Khóa luận Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

pdf 74 trang thiennha21 5000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_khau_phan_an_cua_ngua_bach_de_xac_dinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ VIỆT CƯỜNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH TRỒNG CỎ VA06 PHÙ HỢP ĐỂ LÀM THỨC ĂN CHO NGỰA BẠCH TẠI CHI NHÁNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘNG VẬT BẢN ĐỊA, XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành đào tạo : Nông lâm kết hợp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ VIỆT CƯỜNG NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH TRỒNG CỎ VA06 PHÙ HỢP ĐỂ LÀM THỨC ĂN CHO NGỰA BẠCH TẠI CHI NHÁNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘNG VẬT BẢN ĐỊA, XÃ TỨC TRANH, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đạo tạo : Chính quy Chuyên ngành đào tạo : Nông lâm kết hợp Lớp : NLKH 48 Khoa : Lâm nghiệp Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Công Quân Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Công Quân và TS. Trần Đình Quang (Nguyên trưởng khoa CNSH&CNTP). Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Xác nhận GV hướng dẫn Người viết cam đoan TS. TRẦN CÔNG QUÂN NGÔ VIỆT CƯỜNG Xác nhận của GV phản biện
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với các kiến thức khoa học. Qua đó, sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức lý luận, phuơng pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm và Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Trong suốt quá trình thực tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các cô, các chú nơi tôi thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của hai thầy giáo TS. Trần Công Quân và TS. Trần Đình Quang cùng toàn thể các thầy, cô đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp. Do trình độ và thời gian có hạn mặc dù đã cố gắng, song khóa luận tốt nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Ngô Việt Cường
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của 1 kg cỏ hoà thảo tươi 8 Bảng 2.2. Thành phần hoá học của một số giống cỏ hoà thảo 14 Bảng 2.3. Tình chăn nuôi động vật hoang dã của Trang trại 35 Bảng 2.4. Số lượng Ngựa bạch phân theo mục đích chăn nuôi 36 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ VA06 qua các thời vụ 47 Bảng 4.2. Năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ (tấn/ha/vụ) 49 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06 (kg/ngày) 50 Bảng 4.4 Khẩu phần ăn của Ngựa nuôi theo mục đích kinh doanh 51
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT CNSH&CNTP Công Nghệ Sinh Học và Công Nghệ Thực Phẩm VCK Vật Chất Khô HTNC Huyết Thanh Ngựa Chửa TKMX Trực Khuẩn Mủ Xanh NN&PTNT Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn HTX Hợp Tác Xã BCH Ban Chấp Hành
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN iii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.2. Yêu cầu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong thực tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học và lý luận của vấn đề nghiên cứu 4 2.1.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.2. Cơ sở lý luận của việc trồng và đánh giá các giống cỏ hoà thảo 9 2.1.3. Đặc điểm của giống cỏ VA06 15 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 19 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cỏ và Ngựa bạch trên thế giới 19 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cỏ và Ngựa bạch ở Việt Nam 23 2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên 31 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội 31 2.2.2. Tình hình nghiên cứu cỏ và Ngựa bạch ở Việt Nam 34 2.2.3. Thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi động vật hoang dã và bán hoang dã của Trại 34 2.2.4. Thực trạng phát triển đàn Ngựa bạch của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 35
  8. vi Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 37 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 37 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 37 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 37 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 37 3.3.1. Cách tiếp cận của đề tài 37 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 38 3.3.3. Phương pháp điều tra thực địa 38 3.3.4. Phương pháp phân tích & xử lý số liệu 40 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44 4.1. Sơ lược về tình hình phát triển của Chi nhành Chăn nuôi động vật bán hoang dã tại xã Tức Tranh, huyện Phú lương, tỉnh Thái Nguyên 44 4.1.1. Tình hình sản xuất của của cây thức ăn chăn nuôi 44 4.1.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi ngựa 44 4.1.3. Công tác thú y 45 4.2. Khả năng cho năng suất của giống cỏ VA06 qua các thời vụ trong năm 46 4.2.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ VA06 qua các thời vụ 46 4.2.2. Năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ khác nhau 49 4.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06 49 4.3. Xác định khẩu phần ăn của 01 Ngựa bạch (kg/con/năm) tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 51 4.3.1. Khẩu phần ăn của Ngựa bạch 51 4.3.2. Cân đối khẩu phần thức ăn của Ngựa bạch với diện tích cần trồng cỏ VA06 ở Chi nhánh chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 51 4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng cỏ nhằm phát triển chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa, ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 55
  9. vii 4.4.1. Đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng thiếu cỏ ở một số thời điểm trong năm 55 4.4.2. Kỹ thuật trồng một số cỏ hoà thảo thân bụi 56 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61 5.1 Kết luận 61 5.2. Kiến nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Những năm gần đây, ngành chăn nuôi đại gia súc đang được chú trọng phát triển. Số lượng đàn gia súc tăng lên một cách nhanh chóng. Trái ngược với tình hình đó là sự giảm đi về diện tích đất trồng cỏ và diện tích bãi chăn. Người nông dân phải mất nhiều thời gian và công sức hơn để tìm kiếm thức ăn cho đàn gia súc của mình. Nguồn cỏ tự nhiên và nguồn phụ phẩm nông nghiệp không còn đủ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi nữa, đặc biệt là những hộ chăn nuôi lớn (chăn nuôi ngựa, bò sữa, chăn nuôi bò thịt, chăn nuôi bò vỗ béo). Đối với những hộ này, thức ăn là khâu vô cùng quan trọng quyết định trong chăn nuôi. Chính vì vậy họ đã chọn giải pháp trồng cỏ để chủ động nguồn thức ăn thường xuyên và có chất lượng cho đàn gia súc của mình. Cỏ VA06 là một giống cỏ lai được lai tạo giữa giống cỏ voi và cỏ đuôi sói của Nam Mỹ. Hiện nước ta đã có rất nhiều giống cỏ có năng suất hiệu quả kinh tế cao, trong đó giống cỏ Varisme số 06 ( viết tắt là VA06) là cho năng suất và chất lượng cao hơn rất nhiều, có thể đạt năng suất trên 480 tấn/ha/năm (năng suất chất xanh trung bình của cỏ voi chỉ từ 100 tấn đến 200 tấn/ha/năm, cỏ Ghine cho năng suất từ 80-150 tấn/ha/năm). So với các giống cỏ khác cỏ VA06 ít tốn công chăm sóc và có hàm lượng dinh dưỡng cao, đây là loại thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ. Cỏ VA06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô hoặc làm bột cỏ khô để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cá mà không cần hoặc về cơ bản không cần cho ăn thêm thức ăn tinh vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường. Hơn nữa, cỏ VA06 còn có khả năng chống chịu với nhiều điều kiện thời tiết bất lợi của môi trường như chịu hạn, chịu rét khả năng lưu gốc rất tốt trồng 1 năm có thể thu liên tục 6-7 năm (cỏ voi chỉ từ 3-4 năm là phải trồng lại) chính vì vậy giống cỏ này được xem là "
  11. 2 Vua của các loại cỏ". Hiện nay, giống cỏ này đã được trồng rộng ở một số trang trại cũng như nhiều hộ nông dân chăn nuôi đại gia súc nhưng năng suất của cỏ qua các thời vụ, qua các tháng trong năm cũng có sự khác biệt lớn khiến người nông dân và các trang trại chăn nuôi vẫn chưa nắm bắt được để điều chỉnh số đầu gia súc hợp lý vì vậy dẫn đến tình trạng thiếu cỏ ở một số tháng trong năm. Tại trung tâm nghiên cứu bảo tồn động vật hoang dã tại Phú Lương - Thái Nguyên. Trung tâm chăn nuôi Ngựa bạch với số lượng lớn (80 con), do vậy việc cung câp thức ăn cho ngựa hết sức được chú trọng, Trung tâm đã trồng một sô giống cỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho ngựa. Giống cỏ được trồng nhiều nhất ở đây là cỏ VA06. Trước tình hình đó chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu: “Nghiên cứu khẩu phần ăn của Ngựa Bạch để xác định diện tích trồng cỏ VA06 tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu của đề tài - Xác định được khẩu phần ăn của Ngựa bạch trung bình/ngày và trung bình/năm (Kg/con/năm). - Xác định sản lượng trung bình cỏ/ha/năm có thể cung cấp thức ăn cho động vật. - Cân đối lượng thức ăn (cỏ) với số lượng động vật (Ngựa bạch) để phát triển chăn nuôi Ngựa và hươu giải pháp phát triển mô hình. 1.2.2. Yêu cầu của đề tài Đề tài thu thập số liệu về: Khẩu phần thức ăn cỏ VA06 cho 01 Ngựa bạch trung bình một ngày (hoặc 01 năm); Xác định sản lượng trung bình kg/ha/năm tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
  12. 3 Cân đối sản lượng cỏ cho 01 ha/số lượng Ngựa bạch và đề xuất một số giải pháp phát triển tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong thực tập và nghiên cứu khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về : Khẩu phần thức ăn cỏ VA06 cho 01 Ngựa bạch trung bình một ngày (hoặc 01 năm); Xác định sản lượng trung bình kg/ha/năm tại tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo tốt cho công tác nghiên cứu, phát triển tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Kết quả nghiên cứu của đề tài là những giải pháp thiết thực nhằm phát triển ngành chăn nuôi và trồng cỏ VA06 tại tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học và lý luận của vấn đề nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học 2.1.1.1 Đặc tính thực vật của cỏ hoà thảo Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Graminea) và có 28 họ phụ, 563 giống, 6802 loài. Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng vì nó chiếm 95 - 98% trong thảm cỏ (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2002) [4] * Đặc tính sinh thái Cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng trong thảm cỏ do tính thích ứng rộng và chúng có mặt ở tất cả các vùng khí hậu cũng như các vùng đất đai khác nhau. Một số loài có thể sinh trưởng được ở các vùng đất khô hạn, độ ẩm trung bình 20 - 30%, mùa đông nhiệt độ thấp nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát dục tốt như: cỏ xương cá, cỏ lông đồi (Eulalia), cỏ B.decumbens Một số loài sinh trưởng được ở những vùng đất ẩm, độ ẩm lớn từ 60 - 80%, mùa khô độ ẩm thấp hơn nhưng chúng vẫn sinh trưởng và phát dục bình thường như: cỏ Paspalum atratum, cỏ đuôi bò (festucarubra), cỏ đuôi mèo (pleuin pratense) Có loài sống cả ở những nơi đất nhập nước, đất thụt lầy như: Cỏ môi (leersia hexandra), cỏ bấc (juncus effusus), cỏ lồng vực (echilochloa crus - galli) Dựa trên cơ sở những hiểu biết về đặc tính sinh thái của từng loại cỏ mà ta có thể chọn giống cỏ phù hợp để trồng trên các địa hình đất đai khác nhau, có độ ẩm, độ cao khác nhau. * Đặc tính sinh vật. Cỏ hoà thảo là cây có một lá mầm (đơn tử diệp) thân tròn hoặc bầu dục (tuỳ theo giống), lá mọc thành hai dãy, phần lớn không có cuống nhưng bẹ to, có thìa lìa, phiến lá dài, vân lá song song. Thân cỏ thuộc loại thân rạ, rỗng (trừ mấu đốt). Cũng có loài thân đặc như cỏ voi, goatemala, rễ thuộc loại rễ chùm,
  14. 5 hoa phần lớn là lưỡng tính thích ứng với lối thụ phấn nhờ gió (Võ Văn Chi và Dương Đức Tiến,1976) [2] Căn cứ vào hình dáng của thân và đặc điểm sinh trưởng người ta chia cỏ hoà thảo thành các loại sau: * Loại thân rễ: Loại thân này nằm dưới mặt đất, chia nhánh dưới mặt đất, đại diện là cỏ tranh (imperata cylindrica) loài này yêu cầu đất tơi xốp, mật độ cỏ thưa, độ che phủ thưa có thể trồng làm đồng cỏ chăn thả. * Loại thân bụi: Loại này từ gốc đẻ ra nhiều nhánh tạo thành bụi như khóm lúa, bộ rễ phát triển mạnh, nhánh có thể đẻ từ dưới mặt đất hoặc lên trên mặt đất. Cỏ này cho năng suất cao ở những nơi đất tốt, tơi xốp và thoáng khí. Đại diện loại cỏ này là cỏ ghinê (Panicum maximum), cỏ mộc châu (Paspalum wirvilei). Loại cỏ này có thể trồng để thu cắt hoặc chăn thả. * Loại thân bò: Cỏ loại này thân nhỏ và mềm chính vì vậy thường nằm ngả trên mặt đất một số giống như dây lang, từ các đốt có thể đâm rễ xuống mặt đất. Do thân bò lan và nằm ngả trên mặt đất nên nó có khả năng tạo nhanh thành một thảm cỏ dầy đặc, che phủ kín mặt đất. Đại diện là cỏ pangola (Digitaria decumbens), Lông para (Brachiaria mutica). Cỏ thân bò cho năng suất thấp, thường dùng để chăn thả hoặc cắt làm cỏ phơi khô, dự trữ cho gia súc vào mùa đông. * Loại thân đứng: Loại này mọc mầm từ phần gốc ở dưới mặt đất hoặc hom trồng. Mầm vươn thẳng lên giống như cây mía, cây ngô. Thân cao, to, cho năng suất cao. Đại diện cỏ này là cỏ VA06 (Varisme số 6). * Đặc tính sinh lý. - Nhu cầu về nước: Cỏ hoà thảo yêu cầu nước cao do bộ lá lớn, hệ số toả hơi nước lớn hơn họ đậu. Hệ số toả hơi nước vào khoảng 400 - 500 gram, trong khi cỏ họ đậu 214- 216 gram Độ ẩm đất yêu cầu theo từng giai đoạn. Từ nảy mầm đến lúc chia nhánh: 25 - 30%. Giai đoạn phát triển cành: 75%
  15. 6 Cuối thời kỳ sinh trưởng nhu cầu nước giảm dần (Trịnh Văn Thịnh và cs, 1974) ) [13]. - Nhu cầu về dinh dưỡng: Cỏ hoà thảo đòi hỏi đất tốt, giầu mùn và đạm, lân, kali. Nhu cầu dinh dưỡng cũng chia theo từng giai đoạn. Giai đoạn 1 (nảy mầm - phân nhánh) cần nhiều đạm, lân, kali. Giai đoạn 2 (phân nhánh) cần nhiều đạm, lân. Giai đoạn 3 (ra hoa, hình thành hạt) cần nhiều lân và kali. Cỏ càng cho năng suất cao thì yêu cầu lượng phân bón càng lớn.(Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981) [6]. - Nhu cầu về không khí: + Loại thân rễ, thân bụi, thân đứng chia nhánh dưới mặt đất thì đòi hỏi đất phải tơi xốp, thoáng khí. + Loại thân bụi chia nhánh trên mặt đất và thân bò thì có thể chịu được đất kém thoáng khí hơn. * Đặc tính sinh trưởng. Cỏ hoà thảo sinh trưởng và tái sinh trải qua 3 giai đoạn. + Giai đoạn 1: Cỏ mới gieo trồng hoặc sau khi cắt lúc này tốc độ sinh trưởng chậm. + Giai đoạn 2: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 15 - 20 ngày cỏ sinh trưởng và phát triển nhanh. + Giai đoạn 3: Sau khi gieo trồng hoặc thu cắt 40 - 70 ngày cỏ sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn (Đoàn Ẩn,Võ Văn Trị, 1976) [1]. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống để chúng ta định thời gian thu hoạch hợp lý. Tiêu chuẩn thu hoạch căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của giống cỏ. Thu hoạch non, năng suất sẽ thấp, thu hoạch già giá trị dinh dưỡng sẽ kém, ảnh hưởng đến tái sinh lần sau, giảm số lứa cắt/năm. Nếu bộ phận trên đất quá mau lứa thì
  16. 7 dự trữ đường bột tích luỹ ở gốc để phát triển cành lá sẽ bị kiệt, đồng cỏ chóng bị tàn lụi. Đối với cỏ ghinê thu hoach khi thảm cỏ cao 60 - 90 cm, cỏ lông para 45 - 60 cm, cỏ pangola cao 35 - 50 cm (Hamphray, 1980) [14] Theo Điền Văn Hưng (1964) [5] cho biết: - Cỏ thân bò thu hoạch lứa đầu sau khi trồng từ 50 - 55 ngày còn sau khi cắt 30 - 45 ngày. - Cỏ thân bụi thu hoạch lứa đầu sau trồng 60 ngày còn lứa sau khi cắt 35 - 45 ngày. - Cỏ thân đứng sau trồng hoặc sau khi cắt trên 60 ngày. * Sức sống của cỏ hoà thảo. Sức sống của cây hoà thảo không giống nhau, có loài sống lâu năm nhưng có loài cũng chỉ sống được một năm. Vì vậy người ta chia cỏ hoà thảo ra làm 4 loại sau: - Loại cỏ sống 1 năm thì tàn lụi và chết gọi là cỏ hàng năm như: cỏ Xu đăng, cỏ Lồng vực - Loại cỏ sức sống ngắn (2 -3 năm) như: cỏ giày, cỏ mật (melinis minutiflora) - Loại cỏ sức sống vừa (4 - 6 năm) như: cỏ pangola, cỏ voi, cỏ ghinê, paspalum, Brachiaria - Loại có sức sống lâu (6 - 10 năm) như cỏ mạch tước không râu (Quang Ngọ, Sinh Tặng, 1976) [7]. Căn cứ vào sức sống của các loại cỏ mà người ta dự tính thời gian trồng lại để đảm bảo năng suất. Sau đây là bảng thành phần dinh dưỡng của một số giống cỏ hòa thảo.
