Khóa luận Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của gà VCZ 16 nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên

pdf 65 trang thiennha21 19/04/2022 3820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của gà VCZ 16 nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_kha_nang_san_xuat_trung_cua_ga_vcz_16_n.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của gà VCZ 16 nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN HẢI Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRỨNG CỦA GÀ VCZ16 NUÔI CHUỒNG HỞ TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN VĂN HẢI Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT TRỨNG CỦA GÀ VCZ16 NUÔI CHUỒNG HỞ TẠI THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y (POHE) Lớp: K47 - CNTY – Marpha Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thanh Vân Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập lý thuyết tại trường, thực tập tốt nghiệp là khoảng thời gian rất cần thiết với mỗi sinh viên. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Sau thời gian tiến hành nghiên cứu nay tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Để hoàn thành được bản khóa luận này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Để đáp lại tình cảm đó, qua đây tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y cùng tập thể các thầy cô giáo trong khoa, Ban lãnh đạo và cán bộ xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình thầy PGS. TS. Trần Thanh Vân và cô PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ đã tận tình quan tâm, giúp đỡ chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp và hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo trong hội đồng chấm báo cáo lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nguyễn Văn Hải
  4. ii LỜI NÓI ĐẦU Để trở thành kỹ sư chăn nuôi trong tương lai, ngoài việc trang bị cho mình một lượng kiến thức lý thuyết, mỗi sinh viên còn phải trải qua giai đoạn tiếp cận với thực tế sản xuất. Đây là thời gian cần thiết để sinh viên củng cố và áp dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tế, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”. Và mỗi sinh viên đều phải trải qua đợt thực tập tốt nghiệp, đây là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên tiếp cận với sản xuất, nhằm nâng cao kiến thức đã được học trong nhà trường đồng thời giúp sinh viên có được những kinh nghiệm thực tế. Từ đó nâng cao được trình độ chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổ chức, triển khai các hoạt động, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giúp cho sinh viên rèn luyện tác phong khoa học đúng đắn, tạo lập tư duy sáng tạo để trở thành kỹ sư có trình độ năng lực làm việc, góp phần vào việc xây dựng và phát triển nông thôn mới nói riêng và đất nước nói chung. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Trần Thanh Vân và cô giáo PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ, em đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của gà VCZ16 nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên”. Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên
  5. iii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi 23 Bảng 3.2. Chế độ dinh dưỡng cho gà mái nuôi sinh sản theo các giai đoạn nuôi 23 Bảng 3.3. Lịch sử dụng vắc-xin cho gà lông màu thương phẩm tại trại 24 Bảng 4.1a. Kết quả điều trị bệnh trên đàn gà đẻ 33 Bảng 4.1b. Kết quả phục vụ sản xuất 34 Bảng 4.2. Tuổi đẻ đầu, 25%, 50% và đỉnh cao của gà VCZ 16 (ngày tuổi) 35 Bảng 4.3. Tỷ lệ hao hụt cộng dồn của gà VCZ 16 37 Bảng 4.4. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà VCZ 16 39 Bảng 4.5. Khối lượng trứng gà thí nghiệm 41 Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà VCZ 16 43 Bảng 4.7. Tỷ lệ trứng dập vỡ, dị hình 44 Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn/1 kg trứng và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của gà khảo nghiệm 45 Bảng 4.9. Tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn CP và ME cho 10 trứng giống của gà khảo nghiệm 46 Bảng 4.10. Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp cho 10 quả trứng 47 của gà khảo nghiệm (đồng) 47
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Đồ thị mối quan hệ giữa tỷ lệ đẻ trứng và năng suất trứng 40 Hình 4.2. Đồ thị khối lượng trứng gà VCZ16 42
  7. v DANH MỤC VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CRD Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà CP Protein thô Cs Cộng sự KHKT Khoa học Kỹ thuật Nxb Nhà xuất bản Đvt Đơn vị tính TT Tuần tuổi ME Năng lượng TC Tiêu chuẩn TĂ Thức ăn TTTA Tiêu tốn thức ăn
  8. vi MỤC LỤC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN i LỜI CẢM ƠN i LỜI NÓI ĐẦU ii DANH MỤC BẢNG iii DANH MỤC HÌNH iv DANH MỤC VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm 3 2.1.2. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng 7 2.1.3. Vài nét về giống gà VCZ 16 16 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 17 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 17 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 22
  9. vii 3.3. Nội dung nghiên cứu 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 22 3.4.1. Phương pháp bố trí khảo nghiệm 22 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi 24 3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 24 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất 29 4.1.1. Công tác chăn nuôi 29 4.2. Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu 34 4.2.1. Tuổi thành thục sinh dục của gà khảo nghiệm 34 4.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai đoạn đẻ trứng của gà khảo nghiệm 44 4.2.3. Chi phí trực tiếp cho 10 quả trứng 47 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Đề nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC 1
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cùng với chăn nuôi lợn, chăn nuôi gia cầm chiếm vị trí quan trọng trong chương trình cung cấp protein động vật cho con người. Các sản phẩm trứng và thịt gia cầm có giá trị dinh dưỡng cao, tương đối đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Trứng gia cầm có giá trị dinh dưỡng cao, trong trứng có tới 12,5% protein, thịt gia cầm có 10 - 20 % protein, trong khi đó ở thịt bò là 20% protein và ở thịt lợn là 18% protein. Trên thế giới, các nhà khoa học đánh giá rất cao vai trò của trứng trong dinh dưỡng. Cùng với sữa, lượng trứng tiêu thụ bình quân trên đầu người là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá mức sống của người dân trong một xã hội văn minh. Sản xuất trứng đang là hoạt động rất sôi động trong ngành chăn nuôi gia cầm nhằm tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của đời sống xã hội. Để đạt được mục đích này, Việt Nam đã cho nhập một số giống gia cầm có năng suất, chất lượng tốt như: gà Lương Phượng, Leghorn, Goldline, Ai Cập, ISA Brown Hiện nay, ở nước ta đã và đang có xu hướng đầu tư, phát triển mạnh chăn nuôi gia cầm theo hướng lai tạo giống. Với sự tiến bộ của khoa học, nhiều giống gia cầm mới ra đời do sự lai tạo đó của việc chọn và nhân giống. Xuất phát từ những vấn đề trên, để có những số liệu cụ thể về khả năng sản xuất trứng của một giống gà mới như gà VCZ16 để làm cơ sở khuyến cáo cho người chăn nuôi giúp cho người chăn nuôi có thêm cơ sở lựa chọn con giống để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời giúp những người chăn nuôi gà chuyên trứng tại Thái Nguyên có thể tham khảo, lựa chọn phương thức chăn nuôi phù hợp nhằm đạt năng suất cao, chất lượng tốt, khai thác triệt để khả năng vốn có của giống, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng của gà VCZ 16 nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên”.
  11. 2 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được khả năng sinh sản của gà VCZ16 nuôi chuồng hở. - Đánh giá hiệu quả kinh tế khi nuôi gà VCZ16 trong sản xuất. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Các kết quả nghiên cứu đạt được là những tư liệu khoa học về khả năng sản xuất trứng của gà VCZ 16 nuôi tại trại gia cầm VM, xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên phục vụ cho nghiên cứu, học tập của giảng viên và sinh viên trong lĩnh vực chăn nuôi gia cầm. Có thể so sánh sức sản xuất với các giống gà chuyên trứng khác đã từng nuôi cùng phương thức ở Thái Nguyên và địa phương khác. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và tích lũy kinh nghiệm trong việc chăn nuôi gia cầm tại các cơ sở sản xuất. Từ đó giúp sinh viên củng cố và nâng cao được kiến thức chuyên môn. Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp các trang trại và người chăn nuôi có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi giống gà này tại Thái Nguyên.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sinh sản của gia cầm Khả năng sinh sản của gia cầm được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như tuổi thành thục sinh dục, năng suất trứng, khối lượng trứng, hình dáng, chất lượng trứng, khả năng thụ tinh, khả năng ấp nở. Khả năng sinh sản của gia cầm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Yếu tố di truyền, giống, dòng, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ chiếu sáng, phương thức nuôi, 2.1.1.1. Sinh lý sinh sản ở gia cầm mái Gia cầm là loài đẻ trứng, trứng khi được thụ tinh và được ấp sẽ nở cho ra con gia cầm non. Con mái thoái hóa buồng trứng bên phải chỉ còn lại buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển. Âm đạo gắn liền với tử cung và cũng nằm trong lỗ huyệt, do đó lỗ huyệt đảm bảo ba chức năng: thải phân, thải nước tiểu và là cơ quan sinh dục. Kích thước và hình dạng của buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loài gia cầm. Gà 1 ngày tuổi buồng trứng có kích thước 1 - 2 mm, khối lượng 0,03g. Thời kì gà đẻ trứng, buồng trứng có hình chum nhỏ, khối lượng khoảng 45 – 55g chứa rất nhiều tế bào trứng. Sự hình thành buồng trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời kì đầu của sự phát triển phôi. Sau mỗi lứa tuổi lại có những thay đổi về cấu trúc và chức năng của buồng trứng. Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của tế bào trứng trải qua ba thời kì: tăng sinh, sinh trưởng và chín. Trước khi bắt đầu đẻ, buồng trứng gà có khoảng 3500 – 4000 tế bào trứng, mỗi tế bào có một noãn hoàng.
  13. 4 Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong 3 - 14 ngày lòng đỏ chiếm 90 – 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm: protein, photpholipit, mỡ trung tính, các chất khoáng và vitamin. Đặc biệt lòng đỏ được tích lũy mạnh vào giai đoạn từ 9 đến 4 ngày trước khi rụng trứng. Việc tăng quá trình sinh trưởng của tế bào là do foliculin được chế tiết ở buồng trứng khi gà mái thành thục sinh dục. Sự rụng trứng được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi vào loa kèn. Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng vào cuối buổi chiều (16 giờ) thì sự rụng trứng thực hiện vào buổi sáng ngày hôm sau. Trứng được giữ lại trong ống dẫn trứng làm đình trệ sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng trứng của gà thường xảy ra từ 2 – 14 giờ. Chu kì rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm. Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt độ không khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng (theo Auas R. Và Wilke R. , 1978 [1]). Ví dụ, ở Xí nghiệp Gà giống Lương Mỹ, Tam Dương vào mùa nóng (tháng 5 - 7) với nhiệt độ 35 - 400C thì sức đẻ trứng của gà ISA đã giảm 15 - 20%. Gà nhiễm bệnh cũng hạn chế khả năng rụng trứng (Lê Huy Liễu và Cs, 2003) [22]. 2.1.1.2. Cơ chế điều hòa quá trình phát triển và rụng trứng Các hormone hướng sinh dục của tuyến yên là FSH và LH kích thích sự sinh trưởng và chín của trứng. Nang trứng tiết Oestrogen trước khi trứng rụng vừa có tác dụng kích thích tác động của ống dẫn trứng vừa ảnh hưởng lên tuyến yên ức chế tiết FSH và LH. Như vậy tế bào trứng phát triển và chín chậm lại làm ngưng rụng trứng khi tế bào còn trong ống dẫn trứng hoặc tử cung (khi gà chưa đẻ). Gà mái đẻ trứng hai lòng là do FSH và LH hoạt động mạnh kích thích tác động một lúc hai tế bào trứng cùng chín và rụng. LH chỉ tiết vào buổi tối,
