Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

pdf 63 trang thiennha21 19/04/2022 5380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_ba.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ QUẾ Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ KHANG NINH, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : KT & PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ QUẾ Tên đề tài: “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI XÃ KHANG NINH, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Lớp : K46 – PTNT- N02 Khoa : KT & PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: Kiều Thị Thu Hương Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cá nhân, tập thể để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, toàn thể các Thầy Cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Kiều Thị Thu Hương đã giành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ xã Khang Ninh, đã nhiệt tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập và đặc biệt là toàn bộ người dân trên địa bàn xã trong thời gian tôi về thực tập đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp cận và thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những người động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Do trình độ, kinh nghiệm thục tế bản thân có hạn, thời gian thực tập không nhiều vì vậy khóa luận của tôi không thể tránh khỏi những sai xót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phạm Thị Quế
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Bảng sản lượng, cơ cấu các loại cây trồng của xã Khang Ninh giai đoạn 2015-2017. 25 Bảng 4.2: Tình hình dân số của xã qua 3 năm (2015-2017) 26 Bảng 4.3: Tình hình lao động của xã Khang Ninh năm 2017 27 Bảng 4.4: Hiện trạng và mục đích sử dụng các loại đất năm 2017 ở xã Khang Ninh 28 Bảng 4.5: Đặc điểm của hộ điều tra tại xã Khang Ninh 30 Bảng 4.6: Thu nhập của hộ gia đình điều tra khảo sát phân theo thôn. 31 Bảng 4.7: Thu nhập của hộ gia đình điều tra khảo sát phân theo nhóm hộ. 32 Bảng 4.8: Diện tích bình quân các loại đất của các HGĐ điều tra phân theo các thôn. 33 Bảng 4.9: Diện tích bình quân các loại đất của các HGĐ điều tra phân theo nhóm hộ. 33 Bảng 4.10: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của xã Khang Ninh. 35 Bảng 4.11: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý của xã Khang Ninh 36 Bảng 4.12: Kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừng qua các năm của xã Khang Ninh 38 Bảng 4.13: Tổng hợp công tác phát triển rừng mà các hộ điều tra khảo sát tham gia. 39 Bảng 4.14: Tổng hợp tiền chi trả DVMTR năm 2017 40
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Sơ đồ thể hiện sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Khang Ninh. 40
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA HĐND – UBND Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng BVR Bảo vệ rừng DVMTR Dịch vụ môi trường rừng BQL Ban quản lý TNR Tài nguyên rừng HGĐ Hộ gia đình KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình TDTT Thể dục thể thao TNTT Tài nguyênt hiên nhiên QLBVR Quản lí bảo vệ rừng KT – XH Kinh tế - xã hội BTTN Bảo tồn thiên nhiên BV & PTR Bảo vệ và phát triển rừng QL&BVTNR Quản lí và bảo vệ tài nguyên rừng VHVN Văn hóa văn nghệ BNN & PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn PTBV Phát triển bền vững
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG i DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn 3 1.3.2. Ý nghĩa khoa học 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.1. Khái niệm về rừng 4 2.1.2. Đặc điểm của rừng 4 2.1.3. Phân loại rừng 5 2.1.4. Vai trò của rừng 7 2.1.5. Khái niệm bảo vệ rừng 9 2.1.6. Khái niệm phát triển rừng 10 2.1.7. Khái niệm về quản lý và bảo vệ rừng 10 2.2. Cơ sở thực tiễn 11 2.2.1. Công tác bảo vệ phát triển rừng trên thế giới 11 2.2.2. Tình hình công tác bảo vệ và phá triển rừng trong nước 14 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 16
  8. vi PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.2. Phạm vi nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu. 20 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu 20 3.4.3. Pháp phân tích và sử lý số liệu 21 3.4.4. Phương pháp thống kê mô tả 21 3.4.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23 4.1. Điều kiên tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Khang Ninh 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 23 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 24 4.2. Thực trạng của công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, Huyện Ba Bể. 28 4.2.1. Diện tích và mục đích sử dụng các loại đất 28 4.2.2. Khái quát chung về các hộ gia đình điều tra khảo sát. 29 4.2.3. Tình hình triển khai thực hiện một số công tác trong quản lý, bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang NinH, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 34 4.2.4. Đánh giá kết quả triển khai công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã Khang Ninh. 37 4.2.5. Vai trò của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Khang Ninh. 40 4.3. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng của xã Khang Ninh. 42 4.3.1. Thuận lợi. 42 4.3.2. Khó khăn. 43
  9. vii 4.3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác bảo vệ phát triển rừng của xã Khang Ninh. 44 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng đối với người dân trên địa bàn. 45 4.4.1 Giải pháp về chính sách 45 4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật 45 4.4.3. Tổ chức thực hiện 46 4.4.4. Giải pháp về kinh tế. 46 4.4.5. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 47 4.4.6. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ và phát triển rừng đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, vì rừng giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Rừng được coi là lá phổi xanh của trái đất vì lá rừng hấp thụ CO2 và nhả ra khí O2 để duy trì sự sống của con người và những cá thể sống khác. Hơn nữa rừng còn bảo vệ môi trường sống của con người, bảo tồn các nguồn geen, bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế thiên tai, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất phát triển. Rừng cung cấp các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống con người và góp phần bảo tồn những nét văn hóa truyền thống, lịch sử của các cộng đồng Dựa trên tầm quan trọng của rừng, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và các chương trình, dự án nhằm bảo vệ phát triển rừng, sự nỗ lực đó đã đạt được kết quả tương đối khả quan đó là độ che phủ của tán rừng tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, chất lượng rừng vẫn ngày càng suy giảm do khai thác rừng quá mức cho phép, khai thác bất hợp pháp, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác bảo vệ phát triển rừng tại địa phương chưa đạt hiệu quả tích cực, các ưu đãi giành cho người quản lí, bảo vệ rừng chưa thực sự khuyến khích họ gìn giữ, bảo vệ tài nguyên rừng. Vì vậy, chủ thể nào được giao quản lí, bảo vệ phát triển rừng cũng tìm cách nhanh chóng khai thác tài nguyên rừng. Để giải quyết tình trạng trên chúng ta cần tìm kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát tiển rừng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của từng vùng. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bộ của nước ta. Bắc Kạn có diện tích tự nhiên là 485.900 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 277.193 ha với nhiều sản vật quý hiếm: động vật có các loài gấu ngựa, báo lửa, báo Hoa Mai, Voọc đen, gà lôi ; các loại gỗ: Nghiến, Đinh,
  11. 2 Lim, Trúc dây, Sam vàng, Lát hoa ; các loại dược liệu: Sa nhân, củ Bình vôi, Ba kích, Sâm ngọc linh, Tam thất hoang, Vù hương, Gù hương Rừng Bắc Kạn không những giữ vai trò bảo vệ môi trường sinh thái đầu nguồn cho vùng Đông Bắc Bộ mà còn cung cấp những nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, xây dưng, y tế và sẽ là những điểm du lịch sinh thái lí tưởng của tỉnh. Trong đó Khang Ninh là một xã miền núi cao nằm ở Tây Bắc của huyện Ba Bể, có diện tích đất tự nhiên 4.433,58 ha, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 3.604,54 ha, trong đó rừng sản xuất 2.329,63 ha, rừng phòng hộ 220,85 ha, rừng đặc dụng 1.054,06 ha. Trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế - xã hội đang phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm xã đã áp dụng nhiều văn bản pháp luật, các chương trình dự án nhằm bảo vệ và phát triển rừng, sự nỗ lực đó đã đạt được hiệu quả tích cực là độ che phủ tán rừng tăng lên hàng năm. Tuy nhiên hiện nay chất lượng rừng của xã vẫn còn chưa cao. Do vậy, tôi đã thực hiện đề tài”Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ và người dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Tìm hiểu được những khó khăn, thuận lợi của công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
  12. 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. - Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho địa phương trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng vào thời gian tới. - Là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng và đề xuất các giải pháp nâng cao công tác bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn. 1.3.2. Ý nghĩa khoa học + Kết quả của đề tài có thể tham khảo để sử dụng cho việc giảng dạy, học tập trong nhà trường, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các đối tượng khác có quan tâm.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Khái niệm về rừng Rừng là quần xã sinh vật, trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.[8] Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một vị trí không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý. Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau với hoàn cảnh bên ngoài. Năm 1974, I. S. Mê – lê – khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu [8]. 2.1.2. Đặc điểm của rừng Có thể nói, Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất trừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xã định, theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác, diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên, độ tàn che từ 0,1 trở lên. Do vậy rừng có những đặc điểm sau.[6] Thứ nhất, rừng là một thể tổng hợp phức tạp có mối quan hệ qua lại giữa các cá thể trong quần thể, giữa các quần thể trong quần xã và có sự thống nhất giữa chúng trong với hoàn cảnh trong tổng thể đó
  14. 5 Thứ hai, rừng luôn luôn có sự công bằng động, có tính ổn định, tự điều hòa và tự phục hồi chống lại những biến đổi của hoàn cảnh và những biến đổi về số lượng sinh vật, nhưng khả năng này được hình thành do kết quả của sự tiến hóa lâu dài và kết quả của sự chọn lọc tự nhiên của tất cả các thành phần rừng. Thứ ba, rừng có khả năng tự phục hồi và trao đổi cao. Khả năng tự phục hồi giúp rừng chống lại những thay đổi nhất định. Thứ tư, rừng có sự cân bằng đặc biệt về sự trao đổi năng lượng và vật chất, luôn luôn tồn tại quá trình tuần hoàn sinh vật, trao đổi vật chất năng lượng, đồng thời nó thải ra khỏi hệ sinh thái các chất và bổ sung thêm vào đó một số chất từ các hệ sinh thái khác. Thứ năm, sự vận động của các quá trình nằm trong các tác động tương hỗ phức tạp dẫn tới sự ổn định bền vững của hệ sinh thái rừng. Thứ sáu, rừng có phân bố địa lý theo vùng miền, địa phương. Các vùng miền, địa phương có điều kiện khác nhau có kiểu rừng khác nhau, hệ sinh thái rừng cũng có những đặc trưng riêng theo vùng miền. 2.1.3. Phân loại rừng Phân loại rừng theo mục đích sử dụng, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 3 loại như sau: Rừng phòng hộ: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống sói mòn, chống xa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng giải trí, cung ứng dịch vụ môi trường rừng được phân theo mức độ xung yếu bao gồm.[6] + Rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới. + Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát hay rừng phong hộ chắn sóng, lấn biển
  15. 6 Rừng đặc dụng: Là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn geen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:[6] + Vườn quốc gia + Khu dự trữ thiên nhiên + Khu bảo tồn loài – sinh cảnh + Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng tín ngưỡng, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghệ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. + Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia. Rừng sản xuất: Là rừng được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản, sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, giải trí, nghỉ dưỡng, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.[6] Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành - Rừng tự nhiên: Là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.[7] + Rừng nguyên sinh: Là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai, cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định. + Rừng thứ sinh: Là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi. (Rừng phục hồi: Là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt; Rừng sau khai thác: Là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác) - Rừng trồng: Là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm: + Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng
  16. 7 + Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có + Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác - Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.[7] 2.1.4. Vai trò của rừng 2.1.4.1. Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống * Về tác dụng phòng hộ: Rừng có khả năng cải tao khí hậu, ngăn cản gió nóng, gió lạnh, hạn chế tác hại của gió bão, bảo vệ mùa màng nông nghiệp và nâng cao năng suốt hoa màu. Trên những vùng đất bị úng nước, chua phèn, rừng tràm có tác dụng cải tạo đất từ hoang hóa thành vùng sản xuất thuận lợi. Ở những vùng núi cao, rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, nuôi dưỡng nguồn nước, điều tiết nước và cung cấp nước cho các dòng sông, chống lại mọi sự biến động nguy hại khác cho dòng chảy như làm giảm các chất lắng đọng trong các dòng sông, góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi đắp của các hồ chứa nước, các hệ thống tưới tiêu của sông, các công trình thủy điện. Ở những vùng ven biển, rừng cây ngập mặn không chỉ chống gió bão mà còn ngăn chặn sự di động của các cồn cát phủ ven biển, cố định phù sa tạo điều kiện cho đất bồi tụ, chắn sóng và bảo vệ đê ven biển. Đặc biệt, rừng chống cát bay ở vùng biển Miền Trung đã ngăn cản cát vùi lấp xóm làng, nhà cửa, đường xá và biển vùng đất cát trắng thành vùng đất canh tác Chính vì tác dụng phòng hộ nói trên người ta đã ví”Rừng như là người vệ sĩ của nhà nông”.[10] * Về tác dụng cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống: Khoa học ngày nay đã đủ dẫn liệu chứng minh rằng rừng là lớp thảm thực vật có tác dụng lớn nhất trong việc chống ô nhiễm môi trường. Rừng là lá phổi xanh của trái đất thải ra O2 và hấp thụ CO2 của khí quyển trong quá trình đồng hóa của cây xanh đối với môi trường. Rừng tạo ra sự trong sạch bầu khí quyển, duy trì sự sống trên hành tinh của chúng ta. Rừng là tấm màn
  17. 8 xanh coi giữ và làm sạch các nguồn nước. Vì vậy số phận của rừng là số phận của hành tinh chúng ta. Xã hội ngày càng phát triển, vai trò của rừng ngày càng trở nên cực kì quan trọng. Hiệu quả cân bằng sinh thái của rừng không chỉ tính về những giá trị kinh thông thường. Có thể nói chắc chắn thảm thực vật bì rừng không còn thí sự sống trên hành tinh chúng ta sẽ bị mất theo.[10] Ngoài hai tác dụng cung cấp và tác dụng phòng hộ, duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống, rừng còn có tác dụng quốc phòng, hình ảnh rừng là căn cứ địa cách mạng”Rừng che bộ dội rừng vây quân thù”rất gần gũi với truyền thốn lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Rừng còn có giá trị xã hội, cảnh quan du lịch, làm tăng vẻ đẹp cho non sông đất nước. Rừng là nơi tham quan, nghỉ mát, rừng và cảnh quan rừng có thể làm tăng sức khỏe cho con người.[10] 2.1.4.2. Vai trò của rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội Trong các sản phẩm do tài nguyên rừng mang lại phải kể đến gỗ. Sản phẩm gỗ cung cấp cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay, hầu như không có một ngành nào không dùng tới gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia công, chế biến và nhiều tính năng ưu việt khác nên được nhiều người sử dụng. Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới sự tác động của sự phát triển khoa học và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ. Tuy nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm về gỗ không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng.[10] Ngoài sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: tre, nứa, song mây, các loại đặc sản rừng, động vật, thực vật rừng có giá trị cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là các sản phẩm quý hiếm và có giá trị kinh tế cao. Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được dùng làm thực phẩm như nấm, mộc nhĩ, măng các loại rau rừng Rừng còn là
  18. 9 nguồn cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cho con người. Mặt khác, rừng còn cung cấp gỗ và các đặc sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách Trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình tích lũy cho nền kinh tế quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng. Lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và cộng đồng địa phương, đã thu hút cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác, và chế biến lâm sản, góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết một số vấn đề bức xúc hiện nay vùng trung du và miền núi.[10] Cùng với rừng, người dân được nhà nước hỗ trợ đất sản xuất rừng, vốn cùng các biện pháp kỹ thuật, cơ sở hạ tầng để tạo nguồn thu nhập cho người dân. Giúp dân thấy được lợi ích của rừng, gắn bó với rừng hơn. Từ đó người dân sẽ ổn định nơi ở, sinh sống. 2.1.5. Khái niệm bảo vệ rừng Bảo vệ rừng là tổng thể các hoạt động nhằm bảo toàn, phát triển hệ sinh thái rừng hiện có, bao gồm động - thực vật rừng, đất lâm nghiệp và các yếu tố tự nhiên khác; phòng, chống những tác động gây thiệt hại đến đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái (Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam, Nguyễn Huy Dũng 2002).[4] Bên cạnh đó tác giả Nguyễn Huy Dũng (2002) cho rằng bảo vệ rừng gồm các hoạt động sau: - Thứ nhất, phải thực hiện tốt công tác tổ chức phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng như: phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệp, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, xuất khẩu thực vật rừng, động vật rừng, săn bắn động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái quy định của pháp luật.
  19. 10 - Thứ hai, cần thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy; phòng, trừ sâu bệnh hại cho cây rừng. - Thứ ba, hàng năm thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lí các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng. 2.1.6. Khái niệm phát triển rừng Theo Nghị định 156/2018/NĐ – CP ban hành ngày 16/11/2018 quy định:”Phát triển rừng là hoạt động trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, bị thiệt hại hoặc do các nguyên nhân khác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích, trữ lượng, chất lượng rừng”. 2.1.7. Khái niệm về quản lý và bảo vệ rừng Quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Vai trò của hoạt động quản lý, bảo vệ rừng nhằm đảm bảo giá trị phòng hộ và cân bằng sinh thái của tài nguyên rừng; bảo đảm giá trị nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo giá trị kinh tế của tài nguyên rừng. - Pháp luật quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng là một lĩnh vực pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng. - Đối tượng điều chỉnh của lĩnh vực pháp luật về QL & BVTNR gồm các nhóm quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động quản lí tài nguyên rừng của các chủ thể trong xã hội. Nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt thực hiện việc quản lí tài nguyên rừng bằng việc ban hành các quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quản lí, bảo vệ, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên rừng, tổ chức thực hiện các quy định pháp luật và bảo đảm cho các quy định pháp luật đó được thực thi hiệu quả. Các chủ thể khác được nhà
  20. 11 nước giao, cho thuê tài nguyên rừng để thực hiện hoạt động quản lí, bảo vệ tài nguyên rừng. Phương pháp điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng là sự kết hợp giữa các phương pháp mệnh lệnh, phương pháp thỏa thuận và phương pháp hướng dẫn (Nguyễn Hải Âu, 2001) [1]. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Công tác bảo vệ phát triển rừng trên thế giới Diện tích rừng trên thế giới ngày càng suy giảm qua các thời kỳ. Theo tài liệu của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998), trong thời gian 30 năm độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm đi 13% tức diện tích rừng đã giảm đi từ 37 triệu km2 xuống còn 32 triệu km2 với tốc độ giảm trung bình 160 nghìn km2/năm. Thực tế cho thất rằng, sự mất rừng lớn nhất xảy ra ở các vùng nhiệt đới. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là rừng hỗn hợp và rừng ông đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm nhiệt đới 45% và rừng khô nhiệt đới lên đến 70% và Châu Á là nơi mất rừng nguyên sinh nhiều nhất khoảng 70%.[11] Để ngăn chặn tình trạng mất rừng, bảo vệ và phát triển vốn rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều công ước về bảo vệ và phát triển rừng trong đó có: - Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật quý hiếm (CITES) có hiệu lực từ năm 1975 là một thỏa thuận môi trường đa phương với 180 nước thành viên. Mục đích của công ước này là để đảm bảo rằng việc buôn bán quốc tế các loài động vật quý hiếm đe dọa sự sống còn của chúng. - Năm 1980: Chiến lược bảo tồn thế giới: Tiếp theo hội nghị Stockholm, các tổ chức bảo tồn như Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Quỹ bảo vệ Thiên nhiên Thế giới (WWF) đã đưa ra”Chiến lược bảo tồn thế giới”. Ba mục
  21. 12 tiêu được nhấn mạnh trong Chiến lược như sau: Duy trì những hệ sinh thái cơ bản và những hệ hỗ trợ sự sống, bảo tồn tính đa dạng di truyền, bảo đảm sử dụng một cách bền vững các loài và cá hệ sinh thái.[11] Tiếp theo chiến lược này, một công trình khoa học có tiêu đề”Cứu lấy Trái đất - Chiến lược cho cuộc sống bền vững” đã được IUCN, UNEF và WWF soạn thảo và công bố (1991). Trong cuốn sách, nhiều kiến nghị về cải cách luật pháp, thể chế, quản trị đã được đề xuất. - Năm 1992: Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc, Brazil là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất, tên chính thức là Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCED). Tại đây các đại biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc cơ bản và phát động một chương trình hành động vì sự phát triển bền vững có tên Chương trình Nghị sự 21. Với sự tham gia của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ hội nghị đã thông qua các văn bản quan trọng: tuyên bố Rio Môi trường và Phát triển với 27 nguyên tắc chung, xác định những quyền và trách nhiệm của các quốc gia nhằm làm cho thế giới PTBV rừng; Chương trình Nghị sự 21 về PTBV tuyên bố các nguyên tắc quản lí, bảo vệ và PTBV rừng, công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu nhằm ổn định các khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo các số liệu từ tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hợp Quốc (FAO) cho thấy tỉ lệ phá rừng nhiệt đới đã tăng lên 8,5%. Song song với tỉ lệ rừng nguyên sinh bị tàn phá tăng đến 25% so với cùng kì. Tốc độ mất rừng nguyên sinh của Việt Nam và Nigeria đã tăng gấp đôi từ những năm 1990, trong khi Peru đã tăng gấp ba lần. Nhìn chung trong giai đoạn 2000 - 2005, FAO ước tính có khoảng 10,4 triệu ha rừng nhiệt đới bị phá hủy vĩnh viễn mỗi năm. Đối với rừng nguyên sinh, tốc độ phá rừng hàng năm tăng lên 6,26 triệu ha. trên quy mô rộng lớn hơn, các dữ liệu của FAO cho thấy rằng những khu rừng nguyên sinh đang
  22. 13 được thay thế bằng các đồn điền và rừng trồng với đa dạng sinh học thấp, độ che phủ không đều. Từ năm 2000 - 2012, toàn thế giới đã mất đi 2,3 triệu km2 rừng, diện tích đó lớn hơn cả diện tích nước Mông Cổ. Cũng trong thời gian đó đã hình thành 800.000 km2 rừng mới trồng, Brazil đã thành công trong việc bảo vệ rừng. Trong khoảng thời gian từ năm 2003- 2004, nước này đã phá khoảng 40.000 km2 rừng, đến năm 2011 mức độ tàn phá rừng đã giảm đi một nửa. Tại Indonesia tỉ lệ rừng bi tàn phá ngày càng tăng, từ 2011 - 2012 đã biến mất 20.000 km2 rừng mưa nhiệt đới. Bất chấp một lệnh cấm của chính phủ ban hành vào 2011, việc tàn phá rừng vẫn diễn ra mạnh mẽ hơn. Cũng trong giai đoạn từ 2000 - 2012 vùng Đông Nam Mỹ đã khai thác 31% diện tích rừng song song là việc trồng lại.[11] Báo cáo FAO cũng cho biết khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang dẫn đầu thế giới về tốc độ trồng cây gây rừng. Những thành quả trồng rừng trong những năm qua của khu vực này đã làm tăng diện tích che phủ rừng và đang dần bù lại diện tích rừng bị phá hủy. Từ năm 2000 - 2005 Châu Á - Thái Bình Dương đã trồng được 0,56 triệu ha rừng mỗi năm. FAO đánh gia cao sự nỗ lực của Châu Á - Thái Bình Dương trong việc cải cách điều luật liên quan tới rừng, đặc biệt là chính sách giao đất, giao rừng cho HGĐ và các tổ chức xã hội. Theo Ngân hàng dữ liệu rừng trồng Indufor (2012) tổng diện tích cây công nghiệp toàn cầu đạt 45,3 triệu ha. Các nước chiếm diện tích lớn nhất là Mỹ, Trung Quốc và Brazil, xếp sau là Ấn Độ và Indonesia. Xét theo khu vực thì khu vực Châu Á dẫn đầu về tổng diện tích cây công nghiệp, tiếp theo là Bắc Mỹ và Mỹ Latinh và con số này ở Châu Phi, Châu Đại Dương, Châu Âu không hơn nhau là mấy. Cứ theo đà tăng trưởng hiện tại, Indufor dự đoán, diện tích cây công nghiệp trên toàn cầu sẽ tăng lên 91 triệu ha vào năm 2050.