  17. 8 Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của 1 kg cỏ hoà thảo tươi Pr Tên cỏ VCK Lipit Xơ DXKĐ Khoáng Ca P NLTĐ thô Cỏ Mộc Châu 14,00 1,50 1,10 5,10 5,10 1,20 0,10 0,04 300 Cỏ Goatemala 15,40 1,10 0,50 5,40 7,00 1,40 0,07 0,03 313 Cỏ Voi 45 18,00 1,98 0,68 6,17 7,39 1,78 0,12 0,08 374 ngày Cỏ Ghinê 23,30 2,47 0,51 7,30 10,62 2,40 0,13 0,03 490 Cỏ Pangola 25,34 1,79 0,50 8,59 12,94 1,52 0,09 0,05 547 (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2001) [25] 2.1.1.2 Giá trị kinh tế của cỏ hoà thảo trong nông nghiệp Thực tiễn sản xuất chỉ rõ rằng cỏ không những là thức ăn chủ yếu và tốt nhất của gia súc nhai lại mà nó còn là loại cây thức ăn dễ sản xuất, có năng suất cao và tương đối ổn định, chưa kể ưu thế của các giống cỏ lâu năm là thường chỉ cần gieo trồng một lần mà sử dụng được trong nhiều năm. Cỏ hoà thảo cho năng suất và giá trị dinh dưỡng cao, khi chế biến dự trữ ít rơi rụng lá, ít thối mốc, tỷ lệ cỏ độc ít, chịu đựng chăn dắt cao. Một hecta cỏ tự nhiên cho 10 - 20 tấn chất xanh/ha/năm, 1ha cỏ trồng thân bò cho 30 - 40 tấn, thân bụi cho 50 - 60 tấn, thân đứng cho 100 tấn/ha/năm (cỏ voi lai, kingrass), 1kg cỏ tươi cho từ 0,1 - 0,2 đơn vị thức ăn tương đương với 250 - 500kcal ME (Từ Quang Hiển và cộng sự, 2002) [4]. Theo tài liệu nghiên cứu nước ngoài, 1 ha cỏ trồng mỗi năm có thể cung cấp từ 5000 - 5500kg chất dinh dưỡng và 1000 - 1100kg đạm tiêu hoá. Nhiều chuyên gia đồng cỏ cũng cho biết 1ha đồng cỏ tốt có giá trị dinh dưỡng bằng 27 - 28 tạ ngô hạt hoặc 27 - 28 tạ lúa mì (Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị, 1976) [1]. Ngoài ra, đồng cỏ còn có lợi ích là không đòi hỏi kĩ thuật phức tạp, cỏ có thể trồng trên nhiều loại đất, cỏ trồng một lần có thể sử dụng được trong nhiều năm. Như vậy, trồng cỏ cần đầu tư lao động ít hơn so với các loại cây trồng khác, từ đó
  18. 9 giá thành cũng tương đối hạ hơn. Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài ý nghĩa làm thức ăn cho gia súc, cỏ còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất. 2.1.2. Cơ sở lý luận của việc trồng và đánh giá các giống cỏ hoà thảo Trong quá trình nghiên cứu để đánh giá một giống cỏ có tốt hay không tốt trước khi đưa vào sản xuất người ta thường căn cứ vào một số yếu tố chính sau: 2.1.2.1 Năng suất chất xanh Là toàn bộ khối lượng chất xanh thu được trên đơn vị diện tích.Như chúng ta đã biết cơ thể thực vật và ngoại cảnh có mối quan hệ hết sức khăng khít. Khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi quá trình trao đổi chất và khả năng tích luỹ chất khô, làm thay đổi thành phần hoá học của thực vật. Những điều kiện ngoại cảnh và yếu tố khác ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cỏ hoà thảo đó là: * Điều kiện khí hậu. Khí hậu bao gồm lượng mưa và sự phân bố lượng mưa, ẩm độ không khí, cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm. Những yếu tố này có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng cây trồng. Ánh sáng cung cấp năng lượng để thực vật quang hợp. Cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng có ảnh hưởng quyết định tới số năng lượng nhận được của cây trồng. Nhiệt độ cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cỏ. Nhiệt độ quá cao làm cho thực vật bốc hơi mạnh, làm cho cỏ khô héo. Nhiệt độ thấp quá làm cho các mạch dẫn các chất dinh dưỡng co lại. Các hệ thống men hoạt động kém. Cây không phát triển được. Ẩm độ đất và không khí liên quan chặt chẽ đến lượng mưa, ẩm độ đất ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ cỏ và khả năng hút các chất dinh dưỡng. Ngoài ra nó còn quyết định đến sự phát triển của vi sinh vật đất và độ tơi xốp của đất. Như vậy điều kiện khí hậu có ảnh hưởng lớn đến các quá trình sinh hoá, diễn biến trong thực vật, như sự hấp thụ nước, hấp thụ các chất dinh dưỡng, sự
  19. 10 trao đổi các chất khí, quang hợp, cuối cùng sẽ ảnh hưởng tới sự tích luỹ các chất hữu cơ và chất khoáng của thực vật. * Điều kiện đất đai. Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, do đó, tính chất vật lý cấu tượng đất sẽ ảnh hưởng đến độ ẩm đất, sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, sự phát triển của các hệ vi sinh vật trong đất và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Đất giàu mùn, tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp, rễ cỏ sẽ phát triển nhanh, mạnh, hệ vi sinh vật hoạt động tốt cỏ sẽ cho năng suất cao, phẩm chất tốt. Đất có hạt sét quá nhiều thì dí chặt, yếm khí, bộ rễ cỏ hoạt động kém, mặt khác chất độc tích luỹ trong đất nhiều làm cho cỏ phát triển kém, năng suất, chất lượng thấp. Đất có tỷ lệ cát quá cao, sét quá ít < 5% thì không giữ được nước và các chất dinh dưỡng cũng không đảm bảo cho sự sinh trưởng phát triển của cỏ. * Điều kiện phân bón. Phân bón là nguồn bổ sung cung cấp chất mầu cho đất. Lượng phân bón cho cây trồng nhiều hay ít và các loại phân bón khác nhau sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển, quá trình trao đổi chất của cây trồng. Từ đó sẽ dẫn đến sự khác nhau về năng suất, sản lượng, thành phần dinh dưỡng. Các nhà khoa học đã khẳng định “Phân bón quyết định trên 50 % việc tăng năng suất cây trồng” (FAO, Rome, 1984) [18]. + Phân chuồng: Phân chuồng (phân hữu cơ) là loại phân không thể thiếu đối với cây trồng. Bón phân hữu cơ là biện pháp quan trọng cải thiện tính chất, tăng độ phì của đất, tạo tiềm năng cho năng suất cao. Thành phần phân chuồng có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng bao gồm dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng, giúp cho cây trồng phát triển cân đối hơn. Để đảm bảo năng suất cây trồng tăng, đất không bị suy kiệt dinh dưỡng và nền sản suất bền vững thì sử dụng phân chuồng là điều hết sức cần thiết.
  20. 11 + Phân đạm: Đạm trong cây thường chiếm tỷ lệ 1 - 3% trọng lượng vật chất khô. Đạm có nhiều nhất lúc cây còn non và giảm đi khi cây ra hoa do khả năng hút chất dinh dưỡng lúc này của cây bị giảm đi. Trong cây đạm ở dạng protit đơn (các amino axít), protit kép (protein) các alcaloid và glucozit (Nguyễn Xuân Trường và cs, 2000) [15]. Đạm là thành phần chính của diệp lục, nguyên sinh chất, các loại men cần thiết cho quá trình trao đổi chất trong cây. Khi cây trồng thiếu đạm sẽ bị cằn cỗi, lá kém xanh, ra hoa kém và thưa thớt, ít quả. Khi cây quá nhiều đạm sẽ làm cho bộ rễ kém phát triển, phần trên mặt đất phát triển um tùm, cây yếu, hay đổ lốp, dễ mắc bệnh. Sản phẩm thu chính của cỏ là thân và lá do vậy mà đạm là yếu tố không thể thiếu khi sản suất. Tuy nhiên khi bón đạm cho cỏ cần phải bón vừa phải, cân đối thì sẽ làm tăng năng suất, tăng hàm lượng đạm tổng số trong cây, giảm hàm lượng xơ, gia súc dễ ăn và tăng tính ngon miệng. Nếu bón nhiều đạm sẽ có hiện tượng cây tích luỹ nhiều alcaloit, glucozit làm cho cỏ có vị đắng giảm tính ngon miệng của gia súc. Trong quá trình hình thành các chất trung gian do cây bị tiêu hao năng lượng quá nhiều cho nên hàm lượng đường bột trong cây sẽ giảm xuống. Đạm trong đất có tỷ lệ trung bình từ 0,02 - 0,4% (Theo Seppe - Satsaben, 1960)[23]. Trong tổng số đạm trong đất có khoảng 95% ở dạng hữu cơ, còn 5% - ở dạng vô cơ gồm amoniac, nitrat, nitric (NH3, NO3 , NO2 ) và được gọi là đạm dễ tiêu vì cây hút đạm trong đất chủ yếu ở dạng này. Đạm hữu cơ trong đất chủ yếu là do vi sinh vật phân giải các Prôtít thực vật, còn đạm vô cơ được phân giải từ đạm hữu cơ. Cho nên khi đánh giá hàm lượng đạm trong đất người ta đánh giá chủ yếu thông qua hàm lượng đạm tổng số và đạm dễ tiêu trong đất.
  21. 12 + Phân lân. Lân là cần thiết bậc nhất cho quá trình trao đổi chất của cây. Có tác dụng điều hoà phản ứng của cây khi điều kiện môi trường đột ngột thay đổi, tăng cường sự phát triển của bộ rễ, kích thích cây bộ đậu hình thành nốt sần. Ngoài ra lân còn làm tăng phẩm chất nông sản. Lân trong cây chiếm tỷ lệ khoảng 0,3 - 0,4% vật chất khô, trong hạt tỷ lệ lân cao hơn trong thân lá và rơm rạ rất nhiều. Các dạng lân trong cây là nucleoprotit, phosphoprotit, lexithin, sacarophophat, photphatide (Nguyễn Xuân Trường và cs, 2000) [15]. - - - Cây trồng hút lân vô cơ, chủ yếu dưới dạng ion H2PO2 , HPO4 . Ngoài ra cây có thể hút lân ở dạng hữu cơ được nhưng rất ít và chậm. Chất Mg có tác dụng rất mạnh đến việc hút và vận chuyển lân trong cây do vậy khi bón Mg thì việc hút lân của cây sẽ dễ dàng hơn. Độ di chuyển của lân trong cây cũng nhanh hơn nhiều sự di chuyển lân trong đất, do trong đất có nhiều yếu tố có khả năng kết tủa hoặc kìm hãm sự di động của lân thực tế mà cây cần sử dụng. Lân trong đất chiếm tỷ lệ 0,02 - 0,08%, lân ở lớp đất mặt thường cao hơn so với lớp đất dưới. Các dạng lân trong đất gồm dạng lân hữu cơ và dạng vô cơ. Dạng lân hữu cơ: Chủ yếu có trong thành phần của mùn, dạng này cây ít hút. Dạng lân vô cơ: Chủ yếu ở dạng phốt phát can xi và phốt phát sắt, nhôm (FePO4 AlPO4 ) + Phân kali: Kali làm tăng vai trò quang hợp của lá, tăng cường sự hình thành bó mạch, làm cho cây cứng cáp, góp phần vào việc chống đổ, chống lốp cho cây trồng. Kali còn kích thích sự hoạt động của các men do đó làm tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cây, tăng cường sự hình thành axít hữu cơ, làm cho cây tăng cường quá trình tổng hợp prôtít. Ngoài ra, kali còn tăng khả năng chống rét cho cây và tăng sức đẻ nhánh của cây ngũ cốc.
  22. 13 Trong cây kali chiếm từ 0,5 - 1% VCK. Hạt ngũ cốc chiếm nhiều hơn rơm rạ. Tro bếp có tỷ lệ kali rất cao. Tỷ lệ kali ở trên mặt đất thường cao hơn phần dưới mặt đất và có chủ yếu trong dịch tế bào (80%), một phần bị chất keo của tế bào hấp phụ, khoảng 1% được giữ lại trong nguyên sinh chất. Trong đất kali chiếm tỷ lệ 0,2 - 0,4%. Đất nhiệt đới chứa kali thấp hơn đất ôn đới vì vùng nhiệt đới mưa nhiều, các ion K+ lại dễ bị rửa trôi (Sepp Sataben, 1960) [23]. Kali trong đất ở 3 dạng sau: Kali không trao đổi > kali trao đổi > kali hoà tan. Kali là yếu tố dinh dưỡng cây hút được từ đất nhiều hơn Can xi và Magiê, cho nên việc bón nhiều các nguyên tố khoáng Ca++, Mg++, Na+ vào trong đất sẽ gây ảnh hưởng đến việc hút kali của cây và ngược lại. Khi độ pH thấp hoặc đất thiếu oxi thì việc hút kali của cây càng trở ngại. Cường độ hút của cây khác nhau trong từng giai đoạn sinh trưởng và khác nhau tuỳ theo loại cây trồng. * Thời gian thu cắt. Thời gian thu cắt có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và chất lượng các giống cỏ. Nếu cắt quá ít lần/năm thì cỏ sẽ bị già dẫn đến chất lượng kém và ảnh hưởng tới lứa tái sinh sau, ảnh hưởng đến sản lượng cỏ/năm. Nếu cắt quá nhiều lần/năm, cỏ chưa đủ thời gian tích luỹ các chất dinh dưỡng nuôi cây, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều, đất trồng dễ bị xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng đồng cỏ chóng bị thoái hoá. Năng suất, chất lượng giảm. Xác định thời điểm thu cắt hợp lý sẽ khắc phục được cả hai vấn đề trên. Cỏ mềm tỷ lệ tiêu hoá của gia súc cao, hàm lượng protít thô trong VCK của cỏ sẽ cao hơn và cỏ có khả năng tái sinh tốt. Thời gian thu cắt phụ thuộc vào các giống cỏ và mùa vụ. Theo Nguyễn Khánh Quắc - Từ Quang Hiển, 1995 [11] cho biết thời gian thu cắt của một số giống cỏ hoà thảo trong mùa mưa thích hợp như sau. Cỏ Ghine (Panicum maximum ) : 30 - 35 ngày Cỏ Voi (Pennisetum purpureum ) : 50 ngày Cỏ Pangola (Digitaria decumbens): 60 ngày.
