Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_nghien_cuu_dac_diem_nong_sinh_hoc_sinh_thai_hoc_cu.pdf
Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG HỒNG SƠN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI CÂY KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUMB) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Nông lâm kết hợp Khoa: Lâm nghiệp Khóa học: 2016 - 2020 Thái Nguyên, năm 2020
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM GIÀNG HỒNG SƠN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA LOÀI CÂY KIM NGÂN (LONICERA JAPONICA THUMB) TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Nông lâm kết hợp Lớp: K48 - NLKH Khoa: Lâm nghiệp Khóa học: 2016 - 2020 Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phạm Đức Chính Thái Nguyên, năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu này đều được tiến hành điều tra, đo đếm, thu thập trên thực địa hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào. Thái Nguyên, ngày 29 tháng 6 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN ThS. Phạm Đức Chính Giàng Hồng Sơn XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, ghi rõ họ tên)
- ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian 4 năm, em được học tập tại trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Trong suốt thời gian qua, em cũng như các bạn sinh viên khác luôn nhận được sự quan tâm dạy bảo tận tình của thầy cô giáo. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp đại học, em đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”. Với sự hướng dẫn của thầy giáo Ths. Phạm Đức Chính. Nhân dịp này, em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, BCN khoa Lâm nghiệp, Ban giám hiệu nhà trường và đặc biệt thầy giáo hướng dẫn. Để có được kết quả báo cáo này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới cán bộ và người dân địa phương nơi em thực tập, đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài. Đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân em, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kinh nghiệm, thời gian cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế. Vì vậy, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự phê bình, đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 29 tháng 6 năm 2020 Sinh viên GIANG HỒNG SƠN
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN v DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN vii Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn trong sản xuất 3 Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở sinh học 4 2.1.2. Cơ sở bảo tồn 4 2.2. Thông tin về cây Kim ngân 5 2.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 9 2.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới 9 2.3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 13 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 17 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 17 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 19 2.4.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của Vị Xuyên 22
- iv Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 24 3.2. Nội dung nghiên cứu 24 3.3. Phương pháp nghiên cứu 24 3.3.1. Phương pháp kế thừa 24 3.3.2. Phương pháp điều tra, đánh giá giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng, thu hái cây Kim ngân 24 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu các đặc điển nông sinh học, sinh thái học 26 3.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 27 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 4.1. Giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng và thu hái Kim ngân 30 4.1.1. Kết quả điều tra đánh giá giá trị sử dụng và thu hái Kim ngân thông qua phỏng vấn 30 4.1.2. Đặc điểm gây trồng 34 4.2. Đặc điểm nông sinh học và sinh thái học loài Kim ngân 37 4.2.1. Đặc điểm hình thái 37 4.2.2. Đặc điểm sinh thái của loài Kim ngân 40 4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 47 4.3.1. Một số giải pháp về bảo tồn 47 4.3.2. Giải pháp phát triển 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến Nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC
- v DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Bảng 4.1. Kết quả điều tra về mục đích thu hái Kim ngân 30 Bảng 4.2. Kết quả điều tra về bộ phận sử dụng của Kim ngân 31 Bảng 4.3: Kết quả điều tra về mùa thu hái Kim ngân 32 Bảng 4.4. Kết quả điều tra về thời điểm thu hái Kim ngân 33 Bảng 4.5. Kết quả điều tra về phương thức trồng Kim ngân 34 Bảng 4.6. Kết quả điều tra về kỹ thuật trồng Kim ngân 35 Bảng 4.7. Kết quả đo đường kính cổ rễ thân cây Kim ngân 37 Bảng 4.8. Kết quả đo trung bình của 270 lá 38 Bảng 4.9. Công thức tổ thành tầng cây gỗ lâm phần có Kim ngân phân bố 40 Bảng 4.10. Tái sinh Kim ngân ngoài tự nhiên 42 Bảng 4.11 Độ tàn che trong OTC nơi Kim ngân phân bố 43 Bảng 4.12. Đặc điểm đất dưới tán rừng tự nhiên nơi loài Kim ngân phân bố tại Vị Xuyên 44 Bảng 4.13. Kết qủa điều phân bố Kim ngân theo tuyến 45 Bảng 4.14. Tổng hợp các kiểu trạng thái rừng/sinh cảnh gặp trên tuyến điều tra 46 Bảng 4.15. Đặc điểm phân bố Kim ngân theo trạng thái/sinh cảnh 46 Phụ lục 01: Mẫu biểu phỏng vấn về giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng 1
- vi DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG KHÓA LUẬN Hình 2.1. Cây Kim ngân 6 Hình 4.1. Kết quả phỏng vấn về mục đích thu hái Kim ngân 30 Hình 4.2: Kết quả phỏng vấn về bộ phận sử dụng Kim ngân 32 Hình 4.3: Kết quả phỏng vần về mùa thu hái Kim ngân 33 Hình 4.4: Kết quả phỏng vấn về mùa thu hái Kim ngân 34 Hình 4.5. Kết quả phỏng vấn về phương thức trồng Kim ngân 35 Hình 4.6. Kết quả phỏng vần về kỹ thuật trồng Kim ngân 36 Hình 4.7: Đường kính cổ rễ Kim ngân 37 Hình 4.8: Đo kích thước lá Kim ngân 38 Hình 4.9. Hoa Kim ngân 39 Hình 4.10. Hình ảnh quả Kim ngân 40 Hình 4.11. Kết quả về đặc điểm phân bố Kim ngân. 47
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN Food and Agriculture Organization of the United Nations FAO (Tổ chức Y tế thế giới) Hvn Chiều cao vút ngọn D0.0 Đường kính cổ rễ OTC Ô tiêu chuẩn ODB Ô dạng bản International Union for Conservation of Nature and Natural UICN Resources CR Critically Endangered (Rất nguy cấp) EN Endangered (Nguy cấp) VU Vulnerable (Sắp nguy cấp) United Nations Conference on Environment and UNCED Development (Hội nghị môi trường và phát triển của Liên hợp quốc) WB WorldBank (Ngân hàng thế giới) NTM Nông thôn mới HTX Hợp tác xã Good Agricultural and Collection Practices (Thực hành tốt GACP trồng trọt và thu hái) PRA Rapid Rural Appraisal
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Một trong những vai trò quan trọng của hệ thực vật là nguồn dược liệu quý giá cho con người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 1985 đã ước tính, trong số 250.000 loài thực vật đã biết trên thế giới, có tới 30.000 loài sử dụng làm thuốc ở các mức độ khác nhau. Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu – Bộ Y tế, đến cuối năm 2005 đã biết có 3.948 loài cây thuốc, thuộc 263 họ thực vật và Nấm với nhiều công dụng khác nhau. Trong đó nhiều loài trong số này đã và đang được người dân các vùng miền núi khai thác và sử dụng, đặc biệt là người dân đồng bào dân tộc thiểu số. Theo kết quả điều tra ban đầu, tỉnh Hà Giang có trên 1.100 loài cây dược liệu trong tổng số hơn 5000 loài cây dược liệu của cả nước; được đánh giá là vùng trọng điểm về đa dạng cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao và là vùng trọng điểm của nước ta để phát triển cây dược liệu gắn với phát triển du lịch sinh thái vùng cao. Vị xuyên là một huyện miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam, nằm bao quanh thành phố Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm ở tọa độ địa lý 22°35′ đến 23°30′ vĩ độ Băc, 104°45′ đến 105°10′ độ kinh Đông. Trung tâm huyện lị cách thành phố Hà Giang 20km về phía nam. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp huyện Ma li pho tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Với tổng diện tích tự nhiên gần 148 nghìn ha, diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 121 nghìn ha. Trong đó, diện tích đất có rừng là trên 100.616 ha. Do dân số sống ở nông thôn còn đông, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn, trình độ
- 2 dân trí chưa thật sự cao vì vậy cuộc sống của họ thường xuyên lệ thuộc vào rừng như: khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của họ. Mặt khác do nhu cầu thị trường về các sản phẩm từ rừng ngày càng cao công tác quản lý chưa chặt chẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến đa dạng sinh học, dẫn đến nhiều loài thực vật quý hiếm, có giá trị đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao, thậm chí một số loài không còn khả năng tái tạo. Cây Kim Ngân còn gọi là dây Nhẫn đông, Boóc Kim ngân, là một loài thực vật có tại Vị Xuyên và được sử dụng làm dược liệu tương đối phổ biến, có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng, ; Cây Kim ngân dễ dàng thích nghi trong điều kiện môi trường sống dù có khắc nghiệt, có thể trồng xen kẽ với một số loại cây ăn quả. Trồng Kim ngân với diện tích lớn sẽ tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ Hơn nữa cũng góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương. Tuy nhiên nguồn giống của loài cây này chưa đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, việc phát triển vùng nguyên liệu tại đây cho ngành dược còn gặp rất nhiều khó khăn. Đứng trước tình hình đó việc tiến hành những nghiên cứu về các đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của các loài thực vật từ đó làm cơ sở để nghiên cứu sâu hơn và đề xuất một số biện pháp nhằm bảo tồn và nhân giống là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã tiến hành lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang”. 1.2. Mục tiêu - Đánh giá được đặc điểm nông sinh học của cây Kim Ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- 3 - Đánh giá được đặc điểm sinh thái học của cây Kim Ngân tại huyện vị xuyên, tỉnh Hà Giang. - Đề xuất được một số giải pháp cơ bản nhằm bảo tồn và phát triển cây Kim Ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Giúp sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học để áp dụng vào thực tiễn. - Tạo điều kiện cho sinh viện học hỏi những kiến thức và kinh nghiệm từ cán bộ, người dân địa phương giúp bổ sung kiến thức, nâng cao năng lực, kỹ năng, thái độ làm việc. - Kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo cho việc bảo tồn và nhân rộng loài cây Kim ngân. 1.3.2. Ý nghĩa về thực tiễn trong sản xuất Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp bảo tồn và phát triển cây Kim ngân một cách hợp lý. Việc nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, sinh vật học loài cây Kim ngân tại khu vực nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật gây trồng hợp lý loài cây này.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở sinh học Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam sự đa dạng sinh học về các loài sinh vật ngày càng suy giảm làm cho số lượng của chúng giảm đi từng ngày đặc biệt là các loài thực vật quý hiếm. Quá trình đô thị hóa, ô nhiễm môi trường, chặt phá rừng làm cho nhiều hệ sinh thái và môi trường sống ngày càng thu hẹp về diện tích, nhiều Taxon loài và dưới loài đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong tương lai gần. Do vậy việc nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài là vô cùng quan trọng và cần thiết để hiểu rõ hơn về đặc tính của loài, từ đó đưa ra các biện pháp tác động phù hợp nhằm bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ngăn ngừa suy thoái các loài, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, làm cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. 2.1.2. Cơ sở bảo tồn Hiện nay số lượng các loài động, thực vật đang bị suy giảm mạnh làm ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng sinh học, sự sống của các loài động, thực vật đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vấn đề cấp thiết đặt ra là phải phân cấp và đánh giá từng loài động, thực vật ở từng mức độ nghiêm trọng khác nhau để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn một cách có hiệu quả nhất. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, Chính phủ Việt Nam đã công bố sách đỏ Việt Nam (2007) để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng: Tốc độ suy thoái, kích thước quần thể, Phạm vi phân bố và mức độ phân tách quần thể và khu phân bố.
- 5 Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và đa dạng sinh học, có rất nhiều loài thực vật được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Một trong những loài thực vật cần được bảo tồn và nhân rộng là loài Kim ngân (Lonicera japonica Thunb). Đó là cơ sở khoa học giúp tôi tiến hành nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Đối với bất kì công tác bảo tồn một loài động, thực vật nào đó thì việc tiến hành tìm hiểu tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều hết sức cấp thiết. Tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang tôi tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của loài Kim ngân (Lonicera japonica Thunb). 2.2. Thông tin về cây Kim ngân Cây Kim ngân còn có các tên gọi khác như Nhẫn đông, Ngân hoa, Song hoa, Nhị hoa, Boóc kim ngần (Tày), Chừa giang khằm (Thái) Kim ngân có tên Khoa học là Lonicera japonica Thunb. (Võ Văn Chi, 1997). - Đặc điểm thực vật học: Kim ngân thuộc họ Kim ngân (Caprifoliaceae). Dây leo bằng thân quấn phân cành nhiều Lá mọc đối, hình trái xoan cỡ 3 - 7 x 2 - 3 cm, không lông, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới hơi nhạt màu. Cụm hoa xim mọc từng đôi từ kẽ lá, tập trung ở đầu cành, cuống lá rất ngắn, lá bắc dạng lá. Hoa hình ống màu trắng sau ngả vàng nhạt, có mùi thơm, dài 3 - 4 cm, đài nhỏ. Cánh hoa 5 chỉ có 2 cánh hợp thành 1 môi cánh hoa ngắn hơn nhiều so với ống hoa. Nhị 5, nhị nhỏ, vòi nhụy dài hơn nhị. Quả hình trứng dài 0,5 - 0,6 mm có 1 hạt nhỏ (Võ Văn Chi, 1997). - Đặc điểm nông sinh học: Kim ngân thường mọc hoang ở những vùng rừng núi, ưa ẩm và ưa sáng. Kim ngân thích nghi với điều kiện khí hậu và đất đai khác nhau, thường phân bố ở miền núi, trung du và đồng bằng và ở nơi mát, cây sinh trưởng nhanh, còn ở những vùng nóng (34oC - 37oC) cây phát
- 6 triển chậm. Đất trồng Kim ngân cần thoát nước và màu mỡ (Võ Văn Chi, 1997; Lê Trần Đức, 1997). - Phân bố: Kim ngân mọc hoang hay được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình, (Võ Văn Chi, 1997). Hình 2.1. Cây Kim ngân Giá trị của Kim ngân: Ở Việt Nam từ lâu con người đã biết đến và sử dụng cây Kim ngân để làm thuốc. Họ cho rằng cây Kim ngân có tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chữa mụn nhọt, lở ngứa, dị ứng Người dân thường sử dụng chủ yếu là hoa, ngoài ra còn lấy cành và lá để đun nước tắm (Lê Trần Đức, 1997). Năm 1967, Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An và Bùi Chí Hiếu (Hội nghị thuốc năm lần thứ 4, Hà Nội) đã báo cáo nước sắc kim ngân có khả năng ngăn chặn choán phản vệ trên chuột lang : Trên chuột lang được uống kim ngân, số lượng và chất lượng tế bào hạt (mastocytes) ở mạng treo chuột ít thay đổi, lượng histamin ở phổi chuột lang bị choáng phản vệ cao gấp rưỡi so với chuột lang bình thường hay đã được uống kim ngân trước khi gây choáng phản vệ. Độ độc : các tác giả trên (Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An và Bùi Chí Hiếu) còn cho biết chuột nhắc trắng uống liên tục trong 7 ngày với liều gấp 150 lần điều trị cho người chuột vẫn sống bình thường, giải phẫu các bộ phận không thay đổi gì đặc biệt.