  23. 14 Châu Á và Mỹ Latinh là hai khu vực được kì vọng đạt mức tăng trưởng cao nhất với diện tích lần lượt là 17 triệu ha và 15 triệu ha tính đến năm 2050.[11] 2.2.2. Tình hình công tác bảo vệ và phát triển rừng trong nước Hiện nay, ở Việt Nam các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đã được quan tâm và chú trọng hơn là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái tức là sử dụng lâu bền đất đai và môi trường nhất là đối với các vùng núi ở Việt Nam. Tuy vậy, rừng nước ta ngày càng suy giảm về diện tích và chất lượng, tỉ lệ che phủ thực vật dưới mắc cho phép, tình trạng chặt phá, khai thác rừng trái phép vẫn diễn biến phức tạp.3/4 diện tích đất đai của nước ta là đồi núi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng rất quan trọng việc cân bằng sinh thái.[11] Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm trong vùng Đông Nam Á, có tổng diện tích lãnh thổ khoảng 331,700 km2, trong đó diện tích rừng và đất rừng là 20 triệu ha. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên mà cũng do đó mà Việt Namcó tính đa dạng sinh học cao và được coi là một trong những nước thuộc Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học.[11] Do những thập kỷ ở nước ta toàn bộ rừng và đất rừng thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Trên danh nghĩa rừng của toàn dân nên vì thế mà mọi người đều có quyền khai thác, lợi dụng bất kì tài nguyên có từ rừng và đất rừng, nên rừng bị khai thác triệt để dẫn đến ngày càng cạn kiệt là điều không thể tránh khỏi, thêm vào đó tình trạng du canh, du cư, hoạt động đốt nương làm rẫy, dân số tăng nhanh làm cho tài nguyên rừng nước ta bị tàn phá nặng nề hơn, hình hức trên kéo dài suốt bốn thập kỷ do đó tài nguyên rừng nức ta bị suy giảm nhanh chóng, diện tích bị thu hẹp từ 14,3 triệu ha (1943) xuống 9,3 triệu ha (1995), tỷ lệ che phủ từ 47% (1943) xuống còn 28% năm (1995). Công tác quản lý bảo vệ rừng ở Việt Nam trong những năm gần đây đã được đảng và nhà nước quan tâm, ban hành nhiều đường lối chính sách bao gồm những văn kiện, những quyết định, chỉ thị và quan trọng nhất là ban hành luật bảo vệ và
  24. 15 phát triển rừng, với nội dung hoạt động của lực lượng kiểm lâm phong phú đa dạng nên đã năng diện tích rừng nước ta từ 13,7 triệu ha năm 2014 lên 14,4 triệu ha năm 2016. Đây thực sự là bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển lâm nghiệp ở nước ta, làm cho pháp luật về rừng đi vào cuộc sống. Mục tiêu của đảng và nhà nước đặt ra dối với công tác quản lý và bảo vệ rừng và giao đất lâm nghiệp là: Ngăn chặn tận gốc các hành vi, vi phạm bảo vệ và phát triển rừng. thiết lạp hệ thống chủ rừng trên phạm vi toàn quốc với từng loại rừng. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất, từng bước thực hiện từng mảnh đất khu rừng có chủ cụ thể. Tạo điều kiện cho nông dân tổ chúc sản xuất cây trồng, vật nuôi và đi đến xó bỏ tình trạng độc canh cây lúa, phá rừng làm nương rẫy, góp phần chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn. Góp phần bảo vệ, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sống. Những năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng từng bước phát triển và đạt được những thành công đáng kể; độ che phủ năm 2014 là 40,43% đến năm 2016 tăng lên 41,19% chủ trương của nhà nước nâng cao độ che phủ của rừng đến năm 2010 là 43%. Để quản lý bảo vệ rừng hợp lý, Đảng và Chính phủ đã ban hành Nghị định 02 về giao đất Lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử định ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định cho đến nay góp phần tích cực làm hạn chế việc phá rừng, kết quả giao đất Lâm nghiệp đến nay đã có hiệu quả ngày càng tăng việc bảo vệ rừng có chủ thực sự, cùng với hàng loạt các chính sách làm cho độ che phủ của rừng ngày càng được nâng lên. Để nâng cao ý thức vai trò quản lý Nhà nước về rừng cho UBND các cấp, chính phủ đã ban hành Quyết định 245/QĐ/TTG ngày 12/12/1998. Sau khi có Quyết định này, nhận thức được vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp, các ngành dược nâng cao, đặc biệt sau khi có nghị định 29/CP về việc ban hành quy chế dân chủ ở xã và thông tư số 56/BNN & PTNT thì ở các xã lúc này bắt đầu hình thành các quy ước quản lý bảo vệ và
  25. 16 phát triển rừng ở cộng đồng thôn bản do người dân tham gia xây dựng. Năm 1992 Chính phủ phê duyệt chương trình 327 nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc được bắt dầu từ năm 1992 - 1998 và được ghép vào chương trình trồng mới 5 triệu ha (661) và kéo dài đến năm 2010. Ngày 02/05/1998 Chính phủ đã ra Quyết định số 202/TTG QĐ về khoán bảo vệ rừng và khoán khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và trồng rừng. Ngày 26/04/2016 Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 08/VBHN-BNN&PTNT về ban hành quy định nhiệm vụ rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh học, chăm sóc rừng trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng phục hồi rừng tự nhiên.phải nói rằng vấn đề đổi mới pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quản lý bảo vệ và phát triển rừng, đất rừng ở nước ta là không ngừng nó kịp thời động viên, khích lệ bà con nhất là bà con dân tộc ít người. Đây cũng là sự chuyển đổi nhanh chóng từ quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo hướng lâm nghiệp xã hội nhằm hướng tới sử dụng, quản lý rừng và đất rừng lâu bền. 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan Nhiều nghiên cứu nước ngoài đã nhiên cứu triển khai nhiều chương trìnhdự án về bảo vệ và phát triển rừng như: Trung Quốc đang triển khai chương trình phục hồi rừng lớn nhất thế giới, diện tích đất canh tác ở những khu vực có độ dốc lớn được chuyển thành đất rừng, có hàng nghìn hộ được trợ cấp để thực hiện chương trình này. Nhà nước phát huy quyền tự chủ và sự tham gia của địa phương trong khi thực hiện chương trình, các chính sách về lâm nghiệp có sự thay đổi, cộng đồng địa phương và chính quyền cơ sở được gia tăng về quyền lực trong việc ra quyết định về quản lí và sử dụng rừng. Mặc dù vậy, hiệu quả về kinh tế - xã hội của chương trình là chưa cụ thể, rõ ràng, sinh kế của người dân chưa được cải thiện, nhưng chính sách đã giúp cho diện tích rừng được tăng lên, các giá trị của rừng được cải thiện.
  26. 17 Vương quốc Anh (Anh), Hà Lan, Đức và Đan Mạch cho thấy rằng mối liên kết mạnh mẽ giữa lịch sử nhập cư, truyền thống quốc gia và văn bản chính sách về bảo vệ rừng tự nhiên. Nhiều nghiên cứu như: Mr. J. I. Elorrieta [2002] về”Biện pháp trồng rừng trong chương trình phát triển nông thôn ở Navarra”, Nuchanata Mungkung (2002) về”Phân tích kinh tế lượng đối với chương trình bảo vệ nguồn tài nguyên rừng ở vùng đầu nguồn Mae Salong ở Thái Lan”. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu cơ chế chính sách, kinh nghiệm và các giải pháp quản lý sử dụng rừng bền vững có sự tham gia của cộng đồng địa phương như nhóm dân tộc thiểu số, nhóm sử dụng rừng, lâm nghiệp cộng đồng. Quyền sở hữu/ quyền sử dụng rừng và đất rừng, các nghiên cứu này chỉ ra những mặt tích cực và những tồn tại hạn chế cũng như là thách thức trong công tác quản lý sử dụng tài nguyên rừng. Đối với các nghiên cứu trong nước như: Trong báo cáo”Đánh giá thực hiện hiện 10 năm thực hiện Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004”trong khuôn khổ hỗ trợ của Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP) đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, bất cập của pháp luật bảo vệ phát triển rừng cụ thể như sau: Luật bảo vệ phát triển rừng vẫn mang tính định hướng, tạo ra một lĩnh vực pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đa tầng, cồng kềnh, có không ít mâu thuẫn và chồng chéo, tính minh bạch, tính khả thi chưa cao, chưa làm rõ cơ chế thực hiện các quyền định đoạt của Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu rừng tự nhiên và cơ chế thực hiện các quyền của chủ rừng, các quy định về khai thác rừng chưa tạo điều kiện phát huy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của chủ rừng, cơ chế chính sách hưởng lợi còn nhiều bất cập, thiếu chính sách khuyến khích phát triển công bằng và thương mại lâm sản, cơ chế, chính sách đầu tư, tín dụng, tài chính còn bấp cập chưa phù hợp với đặc điểm sản xuất lâm nghiệp. Trong cuốn”Phục hồi các hệ sinh thái đã bị thoái hóa - Tổng quan kết quả nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam”đã chỉ ra một số tồn tại trong chính
  27. 18 sách và việc thực thi chính sách quản lý bảo vệ rừng, cụ thể như sau: việc xử lý vi phạm pháp luật về rừng, đất đai khó khăn, thường kéo dài. Công tác bảo vệ rừng chưa tiến hành một cách toàn diện, cấp chính quyền địa phương chưa có các giải pháp hữu hiệu đối với công tác bảo vệ rừng, đầu tư cho lâm nghiệp thấp lại dàn trải, vốn ngân sách đầu tư cho chương trình giống lâm nghiệp ở các địa phương thiếu, một số địa phương không đầu tư bổ sung nên kết quả thực hiện dự án còn bị hạn chế, hệ thống nhân giống và dịch vụ giống còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất.[2] Trong báo cáo”Đánh giá các văn bản pháp luật và chính sách liên quan đến công tác quản lý các khu rừng đặc dụng ở Việt Nam”trong khuôn khổ dự án tăng cường công tác quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên đã chỉ ra rằng: các nhóm dân tộc khác nhau mang những đặc trưng văn hóa khác nhau, có những nhận thức và phản ứng với chính sách phân quyền cũng khác nhau. Việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng đã mang lại một số tác động tích cực, nhiều chương trình, dự án đi kèm theo chính sách này đã giúp đỡ, hỗ trợ người dân địa phương và nhận thức của người dân về sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên rừng được nâng lên. Tuy nhiên các chính sách này vẫn chưa đạt được những mục đích chính của chúng: quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tốt hơn. Trong báo cáo”Đánh giá các chính sách có liên quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình ở vùng miền núi Bắc Bộ”của Viện nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới (2011) chỉ ra những bất cập, thiếu minh bạch của các chính sách chủ yếu có liên quan đến quản lý rừng tự nhiên giao cho hộ gia đình làm cản trở động lực của người dân tham gia BV & PTR tự nhiên. Bài viết”Tác động của chính sách, pháp luật đến quản lý tài nguyên rừng công bằng và bền vững”[5]đã phân tích và bình luận để có cái nhìn toàn diện về quản lý tài nguyên rừng công bằng và bền vững. Việc phân tích được tiến hành cả hai phương diện: xây dựng chính sách, pháp luật và tổ chức thực
  28. 19 hiện chính sách, pháp luật với hai cấp độ: cấp quốc gia và cấp địa phương; theo hai chiều hướng: tác động tích cực và tác động tiêu cực đến quá trình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Kết quả phân tích chỉ ra rằng vẫn còn một số rào cản liên quan đến quản lý rừng công bằng và bền vững như việc chậm tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng rừng, giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư nông thôn, chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan, song những phát hiện chính nêu trên cho thấy quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động rất mạnh của chính sách và pháp luật. Nhìn chung các nghiên cứu đã thực hiện, kể cả trong nước và ngoài nước, đã đề cập đến nhiều nội dung liên quan đến đề tài như: Hệ thống chính sách bảo vệ phát triển rừng. Kinh nghiệm quản lý, bảo vệ phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng. Quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng, chia sẻ lợi ích trong quản lý tài nguyên rừng. Một số nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu phân tích hệ thống chính sách bảo vệ phát triển rừng về sự thay đổi trong phân loại và quy hoạch rừng, quy chế quản lý các loại rừng, quyền sở hữu/quyền sử dụng rừng và đất rừng, hỗ trợ trong bảo vệ phát triển rừng, chia sẻ lợi ích, Đồng thời các nghiên cứu này cũng phân tích và chỉ ra những tồn tại hạn chế liên quan đến các lĩnh vực trên. Một số nghiên cứu còn lại tập trung nghiên cứu ảnh hưởng, tác động của chính sách bảo vệ phát triển rừng. Các nghiên cứu này đã chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực đến phát triển kinh tế, xã hội và phát triển của địa phương, của khu vực và trên phạm vi toàn quốc. Xuất phát từ thực tiễn trên việc”Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” là rất cần thiết, vì chưa có một công trình nghiên nào liên quan đến công tác bảo vệ phát triển rừng tại nơi đây.