  23. 14 2.1.2.2 Cơ sở đánh giá chất lượng các giống cỏ Chất lượng của các giống cỏ được đánh giá bằng thành phần hoá học có trong giống cỏ đó (Nguyễn Văn Thưởng và Sumilin, 1992) [14]. Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng không thể thiếu khi nghiên cứu đánh giá một giống cây thức ăn. Trên cơ sở đó giúp cho các nhà chăn nuôi tính toán khẩu phần ăn cho gia súc một cách hợp lý để chúng sinh trưởng và phát triển tốt. Thành phần hoá học có trong giống cỏ tập trung chủ yếu vào 3 chỉ tiêu: đó là Vật chất khô (VCK), protein, xơ. Một giống cây thức ăn tốt là giống cho năng suất VCK và năng suất protein cao, tỷ lệ xơ trong thức ăn thấp, trong đó chỉ tiêu protêin được chú ý nhiều hơn cả. Các giống cây họ đậu bao giờ cũng cho giá trị dinh dưỡng cao hơn cây thức ăn hoà thảo. Điều này được thể hiện qua kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả. Bảng 2.2. Thành phần hoá học của một số giống cỏ hoà thảo Prôtêin Số Giống VCK Xơ thô Tên khoa học thô TT (Cv) (%) (%) (%) 1 Pennisetum -purpureum Selection 15,20 10,50 32,48 2 - Kinggrass 16,46 10,56 32,10 3 - Merkeron 16,60 9,31 31,80 4 Tripxacumlaxum Goatemala 21,60 8,03 40,69 5 Panicum maximum Uganda 20,50 9,30 38,10 6 - oxtrayliana 21,00 8,35 35,06 7 - Liconi 22,10 8,49 35,60 8 - S- 127 24,50 8,29 44,70 9 - Trichogluna 23,80 10,34 34,60 10 P.cloreatum Makari 20,60 10,05 35,00 11 - Kenza 19,80 - 31,00 12 - Comum 23,10 8,57 35,50 (Nguồn: Nguyễn Ngọc Hà - Lê Hoà Bình và cs (1985)[3])
  24. 15 2.1.3. Đặc điểm của giống cỏ VA06 * Nguồn gốc, phân bố: Cỏ VA06 thuộc họ hòa thảo có tên khoa học là Varisme số 06. Giống cỏ này phát triển tốt ở nơi có lượng mưa cao (trên 150mm / năm) tuy nhiên do có dễ sâu nên có thể hút nước từ dưới lòng đất nên nó cũng tồn tại ở vùng đất khô ( Russell và Webb,1976 ) [22]. Cỏ voi được nhập vào nước ta từ nhiều nguồn khác nhau thông qua các dự án hợp tác trong và ngoài nước, hiện nay đã phát triển ở nhiều nơi trong cả nước, chủ yếu là giống King Grass có nhiều lông và phát triển chiều cao khá nhanh.Năng suất thâm canh có thể đạt 350 - 400 tấn/ha/năm. Trong nhưng năm gần đây có thên một số giống cỏ mới như: Madagasca Florida, VAO6 , Cỏ VA06 là giống cỏ mới có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đã được đưa vào nước ta từ những năm 2000, cho đến nay giống cỏ này đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi nhưng khả năng cho năng xuất tối đa vẫn chưa hoàn toàn được như ý muốn. * Đặc tính thực vật Bước đầu trồng và theo dõi tôi thấy cỏ VA06 có hình dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo, dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức ăn tốt nhất cho các loại gia súc ăn cỏ, gia cầm, và cá trắm cỏ. Theo thông tin ở một số nước cỏ VA06 không chỉ làm thức ăn cho gia súc mà còn được trồng để làm nguyên liệu giấy và gỗ ván nhân tạo.Giống cỏ VA06 yêu cầu điều kiện môi trường như sau: số ngày nắng trong 1 năm trên 100 ngày, độ cao so với mực nước biển dưới 1500m, nhiệt độ bình quân năm trên 150C, lượng mưa/ năm trên 800mm, số ngày không sương muối/ năm trên 300 ngày. Do phổ biến thích nghi rộng, sức chống chịu tốt, nên tỷ lệ sống sau khi trồng rất cao, nói chung trên 98%, trồng ngay trên vùng đất thấp, ẩm ướt và rét, tỷ lệ sống vẫn trên 98%.
  25. 16 Thời vụ: Tốt nhất là trồng vào vụ xuân (bắt đầu từ tháng 2 cho đến tháng 4) hàng năm, ngoài ra có thể trồng bất cứ mùa nào, khi có điều kiện khí hậu ẩm là có thể trồng. Làm đất: - Trước khi trồng cần phay 2-3 lần cho vỡ đất ở độ sâu 20 cm, làm sạch cỏ dại. - Vì địa hình bằng phẳng nên lên luống để tiện cho việc chăm sóc và tưới tiêu nước. Bón vôi 1 - 1,5 tấn/ha vào lần phay thứ 2. Bón phân: + Bón lót: Phân chuồng : 15 - 20 tấn/ha Supe lân : 200 - 300 kg/ha Kaliclorua : 100 kg/ha + Bón thúc: Cỏ VA06 là giống cỏ cho năng suất cao, nó đòi hỏi thâm canh cao. Sau mỗi lứa cắt bon 500 - 100 kg đạm Ure/ha. Cày rạch hàng rải phân đều và lấp đất. + Bón hàng năm vào đầu xuân: Phân chuồng : 10 - 15 tấn/ha Supe lân : 200 - 300 kg/ha Kaliclorua : 100 kg/ha Đạm Ure : 80 - 100 kg/ha Sau 3 năm bón vôi 1 tấn/ ha cùng với bòn phân hàng năm đầu xuân * Chuẩn bị giống: - Chọn cây thành thục đạt 6 tháng tuổi, khoẻ mạnh không sâu bệnh, bóc hết lá bẹ ở mầm nách (cây bánh tẻ). - Dùng dao sắc cắt thành từng đoạn, cắt nghiêng mỗi đoạn một mắt, trên mỗi mắt có một mầm nách - Đoạn thân trên của mắt ngắn hơn, đoạn thân dưới của mắt dài hơn để tăng tỷ lệ sống. - Sau đó xoa tro bếp vào vết cắt, hom xử lý đến đâu thì trồng ngay đến đó để tránh mất nước. * Cách trồng: Có 3 cách trồng sau: Cách 1: trồng dưới rãnh. Trên ruộng trồng, làm rãnh sâu 14cm, dưới rãnh bón các loại phân lót, sau đó phủ 7cm đất mịn rồi nén nhẹ, đem hom đã chuẩn
  26. 17 bị sẵn đặt vào rãnh theo độ nghiêng 450, hoặc đặt hom nằm ngang dưới rãnh, phía trên mầm phủ 7cm đất mịn. Cách 2: trồng theo hốc. Trên ruộng trồng, cuốc hố theo khoảng cách như trên. Nếu trồng trên đồi thì các hốc phải trồng so le theo đường đồng mức. Cách đặt hom như phương pháp trên. Cách 3: tách chồi để trồng. Khi đồng cỏ đã 12 năm tuổi, tách 3/4 số cây liền rễ trong mỗi bụi, chú ý không làm hại rễ. Sau đó ngắt thân non ở phía trên, chỉ giữ phần thân cách gốc 10-15cm. Mỗi cây có thể có tới 12 mầm nách được đem trồng. Nếu rễ quá dài thì dùng kéo cắt bớt. Cách trồng cũng có thể trồng theo rãnh hoặc theo hốc như trên. Cách trồng bằng cây thì tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, nói chung sau 2 tháng có thể cắt lứa đầu. Tưới nước và bón thúc. Sau khi ra ngôi, nên dùng nước phân loãng để tưới giúp cây mọc rễ nhanh. Nếu gặp hạn, cần tưới 1-2 lần cho đến khi cây có màu xanh. *Cách chăm sóc: - Trồng giặm. Sau khi trồng, chú ý tưới nước giữ ẩm, nếu khuyết cây thì phải giặm bổ sung, đảm bảo mật độ giữ được trên 98%, đạt mức 30.000 -45.000 cây/ha. - Trong thời gian ban đầu, phải chú ý làm cỏ 1-2 lần. Lần làm cỏ đầu tiên từ sau khi trồng 1 tháng, kết hợp bón mỗi hốc 10g urê. Lần làm cỏ thứ 2 sau khi trồng 2,5 tháng, là thời kỳ cỏ phát triển nhanh nhất, mỗi cây bón 25g urê, đồng thời vun gốc để cây khỏi bị đổ ngã. - Tưới ẩm và bón thúc. Muốn đạt năng suất cao, nếu gặp khô hạn thì cứ mỗi tuần phải tưới nước 1 lần, nhưng không để đọng nước. Vào mùa mưa phải tiêu thoát nước kịp thời và phải bón thúc nhiều lần để cây đẻ sớm, đẻ khoẻ và sinh trưởng nhanh. Khi cây cao 60cm thì bón phân hữu cơ hoặc phân hỗn hợp. Sau mỗi lần cắt 2 ngày phải xới xáo và bón thúc 1 lần. Mức bón 300-375 kg phân urê/ ha để nâng cao năng suất. Trước khi vào vụ đông, nên bón 1 lần phân chuồng nhằm đảm bảo mầm qua đông và tái sinh năm sau được tốt. Nơi có điều kiện thì sau khi ra ngôi
  27. 18 15 ngày cần bón thúc 1 lần bằng phân phun trên lá để nâng cao năng suất và chất lượng cỏ. - Chăm sóc cỏ làm giống: Với ruộng trồng cỏ để làm giống thì chỉ nên cắt 2-3 lần đầu vào trước tháng 7, sau đó không cắt tiếp mà chỉ bóc lá, nhưng phải trừ lại 6-8 lá trên cây. Mỗi ha bón 750 kg phân lân nung chảy. Khi cây cao đến 180cm trở lên thì thu hết lá ở phần phía dưới để sử dụng, nhưng phải giữ lại lá bao mầm nách và không làm tổn hại đến lá non. Giữ cho cây khoẻ, không sâu bệnh để làm giống. - Phòng trừ sâu bệnh. VA06 chống sâu bệnh rất tốt, nhưng đôi khi cũng bị bệnh thán thư, phấn trắng, sâu xám, rệp, sâu đục thân, chủ yếu hại mầm non, thân. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là giữ vườn cỏ được thông thoáng. Nếu phát sinh sâu bệnh thì dùng các biện pháp phòng trừ sinh học, hết sức tránh dùng thuốc hoá chất. * Cách thu hoạch và sử dụng: - Thời vụ cắt. Nói chung vào thời vụ cắt cứ 20 - 40 ngày cắt một lần trong các tháng 4-11 hàng năm. Nói chung, nếu nuôi bò, dê, cừu và các gia súc nhai lại khác thì cắt vào lúc cây cao 130-170cm, mỗi năm cắt 5-6 lứa. Nếu nuôi lợn, cá trắm cỏ thì cắt lúc cỏ còn non, ăn hợp khẩu vị. Nói chung, cắt vào lúc cỏ cao 80-120 cm, mỗi năm cắt 7-10 lứa. Khi cắt cỏ thì cắt cách mặt đất 15cm, cắt nhẹ tay, không cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến tái sinh, tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh. - Cách sử dụng cỏ. Có 4 cách sử dụng cỏ: dùng làm thức ăn chất lượng tốt để chăn nuôi; trồng để bảo vệ đất chống xói mòn, làm sạch, đẹp môi trường; dùng làm nguyên liệu giấy, ván ép và sản xuất đồ uống. - Cắt cỏ xanh để nuôi gia súc, gia cầm. Lá cỏ tươi mềm, nhiều nước, khẩu vị ngon, giàu dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hoá cao là thức ăn xanh tốt nhất để nuôi gia súc, gia cầm ăn cỏ, hàng năm thu vào các tháng từ tháng thứ 4 đến tháng 11, cắt vào lúc cây cao 100 - 150cm, 1 năm cắt 6-8 lứa, nếu chăm sóc tốt có thể cắt trên 10 lứa.
  28. 19 - Làm thức ăn ủ xanh. Giống cỏ VA06 có hàm lượng đường cao, ủ xanh rất tốt. Trong thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 8, cỏ phát triển cực nhanh, năng suất rất cao, khi thân cao 150-200cm thì cắt phơi nắng nửa ngày đến 1 ngày, hạ độ ẩm xuống 60%, rồi cắt thành từng đoạn 3cm để ủ xanh giành làm thức ăn trong mùa đông. Trong khi ủ thì cho thêm 1% ure, 3% muối ăn nhằm nâng cao chất lượng thức ăn. - Sản xuất cỏ khô xanh. Vào vụ năng suất cao, khi cây cao 150-180cm thì sau khi cắt đem phơi trực tiếp để làm thức ăn khô xanh. Phải chọn ngày nắng, phơi 2-3 ngày, rồi bảo quản trong nhà râm mát, thông thoáng hoặc đánh thành từng đống, đề phòng lên men mốc. Cỏ khô xanh cũng có thể đem nghiền thành bột cỏ để nuôi gia súc, gia cầm. - Chế biến thức ăn ủ nhẹ. Khi cây cao 250-300cm thì cắt thành từng đoạn 35 cm sau đó phun vi khuẩn để lên men rồi đem chứa vào bịch được nén chặt, sau 30 ngày có thể lấy ra sử dụng để chăn nuôi. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình nghiên cứu cỏ và Ngựa bạch trên thế giới 2.2.1.1 Tình hình nghiên cứu cỏ trên thế giới Để phát triển chăn nuôi động vật nói chung và động vật nhai lại nói riêng thì một trong những vấn đề cơ bản cần phải giải quyết là nguồn thức ăn xanh. Có hai phương thức để cung cấp dinh dưỡng cho gia súc nhai lại, đó là nguồn thức ăn thô xanh (trên 60% nhu cầu dinh dưỡng của gia súc nhai lại được thoả mãn bằng thức ăn thô xanh). Chính vì vậy, nguồn thức ăn thô xanh được đặc biệt chú ý nhất là đối với nước kinh tế còn kém phát triển cũng như các nước phát triển. Sau cuộc “Cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây Âu, mà đặc biệt là ở Anh đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng được phát triển đúng với vai trò của nó.
