Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_hoat_dong_sinh_ke_cua_dong_bao_dan_toc.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ THÂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MẬU DUỆ, HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG THỊ THÂN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC H’MÔNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MẬU DUỆ, HUYỆN YÊN MINH, TỈNH HÀ GIANG. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K47-PTNT-N01 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Việt Dũng Thái Nguyên, năm 2019
- i LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tên đề tài: “Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang”. Có được kết quả này lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Trần Việt Dũng - Giảng viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - giáo viên hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho em những kiến thức lý thuyết và thực tế cũng như các kỹ năng trong khi viết bài, chỉ cho em những thiếu sót và sai lầm của mình, để em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp với kết quả tốt nhất. Thầy luôn động viên và theo dõi sát sao quá trình thực tập và cũng là người truyền động lực cho em, giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập của mình. Cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành tới các phòng, cán bộ UBND xã Mậu Duệ đã nhiệt tình giúp đỡ em, cung cấp những thông tin và số liệu cần thiết để phục vụ cho bài báo cáo. Ngoài ra, các cán bộ xã còn chỉ bảo tận tình, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình công tác, đó là những ý kiến hết sức bổ ích cho em sau này khi ra trường. Đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình dạy dỗ của các thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Sau nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh động viên em trong những lúc khó khăn. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Nông Thị Thân
- ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Mậu Duệ 25 Bảng 4.2: Kết quả sản xuất của xã giai đoạn 2016 – 2018 26 Bảng 4.3: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính trên địa bàn xã Mậu Duệ năm 2018 28 Bảng 4.4: Tình hình chăn nuôi của xã Mậu Duệ từ năm 2016 - 2018 29 Bảng 4.5: Tình hình nuôi trồng thủy sản qua các năm 2016 - 2018 30 Bảng 4.6: Tình hình dân số và lao động của xã Mậu Duệ qua 3 năm 2016 - 2018 31 Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu về chủ hộ của các hộ điều tra 35 Bảng 4.8: Thông tin chung về các thành viên của hộ điều tra 37 Bảng 4.9: Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai của hộ 38 Bảng 4.10: Tỷ lệ hộ gia đình gặp khó khăn về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất 40 Bảng 4.11: Đánh giá quan hệ xã hội của các hộ điều tra 41 Bảng 4.12: Những hỗ trợ mà gia đình nhận được từ chính quyền và các tổ chức, đoàn thể địa phương 42 Bảng 4.13: Nhà ở và phương tiện sản xuất và thiết bị sinh hoạt trong hộ 44 Bảng 4.14: Hoạt động sinh kế của các hộ điều tra 46 Bảng 4.15: Lợi nhuận thu được từ hiệu quả sử dụng tài nguyên 47
- iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững 6 Hình 2.2: Nguồn vốn sinh kế 7
- iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU Chữ và kí hiệu viết tắt Giải thích AN – QP : An ninh quốc phòng BQ : Bình quân CC : Cơ cấu CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ĐDSH : Đa dạng sinh học DT : Diện tích DV : Dịch vụ ĐVT : Đơn vị tính GT : Giá trị GTSX : Giá trị sản xuất KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình KT - XH : Kinh tế - xã hội NN : Nông nghiệp PNN : Phi nông nghiệp SL : Số lượng TB : Trung bình TC - CĐ - ĐH : Trung cấp - cao đẳng - đại học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân
- v MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Khái niệm sinh kế 4 2.1.2. Sinh kế bền vững 5 2.2 Cơ sở thực tiễn 14 2.2.1 Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế của một số nước trên thế giới 14 2.2.2 Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế tại Việt Nam 17 2.2.3. Một số vấn đề liên quan đến hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông ở xã Mậu Duệ 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 21 3.2. Địa điểm, thời gian và nội dung nghiên cứu 21 3.2.1. Địa điểm 21 3.2.2. Thời gian 21 3.2.3. Nội dung nghiên cứu 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
- vi 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu 21 3.3.2. Phương pháp xử lí số liệu 23 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 24 4.1.1.1. Vị trí địa lí 24 4.1.1.2. Địa hình 24 4.1.1.3. Khí hậu 24 4.1.1.4. Thủy văn 25 4.1.1.5. Tình hình đất đai 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 25 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 25 4.1.2.2. Điều kiện xã hội 30 4.2 Tìm hiểu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh. 34 4.2.1 Nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông 34 4.2.1.1 Nguồn lực con người của hộ cần điều tra 34 4.2.1.2.Thông tin về các thành viên trong hộ 36 4.2.2. Nguồn lực tự nhiên của hộ điều tra 38 4.2.3. Nguồn vốn xã hội 41 4.2.4. Nguồn vốn vật chất 43 4.2.5. Nguồn vốn tài chính 46 4.3. Các hoạt động sinh kế của hộ điều tra 46 4.4. Những ưu, nhược điểm trong các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ 48 4.4.1. Hoạt động trồng trọt 48
- vii 4.4.2. Hoạt động chăn nuôi 49 4.5. Một số giải pháp cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ 50 4.5.1. Giải pháp về kỹ thuật 50 4.5.2. Giải pháp về nguồn lực 50 4.5.3. Giải pháp về vốn 50 4.5.4. Giải pháp đa dạng hóa hoạt động sinh kế 50 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1. Kết luận 52 5.2. Kiến nghị 52
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh kế là cách sống con người lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái. Việc lựa chọn phương thức mưu sinh đối với cư dân vùng đồng bằng đã khó, đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn. Do đó, vấn đề đảm bảo nguồn sinh kế lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm. Đây là việc làm gắn liền với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số trên đất nước ta. Sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Trên thực tế đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng Hiện nay đất đai phục vụ cho sản xuất, làm nhà ở cho người dân thì có hạn mà dân số thì ngày một tăng lên. Cho nên việc lựa chọn hoạt động sinh kế và việc tăng thu nhập cho hộ gia đình đã khó lại càng khó hơn. Là huyện miền núi của tỉnh Hà Giang, xã Mậu Duệ có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Cùng với các dân tộc khác như Tày, Nùng, Kinh, người H’mông ở xã Mậu Duệ đã xây dựng cho mình một nền văn hóa phong phú, đa dạng nhưng có bản sắc riêng khó hòa lẫn. Từ bao đời nay, bằng sự lao động cần cù, sáng tạo, người H’mông ở đây đã lựa chọn cho mình các hoạt động mưu sinh phù hợp. Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên từng bước đảm bảo nhu cầu cuộc sống. Hiện nay, dưới tác động
- 2 của các yếu tố mới, sinh kế của người H’mông ở xã Mậu Duệ có sự biến đổi. Trong quá trình vận động, có những biến đổi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người H’mông địa phương, song bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố chưa phù hợp. Từ những yêu cầu trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đề tài tập trung tìm hiểu, phân tích các nguồn lực sinh kế. Trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháp phát triển sinh kế thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập và ổn định cho đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. - Tìm hiểu và đánh giá hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh. - Tìm hiểu những khó khăn trở ngại trong hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông ở xã Mậu Duệ. - Đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế, thúc đấy sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc H’mông ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập - Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên tổng hợp và củng cố những kiến thức đã được học.
- 3 - Có được tư duy một cách lôgic và biết cách vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tế và cũng là cơ hội gặp gỡ, học tập trao đổi kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương. - Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi sinh viên. - Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các cơ quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh giá được đúng thực trạng các hoạt động sinh kế của người dân tộc H’mông tại xã để đề ra các giải pháp phù hợp phát triển. - Là căn cứ giúp cho các cấp chính quyền địa phương có những giải pháp và định hướng cho việc lựa chọn nguồn sinh kế bền vững và tăng thu nhập ổn định cho đồng bào dân tộc H’mông nói riêng trên địa bàn nghiên cứu.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm sinh kế Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế. Theo một số tác giả, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội như: cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, nước mặt, đường xá, ) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người (Scoones,1998). [2] Theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Sinh kế cũng được xem như là sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Về cơ bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và các mối qua hệ xã hội tự thiết lập trong cộng đồng.[2] Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các chính sách để xác định sinh kế cho người dân theo hướng bền vững được xác định liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên ngoài. Sự bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển Sinh kế có thể được diễn đạt theo cách khác. Sinh kế được hiểu là tập
- 5 hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: (1) Vốn con người; (2) Vốn xã hội; (3) Vốn tự nhiên; (4) Vốn tài chính; (5) Vốn vật chất. Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp bao gồm: (I) trồng trọt: lúa, ngô, khoai, sắn , (II) chăn nuôi: lợn, gà, trâu, bò , (III) lâm nghiệp: trồng keo, bạch đàn, mỡ Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn bao gồm các dịch vụ buôn bán và các ngành nghề khác.[6] 2.1.2. Sinh kế bền vững Khái niệm sinh kế lần đầu tiênđược đề cập trong báo cáo Brundlan (1987) tại hội nghị thế giới vì môi tr ường và phát triển. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua được áp lực cũng như những thay đổi bất ngờ.[1] Sinh kế bền vững là sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là bền vững khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra. Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho thế hệ tương lai.[6]