  14. 5 từ lúc tiết đến lúc bắt đầu rụng trứng khoảng 6 – 8 giờ. Vì vậy việc chiếu sáng bổ sung vào buổi tối làm chậm tiết LH dẫn đến chậm rụng trứng từ 3 – 4 giờ. Việc chiếu sáng 3 – 4 giờ buổi tối thực chất là để gà đẻ tập trung vào khoảng 8 – 11 giờ sáng. Nếu không đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng 15 – 18 giờ/ ngày thì gà có khả năng đẻ cách nhật và giảm năng suất trứng. 2.1.1.3. Cơ chế điều hòa quá trình đẻ trứng Tác nhân kích thích đầu tiên tới sự phát triển của hệ sinh dục ở gà là các hormone hướng sinh dục từ tuyến yên, tiếp theo FSH kích thích nang trứng sinh trưởng phát triển. LH kích thích trứng chín và rụng. Cuối cùng nang trứng tiết Ostrogen kích thích sự phát triển và hoạt động của ống dẫn trứng. Để điều hòa quá trình chín và rụng, tuyến yên tiết Oxytoxin tăng cường co bóp cơ trơn ống dẫn trứng và tử cung, tiết prolactin ức chế FSH và LH. Sau khi trứng rụng, bao noãn co lại tiết progesterone duy trì hình thành trứng ở ống dẫn trứng và trạng thái hoạt động của nó. Vì vậy, để điều chỉnh nhịp nhàng chức năng bộ máy sinh sản phải nhờ mối quan hệ khăng khít giữa tuyến yên và vùng dưới đồi. Khả năng đẻ trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giống, tuổi đẻ, trạng thái sinh lý, đặc điểm cá thể, điều kiện nuôi dưỡng và các yếu tố môi trường. Trong các yếu tố môi trường thì ánh sáng ảnh hưởng nhất đến sự phát triển chức năng sinh dục của gia cầm. Dùng ánh sáng nhân tạo kích thích cho gà đẻ sớm. Tuy nhiên việc đẻ sớm có nhiều điều bất lợi là gà chưa đạt đủ khối lượng cơ thể, do đó trứng đẻ ra bé, chu kì sinh học ngắn, kết thúc đẻ sớm dẫn đến năng suất kém. Vì vậy trong chăn nuôi gia cầm đẻ trứng phải hạn chế thức ăn và ánh sáng để kéo dài tuổi thành thục về tính và thể vóc ở mức cho phép (Nguyễn Huy Đạt và cs, 1991 [8). Ví dụ đối với gà hướng trứng khi đạt khối lượng khoảng 1260g đối với gà mái và 1450g đối với gà trống ở 133 ngày tuổi. Gà đẻ trứng giống thịt như
  15. 6 ISA, AA phải nuôi hạn chế thức ăn đến 140 ngày tuổi, khối lượng sống đạt 2150g đối với gà mái và 2500g đối với gà trống, sau đó mới cho gà ăn tăng lên để thúc đẻ. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng của gà hậu bị sẽ nâng cao sức đề kháng của gà đẻ, khối lượng trứng to, thời gian đẻ kéo dài. Ví dụ gà Leghorn có thể đẻ được 180- 250 quả/ mái/ năm, gà ISA, AA đạt 120- 125 quả/ mái 60 tuần tuổi. 2.1.1.4. Cơ sở giải phẫu cơ quan sinh dục gia cầm Khác với với gia súc và các loài động vật khác, các nhà phôi thai học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: Trứng của gia cầm là một tế bào sinh sản khổng lồ, bao gồm lòng đỏ, lòng trắng, màng vỏ và vỏ. Buồng trứng có chức năng hình thành lòng đỏ. Còn các phần khác được hình thành trong quá trình trứng theo ống dẫn trứng ra ngoài, trước hết là lòng trắng tiếp là màng vỏ và cuối cùng là vỏ. Nhiều tác giả đã nghiên cứu và cho rằng, ở gia cầm trong quá trình phát triển của phôi thai thì bên trái và bên phải đều có buồng trứng phát triển, nhưng sau khi nở ra buồng trứng bên phải teo đi chỉ còn buồng trứng bên trái. Một số tác giả cũng cho rằng, ở một số trường hợp cá biệt thì gia cầm mái cao sản có buồng trứng phát triển ở cả hai bên. Sau khi trứng chín, trứng rụng vào loa kèn là phần đầu tiên trong ống dẫn trứng. Ở đây trứng dừng lại khoảng 20 phút, nếu gặp tinh trùng sẽ xảy ra quá trình thụ tinh. Và lớp lòng trắng đầu tiên được hình thành ở cổ phễu, bao bọc xung quanh lòng đỏ, do lòng đỏ chuyển động xoay tròn theo trục dọc, lớp lòng trắng xoắn lại tạo thành dây chằng lòng đỏ và hoàn chỉnh khi đến tử cung. Sau loa kèn đến đoạn ống tiết lòng trắng, ở đây trứng dừng lại khoảng 3 tiếng để hình thành tiếp lòng trắng. Sau khi lòng trắng gần hoàn thiện, trứng tiếp tục di chuyển theo chiều xoay tròn đến bộ phận eo. Tại đây, tế bào trứng tiếp tục được hoàn thiện lòng trắng và tạo màng dưới vỏ. Trứng dừng lại ở đoạn này khoảng 70 – 75 phút. Màng dưới vỏ được hình thành, trứng di
  16. 7 chuyển xuống tử cung. Tử cung có hình túi, dài khoảng 8 – 10 cm. Phía ngoài màng dưới vỏ bắt đầu hình thành vỏ cứng, mới bắt đầu là sự lắng đọng những hạt rất nhỏ trên bề mặt của màng dưới vỏ, sau đó tăng lên nhờ quá trình hấp thu muối canxi. Muối canxi lắng đọng được hòa lẫn với một ít lòng trắng tạo thành những núm gai rất vững. Những núm gai này gắn chặt với nhau nhưng giữa chúng có các khoảng trống có tác dụng trao đổi khí (gọi là lỗ khí). Biểu mô tử cung còn tiết ra một số chất tạo thành lớp màng mỏng phủ lên trên vỏ cứng. Thời gian trứng qua tử cung mất 19 – 20 giờ. Sau khi trứng được hoàn thiện, trứng chuyển động qua âm đạo và qua lỗ huyệt ra ngoài (Trần Thanh Vân và cs, 2015 [32]). 2.1.2. Khả năng sinh sản của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng Sức sản xuất trứng của gia cầm là chỉ tiêu chủ yếu của gia cầm hướng trứng và là chỉ tiêu quan trọng của gia cầm hướng thịt hoặc kiêm dụng, đồng thời nó cũng là đặc điểm sinh học quan trọng và là chỉ tiêu kinh tế, sử dụng trong việc sản xuất trứng thương phẩm và trứng ấp để bổ sung đàn và sản xuất gia cầm con. Sức đẻ trứng là số lượng trứng đẻ ra trong một thời gian nhất định, thường tính bằng một năm. Cũng có khi tính sản lượng trứng theo một năm sinh học là số trứng đẻ ra trong 365 ngày kể từ khi gà đẻ quả trứng đầu tiên hay 500 ngày tuổi từ khi gia cầm đẻ ra. Sức đẻ trứng là tính trạng số lượng và hệ số di truyền không cao, dao động lớn. Theo Hutt F.B, (1978) [16] cho biết hệ số di truyền năng suất trứng gà Lerghorn là 0,09 – 0,22; của gà Plymouth là 0,25 – 0,41. 2.1.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng tới sức đẻ trứng của gia cầm * Các yếu tố di truyền cá thể Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1995) [21] sức sản xuất trứng chịu chi phối của tập đoàn gen khác nhau; các gen quy định tính trạng này nằm trên nhiễm
  17. 8 sắc thể thường và bị hạn chế bởi giới tính. Hayer và cs (1970) [39] cho rằng, có năm yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm là: Tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng, tính nghỉ đẻ, thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học và tính ấp bóng. - Tuổi thành thục sinh dục Liên quan đến sức đẻ trứng của gia cầm, cũng được coi là yếu tố cấu thành nên năng suất trứng (Khavecman, 1972). Thành thục sớm cũng là một tính trạng mong muốn, tuy nhiên cần phải chú ý đến khối lượng cơ thể. Tuổi bắt đầu đẻ và kích thước cơ thể có tương quan nghịch. Chọn lọc theo hướng tăng khối lượng trứng sẽ làm tăng khối lượng cơ thể gà và làm tăng tuổi thành thục sinh dục. Tuổi thành thục sinh dục của cá thể được xác định thông qua tuổi đẻ quả trứng đầu tiên. Tuổi thành thục của một nhóm hay một đàn gia cần được xác định theo tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% (Nguyễn Thị Thanh Bình, 1998) [5]. Thể trạng và độ dài ngày chiếu sáng ảnh hưởng đến khả năng thành thục sinh dục. Khi nghiên cứu về mối quan hệ phụ thuộc giữa thẻ trạng và tuổi thành thục sinh dục Lerner và cs (1943) [41] cho biết, những gà thuộc giống có tầm vóc nhỏ thì phần lớn bắt đầu đẻ trứng sớm hơn những giống gà có tầm vóc lớn. Ngoài ra, tuổi thành thục sinh dục sớm hay muộn phụ thuộc vào giống, loài, giới tính, thời gian nở ra trong năm Gà hướng trứng tuổi thành thục sớm hơn gà hướng thịt. Theo Đặng Hữu Lanh và cs (1995) [18] cho biết, hệ số di truyền của tính trạng này là h2 = 0,32. Brandsch H và cs [3] cho biết hệ số di truyền của tính trạng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là h2 = 0,14 – 0,15. - Cường độ đẻ trứng Cường độ đẻ trứng là sức đẻ trứng trong thời gian ngắn. Theo Card L.E, Neshein (1977) [37] cho rằng, cường độ đẻ trứng thường được xác định theo khoảng thời gian 30 – 60 ngày và 100 ngày. Các tác giả này còn cho biết, đối
  18. 9 với các giống gà chuyên trứng cao sản thường có cường độ đẻ trứng lớn nhất vào tháng thứ hai và thứ ba, sau đó giảm dần đến hết năm đẻ. Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [14] cùng nhiều tác giả khác cho biết, có sự tương quan rất chặt chẽ giữa cường độ đẻ trứng của 3 – 4 tháng đầu tiên với sức đẻ trứng cả năm. Vì vậy, người ta thường dùng cường độ đẻ trứng ở 3 – 4 tháng tuổi đầu tiên để dự đoán sức đẻ trứng của gia cầm mà ghép đôi và chọn lọc giống. Cường độ đẻ trứng còn liên quan mật thiết với thời gian hình thành trứng và chu kỳ đẻ trứng. - Thời gian nghỉ đẻ Ở gà, thường có hiện tượng nghỉ đẻ trong một thời gian, có thể kéo dài trong năm đầu đẻ trứng, từ vài ngày tới vài tuần, thậm chí kéo dài 1 – 2 tháng. Thời gian nghỉ đẻ thường vào mùa đông, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng trứng cả năm. Gia cầm thường thay lông vào mùa đông nên thời gian này gà nghỉ đẻ. Trong điều kiện bình thường, lúc thay lông đầu tiên là thời điểm quan trọng để đánh giá gia cầm đẻ tốt hay xấu. Những đàn gà thay lông sớm, thời gian bắt đầu thay lông từ tháng 6 – 7 và quá trình thay lông diễn ra chậm, kéo dài 3 – 4 tháng là những đàn đẻ kém. Ngược lại, có những đàn thay lông muộn, thời gian thay lông bắt đầu từ tháng 10 – 11, quá trình thay lông diễn ra nhanh là những đàn gà đẻ tốt. Đặc biệt ở một số đàn gà cao sản, thời gian nghỉ đẻ chỉ 4 – 5 tuần và lại đẻ ngay khi chưa hình thành xong bộ lông mới. Có con gà đẻ ngay trong thời gian thay lông. - Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học Chu kỳ đẻ trứng sinh học liên quan đến thời vụ nở của gia cầm con. Tuỳ thuộc vào thời gian nở mà sự bắt đầu và kết thúc của chu kỳ đẻ trứng sinh học có thể xảy ra trong thời gian khác nhau trong năm. Thường ở gà, chu kỳ này kéo dài trong năm, chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh dục, nhịp đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng. Giữa
  19. 10 tuổi thành thục và thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan nghịch rõ rệt. Giữa thời gian kéo dài đẻ trứng và sức sản xuất trứng có hệ số tương quan dương rất cao. Theo Lerner J.M và Taylor (1943) [50] cho rằng thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng là yếu tố quyết định năng suất trứng. * Giống, dòng gia cầm Theo tác giả Nguyễn Thị Mai và cs (2009) [19] cho biết giống gia cầm khác nhau khả năng đẻ trứng cũng khác nhau. Giống, dòng gia cầm ảnh hưởng rất lớn đến sức sản xuất trứng của gia cầm. Giống gà Kabir sản lượng trứng trung bình 195 quả/mái/năm, gà Brownick sản lượng trứng trung bình là 300 quả/mái/năm. Các giống gà được chọn lọc theo hướng chuyên trứng thường có sản lượng trứng cao hơn các giống gà kiêm dụng và các giống gà chuyên thịt, các giống gà nội thường có sản lượng trứng và khối lượng trứng thấp hơn so với các giống gà ngoại nhập. Ngô Đăng Bình và cs (2011) [4] cho biết, giống gà Dahlermed có sản lượng trứng đạt 209,2 – 229,7 quả/mái/năm. Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2007) [17] đã cho thấy năng suất trứng của một số giống gà nội: Gà Ri 120 – 130 quả/mái/năm; gà Đông Tảo 50 quả/mái/năm và gà Hồ 55 quả/mái/năm. Các giống gà chuyên trứng sản lượng cao: Goldline có sản lượng trứng 260 – 280 quả/mái/năm; Isa Brown 280 – 290 quả/mái/năm; CP – Brown 270 – 290 quả/mái/năm. Trong cùng một giống sản lượng trứng cũng khác nhau ở các dòng khác nhau, những dòng được chọn lọc, sản lượng trứng cao hơn dòng không được chọn lọc 15 – 20%. * Tuổi gia cầm Tuổi gia cầm có liên quan đến năng suất trứng, sản lượng trứng gia cầm giảm dần theo tuổi, thường thì năm thứ hai giảm 15 – 20% so với sản lượng năm thứ nhất. Khi gà mới bắt đầu đẻ thì sản lượng trứng thường thấp và chưa ổn định, sau đó sản lượng trứng tăng dần lên đến khi đạt đỉnh cao tỷ lệ đẻ và sau đó giảm dần. Ở gà thì năm thứ nhất sản lượng trứng là cao nhất, sau đó