  29. 20 - Theo Điền Văn Hưng (1974) [5], ở Pháp vào năm 1942 chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì đến năm 1974 đã thay đổi: 12 triệu ha trồng cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc. Ở Liên Xô cũ đã tăng diện tích trồng từ 2,1 triệu ha (1913) lên 7,3 triệu ha (1933) và đến năm 1961 diện tích đã lên tới 51,9 triệu ha. Diện tích cỏ không những tăng lên mà việc nghiên cứu, chọn lọc các giống cây cỏ năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú trọng. Ngoài giống cỏ nguyên chủng người ta còn lai tạo ra những giống cỏ có năng suất và chất lượng tốt. Đây là những thành tựu đáng kể góp phần giải quyết thức ăn cho gia súc cả về số lượng và chất lượng. Theo ước tính hiện nay trên thế giới, gia súc sử dụng khoảng 3,4 tỷ ha đất dùng cho chăn thả và dùng cho sản xuất thức ăn gia súc diện tích này được đánh giá là lớn hơn 2/3 diện tích sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Theo nghiên cứu cỏ có thể phát triển tốt ở đất thoáng nước tốt, có tích acid và kém màu mỡ. Tuy nhiên, cỏ cũng có khả năng phát triển tốt ở nơi đất không thoáng nước trong thời gian ngắn. ở các nước như: Nam Phi, Nam Mỹ, Mỹ, Tiệp các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng nhiều giống cỏ cho năng suất, chất lượng tốt. 2.2.1.2 Tình hình nghiên cứu Ngựa Bạch trên thế giới Theo số liệu thống kê củ FAO, thế giới có 80 nước có ngành chăn nuôi ngựa phát triển với số lượng năm 2000 khoảng 63.000.000 con, đến năm 2003 có khoảng 60.000.000 con. Nhằm nâng cao năng suất sản phẩm chăn nuôi ngựa, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu tạo ra nhiều giống ngựa có chất lượng cao như: Giống ngựa dòng Ku-Sun có năng suất sữa 14 – 21 lít, cao 156 – 160 cm, nặng 500 – 600 kg; Giống ngựa Ả Rập cao 151 – 153 cm, nặng 450 – 500 kg, chạy nhanh 55 – 60 km/giờ; ngựa Kabardin cao 150 – 155 cm, nặng 500 – 550 kg, chạy nhanh 45 – 50 km/giờ, kéo trùng 2000 kg; Giống ngựa Ku – Su dòng sản xuất thịt nặng 663 – 675 kg; Giống ngựa Ku – Sun dòng kéo – cưỡi trong 1 đêm đi được 250 – 280 km.
  30. 21 Bên cạnh việc nghiên cứu tạo giống ngựa mới, nhiều nước đã tiến hành nghiên cứu chọn lọc các giống ngựa địa phương để từng bước cải tạo, pha máu với giống ngựa tốt có năng suất cao ở nước ngoài, phù hợp với điều kiện chăn nuôi trong hộ gia đình. Từ máu và huyết thanh ngựa chửa, nhiều nước đã nghiên cứu tách chiết được thuốc kích dục tố cho gia súc, GamaGlobulin, vắc xin phòng dại và rắn cắn, kháng huyết thanh chống lép to, băng cầm máu, enzym phát hiện nhiễm độc thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, Trung Quốc là nước gần Việt Nam, ngựa Bạch được tuyển chọn nuôi thành các trang trại gia đình, chọn lọc nhân thuần, khai thác tinh bảo tồn ngựa bạch nhạn. Theo Hasse và cs (2007), gen quy định màu trắng là gen trội W, khi tổ hợp gen là Ww ngựa sẽ có màu lông trắng toàn thân, da hồng, mắt nâu hoặc xanh. Nếu ngựa cái trắng này lai với ngựa đực màu sẽ cho đời con 50% màu trắng (Ww), 25% ngựa màu (ww) và 25% (WW) sẽ chết thai. Tổ hợp gen gây chết (WW) đã được phát hiện từ năm 1953 và đã được khẳng định năm 1969. Màu lông là một tính trạng rất đặc biệt, đóng vai trò chính ngay trong thời gian đầu của quá trình thuần hoá động vật và sự chọn lọc đã bắt đầu trong các loài vật nuôi. Trong khi rất nhiều loài động vật hoang dã có màu lông tương đối giống nhau, nhưng động vật nuôi, chẳng hạn như ngựa lại có rất nhiều kiểu màu lông. Điều này phần lớn là do khác biệt trong chọn lọc động vật hoang dã khác với quần thể giống nuôi nhốt. Các gen ảnh hưởng đến màu lông và da của động vật có vú có thể chia làm hai nhóm chính: Một nhóm tác động về tổng hợp các sắc tố, một nhóm tác động vào các tế bào sinh ra sắc tố (Stefan, 2009). Các gen kiểm soát màu lông ngựa đã được nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên gần đây các alen hay marker chức năng mới được phát hiện ở mức phân tử ADN. Ở ngựa có các màu lông cơ bản: hạt dẻ, hồng và đen được xác định bởi bốn alen, hai trong số đó thuộc locut Extension (E), hai alen còn lại thuộc locut
  31. 22 Agouti (A). Màu hạt dẻ và đen là kiểu di truyền lặn (Ee. Ee và Aa. Aa), màu hạt dẻ lấn át màu đen. Do đó màu đen chỉ biểu hiện khi kiểu gen Extension khác với kiểu gen Ee. Ee. Màu hồng là kết quả của tổ hợp Aa ở locut A và các alen Ee/ EE ở locut E. Đối với ngựa một số đột biến khác nhau quy định cho những màu lông chính đã được phân lập: Trong gen MC1R, đầu tiên Marklund (1996) đã phân lập được alen e quy định màu hạt dẻ của ngựa là do đột biến nucleotide đơn (C901T, AF 2883575). Tiếp theo, Wagner và Reissmann (2000) phân lập alen thứ hai là ea quy định màu hạt dẻ. Trong phân tích gen ASIP, Rieder (2001) thông báo đột biến mất 11 bp được phát hiện ở dạng đồng hợp tử hoàn toàn có liên quan tới ngựa mang kiểu gen lặn màu lông đen. Sự dịch chuyển màu của ba màu cơ bản là do hiệu quả tương tác của các alen cùng xuất hiện. Trong chăn nuôi, nhiều ngựa con sinh ra mang màu lông trắng là do bị bạch tạng. Điều này sẽ gây khó khăn trong việc phân biệt giữa ngựa bạch và ngựa bạch tạng. Ngựa bạch tạng thường không có khả năng sinh sản, ngựa con màu trắng sinh ra thường bị chết (hội chứng OLWS). Vấn đề này đã và đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Các tác giả Yang (1998), Santschi (1998) và Metallinos (1998) cho rằng đột biến hai nucleotid (TC353- 354AG) trong gen Endothelin-B receptor (EDNRB) liên quan với hội chứng chết của ngựa con màu trắng (OLWS-overo lethal white symdrom). Đột biến dẫn đến thay đổi axit amin từ Isoleusine sang Lysine của G- protein couple receptor. Hội chứng ngựa con chết được phát hiện là do đột biến đồng hợp tử, do bố mẹ mang kiểu gen dị hợp tử. Yang (1998) sử dụng kỹ thuật PCR-RFLP từ cặp mồi ps2/hex1 cho thấy sản phẩm PCR là 155 bp. Cắt sản phẩm PCR bằng enzym giới hạn BfaI cho thấy ngựa trắng mang alen chết có hai băng 136 bp và 19 bp, nhưng ngựa bình thường sản phẩm PCR không bị cắt.
  32. 23 Nhân sản phẩm PCR từ cặp mồi ps4/ps5 sản phẩm PCR là 90 bp. Cắt sản phẩm PCR bằng enzỵm giới hạn Sau 3AI cho thấy ngựa mang alen chết không bị cắt, nhưng ở ngựa bình thường sản phẩm PCR được cắt thành hai băng 70 bp và 20 bp. Theo nghiên cứu của Santschi (1998) trên đàn ngựa 945 con màu trắng cho thấy: tất cả ngựa con có hội chứng OLWS là dạng đồng hợp tử của đột biến endothelin-B receptor Ile118Lys và không tìm thấy ngựa trưởng thành mang kiểu gen đồng hợp tử này. Màu lông trắng được liên kết chặt chẽ với kiểu gen EDNRB. Kiểm tra ADN (kiểu gen EDNRB) là cách duy nhất để xác định chắc chắn liệu các con ngựa màu trắng có thể sinh ra ngựa con bị mắc hội chứng OLWS hay không. Theo nghiên cứu của Haase (2007, 2009), phát hiện có 4 đột biến độc lập trong gen KIT ở ngựa chịu trách nhiệm về kiểu hình màu lông trắng trội trong nhiều giống ngựa. Trong 7 họ ngựa nghiên cứu, chỉ duy nhất một họ ngựa trắng có mang các đột biến trong kiểu gen. Những đột biến được phát hiện mới đây gồm hai đột biến dịch khung, hai đột biến nhầm nghĩa và ba đột biến về vị trí ghép cặp (c.338-1G>C; c.2222-1G>A; c.2684+1G>A). Thực tế, số lượng alen của gen KIT của ngựa được mô tả đến mức độ phân tử là nhiều hơn bất kỳ các gen nào khác ở các loài vật nuôi khác. 2.2.2 Tình hình nghiên cứu cỏ và Ngựa bạch ở Việt Nam 2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu cỏ ở Việt Nam Trong những năm gần đây, nhờ chủ trương chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và trước nhu cầu về thực phẩm protein có chất lượng cao đã thúc đẩy ngành chăn nuôi có những bước phát triển mạnh. Mặt khác, chính sách giao đất cho người sản xuất đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển những mô hình chăn nuôi tập trung theo kiểu trang trại trong các hộ gia đình. Để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi đại gia súc, cần đảm bảo đủ nguồn thức ăn đáp ứng nhu cầu của chúng. Từ năm 1960 chỉ có 46 ha cỏ trồng thì năm 1961 và 1962 thì diện
  33. 24 tích này đã tăng lên tương ứng là 323 và 687 ha, năm 1976 đã có 5000-6000 ha. Để phát triển đồng cỏ, năm 1976 Bộ Nông Nghiệp đã phát hành “Qui phạm, xây dựng, dự trữ và quản lý đồng cỏ”, từ đó đến nay cả nước đã phát triển được hàng nghìn ha đồng cỏ, cụ thể trong mấy năm trở lại như sau: 2003 là 10.897ha, năm 2004 là 17.292 ha, năm 2005 là 27.563 ha (Cục chăn nuôi,2006) [8] , trên cơ sở đó mà hàng năm giống cỏ đã được nhập và bước đầu nghiên cứu ở nước ta. Hiện nay, có nhiều trung tâm nghiên cứu, khảo sát các giống cỏ như: - Viện chăn nuôi Quốc Gia. - Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn tây Hà Nội. - Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì Hà Nội. - Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi Sông Công Thái Nguyên. Qua quá trình khảo nghiện và nghiên cứu, người ta thấy rằng giống cỏ VA06 sinh trưởng nhanh, năng suất cao, có khả năng thích nghi với đất cằn cỗi và acid. Đặc biệt đây là giống cỏ cho sinh khối lớn và giá trị dinh dưỡng cao. Giống cỏ VA06 là giống cỏ được các trang trại cũng như nghành chăn nuôi đại gia súc đặt là mục tiêu cho sự phát triển của nghành chăn nuôi ở nước ta. 2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu Ngựa bạch ở Việt Nam a) Sơ lược về Ngựa bạch Chữ “bạch” theo tiếng Hán-Việt nghĩa là trắng và vô tình hiểu ngựa bạch nghĩa là ngựa màu trắng. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Ngựa bạch khác ngựa trắng. Ngựa bạch thực tế là những con ngựa bị bệnh bạch tạng, độ biến gen. Do đó ngựa bạch khác ngựa trắng như các lỗ tự nhiên có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng, màu cước ánh bạc. Ngựa bạch tương đối quý hiếm do tỷ lệ xuất hiện thấp, chúng thường được chọn giống và nhân nuôi ngựa để lấy xương làm cao ngựa bạch. Ở một số nơi, các đàn ngựa bạch tạng này được nhân nuôi thành quần thể để bảo tồn. Giống ngựa này ít bệnh tật, không mất nhiều công chăm sóc.
  34. 25 Trong khi đó ngựa lông trắng đơn thuần còn được gọi là ngựa kim, có vành mắt đen. Giá trị kinh tế của loại ngựa này thấp hơn ngựa bạch tạng! Nghiên cứu về thức ăn dinh dưỡng cho gia súc nói chung và Ngựa bạch, Hươu nói riêng có lịch sử lâu đời. Ngày nay với sự phát triển của chăn nuôi, khoa học về dinh dưỡng ngày càng đạt đến trình độ chuyên sâu cao. Ngựa Bạch có đặc điểm toàn thân ngựa có lông màu trắng, da trắng hồng, viền mắt màu hồng, con ngươi màu đỏ hồng. Nếu soi đèn vào mắt ngựa ban đêm có màu đỏ rực. Mũi, miệng và bộ phận sinh dục của ngựa có màu hồng đỏ, bộ móng màu trắng ngà. Ngựa Bạch là giống ngựa quý hiếm, thịt Ngựa Bạch có giá trị dinh dưỡng rất cao, xương nấu cao để bồi bổ sức khỏe. Kết quả điều tra đàn ngựa bạch cho thấy Ngựa Bạch là loại hiện có số lượng rất ít ở nước ta hiện nay, được phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Bắc Giang, , chỉ có khoảng 400 – 500 con, chiếm 0,3 – 0,5%0 trong tổng đàn ngựa hiện nay (Nguyễn Văn Thiện và cs, 1998), (Nguyễn Hữu Trà và cs, 2007). Trong nhân dân, ngựa Bạch được coi là tài sản quý của mỗi gia đình. Ngựa Bạch chịu kham khổ tốt, có thể phát triển tốt ở các tỉnh miền núi. Ngựa Bạch còn được coi là dược liệu quý hiếm (hay còn gọi là thần dược) dùng vào việc bồi bổ, nâng cao thể lực, chữa trị một số chứng bệnh nan y cho con người. Kích thước ngoại hình, đặc điểm nhận dạng ngựa Bạch có nhiều đặc điểm khác với ngựa mầu: Toàn thân mầu trắng, các lỗ tự nhiên mầu hồng, đặc biệt 12 giờ trưa ngựa Bạch có hiện tượng mù mầu trong khoảng 30 phút. Nhìn chung, cho đến hiện nay ở nước ta rất ít công trình nghiên cứu về ngựa Bạch. Theo thời gian giống ngựa Bạch càng trở nên hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao bởi khả năng sinh sản thấp với lại giá trị dược liệu quý nên ngựa Bạch bị khai thác rất mạnh. Nếu ngay từ lúc này mà chúng ta không có biện pháp bảo tồn cũng như một chiến lược phát triển thì giống ngựa bạch này sẽ tuyệt chủng trong một ngày gần đây.