- 6 Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững Khung sinh kế bền vững bao gồm những nhân tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người, và những mối quan hệ cơ bản giữa chúng. Nó có thể được sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại. Cụ thể là: - Cung cấp bảng liệt kê những vấn đề quan trọng nhất và phác họa mối liên hệ giữa những thành phần này; - Tập trung sự chú ý vào các tác động và các quy trình quan trọng; - Nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố khác nhau, làm ảnh hưởng đến sinh kế. Những nguồn vốn sinh kế Để tiếp cận sinh kế thì cần tập trung trước hết và đầu tiên với con người. Cần cố gắng đạt được sự hiểu biết chính xác và thực tế về sức mạnh của con người (tài sản hoặc tài sản vốn) và cách họ cố gắng biến đổi chúng thành kết quả sinh kế hữu ích. (Nguồn: DFID, 2002) [2]
- 7 Hình 2.2: Nguồn vốn sinh kế Khung sinh kế xác định 5 loại tài sản trung tâm mà dựa vào đó tạo ra những sinh kế: - Nguồn vốn con người (Human capital) - Nguồn vốn xã hội (Social capital) - Nguồn vốn tự nhiên (Natural capital) - Nguồn vốn vật chất/vốn vật thể (Physical capital) - Nguồn vốn tài chính (Financial capital) Đặc điểm của mô hình 5 loại tài sản: 1. Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản. Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các điểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản. 2. Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó. 3. Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể tiếp cận chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn tài
- 8 chính vì họ có thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn cho thuê. Tương tự như vậy, vật nuôi (tài sản hữu hình) có thể tạo ra nguồn vốn xã hội (uy tín và sự liên hệ với cộng đồng) cho người sở hữu chúng . 4. Tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thay đổi liên tục theo thời gian. Nội dung cụ thể của các nguồn vốn sinh kế : (1) Vốn con người: Vốn con người liên quan đến khối lượng và chất lượng của lực lượng lao động hiện có trong gia đình đó. Khả năng về lao động rất đa dạng, tùy thuộc vào quy mô hộ, cấu trúc nhân khẩu và số lượng người không thuộc diện lao động, giới tính và các thành viên, giáo dục, kỹ năng và tình trạng sức khỏa của các thành viên trong gia đình, tiềm năng lãnh đạo. Vì vậy, vốn con người là một yếu tố trọng yếu, quyết định khả năng của một cá nhân, một gia đình sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác. Vốn con người được thể hiện qua các chỉ số. - Số lượng và cơ cấu nhân khẩu của một hộ, gồm tỷ lệ giữa người trong độ tuổi lao động và người không thuộc diện lao động, giới tính. - Kiến thức và giáo dục của các thành viên trong gia đình: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kiến thức truyền thống. - Sức khỏe tâm lý và sinh lý của các thành viên trong gia đình, đời sống tâm linh và tình cảm. - Khả năng lãnh đạo và các kỹ năng - Quỹ thời gian của mọi người và khả năng sử dụng thời gian một cách có hiệu quả. - Hình thức phân công lao động cho các thành viên trong gia đình. (2) Vốn xã hội:
- 9 Vốn xã hội của con người bao gồm khả năng tham gia trong các tổ chức, các nhóm chính thức cũng như các mối quan hệ và mạng lưới phi chính thức mà họ xây dựng lên có cùng chung sở thích và khả năng để mọi người cùng nhau cộng tác. Thành viên của các tổ chức chính thức (các tổ chức đoàn thể, hợp tác xã, các nhóm tín dụng tiết kiệm) thông thường phải tuân thủ những quy định và luật lệ đã được chấp nhận. Những quan hệ tin cẩn, thúc đẩy hợp tác có thể mang lại sự giúp đỡ cho con người qua việc tạo ra những mạng lưới an toàn phi chính thức (hỗ trợ của mọi người trong những giai đoạn gặp khó khăn) và giảm chi phí (qua các hoạt động cùng nhau tiếp thị). Vốn xã hội của hộ gia đình được thể hiện qua các chỉ số: - Các mạng lưới hỗ trợ từ bạn bè, họ hàng, láng giềng, hội đồng niên (được lập lên do có chung mối quan hệ hoặc cùng chung sở thích) - Cơ chế hợp tác trong sản xuất và trên thị trường, mua bán sản phẩm, các nhóm tiết kiệm, tín dụng (các hợp tác xã, các hiệp hội ) - Các luật lệ, qui định, quy ước và hành vi ứng xử, sự trao đổi và quan hệ qua lại trong cộng đồng. - Tín ngưỡng, các sự kiện, lễ hội, niềm tin xuất phát từ tôn giáo, truyền thống. - Những cơ hội tham gia và tạo ảnh hưởng đến các công việc của địa phương (tham gia vào các cơ quan, tổ chức ở địa phương rộng mở cho tất cả các thành viên trong cộng đồng). - Những cơ hội tiếp cận thông tin như các cuộc họp thôn, xóm, câu lạc bộ thanh niên, phụ nữ - Cơ chế hoà giải mâu thuẫn trong địa phương. (3) Vốn tự nhiên: Là những yếu tố được sử dụng trong các nguồn lực tự nhiên bao gồm: (a) Các tài sản và dòng sản phẩm (khối lượng sản phẩm từ đất, rừng và chăn
- 10 nuôi); (b) Các dịch vụ về môi trường (giá trị bảo vệ chống bão và chống xói mòn của rừng ). Những yếu tố được sử dụng này cũng có thể cho cả hai loại lợi ích trực tiếp và lợi ích gián tiếp. Nguồn vốn tự nhiên của hộ được thể hiện ở các chỉ số: - Các nguồn tài sản chung như các khu đất bảo tồn của xã và các khu rừng cộng đồng. - Các loại đất của hộ gia đình: đất ở, đất trồng cây mùa vụ, đất lâm nghiệp, đất vườn. - Nguồn cung cấp thức ăn và nguyên liệu từ tự nhiên nguồn do con người sản xuất ra. - Đa dạng sinh học, các nguồn gen thực vật và động vật từ việc nuôi, trồng của hộ, và từ tự nhiên. - Các khu vực chăn thả và các nguồn cây thức ăn gia súc cho sản xuất chăn nuôi. - Các nguồn nước và việc cung cấp cho sinh hoạt hàng ngày, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản. - Các nguồn đất trồng bao gồm cả các chất hữu cơ và chu kỳ dinh dưỡng. - Các yếu tố về điều kiện tự nhiên: khí hậu và những may rủi về thời tiết. - Giá trị cảnh quan cho việc quản lý, khai thác các nguồn tài nguyên và giải trí. - Các nguồn giống cây, con t ừ tự nhiên đang bị suy thoái nghiêm trọng. (4) Vốn tài chính: Vốn tài chính được định nghĩa là các nguồn tài chính mà con người dùng để đạt được mục tiêu của mình. Những nguồn này bao gồm nguồn dự trữ tài chính và dòng tài chính. Dự trữ tài chính (vốn sẵn có): tiết kiệm là vốn tài chính được ưa thích vì nó không bị ràng buộc về tính pháp lý và không cần có sự bảo đảm về tài
- 11 sản. Chúng có thể có nhiều hình thức: tiền mặt, tín dụng ngân hàng, hoặc tài sản thanh khoản khác, vật nuôi, đồ trang sức Nguồn lực tài chính có thể tồn tại dưới dạng các tổ chức cung cấp tín dụng. Dòng tiền tài chính (dòng tiền đều): ngoại trừ thu nhập hầu hết loại này là tiền trợ cấp hoặc sự chuyển giao. Để có sự tạo lập rõ ràng vốn tài chính từ những dòng tiền này phải xác thực (sự đáng tin cậy hoàn toàn không bao giờ được đảm bảo có sự khác nhau giữa việc trả nợ một lần với sự chuyển giao thường xuyên vào kế hoạch đầu tư). Vốn tài chính của hộ được thể hiện dưới các chỉ số: - Thu nhập tiền mặt thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau như bán sản phẩm, việc làm và tiền của thân nhân gửi về. - Khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính v ề tín dụng và tiết kiệm từ các nguồn chính thức (như ngân hàng) và các ngu ồn phi chính thức (chủ nợ, họ hàng). - Tiết kiệm (bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng hay các dự án tiết kiệm) và những dạng tiết kiệm khác như gia súc, vàng, đất đai, công cụ sản xuất. - Khả năng tiếp cận thị trường và các hệ thống tiếp thị sản phẩm của hộ gia đình qua các loại hình và địa điểm khác nhau. - Những chi trả phúc lợi xã hội (như lương hưu, một số miễn trừ chi phí) và một số dạng trợ cấp của nhà nước. (5) Vốn vật chất: Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội cơ bản cũng như các tài sản và công cụ sản xuất của hộ gia đình. Vốn vật chất của hộ gia đình được thể hiện dưới các chỉ số: - Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng gồm đường giao thông, cầu cống, công trình thủy lợi, các hệ thống cấp nước sinh hoạt và vệ sinh, các mạng lưới cung cấp năng lượng, nơi làm vi ệc của chính quyền xã và nơi tổ
- 12 chức các cuộc họp của thôn bản. - Nhà ở, nơi trú ngụ và các dạng kiến trúc khác như chuồng trại, vệ sinh. - Các tài sản gia đình như nội thất, dụng cụ nấu nướng. - Các công cụ sản xuất như dụng cụ, trang thiết bị và máy móc chế biến. - Các hệ thống vận tải công c ộng và các phương tiện giao thông của gia đình như xe máy - Cơ sở hạ tầng về truyền thông và thiết bị truyền thông của gia đình như đài, ti vi. Chính sách, thể chế và những tác động của chúng lên sinh kế. Các chính sách và thể chế bao gồm một loạt những yếu tố liên quan đến bối cảnh có những tác động mạnh lên mọi khía cạnh của sinh kế. Rất nhiều vấn đề trong yếu tố này có liên quan đến môi trường quy định, chính sách và các dịch vụ do Nhà nước thực hiện. Tuy nhiên những vấn đề đó cũng bao gồm cả các cơ quan ở cấp địa phương, các tổ chức dựa vào cộng đồng và những hoạt động của khu vực tư nhân. Các chính sách và thể chế là phần quan trọng trong khung sinh kế bởi chúng định ra: - Khả năng người dân tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, những chiến lược sinh kế với những cơ quan ra quyết định và các nguồn lực ảnh hưởng. - Những điều khoản quy định cho việc trao đổi giữa các loại thị trường vốn sinh kế. - Lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác động lên cả các mối quan hệ cá nhân (các nhóm khác nhau đối xử với nhau như thế nào) lẫn khả năng liệu người dân có thể nằm trong sự bao gồm và đạt được những điều kiện sống tốt. Việc kiểm tra các khía cạnh chính sách, thể chế trong khung sinh kế
- 13 đưa đến việc xem xét những cách thức thay đổi diễn ra trong khung quy định và chính sách hay trong cung cấp các dịch vụ, sẽ tác động đến các chiến lược sinh kế của con người. Chiến lược sinh kế. Thuật ngữ "chiến lược sinh kế" được dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lý các nguồn vốn tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống. Chiến lược sinh kế bao gồm những lựa chọn và quyết định của người dân về những việc như: - Đầu tư và nguồn vốn và sự kết hợp giữa những tài sản sinh kế nào. - Quy mô của các hoạt động tạo thu nhập mà họ theo đuổi. - Cách thức mà họ quản lý như thế nào để bảo tồn các tài sản sinh kế và thu nhập. - Cách thức họ thu nhận và phát triển như thế nào những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống. - Họ đối phó như thế nào với những rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau. - Họ sử dụng thời gian và công sức lao động làm họ có như thế nào để làm được những điều trên. Kết quả sinh kế. Mục đích của khung sinh kế là để tìm hiểu những cách thức mà con người kết hợp và sử dụng các nguồn lực, khả năng nhằm kiếm sống cũng như đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Những mục tiêu và ước nguyện này có thể gọi là kết quả sinh kế - đó là những thứ mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả về trước mắt lẫn lâu dài. Kết quả sinh kế có thể là: - Hưng thịnh hơn: thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn;