  20. 11 giảm dần theo tuổi (năm thứ hai sản lượng trứng còn 85% so với năm thứ nhất), còn ở vịt và gà tây sản lượng trứng cao nhất vào năm thứ hai, ngỗng năm thứ ba sản lượng trứng cao nhất (Nguyễn Thị Mai, 2007) [20]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Tịnh và cs (2004) trên đàn gà DahlemRed cho thấy ở tuần tuổi 22 tỷ lệ đẻ 5,89%, tuần 26 tỷ lệ đẻ 30,96%, đỉnh cao ở tuần 31 với tỷ lệ đẻ 83,66%. Như vậy trong cùng một giống gia cầm, ở các tuần tuổi khác nhau thì tỷ lệ đẻ cũng khác nhau. * Thức ăn và dinh dưỡng Năng suất trứng phụ thuộc nhiều vào số lượng và chất lượng thức ăn, phụ thuộc vào mức năng lượng, hàm lượng protein và các thành phần khác trong khẩu phần thức ăn. Thức ăn và dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ với khả năng đẻ trứng. Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, chất lượng trứng tốt thì phải đảm bảo một khẩu phần ăn đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng. Quan trọng nhất là cân bằng protein và năng lượng, cân bằng các axit amin, cân bằng các chất khoáng và vitamin. Thức ăn chất lượng kém sẽ không cho năng suất cao, thậm chí còn gây bệnh cho gà. Giữa năng lượng và protein trong khẩu phần có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu cung cấp khẩu phần đầy đủ năng lượng mà thiếu protein thì tốc độ sinh trưởng cũng như khả năng sinh sản giảm vì protein là vật liệu xây dựng tế bào. Nếu đủ protein mà thiếu năng lượng thì protein sẽ dùng vào việc cung cấp năng lượng, năng suất của gà bị giảm và chi phí thức ăn tăng lên. Vì vậy mức protein phải cân đối với mức năng lượng. Protein giúp gia cầm duy trì hoạt động, sản xuất trứng, tăng khối lượng, đặc biệt trong việc hình thành trứng. Theo Trương Thúy Hiền (2005) [11], nhu cầu về protein không thay đổi trong suốt giai đoạn đẻ trứng. Thiếu protein thì gia cầm sẽ huy động protein của cơ thể đáp ứng quá trình sản xuất, do đó ảnh hưởng đến quá trình tạo trứng. Ngoài việc thiếu các axit béo no và
  21. 12 không no cũng ảnh hưởng đến sản lượng trứng gia cầm. Thức ăn quá nhiều xơ, nhiều dầu đều đều không thích hợp. Thừa hoặc thiếu khoáng đều ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm. Trong các yêu tố khoáng thì nhu cầu Canxi và Photpho rất cao để tạo vỏ trứng. Theo Nguyễn Thị Mai và cs (2007) [17] nếu trong khẩu phần thiếu Canxi và Photpho sẽ làm gà còi cọc, gia cầm trưởng thành bị bệnh về xương, gà mái đẻ vỏ trứng mỏng, hoặc hoàn toàn không có màng vỏ. Tác giả Trương Thúy Hiền (2005) [11cho rằng tỷ lệ Ca/P thích hợp ở gà mái đẻ là 5/1. * Điều kiện ngoại cảnh - Mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng của gà. Ở nước ta vào mùa hè sức đẻ trứng giảm xuống so với mùa xuân, đến mùa thu thì sức sản xuất trứng của gà lại tăng lên. - Nhiệt độ môi trường xung quanh có liên quan mật thiết với sản lượng trứng. Nhiệt độ thích hợp cho gia cầm đẻ trứng là 18 - 24oC. Nếu nhiệt độ dưới giới hạn thì gia cầm phải phải huy động năng lượng để chống rét và nhiệt độ cao trên nhiệt độ giới hạn thì cơ thể phải điều hoà thân nhiệt. Theo Nguyễn Thị Mai (2009) [19] thì vùng nhiệt độ bất lợi là 0 - 50C; vùng nhiệt độ rất nguy hiểm là dưới 00C và trên 300C, 320C thì sự thoát nhiệt hoàn toàn ngừng, sự thoát nhiệt sinh lý phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, tốc độ gió và áp lực của hơi nước. - Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng trứng của gia cầm. Nó được xác định qua thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng. Yêu cầu của gà đẻ về thời gian chiếu sáng là từ 12 – 16 giờ/ngày. Ta có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo để chiếu sáng cho gà với cường độ chiếu sáng từ 3 – 3,5 W/m2. Theo Bôgiơcô (dẫn theo Nguyễn Mạnh Hùng và cs, 1994) [14], gà thường đẻ từ 7 – 17 giờ, nhưng đa số là vào buổi sáng, cụ thể là 17,7% gà đẻ vào thời điểm 7 – 9 giờ, 28,5% vào 9 – 11 giờ, 27,3% vào lúc 11 – 13 giờ,
  22. 13 19,5% vào lúc 13 – 15 giờ và 7% vào lúc 15 – 17 giờ so với tổng số gà đẻ trong ngày. Ở nước ta, với điều kiện khí hậu nóng ẩm, cường độ đẻ trứng cao nhất ở gà vào thời điểm 8 – 12 giờ từ 60 – 70% so với tổng gà đẻ trong ngày. 2.1.2.2. Khối lượng trứng Một tính trạng số lượng quan trọng là thành phần thứ hai cấu thành năng suất trứng đó là khối lượng trứng. Khối lượng trứng phụ thuộc vào chiều đo của quả trứng, vào khối lượng lòng trắng, lòng đỏ và vỏ. Ngoài ra còn phụ thuộc vào giống, khối lượng cơ thể, tuổi đẻ và chế độ dinh dưỡng. Nó là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng trứng giống, tỷ lệ nở, chất lượng và sức sống của gà con. Ranch (1971) (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Bình, (1998) [5] đã cho rằng khối lượng trứng tăng dần ở cuối chu kỳ đẻ. Nguyễn Huy Đạt và cs (1991) [7] đã cho biết khối lượng trứng các dòng gà Leghorn nuôi tại Việt Nam phụ thuộc vào yếu tố môi trường như thức ăn, nhiệt độ. Theo Orlov (1974) [45] thì số trứng cùng mẹ đẻ ra, những trứng có khối lượng trung bình cho tỷ lệ ấp nở cao hơn những trứng có khối lượng quá nhỏ hoặc quá lớn. Nguyễn Duy Nhị, Nguyễn Thị San (1984) [23] khi nghiên cứu ấp trứng gà Plymouth Rock dòng TD3 đời 8 đã kết luận trứng có khối lượng 50 - 54g tỷ lệ nở đạt 72,6%, còn trứng có khối lượng 56 - 60g tỷ lệ nở 57,9%, trứng trên 60g và trứng dưới 50g đều có tỷ lệ nở thấp. * Hình dạng và chất lượng trứng Trứng gà gồm 3 phần cơ bản: vỏ, lòng đỏ và lòng trắng. Theo Vương Đống (1968) [9] tỷ lệ các phần so với khối lượng trứng thì vỏ chiếm 10- 11,6%; lòng trắng 57 - 60%; lòng đỏ 30 - 32%. Thành phần hoá học của trứng không vỏ: nước chiếm 73,5 - 74,4%; protein 12,5 - 13%; mỡ 11 - 12%; khoáng 0,8 - 1,0%. +Màu sắc trứng
  23. 14 Màu sắc trứng không có ý nghĩa lớn trong đánh giá chất lượng trứng, nhưng có giá trị trong kỹ thuật và thương mại. Màu sắc trứng là tính trạng đa gen, ở gà khi lai dòng trứng vỏ trắng với dòng trứng vỏ màu, gà lai sẽ có trứng vỏ màu trung gian. Theo Anderson có thể tạo gia cầm đẻ trứng vỏ màu bằng cách chọn lọc những gia cầm có trứng vỏ màu sẫm hơn (dẫn theo Khavecman, 1972 [18]). Theo Brandsh và Biilchel (1978) [3] hệ số di truyền tính trạng này là 55 - 75%. + Bề mặt vỏ trứng Thông thường trứng gia cầm đẻ ra có bề mặt trơn, đều, song bên cạnh đó cũng có một số cá thể thường đẻ ra những trứng có bề mặt xấu, xù xì, có vệt canxi hay đường gờ lượn sóng, loại trứng này có ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ ấp nở cũng như thị hiếu của người tiêu dùng (Schuberth và Ruhland (1978) [34]). + Chỉ số hình thái Trứng gia cầm bình thường có hình ô van và chỉ số này không biến đổi theo mùa. Người ta đã tính được chỉ số hình dạng của trứng thông qua phương pháp toán học, chỉ số hình dạng có thể tính bằng hai cách: Tỷ số giữa chiều dài và chiều rộng trứng hoặc tỷ lệ phần trăm giữa chiều rộng so với chiều dài của trứng. Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, thì chỉ số hình dạng là một chỉ tiêu để xem xét chất lượng của trứng ấp. Trong thực tế sản xuất cho thấy, những quả trứng dài hoặc quá tròn đều có tỷ lệ ấp nở thấp. Trứng của mỗi giống gia cầm đều có chỉ số hình thái riêng, chỉ số này ở gà 1,34 - 1,36. Nếu lệch quá tiêu chuẩn này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nở và khó khăn trong lúc bao gói vận chuyển (Nguyễn Hoài Tao và cs., 1985 [35]). + Độ dày và độ bền của vỏ trứng
  24. 15 Độ dày, độ bền hay độ chịu lực của vỏ trứng biểu hiện nguồn dự trữ khoáng. Là một trong những chỉ tiêu quan trọng của trứng ấp, ảnh hưởng nhiều trong quá trình bao gói vận chuyển. Độ dày vỏ trứng được xác định bằng thước đo độ dày khi đã bóc vỏ dai, ở gà độ dày vỏ bằng 0,32mm. Theo Auaas và Wilke R, 1978 [1] thì độ dày vỏ trứng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền dao động trong khoảng giới hạn lớn. Ngoài ra độ dày vỏ trứng còn chịu tác động của môi trường như: thức ăn, tuổi gà, nhiệt độ xung quanh, stress và nhiều yếu tố khác. Độ chịu lực của vỏ trứng được xác định bằng lực kế ép của Nhật Bản. + Chỉ số lòng đỏ, lòng trắng và đơn vị Haugh Khi đánh giá chất lượng trứng, cần đặc biệt chú ý đến chỉ số lòng đỏ, lòng trắng và đơn vị Haugh. Các chỉ số này càng cao thì tỷ lệ nở càng lớn và chất lượng trứng càng tốt (Tạ An Bình, 1973 [2]). 2.1.2.3. Cơ sở khoa học về tiêu tốn thức ăn Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng cơ thể là tỷ lệ chuyển hoá thức ăn để đạt được tốc độ tăng khối lượng cơ thể, vì tăng khối lượng cơ thể là một chức năng chính của quá trình chuyển hoá thức ăn. Nói cách khác tiêu tốn thức ăn là một hiệu suất giữa thức ăn trên 1 kg tăng khối lượng cơ thể. Chi phí thức ăn thường chiếm tới 70% giá thành sản phẩm, tiêu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng cơ thể càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Chambers và cs. (1990) [36] đã xác định được hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng cơ thể với tiêu tốn thức ăn thường rất cao (0,5-0,9). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn là âm và thấp từ (-0,2 đến -0,8). Đối với gia cầm sinh sản thường tính tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng hoặc 1 kg trứng. Trước đây khi tính toán người ta chỉ tính lượng thức ăn cung cấp trong giai đoạn sinh sản. Hiện nay nhiều cơ sở chăn nuôi trên thế giới đã
  25. 16 áp dụng phương pháp tính mức tiêu tốn thức ăn bằng lượng chi phí cho gia cầm từ lúc 1 ngày tuổi cho đến kết thúc 1 năm đẻ. Khả năng chuyển hoá protein thức ăn của gia cầm mái cho các hoạt động duy trì cơ thể, sản xuất nói chung và tạo trứng nói riêng là 55%. Do vậy gà đẻ 100% cần nhu cầu là 8,9g protein cho tạo trứng (Ivy R.E. và Gleaves, 1976 [40]). Khả năng chuyển hoá năng lượng theo Morris và Wasserman (1977, dẫn theo Nguyễn Duy Hoan và cs., 1999 [13]) thì chỉ 80% năng lượng của thức ăn được hấp thu trong đó 25% năng lượng được hấp thu dùng cho tạo trứng. 2.1.3. Vài nét về giống gà VCZ 16 * Nguồn gốc Gà VCZ 16 là sản phẩm của chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc, nghiên cứu lựa chọn và phát triển hai dòng gà hướng trứng, hướng thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. * Đặc điểm Gà VCZ 16 có đặc điểm lông màu trắng, thân hình gọn, da, chân, mỏ đều vàng. Năng suất trứng /mái/78 tuần tuổi đạt 315 quả. Bên cạnh đó tỷ lệ tiêu tốn thức ăn /10 trứng của gà VCZ 16 chỉ là 1,6 – 1,7 kg, trong khi khối lượng trứng đạt 62 – 63 g/quả. Vỏ trứng gà VCZ 16 có màu trắng kem, phù hợp cho bếp ăn công nghiệp và chế biến thực phẩm [47]. Năm 2016, Dự án hợp tác song phương giữa Việt Nam và cộng hòa Séc, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã được Công ty Doninant chuyển giao hai dòng gà thuần: D629 và D523. Đây là giống gà chuyên trứng cho năng suất trứng cao của Cộng Hòa Séc. Đặc biệt gà thương phẩm phân biệt giới tính bằng màu lông và có các tính năng vượt trội của chúng về năng suất trứng, khối lượng trứng và màu vỏ trứng trắng hồng phù hợp thị hiếu
  26. 17 người tiêu dùng. Gà bố mẹ có NST/mái/68 tuần tuổi 258 – 260 quả. TTTA /10 trứng 1,8 – 1,9 kg. Phân biệt giới tính: gà mái lông trắng ngà, thân hình thon gọn, da vàng, chân và mỏ màu vàng. Tỷ lệ nuôi sống cao: 94 – 96%; khối lượng vào đẻ 18 tuần tuổi 1,4 – 1,45 kg; thức ăn tiêu thụ 6,0 – 6,3 kg/con/giai đoạn. Tỷ lệ đẻ đỉnh cao 93%; năng suất trứng/mái/78 tuần tuổi 315 quả; tiêu tốn thức ăn/10 trứng 1,6 – 1,7 kg; khối lượng trứng: 62 -63 g; vỏ trứng màu trắng hồng [35]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Trọng và cs (2013) [36], gà Dominant trưởng thành có đặc điểm ngoại hình màu lông đồng nhất là trắng, xung quanh cổ và vai có cườm đen, lông đuôi xanh đen, mỏ và chân màu vàng, chân cao, thiết diện hình nêm là đặc điểm đặc trưng của giống gà chuyên trứng. Gà trống có mào đơn, tích to. Trứng gà có màu trắng hồng. Các đàn gà có tỷ lệ nuôi sống cao (trên 92%), gà có sức chống chịu bệnh tật tốt thể hiện không xảy ra dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nuôi dưỡng ở nước ta. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Những năm gần đây chăn nuôi gia cầm ở nước ta cũng đã và đang phát triển. Nhiều hộ gia đình đã lấy nghề nuôi gà để kiếm sống và làm giàu, họ nuôi thường xuyên hàng trăm con/lứa. Nhiều hộ xây dựng khu trang trại lớn, quy mô 3.000; 5.000; 22.000 con/lứa. Một số gia đình còn nuôi gia cầm giống bố mẹ và có cả trạm ấp trứng nhân tạo. Ngày 1/4/2015, tổng số gia cầm trên cả nước có 328,1 triệu con, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2014. Chăn nuôi gà nước ta đã có những kết quả vượt bậc, tốc độ tăng từ 80,18 triệu con năm 1990 tăng lên 185,22 triệu con vào năm 2003 và đến quý I năm 2015 đã là 246,03 triệu con gà, tăng 4,7% (theo Tổng cục Thống kê, 2015) [48].
