Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

pdf 96 trang thiennha21 20/04/2022 3340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_hien_trang_va_tang_cuong_sinh_ke_cua_do.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ NGUYỆN NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ TĂNG CƯỜNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG DỰA VÀO RỪNG TẠI XÃ THANH ĐỊNH, HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - Năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ NGUYỆN NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ TĂNG CƯỜNG SINH KẾ CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ SỐNG DỰA VÀO RỪNG TẠI XÃ THANH ĐỊNH, HUYỆN ĐỊNH HOÁ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý tài nguyên rừng Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Công Quân Thái Nguyên - Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp “Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, công trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Công Quân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi hoàn toàn trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra. Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2019 Xác nhận GV hướng dẫn Người viết cam đoan TS. TRẦN CÔNG QUÂN TRẦN THỊ NGUYỆN Xác nhận của GV phản biện
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo, mỗi sinh viên đều phải thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” Trong quá trình thực hiện, tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa, đặc biệt thầy giáo TS. Trần Công Quân là người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài. Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ của các quý thầy cô, đến nay tôi hoàn thành khóa luận này. Cũng nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ đó. Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng 5 năm 2019 Sinh viên Trần Thị Nguyện
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất quy hoạch Lâm nghiệp các xã có diện tích rừng của BQL rừng ATK Định Hoá quản lý 344 Bảng 4.2: Trữ lượng rừng ATK Định Hoá 37 Bảng 4.3: Hiện trạng chủ quản lý đất đai Ban quản lý rừng ATK Định Hoá 38 Bảng 4.4: Tuổi trung bình, khả năng đọc chữ và cơ cấu dân tộc phân theo nhóm hộ ở xã Thanh Định 40 Bảng 4.5: Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra 41 Bảng 4.6: Nghề nghiệp của các chủ hộ điều tra 42 Bảng 4.7: Diện tích đất bình quân các loại của các nhóm hộ 43 Bảng 4.8: Thu nhập từ các ngành của các nhóm hộ điều tra xã Thanh Định 44 Bảng 4.9: Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ trồng cây nông nghiệp 46 Bảng 4.10: Thu nhập từ các vật nuôi trong gia đình ở xã Thanh Định 46 Bảng 4.11: Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ rừng 47 Bảng 4.12. Tổng hợp các nguồn thu của các hộ gia đình ở xã Thanh Định 48 Bảng 4.13: Các loại rủi ro ảnh hưởng đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã, huyện Định Hoá (2014 - 2018) 50 Bảng 4.14: Lựa chọn sinh kế của các hộ người dân xã Thanh Định 51 Bảng 4.15: Hỗ trợ để tăng cường sinh kế của các hộ người dân xã Thanh Định 51 Bảng 4.16: Đánh giá tiếp cận dịch vụ và thị trường của người dân 52
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài 29
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa ATK An toàn khu BHYT Bảo hiểm y tế BQL Ban quản lý DTTS Dân tộc thiểu số KH Kế hoạch THCS Trung học cơ sở PTNT Phát triển nông thôn SKBV Sinh kế bền vững
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu đề tài 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của vấn nghiên cứu .4 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 4 2.1.2. Phân tích sinh kế bền vững của người dân 7 2.2. Nghiên cứu về sinh kế của người dân sống dựa vào rừng trên thế giới và Việt Nam 111 2.2.1. Nghiên cứu về vùng đệm và sinh kế của người dân sống dựa vào rừng trên thế giới 111 2.2.2. Nghiên cứu về vùng đệm và sinh kế người dân dựa vào rừng ở Việt Nam 144 2.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thanh Định, huyện Định Hoá 166 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Thanh Định 166 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở xã Thanh Định, huyện Định Hoá 18 2.3.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực rừng VHLS ATK Định Hoá 266
  9. vii Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 288 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 288 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 288 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 288 3.2. Nội dung nghiên cứu 288 3.3. Phương pháp nghiên cứu 29 3.3.1. Cách tiếp cận của đề tài 29 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 300 3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 322 3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá trong nghiêm cứu 322 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 333 4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai thuộc Ban quan lý rừng ATK Định Hoá 333 4.1.1. Trữ lượng rừng các xã thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hóa 367 4.1.2. Hiện trạng chủ quản lý đất đai thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hoá, huyện Định Hóa 38 4.2. Đánh giá tình hình sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng 39 4.2.1. Thông tin chung về các chủ hộ được điều tra thuộc xã Thanh Định 39 4.2.2. Nghề nghiệp của các chủ hộ điều tra 42 4.2.3. Diện tích bình quân đất đai của ba nhóm hộ 43 4.2.4. Thu nhập của các nhóm hộ điều tra 44 4.3. Đánh giá các nguồn sinh kế mà đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng 45 4.3.1. Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số từ sản xuất nông nghiệp 45 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thanh Định, huyện Định Hoá 49
  10. viii 4.4.1. Nhóm yếu tố khách quan 49 4.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan 50 4.5. Đề xuất giải pháp tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hóa 52 4.5.1. Trên cơ sở tổ, nhóm mang lại hiệu quả cao đề xuất các giải pháp tăng cường sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thanh Định 53 4.5.2. Giải pháp kỹ thuật 54 Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 57 5.1. Kết luận 57 5.2. Đề nghị 589 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ LỤC 611
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là tài nguyên quý của mỗi quốc gia, là lá phổi xanh của nhân loại. Tất cả mọi hoạt động của đời sống xã hội đều có liên quan đến rừng. Vì thế có thể nói: "Rừng là nguồn của nước, nước là nguồn của sự sống". Rừng có vai trò quan trọng, ngoài việc cung cấp các sản phẩm hữu hình như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, rừng còn có chức năng sinh thái vô cùng quan trọng, như: Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, chắn sóng, chắn cát bay, đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, du lịch và tham gia điều hòa khí hậu toàn cầu bằng cách hấp thụ CO2, tích lũy cacbon và cung cấp oxi. ATK Định Hóa có 90% diện tích rừng phủ kín núi, đồi, chỉ có 10% diện tích đồng ruộng, bảo tồn, tôn tạo Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa phải đi đôi với bảo vệ, gìn giữ không gian văn hóa, môi trường sinh thái các xã, toàn huyện Định Hóa với diện tích đất lâm nghiệp 30.267 ha rừng đặc dụng 7.539 ha, rừng phòng hộ 8.947 ha, rừng sản xuất 13.779 ha được UBND tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa, Ban Quản lý Khu rừng đặc dụng ATK và Ban Quản lý Khu Di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa, Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa được thành lập theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 13-1-2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 đơn vị là: Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Định Hóa; Ban Quản lý khu rừng cảnh quan ATK Định Hóa và Hạt Kiểm lâm huyện Định Hóa. Ban Quản lý rừng ATK là tổ chức trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên (Sở Nông nghiệp và PTNT). Ban có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng để hoạt động theo quy định của pháp luật. Những nhiệm vụ chủ yếu của Ban Quản lý gồm: Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng các loại
  12. 2 rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên địa bàn huyện Định Hóa; thực hiện các biện pháp nhằm phát triển bền vững các nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên; tăng cường các hoạt động truyền thông để tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về tài nguyên rừng; tham gia giải quyết các tranh chấp về rừng và đất rừng theo quy định. Ban có trụ sở tại xóm Dốc Châu, thị trấn Chợ Chu, Định Hóa. Sự thành lập Ban quản lý rừng ATK Định Hóa được sự giúp đỡ của tổ chức Lâm nghiệp Việt Đức GTZ thông qua việc hỗ trợ chuyên gia tư vấn về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng các phòng ban và tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên Ở khía cạnh tích cực, du lịch góp phần quảng bá những giá trị đặc trưng của di tích đến với công chúng, tăng cường nguồn lực để tái đầu tư bảo tồn di tích, tạo việc làm cho nhiều người, đặc biệt là người dân sở tại. Ở khía cạnh khác, du lịch càng phát triển càng tạo sức ép lên di tích: Lượng người tăng sẽ nảy sinh vấn đề ô nhiễm môi trường, sự xâm hại di tích, xâm hại tài nguyên rừng do tác động của con người Hiện nay đời sống của nhân dân cùng ATK tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy đầu tư bảo vệ và phát triển rừng là một giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với đồng bào vùng ATK; đặc biệt là người dân thuộc đồng bào dân tộc thiểu số có cuộc sống dựa vào rừng ở các xã do Ban quản lý rừng ATK Định Hóa quản lý, trong đó có người dân xã Thanh Định, huyện Định Hóa. Những năm qua công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã được tỉnh và Sở NN&PTNT Thái Nguyên quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Việc nghiên cứu đánh giá hiện và sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại khu vực là chưa được nghiên cứu, nhằm tìm ra các giải pháp ổn định cuộc sống của người dân trong khu vực có cuộc sống dựa vào rừng, để họ không tác
  13. 3 động xấu đến rừng, góp phần phát triển tài nguyên rừng bền vững. Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, việc thực đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên” thực sự có ý nghĩa cả về khoa học và thực tiễn. 1.2. Mục tiêu đề tài Đề tài giải quyết các mục tiêu sau: - Đánh giá được thực trạng sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định vùng đệm ATK Định Hoá, huyện Định Hoá. - Xác định nguồn thu từ tài nguyên rừng ảnh hưởng đến sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất được một số giải pháp tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần nghiên cứu đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng, nhằm đề xuất một số giải pháp tăng cường sinh kế của người dân sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hoá. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở thực tiễn đề tài đã đề xuất được một số giải pháp tăng cường sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thanh Định, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
  14. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của vấn nghiên cứu 2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ. Nó phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thức truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như trồng trọt nông nghiệp, lâm nghiệp). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài (external supporters) cơ hội thoát nghèo, thích nghi các điều kiện tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo Lê Diên Dực (2002) [6]. Vì mục tiêu này chúng ta xem xét khái niệm sinh kế và phân tích sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại vùng đệm khu ATK Định Hoá, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. a) Khái niệm vùng đệm Theo quy định tại Khoản 25 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019) thì nội dung này được quy định như sau: Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất, vùng mặt nước nằm sát ranh giới của khu rừng đặc dụng có tác dụng ngăn chặn, giảm nhẹ sự tác động tiêu cực đến khu rừng đặc dụng. Theo Lê Diên Dực (2002)[6] cho rằng: Vùng đệm được xây dựng chính là để giải quyết các khó khăn đó, nhằm nâng cao cuộc sống cho các cộng đồng dân cư địa phương, tạo thêm công ăn việc làm cho họ để họ giảm bớt sức ép lên các khu bảo tồn và đồng thời giáo dục, động viên họ tích cực tham gia vào công tác bảo tồn. “Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, có hoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của khu bảo tồn và được quản lý để nâng cao việc bảo tồn của khu bảo tồn và của chính vùng đệm, đồng thời mang lại lợi ích cho nhân dân sống quanh khu bảo tồn. Điều
  15. 5 này có thể thực hiện được bằng cách áp dụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm”. b) Dân tộc thiểu số là gì Lê Diên Dực (2002) [6], cho rằng: Dân tộc thiểu số được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc như sau:“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Hiện nay dân tộc đa số là dân tộc Kinh (Việt), 53 dân tộc còn lại là dân tộc thiểu số. Theo Tổng điều tra năm 2016, dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số toàn quốc; 6 dân tộc có số dân gần một triệu trở lên là Tày, Thái, Mường, Khơme, Nùng, H’mông; 16 dân tộc thiểu số ít người có số dân dưới 10.000 là La hủ, La ha, Pà thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô lô, Mảng, Cờ lao, Bố y, Cống, Si la, Pu péo, Rơ măm, Brâu, Ơ đu. c) Sinh kế của người dân địa phương Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống. Có quan điểm khác cho rằng: Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh), một sinh kế baogồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Kết quả của sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng. Nhờ các chiến lược sinh kế mang lại cụ thể là thu nhập cao hơn, nâng cao đời
  16. 6 sống văn hoá, tinh thần, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn lương thực và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên (dẫn theo Lê Văn Kỳ, Ngô Đức Thịnh và Nguyễn Quang Lê 2007), [9]. d) Sinh kế bền vững của người dân địa phương Hướng phát triển sinh kế cho người dân tại các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia trong và ngoài nước là sinh kế bền vững. Trước khi xem xét vấn đề sinh kế bền vững chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm về phát triển bền vững. Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển thì “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”. Hội nghị môi trường toàn cầu Rio De Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế. Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại nhưng không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai [15]. Phát triển là mô hình phát triển mới trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau [14]. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phải phát huy được tiềm năng con người để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ. Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ. Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai [9].
  17. 7 Sinh kế bền vững nếu theo nghĩa này phải hội đủ những nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân. Xây dựng dựa trên sức mạnh con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương, tổng thể, thực hiện ở nhiều cấp, trong mối quan hệ với đối tác, bền vững và năng động. Một sinh kế được xem là bền vững khi con người có thể đối phó và những phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên [9]. 2.1.2. Phân tích sinh kế bền vững của người dân a) Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững Theo Uỷ ban Phát triển Quốc tế (Vương quốc Anh) [6], một sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: Nguồn lực và khả năng mà con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. Các nguồn lực và khả năng mà con người có, được xem là các vốn hay tài sản sinh kế bao gồm 5 loại sau: - Nguồn lực con người: Bao gồm kỹ năng, kiến thức và sự giáo dục của từng cá nhân và các thành viên trong gia đình, sức khỏe, thời gian và khả năng làm việc để họ đạt được những kết quả sinh kế. - Nguồn lực xã hội: Đề cập đến mạng lưới và mối quan hệ xã hội, các tổ chức xã hội và các nhóm chính thức cũng như phi chính thức mà con người tham gia để từ đó được những cơ hội và lợi ích khác nhau. - Nguồn lực tự nhiên: Là các cơ sở các nguồn lực tự nhiên (của một hộ hoặc một cộng đồng) mà con người trông cậy vào, ví dụ như đất đai, mùa màng, vật nuôi, rừng, nước và các nguồn tài nguyên ven biển. - Nguồn lực tài chính: Là các nguồn lực tài chính mà con người có được như nguồn thu nhập tiền mặt và các loại hình tiết kiệm khác nhau, tín dụng và các luồng thu nhập tiền mặt khác như lương hưu, tiền do thân nhân gửi về hay những trợ cấp của nhà nước.