- 14 kết quả của những côngviệc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền thu được của hộ gia đình gia tăng. Đời sống được nâng cao: ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của những hàng hoá phi vật chất khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, sự an toàn của đời sống vật chất. - Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa qua trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác.[6] Như vậy trong phạm vi của đề tài này sinh kế của người dân được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp để nuôi sống chính gia đình họ. 2.2 Cơ sở thực tiễn 2.2.1 Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế của một số nước trên thế giới a. Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia có điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán tương đối giống Việt Nam. Là nước đông dân nhất Thế giới, gần 1,4 tỉ người nhưng gần 70% dân số sống ở nông thôn, hàng năm có tới gần 10 triệu người lao động đến tuổi tham gia vào độ tuổi lao động. Vì thế, nhu cầu giải quyết việc làm trở nên gay gắt. Sau cải cách và mở cửa nền kinh tế năm 1978, Trung Quốc thực hiện phương châm “ly nông bất ly hương” thông qua chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu và phân công lao động xã hội ở nông thôn, từ đó rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Trung quốc coi trọng việc phát triển công nghiệp nông thôn là con đường giải quyết việc làm và sinh kế của người dân.[6] Cùng với việc đưa ra những chính sách phát triển thì Nhà nước cũng
- 15 đảy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tạo điều kiện cho các hộ nông dân sản xuất hàng hóa, thu mua bảo trợ hàng hóa nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thị trường tín dụng. Chỉ trong vòng hơn 10 năm (1978-1991) Trung Quốc đã thu hút được 96 triệu lao dộng nông thôn vào trong các xí nghiệp, tạo ra 1162 tỷ nhân dân tệ (chiếm đến 60% giá trị sản phẩm khu vực nông thôn). Đây là một thành công lớn của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, vấn đề tam nông vẫn được chú trọng ở Trung Quốc. Những chính sách nhằm nâng cao thu nhập cho người dân được coi trọng. Trong đó đặc biệt chú trọng nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người nghèo bằng việc mở các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, chính sách vốn, tín dụng, Từ thực tiễn giải quyết vấn đề sinh kế cho người dân nông thôn Trung Quốc trong thời gian qua có thể rút ra một số kinh nghiệm sau: - Thứ nhất: chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đa dang hóa ngành nghề, khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn để sản xuất, mở mang hoạt động phi nông nghiệp, đã góp phần lớn tạo nên tốc độ phát triển kinh tế và đa dạng mô hình sinh kế cho người dân nông thôn. - Thứ hai: Nhà nước bảo hộ sản xuất trong nước một thời gian nhất định. Điều này giải quyết vấn đề lao động việc làm ở nông thôn. Từ đó sinh kế của người dân cũng được cải thiện. - Thứ ba: Việc hạn chế lao động di chuyển từ vùng này sang vùng khác làm hạn chế sinh kế của người dân. b. Kinh nghiệm của Hàn Quốc Hàn Quốc là một quốc gia có nhiều sự tương đồng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trước những năm 70, Hàn Quốc là một nước nông nghiệp, nông nghiệp chiếm 50% GDP. Nông dân Hàn Quốc cũng là người
- 16 Châu Á, mang ý thức hệ của người Á đông: mặc cảm, tự ti. Trước năm 1970, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc tương tự như nước ta vào những năm 1990, 1992 khoảng 300-350 USD/người/năm.[15] Cũng là nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, năm 1954 thực hiện cải cách ruộng đất. Nhà nước mua lại đất của chủ có trên 3 ha để bán lại cho nông dân thiếu đất với phương thức trả dần tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển. Từ năm 1965 đến năm 1971, tốc độ phát triển nông nghiệp tăng 2,5 %. Năm 1971-1978 tăng 6,9%, 3/5 diện tích đất được hộ nông dân khai thác sử dụng có hiệu quả kinh tế cao. Năm 1975 tự túc được nhiều lương thực và nông sản khác, chăn nuôi tăng 8-10%/năm. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hàng hóa với cây, con, ngành nghề có giá trị kinh tế cao. (Bài giảng kinh tế hộ nông dân. TS Đỗ Văn Viện, Ths Đặng Văn Tiến, 2000).[15] Trước những năm 1970, Hàn Quốc lấy CNH – HĐH làm trọng điểm, công nghiệp tăng trưởng rất nóng nhưng lại không có thị trường. Trong khi nông nghiệp tăng chậm. Khoảng cách giữa thành thị - nông thôn, giàu – nghèo lớn. Chính phủ Hàn Quốc đưa ra một con đường giải phóng đó là phong trào “Sumamidong” (phong rào xây dựng nông thôn mới). Học tập phương châm “lấy nông nghiệp nuôi công nghiệp, lấy công nghiệp phát triển nông nghiệp”. Một mặt vẫn phát triển công nghiệp, mặt khác đầu tư vào nông nghiệp, phát huy nội lực của người nông dân trên chính mảnh đất của mình để phát triển kinh tế. Chính phủ đầu tư, hỗ trợ vào nông nghiệp bằng vật chất đẻ phát triển nông nghiệp nông thôn. Với tư tưởng chỉ đầu tư tài chính một phần mà chủ yếu là vật chất bằng cách đưa các sản phẩm công nghiệp không thể ra thị trường tiêu thụ về nông thôn như sắt thép, xây dựng cơ sở vật chất như: đường giao thông, công trình công cộng, [15] Mặt khác, chuyển giao một số tiến bộ khoa học vào lĩnh vực nông thôn.
- 17 Xây dựng phương án, dự án theo từng cấp: Cấp 1: nâng cao điều kiện sống cho người dân. Cấp 2: nâng cao cơ sở hạ tầng. Cấp 3: tăng thu nhập cho nông dân. Làm từ thấp đến cao, chỉ khi nào hoàn thành cấp 1 mới làm tiếp cấp 2. Từ thực tiễn của Hàn Quốc chúng ta có thể rút ra kinh nghiệm: phát triển công nghiệp song song với phát triển nông nghiệp. Như vậy vừa thực hiện được CNH – HĐH vừa đảm bảo an ninh lương thực. Phát triển nông nghiệp nông thôn theo từng bước, không nóng vội. 2.2.2 Tình hình nghiên cứu hoạt động sinh kế tại Việt Nam Sinh kế là một đề tài được nhiều nơi trên Thế giới quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay người nông dân chịu sự tác động lớn từ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự tác động của các khu công nghiệp, sự chênh lệch giàu nghèo, hội nhập kinh tế, sự biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố khác. Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đi sâu phân tích về hoạt động sinh kế của người dân, đặc biệt chú ý đến đời sống của cư dân nghèo khổ. Ý tưởng nghiên cứu về sinh kế xuất hiện nhiều trong các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Doward, F.Eliss, Morrison. Các tác giả đều cho rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đời sống của cá nhân cũng như từng hộ gia đình.[15] Hiện nay, các đề tài liên quan đến hoạt động sinh kế và bàn về cách thức để xây dựng mô hình sinh kế bền vững cũng vô cùng phong phú. Những câu hỏi tại sao, phải làm như thế nào vẫn đang tìm câu trả lời. Làm thế nào để lựa chọn một sinh kế bền vững, hay nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là gì?, Trong phạm vi giới hạn luận văn cho phép, chúng tôi xin tổng quan một số công trình nghiên cứu liên quan sinh kế như sau:
- 18 - Sinh kế của cộng đồng dân tái định cư ở vùng lòng hồ sông Đà, huyện Phù Yên, Sơn La (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, 2010): Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng kinh tế xã hội, tìm hiểu các thông tin về kinh tế hộ gia đình, nguồn thu nhập từ nông nghiệp, khai thác và nuôi trồng thủy sản, các nguồn lực sẵn có tại địa phương ở cộng đồng dân tái định cư vùng lòng hồ sông Đà thuộc huyện Phù Yên Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân, bảo tồn các nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng người dân vùng cao. - Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong - Quảng Trị (Đại học Nông Lâm Huế): nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai.[3] - Nghiên cứu Phát triển nông thôn bền vững ở Việt Nam (VS/RDE/01) (Trường Đại học Nông Lâm Huế): Đề tài này nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển nông thôn bằng cách xây dựng mạng lưới hợp tác giữa các Viện/Trường để cùng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Sự liên kết trong nước, khu vực và Thế giới sẽ làm cơ sở phát triển cho phương pháp tiếp cận hệ thống đa ngành đa lĩnh vực trong phát triển, nhằm nâng cao năng lực cá nhân về nghiên cứu và đào tạo phát triển nông thôn ở các Trường đại học và Viện nghiên cứu ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra những kinh nghiệm nghiên cứu đa ngành và liên kết giữa khoa học tự nhiên và xã hội trong quá trình tìm hiểu hệ
- 19 thống nông thôn bền vững. Đồng thời, phát huy kinh nghiệm tiếp cận chính diện trong nghiên cứu như phân tích sinh kế và tư duy hệ thống và phát huy tính liên tục trong nghiên cứu đối với chính sách và thực thi chính sách về phát triển nông thôn và tình hình sinh kế ở nông thôn.[3] - Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ, miền Trung Việt Nam của trường Đại học Khoa học & đời sống Praha – Czech: Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người và nguồn vốn tự nhiên, các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và nguồn tài nguyên 18 khác: nước, rừng, tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ lên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ báo về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục – y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương. - Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 – 5, Cẩm Sơn, Anh Sơn, Nghệ An (Đại học Nông Lâm Huế): Đề tài này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương.[3] - Đánh giá hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên của Lê Duy Thường, Đại học nông lâm Thái Nguyên, 2014. Đề tại này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân t ộc thiểu số tại huyện Võ Nhai Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa
- 20 phương.[7] Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu trên; nghiên cứu này tôi đi sâu tìm hiểu, phân tích các nguồn lực sinh kế, các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ, huyện yên Minh, tỉnh Hà Giang. Từ đó đánh giá các hoạt động sinh kế để rút ra được những phương thức sinh kế nào là phù hợp, phương thức nào chưa phù hợp với từng địa bàn. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển sinh kế phù hợp với điều kiện của địa phương. 2.2.3. Một số vấn đề liên quan đến hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông ở xã Mậu Duệ Sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông của xã Mậu Duệ chủ yếu là hoạt động kinh tế nương rẫy lâu dài, đời sống kinh tế khá phụ thuộc vào thiên nhiên nên đời sống gặp khó khăn vè nguồn lương thực tại chỗ, tình trạng đói nghèo vẫn tiếp diễn. Sản xuất nông nghiệp và khai thác nguồn lợi tự nhiên là 2 hoạt động sinh kế quan trọng nhất của đồng bào dân tộc H’mông ở xã Mậu Duệ. Vốn sinh kế hạn chế và thiếu bền vững đã tác động mạnh đến các hoạt động sinh kế như: - Sinh kế vẫn còn mang nặng tính sản xuất giản đơn, nông nghiệp truyền thống với kỹ thuật canh tác chủ yếu là dựa vào khai thác tự nhiên với kinh nghiệm là chủ yếu, chưa tiếp cận và sử dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất. - Sinh kế nghề thủ công truyền thống không cao, chủ yếu để tiêu dùng tại chỗ, ít dùng để trao đổi, mua bán trên thị trường.