  27. 18 Ở nước ta song song với công tác nghiên cứu chọn lọc nâng cao các dòng thuần thì các công trình nghiên cứu về tổ hợp lai cũng đã được triển khai nhằm năng cao sản lượng trứng cung cấp thị trường. Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả của một số tổ hợp lai giữa gà Ai Cập với một số giống gà nhập nội. Kết quả nghiên cứu chọn tạo dòng gà hướng trứng HA2 từ trống Ai Cập và mái Hyline cho kết quả con lai có tỷ lệ nuôi sống cao 98%, năng suất trứng đạt 229 quả/mái, chất lượng trứng gần tương đương với trứng của gà Ai Cập (Phùng Đức Tiến và cs, 2008) [32]. Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai giữa trống Goldline và mái Ai Cập, nhóm tác giả Phùng Đức Tiến và cs., (2006) [31] thấy rằng gà lai F1 có năng suất trứng/mái là 210 quả, Tạ An Bình (1973) [3] đã dùng phương pháp lai đơn giản, những công thức về thịt trứng: Plymouth x Ri; Cornish x Ri; Mía x Rhode Island; Phù Lưu Tế x Susex. Khối lượng con lai trong các công thức ở các giai đoạn 60, 90, 120 ngày tuổi đều nghiêng về phía bố, có ưu thế lai cao so với gà Ri thuần. Kết quả nuôi đàn gà VCN-G15 tại Việt Nam: Theo kết quả báo cáo của Phạm Công Thiếu và cs., 2008, 2009 [33, 34] thì Gà Hisex Whiter (HW) là giống gà mới nhập nội vào nước ta. Tháng 6 năm 2010, gà HW đã chính thức được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống và được đặt tên lại là gà VCN-G15, đây là giống gà hướng trứng, có lông màu trắng, mào đơn to, thân mình thanh tú, nhanh nhẹn, chân cao, da chân màu vàng. Gà VCN-G15 có sức sống tốt và khả năng đẻ trứng cao, năng suất trứng/mái/52 tuần đẻ có thể đạt 270 – 280 quả, thực tế qua hai thế hệ tại Việt Nam đàn gà cho năng suất trứng 233 quả/mái/72 tuần tuổi bằng 76,7% so với tiêu chuẩn; tiêu tốn thức ăn/10 trứng 1,7 – 1,9 kg, tỷ lệ trứng có phôi 93,6%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 88,2%; khối lượng trứng trung bình đạt 59,5g, tỷ lệ lòng đỏ đạt 28,5%. Tại Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương có 5 giống gà hướng
  28. 19 trứng chủ lực Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương đang cung cấp, chuyển giao ra thị trường hiện nay gồm: Gà Ai Cập; gà HA1, HA2; gà GT34 và VCZ 16. Trong đó, giống gà Ai Cập là kết quả thuộc đề tài trọng điểm cấp Bộ giai đoạn 2001 – 2005, nghiên cứu chọn tạo một số dòng gà chăn thả Việt Nam năng suất, chất lượng cao. Gà Ai Cập (nguồn gốc Ai Cập) có đặc điểm chịu nóng tốt, là giống gà thả vườn có năng suất trứng trung bình dao động 146- 175 quả/mái/61 tuần tuổi, sức đề kháng tốt, tỷ lệ nuôi sống cao 97-98%, tiêu tốn 2,95 kg thức ăn/10 quả trứng, tỷ lệ trứng có phôi 96,03%, tỷ lệ nở/tổng trứng ấp 78,5%, chất lượng trứng tốt, thơm ngon được người tiêu dùng ưa thích (Phùng Đức Tiến và Nguyễn Thị Mười, 2000) [31]. Với gà HA1 và HA2, đây là kết quả thuộc đề tài cấp ngành, nghiên cứu chọn tạo, phát triển một số dòng gà lông màu hướng trứng và thịt giai đoạn 2006 – 2010. Gà HA1 và HA2 có năng suất trứng đạt 230 – 240 quả/mái/năm, trứng gà HA có màu vỏ trắng hồng tương tự gà Ri (gà ta), khối lượng trứng 47 – 48 g/quả, tỷ lệ lòng đỏ cao, đạt 30 – 31%, hiện được thị trường tiêu dùng rất ưa chuộng. Ngoài 3 giống gà hướng trứng chất lượng trên, Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương cũng đang cung cấp 2 giống gà hướng trứng năng suất cao khác là GT34 và VCZ 16. GT34 là sản phẩm của đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu chọn tạo bốn dòng gà chuyên trứng cao sản giai đoạn 2011 – 2016. GT34 có màu lông trắng đặc trưng, tuổi thành thục 134 – 137 ngày, năng suất trứng đạt 255 – 260 quả/mái/năm, tỉ lệ tiêu tốn thức ăn/10 trứng từ 1,8 – 1,9 kg. Riêng giống gà VCZ 16, đây là sản phẩm của chương trình hợp tác song phương giữa Việt Nam và Cộng Hòa Séc, nghiên cứu lựa chọn và phát triển hai dòng gà hướng trứng, hướng thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại Việt Nam. Gà VCZ 16 có đặc điểm lông màu trắng, thân hình gọn, da, chân, mỏ
  29. 20 đều vàng. Năng suất trứng/mái/78 tuần tuổi đặt 315 quả. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn/10 trứng của gà VCZ 16 chỉ là 1,6 – 1,7 kg, trong khi khối lượng trứng đạt 62 – 63 g/quả. Vỏ trứng gà màu trắng kem, phù hợp cho bếp ăn công nghiệp và chế biến thực phẩm [47] . 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Chăn nuôi gia cầm trên thế giới được phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng đặc biệt từ thập kỷ 40 trở lại đây. Đến năm 2013, thế giới có 23.928,55 triệu gia cầm, trong đó gà là chủ yếu (21.744,60 triệu con), vịt có 1.335,312 triệu con, gà tây có 459,419 triệu con và ngỗng là 389,456 triệu con. Châu Á có số lượng gia cầm nhiều nhất thế giới 13.942,577 triệu con, chiếm 58,27% của toàn thế giới, ít nhất là Châu Phi, chỉ có 1.901,061 triệu con, chiếm 7,94% của thế giới. Sản lượng thịt gia cầm của thế giới: Đến năm 2012, thế giới sản xuất ra 105,512 triệu tấn thịt gia cầm, trong đó thịt gà là chủ yếu (97,731 triệu tấn), gà tây có 5,634 triệu tấn, vịt có 3,643 triệu tấn và ngỗng là 2,79 triệu tấn. Châu Mỹ có sản lượng thịt gia cầm nhiều nhất thế giới: 43,609 triệu tấn, tiếp đến là Châu Á: 37,82 triệu tấn, ít nhất là Châu Phi, chỉ có 4,87 triệu tấn. Sản lượng trứng gia cầm của thế giới năm 2012 là 6.785,432 triệu quả. Châu Á có sản lượng trứng cao nhất: 4.351,154 triệu quả, tương ứng với 64,13% của toàn thế giới. Trung Quốc là nước có sản lượng trứng cao nhất thế giới: 2.620 triệu quả, tương ứng với 38,61% của sản lượng trứng gia cầm toàn thế giới (Trần Thanh Vân và cs, 2015) [32]. Theo số liệu thống kê của FAO (2014) thì năm 2012 toàn thế giới đã sản xuất ra 21.867,323 triệu con gà tương đương với 92.811,674 nghìn tấn thịt gà, 1.698,767 triệu thủy cầm, 66.372,594 nghìn tấn trứng. Theo nguồn Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết:
  30. 21 Năm 2015, tổng sản lượng trứng gia cầm toàn cầu đạt mức kỷ lục 70,8 triệu tấn với 1338 tỷ quả trứng, tăng 1,6% so với năm 2014 (tăng 1,11 triệu tấn). FAO sự kiến, sản lượng trứng toàn cầu sẽ đạt tới 100 triệu tấn năm 2035. So với năm 2000, sản lượng trứng toàn cầu 2015 đã tăng 38,7%, bình quân tăng 2,2%/năm. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sản xuất 60% sản lượng trứng gia cầm toàn cầu, luôn đứng đầu các khu vực về sản xuất trứng gia cầm. Năm 2015: 10 nước có sản lượng trứng trên 1 triệu tấn là: Trung Quốc: 29,990 triệu tấn; Hoa Kỳ: 5,786 triệu tấn; Ấn Độ: 4,356; Mexico: 2,638; Nhật Bản: 2,521; Nga: 2,500; Brazil: 2.371; Indonesia: 1,387; Thổ Nhĩ Kỳ: 1,045; Ucraina: 1,007 triệu tấn.
  31. 22 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: gà VCZ 16 giai đoạn sinh sản. Phạm vi: Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản của gà VCZ 16 nuôi chuồng hở. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: Đề tài được tiến hành tại trang trại gia cầm VM, xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên. Thời gian: Từ ngày 18/05/2018 đến ngày 18/11/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu khả năng sản xuất trứng và một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà VCZ 16. - Nghiên cứu tiêu thụ thức ăn hàng ngày của gà và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng, 1 kg trứng. - Xác định tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ loại thải của đàn gà. - Chi phí trực tiếp cho 10 quả trứng. 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Phương pháp bố trí khảo nghiệm Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý đàn giống Chế độ nuôi dưỡng được áp dụng theo quy trình được khuyến cáo cho gà sinh sản tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Viện chăn nuôi. Giai đoạn 0 - 9 tuần tuổi gà khảo nghiệm được nuôi cho ăn tự do; đến giai đoạn 10 - 19 tuần tuổi cho ăn hạn chế; đến giai đoạn đẻ 20 - 72 tuần tuổi ăn theo tuổi và tỷ lệ đẻ.