- 7 Kim ngân là một vị thuốc kinh nghiệm trong nhân dân, dùng chữa mụn nhọt, rôm sảy, lên đậu, lên sởi, tả lỵ, giang mai. Một số nơi nhân dân dùng pha nước uống thay nước chè. Theo các tài liệu cổ : Kim ngân vị ngọt, tính hàn (lạnh), không độc, vào 4 kinh phế, vị, tâm và tỳ. Có năng lực thanh nhiệt giải độc, dùng chữa sốt, mụn nhọt, tả lỵ, giang mai. Uống lâu nhẹ người tăng tuổi thọ. Nhưng những người tỳ vị như hàn không có nhiệt độc không nên dùng. Trên thực tế lâm sàng, kim ngân thường được dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, sốt nóng, sốt rét, tả lỵ. Gần đây trên cơ sở thực nghiệm, kim ngân được mở rộng chữa có kết quả một số trường hợp viêm mũi dị ứng, thấp khớp và một số trừơng hợp dị ứng khác (Đỗ Tất Lợi và Nguyễn Năng An, 1967), (Bùi Thị Ngọc Thực, 2004). Tác dụng kháng sinh: Một vài nghiên cứu cho thấy trong nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga. Tác dụng trên đường huyết: Một số nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân. Kết quả là những con thỏ uống nước sắc có lượng đường huyết cao hơn hẳn và kéo dài 5 – 6 giờ mới trở lại bình thường so với những con không uống. Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ: Năm 1966, giáo sư Đỗ Tất Lợi và các cộng sự đã nghiên cứu trên chuột lang và chỉ ra rằng nước sắc kim ngân có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ. Không độc tố: Cùng nghiên cứu về tác dụng của kim ngân hoa, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, kim ngân hoa không có độc tố. Ông và các cộng sự đã cho chuột thực nghiệm uống rất nhiều nước sắc kim ngân hoa với hàm lượng gấp 150 lần so với liều điều trị cho người. Kết quả, khi giải phẫu cơ thể chuột, ông và mọi người nhận thấy các bộ phận đều bình thường.
- 8 Do đó, kim ngân hoa được sử dụng điều trị các chứng bệnh như: Rối loạn tiêu hóa bao gồm: đau và sưng (viêm) ruột non, viêm ruột và kiết lỵ; Nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm: cảm lạnh, cúm, viêm phổi; Nhiễm khuẩn; Sưng não (viêm não); Sốt; Vết loét; Giang mai. Ngoài ra, cây Kim ngân còn được sử dụng để chữa các chứng rối loạn nước tiểu, đau đầu, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp và ung thư. Một số người sử dụng cây kim ngân để tăng tiết mồ hôi, làm thuốc nhuận tràng, chống ngộ độc, ngừa thai, thoa lên da để điều trị viêm, ngứa và diệt vi trùng.(Đỗ Tất Lợi, 1991), (Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An, 1967) (Bùi Thị Ngọc Thực, 2004) Một số tồn tại, khó khăn: Cây Kim ngân chủ yếu được trồng với quy mô nhỏ lẻ, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa áp dụng được những kỹ thuật từ khâu chọn giống, chăm sóc, thu hái, bảo quản, đánh giá chất lượng sản phẩm, thị trường bấp bênh. Chưa xây dựng được mối liên kết giữa các chuỗi giá trị trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất. Người sản xuất chưa được đào tạo các kỹ thuật mới một cách hệ thống, toàn diện, chưa có cách tiếp cận linh hoạt với nền kinh tế thị trường, công nghệ nhân giống và nuôi trồng dược liệu sạch. Chưa xây dựng được các cơ sở tư vấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và cung cấp giống dược liệu đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu thị trường, dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp. Chưa gắn kết ngành sản xuất dược liệu với các ngành khác như với công thương (sản xuất thiết bị chế biến, xuất khẩu sản phẩm), ngành dịch vụ kĩ thuật (cung ứng các loại vật tư, thiết bị kĩ thuật, dịch vụ tư vấn kĩ thuật), ngành văn hóa du lịch (du lịch sinh thái, tuyên truyền quảng bá sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm).
- 9 Điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, chính sách hỗ trợ nhà nước còn hạn hẹp, người dân khó có thể sản xuất dược liệu nếu không có sự liên kết, đầu tư, kích cầu của doanh nghiệp, không có sự liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất. Tóm lại: Cây dược liệu nói chung và cây Kim ngân nói riêng có vai trò rất quan trọng đối với người dân miền núi sống ở gần rừng và trong rừng khu vực vùng núi phía Bắc. Ở một số địa phương, trong đó có huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, cây dược liệu là nguồn thu nhập chủ yếu để nâng cao đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân. Phát triển dược liệu dưới tán rừng tự nhiên nói chung và đối với cây Kim ngân nói riêng vừa tăng thêm thu nhập vừa bảo vệ được tầng cây gỗ của rừng, đồng thời bảo vệ được môi trường sống cho loài người. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn tản mạn chưa tập trung và chưa hệ thống, chủ yếu tập trung thống kê, phân loại; một số công trình khác cũng chỉ tập trung nghiên cứu về nhân giống, điều kiện gây trồng. Hầu như có rất ít nghiên cứu về chọn giống cây Kim ngân Vì thế chưa thể phát triển loài cây này trên quy mô lớn. Để thực hiện tốt đề tài bảo tồn và phát triển cây Kim ngân cần thiết phải đánh giá được thực trạng và kỹ thuật nhân giống của loài dược liệu hiện nay để làm cơ sở xây dựng và phát triển công nghệ nhân giống chất lượng cao, sạch bệnh trên quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu về giống của địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi phía Bắc và phát triển sản xuất hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. 2.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới 2.3.1.1. Các nghiên cứu về sinh học Các nghiên cứu về sinh học và sinh thái học nhằm mục đích tìm hiểu sâu sắc hơn về mỗi quan hệ giữa các loài thực vật với nhau và giữa chúng với điều
- 10 kiện nơi mọc, các phương pháp nghiên cứu đã được trình bày trong ”Thực nghiệm sinh thái học” của Stephen, D. Warattenand, Gary L. A. ry (1980), W. Lacher (1987) các tác giả đã chỉ rõ sự thích nghi các loài với các điều kiện dinh dưỡng, khoáng, ánh sáng, chế độ nhiệt, độ ẩm và nhịp điệu khí hậu. Shelford (1911,1972) đã nói về “Quy luật giới hạn sinh thái”. Sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái lên sinh vật rất đa dạng, không chỉ phụ thuộc vào tính chất các yếu tố sinh thái mà còn phụ thuộc về cường độ của chúng. Đối với mỗi sinh vật chỉ thích ứng với một giới hạn tác động nhất định, đặc biệt là các yếu tố sinh thái vô sinh. Sự tăng hay giảm cường độ tác động của yếu tố ra ngoài giới hạn thích hợp của cơ thể sẽ làm giảm khả năng sống và hoạt động của sinh vật. Khi cường độ tác động đạt tới ngưỡng cao nhất hoặc thấp nhất so với khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật sẽ không tồn tại được. 2.3.1.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số thế giới sử dụng thảo dược làm thuốc chăm sóc sức khỏe ban đầu. Dự báo nhu cầu dược liệu để sản xuất thuốc trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng, phù hợp với xu hướng sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên trong việc phòng và chữa bệnh ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, các nước EU, Sử dụng nguồn dược liệu để chiết xuất các hoạt chất mới tạo ra những thuốc mới với chi phí nghiên cứu phát triển kinh tế hơn rất nhiều so với việc nghiên cứu bào chế thành công một thuốc hóa dược mới. Dược liệu có giá trị kinh tế to lớn hơn bất kỳ cây lương thực, thực phẩm nào. Theo thống kê của WHO, những năm gần đây, nhiều công ty, nhà sản xuất đã có hướng đi mới là sản xuất các thuốc bổ trợ, các thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, hương liệu từ dược liệu. Chính vì vậy, dược liệu đã và đang mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc.
- 11 Dự báo nhu cầu dược liệu để sản xuất thuốc trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng, phù hợp với xu hướng sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên trong việc phòng và chữa bệnh ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, các nước EU, Sử dụng nguồn dược liệu để chiết xuất các hoạt chất mới tạo ra những thuốc mới với chi phí nghiên cứu phát triển kinh tế hơn rất nhiều so với việc nghiên cứu bào chế thành công một thuốc hóa dược mới (WHO, 2010). Nhận thức được tầm quan trọng của dược liệu, Hội nghị môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED) năm 1992 đã thông qua Đề tài nghị sự 21 đã xác định vài trò quan trọng của cây dược liệu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và là nguồn nuôi sống người dân miền núi. Do đó các tổ chức thế giới như FAO, UNCED, WB, v.v đã xây dựng nhiều đề tài, giúp các nước bảo tồn, nuôi trồng và khai thác cây dược liệu theo hướng phát triển bền vững, tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội cho người dân miền núi. Từ những nhận thức về tầm quan trọng của dược liệu, Chiến lược bảo tồn, khai thác và phát triển cây cây dược liệu đã được thực hiện ở nhiều Quốc gia (FAO, 2000). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vần để cần giải quyết như nguồn gen chưa được đánh giá, tuyển chọn, thiếu quy trình công nghệ nhân giống hiệu quả; quy trình nhân giống còn ở quy mô nhỏ; thiếu quy trình nuôi trồng hoặc quy trình công nghệ sản xuất ở quy mô nhỏ, thiếu nguồn cây giống, hạt giống tốt. 2.3.1.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Kim ngân Kim ngân có tên khoa học Lonicera japonica Thunb. Họ Kim ngân (Caprifoliaceae) trên thế giới có 16 chi và 400 loài, phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc, số ít loài ở Đông Nam Á, châu Úc và Nam Mỹ. Cây Kim Ngân phân bố chủ yếu ở các nước như: Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản (Thomas,
- 12 2006). Cây dạng dây leo, thân to bằng chiếc đũa dài tới 9-10m, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già màu đỏ nâu. Lá chủ yếu mọc đối không có lá kèm và có thể thường xanh hay sớm rụng. Hoa mẫu 5 mọc thành xim 2 hoa ở kẽ lá, tràng dài 2-3cm, đường kính ống tràng phía trên 3mm, đường kính phía dưới 1,5mm, nhiều lông. Bầu nhẵn. Quả mọng hình cầu màu đen. Hoa Kim ngân chứa một flavonoid là scolymosid lonicerin và một số carotenoid (S. caroten, cryptoxanthin, auroxanthin). Ở Trung Quốc, Kim ngân được dùng từ lâu đời như một loại thuốc hạ sốt, làm dễ tiêu và trị lỵ. Hoa phơi khô dùng để lợi tiểu. Ngoài ra, Kim ngân còn có tác dụng cải thiện chuyển hoá chất béo trong bệnh tăng lipid máu, sau khi uống thuốc các ester trong huyết thanh sẽ giảm. Nước cất nụ hoa Kim ngân (Kim ngân hoa) được dùng tiêm để điều trị bệnh nhiễm khuẩn (Thomas, 2006); Shang et al., 2011). Kim ngân có thể được nhân giống hữu tính bằng hạt, hoặc vô tính bằng giâm hom, nuôi cấy mô tế bào. Trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu về hoạt chất của Kim ngân. Tuy nhiên nghiên cứu về nhân giống, bảo tồn và phát triển loài vẫn còn ít được công bố. Một số nghiên cứu tiêu biểu như Jiang et al., (2012) đã nhân giống Kim ngân sử dụng các đoạn cành nhánh làm vật liệu nuôi cấy trong môi trường WPM. Trong 5 loài Kim ngân, loài Lonicera japonica Thunb cho tỷ lệ tái sinh chồi cao nhất: 3,4 chồi/đoạn. Ảnh hưởng của nồng độ 2.0 mg/l IBA + 2.5 mg/l IAA cho kết quả ra rễ tốt nhất 95%. Lin et al., (2012) đã nghiên cứu so sánh đặc điểm hình thái nguồn gen kim ngân để phục vụ chọn giống Kim ngân có dược liệu hoa to, nặng. Guo et al., (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của ABT1 và NAA đến ra rễ hom giâm thân bánh tẻ kim ngân. Đoạn hom thân được nhúng vào ABT1 (150 mg/L) trong 30 phút cho kết quả ra rễ tốt nhất. Lan et al., (2006) đã tiến hành thí nghiệm và tìm được nồng độ 100 mg/l IBA nhúng trong 30 phút hoặc NAA 75 mg/l trong 40 phút cho tỷ lệ hom ra rễ cao nhất.