  35. 26 b) Chế độ dinh dưỡng khi nuôi dưỡng Ngựa bạch Một con ngựa bạch hàng ngày có thể ăn lượng cỏ khô nặng hơn 1% trọng lượng cơ thể của nó. Nếu bạn chỉ sở hữu những con ngựa bạch trẻ và khỏe và nếu cánh đồng của bạn có thể có đủ cỏ quanh năm, bạn có thể chủ yếu cho ngựa của mình ăn cỏ tươi và cỏ khô trên đồng và không phải chi hàng trăm đô la cho những người cung cấp thức ăn công nghiệp. Với thuật ngữ cỏ, chúng ta xác định một loạt các loài thực vật: Cỏ VA06; cỏ, cỏ ba lá, cỏ linh lăng (Medicago sativa), cỏ lolium, cây họ đậu, cây cải bắp, v.v. Cỏ Timothy, cỏ linh lăng và Trifolium alexandrinum (tươi hoặc khô) là các loại cỏ cơ bản tốt đem đến dinh dưỡng tốt ngựa. Loài lúa miến gây ra độc hại đối với ngựa và phải tránh. Người nuôi ngựa trong tương lai sẽ thực hiện một nghiên cứu về các loài thực vật được tìm thấy tại địa phương có thể gây độc cho ngựa. Các quy tắc đề cập ở trên được nói chung và áp dụng cho phần lớn ngựa bạch khỏe mạnh. Tuy nhiên, không con ngựa nào giống với con ngựa khác, chúng cũng không có khả năng và nhu cầu thể chất như nhau. Ví dụ, ngựa bạch già thường gặp vấn đề về răng và/hoặc di chuyển. Vì vậy, chúng không thể đi gặm cỏ 15 giờ mỗi ngày để tìm thức ăn. Do đó, chúng ta phải luôn có sẵn các loại thức ăn công nghiệp khác nhau. Cám, củ cải đường, hỗn hợp viên (viên thức ăn, bột, ngô, sồi), yến mạch, lúa mạch, rơm rạ (cỏ khô xắt nhỏ) và Vitamin được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho ngựa bạch. Các loại ngũ cốc chủ yếu được sử dụng khi chúng ta dự đoán ngựa tăng trưởng trọng lượng. Mặc dù lượng ngũ cốc nhỏ có tác dụng tuyệt vời, chúng ta phải rất cẩn thận, bởi vì lượng thực phẩm này quá nhiều sẽ dẫn đến các tình huống đe dọa tính mạng. Theo nguyên tắc thông thường, những con ngựa bạch trưởng thành, khỏe và mạnh mẽ có thể tiêu thụ nhiều cỏ khô và cỏ hơn, trong khi những con ngựa bạch già, bị thương và làm việc nặng nhọc cần nhiều protein và có thể là vitamin hơn. Nhìn chung, dạ dày của ngựa bạch nhỏ so với kích thước to lớn của nó. Do đó, lý tưởng là ngựa có thể tiếp cận liên tục nhưng có kiểm soát với một
  36. 27 lượng thức ăn nhỏ, để chúng có thể thưởng thức theo bữa ăn nhỏ và thường xuyên thay vì 2-3 bữa lớn hơn mỗi ngày. Cuối cùng, người nuôi ngựa thường đặt khối muối bên trong chuồng ngựa. Bằng cách này, ngựa sẽ tự do liếm khối muối và chúng sẽ đáp ứng nhu cầu về natri và clorua. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nhiều loại khối muối được khoáng hóa. Chúng cũng chứa các khoáng chất khác. Phần lớn ngựa đã có đủ các khoáng chất đó từ thức ăn công nghiệp hoặc vitamin được thêm vào. Vì thế bạn có thể thảo luận với bác sĩ thú y được cấp phép tại địa phương về chế độ ăn cho ngựa để quyết định có cho ngựa ăn khối muối khoáng hay không. Người mới nuôi ngựa lần đầu tiên phải tham khảo ý kiến các chuyên gia địa phương, bác sĩ thú y địa phương và/hoặc nhà nông nghiệp học để tạo ra chương trình ăn uống hàng năm hợp lý và hiểu biết về các loại cây và cây bụi độc hại thường gặp trong khu vực. Trong nhiều trường hợp, hệ thực vật của khu vực và điều kiện thời tiết là các thông số quan trọng của phương trình cuối cùng. Bác sĩ thú y và ngươi nuôi ngựa cũng nên kiểm tra tình trạng thể chất và răng miệng của ngựa. Dưới sự giám sát của bác sĩ thú y được cấp phép, nông dân có thể bổ sung một số vitamin cho chương trình cho ngựa ăn cụ thể. Cho ngựa ăn hàng ngày là một vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là nếu bạn có hơn 3-4 con ngựa ở các độ tuổi khác nhau, tình trạng khác nhau, nhu cầu khác nhau, một số trong đó có vấn đề về răng miệng, v.v Nếu bạn chỉ dựa vào trí nhớ tốt và bạn nuôi chúng bằng cách học thuộc lòng không ghi chú lại, bạn sẽ sớm bối rối về mỗi chương trình ăn uống hàng ngày của mỗi chú ngựa. Chúng tôi khuyên bạn nên đặt một chiếc bảng đen trong phòng chuẩn bị thức ăn và bạn trộn từng loại thức ăn cho ngựa. Viết một bảng ghi tên của tất cả ngựa và các cột ghi số lượng mỗi chương trình cho ăn khác nhau đảm bảo rằng bạn sẽ luôn theo dõi từng chương trình cho ngựa ăn hàng ngày và hàng tuần. c) Giá trị kinh tế và y học của Ngựa bạch Giá của một con ngựa bạch ngựa trưởng thành vào khoảng 50 đến 70 triệu đồng 1 con. Cứ mỗi một năm rưỡi, mỗi chú ngựa cái lại cho ra một lứa ngựa bạch mới có giá trị rất cao. Giá ngựa bạch giống khoảng 20 đến 25 triệu đồng 1 con.
  37. 28 Y học cổ truyền (Đông y) xưa và nay coi thịt ngựa, cao ngựa và các sản phẩm từ ngựa là một vị thuốc quý. Trong sách Tuệ Tĩnh “Nam dược thần hiệu” đã ghi: Mã Nhục (thịt ngựa) làm lớn mạnh gân xương, khí nóng, tỳ liệt, tóc hói lở; Mã Xỉ (răng ngựa) vị ngọt, tính bình, chủ trị kinh giản, đinh sang, đau răng; Mã Nhũ (sữa ngựa) vị ngọt, tính mát công năng bổ huyết, nhuận táo, thanh nhiệt; Mã Cất (xương ngựa) chủ trị lở đầu, âm sang, móng né; Mã Can (gan ngựa) chủ trị kinh nguyệt không thông, ngực, bụng đầy trướng; Mã Bì (da ngựa) vị cay, tính nóng, chủ trị thấp nhiệt, tê bại, lở đầu rụng tóc; Sỏi ở Dạ dày và ruột ngựa vị mặn tác dụng trấn kinh, hóa đờm, chữa co giật, điên cuồng, động kinh; Mã Pin (dương vật ngựa) kết hợp với Nhục Dung chữa liệt dương. Y học hiện đại (Tây y) có quan niệm thịt ngựa, cao ngựa là một loại “thực phẩm chức năng” hay là một “Nguồn đạm cô đặc”. Theo Dược sĩ Đỗ Huy Ích (Viện Dược liệu) thì: Cao xương ngựa có chứa 75 - 82% protein, 7 axit amin thiết yếu cho cơ thể, không có vi khuẩn Ecoli và dư lượng kim loại nặng (Chì, Cadimi, Thủy ngân) trong sản phẩm chế biến có xử lý nhiệt. Cao xương ngựa có chứa canxi photphat, Keratin, oscein, có vị ngọt tính mát, tính mát, tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân - xương - cơ. Theo Bác sĩ Nguyễn Lân Đính chuyên gia dinh dưỡng - TP HCM thì cứ 100gram thịt ngựa cung cấp 180 cao, 66gam nước, 21,5 gam đạm, 10 gam chất béo, 5 - 7 gam mỡ, các muối khoáng, Vitamin A, B, C, D, E, PP và các axit amin; thịt ngựa có vị ngọt, tác dụng bổ gân, cường cơ do có nhánh Leucine, Isoleucine, Valine, Đây là những vi lượng cần thiết để duy trì khối lượng cơ bắp và bảo vệ nguồn vốn Glycogen dự trữ trong cơ bắp; ngoài ra hàm lượng Arginie cao cũng có thể giúp cho quá trình làm cho sơ bắp cường tráng có hiệu quả; Thịt ngựa còn có các chất cần thiết cho việc mọc tóc chắc khỏe gồm Vitamin A; 1 số Vitamin nhóm B (Biotin, axit Pantothenie ); Vitamin C và các vi chất như đồng, kẽm, sắt; Protein; Thịt ngựa giúp cho trẻ em cứng cáp, nhanh nhẹn, thanh niên cường tráng, người già sống lâu; Cao xương ngựa giúp nâng đỡ cơ thể suy nhược đau nhức gân xương ở người mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh nở, kinh
  38. 29 nguyệt không đều; người suy kiệt sức khỏe và chống loãng xương ở người cao tuổi suy dinh dưỡng, biếng ăn, còi xương, da tái xanh xao, táo bón ở trẻ em; Bệnh viêm tá tràng kinh niên, kém ăn mất ngủ, dễ tiêu chảy, đi kiết ở người lao động nặng. Theo Phan Ngọc Minh - chuyên gia huyết học (Học viện Quân y - 103) thì trong máu huyết thanh ngựa chửa (HTNC) có thể tách chiết được thuốc kích dục tố Gravohormon - PMSG làm giảm tỷ lệ vô sinh, chậm sinh sản ở lợn, châu bò, làm tăng tỷ lệ sinh sản của lợn, trâu bò, làm tăng tỷ lệ thụ thai, gây động dục đồng loạt và gây rụng trứng, thuốc PMSG có thể dùng trong chương trình cấp gép hợp tử trên động vật. Gamalobulin tách chiết từ HTNC có tác dụng làm tăng sức miễn dịch cho gia súc non sau khi đẻ 24 giờ, có thể sản xuất Gamaglobulin đặc hiệu dùng cho người. Viên Polyamin (viên đạm thủy ngân) sản xuất từ bột hồng cầu ngựa (Sau khi đã tách PMSG và Gamaglobulin) có chứa 15 axit amin và các nguyên tố đa, vi lượng rất cần thiết (Na, K, Mg, Ca, P, Zn, Ni, Fe ) giúp tăng cường hồi phục sức khỏe, ăn ngủ tốt, tăng nhanh hồng cầu và huyết sắc tố, tăng tỷ lệ Protein trong huyết thanh, tăng sức đề kháng cơ thể, làm cho tổ chức hạt phát triển nhanh, giúp các ca phẫu thuật ghép da do bỏng nặng rất tốt. Huyết thanh kháng trực khuẩn mủ xanh (TKMX) được bào chế từ HTNC có tác dụng điều trị tại chỗ vết bỏng nhiễm TKMX, thuốc có hiệu lực sau 5 ngày điều trị. Huyết thanh kháng Leptospirosis (LTS) được bào chế từ HTNC có hiệu giá kháng thể cao Iri 5.000 - 1/80.000. Tỷ lệ Chữa bệnh đạt kết quả cao 95 - 98%. Huyết thanh kháng nọc độc rắn và huyết thanh kháng dại được bào chế từ HTNC đã được nghiên cứu thành công ở Việt Nam góp phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo Đặng Đình Hanh (Chuyên gia nghiên cứu ngựa - Viện Chăn nuôi) cho biết thịt ngựa bạch có chứa 74 - 78% nước, 19 - 21% protein, 0,8 -
  39. 30 2,2% Lipit, 1,24 - 1,27% khoáng tổng số và có 17 axit amin trong đó có các axit amin thiết yếu cho cơ thể, hàm lượng cao nhất là: axit Glutamic, Argrine, Lisine, aspartri, Methionine 100 gam cao ngựa mầu có chứa 15,3 gam nước, 70,6 gam Protein, 2,6 gam mỡ, 3,5 gam khoáng tổng số, 0,41 gam Canxi, 0,42 gam Phosphos và 5,96 gam chất xơ. Một số hình ảnh về ngựa bạch
  40. 31 2.2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Tỉnh Thái Nguyên 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội 2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. vị trí địa lý Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi. Chi nhánh chăn nuôi và phát triển động thực bản địa được đống tại xóm gốc gạo - xã Tức Tranh - Phú Lương - Thái Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên 5,8ha. Địa giới hành chính tiếp giáp với các xã sau: - Phía đông bắc và đông tiếp giáp với xã Phú Đô - Phía tây và tây bắc tiếp giáp xã Yên Lạc - Phía nam giáp với xã Vô Tranh b. Điều kiện về khí hậu - thủy văn * Khí hậu: Chi nhánh nằm trong khu vực trung du và miền núi phía bắc nên nó có đặc điểm chung về thời tiết của khu vực. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng lượng mưa chủ yếu tập chung vào các tháng 6,7,8. Những tháng còn lại lượng mưa thấp hơn. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1875 mm. Cao nhất là 2390 mm, thấp nhất là 1420 mm. Nhiệt độ trung bình từ 23˚C - 28˚C. Độ ẩm tương đối từ 80 - 85 %. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 4 năm sau, đặc điểm của những tháng này là lượng mưa ít, nhiệt độ thấp, thời tiết khô lạnh. Nhiệt độ trung bình từ 15 - 19˚C. Có những thời điểm nhiệt độ xuống tới 4 - 7˚C, độ ẩm tương đối 70 - 75 %. * Thuỷ văn: Trung tâm có dòng Sông Cầu chảy qua bao bọc phía bắc và phía đông, thường xuyên cung cấp nước cho sản xuất.
  41. 32 Nhìn chung điều kiện thuỷ văn và thời tiết khá thuận lợi cho sản xuất của trang trại. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 mùa là điều kiện bất lợi cho sản xuất. Lượng mưa tập chung vào tháng 6, 7, 8 cộng với địa hình đất canh tác bằng phẳng pha cát dẫn đến hiện tượng ngập úng cây trồng. Ngược lại mùa khô kéo dài nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cây thức ăn cho đàn gia súc. c. Điều kiện về địa hình, đất đai, giao thông, thuỷ lợi * Điều kiện về địa hình, đất đai Trang trại có địa hình bằng phẳng, có dòng Sông Cầu chảy qua, đất đai tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá dầy. Đây là điều kiện tương đối thuận lợi cho việc sản xuất của Trang Trại, đặc biệt là sản xuất cây thức ăn xanh phục vụ cho đàn gia súc. Trong những năm gần đây Trại đã đầu tư cho thử nghiệm các giống cây thức ăn xanh có năng xuất cao và giá trị dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, mà đã giải quyết được nhu cầu thức ăn xanh cho gia súc vào mùa mưa và có thức dự trữ cho mùa khô. Tổng diện tích của trang trại là 5,8 ha trong đó có 1,5 ha là diện tích cho trồng cây thức ăn cho gia súc. Diện tích đồng cỏ chăn thả là 01 ha. Như vậy, đây là điều kiện khá thuận lợi cho phát triển cây thức ăn gia súc. * Giao thông Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi thuộc xã Tức Tranh có điều kiện giao thông thuận lợi. Cách thành phố Thái Nguyên 30 km về phía tây nam theo tuyến quốc lộ 3. Tuyến đường liên 3 xã Tức Tranh - Yên Lạc - Yên Đổ hiện nay đã hoàn thành con đường bê-tông thuận tiện cho việc đi lại của người dân. Đây là con đường đi qua 17 xóm, trong đó 1 xóm thuộc xã Tức Tranh, 1 xóm thuộc xã Yên Đổ và 15 xóm thuộc xã Yên Lạc. Điểm đầu của tuyến đường được nối với đường liên xã Phấn Mễ - Tức Tranh tại địa phận xóm Cầu Trắng, xã Tức Tranh, do vậy rất thuận lợi cho giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Trang Trại. * Thuỷ lợi Trang trại có dòng Sông Cầu chảy qua nên thường xuyên cung cấp nước cho trồng trọt và chăn nuôi. Trang trại còn xây dựng hệ thống thuỷ lợi gồm một
  42. 33 trạm bơm điện và hệ thống ống dẫn nước cho sản xuất. Chính vì vậy, diện tích sản xuất của Trang trại được đảm bảo về nước tưới. 2.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Trại chăn nuôi động vật bán hoang giã tại xã Tức Tranh thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi. Đây là một trung tâm phục vụ cho sự phát triển ngành chăn nuôi của các tỉnh trung du và miền núi. Trang trại có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đề tài và cải tiến khoa học kỹ thuật sáng tạo ra những phương pháp cải tiến trong chăn nuôi và sản xuất chính vì vậy nguồn thu kinh tế từ sản xuất kinh doanh là không nhiều. Chính vì thế mà đời sống về vật chất của trang trại còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trang trại đã từng bước khẳng định mình và tạo được thế đứng trong xã hội bằng cách ngày càng nhân rộng các mô hình, áp dụng các khoa học kỹ thuật vào thực tiến sản xuất. Đến nay trang trại đã khẳng định được sự tồn tại, vị thế của mình trong sự nghiệp phát triển chăn nuôi khu vực miền núi và nền kinh tế thị trường. 2.2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn a. Thuận lợi Trại chăn nuôi động vật bán hoang giã tại xã Tức Tranh thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi có các chuyên gia (thầy) chuyên ngành dầy dặn kinh nghiệm, năng động sáng tạo trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đội ngũ sinh viên với lòng nhiệt tình và ham học hỏi kinh của các thầy đã và đang thực hiện các đề tài tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học, luôn áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi. Với nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất, trang trại từng bước rút ra những kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, kế thừa những thành quả đạt được của những người đi trước. Sau hơn 8 năm xây dựng và trưởng thành, trang trại đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ và từng bước trưởng thành, đồng thời có những thay đổi quản lý để phù hợp với sự phát triển của xã hội.
