 67 Chân chim 1 1 0 0 2 68 Hoàn ngọc 1 1 0 0 2 69 Hoa phù dung 1 1 0 0 2 70 Rau má rừng 1 1 0 0 2
  78. Phụ lục 5: Các loài thực vật được khai thác và sử dụng làm thuốc tại Phia Oắc-Phia Đén Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận 1. Allioideae - Họ hành tỏi Cây bảy Chủ Giải độc, Cây được thu hái lá một yếu chữa quanh năm, thu 1 hoa. - Parispoluphylla Sm củ, ung thư, kéo hái tốt nhất là (thất diệp thân dài tuổi thọ. vào tháng 9-10. chi mai) lá Thu hái quanh Allium tuberosum Toàn Chữa ho,hen 2 Cây hẹ - năm và dùng rottl exspreng cây suyễn tươi. Bồi bổ cơ thể,bổ khí Thời gian để thu Chủ huyết,bổ hoạch được cây yếu máu,bổ tỳ hoàng tinh phải Hoàng Polygonatum 3 - là củ vị,đau nức mất từ 4-5 tinh kingianum coll và xương năm,thường thu thân khớp,hạ hoạch vào mùa đường thu. huyết 2. Cucurbitaceae - Họ bầu bí Hạ mỡ máu, Thu hái quanh chống lão năm. Đối với cây Giảo cổ Gynostemmapenta Lá, hóa, hạ đườngtrồng thì được 4 Phjach dạ lam phyllum thân huyết, tăng hái sau sau 4 - 5 cường miễn tháng kể từ ngày dịch trồng. Mùa thu hoạch ở Trị mụn, lở Momordica miền Bắc là cuối 5 Gấc Mác khấu Hạt loét, khô da, cochinchinensis đông, trước và khô mắt, sau tết Âm lịch.
  79. Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận 3. Erythropalum - Họ dây hương Chữa viêm thận, viêm Quanh năm. Chủ Lá, Bò khai Phjach Erythropalum gan, viêm yếu thường từ 6 ngọn hiến scandens đường tiết tháng 2 đến non liệu, tiểu tiện tháng 9 âm lịch. không thông. 4. Loranthaceae - Họ Tầm gửi Có tác dụng khỏe gân cốt, Tầm gửi Phác mạy Cả 7 sp giảm đau nhức Quanh năm. nghiến nghiến cây các khớp xương. Bổ thận, phong thấp, an thai; thường Tầm gửi Phác mạy Cả dùng trị phong 8 sp Quanh năm. gạođ ỏ nghịu cây thấp, tê bại, lưng gối mỏi đau, đau bụng, huyết áp cao chữa kiết lỵ, táo bón,viêm Tầm gửi Cả đại tràng, 9 - sp Quanh năm. xoan mộc cây ngâm riệu xoa bóp giảm đau gân cốt. 5. Asteliaceae - Họ Huyết dụ Trị chứng Thu hái hoa vào Hoa, chảy máu mùa hè. Khi trời 10 Huyết dụ Lẳng lượt Cordyline terminali lá và cam, kiết lỵ khô ráo, cắt lá, rễ chảy ra máu, đem phơi hay
  80. Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận ho ra máu sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô. 6. Malvaceae - Họ Bông Chữa mụn Lá, nhọt, kiết lị, 12 Dâm bụt Bjóoc vén Hibiscusrosa sinesis hoa, Quanh năm. quai bị, viêm vỏ, rễ tuyến mang tai Phù dung ra hoa vào tháng 8-10, Chữa mụn kỳ ra hoa khoảng Lá, Hoa phù Bjóoc phù nhọt, bỏn, 10 ngày, tháng 9 13 Hibiscusmutabilis hoa, dung dung zona, đau mắt bắt đầu thu hái rễ đỏ, viêm khớp. được. Lá và rễ thu hái quanh năm. Thu hái tốt nhất Ké hoa Toàn Chữa lị, rắn 14 Nhá mêm Urena lobata vào mùa hạ và đào cây độc cắn mùa thu. 7. Menispermaceae - Họ Tiết dê Rễ và thân cây vào tháng 8-9, Chữa viêm Hoàng Rễ, cạo sạch lớp bần 15 Thau pjậy Fibraurea recisa ruột, viêm gan, đằng thân bên ngoài, chặt đau mắt từng đoạn, phơi khô hay sấy khô. Chữa an thần, Củ được thua hái Bình vôi 16 Kèng tìn Stephania rotunda Củ mất ngủ, nhức quanh năm làm đỏ đầu, khó thở thuốc. Sau khi