  29. 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Thời gian: Đề tài bắt đầu thực hiện từ: 13/8/2018 đến 23/12/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu - Phân tích đánh giá thực trạng công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Xác định thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra chọn mẫu. - Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên 60 hộ trong ba thôn của xã. Tại mỗi thôn sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn lấy 20 hộ ngẫu nhiên trong thôn. 3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu  Thông tin sơ cấp: - Quan sát trực tiếp: đến địa bàn nghiên cứu quan sát nắm được tổng quan về địa hình địa vật và những thông tin về công tác bảo vệ phát triển rừng của địa phương để từ đó đánh giá được thực trạng và đưa ra được những giải pháp phù hợp.
  30. 21 - Phỏng vấn trực tiếp đại diện hộ nông dân với phiếu điều tra đã được xây dựng sẵn. - Phỏng vấn cán bộ xã về tình hình bảo vệ và phát triển rừng tại xã  Thông tin thứ cấp: - Các thông tin có sẵn được tổng hợp từ trước và đã được công bố. Thu thập số liệu về tình hình lâm nghiệp, tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội qua các báo cáo cuối năm. - Thông tin thu thập qua các nguồn từ sách báo, văn bản báo cáo của xã có liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng. 3.4.3. Pháp pháp phân tích và sử lý số liệu - Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu trên Excel. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: sử dụng phương pháp tổng hợp, biểu đồ, sơ đồ mô tả so sánh, đánh giá phân tích tình hình thực tiễn. - Phân tích SWOT: thông qua phương pháp này để đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác bảo vệ và phát triển rừng của xã Khang Ninh. 3.4.4. Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp này mô tả toàn bộ thực trạng công tác bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn điều tra, thông qua các số liệu và những thông tin đã thu thập được, tiến hành đánh giá, phân tích và đề ra giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng tại xã Khang Ninh. 3.4.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu -Tổng diện tích rừng tự nhiên hiện có: + Rừng phòng hộ + Rừng đặc dụng +Rừng sản xuất - Số vụ cháy rừng, chặt phá rừng.
  31. 22 - Số gỗ tịch thu được, số tiền thu phạt nộp Ngân sách Nhà nước. - Số vụ vi phạm săn, bắn, bắt, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép, khai thác lâm sản không đúng theo quy định của pháp luật. - Số diện tích rừng bị cháy. - Tổng thu, chi của các hộ điều tra - Các loại cây trồng, vật nuôi - Đặc điểm các HGĐ: Trình độ học vấn, phân loại hộ, giới tính, tuổi, nghề nghiệp. - Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu. - Thực trạng công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã. - Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã. - Kết quả công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng của xã. - Chi trả DVMTR - Vai trò của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng
  32. 23 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiên tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Khang Ninh 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Xã Khang Ninh là một xã miền núi cao nằm ở Tây Bắc cuả huyện Ba Bể, có diện tích đất tự nhiên 4.433,58 ha, xã có 15 thôn với 971 hộ, dân số 4.283 người, gồm các dân tộc Kinh, Tày, Dao, Mông, Nùng. Khang Ninh có quốc lộ 279 và tỉnh lộ 254 đi qua địa bàn. - Phía Đông giáp xã Cao Trĩ và xã Thượng Giáo - Phía Tây giáp xã Nam Mẫu - Phía Nam giáp xã Quảng Khê - Phía Bắc giáp xã Cao Trĩ và xã Cao Thượng 4.1.1.2. Địa hình Khang Ninh là một xã vùng núi có nhiều thung lũng, sườn đồi dốc uốn lượn, quanh co tạo nên địa hình phức tạp, độ dốc lớn. Khu vực trung tâm xã đại hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Nhìn chung địa hình đa dạng, phức tạp, chính vì vậy ảnh hưởng đến công tác bảo vê phát triển rừng. 4.1.1.3. Thủy văn Trên địa bàn xã Khang Ninh có hệ thống sông suối, khe rạch khá dày đặc. Đặc biệt là hệ thống sông Năng và hồ Ba Bể những ngày mưa to, nước lớn thường xảy ra hiện tượng lụt cục bộ tại những khu vực quanh sông suối. Một phần lớn nước này phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. Trung tâm xã Khang Ninh có hồ Bản Vài với diện tích 15,43 ha.
  33. 24 4.1.1.4. Khí hậu Khang Ninh nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu trạm thủy văn Bắc Kạn: + Lượng mưa trung bình từ 1.300 - 1.500 mm, tập trung vào tháng 7, 8, 9 do mưa nhiều, lượng mưa lớn tập trung nên hay gây ngập úng, ảnh hưởng xấu đến nông nghiệp. Mùa đông vào các tháng 12, tháng 1 năm sau có những đợt rét đậm, đôi khi có sương muối gây nhiều trở ngại cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ chiêm xuân. + Nhiệt độ trung bình 22oC nhiệt độ thấp nhất 2oC, nhiệt độ cao nhất 39oC. Với đặc điểm khí hậu như trên, trong quy hoạch bố trí sử dụng chế độ nhiệt cao, độ ẩm khá để bố trí nhiều vụ trong năm ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời hạn chế rửa trôi sói mòn đất trong mùa mưa và hạn chế bốc hơi nước vật lí trong mùa khô làm chai cứng đất, cần bố trí hệ thống cây trồng có độ che phủ quanh năm, giữ đất, giữ nước tốt, có như vậy mới đảm bảo sử dụng đất bền vững. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế.  Trồng trọt: Tình hình sản xuất nông nghiệp: Qua bảng 4.1 ta có thể thấy cây lúa vẫn là cây trồng chủ yếu của xã Khang Ninh nhưng diện tích qua 3 năm 2015 - 2017 giảm 2,27%, năng suất giảm 0,42%, sản lượng giảm 0,26%. Diện tích ngô tăng 6,52%, năng suất tăng 1,88%, sản lượng tăng 8,31%. Diện tích đỗ tương tăng 3,38%, năng suất giảm 0,92%, sản lượng tăng 1,84%. Và cuối cùng là diện tích dong riềng giảm 11,51%, năng suất tăng 4,16%, sản lượng giảm 8,71%.
  34. 25 Bảng 4.1: Bảng sản lượng, cơ cấu các loại cây trồng của xã Khang Ninh giai đoạn 2015-2017. Loại Chỉ Năm So sánh (%) STT ĐVT cây tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 BQ Diện Ha 473,68 497,43 480 104,95 94,5 97,73 tích Năng 1 Lúa Tạ/ha 87,75 102,36 84,45 116,65 82,50 99,58 suất Sản Tấn 2.047,3 2.475,58 1.944,8 120,92 78,56 99,74 lượng Diện Ha 160,28 182,48 181 113,85 99,19 106,52 tích Năng 2 Ngô Tạ/ha 80,25 76 77,17 94,70 101,54 98,12 suất Sản Tấn 619,4 715,53 724,05 115,52 101,19 108,31 lượng Diện Ha 19,15 30 15 156,66 50 103,33 tích Đỗ Năng 3 Tạ/ha 16,3 16,3 16 100 98,16 99,08 tương suất Sản Tấn 31,2 48,84 24 156,54 49,14 101,84 lượng Diện Ha 32,9 26,2 25,5 79,64 97,33 88,49 tích Dong Năng 4 Tạ/ha 550 592,4 596 107,71 100,61 104,16 riềng suất Sản Tấn 1.809 1.552 1.502,0 85,8 96,78 91,29 lượng (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã Khang Ninh 2017)  Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có 22.222/ 38.975 con đạt 57,01% kế hoạch, trong đó: đàn trâu 938 con/ 1.519 con đạt 61,75% kế hoạch, đàn bò có 163 con/ 418 con đạt 38,99% kế hoạch, đàn ngựa có 18 con/ 25 con đạt 72% kế hoạch, đàn lợn có 5.500 con/ 7.560 con đạt 72,0%, đàn hươu có 3/3 con, dàn dê có 600/ 1.140 con đạt 52,63% đàn gia cầm 15.800 con/28.130 con đạt 55,81% kế hoạch.