- 13 2.3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 2.3.2.1. Các nghiên cứu về sinh học Khi nghiên cứu hình thái các loài trong cuốn “Thực vật rừng” của Lê Mộng Chân (2000). Tóm tắt khái niệm và ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh thái thực vật là nghiên cứu tác động qua lại giữa thực vật với ngoại cảnh. Mỗi loài cây sống trên mặt đất đều trải qua quá trình thích ứng và tiến hóa lâu dài, ở điều kiện sống khác nhau các loài thực vật thích ứng và hình thành các đặc tính sinh thái riêng, dần dần những đặc tính được di truyền trở thành nhu cầu của cây đối với hoàn cảnh. Con người tìm hiểu đặc tính sinh thái của loài cây để gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng đồng thời sử dụng và bảo tồn các loài cây đúng lúc, đúng chỗ, lợi dụng các đặc tính ấy để cải tạo tự nhiên và môi trường. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm ngăn ngừa suy thoái các loài quý hiếm và cũng là cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên. 2.3.2.2. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây dược liệu Nghiên cứu về cây dược liệu phục vụ bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu ở các tỉnh vùng núi nước ta đã được tiến hành từ những năm 1968 – 1975 (thực hiện chỉ thị 210/TTg – VG của Hội đồng chính phủ về công tác dược liệu, năm 1966). Qua đó, Viện dược liệu Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, v.v đã phối hợp với ngành địa phương tiến hành điều tra cơ bản nguồn cây dược liệu ở tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, v.v Tại Hà Giang, kết quả điều tra bước đầu cho thấy Hà Giang có nguồn cây dược liệu đặc biệt phong phú, với nhiều loại cây quý như Ngũ gia bì gai, Cầu tích, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm, Tục đoạn, Bách bộ, v.v Các loài cây thuốc của vùng rất phong phú với 665 loại thuộc 159 họ
- 14 thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; xác định được danh mục 30 loài dược liệu có giá trị sử dụng phổ biến; 26 loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ. Theo kết quả điều tra đánh giá tại một số vùng trong cả nước, nuôi trồng sản xuất dược liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có thể thu nhận trên 100 triệu đồng/ha. Phát triển trồng cây thuốc đã giúp cho nhiều vùng nông thôn, miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Cây thuốc tồn tại cùng với thế hệ sinh thái rừng, nông nghiệp và nông thôn, lại có mối tương quan chặt chẽ giữa đa dạng sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Một số đề tài dự án các cấp nhân giống và nuôi trồng thử nghiệm một số cây dược liệu đã được tiến hành ở nước ta, như dự án: “Hoàn thiện quy trình nhân giống và trồng thử nghiệm cây dược liệu Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum), cây Thảo quả (Anoetochilus) tại Phú Yên” giai đoạn 2014-2016. Dự án: “Nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện quy trình nhân giống một số loài dược liệu và xây dựng mô hình sản xuất giống để xây dựng vùng trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” giai đoạn 2015-2017.Dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nhân giống Thảo quả(Anoectochilus setaceus) và Lan Thạch hộc tía (Dendrobium officinale Kimura et Migo) tại Hải Phòng” giai đoạn 2016-2018. Một số nhiệm vụ khai thác phát triển nguồn gen cây Khôi tía, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm, Đinh lăng, Hoàng tinh hoa đỏ, Hoàng tinh hoa trắng, v.v. Các nhiệm vụ này tập trung vào xây dựng được quy trình nhân giống bằng giâm hom hoặc sản xuất cây giống từ hạt, xây dựng mô hình trồng, thu hái và sơ chế, chế biến. Nhìn chung, các nhiệm vụ đã được thực hiện chưa quan tâm đến tuyển chọn, chọn lọc nguồn gen tốt có năng suất, chất lượng cao, xây dựng vườn giống gốc tại
- 15 vùng sinh thái bản địa để cung cấp nguồn giống chất lượng cao cho sản xuất tại vùng miền núi nước ta. Vì vậy, các nhiệm vụ sau khi kết thúc, nguồn gen đã bị thất thoát, chết dần do không được bảo tồn trong vườn giống, phát triển nhân giống và mở rộng vùng sản xuất sau đó. Đồng thời các nhiệm vụ chưa đầu tư cho xây dựng quy trình nhân giống ở quy mô công nghiệp, sử dụng giá thể siêu nhẹ, giúp cho cây giống có tỷ lệ sống cao. Nguồn giống cung cấp cho sản xuất còn hạn chế, chưa ban hành được tiêu chuẩn cây giống và giống gốc cho các loài cây dược liệu. Hiện nay trên địa bàn các tỉnh miền núi có các Trung tâm nhân giống và nuôi trồng một số cây dược liệu. Để phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao với quy mô lớn, không chỉ cần nguồn giống chất lượng cao, mà cả số lượng lớn cho nuôi trồng. Nhu cầu về giống cây dược liệu trên địa bàn các tỉnh là rất lớn, trong khi khả năng sản xuất và cung ứng cây giống còn rất hạn chế, chủ yếu là sản xuất theo phương pháp truyền thống và nhập khẩu giống. Quy trình trồng trọt và thu hái chưa hoàn chỉnh. Tại Hà Giang tổng diện tích cây dược liệu trên toàn tỉnh là 10.727 ha, phân bố ở hầu hết các huyện. Trong đó, tiểu vùng núi cao phía Bắc có diện tích là 3.021 ha, chiếm tỷ lệ 28,1%; tiểu vùng núi đất phía Tây đạt diện tích 4.478 ha, chiếm tỷ lệ 41,8% và tiểu vùng thấp có diện tích 3.224 ha, chiếm tỷ lệ 30%. Cây dược liệu được trồng gồm 13 loài chính: Thảo quả, Hương thảo, Hồi, Quế, Ấu tẩu, Ý dĩ, Gừng, Nghệ, Lá khôi, Đỗ trọng, Óc chó, Sa nhân, giảo cổ lam. Hà Giang có tổng số 1.101 loài cây thuốc, có 894 loài mọc hoàn toàn tự nhiên, 111 loài hoàn toàn trồng trọt và 96 loài vừa được trồng trọt vừa mọc tự nhiên. Cũng như hiện trạng chung ở cả nước, hệ thống bảo tồn ở Hà Giang chủ yếu là hình thức bảo tồn nguyên vị (in situ) tại các khu bảo tồn thiên nhiên. Mặc dù không có vườn quốc gia nhưng Hà Giang có hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên khá đa dạng, chủ yếu phân bố ở các vùng núi cao.
- 16 2.3.2.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn và phát triển cây Kim ngân Kim ngân được nhân giống hữu tính hoặc vô tính bằng hạt, giâm hom và nuôi cấy mô tế bào. Loài đã được nghiên cứu bảo tồn và phát triển ở nước ta. Một số nghiên cứu đã được công bố về nhân giống Kim ngân ở nước ta. Hoàng Thị Thùy Dương (2015). Nghiên cứu đăc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài cây Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl.) tại khu bảo tồn thiên nhiên Phia Oắc - Phia Đén, tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Chất kích thích ra rễ có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình hình thành mô sẹo của hom cây Kim ngân rừng (IAA 750 ppm) có tỷ lệ số hom ra mô sẹo cao nhất đạt 91,11%. Nồng độ NAA 750 ppm cho tỷ lệ số hom sống cao nhất. Tỷ lệ ra rễ cao nhất ở công thức (IBA 1000 ppm) 46,67%. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) đã chỉ ra thời vụ giâm cành tốt nhất là 15/8, cành bánh tẻ giâm trên nền cát có thời gian nảy mầm và ra rễ nhanh, tỷ lệ nảy mầm và ra rễ và tỷ lệ sống cao nhất (Trần Danh Việt, 2006). Đề tài "Khai thác và phát triển các nguồn gen dược liệu Kim ngân hoa, Huyền sâm" do Viện Y học cổ truyền Quân đội tiến hành trong thời gian từ năm 2011 – 2015 đã nghiên cứu xây dựng được các quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và sơ chế Kim ngân hoa. Đã nghiên cứu xây dựng được Tiêu chuẩn dược liệu sạch Kim ngân hoa trồng theo tiêu chuẩn GACP: Kết quả định tính so sánh sắc ký đồ của dược liệu trồng theo GACP và dược liệu trên thị trường thấy rằng cả 2 mẫu đều có vết của acid chlorogenic và có các vết cơ bản giống nhau. Định lượng chất chiết được trong ethanol 96 % và hàm lượng trong các mẫu kim ngân hoa trên thị trường trung bình là 33,4 % và các mẫu trồng theo GACP trung bình là 35,6 %. Định lượng acid chlorogenic, kết quả là: Mẫu trồng theo GACP 2,56 % và mẫu kim ngân hoa trên thị trường 2,14 %. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa tiến hành chọn giống, xây dựng vườn giống gốc và bảo tồn phục vụ phát triển vì vậy nguồn gen đang bị mất đi.
- 17 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1. Vị trí địa lý Vị Xuyên là một huyện miền núi biên giới phía Bắc Việt Nam, nằm bao quanh thành phố Hà Giang. Huyện Vị Xuyên nằm ở tọa độ địa lý 22°35′ đến 23°30′05″ vĩ độ Băc, 104°45 đến 105°10′ độ kinh Đông. Phía bắc giáp huyện Quản Bạ, phía tây giáp huyện Malipho, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và huyện Hoàng Su Phì, phía nam giáp huyện Bắc Quang, phía đông giáp thành phố Hà Giang và huyện Na Hang (Tuyên Quang). Trung tâm huyện lỵ là Thị trấn Vị Xuyên, nằm cách thị xã Hà Giang 20 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 265 km về phía Bắc. Huyện Vị Xuyên nằm gần như ở trung tâm của tỉnh Hà Giang, là nơi chuyển tiếp từ vùng cao núi đá phía bắc và vùng núi thấp phía nam, có diện tích rộng lớn gần như ôm gọn thành phố Hà Giang và quốc lộ 2 chạy từ cửa khẩu Thanh Thủy qua địa bàn huyện dài 30 km, có đường biên giới quốc gia với Trung Quốc chiều dài 32,6 km. Với vị trí địa lý như vậy cho phép huyện Vị Xuyên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội với các địa phương khác trong tỉnh, trong cả nước và với Trung Quốc. Đồng thời còn có vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của tỉnh Hà Giang và khu vực biên giới phía bắc Tổ quốc. 2.4.1.2. Địa hình Địa hình huyện Vị Xuyên khá phức tạp, phần lớn là đồi núi thấp, sườn thoải xen kẽ những thung lũng tạo thành những cánh đồng rộng lớn cùng với hệ thống những sông suối, ao hồ, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp. Độ cao trung bình từ 300 – 400m so với mặt nước biển, phía Tây có núi Tây Côn Lĩnh cao 2.419m, sông Lô chảy qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực khoảng 8.700km2.
- 18 2.4.1.3. Khí hậu, thời tiết Vị Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, chịu ảnh hưởng trực tiếp gió Tây Nam về mùa hạ và gió mùa Đông Bắc về mùa đông. Nhiệt độ bình quân năm từ 18 – 25oC, tháng nóng nhất là tháng 7 - 8, nhiệt độ thấp nhất 5 - 8oC tập trung vào tháng 1- 2 mùa này thường có sương muối, khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 - 9, lượng mưa bình quân năm 2000mm/năm, tập trung vào tháng 7, 8, 9 chiếm 15 - 20% lượng mưa năm. Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, độ ẩm trung bình giảm khá mạnh chỉ còn khoảng 68%. 2.4.1.4. Thủy văn Vị Xuyên là đầu nguồn của Sông Lô trên lãnh thổ Việt Nam, sông bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chảy vào địa phận Hà Giang tại xã Thanh Thủy (Vị Xuyên), sông chảy theo hướng Bắc - Nam, đoạn sông chảy qua địa bàn huyện dài 70 km; diện tích lưu vực khoảng 8700km2, có chế độ thủy chế phức tạp và khác biệt lớn giữa mùa khô và mùa mưa. Huyện Vị Xuyên còn là nơi bắt nguồn của sông Chảy, Sông Miện chảy qua Thuận Hòa và sông Nậm Điêng chảy qua Minh Tân. Hệ thống suối, ao hồ khá phát triển đã đáp ứng nhu cầu xây dựng thủy điện nhỏ, sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu nước nghiêm trọng, nhất là các xã vùng cao. 2.4.1.5. Tài nguyên cây thuốc Tổng số có 1.101 loài cây thuốc được ghi nhận có ở Hà Giang, thuộc thuộc 8 ngành thực vật là Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Ngành Quyết lá thông (Psilophyta), Ngành cỏ tháp bút (Equisetophyta), Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), Ngành Thông (Pinophyta), Ngành Tuế (Cycadophyta), Ngành Dây gắm (Gnetophyta), Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), 184 họ, 662 chi thực vật. Trong các loài cây thuốc này, có 894 loài mọc hoàn toàn trong tự nhiên, 111 loài hoàn toàn trồng trọt và 96 loài vừa được trồng trọt vừa mọc tự nhiên.