  18. 8 - Nguồn lực vật chất: Bao gồm các công trình hạ tầng và xã hội cơ bản và các tài sản của hộ gia đình hỗ trợ cho sinh kế, như giao thông, hệ thống cấp nước và năng lượng, nhà ở và các đồ dùng, dụng cụ trong gia đình. Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử dụng và quản lý các nguồn vốn sinh kế của người dân nhằm để kiếm sống cũng như đạt được mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ thể như là: Quyết định đầu tư vào loại nguồn vốn hay tài sản sinh kế; quy mô của các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; cách thức họ quản lý và bảo tồn các tài sản sinh kế; cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng cần thiết để kiếm sống; họ đối phó như thế nào với rủi ro, những cú sốc và những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; và họ sử dụng thời gian và công sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những điều trên; [6]. Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế đó là những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu dài, bao gồm: Sự hưng thịnh hơn; thu nhập cao và ổn định hơn, cơ hội việc làm tốt hơn; kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện tăng lên và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được gia tăng [6]. - Đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sồng bằng giá trị của những hàng hóa phi vật chất khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố, ví dụ như căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên gia đình được đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt, sự an toàn của đời sống vật chất [6]. - Khả năng tổn thương được giảm: Người nghèo luôn phải luôn sống trong trạng thái dể bị tổn thương. Do vậy sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa
  19. 9 những cơ hội của mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn sau các thảm họa, khả năng kiểm soát dịch bệnh gia súc, [9]. - An ninh lương thực được cũng cố: An ninh lương thực là một cốt lõi trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng cao và ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa các loại cây lương thực - Sử dụng bền vững hơn cơ sở nguồn tài nguyên thiên nhiên: Sự bền vững môi trường là một mối quan tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác. [9]. b) Các chiến lược sinh kế và kết quả Chiến lược sinh kế là các kế hoạch làm việc dài hạn của cộng đồng để kiếm sống. Nó thể hiện sự đa dạng và kết hợp nhiều hoạt động và lựa chọn mà con người tiến hành nhằm đạt được mục tiêu sinh kế của mình. Kết quả sinh kế là những thay đổi có lợi cho sinh kế của cộng đồng, nhờ các chiến lược sinh kế mang lại, cụ thể là thu nhập cao hơn, cuộc sống ổn định hơn, giảm rủi ro, đảm bảo tốt hơn an toàn thực phẩm, và sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên [8]. c) Vai trò của rừng đối với sinh kế của người dân Tài nguyên rừng bao gồm đất rừng, bãi chăn thả gia súc, cây cối, động vật rừng, các nguồn lâm sản khác và dược liệu, nguồn gen, nguồn nước, được xem là tài sản sinh kế (vốn tự nhiên) của mỗi hộ dân và cả cộng động. Xét trong mối quan hệ với các nguồn lực khác tài nguyên rừng là nguồn lực tạo ra các nguồn lực khác: Bán sản phẩm thu lượm từ rừng sẽ cho những khoản tiền mặt, bổ sung cho nguồn lực tài chính; quản lý và sử dụng tài nguyên rừng dưới hình thức cộng đồng làm tăng mối liên kết và quan hệ giữa các cá nhân, bổ sung cho nguồn vốn xã hội [7].
  20. 10 Rừng là trung tâm sự sống của con người chừng nào con người còn sống trên trái đất. Rừng mang lại nhiều lợi ích không những cho địa phương mà còn cho quốc gia và cả thế giới. Rừng là nơi sinh sống cho hơn 200 triệu người ở vùng nhiệt đới. Họ có thể là những người dân sống ở vùng rừng qua nhiều thế hệ, mới chuyển đến như là người đến định cư hoặc là sống tạm, hoặc là người nơi khác đến để khai thác rừng [7]. Theo báo cáo của tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc, rừng cung cấp gỗ và năng lượng cho con người. Giá trị các loại sản phẩm gỗ được buôn bán trên thị trường thế giới hàng năm lên đến 36000 triệu USD. Lượng tiêu thụ củi đốt và than củi của cả thế giới lên đến 1800 triệu m3. Rừng cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ bao gồm thực phẩm, thảo dược, nhựa, sợi, thức ăn cho gia súc và những sản phẩm cần thiết khác. Động vật rừng chiếm từ 70 - 90% tổng lượng protêin động vật được tiêu thụ [11]. Người dân nông thôn dùng lâm sản để ăn (măng tre nứa, lá một số loại cây, cá suối và thịt chim thú), làm vật liệu xây dựng (mây tre, cây quanh nhà, lá lợp), công cụ săn bắn và canh tác. Có nhiều vùng dân cư sống ở vùng nông thôn có đến 50% thu nhập của các hộ dân nông thôn là từ lâm sản ngoài gỗ [3]. Rừng mang lại những lợi ích về môi trường cho con người. Rừng có chức năng bảo vệ môi trường không những ở địa phương mà còn cả khu vực. Ở những vùng có độ dốc cao, rễ cây rừng có tầm quan trọng trong việc ngăn chặn xói mòn, sạt lở đất. Rừng giúp ngăn cản gió, giữ và điều hòa lượng nước mưa và nước ngầm. Trong hệ thống canh tác nông nghiệp, rừng giúp duy trì độ màu mở của đất thông qua chu trình dinh dưỡng của cây rừng. Rừng tạo bóng mát, điều hòa nhiệt độ và độ ẩm không khí [11]. Rừng là nơi phát triển các dịch vụ khác như du lịch sinh thái, khu nghỉ mát, địa điểm giải trí, Nó còn là nơi chứa đựng nguồn gen không những có giá trị kinh tế mà còn có giá trị khoa học và xã hội. Nguồn gen này luôn luôn được tái tạo và nó có thể được sử dụng mãi mãi nếu như được quản lý tốt [3].
  21. 11 Thực phẩm từ rừng như thịt động vật rừng, măng tre, củ quả, mật ong, và nấm được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Rất nhiều loài cây lấy củ, cây rau và những sản phẩm rừng khác được sử dụng làm thức ăn trong thời kỳ giáp hạt hoặc thiếu hụt lương thực trầm trọng. Ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, người dân phu thuộc hoàn toàn vào rừng như là nguồn lương thực, thức ăn cho gia súc trong thời gian 4 tháng hoặc dài hơn trong năm [6]. Ở nước ta ước tính có 23 triệu tấn củi được tiêu thụ hàng năm. Nhiều vùng miền núi ở nước ta, nguồn thu nhập từ việc bán sản phẩm rừng thường cao hơn nguồn thu nhập từ bán các sản phẩm nông nghiệp như lúa. Hoạt động khai thác sản phẩm ngoài gỗ bao gồm việc canh tác, thu lượm, bán và chế biến đã tạo việc làm cho hàng trăm ngàn người dân [6]. Cộng đồng người dân ở xóm Vành xã Mông Hóa - Kỳ Sơn - Hòa Bình đã sử dụng 45 loài Lâm sản ngoài gỗ cho nhu cầu gia đình và bán ra thị trường. Qua tìm hiểu tập quán khai thác và sử dụng các lâm sản ngoài gỗ của đồng bào dân tộc Mnông - tỉnh Đắk Lắc, xác định được người dân ở đây sử dụng 25 loài lâm sản ngoài gỗ để ăn, làm công cụ và bán; khoảng 100 loài cây rừng dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh hàng ngày [9]. Tóm lại rừng có vai trò rất quan trọng đối với con người, đặc biệt là người dân sống ở vùng rừng và có cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng. Tuy nhiên việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng không hợp lý của con người là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái tài nguyên môi trường. 2.2. Nghiên cứu về sinh kế của người dân sống dựa vào rừng trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Nghiên cứu về vùng đệm và sinh kế của người dân sống dựa vào rừng trên thế giới Một trong những vấn đề vùng đệm ở các nước trên thế giới đó là xung đột vùng đệm. Theo Chandraskharan xung đột tài nguyên là xung đột về
  22. 12 quyền lợi giữa các nhóm xã hội khác nhau trong việc khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên nhóm này muốn tước đoạt lợi thế của nhóm khác. Vì vậy có thể hiểu xung đột trong quản lý và sử dụng tài nguyên ở vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên là quá trình hình thành và phát truyển các mâu thuẫn giữa các nhóm xã hội khác nhau về quyền lực, lợi ích, mục tiêu, quan điểm, nhận thức Trong quá trình quản lý và sử dụng tài nguyên khu bảo tồn nhiên nhiên [16]. Xung đột với thể chế cộng đồng vì sự đại diện không thoả đáng, chia sẻ không công bằng về chi phí, lợi ích từ bảo vệ rừng và bị thiệt thòi của nhóm như phụ nữ và những người lao động không có ruộng đất; xung đột thành phần tham gia ở cấp độ địa phương: Sự chồng chéo truyền thống và quyền sử dụng theo luật pháp; ngăn chặn những người tham gia quan trọng hưởng lợi như người du cư chăn nuôi gia súc từ cộng đồng quản lý tài nguyên rừng; thiếu sự rõ ràng về vai trò của cán bộ quản lý rừng; khả năng và quyền hạn của Ban quản lý bảo vệ rừng rất hạn chế; thiếu thông tin giữa các thành phần tham gia; xung đột giữa lĩnh vực lâm nghiệp; sự thiết hụt giữa đào tạo mang tính định hướng với thực tế sản xuất; xung đột giữa chính sách và những thủ tục; mối liên kết giữa cộng đồng quản lý tài nguyên rừng với dự án hỗ trợ bên ngoài; vấn đề sinh thái và cấu trúc tổ chức thiếu năng lực; xung đột giữa quan điểm muốn chia sẽ quyết định quản lý với cộng đồng, với nâng cao uyền hạn của Ban quản lý rừng để tạo ra lợi nhuận từ sản phẩm gỗ và có thể chế ngự sự thay đổi quan điểm, thái độ và gồm nhu cầu của cộng đồng [16]. + Ở Vênêzuêla (Vườn quốc gia bán đảo Paria) Uỷ ban quốc gia của Vênêzuêla đã đề xuất các chương trình phát triển cộng đồng, như hoạt động phát triển, giáo dục và nghiên cứu cho người lớn và trẻ em; đưa vào ứng dụng các phương pháp canh tác lâu bền cho cộng đồng địa phương; triển khai các hoạt động làm ăn, sinh sống mới để tạo thu nhập
  23. 13 cho người dân như vườn nhà, nuôi ong, du lịch sinh thái; tiến hành nghiên cứu khoa học tại Vườn quốc gia [17]. + Ở Niger (Khu dự trữ thiên nhiên Air - Tenere), diện tích 77.000ha, giải pháp được đưa ra là: Tăng cường các dịch vụ xã hội; tạo việc làm mới; cho phép sử dụng có hạn chế, có kiểm soát một khoảng đồng cỏ nhất định, nguồn nước mùa khô; trích một phần thu nhập từ khu bảo vệ chuyển cho cộng đồng nhân dân địa phương (xây dựng trường học, bệnh viên ) giúp đỡ về chuyên môn và trang bị cho nhân dân thực hiện các đề án địa phương [5]. + Ở Nêpan (Khu bảo tồn Ânnpurna) từ năm 1986 nước này tiến hành dự án bảo tồn nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; chú trọng sự tham gia của người dân địa phương như là những người hưởng thụ dự án; thu hút nhân dân vào các khâu trong quá trình dự án, từ việc lập quy hoạch, kế hoạch đến các quyết định và quá trình triển khai thực hiện, áp dụng nguyên tắc bền vững: Bền vững về tài chính của dự án và bền vững về khai thác tài nguyên; xúc tác để thu hút những nguồn lực từ ngoài khu vực bảo vệ; lập Uỷ ban Bảo tồn và phát triển do nhân dân chủ trì, dưới có các tiểu ban như quản lý rừng, trung tâm sức khoẻ,quy định các điều lệ và chỉ tiêu [7]. Tóm lại xung đột vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên vô cùng đa dạng, nó thường phát sinh giữa cộng đồng vùng đệm, cộng đồng nội vi khu bảo tồn thiên nhiên với khu bảo tồn thiên nhiên và các cơ quan chức năng, có thẩm quyền. Nguyên nhân thường do việc xây dựng các khu bảo tồn đã làm mất đi lợi ích vàcơ hội tiếp cận tài nguyên của cộng đồng vùng đệm; không quan tâm đến vai trò, lợi ích, sự tham gia hay tạo sinh kế thay thế cho cộng đồng vùng đệm và đặc biệt các cộng đồng tái định cư. Nhận thức các bên về vai trò, lợi ích của khu bảo tồn thiên nhiên không giống nhau. Vấn đề mấu chốt để giải quyết xung đột là áp dụng tiếp cận hành động có sự tham gia của cộng đồng,
  24. 14 chính quyền địa phương; tổ chức cho các bên tham gia gặp gỡ, trao đổi, hoà giải, đàm phán, thương lượng và chia sẻ về lợi ích, phân quyền quản lý tài nguyên, xây dựng mối quan hệ đối tác, quy hoạch và xác định rõ ranh giới, xác định các nhiệm vụ bắt buộc, cam kết giữa các bên [7]. 2.2.2. Nghiên cứu về vùng đệm và sinh kế người dân dựa vào rừng ở Việt Nam Tại Việt Nam những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ người nghèo nói chung, cộng đồng DTTS nói riêng cũng đã được tiếp cận dưới góc độ SKBV. Theo báo cáo tổng hợp của Ngân hàng thế giới (2012), giảm nghèo ở Việt Nam đạt được những kết quả ngoạn mục, tuy nhiên giảm nghèo của nhóm đồng bào DTTS diễn ra với tốc độ chậm hơn. Cụ thể đồng bào DTTS chiếm dưới 15% tổng dân số cả nước nhưng lại chiếm 47% tổng số người nghèo vào năm 2010. Trên toàn quốc, có 66% đồng bào DTTS sống ở dưới mức chuẩn nghèo vào năm 2010. Báo cáo của ngân hàng thế giới cho thấy, có 34% người DTTS không thuộc diện nghèo theo chuẩn nghèo. Câu hỏi đặt ra là tại sao 1/3 DTTS đã thoát nghèo?. Đa dạng hóa sinh kế chính là chiến lược cốt lõi để thoát nghèo của các đồng bào DTTS [12]. Lê Văn Kỳ, Ngô Đức Thịnh và Nguyễn Quang Lê (2007) [9] cho rằng: Đa dạng hóa kết hợp chăn nuôi, cây hàng hóa ngắn ngày và dài ngày là chiến lược tăng thu nhập phổ biến của gia đình DTTS. Tại Đắk Nông, đa số người dân kết hợp giữa trồng ngô, sắn, làm thuê và chuyển dần sang trồng cà phê. Đỗ Đình Sâm (1996) [13] có kết quả nghiên cứu: Tại Hà Giang, người Nùng, H’mông kết hợp giữa lúa, ngô, trồng rau và chăn nuôi. Tại Nghệ An, người Thái kết hợp trồng lúa, chăn nuôi và làm thuê. Tại các địa phương khác cũng có nhiều mô hình đa dạng hóa, như kết hợp lúa - chè ở Lào Cai, lúa - rau ở Điện Biên, lúa - hoa màu và lúa - tôm ở Trà Vinh giúp nhiều hộ DTTS thoát nghèo (Oxfam và ActionAid, 2012). Nhiều hộ DTTS từng bước chuyển sang thâm canh. Đây là bước chuyển từ từ theo cách “lấy ngắn nuôi dài”, cho đến khi hộ DTTS đã có khả