  32. 23 Đàn gà đẻ đều được nuôi nhốt trong chuồng với chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng giống nhau, được quản lý theo quy trình chăn nuôi gà sinh sản ở trang trại gia cầm VM. Thí nghiệm được tiến hành thông qua quan sát, cân, đo, đếm, tính thống kê như: Tỷ lệ nuôi sống, khối lượng cơ thể qua các giai đoạn, tuổi đẻ đầu, tuổi đẻ 50 % và đỉnh cao, thức ăn tiêu thụ hàng ngày, tiêu tốn thức ăn cho 1 gà lên đẻ, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng, khối lượng trứng, tỷ lệ đẻ, năng suất trứng, chi phí trực tiếp cho 1 gà mái VCZ 16 trong 30 tuần đẻ và tính hiệu quả kinh tế. Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi Diễn giải Thông tin cụ thể Gà khảo nghiệm Gà VCZ 16 – Viện chăn nuôi Số con 450 Phương thức nuôi Nuôi chuồng hở Thời gian theo dõi 30 tuần Tuổi gà (tuần tuổi) 20 - 50 TĂ sử dụng Japfa AC-240 Mùa vụ: Hè - Thu Bảng 3.2. Chế độ dinh dưỡng cho gà mái nuôi sinh sản theo các giai đoạn nuôi Chỉ tiêu ĐVT 19-40 TT 40- 72 TT Năng lượng TĐ Kcal 2,650 2600 Protein min % 16,5 15,5 Can xi, min-max % 3,0 - 4,5 3,0 - 4,5 Phốt pho, min-max % 0,5-1,0 0,5-1,0 Xơ thô % 0.6 5,0 NaCl % 0,15 0,15 Lyzin % 0,75 0,85 Metionin % 0,34 0,5
  33. 24 Bảng 3.3. Lịch sử dụng vắc-xin cho gà lông màu thương phẩm tại trại Ngày tuổi Loại vắc-xin Phương pháp sử dụng IB - ND lần 1 Nhỏ mắt 1 giọt 7 ngày tuổi Gumboro lần 1 Nhỏ miệng 4 giọt IB - ND lần 2 Nhỏ mắt 1 giọt 21 ngày tuổi Gumboro lần 2 Nhỏ miệng 4 giọt 45 ngày tuổi ND Clone – 45 Tiêm dưới da cổ 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi Tuổi thành thục sinh dục của gà khảo nghiệm (ngày tuổi). Tỷ lệ hao hụt gà mái trong thời gian đẻ (%). Năng suất trứng: theo tuần và tích lũy (quả/mái) và tỷ lệ đẻ theo tuần. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng. Tỷ lệ trứng dập vỡ, dị hình. Tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày). Tiêu tốn thức ăn trên 1kg trứng (kg). Chi phí trực tiếp cho 10 quả trứng (đồng). 3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu 3.4.3.1. Tuổi đẻ đầu, 25%, 50% và đỉnh cao - Tuổi đẻ đầu: thời điểm trong đàn có số mái đẻ đạt 5%. - Tuổi đẻ 30%: là thời điểm trong đàn có số mái đẻ đạt 30%. - Tuổi đẻ 50%: là thời điểm trong đàn có số mái đẻ đạt 50%. - Tuổi đẻ đạt tỷ lệ đỉnh cao: là thời điểm trong đàn gà có tỷ lệ đẻ cao nhất trong toàn chu kỳ đẻ trứng. 3.4.3.1. Tỷ lệ hao hụt mái của gà khảo nghiệm Tỷ lệ hao hụt mái là một chỉ tiêu có ảnh hưởng tới hiệu quả trong kinh tế chăn nuôi. Tỷ lệ này bao gồm cả tỷ lệ chết cộng với tỷ lệ loại thải của mái
  34. 25 trong giai đoạn sinh sản. Tỷ lệ hao hụt mái được xác định bằng cách theo dõi số lượng gà hàng ngày, hàng tuần, từ khi bắt đầu khảo nghiệm đến hết thời gian khảo nghiệm. Tỷ lệ hao hụt mái ở giai đoạn gà sinh sản: xác định bằng tỷ lệ % số con chết qua các tuần đẻ. Tỷ lệ hao hụt mái ở các giai đoạn: Số mái chết (con) + Số mái loại thải (con) Tỷ lệ hao hụt mái (%) = x 100 Tổng số mái trong kỳ (con) 3.4.3.3. Năng suất trứng theo tuần và tích lũy Năng suất trứng là số trứng đẻ ra trên số gà mái nuôi cho đẻ trong khoảng thời gian quy định (TCVN 3.32, 1997). Tính theo công thức: Tổng số trứng thu được của đàn trong tuần (quả) Năng suất trứng = (quả/mái/tuần) Số mái bình quân của đàn trong tuần (con) Tổng số trứng thu được của đàn trong kỳ (quả) Năng suất trứng = (quả/mái/tích lũy) Số mái bình quân của đàn trong kỳ (con) 3.4.3.4. Tỷ lệ đẻ Tổng số trứng đàn gà đẻ ra trong tuần (quả) Tỷ lệ đẻ (%) = x 100 Số lượng gà mái bình quân (con) x 7 (ngày) 3.4.3.5. Khối lượng trứng qua các thời điểm (g) Cân trứng vào tuần có tỷ lệ đẻ 30%, cân từng quả một, tất cả các quả trứng đẻ ra trong 1 ngày, sau đó cân ở tuần đỉnh cao, khi tỷ lệ đẻ >70%, mỗi tuần cân 1 ngày. Số lượng trứng cân bằng 30% số trứng đẻ ra trong ngày. Việc cân trứng sử dụng cân điện tử có độ chính xác ±0,01g. Khối lượng trứng trung bình tại các tuần tuổi được tính theo công thức:
  35. 26 Tổng khối lượng trứng cân được (g) Khối lượng trứng trung bình (g) = x 100 Tổng số trứng cân (quả) 3.4.3.6. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng Xác định các chỉ tiêu chất lượng trứng: dùng thước đo chiều có độ chính xác ± 0,01 mm, đo đường kính lòng đỏ (đo 2 lần lấy giá trị trung bình) và đường kính của lòng trắng đặc (đo chiều dài và chiều rộng lấy giá trị trung bình), tính theo các công thức. Chỉ số hình dạng trứng: xác định chiều dài (D), chiều rộng (R) bằng thước kẹp có độ chính xác ± 0,01 mm. áp dụng công thức tính: D Chỉ số hình thái = R + Khối lượng các thành phần của trứng (lòng trắng, lòng đỏ và vỏ) được cân bằng điện tử có độ chính xác 1 mg Khối lượng lòng đỏ (g) Tỷ lệ lòng đỏ (%) = x 100 Khối lượng trứng (g) Khối lượng vỏ (cả màng dưới vỏ) (g) Tỷ lệ vỏ (%) = X 100 Khối lượng trứng (g) Khối lượng lòng trắng (g) Tỷ lệ lòng trắng (%) = x 100 Khối lượng trứng (g) - Chỉ số lòng đỏ (ID): là tỉ số giữa chiều cao lòng đỏ so với đường kính của nó Chiều cao lòng đỏ (mm) Chỉ số lòng đỏ = Đường kính lòng đỏ (mm)
  36. 27 Chỉ số lòng trắng (IE): là chỉ tiêu đánh giá chất lượng lòng trắng, chỉ số này được tính bằng tỉ lệ giữa chiều cao lòng trắng đặc so với trung bình cộng đường kính lớn và đường kính nhỏ của lòng trắng đặc. Chiều cao lòng lòng trắng (mm) Chỉ số lòng trắng = (D + d)/2 D: Đường kính lòng trắng lớn d: Đường kính lòng trắng nhỏ 3.4.3.7. Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng và chuyển hóa thức ăn của gà tính trong giai đoạn sinh sản Tổng thức ăn dùng trong kỳ (kg) TTTA cho 10 quả trứng/kỳ = x 10 Tổng số trứng của đàn đẻ ra trong kỳ (quả) Tiêu tốn ME Tổng số ME sử dụng (kg) = X 10 (Kcal)/10 trứng Tổng số trứng thu được 3.4.3.8. Chi phí trực tiếp cho 10 quả trứng Hiệu quả kinh tế thông qua: + Chi phí thức ăn/quả trứng + Từ đó sơ bộ tính được chênh lệch thu-chi trực tiếp trên 10 quả trứng. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thu thập theo dõi ghi chép hằng ngày được tập trung và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê sinh vật học ứng dụng trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện và cs (1996) [27] trên Excel và phần mềm Minitab với các tham số thống kê sau: – Số trung bình cộng: X
  37. 28 – Độ lệch tiêu chuẩn: S x – Sai số trung bình: m X – Hệ số biến dị: Cv
  38. 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả phục vụ sản xuất Trong suốt quá trình thực tập tại trại VM, xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, được sự giúp đỡ tận tình của thầy, cô, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Tôi có được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau: 4.1.1. Công tác chăn nuôi - Công tác vệ sinh và phòng bệnh Vệ sinh: Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được sát trùng sạch sẽ đúng kĩ thuật, chuồng trại thường xuyên được quét dọn sạch sẽ xung quanh trại cả bên ngoài lẫn bên trong, vệ sinh hệ thống cống rãnh thoát nước. Sử dụng dung dịch OMNICID với nồng độ 1:125 định kỳ phun sát trùng thường xuyên bề mặt 1 lần /1 tuần lên toàn bộ chuồng, đường đi, rèm, máng ăn, máng uống, khay trứng, Trước cửa ra vào có khay sát trùng, quần áo bảo hộ sạch sẽ và hạn chế người qua lại giữa các chuồng. Phòng bệnh: Trong chăn nuôi, công tác phòng bệnh hơn chữa bệnh là vô cùng quan trọng và cần thiết. Ngoài công tác vệ sinh trong chăn nuôi tốt thì cần sử dụng các loại thuốc phòng bệnh hoặc tiêm phòng bằng vắc-xin. Đặc biệt, việc làm này phòng trừ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Newcastle, Gumboro, Cúm, Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (IB), Đối với gà mái sinh sản, quy trình sử dụng vắc-xin đã thực hiện đủ trước khi vào giai đoạn đẻ bói. Quy trình nuôi gà tại trại là không lạm dụng kháng sinh trong thời gian đẻ, chỉ phòng định kì 1 tháng 1 liệu trình phác đồ trong 3- 4 ngày hoặc khi thời tiết thay đổi hoặc điều trị bệnh bằng kháng sinh. - Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng Tùy theo từng giai đoạn tỷ lệ đẻ của gà mà ta áp dụng quy trình nuôi dưỡng cho phù hợp.
  39. 30 - Nước uống Nước tuy không phải là nguồn cung cấp năng lượng nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tất cả các chất cần thiết cho sự sống nói chung cho chăn nuôi gà đẻ nói riêng. Cho nên trong quá trình thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng, chúng tôi luôn đảm bảo gà có đủ nước sạch và nhiệt độ thích hợp cung cấp cho gà đẻ với nhu cầu cho gia cầm giai đoạn sinh sản tính theo thức ăn là 3/1. Kiểm tra, thay nước 4 lần trên một ngày; làm vệ sinh gallon ít nhất 1 lần/ngày. Buổi sáng vào mùa hè thực hiện bật điện từ 4h30 – 5h cho gà ăn, kiểm tra lượng thức ăn dư thừa, kiểm tra máng nước tiến hành vệ sinh máng nước và cho uống. Nếu phải cho gà uống thuốc, thực hiện theo phác đồ chia làm 2 lần: 8 – 10h cho uống lần 1 và 14 - 16h cho uống lần 2, sau đó cho uống thuốc bổ vitamin. Trước khi cho uống thuốc, thực hiện cắt nước khoảng 30 phút, pha thuốc vào xô sau đó đổ vào bình gallon cho uống với lượng nước đã pha thuốc uống đủ trong 2h. - Thức ăn và cách cho ăn Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng mảnh cho gà đẻ AC240 của công ty Japfa. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, cụ thể cho ăn 3 lần trong ngày: Lần 1 cho ăn vào sáng sớm để gà đẻ vào thời gian từ 8h với lượng thức ăn 60%, lần 2 và lần 3 lần lượt vào đầu và cuối buổi chiều với lượng thức ăn chia đều 20%. - Chế độ chiếu sáng: thực hiện chiếu sáng lúc 5% đẻ là 14h/ ngày, lúc 30% đẻ là 15h/ ngày, sau đó lên 50 - 60% là 16h/ ngày. Cường độ chiếu sáng 2 - 3 W/m2. - Công tác chăm sóc khác: Thường xuyên vệ sinh tổ đẻ, bổ sung đệm lót cho tổ đẻ và nền chuồng đảm bảo đệm lót luôn khô, thoáng. Thu nhặt trứng
  40. 31 nhiều lần trong ngày: 9h, 10h, 11h, 15h rồi thực hiện nhập kho và phân loại trứng, đem trứng đi bán. Kiểm tra theo dõi các cá thể kém không còn khả năng sinh sản đưa ra loại thải. * Công tác thú y và chăm sóc khác - Phòng và sử dụng các loại vắc-xin với gà thịt lông màu thương phẩm thí nghiệm. Trong thời gian nuôi dưỡng hàng ngày phải theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán, phát hiện bệnh và có những hướng điều trị kịp thời. Trong thời gian nuôi gà thường gặp bệnh như sau:  Bệnh Thương hàn - Nguyên nhân: Do vi khuẩn Gram âm Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum gây ra, chủ yếu thông qua đường tiêu hoá và hô hấp. Gà đã khỏi bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đây là nguồn lây lan quan trọng và nguy hiểm nhất. - Triệu chứng: + Ở gà con: Gà bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào lúc 24 - 28 giờ sau khi nở. Biểu hiện: Gà yếu, bụng trễ do lòng đỏ không tiêu, tụ tập thành từng dám, kêu xáo xác, ủ rũ. Lông xù, ỉa chảy, phân trắng mùi hôi khắm có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn, gà chết 2 - 3 ngày sau khi phát bệnh. + Ở gà lớn: Ở gà lớn gây hoại tử đinh ghim ở gan, gia cầm đẻ phôi trứng biến dạng, nổi rõ các mạch máu làm cho các phôi trứng có màu đỏ rõ, đôi khi thấy trứng non dập vỡ gây viêm dính phúc mạc, ống dẫn trứng viêm, xuất huyết. - Bệnh tích: Ở gà con mổ khám thấy gan, lách bị viêm sưng có màu đỏ, tím ở lách, tim, phổi có các hoại tử. - Phòng bệnh:
  41. 32 + Nhập giống từ cơ sở gà bố mẹ không bị bệnh Salmonella, đây là cách tốt nhất, tuy nhiên về thực tế, cơ sở bán giống cho chúng tôi không có cam kết bảo hành điều này. + Nuôi dưỡng chăm sóc tốt để tăng sức đề kháng cho gà. + Thức ăn trên máng phải thường xuyên sàng qua để loại bỏ những phân gà dính bám vào thức ăn có mang mầm bệnh. + Giữ gìn vệ sinh chuồng trại để làm giảm nguy cơ lây lan bệnh. + Dùng dung dịch Profil (0,2 %) khử trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và khu vực xung quanh.  Bệnh CRD - Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Gà 2 - 12 tuần tuổi và gà sắp đẻ dễ bị nhiễm hơn các lứa tuổi khác, thường hay phát bệnh khi trời có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao. - Triệu chứng: + Thời gian ủ bệnh từ 6 - 21 ngày. + Gà trưởng thành và gà đẻ: Tăng khối lượng chậm, thở khò khè, chảy nước mũi, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng 10 - 15% và giảm chất lượng của trứng. + Gà thịt: Xảy ra giữa 4 - 8 tuần tuổi với triệu chứng nặng hơn so với các loại gà khác do kết hợp với các mầm bệnh khác (thường với E. coli) vì vậy trên gà thịt còn gọi là thể kết hợp E. coli-CRD (C - CRD) với các triệu chứng: Âm ran khí quản, chảy nước mũi, ho, sưng mặt, sưng mí mắt, viêm kết mạc. + Bệnh tích: mổ khám thấy khí quản sung huyết và chứa đầy dịch có bọt nhầy dính chặt vào niêm mạc khí quản. Túi khí viêm dày, đục, có thể có bã đậu. Viêm phổi ở nhiều mức độ khác nhau như viêm màng phổi, hoại tử, Nếu có kế phát E.coli sẽ gây viêm màng bao tim và màng bao gan. Trên gà đẻ thấy ống dẫn trứng bị sưng, thủy thũng; vòi trứng bị viêm.