- 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ, huyện yên Minh, tỉnh Hà Giang. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ. 3.2. Địa điểm, thời gian và nội dung nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm Xã Mậu Duệ, huyệnYên Minh, tỉnh Hà Giang. 3.2.2. Thời gian Thời gian: từ ngày 20/2/2019 - 20/5/2019. 3.2.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Mậu Duệ: Điều kiện tự nhiên. Điều kiện kinh tế xã hội . - Đánh giá thực trạng các nguồn lực và kết quả các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông ở xã Mậu Duệ: nguồn lực: đất đai, rừng, - Kết quả và hiệu quả sản xuất từ các hoạt động sinh kế của các hộ điều tra. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sinh kế cho địa phương. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin số liệu 3.3.1.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp
- 22 Thu thập thông tin, số liệu đã được công bố của xã, của huyện, các cơ quan (Bộ NN & PTNT, viện, trường, tổng cục thống kê, ) về điều kiện tự nhiên, KT-XH, văn hóa, môi trường, hoạt động sinh kế và đồng bào dân tộc Mông. 3.3.1.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp * Quan sát trực tiếp: Quan sát một cách có hệ thống các sự việc, sự vật, sự kiện với các mối quan hệ và trong một bối cảnh tồn tại của nó. Phương pháp quan sát trực tiếp cũng là một trong những cách tốt để kiểm tra chéo những câu trả lời của người dân địa phương. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp thực trạng hạ tầng KT-XH, môi trường, trên địa bàn xã. * Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi: Phỏng vấn dựa trên bảng hỏi đã được xây dựng sẵn gồm: Phần 1: Thông tin chung của hộ điều tra bao gồm giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, phân loại hộ. Phần 2: Nội dung khảo sát: - Thông tin về điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ - Thống kê tài sản - Các thông tin về hoạt động sinh kế của hộ 3.3.1.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu. * Chọn điểm nghiên cứu. Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Người dân trên địa bàn xã chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông với hoạt động sinh kế chính là sản xuất nông nghiệp, các hoạt động thương mại dịch vụ đang tập trung phát triển trong giai đoạn gần đây. * Chọn mẫu nghiên cứu
- 23 Số liệu được thu thập tại 4 thôn xác định là Pác Luy, Nà Bưa, Nà Sài, Thâm Tiềng (thuộc xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang). Tổng số có 60 phiếu điều tra đã được thu thập tại 60 hộ trong 4 thôn trên. Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện. 3.3.2. Phương pháp xử lí số liệu 3.3.2.1. Phương pháp tổng hợp số liệu - Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu trên Excel. - Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu thu thập được sau đó xử lý, biểu diễn số liệu trên các bảng biểu, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn 3.3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp này mô tả toàn bộ thực trạng về hoạt động sinh kế của người dân trên địa bàn. Thông qua đó đánh giá, phân tích và đề ra giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu qủa hoạt động sinh kế cho đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn
- 24 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lí Mậu Duệ là một xã miền núi vùng cao thuộc huyện Yên Minh, với diện tích tự nhiên là 47,03 km2 bao gồm 17 thôn bản và vị trí tiếp giáp của xã như sau: Phía Bắc giáp xã Sủng trái Phía Nam giáp xã Lũng Hồ Phía Đông giáp xã Mậu Long Phía Tây giáp xã Ngam La, xã Đông Minh 4.1.1.2. Địa hình Địa hình của xã Mậu Duệ phần lớn là đồi núi, địa hình không bằng phẳng, xen các dãy núi với nhau. Độ cao tự nhiên tại khu vực này là 600 - 800m. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Nhìn chung địa hình có ảnh hưởng nhiều đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư. 4.1.1.3. Khí hậu Xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió mùa Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23˚C. Mưa: Tổng lượng mưa bình quân trong năm là 1.700 - 2.200mm (chiếm 85% lượng mưa cả năm). Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600 - 1.700 giờ. Độ ẩm: Trung bình năm đạt khoảng 82%. Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam gió mùa Đông Bắc, nên xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió
- 25 4.1.1.4. Thủy văn Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, có lượng mưa lớn, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1800mm - 2000mm rất thuận tiện cho phát triển sản xuất nông - lâm - nghiệp của xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh. 4.1.1.5. Tình hình đất đai Đất đai của xã Mậu Duệ đã được quy hoạch tổng thể, nhưng chưa được quy hoạch chi tiết nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng chưa phù hợp với từng loại đất, người dân chưa thay đổi được tập quán canh tác, trình độ thâm canh thấp, hàng năm thường xuyên xảy ra mưa lũ nên đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn. Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Mậu Duệ 2018 Chỉ tiêu DT (ha) Tỉ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 4114,74 100 I. Đất nông nghiệp 2819,5 68,52 1. Đất sản xuất nông nghiệp 1343.56 47,65 1.1. Đất trồng cây hàng năm 1027,93 76,51 1.2. Đất trồng cây lâu năm 315,63 23,49 2. Đất lâm nghiệp 1471,65 52,2 3. Đất nuôi trồng thủy sản 2,81 0,1 4. Đất nông nghiệp khác 1,48 0,05 II. Đất phi nông nghiệp 191,5 4,66 III. Đất chưa sử dụng 1103,74 26,82 (Nguồn: Báo cáo UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.1 cho ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã Mậu Duệ là: 4114,74 ha, trong đó diện tích đất nông nông nghiệp là 2819,5 ha, chiếm 68,52% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 191,5 ha chiếm 4,66%, đất chưa sử dụng 1103,74 ha chiếm 26,82% tổng diện tích đất tự nhiên. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế - Tình hình kinh tế trên địa bàn.
- 26 Bảng 4.2: Kết quả sản xuất của xã giai đoạn 2016 – 2018 2016 2017 2018 So sánh (%) Chỉ tiêu GT CC (%) GT CC (%) GT (tr.đ) CC (%) 2017/ 2018/ BQ (tr.đ) (tr.đ) 2016 2017 Tổng giá trị sản xuất 17329,69 100 18048,65 100 19143,35 100 104,15 106,06 105,10 1. Nông, lâm nghiệp, 9325,16 53,81 8746,51 48,47 8423,46 44,00 93,79 96,31 95,04 thủy sản 2. Công nghiệp – 5467,12 31,55 6254,62 34,65 7048,72 36,82 114,40 112,69 113,55 xây dựng 3. Thương mại-DV- 2537,41 14,64 3047,52 16,88 3671,17 19,18 120,10 120,46 120,28 Du lịch (Nguồn: Báo cáo UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.2 ta thấy, có sự chuyển dịch kinh tế qua 3 năm gần đây, tổng giá trị sản xuất tăng năm 2016 là 17329,69 triệu đồng đến năm 2017 là 18048,65 triệu đồng, tăng thêm 718,96 triệu đồng, tới năm 2018 tổng giá trị sản xuất đạt 19143,35 triệu đồng, trung bình mỗi năm tăng 5,10%.
- 27 Tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản qua 3 năm nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ, bình quân giảm 4,96 %. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản chiếm 53,81% trong tổng sản xuất toàn xã năm 2016. Trong năm 2017, giá trị sản xuất ngành này giảm 3,69% so với cùng kì năm 2016. GTSX của ngành nông- lâm- thủy sản tương đối lớn nhưng lại có xu hướng giảm qua các năm vì chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất sang đất công cộng và đất sản xuất kinh doanh,vì thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, giá bán nhiều sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp. Trong khi giá vật tư nguyên liệu đầu vào tăng cao gây nhiều khó khăn nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên gia súc gia cầm vẫn xảy ra, không chỉ ở chăn nuôi mà trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, thời tiết, Tỉ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng có cu hướng tăng, giá trị sản xuất năm 2016 là 5467,12 triệu đồng đến năm 2017 là 6254,62 triệu đồng, năm 2017 so với 2016 tăng 12,69%, bình quân tăng 13,55%. GTSX của ngành công nghiệp - xây dựng tăng là do có mỏ Antimon. Tỉ trọng của ngành thương mại - dịch vụ có xu hướng tăng, dịch vụ của xã có sự chuyển biến cao, dịch chuyển mức tăng trưởng bình quân là 20,28%. Hiện nay xu hướng mở rộng kinh doanh buôn bán, dịch vụ tốc độ tăng trưởng của thương mại, ngành này luôn được người dân chú trọng đầu tư vì đây là ngành thu được nhiều lợi nhuận khi xã hội ngày càng phát triển thì sự đáp ứng đầy đủ các yếu tố là quan trọng, các dịch vụ ngày càng phát triển thì đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh, tập chung phát triển dịch vụ, thương mại hơn nữa để nâng cao thu nhập cho người dân. - Tình hình trồng trọt của xã Trong những năm qua mặc dù thời tiết ,khí hậu diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhưng dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy
- 28 đảng, chính quyền địa phương bằng sự cố gắng khắc phục mọi khó khăn của nhân dân trong xã nên sản lượng hàng năm đề có sự chuyển biến tích cực. sản lượng lương thực cây có hạt và các loại cây màu khác đề tăng qua các năm, an ninh lương thực trên địa bàn cơ bản được ổn định. Bảng 4.3: Tình hình sản xuất một số cây trồng chính trên địa bàn xã Mậu Duệ năm 2018 Diện tích Năng xuất STT Cây trồng Sản lượng (tấn) (ha) (tấn/ha) 1 Lúa 556,28 5,9 3282,05 2 Ngô 436,25 3,92 1710,1 3 Lạc 35,4 2 70,8 (Nguồn: Báo cáo UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.3 ta thấy trên địa bàn xã lúa là cây trồng chính với diện tích là 556,28 ha, sản lượng 3282,05 tấn. Do điều kiện thời tiết khắc nhiệt và không đủ nước tưới tiêu nên hàng năm chỉ trồng được vụ mùa sớm năng xuất bình quân 5,9 tấn/ha. Diện tích cây ngô khá lớn 436,25 ha trồng ở nhiều nơi trên địa bàn xã, diện tích chủ yếu là đồi ngô. Nhìn chung cây ngô cho năng xuất thấp, do ảnh hưởng của thời tiết nên cây ngô vụ thường đạt năng xuất thấp. Diện tích cây lạc khá thấp 35,4 ha, năng xuất 2 tấn/ha. Tuy năng xuất chưa cao nhưng đây là sự thành công lớn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của nhân dân trong xã. - Tình hình chăn nuôi của xã Song song với phát triển ngành trồng trọt trong những năm gần đây ngành chăn nuôi của xã vẫn là ngành chiếm tỉ trọng về sản xuất như trâu, bò lợn, gia cầm. Hiện nay việc sử dụng trâu bò làm sức cày, kéo, phân bón cho ngành trồng trọt cũng có xu hướng giảm dần nguyên nhân do nhu cầu thay thế