  25. 15 năng tiếp cận thông tin thị trường, kỹ thuật, dịch vụ tín dụng và vật tư nông nghiệp. Phát triển cây con đặc sản là một phương án ở giai đoạn này. Tại Hà Giang một số hộ dân tộc Nùng, H’mông đã chuyển từ trồng rau chính vụ sang trồng rau trái vụ cho thu nhập cao nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, tốn công lao động hơn [13]. Tại Nghệ An một số hộ dân tộc Thái và H’mông đã thâm canh cây chanh leo (có liên kết với doanh nghiệp chế biến) bên cạnh các cây lúa, ngô truyền thống. Tại Đắk Nông nhiều hộ dân tộc Mạ đã chuyển sang chuyên canh cà phê, giảm dần diện tích lúa, ngô (bắp), sắn (mỳ), điều và giảm chăn nuôi. Quá trình chuyển đổi diễn ra từ từ từng bước, tăng dần diện tích cà phê và tăng dần đầu tư cho cà phê khi đến tuổi thu hoạch. Nhóm người Mạ tại thôn B’Sre B, xã Đắk Som (Đắk Glong, Đắk Nông) tổng kết con đường đi lên của một hộ thành công gồm 4 người và có 2 mẫu đất, đó là chuyển đổi dần từ trồng ngô, sắn và làm thuê sang chuyên canh cà phê trong vùng 6 năm [11]. Nguyễn Linh Nga (2003) [10] cho biết: Một số hộ DTTS sau quá trình thâm canh sẽ quay lại chiến lược đa dạng hóa nông nghiệp ở mức độ cao hơn. Hộ DTTS thành công lúc này đã có tiềm lực kinh tế nhất định, có thể thử nghiệm cây con mới có giá trị cao, mặc dù mức đầu tư cao hơn hoặc thời gian hoàn vốn lâu hơn (ví dụ trồng ca cao, cao su, cây ăn trái, nuôi nhím ). Tiếp tục đa dạng hóa còn nhằm giảm rủi ro, đảm bảo dư tiền. Tại xã Quảng Khê (Đắk Glong, Đắk Nông), một số người Mạ bắt đầu kết hợp giữa thâm canh cà phê với các cây trồng mới như chè, dâu tằm, cây ăn trái nhằm giảm sự phụ thuộc vào độc canh cà phê, có nguồn thu nhập thường xuyên để đảm bảo cuộc sống hàng ngày, tránh vay nợ lớn trong năm (cây cà phê cho thu nhập 1 năm 1 lần vào cuối vụ). Mô hình chè - cà phê đang mở ra một hướng đi mới cho mọi người hướng đến mô hình SKBV hơn. Về khu ATK Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên: Ban ký hợp đồng trông coi, bảo vệ đồi rừng di tích với các xã Thanh Định, Điềm Mặc, Định Biên, Bảo
  26. 16 Linh, hàng quý, kiểm tra họp rút kinh nghiệm. Do vậy về cơ bản việc phục hồi, tôn tạo di tích và gìn giữ không gian văn hóa môi trường, sinh thái quần thể Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa được bảo tồn, phát huy khá tốt. Ban phối hợp với Đoàn Thanh niên huyện Định Hóa, các Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang Ban Quản lý Rừng trồng các loại cây lát, trám, tùng, sấu dọc đường Khu Trung tâm tại Đèo De và một số di tích quan trọng. Thực hiện Dự án PAM 3352; Dự án rừng 327; Chính sách hỗ trợ trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc; Dự án 661 trồng mới 5 triệu ha rừng (từ năm 1998) một số loại cây keo, mỡ, hỗn giao, lát, lim, trám góp phần phủ xanh quần thể Khu Di tích Ban Quản lý Khu Di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, các xã, thị trấn vận động nhân dân trồng keo, cây lát hoa đường kính 20 – 30 cm tại Di tích Nhà tù Chợ Chu. Xây, kè và bồn cây, bón đất màu, bảo vệ cây gội cổ thụ, chứng tích ghi dấu Nơi thành lập Ban Kiểm tra Trung ương tại đồi Pụ Miếu, xã Điềm Mặc (1948), phủ xanh đồi lát xen cây chè, cọ, gợi một thời khói lửa “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” đã đem lại màu xanh cho quần thể Di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa [1]. 2.3. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Thanh Định, huyện Định Hoá 2.3.1. Điều kiện tự nhiên của xã Thanh Định 2.3.1.1. Vị trí địa lý Thanh Định là một xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Định Hóa cách trung tâm huyện 15 km, có tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1.933,55 ha. Trong đó lâm nghiệp là 1.387,23 ha gồm rừng sản xuất là 553,87 ha, rừng đặc dụng 833,45 ha. + Phía Bắc giáp với xã Bảo Linh, Định Biên, huyện Định Hóa.
  27. 17 + Phía Nam giáp với xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa. + Phía Đông giáp với xã Bình Yên, huyện Định Hóa. + Phía Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang. Xã Thanh Định là xã trung tâm vùng ATK Định Hóa, nên có rất nhiểu thuận lợi về phát triển các dịch vụ thương mại, du lịch có nguồn thu cho nhân dân, tuy nhiên có rất nhiều khó khăn phức tạp đối với khách du lịch trong công tác quản lý bảo vệ rừng. 2.3.1.2. Địa hình, địa chất và thổ nhưỡng a) Địa hình - Là xã có địa hình tương đối phức tạp, phần lớn là đồi núi chiếm trên 80% diện tích tự nhiên phân bố trên toàn xã, xen kẽ là những cánh đồng lòng chảo tạo nên địa hình nhấp nhô lượn sóng đồi bát úp, thung lũng nhỏ hẹp, chủ yếu là ruộng bậc thang. Độ cao lớn nhất trong xã là trên 700 m so với mực nước biển. Hướng dốc từ phí tây bắc về phía đông nam, do địa hình có khác biệt như vậy nên hạn chế rất lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp của nhân dân trong xã, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. b) Địa chất, thổ nhưỡng - Theo bản đồ thổ nhưỡng trên địa bàn xã Thanh Định đất đai được chia thành những thành phần chính sau: + Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ đây là loại đất hình thành do sự tích tụ, loại đất này được phân bố rải rác rộng khắp trên địa bàn toàn xã. Diện tích này không lớn tập trung ở các vùng núi cao phía tây nam của xã đang khai thác để trồng lúa nước. + Đất nâu đỏ phát triển trên đá Mắcma bazơ và trung tính có tầng đất độ dày trung bình, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, phần lớn diện tích này có độ dốc tương đối lớn vì vậy bị rửa trôi mạnh dẫn đến nghèo dinh dưỡng, hiện đang được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp và trồng trè.
  28. 18 + Đất đỏ vàng trên đá sét tầng trung bình (Fsy) phân bố trong toàn xã phù hợp trồng các cây hoa màu. + Nhìn chung phần lớn đất đai của xã Thanh Định là đất chứa hàm lượng mùn, Kali ở mức nghèo hiệu quả canh tác thấp. 2.3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn a) Khí hậu - Xã Thanh Định cũng có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía bắc đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, theo số liệu trạm quan trắc nhiệt độ trung bình hằng năm vào khoảng 220c - 230c. Tháng nóng nhất vào các tháng 5,6,7,8 nhiệt độ lên đến khoảng 360c - 370c, tháng lạnh nhất vào các tháng 12 và 1,2 hằng năm nhiệt độ trung bình 180c. Lượng mưa trung bình của 1 năm khoảng từ 1600 - 1.900 mm/năm được tập chung ở các tháng 4,5,6,7 độ ẩm thấp nhất vào các tháng 10,11,12. b) Thủy văn Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất: Là xã vùng núi địa hình bị chia cắt do vậy nguồn nước phục vụ sản xuất còn khó khăn, hiện nay toàn xã có 04 con suối chảy qua, lượng nước tăng giảm theo mùa, hiện nay chưa được khai thác hiệu quả để đưa vào sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn có 29,26 ha đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản bao gồm 2 hồ: Bản Piềng, hồ Nà Vạy và một số ao, chuôm nhỏ trong khu dân cư. Đây là nguồn nước chính để phục vụ sản xuất nông nghiệp Nguồn nước phục vụ sinh hoạt: Toàn xã hiện nay 90% dùng nước giếng khơi mực nước ngầm trung bình có độ sâu từ 10 - 20 m, còn lại 10% dùng nước giếng khoan đây là nguồn nước sạch đảm bảo chất lượng phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân.
  29. 19 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở xã Thanh Định, huyện Định Hoá 2.3.2.1. Điều kiện dận số, dân tộc và nguồn lực của xã a) Dân số: Tổng số hộ toàn xã là: 1.140 hộ, nhân khẩu: 4.012 khẩu, toàn xã có 18 xóm. + Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,05% vào năm 2015 - 2020. + Nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ được đến trường đạt 100% trở lên vào năm 2012 và duy trì ở những năm tiếp theo; Đối với độ tuổi mẫu giáo và bậc tiểu học, bậc THCS 100% được đến trường. + Giảm hộ nghèo xuống dưới 11,33% vào năm 2018; + Duy trì 100% số hộ được sử dụng điện và sử dụng điện an toàn; + Đảm bảo đến năm 2018 có 100% số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. b) Dân tộc: Thanh Định có 5 dân tộc cùng sinh sống gồm Kinh, Tày, Nùng, Sán chí, Dao cùng sinh sống. Mỗi dân tộc giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa, hòa nhập phong phú đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc với những truyền thống lịch sử, văn hóa văn nghệ, tôn giáo tín ngưỡng. Dân cư được chia làm 18 thôn. Do phong tục tập quán khác nhau nên dân cư ở không tập trung thành cụm lớn mà chỉ chia thành những nhóm nhỏ, rải rác. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, kĩ thuật gặp nhiều khó khăn không đáp ứng được cho việc quy hoạch phát triển sản xuất và công tác quản lý dân cư. c) Lao động - việc làm : - Nguồn lực về lao động: Xã Thanh Định có nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp, trong những năm tới công tác đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn theo nhu cầu học của người dân được nhà nước quan tâm mở ra đến từng
  30. 20 địa phương, là cơ hội để lao động trong xã học tập nâng cao trình độ tay nghề, phát triển kinh tế xã hội; lực lượng cán bộ xã, thôn được quy hoạch và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ trong quản lý điều hành, cùng với việc rèn luyện trong thực tiễn. - Số lao động trong độ tuổi 2.489/4.012 người; - Cơ cấu lao động theo các ngành: + Nông nghiệp: 96%; + Công nghiệp thương mại dịch vụ: 4%; - Tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn so với tổng số lao động: + Sơ cấp: Chiếm 2,8%; + Trung cấp: Chiếm 1,6%; + Đại học: Chiếm 0,62%. - Tỷ lệ số lao động sau khi đào tạo có việc làm/ tổng số đào tạo 6,26%; So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Chưa đạt. 2.3.2.2. Về phát triển kinh tế a) Về tình hình phát triển kinh tế của xã Thanh Định - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thực hiện tốt chính sách xã hội, phát triển y tế, giáo dục, nâng cao đời sống và thu nhập của người dân. - Tốc độ tăng trưởng bình quân: 11%. - Cơ cấu kinh tế nông lâm nghiệp chiếm 75%; Công nghiệp, tiểu thủ CN - thương mại dịch vụ tương ứng 25% vào năm 2018. - Thu nhập bình quân đầu người: Đạt 14.000.000 triệu đồng/người/năm vào năm 2018, và trên 20.000.000 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.
  31. 21 - Nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo, bậc tiểu học và bậc THCS được đến trường đạt 100% trở lên vào năm 2015 - 2018 và các năm tiếp theo. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 11,33% vào năm 2018, dưới 10% vào năm 2020. - Duy trì 100% số hộ được sử dụng điện và sử dụng điện an toàn; sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. b) Thực trạng sản xuất nông nghiệp * Về sản xuất nông nghiệp - Tổng lương thực có hạt đạt: 2.377/2.389 tấn = 99,5%. Trong đó: + Cây lúa: diện tích gieo cấy là 445/445 ha = 100%, sản lượng 2.321/2.331 tấn = 99,5%. + Cây ngô: Diện tích 10,7/14 ha, sản lượng 44,7/58,3 tấn = 76,6%. - Cây màu: + Diện tích khoai lang: 5/8 ha = 62,5 %, sản lượng 29/46 tấn = 63 %. + Diện tích cây lạc: 2,5/3 ha = 83,3 %; sản lượng 4,2/4,9 tấn = 85,7% . + Diện tích đậu đỗ khác: 3/4 ha = 75%; sản lượng 3,9/5,2 tấn = 75,0%. + Diện tích trồng rau: 28/28 ha = 100 %; sản lượng 420/420 tấn. + Diện tích trồng sắn: 10/10 ha = 100,%; sản lượng 145/145 tấn . Nhìn chung tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2018 khá thuận lợi, tuy nhiên một số diện tích cây màu chưa được quan tâm do một số người dân đi làm ăn xa (đi làm công ty SamSung). Kết quả sản xuất từng vụ cụ thể như sau: - Vụ xuân. Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ xuân 1204/1173 tấn. Trong đó: - Cây lúa: Tổng diện tích 215 ha; năng suất trung bình 55 tạ/ha, sản lượng 1183 tấn.