  42. 33 - Phòng bệnh: Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y, chuồng thông thoáng, mật độ hợp lý, chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, cho uống thuốc kháng sinh Doxycyline + Tylocin 30g/ đàn để phòng bệnh. Khi theo dõi ở đàn gà đẻ, nếu phát hiện gà có những biểu hiện, triệu chứng bệnh, chúng tôi thường tiến hành điều trị toàn đàn theo nhóm thuốc đạt kết quả như sau: Bảng 4.1a. Kết quả điều trị bệnh trên đàn gà đẻ Số gà mắc Tên thuốc Số con khỏi TT Tên bệnh bệnh Tỷ lệ (%) (con) (con) Thương 1 Florfenicol 20% 450 430 95,55 Hàn Florfenicol + Doxyciline + 2 CRD 450 425 94,44 Mentofin + Bromhexine Trong quá trình điều trị, nhờ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị kịp thời nên kết quả điều trị bệnh trên đàn gà đạt kết quả tốt. Sau 3 đến 5 ngày điều trị, đàn gà có những chuyển biến tích cực. Ăn, uống vận động dần trở lại bình thường. Sau 5 ngày, hầu hết biểu hiện của bệnh trên đàn gà không đáng kể. * Tham gia các hoạt động khác Trong quá trình thực tập ngoài việc chăm sóc và nuôi dưỡng đàn gà khảo nghiệm, bản thân tôi còn tham gia một số công việc phục vụ sản xuất như sau: - Tham gia cải tạo và trồng rau ở khu vực canh tác rau màu, thực hiện trồng và chăm sóc các loại cây xung quanh trại, loại bỏ cây tạp và cỏ dại. - Tham gia phòng, trị bệnh cho đàn gà lông màu thả vườn, gia súc vật nuôi trên địa bàn xã.
  43. 34 - Sửa chữa lại máng ăn bị hỏng, thay rèm che, bóng điện hỏng, mái chuồng. - Tiêu độc, khử trùng dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại và khu vực xung quanh. - Tham gia bắt, cân và bán gà, nhặt và giao bán trứng. * Kết quả công tác phục vụ sản xuất Sau 6 tháng thực tập kết quả của công tác phục vụ sản xuất được thể hiện qua bảng dưới 4.1: Bảng 4.1b. Kết quả phục vụ sản xuất Kết quả Số lượng (Khỏi bệnh/an toàn) Nội dung công việc (con) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Chăn nuôi gà - Nuôi gà đẻ 450 425 94,44 - Nuôi gà thịt 600 600 100 2. Phòng bệnh ở gà Tiêm vắc-xin Newcastle 600 600 An toàn Nhỏ vắc-xin Gumboro 600 600 An toàn Nhỏ vắc-xin IB- ND 600 600 An toàn 3. Chữa bệnh cho gà Bệnh CRD 450 425 94,44 Bệnh Thương Hàn 450 430 95,55 4. Công việc khác Tiêm vắc-xin dại chó 10 10 An toàn Úm gà 600 598 99,67 4.2. Kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu 4.2.1. Tuổi thành thục sinh dục của gà khảo nghiệm Tuổi thành thục sinh dục của gia cầm là tuổi bắt đầu hoat động sinh dục và có khả năng tham gia quá trình sinh sản. Tuổi thành thục của gia cầm không những phụ thuộc vào từng giống mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh
  44. 35 dưỡng và mức khống chế khối lượng cơ thể cũng như điều kiện môi trường, chế độ chiếu sáng. Tuổi thành thục của gà mái là tuổi bắt đầu đẻ quả trứng đầu tiên. Để đánh giá tốc độ và sự tập trung sức đẻ của đàn gà, ta xác định tuổi đẻ của gà đạt tỷ lệ 25%, 50% và đỉnh cao của gà mái. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Tuổi đẻ đầu, 25%, 50% và đỉnh cao của gà VCZ 16 (ngày tuổi) X m Chỉ tiêu Đơn vị Thời gian ( ± X ) Cv Đẻ bói Ngày 131 ± 0.74 0.48 Đẻ 5% Ngày 137 ± 0,71 0.51 Đẻ 25% Ngày 148 ± 0,70 0.68 Đẻ 50% Ngày 156 ± 1,10 0.98 Đỉnh cao Ngày 195 ± 1,37 1,12 Ghi chú: Theo hàng ngang, các số mang chữ cái giống nhau thì không có sự sai khác (với p>0,05) Từ kết quả ở bảng 4.2 chúng tôi nhận thấy: Đàn gà VCZ 16 có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên trung bình vào ngày 131 (tuần thứ 18); tuổi đẻ 5%, 25%, 50% là tuần thứ 19, 20, 22 (ngày thứ 137, 148, 156). Sau đó đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao ở tuần 29 (ngày thứ 195). Theo tài liệu chuẩn của hãng tuổi đẻ quả trứng đầu tiên ở 19 tuần tuổi, tuổi đẻ 5%, 30%, 50% là tuần thứ 19, 21, 22; sau đó đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao ở tuần 29. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên, tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5%, 25%, 50 % có thời gian đẻ chênh lệch với tiêu chuẩn của hãng đưa ra là không đáng kể, tuy nhiên sự khác nhau ở tuần đẻ đỉnh cao khác nhau ở tỷ lệ đẻ (thực tế tại cơ sở là 74%, tiêu chuẩn của hãng là 93-94%) [47]. So sánh với nghiên cứu gà Ai Cập của Tống Minh
  45. 36 Phương vs cs (2016) [24] gà mái Ai Cập có tuổi thành thục sinh dục sớm, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 132 ngày; tỷ lệ đẻ 5% 146 ngày; tuổi đẻ đạt 50% là 167 ngày và tuổi đẻ đỉnh cao là 203 ngày. Gà ISA Brown có tuổi thành thục sinh dục muộn hơn, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 143 ngày; tỷ lệ đẻ 5% 155 ngày; tỷ lệ đẻ 50% là 179 ngày và đỉnh cao tỷ lệ đẻ là 210 ngày. Vậy nhận thấy rằng Gà VCZ 16 có tuổi thành thục tương đương với gà Ai Cập và sớm hơn gà ISA Brown. 4.2.1.2. Tỷ lệ hao hụt của gà khảo nghiệm Tỷ lệ hao hụt của gia cầm ở giai đoạn sinh sản là chỉ tiêu phản ánh sức sống, chất lượng giống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng của đàn gà. Tỷ lệ nuôi sống hay tỷ lệ loại thải của đàn gà bố mẹ ở giai đoạn sinh sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dòng, giống, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn gà Trong mỗi cơ sở chăn nuôi gà sinh sản đều có những gà do mắc bệnh hay do nguyên nhân khác như cấu trúc cơ thể không tốt mà đẻ không đều và ngừng đẻ sớm hơn, trong điều kiện chăm sóc – nuôi dưỡng bình thường, số gà như vậy chiếm khoảng 5 – 15% tổng số gà mái đẻ. Kết quả theo dõi tỷ lệ loại thải và hao hụt của gà VCZ 16 nuôi tại trại VM được trình bày ở bảng 4.3.
  46. 37 Bảng 4.3. Tỷ lệ hao hụt cộng dồn của gà VCZ 16 Tuần Tỷ lệ nuôi sống theo tuần (%) Tỷ lệ hao hụt (%) Tuổi 19-20 98,91 1,11 21-22 98,19 1,81 23-24 98,16 1,84 25-26 99,54 0,46 27-28 98,83 1,17 29-30 98,82 1,18 31-32 96,61 3,39 33-34 97,49 2,51 35-36 99,24 0,76 37-38 90,17 9,83 39-40 98,86 1,41 41-42 97,99 2,01 43-44 97,34 2,66 45-46 98,5 1,50 47-48 98,47 1,53 49-50 98,14 1,86 19-50 97,83 2,57 Từ kết quả ở bảng 4.3 cho chúng tôi thấy tỷ lệ nuôi sống trong giai đoạn này khá cao trung bình trên là 97%, tỷ lệ hao hụt thấp nhất ở tuần tuổi thứ 25- 26 là 0,46%. Trong các giai đoạn này tỷ lệ hao hụt không đáng kể, tuy nhiên có hai giai đoạn có tỷ lệ cao là tuần tuổi 31 - 32 và 37 - 38, đặc biệt từ 37 - 38 tuần tuổi tỷ lệ hao hụt tới 9,83%. Trong giai đoạn này do thời tiết có nhiều biến động, nóng nắng mưa nhiều đặc biệt là mưa dông, độ ẩm không khí thay đổi lúc cao lúc thấp làm cho đàn gà bị mắc các bệnh về đường hô hấp, chủ
  47. 38 yếu nguyên nhân là do đàn gà bị nhiễm bệnh CRD làm giảm sức đề kháng dẫn đến gà giảm đẻ. Tuy nhiên do phát hiện và chữa kịp thời nên tỷ lệ chết không đáng kể, nhưng tỷ lệ loại thải lại khá cao do gà gầy và yếu không đạt tiêu chuẩn. Ở một quần thể không được chọn lọc cá thể, trung bình có khoảng 10% gà mái sinh sản rất kém hoặc không sinh sản được vì nhiều lý do khác nhau. Ở tuần 37 là giữa giai đoạn theo dõi nên chúng tôi tiến hành loại những con đẻ kém, không đẻ được, gầy yếu nên tỷ lệ loại thải trong giai đoạn này lên đến 9.83%. Tỷ lệ loại thải của đàn gà cả giai đoạn theo dõi là 35,02% là khá cao so với tiêu chuẩn. Tính trung bình cho cả giai đoạn tỷ lệ nuôi sống là 97,83%, so sánh với nuôi tại trung tâm Thụy Phương có thì trung tâm có tỷ lệ nuôi sống thấp hơn: 94 - 96% [47]. Theo đề tài do nhóm tác giả Nguyễn Đức Trọng, Phạm Văn Chung, Nguyễn Thị Thúy Nghĩ [2013] [36], thực hiện nghiên cứu nuôi khảo nghiệm gà hướng trứng giống Dominant nhập từ Cộng hòa Czech đàn gà có tỷ lệ nuôi sống cao (trên 92%), gà có sức chống chịu bệnh tật tốt thể hiện không xảy ra dịch bệnh, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu và nuôi dưỡng ở nước ta. 4.2.1.3. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà VCZ 16 Đối với đàn gà mái sinh sản, tỷ lệ đẻ và năng suất trứng là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản. Thông qua chỉ tiêu này người ta có thể biết phẩm chất của đàn gà giống cũng như trình độ chăm sóc nuôi dưỡng của cơ sở giống. Tỷ lệ đẻ cao, thời gian đẻ trứng kéo dài chứng tỏ chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý. Ở gà cũng như các loài gia cầm khác có tỷ lệ đẻ thấp ở những tuần đẻ đầu sau đó tăng dần đến đỉnh cao rồi giảm dần đến cuối chu kỳ đẻ. Kết quả theo dõi tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của đàn gà VCZ 16 được chúng tôi trình bày ở bảng 4.4, đồ thị 4.1.
  48. 39 Bảng 4.4. Tỷ lệ đẻ và năng suất trứng của gà VCZ 16 Năng suất trứng Tuần tuổi Tỷ lệ đẻ Quả/mái/tuần Cộng dồn 20-21 2,86 1,74 3,48 22-23 57,63 4,03 11,54 24-25 69,73 4,88 21,30 26-27 70,22 4,92 31,14 28-29 70,64 4,94 41,02 30-31 69,52 4,87 50,76 32-33 33,13 2,32 55,40 34-35 30,84 2,16 59,72 36-37 48,28 3,38 66,48 38-39 53,13 3,72 73,92 40-41 55,99 3,92 81,76 42-43 59,74 4,18 90,12 44-45 60,55 4,24 98,60 46-47 60,89 4,26 107,12 49-50 61,00 4,29 115,7 Bình quân 55,08 3,85 - Tổng lượng trứng 115,7 Từ bảng kết quả và đồ thị cho thấy tỷ lệ đẻ của đàn gà tăng dần từ tuần 20 – 30 (2,86 - 69,52%). Và sau khi đạt đỉnh cao ở tuần 29 (70,64 %) thì tỷ lệ đẻ bắt đầu giảm xuống từ tuần 32 - 33 đồng thời ta cũng thấy tỷ lệ đẻ tỷ lệ thuận với năng suất trứng. Điều này chưa phù hợp với đặc điểm sinh học của gà. Tuy nhiên ở các tuần tuổi 36 trở đi thì tỷ lệ dần tăng lên. Nguyên nhân như chúng tôi đã trình bày trong phần 4.3. Do thời kì này thời tiết vào mùa hè liên tục thay đổi, điều kiện nuôi nhốt chuồng hở ảnh hưởng trực tiếp dễ gây stress và lượng thức ăn thu nhận g/con/ngày giảm, điều này dẫn đến sản lượng trứng không được cao. Cũng chính những nguyên nhân này làm cho tỷ lệ đẻ đỉnh cao của đàn gà chỉ đạt 70,64% ở tuần thứ 28 - 29 và giảm dần ở các tuần tiếp theo do ảnh hưởng của bệnh. Sau đó lại tăng trở lại đến tuần 50 thì tỷ lệ đẻ được 61,00% và năng suất trứng tương ứng là 3,85 quả/mái/tuần.