  35. 26 Chỉ đạo triển khai công tác tiêm phòng đồng bộ 15/15 thôn, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nông dân thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.  Lâm nghiệp: - Tổng diện tích đất lâm nghiệp: 3.604,54 ha + Rừng phòng hộ: 220,85 ha + Rừng đặc dụng: 1.054,06 + Rừng sản xuất: 2.329,63 ha - Năm 2017 kết hợp với Vườn quốc gia Ba Bể tổ chức trồng được 31,79 ha. - Khoán bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ với tổng diện tích là 1.954,63 ha đã nghiệm thu đạt 100% kế hoạch. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội  Dân số và lao động: Xã Khang Ninh có 5 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Tày, Dao, Nùng, Mông. Theo thống kê dân số toàn xã có 971 hộ với 4.283 khẩu. Bảng 4.2: Tình hình dân số của xã qua 3 năm (2015 - 2017) 2015 2016 2017 So sánh (%) ĐVT SL SL SL 2016/2015 2017/2016 BQ Tổng số Khẩu 4.259 4.273 4.283 100,33 100,23 100,28 nhân khẩu Tổng số hộ Hộ 965 969 971 100,41 100,21 100,31 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã Khang Ninh 2017) Qua bảng trên ta thấy được tình hình dân số qua 3 năm tăng không đáng kể. Năm 2015 - 2016 tăng 0,3%, năm 2016 - 2017 tăng 0,23%. Tổng số hộ năm 2015 - 2016 tăng 0,41%, năm 2016 - 2017 tăng 0,21%. Kế hoạch hóa gia đình được chính quyền địa phương và người dân quan tâm. Việc hạn ché dân số gia tăng góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục tăng lên. Sự quan tâm
  36. 27 của các bậc phụ huynh đến con em mình được chặt chẽ hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Bảng 4.3. Tình hình lao động của xã Khang Ninh năm 2017 Năm 2017 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng % Tổng số hộ Hộ 971 100 Tổng số nhân khẩu Người 4.283 100 - Trong độ tuổi lao động Người 2.435 56,85 - Ngoài độ tuổi lao động Người 1.848 43,15 Tổng số lao động Người 2.435 100 - Lao động nông nghiệp Người 2.293 94,17 - Lao động phi nông nghiệp Người 142 5,83 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội xã Khang Ninh 2017) Theo số liệu thống kê của xã năm 2017: Tổng số lao động xã hội toàn xã là 2.435 người (độ tuổi từ 18 - 50 tuổi), chiếm 56,85%. Số người tham gia vào sản xuất nông nghiệp là 2.293 người chiếm 94,17%. Do là một xã nông nghiệp của huyện miền núi, lao động của xã chủ yếu là lao động nghiệp, mang tính thời vụ nên nhiều khi xong mùa vụ lượng lao động nông nhàn dư thừa, ít có việc làm.  Văn hóa, xã hội: * Giáo dục: - Thương xuyên tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất để đảm bảo phục vụ công tác dạy và học, duy trì kết quả phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, Tiểu học mức độ 2 và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì sĩ số bình quân các bậc học đạt 99,4%. Tổ chức lễ đón nhận trường Mầm Non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. - Trung tâm học tập cộng đồng trong năm tổ chức 1 lớp về phổ biến giáo dục pháp luật và 02 lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm. * Y tế - dân số KHHGĐ:
  37. 28 - Công tác y tế - Dân số KHHGĐ được quan tâm triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân, trong năm không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn, truyền thông lồng ghép tại thôn được 08 lần, với 2.839 lượt người nghe. - Tiêm đầy đủ các loại vacxin cho trẻ em dưới 01 tuổi được 71/71 đạt 100%, tuyên truyền hướng dẫn nhân dân các biện pháp chống suy dinh dưỡng, kết quả tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống 0,3%. * Công tác văn hóa thông tin: - Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi chào mừng các ngày lễ, tết và các sự kiện quan trọng, tổ chức đại hội TDTT cấp xã vào ngày 01/02/2017, tổ chức hội xuân xã Khang Ninh vào ngày 02/02/2017. - Tham gia các hoạt động VHVN, thể thao, cắm trại tại lễ hội lồng tồng Hồ Ba Bể và các hoạt động văn hóa văn nghệ TDTT cấp huyện tổ chức, tham gia các hoạt động chương trình du lịch qua những miền di sản Việt Bắc lần thứ IX và tuần lễ Du lịch Hồ Ba Bể 2017. - Phong trào”Toàn dân đoàn kết xây dụng đời sống văn hóa”được đẩy mạnh, tổ chức ngày hội đại đoàn kết tại 15 khu dân cư đạt kết quả, tỷ lệ cơ quan, đơn vi đạt chuẩn văn hóa đạt 100%. Tỷ lệ số hộ đạt gia đình văn hóa 83,6%, tỷ lệ thôn văn hóa đạt 73,3%. 4.2. Thực trạng của công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. 4.2.1. Diện tích và mục đích sử dụng các loại đất Các loại đất và cơ cấu sử dụng đất của xã Khang Ninh được tổng hợp trong bảng 4.4 như sau: Bảng 4.4: Hiện trạng và mục đích sử dụng các loại đất năm 2017 ở xã Khang Ninh (ĐVT: ha) TT Chỉ tiêu Số lượng Cơ cấu sử dụng
  38. 29 đất (%) 1 Đất nông nghiệp 605,93 13,67 Đất trồng cây hàng năm 500,91 11,3 Đất trồng cây lâu năm 105,02 2,37 2 Đất lâm nghiệp 3.604,54 81,30 Đất rừng phòng hộ 220,85 4,98 Đất rừng sản xuất 2.329,63 52,55 Đất rừng đặc dụng 1.054,06 23,77 3 Đất phi nông nghiệp 151,46 3,41 4 Đất ở khu dân cư nông thôn 34,16 0,77 5 Đất chưa sử dụng 37,48 0,85 Tổng diện tích 4.433,58 100 (Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh tế – xã hội xã Khang Ninh 2017) Xã Khang Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên là 4.433,58 ha, trong đó: Diện tích đất nông nghiệp có 605,93 ha chiếm 13,67% tổng diện tích đất tự nhiên. Vì địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi diện tích vùng sườn dốc do có độ dốc nên luôn thường xuyên ảnh hưởng bởi sói mòn rửa trôi nên độ màu mỡ thấp. Diện tích đất lâm nghiệp 3.604,54 ha chiếm 81,30% diện tích đất rừng tự nhiên bao gồm đất rừng sản xuất chiếm 52,55%, đất rừng đặc dụng chiếm 23,77% và đất rừng phòng hộ chiếm 4,98%. Đất phi nông nghiệp 151,46 ha chiếm 3,41% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất ở khu dân cư nông thôn chiếm 34,16 ha chiếm 0,77% Đất chưa sử dụng cũng chiếm diện tích không đáng kể 37,48 ha chiếm 0,85% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng. 4.2.2. Khái quát chung về các hộ gia đình điều tra khảo sát. 4.2.2.1. Hiện trạng của các hộ nghiên cứu. Thông tin chung của các hộ điều tra khảo sát được tổng hợp trong bảng sau:
  39. 30 Bảng 4.5: Đặc điểm của hộ điều tra tại xã Khang Ninh Tổng STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Cơ cấu (%) Tổng số hộ điều tra Hộ 60 100 1 Giớt tính Nam Hộ 53 88,3 Nữ Hộ 7 11,7 2 Phân loại hộ Khá, giàu Hộ 8 13,33 Trung bình Hộ 32 53,33 Cận nghèo Hộ 16 26,67 Nghèo Hộ 4 6,67 3 Nghề nghiệp Nông nghiệp Hộ 48 80 Phi nông nghiệp Hộ 0 0 Hộ kiêm Hộ 12 20 4 Trình độ học vấn Không đi học Người 1 1,7 Tiểu học Người 18 30 THCS Người 30 50 THPT Người 10 16,6 Cao Đẳng Người 0 0 Đại Học Người 1 1,7 5 Độ tuổi Từ 0 – dưới 15 tuổi Hộ 0 0 Từ 15 – đến 64 tuổi Hộ 56 93,3 Từ 65 tuổi trở lên Hộ 4 6,7 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018) Theo kết quả tổng hợp ở bảng 4.5 cho thấy, các chủ hộ được điều tra khảo sát đa số là nam giới chiếm tới 88,3% so với tổng số hộ được điều tra, độ tuổi trung bình của các chủ hộ là 50,42 tuổi. Cuộc sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể là hộ nghèo có 4 hộ chiếm 6,67% trong tổng số hộ được điều tra khảo sát, hộ cận nghèo 16 hộ chiếm 26,67%, hộ trung bình là 32 hộ chiếm 53,3%còn lại là hộ khá 8 hộ chiếm 13,33%. Người dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm 80% số hộ điều tra, còn lại 20% là các hộ kiêm thêm một số ngành nghề khác. Nhận thức của các chủ hộ
  40. 31 vẫn còn hạn chế, chủ hộ có trình độ học vấn cao còn ít thể hiện là chủ hộ không đi học là 1 người chiếm 1,7%, tiểu học là 18 người chiếm 30%, THCS là 30người chiếm 50%, trung học phổ thông 10 người chiếm 16,6% và đại học 1 người chiếm 1,7%. 4.2.2.2. Điều kiện kinh tế của các hộ gia đình. Bảng 4.6: Thu nhập của hộ gia đình điều tra khảo sát phân theo thôn. (ĐVT: Triệu đồng) Tổng thu nhập (tr đồng) Tổng chi tiêu (tr đồng) Loại hình sản Thôn Thôn Thôn Thôn Thôn Thôn xuất Nà Pác Nà Nà Pác Nà Kiêng Nghè Mằm Kiêng Nghè Mằm Trồng trọt 180 259,4 89 Chăn nuôi 303 173,5 315 Lâm nghiệp 24,9 26,8 22,3 1.088 758 846,8 Kinh doanh 351 100 100 Lương tháng 210 198 180 Nghề khác 412,8 326 345 Tổng 1.481,7 1.083,7 1.051,3 1.088 758 846,8 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018) Theo bảng 4.6 số liệu điều tra về thu nhập của các hộ gia đình được điều tra phân theo thôn cho ta thấy thu nhập của các hộ gia đình điều tra khảo sát tại các thôn năm 2018 cụ thể như sau: ta lấy tổng thu nhập trừ đi tổng chi phí ta được: thôn Nà Kiêng là 393,7 triệu đồng, thôn Pác Nghè là 325,7 triệu đồng, còn thôn Nà Mằm là 204,5 triệu đồng. Qua số liệu trên cho thấy thu nhập của cả 3 thôn có sự chênh lệch không lớn và tương đối ổn định. Trong đó nguồn thu nhập chính là từ các nguồn khác, chăn nuôi và trồng trọt. Nguồn thu nhập từ lâm nghiệp chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập của hộ gia đình, chiếm khoảng hơn 1% với tổng giá trị khoảng 1 triệu
  41. 32 đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là nguồn thu bằng tiền mặt từ rừng. Trên thực tế người dân được hưởng lợi từ rừng là rất nhiều như: lấy gỗ về làm nhà, lấy củi phục vụ cho đun nấu hàng ngày, lấy măng, mật ong rừng và các loại cây thuốc từ rừng. Phần lớn người dân vẫn phụ thuộc vào rừng, vì vậy công tác bảo vệ phát triển rừng tại xã cần được quan tâm và chú trọng, việc quản lý khai thác và tuần tra bảo vệ rừng cần sát sao hơn, tránh tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, vận chuyển lâm sản trái phép. Bảng 4.7: Thu nhập của hộ gia đình điều tra khảo sát phân theo nhóm hộ. (ĐVT: Triệu đồng) Loại hình sản Tổng thu nhập (tr đồng) xuất Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá Trồng trọt 44,1 98 343 46 Chăn nuôi 19 198,1 415 85 Lâm nghiệp 5 28 33,2 9,8 Kinh doanh 0 140 116 295 Lương tháng 0 30 336 84 Nghề khác 78 232 640,8 77 Tổng 146,1 726,1 1.884 596,8 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018) Mức thu nhập của các hộ gia đình phân theo loại hộ ở bảng 4.7 cho ta thấy mức thu nhập của các nhóm hộ chủ yếu cũng là từ các nguồn khác. Thu nhập của nhóm hộ nghèo yếu thế hơn các nhóm hộ khác cụ thể tổng thu nhập 146,1 tr.đ với hộ 4, nhóm hộ cận nghèo là 726,1 tr.đ với 16 hộ, nhóm hộ trung bình là 1.884 tr.đ với 32 hộ và còn lại là nhóm hộ khá, giàu 596,8 tr.đ với 8 hộ điều tra.