- 19 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.4.2.1. Dân số Huyện Vị Xuyên có dân số 122.350 người (năm 2018). Vị Xuyên là nơi sinh sống của 19 dân tộc gồm: Tày, Dao, Kinh, Nùng Trong đó người Tày chiếm đa số. 2.4.2.2. Tiềm năng kinh tế Do địa hình tương đối bằng phẳng và lượng mưa nhiều nên Vị Xuyên rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển, đặc biệt là cây chè. Vị Xuyên là địa phương có diện tích chè lớn nhất tỉnh Hà Giang, ngoài chè, Vị Xuyên còn trồng các loại cây như: thảo quả, cam, quýt, lạc, đậu tương, ngô, khoai, su hào, bắp cải, súp lơ, cà chua và chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gia cầm. Mặc dù là huyện vùng cao, diện tích cho trồng trọt ít nhưng huyện Vị Xuyên cũng đã đạt được tổng sản lượng lương thực khoảng 53.403,8 tấn (năm 2014), giữ vững được an ninh lương thực. Bên cạch đó, nhờ có của khẩu Thanh Thủy nên cũng đã có một số cơ sở công nghiệp tại huyện được xây dựng như nhà máy lắp ráp ô tô, khung xe máy, quy hoạch khu công nghiệp "Làng Vàng" trên địa phận Thôn Vàng xã Đạo Đức. khai thác mỏ chì, kẽm tại Na Sơn xã Tùng Bá, mỏ sắt tại Thuận Hòa Đầu năm 2008, tỉnh Hà Giang cũng vừa quyết định xây dựng nhà máy thủy điện Nậm Ngần, tại suối Nậm Ngần thuộc xã Thượng Sơn. 2.4.2.3. Sản xuất nông – lâm nghiệp Trong những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, của tỉnh, cùng với sự chỉ đạo sâu sát của huyện đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Chương trình xây dựng NTM đã đạt được những kết quả bước đầu. Khu vực nông thôn Vị Xuyên có tới trên 90% dân số và lao động. Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn của huyện đã thu được những kết quả khá tích cực: Tổng sản lượng lương thực có hạt đến năm 2013 đạt trên 53.403,8 tấn, tỷ
- 20 trọng ngành nông, lâm nghiệp chiếm 29,43% tổng giá trị nền kinh tế toàn huyện; bình quân lương thực đầu người đạt 516 kg góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trong lĩnh vực nông nghiệp được chú trọng, đặc biệt kỹ thuật thâm canh ngày càng được nâng cao; các chương trình, dự án được tập trung đầu tư vào nông, lâm nghiệp. Nhiều doanh nghiệp, các làng nghề đã và đang đầu tư phát triển, chế biến vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp; toàn huyện hiện có: 104 HTX, trong đó có 13 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 15 trang trại; kết cấu hạ tầng được tăng cường, nhiều công trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn được đầu tư xây dựng. Các hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao ngày càng được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục, y tế được nâng lên; công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, xoá nhà tạm đạt kết quả khá; hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được đảm bảo. Ngoài ra, công tác đào tạo, dạy nghề và tạo việc làm cho người lao động ở nông thôn được chú trọng phát triển đã góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn của huyện . Tuy nhiên trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, huyện còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là: Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch thiếu đồng bộ; quản lý, khai thác tài nguyên đạt kết quả chưa cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn chậm; tỷ lệ lao động được đào tạo đạt thấp, kinh tế hàng hoá phát triển chưa mạnh; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo còn cao (hộ nghèo 4.577 hộ chiếm 19,74%, cận nghèo 4.276 hộ); hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, thuỷ lợi, trường học, điểm bưu điện, trạm y tế, cơ sở vật chất về văn hóa - thể thao, chợ nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống; việc giữ gìn phát huy các giá trị văn hoá truyền thống trong các cộng đồng dân cư còn
- 21 nhiều hạn chế; chất lượng làng văn hoá, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân một số mặt chưa đạt kết quả tốt. 2.4.2.4. Y tế - Giáo dục * Y tế: Trên địa bàn có 1 Bệnh viện đa khoa huyện với quy mô 100 giường bệnh đặt tại thị trấn Vị Xuyên. Ngoài ra có 02 Trung tâm y tế dự phòng. Nhìn chung, các trang thiết bị, dụng cụ y tế được nâng cấp khá tốt. Hiện nay, 100% số xã và thị trấn có trạm xá và cán bộ y tế phục vụ khám và điều trị tại địa phương. Công tác chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em được quan tâm; tỷ lệ trẻ được tiêm, uống đầy đủ loại vắc xin hàng năm đạt trên 96%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm. Thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, góp phần giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên. * Giáo dục và đạo tạo: Quy mô mạng lưới trường lớp học được mở rộng và phát triển ở tất cả các cấp học. Toàn huyện hiện có 80 đơn vị trường học, tăng thêm 8 trường so với năm 2005; có 1 trường Trung học cơ sở, 5 trường Tiểu học và 4 trường Mầm non đạt tiêu chuẩn quốc gia. Quy mô, chất lượng giáo dục đã có bước phát triển theo chiều sâu. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở các cấp học, bậc học ngày càng tăng: trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi mẫu giáo đạt 92,5% tăng 20% so với năm 2000; trẻ từ 6 đến 14 tuổi đến trường đạt luôn đạt trên 99%. Tỷ lệ chuyển cấp ở bậc Tiểu học và Trung học cơ sở trên 93%, tỷ lệ tốt nghiệp Trung học phổ thông trên 76%. Năm 2003 huyện được công nhận đạt phổ cập Trung học cơ sở. Trung tâm học tập cộng đồng được thành lập ở 24 xã, Thị trấn; Hội Khuyến học được thành lập từ huyện đến xã hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đến năm 2014 đã có 10/10 xã được công nhận xóa mù chữ, phổ cập tiểu học và trung học cơ sở. (Nguồn: UBND huyện Vị Xuyên 2014)
- 22 2.4.2.5. Giao thông Vị Xuyên có gần 30 km đường Quốc lộ 2 chạy qua địa phận huyện, tạo điều kiện cho thông thương và giao lưu hàng hoá với các vùng miền. Các xã, thị trấn đều có đường ôtô về đến trung tâm 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, số hộ có điện chiếm trên 70%, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%. Huyện cũng là nơi có sông Lô chảy qua, và cũng là nơi có cửa khẩu Thanh Thủy đi sang Vân Nam, Trung Quốc. 2.4.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của Vị Xuyên 2.4.3.1. Thuận lợi Vị trí địa lý của các xã cách xa thị trấn dưới 20 km và cách trung tâm thành phố Hà Giang 30 km. Do vậy có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế Nông Lâm nghiệp, thương mại Du lịch, Công nghiệp, Tiểu thủ Công nghiệp; thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa với các xã trong huyện, giữa huyện với các Huyện khác trong tỉnh Điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn thích hợp cho sinh trưởng và phát triển nhiều loài cây trồng Lâm nghiệp. Diện tích đất Lâm nghiệp quy hoạch cho trồng rừng sản xuất phân bố đều khắp 10 xã, thị trấn trong huyện. Đây là tiềm năng lớn và có nhiều lợi thế cho phát triển trồng rừng nguyên liệu với các loài cây mọc nhanh, cho năng xuất cao. Do vậy cần được đầu tư phát triển. Nguồn nhân lực dồi dào, là động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất Nông Lâm nói chung và sản xuất nguyên liệu nói riêng, là cơ hội để thu hút vào các hoạt động sản xuất Lâm nghiệp. Nhận thức của nhân dân về chính sách, dự án phát triển Lâm nghiệp đã được nâng cao, nhân dân đã quan tâm chú trọng đến việc đầu tư trồng và bảo vệ rừng. Các chính sách, các dự án đầu tư (Dự án 327, Dự án 661, chương trình 135 ) đã thực sự khuyến khích người dân tham gia vào công tác phát triển vốn rừng, hạn chế những tác động ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên rừng.
- 23 2.4.3.2. Khó khăn Là vùng núi cao địa hình bị chia cắt phức tạp, hiện tượng suy thoái đất do xói mòn, rửa trôi, bạc màu diễn ra mạnh. Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng nghèo, rừng phục hồi và rừng trên núi đá chiếm tỷ lệ cao nên tăng trưởng về trữ lượng và cơ cấu loài thấp; chất lượng rừng chưa cao. Dân số đông, nhưng mật độ dân số phân bố không đồng đều. Đời sống nhân gặp nhiều khó khăn. Một số xã có hệ thống đường giao thông xuống cấp, trình độ dân trí còn thấp, thông tin tuyên truyền chưa đầy đủ nên nhận thức của đồng bào còn nhiều hạn chế. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch, nhưng Nông Lâm nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính. Vì vậy, trong quy hoạch đất đai bị chi phối bởi quan điểm ưu tiên cho trồng cây lương thực và chăn nuôi, trồng cây Lâm nghiệp chưa được chú trọng. Tiềm năng và thế mạnh về Lâm nghiệp chưa được phát huy đúng, hiệu quả thu nhập từ sản xuất Lâm nghiệp còn thấp, thiếu vốn, kỹ thuật đầu tư trông Lâm nghiệp. Đối với những thay đổi về môi trường do thiên tai gây ra: cũng như nhiều nơi khác huyện Vị Xuyên thường xuyên xuất hiện nhiều kiểu thời tiết cực đoan: mưa đá, lũ quét, lũ ống, những hiện tượng đó hầu như năm nào cũng xảy ra nhưng với mức độ khác nhau và thường để lại những hậu quả như: thiệt hại về nhà cửa, con người, rau màu, môi trường, đôi khi còn phát sinh những dịch bệnh. Bên cạnh đó, về mùa khô là tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở vùng cao; về mùa mưa ngập úng ở một số xã ven sống suối, sạt lở đất ở vùng núi đất và ven tuyến QL2 chạy qua huyện. Những thiệt hại do hạn hán, mưa lớn và gió lốc đến phát triển nông – lâm nghiệp, nhà cửa, tài sản và con người của huyện hàng năm là rất lớn.
- 24 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cây Kim ngân(Lonicera japonica Thunb) tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Phạm vị nghiên cứu: Đề tài tập trung vào điều tra, đánh giá giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng và nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh vật học của loài cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/1/2020 - 30/5/2020. 3.2. Nội dung nghiên cứu (i) Điều tra, đánh giá giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng của cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (ii) Nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. (iii) Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp kế thừa - Kế thừa các số liệu điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội của chính quyền địa phương tại khu vực nghiên cứu. - Kế thừa các tài liệu, công trình nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh thái của loài Kim ngân đã được xuất bản và những công trình nghiên cứu có liên quan tới loài cây Kim ngân ở trong và ngoài nước. 3.3.2. Phương pháp điều tra, đánh giá giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng, thu hái cây Kim ngân Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal) để thu thập thông tin từ các địa bàn các xã có phân bố loài Kim ngân để khoanh vùng và tiến hành điều tra khảo sát.