  49. 40 So sánh tỷ lệ đẻ kết quả nuôi đàn gà HW (VCN-G15) thuần qua 2 thế hệ của Phạm Công Thiếu và cs. (2008) [34] thấy rằng tỷ lệ đẻ cao nhất (74- 75%) đạt được ở tuần 38-39. Trong khi đó gà Ai Cập đạt đỉnh cao (65,5%) ở 35- 36 tuần tuổi sớm hơn gà VCN-G15 là 4 tuần. Như vậy tỷ lệ đẻ cao nhất của gà VCZ16 là chưa tương tự với kết quả so sánh. So sánh năng suất trứng theo kết quả của Tống Minh Phương và cs, (2016) [24] thì gà ISA Brown năng suất trứng tích lũy ở tuần đẻ thứ 1 là 0,51 quả/mái, tuần thứ 8 là 30,88 quả/mái, đến tuần đẻ thứ 27 là 148,27 quả/mái. Sản lượng trứng ở tuần đẻ thứ 1 là 0,51 quả/mái/tuần, tăng lên 4,13 quả/mái/tuần ở tuổi đẻ đỉnh cao, ở tuần đẻ 16 (tuần tuổi thứ 38) sản lượng trứng đạt > 5 quả/mái/tuần và duy trì đến tuần tuổi thứ 49 (tuần đẻ 27) đạt 5,5 quả/mái/tuần. Như vậy kết quả này là cao hơn so với giống gà của chúng tôi nuôi tại Thái Nguyên. Tóm lại qua 30 tuần theo dõi ta thấy: Tỷ lệ đẻ trung bình của đàn gà VCZ 16 là 55,08%; năng suất trứng đến 50 tuần tuổi là 115,7 quả/mái. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với kết quả của trung tâm giống gia cầm Thụy Phương khi nghiên cứu và đưa ra kết quả ở tuần 50 mái đẻ đạt 189-191 quả/mái, NST/mái/68 tuần tuổi là 258-260 quả [47]. Hình 4.1. Đồ thị mối quan hệ giữa tỷ lệ đẻ trứng và năng suất trứng
  50. 41 4.2.1.4. Khối lượng trứng của gà khảo nghiệm qua giai đoạn Nguyễn Thị Mai và cs (2007) [20] cho biết khối lượng trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng suất trứng tuyệt đối của gia cầm. Khối lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loài, giống, hướng sản suất, cá thể, chế độ dinh dưỡng, tuổi gà mái, khối lượng gà mái Bảng 4.5. Khối lượng trứng gà thí nghiệm Khối lượng trứng Khối lượng trứng Tuần tuổi X m Trung bình TC (g) ± X (n = 100) Cv% 23-24 52,67 ± 0,21 6,52 25-26 54,72 ± 0,35 5,70 27-28 56,27 ± 0,30 5,74 29-30 56,67 ± 0,38 5,62 50 - 55 31-32 54,01 ± 1,64 4,10 33-34 54,11± 0,56 5,97 35-36 55,59 ± 0,5 7,44 37-38 56,01 ± 0,15 6,47 39-40 56,15 ± 0,37 4,98 41-42 56-63 56,55 ± 0,32 5,34 43-44 55,73 ± 0,05 5,55 45-46 55,43 ± 0.29 6,65 47-48 56,00 ± 0,88 5,87 49-50 55,68 ± 0.34 5,18 Tổng 55,43±0,95 5,78 Từ bảng kết quả chúng tôi thấy khối lượng trứng trung bình tăng dần qua các tuần tuổi của đàn gà là hoàn toàn phù hợp với quy luật của tự nhiên. Trong những tuần đầu, khối lượng trứng trung bình tăng nhanh từ 52,67g (tuần thứ 23-24) đến 56,67 (tuần 30) nhưng sau đó khối lượng đã sụt giảm trong tuần 31, 32, 33, 34 với khối lượng trứng trung bình từ 54,01 - 54,11g. Nguyên
  51. 42 nhân như chúng tôi đã trình bày trong phần 4.3. Sau đó các tuần khác lại tăng dần trở lại. Khối lượng trứng trung bình của đàn gà ở đỉnh cao của tỷ lệ đẻ là 56,67g với hệ số biến dị là 5,62%. Theo số liệu của hãng (trung tâm giống gia cầm Thụy Phương cung cấp) khối lượng trứng trung bình là 62 - 63g/quả (thực tế 55,43g/quả). Như vậy kết quả của chúng tôi nuôi tại Thái Nguyên là thấp hơn. Hình 4.2. Đồ thị khối lượng trứng gà VCZ16 4.2.1.5. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà khảo nghiệm Chất lượng trứng là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả sản xuất của gia cầm sinh sản, nó không chỉ mang ý nghĩa giống mà còn là giá trị thực phẩm. Chất lượng trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dòng, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc trong đó thức ăn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng trứng. Chất lượng của trứng gia cầm thường được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như khối lượng trứng, chỉ số hình thái, màu sắc lòng đỏ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, thức ăn, bảo quản, Để đánh giá chất lượng trứng của gà VCZ 16, chúng tôi tiến hành khảo sát 30 quả trứng ở tuần 28, kết quả được trình bày qua bảng 4.6.
  52. 43 Bảng 4.6. Một số chỉ tiêu chất lượng trứng của gà VCZ 16 X m Chỉ tiêu Đơn vị ± X P Tỷ lệ lòng đỏ % 32,34 ± 0,32 0,0001 Tỷ lệ lòng trắng % 56,38 ± 0,35 0,002 Tỷ lệ vỏ % 11,28 ± 0,13 0,0002 Chỉ số hình thái - 1,27 ± 0,02 0,0001 Chỉ số lòng trắng - 0,1 ± 0,01 0,067 Chỉ số lòng đỏ - 0,38 ± 0,05 0,001 Độ chịu lực kg/cm2 3,05 ± 0,86 0,037 Độ dày vỏ mm 0,38 ± 0,03 0,428 Kết quả khảo nghiệm thu được về chỉ số hình thái của gà VCZ 16 là 1,27. So sánh với kết quả về chỉ số hình dạng của trứng gà Ai Cập trong nghiên cứu của Nguyễn Huy Đạt và cs. (2007) [8] với các số liệu được báo cáo là 1,26 ± 0,04. Chỉ số hình thái của trứng liên quan đến tỷ lệ ấp nở. Bình thường trứng gà có hình bầu dục hoặc hình ô van, chỉ số hình thái thường là 1,25 - 1,35. Độ dày và độ bền của vỏ trứng là chỉ tiêu quan trọng đối với trứng gia cầm, có ảnh hưởng đến kết quả ấp nở và vận chuyển. Trứng gà Mía ở 38 tuần tuổi có độ dày vỏ trứng trung bình 0,36mm và độ chịu lực 2,88 kg/cm2 (Theo Trịnh Xuân Cư và cs (2001) [6]. Theo Perdrix và cs, (1969) [44] độ dày vỏ trứng gà là 0,229 • 0,373 mm. Trong nghiên cứu của chúng tôi giống gà này có độ dày vỏ trứng trung bình từ 0,37 ­ 0,38mm. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với các tác giả trên. * Tỷ lệ trứng dập vỡ, dị hình Từ bảng 4.8 ta thấy gà VCZ 16 có tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình cao ở tuần đẻ thứ 1 đến thứ 5 và giảm dần ở các tuần đẻ tiếp theo, cụ thể: ở tuần đẻ thứ 1 gà có tỷ lệ trứng dập vỡ là 4,35%, dị hình là 5,80%. Đến tuần đẻ thứ 20 tỷ lệ trứng dập vỡ giảm xuống là 1,57%, dị hình 2,14% (bảng 4.7).
  53. 44 Bảng 4.7. Tỷ lệ trứng dập vỡ, dị hình Tuần đẻ Tỷ lệ trứng dập vỡ Tỷ lệ trứng dị hình (%) (%) 1 4,35 5,80 2 3,13 5,63 3 2,53 5,53 4 2,41 5,39 5 2,32 4,33 10 2,11 3,13 15 1,61 2,51 20 1,57 2,14 25 1,64 2,25 27 1,67 2,30 30 1,58 2,16 Trung bình 2,01 ± 0,12 3,15 ± 0,23 So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chung (2012) [7], trứng gà ISA Brown có tỷ lệ trứng bị dập vỡ trung bình là 2,02%, dị hình 3,4% tương đương kết quả nghiên cứu của chúng tôi; Nguyễn Thị Hảo (2013) [23] cho biết tỷ lệ trứng gà Ai Cập bị dập vỡ trung bình là 2,47%, dị hình là 11,0%, như vậy kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. 4.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn trong giai đoạn đẻ trứng của gà khảo nghiệm 4.2.2.1. Tiêu tốn thức ăn/1 kg trứng và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của gà khảo nghiệm Kết quả theo dõi và tính tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng và tiêu tốn thức ăn/1kg trứng của gà khảo nghiệm được ghi tại bảng 4.8. Kết quả thu được cho thấy: Tiêu tốn thức ăn/ 10 quả trứng của gà khảo nghiệm có sự biến thiên qua các tuần tuổi và tỷ lệ nghịch với năng suất trứng. Năng suất trứng tuần đẻ đầu thấp nhất thì tiêu tốn thức ăn cao nhất (ở cả hai chỉ tiêu theo dõi). Ở bảng 4.9 cho thấy: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg trứng cộng dồn giai đoạn đẻ là 3,86 kg, với tiêu tốn thức thức ăn /10 quả trứng tương ứng cộng dồn là 2,13
  54. 45 kg. Theo kết quả nghiên cứu ứng dụng công bố giống gà này tại trung tâm giống gia cầm Thụy Phương có mức TTTA /10 quả trứng của gà VCZ 16 là 1,8 - 1,9 kg. Vậy kết quả của chúng tôi là cao hơn số liệu trung tâm giống cung cấp. So sánh với nghiên cứu Phạm Thị Bích Hường (2010) [15] về tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng, của gà VCN - G15 là 1,71 kg, gà Ai Cập ở mức 2,23 kg và với con lai AVG đạt ở mức 1,88 kg. Như vậy gà VCZ 16 có chỉ số tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng cao hơn gà VCN - G15 và thấp hơn gà Ai Cập. Bảng 4.8. Tiêu tốn thức ăn/1 kg trứng và tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng của gà khảo nghiệm Tuần đẻ Tiêu tốn TĂ/1 kg trứng Tiêu tốn TĂ/10 quả trứng 1 34,72 17,69 3 7,16 4,18 6 3,05 1,56 9 2,26 1,43 12 2,98 1,53 15 4,11 2,39 18 5,02 2,82 21 3,17 1,89 24 3,12 1,79 27 3,58 1,89 30 4,14 2,27 Trung bình 3,86 2,13 30 tuần đẻ 4.2.2.2. Tiêu tốn CP và ME cho 10 quả trứng. Kết quả theo dõi và tính tiêu thụ thức ăn, tiêu tốn CP và ME cho 10 trứng của gà khảo nghiệm được ghi tại bảng 4.9. Bảng 4.9 cho thấy: Tiêu thụ thức ăn trong tuần đẻ đầu của gà khảo nghiệm ở mức trung bình với mức 83,55 gam/con/ngày phù hợp với tỷ lệ đẻ tương ứng. Khả năng tiêu thụ thức ăn của gà tăng dần qua các tuần, đến tuần
  55. 46 đẻ thứ 9 có mức tiêu thụ thức ăn cao nhất là 105,6 gam/con sau đó giảm do bị ảnh hưởng của yếu tố bệnh tật như đã trình bày 4.3 khiến lượng thức ăn nhận vào giảm. Thông thường, giai đoạn sinh sản, gà mái ăn tự do cũng chỉ tiêu thụ lượng thức ăn hàng ngày bằng 1/11-1/12 khối lượng cơ thể, gà VCZ 16 của chúng tôi ở 28 tuần tuổi đạt 1,7 - 2,0 kg/con, theo đó về lý thuyết ăn hết 110 - 120 gam/con, như vậy mức tiêu thụ thức ăn thực tế 100 - 105 g/con/ngày là còn thấp. Với tiêu tốn CP, ME/10 quả trứng cũng tuân theo quy luật như tiêu tốn thức ăn trên 10 quả trứng tại bảng 4.8. Ở tuần đẻ 15 của gà khảo nghiệm lần lượt của CP, ME là 394,4g và 6.439,5 Kcal. Tại tuần đẻ 30, tiêu tốn CP và ME/10 quả trứng là 374,6g và 6.042,2 Kcal. Bảng 4.9. Tiêu thụ thức ăn và tiêu tốn CP và ME cho 10 trứng giống của gà khảo nghiệm Hiệu quả sử dụng thức ăn Tuần đẻ Tiêu thụ thức ăn CP (g) ME (Kcal) (g/con/ngày) 1 83,55 2.917,2 46.931,5 3 93,40 691,4 11.156,5 6 99,08 264,1 4.187,0 9 105,06 237,6 3.842,5 12 100,17 267,4 4.160,5 15 94,14 394,4 6.439,5 18 100,48 471,9 7.526,1 21 105,73 313,5 5.061,5 24 109,86 297,0 4.743,5 27 110,06 311,9 5.114,3 30 109,09 374,6 6.042,2 Bình 100,06 quân
  56. 47 4.2.3. Chi phí trực tiếp cho 10 quả trứng Kết quả tính chi phí trực triếp cho 10 quả trứng của gà khảo nghiệm, được chúng tôi ghi tại bảng 4.10. Qua bảng 4.10 cho thấy: Tại thời điểm nghiên cứu, giá thức ăn Japfa AC204 cho gà đẻ là 8000 đ/kg, thì chi phí trực tiếp/10 quả trứng đến 30 tuần đẻ là 18.675 đồng. Giá trứng trung bình tại thời điểm là 2.350 đ/quả thì chênh lệch thu-chi trực tiếp là 4.825 đồng. Bảng 4.10. Sơ bộ hạch toán chi phí trực tiếp cho 10 quả trứng của gà khảo nghiệm (đồng) Diễn giải Tiêu tốn Đơn giá Tổng (kg) (đồng) (đồng) Thức ăn 2,13 8000 17.040 Thú y (thuốc thú y, hóa chất khử trùng, ) 635 Khác (điện, nước uống, đệm lót, ) 1000 Tổng chi phí trực tiếp/10 quả trứng 18.675 Thu từ bán trứng 2.350 23.500 Chênh lệch thu-chi trực tiếp 4.825
  57. 48 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ kết quả thu được và qua phân tích chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Gà VCZ 16 có khả năng thích tốt với thời tiết, khí hậu Thái Nguyên với tỷ lệ nuôi sống giai đoạn đẻ đạt 97,83%. Gà VCZ 16 có tỷ lệ hao hụt mái sau 30 tuần đẻ theo dõi là 0,46 đến 9,38 % và có tuổi đẻ đầu lúc 131 ngày tuổi, tuổi đẻ 50 % lúc 156 ngày tuổi và đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao lúc 175 ngày tuổi. Năng suất trung bình 3,85 quả/mái/tuần, đạt 115,7 quả trong 30 tuần đẻ; tỷ lệ đẻ bình quân/30 tuần là 55,08 %; khối lượng trứng trung bình đạt 55,43 gam. Các chỉ tiêu về chất lượng trứng của gà VCZ 16 tương đương với các giống gà đẻ nhập nội. Với chỉ số hình thái 1,27, chỉ số lòng đỏ 0,38, chỉ số lòng trắng 0,1, độ dày vỏ trứng đạt 0,38mm. Gà VCZ 16 có tỷ lệ trứng dập vỡ và dị hình cao ở tuần đẻ thứ 1 đến thứ 5 và giảm dần ở các tuần đẻ tiếp theo, Gà VCZ 16 tiêu thụ thức ăn ở mức trung bình 100,06 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng trung bình là 2,13 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1kg trứng là 3,86 kg. Chi phí trực tiếp/10 trứng là 18.675 đồng. Sơ bộ hạch toán thu – chi/10 quả trứng là 4.825 đồng. Gà VCZ 16 nuôi chuồng hở tại Thái Nguyên cho sức sản xuất trứng chưa tương đương với tiêu chuẩn giống gà VCZ 16 của trung tâm giống gia cầm Thụy Phương công bố. 5.2. Đề nghị Đề tài cần được tiến hành nghiên cứu tiếp hết 1 năm đẻ để có số liệu đầy đủ hơn về giống gà VCZ 16 nuôi chuồng hở ở Thái Nguyên. Có thể áp dụng nuôi gà VCZ 16 hoàn toàn ở các địa phương miền núi phía Bắc có cùng tiểu khí hậu và thử nghiệm nuôi ở vùng núi cao có khí hậu lạnh.