  42. 33 4.2.2.3. Điều kiện đất đai của các hộ gia đình. Diện tích các hộ gia đình điều tra khảo sát phân theo thôn thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.8: Diện tích bình quân các loại đất của các HGĐ điều tra phân theo các thôn. (ĐVT: ha) THÔN Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Tổng diện tích Pác Nghè 9,92 11,6 21,55 Nà Kiêng 10,63 27,1 37,73 Nà Mằm 9,75 9,8 19,55 Tổng 30,3 48,5 78,8 Tỷ Trọng (%) 38,45 61,55 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018) Qua số liệu ở bảng 4.8 ta thấy tình hình đất đai của các hộ có sự chênh lệch về diện tích, đất của các hộ gia đình điều tra khảo sát phân theo các thôn như sau: nhìn chung đất đai của các thôn chủ yếu là đất lâm nghiệp với 48,5 ha chiếm 61,55% trong đó thôn Pác Nghè là 11,6 ha chiếm 14,72%, thôn Nà Mằm là 9,8 ha chiếm 12,44%, thôn Nà Kiêng là 27,1 ha chiếm 34,39%. Tiếp đến là đất nông nghiệp với diện tích là 30,3 ha chiếm 38,45% so với tổng diện tích các loại đất của các hộ được điều tra. Bảng 4.9: Diện tích bình quân các loại đất của các HGĐ điều tra phân theo nhóm hộ. (ĐVT: ha) Loại hộ Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Tổng diện tích Hộ nghèo 1,65 2,2 3,85 Tỷ trọng (%) 5,45 4,60 4,93 Cận nghèo 6,22 9,78 16 Tỷ trọng (%) 20,53 20,47 20,49 Trung bình 18,17 22,7 40,87 Tỷ trọng (%) 59,97 47,51 52,34 Khá 4,26 13,1 17,36 Tỷ trọng (%) 14,06 27,42 22,23 Tổng 30,3 47,78 78,08 Tỷ trọng (%) 38,81 61,19 100 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018)
  43. 34 Từ số liệu ở bảng 4.9 cho thấy diện tích đất bình quân của các hộ điều tra phân theo nhóm hộ có sự chênh lệch, hộ nghèo và hộ trung bình có diện tích bình quân khá lớn. Diện tích rừng xã giao cho các hộ quản lý lớn nhưng các hộ chứ biết cách tận dụng cơ hội và tiềm năng mình đang có, điều này cho thấy là nhận thức của người dân tại thôn chưa đầy đủ, chính quyền càn quan tâm và giúp đỡ người dân nhiều hơn trong việc bảo vệ và phát triển rừng và giúp họ thoát nghèo từ rừng. 4.2.3. Tình hình triển khai thực hiện một số công tác trong quản lý, bảo vệ phát triển rừng tại xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, trực tiếp là đảng ủy, HĐND – UBND xã đã lãnh đạo, chỉ đạo chủ động làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, không để xảy ra các vụ phá rừng, cháy rừng nghiêm trọng. UBND xã thường xuyên củng cố, kiện toàn ban chỉ huy, đội xung kích PCCCR – BVR, tổ đội PCCCR của các thôn. Xây dựng kế hoạch, phương án PCCCR – BVR cụ thể sát với yêu cầu nhiệm vụ, sát với điều kiện thực tế của địa phương cơ sở, chủ động phân công các thành viên Ban chỉ huy trực tiếp xuống phối hợp cùng thôn tổ chức tuyên truyền và kí cam kết với thôn, với các hộ gia đình về công tác PCCCR, phối hợp với Ban chỉ huy quân sự xã, Công an xã tổ chức luyện tập phương án PCCCR – BVR. Xã Khang Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 4.433,58ha trong đó tổng diện tích lâm nghiệp là 3.604,54 ha, diện tích rừng của xã được phân theo chức năng của 3 loại rừng chính là rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng, tổng hợp diện tích các loại rừng được thể hiện ở bảng 4.10 sau. Qua bảng 4.10 cho ta thấy xã Khang Ninh có diện tích rừng sản xuất là 2.329,63 ha chiếm 64,62% trong tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã, rừng đặc dụng là 1.054,48 ha chiếm 29,25% và còn lại là rừng phòng hộ chiếm 6,13% với diện tích là 220,85 ha. Đất chưa có rừng vẫn nhiều điều này cho ta
  44. 35 thấy công tác trồng mới, phủ xanh đất trống đồi núi trọc của xã thực hiện chưa đầy đủ. Bảng 4.10: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của xã Khang Ninh. (ĐVT: ha) STT Loại đất, loại rừng Diện tích (ha) * Tổng diện tích tự nhiên 4.433,58 * Tổng diện tích đất lâm nghiệp 3.604,54 - Đất có rừng 2.846,73 + Rừng tự nhiên 2.113,33 + Rừng trồng 733,40 - Đất chưa có rừng 757,81 1 Đất rừng đặc dụng 1.054,06 1.1 Đất có rừng Rừng tự nhiên 874,66 Rừng trồng 179,40 1.2 Đất chưa có rừng 2 Đất rừng phòng hộ 220,85 2.1 Đất có rừng Rừng tự nhiên 148,65 Rừng trồng 72,20 2.2 Đất chưa có rừng 3 Đất rừng sản xuất 2.329,63 3.1 Đất có rừng Rừng tự nhiên 1.090,01 Rừng trồng 481,80 3.2 Đất chưa có rừng 757,81 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng đất lâm nghiệp của xã Khang Ninh 2017)
  45. 36 Diện tích rừng của xã Khang Ninh được giao cho 3 chủ thể quản lý: UBND, hộ gia đình và ban quản lý rừng ĐD. Bảng 4.11: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý của xã Khang Ninh (ĐVT: ha) STT Loại đất, loại Phân theo chủ quản lý Tổng cộng rừng BQL RĐD Hộ gia đình UBND Đất lâm nghiệp 3.604,54 1.056.60 1.664,74 883,20 1 Rừng tự nhiên 2.113,33 980,78 828,93 303,70 Rừng giàu 424,03 424,03 Rừng nghèo 85,80 53,60 20,04 12,16 Rừng phục hồi 1.603,50 832,80 500,10 270,50 2 Rừng trồng 733,40 28,90 421,70 282,80 3 Đất chưa có rừng 757,81 47,01 414,2 296,6 A Rừng đặc dụng 1.504,06 Rừng tự nhiên 874,66 Rừng trồng 179,4 Đất chưa có rừng B Rừng phòng hộ 220,85 Rừng tự nhiên 148,65 Rừng trồng 72,20 Đất chưa có rừng C Rừng sản xuất 2.329,63 Rừng tự nhiên 1.163,01 Rừng trồng 408,8 Đất chưa có rừng 757,81 (Nguồn: Báo cáo hiện trạng đất lâm nghiệp của xã Khang Ninh 2017)
  46. 37 Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp thể hiện ở bảng trên cho thấy: Diện tích đất lâm nghiệp phần lớn được giao cho các hộ gia đình quản lý chiếm 46% tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã, ban quản lí rừng chiếm 29% và còn lại là 25% do UBND xã trực tiếp quản lý, các tổ chức kinh tế lâm nghiệp nhà nước và huyện đội không được giao đất lâm nghiệp, các chủ thể này chỉ tham gia các hoạt động lâm nghiệp thông qua hình thức khoán quản lý, bảo vệ rừng. 4.2.4. Đánh giá kết quả triển khai công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã Khang Ninh. 4.2.3.1. Kết quả các hoạt động quản lý bảo vệ rừng Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả tích cực, vận động nhân dân không phá rừng làm nương rẫy, xử lý đốt thực bì canh tác nương rẫy có kiểm soát, tổ bảo vệ rừng của thôn thực hiện tốt quy định PCCCR ở tất cả các thôn bản, giám sát và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trên địa bàn. Hàng năm, để quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng và nâng cao nhận thức của người dân địa phương, chính quyền xã đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, ở các lớp tập huấn về quản lý bảo vệ rừng và hướng dẫn người dân địa phương về thực hiện chỉnh sửa và thực hiện các quy chế, hương ước của thôn, bản. Công tác quản lý, bảo vệ rừng được tổng hợp trong bảng sau: Qua bảng cho ta thấy công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng, tập huấn quản lý bảo vệ rừng được thực hiện đầy đủ qua các năm giúp người dân nâng cao ý thức và kỹ năng quản lý và bảo vệ rừng tốt hơn, kết quả đạt được là số vụ cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy hầu như không còn tồn tại. Công tác khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng đến năm 2017 đã được thực hiện, cụ thể là 1.038,7 ha rừng đã được giao cho 14 cộng đồng thôn bản của xã quản lý bảo vệ, 722,83 ha do UBND xã quản lý và 996,34 ha do Vườn quốc gia Ba Bể quản lý và bảo vệ.
  47. 38 Bảng 4.12: Kết quả công tác quản lý, bảo vệ rừng qua các năm của xã Khang Ninh Đơn vị Kết quả STT Hoạt động tính 2015 2016 2017 1 Tuyên truyền Phổ biến tuyên truyền vận động nhân dân tham Thôn/bản 15 15 15 gia bảo vệ rừng Xây dựng sửa đổi quy ước quản lý BVR Thôn/bản thôn/bản Chi trả dịch vụ môi Thôn/bản 14 14 14 trường rừng Tập huấn GLBV, PCCC Thôn/bản 15 15 15 rừng 2 Công tác PCCC Số vụ cháy rừng Vụ 3 2 0 Diện tích cháy Ha 3,2 4,0 0 3 Công tác khoán BVR Cộng đồng 14 14 14 Cộng đồng nhận khoán Ha 837,72 837,72 1.038,7 Đơn vị UBND UBND UBND Đơn vị LLVT, tổ chức Ha 459,19 459,19 722,83 chính trị xã hội Đơn vị VQGBB VQGBB VQGBB Ha 996,34 996,34 996,34 4 Quản lý lâm sản Phá rừng làn nương rẫy Vụ 0 0 0 Khai thác rừng trái phép Vụ 0 0 2 Cất giữ lâm sản trái Vụ 0 0 0 phép Vận chuyển buôn bán Vụ 0 0 0 trái phép (Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ rừng và PCCCR của xã Khang Ninh 2017)
  48. 39 Bảng 4.13: Tổng hợp công tác phát triển rừng mà các hộ điều tra khảo sát tham gia. Bảo vệ rừng Trồng rừng mới STT Thôn Diện tích Diện tích Số hộ Số hộ (ha) (ha) 1 Nà Mằm 20 134 7 5 2 Pác Nghè 20 134 5 4,6 3 Nà Kiêng 20 134 10 9,3 Tổng 60 402 22 18,9 (Nguồn:Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2018) Công tác giao khoán bảo vệ rừng và trồng mới rừng được thực hiện, các thôn đã được giao khoán thực hiện, cụ thể là là tổng diện tích được giao khoán bảo vệ là 402 ha, trồng mới 18,9 ha rừng. Trong thôn các hộ gia đình đều tham gia vào công tác bảo vệ phát triển rừng. Điều này cho thấy ban quản lý rừng cũng như cán bộ kiểm lâm có những đóng góp, tuyên truyền, vận động người dân tham gia công tác bảo vệ phát triển rừng tại địa phương. 4.2.3.3. Kết quả về tài chính việc khoán QLBVR Theo kết quả thực hiện Chi trả DVMTR năm 2017, tổng diện tích rừng được khoán bảo vệ để thực hiện việc chi trả DVMTR của xã là 2.757,87 ha, trong đó: - Diện tích cộng đồng quả lý: 1.038,7 ha - Diện tích do UBND xã quản lý 722,83 ha - Diện tích thuộc Vườn quốc gia Ba Bể quản lý 996,34 ha. Đơn giá 01 ha được chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2017: 76.000đồng/ha. Tổng số tiền chi trả là 209.616,12 triệu đồng.