  81. Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận thu hái về, người ta thái mỏng phơi khô hoặc ngâm rượu 8. Zingiberaceae - Họ Gừng Thu hái khi quả Dùng chữa ăn chín khoảng 20 không tiêu, ngày. Thu hái đau bụng, đầy hai vụ trong một 15 Sa nhân Mác néng Amomunaromaticum Hạt trướng, tiêu năm: Vụ 1 tháng chảy, nôn 7 đến tháng 8. mửa, an Vụ 2 tháng 11 thai, đến tháng 12. Chữa ho, mất Thu hoạch vào Củ, tiếng, tốt cho tháng 10-11-12. 17 Gừng Khinh Zingiberofficinale thân, tiêu hóa, nôn Nên thu hoạch lá mửa, huyết vào ngày trời áp, sốt nắng. Chữa đau Thu hoạch vào bụng, đầy 18 Nghệ đen Nghệ đăm Curcumaaeruginosa Củ đầu tháng 11 đến hơi, bế tháng 12. kinh . 9.Polygonaceae - Họ Rau răm Chữa phong thấp, nhuận Thu hoạch tràng, cầm quanh năm Hoa, Cây cốt máu, điều trị nhưng tốt nhất là 19 - Reynoutriajaponica lá, khí mụn nhọt, lở vào mùa thu thân ngứa, khinh tháng 8 đến nghuyệt bế tháng 9. tắc. Hà thủ ô - Fallopia multiflora Chủ Chữa rụng tóc Thu hoạch vào
  82. Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận yếu và tóc bạc mùa thu. là sớm,bổ thận, thân bổ máu,tăng và củ cường sinh lực 10.Solanaceae - Họ Cà Định suyễn, giảm đau, nhất là đau Quả, Cà độc khớp, dạ dày Thu hái quanh 20 Kìa ghim Datura metel hoa, dược có khả năng năm. lá chữa độc rắn, diệt khuẩn. 11.Orchidaceae - Họ Lan khí huyết lưu thông, kháng khuẩn, viêm Quanh năm. Lan kim Anoectochilus Cả 21 - khí quản, Mùa hoa tháng tuyến calcareus cây viêm gan, suy 10-12. nhược cơ thần kinh 12. Ranunculaceae - Họ Hoàng Liên Chữa lỵ, viêm ruột, ung Thu hái vào nhọt, lở ngứa, tháng 10-12, thời miệng lưỡi lở, vụ thu hoạch Hoàng Thân, 22 - Coptisteetoides thổ huyết, thích hợp nhất là liên rễ chảy máu vào tháng 11. cam, trĩ. - Sấy hoặc phơi Dịch chiết nắng. Hoàng liên
  83. Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận nhỏ vào mắt chữa đau mắt đỏ. 13.Saururaceae - Họ Lá giấp Chữa sốt xuyết huyết, Rau diếp Phjach táo bón, mụn, 23 Houttuynia cordata Lá Quanh năm cá vảy viêm phổi, quai bị, hạ nhiệt . 14. Smilacaceae - Họ Khúc khắc Thấp khớp, đau nhức gân, Khúc Cổ lăm Heterosmilaxgaudich xương, mụn 24 Củ Quanh năm khắc sung audiana nhọt, lở ngứa, phù thũng, dị ứng. 15. Morus alba-Họ Dâu tằm Chữa lao hạch, táo bón, phổi nóng, táo bón, tán Quanh năm. Quả Mác Cả 25 Dâu tằm Morus alba phong, thanh thu hái vào tháng mòon cây nhiệt, lương 4 huyết, sáng mắt, mồ hôi trôn 16. Musaceae - Họ Chuối Chống ung Chuối Hoa, thư, thanh 26 Cuối khau Musacoccinea Quanh năm rừng quả nhiệt, giải độc, chữa