  58. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Auaas R. và Wilke R. (1978), ‘‘Sản xuất và bảo quản trứng gia cầm’’, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Nguyễn Chí Bảo, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 501-518. 2. Tạ Bình An (1973), Di truyền học động vật. NXB khoa học kỹ thuật HN. 3. Brandsch H và Biilchel H. (1978), Cơ sở của sự nhân giống và di truyền giống ở gia cầm, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm ( Nguyễn Chí Bảo dịch), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, tr: 2; 129-158. 4. Ngô Đăng Bình (2011), Đánh giá khả năng sản xuất của gà giống Hubbard-Classic bố mẹ và thương phẩm nuôi tại công ty TNHH một thành viên gà giống Dabaco Lạc Vệ- Tiên Du- Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ, trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, tr 19. 5. Nguyễn Thị Thanh Bình (1998), Nghiên cứu khả năng sinh sản và sản xuất của gà ri, Luận văn thạc sỹ khoa học, Viện khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam, tr: 35-50. 6. Trịnh Xuân Cư, Hồ Lam Sơn (2001), ‘‘Nghiên cứu một số đặc điểm về ngoại hình và tính năng sản xuất của gà Mía trong điều kiện chăn nuôi tập trung’’, Phần chăn nuôi gia cầm, Báo cáo khoa học chăn nuôi thú y 1999 – 2000, Luận Văn Thạc sỹ Nông nghiệp. 7. Nguyễn Văn Chung (2011), Bổ sung PX­ AGROSUPER cho gà đẻ ISA Brown tại HTX chăn nuôi gia cầm Diêm Lâm, xã Duy Phiên, huyện Tam Dương Vĩnh Phúc, Luận Văn Thạc sỹ Nông nghiệp. 8. Nguyễn Huy Đạt (1991), Nghiên cứu một số tính trạng sản xuất cúa các dòng thuần bộ giống gà Leghorn trắng trong điền kiện Việt Nam, Luận
  59. 50 án phó tiến sĩ Khoa học nông nghiệp, Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam, tr. 40-50. 9. Vương Đống (1968), Dinh dưỡng động vật tập 2 (người dịch: Vương Văn Khể), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, trang 14-16. 10. Bùi Hữu Đoàn (2010), ‘‘Đánh giá khả năng sản xuất trứng của gà F1 (Leghorn x Ai Cập)’’, Tạp chí KHKT chăn nuôi số 6 – 2010, tr. 21-26. 11. Trương Thúy Hiền (2008), ‘’Kỹ thuật chăn nuôi gà đẻ trứng đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi trang trại thuộc nông hộ’’, Đặc sản khoa học kỹ thuật thức ăn chăn nuôi, Số 4/2008, tr. 27. 12. Nguyễn Thị Hảo (2012), Sử dụng bột MORINGA OLEIFERA cho gà đẻ trứng thương phẩm Ai Cập, Luận Văn Thạc sỹ Nông nghiệp, khoa Chăn nuôi nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 13. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn, Đoàn Xuân Trúc (1999), Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dùng cho cao học và nghiên cứu sinh chăn nuôi), Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, Nhà xuất bản nông nghiệp, tr: 3-11, 30-34. 14. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai (1994), Chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 104-108; 122-123;170. 15. Phạm Thị Bích Hường, (2010), Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà trống Ai Cập với gà mái VCN-15, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Đại Học Nông Nghiệp Việt Nam. 16. Hutt F.B (1978), Di truyền học động vật (người dịch Phan Cự Nhân), Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr 349. 17. Nguyễn Thị Hảo (2012), Sử dụng bột MORINGA OLEIFERA cho gà đẻ trứng thương phẩm Ai Cập, Luận Văn Thạc sỹ Nông nghiệp, khoa chăn nuôi • nuôi trồng thủy sản, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
  60. 51 18. Khavecman (1972), Sự di truyền năng suất ở gia cầm, Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật, tập 2, Johansson chủ biên, Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng dịch, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr 31, 34-37, 49, 51, 53, 70, 88. 19. Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn, Hoàng Thanh (2009), Chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp, 2009 . 20. Nguyễn Thị Mai, Tôn Thất Sơn, Nguyễn Thị Lệ Hằng (2007), Chăn nuôi gia cần, NXB Nông nghiệp, 2007. 21. Đặng Hữu Lanh (1995), Cơ sở di truyền học giống vật nuôi, NXBGD Hà Nội, tr: 90-100. 22. Lê Huy Liễu, Lê Hồng Mận, Nguyễn Duy Hoan (2003), ‘‘Năng suất thịt của con lai F1 giữa gà Ri với một số giống gà lông màu thả vườn tại Thái Nguyên’’, tạp chí Chăn nuôi số 8, Tr 10-12 23. Nguyễn Duy Nhị, Nguyễn Thị San (1984), Xác định khối lượng trứng giống gà Plymouth dòng TD3 thích hợp có tỷ lệ nở cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 24. Tống Minh Phương, Hoàng Thị Bích, Nguyễn Thị Phương (2016), ‘‘Khả năng sản xuất trứng của gà ISA Brown và Ai Cập nuôi tại Yên Định, Thanh Hóa’’, Tạp chí Khoa học, Trường đại học Hồng Đức, Số 30-2016. 25. Nguyễn Trọng Thiện (2008), ‘‘Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Hubbard Redbro nhập nội’’,Luận án thạc sĩ nông nghiệp, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội. 26. Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao (1985), Kết quả nghiên cứu tạo giống gà Rhoderi, tr: 47-48. 27. Nguyễn Văn Thiện (1996), Thuật ngữ thống kê, Di truyền, giống trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr: 58.
  61. 52 28. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Mười, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Thị Kim Oanh, Lê Thị Thu Hiền, Đào Bích Loan, Trần Thu Hằng & Nguyễn Trọng Thiện (2008), ‘‘Nghiên cứu chọn tạo hai dòng gà hướng trứng HA1 và HA2’’, Báo cáo Hội nghị KHCN Viện Chăn nuôi, 2008. 29. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười (2000), ‘‘Nghiên cứu chọn lọc một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cập qua các thế hệ’’, Báo cáo Hội nghị KHCN Viện Chăn nuôi, 2000. 30. Phùng Đức Tiến (2004), ‘’Kết quả nghiên cứu nhân thuần chọn lọc một số tính trạng sản xuất của gà Ai Cập qua 6 thế hệ’’, Báo cáo Hội nghị KHCN Viện Chăn nuôi, 2004. 31. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thị Nga, Đỗ Thị Sợi & Trần Thu Hằng (2006), ‘‘Nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai giữa trống Goldline và mái Ai Cập’’, Báo cáo Hội nghị KHCN Viện Chăn nuôi. 32. Phùng Đức Tiến, Nguyễn Quý Khiêm, Nguyễn Thị Mười, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Thị Kim Oanh, Lê Thị Thu Hiền, Đào Bích Loan, Trần Thu Hằng & Nguyễn Trọng Thiện (2008), ‘‘Nghiên cứu chọn tạo hai dòng gà hướng trứng HA1 và HA2’’. Báo cáo Hội nghị KHCN Viện Chăn nuôi, 2008. 33. Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, Hoàng Văn Tiệu, Trần Kim Nhàn, Lê Thúy Hằng, Trịnh Phú Cử, Nguyễn Thị Hồng (2008), ‘’Kết quả bước đầu nghiên cứu khả năng sản xuất của ba giống gà nhập nội HW, RID, PGI’’ . Báo cáo Hội nghị KHCN Viện Chăn nuôi năm 2007, Viện Chăn nuôi, 2008. 34. Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn, Hoàng Văn Tiệu, Trần Kim Nhàn, Lê Thúy Hằng và Nguyễn Thị Hồng (2009), ‘’Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng và sinh sản của 3 giống gà nhập nôi (HW, RID, và
  62. 53 Pgi) qua ba thế hệ nhân thuần’’. Báo cáo Hội nghị KHCN Viện Chăn nuôi năm 2008, Viện Chăn nuôi, 2009 . 35. Nguyễn Hoài Tao, Tạ An Bình và cộng sự (1984), Một số chỉ tiêu về tính năng sản xuất và chất lượng trứng, thịt của gà Ri, Tuyển tập công trình nghiên cứu chăn nuôi (1969-1984), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, trang 100-107. 36. Nguyễn Đức Trọng, Phạm Văn Chung, Nguyễn Thị Thúy Nghĩ (2013), ‘’Thực hiện nghiên cứu nuôi khảo nghiệm gà hướng trứng giống Dominant nhập từ Cộng hòa Czech’’, Tạp chí KHCN chăn nuôi, số 41- 2013. 32. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Thái Nguyên, Nxb Nông Nghiệp, tr 33. 33. Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Nguyễn Văn Trung, Lê Thị Nga, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Thị Mười, Nguyễn Liên Hương, Đào Thị Bích Loan, ‘‘Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của bốn dòng gà Kabir ông bà nhập nội trong dự án giống’’, Tuyển tập công trình nghiên cứu Khoa học – Công nghệ chăn nuôi gà năm 2004, tr: 77 – 95. 34. Schuberth L., Ruhland R. (1978), Ấp trứng, Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm (Nguyễn Chí Bảo dịch), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr: 486-524. II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 35. Box, T.W and Bohrep, B. (1954), An analysis of feed efficiency among chickens and its relationship of growth, Poultry, Sci., 33, pp: 549-561. 36. Chambers J.R, (1990), Genetic of growth and meat production in chicken, Poultry breeding and genetics, R.D. Cawforded Elsevier Amsterdam, pp: 627- 628.
  63. 54 37. Card L.E, Nesheim M.C (1970), produccionaviola. ciencia- Tecnica laha bana, pp: 68- 70. 38. Godfrey E.F and Joap R. (1952), Evidence of breed and sex differences in the weight of chicks hatched from eggs similar weight, Poultry Science. pp: 31. 39. Hayer J.F., G.E., Dickerson and H.L., Kempster (1994), "Some relationship between hatchability egg production adult mortability", Poultry, Science 33. p, 1059-1060. 40. Ivy R.E. and Gleaves F.V. (1976), Protein requirement of layer. Poultry Science 55, p. 2160-2171. 41. Lerner J.M, and Taylor W (1943), The heritable of egg productinon in the domestic fowl, Ames Nat, 77. p: 119-132 42. Lange G.D. and Linde G.V.D. (2000), From egg today-old-chick, IPC livestock, Barneveld the Netherlands, p. 38. 43. Lewis P.D., Perry G.C. and Morris T.R. (1992), Effect of timing and size of light increase on sexual maturity in two breeds of domestic hen. Proceedings worlds. Poultry congress, Volume 1, 19th, Holland, p. 689-692. 44. Perdrix, J. (1969), La incubation les enfermedades de los polluelos, Edition Revolutionaria, La Habana. 45. Orlov .M.V (1974), Control biologico en la incubacion. III. TÀI LIỆU TRÍCH DẪN TỪ INTERNET 46. Trang 47. Trang huong-trung-vcz-16-thuy-phuong-25 48. Trang
  64. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI Ảnh 1. Nhặt trứng vào buổi sáng Ảnh 2. Cân khối lượng trứng - Ảnh 3: Gà mái VCZ 16 giai đoạn đẻ Ảnh 4: Đi giao trứng
  65. Ảnh 5: Chăn gà Ảnh 6: Kiểm tra loại thải mái đẻ kém