  49. 40 Bảng 4.14: Tổng hợp tiền chi trả DVMTR năm 2017 Cá nhân, tổ Diện tích Số tiền STT chức được chi trả DVMTR (ha) (tr.đ) 1 Cộng đồng thôn/bản 1.038,7 78.941,2 2 UBND xã 722,83 54.953,08 3 Vườn quốc gia Ba Bể 996,34 75.721,84 Tổng 2.757,87 209.616,12 (Nguồn: Báo cáo tổng kết xã Khang Ninh 2017) 4.2.5. Vai trò của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Khang Ninh. Hộ gia đình Chính Ban chỉ quyền huy quân thôn sự xã Tổ QLBVR các thôn Cộng đồng Chính dân cư quyền xã Hình 4.1: Sơ đồ thể hiện sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng xã Khang Ninh. Trong sơ đồ nêu trên, các tổ chức hiện hữu được hiển thị bằng những đường tròn lớn nhỏ khác nhau, so với vòng tròn trung tâm lớn nhất. Mức độ to hay nhỏ của các vòng tròn thể hiện tầm quan trọng của các tổ chức đối với khu rừng xã Khang Ninh, vị trí xa hay gần các vòng tròn so với vòng tròn trung tâm thể hiện mức ảnh hưởng, quan hệ của các tổ chức đó với Ban
  50. 41 quản lý. Các vòng tròn càng gần, càng chồng chéo lên nhau nhiều, nghĩa là ảnh hưởng của các tổ chức đó càng lớn, mối quan hệ càng chặt chẽ. - Vai trò của cộng đồng dân cư thôn bản: Cộng đồng dân cư thôn và dân địa phương có cuộc sống gắn bó với rừng, họ vừa là đối tượng chặt phá, khai thác, lấn chiếm rừng, đất rừng để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, họ vừa là đối tượng tham gia các hoạt động BVR như tuần tra, thông tin cho các cơ quan ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến rừng. Như vậy, người dân trong cộng đồng dân cư thôn đóng vai trò quan trọng có thể trở thành trung tâm đồng quản lý tài nguyên rừng. - Vai trò của hộ gia đình: + Là thành viên của cộng đồng, có những đóng góp trực tiếp trong các hoạt động của cộng đồng. + Có thể nhận quản lý, nhận khoán bảo vệ một phần đất đai, tài nguyên trên địa bàn thôn/bản. + Có khả năng tham gia giám sát các hoạt động của cộng đồng và các hoạt động đồng quản lý rừng. - Vai trò của các tổ QLBVR thôn: Các tổ chức chính trị xã hội trong thôn như: Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, là các tổ chức hoạt động theo điều lệ Hội, ngoài thực hiện các công việc chung. Hội còn tham gia rất nhiều vào công tác như tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học đồng thời vận động nhân dân tham gia các hoạt động quản lý tài nguyên trên địa bàn, bên cạnh đó các tổ chức này còn có năng lực giám sát đánh giá các hoạt động của cộng đồng và các tổ chức tham gia quản lý bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn. - Vai trò của chính quyền xã: + Là trung gian của các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong đồng quản lý tài nguyên.
  51. 42 + Chỉ đạo các hoạt động đồng quản lý ở cấp thôn đáp ứng các mục tiêu BTTN của Ban quản lý, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển cộng đồng thôn bản. + Giám sát, đánh giá các hoạt động đồng quản lý tài nguyên của các cộng đồng thôn bản trên địa bàn xã. + Phối hợp các hoạt động đồng quản lý tài nguyên khu bảo tồn với các xã bạn và giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng. - Vai trò của chính quyềnthôn: Có vai trò quan trọng, giải quyết trong việc nhận rừng để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách của nhà nước, lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành các hoạt động của thôn về thực hiện công tác quản lý BVR, là trung tâm khâu nối các quan hệ giữa chính quyền, các cơ quan chức năng liên quan với hộ gia đình, người dân thuộc cộng đồng trong việc thực hiện đồng quản lý. - Vai trò của ban chỉ huy quân sự xã: + Phụ trách quản lý bảo vệ khu rừng của xã, lập kế hoạch tổ chức lãnh đạo các tổ bảo vệ rừng tại các thôn phối hợp với người dân trực tiếp tham gia quản lý bảo vệ rừng. + Giám sát các hoạt động quản lý và sử dụng TNR trên địa bàn của xã. + Tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ và phát triển TNR. + Hỗ trợ về chuyên môn và nghiệp vụ trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển TNR. 4.3. Phân tích thuận lợi, khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng của xã Khang Ninh. 4.3.1. Thuận lợi. - Xã Khang Ninh là một xã miền núi cao của huyện Ba Bể khu vực trung tâm xã nằm trên trục tỉnh lộ 254 do vậy giao thông của xã tương đối thuận lợi cho việc điều tra đánh giá tình hình công tác quản lý bảo vệ rừng. - Công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp đảng ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn
  52. 43 thể chính trị xã hội các cấp, cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng liên quan. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện. - Đội ngũ cán bộ có trình độ cao khả năng tiếp thu và chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng được giao phó tốt. - Người dân sẵn sàng thực hiện các chính sách của nhà nước về bảo vệ phát triển rừng. - Công tác tuyên truyền và kí cam kết về bảo vệ phát triển rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với các hộ gia đình, phần lớn các hộ đều đồng tình ủng hộ và kí kết thực hiện. 4.3.2. Khó khăn. Do địa bàn rộng, địa hình nhiều đồi núi phức tạp, hiểm trở có độ dốc lớn khó khăn trong việc kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi phạm và xử lí. Các đối tượng vi phạm không chấp hành Quyết định xử phạt, làm cho tính răn đe giáo dục chưa cao. Chưa có biện pháp nào xử lí dứt điểm. Trong một số năm gần đây sâu bệnh hại phát triển mạnh như sâu róm Thông, sâu ăn lá Mỡ gây thiệt hại cho người trồng rừng. Tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản thường xảy ra vào ban đêm, ngày nghỉ, lễ tết khó kiểm soát gây không ít khó khăn cho lực lượng kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Cơ chế chính sách đối với người dân sống trong vùng, ven rừng nơi có lâm sản quý hiếm chưa được thỏa đáng. Lợi nhuận từ việc khai thác, vận chuyển buôn bán gỗ quý hiếm trái phép là rất lớn, đã lôi cuốn nhiều người tham gia, nên rất khó khăn cho việc phát hiện, ngăn chặn và xử lí. Hoạt động tuyên truyền, vận động và phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng đúng mức và không có sự lồng ghép với các dự án, chương trình lễ hội hay hoạt động của các ban, ngành liên quan. Thủ tục hành chính kiểm soát khai thác gỗ (phê duyệt, cấp phép) quan liêu, gây phiền hà cho người dân, do trình độ học vấn thấp, gây ra cho người
  53. 44 dân vì ngại mà bỏ qua/ không chấp hành pháp luật, nhất là khi số lượng gỗ khai thác mỗi lần không lớn. Các tổ đội bảo vệ rừng chưa được trang bị các thiết bị phương tiện, cơ sở vật chất đầy đủ. 4.3.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công tác bảo vệ phát triển rừng của xã Khang Ninh. Để đánh giá đúng tính hiệu quả trong công tác bảo vệ và phát triển rừng của người dân t cần phải phân tích khách quan về chủ thể thực hiện cũng như những yếu tố tác động bên ngoài để có thể phát huy những điểm mạnh, điểm yếu, tận dụng những cơ hội từ bên ngoài, để đối phó những khó khăn sẽ gặp phải. Ta sẽ phân tích cụ thể trong bảng phân tích SWOT sau: Điểm mạnh: Điểm yếu: - Đội ngũ cán bộ xã có trình độ - Trình độ dân trí của người dân còn cao. hạn chế. - Diện tích rừng rộng, tài nguyên - Địa hình phức tạp nhiều đồi núi sông thiên nhiên phong phú. suối hiểm trở. - An ninh, Chính trị ổn định. - Người dân còn thiếu kiến thức về bảo - Người dân đoàn kết, tích cực tham vệ rừng và PCCCR. gia vào công tác quản lý bảo vệ - Thiếu sự phối hợp của các bên liên rừng. quan. Cơ hội: Thách thức: - Có nhiều chương trình, dự án, - Chính sách hưởng lợi và hỗ trợ nhiều, chính cách đầu tư cho phát triển nhưng người dân chưa biết tận dụng cơ lâm nghiệp và được hưởng nhiều hội, sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ sai lợi ích từ các chương trình dự án mục đích. như nhận giống cây trồng, phân - Năng suất, chất lượng rừng chưa cao. bón, vay vốn sản xuất lâm nghiệp - Lao động tuy dồi dào nhưng chất với lãi xuất thấp hoặc thậm chí là lượng còn hạn chế, một bộ phận không không lãi xuất. nhỏ trong nhân dân còn thái độ trông - Nhu cầu sử dụng các sản phẩm chờ ỷ lại, bảo thủ. làm gỗ ngày càng cao
  54. 45 4.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ phát triển rừng đối với người dân trên địa bàn. 4.4.1. Giải pháp về chính sách - Những năm qua, chúng ta đã thực hiện một số chính sách về khuyến lâm, giao đất giao rừng và thực hiện các chính sách hưởng lợi từ rừng. Tuy nhiên, vẫn cần các chính sách hỗ trợ như: tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề, tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản - Tiếp tục đổi mới hệ thống quản lý ngành lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. - Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp theo phương thức tiếp cận dựa vào cộng đồng, trong đó mọi người dân đều có thể tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, nông lâm kết hợp, từ đó sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy sự tham gia của người dân vào các hoạt động quản lí và bảo vệ rừng. 4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật - Các giải pháp kỹ thuật thuộc lĩnh vực phát triển rừng như: trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, nông lâm kết hợp. Cần nghiên cứu lựa chọn loại cây trồng phù hợp với từng địa phương, đáp ứng được lợi ích kinh tế cũng như môi trường. - Đối với các khu rừng cần phục hồi phải tiến hành chăm sóc, phát dây leo tạo điều kiện để rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, mặt khác làm giảm khối lượng vật liệu cháy trong rừng. - Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho công tác chữa cháy rừng dần dần thay thế công tác thủ công hiện đang áp dụng. - Nghiên cứu các vật liệu xây dụng thay thế gỗ từ rừng tự nhiên. Khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm đó để từng bước thay đổi thói quen sử dụng gỗ và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ gỗ.
  55. 46 4.4.3. Tổ chức thực hiện - Các chủ rừng cần chú trọng tăng cường lực lượng và trang thiết bị đủ mạnh để bảo vệ rừng, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đối với diện tích rừng đã được giao. - Lực lượng kiểm lâm cũng cần phải được củng cố và đổi mới hoạt động nhằm làm tốt công tác tham mưu giúp chính quyền cơ sở xây dựng và triển khai các phương án, biện pháp kế hoạch bảo vệ rừng. - Các cấp chính quyền, các ngành chức năng cần nhanh chóng triển khai thực hiện các chính sách về hưởng lợi của người dân từ rừng. Các biện pháp bảo vệ rừng phải được xây dựng trên cơ sở gắn với các hoạt động phát triển rừng và hướng tới cộng đồng. - Phải xác định được vùng trọng điểm, điểm nóng về vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, về cháy rừng để có phương án cụ thể - Các công trình phục vụ công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cũng cần được đầu tư xây dựng sao cho phù hợp với chiến lược thực hiện công tác bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng. - Tổ chức lực lượng bảo vệ rừng, chữa cháy rừng mang tính chuyên nghiệp, kịp thời ứng phó và xử lí mọi tình huống xảy ra. Có sự phối hợp từ nhiều ngành: kiểm lâm, công an, người dân địa phương 4.4.4. Giải pháp về kinh tế. Thực tế, các giải pháp tiến tới đồng quản lý đã góp phần cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư và nâng cao thu nhập cho các bên liên quan tham gia. Qua nghiên cứu có thể đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ cụ thể như sau: - Hỗ trợ vốn để phát triển cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao Đa số các HGĐ ở đây đều thiếu vốn để đầu tư sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhiều HGĐ có lao động, có đất và nguyện vọng phát triển cây trồng, vật nuôi hiệu quả kinh tế cao như phát triển trồng cây hồng không hạt, cây chuối tây và chăn nuôi như chăn nuôi trâu, bò bán thâm canh, chăn nuôi lợn nái, chăn nuôi dê, thả cá. Đây là những thế mạnh và cũng là hoạt động sản xuất có hiệu quả cao và góp phần thiết thực nâng cao thu nhập.