- 29 tư liệu sản xuất phục vụ nông nghiệp nên nhiều hộ gia đình đã bán trâu để nuôi máy cày. Bảng 4.4: Tình hình chăn nuôi của xã Mậu Duệ từ năm 2016 - 2018 Năm STT Tên vật nuôi 2016 2017 2018 1 Trâu 963 1.270 1.014 2 Bò 1.005 1.009 1.027 3 Lợn 3.540 3.380 3.339 4 Dê 535 546 568 5 Gia cầm 25.237 24.325 23.389 (Nguồn: Báo cáo UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.4 ta thấy, cơ cấu đàn trâu, bò tăng trưởng nhưng chưa hợp lý, chưa có tính bền vững. Năm 2016 tổng đàn trâu là 963 con, năm 2017 tăng lên 1.270 con đến năm 2018 giảm xuống còn 1.014con. Năm 2016 tổng đàn bò là 1.005con đến năm 2018 là 1.027 con tăng 22 con, năm 2016 tổng số đàn dê là 535 con đến năm 2017 tăng 11 con và đến năm 2018 tổng số đàn dê là 568 con, tăng thêm 22 con. Chăn nuôi còn mang tính tự phát mang hình thức quản canh, ít đầu tư vốn chưa biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi công tác giống chưa được quan tâm đúng mức, tỷ lệ đồng huyết, cận huyết cao thoái hóa giống dẫn đến năng suất thấp. Cơ cấu đàn lợn và gia cầm có xu hướng giảm nhẹ cụ thể như sau: Năm 2016 tổng đàn lợn là 3.540 con, gia cầm là 25.237 con. Đến năm 2018 tổng đàn lợn là 3.339 con giảm 201 con, tổng gia cầm là 23.389 con giảm 1.848 con. Nguyên nhân do Công tác phòng chống dịch bệnh còn nhiều bất cập, còn xẩy ra dịch bệnh làm chết đàn gia súc, gia cầm một phần do rét đậm rét hại kéo dài đã làm giảm tổng đàn trâu, gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng
- 30 đến tâm lý đầu tư của nhân dân. Công tác tuyên truyền còn ít được quan tâm, nhận thức của người dân còn hạn chế, đồng cỏ chăn nuôi không được quy hoạch nay đã bị thu hẹp dần, việc đầu tư giống trong chăn nuôi trong những năm qua chưa được quan tâm đúng mức. Bảng 4.5: Tình hình nuôi trồng thủy sản qua các năm 2016 - 2018 Diện tích Năng xuất Sản lượng STT Năm (ha) (tấn/ha) (tấn) 1 2016 2,81 2,4 6,74 2 2017 2,81 2,5 7,02 3 2018 2,81 2,1 5,90 (Nguồn: UBND xã Mậu Duệ năm 2018) Qua bảng 4.5 cho thấy diện tích nuôi trồng thủy sản qua 3 năm từ năm 2016-2018 không thay đổi vẫn là 2,81 ha, năm 2016 với năng xuất là 2,4 tấn/ha và sản lượng là 6,74 tấn. Năm 2017 năng xuất tăng lên 2,5 tấn/ha, sản lượng tăng lên 7,02 tấn, đến năm 2018 năng xuất giảm còn 2,1 tấn/ha, sản lượng giảm còn 5,90 tấn. Do điều kiện thời tiết gây ảnh hưởng đến sản lượng thu hàng năm, trong những năm qua diện tích nuôi trồng thủy sản chưa được trú trọng. Đặc biệt một số hộ thực hiện mô hình nuôi cá ruộng bằng hình thức xen lúa. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội - Tình hình dân số và lao động của xã Mậu Duệ
- 31 Bảng 4.6: Tình hình dân số và lao động của xã Mậu Duệ qua 3 năm 2016 - 2018 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT CC CC CC 2017/ 2018/ SL SL SL BQ (%) (%) (%) 2016 2017 1. Tổng nhân khẩu Khẩu 6.205 100 6.310 100 6.462 100 101,69 102.41 102,05 2. Tổng số hộ Hộ 1.220 100 1.245 100 1.268 100 102,05 101,85 101,95 3. Tổng số lao động LĐ 5.523 100 5.672 100 5.721 100 102,69 100,83 101,76 4. Một số chỉ tiêu BQ BQ NK/ hộ Khẩu/hộ 5,08 - 5,06 - 5,09 - 99,65 100,55 100,09 BQLĐ/ hộ LĐ/hộ 4,52 - 4,5 - 3,24 - 100,63 98,99 99,81 (Nguồn: Báo cáo UBND xã Mậu Duệ năm 2018)
- 32 Qua bảng 4.6 cho thấy, trong 3 năm từ năm 2016 - 2018 tình hình nhân khẩu của xã có sự thay đổi bình quân khẩu tăng 2,05%. Tổng số hộ năm 2016 tăng 2,05% so với năm 2017, bình quân tăng 1,95%. Lao động trong xã bình quân tăng 1,76%. Nhìn chung do mấy năm gần đây thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình nên tình hình dân số không tăng nhiều. Năm 2018, bình quân nhân khẩu/hộ là 5,09 người/hộ, bình quân lao động là 3,24 lao động/hộ. Lực lượng lao động tăng lên về số lượng và chất lượng, góp phần thúc đẩy kinh tế của xã phát triển. - Tình hình cơ sở hạ tầng Góp phần cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội của xã phải nói đến yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Nó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng hộ nông dân nói riêng và toàn xã nói chung. Trong đó thời gian gần đây, được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp trên và sự tham gia đóng góp của người dân nên điều kiện về cơ sở hạ tầng của xã ngày càng thay đổi. Giao thông: Tiếp tục thực hiện kế hoạch mở mới, tu sửa các con đường liên thôn, liên nhóm hộ đảm bảo cho nhân dân các thôn đi lại thuận tiện. UBND xã đã tiếp tục chỉ đạo các thôn làm tốt công tác phát dọn, tu sửa các tuyến đường liên thôn, đường nhóm hộ để đảm bảo không bị ách tắc giao thông và lầy lội trong mùa mưa lũ. Thủy lợi: Hệ thống thủy lợi phục vụ nước tưới tiêu đồng ruộng còn chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu, nguồn nước chủ yếu vẫn khắc phục bằng phai, đập một số cánh đồng chưa có kênh mương, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. Y tế, dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Công tác y tế vẫn duy trì thường xuyên tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân đến khám tại cơ sở y tế. Công tác KHHGĐ được tiến hành thường xuyên và
- 33 sâu rộng. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thường xuyên được quan tâm đã phối hợp với tổ liên kiểm tra liên ngành của huyện kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã nên trong 9 tháng đầu năm không có trường hợp nào ngộ độc xẩy ra trên địa bàn toàn xã. Chi trả chế độ đầy đủ đến khám cho các bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ y tế thôn bản duy trì tốt chế độ giao ban tháng. Đầu tháng 6/2018, đoàn công tác Sở y tế Hà Giang đã tổ chức chấm phúc tra xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2016 - 2018 tại xã, kết quả đạt 88/100 điểm - đạt điều kiện duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Giáo dục: Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xã hội hóa giáo dục, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy chính quyền, đoàn thể, gia đình, xã hội đối với công tác giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất nâng cao chất lượng dậy và học ngay từ đầu năm học UBND xã đã chỉ đạo các trường tiến hành kiểm tra rà soát cơ sở vật chất, trên cơ sở đã xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, đảm bảo cho nhu cầu dậy và học. Tỷ lệ huy động học sinh từ 02 - 14 tuổi đến trường trước ngày khai giảng đạt trên 98%. Trong đó: Mầm non tổng số 29 lớp = 597 học sinh PTDTBT Tiểu học Mậu Duệ A tổng số 18 lớp = 417 học sinh PTDTBT Tiểu học Mậu Duệ B tổng số 26 lớp = 486 học sinh THCS Mậu Duệ tổng số 11 lớp = 367 học sinh THPT Mậu Duệ tổng số 11 lớp = 358 học sinh Văn hóa: Tiếp tục phát huy tinh thần giao lưu văn hóa, văn nghệ, luyện tập thể dục, thể thao trong nhân dân tại trung tâm xã và các thôn bản. Đầu năm 2018 xã đã tổ chức các trương trình giao lưu văn nghệ, thể thao mừng Đảng, mừng xuân Mậu tuất 2018, có 6 đội bóng truyền, 8 đội kéo co, 8 đội văn nghệ về giao lưu, tạo không khí vui tươi phấp khởi đầu năm.
- 34 Thành lập 01 đội bóng chuyền nam tham gia giải bóng chuyền nhân dịp 30/4 và 01/05 đạt giải nhì toàn huyện. Thực hiện theo văn bản chỉ đạo của Huyện về trưng bày sản phẩm văn hóa của địa phương, trưng bầy tại xã Lao và Chải, phục vụ tái đánh giá công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn. Phối hợp với các ban tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng pháp luật nhà nước. Tuyên truyền vận động nhân dân duy trì và phát huy các tiêu chí nông thôn mới. Phối hợp với đoàn thanh niên xã, cụm công đoàn xã Mậu Duệ tổ chức thành công các hoạt động thể dục thể thao chào mừng Quốc Khánh 02/9, thu hút 12 đội bóng truyền nam, nữ tham gia. Công tác AN-QP: An ninh trật tự được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Tổ chức nghiêm túc và thường xuyên tuần tra. Hàng năm Đảng ủy xã có Nghị quyết về công tác an ninh, trật tự xã hội, UBND xã có kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh trật tự. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự và “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”, không để xảy ra hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng không để xảy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân không để xảy ra các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, gây rối an ninh trật tự. 4.2 Tìm hiểu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh. 4.2.1 Nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông 4.2.1.1 Nguồn lực con người của hộ cần điều tra Nguồn lực con người là yếu tố quan trọng và quyết định sự thành công
- 35 của hoạt động sinh kế, trong đó sự quyết định của chủ hộ cũng như việc lựa chọn lọai hình kinh tế của hộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế của hộ. Trong quá trình nghiên cứu đã lựa chọn ngẫu nhiên 60 hộ để điều tra và thông tin của hộ được thể hiện qua bảng 4.7: Bảng 4.7: Một số chỉ tiêu về chủ hộ của các hộ điều tra Tổng Chỉ tiêu ĐVT SL CC (%) Tổng số hộ điều tra Hộ 60 100 1. Giới tính cúa chủ hộ 60 100 Nam 43 71,67 Nữ 17 28,33 2. Phân loại hộ 60 100 Hộ NN Hộ 35 58,33 Hộ PNN Hộ 14 23,33 Hộ kiêm Hộ 11 18,33 3. Kinh tế của hộ 60 100 Khá Hộ 19 31,67 Trung bình Hộ 19 31,67 Nghèo - Cận nghèo Hộ 22 36,67 4. Trình độ học vấn của chủ hộ 60 100 Tiểu học Người 13 21,67 THCS Người 20 33,33 THPT Người 17 28,33 TC - CĐ - ĐH Người 10 16,67 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
- 36 Qua bảng ta thấy trong tổng số 60 hộ được điều tra thì có 43 chủ hộ là nam giới chiếm 71,67% và 17 chủ hộ là nữ giới chiếm 28,33%. Trong các hoạt động sản xuất mặc dù đã có sự chia sẻ về công việc nhưng đa số nam giới vẫn là người đóng vai trò trụ cột và quyết định mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của gia đình. Trình độ học vấn của chủ hộ đã số đã được phổ cập giáo dục 100% được đến trường và biết chữ trong đó trình độ CĐ-ĐH có 10 người chiếm 16,67%, trình độ THPT 17 người chiếm 28,33% và chiếm tỷ lệ cao nhất là THCS có đến 20 người chiếm 33,33% và còn lại là tiểu học chiếm 21,67%, điều này cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ liên quan chặt chẽ đến kết quả sản xuất kinh doanh của hộ chính vì vậy, việc chủ hộ được đào tạo về nghề nghiệp, kỹ thuật canh tác, kiến thức về thị trường sẽ giúp cac hộ có thể phát triển kinh tế và đem lại thu nhập cao cho gia đình. Về sự phát triển của hộ qua điều tra ta thấy được kinh tế của các hộ đã có sự phát triển rất lớn hộ khá có đến 19 chiếm 31,67% , hộ trung bình chiếm 31,67% còn lại là hộ nghèo và cận nghèo chiếm 36,67%. Cùng với đó việc lựa chọn mô hình hay hình thức sản xuất của hộ cũng là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế, thực tế cho thấy các nhóm hộ khá và trung bình chủ yếu là những hộ lao động phi nông nghiệp trong khi nhóm hộ nghèo và hộ cận nghèo đa phần là những hộ chỉ làm nông nghiệp nên có thu nhập thấp hơn cũng như nguồn thu không ổn định. Qua số liệu điều tra số hộ làm nông nghiệp chiếm số lượng lớn có 35 hộ chiếm 58,33%, thực hiện mô hình sản xuất phi nông nghiệp 14 hộ chiếm 23,33 % và hộ kiêm là 11 hộ chiếm 18,33% điều này cho thấy rằng đa số hoạt động sản xuất của người dân vẫn là nông nghiệp, mang lại những hiệu quả cho sự phát triển kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân trên địa bàn xã. 4.2.1.2.Thông tin về các thành viên trong hộ Trong các hoạt động sản xuất không thể thiếu đó là nguồn lực lao động