- 25 Sử dụng bộ công cụ phỏng vấn người cung cấp thông tin, phỏng vấn nhóm người dân, đi lát cắt. Các mẫu biểu phỏng vấn được soạn thảo theo chủ đề về sinh thái loài, đặc điểm phân bố, gây trồng, kỹ thuật trồng (trồng, chăm sóc, bón phân), sinh trưởng và giá trị sử dụng (theo phụ lục 01). Từ những thông tin thu thập được sẽ tiến hành khảo sát thực địa để điều tra thu thập mẫu, thu thập thông tin về hình thức gây trồng Kim ngân trên từng địa phương, từng khu vực và theo từng dân tộc khác nhau. Để thu tập thông tin về giá trị sử dụng Kim ngân tại Vị Xuyên đề tài đã tiến hành phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương. Thông tin cơ bản về về đối tượng phỏng vấn được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 3.1. Thông tin cơ bản về đối tượng phỏng vấn Thông tin Người dân Cán bộ Số phiếu 24 Số phiếu 6 Thông tin Số huyện 1 Cấp tỉnh 0 chung Số xã 3 Cấp huyện 0 Số thôn 3 Cấp xã 6 Đại học 1 Đại học 5 THPT 6 Cao đẳng 0 Trình độ THCS 15 Trung cấp 1 TH 2 Dao 5 Mông 1 Giáy 3 Kinh 3 Dân tộc Mông 7 Tày 2 Tày 9 Thái (Tổng hợp số liệu điều tra)
- 26 3.3.3. Phương pháp nghiên cứu các đặc điển nông sinh học, sinh thái học - Kế thừa các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan về đặc điểm nông sinh học, sinh thái học của cây Kim ngân. - Phương pháp điều tra thực địa kết hợp nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái của cây Kim ngân: Tiếp cận thông tin thông qua cán bộ hạt kiểm lâm, cán bộ khuyến nông xã, cán bộ phụ trách nông lâm nghiệp và người dân địa phương ở các vùng đại diện trong huyện, đồng thời kế thừa các tài liệu đã có về các loài cây dược liệu kết hợp với điều tra ngoài thực địa theo OTC để từ đó xác định vùng phân bố của cây Kim ngân. - Dụng cụ hỗ trợ: Máy GPS, máy ảnh, Thước dây, Thước kẹp kính, Thước đo cao, dao, bảng biểu lập sẵn, - Xác định vị trí nơi có cây Kim ngân phân bố để điều tra các đặc điểm lâm học của loài. Với mỗi khu rừng có Kim ngân phân bố tiến hành lập 3 OTC tương ứng với 3 vị trí: chân, sườn, đỉnh với diện tích là 1000m2/ OTC. Trong mỗi OTC tiến hành thu thập các thông tin như sau: - Xác định một số đặc điểm sinh thái: độ cao so với mực nước biển, vị trí phân bố hoặc gây trồng (chân, sườn, đỉnh) độ dốc, hướng dốc. - Đối với thân: đo đếm chỉ tiêu đường kính cổ rễ (D0.0) của toàn bộ cá thể cây Kim ngân trong OTC để xác định hình thái thân, mô tả màu sắc, mùi vị của thân (nếu có). - Đối với lá: trên mỗi OTC chọn ngẫu nhiên một cây có đường kính trung bình, trên cây ngắt ngẫu nhiên 30 lá ở các vị trí khác nhau tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: Chiều dài, chiều rộng lá, chiều dài cuống lá. Mô tả về các bộ phân phụ, màu sắc, mùi vị của lá. - Đối với hoa và quả: Mô tả chi tiết cấu tạo hoa, quả và hạt nếu có. - Xác định tổ thành tầng cây gỗ trong OTC: Đo đếm các chỉ tiêu đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn của toàn bộ các loài cây gỗ
- 27 trong OTC bằng thước kẹp kính, thước dây và thước đo cao Burnley/Haga/Thước xào. Đồng thời mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB) diện tích 25m2 ở 4 góc và giữa OTC để xác định số lượng, chiều cao, nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh dưới rừng. - Cây tái sinh: Những cây có chiều dài thân dưới 1m được coi là cây tái sinh. Chiều dài thân cây được do bằng thước cầm tay. Chất lượng sinh trưởng của cây được phân thành 3 cấp: Tốt, Trung bình và xấu. Trong đó: Cây Tốt là những cây có thân và nhánh phát triển tốt, lá xanh tươi, không bị sâu bệnh. Cây trung bình là những cây thân cành, lá kém hơn cây tốt. Cây xấu là những cây còi cọc, bị sâu bệnh nhưng không chết. - Xác định độ tàn che các OTC nơi Kim ngân rừng phân bố: Tại các ODB sử dụng phần mềm GLAMA new GapLightAnalysis Mobile Application trên điện thoại để đo độ tàn che. - Tại dạng lập địa có cây Kim ngân phân bố đào 01 phẫu diện đất, mô tả và đánh giá mẫu tại các tầng đất A0 (6 - 9 cm), A1 (9 - 15 cm), A2 (15 – 30 cm), B1 ( 30 – 74 cm) và B2 (75 – 125 cm) - Xác định đặc điểm phân bố: tại mỗi khu vực điều tra tiến hành lập 2 tuyến điều tra (tổng cộng 6 tuyến) đi qua các trạng thái sinh cảnh khác nhau (vườn nhà, tràng cỏ, nương rẫy, rừng trồng, rừng tự nhiên, ) để xác định đặc điểm phân bố của Kim ngân. Ghi lại số cây/khóm Kim ngân trên mỗi tuyến đi và trên mỗi trạng thái sinh cảnh. 3.3.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS 20.0 * Đặc điểm hình thái cây Kim ngân - Tổng hợp các biểu điều tra và mô tả chi tiết về các đặc điểm các bộ phận của loài Kim ngân. - Tính trị số trung bình của các cá thể Kim ngân theo phương pháp bình
- 28 quân cộng. Các chỉ tiêu cần tính: Hvn(cm), Hlá(cm). * Đặc điểm cấu trúc rừng Đặc điểm cấu trúc rừng có loài Kim ngân phân bố được điều tra trên ô tiêu chuẩn đại diện điển hình cho từng trạng thái rừng, độ cao, độ tàn che. Các đặc điểm cấu trúc rừng bao gồm:, cấu trúc mật độ, tổ thành cây gỗ, tổ thành cây tái sinh, thành phần loài cây đi kèm, mật độ tái sinh. Cấu trúc mật độ: được tính bằng số cây được xác định trên một ha Công thức xác định mật độ như sau: n N/ha 10.000 (3-1) S Trong đó: n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ÔTC S: Diện tích ÔTC (m2) Cấu trúc tổ thành: những loài có số cá thể không nhỏ hơn số cá thể bình quân của một loài trong ô tiêu chuẩn thì được tham gia vào công thức tổ thành. Hệ số tổ thành của các loài được tính theo hệ số phần mười của số lượng cá thể loài đó so với tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn. Xác định tỷ lệ phần trăm của loài tính theo công thức: ∑ 푛푖 ni% = × 100% (3-2) Trong đó: ni% là tỷ lệ phần trăm số cá thể của loài i ∑ 푛푖 là tổng số cá thể của loài i M là tổng số cây Xác định tiết diện ngang của loài được tính theo công thức: ∑ 푖 Gi% = × 100% (3-3) Trong đó: Gi% là tỷ lệ phần trăm tiết diện ngang của loài i ∑ gi là tổng tiết diện ngang của loài i G là tổng tiết diện ngang của tất cả cá thể.
- 29 Xác định công thức tổ thành của loài được tính theo công thức: 푛푖%+ 푖% IV% = (3-4) 2 Nếu: IV% 5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành. IV% < 5% thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành và được tính là các loài khác.
- 30 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng và thu hái Kim ngân 4.1.1. Kết quả điều tra đánh giá giá trị sử dụng và thu hái Kim ngân thông qua phỏng vấn 4.1.1.1. Về giá trị sử dụng Kim ngân Qua phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương về mục đích thu hái Kim ngân được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.1. Kết quả điều tra về mục đích thu hái Kim ngân Người dân Cán bộ Chỉ số Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng số phiếu 24 100 6 100 Để chữa bệnh 11 45,83 2 33,33 Để bán cho thầy lang 5 20,83 0 0 Để bán cho tư thương 1 4,17 1 16,67 Cả 3 mục đích trên 7 29,17 3 50 (Chi tiết xem Phụ lục 02) Người dân Cán bộ Chữa bệnh Chữa bệnh 29,17% 45,83% Bán cho thầy lang 50% 33,33% Bán cho thầy lang Bán cho tư thương Bán cho tư thương 20,83% Cả 3 mục đích trên Cả 3 mục đích trên 0% 4,17% 16,67% Hình 4.1. Kết quả phỏng vấn về mục đích thu hái Kim ngân
- 31 Qua Bảng 4.1 và hình 4.1 ta thấy: đối với người dân có 45,83% cho rằng Kim ngân được thu hái sử dụng để tự chữa bệnh; 20,83% bán cho thầy lang; 4,17% cho rằng để bán cho tư thương còn lại 29,17% cho rằng sử dụng với cả 3 mục đích trên. Đối với cán bộ có 2 ý kiến (33,33%) cho rằng Kim ngân được thu hái để tự chữa bệnh; 1 ý kiến (16,67%) cho rằng để bán tư thương và 3 ý kiến (50%) cho rằng cả 3 mục đích trên. 4.1.1.2. Về bộ phận sử dụng Kim ngân Kết quả về bộ phận sử dụng của Kim ngân thông qua phỏng vấn được trình bày tại bảng sau: Bảng 4.2. Kết quả điều tra về bộ phận sử dụng của Kim ngân Người dân Cán bộ Bộ phận sử dụng Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng số phiếu 24 100 6 100 Thân 2 8,33 1 16,67 Hoa 5 20,83 2 33,33 Quả 1 4,17 0 0 Toàn bộ cây 16 66,67 3 50 (Chi tiết xem phụ lục 03) Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ về bộ phận sử dụng của Kim ngân theo tỉ lệ được thể hiện ở hình sau:
- 32 Người dân Cán bộ 8,33% Thân Thân Hoa 16,67% 20,83% Hoa Quả 50% 66,67% Toàn bộ cây 33,33% Quả 4,17% Toàn bộ cây 0% Hình 4.2: Kết quả phỏng vấn về bộ phận sử dụng Kim ngân Qua Bảng 4.2 và hình 4.2 ta thấy: đối với người dân có 66,67% cho rằng bộ phận thu hái và sử dụng của Kim ngân là toàn bộ cây; 20,83% là hoa; 8,33% cho rằng bộ phận sử dụng là thân còn lại 4,17% cho rằng bộ phận sử dụng là quả. Đối với cán bộ có 2 ý kiến (33,33%) cho rằng bộ phận thu hái và sử dụng của Kim ngân là hoa; 1 ý kiến (16,67%) cho rằng là thân và 3 ý kiến (50%) cho rằng toàn bộ cây có thể thu hái và sử dụng. 4.1.1.3. Về mùa thu hái Kim ngân Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương về mùa thu hái Kim ngân tại Vị Xuyên được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.3: Kết quả điều tra về mùa thu hái Kim ngân Người dân Cán bộ Chỉ số Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng số phiếu 24 100 6 100 Mùa Xuân 4 16,67 1 16,67 Mùa Hạ 17 70,83 3 50 Mùa Thu 1 4,17 2 33,33 Mùa Đông 2 8,33 0 0 (Chi tiết xem Phụ lục 06) Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ về mùa thu hái Kim ngân theo tỉ lệ được thể hiện ở hình sau:
- 33 Người dân Cán bộ 8,33% 4,17% 16,67% Mùa Xuân 16,67 Mùa Xuân 33,33 % Mùa Hạ Mùa Hạ % Mùa Thu Mùa Thu 70,83% Mùa Đông 50% Mùa Đông Hình 4.3: Kết quả phỏng vần về mùa thu hái Kim ngân Qua Bảng 4.3 và Hình 4.3 ta thấy: đối với người dân có 16,67% ý kiến cho rằng Kim ngân được thu hái vào mùa Xuân; 70,83% cho rằng thu hái vào mùa Hạ; 8,33% cho rằng thu hái vào mùa Đông còn lại 4,17% cho rằng thu hái vào mùa Thu. Đối với cán bộ có 1 ý kiến (16,67%) cho rằng Kim ngân được thu hái vào mùa Xuân; 2 ý kiến (33,33%) cho rằng thu hái vào mùa Thu còn lại 3 ý kiến (50%) cho rằng Kim ngân thu hái vào mùa Hạ. 4.1.1.4. Về thời điểm thu hái Kim ngân Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương về thời điểm thu hái Kim ngân tại Vị Xuyên được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.4. Kết quả điều tra về thời điểm thu hái Kim ngân Người dân Cán bộ Chỉ số Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng số phiếu 24 100 6 100 Sáng 12 50 3 50 Trưa 3 12,5 0 0 Chiều 6 25 2 33,33 Lúc nào cũng được 3 12,5 1 16,67 (Chi tiết xem Phụ lục 07) Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ về thời điểm thu hái Kim ngân theo tỉ lệ được thể hiện ở hình sau:
- 34 Người dân Cán Bộ 12,5% 16,67% Sáng 50% Sáng 25% 50% 33,33% Trưa Trưa Chiều Chiều 12,5% Lúc nào cũng được Lúc nào cũng được 0% Hình 4.4: Kết quả phỏng vấn về mùa thu hái Kim ngân Qua Bảng 4.4 và Hình 4.4 ta thấy: đối với người dân có 50% ý kiến cho rằng Kim ngân được thu hái vào buổi sáng; 12,5% thu hái vào buổi trưa; 25% thu hái vào buổi chiều còn lại 12,5% ý kiến cho rằng thu hái lúc nào cũng được. Đối với cán bộ có 3 ý kiến (50%) cho rằng Kim ngân được thu hái vào buổi sáng; 2 ý kiến (33,33%) cho rằng thu vào buổi chiều còn lại 1 ý kiến (16,67%) cho rằng Kim ngân thu hái lúc nào cũng được. 4.1.2. Đặc điểm gây trồng 4.1.2.1. Về phương thức trồng Kim ngân Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương về phương thức trồng Kim ngân tại Vị Xuyên được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.5. Kết quả điều tra về phương thức trồng Kim ngân Người dân Cán bộ Chỉ số Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng số phiếu 24 100 6 100,0 Mọc tự nhiên 18 75 4 66,67 Trồng thuần loài 5 20,83 2 33,33 Trồng ở vườn nhà 1 4,17 0 0 (Chi tiết xem Phụ lục 04) Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ về phương thức trồng Kim ngân theo tỉ lệ được thể hiện ở hình sau:
- 35 Người dân Cán bộ 4,17% 0% Mọc tự nhiên Mọc tự nhiên 20,83% 33,33% Trồng thuần loài 75% Trồng thuần loài 66,67% Trồng ở vườn nhà Hình 4.5. Kết quả phỏng vấn về phương thức trồng Kim ngân Qua Bảng 4.5 và Hình 4.5, ta thấy, đối với người dân có 75% ý kiến cho rằng Kim ngân mọc tự nhiên; 20,83% cho rằng Kim ngân được trồng thuần loài và 4,17% cho rằng Kim ngân trồng ở vườn nhà. Đối với cán bộ có 4 ý kiến (66,67%) cho rằng Kim ngân mọc tự nhiên; 2 ý kiến (33,33%) trồng thuần loài. 4.1.2.2. Về kỹ thuật trồng Kim ngân Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ địa phương về kỹ thuật gây trồng Kim ngân tại Vị Xuyên được tổng hợp ở bảng sau: Bảng 4.6. Kết quả điều tra về kỹ thuật trồng Kim ngân Người dân Cán bộ Chỉ số Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng số phiếu 24 100 6 100 Trồng không bón phân 6 25 2 33,33 Trồng thâm canh 1 4,17 0 0 Trồng dưới tán rừng 17 70,83 4 66,67 (Chi tiết xem Phụ lục 05) Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ về kỹ thuật trồng Kim ngân theo tỉ lệ được thể hiện ở hình sau:
- 36 Người dân Cán bộ 25% Trồng không bón phân Trồng không bón phân Trồng thâm canh 33,33% Trồng thâm canh 70,83% Trồng dưới tán rừng 66,67% Trồng dưới tán rừng 4,17% 0% Hình 4.6. Kết quả phỏng vần về kỹ thuật trồng Kim ngân Qua Bảng 4.6 và Hình 4.6 ta thấy: đối với người dân có 25% ý kiến cho rằng trồng Kim ngân không bón phân; 4,17% cho rằng trồng thâm canh và 70,83% cho rằng được trồng dưới tán rừng. Đối với cán bộ có 2 ý kiến (33,33%) cho rằng trồng Kim ngân không bón phân còn lại 4 ý kiến (66,67%) cho rằng Kim ngân được trồng dưới tán rừng. 4.1.2.3. Đặc điểm gây trồng Kim ngân Cây giống giâm từ cành bánh tẻ cho tỷ lệ sống cao (86%), nhanh ra rễ, sinh trưởng tốt, cây khỏe, lá xanh. Chọn hom giống có ba mắt mầm để làm giống. Thời vụ giâm hom là tháng 7 và tháng 8 hàng năm, thời vụ trồng từ đầu tháng 8 đến cuối tháng 8. Khoảng cách 1m x 1m tương ứng với mật độ 10.000 cây/ha, cây kim ngân sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất đạt cao nhất. Lượng phân cung cấp cho cây kim ngân: 15 tấn/ha phân chuồng hoai mục; 1 tấn/ha phân NPK để bón bổ sung cho cây kim ngân sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Cây kim ngân ít bị sâu bệnh hại và mức độ nhiễm sâu bệnh là rất thấp.