  32. 22 - Diện tích ngô: 5 ha x 42,5 tạ/ha, sản lượng 21,3/25,5 tấn. - Diện tích khoai lang: 2 ha, sản lượng 21,3/46 tấn. - Diện tích lạc: 2 ha, sản lượng 3,4/3,4. - Diện tích đậu đỗ khác: 2 ha, sản lượng 2,6/2,6 tấn. - Diện tích rau: 10 ha, sản lượng 135/135 tấn. - Vụ mùa. Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ mùa 1149/1197 tấn. Trong đó: - Cây lúa: Tổng diện tích 230 ha; năng suất trung bình 49,5 tạ/ha, sản lượng 1.139 tấn. - Diện tích ngô: 2,5 ha x 42,5 tạ/ha, sản lượng 10,6 tấn. - Diện tích khoai lang: 2 ha, sản lượng 11 tấn. - Diện tích sắn: 10 ha, sản lượng 145/145 tấn. - Diện tích đậu đỗ khác: 1,0 ha, sản lượng 1,3 tấn. - Diện tích rau: 9 ha, sản lượng 135 tấn. - Sản lượng vụ đông năm 2018. - Cây ngô: Diện tích 3,2 ha, sản lượng: 12,8 tấn * Cây chè - Diện tích chè toàn xã là 95 ha, trong đó diện tích chè kinh doanh là 85 ha, năng suất ước đạt 113 tạ/ha, sản lượng đạt 960,5 tấn. - Tổng diện tích chè trồng mới, trồng thay thế vụ thu 2018 là 10 ha. - Về chăn nuôi: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh, chống rét, dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi. Phối hợp với Trạm Khuyến nông, phòng Nông nghiệp huyện, Hội nông dân huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm cho người dân. - Tính đến tháng 11 năm 2018 toàn xã không có dịch bệnh nguy hiểm xẩy ra trên đàn gia súc, gia cầm xã.
  33. 23 - Tổng đàn gia súc, gia cầm toàn xã tính đến tháng 11/2018 là: - Tổng đàn trâu: 306/360 con. - Tổng đàn bò: 127/160 con. - Tổng đàn lợn: 2.100/2.100 con. - Tổng đàn dê: 328/950 con. - Tổng đàn gia cầm: 28.000/28.000. - Diện tích thực hiện nuôi trồng thủy sản: 35 ha, sản lượng 40/40. Ban chỉ đạo sản xuất nông lâm nghiệp thường xuyên chỉ đạo tổ thú y xã, các ông, bà trưởng thôn tuyên truyền vận động nhân dân làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã, hoàn thành công tác tiêm phòng đợt 1, đợt 2 cho đàn gia súc, gia cầm cho 18/18 xóm, với kết quả cụ thể như sau: + Tiêm phòng dại cho chó: 240/350 liều. + Tiêm vắc xin tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò: 700 /600 liều. + Tiêm vắc xin tụ dấu lợn: 400 /600 liều. + Tiêm vắc xin tụ dịch tả: 400 /800 liều. Công tác kiểm tra, giám sát, phòng chống dịch bệnh được duy trì thực hiện thường xuyên, do vậy trong năm 2018 không có dịch bệnh gia súc, gia cầm xẩy ra. Tuy nhiên tỷ lệ tiêm phòng trên tổng đàn vật nuôi vẫn còn thấp. Trong năm tới cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi trên địa bàn xã. * Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn Tổng số lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số lao động trong xã, chủ yêu là sản xuất vật liệu xây dựng gạch, ngói, cát sỏi phân lớn các cơ sở sản xuất nằm rảu rác ở các hộ gia đình dưới dạng nhỏ lẻ. * Thương mại dịch vụ: Chủ yếu là các loại dịch vụ nông nghiệp như: Vật tư giống cây trồng, phân bón, thuốc trừ sâu, tạp hóa và các nghề truyền
  34. 24 thống đan dệt mành cọ, tre trúc, chu chuyển hàng hóa chưa cao, cơ bản đáp ứng những nhu cầu sản xuất và đời sống của người dân trong xã. 2.3.2.3. Về cơ sở hạ tầng a) Hệ thống điện Nguồn điện: Cung cấp cho xã là lưới điện quốc gia được hạ thế xuống 03 trạm biến áp có công suất 100 - 160 kVA gồm: + Trạm biến áp Thanh Định 1 (Thẩm Thia) có công suất 160 kVA. + Trạm biến áp Thanh Định 2 (Nạ Mao) có công suất 100 kVA. + Trạm biến áp Thanh Định 3 (Thanh Xuân) có công suất 160 kVA. - Hiện tại 03 trạm biến áp có khả năng cung cấp điện cho toàn xã đạt 80% - Tỷ lệ hộ được sử dụng điện và sử dụng điện an toàn đạt 100%. - Lưới điện và trạm biến áp xây dựng đã lâu từ năm 1998 khoảng cách truyền tải xa nên tổn thất cấp điện lớn. Mạng lưới 0,4 kV xây dựng còn nhiều đoạn không đảm bảo an toàn trong việc sử dụng điện; - Chưa có mạng lưới chiếu sáng công cộng, khu trung tâm và các thôn, cần xây dựng lắp đặt để đảm bảo giao thông cũng như sinh hoạt của người dân; - Đường điện được nhà nước đầu tư, xây dựng đã lâu đến nay một số tuyến đã xuống cấp, cần xây dựng mới và cải tạo để đảm bảo quy định về cung cấp điện và sử dụng an toàn điện. b) Hệ thống giao thông vận tải - Hiện trạng hệ thống đường giao thông của xã (đường trục xã, liên xã; đường trục thôn, xóm; đường ngõ, xóm và đường trục chính nội đồng): 71,307 km. trong đó: - Đường liên xã (Tuyến Bình Yên - Thanh Định - Bảo Linh): Tổng chiều dài 6,2 km, kết cấu rải nhựa, đạt 100%; so với tổng số đạt 8,69%. - Đường liên xóm: Tổng chiều 22,107 km, chiều rộng đường từ 1- 4 m, trong đó: Đã cứng hóa được 3,2 km so với tổng số đạt 4,48 %; chưa cứng hóa
  35. 25 là 18,907 km (đường đất) một số tuyến thường lầy lội vào mùa mưa, cần nâng cấp, cải tạo 22,107 km theo tiêu chí nông thôn mới. - Đường nội đồng: Tổng chiều dài 26,4 km (đường đất); chiều rộng đường từ 1 - 2,5 m, đường đất, lầy lội vào mùa mưa. 2.3.2.4. Về Văn hoá - xã hội a) Văn hoá - giáo dục: - Văn hóa: Tỷ lệ thôn, bản đạt tiêu chuẩn làng văn hoá 13/18 thôn đạt 72,2%; So với tiêu chí văn hóa xã NTM: Đạt. - Giáo dục: Mức độ phổ cập giáo dục trung học đã đạt 96%; tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 95%/ tổng số học sinh trong độ tuổi. - Trường mầm non: Chia thành 2 phân hiệu: Phân hiệu trung tâm và phân hiệu Thanh xuân. + Trường mầm non khu trung tâm: Quy mô 1.696,1 m2, diện tích xây dựng 404m2, có 08 phòng (gồm phòng BGH và phòng học), 110 học sinh. + Trường mầm non phân hiệu Thanh xuân: Quy mô 1.894,4 m2, diện tích xây dựng 315 m2, có 04 phòng học với 90 học sinh. - Trường tiểu học: Chia thành 2 phân hiệu: Khu trung tâm và phân hiệu Thanh Xuân. + Trường tiểu học khu trung tâm: Quy mô 7.300 m2, diện tích xây dựng 1098 m2, có 15 phòng (gồm phòng BGH và phòng học), 167 học sinh. + Trường tiểu học phân hiệu Thanh Xuân: Quy mô 2.500 m2, diện tích xây dựng 206 m2, có 04 phòng học với 96 học sinh. - Trường trung học cơ sở: Quy mô 4.920 m2, diện tích xây dựng 1068 m2, có 18 phòng với 223 học sinh.
  36. 26 b) y tế: - Trạm Y tế đã đạt chuẩn năm 2005; - Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế 78,8%; So sánh mức độ đạt được so với tiêu chí quốc gia về NTM: Đã đạt. c) môi trường: - Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 89,95%; - Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình hợp vệ sinh đạt chuẩn: 57%; - Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh 50,4%; - Xử lý chất thải: Xã chưa có hình thức thu gom rác thải tập trung. - Môi trường nước mặt: Nguồn nước mặt trên địa bàn xã Thanh Định chưa có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ do các nguồn nước thải sinh hoạt, chăn nuôi đổ ra, do mật độ dân cư sống thưa không tập trung; - Môi trường nước ngầm: Nước ngầm là nguồn nước chính được sử dụng trong sinh hoạt của người dân trong xã. Nước thải sinh hoạt và nước thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm thải ra các môi trường không qua xử lý, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm mạch nông của khu vực. 2.3.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực rừng VHLS ATK Định Hoá 1.3.3.1 Cơ hội và thuận lợi a) Về điều kiện tự nhiên: Là một xã miền núi với vị trí địa lý, địa hình địa mạo đặc thù, cơ cấu kinh tế của xã là Nông - Lâm nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Dịch vụ. Có tài nguyên, đất, rừng đủ đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất trong tương lai. Tuy nhiên để phát triển cần phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của Trung ương, tỉnh, huyện, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã và đẩy mạnh sự chuyển dịch theo hướng phát triển Nông - Lâm nghiệp sản xuất hàng hóa
  37. 27 và phát triển kinh tế đồi rừng, mở rộng diện tích cây chè, cây ăn quả, đảm bảo an ninh lương thực, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại và chế biến nông lâm sản. b) Về điều kiện kinh tế - xã hội: Có nguồn lao động dồi dào, là nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ; diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp được khai thác và sử dụng hiệu quả trong những năm gần đây (tăng từ 2 vụ lên 3 vụ/năm, năng suất cây trồng năm sau cao hơn năm trước); có hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh. 2.3.3.1 Khó khăn, thách thức a) Về điều kiện tự nhiên: - Nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, chưa được đào tạo chuyên môn. - Hệ số sử dụng đất chưa cao, một số quỹ đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ chưa bao hàm tập trung và gắn kết giữa các mục đích sử dụng. - Hệ thống hạ tầng xã hội cũng như hạ tầng kỹ thuật phục vụ khu dân cư và sản xuất còn yếu kém, các vùng sản xuất phân bố rải rác, manh mún, chưa được tập trung đầu tư. b) Về điều kiện kinh tế - xã hội: Sản xuất nông nghiệp vẫn manh mún hình thức nhỏ lẻ, manh mún theo mô hình hộ gia đình, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất còn thấp, hiệu quả sử dụng đất chưa cao, sản phẩm chưa mang tính hàng hóa, sức cạnh tranh trên thị trường kém; nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ thấp; khu vực sản xuất không tập trung.