  43. 34 b. Khó khăn Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa hai mùa là rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến cây thức ăn trong mùa khô. Trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của gia súc, sự thay đổi thời tiết đột ngột gây nhiều ảnh hưởng đến đàn gia súc. Đồng thời, một khó khăn hiện hữu nữa là tỷ lệ đẻ của hươu và ngựa thường thấp, thời gian chửa dài, thời gian nuôi thành con giống dài do vậy sản phẩm thu không thường xuyên, kinh phí quay vòng sản xuất chậm. Do có dòng sông cầu bồi đắp nên đất pha nhiều cát cho nên khi mưa thì ngập úng nhưng chưa nắng thì đất đã khô cằn chính vì vậy tốn nhiều công, điện, nước trong công tác tưới tiêu, chăn nuôi của trại. 2.2.2 Thực trạng tình hình phát triển chăn nuôi động vật hoang dã và bán hoang dã của Trại Mặc dù mới đi vào hoạt động một số năm trở lại đây nhưng Trại chăn nuôi động vật bản địa ở xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã xây dựng được trang trại chăn nuôi bề thế rộng trên 5 ha. Không dừng lại ở đó, Chi nhánh còn mở thêm mô hình Hợp tác xã tại địa bàn xóm và một số huyện bên cạnh. Cụ thể là hiện nay đã kết nạp thêm 12 xã viên thành thành viên HTX. Thu hút các trang trại vệ tinh với quy mô hơn 1 ha, chủ yếu nuôi lợn rừng, hươu, ngựa bạch Thời gian gần đây, Chi nhánh còn là nơi để ứng dụng các đề tài nghiên cứu các cấp (cấp Quốc gia về Gà cánh củm; Dê bán chăn thả; Bưởi da xanh ), cấp tỉnh về Phát triển đàn ngựa bạch về mặt sinh sản và số lượng con Số liệu bảng 4.4 cho thấy: Từ khi thành lập Chi nhánh số lượng đàn động vật hoang dã và bán hoang dã có sự thay đổi rõ rệt theo từng năm và từng giai đoạn phát triển. Cụ thể là can cứ theo tình hình dịch bệnh và nhu cầu của thị trường theo đó Chi nhánh cũng đã nắm bắt và điều chỉnh số lượng đàn phù hợp với thị trường và nhu cầu của người chăn nuôi. Theo đó, đàn hươu sinh sản của Chi nhánh và hợp tác xã đã phát triển lên gần 400 con và đàn lợn rừng duy trì trên 500 con, tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập 6 triệu đồng/người/tháng.
  44. 35 Bảng 2.3 Tình chăn nuôi động vật hoang dã của Trang trại Giai đoạn phát triển Hươu Lợn rừng 2007 30 - 2008 35 - 2009 50 - 2010 70 40 2011 110 155 2012 148 210 2013 180 300 2014 200 320 2015 210 280 2016 250 300 2017 250 350 2018 270 400 2019 330 480 2020 380 550 (Nguồn: Số liệu thừa kế và điều tra tại Chi nhánh 2020) 2.2.3 Thực trạng phát triển đàn Ngựa bạch của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương Số lượng Ngựa bạch phân loại mục đích chăn nuôi như sau: Số liệu bảng trên cho thấy: Từ khi thành lập (2007- 2020) số lượng Ngựa bạch của Trại ngày một tăng lên. Từ năm 2007 chỉ có 20 con ngừa bạch, đến năm 2020 đã tăng lên 80 con ngựa bạch. Mục đích của việc chăn nuôi ngựa bạch dùng để giết thịt, thịt ngựa bạch ăn cũng giống như thịt ngựa thường; những phần lợi ích là xương nấu cao (Theo thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng – Chủ tịch BCH Trung ương Hội Đông y Việt Nam cho biết: Cả cao ngựa bạch và cao ngựa thường đều có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, mạnh gân, cường cơ, phòng chống loãng
  45. 36 xương, bồi bổ cơ thể. Theo ý lý truyền thống, cao ngựa bạch có tác dụng tốt hơn ngựa thường. Đó có thể do cấu trúc thành phần vi chất, khoáng chất trong xương ngựa bạch khác xương ngựa thường. Tuy vậy, nhưng cao ngựa bạch vẫn chỉ là thực phẩm chức năng không thay thế được thuốc chữa bệnh). Sau khi trừ đi số ngựa đã được giết thịt, nấu cao thì hàng năm với 60 con ngựa bạch nuôi sinh sản, mỗi năm tổng đàn vẫn tăng từ 3-6 cá thể cho thấy sự phát triển bền vững. Bảng 2.4 Số lượng Ngựa bạch phân theo mục đích chăn nuôi Giai đoạn Tổng số Phân theo mục đích chăn nuôi (con) Sinh sản Giết thịt (Nấu cao) Từ 2007- 2008 20-25 20 0 Từ 2008- 2009 25-29 23 2 Từ 2009- 2010 29-33 26 3 Từ 2010- 2011 33-38 30 3 Từ 2011- 2012 38-42 33 5 Từ 2012- 2013 42-47 36 6 Từ 2013- 2014 47-51 41 6 Từ 2014- 2015 51-56 45 6 Từ 2015- 2016 56-60 49 7 Từ 2016- 2017 60-63 53 7 Từ 2017- 2018 63-68 55 8 Từ 2018- 2019 68-74 59 9 Từ 2019- 2020 74-80 65 9 Từ 2020- nay 80 70 10 (Nguồn: Số liệu thừa kế và điều tra tại Chi nhánh 2020)
  46. 37 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giống cỏ VA06 và Ngựa bạch được nuôi trồng tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang giã tại xã Tức Tranh thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi. 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Chỉ nghiên cứu khả năng cung cấp sản lượng cỏ VA06/ha/năm và khẩu phần ăn của Ngựa bạch để cân đối diện tích trồng cỏ tại Chi nhánh. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành -Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2020 đến tháng 06 năm 2020. -Địa điểm nghiên cứu: Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã tại xã Tức Tranh, huyện Phú Lương thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, tỉnh Thái Nguyên. 3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Cách tiếp cận của đề tài - Đánh giá, tìm hiểu về tình hình sản xuất chung của trang trại + Cơ sở vật chất của trang trại + Chức năng, nhiệm vụ của trang trại + Tình hình khí hậu- thủy văn tại khu vực nghiên cứu + Sơ lược tình hình sản xuất của trang trại - Xác định sản lượng cỏ VA06 (kg/01 ha/năm) tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi.
  47. 38 - Xác định khẩu phần ăn của 01 Ngựa bạch (kg/con/năm) và Cân đối khẩu phần thức ăn của Ngựa bạch với diện tích cần trồng cỏ VA06 tại chi nhánh nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. - Đề xuất một số biện pháp tăng năng suất và kỹ thuật trồng một số loại cỏ nhằm phát triển Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. 3.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng cách tiếp cận như sau: - Tiếp cận lịch sử và logic: Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm gây trồng cỏ VA06 và kỹ thuật chăn nuôi Ngựa bạch. - Tiếp cận định tính và định lượng: Thông qua điều tra lựa chọn giống cỏ VA06 chất lượng tốt đang trồng; để xác định sản lượng chất xanh/ha/năm. Khảu phần ăn trung bình/năm của 01 con ngựa bạch và hươu tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. - Tiếp cận hệ thống và tiếp cận phân tích và tổng hợp: Thông qua tham khảo các công trình nghiên cứu, kinh nghiệm trồng cở VA06 và chăn nuôi Ngựa bạch nhằm đề xuất diện tích (số lượng Ngựa bạch) cho trang trại. 3.3.3 Phương pháp điều tra thực địa a) Phương pháp điều tra khẩu phần ăn của Ngựa bạch tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương Sử dụng phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục kiểm lâm hai tỉnh, Phòng NN&PTNT và Hạt kiểm lâm các huyện, các xã, các nông hộ) nơi có người dân nuôi Ngựa bạch để tìm hiểu về các loại cỏ dùng làm thức ăn cho Ngựa bạch + Điều tra theo mẫu: Cả 3 lứa cỏ trên đều được cắt cùng độ tuổi. Ở các lứa cỏ số lượng cỏ cho ngựa bạch ăn mỗi ngày là 200kg, chọn ra 10 con ở các
  48. 39 lứa tuổi nhốt 2 con vào 1 máng tối nay cho ăn công thức này thì ngày mai lại đổi cho ăn công thức khác cứ như thế cho hết 10 ngày, được cắt vào buổi chiều tối cỏ tươi không ướt. Số cỏ dư thừa được cân vào buổi sáng bằng cách nhạt toàn bộ những cành nhỏ rơi xuống chuồng lên, dùng chổi rẽ quét sạch máng ngựa đựng toàn bộ số cỏ dư thừa vào bao tải rồi cân lên (đã cân vỏ bao trước khi cho cỏ vào bao). Khẩu phần ăn về cỏ (kg/con/ngày); Khẩu phần các loài dinh dưỡng khác/con/ngày; Quy đổi ra khẩu phần ăn/con/năm + Tìm hiểu kinh nghiệm chăn nuôi của trại b) Phương pháp điều tra về kỹ thuật trồng cỏ VA06 và sản lượng chất xanh/ha/năm + Phương pháp điều tra kiến thức bản địa kỹ thuật gây trồng và giá trị sử dụng cỏ VA06: Tìm hiểu kỹ thuật trồng (trồng, chăm sóc, bón phân), sinh trưởng, đặc điểm hình thái, đặc điểm tái sinh, ra hoa và giá trị sử dụng giống cỏ VA06 tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. + Điều tra nguồn cây giống cỏ VA06: Tại trại tiến hành điều tra đo đếm những nội dung sau: - Diện tích, mật độ, lịch sử nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, - Điều tra đặc điểm hình thái: Chiều cao, đường kính trung bình thân cây; Số lá (kích thước lá); thời kỳ và đặc điểm ra chồi (chồi gốc, chồi ngọn); sản lượng chất xanh/ha/năm - Xác định một số đặc điểm sinh thái: Độ cao so với mực nước biển, vị trí phân bố hoặc gây trồng (chân, sườn, đỉnh, khe), độ dốc, hướng dốc. - Điều tra tái sinh: Đo đếm thống kê tái sinh hạt (nếu có), nhân giống bằng phương pháp giâm hom Mỗi hộ đào 01 phẫu diện đất, mô tả ngoài thực địa, lấy 3 mẫu tại độ sâu (0-30 cm; 30-60 cm) xác định các chỉ tiêu thành phần cơ giới, pH, Chất hữu cơ, Đạm, P2O5, K2O, Ca, Mg, độ ẩm, dung trọng theo phương pháp thông dụng, dự kiến đào 60 phẫu diện. Cụ thể như sau: + Độ ẩm, Dung trọng đất: TCVN 6860: 2001 + Thành phần cơ giới: TCVN 8567: 2010.
  49. 40 + Chất hữu cơ: TCVN 4050-85 + Đạm tổng số: TCVN 6498 + Đạm dễ tiêu: TCVN 5255: 2009 + pH của đất: TCVN 5979: 2007 + Ca, Mg trao đổi: TCVN 6646: 2000 + P2O5 dễ tiêu: 10TCN 373-1999 + K2O dễ tiêu: TCVN 8662: 2011 3.3.4 Phương pháp phân tích & xử lý số liệu a) Phương pháp bố trí thí nghiệm Được bố trí theo các lứa cỏ và tiến hành chăm sóc như nhau ở cả 3 lứa cắt khác nhau, sau đó theo dõi các chỉ tiêu đánh giá. -Lứa 1: Là vụ đông ( từ 5/12/2013-24/01/2014) -Lứa 2: Là vụ đông- xuân (từ 29/01-21/03/2014) -Lứa 3: Là vụ xuân-hè (từ 26/03 -13/5/2014) 3.3.2.4 Phương pháp theo dõi *Tốc độ tái sinh (cm/ngày ): Tốc độ tái sinh của cỏ cho biết tốc độ mọc lại của cỏ từ lứa cắt trước cho tới lứa cắt sau. (Viện chăn nuôi,1977).[17]. + Xác định bằng cách: Sau khi cắt lứa trước định kỳ cứ 10 ngày đo 1 lần bằng thước gậy cho tới khi cắt lứa tiếp theo (50 ngày một lứa cắt). Tốc độ tái sinh của cỏ trong 1 lần đo được tính bằng tốc độ tái sinh trung bình của tổng số cây thí nghiệm (ứng với 1 vụ nghiên cứu), cứ tiếp tục như vậy cho đến khi được cắt (50 ngày). L 2 - L 1 L (cm/ngày) = (2.1) T Trong đó: L: Tốc độ tái sinh L : Chiều cao cỏ đo lần trước L : Chiều cao cỏ đo lần sau T: Khoảng cách giữa 2 lần đo (10 ngày)
  50. 41 * Độ cao thảm cỏ khi thu hoạch (cm) Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cỏ, đồng thời có thể dự đoán được năng suất chất xanh của giống cỏ. Đo tất cả các lứa cắt trong năm, cách đo tương tự như như phần đo tốc độ sinh trưởng. Mỗi ô đo 5 điểm theo phương pháp đường chéo lập lại 3 lần và lấy số liệu trung bình (Viện chăn nuôi, 1977) [17]. * Đo chiều cao cỏ thí nghiệm. Cách theo dõi: Sử dụng phương pháp đường chéo hình chữ nhật, lấy ngẫu nhiên 5 điểm trên đường chéo (như hình vẽ). Cắm cọc đánh dấu và đo trong suốt thời gian thí nghiệm. Sau khi cắt cỏ thì cứ 10 ngày ta đo một lần, định kỳ 10, 20, 30 , 40, 50 ngày thì đo. Cách đo: Dùng thước thẳng có chia độ chính xác đến từng mm để đo chiều cao cây. Khi đo đặt thước sát vào gốc cây sao cho thước vuông góc với mặt đất, rồi đo từ mặt đất đến lá dài nhất. Đo vào buổi sáng sớm khi cỏ đã khô sương, lá cỏ không bị héo và rủ xuống. * Năng suất chất xanh (tấn/ha) Được theo dõi qua các lứa cắt trong năm. đó là toàn bộ khối lượng cỏ ngay sau khi cắt, không có nước tự do trên mặt sản phẩm. Năng suất chất xanh được tính trên toàn bộ diện tích thí nghiệm rồi tính ra sản lượng đạt được/ha/lứa. b) Phương pháp xử lý cho xác định sản lượng cỏ VA06 Số liệu thu được đem xử lý theo phương pháp: Xử lý thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, 2000 [12], trên phần mền Excel 2003.