- 37 Trung bình 4 kg hoa tươi phơi khô được 1 kg khô; hoa mới nở, thì 4,25 kg tươi được 1 kg khô nhưng hoa đã nở hết thì 7 kg hoa tươi mới được 1 kg khô. Thời gian hái có ảnh hưởng rất lớn đến màu sắc, hoa hái trước 9 giờ sáng, sau khi phơi khô màu sắc trắng nhất; hoa hái từ 10 giờ sáng trở về sau không thể phơi khô ngay, phần lớn biến thành màu vàng nhạt. 4.2. Đặc điểm nông sinh học và sinh thái học loài Kim ngân 4.2.1. Đặc điểm hình thái 4.2.1.1. Đặc điểm thân Kim ngân Kết quả đo đường kính cổ rễ thân cây Kim ngân được tổng hợp tại bảng sau: Bảng 4.7. Kết quả đo đường kính cổ rễ thân cây Kim ngân Đường kính nhỏ nhất Đường kính lớn nhất Đường kính trung (cm) (cm) bình (cm) 0.6 2.7 1.65 (Chi tiết xem phụ lục 10) Thân Kim ngân thuộc dạng thân leo, thân có đường kính cổ rễ dao động từ 0,6 - 2,7cm , đường kính cổ rễ trung bình 1,65cm; Chiều cao cây phụ thuộc vào cây giá thể mà nó leo (3 - 5m). Thân Kim ngân phân làm nhiều cành nhánh, lúc non có màu xanh, khi già chuyền dần sang màu đỏ nâu, nâu sẫm. Thân cây già thường có những đường nứt chạy dọc, thân non có lớp lông màu vàng gồm lông che chở và lông tiết nhiều hơn về phía ngọn cây. Hình 4.7: Đường kính cổ rễ Kim ngân
- 38 4.2.1.2. Đặc điểm lá Kim ngân Trên mỗi OTC ngắt ngẫu nhiên 30 lá để đo về kích thước cuống lá, chiều dài, chiều rộng mỗi lá. Kết quả trung bình của 270 lá trên tổng cộng 9 OTC được trình bày tại bảng sau: Bảng 4.8. Kết quả đo trung bình của 270 lá Chiều dài cuống Chiều dài lá Chiều rộng lá Tiêu chí lá (cm) (cm) (cm) Nhỏ nhất 0.6 5.1 2.5 Lớn nhất 1.5 8 5.6 Trung bình 1.1 6.64 4.18 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Hình 4.8: Đo kích thước lá Kim ngân Lá Kim ngân là Lá đơn, mọc đối, mép nguyên. Chiều dài phiến lá dài 5,1 - 8cm, rộng 2,5 – 5,6cm hình trứng dài hoặc hơi bầu dục. Lá xanh đạm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới. Gân lông chim, 3 - 4 cặp gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá ngắn 0,6 - 1,5cm, hình lòng máng, phình ra thành bờ mỏng ôm thân. Lá xanh quanh năm, mùa rét không rụng do đó còn có tên là nhẫn đông. 4.2.1.3. Đặc điểm hoa Kim ngân Hoa Kim ngân: Hoa nở vào tháng 3 - 5, cụm hoa dạng xim, hai hoa mọc ở nách lá. Hoa lưỡng tính, không đều, khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển sang màu vàng nhạt. Vì trên cây cùng có hoa trắng và hoa vàng nên
- 39 mới gọi là kim ngân. Cuống hoa ngắn, gần như không có. Trục phát hoa màu xanh, ngắn 2 - 3mm ở các hoa của cành xa gốc, dài hơn ở các hoa của cành gần gốc. Lá bắc hơi bầu dục, đỉnh nhọn, xanh đậm ở mặt trên, nhạt hơn ở mặt dưới, dài 12 - 14mm, rộng 5 - 6mm. Lá bắc con 2, hình tròn, đường kính gần 1,5 mm, nhiều lông dài. Đài hoa 5, rời, đều, hình tam giác có mũi nhọn, màu xanh, dài 1 - 1,5 mm. Tràng hoa cánh hợp dài 2 - 3cm, chia làm 2 môi dài không đều nhau, một môi rộng lại chia thành 4 thuỳ nhỏ, đường kính ống tràng phía trên 3mm, đường kính phía dưới 1,5mm, nhiều lông. Bầu nhẵn. Năm nhị đính ở họng tràng, mọc thò ra ngoài. Hình 4.9. Hoa Kim ngân 4.2.1.4. Đặc điểm quả và hạt Kim ngân Quả: Quả mọng hình cầu còn non có màu xanh, khi chín có màu đen, mọng. Mùa quả tháng từ tháng 6 đến tháng 8. Quả hình cầu, dài chừng 0,4 – 0,6 cm; đường kính 0,25 – 0,4 cm. Đài tồn tại trên quả, trên đỉnh quả các lông màu hoe vàng vẫn tồn tại tới khi quả chín, lúc còn non quả có màu xanh, khi chín vỏ quả chuyển sang màu đen. (Lý Thị Thương, 2015)
- 40 Hình 4.10. Hình ảnh quả Kim ngân Hạt: Màu tím đen hoặc đen, mỗi quả thường có 1 hạt hoặc 2 đến 3 hạt. Hạt dài 0,2 – 0,3cm, hạt nhỏ, dẹp có màu xám đen hay đen. 4.2.2. Đặc điểm sinh thái của loài Kim ngân 4.2.2.1. Tổ thành tầng cây gỗ nơi Kim ngân phân bố Hệ số tổ thành của tầng cây gỗ nơi Kim ngân phân bố tại 3 khu vực được tính toán và trình bày trong bảng 4.10: Bảng 4.9. Công thức tổ thành tầng cây gỗ lâm phần có Kim ngân phân bố N OTC LCCTTT Công thức tổ thành (Số cây) 15,89Ch + 9,63Kv + 8,80 Bh + 7,78Ph + 7,20St + 1,2,3 141 8 7,01Dg + 5,58Ss + 38,12Lk 11,21Kv + 7,92Su + 6,92Ss + 6,62Ph + 6,24Dg + 4,5,6 160 9 6,03Đn + 5,75Cn + 5,21Bh + 44,10Lk 14,64Mln + 9,91Cn + 9,34Dg + 8,39Su + 8,14Ph + 7,8,9 152 10 7,51Kv + 6,15 St + 5,78Mđ + 5,40Rrm + 24,74Lk Công thức tổ thành chung của 9 OTC: 9,46Kv + 7,54Dg + 7,48Ph + 6,93Cn + 6,31Ch + 5,70Su + 5,68St + 5,01Mln + 45,88Lk (Chi tiết xem Phụ lục 08) Ghi chú: N là số cây gỗ trong mỗi OTC (cây) LCCTTT : Số loài cây tham gia vào công thức tổ thành LK: Các loài khác.
- 41 Trong đó: Ch: Chẩu Bu: Bứa Kv: Kháo vàng Bh: Bồ hòn Ph: Phay St: Sồi tía Dg: Dẻ gai ấn độ Ss: Sau sau Su: Sui Đn: Đỏ ngọn Cn: Chò nâu Mđ: Mán đỉa Mln: Máu chó lá nhỏ Rrm: Ràng ràng mít Theo kết quả điều tra tại Bảng 4.9 cho thấy các loài tham gia vào công thức tổ thành gồm: OTC1,2,3: Chẩu, Kháo vàng, Bồ hòn, Phay, Sồi tía, Dẻ gai, Sau sau, và các loài khác. OTC 4,5,6: Kháo vàng, Sui, Sau sau, Phay, Dẻ gai, Đỏ ngọn, Chò nâu, Bồ hòn và các loài khác. OTC 7,8,9: Máu chó lá nhỏ, Chò nâu, Dẻ gai, Sui, Phay, Kháo vàng, Sồi tía, Mán đỉa, Ràng ràng mít và các loài khác. Công thức tổ thành chung gồm: Kháo vàng, Dẻ gai, Phay, Chò nâu, Chẩu, Sui, Sồi tía, Máu chó lá nhỏ và các loài khác. 4.2.2.2. Đặc điểm về tái sinh của Kim ngân Nghiên cứu đặc điểm về tái sinh của cây Kim ngân ngoài tự nhiên là cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp kỹ thuật trong bảo tồn và gây trồng. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng sau:
- 42 Bảng 4.10. Tái sinh Kim ngân ngoài tự nhiên Số cây Nguồn gốc Chiều cao (m) Chất lượng OTC tái sinh Hạt Chồi < 0,5 0,5-1 Tốt TB Xấu 1 12 10 2 3 9 9 1 2 2 7 7 1 6 5 2 3 8 5 3 5 3 7 1 4 17 16 1 3 14 16 1 5 7 7 7 7 6 11 10 1 5 6 6 4 1 7 6 6 1 5 4 2 8 11 11 7 4 7 1 3 9 15 14 1 6 9 7 8 Tổng 94 86 8 31 63 68 19 7 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Về mật độ cây tái sinh: Số cây tái sinh ở các OTC tương ứng là 0,084 cây/m2 (840cây/ha). So với cây trưởng thành (124cây/ha) thì có thể thấy mật độ cây tái sinh lớn hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do bị khai thác nhiều nên số cây trưởng thành đã giảm mạnh, làm ảnh hưởng đến những cây con tái sinh. Về nguồn gốc cây tái sinh: Kết quả điều tra cho thấy Kim ngân tái sinh chủ yếu bằng hạt (91,5%) có sự chênh lệch lớn so với tái sinh bằng chồi. Về chất lượng cây tái sinh: Kết quả phân cấp chất lượng được thể hiện tại bảng trên cho thấy chất lượng cây tái sinh phần lớn là tốt với 72,34% số cây tái sinh, tiếp theo là cây có chất lượng trung bình chiếm 20, 21% và cây có chất lượng kém chỉ chiểm 7,45%. 4.2.2.3. Độ tàn che các OTC nơi Kim ngân phân bố Kết quả điều tra về độ tàn che của các OTC nơi có cây Kim ngân phân bố được biểu thị tại bảng 4.11.