  38. 28 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Các hoạt động của Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa, Thái Nguyên đến sinh kế của người dân tộc thiểu số vùng nghiên cứu. - Các hộ dân dân tộc thiểu số sinh sống trong khu vực xã, Thanh Định, huyện Định Hoá. - Các nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người, nguồn lực xã hội, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất tại xã Thanh Định, huyện Định Hoá. 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Căn cứ vào diện tích quy hoạch đất lâm nghiệp rừng đặc dụng ATK Định Hoá, gồm: đề tài chọn xã Thanh Định, xã là trung tâm của khu ATK, huyện Định Hoá. - Vấn đề nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến các sinh kế của người dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hoá. Lấy mốc nghiên cứu theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 13-1-2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thành lập Ban quản lý rừng ATK Định Hoá. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Sơ lược đánh giá về quá trình hình thành và hoạt động của Ban quản lý rừng ATK Định Hoá. - Đánh giá tình hình sản xuất và đời sống của người dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại Thanh Định, huyện Định Hoá. - Đánh giá các nguồn sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn sinh kế
  39. 29 của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thanh Định, huyện Định Hóa. - Đề xuất một số giải pháp tăng cường sinh kế của người dân có cuộc sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Cách tiếp cận của đề tài Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài được cụ thể hóa qua sơ đồ sau: Thu thập các thông tin, tài Tìm hiểu về thể chế, liệu về điều kiện Thu thập các thông tin về chính sách trong quản lý thực trạng sinh kế của các khu bảo tồn, vườn tự nhiên, kinh tế - người dân tộc thiểu số Quốc gia, sinh kế người xã hội của khu vực nghiên sống dựa vào rừng tại xã dân tộc thiểu số trong các cứu liên quan đến cuộc Thanh Định, huyện Định khu bảo tồn, vờn Quốc gia sống của người dân Hoá Khảo sát tổng thể khu ATK Định Hoá Phân tích, xử lý, đánh giá thông tin Đề xuất giải pháp tăng cường sinh kế của người dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng xã Thanh Định. Hình 2.1. Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài
  40. 30 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 3.3.2.1.Phương pháp thu thập số liệu Đề tài đã kế thừa các thông tin và số liệu sau: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hoá và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài này. Ngoài ra thu thập số liệu thứ cấp tại phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Tài nguyên và môi trường, phòng thống kê và các phòng ban khác ở huyện Đinh Hoá, Ban quản lý rừng ATK Định Hoá. Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú thích rõ ràng sau mỗi biểu số liệu. - Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp: Chọn mẫu điều tra trong khu vực nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp chủ hộ bằng các câu hỏi đã được chuẩn bị trước và in sẵn. Thu thập các thông tin sơ cấp tại các hộ nông dân người dân tộc thiểu số, trên địa bàn do Ban quản lý rừng ATK Định Hoá quản lý theo 03 nhóm, với tổng số hộ điều tra 60 hộ: Nhóm hộ dân khá 20 hộ (33,33% tổng số hộ khá), nhóm hộ trung bình 20 hộ (33,33% tổng số hộ trung bình), và nhóm hộ nghèo 20 hộ (33,33 tổng số hộ nghèo) * Cơ sở chọn mẫu điều tra Xã được lựa chọn để điều tra là xã Thanh Định đại diện cho các xã vùng giữa trung tâm, nơi xây dựng nhà tưởng niệm Bác Hồ của khu vùng đệm ATK Định Hóa. Số liệu điều tra sơ cấp được tác giả thu thập trên thực địa thông qua các phương pháp sau: * Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: Tiến hành phỏng vấn thử 10 hộ theo phiếu điều tra câu hỏi đã được soạn thảo trước. Sau đó xem xét bổ sung phần còn thiếu và loại bỏ phần không phù hợp trong bảng câu hỏi. Câu hỏi được soạn thảo bao gồm các câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Nội dung các câu hỏi phục vụ cho đề tài nghiên cứu
  41. 31 được thiết kế để thu thập thông tin các nhóm sau: 1. Nhóm thông tin về xác định hộ gia đình. 2. Phân chia nhóm hộ (khá, trung bình và nghèo) theo các tiêu chí phân chia từ: Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020. 3. Nhóm thông tin về các đặc điểm nhân khẩu của hộ. 4. Nhóm thông tin về các nguồn lực tự nhiên của hộ. 5. Nhóm thông tin về các nguồn thu nhập của hộ. 6. Nhóm thông tin về hiện trạng sử dụng các nguồn lực tự nhiên từ rừng, rừng trồng của hộ. 7. Nhóm thông tin đánh giá tác động của các hoạt động hiện nay đến sinh kế của người dân tộc thiểu số. 8. Nhóm thông tin về các hoạt động hỗ trợ của Ban quản lý rừng ATK Định Hoá. * Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Phương pháp này nhằm mục đích lấy thêm những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu, mở ra nhiều vấn đề mới quan trọng. Phương pháp này phát huy rất hiệu quả các câu hỏi mang tính chất định tính đến những vấn đề mà người dân quan tâm, có ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. * Phương pháp quan sát trực tiếp: Phương pháp này bổ xung thêm các thông tin về địa bàn nghiên cứu trong quá trình đi điều tra phỏng vấn hộ thông qua ghi chép, chụp ảnh lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan. * Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng để hiệu chỉnh và hoàn thiện kết quả thông tin thu thập sau khi xử lý tài liệu ngoại nghiệp. Kết quả phân tích đánh giá thông tin của đề tài đã được gửi đến một
  42. 32 số cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rừng, các nhà quản lý của địa phương đóng góp ý kiến, như: Trưởng Ban quản lý rừng ATK Kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Định Hoá, (2) Các cán bộ Lâm nghiệp xã thuộc BQL rừng ATK Định Hoá. Các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà quản lý đã được tác giả tiếp thu và chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện đề tài. 3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu thông qua kết quả của phiếu điều tra. - Phương pháp phân tích so sánh: + Phương pháp này dùng để so sánh sự sự khác nhau về thu nhập từ các ngành nghề khác nhau, cơ cấu thu nhập giữa các nhóm hộ. 3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích đánh giá trong nghiêm cứu a) Xác định về thu nhập - Tính toán thu nhập năm 2018 của các hộ thuộc 03 nhóm điều tra từ các nguồn khác nhau: + Nông nghiệp: Thu nhập từ các hoạt động trồng trọt bao gồm: Lúa, hoa màu, chè và thu nhập từ các hoạt động chăn nuôi như: Lợn, trâu bò, gia cầm v.v + Ngành nghề tự do: Thợ xây, thợ hàn, làm thuê + Thu nhập từ nghề làm công ăn lương: Công nhân, giáo viên, công chức nhà nước + Thu nhập từ rừng: Gỗ, củi đốt, các lâm sản ngoài gỗ như nấm, măng, tre, cây luồng, cây vầu, cây thuốc nam, hoa phong lan, cây cảnh vv.
  43. 33 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng sử dụng đất đai thuộc Ban quan lý rừng ATK Định Hoá Diện tích đất đai theo hiện trạng sử dụng tại các xã ATK Định Hoá được tổng hợp vào bảng 4.1 (trang sau):
  44. 34 Bảng 4.1: Hiện trạng rừng và đất quy hoạch Lâm nghiệp các xã có diện tích rừng của BQL rừng ATK Định Hoá quản lý Trong đó các xã LOẠI ĐẤT Tổng số TT LOẠI Thanh Bình Phú Bảo Bảo Quy Linh Lam Tân Tân Trung Phượng (ha) Chợ RỪNG Định Thành Đình Cường Linh Kỳ Thông Vỹ Thịnh Dương Hội Tiến Chu Tổng diện tích tự 37.284,60 1.804.0 2.820,0 2.990,0 981,0 2.760,0 7.158,40 2.896,25 4.200,0 5.700,0 2.100,0 1.258,15 446,80 2.170,0 nhiên I- Đất lâm 23.568,88 11.190,9 1.182,22 1.775,8 287,72 2.121,6 5.211,74 2.363,87 3.059,9 3.746,07 1.013,36 508,50 92,50 1.034,7 nghiệp A. Đất có 20.770,65 1.131,6 1.076,42 1.508,12 267,72 1.783,8 4.258,19 1.781,87 2.756,2 3.701,21 963,36 478,5 92,50 971,16 rừng I. Rừng tự 16.605,66 903,31 897,97 1.338,6 200,72 1.461,14 3.165,92 1.300,17 2.114,2 3.308,54 705,11 328,26 59,20 822,52 nhiên II. Rừng 4.088,64 228,29 178,45 169,52 67,0 322,67 1.092,27 481,14 566,2 392,67 258,25 150,24 33,30 148,64 trồng B. Đất chưa 2.519,52 59,3 105,8 247,68 20,0 337,79 953,55 582,0 75,0 44,86 - 30,0 - 63,54 có rừng II- Đất khác 7.673,29 104,04 858,7 326,43 206,98 409,71 1.538,99 126,08 637,0 1.537,12 706,18 331,29 177,26 713,51 ngoài LN (Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất LN theo quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thái Nguyên)
  45. 35 * Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa quản lý 12 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 23.568,88 ha. Trong đó: - Đất có rừng: 20.770,65 ha; chiếm 88,13% tổng diện tích đất lâm nghiệp. - Đất rừng tự nhiên: 16.605,66 ha, chiếm 70,56% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp do BQL rừng ATK quản lý. - Đất rừng trồng: 4.088,64 ha, chiếm 17,35% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp do BQL rừng ATK quản lý. - Đất chưa có rừng: 2.519,52 ha, chiếm 10,69% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp do BQL rừng ATK quản lý. - Diện tích đất chưa sử dụng và phi nông nghiệp: 7.673,29 ha, chiếm 32,56% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp do BQL rừng ATK quản lý. * Diện tích đất lâm nghiệp do Ban quản lý rừng ATK Định Hóa có 12 xã và 01 thị trấn chợ Chu, trong đó: một số xã có diện tích lâm nghiệp lớn như: Xã Quy Kỳ (5.211,74 ha); Xã Tấn Thịnh (3.746,07 ha); xã Lam Vỹ (3.059,9 ha); Các xã có ít diện tích đất lâm nghiệp như: TT Chợ Chu 92,50 ha, xã Bảo Cường 287,72 ha, xã Trung Hội 508,5 ha * Diện tích đất có rừng ở các xã và TT Chợ Chu có diện tích đất lâm nghiệp lớn, chủ yếu là rừng tự nhiên, nên diện tích có rừng tự nhiên cũng rất lớn, như: Xã Quy Kỳ có 4.258,19 ha đất có rừng, thì xã có 3.165,92 ha rừng tự nhiên; xã T ân Thịnh có 3.701,21 ha, thì xã có 3.308,54 ha rừng tự nhiên Các xã có ít đất lâm nghiệp thì đồng thời cũng có ít rừng tự nhiên, như: TT Chự Chu, diện tích đất có rừng là 92,5 ha thì 59,2 ha rừng tự nhiên; xã Bảo Cường có 267,72 ha đất có rừng, thì có 200,72 ha rừng tự nhiên. * Diện tích rừng trồng: Xã Quy Kỳ có diện tích rừng trồng lớn nhất với 1.092,27 ha; thứ hai là xã Lam Vỹ là xã có diện tích rừng trồng lớn nhất với
  46. 36 566,2 ha; ,Các xã có ít diện tích rừng trồng như: Thị trấn Chợ Chu 33,3 ha; xã Bảo Cường 67 ha; xã Phượng Tiến có 148,64 ha 4.1.1. Trữ lượng rừng các xã thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hóa Về mặt trữ lượng rừng ở các xã thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hía, được tổng hợp vào bảng 4.2 (trang sau). Số liệu bảng 4.2 trên cho thấy: Trữ lượng rừng do BQL rừng ATK Định Hóa quản lý có 1.851.218 m3, trong đó rừng tự nhiên đạt 668.922 m3, rừng trồng có tổng trữ lượng là 1.182.296 m3; Rừng tre nứa với trữ lượng 2.291.000 cây, chủ yếu là vầu. Được chia ra cho các xã và thị trấn như sau: * Trữ lượng gỗ: xã có trữ lượng gỗ lớn nhất Tân Thịnh với 276.015 m3, xã Phú Đình 123.022 m3, thứ ba là xã Bảo Linh đạt 111.388 m3. Các xã có trữ lượng gỗ nhỏ nhất như: TT chợ Chu chỉ có 22 m3, xã Trung Hội chỉ đạt 285 m3, * Các xã có trữ lượng gỗ từ rừng tự nhiên lớn như: Xã Tân Thịnh đạt 128.668 m3, xã Phú Đình 89.666 m3; xã có trữ lượng rừng tự nhiên nhỏ như: xã Phượng Tiến chỉ đạt 501 m3, xã Bảo Cường chí có 1.609 m3, * Về trữ lượng rừng trồng: Xã có trừ lượng gỗ rừng trồng lớn nhất là xã Quy Kỳ đạt 138.024 m3, xã Bảo Linh với 77.170 m3, tiếp đến là xã Phú Đình với 33.35 m3, Các xã có rừng trồng những trữ lượng ít như: xã Phượng Tiến đạt 457 m3, xã Lam Vĩ đạt 1.700 m3, * Về trữ lượng rừng tre nứa vầu: Xã Quy Kỳ là xã có trữ lượng rừng tre nưa lớn nhất với 1.282.000 cây, xã Tân Thịnh với 104.000 cây; tiếp là Lam Vĩ với 63.000 cây có xã chỉ đạt 2000 cây như xã Thanh Định, 8.000 cây như Bình Thành
  47. 37 Bảng 4.2: Trữ lượng rừng ATK Định Hoá Đơn vị tính: gỗ=m3; nứa= 1.000 cây Trong đó các xã LOẠI Tổng TT Thanh Bình Phú Bảo Bảo Linh Lam Tân Tân Trung Phượng RỪNG cộng Quy Kỳ Chợ Định Thành Đình Cường Linh Thông Vỹ Thịnh Dương Hội Tiến Chu Gỗ 47.601 15.513 123.022 18.203 111.388 54.675 9726 11.235 276.015 50.523 285 22 958 Tự 32.465 10.213 89.666 1.609 34.216 96.479 9.535 128.668 2.058 501 nhiên Tổng số Rừng 15.137 5.300 33.356 16.594 77.170 138.024 9.126 1.700 147.347 48.466 457 trồng Tre 2 8 36 27 25 1.282 63 104 28 17 nứa I- Rừng Gỗ 32.465 59,5 1.850 9.535 đặc Tre, 2 15,2 - 103 63 dụng nứa II- Gỗ 10.213 83.055 - 34.216 23.803 - 161 138 501 Rừng Tre, phòng 20 77.170 483 104 nứa hộ III- Gỗ 15.137 5.300 33.356 16.594 29.022 600 1.700 147.186 48.466 147 22 457 Rừng Tre, - 8 16 11.8 - - - 28 17 sản xuất nứa (Nguồn: Số liệu Kiểm kê rừng tại huyện Định Hoá)