  51. 42 - Số trung bình ( X ) x x x xi X 12 n nn (2.2) (i=1,2, ,n) Trong đó: - X: là số trung bình - xi : là tổng giá trị mẫu - x1,x2, xn: là mẫu - n: là dung lượng mẫu * Năng suất chất xanh: là khối lượng chất xanh tính trên một đơn vị diện tích là mét vuông. Để tính dược chất xanh của cỏ chúng tôi tiến hành cắt và cân từng giống cỏ. Mỗi ô cỏ chúng tôi lấy ngẫu nhiên 5 điểm theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm cắt 1 m2, cắt vào buổi sáng, cân và tính năng suất bình quân /1 m2/ lứa như sau: x x x - Năng suất bình quân/1 m2 =  = 1 2 n n - Năng suất cỏ (kg/1ha/lứa) = Năng suất cỏ bình quân/1 m2 (kg) 10.000 m2 Trong đó:  : Năng suất bình quân (kg/ 1 m2/1 lứa cắt) x1, x2, ,xn : Khối lượng của từng mẫu cắt n : Dung lượng mẫu * Sản lượng chất xanh của cỏ: Là tổng khối lượng của cỏ sau khi cắt mỗi lứa tính cho đơn vị diện tích là một ha/ năm. Sau khi tính được năng suất cỏ/1 m2 sẽ tính được năng suất xanh/ 1 ha/ lứa. Sản lượng chất xanh/1 ha trong 01 năm được tính bằng cách cộng năng suất của tất cả các lứa cỏ trên 1 ha trong 1 năm. Sản lượng cỏ (tấn/ha/năm) =ns lứa 1 + ns lứa 2 + +ns lứa n = năng suất cỏ các lứa/ năm. c) Xử lý số liệu cho khẩu phần ăn của Ngựa Bạch Ngựa nói chung, Ngưa bạch nói riêng thường tiêu thụ lượng thực phẩm tương đương 1,5 đến 3% khối lượng cơ thể, trung bình 2,5%. Trung bình, ngựa
  52. 43 cần uống 20-60 lít nước mỗi ngày, nước chiếm khoảng 63% khối lượng con vật. Ở một số bộ phận tỷ lệ nước chiếm 70-80%. Trong một ngày đêm, ngựa lớn cần khoảng 50-60 lít nước, trong đó 12-15 lít từ thức ăn, 40-45 lít từ nước uống. Ngựa nặng khoảng 450 kg (990 lb) nó sẽ ăn từ 7–11 kg (15-24 lb) thức ăn thô mỗi ngày và uống 38 lít nước (8.4 imp gal; 10 US gal) đến 45 lít (9,9 imp gal, 12 US gal). Có thể tính tổng nhu cầu trong chế độ ăn uống hằng ngày của ngựa (thức ăn gia súc và bột) để xác định lượng thức ăn cung cấp cho ngựa hằng ngày bằng công thức. Cân nặng của ngựa/100 x 2,5 = Tổng số nhu cầu thức ăn thô hằng ngày Thường cho Ngựa bạch ăn cỏ vào lúc 10 giờ sáng và 17 giờ chiều, khoảng từ 4 – 10 kg cỏ/con/ngày; lúc 14 giờ cho thức ăn tinh (cám gạo hoặc cám ngô ) khoảng 1,0 - 1,5kg/ngày/con.
  53. 44 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Sơ lược về tình hình phát triển của Chi nhành Chăn nuôi động vật bán hoang dã tại xã Tức Tranh, huyện Phú lương, tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Tình hình sản xuất của của cây thức ăn chăn nuôi Từ năm 2006 đến nay trang trại đã có chủ trương đưa cây thức ăn có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao vào sản xuất. Từ chỗ thiếu thức ăn, đến nay trang trại đã có thể cung cấp đủ thức ăn, đến nay trang trại đã có thể cung cấp đủ thức ăn vào mùa mưa và dự trữ vào mùa khô. Trang trại hiện có hàng chục giống cây thức ăn như: Cỏ Mulato, VA06, voi, ghinê, , ghinê TD-58, Năng suất cỏ đạt trung bình 4kg/m2/lứa cắt. Hàng năm trang trại đã chuyển giao hàng chục tấn cỏ giống cho các hộ nông dân trên địa bàn và các tỉnh trong cả nước. Trang trại không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng cây thức ăn. Trang trại vẫn tiếp tục nghiên cứu và đưa vào sản xuất giống cây thức ăn có năng suất và chất lượng cao hơn. Đến nay mô hình này đã bước đầu cho kết quả ưu việt, đã và đang được nghiên cứu và tiếp tục phát triển. 4.1.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi ngựa Nước ta có điều kiện tư nhiên đặc thù, nên ngựa là một con gia súc gắn bó với đời sống của nhân dân và các dân tộc miền núi từ lâu đời. So với gia súc khác con ngựa có giá trị toàn diện. Ngoài ra ngựa còn đóng vai trò quan trọng ngựa đóng vai trọng trong lĩnh vực y học văn hoá. Thịt, xương ngựa có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên đàn ngựa nước ta còn phát triển chậm, số lượng ít, tầm vóc nhỏ. Tổng đàn ngựa của trang trại gồm: 80 con ngựa giống quốc gia - Đực giống có 3 con. - Ngựa cái giống có 50 con
  54. 45 - Ngựa con có 21 con trong đó có 12 con đẻ trong năm 2019, 9 con đẻ trong năm 2020 (tính đến tháng 5 năm 2020). -Ngựa thịt có 6 con. 4.1.3. Công tác thú y a. Tình hình vệ sinh phòng bệnh Để phòng tránh và hạn chế do dịch bệnh gây ra. Hàng năm trang trại đã thực hiện nghiêm ngặt phòng bệnh trên đàn gia súc. Thường xuyên tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Vì vậy mà từ trước đến nay chưa xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc, của trang trại. Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh phòng bệnh là việc làm hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ và khả năng chống đỡ bệnh tật ở mức cao nhất. Do đó, vấn đề vệ sinh phòng bệnh luôn được đề cao và quan tâm hàng đầu. Trong khu vực trại chăn nuôi, chuồng nuôi được thiết kế theo kiểu chuồng kín có rèm che, có hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống nước sạch luôn được đảm bảo. Nền chuồng luôn khô ráo và được vệ sinh sạch sẽ. Cống rãnh xung quanh khu vực chuồng nuôi luôn được khơi thông thoáng, trước cửa chuồng có hố sát trùng bằng vôi bột. * Phòng bệnh: Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trang trại đã thực hiện triệt để quy trình vệ sinh thú y nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Tất cả đàn gia súc, đều được tiêm phòng đầy đủ, theo lịch phòng bệnh của trang trại thực nghiệm và Bảo tồn vật nuôi - Viện Chăn Nuôi. Đồng thời, định kỳ cho uống thuốc phòng một số bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá và hô hấp, bổ sung Vitamin, tăng cường sức đề kháng cho đần gia súc. - Hàng năm trang trại tiêm phòng định kỳ vào 2 đợt: đợt 1 vào tháng 3,4; đợt 2 vào tháng 9,10. - Tiêm phòng ký sinh trùng đường máu cho ngựa 2 lần/năm. - Tiêm phòng cho đàn lợn rừng theo lịch phòng bệnh của trang trại.
  55. 46 b. Công tác điều trị bệnh Hằng ngày các bộ phận quản lý luôn kiểm tra theo dõi sát sao đàn gia súc để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời mang lại kết quả cao. * Những bệnh thường xảy ra ở trang trại: - Đối với ngựa thường mắc các bệnh: đau bụng ngựa, táo bón, đau mắt, tiên mao trùng - Đối với lợn thường mắc các bệnh : ỉa chảy, viêm phổi - Đối với hươu thường mắc bệnh chướng hơi. * Công tác điều trị và kết quả điều trị: - Bệnh nội khoa đạt tỷ lệ khỏi 94-97% như: Chướng bụng đầy hơi, tắc nghẽn thực quản, cảm nắng - Bệnh sản khoa tỷ lệ khỏi đạt 100% như: Viêm tử cung, sát nhau 4.2. Khả năng cho năng suất của giống cỏ VA06 qua các thời vụ trong năm 4.2.1 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ VA06 qua các thời vụ Sau một thời gian chăm sóc và theo dõi khả năng sinh trưởng về chiều cao của giống cỏ VA06 qua 3 thời vụ khác nhau. Tôi đã thu được bảng số liệu như bảng 4.1 dưới đây: Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy: Thời vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng của cỏ VA06. Các vụ 1, 2, 3 trong bảng trên được thể hiện qua các mùa vụ khác nhau. Về chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao, ta có thể thấy sự chêch lệch khá lớn giữa 3 lứa cắt khác khau. Ở vụ 1 tốc độ tăng trưởng chiều cao qua các độ tuổi là thấp nhất (233,6cm ở 41-50 ngày tuổi) và đạt tối đa ở vụ thứ 3. Sở dĩ có sự khác biệt đó là do Lứa 1 là vụ đông tháng 12 đến tháng 2 ở lứa này cỏ phát triển rất chậm còi cọc, thân nhỏ và cứng. Chính vì vậy chiều cao của cỏ thấp hơn hẳn so với 2 lứa còn lại.
  56. 47 Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cỏ VA06 qua các thời vụ Chỉ Chiều cao (cm) Số lá/thân Số nhánh/khóm tiêu 0-10 11-20 21-30 31-40 41-50 0-10 11-20 21-30 31-40 41-50 0-10 11-20 21-30 31-40 41-50 Thời vụ ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày Lưa 1 26,6 78 107,8 180,8 233,6 5 8 12 15 16 3 6 8 9 11 Lứa 2 35,0 89,4 120,6 211,4 248 7 9 12 15 17 9 11 18 25 26 Lứa 3 35,9 95,6 142,7 208,4 254,1 7 10 13 16 17 9 15 20 26 28 Trung 32,5 87,6 123,7 200,2 245,2 6,3 9 12,3 15,3 16,6 7 10,6 15,3 16,6 21,6 bình 3 lứa
  57. 48 Ở vụ 2 là vào cuối tháng 2 đến tháng 4 lứa này thời tiết ấm áp hơn nên cỏ phát triển khá nhanh, chiều cao thân của cỏ trội hơn hẳn so với cỏ vụ đông (248cm so với 233,6 cm ở độ tuổi 41-50 ngày).Còn ở lứa thứ 3 là vào thời gian mà cỏ phát triển mạnh mẽ nhất, nóng ẩm mưa nhiều, cường độ quang hợp cao vì vậy chiều cao cỏ ở thời gian này so với 2 vụ trước đạt được ở mức tối đa (254,1cm ở độ tuổi 41-50 ngày). Qua đó, có thể thấy được thời vụ có ảnh hưởng khá lớn về chiều cao của cỏ VA06. Về chỉ tiêu số lá/thân: qua bảng ta có thể thấy ở vụ 1 (vụ đông) số lá trên thân là thấp nhất còn ở vụ 2 và vụ 3 không có sự chêch lệch quá lớn về chỉ tiêu này. Tuy nhiên, nếu so sánh vụ 1 với vụ 3 thì có thể thấy được sự chêch lệch giữa 2 lứa này là khá lớn. Ở thời vụ 1 do thời tiết lạnh nên cỏ phát triển chậm và còi cọc,vì vậy số lá trên thân cũng thấp hơn vụ 2 và 3. Ở vụ 2, thời tiết trong giai đoạn này đã ấm áp hơn nên cỏ phát triển nhanh hơn hẳn so với vụ đông, số lá trên thân ở vụ này cũng cao hơn ( trung bình đạt 16,4 lá). Còn ở vụ 3 là giai đoạn mà cỏ phát triển mạnh nhất, số lá trên cây có thể đạt 16-18 lá ở độ tuổi 41-50 ngày. Về chỉ tiêu số nhánh/khóm: Ở vụ 1 ta có thể thấy số nhánh là ít nhất,ở vụ 2 thì chỉ tiêu này ở mức trung bình so với vụ 1 và 3. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do điều kiện thời tiết giữa 2 thời vụ này có sự sự khác biệt. Vụ 1 là vụ đông nên khả năng sinh trưởng của cỏ kém hơn và tốc độ mọc mầm cũng rất chậm vì vậy số lượng nhánh/khóm cũng không cao do vậy mật độ cỏ ở vụ này thấp. Còn vụ 3 là giai đoạn mà điều kiện thời tiết có lợi nhất, mưa nhiều số giờ nắng cao, ẩm độ cũng cao cỏ sinh trưởng phát triển mạnh, từ khi vừa cắt đến giai đoạn 10 ngày tuổi số mầm đã rất cao .Chính vì vậy số nhánh/khóm cao hơn hẳn so với 2 vụ còn lại, mật độ cỏ ở thời vụ này cũng đạt mức tối đa. Qua các chỉ tiêu về sinh trưởng của cỏ VA06 ở 3 lứa khác nhau, có thể dự đoán được rằng năng suất của cỏ ở vụ 1 sẽ là thấp nhất, vụ 2 sẽ cho năng suất trung bình và vụ 3 sẽ cho năng suất tối đa.
  58. 49 Tuy nhiên nếu xét về một số chỉ tiêu trung bình của 3 lứa cắt này thì giống cỏ VA06 vẫn sẽ cho năng suất và chất lượng cao hơn so với một số giống cỏ tại nước ta hiện nay ( như cỏ voi, cỏ ghi-nê ). Từ đó có thể thấy rằng, các lứa cắt này tuy có phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết nhưng về khả năng cho năng suất của giống cỏ này trong năm là cao hơn rất nhiều so với các giống cỏ khác. 4.2.2. Năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ khác nhau Sau mỗi lứa cỏ thí nghiệm ta tiến hành cắt và tính năng suất chất xanh từ đó tính được năng suất của cỏ tấn/ha/vụ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.2 dưới đây: Bảng 4.2. Năng suất của cỏ VA06 qua các thời vụ (tấn/ha/vụ) Năng suất (tấn/ha/vụ) Vụ 1 Vụ 2 Vụ 3 76,5 130,2 153,1 (Nguồn: Số liệu thừa kế và điều tra tại Chi nhánh 2020) Số liệu bảng 4.2 cho thấy: Năng suất của cỏ VA06 ở các thời vụ khác nhau cũng khác nhau. Ở lứa 1 là vào tháng 12 đến tháng 2 vài vụ đông nên năng suất cỏ không cao như các lứa khác, lứa 2 là vào cuối tháng 2 đến tháng 4 nên cỏ phát triển khá mạnh năng suất chất xanh tăng lên khá rõ rệt được thể hiện rõ trong bảng 4.2. Ở lứa 3 thì cho ta thấy kêt quả rất rõ, năng suất chất xanh ở lứa này có thể tăng gấp đôi so với lứa cỏ vụ đông. Do tình hình thời tiết vào mùa đông năm nay có sự bất thường so với các năm trước, mưa nhiều, ẩm độ cao vì vậy năng suất cỏ ở thời vụ 1 so với 2 vụ còn lại không có sự chênh lệch quá lớn. Nếu điều kiện thời tiết vào vụ này khô lạnh và độ ẩm thấp như mọi năm thì năng suất của cỏ qua 3 thời vụ sẽ cho sự chênh lệch rõ nét hơn. 4.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06 Trong quá trình nghiên cứu giống cỏ VA06 qua 3 lứa cắt khác nhau cho sản lượng và năng suất khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh hiệu quả sử dụng cỏ VA06 trong 50 ngày tuổi.