- 37 đối với các hộ dân tại khu vực nông thôn như xã Mậu Duệ thì lực lượng lao động chính là những thành viên trong gia đình và là những yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất của hộ. Các thông tin chung về các thành viên hộ điều tra được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.8: Thông tin chung về các thành viên của hộ điều tra Tổng Chỉ tiêu ĐVT SL CC (%) Lao động Người 250 100 Lao động nông nghiệp Lao động 83 33,2 Lao động phi nông nghiệp Lao động 88 35,2 Không lao động Lao động 79 31,6 Trình độ học vấn Người 232 100 Tiểu học Người 66 28,45 THCS Người 52 22,41 THPT Người 94 40,52 TC-CĐ-ĐH Người 20 8,62 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) Qua bảng 4.8 ta thấy, hoạt động sản xuất nông ngiệp vẫn chiếm cơ cấu lớn nhưng lao động chỉ có 83 người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 33,2%. Hoạt động phi nông nghiệp lại chiếm lên đến 88 người chiếm 35,2% điều này thấy rằng hoạt động sản xuất nông nghiệp thì không cần lực lượng lao động lớn chỉ vào những mùa vụ hay mùa thu hoạch mới sử dụng lực lượng lớn, trong thời gian nông nhàn thì có thể có thời gian nghỉ ngơi hay một người có thể làm được nhiều công việc trong sản xuất nông nghiệp, còn lao động phi nông nghiệp cần sự tập trung không có tính mùa vụ như sản xuất nông nghiệp cũng không thể một người làm nhiều công việc. Ở bảng trên ta thấy còn những thành phần không lao động của hộ chiếm đến 79 người (31,6% ) số thành viên không lao động thể hiện cho những người chưa
- 38 đủ khả năng lao động như trẻ em còn đang trong thời gian học, đang còn nhỏ hay những người không có năng lực lao động và những người già, yếu quá tuổi lao động sống phụ thuộc vào các thành viên khác trong gia đình. 4.2.2. Nguồn lực tự nhiên của hộ điều tra * Đất đai Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái tạo vì vậy đây là nguồn lực quan trọng trong các hoạt động sinh kế, đặc biệt là đối với các hộ làm nông nghiệp. Trong đề tài này em đã đi sâu tìm hiểu nguồn lực đất đai của hộ và đánh giá chiều hướng tácđộng của điều kiện tự nhiên tới hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ. Đất đai của hộ được xem xét dưới các khía cạnh sau: quy mô đất đai, biến động của từng loại đất, chất lượng đất nông nghiệp. Vị trí và diện tích đất đai không thay đổi, chất lượng và hiệu quả sử dụng đất phụ thuộc nhiều vào quá trình sử dụng của con người. Vì vậy việc sử dụng đất hợp lý là chiến lược phát triển nông lâm nghiệp bền vững. Bảng 4.9: Sử dụng nguồn tài nguyên đất đai của hộ Hộ Phi Nông Hộ Nông nghiệp Hộ kiêm Chỉ tiêu nghiệp TB (ha) % TB (ha) % TB (ha) % Tổng DT(ha/hộ) 622,25 100 80,22 100 191,03 100 Thổ cư 196,9 31,64 49,16 61,28 59,16 30,97 Ruộng 225,8 36,29 7,66 9,55 24,8 12,98 Ao 60 9,65 1,91 2,38 3,33 1,75 Vườn 82,75 13,3 20,33 25,34 3,58 1,87 Đất lâm nghiệp 38,3 6,15 0 0 100 52,35 Hoa màu 18,5 2,97 1,16 1,45 0,16 0,08 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019)
- 39 Từ bảng 4.9 ta thấy, trong 3 nhóm hộ thì hộ nông nghiệp có số diện tích đất (622,25 ha) là lớn nhất do hoạt động sinh kế chính của hộ là sản xuất nông nghiệp rồi đến hộ kiêm có 191,03 ha và nhóm hộ phi nông nghiệp có số diện tích ít nhất 80,22 ha. Đối với hộ nông nghiệp có diện tích đất thổ cư là 196,9 ha, diện tích đất ruộng có 225,8 ha tập trung canh tác vào 3 vụ (vụ mùa, vụ Xuân, vụ Đông) và đưa vào sản xuất các loại giống lúa mới như lúa thuần Thiên Ưu 8, lúa Lai BTE1, lúa Bắc Thơm số 7, lúa Khang Dân 18. Đất ao, đất vườn và đất hoa màu cũng chiếm tỷ lệ tương đối trong cơ cấu đất của các hộ chủ yếu là trồng rau góp phần cải thiện kinh tế của hộ. Qua điều tra diện tích đất lâm nghiệp là 38,3 ha chiếm (6,15%) tổng diện tích đất. Hộ phi nông nghiệp có đất thổ cư là nhiều nhất (49,16 ha) sau đó là đất vườn, tuy có nhiều đất vườn nhưng nhóm hộ này đa số là không canh tác được vì không có thời gian nên thường cho thuê lại và qua đó cũng để kiếm thêm một phần thu nhập. Còn đối với hộ kiêm thì có sự chênh lệch giữa các loại đất là không nhiều lắm diện tích thổ cư và trồng hoa màu quá nhỏ chỉ dùng để phục vụ cho sinh hoạt thường ngày của mỗi gia đình hoặc đem lại nguồn thu nhập không cao cho nông hộ * Nguồn nước Nước là nguồn lực tối quan trọng cho sinh hoạt của hộ gia đình và phát triển sinh kế, đặc biệt là sinh kế nông nghiệp. Thiếu nước hoặc nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân và ho ạt động sản xuất. Do điều kiện địa hình đồi núi phức tạp có độ dốc cao do vậy hệ thống kênh mương dẫn nước tưới tiêu cho đồng ruộng ở đây gặp nhiều khó khăn thể hiện qua bảng 4.10:.
- 40 Bảng 4.10: Tỷ lệ hộ gia đình gặp khó khăn về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất Sinh hoạt Sản xuất Khó khăn Số hộ % Số hộ % Thiếu nước thường xuyên 40 66,67 53 88,33 Thiếu nước một vài thời điểm 9 15,00 7 11,67 Nguồn nước không vệ sinh 11 18,33 5 8,33 Nguồn nước ở xa 8 13,33 12 20,00 Chi phí quá cao 8 13,33 21 35,00 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) - Nước sinh hoạt Bảng 4.10 thống kê tỷ lệ hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt và nước sản xuất. Qua khảo sát, nghiên cứu tại các hộ nhận thấy có đến 66,67% số hộ bị thiếu nước sinh hoạt thường xuyên, 15% số hộ thiếu nước sinh hoạt tại một số thời điểm. Có 18,33% số hộ gia đình lo ngại nguồn nước không vệ sinh. 13,33% cho rằng chi hoạt cho nguồn nước sinh hoạt là quá cao. Số còn lại gặp những khó khăn khác khi tiếp cận nước sạch, chẳng hạn như nguồn nước ở quá xa. - Nước sản xuất Nước sinh họat đã thiếu, nước cho sản xuất còn khó khăn hơn. Có đến 88,33 % số hộ gia đình gặp khó khăn về thiếu nước thường xuyên. Thiếu nước một vài thời điểm có 11,67% số hộ.20% số hộ gặp khó khăn do nguồn nước ở xa, 35% số hộ cho rằng chi phí tưới nước cho cây trồng quá cao làm ảnh hưởng đến giá thành nông sản. Chỉ có 8,33% cho rằng nguồn nước không vệ sinh.
- 41 4.2.3. Nguồn vốn xã hội Nghiên cứu góc độ này xem xét khả năng tiếp cận của hộ với các tổ chức kinh tế - chính trị - xã h ội, quan hệ của hộ trong cộng đồng sẽ thể hiện phần nào nguồn lực xã hội của hộ. Các hộ được tham gia họp bàn/trao đổi ý ki ến tại địa phương song mức độ tham gia của các nhóm hộ lại không giống nhau, có những hộ rất tích cực đi họp bàn nhưng có những hộ không tham gia các cuộc họp ở địa phương đa phần là những hộ trẻ do bận đi làm nên ít tham gia. Các thông tin về phát triển kinh tế xã hội tại địa phương được chuyển tới hộ thông qua những cuộc họp hoặc phát thanh trên loa của thôn. Tham gia của hộ trong các tổ chức tại địa phương thể hiện mối quan hệ hợp tác và mức độ tin cậy của hộ với các ổt chức đó, đồng thời, thể hiện quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng. - Quan hệ xã hội, cộng đồng Bảng 4.11: Đánh giá quan hệ xã hội của các hộ điều tra ĐVT: % Quan hệ Rất tốt Bình thường Thờ ơ Không ý kiến Láng giềng 40,60 53,50 0,00 5,90 Dòng họ 88,40 10,60 1,00 0,00 Tôn giáo 21,10 78,00 0,30 0,60 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) Qua điều tra khảo sát các hộ gia đình dân tộc H’mông ở xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, em thấy rằng, các hộ gia đình có quan hệ láng giềng và dòng họ khá tốt. Bảng 4.11 chỉ rõ có 40,60% số hộ đánh giá rằng quan hệ với láng giềng của họ rất tốt, 53,5% đánh giá quan hệ với láng giềng bình thường. Tương tự, có tới 88,4% số hộ tham gia điều tra cho rằng họ có quan hệ
- 42 rất tốt trong dòng họ, 10,6% có quan hệ bình thường. Số hộ có quan hệ thờ ơ với láng giềng và dòng họ rất ít. Tỷ lệ số hộ không có ý kiến khoảng hơn 6%. Có thể số này cũng có quan hệ chưa tốt với láng giềng và dòng họ hoặc có lý do nào đó. Quan hệ giữa các hộ trong cùng tôn giáo dường như không có sự xung đột hay bất đồng nào. 99% số hộ điều tra cho rằng mối quan hệ trong tôn giáo của họ là rất tốt và bình thường. Nhìn chung, quan hệ xã hội, cộng đồng của các hộ gia đình đồng bào H’mông khá tốt, với quan hệ dòng họ, buôn làng, tôn giáo, dân tộc khá mật thiết, là tốt hơn so với các hộ gia đình sống ở các khu vực đô thị và các hộ gia đình người Kinh ở nhiều vùng nông thôn. - Hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể địa phương Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của địa phương như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ các hộ gia đình nông dân tại các địa phương Bảng 4.12: Những hỗ trợ mà gia đình nhận được từ chính quyền và các tổ chức, đoàn thể địa phương Loại hỗ trợ Tỷ lệ hộ được hỗ trợ (%) Thông thin chính sách 92.4 Thông tin văn hóa, đời sống 87.7 Thông tin thị trường 16.7 Thông tin khuyến nông 20.9 Kỹ thuật sản xuất 68.8 Vốn/ vay vốn 79.6 Dạy nghề 32.1 (Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019)
- 43 Tại xã Mậu Duệ tôi khảo sát tiếp cận hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể này đối với các hộ nông dân trên 7 nội dung chính: hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, thông tin chính sách, thông tin văn hóa – đời sống, hỗ trợ vốn/vay vốn, hỗ trợ dạy nghề, hỗ trợ tiếp cận thị trường, Kết quả cho thấy, phần lớn hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, vốn đầu tư, thông tin chính sách, thông tin văn hóa – đời sống. Có tới hơn ¾ số hộ khảo sát tiếp cận được 4 loại hỗ trợ này. Tuy nhiên, các nhu cầu khác của hộ như dạy nghề, thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin khuyến nông, còn ít được quan tâm và chỉ có một bộ phận nhỏ hộ gia đình nhận được hỗ trợ loại này. 4.2.4. Nguồn vốn vật chất Nguồn lực vật chất là một yếu tố thiết yếu trong cuộc sống, nguồn lực này bao gồm cơ sở hạ tầng, nhà ở, công cụ sản xuất * Phương tiện sản xuất Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập hiện nay thì mức sống của người dân cũng được cải thiện phần nào. Nhà ở không còn những ngôi nhà bằng tranh bằng đất mà thay vào đó là những ngôi nhà được xây dựng khang trang hơn đẹp hơn. Song, các phương tiện sản xuất cũng ngày càng cải tiến theo phương thức hiện đại hóa để tăng cao thu nhập và đảm bảo chất lượng cuộc sống, đồng thời nâng cao thương hiệu của sản phẩm giúp các hộ có thể bán sản phẩn với giá cao hơn để có thể vươn ra xa hơn Các phương tiện sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, điện thoại, là không thể thiếu đối với mỗi gia đình nó như là một nhu cầu thiết yếu của hộ. Thiết bị sinh hoạt không ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sản xuất, nhưng nó là công cụ hữu ích giúp nông hộ tìm hiểu thông tin về các vấn đề liên quan đến nông nghiệp mà người dân quan tâm. Ngoài ra, nó cũng giúp nông dân đi lại và vận chuyển vật tư.