  48. 38 * Nếu chia theo 03 loại rừng (Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) sẽ có xã trữ lượng gố chủ yếu rừng là đặc dụng như: xã Thanh Định, xã Lam Vỹ và xã Quy Kỳ Trữ lượng gỗ từ rừng phòng hộ có xã Phú đình (83.055 m3); xã Bảo Linh (34.216 m3), Như vậy xã Thanh Định là xã trung tâm của Khu ATK có rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cảnh quan và rừng sản xuất, tạo điều kiện cho người dân tăng thêm thu nhập từ rừnh như: khai thác củi, tre, nứa 4.1.2. Hiện trạng chủ quản lý đất đai thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hoá, huyện Định Hóa Bảng 4.3: Hiện trạng chủ quản lý đất đai Ban quản lý rừng ATK Định Hoá Trong đó các chủ quản lý Loại đất, Diện tích DN STT BQL Hộ UBND loại rừng (ha) nhà rừng gia đình xã nước 1 Rừng đặc dụng 7.539,98 7.539,98 - - - 1.1 Rừng tự nhiên 6.301,11 6.301,11 - - - 1.2 Rừng trồng 788,70 788,70 - - - 1.3 Đất chưa có rừng 450,17 450,17 - - - 2 Rừng phòng hộ 8.947,80 6.370,10 - 1.897,80 679,90 2.1 Rừng tự nhiên 5.350,47 4.261,50 - 762,47 326,50 2.2 Rừng trồng 1.775,23 822,10 - 599,73 353,40 2.3 Đất chưa có rừng 1.822,10 1.286,50 - 535,60 - 3 Rừng sản xuất 13.779,65 1.210,68 - 12.568,97 - 3.1 Rừng tự nhiên 9.415,44 675,86 - 8.739,58 - 3.2 Rừng trồng 3.318,96 514,22 - 2.804,74 - 3.3 Đất chưa có rừng 1.045,25 20,60 - 1.024,65 - Tổng 30.267,43 15.120,76 - 14.466,77 679,90 (Nguồn: Ban quản lý rừng ATK Định Hóa)
  49. 39 Số liệu bảng 4.3 cho thấy: - Đối với rừng đặc dụng với tổng diện tích là 7.539,98 ha, giao 100% cho Ban quản lý rừng ATK Định Hóa quản lý; Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 6.301,11 ha; rừng trồng là 788,7 ha, đất chưa có rừng là 450,17 ha. - Rừng phòng hộ: Có ba đối tượng được Ban quản lý ATK Định Hóa giao rừng cho quản lý và sử dụng, việc trồng rừng với các các loài cây rừng, rừng còn được phối với các loài cây bản địa mang lại cảnh quan cho khách du lịch của địa phương. Với tổng diện tích 8.947,80 ha, ban quản lý ATK quản lý trực tiếp 1.210,68 ha, còn lại giao cho các hộ gia đình là 1.897,8 ha và UBND xã quản lý 679,9 ha. - Rừng sản xuất: Khu vực diện tích rừng do ban quản lý rừng ATK Định Hóa quản lý với tổng diện tích là 13.779,65 ha chiếm 45,53% tổng diện tích các loại rừng; với diện tích rừng tự nhiên là 9.515,44 ha chiếm 69,05% diện tích rừng sản xuất toán khu vực, rừng trồng 3.318,96 ha, chiếm 24,09% diện tích rừng sản xuất toán khu vực, còn lại là đất chưa được trồng rừng 1.045,25 ha. Rừng sản xuất của khu vực chủ yếu giao cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng với 12.568,6 ha, chiếm 91,21% so với tổng số diện tích rừng sản xuất của toàn khu; ban quản lý rừng ATK định hóa quản lý sử dụng 1.210,68 ha, chiếm 8,79% so với tổng số diện tích rừng sản xuất của toàn khu. 4.2. Đánh giá tình hình sản xuất và đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng 4.2.1. Thông tin chung về các chủ hộ được điều tra thuộc xã Thanh Định 4.2.1.1. Tuổi trung bình, khả năng đọc chữ và cơ cấu dân tộc ở xã Thanh Định Thông tin về các chủ hộ được điều tra trong xã, thuộc Ban quản lý rừng ATK Định Hoá, được tổng hợp vào bảng 4.4:
  50. 40 Bảng 4.4: Tuổi trung bình, khả năng đọc chữ và cơ cấu dân tộc phân theo nhóm hộ ở xã Thanh Định Nhóm hộ Chỉ tiêu Khá Trung bình Nghèo Tuổi bình quân của chủ hộ (tuổi) 47,7 47,6 53,95 Chủ hộ là nam giới (% tổng số hộ) 90 85 50 Chủ hộ là nữ giới (% tổng số hộ) 10 15 50 Mức độ tiếp cận thông tin thông qua khả năng đọc sách báo của chủ hộ (% trên tổng số loại hộ) Dễ dàng 80 70 50 Khó khan 17 22 40 Không đọc được 3 8 10 Thành phần dân tộc thiểu số (theo %) Kinh 20 20 20 Tày 40 60 50 Dao 15 5 0 Nùng 10 15 25 San Chí 15 0 5 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Số liệu bảng 4.4 cho thấy: - Tuổi của chủ hộ có mối liên hệ chặt chẽ với sự tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống và sản xuất, cùng với đặc điểm giới tính của chủ hộ có ảnh hưởng đến việc ra quyết định sản xuất kinh doanh, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của hộ. Tuổi trung bình của nhóm hộ nghèo (53,95 tuổi) có cao hơn hai nhóm còn lại, tuy nhiên ở xã thanh Định chưa thể hiện được tuổi của chủ hộ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. - Khả năng về trình độ và biết chữ thì ảnh hưởng tương đối rõ rệt, nhóm họ khá khả năng đọc thông, viết, tính toán được chao nhất (80% trong
  51. 41 tổng số hộ khá), hộ trung bình đạt 70%, hộ nghèo chủ hộ biết đọc dễ dàng đạt 50% tổng số hộ nghèo tỷ lệ không biết đọc ở nhóm hộ nghèo là cao nhất (10%), hộ trung bình (8%), hộ khá còn ít nhất (3%). - Thành phần cơ cấu dân tộc trong số các hộ được điều tra, ngoài người Kinh, thì xã Thanh Định có 05 dân tộc khác cùng sinh sống. Người Tày, người Dao và người Nùng với tỷ lệ gần ngang nhau, tuy nhiên người Tày là có số lượng đông hơn. Người sán Chí chỉ có 5% tổng số các hộ điều tra. 4.2.1.2. Trình độ văn hóa của các chủ hộ phân theo nhóm hộ điều tra Trong giai đoạn hiện nay, thông tin có ảnh hưởng rất lớn tới tất cả các ngành nghề, các tổ chức, cá nhân. Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ cũng cần có thông tin về thị trường, về các thành tựu khoa học kỹ thuật, về các điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh giỏi để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ ngày càng tốt hơn. Trình độ học vấn của các chủ hộ được trình bày ở bảng 4.5. Bảng 4.5: Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra Nhóm hộ Trình độ học vấn Ghi (% trong tổng số) của các chủ hộ chú Khá TB Nghèo Chưa tốt nghiệp tiểu học 5 15 25 Tiểu học 80 60 70 Trung học cơ sở 10 25 5 Trung học phổ thông 0 0 0 Trung học dạy nghề 0 0 0 Cao đẳng và Đại học 0 0 0 Tổng số 100 100 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Số liệu bảng 4.5 cho thấy ở xã Thanh Định các chủ hộ điều tra không có chủ hộ nào học hết chương trình Trung học phổ thông; có một số chủ hộ trẻ đã
  52. 42 học hết chương trình trung học cơ sở, đặc biệt là nhóm hộ khá (10% so với tổng số hộ khá được điều tra), số chủ hộ không học theo trường lớp 5%, tuy nhiên trong số đó đã được học xóa mù, nhưng lâu không tiếp xúc và đọc chữ nên mù lại, trường hợp này cũng xảy ra ở cả nhóm hộ trung bình và nghèo. 4.2.2. Nghề nghiệp của các chủ hộ điều tra Nghề nghiệp của chủ hộ là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến thu nhập, điều kiện vật chất và tinh thần của chủ hộ. Nó là chỉ tiêu phản cách thức con người tạo ra của cải vật chất, văn hoá tinh thần phục vụ nhu cầu cuộc sống của bản thân và gia đình. Kết quả phân tích nghề nghiệp của chủ hộ được thể hiện ở bảng 4.6: Bảng 4.6: Nghề nghiệp của các chủ hộ điều tra Nhóm hộ Nhóm hộ Nhóm hộ TB Nghề nghiệp khá nghèo (% so với của các chủ hộ (% so với (% so với tổng số) tổng số) tổng số) Hoạt động nông nghiệp 60 85 92 Hoạt động lâm nghiệp 35 15 8 Hoạt động nghề nghiệp khác 15 0 0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Qua số liệu bảng 4.6 ta thấy, hầu hết các hộ được điều tra làm nghề nông nghiệp, trung bình toàn xã có đến 76% số hộ hoạt động trồng trọt nông nghiệp; thứ hai là hoạt động trong lâm nghiệp, còn lại là ngành nghề khác, chủ yếu là buôn bán nhỏ, tạp hóa, nấu rượu, làm đậu, làm mì gạo Liên quan đến hoạt động lâm nghiệp khoảng trên 25%, nhưng hầu hết các hộ ở xã Thanh Định đều sử dụng sản phẩm của ngành lâm nghiệp, như: Gỗ, củi đun, lâm sản ngoài gỗ như tre nứa, vầu, các loại thực phẩm măng, nấm hương, mộc nhĩ, dược liệu v.v
  53. 43 4.2.3. Diện tích bình quân đất đai của ba nhóm hộ Diện tích đất các loại của 3 nhóm hộ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất của 3 nhóm hộ. Bởi như chúng ta biết đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Sau đây chúng ta đi xem xét diện tích bình quân các loại đất của các nhóm hộ. Bảng 4.7: Diện tích đất bình quân các loại của các nhóm hộ Các nhóm hộ Các loại đất (m2) Khá TB Nghèo Tổng diện tích 45.250,100 34.450,321 29,800,878 Đất thổ cư 480 450 420 Đất nông nghiệp 3.100 2.286 1.412 Đất lâm nghiệp 41.244,220 31.445,823 27.797,759 Đất mặt nước 300 200 0 Đất khác (vườn, ao cùng một thửa ) 2,050 1,562 1,287 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Qua số liệu bảng tổng hợp 4.7 cho thấy: Tổng diện tích đất sử dụng của hộ khá là lớn nhất với 45.250,100 m2 trong đó chiếm phần lớn là đất lâm nghiệp với 41.244,220 m2. Tổng diện tích của hộ trung bình lớn thứ 2 với 34.450,321 m2 trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn 31.445,823 m2. Cuối cùng là nhóm hộ nghèo với diện nhỏ nhất là 29.800,878 m2 trong đó đất lâm nghiệp chiếm phần lớn với 27.797,759 m2. - Hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước giao đất ở nông thôn và đất ở đô thị, theo Khoản 2 Điều 143 và Khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai. Ở Thái Nguyên, theo Quyết định số: 38/2014/QĐ-UBND, của UBND tỉnh, ngày 08/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về hạn mức giao đất,
  54. 44 hạn mức công nhận quyền sử dụng đất thì các hộ có 01 - 04 khẩu ở khu vực nghiên cứu sẽ được cấp 400 m2 đất thổ cư; tuy nhiên có nhiều hộ gia đình hiện tại có trên 05 khẩu, thì trung bình mỗi khẩu được công nhận và cấp thêm 100m2/khẩu; Về tổng diện tích sử dụng của các hộ gia đình, thì nhóm hộ khá có diện tích lớn nhất 45.250,100 m2, đến hộ trung bình 34.450,321 m2, nhóm hộ nghèo có tổng diện tích nhỏ nhất là 29.800,878 m2. Các loại hình sử dụng đất hộ khá vẫn có được nhiều hơn, một phần họ chịu khó khai hoang từ ngày xưa, một phần được thừa kế từ đời trước để lại đặc biệt là đất lâm nghiệp, hộ khá có diện tích lớn nhất khoảng 4,0 ha, hộ nghèo có rất ít 2,5 ha, trung bình chưa được 1 ha. 4.2.4. Thu nhập của các nhóm hộ điều tra Thu nhập của các nhóm hộ từ các ngành nghề khác nhau được tổng hợp vào bảng 4.8. Bảng 4.8: Thu nhập từ các ngành của các nhóm hộ điều tra xã Thanh Định Đơn vị tính: Triệu đồng/năm Các nhóm hộ Chỉ tiêu Khá TB Nghèo Tổng thu nhập bình quân 147,350 93,25 42,25 Thu nhập từ nông nghiệp 24,2 19,45 13,17 Tu nhập từ chăn nuôi 19,72 16,1 7,55 Thu nhập từ lâm nghiệp 55,43 25,4 13,93 Thu từ ngành nghề khác 48 31,3 7,6 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Số liệu bảng 4.8 cho thấy: Thu nhập bình quân của hộ khá là cao nhất, trong cơ cấu thu nhập của các hộ cho thấy thu nhập từ ngành lâm nghiệp
  55. 45 tương đối cao, hộ khá đạt 55.430.000 đồng/hộ/năm, chiếm 37,61% tổng thu của hộ; Hộ trung bình đạt 25.400.000 đồng/hộ/năm, chiếm 27,23% tổng thu nhập của hộ; Hộ nghèo hàng năm vân có được nguồn thu từ rừng, tuy không cao, những cũng góp phần tạo nguồn thu với 13.930.000 đồng/hộ/năm, chiếm 32,97% tổng thu của hộ. Phần lớn các hộ có nguồn thu lớn từ rừng là các hộ có rừng sản xuất (gỗ, củi và các lâm sản khác), còn rừng phòng hộ cảnh quan thì chỉ thù được từ măng, rau rừng, tre nứa, vầu có hộ lấy cây dược liệu Hiện tại đã có một số hộ được hỗ trợ chuyển sang trồng cây quế, tuy chưa có nguồn thu, nhưng đã có triển vọng từ một số hộ đã có nguồn thu từ cây quế ở huyện Định Hóa ở một số xã: Tân Thịnh, Lam Vỹ, Quy Kỳ, Linh Thông, Kim Sơn 4.3. Đánh giá các nguồn sinh kế mà đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng Qua điều tra cho thấy, đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Thanh Định có các nguồn sinh kế như sau: - Nguồn sinh kế từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như: Trồng lúa, ngô khoai, sắn, chè, đỗ tương, lạc, rau màu - Nguồn sinh kế từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp như: gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ (Cây tre, nứa, vầu, măng các loại, dược liệu, nấm, rau rừng, ) - Nguồn sinh kế từ hoạt dộng chăn nuôi như; chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa), gia súc (dê, lợn), gia cầm (Gà, vịt, ngan, ngỗng) - Nguồn sinh kế từ các ngành nghề tự do, như: làm thuê, buôn bán nhỏ, 4.3.1. Thu nhập của đồng bào dân tộc thiểu số từ sản xuất nông nghiệp 4.3.1.1. Thu nhập từ trồng lúa và cây ngắn ngày Thu nhập từ các cây ngắn ngày, được tổng hợp vào bảng 4.9:
  56. 46 Bảng 4.9: Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ trồng cây nông nghiệp ĐVT: Triệu đồng/năm Thu nhập bình quân các nhóm hộ Chỉ tiêu Khá TB Nghèo Trồng lúa 10,65 8,79 7,76 Hoa màu (ngô) 5,12 4,02 2,7 Cây chè 19,22 16,6 11,92 Cây nông nghiệp khác 0,5 0,41 0,2 Tổng thu 35,49 29,82 22,58 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Số liệu bảng 4.9 cho thấy: Thu nhập từ các loài cây nông nghiệp của các nhóm hộ ở xã Thanh Định chủ yếu từ cây lúa và cây chè. Hộ khá thu nhập từ cây chè cao nhất 19.220.000 triệu đồng/năm, hộ trung bình 16.600.000 triệu đồng/năm và ít nhất hộ nghèo 11.920.000 triệu đồng /năm. Lúa chiếm cao nhất hộ khá 10.650.000 triệu đồng/năm, ít nhất hộ nghèo 7.670.000 triệu đồng. 4.3.1.2. Thu nhập từ chăn nuôi Cụ thể về kết quả chăn nuôi được tổng hợp vào bảng 4.10: Bảng 4.10: Thu nhập từ các vật nuôi trong gia đình ở xã Thanh Định ĐVT: Triệu đồng/năm Thu nhập bình quân các nhóm hộ Chỉ tiêu Ghi chú Khá Trung bình Nghèo Trâu 5 5,25 1 Bò 1 0,75 0 Lợn 23,85 15,8 10,45 Gia cầm 5,87 4,3 4
  57. 47 Tổng thu 35,72 26,1 15,45 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Từ số liệu bảng 4.10 cho thấy: Thu nhập từ chăn nuôi của các hộ gia đình ở xã chủ yếu từ chăn nuôi lợn và gia cầm đạt từ 15 - 40 triệu đồng/hộ/năm. Từ khi có cơ khí hóa nông nghiệp, việc nuôi trâu từ các hộ ít dần, thời gian gần đây, hầu như các hộ chuyển sang nuôi bò thịt, xuất bán cho tư thương đến tận nhà mua Chăn nuôi ở xã Thanh Định cũng là thế mạnh, những những năm gần đây do dịch bệnh phát triển, dẫn đến khó khăn thiệt hại rất nhiều cho người chăn nuôi, người chăn nuôi vẫn phải nuôi, những luôn phải chi phí cao cho phòng trừ dịch bệnh, chính vì vậy thu nhập bình quan từ chăn nuôi những năm qua bị giảm sút, đặc biệt thời gian gần đây, cuối năm 2018, đầu năm 2019 dịch tả Châu Phi, dịch cúm, long móng nở mồm liên tục phát triển gây hoang mang cho người chăn nuôi 4.3.1.3. Thu nhập từ tài nguyên rừng Thua nhập từ rừng đối với các hộ dân có đời sống gắn liền với rừng là rất quan trọng, tuy nhiên ở mỗi hộ khác nhau thì có nguồn thu nhập từ rừng là khác nhau, đặc biệt nguồn thu từ rừng cũng tằng thêm nguồn thu cho gia đình, cụ thể được tổng hợp vào bảng 4.11: Bảng 4.11: Thu nhập bình quân các nhóm hộ từ rừng ĐVT: Triệu đồng/năm Thu nhập bình quân các nhóm hộ Chỉ tiêu Khá TB nghèo Gỗ 64,99 47,73 24,25 Củi 4,26 2,82 2,76 Cây tre nứa, vầu, luồng 0,25 0,15 0,2 Măng các loại 1,49 1,6 1,3
  58. 48 Cây rau (nấm, rau ) 0,3 0,3 0,2 Dược liệu 0 0 0 Thu từ LN khác 1,7 3,0 1,26 Tổng thu 74,99 55,6 29,97 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Từ số liệu bảng 4.11 cho thấy: Sinh kế của người dân thu được từ rừng chưa thực sự cao sinh kế từ rừng chưa đem lại hiệu quả lớn. 4.3.1.4 Tổng hợp các nguồn thu nhập của hộ gia đình ở Thanh Định Tổng hợp tất cả các nguồn thu của hộ: Trồng trọt, chăn nuôi và tài nguyên rừng từ các nguồn thu trên, tổng hợp kết quả vào bảng 4.12: Bảng 4.12. Tổng hợp các nguồn thu của các hộ gia đình ở xã Thanh Định Thu nhập bình quân các nhóm hộ Hộ loại khá Hộ trung bình Hộ nghèo STT Chỉ tiêu Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng (%) (%) (%) (tr đ) (tr đ) (tr đ) Thu nhập từ cây 1 24,2 24,35 19,45 31,91 13,17 38,00 nông nghiệp 2 Thu từ chăn nuôi 19,72 19,84 16,1 26,41 7,55 21,78 3 Thu từ rừng 55,43 55,79 25,4 41,67 13,93 40,20 Tổng thu 99,35 100 60,95 100 34,65 100 Số liệu bảng 4.12 cho thấy: Trong tổng số các nguồn thu (từ cây hàng năm, chăn nuôi gia xúc và từ rừng), thì nguồn thu từ rừng là lớn nhất, đều chiếm trên 50% trong tổng nguồn thu của hộ (Thu từ rừng, hộ khá: 55,43%, hộ TB 41,67% và hộ nghèo 40,20%); Nguồn thu lớn thứ hai là chăn nuôi và ít nhất là cây hàng năm; tuy nhiên với hộ nghèo thì nguồn thu từ cây hàng năm nhiều hơn từ chăn nuôi, như vậy hộ nghèo phụ thuộc nhiều vào nguồn cây
  59. 49 lương thực, giải quyết lương thực cho gia đình, với quỹ đất ít, nếu muốn hộ nghèo thoát nghèo cần phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài, như: Vốn, khoa học kỹ thuật đặc biệt là phải phát triển chăn nuôi gia xúc, gia cầm Trong chính sách giao đất giao rừng theo Thông tư 21/VBHN- BNNPTN, ngày 06 tháng 5 năm 2014 về hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng cư thôn, thì nếu xã còn quỹ đất có thể chia sẻ từ rừng cộng đồng, từ các hộ có nhiều diện tích rừng sang cho các hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ có thêm nguồn thu từ rừng. 4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thanh Định, huyện Định Hoá Có hai nhóm yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số xã Thanh Định, huyện Định Hoá là nhóm yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan. Các yếu tố khách quan đến từ bên ngoài như chính sách của chính phủ, những cú sốc do sự biến động giá cả, hay các thiệt hại do sâu bệnh, biến đổi thời tiết. Các yếu tố chủ quan đến từ bản thân người dân như: các đặc điểm về văn hóa bản địa, các đặc tính, năng lực của người dân. 4.4.1. Nhóm yếu tố khách quan a) Chính sách của nhà nước và địa phương Vùng núi trung du nói chung, các vùng có ATK Định Hoá nói riêng luôn nhận được sự ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển. Trong những năm qua hàng loạt các chương trình chính sách, dự án với nguồn tài chính lớn đã được tập trung đầu tư hỗ trợ nhân dân theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó trọng tâm là hỗ trợ phát triển các nguồn sinh kế. Chính sách phát triển hạ tầng cơ sở; đào tạo nghề; cấp đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh họat; cho vay vốn phát triển sản xuất; bảo tồn phát triển văn hoá dân tộc, đặc biệt dân tộc
  60. 50 thiểu số; về giáo dục, y tế, văn hóa b) Thiên tai và dịch bệnh Nằm trên độ cao từ 800 - 1000 m so với mặt nước biển, vừa chịu ảnh hưởng của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa và lũ lụt vào mùa mưa, khô hạn vào mùa khô tác động không đáng kể. Bảng 4.13: Các loại rủi ro ảnh hưởng đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Thanh Định, huyện Định Hoá (2014 - 2018) Tần suất Rủi ro Thường xuyên Không thường xuyên 4,5 lần/năm 1,2 lần/năm Lũ lụt X Hạn hán X Dịch bệnh cây trồng X Dịch bệnh chăn nuôi X Mất mùa X (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Số liệu bảng 4.13 cho thấy các dịnh bệnh cây trồng, vật nuôi ở khu vực nghiên cứu không thường xuyên phát triển và phát dịch. 4.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan Về văn hoá dân tộc Các đặc điểm về văn hóa dân tộc, như: Ngôn ngữ các dân tộc; phong tục tập quán lạc hậu, như: Ăn ở chưa đảm bảo vệ sinh, tắm giặt sông suối, ma chay cưới xin ; sinh đẻ tại nhà, đẻ nhiều; tập quán sản xuất lạc hậu ; các lễ hội du lịch
  61. 51 Bảng 4.14: Lựa chọn sinh kế của các hộ người dân xã Thanh Định Số hộ lựa chọn Lụa chọn sinh kế Số hộ Tỷ lệ chọn (hộ) (%) Tìm hoạt động sản xuất kinh doanh khác tốt hơn 4 6 Xin nhà nước hỗ trợ 2 3 Không biết phải làm gì,đến đâu hay đến đó 54 90 Không trả lời 0 0 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Từ số liệu 4.14 cho thấy có 6% chủ hộ gia đình biết lựa chọn phương án tìm và chuyển hướng sản xuất kinh doanh để thay đổi thu nhập cho gia đình, còn lại các hộ khác chỉ biết sản xuất theo hướng gia đình đang làm 90%; phần nhỏ 3% mong muốn Nhà nước hỗ trợ Bảng 4.15: Hỗ trợ để tăng cường sinh kế của các hộ người dân xã Thanh Định Số hộ lựa chọn Nguồn hỗ trợ Số hộ Tỷ lệ chọn (hộ) (%) Khai thác các nguồn lực tự nhiên của rừng 15 25 Hỗ trợ buôn bán 4 6,66 Hỗ trợ của họ hàng người thân 20 33,33 Hỗ trợ từ phía Ban quản lý rừng, huyện, tỉnh 15 25 Hỗ trợ từ các tổ chức, dự án khác 6 10 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Số liệu bảng 4.15 cho thấy trong 60 hộ được điều tra, có đến 25% các
  62. 52 chủ hộ biết cách khai thác các nguồn lực tự nhiên để phát triển kinh tế gia đình; 6,67% khai thác sinh kế từ buôn bán, chiếm 33,33% các hộ trồng chờ sinh kế từ người thân họ hàng giúp đỡ về tài chính lúc khó khăn không có nguồn thu nhập. Bảng 4.16: Đánh giá tiếp cận dịch vụ và thị trường của người dân ĐVT: % Không Thuận Giá Giá Dịch vụ thuận Khác tiện đắt đỏ rẻ tiện Cung cấp đầu vào 100 100 Tiêu thụ sản phẩm đầu ra 100 100 Dịch vụ đời sống 100 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả, năm 2018) Qua bảng 4.16 cho thấy khi có sản phẩm bán ra thị trường 100% hộ được phỏng vấn cho rằng thị trường địa phương rất thuận tiện và thường giá không cao. Tiếp cận thị trường là phương pháp xác định giá trị của một tài sản dựa trên giá bán của các tài sản tương tự. Đây là một phương pháp định giá kinh doanh có thể được sử dụng để tính toán giá trị tài sản hoặc một phần của quá trình định giá cho một hoạt động kinh doanh chặt chẽ. Dịch vụ là những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Tuỳ theo trường hợp, DV bao gồm: một công việc ít nhiều chuyên môn hoá, việc sử dụng hẳn hay tạm thời một tài sản, việc sử dụng phối hợp một tài sản lâu bền và sản phẩm của một công việc, cho vay vốn. 4.5. Đề xuất giải pháp tăng cường sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng tại xã Thanh Định, huyện Định Hóa
  63. 53 4.5.1. Trên cơ sở các tổ, nhóm mang lại hiệu quả cao đề suất các giải pháp tăng cường sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thanh Định 4.5.1.1. Giải pháp phát triển nguồn vốn - Cần tiếp tục thực hiện sâu, rộng công tác tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp cho các hộ nông dân tăng cường sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc khu vực rừng do Ban quản lý rừng ATK Định Hóa. - Các hoạt động tập huấn kỹ thuật sản xuất cần có sự hướng dẫn, giám sát việc ứng dụng các kiến thức được chuyển giao vào thực tế, không nên chỉ dừng lại ở việc chuyển giao kỹ thuật. - Nên hình thành các tổ nhóm tương trợ với quy mô nhỏ để sự giúp đỡ được thiết thực, tránh tình trạng hình thức, không hiệu quả. 4.5.1.2. Giải pháp về lao động Các hộ gia đình thuộc vùng đệm có điều kiện thuận lợi về lực lượng lao động trong khi đất sản xuất nông nghiệp có hạn, nhưng lại không có nhiều ngành nghề phụ để giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, khu vực này lại có những nguồn nguyên liệu thuận lợi cho việc phát triển ngành nghề như: Tre, lứa, lá, Chính vì vậy, phát triển các ngành nghề hiện có và du nhập thêm các ngành nghề mới là giải pháp hữu hiệu để tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc khu vực rừng do Ban quản lý rừng ATK Định Hóa. Các ngành nghề phụ có thể mở rộng như: Ngành nghề làm mành, làm cót nghiên cứu phát triển các ngành nghề mới, tập trung vào chế biến nông lâm sản và sản xuất hàng hoá tiểu thủ công nghiệp (như dệt thổ cẩm, mây tre đan ) phục vụ cho khách du lịch, nhằm góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong khu vực. - Phát huy thế mạnh của khu di tích lịch sử ATK Định Hóa, trung tâm là xã Thanh Định, cần huy động và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân địa phương tham gia các hoạt động đưa, đón, hướng dẫn khách tham quan du
  64. 54 lịch, kết hợp với dịch vụ các sản phẩm quà lưu niệm, sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn thực phẩm; cung cấp các dịch vụ món ăn đặc sản dân tộc, cho khách. Coi phát triển hoạt động du lịch sinh thái ở khu vực này như là một giải pháp sinh kế mới, mang lại những nguồn thu để cải thiện đời sống, sẽ giảm đáng kể áp lực khai thác tài nguyên rừng trong khu vực. 4.5.1.3. Giải pháp về đa dạng hóa các loại hình sản phẩm - Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người dân, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. - Tổ chức cho người trong độ tuổi lao động học nghề và đi lao động xuất khẩu, làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh - Xây dựng và phát triển nhiều mô hình mẫu về phát triển kinh tế để nhân ra diện rộng; từng bước làm thay đổi tư duy, nhận thức và cách thức sản xuất của người dân. 4.5.2. Giải pháp kỹ thuật Cơ cấu tổ chức lại sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng tập chung, chuyên canh, chú trọng đổi mới phương thức canh tác, thâm canh tăng năng xuất cây trồng; tập chung vào các cây trồng, vật nuôi chủ lực như: Cây chè, mía, cây nguyên liệu giấy, con bò, trâu, dê, con lợn, gia cầm. 4.5.2.1. Giải pháp kỹ thật trong trồng trọt Bố trí cơ cấu giống hợp lý, tập huấn kỹ thuật thâm canh cây trồng vật nuôi đến từng thôn trên toàn xã. Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả trong công tác chăn nuôi, để nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò, dê, gia cầm, thủy cầm - Thường xuyên chỉ đạo cán bộ khuyến nông kiểm tra đồng ruộng, dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng, hướng dẫn nhân dân các biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời có hiệu quả.