  84. Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận bệnh trầm cảm, thiếu máu, sỏi thận 17.Rautaceae - Họ Cam quýt Trị hen, ho nhiều, đau dạ Bưởi Mác thau Cả Thu hái quanh 27 Gilycosmisparvyflora dày, đau thoát bung sang cây năm vị, đau xương khớp. Cảm mạo, nhiễm lạnh và sốt, viêm não màng não Thu hái rễ, lá truyền nhiễm, quanh năm, tốt Rễ, sốt rét. Đau nhất là vào mùa Justiciagendarussa 28 Hồng bì - lá, dạ dày, đau thu, thu hái quả L quả. thượng vị, cả vỏ khi quả đau thoát vị, chín, hoặc dùng đau bụng hạt và phơi khô. kinh, thấp khớp đau nhức xương. 18.Vintaceace - Họ Nho Thu hái cả lá và Thanh nhiệt, thân khi. cây mát gan, giải chưa có hoa và Trà dây Ampelopsis Thân, độc trong cơ 29 Thau rả quả. Thường từ (chè dây) cantoniensis lá thể, lợi tiểu, giữa tháng 10 an thần, dạ đến tháng 5 năm dầy. sau. 19.Berberidaceae - Họ Hoàng Liên Gai
  85. Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận Xương khớp và biến chứng tiểu đường, Thân, thanh nhiệt, Thu hái quanh 30 Mật gấu Đi mi Mahoniaheali Carr lá rễ giải độc, tiêu năm. viêm, điều hòa cao huyết áp, giải độc gan. 20.Euphorbiaceae - Họ Thầu Dầu Mẩn ngứa, mụn nhọt, đi Đơn mặt Excoecaria Cả lỵ, đái ra máu, Thu hái quanh 31 - trời cochinensis cây đại tiện ra năm. máu, ỉa lỏng lâu ngày. Cành, Thu hái quanh 32 Chạ giao - EuphorbiaTiricabira Viêm xoang lá năm Lá thu hái quanh Trĩ, tiêu thũng năm, chủ yếu bài nung, bạt vào hè thu, Lá, Thầu dầu Thầu dầu độc, chữa đau thường dùng 33 Ricinuscommunis hạt, tía đeng đầu, nhuận tươi. Rễ thu vào rễ tràng thông mùa đông. Hạt tiện thu hoạch vào tháng 4-5. Từ tháng 4-12. Lợi tiểu, bảo Khi phơi hạt già Chó đẻ Lèng Toàn vệ gan, chữa ỉa sẽ tách ra khỏi 34 Phyllanthus lurinaria răng cưa dúng mia cây chảy, viêm quả, nên thu ruột riêng, phơi khô làm giống. 21 Oleaceae - họ Nhài
  86. Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận Giải nhiệt, thổ huyết, viêm khớp Thu hái lá quanh cấp tính, cảm năm. Thu hoa từ nhiễm niệu tháng 3 đến đạo, viêm tháng 10, thơi Jasminum Hoa, tuyến tiền gian thu hoa 35 Hoa nhài - Sambac Ait lá liệt, đái tháo thích hợp vào đường, bệnh lúc 15h đến 18h về vú, ung chiều thì sẽ cho thư thũng nhiều hương độc, đau bụng nhất. ỉa chảy, lị, mụn nhọt. 22. Acanthaceae - họ Ô rô Nối gân tiếp xương, tiêu sưng giảm Thu hái quanh đau, hoạt Toàn năm. Nhưng tốt 36 Thanh táo - Justiciagendarussa huyết, trấn cây nhất vào tháng 7 thống, làm lợi đế tháng 8. đại tiểu tiện, tán phong thấp. Kháng khuẩn, Hoàn Toàn kháng nấm, Thu hái quanh 37 Tu linh Pseuderanthemum ngọc cây huyết áp cao, năm. côn trùng cắn. 23. Araliaceae - Họ Nhân Sâm Vỏ Giải nhiệt, làm Thu hái vỏ thân, Chân 38 Tảo tó Scheffleraoctophylla thân, ra mồ hôi, vỏ rễ và rễ nhỏ chim vỏ rễ, kháng viêm, vào mùa xuân,