- 44 Bảng 4.13: Nhà ở và phương tiện sản xuất và thiết bị sinh hoạt trong hộ Hộ nông Hộ phi nông Hộ kiêm Chỉ tiêu nghiệp nghiệp SL % SL % SL % Nhà ở 35 100 14 100 11 100 Nhà xây 31 88,57 10 71,43 11 100 Nhà sàn, gỗ, ván 3 8,57 2 14,29 0 0 Nhà tranh tre, nứa, 1 2,86 0 0,00 0 0 lá Phương tiện sản 100 100 100 xuất 37 8 11 Máy cày, bừa 9 24,32 1 12,5 3 27,27 Máy bơm 8 21,62 5 62,5 7 63,64 Máy tuốt lúa 12 32,43 0 0 0 0,00 Máy xay,xát 8 21,62 2 25 1 9,09 Phương tiện nghe 75 100 31 100 26 100 nhìn Ti vi 35 46,67 14 45,16 11 42,31 Máy vi tính 5 6,67 3 9,68 4 15,38 Điện thoại 35 46,67 14 45,16 11 42,31 Phương tiện vận chuyển 48 100 17 100 13 100 Ô tô tải 2 4,17 1 5,88 1 7,69 Xe máy 35 72,92 14 82,35 11 84,62 Xe đạp 11 22,92 2 11,76 1 7,69 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) Đa số các hộ điều tra trong xã đều sống trong nhà xây là chủ yếu. Điều này cho thấy điều kiện sinh sống của người dân ngày càng được nâng cao, ít
- 45 bị ảnh hưởng do bão, lốc, mưa v.v. đảm bảo được sức khỏe để thực hiện các hoạt động sinh kế của mình cũng như bảo đảm sức khỏe cho cả gia đình. Về phương tiện sản xuất hầu hết các hộ gia đình đều có máy bơm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình và sản xuất nông nghiệp. Cụ thể hộ nông nghiệp là 08 hộ chiếm 21,62% trong tổng số hộ điều tra. Các phương tiện sản xuất khác như máy cày, máy tuốt lúa cũng được người dân ứng dụng ngày càng nhiều, đem lại hiệu quả sản xuất và năng suất lao động ngày càng cao. Trong đó chủ yếu là nhóm hộ nông nghiệp và nhóm hộ kiêm chính vì nó là các công cụ không thể thiếu trong nhóm này, nó góp phần giảm bớt sức lao động và tăng nguồn thu nhập cho gia đình, nên nó rất quan trọng đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Còn hộ phi nông nghiệp đa số toàn tri thức trẻ làm việc cho các cơ quan, công ty hay công nhân nên không sử dụng các phương tiện sản xuất vì họ là lao động sử dụng trí óc. Đây là một trong những yếu tố cấu thành nguồn vốn vật chất của hộ qua đây ta thấy được các hộ đa số đã có đầy đủ các phương tiện sinh hoạt thiết yếu. Trong đó với phương tiện nghe nhìn, ti vi và điện thoại tất cả 60 hộ đã có ti vi và điện thoại phục vụ nhu cầu hàng ngày vì đây là những phương tiện tối cần thiết của mỗi gia đình trong hoạt động hàng ngày, chỉ có 14 hộ có máy tính và chủ yếu là những hộ sản xuất nông nghiệp hay hộ kiêm với những phát triển của công nghệ hiện đai ngày nay việc có máy tính cũng là một điều cần thiết để phát triển cho người lao động trong hoạt động sinh kế vì có thể tìm kiếm những thông tin mình cần, những thông tin chưa biết trên những trang website, trang mạng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tiếp cận các nguồn thông tin về kinh tế - xã hội, biến động thời tiết, giá cả thị trường, khí hậu để phục vụ cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt của gia đình cũng như bổ xung những kiến thức cho người lao động.
- 46 Việc phát triển đầy đủ về cơ sở thiết bị sinh hoạt của người dân đã phần nào đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu cho người dân và cũng đáp ứng được nhu cầu sản xuất, sinh hoạt nhằm nâng cao hơn nữa lợi thế của nguồn sinh kế vật chất của hộ. 4.2.5. Nguồn vốn tài chính Về lý thuyết, nguồn lực tài chính của các hộ gia đình có thể tồn tại dưới các dạng: Nguồn lực tài chính tự có: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, và/hoặc các tài sản thanh khoản cao như vàng, trang sức, , nguồn từ các dòng tiền ổn định như tiền lương, trợ cấp thường xuyên, tiền gửi từ người thân; nguồn tiền tín dụng, vay mượn từ ngân hàng, bạn bè, Tiền mặt đối với các hộ gia đình là rất quan trọng nó là nguồn để hộ gia đình trang trải, đầu tư cho sản xuất và phát triển 4.3. Các hoạt động sinh kế của hộ điều tra Hoạt động sinh kế của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.14: Hoạt động sinh kế của các hộ điều tra Hộ NN Hộ PNN Hộ kiêm Hoạt động SL ( hộ) CC (%) SL ( hộ) CC (%) SL ( hộ) CC (%) Trồng lúa 29 42,03 - - 10 31,25 Trồng ngô 24 34,78 - - 5 15,63 Chăn nuôi bò 11 15,94 - - - - Chăn nuôi lợn 2 2,90 - - - - Chăn nuôi gia cầm 1 1,45 - - 2 6,25 Cán bộ 2 2,90 - - - - Làm thuê - - 5 38,46 6 18,75 Kinh doanh - - 8 61,54 9 28,13 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019) Qua bảng 4.14, cho thấy nông nghiệp vẫn là một nghề mang lại thu nhập cho người dân trên địa bàn xã Mậu Duệ song nông nghiệp lại thường bị những tác động của thời tiết và điều kiện tự nhiên môi trường vì thế nó phần nào làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
- 47 * Kết quả sinh kế của người dân Kết quả sinh kế của người dân có thể hiểu là bao gồm những gì họ đạt được sau khi sử dụng nguồn lực, xây dựng những cách thức và thực hiện các hoạt động sinh kế. Con người vận dụng các nguồn lực dưới dự tác động của bối cảnh khách quan, họ thực hiện các hoạt động sinh kế để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình. Kết quả sinh kế là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ sử dụng các nguồn lực khác nhau cũng như sự phối hợp giữa các nguồn lực đó. Nó sẽ giúp ta có được những đánh giá tổng thể của cả quá trình sản xuất kinh doanh của hộ trong một thời gian. Vì vậy, các khoản thu nhập được xem như một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh kế của các hộ nghiên cứu. Đối với nông dân, sinh kế của nông hộ bao gồm nông nghiệp và phi nông nghiệp. Bảng 4.15: Lợi nhuận thu được từ hiệu quả sử dụng tài nguyên của các hộ điều tra ĐVT: 1000đ/năm Hộ Phi Nông Hộ Nông nghiệp Hộ kiêm Nguồn thu nhập nghiệp TB % TB % TB % Trồng lúa 22.000 7,80 - - 16.000 8,29 Trồng ngô 5.000 1,77 - - - - Chăn nuôi lợn 57.000 20,21 - - - - Chăn nuôi bò 68.000 24,11 - - 30.000 15,54 Chăn nuôi gia cầm 10.000 3,55 22.000 11,40 Kinh doanh - - 100.000 62,5 70.000 36,27 Cán bộ 120.000 42,55 - - - - Làm thuê - - 60.000 37,5 55.000 28,50 Tổng lợi nhuận/hộ 282.000 160000 193.000 Lợi nhuận 40.00 80.00 38.60 BQ/người (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, năm 2019)
- 48 Lợi nhuận bình quân trên đầu người của nhóm hộ phi nông nghiệp là cao nhất tương ứng 80 triệu/người/ năm nhóm hộ này thường là những người trẻ mới lập gia đình và đang làm những công việc hoạt động trí óc nên được trả công cao hơn. Thu nhập phi nông nghiệp là một nguồn thu nhập khác của các hộ nó ít liên quan đến tài nguyên của hộ nhưng lại rất quan trọng với các hộ, trong các nhóm hộ dù là nhóm hộ có số lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp ít nhưng lại có nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp lớn. 4.4. Những ưu, nhược điểm trong các hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ 4.4.1. Hoạt động trồng trọt Điểm mạnh Điểm yếu - Diện tích đất nông nghiệp tương - Địa hình là vùng núi cao, chủ yếu là đối lớn. núi đá vôi, gò đồi. Mặc dù diện tích đất - Địa hình thuộc miền núi cao canh tác lớn nhưng chất đất xấu, kém mang đặc điểm khí hậu gió, thích dinh dưỡng. hợp cho việc sản xuất nông nghiệp - Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ đặc biệt thích hợp cho việc phát thuật vào sản xuất còn h ạn chế, kỹ thuật triển cây công nghiệp ngắn ngày canh tác của người dân còn lạc hậu. như: Thuốc lá,đỗ tương, lạc - Dụng cụ canh tác còn thô sơ, chưa có - Người dân ở đây có truyền thống sự đầu tư. canh tác lâu đời. - Khó khăn về nguồn nước do địa hình cao, dốc. - Dịch sâu bệnh hại cây trồng. Cơ hội Thách thức - Do điều kiện tự nhiên thuận lợi - Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa cho cây công nghiệp ngắn ngày đạt tiêu chuẩn
- 49 nếu quy hoạch được vùng tập trung - Xử lý, bảo quản sản phẩm sau thu để phát triển sản xuất hàng hóa hoạch chưa được bảo đảm, sản phẩm như: Đỗ tương, lạc giống, lạc đỏ, còn nhỏ lẻ, manh mún, mẫu mã chưa thuốc lá sẽ đem lại hiệu quả kinh được tốt nên việc tìm thị trường tiêu thụ, tế cao. bao tiêu sản phẩm còn gặp nhiều khó - Tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của khăn. các chương trình, dự án như: - Giao thông đi lại khó khăn nhất là đối Chương trình Nghị quyết 30a/CP với những xã vùng sâu, vùng xa như hỗ trợ chuyển đổi giống cây tr ồng Thâm Tiềng còn gặp nhiều khó khăn, vật nuôi, chương trình 135 hỗ trợ chủ yếu là đường đất, đường mòn dân sản xuất sinh 4.4.2. Hoạt động chăn nuôi Điểm mạnh Điểm yếu - Diện tích đất lớn, bãi chăn thả tự - Trình độ kỹ thuật lạc hậu nhiên còn khá nhiều thuận lợi cho - Là vùng núi cao có khí hậu gió mùa việc chăn nuôi trâu, bò và chăn nuôi nên khi nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng dê đến chăn nuôi. - Người dân có kinh nghiệm chăn - Dụng cụ, đồ dùng thô sơ nuôi - Dịch bệnh, thiên tai - Nguồn vốn nghèo nàn Cơ hội Thách thức -Được sự hỗ trợ của các chương - Thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó trình dự ánđầu tư cho phát triển chăn khăn, chưa ổn định. nuôi, xây dựng quy mô gia trại, - Giao thông đi lại khó khăn. trang trại hộ gia đình, trang trại tổng hợp.