  56. 47 - Hỗ trợ vốn để phát triển ngành nghề, tăng thu nhập, giảm thời gian nông nhàn Hỗ trợ vốn để phát triển một số ngành nghề đang có tiềm năng ở địa phương như gây trồng và chế biến dược liệu, nuôi ong, chế biến nông sản. Việc phát triển những ngành nghề phụ đã được người dân xác nhận như một trong những tiềm năng quan trọng để phát triển kinh tế và ổn định xã hội ở địa phương. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các thôn bản. Hệ thống trường học và mạng lưới điện được xác định là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao dân trí. Tăng cường trao đổi kinh tế, giao lưu văn hoá nâng cao năng lực quản lý các nguồn tài nguyên, trong đó có quản lý bảo vệ và phát triển rừng. - Đầu tư cho phát triển lồng ghép giữa mục tiêu QLBVR với mục tiêu phát triển kinh tế Cần đầu tư cho việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của rừng. Nếu quản lý tốt chúng sẽ tạo ra những nguồn thu đáng kể nhằm nâng cao đời sống nhân dân và đầu tư trở lại cho công tác phát triển rừng. 4.4.5. Giải pháp tuyên truyền giáo dục Tuyên truyền giáo dục là nội dung hoạt động rất quan trọng trong đồng quản lý TNR. Nó không chỉ giúp người dân, mà còn giúp chính các cán bộ làm công tác tuyên truyền tự nâng cao nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng. Khi người dân và các bên liên quan đến TNR nâng cao được nhận thức, nhận ra được những giá trị của tự nhiên để họ tự cải thiện hành vi đối xử với tự nhiên thì khi đó công tác QLBVR sẽ thành công và TNTN sẽ được sử dụng bền vững. Để đạt được mục tiêu này, các giải pháp được đề xuất như sau: - Đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ. - Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền giáo dục có sự tham gia của người dân và xây dựng các câu lạc bộ sở thích về QLBVR và phát triển KT-XH.
  57. 48 - Thu hút những người có khả năng tuyên truyền tham gia như già làng, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, giáo viên và những người địa phương thông thạo tiếng phổ thông và tiếng địa phương tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tiếp cận. - Xây dựng áp phích, tranh cổ động tuyên truyền rộng rãi ở những nơi công cộng về công tác BTTN và bảo vệ môi trường. - Đưa giáo dục môi trường vào các buổi học ngoại khoá trong trường học, đồng thời ấn hành sách, tranh, ảnh tuyên truyền trong trường học. 4.4.6. Giải pháp về tăng cường năng lực quản lý - Tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực Lồng ghép các nguồn kinh phí quản lý bảo vệ rừng, nguồn thu từ dịch vụ rừng, nguồn từ Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng, dự án nâng cao năng lực cộng đồng về quản lý bảo vệ rừng liên kết với các trường Đại học, Viện nghiên cứu đào tạo tập huấn ngắn hạn tại chỗ hoặc gửi cán bộ học các lớp dài hạn đối với cán bộ trẻ, đảm bảo nguồn cán bộ làm công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Về nội dung đào tạo tập huấn: Quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, giám sát, đánh giá đa dạng sinh học, kỹ năng tuyên truyền bảo tồn đa dạng sinh học Đối tượng đào tạo: các thành viên Hội đồng, cộng đồng dân cư và các chủ thể khác tham gia quản lý bảo vệ và phát triển rừng. - Xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng cường trang thiết bị Để đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ rừng hoạt động liên tục, hiệu quả cần phải bố trí đủ phòng làm việc và các trang thiết bị thiết yếu như máy vi tính, máy photo, bàn ghế Mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác văn phòng và quản lý bảo vệ rừng. Lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế của huyện, tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa.
  58. 49 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian nghiên cứu công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại xã Khang Ninh đưa ra một số kết luận như sau: Xã Khang Ninh là một xã miền núi cao nằm ở Tây Bắc cuả huyện Ba Bể, có diện tích đất tự nhiên 4.433,58 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 3.604,54 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất là 2.329,63 ha, rừng phòng hộ là 220,85 ha, rừng đặc dụng là 1.054,06 ha. Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã đạt được những kết quả tích cực, vận động nhân dân không phá rừng làm nương, xử lí đốt thực bì canh tác nương rẫy có kiểm soát, tổ bảo vệ rừng của thôn thực hiện tốt quy định PCCCR ở tất cả các thôn, giám sát và giảm thiểu nguy cơ cháy rừng trên địa bàn. Hàng năm, để quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng và nâng cao nhận thức của người dân địa phương, chính quyền xã đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, mở các lớp tập huấn về quản lý bảo vệ rừng và hướng dẫn người dân địa phương về thực hiện chỉnh sửa và thực hiện các quy chế, hương ước của thôn, bản. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý, BV &PTR tại xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn: Diện tích rừng của xã lớn gây khó khăn cho lực lượng kiểm lâm trong việc tuần tra, kiểm soát tình hình, các tổ đội bảo vệ rừng của thôn chưa có trang thiết bị phương tiện, cơ sở vật chất thiếu thốn Vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trọng nhiệm vụ bảo vệ rừng chưa thực sự vào cuộc kịp thời, người dân vẫn còn thái độ e ngại, né tránh va chạm với các đối tượng lâm tặc. Hoạt động tuyên truyền, vận động phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng. Đời sống của người dân địa phương còn rất khó khăn, diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, ngành nghề khác chưa phát triển.
  59. 50 Chính vì vậy để khắc phục những khó khăn trên ta cần thực hiện các giải pháp như sau: - Tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức hiểu biết của cộng đồng và các bên tham gia về chính sách, pháp luật. - Nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân thông qua lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn; quản lý và khai thác hợp lý các loài lâm sản ngoài gỗ. - Tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, phát hiện điều chỉnh bổ sung hoàn thiện quy chế, kế hoạch hành động đảm bảo công tác quản lý ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả. 5.2. Kiến nghị Cần có các nghiên cứu sâu hơn về thực trạng bảo vệ phát triển rừng ở các địa phương để phát hiện kịp thời những khó khăn trong công tác bảo vệ phát triển rừng, đặc biệt cần nghiên cứu các giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ tham gia bảo vệ phát triển rừng, để người dân thấy được vai trò của rừng và tích cực tham gia bảo vệ phát triển rừng. Đối với địa phương có rừng cần có các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả bảo vệ phát triển rừng, cụ thể: ở những nơi địa bàn hiểm trở cần có thêm đội ngũ tham gia bảo vệ rừng, phát triển công tác đồng quản lý rừng, có các chế tài phù hợp đối với những đối tượng vi phạm.
  60. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt [1]. Nguyễn Hải Âu (2001), Pháp luật bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam, thực trạng và phương hướng hoàn thiện, luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật, Hà Nội. [2]. Trần Văn Con, Phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa – Tổng quan kết quả nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam, NXB thống kê, Hà Nội, 2006. [3]. Nguyễn Việt Dũng, Trịnh Lê Nguyên, Hoàng Xuân Thủy,Nguyễn Danh Tính, Tìm hiểu hành vi cộng đồng về bảo tồn thiên nhiên: Bàn luận về lí thuyết và phương pháptiếp cận, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Hà Nội, 2007. [4]. Nguyễn Huy Dũng (2002). Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam. [5]. Vũ Thị Hạnh, Tác động của chính sách pháp luật đến quản lí tài nguyên rừng công bằng và bền vững, Hà Nội, 2014. [6]. Quốc hội (2017). Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017. [7]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009).Thông tư Số 34/2009/TT- Bộ NN&PTNT ngày 10/6/2009. [8]. Phạm Minh Thảo(2005). Rừng Việt Nam, nhà xuất bản Lao động. II. Tài liệu từ Internet. [9]. nam.htm [10]. rung-o-viet-nam-hien-nay-452189.html [11]. quan-ly-bao-ve-va-phat-trien-rung-o-hat-kiem-lam-thanh-pho-dong-hoi-tinh- quang-binh-khoa-luan-tot-nghiep.htm [12].
  61. PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ Số phiếu: I Thông tin chung về hộ: 1. Họ tên chủ hộ: 2. Địa chỉ: Thôn/bản: 3. Tuổi: Giới tính: 4. Dân tộc: SĐT: 5. Trình độ học vấn: Nghề nghiệp: 6. Tổng số nhân khẩu: Số lao động chính: 7. Khoảng cách từ hộ đến UBND xã km 8. Phân loại hộ theo chuẩn nghèo: Nghèo theo chuẩn mới Cận nghèo theo chuẩn mới Hộ trung bình Hộ khá II Các thông tin chi tiết Câu 1:Gia đình mình có được giao đất lâm nghiệp không? a. Có b. Không Câu 2: Nếu có thì diện tích là bao nhiêu? Đất được giao đã có sổ đỏ chưa? Câu 3: Gia đình mình có tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương không? a. Có b. Không Câu 4: Nếu có thì bằng hình thức và các hoạt động nào? a. Trồng mới (Diện tích trồng mới (ha) Loại câytrồng )
  62. b. Bảo vệ rừng đầu nguồn (Diện tích bảo vệ (ha) Số tiền được chi trả /năm) c. Khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ d. Chi trả dịch vụ môi trường (Diện tích bảo vệ (ha) Số tiền được chi trả /năm) e. Các hoạt động khác Câu 5: Lí do tại sao lại tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng? a. Cho hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập b. Do cán bộ địa phương phát động c. Ý kiến khác Câu 6: Trong quá trình bảo vệ và phát triển rừng có gặp khó khăn gì không? a. Có b. Không Các thuận lợi trong công tác bảo vệ rừng? Các khó khăn hiện nay trong công tác bảo vệ rừng? Các thuận lợi trong công tác phát triển rừng? Các khó khăn hiện nay trong công tác phát triển rừng? Câu 7: Gia đình có kiến nghị/đề xuất gì để công tác bảo vệ và phát triển rừng ngày càng tốt hơn?
  63. Câu 8: Diện tích đất đai của gia đình như thế nào? STT Loại đất Diện Loại cây trồng trên Đã có sổ/bìa tích(ha) đất đỏ chưa? 1 Đất nông nghiệp Đất ruộng Nương rẫy 2 Đất lâm nghiệp Đất rừng tự nhiên Đất rừng trồng 3 Đất khác Câu 9: Nguồn thu nhập chính của gia đình có từ đâu? Nguồn thu nhập Loại cây/con Sản lượng/năm Giá bán số tiền thu dược trong một năm Từ trồng trọt Chăn nuôi Từ rừng(bán gỗ, hoặc bảo vệ rừng) Nguồn khác (ghi rõ) Thu nhập từ rừng chiếm bao nhiêu % tổng thu nhập của gia đình? Câu 10: Các khoản chi chính của gia đình? Khoản chi chính Số tiền chi tiêu/năm Đại diện gia đình Người phỏng vấn (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)