  87. Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận rễ và tiêu sưng và mùa thu, cạo lá làm tan, Giải sạch lớp vỏ bẩn độc lá ngón bên ngoài, đồ hay say sắn. qua, thái miếng, ủ cho thơm rồi phơi trong râm tới khô. Lá thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Chủ Cầm yếu máu,giảm Thu hái sau 3-4 Tam thất - Panax pseudoginseng là củ đau,bổ khí năm và nụ huyết hoa 24. Asteraceae - Họ Cúc Thấp khớp tạng khớp, dòn Có thể thu hái lá ngã tổn quanh năm. thương, sản Dùng tươi, hoặc hậu, đau lưng, Lá, phơi hay sấy Cảm mạo, đau Nát cành khô. Có thể dùng 39 Đại bi Blumeabalsamifera dạ dày do moong non, lá non và búp để lạnh, ỉa chảy, rễ chưng cất rồi chữa vết cho thăng hoa thương chấn thành Mai hoa thương, đinh băng phiến nhọt, viêm mủ da, ngứa da. Lá, Hoạt huyết, Thường được Eupatorium 40 Mần tưới - thân phá ứ huyết, thu hái vào mùa staechadosmum non thông kinh lợi hè, cắt lấy đoạn
  88. Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận tiểu, kém ăn, ngọn cành có lá, mệt mỏi, mất rửa sạch phơi ngủ; Giảm trong bóng râm, sưng đau do sấy khô hoặc mụn nhọt tươi làm thuốc Rong kinh sau khi sinh, Hoa cứt Bjóoc khí Toàn Thu hái quanh 41 Ageratum conyzoides viêm xoang, lợn mu cây năm chống dị ứng . Điều kinh, Thu hái quanh cầm máu, năm, nhưng tốt Toàn giảm đau, 42 Ngải cứu Nhá ngải Artemisia vulagris nhất vào tháng 6. cây mụn nhọt, Phơi khô trong vàng da, lưu râm mát. thông máu Can, thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, chứng Thu hái vào ho, nôn ra mùa hạ, khi lá máu, đại tiện cây đang tươi và tiểu tiện ra tốt, cắt lấy phần Cả máu, chảy trên mặt đất, 43 Nhọ nồi _ Eclipta alba cây máu cam, loại bỏ tạp chất chảy máu và lá úa, đem dưới da, băng phơi khô. Dùng huyết rong tươi thì thu hái huyết, râu tóc quanh năm. sớm bạc, răng lợi sưng đau.
  89. Tên phổ Tên địa Bộ Stt Tên khoa học Công dụng Mùa thu hái. thông phương phận 25. Amaranthaceae - Họ Rau dền Cầm máu, chữa ỉa lỏng, Tháng 4 - 7 thu trong các hái ngọn và lá bệnh xích non trước lúc bạch, lỵ, lòi cây ra hoa. Bjóoc Mào gà Hoa, dom, chảy Tháng 9-10 hạt 44 ngon cáy Celosia argentea trắng lá máu ruột, thổ chín, hái hoa về khao huyết, máu phơi khô, đập cam, tử cung lấy hạt sẩy loại xuất huyết, hết tạp chất, phơi bệnh về gan lần nữa cho khô. và mắt. Tháng 4 - 7 thu hái ngọn và lá non trước lúc Thanh nhiệt, cây ra hoa. cầm máu, Tháng 9-10 hạt Hoa, Mào gà Bjóoc chữa lỵ ra chín, hái hoa về 45 C. cristata lá, đỏ ngon cáy máu, trĩ chảy phơi khô, đập thân máu, chữa rắn lấy hạt sẩy loại độc cắn. hết tạp chất, phơi lần nữa cho khô, có khi người ta dùng cả hoa. 26. Iridaceae - Họ diên vĩ Viêm họng, Củ được thu thanh nhiệt, hoạch vào mùa giải độc, đại đông, cắt bỏ rễ 46 Rẻ quạt - Irisdomestica Củ lá tiểu tiện con, rửa sạch rồi không phơi sấy khô làm thông thuốc.