  65. 55 - Tổ chức kiểm tra, rà soát toàn bộ diện tích hồ đập, công trình thủy lợi, để có biện pháp nâng hiệu quả sự dụng mặt nước, nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; quản lý chặt chẽ diện tích hồ đập hiện nay đã cho thuê đấu thầu theo quy định của pháp luật. 4.5.2.2. Giải pháp kỹ thật trong chăn nuôi - Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả trong công tác chăn nuôi, để nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là chăn nuôi trâu, bò, dê, gia cầm, thủy cầm. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tiêm phòng đợt 2 cho đàn gia cầm, gia súc trên địa bàn xã, đảm bảo 100% theo kế hoạch đề ra. - Tiếp tục duy trì tăng trưởng đàn trâu, bò, đặc biệt quản lý theo dõi chặt chẽ đàn bò do Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội tài trợ, có biện pháp xử lý nghiêm các đối tượng đem bò đi gửi hoặc bán. Tập chung phát triển đàn lợn, đàn gia cầm đạt theo chỉ tiêu kế hoạch huyện giao. Trong đó tập chung hỗ trợ nhân dân tiêm phòng định kỳ đàn gia cầm, gia súc, hỗ trợ kỹ thuận chăn nuôi, hỗ trợ giống và tìm đầu ra sản phẩm cho nhân dân. - Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy phát triển các mô hình trang trại, gia trại, tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh; nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tập trung phát triển đàn gia súc, gia cầm, gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. 4.5.2.3. Giải pháp kỹ thật trong lâm nghiệp - Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân, nhất là dân trong vùng quy hoạch lâm nghiệp về ý thức bảo vệ và phát triển rừng. - Triển khai thực hiện triệt để công tác giao đất giao rừng theo đúng chủ trương của Nhà nước. - Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khâu giống
  66. 56 cây lâm nghiệp, khâu chăm sóc rừng để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của cây rừng. - Xây dựng các mô hình sản xuất lâm - ngư, lâm - nông có hiệu quả để cho dân học tập và nhân rộng. - Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ lâm nghiệp nhất là những cán bộ trực tiếp ở vùng rừng. - Tiếp tục duy trì thực hiện quy chế phối hợp các lực lượng: Công an - Quân đội - Kiểm lâm - Dân quân tự vệ trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và quản lý lâm sản.
  67. 57 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Tài nguyên rừng có ảnh hưởng lớn tới sinh kế của người dân tộc thiểu số, còn sống dựa vào rừng. Rừng mang lại thu nhập cụ thể như: Về thu nhập bình quân của hộ khá là cao nhất, trong cơ cấu thu nhập của các hộ cho thấy thu nhập từ ngành lâm nghiệp tương đối cao, hộ khá đạt 55.430.000 đồng/hộ/năm, chiếm 37.61% tổng thu của hộ; hộ trung bình đạt 25.400.000 đồng/hộ/năm, chiếm 27.23% tổng thu nhập của hộ; hộ nghèo hàng năm vân có được nguồn thu từ rừng, tuy không cao, những cũng góp phần tạo nguồn thu với 13.930.000 đồng/hộ/năm, chiếm 32.97% tổng thu của hộ. Trong tổng số các nguồn thu (từ cây hàng năm, chăn nuôi gia xúc và từ rừng), thì nguồn thu từ rừng là lớn nhất, đều chiếm trên 50% trong tổng nguồn thu của hộ (thu từ rừng, hộ khá: 55,43%, hộ TB 41,67% và hộ nghèo 40,20%). Nguồn thu lớn thứ hai là chăn nuôi và ít nhất là cây hàng năm; tuy nhiên với hộ nghèo thì nguồn thu từ cây hàng năm nhiều hơn từ chăn nuôi, như vậy hộ nghèo phụ thuộc nhiều vào nguồn cây lương thực, giải quyết lương thực cho gia đình, với quỹ đất ít, nếu muốn hộ nghèo thoát nghèo cần phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài như: Vốn, khoa học kỹ thuật đặc biệt là phải phát triển chăn nuôi gia xúc, gia cầm Về Nông nghiệp: Thu nhập từ các loài cây nông nghiệp của các nhóm hộ ở xã Thanh Định chủ yếu từ cây lúa và cây chè. Về Chăn nuôi: Thu nhập từ chăn nuôi của các hộ gia đình ở xã chủ yếu từ chăn nuôi lợn và gia cầm đạt từ 15 - 40 triệu đồng/hộ/năm. Từ khi có cơ khí hóa nông nghiệp, việc nuôi trâu từ các hộ ít dần, thời gian gần đây, hầu như các hộ chuyển sang nuôi bò thịt, xuất bán cho tư thương đến tận nhà mua
  68. 58 Về lâm nghiệp: Sinh kế của người dân thu được từ rừng chưa thực sự cao sinh kế từ rừng chưa đem lại hiệu quả lớn. Về diện tích thì tổng diện tích đất sử dụng của hộ khá là lớn nhất với 45.250.100m2 trong đó chiếm phần lớn là đất lâm nghiệp với 45.244.220m2. Tổng diện tích của hộ trung bình lớn thứ 2 với 34.450.321m2 trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm phần lớn 34.445.823 m2. Cuối cùng là nhóm hộ nghèo với diện nhỏ nhất là 29.800.878 m2 trong đó đất lâm nghiệp chiếm phần lớn với 29.797.759 m2. Như vậy nguồn thu từ lâm nghiệp cao nhất, mang lại nguồn thu lớn đối với người dân chiếm 55,43%, cho ta thấy được tài nguyên rừng có ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống người dân. Cần giữ gìn, bảo vệ tài nguyên rừng một cách hợp lý. 5.2. Đề nghị Cần mở rộng nghiên cứu sang các xã khác của khu rừng đặc dụng ATK Định Hóa để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động sinh kế của người dân tộc thiểu số. Cần nghiên cứu đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch cộng đồng và du lịch sinh thái tại khu rừng đặc dụng ATK Định Hóa và đề xuất giải pháp phát triển du lịch theo hướng bền vững hơn có sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số tại địa phương. Cần thực hiện giao đất giao rừng đúng quy định, đặc biệt chú ý đến hộ nghèo. Tăng phí chi chả dịch vụ môi trường rừng
  69. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Ban quản lý rừng ATK Định Hoá, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.Báo cáo hàng năm (2014-2018). 2. Ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên (2018), Báo cáo công tác dân tộc năm 2018 và nhiệm vụ năm 2018. 3. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên (2018), Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của huyện Định Hoá. 4. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên (2018), Niên giám thông kê các năm 2014,2015, 2016, 2017 và 2018 Nhà xuất bản Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên. 5. Đỗ Kim Chung (2000), Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay: quan điểm và những định hướng chính sách. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 380, T1/2010. tr. 27-33. 6. Lê Diên Dực (2002), Phát triển cộng đồng tại vùng đệm của hai khu BTTN Xuân Thủy và Tiền Hải nhằm sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Vùng đệm và các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr. 74-81. 7. FLITCH (2012), Hướng dẫn đánh giá sinh kế vùng dự án FLITCH. Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên. 8. Hoàng Hoè (1998), Thử nghiệm xây dựng mô hình lâm nghiệp cộng đồng tại vùng đệm VQG Ba Vì. Hội thảo quốc gia: Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu Bảo tồn thiên nhiên và VQG Việt Nam, Kỷ yếu Lâm nghiệp cộng đồng (tháng 12/1998). 9. Lê Văn Kỳ, Ngô Đức Thịnh và Nguyễn Quang Lê (2007), Phong tục tập quán cổ truyền một số dân tộc thiểu số ở Nam Tây Nguyên. Tạp chí Văn hóa Dân tộc, số 3/2007. tr.22-29.
  70. 60 10. Linh Nga, Niêkdăm (2003), Luật tục các dân tộc bản địa Buôn Đôn với vấn đề môi trường. Tạp chí Hoạt động khoa học, số 11/2003. tr. 26-34. 11. Ngân hàng thế giới (2012), Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới, tháng 7. 12. Lã Giảng Páo (2013), Nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Trung Quốc về giải quyết quan hệ dân tộc. Chương trình trọng điểm cấp Nhà nước KX.04/11-15. 13. Đỗ Đình Sâm (1996), Tổng luận phân tích nông nghiệp du canh ở Việt Nam. Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. tr.187-193. 14. Ngô Đức Thịnh (2010), Luật tục trong đời sống các tộc người ở Việt Nam. NXB Tư pháp, Hà Nội. tr. 243-268. II. Tài liệu tiếng Anh 15. Ashley C. and D. Carney (1999), Sustainable Livelihoods: Lessons from early experience. London: Department for International Development. 16. Bourdieu P. (1986), The Forms of Capital, in Richardson, John G., ed., Handbook of Theory and Research for the Sociology of Education. New York: Greenwood. 17. Carney D. (1998), Sustainable rural livelihoods.RussellPress Ltd. Nottingham. 73. Agricultural Intensification and Rural Sustainable Livelihoods: A “Think Piece”. IDS Working paper, No.64
  71. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA SINH KẾ CHỦ HỘ GIA ĐÌNH (NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ) CÓ CUỘC SỐNG DỰA VÀO RỪNG TẠI XÃ THANH ĐỊNH, HUYỆN ĐỊNH HOÁ Ngày tháng năm 2019 1. Thông tin cơ bản Tên chủ hộ: Dân tộc: Tuổi chủ hộ: Tôn giáo: Số điện thoại: Nơi cư trú: Thôn (bản) .xã: Thanh Định, huyện Định Hoá 2. Thành viên hộ gia đình Tổng số thành viên của hộ gia đình: . Người Trong đó + Số thành viên nam: số thành viên nữ + Số trẻ em (dưới 15 tuổi) ., trong đó: lao động người + Số người già (trên 60 tuổi) người 3. Tr̀nh độ văn hoá của hộ gia đình + Số người không biết chữ: . + Số người chưa tốt nghiệp tiểu học . + Số người tốt nghiệp tiểu học: . + Số người tốt nghiệp trung học cơ sở: . + Số người tốt nghiệp trung học phổ thông: 4. Trong gia đình có trẻ em nào trong độ tuôi đi học mà nghỉ học không (Nếu câu trả lời là có, xin nêu rõ lý do nghỉ học) - Khó khăn kinh tế không đủ tiền đi học - Gia đình cần thêm người lao động - Trường học ở xa đi lại khó khăn
  72. - Gia đình cho rằng không cần học nhiều - Trẻ em chán học nên tự bỏ học - Lý do khác (ghi rõ) 5. Trình ộđ đào tạo nghề trong gia đình Số người được đào tạo nghề: , trong đó: + Số người chỉ học các khoá học nghề ngắn hạn . + Số người được đào tạo trình độ trung cấp, trường dạy nghề: + Số người được đào tạo cao đẳng: + Số người được đào tạo đại học trở lên: 6. Tri thức và kỹ năng làm việc mà các thành viên có được để làm nghề lấy từ đâu: Kinh nghiệm bố mẹ truyền cho Học người khác Học ở cơ sở dạy nghề Học trong sách báo và phương tiện truyền thông Tự rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc Khác 7. Các thành viên gia đình có tham gia các khoá bồi dưỡng tri thức và kỹ năng nghề nông lâm và các nghề khác của địa phương không ? Rất tích cực tham gia Ít tham gia Không thích tham gia Chưa bao giờ nhận được thông tin về các khoá bồi dưỡng này 8. Nếu tham gia các khóa bồi dưỡng tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, xin nêu đó là các khóa do ai tổ chức (có thể chọn nhiều trả lời) Ủy ban nhân dân xã/phường/quận/huyện Hội nông dân Hội phụ nữ Đoàn thanh niên Khuyến nông Tổ chức khác (xin ghi rõ)
  73. 9. Nếu tham gia các khóa bồi dưỡng tri thức và kỹ năng nghề nghiệp, xin nêu đó là các khóa về nội dung gì (có thể chọn nhiều trả lời): Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp; Tiểu, thủ công nghiệp Kinh doanh buôn bán Văn hóa – xã hội Khác (ghi rõ) 10. Nếu ít tham gia hoặc không thích tham gia các khoá bồi dưỡng này thì xin nêu rõ lý do tại sao: Các khóa học không hữu ích Không có thời gian Tổ chức quá xa, khó đi lại Tốn kém Lý do khác (xin ghi cụ thể) 11. Nếu chưa bao gì nhận được thông tin về các khóa bồi dưỡng này, thành viên gia đình có nhu ầc u tham gia các khóa đào tạo, nếu có, không? Nếu câu trả lời là có, xin cho biết nội dung muốn được đào tạo (có thể chọn nhiều nội dung): Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Tiểu, thủ công nghiệp Kinh doanh buôn bán Văn hóa – xã hội 12. Nguồn lực đất đai của hộ gia đình - Diện tích đất sử dụng: (m2 hoặc hecta), trong đó: + Đất lâm nghiệp: ; Đất có rừng: ; Rừng tự nhiên: .; Rừng trồng: ; Đất chưa có rừng: + Đất trồng cây ngắn ngày (lúa, ngô, ):