- 43 Bảng 4.11 Độ tàn che trong OTC nơi Kim ngân phân bố ODB Độ tàn che tại các ô dạng bản 1 2 3 4 5 Trung bình OTC 1 0,45 0,55 0,67 0,35 0,66 0,54 2 0,69 0,42 0,65 0,73 0,52 0,6 3 0,83 0,75 0,55 0,78 0,5 0,68 4 0,62 0,4 0,43 0,52 0,44 0,48 5 0,63 0,82 0,51 0,5 0,42 0,58 6 0,41 0,68 0,56 0,49 0,45 0,52 7 0,6 0,58 0,78 0,55 0,66 0,61 8 0,45 0,36 0,62 0,57 0,7 0,54 9 0,72 0,6 0,45 0,43 0,35 0,51 Độ tàn che trung bình: 0,56 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Từ bảng 4.11 ta thấy: Độ tàn che trung bình nơi Kim ngân phân bố là khoảng 0,56. Như vậy có thể nhận xét sơ bộ Kim ngân là loài cây ưa sáng. Do đó khi mật độ tầng cây gỗ lớn, độ tàn che lớn sẽ ảnh hưởng đến tái sinh và sinh trưởng phát triển của cây Kim ngân. 4.2.2.4. Đặc điểm phẫu diện đất khu vực loài Kim ngân phân bố Kết quả điều tra, phân tích phẫu diện lý tính đất tại khu vực có cây Kim ngân phân bố được trình bày tại bảng sau:
- 44 Bảng 4.12. Đặc điểm đất dưới tán rừng tự nhiên nơi loài Kim ngân phân bố tại Vị Xuyên Độ sâu tầng đất Tầng đất Mô tả phẫu diện (cm) Nâu; độ ẩm cao, gồm nhiều vật rụng đang ở A0 1 – 9 trạng thái phân hủy, xốp Nâu; thịt trung bình; hơi ẩm; hạt mịn; hơi A1 9 -15 xốp; có lẫn rễ to; chuyển lớp rõ. Nâu; thịt trung bình đến sét; hơi ẩm; hạt A2 15 – 30 mịn; có nhiều rễ cây to nhỏ khác nhau; ít hang hốc; chuyển lớp từ từ. Nâu sáng; thịt nặng đến sét; cấu trúc hạt B1 30 – 75 tương đối mịn; còn ít rễ cây; chuyển lớp rõ. Nâu sáng; nhiều kết von nhỏ màu nâu và nâu sáng; tỷ lệ kết von >5%; kết von bở, có thể bóp bằng tay; kết von màu tím hơi hồng B2 75 – 125 cứng hơn kết von tầng B1; thỉnh thoảng có những cục đá hình dạng không xác định, kích thước từ 5-7cm; đất khô; cấu trúc hạt tương đối mịn; chuyển lớp rõ. Theo kết quả điều tra bảng 4.12: Cho thấy tầng đất rừng ở nơi có Kim ngân rừng phân bố có độ dầy tầng đất tương đối dầy: Tầng thảm mục (A0) trung bình 4,5cm, tầng tích lũy mùn (A1) trung bình 12cm, tầng đất rửa trôi (A2) trung bình 22,5cm, tầng tích tụ (B1) trung bình là 52,5cm và tầng tích tụ điển hình (B2) có độ dầy trung bình là 100cm. Đất các tầng có màu sắc thay đổi, ở tầng A có màu nâu, đất ẩm, kết cấu đất xốp do có nhiều chất hữu cơ, mùn, chất dinh dưỡng. Ở tầng này hạt mịn, ít lẫn đá. Ở tầng B đất chuyển sang màu nâu sáng, đất khô và có cấu trúc hạt tương
- 45 đối mịn, có đá lẫn, kết von. Ở nơi có cây Kim ngân phân bố ta thấy không có đá lộ đầu. Nhìn chung đất nơi Kim ngân phân bố là đất ẩm, tơi xốp và tỷ lệ đá lẫn ít. Điều tra về thành phần lý tính của đất sẽ là cơ sở để lựa chọn đất trồng phù hợp để cho cây sinh trưởng và phát triển. 4.2.2.5. Đặc điểm phân bố của Kim ngân Tại Vị Xuyên, kết quả điều tra phân bố Kim ngân theo tuyến được tổng hợp ở Bảng sau : Bảng 4.13. Kết qủa điều phân bố Kim ngân theo tuyến Chiều dài tuyến Số lượng cây/khóm Tuyến Cây ra hoa, quả (km) Kim ngân 1 2,4 17 14 2 3,1 22 18 3 1,9 12 9 4 2,3 14 10 5 2,8 16 10 6 1,6 8 7 Tổng 14,1 89 68 (Tổng hợp số liệu điều tra) Kết quả bảng 4.13 cho thấy: Kim ngân xuất hiện ở tất cả các tuyến điều tra, tuy nhiên phân bố không đồng đều, vì các tuyến điều tra đi qua các kiểu trạng thái rừng khác nhau. Do thời điểm điều tra diễn ra vào mùa ra hoa, vì vậy tỉ lệ các khóm bụi Kim ngân ra hoa tương đối nhiều, chỉ các khóm/bụi cây còn nhỏ không xuất hiện hoa. Các kiểu trạng thái rừng/sinh cảnh gặp trên các tuyến được tổng hợp ở bảng sau:
- 46 Bảng 4.14. Tổng hợp các kiểu trạng thái rừng/sinh cảnh gặp trên tuyến điều tra Các tuyến Số tuyến Tần số xuất Tỷ lệ TT Sinh cảnh xuát hiện xuất hiện hiện Kim ngân (%) Kim ngân Kim ngân 1 Trảng cỏ Rất ít gặp 0 2 Nương rẫy Ít gặp 1, 5, 4 3 50 3 Vườn nhà Ít gặp 2, 4, 5 3 50 4 Rừng trồng Hay gặp 1, 2, 4, 5 4 66,67 5 Rừng tự nhiên Xuất hiện nhiều 1, 2, 3, 4, 5, 6 6 100 Qua bảng 4.14. cho thấy: Ở rừng tự nhiên có tới 100% số tuyến điều tra có Kim ngân xuất hiện, ở các khu rừng trồng thì ít gặp hơn (66,67%) số tuyến gặp Kim ngân, khu vực vườn nhà và nương rẫy thì gặp càng ít (50%), đặc biệt ở khu tràng cỏ, đất trống thì không thấy cây Kim ngân xuất hiện. Về đặc điểm phân bố của cây Kim ngân tại Vị Xuyên theo trạng thái, sinh cảnh được tổng hợp tại bảng 4.16 Bảng 4.15. Đặc điểm phân bố Kim ngân theo trạng thái/sinh cảnh Kiểu trạng Số lượng Tỷ lệ thái/sinh cảnh (cây) (%) Tổng số cây 89 100 Tràng cỏ 0 0 Nương rẫy 5 5.62 Vườn nhà 12 13.48 Rừng trồng 18 20.23 Rừng tự nhiên 54 60.67 (Chi tiết xem Phụ lục 09)
- 47 Kết quả về đặc điểm phân bố cây Kim ngân theo tỷ lệ được thể hiện ở hình sau: Tràng cỏ Nương rẫy 0% 5.62% Vườn nhà 13.48% Rừng trồng Rừng tự nhiên 20.23% 60.67% Hình 4.11. Kết quả về đặc điểm phân bố Kim ngân. Từ bảng 4.15 và hình 4.11 ta thấy: cây Kim ngân phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên chiếm tới 60.67% tổng số cây trên 6 tuyến điều tra; kim ngân xuất hiện ít hơn ở các khu rừng trồng (20,23%) và vườn nhà (13,48%). Ở các khu vực nương rẫy và tràng cỏ thì rất ít khi thấy sự xuất hiện của Kim ngân. 4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển cây Kim ngân tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang 4.3.1. Một số giải pháp về bảo tồn Để nâng cao hiệu quả bảo tồn loài Kim ngân thì chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ với người dân địa phương nhiều hơn nữa đến việc phát triển nguồn lực của các loài cây này, phục vụ lợi ích cho chính người dân địa phương.
- 48 - Vận động người dân, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để giúp người dân địa phương hiểu được tầm quan trọng của rừng và các loài cây quý, hiếm nói chung và loài Kim ngân nói riêng. - Thực hiện tốt khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng. - Xây dựng các chương trình nghiên cứu bảo tồn loài Kim ngân. - Thông qua các tổ chức xã hội, các tổ chức hội thanh niên, hội phụ nữ, phát động phong trào gây trồng Kim ngân. - Tăng cường các hoạt động hỗ trợ cộng đồng địa phương nâng cao đời sống người dân, làm giảm sự phụ thuộc của người dân vào tài nguyên rừng hạn chế khai thác Kim ngân ngoài tự nhiên. - Khi thu hái nên để lại một phần hoa để hình thành quả đảm bảo cây có thể tái sinh tự nhiên. 4.3.2. Giải pháp phát triển - Do nguồn hạt giống loài Kim ngân tại chỗ ít, nên cần tiến hành nghiên cứu thử nghiệm giâm hom cây Kim ngân tại một số địa phương nơi có loài cây Kim ngân phân bố làm cơ sở cho việc gây trồng, nhân rộng loài Kim ngân. - Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật gây trồng cây Kim ngân để người dân tại khu vực hiểu rõ về cách trồng, chăm sóc và bảo vệ cây Kim ngân tại địa phương đó. - Thông qua các chương trình dự án bảo tồn loài vào nghiên cứu để bảo vệ và phát triển các loài cây Kim ngân.
- 49 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong phạm vi và thời gian nghiên cứu có hạn, với mục tiêu nghiên cứu của khóa luận là nghiên cứu đặc điểm nông sinh học, sinh thái học, điều tra giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng của loài Kim ngân góp phần vào công tác bảo tồn nguồn gen một số loài cây quý hiếm tại Vị Xuyên, Hà Giang. Từ những kết quả nghiên cứu đạt được tôi rút ra một số kết luận như sau: * Về giá trị sử dụng, mục đích thu hái Kim ngân và đặc điểm gây trồng: Kim ngân chủ yếu mọc ngoài tự nhiên được sử dụng để làm thuốc; toàn bộ cây có thể sử dụng nhưng chủ yếu là hoa; trung bình 4 kg hoa tươi phơi khô được 1 kg khô; Đối với Kim ngân trông chủ yếu trồng dưới tán rừng, cây giống giâm từ cành bánh tẻ, thời vụ giâm hom là tháng 7 và tháng 8 , thời vụ trồng đầu tháng 8 đến cuối tháng 8, khoảng cách 1m x 1m.Thời vụ thu hoạch vào mùa hạ từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, thời điểm thu hái trong ngày vào buổi sáng (6 - 9 giờ sáng) * Về đặc điểm hình thái: Thân: Kim ngân là loại dây leo, có đường kính khoảng 0,6 – 2,7cm, có nhiều cành, lúc non màu xanh, khi già chuyển sang màu đỏ nâu. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá hình trứng dài hoặc hơi bầu dục, dài 5,1 - 8cm, rộng 2,5 – 5,6cm, cuống lá ngắn 0,6 – 1,5cm. Lá xanh quanh năm, mùa rét không rụng. Cụm hoa dạng xim, hai hoa mọc ở nách lá. Hoa không đều, lưỡng tính, khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Quả mọng hình cầu, khi còn non màu xanh khi chín chuyển sang màu đen, mùa quả từ tháng 6 – 8. Hạt có màu tím đen hoặc đen, mỗi quả thường 1 – 3 hạt.
- 50 * Đặc điểm sinh thái: - Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ nơi Kim ngân phân bố gồm: Kháo vàng, Dẻ gai, Phay, Chò nâu, Chẩu, Sui, Sồi tía, Máu chó lá nhỏ và các loài khác. - Đặc điểm tái sinh: Mật độ tái sinh 840cây/ha; nguồn gốc tái sinh chủ yếu bằng hạt (91,5%); cây Kim ngân tái sinh có chất lượng tốt chiếm 72,34%, trung bình là 20,21% và cây có chất lượng kém là 7,45%. - Đồ tàn che: Kim ngân phân bố ở khu vực có độ tàn che trung bình khoảng 0,56 do Kim ngân là loài cây ưa sáng mọc nhanh. - Đặc điểm phân bố: cây Kim ngân phân bố chủ yếu ở rừng tự nhiên (60,67% tổng số cây trên 6 tuyến điều tra); kim ngân xuất hiện ở các khu rừng trồng (20,23%), vườn nhà (13,48%). Ở các khu vực nương rẫy và tràng cỏ thì rất ít khi thấy sự xuất hiện của Kim ngân. 5.2. Kiến Nghị - Cần thường xuyên tập huấn cho người dân những kiến thức về quản lý và bảo vệ các loài động vật hoang dã, thực vật quý, hiếm nhất là loài cây Kim ngân. - Cần điều tra, nghiên cứu lâu dài trên phạm vi toàn bộ huyện Vị Xuyên để có kết quả chính xác về các loài thực vật quý hiếm nhất là loài Kim ngân. - Tăng cường kiểm tra, giám sát ở các khu rừng có sự xuất hiện của Kim ngân, phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm địa bàn với các cơ quan chức năng để góp phần bảo vệ tài nguyên rừng nói chung và loài Kim ngân nói riêng để bảo tồn và phát triển loài. - Thử nghiệm gây trồng mở rộng loài Kim ngân tại khu vực phân bố bằng gieo hạt và giâm hom cành.