- 50 4.5. Một số giải pháp cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc H’mông tại xã Mậu Duệ 4.5.1. Giải pháp về kỹ thuật - Điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, sử dụng các giống cây trồng chống chịu kháng sâu bệnh cụ thể: + Về chăn nuôi: thay đổi giống vật nuôi phù hợp, có năng suất cao, tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc và gia cầm, xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố, để làm thoáng mát cho vật nuôi về mùa hè và giữ ấm về mùa đông. + Về trồng trọt: Sử dụng giống mới chống chịu sâu bệnh tốt hơn, thay đổi thời vụ canh tác thích hợp trong năm, cải tạo đất trồng để tăng độ phì nhiêu và phòng tránh, trồng các loại cây xen canh có sức chống chịu tốt hơn được sâu bệnh vụ mùa. Gieo trồng các loại cây phù hợp với đất để đảm bảo cho năng suất cao. 4.5.2. Giải pháp về nguồn lực Qua điều tra cho thấy trình độ học vấn của các thành viên trong hộ còn thấp. Vì vậy, cần khuyến khích các hộ tạo điều kiện cho con em được đi học các cấp cao hơn, các thành viên trong độ tuổi lao động được học các lớp tập huấn, các lớp đào tạo nâng cao trình độ nhận thức trong hoạt động sinh kế. Đồng thời, biết cách áp dụng các thành tựu KH-KT vào quá trình sản xuất của hộ. 4.5.3. Giải pháp về vốn - Tăng nguồn thu hút, tiếp nhận và triển khai có hiệu quả các nguồn tài trợ về tài chính và kinh nghiệm. - Đa dạng hóa nguồn vốn hỗ trợ triển khai thực hiện kế hoạch hành động từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế thông qua các hoạt động song phương và đa phương. 4.5.4. Giải pháp đa dạng hóa hoạt động sinh kế - Cần đa dạng hóa sinh kế theo hướng tiệm tiến từng bước, để giảm rủi
- 51 ro và giữ bản sắc văn hóa của dân tộc, tạo điều kiện cho người dân tộc thích nghi dần dần với kinh tế thị trường. - Đa dạng hóa hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông theo hướng phát huy lợi thế địa phương.
- 52 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông trên địa bàn xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, em có một số kết luận như sau: - Điều kiện tự nhiên của xã khá thuận lợi cho việc phát triển sinh kế cho các hộ dân - Có khá nhiều hoạt động sinh kế đa dạng và phong phú từ các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, đến các hoạt động phi nông nghiệp như làm công, làm thuê, kinh doanh, buôn bán, cán bộ công nhân viên chức, Tuy nhiên, sản xuất chủ yếu của người dân nơi đây vẫn là các hoạt động sản xuất nông nghiệp. - Cộng đồng dân tộc H’mông tại đây vẫn chưa biết tận dụng những lợi thế của địa phương, công cụ sản xuất và nguồn lực đầu tư còn ít chủ yếu theo phong tục tập quán và phục vụ nhu cầu của gia đình là chính. - Qua đánh giá nguồn lực sinh kế của đồng bào dân tộc H’mông điều tra thì các nguồn lực này ở mức độ rất hạn chế. Trong 5 nguồn lực thì nguồn lực tự nhiên là nguồn lực dồi dào nhất, người dân nơi đây phụ thuộc chủ yếu vào nguồn lực này đặc biệt là nguồn đất, nguồn nước 5.2. Kiến nghị Xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình được đến trường. Luôn luôn học hỏi kinh nghiệm sản xuất của những hộ phát triển để áp dụng và thực hiện trên giađình nhà mình. Nông dân cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tận dụng và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất, cần phát triển
- 53 những loại cây (lạc, đỗ tương, ngô), con (lợn, bò,dê) có giá trị kinh tế cao để đưa vào sản xuất nhằm mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình và xã hội. Tăng cường các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Tận dụng các nguồn lực tự nhiên sẵn có, khai thác hợp lý và phải biết tự bảo vệ nguồn tài nguyên này.
- 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ kế hoạch và đầu tư (2003), sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế và khung sinh kế. 2. DFID,1999 Sinh kế bền vững và giảm nghèo, bộ phát triển quốc tế Vương Quốc Anh. 3. Lê Hiền (2009), Tiến trình phân tích sinh kế bền vững cho người dân vùng cao ở Thừa Thiên Huế. 4. Mã Thúy Nhuần, 2012. Phân tích sinh kế và xây dựng kế hoạch xã Kim Lư (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn). Báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2012. 5. Nguyễn Đức Quang (2011), Phân tích sinh kế và xây dựng kế hoạch xã Kim Lư, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa Kinh tế & PTNT, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 6. Lê Thao Sang, Luận văn thạc sỹ phát triển nông thôn, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, năm 2016. 7. Lê Duy Thường (2014), Đánh giá hoạt động sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học nông lâm Thái Nguyên. 8. Nguyễn Hữu Thọ (2010), Sử dụng khung sinh kế bền vững để phân tích sinh kế của người dân xã Yên Trạch, huyện: Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 9. Vương Xuân Tình, Mai Văn Thành (2005), Ứng dụng khung sinh kế bền vững, xácđịnh các phương thức ứng phó v ới tình trạng khan hiếm lương thực, Hội thảo ứng dụng phương pháp tiếp. 10. UBND xã Mậu Duệ, Báo cáo công tác chỉ đạo điều hành của UBND xã và thực hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế xã hội – Quốc phòng an ninh
- 55 năm 2018; phương hướng, nhiệm vụ năm năm 2019. 11. UBND Xã Mậu Duệ, Báo cáo kết quả công tác lãnh đạo,chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019, năm 2018. 12. UBND xã Mậu Duệ, Báo cáo phân tích hộ nghèo theo các nhóm dân tộc cấp xã, năm 2018. 13. UBND xã Mậu Duệ, Báo cáo về công tác xây dựng, quản lý các thiết chế văn hóa. thể thao cơ sở gắn với chương trình xây dựng NTM, năm 2016. 14. UBND xã Mậu Duệ, Đề án XDNTM, năm 2018 15. TS. Đỗ Văn Viện, ThS. Đặng Văn Tiến (2000), Bài giảng kinh tế hộ nông dân.
- PHIẾU ĐIỀU TRA SINH KẾ HỘ Phiếu số: Phần I: Thông tin chung về hộ gia đình 1.1. Họ tên chủ hộ: Tuổi: Nam/ Nữ: 1.2. Địa chỉ: Thôn ,xã Mậu Duệ, huyện Yên Minh. 1.3. Dân tộc: 1.4. Trình độ học vấn: Tiểu học. THCS. THPT. TC - CĐ - ĐH 1.5. Danh sách các thành viên trong gia đình: Trình độ Quan hệ với Giới Trình độ Nghề TT Họ và tên chuyên chủ hộ tính văn hóa nghiệp môn 1 2 3 4 1.6. Phân loại hộ theo ngành nghề (đánh dấu x vào ô tương ứng): - Hộ thuần nông - Hộ kiêm nghề - Hộ phi nông nghiệp 1.7. Phân loại hộ theo thu nhập: Hộ Khá Hộ TB Hộ cận nghèo Hộ nghèo
- Phần II: Nguồn lực và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình 2.1. Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp của hộ được sử dụng SXKD - DV Loại đất Tổng diện tích (m2) Đất thổ cư Đất ruộng Đất ao, hồ Đất vườn Đất hoa màu Đất lâm nghiệp Đất khác 2.2. Nguồn nước a) Nguồn nước sinh hoạt chính của gia đình? Nước máy: Nước giếng: Nước sông, suối, ao, Nước mưa: b) Nguồn nước sử dụng cho tưới tiêu của gia đình? Nước máy: Nước giếng: Nước sông, suối, ao, Nước mưa: c) Gia đình gặp phải những khó khăn gì về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất? Khó khăn Sinh hoạt Sản xuất Thiếu nước thường xuyên Thiếu nước một vài thời điểm
- Nguồn nước không vệ sinh Nguồn nước ở xa Chi phí quá cao Khó khăn khác: 2.3. Đất và nhà ở a) Hình thức sở hữu đất ở và nhà ở? Sở hữu của gia đình. Nhà thuê. Ở nhờ. Khác: b) Tổng diện tích đất ở và nhà ở của gia đình? m2 2.4. Nguồn vốn của gia đình Loại tài sản Đơn vị Số lượng Giá trị (1000đ) I. Tài sản cho sinh hoạt 1. Nhà ở m2 - Nhà xây - Nhà sàn, gỗ, ván - Nhà tranh tre, nứa, lá 2. Phương tiện đi lại - Xe đạp Chiếc - Xe máy Chiếc - Ô tô Chiếc 3. Phương tiện nghe nhìn - Tivi Chiếc - Đài Chiếc
- - Vi tính Chiếc 4. Trang bị nội thất - Giường Chiếc - Tủ Chiếc - Bàn ghế Chiếc - Khác 5.Quạt điện Chiếc 6. Tủ lạnh Chiếc 7. Điện thoại Chiếc 8. Bếp ga Cái 9. Máy giặt Chiếc 10. Giếng nước, bể nước 11. Nhà vệ sinh II. Tài sản là công cụ sản xuất 1. Ô tô tải Chiếc 2. Máy bơm Cái 3. Máy cày bừa Cái 4. Máy tuốt lúa Cái 5. Máy xay xát Cái 6. Máy cưa Cái 7. Máy quay, vò chè Chiếc 8. Trâu, bò Con 9. Chuồng trại chăn nuôi 10. Tài sản khác
- 2.5. Quan hệ xã hội của đồng bào dân tộc H’mông Quan hệ láng giềng? Rất tốt. Bình thường. Thờ ơ. Không ý kiến. Quan hệ trong dòng họ? Rất tốt. Bình thường. Thờ ơ. Không ý kiến. Quan hệ trong tôn giáo? Rất tốt. Bình thường. Thờ ơ. Không ý kiến. 2.6. Những hỗ trợ mà gia đình nhận được từ chính quyền và các tổ chức, đoàn thể địa phương? Thông tin chính sách. Thông tin văn hóa, đời sống. Thông tin thị trường. Thông tin khuyến nông. Kỹ thuật sản xuất. Vốn/vay vốn. Dạy nghề. Hỗ trợ khác: . Phần III. Thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình 3.1. Thu nhập trung bình từ sản xuất của hộ trong 12 tháng qua. Chỉ tiêu Thu nhập (1000 đồng) Thu nhập từ trông trọt Thu nhập từ chăn nuôi Thu nhập từ lâm nghiệp Thu nhập từ phi nông nghiệp Khác:
- 3.2. Chi phí trung bình cho sản xuất của hộ trong 12 tháng qua. Chỉ tiêu Chi phí (1000 đồng) Chi cho trồng trọt Chi cho chăn nuôi Chi cho lâm nghiệp Chi cho các hoạt động phi nông nghiệp Khác: . 3.3. Để cải thiện đời sống gia đình cần hỗ trợ gì? Vay vốn ưu đãi. Đào tạo nghề, giới thiệu việc làm. Tập huấn kiến thức, kinh nghiệm làm ăn. Hỗ trợ nhà ở (xây mới, sửa chữa nhà ở). Hỗ trợ việc làm tại địa phương. Khác: . Xác nhận hộ gia đình Điều tra viên Nông Thị Thân