  59. 50 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của thời vụ đến hiệu suất sử dụng cỏ VA06 (kg/ngày) Nội dung Tỷ lệ cỏ dư Sản lượng cỏ sử Số cỏ dư thừa thừa/ngày dụng (kg/ngày) (kg/ngày) Thời vụ (%) Lứa 1 200 12,40 6,2 Lứa 2 200 8,14 4,07 Lứa 3 200 5,35 2,67 Trung Bình 200 8,63 4,31 (Nguồn: Số liệu thừa kế và điều tra tại Chi nhánh 2020) Qua bảng trên ta có thể thấy hiệu suất sử dụng cỏ ở các lứa cắt khác nhau cũng khác nhau. Ở vụ đông hiệu suất sử dụng cỏ là thấp nhất vì cỏ ở vụ này cho thời gian thu hoạch lâu, cỏ phát triển chậm, thân bé và cứng, ngựa không ăn được hết nên số lượng cỏ dư thừa nhiều dẫn đến hiệu suất sử dụng cỏ thấp,số lượng cỏ thừa phải bỏ đi là rất cao (6,2%).Vì vậy số lượng cỏ cho gia súc vào thời điểm này sẽ nhiều hơn so với 2 vụ còn lại để đảm bảo đủ khẩu phần ăn cho ngựa trong ngày nên có thể dẫn đến tình trạng thiếu cỏ vào vụ đông. Ở lứa thứ 2, do thời tiết ấm áp, cỏ sinh trưởng phát triển nhanh nên hiệu suất sử dụng cỏ ở lứa này tăng lên rõ rệt so với cỏ vụ đông. Còn ở lứa thứ 3, hiệu suất sử dụng cỏ là tối đa nhất do cỏ sinh trưởng phát triển mạnh, thân mềm, nhiều dinh dưỡng nên số lượng cỏ dư thừa là ít nhất (số cỏ phải bỏ đi chỉ chiếm 2,67%). Tuy nhiên, số cỏ phải bỏ đi trung bình của cả 3 lứa cắt này chỉ là 4,31% đây là một con số khá là thấp so với một số giống cỏ hiện nay như cỏ voi, cây ngô Từ đó có thể cho thấy ràng mức độ ưu thích của ngựa bạch với giống cỏ này là rất cao. Qua đó, chúng ta có thể suy ra rằng cỏ VA06 rất phù hợp cho nhiều loại vật nuôi khác như trâu, bò, dê
  60. 51 4.3. Xác định khẩu phần ăn của 01 Ngựa bạch (kg/con/năm) tại Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương 4.3.1. Khẩu phần ăn của Ngựa bạch Bảng 4.4 Khẩu phần ăn của Ngựa nuôi theo mục đích kinh doanh Phân theo mục đích chăn nuôi Khẩu phần ăn Sinh sản Giết thịt (Nấu cao) (Kg/con/năm) Còn Trưởng Còn Trưởng nhỏ thành nhỏ thành 1. Cỏ VA06 4.867 7.300 3.650 5.475 2. Chất thô khác 2.433 3.650 2.920 4.380 3. Chất tinh 1.217 1.825 1.947 2.920 Số liệu bảng trên cho thấy: Ngựa nuôi để sinh sản ở độ tuổi trưởng thành (có thể đẻ) thì khẩu phần ăn nhiều cỏ (7.300 kg/con/năm) ít chất thô (3.650 kg/con/năm) và chất tinh (1.825 kg/con/năm); Còn ngựa nuôi để giết thịt và nấu cao thì khẩu phần ăn nhiều chất thô (4.380 kg/con/năm) và chất tinh (2.920 kg con/năm), ít cỏ (5.475 kg/con/năm). Một con ngựa nuôi sinh sản và nuôi thịt khi trưởng trưởng thành sẽ ăn trung bình một lượng cỏ VA06 là: 6.379 kg/con/năm. 4.3.2. Cân đối khẩu phần thức ăn của Ngựa bạch với diện tích cần trồng cỏ VA06 ở Chi nhánh chăn nuôi động vật bán hoang dã ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương Phần này sẽ tính trên 01 ha cỏ VA06 đạt năng suất 200 kg/ngày, tương đương 456,00 (tấn/ha/năm); với khẩu phần ăn trung bình 01 con Ngựa bạch (6.379 kg/con/năm) Công thức: Số lượng Ngựa bạch cần nuôi = Năng suất 456.000(kg/ha/năm)/khẩu phần 01 con Ngựa bạch (6.400 kg/con/năm) = 71 con ngựa bạch thường xuyên ở Chi nhánh trong năm.
  61. 52 Hoặc, Diện tích cỏ cần trồng của Chi nhánh = 80 con ngựa bạch X Khẩu phần 01 con Ngựa bạch (6.4 kg/con/năm)/ 456.000 (kg/ha/năm) = 1,12 ha. Hiện tại Chi nhanh chăn nuôi động vật hoang dã có 5,8 ha tổng diện tích; có 1,5 ha diện tích trồng cỏ VA06, 1,0 ha diện tích dùng trồng các loại cỏ (Ghine mombasa; Mulato; Cỏ voi lùn Đài Loan; Stylo; Paspalum; Linh lăng alfalfa .Xung quanh Chi nhánh trồng cây Keo dậu, Sung, ) khác để chăn thả Ngựa, Hươu, Dê để chúng ăn thêm khi chăn thả, hoạt động tự do. Như vậy, với diện tích trồng cỏ 1,5 ha trồng cỏ VA06 và 1,0 ha trồng các loại cỏ khác nhau để chăn nuôi bán thả thì Chi nhánh vẫn đảm bảo được nguồn thức ăn duy trì thường xuyên cho tổng số động vật ăn cỏ của Chi nhánh, chỉ thiếu chút ít về mùa đông, những mùa xuân và mùa hè thì lại thừa, nên có thể tìm biện pháp tích trữ hoặc mua ngoài.
  62. 53 Một số hình ảnh về ngựa bạch tại trang trại
  63. 55 4.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng cỏ nhằm phát triển chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa, ở xã Tức Tranh, huyện Phú Lương Cùng với phát triển chăn nuôi, tận dụng nguồn phân chuồng, các xã viên hợp tác xã chăn nuôi động vật bản địa đang tập trung tiến hành cải tạo đất để phát triển vùng trồng cây có múi, nhất là giống bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam sành Mục tiêu của hợp tác xã không chỉ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho các xã viên, các hộ nông dân trong vùng mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen của các giống động vật bản địa có khả năng trở thành sản phẩm nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4.4.1. Đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng thiếu cỏ ở một số thời điểm trong năm Một số biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thiếu cỏ vào mùa đông: * Tăng thêm diện tích trồng cỏ: Nên tiến hành trồng thêm cỏ vào cuối mùa thu để kịp thời sử dụng ở thời điểm hay xảy ra tình trạng thiếu cỏ vào mùa đông. * Sau mỗi lần cắt (hoặc chăn thả) tiến hành bón phân, tưới nước cho cỏ: + Bón thúc: Bón bằng đạm urê sau mỗi lứa cắt từ 50 - 100 kg/ha, sau mỗi lần chăn thả 30 kg/ha. Cày rạch hàng, rải phân đều và lấp đất. + Bón hàng năm vào đầu xuân: - Phân hữu cơ: 5 tấn/ha - Đạm urea : 100 kg/ha - Supe lân : 200 kg/ha - Kaliclorua : 100 kg/ha Có thể bón khi kết thúc mùa chăn thả (đầu mùa đông) với số lượng lớn bằng 1/2 của bón đầu xuân. * Ủ chua, ủ xanh cỏ ở các vụ thừa cỏ để sử dụng cho mùa đông. + Kỹ thuật ủ chua thức ăn thô xanh:
  64. 56 - Nguyên liệu bổ sung so với khối lượng cỏ đem ủ chua: Cám ngô, cám gạo, bột sắn: 2 - 3%, rỉ mật: 2 - 3%, muối: 0,5 - 1%. - Thu hoạch cỏ voi hoặc cỏ VA06 để ủ khi cỏ đạt chiều cao 1,5 m trở lên. Không nên ủ chua cỏ quá già hoặc quá non, nếu cỏ non cần phơi héo để làm giảm tỷ lệ nước trước khi ủ. - Thực hiện ủ chua khi thời tiết nắng ráo Cách ủ chua: - Cân cỏ theo đúng tỷ lệ nêu trên và kích thước hố ủ. - Băm, thái cỏ với độ dài từ 3 - 7 cm. - Đưa cỏ hoặc cây ngô đã băm thái vào hố hoặc túi ủ theo từng lớp, mỗi lớp dày 20 cm, nén chặt, rải đều cám, muối, rỉ mật theo tỷ lệ công thức, tiến hành lần lượt theo từng lớp đến khi đầy hố hay túi ủ. - Phủ một lớp cỏ hoặc rơm khô lên miệng hố hay túi ủ, che đậy kín hố hoặc buộc chặt túi ủ. - Che đậy, bảo quản nơi râm mát, tránh mưa hắt làm hỏng thức ăn ủ chua. Kiểm tra chất lượng thức ăn sau khi ủ chua và cách cho gia súc ăn Sau 3 tuần có thể sử dụng cho gia súc ăn, thức ăn ủ chua tốt có màu vàng sáng, mùi chua nhẹ. - Trước khi cho gia súc ăn cần kiểm tra thức ăn có bị thối, mốc hay có mùi lạ không. Nếu thấy có các dấu hiệu đó thì không nên cho gia súc ăn. - Có thể cho gia súc ăn với khẩu phần 5 kg/100 kg thể trọng/ ngày. Ban đầu tập cho gia súc ăn bằng cách trộn lẫn với thức ăn xanh, khi gia súc ăn quen có thể cho gia súc ăn hoàn toàn bằng thức ăn ủ chua. * Mua thêm cỏ ở các vùng lân cận hoặc tăng thêm lượng thức ăn tinh vào mùa thiếu cỏ 4.4.2. Kỹ thuật trồng một số cỏ hoà thảo thân bụi Trong thời gian làm đề tài, tôi đã trực tiếp tham gia trồng và chăm sóc một số giống cỏ hoà thảo như: Ghinê; cỏ voi, cỏ VA-06 được đem về trồng thử
  65. 57 nghiệm trên diện tích đất của trại. Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc một số giống cỏ đó. * Làm đất Cày lật sâu và phay nhiều lần cho đất tơi xốp, san phẳng, nhặt sạch cỏ dại. Bón vôi 1- 1,5 tấn/ha trước khi cày bừa lần hai. Rạch hàng sau khi bừa, hành cách hàng 50 - 60cm, sâu 20 - 25cm. * Bón phân + Bón lót: Trước khi trồng có thể bón toàn bộ lượng phân lót bằng cách vãi tung phân trước lần bừa cuối cùng rồi bừa bằng đĩa. Lượng phân bón như sau: - Phân hữu cơ: 10 - 20 tấn/ha - Supe lân : 200 - 300 kg/ha - Kaliclorua : 100 kg/ha. + Bón thúc: Bón bằng đạm urê sau mỗi lứa cắt từ 50 - 100 kg/ha, sau mỗi lần chăn thả 30 kg/ha. Cày rạch hàng, rải phân đều và lấp đất. + Bón hàng năm vào đầu xuân: - Phân hữu cơ: 5 tấn/ha - Đạm urea : 100 kg/ha - Supe lân : 200 kg/ha - Kaliclorua : 100 kg/ha. Có thể bón khi kết thúc mùa chăn thả (đầu mùa đông) với số lượng lớn bằng 1/2 của bón đầu xuân. * Chuẩn bị giống và trồng + Đối với cỏ hoà thảo thân đứng nói chung (đại diện là cỏ voi ): Chọn cây to, mập, khoẻ, bánh tẻ, chưa ra mầm. Hom chặt hai mắt, hai đầu chặt bằng hoặc vát ống, đầu cách mắt 2 - 3cm (tránh làm dập hom). Có thể bó mỗi bó 100 hom để vận chuyển dễ dàng. Cách trồng: Số lượng hom giống 140.000 hom/ha tương ứng 4 - 5 tấn hom giống.
  66. 58 - Trồng theo hàng, hàng cách hàng 70 - 80 cm. Hom đặt cách hai hàng (nếu đủ giống) nằm song song với nhau và với mặt đất, hoặc trồng một hàng nối tiếp nhau mắt gối mắt, rồi lấp đất sâu 5 - 6 cm giống như trồng mía. - Trồng kiểu cắm chếch hom 10 - 15º so với mặt đất: Bón phân lót vào hàng đã rạch, lấp đất vào rãnh cho bằng mặt. Khi trồng ôm bó hom đi thụt lùi và cắm chếch hai hom xuống rãnh sao cho mặt đất vẫn phẳng và hom cắm ngập mặt đất. + Đối với cỏ hoà thảo thân bụi (đại diện là cỏ P. astratum, Decumbens, B. Brirantha ) - Trồng bằng gốc: Cỏ bánh tẻ đánh cả gốc, xén ngọn chỉ để lại từ 20 - 25 cm, chặt bớt rễ, xé ra thành từng khóm, mỗi khóm 5 - 7 dảnh. Trồng bằng dảnh cần 1,5 - 2,0 tấn giống/ha. - Trồng bằng hom: Chặt cây thành từng đoạn hom có 3 - 4 mắt, tốt nhất chọn những cây đã nhú mầm. Mỗi ha cần 2,0 - 2,5 tấn giống. Trồng bằng hom tỷ lệ sống thấp. - Trồng bằng hạt: Hạt năm nào gieo năm ấy thì tỷ lệ nảy mầm cao. Gieo 15 - 20 kg hạt/ha nếu gieo thành hàng, nếu gieo vãi cần 25 - 30 kg/ha. Cách trồng: Gốc cỏ đặt theo kiểu áp tường, lấp đất không quá 10cm, dẫm chặt gốc, mỗi gốc đặt 5 - 7 dảnh. - Trồng cỏ để cắt, mật độ hàng cách hàng 50 - 60cm, khóm cách khóm 15 - 20cm. - Trồng cỏ để chăn thả, mật độ hàng cách hàng 25 - 30 cm, khóm cách khóm 15 - 20cm. - Trồng hom thì hom cỏ đặt song song nhau trên rãnh và lấp một lớp đất mỏng. - Gieo hạt: Vãi hạt theo hàng rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc vãi tung rồi bừa lấp hạt. + Đối với cỏ hoà thảo thân bò (đại diện là cỏ pangola )
  67. 59 - Trồng theo hàng: Đặt thành từng khóm áp tường như trồng khoai lang, hàng cách hàng 60cm, khóm cách khóm 20 - 25cm, mỗi khóm 5 - 6 dảnh và lấp đất 2/3 hom. Lượng giống cho 1ha là 1,2 - 1,5 tấn. - Trồng rải đều trên mặt đất đủ ẩm: Rải giống trên mặt đất đã bừa kỹ. Dùng tay đặt rãnh . Lượng giống cần thiết là 2 - 2,5 tấn/ha. - Có thể trồng xen băng hoặc trồng xen dải với cỏ họ đậu như cỏ ba lá, cỏ Stylo sẽ cho năng suất và giá trị dinh dưỡng tổng hợp cao hơn trồng thuần. * Kỹ thuật chăm sóc + Đối với cỏ hoà thảo thân đứng: Sau khi trồng từ 3 - 5 ngày nếu khô hạn thì tưới nước, sau đó 7 - 20 ngày đi kiểm tra và trồng dặm. Sau 20 - 30 ngày thì xới xáo, diệt cỏ dại và làm cho đất tơi xốp, không vun vào gốc. Sau mỗi lứa cắt, kết hợp với bón phân, dùng cuốc làm đất theo hàng nhằm cắt bớt rễ và làm đất tơi xốp. Sau 4 - 5 năm sử dụng, kết hợp bón phân với cày lật đất, cỏ sẽ tái sinh tốt giống như trồng mới và kéo dài thời gian sử dụng một cách rất kinh tế. + Đối với cỏ hoà thảo thân bụi: Sau trồng 1 tháng hoặc sau mỗi lứa cắt cần xới phá váng, diệt cỏ dại kết hợp bón thúc, lượng phân bón thúc sau khi trồng hoặc sau mỗi lứa cắt 50 - 60 kg đạm urea/ha. Sau 2 - 3 năm phải cày không lật đất hoặc dùng cuốc cuốc đất vào đầu xuân, kết hợp bón phân. Có thể bón 5 tấn phân chuồng, 100 kg supe lân, 50 kg kaliclorua/ha vào cuối thu hàng năm. + Đối với cỏ hoà thảo thân bò: Đồng cỏ thâm canh để thu cắt, sau khi trồng một tháng cần bừa phá váng diệt cỏ dại. Chăm sóc hàng năm: - Đồng cỏ thu cắt: Một năm cắt cỏ 4 - 5 lần. Từ năm thứ ba trở đi phải phát dọn và bón phân, vào đầu xuân kết hợp dùng cuốc vừa là làm cỏ vừa là xới đất tươi xốp. Sau 4 - 5 năm, cỏ có chiều hướng thoái hoá và giảm năng suất, bón phân hàng năm và cày không lật đất để cải tạo thảm cỏ. Dùng máy nông nghiệp với lưỡi cày tháo bỏ diệp để cày đất.