- 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu trong nước 1. Bộ Khoa Học và Công Nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật), Nxb Khoa học tự nhiên & công nghệ, Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), Hội thảo tình hình sản xuất, chế biến và thị trường lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam. 3. Lê Mộng Chân (2000), Giáo trình Thực vật rừng, Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 4. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 937 - 938. 5. Hoàng Thị Thùy Dương (2015), Nghiên cứu đăc điểm sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài cây Kim ngân rừng (Lonicera bournei Hemsl. ex Forb & Hemsl.) 6. Lê Trần Đức, 1997. Cây thuốc Việt Nam trồng hái chế biến trị bệnh ban đầu, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 7. Nguyễn Công Hoan (2011), Bài giảng lâm sinh, Trường ĐH nông lâm Thái Nguyên. 8. Đỗ Tất Lợi, Nguyễn Năng An, Bùi Chí Hiếu (1967). Nghiên cứu tác dụng chữa dị ứng của vị Kim ngân trên thực nghiệm và lâm sàng, Tạp chí Y học Việt Nam, số 3 - 4, tr. 77-85. 9. Đỗ Tất Lợi (1991). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 1991. 10. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển cây dược liệu tỉnh Hà Giang giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025. 11. Bùi Thị Ngọc Thực (2004). Nghiên cứu tác dụng chống viêm của dịch chiết cây Kim ngân (Lonicera Japonica Thunb.Caprifoliaceae) kết hợp với alpha – amylase”, Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.
- 52 12. Lý Thị Thương (2015), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cây Kim ngân rừng (Lonicera Bournel Hemsl.) tại Khu bảo tồn Phia Oắc – Phia Đén. 13. Trần Danh Việt (2006), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính cây Kim ngân (Lonicera japonica thunB.), Kỷ yếu công trình nghiên cứu Khoa học và Công nghệ 2001 – 2005, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 119 – 120. B. Tài liệu nước ngoài 14. FAO (2000): Non-wood News.Rome, 2000. 15. Guo Q.-L., Song W.-X., Yang Y.-C., Shi J.-G. (2015). “Two homosecoiridoids from the flower buds of Lonicera japonica,” Chinese Chemical Letters, vol. 26, no. 5, pp. 517–521. 16. Jiang Xiang Hui, She Chao Wen, Zhu Yong Hua1, Liu Xuan Ming (2012). Comparative study on different methods for Lonicera japonica Thunb. micropropagation and acclimatization”, Journal of Medicinal Plants Research, 6(27), pp. 4389-4393. 17. Lin LM, Zhang XG, Zhu JJ, Gao HM, Wang ZM, Wang WH (2008). “ Two new triterpenoid saponins from the flowers and buds of Lonicera japonica. J”, Asian Nat Prod Res, 10, pp. 925–929. 18. Shanga Xiaofei, Pana Hu, Li Maoxing, Miaoa Xiaolou, Ding Hong (2011). “Lonicera japonica Thunb.: Ethnopharmacology, phytochemistry and pharmacology of an important traditional Chinese medicine”, Journal of Ethnopharmacology, 138 (2011), tr. 1–21. 19. Thomas S.C.Li (2006), Taiwanese Native Medicinal Plants, Taylor & Francis. 20. WHO (2010).Monographs on Medicinal Plants Commonly Used in the Newly Independent States (NIS)
- PHỤ LỤC Phụ lục 01: Mẫu biểu phỏng vấn về giá trị sử dụng, đặc điểm gây trồng PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT VỀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY KIM NGÂN TẠI VỊ XUYÊN Họ và tên chủ hộ: Năm sinh Giới tính: Nam/Nữ Thôn Xã Huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Số nhân khẩu: Dân tộc Trình độ văn hóa Chức vụ Họ và tên người phỏng vấn Ngày phỏng vấn
- PHẦN 1: VỀ MỤC ĐÍCH THU HÁI, GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA KIM NGÂN 1.1. Ông bà có biết về cây Kim ngân không? Có Không 1.2. Trong khu vực thôn/xã có cây Kim ngân xuất hiện không? Có Không 1.3. Gia đình ông/bà hoặc người dân ở đây có thu hái Kim ngân không? Có Không 1.4. Mục đích thu hái cây Kim ngân để làm gì? Để chữa bệnh Để bán cho thầy lang Để bán cho tư thương Cả 3 mục đích trên 1.5. Bộ phận sử dụng của cây Kim ngân là gì? Thân Hoa Quả Toàn bộ cây 1.6. Ông/ bà cho biết người dân ở đây có tự trồng cây Kim ngân không? Có Không Nếu có thì phương thức trồng như thế nào? Trồng thuần loài Trồng hỗn loài Trồng ở vườn nhà Mọc tự nhiên
- 1.7. Kỹ thuật trồng thư thế nào? Trồng thâm canh Trồng dưới tán rừng Trồng không bón phân 1.8. Ông/bà cho biết Kim ngân thường được thu hái vào mùa nào trong năm? Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông 1.9. Thời điểm thu hái? Mùa xuân Mùa hạ Mùa thu Mùa đông 1.10. Sử dụng Kim ngân để làm gì? Làm thuốc tại nhà Để bán Làm giống Làm gia vị 1.11. Nơi thu hái Kim ngân? Tự nhiên Gây trồng Mua ngoài chợ
- 1.12. Biến động Kim ngân trong vài năm trở lại đây? Giảm rất nhiều Giảm nhiều Giảm không đáng kể Không giảm 1.13. Sản phẩm bán ra thị trường dưới dạng? Từ sản phẩm tươi Từ sản phẩm khô Sản phẩm đã qua chế biến 1.14. Ông/bà dự đoán thế nào về số lượng cây Kim ngân trong tương lai Tăng lên Giảm xuống Không thay đổi Không ý kiến
- PHẦN 2: VỀ ĐẶC ĐIỂM GÂY TRÔNG CÂY KIM NGÂN Ông/bà có thể cho biết một vài thông tin về đặc điểm gây trồng cây Kim ngân tại địa phương? Trả lời: Phụ lục 02. Thông tin về mục đích thu hái Kim ngân Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Mục đích thu hái Kim ngân: Valid Cumulative Mục đích Frequency Percent Percent Percent Để chữa bệnh 2 33.33 33.33 33.33 Để bán cho tư thương 1 16.67 16.67 50.0 Cả 3 mục đích trên 3 50 50 100.0 Total 6 100.0 100.0 Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Mục đích thu hái Kim ngân: Valid Cumulative Mục đích thu hái Frequency Percent Percent Percent Để chữa bệnh 11 45.83 45.83 45.83 Để bán cho thầy lang 5 20.83 20.83 66.66 Để bán cho tư thương 1 4.17 4.17 70.83 Cả 3 mục đích trên 7 29.17 29.17 100.0 Total 24 100.0 100.0
- Phụ lục 03. Thông tin về bộ phận sử dụng Kim ngân Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Bộ phận sử dụng Kim ngân: Valid Cumulative Bộ phận Frequency Percent Percent Percent Thân 1 16.67 16.67 16.67 Hoa 2 33.33 33.33 50.0 Toàn bộ cây 3 50 50 100.0 Total 6 100.0 100.0 Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Bộ phận sử dụng Kim ngân: Valid Cumulative Mục đích thu hái Frequency Percent Percent Percent Thân 2 8.33 8.33 8.33 Hoa 5 20.83 20.83 29.16 Quả 1 4.17 4.17 33.33 Toàn bộ cây 16 66.67 66.67 100.0 Total 24 100.0 100.0
- Phụ lục 04. Thông tin về phương thức trồng Kim ngân Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Về phương thức trồng Kim ngân Valid Cumulative Phương thức Frequency Percent Percent Percent Mọc tự nhiên 4 66.67 66.67 66.67 Trồng thuần loài 2 33.33 33.33 100.0 Total 6 100.0 100.0 Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Về phương thức trồng Kim ngân Valid Cumulative Phương thức trồng Frequency Percent Percent Percent Mọc tự nhiên 18 75.0 75.0 75.0 Trồng thuần loài 5 20.83 20.83 95.83 Trồng ở vườn nhà 1 4.17 4.17 100.0 Total 24 100.0 100.0
- Phụ lục 05. Thông tin về kỹ thuật trồng Kim ngân Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Về kỹ thuật trồng Kim ngân Valid Cumulative Kỹ thuật trồng Frequency Percent Percent Percent Trồng bón phân 2 33.33 33.33 33.33 Trồng dưới tán rừng 4 66.67 66.67 100.0 Total 6 100.0 100.0 Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Về kỹ thuật trồng Kim ngân Valid Cumulative Kỹ thuật trồng Frequency Percent Percent Percent Trồng không bón phân 6 25.0 25.0 25.0 Trồng thâm canh 1 4.17 4.17 29.17 Trồng dưới tán rừng 17 70.83 70.83 100.0 Total 24 100.0 100.0
- Phụ lục 06. Thông tin về mùa vụ thu hái Kim ngân Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Về mùa thu hái Kim ngân Valid Cumulative Mùa thu hái Frequency Percent Percent Percent Mùa Xuân 1 16.67 16.67 16.67 Mùa Hạ 3 50.0 50.0 66.67 Mùa Thu 2 33.33 33.33 100.0 Total 6 100.0 100.0 Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Về mùa thu hái Kim ngân Valid Cumulative Mùa thu hái Frequency Percent Percent Percent Mùa Xuân 4 16.67 16.67 16.67 Mùa Hạ 17 70.83 70.83 87.50 Mùa Thu 1 4.17 4.17 91.67 Mùa Đông 2 8.33 8.33 100.0 Total 24 100.0 100.0
- Phụ lục 07. Thông tin về thời điểm thu hái Kim ngân Cán bộ được phỏng vấn trả lời về thông tin Về thời điểm thu hái Kim ngân Valid Cumulative Thời điểm thu hái Frequency Percent Percent Percent Sáng 3 50.0 50.0 50.0 Chiều 2 33.33 33.33 83.33 Lúc nào cũng được 1 16.67 16.67 100.0 Total 4 100.0 100.0 Người dân được phỏng vấn trả lời về thông tin Về thời điểm thu hái Kim ngân Valid Cumulative Thời điểm thu hái Frequency Percent Percent Percent Sáng 12 50.0 50.0 50.0 Trưa 3 12.5 12.5 62.5 Chiều 6 25.0 25.0 87.5 Lúc nào cũng được 3 12.5 12.5 100.0 Total 24 100.0 100.0
- Phụ lục 08: Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ lâm phần nơi Kim ngân phân bố STT Loài Ni N% Gi G% IV% 1 Ba soi 5 1.10 0.0492 0.74 0.92 2 Bồ đề 2 0.44 0.0200 0.30 0.37 3 Bồ hòn 23 5.08 0.2647 3.96 4.52 4 Bứa 7 1.55 0.0730 1.09 1.32 5 Bưởi bung 4 0.88 0.0412 0.62 0.75 6 Chẩu 29 6.40 0.4149 6.21 6.31 7 Chò chỉ 3 0.66 0.0499 0.75 0.70 8 Chò nâu 23 5.08 0.5863 8.78 6.93 9 Dền 5 1.10 0.0464 0.69 0.90 10 Đỏ ngọn 10 2.21 0.1402 2.10 2.15 11 Giẻ gai 27 5.96 0.6089 9.12 7.54 12 Kẹn 12 2.65 0.1558 2.33 2.49 13 Kháo vàng 44 9.71 0.6151 9.21 9.46 14 Lát hoa 10 2.21 0.1162 1.74 1.97 15 Lim xẹt 15 3.31 0.2346 3.51 3.41 16 Mán đỉa 16 3.53 0.1662 2.49 3.01 17 Máu chó lá nhỏ 22 4.86 0.3449 5.17 5.01 18 Máu chó lá to 6 1.32 0.0823 1.23 1.28 19 Mò lông 17 3.75 0.2249 3.37 3.56 20 Muồng trắng 4 0.88 0.0371 0.56 0.72 21 Nhãn rừng 12 2.65 0.1607 2.41 2.53 22 Phay 37 8.17 0.4537 6.80 7.48 23 Ràng ràng mít 11 2.43 0.173431 2.60 2.51 24 Săng đá 9 1.99 0.1037 1.55 1.77 25 Sau sau 21 4.64 0.2459 3.68 4.16 26 Sếu 5 1.10 0.0654 0.98 1.04 27 Sồi tía 22 4.86 0.4346 6.51 5.68 28 Sồi xanh 4 0.88 0.0627 0.94 0.91 29 Sui 26 5.74 0.377834 5.66 5.70 30 Thành ngạnh 12 2.65 0.12349 1.85 2.25 31 Trám trắng 2 0.44 0.062156 0.93 0.69 32 Vạng trứng 8 1.77 0.1413 2.12 1.94 Tổng 453 100 6.6766 100 100
- Phụ lục 09. Đặc điểm phân bố Kim ngân Valid Cumulative Trạng thái/sinh cảnh Frequency Percent Percent Percent Tràng cỏ 0 0 0 0 Nương rẫy 5 5.62 5.62 5.62 Vườn nhà 12 13.48 13.48 19.10 Rừng trồng 18 20.23 20.23 39.33 Rừng tự nhiên 54 60.67 60.67 100.0 Total 89 100.0 100.0 Phụ lục 10. Kết quả đường kính cổ rễ Kim ngân Đường kính nhỏ Đường kính lớn Đường kính OTC nhất (cm) nhất (cm) trung bình (cm) 1 0.6 2.6 1.68 2 0.9 2.1 1.68 3 0.6 2.5 1.62 4 0.8 2.7 1.72 5 0.8 2.6 1.6 6 0.6 2.4 1.58 7 1.3 2 1.69 8 0.7 2.4 1.65 9 0.7 2.5 1.67 Trung bình 1.65